PDA

View Full Version : Những hiểu biết chung về cờ!



themgaidep
05-09-2009, 01:32 PM
Bài 1: Có nên chơi cùng lúc nhiều loại cờ?



Chẳng ai cấm một người chơi cùng lúc nhiều loại cờ và trên thực tế có rất nhiều người vừa chơi cờ Vua vừa chơi cờ Tướng hay vừa chơi cờ Tướng vừa chơi cờ Vây hoặc thậm chí có người đồng thời chơi cả 3 loại cờ trên. Ở nước ta các nhà vô địch cờ Vua, cờ Tướng, cờ Vây quốc gia và một số kiện tướng có tên tuổi như Đặng Vũ Dũng, Lưu Đức Hải, TRần Văn Ninh, Trương Xuân Vũ, Huỳnh Bá Tấn, Hồ Văn Huỳnh, Trần Chí Thành, Hoàng Nam Thắng, Châu Thị Ngọc Giao, Hoàng Hải Bình...cũng chơi hai thậm chí cả 3 loại cờ. Thực tế là khi đã chơi thạo cờ tướng khi đã chuyển sang chơi cờ Vua hay cờ Vây cũng dễ dàng vì nói cho cùng đều là dạng "tư duy cờ" cả, thậm chí một người, các mặt mạnh của từng loại cờ kết hợp tạo nên sức mạnh đáng kể cho đấu thủ đó:-@:-@


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/CoVay.jpg
Cờ vây

Tuy nhiên chỉ chơi cho vui thì được chứ còn thi đấu để đạt thành tích thì lại là một chuyện khác.

Trước tiên khi đã xác định mình là một đấu thủ, tức là sẽ tham gia các giải lớn cấp tỉnh thành, cấp quốc gia, quốc tế...thì trước tiên bạn phải là một kỳ thủ có trình độ đẳng cấp cao. Muốn có đắng cấp tất yếu phải bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu, luyện tập. Mà ai cũng biết cờ là một thể thao tốn rất nhiều thời gian.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/DSCN3654.jpg
Cờ tướng

Đánh một ván cờ mất 3 hay 4 giờ, tuy nhiên thời giờ ở nhà để nghiên cứu từng ván, tìm ra một phương án mới thì thời gian còn lớn hơn thế nhiều, đó là chưa kể thời gian luyện tập, nghe huấn luyện, giảng dạy và cuối cùng là thời gian tham gia các giải đấu, mỗi giải kéo dài từ 10-15 ngày. Ngay một kỳ thủ chuyên nghiệp(tức là chỉ đánh cờ để sống mà không phải làm một nghề nghiệp khác) cũng cảm thấy thời gian quá eo hẹp chứ đừng nói tới kỳ thủ không chuyên, bởi ngoài chuyện đánh cờ còn phải lo học hành hay mưu sinh. Như vậy làm sao “thân này ví xẻ làm hai(hay làm ba) được?”. Ở lứa tuổi học sinh lại càng khó vì cả một khối lượng kiến thức khồng lồ trong 12 năm học đang chờ các em. Mà thật ra có chơi nhiều loại cờ cũng chẳng thể thông minh hơn chơi ít loại cờ hơn được.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/CoVua.jpg
Cờ Vua


Tất cả các kỳ thủ có tên trên, sau một thời gian thi đấu cả hai loại cờ, ngày nay đều chỉ chọn 1 mà thôi. Đặng Vũ Dũng từ bỏ cờ Tướng, Trần Văn Ninh từ bỏ cờ Vua… còn những ai cứ ôm hai hoặc 3 loại cờ thì thi đấu chỉ làng nhàng chứ khó leo lên một thứ vị cao hay một ngôi vô địch. Tất nhiên các kiện tướng trên nói là bỏ bớt một loại cờ chứ không phải là bỏ hẳn, họ dồn sức thi đấu cho 1 môn, còn môn kia thường là để giải trí.

Lời khuyên của các chuyên gia thật đơn giản: Nếu để thi đấu thì bạn chỉ nên chơi một môn mà thôi! Sự tham lam sẽ chẳng đem lại lợi ích gì, bởi nói cho cùng cuộc đời bạn đâu chỉ có cờ …và cờ mà “cuộc đời còn có cả những nụ hôn”!


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/HoaHong.jpg


(Bài viết được phóng tác dựa theo nội dung trên một bài báo của Tạp chí người chơi cờ)

koleloi
05-09-2009, 01:56 PM
Bài viết hay, nhưng cần dẫn nguồn chứ ạ :)

themgaidep
05-09-2009, 02:11 PM
Cảm ơn lời mời của bác Go, hì hì Themgaidep sẽ cố gắng đến xem giải cờ vây, còn off với bác thì lúc nào cũng ok mà!

reporter
05-09-2009, 02:24 PM
Ở TPHCM, reporter từng nghe tên cao thủ Huỳnh Tuấn Bá giỏi cả cờ tướng lẫn cờ vua chứ chưa hề nghe Huỳnh Bá Tấn như bài viết trên bao giờ... Hay là tại hiểu biết của tớ nông cạn, chưa biết đến đại danh này nhỉ?

reporter
05-09-2009, 02:34 PM
Nhân nói về những người chơi nhiều loại cờ, có lẽ không thể không nhắc tới ông Quách Anh Tú. Trước giải phóng rất lâu, ông Tú đã là một đại cao thủ khét tiếng trong giới cờ (tướng) giang hồ của TPHCM. Sau 1975, ông tích cực tham gia học tập và truyền bá cờ vua tại TPHCM. Năm 1980, tuy đã cao tuổi nhưng ông vẫn đại diện làng cờ TP dự giải cờ vua toàn quốc lần đầu tiên...

TPHCM hiện cũng có danh thủ Phan Hùng Chí nổi tiếng trong cả 2 làng cờ vua lẫn cờ tướng. Mặc dù bệnh tật, hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng anh Chí vẫn miệt mài vừa tập cờ, vừa huấn luyện các VĐV năng khiếu, tính tình nền nã, khiêm tốn, rất được anh em giới cờ yêu mến.

reporter
05-09-2009, 02:45 PM
sorry bro Go_player, là cờ vua, tớ viết nhầm.

koleloi
05-09-2009, 05:04 PM
Xin đóng góp vào chủ đề 1 bài sưu tầm từ sách của tác giả Võ Tấn:

Nên chơi cờ nào: cờ Tướng, cờ Vua hay cờ Vây ?

Đặt ra câu hỏi này chẳng khác nào hỏi: nên chơi bóng đá, bóng chuyền hay bóng bàn?/ Tuy nhiên các bậc làm cha mẹ vẫn luôn mong muốn có sự lụa chọn có lợi nhất , có tiền đồ nhất cho con mình nên khi chọn môn thể thao trí tuệ nào đó cho con vẫn thường xuyên đặt ra câu hỏi này.

Trên thế giới có hơn 100 triệu người chơi cờ Tướng, khoảng 50 triệu người chơi cờ Vua và khoảng 20 triệu người chơi cờ Vây. Thế nhưng trong khi cờ tướng chỉ được chơi ở hơn 25 quốc gia thì cờ Vua dược chơi ở khoảng 160 nước còn cờ Vây được chơi ở khoảng 57 nước. Cũng nên biết rằng cờ Tướng và cờ Vây được chơi rộng rãi nhất ở châu Á. Thành môn cờ mang tính truyền thống và giàu bản sắc văn hóa nghệ thuật của các dân tộc phương Đông rong lúc cờ Vua lại mang tính thể thao và tính kỹ thuật hiện đại. Ở châu Á, cờ Vua được chơi chủ yếu trong trường học và chủ yếu nhằm vào mục đích thi đấu lấy thành tích, nhưng sau tuổi thanh niên thì còn rất ít người tiếp tục chơi cờ Vua. Trong lúc đó cờ Tướng được chơi rộng rãi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi và mọi thế hệ với nhiều mục đích như: giải trí, thi đấu, lễ hội.

Như thế thật khó nói tới tiền đồ loại cờ nào hơn loại nào: một môn thể thao , giải trí dành cho cả cuộc đời thì chắc chắn phải là cờ Tướng, thi đấu đoạt thành tích thì nghiêng về cờ Vua còn cờ Vây là lại dung hòa giữa hai loại cờ trên.

Tùy bạn và sở thích của con bạn, bạn có thể chọn được loại cờ cho con mình và chính bản thân con cái yêu thích. Cái chính là khi bạn khám phá ra vẻ đẹp và sự ích lợi của cờ thi loại cờ nào trong 3 loại nói trên cũng đều giúp ích được cho bạn và con cái bạn rất tốt.

Tất nhiên việc lựa chọn của bạn còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể: cá tính, sở thích của con bạn, phụ thuộc vào địa phương nơi bạn đang sống, ví dụ địa phương của bạn có nhiều vận động viên và huấn luận viên cờ Vua giỏi thì bạn nen chọn cờ Vua, nếu trong gia đình bạn có nhiều người chơi cờ Tướng giỏi thì sẽ là môi trường rât tốt cho con bạn chơi cờ Tướng và nếu bạn tò mò muốn biết sự thú vị và sang trọng của cờ Vây thì việc chọn cờ vây hoàn toàn không phải là sai lầm mà ngược lại. Nhất nghệ tinh nhất thần vinh, nếu bạn có được một trò chơi giải trí và một môn thể thao để được chơi và thi đấu suốt đời thì đó quả là một món quà không nhỏ cho cuộc sống của bạn.

Một người mà cả đời không biết chơi một loại cờ nào thì quả là một thiệt thòi không nhỏ.

themgaidep
05-09-2009, 06:01 PM
Bài 2. Cờ có phải là môn chơi tập thể?


Người ta hay dùng hình ảnh sau để ví von về tính đồng đội; Nếu để riêng từng chiếc đũa sẽ bị bẻ gãy còn nếu làm thành một bó đũa thì khó bẻ gãy được. Tuy nhiên đối với cờ thì phải “chỉnh” lại như sau nếu tách riêng ra thì từng chiếc đũa cũng không được ai bẻ gãy. Cờ là trò chơi mang tính riêng tư và đòi hỏi nỗ lực cá nhân cao nhất.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Bongda.jpg
Cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt hò reo trong trận đấu



Ở cờ không có sự reo hò cổ vũ của các cổ động viên như trong bóng đá, cờ hầu như không có sự tác động “sân nhà, sân khách”, không có sự can thiệp thiên vị giữa ván đấu của các “ông vua cầm còi” . Mỗi kỳ thủ là một cá nhân độc lập tự chịu trách nhiệm từng nước đi của mình, hoàn toàn không có sự chỉ đạo hay nhắc nhở nào từ bên ngoài của HLV hay đồng đội trong lúc thi đấu, lại càng không có sự thay đổi người giữa ván đấu như một số môn thể thao khác..


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Taptrungsuynghi.jpgi
Kỳ thủ Ngô Lan Hương đang tập trung trong ván đấu


Cờ rèn luyện cho người ta bản lĩnh cá nhân rất cao: tất cả đều phải tự mình quyết định trong giây lát, không chỉ là ở mỗi nước đi, ở từng thế cờ, ở từng giai đoạn của cuộc cờ mà còn phải biết làm thế nào để phân phối hợp lý thời gian trong từng giai đoạn của ván đấu, lúc nào biết “thư giãn tý chút”, khi nào phải tranh thủ hít thở không khí trong lành, khi nào phải đứng dậy đi vòng quanh phòng đấu một lượt để lấy lại sự tỉnh táo, khi nào thì tự mình đề nghị đối thủ hòa cờ và khi nào phải tự quyết rằng mình chấp nhận lời cầu hòa của đối phương.
Trong cuộc cờ, mỗi tay cờ không thể nhờ cậy hay bám víu vào ai, không thể trông đợi ở bất cứ một sự may rủi nào như các trò chơi khác: đổ xúc xắc ra sẽ được số lớn hay số nhỏ như trò chơi cá ngựa hay đôminô hoặc bài tốt bài xấu như các loại bài lá…
Cờ giống như một công việc sáng tạo và phát mình, hơn nữa mỗi ván cờ cũng như một tác phẩm nghệ thuật. Không có một bức họa nào mà cả một tập thể họa sỹ cầm cọ cùng vẽ, không có bài thơ nào mà có cùng năm ba tác giả xúm vào viết…Trước đây cũng đã từng có ý tưởng: để một ván cờ chia làm hai phe tức là mỗi bên có 2 hoặc 3 người chơi theo kiểu “tập đoàn”, nhưng rốt cuộc ý đồ này đã bị phá sản(trừ những ván cờ “vui vẻ” trên hè phố hay ở các tiệm cắt tóc, ở đó không biết ai đánh với ai vì ai cũng có quyền nói, có quyền đi). Thật ra, riêng trong cờ vây cũng có hình thức thi đấu hỗn hợp: mỗi bàn có 4 người chơi, mỗi bên có 1 nam và 1 nữ, lần lượt nam đi rồi nữ đi, xem ra có vẻ chơi tập thể lắm. Tuy nhiên đây chỉ là một hình thức biểu diễn, thể hiện sự đoàn kết, hòa hợp vui vẻ, đề cao tinh thần đồng đội là chính mà thôi.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Xuongrong-sucmanh.jpg
Xương rồng- một loại cây biểu tượng cho độc lập và sức mạnh!


Chính cờ chứ không phải môn thể thao nào khác đã tạo cho con người tính đọc lập, tự chủ, quyết đoán, tự chịu trách nhiệm rất cao. Những phẩm chất này rõ ràng có lợi cho cả đời người!

(St)

cotuongvp
06-09-2009, 11:50 AM
Mình nghĩ cờ chỉ đem lại niềm đam mê, sự giải trí và tính tư duy logic chứ chưa thực sự mang lại tính độc lập, tự chủ, quyết đoán như bạn nói. Bạn thử ngẫm ngay với chính bản thân mình thì thấy rõ hơn

themgaidep
06-09-2009, 07:53 PM
Bài 3 .Ngôi sao cờ - Anh ở đâu?

Dù ít được nói ra nhưng rõ ràng khá nhiều các bậc đại cao thủ đều xuất thân từ truyền thống gia đình. Chẳng phải Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải, Trần Quới, cho tới Phạm Tấn Hòa, Mai Thanh Minh, Diep Khai Nguyên… đều tạo dựng được nghiệp cờ của mình từ ông mình, cha mình đó sao?


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/jpg-1.jpg
Cha truyền con nối - ảnh minh họa


Nhiều người cho rằng đó là do gien từ đời trước truyền lại cho đời sau. Điều đó hoàn toàn không đúng, bởi không chỉ trong cờ mà hàng loạt lĩnh vực khác nhau như văn học, hội họa, âm nhạc, toán học, thể thao… ta cũng thấy có hiện tượng “cha truyền con nối”, thậm chí hàng chục đời, con cháu vẫn làm rạng ranh tổ tiên. Chính cấu trúc ưu việt trong phần nào đó của bộ não đã được sao chép từ thế hệ trước cho tới thế hệ sau. Thí dụ, có những cấu trúc não rất nổi trội về tư duy logic, lại có những cấu trúc não rất nổi trội về tư duy hình tượng. Tuy nhiên cũng có những kỳ thủ mà cha mẹ hay ông bà mình hoàn toàn không biết gì về cờ, nhưng trong cấu trúc não vẫn nổi trội về một hướng tư duy nào đó. Có những cô bé, cậu bé ngay từ những nước cờ đầu tiên đã thể hiện được những phẩm chất ưu tú của mình, tiếp thu sự lắt léo, phức tạp, sâu sắc của cờ một cách nhẹ nhàng thoải mái cứ ý như sinh ra là để chơi cờ vậy, người ta gọi đó là những tài năng bẩm sinh. Nếu được phát hiện kịp thời, được tạo đầy đủ điều kiện để phát triển và có được phương pháp giáo dưỡng đúng đắn cộng với sự cần mẫn thì nhất định sẽ thành nhân tài.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/CUPSENVANG-1.jpg
Cúp vàng cho nhà vô địch


Những tài năng bẩm sinh rất ít ỏi, những thần đồng lại vô cùng hiếm hoi, trong hàng triệu người mới có một. Vì vậy trong thể thao trí tuệ, phát hiện được tài năng đích thực là một việc rất tinh tế và quan trọng. Chỉ có những người thầy có kiến thức sâu, có nhạy cảm và cả linh cảm mới có khả năng “tìm được anh hùng trong đám vạn quân”.

Tuy nhiên nếu không phải là tài năng bẩm sinh đích thực thì cố công đào tạo 10 hay 20 năm cũng không trở thành ngôi sao lớn của thể thao được, nhất là trong thể thao trí tuệ, một điều mà chính lịch sử của các môn cờ(cờ Tướng, cờ Vua, cờ Vây) đã chỉ ra rất rõ ràng.


(St)

themgaidep
06-09-2009, 08:16 PM
Mình nghĩ cờ chỉ đem lại niềm đam mê, sự giải trí và tính tư duy logic chứ chưa thực sự mang lại tính độc lập, tự chủ, quyết đoán như bạn nói. Bạn thử ngẫm ngay với chính bản thân mình thì thấy rõ hơn

Chào bạn, bài viết chỉ mang tính tham khảo và giải trí, nó có thể đúng với người này nhưng không đúng với ngừoi khác. Và Themgaidep tôn trọng ý kiến của bạn. Thân!

themgaidep
07-09-2009, 01:28 PM
Bài 4: Cờ là văn hóa hay thể thao - hay cán cân giữa "bề nổi" và "bề chìm"?


Trước đây khoảng hơn 30 năm có mấy ai cho rằng cờ là thể thao. Người Trung Quốc định nghĩa cờ tướng “là bảo vật văn hóa Trung Hoa” (chứ không phải là bảo vật thể thao). Những tổ chức cờ trước đây không do ngành thể thao mà phần lớn do ngành văn hóa quản lý.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/10_918.jpg
Đánh cờ ngoài trời


Nhưng nếu nói cờ đơn thuần là giải trí, là văn hóa thì giải thích như thế nào đây khi hiện nay với hàng loạt trận đấu, hàng loạt giải cờ…mang tính tranh tài hẳn hoi. Cũng như bóng đá, quần vợt, quyền anh…cờ cùng có đẳng cấp thể thao, có luật thi đấu, có trọng tài, có cúp, có huy chương.
Vậy cờ cũng là thể thao hẳn hoi.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/rIMG_3988.jpg
Cờ người tại chùa Vua-Hà Nội - Ảnh minh họa



Cho đến nay, với những công trình nghiên cứu nghiêm túc, với những định nghĩa rõ ràng, với cuộc sống ngày càng tân tiến, văn minh của xã hội hiện đại, dần dần người ta nhận diện được rằng các môn cờ mang tính cốt lõi là văn hòa nghệ thuật còn thể thao cờ chỉ là một trong nhiều dạng biểu hiện của môn cờ mà thôi, chứ tính chất thể thao không phải là cốt lõi của cờ.
Điều đó được giải thích được vì sao có hàng triệu người chơi cờ hết đời này sang đời kia chi là để hưởng một thú vui, để được say sưa thưởng thức, cái hay cái đẹp chứ không màng đến đẳng cấp, phần thưởng hay huy chương…Trong lúc với các môn thể thao khác người ta dùng chữ “đấu” như đấu kiếm, đấu võ, hay “đua” như đua thuyền, đua xe, đua ngựa…còn với cờ thì người ta thường dùng chữ “chơi” hoặc “đánh” như đánh đàn, đánh đu…vậy.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/thumbphp-1.jpg
Chơi cờ Tướng trong công viên- Ảnh minh họa


Phần “thể thao” của cờ được coi như “bề nổi” của nó còn “phần chìm” khổng lồ chính là phần nghệ thuật, nhân văn. Và vì thế thi đấu hoàn toàn không phải mục đích duy nhất của cờ.
Nhiều cơ quan thể thao các tỉnh chỉ chấp nhận phát triển cờ nếu cờ giành được thành tích cao còn nếu không có huy chương hay cúp thì cờ không còn chỗ đứng ở ngành thể thao tỉnh đó.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/ImageView-2.jpg
Ảnh minh họa


Còn chuyện các ngành phát triển cờ nhằm cho con em quê hương mình thông minh hơn, học giỏi hơn, có văn hóa hơn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội….thì vẫn là câu chuyện “Hãy đợi đấy!”.


(St)

themgaidep
08-09-2009, 10:41 AM
Bài 5. Kỳ thủ chuyên nghiệp và những điều tưởng như đơn giản!


Kỳ thủ tất nhiên là người đánh cờ rồi, điều đó khỏi phải bàn. Tuy nhiên kỳ thủ không phải là cái máy đánh cờ, chỉ biết chúi mũi vào bàn cờ, ngoài ra không còn biết gì khác. Những quan niệm như thế sẽ hoàn toàn thất bại trong sự nghiệp cờ của mình. Có nhiều cái mà người chơi cờ phải học hỏi ngoài chơi cờ. Xin đơn cử một vài cử chỉ nhỏ nhất: cầm quân cờ và bấm đồ hồ như thế nào? Ngày nay người ta đã dùng đến đồng hồ điện tử và và có những thể thức tính giờ mới, nếu không rành sử dụng, anh có thể thua thiệt đối phương về thời gian nếu không biết xem giờ và bấm giờ, cách bấm cũng phải nhẹ nhàng lịch sự chứ không phải cứ gõ thình thịch “như một anh chàng nhà quê giã gạo”.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/SM_CRYBABY.jpg
Ảnh minh họa - Xin lỗi, tôi không phải là người xấu tính

Cư xử lịch sự, có văn hóa với đối thủ cũng là điểu phải học. Cách giao tiếp với trọng tài và cách nghe trọng tài phán xử cũng phải học chứ không phải cứ phản ứng theo cảm tính hay xừng cồ lên mà được. Luật cờ lại càng phải nắm vững, để biết những gì mình được phép và không được phép. Nếu không biết mà cứ khiếu nại lung tung hoặc tự ý dừng đồng hồ…thì có khi bị xử thua cuộc


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/hoangtu.jpg
Ảnh minh họa- Anh ấy thật lịch lãm

Ăn mặc cũng phải học, khi vào thi đấu tác phong, đầu tóc ra sao cũng không thể tùy tiện được. Người ta nhìn thấy một đấu thủ ăn mặc tùy tiện, nói năng lấc cấc, đi đứng không ngay ngắn, không biết chào hỏi phải phép thì trình độ cờ cao đến đâu cũng bị người ta khinh thường, coi là kẻ thiếu giáo dục.
Chưa hết đâu, nếu được giải, kỳ thủ phải có tác phong xứng đáng khi lãnh thưởng, nhận huy chương, có tư thế ứng xử tốt khi giao tiếp, trả lời phỏng vấn.


http://i841.photobucket.com/albums/zz333/MeoMuopDaiSu/f17-1.jpg
Triệu Hâm Hâm lịch lãm trong lễ trao thưởng(ảnh trích trong bài của Internazionale)

Trong cuộc sống với mọi người chung quanh không được tự kiêu tự đại hay tự giam mình suốt ngày trước bàn cờ, nghĩa là phải biết “học ăn học nói học gói học mở”, đó là chưa kể hàng loạt vấn đề học tập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa nữa.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/49ea170d_handshake.jpg
Ảnh minh họa - Bàn tay và tấm lòng mở rộng

Phải quan niệm rằng cuộc đời kỳ thủ cũng là cũng cuộc đời bình thường như hàng trăm nghìn cuộc đời khác, đừng làm những gì để mang tiếng là lập dị, khác người. Trong cuộc sống mỗi người còn phải có nghĩa vụ với cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè. Đừng nên ảo tưởng quá nhiều về mình khi có thành tích này thành tích khác hay anh là kỳ thủ nổi tiếng ai ai cũng biết. Thực tế thì có thể anh đánh cờ hơn người ta nhưng thiên hạ còn hơn anh trăm vạn thứ khác, vả lại xét cho cùng thì cờ cũng chỉ là trò chơi mà thôi, đừng cho rằng kỳ thủ siêu hạng như mình là ghê gớm lắm mà hãy sống chan hòa với mọi người với một thái độ thật khiêm tốn để luôn được mọi người yêu quý và cũng bởi vì “Sống ở trên đời phải có một tấm lòng”, tất nhiên “không để gió cuốn đi” !


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/10293511233410561.jpg




(St) và phóng tác.

xephaoma
08-09-2009, 11:32 AM
dần dần người ta nhận diện được rằng các môn cờ mang tính cốt lõi là văn hòa nghệ thuật còn thể thao cờ chỉ là một trong nhiều dạng biểu hiện của môn cờ mà thôi, chứ tính chất thể thao không phải là cốt lõi của cờ.



Phần “thể thao” của cờ được coi như “bề nổi” của nó còn “phần chìm” khổng lồ chính là phần nghệ thuật, nhân văn. Và vì thế thi đấu hoàn toàn không phải mục đích duy nhất của cờ.

Những câu này rất hay!

themgaidep
09-09-2009, 07:48 AM
Bài 6: Kể chuyện phiếm về những người vĩ đại.


Thông thường thì thú chơi cờ chỉ cần quân cờ và bàn cờ là đủ, chẳng có gì khó khăn và phức tạp gì. Tuy nhiên khi vào giải đấu thì lại cần thêm những tờ biên bản và đồng hồ.



http://i1020.photobucket.com/albums/af324/Congaco_H1R5/003.jpg
Ảnh minh họa - Sách cờ (ảnh do Congaco chụp)


Bạn muốn chơi cờ giỏi ư, bạn phải mua sách, thế là bạn phải có một giá sách hay thư viện để đựng chúng. Chưa hết đâu nhé, nếu bạn muốn chơi cờ với máy hay chơi cờ trên mạng trực tuyến thì bạn phải trang bị thêm máy tính, rồi mua các CD có chương trình cờ. Tốn kém phải không, nhưng rõ ràng là bạn đang muốn tiếp cận với những gì tân tiến nhất cơ mà.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Hinhanhmotphanmemchoico.jpg
Ảnh minh họa - Giao diện một phần mềm chơi cờ



Bên cạnh đó còn có cả các băng video hướng dẫn chơi cờ, các website cung cấp những ván cờ mới nhất của các giải siêu hạng, muốn có chúng bạn phải đăng ký tài khoản qua website của nhà cung cấp đó và phải trả tiền.


Rồi bạn đi thi đấu, bạn có đẳng cấp và bạn sẽ muốn những thứ về cờ của mình phải “xịn” hơn, thế là thay vì đồng hồ cơ bạn sẽ thay bằng đồng hồ điện tử đa chức năng.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/DSCN3674.jpg
Ảnh minh họa - Đồng hồ điện tử dùng tại giải Thanglongkydao


Còn máy tính của bạn sẽ phải được nâng cấp để chạy được những software mới nhất về cờ. Ngay cả bàn cờ và quân cờ, đến một ngày nào đó, bạn sẽ cảm thấy nó cũ kỹ và lạc hậu thế là bạn sẽ nảy sinh ý định mua một bộ cờ cao cấp hơn.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/uwx1247977770.gif
Ảnh minh họa - Bàn cờ nam châm mini khi gập gọn lại chỉ bằng quyển sách



Bạn đang đi theo tâm lý và quy luật của người tiêu dùng. Nhiều hãng sản xuất thiết bị cờ trên thế giới sẵn sàng chào mời và chiều chuộng bạn, thậm chí họ còn sẵn sàng cung cấp cho bạn theo hình thức trả góp. Các mặt hàng về cờ ngày nay vô cùng phong phú: những bộ quân cờ mini bằng hộp diêm đến những bảng cờ treo cao tới vài mét, những bộ cờ sang trọng tới những bộ cờ bỏ sẵn trong túi xách hoặc ‘”cốp” xe máy phục vụ cho những buổi dã ngoại vui vẻ, có những bộ cờ chỉ để làm quà tặng, hay để trong tủ kính…


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/economic_recovery.jpg
Ảnh minh họa – Thúc đẩy kinh tế


Vậy đấy, vì cờ mà bạn sẵn sàng móc hầu bao của mình ra để chi tiêu nhằm thỏa mãn sở thích. Hành động của bạn đã tạo ra rất nhiều việc làm cho xã hội. Trong thời buổi kinh tế suy thoái như hiện nay, hành động của bạn thật đáng quý và cao thượng biết bao! Bạn chơi cờ không chỉ đơn giản là giải trí mà nó có ý nghĩa hơn nhiều. Vì vậy bạn hãy cứ chơi cờ đi, xã hội đang cần đến bạn. Bạn thật vĩ đại! :D


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/funny-picture-789155183.jpg
Ảnh minh họa – Ôi, mình thật vĩ đại


P/S: Cái này là đùa thôi, các bác biết chơi cờ đừng ảo tưởng vì bài viết này nhá!:D



(St và pt)

Congaco_H1R5
09-09-2009, 08:11 AM
Đọc bài của themgaidep rồi mới thấy , minh cũng là một người chơi cờ ... vĩ đại :D
Vì mình cũng tốn nhiều tiền cho cờ , sách này , mạng này .
Trước kia tiền mạng dưới 200K , 3 tháng này , tháng nào cũng trên 300 K , vỗ béo cho VNPT , góp phần thúc đẩy kinh tế .
Quả là mình " người chơi cờ vĩ đại" thật .=))=))=))

themgaidep
09-09-2009, 09:14 AM
Đọc bài của themgaidep rồi mới thấy , minh cũng là một người chơi cờ ... vĩ đại :D
Vì mình cũng tốn nhiều tiền cho cờ , sách này , mạng này .
Trước kia tiền mạng dưới 200K , 3 tháng này , tháng nào cũng trên 300 K , vỗ béo cho VNPT , góp phần thúc đẩy kinh tế .
Quả là mình " người chơi cờ vĩ đại" thật .=))=))=))

Đúng rồi, Bác Gà và tất cả những anh em khác yêu cờ và chơi cờ đều là những người vĩ đại! Haaaaaaaaaaaaaaaaaaaa :)):)):)):))

themgaidep
10-09-2009, 12:38 PM
Bài 7. Lạm bàn về "Người lái đò chở khách qua sông."

Có lần một HLV phàn nàn: “trời ơi, con bé ấy mới tý tuổi đầu đã yêu đương, sang năm nó cưới thì mất đứt một trụ cột:. Khi được hỏi “tý tuổi đầu” là bao nhiêu, anh cho biết là 24, mọi người bèn cười mà nhắc anh rằng pháp luật cho phép con gái lấy chồng từ 18 tuổi cơ, cô ta đã thi đấu cho đội tuyển của anh 6 năm nữa, con than nỗi gì.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Nguoilaido.jpg
Ảnh minh họa – Người thầy được so sánh với “người lái đò”



Một HLV khác rất bực mình khi biết cô học trò của mình xin bỏ cờ để thi đại học, bèn tìm cách nhăn cản, kể cả giữ lại học bạ của học trò. Anh không ý thức được rằng làm như thế là phạm pháp.
Có HLV không chịu giao học trò mình cho đội tuyển ở cấp cao hơn do HLV khác huấn luyện, khăng khăng cho rằng mình có công”dạy dỗ” thì phải được “gặt hái”, không để người khác “cướp công”.
Trong quá trình phát triển các môn cờ ở Việt Nam đã biết bao người thầy, HLV tận tâm tận sức vì học trò. Biết bao mẩu chuyện, tấm gương cảm động vì sự hy sinh của những người thầy. Tuy nhiên ngày nay cũng có mộ số ít đã không đi theo được con đường đó. Số ít này thường nghĩ tới quyền lợi của mình trước tiên.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Luachinvangchothuhoach.jpg
Ảnh minh họa- Cánh đồng lúa chín đến mùa thu hoạch - được ví von với việc một số thầy cảm giác bị cướp công



Những HLV như thế đã không côi mình là thầy mà tự coi mình như ông chủ, một nhà thầu. Bởi đã thật sự là thầy thì phải thản nhiên châp nhận vai trò “người lái đò đưa khách qua sông” như hàng vạn thầy cô khác trong ngành giáo dục. Học sinh mỗi năm lên một lớp, mỗi năm lại từ biệt thầy cô của mình, hết trường này lại chuyển sang trường khác cao hơn. Cũng như quả chín thì rụng, con gái lớn phải lấy chồng, con cái lớn lập gia đình thì ra ở riêng, …đó là quy luật của muôn đời mà dù muốn có đảo ngược lại cũng không được. Với ngành thể thao thì quy luật đó càng khắc nghiệt. Ở môn cờ mỗi học sinh còn thi đấu được lâu chứ các môn khác tuổi thi đấu còn ngắn hơn rất nhiều.
Một chuyện khác là khi có quy định về khen thưởng của ngành thể dục thể thao “60% tiền thưởng cho người trực tiếp chỉ đạo và 40% cho người phát hiện và dạy dỗ đầu tiên” đã khiến nhiều thầy cờ băn khoăn, dẫn tới chỗ so bì tỵ nạnh nhau: Người “dẫn quân” đi thì chỉ đạo có dăm bữa nửa tháng còn người ở nhà thì lo dạy dỗ quanh năm. Có kỳ thủ thì qua năm bẩy thầy thì chia thế nào?



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Chiaphan.jpg
Ảnh minh họa - Giải thưởng được chia ra nhiều phần – Phần học trò, Phần thầy A, Thầy B…



Thử hỏi nếu có một vị tiến sỹ nào đó nhận được giải Nobel thì liệu có chuyện tất cả các thầy cô đã dạy anh (chị) ấy từ lớp mẫu giáo tới đai học có đứng ra kể lể công lao và đòi chia phần không? Tuyệt nhiên không.
Thì thầy cờ cũng phải vậy, hãy theo đúng quy luật tự nhiên của cuộc đời mà vui vẻ “giải phóng” và “tiễn chân” các học trò cũ của mình, vui lòng đón nhận các học trò mới., thản nhiên thừa nhận rằng mình chỉ đóng góp được trên một đoạn đường đời nào đó của học trò như câu ngạn ngữ “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, chứ đừng mang tham vọng “ôm” học trò cả đời trong vòng tay mình. Để mà làm gì? Hãy vì tương lai của học trò, nhất là trong tình hình nước ta chưa có một môn thể thao nào là thực sự chuyên nghiệp.
Vả lại, dạy lứa tuổi nào đều có giải đáu của lứa tuổi đó, nếu dạy giỏi học trò sẽ đền đáp HLV bằng những tấm huy chương ở thời điểm đó.
Đời còn có nhân quả, nên tránh những điều không hay mà sau đó phải ân hận. Những chuyện tận dụng, ngăn cản, bắt bí học trò, dùng các thủ thuật (kể cả bắt học trò ký vào hợp đồng khi các em chưa có hiểu biết và ý thức đầy đủ về chuyện này hoặc kể lể công lao, ơn huệ của mình để rằng buộc em…) cũng không nên. Ngay cả chuyện các chể độ ngành đã trả cho các em thì các em cũng đã lao động nghiêm chỉnh để trả lại cho ngành bằng thành tích thể thao của mình. Chớ nên nghĩ một chiều.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Huychng.jpg
Ảnh minh họa - Thành quả của thầy – trò là những tấm huy chương




Quan hệ thầy trò, quan hệ giữa thầy và gia đình trò còn lâu dài lắm, kể cả khi học không còn trong làng cờ nữa, bởi trái đất này vẫn tròn mà. Cái lớn lao mà người thầy còn để lại cho học trò còn gồm cả danh dự, uy tín, đức độ và tấm lòng. Mất những cái đó thì thành tích dẫu có trăm vạn huy chương, cờ cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Xin trích một câu thơ trong Truyện Kiều để kết thúc bài này:


Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!




P/S: Nếu có gì mạo phạm mong các thầy giáo thứ lỗi, đây là chỉ là lời lạm bàn mà thôi>

(St))

internazionale
10-09-2009, 12:59 PM
Một bài tổng hợp rất hay và bổ ích !.Bài anh Lâm viết có nhiều khía cạnh khác mở rộng hơn ngoài việc chơi cờ.Lấy cờ làm trung tâm để nêu lên những vấn đề bên lề xem ra còn đáng suy nghĩ hơn.Đó là cách nhìn nhận giống như của 1 tay viết báo chuyên nghiệp lâu năm thì phải.Hehe không rõ anh Lâm có phải là nhà báo không mà sao em thấy tác phong và cách làm bài của bác có vẻ giống giống lắm :D.Chủ nhật này,vòng 2 giải TLKD bắt đầu,anh Lâm nếu không bận thì qua 14 Trịnh Hoài Đức xem nhé.

themgaidep
10-09-2009, 01:10 PM
@Inter

Uh, cờ là thú chơi có nhiều điều phải nói lắm Inter ah, có những góc cạnh mà ai cũng biết nhưng chẳng ai nói cả!
Với người yêu cờ cũng vậy, nếu rảnh mà không đánh ván nào thì cũng thấy thiéu thiếu thế nào ấy! :-|:-|:-|:-| . Cái gì cũng có hai mặt, hơn nữa, đã là món ăn tình thần thì tâm lý và tình cảm của người chơi cờ chi phối đến món ăn đó là điều tất nhiên.
Themgaidep chỉ bàn về những thứ rất đời thường mà chúng ra dường nhu quên lãng, cứ tập trung vào những thứ tưởng như 'cao siêu' nhưng lại chẳng mang lại kết quả gì. Thế mới biết, "chẳng có cái gì đơn giản cả!"8-}8-}8-}8-}

trung_cadan
10-09-2009, 01:18 PM
@ Lân : Lần nào thèng themgaidep nó chả qua có em ko qua thì có , không phải dụ dỗ :)) !!!

@ Lâm : Cám ơn những bài viết của bạn , Sắp tới TLKD có báo online hàng tháng , gồm tổng hợp những bài viết như thế này !!!

themgaidep
11-09-2009, 10:56 AM
Bài 8. Xin đừng coi tôi là “công dân hạng hai”!



Không ít khi người ta đã có những quan niệm không đúng về kỳ thủ dự bị trong những giải thi đấu đồng đội. Sau khi chọn xong đội hình chính thức, người ta bèn “thoải mái” lấy thêm vài ba tay cờ nữa để cho “đủ mặt”, thậm chí có thể có trường hợp kỳ thủ nào hợp với mình hay đơn vị nào có tiền đóng vào, là cho đi. Trong lúc trên thế giới thì những thì những người được gọi là “dự bị” ấy hoàn toàn được coi là chính thức, nói tóm lại, khi lên đường thi đấu không một ai trong số họ được phong danh hiệu “dự bị” hết. Tất cả đều là chính thức, đều phải có thành tích và trình độ cao, có trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau. Khi thi đấu tùy theo tính hình cụ thể, tùy các chỉ số về sức cờ(như Elo) mà HLV sẽ bố trí kỳ thủ theo bàn thích hợp, tùy theo tính hình sức khỏe và phong độ để xếp đặt và vị trí và thời điểm tương ứng.

Nếu như lên đường mà đã xác định là ‘dự bị” hay “chính thức” sẽ khiến những người được coi là dự bị sa sút về trách nhiệm, không có ý thức sẵn sàng và tinh thần thi đấu cao nhất. Còn người được coi là chính thức cũng sẽ không được thấy thoải mái vì tất cả trách nhiệm sẽ đè hết lên vai mình. Vả lại quyền lợi, sinh hoạt, ăn ở, có người lại được nhởn nhơ, tạo ra sự thiếu công bằng, gây ức chế cho kỳ thủ.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/OleST140809_600x518.jpg
Ảnh minh họa - Ole Gunnar Solskjaer, một “siêu dự bị” của đội bóng MU – Một phong cách chuyên nghiệp, luôn ra sân với khát khao chiến thắng


Chính vì vậy có những giải đánh tới 15 ván thì có người chơi dài dài, chỉ đánh 4 hay 5 ván toàn là thua hoặc may ra là hòa, chẳng được ván nào, khiến thành tích cả đội sa sút một cách khó tin, có người đánh mười mấy ván, cố gắng hết sức mình rồi, rốt cục cũng phải hưởng chung một kết quả thảm bại. Có người đang đánh trong đội hình mà đầu óc để ở tận đâu đâu, lo việc riêng tư, hóa ra cũng chẳng sao, thua cũng bất cần nên mỗi ván kiếm nửa điểm cũng lấy làm thỏa mãn. Nếu được phong trước là “dự bị” thì cũng chẳng ai có thể nghiêm khắc với họ vì: dù sao tôi cũng chỉ là dự bị.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/a_1254.jpg
Ảnh minh họa – Cá nhân ghi bàn, cả tập thể vỡ hòa vui sướng


Thực ra thi đấu đồng đội là cả một thể thức khó khăn, có những yêu cầu khác hẳn so với giải cá nhân. Cũng như thi đấu đơn và đôi trong bóng bàn, đó là sự phối hợp phải hoàn toàn ăn ý với nhau, ở mỗi ván cờ phải coi như một trận thi đấu cá nhân thực sự để bộc lộ những phẩm chất cao nhất. Kết quả của một giải đồng đội phải là tổng hợp những cố gắng cao nhất ấy, chiến thắng chắc chắn là công lao của cả tập thể, bao gồm kỳ thủ ‘‘chính thức” và “dự bị” và vì thế xin đừng coi kỳ thủ “dự bị” là “công dân hạng 2”!



(Sưu tầm)

themgaidep
12-09-2009, 11:10 PM
Bài 9. Tôi yêu em mất rồi


Mỗi khi nàng xuất hiện, tôi lại thấy nao nao và tự nhiên trong lòng bỗng trào dâng một cảm xúc khó tả. Thú thật, chưa bao giờ tôi giải thích được tại sao lại như thế! Khi nàng đến, tôi chỉ thích được ngồi im lặng bên nàng, hai bàn tay tôi khẽ động chạm lên nàng để bầy tỏ yêu thương. Tôi muốn được mang nàng đi theo đến mọi nơi, mọi chỗ, từ chỗ làm về nhà, từ nhà đến chỗ làm. Đôi khi tôi muốn được ngồi bên nàng cùng tách café, hoặc thậm chí ngồi bệt bên vỉa hè với nàng để nhấm nháp từng chén nước trà nóng thơm, chát lẫn vị ngọt mặc kệ dọc những con phố nhỏ vắng lặng đầy lá vàng rơi của khu phố Hà Nội. Những lúc bên nàng như thế, tôi cảm thấy thoải mái và thanh thản làm sao, lòng quên hết mọi lo toan phiền muộn. Có lẽ vì vậy mà từ trước đến nay tôi luôn cảm thấy khoảng thời gian mà tôi được gặp nàng, được gần nàng thật ngắn ngủi làm sao…



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/1252744169-yeu-anh-3.jpg
Ảnh minh họa - Bạn chỉ có thể cảm nhận được hết điều đó khi chính bản thân bạn được diễm phúc gần nàng mà thôi!



Nàng đẹp đẹp, hẳn là như thế rồi!
Nàng đẹp, một vẻ đẹp khó tả, một vẻ đẹp chỉ có thể được thể hiện qua tranh, qua những câu chuyện ngắn, qua thơ, và qua những tản văn tự sự! Bạn bảo tôi làm sao có thể nói hết được cảm xúc của tôi khi ở bên nàng.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/1252744169-yeu-anh-1.jpg
Ảnh minh họa - Vâng, cuối cùng thì tôi cũng phải thú nhận một điều là tôi đã yêu nàng mất rồi!


Bạn tò mò muốn biết nàng là ai khiến tôi xiêu lòng ư?
Nàng chính là cờ tướng đấy bạn ah, bạn quen nàng không không?



P/S: Ai bảo cờ tướng không lãng mạn nhỉ.:D:D:D:D


(Phóng tác từ một bài báo trên VNnet)

trung_cadan
12-09-2009, 11:20 PM
Hờ hờ , hôm nào làm 1 bài so sánh nàng với cờ tướng , gái đẹp nhỉ :D !!!

themgaidep
15-09-2009, 07:53 AM
Bài 10. Vạn vật lấy cân bằng làm gốc


Cờ cũng như bất cứ một môn thể thao nào khác, có mặt tốt nhưng đồng thời cũng có mặt trái của nó. Bóng đá rất hay nhưng nếu giữa trưa nắng trang trang mà đá hàng giờ trên sân thì sẽ sinh ốm đau, tập võ là rất tốt nhưng không khéo gẫy cỗ, trẹo xương như chơi…
Cờ là trò chơi trí nào, nghĩa là chơi gì thì chơi nhưng trí não phải giữ được nhịp hoạt động bình thường. Chơi cờ xong phải thấy đầu óc thoải mái, nhẹ nhàng khi sắc hồng hào, tính tình vui vẻ, huyết áp nhịp tim bình thường. Tuy nhiên nhiều người chơi cờ không đúng làm tổn hại đến sức khỏe, tất cả là do:

- Chơi cờ quá nhiều, quá lâu, bộ não bị hưng phấn liên tục gây ra mỏi mệt. Đã mệt rồi nhưng vẫn cố chơi như thế là hành hạ bộ não. Một lần như thế không sao nhưng thường xuyên như thế sẽ làm nảy sinh một loạt bệnh tật về thần kinh, tim mach, thận và phổi.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Metmoi.jpg
Ảnh minh họa- Mệt mỏi quá >:)


- Có người chơi cờ vì háo danh, ham chuyện ăn thua, cay cú, dễ vui quá lúc thắng và dễ bị sốc khi thua, có người chơi vì tiền, ham cá độ, luôn đứng bên bờ vực của sự thái quá(hứng khởi quá, tuyệt vọng quá), lại nhiều khi mất tiền, mất của, nợ nần chồng chất… những người này trước sau cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lý và hàng loạt sự lệch lạc về đạo đức, nhân cách. Thật là “tiền mất, tật mang”.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tien-1.jpg
Ảnh minh họa – Tiền thì ai chả thích ~X(



- Chơi triền miên mà không có công việc nào khác, thú chơi nào khác khiến một khu vực thần kinh bị “nung nóng quá mức” thường xuyên, các khu vực các kém hoạt động, tạo ra sự mất cân bằng, dẫn tới những biểu hiện khác về tâm thần mà làng cờ gọi là “dở hơi”, “hâm” hay ta thường nghe tới từ “tẩu hỏa nhập ma”.


- Chơi cờ nhiều về đêm, lại không chú ý tới bồi dưỡng, ăn uống cho lại sức, ít ngủ, làm loạn nhịp sinh học bình thường của con người cuối cùng dẫn tới suy nhược, lao phổi. Thực tế có những thiên tài cờ mà mệnh yểu như Hứa Văn Hải, Hà Thuận An…chết khi còn quá trẻ.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Monngon.jpg
Ảnh minh họa – Nhớ bồi bổ sức khỏe :P

-Một số người mê cờ tới mức ngồi lỳ, không chịu thực hiện những nhu cầu bài tiết thông thường, tích lũy độc chất lâu ngày trong cơ thể, lại không chịu uống nước thường xuyên dẫn tới một căn bệnh nguy hiểm là suy thận và nhiễm độc cơ thể.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/toilet.jpg Ảnh minh họa - Đừng quên uống nhiều nước và đi "tè" thường xuyên nhá :))



-Chơi cờ mà không nhớ vận động chân tay, tập thể dục thường xuyên thì cơ thể sẽ yếu ớt, nhu nhược, sức đề kháng cơ thể sẽ kém, dẫn tới mắc đủ các lọai bệnh.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Taptheducthuongxuyen.jpg
Ảnh minh họa - Tập thể dục thường xuyên


-Có người mắt dán vào bàn cờ làm cho con ngươi ít được hoạt động, tầm mắt không được phóng xa, hay những người mê chơi cờ trên máy tính, sẽ gây những tổn hại khó lường về mắt.

- Nếu chơi cờ cho thỏa thích, không thực hiện những nghĩa vụ đương nhiên của mình đối với gia đình, khiến mọi người xung quanh có thành kiến, tạo bầu không khí không hòa thuận, thậm chí bất đồng…trước sau cũng dẫn tới lệch lạc về tình cảm, về thần kinh.


Chúng ta trong lúc nói tới những mặt tốt và lợi ích của cờ nhưng cũng buộc lòng phải nói thẳng và đầy đủ về những tác hại của nó nếu người chơi cờ thiếu hiểu biết và không tự chủ được bản thân. Người xưa nói “thái quá bất cập” hoặc ‘dục tốc bất đạt” là đúng với những người chơi cờ.
Mỗi người chơi cờ hãy tự xem lại những điều trên để biết mình có bị sa vào những bất cập đó không từ đó có hướng khắc phục để trở lại con đường chơi cờ đúng đắn, mà trước tiên là để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, để cho mình có được "một khối óc minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh" ấy là tuyệt vời nhất.


Những người chơi cờ mà sống tới trăm tuổi, khỏe mạnh, hồng hào, minh mẫn là do họ biết “vạn vật lấy cân bằng làm gốc” , biết cân đối hài hòa, biết tránh cái thái quá, biết dưỡng tâm dưỡng tính, không lồng cái “tham, sân, si” thông thường vào cờ. Hãy để cờ đúng là "một thú chơi tao nhã"!


(Sưu tầm)

boyhnhp
15-09-2009, 09:17 AM
hehehe,
đống tiền này mà rơi vào... thì chỉ có vỡ .... bàn cờ :D

themgaidep
16-09-2009, 12:23 PM
Bài 11. Đằng sau ánh hào quang của những chiếc huy chương!


Chuyện hôn nhân của kỳ thủ xưa nay đều là việc tế nhị, riêng tư nên ít ai đề cập tới. Tuy nhiên gần đây, khi lập những thống kê sơ bộ về tình trạng hôn nhân và gia đình của các vận động viên thể thao thì con số đã chỉ ra một điều rất đáng ngại:



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/love-wallpaper-7.jpg
Ảnh minh họa – “Ai cho tôi tình yêu..”


Tình hình hôn nhân của giới kỳ thủ là đáng báo động nhất. Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc này thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống, hạnh phúc của cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến cả thành tích thi đấy, thậm chí còn dẫn đến những lệch lạc và thiệt thòi không nhỏ. Còn đối với các bậc cha mẹ, khi nhìn vào làng cờ mà thấy tình hình như vậy thì càng e dè không muốn cho con mình lấy cờ làm sự nghiệp thể thao.
Nếu lấy tuổi trung bình khi lập gia đình của nam là 25-30 và nữ 20-25 thì có một thực tế đáng chú ý là trong làng cờ con số này luôn bị vượt quá. Khá nhiều kỳ thủ cờ tướng lập gia đình rất muộn và không ít kỳ thủ đã không có được một mái ấm gia đình khi đã vào tuổi 40-50.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/img_4143.jpg
Ảnh min họa – Tre già măng mọc vốn là quy luật tự nhiên


Vì sao ở môn cờ lại xảy ra tình trạng như vậy?
Ai cũng biết rằng tính yêu và hôn nhân không phải bống dưng từ trên trời rơi xuống hay nói theo kiểu tây là do mũi tên của thần tinh yêu Quypidon bắn trúng. Muốn có tình yêu phải có sự gặp gỡ, giao tiếp, phải có thời gian và cả công sức cố gắng của cả đôi bên nữa mới thành. Ấy thế mà ở ta không ít kỳ thủ chẳng giao tiếp với ai ngoài bàn cờ, có bao nhiêu thời gian là dồn hết cho những nước đi, ván đánh, nếu giỏi lắm thì cũng chỉ kịp giành cho một ít thời gian cho màn hình tivi. Nhưng cái đáng lo ngại nhất trong đầu các kỳ thủ là chỉ có những quân cờ nhảy múa chứ không mấy khi còn chỗ cho tình cảm yêu đương. Thời gian cứ thế trôi qua, đến khi nhận ra và cảm thấy cần thiết thì hởi ôi, đã “tứ tuần”, “ngũ tuần”, mất rồi.
Cho nên nếu không cẩn thận thì kỳ thủ sẽ phải trả giá cả cuộc đời chỉ vì ham mê một thú chơi.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/3325.jpg
Ảnh minh họa - Cụ Lê Uy Vệ - Một tấm gương sáng trong làng cờ



Trong làng cờ Việt Nam có một tấm gương lớn về việc này. Đó là cụ Lê Uy Vệ, từ hơn 50 năm trước, khi còn là hội trưởng hội cờ tướng Quang Trung, cụ không để một hội viên nào của mình bị quá lứa cả, cả hội cờ thấy ai có được “đối tượng” là xúm lại vun vào cho bằng được, hồi ấy tuy nghèo nhưng ai lấy đều hăng hái góp của góp công tổ chức đám cưới thật chu đáo mới yên tâm. Những mối thân tình như thế còn mãi cho tới nay, khi các cụ đều đã vào tuổi 80, con cháu đề huề.
Kinh nghiệm cho thấy sự lo lắng, sợ mất thành tích của những người thầy không có mấy cơ sở bởi đối với các học trò nam sau khi lập gia đình, tư tưởng của họ ổn định, lại có được “hậu phương” an toàn nên càng chơi cờ tốt hơn. Còn với nữ thì có người cứ tưởng tượng là sẽ mất hết, nhưng trên thực tế nhiều kỳ thủ nữ sau khi lập gia đình thậm chí có con mà vẫn đoạt ngôi vô địch nữ quốc gia, trái lại một số nữ kỳ thủ cao tuổi, tuy không lập gia đình nhưng đến nay vẫn chưa có thành tích nào đáng kể.
Ai cũng tưởng mọi việc sẽ rất suôn sẻ sau hôn nhân nhưng thực thế thì hoàn toàn không phải như vậy. Đối với một số nam kỳ thủ thì coi như mình đã có “hậu phương vững chắc” nên tha hồ vùng vẫy trong làng cờ, mọi việc đều phó mặc cho bà xã. Có gia đình là có thêm trăm công nghìn việc mà cả hai vợ chồng đều phải chung tay gánh vác chứ đâu phải trút hết lên đầu vợ. Đó là chưa nói đến một số thói quen thích giao du, tụ tập với bạn bè mà quên mất rằng mình đã có gia đình. Chưa nói là một số khác tiếp tục đi thi đấu dài ngày, vợ ở nhà một mình một bóng, lâu ngày như thế ai chịu nổi. Đó là chưa kể vấn đề kinh tế, đánh cờ có ra tiền để nuôi vợ con không?


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/obj1223wa1.jpg
Ảnh minh họa – Cãi vã chuyện “cơm, áo, gạo, tiền”


Còn nói về kỳ thủ nữ thì sao? Nếu thời “hậu hôn nhân” mà không kịp thời điều chỉnh thì trong nhà sẽ rối loạn lúc nào không biết. Thứ nhất là không “một đức phu quân” nào chịu được cảnh vợ mình cứ bỏ nhà đi đánh giải liên tục, thứ hai là cảm thấy rất “ngứa mắt” khi vợ mình tiếp xúc “quá tự nhiên” với HLV và các đồng nghiệp nam giới. Vâng, đó là phản ứng rất tự nhiên, rất “con người”, không thể trách được. Thêm vào đó là việc nhà bộn bề, nhưng vẫn cứ tưởng mình trong thời kỳ ở nhà bố mẹ đẻ, sẽ dẫn tới hậu quả khó lường, nhất là khi sự bực mình, ghen tuông bùng lên. Nói thật, thực tế không ít nữ kỳ thủ đã bị rơi vào thế này, tiến thoái lưỡng nan, chẳng mấy khi dám nói ra. Mà đã không còn hạnh phúc gia đình thì lấy đâu ra hứng thú chơi cờ nữa.


Cho nên sau khi đã có gia đình, mỗi kỳ thủ phải biết xắp xếp lại thời gian biểu của mình. Phải đặt hạnh phúc gia đình lên hàng đầu. Có những kỳ thủ có được người bạn đời của mình chính là đồng nghiệp nên dễ bề thông cảm cho nhau nhưng tỷ lệ không nhiều.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/3981.jpg
Ảnh minh họa – Ai cũng có một gia đình


Cho nên tốt hơn hết là trong niềm hạnh phúc gia đình ngay sau khi thành hôn, các bạn bên điều chỉnh nhanh chóng đê phù hơp với tính hình thực tế. khi thấy những rạn nứt đầu tiên, dù là nhỏ nhất, bạn phải biết hàn gắn kịp thời để gia đình là “bệ phóng” cho những chiếc huy chương!


(Sưu tầm)

trung_cadan
16-09-2009, 05:35 PM
Bài 10 chuẩn quá gái đẹp à !!!

Congaco_H1R5
16-09-2009, 08:23 PM
Đọc bài 11 của themgaidep
Nhìn lại thấy nhiều danh kỳ hiện giờ U 50 nhưng vẫn thuộc " binh chủng phòng không" , cả một đời cống hiến cho cờ nhưng giờ lẻ bóng đon côi .
Trong đó có anh M , người mà tôi rất ngưỡng mộ . Thấy thương anh ấy quá , nhưng không biết là mấy anh ấy thương lại mình vì bị vợ bạo hành nhỉ ????

HuaNganXuyen
16-09-2009, 08:46 PM
Đọc bài 11 của themgaidep
Nhìn lại thấy nhiều danh kỳ hiện giờ U 50 nhưng vẫn thuộc " binh chủng phòng không" , cả một đời cống hiến cho cờ nhưng giờ lẻ bóng đon côi .
Trong đó có anh M , người mà tôi rất ngưỡng mộ . Thấy thương anh ấy quá , nhưng không biết là mấy anh ấy thương lại mình vì bị vợ bạo hành nhỉ ????

kha kha anh Congaco nói xấu vợ là ko hay đâu :)). Còn việc có những kỳ thủ U 50 còn chưa có vợ thì phải chấp nhận 1 thực tế anh ạ " Cờ Cao Tán gái Thấp " biết sao được anh ơi :-??

themgaidep
21-09-2009, 07:46 AM
Bài 12: TÍNH CHẤT "THIỀN" TRONG CỜ TƯỚNG



Từ bàn cờ Tiên trong truyện cổ tích, đến những giai thoại thần tiên đánh cờ tướng trong văn học cổ trung quốc, đến nay vẫn còn nhiều người nhắc đến, vì sao thần tiên ham mộ cờ tướng? đó là do tính chất thiền trong cờ tướng.
Ai cũng thấy người đánh cờ có những biểu hiện;
- Ngồi yên không di động.
- Im lặng không ồn ào
- Quên mọi thứ, mọi việc chung quanh
- Tập trung tư duy cao độ liên tục vào một vấn đề
- Tìm mọi cách giải quyết vấn đề (cuộc cờ)
- “Không biết” gì ngoài cuộc cờ
- Chỉ vạch ra một con đường quyết tiến
- Không sợ hãi
- Không biện luận
Đánh cờ tướng còn là phương pháp:
• Phát triển trực giác
===>> Đó là những tính chất thiền trong cờ tướng.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/1242966100battiendanhco.jpg
Ảnh - Một bức tranh nghệ thuật bằng đồng - Bát tiên đánh cờ.


Hàng ngày hay hàng tuần bạn nên dành chút thì giờ đánh vài ván cờ, Ít nhiều bạn sẽ tránh được stress, gạt bỏ được lo toan, ồn ào của cuộc sống, công việc… đã cớ nhiều người thức dậy từ 4 giờ sáng, đi uống café và đánh một vài ván cờ trước khi đi làm việc. những ván cờ buổi sáng này, để thể dục trí não và giải trí, không đặt nặng vấn đề thắng, bại – thắng cũng không vui và bại cũng không buồn. như thế, sẽ làm cho tâm hồn bạn thanh thản, tươi trẻ, trí lực ngày càng mạnh mẽ, bạn sẽ nhận định tình hình, phán đoán sự việc nhanh chóng, chính xác có hiệu quả.
Đặt biệt, thiền trong cờ tướng có nét độc đáo:

TƯ DUY ĐỐI THOẠI
Tư duy trong thiền của nhà Phật là độc thoại, còn tư duy trong cờ tướng là tư duy đối thoại. người đánh cờ phải suy nghĩ, tính toán biết được cả hai bên – ta và đối phương, biết mình và biết người biết đối phương đang có âm mưu gì? đi quân cờ nào? Nước nào? Như thế nào? Sẽ ra sao? Chỉ nhìn vào cuộc cờ mà biết trong đầu đối phương đang tính toán những gì. Ngược lại, đối phương cũng theo dõi cuôc cờ mà biết ta đang có ý đồ gì.

NGỒI YÊN KHÔNG DI ĐỘNG
Chứ không bất động như toạ thiền. Người đánh cờ không di động, nhưng có cử động – nghĩa là yên vị (tĩnh), đi cờ (động) có tĩnh có động, nhờ vậy mà ngồi lâu cả ngày vẫn không mõi mệt.

IM LẶNG KHÔNG ỒN ÀO
Chứ không phải nín thinh như trong toạ thiền – tức tìm sự tịch mịch, bình yên.

QUÊN MỌI THỨ XUNG QUANH
Chứ không vứt bỏ mọi thứ

TẬP TRUNG TƯ DUY
Nhưng không bị bức tường , ‘không biết” chặn lại

KHÔNG BIẾT GÌ NGOÀI CUỘC CỜ chứ không phải ‘không biết”
KHÔNG BIỆN LUẬN nhưng tranh luận


KHÔNG CHỈ VẠCH RA MỘT CON ĐƯỜNG QUYẾT TIẾN – mà còn vạch ra con đường thoái thủ (hoà cuộc). tức là có cương nhu đầy đủ


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/20090205-as.jpg
Ảnh - Không biện luận nhưng tranh luận


Nhờ có tính hai mặt của một sự vật, nên người đánh cờ không bị quẩn trí (tẩu hoả), còn người tập thiền nếu không có minh sư khai ngộ sẽ bị quẩn trí vài không vượt qua được bức tường “không biết”


Có thể nói thiền trong cờ tướng là nhập thế hành đạo, còn thiền trong Phật pháp là xuất thế vô vi. Nói cách khác cờ tướng là bộ môn nghệ thuật có tính chất “thiền”. vì cờ tướng có dấu hiệu, ký hiệu nhất định để diễn tả và truyền đạt tình cảm, tư tưởng của con người, đồng thời làm cho con người vơi bớt phiền não, hoặc quên đi phiền não cuộc đời.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/cogaidanhcocungcha.jpg
Ảnh - Hai cha con đánh cờ.


Chính vì trong cờ tướng có tính chất thiền, nên người xưa ( các bậc đạo cao đức trọng – tiên thánh) rất ham mộ nghệ thuật cờ tướng. Tương truyền hai ông tiên say mê đánh cờ, có người phàm tục lại gần mà không biết, đến lúc phát hiện người lạ, hai ông tiên vội vã biến vào trong quả quít (quất). tựa đề cuốn sách cờ tướng “quất trung bỉ” là lấy từ điển tích này. Trong văn học cổ điển trung quốc như truyện :phi long diễn nghĩa, chung vô diệm, phong thần, tây du ký đều có diễn tả cuộc cờ qua các bậc tiên thánh…



(Sưu tầm)

themgaidep
25-09-2009, 11:06 AM
Bài 13: VẤN ĐỀ SINH TỬ TRONG CỜ TƯỚNG


Sinh tử (sống chết) là vấn đề hệ trọng nhất đối với con người. Con người cũng như muôn vật đều có sinh có tử. Đặc biệt pháp môn thiền của Phật gia đặt vấn đề sinh tử lên hàng đầu trong quá trình tư duy (sinh, tử, bệnh, lão).

Phật không nói đến nguyên nhân đầu tiên sinh ra con người và vạn vật. Đức Phật chỉ dạy con người phương pháp (pháp môn) diệt khổ, thoát khổ, giải phóng chúng sanh ra khỏi vòng sinh tử mà thôi.

Kỳ đạo (cờ tướng) có điểm tương đồng ở chỗ không cần lý giải nguyên nhân đầu tiên vì sẽ lý giải không cạn hết được.

Kỳ đạo chỉ đưa ra một phương pháp để kỳ thủ quên đi khổ lụy đó là phương pháp tư duy cờ tướng. Các bậc thánh nhân, thần tiên ham mộ cờ tướng có lẽ là do đặc điểm nói trên.

Trong cờ tướng cũng có sinh tử. Người ta thường nói cờ sinh, cờ tử, tuy đơn giản nhưng ý nghĩa rất thâm sâu.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/IMG_2763_resize.jpg
Ảnh - Đánh cờ ngoài trời

THẾ NÀO LÀ CỜ SINH?

Cờ sinh là cuộc cờ không có kẻ thắng người bại, dù trải qua bao nhiêu nguy khốn, trở ngại nhưng cuối cùng vẫn dẫn đến kết quả hòa cuộc. Vì sao thế? Bởi theo đạo lý tượng kỳ (kỳ đạo) thì khởi thủy vũ trụ có âm dương cân bằng (lưỡng nghi - trong cờ tướng là hai màu xanh đỏ). Sự biến thiên vô cùng không ngừng của vũ trụ, cũng như của cờ tướng theo cái lý tương đồng hòa hợp để phát triển sự sống (sinh) nên cờ tướng có 32 quân cờ chia ra hai bên (mỗi bên 16 con), phần đất hai bên cũng bằng nhau và hai bên đều lấy bên phải làm chuẩn. Tất cả đều ở trạng thái cân bằng hòa hợp.

Khi âm dương xâm lấn nhau đúng lý thì muôn loài vạn vật sinh sôi nẩy nở phát triển vô cùng.

Trong cờ tướng cũng vậy, nếu hai bên xâm lấn nhau đúng lý thì cuộc cờ biến hóa vô cùng, dù có trở ngại nguy khốn cũng đều được hòa giải hết và hai bên luôn giữ được thế cân bằng hòa hợp đẫn đến cuộc hòa (sinh cuộc cờ sống). Không có kẻ thắng người bại. Điều này rất có đạo lý, vì khởi thủy hai bên lực lượng đã cân bằng nhau nếu tài sức ngang nhau và xâm lấn nhau đúng lý thì không lý gì lại có kẻ thắng người bại được.

Kỳ đạo lấy sự cân bằng, hòa hợp, lẽ phải làm gốc cho sự phát triển, răn dạy con người và ổn định trật tự xã hội.

Khi mất sự cân bằng hòa hợp và lẽ phải thì nhất định cuộc cờ có kết quả sát cuộc.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/demHoiAn03282.jpg
Ảnh - Chiếu cờ đêm

THẾ NÀO LÀ CỜ TỬ?

Trong trời đất muôn loài vạn vật đều có sinh tử (sống chết). Sinh tử là hai trạng thái phát triển và hủy diệt của từng sự vật hiện hữu. Sinh tử cũng theo luật cân bằng, sinh nhiều quá hoặc tử nhiều quá đều gây nên khủng hoảng. Theo cái lý của trời đất thì như thế, nhưng đối với lòng dục của con người thì khác - nay thế này, mai thế nọ. Quan niệm của ông cha ta ngày xưa "sinh con nhiều là phước". Ngày nay chúng ta cho "sinh con nhiều là họa". Nhưng dù sao hễ có sinh là phải có tử. Kỳ đạo cũng theo lý ấy - có cờ sinh thì phải có cờ tử.

Cờ tử là cuộc cờ có kết cục thảm bại (còn gọi là sát cuộc). Sở dĩ có cờ tử (sát cuộc) là do hai người đánh cờ có sự tư duy không rốt ráo, trình độ cờ chênh lệch nhau. Hoặc là do dục vọng của con người muốn hơn thua mà đặt ra nhiều cạm bẫy (cờ tử). Những ai non kém mà ham muốn lợi lộc sa vào cái bẫy cờ tử này sẽ mất mát nhiều thứ như: tiền của, thời giờ, mất sự bình an trong con người.


(Sưu tầm)

themgaidep
28-09-2009, 07:29 AM
Bài 14: Sự ra đời của "thỏa thuận hòa cờ"


Ngày xưa thì không được phép như thế, nếu người ta nhận thấy hai đấu thủ chơi không tích cự để tìm cách hòa nhau , lập tức cả hai bị phạt, thậm chí cả hai đều bị xử thua. Trong thời gian dài người ta còn quy định mỗi ván cờ phải đi tối thiểu bao nhiêu nước thì mới được chấp nhận hòa. Các ban tổ chức đều lấy làm đắc ý về sáng kiến chống tiêu cực quá hay này bởi họ đinh ninh rằng nhờ các biện pháp này thì các kỳ thủ đều phải thi đấu hết mình vì ai mà chẳng sợ bị thua, bị xử phạt.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/thedo.jpg
Ảnh – Trọng tài rút thẻ phạt vì cầu thủ phạm lỗi(môn bóng đá)


Rồi đến một ngày xuất hiện “quái kiệt cờ Vua’ Bobby Fisher, một con người dám nói toạc móng heo những sự thật đáng buồn trong làng cờ. Fisher chơi vài nước rồi đề nghị hòa. Vì Fisher quá nổi tiếng (ông thắng tất cả những người chơi cờ giỏi nhất cùng thời một cách dễ dàng với những tỉ số rất ấn tượng 5-1 hay 6-0) nên đa số các đối thủ được ông đề nghị hòa đều chấp nhận, và việc họ giành được nửa điểm khi đánh với ông là quý quá rồi. Thế nhưng mọi việc đâu dễ dàng như thế, BTC và trọng tài đã được lệnh trừng phạt “kẻ phản loạn” kiểu đó. Họ bèn cứ thế áp dụng điều đó với Fisher và các đối thủ hòa cờ với ông. Các đối thủ thì không dám nói gì nhưng ông thì khác, ông dọa sẽ bỏ cuộc. Ông có mặt trong giải là vinh dự lớn lắm nên BTC đề nghị thương lượng với ông.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/bobbyfischer1962.jpg
Ảnh – Bobby Fisher (1943 – 2008)


Chính trong quá trình thương lượng này, Fisher đã vạch trần hàng loạt ván cờ giả dối mà các đấu thủ tham gia đã “đánh lừa” BTC. Nhiều ván cờ chơi đến ngót trăm nước, nhưng thực ra lại là những ván đã được “lập trình” hoặc chơi trước đó mà kỳ thủ chẳng phải tốn một chút công sức nào để suy nghĩ. Fisher cũng chỉ ra những nước hết sức phi lý của một số cao thủ và cùng BTC của giải cờ đó tiên đoán những tay cờ này tìm cách hòa để cả hai bên hưởng lợi. Rốt cục thì tất cả đã phải ngã ngửa ra vì sự thật hiển nhiên này.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Battay.jpg
Ảnh – Những cái bắt tay hòa nhau đáng xấu hổ bị Fisher “lật tẩy”


Lập tức các quy định phạt trước đây bị hủy bỏ và quy định mới là cho các kỳ thủ muốn hòa nhau ở bất cứ nước nào tùy ý. Chỉ có quy định là hai người phải ngồi vào bàn cờ và phải đi được ít nhất nửa nước và bên đề nghị hòa phải là bên tới lượt đi cờ. Nếu hai bên đã thỏa thuận hòa thì trọng tài cứ thế mà ghi kết quả rồi ký vào biên bản công nhận mà không được phép hỏi han, vặn vẹo gì thêm.

Và như vậy,điều luật trong khi thi đấu người ta cho phép hai đấu thủ được "thỏa thuận hòa nhau" ở bất kỳ nước nào đã được ra đời như thế.

Quy định này của cờ Vua về sau cũng được áp dụng cho các môn cờ khác.

Lời bàn: Vì điều luật này mà có nhiều người lợi dụng để móc ngoặc, phe cánh nhau mà chẳng ai bắt bẻ được. Nhưng luật nào cũng có kẻ hở, biết làm sao được cũng như “chẳng có cái gì hoàn hảo trên trái đất này” vậy!


(Sưu tầm)

xephaoma
28-09-2009, 08:57 AM
Sức cờ của Bobby Fischer vượt xa tất cả các kỳ thủ đương thời. Ông là một thiên tài thực sự! Sở dĩ người đời gọi ông là "Quái kiệt làng cờ" vì ông không những giỏi cờ mà còn có cá tính rất độc đáo khác người. Ông ngang tàng và không sợ uy quyền. Ông đã chiến đấu rất quyết liệt đòi FIDE nâng giá trị các giải thưởng lên cao cho xứng đáng với cống hiến của kỳ thủ cho bộ môn trí tuệ này cùng với các quyền lợi khác mà kỳ thủ được hưởng, thời đó không ai dám lên tiếng đòi hỏi với một tổ chức danh tiếng như thế. Vì thế các kỳ thủ đời sau gọi ông là "Chủ tịch công đoàn" của họ.

Do cá tính của mình nên cuộc đời của ông cũng nhiều lận đận

Mong rằng Việt Nam có một "Chủ tịch công đoàn" cho anh em được nhờ.

skeleton
28-09-2009, 10:40 AM
Ở việt nam có nhiều chủ tịch công đoàn lắm nhưng họ đánh cờ lại kém, còn những người đánh cờ cao lại không muốn làm chủ tịch công đoàn.

laototphilao
28-09-2009, 10:46 AM
Hya thật cám ơn bạn đọc bài 10 vừa hài vừa sâu. đợt truớc đánh cờ ở "Giám" mấy bà "bán nuớc" nói có ông gì ngồi xe "thuơng binh" đánh từ ság không "đi WC" nghĩ càng buồn cuời

kytoan
28-09-2009, 12:26 PM
Bạn themgaidep càng viết càng hấp dẫn. Nhưng sao mà ít quá, chưa đã thèm mà hết rùi. Nữa đi lẹ lẹ bạn ơi

HuaNganXuyen
28-09-2009, 01:08 PM
Bạn themgaidep càng viết càng hấp dẫn. Nhưng sao mà ít quá, chưa đã thèm mà hết rùi. Nữa đi lẹ lẹ bạn ơi

he he cái gì nó ăn dần mới ngon mới ngấm chứ ... nếu ra 1 loạt thì sướng lúc đó thôi .Nhưng sau sẽ cảm thấy nhàn thấy hẫng hụt ;))

trung_cadan
28-09-2009, 02:17 PM
Gái đẹp viết vài ngày 1 lên tay , he he !!!

kytoan
28-09-2009, 05:08 PM
Tui thích bài 4 của bạn lắm đấy. Đừng nói chi Trung Quốc, Việt Nam ta cũng y như vậy chứ có khác gì nhiều đâu. Tuy cờ tướng nay đã là 1 môn thể thao trí tuệ nhưng thực tế đến giờ vẫn còn có người nghĩ cờ tướng = cờ bạc vì có dính nửa chữ cờ trong tứ đổ tường. Nghĩ như vậy thì hỡi ôi, còn chi chi mà bàn tới văn hóa?

kytoan
28-09-2009, 06:11 PM
Tui cho bạn myhanquoc bài số 10 được 10 điểm luôn. Nó gãi đúng ngay chỗ ngứa của tôi. Bởi vì tui ham chơi lắm, lắm khi không cơm nước gì. Chuyến này có chơi như vậy phải thủ sẳn ổ bánh mì sau lưng mới được hè hè

themgaidep
06-10-2009, 07:39 AM
Bài 15: Luật chạm quân

Xưa nay trong khi chơi cờ có nhiều người đã đi xong rồi nhưng lại chưa ưng ý bèn hoãn lại nước đó, đi một nước khác hay đi một quân khác. Sự hoãn nước cờ như thế khiến cho ván cờ mất hay, đối thủ khó chịu và hay dẫn đến cãi vã, tranh chấp không đáng có. Cho nên người xưa đã có một quy ước bất thành văn nhưng được những người chơi tử tế nhất trí chấp nhận, đó là “hạ thủ bất hoàn” tức là đã buông tay khỏi quân cờ thì không được hoãn nước nào nữa.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Chamquanco.jpg
Ảnh – Đã chạm quân là không hoãn

Nhưng đó là những cuộc chơi giao hữu, giải trí, chứ còn những cuộc đấu, những giải cờ có nhiều quyền lợi như tranh giải thưởng, tranh cúp, tranh danh hiệu…thì chỉ cần một nước sai là thua như chơi, thì các tay cờ có tham vọng và “yếu bóng vía” lại liên tục vi phạm quy ước này một cách trắng trợn rồi cứ cãi chày, cãi cối đủ kiểu chỉ nhằm tránh cho mình khỏi bị thua cờ hoặc nhăm nhăm giành chiến thằng trước đối thủ. Những việc như thế khiến cho giải cờ lộn xộn.
Chính vì vậy người ta đã đưa vào luật một điều luật quan trọng đó là “luật chạm quân”, quy định hết sức rõ ràng và nghiêm khắc cách đi quân để loại bỏ thói quen xấu này(chủ yếu xảy ra ở cờ Tướng, bởi ở cờ Vua và cờ Vây ngay từ buổi học đầu tiên, giáo viên đã dạy học trò rất kỹ về điều luật này). Luật chạm quân quy định rất rõ ràng.

“Đấu thủ tới lượt đi, nếu chạm tay vào quân nào của mình thì phải đi quân đó. Nếu nước này bị cấm thì được đi quân khác, nhưng bị ghi một lỗ kỹ thuật(phạm 3 lỗi sẽ bị xử thua ván cờ). Nếu chạm hơn một quân thì phải đi quân chạm trước tiên. Nếu không thể xác định quân nào chạm trước tiên thì được phép đi một trong các quân bị chạm đó”.
“Chạm quân nào của đối phương thì phải bắt quân đó. Trường hợp không có quân nào của mình bắt được quân đó thì mới được đi nước khác nhưng bị ghi một lỗi kỹ thuật. Chạm hơn một quân đối phương thì phải ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào chạm trước thì phải ăn một trong số quân đó”

Ngoài ra luật còn quy định khá chi tiết các trường hợp chạm quân khác để ván cờ được tiền hành một cách suôn sẻ công bằng, tránh được những rắc rối đồng thời cũng lập cho đối thủ có phong cách thi đấu đường hoàng, tử tế, có thói quen cân nhắc suy nghĩ kỹ để rồi quyết định dứt khoát khi cầm quân đi.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Suynghi.jpg
Ảnh – Suy nghĩ kỹ trước khi cầm quân đi.

Ở đây cũng cần phân biệt rõ một chi tiết là luật chạm quân khác với việc sửa quân. Trên bàn cờ có lúc quân đặt bị lệch, hoặc sai vị trí hay vì một lý do nào đó mà quân cờ bị nghiên, bị đổ bất ngờ thì đấu thủ được phép cầm quân đó đặt ngay ngắn đúng vị trí. Không ai ngăn cấm điều này và cũng không ai coi đó là vi phạm luật chạm quân nếu như trước khi sửa quân cờ, đấu thủ đó phải thông báo rõ ràng “Tôi sửa quân!” cho đối thủ hay trọng tài. Nếu cứ im mà sửa quân thì có thể bị “xử thua” có ngày, vì khi ấy đã phạm vào luật chạm quân. Nếu đấu thủ thi đấu ở nước ngoài thì nên chịu khó học ngoại ngữ để biết chữ “sửa quân” là gì mà nói, còn bí quá thì phải ra hiệu chứ đừng có tự tiện mà làm ẩu!


(Sưu tầm)

Congaco_H1R5
06-10-2009, 07:51 AM
Chạm hơn một quân đối phương thì phải ăn quân chạm trước, khi không thể xác định quân nào chạm trước thì phải ăn một trong số quân đó

Hai ông ngồi đánh cờ , ông này đưa con xe đối phương vào chỗ chết , đến lượt mình đi bèn lấy tay chạm vào quân xe của đối phương rồi xuýt xoa : "Lỡ chạm vào con xe rồi , đành phải ăn vậy , không thì đi nước khác hay hơn" , thế mới đểu chứ :D

themgaidep
08-10-2009, 09:34 PM
Bài 16. Nên bắt đầu chơi cờ từ tuổi nào?


Các nhà tâm lý sư phạm nổi tiếng, sau nhiều năm nghiên cứu đã đi đến kết luận rất quan trọng: ở độ tuổi từ 3 tới 6, tất cả trẻ em đều có tài, đều có những khả năng học tập to lớn. Từ 1 đến 4 tuổi đã có một khối lượng thông tin lớn đến với chúng. Đặc biệt trẻ em thích nghi rất tốt với những tác động của môi trường, hoàn cảnh chung quanh... Nhiều phẩm chất của trẻ em hình thành ở lứa tuổi này dễ dàng và hiệu quả hơn ở người lớn.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/IMG_4040copy.jpg
Ảnh – các cháu thiếu nhi chơi cờ

Điều này đã xóa bỏ đi nỗi lo lắng của nhiều bậc làm cha, làm mẹ sợ rằng cho con chơi cờ sớm quá khiến con mình bị "già trước tuổi" hay bị quá tải đốt với đầu óc non trẻ. Chơi cờ hoàn toàn không giống với việc cho học chữ hay học toán sớm.
Vấn đề là ở chỗ quan niệm về việc con mình chơi cờ như thế nào. Nếu quan niệm cờ cũng là một trò chơi như hàng chục trò chơi mà trẻ con vẫn chơi hàng ngày thì đó là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Tuổi của các em là tuổi chơi. Còn nếu coi đó là "học" cờ hay "đấu" cờ thì thật là sai lầm, nhất là đối với các bậc cha mẹ nào cứ muốn chứng minh cho thiên hạ biết con mình là một "thiên tài", luôn nghĩ tới việc làm sao cho con mình phải đoạt được huy chương này, phần thưởng nọ. Tất cả trẻ em chơi cờ đều xuất phát từ hứng thú, hứng thú sẽ kích thích sự sáng tạo, sự phát triển của trí tuệ, nói đơn giản là phát triển óc thông minh. Nếu bị chơi cờ do ép buộc, bị áp lực tâm lý thì hứng thú sẽ mất hay cạn dần và việc chơi cờ sẽ bị sẽ phản tác dụng. Thực tế đã chứng minh rất chính xác điều này. Không phải đứa trẻ nào cũng ham thích chơi cờ, nếu chúng thích đá banh, điền kinh, thể dục nghệ thuật, múa hát hơn... thì cứ để cho chúng phát triển theo các hướng đó một cách tự nhiên, bởi vì cấu trúc cơ thể cũng như cấu trúc bộ não của mỗi em một khác. Có những danh thủ cờ hẳn hoi nhưng khi thấy con mình không có thiên hướng hay không có hứng thú về cờ họ cũng không hề ép con mình phải đi theo con đường của mình.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/24H_145114346.jpg
Ảnh – Các cháu thiếu nhi đánh cờ

Những em yêu thích trò chơi cờ sẽ tự nhiên tìm thấy ở đó vẻ đẹp của cờ, sẽ khám phá ra nghệ thuật tuyệt vời của cờ, từ đó sẽ cuốn hút các em theo môn nghệ thuật-thể thao mà bản thân mình yêu thích, có bắt các em bỏ cờ cũng không được. Đó chính là toàn bộ bí quyết, là nền tảng quan trọng nhất để tạo ra các vận động viên cờ kiệt xuất.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/cotuong.jpg
Ảnh – Các bác cao tuổi đánh cờ

Câu trả lời trên chỉ dành riêng cho các bậc làm cha mẹ khi họ đặt câu hỏi: "Trẻ em có thể bắt đầu chơi cờ từ lứa tuổi nào?" chứ không phải câu trả lời cho tất cả mọi người. Vì chơi cờ thì ở lứa tuổi nào bắt đầu mà chẳng được.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Xeomchoico.jpg
Ảnh – Các chú thanh niên chơi cờ

Có những người về hưu rồi mới bắt đầu chơi mà chơi vẫn rất cao, có những người hơn 20 tuổi mới biết tới bàn cờ mà vẫn được tuyển thi đấu ở các giải quốc tế. Đối với cờ, khác với thể thao thể lực, không có lứa tuổi nào là muộn cả!


(Theo Võ Tấn)

themgaidep
17-10-2009, 06:08 PM
Bài 17 . Người ta bắt đầu chơi cờ như thế nào?

Phần đông các kỳ thủ, thậm chí cả các danh thủ đều nhớ lại rằng lần đầu tiên mình trông thấy bàn cờ là do thấy người khác chơi, những người đó có thể là cha, mẹ, anh, chị em mình, những người trong họ hàng bà con mình, cũng có thể là những người hàng xóm láng giềng, những bạn học hay một nhóm cờ nào đó ở một sân đình, một quán cắt tóc chẳng hạn... Chính cái không khí háo hức, vui vẻ, say mê của những người chơi cờ đã cuốn hút những người chưa biết, khiến họ tò mò. Từ tò mò tới chỗ thấy hay hay mà học lỏm để thử nước đi, biết chơi những ván cờ đơn giản, ngây ngô, đầy rẫy những sai sót nhưng rất thích thú để rồi từ đó dần dần đến với cờ, nếu có người bày cho để biết thưởng thức thì lòng ham thích tăng dần, và cứ thế từng bước hội nhập vào làng cờ lúc nào cũng không biết. Khi đã thích chơi rồi thì người ta bắt đầu thích tiếp: thích chơi thắng, ai mà chẳng thế, nhưng xem ra thắng rồi vẫn có kẻ còn cao hơn mình, thế là mình phải ráng để thắng tiếp, để trở thành người chơi cờ giỏi, giỏi hơn nữa...


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Ongdanhcochanqua.jpg
Ảnh – Cháu bé xem các ông chơi cờ

Đến một lúc nào đó, loay hoay một mình không tiến thêm được, người ta đến tìm đến một bậc cao thủ hơn để học hỏi và tôn vinh người đó làm thầy, làm sư phụ của mình. Nhưng sư phụ cũng chỉ có thì giờ dành cho mình nhất định mà thôi. Thế thì còn gì tốt hơn là tự đọc sách, tự mầy mò, tự nghiền ngẫm. Mỗi ngày một chút, dần dần vỡ vạc ra. Rồi đem cái sự hiểu biết ấy ra đọ tài, thắng được một loạt những người xưa nay vẫn tranh chấp ngang ngửa với mình, sung sướng và tự hào quá. Thế nhưng chỉ một thời gian sau, khi gặp những tay cự phách hơn, lại bắt đầu thua liểng xiểng, và thế lại bắt đầu tầm sư học đạo, tìm những quyển sách hay hơn, cao hơn để nghiên cứu tiếp...


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/tap_danh_co_tuong.jpg
Ảnh – “Thẩm” cờ một mình bên hồ Hoàn Kiếm

Có đúng là học cờ là phải như thế không các bạn? Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: muốn tiến bộ nhanh chóng và vững chắc thì phải học cờ theo cách nào là tốt nhất, học cái gì trước, học cái gì sau.

Trong cờ có một câu mà hầu như ai cũng biết "người thắng ván cờ là người phạm ít sai lầm hơn đối thủ!" Thế thì cái đầu tiên mà người chơi cờ phải "học" đó là tìm cách giảm bớt càng nhanh càng tốt những sai sót của mình để cho mỗi nước đi của mình ngày càng hoàn hảo, cũng như có lần người ta hỏi một nhà điêu khắc lừng danh rằng vì sao ông tạc được những bức tượng đẹp tới mức kiệt tác như vậy, nhà điêu khắc trả lời: "cũng đơn giản thôi, người ta đưa tới cho tôi một khối đá, tôi nhận ra trong nó đã chứa sẵn những hình tượng rất đẹp, nên tôi chỉ có mỗi một việc là dùng búa và đục loại bỏ những gì thừa đi, tác phẩm nghệ thuật nhất định sẽ hiện ra!"


Theo "100 câu hỏi đáp về cờ "

themgaidep
22-10-2009, 08:06 AM
Bài 18: Cẩm nang cho người chơi cờ


Trước khi ngồi vào bàn cờ, bàn cần chuẩn bị ít nhất là 3 yếu tố:

+ Tinh thần phải thật sự thoải mái.

+ Phải có quyết tâm chiến thắng.

+ Luôn tôn trọng đối thủ.

1.Khai cuộc:

Những lỗi thường mắc phải trong giai đoạn này:

•Không nắm vững kiến thức khai cuộc

•Đi quá nhanh mà ko suy nghĩ, hoặc đi theo quán tính.

•Sử dụng những khai cuộc yếu, hoặc không phải là sở trường.

•Sử dụng một kiểu khai cuộc với tất cả đối thủ.

Vai trò của khai cuộc:

•Vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu của cuộc chiến, là phần chuẩn bị lực lượng để nghênh chiến.

•Là giai đoạn đầu tiên để thực hiện chiến lượt.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Tontrong.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa – Hãy luôn tôn trọng đối thủ!


2.Trung cuộc: là giai đoạn phô diễn tất cả tài năng của kỳ thủ hãy nhớ rằng:

•Tuyệt đối không đi những nước cờ mà ko có mục đích rõ ràng.

•Không ngừng tăng cường phòng thủ ở giai đoạn đầu của trung cuộc(khai trung cuộc)

•"Muốn chiến thắng, thì ta phải đứng ở vị trí không thể thua trước đã"
•Huy động sức mạnh của toàn bộ quân lực.

•"Sức mạnh của một quân không chỉ giới hạn trong bản thân nó, mà còn nhiều yếu tố hợp thành: vị trí đứng, liên kết các quân khác, khả năng tấn công+phòng thủ".

•Hãy tính toán tất cả những nước đi mạnh nhất mà đối thủ sẽ thực hiện sau khi ta đi nước cờ đó! đừng làm điều ngược lại.

•Không nên thay đổi chiến lượt một cách quá đột ngột trong thời gian ngắn.

•Liều lĩnh? có thể... nhưng tỉ lệ thất bại cao hơn thành công đấy!!

•Luôn ở trạng thái tĩnh để chủ động trong tâm lý cũng như trên bàn cờ.

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Thoaimai.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa – Hãy Luôn vui vẻ và thoải mái!

•Hãy xem những quân cờ là những chiến binh, họ hy sinh phải có mục đích.

•Thường xuyên đánh giá tương quan lực lượng, để có đối sách hợp lý!

•"Lực lượng là sức mạnh quân sự bao gồm quân lực và địa thế".

•"Binh quí hồ tinh, bất quí hồ đa".

•Những gì không thấy mới là nguy hiểm, nó giông đá ngầm, tuy nhỏ nhưng có thể làm đắm thuyền lớn.

•"Biết giấu mình dưới 9 lớp đất, cũng giỏi bằng đưa mình lên đến 9 tầng mây"

•Tính toán ít nhất 5 nước tiếp theo cho mỗi biến, nhưng đừng giống như chiếc máy tính, mà hãy là một con người, đánh giá, nhận xét, kết luận, quyết định!

•Hãy tin rằng, cho dù đối thủ của bạn có là ai đi chăng nữa thì họ cũng có những điểm yếu và sai sót, vấn đề là đừng để tâm lý sợ hãi tồn tại trong bạn!

•Đừng để bị cuốn theo lối đánh, mà hãy là chính mình!

•Hãy học cách chấp nhận thất bại khi ván cờ còn chưa kết thúc, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và sức lực.
•"Thua cho cao cờ"

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Khatkhaochienthang.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa – Hãy luôn khát khao chiến thắng!

3. Tàn cuộc:

o Bạn hãy mua một cuốn sách viết về chủ đề này, bạn sẽ biết được cách chiến thắng, cách thủ hòa và cách thua nhanh nhất!

o Và hãy mỉm cười khi bạn thất bại.

(Sưu tầm)


(P/S: Lý thuyết là thế, ai chả biết, nhưng mấy ai làm được những thế nói trên đâu =))=))=))=))=)) )

themgaidep
08-11-2009, 07:44 PM
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/ban-co1-1.jpg



Bài 19: Xem người quân tử chơi cờ


Đạo đánh cờ, quý ở chỗ nghiêm túc cẩn thận. Người cao cờ đánh ở trung tâm, người thấp cờ đánh ở bên cạnh, người trung bình đánh ở các góc. Đó là phép thường trong đạo đánh cờ vậy. Phép đánh cờ có nói: Thà thua một quân chứ không để mất thế chủ động. Đánh bên trái phải nhìn bên phải. Đánh phía trước phải nhìn phía sau. Có khi đánh trước mà lại sau, có khi đánh sau mà lại trước, hai bên liên lạc không được tách rời. Thế rộng nhưng không nên quá thưa, thế dầy nhưng không nên quá chặt. Cố giữ quân để cầu sống không bằng thí quân để thắng cờ. Cầu vô sự mà đi nước rời, không bằng bổ sung bền thế trận. Người nhiều ta ít, trước phải bảo tồn ; người ít ta nhiều, cần căng trận thế. Người khéo đánh không thua, người khéo thua không loạn. Phàm đánh cờ trước hết phải đàng hoàng, cuối cùng dùng mẹo lạ mà giành thắng. Phàm bên địch vô sự mà giữ thế là có ý tấn công, bỏ quân nhỏ mà không cứu tất là có chí lớn. Những kẻ thò tay đi ngang là đồ vô mưu. Ứng phó không nghĩ suy là tìm thất bại. Kinh Phi nói: “Nơm nớp sợ hãi, như xuống vực sâu” là như vậy đó!”


(Sưu tầm)

themgaidep
15-11-2009, 01:12 PM
Bài 20: Đại kiện tướng cờ sử dụng não bộ khác người thường



Người chơi cờ nghiệp dư chủ yếu huy động "bộ nhớ tạm thời" ở thuỳ thái dương của não để phân tích tình huống và quyết định nước đi. Ngược lại, các đại kiện tướng lại phát huy tối đa hoạt động của thuỳ đỉnh và thuỳ chẩm, khu vực chịu trách nhiệm lưu giữ thông tin dài hạn của não.

Đó là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Thomas Albert và cộng sự, Đại học Constance (Đức).

Nhờ kỹ thuật từ tính có thể khoanh vùng và đo chính xác các hoạt động của não bộ, các nhà khoa học đã phát hiện, ở người chơi nghiệp dư, thuỳ thái dương của não - chịu trách nhiệm phân tích các tình huống mới - hoạt động rất mạnh. Trong khi các kiện tướng lại chủ yếu lại vận động ở thuỳ đỉnh và thuỳ chẩm (nằm sau gáy) - là nơi lưu giữ các thông tin cũ.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/1231318906img.jpg
Ảnh- Đại kiện tướng Đào Thiện Hải


Trước mỗi thế trận mới, não bộ của người chơi nghiệp dư phải làm việc cật lực để phân tích và giải mã thông tin. Ngược lại, não bộ của đại kiện tướng rà lại các tình huống đã được phân tích kỹ và lưu giữ trong bộ nhớ trước đó. Vì vậy, đại kiện tướng có thể quyết định nhanh hơn và chính xác hơn người chơi nghiệp dư rất nhiều. Nhóm khoa học đã mời 20 người chơi cờ, trong đó có nghiệp dư và kiện tướng, thi đấu với máy tính. Kết quả, chỉ có các kiện tướng mới có thể hoà hoặc thắng máy tính, còn người chơi nghiệp dư đều thua.

Theo các nhà nghiên cứu, trong vòng 10 năm, một đại kiện tướng có thể lưu giữ trên 100.000 thế trận trong não bộ. Vì vậy, lẽ đương nhiên, đại kiện tướng có thể nhìn ra các thế trận cơ bản trong một tình huống phức tạp nhanh hơn người khác rất nhiều. Chỉ cần lướt qua bàn cờ, họ đã nhớ được đến 1/4 vị trí các quân, trong khi người thường chỉ nhớ được khoảng 5%. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên biết rằng, cách nhớ của kiện tướng là cách nhớ hệ thống. Trong trường hợp trên, nếu ta xếp các quân cờ lộn xộn, thì kiện tướng và người thường cũng không khác gì nhau.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/ImageViewaspx.jpg
Đại kiện tướng Vassily Ivanchuk - Ảnh: Spiegel

Học đánh cờ không khác gì học ngôn ngữ. Nếu bắt đầu từ lúc còn trẻ, sẽ nhớ được nhiều thế trận. Tuy nhiên, cũng như việc học ngôn ngữ, biết nhiều từ không có nghĩa là sẽ nói hay, mà phải biết ghép các từ ấy lại với nhau một cách hợp lý. Trong đánh cờ, điều quan trọng là phối hợp các thế trận. "Chúng tôi nghĩ rằng, điều đó phụ thuộc vào năng khiếu bẩm sinh", Albert nói.

Minh Hy ( theo BBC, dpa)

themgaidep
24-11-2009, 12:14 PM
Bài 21: Cờ Tướng và Cờ Vua

Trên trái đất này, có lẽ chỉ có các nhà thơ mới quan niệm cuộc đời là một trò chơi. Ngay cả Thánh Kinh, khi bàn về lẽ khởi - tận của kiếp người cũng phải than: thân cát bụi trở về cát bụi. Lời nguyền đó là tiếng kêu bi thương từ sâu thẳm của hàng triệu năm đau đớn để sống và, để chết. Từ ngày đầu tiên sinh ra loài người, Adams đã phải dắt díu Éva trốn chạy khỏi Thiên Đường trong nước mắt và uất hận; đau đớn và tuyệt vọng; cô đơn và sỉ nhục... Đó là những điều ngăn cản việc biến cuộc đời thành một trò chơi.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/covua-1.jpg
Ảnh một bàn cờ vua


Thế nhưng, từ khi nhà nước ra đời - xã hội loài người luôn luôn là một “Bàn cờ lớn” như cách nói của Zbignew Brzezinky. Có nghĩa là, khi chính trị bắt đầu can thiệp vào đời sống, toàn bộ các động thái lịch sử dần biến hóa thành một “trò chơi lớn”. Không đâu có nhiều máu và nước mắt; nhiều bi kịch và hài kịch hơn những thể hiện, những còn mất mà con người đã mưu toan và hành động trong các hoạt động chính trị. Chắc hẳn vì thế nên từ Đông sang Tây, tổ tiên của con người thời nay đã tìm mọi cách để giảm bớt những cay đắng và, để được làm “vua” qua trí tưởng tượng bằng một thể thức giản tiện là đưa chính trị lên bàn cờ!

Điều trước tiên là sự trùng hợp đầy thú vị trong cấu trúc của bàn cờ Đông - Tây. Nếu ở ngoài đời, luật pháp có 3 chức năng chủ yếu: quy định, tổ chức và bảo vệ hiệu quả cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước thì trong trò chơi cũng vậy. Cờ tướng hay cờ vua đều có 32 quân, dù quan niệm và cách thức có khác nhau. Cờ tướng không có quân hậu; còn cờ vua không có sĩ, pháo.

Điểm tương đồng thứ hai là trong cả hai bàn cờ, vua hay tướng đều ở vị trí trung tâm, còn quân tốt - bao giờ cũng có số lượng đông đảo nhưng lại có “năng lực” thấp nhất. “Quần chúng nhân dân” - những con tốt, không bao giờ được phép đi lùi. “Nhiệm vụ” của chúng là cúi đầu tuân lệnh và cứ thế lao lên phía trước.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/conguoi-1.jpg
Ảnh một ván cờ người tại Chùa Vua


Thứ ba, trước giờ khai cuộc, quân số của hai bên lấp vừa đầy một nửa “bãi chiến trường”. Tôi không dám chắc ở đây có triết lý của sự tàn bạo, nhẫn tâm hay không, nhưng phải khẳng định rằng, nếu những “chiến binh” đó nằm xuống, một nửa vùng đất trống còn lại là vừa đủ để “mai táng” họ! Không gian trong cờ tướng có vẻ thoáng rộng hơn (90 điểm đến so với 64 ô đến), nhưng do luật chơi trong cờ tướng quy định quân pháo phải có điểm tựa (1 quân cờ ở giữa), nên về cơ bản, khoảng trống của hai bàn cờ bằng nhau. Đó là chưa kể quân sĩ chỉ có 3 nước đi, quân tượng chỉ có 5 nước, càng làm cho việc điều quân, khiển lính thật nhanh trong cờ tướng càng khó khăn hơn.

Xét về mặt binh pháp, tỷ lệ “người” và “vũ khí” trên một không gian nghiệt khó như thế chắc chắn sẽ làm cho “cuộc chiến” vô cùng khó khăn, đúng như hầu hết các cuộc chiến tranh trên trái đất này!


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Covua2.jpg
Ảnh một bàn cờ vua



Bên cạnh ba điểm tương đồng trên đây, bàn cờ giữa Đông và Tây có khá nhiều khác biệt.

1) Trong cờ vua, người chơi có thể tùy ý nâng vua lên, đặt vua xuống và thậm chí buộc cả vua cũng phải ngồi đúng chỗ (!) Ngược lại trong cờ tướng, vua là một “ai đó” mơ hồ, trừu tượng, không thuộc về trò chơi mà thuộc về “mệnh trời”. Rõ ràng ánh phản của chế độ chuyên chế hiện lên thật đủ trên bàn cờ tướng. Tất nhiên cũng phải hiểu rằng trên thực tế, quân tướng chính là vua bởi con “tướng” có hẳn một lãnh cung với hai sĩ ở hai bên. Trong cờ tướng, quân mạnh nhất là quân xe. Một khái niệm chính xác về nghĩa đời bởi xe bao giờ chẳng chạy nhanh và xe, tức là phải hiểu có nhiều người trên đó. Xe là biến thể khác của tốt. Với cờ vua thì khác. Quân hậu là quân bận rộn nhất, nhiều sức mạnh nhất. Hậu là hóa thân của vua. Vua với hậu là một (Quyền lực của gia đình hay của vương triều). Nói cách khác, trong cờ vua, vua nhất thiết phải là người có năng lực thật sự.

2) Trong cách duy lý, người phương Đông đem đến với bàn cờ nỗi buồn của sự chặt chẽ, lối mòn của sự cam chịu và chấp nhận. Có sự phân biệt rất rõ trong bàn cờ tướng về mưu lược và sức mạnh. Con mã không thể đi, nếu bị cản. Quân sĩ thì chỉ loanh quanh với mấy bước đi để làm thành một dấu cấm (X) bảo vệ tướng. Khi bày quân, thấy rõ 3 tầng của cấu trúc. Tốt phải ở xa vua, không được đến gần. Thậm chí, mã nhập cung, quân tử khốn cùng. Người phương Đông cũng hiểu rõ sức mạnh của đường chéo trong một hình chữ nhật - đoạn ngắn nhất trong một hình chữ nhật; nhưng lại kềm giữ sức mạnh đó bằng mọi cách có thể. Vì thế, so với cờ vua; 3 quân sĩ, tượng, mã đi chéo nhưng luôn đi trong tình thế bị động.

Nếu như cấu trúc, đặc trưng của bàn cờ phương Đông là mưu lược + sức mạnh thì phương Tây là sức mạnh (phần trí tuệ trong cờ vua được thể hiện thông qua sự biến hóa và năng lực tối đa của sức mạnh tổng lực). Khi bày quân, cờ vua sắp hai lớp. Những quân tốt ở rất gần vua. Người phương Tây đem đến bàn cờ sự biến hóa, sự lấp lánh của trí tuệ và tính linh hoạt. Quân tốt trong cờ tướng cũng có sáu nước đi - con đường ngắn nhất có thể, để đến với thắng lợi - như cờ vua, nhưng tốt vẫn mãi... là tốt - Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa... Trong khi đó, ở cờ vua, nếu quân tốt đi đến tận cùng của cuộc “chiến tranh”, góp phần quyết định tạo nên chiến thắng thì sẽ được phong vương! Có lẽ đó là thí dụ rõ nhất về sự đột biến và thay đổi! Quả thật, mỗi khi chơi cờ vua, tôi lại thấy thấm thía hơn câu nói của Napoléon Bonaparte: Một người lính không có khát vọng trở thành nguyên soái thì tốt nhất là đừng làm lính! Bàn cờ vua cũng cho thấy sức mạnh to lớn của con người thông qua vai trò của Hậu. Hậu có khả năng kiểm soát cả tám hướng trên bàn cờ. Đấy là khả năng đích thực của những thiên tài chính trị.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/07_big.jpg
Ảnh một trận đánh cờ người



3) Trước khi khai cuộc, trong cờ tướng, giữa hai bên là một đường biên giới. Vì vậy, mục tiêu của cuộc chơi là thôn tính. Trong khi đó ở cờ vua, không hề có một ranh giới nào trên “chiến trường”: Mục tiêu của trò chơi là thống nhất. Ý nghĩa duy lý của vấn đề này có thể được hiểu ở tầm xa hơn nữa. Cờ tướng là “bình thiên hạ” - một mưu đồ và khát vọng hầu như không có giới hạn bởi hết tướng này sẽ có tướng khác. Ngược lại trong cờ vua, chiến trường là một cuộc tranh chấp sòng phẳng, bình đẳng về lực lượng nhưng hơn nhau về trí tuệ (sức mạnh).


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/covua6.jpg
Ảnh một bàn cờ vua



4) Trong cờ tướng có quân pháo. Đây là một vấn đề đáng chú ý. Điều chắc chắn là trò chơi này xuất hiện sau công nguyên, sau khi thuốc súng đã ra đời. Ngược lại, thời điểm ra đời của cờ vua phải xuất hiện trước những cuộc Thập tự chinh (Crossades, từ năm 1096 đến 1270), vì thuốc súng, từ Trung Quốc qua Arabs, chỉ đến với phương Tây trong thời kỳ Thập tự chinh. Pháo binh trong những cuộc chiến tranh ở phương Đông có sức mạnh rất hạn chế nhưng trong cờ tướng lại khá đáng kể. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn. Câu trả lời có lẽ phải vận về Kinh Dịch.

Nếu không kể pháo thì trên bàn cờ đã có năm quẻ trong bát quái (càn, khôn, khảm, cấn, đoài). Như vậy, trò chơi sẽ không tạo nên sự hoàn chỉnh vì còn thiếu ba quẻ nữa. Quân pháo đã đem đến cả gió rít (tốn), tiếng sét gầm (chấn) và cả sức nóng của lửa (ly).

Ông tổ của binh pháp là Tôn Tử có viết rằng: Đội quân chiến thắng là đội quân có đủ các điều kiện chiến thắng trước khi giao tranh; đội quân thất bại là đội quân giao tranh rồi mới tìm cách chiến thắng. Lời di lẽ đó của Tôn Tử là bất hủ. Cả hai cách chơi cờ của Đông và Tây đều dạy cho con người biết cách lựa chọn đối thủ trước khi bước vào cuộc chơi. Cuộc chiến sẽ tẻ nhạt và vô nghĩa biết bao khi đối thủ của Saddam Hussein là George Bush. Mặt khác, chiến tranh, dù chỉ trên bàn cờ, cũng không cho phép đưa ra bất kỳ một quyết định sai lầm nào, bởi Lạc nước hai xe đành bỏ phí; Gặp thời một tốt cũng thành công!


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Banc6.jpg
Bàn cờ tướng bằng đèn lồng



Ngồi trước bàn cờ bé nhỏ nhưng không hề đơn giản, con người có thể học hỏi biết bao điều. Người nóng nảy sẽ biết cách để bình tĩnh hơn; người nóng vội sẽ biết kiên nhẫn có giá trị như thế nào. Bàn cờ đòi hỏi sự tỉnh táo thường trực. Bàn cờ dạy cho con người biết cách sống sòng phẳng trong cuộc đời. Bàn cờ cho con người biết phần thưởng của chiến thắng nan giải, hao tâm, tổn trí đến mức độ nào. Bạn sẽ không thể là một người chơi cờ giỏi hay là một nhà chính trị giỏi nếu không biết nhìn xa, trông rộng. Bàn cờ là nơi dạy ta đủ đầy nhất nghĩa của chữ dũng: biết sợ những điều đáng sợ và không sợ những điều không đáng sợ. Bạn có tin rằng chơi cờ còn có thể cho ta biết cách để tiết kiệm không? Tiết kiệm đường đi để đến đích, tiết kiệm năng lượng và nhân lực trên bàn cờ chính trị đầy ma giáo, ỡm ờ. Chơi cờ cũng như sống ở trên đời, phải tuân thủ nguyên tắc: không khoan, không hoãn, cấm à à. Một khi đã sờ vào thì phải nắm lấy và trả giá ...

Đến với bàn cờ, bạn sẽ cảm nhận được tốc độ của tiếng vó ngựa dồn, thúc hối; bởi những đường chéo cắt xẻ và đan xen của những quân mã, quân tượng, quân hậu; sự bình đẳng có thể nhất giữa người cuối cùng và người trên cùng trong thang bậc xã hội...

Vậy, đã khi nào ta trăn trở với nỗi day dứt rằng, bài học hay ích lợi lớn nhất của môn cờ là gì? Có lẽ, chính bàn cờ đã cho ta biết rõ những điều không thể và có thể trong cuộc đời, trong chiến tranh... Bàn cờ còn nhắc nhở ta rằng: Dẫu có những lúc ta đứng yên, quay lui, đi vòng, gian khổ, bế tắc hay mất mát; nhưng phải nhớ, lẽ sống còn chỉ có một nguyên tắc: tiến lên phía trước là chiến thắng!


Giáo Sư Hà Văn Thịnh.

Congaco_H1R5
24-11-2009, 12:27 PM
Themgaidep quá công phu trong việc sưu tầm những hình ảnh hợp lý bắt mắt minh họa cho bài viết, nên bài viết dài mà dễ đọc .

themgaidep
12-12-2009, 12:52 PM
Bài 22: Thế nào là phong cách chơi cờ của một người?


Muốn định hình được phong cách của mình, người chơi cớ phải trải qua rất nhiều trận tỷ thí, trong đó chắc chắn phải có những trận "nảy lửa" và không ít những ván cờ "nhớ đời", những trận thắng tưng bừng và những trận thua thê thảm, còn như chưa trải qua những thử thách như vậy thì khó mà bàn đến phong cách.
Phong cách không phải đến từ những tấm thảm đỏ trải sẵn mà đến từ những thử thách được chứng minh bằng những chiến công.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Tigran_Petrosian_World_Chess_Champi.jpg
Ảnh – Tigran Petrosian

Như trong cờ Vua có Tigran Petrosian (người Armenia) có phong cách chơi phòng thủ giỏi tới mức lạ lùng, có những giải suốt 70 ván mà không đối thủ nào hạ ông nổi lấy một ván (mà toàn là những ván cờ ở đẳng cấp thế giới). Ông như một quả núi lớn, luôn chắn đường bất cứ ai muốn vượt qua. Nhờ đó mà ông đã trở thành nhà vô địch thể giới.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/morphy1837-1884.jpg
Ảnh – Paul Morphy


Trái với ông là phong cách chơi đòn phối hợp hoàn hảo tới mức kinh hoàng của Paul Morphy (người Mỹ), tất cả các đối thủ cùng thời với ông đều rơi rụng dưới tay ông một cách thảm hại. Ông thắng tất cả các kỳ thủ đồng hương, thắng tất cả những tay cờ lỗi lạc nhất của các nước châu Âu nên dù ông đã qua đời cách nay gần 150 năm mà làng cờ thế giới vẫn nhắc tới ông một cách vô cùng kính trọng với biểu tượng của kiểu chơi tấn công như vũ bão.
Nhưng nếu như cả Morphy lẫn Petrosian còn sống mà gặp nhau trong một trận tay đôi 24 ván để tranh chức vô địch thế giới thì không ai dám đoán chắc người nào sẽ thắng người nào.
Phong cách là như thế đấy. Phong cách là biểu hiện của một sức mạnh độc đáo của mỗi một kỳ thủ. Không ai giống ai, phong cách của mỗi người không giống nhau, nhưng để trở thành cao thủ hay các đại cao thủ thì phải có phong cách của mình, nói cách khác qua những trận chiến mà hình thành được phong cách.

Ở đây cũng nên phân biệt phong cách với trường phái.

Trường phái là một hệ thống gồm cả lý thuyết lẫn thực hành riêng biệt nào đó được một nhóm, một tập thể nào đó tuân thủ. Còn nhưng những người chơi cờ theo kiểu "lờ nhờ nước hến" thiếu bản lĩnh, trên bàn cớ luôn phân vân, lưỡng lự thì có chơi mãi cũng khó mà tiến được, nói chi đến phong cách. Muốn tiến họ phải tự "lột xác", phải có quyết tâm và nghị lực tất cả sẽ được thể hiện ở việc nghiên cứu học tập kiên trì và va chạm thường xuyên ở những trận đấu lớn, trước những cao thủ để bước được vào làng cờ bằng "cửa chính" chứ không phải bằng những ngón tiểu xảo lặt vặt của những kẻ "tiểu nhân".

Võ Tấn

vskdn
12-12-2009, 01:31 PM
Cám ơn bác themgaidep nhiều! những bài bác sưu tầm rất có giá trị. Em đọc cảm thấy rất hữu ích nên nhắn đôi dòng để cảm ơn bác. Phải chi em là phận gái lại đẹp cứ như hoa khôi thì sẽ tình nguyện để bác khỏi phải thèm rồi hè hè

themgaidep
12-12-2009, 07:19 PM
Nick VSKDN có nghĩa là gì thế Bác? Hehe, bí ẩn như kiểu LDKT ây!:)):)):)):))

Congaco_H1R5
12-12-2009, 07:21 PM
Nick VSKDN có nghĩa là gì thế Bác? Hehe, bí ẩn như kiểu LDKT ây!:)):)):)):))

Vạn sự khởi đầu nan , nghe "khai báo" như thế rồi chứ không phải đoán mò

archtstyle
12-12-2009, 09:22 PM
Loạt bài này của bác themgaidep rát hay và giá trị. E spam để a e mem mới được đọc. Cám ơn bác themgaidep nhiều.

themgaidep
27-06-2010, 11:12 AM
Bài 23: Cờ tướng và chân lý mang tên tương đối


Tôi là một người nghiện cờ tướng và là một kỳ thủ không phải hạng xoàng. Nhưng tôi vẫn không thể thắng tất cả các đối thủ từng gặp. Vì sao vậy? Câu hỏi này mãi ở trong đầu tôi cho đến một ngày...

Nhiều người mê cờ, cờ tướng hoặc cờ vua hay cờ vây… Tất cả các trò thể thao trí tuệ này có chung những đặc điểm sau:

- Cân bằng: Các môn cờ gần như đạt đến sự cân bằng tuyệt đối của các yếu tố cạnh tranh ngoại trừ việc đi trước – đi sau. Thông tin cạnh tranh bày rõ trên bày cờ, không giấu diếm, dĩ nhiên là không tính đến ý đồ cạm bẫy. Số quân hai bên bằng nhau chằn chặn. Số nước đi bằng nhau. Vị trí các quân tương ứng như nhau. Nguyên tắc đi giống nhau. Thời gian chơi như nhau.

- Huy động trí tuệ: Rõ ràng cờ là môn chơi của trí tuệ chứ không phải cơ bắp.

- Vận dụng kinh nghiệm: Kinh nghiệm là rất quan trọng trong đánh cờ. Thiếu kinh nghiệm, bạn sẽ rơi vào cạm bẫy.

- Vận dụng sáng tạo: Sáng tạo cũng rất quan trọng. Nó tạo ra đột phá và bất ngờ trong các nước đi.

- Thể hiện tính cánh: Tính cách thể hiện rõ trong chơi cờ. Điềm tĩnh hay nôn nóng, lỳ lợm hay bộp chộp, điềm đạm hay nóng nảy, tinh tế hay phàm phu… tất cả đều thể hiện trong mỗi nước đi, nhất là giai đoạn giằng co căng thẳng nhất của ván cờ.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Chess-master.jpg

Vì là người chơi cờ tướng, tôi xin chỉ nói về môn cờ này trong khuôn khổ bài viết này. Nhìn rộng ra, có thể thấy môn cờ tướng có nhiều đặc điểm giống với cuộc sống, nhất là cuộc sống trong thời đại này, thời của nền kinh tế tri thức.

Trong thời đại này, người ta luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Trong tầng thực dụng của mỗi con người luôn có sự tranh giành, đối đầu, đấu trí với nhau. Cũng tương tự kỹ thuật tranh tiên, đấu quân hay việc đấu trí trong ván cờ. Cho đến nay, mỗi người vẫn đang đi tìm cho mình một chân lý đúng trong mọi trường hợp để tiến đến thành công viên mãn, đến đỉnh cao nhất của sự nghiệp, của tình yêu, của hôn nhân, của cạnh tranh trên thương trường… Đó chính là chân lý tuyệt đối. Cũng như mỗi kỳ thủ đều cố gắng tìm cho ra một lối đánh có thể thắng mọi đối thủ mình gặp, mọi trường phái cờ, mọi chiến lược và chiến thuật, tức mọi trận đánh. Đó là cảnh giới cao nhất của một kỳ thủ và là đích đến mơ ước của mọi người. Nhưng trên thực tế liệu có tồn tại một lối đánh nào như thế không? Câu trả lời là không. Tuyệt đối không. Không có bất kỳ một cách đánh nào, một chiến thuật nào cụ thể để có thể thắng tất cả các đối thủ, thậm chí là thủ hoà. Nguyên tắc bất di bất dịch của cờ tướng là sự linh hoạt. Không có một nguyên tắc cục bộ nào tuyệt đối đúng trong tất cả mọi trường hợp.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Ditot.jpg

Ví dụ, có một câu nói người ta hay truyền miệng nhau mà ai cũng biết khi chơi cờ là Xe 10, Pháo 7, Mã 3. Nhưng nguyên tắc này chỉ đúng khi khai cuộc hoặc phần đầu trung cuộc. Đến phần sau trung cuộc hay tàn cuộc thì lại là Xe 10, Mã 7, Pháo 3. Bởi bắt đầu, khi bàn cờ còn nhiều quân, pháo là vũ khí lợi hại vì có nhiều ngòi còn mã thì khó di chuyển vì thường bị cản. Nhưng càng về sau, khi các bên dần mất quân, bàn cờ sẽ có nhiều khoảng trống hơn, pháo sẽ ít ngòi đi, mã sẽ có ít bị cản hơn, tự do tung hoành hơn.

Hay kỹ thuật dùng xe giữ mã, mã làm ngòi cho pháo để bắt xe đối phương cũng là con dao hai lưỡi. Nếu khi mã của đối phương cũng đang trùng chân của mã mình và xe đối phương đang cùng cột với mã mình, thì kỹ thuật đó lại phản tác dụng. Vì xe đối phương sẽ ăn thẳng vào mã của mình. Hoặc là nguyên tắc chơi pháo gánh thì phòng thủ chắc nhất cũng vậy. Nếu đối phương chơi pháo đầu mã độn hoặc ngoạ tâm pháo, thì bên mình triển khai pháo đầu và một pháo gác biên cạnh tốt ba hay tốt bảy là chắc chắn nhất.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/chess1_wideweb.jpg

Còn vô vàn ví dụ khác chứng minh cho việc không có một nguyên tắc bất biến nào trong cờ tướng ngoại trừ sự linh hoạt. Các kỳ thủ hàng đầu thế giới sở dĩ giành nhiều chiến thắng là bởi họ thấm thía điều này. Họ không áp dụng một lối đánh cụ thể cho tất cả các đối thủ. Mà mỗi đối thủ họ lại có một lối đánh khác nhau sao cho khắc nhất. Mỗi một thể xuất quân họ đều có một thế xuất quân tương khắc. Mỗi một nước đi họ đều có một nước đi tương khắc. Người nào linh hoạt nhất thì người đó có vị trí cao nhất.


CKcWHa5Wn_Q

Suy rộng ra, trong cuộc sống cũng vậy. Không thể áp dụng một nguyên tắc bất biến nào trong cuộc sống mà không tính đến hệ quy chiếu và các yếu tố tương đối. Nghĩa là một nguyên tắc có thể đúng trong điều kiện này nhưng lại sai trong một điều kiện khác, hoặc có thể đúng đối với phản ứng này của đối thủ cạnh tranh nhưng lại sai đối với phản ứng khác của đối thủ.

Vì thế, hành trình đi tìm một nguyên lý tuyệt đối ngoài trừ sự linh hoạt trong cạnh tranh sẽ chỉ dẫn đến ngõ cụt. Chỉ có một chân lý tuyệt đối trong cờ tướng và cuộc sống: Sự tương đối. Và không có một chân lý phổ quát cho cờ tướng và cuộc sống ngoại trừ chân lý kể trên. Chỉ có những chân lý cục bộ mà thôi.

Nhưng có một thứ tôi tuyệt không thể linh hoạt được: Đó là nguyên tắc đạo đức phải được đặt trên danh lợi. Chính vì thế, có lẽ tôi có thể vô địch trên bàn cờ tướng nhưng sẽ mãi mãi không vô địch trong cuộc sống được...

Sau cùng, đánh cờ không chỉ là đánh cờ cho vui. Đó là cuộc chiêm nghiệm đầy thách thức và thú vị về “bàn cờ cuộc đời”.

Lê Nam Sơn

quac_quac
27-06-2010, 03:44 PM
Thật là 1 topic bổ ích toàn diện cho dân làng cờ. Cảm ơn bác Themgaidep.

themgaidep
01-07-2010, 10:35 PM
Bài 24: Tại sao bàn cờ tướng có 5 con tốt?



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/cotuonglambangdacamthachtrang.jpg


- Trong Hà đồ và Lạc Thư, số 5 nằm ở vị trí trung ương, thuộc hành thổ, cho nên nếu nói đến biên ải, phải giữ đất đai, thì quân phải chia 5. Nhìn lại bàn cờ, vua không phải nằm ở vị trí giữa bàn cờ mà là ở biên giữa, các tướng trãi ra hai bên, và như vậy tốt đối tốt thuộc vị trí ở giữa, đó là vị trí do ảnh hưởng của Hà đồ và Lạc thư. Thêm vào đó, số 5 là số trung hòa, không nhiều cũng không ít, cho nên nó được chọn là thế.

- Binh pháp của Trung Hoa không giống như của Ấn Độ. Trên nền tảng quân sự của mình, người Trung Hoa đã sáng tạo ra cách bày quân như sau: Thứ nhất, lính tráng phải ra nơi biên ải để giữ gìn đất nước. Như vậy, sát với sông, người ta cắt cử 5 quân Tốt cách đều nhau để giữ tuyến đầu. Hình tượng 5 con tốt tượng trưng cho đơn vị quân đội nhỏ nhất ngày xưa là 1 đội gồm 5 người lính, họ sử dụng 5 loại binh khí khác nhau. Trận chiến bây giờ không nằm ở hai hàng dưới nữa mà đã được đẩy lên rất cao phía trên.

- Việc các quân Tốt chỉ có số lượng như vậy đã tránh được chuyện "bịt đường" như ở cờ vua, tạo sẵn ra 4 đường mở cho các quân bên dưới có thể năng động xông lên, thậm chí tấn công được ngay chứ không bị bó chân ngay từ đầu như ở cờ vua. Cách bố trí 5 quân Tốt này là phương án tối ưu cho cấu trúc của bàn cờ, vì nếu là 4 hay 6 thì khó đặt ở bàn cờ cho cân đối. Quân Tốt ở đây tương tự như quân Tốt ở cờ vua, chúng đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một.

- Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn theo chiều ngang. Không giống như trong cờ vua, chúng không có luật phong Hậu, hay Xe,... khi đi đến hết bàn cờ, lúc này, chúng được gọi là Tốt lụt. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một "thảm họa" như trong cờ vua.

---------------------------------

Bình luận: Tốt đôi khi trong kỳ thuật chỉ được xem là vật để thí cho nên cho nó đứng trước, cũng chỉ vì vật thí thì không nên thí nhiều, và một phần bảo đảm sự cân đối (quân phải nhiều hơn tướng) cho nên số lượng 5 là vừa đủ (số trung gian).


(Sưu tầm)

reporter
01-07-2010, 11:06 PM
Quân tốt cờ vua có khác đôi chút: đi thẳng một hoặc hai (nước đầu tiên) ô, nhưng chỉ ăn quân đối phương ở ô chéo ngay sát phía trước (chếch phải hoặc trái), không ăn được quân đối phương ở ô sát ngay phía trên.

themgaidep
29-08-2011, 04:56 PM
Bài 26: Tránh bệnh mất trí khi về già, hãy chơi cờ


Những hoạt động giải trí có khả năng kích thích não vận động liên tục như chơi cờ, đọc sách... có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí, các nhà khoa học Mỹ nhận định. Trong khi đó, luyện tập cơ thể lại không đem lại hiệu quả tương tự.



http://phapluatvn.vn/dataimages/201108/original/images641152_choi_co.jpeg

Chơi cờ giúp tăng cường trí nhớ.

Căn bệnh điển hình nhất của chứng mất trí là Alzheimer. Chỉ riêng ở Anh đã có khoảng 700.000 người mắc căn bệnh này.

Tiến sĩ Joe Verghese cùng cộng sự thuộc Trường Y Albert Einstein, New York, đã tiến hành nghiên cứu trên 469 người già qua tuổi 75. Không ai mắc chứng mất trí vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, 5 năm sau, hơn 1/4 số này phát triển bệnh.

Sau khi khảo sát lối sống, mức độ hoạt động cơ thể và trí não của từng người trong thời gian đó, nhóm đã thu được kết quả bất ngờ: Những người tích cực vận động trí não qua các trò giải trí có nguy cơ mắc bệnh rất thấp, trong khi những trường hợp chỉ luyện tập thể thao lại không nhận được tác dụng này.

“Điều này chứng tỏ vận động trí não, đặc biệt là những hoạt động mang tính thử thách, có khả năng giảm nguy cơ mắc chứng mất trí”, Verghese nhận định.

Theo giới chuyên môn, nghiên cứu trên góp phần làm tăng sức thuyết phục cho một học thuyết về khả năng suy nghĩ, có tên là Dùng hay để mất. Theo đó, mức độ hoạt động trí não chính xác và phức tạp có thể tạo nên một hàng rào đặc biệt, bảo vệ con người khỏi căn bệnh Alzheimer lúc về già.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào các bài tập trí não (hay còn gọi là luyện tập tĩnh) thì không đủ, Giám
đốc Viện nghiên cứu Bệnh Alzheimer, tiến sĩ Susanne Sorensen khẳng định. Chứng mất trí có thể được ngăn chặn triệt để, nếu kết hợp vận động cả trí não và cơ thể.

Thanh Hải (theo BBC)


(P/S: Bài này bổ ích cho lão Gà này, già rồi, đọc đi lão nhá =P~=P~)

Congaco_H1R5
29-08-2011, 05:08 PM
(P/S: Bài này bổ ích cho lão Gà này, già rồi, đọc đi lão nhá =P~=P~)
Đã đọc xong :D
p/s : Nhà anh có 1 cụ ông U75 , ông ấy không chơi cờ nhưng thường đọc và viết lách .(ông nói chõ khỏi bị lú lẫn :D)
Chú vào Facebook của anh và tim đến nick Lamnguyen Lam , xem ông viết nhiều bài kkhá hài và lả lướt như U 40 heheheee

Johnny
29-08-2011, 07:14 PM
Xin cám ơn các bài viết rất hay của "themgaidep".

Và xin được góp vui với thông tin
Ở TPHCM, reporter từng nghe tên cao thủ Huỳnh Tuấn Bá giỏi cả cờ tướng lẫn cờ vua chứ chưa hề nghe Huỳnh Bá Tấn như bài viết trên bao giờ... Hay là tại hiểu biết của tớ nông cạn, chưa biết đến đại danh này nhỉ?

Chính xác Anh chính là Huỳnh Tấn Bá, người rất giỏi cờ tướng và cờ vua. Kỳ thủ Nha Trang đã từng chứng kiến anh ra tham gia đấu kỳ đài biểu diễn hồi năm ngoái, 2010. Không những giỏi cờ (cả 2 môn) anh còn giỏi cả độc tấu guitar classic nữa.

Các bạn có thể tham khảo thêm theo nguồn Báo Thể Thao TPHCM - Nguyễn Thanh Thủy Tiên: Em út “ẵm” nhiều HCV nhất (http://www.thethaohcm.com.vn/index.php?do=home&act=all&id=1186&des=0) về 1 học trò Cờ Vua nhí khá nổi tiếng do chính anh phát hiện & đào tạo nên.