PDA

View Full Version : Tri ân thầy cô_tôn sư trọng đạo



dohuuthuc
20-11-2009, 12:26 AM
Nghề giáo là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vì vậy, người Việt Nam ta bao đời nay vẫn luôn giữ gìn truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp. Cùng với thời gian, cách biểu hiện “tôn sư” của học trò cũng mỗi thời mỗi khác.
Trung Quốc có Khổng Tử - một người thầy vĩ đại. Thì Việt Nam cũng có người thầy của muôn đời – Chu Văn An. Nền nho học cửa Khổng sân Trình nay đã không còn nữa, thầy Chu Văn An cũng đã đi xa, nhưng tài năng, đức độ và phẩm cách của thầy thì còn truyền mãi đến muôn đời.
Khi thầy Chu Văn An mở lớp dạy học, học trò khắp nơi về theo học rất đông. Họ không chỉ học thầy lấy cái chữ Thánh hiền mà còn học thầy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Trong số biết bao học trò của thầy Chu phải kể đến Phạm Sư Mạnh, Lê Quát. Cả hai ông đều đỗ Thái học sinh và làm quan đến chức Hành khiển trong triều Trần. Nhưng mỗi lần về thăm thầy, các ông luôn thể hiện tấm lòng kính trọng rất mực.
Khi Phạm Sư Mạnh về chúc thọ thầy, không trống rong cờ mở, ông xuống kiệu, đi bộ từ đằng xa để vào nhà thầy. Dù làm quan to trong triều, nhưng trước thầy Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh vẫn chỉ coi mình là một học trò nhỏ. Vẫn quỳ gối khi nói chuyện với thầy. Dù được thầy cho phép cũng không dám ngồi ghế ngang hàng với thầy. Câu chuyện cho thấy đạo đức tuyệt vời của người học trò chốn cửa Khổng sân Trình vừa thể hiện cái tài năng, đức độ của người thầy Chu Văn An.
Ngày nay, thái độ kính thầy được các học trò thể hiện bằng nhiều cách khác nhau.
Yêu thầy, thì phải đi quà “chất”!
Mỗi dịp đến ngày “tết thầy” (20-11), là người người đi mua quà, lớp lớp đi mua quà biếu thầy. Trong quan niệm của nhiều người, quà phải to, “hoành tráng” thì thầy mới nhớ mặt, mới thấy hết “tấm lòng” của trò. Nếu học trò còn nhỏ, thì phụ huynh lãnh trách nhiệm đi “tết thầy”. Với họ, đây cũng là dịp để khẳng định “đẳng cấp” của mình.
Chị X, có con đang học Trường Tiểu học Thành Công B cho biết: Con chị học lớp “ngoại giao” của trường. Nghĩa là đầu vào không phải qua vòng sơ loại, trái tuyến cũng được, miễn là có người đỡ đầu. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn cũng được tự chọn. Cho nên ngày lễ, ngày tết là phải chu đáo với các thầy cô lắm lắm!
Chị X cho biết phụ huynh của các em trong lớp này “mèng nhất” cũng phải là nhà báo. Cho nên, muốn con mình được thầy cô chú ý thì quà tết cũng phải “kha khá”. Quà càng chất thì thầy cô càng tỏ tấm lòng. “Năm ngoái chị mua cho cô chủ nhiệm lớp cậu cả hẳn cái túi Louis Vuitton mà vẫn thuộc hạng tép em ạ. Năm nay chị đang đau đầu không biết chọn quà gì cho cô. Hai tối rồi vợ chồng chị đi chọn mà vẫn chưa tìm được món nào ưng ý”
MT – Học viên QHQT cũng đang băn khoăn không biết mua quà gì cho “xứng” với thầy. “Năm nay, mình tốt nghiệp, cũng phải chọn thầy hướng dẫn từ bây giờ. 20-11 là dịp để “ngỏ lời” trước với thầy. Quà mà "lởm" đứa khác nó “cơ” hơn là mình rớt đài. Thầy giỏi nên đứa nào cũng muốn được thầy hướng dẫn mà.” – Nhìn mặt MT lúc tâm sự mới thấy hết được sức nặng của việc chọn quà cho thầy trong suy nghĩ của cô.
Các thầy thì nghĩ sao?
Tấm lòng yêu mến, kính trọng, biết ơn của học trò hay phụ huynh học trò thì các thầy trân trọng lắm. Nhưng có phải là cứ quà nhiều, quà to thì thầy ưu ái hơn không?
Thầy G- Giảng viên Đại học X, là chủ nhiệm một bộ môn trong khoa. Cứ tới ngày nhà giáo Việt Nam nhà thầy lúc nào cũng nhộn nhịp khách. Các thế hệ học trò dưới bàn tay dìu dắt của thầy luôn biết ơn và nhớ về thầy. Nhưng với thầy “tình thầy trò mới đáng quý”. Thầy nói: “Một bó hoa tươi thắm, một lời hỏi thăm ân cần là đủ để biểu hiện tấm lòng kính thầy rồi. Các em ở xa, không về thăm thầy được thì đã có điện thoại, email. Có nhiều lá thư xúc động của học trò đến giờ thầy còn giữ mãi”.
Thầy còn kể, có lần, một anh chàng bị thầy không cho thi hết môn vì nghỉ quá số buổi học cho phép, nhân ngày nhà giáo, tới thăm thầy, nhưng lại còn đặt thẳng vấn đề “mua thầy”. Nhưng thầy đã kiên quyết từ chối, vì với thầy “quy định của nhà trường thì phải tuân thủ”. Thầy chưa bao giờ đuổi một học sinh nào, nhất là đã có tấm lòng đến thăm thầy. Nhưng lần ấy thầy phải làm cái việc ngoại lệ vì anh chàng kia cứ năn nỉ rồi còn “ra giá” với thầy. “Thầy cảm giác mình giống như một món hàng mà anh ta mang ra mặc cả. Dù thầy nghèo, nhưng không bao giờ nhận những đồng tiền ấy”.
Cô Hoa, giáo viên trường tiểu học X cũng có cùng quan điểm với thầy G. Cô bảo: “Mình dạy lớp chọn, phụ huynh học sinh rất quan tâm. Nhưng mà không phải cứ phụ huynh nào chăm tới thăm nom, quà cáp thì con cái họ được ưu ái hơn đâu. Mình mơ làm cô giáo từ thuở nhỏ vì rất ngưỡng mộ tài, đức của người thầy cũ. Mình quyết tâm phấn đấu để được học trò yêu quý như thầy mình. Một người thầy chân chính là phải có cái tâm trong sáng, công bằng, yêu thương học trò, và tâm huyết với nghề. Mình tuyệt đối không thiên vị”.
Xưa thầy Chu Văn An được học trò tôn trọng, kính phục cũng là bởi tài năng và đức độ của thầy. Ngày nay, cũng vậy, những người thầy chân chính sẽ không bao giờ đánh đổi lương tâm một đời chỉ vì những thứ vật chất tầm thường. Lòng biết ơn, kính trọng thầy cô không phải chỉ được thể hiện bằng những món quà “chất”, “sịn” trong ngày nhà giáo. Mà thực sự phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi.


(húc /)/(ừng /(/gày /)/hà Giáo (/iệt /)/am!
Chúc toàn thể các thầy, cô luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc & thành đạt!

thapthuco93
20-11-2009, 02:02 AM
Thật may mắn khi hiên tại, t vẫn đang ngồi ghế nhà trường, đc nghe lời thầy cô giảng, tiếp thu kiến thức. Đó sẽ là những kỉ niệm ko bao h quên đc. Tri ân các thầy cô, những người đã mang đến cho t niềm vui thích với các môn tự nhiên, đó là 1 ngã rẽ cuộc đời. Từ niềm vui thích đó đã mang đến cho t động lực, ước mơ cho tương lai. T tự cảm thấy mình thật may mắn khi là 1 trong 1 sô người có thể yêu, có thể mơ ước, và tất cả, đều bắt nguồn từ những bài giảng của thầy, cô :D

ThangLongKyDao
20-11-2009, 09:43 AM
À, cái trò mật mã của học trò phổ biến lắm. Bạn đó tên là Thắm. Vì:
t : time (Thắm)
h : hour | giờ
1 : number one | một | năm bờ oăn
đc : được

Do đó, nguyên văn của bạn Thắm là:

Thật may mắn khi hiên tại, Thắm vẫn đang ngồi ghế nhà trường, được nghe lời thầy cô giảng, tiếp thu kiến thức. Đó sẽ là những kỉ niệm ko bao giờ quên được. Tri ân các thầy cô, những người đã mang đến cho Thắm niềm vui thích với các môn tự nhiên, đó là một ngã rẽ cuộc đời. Từ niềm vui thích đó đã mang đến cho Thắm động lực, ước mơ cho tương lai. Thắm tự cảm thấy mình thật may mắn khi là năm bờ oăn trong một số người có thể yêu, có thể mơ ước, và tất cả, đều bắt nguồn từ những bài giảng của thầy, cô :D

Bạn Thắm chắc nhiều anh yêu lắm đây :D

doccocuukiem
20-11-2009, 11:41 AM
Chán quá, đọc cả cái topic này chỉ có mỗi bác Thực là còn tâm huyết, chứ các bro khác nản quá