PDA

View Full Version : Đạo của Vật lý



ChienKhuD
26-10-2012, 05:35 AM
Tặng bác KT

Không biết bác có đọc qua quyển này chưa: The Tao Of Physics của Fritjof. Quyển sách này nói lên sự tương đồng đến kỳ lạ giữa Vật lý hiện đại và Đạo học phương Đông, mà trong đó chủ yếu là đạo Phật. Chẳng thế mà Einstein đã từng nói: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học" (Nguyên văn: If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science).

Bài viết này nói lên một phần về sự trùng hợp trong quyển sách đó:

Đơn vị cơ sở cấu thành nên toàn vũ trụ chính là nguyên tử mà sự phát hiện ra nó đã soi rọi cho khoa học những ánh sáng và cái nhìn khái quát hơn về một thế giới toàn nguyên. Nó bác bỏ tất cả những gì thuộc về lý thuyết suông và thần thanh của các trường phái triết học cổ đại. Từ cái thuở cho rằng vũ trụ hình thành nên nhờ “ngũ hành”, kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, rồi thì cho rằng Chúa nặn ra thế giới trong vòng sáu ngày.... cho đến nay tất cả đã được làm sang tỏ hơn nhờ thuyết nguyên tử và một bộ môn mới của vật lý hiện đại - cơ lượng tử đã ra đời. Tuy nhiên, chúng ta không thể bác bỏ sạch trơn những học thuyết cổ đại vì phần nào trong số đó có những đóng góp không nhỏ. Tôi muốn nói đến Phật giáo, một trường phái triết học ra đời sớm với những lý giải sâu sắc và hiện thực được ghi lại qua các bộ kinh mà những đệ tử của Đức Bổn Sư đã kịp ghi lại. Cho đến nay, Phật giáo đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một tôn giáo, trở thành một lĩnh vực không thể thiếu khiến mỗi khi khoa học khó khăn đều có thể nhờ đến.
Hạt nguyên tử kia bé nhỏ thế nhưng Đức Phật đã nhìn thấy được từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Ngài goi đó là các nhân duyên mà bao giờ nhân duyên hội đủ thì nó có. Thuyết duyên hợp ấy được ghi lại trong hai hệ thống kinh A Hàm và Tăng Chi Bộ:
"Cái này có nên cái kia có
Cái này sanh nên cái kia sanh
Cái này diệt nên cái kia diệt...”
Cũng chính những nhân duyên rất nhỏ mà sau này giới khoa học đặt cho cái tên Nguyên tử (Atom) ấy đã hình thành nên một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Những hạt nguyêt tử nhỏ bé như là những vị sứ giả nhà Phật đã mang đến cho ta những bức thông điệp giá trị. Những bức thông điệp khoa học, đời sống cho bạn, cho tôi, cho tất cả mọi người mà hôm nay tác giả có dịp tâm sự.

Quỹ đạo electron - những vòng quay luân hồi

Nhà vật lý Nils Bor đã đưa ra giả thuyết về quỹ đạo hành tinh của các electron trong nguyên tử có dạng đường tròn với tâm tại hạt nhân nguyên tử. Những vòng tròn quỹ đạo mà trên đó các electron như những chàng thi sĩ lang thang đi tìm kiếm câu thơ, khép lai thành một chu trình kín. Chính nhờ hình dạng này nên trong điều kiện không bị các tác nhân kích hoạt, nguyên tử giữ được đầy đủ số điện tích của mình. Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối, ở đây nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn với gốc là hạt nhân đứng yên (điều này có thể vì hạt nhân vốn nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước nguyên tử nên có thể coi hạt nhân như “chất điểm”) khi đó các electron quay xung quanh gốc với những vòng tròn với ban kính xác định theo công thức
Rn = h2 n2 / me2z
Ở đây h là hằng số Plank, n - chỉ số quỹ đạo electron, m và e lần lượt là khối lượng và điện tích electron, Z là số hiệu nguyên tử.
Ta có thể nhìn nhận những vòng tròn quỹ đạo kia chính là quy luật luân hồi theo quan điểm nhà Phật mà sự khép kín của nó đủ để diễn tả tất cả. Ta biết rằng, những electron nằm được ở những quỹ đạo cố định là nhờ lực liên kết với hạt nhân, chính lực kia là nhân duyên giúp nó tồn tại và có mặt ở trên đó để hình thành nên vòng luân hồi. Nếu không có sự hấp thu hay bức xạ năng lượng thì chúng cứ yên vị mãi trên quỹ đạo ấy, ta có thể nói khi ấy nhân duyên đã hội đủ nên chúng “có mặt”. Trường hợp có tác nhân lực tác động vào thì nhân duyên cũ bị phá vỡ để hình thành nên những nhân duyên mới, tức electron sẽ chuyển sang quỹ đạo khác với mức năng lượng tương ứng được tính theo công thức.
En = - me4 Z2 /2h2 n2
Nhìn nhận theo quan điểm “Thập nhị nhân duyên”, với một sự thay đổi của nguyên nhân (Nhân) thì kéo theo cả một sự thay đổi lớn về kết quả (Quả), quá trình thay đổi nhân gọi là “tạo nghiệp” và dẫn đến sự thay đổi quả gọi là “tác nghiệp”, trong đó làm biến đổi hẳn nhân duyên. Song dù ở bất kỳ quỹ đạo nào thì vòng quay vẫn khép kín, nghĩa là sự luân hồi không bị phá vỡ.
Từ công thức năng lượng trên, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa chỉ số quỹ đạo và mức năng lượng tương ứng là tỷ lệ thuận (một dấu trừ cùng với một phép nghịch đảo là một phép toán đồng quan). Nghĩa là các electron càng gần hạt nhân thì năng lượng càng thấp, tức nó bị liên kết mạnh. Nếu xem các electron như những cá thể người vận hành trên quỹ đạo cuộc đời ta sẽ thấy một điều rất thú vị. Lực liên kết giữa electron với nhân như là cái nghiệp níu giữ con người với cái tôi bản thể, sự tu học và thiền quán tạo ra năng lượng mà nếu hấp thụ càng nhiều thì sẽ càng được xa rời cái tôi, cũng như electron nếu được nhận được năng lượng kích hoạt sẽ chuyển sang những quỹ đạo cao hơn và đến lúc có thể vượt khỏi sự liên kết với nhân - ấy là lúc con người đạt đến đạo giải thoát. Nhìn như thế thì các electron trông thật giống con người, chúng cũng có linh hồn và tri thức để hiểu rõ rằng, cần phải tận dụng những sự chuyên tu trên vòng quay hiện tại để tiếp nhận nguôn năng lượng mà vượt thoát - đó là định luật cơ bản của hiệu ứng photon.
Với góc nhìn này, có thể phân cấp con người ra nhiều hạng tương ứng với quá trình tạo nghiệp của họ. Những ai ít chuyên tu thì giống những electron quỹ đạo gần hạt nhân nhất, tức là luôn bị trói buộc và thấy thiếu tự do. Những ai siêng năng học tập trau giồi thì giống những electron ở lớp ngoài, nhờ công hạnh mà được chuyển lên những cấp độ cao hơn và thấy an lạc. Còn vơi bậc giác ngộ như Đức Phật thì có thể xem là electron đã vượt thoát khỏi lực hạt nhân, chính vì thế mà Ngài luôn cảm thấy tự do và không bị níu giữ trói buộc bởi bất kỳ thứ gì ở đời cả.

Hiệu ứng đường ngầm - sự vượt thoát kỳ diệu

Bài toán lượng tử một chiều dựa trên vệc giải phương trình Schordinger dẫn đến những dạng khác nhau của hố thế năng. Một trong những số các hố đó có tính chất quan trọng là hố thế năng ba phần (U1, U, U2) tạo ra một hàng rào chắn (Barie). Trong lý thuyết cổ điển, khi U>E thì các phần tử đến phía bên trái (U1) không thể có mặt ở phía bên phải (U2) tức là không thể vượt qua được hàng rào chắn (U), ở đây các giá trị U1, U, U2 gọi là các mức độ sâu của hố còn E là năng lượng toàn phần. Thế nhưng trong thuyết lượng tử thì điều ấy hoàn toàn có thể, nó được gọi là hiệu ứng đường ngầm (tunnel effect) do hai nhà vật lý L.I. Mandestam và M.A. Leontovich đưa ra năm 1927. Việc xuất hiện giả thuyết hiệu ứng đường ngầm đã giải thích được nhiều hiện tượng vật lý và nó ứng dụng rộng rãi trong việc chế tạo các dụng cụ vi mô.
Về khía cạnh Phật giáo, ta có thể xem các phần tử này như là các sinh linh mà việc hấp thụ đủ năng lượng như là công hạnh để vượt thoát qua khỏi hàng rào ngăn - các chướng ngại đời sống. Nhìn nhận ở góc độ đó, công năng tu tập của các phần tử sẽ tương ứng với khả năng và mưc độ của sự “giải thoát”. Các phần tử nào có đủ năng lượng thì sẽ chui qua được hàng rào, năng lượng càng cao thì tốc độ qua càng nhanh và dễ dàng. Điều này dễ hiểu bởi nó không chỉ là nguyên tắc vật lý mà còn là quy luật ở đời. Việc học đạo cũng thế, nếu chuyên tâm tu dưỡng để tạo tánh tốt thì con đường giải thoát sẽ thuận lợi và sớm được “giác ngộ” hay là vượt qua những rào cản (barie) của nghiệp chướng.
Nếu lấy thuyết Sắc - Không của nhà Phật ra mà lý giải cho bài toán hố lượng tử trong trường hợp này ta sẽ thấy được sự kỳ diệu của môn cơ lượng tử. Việc các phần tử đi qua hàng rào cấm đã làm vô hiệu hóa hàng rào này, vậy là hàng rào có cũng như không. Thế nhưng mức thế năng U của hàng rào lại ảnh hưởng nhiều tới việc có cho phần tử đi qua hay không và ở mức độ nào. Như đã nói ở trên, hiệu ứng chui đường ngầm xảy ra khi U>E nên nó phụ thuộc vào thế năng U của hàng rào, vậy là ta coi hàng rào như không nhưng giờ lại thành có. Ấy chính là thuyết Sắc-không-tức-thị của nhà Phật, có đó mà không đó, biến hóa vô thường.
Những cuộc đến cuộc đi trên cái hành trình đời sống khiến con người ta ngộ ra được những tri thức kỳ diệu. Sự vận động trong thế giới vi mô lại càng kỳ diệu thay bởi ở đó ta tưởng chừng như chúng vô duyên cớ nhưng thực tế lại có rất nhiều điều bí ẩn. Ở chỗ ấy sự giao thoa đã nảy sinh giữa nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí có thể nói là trái chiều. Thế nhưng bài học của Don Juan khiến tôi vững tâm hơn, rằng “mỗi con đường chỉ là một lối đi và cũng không ảnh hưởng gì đến mình hay đến ai nếu phải từ bo nó, một khi trái tim buộc bạn phải làm thế... Hãy quan sát con đường kỹ lưỡng và chính xác. Và hãy tự hỏi mình, chỉ chính mình thôi... Đó là một con đường của trái tim? Nếu phải thì đó là một lối đi tốt đẹp; nếu không nó chỉ vô ích” (theo Đạo của vật lý, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Tường Bách). Chính con đường ấy đã đưa khoa học và tôn giáo lại gần nhau hơn, cũng như đưa thế giới về một mối đồng nhất có thể. Nó giúp ta tiến xa hơn trong mọi lĩnh vực và dễ dàng có được những bước tiến nhanh như cuộc vượt thoát của nguyên tử.

(Sưu tầm)

kt22027
26-10-2012, 07:17 AM
Cám ơn bác CKD, cuốn này tôi chưa đọc qua nhưng cũng từng đọc qua nhiều tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo. Chắc hôm nào rãnh tôi sẽ đi mua cuốn này, coi bộ hay đây.

cuoiconbo
26-10-2012, 07:35 AM
Quyen nay bac Nguyen Tuong Bach da phong tac ra tieng Viet.
Rat hay. Ban nao quan tam den khoa hoc va Phat giao co
the nghien cuu nhung tac pham cua Nguyen Tuong Bach.

roamingwind
26-10-2012, 07:36 AM
Nhứng điễm tương tự giữa triết lý Phật giáo và Khoa Học, nhât là quantum physics (vật lý nguyên tử ?) đẫ được thảo luận nhiều. Thêm hai cuốn nữa mà tôi biết:

Dancing Wu Li Masters: An Overview of the New Physics

The Quantum and the Lotus: A Journey to the Frontiers Where Science and Buddhism Meet

Đồng tác giả của The Quantum and the Lotus là Trịnh Xuân Thuận, ông là astrophysicsist.(nhà vật lý thiên văn ?)

ChienKhuD
26-10-2012, 09:34 AM
Mới đây người ta chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, hay còn gọi là Hạt của chúa, nhờ máy gia tốc LHC. Hạt này tồn tại ở một thời gian rất ngắn sau đó phân rã thành những hạt khác.

Đạo Phật cũng có nói đến môi trường Trung Ấm như sau:

Hàng chúng sinh ba phẩm
Trung Ấm khi thọ hình
Đổi thay không lường nổi

Có thể hiểu là sau khi hình thành, thân trung ấm liên tục thay đổi theo thời gian, mất đi lại hình thành, rồi lại mất đi lại hình thành…. Cứ như thế cho đến khi tái sinh qua kiếp sống mới.

Có thể đây là một sự tương đồng.

nhachoaloiviet
26-10-2012, 10:37 AM
Hi các nhà khoa học bỏ ra cả một số tiền khổng lồ chế tạo máy Collider chỉ để tìm sự tồn tại của 1 cái hạt mà nhỏ đến mức muốn nhìn thấy nó lại phải có cái máy Camera khổng lồ hi hi. Em cảm ơn ông trời đã sinh ra mình vào thời điểm mà khoa học đã đạt đến một tầm khá cao so với lịch sử của mình. Nhưng lại ước gì mình đẻ sau vài trăm năm để đến lúc đó khoa học đã tìm ra tại sao lại có vũ trụ này .

lycuty
26-10-2012, 11:17 AM
Ơ em tưởng mô hình hành tinh nguyên tử của Bor được chứng minh là ko đúng/ Vì những thứ rất nhỏ như electron chuyển động với tốc độ cực cao sẽ tạo thành 1 đám mấy điểm orbitan gì đó cơ. Đấy là sách Hóa phổ thông VN ta viết vậy

nhachoaloiviet
26-10-2012, 01:51 PM
Các bác Chiến Khu, Tontu,Kt giải thích hộ em là tại sao bắt buộc phải chế tạo cỗ máy lớn như vậy mới săn được Higgs particle? Em xem phim rồi nhưng ko hiểu

ChienKhuD
26-10-2012, 02:42 PM
Nói nôm na là người ta cần cỗ máy đó để tạo ra năng lượng đủ lớn nhằm bắn phá các hạt. Thời trung học bạn có học vật lý lượng tử phải không? Có những bài toán bắn phá các hạt để tạo thành chất mới đó. Ví dụ "bắn" chì thành vàng :).

Hạt của chúa hay Hạt mắc dịch tồn tại trong một khoảng thời gian cực ngắn sau đó phân rã thành các hạt khác. Do đó người ta chỉ kiểm chứng sự tồn tại của hạt Higss thông qua các hạt mà nó tạo thành mà thôi.

mymy
27-10-2012, 08:13 PM
Hi các nhà khoa học bỏ ra cả một số tiền khổng lồ chế tạo máy Collider chỉ để tìm sự tồn tại của 1 cái hạt mà nhỏ đến mức muốn nhìn thấy nó lại phải có cái máy Camera khổng lồ hi hi. Em cảm ơn ông trời đã sinh ra mình vào thời điểm mà khoa học đã đạt đến một tầm khá cao so với lịch sử của mình. Nhưng lại ước gì mình đẻ sau vài trăm năm để đến lúc đó khoa học đã tìm ra tại sao lại có vũ trụ này .
Em thì nghĩ là sống thời bây giờ là thú vị hơn.Nếu sau vài trăm năm nữa khoa học đã giải thích được tất cả thì còn gì đâu mà để tìm hiểu,để khám phá bác nhỉ.hi hi

Lâm Đệ
27-10-2012, 09:14 PM
Trong truyện ngắn huyền ảo Mỹ Latinh, cái bí ẩn thường xuyên xuất hiện, nhưng thực chất nó vắng mặt và không hề được giải thích. Đối tượng bí ẩn được trưng bày, nhưng nguyên nhân bí ẩn lại được che dấu. Có vẻ như, “một bí ẩn được nhắc đến như một sức mạnh vắng mặt nhưng lại khiến cho mọi biến cố phải vận hành… Cái chủ yếu vắng mặt, cái vắng mặt chủ yếu” Chính sự vắng mặt đó tạo nên sự lập lờ huyền ảo.
Té ra các ngài văn sĩ vận dụng thủ pháp khoa học cũng rất ác liệt Thử đọc truyện ngắn sau của Borges nó bí ẩn không thua gì Vật lí lượng tử
Có một phế tích vòng tròn vốn xưa là một ngôi đền bị lửa hủy hoại, giờ đây hầu như chôn lấp trong rừng. Một người lạ từ phương Nam đến và “ông biết rằng bổn phận cấp thiết của ông là mộng”
Ông muốn mơ ra một đứa con trai. Hằng đêm ông mơ và từ từ sáng tạo nên một đứa con trai trưởng thành từ chất liệu của mộng ảo.
Cuối cùng đứa con trai cũng thành hình. Ông hôn nó lần đầu và bảo nó đi đến một ngôi đền khác cách nhiều dặm đường rừng. Sợ nó biết rằng nó chỉ là ảo ảnh, ông đã hủy đi ký ức về việc thành người của nó.
Đứa con trai đi đến ngôi đền phương bắc, chẳng bao lâu được biết như là người có phép lạ, đi vào lửa mà không cháy. Tin tức này làm cho ông, người phù thủy già lo âu. Chỉ có Lửa là kẻ độc nhất biết ảo ảnh. Lửa không thể thiêu cháy được ảo ảnh. Đứa con trai sẽ ra sao nếu như nó biết được mình chẳng qua chỉ là mảnh vụn phóng chiếu từ giấc mơ của người khác.
Sau đó, một trận hạn hán dài đã gây nên cháy rừng và lửa tấn công nốt vào phế tích vòng tròn.
Người phù thủy già định chạy xuống nước. Nhưng rồi ông quyết định chấp nhận cái chết, đi thẳng vào lửa. Nhưng sao lửa không thiêu cháy da thịt ông mà chỉ nhẹ nhàng mơn trớn?
Và câu chuyện kết thúc : “Với cảm giác lắng dịu, nhục nhã và cả kinh hoàng, ông hiểu rằng ông cũng chỉ là một ảo ảnh mà ai khác đã mơ ra”