PDA

View Full Version : Học Ta , học Tây



Lâm Đệ
21-11-2012, 09:08 AM
Chuyện học bên ta:

Báo chí nói quá nhiều đến cải cách giáo dục, kêu gọi từ ý kiến của người dân đến trí thức. Nói chuyện với một số bạn trong ngành giáo dục sẽ thấy, viết về cải cách dễ, nói dễ, bàn tới bàn lui dễ, ra nghị quyết dễ, nhưng làm…khó.

Đứng trước bảng đen, bụi phấn bay mù, học sinh ngủ gật gù, thầy nói khản cả giọng, trời nóng hầm hập, điện đóm phập phù thì chỉ muốn lật giáo án cho nhanh. Mỗi tiết 60 phút thì bớt đi 10 phút hay gộp hai tiết liền để còn chạy sô. Thầy trò nào chả mong trống trường.

Hỏi các em có muốn nghỉ sớm không, cả lớp giơ tay và hò reo, kể cả khi nghe thầy, cô ốm… Học sinh trốn học là vì đến trường chán quá, lại cái ông thầy, “lão” rồi mà chưa vợ, nên hâm hâm, toàn bắt chẹt học trò, ngồi khoanh tay để trên bàn hay cấm cãi.

Thầy “cáo cụ” ra bài tập và bắt các em lên bảng để câu giờ. Học trò cũng khôn chán, chúng cử một đứa giỏi làm vèo vài phút là xong. Thế là thầy chịu, đành nói tiếp để chúng còn…ngủ.

Tại sao thế? Vì cách dạy và học của chúng ta là thầy nói, thầy đọc, trò nghe, trò ghi, trò học thuộc lòng, trò thi lấy điểm và khi ra đời…trò quên. Chuyện này ai cũng biết rồi…khổ lắm, nói mãi. Năm này qua năm khác, người đòi cải cách cứ việc kêu gào, người đứng trên bục giảng và sỹ tử ngồi nghe vẫn như xưa.

Sự học bên Tây: Vui như tết

Tôi có anh bạn có con học ở Mỹ.

Cái trường con anh ta học ngay gần nhà, lại thuộc “xã” bên nên anh muốn cho “thằng cu” vào đó cho tiện. Lúc xin chuyển trường trái tuyến chỉ mong như ở Việt Nam, làm cái phong bì cho cô hiệu trưởng thế là xong.

Nhưng bên Mỹ thì trời ơi, bao nhiêu thủ tục giấy tờ, hối lộ thì đi tù. Trái tuyến xe bus không đón đưa mà mình lại không đút lót được tài xế. Những lúc ấy thấy cho trẻ đi học ở Việt Nam sướng thế (!)

Lúc con vào học rồi anh mới ngỡ ngàng, bên đây không có sách giáo khoa. Thầy cô “tự nghĩ” ra giáo án của mình. Mỗi hôm vài tờ photocopy trong cặp bọn trẻ. Làm toán thì như vẽ hươu vẽ vượn, trong khi môn vẽ thì tha hồ sáng tạo. Hai thằng con nhà anh chỉ biết đến siêu nhân, tầu thủy, máy bay nên vở chằng chịt toàn cảnh đánh nhau kiếm súng, máu đỏ tung tóe. Thế mà cô toàn cho điểm good (tốt).


Anh bạn tôi đau khổ nhất là mỗi tuần có một bài văn luận cho thằng cu lớp 2. Có bài ra như sau “Nếu em là hiệu trưởng thì em sẽ làm gì hôm thứ hai?” hay “Em thức dậy buổi sáng thấy mình bé như cái kẹo thì em sẽ thế nào?”. Thằng bé chịu, hỏi ông bố.

Bố nó đã làm hiệu trưởng bao giờ đâu nhưng cũng bịa, sáng thứ hai thì đến phải chào mọi người, xem công văn (Mỹ làm gi có công văn) và đi vòng quanh trường xem có trộm cắp gì không (trộm cắp Mỹ không tới trường học, ăn gì ở đó). Thằng con cứ thế chép vào vở theo kiểu câu cú nó nghĩ ra.

Bài “cái kẹo” thì ông bố hỏi vặn thằng con, bé như cái kẹo thì cái giầy của con như thế nào, ăn sáng mất nhiều không. Ông tướng con gật gù và thán phục lắm. Đoạn sau nó tự nghĩ ra và viết vào vở.

Không ngờ đến lớp cô giáo cho điểm cao nhất vì có trình độ…sáng tác. Chả hiểu ở lớp có nhiều học sinh được điểm cao như thế không. Có lẽ điểm này là chấm cho ông bố chứ không phải thằng con.

Bé tý mà học sinh, đứa nào cũng có một cuốn vở ghi những cuốn sách truyện đã đọc trong tuần. Mỗi tối phải đọc 15-20 phút truyện rồi mới lơ mơ, ngáp và “Good night, dady”.

Mãi sau bạn tôi đi họp phụ huynh, cô giáo mới bật mí là những bài kiểu đó cần có gia đình tham gia và cũng là cách kiểm tra xem ở nhà bố mẹ có quan tâm đến học hành của trẻ. Cô dạy ở lớp, bố mẹ cùng con học ở nhà và đó chính là gia đình và nhà trường cùng tham gia vào giáo dục, xây dựng nhân cách cho đứa trẻ, dạy chúng tự tư duy, tìm tòi và sáng tạo.

Thấy con mình chỉ một ít điểm khá, còn lại toàn trung bình nên anh lo lắm. Đến báo cô giáo là gia đình bắt các cháu học thêm ở nhà. Cô gạt đi, các cháu đã học từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, thế là đủ lắm với một đứa trẻ. Nếu có bài tập về nhà thì chỉ làm trong 15 phút. Đọc truyện thì thoải mái. Nhưng học thêm nhồi nhét thì nhà trường không khuyến khích, vì trẻ sẽ chơi vào lúc nào?

Đi học về anh bạn hỏi, ở lớp làm những gì, vở chép của con đâu? Thằng con trợn tròn mắt, chép cái gì hả bố, toàn là tick tick (đánh dấu đúng sai) vào bài tập (trắc nghiệm). Thỉnh thoảng phải tóm tắt câu chuyện đọc trên lớp qua những câu hỏi và trả lời trên một trang giấy không dòng kẻ, chữ như gà bới. Thích viết tay trái, tay phải tùy. “Vẽ” chữ xuôi ngược cũng được.

Bọn trẻ nhà ấy từ bé đi học mẫu giáo đến nay là lớp 3 rồi, ngày nào phải nghỉ học là chúng tiếc lắm. Chúng bảo, ở lớp được “tranh luận” bố ạ. Câu chuyện đọc lên, các câu hỏi được đặt ra. Cô giáo chả phải nói mấy, toàn bọn con tự học, tự tranh cãi và tự cho điểm, vui như tết. Cả lớp quanh vài cái bàn tròn, tha hồ “đấu khẩu”…

Có lẽ bọn trẻ được tham gia vào “giảng dạy” nên thời gian mới qua nhanh thế. Là người trong cuộc nên chúng cảm thấy thú vị. Học mà chơi và chơi mà học có thể là thế chăng?

Thay đổi tận gốc hay hãy thay trên ngọn một tý?

Học như dân ta thì thi Olympic dễ được giải cao, thi vào các trường đại học dễ đỗ và ra đời có bằng cấp. Nhưng bằng cấp cao mà mặt bằng xã hội không cao. Có phải ai cũng đi đại học đâu, chả lẽ 85 triệu dân toàn là giáo sư, lấy ai quét rác, đào cống, xây cầu.


Có lẽ vì thế các nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học tiếp. Có thể không có bằng cấp gì nhưng vì biết tự học, tự tìm hiểu thì gặp chuyện gì khó khăn con người ta sẽ biết tìm lối thoát. Ở ta, gọi là “giải quyết những vấn đề từ thực tiễn”…

Nước Nhật sau 30 năm chiến tranh đã trở thành cường quốc kinh tế vì đơn giản họ rất coi trọng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, hướng tới dạy con người cách suy nghĩ, sáng tạo và tự học trong suốt quãng đời còn lại sau khi ra trường.

Có 20.000 tiến sỹ, gấp đôi hay gấp ba thế nữa, nhưng cả dân tộc 85 triệu người không biết cách tự học sau khi ra trường thì coi như chiến lược giáo dục đã thất bại.

Có lẽ cách giáo dục trên của Mỹ nhằm tạo ra đứa trẻ có trí thông minh, biết xử lý tình huống hợp lý hơn là một cậu học sinh, tinh thông kim cổ, nhưng lóng ngóng không biết luộc quả trứng lòng đào hay rửa cái bát cho sạch.

Kêu gọi thay đổi giáo dục tận gốc thì cao siêu quá. Thay gốc thì ai sẽ làm cái gốc tiếp theo đây. đứng trước giảng đường mới thấy cái gốc mới ấy cũng khó nhằn.

Tuy vậy, thay đi chút trên ngọn, giáo dục không hướng tới bằng cấp mà dậy cho thế hệ trẻ biết cách tự học. Biết đâu mình lại vượt Mỹ cũng nên vì dân ta vốn thông minh và nhanh nhẹn hơn người
(st)

ChienKhuD
21-11-2012, 09:54 AM
Buồn lắm bác Lâm. Con bé nhà mới học mầm non mà tháng nào cũng phải "phong bì", nếu không muốn con mình bị "hắt hủi". Hình như là luật bất thành văn rồi. Hôm 20-11 cũng phải 2 phong to tướng cho 2 cô. Mấy đứa cháu vợ mới học tiểu học mà phải học cả ngày, tối phải đi học thêm, thứ 7+cn cũng vậy. Thế mà chẳng thấy đứa nào giỏi thật sự. Học điểm cao nhưng phản xa vô cùng chậm chạp.

Lâm Đệ
21-11-2012, 10:11 AM
Hehe khổ thế đấy bác CKD .Cứ cái kiểu muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy

anhthubl
21-11-2012, 10:33 AM
Tiếng Ty như gió thoảng ngoài
Tiếng Phòng sầm sập như trời đổ mưa
Tiếng thầy khi tỏ khi mờ
Khiến trò ngồi đó mà ngơ ngẩn lòng

kt22027
21-11-2012, 01:30 PM
Tôi nhớ nhachoaloiviet có nhắc đến là rất thích các thứ Nhật, lại trong ngành giáo dục, có lẽ nhachoa cũng hay nghĩ đến sự thành công của bạn láng giềng chứ, nhất là về vấn đề giáo dục.

Tôi thấy cũng hơi lạ là Nhật có nhiều nét rất giống ta, cã hai đều bị ảnh hưởng văn hóa TQ rất nhiều, sao ta không học hỏi từ Nhật? Làm thế nào mà bạn láng giềng từ một quốc gia phong kiến biến thành một nước văn minh và giàu có nhất nhì chỉ trong vòng 150 năm? Họ phải làm cái gì đó quá đúng phải không? Đã thế họ còn chết đi sống lại sau thế chiến thứ hai, vậy mà họ lấy lại phong độ trong một thời gian rất ngắn. Nếu đúng là do giáo dục như bài trên nói đến vậy sao chúng ta không dồn hết sức vào việc cải cách giáo dục?

Bạn nhachoa và các bạn nghĩ sao? Chúng ta nên làm gì?

laototphilao
21-11-2012, 02:12 PM
Mình rất thích tính cách cần củ tỷ mỉ, chu đáo, thật thà của người Nhật, người Việt Nam ở đó đừng nghĩ bán một sản phẩm (buôn lậu) cho người dân Nhật mà không có đầy đủ thuế má, Mỗi người dân họ có tính dân tộc cao, làm gì cũng nghĩ cho nhà máy, GDP của chính phủ họ. đừng nghĩ việc hối lộ cho các công chức ở đó. Giáo dục họ được đổi mới từ 195x rồi áp dụng những cái mới của phuong tây nhưng không bỏ nét truyền thống.
Nước Nhật hơn Tàu ở chỗ họ mua "công nghệ nguồn" của phương tây rồi tháo ra từng chi tiết, làm ra cái hoàn hảo hơn, còn tàu thì ăn cắp sáng chế nhưng làm xổi bò qua "công nghệ nguồn" nên tạo ra sản phẩm chất lượng kém.
Dân nhật rất yêu quý đất nước và các sản phẩm họ làm ra, trước mình bị một anh chàng Nhật thuyết phục nên dùng đồng hồ của Nhật hơn cả Thụy sĩ vậy mới hiểm

laototphilao
21-11-2012, 02:21 PM
Lớp nhóc con mình luôn có camera kết nối với trang web của trường , ở bất kỳ đâu có thể truy cập biết nó đang làm gì, hộp thư tự độg ở trường masage thường xuyên tình hình học tập và bài cần nhắc nó học hôm sau, ở trường cũng được học đầy đủ nhạc lý, vẽ, múa vvv, 7 tuổi nó tự chơi được một số bản nhạc như thu gui elise beethoven, minues của bach vvv. Chương trình bọn nó cũng thay đổi khác trước và nhiều tính thực dụng. nói chung là cũng khá dần, em nghĩ các bác ở TW không phải không biết gì , hy vọng dần dần thôi

Tontu
21-11-2012, 02:41 PM
Đối với vấn nạn giáo dục ở nước ta muốn khắc phục là một vấn đề nan giải. Thứ nhất là do hậu quả kinh tế còn kém nên không đủ sức chi trả và nuôi dưỡng từ hàng giáo chức cho tới nhân tài. Với đồng lương ba cộc ba đồng không đủ ăn thì hàng ngũ giáo viên cũng chẳng mấy ai còn tha thiết với ngành gõ đầu trẻ. Cái gì cũng vậy, có thực mới vực được đạo, không thực thì đạo cũng chẳng còn. Muốn kinh tế khá một chút thì phải mạnh tay bài trừ "tham nhũng" từ hạ tầng cơ sở cho tới hàng "chóp bu" thì mới được. Nếu trên không làm gương thì còn nói được ai nữa? Chứ cái kiểu mạnh ai nấy đục khoét thì nhà nước còn tiền đâu mà phát triển kinh tế để cải tiến những vấn đề giáo dục và tệ nạn xã hội. Vì thế tệ nạn tham nhũng cần phải xử phạt càng nặng chừng nào càng tốt chừng nấy. Cứ xem đất nước Singapore thì đã rõ...

Thứ hai là cải tổ hệ thống giáo dục từ hạ tầng cơ sở cho tới bậc Đại Học. Soạn lại toàn bộ sách giáo khoa từ bậc tiểu học cho tới bậc Đại Học sao cho phù hợp với nền văn minh hiện đại. Không nên cố chấp những chủ thuyết quá lỗi thời mà đi ngược với trào lưu văn hóa phương Tây; những cái gì không hợp thời thì ta loại bỏ ngay từ hạ tầng cơ sở. Thay vào đó phát triển những kỷ năng tư duy, và tự học cho trẻ con ngay từ lớp mầm non để chúng có óc nhận xét và phán đoán trong mọi sự việc. Đây là một vấn đề cần thiết giúp cho trẻ có khả năng sáng tạo sau này.

Thứ ba là đạo tạo hàng ngũ giáo viên từ bậc mầm non cho tới bậc Đại Học bằng cách cho đi du học nước ngoài. Đồng thời đẩy mạnh phong trào của cụ Phan Bội Châu để khôi phục đất nước ngõ hầu mang những cái hay của người mà bồi đắp những cái thiếu sót của ta. Những ứng viên nào không đủ khả năng cho dù có thân thế cách mấy ta cũng mạnh dạn đào thải, để tránh tình trạng người đi thì "bất tài", mà người "hiền sĩ" thì lại không có đất dụng võ. Có làm tốt được điều này thì mới đi xa được. Chứ cái kiểu con ông cháu cha (bất tài) cho đi du học, học đâu không thấy chỉ thấy toàn ham chơi thì chết. Những tệ nạn này tôi thấy rất thường ở Hoa Kỳ. Cha mẹ để giành tiền cho con đi du học, con không lo học mà chỉ lo đi vũ trường, chích choác, etc...thì chờ tới mục mả đất nước cũng không tiến được.

Thứ tư là cắt giảm ngân sách và quyền lực độc tôn của hàng "chóp bu", lấy số tiền đó mà nuôi dân và phát triển kinh tế. Thêm vào đó cắt bỏ các khâu rườm rà của hệ thống hành chính làm việc từ trên xuống dưới để tiết kiệm ngân sách. Lấy số tiền đó mà đẩy mạnh và cải cách giáo dục từ hạ tầng cơ sở cho tới thượng tầng và cải tiến phúc lợi cho dân. Quốc phải lấy dân làm bản. Dân có giàu thì nước mới mạnh được. Nếu không nuôi dân để dân đói thì ắt họa trộm cướp và đủ thứ mọi tệ đoan xã hội sẽ nẩy sinh.

Đó là những điều cơ bản mà mỗi một người trong chúng ta phải có tinh thần ý thức và trách nhiệm thì mới được. Chứ cái kiểu mạnh ai nấy sống, ai sống mặc ai, ai chết mặc bay thì không tiến được.

Thực ra thì còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn nữa...nhưng tôi thiết tưởng chúng ta phải làm tốt các điều trên thì mới đi xa hơn được. Nếu không giải quyết được những vấn nạn đó thì không biết tới chừng nào ta mới theo kịp người...

P/S: Đó chỉ là những góp ý thô thiển của riêng cá nhân tôi thôi chứ không có ý gì.

laototphilao
21-11-2012, 02:52 PM
Tớ vừa về quê tiện trang điểm nâng cấp IT cho 1 trường tiểu học, cả soft và hard tớ đánh giá cơ sở hạ tầng so với mấy năm trước hơn rất nhiều rồi. một trường tiểu học ở xã vùng quê phong lab có gần trăm PC để các trò sau giờ ra chơi vào đó lấy thông tin hoặc phục vụ các buổi học khác, những phần mềm tiếng Anh và Toán, Địa .. rất hay trước hồi mình học toàn chay có được như vậy đâu.
Mình phê phán nhưng nhìn vào thực tế như vậy là biết các bác lãnh đạo cố gắng nhiều rồi he he

laototphilao
21-11-2012, 03:01 PM
Nền giáo dục tớ đánh giá bọn Pháp lợn về học thuật, Cả Đông dương trước chỉ có một trường cao đẳng mỹ thuật và Y giờ là Y Hà Nội các thầy học đó ra kiến thức rất chắc chắn. trước chỉ cần học hết tú tài Pháp ra là kiến thức rất khá rồi, ông nội tớ học mới hết tiểu học tiếng Pháp đã nói như gió, giờ nhiều cu học đại học mà nói tiếng Ạnh như tiếng Bồ vậy? Tiến sĩ thì nhiều như lợn con mà chả có cái sáng chế nào hay ho cả

laototphilao
21-11-2012, 03:14 PM
Bi giờ có hiện tượng là bố nào cũng thích làm Quan, sau đó kiếm cái bằng tại chức rồi học thạc sĩ, tiến sĩ he he, vì không có nó thì nhân viên không phục.
Làm cái khỉ gì cho đời tiến sĩ giấy giống con hổ giấy, mở mồm ra đã ngu rồi
Thôi lượn tý đã nếu commet ý không hai mấy bác mod xóa hết em cái nhé