PDA

View Full Version : Cờ tướng qua lăng kính xã hội



CXQ
22-10-2012, 11:25 PM
CỜ TƯỚNG QUA LĂNG KÍNH XÃ HỘI


Cờ Tướng vẫn được mệnh danh là thú tiêu khiển tao nhã, là một môn thể thao trí tuệ, là một trong bốn nghệ thuật “Cầm, Kỳ, Thi, Họa”. Nhưng rất tiếc, thực tế cho thấy dưới con mắt của nhiều người bàng quang, những tay chơi Cờ chỉ là kẻ giá áo túi cơm, ăn không ngồi rồi, không đóng góp vào sự phồn vinh của đất nước. Dưới lăng kính của quần chúng, các người tự xưng là kỳ thủ thật ra có trình độ rất kém, tư cách rất tầm thường và không có chút địa vị trong xã hội.

Sự thật như thế nào?


Trước hết, phải công bằng mà nói, môn chơi Cờ Tướng đã du nhập vào mọi tầng lớp trong cộng đồng dân tộc. Từ người bình dân, thất học, cho đến những nhà mô phạm, những bậc tri thức đều có thể tham dự vào môn thể thao nầy. Tuy nhiên, đại đa số những người chơi Cờ mà người ta thường thấy tu tập lại chỉ gồm những người lớn tuổi, những người thất nghiệp, những kẻ ăn không ngồi rồi. Còn những tay Cờ thuộc tầng lớp có địa vị, khoa bảng, có nghề nghiệp, chức phận v.v…vì quá bận rộn với công việc, với trách nhiệm, không thể ngồi lê la những chỗ tụ tập đó. Họ chỉ chơi Cờ vào những lúc rỗi rãnh cuối tuần, sau giờ làm việc, hoặc trong cuộc hội họp riêng tư. Từ đó, tự nhiên, giới bình dân, thiếu trình độ, thiếu tư cách lại là “đại diện chính thức” cho làng Cờ. Và trước tầm nhìn của quần chúng, dưới lăng kính xã hội, Cờ Tướng bị đánh giá cách sai lầm, phiến diện.

http://australiafriendshipchess.org/wpafct1/wp-content/uploads/2012/09/CHESS-IMAGE1.jpg (http://australiafriendshipchess.org/wpafct1/wp-content/uploads/2012/09/CHESS-IMAGE1.jpg) http://australiafriendshipchess.org/wpafct1/wp-content/uploads/2012/09/CHESS-PLAYER-4.jpg (http://australiafriendshipchess.org/wpafct1/wp-content/uploads/2012/09/CHESS-PLAYER-4.jpg)


Nói như thế không phải là để tự phân bua, tự binh vực, mà để làm dịp cho những Bạn yêu Cờ nhìn lại chính mình. Là kỳ thủ của một môn chơi trí óc, đòi hỏi sự phán đoán nhanh nhẹn, thông minh cao độ, chúng ta cũng phải dùng sự minh mẫn, thông sáng đó vào cung cách chơi Cờ, làm cho những người nhìn vào phải cảm phục, quí mến.


- Trước hết, ngoài tập luyện kỳ nghệ, chúng ta phải tập luyện tri thức. Sách báo, internet, thư viện, v.v… là những phương tiện cho chúng ta nâng cao tầm hiểu biết, phát huy trí tuệ và đưa mình lên một vị trí cao hơn. Mãi mê vào việc học hỏi Cờ mà quên mất việc trau giồi kiến thức sẽ làm chúng ta trở nên tầm thường, thiếu cân bằng trong đời sống. Làm một “người chơi Cờ trí thức” đòi hỏi sự cố gắng cao độ. Nhưng Bạn sẽ làm được, vì Bạn là một người sống bằng tâm thức, bằng trí tuệ.


- Chúng ta lại cũng phải chú ý đến cung cách, thái độ trong lúc chơi Cờ. Mục tiêu của việc đánh Cờ là tìm chiến thắng. Nhưng thắng hay thua một ván Cờ không hẳn là điều quan trọng nhất. Cứu cánh của những cuộc Cờ là chiến đấu, là sự so tài trí óc, là áp dụng những diệu kế vào cuộc chơi. Khi ta đã dùng hết trí lực vào ván Cờ mà không giành chiến thắng, tức là ta đang theo một khóa học kiên trì, tu luyện cho một ván Cờ mới tiếp theo. “Thắng không kiêu, bại không nản” là thế đấy! Hẳn là tất cả chúng ta đều muốn làm một kỳ thủ cao thượng, vượt lên lẽ tầm thường của đa số nhân sinh?


-Nghĩa vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội là ưu tiên hàng đầu của những bậc chơi Cờ có trình độ. Khi ta làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình, một công dân của đất nước, sau đó ngồi xuống bàn Cờ, thưởng thức vài ván, chúng ta không tự thấy xấu hổ, mà lại tìm được một thú an nhàn. Tất cả những căng thẳng của đời sống, những khó chịu giữa kiếp làm người, sẽ dần dần biến mất khi ta hết lòng động não để tìm ra những nước đi chính xác cho một cuộc Cờ. Hãy phấn đấu để làm một người chơi Cờ hữu dụng!


- Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, là sức khỏe của chính mình. Đọc lại tiểu sử của những tay chơi Cờ vào thế kỷ trước, chúng ta sẽ lấy làm tiếc cho nhiều cao thủ vì quá mê Cờ mà ngày đêm miệt mài vào cuộc chơi, quên ăn quên ngủ, sức khỏe dần dần cạn kiệt, sinh ra bệnh hoạn, gục chết vào lứa tuổi còn thanh xuân. Dẫu biết rằng số mệnh tại Trời, nhưng nếu vì ham mê Cờ sinh bịnh, làm khổ cho gia đình, vợ con là điều nên tránh. “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện”. Sự suy tưởng, óc phán đoán của Bạn sẽ linh hoạt hơn nếu Bạn là một người khỏe mạnh!


Viết đến đây, chúng tôi muốn xác định một lời rằng: Cờ tướng là một môn thể thao hữu ích, một thú tiêu khiển tao nhã, cao thượng. Chúng tôi cũng tin rằng đa số nhũng người mến mộ Cờ Tướng là những bậc anh tài, trí thức, hữu dụng cho đất nước, góp phần vào sự phồn vinh xã hội. Họ học Cờ, nghiền ngẫm những kỹ xảo của kỳ nghệ với mục tiêu làm đẹp hơn, tốt hơn cho thế giới mà họ đang sống. Họ tranh đua trên Bàn Cờ Nhỏ, mà thật ra là để áp dụng vào sự thành đạt trên Bàn Cờ Lớn của cuộc đời!


Tác giả: Tom Trần

CXQ
22-10-2012, 11:42 PM
Cờ Tướng là một môn thể thao trí tuệ. Mục đích của việc chơi cờ là tạo một mối thân ái trong cộng đồng và nâng cao tầm nhìn vào cõi nhân sinh. Người chơi cờ thừa biết rằng cuộc cờ là một cuộc đời thu hẹp. Tất cả hỉ, nộ, ái, ố hiện ra rõ nét trên mỗi ván cờ. Biết như vậy mà sao ta vẫn không thu thập những tinh hoa của kỳ nghệ? Sao ta vẫn không học hỏi sự cao đẹp của những bậc kỳ vương? Cho đến khi nào việc chơi cờ là một nét cao thượng trong đời sống, là nơi ta tìm thêm tình bằng hữu, là chỗ cho ta phấn đấu, vượt qua thế thái nhân tình, chiến thắng những tầm thường của kiếp người, thì ta mới thực sự biết LẤY CUỘC CỜ LÀM ĐẸP CUỘC ĐỜI!

RONGDA
23-10-2012, 12:14 AM
Cảm ơn bạn hiền đã chia sẽ, có bạn hiền cờ tướng quá thú vị.

Ngày xưa và xưa nữa thứ dữ mới chơi cờ này được nhỉ, dân đen làm sao chơi, hihi..

ChienKhuD
23-10-2012, 01:39 AM
Hay quá CXQ. Biết thế nên anh em mới chơi sw nè. Lợi ích của chơi sw:

1. Đỡ phải suy nghĩ mệt óc mất thời gian. Thay vì luyện tập nâng cao sức cờ, ta lấy thời gian đó đi làm kiếm tiền.

2. Đỡ phải lê la đầu làng cuối xóm chơi cờ. Lúc đó còn bị thiên hạ gán cho cái thói đỏ đen cờ bạc. Ở nhà chơi sw ra đường không ai biết, hàng xóm không ai hay. Thế lại được tiếng thơm thương vợ thương con mà còn biết làm ăn.

3. Chơi sw không cá độ được (vì chơi online) nên ta cũng tránh được tham.

4. Chơi sw không thấy được đối thủ (vì chơi online) nên ta khi thua, dù bực tức ta cũng chỉ chửi đổng được vài câu rồi thôi. Ngược lại khi thắng dù kích động đến mấy ta cũng chỉ chọc ghẹo được vài câu mà thôi. Như thế sẽ không có chuyện 'choảng nhau' vì đánh cờ nên hận thù cũng không có. Vậy nên ta cũng tránh được sân.

5. Chơi sw phải ngồi trên máy tính mỏi mắt, lại được cha mẹ, bạn bè, vợ con nhắc chừng nên ta cũng tránh được si.

6. Chơi sw đòi hỏi phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ (vì sw thường dùng tiếng Anh hoặc tiếng Tàu). Người bình thường làm sao chơi được. Như vậy là có tài.

7. Chơi sw khi bạn bỏ nghề hoặc chết bất đắc kỳ tử (do mê chơi quá), bạn vẫn có cái PC để lại cho người thân, bạn bè sử dụng. Như vậy là có đức.

Tóm lại người chơi sw vừa có tài, vừa có đức, vừa tránh được tham-sân-si. Như vậy há chẳng phải tự hào lắm sao!

anhvu79
23-10-2012, 12:07 PM
Hay quá CXQ. Biết thế nên anh em mới chơi sw nè. Lợi ích của chơi sw:

1. Đỡ phải suy nghĩ mệt óc mất thời gian. Thay vì luyện tập nâng cao sức cờ, ta lấy thời gian đó đi làm kiếm tiền.

2. Đỡ phải lê la đầu làng cuối xóm chơi cờ. Lúc đó còn bị thiên hạ gán cho cái thói đỏ đen cờ bạc. Ở nhà chơi sw ra đường không ai biết, hàng xóm không ai hay. Thế lại được tiếng thơm thương vợ thương con mà còn biết làm ăn.

3. Chơi sw không cá độ được (vì chơi online) nên ta cũng tránh được tham.

4. Chơi sw không thấy được đối thủ (vì chơi online) nên ta khi thua, dù bực tức ta cũng chỉ chửi đổng được vài câu rồi thôi. Ngược lại khi thắng dù kích động đến mấy ta cũng chỉ chọc ghẹo được vài câu mà thôi. Như thế sẽ không có chuyện 'choảng nhau' vì đánh cờ nên hận thù cũng không có. Vậy nên ta cũng tránh được sân.

5. Chơi sw phải ngồi trên máy tính mỏi mắt, lại được cha mẹ, bạn bè, vợ con nhắc chừng nên ta cũng tránh được si.

6. Chơi sw đòi hỏi phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ (vì sw thường dùng tiếng Anh hoặc tiếng Tàu). Người bình thường làm sao chơi được. Như vậy là có tài.

7. Chơi sw khi bạn bỏ nghề hoặc chết bất đắc kỳ tử (do mê chơi quá), bạn vẫn có cái PC để lại cho người thân, bạn bè sử dụng. Như vậy là có đức.

Tóm lại người chơi sw vừa có tài, vừa có đức, vừa tránh được tham-sân-si. Như vậy há chẳng phải tự hào lắm sao!

Đọc xong lời vàng ngọc của bác em hiểu thêm được bao nhiêu đạo lý.
Có một quán nước trên đường từ cơ quan về nhà, đã thành thói quen hôm nào về sớm (trước 6h00) là tạt vào ngồi chầu rìa --> về đến nhà hơn 8h00 --> vợ phải hâm lại cơm --> cằn nhằn. Đang ăn cơm thì con gái 4 tuổi cả ngày không gặp chạy ra hỏi chuyện --> vợ mắng con, chồng mắng vợ --> ngày nào cũng như ngày nào mà vẫn không sửa được --> :lose
Hôm nào về muộn sau 7h00 không tạt vào quán cờ mọi việc thanh bình đến lạ lùng, có cả thời gian chơi với con, giúp vợ việc nhà mà đến 10h00 đi ngủ được rồi --> :win
Từ tuần sau em sẽ đi đường khác để không đi qua quán nước đó nữa (để theo dõi nốt tuần này xem sao :chaochao)

lanhdiensu
23-10-2012, 12:18 PM
Hay quá CXQ. Biết thế nên anh em mới chơi sw nè. Lợi ích của chơi sw:

1. Đỡ phải suy nghĩ mệt óc mất thời gian. Thay vì luyện tập nâng cao sức cờ, ta lấy thời gian đó đi làm kiếm tiền.

2. Đỡ phải lê la đầu làng cuối xóm chơi cờ. Lúc đó còn bị thiên hạ gán cho cái thói đỏ đen cờ bạc. Ở nhà chơi sw ra đường không ai biết, hàng xóm không ai hay. Thế lại được tiếng thơm thương vợ thương con mà còn biết làm ăn.

3. Chơi sw không cá độ được (vì chơi online) nên ta cũng tránh được tham.

4. Chơi sw không thấy được đối thủ (vì chơi online) nên ta khi thua, dù bực tức ta cũng chỉ chửi đổng được vài câu rồi thôi. Ngược lại khi thắng dù kích động đến mấy ta cũng chỉ chọc ghẹo được vài câu mà thôi. Như thế sẽ không có chuyện 'choảng nhau' vì đánh cờ nên hận thù cũng không có. Vậy nên ta cũng tránh được sân.

5. Chơi sw phải ngồi trên máy tính mỏi mắt, lại được cha mẹ, bạn bè, vợ con nhắc chừng nên ta cũng tránh được si.

6. Chơi sw đòi hỏi phải có kiến thức về tin học và ngoại ngữ (vì sw thường dùng tiếng Anh hoặc tiếng Tàu). Người bình thường làm sao chơi được. Như vậy là có tài.

7. Chơi sw khi bạn bỏ nghề hoặc chết bất đắc kỳ tử (do mê chơi quá), bạn vẫn có cái PC để lại cho người thân, bạn bè sử dụng. Như vậy là có đức.

Tóm lại người chơi sw vừa có tài, vừa có đức, vừa tránh được tham-sân-si. Như vậy há chẳng phải tự hào lắm sao!

Thế thì bỏ hẳn cờ đi là hay nhất. Haha

ChienKhuD
23-10-2012, 08:39 PM
Đọc xong lời vàng ngọc của bác em hiểu thêm được bao nhiêu đạo lý.

Cảm ơn bác. Tôi không dám nhận lời vàng ngọc đâu. Chẳng qua là "giơ đao chém gió thôi". Chúc bác mau lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

kytoan
23-06-2013, 10:09 AM
Có ý tưởng của CQX + ChiênkhuD thì người chơi cờ không bị nhìn qua lăng kính nữa rồi nhỉ.hihi