PDA

View Full Version : Định Thức và Bất Định Thức , Bạn là loại kỳ thủ nào ??



vinhan
27-09-2012, 03:43 PM
Khi bắt đầu học cờ vây , thường thường mọi người đều không có mục đích . Hay nói đúng hơn là chưa có con đường xác định .


Tất nhiên là điều này chỉ đúng với giới kỳ thủ nghiệp dư và điển hình là ở nước ta hiện nay . Nhưng có những câu nói lưu truyền trong giới cờ như là một kim chỉ nam cho người học cờ . Ví dụ như câu : " tiên học sống chết , hậu học định thức" .

Trong cờ vây có rất nhiều , rất nhiều khái niệm thâm ảo . Nhưng khi nói đến định thức ta sẽ hiểu nó là một bài quyền , mà trong đó gói gọn hết các đòn đón , đỡ , chặn , đánh cơ bản nhất .

Cũng vì vậy mà khi học cờ vây , sư phụ của bạn sẽ yêu cầu bạn phải thuộc và nắm một số định thức cơ bản để rèn luyện kỹ năng ứng đối trong các tình huống .

Bởi vậy , một vấn đề mới nảy sinh trong giới cờ vây hiện đại " định thức ? hay bất định thức ?"

Một kỳ thủ nổi tiếng người hàn quốc tên là Lee Changho đã từng nói như thế này

" Tôi không nghĩ người nhật hiện nay so ra lại yếu hơn các kỳ thủ thế giới nhiều lắm , mà bởi vì phần lớn bọn họ quá chú tâm vào định thức "

Tôi xin mạn phép chia ra hai loại kỳ thủ cờ vây , đó là những người "hiểu được định thức" và những người "không hiểu được định thức" .( và tất nhiên ta hãy tạm thời gói gọn nó lại trong giới kỳ thủ nghiệp dư)

Trước hết hãy nói đến những người "không hiểu được định thức"

Tuy nhiên các bạn đừng hiểu nhầm , Những kỳ thủ này không phải là họ không thuộc định thức hay không đi theo định thức hay là đi sai định thức .
Có rất nhiều người thuộc nằm lòng định thức hay là họ rất biết "chọn" định thức .
Nhưng bọn họ vẫn không " hiểu " được định thức . Hiểu là một khái niệm rất khó giải thích và như thế nào là hiểu ?

Tôi xin trích dẫn một câu nói của Mabuni Kenwa ( ông tổ của karate nhật ) :

" kata are living creatures [...]. If a kata is deeply understood, and thoroughly practised, its spirit will enter the person and appear as a living creature expressed by this person. Often one can see how a kata is enjoying life. In this way, a kata is a living thing. [...] The more one understands and practises a kata, the greater the benefits for body and soul will be. "


(tất cả mọi sự vật đều có liên quan đến nhau từ kata đến joseki)

Qua đó ta có thể hiểu như thế này . Nếu như một định thức là nội hàm gồm các cách đánh , chặn , đỡ , chia cắt , phòng thủ , mở rộng . Vậy thì việc "hiểu" được việc vận đụng các đòn thế đó , qua những "thế cờ" khác nhau , nhằm đưa đến hiệu quả mà ta mong muốn . Và người hiểu sâu sắc còn có thể đạt đến bước đi tâm linh khiến nó hòa nhập được đến tận tâm hồn của người cầm cờ .

Tôi biết rất nhiều người học định thức theo dạng đối phó , cũng có người cho rằng , học định thức làm gì khi mà trong hoàn cảnh thực chiến đôi khi nó lại không còn quan trọng nữa .

Tôi đồng ý , bởi vì mỗi ngày ta lại có thêm vài " định thức " mới hay tôi xin được nghi ngờ rằng đó là những thế cờ " được coi là định thức " Bởi vì định thức có thể rất dễ bị hiểu lầm vì cơ bản mọi người sẽ hiểu rằng , " định thức là thế cờ mà sau khi kết thúc định thức hai bên cân bằng " .

Chính vì vậy mà trong thực chiến , cái sự " tranh cướp " giành giật lấy lãnh địa đó khiến ta cảm giác như , mình phải được hơn một cái gì đó mới được . dẫn đến một chuyện rất kỳ lạ là ta nửa muốn đi theo định thức , nửa muốn phá tan định thức .

Hãy cứ giả dụ rằng , bạn là phe tấn công , và với một thế trận rất đẹp bạn đã củng cố , bạn chọn được cho mình một định thức phối hợp rất đẹp ở một bên . đối thủ của bạn sẽ theo ý bạn hay phản ứng ngược lại với một định thức khác ? nhằm phá tan mưu đồ của bạn ? .

Cả hai đều có khả năng xảy ra , Một số người sẽ " tự nhiên" phối hợp với bạn và tin rằng , theo lẽ "tự nhiên" thì sẽ có một bên thắng một bên thua , và ta thuận theo " tự nhiên " . Cũng có một số kẻ sẽ cứng đầu và phản ứng lại mãnh liệt , và thậm chí họ hiểu rằng điều đó sẽ gây ra một hậu quả nghiêm trọng ở khu vực khác , họ chấp nhận " anh dũng hi sinh" .

Cả hai dạng kỳ thủ này không ai "mạnh" hơn ai cả . Một người nhìn thấy một chậu nước đục và họ thản nhiên ngồi đợi cho đến khi , cát và những thứ khác kết tủa hết , lắng đọng hết xuống dưới đáy để nhìn xem trong nước có cái gì . còn một người thì lấy tay mò trong đó và cuối cùng nhặt được thứ gì đó không biết . dù sao thì kết quả cũng là mò được và không mò được gì .

Vậy thì những người "hiểu" được định thức "khác" ở điểm nào ?

Không , bọn họ không quá khác biệt so với những kỳ thủ khác . Và đôi khi bạn có thể thấy họ thất bại , họ thua cuộc . Nhưng điều đó không phủ nhận được họ là những người "hiểu" được định thức .

Một số người cho rằng những người " hiểu" đươc định thức là những người có thể sáng tạo ra định thức mới .
Một số khác lại cho rằng đó phải là những người áp dụng định thức đó theo ý mình .

Tôi nghĩ bản chất đều là " dựa vào mình" hiểu được định thức cũng có nghĩa là hiểu được mình muốn gì , mình cần gì , mình mong đợi điều gì .

Khi ta ra đòn tấn công đối thủ thì không có ai nói trước được điều gì . Giả dụ tôi đấm trung đẳng thì đối thủ có thể gạt , chém , đón , đỡ , né . Mà mỗi môn phái lại có kiểu đỡ khác nhau nhưng chung quy cũng chỉ là đỡ rồi trả đòn .

Nếu vậy thì bạn mong đợi điều gì ? bạn muốn đối thủ đỡ theo cách bạn muốn , đi theo cách bạn định trước . " vậy thì đánh cờ còn gì là thú vị nữa ?" .

Tôi nghĩ rằng , người thực sự hiểu được định thức cũng là người hạnh phúc nhất , vui vẻ nhất , và yêu cờ vây nhất . Bởi vì họ không bao giờ biết chán cờ vây .

( một ít trải nghiệm , một ít chia sẻ , hiểu biết có hạn , mong đợi gió lớn )

ong Hoi
27-09-2012, 07:47 PM
có một cuốn sách của Nhật tên là "Bất dụng định thức chế thắng pháp" (cách chơi không dùng định thức mà thắng cờ) đã được dịch ra tiếng Trung Quốc từ lâu, tác giả anh không nhớ rõ lắm, để lúc nào search lại, hình như là Kato Masao (một người dùng định thức rất chính qui).
Nội dung thực ra lại là định hình sau định thức (nhị thứ định hình) và khéo léo sử dụng định thức đã có sửa đổi (hoạt dụng định thức)
Hồi đó thuộc ít định thức quá nên anh cũng đọc qua loa, không thẩm thấu được bao nhiêu...