PDA

View Full Version : Các kỷ lục cờ Tướng của Việt Nam



CXQ
04-08-2010, 04:09 PM
I. Cờ Tướng được chơi ở Việt Nam từ bao giờ?
Có một số lý thuyết khác nhau về nguồn gốc phát sinh cờ Tướng. Lý thuyết được nhiều người công nhận là vào khoảng thế kỷ thứ 6 cờ Tướng được người Trung Hoa kế thừa và cải tiến từ một loại cờ có tên là Chaturanga (có nguồn gốc từ Trung Á) và phải đến thế kỷ 10 sau khi bớt Tốt và thêm quân Pháo thì cờ Tướng được ổn định như ta vẫn biết ngày nay.

Không có nghiên cứu hay tài liệu nào cho biết khi nào cờ Tướng bắt đầu được chơi ở Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu phỏng đoán ngay sau khi cờ Tướng được phổ biến ở Trung Quốc thì nó cũng bắt đầu được biết và được chơi ở Việt Nam, có lẽ con đường phổ biến là nhờ các sứ thần của cả hai nước học hỏi lẫn nhau để giải trí và đọ tài qua những lần đi sứ rồi phổ biến trong dân gian.

Có một số đền chùa liên quan đến cờ Tướng là các nơi thờ thần Đế Thích, tương truyền là một ông Thần cai quản trời đất và cũng rất giỏi đánh cờ. Ở Hà Nội có chùa Vua, được dựng vào thời Lê (thế kỷ 15) thờ thần Đế Thích. Có câu truyện dân gian nổi tiếng về thần Đế Thích và một người giỏi cờ là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" (câu truyện này đã được chép trong sách "Công dư tiệp ký" từ thời Lê Ý Tông).


http://vovnews.vn/Uploaded_VOV/domanhhung/20090202/ky-lao-thi-dau-bieu-dien.jpg
Đấu cờ người trong lễ hội cờ Chùa Vua

Muộn hơn có truyền thuyết dân gian kể rằng Vũ Huyên, một Tiến sĩ khoa năm Nhâm Thìn (1712) đã từng giúp vua Lê chơi và thắng cờ sứ Thanh nhờ dùng một cái lọng có xoi một cái lỗ nhỏ cho ánh nắng xuyên qua, chiếu lên nước cờ hay để mách nước cho vua, nhờ thế vua Lê thắng liền ba ván, giữ được quốc thể. Ông được vua ban danh hiệu "Đấu kỳ Trạng nguyên" (Trạng cờ).
Như vậy ở Việt Nam cờ Tướng đã được chơi ít nhất là 500 năm (từ thời xây chùa Vua) và nhiều nhất cỡ 1000 năm (ngay khi cờ Tướng được định hình xong ở Trung Quốc).

II. Có bao nhiêu người Việt Nam chơi cờ Tướng?
Hiện nay chưa có một nghiên cứu hay số liệu chính thức về số người chơi cờ Tướng ở Việt Nam mặc dù cờ Tướng được chơi rất phổ biến trong dân gian và nhà nước cũng đã tổ chức được nhiều giải cờ cấp quốc gia. Theo kinh nghiệm của chúng tôi và tham khảo các chuyên gia khác trong ngành thì rõ ràng cờ Tướng có số người chơi đông nhất trong các loại cờ được chơi ở Việt Nam. Trong khi cờ Vua chỉ được phổ biến trong tầng lớp sinh viên học sinh, cờ Vây mới được du nhập, các loại cờ dân gian khác như cờ Gánh, cờ Hùm,… chỉ rất ít người biết đến thì cờ Tướng lại được biết rất rộng rãi, được chơi trong mọi tầng lớp từ già đến trẻ, mọi miền của đất nước. Tỷ lệ người chơi cờ Tướng rất cao, vượt xa tất cả các nước (không kể Trung Quốc) lý giải tại sao cờ Tướng Việt Nam thường chiếm ngôi vị thứ hai sau Trung Quốc.

Người Trung Quốc cho rằng ít nhất họ phải có 100 triệu người chơi cờ Tướng, tức là ít ra cứ 10 người thì có một biết chơi. Con số này đã biến cờ Tướng thành thứ cờ có nhiều người chơi nhất thế giới, vượt xa cờ Vua (số liệu thường cho là có khoảng 50-80 triệu người chơi trên toàn thế giới).

Một Đặc cấp đại sư (danh hiệu trong cờ Tướng, tương đương với Đại kiện tướng trong cờ Vua) người Trung Quốc năm 2003 khi sang đấu cờ giao hữu với các kỳ thủ Việt Nam đã rất ngạc nghiên khi thấy ở Việt Nam cờ Tướng cũng rất phổ biến. Ông cho rằng mức độ phổ biến không khác gì ở Trung Quốc nên tỷ lệ người chơi cũng phải tương tự. Từ dân số Việt Nam là 80 triệu người ông cho rằng phải có ít nhất 8 triệu người Việt Nam biết chơi cờ (tỷ lệ 1/10).

Con số này quá lớn so với hình dung của nhiều người. Một số sách báo trước đây khá lâu đã từng ước lượng Việt Nam có khoảng 500 nghìn đến 1 triệu người chơi cờ Tướng. Tức là nếu so với dân số hiện nay thì phải từ 80 đến 160 người mới có một người biết chơi cờ. Có thể thấy các ước lượng này là hơi chặt, nếu các bạn từng thử tính tỷ lệ số người biết chơi cờ Tướng trong gia đình, nhóm bạn bè, lớp học mình phải có tỷ lệ cao hơn nhiều.

Tất nhiên, để có con số chính xác chúng ta cũng cần các định nghĩa thế nào là người chơi cờ Tướng (ví dụ người trong đời đã có lần thử học chơi, biết luật và đã chơi tổng cộng một hai ván cờ có được tính là người chơi không?) và cần các nghiên cứu bài bản, rộng lớn.

Dung hòa giữa các con số, theo chúng tôi 1-2 triệu người chơi cờ Tướng ở Việt Nam (tỷ lệ cứ 20-80 người thì có 1 người biết chơi cờ Tướng) có thể tạm chấp nhận như ước lượng tạm thời con số tối thiểu, định hướng cho các nghiên cứu kỹ hơn sau này.

III. Các giải cờ Tướng lớn và các nhà vô địch
Có thể chia các giải cờ Tướng lớn thành ba giai đoạn.

1. Thời Pháp thuộc
Thời đó việc đi lại và thông thương giữa các tỉnh gần nhau còn rất khó khăn và giữa các miền còn gian nan hơn nữa. Do đó những người chơi cờ và các mạnh thường quân thường chỉ tổ chức được các giải đấu cấp câu lạc bộ hoặc tỉnh, cố gắng lắm mới tổ chức được cấp miền ở Bắc kỳ và ở Nam kỳ.

Bắc kỳ:
Giải vô địch bắc kỳ đầu tiên được tổ chức vào tháng 3 năm 1936 (ở Hà Nội) và liên tiếp hàng năm từ 1938 đến 1943. Nhà vô địch cờ Tướng Bắc kỳ đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tâm (một nhà giáo ở Nam Định).

Nam kỳ:
Năm 1933 Sài Gòn lần đầu tiên có một giải cờ gọi là Vô địch Nam kỳ (do công ty Mỹ An tổ chức), vô địch giải này là Nguyễn Thành Hội (người An Giang).

2. Thời chiến tranh Việt Nam
Miền Bắc:
Miền Bắc tổ chức được giải cờ ba lần:
Lần 1 năm 1965 ông Nguyễn Thi Hùng (người Hà Nội) vô địch
Lần 2 năm 1968 ông Nguyễn Tấn Thọ (người Hà Nội) vô địch
Lần 3 năm 1969 ông Phạm Đình Tuyển (người Quảng Ninh) vô địch
Nếu chỉ tính các giải do chính phủ Việt Nam tổ chức thì ông Tuyển được coi là nhà vô địch lâu năm nhất: 23 năm (từ năm 1969 cho đến năm 1992 khi giải cờ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức).

Miền Nam:
Do chiến sự bùng nổ ác liệt nên các kỳ thủ không có cơ hội tập hợp để tổ chức được các giải lớn. Chỉ có các giải cờ cỡ tỉnh hoặc thành phố.

3. Thời Việt Nam thống nhất
Năm 1992 là lần đầu tiên giải cờ quốc gia (giải A1 tuyển chọn các nhà vô địch cá nhân) theo đúng nghĩa của nó mới được tổ chức, qui tụ được kỳ thủ khắp mọi miền đất nước tham gia. Giải đầu tiên này được tổ chức ở Đà Nẵng. Dưới đây là các thông tin kỷ lục liên quan đến loạt giải đấu này:

Cho đến nay giải cờ Tướng vô địch cá nhân quốc gia đã được tổ chức liên tục hàng năm tổng cộng 14 lần (tính đến năm 2005)


http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/T5a67144712.jpg
Lão Tướng Trần Đình Thủy - người đoạt huy chương nhiều tuổi nhất

Giải đã xác định được sáu nhà vô địch nam: Mai Thanh Minh, Trương Á Minh, Trềnh A Sáng, Đào Cao Khoa, Đặng Hùng Việt và Nguyễn Vũ Quân; sáu nhà vô địch nữ: Lê Thị Hương, Hoàng Hải Bình, Châu Thị Ngọc Giao, Ngô Lan Hương và Phạm Thu Hà.


http://vietnamchess.com.vn/images/stories/xiangqi/MTMinh.jpg
Mai Thanh Minh - nhà vô địch nam đầu tiên


http://svthanhhoa.info/up/images/55625866251246113380.jpg
Lê Thị Hương - Nhà vô địch nữ đầu tiên

Người đoạt ngôi vô địch nam nhiều lần nhất là Mai Thanh Minh (5 lần), tiếp sau là Trềnh A Sáng (4 lần) và Nguyễn Vũ Quân (2 lần). Người chiếm ngôi vô địch nữ nhiều lần nhất là Lê Thị Hương (7 lần), Ngô Lan Hương (3 lần), Hoàng Hải Bình (2 lần)


http://svthanhhoa.info/up/images/73027206874393915211.jpg
Nguyễn Vũ Quân (bên trái) - nhà vô địch nam ít tuổi nhất


Nhà nam vô địch nhiều tuổi nhất là Mai Thanh Minh, ở lần vô địch thứ 5 năm 1998 ông đã 41 tuổi. Trềnh A Sáng đoạt ngôi vô địch lần thứ 4 năm 2000 cũng khoảng 41 tuổi. Nhà nữ vô địch nhiều tuổi nhất là Lê Thị Hương. Chị đã đoạt ngôi vô địch lần thứ 7 năm 1998 khi 35 tuổi. Tuy nhiên, nếu tính gộp tất cả những người từng đạt huy chương (vàng, bạc và đồng) thì khó ai vượt qua "lão tướng" Trần Đình Thủy. Ông đoạt huy chương bạc (Á quân) hai lần, lần đầu năm 1998 khi 60 tuổi và lần hai năm 2003 khi đã 65 tuổi.


http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/PhamThuHa-DongDa.jpg
Phạm Thu Hà - Nhà vô địch nữ trẻ tuổi nhất

Nhà vô địch nam ít tuổi nhất là Nguyễn Vũ Quân, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2004 khi mới 21 tuổi và lần 2 năm 2005 khi 22 tuổi. Nhà vô địch nữ ít tuổi nhất là Phạm Thu Hà, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2003 khi cô mới 16 tuổi và đang là nữ sinh lớp 10.

(ST)

hyh
05-08-2010, 01:21 AM
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/PhamThuHa-DongDa.jpg
Phạm Thu Hà - Nhà vô địch nữ trẻ tuổi nhất[/CENTER]

Nhà vô địch nam ít tuổi nhất là Nguyễn Vũ Quân, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2004 khi mới 21 tuổi và lần 2 năm 2005 khi 22 tuổi. Nhà vô địch nữ ít tuổi nhất là Phạm Thu Hà, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2003 khi cô mới 16 tuổi và đang là nữ sinh lớp 10.

(Sưu tầm)

Kỳ thủ này có tham gia giải nam chắc cũng vô địch luôn.

trung_cadan
05-08-2010, 01:26 AM
Bài viết hay quá , cám ơn em nhiều !!!

cuongdoan.vn
05-08-2010, 10:15 AM
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/PhamThuHa-DongDa.jpg
Phạm Thu Hà - Nhà vô địch nữ trẻ tuổi nhất

(Sưu tầm)[/QUOTE]

Phải công nhận là nữ vô địch này thật dễ thương, tiếc là hình như ngón tay có đeo nhẫn rồi.:-??..:-?

Cảm ơn bác chủ thớt đã có 1 bài rất hay, cố gắng phát huy nữa nhé bác.

Thanks !

kytoan
05-08-2010, 12:17 PM
Bạn hyh nói đúng đó. Cứ mãi lo nhìn mỹ nhân không thế nào cũng bị ăn mất xế hộp thôi.hehe

scholes
15-08-2010, 02:12 PM
Mấy tháng trước em này từng cho mấy nam cao thủ ở HN đo ván thì phải,vừa xinh đẹp vừa cao cờ chả trách còn trẻ thế mà đã đeo nhẫn rồi,tiếc quá!!!

cauduongk40
15-09-2010, 11:40 AM
hì em không bình luận gì

tieuly09
21-09-2010, 08:23 AM
bài viết hấp dãn quá, rất có chất lượng.tks

petrobbn
13-08-2011, 05:48 PM
http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/PhamThuHa-DongDa.jpg
Phạm Thu Hà - Nhà vô địch nữ trẻ tuổi nhất

(Sưu tầm)

Phải công nhận là nữ vô địch này thật dễ thương, tiếc là hình như ngón tay có đeo nhẫn rồi.:-??..:-?

Cảm ơn bác chủ thớt đã có 1 bài rất hay, cố gắng phát huy nữa nhé bác.

Thanks ![/QUOTE]

XInh phết nhỉ, đeo nhẫn đâu phải là đã có chồng, giờ mấy đứa lít nhít lớp 6,7 cũng yêu đương rùi đeo nhẫn cặp đấy thôi

cotuong05
16-10-2012, 04:33 PM
nhìn cái bàn cờ dở thế, không kiếm được cái bàn gỗ hay sao.

Triệu Thanh Tuấn
27-10-2012, 10:36 PM
(

[CENTER]http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/PhamThuHa-DongDa.jpg
Phạm Thu Hà - Nhà vô địch nữ trẻ tuổi nhất[/CENTER
Nhà vô địch nam ít tuổi nhất là Nguyễn Vũ Quân, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2004 khi mới 21 tuổi và lần 2 năm 2005 khi 22 tuổi. Nhà vô địch nữ ít tuổi nhất là Phạm Thu Hà, đoạt ngôi vô địch lần đầu năm 2003 khi cô mới 16 tuổi và đang là nữ sinh lớp 10.

(ST)[/QUOTE]
Ván cờ trên là mình đi tiên gặp Thu hà ở Giải Hà Nội mở rộng 2011:tlmn:tlmn:happyb:happyb

CXQ
01-11-2012, 04:49 AM
Ván cờ trên là mình đi tiên gặp Thu hà ở Giải Hà Nội mở rộng 2011:tlmn:tlmn:happyb:happyb
Thế cảm giác của bác lúc đó thế nào? :D

Triệu Thanh Tuấn
01-11-2012, 09:19 AM
Thế cảm giác của bác lúc đó thế nào? :D

khi đó em hà đã có chồng rùi nên mình ko để em ấy thắng :tlmn hihi:happyb

CXQ
09-03-2013, 05:18 PM
Cờ Tướng đã được chơi ở nước ta khoảng 700-800 năm nay.

Cách đây gần 600 năm đã có những đền chùa thờ thần Cờ mà di tích lịch sử vấn còn lại cho tới ngày nay, ví dụ chùa Vua ở Hà Nội thờ thần cờ Đế Thích và các đền chùa khác ở quanh Thủ Đô. Trong lịch sử đất nước còn ghi lại được nhiều truyền thuyết về cờ, trong thơ văn, hội họa có nhiều tác phẩm về cờ và trong suốt hàng trăm năm qua đã có những danh thủ cờ kiệt xuất, biểu hiện trí thông minh của dân tộc, làm rạng rỡ cho nền thể thao trí tuệ nước nhà

Cờ Tướng còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua các hình thức thi đấu dân gian tại các lễ hội, các dịp tết nhất, đình đám bằng hình thức chơi cờ người, cờ bỏi, biểu diễn cờ Tướng... thu hút đông đảo người xem và thưởng thức.
Từ đầu thế kỷ 20, ở miền Nam, nhất là Sài Gòn, từ những năm 20 cho đến những năm 80, cờ Tướng được duy trì tương đối đều đặn, từ lối chơi ngẫu hứng dần chuyển sang nghiên cứu lý thuyết và tổ chức được nhiều giải cờ dưới hình thức những trận đấu cá nhân hay những kỳ đài, những trận giao hữu quốc tế. Từ đó vùng đất này gồm Sài Gòn và Nam Bộ nói chung đã xuất hiện nhiều danh thủ như Nguyễn Văn Ngoan (Ba Ngoan), Nguyễn Văn Truân, Nguyễn Thành Hội, Khâu Khánh Văn, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải, Phạm Văn Ngọc, Phạm Văn Sáng, Lý Anh Mậu, Nguyễn Đình Lạc, Trần Văn Ky, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trừ, Phạm Thanh Mai, Trần Đình Thủy, Phạm Tấn Hòa, Trần Quới... Trong thời gian đó có những danh kỳ Trung Quốc và một số nước trong khu vực sang thi đấu như Chung Trần, Tăng Triển Hồng, Triệu Khôn, Lý Chí Hải, Lê Huệ Đông. Phần lớn họ (các danh kỳ Trung Quốc) đều thắng. Tuy nhiên các danh kỳ miền nam cũng đã thắng lại một số ván oanh liệt. Sự giao lưu cờ Tướng của miền Nam với các kỳ thủ các nước trong vùng đã có ảnh hưởng tốt đối với cờ Tướng Việt Nam.

Ở miền Trung có Huế từng là kinh đô của đất nước và mỗi một tỉnh lại có được một số danh kỳ. Tập hợp lại, các tỉnh miền Trung cũng có không ít những cao thủ mà trong số đó phải kể tới: Cả Soạn (Trần Trinh Soạn), Vương Nghệ, Hồ Thông, Hoàng Quảng, Hoàng Mười, Trương Quanh Phùng, Cao Thanh, Nguyễn Minh Trưng...

Ở phái Bắc, đất văn hiến, cờ Tướng được đông đảo các tầng lớp xã hội ưa chuộng, phát triển mạnh nhất vào những năm 30 và 40. Ở Hà Nộ những hội cờ như Thuyền Quang, Kỳ Tiên, Kỳ Bàn được thành lập quy tụ được một số danh thủ hàng đầu và tổ chức được các giải Vô địch cờ Tướng Bắc Kỳ trong hai thập niên đó. Mở màn là giải Vô địch Bắc kỳ tháng 3 năm 1936 với nhà vô địch đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tâm (nhà giáo). Các tên tuổi của làng cờ phía Bắc có Chu Văn Bột, Đặng Đình Yến, Nguyễn Thi Hùng, Lê Uy Vệ, Hai Hà, Cả Năm, Nguyễn Văn Rạng, Đỗ Văn Lịch, Đỗ Trang Du, Nguyễn Tấn Thọ. Từ năm 1945 trở đi cho tới những năm 80 phong trào cờ Tướng phía Bắc phát triển yếu, các giải đấu rất ít được tổ chức, số kỳ thủ có tiếng có thể thi đấu quốc tế không còn được mấy người. Việc giao lưu thi đầu với các kỳ thủ nước ngoài hầu như không có (trừ một trận vào năm 1966).

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, tưởng chừng như một giải cờ Tướng toàn quốc sẽ được tổ chức, nhưng phải 17 năm sau đó giải Vô địch cờ Tướng đầu tiên mới được ra mắt tại thành phố Đà Nẵng. Từ đây phong trào cờ Tướng cả nước phát triển mạnh mẽ, các kỳ thủ trẻ tuổi bước lên chiếm lĩnh kỳ đài. Từ đó cho đến nay hàng loạt các tên tuổi được cả nước và quốc tế công nhận gồm có: Mai Thanh Minh (5 lần vô địch quốc gia, Đặc cấp Quốc tế Đại sư), Diệp Khai Nguyên (QTĐS), Trềnh A Sáng (4 lần vô địch quốc gia, QTĐS), Trần Văn Ninh (QTĐS), Mong Nhi (QTĐS), Diệp Khai Nguyên (QTĐS), Trương Á Minh (QTĐS), Đào Cao Khoa, Đặng Hùng Việt, Nguyễn Vũ Quân (ĐC QTĐS) và các nữ vô địch quốc gia Lê Thị Hương (4 lần VĐQG, ĐC QTĐS), Hoàng Hải Bình, Châu Thị Ngọc Giao, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (QTĐS), Phạm Thu Hà, Ngô Lan Hương.

Từ mùa xuân 1993 các kỳ thủ Việt Nam bắt đầu tham gia thi đấu quốc tế gồm các giải Vô địch cờ Tướng Thế giới, Vô địch châu Á, giải đấu thủ mạnh châu Á, giải Phật Thừa Bôi, giải Thẩm Dương... Trong các giải này các kỳ thủ Việt Nam đã tỏ rõ tài nghệ của mình, vượt qua nhiều nước châu Á và xếp vào hàng thứ hai thứ ba. Đồng đội cờ Tướng Việt Nam đoạt cúp bạc và ở giải trẻ cờ Tướng thế giới danh thủ Việt Nam Nguyễn Thành Bảo đã đánh bại danh thủ Trung Quốc, đoạt cúp vàng lứa tuổi trẻ rất vẻ vang.

Nhìn lại lịch sử cờ Tướng nước nhà, có thể thấy cờ Tướng Việt Nam đã trải qua một con đường gian khổ, lúc thăng lúc trầm, nhưng với sự say mê của mỗi một con người, của từng vùng đất, cờ đã ăn sâu bám rễ vào trong hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao lành mạnh của con người Việt Nam cho nên cờ vẫn trường tồn và phát triển ngày càng lớn mạnh

(ST)

Dếch
15-03-2013, 12:02 AM
- Đào Cao Khoa người Hà Nội đầu tiên vô đich quốc gia từ sau 1975
chấm dứt sự thống trị tuyệt đối của các tay cờ Sài gòn trong giải vô địch quốc gia. {là 1 kỉ lục}
- Nguyễn Thành Bảo vô địch thế giới giải trẻ {là 1 kỷ lục}
- Nguyễn Hoàng Lâm vô địch chấu á là người ko mang dòng máu TQ đầu tiên vô địch chấu Á. Nam {1 kỷ lục}
- Ngô Lan Hương vô địch chấu á là người ko mang dòng máu TQ đầu tiên vô địch chấu Á. Nữ {1 kỷ lục}