PDA

View Full Version : Cờ Tường hè phố Trung Quốc



laototphilao
16-08-2009, 01:56 PM
Khi đi bộ trên đường phố Trung Quốc ta có thể thỉnh thoảng bắt gặp vài người tụ tập lại một nơi, đứng nhìn chăm chú vào cái gì đó. Nếu thử chen vào kẽ hở giữa đám người đó và xem thử việc gì thì thấy hai chú đứng tuổi đang đánh cờ tướng. Mỗi khi đánh một quân thì những người xung quanh càng gây ồn ào hơn. “Đánh như vậy thì con mã chết mà”. “Ăn con đó không được. Con pháo bên cạnh đang đợi kìa”.

Bình thường nếu mách nước như vậy thì người đánh cờ sẽ thấy khó chịu nhưng ở Trung Quốc việc đánh cờ tướng rất tự nhiên. Họ cũng không hối thúc người chơi đánh nhanh lên. Tự mình suy nghĩ điều này điều kia, nếu không được thì hỏi thử người xung quanh rồi đánh một nước. Người Trung Quốc không phải đánh cờ để phân thắng thua mà đánh cờ tướng để nói chuyện với nhau. Con cờ khá lớn đã ố màu bởi dấu tay và bàn cờ thô như một người bạn cùng chia ngọt sẻ bùi với họ.

Trong cờ tướng chia ra hai nước Hán, Sở. Bên nước Sở có Hạng Vũ mạnh mẽ và dũng mãnh, bên nước Hán thì có Lưu Bang tính cách thoải mái và giao thiệp rộng. Mới đầu thế lực của nước Sở rất mạnh và chiếm lĩnh thiên hạ nhưng bởi sự xuất hiện của một người gọi là Hàn Tín thì thế trận đã nghiêng về phía nước Hán. Và kết cuộc nước Hán đã thống nhất Trung Quốc.

Có một bài viết khá thú vị về Hạng Vũ và Lưu Bang. Khi nhìn thấy cuộc viếng thăm lộng lẫy và hoành tráng của Tần Thủy Hoàng thì Hạng Vũ suy nghĩ “ta sẽ giết hắn và thế vào vị trí đó”, còn Lưu Bang thì thán phục “sinh ra là đấng nam nhi thì cũng đáng có chuyến viếng thăm như vậy chứ!”. Ở đây có thể thấy được sự khác biệt về tấm lòng của Lưu Bang và Hạng Vũ. Hạng Vũ là người nghĩ mình tuyệt đối là nhất và có nhiều điều kiện thuận lợi. Người đó có sức mạnh hơn hẳn những người bình thường và có tài thao lược binh khí xuất sắc. Hạng Vũ tự mình làm bài thơ nói rằng “sức mạnh và khí khái nhổ được cả núi”, vóc dáng là một người khỏe mạnh được công nhận. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Hạng Vũ lập nên nước Sở, chinh phục nhiều nước chư hầu và nhận được danh tiếng là Bá Vương. Chỉ có bấy nhiêu thôi sao? Ngu mỹ nhân là một trong số những mỹ nhân bậc nhất thời xưa ở Trung Quốc là vợ của Hạng Vũ, ông có một quân sư già đầy trí tuệ tên là Phạm Tăng. Thế nhưng một Hạng Vũ có những điều kiện tốt đẹp như vậy cuối cùng bị diệt vong bởi sự xuất hiện của Hàn Tín.

Hàn Tín xuất thân là hoàng tộc, học thức uyên bác và phẩm chất cũng tốt bụng. Tuy nhiên sau khi gia cảnh xuống dốc thì đã ở ẩn tại miền quê. Không có một ai biết về Hàn Tín mà chỉ có một kỹ nữ nọ biết được giá trị của Hàn Tín và nuôi dưỡng Hàn Tín. Người ta đã hết lời chửi rủa Hàn Tín là “cây cột của kỹ nữ”, “con kí sinh trùng nhỏ sống bám trên con kí sinh trùng lớn”. Hàn Tín cũng bị tổn thương lòng tự trọng và nuôi hy vọng rằng “một lúc nào đó ta sẽ gặp được người nhìn ra ta” và sống qua từng ngày. Khi người kỹ nữ nuôi Hàn Tín qua đời thì Hàn Tín đi trên đường và ăn xin. Một ngày nọ một tên du đãng trong làng chửi bới Hàn Tín và gây sự kêu đánh nhau một trận. Nếu không muốn thì phải bò qua dưới đáy quần của hắn ta. Ngay khi ấy Hàn Tín đã bò qua dưới đáy quần hắn ta. Những người làng nhìn thấy cảnh đó chịu không được bèn gọi Hàn Tín là “thằng đáy quần”.

Khi ấy Hàn Tín nghe tin đồn về Hạng Vũ nên tìm đến Hạng Vũ. Hạng Vũ nghe nói Hàn Tín là hoàng tộc thì ném cho một cây giáo bảo đi theo. Hạng Vũ đã cho Hàn Tín một chức lính quèn nhất.

Sau đó Hàn Tín đã lưu vong sang nước có Lưu Bang. Lưu Bang biết Hàn Tín là hoàng tộc nên đã tiếp đãi ân cần, ban cho vị trí ngang bằng người cố vấn của mình. Hạng Vũ đánh giá trị Hàn Tín là một tên lính quèn nhưng Lưu Bang đã đối đãi người đó như là một hiền nhân có học thức uyên bác. Khi lập Hàn Tín lên làm quân sư thì giá trị thật sự của Hàn Tín bắt đầu được bày tỏ ra.

Hàn Tín đã giúp Lưu Bang đánh nhau với binh lực thiếu kém hơn nước Sở và chiếm được nhiều lãnh thổ, đối đãi khoan hồng với dân chúng các nước chiếm được nên Lưu Bang nhận được tấm lòng của dân chúng.

Dân chúng đã theo Lưu Bang mềm mỏng và tốt bụng hơn Hạng Vũ quá khích và đáng sợ. Cho nên thế lực của Lưu Bang dần lớn hơn.

Và Hàn Tín đã dùng kế sách ly gián Hạng Vũ và quân sư của người đó là Phạm Tăng, rốt cuộc Phạm Tăng đã lìa Hạng Vũ và quay về quê mình. Và khi Hạng Vũ bỏ thành ra trận thì Hàn Tín cấu kết với người giữ thành chiếm lấy thành của Hạng Vũ. Khi Hạng Vũ tỉnh trí ra thì thế trận đã nghiêng về phía Lưu Bang, Hạng Vũ mất nước chuẩn bị đánh nhau trận cuối cùng với Lưu Bang tại thành còn lại.

Hàn Tín thật kiên cường. Đêm trước ngày ra trận đã vây thành của Hạng Vũ, sai nhạc sỹ ca lên khúc ca của nước Sở. Từ đây mà có từ “tứ diện Sở gia”. Các binh sĩ nghe bài hát của nước Sở thì nhớ đến quê hương nên đa số người đã rời bỏ Hạng Vũ và lén bỏ trốn, số binh sĩ còn lại chưa được đến 100 người. Và ngay cả Ngu mỹ nhân người Hạng Vũ yêu thương cũng tự sát. Hạng Vũ cùng số binh sĩ còn lại đã đánh trận quyết tử với quân lính của nước Hán và chạy đến Ô Giang, khi đó chỉ còn lại vài tướng chỉ huy. Các tướng đã khuyên Hạng Vũ rút lui nhưng Hạng Vũ đã từ chối mà rằng “Nếu quay về quê với bộ dạng như vầy thì danh xưng Bá Vương còn đâu nữa?”. Kết cuộc ông đã tự kết liễu mà chết.

Thông qua đời sống của Hạng Vũ có thể biết được, Hạng Vũ tin cậy bản thân mình cho đến giây phút cuối cùng vẫn không bỏ lòng tự trọng của mình nhưng Lưu Bang thì khác. Lưu Bang không từ chối việc người ta tìm đến với mình và không phán đoán giá trị của con người qua bề ngoài. Kết quả là nhận được Hàn Tín và thống nhất cả thiên hạ.

Khi chúng ta sống có nhiều khi thấy suy nghĩ của mình là tốt đẹp. Nhưng nếu chỉ ngoan cố với suy nghĩ của chính mình thì sẽ đánh mất cả điều kiện mình đang có và dẫn đến kết quả tự diệt vong.

Các bộ phim lịch sử nhiều khi ca ngợi hình ảnh của Hạng Vũ và mối tình lãng mạn giữa Ngu Cơ và Hạng Vũ. Bên cạnh đó có nhiều tài liệu nhận xét khác nhau về Hạng Vũ và Lưu Bang, có khi tỏ ra đề cao Hạng Vũ dù thất bại nhưng là vẫn là dòng máu Hán tộc, ngược lại cho rằng Lưu Bang chỉ là một kẻ dùng mưu mô để lấy được lòng dân, nhưng chính đời sống cá nhân của nhân vật này cũng có nhiều vấn đề, ở đây chúng ta không đi sâu vào khía cạnh này.

Ngay cả hôm nay nhiều người Trung Quốc vẫn đánh cờ tướng. Họ đánh cờ tướng và nhớ về câu chuyện của Hạng Vũ, Lưu bang và Hàn Tín, và kể lại cho con cháu nghe câu chuyện đó. Nhìn lại chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc và cả quá khứ của Trung Quốc làm tấm gương, ông nổi tiếng là nhà lãnh đạo không tin cậy vào bản thân mình và lắng nghe ý kiến của người khác hơn là tiếng nói của chính mình.

Chỉ là trong một bàn cờ tướng thôi cũng chứa đựng giáo huấn sâu sắc về cuộc sống của người Trung Quốc. Đó là điều mà mỗi một chúng ta cần phải suy ngẫm.

daitieutieu
20-08-2009, 07:09 PM
Nói chung nghe và nhận ý kiến xung quanh là điều tốt, nhưng đến mức không dùng đến phân tích xử lí của bản thân thì thật là nói quá! Nói "Hồ Cẩm Đào ko tin vào bản thân mình mà chỉ lắng nghe ý kiến của người khác" chỉ là theo khía cạnh tiếp thu ý kiến của người khác, nếu ông ta tiếp thu ý kiến mà không phân tích đúng sai lợi hại thì làm sao làm Chủ tịch một nước được. Còn như Hạng Vũ chỉ biết tôn thờ bản thân một cách ngông cuồng đến mức không chịu tìm hiểu, nhìn nhận tài năng Hàn Tín lại càng là điều tối kị. Nhưng đúng như bác laototphilao đã trình bầy ở trên, chơi cờ tướng nên tham khảo ý kiến những người xung quanh không nên cho tính toán của mình là hay hơn cả. Góp chút thiển ý xin các bác chớ phê bình.