PDA

View Full Version : Bảy kỳ quan thế giới cổ đại



Tontu
06-03-2013, 01:36 PM
Bảy kì quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hi Lạp Antipater xứ Sidon lập ra trong thế kỉ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hi Lạp thời ấy, chỉ gồm các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại. Danh sách này được ông thu thập từ các công trình của Herodotus (484 TCN–425 TCN), Callimachus (310 TCN/305 TCN-240 TCN), Philo xứ Byzantium (280 TCN - 220 TCN)


Khu lăng mộ Giza

Khu lăng mộ Giza, được xây dựng vào khoảng thế kỉ 26 trước Công nguyên, là một tổng thể gồm 3 kim tự tháp với chiều cao đỉnh kim tự tháp cao nhất là 145,75 m. Kim tự tháp Cheops trong quần thể kim tự tháp Giza, do một Pharaoh Vương triều thứ tư (tên là Khufu) xây dựng để làm mộ cho mình, đã huy động hơn 100.000 người lao động trong 30 năm, sử dụng hơn 230 vạn phiến đá nặng 6 tấn, nếu ngày nay dùng xe lửa chuyên chở thì cần đến 60 vạn toa xe. Độ nghiêng của các mặt bên Kim tự tháp vào khoảng 51,5 độ. Chiều cao của mặt nghiêng là 195 m. Bốn mặt của Kim tự tháp nhìn về 4 hướng: chính bắc, chính nam, chính đông và chính tây. Kim tự tháp của vua Chephren nằm phía sau kim tự tháp của Khufu và phía trước là kim tự tháp của Mycerinus. Ba kim tự tháp nhỏ hơn ở phía trước được xây cho ba người vợ của vua Mycerinus. Những kim tự tháp này quay mặt về bốn hướng chính. Tại đây còn có cả tượng nhân sư Sphinx nổi tiếng tạc hình mô phỏng Chephren.

Kim tự tháp là kì quan thế giới duy nhất còn tồn tại hiện nay trong số bảy kì quan thế giới cổ đại.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d1/Gizeh_Cheops_BW_1.jpg/800px-Gizeh_Cheops_BW_1.jpg


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e3/Kheops-Pyramid.jpg/800px-Kheops-Pyramid.jpg


http://img.webme.com/pic/j/jamendoza/arquifuneraria.jpg



Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon, cũng được gọi là vườn treo Semiramis, là một công trình do vua Nebuchadrezzar II xây dựng năm 603 trước Công nguyên, trong đó cây được treo trên mái hiên, nhằm khuây khỏa nỗi nhớ quê hương xứ Medes của bà vợ vua Nebuchadnezzar II là Amyitis

Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên khu vườn.

Vườn treo được sử gia Berossus mô tả đến đầu tiên năm 270 TCN



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ae/Hanging_Gardens_of_Babylon.jpg


http://www.unmuseum.org/babylon_ruins_1932.jpg
The ruins of the city of Babylon in 1932.


Tượng thần Zeus ở Olympia

Được xây dựng vào năm 470-460 trước Công nguyên, cao 40 ft, rộng 22 ft, tạc hình thần Zeus ngồi trên ngai vàng, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng vàng. Tay phải cầm tượng thần Victory có cánh biểu tượng cho chiến thắng trong các kỳ Thế vận hội, tay trái cầm vương trượng trang trí hình chim đại bàng bằng kim loại, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu. Ngai vàng làm bằng gỗ tuyết tùng và ngà. Chân thần đặt lên một ghế lớn. Nghệ sỹ: Pheidias.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c6/Statue_of_Zeus.jpg
Tượng thần Zeus ở Olympia, tranh khắc gỗ thế kỉ 16


Đền Artemis

Đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kì). Đền được bắt đầu xây dựng năm 550 TCN, trải qua quá trình xây dựng lại và mở rộng qua nhiều thời kỳ, lần cuối là năm 430 TCN sau 120 năm. Năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu hủy vào đêm Alexandros Đại Đế chào đời. Một ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi đền cũ. Năm 262, người Goth đã đốt ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền thứ hai còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số di tích thuộc ngôi đền thứ hai.



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a9/Temple_of_Artemis.jpg
Đền thờ thần Artemis, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck


http://us.123rf.com/400wm/400/400/nyiragongo/nyiragongo1103/nyiragongo110300038/9009386-temple-of-artemis-jerash-jordan.jpg


http://kusadasitravel.info/wp-content/gallery/temple-of-artemis/Temple_of_Artemis__Jerash_by_gky.jpg
The Temple of Artemis was the remain temple at Jerash. It was surrounded by a large sacred enclosure, much like the Temple in Jerusalem.


Lăng mộ của Mausolus

Lăng mộ được nữ hoàng Artemisia II xây dựng cho chồng là vua Mausolus của Caria thuộc khu vực Tiểu Á, từ năm 353 TCN đến 351 TCN, nhằm tôn vinh giá trị các thế lực cai trị thời giáo hoàng Jangvonhai. Lăng mộ được xây dựng tại thành phố Halicarnassus, thủ đô xứ Caria, nhờ có 1200 lao động, làm việc miệt mài trong thời gian là 17 năm. Chính từ ngôi mộ vua Mausolus đã là nguồn gốc của từ mausoleum (lăng mộ).

Đến năm 1494, những Hiệp sĩ Thánh Gioan, một nhóm hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh đã sử dụng những khối đá cẩm thạch của phần nền ngôi mộ để xây một lâu đài vào năm 1522. Hầu hết các khối đá ở đây được cắt thành từng mảnh nhỏ để xây lâu đài. Ngày nay lâu đài này vẫn còn tồn tại với những mảnh đá cẩm thạch được tách riêng khỏi ngôi mộ của vua Mausolus.



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/66/Mausoleum_of_Halicarnassus.jpg
Một hình ảnh tưởng tượng về Lăng mộ Mausolus, từ một bức tranh khắc năm 1572 của Martin Heemskerck (1498-1574), ông đã tái hiện nó dựa trên những lời miêu tả


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/87/Halicarnassus_Mausoleum.jpg/800px-Halicarnassus_Mausoleum.jpg
The Mausoleum site in ruins, as it is today


Cuộc đời của Maussollos và Artemisia

Năm 377 TCN, Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ dọc theo bờ biển Địa trung Hải của Anatolia. Trong năm này, vị vua của vùng đất, Hecatomnus xứ Mylasa, qua đời để lại quyền cai quản vương quốc cho con trai là Mausolus. Hecatomnus, một vị phó vương của người Ba Tư, có nhiều tham vọng và đã chiếm quyền kiểm soát nhiều thành phố cũng như các tỉnh xung quanh. Ngoài Mausolus và Artemisia ông còn có nhiều con khác: Ada (được chấp nhận là mẹ của Alexander Đại Đế), Idrieus, và Pixodarus. Trong thời mình, Mausolus đã mở rộng lãnh thổ tới mức cuối cùng nó bao gồm hầu hết phía tây nam Tiểu Á. Maussollos, với hoàng hậu và chị mình là Artemisia đã cai trị Halicarnassus và những lãnh thổ xung quanh trong 24 năm. Dù có nguồn gốc địa phương, Maussollos nói tiếng Hy Lạp và rất ngưỡng mộ phong cách sống cũng như cách thức tổ chức chính phủ Hy Lạp. Ông đã thành lập nhiều thành phố theo kiểu Hy Lạp dọc theo bờ biển và khuyến khích các truyền thống dân chủ Hy Lạp.

Maussollos đã quyết định xây dựng một thủ đô mới, một thành phố với hệ thống phòng thủ mạnh mẽ và tráng lệ. Ông đã chọn thị trấn Halicarnassus. Nếu chiến thuyền của Mausolus phong tỏa một con kênh nhỏ, họ có thể buộc các tàu chiến địch không thể vào thành phố. Ông đã bắt đầu biến Halicarnassus trở thành thủ đô cho một vị hoàng tử chiến binh. Những người thợ của ông đào sâu cảng của thành phố và sử dụng số cát lấy lên được làm vũ khí bảo vệ phía trước kênh. Trên mặt đất, họ bố trí các quảng trường có lát đá, các đường phố, và các ngôi nhà cho người dân, phía bên kia cảng, họ xây một pháo đài-lâu đài lớn cho Mausolus, nó có vị trí tối ưu quan sát được toàn bộ mặt biển và những quả đồi sâu trong đất liền - những nơi kẻ địch dùng phát động tấn công. Những người thợ đã xây dựng những bức tường và các tháp canh ở phía trong đất liền và xây một nhà hát kiểu Hy Lạp và một đền thờ Ares, vị thần chiến tranh Hy Lạp. Mausolus và Artemisia đã chi phần lớn số thuế thu được để trang hoàng thành phố. Họ dựng những bức tượng, những đền, những tòa nhà bằng đá mable trắng. Ở trung tâm thành phố, Mausolus dự định xây mộ cho ông sau khi qua đời. Đây sẽ là nơi thể hiện sự giàu có của ông và nữ hoàng cho người đời sau. Sau đó Mausolus qua đời năm 353 TCN để lại Artemisia với trái tim tan vỡ. (Theo phong tục tại Caria các vị vua cai trị sẽ lấy chị/em gái của chính mình. Một lý do của những cuộc hôn nhân đó là để giữ vững sự giàu có và quyền lực của gia đình.) Như một cống vật dành cho ông, bà quyết định xây dựng một lăng mộ tráng lệ nhất từng có trên thế giới. Nó trở thành một công trình nổi tiếng đến mức tên của Mausolus ngày nay đã gắn liền với mọi lăng mộ nguy nga trong thế giới hiện đại với từ mausoleum (lăng mộ - tiếng Anh). Công trình cũng đẹp đẽ và độc đáo tới mức nó đã trở thành một trong Bảy kỷ quan Thế giới Cổ đại. Ngay sau khi việc xây dựng được tiến hành, Artemisia gặp rắc rối. Rhodes, một hòn đảo trên biển Aegean giữa Hy Lạp và Tiểu Á, nơi từng bị Mausolus chinh phục. Khi nghe được về cái chết của ông đã nổi loạn và gửi một hạm đội tới chiếm thành phố Halicarnassus. Biết rằng hạm đội của Rhodes đang trên đường tới, Artemisa đã xây dựng hạm đội của riêng mình tại một vị trí bí mật ở phía cực đông cảng thành phố. Sau khi quân lính từ hạm đội của Rhodes lên bờ tấn công, hạm đội của Artemisia đã tiến hành một cuộc hành quân bất ngờ, chiếm hạm đội của Rhodes và kéo chúng ra ngoài biển. Artemisia cho quân sang chiếm các tàu địch và đi thẳng sang Rhodes. Nghĩ rằng các con tàu của mình đang quay lại cùng với chiến thắng, người Rhodes không phòng bị và thành phố nhanh chóng bị chiếm giữ, cuộc nổi loạn bị dẹp yên. Artemisa chỉ sống thêm hai năm sau khi chồng bà qua đời. Vì thế, các bình đựng tro hỏa táng của họ được đặt trong một lăng mộ còn chưa hoàn thành. Theo nghi lễ tang, thân xác của rất nhiều loài động vật được đặt trên các bậc cầu thang dẫn vào mộ, sau đó các bậc cầu thang được đổ đầy đá và gạch, hàn kín lối vào. Theo nhà sử học Pliny, những người thợ thủ công đã quyết định ở lại và hoàn thành nốt công việc sau khi vua và hoàng hậu qua đời "cần nhớ rằng đó từng là một đài kỉ niệm cho danh tiếng của chính họ và của nghệ thuật điêu khắc."


Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là tượng đồng khổng lồ thể hiện vị thần mặt trời Helios - vị thần bảo hộ của thành Rhodes - đã có công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của vua xứ Macedonia là Demetrios I Poliorcetes vào năm 305 trước Công nguyên. Theo nhiều giả thiết được đặt tại thành phố Rhodes, thủ phủ của đảo Rhodes, Ai Cập, tượng được xây dựng năm 280 TCN và sụp đổ trong một trận động đất vào năm 224 TCN. Tượng cao khoảng 105 feet (33 mét).



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/84/Colossus_of_Rhodes.jpg
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, được tưởng tượng ra trong một bức tranh khắc thế kỷ 16 của Martin Heemskerck, một phần trong loạt tranh về Bảy kỳ quan thế giới của ông

Quyết định dựng tượng

Alexander Đại Đế chết khi tuổi còn trẻ năm 323 TCN khi chưa có thời gian lập ra bất kỳ một kế hoạch nào cho người kế vị. Chiến tranh giành quyền lực nổ ra giữa những tướng lĩnh của ông, cuối cùng ba người trong số họ chia nhau phần lớn đế chế của ông tại vùng Địa Trung Hải.

Trong thời gian chiến tranh, Rhodes đứng về phía Ptolemy, và cuối cùng khi Ptolemy chiếm được quyền kiểm soát Ai Cập, Rhodes và Ai Cập của Ptolemy lập ra một đồng minh kiểm soát đa số hoạt động thương mại ở đông Địa Trung Hải. Một tướng khác của Alexander là Monophthalmus phản đối việc đó. Năm 305 TCN ông cho con trai là Demetrius (lúc ấy là một vị tướng nổi tiếng) tấn công Rhodes với một đội quân 40.000 người. Tuy nhiên, thành phố được phòng ngự vững vàng và Demetrius phải bắt đầu xây dựng một số tháp bao vây nhằm cho quân leo được lên tường thành. Tháp đầu tiên được dựng trên sáu chiếc tàu, và chúng đã bị một cơn bão lật úp trước khi có thể đem ra sử dụng. Ông lại thử lần nữa với một tháp dựng trên mặt đất với kích thước lớn hơn, gọi là Helepolis, nhưng những người lính phòng ngự trong thành phố Rhode đã cho nước chảy tràn ra khu đất trước tường thành khiến tháp này không thể di chuyển được. Năm 304 TCN một lực lượng viện binh gồm các tàu chiến do Ptolemy gửi đến đã tới nơi, quân của Demetrius buộc phải nhanh chóng rút chạy, để lại hầu như toàn bộ những trang bị vây hãm của mình. Dù không giành được thắng lợi ở Rhodes, Demetrius đã được đặt tên hiệu là Poliorcetes, "kẻ vây hãm các thành phố", vì ông đã thành công ở nhiều nơi khác.

Để ăn mừng thắng lợi, người Rhode quyết định xây dựng một bức tượng vĩ đại cho vị thần bảo hộ mình là Helios (thần Mặt Trời). Việc xây dựng được giao cho Chares, một người sinh ra tại Rhodes và đã từng tham gia vào việc xây dựng các bức tượng to lớn trước đó. Thầy giáo của ông, nhà điêu khắc lừng danh Lysippus, đã dựng nên một bức tượng thần Zeus cao 60 foot. Để có tiền chi trả cho việc xây dựng tượng thần Mặt Trời, người Rhode đã bán toàn bộ các trang bị vây hãm mà Demetrius để lại phía trước thành phố của họ.

Xây dựng

Những miêu tả thời trước (có khác biệt một chút so với nhau) về bức tượng cho rằng kết cấu của nó dựa trên nhiều cột đá (hay những tháp bằng gạch) bên trong, và đứng trên một bệ bằng cẩm thạch trắng cao 15 mét (50 feet) gần lối vào cảng Mandraki (một số khác cho rằng trên một đê chắn sóng ở cảng). Các xà bằng thép được đặt vào bên trong các tháp, và các tấm đồng được gắn vào các thanh ngang để tạo thành da. Đa số các vật liệu được nấu chảy từ các loại vũ khí mà đội quân của Demetrius bỏ lại, và cái tháp bao vây được dùng làm giàn giáo ở tầng thấp. Những phần phía trên được dựng lên bằng cách dùng một đoạn dốc lớn bằng đất nung. Riêng bức tượng đã cao hơn 34 mét (110 feet). Sau 12 năm, năm 280 TCN, bức tượng vĩ đại được hoàn thành.

Phá huỷ

Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một trận động đất năm 224 TCN. Bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp xuống phần đất liền. Ptolemy III ra lệnh chi tiền làm lại bức tượng, nhưng một lời sấm đã khiến những người Rhode sợ hãi rằng họ đã xúc phạm đến thần Mặt Trời, và họ không dám xây dựng lại nó. Những phần đổ vỡ của bức tượng tiếp tục nằm trên mặt đất trong hơn 800 năm, thậm chí đã vỡ ra, nhiều du khách đã du lịch tới đó vì ấn tượng khi nhìn thấy. Gaius Plinius Secundus (Pliny the Elder) đã ghi chép rằng rất ít người có thể vòng tay ôm được ngón tay cái và rằng mỗi ngón tay của tượng đã lớn hơn đa số những bức tượng bình thường khác.

Năm 654 một lực lượng Ả Rập dưới quyền chỉ huy của Muawiyah I chiếm Rhodes và, theo những nhà sử học Theophanes, những phần còn lại của tượng đã bị đem bán cho một nhà buôn từ Edessa. Ông ta phá vỡ bức tượng và chở những tấm đồng bằng 900 con lạc đà về quê hương. Những mảnh rời đó tiếp tục được đào lên đem bán, sau khi được tìm thấy dọc theo con đường lữ hành.

Sự bí ẩn

Nhiều bức hoạ cũ (ở trên) cho thấy hình tượng đứng mỗi chân đặt trên một phía của cổng cảng và các con tàu đi qua bên dưới để vào: "... pho tượng đồng thau nổi tiếng của Hy Lạp, mỗi chân đặt trên một phía cảng ... " (trong The New Colossus, bài thơ được tìm thấy ở bệ Tượng thần tự do). Nhân vật Cassius của Shakespeare trong kịch Julius Caesar (II,i,136–38) đã nói về Caesar:

Why man, he doth bestride the narrow world
Like a Colossus, and we petty men
Walk under his huge legs and peep about
To find ourselves dishonourable graves

Bức tượng thần đứng dạng chân trên cảng chỉ là sự tưởng tượng của người sau này.


Hải đăng Alexandria

Hải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 201 TCN dưới thời vua Ptolemy II, bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong một trận động đất nghiêm trọng. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại. Hải đăng đặt ngay lối vào cảng Alexandria, gồm 3 tầng, chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng hình vuông, gồm nhiều phòng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc hình vuông thấp hơn là một vách tường đỡ các phần trên của hải đăng, đến được phần trên này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có hình bát giác, phía trên bậc này là phần hình tròn có tượng thần Zeus.



http://livenewshot.com/wp-content/uploads/2013/02/The-Pharos-of-Alexandria.jpg


http://www.ancientvine.com/avimage/Alexandria_Egypt.jpg


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f4/Pharos_of_Alexandria.jpg

Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (khoảng 280 - 247)trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập làm tín hiệu thông báo của cảng, và sau này là một ngọn hải đăng.

Chiều cao đèn biển được ước tính khá khác biệt từ 120 đến 140 mét (393 - 450 ft) nó là một trong những công trình nhân tạo cao nhất Trái đất trong nhiều thế kỷ và được các học giả cổ đại coi là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Hải đăng ngừng hoạt động và bị phá huỷ nặng nề sau hai trận động đất trong thế kỷ 14; một số di vật của nó vẫn còn được các thợ lặn tìm thấy tại đáy biển Cảng phía đông Alexandria năm 1994. Những tàn tích khác đã được khám phá qua các bức ảnh vệ tinh.

Được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu, tháp có ba tầng: phần thấp hình vuông với một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn. Đỉnh của nó có đặt một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Những đồng tiền La Mã hiện còn do người Alexandrian chế tạo ra cho thấy mỗi bốn góc tường đều có đặt một bức tượng người cá. Thời La Mã, có một tượng Poseidon đứng trên đỉnh hải đăng.

Thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ trước kia đều học theo kiểu thiết kế hải đăng này, chứng minh tầm ảnh hưởng kiến trúc lớn của công trình.

Truyền thuyết cho rằng ánh sáng từ hải đăng đã được sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch trước khi chúng có thể cập bờ, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra vì trình độ quang học và công nghệ khá thấp thời kỳ đó. Một truyền thuyết khá ấn tượng khác – và có lẽ xác thực hơn – là ánh sáng từ trên hải đăng có thể được nhìn thấy từ cự li 35 dặm (56 km) từ bờ biển.

Chữ Pharos (tên hòn đảo) sau này trở thành từ nguyên của từ 'đèn biển' trong nhiều ngôn ngữ ngữ hệ La Mã, như tiếng Pháp (phare), tiếng Italia (faro), tiếng Bồ Đào Nha (farol), tiếng Tây Ban Nha (faro) và tiếng Rumani (far).

Lịch sử

Pharos là một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Alexandria. Nó nối với lục địa bằng một con đường nhân tạo tên là Heptastadion, vì vậy nó cũng tạo thành một phía cảng của thành phố. Bởi vì bờ biển Ai Cập rất phẳng và thiếu các vật thể dễ nhận biết dùng làm hoa tiêu, do vậy cần thiết phải tạo ra một vật thể như vậy trên cửa cảng - đây chính là chức năng ban đầu của Pharos. Công trình bắt đầu được sử dụng làm hải đăng, với một ngọn lửa và các tấm gương phản chiếu trên đỉnh, từ khoảng năm năm thứ nhất sau Công Nguyên, ở thời La Mã. Trước thời gian này, Pharos chỉ có tác dụng làm vật thể hoa tiêu.

Công trình do Sostratus xứ Cnidus (tiếng Hy Lạp: Σώστρατος Κνίδιος - Sostratos xứ Knidos hay người Cnidian) thiết kế vào thế kỷ thứ 3 TCN, theo sáng kiến của Satrap (tổng trấn) Ptolemy I Ai Cập, nhà cai trị người Hy Lạp đầu tiên tại Ai Cập và là một vị tướng của Alexander Đại Đế. Sau khi Alexander bất ngờ qua đời ở tuổi 33, Ptolemy Soter (Đấng cứu thế, do dân cư tại Rhodes đặt) tự phong lên ngôi vua năm 305 TCN và ra lệnh xây Pharos chỉ một thời gian ngắn sau đó. Công trình được hoàn thành dưới thời cầm quyền của con trai ông, Ptolemy II Philadelphos.

Theo truyền thuyết trong dân chúng, Sostratus bị Ptolemy cấm để tên tuổi mình có liên quan tới việc xây dựng công trình. Nhưng vị kiến trúc sư vẫn để lại những dòng chữ sau trên bức tường móng: Sostratus, con trai của Dexiphanes, người Cnidian, hiến dâng (hay xây dựng nên) công trình này cho các Chúa cứu thế, nhân danh những người đi trên biển (nguyên bản tiếng Hy Lạp

ΣΟΣΤΡΑΤΟΣ ΔΕΞΙΦΑΝΟΥ ΚΝΙΔΙΟΣ ΘΕΟΙΣ ΣΩΤΕΡΣΙΝ ΥΠΕΡ ΤΩΝ ΠΛΩΙΖΟΜΕΝΩΝ

nghĩa đen: Sostratos xứ Dexiphanes (nghĩa: con trai của Dexiphanes) người Cnidian dâng các Chúa cứu thế nhân danh những người đi biển. Những từ này được giấu bên dưới một lớp vữa trát, trên đỉnh của nó có đục một hàng chữ khác ca ngợi vua Ptolemy như là người xây dựng Pharos. Sau nhiều thế kỷ, lớp vữa trát đã rơi mất, để lộ tên của Sostratus.

Pháo đài Qaitbey được xây dựng trên vị trí của Pharos trong thế kỷ 15, sử dụng một số vật liệu còn sót lại của nó.

Các bức tường của Pharos được tăng cường để chống lại lực từ các đợt sóng biển bằng cách rót chì lỏng giữ chặt các phần nề với nhau, và có thể vì thế nên đây là công trình có tuổi thọ lớn nhất trong số Bảy kỳ quan thế giới - ngoại trừ Đại kim tự tháp Giza. Nó vẫn đứng vững khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã nói về nó rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ." Có lẽ ở thời ông từng có một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh hải đăng. Nó đã bị hư hại nghiêm trọng sau hai trận động đất năm 1303 và 1323, tới mức nhà du hành người Ả rập Ibn Battuta viết lại rằng không thể vào trong tàn tích đó. Thậm chí khi những di tích của nó đã biến mất năm 1480, khi vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbay xây dựng một pháo đài trên vị trí cũ của Hải đăng đã sử dụng một số phiến đá sót lại. Những phiến đá của Pharos được sử dụng lại trong các bức tường Pháo đài Qaitbey vẫn có thể được thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nề xung quanh.

Nguồn: Wikipedia + some other sources


-Sưu tầm-

Tontu
06-03-2013, 02:11 PM
Mình up đầy đủ lịch sử và những events của nó, ai thích thì đọc cho biết. Giá mà có dịp đi đủ 7 wonders thì thú vị quá.

vanhien880
06-03-2013, 04:09 PM
Mình up đầy đủ lịch sử và những events của nó, ai thích thì đọc cho biết. Giá mà có dịp đi đủ 7 wonders thì thú vị quá.

Chì còn kim tự tháp là còn tồn tại, mấy cái kia kiếm đuợc di tích của nó là mừng lắm rồi bạn, làm gì mà có thể đi thăm đuợc, hihi :angel