PDA

View Full Version : quá cung pháo



lisster
12-02-2010, 07:35 PM
em là người mới rất thích đánh pháo em cũng đang nghiên cứu quá cung pháo
và điệp pháo bác nào có tai liệu về pháo share em với nha em cũng đang tìm mua cờ tướng trận địa pháo mà ko cóL-)

castle3010
12-02-2010, 10:12 PM
Quá cung pháo và điệp pháo yếu xìu học làm gì???? Pháo đầu mới là đỉnh

T®uong™
13-02-2010, 11:33 AM
Yeah tán thành ý kiến của bác castle3010

bamby084
13-02-2010, 12:13 PM
Quan trọng là người vận dụng và trận hình thôi. Đối phó với tiên đi trận Phi Tượng Cục thì các danh thủ Trung Quốc hay dùng Quá Cung Pháo đối lại. Trận nào cũng có cái hay, cái dở của nó, như trận Pháo đầu chẳng hạn, công thế rất mạnh nhưng điểm yếu là nằm ở 2 con voi chưa liên kết được với nhau.

namdeptrai18
13-02-2010, 01:22 PM
Quá cung pháo và điệp pháo yếu xìu học làm gì???? Pháo đầu mới là đỉnh
Pháo đầu thì đỉnh thật, nhưng mỗi loại đều có cái hay riêng.Nếu nó kém thì đã không còn tồn tại đến ngày này.

thanhhatinh
13-02-2010, 06:27 PM
Theo mình cái gì khủng nhất thì nghiên cứu cho kỹ nhất... Nhưng những thế khác phải biết qua để biết các điểm yếu mà khắc chế!

ConChuotNhim
14-02-2010, 12:46 AM
Cơ bản là do trình độ mỗi người. Quá cung Fáo có cái hay và riêng biệt của nó. Chả có thế nào là toàn diện cả. Sao nhiề nguời dùng fáo đầu mà có thắng đc mãi đâu. Do trình độ mỗi người thôi

lobo1098
16-02-2010, 11:43 AM
Theo mình thì thế trận bình phong mã và quá cung pháo rất chắc chắn nhưng thế bình phong mã không nắm kỹ thì khó đánh , khó chơi hơn quá cung pháo .

honglinh_hue
18-02-2010, 10:51 AM
các bạn ko nên nghiên cứu quá nhiều thế trận khi mình chưa đủ trình độ.
Hãy thành thạo vài trận cơ bản trước như pháo đầu, BPM, phi tượng.
khởi mã.. Còn các thế trận khác ko mạnh đâu. chỉ mang yếu tố bất ngờ cho đối phương thôi

lymiki
18-02-2010, 11:05 AM
có nhiều thế trận mà không biết hết thì phí công chơi cờ.
honglinh_hue có biết Cu Em ở quán Mây-Mai Thúc Loan không?

honglinh_hue
18-02-2010, 12:14 PM
có nhiều thế trận mà không biết hết thì phí công chơi cờ.
honglinh_hue có biết Cu Em ở quán Mây-Mai Thúc Loan không?

Cu Em tên thật Châu Viết Hải hộ khẩu tại phường Phú Hiệp. Đương kim vô địch giải Cờ Tường toàn thành phố, Hiện là cao thủ cờ độ số 1 của Huế ( từ khi Dũng Y ra đi do bệnh ung thư dạ dày :-??) biệt hiệu "Sát nhân vô ảnh" có lối đánh tuy ko sắt sảo nhất nhưng độ lỳ rất cao. Có lẽ đang là số 1 của Huế. Mời các cao thủ HN đem đao vào chém thử :))
P/s lymiki ở Huế ah?

lymiki
18-02-2010, 12:39 PM
lymiki có học hỏi Cu Em vài lần.

thanlong
27-03-2010, 11:02 PM
còn thế DU HÀ PHÁO thì thế nào bạn hồng lỉnh huế

toanmtx
28-03-2010, 08:07 PM
vận dụng linh hoạt
tùy cơ ứng biến thế mới gọi là cao thủ
các thế cờ và thế khai cuộc chỉ là những chiêu thức để ta triển khai thôi

toanmtx
28-03-2010, 09:05 PM
cu em tên thật châu viết hải hộ khẩu tại phường phú hiệp. đương kim vô địch giải cờ tường toàn thành phố, hiện là cao thủ cờ độ số 1 của huế ( từ khi dũng y ra đi do bệnh ung thư dạ dày :-??) biệt hiệu "sát nhân vô ảnh" có lối đánh tuy ko sắt sảo nhất nhưng độ lỳ rất cao. Có lẽ đang là số 1 của huế. Mời các cao thủ hn đem đao vào chém thử :))
p/s lymiki ở huế ah?

có j là đặc biệt đâu
ra hà nội đê

toanmtx
28-03-2010, 09:49 PM
em là người mới rất thích đánh pháo em cũng đang nghiên cứu quá cung pháo
và điệp pháo bác nào có tai liệu về pháo share em với nha em cũng đang tìm mua cờ tướng trận địa pháo mà ko cóL-)

chuyên pháo đầu à?
dẽ bị đối thủ bắt bài lém

laptrinhplc
14-04-2010, 10:12 PM
minh thi biet het the tran khai cuoc co tuong nhung chi biet ten thoi,con dien bien cua no thi khong biet.minh can song 1000 tuoi de hoc het the tran co tuong

daicabai
14-04-2010, 10:20 PM
anh Dũng Y ? có phải Dũng Huế (bán sơn) trước đây hay chơi bên CXQ không bạn?

Trần Khải Ý
20-04-2010, 08:57 AM
Các đồng đạo thân mến, mình thấy các bạn bàn rôm rả về sự học hỏi các thế khai cục, mình cũng xin góp chút gió.

Ngày trước ông mình hay bảo người đánh cao nhất sẽ có khả năng tổ chức những đợt tấn công vào chính diện, những ai thấp hơn thì từ góc hay biên chém vào. Theo thời gian, mình trau dồi thực chiến, học hỏi từ sách vở và các danh kỳ, thì thấy quan điểm ấy là quan điểm của trường phái cổ điển.

Ta nên nhớ chỉ đến những thập niên gần đây thì người ta mới chú trọng đến việc nghiên cứu Khai Cục, và nhìn nhận rằng cần phải nghiên cứu từng giai đoạn Khai-Trung-Tàn cho thâm sâu. Hơn nữa khi phối hợp những phân tích, đúc rút, thì lại phải có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt và nhất quán cho cả một ván cờ.

Một ván cờ, xin phép được ra ngoài chuyên môn một tí, cũng có thể xem như một cuộc đời; không thể có một cái kết đẹp nếu tuổi thơ hư hỏng và tuổi trẻ lầm đường lạc lối. Cũng vậy, một người không thể gọi là trưởng thành nếu suy nghĩ theo lối trẻ con, hay cũng là một khập khiễng nếu trẻ thơ mà đã suy nghĩ như một người già. Nói như thế để tàm tạm giúp các bạn hiểu cái ý của mình, mỗi một giai đoạn trong một ván cờ đòi hỏi phải có một sự hiểu biết chín chắn, một thái độ phù hợp để phân biệt những hiện tượng thật giả và cũng để lựa chọn được một phương hướng công phòng tiến thoái tối ưu theo mỗi bước chuyển mình của hình cục.

Tuy là đòi hỏi rất chuyên môn tỉ mỉ như thế nhưng kỳ thủ vẫn chưa được xem là khai phóng được hỏa hầu nếu chưa hội nổi một cái nhìn khai-trung-tàn xuyên suốt và thông quán từ chỗ bắt đầu đến nơi dừng lại. Dương-lão và Hồ-tiên là những ví dụ điển hình, hai nhân vật nổi tiếng đặt đối phương vào rọ từ khi bắt đầu cuộc chơi và nắm rõ những quy luật biến hóa hình cục rất chặt chẽ, chu đáo theo một hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm thực chiến đã được đúc rút rất rõ ràng. Ấy là Đạo đi vào Đời, lý thuyết không xa rời thực chiến giang hồ, bài cục binh gia gói tròn thực tiễn.

Khai cục ra Khai cục, nhưng không vì vậy mà quên đi Trung-Tàn. Lo cho Tàn, nhưng không vì thế mà bị sợ hãi làm mất đi nhuệ khí những đường cờ đối công cứng cỏi sắc bén ở Khai-Trung. Một là tất cả, tất cả là một. "Dĩ bất biến ứng vạn biến", cái lõi của một kỳ thủ cao cấp có thể ví như một viên kim cương trong suốt, chỉ cần một tia phân tích khơi bởi tình thế là sẽ ngay tức khắc có một sự hiểu sáng suốt đến mọi ngóc ngách của tính toán. Đương nhiên, chúng ta không nên quên rằng tuy bộ não con người kỳ diệu, nhưng khả năng phân tích trong một đơn vị thời gian thì bị giới hạn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Kỳ thủ vì điểm này cũng phải sống một lối sống lành mạnh, nếu không thì không thể duy trì khả năng tư duy đỉnh cao của não bộ qua những chặng thi đấu đường dài được. "Trường đồ tri mã lực, kỳ cửu kiến nhân tâm" mà!

Ba mươi hai quân cờ chia đôi đồng đếu lúc khởi, mà lúc tàn lại có thể có ba kết quả khác nhau. Tác động của Khai-Trung-Tàn lên kết quả cuối cùng nên nhận định thế nào đây ? Bài này chỉ nói về Khai Cục, nên mình sẽ gói gọn vấn đề ở lĩnh vực này.

Trong các loại Khai Cục còn đứng được tới ngày nay, có những dạng phổ thông ở cả thi đấu chuyên môn lẫn giang hồ cờ độ, có những dạng chỉ có cao thủ đánh với người thấp hơn mới dám dùng, và có những dạng đang được xét để đưa vào bảo tàng sử lịch. Nếu có những bố trận được đánh giá cao như Ngũ Thất Pháo, Bình Phong Mã, Thuận Pháo, thì chắc chắn là cũng có những dạng khai cục không phát huy được toàn diện hiệu năng của các binh chủng. Hồ-tiên đã khẳng định "Khai cục tranh Tiên...". Làm thế nào để chiếm và giữ được nuớc Tiên nếu bạn là người phất cờ đi trước, và khó hơn nữa, nếu đi sau ? Phải có cái nhìn, cái hiểu như thế nào để chuyển Tiên thủ ấy thành Ưu Thế ở Trung cục hòng có một Tàn cục Quyết Thắng ?

Có một quy luật nào tuy là bí ẩn, mơ hồ nhưng có thể trực nhận được bằng bản lĩnh của kỳ thủ qua tôi luyện gian truân để mà chỉ cần bố trận xong xuôi là đã có thể đọc vị thắng thua? Ngày nào mà chúng ta không thể trả lời câu hỏi này như trắng như đen, thì rõ ràng chúng ta phải chấp nhận Khai Cục có thể chiếm tối đa 30% đến 40% sự ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. "Thế sự như cờ", đâu phải tự nhiên mà dân gian lưu truyền câu nói này.

Cái Đẹp là cái tương đối, tùy con mắt và tâm hồn mỗi người. Cũng vậy, có cầm được Ỷ Thiên Kiếm mà võ công cỡ cao thủ hạng hai thì cũng không địch được người đã thông hội được hỏa hầu! Ngũ Thất Pháo là trấn sơn chi bảo của Lư Thiên Vương mà lại thua bố cục hậu thủ của Dương-lão kỳ nhân (bài viết của bạn Inter). Thế là sao ?

Việc chúng ta sử dụng mãi một thế cờ để ra quân không có nghĩa là chúng ta sẽ tự nhiên nắm hết mọi biến hóa của nó. Phải học hỏi, phải đàm luận và phải thử lửa với thiện hữu tri thức thì công lực của chúng ta mới tăng tiến. Người mê cờ nhưng chơi không chuyên phải mất 5 năm để nghiên cứu cho thông Trung Pháo đối Bình Phong là chuyện bình thường. Tuy vậy, mình rất nế sự bình thường này. Các bạn cứ xem thử, đa phần những ván đấu đỉnh cao diễn ra rất bình thường trong con mắt của chúng ta, nhưng chính những nước đi bình thường mà ổn cố, thủ tiên chắc chắn ấy là hiện thân của một ý chí kiên cường, một cái nhìn "nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu", một công phu hàm dưỡng thăm thẳm không vì ngoại cảnh bốc đồng mà đánh mất đi cái tĩnh lặng sâu xa. Thắng lợi không phải là một điều gì luôn luôn vỡ tung rực rỡ như pháo bông, mà nó trong rất nhiều trường hợp là kết quả của sự toàn thiện trong từng nước đi của chúng ta. "Bình thường tâm thị đạo".

Mình nói thế, ý chính là các bạn mới bước vào con đường nghiên cứu nên chọn cho mình một đối cục căn bản phổ thông mà học hỏi và trau dồi. Cao thủ thượng thừa thì chỉ so đọ với nhau công phu căn bản mà thôi. Bạn thích công thì nên chọn một loại Trung Pháo, bạn thích thủ thì chọn Phi Tượng hay một loại Mã cục nào đó. Phải tự luyện cho mình một công phu chân chính trước đã, vì nhờ nó mình mới tiến lên những trận đấu hấp dẫn, và qua quá trình đó mà nội công hay bản lĩnh mới được nung đúc. Một khi bạn đã có một bản lĩnh vững thì việc học thêm những khai cục họ hàng, hay thậm chí xa lạ, cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dần dà bạn sẽ có một hệ thống biến trận ở trong đầu, thí dụ như Thuận Pháo thì liên hệ ngay với Phản Công Mã, hoặc có dùng Đơn Đề nhưng khi đối phương sơ hở trung lộ thì vẫn có thể "ứng vạn biến" mà lắp ngay Trung Pháo bắn phá.

Bản lĩnh chắc và bền thì không cần phải nhá lửa để lòe thiên hạ. Nội công thâm hậu thì chiêu nào cũng phát được tới nơi tới chốn. Cái hiểu trau dồi qua thực chiến sẽ giúp các bạn tuy sử dụng một hình trận cơ bản nhưng có thể đưa về những ngõ biến phức tạp và mới lạ so với những tay ngang thích ôm đồm nhiều thế trận nhưng lại không có chuyên sâu. Mình thành thực mong các bạn chơi cờ ráng luyện cho thành những bản lĩnh kỳ nghệ đặng trong một tương lai không xa, nước ta sẽ có những GM hàng đầu thế giới.

Mạn phép đề nghị một đại cương cho các bạn muốn bước và con đường đam mê:

2 năm đầu: luyện Khai Cục 50%, Trung Cục 50%. [Tàn cục chỉ tham khảo]
+ Chọn một đối cục phổ thông mà bạn thích để chú tâm. Đọc tài liệu, dùng software tham khảo các thế biến, tham khảo các danh thủ đối cục. Học thuộc lòng các biến hay xảy ra.
+ Phân tích các hình Trung Cục, chơi bằng software để biết tại sao các cao thủ không đi những nước mà mình nghĩ. Lúc đầu sẽ rất khó, nhưng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt thì mới hình dung được Trung Cục nó biến tới cỡ nào.
+ Luyện Cờ Thế, thuộc các sát chiêu. Càng động não nhiều thì nội công càng lên.
+ Luyện trí nhớ. Đánh một ván cờ xong phải ráng nhớ Khai Cục như thế nào, nhất là những ván cờ thua. Một năm đánh cờ mà có suy nghĩ, tự phê bình tinh tấn thì hơn 30 năm la cà dao to búa lớn đánh xong mà chẳng nhớ mình đã đánh thế nào.

2 năm sau: Khai Cục 50%, Trung Cục + Tàn Cục 50%
+ Vẫn luyện Khai Cục như trước, nhưng có thể tham khảo thêm một dạng khai cục mà mình lo sợ nhất.
+ Vẫn luyện trí nhớ.
+ Bắt đầu học thuộc lòng những Tàn Cục lệ thắng, lệ hòa. Nên bắt đầu học chơi tàn cục không xa để biết cách dùng pháo mã chốt.
+ Vẫn trau dồi cờ thế, tăng công lực sát cục ở Trung-Tàn.
+ Nên định hình một lối chơi cho chính mình. Khai cục công phải ra công, thủ phải ra thủ, không được nhập nhằng. Trung Cục phải bắt đầu tinh tế, vận tử cho linh hoạt, cương nhu phải đầy đủ.

Mình tin là sau 2 giai đoạn này, bạn sẽ tầm được Minh Sư để giúp bạn đi tiếp con đường còn lại. Đương nhiên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng mình cho các bạn không chuyên nghiệp mà thôi.

Thân mến chào các bạn,
TKY.

xa12
20-04-2010, 09:16 AM
Cám ơn bạn đã có bài viết công phu và mang tính gợi mở cao.

buivinhhoa
11-05-2010, 04:32 PM
các bạn ko nên nghiên cứu quá nhiều thế trận khi mình chưa đủ trình độ.
Hãy thành thạo vài trận cơ bản trước như pháo đầu, BPM, phi tượng.
khởi mã.. Còn các thế trận khác ko mạnh đâu. chỉ mang yếu tố bất ngờ cho đối phương thôi

xin hoi ban vai cau

ntcong8
11-05-2010, 06:44 PM
Các đồng đạo thân mến, mình thấy các bạn bàn rôm rả về sự học hỏi các thế khai cục, mình cũng xin góp chút gió.

Ngày trước ông mình hay bảo người đánh cao nhất sẽ có khả năng tổ chức những đợt tấn công vào chính diện, những ai thấp hơn thì từ góc hay biên chém vào. Theo thời gian, mình trau dồi thực chiến, học hỏi từ sách vở và các danh kỳ, thì thấy quan điểm ấy là quan điểm của trường phái cổ điển.

Ta nên nhớ chỉ đến những thập niên gần đây thì người ta mới chú trọng đến việc nghiên cứu Khai Cục, và nhìn nhận rằng cần phải nghiên cứu từng giai đoạn Khai-Trung-Tàn cho thâm sâu. Hơn nữa khi phối hợp những phân tích, đúc rút, thì lại phải có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt và nhất quán cho cả một ván cờ.

Một ván cờ, xin phép được ra ngoài chuyên môn một tí, cũng có thể xem như một cuộc đời; không thể có một cái kết đẹp nếu tuổi thơ hư hỏng và tuổi trẻ lầm đường lạc lối. Cũng vậy, một người không thể gọi là trưởng thành nếu suy nghĩ theo lối trẻ con, hay cũng là một khập khiễng nếu trẻ thơ mà đã suy nghĩ như một người già. Nói như thế để tàm tạm giúp các bạn hiểu cái ý của mình, mỗi một giai đoạn trong một ván cờ đòi hỏi phải có một sự hiểu biết chín chắn, một thái độ phù hợp để phân biệt những hiện tượng thật giả và cũng để lựa chọn được một phương hướng công phòng tiến thoái tối ưu theo mỗi bước chuyển mình của hình cục.

Tuy là đòi hỏi rất chuyên môn tỉ mỉ như thế nhưng kỳ thủ vẫn chưa được xem là khai phóng được hỏa hầu nếu chưa hội nổi một cái nhìn khai-trung-tàn xuyên suốt và thông quán từ chỗ bắt đầu đến nơi dừng lại. Dương-lão và Hồ-tiên là những ví dụ điển hình, hai nhân vật nổi tiếng đặt đối phương vào rọ từ khi bắt đầu cuộc chơi và nắm rõ những quy luật biến hóa hình cục rất chặt chẽ, chu đáo theo một hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm thực chiến đã được đúc rút rất rõ ràng. Ấy là Đạo đi vào Đời, lý thuyết không xa rời thực chiến giang hồ, bài cục binh gia gói tròn thực tiễn.

Khai cục ra Khai cục, nhưng không vì vậy mà quên đi Trung-Tàn. Lo cho Tàn, nhưng không vì thế mà bị sợ hãi làm mất đi nhuệ khí những đường cờ đối công cứng cỏi sắc bén ở Khai-Trung. Một là tất cả, tất cả là một. "Dĩ bất biến ứng vạn biến", cái lõi của một kỳ thủ cao cấp có thể ví như một viên kim cương trong suốt, chỉ cần một tia phân tích khơi bởi tình thế là sẽ ngay tức khắc có một sự hiểu sáng suốt đến mọi ngóc ngách của tính toán. Đương nhiên, chúng ta không nên quên rằng tuy bộ não con người kỳ diệu, nhưng khả năng phân tích trong một đơn vị thời gian thì bị giới hạn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Kỳ thủ vì điểm này cũng phải sống một lối sống lành mạnh, nếu không thì không thể duy trì khả năng tư duy đỉnh cao của não bộ qua những chặng thi đấu đường dài được. "Trường đồ tri mã lực, kỳ cửu kiến nhân tâm" mà!

Ba mươi hai quân cờ chia đôi đồng đếu lúc khởi, mà lúc tàn lại có thể có ba kết quả khác nhau. Tác động của Khai-Trung-Tàn lên kết quả cuối cùng nên nhận định thế nào đây ? Bài này chỉ nói về Khai Cục, nên mình sẽ gói gọn vấn đề ở lĩnh vực này.

Trong các loại Khai Cục còn đứng được tới ngày nay, có những dạng phổ thông ở cả thi đấu chuyên môn lẫn giang hồ cờ độ, có những dạng chỉ có cao thủ đánh với người thấp hơn mới dám dùng, và có những dạng đang được xét để đưa vào bảo tàng sử lịch. Nếu có những bố trận được đánh giá cao như Ngũ Thất Pháo, Bình Phong Mã, Thuận Pháo, thì chắc chắn là cũng có những dạng khai cục không phát huy được toàn diện hiệu năng của các binh chủng. Hồ-tiên đã khẳng định "Khai cục tranh Tiên...". Làm thế nào để chiếm và giữ được nuớc Tiên nếu bạn là người phất cờ đi trước, và khó hơn nữa, nếu đi sau ? Phải có cái nhìn, cái hiểu như thế nào để chuyển Tiên thủ ấy thành Ưu Thế ở Trung cục hòng có một Tàn cục Quyết Thắng ?

Có một quy luật nào tuy là bí ẩn, mơ hồ nhưng có thể trực nhận được bằng bản lĩnh của kỳ thủ qua tôi luyện gian truân để mà chỉ cần bố trận xong xuôi là đã có thể đọc vị thắng thua? Ngày nào mà chúng ta không thể trả lời câu hỏi này như trắng như đen, thì rõ ràng chúng ta phải chấp nhận Khai Cục có thể chiếm tối đa 30% đến 40% sự ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. "Thế sự như cờ", đâu phải tự nhiên mà dân gian lưu truyền câu nói này.

Cái Đẹp là cái tương đối, tùy con mắt và tâm hồn mỗi người. Cũng vậy, có cầm được Ỷ Thiên Kiếm mà võ công cỡ cao thủ hạng hai thì cũng không địch được người đã thông hội được hỏa hầu! Ngũ Thất Pháo là trấn sơn chi bảo của Lư Thiên Vương mà lại thua bố cục hậu thủ của Dương-lão kỳ nhân (bài viết của bạn Inter). Thế là sao ?

Việc chúng ta sử dụng mãi một thế cờ để ra quân không có nghĩa là chúng ta sẽ tự nhiên nắm hết mọi biến hóa của nó. Phải học hỏi, phải đàm luận và phải thử lửa với thiện hữu tri thức thì công lực của chúng ta mới tăng tiến. Người mê cờ nhưng chơi không chuyên phải mất 5 năm để nghiên cứu cho thông Trung Pháo đối Bình Phong là chuyện bình thường. Tuy vậy, mình rất nế sự bình thường này. Các bạn cứ xem thử, đa phần những ván đấu đỉnh cao diễn ra rất bình thường trong con mắt của chúng ta, nhưng chính những nước đi bình thường mà ổn cố, thủ tiên chắc chắn ấy là hiện thân của một ý chí kiên cường, một cái nhìn "nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu", một công phu hàm dưỡng thăm thẳm không vì ngoại cảnh bốc đồng mà đánh mất đi cái tĩnh lặng sâu xa. Thắng lợi không phải là một điều gì luôn luôn vỡ tung rực rỡ như pháo bông, mà nó trong rất nhiều trường hợp là kết quả của sự toàn thiện trong từng nước đi của chúng ta. "Bình thường tâm thị đạo".

Mình nói thế, ý chính là các bạn mới bước vào con đường nghiên cứu nên chọn cho mình một đối cục căn bản phổ thông mà học hỏi và trau dồi. Cao thủ thượng thừa thì chỉ so đọ với nhau công phu căn bản mà thôi. Bạn thích công thì nên chọn một loại Trung Pháo, bạn thích thủ thì chọn Phi Tượng hay một loại Mã cục nào đó. Phải tự luyện cho mình một công phu chân chính trước đã, vì nhờ nó mình mới tiến lên những trận đấu hấp dẫn, và qua quá trình đó mà nội công hay bản lĩnh mới được nung đúc. Một khi bạn đã có một bản lĩnh vững thì việc học thêm những khai cục họ hàng, hay thậm chí xa lạ, cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dần dà bạn sẽ có một hệ thống biến trận ở trong đầu, thí dụ như Thuận Pháo thì liên hệ ngay với Phản Công Mã, hoặc có dùng Đơn Đề nhưng khi đối phương sơ hở trung lộ thì vẫn có thể "ứng vạn biến" mà lắp ngay Trung Pháo bắn phá.

Bản lĩnh chắc và bền thì không cần phải nhá lửa để lòe thiên hạ. Nội công thâm hậu thì chiêu nào cũng phát được tới nơi tới chốn. Cái hiểu trau dồi qua thực chiến sẽ giúp các bạn tuy sử dụng một hình trận cơ bản nhưng có thể đưa về những ngõ biến phức tạp và mới lạ so với những tay ngang thích ôm đồm nhiều thế trận nhưng lại không có chuyên sâu. Mình thành thực mong các bạn chơi cờ ráng luyện cho thành những bản lĩnh kỳ nghệ đặng trong một tương lai không xa, nước ta sẽ có những GM hàng đầu thế giới.

Mạn phép đề nghị một đại cương cho các bạn muốn bước và con đường đam mê:

2 năm đầu: luyện Khai Cục 50%, Trung Cục 50%. [Tàn cục chỉ tham khảo]
+ Chọn một đối cục phổ thông mà bạn thích để chú tâm. Đọc tài liệu, dùng software tham khảo các thế biến, tham khảo các danh thủ đối cục. Học thuộc lòng các biến hay xảy ra.
+ Phân tích các hình Trung Cục, chơi bằng software để biết tại sao các cao thủ không đi những nước mà mình nghĩ. Lúc đầu sẽ rất khó, nhưng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt thì mới hình dung được Trung Cục nó biến tới cỡ nào.
+ Luyện Cờ Thế, thuộc các sát chiêu. Càng động não nhiều thì nội công càng lên.
+ Luyện trí nhớ. Đánh một ván cờ xong phải ráng nhớ Khai Cục như thế nào, nhất là những ván cờ thua. Một năm đánh cờ mà có suy nghĩ, tự phê bình tinh tấn thì hơn 30 năm la cà dao to búa lớn đánh xong mà chẳng nhớ mình đã đánh thế nào.

2 năm sau: Khai Cục 50%, Trung Cục + Tàn Cục 50%
+ Vẫn luyện Khai Cục như trước, nhưng có thể tham khảo thêm một dạng khai cục mà mình lo sợ nhất.
+ Vẫn luyện trí nhớ.
+ Bắt đầu học thuộc lòng những Tàn Cục lệ thắng, lệ hòa. Nên bắt đầu học chơi tàn cục không xa để biết cách dùng pháo mã chốt.
+ Vẫn trau dồi cờ thế, tăng công lực sát cục ở Trung-Tàn.
+ Nên định hình một lối chơi cho chính mình. Khai cục công phải ra công, thủ phải ra thủ, không được nhập nhằng. Trung Cục phải bắt đầu tinh tế, vận tử cho linh hoạt, cương nhu phải đầy đủ.

Mình tin là sau 2 giai đoạn này, bạn sẽ tầm được Minh Sư để giúp bạn đi tiếp con đường còn lại. Đương nhiên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng mình cho các bạn không chuyên nghiệp mà thôi.

Thân mến chào các bạn,
TKY.

Một bài viết rất hay, rất công phu, cảm ơn bạn đã chia sẽ.

ldtk
12-05-2010, 12:20 AM
Mình thì lại suy nghĩ khác, nếu 1 - 2 quân (tàn cuộc) mà bạn còn phối hợp không xong, thì chắc chắn bạn không thể nào phối hợp được 16 quân (khai cuộc). Do đó, bước đầu tiên khi luyện cờ chắc chắn là phải luyện tàn cuộc căn bản, không thể bỏ qua bước này. Có thể xem việc học tàn cuộc căn bản như là xây nền móng cho một ngôi nhà, nền móng càng vững chắc thì sau này xây nhà cao rất yên tâm hehe. Thực tế cũng đã chứng minh, rất nhiều kỳ thủ nhìn chung là có năng khiếu, nhưng do đốt cháy giai đoạn (bỏ qua giai đoạn luyện tàn cuộc căn bản mà chỉ tập trung luyện khai, trung cuộc) nên đến một trình độ nào đó thì cứ dậm chân tại chỗ không tiến lên được nữa, đến khi chịu khó nghiên cứu lại tàn cuộc căn bản thì lại có bước tiến rõ rệt (nhưng rõ ràng là mất thời gian, tốn công hơn nhiều so với việc chịu học tàn cuộc ngay từ đầu). Và qua tham khảo các giáo trình cờ Tướng của Trung Quốc, mới bắt đầu chơi cờ thì bạn sẽ phải học tàn cuộc căn bản.

Nhưng cũng có một thực tế là tàn cuộc học rất chán, chán ở đây là vì vừa khó, vừa không hấp dẫn, trong khi đó luyện khai cuộc hứng thú hơn nhiều ...

nightduke
12-05-2010, 01:31 AM
Bác Tâm cho em hỏi là luyện tàn cuộc mà không có thầy (chỉ luyện qua sách vở) thì nên làm theo các bước nào?

uminhgiaochu
12-05-2010, 10:42 AM
Võ công Hoa Sơn chia làm 2 trường phái với 2 quan điểm đối nghịch nhau rõ rệt:
- Kiếm Tông: Chỉ cần chiêu thức lợi hại, nội lực trung bình cũng đủ để " Tiên phát chế nhân ". Ưu điểm của trường phái này là học cực nhanh và thành tựu rõ ràng trước mắt, khuyết điểm là lỡ mà ra chiêu không ưu thế thì chỉ có " ăn mày "
- Khí tông: Chiêu thức chỉ cần trung bình, nội lực thâm hậu " lấy bất biến ứng vạn biến ". Ưu điểm của trường phái này là khi thành tài thì sức mạnh rất dễ sợ, dù thắng hay thua thì đối phương cũng mệt mỏi vô cùng. Khuyết điểm là luyện lâu quá mà không biết khi nào mới đạt tới cảnh giới :D
" Theo Tiếu ngạo giang hồ "
Các bạn đang trên bước đường nghiên cứu cờ thì cứ theo 1 trong 2 quan điểm trên mà luyện, cái nào cũng có ưu và khuyết, ăn thua mình thích đường lối nào thôi. Nếu thích về chiêu thức tinh kỳ, thì nên chú trọng phần khai cuộc và danh thủ đối cuộc để ra cờ đạt ưu thế. Nêú thích nội lực hùng hậu thì siêng coi các bài tập về trung cuộc và giải các bài tập công sát.
Xin không tranh luận đúng hay sai về đường lối, vì điều này là quan điểm và sở thích của mỗi phe :D
P/s: khó có thể kết hợp cả 2 làm 1 lắm vì cái gì cũng muốn có thì sẽ không có cái nào cả :D

AIIIIG
12-05-2010, 11:05 AM
Võ công Hoa Sơn chia làm 2 trường phái với 2 quan điểm đối nghịch nhau rõ rệt:
- Kiếm Tông: Chỉ cần chiêu thức lợi hại, nội lực trung bình cũng đủ để " Tiên phát chế nhân ". Ưu điểm của trường phái này là học cực nhanh và thành tựu rõ ràng trước mắt, khuyết điểm là lỡ mà ra chiêu không ưu thế thì chỉ có " ăn mày "
- Khí tông: Chiêu thức chỉ cần trung bình, nội lực thâm hậu " lấy bất biến ứng vạn biến ". Ưu điểm của trường phái này là khi thành tài thì sức mạnh rất dễ sợ, dù thắng hay thua thì đối phương cũng mệt mỏi vô cùng. Khuyết điểm là luyện lâu quá mà không biết khi nào mới đạt tới cảnh giới :D
" Theo Tiếu ngạo giang hồ "
Các bạn đang trên bước đường nghiên cứu cờ thì cứ theo 1 trong 2 quan điểm trên mà luyện, cái nào cũng có ưu và khuyết, ăn thua mình thích đường lối nào thôi. Nếu thích về chiêu thức tinh kỳ, thì nên chú trọng phần khai cuộc và danh thủ đối cuộc để ra cờ đạt ưu thế. Nêú thích nội lực hùng hậu thì siêng coi các bài tập về trung cuộc và giải các bài tập công sát.
Xin không tranh luận đúng hay sai về đường lối, vì điều này là quan điểm và sở thích của mỗi phe :D
P/s: khó có thể kết hợp cả 2 làm 1 lắm vì cái gì cũng muốn có thì sẽ không có cái nào cả :D

Ặc ặc, mạn phép xin hỏi Uminhgiaochu theo trường phái nào??? :D
Đa số các cao thủ giang hồ đều theo trường phái Khí tông, Kiếm tông chỉ đếm trên đầu ngón tay, nổi bật nhất là Đoàn Dự với tuyệt chiêu Lục mạch thần kiếm, phải không Uminhgiaochu!???? :))

AIIIIG
12-05-2010, 11:14 AM
Các đồng đạo thân mến, mình thấy các bạn bàn rôm rả về sự học hỏi các thế khai cục, mình cũng xin góp chút gió.

Ngày trước ông mình hay bảo người đánh cao nhất sẽ có khả năng tổ chức những đợt tấn công vào chính diện, những ai thấp hơn thì từ góc hay biên chém vào. Theo thời gian, mình trau dồi thực chiến, học hỏi từ sách vở và các danh kỳ, thì thấy quan điểm ấy là quan điểm của trường phái cổ điển.

Ta nên nhớ chỉ đến những thập niên gần đây thì người ta mới chú trọng đến việc nghiên cứu Khai Cục, và nhìn nhận rằng cần phải nghiên cứu từng giai đoạn Khai-Trung-Tàn cho thâm sâu. Hơn nữa khi phối hợp những phân tích, đúc rút, thì lại phải có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt và nhất quán cho cả một ván cờ.

Một ván cờ, xin phép được ra ngoài chuyên môn một tí, cũng có thể xem như một cuộc đời; không thể có một cái kết đẹp nếu tuổi thơ hư hỏng và tuổi trẻ lầm đường lạc lối. Cũng vậy, một người không thể gọi là trưởng thành nếu suy nghĩ theo lối trẻ con, hay cũng là một khập khiễng nếu trẻ thơ mà đã suy nghĩ như một người già. Nói như thế để tàm tạm giúp các bạn hiểu cái ý của mình, mỗi một giai đoạn trong một ván cờ đòi hỏi phải có một sự hiểu biết chín chắn, một thái độ phù hợp để phân biệt những hiện tượng thật giả và cũng để lựa chọn được một phương hướng công phòng tiến thoái tối ưu theo mỗi bước chuyển mình của hình cục.

Tuy là đòi hỏi rất chuyên môn tỉ mỉ như thế nhưng kỳ thủ vẫn chưa được xem là khai phóng được hỏa hầu nếu chưa hội nổi một cái nhìn khai-trung-tàn xuyên suốt và thông quán từ chỗ bắt đầu đến nơi dừng lại. Dương-lão và Hồ-tiên là những ví dụ điển hình, hai nhân vật nổi tiếng đặt đối phương vào rọ từ khi bắt đầu cuộc chơi và nắm rõ những quy luật biến hóa hình cục rất chặt chẽ, chu đáo theo một hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm thực chiến đã được đúc rút rất rõ ràng. Ấy là Đạo đi vào Đời, lý thuyết không xa rời thực chiến giang hồ, bài cục binh gia gói tròn thực tiễn.

Khai cục ra Khai cục, nhưng không vì vậy mà quên đi Trung-Tàn. Lo cho Tàn, nhưng không vì thế mà bị sợ hãi làm mất đi nhuệ khí những đường cờ đối công cứng cỏi sắc bén ở Khai-Trung. Một là tất cả, tất cả là một. "Dĩ bất biến ứng vạn biến", cái lõi của một kỳ thủ cao cấp có thể ví như một viên kim cương trong suốt, chỉ cần một tia phân tích khơi bởi tình thế là sẽ ngay tức khắc có một sự hiểu sáng suốt đến mọi ngóc ngách của tính toán. Đương nhiên, chúng ta không nên quên rằng tuy bộ não con người kỳ diệu, nhưng khả năng phân tích trong một đơn vị thời gian thì bị giới hạn bởi nhiều yếu tố khác nhau. Kỳ thủ vì điểm này cũng phải sống một lối sống lành mạnh, nếu không thì không thể duy trì khả năng tư duy đỉnh cao của não bộ qua những chặng thi đấu đường dài được. "Trường đồ tri mã lực, kỳ cửu kiến nhân tâm" mà!

Ba mươi hai quân cờ chia đôi đồng đếu lúc khởi, mà lúc tàn lại có thể có ba kết quả khác nhau. Tác động của Khai-Trung-Tàn lên kết quả cuối cùng nên nhận định thế nào đây ? Bài này chỉ nói về Khai Cục, nên mình sẽ gói gọn vấn đề ở lĩnh vực này.

Trong các loại Khai Cục còn đứng được tới ngày nay, có những dạng phổ thông ở cả thi đấu chuyên môn lẫn giang hồ cờ độ, có những dạng chỉ có cao thủ đánh với người thấp hơn mới dám dùng, và có những dạng đang được xét để đưa vào bảo tàng sử lịch. Nếu có những bố trận được đánh giá cao như Ngũ Thất Pháo, Bình Phong Mã, Thuận Pháo, thì chắc chắn là cũng có những dạng khai cục không phát huy được toàn diện hiệu năng của các binh chủng. Hồ-tiên đã khẳng định "Khai cục tranh Tiên...". Làm thế nào để chiếm và giữ được nuớc Tiên nếu bạn là người phất cờ đi trước, và khó hơn nữa, nếu đi sau ? Phải có cái nhìn, cái hiểu như thế nào để chuyển Tiên thủ ấy thành Ưu Thế ở Trung cục hòng có một Tàn cục Quyết Thắng ?

Có một quy luật nào tuy là bí ẩn, mơ hồ nhưng có thể trực nhận được bằng bản lĩnh của kỳ thủ qua tôi luyện gian truân để mà chỉ cần bố trận xong xuôi là đã có thể đọc vị thắng thua? Ngày nào mà chúng ta không thể trả lời câu hỏi này như trắng như đen, thì rõ ràng chúng ta phải chấp nhận Khai Cục có thể chiếm tối đa 30% đến 40% sự ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. "Thế sự như cờ", đâu phải tự nhiên mà dân gian lưu truyền câu nói này.

Cái Đẹp là cái tương đối, tùy con mắt và tâm hồn mỗi người. Cũng vậy, có cầm được Ỷ Thiên Kiếm mà võ công cỡ cao thủ hạng hai thì cũng không địch được người đã thông hội được hỏa hầu! Ngũ Thất Pháo là trấn sơn chi bảo của Lư Thiên Vương mà lại thua bố cục hậu thủ của Dương-lão kỳ nhân (bài viết của bạn Inter). Thế là sao ?

Việc chúng ta sử dụng mãi một thế cờ để ra quân không có nghĩa là chúng ta sẽ tự nhiên nắm hết mọi biến hóa của nó. Phải học hỏi, phải đàm luận và phải thử lửa với thiện hữu tri thức thì công lực của chúng ta mới tăng tiến. Người mê cờ nhưng chơi không chuyên phải mất 5 năm để nghiên cứu cho thông Trung Pháo đối Bình Phong là chuyện bình thường. Tuy vậy, mình rất nế sự bình thường này. Các bạn cứ xem thử, đa phần những ván đấu đỉnh cao diễn ra rất bình thường trong con mắt của chúng ta, nhưng chính những nước đi bình thường mà ổn cố, thủ tiên chắc chắn ấy là hiện thân của một ý chí kiên cường, một cái nhìn "nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu", một công phu hàm dưỡng thăm thẳm không vì ngoại cảnh bốc đồng mà đánh mất đi cái tĩnh lặng sâu xa. Thắng lợi không phải là một điều gì luôn luôn vỡ tung rực rỡ như pháo bông, mà nó trong rất nhiều trường hợp là kết quả của sự toàn thiện trong từng nước đi của chúng ta. "Bình thường tâm thị đạo".

Mình nói thế, ý chính là các bạn mới bước vào con đường nghiên cứu nên chọn cho mình một đối cục căn bản phổ thông mà học hỏi và trau dồi. Cao thủ thượng thừa thì chỉ so đọ với nhau công phu căn bản mà thôi. Bạn thích công thì nên chọn một loại Trung Pháo, bạn thích thủ thì chọn Phi Tượng hay một loại Mã cục nào đó. Phải tự luyện cho mình một công phu chân chính trước đã, vì nhờ nó mình mới tiến lên những trận đấu hấp dẫn, và qua quá trình đó mà nội công hay bản lĩnh mới được nung đúc. Một khi bạn đã có một bản lĩnh vững thì việc học thêm những khai cục họ hàng, hay thậm chí xa lạ, cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Dần dà bạn sẽ có một hệ thống biến trận ở trong đầu, thí dụ như Thuận Pháo thì liên hệ ngay với Phản Công Mã, hoặc có dùng Đơn Đề nhưng khi đối phương sơ hở trung lộ thì vẫn có thể "ứng vạn biến" mà lắp ngay Trung Pháo bắn phá.

Bản lĩnh chắc và bền thì không cần phải nhá lửa để lòe thiên hạ. Nội công thâm hậu thì chiêu nào cũng phát được tới nơi tới chốn. Cái hiểu trau dồi qua thực chiến sẽ giúp các bạn tuy sử dụng một hình trận cơ bản nhưng có thể đưa về những ngõ biến phức tạp và mới lạ so với những tay ngang thích ôm đồm nhiều thế trận nhưng lại không có chuyên sâu. Mình thành thực mong các bạn chơi cờ ráng luyện cho thành những bản lĩnh kỳ nghệ đặng trong một tương lai không xa, nước ta sẽ có những GM hàng đầu thế giới.

Mạn phép đề nghị một đại cương cho các bạn muốn bước và con đường đam mê:

2 năm đầu: luyện Khai Cục 50%, Trung Cục 50%. [Tàn cục chỉ tham khảo]
+ Chọn một đối cục phổ thông mà bạn thích để chú tâm. Đọc tài liệu, dùng software tham khảo các thế biến, tham khảo các danh thủ đối cục. Học thuộc lòng các biến hay xảy ra.
+ Phân tích các hình Trung Cục, chơi bằng software để biết tại sao các cao thủ không đi những nước mà mình nghĩ. Lúc đầu sẽ rất khó, nhưng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt thì mới hình dung được Trung Cục nó biến tới cỡ nào.
+ Luyện Cờ Thế, thuộc các sát chiêu. Càng động não nhiều thì nội công càng lên.
+ Luyện trí nhớ. Đánh một ván cờ xong phải ráng nhớ Khai Cục như thế nào, nhất là những ván cờ thua. Một năm đánh cờ mà có suy nghĩ, tự phê bình tinh tấn thì hơn 30 năm la cà dao to búa lớn đánh xong mà chẳng nhớ mình đã đánh thế nào.

2 năm sau: Khai Cục 50%, Trung Cục + Tàn Cục 50%
+ Vẫn luyện Khai Cục như trước, nhưng có thể tham khảo thêm một dạng khai cục mà mình lo sợ nhất.
+ Vẫn luyện trí nhớ.
+ Bắt đầu học thuộc lòng những Tàn Cục lệ thắng, lệ hòa. Nên bắt đầu học chơi tàn cục không xa để biết cách dùng pháo mã chốt.
+ Vẫn trau dồi cờ thế, tăng công lực sát cục ở Trung-Tàn.
+ Nên định hình một lối chơi cho chính mình. Khai cục công phải ra công, thủ phải ra thủ, không được nhập nhằng. Trung Cục phải bắt đầu tinh tế, vận tử cho linh hoạt, cương nhu phải đầy đủ.

Mình tin là sau 2 giai đoạn này, bạn sẽ tầm được Minh Sư để giúp bạn đi tiếp con đường còn lại. Đương nhiên đây chỉ là kinh nghiệm của riêng mình cho các bạn không chuyên nghiệp mà thôi.

Thân mến chào các bạn,
TKY.

Cám ơn bài viết của anh rất nhiều, em đang luyện tập đúng theo đề cương của anh, hi vọng ba năm rưỡi nữa sẽ trở thành cao thủ... cấp huyện!!!:P

uminhgiaochu
12-05-2010, 11:35 AM
Ặc ặc, mạn phép xin hỏi Uminhgiaochu theo trường phái nào??? :D
Đa số các cao thủ giang hồ đều theo trường phái Khí tông, Kiếm tông chỉ đếm trên đầu ngón tay, nổi bật nhất là Đoàn Dự với tuyệt chiêu Lục mạch thần kiếm, phải không Uminhgiaochu!???? :))

Uminh theo Kiếm tông vì 2 lý do:
1/ Thời gian luyện tập để có thành tựu nhanh
2/ Không có thể lực và độ trụ để chịu đòn, nội lực bản thân xì cút như Lệnh Hồ Xung vậy đó :))

ldtk
12-05-2010, 11:47 AM
Kha kha uminhgiaochu lăn lộn giang hồ, cũng có thể xem như là nội lực đầy đủ rồi, mà nội lực đã có thì luyện Kiếm tông cũng là chuyện đương nhiên :))



Bác Tâm cho em hỏi là luyện tàn cuộc mà không có thầy (chỉ luyện qua sách vở) thì nên làm theo các bước nào?

Hehe cái này khó trả lời quá, vì kinh nghiệm bản thân hồi đó ngồi tự luyện cờ tàn, chỉ trong 30 phút mà mình ngủ gật đến 3 lần :)) . Có lẽ là bạn nên rủ thêm 1-2 người cùng luyện, cùng phân tích mổ xẻ thì sẽ hứng thú hơn. Còn nội dung thì cứ theo những sách dạy cờ tàn mà luyện, từ trang đầu luyện dần đến 1/3 cuốn sách thì có thể xem như thành tựu rồi hehe. Mà để ý thấy sách nào vào cũng dạy bài 1C đánh với 1S đầu tiên, hồi lúc mới luyện đâu có thèm để ý, nghĩ mấy hình này biết bao giờ mới gặp. Nhưng sau này thấy quả thật nó rất quan trọng, ví dụ gặp hình 1X 1C đánh 1X 1S, thường là sẽ đổi X để chuyển thành 1C thắng 1S. Do đó nếu nắm vững cờ tàn cơ bản thì việc tính toán trung cuộc sẽ đỡ rắc rối hơn nhiều.

Aty
12-05-2010, 01:30 PM
Bài cua các Bác , bài nào cuñg hay. Ho.c rồi , ho.c thêm và ho.c ...ma~i .

Trần Khải Ý
12-05-2010, 03:16 PM
Kha kha uminhgiaochu lăn lộn giang hồ, cũng có thể xem như là nội lực đầy đủ rồi, mà nội lực đã có thì luyện Kiếm tông cũng là chuyện đương nhiên :))




Hehe cái này khó trả lời quá, vì kinh nghiệm bản thân hồi đó ngồi tự luyện cờ tàn, chỉ trong 30 phút mà mình ngủ gật đến 3 lần :)) . Có lẽ là bạn nên rủ thêm 1-2 người cùng luyện, cùng phân tích mổ xẻ thì sẽ hứng thú hơn. Còn nội dung thì cứ theo những sách dạy cờ tàn mà luyện, từ trang đầu luyện dần đến 1/3 cuốn sách thì có thể xem như thành tựu rồi hehe. Mà để ý thấy sách nào vào cũng dạy bài 1C đánh với 1S đầu tiên, hồi lúc mới luyện đâu có thèm để ý, nghĩ mấy hình này biết bao giờ mới gặp. Nhưng sau này thấy quả thật nó rất quan trọng, ví dụ gặp hình 1X 1C đánh 1X 1S, thường là sẽ đổi X để chuyển thành 1C thắng 1S. Do đó nếu nắm vững cờ tàn cơ bản thì việc tính toán trung cuộc sẽ đỡ rắc rối hơn nhiều.


Hi mod ldtk

Mình không thấy có chỗ nào mà không đồng ý với nhận định của bạn được cả.

Bài viết của mình nhắm vào đối tượng không chuyên, cho nên mạn phép đề cử một giai đoạn khởi đầu hứng thú một chút. Nhận định sâu sắc của bạn cho thấy bạn hiểu rất rõ đâu là bản lĩnh thực sự của một kỳ thủ. Con đường chuyên nghiệp hẳn nhiên sẽ chú trọng về việc hàm dưỡng tàn công. Mình nghĩ đối với các bạn không chuyên, sau 4 năm đầu với một chút kiến thức về khai-trung và sát chiêu thì việc luyện tàn cục sẽ đến như một điều tất yếu. Cái khổ nhất của các bạn không chuyên là không có những khoản thời gian chất lượng để tu luyện. Mà nếu chú trọng về tàn cục sớm quá thì khi ngồi đánh chơi mấy ván cờ lại thua sớm vì những khai trung cạm bẫy, mất vui!

Phải đánh khá rồi thì mới cảm được cái hay của những nước thâm tàn. Càng khá, thì tàn cũng theo đó mà càng thâm. Mình hoàn toàn tán thành quan điểm của bạn là muốn trở thành cao thủ thì phải luyện tàn cục cho sâu. Vấn đề ở chỗ sắp xếp thời gian và ưu tiên thế nào cho từng đối tượng, chuyên hay không chuyên.

Cám ơn bạn đã trao đổi quan điểm,
TKY.

thedungbka
12-05-2010, 04:51 PM
cầm kì thi họa.

cuanghi7183
18-05-2010, 01:56 AM
qua cung phao hay

sakuraminami
30-05-2010, 07:02 PM
hay,phân tích hay quá nhưng pác Trần Khải Ý này,thế mỗi ngày phải luyện bao nhiêu thời gian :(

sakuraminami
30-05-2010, 07:04 PM
mà nói gì thì nói,luyện cờ tàn,mất công ngồi xếp lại bàn cờ ghê :(

danhgage
03-06-2010, 09:59 AM
hahacacbac dam choi voi em khong em la vua sai phao đaoo

sakuraminami
07-06-2010, 05:04 PM
có ai có tài khoản zingplay ko,vô đó luyện ddp vs bpm với mình nè,ai đi trước thì dùng pháo đầu đi sau bình phong mã :D,giờ quyết định luyện bố cục này trước tiên :D

tranmy_bt
08-06-2010, 09:05 AM
có ai có tài khoản zingplay ko,vô đó luyện ddp vs bpm với mình nè,ai đi trước thì dùng pháo đầu đi sau bình phong mã :D,giờ quyết định luyện bố cục này trước tiên :D

bố cục này đẻ ra cả chục bố cục khác nửa đấy. chỉ ngũ cửu pháo đối bpm bình pháo đổi xa đã trên 1 chục biến. biết khi nao luỵen xong nhỉ!;);)

ChenJunYu
08-06-2010, 03:04 PM
quá cung pháo là trận pháp kinh điển từ thời nhà thanh ,nó còn có tên gọi là quá cung chưởng pháp chảo thật kỳ lạ là ở Việt Nam danh thủ Phạm Quốc Hương là bậc thầy về trận này mong các anh em tiếp tục nghiên cứu

sakuraminami
21-06-2010, 11:34 PM
bố cục này đẻ ra cả chục bố cục khác nửa đấy. chỉ ngũ cửu pháo đối bpm bình pháo đổi xa đã trên 1 chục biến. biết khi nao luỵen xong nhỉ!;);)

thì luyện từ cơ bản tới nâng cao thôi chứ biết sao giờ,từ từ rồi nó cũng nhừ