PDA

View Full Version : Kỳ đạo, cái dũng của thánh nhân



GuanLin
20-02-2012, 06:10 PM
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Người quân tử phải thông kỳ đạo...

Lại nói, Tào Tháo thất thủ trận Xích Bích lừng danh ngàn năm có một, cắt râu, cởi bào ở hẻm Hoa Dung và một chút lộc trời mới thoát thân. Về đến nơi, Tháo thẩm cùng các mưu sĩ ván cờ đại bại ở Đông Ngô mới phát hiện ra đã đi những yếu khó làm nên đại nghiệp.

Đất Kinh Châu thưở đó được trấn giữ bởi Lưu, Quan, Trương và Gia Cát tiên sinh, binh sĩ ít ỏi, lại dưới cơ của Tôn Quyền, chẳng khác nào một con mã biên không thể tung vó. Đại binh của Tào Tháo lúc này chỉ cần phẩy tay là lấy được, nhưng chính trị gia lỗi lạc như Tào Tháo lẽ nào không rõ cái đạo lý đơn giản nhất của người chơi cờ: "quân chết không vội ăn"? Chính vì bỏ qua quân "chết" đó mà phải ôm hận sau này. Con mã biên này vây khốn tướng hết đường buộc phải phế bỏ hết đám quân tàn mà tháo chạy. Nếu Tháo lấy quân Mã này rồi cũng cố thế trận đánh tiếp thì Gia Cát tiên sinh không rỗi hơi mà hí lộng ở Đông Ngô để rồi đốt sạch 100 vạn tinh binh của Tào.

Ít ai ngờ rằng đô đốc lỗi lạc như Chu Du lại đánh Hoàng Cái tơi tả(vị tướng tài bậc nhất, công thần mấy đời của Đông Ngô), rồi đuổi Hoàng Cái. Hoàng Cái qua hàng Tào. Nước cờ này chẳng khác đưa Xe vào chỗ chết, có thể ví như Xe ở lộ 4,6 ngang hàng Sĩ bị Pháo nhốt, bị bắt chết lúc nào không hay. Tháo không vội ăn và nghĩ rằng quân chết này không còn tác dụng với đối phương, có thể lợi dụng được quân "chết" này, hóa ra sau này mới biết con Xe này hung hãn biết nhường nào, chỉ biết ngửa mặt lên trời mà khóc than.

Đô đốc Chu Du đã có những tính toán hết sức chặt chẽ ở trung cuộc để chuẩn bị bước vào trung tàn sát pháp, phải nói là tranh tiên từng nước một để đợi đến thời cơ ra đòn tuyệt sát, Tháo cũng không phải là kẻ tay mơ, Tháo tính luôn được cả những gì Du tính và...hơn thế nữa, tính rằng Du sẽ đi như vậy nhưng...sót nước, đó là "chỉ thiếu gió Đông". Thời khắc chỉ còn tính bằng giờ, Du hoảng hốt phát hiện ra nước sót nghiêm trọng, không có gió Đông ắt việc lớn bất thành, đỗ bệnh chỉ chờ chết. Lúc này Đông Ngô mới hiểu ai mới là đệ nhất, Gia Cát Lượng, tính được luôn cả những gì Du biết và Tháo biết! Lượng rõ Du tính sót, Tháo rõ Du tính sót và tương kế tựu kế trong cái sót của Du và làm theo ý Du, nhưng Lượng còn rõ cái sót của cả Tháo. Tháo chỉ ỷ y rằng kỳ nghệ mình cao để đưa đối phương vào bẫy, ai ngờ đối phương chui thẳng vào bẫy rồi đốt mình luôn! Thế mới biết, Tháo vẫn chưa tính toán chặt chẽ ở giai đoạn quyết định. Nhưng thôi "thành bại mạc luận anh hùng".

Vậy mới nói, người cầm cờ giỏi là người ra quyết định phải theo thời thế, không sáo mòn sách vở, không vội thấy trận địa đầy sát khí của địch mà vội rút lui, hiểu rõ và vẫn xông vào dũng mãnh. Có khi cái hùng mạnh của đối phương chính là điểm yếu chết người và có thể khai thác.

Vậy nên nhân dịp giải A1 đang diễn ra giữa các bậc kỳ tài trong thiên hạ, theo thiển ý của tại hạ thì: những tính toán của các bậc cao nhân này trong đúng có sai, trong sai có đúng, trong nguy có an, trong an có nguy,...khó mà lường nên hãy khoan qui kết rằng anh hùng hành động yếu đuối, cũng hãy khoan luận nội công hào kiệt này hơn hẳn hào kiệt kia, hào kiệt này chỉ bằng mấy phần hào kiệt kia... Thực tình mà nói, những kẻ phàm phu tục tĩu như chúng ta chưa được lên Hoa Sơn luận kiếm mà chỉ ngồi xem Long Tranh Hổ Đấu thì làm sao đủ nhãn quang để phân định thiên hạ. Có chăng thì nên chiết chiêu để thấy chỗ nào hay dở mà học đạo còn hơn phân cấp anh hùng thiên hạ. Vận công rút đao chém gió như tại hạ có phải là an nhàn mà tọa xem Long Hổ tranh hùng há chẳng phải khoái chăng.

CXQ
21-02-2012, 09:38 PM
Bài hịch về giải A1 hay quá. Tác giả có khiếu văn chương thế nhỉ ;))