PDA

View Full Version : Các vụ việc liên quan đến lừa đảo, trộm cắp, hàng giả, hàng nhái ...



laotam
26-06-2010, 11:11 AM
7 dạng lừa đảo online phổ biến nhất
ICTnews - Hãy đi trước tội phạm mạng một bước với những chỉ dẫn về các dạng lừa đảo phổ biến trên mạng hiện nay


7 dạng lừa đảo online phổ biến nhất (http://www.ictnews.vn/Home/Thu-thuat/7-dang-lua-dao-online-pho-bien-nhat/2009/08/1VCMS920248/View.htm)

Amir Orad, Phó chủ tịch công ty bảo mật trực tuyến Actimize (Anh) là chuyên gia hàng đầu về tội phạm tài chính, bảo mật mạng, thanh toán và xác thực.

Dưới đây, Amir Orad chia sẻ kinh nghiệm của mình và mô tả 7 dạng lừa đảo phổ biến nhất trên môi trường mạng.

Các dạng lừa đảo trực tuyến này được phân theo hai nhóm. Nhóm đầu tiên là những dạng cố gắng đánh lừa mọi người gửi tiền trực tiếp cho kẻ lừa đảo, ví dụ như giả bộ gặp trục trặc. Nhóm thứ hai là những dạng lừa đảo nhằm mục đích ăn cắp thông tin cá nhân và dữ liệu máy tính để thuyết phục ngân hàng gửi tiền.

1. Lừa đảo trên mạng xã hội
Những kẻ lừa đảo đột nhập (hack) một tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter, MySpace hay Bebo, sau đó liên lạc bạn bè và gia đình của người sở hữu tài khoản đó giả đò họ đang gặp vấn đề và cần tiền, đề nghị mọi người gửi tiền ngay lập tức tới một địa chỉ nào đó.

2. Lừa đảo kiểu đưa ra dự đoán

Để thực hiện kiểu lừa đảo này, kẻ xấu thường gửi một email dự báo kết quả trận đấu bóng đá diễn ra vào ngày hôm sau. Ngày hôm sau, người nhận được thư đó phát hiện thấy dự đoán đó đúng. Vài tuần sau đó những email dự đoán cũng có kết quả chính xác.

Sau một số email, kẻ xấu sẽ gửi cho người nhận một cơ hội mua kết quả các trận bóng trong tương lai. Trò lừa này sẽ không hiệu quả với số đông vì không thể xẩy ra tình trạng các dự báo kết quả của chúng đều đúng, nếu dự báo sai thì toàn bộ quá trình lừa đảo coi như công cốc. Tuy nhiên, theo xác suất, sẽ có một số ít người nhận được dự báo kết quả chính xác và khả năng sập bẫy của số ít những người này không phải là nhỏ.

3. Lừa người có tuổi

Đây là dạng lừa đảo phổ biến ở châu Á nhưng đang tăng ở châu Âu. Kẻ lừa đảo gọi điện tới người có tuổi thông báo con cháu của họ bị tai nạn giao thông. Thậm chí, kẻ lừa đảo còn tạo ra những tình huống như thật như những lời cầu cứu thất thanh từ hiện trường vụ tai nạn giao thông qua điện thoại. Sau đó, kẻ lừa đảo cung cấp thông tin của chúng và đề nghị người nhà gửi ngay tiền tới để trang trải chi phí y tế.

4. Lời đề nghị không thể từ chối

Trò lừa đảo này thường liên quan đến bán sản phẩm, trong đó kẻ lừa đảo muốn thanh toán sản phẩm đó nhiều hơn giá trị thực của nó bằng séc, thường là séc ăn cắp, sau đó đề nghị được lấy lại một phần tiền thanh toán thừa. Kịch bản sau đó có thể là nạn nhân nhận tấm séc 10.000 USD, thối lại cho kẻ lừa đảo 8.000 USD. Tấm séc sau đó bị trả lại, nhưng đó là lúc mà 8.000 USD đã nằm trong tay những kẻ lừa đảo.

5. Thư điện tử chứa Trojan

Đây là một dạng lừa đảo email. Kẻ lừa đảo cung cấp một sản phẩm khuyến mại hay món quà tặng, phổ biến là các phần mềm như phần mềm chống spyware. Các phần mềm đó có các liên kết (link) hoặc đính kém chứa Trojans có thể ghi lại thông tin bàn phím để ăn cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu.

6. Dịch vụ giao kèo giả

Đây là dạng lừa đảo đang tăng trên eBay và những trang đấu giá trực tuyến. Những dịch vụ giao kèo hợp pháp hoạt động như bên thứ ba đứng trung gian: người mua chuyển tiền đến công ty làm dịch vụ giao kèo, họ giữ khoản tiền đó đến khi người bán giao hàng mới trả lại cho người bán. Tuy nhiên, kẻ lừa đảo thường lập nên công ty giả để lừa cả người mua và người bán.

7. Phishing

Phishing (giả mạo như thật) hiện là dạng lừa đảo trực tuyến phổ thông nhất. Giả danh là tổ chức thực sự, thường ở dạng gửi thư điện tử thông báo tài khoản ngân hàng hay tài khoản Paypal có nguy cơ bảo mật, kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân nhập thông tin ngân hàng, tài khoản và các chi tiết đăng nhập qua trang web giả mạo do chúng lập nên. Các trang web giả mạo có giao diện giống y hệ như ngân hàng hay tổ chức tài chính thực sự.

Duy An

Theo Timesonline

laotam
26-06-2010, 11:15 AM
Bùng phát tin nhắn lừa đảo
Tin nhắn rác và tin nhắn lừa đảo xuất hiện từ rất lâu nhưng đến nay loại hình lừa đảo này vẫn “sống” dai dẳng và ngày càng gia tăng dưới nhiều hình thức.

Thanh Nien Online | Bùng phát tin nhắn lừa đảo (http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201026/20100622003720.aspx)

Đủ kiểu lừa

Ngày 19.6, khách hàng Mai Trâm, sử dụng số thuê bao 098xxx..., bức xúc phản ánh qua Đường dây nóng Báo Thanh Niên: “Mỗi ngày tôi đều nhận được rất nhiều tin nhắn lừa đảo như thông báo trúng thưởng từ chương trình rút thăm may mắn, yêu cầu soạn tin gửi về tổng đài để biết chi tiết. Dù biết đây là một hình thức lừa đảo nhưng những tin nhắn kiểu này được gửi đến liên tục và tôi cũng không biết cách nào để chặn”.

Không chỉ sử dụng cách thức gạt gẫm theo kiểu “truyền thống” kể trên, hiện các tin nhắn lừa đảo còn chuyển hướng đánh vào tâm lý thích quà tặng âm nhạc của người sử dụng điện thoại. Hiện nay, rất nhiều độc giả phản ảnh về việc liên tục nhận được tin nhắn có nội dung: “Một người giấu tên muốn gửi tới bạn lời tâm sự qua bản nhạc xxx. Để nghe bài hát, soạn tin MSA gửi 6794 hoặc gọi về tổng đài 1900xxxx”. Hình thức này đã lừa được rất nhiều người nhẹ dạ vì hầu như ai cũng tò mò muốn biết ai tặng quà cho mình.

Chị N.T.T.B, ngụ ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) kể: “Một lần tôi nhận được tin nhắn kiểu như vậy, do đang có người yêu ở xa nên tôi cứ nghĩ rằng anh ấy gửi quà tặng âm nhạc cho tôi, nhưng khi làm theo hướng dẫn thì tôi chỉ thấy tài khoản bị trừ tiền chứ không hề có quà tặng nào cả, gọi điện thoại đến tổng đài như trong tin nhắn thì còn bị trừ tiền nhiều hơn nữa”.

Trước đó, Văn phòng Khiếu nại Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cũng nhận được phản ảnh của một khách hàng ở Q.9 (TP.HCM): Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, khách hàng này đã nhận được 22 tin nhắn rác và tin nhắn có nội dung lừa đảo kiểu “Chúc mừng bạn, bạn là người may mắn được nhận điện thoại từ chương trình rút thăm may mắn. Để nhận phần thưởng, bạn soạn tin nhắn xxx gửi đến số xxx”. Tương tự, anh C.V, chủ thuê bao số 9090xxxxxx, phàn nàn: “Tôi liên tục nhận được các tin nhắn: “Bạn đã nhận được quà tặng từ số máy xxx, soạn tin nhắn... gởi đến... để nhận quà tặng”, “tặng sim số gần giống số thuê bao của quý khách, soạn xxx gửi xxx”, rất bực mình nhưng không biết cách nào để chặn”. Thậm chí có tin nhắn cung cấp dự đoán về kết quả xổ số, để nhận kết quả nhắn với cú pháp “Loc-TP” gửi 8777 và để từ chối tin nhắn cũng nhắn với cú pháp... y như vậy.

Bà Nguyễn Hạnh Uyên - Trưởng văn phòng khiếu nại Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM - nhận định: “Thường thì những tin nhắn này thòng một câu với nội dung: “Từ chối nhận tin nhắn, soạn xxx, gửi xxx”. Thực chất đây cũng là một “chiêu” lừa đảo, nếu khách hàng nào nổi nóng trước những tin nhắn lừa đảo dồn dập và thực hiện việc gửi lại tin nhắn để từ chối, lập tức tài khoản sẽ bị trừ tiền mà tin lừa đảo vẫn cứ gửi đến đều đều”.

Tin đồn thất thiệt

Gần đây, nhiều độc giả đã cảm thấy hoang mang do nhận được tin nhắn cảnh báo sim điện thoại của họ sẽ bị xâm nhập và kiểm soát nếu làm theo hướng dẫn của những cuộc gọi đến. Nội dung tin nhắn khuyên người dùng ĐTDĐ cảnh giác khi nhận yêu cầu bấm phím #90. Tin nhắn này có nội dung: “Phải từ chối hoặc tắt máy khi nhận được cuộc gọi từ số lạ và người gọi tự nhận là kỹ sư của một công ty viễn thông đang kiểm tra đường dẫn máy ĐTDĐ của người dùng. Tuyệt đối không làm theo yêu cầu nhấn phím #90 hoặc bất kỳ số nào, vì hiện nay có một công ty lừa đảo, sử dụng chiêu thức yêu cầu bấm #90 hoặc #09. Người nào nhẹ dạ làm theo thì sim điện thoại của họ sẽ bị xâm nhập. Kẻ xấu sẽ thực hiện các cuộc gọi mà chủ tài khoản không thể biết và kiểm soát được. Do vậy cần gửi thông tin này cho nhiều người để đề phòng”. Mặc dù chưa biết tính xác thực, nhiều người đã phát tán thông tin này để cảnh giác cho bạn bè, người thân. Trên các diễn đàn, thông tin cảnh báo cũng được đăng tải rộng rãi và nhiều người cũng đã chuyển tin nhắn này cho bạn bè trong danh sách Yahoo! Messenger. Tuy nhiên theo đại diện của MobiFone, đó chỉ là tin đồn thất thiệt.

Tương tự, đại diện mạng Vinaphone cũng xác nhận thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Các hãng viễn thông khác cũng khẳng định không thể kiểm soát sim bằng cách thức này.

Ai bảo vệ khách hàng?

Theo nguyên tắc, chính các mạng điện thoại phải là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, cụ thể là phải đưa ra các phương cách để hạn chế tin nhắn lừa đảo, tuy nhiên đến nay trách nhiệm này vẫn chưa được các nhà mạng thực hiện đến nơi đến chốn. Bằng chứng là các hình thức lừa đảo bằng tin nhắn ngày càng nở rộ và đa dạng về hình thức.

Mạng Viettel đưa ra giải pháp cứ nhận được từ 100 khiếu nại trở lên về việc tin nhắn spam quảng cáo cho một đầu số nào đó thì công ty đang kinh doanh đầu số đó sẽ bị Viettel phạt hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế, thậm chí có thể bị cắt hợp đồng kinh doanh với Viettel. Nhưng đến nay vẫn chưa có cá nhân hoặc doanh nghiệp nào bị nêu tên xử lý.

Mạng Vinaphone thì chỉ khuyến cáo khách hàng nếu nhận được tin nhắn không phải từ các đầu số 8xxx hoặc từ hệ thống nhắn tin của Vinaphone 18001091, đặc biệt là các tin nhắn từ các số điện thoại thông báo trúng thưởng xổ số, giới thiệu dịch vụ xem bói... thì không nên nhắn tin lại. Nếu nhận được tin nhắn dạng này thì gọi tới tổng đài 18001091 để được giải đáp. Thực tế các hình thức lừa đảo qua tin nhắn muôn hình vạn trạng, dù có khuyến cáo thì cũng có không ít người nhẹ dạ bị lừa.

Từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 (ngày 13.8.2008) về chống thư rác và tin nhắn rác. Theo đó, tổ chức, cá nhân phát tán tin nhắn, thư rác có nội dung quảng cáo không theo yêu cầu của người nhận hoặc mua bán, đầu cơ e-mail... có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng; các loại thư điện tử, tin nhắn rác được gửi tới người nhận với mục đích lừa đảo, quảng cáo, quấy rối hoặc phát tán virus qua máy tính gây hại... đều bị xử phạt. Tuy nhiên, điều đáng nói là đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý trường hợp nào có liên quan đến việc phát tán tin nhắn rác để răn đe. Trong khi có thực tế là việc gửi tin nhắn rác trên ĐTDĐ cũng đem lại không ít lợi nhuận cho cả nhà mạng lẫn đơn vị quảng cáo. Về nguyên tắc, mọi tin nhắn dù gửi theo cách nào thì đều phải qua hệ thống của mạng di động cung cấp. Hiện nay các mạng cũng có thể cung cấp dịch vụ chặn tin nhắn và cho phép người dùng lựa chọn chức năng này. Tuy nhiên, chức năng này chỉ có tác dụng với tin nhắn được gửi đi hàng loạt, còn với những tin nhắn lừa đảo được gửi từ các sim rác thì không thể chặn hết bằng chức năng này.

Chưa có giải pháp chặn tin nhắn rác

Trả lời Thanh Niên, đại diện các mạng di động đều cho biết hiện vẫn chưa có cách thức nào hữu hiệu để đối phó với nạn tin nhắn rác.

Theo ông Trần Trọng Thịnh, Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng của MobiFone, về bản chất, các SIM phát tán tin nhắn rác cũng là các SIM bình thường đã được đăng ký nên hệ thống không thể phân biệt và ngăn chặn được. Tuy nhiên nếu như nhận được thông tin phản ánh của khách hàng về tin nhắn quấy rối, MobiFone sẽ kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn nếu SIM đó thuộc hệ thống của MobiFone. Theo ông Thịnh, trường hợp các tin nhắn phát tán từ mạng internet giả mạo thuê bao MobiFone thì không xử lý được.

Theo đại diện của Viettel, về cơ bản, mạng này đã chặn được các cuộc gọi, tin nhắn giả mạo nhưng chưa thể ngăn chặn tuyệt đối tin nhắn rác.

Bà Nguyễn Thu Hồng - Giám đốc truyền thông của Vinaphone khẳng định với Thanh Niên: “Nếu muốn khiếu nại, khách hàng có thể gọi đến tổng đài hỗ trợ của Vinaphone, bộ phận kỹ thuật sẽ kiểm tra nội dung tin nhắn của thuê bao có dấu hiệu lừa đảo, nếu đúng chính xác như khiếu nại thì chúng tôi sẽ tiến hành cắt số đó. Tuy vậy, quan trọng nhất là khách hàng cần phải chọn lọc thông tin từ các tin nhắn, nâng cao sự cảnh giác để không bị mất tiền oan uổng”.

Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), giữa tháng 6.2010, Bộ đã gửi công văn tới các doanh nghiệp, yêu cầu xử lý tình trạng giả mạo số ĐTDĐ trên mạng viễn thông. Bộ TT-TT cho rằng, đây là một vấn đề nghiêm trọng về an toàn thông tin, gây bức xúc trong nhân dân và có thể ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, do đó cần được tập trung giải quyết sớm. Bộ TT-TT yêu cầu việc ngăn chặn giả mạo số ĐTDĐ gọi, nhắn tin phải được triển khai trước 30.9.

Ông Đỗ Ngọc Duy Trác - Trưởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCert) thuộc Bộ TT-TT - cho biết, dự kiến tháng 8.2010 sẽ đưa hệ thống thông báo và xử lý tin nhắn rác phục vụ người dùng điện thoại di động VN (Spamalert) vào vận hành. Hệ thống này sẽ cung cấp dịch vụ chống thư rác, cho phép người sử dụng điện thoại di động có thể thông báo tin nhắn rác một cách thuận tiện, miễn phí và kịp thời thông qua tin nhắn SMS tới VNCERT. Trên cơ sở theo dõi, tổng hợp các thông báo thư rác gửi về hệ thống, VNCERT sẽ thực hiện các hoạt động điều phối ngăn chặn tin nhắn rác đang được phát tán trên các mạng viễn thông tại VN.
Trường Sơn - Q.Thuần



Đinh Đang - Hoàng Việt

laotam
26-06-2010, 10:14 PM
Cảm ơn nhà đài hắt nước lạnh giữa trận World Cup
Hàng triệu khán giả đang cơn cuồng nhiệt chết sững trước màn hình bỗng toàn... muỗi. Gáo nước lạnh này được các "đại gia truyền hình cáp" dội đều hàng đêm.

VietNamNet (http://vietnamnet.vn/bvkh/201006/Cam-on-nha-dai-hat-nuoc-lanh-giua-tran-World-Cup-918244/)

Gáo nước lạnh" giữa trận bóng

Trận cầu giữa Tây Ban Nha và Thụy Sĩ tối 16/6/2010, tín hiệu truyền hình cáp VCTV tại gia đình ông H.D (Hoàng Mai, Hà Nội) bỗng dưng bị cắt xoẹt, không 1 dòng thông báo tín hiệu yếu. Cả nhà ông H.D ngồi chưng hửng trước màn hình tivi.

"Tín hiệu giật cục, lúc được rồi lại mất như trêu ngươi. Sao nhà đài nỡ làm vậy với hàng triệu khán giả đang theo dõi trận đấu?", ông H.D bức xúc.

Ông H.D chỉ là một trong hàng triệu khán giả truyền hình cáp đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ này với các nhà đài lớn, như VCTV, HTVC, hay SCTV.

Tại khu vực ngách 157/23 Phố Pháo Đài Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội, sóng truyền hình còn "mất tích" cả tuần lễ. Có những hôm màn hình muỗi từ 9h tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thay nhau gọi đến ố máy trực của Chi nhánh Trung tâm Kỹ thuật truyền hình Cáp Việt Nam tại Đống Đa, Hà Nội, người dân chỉ nghe những tiếng tít dài báo... máy bận.

Với anh Lê Ngọc Tân - một khán giả lắp truyền hình cáp SCTV ở cả Tp. HCM và Tp. Vũng Tàu, nỗi thất vọng và giận dữ nhân đôi. Truyền hình ở TV nhà anh "lúc vui thì có, lúc buồn thì mất" nhưng nhân viên thu cước dửng dưng: "đó không phải chuyện của chúng tôi, chúng tôi chỉ biết thu cước".

Chung nỗi bức xúc, một khán giả Truyền hình Cáp Việt Nam, ông Đào Chí Biền (Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Tín hiệu truyền hình cứ vài hôm là mất, có khi "lặn"cả ngày mà không thông báo; nhưng tiền thuê bao thì thu rất đều, rất đủ. Phải chăng nhà đài cho rằng với 65.000 đồng thuê bao không đáng là bao nên thích cho xem bằng nào, lúc nào cũng được?"

Nhà đài thanh minh: Tại ông Nhà Đèn

Theo chia sẻ của đại diện một số nhà đài với cơ quan truyền thông, mất điện chính là nguyên nhân khiến việc phát tín hiệu cáp bị gián đoạn.

Nhưng với nhiều "thượng đế" bị dội nước lạnh giữa trận World Cup thì lý do này rất thiếu thuyết phục.

Anh Đặng Thùy Vũ (Phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nổi cáu với giải thích của kĩ thuật Truyền hình cáp Việt Nam: "Lúc nào cũng diễn điệp khúc mất điện. Không lẽ khi đặt trụ sở, họ không nghĩ đến phương án phòng sự cố điện, như trang bị máy phát điện?".



Tại Bangladesh vừa xảy ra vụ đập phá trên đường của các fan World Cup để phản đối tình trạng mất điện vào thời gian phát sóng trực tiếp các trận bóng. Giám đốc công ty cấp điện của thành phố này đã phải đề nghị các nhà máy ngừng hoạt động 5 giờ mỗi tối để người dân có điện xem TV.

Ở Việt Nam, fan bóng đá chưa tức giận đến mức "nổi loạn" như vậy, nhưng rất có thể khán giả truyền hình, sẽ buộc phải chuyển sang dịch vụ mobile hay Internet để được tận hưởng những trận cầu lịch sử.

H.D

laotam
26-06-2010, 10:51 PM
Hàng giả, hàng nhái: Nhiều đất sống, vì sao?
Mộng Thoa - Song Minh

Lao động

Hàng giả, hàng nhái: Nhiều đất sống, vì sao? :: Hàng hóa, Dịch vụ - Doanh nhân 360: Businessman 360: Khẳng định đẳng cấp: The Leading Class (http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Hang-hoa-Dich-vu-360/Hang_gia_hang_nhai_song_vi_sao/)
Theo Cục quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương, hiện số vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng từ 3.000-5.000 vụ/năm. Với kỹ thuật làm giả, nhái tinh vi, hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều và công khai bày bán tại các chợ, cửa hàng đến những trung tâm thương mại sang trọng.

Vấn nạn này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD) và nhà sản xuất chân chính mà còn là rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu.


Từ một vụ hàng nhái tinh vi...

Công ty Quang điện - điện tử (Z199) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Hàng kinh tế chủ yếu của công ty là quạt điện các loại mang thương hiệu PEC - Điện cơ 91. Đây là sản phẩm đã được lưu thông nhiều năm, rộng rãi trên thị trường với nhiều giải thưởng lớn về chất lượng.

Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, sản phẩm này còn được UBND TP Hà Nội công nhận là “Sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố”. Cũng chính vì uy tín ấy của quạt điện PEC - Điện cơ 91 mà nhiều công ty tư nhân đã tìm đủ mọi mánh khoé để sản xuất quạt điện nhái thương hiệu này. Thậm chí có doanh nghiệp gần như xây dựng hẳn một chiến lược, không phải để cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, mà chỉ là để sản xuất ra những sản phẩm “ăn theo” thương hiệu của Z199.

Điển hình trong số này là Cty cổ phần sản xuất Điện cơ 91 có trụ sở tại 55A tổ 2 Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Tiền thân của Cty này là Cty TNHH TM &SX Điện cơ 9199, từ năm 2002 đã từng bị cơ quan chức năng xử lý về hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của Z199.

Tuy nhiên, dường như thấy để tên doanh nghiệp như vậy chưa đủ gây ấn tượng với NTD về độ tin cậy, năm 2008, Cty này lại tiến thêm một bước tinh vi hơn là thành lập Cty cổ phần sản xuất Điện cơ 91 để rồi cuối năm 2008 đưa ra thị trường các sản phẩm được in nhãn hiệu DCE - Điện cơ 91 với bố cục và màu sắc gần như không thể phân biệt được với nhãn hiệu PEC - Điện cơ 91. Từ năm 2009 đến nay, sản phẩm quạt điện mang nhãn hiệu nhái này dù có chất lượng thấp nhưng vẫn được bày bán xen kẽ trên khắp các vùng thị trường. Việc này gây nên nhiều bức xúc cho NTD khi biết mình bị lừa.

Ngày 28.4.2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã có kết luận về hành vi của Cty cổ phần sản xuất Điện cơ 91 “là hành vi xâm phạm quyền theo quy định tại Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, do trước đây công ty này đã từng có hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu của Z199 với cùng sản phẩm quạt điện nên có coi việc sử dụng nhãn hiệu nêu trên được thực hiện với động cơ có chủ ý và không trung thực”.

Trên cơ sở đó, ngày 5.5.2010, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Thanh tra Bộ KHCN tiến hành thanh kiểm tra 1.760 chiếc quạt các loại, niêm phong hàng hoá vi phạm, lập biên bản vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với Công ty cổ phần sản xuất Điện cơ 91. Ngày 12.5.2010, công ty này đã phải nộp phạt hành chính và tiến hành tiêu huỷ tem nhãn, dưới sự giám sát của cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội, Thanh tra Bộ KHCN, đại diện bên bị hại là Z199.

Trên đây, là một trong những vụ sản xuất hàng nhái tinh vi may mắn được phát hiện. Song trên thực tế, việc lật mặt những doanh nghiệp, cơ sở chuyên sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng khó khăn hơn vì thủ đoạn của họ ngày càng tinh vi, phức tạp. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ sự phản ứng chậm của các cơ quan chức năng trước vấn nạn này và sự thờ ơ, thậm chí tiếp tay cho hàng giả của chính NTD.

... đến hàng giả khắp nơi

Theo Chi cục QLTT TPHCM và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), hiện hàng giả đang lộng hành, công khai có mặt tại các cửa hàng, trung tâm thương mại. Điều đáng nói là hàng giả xuất hiện đa dạng, từ sản phẩm có giá trị thấp đến những sản phẩm đắt tiền, hàng hiệu và được không ít người công khai kinh doanh, sử dụng. Chỉ riêng địa bàn TPHCM, từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT đã phát hiện 144 vụ hàng giả với gần 175.000 đơn vị sản phẩm, chủ yếu là hàng tiêu dùng.

Ngay tháng 5 này, Chi cục QLTT TPHCM - đội Bình Chánh phối hợp cùng công an địa phương đã kiểm tra, phát hiện tại ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh đang lắp ráp bếp gas mang nhãn hiệu Funai. Trước đó, đơn vị này cũng phát hiện một điểm sang chiết dầu xả vải giả nhãn hiệu Comfort tại ấp 7 xã Lê Minh Xuân.

Đặc biệt là tại các trung tâm thương mại ở TPHCM, gần đây cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện hàng ngàn sản phẩm giả nhãn hiệu xảy ra đối với nhóm hàng thời trang, đồng hồ, máy tính, mắt kính, túi xách, ví da…

Ngày 2.3, đội 3A Chi cục QLTT TPHCM bất ngờ kiểm tra một số sạp kinh doanh hàng thời trang tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square (quận 1), phát hiện khoảng 200 sản phẩm túi xách, dây nịt, ví… hiệu L.V (Louis Vuitton) là hàng giả mạo nhãn hiệu. Còn tại Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square 2 và chợ Bến Thành, đội QLTT 2A đã kiểm tra một số điểm kinh doanh, phát hiện hơn 650 đồng hồ đeo tay do Trung Quốc sản xuất nhập lậu và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Vì sao hàng giả có đất sống?

Hàng giả đang tung hoành nhưng theo các nhà sản xuất lẫn cơ quan quản lý nhà nước, việc xử lý hàng giả lại không dễ. Theo lực lượng QLTT, khâu khó khăn nhất trong quá trình chống hàng giả hiện nay là khâu giám định. Để khẳng định hàng giả, cần phải tiến hành giám định nhưng trên thực tế rất nhiều vụ vi phạm khi phát hiện, lại không thể giám định được vì hàng hoá có nguồn gốc từ các nước không đăng ký chất lượng tại Việt Nam, hàng hoá không có ai xác nhận là hàng giả vì không có cơ quan đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam...

Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh việc một số NTD mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít NTD biết mình đang mua bán hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận. Chị Nguyễn Lan Phương - một NTD đang chọn mua túi xách tại Trung tâm thương mại Saigon Square - cho biết: “Tôi biết những chiếc túi xách mình đang chọn là hàng nhái đấy chứ. Nhưng tôi vẫn mua vì nó bắt mắt và giá rẻ. Mua đúng hàng thật thì giá cao quá”!

Với cách nghĩ ấy của người NTD, hàng giả, hàng nhái đã dần dần được tiếp tay trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần. Bà Lương Thị Mỹ Tiên - Trưởng phòng Kinh doanh Cty sản xuất mũ bảo hiểm Chí Thành - cho biết: “Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán tràn lan không chỉ gây thiệt hại cho NTD, nhà sản xuất còn là rào cản đối với các DN sản xuất hàng Việt Nam, nhất là trong bước đường vươn đến phát triển thị phần ngay tại sân nhà”.

Trước vấn nạn trên, Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM Nguyễn Văn Viễn đã nhận định: Cuộc chiến chống hàng giả cần huy động nguồn lực toàn xã hội cùng hành động mới mong có kết quả. Còn theo luật sư Trương Thị Hoà, khi gia nhập WTO, chống hàng giả là công tác xuyên quốc gia chứ không chỉ riêng của một doanh nghiệp, cơ quan hay nhà nước nào.

Vai trò của doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng rất cần sự phối hợp của các cơ quan chức năng, tăng cường tuyên truyền trong người tiêu dùng, kể cả sự trung thực của hệ thống đại lý doanh nghiệp để không bắt tay với hàng giả, nhái. “Vấn đề không chỉ xử lý mà quan trọng là phải phát hiện hàng giả kịp thời, kể cả hàng giả từ nước ngoài vào và hàng sản xuất tại Việt Nam”, bà Hoà nói.

Thế nào là hàng giả?

Có bốn loại hàng giả: giả về chất lượng và công dụng; giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì; giả mạo về sở hữu trí tuệ và các loại tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả. Cụ thể là:

1. Hàng giả chất lượng và công dụng hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá.

2. Hàng giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá là hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ, của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hoá hoặc giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá trên nhãn hoặc bao bì hàng hoá.

3. Giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hoá, bao bì hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

4. Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả bao gồm các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá.

P.H

laotam
26-06-2010, 10:53 PM
Hàng giả, hàng nhái: “Thập diện mai phục”


Hàng giả, hàng nhái: “Thập diện mai phục” - TỜ BÁO CỦA GIỚI DOANH NHÂN - DOANHNHANSAIGON.VN (http://doanhnhansaigon.vn/online/ho-tro-thong-tin/tu-hang-ganh-den-sieu-thi/2010/05/1044305/hang-gia-hang-nhai-thap-dien-mai-phuc/)
Hàng giả, hàng nhái làm “đau đầu” không chỉ người tiêu dùng, doanh nghiệp, mà còn cả các cơ quan chức năng. Đã có quá nhiều văn bản pháp lý liên quan, nhưng điều tra và xử lý vẫn vướng như gà mắc tóc khiến hàng giả ngày càng tràn lan...

Giả cả tem chống giả!

Nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay tràn lan ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng thông thường như mỹ phẩm, quần áo, túi xách, xi măng, phụ tùng xe máy..., những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người như thuốc tân dược, rượu, một số thực phẩm... đến những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn như đầu VCD, DVD... Và cả đến “tem chống hàng giả” cũng bị làm giả!

Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả, hàng nhái (VATAP), bây giờ hàng giả, hàng nhái được “cập nhật” rất nhanh. Nếu trước đây, phải trên nửa năm sau khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm mới, hàng giả, hàng nhái mới xuất hiện, thì nay, chỉ cần nửa tháng là hàng giả, hàng nhái đã có mặt trên thị trường. Theo số liệu Chi cục Quản lý Thị trường TP.HCM vừa công bố tuần qua, lượng hàng giả trong bốn tháng đầu năm nay tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ với Báo Doanh Nhân Sài Gòn, ông Nguyễn Hà Đức Minh, Giám đốc tiếp thị của Nokia khu vực Đông Dương, cho rằng, tất cả nhãn hiệu, sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường đều đang đối mặt với nạn hàng giả. Vì thế, đôi khi hàng giả lại được tiêu thụ trên thị trường nhiều hơn hàng thật, gây thiệt hại về uy tín, doanh thu cho các nhà sản xuất chân chính. Ông Đức Minh cho biết: “Chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng hầu hết sản phẩm của chúng tôi đều bị hàng giả bủa vây.

Thiệt hại rất lớn nhưng quan trọng hơn, sự mất niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu là không thể đo đếm”. Ông Minh kể, ông đã thử làm một cuộc “thâm nhập” ở TP.HCM và ở bất cứ cửa hàng nào, chỉ cần đưa ra yêu cầu cũng có thể được đáp ứng ngay với các loại điện thoại Nokia giả, giá chỉ bằng 1/3 so với hàng chính hãng.

Tương tự, ở mặt hàng mỹ phẩm, trên thị trường hiện nay có đến hàng trăm loại mỹ phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Lancôme, L’Oréal, Maybelline... bị làm giả. Điều đáng nói là không chỉ xuất hiện ở chợ, tại các thành phố lớn, mỹ phẩm giả còn tràn vào các cửa hàng, thậm chí là các trung tâm thương mại lớn và được bày bán công khai.

Bà Trinh, đại diện của Công ty Mỹ phẩm L’Oréal Việt Nam, cho biết, công nghệ làm hàng giả hiện nay rất tinh vi, nên hàng giả nhìn y như hàng thật. “Khi mang sản phẩm giả mua từ các cửa hàng chính hãng của L’Oréal về Công ty, nhiều nhân viên không phân biệt được hàng giả với hàng thật vì mẫu mã bao bì rất giống nhau. Chỉ đến khi mở sản phẩm ra thì mọi người mới biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả”, bà Trinh kể.

Ở lĩnh vực thời trang, các nhãn hiệu nổi tiếng như Addidas, Armani, Levis, Louis Vuitton... bị làm giả nhiều nhất vì có lợi nhuận cao. Chiếc túi Louis Vuitton giả chỉ có giá vài triệu đồng so với chiếc túi chính hãng có giá 30 - 40 triệu đồng. Điều đáng nói, các loại hàng giả này xuất hiện ngay trong cả các trung tâm thương mại lớn như Thương xá Tax, Sài Gòn Square, Lucky Plaza...

Thậm chí, những nhãn hiệu này cũng bị hàng giả cấp thấp tấn công, chỉ có giá vài trăm ngàn đồng. Xuất xứ hàng giả cũng đủ loại nhưng chủ yếu từ Trung Quốc và hàng sản xuất trong nước. Hàng giả cũng bắt đầu đánh lâán cả các các thương hiệu thời trang nội địa có tiếng như Việt Tiến, Việt Thy, Ninomaxx, Foci... Khi các thương hiệu này tung ra bộ sưu tập mới, thì chỉ vài ngày sau, tại các chợ Tân Bình, An Đông, Bà Chiểu... đã xuất hiện những sản phẩm nhái giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu, giá bán rẻ hơn một nửa so với hàng chính hãng.

Riêng Việt Tiến thì không chỉ bị làm giả sản phẩm, mà ngay cả logo, tên thương hiệu của các cửa hàng cũng bị nhái. Không là trường hợp ngoại lệ, nước uống đóng chai cũng có hàng giả và bị làm giả nhiều nhất là nước khoáng La Vie, nước tinh khiết Aquafina... Ông Gilles Duc, Tổng giám đốc Công ty TNHH La Vie, cho biết, Công ty bị ảnh hưởng không ít từ hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chưa tìm ra cách giải quyết.

Người tiêu dùng... ngây thơ?

Theo các chuyên gia, để trừ nạn hàng nhái, hàng giả, phải có sự kết hợp từ nhiều phía: cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, người tiêu dùng... Ông Nguyễn Mộng Hùng, Hội trưởng Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM (Hội), cho rằng: “Người tiêu dùng Việt Nam... hiền quá!”. Hàng giả, hàng nhái tràn lan như thế, nhưng số người tìm đến Hội còn rất ít. Cả nước có đến 87 triệu dân nhưng mỗi năm, Hội chỉ nhận chưa đầy 1.500 vụ khiếu nại từ người tiêu dùng.

Theo khảo sát của Trung ương Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), có tới 62% người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, tuy nhiên, số người khiếu nại ít hơn nhiều so với số bị thiệt hại thực tế. Còn theo các cán bộ của VINASTAS, sở dĩ người tiêu dùng ít khiếu nại vì ngại va chạm, sợ phiền hà hoặc mất thời gian và không biết khiếu nại có đem lại kết quả hay không.

Trong khi đó, tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, số người tiêu dùng đến các cơ quan chức năng khiếu nại vì mua nhầm hàng giả, hàng nhái khá đông. Chẳng hạn, Malaysia với dân số khoảng 25 triệu người, nhưng mỗi năm có đến 15.000 khiếu nại về hàng hóa gửi đến các cơ quan chức năng. Đài Loan cũng thế, với dân số chỉ khoảng 24 triệu người nhưng mỗi năm, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận và xử lý 10.000 vụ khiếu nại về hàng nhái, hàng giả.

Theo quy định hiện nay, người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất, kinh doanh nếu sản phẩm không đúng như công bố, gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Thế nhưng, “Chẳng có người tiêu dùng nào đứng ra kiện doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng cả. Bởi muốn kiện, người tiêu dùng phải chứng minh được sản phẩm đó không đúng với công bố của doanh nghiệp. Mà để làm được điều này thì phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian, có khi cả năm sau mới có kết quả”, ông Đỗ Ngọc Chính, đại diện Hội Bảo vệ Người tiêu dùng phía Nam, khẳng định.

Bên cạnh đó, mặc dù số vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái những năm qua là rất nhiều, song số vụ bị xử phạt còn khá khiêm tốn cũng do cơ quan chức năng xử phạt còn quá nhẹ tay. Chẳng hạn, những người sản xuất, buôn lậu rượu giả lãi hàng tỷ đồng, nhưng nếu phát hiện cũng chỉ phạt vài triệu đồng, nên chẳng ai sợ. Không ít người làm hàng giả, hàng nhái sẵn sàng chấp nhận nộp phạt để thu lợi...




MINH HÀO

laotam
26-06-2010, 11:01 PM
Rủ chơi cờ thế để cướp tài sản

Rủ chơi cờ thế để cướp tài sản (http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Ru-choi-co-the-de-cuop-tai-san/55069561/218/)

Không nghề nghiệp, các đối tượng này đã dùng "ngón nghề" cờ bạc bịp dưới hình thức chơi cờ thế, để dụ dỗ những người qua đường tò mò có máu "ăn thua" nhập cuộc. Sau đó, chúng dùng hung khí chuẩn bị sẵn đe doạ, cướp tài sản của những người nhẹ dạ.

12h trưa ngày 13/6/2005, anh Trần Duy Đại (SN 1981) ở tập thể Giao thông, TP Nam Định đến CAP Thanh Xuân Trung trình báo vừa bị một số thanh niên dùng tuýp nước tấn công, rồi cướp đi chiếc điện thoại di động Samsung và một số tiền mặt tại khu vực đường Nguyễn Trãi, đoạn trước cổng Cục Sở hữu trí tuệ, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Khẩn trương xác minh và củng cố lời khai của anh Trần Duy Đại, các trinh sát hình sự CAP Thanh Xuân Trung nắm được các đối tượng cướp tài sản sử dụng 1 chiếc xe máy nhãn hiệu CPI (Đài Loan sản xuất), màu xanh đen, BKS: 29N6-2600… Một mặt, các trinh sát phổ biến cho nhân dân xung quanh khu vực xảy ra vụ cướp nắm được phương tiện của các đối tượng cướp tài sản theo mô tả của người bị hại để hỗ trợ cơ quan công an phát hiện thủ phạm. Mặt khác, các trinh sát rà soát toàn bộ những khu vực giáp ranh quận Thanh Xuân để truy tìm manh mối hung thủ vụ cướp. Bên cạnh đó, CAP Thanh Xuân Trung đã xác minh chiếc biển số xe máy bọn cướp sử dụng tại Phòng CSGT – CATP và nhận được kết quả: BKS: 29N6-2600 là biển số thật của một chiếc xe Honda Win 100cm3, chủ sở hữu của nó là một công dân đang sinh sống tại khu vực quận Đống Đa. Quá trình khám phá vụ án tưởng chừng bế tắc thì đến 17h30 cùng ngày, qua nguồn tin của một số người dân sống ở khu vực bến xe khách Sơn La – Hà Nội cung cấp, CAP Thanh Xuân Trung phát hiện một thanh niên ngồi bên cạnh chiếc xe máy CPI, BKS: 29N6-2600 tại một quán nước đối diện quán vịt cỏ Vân Đình. Ngay lập tức, tổ công tác CAP Thanh Xuân Trung gồm các trinh sát Phạm Văn Hải, Phạm Văn Luyện, Đinh Văn Thơ đã triển khai tiếp cận đối tượng có chiếc xe nghi vấn tên là Vũ Hải Thuỷ (SN 1974) trú tại nhà F12, tập thể Cao su Sao vàng, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân. Trong khi lực lượng công an đang kiểm tra đối tượng Thủy thì phát hiện 2 thanh niên đứng cách đó khoảng 10 mét, vừa nhìn thấy công an đã bỏ chạy về phía bờ sông Tô Lịch, hướng ra khu vực quận Cầu Giấy. 2 đối tượng nghi vấn là Nguyễn Anh Tú (SN 1974), trú tại nhà A4, tập thể Cơ khí Hà Nội, phường Thượng Đình và Bùi Văn Cường (SN 1976), trú tại xóm Cầu, Thanh Liệt, huyện Thanh Trì đã bị bắt giữ và đưa về trụ sở CAP Thanh Xuân Trung cùng với Vũ Hải Thuỷ và chiếc xe máy có biển số trùng khớp với biển số chiếcc xe Honda Win của một người dân ở quận Đống Đa.

Giám định chiếc xe máy, cơ quan công an phát hiện biển số thật của xe là 29N8-2600. Tuy nhiên, số 8 đã bị cạo sơn và dán thêm một chút băng dính đen để biến thành số 6. Với chứng cớ này, các chiến sĩ CAP Thanh Xuân Trung đã tập trung đấu tranh các đối tượng nghi vấn, buộc chúng phải khai nhận đã gây ra vụ cướp tài sản của anh Trần Duy Đại ở khu vực đường Nguyễn Trãi, trước cổng Cục Sở hữu trí tuệ vào buổi trưa 13/6. Theo lời khai của 3 đối tượng, chúng đã lợi dụng trò chơi cờ thế ăn tiền để thu hút sự chú ý của một số người qua đường tò mò, có máu “ăn thua” ghé vào tìm vận may, rồi dùng hung khí và vũ lực đe doạ, cướp tài sản. Trưa 13/6, Tú cùng với một đối tượng tên là Cường (tức Công) hiện đang bỏ trốn, ngồi trên vỉa hè đường Nguyễn Trãi, đoạn trước cổng Cục Sở hữu trí tuệ đánh cờ thế để thu hút khách qua đường. Anh Trần Duy Đại đi đến khu vực này đã được Tú “nhờ” vào chứng kiến ván cờ để phân thắng bại. Được bố trí từ trước, Thuỷ với vai trò “cò mồi” vờ đi từ chỗ khác sang ngỏ ý với Tú muốn tham gia ván cờ. Sau đó, chúng tìm cách để đưa anh Trần Duy Đại vào cuộc chơi. Một bên là anh Đại và Tú, Cường, bên kia là Thuỷ. Đối tượng Thuỷ thấy “gà” đã ngấm đòn liền giao giá cuộc chơi, nếu Tú, Cường và anh Đại có 800.000 đồng thì hãy chơi với hắn. Đối tượng Cường biết anh Đại có chiếc điện thoại di động Samsung đã mượn với lý do gọi người nhà mang tiền đến để góp chơi ván cờ với Thuỷ. Sau đó, Tú và Cường tự động quy chiếc điện thoại của anh Đại có giá trị tương đương 600.000 đồng rồi ngồi xuống chơi ván cờ và để bị thua đối thủ. Anh Đại cảm thấy bị lừa đã đòi lại điện thoại liền bị Thuỷ túm cổ áo và cầm gạch đe doạ. Sau đó, cả bọn nhảy lên 2 chiếc xe máy tháo chạy. Thấy anh Đại tiếp tục đuổi theo đòi chiếc điện thoại, đối tượng Thuỷ rút thanh tuýp nước dài 80cm một đầu vát nhọn được gài dưới gầm xe, phía trên hộp xích lao vào tấn công anh Đại rồi bỏ chạy.

Với những chứng cớ nêu trên, ngày 14/6/2005, Viện Kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng Bùi Văn Cường, Nguyễn Anh Tú và Vũ Hải Thuỷ can tội cướp tài sản. Đồng thời, cơ quan điều tra CAQ Thanh Xuân tiếp tục mở rộng vụ án, truy bắt các đối tượng liên quan khác.

(Theo An ninh thủ đô)

Việt Báo (Theo_24h)

laotam
26-06-2010, 11:08 PM
Cờ bạc bịp

Cờ bạc bịp (http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Co-bac-bip/50774091/407/)

Thời gian gần đây, quanh khu vực các trường đại học hoặc những nơi có nhiều sinh viên thuê trọ thường xuất hiện những nhóm chơi cờ tướng, cờ thế "ăn" tiền. Nhìn qua các thế cờ những tưởng dễ thắng, nhưng thực ra, trong đó là hàng loạt những mánh cờ bịp bợm, lừa đảo mà không ít sinh viên, học sinh ngoại tỉnh đã "sập bẫy".

Quanh khu vực trường Đại học Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), khu vực quận Cầu Giấy hay khu Mễ Trì, làng Phùng Khoang (huyện Từ Liêm) là địa điểm lý tưởng cho những đối tượng chơi cờ bạc bịp, lôi kéo những người ngoại tỉnh ít hiểu biết vào trò "đỏ đen".

Một lần đi qua đường Nguyễn Trãi, khu vực gần làng Phùng Khoang, Hoàng Minh, sinh viên năm thứ 1, Đại học KHXH&NV chợt thấy hai thanh niên đang giằng co một nước cờ tướng. Tò mò và ham thích giải thế cờ, Minh dừng lại xem và biết rằng hai thanh niên đó giải thế cờ "ăn tiền". Thấy thế cờ rất dễ giải, mức ăn chênh lệch lại cao, mức 1 "ăn" 6, 1 "ăn" 25 hoặc cao hơn nữa, Minh ngồi lại chơi. Từ tò mò, ham mê rồi đến cay cú, Minh xoáy vào cuộc chơi mà không biết dừng lại. Đến khi hơn 1 triệu đồng được bố mẹ cung cấp đã đổ hết vào bàn cờ, Minh mới phát hoảng và biết mình bị lừa.

Có không ít sinh viên ngoại tỉnh mới về trọ học ở Hà Nội đã bị mất hết tiền khi lao vào trò đỏ đen này, mà không hề biết, họ đang rơi vào cái "bẫy" được giăng sẵn.

Các đối tượng chơi cờ bạc bịp này thường có 2 đến 3 người, mỗi khi có sinh viên, học sinh đi qua là chúng lại "diễn kịch" tranh giành một nước cờ nào đó để thu hút sự chú ý của "con mồi". Chúng thường diễn trò dễ giải thế cờ và "ăn" được nhiều tiền để gợi lòng ham của người nhẹ dạ.

Trên thực tế, những thế cờ chúng bày ra, đa phần là những thế cờ không thể hoá giải, hoặc chỉ có xác suất hoá giải rất nhỏ. Phần thắng chắc chắn trong tay chúng.

Thời điểm sau Tết, sinh viên, học sinh ngoại tỉnh về trọ học ở Hà Nội rất đông, những đối tượng cờ bạc bịp hoạt động mạnh hơn nữa. Trò biến tướng của nạn cờ bạc này thường diễn ra công khai ngay trên vỉa hè những con đường lớn, nơi có nhiều sinh viên qua lại, nhưng vẫn không thấy cơ quan chức năng lưu tâm.

(Theo VTV.vn)

Việt Báo (Theo_NgoiSao)

laotam
27-06-2010, 12:56 PM
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Dễ xác định, nhưng... khó xử lý
Khi đi “kêu cứu” bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải cung cấp hóa đơn tài chính của nơi vi phạm để chứng minh thiệt hại của đơn vị mình. Điều này khiến doanh nghiệp phát hiện sớm vi phạm sở hữu trí tuệ nhưng vẫn phải chịu thiệt hại về tài sản.


BAODATVIET.VN | Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Dễ xác định, nhưng... khó xử lý (http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue-De-xac-dinh-nhung-kho-xu-ly/20102/81357.datviet)

Thế nên, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng các cơ quan chức năng cần có những động thái mạnh mẽ để ngăn chặn và xử lý ngay các vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT), tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
“Khổ” vì bị ăn cắp mẫu mã

Cách đây hơn 6 năm, một doanh nghiệp tại Cần Thơ đột nhiên tung ra thị trường máy gieo hạt tự động giống hệt máy của ông Phạm Hoàng Thắng, chủ doanh nghiệp tư nhân nhựa Hoàng Thắng chế tạo. Thấy vậy, ông Thắng làm đơn khởi kiện doanh nghiệp trên vì đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vụ việc kéo dài đã nhiều năm vẫn chưa có kết quả cuối cùng. “Nhiều năm trời tôi tìm mọi cách để chứng minh họ ăn cắp mẫu mã của mình. Nào là chứng minh bằng các hóa đơn bán hàng của công ty tôi trước thời gian họ tung sản phẩm ra thị trường, bằng chứng nhận độc quyền sáng chế… nhưng vẫn không ăn thua”, ông Thắng bức xúc.

Theo ông Thắng, đơn vị vi phạm bán ra bao nhiêu máy thì doanh nghiệp của ông thất thu bấy nhiêu tiền. “Dựa vào đó là tính được sự thiệt hại của doanh nghiệp mình thôi”, ông Thắng quả quyết.

Ông Trần Văn Thôi, Công ty Luật hợp danh Danh và cộng sự, kể công ty ông nhập khẩu máy giặt Candy của Đức về bán. Mất một thời gian dài mới được người tiêu dùng biết đến. Khi hàng vừa bán chạy thì trên thị trường xuất hiện dòng máy giặt có mẫu mã gần giống với máy của công ty ông và cũng lấy nhãn hiệu là Candy. Loại máy có giá rẻ hơn nhiều nên người tiêu dùng quay qua mua loại máy Candy rẻ tiền này. “Khổ nhất là khách hàng mua nhầm hàng nhái, chất lượng kém nhưng lại ”bắt đền” công ty chúng tôi. Dù đã giải thích là hàng của họ mua là hàng dỏm, sản xuất tại Trung Quốc, nhưng nhiều khách hàng vẫn không tin. Ngay cả khi công ty bán hàng dỏm kia đã bị pháp luật xử lý, chúng tôi cũng không thể tiếp tục bán máy nữa”, ông Thôi nói.

Không riêng gì công ty của ông Thôi, ông Thắng, nhiều doanh nghiệp khác cũng lao đao vì sản phẩm của mình bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà chưa biết “tố khổ” với ai.

Phát hiện sớm vẫn khó xử lý

Ông Thôi cho rằng việc phát hiện, chứng minh một doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khó nhưng không phải không làm được. Cái khó ở đây là khi phát hiện có doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm thế nào để các cơ quan chức năng vào cuộc.

Theo quy định, đơn vị khi bị vi phạm sở hữu trí tuệ phải chứng minh quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm đến đâu và cung cấp hóa đơn tài chính của nơi vi phạm để chứng minh thiệt hại của đơn vị mình. “Trong khi hàng của họ mới chỉ sản xuất, chưa bán ra thị trường thì lấy đâu ra hóa đơn tài chính. Vì vậy, chỉ còn cách đợi họ bán hàng nhái mới kiến nghị được cơ quan chức năng vào cuộc. Và như vậy, nếu không thay đổi cách thức để có thể ngăn chặn vi phạm ngay từ đầu thì sẽ không hạn chế được thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho doanh nghiệp”, ông Thôi nhận định.

Bà Nguyễn Lan Hương, Văn phòng luật sư An Hòa chia sẻ, văn phòng của bà nhận được nhiều vụ khiếu nại về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhưng mang hồ sơ đến thanh tra Sở Khoa học công nghệ TP HCM thì không mấy khi được nhận. Hiện TP HCM có đến 8 triệu dân nhưng chỉ có ba thanh tra khoa học công nghệ, việc quá nhiều nên không đủ lực lượng để làm. Vì vậy doanh nghiệp phải tự chứng minh thiệt hại của mình do hàng nhái gây ra.

Bà Hoàng Tố Như, Phó trưởng Phòng sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học công nghệ TP HCM cũng cho rằng, vì lực lượng quá mỏng trong khi để xử lý các vụ liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá phức tạp nên mỗi năm Sở Khoa học công nghệ TP HCM chỉ xử lý được hơn 10 vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ.

Thùy Vân

laotam
27-06-2010, 12:58 PM
Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ đã đến mức báo động


Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ đã đến mức báo động (http://vietbao.vn/Van-hoa/Tinh-trang-vi-pham-so-huu-tri-tue-da-den-muc-bao-dong/40047513/181/)


Sáng 8-9, tại Hội nghị toàn quốc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) do Bộ Khoa học - công nghệ phối hợp với Bộ Văn hóa - thông tin tổ chức, hầu hết các đại biểu đều cho rằng tình trạng vi phạm SHTT hiện đã đến mức báo động!

Chính phủ rất sốt ruột!

Mặc dù chưa có một cuộc điều tra tổng hợp nào về tình hình vi phạm, xâm phạm SHTT nhưng thông qua hoạt động của thị trường, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Trần Chiến Thắng khẳng định hầu như mọi chủng loại hàng hóa đều có hàng nhái, hàng chứa yếu tố vi phạm sở hữu công nghiệp, từ các sản phẩm tiêu dùng thông thường như thực phẩm, đồ uống, giày dép... đến những sản phẩm gia dụng, phương tiện, máy móc và các sản phẩm cao cấp, đặc dụng như mỹ phẩm, dược phẩm...

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) nếu năm 1994 tổng số vụ xâm phạm sở hữu công nghiệp mới chỉ dừng ở con số 48 vụ, thì đến năm 2001 con số này đã tăng lên 203 vụ, năm 2002 là 399 vụ và năm 2003 là 326 vụ. Các vụ vi phạm SHTT cứ tăng dần theo thời gian và xuất hiện ngày càng nhiều các vụ xâm phạm liên quan đến sáng chế, giải pháp hữu ích. Điều đáng nói là các loại hàng hóa xâm phạm SHTT được nhiều người mua bán, thậm chí có những người chỉ mua hàng xâm phạm SHTT.

Ông Thắng thừa nhận: “Một bộ phận lớn dân cư không có khả năng tiếp cận với sản phẩm chính hiệu giá cao. Nhu cầu chất lượng của sản phẩm bị nhu cầu về giá cả của sản phẩm đẩy xuống hàng thứ yếu nên thị trường tồn tại mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu đối với các sản phẩm trí tuệ”.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Khoan nói: “Chính phủ rất sốt ruột, rất lo lắng nên muốn có biện pháp cải thiện”. Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu để tình trạng vi phạm SHTT tồn tại sẽ triệt tiêu tính sáng tạo của người trí thức và nhà sản xuất. Tình trạng này sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN. Mặt khác, VN đang hội nhập thế giới, tới đây là hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới và SHTT là một trong những nội dung đàm phán để gia nhập tổ chức này”.

Mỗi vụ xâm phạm chỉ bị phạt... 10.000 đồng!

Trên thực tế, việc xử phạt các hành vi vi phạm SHTT trong thời gian qua không những không làm giảm mà còn khuyến khích thêm các vụ vi phạm. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng dẫn chứng số vụ vi phạm về văn hóa thống kê từ 1996 đến hết quí 1-2004 trong toàn quốc cho thấy cơ quan thanh tra phát hiện được 166.887 vụ nhưng số tiền phạt chỉ hơn... 120 triệu đồng. Có nghĩa, trong hơn tám năm, mỗi năm chúng ta chỉ phạt gần 15 triệu đồng và bình quân mỗi vụ xâm phạm chỉ bị phạt không đến 10.000 đồng(!).

Ông Lê Xuân Thảo, ủy viên Hội Luật gia VN, băn khoăn: “Mức xử phạt tối đa 100 triệu đồng với mỗi vụ vi phạm SHTT là quá nhẹ. Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng các hình phạt bổ sung như yêu cầu người vi phạm bồi thường cho người bị vi phạm, tịch thu sản phẩm vi phạm chứ không chỉ là phạt tiền rồi cho lưu thông”.

Ông Thắng cũng cho biết tính đến nay số vụ vi phạm SHTT được giải quyết trước tòa án là rất ít. Nếu so sánh với hàng nghìn vụ tranh chấp về SHTT được giải quyết trước cơ quan hành chính thì tỉ lệ vụ việc được giải quyết là không đáng kể. Mặt khác, nếu vụ việc được đưa ra tòa án thì việc giải quyết, theo một số doanh nghiệp, chưa chắc đã nhanh chóng bởi tòa án và các cơ quan bảo đảm thực thi có rất ít cán bộ được đào tạo về SHTT.

T.HÀ - L.ĐIỀN - K.HƯNG

laotam
28-06-2010, 02:14 AM
Hà Nội:
Cán bộ địa chính phường lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng

(Dân trí) - Với cương vị là cán bộ địa chính phường, chỉ trong một thời gian ngắn, bằng thủ đoạn giả mạo chữ ký của những người được cấp đất dịch vụ rồi xin chứng thực uỷ quyền, Minh đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới 10 tỷ đồng.


Cán bộ địa chính phường lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng - Sự kiện trong ngày - Dân trí (http://dantri.com.vn/c20/s20-405127/can-bo-dia-chinh-phuong-lua-dao-chiem-doat-10-ty-dong.htm)

Công an thị xã Sơn Tây cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Chu Hoàng Minh (SN 1956, trú tại 13/1 Quang Trung, Sơn Tây) để làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Điều tra ban đầu của cơ quan công an cho hay, Minh nguyên là cán bộ địa chính phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây. Trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2010, Minh đã dùng thủ đoạn giả chữ ký của những người được cấp đất dịch vụ tại thôn Thuần Nghệ, phường Quang Trung, sau đó xin chứng thực uỷ quyền của UBND phường rồi mang về bán.

Với thủ đoạn này, chỉ trong một thời gian ngắn, Minh đã chiếm đoạt tổng số tài sản trị giá khoảng 10 tỷ đồng.

Hiện công an thị xã Sơn Tây đang tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý.

Tiến Nguyên

laotam
28-06-2010, 01:53 PM
Hàng giảm giá ở Big C kém chất lượng?
Hoa quả, thực phẩm chưa hết hạn dùng đã hư hỏng, nhãn hàng treo biển giảm giá, nhưng khi tính tiền thì giá vẫn giữ nguyên... Đó là phản ánh của nhiều khách hàng về chất lượng một số hàng hóa được giảm giá tại hệ thống siêu thị BigC TP HCM


Hàng giảm giá ở Big C kém chất lượng? (http://vietbao.vn/Kinh-te/Hang-giam-gia-o-Big-C-kem-chat-luong/1735078093/87/)

BigC tại Việt Nam gần như tháng nào cũng có “khuyến mãi, giảm giá”, mới đây nhất là chương trình giảm giá từ ngày 2 đến 20/6 với hơn 850 mặt hàng. Tuy nhiên, từ thực tế mua sắm, không ít “thượng đế” đã “dở khóc dở cười” với hàng giảm giá tại đây.

“Khóc” với hàng giảm giá

Trong hai tuần đầu tháng 6, chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (quận Tân Phú, TP HCM), “khách quen” của BigC mua phải rất nhiều thực phẩm hỏng. Chị Tâm cho biết: “Tôi mua trứng gà, trứng vịt nhãn hiệu WOW (nhãn hiệu giá rẻ của BigC) mấy lần về đều bị hỏng, thối khoảng 1/3. Nhất là trứng vịt, mới hai ngày sau khi mua, chưa hết hạn dùng đã hỏng 3 - 4 quả”. Mới đây, chị Tâm phải vứt luôn 6 quả xoài cát Hòa Lộc vì “nhìn trên thấy đẹp, nhưng ở dưới đã có nhiều vết thâm, mềm nhũn và khi cắt ra thì hỏng rồi, không ăn được”. Những sản phẩm này đều được BigC treo biển “giảm giá” hoặc “giá rẻ, giá hấp dẫn”.
Một số khách hàng tại BigC Hoàng Văn Thụ, BigC Gò Vấp cho biết cũng gặp tình trạng tương tự. Chị Phan Khánh Hòa (đường Phạm Hồng Thái, quận Tân Bình) bức xúc: “Tui thấy hoa quả giảm giá được đóng gói cẩn thận , đẹp, nên mua. Nhưng về, nho hỏng đằng nho, xoài hỏng đằng xoài”.

Cả các sản phẩm như nồi niêu xoong chảo, bát đũa, cốc chén giảm giá cũng “có vấn đề”. “Tôi mua bộ nồi happy cook, thấy đề khuyến mãi thêm cái chảo. Dù giá có đắt hơn bên ngoài một ít nhưng tin tưởng siêu thị bán hàng tốt nên mua. Ai ngờ, mới về nấu mấy bữa, cán chảo thì bị nứt, nồi thì vàng khè, vàng khẹt”, chị Nguyễn Thúy Hiền (quận Phú Nhuận, TP HCM) kể. Gặp phải nhiều lần như vậy nên cũng như chị Hiền, không ít khách hàng tỏ ra nghi ngờ hàng giảm giá, khuyến mãi của BigC là hàng không được đảm bảo về chất lượng. Dán nhãn một đằng, tính tiền một nẻo Chị Trần Thị Nhài (quận Gò Vấp) đến BigC Gò Vấp mua chiếc đèn bàn, trên đèn bàn dán nhãn giảm giá 15% nhưng khi tính tiền thì thu ngân cho biết mặt hàng đó đã “hết khuyến mãi” và tính với giá gốc. Chị Nhài còn bị thêm một “vố” nữa khi mua tã giấy bobby, trên bao bì ghi... một mức giá nhưng khi tính tiền lại là giá khác. khi chị thắc mắc thì được nhân viên nói “giá của công ty, bọn em không biết...”. Rất nhiều khách hàng cho rằng họ bị BigC “đánh lừa” khi dán nhãn một đằng, tính tiền một nẻo. Chẳng hạn, với hạt đỗ xanh có vỏ, siêu thị đề giá là 68.000 đồng một kg nhưng khi tính tiền thì tính 74.000 đồng. Chị Lê Thị Vân Yên (quận Thủ Đức, TP HCM) nói: “Vào BigC bây giờ cứ thấy WOW giá rẻ thì tưởng là giảm giá nhưng nhìn kỹ mới biết không giảm giá tí nào; có những mặt hàng giá thấp và chỉ giảm khoảng 100 đồng, 200 đồng nhưng cũng được trưng biền giảm giá to đùng, khiến nhiều khách hàng “lóa mắt”. Theo chị Yên, đi siêu thị rất nhiều người không nhìn hóa đơn tính tiền hoặc kiểm tra lại sau đó, thì kiểu dán nhãn giảm giá như trên rất dễ bị coi là cách “đánh lừa” người tiêu dùng. Ngày 14/6, Đất Việt mang những thông tin khách hàng phản ánh trao đổi với bà Huyền Thị Ngọc Trâm, giám đốc quan hệ công chúng của BigC. Tuy nhiên, đến hôm qua, chúng tôi vẫn nhận được thông tin phản hồi từ người đại diện siêu thị này.
Việt Báo (Theo Báo Đất Việt

laotam
28-06-2010, 01:56 PM
Các văn bản pháp luật về Sở hữu Trí tuệ

(trích) bộ Luật hình sự
của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, 157, 158); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công ngh (http://www.wincolaw.com.vn/vn/resources/legaldocs/shcn_blhs.htm)

Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 157.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 158.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng giả có số lượng rất lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 170.

Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 171.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

laotam
29-06-2010, 12:24 PM
Sữa Dumex bị khách đổi tên thành...'Điêu-mex'
Đổi 5 nắp hộp sữa lấy bộ bàn ghế sáng tạo của Dumex nhưng qua 2 tháng, chưa nhận được quà, khách đặt câu hỏi "Dumex hay Điêu-mex đây?"

VietNamNet (http://vietnamnet.vn/bvkh/201006/Sua-Dumex-bi-khach-doi-ten-thanhDieumex-918974/)
Quà tặng mất hút 2 tháng

Qua đại lý bán hàng, anh Đinh Quốc Đạt (Hải Phòng) được biết chương trình khuyến mại "Bộ bàn sáng tạo dành riêng cho mình" của hãng sữa Dumex. Theo đó, trong thời gian từ 22/2/2010 đến 30/4/2010, khách có thể thu thập nắp nhôm có dán tem khuyến mại và thu thập dây nhựa guarantee để đổi quà.

Gia đình anh đã gom đủ 05 nắp nhôm hộp 800g có tem khuyến mại và nộp lại cho đại lý 342 đường Thượng Đoạn Xá - Hải Phòng trước thời hạn 30/4/2010 để đổi bộ bàn ghế sáng tạo. Đại lý xác nhận anh đã nộp nắp nhôm và hẹn anh khi nào có quà sẽ gọi. Tuy nhiên, anh đợi rất lâu vẫn không thấy đại lý liên hệ lại. Nhiều lần tới hỏi, chủ đại lý luôn trả lời: chưa biết khi nào có quà và còn cho anh số điện thoại của giám sát bán hàng Dumex khu vực Đông Hải, Cầu Tre để anh liên hệ.

Anh Đạt cũng đã nhiều lần liên hệ với người giám sát bán hàng này nhưng người này cũng hứa hẹn, khất lần mãi. "Cho đến nay đã gần 2 tháng mà vẫn không có thời hạn trả khuyến mại nào cả. Tôi thiết nghĩ không biết là sữa Dumex hay Dieumex đây?" - anh chia sẻ.

Dumex hứa trả quà ngay trong ngày

VietNamNet đã chuyển phản ánh của anh Đạt tới công ty TNHH Danone Việt Nam - công ty phân phối sữa Dumex vào sáng ngày 28/6.

Ngay trong ngày, chị Trần Thu, nhân viên phòng Marketing công ty Danone đã có phản hồi lại về trường hợp của anh Đạt. Không có bất cứ giải thích nào về nguyên nhân khách hàng chậm nhận được quà tặng nhưng chị Thu cho biết ngay trong ngày, Dumex sẽ trao bộ bàn ghế quà tặng cho khách hàng đồng thời tặng thêm một lon sữa thay lời cảm ơn vì khách đã phải chờ quà trong những ngày qua. Đồng thời cũng nhân dịp này, Dumex Việt Nam sẽ làm việc với các cửa hàng, đại lý tại miền Bắc xem nơi nào còn tồn đọng nắp hộp sữa của khách hàng chưa đổi được quà sẽ giải quyết ngay trong tuần.
Về câu hỏi "Nếu Dumex đã hết phần quà bộ bàn ghế trẻ em thì gia đình anh Đạt có được đổi phần quà khác không?", chị Thu cho biết, Dumex rất coi trọng lời hứa với khách hàng, bởi vậy nếu khách đã dùng điểm thưởng để đổi bàn, chắc chắn sẽ nhận được bàn. Nếu quà tặng này đã hết, hãng sẽ đặt thêm để đảm bảo có khách hàng nhận được đúng quà tặng mình mong muốn.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, anh Đạt cho biết, đã có người liên hệ mời anh qua đại lý để lấy quà khuyến mại. Tuy nhiên, phải hết giờ làm việc anh mới ghé qua đại lý và sẽ báo lại sau.

Đổi nắp sữa lấy quà là hình thức khuyến mại thường xuyên của các nhãn sữa ngoại tại Việt Nam dành cho khách hàng. Phần quà thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng trung thành, lòng biết ơn của hãng với khách hàng. Cũng chỉ những khách hàng thường xuyên và trực tiếp mua sản phẩm cho con mình sử dụng mới có cơ hội đổi quà theo hình thức tích điểm này. Nhưng quà tặng đến 2 tháng chưa được nhận, niềm háo hức đổi quà của người dùng trở thành nỗi nghi ngờ; mong muốn tri ân khách hàng trung thành của doanh nghiệp trở nên phản tác dụng.

H.My

FGYan
29-06-2010, 01:16 PM
Cảm ơn laotam đã sưu tầm những thông tin nóng, tuy có cả những TT không liên quan tới cờ song vẫn giúp cho bạn đọc thêm hiểu biết và cảnh giác với những vấn đề tiêu cực của xã hội.

laotam
30-06-2010, 02:15 AM
Cắn tay phụ nữ để…cướp xe máy

4 tên cướp gồm 2 trai và 2 gái đấm đá chị Mai để cướp xe máy, tuy nhiên nạn nhân không chịu buông tay; “cực chẳng đã” chúng đành dùng chiêu “cẩu xực”, cắn vào tay chị Mai cướp đi chiếc xe máy trị giá khoảng 12 triệu đồng.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201006/Can-tay-phu-nu-decuop-xe-may-919110/)

Ngày 29/6, tin từ Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), đơn vị này đang khẩn trương điều tra, truy bắt một nhóm cướp táo tợn gồm 4 tên (2 trai, 2 gái).

Khuya ngày 27/6 các đối tượng này đã gây ra một vụ cướp xe máy táo tợn. Cụ thể: Vào khoảng 23h30, chị Trần Thị Phương Mai (SN 1986, HKTT tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái) đi xe máy đến đầu ngõ 335 đường An Dương, thấy mệt nên đã dừng xe ngồi nghỉ.



Vài phút sau 4 đối tượng nói trên đi tới hỏi thăm tình hình và ngỏ lời đèo giúp chị Mai về nhà. Thấy cả 4 tên đều còn trẻ, lại có 2 đứa con gái nên chị Mai không nghi ngờ gì, đồng ý. Sau đó 1 trong 4 đối tượng chở chị Mai trên chiếc xe máy Jupiter mang BKS 29U7-7969 của chị; 3 đối tượng còn lại đi theo sau.



Chúng chạy lòng vòng qua nhiều ngõ ngách khu vực phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) khiến chị Mai dần nghi ngờ, cuối cùng phải nhờ người đi đường can thiệp, chị mới đòi lại được quyền điều khiển chiếc xe, đi một mình về nhà tại phường Đội Cấn (quận Ba Đình).



Đi được một đoạn, nạn nhân lại phát hiện 4 đối tượng vẫn lẵng nhẵng bám theo. Hoảng sợ, chị Mai kéo ga chạy xe vào một khách sạn nằm trên đường Yên Phụ, kêu cứu bảo vệ khách sạn này giúp đỡ.



Trong lúc người bảo vệ còn chưa hiểu sự tình, thì 4 đối tượng lộ nguyên hình là cướp, lao vào khách sạn la làng rằng chị Mai…đánh bọn chúng rồi bỏ chạy. Tiếp đến chúng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay hành hung nạn nhân.



Khi thấy chị Mai không rời tay khỏi xe máy, thì các đối tượng “đành” áp dụng chiêu “cẩu xực”, cắn vào tay chị để cướp chiếc xe máy trị giá khoảng 12 triệu đồng rồi bỏ chạy.



Phú Thái

laotam
30-06-2010, 10:15 PM
Bắt giữ vụ làm rượu giả quy mô lớn

Bắt giữ vụ làm rượu giả quy mô lớn | Hồ sơ vụ việc | dddn.com.vn (http://dddn.com.vn/20090112023010178cat84/bat-giu-vu-lam-ruou-gia-quy-mo-lon.htm)

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết thì nạn rượu giả lại làm đau đầu không chỉ người dân mà cả các cơ quan chức năng. Có trăm ngàn thủ đoạn mà bọn làm giả giở ra để đánh lừa người tiêu dùng, nhưng thủ đoạn tinh vi mà Cty CP Rượu Hà Nội sử dụng thì chắc mới chỉ xảy ra lần đầu và người tiêu dùng sẽ khó lòng mà phát hiện.

Trong 2 ngày, mùng 8 và 9/1/2009, các lực lượng chức năng của Hà Nội và Đà Nẵng đã đồng loạt ra quân và thu giữ số lượng lớn lên đến 7.554 chai rượu được xác định là giả.

Hai loại rượu bị thu giữ mang tên Vodka Hà Nội và Shochu Kiwon đều được sản xuất tại Cty CP Rượu Hà Nội (địa chỉ nhà 28, ngách 481/69, đường Ngọc Lâm, tổ 1 phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP Hà Nội) nhưng trên vỏ chai và bao bì lại ghi nơi sản xuất là 94 Lò Đúc – Hà Nội, địa chỉ của Cty CP Cồn rượu Hà Nội (Halico), một trong những thương hiệu rượu nổi tiếng, được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt ưa thích.
Những thủ đoạn tinh vi Để đánh lừa người tiêu dùng và qua mắt các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất rượu giả trên đã đăng ký kinh doanh dưới cái tên khá giống với Halico đó là Cty CP rượu Hà Nội. Mặc dù chưa có giấy phép đăng ký sản phẩm nhưng đơn vị này vẫn tự ý sản xuất rượu và lấy tên là Voka Hà Nội hay Rượu Hà Nội.

Mặc dù đã sản xuất trái phép nhưng trên mỗi chai sản phẩm, DN này đều sử dụng nhãn mác, nút đậy có màu sắc rất giống với sản phẩm của Halico, nếu không nhìn kỹ sẽ dễ nhầm với nhãn hiệu của Halico.

Không dừng lại ở đó, Cty CP Rượu Hà Nội còn trắng trợn sử dụng lại chính những chai thủy tinh của Halico mà họ thu gom được bên ngoài, trên đó có in chìm logo mang tên Halico nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

Để “thuyết phục” khách hàng hơn nữa, trên mỗi chai rượu và ngoài thùng carton đơn vị này đều cho in địa chỉ nơi sản xuất là 94 Lò Đúc và câu Slogan quen thuộc đã được đăng ký bảo hộ của Halico đó là “Men say hồn Việt”.
Đối với loại rượu Vodka loại 2 và 4 lít, Cty CP Rượu Hà Nội đã qua mặt người tiêu dùng bằng cách đóng chai giống hệt kiểu dáng chai pét mà Halico đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế, sử dụng nhãn mác rất giống với nhãn mác của Halico và “không quên” đánh lừa khách hàng bằng cách ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất là 94 Lò Đúc.
Nhưng “tài tình” hơn cả là loại rượu mang nhãn hiệu Shochu Kiwon mà cơ quan chức năng thu giữ được ở cả 3 địa điểm là Gia Lâm (Hà Nội); siêu thị Unimart (số 8 Phạm Ngọc Thạch – Hà Nội) và 239 Nguyễn Tri Phương (Đà Nẵng) mà Halico chưa bao giờ sản xuất, thì địa chỉ 94 Lò Đúc mà Halico đang sở hữu cũng vẫn được Cty CP Rượu Hà Nội “ưu ái” ghi trên nhãn mác.

Ông Hồ Văn Hải – GĐ Cty Halico khẳng định: tại địa chỉ 94 Lò Đúc từ trước đến nay chỉ có duy nhất Cty Halico (tiền thân là nhà máy rượu do người Pháp xây dựng từ năm 1898) và chưa bao giờ có bất cứ một DN sản xuất rượu nào khác hoạt động hoạt động tại đây. Hơn nữa Halico cũng không hề sản xuất loại rượu nào mang tên Shochu Kiwon.

Hãy đề cao cảnh giác.

Từ trước tới nay các sản phẩm giả 100% hình thức bên ngoài, hay nhái nhãn mác như có màu sắc kích thước dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng đã bị phát hiện và bắt giữ khá nhiều, nhưng đa phần các sản phẩm này được sản xuất và bày bán chui lủi tránh sự phát hiện của nhân dân và các cơ quan chức năng.

Nhưng hàng ngàn chai rượu giả được làm với những thủ đoạn hết sức tinh vi của Cty CP Rượu Hà Nội vừa bị bắt giữ thì hình như lần đầu mới xuất hiện. Và đặc biệt hơn là nó lại được sản xuất và bày bán một cách công khai ở nhiều địa chỉ lớn và đáng tin cậy, qua mắt các cơ quan chức năng và dễ dàng tránh được sự “soi mói” của khách hàng. Đây chính là điều vô cùng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN và gây thiệt hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thiết nghĩ, mỗi người dân trước khi mua sản phẩm nào cũng đều nên tìm hiểu và kiểm tra một cách kỹ lưỡng sản phẩm đó, nhớ kỹ những đặc điểm của hàng hóa để tránh mua phải hàng giả. Các cơ quan chức năng cũng cần đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh với những kẻ làm ăn không chính đáng, trả lại quyền lợi cho người tiêu dùng và lấy lại uy tín cho các DN làm ăn chân chính.

Tiến Dũng

laotam
30-06-2010, 10:16 PM
Cách phân biệt rượu ngoại thật - giả


THE GIOI RUOU * That mot tram phan tram (http://www.thegioiruou.vn/default.aspx?FID=1&ViewArticleByGroup=1&ID=421)

Lấy ví dụ là rượu Jonny Walker! Lọai rượu bị làm giả nhiều nhất trên thị trường !



Rượu giả hiện nay trên thị trường có 2 dạng! Dạng thứ nhất là ruợu TQ làm giả từ đầu tới cuối và tuồng qua đường buôn lậu! Dạng thứ 2 là rượu có vỏ và nắp chai là thật nhưng rượu bên trong là đế pha hương liệu!



Dạng thứ nhất có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của bộ CA dán trên nắp chai! Tem của CA là tem bở giống tem BH của các cửa hàng vi tính! Còn tem giả chỉ là giấy bóng in bình thường, nên có thể bóc tòan bộ tem ra dể dàng mà ko bị rách! Hình ảnh trên nắp chai thường kéo lụa nên ko sắc sảo bằng nắp thật, nhìn chai đựng rượu bạn sẽ thấy có bọt khí vì chai được đúc thủ công! Tem cũng không sắc sảo bằng tem thật! Nhưng cũng may là rượu này chiếm số lượng ko nhiều!



Dạng thứ 2 mới là dạng nguy hiểm nhất, vì ko thể nhìn bên ngòai phán đóan, ví nó dùng chính những chai rượu đã sử dụng rồi để làm giả! Dạng này thì buộc phải nhìn theo kinh nghiệm! Sau đây là kinh nghiệm phân biệt dạng làm giả này! nó chiếm tới 70% rượu giả , (vì thế học cách phân biệt dạng này là an toàn nhất!)



-Thứ nhất nhìn vào seal trên chai!

Vì nắp chai đã được gỡ tòan bộ bằng một dụng cụ dẹp và mỏng, với dụng cụ này ta có thể lấy tòan bộ nắp chai Jonny Walker một cách dể dàng mà ko làm rách tem, cũng như phải phá seal nhưng vẫn có rượu uống! Nắp chai này do những anh chàng bartender tuồn ra ngòai! Tất nhiên cái chai và hộp cũng được tận thu và bán chung với bộ nắp ! Vì bị nạy ra nên trên viền cuối cùng sẽ có vết rạn, do đó dù đã đóng lại bằng máy thì những vết rạn đó cũng sẽ ko biến mất!



-Thứ 2 nhìn vào bọt khí nổi lên trong chai!

Lật đít chai lên và bắt đầu nhìn bọt khí! Rượu thật thì bọt khí rất mịn và đều, các bọt khí di chuyển chậm và không theo phương thẳng đứng mà nó tỏa ra rồi mới lưng lững bay lên, nhìn trên phía trên sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai! Trong khi đó rượu giả bọt khí to , có xu hướng bay lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh!



Trên đây chỉ là một số kiến thức căn bàn để bạn đi mua rượu mà thôi! Kinh nghiệm uống sẽ giúp bạn nhìều hơn. vì với công nghệ hiện nay chẳng mấy chốc chúng ta sẽ ko phân biệt nổi đâu là thật là giả nếu như ko nếm trực tiếp!



Rượu Vodka Hà Nội mà còn có giả thì huống gì rượu tây!

Theo 2nmart.com

laotam
30-06-2010, 10:18 PM
Một vài cách khi phân biệt rượu giản thật


THE GIOI RUOU * That mot tram phan tram (http://www.thegioiruou.vn/default.aspx?FID=1&ViewArticleByGroup=1&ID=470)

Theo anh Trần Tuấn Huy, đại diện cho Công ty AIP (Asia Intellectual Property) - một công ty về sở hữu trí tuệ tại khu vực châu Á, trong đó có VN - để phân biệt rượu ngoại “xịn” với rượu giả, nên kiểm tra 4 yếu tố: mức rượu trong chai, màu sắc trong chai, kiểm tra nhãn rượu và nắp nút chai.

Mức rượu trong chai: Thông thường các loại rượu mạnh như Brandy, Cognac, Whisky… của các hãng trên thế giới được đóng chai tự động, do đó về mặt nguyên tắc, mức rượu bên trong các chai rất đều nhau. Các đối tượng làm hàng giả thường chỉ đóng bằng tay, vì vậy mức rượu bên trong chai thường không đều nhau. Khi quan sát một dãy rượu cùng nhãn hiệu trong cửa hàng, nếu thấy chai nào có mức rượu khác với chai còn lại thì ta có thể nghi vấn đó có thể chai giả, và tiếp tục kiểm tra những yếu tố tiếp theo.

Màu sắc trong chai: Khi quan sát một dãy chai rượu cùng một nhãn hiệu trong cửa hàng ở cùng một góc ánh sáng chiếu vào, nếu thấy chai nào có màu sắc khác biệt so với những chai còn lại thì ta có thể nghi ngờ đó là hàng giả. Màu sắc có thể là nhạt hơn, sẫm hơn, hay có vẩn, váng đục… Tuy vậy, màu sắc khác biệt chưa hoàn toàn đủ yếu tố để khẳng định đó là giả.

Kiểm tra nhãn rượu: Hầu hết những chai rượu giả trên thị trường đều sử dụng lại chai thật, nhãn thật, nhưng có thể trong quá trình tẩy rửa chai, nhãn thật bị trầy xước hoặc bị bong ra, do đó các đối tượng làm hàng giả đã in nhãn giả thay thế. Sự khác biệt lớn giữa nhãn thật và nhãn giả là nhãn giả không thể bắt chước được việc thực hiện in chữ nổi, màu ánh kim… đúng như hãng chính gốc.

Kiểm tra nắp nút: Thông thường các đối tượng làm hàng giả thường sử dụng lại nắp thật, hoặc nắp giả tuyệt đối. Nếu quan sát kỹ lưỡng, các nắp thật được sử dụng lại có thể còn lưu các vết xước nhỏ trong quá trình nậy nắp, còn màu sắc của nắp giả trông dại, đường rãnh của nắp giả trông không tinh tế và đều đặn như của nắp thật…

Theo các giám định viên hóa sinh của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, thời gian gần đây, khi giám định các vụ án làm và tiêu thụ rượu ngoại giả, tất cả đều không đảm bảo chất lượng rượu của hãng trên nhãn mác. Nghĩa là người tiêu dùng bỏ tiền trăm, tiền triệu để mua một thứ rượu tạp nham, vô bổ đối với sức khỏe của con người.

Các giám định viên cho biết, trong rượu tồn tại 3 loại chất, đó là Aldehyd, Metanol, các Ancol bậc cao có hàm lượng thấp, ở mức độ cho phép. Nếu trong quá trình chưng cất rượu như để lên men, khống chế nhiệt độ… (loại rượu trắng này cũng hay được sử dụng để pha chế rượu ngoại giả) mà không xử lý đúng kỹ thuật sẽ tồn tại 3 loại chất trên với nồng độ cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Nghiêm trọng nhất khi nồng độ Metanol trong rượu cao quá mức cho phép, chẳng hạn như uống 15ml Metanol sẽ gây mù mắt, nếu uống 40ml sẽ gây chết người. Còn các chất Aldehyd, các Ancol bậc cao nếu vượt mức cho phép trong thành phần của rượu sẽ gây đau đầu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Phòng NV-TH (Theo Công an nhân dân

laotam
06-07-2010, 06:34 PM
Xin đừng làm sứt mẻ chiếc bình ngọc cổ truyền
Tác giả: Khế

Nhiều người Việt Nam và người nước ngoài cảm thấy đau lòng khi chứng kiến tiếng Việt đang bị các bạn trẻ làm tổn thương… Có những điều rồi sẽ cũ đi và biến mất, nhưng có những điều cần phải là bất tử, như trong câu nói: “Tiếng Việt còn thì dân ta còn, nước ta còn” của học giả, ký giả, nhà văn hóa Phạm Quỳnh…


Xin đừng làm sứt mẻ chiếc bình ngọc cổ truyền (http://tuanvietnam.net/2010-07-05-trang-page)

Đã từ lâu tôi có một sự hào hứng với việc theo dõi blog của Joe - anh chàng người Canada sang học tại Việt Nam từ năm 2003 và bắt đầu viết blog bằng tiếng Việt từ năm 2006. Anh tên thật là Joseph Ruelle, bạn bè yêu mến gọi anh bằng cái tên rất thân mật và ngọt ngào: "anh Dâu".

Điều lôi cuốn tôi là những phát hiện thú vị của Joe về những điều từ nhỏ đến lớn mà anh trải nghiệm trong cuộc sống ở Việt Nam. Tôi cũng yêu vì trong những bài viết đó đọc thấy một tình yêu tươi vui và nồng nhiệt với ngôn ngữ và văn hóa Việt. Joseph Ruelle cho thấy những hiểu biết của anh về đất nước ta ngày càng tường tận, một góc nhìn tươi trẻ, ngộ nghĩnh đáng yêu. Vốn tiếng Việt của anh cũng ngày càng phong phú, điêu luyện và mang nhiều "hồn Việt".

Tôi nhớ những bài blog đầu tiên của anh, đôi khi khiến người đọc bật cười ở những câu chữ ngô nghê mà thú vị: "Bỏ qua cây đào và cây quýt. Bỏ qua hoa mai và hoa giáp. Bỏ qua thịt heo và thịt bò. Bỏ qua bánh Tết và bánh chưng. Bỏ qua lời chúc và lời ca. Bỏ qua tiền đỏ và tiền xanh. Bỏ qua áo dài và áo ngắn. Bỏ qua ca-vát và ca vũ. Bỏ qua Tiết Liêu và tiết gà. Bỏ qua "gặp nhau cuối năm" và gặp nhau ga tầu. Bỏ qua Xuân Hinh và xuân khí...".

Những từ trái nghĩa và những từ tương tự, những chơi chữ về ngữ âm, những hiện tượng đồng âm dù chỉ bằng một âm tiết được anh chàng Dâu Tây vận dụng liên tục, nhịp nhàng và nhún nhảy như một trò chơi ngữ âm của cậu học trò thích thú khám phá môn học mới. Đơn giản thế nhưng mang nhiều ý nghĩa, và nó thật sự thể hiện tình yêu tươi vui, nghiêm túc của anh với ngôn ngữ Việt Nam.

Chính Joe cũng từng tâm sự: Anh chưa thấy một ngôn ngữ nào phong phú như tiếng Việt. Anh học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi. Anh có hai quyển vở, một quyển chuyên ghi từ "xịn" (từ chuyên môn học trong trường) còn quyển kia tập hợp những gì anh lượm lặt được từ bạn bè, phục vụ, xe ôm như "gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc", "banana", "dân chơi sành điệu"... để còn "buôn dưa lê" thoải mái với mọi người. Anh luôn kè kè bên mình cuốn từ điển tiếng Việt, anh chú ý đến từng chữ và ý nghĩa của chúng, và liên tưởng từ chữ này đến chữ kia, từ từ này đến từ kia, và chú ý những vấn đề ngữ pháp...

Thế rồi, anh trở thành một tay blogger chuyên nghiệp có hàng nghìn người hâm mộ, hàng nghìn lượt xem và hàng trăm bình luận trên blog mỗi ngày. Một tờ báo điện tử lớn của Việt Nam gọi anh là "ông Tây viết blog hay kinh điển". Anh còn trở thành người của công chúng trên truyền hình và các phương tiện truyền thông. Anh cũng viết bài cho các báo và được các báo đặt bài thường xuyên. Mới đây anh trở thành người gánh vác toàn bộ bài viết cho một chuyên mục trên một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn của Việt Nam.

Nói một cách chính xác hơn, chuyên mục đó được tòa soạn báo lập ra với định hướng ngay từ đầu là để đăng những bài viết của anh, mỗi tuần hai bài. Chuyên mục thu hút hàng trăm độc giả trung thành, họ tới tấp để lại bình luận trong các bài viết. Những bạn đọc trẻ đó ngày qua ngày, tuần qua tuần chờ đợi Joe với từng câu chữ. Anh đã trở thành một cây bút được mến yêu.

Tôi chợt hoảng hốt nhận ra: Joe - anh chàng "công dân Canada - cư dân Việt Nam - du dân quốc tế" này sử dụng tiếng Việt sinh động, chính xác và hấp dẫn hơn không ít bạn trẻ người Việt, những bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại nhiều thành phố Việt Nam.

Sự hốt hoảng của tôi, không phải vì anh Joe mà tôi hốt hoảng cho các bạn trẻ Việt, trong đó có tôi, khi chúng ta bỏ qua những cơ hội và bỏ qua trách nhiệm trau dồi tiếng mẹ đẻ của mình. Chúng ta để một người bạn nước ngoài nói tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 vượt qua khả năng sử dụng tiếng Việt của chúng ta.

Chúng ta để cho báo chí lên án vì tình trạng làm "tha hóa" chữ Việt và tiếng Việt, để cho nhà trường và xã hội lo sợ, càu nhàu vì cảnh tượng giới trẻ biến tiếng Việt Nam thành "mật ngữ" trên các diễn đàn, các trao đổi qua Internet và các tin nhắn. Rồi hiện tượng đó đi vào cả các bài văn và các bài thi.... Trong khi đó một người bạn nước ngoài nhưng tâm huyết và nghiêm túc trong việc học tiếng Việt như anh Joe lại trở thành một cây bút với những bài viết hấp dẫn với hàng trăm hàng ngàn người Việt Nam.

Với việc xuyên tạc chữ Việt, từ Việt, Tiếng Việt về cả ý nghĩa, phát âm, cách sử dụng... một cách tùy tiện, đôi khi các bạn trẻ Việt ngày nay tự tàn phá khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình. Các bạn sẽ dần quen lối nói pha tạp về loại ngôn ngữ, chệch choạc về kí tự lẫn phát âm, lộn xộn về ý nghĩa của từ, nháo nhào các quy tắc ngữ pháp... Người lớn đôi khi không thể hiểu, hoặc để hiểu nổi sản phẩm của các bạn thì phải vật vã mồ hôi! Bằng cách ấy, chúng ta đang làm xấu đi, làm sứt mẻ đi thứ di sản văn hóa quý giá của ông cha - đó là ngôn ngữ, là thứ tiếng nói riêng vốn có của dân tộc mình.

Trong một bài viết vui trên blog Yahoo từ 2 năm trước, anh Dâu bắt chước ngôn ngữ "chát chit", hay nhắn tin SMS của nhiều bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Thành quả cuối cùng có được một đoạn văn như thế này: "XoG! Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi! DzUi wÁ, tHíX LéM! NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn? ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi, Lo j mÀ vỚ VỉN tHế! Kekekekekekekekekekekeke!!!!!".

Dịch ra là: "Xong, bây giờ mình đã biết chát chit như một người Việt chính gốc rồi! Vui quá, thích lắm! Nhưng mình vẫn hơi lo, không biết tương lai của ngôn ngữ tiếng Việt thân yêu của mình sẽ là như thế nào? Thôi kệ, bây giờ là thế kỉ 21 rồi, lo gì mà vớ vẩn thế. Kekekekekeke" ...

Có thật là "vớ vẩn" không? Một chút đùa vui vô tư mà không vô tâm của Dâu khiến chúng ta thật sự lo lắng. Joe - một người bạn ngoại quốc đã nhắc nhở chúng ta về "tương lai của ngôn ngữ tiếng Việt thân yêu" của chính chúng ta. Trong khi không ít người trẻ Việt lại có suy nghĩ bất cẩn với ngôn ngữ dân tộc, đúng như anh Dâu đã diễn đạt, theo cách các bạn nghĩ: "bây giờ là thế kỉ 21 rồi, lo gì mà vớ vẩn thế! Kekekekeke!!!!!!".

Chúng ta yêu những bài viết của Joe vì bên cạnh những suy nghĩ dễ thương hoặc sắc sảo mà anh thể hiện, chúng ta cảm nhận được tình yêu của một người bạn phương xa yêu ngôn ngữ của chúng ta, yêu cái di sản văn hóa mà chúng ta gắn bó nâng niu tôn thờ cơ hồ như nhiều nhất. Ta trìu mến với những bài viết đầu tiên của Joe như một người chủ nhà trìu mến nhìn người khách nhiệt tình thưởng thức thứ trà ướp gia truyền, như người phụ nữ đang yêu trìu mến nhìn người yêu nếm thứ đồ ăn mình chế biến. Ta thấy hạnh phúc vì trong mỗi chữ tiếng Việt ta thấy có một phần của mình đóng góp trong đó. Một người nước ngoài say mê tiếng Việt là một người say mê thành quả lao động của chúng ta.

Nhưng chính chúng ta có biết nâng niu thành quả lao động đó không? Như nâng niu mồ hôi nước mắt của ông cha ta. Như nâng niu hạt vàng hạt ngọc mà ông bà để lại. Như nâng niu chính cái rương chứa đựng linh hồn mình. Nói như truyền thuyết, ta phải giữ để quyết không "bán linh hồn cho quỷ" ...

Vốn tiếng Việt trong sáng, giàu và đẹp cần được chúng ta mà đầu tiên là những bạn trẻ chung sức giữ gìn, đó là giữ gìn linh hồn dân tộc, để dù có vật đổi sao dời vẫn còn nguyên đó một bản sắc Việt Nam - di sản thân thương hóa thân trong từng câu nói, không đánh mất mình qua mọi biến động và thời gian và di truyền qua mọi thế hệ. Cuộc sống luôn đổi thay, dẫu rằng hoài cổ là không thể cực đoan nhưng việc trân trọng những giá trị cổ truyền là vô cùng cần thiết.

Có những điều rồi sẽ cũ đi và biến mất đi, nhưng lại có những điều cần phải là bất tử, như trong câu nói: "Tiếng Việt còn thì dân ta còn, nước ta còn" của học giả Phạm Quỳnh.

laotam
07-07-2010, 12:51 AM
8 lý do thư rác giống kèn... Vuvuzela


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/cntt/201007/8-ly-do-thu-rac-giong-ken-Vuvuzela-920240/)

Loại kèn đặc trưng của World Cup 2010 có khá nhiều điểm chung với thư rác: cố gắng thu hút sự chú ý của người khác và gây nên rất nhiều phiền toái.

1. Liên tục, không ngừng nghỉ và không thể tránh được
Kèn Vuvuzela phát ra một thứ âm thanh ầm ĩ, liên tục, gây khó chịu cho những ai không quen nghe nhưng tại World Cup năm nay, FIFA đã quyết định không ra lệnh cấm, bất chấp ý kiến của nhiều đội. Kết quả là trải nghiệm World Cup của rất nhiều khán giả quốc tế đã bị phá hỏng. Tương tự, với thư rác, bạn chưa bao giờ có cơ hội được nói "đồng ý" hay "từ chối nhận". Những email rác với nội dung quảng cáo vẫn cứ dội bom đều đặn hàng giờ vào hòm thư của bạn.

2. Khởi đầu "vô tội"

Kèn Vuvuzela có lịch sử rất lâu đời, bên trong những ngôi làng thổ dân biệt lập và là một thứ "nhạc cụ truyền thống". Nó chỉ được thế giới biết đến khoảng 1-2 thập kỷ trở lại đây mà thôi. Thư rác mới đầu cũng chỉ được gửi đi trong cộng đồng USENET và bắt đầu bị lợi dụng vào các mục đích xấu khoảng 20 năm nay.

3. "Trí tuệ" đám đông

Kèn vuvuzela được nhiều người cùng thổi một lúc trên sân, tạo ra một khối âm thanh "điên đầu". Thư rác cũng vậy, được gởi đi hàng loạt bởi các hacker và bọn tội phạm mạng, khiến cho không gian Internet trở nên đặc quánh.

4. Ẩn danh
Chính vì nhiều người cùng thổi một lúc nên chủ nhân của cây kèn Vuvuzela mặc sức ẩn danh. Họ cũng chẳng quan tâm người khác nghĩ gì về âm thanh huyên náo do mình tạo ra. Về cơ bản, các spammer cũng không để lộ danh tính của mình khi ra tay và càng không quan tâm người nhận sẽ cảm thấy thế nào khi hòm thư của họ tràn ngập email không mời.

5. Đe doạ sức khoẻ

Do độ ồn của nó, kèn vuvuzela khiến cho nhiều chuyên gia y học lo ngại về khả năng gây thương tổn thính giác. Còn về thư rác, một trong những nội dung phổ biến của chúng là nhằm quảng cáo cho thuốc giả.

6. Lan rộng

Hiện tượng vuvuzela đã phát tán mạnh ra khỏi địa hạt bóng đá để "nhảy" vào cả những kênh như YouTube. Không khác là mấy, thư rác cũng đã bành trướng ra khỏi email để xuất hiện trong các mạng xã hội ảo lẫn YouTube.

7. Trên lý thuyết là không hợp pháp

Mô tả ảnh.

Nhà chức trách nhiều nước đã cố tìm cách cấm sử dụng kèn vuvuzela nhưng không thành công cho lắm. Và ai cũng biết, cả thế giới rất cố gắng để chống thư rác nhưng kết quả gặt hái được vẫn chưa khả quan chút nào.

8. Lọc bỏ?

Không thể lọc bỏ được âm thanh của kèn vuvuzela về mặt kỹ thuật và thư rác cũng vậy. Những bộ lọc hiện tại hoặc là chặn nhầm cả email hợp pháp, hoặc là để lọt khá nhiều thư rác.

Trọng Cầm (Theo PCWorld)
,

laotam
07-07-2010, 12:54 AM
Mua sim Beeline dễ bị tráo sim đã kích hoạt

Lấy vài chục sim Beeline về bán, sim vẫn nguyên trong phôi, chủ điểm bưu điện không ngờ sim đã bị đăng kí thông tin và kích hoạt từ trước.


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/bvkh/201007/Mua-sim-Beeline-de-bi-trao-sim-da-kich-hoat-919645/)
Bị lừa mua sim đã kích hoạt

Chị Lã Thị Kim Nhung (Trảng Bom - Đồng Nai) kinh doanh điểm bưu điện và có bán sim Beeline. Cách đây ít lâu, chị lấy 30 sim về bán. Vì hàng số lượng nhỏ nên chị mua qua tay của một đầu mối tại Gia Lai. Đến khi bán sim, đăng kí thông tin cho khách hàng thì tổng đài báo về là sim đã có thông tin. Tổng cộng trong số 30 sim chị lấy có 5 sim đã bị đăng kí thông tin và kích hoạt. Sau đó, 5 sim này bị khóa do hết thời hạn sử dụng.

Sau đó, chị đã liên hệ với tổng đài Beeline để được hỗ trợ. Nhân viên tổng đài cho biết không có cách nào giúp chị trong trường hợp này và cung cấp thông tin 5 sim đã bị kích hoạt thuộc nhà phân phối Thịnh Đạt - Gia Lai. Anh Vinh - người của đại lý Thịnh Đạt tiếp chuyện chị trả lời: nếu chị mua trực tiếp thì còn có thể giải quyết chứ mua qua tay thì chịu.

Chị Nhung còn được biết trên thị trường sim, có cung ắt có cầu, nếu người mua cần lấy hàng là sim đã kích hoạt, đại lý sẵn sàng cung cấp miễn sao có lợi nhuận.

"Hiện tại mua bán sim đã kích hoạt là phạm luật. Mà sim còn nguyên trong phôi thì không thể biết được đã kích hoạt hay chưa. Thông thường, tôi phải bẻ sim mới đăng kí và kích hoạt được cho khách hàng. Chẳng lẽ nhà mạng không có cách nào quản lý, xử phạt đại lý kích hoạt sim từ trước? Tôi xác định mất 5 sim này nhưng nếu sau này vẫn gặp tình trạng bị trộn lẫn những sim đã kích hoạt rồi bị khóa thì không biết còn buôn bán kiểu gì được nữa."

Không thể tìm & phạt đại lý kích hoạt sim

Đại diện mạng Beeline cho biết: Beeline có thể xác định đại lý đã đăng kí thông tin nhưng rất khó có thể phạt vì không xác định được sau khi đăng kí thì sim được kích hoạt bởi đại lý nào sau khi sim đã qua tay nhiều điểm bán lẻ. Để giảm thiểu tối đa tình trạng sim kích hoạt trước, biện pháp mạng Beeline đưa ra là gửi thư nhắc nhở những điểm bán lẻ và đại lý.

Đại diện này cũng cho biết: "Trên thị trường có rất nhiều sim đã được kích hoạt nhưng vẫn còn nguyên trong phôi sim nên các điểm bán lẻ ít kinh nghiệm hoặc khách hàng khó có thể nhận biết được sim đã kích hoạt hay chưa. Cách duy nhất để kiểm tra sim nếu không muốn tách sim ra khỏi vỏ là gọi Trung tâm chăm sóc khách hàng của Beeline để được hỗ trợ."

Trong trường hợp của chị Nhung, Beeline đã kiểm tra và khẳng định trạng thái bị khóa của 5 sim mà chị phản ánh. Nhà mạng đã mở lại những sim này, gia hạn thêm 30 ngày sử dụng (đến hết ngày 29/7), tạo điều kiện cho chị Nhung bán hàng. Bộ phận chăm sóc khách hàng của Beeline cũng sẽ gọi điện lại để hướng dẫn và hỗ trợ chị Nhung.

Trên thực tế, các đại lý vẫn có thể kích hoạt sim sẵn bằng dụng cụ kích hoạt mà không cần bẻ sim ra khỏi phôi. Trong khi đó, người bán lẻ nếu không muốn bị lừa khi lấy hàng thì phải kiểm tra từng sim bằng cách gọi điện đọc thông tin cho tổng đài viên vô cùng phiền phức và mất thời gian.

Tình cảnh này khiến chị Nhung không khỏi thở dài: "Muốn buôn bán đúng luật sao mà khó thế!"

* H.My

laotam
08-07-2010, 10:39 PM
Thực hư chuyện 'ma cà rồng' hại người lúc hoàng hôn

- Họ sợ ánh sáng, coi các xó xỉnh âm u là nơi ẩn náu lý tưởng để…r ình mồi. Chỉ cần ánh hoàng hôn buông xuống, những tia sáng mặt trời yếu ớt tắt lụi, họ lên cơn hoang dại, xông ra sát hại bất cứ ai, chẳng kể quen hay lạ. Biểu hiện của nhóm người này có nét tương đồng với… ma cà rồng trong truyền thuyết(?).


VietNamNet (http://vietnamnet.vn/xahoi/201007/Chuyen-ma-ca-rong-sat-hai-nguoi-luc-hoang-hon-920855/)

Thích bóng tối và di chuyển như... mèo



Người đàn ông tên Nguyễn Minh Tr., sinh năm 1964, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM đã khiến gia đình hoảng sợ, mất ăn mất ngủ bởi những biểu hiện lạ lùng, khác thường.



Theo lời kể của chị Tr., cậu em mình dạo này hay cười mỉm, lảm nhảm về những điều gì đó hết sức…huyền bí.



Đặc biệt, Tr. xa lánh tất cả mọi người, sợ ánh sáng, rút về căn buồng nhỏ ở trên gác, khóa trái cửa. Nhìn qua cửa sổ, mọi người thấy anh ta không ngồi yên một chỗ mà luôn di chuyển, ẩn nấp sau đồ đạc như…một con mèo đang rình mồi.



Người đàn ông kỳ lạ yêu cầu người thân để cơm trước cửa phòng, chỉ khi nào trời tối mới ra lấy rồi lại rút ngay về “tổ”.



Gia đình Tr. càng thêm phần kinh hãi khi thấy anh trở nên hung dữ một cách lạ thường, hay gầm gừ, hục hặc nhìn các thành viên như…dã thú nhìn thấy con mồi. Tr. tuyên bố chỉ cần có người lạ biết chuyện hoặc đến chơi thì anh ta sẽ giết chết cả nhà.



Hiện nay, Tr. đã được yêu cầu bắt buộc phải điều trị bệnh nhưng các bác sĩ vẫn phát hiện người đàn ông này giấu thuốc dưới lưỡi, rồi nhân lúc thuận lợi thì... nhè ra.

Dù thời gian đã qua nhưng hẳn vẫn có người nhớ vụ án giết người hàng loạt cách đây vài năm. Hung thủ là một thủy thủ tàu viễn dương tên Nguyễn Trung T., ngụ tại quận 4, TP.HCM.



Cách ngày lên tàu vài hôm, T. bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, buồn bã, ít nói, cố thủ trong nhà.



Thế rồi đúng vào buổi hoàng hôn định mệnh ấy, sau tiếng la hét kinh hoàng của bà vợ, người ta thấy T. cầm dao xông ra ngoài, lồng lộn đâm chết tại chỗ liên tiếp ba khách đi đường không quen biết.



Một bệnh lý tâm thần hiếm gặp



Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Tâm thần TP.HCM cho biết, biểu hiện của những trường hợp nêu được gọi là "cơn hoàng hôn"- một triệu chứng của bệnh lý tâm thần.



"Cơn hoàng hôn" hay được bắt gặp ở những người bị động kinh tâm thần, tâm thần phân liệt hoặc giai đoạn cấp tính sau chấn thương sọ não cấp.



Những bệnh nhân có biểu hiện "cơn hoàng hôn" thường lên cơn vào lúc chạng vạng. Hành vi của họ hết sức nguy hiểm, nguy cơ giết người, phá hoại, bỏ nhà đi rất cao.



Khi lên "cơn hoàng hôn", ý thức của người bệnh rối loạn. Trong giai đoạn cấp tính, biểu hiện ý thức của họ bị thu hẹp và mất đi định hướng. Lúc này, họ rất hưng phấn vận động, hay hoảng hốt, lo sợ bị sát hại, rất hung bạo và hay xuất hiện những ảo thị hết sức ghê rợn.



Tỷ lệ các bệnh nhân có "cơn hoàng hôn" trong rối loạn tâm thần rất hiếm gặp. Cả năm bác sĩ Quang mới tiếp nhận một ca và thường thấy ở các trường hợp động kinh tâm thần.



Những người bệnh này hay quên sạch những gì đã làm trong lúc lên cơn. Do đó, dù có lỡ tay ... giết người thì khi hồi tỉnh họ cũng vẫn… bình thản như thường, không hề có cảm giác hối hận, day dứt.

*
Thanh Huyền