PDA

View Full Version : Danh thủ Lê Uy Vệ



chuttha
11-10-2009, 02:22 PM
Nhân lúc rảnh rỗi em có lang thang trên mạng và tìm được một bài viết khá hay viết về danh thủ Lê Uy Vệ hôm nay em xin man phép pót lên cho mọi người cùng đọc.
Danh Kỳ Tuổi 80 !!

Năm nay cụ Lê Uy Vệ đã bước sang tuổi 85, đó là một con người trong hơn 60 năm qua, làng cờ Việt Nam không ai là không biết tới. Cụ là nhân chứng, là pho lịch sử sống, và là con người dấn thân làm tất cả những gì có thể cho làng cờ Việt Nam.

Lê Uy Vệ say mê cờ từ khi nhỏ. Nhà nghèo, cha mẹ mất sớm (cha mất năm ông 7 tuổi, mẹ mất khi ông 13). Không sắm nổi một bàn cờ mà chơi, cậu bé thường lấy gạch non vẽ bản cờ lên sân, cắt giấy bìa, chấm bút mực tím, nắn nót vẽ chứ làm quân. Thỉnh thoảng có người cho bộ tam cúc cũ, cắt ra, thế là cậu có được bộ cờ đẹp mỹ mãn. Từ bé, trí lực của cậu đả tỏ ra hơn người: học lớp 3 mà giải toán lớp 5 vanh vách. Thầy quý, bạn bè phục lắm, nhất là khoa tính nhẩm thì không ai sánh bằng.

Làm quen với cờ từ lúc 10 tuổi, đến năm 15 sức cờ của cậu đã mạnh hẳn, cách chơi chững chạc, bài bản. Cậu cứ tìm kẻ lớn hơn mình, giỏi hơn mình để đánh. Tính tình điềm đạm, khiêm nhường nên ai cũng thương mà bày cho. Những năm 30 ấy, sách cờ hiếm lắm, chỉ truyển nhau chép tay mà học. Cậu Vệ chẳng biết cách nào mà cũng có được mấy quyển "Quất Trung Bí", "Bách Cục Tượng Kỳ", "Mai Hoa" quý như vàng, ngày nào cũng giở ra xem, xếp quân, ngồi hàng giờ nghiển ngẫm. Tìm thấy cái thú, cái say, cái đắc ý của cổ nhân trong những ván cờ bí truyền. Từ nhỏ cậu đã có được cái tư cách đàng hoàng, nề nếp của người cha là giáo học truyền lại. Làng cờ lắm tay anh chị, ăn chơi, cũng muốn kéo cậu về làm đệ tử của mình. Tuy ham cờ nhưng Vệ luôn tìm cách tránh mặt, dù họ có giỏi tới mấy, giàu tới mấy.

Mẹ ông buôn tần bán tảo, gắng nuôi dạy các con ăn học tới nơi tới chốn như ước nguyện của cha. Sau khi bà mất, anh chị đùm bọc lấy nhau. Nhưng rồi không ở để các anh chị em của mình quá vất vả lo miếng cơm manh áo nuôi mình ăn học, ông đành ngậm nguồi chia tay với mái trường, nơi thiên tư đang bộc phát, năm đó ông 18 tuổi. Ông đánh máy chữ thuê, làm thợ ở xưởng khuy bấm Gia Lâm. Nhưng làm gì thì làm, ông không bỏ cờ. Nhà ông hồi đó ở đầu phố Bạch Mai, sát ngay chùa Vua, ông thường tới xem các cao thủ tỉ thí, chép lại những ván cờ của họ về nhà học hỏi. Những năm 30, phong trào cờ tướng miền Bắc phát triển bồng bột. Năm 1936, giải vô địch Bắc Kỳ đầu tiên được tổ chức, kỳ thủ các vùng có dịp hội ngộ, phát tiết tài năng. Các hội cờ ở đất kinh kỳ Thăng Long mau chóng ra đời: năm 1936 có hội cờ Thuyền Quang mà Lê Uy Vệ là một trong những người sáng lập, năm 1937, 1938 có thểm các hội Kỳ Tiên, Kỳ Bàn.

Với sức cờ khá điêu luyện, ông tự tin ghi danh vào giải năm 1939. Giải được tổ chức ở chùa Thái Cam (phố Hàng Cót). Qua sơ tuyển còn lại 32 kỳ thủ vào chia cặp đánh loại trực tiếp. Ông vượt qua cả 4 vòng đấu quyết liệt để vào trận chung kết với đại cao thủ Nguyễn Thi Hùng. Trận thư hùng khá gay go nhưng cuối cùng Lệ Uy Vệ đã hạ đối thủ, nhận chiếp cúp vô địch Bắc Kỳ. Năm đó ông 22 tuổi.

Những năm sau, các danh kỳ đất Bắc đua nhau quyết hạ bệ ông, nhưng Lê Uy Vệ vững như bàn thạch, thi đấu cực kỳ xuất sắc, giữ chức vô địch 4 năm liền. Cả làng cờ Bắc Hà không thiếu gì những bậc anh kiệt, từ sửng sốt chuyển sang khâm phục bậc tài danh trẻ tuổi và liệt ông vào một trong tứ hùng lừng danh của đất Bắc thời bấy giờ: Chu Văn Bột, Lê Uy Vệ, Nguyễn Thi Hùng, Đặng Đình Yến. Cho tới nay đoạt quán quân 4 lần liên tục đã có mấy người.

Sau đó là một thời kỳ dài chìm lắng của môn cờ. Năm 1965, hội cờ tướng Việt Nam ra đời, với uy tín của mình, ông tham gia hội và làm việc từ đó cho tới nay. Ông có mặt hầu hết trong các giải cờ tướng của các hội làng, lễ tết, các giải lớn khác. Khi thì trong ban tổ chức, khi làm tổng trọng tài. Khi hội cờ trở thành liên đoàn, ông tham gia cả cờ vua. Từ đây mái tóc bạc phơ lại thường xuyên cúi xuống bên các mái đầu xanh. Tre trúc dày dạn sương khói lại hết lòng che chở, chăm sóc cho các lứa măng non. Không biết bao lần ông phải nhẫn nhịn vì phong trào mà chầu chực hết buổi này tới buổi khác ở các cơ quan để xin cho được các khoảng kinh phí ít ỏi tổ chức các giải đấu hay lo giấy tờ cho các cháu thi đấu ở nước ngoài. Ông không những thuộc lòng tên tuổi và thành tích của từng cháu ở giải. Ông vào Nam, ra Bắc làm giảng viên những lớp dạy cờ đầu tiên. Cùng ông có Nguyễn Tấn Thọ, Ngô Linh Ngọc biên soạn các loại sách cờ, từ cờ tướng tới cờ vua để phổ cập rộng rãi. Ông còn đem các sách ấy tặng hay phát không cho các câu lạc bộ, các hội cờ…

Những năm trước đây, tổ chức được giải đấu không phải dễ. Đồng hồ cờ rất hiếm. Có những giải ông đạp xe đi mượn từng chiếc. Sáng lên Bưởi, chiểu đi trong nội thành, tối đạp xuống Thanh Xuân Bắc, đến nhà cuối cùng người ta đã đi cả, phải xin lỗi. Nhưng thấy ông không ai nở chối từ. Đêm về còn ngồi tỉ mẫn thử từng cái, có cái trục trặc, lại dậy thật sớm đem đi sửa ở thợ quen cho kịp giờ khai mạc. Xong giải, thu về, thử lại, đem đến trả đủ cho từng nhà.

Ba mươi hai năm làm việc ở liên đoàn, ông không hề nhận được một đồng lương. Những lúc liên đoàn kẹt tiền, ông lại lấy tiền dành dụm ứng ra. Giải vô địch cờ vua toàn quốc đầu tiên tổ chức năm 1980, tiền không có, phải vay toàn bộ tiền của ông. Hai năm sau mới trả lại. Ngày ấy lạm phát vùn vụt, số tiền thu về chỉ còn khoảng 20-30% số cho vay. Ông không mảy may kêu ca thiệt thòi. Không bao giờ ông nhận công tác phí kể cả khi đi nước ngoài. Có những chuyến ra người ngoài, đáng lẽ ông đi, nhưng thấy người khác cần đi, ông người cho họ, không những thế lại còn lo tiền nong để họ đi cho kịp. Những khoảng tự nguyện chi ra như thế cộng lại đến giờ người ta nợ ông không ít. Kẻ nhớ, người quên ông chẵng bận tâm nhiều. Ông sống lấy cái tình làm gốc, chả giận chả trách ai bao giờ.

Ai mà biết được rằng nếu không có sự hết lòng và sự kiên trì tới mức phi thường của ông thì không thể tổ chức nổi giải cờ tướng toàn quốc đầu tiên vào cuối năm 1992 tại thành phố Đà Nẵng. Cũng chính tại giải đầu tiên này, sự khéo léo, bình tĩnh và uy tín của ông đã khiến cho giải vượt qua những thời điểm song gió để để đạt được những thành công tốt đẹp, mở đường cho ngay mùa xuân năm sau, các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam được thẳng tiến tới giải Vô địch thế giới tại Bắc Kinh và tạo nên tiếng vang lớn tại lần xuất ngoại đầu tiên này. Từ cái năm lịch sử ấy, cờ tướng Việt Nam đã giành được uy tín lớn lao trên đấu trường thế giới và nhờ vậy, một đội ngũ kỳ thủ tài năng đại diện xứng đáng của cờ tướng quốc gia đã hình thành và phát triển không ngừng.

Ông là người hóa giải được những mối bất hòa, cảm hóa được lòng người, ông lắng nghe, thông cảm và tìm hết cách giải quyết. Ông tin và yêu mỗi con người. Ông chú ý chăm sóc đến những người chung quanh ông một cách ân cần, âu yếm, chu đáo tới mức lạ lùng. Các cháu lên xe ra sân bay ông dúi cho mỗi đứa một lọ dầu, một củ gừng để phòng ho và cảm lạnh khi sang xứ người xa xôi đang mùa băng giá. Ra đón các cháu về bao giờ ông cũng đi sớm hơn 15 phút để lỡ máy bay về sớm, các cháu bơ vơ không ai ra đón. Không một đồng sự nào ốm đau mà ông không đi thăm, đem theo một chút quà mà người đó vẩn thích. Đi dự giải cờ thấy có quân cờ, bàn cờ đẹp là ông mua về tặng cho những bạn cờ của mình. Với những người trong cùng hội cờ Thuyền Quang, dù đã 70 tuổi, nhưng năm nào cũng có tổ chức gặp mặt. Bây giờ chỉ còn lại có vài ba người nhưng năm nào, đúng sách mồng một Tết ông cũng ở nhà các cụ bạn. Ông làm từ việc lớn tới việc nhỏ thường xuyên như một thói quen. Những cử chí như thế không bao giờ kể hết, nhiều khi trong thời buổi này, không ít người thấy thế làm sửng sốt, ngạc nhiên.

Ngày ngày như thường lệ, buổi sáng tới Liên Đoàn, chiều đạp xe tối bè bạn, đồng sự bàn công chuyện, thăm chơi, tối về đọc sách viết lách (không cần kính) tối 11 giờ đêm. Giấc ngủ đến thanh thản, nhẹ nhàng. Tám mươi lăm tuổi, nước da đỏ au, không hề có chút tật bệnh. Ông không theo lớp tập luyện nào vì theo ông “không có thì giờ”. Ở ăn thanh đạm. Cả năm không uống rượu nhưng lúc vui có thể uống thoải mái. Có lần các kỳ hữu Trung Quốc mời ông uống rượu đánh cờ, vừa cùng đàm đạo vừa nâng chén tiêu dao. Bạn cố chuốc cho ông say, ông vừa phiếm đàm về thế cờ, vừa đẫy quân, vừa cụng tửu bôi, thưởng thức hết rượu ngon từ chén này đến chén khác. Phía bạn chịu hết nổi lăn ra cả, ông vẫn cười nói tỉnh táo như thường, thảy đều lắc đầu lè lưỡi kính nể.

Công tác tại Liên Đoàn cờ, có những công việc không còn ai làm được nữa thì đến lượt ông. Nhẫn nại và kiên trì, tận tâm và nhân hậu, ông dần dà từng bước chinh phục những người chung quanh mình, khiến họ hăng hái cùng ông tháo gỡ dần những khó khăn, duy trì công việc và phong trào mà với Tạp Chí Người Chơi Cờ của Liên Đoàn là một điển hình.

Mấy năm gẩn đây ông lại là người dốc lòng đưa môn cờ Vây tới các bạn trẻ Việt Nam. Ông tiếp các bạn Nhật Bản, đề nghị họ giúp đỡ về tài liệu, sách vở. Không một giải cờ vây nào ở Hà Nội vắng mặt ông. Có người hỏi ông sao phải vất vả thế, ông cười hiền hậu: “Mình già rồi, nhưng bạn thấy mình còn hăng hái lo cho con cháu, ắt giúp đỡ mình nhiều hơn. Các cháu chơi cờ càng giỏi càng hay thì có làm bao nhiêu cũng không mệt.”

Hàng năm, nhưng chuyến bay, tàu hỏa, ô tô và cả xe máy đưa ông đi khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc, các tình vùng núi cao, hẻo lánh mới xây dưng phong trào, có tháng tổng cộng các loại phương tiện, ông đi không ít hơn 4000 cây số. Nhìn thấy hình ảnh ông, biết những công việc ông đang làm, tự nhiên không ai mà không gắng sức.

Nhân dịp ông tròn 80 tuổi (ông sinh ngày 17 tháng 3 năm 1917 tại thôn Từ Dương, xã Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Đông), người viết bài này tìm đến một người bạn của ông, từng làm việc ở hội cờ cùng ông trên dưới 30 năm, tóc cũng đã bạc trắng. Khi được hỏi về Lê Uy Vệ, ông già đó im lặng một hồi như nhớ lại những gì đã trải qua với người bạn tri kỷ của mình, mắt nhìn xa xăm như chìm vào ký ức, đầu gật gù nhè nhẹ như tâm đắc điều gì, rồi thốt ra một câu duy nhất:

<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Ông ấy là người tốt, tốt vô cùng!

Võ Tấn

chuttha
13-10-2009, 02:43 PM
Hôm trước em có giới thiệu về danh thủ Lê Uy Vệ, hôm nay em xin giới thiệu 1 ván đấu suất sắc của danh thủ này.
Đây là ván đấu kết thúc chớp nhoáng của danh thủ Lê Uy Vệ tiên thắng kỳ thủ Phan Quang Hiệp tại hội đền Hùng (Phú Thọ) năm 1937
Thế trận đại liệt thủ pháo
1)p2-5 p2-5
2)m2.3 m8.9
3)x1-2 x9-8
4)m8.9 m2.3
5)x9-8 x1-2
6)b9.1 b9.1
7)x2.4 x2.4
8)m9.8 x2-6
9)x2-6 b3.1
10)m8.7 p8-7
11)p8.7 x8.8
12)p8-9 p7.4
13)x8.9 p7.3
14)s4.5 m3/2
15)p5.4 s4.5
16)x6.5 t5-4
17)m7.8 t4-5
18)m8/6 t5-4
19)p5-6 1-0
Do nắm vững thế trận pháo đầu phá nghịch pháo nên danh thủ Lê Uy Vệ mới dám phế 2 xe dồn đối thủ vào sat thế.
Bác nào pót dc bàn cờ thì giúp em cái cho mọi người cùng xem. Em thank trước nhé !!!!

Congaco_H1R5
13-10-2009, 02:54 PM
1. C2.5 C2.5 2. H2+3 H8+9
3. R1.2 R9.8 4. H8+9 H2+3
5. R9.8 R1.2 6. P9+1 P9+1
7. R2+4 R2+4 8. H9+8 R2.6
9. R2.6 P3+1 10. H8+7 C8.7
11. C8+7 R8+8 12. C8.9 C7+4
13. R8+9 C7+3 14. A4+5 H3-2
15. C5+4 A4+5 16. R6+5 K5.4
17. H7+8 K4.5 18. H8-6 K5.4
19. C5.6

Ván cờ này tôi đã từng xem trong quyển Cờ Tướng những vấn đề cơ bản .
Tài liệu đã thất lạc nên muốn tìm lại ván này , nhưng nhớ nhầm là của ông Nguyễn Tấn Thọ. Xem từ năm9 , đến nay 20 năm còn gì , nhơ man mán là phế 2 xe họi cục trong trận Nghịch Pháo Đại Liệt

trannhien
13-10-2009, 04:29 PM
ván cờ: Lê Uy Vệ tiên thắng Đặng Đình Yến

1. C2.5 C2.5 2. H2+3 H8+9
3. H8+9 P1+1 4. P9+1 P1+1
5. H9+8 H2+3 6. R1.2 R9.8
7. R2+4 C8.7 8. R2.6 P3+1
9. H8+6 R8+4 10. H6+7 C7.3
11. R9+4 R1.2 12. C8.6 A6+5
13. C6+7 A5-4 14. C5+4 A4+5
15. R6+4 R8-3 16. A6+5 R2+3
17. R6.7 C3+4 18. R7-3 R2.5
19. R7+4 A5-4 20. R9.6 K5.6
21. R6+5 C5-2 22. R7-6 R5-2
23. R7.6 H9-7 24. P3+1 H7+5
25. E3+5 R8+6 26. P5+1 R5.6
27. R+-2 R6+3 28. P5+1 C5+4
29. H3+5 R6+2 30. R-.8 R8-1
31. R8+6 K6+1 32. R6+1 K6+1
33. R8.3

binhda
13-10-2009, 09:45 PM
những nước cờ quá hay để lại hậu thế học tập

kythu_vodanh
22-10-2009, 10:45 AM
Bài viết sai thông tin rồi , cụ lê uy vệ năm ngoái đã 90 cái xuân xanh rồi đó , liên đoàn cờ còn đến chúc thọ cụ . Hề hề , lần sau đăng bài cẩ thận nhé bạn

Congaco_H1R5
22-10-2009, 10:51 AM
Bài viết sai thông tin rồi , cụ lê uy vệ năm ngoái đã 90 cái xuân xanh rồi đó , liên đoàn cờ còn đến chúc thọ cụ . Hề hề , lần sau đăng bài cẩ thận nhé bạn

Với sức cờ khá điêu luyện, ông tự tin ghi danh vào giải năm 1939. Giải được tổ chức ở chùa Thái Cam (phố Hàng Cót). Qua sơ tuyển còn lại 32 kỳ thủ vào chia cặp đánh loại trực tiếp. Ông vượt qua cả 4 vòng đấu quyết liệt để vào trận chung kết với đại cao thủ Nguyễn Thi Hùng. Trận thư hùng khá gay go nhưng cuối cùng Lệ Uy Vệ đã hạ đối thủ, nhận chiếp cúp vô địch Bắc Kỳ. Năm đó ông 22 tuổi.
Từ chỗ này suy ra Cụ Lê Uy Vệ sinh năm 1917 , tức là năm nay 92 tuổi
Như vậy bài này đã viết cách đây trên 10 năm , và đây cũng là bài bạn chuttha sưu tầm của 1 bài viết nào đó post lên cho anh em đọc thôi , không nên xet nét làm gì .
Chưng nào đây là bài viết ở thời điểm hiện tại thì đó mới là vấn đề gây tranh cãi ....
@chuttha : khi sưu tầm nếu có thể bạn chỉ nguồn và thờigian về bài đó cho mọi người khỏi thắc mắc .Thanks

kythu_vodanh
22-10-2009, 11:02 AM
Ok.nói có sách mách có chứng. Phải thế mới là danh thủ cờ được . Khà khà

chuttha
22-10-2009, 02:14 PM
Chưng nào đây là bài viết ở thời điểm hiện tại thì đó mới là vấn đề gây tranh cãi ....
@chuttha : khi sưu tầm nếu có thể bạn chỉ nguồn và thờigian về bài đó cho mọi người khỏi thắc mắc .Thanks

Thank bác rất nhìu. Em cũng quên mất không nghĩ đến việc này, lần sau em xin rút kinh nghiệm.

chuttha
22-10-2009, 02:30 PM
Bài viết sai thông tin rồi , cụ lê uy vệ năm ngoái đã 90 cái xuân xanh rồi đó , liên đoàn cờ còn đến chúc thọ cụ . Hề hề , lần sau đăng bài cẩ thận nhé bạn


Nhân dịp ông tròn 80 tuổi (ông sinh ngày 17 tháng 3 năm 1917 tại thôn Từ Dương, xã Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Đông), người viết bài này tìm đến một người bạn của ông, từng làm việc ở hội cờ cùng ông trên dưới 30 năm, tóc cũng đã bạc trắng. Khi được hỏi về Lê Uy Vệ, ông già đó im lặng một hồi như nhớ lại những gì đã trải qua với người bạn tri kỷ của mình, mắt nhìn xa xăm như chìm vào ký ức, đầu gật gù nhè nhẹ như tâm đắc điều gì, rồi thốt ra một câu duy nhất

Ngoài dẫn chứng của bác Gago ra thì em cũng dẫn chứng thêm mà nó có lẽ mang tính thuyết phục hơn. Điều này chứng tỏ bác đọc không đến nơi đến chốn mà đã vội nhân xét. Em hi vọng bác sẽ rút kinh nghiệm lần sau.
Chú ý: Em chưa hề chỉnh lại nội dung bài viết trước nha

hatito
23-10-2009, 11:04 AM
Bài viết bạn MÔLIPHE hơi nhiều. Ở tuổi của cụ Vệ đi học thì làm gì có lớp 3 với lớp 5. Những người sinh năm 196x về trước đến năm 1945 tốt nghiệp phổ thông là lớp 10
197x lớp 12
Những người đầu tiên học lớp 9 là sinh năm 1977 thì phải
Cụ Vệ nhà nghèo thế thời gian đó khả năng không có tiền đi học đâu bạn. Theo như lời bạn kể thì Cụ phải học lớp bình dân học vụ sau năm 1945 hoặc có thể cụ học ở một thầy nào đó trong phong trào viết chữ Quốc ngữ (Chữ quốc ngữ mới có vào cuối thế kỷ 19 vào đầu thế kỷ 20 mới được phổ biến.

chuttha
23-10-2009, 02:00 PM
Bài viết bạn MÔLIPHE hơi nhiều. Ở tuổi của cụ Vệ đi học thì làm gì có lớp 3 với lớp 5. Những người sinh năm 196x về trước đến năm 1945 tốt nghiệp phổ thông là lớp 10
197x lớp 12
Những người đầu tiên học lớp 9 là sinh năm 1977 thì phải
Cụ Vệ nhà nghèo thế thời gian đó khả năng không có tiền đi học đâu bạn. Theo như lời bạn kể thì Cụ phải học lớp bình dân học vụ sau năm 1945 hoặc có thể cụ học ở một thầy nào đó trong phong trào viết chữ Quốc ngữ (Chữ quốc ngữ mới có vào cuối thế kỷ 19 vào đầu thế kỷ 20 mới được phổ biến.

Em đã bảo đây ko phải do em viết mà em chỉ sưu tầm dc của tác giả khác mà thôi nên sự thật đúng sai ra sao bác nào biết rõ xin bổ sung thêm. Em có ghi rõ tác giả là Võ Tấn ở dưới còn gì. :-??

themgaidep
23-10-2009, 02:15 PM
Bài viết sưu tầm để anh em tham khảo, Chuttha làm được điều rất đáng quý mà khối thành viên khác không làm được! Mong Bác Chuttha tiếp tục sưu tầm nhưng bài viết hay như vậy.

culu2795
14-02-2010, 12:28 PM
Cụ Vệ chính là người khai sinh ra cờ tướng Việt Nam. Chính cụ là người chạy ra Nam ngoài Băcs để gây dựng phong trào cờ,là người của bộ Nội vụ thành lập hội Cờ Tướng Việt Nam(tiền thân của Liên đoàn Cờ Việt Nam) Công lao của cụ đối với cờ tướng nước nhà k sao kể xiết.Nói về cụ k thể một vài dòng mà kể được.Xin thế hệ cờ tướng mai sau mãi mãi nhớ ơn của cụ

a01
20-06-2011, 02:14 AM
hay !!!!! giờ mới mới độc tháng 6 năm 2011 hihi tin cũ quá rồi.

có ai biết về các van cờ của chu văn bột gủi lên cho anh em xem hay lắm. ngày nhỏ tôi có quyển cờ hình như la các ván đấu của giải năm 1930 thấy chu văn bột có 3 ván đánh thắng trong 7 nước lâu rồi ko nhớ nưa tìm mãi ko ra (cờ thực chiến mà 7 nước hết...quá ác)