PDA

View Full Version : Những bài viết hay về cờ tướng.



themgaidep
15-06-2009, 03:55 PM
Mã là loại quân thiện chiến trong cờ tướng. Mã tung hoành bốn phương tám hướng, từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc, bất cứ nơi đâu Mã cũng đến được, đi được, lập nên công trạng rất nhiều. Ngay từ đầu cuộc trường chinh Mã đã xung trận bảo vệ vững chắc cứ điểm tiền tiêu (Tốt 5) rất hiệu quả. Đối phương dù dũng mãnh đến đâu cũng không chiếm được cứ điểm tiền tiêu này.
Mã là hình ảnh kẻ sĩ dấn thân có lý tưởng, không có thái độ điềm nhiên toạ thị an phận thủ thường ở xó tàu ngựa, mà quyết chí xuất chinh, góp công sức mình cho chiến cuộc. Hình ảnh cảm động nhất của
Mã là khi người kỵ sĩ rũ áo lên yên, gạt bỏ mọi niềm riêng, vướng mắc chấp nhận vào cuộc, chấp nhận “áo bào thay chiếu anh về đất” (thơ Quan Dũng) và có thể ra đi không hẹn ngày trở về.
“Vó ngựa tung hoành” hay xuất Mã nghĩa là kẻ sĩ mang sở trường ra thi thố với người với đời, trong chừng mực nào đó có ý nghĩa rất tích cực, không phải hèn nhát nép mình cầu an… khi đối phương đi pháo đầu đe doạ Tốt 5 thì xuất Mã là nước đi đúng, quyết tâm ăn thua đủ với đối phương, Tốt 5 được bảo vệ tức thì. Không như những kẻ không khoái hoạt chỉ thích thượng voi ở này nước đi đầu tiên (Trích Nguyễn Tuân) thì rõ ràng xuất Mã hoặc nhảy Mã biểu lộ một trạng thái hào hùng phấn khích hơn nhiều. Người kỵ sĩ xuất chinh lên yên chấp nhận tất cả mọi hiểm nguy trong đời, không bi quan mà ngược lại rất hứng khởi. Đó là thái độ của kẻ sĩ nhiệm của mình đối với nhân quần xã hội. Một thái độ rất trân trọng, kính nể và ngưỡng phục…
Tập “Cờ tướng - Vó ngựa tung hoành” là bộ sưu tập những gì thuộc về Mã như: tâm tư tình ảm của Mã, đường đi nước bước, phép đánh trận của Mã… mà người chơi cờ - những vị “Tướng Soái” cần phải biết.
Mục lục:
Thay lời nói đầu
Mã trong cuộc cờ và cuộc đời
Mã tây phương
Mã đông phương
Bình phong mã (Giữa sóng gió cuộc đời)
Đơn đề mã (Kiên vững bền gan lập chí)
Mã đội (nên công hay đáng tội)
Phản công mã một chiến lược phản công nhanh
Phế mã cuộc (khí mã cuộc)
Chuyển giác mã (Thế mã quì hay triều cung mã)
Hoà - Đạt tới cảnh giới vô cùng
Thế trận phế mã hãm xe (lừng danh một thời)


(St)

themgaidep
15-06-2009, 04:03 PM
Có một cuốn tiểu thuyết Tầu đang rất thời thượng ở Pháp, từng đoạt giải Goncourt dành cho giới trẻ năm 2001, tên chính xác là "Thiếu nữ đánh cờ vây" (bản Việt ngữ của NXB Văn Học). Tác giả là Sơn Táp, một thiếu nữ sinh năm 1972 tại Bắc Kinh. Không hiểu sao từ xưa tới nay, phụ nữ đã mê chơi cờ thì hầu hết tuổi đời đều rất trẻ.

Có lẽ do niềm say mê kỳ lạ đó chỉ có thể nuôi dưỡng bằng sự ngây thơ lầm lạc mang nữ tính trong trắng. Khi đã lớn và đã già, phụ nữ bỗng đau đáu quay sang quan tâm vài thứ thiêng liêng khác, ví như vàng bốn số chín hay sổ đỏ nhà đất chẳng hạn.

Cuốn sách của Sơn Táp có bối cảnh Không - Thời gian cũ kỹ ở vùng Mãn Châu, tình tiết quanh co dữ dội lằng nhằng, đại loại kể về một cô bé quý tộc sa sút mười sáu tuổi vừa chơi cờ (cờ vây hay còn gọi vi kỳ, rất thịnh hành tại Nhật Bản và Trung Quốc) vừa hoang mang yêu rồi bi thảm trưởng thành làm đàn bà.

Đối thủ của cô bé là một sĩ quan tình báo Nhật Hoàng, bản tính sâu sắc rắn lạnh. Qua liên tiếp nhiều ván cờ, cả hai vô thức chập chờn yêu nhau. (Một điều rất khó xảy ra nếu đôi này chung vốn đầu tư chơi cổ phiếu chứng khoán). Bọn họ đồng một quan niệm "Tôi mê cờ vì các mê lộ của nó. Mỗi nước cờ là một bước dấn sâu vào lối xuống của tâm hồn, vô cùng khó lường trước.

Giống như biến động của cuồn cuộn tầng mây, mỗi thế cờ là một sự phản bội" (sách đã dẫn). Quan niệm này kể ra cũng khá tiêu cực, nhưng biết sao được, lúc ấy cô bé đang bải hoải rơi vào tuyệt lộ. Còn nếu cứ nhí nhảnh vô tư như đám 8X, 9X bây giờ thì chẳng có ma nào lại đi tìm đến cờ cả. Hoặc sẽ ngây ngô ngồi nhà xem truyền hình “Cô gái xấu xí” rồi “Bỗng dưng muốn khóc”, hoặc sẽ tưng tưng đi vào vũ trường mà lúc lắc vật vã.

Do vài thói quen văn hoá, các thiếu nữ ở ta không có nhiều người ham mê chơi cờ. Nhưng cũng giống như việc uống rượu, người nào đã ham thì thăng hoa thành luôn cao thủ. Hồi Hà Nội bao cấp, ở đầu phố Phùng Hưng rẽ sang Hàng Bông có một nữ kỳ thủ độc thân mắt xếch chừng 27-28 tuổi tên Loan, xuất thân phe tem phiếu ở chợ Hàng Da, lừng danh vỉa hè với chiêu khai cuộc Pháo đầu Mã đội.

Đây là một thế cờ thiên về công, rất hợp với đàn bà vừa lắm mồm vừa hấp tấp. Và không may gặp phải đối thủ điềm đạm chơi Bình phong Mã, thì khi lui về thường vỡ trận. Cờ độ rong dạo khó khăn ấy giải không quá to, quy ra thóc ước khoảng chục bát phở bò, nhưng liên miên thua thì cũng đại thảm họa.

Loan cô nương chơi ăn gian cực kỳ, nạn nhân đa phần là mấy gã trung niên ngoại tỉnh ngồi chờ tầu điện. Dưới mạn dốc Thọ Lão gần cửa hàng bán dầu hoả cũng có một tay cờ nữ trẻ chơi Pháo tuần hà hay lắm, đàn ông thua cả mớ. Tất nhiên, cũng khét tiếng giang hồ là tay tháu cáy. Nói như vậy không có nghĩa, cứ thiếu nữ chơi cờ đều tủn mủn ăn gian, ở lịch sử cờ tướng Việt có không ít nữ danh kỳ trẻ lẫy lừng minh bạch.

Đặc cấp quốc tế Đại sư Lê Thị Hương ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn. Lúc chưa lập gia đình, Hương trấn kỳ đàn quốc gia hơn chục năm ròng. Đám kỳ thủ đàn ông sợ xanh mặt, tâm phục khẩu phục tôn xưng cô là Diệt Tuyệt sư thái. Ngoài Lê Thị Hương, làng cờ nữ Việt còn hai quốc tế đại sư đáng kể, Ngô Lan Hương sinh 1979 và Hoàng Hải Bình sinh 1977.

Cờ tướng đang thịnh hành ở ta có xuất xứ bên Tầu với tên gốc là Tượng kỳ. Lịch sử hình thành rồi hoàn thiện nó đẫm đầy không biết bao nhiêu công sức tâm huyết của kỳ sư và kỳ thủ. Bọn họ hầu hết là cao nhân dị sĩ, khi gặp phải hiểm trá của công danh, bạc bẽo của lợi lộc thì chán ngán thế sự quay về ngồi nhà qua cờ mà cao ngạo nhìn đời.

Vì ở cờ cũng có giả dối loanh quanh Tướng, cũng có gian giảo lầm lũi Sĩ. Hoặc xông xáo nghênh ngang như Xe, hoặc lắt léo tiến thoái như Mã. Cái đắc thời của Tốt qua sông vừa tiểu nhân tiểu khí lại vừa cần mẫn chăm chỉ. Cái bơ vơ của Pháo không ngòi sao mà giống sự bi tráng của anh hùng mạt lộ. Không phải ngẫu nhiên cờ được xếp vào tứ đại cao nhã "Cầm Kỳ Thi Họa", bởi qua nó con người ta phát tiết được tận cùng những niềm vui những nỗi buồn.

Các thiếu nữ thế gia vọng tộc, sau khi đã giỏi đàn giỏi thơ giỏi hoạ, bắt buộc phải thật giỏi cờ. Người xưa cho rằng, chơi cờ sẽ khử bớt được cái hấp tấp ham hố kiểu đàn bà, các thiếu nữ cao cờ sẽ không sốt ruột mà nhẫn nhịn yên tâm ngồi chờ ngày cưới.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hồi chưa đi làm lẽ tương truyền là tay cờ cao cực kỳ. Thơ bà phồn thực nhan nhản những là Tướng Sĩ Tượng. Bài "Đánh cờ người" của bà xếch-xi đến mức các văn bản chính danh đều lưỡng lự đạo đức để ở phần tồn nghi. "Mới vào đầu chàng liền nhảy ngựa. Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên...". Thực ra trò đánh cờ người rất được chuộng ở các lễ hội làng quê Bắc bộ.

Nhiều nơi, quân cờ là những thiếu nữ ngăm ngăm xinh đẹp tuyệt vời. Cờ bàn xem đã thú, cờ người xem thú vị gấp trăm lần. Hiềm một nỗi, trò này cần một bãi đất rộng có "viu" đẹp. Vài năm gần đây, những bãi đất xôi mật kiểu ấy đã bị chuyển thành sân gôn thành chung cư cao cấp.

Trò đánh cờ người có nguy cơ tuyệt tích, hình như chỉ còn phảng phất đâu đấy trong ký ức của vài thiếu nữ muộn chồng.

(St)

Congaco_H1R5
15-06-2009, 04:14 PM
Trong cờ vua cái bài toán nổi tiếng , phải gọi là Toán vì nó tính toán ghê quá , có cả bài tập về lập trình trên máy tính nữa . Đó là quân mã ở góc bàn cờ , sau 63 moves thì con mã đi đúng 63 ô còn lại .
Không hiểu con mã trong cờ tướng đứng ở góc bàn cờ , có ai di chuyển 89 nước thì con mã đi hết bàn cờ chưa nhỉ

themgaidep
15-06-2009, 04:25 PM
Em chưa thử làm cái này đâu ah.

koleloi
15-06-2009, 06:08 PM
Trong cờ vua cái bài toán nổi tiếng , phải gọi là Toán vì nó tính toán ghê quá , có cả bài tập về lập trình trên máy tính nữa . Đó là quân mã ở góc bàn cờ , sau 63 moves thì con mã đi đúng 63 ô còn lại .
Không hiểu con mã trong cờ tướng đứng ở góc bàn cờ , có ai di chuyển 89 nước thì con mã đi hết bàn cờ chưa nhỉ

Cái này em nghĩ không khó lắm, máy tính tìm ra khá dễ, cái này em nghĩ mới là khó nè: làm sao sau 63 nuớc con mã đi hết 63 ô còn lại và ô cuối cùng(ô dừng lại) phải là ô ở góc bàn cờ trên cùng đuờng chéo với ô lúc bắt đầu. :-/

Các bác thử nghĩ xem làm cách nào đạt đuợc nhé. giải trí tí cho thư thái ;))

themgaidep
20-06-2009, 11:20 PM
Cái thú ngồi trầm mặc, suy tư khề khà chơi vài ba ván cờ tướng hiện nay không còn chỉ để dành cho mấy ông cụ về hưu nhàn rỗi hoặc giới xe ôm, ba gác... thư giãn trong lúc ngáp dài chờ khách nữa. Dân Sài Gòn hiện nay đang rộ lên phong trào chơi cờ tướng. Cái thú giải trí đầy nét “hiền nhân, quân tử” này đang là mốt thư giãn của khá nhiều người.
Đấu cờ với… mỹ nhân.

Đấu cờ với… mỹ nhân
Từthanh niên trai tráng, đến mấy ông sồn sồn, giới kinh doanh, rồi mấyông công chức... thi nhau dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi để trởthành những ông “tiên cờ”. Chỉ có điều, đánh cờ tướng bây giờ khác xưaở chỗ phải có... mỹ nhân xinh như mộng “tiếp chiêu”, hay ngồi bên cạnh.

Rủ nhau đi… “chiếu tướng”



“Xin lỗi, em xin phép tiếp anh vài ván cờ được không ạ?”. GiọngBắc ngọt như mía lùi của cô gái trẻ có đôi mắt “con nai vàng ngơ ngác”đứng trước mặt cũng đủ làm cho tôi choáng váng, hoa cả mắt, dù chưabiết thắng, bại thế nào trong những ván cờ sắp tới.



Chẳngbiết vì khách đánh cờ quá kém, hay vì cô gái “tiếp cờ viên” của quán“cà phê cờ tướng máy lạnh” H.H. trên đường Điện Biên Phủ này có nhữngchiêu thức biến hóa khó lường mà khách cứ bị “chiếu tướng” liên tục. Ởphòng bên cạnh, ông bạn đi cùng cứ há hốc miệng ra mà nhìn cô kỳ thủxinh đẹp đối diện như muốn “ăn tươi, nuốt sống”, thỉnh thoảng lại nuốtnước bọt ừng ực, không hiểu vì cay cú do thua cờ, hay có “tà tâm” gìkhác…



Mỹnhân tiếp cờ này cho biết, quán của cô có đến 6 nữ “kỳ thủ” chuyên tiếpkhách đến đánh cờ như kiểu này. Nhiệm vụ của các cô là lo chuyện trànước, đánh cờ, luận cờ hay ngồi bên cạnh “tư vấn” cho khách nếu kháchđi với bạn cờ khác. Có người thì đã biết đánh cờ từ trước, nhưng cũngcó người được chủ quán gửi đi học nghề ở các lớp đào tạo đánh cờ tướng“cấp tốc” với những chiêu thức cơ bản, đường phái chánh, tà… để phục vụnhu cầu của khách.



Tiêuchuẩn hàng đầu được các quán đưa ra để tuyển các nữ “tiếp cờ viên” làngoại hình phải xinh xắn, dễ thương và nhanh trí, “thông minh lẫnthông… manh” một tí để đánh cờ đừng quá tệ, làm những ông khách mê đánhcờ thật sự cụt hứng. Người đi đánh cờ thì nhiều, nhưng dân “nghiện” cờthật sự không nhiều. Còn lại chủ yếu vô đây thư giãn, đánh vài ba váncờ tếu táo, trò chuyện với người đẹp cho vui rồi về. Quả thiệt, ngồitrong những căn phòng máy lạnh kín đáo, sang trọng, thiết kế theo kiểucung đình ngày xửa, ngày xưa, tiếng nhạc nhẹ nhàng, bay bổng, trước mặtlà một bàn cờ tướng với một mỹ nhân rực lửa, “chân dài tới nách”, tiếpvài “chiêu” thì bỗng dưng nhiều người thấy mình như trở thành một “hiềnnhân” thuở xưa đang luận bàn thiên hạ. Nếu đi cùng bè bạn, đối tác làmăn hay đi cùng với sếp, thì cũng cứ yên tâm vì sẽ có ngay các nữ “tiếpcờ viên” ngồi bên cạnh lo việc trà nước, thỏ thẻ những lời vàng ngọcmách nước.



Xemra, cái thú “đấu cờ với người đẹp” mà nhiều quán cà phê ở Sài Gòn đangtung ra có sức hút với mấy ông còn hơn cả bida máy lạnh, gội đầu thưgiãn dạo nào, vì rất ư “trí tuệ” và thời thượng, giúp con người ta huyđộng tối đa bộ não vào những “hỉ, nộ, ái, ố” ảo trong ván cờ mà quên đinhững căng thẳng, toan tính trong cuộc sống xô bồ, xô bộn hiện nay.



Dạonày, có nhiều ông đâm ra “nghiện” đi đánh cờ, giờ nghỉ trưa, ngày nghỉ…đều kéo nhau đi đánh cờ tướng. Dân mê đánh cờ “ngồi đồng” vài ba tiếngcũng nhiều, mà dân mê “ngồi đồng” ngắm người đẹp lại càng đông hơn.



Cólẽ từ nhu cầu này và cái vụ “mỹ nhân… cờ tướng” này đang ăn nên làm ra,mà những “hội quán” cờ tướng mọc lên ngày một nhiều ở đất Sài Gòn. Từ“cà phê cờ tướng” ở miệt An Lạc, Bình Tân đến “tửu quán cờ tướng”, vừanhâm nhi rượu, vừa đấu cờ với người đẹp bên khu An Sương, Hóc Môn, rồi“cà phê máy lạnh cờ tướng” ở Điện Biên Phủ, Trường Chinh… Nhiều quán càphê máy lạnh treo bảng “Tuyển tiếp viên nữ có ngoại hình, ưu tiên cho người biết… đánh cờ tướng”.Thỉnh thoảng mấy ông lại kháo nhau, có quán “cà phê cờ tướng” mới mở cómấy em “tiếp cờ viên” chỉ cần nhìn một cái là đủ cho khách tình nguyệnxin được… “chiếu tướng”.



Lẫn lộn “cờ người”



Phongtrào chơi cờ tướng đang rộ lên như một thú chơi, giải trí tao nhã vàtrí tuệ của nhiều người. Chỉ tốn vài chục ngàn đồng tiền trà, nước lẫn“cờ phí”, lại được đấu cờ với người đẹp, luận bàn về những nước cờtrong đời, quên đi những lo toan, căng thẳng trong công việc hàng ngàythì xem ra cũng thật đáng “đồng tiền, bát gạo”.



Chỉcó điều, tại một số “hội quán cờ tướng” cũng đã bắt đầu xuất hiện nhữngtrò cá cược, giải cờ với số tiền đặt cược có khi lên đến cả hàng chụctriệu đồng như một dạng cờ bạc trá hình. Có những quán cho các “mỹnhân” tiếp cờ của mình đấu cờ ăn tiền với khách mà phần thua thì baogiờ cũng thuộc về… những ông khách si tình, nông nổi. Chẳng biết vì mỹnhân đánh cờ giỏi hay vì những ông khách kia chỉ mải lo đánh cờ… bằngmắt mà thua cháy túi mới giật mình biết là mình dại.



Lẫnlộn trong đội ngũ “tiếp cờ viên” ở các “hội quán cờ tướng” hiện naycũng có khá nhiều nữ “kỳ thủ” chỉ giỏi “chuyên môn, nghiệp vụ” về đấu…“cờ người”. Sau một vài ván cờ tại quán, “tiếp cờ viên” lại móc nối vớikhách đi thi đấu… “cờ người” ở trong khách sạn.



Trongnhững căn phòng kín đáo, máy lạnh riêng biệt, “kỳ thủ” và khách “đấucờ” như thế nào thì thú thật chỉ có… mấy quân cờ mới biết được. Mớiđây, khi các cơ quan chức năng kiểm tra tại quán cà phê “cờ tướng… mỹnhân” L.K. trên đường Lý Thường Kiệt thì phát hiện nữ “kỳ thủ” và kháchbỏ cả “bảng son, quân ngà” lăn lóc một góc để mà chuyển sang hì hụcgiao đấu… “cờ người”.



Ởvùng ven thành phố, nhiều ông khách sồn sồn vì si mê các nữ “tiếp cờviên” của mấy quán “cà phê cờ tướng”… biến tướng, bỏ cả công việc cơquan, trốn gia đình, vợ con đi “ngồi đồng” cả ngày trời “đấu cờ” trongnhững “hội quán cờ tướng” máy lạnh. Nhiều ông lý giải với vợ, tui đâucó nhậu nhẹt, gái gú gì đâu, chỉ đi đấu vài ván cờ “trí tuệ” thôi mà.Có bà sinh nghi, dẫn con đi rình chồng, mới té ngửa mọi chuyện, thétlớn: “Đấu… cờ kiểu này thì tui cũng có... cờ, sao ông không chịu ở nhà mà đấu?”.

(St)

ngoa_long
20-06-2009, 11:56 PM
Bài này viết về tệ nạn chứ cờ quạt gì . Đến môn thể thao trí tuệ tao nhã như cờ tướng mà còn len lỏi được vào mấy quán cà phê máy lạnh biến tướng như vậy, thế mới biết dân ta mê cờ như thế nào !!!

themgaidep
21-06-2009, 03:00 PM
Dạo này vợ chồng Hoa cứ lục đục suốt. Nguyên do là chồng Hoa vừa "phát sinh" một sở thích rất buồn cười. Ngoài thời gian ở cơ quan, hễ rảnh là anh chạy ra quán cà phê ngồi chơi cờ tướng. Chơi cờ với bạn, rồi chuyển qua chơi cờ với các cô "tiếp cờ" ở quán. Ban đầu, Hoa cứ tưởng chơi cờ lành mạnh thôi, đang là mốt của các ông kia mà. Nhưng đến khi cậu bạn đồng nghiệp đi mục sở thị về, kể chi tiết các biến tướng của nó thì Hoa mới tá hỏa.

Khỏi phải nói, các "em" chân dài tiếp cờ ăn mặc mát mẻ, kỹ năng điêu luyện và chuyên nghiệp đến mức nào. Giữa không gian máy điều hòa mát rượi, cảnh trí lịch thiệp, lại được người đẹp tiếp cờ, hỏi anh nào không thích? Cho nên, chồng Hoa càng ngày càng mê mệt. Hoa đoán chừng, anh mê cờ thì ít mà mê người thì nhiều, sợ đến lúc nào đó lại chuyển qua đánh "cờ người" thì chết! Nói với anh suy nghĩ này của mình, anh gạt phăng đi, cau có bảo Hoa suy đoán bậy bạ. Vợ chồng đâm ra cãi cọ, giận hờn nhau, mà chung quy chỉ tại mấy con cờ.

Chiếu tướng nha anh !

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/20090205-as.jpg

Hễ hết giờ, anh không còn la cà nhậu nhẹt nữa, mà danh chính ngôn thuận đi đánh cờ, với lý do là giải trí lành mạnh. Việc nhà, vợ con anh chẳng ngó ngàng gì cả, có khi về đến nhà mà dường như tâm trí anh vẫn còn để bên bàn cờ. Khuyên chồng mãi không được, Hoa đâm bực, lại thêm ghen tức, tự hỏi sao bỗng dưng anh lại đổ đốn ra như vậy.

Suy nghĩ hoài, Hoa mới nảy ra chiêu lấy độc trị độc. Mày mò, cô nhờ cậu bạn đồng nghiệp chỉ cách chơi cờ, rồi mua thêm sách về "nghiên cứu". Quyết tâm "chiếu tướng" chồng, Hoa tích cực luyện tập môn thể thao này. Cứ rảnh là Hoa nghĩ ngay đến cờ. Mà càng chơi, Hoa càng mê, thấy mình lên tay thấy rõ. Giờ thì Hoa đã phần nào thông cảm hơn với chồng, vì hiếm có ngày nào cô không đánh một ván với ai đó, nếu bận quá thì cứ thấy thiêu thiếu khó chịu. Đánh cờ thì có gì là khó nhỉ, anh chơi được, thì Hoa cũng có thể học đánh cờ, thậm chí còn mơ đến chức "kiện tướng" nữa ấy chứ!

Rồi ngày phục thù cũng đến. Hôm đó anh về trễ, mở cửa bước vào đã thấy Hoa ngồi chờ bên bàn cờ bày sẵn. Tưởng vợ bày trò để lại sắp sửa "móc nghéo" gì đây, anh lẳng lặng đi tắm, xong tính chuồn về phòng ngủ. Hoa nhẹ giọng kêu anh lại, rủ anh chơi với mình một ván cờ. Quá bất ngờ, anh chẳng thể nào từ chối. Và càng bất ngờ hơn, anh cứ hỏi mãi là Hoa học chơi cờ hồi nào, ở đâu hay vậy.

Từ hôm đó, hai vợ chồng thường xuyên chơi cờ với nhau. Ai thua, phải dọn dẹp nhà cửa. Ai thua, phải nấu cơm chiều mai chẳng hạn. Cuối tuần, Hoa còn rủ thêm mấy người bạn đồng nghiệp về nhà, nấu vài món gì đó, rồi chơi cờ, để anh có cơ hội giao lưu.

Bây giờ, tuy biết thỉnh thoảng anh cũng ra quán chơi cờ, nhưng lòng Hoa đã bớt lo hơn. Có khi hai vợ chồng cùng đi quán, họ ngồi đấu trí với nhau giữa khung cảnh thiên nhiên mát mẻ. Hoa cũng cố ý ăn mặc thật đẹp, sửa soạn tinh tươm để anh biết vợ mình cũng chẳng thua kém ai. Và Hoa hiểu, để giữ gìn hạnh phúc của mình, chẳng có gì là không thể làm được, xá gì đến chuyện con con là... chơi cờ.


:-o:-o:-o:-o

(St)

lemdao
21-06-2009, 06:03 PM
Được như cái truyện này thì còn gì bằng, hai vợ chồng cùng một đam mê như thế là tuyệt vời nhất đấy, ở nhà sướng gấp mấy lần ra đường.

ngoa_long
21-06-2009, 06:21 PM
Đánh cờ với vợ thì thích thú gì đơn giản là muốn đánh độ cũng kô được .

tieunhulai
21-06-2009, 08:33 PM
Bài báo sặc tính lý thuyết. Khác nào bảo các ông chồng tập thêu thùa, nấu nướng, điệu đà để hút vợ.

Bản chất nam, nữ trời cho là vậy rồi. Ông chồng ghiền cờ, bà vợ không thích cờ thì có học kiểu gì cũng chẳng gây ngạc nhiên cho chồng được (không tập trung, không hứng thú để học)

Chưa kể về tâm lý, đàn ông thích phụ nữ đẹp (có khi chỉ thích thế thôi), ông nào ghiền cờ mà thấy các em biết chơi cờ lại càng tò mò thích thú, chứ với vợ nhà thì chưa chắc việc thạo cờ lại gây hào hứng ngạc nhiên cho các ông. Nhiều ông giỏi cờ lại rất sợ vợ cũng ghiền cờ vì thấy có vẻ bệ rạc sao đó. Đôi khi vợ chồng không thích cùng nghề, cùng sở thích nhiều quá đâu.

trannhien
22-06-2009, 11:29 AM
Ước gì vợ tớ cũng như thế !

trannhien
22-06-2009, 11:46 AM
Mục lục:
Thay lời nói đầu
Mã trong cuộc cờ và cuộc đời
Mã tây phương
Mã đông phương
Bình phong mã (Giữa sóng gió cuộc đời)
Đơn đề mã (Kiên vững bền gan lập chí)
Mã đội (nên công hay đáng tội)
Phản công mã một chiến lược phản công nhanh
Phế mã cuộc (khí mã cuộc)
Chuyển giác mã (Thế mã quì hay triều cung mã)
Hoà - Đạt tới cảnh giới vô cùng
Thế trận phế mã hãm xe (lừng danh một thời)
(St)

MÃ TRONG CUỘC CỜ - CUỘC ĐỜI
Quân Mã, hay Ngựa, còn gọi là quân Kỵ, ở trong Cờ Tướng hay Cờ Vua, thường được nhắc tới như là một quân chủng đặc biệt tượng trưng cho một vẻ đẹp hào hùng, mang dáng dấp hiệp sĩ cứu khổn phò nguy, xuất hiện đúng lúc và ra tay trừ gian diệt bạo không ngại gian khó, hiểm nghèo. Nói tới Mã, là nói tới một sự biến hoá kỳ ảo của những nước đi nhảy nhót thần kỳ, một phép Lăng Ba Vi Bộ (!) độc đáo, đầy sự bất ngờ, và hành tung thì bí ẩn, ý đồ kín đáo. Nếu trên bàn cờ mà không có Mã, hoặc đúng hơn là không còn Mã, thì dường như cuộc chơi trở nên bớt sôi động, bớt gay cấn và giảm đi ít nhiều hào khí, trầm lắng hẳn vì không còn nghe tiếng nhạc ngựa reo vui, tiếng vó câu rộn rịp. Mã đã đem lại sự bình ổn vững vàng và cân bằng trong những thế trận thiên về phòng ngự, thì Mã cũng đã nổi bật lên như là một kỵ sĩ bách chiến bách thắng không hề biết đến chiến bại khi tràn sang phòng tuyến đối phương, với vẻ oai phong lẫm liệt, hào khí ngất trời. Không thể nói khác được, rằng chính kỵ binh Mã, đã góp phần lớn vào những đường nét tạo nên vẻ huyền bí của kỳ nghệ, những gì được gọi là phần cốt lõi, tinh hoa, tinh túy nhất, của bộ môn thể thao trí tuệ Cờ Tướng vốn được nhiều người yêu thích. Người đời đôi khi cũng tự ví von, cho mình như là quân Mã trong một VÁN CỜ ĐỜI đầy dẫy những bất công, hàm oan, nghiệt ngã. Đó là hình ảnh tượng trưng của những người can đảm, anh hùng, mang trong tâm bầu nhiệt huyết sục sôi, sẵn sàng lên yên dấn thân một-mình-một-ngựa đi vào cuộc đời, tả xung hữu đột giữa vòng trùng vi thù địch, để dẹp tan những trở ngại, xô đổ những vướng mắc, vung gươm tráng sĩ trả nợ núi sông, sẵn sàng da ngựa bọc thây không mong ngày trở về. Hình ảnh đẹp thay mà cũng cao quý thay!
Ở đây xin được có một vài lời bàn vui về quân Mã trong cuộc cờ, qua đó, phác họa nên chân dung của những "kỵ binh Mã" giàu lòng nghiã hiệp và nhân ái, đang sống giữa cuộc đời, âm thầm hành hiệp và lắm phen bị ngã ngựa thương đau, mà dù cho có bị cuộc đời dày xéo và vùi dập, nhưng vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không chịu khuất phục, không hề thay lòng đổi dạ, luôn gìn giữ khí tiết và lòng tự trọng. Xin được gửi đến những kỵ sĩ kiệt xuất đó một niềm hàm ân, tình thương mến và lòng kính trọng.

trannhien
22-06-2009, 11:47 AM
MÃ TÂY PHƯƠNG - MÃ ĐÔNG PHƯƠNG
Mã Tây phương, tức là quân Mã trong Cờ Vua, không bị ràng buộc bởi khái niệm gọi là nước cản như Mã Đông phương, tức là quân Mã ở trong Cờ Tướng. Vì thế, Mã Tây phương có tầm nhìn khoáng đãng và nước nhảy phóng túng, Mã dũng mãnh và uy lực, ra roi là chỉ biết lồng lên và phi ngay nước đại, sẵn sàng vượt qua bất cứ trở ngại hay khó khăn nào ngăn cản trên đường đi, lối về. Mã Tây phương lúc nào cũng như vội vã, và có vẻ như không biết đến sự dè dặt cần thiết, sự cẩn trọng trong lễ nghĩa, trong giao tế, khi mà Mã sẵn sàng nhảy lên thật cao, vọt ngang qua... đầu bất cứ đối tượng nào, kể cả những bậc trưởng thượng, những vị lắm quyền nhiều chức nhiều tước (Hoàng Hậu, Xe, Tượng). Mã Tây phương không biết úy kỵ, không quen kiêng nể. Mã Tây phương quả thật như có rất nhiều quyền hạn, nên không sợ bị đè, không sợ bị phế, không sợ bị lạc lối dù cho có bị kẻ thù dùng chiến thuật biển người vây hãm không cho thoát thân: Mã vẫn dễ dàng thoát vòng trùng vi và quất ngựa truy phong mất dạng. Mã Tây phương ít khi ở lâu một chỗ, mà thích bay nhảy, vui đâu chúc đó. Tâm tình của Mã Tây phương khá là bạc bẽo, khi mà Mã sẵn sàng đổi trắng thay đen (ô trắng ô đen trong Cờ Vua) không một chút áy náy, ngượng ngùng. Trong ý nghiã nào đó, Mã Tây phương có vẻ như còn quá vô tư, quá hồn nhiên. Mã không muốn bị ràng buộc nhiều lắm với trách nhiệm và bổn phận đối với nhân quần, và xã hội. Quả thế, Mã Tây phương cho tới lúc tử trận, không hề có được một phút giây ngưng nghỉ, một thời khắc rảnh rang. Mã nếu có phải lìa bỏ cuộc chơi nửa chừng, thì tình trạng hình hài được gọi là chết tươi quả là không ngoa vậy.
Nhưng với Mã Đông phương thì khác hẳn. Mã Đông phương sẵn sàng chấp nhận bị tiêu diệt ngay trong nước đi đầu tiên bởi khẩu đại Pháo của đối phương khi mà Mã chưa kịp thắng yên cương, chưa kịp vào trận. Số phận của Mã Đông phương thật là hẩm hiu và là trường hợp duy nhất trong tất cả mọi hình thức được gọi là chơi cờ ở trên thế gian này, là cho phép đối phương ăn liền quân Mã (nếu muốn) ở ngay trong nước khai cuộc. Thế rồi Mã Đông phương còn bị nước cản ràng buộc để không cho dễ dàng thăng tiến, không để cho vội vàng xuất chinh khi chưa phân định trách nhiệm rạch ròi và mục đích cứu cánh phải theo đuổi. Mã Đông phương còn phải biết ẩn nhẫn quy phục khi thời cơ chưa đến. Mã chấp nhận bị đè (bình Xe đè Mã), bị phế (phế Mã hãm Xe), bị chặt chân (Quải cước mã). Mã bị che ngang đôi mắt (nước cản), không nhìn thấy kẻ thù (Mã đối phương) đang chuẩn bị ra tay ám toán. Mã cũng lắm phen sa cơ thất thế, tiến thoái lưỡng nan, như lâm vào... thế việt vị chẳng hạn, và bèn bị trảm quyết bi thảm. Mã Đông phương với bổn phận và trọng trách trên vai, không thể tuỳ tiện được làm theo ý riêng, mà phải biết lúc nào thì được đi nước kiệu và lúc nào thì phi nhanh nước đại. Mã còn phải biết nhịn nhục, nhún nhường và đành chịu kém thế trước kẻ tiểu nhân đang phùng thời hãnh tiến nặng lời sỉ vả (xem Thân Phận Tốt Đen), ngăn cản Mã không cho được thăng hoa, tiến bộ. Tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao bởi đôi mắt đã bị che ngang, bơ vơ trên đường nhấp nhô, và khi có thể đưa mắt trông ra hai bên con đường rất xa thì cũng là lúc bàn cờ đã trở nên quang quẻ, chấm dứt những cuộc tàn sát, thanh toán đẫm máu, để đi vào giai đoạn tàn cục, cho Mã Đông phương tha hồ thênh thang khắp cõi tang thương mà không phải ưu tư với nỗi bận lòng rằng liệu còn có thể ung dung cất bước được nữa chăng! Mà không chắc lúc đó Mã Đông phương có còn được toàn mạng yên ổn sống sót hay là đã da ngựa bọc thây từ thủa nảo thủa nào rồi? Tóm lại, Mã Đông phương bị hạn chế bởi lắm những tập tục, định kiến, hẹp hòi của người đời, là đã không để cho Mã thỏa chí vẫy vùng ngang dọc, lại bắt Mã phải chịu đựng, mang trên vai gánh nặng của trách nhiệm và bổn phận, ưu tư nợ nần cơm áo, và đôi mắt thì bị bưng bít, tầm nhìn bị che khuất đi... Thật tội nghiệp cho Mã Đông phương biết bao!
Nhiều kỳ hữu mới (học) tập chơi Cờ Tướng, cứ hay lầm lẫn giữa Mã Tây phương và Mã Đông phương. Mang thân phận là Mã ta, mà cứ ngỡ mình là Mã tây, để rồi không hề quan tâm đến khái niệm gọi là nước cản, cứ nhảy bừa đến vị trí không thể được !. Và kết quả là phải thực hiện lại nước đi, đồng thời sẽ bị người ngoài đánh giá như là một kẻ sốc nổi, vụng về, kém cỏi, chưa sạch nước cản, chưa trưởng thành, có tầm nhìn không xa hơn chóp mũi, tợ như thằng con nít miệng còn hôi sữa hay chưa ráo máu đầu vậy. Thật là đáng cả thẹn lắm thay
XUẤT MÃ : KẺ SĨ DẤN THÂN
Là khái niệm vào cuộc, hay dấn thân, hoặc nhập thế của người kỵ sĩ. Có câu thơ cổ rằng:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
(Nguyễn Công Trứ)
Thì đó chính là lý tưởng mà Mã hằng nung nấu, ấp ủ. Mã không thể chọn thái độ điềm nhiên tọa thị an phận thủ thường ở xó tàu ngựa cũ, để chỉ đưa mắt thản nhiên, vô cảm, lặng lẽ nhìn cảnh sa trường mịt mù khói lan, đạn nổ, máu xương loang lổ, với một thái độ thụ động của kẻ bàng quan, mà là Mã phải quyết chí dấn bước thăng trầm xuất chinh, đóng góp công sức mình vào sự thành bại của chiến cuộc. Hình ảnh lâm ly và cảm động nhất của Mã là khi rũ áo lên yên, gạt bỏ mọi niềm riêng vướng mắc, chấp nhận vào cuộc, chấp nhận "áo bào thay chiếu anh về đất" (thơ Quang Dũng) và có thể ra đi không hẹn ngày trở về. Khi đấu thủ thực hiện nước đi Mã 2 hoặc Mã 8, tấn 3 hoặc tấn 7, (cũng có thể tấn 1 hoặc 9, hoặc 4, 6) thì rõ ràng thế trận đối kháng đã hình thành, và dù ở vào thế công hay ở trong thế thủ, thì Mã cũng đã mặc nhiên sẵn sàng đương đầu với những thử thách cam go đang chờ đợi ở phía trước. Xuất Mã, hoặc để tiện bề ứng chiến, hoặc để phòng ngự và cũng để sẵn sàng đánh trả đối phương nếu bị xúc phạm. Xuất Mã, nghiã là quyết định mang sở trường ra để thi thố với người, với đời, và trong chừng mực nào đó mang ý nghiã rất tích cực, phấn khởi, không thể bị hiểu lầm là thái độ hèn nhát, ẩn thân, sợ sệt, nhường nhịn, nép mình, cầu an. Khi đối phương đi Pháo (2 hoặc 8) bình 5 để nhìn ngó Tốt 5 giữ cửa thì đáp lại, xuất Mã hoặc nhảy Mã là nước đi đúng để chứng tỏ sự quyết tâm ăn thua đủ với kẻ địch, không hề chịu kém, và Tốt 5 bèn là được bảo vệ ngay tức thì. Không như "những kẻ không khoái hoạt chỉ thích thượng Voi ở ngay nước đi đầu tiên" (Nguyễn Tuân), thì rõ ràng xuất Mã hoặc nhảy Mã biểu lộ một trạng thái hào hùng phấn khích hơn nhiều. Người kỵ sĩ đã xuất chinh, lên yên, đi vào cuộc đời, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy, oan khiên mà trong đời sẽ gặp phải, nhưng không bi quan, mà ngược lại, với lòng phấn chấn hứng khởi tưởng như không còn gì có thể tạo nên sự nhiệt thành hơn thế nữa. Đó là một thái độ của một kẻ sĩ Đông phương chân chính, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhân quần và xã hội. Một thái độ rất đáng được trân trọng, kính nể, và ngưỡng phục.

trannhien
22-06-2009, 11:47 AM
BÌNH PHONG MÃ: GIỮA SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI
Ðó là khi cả 2 Mã cánh tả và cánh hữu cùng nhảy lên vị trí 3 và 7, hình thành một bức bình phong ngăn cản những đợt tấn công dồn dập của đối phương. Chính ở những vị trí này, Mã chấp nhận bị đè, bị che chắn ngang tầm mắt không một chút phàn nàn, than vãn. Mã đã học được chữ "nhẫn" trong giai đoạn đầu của kỳ cuộc. Đã quyết định nhập thế để tung vó câu muôn dặm vào đời rồi thì phải kể đến sự kiên trì chống trả bền bỉ thế công của địch trong một giai đoạn, hoặc tối thiểu cũng là đến giai đoạn trung biến, để rồi sẽ có cơ hội phi nước đại và vươn lên chiếm lĩnh trận địa ở một vị thế thuận lợi hơn! Trong giai đoạn này, kỵ binh Mã như tỏ vẻ hiếu hoà, không muốn gây nên lắm sự hiềm thù khích bác ai cả. Mã kiên trì gìn giữ được những vị trí trọng yếu của phòng tuyến quân nhà, đó những vị trí tiền phương như Chốt 1, Chốt 5, Chốt 9, hay những vị trí của lực lượng phòng vệ như Sĩ 4, Sĩ 5, Sĩ 6, hoặc ngay cả những vị trí của quân chủng chủ lực chiến Xa khi đã xuất đầu lộ diện: Xe 1 hay Xe 9, bình 1 hay tấn 1 đều ở trong tầm gìn giữ bảo an của Mã. Thế trận phòng ngự của hậu thủ bèn là trở nên bình ổn, vững như bàn thạch, rõ ràng là nhờ công lớn của kỵ binh Mã. Sự hoà nhã của Mã trong trường hợp này có thể làm nản lòng đối phương bởi sự công phá hung hãn đã trở nên vô tác dụng. Mã đã hoá giải được hết những đợt công kích được xuất phát từ bên phòng tuyến đối địch. Cho dù đối phương có bộc lộ những ý tưởng đe dọa, hoặc ngấm ngầm triển khai ý đồ tưởng như sẽ là dạy cho Mã một bài học, thì cũng chỉ là vô ích mà thôi, bởi sự ôn nhu nhún nhường của Mã lại chứa đựng một sức mạnh nội tại làm địch thủ phải kiêng nể. Nhớ lại rằng bình phong Mã khi đã chấp nhận bị đè, bị che ngang tầm mắt, thì tưởng như không có khả năng vượt thoát thăng hoa. Nhưng nếu đối phương mất cảnh giác, tự tháo khăn bịt mắt Mã, điều động chiến Xa hoặc khẩu đại Pháo sang vị trí khác, thì cầm bằng như, nghiễm nhiên là tam hoặc thất lộ đã được khai thông rồi, và không còn gì có thể cản được kỵ binh Mã ngay lập tức tung vó rong ruổi vượt lên như vũ bão, tiến vào thế cuộc đối công rất dũng mãnh. Lúc đó thì đối phương có hối cũng không còn kịp nữa. Như vậy, bình phong Mã, chính là sự ôn hoà cần thiết (của hậu thủ) để đối đầu với sự dữ dội cuồng phong bão táp do đối phương áp đặt lên phòng tuyến của mình. Và cho tới khi thế công của địch đã mòn mỏi dần đi, nhuệ khí thoắt chốc tàn lụi bởi không thể đạt được sự ưu thắng như mong đợi, thì giá trị của bình phong Mã mới dần dần lộ rõ. Như người võ sinh học theo môn phái Judo của Nhật Bản vậy, biết lấy nhu chế cương, lấy tĩnh khắc động, để qua đó bộc lộ một tính cách cao thượng và đức tự chủ rất đáng quý trọng.
Bình phong Mã, là thế trận phòng ngự đối công hiệu quả nhất của hậu thủ, để chống lại Pháo đầu của tiên thủ, mà chung cục thường là dẫn tới hoà cờ (nếu bên Tiên thủ cũng "ngộ" được rằng không cách chi thắng đặng, thì nên tự toàn gìn giữ lấy thân, kẻo cứ mải mê chém giết thì sẽ bị thua ngược rất đáng tiếc). Sự khiêm nhu nhún nhường ẩn chứa tiềm tàng sức mạnh bên trong, đó là ý nghiã của thế trận Bình phong Mã. Nói cách khác, bằng một phong thái ôn nhu khoan hoà, nhưng vẫn không kém uy lực, người kỵ sĩ đã chứng tỏ được bản lãnh xuất chúng của mình rồi vậy.
ĐƠN ĐỀ MÃ: KIÊN VỮNG BỀN GAN LẬP CHÍ
Khi Mã 8 hay Mã 2 từ vị trí khai cuộc nhảy lên vị trí 1 (bên phải) hoặc 9 (bên trái) thì bèn được gọi là tả hoặc hữu đơn đề Mã. Ở 2 vị trí này Mã có vẻ như bị lãng quên, dường như không ai ngó ngàng chi đến Mã cả. Mã hiền hoà, an phận, nép mình trước ngưỡng cửa cuộc đời, như không màng chi đến tranh chấp ở trung lộ. Và nếu như cửu lộ Chốt 9 hay nhất lộ Chốt 1 chưa được khai mở thì đường hoạn lộ của tả hữu đơn đề Mã này còn là bế tắc đến gấp mấy lần. Nhưng phần số thăng hoa của (tả hữu) Đơn đề Mã lại không ở vào giai đoạn khai cuộc, mà là lệ thuộc vào giai đoạn trung biến và thậm chí ở cả giai đoạn tàn cục quan yếu về sau. Sự ám quân phục binh phòng khi hữu sự quả là ý tưởng thâm hậu mà chủ soái đã dành cho Đơn đề Mã. Mã không cần phải khua chiêng dóng trống phất cờ như tiền quân tiên phong mở đường chinh phạt, mà đành là Mã im hơi lặng tiếng chờ đợi thời điểm mà lịch sử dành riêng cho mình. Vì thế, nếu có kẻ bàng quan nào đôi phen tỏ vẻ khinh nhờn về sự nhẫn nại của Đơn đề Mã, đó là do họ chưa hiểu được chí lớn của người kỵ sĩ, trong một bối cảnh rối rắm của cuộc cờ đang tranh chấp quyết liệt, và Đơn đề Mã lúc đó như là "rồng còn ở trong ao tù vậy" (Lưu Bị trong Tam Quốc Chí). Chỉ tới khi rồng quẫy khúc vượt lên không rồi thì lúc đó đối phương chỉ có đưa mắt nhìn theo với lòng tiếc hận mà thôi. Có kỳ thư (đã thất truyền?!) chép rằng: Khi lực lượng 2 bên còn đang đồng quân, đồng thế, chiếm điểm công ứng bằng nhau, thế trận ngang ngửa, chưa biết ai thắng. Vậy nếu bên nào muốn thắng thì phải biết cách vận sức vận công lấy gân trước bên kia, rồi dồn khí lực vào đan điền, đoạn tung một chưởng kinh hồn (!), là thắng. - Thế vận sức lấy gân để dồn khí lực vào đan điền nghĩa là nước đi khai thông Nhất hoặc Cửu lộ Chốt : Chốt 9 (hay 1) tấn 1. - Rồi tung một chưởng kinh hồn nghĩa là nước đi: Mã 9 (hoặc 1) tấn 8 (hoặc 2), bèn là sẽ dành phần thắng. Đơn đề Mã, hay là Mã-một-vó, như đã nhận định, là lực lượng dự phòng cho công cuộc trường chinh.
Vậy mà cũng có kẻ ngồi bên đường chờ nhìn móng ngựa văng ra để cười, nhưng rồi đoàn lữ nhạc đã đi xa (lời của cố danh cầm Guitar Flamenco Việt Nam Hoàng Bửu), thì đó đúng là hình ảnh hào hùng của Tả Hữu Đơn đề Mã, khi giờ đã điểm, tung vó tiến vào trận như cuồng phong cát bay đá lở. Và khi đối phương còn đang mải mê cười cợt, miệng còn chưa ngậm lại kịp đã thấy lưỡi đại đao lạnh ngắt kề ngay bên cổ rội Lúc đó thì đối phương chỉ còn có nước cởi giáp quy hàng mà thôi, rồi đành đoạn vươn cổ chịu thác vậy.
Đó là ý nghiã của thế khai cuộc Đơn đề Mã, là hình ảnh người anh hùng khi chưa gặp vận hội phong vân. Chỉ cho tới khi thời cơ đã tới, lực lượng quân nhà công thủ lưỡng diện bình ổn, sự xuất hiện của viện binh (tả-hữu) đơn đề Mã sẽ tức thời làm thay đổi thời cuộc. Thời thế tạo anh hùng chính là đó. Nghĩa là lúc mà hạnh vận đã hanh thông rồi thì giá trị của Đơn đề Mã mới bộc lộ tỏ tường, để không uổng công phu hàm dưỡng tu luyện lên tới mức thượng thừa, với nội lực cao cường, võ nghệ cao siêu, mà người đời không thể tưởng tượng hay thấu hiểu đặng.

trannhien
22-06-2009, 11:48 AM
MÃ ĐỘI: NÊN CÔNG HAY ĐÁNG TỘI?
Cũng có khi Chốt 5 tiến lên, nhường vị trí cho Mã 3 hoặc 7 nhảy vào vị trí sau lưng, và án ngữ trước mặt Pháo đầu, thì Mã này bèn được gọi là Mã đội. Phương án này của đấu thủ là nhằm công phá thẳng vào trung lộ đối phương. Thế công rất mạnh. Khi đối thủ thượng voi hoặc ghểnh sĩ tạo thành thế thủ thụ động, thì lập tức Mã đội sẽ được điều động để thực hiện ý đồ trên, với tầm sát thủ được tạo ra bởi những khẩu đại pháo ở tuyến sau. Vai trò của Mã đội trong trường hợp này khá là khiêm tốn, bởi với nhiệm vụ chỉ làm ngòi cho kẻ khác lợi dụng thì nếu có thành sự, công trạng của Mã sẽ chẳng được đáng kể là bao. Mã đội có thái độ như phải chịu cúc cung, phục tùng, khiêm tốn nép mình chịu làm một thứ "con đội" cho kẻ khác được dịp tâng công, lấy điểm. Mã đội tự thân đã phải gánh chịu mọi sự hiểm nguy rình rập, đem thân mình phơi bày ra trước trận tiền, cho đối phương tha hồ nhìn ngó, bình phẩm với lòng căm ghét và khinh khi, oán hờn khôn tả. Mã chưa tạo nên sự gì nguy hiểm cho đối phương, Mã cũng chưa hăm dọa tiêu diệt một đối tượng nào, nhưng Mã đã tạo điều kiện cho kẻ khác dấu mặt ẩn thân, ném đá dấu tay, gây nên mối hiểm nguy khôn lường về phiá đối phương. Có thể Mã sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó tức thì, vì Mã đã thực hiện một nước đi có tính cách dò dẫm, thách thức, khích bác đối phương, trong khi tự thân Mã vẫn còn bị che ngang tầm mắt, đường tiến thủ vẫn còn bị hạn hẹp và nếu có bị công kích thì cũng không thể nhảy nhót né tránh vào đâu được. Mã đội phải làm như ra vẻ tận tụy, hết lòng vì ích lợi chung, vì sự nghiệp chung, để rồi nếu có thành công, thì vai trò của Mã đội cũng được gọi cho là có đóng góp chút đỉnh(!). Sự căm ghét và khinh thường, bỉ thử của đối thủ dành cho Mã đội quả thật không phải là không có căn cứ. Vì, thật ra, ở vị trí làm "trái độn" cho kẻ khác lập công thì cũng chẳng vinh quang gì. Đó là hình ảnh của kẻ vong thân, đánh mất chính bản thân mình, khi phải khiêng voi cõng rắn trên lưng mà đành cắn răng không dám hé môi thốt lên một lời than vãn. Ngựa khuỵu gối mòn mỏi, lặt lè bước nặng, gập ghềnh trên đường vô định. Tiền đồ (khai cuộc) của Mã đội đã như vậy thì hậu vận (tàn cuộc) có lấy chi làm hứa hẹn, sáng sủa? Nhưng có vẻ Mã đội chỉ cần quan tâm đến mục đích và cứu cánh của cuộc cờ mà thôi, còn mọi lời thị phi của người ngoài xem như chẳng màng đến. Và Mã vẫn mặt mày lơ láo lấy sự đội làm mục đích tiến thủ, quyết đeo đuổi tới cùng. (Rõ là Thân lươn bao quản lấm đầu! Kim Vân Kiều truyện).
Số phận của Mã đội có lắm phen cũng lâm vào hiểm nghèo như khi chiến Xa đối phương được lập tức điều động tới kìm kẹp ngay bên cạnh, rồi phía bên nữa có một khẩu đại Pháo hung ác phiá sau sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt. Nếu Mã đội sợ thác thảm oan uổng thì thôi hãy khiêm cung thoái bộ, hạ Mã, thối lui trở về vị trí bình phong như cũ, ít ra cũng còn giữ được lòng tự trọng, nhược bằng cứ khăng khăng xin được "đội cho tới thác" thì đối phương sẽ chuẩn y cho.
Mã đội cũng có thể là hình ảnh của người kỵ sĩ vẫn như còn trong thủa hàn vi, chưa gặp lúc được tung hoành, đắc dụng, để đem sở học ra giúp đời. Người kỵ sĩ chỉ vì muốn nhắm đến đại cuộc mà sẵn sàng bỏ qua hết những tiểu tiết không đáng kể. Người phi thường thì có một quá khứ khác thường, là hình ảnh Tướng quốc Hàn Tín xưa, cắp gươm xin cơm Phiến Mẫu, chịu luồn trôn gã bán thịt, mà không nghĩ đến chữ "nhục". Chiến thắng khắc địch, đó là mục đích duy nhất mà Mã đội nhắm đến. Ngoài ra, tất cả đều là... chuyện nhỏ. Nên công hay đáng tội, điều đó còn tùy ở từng quan điểm của mỗi người khi lạm bàn về Mã đội. Vì thật ra, cuộc cờ vẫn còn chưa kết thúc.
HẠ MÃ: KẺ THỨC THỜI MỚI LÀ TUẤN KIỆT
Như đã nhận định, số phận của Mã Đông phương khá là hẩm hiu, vì không thể và không có quyền chọn lựa ngay cho mình một phong cách hiên ngang vốn có của người kỵ sĩ, như là:
Oai phong tuấn mã đi trong sa trường dấn thân
Bờm ngựa tung bay trong cơn gió sớm
đuôi cong vung lên trong chiều khói lan
(Rong Khúc 8 - Phạm Duy)
mà đành phải nhẫn nhục chờ đợi cơ hội, chờ được sự phân định trách nhiệm rạch ròi rồi mới có thể xuất chinh đặng. Muốn phi nhanh nước đại ư? Chưa phải là lúc này. Muốn cáp Mã bàn hà ư? Chưa tới kỳ hạn thuận lợi. Sự nhẫn nại của kỵ binh Mã tưởng như khó có thể chịu đựng nổi, vì đối phương cứ chèn ép mãi. Mã đã bị đè quá lâu rồi, cùng sự bưng bít, sự giam hãm của đối phương dành cho Mã, rồi là sự hăm dọa tiêu diệt, sự khích bác sỉ nhục đến cùng cực. Có thể nói kỵ binh Mã gần "bứt sô" tới nơi, và dường như Mã đang lập nguyện rằng thà là bị chết vinh còn hơn là chịu cảnh sống nhục như thế này v.v
Rồi thốt nhiên nghe như có tiếng chiến Mã uất ức hí vang, thân ngựa quay cuồng lồng lộn như muốn giật đứt giây cương, tung vó câu nhảy chồm lên không, bờm ngựa lúc lắc rũ rượi như muốn vất bỏ dây đai che ngang đôi mắt, tiếng móng gõ lộp cộp nóng nảy. Người kỵ sĩ như muốn phá tung xiềng xích để vượt thoát ra đi, như muốn "quay lưng đưa chân đá vỡ yên cương để thong dong lên đường thoát thân" (Rong Khúc 8). Mã như đánh mất sự tự chủ, đánh mất sự kiên định vững bền những tưởng vẫn còn giữ được trong bất kỳ tình huống nào. Phải chăng đã đến lúc cho Mã vượt thoát thăng hoa, ngang tàng đường hoàng tiến vào trận địa, dấn bước dõng dạc vào sâu trong tuyến phòng ngự của đối phương? Phải chăng thời giờ đã điểm, cơ hội đã đến, phút vinh quang oai trấn uy hùng của kỵ binh Mã đã tới nơi rồi?
Thế nhưng chỉ trong khoảnh khắc, tựa như có một cú gò dây cương làm Mã thảng thốt nghẹn ngào, ắng lặng. Rồi như có ngay một hàm thiếc để bịt vào miệng, tiếng hí liền câm bặt. Xót xa hơn, lại thêm một lằn roi răn đe tàn bạo quất ngang thân mình rướm máu. Mã như bị khuất phục, bờm ngựa rũ rượi xác xơ, đầu cúi gầm xuống, tủi nhục với dây đai che bưng bít hai bên đôi mắt vẫn còn. Và Mã chợt hiểu ra rằng thời cơ thế là vẫn chưa đến, vẫn chưa phải là lúc mà Mã có thể rũ sạch khỏi mọi ràng buộc vướng víu bên mình để vượt thoát thăng hoa. Và, thật đáng kinh ngạc làm sao, khi trong sự tận cùng của lòng kiên tâm, với một ý chí càng được trui rèn thêm lên, kỵ binh Mã vẫn tiếp tục, tiếp tục nhẫn nhục, và chờ đợi, chờ đợi nữa.
Đó là ý nghiã của khái niệm hạ Mã, tức kỵ binh Mã phải chấp nhận sự nhân nhượng thoái bộ, lùi về, với một thái độ nhún nhường, khiêm cung, cùng với sự tự chủ cao độ, hiếm có. Hạ Mã, đó cũng là thái độ của một kẻ sĩ đã am tường lẽ biến hóa của Trời Đất, của thời cuộc thăng trầm, chứ có phải chấp nhận thua cuộc đâu?
Còn Trời còn Đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này?
(Nguyễn Công Trứ)
Đó chính là hình ảnh của một kẻ sĩ rất thức thời và hết sức khôn ngoan vậy

trannhien
22-06-2009, 11:49 AM
MỘT MÌNH MỘT NGỰA : ĐẸP ĐỜI - XẤU CỜ
Hình ảnh hào hùng nhất của Mã là khi một mình một ngựa tiến sang phòng tuyến của đối phương. Khi tam hoặc thất lộ Chốt đã khai thông rồi, và khi Mã đã hội đủ những yếu tố, điều kiện cần thiết cho việc xuất chinh, thì phương án cáp Mã bàn hà sẽ được đấu thủ thực hiện. Những gian nan của cuộc đời đang chờ đợi người kỵ sĩ ở phiá trước. Có rất nhiều cảm xúc được bày tỏ trong các kỳ thi cổ xưa, kể về một thân chiến mã dặm trường thiên lý, tuyết rơi phủ lối làm nặng nề vó câu, gập ghềnh gian nan trên đường đến nơi trấn nhậm:
Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại?
Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền
(Bản dịch của Bùi Khánh Đản:
Mây ngang Tần Lĩnh nhà đâu tá?
Tuyết ủng Lam Quan ngựa khó qua)
Đó là hai câu thơ trích trong bài Đường thi của quan Hình bộ Thị lang Hàn Dũ đời Đường Hiến Tông (806 - 820) khi bị biếm chức làm Thứ sử Triều Châu phải đi ngựa từ kinh đô Trường An 8 ngàn dặm đến nơi sở nhậm; trên đỉnh núi Tần Lĩnh, khóc than vì nỗi lao đao của đường công danh sự nghiệp, trong khi ngựa lạc lối trên cửa ải Lam Quan; làm cho ta cảm thấy rất bùi ngùi, thương cảm.
Một khi đấu thủ thực hiện phương án nhảy Mã lên hà, thường đã phải trải qua những cảm xúc khó tả, vì chiến Mã không phải là một quân cờ thí, ngược lại rất được bảo trọng. Nhưng biết bao mối nguy nan không thể lường trước được ở phía trước, làm trách nhiệm càng đè nặng thêm lên vai người kỵ sĩ. Trong muôn ngàn trường hợp, thì cáp Mã bàn hà luôn là nước đi đầu tiên của quân chủ lực để thực hiện phương án tấn công. Không bao giờ kỵ binh Mã được đưa lên hà để làm nhiệm vụ phòng thủ. Trong cuộc cờ, khi quyết định tấn công, không như những quân binh chủng Pháo binh hoặc chiến Xa có lối di chuyển rất mau chóng, nhặm lẹ, mang tính áp đảo đối phương bằng đường ngang lối dọc, tung hoành bên trái bên phải; thì kỵ binh Mã với lối di chuyển nước kiệu chậm rãi từ tốn được điều động khoan thai tiến lên. Khi chưa vội vã phải phi nước đại thì Mã đã có đủ thời gian cần thiết để nhận định tình hình, để nhìn thấy rất, lắm, quá những cảnh tượng chướng tai gai mắt phơi bày ở trước mặt, như đang chờ đợi Mã ra tay chiêu an, phủ dụ. Một kẻ khiêu khích (Tốt đen) đang chờn vờn trêu ngươi trước mặt ư ? Mã bèn không nói không rằng, dùng đại đao hạ sát ngay. Một khẩu đại Pháo đang chuẩn bị nạp đạn bắn giết loạn xạ ư ? Khỏi cần nghe lời phải trái, Mã lập tức hạ thủ liền tay khi đối phương chưa kịp khai hỏa. Chiến Xa nọ của địch thủ đang chuẩn bị càn quét phòng tuyến quân nhà ư, khỏi cần cân nhắc e dè, Mã ra tay tế độ giùm cho hồn về chín suối luôn. Nghiã là Mã đã chuyển từ phi nước kiệu sang phi nước đại, và giương cao cờ chính nghĩa, thẳng tay tiễu trừ giặc phỉ. Mã đã len lỏi qua truông, lội suối, băng rừng, vượt ngàn, tung hoành giữa phòng tuyến địch, lập nên đầu danh trạng, làm nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích phi thường. Phòng tuyến đối phương như lắm phen nghiêng ngả, sóng xô bão dậy, bởi tiếng vó câu dồn dập, tiếng ngựa hí vang lừng, tiếng gươm giáo va chạm nghe loảng xoảng, và tiếng hò reo đắc thắng của người kỵ sĩ. Chiến Mã đã quần thảo bền bỉ giữa vòng vây thù địch, sức ngựa trào tuôn dai dẳng, như liên miên bất tận, ẩn chứa nội lực sung mãn.
Kià, còn đó những kỳ thư từ ngàn xưa để lại đã minh họa những chiến công của người kỵ sĩ đơn độc. Nào là Quan Vân Trường đơn đao phó hội, Quan Vân Trường quá ngũ quan trảm lục tướng. Nào là Triệu Vân đoạt Á Đẩu, Triệu Vân cứu chúa. Lại còn Vó ngựa thần kỳ, Ngựa thần cứu chủ, Vó câu muôn dăm... ôi thôi là đủ mọi thành tích tài tình của một-mình-một-ngựa quần nát phòng tuyến của đối phương.
Thật không ngòi bút nào tả cho hết hình ảnh quá đẹp cùng với sự oai phong uy dũng của người kỵ sĩ. Kìa, là một thân chiến Mã đang nhảy nhót vần vũ giữa chốn chiến trường hung hiểm với 4 phía thù địch giăng mắc dày đặc. Hào hùng quá! Nọ, là một kiếp ngựa hồng đã gieo rắc kinh hoàng khắp chốn khi thoắt hiện thoắt ẩn giữa phòng tuyến địch, chỉ thấy loang loáng thanh đại đao giữa vòng vây của địch thù. Hình ảnh đẹp tuyệt vời và giàu cảm xúc biết bao!
Nhưng có thể hình ảnh càng đẹp trong cuộc đời bao nhiêu thì càng xấu trong cuộc cờ bấy nhiêu. (Hay có lẽ chỉ đẹp ở trong cờ thế?). Ở trong cuộc đời, người hiệp sĩ hành hiệp đơn độc như không cần ai giúp sức, và không chờ được tuyên dương khen ngợi. Còn ở cuộc cờ? Người kỵ sĩ đơn thương độc mã dấn bước thăng trầm vào cuộc đời, đành là hình ảnh đẹp, nhưng trong cuộc cờ thì rõ là một thái độ có tính liều lĩnh, tự sát. Khi không được sự yểm trợ của hậu phương, của quân nhà, thì càng tiến sâu vào phòng tuyến của đối phương bao nhiêu, Mã càng phải chịu sự hiểm nguy tăng dần lên bấy nhiêu. Có thể Mã sẽ triệt hạ được một vài chuớng ngại trên nẻo đường rong ruổi, nhưng đằng khác, Mã không thể tự mình giải thoát được những mối quan hệ dây dưa rối rắm, những mối ràng buộc nguy hiểm, làm quẩn chân Mã, làm chậm bước ruổi rong, và biết đâu, làm tắt nghẽn cả đường đi lối về của Mã, để tự thân người kỵ sĩ bỗng chốc cảm thấy như khó khăn trong xoay xở, nhìn quanh bốn phiá tù túng, đường đời thoắt chốc trở nên như quanh co kẹt lối. Có phải chăng ngựa đã vào đường hẹp không sao quay đầu lại được? Bước nhảy của quân Kỵ, đôi khi như có đi mà không có về, là bởi nước cản làm trở ngại, (Mã Đông phương - Mã Tây phương). Và thế là, bởi sự ràng buộc, bởi sự kìm kẹp của đối phương, Mã bèn bị giảm đi uy lực, mất đi tác dụng công phá, để phải kéo lê kiếp sống thừa, tính mạng chỉ còn tính được từng giây từng phút, tránh sao khỏi thảm cảnh bị đối phương đem làm vật tế cờ, và rồi sau đó địch thủ với thế hơn quân sẽ triển khai phản tiên rất dữ tợn. Người kỵ sĩ đành đoạn chịu thác oan không lời trăn trối ở bên phòng tuyến địch. Than ôi, tình cảnh kể đáng thương tâm làm sao chịu thấu?
Hình ảnh một quân Kỵ đơn thương độc mã tả xung hữu đột trong phòng tuyến địch thù, có thể lập được khá nhiều công trạng, nhưng đó chỉ thật là trường hợp thật là hãn hữu. Và nếu hình ảnh đó thật là đẹp, trong cuộc cờ hay trong cuộc đời (!) thì rõ ràng vẫn là hình ảnh rất dễ phai mờ, không thể trường cửu, không thể bền lâu. Nói đúng ra đó là một tình huống tối kỵ và không nên để diễn biến dây dưa quá lâu ở trong cuộc cờ. Có thể chăng là chỉ một phút giây lóe sáng nào đó của người kỵ sĩ, để chỉ thể hiện một lòng phấn chấn, một tài nghệ phi thường, một phách khí hiên ngang nhưng với sự tự chủ cao độ, để cho người đời cảm nhận, và chỉ nên thế mà thôi. Vì chính ở cái khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, tính cách của người anh hùng đã được bộc lộ. Và thế là đã đủ. Người kỵ sĩ chắc chắn không để bả vinh hoa, mồi danh vọng làm mờ mịt lý trí, mà phải biết tự chủ, chế ngự bản ngã, chớ vội khoa trương, đến nỗi vô tình phô bày sở đoản cho đối phương khai thác và chế ngự. Nói cách khác, hình ảnh một mình một ngựa vẫn là hình ảnh đẹp, giàu chất thơ, nhưng chỉ nên có trong ý tưởng mà thôi. Còn thì đó là tình huống không nên để xảy ra trong kỳ cuộc. Thấu hiểu được điều đó thì các kỳ thủ mới được xem là người trí.

MÃ NGỌA TÀO: TRẢ NỢ TANG BỒNG
Thoạt nghe ba chữ Mã Ngọa Tào, mấy ai dám hiểu đó là một thế trận sôi động, thần sầu quỷ khốc, hung hiểm và kỳ lạ vào bậc nhất của nghệ thuật Tượng Kỳ, như nhà văn quá cố Nguyễn Tuân đã viết trong tập truyện ngắn Vang Bóng Một Thời bất hủ xuất bản cách đây dễ đến nửa thế kỷ. Câu nói được đặt vào cửa miệng của một danh tướng (giặc) Cờ Đen đã gác đao rửa kiếm quy ẩn, sau khi đã chơi xong vài ván cờ tưởng (cờ mù) với cậu Chiêu, là một nho sinh nghèo nhưng khí khái: "Để tới vụ xuân sang năm tôi sẽ rủ cậu lên Hưng Hóa đấu cờ với một người bạn gái trạc tuổi cậu. Cô ta có cái nước Mã Ngọa Tào lạ lắm" (Vang Bóng Một Thời - Nguyễn Tuân). Nhà văn quá cố Nguyễn Tuân, ngoài tài nghệ văn chương phi thường, còn là một cao thủ cờ tướng, như sách tiểu sử kể lại. Trong nhiều tác phẩm của ông, hay nhắc đến thú chơi cờ mà chính tác giả cũng là một đấu thủ rất ngoan cường (Hồi ký Một Chuyến Đi, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua).
Nhưng đối với nước Mã Ngọa Tào thì người phàm có thể chỉ hiểu nôm na là một nước nhảy Mã thế nào đó mà thôi, hay là một cách dùng chữ đầy sáng tạo của nhà văn, vốn có rất nhiều từ ngữ sáng tạo thật sự đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho học sinh ở bậc trung học; chứ không ai dám nghĩ khác hơn. Nước nhảy Mã thế nào đó (!) có thể phỏng đoán là trước hết tiên thủ đi Mã 2 tấn 3, rồi sau đó sẽ có lúc Mã 3 thoái 2, trở về chuồng cũ (!) chăng? Hay là từ vị trí bình phong, Mã sẽ thoái về ngọa tâm, án ngữ trước mặt Tướng? Không phải, vì đó gọi là nước phế Mã hãm Xa chứ làm gì còn mang tên là Mã Ngọa Tào? Vả lại, Mã nhập cung - Tướng khốn cùng chứ làm sao mà gọi là ngọa tào? Hay là Mã sẽ thoái về hiền hoà khép nép bên cạnh Đại Tướng Quân, dưới chân Sĩ trái hoặc Sĩ phải? Ở 2 vị trí tù túng này không thấy tiền đồ sáng sủa chi dành cho Mã, thì làm sao gọi là ngọa tào cho được? Lại càng không thể là Mã quỳ (Mã 2 tấn 4, hoặc Mã 8 tấn 6 từ vị trí khai cuộc) hoặc là chuyển giác Mã (từ vị trí Mã quỳ, Mã nhảy tiếp tấn 4 hoặc 6 xuyên qua cung Tướng). Vậy đó mà không ít hồ nghi, băn khoăn, tự hỏi dành cho độc giả dù đã từng đọc Nguyễn Tuân, đã từng biết chơi cờ Tướng (và kỳ nghệ cũng kha khá?!), nhưng vẫn không biết Mã Ngọa Tào là nước cờ ra làm sao!
Diễn biến của Mã Ngọa Tào mà nhà văn Nguyễn Tuân đã nhắc đến cách đây gần 50 năm trong tác phẩm bất hủ Vang Bóng Một Thời được tóm lược như sau:
Trong phần trước ta có nhắc đến hình ảnh hào hùng của người kỵ sĩ đơn thương độc mã tả xung hữu đột trong phòng tuyến địch. Thì với nước Mã Ngọa Tào, diễn biến cũng xảy ra tương tự, nhưng ở trong trường hợp này thì Mã không hề đơn độc, mà lại được sự "hiệp đồng tác chiến" của một chiến Xa đã được điều động từ trước lên án ngữ ở hàng ngang gần cuối tuyến phòng ngự đối phương (Xe 8 tấn 8). Thế rồi từ Bình phong Mã tấn chốt 7, bị Xe đối phương đè không thể bàn hà đặng, bên hậu thủ bèn Pháo 9 thối 1 và sau đó bình 7 đả Xe. Chiến Xa đối phương liền né sang bên một bộ (Xe 3 bình 4), bắt buộc phải tự tháo khăn bịt mắt Mã nọ. Lập tức hậu thủ bèn Mã tấn 8 bàn hà, rồi Chốt 7 tấn 1 tiến sang hà để làm thông thoáng thêm thất lộ Chốt, (để Mã đả xe đối phương, Xe này lại bình 3 như cũ) rõ là đường hoạn lộ đã hanh thông, và sau đó thì bên hậu thủ thực hiện luôn những nước nhảy Mã liên tiếp rất dũng mãnh, cao siêu: Mã tấn 6 kỵ hà (Mã tiếp tục đả Xe, và Xe này tức khí tấn 2 ăn Pháo luôn). Mã tấn 4, và Mã tấn 3 chiếu Tướng (phương án tối ưu, nước đi chính xác). Đối phương hoá giải nước chiếu xong rồi thì luôn mồm than khóc kêu la bởi sự thiệt hại quá lớn lao, làm đau lòng khôn tả, vì nước tiếp theo là bị Mã 3 tấn 1 ăn tươi ngay chiến Xe cánh tả chưa kịp triển khai, chưa kịp xuất chiến. Nghiã là bị Mã đối phương xuất phát từ rất xa, tưởng như vô hại, nhưng không ngờ kỵ binh Mã phi nhanh quá và khi đại chiến Xa nọ chưa kịp định thần thì đã thấy lưỡi đại đao loang loáng vần vũ ở trước mặt. Và thế là thủ cấp của Xe nọ không thể giữ được, bèn rơi rụng, thác thảm.
Năm nước phi Mã thần tốc suốt dọc đường chéo bàn cờ từ trái sang phải của hậu thủ, để kết thúc với sứ mệnh cuối cùng đã đạt được là vung cao đại đao lên chém bay đầu chiến Xa đối phương ở góc phiá phải của bàn cờ, rồi tạm nghỉ chân ngựa ở đó (có thể hoàn toàn không còn tham chiến nữa), sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên tin cẩn giao phó - thì đó chính là diễn biến của nước "Mã Ngọa Tào lạ lắm" (theo Nguyễn Tuân) mà có lẽ có rất ít các kỳ thủ lưu tâm tới, hoặc nói đúng hơn là không để ý tới, để nghiên cứu, nghiền ngẫm, tìm hiểu cho thật tường tận. Chắc chắn nếu đã có lần xem tới thế trận này, hẳn không kỳ hữu nào không lấy đó làm điều kỳ dị, và chí ít cũng phải xem lại vài lần cho rõ ràng hơn.
Nhưng đó không chỉ là một thế trận hay ho, kỳ bí, mà kỳ thật, Mã Ngọa Tào còn ẩn chứa cả một ý nghiã, một nhận thức, một suy tưởng triết lý về cuộc đời, về "cõi người ta", rất sâu sắc. Phải chăng Mã Ngọa Tào, chính là sự trả công xứng đáng mà cuộc đời đã dành cho người kỵ sĩ, sau khi công đã thành, danh đã toại ở cuối quãng đường hành hiệp? Mã đã dấn thân hiên ngang vào giữa lòng cuộc đời, không từ nan mọi gian khổ, hết lòng hết sức xả thân liều mình không kể đến hiểm nghèo nguy khó và kể cả đến tính mạng, và đã thành đạt, hoặc gọi chính xác hơn là cũng thỏa được chí nam nhi vẫy vùng ngang dọc, chọc trời khuấy nước, tung hoành bốn bể.v.v. Có thể cuộc cờ vẫn chưa kết thúc, dòng đời vẫn tiếp diễn. Nhưng chiến công của Mã thì không thể bị người đời lãng quên. Người chiến binh sau khi đã trả xong món nợ tang bồng hồ thỉ, trả xong món nợ núi sông, đã an nhiên tự tại chọn thái độ lui về rửa tay gác kiếm quy ẩn, rũ sạch bụi trần danh lợi, để tiêu dao ngày tháng với cỏ nội hoa ngàn, trời trăng mây nước? Mã Ngọa Tào, chính là hình ảnh của người kỵ sĩ, đã hoàn toàn cố ý bỏ quên chuyện đời, không màng chi đến những cái gọi là quyền lực danh vọng vênh vang bề thế, (vốn chỉ là những khái niệm có tính cách phù phiếm, hào nhoáng, tô vẽ bên ngoài của kiếp nhân sinh phù du), và càng không còn một chút vương vấn bận lòng chi về chiến công đó - một chiến công lẫy lừng mà muôn đời sau người đời vẫn còn nhắc nhở.
Và không biết nhà văn quá cố Nguyễn Tuân trong suốt kỳ nghiệp của mình có lắm phen chịu khổ sở vì phải đương đầu với nước Mã Ngọa Tào kỳ lạ này hay không? Hoặc chỉ nên xem đó như là một nỗi ám ảnh hay là ước nguyện của ông, (mà cũng có thể là của mỗi người trong tất cả chúng ta) về hình tượng của một kẻ sĩ Đông Phương được trở về tìm gặp lại chính mình sau gần cả một đời ruổi rong mê mải, lùng sục, tìm kiếm?

trannhien
22-06-2009, 11:50 AM
THAY NGỰA: TIẾC NUỐI MẤY ĐỖI CHO VỪA
Một trong những tình huống tạo nên một mối oan khiên đeo đẳng mãi trong cuộc cờ, gây nên lắm cuộc tranh cãi, mà thường là ngầm chứa ít nhiều tiếc nuối, hoặc lắm khi đấu thủ còn lấy làm ân hận bởi sự quyết đoán vội vàng, thiếu cân nhắc của mình, vì cuộc cờ đã không kết thúc với sự ưu thắng tuyệt đối của quân nhà, mà trái lại, còn rối rắm thêm lên... Đó là sự quyết định "thay ngựa giữa hà" của tiên thủ. Quả là một sự võ đoán không phải lúc nào cũng hợp tình hợp lý, và trong ý nghĩa nào đó, rõ ràng đã làm cho Mã cảm thấy như đã chọn nhầm chân chúa để phò tá, mà rồi vẫn phải ngậm đắng nuốt cay rút vào hậu trường không kèn không trống, với nỗi tủi buồn khôn kể xiết.
Vâng, thật là oái ăm cho Mã, khi đã nhận trách nhiệm rõ ràng, cầm đại đao hiên ngang lên yên và chờ cho tam hoặc thất lộ Chốt đã khai thông rồi, thì bèn cáp mã bàn hà ngay. Không như hình ảnh một mình một ngựa, đơn độc tiến sang phòng tuyến của đối phương, để rồi có thể đưa tới thiệt mạng oan uổng, mà lần này, Mã có được sự yểm trợ của một đồng đội chí cốt, tự thân cũng là Mã, đang chực chờ tăng cường hoặc cứu viện ở phiá sau. Thế là tiếng vó ngựa bèn rộn rã vang lên, thế trận khai mở, Mã (tiền) múa tít cây đại đao che kín thân mình, đứng bên này sông, oai phong uy dũng chuẩn bị vượt sông tiến sang trận địa của đối phương. Đối phương nhận định rõ ràng rằng do đã quá khinh suất, đã không điều động chiến Xa lên vị trí tuần hà làm nhiệm vụ cảnh giới, để bây giờ nhìn Mã vượt sông không cách chi ngăn cản được. Từ vị trí bàn hà, nhìn ngó trước sau không có gì trở ngại, Mã quyết định kỵ hà nhảy sang đứng bên kia sông. Rõ ràng cơ hội lập công đã ở trong tầm tay. Rõ ràng phòng tuyến đối phương đang nghiêng ngả, lực lượng phòng vệ đối phương hối hả rối rít che chắn, tìm phương án đối phó với kỵ binh Mã đang như gió lốc tràn sang trận địa bỏ ngỏ. Nhưng, lạ thay, khi mà ý đồ của Mã chưa hề bộc lộ, tài nghệ của Mã chưa hề được phơi bày, chưa được làm cho sáng tỏ, Mã chưa có cơ hội để thi triển sở trường, chưa phát huy được uy lực vốn có, Mã chưa hề phụ lòng tin cẩn của chủ soái, Mã chưa chứng tỏ được bản lãnh của mình trước quân thù hằng hà sa số mà Mã xem như là phường giá áo túi cơm hết cả, thế mà bỗng dưng Mã bị buộc phải đứng chựng lại: tay cầm đại đao đang múa tít, chợt dừng lại trên không, tiếng vó câu im bặt, tiếng nhạc ngựa đang reo vui chợt câm lặng. Mã tái mét mặt mày, ngơ ngác nhìn quanh không hiểu ra làm sao cả. Đối phương đành là đã điều động lực lượng chủ lực phòng thủ, thậm chí đem cả khẩu đại Pháo hoặc chiến Xa ra nhằm ngăn cản bước nhảy vọt của Mã, nhưng đã có gì hiểm nghèo đâu! Ngay cả khi đối phương cho Mã đối địch tiến lên, đưa mắt gườm gườm nhìn ra vẻ muốn chọi tay đôi thì vị tất Mã cũng chẳng lấy chi làm điều, vì Mã còn lắm phép biến hoá lạ lùng chưa chắc đã có ai am tường, hiểu thấu! Thế đó mà tự dưng tiên thủ quyết định đưa Mã yểm trợ tiến lên, đặt hết niềm tin yêu vào "kẻ đến sau" này, sẵn sàng đánh đổi lấy vị trí của Mã tiền phương mà trước đó đã từng được tin cẩn giao phó trọng trách. Bội bạc và éo le thay, khi mà Mã tiền phương đành bị thảm tử khi chưa lập được đầu danh trạng, Mã bị giết liền, và Mã yểm trợ từ phía sau nghiễm nhiên cũng khai đao nhảy lại vào vị trí đánh đổi, tiếp tục thực hiện vai trò đã được giao phó.
Có vẻ là cuộc cờ vẫn không chuyển biến, nhưng Mã (tiền) đã bị thay ngựa giữa hà mà chẳng rõ lý do là tại làm sao, bởi vì Mã trước hay Mã sau thì cũng thế thôi, hà tất phải đổi thay phũ phàng như vậy! Thế mới thật là ngậm ngùi, thương cảm.
Đó chính là tình huống tạo nên một mối oan khiên lớn, đeo đẳng mãi trong cuộc cờ cho tới lúc tàn cục, mà nhiều khi chính tiên thủ cũng phân vân không giải đáp được là thật sự có cần thiết để làm thế không? Bởi vì, như đã giả định là có thể đấu thủ đã không dành được thắng lợi hoặc chí ít cũng là đạt được sự ưu thắng sau khi quyết định đổi Mã. Nhưng, điều đó đã không xảy ra. Vậy thì hà tất phải thay ngựa chi cho thêm phận tủi buồn, bội bạc?

PHẾ MÃ: CHỈ LÀ MỘT MẠNG NGỰA?
Mã Đông phương như đã nhận định, thường phải gánh chịu những thiệt thòi, áp chế, làm lắm phen tạo nên mối thương cảm, ngậm ngùi chua xót bởi sự hy sinh quá lớn lao để đánh đổi lấy những thành quả không lấy gì làm chắc chắn, thậm chí nếu không muốn nói là mơ hồ, ảo mộng của bên hậu thủ. Nghiã là bên đi sau đã dùng Mã làm mồi nhử cho Xe đối phương ăn tươi nuốt sống, rồi thì sau đó sẽ có phép làm cho chiến Xa này bị tù hãm, không còn linh hoạt nữa, và phản tiên tấn công rất hung tợn, ăn lại một Xe, lại còn phá nát tuyến phòng ngự của bên tiên thủ, đồng thời có cơ hội triển khai các quân chủ lực khác tiến vào chiếm lĩnh trận địa đối phương, có vẻ thắng lợi gần như ở trong tầm tay rồi… Đó là nội dung của thế trận Phế Mã Hãm Xa lừng danh, sôi động một thời trong làng cờ Việt Nam mấy mươi năm về trước!
Rất nhiều kỳ luận xoay quanh vấn đề liệu tiên thủ có bị thua thảm chăng, hay là hậu thủ đã phế Mã oan uổng? Có những hảo thủ đã âm thầm biên soạn, lời bàn, ghi chép đến cả chục trang giấy học trò, với những hình vẽ và những lời chú giải chi chít, mà tựu trung chỉ là giải bày quan điểm bênh vực cho bên tiên thủ, rằng sau khi giết Mã đối phương rồi, thì thế thắng đã là tất yếu, không thể thua đặng. Lời chú giải rõ ràng mang ít nhiều giọng điệu cay cú, nóng giận, bởi lẽ có thể thế trận khi được đưa ra để hiệu đính lại, thì e rằng bên tiên thủ trong thực tế đã phải buông cờ đại bại mất rồi, thế mới là hận đau!
Nhớ lại những ngày ấy, khắp chốn kỳ lâm, giang hồ, đâu đâu cũng thấy kỳ hữu tụ hội 5-7 người bên bàn cờ gỗ, nghe tiếng quân cờ đập chan chát, với những lời lẽ quát tháo hằn học, những giọng điệu bàn cãi thật sôi nổi, ví dụ: "Tiên không thể thua đăng..."; "Xem lại, tiên thua là bởi vi.."; "Sở dĩ tiên thua là vì không đi như vây.."; "Hậu phải thác, làm sao thắng đăng..."; "... Phế Mã vội vã quá, tiên thua là phai..".v.v...

Rõ ràng không ai bênh vực cho bên hậu thủ cả, bởi hành vi phế Mã tự đó đã ẩn chứa sự nhẫn tâm, tàn ác, không phù hợp với đức tính hiếu hòa và bản chất nhân ái của một bậc chính nhân, một người quân tử.
Nhưng, than ôi, "chỉ là một mạng ngựa" (Bố Già - Mario Puzzo - Bản dịch Ngọc Thứ Lang) thì có tiếc xót cũng đành chịu, vì như hậu thủ đã nhận định, giá trị của Mã bị phế có gì là lớn, có chi đâu mà phải tiếc nuối, hà tất phải luôn mồm than khóc kể lể! Hậu thủ bèn phế Mã liền không chút chùn tay, không chút ân hận. Vì hậu thủ cho rằng có cần chi đến Mã đâu, mà vẫn bình thiên hạ được chứ, vẫn an bang tế thế được chứ, vẫn tề gia trị quốc được chứ, và vẫn tỏ rạng vương đạo đó chứ! (Ôi, chẳng thấy vương đạo ở đâu, hay đã thành bá đạo mất rồi). Và thế là kỵ binh Mã đành bị Xe đối phương giết tươi khi tài năng chưa được phô bày, khi nợ tang bồng vay nợ chưa trả xong. Mã đã nhập thế để mong mỏi được hành hiệp, đóng góp công sức vào chiến cuộc, để mong đạt đến một thắng lợi chung. Nhưng hậu thủ không cho là như vậy, mà vẫn khăng khăng nhận định chẳng cần đến sự xả thân của Mã, rằng sự có mặt của Mã trong tình thế này là thừa, là không cần thiết. Không những chỉ đánh giá vậy mà thôi, hậu thủ lại mượn tay đối phương giết quách Mã đi, rồi cho rằng sau đó vẫn dành được thắng lợi như thường! Và mọi điều đã trở nên quá rõ ràng khi sự thử nghiệm của bên hậu thủ đã không mang lại thắng lợi như mong muốn. Cuộc-cờ-đời đã lỡ làng, mà nhân thân thì hữu hạn, đâu còn cơ hội để chứng tỏ mình nữa! Bởi chưng kỵ binh Mã đã bị phế hết sức đau xót và oan uổng, và tài năng của Mã xem như không được đắc dụng. Thật là phí phạm. Vì thế, chỉ một câu kết luận duy nhất trong trường hợp này để có thể tạm gọi là nghe được, dù cho không còn có tác dụng cảnh tỉnh nữa, vì mọi sự đều trở nên trễ nãi cả rồi: hậu thủ không thể được xem là người trí đặng.

trannhien
22-06-2009, 11:51 AM
MÃ ĐÁO : ĐÀ ĐAO - MIẾNG SỞ TRƯỜNG
Như đã phân tích ở trên, kỵ binh Mã có nước nhảy lắm khi thần kỳ, với ý đồ thì đầy vẻ bí hiểm và khó đoán. Khi cuộc cờ đang đi vào giai đoạn tranh chấp căng thẳng, cân não, chỉ cần một bên đấu thủ mất cảnh giác trong một khoảnh khắc, thì kỵ binh Mã sẽ như từ thinh không tràn xuống, tợ thiên binh vạn Mã áp đảo đối phương, làm cho tình thế trở nên hiểm nghèo ngay. Chính vì vậy mà trên bước đường rong ruổi, lắm phen Mã bị đối phương dùng quân chủ lực truy nã gắt gao, để nhằm bớt đi mối di họa về sau. Nhưng, tựu trung thật khó mà vây bắt cho được kỵ binh Mã, trừ phi phải điều động đến 2, 3 quân chủ lực, mà e cũng không dễ dàng gì!
Hãy xem: đối phương đã phải tốn rất nhiều công sức biết bao khi lồng lộn lên quyết chí truy lùng tầm nã kỵ binh Mã cho được. Khi Mã nhảy vọt về đằng đông, đối phương cũng dạt về phiá đông đuổi bắt; nhưng Mã lại bất ngờ tạt về phía tây để né tránh, làm đối phương lỡ bộ, rồi cũng lật đật chuyển hướng tây rượt theo Mã. Mã lại quày quả xuôi về hướng nam, đối phương lại cũng chuyển hướng đuổi theo; rồi bất ngờ Mã lộn lên phiá bắc, đối phương cực chẳng đã lại phải bẻ lái tìm theo, mệt nhọc khôn tả. Nhưng có phải kỵ binh Mã chịu chấp nhận bị truy lùng gắt gao và luôn phải trốn chạy thảm não như vậy? Không hẳn là thế, bởi có một yếu tố làm đối phương phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Đó là ngón hồi mã thương hay còn gọi là đà đao, chính là đòn sở trường của kỵ binh Mã. Vậy thì khi đối phương đang ra sức tầm nã, quyết tiêu diệt cho đặng kỵ binh Mã nọ, thì không ngờ chính thị là lúc kỵ binh Mã đang lựa thế để thực hiện miếng đà đao sở trường của mình. Và có thể có lúc nào đó, vì quá khinh suất, đối phương đang rượt đuổi nà tới, tưởng chừng giết được kỵ binh Mã đặng rồi, thì chính bản thân Y lại lãnh đủ một ngón tàn độc của kẻ bị rượt đuổi: đột nhiên kỵ binh Mã quay mình đứng chựng lại, đưa ngược lưỡi đại đao ra phiá sau, trong khi đối phương đang trên đà lao tới như tên bắn, không kịp kìm hãm, bèn là đầu lâu lập tức rời khỏi cổ và lăn lông lốc giữa chốn sa tràng với máu me phun ra có vòi (!!!), thác thảm.
Đó là một tuyệt chiêu của kỵ binh Mã, là một đòn lợi hại đặc thù mà không một quân chủng nào có thể bắt chước được. Một phong cách riêng tư, độc đáo mà chỉ Mã mới có. Và chỉ khi nào Mã phải sử dụng đến tài nghệ này, thì thường đạt thắng lợi chắc chắn đến mười mươi không thể sai trật đi đâu.
Thật thế, ngón đà đao sở trường của kỵ binh Mã, được sử dụng với một sự chính xác và tinh tế, và dũng lực thì có thừa. Sai lầm duy nhất của đối phương là đã đánh giá quá thấp kém tài nghệ của Mã, và không lường được những bước nhảy biến ảo của quân kỵ. Chỉ một nước chiếu dương đông kích tây, đối phương vừa hoá giải nước chiếu xong thì một quân chủ lực đành đoạn bị thảm sát bởi ngón hồi mã thương tuyệt diệu của người kỵ sĩ. Và thế là, kết thúc một cuộc truy sát, trong đó kẻ bị truy sát nghiễm nhiên trở thành một chủ thể quật cường, có khả năng hủy diệt mọi đối tượng đã gây nên sự phiền toái, cản trở bước chân ngựa ruổi rong...
Đó cũng là bài học khiêm tốn dành cho những kẻ cuồng đồ hung bạo hay dựa vào cường quyền để hành xử, áp chế không nương tay với những kẻ thế cô, dồn ép họ vào đường cùng mạt lộ. Nhưng, bài học về Mã đáo còn đó, kẻ cuồng bạo nọ rồi cũng có khi phải hối tiếc. Ngay cả trong kỳ cuộc mà còn lắm thiên biến vạn hoá, có lúc chiếm được ưu thế, nhưng cũng có lúc thất thế suy vi; huống hồ là ở Ván-Cờ-Đời, sự thịnh suy như giọt sương đọng trên ngọn cỏ (Thiền Sư Vạn Hạnh), thì sá kể chi những lúc đắc thế vênh vang, bởi vì kể cả những điều ấy thì cũng chóng tàn phai mà thôi.

CẮT NGỌC DIÊM VƯƠNG
Có khi Mã không thèm xử dụng cây đại đao quen thuộc đầy dũng mãnh uy lực, nhưng cũng ít nhiều nặng nề và vướng víu hoặc đúng hơn là chẳng phải nhọc sức làm vậy, bởi chưa cần thiết, mà ngược lại, Mã chỉ có thể sử dụng một lưỡi trủy thủ gọn nhẹ với tài nghệ khéo léo, chính xác và dứt khoát cũng như khi dùng đại đao lấy đầu đối phương vậy, thì mới mang lại hiệu quả. Đại đao là chỉ xử dụng khi phải loạn đả giữa vòng trùng vi thù địch. Còn trong trường hợp này thì Mã không sử dụng đại đao được, mà chỉ phải sử dụng một lưỡi trủy thủ mới xong. Bởi lẽ nếu chỉ cần sơ lệch một đường đao, là không còn cơ hội để sửa chữa nữa, mà đành phải nuối tiếc gác đao buông cờ chịu hoà rất oan uổng. Nên có trường hợp chỉ sử dụng 1 lưỡi trủy thủ chém sắt như bùn thì mới thành sự đặng (nghiã là phải biết thực hiện nước đi cân nhắc, tỉ mỉ - như một nhà giải phẫu học - hết sức chính xác, với phương án tối ưu).

Ở cục cờ tàn, theo như các kỳ thư từ ngàn xưa lưu truyền lại, thì thường là 1 Mã phải chịu hoà 2 sĩ chứ không cách chi thủ thắng đặng. Nhưng nếu làm thế nào mà tiêu diệt được 1 trong 2 Sĩ nọ, thì đương nhiên là chuyển thành thế 1 Mã thắng 1 Sĩ như là điều tất nhiên vậy. Còn thì thường thường đành phải chịu hoà thôi. Xem ra ấm ức chịu sao xiết!
Có kỳ hữu ngẫu nhiên sưu tầm được cẩm nang nọ, liền lấy đó làm điều nhập tâm, bỏ ăn mất ngủ hàng bao ngày đêm chiêm nghiệm, cho tới một hôm rồi thì tập trung các kỳ hữu lại, xếp bàn cờ ra và có lời bàn thêm rằng: "Đúng như cẩm nang nọ đã chú giải, rằng 1 Mã thường là phải chịu hoà với 2 Sĩ mà thôi. Nhưng nếu phải chịu thế thì nỗi khổ đau của bên có Mã không phải là nhỏ, mà làm sao khác đặng chứ, trừ khi biết dụng phép Cắt Ngọc Diêm Vương (!). Phép ấy phải chân truyền thì mới phát huy được uy lực, chứ học lóm theo cách bàng môn tả đạo thì không cách chi làm nên việc đặng, bởi vì sức ngựa thì mòn mỏi dần đi mà thời giờ có cho phép kéo dài đâu? Diễn nôm về phép Cắt Ngọc Diêm Vương là như vầy: Diêm Vương có 2 hòn ngọc, lừa thế cắt đi mất 1 hòn thì liệu Diêm Vương quá sức đau thương làm sao chịu nổi, dần dà mất máu mà đành thác thảm. Thế thì thử hỏi, 1 Mã làm sao chịu hoà với 2 sĩ cho đặng!". Nói đoạn, rồi thì kỳ hữu nọ bèn cao giọng giảng giải, tay phải lật sách, trỏ vào từng dòng chú giải đã tự soạn riêng, tay trái đi cờ, quả nhiên sau gần từ 5 đến 7 nước Mã chính xác tuyệt vời luồn lách khéo léo, lưỡi trủy thủ vung lên, Diêm Vương mất một trong hai hòn... ngọc tức thì. Xem tới đó thì các kỳ hữu đang đứng xúm xít vây quanh liền cả tiếng hoan hô vang dậy, bởi vì hình ảnh còn lại không gì khác là Mã lại lạnh lùng dấu lưỡi trủy thủ vào tay áo, cầm ngang đại đao và phi tới lấy nốt hòn... ngọc còn lại của đối phương dễ dàng. Diêm Vương có 2 hòn ngọc mà không giữ được lại còn khư khư muốn giữ lấy thủ cấp làm sao cho đặng?
Có người bèn hỏi: Sao sách nọ chỉ chép có vài dòng bí hiểm làm vậy, mà diễn giải thì cầu kỳ lắm thay?
Kỳ hữu nọ vẻ mặt liền lộ vẻ khinh khoái không sao tả xiết, thản nhiên phúc đáp: "Sách chỉ là gợi ý, phải chiêm nghiệm thêm thì mới đặng thông tuệ chứ sao!"
Nghĩa là khi gặp thế trận 1 Mã với 2 Sĩ, thì kỵ binh Mã chớ vội buông đại đao, gác kiếm chịu hoà khá là sớm sủa, mà phải tâm ngẩm chiêm nghiệm một hồi đã, để xem có dụng phép Cắt Ngọc Diêm Vương đặng chăng! Nếu thấy đặng thì lập tức hành xử như cẩm nang nọ đã giảng giải, (là chỉ phải sử dụng một lưỡi trủy thủ chém sắt như bùn - tức là nước đi chính xác, cao siêu). Nhược bằng không đặng thì lúc đó hẵng gác cờ chịu hoà vậy, xem như còn gửi "ngọc" đó, sẽ hẹn cắt sau, ở ván khác (!), không muộn.

trannhien
22-06-2009, 11:52 AM
KINH KHA SANG TẦN
Bất ngờ có kỳ hữu có kỳ nghệ chỉ ở bậc trung, đặt câu hỏi: Một Mã, một Tốt thắng Sĩ Tượng bền đặng chăng?

Có hảo thủ nọ kỳ nghệ rất cao, nhưng tự nhiên phải nghệch mặt ra, và chưa giải đáp được ngay tức thời, bởi rõ là hoà cờ, nhưng hà cớ chi hỏi han lôi thôi như vậy, hay là có phép chi cao siêu (hiện đại) thủ thắng đặng mà mình chưa tham khảo đến?
Trong tiểu thuyết võ hiệp Cô Gái Đồ Long của Kim Dung tiên sanh có kể về tình huống tương tự như sau, là lời của Quận chúa Triệu Minh, trong chương Võ Đang Cứu Viện: "Một con dơi độc (chỉ Thanh Dực Bức Vương Vy Nhất Tiếu), và một xú hoà thượng (chỉ Hoà thượng Túi Vải Nói Không Được), phỏng làm được gì?"
Nếu chỉ kể ngang đó thôi, thì quả là một câu vấn thú vị. Nhưng về sau, cũng trong truyện đó, là các cao thủ võ lâm đều lần lượt tề tựu đủ mặt, làm cán cân lực lượng nghiêng hẳn về một phía, đưa đến thắng lợi cho bên phái Võ Đang. Vậy thì con dơi độc Vy Nhất Tiếu và xú hoà thượng Nói Không Được chỉ là bước đầu thăm dò thực lực đối phương, còn thì thành sự vẫn là phải nhờ vào lực lượng cứu viện. Không giống như trường hợp đang được lời bàn ở đây: một Mã một Tốt thắng sĩ tượng bền đặng chăng?
Rõ ràng là không nhờ vào một thế lực, một quân binh chủng nào khác, để yểm trợ hoặc ứng chiến phiá sau, mà chỉ một Mã và một Tốt mà thôi.
Trong Đông Châu Liệt Quốc, lại cũng có hình ảnh tương tự là tráng sĩ Kinh Kha cùng với kẻ tùy tòng Tần Vũ Dương (một kẻ hữu dõng vô mưu tàn bạo, lên 5 tuổi đã biết giết người), lãnh sứ mạng sang thích khách Tần Thủy Hoàng. Ra đi không hẹn ngày về, vẫn là ám chỉ một sứ mệnh khó khăn hầu như không thể thực hiện được. Nhưng người anh hùng vẫn cương quyết dấn thân ra đi, để xả thân vì đại nghiã, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, và vẫn ra tay hành sự. Theo chính sử kể lại thì tráng sĩ Kinh Kha đã thác bỏ mạng cùng với kẻ tuỳ tùng Tần Vũ Dương bên đất khách quê người, không làm nên công trạng gì, trừ để lại cho đời một tấm gương về lòng can đảm, về một tinh thần quyết tử, và một ý chí bất khuất không gì lay chuyển.
Trở lại vấn đề đang lạm bàn ở trên, rằng: một Mã một Tốt thắng Sĩ Tượng bền đặng chăng? Than ôi, cũng là một thử thách cân não, y như hình ảnh người tráng sĩ xưa, nhận lãnh sứ mạng ra đi nhưng không biết có thành sự, và vẫn phải dấn thân, vào cuộc. Bên kia bờ sông Dịch, sau khi hát lên bài ca từ biệt (hay tử biệt), người tráng sĩ cùng kẻ tùy tòng cất bước không ngoảnh mặt lại... Một trường quyết đấu bèn được bày ra, diễn biến đầy căng thẳng, không một giây phút lơi lỏng, ngơi nghỉ. Có 2 trường hợp một Mã một Tốt thắng Sĩ Tượng toàn, xem như người kỵ sĩ và kẻ tuỳ tùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mà trước đó những tưởng bất khả thi. Còn trong vô vàn trường hợp khác, thì không thể thủ thắng đặng. Chỉ một điều có khác chăng với hình tượng Kinh Kha xưa là phi thắng tất hoà, tức rằng là người kỵ sĩ (Mã) và kẻ tuỳ tòng (Tốt) không phải thác thảm oan uổng bên phòng tuyến của đối phương, mà đối tượng phải chịu thác chính là kẻ đương đại, tức hảo thủ (địa phương) nọ đã nhận lời thách thức đòi phải hoà trong tất cả mọi trường hợp, trong khi kỳ nghệ còn hạn chế, chưa hề tham khảo đến những kỳ thư, cẩm nang.v.v... lưu truyền nhan nhản khắp chốn kỳ lâm, giang hồ. Thật là đáng tiếc vậy!

SONG MÃ : TIỆC NGỰA LINH ĐÌNH
Một mình một ngựa đã đành là hình ảnh đẹp không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu đấu thủ vẫn còn gìn giữ được cả 2 Mã, vì đấu thủ đã không thay Mã, không phế Mã, cũng chẳng bỏ Mã... thì, với cả 2 quân kỵ còn nguyên vẹn, cuộc cờ sẽ trở nên sôi động hơn, hung hiểm hơn với tiếng vó câu rộn rịp khua vang, với tiếng hí lẫy lừng của song Mã hiệp sĩ cùng nhau phò tá, khi thì bình phong Mã, khi thì đơn đề Mã, khi thì Mã quỳ, khi thì Mã đội.v.v... để cùng hiệp đồng cứu giá, hay cùng luân phiên công thủ lưỡng diện rất là phấn chấn, hào hùng, đẹp mắt.
Chẳng hạn ở giai đoạn trung biến, khi cả 2 kỵ binh Mã cùng đứng cách nhau khoảng một bước nhảy thì bèn trở thành song Mã giao chân rất lợi hại, làm thành một tấm lá chắn hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự công phá của chiến Xa hay khẩu đại Pháo của đối phương. Mã giao chân, hay còn gọi là hảo bằng hữu, chính là một người bạn đồng sinh cộng tử tốt bụng, đã cùng chia sẻ nỗi nhẫn nhục đắng cay từ thủa còn hàn vi, thủa còn ẩn nhẫn chờ thời. Chính vì vậy mà sự am tường hiểu biết lẫn nhau của song Mã giao chân, là một thứ tình đồng môn gắn bó tưởng như bền vững đến nỗi không ai có thể phá vỡ được.
Song Mã giao chân chẳng phải chỉ biết làm một tấm lá chắn mà thôi, song còn biết luân phiên dời đổi vị trí và triển khai tiến lên, sửa sang thế trận từ thủ sang công một cách tài tình. Đối phương sẽ cảm thấy áp lực đè nặng dần lên phòng tuyến của mình bởi sự hiệp đồng lợi hại của song Mã giao chân, bèn trở nên hung hãn điên cuồng tìm đủ mọi cách để gây mâu thuẫn, nhằm phá tan tình bằng hữu vững bền của song Mã giao chân nọ. Vị tất đã thực hiện được, mà nếu có phá được đi chăng nữa thì cái giá phải trả không phải là nhỏ.
Nhưng mối giao hảo của Mã giao chân tuy là vững bền, cũng vẫn phải biết cảnh giác trước sự dèm pha xúc xiểm của kẻ tiểu nhân, của một tên vô lại Tốt đen chẳng hạn. Hắn chỉ cần mò mẫm, lân la, tìm cách đến đứng gần ngay bên một trong hai Mã nọ, thì liền đó, mối giao hảo giữa 2 Mã lập tức bị lung lay, và thế cân bằng bị phá vỡ ngay. Tình cảm thương yêu liên đới của song Mã giao chân thế là tan nát, mà chỉ bởi tay một gã Tốt đen quen lời nịnh hót, bợ đỡ, thế mới đau lòng! Do đó, song Mã giao chân tuy là lợi hại, đối chọi ngang ngửa với những kẻ ngang cơ và thậm chí cả đối với những kẻ trên cơ. Nhưng vẫn còn có thể bị gia hại bởi những kẻ dưới tay. Bài học cảnh giác này rất có ý nghiã đối với tình bằng hữu).
Thế rồi khi song Mã giao chân đã đạt tới sự chín chắn của tình bằng hữu, không còn lo bị ai xúc xiểm phá vỡ tình nghiã kim lan nữa, thì bèn có dịp hội ngộ đối ẩm với nhau. Trong kỳ thư ghi rõ thế cờ nổi tiếng đó có tên Song Mã Ẩm Tuyền, tức là 2 kỵ binh Mã hiền hoà cùng dừng chân ngựa để uống nước bên bờ suối. Đó là một hình ảnh mang rất nhiều tứ thơ, rất giàu cảm xúc, đối lập hoàn toàn với kỳ cuộc đang tranh đấu sát phạt nhau rất hung dữ giữa hai kỳ thủ, mà thắng hay bại, được hay thua chỉ tính toán trong đường tơ kẽ tóc mà thôi. Thật vậy, trong cuộc đối ẩm, (có thể là ẩm nước suối hay ẩm một thứ nước có... lửa nào khác!) 2 kỵ binh Mã đã đồng tâm, đã đi tới thống nhất ý niệm bàn nhau giết quách chủ soái đối phương với những đòn tuyệt sát tàn khốc không thể tưởng tượng được (dĩ nhiên đối thủ phải bó tay chịu trói chứ không tài nào chống trả đặng). Chính vì vậy mà thế Song Mã Am Tuyền đã đi vào lịch sử Nghệ Thuật Tượng Kỳ từ cả hằng bao thế kỷ nay như là tượng trưng cho một sự đồng thanh tương ứng - đồng khí tương cầu của 2 kẻ bằng hữu, tri âm tri kỷ, đã từng cắt máu ăn thề với nhau và hiểu rõ tính cách của nhau đến từ chân tơ kẽ tóc và thương yêu nhau hết độ. Là hình ảnh của một người bạn đường (khác với bạn đời) đúng điệu, giữ lòng thủy chung như nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Thật hiếm có biết bao!
Đó là ý nghiã của thế trận Song Mã Am Tuyền lừng danh tự cổ chí kim, hay đúng hơn chính là thước đo của tình bằng hữu thiêng liêng mà dường như càng ngày càng thấy hiếm hoi trong đời sống xô bồ, hỗn tạp hôm nay.

NHẤT MÃ: ĐẠT TỚI CÁI VÔ CÙNG
Cuộc cờ đã đi vào giai đoạn tàn cục. Cả 2 bên đấu thủ đều ngầm hiểu rằng cuộc chinh chiến trường kỳ thế là đã gần tới hồi kết thúc, không còn ai có thể thắng ai được nữa. Những cuộc mưu đồ, những âm mưu ám muội, những kế sách thần sầu quỷ khốc... hết thảy đều đã được lần hồi thi triển và đều không mang lại thắng lợi cho riêng một bên nào. Bàn cờ trở nên như một bãi chiến trường hoang vắng, không còn thấy bóng dáng những quân binh chủng chủ lực, những khẩu đại Pháo, những cỗ chiến Xa hay những bộ binh Tốt đen nào còn lảng vảng. Tất cả đều đã "rải rác biên cương mồ viễn xứ" cả rồi. Đó là một bãi sa mạc tang thương, với sự vắng lặng thê lương ảm đạm, chứng tích của một cuộc dâu bể khốc liệt nhất, của một cuộc chiến tranh (trí tuệ) không một giây ngơi nghỉ, khoan nhượng, không một phút nương tay, nhường nhịn...
Nhưng kìa, hãy xem hình ảnh của một kỵ binh Mã còn sống sót và trở về sau cuộc chinh chiến trường kỳ gian khổ. Chàng kỵ sĩ chỉ còn có một mình một ngựa, với tay buông lỏng dây cương vục nước bên sông vuốt mặt phong trần. Đao kiếm mang bên mình chàng đã để rơi mất từ bao giờ. Ao bào sờn rách, cháy sém, binh phục loang lổ máu đào, chàng cũng chẳng để ý tới. Mũ trụ, giáp sắt, giầy đinh, chàng cũng quẳng mất ở nơi đâu rồi. Tóm lại, chàng kỵ sĩ giờ đây không còn là hình ảnh oai phong lẫm liệt của những ngày đầu lên yên xuất chinh đi vào cuộc chiến với lòng phấn chấn, với lý tưởng cao đẹp và những ôm ấp hoài bão lớn lao nữa. Chàng đã có ít nhiều đổi thay, những đổi thay mà nếu không có ai được trải qua những giờ phút ngặt nghèo nguy nàn của đời chiến binh, những lần kề cận hay đối mặt với cái chết, những nỗi thăng trầm tủi cực của kiếp chinh nhân, những khao khát và những ưu tư, những thao thức và những dằn vặt.v.v... giống như chàng, thì hẳn không một lời giải thích nào có thể làm cho người đời thấu hiểu và cảm thông với chàng đặng. Cuộc chinh chiến cũ đã qua đi như là một giấc mơ hãi hùng, như là một quá khứ đã từng được vây phủ bằng một màu xám đen. Bên nào thắng, phía nào thua, giờ đây không còn là nỗi ám ảnh của người chiến binh nữa. Tâm hồn chàng kỵ sĩ bây giờ như đã tìm được sự yên tĩnh, sự bình thản và an nhiên. Chàng không còn màng chi đến khái niệm không gian và thời gian; cả quá khứ, hiện tại và tương lai đối với chàng cũng không là gì nữa. Một mình một ngựa, chàng trở về nơi chốn xuất phát xưa, lòng tràn ngập nỗi yêu thương, một tình yêu thương đồng loại, yêu thương tha nhân cùng với những nỗi thống khổ vốn là. Giờ đây, đôi mắt chàng không còn bị ai bưng bít nữa, chàng đã giác ngộ, đã nhìn thấy hết, đã thấu hiểu hết. Tất cả chỉ vì một chữ HOÀ. Hoà - vì đã thấu hiểu đến sự vận hành tuần hoàn của Am Dương, Đất và Trời, của Đêm và Ngày, của Sống và Chết, của Tự Nhiên Vạn Vật trong Vũ Trụ. Hoà - vì đã đạt được đến sự quân bình giữa Thiện và Ac, Thịnh và Suy, giữa Họa và Phúc, giữa Hư và Thực, trong tận cùng sâu thẳm của Bản Ngã, Tâm Linh...
Và, cuối cùng, cuộc chiến tranh trí tuệ diễn ra trên một bàn cờ với 64 ô vuông thế là chấm dứt. Hình ảnh nhất Mã thong dong đi vào cõi không (Thiên Mã Hành Không) xin được dùng để kết thúc lời bàn về kỵ binh Mã, và cũng xin được xem đó như là một biểu trưng của một ý thức giác ngộ, thanh cao, hướng thượng ở trong mỗi người chúng ta - những người yêu cờ - luôn biết tìm kiếm để vươn lên đến Chân, Thiện, Mỹ, thông qua NGHỆ THUẬT TƯỢNG KỲ, là một thú tiêu khiển có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau vì có cùng chung một mục đích: vẻ đẹp của tâm hồn, của trí tuệ và còn là niềm vui trong cuộc sống.

themgaidep
22-06-2009, 01:16 PM
Thương con mã trên bàn cờ tướng quá! :((:((:((:((:((

hoa_thuong
22-06-2009, 03:02 PM
Hà nội chẳng có cái món này nhỉ, có thì cũng đi xem thử cái cho nó mở rộng tầm mắt. :>

Congaco_H1R5
22-06-2009, 03:06 PM
=))=))=))=)) Khi nào themgaidep vao Sai Gòn , anh trên nay xuông đó , 2 anh em mình không đanh cờ với nhau làm gì cho mệt mà tới đương ĐBP đánh với các em nhá

phaolotak
22-06-2009, 03:37 PM
Người đánh cờ với các em như vậy rất hiếm thì pải, vì sỹ diện người Việt mình lớn lém không chịu thua các em đâu :D. Nói vậy là vì ở huyện của mình (Núi thành, Quảng Nam), từ lúc nhỏ (lớp 8) mình đã đánh thắng các ông già đánh cờ trong xóm. Rồi khi lớn dần lên thì ko còn đối thủ nữa. Mấy ông già cứ thấy mình là ko dám đánh cờ vì sợ thua thằng con nít. Sau đó mình luyện cờ cho má đánh, sau khoảng 6 tháng đánh cờ, má mình đã vô địch tỉnh Quảng Nam. Hjx. Bi h` ở nhà còn đến 7 huy chương vàng và 4 huy chương bạc + 1 huy chương đồng :P . Rồi mấy ông đánh cờ hiếu kỳ trong huyện (có cả trong tỉnh nữa) tìm đến nhà đánh cờ với má của mình, trong đó ông khách bên nhà từng vô địch xã và rất hay đánh cờ lề đường tới thách đấu với má mình. Bị thất bại ê chề đến 5 bàn ko gỡ, thế rồi sau đó sống ở láng giềng mà như chiến tranh lạnh, ko nói chuyện được với nhau. Còn các ông già từ đó ko dám đến nhà đánh cờ nữa vì sợ quê. Thật là sỹ diện lớn quá pải ko các bạn. Một chút chia sẻ thôi, đừng trách nhé. mình nghĩ đánh cờ pải có cái tâm đánh cờ chứ ko nên hơn thua làm gì. mình đánh với các cao thủ trong huyện cũng có thua nhưng thắng là nhiều, tuy nhiên thua vẫn vui và khen họ đánh hay thôi nên nhiều người vẫn thích đánh với mình mà chủ yếu là những anh chàng trẻ, còn các ông già thấy mình thì tránh xa... hjx :S.

themgaidep
22-06-2009, 04:03 PM
=))=))=))=)) Khi nào themgaidep vao Sai Gòn , anh trên nay xuông đó , 2 anh em mình không đanh cờ với nhau làm gì cho mệt mà tới đương ĐBP đánh với các em nhá

Bác Gà đi với em nhỡ có đứa học sinh nào nó nhìn thấy thì sao? :((:((:((

Congaco_H1R5
24-06-2009, 08:16 AM
Cái này em nghĩ không khó lắm, máy tính tìm ra khá dễ, cái này em nghĩ mới là khó nè: làm sao sau 63 nuớc con mã đi hết 63 ô còn lại và ô cuối cùng(ô dừng lại) phải là ô ở góc bàn cờ trên cùng đuờng chéo với ô lúc bắt đầu. :-/

Các bác thử nghĩ xem làm cách nào đạt đuợc nhé. giải trí tí cho thư thái ;))
Tình cờ đọc được Trong Blog Cờ Tướng Việt Nam , xin coppy lại nguyên văn
Bài toán "Mã đi tuần"
là một bài toán thú vị, tương đối kinh điển mà nếu bạn học sâu về thuật toán tin học có thể đã được nghe nói đến, thậm chí đã từng phải giải nó như một bài tập.
Bài toán mã đi tuần như sau: cho một bàn cờ kích thước n x m và một quân Mã, hãy tìm một đường đi (hành trình) của Mã xuất phát từ ô x, y và đi qua ("tuần") tất cả các ô còn lại của bàn cờ, mỗi ô đi đúng một lần.

Phương pháp giải của bài này khá đơn giản: viết một chương trình máy tính đệ qui theo kiểu thử sai, vét cạn mọi khả năng để tìm lời giải. Nếu khéo viết chương trình khéo sẽ giải được bài toán này khá nhanh với những bàn cờ có kích thước nhỏ (dưới 8x8), giải nhanh đối với bàn cờ Vua và đương nhiên sẽ chậm hơn đối với các bàn cờ có kích thước lớn hơn.

Đối với cờ Tướng, bàn cờ có kích thước (9x10) lớn hơn đáng kể so với cờ Vua (90 ô so với 64 ô) và hình lại không phải hình vuông nên không thể suy diễn kết quả từ bàn cờ Vua. Chúng tôi cũng thử tìm kiếm trên Internet nhưng chưa thấy ai công bố kết quả đối với bàn cờ này. Do đó, một số câu hỏi thú vị vẫn còn nguyên đối với bài toán này:
1) Có lời giải không: liệu có một vị trí mà từ đó Mã có thể đi "tuần" hết các ô không?
2) Nếu có lời giải:

Có giải nổi không: nói cách khác, chương trình chạy trên một máy vi tính bình thường có thể đưa ra lời giải trong thời gian chấp nhận không? Thời gian chấp nhận đối với riêng chúng tôi có thể là dăm bẩy ngày của những ngày Tết. Nhưng có lẽ chúng tôi sẽ không đủ kiên nhẫn chờ máy giải bài này đến vài tháng.
Mọi vị trí của Mã có lời giải không: nói cách khác, liệu có vị trí xuất phát nào đó trên bàn cờ Tướng làm Mã không thể đi "tuần" hết cả bàn cờ không?
Chỗ khó của bài toán là số khả năng thử rất nhiều nên máy phải chạy rất lâu. Về mặt lý thuyết thì số khả năng phải thử là rất lớn, lớn đến mức không thể giải được. Quá trình tìm kiếm vét cạn là tìm kiếm trên cây tìm kiếm. Nếu ta giả sử tại mỗi vị trí con Mã có thể có 7 nước đi khác nhau (bình thường là 8, nhưng ta trừ đi vị trí mà Mã từ đó đi đến vị trí đang xét). Như vậy mỗi nút của cây có thể có tới 7 nhánh. Cây này cao đến 89 tầng (bàn cờ tướng có 90 giao điểm, trừ một giao điểm đầu tiên mà Mã xuất phát). Vậy tổng số nút của cây là 789 > 1074. Đây là con số vũ trụ. Để tính được con số này cần phải số lượng máy tính nhiều khủng khiếp và thời gian nhiều tỷ năm (xin thêm bài Số thế cờ như số vì sao trên trời).
Điều rất may mắn là trong thực tế số khả năng đi của Mã không nhiều đến vậy. Mã chỉ có thể có đến 7 nước lựa chọn nếu nó đang ở xa đường biên (vùng giữa bàn cờ) và các nước đó nó chưa từng đi. Chỉ cần đi Mã vài nước ta sẽ thấy số nước đi trung bình sẽ giảm xuống đáng kể do Mã thường xuyên đi ra gần góc, biên (vốn có số nước đi ít hơn 8) và nhiều vị trí do con Mã đã đi qua rồi nên không phải xét nữa. Thậm chí nhiều lúc Mã còn đi vào vùng bị tắc và không có nước nào để đi.

Số khả năng đi trung bình của Mã có thể tìm ra dễ dàng qua thực hành. Thay cho con số 7 thì chúng tôi tìm được con số trung bình chỉ trong khoảng 1.5 đến 1.7 (tức là Mã cứ đi 2 nước thì có trung bình hơn 3 lựa chọn). Nếu tính cả nước đi bị tắc (những vị trí mà Mã không có nước nào để đi) thì con số còn giảm nữa, xuống xấp xỉ 1. Ngoài ra trong quá trình đi thử Mã thường không đi nổi đến 89 nước mà bị tắc từ rất sớm. Có nghĩa rất nhiều nhánh cây tìm kiếm có độ sâu chỉ đạt vài tầng. Do vậy bài toán này trở nên giải được trong thời gian thực.

Đối với bài toán này thường nếu đã có lời giải (có đường đi qua tất cả các ô) thì số lời giải lại rất nhiều. Trong trường hợp nếu ta không quan tâm đến mọi lời giải mà chỉ cần một lời giải thì có thể cài đặt thêm một số tri thức bổ xung (heuristics) để giúp chương trình tìm ra lời giải đầu tiên nhanh hơn. Tri thức bổ xung đơn giản và tương đối hiệu quả là trong các nước đi có khả năng, ta cho con Mã chọn đi trước những nước mà từ đó có ít nước đi nhất. Nói cách khác ta sẽ cho con Mã đi những nước "tối" nhất. Đó là những nước gần góc và biên nhất (ý đồ của tri thức này là thử nước khó, "gai góc" trước, dễ sau, nhằm đẩy nhanh phát hiện và loại bỏ các hướng đi không có tiềm năng). Với tri thức bổ xung này chương trình sẽ thường tìm được lời giải đầu tiên khá nhanh. Tuy nhiên, điều lo lắng là nếu không có lời giải thì thuật toán vẫn phải vét cạn như thường và thời gian chờ sẽ trở nên rất lâu.

Sau khi viết và chạy chương trình chúng tôi đưa được kết luận như sau:

Bài toán Mã đi tuần có lời giải đối với bàn cờ Tướng (kích thước 9x10)
Có lời giải đối với mọi vị trí. Tức là Mã xuất phát từ bất cứ điểm nào trên bàn cờ Tướng cũng đều có đường đi "tuần" cả bàn cờ.
Chương trình chỉ cần duyệt khoảng vài triệu đến nửa tỷ nút, tốn từ một vài phần nghìn của giây cho đến nhiều nhất là 2 phút (chạy trên máy tính AMD Athlon 3.0+Ghz) cho một lời giải.
Mời các bạn thưởng thức hai lời giải dưới đây:

Trong ví dụ đầu Mã xuất phát tại giao điểm đầu tiên (góc trên cùng bên trái) của bàn cờ. Các nước đi "tuần" của Mã được đánh số lần lượt từ 1 cho đến 90.

Ở ví dụ thứ hai Mã xuất phát tại cột 2 dòng đầu tiên. Thay cho đánh số chúng tôi dùng các mũi tên để bạn lần theo đường đi "tuần" của Mã. Điểm bắt đầu được đánh dấu bằng khoanh tròn mầu xanh. Nhờ các mũi tên bạn có thể thấy rõ tác dụng của tri thức bổ xung với ưu tiên góc và biên trước: con Mã sẽ có xu hướng "phi nước đại" lòng vòng theo đường biên rồi sau đó mới đi vào vùng trung tâm.
Phạm Hồng Nguyên

themgaidep
17-07-2009, 10:49 PM
Chơi cờ tưởng: Ngày 25 tháng 2 năm 1995, Đại kỳ sư Trung Quốc Liễu Đại Hoa đã bịt mắt, đánh cờ tưởng (tức là đánh cờ tướng nhưng không cần nhìn bàn cờ) với 19 kỳ thủ có đẳng cấp. Kết quả, sau 7 giờ 20 phút, ông đã thắng 9, hoà 8 và chỉ thua 2 ván.

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/images-1.jpg

Chơi cờ đồng loạt: Ngày 30 tháng 5 năm 1996, Từ Thiên Hồng, danh thủ cờ tướng Trung Quốc, một mình đấu cùng lúc với 100 đối thủ. Cuộc đấu cờ dài 9 giờ 28 phút với kết quả: ông thắng 83 ván, hoà 16 ván và thua 1 ván.

(St)

lyly911
19-07-2009, 06:45 PM
thật là...........không thể tưởng tượng nổi...............?

themgaidep
31-07-2009, 10:58 PM
Để tiếp cho bài này, Themgaidep xin được post một bài khác về nghề tiếp cờ của những người đẹp tại Tp.HCM- bài sưu tầm.



Nghề tiếp cờ


Giờ đây, dân chơi cờ TP có thể ngồi trong những căn phòng cà phê máy lạnh và được những nữ kỳ thủ xinh như mộng tiếp bạn vài ván cờ tài tình, kỳ ảo.

Nghề... tiếp cờ, một công việc khá mới mẻ với nhiều cô gái trẻ ở đất Sài Gòn.


Thú thật, tôi đánh cờ tướng thuộc hạng xoàng, mười lần như mười, đấu với bạn bè chỉ mới vài ba nước là xem như bị... chiếu tướng. Vậy mà chẳng hiểu sao lại đâm ra nghiện cờ từ ngày đấu thử vài ba ván với Nguyễn Thị Bích Thủy, cô kỳ thủ ở quán cà phê Bằng Lăng Tím tại một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, quận 11. Những chiêu thức mà Thủy đưa ra biến hóa thật khó lường, “nội công thâm hậu” chứng tỏ rằng cô gái trẻ này đã có bề dày kinh nghiệm “trận mạc”.

Lên một nước xe, Thủy triết lý thân phận con người đôi khi giống như những con “tốt” vô danh kia. Nếu muốn vươn lên thì phải biết khẳng định mình bằng cách “đứng chân” hợp lý. Quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, năm nay cô vừa tròn 22 tuổi, Thủy biết chơi cờ từ năm 10 tuổi do cha “truyền” lại. Ba cô sống bằng nghề bán vé số dạo, cũng là một kỳ thủ có tiếng trong giới tượng kỳ vỉa hè đất Tuy Hòa. Học hết cấp 3, Thủy một thân một mình vào Sài Gòn lập nghiệp, ban đầu đi phụ làm bánh cho một cơ sở bánh ngọt bên quận Tân Phú, một năm trở lại đây chuyển sang làm công việc... tiếp cờ. Thủy đánh cờ và lo trà, nước, tiếp chuyện với khách. Đổi lại, trước khi chia tay, cô thường được không ít “kỳ khách” bồi dưỡng chút ít tiền gọi là...

Thú đánh cờ tướng của dân ghiền cờ đúng nghĩa thì bất kể thời gian nào. Có bữa từ sáng đến khuya, cô chỉ tiếp có 2 khách và đấu dăm ba ván mà đã hết thời gian. Nhưng thật ra, cũng có không ít khách dạng như tôi, đấu cờ dở nhưng chủ yếu đến để nhâm nhi cà phê, đấu vài ván, luận cờ và... ngắm cô kỳ thủ xinh đẹp cho đỡ buồn...

Ngoài Bích Thủy, ông Trần Văn Hùng, chủ quán cà phê tượng kỳ Bằng Lăng Tím còn giới thiệu, quán ông có 4 nữ kỳ thủ khác, đủ cả trường phái chính, tà sẵn sàng “lâm trận” với khách. Họ đều là những “cao thủ” có khả năng xoay chuyển thế cờ, chuyển bại thành thắng trong mọi tình huống...

Không biết nghề tiếp... cờ xuất hiện lúc nào, nhưng ông Trà Đức Đạt, chủ quán cà phê tượng kỳ Hoàng Hạc ở đường Hậu Giang, quận 6, quả quyết rằng thời gian gần đây, cờ tướng đã được đưa vào “kinh doanh” hẳn hoi. Có quán như quán MiMi, đường Hùng Vương; quán Tuyệt Kỷ, đường Tô Ký... có hẳn từng phòng lạnh riêng biệt cho khách vào đây đấu trí, so “thần kinh thép” với các nữ kỳ thủ. Vào đây, khách và nhân viên mặc sức mà bàn luận, bình phẩm về những thế cờ tinh hoa, kỳ bí mà không sợ ai quấy rầy. Tất nhiên, hóa đơn tiền nước cũng kèm luôn khoản tiền... thời gian chơi cờ. Thật ra, với giá 30.000 - 50.000 đồng trong vòng 2 - 3 tiếng đồng hồ, gồm cả tiền nước và “cờ phí” lại được đấu cờ với người đẹp, kể ra cũng không mắc”.

Cái khó của nghề... tiếp cờ so với công việc của tiếp viên bình thường là phải ít nhiều có... trí tuệ, biết chơi cờ và cũng phải từ hạng bậc trung trở lên thì mới tạo được thú vị cho khách. Nhưng với trò chơi cân não, luyện trí này thì không phải ai cũng có thể học và chơi khá được. Giới chơi cờ thường truyền tụng với nhau rằng chơi cờ tướng phải có “tâm cơ”, có người mới học đã chơi nổi trội, còn dù học mấy nhưng không có “duyên” vẫn chỉ là hạng xoàng. Do vậy, tiêu chuẩn hàng đầu để các quán chọn nữ “kỳ thủ” phải là đánh cờ khá và tất nhiên có ngoại hình xinh xắn.

Trên thực tế, những nữ kỳ thủ như Bích Thủy có thể bàn luận khá sâu về những “bí quyết”, những thế cờ truyền kỳ lâu năm như Thái Sơn bí cục, Dẫn xà xuất động... hay như Trần Thanh Lan, nữ kỳ thủ quán Cầu Vồng đường Lê Đức Thọ, với nước đi lúc cờ tàn có thể biến tốt thành... tướng không nhiều. Đáp ứng nhu cầu cung cấp các nữ kỳ thủ cho “công nghệ” cờ tướng, hiện nay đã xuất hiện một số lò chuyên dạy cờ tướng cấp tốc như lò của kỳ thủ Tám Bỉ ở quận 4, Hai Nhơn ở quận 10, Văn Hùng Linh ở chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp... Những nơi này nhận “đào tạo” kỳ thủ trong vòng 3 - 5 ngày, gồm những thế cờ căn bản và một vài bí quyết “gia truyền” cho các cô gái muốn theo nghề... tiếp cờ với giá 150.000 - 200.000 đồng/khóa.


Nghề... tiếp cờ xem ra dạo này đang “ăn nên, làm ra” do phong trào người đi chơi cờ giải trí ở các quán cà phê cờ tướng ngày càng nhiều. Một nữ kỳ thủ vừa mới đi đánh cờ thuê được 6 tháng ở một quán cà phê bên chợ An Đông, quận 5 khoe với tôi rằng, bình quân thu nhập cả lương và tiền bồi dưỡng hằng tháng của cô lên đến 3 - 4 triệu đồng.

Không như các “cơ nữ” bida ở nhiều quán với lắm biến tướng tệ nạn xã hội, phần lớn những điểm tượng kỳ... máy lạnh với những nữ kỳ thủ đánh cờ... thuê ở TPHCM chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa giải trí mang lại niềm vui lành mạnh cho nhiều người. Hồng Ánh, nữ kỳ thủ ở quán Hoàng Hạc, nhận xét đa số những “tín đồ” của bộ môn thể thao này đều là người đàng hoàng, khá nghiêm túc và say mê khi “giao đấu” nên ít khi nào xảy ra chuyện “lấn cấn” này, nọ ngoài bàn cờ. Dù đấu theo phái “chánh” hay “tà” thì họ vẫn tập trung vào việc đấu trí, tìm ra những thế cờ hoàn chỉnh...

Gần đây, một vài quán cũng đã xuất hiện việc đặt tiền giải cờ thế như một dạng cờ bạc trá hình giữa khách và các nữ kỳ thủ mà người thua bao giờ cũng là... khách. Chẳng biết do các nữ kỳ thủ thủ cao cờ hay có nhiều “chiêu thức” biến hóa, triệt hạ đối phương khiến các ông khách si tình... tình nguyện thua cuộc và “ngồi đồng” từ sáng đến tối để rồi “cháy túi” khi cờ tàn. Bích Thủy kể rằng cũng có một vài lần, có những nữ kỳ thủ giả danh xin vào làm để mà có cơ hội đấu... “cờ người” với khách nhưng bị chủ phát hiện nên cho nghỉ việc. “ Đây là một bộ môn thể thao giải trí trình độ và lành mạnh, đâu thể để những tệ nạn len lỏi vào được, đúng không anh?”, cô kết luận.

(St)

hongrong
01-08-2009, 05:28 PM
Rất tiếc bi giờ mới đọc bài của bạn.Chúng ta cùng một ý tưởng ,cho tớ số mobile.

Thancongphao
13-08-2009, 09:57 PM
themgaidep co thể cho tôi số điện thoại để mình có giao lưu tiện hơn được không?

taituthattinh
25-08-2009, 12:07 PM
=))=))=))=)) Khi nào themgaidep vao Sai Gòn , anh trên nay xuông đó , 2 anh em mình không đanh cờ với nhau làm gì cho mệt mà tới đương ĐBP đánh với các em nhá


Bác Gà đi với em nhỡ có đứa học sinh nào nó nhìn thấy thì sao? :((:((:((
Gặp thì gặp chứ sợ gì bọn học trò thậm chí còn hơn cả thầy giáo nữ
a.Biết đâu nữ ''tiếp kỳ viên'' lại là 1 trong những học trò cũ...hihihiii.Bọc sinh lớp 9 của anh còn biết bày cho thầy hơn 2 chục trang web để ...xem phim và đọc truyện.

R_Killer
14-09-2009, 01:57 PM
Đề nghị ông Themgaidep & ông Trung__CaDan tuyển tiếp viên cho quán DiBui nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

R_Killer
14-09-2009, 01:59 PM
Các ông cứ giới thiệu bài suông vậy, áp dụng vào thực tế đi!

themgaidep
14-09-2009, 02:48 PM
Đề nghị ông Themgaidep & ông Trung__CaDan tuyển tiếp viên cho quán DiBui nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Không thấy dibui đề nghị gì cả, đến Chiến Thắng gọi hắn còn không nghe máy, giúp cái gì đây chứ!

namdeptrai18
14-09-2009, 06:40 PM
nghệ thuật hay tệ nạn đây ?

ldtk
14-09-2009, 10:49 PM
nghệ thuật hay tệ nạn đây ?
Tệ nạn, nhưng đầy tính nghệ thuật =))

emcovit
14-09-2009, 11:52 PM
các bác cho địa chỉ cụ thể đi, kakaka, em cũng muốn mở rộng tầm mắt

themgaidep
26-09-2009, 08:32 AM
Những du khách lần đầu đến Hà Nội thường thấy một hình ảnh rất đặc biệt: những đám đông ngồi quây quần ngay trên các vỉa hè đường phố, đủ các thành phần, lứa tuổi đều đang rất say sưa, hào hứng xung quanh một bàn cờ. Có người thắc mắc: chơi cờ nghe nói là một thú vui tao nhã lúc nhàn rỗi mà sao ở đây lại bình dị đến thế. Xin thưa rằng, chính sự bình dị đó đã làm nên một thú chơi rất đặc trưng của người Hà Nội: Cờ vỉa hè.

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/2678653375_25edd9fd85.jpg
Ảnh – Một ván cờ

Trong các môn cờ như cờ vây, cờ vua, cờ tướng, cờ caro … thì dường như chỉ cờ tướng mới có thể “tràn ra vỉa hè”, đi vào văn hóa giải trí bình dân của người Hà Nội. Cờ tướng là một trò giải trí được du nhập từ Trung Quốc sang Việt Nam từ lâu đời. Bộ cờ gồm có 32 quân, gồm các loại quân: Tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt, được chia làm 2 phe, di chuyển tren bàn cờ dọc 10 đường, ngang 9 đường. Người chơi cờ điều khiển các quân để tìm cách làm cho quân Tướng của đối phương không còn nước đi. Một ván cờ có thể chia ra làm 3 giai đoạn: khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc tương ứng với việc xuất quân, giao chiến và kết thúc ván cờ.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/images1433307_1.jpg
Ảnh – cờ đêm


Khác với các giải thi đấu, cờ tướng vỉa hè Hà Nội không lựa chọn người chơi. Người chơi cờ gồm đủ các thành phần, lứa tuổi, từ các cụ già cho đến thanh niên, từ các công chức nhà nước đến người lao động phổ thông đều có thể tham gia, miễn sao có sự say mê với môn thể thao giải trí này.

Dạo một vòng quanh Hà Nội, ta có thể thấy bàn cờ vỉa hè có mặt ở khắp nơi. Thông thường, người chơi cờ chỉ có hai người nhưng hiếm khi thấy một bàn cờ vỉa hè vắng vẻ. Những người ngồi bên cũng tham gia nhiệt tình vào ván cờ như thể chính mình là người trong cuộc. Một nước đi hay sẽ làm cả đám đông trầm trồ, khen ngợi nhưng một nước dở có thể tạo ra những nuối tiếc của người xem.

Đứng bên bàn cờ một lúc, dù ta không biết chơi cờ nhưng cũng sẽ dễ dàng bị lôi cuốn vào không khí chung. Những quân xe, mã, pháo tung hoành dọc ngang trên bàn cờ như cuốn ta vào một cuộc chiến mà người thắng cuộc sẽ được một vinh dự tinh thần rất to lớn – được xem là bậc cờ cao, có trí tuệ…

Người ham cờ có thể bỏ ra hàng tiếng, thậm chí nửa ngày say sưa bên bàn cờ tướng. Hễ ở đâu có bàn cờ, là những người ham cờ đều có thể được ngồi ghé xem, và đây là nơi rất dễ làm quen, kết bạn cùng sở thích.

Một ván cờ hay không chỉ là ván cờ có những nước đi tốt. Người chơi cờ đi quân, còn ngâm nga những nước đánh như: mã bình phong, xa tuần hà, pháo xuyên tâm … và còn nhắc đối thủ và người xem những luật lệ một cách ý nhị như:

“Quán kì bất ngữ chân quân tử

Khởi thủ vô hồi đại trượng phu”

Nghĩa là: Xem cờ mà không mách nước mới là bậc quân tử, nhấc quân cờ đi mà không xin đổi lại mới tỏ ra đấng trượng phu.

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/Motvanco_Anh_Nguyen_Tri_Bac-11.jpg
Ảnh - Đánh cờ

Tuy xuất hiện ở khắp nơi, nhưng ở Hà Nội cũng có những tụ điểm đặc biệt (được người chơi gọi là Chợ Cờ) dành cho người chơi đến thử tài, đọ sức.

Có thể kể đến như chợ cờ Hồ Hoàng Cầu (Đống Đa), chợ cờ Định Công (Hoàng Mai), chợ cờ phố Bạch Đằng … là nơi hội tụ những “cao thủ làng cờ” gặp gỡ, thi tài. Trình độ cờ của những “hội viên” ở đây có thể nói là khá cao, và bạn sẽ dễ dàng được gặp những người nổi tiếng trong bộ môn này, bao gồm cả các tuyển thủ quốc gia. Nếu bạn là người ham cờ, đến Hà Nội, đừng bỏ qua cơ hội thử sức mình tại nhưng chợ cờ như thế.

Một bác xe ôm sau cuốc chạy xe, mở cốp lấy ra một bộ cờ. Người bạn đồng nghiệp ngồi xuống xếp quân. Bà cụ bán nước rót ra hai chén chè. Mấy bác cao niên tập dưỡng sinh đi qua, ngồi xuống. Một cuộc cờ mở ra …

Hoàng Sơn Công

newbi3_hanghieu
26-09-2009, 10:14 AM
không thấy ảnh bác themgaidep nhỉ.;))

koleloi
26-09-2009, 10:54 AM
Không phải ở Hà Nội mới có cờ vỉa hè, ở nơi nào Việt Nam chả có và cờ vỉa hè thì ở đâu chả như nhau, vì vậy bài viết này dùng những khái niệm như "cờ vỉa hè Hà Nội", "1 nét rất đặc trưng của Hà Nội" tôi thấy cái gì đó khá buồn cười, theo tôi thì tác giả bài viết này ít am hiểu về môn cờ tuớng, có lẽ đó là 1 phóng viên viết về du lịch cho Hà Nội :). Nếu viết về thú chơi cờ vỉa hè của Nguời Việt thì chắc là hay và chân thực hơn nhiều.

internazionale
26-09-2009, 11:16 AM
Cái ảnh thứ 2 cái ông béo béo đang chống cằm suy nghĩ là ông Lê Tần,thành viên HDQT tập đoàn VTC đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ta đó.Lão già tóc bạc đối diện là ông Cường già.Ông này thì mình ghét đặc.Tính cực xấu hay chửi thanh niên cao cờ là lũ mất dạy,đầu đường xó chợ.Bó tay !.Ông Tần béo này nhà cực giàu hay đi xe con đến Bờ Hồ chơi.Có thằng đệ ngồi trong xe khi nào lão về là đưa xe đến đón.Ông này cờ cũng khá,lần trước dám rủ mình chơi.Chém cho 3 nhát tơi tả,cuối trận mình theo thông lệ vô tình buột miệng 1 câu bất hủ của dân cờ Bờ Hồ :"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi".Lão tức khí chửi mắng mình ngay,mình quặp lại.Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D.Bây giờ lão ít chơi hơn chứ trước đây nhiều thằng ở Bờ Hồ thấy lão chơi là xum xuê lại gần mách nước,nịnh hót để bợ đỡ lắm.Mình ghét nên hay cùng anh Quang hói chỉ cho bên kia.Lão tức nhưng cóc làm gì được.Nhớ cách đây khoảng 3-4 tháng có 1 cô em xinh tươi đến sới cờ Bờ Hồ tìm 1 người chơi cờ giỏi,hóa ra là để cùng em đến nhà "bác Tần" tặng quà và chơi cờ mua vui để nhờ vả.Nghĩ đời nguời ta cũng lắm chuyện thật :D

Honda-Fit
26-09-2009, 11:22 AM
Cái ảnh thứ 2 cái ông béo béo đang chống cằm suy nghĩ là ông Lê Tần,thành viên HDQT tập đoàn VTC đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ta đó.Lão già tóc bạc đối diện là ông Cường già.Ông này thì mình ghét đặc.Tính cực xấu hay chửi thanh niên cao cờ là lũ mất dạy,đầu đường xó chợ.Bó tay !.Ông Tần béo này nhà cực giàu hay đi xe con đến Bờ Hồ chơi.Có thằng đệ ngồi trong xe khi nào lão về là đưa xe đến đón.Ông này cờ cũng khá,lần trước dám rủ mình chơi.Chém cho 3 nhát tơi tả,cuối trận mình theo thông lệ vô tình buột miệng 1 câu bất hủ của dân cờ Bờ Hồ :"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi".Lão tức khí chửi mắng mình ngay,mình quặp lại.Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D.Bây giờ lão ít chơi hơn chứ trước đây nhiều thằng ở Bờ Hồ thấy lão chơi là xum xuê lại gần mách nước,nịnh hót để bợ đỡ lắm.Mình ghét nên hay cùng anh Quang hói chỉ cho bên kia.Lão tức nhưng cóc làm gì được.Nhớ cách đây khoảng 3-4 tháng có 1 cô em xinh tươi đến sới cờ Bờ Hồ tìm 1 người chơi cờ giỏi,hóa ra là để cùng em đến nhà "bác Tần" tặng quà và chơi cờ mua vui để nhờ vả.Nghĩ đời nguời ta cũng lắm chuyện thật :D

ổng tính cho cờ không giỏi nhưng tính cho đời mình lại giỏi .
"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi" he he he câu này đau
lắm đó nhe:D

koleloi
26-09-2009, 11:50 AM
Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D

"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi" he he he câu này đau
lắm đó nhe

có lẽ bác inter mới là người phải đau chứ bác già bị xơi câu kia cũng chẳng đáng lấy làm đau gì lắm, cũng chỉ tức khí lúc đó thôi :D. Cái câu bôi đậm kia bác Inter tự nói ra, em thấy cũng có lí lắm.

Anduong
26-09-2009, 12:49 PM
Đâu phải vì tiền đâu, nhất là những anh nhà giầu, những bác có " cước sắc " đánh cờ mà thua thì ức lắm...vì danh dự mà ( mình như thế mà lại ngu hơn nó ) tâm lý ai chả thế...

Chỉ có điều chơi cờ mà không có bạn thì rất buồn..... Có những người cờ thấp mà thua mình , rủ mình chơi mình cũng không thích lắm dù được tiền họ...Tuy nhiên đã ra bờ Hồ chơi thì phải chấp nhận văn hóa " vỉa hè " thôi, tuy nhiên mình ăn nói cũng có chừng mực thôi các bros ah, ngày xưa Thịnh con ra Hồ chơi rồi va chạm với bọn trẻ con..... âu cũng là sự việc đáng tiếc...

Hôm nào tôi mà chém được tay nào ngang ngang là thích lắm, có khi khoái cả tuần ý...Không biết mình có tiểu nhân quá không nhỉ ?

Vài dòng góp vui, tùy tâm người hiểu !!!

newbi3_hanghieu
26-09-2009, 05:37 PM
chơi cờ cũng như uống rượu phải có bạn mới vui mà.

trung9th
26-09-2009, 09:48 PM
Cái ảnh thứ 2 cái ông béo béo đang chống cằm suy nghĩ là ông Lê Tần,thành viên HDQT tập đoàn VTC đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ta đó.Lão già tóc bạc đối diện là ông Cường già.Ông này thì mình ghét đặc.Tính cực xấu hay chửi thanh niên cao cờ là lũ mất dạy,đầu đường xó chợ.Bó tay !.Ông Tần béo này nhà cực giàu hay đi xe con đến Bờ Hồ chơi.Có thằng đệ ngồi trong xe khi nào lão về là đưa xe đến đón.Ông này cờ cũng khá,lần trước dám rủ mình chơi.Chém cho 3 nhát tơi tả,cuối trận mình theo thông lệ vô tình buột miệng 1 câu bất hủ của dân cờ Bờ Hồ :"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi".Lão tức khí chửi mắng mình ngay,mình quặp lại.Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D.Bây giờ lão ít chơi hơn chứ trước đây nhiều thằng ở Bờ Hồ thấy lão chơi là xum xuê lại gần mách nước,nịnh hót để bợ đỡ lắm.Mình ghét nên hay cùng anh Quang hói chỉ cho bên kia.Lão tức nhưng cóc làm gì được.Nhớ cách đây khoảng 3-4 tháng có 1 cô em xinh tươi đến sới cờ Bờ Hồ tìm 1 người chơi cờ giỏi,hóa ra là để cùng em đến nhà "bác Tần" tặng quà và chơi cờ mua vui để nhờ vả.Nghĩ đời nguời ta cũng lắm chuyện thật :D

Inter trông mặt hiền thế mà cũng ghê nhỉ?:D:D:D

themgaidep
26-09-2009, 09:59 PM
không thấy ảnh bác themgaidep nhỉ.;))

Có ảnh mà, nhưng chắc trang web chia sẻ hình ảnh Photobucket hôm nay bị lỗi nên không thấy ảnh.:-w:-w:-w

skeleton
26-09-2009, 11:05 PM
Cái ảnh thứ 2 cái ông béo béo đang chống cằm suy nghĩ là ông Lê Tần,thành viên HDQT tập đoàn VTC đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ta đó.Lão già tóc bạc đối diện là ông Cường già.Ông này thì mình ghét đặc.Tính cực xấu hay chửi thanh niên cao cờ là lũ mất dạy,đầu đường xó chợ.Bó tay !.Ông Tần béo này nhà cực giàu hay đi xe con đến Bờ Hồ chơi.Có thằng đệ ngồi trong xe khi nào lão về là đưa xe đến đón.Ông này cờ cũng khá,lần trước dám rủ mình chơi.Chém cho 3 nhát tơi tả,cuối trận mình theo thông lệ vô tình buột miệng 1 câu bất hủ của dân cờ Bờ Hồ :"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi".Lão tức khí chửi mắng mình ngay,mình quặp lại.Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D.Bây giờ lão ít chơi hơn chứ trước đây nhiều thằng ở Bờ Hồ thấy lão chơi là xum xuê lại gần mách nước,nịnh hót để bợ đỡ lắm.Mình ghét nên hay cùng anh Quang hói chỉ cho bên kia.Lão tức nhưng cóc làm gì được.Nhớ cách đây khoảng 3-4 tháng có 1 cô em xinh tươi đến sới cờ Bờ Hồ tìm 1 người chơi cờ giỏi,hóa ra là để cùng em đến nhà "bác Tần" tặng quà và chơi cờ mua vui để nhờ vả.Nghĩ đời nguời ta cũng lắm chuyện thật :D

Lân lại quá lời rồi, đánh cờ thấp thì họ đánh để cho vui, mình có ghét thì cũng không cần phải nặng lời thế. Anh mặc dù đánh cờ thấp, nhưng thấy ai thấp hơn mình thì thường động viên họ, cho họ mượn tài liệu và... chẳng bao giờ dám chê họ thấp :D

trung9th
26-09-2009, 11:09 PM
:DCòn em cờ thấp, ai chê thì đành ừ cờ thấp, đợi mấy năm sau trả nợ:D:D:D Thế mà có nhiều ông trả mãi lại càng nợ thêm, bro Lân giờ đánh chắc chém mình không dính máu:-s

skeleton
27-09-2009, 12:22 AM
UH, nhắc mới nhớ. Bữa trước hẹn Lân giao hữu mà bận quá không đến được. Hôm nào phải kiếm cớ rủ lân làm vài ván mới được.

ntcong8
27-09-2009, 08:14 AM
Cái ảnh thứ 2 cái ông béo béo đang chống cằm suy nghĩ là ông Lê Tần,thành viên HDQT tập đoàn VTC đang nổi đình nổi đám ở Việt Nam ta đó.Lão già tóc bạc đối diện là ông Cường già.Ông này thì mình ghét đặc.Tính cực xấu hay chửi thanh niên cao cờ là lũ mất dạy,đầu đường xó chợ.Bó tay !.Ông Tần béo này nhà cực giàu hay đi xe con đến Bờ Hồ chơi.Có thằng đệ ngồi trong xe khi nào lão về là đưa xe đến đón.Ông này cờ cũng khá,lần trước dám rủ mình chơi.Chém cho 3 nhát tơi tả,cuối trận mình theo thông lệ vô tình buột miệng 1 câu bất hủ của dân cờ Bờ Hồ :"thấp thế này mà cũng ra Bờ Hồ chơi".Lão tức khí chửi mắng mình ngay,mình quặp lại.Từ đó nhìn thấy mình là lảng ngay,chán ngán một thằng dân đen không biết trời cao đất rộng là gì nên từ đó chẳng rủ nữa,kha kha :D.Bây giờ lão ít chơi hơn chứ trước đây nhiều thằng ở Bờ Hồ thấy lão chơi là xum xuê lại gần mách nước,nịnh hót để bợ đỡ lắm.Mình ghét nên hay cùng anh Quang hói chỉ cho bên kia.Lão tức nhưng cóc làm gì được.Nhớ cách đây khoảng 3-4 tháng có 1 cô em xinh tươi đến sới cờ Bờ Hồ tìm 1 người chơi cờ giỏi,hóa ra là để cùng em đến nhà "bác Tần" tặng quà và chơi cờ mua vui để nhờ vả.Nghĩ đời nguời ta cũng lắm chuyện thật :D


Ngày xưa Hàn Tín cũng nhờ chui qua háng của 1 người bán thịt heo ngoài chợ, mà về nhà quyết tâm nung nấu học hành thành tài giúp Lưu Bang dựng lên nhà Hán.

Xa hơn nữa là Việt Vương Câu Tiễn, vì cái nhục mất nước mà nếm mật, nằm gai nung nấu suốt 10 để giành lại chủ quyền cho dân tộc.

Biết đâu vì câu nói bất hủ của bạn mà người ta sẽ quyết chí tầm sư học nghệ, một ngày đep trời sẽ trở thành một cao thủ thật sự. Khi đó sẽ có người đến cám ơn bạn đã tặng cho câu nói bất hủ ngày trước. hehe

Anduong
28-09-2009, 11:17 PM
Chơi cờ cũng chỉ là một thứ vui thôi, khi chơi thì mình cũng hay bị " nhiễm " câu nói " vỉa hè " vào người !!! Không phải là ăn cây mà phải là " chém " , " cắn " ....... rồi thì " gà " , " vịt đầu đàn " , " ngỗng quay "....... đủ cả , có đầy đủ cả trồng trọt lẫn chăn nuôi.....he he

Còn danh hiệu cho các cao thủ có tên tuổi nhiều khi họ đặt tên rất ác,....tôi không tiện nêu ra đây, Nhưng những cái tên như vậy lại hay để miệng tiếng cả đời !!!. Nói ác được vài câu, chỉ tổ sướng miệng ..... vậy thôi..??

Bao nhiêu năm sau quay lại xem các em, các cháu đánh cờ mình lại thấy nhũng câu nói như vậy, lại thấy hình ảnh của mình năm xưa, mặt mũi đỏ gay đang gân cổ lên.....

Nhiều khi những thói xấu đó làm ảnh hưởng đến cái hay của bàn cờ, cũng chỉ vì cái thói quen mồm của dân ta mà thôi! Cứ bình tĩnh như lúc đếm tiền có hay hơn không, nguời ta nói 1 hai câu thì kệ...... cờ hội mà he he... không có thì chỉ về nhà mình .... chơi một mình!!!

Vài dòng góp vui, tùy tâm người hiểu

son_volam002
11-11-2009, 05:10 PM
he he, bác Tần ấy là chủ tịch, tổng giám đốc VTC đấy các bác ạ. Giàu thì không kể rồi. Nói chung là cũng tốt, chỉ phải cái nóng tính thôi. Cờ cao đến đâu thì em không biết vì cờ em vịt không đánh giá được.

xiangqi_newbie
11-11-2009, 07:43 PM
Chơi cờ cũng chỉ là một thứ vui thôi, khi chơi thì mình cũng hay bị " nhiễm " câu nói " vỉa hè " vào người !!! Không phải là ăn cây mà phải là " chém " , " cắn " ....... rồi thì " gà " , " vịt đầu đàn " , " ngỗng quay "....... đủ cả , có đầy đủ cả trồng trọt lẫn chăn nuôi.....he he


Thế làm gì đã kinh, có lần em đi công tác Hanoi trú loanh quanh Phố Huế cho tiện đi lại, thỉnh thoảng cũng có ghé xem vài ván cờ vỉa hè. Một chiều nọ đang xem 2 cao thủ tỷ thí, chợt có ai hô to: 'bú, bú ngay kg nó chạy mất!', tưởng chuyện gì hóa ra có bác ngồi ngoài mách nước, thay vì ăn quân hay chặt chém bác ấy lại dùng từ rất biểu cảm là 'bú' :-/

khong_ten
11-11-2009, 08:31 PM
Keke, em đánh cờ tuy thấp nhưng rất lịch sự, chỉ láo với những kẻ nào láo thôi, keke. Còn ai mà phong cách chơi chuẩn là em rất thik, hôm nọ em đánh 2 ván cờ nhanh với anh mai siêu phong, tuy thua cả hai nhưng em rất khoái fong cách của anh ấy.

madi_tran
11-11-2009, 09:04 PM
Tôi thấy inter chơi cờ cũng khiêm tốn lắm đấy chứ ạ. Chẳng qua ông kia xấu tính thôi

themgaidep
11-11-2009, 10:25 PM
"Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"! Các cụ đã dạy thế mà.

dibui
11-11-2009, 11:53 PM
"Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy"! Các cụ đã dạy thế mà.

Bác nào thích gái đẹp thì cứ đi với themgaidep đảm bảo không có gái xấu >:D<

thongngat
13-12-2009, 08:33 PM
Bài viết quá hay

ahadaide
25-04-2010, 07:47 PM
mấy e tiếp cờ trình cờ chỉ cần khá là ổn.còn lại là ngồi nói chuyện tâm sự và đánh cờ với khách.chỉ có biến tướng mới ... thoai

mtuan
25-04-2010, 08:11 PM
Cờ vợ chồng này đánh độ tốt. Ai thua phải cởi đồ, mất quân mà thua thì phải rửa bát, bỏ quân mà vẫn chiến thắng thì được xxx. Cứ gọi là vui vật vã luôn.

Cờ người đánh vén tượng, nổ pháo chiếu, đấm tốt đầu nhập cung. Phê!

nhasu15
25-04-2010, 11:58 PM
Không biết ở Hà nội có chỗ nào chơi cờ như câu chuyện ở trên không nhỉ?????. Tớ cũng muốn đi thử xem có bị mê mệt...... không? Ai biết chỉ cho tớ biết với...

bechip
26-04-2010, 12:09 AM
Bài báo sặc tính lý thuyết. Khác nào bảo các ông chồng tập thêu thùa, nấu nướng, điệu đà để hút vợ.

Bản chất nam, nữ trời cho là vậy rồi. Ông chồng ghiền cờ, bà vợ không thích cờ thì có học kiểu gì cũng chẳng gây ngạc nhiên cho chồng được (không tập trung, không hứng thú để học)

Chưa kể về tâm lý, đàn ông thích phụ nữ đẹp (có khi chỉ thích thế thôi), ông nào ghiền cờ mà thấy các em biết chơi cờ lại càng tò mò thích thú, chứ với vợ nhà thì chưa chắc việc thạo cờ lại gây hào hứng ngạc nhiên cho các ông. Nhiều ông giỏi cờ lại rất sợ vợ cũng ghiền cờ vì thấy có vẻ bệ rạc sao đó. Đôi khi vợ chồng không thích cùng nghề, cùng sở thích nhiều quá đâu.

Đây là câu chuyện vui. Là một sáng tác vui cười, chứ có thực tế gì đầu mà bạn này lại phân tích thế....đọc kỷ lại đi nhé!

themgaidep
07-05-2010, 06:22 PM
Kỳ thủ cờ vua hàng đầu nước Pháp, Vladislav Tkachiev, đã thất bại trước đối thủ người Ấn Độ trong một trường hợp hi hữu khi anh này ngủ gật vì say xỉn tại giải thi đấu cờ vua quốc tế diễn ra ở Kolkata, Ấn Độ.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/VladislavTkachiev.jpg
Kỳ thủ cờ vua người Pháp Vladislav Tkachiev.

Một quan chức cho hay, Tkachiev không có dấu hiệu bị say xỉn khi bắt đầu trận đấu với đối thủ Praveen Kumar. Tuy nhiên, khoảng 15 phút sau, kỳ thủ người Pháp đã rơi vào cơn buồn ngủ và không thể tỉnh giấc.

Do Tkachiev không thể tiếp tục thi đấu, trọng tài đã tuyên bố Kumar là người thắng cuộc.

Tờ Indian Express dẫn lời một thành viên của ban tổ chức, Soumen Majumder, cho biết: "Điều xảy ra thật đáng tiếc. Khi giải đấu kết thúc, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để quyết định hình thức xử phạt với kỳ thủ này".

Tkachiev, 35 tuổi, một người Pháp sinh tại Nga, hiện xếp hạng thứ 58 trên thế giới. Tkachiev từng vô địch tại giải cờ vua châu Âu và gần đây đã giành chiến thắng trong giải vô địch cờ vua tại Pháp.

Ninh Nhi
Theo Ria

trung_cadan
07-05-2010, 08:25 PM
Vua cờ này ảo quá , he he !!!

cuongsym
07-05-2010, 08:42 PM
đúng là có 1 không 2

cuoiconbo
07-05-2010, 10:20 PM
Xin cung cấp thêm ít thông tin. Giải đấu Tkachiev ngủ gật cũng chính là giải đấu Lê Quang Liêm lên ngôi, mở đầu một giai đoạn thăng tiến chóng mặt của kỳ thủ tài năng này!

tranmy_bt
07-05-2010, 11:03 PM
Trúng "nhiếp hồn đại pháp" của đối thủ rùi! Tiếc thật, tiếc thật!

huylocht2
08-05-2010, 01:08 AM
Tin thú vị thật!

themgaidep
28-07-2010, 11:32 PM
Giới thiệu thú chơi cờ của người Việt tại Đức


Lễ hội mùa Hè 2010 do Đảng Cánh tả Đức và báo Nước Đức Mới đồng tổ chức đã diễn ra trong các ngày từ 18-20/6/2010, tại thành phố Berlin (Đức). Ban tổ chức lễ hội đã mời Đại sứ quán Việt Nam và các kỳ thủ trong cộng đồng người Việt tại Đức tham dự và giới thiệu với bạn bè Đức môn cờ tướng - một thú chơi tao nhã của người Việt.

Môn cờ tướng được giới thiệu tại lễ hội như một nét văn hóa của người Việt, một thú chơi bình dân được người Việt tổ chức trong các dịp lễ quan trọng như hội làng, Tết Nguyên đán...


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/choi_co_tuong.jpg
Chơi cờ tướng. (Ảnh minh họa: Internet)


Ban tổ chức mong muốn thông qua việc giới thiệu một nét văn hóa đẹp của người Việt để giúp bạn bè Đức hiểu thêm về đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, tạo sự gắn kết hơn giữa người Việt với người bản xứ.

Những kỳ thủ Việt Nam đến từ các thành phố Leipzig, Berlin đã trực tiếp hướng dẫn người tham gia và thi đấu.

Thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, ông Phạm Văn Toàn, Bí thư thứ Nhất, khẳng định mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Đức đang phát triển đa dạng và tốt đẹp.

Ông Toàn cho biết, 2010 là năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, vừa là "Năm Đức tại Việt Nam" và "Năm Việt Nam tại Đức." Trong năm 2010, nhiều hoạt động như hội thảo, văn hóa, văn nghệ, thể thao đã và sẽ được hai nước tổ chức để chào mừng 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Đức.

Tại lễ hội còn diễn ra các hoạt động bán đồ ăn, quà lưu niệm, sách báo gây quỹ ủng hộ các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đoàn kết với nhân dân Cuba, Lebanon, Palestine.../.



Thanh Hải (Vietnam+)

themgaidep
17-10-2010, 10:02 AM
Cờ tướng từ lâu đã là niềm đam mê của nhiều người. Người chơi có thể tìm đến môn thể thao này ở bất cứ nơi đâu: quán cà phê, phòng đọc sách… hay bình dân hơn là bày trận ngay trên vỉa hè.



http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/co100930.jpg
Các “kỳ thủ” đang so tài tại một quán cà phê trên vỉa hè TP Tuy Hòa. - Ảnh: X.HUY


Chỉ cần một bàn cờ, một hộp đựng quân cờ, tìm được đối thủ để so tài là có thể say sưa hàng tiếng đồng hồ. Mỗi bàn cờ chỉ có 2 người chơi, nhưng thường có rất đông người đến xem và bình phẩm, tạo nên không khí hào hứng trong từng ván cờ. Nếu như trước đây, cờ tướng được xem là môn thể thao dành riêng cho người cao tuổi thì hiện nay thu hút được khá đông thanh niên tham gia.


Anh Trần Văn Hoàng, một kỳ thủ hay đến quán cà phê cóc ngã tư Trường Chinh - Đồng Khởi (phường 7, TP Tuy Hòa) cho biết: “Lúc đầu tôi không biết chơi cờ tướng. Sau vài lần đi uống nước thấy nhiều người tụ lại một góc, cười nói huyên thuyên, tôi lân la tới xem thử và đâm ra ghiền môn này lúc nào chẳng biết. Do vậy, mỗi khi rảnh rỗi, tôi đều đến đây, tìm người đánh cờ giải khuây”. Với người chơi, cờ tướng không chỉ đơn thuần là nét văn hóa giải trí mang lại niềm vui lành mạnh mà còn là phương thức hữu hiệu để hàm dưỡng nhân cách bởi khi tham gia trò này, người chơi rất thận trọng và có trách nhiệm trong mỗi nước đi. Anh Nguyễn Đăng Khoa, một người đam mê cờ cho biết, cờ tướng là một môn thể thao trí tuệ, thể hiện tính cách, khả năng tư duy, tầm nhìn của mỗi người. Nó giúp người chơi rèn luyện khả năng nhận biết sự việc, nhìn xa trông rộng và tập trung cao độ. Không những thế, cờ tướng còn giúp người chơi tăng cường trí nhớ, luyện tập tính kiên nhẫn giúp cho não bộ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn bởi nó là môn thể thao thể hiện quan điểm sống của người phương Đông “Bất chiến tự nhiên thành”. Nhưng “nghề chơi cũng lắm công phu”, lại thiên về luyện trí nên không phải ai cũng có thể học và chơi hay được. Giới chơi cờ thường truyền tụng với nhau rằng chơi cờ tướng phải có “tâm cơ” và “có duyên với cờ”. Khi đó dù mới học nhưng vẫn chơi hay, còn không thì dù có học bao nhiêu năm đi chăng nữa vẫn chỉ như “học nghề”.



Dựa vào trình độ người chơi, cờ tướng được chia làm hai loại: phổ thông và cờ đạo. Trong cờ tướng phổ thông, yếu tố thắng bại được đặt lên hàng đầu nên người chơi sử dụng mọi chiêu thức để giành chiến thắng. Còn trong cờ đạo, người chơi nhằm mục đích giao lưu và tìm tri kỷ. Cụ Lê Hòa Phương, 75 tuổi, một cao thủ cờ tướng ở TP Tuy Hòa cho biết, xem một ván cờ là biết được tính cách lẫn năng lực của “đối tác”. Điềm tĩnh hay nôn nóng, kiên nhẫn hay bộp chộp, nóng nảy, tinh tế hay phàm tục… tất cả đều thể hiện trong mỗi nước đi, nhất là giai đoạn về cuối khi chiến cuộc giằng co trở nên căng thẳng, khó lường. Ai suy nghĩ nông cạn, nước cờ chỉ nhắm vào cái lợi trước mắt; ai “đa mưu túc trí” thì nước đi đầy toan tính, cạm bẫy trùng điệp; còn khoan hòa thì thế ngồi vững chãi, tĩnh tâm, nước cờ thoáng đạt, nhanh mà hiệu quả, công thủ toàn diện.



Hiện nay, cờ tướng không chỉ là môn thể thao trí tuệ, lành mạnh mà đang trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tao nhã và độc đáo. Đánh cờ không chỉ đơn thuần để giải trí. Đó là cuộc chiêm nghiệm đầy thử thách và đam mê về “bàn cờ cuộc đời”.



XUÂN HUY - Báo Phú Yên Online

themgaidep
19-10-2010, 07:49 PM
“Tuấn có sở thích chơi cờ tướng. Mỗi lần đi làm về, Tuấn đều ghé qua quán nước bên phố Huế, chén chè trên tay, say sưa theo các cụ đánh cờ. Có hôm gặp thế cờ hiểm, hứng thú, Tuấn bị cuốn theo, kết thúc ván cờ cũng là lúc quá giờ bữa tối…”.


Thói ham chơi của chàng


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/images-2.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa


Tuấn là nhân viên kinh doanh của một công ty nước ngoài, đồng lương khá ổn, nên anh không còn phải dành thời gian kiếm tiền. Mặc dù vậy, Tuấn luôn về nhà muộn.

Tuấn có sở thích chơi cờ tướng. Mỗi lần đi làm về, Tuấn đều ghé qua quán nước bên phố Huế, một chén chè trên tay và say sưa theo các cụ đánh cờ. Có hôm gặp thế cờ hiểm, hứng thú, Tuấn bị cuốn theo. Khi kết thúc ván cờ cũng là lúc quá giờ bữa tối. Nhiều hôm Tuấn mải mê đến nỗi quên cả điện thoại vợ gọi. Vào những ngày cuối tuần, Tuấn ít khi có mặt ở nhà. Muốn gặp Tuấn chỉ còn cách ra quán nước chè đầu xóm.

Lan, vợ Tuấn, rất buồn về cái thú vui của chồng. Nhiều hôm gọi điện chồng không nghe máy, cô đành đợi cơm đến tối muộn. Khuyên bảo chồng nhiều lần không xong, nhiều lúc Lan tự hỏi không biết đánh cờ có cái gì mà anh lại mê đến thế.

Còn chị Thanh lại rầu rĩ: “Chồng em cũng đi từ trưa đến giờ, vừa gọi điện kêu uống nốt cốc này rồi về, thế mà hai tiếng rồi chưa hết cốc bia cơ đấy! Ngày nào cũng hết giờ làm lại la cà ở quán bia…”.

Anh Hùng, chồng chị, quả là cứ sau giờ làm lại hẹn bạn bè ở quán bia trên đường La Thành. Hết bạn cùng cơ quan rồi bạn học, rồi đối tác... Cánh đàn ông tụ tập nhau chuyện trên trời dưới bể, say sưa quên hết cả vợ con ở nhà. Có hôm uống bia xong thấy đám khác gọi, Hùng lại nhiệt tình đi luôn. Hùng lúc nào cũng bảo vợ: “ Anh đi làm ăn, chứ có đi chơi đâu mà em lo”.

Hải ít khi vắng nhà nhưng lại làm bạn với chiếc máy tính và game online. Khi có mấy trò chơi giải trí trực tuyến, Hải cũng lập nick chơi thử. Dần dần cái máu nghiện game nó đi sâu vào Hải từ lúc nào. Về đến nhà, Hải sà ngay vào máy tính, quên ăn, quên ngủ vì game.

Tháng trước vợ đi công tác, Hải phải gửi ngay con cho ông bà. Sinh nhật vợ, rồi kỉ niệm ngày cưới, Hải cũng không nhớ. Vợ nói thì Hải lại phàn nàn: “ Em chẳng hiểu gì, anh không ra ngoài đi bậy bạ, ở nhà là tốt rồi, còn lo lắng gì nữa?”.

Nỗi buồn sâu kín của thiếp





http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/372anger.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa

“Chán lắm các chị ơi, em cũng mới cưới được hơn 6 tháng, chưa có em bé. Chồng thì lúc nào cũng chỉ thích cà phê, nhậu nhẹt. Được cái là hay rủ em đi cùng, nhưng đi nhiều quá em cũng chán, toàn chuyện giời ơi cứ nhai đi nhai lại. Hôm nay em mệt không đi cùng, đã nhắc là về sớm rồi, thế mà đi cả nửa ngày đã về đâu” - Một cô vợ tâm sự trên diễn đàn.

Chị Lan cũng chẳng khác gì: “Mỗi lần chồng đi chơi về muộn là mình không tài nào ngủ được. Biết rằng cái thú chơi đó lành mạnh, nhưng anh ấy mải mê quá thế, mình thấy như người thừa…”.

Chị Thanh thì lúc nào cũng rầu rĩ, không còn nhớ được bao đêm chờ chồng về. Mỗi lần chồng đi chơi là một lần chị thấp thỏm. Chị chỉ biết khóc, không biết chia sẻ cùng ai.

Lời khuyên cho các bà vợ



Trong trường hợp thế này, người vợ phải thực sự khôn khéo trong cư xử với chàng và gia đình. Bất cứ sự nóng nảy hay cố chấp nào đều làm cho vấn đề càng xấu đi.

Chuyện chàng mải chơi là chuyện nhỏ, nhưng không giải quyết được có thể dẫn đến những mâu thuẫn gia đình và làm rạn nứt hạnh phúc. Một người vợ yêu chồng và thông minh có thể làm theo vài cách sau:

Tìm hiểu nguyên nhân

Có thể do công việc bận rộn chàng phải thư giãn, có thể do chính bạn hoặc chuyện con cái khiến chàng không thích về nhà. Một ngôi nhà bề bộn, con cái khóc lóc, vợ cau có, không một ông chồng nào thích về nhà sau giờ làm việc cả.

Nói chuyện với người thân

Khi tình trạng đã trở nên xấu đi, bạn có thể nhờ người thân như bố mẹ, anh chị hay bạn bè của chàng khuyên nhủ. Nếu được hãy nói chuyện tế nhị lịch sự với những người mà chàng hay đi chơi cùng, để họ hiểu và không rủ rê chàng.

Thay đổi bản thân

Cuộc sống vợ chồng lâu ngày cũng có sự nhàm chán. Bạn hãy thay đổi một chút về mình như đổi kiểu tóc, cách ăn mặc, một chút tính cách… Khi chàng về trễ, thay bộ mặt cau có, học hằn, bạn hãy mỉm cười và hỏi han chàng: “Sao anh về muộn thế? Công việc của anh thế nào?”.

Để chàng khỏi đi ra ngoài, bạn có thể mời những người bạn của chàng đến nhà. Và bạn có thể tổ chức một vài buổi tiệc nhỏ cuối tuần để cả gia đình cùng xum họp.

Chia sẻ công việc

Công việc gia đình bạn không thể nào đảm đương hết được, hãy trao một phần trách nhiệm cho chàng. Những lúc chàng rảnh rỗi hãy nhờ chàng làm hộ. “ Anh ơi chiều nay đón con nhé”. Hay “ Anh sửa hộ em cái quạt điện”. Những công việc gia đình tuy nhỏ nhưng khiến chàng có cảm giác mình đang được vợ quan tâm.

Cùng chung sở thích

Hãy thích nghi với những thú vui của chàng, tìm ra một sở thích nào đó mà cả hai đều có và cùng chơi như cầu lông, tennis, hay đi bơi chẳng hạn. Như thế, chàng của bạn sẽ không còn một mình và bạn thì lúc nào cũng có điều kiện theo chàng.

Thoả thuận

Trong trường hợp chàng không thay đổi, bạn và chàng cần nói chuyện thẳng thắn với nhau. Chàng được phép đi chơi, nhưng phải theo qui định. Một tuần có thể đi chơi ngày nào, giờ nào. Trước khi đi chơi phải đảm bảo công việc gia đình như trông con, hay dọn dẹp nhà cửa…

Hạnh phúc gia đình là cái mà ai cũng muốn. Có những lúc chàng ham vui quên đi nghĩa vụ gia đình, có những lúc chàng mải mê tìm kiếm cái gì đó bên ngoài, là một người vợ thông minh, tin chắc bạn biết cách kéo chàng quay lại.


Duy Khánh - theo báo Dân trí

Minh Ngọc
20-10-2010, 12:03 AM
Úi trời. Ai cũng thế, các bà vợ ghét nhất là các ông chồng thèm gái đẹp, thứ nhì là mê cờ. Phạm 1 trong 2 món đó là toi như chơi. :(
Chỉ có mình ông Lâm sài cả 2 mà chẳng sao cả. Nhất bạn rồi đó. :))

6789
20-10-2010, 12:37 AM
Úi trời. Ai cũng thế, các bà vợ ghét nhất là các ông chồng thèm gái đẹp, thứ nhì là mê cờ. Phạm 1 trong 2 món đó là toi như chơi. :(
Chỉ có mình ông Lâm sài cả 2 mà chẳng sao cả. Nhất bạn rồi đó. :))

Hahahaha,em đã nhận xét rồi,tay này "có vấn đề" mà anh ơi!~X(~X(~X(.Đố kỵ với tên này thật:-?.

themgaidep
20-10-2010, 08:32 PM
Themgaidep là một người có lối sống vô cùng nghiêm túc, nên không chẳng có gì gọi là "có vấn đề" cả: Yêu âm nhạc, thích thể thao, tôn trọng tình bạn!!!!:D:D:D:D:D.

Các bác không suy diễn xiên xẹo nhá.

congnho
21-10-2010, 10:52 AM
3:-O3:-OTại sao themgaidep phải quảng cáo cho mình?<:-P chắc mọi người hiểu Lâm quá?^:)^ nhưng phải công nhận vợ Lâm chịu đựng Lâm giỏi thật^:)^

leminh384
21-10-2010, 02:43 PM
E cũng thuộc một trong những người đam mê cờ tướng mà khi đã ngồi vào bàn cờ rồi thì quyên hết mọi sự trên đời,ngồi từ lúc có một hai người,có nhiều người rồi đến khi chỉ có một mình đành phải về,rất nhiều lần đón vợ thấy bàn cờ liền sà vào,vợ gọi liên tục thì lấy hết lí do này lí do khác để cố ngồi thêm,đánh chán rồi sực nhớ đến vợ liền phi xe như bay đến đón thì thấy vợ đang ngồi khóc ở cổng cơ quan,sau đó là một màn xin lỗi thề thốt và thực hiện chưa được 3 ngày rồi đâu lại vào đó.E thấy rằng ông chồng nào mà được vợ cho đi chơi cờ thoải mái thì là hạnh phúc nhất!Như cặp vợ chồng Quân bún là sướng nhất rồi.

Tieulyrua
07-07-2011, 06:48 PM
thiệt khổ cho mấy bà vợ.

mtuan2
07-07-2011, 08:20 PM
- Anh đang ở đâu?
- Anh đang trên đường về nhà.
- Anh nói dối em. Anh đang đánh cờ ở quán phải không?
- Đâu có, anh sắp về đến nhà. Xe anh đã về đến hà rồi.

dohuuthuc
07-07-2011, 09:15 PM
“Em bảo anh bỏ rượu, anh bỏ rượu. Em bắt anh bỏ bia, anh bỏ bia. Em bắt anh bỏ thuốc lá, anh bỏ thuốc lá .Em đòi anh bỏ cờ tướng, anh bỏ… em”

cadieuhong147
19-11-2011, 10:04 PM
em cứ tưởng bài viết phân tích về nước đánh con mã chứ. E đang tìm hiểu cách phát huy sức mạnh của mã, kết hợp với pháo trong các thế chiếu. bác nào biết link chỉ e với nha

seoseo123
25-06-2017, 10:30 PM
đọc bài này khá là hay, chuẩn mình không dám nói gì thêm, có những chỗ mình chưa hiểu cho lắm để mình đọc lại , mình thấy giyu1p ích cho mình rất nhiều với những câu chuyên như thế này

cuongpy123
27-06-2017, 01:15 PM
https://www.youtube.com/watch?v=TAexm1WXAJ0