PDA

View Full Version : Tại sao cờ không phải là một môn chơi tập thể?



CXQ
04-08-2010, 04:34 PM
Người ta thường hay dùng hình ảnh sau để ví von về tính đồng đội: nếu để riêng từng chiếc đũa thì sẽ bị bẻ gãy còn nếu làm thành một bó đũa thì khó bị bẻ gãy được.

Tuy nhiên đối với cờ thì phải được "chỉnh" lại như sau: nếu tách riêng ra thì từng chiếc đũa thì cũng không được để ai bẻ gãy. Cờ là trò chơi mang tính riêng tư và đòi hỏi nỗ lực cá nhân cao nhất.

Ở cờ không có sự reo hò cổ vũ của các ủng hộ viên như bóng đá trên sân cỏ, cờ hầu như không có tác động của "sân nhà, sân khách", không có sự can thiệp thiên vị của các vị "vua" cầm còi. Mỗi một kỳ thủ là một cá nhân độc lập tự chịu hoàn toàn trách nhiệm từng nước đi của mình, hoàn toàn không có sự chỉ đạo hay nhắc nhở nào từ bên ngoài của huấn luyện viên hay của đồng đội, lại càng không có sự thay người như ở các môn thể thao thể lực khác.
Cờ rèn cho con người ta bản lĩnh cá nhân rất cao: tất cả đều phải tự mình quyết định trong giây lát, không chỉ là ở một nước đi, ở từng thế cờ, ở từng giai đoạn của cuộc cờ mà còn phải biết làm thế nào để phân phối hợp lý thời gian trong từng giai đoạn của ván đấu, lúc nào phải biết thư giãn tý chút, khi nào thì phải tranh thủ hít thở không khí trong lành, khi nào thì phải đừng dậy đi vòng quanh phòng đấu một lượt để lấy lại sự tỉnh táo, khi nào thì tự mình đề nghị đối thủ hòa cờ và khi nào thì phải tự quyết rằng mình có chấp nhận lời cầu hòa của đối phương hay không. Trong cuộc cờ, mỗi một tay cờ không thể nhờ cậy hay bám víu vào ai, không trông đợi ở bất cứ một sự may rủi nào như ở các trò chơi khác: đổ xúc xắc ra sẽ được số lớn hay số nhỏ như ờ trò cá ngựa hay đôminô hoặc bài tốt bài xấu như ở các loại bài lá...

Cờ tương tự như một công việc sáng tạo và phát minh, hơn nữa mỗi một ván cờ cũng như một tác phẩm nghệ thuật. Không có một bức hoạ nào mà cả một tập thể họa sĩ cầm cọ cùng vẽ, không có bài thơ có cùng năm ba tác giả xúm vào viết. Trước đây cũng đã từng có ý tưởng: để một ván cờ chia làm hai "phe" tức là mỗi bên có hai hay ba người chơi theo kiểu "tập đoàn", nhưng rốt cuộc ý đồ này đã bị phá sản (trừ những ván cờ "vui" và trên hè phố hay ở các tiệm cắt tóc ở đó không biết ai đang đánh với ai vì ai cũng có quyền nói, có quyền đi). Thật ra, riêng trong cờ Vây cũng có hình thức thi đấu hỗn hợp: mỗi bàn có 4 người chơi, mỗi bên có một nam và một nữ, lần lượt nam đi rồi nữ đi, xem ra có vẻ chơi "tập thể" lắm. Tuy nhiên đây chỉ là một hình thức biểu diễn, thể hiện sự đoàn kết, hòa hợp vui vẻ là chính mà thôi.

Chính cờ chứ không phải một môn nào khác đã tạo cho con người tính độc lập, tự chủ, quyết đoán, tự chịu trách nhiệm rất cao. Những phẩm chất này rõ ràng có lợi cho cả đời người.

(ST)

skeleton
04-08-2010, 04:47 PM
Cờ không phải là một môn chơi tập thể vì mỗi nước cờ còn thể hiện cả tâm tư, tình cảm, tính cách, tầm nhìn, sở trường và công phu luyện tập của mỗi người. Một ván cờ, cao thủ tính toán sâu xa đến tận tàn cục nên dám thí quân vào chỗ chết. Nếu đánh tập thể lại phải quay ra thuyết phục người thấp hơn là nên đi nước đó thì đối phương biết mất. Vì vậy người nào chơi người đó tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Âm thầm nhưng luôn sôi động, dân chơi cờ thích cờ là ở chỗ đó.

Tuyet.Tam
06-08-2011, 02:17 PM
Cờ không phải là một môn chơi tập thể vì mỗi nước cờ còn thể hiện cả tâm tư, tình cảm, tính cách, tầm nhìn, sở trường và công phu luyện tập của mỗi người. Một ván cờ, cao thủ tính toán sâu xa đến tận tàn cục nên dám thí quân vào chỗ chết. Nếu đánh tập thể lại phải quay ra thuyết phục người thấp hơn là nên đi nước đó thì đối phương biết mất. Vì vậy người nào chơi người đó tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình. Âm thầm nhưng luôn sôi động, dân chơi cờ thích cờ là ở chỗ đó.

Chuẩn quá đi mất ! Người nóng vội thường hay thua cờ , người ung dung sâu sắc thường đi nước cờ hay và sáng tạo ...!!!