PDA

View Full Version : Những kẻ liều mạng



6789
01-07-2012, 12:51 AM
Khi Nik Walleda đặt một chân vào đầu bên kia sợi dây, thuộc phần đất Canada thì dường như anh cũng đã đặt một chân vào lịch sử với hào quang 200 năm tỏa sáng của dòng họ. Người ta gọi dòng họ này là một dòng họ liều mạng, bởi họ sinh ra và nổi tiếng chỉ với một nghề duy nhất: đi dây.

Giới hạn cuối cùng

Thác Niagara, thác nước vĩ đại chia cắt biên giới Mỹ và Canada. Người ta gọi đây là thác mạnh nhất Bắc Mỹ bởi mỗi phút có hơn 168.000 mét khối nước đổ xuống. Trước Nik đã từng có 14 người đệ đơn xin làm kẻ liều mạng, họ muốn biểu diễn đi dây từ đầu bên này nước Mỹ cho đến điểm đến là Canada. Nhưng tất cả đều bị từ chối, người ta không muốn mạo hiểm thêm chút nào. Thác Niagara đã đủ thành huyền thoại mà không cần quảng bá thêm và cái thác này cũng từng nuốt chửng khá nhiều mạng sống vì bất cẩn. Nhưng Nik, người thứ 15, đã trở thành một ngoại lệ, bởi anh là hậu duệ của dòng họ Wallenda, dòng họ biểu diễn đi dây huyền thoại của nước Mỹ.

Niagara trở thành điểm chinh phục của nhiều tay liều mạng là bởi nơi đây đã từng chứng kiến nhiều huyền thoại ra đời. Tháng 10/1829, Sam Patch, một dân phượt đúng nghĩa, bày ra trò nhảy thác Niagara và sống sót, điều này đã mở ra truyền thống vượt thác. Ngày 24/10/1901, cô giáo 63 tuổi ở bang Michigan tên là Annie Edson Taylor là người đầu tiên vượt thác trong một cái thùng. Bà cũng sống sót, tuy bị xây xước một chút nhưng hầu như bình yên vô sự. Sau bà Taylor, 14 người khác cũng đã vượt thác, một vài người không hề hấn gì nhưng đa số bị thương nặng. Những người sống sót sau những trò phô trương này đều bị buộc tội và bị phạt bởi vì luật cấm nhảy thác đã được đưa ra ở cả hai nước Mỹ và Canada ngay sau khi trò mạo hiểm này ra đời. Niagara cũng ghi nhận một huyền thoại khác xảy ra vào ngày 9/7/1960 khi một cậu bé 7 tuổi người Mỹ tên là Roger Woodward đã sống sót khi rơi từ trên đỉnh thác Horseshoe Fall xuống mà chỉ được bảo vệ bởi một chiếc áo phao. Sự sống sót khó tin của cậu đã được đưa tin khắp thế giới.


http://media.thethaovanhoa.vn/2012/06/27/14/55/1.jpg

Nik và màn vượt thác Niagara đã trở thành huyền thoại

Nhưng chưa ai đi dây qua miệng thác như Nik. Trong hồ sơ gửi xin ban quản lý, Nik trình bày rằng anh sẽ đi trên một sợi dây cáp có đường kính chừng 5cm, dài 550 mét, trên một độ cao 60 mét. Với sức gió 90 km/h và độ hút ở Niagara, đó giống như một kế hoạch đi vào cõi chết. Người ta cho rằng, đây sẽ là giới hạn cuối cùng của một tay thích chinh phục như Nik. Và người ta đã nghiên cứu rất kỹ bản đề nghị này bởi nó có sự đảm bảo từ các nhà tài trợ và cả kênh truyền hình ABC rằng Nik sẽ không sao. Cuối cùng ngày giờ đã được quyết định, 16/6/2012 và được truyền hình trực tiếp trên ABC.

4.000 người chen chân nhau mua vé để mong được chứng kiến một huyền thoại ra đời. Kênh ABC đã chi khoảng 1,3 triệu USD để xây dựng và lắp đặt dây cáp, xin cấp giấy phép biểu diễn và thuê lực lượng an ninh bảo vệ. Guinness cũng cử người xuống để ghi nhận. Và đúng giờ Nik xuất hiện. Người ta thấy anh tươi cười bắt tay và trả lời báo chí, sau đó anh đi vào một góc nhỏ để cầu nguyện. Kế hoạch dự trù đi từ đầu này sang đầu kia hết 45 phút. Như có Thượng đế phù hộ, Nik đi dây trong điều kiện khí hậu gần như hoàn hảo, anh không mắc một sai lầm nào, điềm tĩnh, chậm rãi, từng bước một Nik đi hết 550 mét chiều dài sợi cáp. Và cuối cùng, ở tuổi 33, Nik Walleda đã làm nên lịch sử và thậm chí còn nhanh hơn kế hoạch đến 20 phút. Nik chỉ mất 25 phút chinh phục tất cả. Sang đến bên kia, đón Nik là hai nhân viên thuế quan người Canada. Họ hỏi anh sang bên này làm gì? Nick trả lời là muốn kích động tinh thần thế giới. Họ cười và bắt tay chúc mừng Nik.

Tuy nhiên, có một điều Nik dù không nói ra nhưng ai cũng biết. Anh đi dây mà lại đeo cáp an toàn, một điều hoàn toàn không giống với truyền thống lịch sử gia đình. Tuy nhiên, đây lại là điều mà ban quản lý bắt buộc. Nếu Nik không đeo dây an toàn, chuyện này sẽ không được cấp phép. Bên cạnh đó, kênh ABC cũng phải can thiệp bởi nếu có chuyện gì xảy ra, họ không muốn có một thảm họa trực tiếp trên ti vi. Thực tế ABC cũng đã phải lùi thời gian trực tiếp 5 giây.

Dù sao đó cũng là lịch sử, dù đeo hay không đeo dây an toàn, Nik cũng đã làm rạng danh dòng họ nổi tiếng của mình.


http://media.thethaovanhoa.vn/2012/06/27/14/55/2.jpg

Hàng nghìn người đến xem màn biểu diễn của Nik

Một dòng họ liều mạng

Nik là hậu duệ thứ 7 của dòng họ Wallenda, một dòng họ với cái tên đã gắn liền với gánh xiếc huyền thoại, Flying Wallendas. Như tên gọi, ai trong nhà Wallenda cũng thích "bay". Bản thân Nik đã từng lập kỷ lục thế giới nhiều lần. Nik từng khiến cho cả thế giới vô cùng sốc khi biểu diễn màn đi xe đạp trên dây ở độ cao 80 mét đảo Bahamian, Đại Tây Dương.

Gia tộc Wallenda dường như không hề biết sợ hãi và họ cũng đã từng trả giá khá nhiều để có được danh tiếng như ngày hôm nay. Khai sinh là một nhóm nhào lộn chuyên mua vui ở Áo và Hungary vào những năm 1780, Wallenda ban đầu lấy tên là The Great Wallendas sau đó họ lưu diễn ở các nước châu Âu rời tiến dần qua Nam Mỹ. Năm 1928 The Great Wallendas đến Mỹ và đổi tên thành Flying Wallendas và có buổi biểu diễn đầu tiên tại Madison Square Garden và thành công vang dội khi họ biểu diễn màn đi dây mà không đeo một sợi dây bảo hiểm nào suốt 15 phút trình diễn. Ông chủ của đoàn xiếc, Kirk Wallenda đến bây giờ vẫn được xem là nghệ sĩ đi dây huyền thoại của Mỹ. Ông cũng đã từng nói nói một câu nổi tiếng: "Cuộc sống chính là trên những sợi dây". Câu nói này là kim chỉ nam hướng tới cho cả gia đình, giống như một nghề truyền thống mà các thế hệ sau phải gìn giữ và phát triển, bất chấp những hiểm nguy.

Chính Kirk phải trả giá cho tình yêu của mình vào năm 1978, ông đã tử nạn khi đang đi dây giữa hai tòa tháp của một khách sạn ở San Juan, Puerto Rico ở độ cao 40 mét. Mãi năm ngoái, Nik và mẹ mình mới làm lại được điều tương tự để "phục hận" giúp người ông quá cố. Nhiều người còn nhớ màn biểu diễn đó khi Nick đến đúng chỗ cụ nội anh bị ngã, anh đã quỳ xuống làm động tác cung kính tưởng niệm.

Nhưng bi kịch của gia tộc Wallendas không dừng lại ở đó. Năm 1944, gánh xiếc Wallendas đang biểu diễn tại một rạp xiếc ở Hartford, Connecticut thì một đám cháy xảy ra. Cho dù tất cả các thành viên đều trượt xuống an toàn nhưng hậu quả để lại là 168 khán giả bị chết cháy. Một năm sau, thành viên tài năng nhất trong nhà, Rietta Wallenda, đã chết khi ngã từ dây xuống lúc đang biểu diễn. Năm 1962, phần biểu diễn tiết mục kim tự tháp trên dây tại hội chợ Coliseum ở Detroit (Mỹ) bị sai sót khiến hai thành viên trong gia đình tử nạn, người thứ ba thì bị liệt đến hết đời… Năm 1996, thành viên Angel Wallenda cũng qua đời ở tuổi 28 khi đang biểu diễn. Đáng nói là Angel từng bị cắt một chân vì tai nạn nghề nghiệp nhưng vẫn quyết theo đuổi nghề đi dây đến cùng. Và hậu quả là cái chết thương tâm.

Nik là thế hệ thứ 7 và anh thừa biết những nguy hiểm của nghề này, chỉ có những kẻ liều mạng mới dấn thân vào đây. Học đi dây từ năm lên 2, tới giờ Nik đã có gần 10 kỷ lục Guinness và anh chẳng bao giờ muốn dừng lại.

Người ta xem cú vượt thác Niagara vừa qua là đỉnh cao của sự nghiệp của Nick nhưng dường như Nik vẫn muốn đi xa hơn. Mục tiêu tiếp theo của anh sẽ là Grand Canyon, hẻm núi vĩ đại của nước Mỹ với chiều dài dây văng dự tính gấp 3 lần so với Niagara. "Tôi đã xin được giấy phép", Nik hào hứng khoe, chỉ có điều thời gian chưa được tiết lộ.

Nik Wallenda năm nay 33 tuổi, đã có vợ và 3 con.

Clip Nik Wallenda vượt thác Niagara.

uaUR5CAhDmk

Một đám đông ước tính 125.000 người ở phía bên Canada và 4.000 người ở phía bên Mỹ xem màn biểu diễn của Wallenda.

- sưu tầm -

themgaidep
01-07-2012, 09:17 AM
Không hiểu anh này kiếm được bao nhiêu xiền trong vụ này mà dám đánh cược mạng sống thế nhỉ, hay chỉ vì sự nổi tiếng?:tltat

nhachoaloiviet
01-07-2012, 11:47 AM
Không phải vì tiền hay danh tiếng là lý do chính , mà đó là niềm đam mê...

Congaco_H1R5
01-07-2012, 11:58 AM
Xem kỹ hình như thấy anh ta có dây bảo hiểm thắt từ lưng lên 1 con trượt đính vào sới dây bắc qua thác , điều đó có nghĩa nếu xấy chân xẩy tay thì vẫn ...chưa chết :D

hp007hp
01-07-2012, 03:27 PM
Xem kỹ hình như thấy anh ta có dây bảo hiểm thắt từ lưng lên 1 con trượt đính vào sới dây bắc qua thác , điều đó có nghĩa nếu xấy chân xẩy tay thì vẫn ...chưa chết :D

Em nghi~ bao hiem la` ba't buoc o vi tri' na`y, ne'u dk cho phe'p co' le~ vo'i dam me do`ng ho se~ ko ca`n BH ngay.