PDA

View Full Version : Cờ Tướng - Cuộc cải cách dấu ấn



Congaco_H1R5
26-06-2009, 08:55 AM
Cờ Tướng - Cuộc cải cách dấu ấn 1
Vấn đề tìm ra nguồn gốc cờ Tướng ở châu Á và cờ Vua ở châu Âu cũng đã phải trải qua một quá trình hết sức công phu và gian khổ, vì sự thật thì chỉ có một mà giả thiết thì rất nhiều.

Trong nhiều thế kỷ nối tiếp nhau, người Á Đông cứ việc chơi cờ mà hoàn toàn không để ý cờ Tướng có từ lúc nào. Đến một lúc, trình độ văn minh đã cao, câu hỏi đó bật ra, thì người ta mới chợt giật mình vì sự "đãng trí" của mình và thế là nảy sinh không biết bao cuộc tranh cãi.
Không chỉ cãi vã mà còn tranh giành "quyền tác giả" của mỗi loại cờ: "Ai đã phát minh ra cờ Tướng?" Điều đó cũng dễ hiểu, sự tôn vinh rất lớn sẽ thuộc về kẻ khai phá, không chỉ với một cá nhân mà còn đối với cả một dân tộc. Chẳng phải khi người ta viết rằng Colombo là người đầu tiên phát hiện châu Mỹ thì cũng lập tức có ý kiến rằng người Viking ở Bắc Âu làm chuyện đó sớm hơn. Gần đây lại có giả thiết rằng người Trung Hoa đã tới bờ phía Tây châu Mỹ sớm nhất.
Vấn đề tìm ra nguồn gốc cờ Tướng ở châu Á và cờ Vua ở châu Âu cũng đã phải trải qua một quá trình hết sức công phu và gian khổ, vì sự thật thì chỉ có một mà giả thiết thì rất nhiều.
Nhiều nhà khoa học châu Âu đã kết hợp công việc khảo cổ và lịch sử của mình để tìm hiểu nguồn gốc của cờ Vua như Thomas Gaida, Willam John, Ducan Forbs... Nhưng trong đó nổi bật một người Đức có tên là Van de Linde (1833 - 1897). Ngay từ nhỏ ông đã yêu thích cờ và cũng ngay từ thuở thiếu niên đã có ý nghĩ cống hiến cuộc đời mình cho việc nghiên cứu lịch sử của cờ.
Năm 1874 hai quyển sách có tên "Lịch sử và văn hóa cờ Vua" và "Cờ Vua thế kỷ 16" của ông được xuất bản. Chúng như hai cột mốc lớn về lịch sử trò chơi đặc sắc này. Sau đó 7 năm (1881) những quyển sách khác của ông được tiếp tục xuất bản "Những đoản khúc về nguồn gốc lịch sử sơ khai của cờ Vua" và "Thiên niên kỷ đầu tiên của văn hóa cờ Vua (850 - 1880)".
Sau khi đọc, nghiên cứu một số tài liệu rời rạc trước đó và tìm hiểu kỹ càng nguồn gốc của môn cờ, Van de Linde viết: "Ở những tài liệu đó, kiến thức thiếu thốn rất nhiều, phần lớn là những câu chuyện tưởng tượng. Lịch sử lâu đời của cờ Vua phần nhiều dựa vào chuyện thần thoại, huyền thoại, rất xa vời với thực tế về sự ra đời của trò chơi này, về con đường dẫn cờ vua đến với các dân tộc phương Đông và phương Tây, về những giai đoạn phát triển đầu tiên".
Con đường đầy rẫy gian nan nhưng ông tự đặt ra nhiệm vụ cho mình là tìm tòi và phát hiện chính xác nguồn gốc đầu tiên của cờ Vua cổ Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập. Tất cả đều phải mò mẫm từng bước trong khoảng thời gian dài đã lùi vào dĩ vãng, chen lẫn biết bao sự kiện lịch sử phức tạp. Không gian quá rộng và ngôn ngữ các dân tộc quá khác biệt nhau, thậm chí ngôn ngữ của một dân tộc từ những văn bản viết trên đá đầu tiên đến văn bản hiện đại của họ cũng đã thay đổi nhiều.
Nhờ nhiệt tình cháy bỏng ông đã lôi kéo được sự tham gia của những những nhà chuyên sưu tầm văn hóa cố, các chuyên gia triết học phương Đông mà trong số họ phải kể tới nhà học giả chuyên về chữ Phạn Anbrexter, học giả tiếng Ả Rập Io khan Hindermeister. ông vào được các thư viện xem các bản gốc lớn nhất ở các nhà thờ đạo Hồi, những bản thảo viết tay cực kỳ quý giá cùng những đoạn trích các quy tắc chơi cờ của Al Atli, At Xuly, Al Khakima.
Trước những sự kiện và tài liệu cực kỳ phong phú sưu tầm được, như một nhà bác học, ông bắt đầu nghiên cứu và đưa ra quan điểm của mình về một loạt vấn đề của lịch sử cờ Vua qua nhiều thế kỷ. Trước hết ông cố gắng tìm hiểu bí mật của sự xuất hiện cờ Vua. ông chỉ ra tính phi thực tế và hoang đường trong ý kiến của Dun can Forbs cho rằng cờ Vua được sáng tạo từ mấy nghìn năm trước công nguyên. ông đã tìm ra từ khi nào xuất hiện Chaturanga và từ đó đi đến kết luận rằng trò chơi này chỉ xuất hiện tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên.
Rốt cuộc thì nhờ những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, người châu Âu đã nhất trí công nhận với nhau những điểm căn bản nhất về cờ Vua:
Cờ Vua không phải do người châu Âu phát minh ra mà là do nơi khác phát minh và được du nhập vào châu Âu sớm nhất là vào thế kỷ thứ 10 sau công nguyên.
Cờ Vua bắt nguồn từ loại cờ cổ có tên là Chaturanga, được phát minh vào thế kỷ thứ 5 hay thứ 6 sau công nguyên tại Ấn Độ, trên bàn cờ có Vua, các cố vấn và 4 loại binh chủng trong quân đội là kỵ binh, tượng binh, bộ binh và chiến xa.
Sang châu Âu, Chaturanga được hoàn chỉnh và cải tiến thành cờ Vua ngày nay.
Những kết luận rõ ràng, sáng sủa, có nền tảng khoa họ vững chắc này đã đặt dấu chấm hết cho những cuộc tranh luận vô bổ. Tất cả các quyển từ điển về cờ của châu Âu, châu Mỹ cũng đều có cùng quan điểm này. Còn việc cải tiến Chaturanga như thế nào để trở thành cờ Vua như ngày nay cùng những thành công và kiếm khuyết của nó, chúng ta sẽ nói tới trong một bài khác.
Tương truyền rằng một nhà thông thái Ấn Độ phát hành ra trò chơi Chaturanga (là tiền thân của cờ Vua và cờ Tướng ngày nay). Nhà Vua biết được rất khen ngợi và có ý muốn ban thưởng cho con người thông minh tài giỏi kia, bèn cho mà thông thái tự chọn cho mình phần thưởng.
Nhà thông thái bèn tâu vua thưởng cho mình một số thóc được tính như sau:
Trên 64 ô cờ thì ô thứ nhất sẽ đặt 1 hạt thóc, ô thứ 2 sẽ đặt số thóc gấp đôi ô thứ nhất tức là 2 hạt, ở ô thứ 3 sẽ đặt gấp đôi ô thứ 2 tức 4 hạt và cứ ô sau đặt gấp đôi ô trước cho tới khi đủ 64 ô.
- Khanh chỉ cần có thế thôi ư! Nhà vua bèn vui vẻ chuẩn y thưởng ngay theo ý nguyện của nhà thông thái.
Vị quan phụ trách kho tàng sau khi tính toán, bèn trình lên nhà vua tổng số hạt thóc thưởng ở cả 64 ô là:
1 8.446.744.073.709.551.615 hạt
Số thóc này lớn gấp hàng vạn lần toàn bộ số thóc hiện có trong kho của nhà vua.

(ST)

Congaco_H1R5
26-06-2009, 08:56 AM
Cờ tướng cuộc cải cách dấu ấn (2)

Các mầm mống của cờ Tướng chỉ bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 tức là sau Chaturanga tới hơn 200, 300 năm...

Đối với cờ Tướng thì câu chuyện phức tạp hơn nhiều.
Người châu Á nói chung và người Trung Hoa với lòng tự hào văn hóa phương Đông của mình, với ý nghĩ rằng quốc gia họ trung tâm, đã nhất mực khẳng định rằng cờ Tướng là sản phẩm của riêng Trung Quốc, không có nguồn gốc hay dính dáng gì tới bất cứ loại cờ nào khác trên thế giới.
Trong một thời gian dài không có sự nghiên cứu tìm hiểu, họ phỏng đoán một cách mơ hồ rằng cờ Tướng ra đời trước công nguyên và luôn lẫn lộn giữa cờ Vây và cờ Tướng, bằng cách dựa theo các dã sử và truyền thuyết.
Cho đến cuối thế kỷ 20, khi câu hỏi trên được đặt ra nghiêm túc, nhất là khi cờ Vua được du nhập vào Trung Quốc khá mạnh, người Trung Quốc mới thật sự cầu thị, chú tâm khảo cứu đi ngược thời gian tìm ra chân lý. Đến lúc đó họ mới giật mình trước một loạt sự việc khá hiển nhiên rằng: các mầm mống của cờ Tướng chỉ bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 tức là sau Chaturanga tới hơn 200, 300 năm. Theo các bức tranh cổ vẽ về đề tài đánh cờ hay các hình họa trên đồ gốm sứ thì dạng cờ Tướng ban đầu có 64 ô vuông đen trắng giống hệt dạng Chaturanga. Trung Quốc không có voi, sao trong cờ lại có hai quân Tượng (có lẽ do sự khác thường này mà người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ)?
Chưa hết, cái gọi là cờ Tướng thời kỳ đầu có đủ 6 quân, có Tượng có Mã có Xe xếp đặt ở các vị trí không khác Chaturanga là mấy và đáng chú ý là hoàn toàn không có quân Pháo. Quân Pháo mãi sau này mới ra đời. Như vậy đó là cái gì nếu không phải chính là Chaturanga của Ấn Độ nhập vào qua con đường giao lưu buôn bán, "con đường tơ lụa", con đường thỉnh kinh của đạo Phật mà vào đời nhà Đương là cực thịnh, và cũng có thể bằng nhiều con đường khác nữa.
Vả lại nếu cờ Vây được chính người Trung Hoa phát minh tới hơn 4000 năm trước mà còn được ghi chép hết sức rõ ràng do ai sáng tạo ra, ai có công truyền bá, cách chơi, lệ luật ra sao, ý nghĩa bàn cờ, các quân thế nào với tên họ rành mạch như ta đã biết (xin xem quyển "Đặc điểm các loại cờ") thì tại sao đối với cờ Tướng người Trung Hoa lại mù mờ quá vậy, sử sách cũng chẳng thấy nói tới, tên tuổi cũng không nốt!!? Chính từ sự mập mờ này là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy loại cờ làm nền tảng cho cờ tướng Trung Hoa ngày nay hoàn toàn không phải do người Trung Hoa sáng tạo ra.
Thế thì rõ ràng là chỉ có từ ngoài nhập vào mà thôi. Mà nhập từ đâu? Rốt cuộc cũng chỉ có một giả thuyết được chấp nhận duy nhất là từ Chaturanga của Ấn Độ.
Chính nhà "Trung Quốc học" Peter Banasak, sau một quá trình nghiên cứu độc lập, trên cơ sở các tư liệu gốc thời trung cổ cũng đã rút ra kết luận rằng cờ Tướng xuất hiện tại Trung Quốc không sớm hơn thế kỷ thứ 8.
Như thế rõ ràng tiền thân của cờ Tướng chính là từ Chaturanga ở Ấn Độ. Điều đó cho phép kết luận rằng cờ Vua và cờ Tướng có cùng một gốc. Tuy về hình thức có khác nhau nhưng từ số lượng quân, tên hầu hết các quân, cách bố trí, mục đích ván cờ là tiêu diệt được quân chủ chốt và thể thức chơi là rất nhiều điểm tương đồng, thời gian xuất hiện cũng khá trùng khớp nhau. Riêng hai loại cờ này tuy khá giống nhau như thế nhưng lại khác xa tất cả các loại cờ khác. Cờ Vua và cờ Tướng chính là hai anh em cùng trong một gia (tỉnh), cùng sinh ra từ châu Á. Nói một cách khác cả bộ ba cờ cờ Vua, cờ Tướng, cờ Vây hiện đang được chơi trên khắp thế giới đều được phát minh từ Á châu, chỉ khác một chút là một loại từ Trung Quốc còn hai loại kia 1à từ Ấn Độ.
Từ chân lý đã được xác lập này, ta mới có thể bàn tiếp dần những chuyện khác liên quan tới cờ Vua và cờ Tướng. Vấn đề này đã được đề cập phần nào trong loạt bài đăng trong các quyển "Cờ Tướng - sự tích, thú chơi, giai thoại" và "100 câu hỏi đáp về cờ" đã xuất bản, nhưng lần này xin trình bày đầy đủ, kỹ càng và có hệ thống hơn.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 08:57 AM
Cờ tướng - cuộc cải cách dấu ấn (3)
Việc cải cách cờ Tướng diễn ra rất thành công và hoàn chỉnh tới mức ngót một nghìn năm qua nó hoàn toàn ổn định, không có thêm bất kỳ sự thay đổi nào trên bàn cờ, trong khi trong suốt thời gian đó, cờ Vua đã phải trải qua rất nhiều cải tiến mới có được cờ Vua như bây giờ

Khi Chaturanga tới được Trung Quốc thì người Trung Hoa vừa chơi vừa ngẫm nghĩ: rằng hay thì thật là hay nhưng lại quá lạ lẫm và có cái gì đó có vẻ "không ổn" đối với một đất nước Khổng giáo theo khuôn phép "trung quân ái quốc",
trên dưới nghiêm ngặt, con người sống theo đạo lý phương đông "nhân nghĩa trí dũng". Việc trên mỗi bàn cờ có một vị vua, vạn bàn cờ có vạn vị vua mà từ người lớn tới trẻ con, từ kẻ giàu tới kẻ hèn cứ thi nhau rượt đuổi để chém chết vua. Trước khi nhấc vua ra khỏi bàn người ta còn đập một cái "chát" nảy lửa lên đầu vua rồi nhìn vua nằm chết lăn quay mà phá ra cười hể hả. Tất cả những điều đó không chỉ động chạm tới phép "kỵ húy" mà còn là một sự ngỗ ngược, phạm thượng công khai và biết đâu từ đó sẽ nảy ra ý đồ phản nghịch của những "loạn thần tặc tử".
Không thể để một loại cờ "ngoại" làm bại hoại "luân thường đạo lý" như thế. Nhưng nói cho cùng thì loại cờ mới lại rất hay, ai cũng thích chơi, dẫu có ngăn cấm thì vẫn còn khối kẻ chơi lén lút.
Các đại thần bèn đi tới quyết định: vẫn để chơi nhưng phải thay đổi triệt để, phải xoá tan những dấu vết kích động sự "phản nghịch", phải Trung Hoa hóa cờ này về mọi phương diện, biến của ngoại thành của nội. Ở một đất nước như Trung Hoa thì ý của bề trên được coi như "thánh chỉ", thần dân chỉ có việc nhất nhất tuân theo chứ không còn bàn cãi gì thêm. Cuộc cải cách cờ Tướng được thần dân chấp hành răm rắp. Điều đó giải thích tại sao việc cải cách cờ Tướng diễn ra rất thành công và hoàn chỉnh tới mức ngót một nghìn năm qua nó hoàn toàn ổn định, không có thêm bất kỳ sự thay đổi nào trên bàn cờ, trong khi trong suốt thời gian đó, cờ Vua đã phải trải qua rất nhiều cải tiến mới có được cờ Vua như bây giờ.
Trước tiên họ "làm phép" để biến "vị thiên tử" thành một "tướng quân" nhằm chấn dứt sự "mang tiếng" tệ hại nhất. Đã thành Tướng rồi thì thiên hạ tha hồ mà chém giết. Ở đất nước này trận chiến nào mà chẳng có tướng rơi đầu dưới gươm. Thật là một sáng kiến hết sức khôn ngoan để tránh tiếng, không ảnh hưởng gì tới "đương kim thánh thượng". Nhưng về thực chất thì đó vẫn là vua, ta phân tích kỹ ở phần sau.
Thế nhưng người Trung Hoa không dừng lại ở chuyện rất chi là "hình thức" ấy mà họ quyết tâm cải tiến cả phần nội dung. Họ không quan niệm cờ là một bãi chiến trường như cờ Vua được, hai bên phải là hai quốc gia giao chiến. Cuộc chiến ở Trung Quốc thường là giữa các quốc gia như Hán, Sở, Tề, Yên, Tần, Triệu... Đã là quốc gia thì phải có biên cương phân định rạch ròi. Thế là sông (từc "hà") ra đời. Mỗi quốc gia phải có thành quách, cung cấm, thế là cửu cung được hình thành. Việc sắp xếp thế nào để phải tạo ra sự cân đối, có ngôi độc tôn. Tới đây một bước ngoặt rất quan trọng đã được những bộ óc thông minh phi thường phương Đông táo bạo đề xướng: xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng các ô đen trắng xen kẽ nhau và việc đặt các quân vào 64 ô này. Thay vì các ô người ta chuyển sang đặt quân trên đường kẻ. Có như thế mới đáp ứng được các tiêu chí trên.
Sự thay đổi này mang lại hai ý nghĩa vô cùng quan trọng: Thứ nhất, tạo ra sự đối xứng, với trung tâm là "tướng" mà được ngầm hiểu đó chính là vua. Vua phải ở trung tâm, là ngôi độc tôn, phải ở trong cung cấm. Hai bên là hai cận thần (Sĩ phò tá). Bộ ba này không bao giờ được phép rời bỏ cung cấm theo quan điểm "nước một ngày không thể không có vua". Khác hẳn với Chaturanga là vua có thể chạy lông nhông sang cả bên trận địa đối phương. Tên là quân Tướng nhưng thực chất là Vua một trăm phần trăm (nên có thể nói cờ Tướng đúng ra phải gọi là cờ Vua, còn cờ Vua thì cứ xem cách hoạt động của vua trên bàn cờ thì nên gọi là cờ Tướng mới chính xác).
Tiếp theo là hai con Tượng (voi) cũng thuộc đội vệ binh vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, vừa phòng thủ từ xa, nhưng không được sang bên trận địa đối phương vì người ta nhận ra rằng nếu chỉ có hai anh Sĩ "trói gà không chặt" bảo vệ vua thì vua dễ chết như chơi. Kế đến là đội quân dã chiến gồm kỵ binh và xa trượng. Nhìn vào ta thấy đó là cả một triều đình hoàn chỉnh: có thành cao hào sâu, có cung cấm, có bá quan văn võ xếp hàng đối xứng chầu hai bên, có các binh chủng quan trọng nhất, theo đúng sự cân đối trong mọi cấu trúc của Trung Hoa.
Thế nhưng ngay lập từc một vấn đề không nhỏ xuất hiện: nếu ở Chaturanga với mỗi hàng 8 ô thì 16 quân bố trí thành 2 hàng vừa vặn và đẹp đẽ. Còn ở đây, nếu một hàng đã chiếm mất 9 quân, thì 7 quân còn lại sẽ bố trí ra sao để vẫn giữ được sự cân đối? Quả là nan giải với số 7 lẻ, nhưng rốt cuộc cũng được người Trung Hoa giải quyết trọn vẹn, tài tình: Trước tiên người Trung Hoa đã biết thoát khỏi "khuôn phép" của Chaturanga là cứ phải bố trí hai hàng quân liền kế nhau. Theo họ cách bố trí như thế là khiên cưỡng, làm cho toàn bộ các quân đứng phía sau bị "đóng băng" rất khó "cựa quậy", mà theo binh pháp Tôn Tử của Trung Hoa, đây là điều tối kỵ. Với phép dụng binh biến hóa theo "Bát quái trận đồ" thì tất cả các cửa đều phải liên thông, tạo ra sự biến hoá khôn lường, cực kỳ linh động. Ở đây có sự vận dụng tư tưởng của binh pháp Trung Hoa để giải quyết việc cải cách Chaturanga.
Trước hết, họ giảm 7 quân Tốt còn có 5 và dứt khoát đẩy hẳn Tốt lên sát biên giới theo quan niệm "lính trấn biên ải" đồng thời chúng trở thành lực lượng xung kích vượt trường giang tràn sang đất địch. Với 5 Tốt đứng cách đều ở 9 đường dọc, xem ra cân đối, hài hòa biết bao. Cũng từng có người giải thích việc sử dụng 5 Tốt là do xưa kia người ta tổ chức lính thành nhóm 5 một. Cách giải thích này hoàn toàn không thoả đáng vì mỗi thời một khác: có thời người ta bố trí theo kiểu "tam tam" tức là 3 lính thành một nhóm, có thời người ta lại bố trí 12 lính thành một cơ đội (như tiểu đội bộ binh hiện đại). Việc bố trí năm Tốt trên bàn cờ chủ yếu là do cấu trúc của bàn cờ quyết định.
Như thế 14 quân đã được bố trí xong, còn lại 2 quân. Như thế là tên các quân cờ theo như tên của Chaturanga, nào là Vua (Tướng), Cố vấn (Sĩ), Tượng binh, Kỳ binh, Chiến xa, Bộ binh thế là hết rồi. Hai quân còn lại sẽ có tên gì đây. Rõ ràng là trên bàn cờ Chaturanga được Trung Hoa hóa hai quân này sẽ phải có tên hoàn toàn mới lạ. Những bộ óc kiệt xuất của đất nước này, sau nhiều suy nghĩ đã nảy ra một ý tưởng mang tính đột phá cực cao: sáng tạo ra quân Pháo. Quân cờ thần diệu này sẽ là cốt lõi và tinh hoa của cờ Tướng. Nó đưa cờ Tướng tới một địa vị vẻ vang không ngờ, cho đến tận ngày nay, tất cả những học giả phương Tây khi nghiên cứu về văn hoá Trung hoa khi nghiên cứu tới cờ Tướng thì thảy đều vô cùng kinh ngạc và khâm phục trước cặp Pháo thần tình, độc đáo với những tính năng phi thường, cách đi và bắt quân diệu ảo của nó. Chính cặp Pháo đã làm cho cờ Tướng khác xa cờ Vua và vượt lên một bậc rất cao so với Chaturanga cổ xưa vốn dĩ khá chậm chạp và còn nhiều ách tắc. Vâng, sau ngót nghìn năm tồn tại, một kết luận chắc nịch đã được đúc kết "Pháo là linh hồn của cờ Tướng". Người châu Âu cũng đã sử dụng pháo trên chiến trường rất lâu, nhưng những bộ óc thông minh bậc nhất châu Âu chưa hề nghĩ tới phương án đưa Pháo vào bàn cờ.
Nước đi của Pháo mới lạ lùng và thú vị làm sao: tiến lùi ngang dọc y như Xe, nhưng đến khi khai hỏa thì chúng như một dàn hỏa tiễn bắn lên không trung theo hình cầu vồng rồi "rót" xuống đầu đối phương. Như thế chính người phương Đông đã biến bàn cờ chỉ có hai chiều (mặt phẳng) thành bàn cờ có ba chiều (có cả chiều cao) tức là từ "diện tích" trở thành "không gian". Cũng có nghĩa là cuộc giao chiến không chỉ ở mặt đất như Chaturanga hay ở Vua mà còn ở cả trên không trung nữa (như tên lửa mang đầu đạn vậy).
Chính là cờ Tướng chứ không phải loại cờ nào khác nhờ những đòn đánh Pháo mà trở nên cực kỳ sinh động, hấp dẫn, với những ý tưởng tấn công hay hiệp đồng tấn công táo bạo, bay bổng đến mức không ngờ. Cặp Pháo được đặt ở hai vị trí lý tưởng: đi ngang hay đi dọc đều thông suốt và đều phát huy "hỏa lực", tới mức tối đa, mà Đương đầu Pháo được coi là trận "xáp lá cà" hấp dẫn bậc nhất. Pháo là tinh túy của cờ Tướng tới mức từ cổ chí kim, tất cả các tác phẩm kinh điển của Tượng kỳ không có quyển nào là không đề cập tới những đòn đánh Pháo, từ Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ cho tới Bách Cục Tượng Kỳ Phổ, Phản Mai Hoa... cho tới tận thời kỳ đương đại, những quyển sách chuyên về Pháo vẫn chiếm đại đa số trong kho tàng lý luận và thực tiễn cờ Tướng.

Pháo là tinh túy của cờ Tướng
Người ta đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực và công sức để nghiên cứu những đòn đánh Pháo từ khai cuộc, trung cuộc tới tàn cuộc. Có tới hàng chục, thậm chí ngót trăm thế trận của Pháo, tử đơn Pháo tới đôi Pháo, Pháo tấn công, Pháo phòng thủ, Pháo kẹp quân, Pháo ngáng đường đối phương, Pháo cản Mã, Pháo giơ lưng đổ đòn cho những nước chiếu tướng chết người, ở tàn cuộc Pháo hợp với những anh Sĩ "thư lại" ngay tại hoàng cung của mình hoàn toàn có thể tiêu diệt Tướng đối phương ở xa tít mù trong cung bên kia. Pháo có thể phát hỏa ngay khi cuộc cờ mở màn mà cũng có thể lẳng lặng chui vào góc kín nằm chờ thời cơ hay chơi đòn độc cùng Xe thực hiện nước "chiếu rút" kinh hoàng. Những nước chiếu rút lặp đi lặp lại như thế chẳng khác nào chiếc cối xay lần lượt nghiền nát lực lượng đối thủ... Còn có những thế trận Pháo được đặt tên như Uyên ương Pháo, Quy bối Pháo, Thiên phong Pháo... biết bao hấp dẫn và đồng thời cũng mở ra những cuộc tranh luận không ngớt về tính nghệ thuật, điểm mạnh điểm yếu, cái hay cái dở của từng thế trận, cho đến nay cuộc tranh luận vẫn không hề ngừng.
Cứ nhìn vào bàn cờ Tướng và bàn cờ Vua ta sẽ thấy cách bố trí ba lớp quân ở toàn trận địa của cờ Tướng thật là sinh động, có tầng có lớp và mang ý nghĩa rất rõ rệt. Trong khi Tướng được bảo vệ bằng ba vòng vững chắc thì việc công kích đối phương cũng rất thông suốt. Không phải tất cả các quân đều được phép xông sang đất địch như cờ Vua mà là có kẻ được xông ra chiến trận, có người phải luôn ở nhà. Mỗi một quân được xác định một vai trò dứt khoát và bình ổn từ đầu cho tới cuối ván cờ, không có những biến động như kiểu được "phong cấp" ở cờ vua và cũng rất ít những ngoại lệ cần phải ghi nhớ. Các quân đều cơ động, thoáng đãng, ngay ở khai cuộc cũ nó đã có tới hàng chục nước ra quân linh hoạt, thậm chí hai bên có thể bắn phá tiêu diệt nhau ngay, không quân nào "chèn ép" quân nào. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một "thảm họa" như trong cờ vua. Cờ tướng mang đậm tính cách và quan niệm về chiến cuộc của người phương Đông.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 08:58 AM
Cờ tướng , cuộc cải cách dấu ấn (4)
Ở đây cũng có một việc chúng ta không thể không nhắc tới: Vì sao ở Chaturanga những quân cờ có hình khối còn ở cờ Tướng là những quân tròn bẹt đồng nhất. Ở Chaturanga mỗi một quân cờ là một hình tượng sinh động hẳn hoi như Vua cao nhất, đội vương miện, kỵ binh có hình một con tuấn mã... còn ở cờ tướng quân nào cũng như quân nào, chỉ có tên quân là khác nhau lại được viết bằng chữ Trung Quốc.
Phải chăng trong lúc có những cải cách đột phá tuyệt vời trên thì chuyện này là một bước thụt lùi đáng kể? Vâng, ngày nay nhìn lại thì quả đây là một bước thụt lùi, bởi vậy gần đây, ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ Tướng và trên thực tế người ta đã đưa ra những phác thảo của những bộ quân mới, thậm chí trong một vài giải quốc tế người ta đã thử nghiệm đưa vào các quân cờ Tướng bằng hình tượng thay cho quân chỉ có chữ viết, nhất là khi cờ Tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Hoa. Việc cờ tướng dùng chữ Hoa cũng là lý do chính khiến cờ Tướng không được phổ biến rộng rãi. Những người ở châu Âu, châu Mỹ nhìn lên bàn cờ tướng chỉ thấy những chữ loằng ngoằng na ná nhau, khó phân biệt được đâu là Xe, đâu là Pháo. Điều đó đã làm họ nản lòng ngay từ đầu. Trong lúc đó bàn cờ Vua lại quá đẹp đẽ, chỉ cần liếc qua là biết ngay đâu là đức vua, đâu là bà Hoàng hậu, đâu là chàng kỵ sĩ và đâu là anh lính trơn. Chính vì vậy cờ vua đi tới đâu là thu hút, chinh phục người chơi tới đó, nhất là lớp trẻ. Ngay từ đầu họ đã thật sự bị cuốn hút bằng hình tượng mỹ thuật, sinh động của các quân cờ.
Tuy nhiên, nếu ta đứng về góc nhìn của người Trung Hoa từ thời xưa thì ta sẽ dễ dàng cảm thông được việc hình thành các quân cờ như thế cho tới nay: trước tiên việc thuộc lòng 7 chữ cái đối với họ là điều hoàn toàn không có gì khó khăn, vì đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Muốn "thoát nạn mù chữ" họ phải học thuộc lòng hàng mấy nghìn chữ, chứ 5, 7 chữ thì thấm tháp gì. Hơn nữa, chữ Trung Quốc là chữ tượng hình chứ không phải các ký hiệu như chữ la tinh a, b, c... của chúng ta. Nhìn vào quân Xe ta thấy đúng là hình chiếc xe có hai bánh hai bên, chữ Tượng nom giống con voi, chữ Mã giống hình con ngựa, chữ Sĩ giống hình một vị quan đội chiếc mũ cách chuồn...
Xuất phát từ lòng tự tôn về ngôn ngữ và văn hóa của người Trung Hoa. Người ta muốn cờ Tướng là sản phẩm của họ chứ không phải do bắt chước hay sao chép của ai cả. Việc tốt nhất để chứng minh điều này là "ngôn ngữ hoá" quân cờ.
Nhưng điều thứ hai còn quan trọng hơn, đó là là điều kiện kinh tế: một bộ cờ kiếu như Chaturanga hay cờ Vua châu Âu là khá đắt tiền (hồi đó chưa có các loại nhựa rẻ để làm quân như bây giờ) trong lúc kinh tế còn đang rất kém phát triển so với châu Âu. Việc một bộ cờ đồng nhất, gọn nhẹ, dễ mang đi lại, dễ thay thế quân, tiện dụng mọi mặt mới phù hợp với phần đông người Trung Hoa bình dân như "anh kéo xe, chị bán tương", luôn sống trong sự cùng khổ vì chiến tranh liên miền, kinh tế lạc hậu. Vả lại trước cờ tướng đã có cờ vây, quân cờ vây cứ chằn chặn như nhau, người Trung Quốc cứ học theo cách làm quân theo kiểu cờ vây như thế cũng thật là tiện. Cờ Tướng không phải là một trò chơi sang trọng như cờ vua (hiện nay vẫn thế). Muốn tạo ra một bàn cờ tướng cũng cực kỳ đơn giản: chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất hay lấy gạch vẽ ngay xuống nền thế là có bàn cờ ngay, trong lúc đó muốn tạo ra được một bàn cờ vua với 64 ô đen trắng xen kẽ thì phải công phu, rắc rối hơn nhiều (có lẽ vì thế người chơi cờ Tướng có thói quen ngồi xổm, khác nhiều so với thói quen ngồi bàn của người chơi cờ Vua).

Congaco_H1R5
26-06-2009, 08:59 AM
Cờ tướng -cuộc cải cách dấu ấn (5)
Bây giờ ta nói tới ý nghĩa quan trọng thứ hai trong việc thay đổi cấu trúc bàn cờ: Trước tiên, nó tạo ra một không gian rộng lớn hơn Chaturanga rất nhiều. Từ diện tích đi quân 64 ô của Chaturanga đã tăng lên tới 90 điểm trong cờ Tướng. Như thế cộng với 26 điểm nhiều hơn, cờ Tướng đã giải phóng được toàn bộ năng lực của mỗi quân cờ, từ đó tạo ra được vô số những đòn chiến thuật ngoạn mục.

Chuyện đảo ngược tình thế, từ cửa "tử" sang cửa "sinh", những trận "bối thủy" kiểu Hàn Tín dụng binh thường xuyên nảy sinh trên bàn cờ Tướng, gây bất ngờ và hứng thú vô tận cho những người yêu thích.


Cờ Tướng có bàn cờ lớn hơn và các quân cờ thoáng hơn cờ Vua

Cũng nhờ như thế mà không gian của từng quân một (trừ Tướng và Sĩ) được mở rộng, sự linh hoạt, năng động của chúng tăng lên rất nhiều. Cứ lấy ngay quân Xe của hai hoại cờ làm thí dụ: Xe của cờ Tướng cực kỳ linh hoạt ngay từ những nước đầu, còn Xe trong cờ Vua hầu như kẹt cứng, mãi đến trung cuộc may ra mới xuất hiện, khi xuất hiện rồi cũng phải chờ tới gần tàn cuộc mới phát huy tác dụng bởi còn bị những hàng tốt dày đặc của cả hai bên cản lối, chỉ trừ khi nào mở được "đường thông" thì mới lò dò lên chiến đấu, ấy là còn may mà có nước nhập thành, chứ nếu không có "nhập thành" thì Xe cờ Vua còn bị "khoá chặt" lâu hơn nữa.
Nhưng trước tiên phải nói tới sự khác biệt rất lớn ở khu vực trung tâm bàn cờ: Nếu trong Chaturanga, khu trung tâm thường xuyên bị chốt chặt và bịt kín bởi đây là khu vực trọng yếu "một người giữ ải, muôn người khó qua", nên bên nào ngay từ khai cuộc cũng vội vội vàng vàng đưa các Tốt lên chiếm lấy trung tâm (cho mãi tới nay, bất kỳ bài học đầu tiên nào về cờ Vua, các trò đều được thầy giáo huấn "điều tối quan trọng là giành cho được khu trung tâm"). Khi trung tâm đã bị cả hai bên phong tỏa thì các nước đi tiếp theo gặp không ít khó khăn, bởi phải đi theo "đường vòng". Còn như muốn đột phá trung tâm, tạo ra các đường mở ở các cột d và e thì buộc bạn phải tính toán nát óc, dám "chịu chơi" với những đòn thí quân táo bạo. Cũng đã có những lý thuyết về việc chịu nhường trung tâm cho đối phương để đổi lấy "temp" nhằm triển khai quân ở cánh, nhưng cách chơi này đòi hỏi sự chuẩn xác rất cao, nó như con dao hai lưỡi, dễ "dứt tay" như chơi.

Nhưng ở cờ tướng do cấu trúc bàn cờ đã được triệt để thay đổi nên trung tâm trở nên thông thoáng hẳn. Nhờ đó những cuộc chiến đẹp mắt ngay từ đầu hoàn toàn có thể nổ ra ngay tại trung tâm. Đó là thế trận "Đương đầu Pháo" lừng danh thiên hạ: hai bên cùng kéo ngay Pháo vào lộ giữa và sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt đối phương. Đòn "Quy bối Pháo" (lùi Pháo về sau lưng) hay "Pháo ngọa tâm" cũng có thể đột phá trung tâm ngay từ lúc mở cờ. Đó chẳng khác nào những quả bộc phá cảm tử mở toang "hàng rào dây thép gai" tạo đột phá khẩu để quân ta tiếp tục ào ạt xông lên. Trung tâm trong cờ Tướng thoáng một cách tự nhiên còn do "cửu cung" của hai bên đã được định vị ngay chính giữa: Tướng, Sĩ và Tượng đều không tham gia gì vào chuyện chiếm trung tâm, mà đứng trước cửu cung chỉ có một Tốt ở lộ 5, nên khi mỗi bên tiêu diệt được Tốt này rồi thì trận địa trung tâm trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Thực ra việc phòng thủ trung tâm khi một bên chủ công còn bên kia phòng thủ cũng đã được đề cập tới khá sâu trong thế trận không kém lừng danh "Bình phong Mã đối Pháo đầu". Tuy nhiên thế trận này sau đó cũng biến hóa ngay, chứ không bị tắc tị như trong Chaturanga hay cờ Vua khi các Tốt đứng dày đặc liền kề nhau ghim chặt khu vực này. Ngay từ đầu trận, trong cờ Tướng không từ một quân nào là không thể tham gia vào trận đánh trung tâm: Mã có thể lên trung tâm theo thế trận "tả Mã bàn hà", "Mã đầu Pháo đội", Tốt có thể đẩy lên mặt đối mặt với Tốt đối phương, Xe có thể "tuần hà" hay "quá hà" còn Pháo thì khỏi phải nói.

Tuy nhiên việc công kích ngay phần ra quân của cờ tướng không chỉ dừng lại ở trung tâm mà còn có thêm hai đường lộ rất quan trọng nữa là lộ 2 và lộ 8. Đây là 2 "cột mở" có sẵn ngay từ đầu chứ không phải như ở Chaturanga hay cờ Vua, việc tạo được cột mở phải trải qua không ít hy sinh mất mát. Chính hai cột mở thông thống này cũng là hai chiến địa không kém phần "mịt mù khói lửa", bởi đây chính là 2 cột đặt cặp Pháo. Ta hãy dừng lại một chút ở đây để bình luận về vị trí đặt Pháo của cờ tướng.

Từng có người đặt câu hỏi: "Tại sao Pháo không được đặt ở ngay vị trí tuần hà?" Thật ra vị trí ấy sẽ rất dở vì dù có bình Pháo sang vị trí nào thì cũng chẳng có hiệu quả nào đáng kể, không chỉ làm cản bước tiến của Tốt mình mà hơn nữa chỉ cần đối phương đẩy Tốt lên thì Pháo phải lập tức "co cẳng chạy" ngay. Vả lại xét về mặt hình học, Pháo của hai bên mà nằm "sát sàn sạt" nhau như thế là phi lý, bởi ta đã biết trong quân sự thì phải "bộ binh tiến trước, bác đồng phục sau". Lại có người bàn "Sao không đặt Pháo xuống thấp một nước?" Rõ ràng phương án này cũng không ổn vì như thế vô tình Pháo lại khoá chặt đường của Mã và Xe của bên mình. Vậy Pháo có thể đặt vào lộ 4 và lộ 6 chăng? Cũng không được nốt, vì "cửu cung" đã quá chật hẹp rồi, lại còn nghễu nghênh 2 khẩu Pháo vào đấy nữa thì thật là vô duyên, vả lại nếu một bên nóng máu lại nhả đạn vào cung ngay tứ phút đầu thì chẳng hóa ra phi lý tới mức chưa kịp động binh mà thành thì đã tan hoang, cả hai "quân sư" Sĩ đã mất đầu ư?" Bạn có nghĩ ra được bất cứ một vị trí nào khác để đặt 2 quân Pháo không? Rốt cuộc thì vị trí Pháo như chúng ta vẫn chơi ngày nay là hợp lý nhất, chuẩn xác nhất, lý tưởng nhất, bởi Pháo muốn tấn công thì phải có "ngòi" và không gì tốt hơn là khi bình Pháo thì lập tức đã có 5 quân Tốt đứng sẵn tự nguyện làm "ngòi" cho nó. Như thế ngay từ đầu, lộ 2 và lộ 8 cũng sẽ là nơi giao tranh sớm nếu một bên quyết thí Pháo để diệt Mã đối phương. Còn khi Pháo đã được kẻo khỏi 2 lộ này thì Xe được xuất và hoàn toàn có thể lên tuần hà hay quá hà hoặc thậm chí thọc rất sâu sang trận tít bên trận địa đối phương để khóa chặt Mã và Xe đối thủ nếu đối thủ không chịu sớm dàn quân. Các nước trực xa (và kể cả hoành xa) đều là thủ thuật nhanh chóng tận dụng hai cột mở sẵn này để kiềm chế và trấn áp đối phương. Đó là chưa nói lộ 4 và lộ 6 trong cờ Tướng do không có Tốt nào đứng chắn đường như trong cờ vua nên cũng thông thống, không phải mở đường vất vả. Các nhà chiến lược cờ tướng cũng đã tận dụng ưu thế này để chơi các trận "quá cung" rất thành công. Như vậy với việc bố trí 5 Tốt cách đều nhau, trận địa hai bên có tới 4 đường mở sẵn thông suốt giúp cho Pháo Mã Xe tha hồ tung hoành. Nếu bạn đã từng chơi 2 loại cờ hoặc chí ít đã có lần tìm hiểu về cờ vua thì sẽ thấy rất rõ: sự năng động của cờ tướng lớn hơn rất nhiều. Điều đó cũng góp phần giải thích tại sao cờ tướng lại có được nhiều đòn chiến thuật và biến hóa khôn lường đến thế. Điều này cũng phù hợp với tính cách của người phương Đông. Với một ván cờ mà các đòn phép được tung ra liên tục (chứ không quá suy tính về chiến lược như ở cờ vua hay cờ vây) thì thời gian một ván cờ thường là ngắn hơn so với các loại kia. Chơi một ván cờ ngắn bao giờ cũng thích hơn là chơi một ván cờ lê thế, chậm chạp, mệt mỏi, cũng giống như các cụ ta xưa kia thường thích vớ chiếc điếu cày rít một hơi, thế là đủ thấy vô cùng khoan khoái, còn hơn cả việc ngậm một điếu thuốc lá hút cả mươi phút chưa xong!

Nếu trong cờ vây có câu "góc vàng, biên bạc, giữa rơm rác" thì trong cờ tướng, đối với một quân như Mã phải nói là "tâm vàng, biên bạc, góc rơm rác" bởi Mã càng nhảy ra giữa thì số nước đi có thể của nó càng tăng, càng đa dạng. Khác với cờ Vua, cờ Tướng ngay từ những nước đầu Mã dã có thể nhảy tới vùng trung tâm theo thế "bàn hà" hay theo thế trận "Pháo đầu Mã đội" quen thuộc, Mã có thể nhảy sang hỏi Pháo đầu đối phương nếu thấy con Pháo đầu này nguy hiểm, phải diệt ngay để giải toả tình thế lộ giữa. Chính vì vậy đến tàn cuộc, nếu trong Chaturanga hay cờ vua thì còn Mã là mặc nhiên hoà cờ thì trong cờ tướng còn một Mã là cầm chắc thắng lợi.

Bây giờ ta nói đôi lời về "hà". Đứng về mặt ý nghĩa thì hà là biên giới thiên nhiên để phân định lãnh thổ của hai bên. Đó là một sự sáng tao độc đáo vì trên thế giới từng có khá nhiều loại cờ nhưng hầu như không có loại nào có "hà" là một dòng sông dài rộng vắt ngang qua bàn cờ. Người Trung Hoa gọi là "Sở hà Hán giới" theo một truyền thuyết lịch sử xưa về việc tranh thiên hạ giữa Hán Cao tổ và Hạng Vương. Hà không chỉ giúp tăng số lượng điểm đi quân trên bàn cờ, tăng sự cân bằng đối xứng (nhìn dọc 9 cột thì có cột Tướng làm trung tâm, còn nhìn ngang thì có "hà" làm trung tâm) mà còn là biên giới xác định điểm dừng hợp lý của Tượng đồng thời là ranh giới cho phép những quân Tốt lúc nào thì được tung hoành cả ngang lẫn dọc.

Như thế xét tổng thể về mặt câu trúc thì cờ Tướng đã tiến một bước dài, tạo ra một tầm cao vượt bậc so với Chaturanga: người Trung Hoa dã xoá hẳn 64 ô đen trắng xen kẽ đơn điệu để làm một cuộc cách mạng toàn diện: xây thành đắp lũy, đào sông, mở hàng loạt lộ tuyến thông thương trên bàn cờ tạo dựng nên hai quốc gia đối xứng hoàn chỉnh. Họ kéo pháo vào trận địa: sắp xếp lại hàng ngũ lính tráng, bố trí lại tất cả các binh lực và hãy nhìn vào bàn cờ tướng bạn sẽ dễ dàng tưởng tượng ra núi sông, thành quách, quân đội vũ khí dàn thành vòng trong vòng ngoài cực kỳ nghiêm chỉnh và trật tự. Có quân xung trận, có quân giữ nhà, tiền hô hậu ủng. Vua có vị trí cao cả và hệ trọng đến sự sống còn của cả quốc gia, lính tráng ra trận đánh giặc là nghĩa vụ muôn đời của người lính, họ là những người dân cày chăm lo bổn phận đánh giặc giữ nước của mình, không màng tới chuyện được phong quan tước. Vả lại lính tráng là số đông đảo vô cùng, làm sao mà phong quan tiến chức cho họ được (Đến phần phân tích về cờ vua ta sẽ thấy việc phong cấp cho lính tráng ở cờ vua sẽ gây ra những chuyện bất cập và "lòng thòng" như thế nào trên bàn cờ).

Qua bàn cờ tướng người Trung Hoa đã khéo léo tước đi những quan niệm ngoại lai để lồng vào đó vũ trụ quan, giáo lý cũng như nghệ thật quân sự mang đậm màu sắc phương Đông, màu sắc Trung Hoa. Thật vậy, người chơi cờ phải được coi tà người quân tử, đã chơi thì "hạ thủ bất hoàn", bên cầm quân đen (âm) thì theo quy ước "hắc giả tiên hành" được đi trước. Phương Đông còn gắn cờ tướng vào trong một bộ tứ nghệ thuật cao sang và tao nhã bậc nhất thiên hạ "Cầm kỳ thi hoạ" không tách rời nhau trong cả nghìn năm nay. Đó chẳng phải là công lao sáng tạo vĩ đại của một dân tộc có nền văn hóa nghệ thuật vào bậc nhất thế giới đó sao! Hãy xem hàng trăm triệu người, từ thế hệ này sang thế hệ khác say mê với cờ Tướng thì cũng đủ thấy rõ.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:00 AM
Cờ tướng -cuộc cải cách dấu ấn (6)
CỜ TƯỚNG TRONG DÂN GIAN
Khía cạnh thứ hai không kém phần rực rỡ, thể hiện rõ nét nhìn qua các lễ hội cờ Tướng trên khắp đất nước ta. Trong lễ hội có ba kiểu chơi rất độc đáo là: cờ người, cờ bỏi và cờ thế. Đó là chưa kể tới các kiểu chơi khác như cờ tưởng, các trận tỷ thí trên kỳ đài, chơi đồng loạt, chơi cờ chấp. Ngoài ra tuy không hoàn toàn là cờ tướng nhưng cũng có đủ mặt 32 quân cờ tướng là chơi "Tam cúc" rất dân dã và hiện nay là kiều chơi cờ úp cũng sử dụng quân và bàn cờ Tướng đang thịnh hành.

Như vậy là trên thực tế trong dân gian đã hình thành cả một tập đoàn các kiểu chơi cờ Tướng hay các loại cờ là "anh em" của cờ Tướng đủ sức phục vụ cho mọi tầng lớp, mọi giới, mọi trình độ, phục vụ cho từng hoàn cảnh cụ thể. Bất cứ ai, đã lành lặn hay thậm chí mui què mẻ sứt đều đến với cờ Tướng được!
Ở các lễ hội lớn bậc nhất miền Bắc như lễ hội Đền Đô (Đình Bảng) nơi phát tích của 8 triều vua nhà Lý, các lễ hội Văn Miếu-quốc Tử Giám, chùa Vua, Đống Đa (Hà Nội), lễ hội Gióng, Bút Tháp, Lim (Bắc Ninh), Liên Hà, Đồng Cổ, Thượng Cát, Cao Xá, Giang Xá, Bãi Tháp, Hoè Thị, Ninh Hiệp (làng Nành), Sài Đồng, Phù Lưu, Ỷ Lan Nguyên phi... cho tới tận hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Đền Và (Sơn Tây)... và hàng trăm lễ hội khác không bao giờ thiếu vắng lễ hội cờ.

Hàng năm, cứ vào dịp Xuân, suốt tứ tháng Giêng cho tới đầu tháng Tư âm lịch, có nhiều đoàn làm phim của nước ngoài vào nước ta để ghi hình các lễ hội. Đó chính là mùa mà những gì mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Việt Nam được phô bày rõ nét và đầy đủ nhất. Một trong những điều khiến các đoàn làm phim ngạc nhiên và thích thú nhất là cờ người. Hàng loạt ống kính các máy quay phim, quay hình lập tức chĩa cả về một hướng khi đoàn cờ người xuất hiện. Nó giống như thời xưa, cảnh bàn dân thiên hạ hành xử ra sao khi nghe tiếng loa hô dõng dạc "Hoàng thượng giá lâm!" vậy.

Cả một triều đình xuất hiện. Dẫn đầu là những lá cờ ngũ sắc phấp chới, tiếp theo là đội chiêng trống, nhã nhạc vang lừng, những chiếc lọng cao muôn hồng nghìn tía. Rồi đoàn cờ người xuất biện. Bên phải là Tướng ông với triều phục như một vị hoàng đế, mắt phượng mày ngài, bên trái là Tướng bà mặt hoa da phấn, xiêm y lộng lẫy như hoàng hậu. Theo sau là bá quan văn võ, lính tráng, tiền hô hậu ủng vang trời. Toàn thể "triều đình" đều trẻ măng, tuổi trăng tròn 16, 18, đẹp như tiên đồng, ngọc nữ.

Biết bao khách nước ngoài đã phải trợn mắt, há mồm trầm trồ thán phục. Ở nước họ cũng có cờ vua, nhưng chủ yếu chỉ chơi trên bàn, cũng đôi khi người giả làm quân cờ, nhưng rất đơn giản, chứ không phải bày ra cả một triều đình đầy đủ văn võ bá quan, màu sắc rực rỡ, trống chiêng vang lừng như ở ta. Vả lại một ván cờ vua thường kéo dài hơn cờ tướng nhiều, nên người có làm quân làm sao chịu nổi đứng trong sân tới 3, 4 tiếng đồng hồ được. Thêm nữa là quân cờ vua bản thân nó đã có đầy đủ hình tượng rồi, cứ theo mẫu đó mà phóng to ra đặt lên sân là cũng thành một sân cờ vua, cần gì có người đóng thế. Nhưng ở cờ tướng thì khác hẳn.

Khi tất cả vào trong sân cờ, theo nhịp phách nhịp trống chiêng, hai hàng quân được một ông tổng cờ và một bà tổng cờ dẫn đi diễu hành một lượt cả bốn hướng. Đó là nghi lễ rải quân, tức là đưa từng quân cờ tới vị trí của nó.

Các quân như Tốt, Pháo... thì tới vị trí nào bèn tách ra lắp vào vị trí ấy, nhưng riêng Tướng ông và Tướng bà thì còn biểu diễn thêm nhiều động tác đẹp mắt trước khi an toạ trên "ngôi".

Sân cờ người bao giờ cũng rộng các quân cờ có thể đứng (hay ngồi) cách nhau tứ một mét rưỡi trở lên, khiến cho người xem có thể nhìn xuyên qua để có thể bao quát cả bàn cờ. Người xem đứng chật như nêm cối quanh sân, lớp trong ngồi xuống, lớp ngoài đứng. Từ trên cao nhìn xuống sân cờ giống như một bông hoa rực rỡ màu sắc đang nở tưng bừng.

Chơi cờ người không phải mới đây mới xuất hiện mà mấy trăm năm trước đã được các làng xã tổ chức. Đến nay vẫn còn những bức tranh cổ mô tả cách đánh cờ người. Ví dụ cách chơi cờ người trong cung vua thì cực kỳ sang trọng, bên cạnh sân cờ người còn dựng một đài cao để hai người ngồi thi đấu bằng cách phất cờ và đọc nước đi, có một người cầm loa xướng lại thật to nước đi để quân cờ biết mà di chuyển. Trong các Viện bảo tàng Pháp còn lưu lại những bức ảnh chụp những đội cờ người do những người Pháp đầu tiên đặt chân tới Việt Nam chụp vào thế kỷ 18 - 19. Thường đó là những cô gái trẻ mặc áo dài tay cầm bảng quân cờ.

Các đấu thủ tham gia thi đấu cờ người thường mặc áo gấm, khăn điều thắt lưng, đội khăn xếp đàng hoàng. Sau khi hai kỳ thủ nhận cờ lệnh (là một lá có đuôi nheo, mỗi bên một màu) làm thủ tục chào ban giám khảo và khán giả xong thì trống nổi một hồi dài để trận cờ bắt đầu. Mỗi khi đi một nước, đấu thủ phất mạnh lá cờ lệnh chỉ thẳng vào quân sẽ đi, quân này bèn chuẩn bị tư thế sẵn sàng, đấu thủ đi tiếp tới vị trí mà quân cờ sẽ đến phất mạnh lá cờ lên một lần nửa chỉ vào vị trí mới, quân cờ sẽ rời vị trí ban đầu để tới đứng vào vị trị mới. Nếu ở vị trí mới có quân đứng sắn thì quân này sẽ rời vị trí, ra khỏi sân cờ trước khi quân kia tới chiếm chỗ. Gặp khi hai đấu thủ đi nhanh thì quân bên nam bên nữ chạy đi chạy lại trên sân cờ trông rất vui mắt. Khi các đốii thủ đi chậm, nghĩ lâu thì lập tức có một chú bé ăn mặc như một tiểu đồng cầm trống bỏi nhỏ chạy tới sau lưng đấu thủ và khua trống liên hồi ra ý giục đi nhanh lên. Đấu thủ biết thế bèn không dám chậm trễ nữa. Sau mỗi nước cờ, tùy tình thế diễn biến trên sân, sẽ có những câu thơ dí dỏm của người bình cờ cất lên, làm cho không khí càng thêm hào hứng, vui vẻ. Sân cờ người cứ thế sôi động từ đầu chí cuối, đó là chưa kề các nhà quay phim, nhiếp ảnh thậm thọt chạy ra chạy vào trên sân.

Nói chung các đấu thủ ghi danh vào chơi cờ người phải là những người có trình độ đồng thời phải có được tầm nhìn bao quát, có trí nhớ tốt, nhiều khi đạt trình độ như người đánh cờ tưởng (không cần nhìn bàn) vậy. Có lần một anh chàng thi đấu ở sân Văn Miếu hẳn hoi mà đi ngớ ngẩn để đối phương bất ngờ thọc Xe xuống chiếu hết, khiến khán giả quanh sân cười ầm lên. Hoá ra chỉ vì sân cờ người ra vào lộn xộn, anh này không quan sát hết được các vị trí quân của mình.

Cờ hội rất đông người xem gồm đủ nam phụ lão ấu chứ không như cờ bàn chỉ dành riêng cho cánh đàn ông. Đặc biệt là nữ giới, nếu là các bà thì thường họ vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa ghé tai nhau bình phẩm từng nước cờ còn các cô thì vừa chăm chú xem, vừa ngắm nghía kẻ chơi cờ, ai thắng thì họ tỏ vẻ thán phục ra mặt. Thực ra thì ở các làng xã có không ít phụ nữ thạo cờ có nhiều bà nhiều cô nước cờ khá thâm hậu, cứ nghe họ bình là biết. Nhưng họ lại quá nhún nhường, khiêm tốn. Điều đó không lạ, bởi chỉ cần trong nhà có ông bố hay các ông anh chơi cờ thì thể nào các cô bé nhà quê cũng được ngồi chầu rìa, có khi là hầu điếu đóm, có khi để được sai bảo bưng trà, pha nước. Các ông bố thương con, các ông anh thương em thường bày vẽ, chỉ nước đi, bình chú thế cờ hay. Các đấng mày râu vẫn thích khoe tài mình trước nữ giới. Lắm cô sáng dạ nghe thuộc làu làu, tới trướng đánh cờ làm bọn con trai mất vía. Nhưng ở quê các cô cờ bao giờ rỗi như các cậu, nên chỉ vào ngày hội cờ mới có dịp, thế là họ tới sân cờ để được thoả thích thưởng thức những ván cờ hay và có thể chọn được cả ý trung nhân cho mình.

Những đấu thủ được đoạt giải thường không bao giờ được nhận huy chương hay cúp theo kiểu thể thao mà là nhận phần thưởng theo kiểu rất dân gian, hội hè. Xưa kia nhà quán quân thường khăn xếp áo dài lên nhận một bức trướng màu tía lớn, viền tua vàng thêu hình chim phượng hoàng với lời đề từ "anh hùng độc lập" hay "đệ nhất anh hào" kèm theo mấy xấp lụa, vài cân chè, vài phong pháo, vài xâu tiền. Bây giờ không hiểu sao lệ xưa nhạt bớt, sự thực dụng tăng lên, giải thưởng thường là một lá cờ thêu lưu niệm nhỏ, chiếc xe đạp, cái quạt máy, cái phích nước hoặc thậm chí có nơi giờ chỉ còn gọn thon lỏn một cái phong bì đựng ít tiền.

Đó là kiểu đánh cờ người ờ miền Bắc, nhất là ở các vùng phụ cận Thủ đô cùng với các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Bắc Giang,... là những vùng văn hóa nổi tiếng được gọi là xứ Kinh Bắc với những làn điệu dân ca Quan họ nổi tiếng. Mỗi lễ hội cùng với cờ người còn có hát chèo, hát quan họ, đánh vật, bơi thuyền rồng, thổi cơm thi, chọi gà... mỗi hội thường kéo dài 3, 4 ngày, có khi cả tuần lễ.


Một pha trình diễn của cờ người võ thuật

Ở miền Trung và miền Nam cũng có cờ người. Như một tài liệu về cờ người miền Nam đã viết "Sài Gòn trước kia cũng đã có cờ người hoạt động vào các dịp lễ tết. Đóng vai các quân cờ là các nam nữ thanh lịch và thuê trang phục biểu diễn". Tuy nhiên cờ người phương Nam có những nét độc đáo riêng, thường là dùng võ thuật để biểu diễn cờ, thậm chí còn sử dụng cả côn, đao, kiếm, trượng... nên người xem vừa được thưởng thức những nước cờ hay, vừa thưởng thức những thế võ, bài quyền,... như một tác giả đã tận mắt chứng kiến mô tả "... quả thật họ là những dũng sĩ, áo quần có nẹp xanh, nẹp đỏ, thắt dây lưng gọn gàng, đầu bịt khăn, nét mặt đầy khí thế, trông ai cũng oai hùng mạnh mẽ. Trên ngực áo, lưng áo in hình các quân cờ. Một hồi trống rền vang, bốn hàng dũng sĩ xuất trận, sau mỗi nhịp võ tất cả cùng đồng loạt thét vang, các động tác võ lên xuống nhịp nhàng, lẹ làng, rắn rỏi, tay múa, chân đá,... khí thế xuất trận hừng hực làm người xem cùng bị kích động, phấn chấn... Khi bắt đầu đi một nước, quân cờ liền múa một bài võ tinh xảo. Khi quân ăn nhau là khoảng khắc ngoạn mục nhất. Hai đấu thủ xung sát cực kỳ ác liệt cả trên mặt đất lẫn trên không trung. Họ tung mình lên không đá vào đối phương bằng những đòn chết người trông rợn cả tóc gáy. Cả hai đổ nhào xuống đất, bắt đầu đả nhau bằng tay, thế đánh nào trông cũng ác hiểm, đá nhau bằng những cú song phi khiến đối phương bật ngửa hay quăng đối thủ qua vai, cuối cùng một bên bất thần khóa chặt đối phương, tóm lây ném lên không, rớt bịch xuống đất tưởng tan xương. Đối thủ lóp ngóp bò dậy ra khỏi sân, có nghĩa là bên kia đã ăn quân rồi. Người xem reo hò thích thú, vỗ tay ầm ấm kéo dài không dứt... "
Ở Huế, ở Hội An (Quảng Nam), ở Bình Định và một số tỉnh miền Trung cũng dùng võ thuật biểu diễn cờ người nhưng nhẹ nhàng hơn so với cờ người võ thuật Sài gòn như miêu tả trên. Thường là dùng cờ để biểu diễn võ chứ không phải dùng võ để đánh cờ. Thường là các ván cờ đã được bố trí sẵn, các quân đã được tập dượt, một người cầm loa đọc từng nước đi để các quân theo đó mà xáp chiến. Ở phía Bắc thì hoàn toàn ngược lại, quân cờ người được bày ra cốt để các đấu thủ tỷ thí thật sự với nhau, giành các giải thưởng hẳn hoi nên người tới xem nhằm thưởng thức tài nghệ của người đánh cờ là chính, còn quân cờ, chiêng trống chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi!
(ST)

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:00 AM
7
Cả làng nhìn vào đội cờ của mình mà tự hào, mà sung sướng, mà hãnh diện với khách tứ xứ thập phương...

Như thế rõ ràng cờ tướng không còn chỉ nằm trong phạm vi thi đấu, phạm vi thể thao mà đã chuyển hoà quyện vào đời sống tinh thần, tình cảm của người dân trên mọi miền đất nước dưới dạng văn hóa và nghệ thuật vô cùng lộng lẫy, hùng dũng và đặc sắc. Đó là những sân khấu biểu diễn thực sự.
Nhưng còn hơn thế nữa!

Cờ người chính là sự phô bày một cách khôn khéo sự sung túc, sự viên mãn, tình đoàn kết, trình độ học vấn, văn hóa, đẹp về người tốt về nết như câu ví "trai Cầu Vồng, Yên Thế, gái Nội Duệ, Cầu Lim" của một làng, một xã.

Không phải làng xã nào cũng có thể tổ chức được cờ người. Cái khó không phải ở chỗ không có người mà là để tạo ra một đội cờ người, phải hội đủ hàng loạt yếu tố: Thứ nhất kinh tế phải khá giả, ăn nên làm ra, có của ăn của để, đã tổ chức được cờ người thì phải treo giải cho xứng đáng, ngoài ra còn phải có giải cho các môn khác nữa. Thứ hai là phải có truyền thống về cờ, có người chơi cờ giỏi, am hiểu và có tâm huyết, có những tay Mạnh Thường Quân thực thụ. Thứ ba là con trai, con gái phải xinh đẹp, tuấn tú ngoan ngoãn. Đội quân cờ người phải được cả làng kén chọn bình phẩm. Phải là trai tân, gái tân, gia đình phải đường hoàng tử tế, không có điều tiếng gì với họ hàng làng xóm. Một đội cờ người không phải chỉ có 32 quân cờ mà tối thiểu cũng phải có hơn 40 để có quân dự bị, đó là chưa kể đội ngũ những người huấn luyện, tập tành, những người lo làm đạo cụ cờ phướn, võng lọng, những người khiêng trống đánh chiêng và vào những ngày đội cờ người biểu diễn thì còn có hàng chục người lo trang điểm phấn sáp, cơm nước, hậu cần, tiếp tế. Ngoài ra còn phải chọn được những người bình cờ hay, ứng khẩu đọc thơ giỏi. Thứ tư là lễ hội của làng phải trọn vẹn: có đình chùa hẳn hoi, có rước thần tế lễ, có các loại hình văn nghệ khác như hát Quan họ, hát chèo, giao duyên, có các trò chơi hỗ trợ chơi cờ như đua thuyền, thổi cơm thi, đánh vật, đu tiên... thành một lễ hội hoàn chỉnh, thu hút được khách thập phương, trong đó có các kỳ thủ giang hồ các miền khác về tham gia.

Việc luyện tập cho một đội cờ người là cực kỳ công phu và được sự đồng lòng ủng bộ mọi mặt của toàn thể dân làng. Bạn thử nghĩ coi công việc đồng áng nhà quê có bao giờ ngơi, người nhà quê hầu như tất bật, bận rộn quanh năm, chỉ có mấy ngày tết là được nghỉ ngơi. Con trai con gái trong làng là lao động chính. Muốn có cờ người trước đó hàng tháng phải tranh thủ tập, tập vào những đêm trăng, tập vào lúc sớm tinh mơ. Con trai con gái có sức vóc, có nhiệt tình, có sự thành tâm mới tập nổi. Cả làng phải đóng góp làm bộ quân cờ thuê người viết chữ đẹp để khắc, sơn son thếp vàng cho cả 32 quân trang bị cho đội cờ. Rồi còn nào là các loại áo quần, mũ mão, hài hia, cờ lọng, trống chiêng, ghế bàn, son phấn... không thiếu một thứ gì. Các gia đình làm ăn khá giả thường đứng ra công đức cho đội.

Vào lễ hội, thật ra thiên hạ đi xem cờ người không phải chỉ đơn thuần thưởng thức cờ, xem các kỳ thủ đọ tài cao thấp mà phần đông trong số họ tới để ngắm nét xinh tươi thùy mị của các cô thanh nữ, nét khoẻ mạnh tuấn tú của các chàng trai. Xem cô gái đẹp nhất, hiền ngoan nhất làng được chọn làm Tướng bà và chàng trai đứng đầu trong đám trai được chọn làm Tướng ông. Người ta bình phẩm từng "quân cờ" một. Nhưng có một điều rõ ràng cả 32 quân cờ đều là "tinh hoa" của làng. Cả làng nhìn vào đội cờ của mình mà tự hào, mà sung sướng, mà hãnh diện với khách tứ xứ thập phương.

Ở Hà Nội nhiều năm cứ tới khoảng 25, 26 Tết là ở khu triển lãm Giảng Võ lại tổ chức thi cờ người. Các đội cờ nội ngoại thành kéo về cùng với múa lân múa rồng tạo nên một không khí tưng bừng đón Xuân đón tết của Thủ đô. Sân cờ người là một sân khấu lớn, trên đó biểu diễn cả cờ lẫn cuộc đời. Bạn thưởng thức một trận bóng đá thấy vô cùng hứng thú, ngây ngất bởi vì bạn là người am hiểu bóng đá. Càng am hiểu càng thấy được cái tuyệt diệu trong từng pha bóng xuất thần của các ngôi sao sân cỏ của từng bàn thắng diệu nghệ, của từng cú lội ngược dòng ngoạn mục ở những phút chót của trận cầu.

Cờ cũng vậy. Sân cờ cũng có những niềm vui vô bờ, sự hân hoan tột độ, những nỗi buồn, nỗi phẫn uất, đắng cay... những tình cảm như thế thấm đẫm cả đấu thủ lẫn người xem. Sân cờ cũng có những ván cờ để đời, những giai thoại kỳ thú, những tên tuổi lừng danh, những đoạn đời thăng trầm, những mối thâm giao hiếm có từ thuở để chỏm tới khi đầu bạc răng long. Có những ván cờ làm thay đổi hẳn quan niệm của của một làng, xã. Ông Phạm Văn Tuyển, một kỳ thủ nổi tiếng đất mỏ Quảng Ninh, từng vô địch cờ Tướng miền Bắc kể lại: Quê ông ở một huyện ngoại thành Hải Phòng. Làng ông nghèo, làng bên giàu lắm, người làng ông thường bị người làng bên khinh rẻ, bắt nạt, đến nỗi gà làng khác đem bán được 3 đồng thì gà làng ông chỉ được trả có đồng rưỡi, hai đồng là cùng. Năm ấy làng bên có hội cờ to, thách đố tất cả các làng khác. Khi người làng ấy giật giải quán quân, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, lên tiếng huênh hoang. Bà chị ông Tuyển là người hay cờ, nhưng khi đi chợ thường xuyên bị bắt nạt tiến lên tiếng thách lại. Trận cờ người ấy diễn ra thật là long trời lở đất, cả hai làng gần như sống mái với nhau. Rốt cuộc bà cho tay quán quân hợm hĩnh kia thua trắng mắt, giật sạch cả cờ suý, phần thưởng về mình. Từ đó làng bà được đối xử khác hẳn, không chỉ sự mua bán giữa hai làng rất sòng phẳng mà danh giá làng ông còn vượt cả làng bên. Cách gọi xấc xược "con mẹ" đối với chị ông từ đó biến mất,thay vào đó bằng chị" bằng "bà" tử tế (xin xem giai thoại "Ván cờ bà Bo").

Lại có một làng ngoại thành Hà Nội vốn có truyền thống cờ người, nhưng cách đây khoảng gần 70 năm sau trận cờ thì cậu thanh niên đóng vai Tướng ông bỗng dưng ngã bệnh chết, đến năm sau, cô gái đóng Tướng bà cũng bị tai nạn qua đời, cả làng ấy bèn nguyền rằng không bao giờ tổ chức cờ người nữa. Mãi tới gần đây, lời nguyền ấy mới được giải, làng mới lại khôi phục cờ người.

Nhưng cũng có những điềm lành, như trời định xe duyên chỉ thắm cho những đôi trai tài gái sắc. Ở đội cờ người Liên Hà lừng danh miền Bắc có cô Dung đóng vai Tướng bà vừa đẹp vừa sang, sau giải cờ người ở văn Miếu năm 1999 đã kết duyên cùng anh Bình là người đóng Tướng ông. Nay hai anh chị đã có cháu.

Chúng ta còn ít tài liệu để biết tại các quốc gia lân bang người ta có tổ chức cờ người đa dạng và phong phú như ở Việt Nam ta hay không. Chỉ biết rằng ở Trung Quốc, để thỏa mãn nguyện vọng của một số lượng quần chúng khổng lồ say mê cờ ở một nước đông dân nhất thế giới, người ta bèn tổ chức những trận đấu tại các sân vận động có hàng vạn cổ động viên tới thưởng thức. Như trận đấu giữa Tứ Thiên Hồng và Hồ Vinh Hoa, hai ông mặc hoàng bào, đội mũ hoàng đế, đi hia bịt vàng, chỉ huy một bàn cờ khổng lồ đặt gần kín cả một sân bóng. Những ván cờ như thế mới hùng vĩ, hoành tráng và ấn tượng làm sao, nhất là khi nó được ti vi truyền trực tiếp cho hàng triệu người trên khắp đất nước Trung Hoa thưởng thức. Đó là nghệ thuật, đó là văn hóa chứ không còn đơn thuần là thi đấu thể thao nữa.

Ở châu Âu, châu Mỹ những dạng lễ hội của cờ Vua giống như cờ Tướng có lẽ cũng có nhưng không nhiều. Người ta có thể tổ chức một sân cờ có tới hàng nghìn người cùng tham gia chơi như ở Mỹ, ở Cu ba hay những trận đấu đồng loạt có hàng trăm người tỷ thí, nhưng kết hợp được với lễ hội hay tổ chức thành hẳn một cung đình, có âm nhạc, thơ ca phối hợp nhuần nhuyễn như ở ta thì chưa thấy nói tới.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:01 AM
8
Trong thực tế không phải làng xã nào cũng tổ chức được cờ người. Nhưng lắm lễ hội không thể không có cờ Tướng, người ta bèn nghĩ ra cờ bỏi hay còn gọi là cờ sân. Cờ bỏi đơn giản hơn cờ người nhiều, tuy cũng chơi trên sân rộng, cũng có ban giám khảo hẳn hoi, nhưng không có người đóng vai quân cờ trên sân.

Quân cờ bỏi thường làm mặt gỗ hình chữ nhật, viết chữ lên và có một cây cọc gắn vào để cắm quân cờ trên sân. Những giao điểm đi quân, người ta khoét những lỗ nhỏ rồi chôn xuống đó những ống tre nhỏ làm chỗ cắm quân. Ở những sân xi măng thành phố thì người ta chôn những ống nhôm hay ống sắt. Một trăm làng thì một trăm bộ cờ bỏi khác nhau, chẳng bộ nào giống bộ nào. Sang trọng, tinh xảo và rực rỡ nhất có lẽ là bộ cờ bỏi Chùa Vua (Hà Nội). Từ chất liệu gỗ, chữ khắc cho tới màu sơn và thếp vàng đều là hạng nhất cả nên dù bộ quân có đến chục năm tuổi mà vẫn tươi rói, mới tinh như vừa làm xong. Bộ quân cờ ở Liên Hà lại hình khối vuông, chạm khắc cả 4 mặt. Bộ quân của làng Hoè Thị vừa to vừa rõ, đặc biệt có nền vàng óng ánh trông rất lộng lẫy. Bộ của làng Thượng Cát làm rất công phu, chắc chắn, chữ viết nổi bật trên nền mun đen... Lại có những bộ cờ có quân hình khối bốn mặt như hình chùa Một Cột như bộ cờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)... Ở những lễ rước long trọng, những bộ cờ bỏi là một thành phần không thể thiếu, đi bên cạnh những cỗ kiệu "bát cống" đồ sộ, lọng phướng rợp trời, chiêng trống vang lừng, nó làm cho đám rước thêm uy nghi, lộng lẫy.


Đấu cờ bỏi tại chùa Vua

Tuy nhiên nhiều nơi không được cầu kỳ và sang trọng như thế. Ở đó những bộ cờ bỏi đơn sơ lắm, chỉ là những tấm gỗ mộc được cưa cắt thô sơ rồi dùng sơn viết lên đó tên quân cờ, cán bằng gỗ tiện tròn, thậm chí bằng tre, trúc giản dị. Có đôi nơi quân đẹp thì không khoét lỗ mà dưới đế mỗi quân cờ có bốn bánh xe nhỏ để đầy đi.
Tuy không ồn ã như cờ người nhưng cờ bỏi lại có cái ưu thế riêng là sân cỏ không rối như cờ người và có thể chơi suốt ngày, hết người này tới người kia cứ tự nhiên vào đánh, giống như kiểu giao lưu vậy. Tại những khách sạn cực lớn của Hà Nội như Metropol gần Nhà hát lớn, nhằm vào những ngày lễ đầu xuân, trong sân khách sạn ngoài hát chèo, phục vụ ẩm thực Việt Nam thì vẫn dành riêng một góc để chơi cờ bỏi. Những làng xã chơi cờ bỏi đông gấp mười lần chơi cờ người. Sân cờ bỏi bao giờ cũng đông vui. Thường thì ban tổ chức đặt một bàn cờ nhỏ để theo dõi các nước đi trên sân và có ban giám khảo cầm chịch, khi một đấu thủ nghĩ nước lâu họ bèn đánh một tiếng chiêng để "cảnh cáo"!

Người chơi cũng không cầu kỳ đòi hỏi gì, đối với họ quân nào cũng thế, bởi thực ra hầu hết những người đã vào sân tỷ thí bằng cờ bỏi hay cờ người đều là những người có óc tưởng tượng, có bản lĩnh, tự tin, biết bao quát toàn sân, ít nhiều cũng đã có thành tích (những tay cờ làng nhàng hay "lính mới tò te" tuyệt nhiên không anh nào dám "nhảy" vào). Vì vậy quân sang trọng cầu kỳ hay đơn sơ mộc mạc đều chỉ là ước lệ mà thôi.

Cờ bỏi tổ chức dễ, ít tốn kém, gần gũi với người dân quê nhưng bao giờ nó cũng thu hút đông đảo khách dự hội, nhất là khi có những danh thủ tứ xứ tới ghi tên vào cuộc. Một điểm thuận lợi khác của cờ bỏi là có thề thi đấu suốt ngày, từ sáng tới chiều liên tục trong những ngày lễ hội. Các ván cờ bỏi thường nhanh hơn cờ người vì không mất thì giờ di chuyển quân. Sân nhìn cũng thoáng và rõ ràng hơn. Ván nào kẻo dài quá thì người ta cắt luôn và cho hai đối thủ được vào đánh tiếp bằng cờ bàn để nhường chỗ cho cặp khác vào tỷ thí.

Đánh cờ người thì còn có vẻ "quá nghiêm chỉnh" chứ còn đã là cờ bỏi thì sự nghiêm chỉnh theo kiểu thể thao đã biến mất. Ai đấu thủ trên sân nghe không biết bao nhiêu "lời ong tiếng ve" đối với nước đi của mình. Tất cả những ai dự khán đều có quyền nói, quyền bình phẩm, quyền chỉ chỏ, mách nước, gà cờ hết sức thoải mái. Đấu thủ bên trong chẳng hề bận tâm. Anh ta cứ việc chơi theo kiểu của mình, mặc kệ những lới chê bai, mắng mỏ, ghiếc móc. Chỉ cần anh ta hơn thế, "búa" được quân đối phương là họ im bặt ngay và khi anh ta sắp hạ thủ đối phương thì họ xuýt xoa khen núc khen nó, tâng bốc anh ta lên tận mây xanh. Nhưng đó là những ván hữu hảo mà thôi. Nếu đánh lấy giải, nhất là từ tứ kết trở đi thì các anh vào đến các vòng đó luôn phải vểnh tai mà nghe ngóng. Bởi đi theo "phò" anh ta có cả một tập đoàn. Lúc đó là cuộc đấu tập thế giữa hai tập đoàn lớn. Họ phát hiện cho anh ta những lỗi lầm của đối phương, "dạy dỗ" anh ta những nước cờ cao bằng những "mệnh lệnh" chối tai. Ván cờ có chất lượng hẳn, khiến người xem rất thích dù biết rằng lắm khi anh chàng trong sân đã "mất chủ quyền", chỉ còn đóng vai trò "bù nhìn".
Khi có một nữ đấu thủ vào sân thì chắc chắn một trăm phần trăm con mắt đổ về phía cô, chẳng ai còn để ý đến anh chàng đối thủ. Nếu cô thua người ta vẫn thấy thích, nếu cô hòa thì người ta coi cô là kẻ thắng, giành được thiện chí của mọi người, còn nếu như như cô thắng thì tiếng hò reo sẽ vang lên như sấm động, đối thủ chỉ còn nước tìm lỗ nẻ mà chui xuống.

Theo các cụ kể lại thì ngày xưa ở một số làng xã còn chơi "cờ giếng" và "cờ bướm".

Cờ giếng là một kiểu chơi cờ hết sức độc đáo và hấp dẫn. Xưa ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, mỗi làng thường có một cái giếng chung, rộng như một cái ao, được xây gạch hay xây đá chung quanh, có bậc lên xuống để gánh nước. Đến ngày hội làng, người ta cắm các cột quanh giếng và giăng dây để từ dưới nhìn lên dây kết thành hình bàn cờ. Quân cờ là những tấm lụa được viết cho treo lên dây. Hai đối thủ tham gia thi đấu mỗi người một chiếc thuyền con cử thông thả bơi trong giếng, cầm sào để đi quân nói đúng hơn là móc quân đi cờ. Người xem đứng tụ tập đông nghịt bên bớ giếng, ngước mắt lên vữa nhìn bàn cờ vua xem các quân di chuyển mà thưởng thức ván cờ. Cờ giếng nhìn nước đi rõ mồn một nên được người xem rất thích, nhất là khi có thêm âm nhạc, có trống chiêng kèm theo thì cờ giếng là một kiểu chơi rất đẹp mắt và nghệ thuật, bởi sân là bầu trớ cao lồng lộng, đáy nước long lanh in hình nhân đôi cả bàn cờ của trai lẫn đất. Quả là một kiểu chơi sáng tạo tuyệt diệu, tao nhã bậc nhất của dân quê xử mình. Giờ đây kiểu chơi này chỉ còn trong ký ức đẹp của những lão kỳ thủ tóc bác da mồi, không biết đã có nơi nào phục hồi hay chưa.

Có một loại cờ nữa gọi là cờ bướm mà lão chủ Ngô Linh Ngọc (đồng thời là một võ sư và một nhà nghiên cứu âm nhạc cũng như ca trù bậc nhất) nhớ được và kể lại. Cờ bướm cũng là một dạng cờ người, chỉ khác ở chỗ là tất cả các quân cờ đều là nữ, cùng mặc áo dài, vấn khăn sang trọng, dịu dàng, như một bầy tiên nữ trên sân. Trên tay mỗi cô gái là một hay hai chiếc quạt lớn, màu sắc rực rỡ, thêu chỉ kim tuyến. Trên mỗi chiếc quạt có chữ tên quân cờ thêu rất dẹp. Các cô để quạt trước ngực, phe phẩy nhè nhẹ, khi đi quân thì lượn một vòng giơ quạt lên cao, xoè quạt múa mấy vòng như bướm lượn nên người ta gọi là cờ bướm.

Cả sân cờ như một sân khấu biểu diễn ngoài trôi thực là không còn gì đẹp bằng. Giờ đây cờ bướm cũng không còn thấy ở đâu chơi nữa.

Ở những vùng nào hay những chốn xa xôi nào bạn nào biết được ở đâu còn diễn loại cờ này xin cho chúng tôi được biết thì xin vô cùng cảm ơn (và hậu tạ)!

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:02 AM
9
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ nói về những hình thức chơi khác cũng cực kỳ hấp dẫn của riêng cờ Tướng. Đó là cờ thế, cờ giang hồ, cờ độ, thách đấu và kỳ đài. Qua đó để thấy cờ Tướng có sức bao phủ mênh mông đa dạng, đủ mọi cung bậc. Sức sống của cờ Tướng thật mãnh liệt, muốn bắt nó chết cũng không chết được. Có muốn cấm cũng không cấm nổi, muốn bài xích hay "vu oan giá hoạ" cho nó cũng không thể được. Kho tàng cờ Tướng là sản phẩm được sàng lọc,

trau chuốt của bao thế hệ, là kho tàng tác phẩm nghệ thuật trí tuệ vô giá qua hàng nghìn ván cờ tuyệt tác đến nỗi ngày nay chơi lại những ván đó vẫn khiến người ta khâm phục, ngạc nghiên ca ngợi hết lời. Trong kho tàng ấy, có những thế cờ hiểm hóc tới mức mấy trăm năm qua đã có vàng van người tìm cách phá giải nả tới nay vẫn còn tranh cãi sôi nổi, chưa ai cứu ai.
Trước tiên ta hãy làm một cuộc hành trình tới nhũng bàn cờ thế.

Mà thật ra nào có cần phải hành trình xa xôi gì đâu. Những người bày cờ thế ở ngay trước mắt hay bên cạnh các bạn đấy thôi.

Hãy vào các công viên, vượt hoa, trên những con đường mòn có những người ngồi xổm đơn độc một mình, thường đội một chiếc mũ đã sơn cử làm đôi lúc bạn lầm tưởng là một kẻ hành khất hay một tay bán thuốc cao dạo. Nhưng nếu trước mắt anh ta (chỉ có anh ta cho chị ta thì chưa thấy bao giờ) một hay vài ba bàn cờ với những thế cờ được bày sẵn. Đó chính là người bày cờ thế đang chờ bạn. Những bàn cờ anh ta bày ra trông mới thảm hại làm sao: Quân cờ loại rẻ tiền, cũ kỹ, nhợt nhạt. cáu ghét, bàn cờ làm bằng bìa thô kẻ nét mất nét con, thậm chí là bằng giấy vàng ố. còn nếu bàn gỗ thì thưởng là sứt sẹo, nham nhở, chả bao giờ thấy được những bàn cờ sạch sẽ, tươm tất hay sang trọng. Anh ta cứ khoanh tay co ro nhừ thế một cách kiên nhẫn như ông lão đi câu chờ cá đớp mồi. Thiên hạ cứ thế đi qua, hầu như chẳng ai để mắt. Nhưng anh ta vẫn yên tâm, bởi kia rồi, đã có người chậm bước, dừng lại chăm chú nhìn vào thế cờ bày sẵn. Người kia ngồi xuống, thế là cá đã "cắn câu". Giá cả được thoả thuận mau chóng. Cũng chả nhiều nhặn gì, chỉ từ vài ba đến năm nghìn là cùng. Thời gian giải mỗi thế cờ chẳng nói rõ là bao nhiêu lâu, "bác cứ tha hồ nghĩ, em cứ thoải mái chờ" người bày cờ nhũn nhặn chiều khách. Thế rồi vài ba người đi qua nữa tò mò xúm tới xem. Khách đi một nước, chủ liền đẩy quân trả lời. Một lúc khách thấy sắp thua, cuống lên, bèn bảo "tôi đi lại nước lúc nãy nhé?"chủ đáp "vâng, xin bác cứ tự nhiên!". Đám người vây quanh bị kích thích. Bắt đầu chỉ trỏ lúc đầu còn thầm thì, sau trở nên náo nhiệt. Sau vài lần hoãn quân như thế, cuối cùng, khách đành đứng dậy móc tiền ra, còn chủ gật gù nhận mấy đồng bạc và lại cúi xuống sắp cờ.

Thể nào trong đám đông từng xem cũng có người tức khí không chịu được bèn ngồi sà xuống, và sự việc tương tự lại tiếp diễn.

Cho tới một ngày kia, chợt có một ông khách dừng chân trước các bàn cờ thế, nheo nheo mắt, mỉm cười rồi ung dung ngồi xuống. Chủ đon đả xin mời bán. Nhưng mới chỉ đi được dăm ba nước thì chủ dừng cờ ngay, nhìn thắng vào mắt "khách hàng" và với giọng van vỉ "xin chịu bậc sư phụ, em chẳng dám múa rìu qua mắt thợ, thôi, cứ coi như em xin bác". Thấy chủ lễ độ và tỏ vẻ tôn vinh mình như thế khách chỉ nhếch mép cười, rồi cũng vui lòng mà bỏ đi. Chủ lại ngồi co ro, lại chờ...

Nhưng nói tới "đại hội cờ thế" có tầm cỡ và nhộn nhịp tới mức phi thường thì phải tới các lễ hội. Ở lễ hội Gióng (Bắc Ninh) dân bày cờ thế ngồi la liệt trên các lối đi tung sân đền, dưới các rặng trúc đằng ngà, còn ở lễ hội Lim thì ở thế được bày suốt tứ chân núi tới đỉnh núi. Ở lễ hội Đống Đa thì toàn bộ đỉnh gò nhìn đâu cũng thấy túm năm tụm ba vào các bàn cờ. Có lẽ phải tới trăm bàn chứ không ít. Người bày cờ đã nhiều mà người chơi cũng lắm, cứ thành từng đám tang đám, cử sà vào là không dứt ra được. Có anh bày ra cả chục bàn bàn vẫn chưa đủ cho người chơi. Ấy thế mới lạ, dù kẻ thắng thì ít mà người thua thì nhiều.

Người viết bài này có lần đã gặp một "ông chủ" cờ thế trong mùa lễ hội ở phía Bắc.

Với phong cách vui vẻ trẻ trung ông chủ đắc ý kể: Mùa này là mùa làm ăn của chúng em. Em có khoảng hơn chục đệ tử, anh ạ. Trước đây cả tháng chúng em đã lên lịch cho cả 3 tháng lễ hội rồi. Từ mồng 5 Tết là rầm rộ ra quân. Mỗi cậu cứ ôm theo chục bàn. Quân cờ bàn cờ em trang bị tất tần tật. Bài bản em đã dạy cho thuộc lòng cả, không phải cậu nào cũng qua được "đợt sát hạch" đâu, làm "nghề" này cũng phải có chút năng khiếu. Ngày nào đi đâu, ai ngồi chỗ nào đã được phân công, khoanh vùng rõ ràng để khỏi tỵ nhau. Bây giờ em cải tiến cứ cho khoán tất. Mỗi cậu mỗi ngày nộp đúng từng ấy, còn lại làm giỏi hưởng nhiều, làm kém bỏ tiền túi ra mà nộp". "Thu nhập được chứ?" tôi hỏi. "Tất nhiên là khá rồi, nhưng cũng chỉ được vài ba tháng lễ hội này thôi. Các ông mê cờ và các cậu trai làng có dịp để tiêu tiền. Em cũng là thắng mê cờ em biết chứ. Hết hội lại thôi, ai về nhà nấy lo làm việc khác mà kiếm sống, chứ ai sống mãi được nhờ nghề bày cờ hả anh!" Tôi hỏi: "Thế các ông có bịp người ta để lấy tiền không đầy?" Ông chủ đáp ngay: Không dấu gì anh, mấy năm trước cũng có đấy. Nhưng nay em cấm bọn nó. Em đã nghiên cứu ấy cái chính là mình phải kiếm được những thế cờ thật cao, thật rắc rối, dài hơi, bất ngờ. Sách báo bây giờ nhiều, kiếm không khó như ngày xưa. Còn chơi thì cứ phải là sòng phẳng, được ăn mất chịu chứ không lèm nhèm, họ coi thường mình.

Vâng, xem ra đây có lẽ là cờ thế hiện đại chăng. Và có bao nhiêu ông chủ khẳng khái được như thế! Bởi vì từ xưa tới nay người ta vẫn có quan niệm rất xấu về cờ thế. "Đó là một trò bịp" hầu như tất cả đều nói thế. Nói như thế vừa đúng lại vừa oan cho người ta! Chuyên bịp bợm là có thật, bởi lẽ chơi cờ kiểu gì mà chỉ có độc một bên thắng còn các bên kia cứ thua dài dài, tiền thì cứ chui vào túi người bày cờ. Điều đó rõ ràng không sòng phẳng. Chưa nói là để "câu khách" lắm anh lại còn bày bao nhiêu là trò khỉ, trò "cò mồi", để vài đồng đội của mình giả làm khách vào chơi ăn tiền dễ dàng câu kẻ khác ham mà vào đánh. Lại có người tráo trở dùng các thủ thuật như che tay đẩy quân, đặt những quân Tốt ở những vị trí lập lờ hoặc vờ làm cho khách mất tập trung nhìn sang chỗ khác để dịch quân.

Thế nhưng cũng có người bày cờ thế đường hoàng. Khoảng mười năm về trước tôi từng biết một người như vậy. Bàn cờ thế ông bày ra rất tươm tất. Khi khách tới giải, ông ngồi lùi xa hẳn bàn cờ. Thoả thuận xong cứ việc đi còn ông với tay đi từng nước dứt khoát, thậm chí chỉ người ta đi dùm nước của mình. Thua cờ, ông trả tiền sòng phẳng và vui vẻ mời khách tới chơi tiếp. Dĩ nhiên ông thắng vẫn nhiều hơn, vì ông nắm bí quyết của thế cờ vững hơn người vừa thoạt nhìn thế cờ lần đầu, ông lại có rất nhiều thế để thay đổi. Nhưng ông không chỉ có mục đích duy nhất là kiếm tiền mà trong thâm tâm ông rất muốn gặp được những cao thủ để học hỏi kỳ nghệ. Sau khi quen biết, cho hay rủ họ về nhà chơi cờ bàn với mình, khi thì đánh giao hữu, khi thì độ nhau điếu thuộc, ly cà phê... thắng thua không thành vấn đề. Kỳ nghệ ông cao dần, về sau nổi tiếng cả một vùng.

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra: Sao thiên hạ cầm chắc rằng mình sẽ mất tiền mà vẫn chơi? mà lại là số đông, thậm chí rất đông thì mới nuôi nổi đội quân bày cờ thế chứ? Hay là những người bày cờ thế có ma thuật gì quyến rũ người ta chăng?

Không, xin thưa rằng trăm lần không.

Nhưng mà lại có ma thuật, không phải là ma thuật của những người bày cờ thế mà là ma thuật toát ra từ ngay bàn cờ và quân cờ! Mỗi thế cờ là một sản phẩm trí tuệ, một sản phẩm nghệ thuật thật sự. Có bao nhiêu thế cờ bí hiểm kích thích, khêu gợi người ta, mà tò mò vốn là bản tính muôn đời của con người. Bỏ ra vài đồng bạc để chơi một ván cờ, giải một thế cờ để chứng tỏ được khả năng trí tuệ mình thì cũng đáng lắm chứ. Ai chả thích cái hay, cái đẹp. Hơn nữa, mùa Xuân, mùa lễ hội được ăn uống no nê, ngon lành, được ngắm đủ màu sắc thích mắt thì tại sao lại không được "ăn" những món ăn trí tuệ thú vị mà mình ưa thích!

Rồi đến một lúc nào đó, tự mình gạt đi cái mặc cảm "mất tiền" thì ta sẽ phải ghi nhận công lao không hề nhỏ của những người bày cờ thế. Họ có bao nhiêu trên đất nước gần một trăm triệu dân này? Có lẽ hàng nghìn mà cũng có thể tới hàng vạn, còn nếu kể cả các thê hệ trước thì chắc hẳn còn đông hơn. Họ dãi nắng dầm mưa, đem cả cuộc đời mình để làm "công tác" mà bây giờ chúng ta gọi là "truyền bá, phổ cập" thể thao trí tuệ. Không biết trong thâm tâm họ có ý thức được điều đó không, nhưng việc họ đã làm lược thì đã quá rõ. Không ai trả lương cho họ, không ai tưởng thưởng, ghi công cho họ, không ai nhớ tới họ là ai, mặt mũi thế nào. Thế nhưng hàng trăm nghìn nếu không nói là hàng triệu người đã nuôi dưỡng lòng ham thích, thú say mê thú chơi cờ của mình chính là nhờ những bàn cờ thế nhỏ bé và nhếch nhác này. Người dân quê quanh năm đầu tắt mặt tối, chỉ đến ngày tế lễ ở hội làng hay ba ngày Tết mới được xúng xính trong bộ quần áo mới tới những nơi vui chơi giải trí như thế để có dịp sà vào những bàn cờ thế đầy quyến rũ thú vị hay hả hê xem những ván đấu trên sân cỏ bỏi, cờ người.

Rồi họ lại truyền cái thú chơi giản dị mà say sưa ấy cho lớp cháu con...

Thế mới gọi là nghề dân gian, thú chơi dân dã. Chẳng phải rắn, rùa,lươn, ốc, ếch, nhái... vốn xưa nay chỉ có những anh nhà quê nghèo hèn bắt "xơi", một cách trần tục, thế mà tới một ngày nào đấy, khi giờ "G" đã điểm, tất cả bọn chúng nhảy phốc nên các bàn đại tiệc và được sánh ngang với sơn hào hải vị, hay chí ít cũng là "đặc sản dân tộc" cao cấp.

Có bao nhiêu thế cờ họ đã bày ra? Vô vàn! Cái công sưu tầm của họ cũng đáng khâm phục. Cái công cải biên của họ cũng đáng trân trọng. Bạn đã nghe tới thế "Bát tiên quá hải", thế "Thất tinh hội tụ" hay "Tuyết ủng Lam Quan"... nổi tiếng trong thiên hạ suốt mấy trăm năm chưa? Mỗi một thế như vậy góp phần nâng cao tư duy nỗ lực và nghệ thuật chơi cờ rất lớn. Mỗi ngày một chút, nhờ những thế cờ như thế con người trở nên thông minh hơn, uyên bác hơn. Chính Chu Tấn Trinh, Vương Tái Việt, Ba Cát Nhân... đã từng đi không biết bao nhiêu dặm đường cát bụi tới những bàn cờ thế dân dã khắp đất nước Trung Hoa bao la để viết nên những tác phẩm cờ bất hủ đời đời như "Quất trung bí", "Mai hoa phổ", "Phản Mai hoa", "Bách cục tượng kỳ"... đó sao! Cũng từng có nhiều ý tưởng cải cách cờ thế sao trông cho nó tươm tất hơn, đường hoàng hơn, tử tế hơn ví dụ như tổ chức những câu lạc bộ cờ thế, có bàn có ghế, có người chủ trì... rồi đưa ra những thế cờ cho mọi người cùng giải, cùng tranh luận, cùng tìm ra những cách phá thế hay hơn. Hiện đại hơn nữa có người còn sắp các thế cờ hóc hiểm vào chương trình cờ hiện đại của máy vi tính để cho máy "thi đua" phá thế cùng với người. Thế nhưng cho tới nay, tất cả những phương cách "hiện đại hóa" như thế thất bại vẫn hoàn thất bại.

Không có một "câu lạc bộ cờ thế" nào tồn tại được, còn các chương trình cờ thì cứ ngắc ngứ, đưa ra những lời giải vớ vẩn tới mức phì cười (trừ những thế quá dễ, quá đơn giản). Chất dân dã chẳng ăn nhập gì với cách thức hiện đại cả. Miếng ngon thì ăn ở đầu chợ vẫn ngon chứ không cẩn phải lầu son gác tía. Cái anh phở "vỉa hè" lắm khi lại đánh bạt anh phở "nhà hàng" bóng lộn. Cái không khí, cái sự thoải mái, cái bình dân khiến người ta đến với cờ, cái sự dễ gần gũi bộc tuệch với nhau còn quý gấp trăm ngàn lần những cái quá chỉn chu, cách thức, ý tứ. Chơi cờ với máy thì chỉ những anh chăm chăm "nấu sử sôi kinh" chờ dịp tỷ thí ăn thua chứ thật với số đông bàn dân thiên hạ, chơi với máy chán phèo: không có tiếng quân cờ gõ chan chát, không có tiếng cười hả hê sau nước cờ hay, chẳng thấy nét mặt buồn hiu của kẻ thua trận, chẳng nghe được những lời khoác lác lên tận mây xanh đến nực cười của kẻ thắng cờ. Cờ thế phải là người chơi với người, là được một tý nhưng phải mất một tý, coi như là sự công bằng, như thằng Bờm dân đã có cái quạt mo thì chỉ cầu đổi lấy cục xôi vừa thiết thực vừa sòng phẳng. Cần quái gì "ba bò chín trâu" cho mang tiếng!

Để nói nốt về cờ thế cũng nên nhìn nhận cái sự tài tình của những người bày cờ thế khi họ cái biến từ dăm bảy thế thành vài chục thế, từ một trăm bản gốc thành vài ba trăm "bản sao" với rất nhiều biến thể. Đơn giản nhất là thêm vài ba quân vào những vị trí vô thưởng vô phạt nhưng đủ làm rối mắt, rối trí người giải, phức tạp hơn là chuyển thế gốc thành các thế tương đương để giảm hay tăng độ khó và cũng để khỏi bị những con "mọt sách" theo đúng bài mà trị họ. Nhưng cũng có những tay cờ thế tài ba đã sáng tạo hẳn hoi những thế mới, những thế "độc" làm vốn "bí truyền" riêng của mình. Và trong cái kho tàng dân gian vô tận, hàng nghìn hàng vạn thế cờ biến hóa khôn lường kỳ lạ và diệu ảo ấy đã in sâu vào óc của người chơi, được đưa về chốn đô thành hoa lệ hay len lỏi tới những vùng thâm sơn cùng cốc, từ đời này truyền sang sang đời kia, đã chinh phục thành công hàng chục triệu người, tạo ra hơn một thế giới không biên giới của cờ tướng.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:03 AM
10
Ở Trung Quốc xưa kia có những người làm nghề kể chuyện rong. Họ đi khắp các thị thành, kể những tích truyện nổi tiếng như "Tam Quốc", "Thủy hử", "Tây du ký"... Hàng nghìn hàng vạn thị dân không biết chữ, không đọc được sách đã xúm đen xúm đỏ nghe họ kể không biết chán và cho họ những đồng tiền lẻ. Những người kể chuyện sống bằng nghề của mình.
Còn ở cờ Tướng, những tay cờ tài hoa vượt núi băng sông tìm người tỷ thí, biểu diễn tài nghệ của mình trước gần dân thiên hạ, được người đời gọi là những tay cờ giang hồ (chữ giang hồ nghĩa là sông hồ, chỉ sự phiêu bạt).

Trong lịch sử cờ Tướng ngót một nghìn năm qua, có biết bao tay cờ giang hồ nổi tiếng trong thiên hạ, đến nay tên tuổi vẫn còn lưu truyền khắp dân gian nhu Dương Kim Đình, Sách Vạn Niên, Tăng Triển Hồng. Chu Hán Văn, Chu Đức Dụ, Tăng ích Khiêm. Vương đạo Nhiên, Trương Cẩm Vinh, Hoàng Tùng Hiên, Chung Trân, Lương Triệu Phát, Phùng Kính Như, Lý Chí Hải... Tứ đó xuất hiện những danh hiệu được quần chúng hâm mộ cờ tấn phong như "Bát tỉnh kỳ vương", "Hoa Nam tử đại thiên vương", "Dương Châu tam kiệt", "Việt Đông tam phượng", "Đông Nam Á kỳ vương"... Những tay cờ giang hồ không phải chỉ giang hồ một đời mà nhiều khi kéo dài ba, bốn kế hệ, những "quát kiệt giang hồ" xuất chúng như cha con Chu Hoán Văn, Chu Đức Dụ hay dòng họ Tăng Triển Hồng, Tăng ích Khiêm... Thêm nữa, khi những tay cờ giang hồ lỗi lạc tiếng tăm được tôn vinh thì kỳ thủ trong thiên hạ nô nức kéo tới tôn làm sư phụ, trong số ấy thế nào cũng có một số đệ tử chân truyền, tạo ra những trường phái cờ Tướng khét tiếng trong một tỉnh hay trong một vùng. Nếu ta biết rằng một tỉnh của Trung Quốc dân số lên tới một trăm hay hơn trăm triệu người, thì mới thấy uy tín của họ lớn tới mức nào. Những trường phái này luôn tìm cách thách đố và tỷ thí với trướng phái kia, tạo ra những trận đối đầu nổi tiếng trong lịch sử mà không chỉ tên tuổi của các bậc đại cao thủ thêm lừng lẫy mà cả tên tuổi của các nhà bảo trợ, nhà tổ chức, địa điểm thi đấu cũng đi vào lịch sử. Những trận cờ giang hồ tuy quyết liệt và sôi động như thế nhưng lại mang nét văn hóa và nho nhã rất cao, người ta gọi đó là những bậc đại danh kỳ, đại quân tử, đấu trí chứ không đấu sức. Nó khác hẳn những cuộc đấu võ trên các "đả lôi đài" thường thấy thời xưa, các tay võ biền quật nhau chí tử để rồi thương tích đầy mình hoặc nuôi thù chuốc oán từ đời này sang đời kia. Ở cờ Tướng hoàn toàn ngược lại, những ván đánh nảy lửa không hề khoan nhượng trên bàn cờ chỉ khiến những người tỷ thí càng khâm phục, trọng nể nhau hơn và quan hệ với nhau càng lâu bền hơn.

Thưởng thức những nước cờ hay của đối thủ là một trong những cái thú nhất của làng cờ giang hồ. Đi nghìn dặm mới có được một ván hay. Những nước đi quỷ khốc thần sầu được tất cả các bên ghi chép lại cẩn thận, truyền cho nhau như một món quà quý. Sau mỗi trận tỷ thí cả người thắng lẫn kẻ thua thường kết bạn với nhau. Mối thâm giao như thế kéo dài suốt cả đời. Ai cũng muốn tìm đối thủ cao hơn mình để mà chơi, "anh hùng gặp anh hùng"? Thực ra trong làng cờ giang hồ không phải không có những tay cờ cay cú, lấy ăn thua làm mục đích, không phải không có những mối hận. Nhưng làng cờ giang hồ đích thực không chấp nhận chuyện đó, coi đó là những kẻ tiểu nhân. Nó xa lạ với những bậc cao nhân. Trong cờ Tướng chữ "quân tử" cũng rất quan trọng và có ý nghĩa rất sâu xa. Đất phát đạt nhất cho cờ Tướng giang hồ là ở Trung Quốc, trong đó nổi bật phải kể tới các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Hà Bắc, Bắc Kinh, Triết Giang, Hồng Kông, Đài Loan, Áo Môn...

Khi đã có tiếng tăm và có được ít nhiều tiền bạc trong tay, các cao thủ giang hồ bắt đầu những chuyến chu du thiên hạ, họ tới các nước lân cận, có khi đi hàng năm không về. Về sau đi mãi thành quen, không đi không chịu được. Đi để đánh cờ, đi để giao hảo. Làng cờ giang hồ cứ thế phát triển rộng mãi ra. Trong số các nước họ hay đến và đến nhiều lần phải kế tới Philippin, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Úc... là những nới có đông đảo người chơi cờ và ở đó cộng đồng người Hoa cũng khá đông đúc. Nhật Bản và Hàn Quốc ít hơn vì ở đó có cờ Vây ngự trị.

Họ đi khắp các nước có cờ Tướng, mở những cuộc thách đấu với các kỳ thủ nước chủ nhà, có những trận tỷ thí long đời lở đất mà lịch sử hàng trăm năm vẫn còn ghi. Ngày xưa khi chưa có các giải cờ Tướng quốc tế, chưa có các Hiệp hội cờ Tướng quốc gia như bây giờ thì những cuộc tỷ thí như vậy chính là những trận đấu quốc tế danh giá nhất. Nhờ những trận tỷ thí tay đôi, tay tư của những bậc đai cao thủ giang hổ như thế mà môn cờ Tướng có tiếng vang như sóng cồn biển cả với biết bao huyền thoại, giai thoại kể mãi không hết từ đời này đến đời kia (xin xem thêm quyển "Cờ Tướng: Sự tích, Thú chơi, Giai thoại").

Ngày nay việc đi lại giữa các nước thật dễ dàng và thông suốt, phương tiện giao thông thuận lợi, nhanh chóng, điều kiện lưu trú ăn ở cũng hơn rất nhiều so với xưa. Xưa kia những chuyến đi như thế thường rất vất vả: đi thuyền nhiều khi gặp bão tố hay cướp biển, đi bộ phải qua núi cao đèo vắng, nguy hiểm và bệnh tật luôn rình rập, đó là chưa kể giữa các nước Á châu hay xảy ra chiến tranh hay nội chiến liên miên cùng với những sự cấm đoán ngặt nghèo, giấy tờ khắt khe.

Tuy nhiên cũng đã có những tay cờ giang hồ danh tiếng quốc tế đã từng tới Việt Nam. Đến miền Nam có Chung Trân, Tăng Triển Hồng, Triệu Khôn, Lý Chí Hải, Lê Huệ Đông... Ở phía Bắc, nhất là các tỉnh vùng biên giới cũng từng có nhiều danh thủ Quảng Đông sang thi đấu, nhiều danh kỳ Hà Nội hay đáp tàu lên Lạng Sơn chơi.

Những tay cờ như thế khuấy đảo cả phong trào cờ của một quốc gia. Những trận đấu của họ được tuyên truyền quảng cáo rầm rộ khiến cho kẻ giàu đua nhau chung tiền chia thành nhóm, thành phe ủng hộ cho người "của mình", kẻ ham cờ thì suốt đêm ngày chầu chực để thưởng thức, ráng nhớ, ráng ghi chép để "học lỏm" những tuyệt chiêu. Những tên tuổi giang hồ nhiều lúc trở thành thần thoại, đến nỗi có ai thắng họ được một ván thôi cũng đủ được tôn vinh cả một đời. Một số danh kỳ Việt Nam cũng đã có được cái vinh quang đó. Gặp nhau một lần lại hẹn năm sau sang đánh tiếp để "phục hận", những pha gay cấn như thế kích thích làng cờ bản địa ghê gớm, khiến chỉ một năm sau thôi, kỳ nghệ của các bên đều tiến một bước dài. Đó chính là tác dụng tuyệt vời nhất của cờ Tướng giang hồ.

Vây nói cho cùng, đâu là điểm xuất phát, đâu là cốt lõi của cờ Tướng giang hồ? Ngày nay trong thể thao người ta chia ra làm hai dạng thể thao: thể thao quần chúng (phong trào) và thể thao thành tích cao (thể thao mũi nhọn). Cờ Tướng giang hồ chính là thể thao đỉnh cao trong cờ Tướng. Tất cả các tay cờ giang hồ không thể là những tay cờ tầm thường, xoàng xĩnh mà đều là bậc cao thủ, đúng hơn là những bậc đại cao thủ. Làng cờ giang hồ không cho phép tồn tại những tay cờ thuộc lớp "chiếu dưới". Tất cả phải được thể hiện trên bàn cờ. Những loại "võ mồm" mau chóng bị gạt ra rìa, chỉ những tinh hoa, được sàng lọc khắc nghiệt mới tồn tại. Cơm áo sinh ra từ bàn cờ, tiền bạc, vinh quang cũng có được từ những ván cờ. Muốn thế, tài nghệ của họ phải được giới giang hồ và người hâm mộ công nhận, những ván cờ của họ phải trở thành tác phẩm nghệ thuật thật sự, thường là được đưa vào các "phổ" hay các "quyển". Khi đấu họ chọn những cao thủ từ ngang tầm mình trở lên, thấp hơn họ có quyền từ chối, vì như thế dù thắng cũng làm sứt mẻ uy tín, tổn thương danh dự của họ.

Chính nhờ những ván cờ với những tuyệt chiêu như vậy mà thiên hạ và các nhà bảo trợ (thường là những thương gia giàu có, những Mạnh Thường Quân trong giới quý tộc...) hào hứng bỏ tiền đặt giải thưởng. Đánh càng hay, thắng càng nhiều thì số tiền thưởng càng tăng vọt.

Và chỉ khi có những khoản tiến rủng rỉnh trong túi họ mới có cơ may đi du ngoạn sang các nước khác, một mặt biểu diễn tài nghệ, gây thanh thế cho mình, đồng thời kiểm nghiệm những lý thuyết mới mà mình tự khám phá ra. Mặt khác thâu tóm thêm hàng loạt các bí quyết của các đối thủ ở các nước lân cận. Có điều đáng chú ý là các tay cờ giang hồ quốc tế thường chỉ đi một mình theo kiểu "đơn thương độc mã", không mấy dắt theo bầu đàn thê tử, thậm chí cả các đệ tử ruột họ cũng ít cho theo. Thật ra ai cũng biết cờ là môn không bao giờ chơi đồng đội, cờ là thế giới riêng của từng cá nhân đơn lẻ, khác hẳn với các môn thể thao khác như bóng đá, bơi thuyền... Lý do thông thường họ hay đi một mình là để gọn nhẹ, thích thì ở, không hửng thú thì đi, thoắt ẩn thoắt hiện như thế hợp với bản tính giang hồ của họ hơn.

Nhưng không phải giang hồ chỉ có một loại đích thực đánh để lấy danh hay lấy tiếng một cách "hợp pháp" như vậy. Còn có loại thứ hai là các tay cờ giang hồ không trống giong cờ mở như trên, mà âm thầm hơn, nghĩa là chỉ chú trọng vào việc mưu sinh. Họ vừa đi du ngoạn vừa kiếm sống, tức là đánh sao cốt kiếm tiền. Làng cờ cũng vẫn chấp nhận họ, bởi vì như ta cũng là sòng phẳng, đường hoàng. Trình độ của họ rất cao, nhưng họ ít khi ra mặt mà cứ tẩm ngẩm tầm ngầm, nhưng khi đối thủ nhận ra được thì túi đã nhẵn mất rồi.

Tuy nhiên cái gì cũng có thêm mặt trái của nó. Đó là loại thứ ba gồm những tay cờ giang hồ giả danh. Mục đích của họ chỉ là trổ các mánh khóe nhằm "móc túi" thiên hạ. Thường họ dẫn theo một đám tiểu yêu hay lâu la, gọi là các đệ tử hay nôm na là đám "cò mồi". Đám cò mồi có 2 nhiệm vụ: một là khuếch trương thanh thế của "sưu phụ" để khiêu khích kẻ hiếu danh hoặc che đậy tiếng tăm của sư phụ để kẻ ngây thơ sa bẫy. Thứ hai là giúp thầy trong trò cờ gian bạc lận, nhử đối phương vào tròng hay tính kế đánh tháo khi "sư phụ" bị đối thủ cho đại bại. Đã từng có lắm kẻ bị những đòn choáng váng, khuynh gia bại sản chỉ vì máu mê ăn thua với những tay cờ giang hồ gian giảo loại này.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:03 AM
11
Giới cờ giang hồ Việt Nam đã được định hình khá sớm. Một mặt do nằm giáp với Trung Quốc nên cờ Tướng được truyền bá sang nước ta từ lâu, mặt khác cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở nước ta rất đông, nhất là ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hải Phòng... Cờ Tướng là một trong những trò chơi hứng thú nhất của cộng đồng này. Có nhiều gia đình con cháu đều là những danh thủ giỏi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng xuất hiện những cao thủ lỗi lạc một thời,

ở miền Bắc có Nam Định, Thái Bình, Hà Đông... là những vùng đất sản sinh ra những danh kỳ lừng danh. Miền Trung ít hơn nhưng cũng từng có những danh thủ tiếng tăm. Từ đội ngũ những tay cờ kỳ tài ấy đã xuất hiện như bậc cao thủ ngao du khắp các tỉnh. Đi ít thì những tỉnh lân cận hay một vùng như đồng bằng Nam Bộ hay đồng bằng Bắc Bộ, nhiều hơn là từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Những chuyến đi, những ván đánh của họ một số được ghi lại tới nay, những chuyến đi của họ trở thành những giai thoại thú vị mà các bậc cao niên vẫn còn kể cho tới tận bây giờ.
Có thể kể ra đây trong giới cờ giang hồ một số tên tuổi khá nổi bật như Hứa Văn Hải, Nguyễn Thành Hội, Nguyễn Văn Ngoan, Hà Quang Bố, Trần Quái, Phạm Thanh Mai, Đặng Đình Yến, Nguyễn Thi Hùng, Trần Đình Thủy, Nguyễn Minh Trưng, Trần Văn Ninh... (các tên tuổi bậc nhất của làng cờ Việt Nam đã được nói tới trong các tập của sách "Cờ Tường: Sự tích, Thú chơi, hai thoại". Chính họ góp phần khuấy động cả phong trào cờ Tướng trên khắp toàn quốc. Không một môn cờ nào khác ở nước ta lại hoạt động sâu rộng, sôi động trong quần chúng và có tiếng vang như thế.

Trình độ cờ giang hồ tuy rất cao, nhưng đó là thời mù tịt thông tin về các đối thủ, nếu có nghe tới ai đó cao cờ thì cũng chỉ là "kiến kỳ thanh bất kiến kỳ hình", lắm khi gặp nhau đánh nhau vỡ đầu mới hay đó là tên tuổi mình ngưỡng mộ. Sau đây là một vài mẩu chuyện về những cuộc gặp nhau khá thú vị như thế.

Chung Trân là một danh kỳ có tên tuổi, ông đã từng giang hồ sang Việt Nam và đánh thắng nhiều trận khiến tới bây giờ các kỳ thủ Việt Nam cao tuổi vẫn nhớ tới chuyên du đấu ấy. Sau khi chu du Việt Nam bèn quay về Trung Quốc theo đường Quảng Đông. Bấy giờ ở Quảng Đông có một đại cao thủ tiếng tăm lưng lẫy tên gọi là Hoàng Tùng Hiên, là một trong "Tứ đại thiên vương" của vùng này, nhưng Hoàng Tùng Hiên là nhà giàu, có cơ nghiệp đồ sộ nên chẳng cần phải đi giang hồ, chỉ ở nhà mà người tới xin tỷ thí ngày nào cũng có, người nào cũng xưng mình là cao thủ giang hồ nên dần dà Tùng Hiên cũng chẳng còn nhớ được hết những tên tuổi các bậc cao thủ ấy. Vả lại Tùng Hiên phần lớn đều đánh thắng bọn họ. nhiều lẩn chấp cả Mã mà vẫn thắng, nên gặp ai đánh thì đánh nhưng không quan tâm mấy tới tên tuổi hay lai lịch làm gì.

Một bữa có người khách lạ tới dinh Hoàng Tùng Hiên yết kiến và xin tỷ thí. Sau khi phân ngôi chủ khách, bèn ngả bàn cờ ra. Chủ hỏi vậy tiên sinh đinh đánh thế nào? Khách đáp "Tiếng tăm ngài nổi như cồn như sông bể, thế thì hãy chấp tôi Mã!" Hoàng xua tay mà rằng:"ở đây cung có lúc tôi chấp đã nhưng với tiên sinh chưa biết thế nào, tôi không dám, may ra chỉ chấp được một tiên!" Khách đáp: "Thực ra nếu tôi là kẻ 'nổi danh thì chắc ngài phải biết từ lâu, nam ngài không biết tới tôi thì tôi cũng như muôn người giữa đám loạn quân, ngài không chấp thì tôi đánh làm sao lại". Rốt cuộc Hoàng đồng ý chấp 2 tiên. Ngày đầu tiên Hoàng Tùng Hiên thua cả, cũng đã lấy làm lại. Sang ngày thứ hai bèn đề nghị chỉ chấp một tiên, khách bằng lòng. Hai người kịch chiến từ sáng tới khuya, Tùng Hiên phải vận hết công lực nhưng rốt cuộc vẫn thua liểng xiểng, mất bao nhiêu là bạc. Đêm về Tùng Hiên không sao ngủ được, biết mình đã gặp phải một tay lão luyện, lại biết cách nhử mình nên trong bụng vừa mừng vừa lo, mừng vì đã lâu mới gặp cao thủ xứng tầm, lo là không biết đùng cách gì để trị người này.

Hôm sau hai bên đánh bằng phân, Hoàng Tùng Hiên cờ tuy không kém, nhưng vừa đuối sức vừa bàng hoàng nên lại thua luôn, mất thêm một khoảng tiền cực lớn, bèn tự nguyện xin ngừng không đánh nữa, bấy giờ mới cung kính hỏi danh tính của khách. Khi biết đó là Chung Trân thì giật mình, lấy làm khâm phục lắm, mới tâm sự rằng từ lâu đã nghe danh mà không giáp mặt. Hai người tứ đó thành bạn cờ. Vào thời đó Quảng Đông còn có một nhân vật cờ xuất chúng nữa là Tăng Triển Hồng. Thế là ba người này cùng nhau làm bá chú cả một vùng cờ rộng lớn, được thiên hạ kính nể đặt cho biệt danh "Việt Đông tam phượng" (ba con chim Phượng Hoàng của đất Quảng Đông).

Cờ Tướng vốn là một trò chơi vô hại nên thời nào cũng được thả nổi cho toàn dân. Chơi cờ chẳng phải xin phép xin tắc bao giờ. Tuy nhiên không phải ai cũng tiếp cận dễ dàng với cờ Không phải là do cấm đoán mà là do trình độ của người chơi. Hãy tới một sân cờ người ở lễ hội: hay thì hay dấy, đẹp thì đẹp đấy, nhưng có người chỉ đứng 5, 10 phút là bỏ đi vì "chán quá, chẳng hiểu gì cả". Trái lại có lắm người mê mải xem tứ đầu chí cuối, lúc thì thích thú reo hò, lúc thì chép miệng lắc đầu, khi thì hăng máu chỉ trỏ tranh cãi, khi thì cười ồ thoả thích trước nước đi dạt dột của một bên. Người trình độ càng cao, hiểu càng sâu thưởng cái hay cái đẹp mới sướng. Ở những trận tỷ thí giữa các đại cao thủ thì khỏi phải nói, cử nghe tên là kẻo nhau nườm nượp đi xem, xem xong nhớ vanh vách những nước cờ tuyệt diệu ấy suốt đời.

Các đấu thủ khi thượng đài đều rất bảo trọng thanh danh, uy tín của mình. Tuyệt đại đa số các trận tỷ thí đều hết sức trung thực và quyết liệt, mang tinh thần thượng võ rất cao. Vả lại dưới hàng nghìn con mắt tinh tường của khán giả, không mấy cao thủ lại dại dột "múa rìu qua mắt thợ hay mánh lận con đen" để chuốc tiếng xấu cả đời. Có khi một cao thủ thắng cuộc đang hớn hở giơ cao chiếc cúp thì đột nhiên từ trong đám khán giả có người nhảy vọt ra, giằng lấy cúp mà kêu lên "Hãy khoan nhận cúp, xin tỷ thí vơi ta một ván, thắng thì đem cúp về!" Kẻ đoạt ngôi quán quân cũng chẳng muốn mang tiếng hèn nhát ôm cúp rút lui trước kẻ thách thức táo tợn và đầy bản lĩnh kia, thế là một trận cờ nảy lửa mới lại bắt đầu khiến cho người xem lại được hả hê chiêm ngưỡng. Bởi vậy đã từng có không ít những cuộc tranh luận. Người cho rằng cách tổ chức giải cờ quá bài bản hiện nay: nhét hàng trăm đấu thủ vào phòng kín cổng cao tường chẳng ai được xem, quy đinh thời gian thi đấu nghiêm ngặt... đã giết chết bản chất của cờ, không còn kích thích hứng khởi để đấu những ván hay nhất, đẹp nhất mà không quan tâm tới sự thắng thua, đánh mất mối quan hệ giữa khán giả và đấu thủ vốn là tác nhân quan trong trong cuộc chơi đầy tính giao lưu, hội hè, loại bỏ sự thách đố tự nhiên tạo bất ngờ thú vị. Kiểu đánh hiện nay khá là công nghiệp, các đấu thủ đều có đơn vị chủ quản: là kỳ thủ "ăn lương biên chế" hết năm này đến năm khác gặp nhau nhẵn mặt, còn ngoài dân gian dẫu có tài giỏi mấy cũng chẳng thể béng mảng vào. Lắm kỳ thủ thi đấu để giữ chế độ, giữ lương, thưởng... nên họ chơi thận trọng, chặt chẽ, không muốn mạo hiểm, tránh những đòn biến ảo, những nước tài hoa, những thử nghiệm mới mẻ, sáng tạo, nơm nớp sợ thua. Nhiều khi còn thảm hại hơn nữa: các cao thủ hễ đụng nhau là sớm bắt tay hòa để dành sức tiêu diệt những "thấp thủ". Cuối cùng so kè nhau từng chút hệ số phụ để kiếm thành tích. Cuối cùng là tuy có tài có năng thực nhưng cứ phải nem nép chịu sự "chỉ đạo" cực kỳ vô lý của huấn luyện viên, cam tâm "tự sát" trước những đối thủ dưới cơ, tức là tự hạ nhục mình để phục vụ cho cái gọi là "quyền lợi chung"! Hỡi ôi, còn đâu thôi oanh liệt, hồn nhiên của cờ!

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:04 AM
12
Ta thử tìm hiểu một đôi nét về cờ Tướng ở các vùng đất giàu truyền thống.
Không phải chỉ do lòng say mê mà làng cờ Sài Gòn cũng như Nam Bộ nói chung có nhiều bậc danh thủ như đã kể trên và sôi động suốt một thời gian dài. Có một điều rất quan trọng là ai cũng phải công nhận là làng cờ Tướng ở các miền đất này đã có được những nhà bảo trợ, tài trợ, những nhà tổ chức tuyệt vời. Những con người như thế không hề cầu lợi mà cũng chẳng cầu danh, như những "thiên thần hộ mệnh" cho làng cờ vậy.

Nếu không có họ chắc chắn sẽ không thể xuất hiện những chùm sao sáng liên tục, cha truyền con nối như thế trên bầu trời cờ Tướng phương Nam.

Trong suốt một thời gian dài, Sài Gòn có một cộng đồng người Hoa đông đúc. Họ làm ăn, buôn bán và đặc biệt là thích chơi cờ Tướng. Số cao thủ người Hoa rất đông, có những gia tỉnh người Hoa có tới 4, 5 anh em đều là những tranh thủ cờ như "Diệp gia tứ hổ" (Bốn anh em nhà họ Diệp đều là danh thủ cờ). Trong số những người làm ăn thành đạt có không ít người mê cờ hay nói chính xác hơn là những người mê thưởng thức cờ. Với tinh thần hữu ái, nhất hô bá ứng, thế là những trận song hùng, tứ hùng, những "đả lôi đài", những trận tỷ thí cờ Tướng mang tính quốc nội hay quốc tế liên tục được các nhà hảo tâm này đứng ra tổ chức. Các chi phí đều do họ lo. Tiền thưởng họ chung tay góp lại, "giải nhỏ" thì giải thưởng nhỏ, với các cặp đấu giữa các danh thủ siêu kiệt thì số tiền thưởng nhiều khi tới mức chóng mặt.

Nhưng không thể chỉ nói tới cộng đồng cờ Tướng người hoa mà phải nói tới cả cộng đồng cờ Tướng người Việt ở đất này cũng mê cờ và có nhiều tay cờ sừng sỏ không kém, cho nên thời trước hình thành hai trung tâm lớn là: cờ Tướng người Việt ở Sài Gòn và cờ Tướng người hoa ở Chợ Lớn (cho tới hiện nay chính làng cờ Trung Quốc cũng vẫn cho rằng trong môn cờ Tướng của cả châu Á chỉ có Việt Nam là đối thủ xứng đáng nhất của họ). Hai cộng đồng này sống và làm ăn trong bao năm rất thân hữu với nhau, nhưng đã vào bàn cờ thì tỷ thí rất sôi nổi quyết liệt, chẳng nhường nhau bao giờ. Vì vậy trong số những doanh nhân giàu có người Việt cũng không ít người sẵn sàng bỏ tiền của ra lập các giải, các kỳ đài, khiến cho rất nhiều kỳ thủ tài hoa có dịp thi thố, có đất tung hoành.

Ngoài ra còn có những con người không hẳn là giàu có, thậm chí không dư giả gì, nhưng cái tâm của họ đối với cờ ít ai bì kịp. Họ tận tụy đi theo từng cuộc cờ, dùng bút chì tỷ mẩn ghi chép lại từng ván cờ trên những tờ giấy một mặt, những quyển sổ nhỏ giấy rẻ tiền, lưu giữ qua bao năm tháng để ngày nay chúng ta còn được thưởng thức những ván cờ trác tuyệt một thời của các đại cao thủ. Thế hệ các kỳ thủ từ tuổi 50 trở lên phần đông vẫn còn nhớ những trận cờ vang dội, hào hùng mà sắp tới đây chúng ta sẽ kể. Nhưng có lẽ trước tiên chúng ta nên ghi danh một số những nhân vật tuy không phải là danh thủ nhưng những công lao của họ là vô giá cho làng cờ nước nhà.

Một trong số những con người như thế là ông Nguyễn Văn Anh.

Nguyễn Văn Anh sinh ở Tầm Vu thuộc tỉnh Long An, sống tại Sài Gòn, tên tuổi của ông nổi tiếng trong khắp làng cờ Nam Bộ và hầu như bất kỳ ai đã từng được gọi là danh thủ từ nhóm Phạm Văn Sáng, Trần Văn Kỳ, Lê Văn Tám, Tất Kiên Dương cho tới lớp về sau như Phạm Tấn Hòa, Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị... cũng đều biết tới ông và nhiều người trong số họ chịu ơn ông, coi ông như một Mạnh Thường Quân thời hiện đại. Trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, đối với các kỳ thủ chuyện kiếm công ăn việc làm tại đô thành là việc rất khó khăn. Ông Trần Văn Anh bấy giờ là trưởng ty ngân khố Chợ Lớn đồng thời là quản trị nhân viên ở trường đua ngựa, được quyền nhận và sắp xếp nhân viên, thế là nhiều kỳ thủ nhờ ông mà có được công ăn việc làm, sống được để theo nghiệp. Có nhiều kỳ thủ khi túng tiền, biết ông là người say mê sưu tầm sách cờ bèn đem sách tới bán cho ông. Ông dư biết tình cảnh của họ, nên cứ đưa là ông mua, sách in hay sách chép tay cũng mặc, cứ nói giá 5 đồng thì ông đưa 10 đồng, cứ gấp đôi mà trả cho người bán. Mua xong cất đó chớ cũng chưa cần giở ra coi đó là sách gì. Tới chừng rảnh rỗi đem kiểm kê lại kho sách khổng lồ của mình thì có tựa sách đã mua tới 8 hay 10 bản y nhau mà không hề hay biết. Ông là ngườỉ trung thực, rất ghét những thói bần tiện giả dối thủ đoạn mà ngày nay được gọi bằng hai chữ "tiêu cực". Có lần một kỳ thủ đem một quyển sách tới nói với ông rằng đây là tuyển những ván cờ hay của mình, ông vui vẻ mua ngay. Về sau mới phát hiện ra rằng "tuyển" này toàn là những ván cóp pi từ sách khác sang, ông nổi giận và tuyệt giao với người đó.

Những người ông quen, ai cần gì về cờ cứ tới nhà ông, tài liệu, sách báo, tạp chí về cờ Tướng của mình, ông đều vui lòng cho mượn để họ học tập nâng cao kỳ nghệ. Đến năm 1974 khi Sài Gòn thành lập Việt Nam tượng kỳ hội thì không sót một ai, thảy đều nhất trí đề cử ông vào chức vụ hội trưởng. Sau đó vì hoàn cảnh gia đình ông phải sang Pháp sống, nhưng cứ mỗi lần về Việt Nam ông lại mang theo hàng vali sách, toàn là sách cờ Tướng, có tới hàng trăm quyển để tặng cho các bạn cờ ở Việt Nam. Anh em trong làng cờ cảm động lắm vì sách hồi những năm 80 làm gì có như bây giờ, mọi người bàn nhau góp tiền lại trả để ông đỡ quá bị thiệt thòi về mặt tiền nong, thế nhưng ông không hề nhận một đồng nào.

Khoảng năm 1986 ông qua đời tại Pháp thọ 79 tuổi, tro hài cốt được đưa về Việt Nam và an táng tại quê nhà. Những bài báo về ông vẫn còn đó, những bức ảnh về ông vẫn còn đó, nhưng điều cốt yếu nhất là ông vẫn còn sống mãi trong trái tim của những người bạn cờ với hình ảnh một chính nhân quân tử, một người đã đầu tận tâm cho làng cờ nước nhà. Liệu không có những con người như Nguyễn Văn Anh, làng cờ Sài Gòn có được như ngày nay không?

Lại có những con người khác góp phần làm những việc khác không kém phần quan trọng cho làng cờ. Ví dụ như trước đây có ông Phạm Gia Khánh, một người bình thường của đất Sài Gòn. Tên tuổi có nói ra cũng chẳng ai biết đó là ai, chỉ đơn giản là người ham mê cờ chớ không phải là đấu thủ, nhưng ông bỏ rất nhiều công sức sưu tầm ảnh các kỳ thủ tài giỏi, các hình thức đấu cờ, ghi chép về các giải cờ tạo nên những tập tài liệu dày về cờ rất có giá trị, nhất là các hình thức thi đấu cờ người bằng nghệ thuật hay bằng võ thuật cực kỳ sinh động để lưu lại cho đời sau. Không những thế ông còn cùng con cháu mình lập ra những đội cờ người đánh biểu diễn. Đội quân cờ người của ông hết sức tốn kém về tài chính bởi ông thuê toàn các diễn viên, nhạc công có tiếng ở các đoàn tuồng (hát bội) của Sài Gòn thời bấy giờ, tiền công cho mỗi diễn viên trong mỗi lần biểu diễn rất cao. Trang phục của các diễn viên đúng theo kiểu tuồng cổ lộng lẫy và sang trọng, được biểu diễn y như trên sân khấu nhà hát vậy. Tướng có đủ cờ bài mao tiết, nhịp bước khoan thai, Mã nhảy như kỵ sĩ phi ngựa... Mỗi một nước đi đều là những động tác múa uyển chuyển hay mạnh mẽ, còn khi quân ăn nhau thì biểu diễn bằng võ thuật cùng vớt võ khí đủ loại. Có cả một đội nhạc đủ đờn, kèn, trống, sáo, phách, chơi tưng bừng suốt cả ván, khiến cho sân cờ người như sân diễn tuồng vậy, người ta nghe có cờ người là kéo nhau đi xem đông vô kể mà không phải trả một xu nào. Nhờ thế mà cờ Tướng trở thành một nghệ thuật văn hóa đầy kiêu hãnh thời bấy giờ, nó để lại ấn tượng sâu sắc không bao giờ phai mờ với tất cả những ai đã từng một lần xem.

Chính nhờ rất nhiều những con người nhiệt tâm và đam mê đầy nghĩa cử như thế mà cờ Tướng đất Sài Gòn những năm xưa có tiếng vang trên cả nước, xứng đáng để các tài năng bậc nhất của nước Nam tìm đến và các kỳ vương nước ngoài cũng vượt trùng dương lần mò sang.

Ngày nay có nhiều người nuối tiếc những ngày huy hoàng ấy, những con người trung hậu ấy và đặt câu hỏi: "Nay xã hội giàu có hơn xưa biết bao, văn minh hơn xưa biết bao, sao không còn làm được, sao những vị Mạnh Thường Quân như thế lại qua hiếm hoi?"

Chủ yếu là ngày nay chúng ta vẫn chưa xã hội hóa được trò chơi đầy tính trí tuệ nghệ thuật này, nên dù bao nhiêu người nhiệt tâm và có tiền bạc cũng đành bó tay, nản lòng. Cả nước có hàng triệu người chơi cờ, mỗi tỉnh cũng có tới hàng vạn, ấy thế mà mỗi tỉnh cũng chỉ có 5, 7 người được tham gia thi đấu, còn biết bao người khác đành thở dài ngao ngán đành chơi cờ sân, cờ vỉa hè với nhau vậy. Hơn nữa lại có lắm kẻ "trung gian" làm việc theo cung cách "anh đứa tiền đây, tôi lo hết" để rồi dần tôi kết cục "anh bỏ ra, tôi hưởng lợi", chưa kể có lắm người coi cờ chỉ đơn thuần mang tính đấu đá thể thao nhằm giành được tiêu chuẩn này, huy chương nọ vì tiền bạc, vì địa vị cá nhân. Họ đánh mất chữ "Tâm" nên cũng tước luôn đi những gì là cốt lõi, tinh hoa của cờ.

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:04 AM
13
Tuy Việt Nam nằm lân cận các nước có truyền thống chơi cờ Tướng lâu đời, thế nhưng trừ những chuyến đi du đấu giang hồ thì những cuộc thi đấu chính thức trong suốt thế kỷ 20 hầu như rất ít được tiến hành. Nếu có chăng cũng chỉ là những chuyến giao hữu hiếm hoi mà một trong những cuộc cờ giao hữu như thế được tiến hành vào đó nó dịp Tết Bính Ngọ (1966), Trung Quốc đã từng chính thức cử 3 danh kỳ hàng đầu của họ là Dương Quan Lân, Thái Phúc Như và Hồ Vinh Hoa sang Việt Nam thi đấu một trận giao hữu.

Khi ấy Hồ Vinh Hoa mới 21 tuổi nhưng đã đoạt ngôi vô địch Trung Quốc 6 năm liên tục, được tôn vinh là thần đồng số Trung Quốc. Dương Quan Lân tứ trước năm 1960 cũng đã nhiều lần ở ngôi quán quân, còn Thái Phúc Như là Á quân năm 1964 và Quý quân năm 1966.
Những tên tuổi như thế đã gây ấn tượng rất mạnh đối với làng cờ tướng miền Bắc thời bấy giờ. Việt Nam cử một số danh kỳ hàng đầu để nghênh tiếp. Cuộc cờ được tiến hành nối tiếp nhau trong vòng 10 ngày (từ 21 tháng tới 30 tháng năm 1966) ở ba thành phố là Hà Nội, Hải Phòng và Hà Nam. Hà Nội có Nguyễn Tấn Thọ, Trương Trọng Bảo, Nguyễn Thi Hùng, Nguyễn Đắc Đinh, Trịnh Hoàng Sâm, Hải Phòng có Từ Quốc Phàn, Nguyễn Viết Bằng, Bùi Gia Vân, Vũ Văn Bình, Hoàng Đình Khang, Lý Kiệt và Nam Hà có Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Văn Khuê, Ngô Văn Tân, Trần Sang.

Bấy giờ là thời kỳ cực kỳ ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, máy bay Mỹ liên tục oanh kích, thả bom các tỉnh miền Bắc. Ngay ở Hà Nội con đường nào cũng có hầm tránh bom, cột báo động máy bay rúc liên tục. Trên bầu trời phía Bắc Hà Nội máy bay Việt Nam xáp chiến với máy bay Mỹ và thỉnh thoảng là những quả tên lửa đất đối không bay vút lên, nổ tung trên không trung. Chính vì vậy cuộc đấu giao hữu này mang nhiều ý nghĩa khác lớn hơn cả ý nghĩa thế thao. Đội cờ Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn: mọi thứ đều thiếu thốn, không có thì giờ tập luyện, tinh thần căng thẳng,... thế nhưng các trận đấu đều được tiến hành suôn sẻ. Đội cờ Trung Quốc về mọi phương diện đều hơn: họ đến từ một đất nước hòa bình, rất khoẻ mạnh sung sức, năm nào cũng được thi đấu hàng chục giải lớn vì vậy chiến thắng của họ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên có những ván cờ được chơi rất ngang ngửa như ván Trương Trọng Bảo hòa Hồ Vinh Hoa, Nguyễn Tấn Thọ hòa Thái Phúc Như, Nguyên Tấn Thọ hòa Dương Quan Lân, Từ Quốc Phàn hoà Thái Phúc Như.

Sau trận đấu đó ở Việt Nam chiến tranh ngày càng ác liệt cho tới năm 1975, còn ở Trung Quốc xảy ra cuộc "Đại cách mạng văn hóa" đẫm máu trong hơn 10 năm, vì vậy hai nước không còn có dịp thi đấu với nhau nữa.

Bẵng đi 35 năm, cho mãi tới năm 2001 tại giải "Các danh thủ châu Á" tổ chức tại Vũng Tàu hai bên mới có dịp gặp lại nhau. Dương Quan Lân và Thái Phúc Như đã quá già, chỉ có Hồ Vinh Hoa là sang được Việt Nam lần thứ hai, nhưng cũng đã 56 tuổi và sang với tư cách phó chủ tịch Hiệp hội cờ tướng thế giới dự họp. Tại đây Hồ Vinh Hoa đã gặp lại đối thủ năm xưa Nguyễn Tấn Thọ (đã 74 tuổi), cả hai đều cảm động, tay bắt mặt mừng.

Một vài chuyến du đấu lẻ tẻ kể trên cho thấy trong suốt thời gian hơn nửa thế kỷ cờ tưởng Việt Nam hầu như không có quan hệ gì với cờ tướng quốc tế cũng như cờ tướng thế giới hầu như không biết tới cờ tướng Việt Nam.

Qua hai trận đấu kể trên và do sự biệt lập đó mà người ta thấy dường như cờ tướng Việt Nam còn ở trình độ thấp, nhất là qua trận giao hữu tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định năm 1966, các kỳ thủ Việt Nam thua các kỳ thủ Trung Quốc tới 29 ván, hòa được 4 ván, không thắng ván nào. Hiệp hội cờ Tướng châu Á được thành lập vào tháng 3 năm 1979 nhưng mãi tới tháng 4 năm 1993, tức 14 năm sau, lần đầu tiên một đội cờ tướng của nước Việt Nam thống nhất mới xuất hiện trên kỳ đài quốc tế. Đó chính là giải Vô địch cờ Tướng thế giới lần thứ 3 tổ chức tại Bắc Kinh. Hơn 70 kỳ thủ của các quốc gia khác tay bắt mặt mừng một đội thành viên mới, tuy nhiên ai cũng nghĩ rằng với những "tân binh" lần đầu tới giải thì chắc hẳn không có mấy hứa hẹn, âu đó cũng là lẽ thường tình.
Trong giải vô địch thế giới này, ngoài giải chính thức còn có một giải khác, nhỏ hơn, được gọi là giải. "Dành riêng Cho những kỳ thủ không phải gốc Trung Hoa" (giải "Phi Hoa duệ"), dĩ nhiên là các kỳ thủ Việt Nam cũng được tham gia cả giải này.

Cuộc thi đấu diễn ra khá sôi nổi, các kỳ thủ ta cũng chỉ biết chơi hết mình chứ chẳng hề mơ tưởng đến một thứ hạng nào. Tuy nhiên ngay trong khi đang diễn ra các ván đấu, đội Việt Nam đã làm kỳ thủ các đội bạn hết sức khâm phục. Trước tiên là Mai Thanh Minh đã thủ hòa được với hai nhà vô địch thế giới người Trung Quốc là Triệu Quốc Vinh và Từ Thiên Hồng, thắng một số kỳ thủ khác, cuối cùng được xếp hạng 10 trên tổng số 76 đấu thủ hàng đầu thế giới đồng thời đoạt luôn ngôi vô địch giải phi Hoa Duệ", nghĩa là với những tay cờ không phải gốc Hoa thì Việt Nam đứng đầu Hơn thế nữa, nữ kỳ thủ Lê Thị Hương của ta chơi rất hay, kết cục được xếp ở vị trí thứ tư nữ thế giới. Trần Văn Ninh (người Đà Nẵng) cũng có những ván đánh khá xuất sắc, gây ấn tượng tốt ở giải.
Không ai ngờ được rằng đội cờ Tướng Việt Nam lại có một tiềm lực dồi dào đến thế và lần đầu tiên họ thấy được một lối chơi đầy biến hoá, ngẫu hứng và sáng tạo, hoàn toàn ngược với lối chơi bài bản, đầy kỹ thuật và hết sức chặt chẽ của các kỳ thủ Trung Hoa (về sau này tại các giải thế giới người ta đã "khai trừ" Việt Nam ra khỏi các giải "Phi Hoa duệ" vì cho rằng các kỳ thủ Việt Nam sẽ lấy hết giải thưởng, không động viên được phong trào thế giới chơi cờ tướng). Báo chí thể thao Trung Quốc lúc đó đã viết "Việt Nam bất ngờ xuất hiện trên kỳ đài này như một đàn ngựa ô dũng mãnh. Rồi đây họ sẽ là đối thủ đáng gờm nhất của cờ tướng Trung Quốc"? Ngày về đội cờ tướng Việt Nam được đón tiếp trọng thể, được ủy ban TDTT khen thưởng và nhất là đã ghi được một dấu son không bao giờ phai mờ trong bước ngoặt cơ bản nhất của nền cờ tướng nước nhà. Nó không chỉ chiếm được cảm tình và còn tỏ rõ sức mãnh thực sự của cờ tướng nước nhà.

Chính từ giải quốc tế này đã chấm dứt một thời kỳ đơn độc lẻ loi để hoà nhập với nền thể thao trí tuệ đang thời kỳ sôi động của thế giới.

Cuộc hành trình của cờ tướng Việt Nam trên đấu trường quốc tế là một cuộc hành trình đầy vẻ vang. Cái tên Mai Thanh Minh trở nên quá quen thuộc với các danh kỳ hàng đầu thế giới bởi một mặt anh 5 lần liên tiếp đoạt ngôi quán quân cờ tướng Việt Nam, mặt khác hầu như năm nào anh cũng lên đường tham gia các giải đấu quốc tế, giáp mặt với các tên tuổi cự phách như Lữ Khâm, Hứa Ngân Xuyên, Đào Hán Minh, Lưu Điện Trung, Diêm Văn Thanh, Trang Ngọc Đình, Lý Lai Quần... có nhiều ván "ăn qua ăn lại", thế rồi tới cúp Phật Thừa, mấy lần anh cũng được ~ mời đích danh. Lê Thị Hương còn oanh liệt hơn: ngay sau giải ở Bắc Kinh chị đến giải các danh thủ châu Á và đoạt luôn giải ba, giành được danh hiệu nữ Quốc tế đại sư.

Sang năm 1995 tới giải Vô địch cờ tướng châu Á, chị đánh cực kỳ xuất sắc, vượt qua hầu hết các danh thủ nữ thế giới, chỉ chịu xếp sau có một người là nữ kỳ thủ Hồ Minh (Trung Quốc), rốt cuộc Hồ Minh ở ngôi Quán quân còn Lê Thị Hương ở ngôi Á quân và ngay tại giải này Lê Thị Hương đã được phong danh hiệu cao nhất của làng cờ tướng thế giới: Đặc cấp quốc tế đại sư. Mãi tới 8 năm sau đó mới có người Việt Nam thứ hai được phong danh hiệu này. Cho đến tận bây gờ, dù đã lấy chồng, có con và tuổi cũng là cao nhất trong làng cờ nữ Việt Nam nhưng Lê Thị Hương vẫn còn thi đấu ở đỉnh cao. Trong giải Vô địch quốc gia 2003, chính chị chứ không phải ai khác đã kịp đem về cho đội tuyển cờ Thành phố HCM chiếc huy chương danh dự duy nhất.

Tuy bước lên kỳ đài quốc tế muộn màng, chỉ mới tham gia hơn 10 năm, nhưng chính Việt Nam là quốc gia được các nước đánh giá cao, thế hiện qua những con số cụ thể và những danh hiệu được phong tặng: số đặc cấp quốc tế đại sư là 3 người (Lê Thị Hương, Trềnh A Sáng, Trương Á Minh), số quốc tế đại sư là 8 người (Mai Thanh Minh, Diệp Khai Nguyên, Mong Nhi, Trần Văn Ninh, Trần Đình Thủy, Võ Văn Hoàng Tùng, Lê Thiên Vị, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Châu Thị Ngọc Giao) và chắc chắn sẽ còn nhiều nữa.

Năm 2002 một đoàn cờ tướng Việt Nam gồm 5 người (Trịnh A Sáng, Trương Á Minh, Diệp Khai Nguyên, Mai Thanh Minh và Lê Thiên Vị) đã được phía Trung Quốc mời sang thi đấu tại 5 tỉnh thành của Trung Quốc. Tháng 10 năm 2003 một đoàn cờ Tướng Trung Quốc gồm các danh thủ Từ Thiện Hồng, Lý Lai Quần, Lâm Hoành Mẫn, Trang Ngọc Đình đã sang thi đấu tại các thành phố lớn của Việt Nam:Vũng Tàu, Sài Gòn và Hà Nội. Năm 2004 Việt Nam lại có đoàn cờ sang thi đấu tại các Nạn Vân Nam, Quy Châu, Thành Đô, Cam 'rúc và Bắc Kinh. Hai nước tiếp tục những cuộc giao lưu như thế đã trở thành thường xuyên. Nhiều người nói rằng giá như cờ tướng Việt Nam gia nhập Hiệp hội cờ Tướng châu Á từ năm 1980 thì bây giờ nền cờ tướng của chúng ta đã lớn mạnh hơn biết bao, số kỳ thủ có đẳng cấp của chúng ta còn có thể nhiều gấp đôi và thứ bậc của chúng ta trên đấu trường quốc tế còn được cải thiện hơn nhiều. Ý kiến đó xem ra cũng có lý, bởi vì suốt từ năm 1980 cho tới 1993 chúng ta rất thiếu thông tin, sách báo về cờ tướng hầu như hoàn toàn không có và tới mãi năm 1992 ta mới có giải Vô địch cờ tướng quốc gia đầu tiên. Điều đó cho thấy sự phấn đấu của các kỳ thủ Việt Nam thật là phi thường, bền bỉ, dẻo dai, nhưng điều ấn tượng nhất là đã tự tạo nên một lối chơi rất đặc biệt theo phong cách và trường phái Việt Nam mà chính các nước khác đang phải cố công sưu tầm nghiên cứu xem thực chất "nó là cái gì" đế học hỏi và tìm cách vượt qua (các website cờ tướng quốc tế hiện nay có rất nhiều ván cờ của các kỳ thủ Việt Nam, các bạn hãy vào nchess.com chẳng hạn). Hiện tại, chính các kỳ thủ Trung Quốc cũng thừa nhận "Nói cho cùng thì chính các bạn mới là đối thủ xứng đáng nhất của chúng tôi!" Đây không phải là lời nói xã giao, bởi trong khu vực Đông Nam Á chưa nước nào đứng trên được Việt Nam.

Đến đây xin được tạm dừng. Loạt bài này có thể chưa được hoàn hảo và còn có những điều bạn đọc muốn biết nhưng chưa được đề cập tới, nhưng dù sao cũng bước đầu cung cấp được cho các bạn yêu thích thể thao trí tuệ một cái nhìn tổng quát về cờ Tướng, một thú chơi cực kỳ hấp dẫn đối với người phương Đông, đặc biệt là với hàng triệu người Việt Nam, xin hẹn gặp lại trong những chuyên mục, những câu chuyện, những vấn đề hay những nhân vật nổi bật của làng cờ Tướng... trong những lần sau!

Congaco_H1R5
26-06-2009, 09:06 AM
13 bài viết trên được sưu tầm từ Blog Cờ Tướng Việt của tác giả Tùng Lâm , post lên cho các anh em đọc cho vui .

themgaidep
26-06-2009, 09:40 AM
CẢm ơn bác Gà, thông tin cực bổ ích, đọc cực sướng!

b_____52
18-08-2009, 04:52 PM
Hay lam, cam on Ban!

kytoan
15-09-2009, 09:01 PM
Còn nữa hông, tải lên nữa đi. Đọc chưa có chán