PDA

View Full Version : Văn chuơng U Mặc



Lâm Đệ
21-10-2012, 05:17 AM
Tặng bác Tontu

Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu "u mặc đại sư" có nói: "U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện".

Nhà văn họ Lâm cho rằng: "Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái "trống không" của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế...
Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

Nhưng phải đợi đến nhân vật chủ não là Trang Châu xuất hiện, mới có được một thứ văn chương nghị luận ngang dọc... mở ra cho người đời một thứ tư tưởng và văn học u mặc hẳn hòi. Trang Tử là thủy tổ của văn học Trung Hoa.

Các tung hoành gia như Quỷ Cốc Tử, Thuần Vu Khôn... điều là những nhà hùng biện trào lộng thật, nhưng vẫn chưa kịp phong thái u mặc thượng thừa của Trang Châu...
Văn học Trung Hoa, ngoài thứ văn học lăng miếu trong triều đình không kể, còn điều là thứ văn học rất đắc thế cho tư tưởng u mặc.

Văn học trong miếu, thực ra, chưa đáng kể là văn học, vì nền văn học có linh tính chân thật phải đi sâu vào tâm tư con người để khám phá và cởi mở những khát vọng thầm kín của nó mà ước lệ giả tạo của xã hội cấm đoán. Để hòa đồng với thiên nhiên phải tránh xa lối văn nhân tạo. Đó là đặc điểm đầu tiên của u mặc.

Ở Trung Hoa, nếu chỉ có nền văn học cẩn nguyện của Nho gia đạo thống mà thiếu nền văn học u mặc của Đạo gia, không biết văn học Trung Hoa sẽ cằn cõi khô khan đến bậc nào, tâm linh người Trung Hoa sẽ sầu khổ héo hắt đến chừng nào!

Khổng Tử đi hỏi lễ Lão Tử. Lão Tử nói: "Lời nói của ông là lời nói của những kẻ nay đã xương tàn cốt rụi. Vả, người quân tử đắc thời thì đi xe, không đắc thời thì tay vịn nón lá mà đi chân. Ta nghe rằng kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì, người quân tử đức thạnh, dung mạo như người ngu. Họ khác với cái kiêu khí và đa dục của ông. Thái sắc ấy và dâm chí ấy không ích lợi gì cho ông cả! Ta sở dĩ báo cho ông biết có bấy nhiêu thôi".

Đoạn văn trên đây của Tư Mã Thiên nói về Lão Tử và Khổng Tử, có cái ý vị trào lộng mà chua cay của người thời chiến quốc đối với hạng người thích làm thầy đời

Về sau Mạnh Tử cũng còn giữ được cái tính chất khôi hài khi ông " vượt bức tường đông để ôm chầm người con gái", điều mà bọn sĩ phu về sau không bao giờ dám hở môi.

Đến sau này, bọn hủ nho lại càng ngày lại càng kém, không đủ để bàn đến. Ngay như Hàn Phi Tử, tuy có tính cách trào lộng, nhưng lại thiếu sự nhẹ nhàng tự nhiên, nên cũng không sao theo kịp u mặc. Đến như bọn Đông Phương Sóc, Mai Cao đều chỉ là hạng người hoạt kê trào phúng, chưa có đủ bản sắc u mặc thượng thừa.

Mãi đến Vương Bật, Hà Án với tinh thần phóng khoáng của lão Trang, lại thêm có nhóm Trúc Lâm thất hiền tiếp tục khởi xướng, nên mới mở ra được cái phong thái thanh đàm, quét sạch được cái khí vị nặng nề móc meo của hủ nho thời ấy.
Sau Trang Tử, văn chương u mặc có tính khí ngang tàng không thấy tiếp tục xuất hiện nữa. Là vì những tư tưởng phóng dật ấy bị thế lực đạo thống của Nho gia và quyền uy của vua chúa áp đảo. Trong khoảng hai ngàn năm người viết văn nghị luận đều phải theo đòi thánh hiền còn kẻ sĩ cầm bút cũng chỉ múa may trong vòng Khổng Miếu. Nếu có thứ văn nghị luận nào mới mẻ, kiến giải có hơi siêu phàm thoát tục liền bị coi là phản lại đạo đức, biện ngôn hay ngụy thuyết. Thậm chí bọn đại sĩ phu còn quy cho Hà Án, Vương Bật về tội xúi giục thối lan tràn của Kiệt Trụ, làm cho nhân nghĩ bị chìm đắm, nho phong mờ mệt, lễ nhạc băng hoại. Sở dĩ nước Trung Hoa điên đảo, họ cũng đều quy tội cho u mặc gây ra. Vương Lạc thanh đàm, vậy mà bọn hủ nho cho đó là triệu chứng diệt vong của nước tấn. Sự thanh đàm còn chẳng được chấp nhận, thì còn ai dám chủ trương nói đến chuyện " tuyệt thánh, khí chí", " tuyệt nhân, khí nghĩa!"

Các hủ nho có thể đem vứt bỏ văn học u mặc ra ngoài văn chương lăng miếu, mộ bia, nhưng không thể vứt nó ra khỏi cuộc sống của con người, vì u mặc là phần đặc biệt và quan trọng nhất của đời người. Dù là trong sinh hoạt của các nhà đại nho, dù họ là những người sáng tạo ra văn học cần nguyện trang nghiêm đạo mạo bậc nào, trong những khi cùng bạn hữu đàm đạo, há chẳng có những lúc cười đùa châm chọc nhau sao? Chính những phút ấy là những giấy phút thần tiên, tâm hồn cởi mở và sống thật. Chỗ khác biệt giữa văn học cẩn nguyện và văn học u mặc là văn cẩn nguyện thiếu cái "ướt át" của u mặc mà thôi
.
Jésus đang giảng đạo giữa đám đông... Bỗng có nhiều nhà trí thức và tu sĩ lôi đến một dâm phụ bắt tại trận. Sau khi ném người đàn bà tội lỗi ấy giữa đám đông, họ nói với Jésus:

- Thưa ông, mụ gian phụ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?

Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!

Nhưng bọn ấy cứ chất vấn mãi... Jésus, không thể làm thinh được nữa bèn ngước mặt lên, nói:

- Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên!

Khi nghe lời phán ấy, dân chúng bắt đầu tản lần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.

Jésus bèn hỏi người đàn bà:

- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?

Người đàn bà thưa:

- Không ạ!

Jésus nói:

- Ta cũng vậy! Thôi về đi.



U mặc tế nhị làm sao câu nói bất ngờ của Jésus!

Người ta thường quan niệm rằng người đạo đức là người rất ghét người tội lỗi. Càng ghét tội lỗi bao nhiêu càng tỏ ra mình đạo đức bấy nhiêu. Dân chúng tin rằng Jésus là người đạo đức rất cao, phen này mụ gái dâm loàn kia phải một phen điêu đứng

Bất ngờ thay, Jésus lại bênh vực dâm phụ bằng cách không lên án, còn trở lại lên án tất cả: Ai chưa từng tội lỗi, được quyền ném viên đá đầu tiên
Quả là cách khu xử U Mặc của bậc thánh
...Qua phố thấy có hai bác đồ gàn, cãi nhau về một chuyện... Cả hai đều đỏ mặt, tía tai, tưởng chừng không đội trời chung. Vậy mà còn chắp tay lên, khom lưng xuống, đầy mồm "chi, hổ, giả, dã"!

Câu chuyện còn kéo dài, có thể mấy năm không xong.

Bỗng có tay tráng sĩ vung tay đi lại, ra oai quát to một tiếng. Thế là nín thin thít.

Chẳng cũng sướng sao!

...Ngủ sớm vừa dậy, hình như nghe tiếng người nhà than thở, nói chàng nọ chết đêm qua! Vội xem, té ra một tay khôn vặt nhất trong cả một thành.

Chẳng cũng sướng sao!

(st)

ChienKhuD
21-10-2012, 11:40 AM
Đọc văn u mặc thì phải cười. Há cũng chẳng sướng sao!

Có một nhóm nhà sư bị vây bởi bão tuyết. Vị sư già mới chẻ tượng Phật gỗ ra (để nhóm lửa sưới ấm). Mấy sư kia phản đối:

- Ông làm gì bất kính thế?

- Tôi tìm xá lợi. Vị sư già trả lời.

Những người viết văn u mặc hẳn đã thấu cái đạo lý hoặc ít ra cũng là một đại tri thức. Người đọc nhiều khi hiểu nhầm. Kiểu như Lão chửi Khổng nhưng thật ra là chửi cái đám để tử của Khổng thì hơn.

Tontu
21-10-2012, 12:41 PM
Cảm ơn bác Lâm và CKD thật nhiều. Văn U mặc thì hay lắm. Chúng có tính cách ngụ ngôn, tự trào và rất thâm thúy.

Góp vui cùng 2 bác một chút tư tưởng về văn U mặc.

Thần biển nói với thần Sông:

"Cùng ếch giếng không thể nói về biển được: nó chỉ biết cái hang của nó mà thôi.

Cùng con trùng mùa hạ, không thể nói băng tuyết được: nó chỉ biết cái mùa của nó mà thôi.

Cùng hạng khúc sĩ, không thể nói về Đạo được: họ bị ràng buộc gò bó trong những giáo lý hạn chế của học thuyết hay giáo phái của họ.

Nay ông đã ra khỏi lòng sông, thấy được chỗ rộng lớn vô cùng của biển cả mà biết tự thẹn, vậy có thể nói đại ý cho ông được."

Trang tử

Trích: Cái cười của thánh nhân