PDA

View Full Version : Bức họa của Leonardo Da Vinci



6789
02-07-2012, 12:01 AM
Mona Lisa - nàng là ai?

Bí mật thế kỉ về nàng Mona Lisa với nụ cười bí ẩn trong bức họa của Leonardo da Vinci cuối cùng đã được hé lộ bằng một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia người Đức.

Bức họa Mona Lisa hay còn được gọi là "La Gioconda" đã làm mê hoặc những người yêu nghệ thuật từ khi nó được hoàn thành vào năm 1506. Những nỗ lực nhằm vén bức màn bí mật quanh nụ cười lừng danh cũng như thân thế của nàng đã làm nảy sinh bao giả thuyết, trong đó có cả việc cho rằng nàng là mẹ của hoạ sĩ, một người đàn bà quý phái, một gái điếm hạng sang, một gái đứng đường, hay một bức chân dung tự hoạ biến tấu, và thậm chí "nàng" Monalisa thực chất là một "chàng" bởi Leonardo da Vinci là một người đồng tính...!


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohpMona_Lisa.jpg

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây nhất đã kết luận nàng Monalisa là nguyên mẫu của một người phụ nữ có thật tên là Lisa Gherardini và là vợ của một thương gia tơ lụa giàu có người Florentina tên là Francesco del Giocondo. Các chuyên gia ở thư viện Đại học Heidelberg (Đức) cho rằng: những dòng chú thích nguệch ngoạc bên lề cuốn sách ra đời tháng 10/1503 của Agostino Vespucci, một người bạn của Da Vinci là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định chắc chắn về thân thế nàng Monalisa!


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohpbuchoa1.jpg
Những dòng chú thích nguệch ngoạc bên lề cuốn sách của Agostino Vespucci


Trước đó, một sử gia nổi tiếng tên là Giuseppe Pallanti cũng đã lần tìm đến gốc gác của vấn đề và xác định đó là nàng Lisa Gherardini sinh ngày 15/6/1479 tại Florentine, Italy. Tuy nhiên, các nghiên cứu của ông lúc đó chưa đủ thuyết phục cho tới khi thư viện Đại học Heidelberg đưa ra được "tang chứng, vật chứng".

Sau bí mật "nàng là ai?" được giải đáp, hậu thế lại tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao nàng cười?". Khuôn mặt nàng Mona Lisa trong tranh khiến người ta không thể đoán định rằng nàng có đang "cười" hay không. Nhìn riêng đôi mắt, bạn sẽ thấy ánh lên rất nhiều ý vui, ý lạc quan, yêu đời. Nhưng nhìn thấp xuống khoé miệng, đôi môi, ta lại thấy nàng nghiêm nghị đến kỳ lạ. Trong cái miệng đó, ta lại thấy rõ sự hồi hộp, lo lắng trong cái nhếch mép cười. Bộ mặt Mona vừa cười, vừa nghiêm nghị đã trở thành đề tài bàn cãi trong rất nhiều các cuộc khẩu chiến và bút chiến. Trong nghiên cứu hiện đại, bằng một chương trình máy tính được thiết kế để nhận diện cảm xúc khuôn mặt, họ đã tìm thấy người đẹp của danh hoạ Leonardo da Vinci có 83% hạnh phúc, 9% khinh bỉ, 6% sợ hãi và 2% giận dữ. Một nghiên cứu khác dưới quan điểm lịch sử lại cho rằng "nụ cười nửa miệng" của nàng Mona Lisa là do vào thế kỷ 15, 16, răng của người ta rất xấu nên họ không muốn khoe ra!...

Giải mã "Bữa tiệc cuối cùng" của Leonardo da Vinci

Đã không ít những "mật mã Da Vinci" được giải mã, như một thách thức đặt ra cho các học giả từ nhiều thế kỉ nay. Vậy dưới ánh sáng của công nghệ tin học ngày nay, các chuyên gia nói gì?

Theo các sách phúc âm, "The Last Super" là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-su chia sẻ với các môn đồ trước khi ngài chết. "The last super" - Bữa tiệc cuối cùng (cách dịch khác là Tiệc Ly) cũng là tiêu đề của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của danh họa Leonardo da Vinci thời kì Phục Hưng.


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohplast-supper-large.jpg
ảnh chụp bức hoạ "The Last Super" nguyên mẫu

Theo các học giả, bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập tự giá vào thứ Sáu. Trong bữa tiệc, khi cầm bánh và rượu nho, Chúa Giê-su bảo các môn đồ, "Hãy làm điều này để nhớ đến ta". Theo truyền thuyết, bữa tiệc được tổ chức tại một nơi ngày nay gọi là Căn phòng "Bữa tiệc cuối cùng" trên núi Zion, ngay bên ngoài bức tường của Cổ thành Jerusalem.

Hàng thế kỉ đã trôi qua sau ngày bức hoạ ra đời, đã không ít những học giả nổi tiếng đi tìm lời giải cho những ẩn số đằng sau tác phẩm của một khối óc thiên tài.

"Bữa tiệc cuối cùng" có hai hình ảnh khác


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohpLeonardodaVinci_TheLastSup.jpg
Phân tích của Slvisa Pesci

Ngày 27/7, trang web kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải lập luận của chuyên gia tin học Slvisa Pesci, cho rằng đằng sau bức danh họa "Bữa tiệc cuối cùng" có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong gương. Theo quan điểm của Slavisa Pesci, trong phiên bản được in lên gương ta có thể thấy hình ảnh phía bên phải của Chúa hình như đang bế một đứa trẻ. Tuy nhiên, đến giờ nhiều chuyên gia, giáo sư vẫn chưa thể khẳng định lai lịch của đứa trẻ.


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohp1185969813_img.jpg
Khuông nhạc ẩn giấu sau bức hoạ

Mới đây nhất, một nhạc sĩ kiêm kỹ sư tin học nổi tiếng của Ý lại vừa công bố phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" của danh hoạ Leonardo Da Vinci. Phát hiện này đang làm tăng thêm những khả năng về thiên tài thời kì Phục Hưng có thể đã để lại một đoạn nhạc có giai điệu buồn.

Đầu tiên, Pala đã phát hiện thấy một khuông nhạc 5 dòng chạy ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư thế bàn tay của Giê-su và the Apostles đều là những dấu hiệu tượng trưng cho mỗi nốt nhạc.


http://i646.photobucket.com/albums/uu188/yezterday/thaohplastSupper.jpg


Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì - biểu thị cho thân thể của Chúa và bàn tay - được dùng để ban phát thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái - theo đúng cách viết của Leonardo.

Trong cuốn sách của ông mang tựa đề "La Musica Celata" ("The Hidden Music" - tạm dịch là "Giai điệu ngầm"), Pala đã mô tả chi tiết về hành trình tìm kiếm của ông về giai điệu trầm lắng ấn giấu sau bức danh hoạ.

- Sưu tầm -

6789
02-07-2012, 12:05 AM
Phát hiện mới về tranh của Leonardo Da Vinci


http://www2.vietbao.vn/images/viet1/van-hoa/10916390-virgin.jpg

Các nhà quản lý bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Anh phát hiện một tác phẩm của hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục hưng bên dưới bức tranh The Virgin of the Rocks treo tại London. Bên dưới tác phẩm này là một bức tranh vẽ dở.

Bức tranh The Virgin of the Rocks của Leonardo Da Vinci có hai phiên bản, được vẽ vào năm 1483 và 1508. Bức tranh treo tại London được cho là bản copy của bản gốc hiện treo tại bảo tàng Louvre ở Paris. Các nhà quản lý tìm thấy bức tranh mới khi đang nghiên cứu cách Da Vinci sao lại bản gốc tranh của ông. Khi chiếu tia hồng ngoại vào bức tranh, họ phát hiện công trình này có 2 tầng: một là hoạ phẩm The Virgin of the Rocks, một là bức tranh hoàn toàn mới, có hình Đức mẹ Maria với cánh tay sải dài.

Luke Syson, nhà quản lý của bảo tàng, nói: "Không ai có thể nhìn thấy bức tranh đó bằng mắt thường vì chắc chắn, Leonardo Da Vinci đã bỏ dở và chuyển sang vẽ một bức tranh mới".

The Virgin of the Rocks là tác phẩm vẽ theo đơn đặt hàng cho nhà thờ Milan, với hình Đức mẹ quỳ trong hang động với Chúa hài đồng và thánh John. Sau khi vẽ xong, Da Vinci yêu cầu được trả lương cao nhưng không được chấp nhận. Ông bèn bán bức tranh đi và cuối cùng, công trình này yên vị tại bảo tàng Louvre của Pháp.

Vài năm sau, Milan lại mời ông vẽ một bức tranh mới để thay thế - đó là bức tranh hiện nằm tại Bảo tàng Quốc gia Anh. Lúc đầu, ông định vẽ hình Đức mẹ Maria quỳ gối, hơi nhìn xuống, một tay đặt lên ngực, tay kia sải cánh và chạm tới viền của bức tranh. Có thể nhà thờ Milan không chấp nhận và muốn ông vẽ lại đúng tác phẩm trước kia họ đã yêu cầu.

(st).

6789
02-07-2012, 12:11 AM
Phát hiện chân dung tự họa của Leonardo Da Vinci


http://i493.photobucket.com/albums/rr297/kimberly0711/leonardo_da_vinci.jpg
Bức chân dung tự họa Leonardo Da Vinci vẽ bằng phấn đỏ năm 1512

Cho đến nay người ta vẫn cho rằng Leonardo da Vinci chỉ vẽ một bức chân dung tự họa duy nhất, đó là bức ông tự vẽ mình bằng phấn đỏ năm 1512, khoảng 4 năm trước khi ông qua đời. Vì thế việc vừa có một bức tự họa khác của thiên tài thời Phục hưng này được tình cờ phát hiện đã trở thành sự kiện khiến các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.

Trong khi nghiên cứu cuốn sổ ghi chép mang tên Codex on the Flight of Birds của danh họa Italia Leonardo da Vinci (1452 – 1519), nhà báo khoa học Italia Piero Angela bỗng phát hiện ra hình ảnh một chiếc mũi mờ mờ nằm dưới những dòng chữ dày đặc ở trang thứ 10 của cuốn sổ.Lập tức, ông liền nhờ đến sự hỗ trợ của các sử gia nghệ thuật, các chuyên gia pháp y và ban đồ họa đài truyền hình RAI để tách những dòng chữ đen dày đặc che phủ phác họa. Sau nhiều tháng làm việc hết sức tỉ mẩn để "tháo dỡ" dần lớp chữ đó, nhà thiết kế đồ họa Giovanni Stillitano đã làm lộ được phác họa bên dưới. Hình ảnh nổi lên là gương mặt của một người đàn ông trẻ hoặc đưới trung niên với mái tóc dài, chòm râu ngắn và có cái nhìn sắc sảo.

Ban đầu các chuyên gia cho rằng đây có thể là bức tranh Da Vinci phác họa một người đàn ông nào đó. Họ đem so sánh nó với tất cả bức chân dung và phác họa đàn ông trẻ của Da Vinci, nhưng không tìm được một nét tương đồng nào. Khi bất chợt nhận thấy bức tranh mới được phát hiện có một số điểm giống với bức chân dung tự họa nổi tiếng của Da Vinci vẽ trên giấy bằng phấn đỏ năm 1512 và hiện đang được lưu giữ ở Turin, Angela không ngừng tự hỏi phải chăng ở đây Da Vinci có thể không vẽ ai khác, mà là chính mình thời còn trẻ.

Tháo gỡ những băn khoăn của Angela, các chuyên gia hình sự tiếp tục sử dụng các phương pháp nhận dạng để so sánh bằng kỹ thuật số phác họa này với bức chân dung tự họa đã được biết đến. Họ dùng phương pháp tái tạo gương mặt của bức phác họa mới được tìm thấy, làm hõm hai bên má, mắt sâu thêm và tạo những nếp nhăn trên trán. Ngay lập tức họ đã tìm thấy những điểm tương đồng giữa nó và bức tự họa ở Turin, "khiến trong một chừng mực nào đó chúng tôi có thể đưa ra giả thuyết rằng hai chân dung đó là của một người", như chuyên gia phẫu thuật tạo hình Giuseppe Leopizzi xác nhận. Sau đó bằng phương pháp kỹ thuật số họ "trẻ hóa" bức chân dung già hơn, bằng cách xoá bỏ những nếp nhăn, làm đôi mắt sáng hơn, và khi đặt "phiên bản trẻ hóa" này với phác họa mới được tìm thấy, các chuyên gia nhận thấy hai hình ảnh gần như giống hệt nhau.


http://vov.vn/avatar.aspx?ID=106229&at=0&ts=306&lm=633715916626200000
Triển lãm những trang viết trong cuốn Codex on the Flight of Birds của Leonardo Da Vinci

Hết đỗi vui mừng, Piero Angela nói: "Phát hiện ra một phác họa chân dung mới của Da Vinci quả là sự kiện kinh ngạc thú vị. Khi tôi cố gắng xác định tuổi của gương mặt trong phác họa, đưa tóc và râu của bức chân dung nổi tiếng vào đó thì lập tức người tôi như có một luồng điện chạy bởi trông các hình ảnh đó như hai anh em sinh đôi".
Vì cho đến nay chỉ có một bức tranh duy nhất được khẳng định là chân dung tự họa của Da Vinci, bức vẽ năm 1512 lưu giữ ở Turin nói trên, nên ông Carlo Pedretti - chuyên gia về Da Vinci tại trường ĐHTH California – khẳng định bức tự họa mới là "một trong những phát hiện quan trọng nhất trong việc nghiên cứu về Leonardo Da Vinci, về hình dạng của ông và qua đó là về tư tưởng của ông".

- Sưu tầm -

6789
02-07-2012, 12:14 AM
Chúa và kẻ phản bội

Leonardo da Vinci vẽ bức "Bữa ăn tối cuối cùng" (The last supper) mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Đức chúa trời và mười hai vị tông đồ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Chúa bị Judas phản bội.


http://www.theweeklings.com/wp-content/uploads/The-Last-Supper-Da-Vinci-1495-98.jpeg

Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông chọn được một chàng trai 19 tuổi có gương mặt thánh thiện, một nhân cách tinh khiết tuyệt đối để làm mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng trước chàng trai, và hình ảnh Chúa Jesus được hiện trên bức vẽ.

Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 12 vị tông đồ, chỉ còn có Judas, vị môn đồ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc, tương đương 16.96 đô la Mỹ và tương đương 254.400 đồng Việt Nam.

Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình...

Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy rằng chưa đủ để bộ lộ cái ác của Judas. Một hôm, Vinci được thông báo rằng có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và phạm rất nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt, một khuôn mặt xấu xa, độc ác tự nó nói lên nhân cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas!

Được sự cho phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày, tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci và hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công viêc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.

Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo lính gác "Các ngươi đem hắn đi đi...". Lính canh túm lấy kẻ tử tù, nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quì xuống bên chân Da Vanci, khóc nấc lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư?"

Da Vinci quan sát kẻ mà suốt sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến cho ta từ hầm ngục ở Roma...". Tên tử tù kêu lên "Ngài Vinci... Hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời..."

Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa ăn tối cuối cùng" là có thật. Chàng trai đã từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Trời chỉ sau hơn hai ngàn ngày, đã tự biến mình thành hình tượng hoàn hảo của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.

Tương lai không hề được định trước. Chính chúng ta là người quyết định số phận của chính mình.

- Sưu tầm -

6789
02-07-2012, 12:16 AM
Phát hiện nơi Leonardo da Vinci gặp Mona Lisa

Một trong những bí ẩn của thời Phục hưng đã được sáng tỏ khi người ta phát hiện ra xưởng vẽ của danh họa Leonardo da Vinci tại Florence (Ý). Nằm trong tu viện Santissima Annunziata tại trung tâm thành phố Florence, đây là nơi danh họa đã cho ra đời nhiều tác phẩm trong những năm đầu thế kỷ 16.

Cũng chính nơi này Leonardo đã gặp Mona Lisa, người đẹp có nụ cười bí ẩn trong tuyệt tác của danh họa này. Xưởng vẽ được phát hiện khi trùng tu tu viện, nơi Viện Địa lý quân sự mượn tạm sử dụng trong suốt 100 năm qua. Việc phát hiện xưởng vẽ được công bố trong một cuộc họp báo trùng khớp với ngày khai mạc các cuộc triển lãm tranh của Leonardo tại Rome và Florence.

Vậy, theo nguồn thông tin mới nhất, Mona Lisa là một người có thật, và L. DaVinci đã gặp bà ở tu viện Santissima Annunziata tại trung tâm thành phố Florence, nước Ý.

Đã tìm thấy hậu duệ của Mona Lisa

Cách đây không lâu, các nhà sử học đã khám phá ra nàng Mona Lisa có tên thật là Lisa Gherardini, sống tại Italia và là vợ của một thương gia buôn vải Francesco del Giocondo. Và dựa theo bảng phả hệ còn lại, người ta đã tìm ra hai cô cháu gái của Lisa, đó là Natalia Guicciardini Strozzi, 30 tuổi, và em gái Irina, 24 tuổi. Điều đặc biệt là dù đã trải qua bao thế hệ thì nụ cười của nàng Mona Lisa vẫn đọng lại trên gương mặt hai cô gái này, đầy bí ẩn và mê hoặc.


http://www2.vietbao.vn/images/vn55/the-gioi/55146622-maichi183646946557B5BAE1772A313F43AFB0.jpg

Natalia và em gái Irina kể rằng họ đã biết được mối liên hệ quý báu của mình với Lisa kể từ khi còn là những bé gái.

Natalia nói: "Mẹ và bà tôi đã từng nói về chuyện này. Thật hạnh phúc vì điều đó nhưng chúng tôi hiểu rằng mình sẽ phải đảm đương một trách nhiệm lớn lao của dòng họ".

Natalia, một nữ diễn viên kiêm diễn viên ba lê, và Irina, một nghệ sĩ dương cầm đều có khuôn mặt với nhiều điểm tương đồng như Mona Lisa, và bản thân họ đều rất tự hào về điều đó. Natalia nói: “Thật tuyệt khi được nói rằng, chúng tôi, những phụ nữ hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ được một nét đẹp hoài cổ".

Giáo sư Pallanti chính là người đầu tiên đã phát hiện ra Lisa Gherardini là ai, sống ở đâu, và chết vào năm nào. Ông cũng tin rằng cha của Leonardo, Messer Piero, chính là người đã đưa ra ý tưởng cho bức tranh để làm quà tặng cho bạn mình, ông del Giocondo. Bức tranh được vẽ trên nền gỗ của cây dương vào năm 1503, và tới năm 1507, nó mới được hoàn thành. Năm 1516, khi vua François I mời Leonardo tới sống tại lâu đài Amboise, bức tranh đã chính thức rời Ý và gia nhập vào Pháp.

- Sưu tầm -

6789
02-07-2012, 12:23 AM
Những bức hoạ biến đổi từ bức Mona Lisa

Một người có trình độ thẩm mỹ tuyệt hảo ở thời Phục Hưng như Leonardo da Vinci (1452-1519) thì có thể có sự cảm thụ cực kỳ thâm thuý đối với mỹ thuật của các hoạ sĩ tiền bối của ông hay đương thời với ông; nhưng giả sử ta đi ngược thời gian, đem bức tranh lừng danh Nude Descending a Staircase No.2 của Marcel Duchamp (1886-1968) về thời Phục Hưng và trình cho Leonardo da Vinci xem, thì chắc chắn ông không thể nào cảm thụ nổi. Chắc chắn qua cái nhãn quan thẩm mỹ Phục Hưng tuyệt hảo của mình, Leonardo da Vinci cau mày: "Cái này là cái quái gì vậy?"


http://www.tienve.org/home/images/duchamp-nude.jpg

Trừ khi Leonardo da Vinci là một đấng tiên tri siêu phàm, ông không thể nào có được một thứ trình độ thẩm mỹ vượt thời gian để cảm thụ cái đẹp mỹ thuật sau ông 4 thế kỷ. Ngược lại, Duchamp và chúng ta có vô số điều kiện để nghiên cứu những cái đẹp đã diễn ra trong lịch sử, do đó Duchamp và chúng ta đều có thể thưởng thức các tác phẩm của Leonardo da Vinci và của các nhà danh hoạ khác từ thời Phục Hưng cho đến hậu bán thế kỷ 20. Nói đúng hơn, vì Duchamp qua đời năm 1968, nên chắc chắn ông còn "thua" chúng ta trong việc cảm thụ những tác phẩm xuất hiện trong ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 cho đến những năm đầu thế kỷ 21.

Nhiều người tin rằng có một thứ cảm quan thẩm mỹ phổ quát và vĩnh cửu, và sự dị biệt giữa các tác phẩm thuộc các thời đại khác nhau chẳng qua chỉ là sự dị biệt trong cách thể hiện.

Không thể nào lại có một thứ cảm quan thẩm mỹ phổ quát và vĩnh cửu. Rõ ràng giữa Leonardo da Vinci và Marcel Duchamp có sự dị biệt toàn triệt ở cảm quan thẩm mỹ, chứ không phải chỉ ở sự khác nhau trong cách thể hiện.

Ta hãy thử so sánh bức tranh Mona Lisa (c. 1503-1506) của Leonardo da Vinci và chính bức tranh ấy đã chuyển hoá qua cảm quan thẩm mỹ của Marcel Duchamp để trở thành bức tranh L.H.O.O.Q. (1919).


http://www.tienve.org/home/images/monalisa.jpg


Duchamp đã dùng một bản in rẻ tiền của bức Mona Lisa và vẽ thêm một bộ ria mép và chòm râu dê vào khuôn mặt của nàng Lisa, rồi viết thêm dưới chân bức tranh các chữ "L.H.O.O.Q." (đọc theo âm tiếng Pháp thì thành "Elle a chaud au cul", nghĩa là "Cô ả bốc lửa trong cái hĩm"!).

Giả sử Leonardo da Vinci sống lại vào năm 1919 và nhìn thấy bức L.H.O.O.Q. của Marcel Duchamp, chắc hẳn ông phải té ngửa ra vì bị sốc!

Marcel Duchamp, cũng như những người đương thời với ông ở thế kỷ 20, trong đó có chúng ta, tất nhiên đều có điều kiện để cảm thụ cái đẹp trong tranh Leonardo da Vinci. Tất nhiên con đường nghệ thuật của nhân loại không thể dừng lại ở thế kỷ thứ 15, nhưng cái danh tiếng của bức Mona Lisa đã khiến cho rất nhiều người lầm tưởng rằng bức Mona Lisa là sự biểu hiện của cái đẹp mang tính phổ quát và vĩnh cửu! Chính vì thế, Duchamp đã sáng tạo ra bức L.H.O.O.Q. để làm cho người ta giật mình thức giấc từ cơn trường mộng ngây thơ ấy.

Sau Marcel Duchamp, nhiều hoạ sĩ khác bắt đầu làm cho hình ảnh Mona Lisa chuyển hoá qua những góc nhìn mới mẻ khác nữa. Năm 1930, Fernand Léger (1881-1955) vẽ bức La Joconde aux clés, với xâu chìa khoá, hộp cá mòi và các vật dụng thời hiện đại trong một cấu trúc lập thể:


http://www.tienve.org/home/images/leger-lisa.jpg


Năm 1954, Salvador Dali (1904-1989) tự hoạ chân dung qua một hình ảnh Mona Lisa siêu thực, với bộ ria vểnh ngược và cặp mắt lồi của chính Dali:


http://www.tienve.org/home/images/dali-lisa.jpg

Từ khi Marcel Duchamp qua đời (1968) cho đến nay, có nhiều hoạ sĩ khác đã tái hiện bức Mona Lisa qua cảm quan thẩm mỹ mới mẻ của họ. Ta hãy cùng thưởng thức vài bức.

Năm 1975, José de Guimarães (sinh năm 1939), hoạ sĩ Bồ-đào-nha, đã thực hiện bức La Gioconda Negra, dưới hình thức lai ghép hội hoạ hai chiều và điêu khắc ba chiều. Trong đó, Lisa là một người đàn bà da đen:


http://www.tienve.org/home/images/guimaraes-lisa.jpg

José Manuel Merello, hoạ sĩ Tây-ban-nha (sinh tại Madrid năm 1960) cũng vẽ Mona Lisa như một người đàn bà da đen trong bức La Gioconda Negra de Leonardo, với một phong cách mang ảnh hưởng của Picasso:


http://www.tienve.org/home/images/merello-lisa.jpg

Năm 1983, Jean-Michel Basquiat (sinh tại Brooklyn năm 1960; mất năm 1988) vẽ bức Mona Lisa, đem người đẹp vào vị trí của George Washington trên nền tờ đô-la Mỹ, với phong cách Pop Art rất gần với lối vẽ graffiti:


http://www.tienve.org/home/images/basquiat-lisa.jpg

- Sưu tầm -

123456
02-07-2012, 12:23 AM
ôi thiên tài toàn năng của thế giới :email 1 thời mê mẩn ông,và tìm hiểu khá nhiều về ông :email đọc thêm bộ "mật mã Da vinci" thì lại càng thêm hâm mộ :email

chỉ tội ngài lại bị pê đê và được cho là tính cách khá đỏng đảnh:suynghi1

sau này mà có tiền,nhất định du lịch Châu Âu 1 chuyến,để xem trực tiếp các bức tranh của ngài :email nghe anh em kể lại,sang thăm bảo tàng ở bển đó,có loại vé khách được trang bị head phone.tới bức tranh nào là có người đọc chú giải cho,từ họa sĩ,phong cách vẽ,biểu tượng nghệ thuật trong bức tranh,thời điểm lịch sử,hoàn cảnh ra đời v..v... sẽ vỡ ra rất nhiều điều :email

chỉ tội là,chả biết bao giờ mới có tiền :khicotrang:huhu

6789
02-07-2012, 12:32 AM
Phát hiện bức họa gây chấn động thế giới mỹ thuật của Da Vinci

Các chuyên gia tin rằng họ đã tìm thấy bức chân dung chưa từng được biết đến trước đó của danh họa Leonardo da Vinci nhờ dấu vân tay lưu lại trên bức tranh và đây có thể là một trong những phát hiện lớn nhất trong thế giới mỹ thuật từ trước tới nay.

Bức họa - kích thước 33 x 23cm - có tựa đề "Cô gái trẻ nhìn nghiêng trong trang phục thời Phục hưng". Tác phẩm này đã trở thành một phần của bộ sưu tập mang tên "Trường học Đức, đầu thế kỷ 19" và được bán với giá 19.000USD tại nhà đấu giá Christie's ở New York vào năm 1998.


http://khoahoc.com.vn/photos/image/2009/10/13/Leonardo.jpg
Bức tranh được tin là của danh họa người Italia


Nhưng giờ đây, các chuyên gia mỹ thuật hàng đầu thế giới đều đồng tình rằng gần như chắc chắn bức họa này là của Leonardo da Vinci và dự đoán nó có giả cả trăm triệu USD.

Peter Silverman, người Canada và là chủ nhân của bức họa, đã nghĩ rằng có điều gì đó bí ẩn xung quanh tác phẩm này và quyết định đưa nó đi kiểm tra sau khi mua bức tranh vào năm 2007. Và linh cảm của Peter có vẻ chính xác.

Một phòng thí nghiệm ở Paris đã phát hiện dấu vân tay từ ngón trỏ hoặc ngón giữa bên góc trái của bức họa. Dấu vân tay này rất giống với dấu vân tay từng được phát hiện trên tác phẩm "St Jerome" của Leonardo da Vinci, bức họa mà ông đã vẽ trong thời kỳ đầu của sự nghiệp khi không có phụ tá.

Một cuộc phân tích bằng tia hồng ngoại cũng cho thấy phong cách vẽ bức họa này có nhiều điểm giống với bức "Một phụ nữ nhìn nghiêng trong lâu đài Windsor" của ông.

Mực và phấn vẽ cũng được pha chế bởi một họa sĩ thuận tay trái - Vinci cũng thuận tay trái. Ngoài ra, phương pháp xác định niên đại bằng cacbon còn cho thấy bức chân dung được vẽ vào cuối thế kỷ 15, phù hợp với bộ trang phục của người Milan mà cô gái đã mặc trong tranh.

Nếu được chứng thực là của Leonardo da Vinci, bức họa có thể đáng giá cả trăm triệu USD.

Carlo Pedretti, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Leonardo thuộc Đại học California (Mỹ), nói: "Đây có thể là phát hiện quan trọng nhất kể từ khi chứng minh được rằng tác phẩm "Lady with the Ermine" là của Leonardo da Vinci vào đầu thế kỷ 19.

Leonardo Da Vinci làm giả vải liệm thành Turin?

Từ lâu một số chuyên gia đã nghi ngờ danh họa Italia thời Phục hưng Leonardo Da Vinci, tác giả của bức Mona Lisa nổi tiếng, đã làm giả hình Chúa trên vải, gọi là "tấm vải liệm thành Turin". Kết quả nghiên cứu mới của nhà tư vấn đồ họa Lillian Schwartz tại trường Nghệ thuật thị giác ở New York khẳng định tấm vải liệm in hình gương mặt của Leonardo Da Vinci chứ không phải của Chúa Jesus Christ.


http://i298.photobucket.com/albums/mm251/LT_TT/Tin-LGBT-10/LT-4764b1-Leonardo-da-Vinci.jpg
Chân dung của Leonardo da Vinci

http://i298.photobucket.com/albums/mm251/LT_TT/Tin-LGBT-10/LT-4764b2-Turin-Shroud.jpg
Tấm vải liệm thành Turin

Leonardo Da Vinci là một người đa tài - nghiên cứu thuật giải phẫu, thiết kế một chiếc máy bay thô sơ và vẽ ra những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng liệu con người tài hoa này có phải là kẻ giả mạo lớn nhất trong lịch sử? Đây là câu hỏi mà nhà tư vấn đồ họa Mỹ Lillian Schwartz đã có câu trả lời trong một bộ phim tài liệu. Bà tuyên bố Leonardo phải chịu trách nhiệm vì đã làm giả tấm vải liệm thành Turin.

Tấm vải liệm Turin là một miếng vải lanh in hình gương mặt của một người đàn ông bị nhiều vết thương trông giống với bức vẽ Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thánh giá. Tấm vải liệm này hiện được lưu giữ trong nhà nguyện của nhà thờ St John ở Turin, Italia.

Tấm vải liệm này từng là tâm điểm của những cuộc tranh cãi nảy lửa sau khi các nhà khoa học xác định niên đại bằng carbon và cho thấy nó có xuất xứ thời Trung cổ. Giờ đây, Lillian Schwartz tiếp tục tạo nên cuộc tranh cãi mới khi đưa ra giả thuyết mới về hình ảnh trên tấm vải liệm.

Lillian Schwartz tuyên bố hình ảnh trên tấm vải chính là chân dung tự họa của Leonardo và ông đã tạo nên hình ảnh đó bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp ảnh thô sơ. Sử dụng máy quét, Schwartz nhận thấy gương mặt in trên tấm vải liệm Turin và chân dung tự họa của Leonardo da Vinci có những kích thước tương đương nhau.


Schwartz nổi bật trong giới nghệ thuật vào những năm 1980, sau khi bà đưa ra những số đo chi tiết bức tranh Mona Lisa nổi tiếng và chân dung tự họa của Da Vinci. Bà không khỏi kinh ngạc khi tìm thấy sự tương đồng rõ rệt ở hai gương mặt và kết quả đó khiến bà cho rằng danh họa thời Phục hưng đã dùng chính gương mặt mình làm mẫu cho bức tranh, rồi sau đó "nữ hóa" nhân vật.

Đầu năm nay Schwartz vẫn áp dụng kỹ thuật đó để so sánh một bức chân dung tự họa khác của Da Vinci với hình in trong tấm vải liệm thành Turin. "Nó rất tương xứng và tôi vô cùng phấn khởi về kết quả đó", Schwartz cho biết. "Tâm trí tôi không hề nghi ngờ bởi Da Vinci đã áp dụng "số đo" của ông để tạo nên gương mặt trên tấm vải liệm".

Theo nghiên cứu của Schwartz, Da Vinci đã in đường nét gương mặt mình lên tấm vải lanh bằng cách dùng một bức tượng của chính ông và một thiết bị chụp ảnh gọi là "hộp nhìn hình chiếu". Da Vinci treo tấm vải lên một chiếc khung để trong phòng tối và phủ lên trên một chất nhạy cảm với ánh sáng. Khi các tia mặt trời đi qua thấu kính treo trên một bức tường, mô hình 3D của Da Vinci sẽ chiếu lên chất liệu để đó tạo ra hình ảnh.

Nhà nghiên cứu tấm vải liệm Lynn Picknett cho biết: "Người làm giả tấm vải liệm hẳn phải là người dị giáo (nếu có đức tin thì không dám thực hiện). Người đó còn phải có kiến thức về thuật giải phẫu và hiểu rõ về kỹ thuật chụp ảnh mà phải đến thế kỷ 20 mới được hoàn thiện".


http://i298.photobucket.com/albums/mm251/LT_TT/Tin-LGBT-10/LT-4764b3-Turin-Shroud-1.jpg
"Hộp nhìn hình chiếu"

Da Vinci là người đam mê thiết bị quang học và trong các cuốn sổ ghi chép của ông có bức phác họa của một chiếc hộp nhìn hình chiếu thuộc loại lâu đời nhất.

Mặc dù tấm vải liệm Turin vẫn là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, nhưng giờ đây hầu hết mọi người đều coi đó là hàng giả. Xác định niên đại bằng carbon năm 1988 cho thấy tấm vải được dệt vào khoảng năm 1260 - 1390. Tuy nhiên, hình ảnh trong đó lại chưa được xác định niên đại. Mặc dù vậy, Giáo sư John Jackson, giám đốc Trung tâm vải liệm Turin ở Colorado, vẫn nhất quyết tin rằng tấm vải liệm này có niên đại từ thời Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự. Ông loại bỏ giả thuyết Da Vinci in chân dung mình lên đó. Ông nói: "Nó dựa trên sự hiểu biết nghèo nàn về khoa học và lịch sử. Không có bằng chứng nào cho thấy Da Vinci liên quan đến tấm vải liệm này".

- Sưu tầm -

Lâm Đệ
02-07-2012, 12:42 AM
chỉ tội ngài lại bị pê đê

Pê đê chơi về nghệ thuật rất giỏi như Elton John , Van Cliburn( người ngoại quốc lần đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi piano Tchaikovski khiến cả nước Liên xô buồn thẫn thờ )

loại vé khách được trang bị head phone.tới bức tranh nào là có người đọc chú giải cho,
Ngôn ngữ về nghệ thuật không dễ hiểu nếu không có nghiên cứu qua ,lại giọng đọc rề rề nghe buồn ngủ chết được không vỡ ra gì đâu

chỉ tội là,chả biết bao giờ mới có tiền
Đã bảo trên 38 mà không ăn nhời

6789
02-07-2012, 12:45 AM
chỉ tội là,chả biết bao giờ mới có tiền
Đã bảo trên 38 mà không ăn nhời

Cái mẹt vừa dâm vừa gian vừa dát đấy thì em đoán là phải là trên 40 :venhvao :nemgach

123456
02-07-2012, 12:57 AM
Cái mẹt vừa dâm vừa gian vừa dát đấy thì em đoán là phải là trên 40 :venhvao :nemgach

ko gian thì bao giờ mới phát được :venhvao lão ko phải dìm hàng làm jề :nemgach

@ anh Lâm: em mắt phàm phu,được nghe chú giải,được nhìn tận mắt nét vẽ,được nhìn màu thực của bức tranh là đã thấy được mở mang lắm rồi :email ngôn ngữ nghệ thuật quả đúng là khó hiểu:buon từ giờ em sẽ góp nhặt tí một,nhằm đến năm 39 tuổi sẽ dùng đến vậy :venhvao

kt22027
02-07-2012, 06:54 AM
[FONT="Book Antiqua"][SIZE="4"]Phát hiện bức họa gây chấn động thế giới mỹ thuật của Da Vinci


http://khoahoc.com.vn/photos/image/2009/10/13/Leonardo.jpg
Bức tranh được tin là của danh họa người Italia



Hình như người ta tìm ra gốc của bức tranh này rồi, cơ hội là của Leo Da Vinci gần như 99%

Nó là một trang được xé ra từ một quyển nói về một đám cưới của môt hoàng tộc ngay thời của Da Vinci.

Update:
Mình vừa tim ra thêm trên google về tranh này, thì ra lúc trước mình xem tài liệu này trên đài National Geographic. http://ngm.nationalgeographic.com/2012/02/lost-da-vinci/da-vinci-photography#/6

Sách là Sforziad tìm được trong bảo tàng viện Quốc Gia Ba Lan ở Warsaw.

roamingwind
02-07-2012, 09:58 AM
Tôi có cơ hội qua Paris và có đứng nhìn Mona Lisa. Thú thật không phê.
Kết đại tác phẫm của DaVinci tại Chistine Chapel hơn - Sistine Chapel ceiling - Wikipedia, the free encyclopedia (http://en.wikipedia.org/wiki/Sistine_Chapel_ceiling)

Tuy nhiên ảnh hưởng tôi nhất là những bức hoạ hoa súng (sen?)
của Monet tại bảo tàn viện Orangerie bên Paris.
Monet's Waterlilies at the Musée de l'Orangerie Paris - YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=zaYIgjeo6CQ)

Tôi ngồi đó không dưới 1 tiếng đồng hồ. Căn phòng bầu dục, 360 độ toàn là
nước và ánh sáng trên nước. Và từ đó tôi nhìn ánh mặc trời phản chiếu trên
nước khác đi.