PDA

View Full Version : Cho và Nhận



Lâm Đệ
14-10-2012, 05:37 AM
Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford

Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.

Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngủ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.

Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”(st)

http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Herbert_Hoover-J_Paderewski-content.jpg

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

P/S
Ignacy J. Paderewski là một dương cầm thủ vĩ đại sánh ngang Rubinstein và Horowitz .Những bài Nocturne của Chopin ông chơi hơn nửa thế kỉ vẫn còn là kinh điển cho các thế hệ cầm thủ sau này .Bàn tay trái ông chơi Rubato thật tuyệt vời các nốt lung linh huyền ảo lạ lùng .Có nhà phê bình âm nhạc phải thán phục kêu lên Nghe ông chơi Chopin đúng là những khẩu đại pháo nấp dưới hoa

CXQ
14-10-2012, 08:45 AM
Đây là quy luật "Nhân - Quả" trong đạo Phật. Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự vật. Em cũng đã đọc khá nhiều câu truyện về luật "Nhân-Quả" nhưng câu truyện trên thì chưa đọc. Thank bác.

ChienKhuD
14-10-2012, 10:21 AM
Thật may mắn cho Herbert Hoover vì đã có cơ hội để trả ơn cho Paderewski. Cuộc đời đôi khi có những cái ơn mà ta không thể trả được (người ban ơn không còn nữa chẳng hạn). Thành ra phải nuối tiếc suốt cả cuộc đời... Xin tiếp bác Lâm bằng một câu chuyện khác nhé:

Tân Mục Công đi săn ở núi Lương Sơn. Đang đêm bị quân gian vào lấy cấp mất con ngựa. Mục Công sai người đi tìm. Tìm đến chân núi Kỳ Sơn, thấy có một bọn hơn 100 người đang tụ tập nhau lại ăn thịt con ngựa của Mục Công, quân sĩ về báo với Tân Mục Công và xin đem người đến vây bắt cả bọn.

Tân Mục Công nói:

Không nên. Ngựa đã chết mất rồi, nay ta đem quân đến giết người nữa, dân bảo ta quí ngựa hơn người.

Nói xong, truyền đem mấy hủ rượu ngon đến cho bọn ăn trộm ngựa và bảo quân lính nói rằng: “Chúa Công chúng tôi thấy các người an thịt ngựa mà thiếu rượu sợ kém ngon, nên cho chúng tôi mang rượu đến cho các người dùng”.

Bọn ăn trộm ngựa thấy vậy bảo nhau:

Biết là chúng ta ăn trộm ngựa, chúa công đã không trừng phạt mà còn đem rượu nữa, bao giờ chúng ta mới đền được ơn này?

Ít lâu sau, Tân Mục Công cất quân di đánh nước Tấn, bị quân Tấn vây khốn. Bỗng có một nhóm dũng sĩ hơn ba trăm người kéo đến giải vây. Hỏi ra mới biết đó là bọn ăn trộm ngựa năm xưa.

CXQ
14-10-2012, 11:19 AM
Thật may mắn cho Herbert Hoover vì đã có cơ hội để trả ơn cho Paderewski. Cuộc đời đôi khi có những cái ơn mà ta không thể trả được (người ban ơn không còn nữa chẳng hạn). Thành ra phải nuối tiếc suốt cả cuộc đời...

Em xin mở rộng thêm. Có nhiều người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ, không làm việc gì bất nhơn thất đức, nhưng cứ bị nạn, bệnh hoạn liên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo dồn dập? Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa thầy phản bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu tay, không chừa bất cứ thủ đoạn, phương tiện gian manh nào, nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ của họ, tại sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?

Luật nhân quả giải thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ, kết quả hay hậu quả nhận được trong hiện tại. Có những nguyên nhân được tạo ra trong hiện tại, kết quả hay hậu quả nhận được trong vị lai.

Người hiền lành đang gieo nhân lành trong hiện tại, kết quả tốt chưa kịp đến thì hiện nay phải đền trả quả báo xấu do nghiệp nhân xấu đã gây tạo trong quá khứ. Khi quả báo xấu hết rồi, vận xui qua rồi, con người bắt đầu gặp may mắn, gặp vận hên, gặp số đỏ, gặp quới nhơn, ăn nên làm ra, tiền vô như nước, vạn sự hanh thông. Do đó, sách có câu: "Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai", chính nghĩa như vậy.

Những người hiện đời đang gieo nhân ác, tạo tội tạo nghiệp, hậu quả xấu chưa kịp trổ, nhưng hiện tại đang thụ hưởng phước báo lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trong quá khứ. Khi hưởng hết phước báo rồi, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, tai nạn triền miên, tán gia bại sản, lâm bệnh ngặt nghèo, hay chết thê thảm. Các vị quốc vương, hay tổng thống bị đảo chánh và ám sát, các tay tài phiệt bị phá sản phải tự tử, các hoàng gia, công nương, công tử bị bất đắc kỳ tử trên xa lộ, dưới biển sâu, hay trên núi tuyết, cho thấy rằng luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không có ngoại lệ, không hề sai chạy!

Tóm lại: Tùy theo "cái nhân" là hạt giống loại nào, sau khi được gieo xuống đất, phải chờ đủ "thời tiết nhân duyên", mới gặt hái "cái quả" của nó, có khi sớm, cũng có khi muộn. Cũng có khi gặt phải quả chanh chua, nhưng có thể đem bán đi, mua quả cam ngọt. Đó là trường hợp chúng ta đã "lỡ" gieo nhân xấu, nhưng nhờ thiện hữu tri thức nhắc nhở, chúng ta biết phục thiện, quay trở về chánh đạo, chuyển ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp thiện lành, làm nhiều việc phước đức, tu tâm dưỡng tánh, chúng ta có thể gặt "quả tốt", hay ít ra cũng giảm bớt được "quả xấu"

nhachoaloiviet
14-10-2012, 11:23 AM
Hay quá các bác, đúng là trong cuộc sống làm ơn và trả ơn là những điều khiến người ta có thể hạnh phúc. Có một câu chuyện tuy cũ nhưng rất tinh tế, em xin góp hi :

Cuồng Sở cứu chủ:
Nghĩa đen là người nước Sở điên loạn cứu vua.Tại sao đã điên lại còn cứu được vua,nguyên do là có tích sau đây:

Sau khi trừ được nổi loạn, Sở Trang Vương mở tiệc đại yến trên Tiệm đài, triệu các quan triều thần đến dự, lại cho các phi tần đi theo.

Trang vương nói với triều thần ;

-Ta không uống rượu, nghe hát đã sáu năm. Bây giờ dẹp yên bọn phản nghịch rồi, ta cùng với các ngươi bày một tiệc rượu vui gọi là Thái Bình yến. Phàm các quan văn võ, bất cứ to nhỏ đều được dự cả.

Các quan đều sụp lạy, theo thứ tự mà ngồi.

Chức Hành nhân , người trông coi việc nhà bếp, dâng món ăn. Chức Thái sử, coi về văn hóa nghệ thuật, tấu nhã nhạc.Khi mặt trời đã gần lặn, tiệc rượu còn đang vui, Sở Trang Vương sai người thắp nến lên để uống rượu tiếp.

Lại sai cung tần Hứa Cơ, thiếp rất được vua yêu, đi mời các quan mỗi người một chén rượu. Các quan đều đứng dậy để uống.

Bỗng có trận gió to, tắt hết cả nến. Một trong các quan đại phu thấy Hứa Cơ xinh đẹp nhân lúc tối tăm thò tay nắm lấy vạt áo.

Hứa Cơ tay trái dứt áo ra, tay phải nắm được dải mũ người ấy, dải mũ đứt. Người ấy sợ lắm buông tay ra.

Hứa Cơ lấy cái dải mũ rón rén đến trước mặt Trang Vương ghé tâu;

-Thiếp vâng mệnh đại vương ra mời các quan uống rượu, có một người vô lễ, nhân lúc nến tắt, nắm lấy vạt áo thiếp. Thiếp đã dứt được cái dải mũ của người ấy, xin đại vương thắp nến lên và xử cho thần thiếp.

Trang Vương bèn hạ lệnh cho nội thị chưa vội thắp nến, nói với các quan ;

-Hôm nay ta bày tiệc, mong các ngươi cùng mua vui, các người bỏ các dải mũ ra, ngồi cùng ta uống rượu thật say. Nếu ai chưa dứt dải mũ thì chưa được vui lắm !

Các quan nghe xong, dứt hết dải mũ. Lúc ấy, Trang Vương mới cho thắp nến lên. Bữa tiệc ấy về sau còn gọi là Tuyệt Anh hội (hội Dứt dải mũ )

Duy chỉ có viên quan nhỏ đó cảm ân của Sở Trang Vương không biết nhường nào.Vài năm sau binh đao nổi lên,quân địch đánh vào tận kinh thành tình thế đất nước nguy như trứng chồng.Bỗng mọi người bỗng thấy một viên quan kéo gia nhân và binh lính điên cuồng xông vào đám quân giặc tả phang hữu chặt không hề biết sợ.Điều đó làm tinh thần quân sĩ tăng lên gấp bội và cuối cùng đã giải vây đẩy lui được quân giặc.Vị tướng đó chính là người đã sàm sỡ hàng của vua và bị giựt dải mũ được vua tha tội nên cảm ân vua đã báo đáp.

Tha thứ thật là một điều tuyệt vời

Lâm Đệ
14-10-2012, 11:53 AM
Truyện của các bạn trích dẫn đọc thật thú vị mỗi truyện một sắc thái ,có nét tuơng đồng , có nét dị biệt .Thật khó mà biết người cho và người nhận ai hạnh phúc hơn ai ?
Lại có cái cho của những kẻ yêu nhau trong tình khúc nghe thật xót xa

Cho em môi hôn vội vàng
Cho em quen ân tình sâu
Dù em không mong dài lâu
Xin cất lấy ước mơ đầu
Cho tôi yêu em nồng nàn
Dù tháng năm buồn vui bàng hoàng

Nhưng cao hơn hết vẫn là cái cho gọi là Bố thí Ba La Mật một trong Tứ vô luợng tâm của Phật giáo .Tích xưa kể rằng

Ryuokan là một Thiền sư sống một cuộc đời đơn giản nhất trong một căn lều nhỏ dưới chân một hòn núi .
Một buổi chiều , một tên trộm viếng lều của Ryuokan lục soát lấy đồ .
Ryuokan về bắt gặp hắn đang lục soát nói :
_ “ Có lẽ anh từ xa đến đây để viếng tôi . Vô lẽ anh trở về tay không sao . Hãy lấy quần áo của tôi để làm một món quà “.
Tên trộm ngạc nhiên . Hắn lấy quần áo của Ryuokan rồi tẩu thoát . Ryuokan ngồi trần truồng , ngước mắt nhìn trăng thơ mộng :
_ “ Hỡi người bạn nghèo khổ ! Ước gì ta có thể cho anh mặt trăng đẹp này “.

CXQ
14-10-2012, 12:03 PM
TIỀN ÔNG.

Tiền Ông người Giang Tô, tuổi quá 50 còn chưa có con. Dân gian có câu:
30 tuổi không con, ngày bình đạm
40 tuổi không con, nhà vắng tanh
50 tuổi không con, không ai hỏi
60 tuổi không con, dứt lục thân.
Đó là ý kiến người đời, tả nỗi thống khổ của những người không có con. Tiền ông là vị trưởng giả trung hậu tuy nhiên không học Phật, nên cũng không tránh khỏi được nỗi buồn đó.
Cùng huyện có một ông họ Dụ, gia cảnh cực kỳ nghèo khổ, nhà lại đông con, nợ nần tứ tung. Chủ nợ thưa kiện, ông không có tiền trả nên bị bắt bỏ ngục. Vợ con Dụ cầu cứu Tiền ông. Tiền ông khẳng khái bỏ tiền ra trả nợ giúp.
Khi được tha Dụ đem cả nhà đến lạy tạ. Bà vợ Tiền ông thấy con gái ông Dụ mới 16 tuổi xinh đẹp, đoan trang, nghĩ mình không sinh được con khiến chồng buồn khổ, hay là mình nạp cô này làm thiếp, sinh con nối dõi cho chồng.
Bà bèn ngỏ lời với vợ chồng Dụ. Vợ chồng Dụ dĩ nhiên là đồng ý. Nhưng Tiền ông không đồng ý; ông bảo vợ :
-Thừa cơ người ta bị nạn, lấy con gái người ta làm thiếp là chuyện bất nhân. Tôi giúp đỡ họ chỉ là làm việc thiện. Hơn nữa tôi đã quá 50, sao có thể sánh với một cô gái 16 tuổi? Tôi thà không có con chứ không làm việc thiếu đạo đức như vậy.
Vợ chồng ông Dụ thấy Tiền ông cao nghĩa như vậy, cảm động đến rơi lệ, lạy tạ mà về.
Một đêm nọ, bà vợ ông Tiền nằm mộng thấy Quán Thế Âm bồ tát bảo bà :
-Chồng con âm đức rất lớn, đáng được tặng một quý tử.
Không lâu bà vợ thọ thai, sanh ra một đứa nhỏ bụ bẫm. Hai vợ chồng vui mừng quá điều mong ước, đặt tên con là Thiên Tặng (Trời cho). Đứa con rất thông minh, sau thi đậu tiến sĩ làm quan tới chức Ngự sử.

CXQ
14-10-2012, 12:09 PM
NGẠN TRAI Tiên Sinh

Ngạn Trai tiên sinh người huyện Nghi Hưng, lúc thi đậu tú tài gia cảnh rất nghèo nhưng tính tình rất ngay thẳng, không tùy tiện lấy đồ vật của người, lại hay giúp đỡ người ta. Khi gập người có chuyện, nhất định cứu giúp dù có tổn hại danh tiết cũng không cần.
Ngạn Trai dạy học để kiếm sống. Một năm đêm trừ tịch, trên đường về nhà gập một người đàn bà trung niên vừa đi vừa khóc. Ông thấy lạ bèn hỏi chuyện nhưng bà ta không trả lời. Ông cứ hỏi đi hỏi lại mãi. Bà ta tức giận bảo :
-Người đi đường, mỗi người có tâm sự riêng, ai rỗi hơi mà kể cho người khác nghe !
Ngạn Trai nhìn sắc mặt bà ta buồn thảm bèn an ủi :
-Tôi không phải tùy tiện mà hỏi, nhưng nếu bà có chuyện gì hãy nói tôi biết, biết đâu tôi có thể nghĩ cách giúp bà giải quyết.
-Chồng tôi là lý trưởng làm hụt công quỹ 30 lạng, bị bắt bỏ ngục; mỗi ngày đều bị đánh đập rất khổ sở. Lần trước đi thăm ông nói nếu quá kỳ hạn không nộp đủ tiền nhất định bị xử tử. Chồng tôi dục tôi bán đứa con gái lấy tiền bồi hoàn. Tôi theo lời, nhưng người trung gian lấy cớ cuối năm khó tìm người mua để ép giá chỉ bán được 10 lạng. Đã mất con gái mà chồng cũng không được thoát tội, tôi thật không nghĩ ra biện pháp gì, chỉ định bán thân để thêm chút tiền cứu chồng. Chồng thì tù tội, con gái thì bị bán làm tỳ thiếp, thân mình cũng chẳng giữ được, chỉ chớp mắt cả nhà đã bị tan rã !
-Ba chục lạng cũng không phải là nhiều, chẳng lẽ không có thân thích bạn bè nào để vay mượn sao ?
Người đàn bà thở dài :
-Ông ơi ! Nói thì dễ lắm ! Bạn bè thân thiết thì nghèo nàn họ lo cho họ còn chửa xong làm sao lo cho mình. Những người có tiền nghe tin đều lánh xa, tưởng gập mặt cũng khó, nói gì nhờ cứu giúp ?
Nói rồi khóc lớn, định đi. Ngạn Trai ngăn lại :
-Chờ chút, tôi tuy không có tiền nhưng 30 lạng cũng có thể vay mượn được. Nhưng con gái bà đã bán rồi có tiền có thể chuộc lại được không ?
-Tôi tuy bán cháu nhưng chưa làm khế ước, nếu có tiền có thể chuộc lại được.
Ngạn Trai lấy ra 12 lạng trao cho bà ta :
-Bà hãy lấy tiền này đi chuộc con gái về, ngày mai tôi nhất định đem đủ tiền giúp bà.
Người đàn bà không ngờ Ngạn Trai lại nhiệt tâm giúp đỡ như thế, cúi đầu khóc lạy và xin hỏi tên và địa chỉ, còn nói :
-Ngày mai chuộc cháu gái về, nhất định đưa đến nhà ông làm tỳ thiếp.
-Xin bà đừng nói vậy ! Tôi chỉ thương hại mẹ con bà cốt nhục bị phân ly, chứ không muốn nhận con gái bà làm tỳ thiếp.
Do đó, không cho biết tên họ và địa chỉ, chỉ hẹn gập lại ở một địa chỉ khác. Khi đi rồi còn quay đầu lại dặn :
-Ngày mai nhớ đến sớm, đừng chậm trễ !
-Dạ !
Ngạn Trai về đến nhà, bà vợ hỏi tiền đong gạo.
-Thật là phí công dạy học ! Đường núi quanh co, vấp té mấy lần tưởng rơi xuống vực, may mà sống sót, làm sao giữ được túi tiền ?
Bà vợ biết ông thích giúp người, liền cười bảo :
-Nếu như ngã rơi mất tiền còn có thể tìm lại được, chỉ sợ ông lại đem đi giúp người thôi.
-Chính vậy đó, nhưng còn chưa đủ, biết làm sao ?
Bèn thuật cho vợ nghe. Bà vợ vốn là người hiền thục, nghe rồi không nửa lời trách oán, còn khen ngợi :
-Thật là một việc tốt ! Nhưng năm cùng tháng tận đi đâu mà mượn được 20 lạng đây ? Ông đã hứa với người ta thì phải lo cho trọn. Nhà mình hãy còn đủ dùng ông không phải lo cho nhà.
Tiên sinh rất cao hứng bèn đi mượn thân hữu được hơn 10 lạng, nhưng vẫn chưa đủ. Trong thành có một người cho vay, nhưng nếu không có đồ vật gì để cầm thì 1 xu cũng không cho dù là họ hàng hay bạn bè thân thiết. Trong nhà chẳng có vật gì quý để cầm; Ngạn Trai là người giữ chìa khóa nhà từ đường của tộc họ, chỉ còn cách lấy đồ đạc trong từ đường đem đi cầm. Ngày hôm sau đem tiền đến nơi ước hẹn, giao cho người đàn bà rồi trở về nhà. Người đàn bà bèn len lén đi theo thấy Ngạn Trai nói chuyện với một người trên đường, bèn gạn hỏi người đó để biết tên và địa chỉ. Vài ngày sau, bà ta dẫn chồng và con gái đến nhà lạy tạ ơn và thỉnh cầu cho con gái ở lại làm tỳ thiếp. Ngạn Trai thấy đứa bé gái chưa tới 10 tuổi nhưng dung mạo đẹp đẽ bèn nói :
-Hãy mang cháu về nhà, sau này kiếm nơi tốt mà gả chồng cho cháu. Đừng để tôi mang tội bất nghĩa !
Cả gia đình lạy tạ mà đi.
Đến ngày nguyên đán, mọi người trong họ đến từ đường để lễ tổ, thấy từ đường trống không. Mọi người đều hoảng sợ tưởng rằng bị trộm. Ngạn Trai nói :
-Tết đến vì không có tiền nên tạm mượn để cầm, khi nào có tiền sẽ xin chuộc lại.
Mọi người tức giận trách mắng, Ngạn Trai vẫn yên lặng, không giải thích cũng không mắc cỡ hay tức giận. Vị tộc trưởng biết ông là người trung hậu, lại hay giúp người, chắc phải có nguyên nhân bí ẩn gì đây, nên bảo mọi người tạm thời về nhà, 3 ngày sau sẽ lại thương nghị. Tộc trưởng đến nhà Ngạn Trai hỏi riêng bà vợ, biết chuyện rồi cao hứng, triệu tập người trong họ lại, nói rõ nguyên nhân và bảo :
-Đây là một chuyện rất tốt ! Kỳ thi năm nay Ngạn Trai nhất định sẽ trúng tuyển. Nhưng đem cầm đồ từ đường là một tội không thể tha. Vậy cấm Ngạn Trai không được vào từ đường, đợi trúng tuyển rồi mới cho vào.
Mọi người đều bằng lòng.
Khi ra bảng, Ngạn Trai quả nhiên đậu cử nhân hạng rất cao, được triều đình bổ làm Thông Chân học chính (hiệu trưởng một trường huyện).

CXQ
14-10-2012, 12:10 PM
Tiến Sĩ DƯƠNG TIỆN

Ông cử Dương Tiện là một người học hành rất xuất sắc, gia cảnh lại phong lưu. Mùa hạ năm đó cùng đồng bọn kết bạn tham dự kỳ thi Hội. Đã đỗ đầu kỳ thi Hương, trong túi lại có nhiều tiền, mỗi ngày ông đều cùng bạn bè nơi quán trọ uống rượu, ngâm thơ làm vui. Cùng trọ trong quán có một vị thuật sĩ, tướng thuật rất cao minh, nói đâu trúng đó. Dương Tiện thường chuyện trò với ông ta rất tâm đầu ý hợp. Một hôm, Dương Tiện sách một con cá vào phòng thuật sĩ cười bảo :
-Ông rất giỏi xem tướng, ông xem tôi có ăn được con cá này không ?
Vị thuật sĩ xem cá, xem ông Dương Tiện rồi nói :
-Không được !
Dương Tiện mang cá vào bếp chiên, sau đó mang về phòng để lên bàn, rồi đi mời thuật sĩ tới cùng ăn, chuẩn bị cười ông đoán sai.
-Tôi có ăn được cá không ?
-Không được !
Nói chưa dứt lời thì một con rắn từ trên trần nhà rớt xuống làm đổ đĩa cá. Mọi người kinh sợ hét lên. Con rắn bèn bò đi mất. Dương Tiện không ăn được cá rất thán phục thuật sĩ, ông ta khiêm nhượng :
-Tướng thuật của tôi có đáng gì ! Vì ông định ngạo tôi nên tôi cũng đùa một chút chơi chứ con cá này chẳng quan hệ gì đến tướng thuật cả.
-Tôi có đậu được tiến sĩ không ?
Thuật sĩ do dự :
-Tôi sợ ông giận.
-Cứ nói đi, có quan hệ gì ?
Thuật sĩ định nói lại thôi, Dương Tiện năn nỉ hai ba lần, thuật sĩ miễn cưỡng bảo :
-Ông không có hy vọng trúng tuyển, hơn nữa sắc mặt ông rất xấu, canh 3 ba hôm nữa ông sẽ chết không toàn thây. Ở đây không xa nhà ông mấy, ông mau trở về ngay.
-Có tránh được không ?
-Như tôi thấy thì không thể được.
Dương Tiện thấy ông ta nói chắc như thế, trong lòng hoảng sợ, sửa soạn hành lý đi về. Bạn bè trách thuật sĩ nói láo, giữ không cho Dương Tiện về. Dương Tiện đành lưu lại quán nhưng lòng riêng không an. Ba hôm sau, trời sáng trăng, bạn bè đều ngủ cả. Dương Tiện lo lắng nằm ngồi không yên, bèn trở dậy ra ngoài tản bộ. Bỗng nghe có tiếng khóc nức nở từ một căn nhà đổ nát. Dương Tiện đẩy cửa bước vào thì thấy một người đàn bà đang ôm hai đứa nhỏ khóc lóc rất ai oán. Dương Tiện gạn hỏi thì ra chồng của thiếu phụ thiếu nợ một phú ông 50 lạng bị đối phương thưa kiện, bị bắt bỏ tù, bị đánh đập khổ sở, chỉ còn cách bán vợ, đợ con để hoàn trả. Bà mẹ không nỡ xa con nên mới khóc thương tâm như thế. Dương Tiện
nghĩ bụng : tiền thì mình không thiếu, nhưng như thuật sĩ nói mình sắp chết, giữ tiền lại có ích gì chi bằng giúp cho gia đình này khỏi tan nát, bèn hỏi :
-Đã làm khế ước chưa ?
-Còn chưa.
-Nếu có tiền có thể giải quyết được không ?
-Được !
-Người môi giới ở đâu ?
-Ở gần đây thôi.
-Vậy hãy mời ông ta tới đây, tôi về nhà lấy tiền giúp bà.
Người thiếu phụ nghi ngờ Dương Tiện có dụng ý gì khác do dự không chịu đi. Dương Tiện cười nói :
-Tôi vì không nỡ thấy gia đình bà cốt nhục phân ly, do đó mới giúp. Bà hãy đi ngay đi, đừng chần chờ nữa.
Người đàn bà vui mừng ra đi, Dương Tiện cũng trở về quán trọ lấy 70 lạng bạc mang đến. Khi vào nhà thấy người đàn bà và một ông lão ngồi đó bèn hỏi ông là ai. Ông lão cho biết là người môi giới bán người. Dương Tiện trao tiền cho thiếu phụ và nói rõ nguyên nhân. Ông lão kinh ngạc :
-Thầy chỉ là một người qua đường mà trọng nghĩa như thế, huống hồ tôi là hàng xóm của bà đây. Nhờ hậu ân của thầy, việc bán thân không cần phải nói nữa. Bây giờ lão sẽ mang tiền nộp quan phủ để họ thả ông chồng bà này về.
Nói rồi mở túi tiền ra xem, thấy thừa 20 lạng.
-Tiền thừa là để giúp vợ chồng họ mưu sinh, tránh không bị thiếu tiền người khác nữa.
-Thầy thật là chu đáo, là cha mẹ tái sanh của vợ chồng họ.
Chuyện xong rồi, Dương Tiện trở về quán trọ nghĩ đến lời thuật sĩ không ngủ được, nghe trống báo canh ba nghĩ bụng :
-Đã tới lúc rồi !
Đương nghĩ ngợi bỗng nghe có tiếng gọi cổng bèn ra mở cửa thì ra là 2 vợ chồng thọ nạn đến cảm ơn. Dương Tiện an ủi 2 vợ chồng rồi tiễn họ ra cửa. Định trở về phòng ngủ thì bỗng nhiên nghe ầm một tiếng vội chạy vào xem thì ra bức tường bị đổ đè ụp xuống
giường ngủ gẫy nát. Nếu Dương Tiện nằm trên đó thì đã tan xương nát thịt.
Ngày hôm sau, Dương Tiện đến thăm thuật sĩ cười ông đoán bậy. Thuật sĩ ngắm nghía một lát rồi bảo :
-Ông đừng dối tôi. Nhất định hôm qua ông đã làm một việc gì đó ân đức rất lớn khiến mặt ông đầy vẻ tốt lành. Không những ông không chết mà còn thi đậu tiến sĩ nữa.
Dương Tiện rất khâm phục. Năm đó, quả nhiên đậu tiến sĩ rồi được triều đình bổ nhiệm vào Hàn Lâm Viện.

CXQ
14-10-2012, 12:18 PM
TÀO CÁN.

Linh Ẩn thiền sư kể: Lưu Ngọc Thọ, người Tô Châu làm phòng khảo quan ở Quý Châu. Một lần đi thuyền qua Hồ Quảng, đêm nằm mộng thấy một người mặt dài bảo ông :
-Tôi là Tào Cán ở đời Tống, trước đó dười trào Đường là người buôn bán, ngẫu nhiên đi qua một ngôi chùa; có nghe pháp sư giảng kinh nửa buổi. Tôi có ra tiền biện trai cung dưỡng đại chúng. Vì có thiện duyên này nên vài đời sau đều được làm chức quan nhỏ. Đến đời Tống làm tướng biên phòng. Khi đánh Giang Châu vì dân trong thành chống cự không chịu hàng, nên rất tức giận. Khi chiếm được thành giết rất nhiều người. Vì sát nghiệp nặng, nên đời đời đều bị làm heo. Mấy năm trước làm heo ở nhà ông, nhờ ơn ông không giết. Ngày nay may lại gập ông, ngày mai là ngày tôi bị giết; xin ông thương mà giúp cho.
Lưu giật mình tỉnh mộng; nhìn xem thì nơi thuyền đậu quả có một lò sát sinh, bèn vào xem thấy có một con heo kêu rất lớn. Ông bỏ tiền ra mua và thả vào vườn phóng sinh. Hễ có người nào gọi Tào Cán, con heo đều vẫy đuôi như xác nhận. Chuyện này nhiều người thấy tận mắt.

kt22027
14-10-2012, 01:19 PM
Thật ra nhân và quả có thể giải thích được bằng suy luận bình thường. Câu chuyện dưới đây là có thật do ông chú (chú của ba tôi) kể.

Cạnh nhà ông chú có một cụ già mà ông chú tôi rất mến nên thường hay ghé thăm. 1 hôm qua thăm thì ông cụ khóc và than rằng "mầy coi đó, thằng Sen nó cho tao ăm cơm bằng gáo dừa kìa." Thấy chuyện bực mình ông chú tôi đợi thằng Sen về để dại cho nó một bài học.

Chờ được môt chút thì thằng Sen về.

- Ê Sen sao mầy bất hiếu vậy, cho ông già mầy ăn bằng gáo dừa?
- Tại anh không biết chứ ổng làm bể chén mỗi ngày đó, nhưng tôi thấy có gì đâu mà anh làm ghê vây?
- Trời ơi, mày làm vậy mà còn nói là không sao hả?
- Tôi thấy có sao đâu, hồi đó ba cũng cho ông nội ăn bằng gáo dừa mà.

Thì ra đối với Sen chuyện này thấy bình thường vì đã thấy từ nhỏ, và đã được "dạy" như vây là ok nên Sen mới làm theo.

Thí dụ tôi giúp 1 người mà không hề cầu lợi, cơ hội gần như là 100% tôi hoặc con, cháu, chắc tôi sẽ nhận được sự giúp đỡ lại. Việc này cũng có thể giải thích bằng suy luận bình thường thôi. Hầu hết người nhận được sự giúp đỡ đều trở thành người giúp kẻ khác sau này. Nó đơn giản như là một anh bồi bàn thường hay cho tip nhiều vậy, có nhận mới hiểu được cái hay của cho. Vì thế, khi tôi giúp người đó, người đó sẽ giúp lại người khác và cứ thế một ngày nào đó con cháu hay chắc của tôi cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ sơi dây chuyền này thôi.

nhachoaloiviet
14-10-2012, 01:31 PM
Ryuokan là một Thiền sư sống một cuộc đời đơn giản nhất trong một căn lều nhỏ dưới chân một hòn núi .
Một buổi chiều , một tên trộm viếng lều của Ryuokan lục soát lấy đồ .
Ryuokan về bắt gặp hắn đang lục soát nói :
_ “ Có lẽ anh từ xa đến đây để viếng tôi . Vô lẽ anh trở về tay không sao . Hãy lấy quần áo của tôi để làm một món quà “.
Tên trộm ngạc nhiên . Hắn lấy quần áo của Ryuokan rồi tẩu thoát . Ryuokan ngồi trần truồng , ngước mắt nhìn trăng thơ mộng :
_ “ Hỡi người bạn nghèo khổ ! Ước gì ta có thể cho anh mặt trăng đẹp này “.

Hi đúng là không biết kẻ trao và người nhận trong Nhân Quả ai hạnh phúc hơn ai các bác ha! Đó là bẩm sinh của con người khi làm được một việc tốt cảm thấy vui sướng. Giúp đỡ được ai việc gì cũng cảm thấy vui sướng, ngay việc đó cũng đã là được đền đáp rồi. Người chịu ơn trong lúc khó khăn, sau này qua cơn khốn có cơ hội để đến đáp ân nghĩa cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc...

Vì vậy từ chối lòng tốt của người khác là một điều rất không nên. Bởi vì lòng tốt của con người rất hiếm, rất quý. Nếu ta không nhận lòng tốt của người khác ,chúng ta làm người không vui,còn mình thì tự làm khó mình.

He he nhưng như cái thằng ăn cắp trong chuyện này thì quá thể đáng quá . Ít ra nhận cái áo thôi, còn cái quần để cho Thiền sư phòng thân chứ. Đi ăn cắp đã bị phát hiện rồi mà còn trơ trẽn vậy sao?

roamingwind
16-10-2012, 12:34 AM
Em xin mở rộng thêm. Có nhiều người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ, không làm việc gì bất nhơn thất đức, nhưng cứ bị nạn, bệnh hoạn liên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo dồn dập? Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa thầy phản bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu tay, không chừa bất cứ thủ đoạn, phương tiện gian manh nào, nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ của họ, tại sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?

Luật nhân quả giải thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ, kết quả hay hậu quả nhận được trong hiện tại. Có những nguyên nhân được tạo ra trong hiện tại, kết quả hay hậu quả nhận được trong vị lai.



CXQ !!! có thiệt không đây? :)
Thế kỷ 21, tại VN có một thanh niên như you còn sót lại? Tình cảm thì đợi đúng thời cơ mới bài tỏ. Nhìn ngoài thì hay rượu chè nhưng vẫn có hướng nội tâm.

Mình có ý khác. Còn có câu "thiện nhân chiêu ác quả".
Làm bậy làm bạ quả ác tới, không hẳn là làm thiện ra thiện đâu.
Nếu chỉ cho và cho và cho thì đời này nghèo đời sau nghèo, đời kế tiếp nghèo, nghèo mãi cho đến khi nào thấy cho kiểu này bất lợi.
Vì mang trong tâm thức có gì cho đó :). Thì nghèo.
Đó là nhân quả. Nếu hạnh phúc được trong cái nghèo đó thì tốt, không thì mệt à nhe. Mà những người hay cho lại thêm tâm thức không cần tiền,
tâm thức không cần tiền thì không làm ra tiền, dầu có phước rồi cũng hết vì không tích trử, làm, thêm tiền. Thành ra lâu dần không khá được.

laototphilao
16-10-2012, 01:16 AM
Nhân chuyện đi chùa chiền mình nhớ ra ông bạn quen, chùa chiền, đình miếu chỗ nào cũng thấy ông này ủng hộ chục vài chục có chỗ hàng trăm triệu đồng, nhưng thằng em xin mỗi 2 triệu đóng học phí ông ý cũng không cho, vợ đi chợ xin ông ý từng nghìn con một. Hỏi mấy người hóa ra lão này làm ăn bố náo nên lương tâm không được yên ổn, bám vào chùa chiền để tinh thần đỡ bất ổn.

roamingwind
16-10-2012, 01:57 AM
Hì hì .... cái này gọi là có qua có lại ... cúng chùa để được yên tâm.
Các thương gia hay bị vào cái này. Đi chùa cúng để cầu xin công việc trôi chảy.
Tiền đầu tư bỏ ra quá nhiều nên muốn có được một hậu thuẩn cho chắc. Họ buôn bán
ở ngoài quen tánh, vào chùa cũng buôn bán :).


Tuy nhiên, nói trên không có nghĩa tôi xem thường các thương gia. Ngược lại, tôi rất thích thú và được học hỏi nhiều khi có dip nói chuyện chia xẽ với họ. Tâm thức họ khác người lao động bình thường như tôi :).
Tôi có dịp nói chuyện với đại gia bên VN qua Mỹ chơi. Họ nhìn đâu cũng thấy cơ hội làm tiền. Rất hay.
Tâm thức như vậy mà không giàu có thì luật nhân quã đem bỏ thùng rác. Họ thích tiền, sẳng sàng bỏ công sức vào làm tiền, thất bại không làm họ nản lòng. Họ giao thiệp với những người có tiền, trao đổi kỷ thuật làm tiền Thì tiền tự phải đến. Đó là nhân quả :). Còn tôi, không chê tiền nhưng cũng không sống chết vì tiền
nên tiên bạc vẫn thường thường bật trung. Nhân quả rỏ ràng :).

ChienKhuD
16-10-2012, 02:12 AM
Cái này gọi là "hối lộ" thánh thần đấy. Nhiều lúc cũng tội nghiệp thần thánh. Người ta bỏ ra có tí xíu mà xin đủ thứ. "Ông địa cho con trúng số độc đắc con cúng ông cái đầu heo" hay "Con xin ăn chay 1 tháng để ông cho con thi đậu tốt nghiệp". Ái chà. Ăn chay thì kệ mày chứ mắc mớ gì tới tao. Cho mày trúng số độc đắc mà tao chỉ được cái đầu heo thôi à? Mà tao có ăn được đâu. Cúng xong mày cũng ăn nốt.

Có lần cô nhân viên trong công ty hỏi ý tôi về việc thỉnh Phật tượng về nhà thờ. Tôi hỏi: "Em thờ để làm gì?". Cô nàng trả lời tỉnh bơ: "Em ở một mình sợ ma quá. Định thờ Phật cho ma không vào nhà." Tôi cười khà khà: "Ông Phật ổng hiền lắm em ơi. Ma có vô nhà ổng cũng không dám đuổi nó ra cho em đâu!".

Cho-nhận kiểu này nghĩ cũng vui!

Tontu
16-10-2012, 03:57 AM
@ bro CKD: Mình thích câu kết của huynh rất dễ thương: "Ông Phật ổng hiền lắm em ơi. Ma có vô nhà ổng cũng không dám đuổi nó ra cho em đâu!".

Theo mình thấy bro CKD cũng hiền lành như ông Phật vậy...khà khà.



Chào tất cả quý thiện hữu tri thức @};-

Hãy "cho" đi để cảm thấy hạnh phúc ở trong lòng ta.

Hãy cho đi để được nhận lại. Đó là một quy luật tự nhiên. Nếu người cho xuất phát từ cái "tâm từ" thì phần thưởng của người ấy lại càng to hơn. Tinh thần "cho đi" là xuất phát từ tình thương, và cảm súc từ trái tim mà ra...

Bản chất của mother of nature vốn nuôi dưỡng và bảo bọc tất cả mọi loài. Hễ ai thuận ý thiên thì được Trời Phật giúp sức không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Đó là quy luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu."

Bản chất của tình yêu thương vốn là cho đi. Cái tinh thần "cho đi" bất vụ lợi ấy cũng phần nào nói lên được sự quan tâm của người cho dành cho người nhận. Món quà cho đi tuy không đáng là bao, nhưng tấm lòng của người cho thật không nhỏ chút nào.

Ở một tình yêu trưởng thành, người ta không quan trọng giá trị của món quà bằng tấm lòng của người cho quà. Tấm lòng của người cho quà mới thật sự là món quà quý đấy!

Một lần nọ, có một quý đạo hữu hỏi một nhà sư như sau:

- Người phụ nữ: Con dâng cúng cho nhà thờ, chủa chiền và làm rất nhiều điều phúc đức nhưng không hiểu tại sao mấy năm nay con làm ăn toàn thua lỗ và thất thoát hơn 80K USD cho mỗi năm. Như vậy thì làm phước đâu chắc sẽ nhận lại thiện quả đâu thưa thầy?

- Nhà sư: Như vậy con cần phải làm phước nhiều hơn thế nữa thì mới được.

- Nhà sư giải thích: Tiền bạc con kiếm được, chính là cái "phúc" của con ở hiện tại. Tiền bạc được ví như nước trong hồ. Đức được ví như thùng đựng nước, hay "hồ" đựng nước. Nếu số lương nước vượt quá sức chứa của thùng nước, hay hồ nước thì tránh sao khỏi việc nước trào ra khỏi miệng thùng...đó là quy luật tự nhiên!

- Nhà sư tiếp lời: Nếu con muốn số lượng nước kia không bị trào ra khỏi mặt hồ thì con phải xây cái hồ lớn hơn mới được.

- Nhà sư tiếp lời: "Đức" chính là cái thùng, hay cái hồ đựng nước. Con càng làm nhiều điều phúc đức thì "cái hồ" càng to. Đến khi đó thì sợ gì nước trào ra ngoài. Con đã hiểu ý ta chưa?


Nếu "Đức" quá mỏng mà nhân duyên còn tốt thì tránh sao khỏi số lượng nước trào ra ngoài. Đây là quy luật tự nhiên. Vì chưng "Đức" chính là sự "bảo bọc" và "nuôi dưỡng" vạn vật. Điều này đã giải thích khá rõ trong quyển "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử. Thật là thâm thúy!

Chúng ta cũng đã từng nghe những câu như: "Ăn ở có Đức thì mặc sức mà ăn", "Đức năng thắng số", hay hoặc như "Tài không thể thắng được Đức", etc.

Vậy muốn có được Đức thì ta phải tập tinh thần "cho đi" bất vụ lợi. Cho đi với một tấm lòng "từ bi" của Đức Phật, và cái tinh thần "yêu thương vô bờ" của Đức Giêsu thì đến khi đó sợ gì "Phúc Đức" không ngự vào lòng ta...Phải không bạn hiền?

Để khi khác chúng ta bàn tiếp...

kt22027
16-10-2012, 05:27 AM
Theo đúng nghĩa của chữ cho là không cầu lợi, vì cầu lợi khi cho là một hình thức trao đổi thôi.


..
- Nhà sư tiếp lời: "Đức" chính là cái thùng, hay cái hồ đựng nước. Con càng làm nhiều điều phúc đức thì "cái hồ" càng to. Đến khi đó thì sợ gì nước trào ra ngoài. Con đã hiểu ý ta chưa?
...

Còn làm việc có đức để được cái hồ to hơn cũng là một hình thức cầu lợi rồi. Nhưng tôi đồng ý là làm việc tốt, dù có cầu lợi hay không đều tốt hơn là không làm, hay tệ hơn nữa là làm việc xấu.

Lâm Đệ
16-10-2012, 06:30 AM
Cho nhận tùy nhãn quan ,tùy nhận định xin cóp nhặt cung thỉnh các bác một bài nữa với cách nhìn phóng khoáng của bậc giác ngộ

Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩 提達 磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ 6 Công nguyên), người Ấn Độ, là tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ. Tổ sang Trung Hoa để truyền Phật pháp của Thiền tông và trở thành Đệ Nhứt Tổ Thiền Trung Hoa. Ngài đến Trung Hoa vào năm 520, gặp Lương Võ Đế 梁 武帝 hỏi đạo. Rất tiếc Ngài không có duyên với vua Lương nên không thuyết phục được vua vì hai vị quan điểm bất đồng, Vũ Đế quá thiên về thinh âm sắc tướng, xây cất chùa chiền, in kinh độ tăng, còn Tổ lại chuyên về Tâm.

Vì thấy không hóa độ được Lương Võ Đế và khó truyền Phật pháp đắc lực ở phương Nam nên Đức Đạt Ma Tổ Sư vượt sông Dương Tử, đi lên phương Bắc. Dừng chân tại Thiếu Lâm Tự, ngài ngồi xoay mặt ngó vào vách, tham thiền chín năm (cửu niên diện bích 九 年面壁). Tương truyền Ngài bỏ thế gian năm 529, để lại rất nhiều huyền thoại, như: Đạt Ma cỡi nhánh lau vượt sông Dương Tử, Đạt Ma quảy chiếc giày phi hành trên dãy núi Thống Lãnh, v.v.


Bất đồng quan điểm giữa Đạt Ma Tổ Sư và Lương Võ Đế

Chỗ bất đồng quan điểm giữa vua Lương và Tổ được Đức Lục Tổ Huệ Năng 六 祖慧能 (638-713) giải thích trong Pháp Bửu Đàn Kinh 法 寶壇經, phẩm Quyết Nghi.

Lương Võ Đế hỏi suốt đời nhà vua làm những việc cất chùa, cúng tăng, bố thí, v.v. như vậy có công đức chi không.

Tổ sư nói: Thật không có công đức.

Theo tôn ý của Tổ, vua Lương Võ Đế thực hành hạnh bố thí 布 施, hạnh đứng đầu của sáu phép Ba La Mật 波 羅蜜, là tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi, tuyệt nhiên không phải là chơn công đức vô lậu giải thoát.

Theo Kim Cang Kinh 金 剛 經, bố thí trụ tướng chẳng khác chi vào chỗ tối, không trông thấy chi cả. Trái lại bố thí ly tướng ví như có được mắt sáng lại còn nhờ thêm ánh mặt trời chiếu soi tỏ rạng, trông thấy rõ rệt các vật. Vua Lương Võ Đế bố thí nhưng còn vọng tâm trụ tướng, không khế hợp với pháp “tam luận thể không” của Phật. Pháp tam luận thể không gồm có ba điều dưới đây :

1. Không nghĩ mình là người năng thí.

2. Không nghĩ người nhận là kẻ thọ thí.

3. Không nghĩ vật đưa ra là vật sở thí.

Vua Lương Võ Đế hành bố thí như vậy là việc tạo nhân phước để hưởng quả phước ở thiên nhân mà thôi. Bậc bồ tát bố thí không bao giờ trụ trước nơi sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tức là lìa tất cả tướng và hành đúng theo “Tam luận thể không” nên phước báu cao cả không thể suy lường được.

Đạo Đức Kinh 道 德經 của Đức Lão Tử cũng dạy (chương 38: Thiên hạ): “Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.” 上德不德, 是以有德; 下德不失德, 是以無德. Có nghĩa là người đức cao không có ý cầu cái đức cho nên có đức; người đức thấp thì chấp cái đức của mình tạo ra, nên không có công đức. Như vậy lời nói của Đức Lão Tử không khác “tam luật thể không” của Đức Phật.


Tổ Sư rời bỏ vua Lương ra đi sau khi đã thuyết pháp tại triều đình mười chín ngày. Bài pháp này rất danh tiếng, ngày nay còn lưu truyền với tên gọi là Đạt Ma Huyết Mạch Luận

kt22027
16-10-2012, 07:36 AM
Chắc Lương Võ Đế rất ngạc nhiên và cục hứng khi nghe câu trả lời. Chuyện này cũng thường thấy lắm, hỏi để được nghe cái muốn nghe chứ không phải hỏi để muốn biết câu trả lời ra sao hehehe.

Không có ý cầu cái đức cho nên có đức Câu này hay quá bác Lâm.

Sao gửi PM cho bác không được bác Lâm ơi, chắc là box đầy hay bác tắt phần này rồi. Xin bác PM cho tôi, tôi định hỏi bác về sách.

Tontu
16-10-2012, 07:53 AM
Bài chia sẻ của bro Lâm Đệ rất hay! Có một câu đáng chú ý ở bài viết như: "Người đức cao không có ý cầu cái đức cho nên có đức; người đức thấp thì chấp cái đức của mình tạo ra, nên không có công đức."

Trong câu chuyện mình chia sẻ ở trên, nhà sư thấy rõ rằng người phụ nữ trên đang sống trong cái vòng "danh lợi". Vì thế không thể dùng những từ ngữ cầu kỳ mang nặng triết lý cao siêu để làm sáng tỏ vấn đề. Cho dù có giảng cái triết lý cao siêu ấy ra thì cũng không đảm bảo rằng người phụ nữ trên có thể hiểu được. Chi bằng tìm một ví dụ thật đơn giản và thật gần gũi với đời thường để giúp bà ta hành thiện thêm phước cho chính bà ấy thì hơn. Mặc dù rằng cách giải thích ấy không thực sự chính xác lắm...

Cũng tùy vào tri thức của mỗi người mà có những giải thích sao cho phù hợp với trình độ của người đó. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ trên đã thoát ra khỏi cái vòng "danh lợi" và có ngộ giác tốt thì lời giảng giải của nhà sư trên là không phù hợp.

Kể cũng khó! Người ta thường đi chợ bằng những nén bạc nhỏ chứ không ai đi chợ bằng những thỏi vàng lớn. Vì thế những bậc đắc đạo thường có những tư tưởng mà người phàm không thể sánh kịp. Có thể nói rằng những tư tưởng triết lý cao siêu thường bao giờ cũng đi trước mọi thời đại. Con người phải mất có khi cả kiếp người mới có thể lãnh hội đầy đủ cái hay của nó.

ChienKhuD
16-10-2012, 08:11 AM
Đây là bộ phim về Tổ hay nhất mà tôi từng được xem. Cảnh tôi thích nhất là khi Huệ Khả gặp Tổ ở trong vách núi. Xem bao nhiêu lần vẫn không chán. Mỗi lần xem lại vẫn thấy hay.

Tập 1:

D4Pu9vyM7WE&feature

Tập 2:

On6W0QUnMhc&feature

roamingwind
16-10-2012, 08:30 AM
Bác Lâm làm vậy bây giờ cả đám đi kiếm công đức :)

nhachoaloiviet
16-10-2012, 09:15 AM
Đi kiếm công đức tức là sao hả bác wind?

Công nhận topic xôm và thú vị quá, bài viết của các bác em đọc thích ghê hi.Buồn cười nhất là cái bà gì bác Tontu viết hỏi tại sao con cúng tế chùa chiền như châu châu mà năm nào cũng lỗ vốn 80,90k usd hihi. Ai mà đủ kiến thức để đả thông cho bà này cũng là bậc đại trí tuệ hi.
Vài năm gần đây xuất hiện một nghề tại Việt Nam gọi là nghề đi tu ,hay làm sư! Nghề đó được hình thành do nhu cầu của xã hội đẩy lên và càng ngày càng trở nên phát triển. Đám ma nếu mời một hòa thượng nổi tiếng về cúng tử tế,đọc kinh làm pháp là hai,ba chục triệu ... Vì thế muốn đi tu bây giờ không phải có căn có quả, mà phải có quan hệ. Người đi chùa chiền tu nhân tích đức đã nhiều, người đi hối lộ thần thánh lại càng nhiều hơn. Cho nên mấy năm nay kinh tế khủng hoảng thấy rõ nhưng mấy anh sư ( toàn các chú thanh niên)đường nhà em vẫn toàn đi xe thấp nhất từ Air Blade đến SH, các sư chú sư bác thì Camry, Vios...chiều xách vợt đi làm cuốc tennis, điện thoại thì toàn Iphone 4. Không dám nói điêu với các anh các chị, chùa Hàng nhà em có quả sư bị bóng luôn, đeo lắc vàng ở cổ chân như con gái ,đi ưỡn ẹo rất ảo,lần nào gặp em cũng gọi lại trêu...
Có những người rất hay đi chùa chiền ,rất tin vào trời Phật nhưng lại không hiểu một điều quan trọng Phật dạy mà cứ hay thắc mắc trong tâm tưởng tại sao mình ở hiền gặp lành, thường xuyên hương hỏa trời đất mà sao vẫn gặp tai họa như những thằng ăn ở kém nhân đức hơn mình. Kinh Phật có dạy rằng chúng ta phải tin chắc một điều rằng mọi điều xảy ra trong vũ trụ này đều là không thể tránh khỏi,là tất sẽ như vậy. Ngay cả Phật cũng không thể đảm bảo cho sự công bằng hoàn hảo trong vũ trụ, bởi vì phúc họa là vô thường. Nhưng vẫn là muốn giải thoát thì càng phải tu nhân tích đức,đó là con đường rực rỡ nhất.

P/s : Em còn nhơ một câu danh ngôn nói về cho và nhận : Cho đi nhưng thứ ta không còn cần đến nữa, thì không được gọi là cho!

laototphilao
16-10-2012, 09:28 AM
Nói đến đền chùa, Sư sãi phải có lòng tôn kính, không bị phạt, Nhưng giờ em chả sợ nữa kệ m... Giờ xin một xuất trụ trì chùa lớn tốn vài trăm chai đó, vào đó kiếm ăn ác lắm thu hồi vốn nhanh cực đó Nhạc Hoa ah, tiền lễ, tiền cúng bái,tài trợ nhiều ra phết, nên ra đường giờ thấy S... chạy SH đi camry, mẹc là bình thường chứ không đơn giản là cái lắc vàng ở chưn đâu he he.
Ăn thịt chóa thì mình chưa thấy chỉ nghe thấy Lỗ Đề hạt bên tào, còn mình ăn thịt lợn chấm mắm với s... rồi

roamingwind
16-10-2012, 10:13 AM
Đi kiếm công đức tức là sao hả bác wind?


Cái này chọc bác Lâm chơi :).

Trước khi biết về công đức thì bà con đi làm/kiếm phước đức. Bây giờ biết công đức "xịn" hơn phước đức nên sẽ đổ xô đi kiếm công đức.

doccocuukiem
16-10-2012, 11:23 AM
Ăn thịt chóa thì mình chưa thấy chỉ nghe thấy Lỗ Đề hạt bên tào, còn mình ăn thịt lợn chấm mắm với s... rồi
Phản biện laototphilao chỗ này 1 chút. Mình đã nói chuyện với 1 số sư thì theo họ vẫn đề ăn chay hay ăn mặn không phải là quan trọng bậc nhất, các sư vẫn có thể uống bia và hát karaoke( tâm sự với mình vậy). Theo vậy thì ăn thịt lợn chấm mắm cũng là việc bình thường thôi.

laototphilao
16-10-2012, 11:32 AM
Bây giờ thì thế thôi bạn độc cô cầu bại, trước Sư chỉ ăn chay thôi, quét nhà còn sợ làm con kiến chết, về Phật giáo mình biết ít lắm chỉ hiểu được như vậy.
Bạn xem Tây Du ký xem lão Đường tăng ăn những gì thì biết, ngay tên đồ đệ Trư Bát giới tham ăn là thế có dám ăn đồ mặn đâu

laototphilao
16-10-2012, 11:45 AM
Tu hồi trước theo mình biết là phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn, sống kham khổ mới gọi là "tu hành". Không diệu, thuốc lá, gái mú vvv... những cái gì sung sướng là không được xài khổ thì gánh đỡ.
Tu như mấy bố bây giờ em tu cả đời hẹ hẹ

doccocuukiem
16-10-2012, 12:17 PM
hehe đấy là chuyện ngày xửa ngày xưa rồi, cái thời mà phụ nữ phải bó chân để không đi lăng nhăng, đàn ông không cắt tóc và móng tay, nam nữ thụ thụ bất thân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, đàn bà mà lăng nhăng là gọt đầu bôi vôi, bỏ rọ trôi sông. Lúc đó đừng nói là nhà sư, chỉ làm đàn ông cũng nhiều ràng buộc qui tắc lắm, còn bây giờ thì sư sãi cũng nhập thế nên trở nên đời thường thôi, mình nghĩ như vậy là rất hợp lý

laototphilao
16-10-2012, 12:56 PM
Tục bó chân ở Trung Quốc là làm đẹp chứ không phải tránh đi lăng nhăng đâu bạn độc cô, cái từ "gót sen rón rén" là để tả cái đẹp người phụ nữ có bàn chân nhỏ.
Chế độ phong kiến trước Luật pháp rất nghiêm, Phạm tội trong "10 điều ác" đều bị phanh thây hoặc chặt đầu, trong "thập ác" tội bất trung, bất hiếu là năng nhất, vợ giết chồng cũng nằm trong này. Mình trước mới xem hai bộ luật "Hồng Đức" và "Gia Long Hình luật" thấy nhiều cái chưa tiến bộ, nhưng không phải là không áp dụng được hiện nay

kt22027
16-10-2012, 12:57 PM
Nếu thật sự như bác doccocuukiem nói thì các sư bây giờ tiến bộ (hay thoái bộ) quá. Hay là có trường phái mới chứ những chùa tôi biết đều không cho ăn mặn. Như bác laototphilao nói vậy tránh sát sinh và chỉ có ăn chay thôi.

Có một số người bận áo cà sa, tự gọi là "tu tại gia" nên muốn ăn gì thì ăn. Tất cả những chùa ở Mỹ mà tôi biết đều phải ăn chay luôn cả những chùa thuộc hạng kinh doanh thượng thặng của Đài Loan cũng vậy.

Nhắc đến việc mua thần bán thánh không có chùa nào siêu bằng hệ thống chùa của người Đài Loan đâu. Các sư sãi đều chạy xe hiệu không đó, vào chùa phải trả tiền cho mọi thứ. Ở gần Santa Ana có một cái lớn và đẹp lắm, chùa này có liên quan đến vụ rửa tiền và "giúp" cho phó tổng thống Al Gore tranh cử. Những chùa loại này là một cách các thương gia Đài Loan lợi dụng quyền tự do tính ngưỡng của Mỹ để rửa tiền và trốn thuế. Làm Phật còn bị lợi dụng nữa! đúng là...

nhachoaloiviet
16-10-2012, 01:35 PM
Trong Tây Du Ký cũng có nói đến chuyện vòi lót tay mà các bác, cái này có từ lâu lắm rồi, đời nào cũng có hi.

ChienKhuD
16-10-2012, 02:22 PM
Phật giáo Nam Tông cho phép tu sĩ ăn thịt cá (nhưng phải tuân theo Ngũ tịnh nhục). Phật giáo Bắc Tông thì tuyệt đối phải ăn chay. Thật ra ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Con hưu, con bò cũng ăn chay trường nhưng nó có thành Phật đâu. Ta không ăn cá vì ta không muốn thấy nỗi đau của con cá khi bị cạo vẩy, ta không thịt gà vì ta không muốn thấy nỗi đau của con gà khi bị cắt cổ... Miệng ăn chay mà tay làm chuyện ác, tâm nghĩ điều xằng bậy có ý nghĩa gì.

Trong Tây Du ký có đoạn Tam Tạng dùng bát vàng đổi kinh. Ý nghĩa của việc này là nói lên tâm xả (một trong Tứ vô lượng tâm) của bậc giác ngộ. Tam Tạng không buông bỏ được bát vàng tức lòng vẫn còn tham (tiếc) của. Còn tham thì không thể nào giải thoát được.

roamingwind
17-10-2012, 12:05 AM
Cái "tu hành" (tôi rất ngại dùng chử này, nó bây giờ thành một sáo ngữ. tuy nhiên không biết dùng chử gì khác) không nằm trên cái tướng bên ngoài. Cho nên, trở lại câu chuyên Bồ Đề Đạt Ma bác Lâm đem ra, cung đình Lương Võ Đế bao nhiêu cao tăng mà Bồ Đề Đạt Ma không kiếm được một người đành lòng dức áo ra đi. Tới Thiếu Lâm Tự, vào tận ổ rồi ... sư tăng nhiều như kiến mà cũng phải im miêng chín năm.
Cho thấy Thiếu Lâm Tự lẫy lừng cũng chưa chuẩn. Chín năm ngồi đợi một cuộc hẹn.
Cái cô đơn lẽ loi của Khổng Tử không biết có như Bồ Đề Đạt Ma trong chín năm đó ? Ngay tại ổ mà không nói được gì. Không giảng được gì. Cái này cũng như Eistein vào đại học Harvard hoặc MIT lẫy lừng của Mỹ... rồi im luôn. Khi cái tu hành trở thành một lối sống và không không còn là một thao thức thì nói gì nữa. Các ông cần gì tôi, kinh sách một lầu, triết lý cao siêu hiểu hết rồi. Cần gì nữa. Cho đến Huệ Khả lặng lội đường xa tới. Chỉ để hỏi một câu -- Tâm con không an. Giản dị vậu thôi.
Tâm con không an, làm sao an.
Không cần triết lý cao siêu. Huệ Khả không tìm tự tánh, tánh không, bổn tánh, chân không, gì gì đó. Tâm con không an. Ông này có vấn đề thật. Đúng học trò của mìh rồi.

Trở lại vấn đề chùa chiền bây giờ. Ăn chay ăn mặng cell phone, Iphone, laptop, v.v...
thật ra cũng không phải là vấn đề. Vấn đề là nó chỉ là một lối sống hay là một thao thức. Người đi chùa vì cái thao thức vấn đề của mình hay vì cái gì gì khác? Hai bên là nhân quả với nhau, người vào chùa muốn cái gì trong lòng thì sư sái trong chùa như vậy. Sư trong chùa "tu" cái gì thì người vào chùa như vậy.
Nhân quả rõ ràng :). Tâm sanh tâm tạo rõ ràng :)

6789
17-10-2012, 03:35 AM
Uầy, hình như các bác đi hơi xa chủ đề của topic thì phải??? góp 1 chuyện "cho", còn chẳng biết tạo công đức thế này sẽ nhận được cái gì :botay

Một ông quan đi qua đường thấy một người ăn mặc rách rưới, người đàn ông này đang ngồi ăn cỏ bên vệ đường rất khổ sở. Thấy vậy ông quan lấy làm lạ kêu lính dừng kiệu và hỏi người đàn ông kia:

- Này anh, sao lại ăn cỏ thế kia??

Người đàn ông đáp:

- Vì tôi nghèo quá không kiếm nổi thứ gì để ăn.

Ông quan nổi máu thương người bèn nói:

- Thật tội nghiệp, thôi anh hãy về nhà tôi.

Nguời đàn ông mếu máo nói:

- Nhưng tôi còn 1 vợ và 3 con nhỏ ở kia nữa ạ.

Ông quan vẻ thông cảm nói:

- Chậc, thì chạy ra kêu họ cùng đi.

Sau khi đã đi đến cửa nhà ông quan, người đàn ông nói:

- Ông là vị quan tốt nhất mà tôi từng gặp đấy...

- Rồi anh và vợ con sẽ thích ngay thôi, sân sau cỏ mọc ngập đầu rồi đấy.


Mới "cho" thôi nhé, chưa "nhận" cái gì :suphu

laototphilao
17-10-2012, 12:35 PM
Ông quan này tốt như bồ tát vậy, cứu giúp cả nhà người nông dân, theo mình ông ấy sẽ nhận được là cái vườn sạch sẽ hơn không phải nghĩ đến chuyện thêu người khác dọn cỏ