PDA

View Full Version : Cảm nhận về sự nghèo khó của những người yêu cờ tướng



caibang_hp1
30-03-2012, 02:31 PM
Bỗng nhiên tôi thấy chạnh lòng về cuộc sống của những người yêu cờ và đam mê nó . vội vàng viết vài dòng gọi là than thở tí về nguyên nhân và cách khắc phục nó . bạn nào có câu chuyện gì liên quan đến chủ đề hãy chia sẻ ở đây cho mọi người hiểu thêm về cờ nhé . thật buồn khi nhìn rõ thực tế

Congaco_H1R5
30-03-2012, 02:33 PM
Đâu phải tất cả những người yếu cơ đều nghèo đâu bạn caibang_hp1 ?

ppt
30-03-2012, 03:40 PM
Đâu phải tất cả những người yếu cơ đều nghèo đâu bạn caibang_hp1 ?

Chính xác, yêu cờ và đam mê cờ đôi khi cũng khác nhau xa.

1vs1
30-03-2012, 04:37 PM
Có lẽ bạn caibang muốn nói đến những người lấy cờ làm nghiệp. Mà cũng chỉ đúng ở VN khi cờ về cơ bản chưa được quan tâm của xã hội.

hoanganhtoan
30-03-2012, 04:56 PM
Chả ai cấm người nghèo thì không được yêu cả, kể cả là yêu cờ tướng. Cờ tướng bản thân nó cũng không làm nghèo những người yêu nó. Có người yêu cờ, đam mê cờ, cao cờ trong khi xe đạp không có mà đi, nhưng không ai dám bảo các bác ở trong Sóc Trăng không yêu cờ cả, các bác ấy cũng giàu lắm chớ bộ./.

CXQ
30-03-2012, 09:53 PM
Cá nhân tôi cảm nhận môn cờ tướng hiện nay ngày càng được phổ cập rộng khắp. Kỳ đài có ở khắp nơi và lượng người chơi ngày càng nhiều. Song song đó, ngày càng có nhiều mạnh thường quân sau khi ổn định kinh tế đã quay trở lại đầu tư cho món ăn ưa thích - cờ tướng. Tôi tin mô hình này sẽ càng nhân rộng vì kinh tế VN ngày càng đi lên. Và tầng lớp lãnh đạo thì thường là biết chơi cờ tướng (biết chơi cờ tướng giỏi thì mới điều binh khiển tướng giỏi được).

mtuan2
30-03-2012, 11:01 PM
Chả ai cấm người nghèo thì không được yêu cả, kể cả là yêu cờ tướng. Cờ tướng bản thân nó cũng không làm nghèo những người yêu nó. Có người yêu cờ, đam mê cờ, cao cờ trong khi xe đạp không có mà đi, nhưng không ai dám bảo các bác ở trong Sóc Trăng không yêu cờ cả, các bác ấy cũng giàu lắm chớ bộ./.

Số người nghèo bao giờ cũng đông hơn số người giàu. Có 1000 người nghèo thích cờ tướng thì có 50 người giàu cũng thích cờ tướng không kém.

Không phải vì người giàu không chơi cờ tướng, mà vì số người giàu ít hơn, nên trong số đó số người chơi cờ tướng cũng ít hơn.

Bạn Lèo và bạn Tân ở Sóc Trăng nghèo đến nỗi lấy đánh cờ độ để kiếm tiền sống qua ngày, số tiền cược chỉ có 5 tỷ đồng một ván.

Link: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/12/quan-choi-co-tuong-5-ty-dong-moi-van-bi-bat

caibang_hp1
01-04-2012, 12:13 AM
Dù sao cũng mong sẽ có sự thay đổi trong tương lai . trước đây và bây giờ thì số người nghèo vì biết chơi cờ thì chiếm đa số . đó la theo sự hiểi biết của riêng tôi thôi . qua sách báo có Trần Quới . ở ngoài đời thi hiện nay có Hưng HD . qua quán cóc vỉa hè bằng những thông tin không chắc chắn thi co Lại Việt Trường , Vũ Quân ,,,, tự nhiên thấy buồn quá . anh em nào có câu chuyện gì lạc quan tí kể cho mọi người nghe nhé .

ThichThiChieu_YeuThiChoen
01-04-2012, 12:30 AM
Em thấy mấy bác đánh cờ mà nghèo nhiều khi hay tự kỷ ám thị và nhìn cuộc đời thiếu thực tế dã man

nonpro
01-04-2012, 11:32 PM
tôi thấy thế này: yêu thích thì ko sao, nhưng mụ mị thì gay lắm. mụ mị gì cũng gay, nhưng mụ mị cờ tướng thì ko chỉ mất thời gian, mà còn mất tập trung nữa.
lâu dần, sẽ thành người "hâm hâm", xa rời thực tế.
ai phản đối?
tôi cho vài tên ngay ((Hà Nội, Bắc Ninh...), nhưng phải xin phép họ đã chứ nhỉ?
tôi cũng bị vợ bỏ, bởi 5 nguyên nhân (ko có nguyên nhân liên quan Tiền, hay Tình), có 1 nguyên nhân là tôi hay chơi cờ tướng, có ảnh hưởng đến bản thân.

caibang_hp1
01-04-2012, 11:51 PM
tôi thấy thế này: yêu thích thì ko sao, nhưng mụ mị thì gay lắm. mụ mị gì cũng gay, nhưng mụ mị cờ tướng thì ko chỉ mất thời gian, mà còn mất tập trung nữa.
lâu dần, sẽ thành người "hâm hâm", xa rời thực tế.
ai phản đối?
tôi cho vài tên ngay ((Hà Nội, Bắc Ninh...), nhưng phải xin phép họ đã chứ nhỉ?
tôi cũng bị vợ bỏ, bởi 5 nguyên nhân (ko có nguyên nhân liên quan Tiền, hay Tình), có 1 nguyên nhân là tôi hay chơi cờ tướng, có ảnh hưởng đến bản thân.

nghe như Bác Đại fai không ? . vài lời của Bác nghe thấy buồn thêm thì phải . mong bác hãy cho ý kiến về hướng khác ? tích cực hơn cho anh em học hỏi nhỉ

phusa_n86
02-04-2012, 10:10 AM
Bỗng nhiên tôi thấy chạnh lòng về cuộc sống của những người yêu cờ và đam mê nó . vội vàng viết vài dòng gọi là than thở tí về nguyên nhân và cách khắc phục nó . bạn nào có câu chuyện gì liên quan đến chủ đề hãy chia sẻ ở đây cho mọi người hiểu thêm về cờ nhé . thật buồn khi nhìn rõ thực tế

"chạnh lòng về cuộc sống của những người yêu cờ và đam mê nó" - không hiểu bạn muốn nói gì?
chủ đề bạn nêu ra liên quan đến kinh tế hay thời gian để đam mê cờ: người có điều kiện kinh tế ổn định thì thiếu thời gian để đam mê, người kinh tế chưa dư dả thì cần thời gian để kiếm thêm thu nhập... tôi nghĩ bạn nên sửa chủ đề bài viết để mọi người không lầm lẫn khi trao đổi trên diễn đàn hoặc bạn viết rõ ý muốn trao đổi về vấn đề gì, cho ví dụ cụ thể, để ae rõ:
Có đam mê là giầu có trong tâm hồn rồi đấy!

mtuan2
02-04-2012, 10:43 AM
Mỗi ngày đánh 1-2 ván cờ giải trí sau giờ làm việc thì không sao, còn đánh cờ suốt ngày để kiếm tiền thì chỉ mất thời gian và sức khỏe.

Giống như game online, khi đánh cờ nó giúp bạn tạm thời thoát ly thực tại và thư giãn. Đánh nhiều quá thì bạn sẽ thành tự kỷ và không muốn trở về thực tế mà chỉ muốn quanh quẩn cả ngày với xe pháo mã.

Trừ phi bạn đánh cờ giỏi cỡ Nguyễn Thành Bảo, Hứa Ngân Xuyên để nhà nước đầu tư tài trợ, đại đa số dân chơi cờ đều không có nghề nghiệp ổn định và nghèo khó.

Với những người lấy cờ kiếm sống chơi cờ độ là lẽ sống của họ, chuyên nghiệp của họ. Họ không hẳn tất cả đều là người xấu, chẳng qua thời gian mà người khác đi học nghề này nghề kia, thì họ mê mải với những quân cờ, lúc chưa giỏi cũng có phen tốn tiền bạc vào trận cờ, giờ chẳng có cách kiếm sống khả thi, đành đi ngược lại con đường "nộp" lúc trước, tức là con đường "thu" bây giờ-mà vì không phải tất cả bọn họ đều giỏi, cho nên con đường "thu" này cũng chông gai lắm.

Là một sự bất công nếu ta rủ họ đánh cờ không có độ - cũng như tôi làm nghề vẽ, người dưng đến bảo vẽ hộ cái nhà, chắc tôi cười mỉm quay đi. (trích của Go_Player, ttvnol)

Mình thấy kiếm tiền từ cờ nhiều nhất là các chủ quán nước - bán trà đá và thuốc lá cho các bạn thích đánh cờ.

mau03dong
02-04-2012, 01:52 PM
cờ càng cao thì nhà càng thấp. chính xac luôn đáy ?

laototphilao
02-04-2012, 02:30 PM
Mấy cái Topic quăng bom sao các sếp không cho vào thùng rác? quá xúc phạm dân ham cờ thực sự

trung_cadan
02-04-2012, 03:14 PM
- Nếu cứ bỏ ăn bỏ ngủ bỏ làm mà chơi vào bất cứ môn gì , thì ai chả nghèo với khổ ( không nói trường hợp đặc biệt ).

- Nhưng nếu có kế hoạch chơi và làm việc phù hợp và điều độ , thì cờ mang lại cho chúng ta sự minh mẫn , cách nhìn rộng hơn về cuộc sống và cả tình bạn bè huynh đệ . Nói chung , mình nghèo mình khổ là do mình , do gì cờ mà các bác cứ đổ tại , nó mất hay đi , he he !!!

mau03dong
02-04-2012, 08:53 PM
Mấy cái Topic quăng bom sao các sếp không cho vào thùng rác? quá xúc phạm dân ham cờ thực sự

quăng bom thì khoa ních vĩnh viễn luôn đi ? tui xin cảm ơn. sư thât phụ phàng lắm kinh nghiem cuộc sống có sao nói vậy có cần chứng minh thưc tế ko ông ban nhỏ cả địa phương tui cả llichj sử cờ việt nam chúng ta ,tui chơi cờ hơn 40 năm .ông chả hiểu câu nói ấy mang tíng giáo duc thưc tế nhìn sâu xa rất tích cực làm chúng ta phải lo bổn phận trách nhiệm gia đình xã hội tui êch ngồi đay giéng chất nhìn nhận thực tế non cạn mấy bác bỏ qua cho.cảm ơn

Lavie
02-04-2012, 11:30 PM
Mọi người thường ái ngại cho dân chơi cờ chuyên nghiệp nhưng chẳng qua là ngộ nhận nhiều thứ về họ:

1) Biết chơi cờ là thông minh?

Mọi người rất hay nghĩ người biết chơi cờ là người thông minh hơn người. Sai. Chính xác ra là không đủ so sánh để nói họ thông minh hơn người.

Nhiều người biết chơi cờ và thường chơi cờ, nhưng phần lớn càng chơi càng chứng tỏ... đầu đất. Đặc biệt so với thời gian và công sức họ bỏ ra, kết quả đạt được quá tầm thường. So với học sinh phổ thông trung bình mỗi năm một lớp thì những người này chỉ tương đương 3 năm... một lớp.

Một số người khác chơi giỏi hơn, nhưng vẫn không đủ. Một học sinh mà chỉ thích và chỉ biết làm toán thôi thì đời cũng vứt. Để thành công, học sinh đó còn phải biết những thứ khác như văn sử địa (ít ra cũng phải đủ để tốt nghiệp) rồi hoá lý... để thi đậu đại học. Cứ nhìn số sách vở một cậu học sinh hoặc sinh viên phải có, phải tiêu hoá rồi so sánh với vài quyển kỳ phổ mỏng dính mà họ ngân trong vài năm đủ biết ai phải khó nhọc hơn ai, ai phải lao động nhiều hơn ai?

2) Chơi cờ là sáng tạo?

Mọi người cứ cho rằng chơi cờ là hoạt động sáng tạo. Có thể đúng với nhóm kỳ thủ hàng đầu, nhưng không hề đúng với đa số còn lại. Có một bài báo nghiên cứu chỉ ra rằng khi chơi cờ người ta chủ yếu là dùng trí nhớ.

Như vậy "nghề" cờ cũng chỉ giống nhiều nghề khác ở chỗ học thuộc bài rồi áp dụng bài mà thôi. Có điều "nghề" cờ thuộc vào loại học ít nhất (đấy là nói số đông) nên khi "hành" nghề cũng chẳng có nhiều bài mà áp dụng như nhiều nghề khác.

Tôi nói điều này để nhắc nhở các kỳ thủ khiêm tốn một chút sau khi thắng một vài ván cờ đừng nghĩ là mình vừa làm được điều gì to tát hay đứng đầu thiên hạ.


3) Nghiệp bạc?

Nhiều người cứ phàn nàn nghiệp chơi cờ bạc lắm, rồi nhà nước xã hội... không chịu đầu tư... Nhưng đa số biết trước sao còn lao vào? Lao vào sao còn than vãn?

Xã hội bây giờ là tự do và cạnh tranh, anh có thể giỏi, anh có thể tài nhưng anh không đủ tính táo, dứt được đam mê, chọn đường sai, chon nghề xã hội không ưu ái thì không thể trách xã hội được.

Nhiều ngành, nhiều nghề cũng còn dễ lỗi thời và phải chịu thăng trầm (như kinh tế, chứng khoán, tiếng Nga...) huống hồ nghề cờ.

saomai_08
03-04-2012, 12:06 AM
Xin phép copy bài viết của bác Lavie vào BLOG cờ tướng (http://ttvnol.com/co/) của tôi.
Cảm ơn bác!

RONGDA
03-04-2012, 12:36 AM
Cứ thoải mái, vui vẻ đi!

Học tập, giải trí và giao lưu nhằm nâng cao trình độ cờ thực tế.

caibang_hp1
03-04-2012, 09:35 PM
"chạnh lòng về cuộc sống của những người yêu cờ và đam mê nó" - không hiểu bạn muốn nói gì?
chủ đề bạn nêu ra liên quan đến kinh tế hay thời gian để đam mê cờ: người có điều kiện kinh tế ổn định thì thiếu thời gian để đam mê, người kinh tế chưa dư dả thì cần thời gian để kiếm thêm thu nhập... tôi nghĩ bạn nên sửa chủ đề bài viết để mọi người không lầm lẫn khi trao đổi trên diễn đàn hoặc bạn viết rõ ý muốn trao đổi về vấn đề gì, cho ví dụ cụ thể, để ae rõ:
Có đam mê là giầu có trong tâm hồn rồi đấy!

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở . do tôi không biết cách viết rõ ý tưởng của minh cho người đọc hiểu lên bạn nói vậy là đúng , xin đc đính chính lại ! qua sự hiểu biết của tôi , những người yêu cờ tướng đại đa số đều nghèo . tôi thấy buồn về điều đó , mượn diễn đàn này thứ nhât . bày tỏ nỗi lòng mình . thứ 2 , cùng mọi người mổ xẻ về lý do dẫn đến sự nghèo khó đó .( như vài bạn ở đây đã nói rất chính xác) mong bạn tiếp tục cho ý kiến ? cảm ơn bạn !

larra
03-04-2012, 11:24 PM
Mọi người thường ái ngại cho dân chơi cờ chuyên nghiệp nhưng chẳng qua là ngộ nhận nhiều thứ về họ:

1) Biết chơi cờ là thông minh?

Mọi người rất hay nghĩ người biết chơi cờ là người thông minh hơn người. Sai. Chính xác ra là không đủ so sánh để nói họ thông minh hơn người.


Quá đúng. Chơi cờ phần lớn là nhớ + khả năng tính các biến. Tầm quan trọng của trí nhớ trong cuộc sống đã hầu như bị loại bỏ từ khi có máy tính + các loại bộ nhớ ngoài nhỏ gọn như mobile phone, laptop, usb, google, wiki. Còn khả năng tính các biến chỉ là một phần của khả năng phân tích, khả năng này chỉ là một phần nhỏ của IQ.

Và đến lượt IQ ở thời buổi chuyên môn hóa này cũng không còn quan trọng nữa, thay vào đó là các khả năng xã hội và làm việc theo nhóm, cái này thuộc về EQ. Tôi đã từng học trường chuyên lớp chọn các môn tự nhiên, các bạn cùng lớp đều có IQ tương đối cao. Hiện tại công việc, gia đình đã vào giai đoạn ổn định, thử so sánh thì thấy các bạn cũ đó không hề hơn những bạn IQ thấp mà tôi biết.

nonpro
04-04-2012, 12:59 AM
trả lời Caibang hp1: sorry, mình ko phải tên là Đại. nhưng tôi được cái chơi cờ gì cũng trung bình khá, cờ tướng, cờ vua, cờ Shogi Nhật... có Shogi Nhật thì có lẽ vô địch quốc gia, vì ko còn ai biết chơi thì phải!
bạn Lavie: bạn Lavie nhận xét đúng. nhiều người chơi cờ khá, nhầm tưởng là chơi cờ là người thông minh, thận chí suy diễn tiếp: chơi cờ dốt là người ko thông minh.
tôi có lúc đã suy nghĩ: chơi cờ luyện trí tu duy không gian, làm toán hình học sẽ giỏi!
tôi có lúc đã nghĩ: cờ thật là phức tạp, biến hóa. rồi cách đây 10 năm mới nhận ra chua chát: đời thường còn biến hóa hơn nhiều lần!

ý kiến nữa: nhiều người chơi cờ cho rằng chơi cờ để luyện trí thông minh, và cho rằng thông minh là quan trọng. ý họ ở đây là IQ cao là quan trọng.
cách đây 1 năm, tôi mới sốc nhận ra rằng: trong cuộc sống, còn có 1 chỉ số quan trọng hơn IQ.
đấy là EQ!
ai mà đọc đến đây mà ko phải tra google xem EQ là gì, ấy là đã khá đấy! nên ăn mừng cho bản thân mình.
ai ko biết, phải tra google: ấy là may, vì ko biết muộn hơn.

tôi dám mạo muội: đa số người chơi cờ (ham mê), đều có EQ kém.ai phản đối ngay tắc lự?
ấy chính là EQ kém đấy! :-)

trung_cadan
04-04-2012, 01:07 AM
Nhân tiện về mấy cái chỉ số , em post luôn tí ti cho các bác đọc cho vui :D :

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lý trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.

Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

SQ - Thông minh xã hội

Rộng hơn nữa, khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ). Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể... Đa số câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính đối cực do Hans Eysenek đưa ra trên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.

CQ - "cái vỗ nhẹ" vào vùng não phải

Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên. Tuy nhiên cách phát triển ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt. Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện. Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh. Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là Trí thông minh sáng tạo (Creative Intelligence và tương ứng CQ). Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại.

Nhà tâm lý học người Anh Harry Adler lần đầu tiên đưa ra khái niệm này. Ông nghiên cứu vùng khu trú của những suy nghĩ sáng tạo và định nghĩa một cách đơn giản: "Khả năng sáng tạo là cái loé sáng vỗ nhẹ vào vùng não phải để làm bật ra những ý tưởng". Nói như vậy có nghĩa là tuy phần nào mang tính bẩm sinh, nhưng khả năng sáng tạo vốn có trong tư duy mỗi người và hoàn toàn có thể "rèn luyện" được. Adler đã chỉ ra rằng có thể nâng cao hiệu quả của não bộ bằng cách tập suy nghĩ, tìm ra những cái phi thường, cái "loé sáng" trong cái bình thường và đề xuất rất nhiều cách để tạo ra "cái vỗ nhẹ" đó. Cũng chính vì thế, mục tiêu giáo dục ở các nước tiên tiến là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo. Gần đây, người ta đã xây dựng cả một ngành khoa học mang tên 'Tư duy sáng tạo" nhằm mục đích này.

PC - Say mê quyền lực

Là bất cứ việc gì cũng chỉ thành công nếu toàn tâm toàn ý dành cho nó. Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số say mê (Passion Quotient, viết tắt PQ) và cùng với nó là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ). Sự say mê trước hết do định hướng đúng vào công việc được lựa chọn, phù hợp với năng lực và sở trường của mình, vào trí thông minh của mình theo như phân loại. GS. Arindam Chaudhari - nhà quản lý nổi tiếng Ấn Độ - cho rằng những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Ông chỉ ra những phẩm chất của họ là: yêu thích công việc mình làm, họ luôn tận tụy, hoàn thành có chất lượng bất cứ việc gì có liên quan, thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí, họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc cả trong khi nghỉ ngơi nên tìm ra những giải pháp độc đáo, sáng tạo. Họ luôn luôn nghĩ đến việc gì sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian. Những phẩm chất đó khiến họ thành công trong nghề nghiệp của mình.

Nếu ca ngợi một nhà bác học say mê nghiên cứu, một doanh nhân say mê làm giàu thì cũng không thể phê phán một nhà chính trị say mê quyền lực, điều người ta thường nhìn theo khía cạnh tiêu cực vì quyền lợi mà quyền lực mang lại. Trước đây, trong việc đề bạt cán bộ lãnh đạo của Liên Xô, đã đưa tính chất "ham địa vị" như một tiêu chuẩn chọn lựa, xét về mặt tích cực.

Nhiều người còn đánh giá phẩm chất cá nhân theo Chỉ số đạo đức (Moral Quotient, MQ). Vấn đề này không cần bàn nhiều vì đã được thừa nhận chung. Bao giờ cụm từ "có đức có tài" cũng đi liền với nhau.

BachHo
04-04-2012, 12:31 PM
Bài sưu tầm của anh Trung rất hay , những thứ đó thực sự ko dễ có thể đạt tới trong 1 thời gian ngắn dù nó chỉ được viết chưa đầy 1 ... trang giấy .

caibang_hp1
25-07-2012, 09:02 PM
hay thật . mong rằng tất cả những người chơi cò VN đều đọc qua bài viết của Trung !!!

Kill'em all
25-07-2012, 11:11 PM
Thường là nguời nghèo là đúng rồi, chơi cờ nhiều bị đắm đuối mê muội, những người cao cờ thường vướng vào khi còn trẻ ko dứt ra được, suốt ngày chơi cờ thì khó tập trung làm tốt các việc khác lắm các bác ạ.