PDA

View Full Version : My Way



Fansifan
23-08-2010, 09:34 PM
Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng giọng hát Frank Sinatra vẫn làm say đắm biết bao quả tim ,biết bao thế hệ với bài My Way .Tưởng như cuộc đời đãi ngộ ông hết mức ,giọng hát mượt như nhung gấm , phong cách hào hoa ,bao nhiêu người phụ nữ tuyệt đẹp mê mẩn .người như thế dễ gì mà đau khổ .Thế mà có đấy ,ông đã có thời gian hết sức u trầm ,giọng hát bị mất vì một chứng bệnh trong dây thanh quản .Và nhất là sau mối tình hết sưc đau khổ vơi Ava Gadner thiên thần chân đất
Nói về điều này còn ai hay hơn Mario Puzo trong tác phẩm Bố Già



Một mình trong căn phòng khách sạn diêm dúa ởLos Angeles, kép Johnny Fontane cũng mượn rượu giải sầu như bất cứ thằng đàn ông nào bị vợ bỏ trên cõi đời này. Nằm bật ngửa trên tấm nệm đó, hắn đưa chai húyt-ky lên uống ừng ực, rồi vớ xô nước đá lạnh tợp vài ngụm đưa cay.
Bốn giờ khuya rồi men rượu bốc lên, đầu óc hắn chỉ lởn vởn ý định “thịt” con vợ, nếu nó về đây.Nếu nó còn về . Không lẽ giờ này “phôn” về cho con vợ cũ, thăm hỏi mấy đứa con hay phá mấy thằng bạn, gọi dựng nó dậy? Kỳ cục quá. Mình xuống dốc rồi. Chớ hồi đang lên thì nửa đêm chợt nhớ ra “phôn” chơi chơi cho bạn bè mới là tình sâu nghĩa nặng. Chán mớ đời. Hắn mỉm cười chua chát, nhớ ngày nào chỉ nội chuyện lên, xuống của chàng Johnny Fontane cũng làm nhức tim mấy cô đào lớn nhất nước Mỹ.
Mãi mới nghe tiếng khoá mở lách cách. Johnny biết là nó về, nhưng vẫn làm bộ tỉnh bơ nốc rượu. Nó bước vô, nó đứng sững ngay trước mặt, hắn cũng cứ ỳ ra. Coi, con này còn đẹp quá chớ? Khuôn mặt thiên thần, đôi mắt tím mơ huyền, khổ người mình dây vô cùng cân đối. Trên màn bạc nó càng lộng lẫy, mỹ miều nữa. Trách nào cả triệu anh mê, sẵn sàng bỏ tiền mua vé xi-nê chỉ cốt để chiêm ngưỡng dung nhan Margot Ashton.
Johnny lè nhè hỏi: “Mày đi đâu về giờ này?” Nó buông một câu: “Đi ngủ với trai”. Giận quá, hắn gạt tung cái bàn, nhảy dựng lên túm cổ. Toan đập thì khựng lại, buông xuôi tay. Con khốn nạn cười ngặt nghẽo, cười phá lên. Đành phải đập. Họng nó la lớn: “Ê, không đánh vào mặt. Tao đang đóng phim nghe!”
Thế là Johnny cứ bụng mà loi. Nó té ngửa, hắn nhào theo, đè cứng. Nó nghẹt thở, há miệng thở hồng hộc, hơi thở nghe lại thơm thơm nữa! Hắn bèn lựa mấy chỗ thịt non, phơi nắng đỏ hồng ở đùi, ở vai để cứ thế mà giộng túi bụi, giộng ồ ạt như hồi còn nhỏ quen bắt nạt mấy đứa nhỏ đầu đường xó chợ. Cái lối “tẩm quất” này thấm đòn đáo để mà khỏi sợ để lại vết tích, tang chứng như gãy răng, bể miệng.
Nhưng làm sao “tẩm quất” nó mãi được. Johnny chịu. Con khốn nạn biết vậy nên cười hăng hắc, cười thách thức. Lớp váy lụa thêu bên trong lộ ra, nó nằm xoạc cẳng, nằm tô hô ra, miệng la lớn: “Đây này. Mày cứ đánh đi, đánh nữa đi… Mày thì chỉ có thế!”
Chán quá, Johnny lồm cồm bò dậy. Hận lắm nhưng lại đánh không nổi con điếm này chỉ vì nó đẹp quá, đẹp quá đi. Margot cũng vùng dậy theo, nhún một phát là đứng phắt dậy, đứng chống nạnh trước mặt… rồi đi một đường vũ ưỡn ẹo, nhún nhẩy “chọc quê”.
- Mày đập tao… ăn thua gì! Như con nít vậy… Cái thứ mày thì làm ăn gì? Không bằng một đứa con nít! Vậy mà cũng đàn ông. Bộ mày tưởng làm tình cũng như mày “sủa” mấy bài máy nước ấy hả? Còn lâu! Thôi nhé,bái bai Johnny…
Thế là nó biến vào phòng ngủ, khoá cứng cửa lại. Johnny ngồi bệt xuống sàn, chán nản úp mặt vào hai bàn tay, mệt mỏi, nhục nhã đến rã rời người.
Một lúc sau, nhờ chịu đựng thất bại đã quen nên gắng gượng lấy lại tinh thần, Johnny nhấc điện thoại lên, gọi một chiếc tắc-xi ra phi trường cấp tốc. Phải bay về Nữu-Ước ngay. Tình hình này nguy ngập quá. Chỉ có một người cứu vãn nổi hắn. Chỉ có một người đủ thế lực, đủ sáng suốt và còn thực lòng thương yêu hắn. Đó là bố già Corleone.

6789
23-08-2010, 10:20 PM
Johnny chính là hiện thân của sinatra,bài viết của bạn làm mình lại nhớ đến tác phẩm mình thích nhất "Bố Già"...nhớ vito,sonny,michael,tom..thằng đê tiện carlo,perdo...và cả johnny nữa..trong chuyện johnny bị mụn cóc ở trên dây thanh quản nhưng chữa đc k biết ngoài đời thật thì sao hả bạn fansifan?? trong "Bố Già" cũng ca ngợi johnny rất đàn ông,rất bản lĩnh ngoài đời thường của sinatra thế nào bạn tiếp tục nhé..thanks!

Fansifan
24-08-2010, 03:41 AM
Johnny chính là hiện thân của sinatra,bài viết của bạn làm mình lại nhớ đến tác phẩm mình thích nhất "Bố Già"...nhớ vito,sonny,michael,tom..thằng đê tiện carlo,perdo...và cả johnny nữa..trong chuyện johnny bị mụn cóc ở trên dây thanh quản nhưng chữa đc k biết ngoài đời thật thì sao hả bạn fansifan?? trong "Bố Già" cũng ca ngợi johnny rất đàn ông,rất bản lĩnh ngoài đời thường của sinatra thế nào bạn tiếp tục nhé..thanks!

Đa tạ bạn đã hứng thú với bài viết ,mình rất mê Bố Già tới độ bàn bè thường gọi đùa là Godfather expert ,có tên ấy là vì những gì liên quan tới Bố già mình đều quan tâm hết từ nhac phim Speaks softly love với tiếng hát Andy William ,rồi bản này do dàn nhac Paul Mauriat chơi ,nhân vật chính Marlon Brando thủ vai Bố già
mình lục hết phim do Brando đóng từ thời còn phim đen trắng như A streetcar named desired ( Chuyến tàu mang tên dục vọng ) cho tới các phim sau này ,rồi Al Pacino thủ vai Michael cũng hay nhưng không hay bằng cốt truyện ,Al đóng hay nhất trong phim (The scent of woman ) tạm dịch Mùi hương xuân sắc
Mê quá nên tìm hiểu coi Mario Puzo dựa trên nhân vật nào để xây dựng nên nhân vật Vito Corleon tức Bố già ,tìm riết rốt cuộc .. gái có công thì chồng chẳng phụ ... haha đó là nhân vật mafia thực thụ ngoài đời tên Carlo Gambino
Năm 1974 cánh Ngũ đại gia đình tổ chức một buổi mừng thọ nhân vật này ở Florida khi Gambino bước vào đại sảnh thì ban nhạc với 150 cây vĩ cầm đồng loạt cất lên bài Speaks softly love để tỏ lòng ngưỡng mộ Bố già thực thụ ngoài đời
Bố già thực sự ngoài đời có nét mặt thâm trầm của một nhà ngoại giao ,có nụ cười bí hiểm như nụ cười Mona Lisa .Nụ cười đó làm ấm lòng kẻ đối diện ,hay rét run vì sợ hãi .Tùy trường hợp ! khi khác sẽ tiếp tục nói về Frank Sinatra nếu có dịp Thân

6789
24-08-2010, 11:34 AM
xin tiếp bạn fansifan đoạn johnny về gặp Bố Già Corleone:
Johnny quay sang ông Trùm:
-nhận được thiếp mời 1 cái là con biết bố hết giận con rồi.Từ dạo bỏ vợ đến giờ 5 lần 7 lượt con gọi điện cho bố,nhưng lần nào Tôm cũng bảo bố đi vắng hay bố bận,thế chẳng phải bố ghét con là gì.
Ông Trùm tự tay rót thứ rượu vàng óng cho cả bọn:
-Nhắc tới chuyện cũ làm gì..sao nào,bố vẫn còn được việc cho mày hả? hay tiếng tăm và hầu bao bạc triệu đã đưa mày lên cao đến nỗi muốn giúp cũng không với tay tới được?
..Hắn cố nói thật tự nhiên và phớt đời:
-Bạc triệu đâu mà bạc triệu?con đang xuống dốc đây này.Chà,bố nói thế mà thánh gớm.Đáng lẽ con không nên bỏ vợ theo con đĩ mới phải.Bố giận con đáng lắm.
Ông Trùm nhún vai:
-Tao lo cho mày,thế thôi,dù sao mày cũng là con đỡ đầu của tao cơ mà.
Johnny đi đi lại lại trong phòng:
-Con đã mê mẩn con đĩ ấy đến phát rồ lên.Minh tinh số 1 của Hollywood nhé,lại đẹp như tiên nữa.Thế mà bố biết nó làm gì mỗi lần quay xong fim không? thằng hóa trang vẽ cho nó cái mặt coi được nó cho ngủ.Thằng quay fim lấy hình đạt là nó gọi vào phòng mời anh xơi liền..Thân nó nó cho văng mạng như cho tiền Trà Thuốc ấy.Đúng là con phù thủy,chỗ của nó phải tụ tập cùng quỉ sứ ma vương với nhau mới đúng..
Don Corleone ngắt lời hắn:
-thế còn vợ con mày sống thế nào?
Johnny thở dài:
-thì con đã lo đầy đủ rồi.Lúc li dị con đã chu cấp cho 3 mẹ con nhiều hơn là tòa đòi nữa.Tuần nào con cũng tới thăm Ginni với mấy đứa nhỏ...Còn con vợ sau của con nó cứ nhạo báng con.Nó không hiểu cớ sao con lại ghen,nào là con cổ lỗ sĩ,nào là con bán rao cái tính khí Italia,còn các bài hát của con thì rặt những thứ ngớ ngẩn.Trước khi đi con vừa nện cho nó 1 trận đấy,con cứ sườn mà giã đánh thâm tím cả chân tay,chỉ chừa mỗi cái mặt,chả là nó đang đóng phim mà.Thế mà nó vẫn toác cái mồm cười con-Johnny châm thuốc-Thế đấy bố ạ,bởi vậy nên con chẳng thiết sống nữa,chán quá!
Ông Trùm nói giản dị:
-Đó là những tai họa mà không ai giúp mày được,còn giọng mày làm sao thế?
Chỉ trong chớp mắt cái vẻ nhạo đời nhâng nháo của hắn đã biến mất k còn thấy đâu.Johnny gục hẳn.
-Bố ạ,con không hát được nữa,họng con nó làm sao ấy.các bác sĩ cũng chẳng biết đâu mà lần.
Haghen và ông trùm nhìn hắn sửng sốt.Ai chứ Johnny xưa nay máu lắm,chết đến đít còn hăng cơ mà.Hắn tiếp:
-2 bộ phim con kiếm cũng khá.Có dạo con là loại số dách cơ đấy.Bây giờ chúng nó định đuổi con.Thằng chủ hãng fim căm con lâu rồi,bây giờ mới có dịp chơi lại con đây.
Ông Trùm quay sang thằng con đỡ đầu lẩm bẩm hỏi:
-Nhưng tại sao nó lại căm mày?
-Tại con đi theo mấy đám mít tinh của cánh tả,diễn thuyết,hò hét vung vít lên,trò ấy bố chẳng thích rồi.Cả thằng Giec Uônt nó cũng không ưa.Nó gọi con là sách động,nó làm đủ kiểu nhưng không chụp mũ được con.Sau đó con nẫng mất con bé nó đang dấm,sự tình nó thế đấy.Con chỉ dắt đi có 1 đêm,đúng hơn con nhỏ dắt con.Con còn biết làm thế nào nữa.Bây giờ cái đồ sâu bọ lộn giống mà con lấy làm vợ kia lại đuổi con ra khỏi nhà nữa chứ,Ginni với bọn trẻ không chấp nhận con trở lại rồi,họa chăng có lạy nó.Và hát con cũng không hát được nữa.Con phải làm gì thưa bố,con phải làm gì bây giờ?
Mặt ông Trùm lạnh lùng khinh bỉ,không 1 mảy may thương xót.
-Trước hết mày phải tỏ ra đáng mặt đàn ông cái đã-ông nói.
Mặt ông bỗng méo xệch đi vì giận dữ.
-Cho đáng mặt đàn ông,nghe chưa?-ông quát lên.
Ông chồm qua bàn túm tóc Johnny bằng 1 cử chỉ vừa hung dữ,vừa yêu thương.
-Trời đất ơi,mày sống cạnh tao bao nhiêu lâu mà vẫn cứ là cái đồ giẻ rách! thế nào,cái thằng hình nộm hollywood dở đực dở cái kia,việc gì mày lại bày cái trò khóc lóc van xin ấy thế?Lại giở cái thói đàn bà ra nữa-"phải làm gì?con phải làm gì bây giờ?"
Ông Trùm nhại rất giống và bất ngờ khiến Johnny và Haghen bò ra mà cười.Don Corleone hài lòng.Sao mà cái thắng con đỡ đầu lại thân thiết với trái tim ông đến thế..Ông chợt nghĩ không biết mấy đứa con ruột của ông sẽ đáp lại thế nào với kiểu mắng nhiếc như vậy.Thằng Xantino sẽ bậm bực còn là ngúng ngoắng chán chê.Thằng Predo chắc sẽ cúp đuôi như chó phải đòn.Thằng Michael sẽ cười nhạt quay lưng đi rồi trốn khỏi nhà mất mặt vài tháng.Còn Johnny-thằng bé mới dễ thương làm sao!-Nó nhăn răng ra cười,gom góp sức để đoán xem Bố Già nó muốn cái gì ở nó trước khi ông nói hết câu.
(còn tiếp)...

Fansifan
24-08-2010, 11:57 AM
Hay quá ,xem lại vẫn thú vị cám ơn bạn

6789
24-08-2010, 03:17 PM
..Ông trùm nói tiếp:
-Mày quyến rũ con đàn bà của ông chủ mày-của một người mạnh hơn mày-sau đó lại kêu ca rằng ông ta đuổi mày.Mày phải biết điều chứ! mày bỏ vợ con để mặc bọn trẻ bơ vơ không cha mà đi lấy một con điếm rồi lại khóc lóc rằng người ta không rộng lòng đón mày trở lại.Mày thương hại không đánh vào mặt con đĩ vì nó đang đóng fim rồi mày còn lấy làm lạ thấy nó cười vào mặt mày.Trước nay mày sống như thằng ngu nên bây giờ vẫn cứ là thằng ngu,có gì lạ đâu.
Ông dừng lại lấy hơi và ôn tồn hỏi:
-Mày có muốn nghe lời khuyên của bố dù chỉ là một lần này không?
Johnny nhún vai chặn trước:
-Con không cưới Ginni lần nữa đâu đấy.Con thì cứ phải rượu chè,cờ bạc,đàng điếm,thiếu các thứ ấy con không biết sống thế nào.Gái đẹp cứ xáp vào,sức đâu con nhịn mãi được.Đi lang chạ về nhìn thấy Ginni là con xấu hổ không biết chui đằng nào nữa.Đừng hòng con đeo cái mặt mo ấy mãi. Không bao giờ.
Sự nhẫn nại của ông Trùm tưởng sắp nổ tung đến nơi-thật là một chuyện hiếm có:
-Nào ai đã bắt mày cưới nó? mày thích làm gì cứ làm. Mày giữ quyền làm bố mấy đứa con mày-cái đó đáng khen lắm.Nếu thằng đàn ông không là bố của mấy đứa con mình-mà bố cho ra bố ấy-thì còn chó gì là đàn ông.Đã vậy mày cũng phải biết buộc mẹ chúng phải theo điều kiện của mày chứ.Có ở đâu nói rằng mày không được sống chung nhà với 3 mẹ con nó không? có ở đâu nói rằng mày không được quyền sống theo sở thích riêng của mày không?
Johnny nhếch mép cười:
-không đâu bố,bây giờ đâu còn có các bà vợ như kiểu Italia ngày xưa.Ginni không chịu thế đâu.
Ông trùm ném thêm cay độc vào bài lí thuyết của mình:
-Bởi vì mày cư xử như thằng ấm đầu đấy mà.một con vợ thì mày cho tiền nhiều hơn tòa xử,con vợ khác mày không dám làm xây xát mặt nó vì nó đang đóng fim.Việc gì mày cũng chịu lụy đàn bà-mà đàn bà trên đời này chỉ giỏi nhiễu sự thôi,mặc dù sang thế giới bên kia bọn ấy đều ra thánh cả,còn cánh đàn ông mình thì bị thiêu trên lửa hỏa ngục.Suốt mấy năm tao để mắt đến mày,mày biết không-Đến đây giọng ông nghiêm lại-mày là thằng con đỡ đầu tốt nết,chưa bao giờ mày tỏ ra bất kính với tao.Nhưng còn bạn bè mày thì sao? hôm nay mày đi với đứa này,ngày mai lại thấy với đứa khác.Mày còn nhớ thằng gì người Italia đóng các vai nhồn nhộn dạo nọ không-nó bị gẫy một phát là cấm có thấy mày cặp kè với nó nữa.Mày là danh nhân cơ mà! hay đứa khác-thằng bạn nối khố của mày,học cùng,hát cùng mày:thằng Nino.Rượu nó uống như hũ chìm vì đời nó không may,nhưng không ai thấy nó kêu ca điều gì. Nó xoay trần ra chở sỏi, thứ 7 đi hát kiếm thêm chút đỉnh.Mà nó không một lời nói xấu mày.Mày không giúp nó chút được sao?thế nào?tao thấy nó hát hay đấy chứ.
Johnny phân trần,giọng nhẫn nhịn nhưng có phần hơi chán ngán:
-Bố ạ,chẳng qua nó không đủ sức thôi,nó hát chỉ tạm được,đâu phải xuất sắc gì
Ông trùm lim dim con mắt:
-thế còn mày,thằng con đỡ đầu kia,thì bây giờ mày cũng đâu có xuất sắc xuất xiếc nữa.Mày có muốn tao thu xếp cho mày đi lái xe chở sỏi với thằng Nino không?
Johnny không đáp.Ông trùm lên tiếng:
-Ăn nhau ở chỗ tình bạn,tình bạn cao hơn tài năng,mạnh hơn mọi chính thể.Nó chỉ thua có tình máu mủ một chút thôi,mày chớ quên.Chỉ cần mày bao bọc quanh mày một bức tường bằng hữu thì hôm nay đâu đến nỗi mày phải về kêu cứu tao?còn bây giờ mày thử nói xem vì sao mày không hát được?lúc nãy ngoài vườn mày hát hay lắm mà,đâu có thua gì thằng Nino.
Tôm và Johnny tủm tỉm đáp lại câu nói móc quá đáng đó.Bây giờ đến lượt Johnny ra vẻ giảng giải:
-cổ họng con nó yếu mất rồi.Hát 2,3 bài là con mất giọng suốt mấy tiếng,có khi đến mấy ngày liền.Hát tập hay thu đĩa con không kéo nổi đến cùng.Giọng con xuống quá,trong họng không biết có gì ấy.
-Thế đấy.Đàn bà cũng hỏng đằng đàn bà,giọng cũng vứt đằng giọng.Bây giờ mày nói tao nghe thực chất cái vụ lôi thôi với thằng cha pezzonovante của mày là thế nào?nó không cho mày làm ở đâu?không cho ra sao?
Nãy giờ chỉ nói qua nói lại thế thôi,bây giờ mới vào việc đây.
-Hắn đúng là tay tổ đáng gờm lắm-Johnny nói-chủ hãng fim,cố vấn tổng thống về fim tâm lý chiến cơ mà.Tháng trước hắn vừa mua bản quyền dựng fim theo một cuốn tiểu thuyết ầm ĩ nhất trong năm.Sách bán chạy như tôm tươi,in không kịp.Nhân vật chính cứ như nhìn con mà vẽ vậy,giống hệt.Thậm chí con chẳng cần nhập vai làm gì cho mệt,cứ sống sao lên fim là vậy cho xong.Ngay cả hát cũng miễn nốt.Chưa biết chừng con còn vớ giải Hàn Lâm viện nữa là khác.Ai cũng rõ vai ấy dành cho con,nghĩa là con lại vào cầu.Lần này thì với tư cách là diễn viên điện ảnh.Thế mà thằng chó đẻ Uônt chơi con,không chịu giao cho con vai đó.Con xin đóng với số thù lao tượng trưng thôi,thế mà hắn cứ lắc.Hắn nói phao lên rằng nếu con đến xưởng fim hôn đít hắn trước mặt mọi người thì may ra hắn còn cho.
Ông Trùm sốt ruột phẩy tay bảo dẹp cái khoản trữ tình ủy mị ấy đi.Người khôn ngoan thì làm việc bí mấy cũng tìm được lối thoát.Ông vỗ vai thằng con nuôi:
-Tao thấy mày mất tinh thần quá.Mày tưởng mày chẳng cần cho ai nên mọi người quay lưng lại với mày hết chứ gì? mà dạo này mày gầy nhiều đấy.Chắc rượu chè lắm vào hả? ngủ không được phải uống thuốc suốt hả?-ông lắc đầu chê trách.
-còn bây giờ nghe đây mà làm-ông tiếp-mày làm ơn ở lại đây một tháng tao nhờ.Ăn uống,ngủ nghê lấy lại sức đi.Mày cứ đi theo tao-có mày là tao vui,còn mày chắc cũng học được ít nhiều việc đời ở Bố Già mày-biết đâu lại được việc ở chốn thiên đường hollywood của mày cũng nên,và không hát hỏng,rượu chè,gái gủng gì hết.Sau một tháng mày cứ việc về,còn thằng cha pezzonovante của mày ấy,nó sẽ giao việc cho mày như mơ ước,chịu chưa?
Johnny không tin ông Trùm thần thế đến mức ấy.Nhưng chưa bao giờ có chuyện Bố Già hứa làm gì rồi bỏ bê cả.
-thằng này là bạn thân của Edga Huvo đấy bố ạ-Johnny nói-hắn chẳng chịu nghe bố đâu.
-hắn là thằng làm ăn-ông Trùm đáp-tao đem lợi ra nhử nó,nó bỏ qua mà được à?
-nhưng muộn quá rồi bố ơi-Johnny thở dài-hợp đồng kí kết đâu đấy rồi,một tuần nữa sẽ bắt đầu quay.Chẳng ăn thua quái gì đâu.
Don Corleone chậm rãi:
-Thôi đi đi,mày ra với khách đi.Bạn bè mày đang mong mày lắm đấy.Mọi việc cứ để tao lo....



Bố Già đã giữ đúng lời hứa với thằng con đỡ đầu,Johnny được nhận vai tiếp theo còn làm chủ hãng fim không phụ lòng tin tưởng của ông Trùm..sau này Johnny còn tỏ ra là một anh chàng rất có đầu óc đứng lên làm lại khi đã một lần vấp ngã ở cuộc đời..chỉ qua một đoạn đối thoại đã thấy ông Trùm tinh tế và sâu sắc đến nhường nào!! mình thích nhất là câu:tình bạn cao hơn tài năng,mạnh hơn mọi chính thể,chỉ cần mày bao bọc quanh một bức tường bằng hữu thì hôm nay đâu đến nỗi phải về kêu cứu!\

unhidenothing
24-08-2010, 08:03 PM
cái truyện phóng tác phỏng theo này hay đáo để , nhưng đòi hỏi người đọc phải từng đọc qua tiểu thuyết gốc thì mới hiểu nổi cái hay và dí dỏm , còn dạng newbie điếc hay ngóng ngọng hay nói xía vô vài câu là bị tổ trác ngay , càm ơn bài quá hay.

6789
24-08-2010, 09:50 PM
cái truyện phóng tác phỏng theo này hay đáo để , nhưng đòi hỏi người đọc phải từng đọc qua tiểu thuyết gốc thì mới hiểu nổi cái hay và dí dỏm , còn dạng newbie điếc hay ngóng ngọng hay nói xía vô vài câu là bị tổ trác ngay , càm ơn bài quá hay.

Đoạn này trích trong truyện Bố Già của nhà xuất bản văn học, Trịnh Huy Ninh và Đoàn Tử Huyến dịch đấy ạ,e cũng từng đọc bản gốc nhưng thấy không hay như bản dịch này,rất hay,rất dí dỏm và rất nhiều chất đời thường.

Fansifan
24-08-2010, 11:05 PM
Ha ha hoàn toàn đồng ý với bác number ,có nhiều bản dịch làm người ta quên đi nguyên tác, đọc bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn thị Điểm ai buồn nhớ đến nguyên tác nữa ,nhất là khúc dùng điệp ngữ ...Cùng ngoảnh lại mà cùng chẳng thấy ....
Hai dịch giả trên bác dẫn rất hay ,tuy nhiên chất giong giang hồ còn pha mùi trí thức .Tôi thì lại thích bản dich của Ngọc thứ Lang hơn trong đó ngôn ngữ giang hồ rặt giọng bình dân khề khà ,những chữ như ..Coi cà ... Mi.... đọc rất khoái !
Ông dịch Make it right là Nói chuyện phải quấy ,mỗi lần Bố già Nói chuyện phải quấy là có ..Trải thảm .. là có chết chóc
Chắc bác còn nhớ khi Conie giận chông hắt thức ăn tung tóe lên tường thằng chông Carlo bắt lau Conie trả lời Like smack you are ông dịch ..Có lau cái cứt tao đây nè ... thật là sống động hài hước
Lúc Bố già khuyên Michael -Mình bảnh mười bạn bè chỉ biết mình bảnh một ,mình xệ một kẻ thù cứ nghĩ mình xệ mười .Đời như thế không còn gì sướng hơn con ạ .Tôi nghĩ trong nguyên tác không hay bằng câu này
Hoặc là
Kay đấm ngực thùm thụp quì ở góc giáo đương ...trong khi tiếng dép loẹt quẹt của các cha cố đang tà tà bước từ hậu cung ra chánh điện .Đọc chẳng thấy trang nghiêm giáo đường gì hết mà buồn cười đau cả bụng vì ngữ cảnh
Ông dich truyện của Ian Flemming The man with the Golden gun là Ông Mãnh súng Vàng nghe tựa đề đã hấp dẫn rồi ,còn nhiều , nhưng thôi dịp khác

Fansifan
25-08-2010, 07:04 AM
Tính cách hào hiệp của Bố Già đã đưa ông lên ngôi vị Ông Trùm số một ,bất cứ chuyện gì rắc rối từ bé tới lớn kêu ai bây giờ ngoại trừ chạy tới ....Bố Già


Amerigo Bonasera có việc ra Toà, Toà Đại-hình Nữu-Ước, Phòng 3 để nghe công lý phán xét, trừng trị hai thằng khốn can tội bạo hành, toan cưỡng dâm con gái lão. Ngài Chánh án uy nghi, bệ vệ vén áo thụng đen làm như sắp đích thân ra tay trị hai thằng nhãi ranh đang đứng xớ rớ trước Toà. Giọng ngài sang sảng, lạnh tanh:
- Tụi bây hành động như những quân côn đồ tồi tệ nhất. Tụi bây làm như thú dữ ở rừng vậy! Cũng may mà cô bé đáng thương kia chưa bị tụi bây xâm phạm tiết hạnh, bằng không thì mỗi đứa 20 năm chắc…
Cả hai thằng cúi mặt làm như tủi hổ, hối hận. Tóc chúng hớt cao, mặt mũi sáng sủa quá. Nhưng chúng quả là thú vật, thú vật lắm mới dám càn rỡ vậy. Bonasera nghĩ thế, nhưng không hiểu sao lão vẫn mang máng cảm thấy có một cái gì giả trá bên trong vụ xử nầy.
Dưới cặp lông mày chổi xể, đôi mắt sáng lóng lánh của ngài Chánh án khẽ liếc nhìn khuôn mặt bí xị của Bonasera rồi dừng lại trên chồng đơn xin khoan hồng trước mặt. Ngài cau mặt, rồi nhún vai như sắp phải có một quyết định ngược với chính lòng mình.
- Xét vì tụi bây còn nhỏ, chưa có tiền án và con nhà đàng hoàng… Vả lại xét vì luật pháp đặt ra chẳng phải để trả thù nên toà tuyên phạt mỗi đứa 3 năm tù, cho hưởng án treo!
Bốn mươi năm hành nghề chủ xe đòn, chôn người chết đã quen nên Bonasera giận sôi sùng sục vẫn ngậm miệng làm thinh. Con nhỏ xinh đẹp là thế ngày giờ này còn nằm liệt giường, chiếc cằm bể còn kẹp chưa lành mà cả hai thằng khốn, hai con vật lại ra về thong thả. Vậy là toà phường tuồng còn gì? Kìa cha mẹ chúng đang tíu tít bao quanh hai cậu quý tử. Họ sung sướng, họ cười hả hê.
Bonasera nghiến răng nghe nỗi đắng cay trào lên nghẹn họng. Lão đưa chiếc khăn tay trắng lên bụm chặt miệng, ngó hai thằng khốn đi tà tà trở ra. Mặt chúng tươi rói, chúng tỉnh bơ không thèm nhìn lão một phát. Đành đứng trơ ra vậy. Cha mẹ chúng tò tò đi theo: hai cặp vợ chồng Mỹ trạc tuổi lão, bề ngoài Mỹ rặt bẽn lẽn ra mặt nhưng ánh mắt vẫn cứ vênh váo ngầm.
Không nhịn nổi, Bonasera vuột ra khỏi hàng ghế hét toáng lên: “Được rồi! Tụi mày sẽ được khóc như tao. Con cái tụi mày làm khổ tao thì tao sẽ cho tụi mày thử nếm mùi đau khổ!”
Thấy vậy mấy ông luật sư đi sau cùng vội đẩy các thân chủ đi tới, đi nhập một với hai thằng con đang chậm bước hẳn lại làm như chúng sẵn sàng đứng ra bảo vệ cha mẹ vậy. Một bố lục sự đồ sộ còn đứng ra chắn lối Bonasera, sợ lão làm hoảng… nhưng có chuyện gì xảy ra đâu?
Bao nhiêu năm lập nghiệp ở đất này, ăn nên làm ra được cũng vì Bonasera một mặt tin tưởng ở công lý, ở trật tự xã hội. Đứng ngơ ngẩn trước toà, căm thù đến toé khói, đầu óc chỉ lởn vởn ý định trả thù, nghĩa là sắm ngay một khẩu súng, bắn bỏ cả hai thằng khốn, nhưng Bonasera cứ phải cắn răng an ủi mụ vợ đang đứng lặng người chưa hiểu chuyện gì: “Thôi vậy là mình bị chúng giỡn mặt rồi! Điệu này đành phải lết tới ông Trùm mới xong...”
Lão quyết định tìm tới cố nhân Corleone, tốn bao nhiêu thì tốn…
oOo
Ông chủ lò bánh Nazorine người mập mạp in hệt một ổ bánh mì Ý. Quần áo bám đầy bột, hắn bực bội cằn nhằn vợ con. Chú làm công Enzo đâm hoảng hồn vì vụ này: bộ đồ tù binh mặc vô rồi, đeo băng tay chữ xanh đàng hoàng rồi mà trễ giờ sang trại tập hợp thì nguy quá! Hắn thuộc đám vài ngàn tù binh Ý được trưng dụng làm thợ để phục vụ kỹ nghệ sản xuất nên lỡ có chuyện lộn xộn phải trở về nghiệp tù thì đau khổ lắm lắm.
Ông chủ lớn tiếng chất vấn: “Mày tính bêu xấu gia đình tao? Mày biết là hết chiến tranh này mày sớm muộn cũng bị tống cổ vềSicilynên mày cố tình để lại cho con gái tao một cái bầu kỷ niệm chứ gì?”. Cu cậu Enzo người thấp lùn, vạm vỡ vội cuốn quýt đưa tay lên ngực thề: “Thưa ông chủ… Tôi xin thề có Đức Mẹ, tôi không dám lợi dụng lòng tốt của ông chủ. Tôi thương cô chủ thiệt tình, tôi muốn xin cưới hỏi đàng hoàng. Tôi thật không nên không phải, nhưng nếu bị tống về xứ thì chẳng thế nào trở qua được. Đành phải xa Katherine vĩnh viễn”.
Lúc bấy giờ bà chủ mới gắt: “Thôi im đi, đừng vớ vẩn nữa. Anh biết phải làm gì mà? Thằng Enzo cứ việc ở lại, có gì gởi nó quaLong Islandvới bà con mình”.
Katherine chỉ có khóc. Con bé mập tròn, quê mùa và trông như có ria mép thế kia thì kiếm sao nổi một thằng chồng bảnh như Enzo? Cái thằng lại biết chiều chuộng đúng cách, đúng chỗ nữa! Quay sang phía bố, con bé nức nở: “Ba không có cách gì giữ Enzo thì con sẽ bỏ nhà này đi theo anh ấy. Con về Ý liền…”
Nazorine ngắm con nhỏ. Đúng týp con gái bố. Nó hăng lắm. Có lần rõ ràng, ban ngày ban mặt nó dám âu yếm cạ bàn toạ vào trán thằng Enzo lúc thằng này cúi phía sau lom khom bưng khay bánh chất vô quầy. Vụ này không khéo dàn xếp thì tụi nó dám làm bậy lắm. Đành phải kiếm cách vận động cho nó ở lại, nhập tịch dân Mỹ. Chỉ có một người thu xếp nổi. Bố già Corleone chớ ai?
oOo
Ba người nói trên cũng như nhiều người khác đều nhận được thiếp mời của bố già Corleone dự lễ vu quy của cô gái út Constanzia vào thứ Bảy cuối tháng Tám năm 1945. Dù bây giờ nhà cao cửa rộng bênLong Islandnhưng một người như Vito Corleone đâu thể quên bạn bè cũ, láng giềng xưa.
Đám cưới linh đình, khách đến đông, ăn uống suốt ngày. Một dịp vui đúng lúc quá. Chiến tranh với Nhật vừa dứt xong, đâu còn nơm nớp sợ tin dữ chợt tới cho đứa con ngoài mặt trận nên ai nấy cùng vui thả dàn. Muốn vui thì còn gì bằng đi đám cưới?
Vì lẽ đó sáng thứ Bảy bạn bè Ông Trùm từ Nữu-Ước kéo rốc sang. Đồ mừng cô dâu là những phong bao màu kem đầy tiền, tiền mặt chớ ngân phiếu thì khỏi. Kèm theo là tấm thiếp ghi rành rẽ tên người mừng, càng tôn kính ông bố bao nhiêu thì tiền mừng cô dâu càng bộn bấy nhiêu.
Ông trùm Vito Corleone típ Mạnh thường quân, ai có chuyện nhờ vả cũng không để cho thất vọng. Không hứa hão, không có lối chối từ “Tôi không đủ sức”. Không cứ bạn bè quen biết mà cũng chẳng cần sau này có thể đền đáp được hay không. Chỉ cần mỗi một thứ, đó là tình bạn, do đích thân đương sự nói lên. Chừng đó thì bất luận giàu nghèo sang hèn, Ông Trùm cũng lưu ý giải quyết giùm kỳ được, san bằng mọi trở ngại cho lúc thành toàn mới thôi.
Vì đức tính đó, Vito Corleone có nhiều bạn và được tôn xưng Ông Trùm, thình thoảng còn có người thân mật gọi Bố Già. Và để tỏ lòng tôn kính thì một món quà nhỏ mọn đủ rồi, đừng nói đến lợi. Một bình rượu chát nhà cất lấy, một giỏ bánh caytaralles ngày lễ Giáng Sinh. Cùng lúc đó nếu biết điều thì nên kín đáo tự coi như mình có nợ để ân nhân có quyền cho gọi tới, mỗi khi có chút việc muốn nhờ lại.

nhandaeho
25-08-2010, 12:11 PM
Cuộc đời của ông Trùm với biết bao biến động , cơ cực ... Cho đến lúc rời xa cõi tạm ông nói là : "Đời đẹp quá" rồi đi luôn .
Mình rất thích câu này.

6789
25-08-2010, 11:45 PM
Ngồi buồn post thử đoạn này ở bản dịch khác mọi người tham khảo,so sánh với đoạn của bạn fansifan nhé:
Ba người này cũng như nhiều người khác đã nhận được thiếp chữ vàng mời dự đám cưới Miss Conxtanxia Corleone vào ngày thứ 7 cuối tháng 8 năm 1945.Ông Trùm Corleone,bố cô dâu,không bao giờ quên bạn bè và bà con chòm xóm cũ mặc dù ngày nay ông đã nhà cao cửa rộng và chuyển sang mãi bên mạn Long Island rồi.Khách khứa cũng sẽ sang cả đấy,và cuộc vui dĩ nhiên phải kéo hết ngày.Sau này tha hồ có nhiều chuyện mà kể nhé!Chiến tranh với Nhật vừa mới chấm dứt và nỗi lo sợ cho mấy đứa con đi trận không còn cồn cào quấy rầy mọi người vui chơi nữa.Mà muốn vui thì còn gì cho bằng đám cưới! Và thế là thứ 7 đó bạn bè Ông Trùm Corleone từ New York ùn ùn kéo sang góp mặt trong ngày lễ gia đình.Ai nấy đều có quà mừng:1 phong bì dày chặt tay lèn đầy tiền.Tiền mặt chứ không có séc siếc gì hết.Một danh thiếp bỏ kèm theo phong bì chứng nhận nhân thân người mừng và mức độ kính trọng của người đó đối với ông Trùm.Mà kính trọng cũng đáng thôi.Ông Trùm Vito Corleone là người hào hiệp,ai cũng tìm đến nhờ giúp và chưa người nào phải về không.Ông không hứa suông,không quanh co thoái thác kiểu "tôi thì đã đi đến đâu,thiếu gì người còn mạnh bằng vạn".Mà không nhất thiết ông có được coi là bạn của anh hay không,cũng chẳng quan trọng là anh không có gì đền đáp lại ông.Chỉ cần 1 điều là anh,tự anh phải coi mình là bạn của ông.Bấy giờ dù anh có trơ thân kiết xác đến đâu,ông Trùm vẫn lo như lo cho chính mình,không có gì ngăn nổi ông giúp người trong hoạn nạn.Nhưng để được đền đáp lại cái gì! Tình thân,danh hiệu ông Trùm-DON-trọng vọng,và lâu lâu lại thân mật tôn xưng "Bố Già" cho gần gũi.Gì nữa? Thì đại khái mấy món quà mọn như 1 hũ rượu tự cất,1 giỏ bánh taralles-1 loại bánh xèo-mới làm nhân dịp Giáng sinh.Hoàn toàn biểu lộ tôn kính chứ tuyệt nhiên không phải quà cáp hối lộ.Dĩ nhiên,như phép lịch sự tối thiểu đòi hỏi,anh không thể không nói những lời hứa hẹn rằng anh là kẻ chịu ơn ông,rằng bất kể lúc nào ông Trùm cũng có quyền đòi hỏi ở anh những việc làm vừa sức để trả ơn.Ngày gả con là ngày trọng đại,Don Corleone thân ra tận cửa đón khách.Toàn khách quen,nhiều người nhờ ông mới ấm no đề huề nên trong ngày vui của gia đình họ không e ngại gọi ông là Bố Già.Giúp đám toàn là người mình,bưng mâm rót rượu,nấu nướng thức ăn hay trang hoàng dọn dẹp-chăng các băng xúc xích khắp khu vườn rộng mênh mông-đều do 1 tay bạn bè làm giúp.Dù khách là ai-bậc phú gia địch quốc hay hạng áo miếng quần manh,thần thế ngang trời hay dân đen con đỏ-ai ông Trùm cũng đón tiếp niềm nở không chút đơn sai.Đó là chỗ khác người của ông.Mọi người đồng thanh khen lấy khen để chiếc áo đuôi tôm của ông cắt khéo,cứ nhao nhao cả lượt,ai không biết cứ tưởng ông Trùm là chú rể ấy chứ..

6789
26-08-2010, 01:10 AM
Cuộc đời của ông Trùm với biết bao biến động , cơ cực ... Cho đến lúc rời xa cõi tạm ông nói là : "Đời đẹp quá" rồi đi luôn .
Mình rất thích câu này.

Thân tặng bạn đoạn này:
Vào 1 buổi sáng chủ nhật trời nắng đẹp,khi đám đàn bà trong gia đình đã đến nhà thờ xem lễ,Don Vito Corleone khoác vội lên người bộ quần áo làm vựờn thường ngày-chiếc quần dài xám đã sờn gối,áo somi xanh bạc phếch,chiếc mũ nỉ cũ nhàu với 1 dải băng lụa cáu bẩn.Mấy năm gần đây ông béo mập ra,tăng cân nhiều.Ông bảo với mọi người rằng phải tích cực làm vườn,trồng cà chua để giữ gìn sức khỏe.Nhưng ai cũng đều biết rằng không phải như vậy.Sự thật là ông rất thích làm vườn,vui sướng mỗi buổi sáng sớm được ngắm những luống cà chua,rau quả tự tay mình trồng.Chúng nhắc ông nhớ lại quê hương Xixinli,nhớ lại tuổi thơ chưa bị những nỗi kinh hoàng,đau khổ và cái chết của người cha làm cho vẩn đục nặng nề.Giờ đây những luống đậu đã trổ hoa trắng ngọn,những luống hành đã mọc lá xanh rờn.Cuối vườn,sừng sững 1 thùng phân chuồng lớn đã ủ thật ải-thứ phân bón tốt nhất cho các loại rau cỏ.Cũng ở phía đó còn có các giàn gỗ do tự tay ông Trùm làm,những ngọn cà chua đang mơn mởn bám vào giàn leo dần lên cao được buộc chắc chắn bằng những nút dây đay.Ông Trùm đang vội.Cần phải tưới xong vườn trước khi mặt trời lên cao-lúc đó mỗi giọt nước sẽ biến thành 1 chiếc kính hội tụ ánh nắng đốt thủng lá non như 1 tờ giấy mỏng.Nước và nắng đều cần,tuy vậy 2 thứ ấy mà kết hợp với nhau 1 cách khinh suất thì tai hại không biết đâu mà lường.Cũng may là vừa kịp.Khi ông tưới xong thì nắng sớm đã bắt đầu chói chang.Ông Trùm thầm nhắc mình:"Thôi,đủ rồi,hôm nay thế là đủ rồi".Chỉ còn phải cắm vài cây cọc đỡ cho mấy mầm cà chua non.Ông lại cúi xuông luống rau.Đi hết hàng này nữa là vào nhà.
Mặt trời đột nhột hạ xuống thấp,treo ngay sát mặt ông.Hàng ngàn đom đóm lửa bay toán loạn trước mặt.Thằng cháu nội,đứa con đầu của Michael,từ đâu hiện ra,chạy dọc luống rau đến nơi ông Trùm đang quì trên mặt đất-và đột nhiên đứa bé bị che khuất trong 1 ngon lửa vàng chói mắt.Thế này là không ổn rồi,ông Trùm biết ngay là trái tim lại trở chứng.Phía sau ngọn lửa kia là thần chết đang rình sẵn sàng nhảy ra vồ bắt ông đi.Bố Già xua tay đuổi đứa cháu đi chỗ khác-chỉ 1 giây nữa là chậm mất,không nên để thằng bé nhìn thấy cảnh này.Liền đó,ông nghe như bị 1 cú búa tạ nện vào ngực,họng tắc lại,nghẹt thở,Don Corleone đổ chúi người xuống phía trước.
Khi Michael cùng mấy gã vệ sĩ chạy tới,ông Trùm nằm úp mặt lên luống rau,2 tay doãng ra bám chặt xuống đất.Họ đỡ ông dậy,khiêng vào chỗ râm sát tường nhà.Michael quì xuống cạnh bố nắm chặt tay ông,mấy người khác chạy bổ đi gọi bác sĩ và xe cấp cứu.Ông Trùm gắng hết sức mở mắt ra nhìn đứa con trai lần cuối.Cơn nhồi máu cơ tim nặng đã làm cho khuôn mặt hồng hào rám nắng của ông tím tái.Bắt đầu những phút tuyệt vọng cuối cùng.Ông cố hít sâu vào ngực mùi hương mát của các luống rau.Ngọn lửa vàng lại bùng lên trong mắt ông.Bố Già thì thào:"Ôi,cuộc đời đẹp quá!".
Số phận đã giúp ông Trùm ra đi khỏi phải chứng kiến những giọt nước mắt đàn bà-ông chết trước khi vợ và các con dâu,con gái của ông từ nhà thờ trở về,trước khi bác sĩ và xe cấp cứu kịp đến.Ông qua đời giữa những người đàn ông đứng xung quanh,tay vẫn nắm chặt tay đứa con trai út ông yêu nhất nhà.
Đám tang của Bố Già được tổ chức thật trọng thể.Tất cả các ông Trùm và các caporegime của Ngũ Đại Gia đều có mặt.Gia đình Texxio và Clemenxa dĩ nhiên là đông đủ.Bất chấp lời khuyên ngăn của Michael,đại tài tử điện ảnh Johnny Fontane cũng về dự đám tang Bố Già,và tin này đã được các tờ báo lá cải không bỏ qua dịp làm rùm beng lên khắp nước.Thậm chí,trong 1 bài phỏng vấn,Johnny còn xác nhận Don Corleone là cha đỡ đầu của mình và trong đời chưa hề gặp 1 người nào tốt bụng,quân tử như ông.Được về dự lễ tang ông Trùm là 1 hân hạnh lớn,còn mọi người muốn nghĩ sao thì hắn nhổ toẹt....

Fansifan
26-08-2010, 03:19 AM
Gửi bạn number đoan Bố già xử lý với lão nhà đòn Bonasera lúc lão tới khóc lóc xin trả thù cho con gái

Lúc Bonasera đượcHagenđưa vô thì Ông Trùm đang ngồi sau chiếc buya-rô rộng thênh thang và Sonny đứng ở cửa sổ nhìn xuống vườn. Trọn ngày hôm nay mới thấy nét mặt bố già thản nhiên, lạnh nhạt là một. Không có vụ ôm hôn, một cái bắt tay cũng không vì nếu Bà Trùm và vợ lão nhà đòn đám ma chẳng phải bạn từ hồi con gái thì sức mấy Bonasera được mời đi ăn đám cưới? Mà chính lão Bonasera cũng chẳng thèm chơi, chẳng dám dây dưa với ông bạn Vito Corleone!
Lão chủ xe đòn nhập đề xéo, rất có chiến thuật sau khi đưa mắt nhìnHagenvà Sonny, rõ ràng không muốn có mặt hai thằng này trong phòng nhưng Ông Trùm vẫn cứ lờ đi.
- Xin ông bạn tha lỗi cho con bé cháu không đến dự lễ cưới để chia vui cùng mẹ đỡ đầu của nó được vì cháu còn nằm bệnh viện.
- Chúng tôi biết. Tội nghiệp con nhỏ… Nếu chúng tôi có thể giúp đỡ cháu phần nào thì ông bạn cứ việc cho biết. Bề nào nó cũng là con đỡ đầu của bà nhà tôi mà?
Cái vụ này là ăn miếng trả miếng! Ra điều “Vợ tôi là mẹ đỡ đầu của nó nhưng ông bạn đâu thèm cho nó nhận thằng này là cha đỡ đầu!” Khuôn mặt bí xị của Bonasera xám như tro. Lão đành nói huỵch toẹt: “Tôi có chút chuyện muốnnói riêng với ông bạn được không”. Ông Trùm lắc đầu: “Không được. Hai thằng này không những là phụ tá mà còn là con cháu trong nhà… tôi không tin chúng thì con biết tin ai? Đuổi chúng ra đâu được?”
Bonasera đành nhắm mắt lại bắt đầu kể lể. Giọng lão đều đều như mọi lần vẫn “Xin thành thật có lời chia buồn cùng tang quyến” vậy.
- Tôi chỉ có một mụn con gái là nó. Tôi tin tưởng ở Mỹ-quốc nên làm ăn có tiền là nuôi con thật đàng hoàng, như bất cứ người Mỹ nào. Tôi không giữ rịt nó ở trong nhà vì tin là đã giáo huấn nó về danh dự gia đình. Nó có thằng bạn thân, không phải người Ý. Đi xi-nê với nhau, đi chơi tối với nhau, mà thằng kia chẳng thèm biết đến vợ chồng tôi là ai. Tôi công nhận tôi sơ xuất chỗ đó. Cách đây 2 tháng một hôm nó lái xe rủ con nhỏ đi chơi cùng một thằng bạn nữa. Chúng cho con nhỏ uống huýt-ky rồi toan làm hỗn. Dĩ nhiên con nhỏ chống cự. Không chịu là tụi nó đập, như đập một con vật vậy. Khốn nạn, lúc tôi vô nhà thương thì con nhỏ mặt mũi tím bầm, mũi dập hàm bể phải kẹp không biết bao nhiêu chỗ! Thấy tôi con nhỏ cứ nức nở: “Bố ơi, con có làm gì đâu mà chúng nỡ… làm con thế này? Sao chúng nó hành hạ con vậy này?”. Chao ơi, tôi trả lời nó thế nào được? Tôi đành nhìn con mà ôm mặt khóc!
Bonasera ôm mặt khóc thật. Khóc nức nở, nghẹn ngào không nói nên lời thật, dù tiếng khóc quả tình chẳng có vẻ khóc bao nhiêu! Tuy nhiên, Ông Trùm vẫn phải có một cử chỉ an ủi để lão kể lể thêm chút nữa. Khuôn mặt Bonasera chảy dài ra, mắt lão đỏ ngầu…
- Tôi khóc vì con nhỏ là cuộc đời tôi. Nó đẹp, hiền hậu, dễ thương biết chừng nào… lại tin người có một. Bây giờ thì nó hết tin ai… và còn đẹp với ai được nữa!
Thế rồi tôi mang nội vụ đi thưa Cảnh sát. Cả hai thằng bị bắt ngay và bị truy tố ra toà, đúng theo luật pháp Mỹ quốc. Tang chứng rành rành, cả hai thằng cùng nhận tội hết. Vậy mà toà xử chúng 3 năm tù, cho hưởng án treo.
Chúng ung dung ra về ngay sau phiên xử. Tôi đứng ngơ ngẩn trước toà còn bị hai thằng súc sinh cười vào mặt nữa. Tôi bèn nói với nhà tôi: “Việc này phải nhờ đến Ông Trùm mới xong…”
Ông Trùm khẽ cúi đầu thông cảm nỗi đau khổ của lão. Nhưng khi lên tiếng thì tiếng nào cũng gằn giọng, bực bội: “Biết thế thì ông bạn sao lại đi thưa với Cảnh sát? Tại sao không đến tôi ngay chứ?”
Bonasera không trả lời mà chỉ sụt sịt: “Bây giờ tôi nhờ ông bạn. Ông bạn muốn thế nào xin cứ cho biết. Bao nhiêu cũng được, miễn xong công việc...”Muốn thế nào, bao nhiêu cũng được . Cái thằng chỉ có tiền, chẳng biết đến tình, chẳng còn biết cái gì nữa. Ông Trùm bèn gằn giọng: “Ông bạn nhờ cái gì mới được chứ?”
Bonasera liếc nhìnHagen, Sonny và lắc đầu quầy quậy. Không nỡ lòng, Ông Trùm bèn xích người gần lại chút nữa và chìa tai ra để cho hắn thầm thì. Lão chồm tới, rỉ tai khe khẽ. Người thì thào, người chìa tai lơ đãng ngó mông lung như linh mục nghe xưng tội vậy. Một lát sau, Bonasera mới ngồi ngay người lại, chờ đợi. Ông Trùm ngó ngay mặt làm lão đỏ mặt nhưng mắt vẫn cứ giương lên…
“Cái vụ đó làm thế nào được. Ông bạn điên đầu rồi!” Vậy mà lão còn đề nghị với một phát “Ông bạn muốn bao nhiêu tôi cũng chịu hết”.
Giọng rành rẽ, tỉnh bơ của Bonasera làmHagenkhẽ nhăn mặt, lắc đầu. Thằng Sonny nãy giờ đứng quay lưng nhìn ra cửa sổ cũng phải quay quắt lại ngó sững. Đang ngồi ở sau buya-rô. Ông Trùm đứng dậy lên tiếng. Giọng không hề giận dữ mà tiếng nào tiếng đó như búa bổ:
- Ông bạn và tôi, tụi mình biết nhau quá lâu rồi. Nhưng có bao giờ ông bạn thèm hạ cố tới chơi, hay nhờ vả chuyện gì? Mà ông bạn cũng chẳng thèm mời lại nhà chơi, dù chỉ để uống một chén trà. Mà vợ tôi lại là mẹ đỡ đầu của con bé cháu đấy! Xin lỗi, tôi nói đâu có sai? Ông bạn không thèm chơi, không thèm dây dưa… làm gì tôi chẳng biết.
- Tại tính tôi không muốn rắc rối…
- Không, ông bạn nghe tôi nói. Ông bạn sang Mỹ lập nghiệp làm ăn chín chắn như vậy thì giàu có là phải, xứ sở này thiên đường là phải. Ông bạn lương thiện, có sợ gì ai đụng chạm mà cần phải kết bạn? Thằng nào, đụng đến thì đi thưa lính, lôi cổ nó ra toà. Đâu phải nhờ vả đến một thằng Vito Corleone? Đúng lắm! Sự thực tôi cũng có va chạm tự ái đấy nhưng xét lại, tôi cũng chẳng phải hạng nhắm mắt kết giao bừa, nhất là với những kẻ coi mình rẻ rúng. Tôi không thèm có những ông bạn không đáng bạn như vậy.
Bữa nay ông bạn có chuyện muốn nhờ vả đến tôi song không nhân danh tình bạn mà đến. Ông bạn nhè lựa đúng ngày tôi gả con để tới chơi và đề nghị tôi giết người dùm. Và còn ra giá “Tốn bao nhiêu thì tốn”. Chao ơi đau quá! Tôi không đau vì bị ông bạn xúc phạm... nhưng tôi muốn biết tôi đã làm những gì mà ông bạn nỡ lòng đánh giá tôi quá rẻ nhường ấy?
Sợ tái người, Bonasera ôm mặt khóc, rên rỉ: “Khổ thân tôi quá. Đất Mỹ này đãi tôi quá hậu đi. Tôi chỉ muốn yên thân làm ăn đàng hoàng, nuôi con nên người”.
Ông Trùm vỗ tay một phát, gật gù đồng ý:
- Đúng quá! Ông bạn nói nghe hay thiệt. Vậy thì than thở mà chi? Đất Mỹ có pháp luật, ông bạn đã nhờ pháp luật phân xử và pháp luật đã phán xét vậy đó. Còn muốn gì nữa? Thôi thì ông bạn có vô bệnh viện thăm con cháu nhớ mang cho con nhỏ bó hoa, hộp kẹo cho nó khỏi tủi lòng và chính mình cũng hài lòng luôn thể. Xét cho cùng chẳng qua cũng chỉ là chuyện nhỏ nhặt đâu có đáng gì? Bọn con nít làm bậy mà! Chúng còn say rượu và một thằng còn có ông bố làm lớn nữa. Ông bạn Bonasera thân mến, tôi công nhận ông bạn là người lương thiện và dù ông bạn không thèm chơi với… thì một lời ông bạn nói ra tôi vẫn cứ trọn tin, tôi tin hơn ai hết. Vậy chỉ xin ông bạn một lời là… hãy bỏ qua vụ này đi. Đừng bận tâm vì nó, người Mỹ có lối sống vậy đó! Hãy cố quên đi. Quên để tha thứ hết. Cuộc đời này còn thiếu gì chuyện đau khổ?
Bonasera ngồi ngơ ngẩn mất hồn vì những lời quyết liệt, nặng như búa bổ nhưng vẫn cứ gắng gượng năn nỉ: ”Nhờ ông bạn giải quyết dùm”.
- Coi, pháp luật giải quyết rồi mà?
- Giải quyết quái gì! Họ giải quyếtcho chúng … chứ chẳng phải cho tôi.
- Đồng ý. Ông bạn muốn giải quyết cách nào?
- Nợ máu trả bằng máu.
- Đâu được? Con nhỏ còn sống thì đòi nợ máu sao ổn?
Bonasera cố vớt vát:
- Thôi thì… ăn miếng trả miếng vậy? Con nhỏ đau đớn thế nào thì bắt chúng đau đớn in hệt vậy! Vậy thì…vậy thì… ông bạn tính bao nhiêu xin cho biết? Xin ông bạn cứ cho biết…
Ông Trùm quay lưng đi. Vậy là hỏng việc rồi, Bonasera ngồi chết dí. Lát sau làm như một người nhân từ thì không nỡ lòng nào đối xử tuyệt tình với một người từng quen biết, nhất là gặp khi hoạn nạn, Ông Trùm thản nhiên quay mặt lại. Mặt Bonasera nhợt nhạt như những cái xác mà lão khâm liệm hàng ngày. Không nỡ làm lão đau khổ nữa, Ông Trùm đành gạn hỏi:
- Sao, ông bạn vẫn còn sợ không muốn kết giao bằng hữu với tôi nên không thèm nhờ vả suông, nhân danh tình bạn chớ gì. Nói thực để ông bạn biết, ông bạn đã ngửa cổ đợi cả tháng để chờ công lý phán xét. Ông bạn chi tiền cho những thằng thầy cãi nó biết trước, biết dư là ông bạn sẽ bị lỡm. Ông bạn trông cậy ở sự phán xét công minh của thằng cha chánh án sẵn sàng bán đứng lương tâm như đĩ bán trôn vậy. Những năm về trước, mỗi khi cần tiền làm ăn ông bạn vác xác chạy lại mấy thằng nhà băng năn nỉ, xin xỏ chúng cho vay với giá cắt cổ mà còn phải chờ lên chờ xuống để chúng “đánh hơi” coi liệu có trả nổi hay không đã.
Phải chi hồi đó ông bạn nhớ đến thằng này thì dễ quá! Tiền của tôi sẽ là tiền của ông bạn, chẳng điều kiện quái gì hết. Vụ vừa rồi nếu ông bạn nhờ đến thì ngày giờ hai thằng súc sinh kia chắc chắn sẽ khốn nạn hơn con nhỏ nhiều. Bạn cứ tin đi. Ông bạn làm ăn lương thiện đến như thế mà thằng nào dám đụng tới thì nó sẽ biết tay tôi. Nhưng nếu ông bạn làbạn tôi thì nói thực… cha nó cũng chẳng dám!
Ông Trùm vừa xuống giọng thì Bonasera gật đầu gấp, nói lí nhí trong miệng:
- Dạ, xin bác hãy coi tôi như bạn. Chỗ anh em bạn với nhau…
Lúc bấy giờ, Ông Trùm mới thân mật đặt tay lên vai ông bạn mới. “Vậy có phải hay không? Bạn sẽ được thoả nguyện. Rất có thể một ngày kia tôi sẽ có việc nhờ lại bạn, mà ngày đó có thể chẳng bao giờ có. Cứ tạm coi như một món quà nho nhỏ của nhà tôi tặng cho đứa con gái đỡ đầu đi. Được không?”
Bonasera cảm ơn gấp. Tiễn lão ra cửa xong,Hagenquay vô nghe Ông Trùm chỉ thị: “Giao vụ này cho thằng Clemenza. Bảo nó lựa mấy thằng đàng hoàng chớ đừng xài những quân cứ thấy máu là nổi hung nghe. Thây kệ thằng cha chôn người chết đó nó muốn nghĩ sao thì nghĩ… chớ mình đâu phải bọn giết mướn?”

6789
26-08-2010, 07:08 AM
đoạn này cũng rất hay,hay là do mình mê truyện BỐ GIÀ quá nên thấy chỗ nào cũng hay chăng??

Fansifan
26-08-2010, 07:41 AM
Ừ ,một quyển truyện dày thế mà ngắt ra hồi nào đọc cũng thấy hay ,không cần liên tục,mới thấy Mario Puzzo bố cục hết sức tài tình ,chặt chẽ ,liền lạc lắt léo như thế trận Bán Đồ Liệt Pháo haha

Fansifan
27-08-2010, 11:54 AM
Al Pacino đóng hay thật ,gương mặt âm u lạnh tanh vậy mà mình vẫn thấy thác đổ trong lòng ,coi đoạn này mình cũng rưng rưng ,vợ trông thấy cười bảo ...Nước mắt cá sấu !Rõ bực bảo sao mà không gấu ó

Fansifan
27-08-2010, 09:48 PM
Bác number ,cái khúc người tình của Sony đọc trong truyện thấy cũng êm ái quá nhưng trong phim thì thật là .....huỳnh huỵch ....haha

Lucy Mancini vén cao chiếc váy hồng, tất tả bước lên thang. Cứ tưởng tượng ra khuôn mặt bì bì và đa tình của Sonny giờ này đỏ nhừ vì hơi rượu thì quả thực dễ sợ quá… Nhưng cả tuần nay cô phù dâu chỉ nhắm có bấy nhiêu đó mà? Hồi ở Đại học, Lucy có hai kép thật song anh trước anh sau đều “chạy”, chỉ một tuần lễ du dương là tối đa. Thằng bồ thứ hai còn phê phán: “Đàn bà con gái gì mà… vĩ đại kinh khủng thế” làm nàng hiểu ngay thân phận khác người của mình, không bắt bồ thêm thằng nào nữa trong suốt cả một niên học.
Dịp nghỉ hè được mời làm phù dâu cho bồ Connie, nàng nghe thiếu gì chuyện về kỳ tích của đàn anh Sonny. Hôm chiều Chúa nhật, lúc bọn đàn bà con gái quây quần dưới bếp, chính miệng mụ vợ hắn nói ra mà? Mụ Sandra coi mập mạp, tốt tướng, gốc Ý song sang Mỹ từ hồi còn để chỏm. Cao lớn, vú bự như mụ thì lấy chồng 5 năm 3 mặt con là phải.
Sandra doạ dẫm cô em chồng Connie về vụ động phòng kinh khủng.
Mọi người cười ầm lên, riêng Lucy chỉ cảm thấy nhột nhạt cả một khoảng người.
Chính sự nhột nhạt đó làm người nàng bốc lửa lúc bước lên thang lầu. Chừng Sonny ló mặt ra, kéo tuốt nàng qua hành lang, vô một căn phòng trống trơn và đóng sập cửa lại thì Lucy rùng mình, hai chân đứng không nổi. Coi, miệng hắn toàn mùi thuốc lá khét lẹt! Nàng hé môi nín thở vì dưới lớp lụa mát dịu, bàn tay hắn bỗng nóng như lửa, tới chỗ nào là nhột nhạt, khó chịu chỗ ấy.
Tụi nó còn ôm nhau đứng nữa, đứng mãi nếu không có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, thận trọng. Rất lẹ làng, Sonny đẩy Lucy về phía sau, rồi sửa sơ qua quần áo hắn đi vội ra phía cửa nhưng cố ý chắn lối… để cửa có mở ra thì thằng ở ngoài vẫn không vô lọt! Trong lúc Lucy cuống quít vuốt lại xiêm y, mắt nhấp nháy mở ra chờ đợi thì có tiếngHagenhỏi khẽ: “Sonny, phải mày trong đó không?”
Mừng ra mặt, Sonny vừa nháy nhó vừa hỏi: “Có chuyện gì đó Tom?”
“Ông Già sai tao kêu mày gấp. Lên buya-rô ngay đi”. Chỉ mới nghe loáng thoáng như vậy đã thấy tiếng chân bước đi xa dần. Sonny chỉ kịp hôn từ biệt em bé một phát là mở cửa hối hả chạy theo.
Còn một mình. Lucy bình tĩnh chải lại mớ tóc, móc lại dây nịt coóc-xê, vuốt thẳng nếp váy. Người thì mệt rã rời nhưng nghe ngây ngây ở môi, ở má. Tuy thấy rõ cảm giác vướng víu, nhớp nhúa ở mỗi bước chân đi nhưng không ghé qua phòng tắm mà mở cửa ra tất tả đi một mạch xuống vườn. Thản nhiên như không có chuyện gì, Lucy vừa ghé mông ngồi xuống chỗ cũ đã nghe tiếng bồ Connie trách yêu: “Mày đi đâu về… mà coi lừ đừ như say rượu vậy? Ngồi bên tao này, cấm đi nghe!”
Chú rể Carlo bèn xốc tới, hóm hỉnh bưng ly rượu chát tới mời cô phù dâu nhưng cười cái điệu biết hết… Lucy phớt tỉnh nâng ly uống ngon lành. Cảm giác nhớp nhúa vẫn còn, nàng bèn cặp rõ chặt, xiết cứng đùi lại. Cả người chợt run run, nàng kín đáo phóng tầm mắt qua vành ly để kiếm thử hình bóng Sonny nhưng chẳng thấy hắn đâu. Ngoài Sonny ra còn kiếm ai làm chi mất công?
Rất hóm hỉnh, Lucy ghé tai bồ Connie tâm sự: “Mày đừng nôn nóng! Ráng đợi vài giờ đồng hồ nữa là biết hết. Thú vị lắm nghe!” Cô dâu phát cười sằng sặc trong khi Lucy ra vẻ rất đàn chị, rất nghiêm trang ngồi hai tay đặt trên bàn đàng hoàng. Như không hề có chuyện gì xảy ra.

scholes
27-08-2010, 10:07 PM
Bố Già là tiẻu thuyết mình rất thích,mình cũng xem phim này mấy lần nhưng cũng chỉ để giải trí,mình thấy hay nhất là cách phân biệt bạn với thù của bố già(ông đã nói lại với michael) trong tình thế khó khăn,rất hay=D>=D>

6789
28-08-2010, 12:37 AM
Al Pacino đóng hay thật ,gương mặt âm u lạnh tanh vậy mà mình vẫn thấy thác đổ trong lòng ,coi đoạn này mình cũng rưng rưng ,vợ trông thấy cười bảo ...Nước mắt cá sấu !Rõ bực bảo sao mà không gấu ó
mấy mụ vợ xem fim cùng bực mình lắm,k xem cùng thì nói mình k tình cảm,xem cùng thì hỏi đi hỏi lại sốt ruột..cứ phải thuyết minh,giải thích nên k theo dõi đc-buộc phải tua lại-lúc Bố Già Michael chứng kiến cái chết của con gái mình thấy ông ta gào k thành tiếng,đau đớn như kiểu biết trươc cái nguy hiểm sẽ đến với ng thương yêu nhất trong cuộc đời,nhưng k thể "đỡ" nổi..trong chuyện mình xúc động nhất lúc Bố Già thể hiện tình cảm không che giấu nổi trước cái chết của Sonny...hay,Bố Già là tác phẩm kinh điển!!

6789
28-08-2010, 12:50 AM
Bác number ,cái khúc người tình của Sony đọc trong truyện thấy cũng êm ái quá nhưng trong phim thì thật là .....huỳnh huỵch ....haha

HOANG DÃ như vậy thấy cũng "thú vị" đúng k bác..hehe.Ăn vụng mà,Sonny e càng đọc đi đọc lại e càng thấy thích nhân vật này,bác thử ngẫm mà xem có đúng k?? hắn k hề ''đầu đất" 1 tý nào,rất anh hùng mã thượng.e thích hắn nhất trong chuyện Bố Già (k hiểu tại sao nữa),càng thích Sonny bao nhiêu thì càng căm thằng Carlo bấy nhiêu!! đọc ít thì k để ý mấy đến Sonny chứ đọc nhiều thấy Sonny mới là đàn ông (đàn anh) thực thụ!!

Fansifan
28-08-2010, 02:28 AM
Cái cách Bố già thu xếp cho Johny dành lại được vai trong bộ phim mà y muốn đóng cũng gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ trong phim .Bạn number

Biệt xá của ông chủ hãng phim có khác. Trông cứ như xem quay phim vậy. Kiểu nhà là kiểu “đồn điền”, đứng chơ vơ giữa một khoảng rộng mênh mông có hàng rào, tàu ngựa, đồng cỏ…
Trước nhà thì hàng rào hay luống hoa, bồn cỏ cũng cắt xén chi li, kỹ càng như được sửa sắc đẹp vậy! Ông chủ Jack Woltz đứng đón khách trước vòm cửa, bên trong nhà điều hoà không khí. Lão đi xăng-đan nhẹ, quần màu cứt ngựa và áo sơ-mi lụa xanh để hở cổ thật trẻ trung, nhàn hạ… nhưng đâm tức cười vì quá mâu thuẫn với làn da mặt “đèn xếp”.
Lão đưa mờiHagenmột lyMartini tổ bố và nâng một ly cụng thân mật, trái ngược hẳn hồi sáng. Lại còn quàng vai đưa đi chơi “Chưa cơm tối đâu”… Mình ra tàu ngựa chơi. Vừa đi lão vừa cho biết:
- Xin lỗi về cái vụ hồi sáng nghe Tom! Lẽ ra bạn phải cho biết ngay thân chủ của bạn là Vito Corleone chớ? Làm tôi cứ tưởng đâu Johnny mướn một thằng thầy cãi hạng bét nào lại nồ tôi chớ? Tôi không chịu cái lối nồ như vậy mà cũng chẳng thích mua thù chuốc oán. Mà thôi, để vụ đó bàn sau bữa cơm. Bây giờ mình dạo chơi mà?
Xét phương diện chủ nhân thừa tiếp khách quý thì Jack Woltz thật khỏi chê. Lão thủng thỉnh nói chuyện ngựa đua, tổ chức sản xuất thế nào cho ngon nhất nước nghe thật hay. Chuồng ngựa nào cũng kỵ hoả, vệ sinh tối đa lại mướn thám tử tư canh gác ngày đêm. Đến một chuồng đặc biệt, vách có gắn bảng đồng sáng loáng chữKhartoum.
Hagencó biết gì về ngựa đua đâu nhưng phải công nhận ngay nó là một con vật tuyệt đẹp. Sắc lông một màu đen láng bóng, láng nhẫy trừ một ô quả trám trắng toát là cái đầu bự và cặp mắt như hai trái táo lớn, tròn xoe. Da nó căng lên như lụa khiến Jack Woltz cứ mân mê như con nít:
- Nói về ngựa đua thì nó vô địch: nó nhất thế giới nghe bạn. Sáu trăm ngàn đô-la mua tận bên Ăng-lê nghe! Vua chúa Nga có lẽ cũng không dám chơi một con ngựa ngần ấy tiền. Nhưng về tay tôi, tôi thì không cho đua nữa. Chỉ để đúc giống đặc biệt cho chuồng ngựa nhà.Camđoan ngựa lò J.W sẽ nhất nước…
Lão vừa nói vừa vuốt ve bờm ngựa, vỗ về nó hết mực thương yêu rồi se sẽ gọi tên “Khartoum,Khartoum”. Con vật biết ý chủ, khe khẽ rùng mình trả lời làm cho lão càng hí hửng, phát cười ha hả:
- Xin nói là năm mươi tuổi tôi mới học cưỡi ngựa lần thứ nhất nhưng mê ngựa, cưỡi ngựa ngon lành đến như tôi là nhất. Tôi dám có máu kỵ sĩ Cốt-xắc trong người lắm. Biết đâu chừng bà cụ tổ mấy đời của tôi ở bên Nga chẳng bị một đấng Cốt-xắc nào hãm hiếp nên dòng máu mới lưu truyền đến thằng cháu chắt mấy đời này? Bạn thử coi cái gậy của nó có ngon không kìa? Phải chi mình có một cái… cỡ đó thì đỡ khổ lắm nghe!
Bữa cơm tối diễn ra thật trưởng giả. Hai người ăn mà ba thằng bồi đứng hầu, thêm ông quản gia Ăng-lê chầu chực sai phái. Khăn bàn cũng thêu chỉ vàng, còn nói gì muỗng nĩa, dĩa chén?
Nhưng thức ăn thì tồi quá! Dân độc thân mấy thằng cần ăn ngon đâu? Đợi mãi mà không thấy lão nói gì, đến lúc ăn xong mỗi đứa một điếu xì gàHavanatổ bố thìHagenđành phải hỏi: “Thế nào? Johnny liệu có được… hay không?”
Jack Woltz nghiêm giọng trả lời:
- Câu trả lời là không. Tôi không thể làm được. Dù có muốn gài cho Johnny vô cũng không kịp nữa rồi. Giao kèo đã ký xong hết và chỉ tuần sau là khởi sự quay mà?
- Ông Woltz… cái vụ “trễ” đó đâu có nghĩa lý gì? Mình là xếp sòng thì muốn cái quái gì chẳng được, huống hồ cái việc nhỏ mọn đó? Ông chỉ việc ra lệnh là rồi! Hay ông không tin là thân chủ tôi thủ tín, nghĩa là nói sao làm vậy.
- Đâu có, tin lắm chớ? Tôi biết là hãng tôi sắp có đình công đến nơi! Cứ như giọng lưỡi thằng Goff, thằng chó đẻ đó… bạn có thể ngờ mỗi năm tôi phải cúng cho nó đúng một trăm nghìn đô không? Tôi cũng biết bạn có thể cúp bạch phiến dùm thằng kép “cây tiền” của hãng tôi hoặc đầu tư cả cuốn phim dễ như chơi… Có điều không được là không được. Vì tôi hận thằng Fontane. Bạn nói dùm ông xếp bạn trừ dùm cái vụ thằng chó đẻ này thì cái gì tôi cũng chịu hết, bất cứ cái gì!
Coi, nếu vậy lão mời mình tới đây làm gì cho mất công thêm? Chắc phải có một cái gì đề nghị chớ?Hagenbèn giải thích lý do phải cầu cạnh năn nỉ. Chỉ vì Johnny là con đỡ đầu. Đứa con hờ từ thuở lọt lòng thật nhưng cha nó qua đời rồi thì Bố Già càng phải nâng đỡ nó. Cha đỡ đầu mà?
Jack Woltz gật gù, thông cảm lắm nhưng vẫn nhún vai:
- Tôi không muốn mất lòng xếp bạn nhưng vụ này thật không thể được. Tiện có bạn đây xin hỏi thẳng về vụ can thiệp đình công. Tốn cỡ bao nhiêu nào? Tiền mặt. Chi ngay bây giờ?
Có vậy chớ! Có vậy lão mới chịu khó tốn thì giờ, sau khi đã nhất quyết từ chối vụ Johnny chớ?
Rõ ràng lão không muốn có chuyện rắc rối nhưng lão cóc ngán Vito Corleone. Lão ỷ quen biết lớn, thế lực mạnh, tiền bạc đông nên…chẳng có gì để ngán một thằng ở đâu đâu như vậy. Xét ra lão có lý. Nếu có đình công thì đình công, lão gồng mình chịu… thì Ông Trùm còn làm gì được? Tuy nhiên có một sự kiện lão chưa biết là tính nết Bố Già: đã hứa có là phải có. Không thể nào là không được. Rắc rối ở chỗ đó…
Hagennhẫn nhục giải thích:
- Về cái vụ đình công thì xếp tôi có hứa sẽ thu xếp dùm nhân danh tình bạn, nếu ông bạn ra ơn cho Johnny. Chớ đâu có đe doạ gì mà ông bạn xoay ra sang chuyện tiền… mà hỏi tốn kém bao nhiêu? Vậy là ông bạn hiểu lầm, ông bạn đánh giá tôi quá thấp. Ông bạn lầm thực rồi!
Hình như Jack Woltz chỉ đợi có vậy để la lớn:
- Phải, tôi lầm! Chớ không phải lề lối xưa nay của mấy thằng Mafia nói ngon nói ngọt mà bóp cổ chết người? Xin nói rõ lần chót này: thằng Johnny Fontane cừ lắm, nó chơi vai đó thật tuyệt, nó sẽ lên ghê lắm. Nhưng tôi đá đít nó, tôi không thí cho nó và tôi sẽ tống cổ nó ra khỏiHollywoodnữa kìa. Vì tôi hận nó, tôi phải chơi cho nó mạt luôn.
Vì nó chơi ngang. Nó chơi qua mặt tôi. Tôi có một con đào non 5 năm nay ra sức nuôi nấng, đào tạo tốn hết bao nhiêu công phu, tiền bạc để lăng-xê một phát là đại tài tử. Cả trăm ngàn đô la đầu tư vô nó, với bao nhiêu hy vọng. Dĩ nhiên chẳng phải vì nhân đức, vì nghệ thuật khơi khơi… phải nói ngay như vậy! Con nhỏ đẹp lắm mà lại không thể tưởng tượng, ngon chưa từng thấy trên cõi đời này mà nghệ thuật chìu đàn ông của nó thì khỏi nói.
Vậy mà thằng chó đẻ òn ỉ, tán tỉnh thế nào mà con nhỏ chạy theo nó, cho tôi de luôn. Nó còn liệng bỏ tất cả chỉ cốt để thằng già xấu mặt! Anh bạn nghĩ coi… một thằng địa vị tôi mà xấu mặt thì có chịu đời nổi không?
Ôi, một chủ nhân như ông Jack Woltz lại cay cú để cho tình cảm xen vô chuyện làm ăn quan trọng như vậy. Chỉ vỉ chuyện đàn bà con gái? Xưa nay với những típ người như Vito Corleone, Thomas Hagen thì có đẹp như tiên cũng chẳng có kí lô nào trong công chuyện làm ăn. Hoàn toàn là việc tư, việc cá nhân…
Dù sao cũng phải thử thách lần chót.Hagenbèn xác nhận ông chủ Jack Woltz căm hận vậy là đúng lắm, đá đít thằng Johnny cũng vừa nhưng ác một nỗi nó lại là con đỡ đầu của Ông Trùm nên đã hứa là không thể không giúp nó, dù phải cầu cạnh, dù phải năn nỉ. Nhưng Woltz đứng phắt lên, gạt ngang:
- Thôi, nói vậy quá đủ. Có đời nào thằng này chịu thua quân điếm đàng, trộm cắp! Cho anh bạn hay tôi chỉ nhấc cái tê-lê-phôn này lên là đêm nay anh bạn có chầu nằm khám. Và tôi chẳng còn là thằng bầu ban nhạc hồi đó mà hòng Corleone chơi dữ, đúng thế. Tôi biết chớ? Nếu cần thì tôi cũng dám chơi Ông Trùm, chơi không biết đằng nào mà đỡ kìa. Nếu cần thì có cả thế lực Bạch Cung cũng chưa biết chừng…
Lão càng hùng hổHagencàng lì. Coi, vậy mà cũng chủ nhân ông, cố vấn tổng thống, vua điện ảnh!Một nhân vật có cỡ mà chỉ có bấy nhiêu đó thì Bố Già nhảy sangHollywoodlàm ăn gấp là phải. Lão già đầu rồi mà chẳng biết lợi hại quái gì, chỉ nhắm mắt để tình cảm chi phối.
Vậy từ biệt là vừa. Rất tươi tỉnh,Hagenđứng lên: “Xin cảm ơn ông chủ đã vui lòng thừa tiếp tối nay. Ông chủ chịu phiền cho mượn xe đi phi trường liền bây giờ thì hay quá. Tôi ở lại đêm không được vì tính nết ông xếp tôi kỳ cục lắm. Làm việc gì không xong là phải cho hay liền.”
Lúc đứng đợi xe ở cửa lớn đèn chiếu sáng choang.Hagennhác thấy 2 bóng người đang bước lên chiếc xe du lịch mui kín chờ sẵn. Hai mẹ con con nhỏ mới lớn hồi sáng còn tuyệt vời, ngây thơ là thế mà bây giờ sao ủ rũ, đau khổ vậy? Mặt nó nhợt nhạt, đôi mắt thẫn thờ, chân bước có mấy bước ra xe mà run lập cập, run lẩy bẩy… lết không muốn nổi? Mẹ nó phải cặp kè đi sát một bên, xốc nách đỡ nó lên xe và ghé tai thì thầm. Trước khi lên xe mụ còn ngoái cổ lại liếc nhanh về phíaHagen, đôi mắt mụ sáng lên độc ác lạ!
Hagennhớ ngay ra tại sao hồi chiều Woltz không mời đi chung máy bay cho tiện mà phải cho xe hơi đi đón sau. Phải dành chỗ cho mẹ con mụ này vàHagenphải đến trễ vài giờ đồng hồ để ông chủ hãng phim còn có đủ thời gian “làm thịt” con nhỏ chớ? Ôi, cả một sự bẩn thỉu nhơ nhớp là cái xã hội điện ảnhHollywood, thế giới đặc biệt của những con người như Johnny Fontane, như Jack Woltz!

Sáng thứ Năm,Hagenphải tới văn phòng thanh toán bằng hết công việc để dành trọn thì giờ chuẩn bị tiếp đón Sollozzo. Đây là một công việc sinh tử, bằng không hắn đã chẳng đề nghị triệu tập “Hội nghị gia đình” để tính toán kỹ đề nghị mà đối phương sắp sửa đưa ra. Với týp Sollozzo chẳng thể khinh xuất.
Vụ điều đình cho thằng Johnny thất bại không làm Ông Trùm ngạc nhiên chút nào. Chiều thứ Ba vừa ởHollywoodvề tới nhà, ổng bắtHagenkể lại đầu đuôi câu chuyện tiếp xúc với lão Woltz, không bỏ sót chi tiết nào. Nghe chuyện con bé 12 tuổi, ổng cau mặt chê: “Bẩn thỉu quá” rồi đột ngột hỏiHagen: “…nhưng theo ý mi nhận xét… lão ta có tư cách không, có dám chơi không?”
Sống với Bố Già bao nhiêu năm,Hagenđâu lạ gì ngôn ngữ đặc biệt của Ông Trùm Corleone, cũng như tiêu chuẩn đánh giá người rất đặc biệt của Ông Già này. Những danh từtư cách… dám chơi chẳng hiểu theo nghĩa thông thường. Mà phải hiểu theo nghĩa “giang hồ” là: liệu hắn có phải là người dám gồng mình chịu, dám liều hy sinh bất cứ cái gì một khi danh dự bị đụng chạm, thể diện bị tổn thương? Nghĩa là liệu hắn có dám ăn thua đủ, tới đâu thì tới chỉ vì bị thằng con nít Johnny hạ nhục, do đó phải rửa nhục với bất cứ giá nào?
Hagenmỉm cười: “Chắc bác muốn hỏi… lão có dám chơinhư mình , chơi như dânSicilychính cống… phải không?”
Ông Trùm hể hả gật đầu. Cái thằng thông minh, biết đoán ý, biết chuyện đấy chớ? “Nếu vậy thì.. thưa bácKhông ”.
Bố Già chỉ cần biết có vậy. Kể như xong rồi. Một giải pháp sẽ nảy ra, sau một ngày suy tính, cân nhắc. Quả nhiên chiều thứ Tư ổng đã gọi tới, cho chỉ thị rành rẽ để cứ thế mà thi hành. Chỉ thị đóHagentiếp nhận và phải mất nửa ngày mới phân phối xong nhưng phục lăn Bố Già, phục sát đất!
Chẳng phải suy tính gì hết,Hagenbiết chắc rằng chơi như vậy chơi kiểu đó… thì ông nội lão Jack Woltz cũng phải đầu hàng. Lão không còn cách nào hơn là ô kê lẹ lẹ và kết quả sẽ cho thấy ngay nội buổi sáng hôm sau. Nghĩa là lão sẽ phải phôn tới… mời ông Johnny Fontane tới ký giao kèo đóng phim!


Jack Woltz quen lệ ngủ một mình từ 10 năm nay, từ ngày bà vợ từ trần. Cái giường 10 người nằm cũng vừa và phòng ngủ thì đặt máy quay phim còn rộng nhưng chỉ có độc một mình lão. Đâu phải chê đàn bà? Xài nhiều là khác… nhưng ở chỗ khác, giờ khác. Không chơi cái lối ấp hơi suốt đêm cho phí sức. Một vài giờ buổi chập tối là quá đủ… mà phải là thứ gái non, gái rất non mới gợi hứng.
Sáng thứ Năm, không hiểu sao lão thức giấc sớm hơn thường lệ. Cả một căn phòng mênh mông như còn phảng phất hơi sương. In hình ở cuối giường một dáng dấp quen thuộc quá? Vội chống cùi chỏ ngồi lên chú mục nhìn. Thì ra một cái đầu ngựa! Còn ngái ngủ, tay lão quờ quạng bật đèn.
Ôi chao ánh đèn nháng lên cho thấy rõ mồn một và Woltz chết lặng người, như vừa lãnh một cú búa bổ vào đúng giữa ngực, tim nhảy loạn xạ và cứ thế mà nôn oẹ.
Coi, conKhartoum! Nhưng chỉ có một cái đầu của nó, một cái đầu đồ sộ lông đen láng. Cái đầu ngựa đứng sững trên vũng máu đặc, mấy sợi gân trắng lòi lòng thòng. Hai lỗ mũi bự còn đóng hơi sương và cặp mắt tròn xoe như hai trái táo lồ lộ tinh anh bây giờ rõ ra nguyên cặp mắt chết, lờ lờ sọng máu.
Sợ choáng người, sợ điếng hồn… lão réo gọi đầy tớ om sòm đoạn vớ tê-lê-phôn chửiHagenầm ĩ. Lão quản gia cuống quít cho gọi bác sĩ, gọi cả ông phó nhưng may quá họ chưa tới ông chủ đã gượng dậy được.
Ôi, cú cắt đầu ngựa này nặng quá, độc quá! Một con ngựa thì có tội tình gì… mà 600 ngàn đô la đâu phải ít… chúng nỡ lòng xuống tay cái rụp. Khỏi cảnh cáo, khỏi nói qua nói lại! Thế này thì còn pháp luật gì, còn trời đất gì… và còn cái gì ngăn cản được chúng nữa, trời! Vậy là chúng dư sức chơi, chúng sẵn sàng chơi và chúng chẳng coi an ninh chung, thám tử riêng ra quái gì?
Muốn cúp cổ conKhartoumđâu phải dễ! Phải có tay trong, phải có người gài sẵn mới có thể ngấm ngầm đầu độc con vật rồi thản nhiên chặt phập cho đầu rời khỏi cổ. Và tà tà xách lên, đặt nhẹ ở cuối giường ông chủ! Mấy thằng canh gác đêm dám khai không nghe thấy gì hết! Còn lâu! Chúng mày không câm thì chúng mày sẽ phải nói, phải khai bằng hết những thằng nào mua đứt chúng mày chơi tao một cú như thế này.
Một người như Woltz mà dại sao? Lão biết Vito Corleone mạnh lắm, mạnh ghê gớm… Nhưng thế lực như lão mà đành chịu thua sao? Giang sơn của lão mà chúng dám giở trò sao, dám ngồi lên đầu lão chắc? Quả thực óc tự tôn, tính tự cao tự đại đã hại Jack Woltz phen này! Chỉ cần xáng một búa cái rụp là có thế lực váng trời cũng phải mở mắt.
Vito Corleone chơi cú này quá rõ rồi. Ra điều bảo thẳng vào mặt lão rằng… mày cỡ lớn thật, mày thế lực thật, mày có Cố vấn Tổng Thống và bồ bịch ông Tổng FBI thì thằng lái buôn dầu ăn gốc Ý hạng bét này muốn lấy mạng lúc nào là mày phải chết lúc ấy. Nếu tao muốn thì mày phải chết!
Điệu này thì chết thực chớ còn mơ hồ gì? Mạng mình kể như nó nắm. Nhưng nó dám lấy mạng mình chỉ vì mình không cho thằng Johnny đóng phim thì trời đất ơi, láo quá! Ai cho phép nó chơi ngang vậy? Có thứ thế giới nào chấp nhận thứ quyền sinh sát láo đến vậy? Thôi đến thế là hết! Mình có tiền, mình có công ty, mình có toàn quyền ra lệnh. Vậy mà mình không được làm theo ý mình! Phải tuân lệnh của nó? Mười lần độc hơn Phát Xít! Vậy phải chơi lại, đập nát chúng nó. Không thể chấp nhận được!
Bác sĩ ép Woltz uống ít thuốc an thần. Để lão dằn bớt cơn xúc động và suy nghĩ hợp lý hơn. Cái làm lão ngán hơn cả là thằng khốn kiếp Corleone đã khơi khơi ra lệnh cúp cổ một con ngựa đua cả thế giới biết tiếng và trị giá đến 600 ngàn đô la. Ấy là mới sơ sơ dằn mặt đấy. Lão rùng mình… Lão nghĩ giàu sang thế lực như mình thì đàn bà đẹp muốn bao nhiêu chẳng có? Ngoắc tay một phát, chìa tấm thẻ giao kèo ra là xong. Chơi với vua chúa không! Có tiền và biết hưởng thụ đến như lão quả là sung sướng nhất trần gian! Bây giờ mà lăn cổ ra chết thì hết chơi, hết hưởng thụ. Mà rút cuộc mất mạng chỉ vì một đứa con gái thì uổng quá, lão nghĩ thế. Hay là “chơi” thằng Corleone? Có chơi nó cũng chẳng được, chẳng bõ! Ôi, cái tội giết ngựa, dù ngựa đua vô địch 600 ngàn đô la thì trước pháp luật quả thật nhẹ hều! Cũng chỉ là một mạng… ngựa!
Nghĩ đến đó Woltz cười sằng sặc, cười như điên. Cái vụ này mà lọt ra ngoài thì thiên hạ cười lão đến thối đầu, dânCaliforniachắc chắn kháo nhau bằng thích. Chịu sao nổi? Vả lại xét cho cùng thì chúng có thể chơi mình thực, chúng thừa sức mà? Thôi, tốt hơn là lo giải quyết êm đẹp cho xong!
Jack Woltz bèn tỉnh táo ra lệnh cho bộ tham mưu thi hành, thi hành cấp tốc. Mấy thằng đầy tớ và cả ông bác sĩ nữa đều phải thề độc là không tiết lộ bí mật. Một thông cáo được gởi đi các báo cho hay ngựaKhartoumđắt nhất thế giới vừa từ giã cõi đời vì một chứng bệnh lạ chắc nhiễm phải trong khi chuyên chở từ Anh sang. Xác nó sẽ được chôn trong trang trại J.W.
Sáu giờ đồng hồ sau, kép Johnny Fontane bỗng nhận được cú phôn của ông giám đốc sản xuất mời sáng thứ hai tuần tớiphải có mặt ở phim trường để nhận vai

Fansifan
28-08-2010, 02:43 AM
HOANG DÃ như vậy thấy cũng "thú vị" đúng k bác..hehe.Ăn vụng mà,Sonny e càng đọc đi đọc lại e càng thấy thích nhân vật này,bác thử ngẫm mà xem có đúng k?? hắn k hề ''đầu đất" 1 tý nào,rất anh hùng mã thượng.e thích hắn nhất trong chuyện Bố Già (k hiểu tại sao nữa),càng thích Sonny bao nhiêu thì càng căm thằng Carlo bấy nhiêu!! đọc ít thì k để ý mấy đến Sonny chứ đọc nhiều thấy Sonny mới là đàn ông (đàn anh) thực thụ!!
Sony thì hay quá rồi ,mình thích tính cách hắn vô cùng ,thương yêu bạn bè ,bác nhớ cái lúc hắn chơi với Tom khi còn bé ,Tom mồ côi đau mắt sắp mù ,thế là lôi ngay về nhà bắt bố mẹ nuôi .thương yêu gia đình khi nghe Conie bị đánh là hắn gầm lên lao xe đến ngay, thương yêu các chị em ta, khi vào chốn truy hoan lúc trình diện chú bé vĩ đại của hắn lập tức các chị em đòi tiền gấp đôi ,hắn cũng cười hè hè vui lòng chi trả không phàn nàn gì hết ,người thật rộng lượng

Fansifan
30-08-2010, 01:26 AM
Theo truyền thông Mafìa khi ra tay sát thủ có hai điều cần ghi nhớ ,bắn là phải thấy óc ,còn xiết cổ thì phải vãi ...cứt ...đó là để chắc ăn kẻ bị thanh toán đã chết 100%



Không đầy hai mươi bốn giờ đồng hồ trước khi Ông Trùm bị ám sát, thằng người nhà thân tín nhất, dễ nể nhất chuẩn bị tiếp xúc đối phương. Dĩ nhiên phải là đêm tối và dĩ nhiên phải do Ông Trùm sắp đặt chớ? Luca Brasi đã được lệnh ngầm tiếp xúc và bắt tay vô việc nầy cả tháng trước. Nó la cà đi nhậu ở mấy quán rượu của nhà Tattaglia, lại bắt bồ với một con điếm có cỡ nữa. Nó chán đời, nó bất mãn… Bao nhiêu năm phục vụ gia đình Corleone mà cứ lẹt đẹt mãi.
Cỡ một tuần sau khi xì tin ra thì ông chủ quán tức cậu út Bruno bèn tới gặp liền. Trong gia đình Tattaglia thì Bruno bề ngoài không hềlàm việc nhà , tức nuôi đĩ. Có điều quán của cậu út rất đông “nghệ sĩ trình diễn” và chiêu đãi cẳng dài. Nhiều em bédeluxe Nữu-Ước xuất thân từ quán này.
Cuộc tiếp xúc rất mau lẹ, thẳng thắn. Bất mãn với cánh Corleone thì sẽ có việc làm ngay, một chân “giám sát” thì làm gì chẳng có? Vì mê em bé quá, muốn gần gụi nên Luca Brasi cũng muốn làm lắm chớ? Những mục dò dẫm cứ thế mà tiến hành.
Tuy nhiên Luca chỉ nhận làm với một điều kiện rõ ràng: không đả động tới, không chống lại Bố Già Corleone cổ kính.
Cậu út Bruno thuộc đám mới lớn lên, tối kỵ “mấy anh già vớ vấn, nhà quê” kiểu Luca Brasi nhưng cũng ráng tiếp xúc thử. Đến Vito Corleone hay ông thân sinh cậu cũng chẳng là cái thá gì kia mà? “Ô hay sao Ông Già tôi lại muốn ông chống lại Ông Trùm Corleone nhỉ? Thời buổi này đường ai nấy đi chớ chống đối nhau như ngày xưa thì ăn giải gì. Nếu ông cần một chỗ làm ngon lành thì tôi sẵn lòng giới thiệu với Ông Già. Công việc của ổng bao giờ chẳng cần những người biết làm vàdám làm như ông? Nếu muốn thì ông cứ việc đến.
Luca Brasi nhún vai: “Tôi hiện giờ cũng chưa đến nỗi phải đi tìm việc”.
Theo đúng kế hoạch, Luca làm ra vẻ muốn làm và từng có ít nhiều kinh nghiệm ma túy nên nếu có làm thì phải cũng có tí gì làm ăn riêng. Chỉ cốt để “đánh hơi” xem đứng sau lưng nhà Tattaglia, thằng Sollozzo có tính toán gì không, có định chơi cánh Corleone không. Việc cứ dây dưa tới 2 tháng mà vẫn chưa thâu thập được tin tức gì nên Luca báo cáo lại là không nghe nói Sollozzo có mưu toan. Tuy nhiên Ông Trùm ra lệnh tiếp tục giữ đường dây, không đi đâu mà vội.
Ngay buổi chiều hôm trước Ông Trùm bị sát hại, Luca Brasi cũng mò lại quán và được Bruno tới ghé tai cho biết:
- Tôi có người bạn muốn tiếp xúc với ông.
- Rất sẵn sàng… Biểu hắn tới đây…
- Đâu được. Hắn muốn gặp riêng kia.
- Ai vậy?
- Một người bạn. Hắn có một đề nghị muốn nói với ông khuya nay được không?
- Được. Lúc nào, ở đâu?…
Bruno Tattaglia ngẫm nghĩ rồi nói:
- Quán sẽ đóng cửa 4 giờ sáng. Tại sao không hẹn gặp ở đây ngay sau giờ ấy… lúc tụi nó sắp công tác dọn dẹp?
Nó hẹn gặp lúc 4 giờ sáng là nó đã điều tra kỹ về lối sống của mình rồi. Luca Brasi nghĩ vậy.
Vì Luca Brasi khác người ở chỗ quen lệ 4 giờ chiều mới ngủ dậy, rồi giải trí bằng cách đánh bạc cò con với mấy anh em nhà hay “bắt” một em nào đó. Thỉnh thoảng đi coi hát, vôbar nhậu một mách và không bao giờ chịu ngủ trước lúc trời tờ mờ sáng. Như vậy cái hẹn 4 giờ khuya đâu có gì ngược đời?
Chiều hôm đó, sau khi y hẹn Luca trở về nhà, một căn phòng ở trọ trong gia đình một bà con có họ xa ở trong khu nhà ga Đại lộ số 10. Nó ở riêng một mình hai phòng nhưng muốn vô phòng nó thì bắt buộc phải đi qua nhà ngoài nên Luca Brasi khoái địa điểm này. Vừa có không khí gia đình lại vừa an ninh bảo đảm. Muốn thịt Luca Brasi ở nhà đâu phải dễ?
Nó biết “người bạn” của Bruno lắm chớ? Khuya nay thế nào thằngđường Thổ chẳng ló đuôi chồn? Nếu nó hé cho biết điều gì thì tốt quá. Còn món quà mừng Giáng sinh nào Ông Trùm khoái bằng?
Luca Brasi sửa soạn kỹ. Giường nó phía dưới có một ngăn kín, nó kéo ra lấy chiếc “áo lót”. Thứ áo đỡ đạn dày cộm, nặng kinh khủng. Mặc vô rồi mới đến sơ mi, vét tông. Mấy lần đã định phôn về Ông Trùm thông báo gấp cái hẹn khuya nay nhưng không dám. Bố Già tuyệt đối ít chịu xài điện thoại. Ổng lại giao công tác này chomột mình nó, ngay đến Tom Hagen và cậu cả Sonny cũng không được quyền biết đến thì thông báo với ai?
Luca Brasi lúc nào chẳng kè kè khẩu súng trong người? Đâu phải súng lậu mà súng có giấy tờ đàng hoàng. Cái giấy phép mang súng của nó có lẽ mắc nhất thế giới vì khó cấp nhất. Mười ngàn đô la, thần thế lắm mới có. Nhưng vẫn phải có vì không lẽ tay súng số 1 của gia đình Corleone lại không có súng hay xài súng lậu để rớ tới là ở tù?
Khuya nay nếu mọi việc xong hết và cần đến súng thì Luca Brasi phải xài một khẩu khác, thứ súng “an toàn” nghĩa là không có gốc nào để phăng ra kìa! Nhưng mới lần sơ ngộ thì có lẽ chưa cần nổ. Cứ lắng nghe và về kể lại cho Ông Trùm là tốt rồi.
Luca Brasi trở lại quán nhưng không nhậu nữa. Một mình nó thả bộ đến đường số 48, chén một bữa ở Pasy, nhà hàng chuyên bán toàn món Ý. Nơi đây bán suốt đêm, ông khách quen có quyền kề cà đến sáng! Gần đến giờ hẹn Luca Brasi mới mò tới, lúc quán vừa đóng cửa người làm bắt đầu về.
Chủ quán Bruno đích thân ra đón, đưa nó vô cáibar vắng ngắt bên cạnh phòng ăn. Luca Brasi đưa mắt nhìn ra cả một khoảng mông mênh bàn ghế để lổng chổng và ở giữa là sàn nhảy đánh si bóng láng. Giàn nhạc trống trơn, mấy cái mi-crô đứng trơ trụi.
Luca tới ngồi quầy rượu, ông chủ Bruno ngồi phía trong bồi tiếp. Nó nhất định từ chối, không chịu uống mà chỉ đốt thuốc hút. Biết đâu lỡ người hẹn gặp không phải Sollozzo thì sao?
Đúng lúc đó nó đề cao cảnh giác thì từ bóng tối đầu phòng đằng kia Sollozzo thủng thỉnh bước tới. Nó ngồi cạnh Luca. Thằng Bruno bưng rượu lại. Sollozzo gật đầu rồi lên tiếng: ”Chắc ông biết tôi là ai rồi?”
Luca gật đầu cười lạnh. Tao biết mày là con chồn ở hang và bây giờ con chồn ló ra. Tao biết mày là thằng dễ nễ và chơi với mày là phải coi chừng kịch liệt… nhưng có vậy mới thú!
- Ông biết tôi sắp thưa chuyện gì không?
Luca Brasi lắc đầu.
- Tôi đề nghị một chuyện làm ăn, làm ăn lớn… làm ăn bạc triệu. Ngay chuyến đầu phần ông đảm bảo là 50 ngàn đô-la. Tôi muốn nói ma túy chỉ có ma túy mới ngon ăn như vậy!
- Ủa, sao lại đề nghị với tôi? Chắc ông muốn nhờ chuyển lời lên Ông Trùm?
- Không, Ông Trùm tôi đã nói rồi nhưng ổng không chịu nghe. Ổng từ chối thẳng. Dĩ nhiên không có ông tôi cũng vẫn làm và làm được chớ? Nhưng tôi cần một tay chì, rất chì để đứng đằng sau yểm trợ cho công cuộc làm ăn. Tôi biết ông có chỗ không hài lòng với gia đình Corleone và có thể bỏ đi làm ăn nơi khác.
- Nếu quyền lợi đúng mức.
Cặp mắt Sollozzo nãy giờ nhìn nó chòng chọc. Hình như nó đã có quyết định rồi.
- Quyền lợi thì cứ như con số tôi vừa nói. Ông suy nghĩ vài ba bữa cho chín chắn rồi ta sẽ gặp nhau sau.
Nói dứt là Sollozzo chìa tay ra bắt nhưng Luca lờ đi, làm như không thấy mà cứ chăm chú vào điếu thuốc vừa gắn lên môi. Bên kia quầy rượu, Bruno bèn mau mắn chìa bật lửa ra. Coi, bật lửa chưa tới đã rớt cái độp. Ra nó cố tình buông để nắm cứng lấy tay mặt Luca Brasi. Hai tay giữ một, kềm cho chặt.
Luca có phản ứng ngay. Người nó tuột ra khỏi ghế và vặn mình một cái là vượt. Nhưng hai tay Sollozzo lập tức kẹp cứng tay trái, đúng chỗ cổ tay. Hai thằng 4 tay giữ nó cũng khó quá! Nó vùng vẫy và chắc sẽ sút cái một nếu đúng lúc đó nhân vật thứ 3 không xuất hiện.
Từ khoảng tối phía sau lưng Luca một thằng vọt ra, cấp tốc “đi một đường dây lụa” quanh cổ hung thần. Sợi dây lẹ làng xiết lại, xiết gọn. Còn thở sao nổi?
Mặt Luca tím, tím bầm. Sức vùng vẫy ở hai bên tay đi đâu mất. Sollozzo và Bruno Tattaglia hai thằng nắm hai bên bỗng nhàn nhã quá. Gần như khỏi cần xuất lực mà chỉ đứng yên, đứng ngay người ngó thằng cô hồn phía sau nghiến răng xiết cứng sợi dây, xiết cứng nữa.
Đột nhiên mặt sàn ướt sũng nước và cả phòng bỗng thối hoăng. Cứt đái văng tứ tung. Người Luca Brasi nhũn ra, gối lỏng và sụm xuống. Bruno và Sollozzo vội buông nó ra gấp để một mình thằng em ghì chặt lấy và hạ người thấp dần theo cái thân xác nặng nề. Nó xiết chặt đến nỗi sợi dây lụa văng tuốt luốt vô cần cổ, không trông thấy đâu nữa kia mà? Đôi mắt Luca lồi ra, như muốn nhảy khỏi tròng. Làm như nó ngạc nhiên, ngạc nhiên lắm và vừa kịp ngạc nhiên là chết.
- Phải thủ tiêu nó gấp. Bây giờ tuyệt đối chưa thể lộ một tí gì về nó.
Buông xong khẩu lệnh vắn tắt, Sollozzo quay phắt đi, biến vào bóng tối.

6789
01-09-2010, 01:21 AM
Xin được "tiếp lời" (giết người kiểu Sicily)với bác fan chút:
...Carlo vẫn ngồi đợi Maicon.Thấy người ra kẻ vào tấp nập đâm sốt ruột.Chắc chắn đã xảy ra 1 chuyện quan trọng gì đó-còn hắn hình như lại bị bỏ rơi nữa rồi.Hắn nóng ruột quay điện sang cho Maicon.Một tay cận vệ cầm máy,chạy đi gọi Maicon rồi chạy về bảo rằng Carlo cứ đợi đấy.Maicon sắp xong việc ngay thôi.Carlo gọi điện cho cô nhân tình hẹn nhau đi ăn tối rồi 2 đứa sẽ vui suốt đêm.Maicon bảo rằng sắp sang,có bàn công việc gì cùng lắm cũng chẳng quá 2 tiếng.Hắn quyết định thay quần áo sẵn để lát nữa khỏi mất thời gian.Hắn vừa mới xỏ tay vào áo somi thì nghe có tiếng gõ cửa.Carlo ra mở cửa-và rụng rời chân tay vì khiếp hãi.Trên ngưỡng cửa là Maicon Corleone mặt mũi đằng đằng sát khí mà nhiều lần Carlo Ritdi đã thấy trong mơ.Sau lưng anh là Haghen va Rocco Lampone,mặt mày cũng rất nghiêm trọng như thể đang phải cầm lòng mà báo tin gở.Cả bọn bước vào.Carlo đưa chúng vào phòng khách.Hắn cố trấn tĩnh,than thầm rằng dạo này đâm yếu bóng vía quá.Maicon choang 1 câu như sét đánh khiến hắn bủn rủn cả người chỉ chực nôn.
- Mày phải trả lời về cái chết của Xantino.
Carlo làm bộ ngớ ngẩn.không nói không rằng Haghen và Lampone tách ra đứng mỗi đứa 1 bên vách.Maicon đứng đối diện với hắn.
- Mày đã bán đứng Xonni cho bọn Bardini.- Maicon lạnh lùng trầm giọng nói.- Mày đóng kịch hành hạ con em tao, mày bảo Bardini rằng trò hề ấy sẽ nhử được Xonni ra chứ gì?
Mất hồn mất vía đến quên mất cả thể thống,mất hết tư cách,Carlo Ritdi cuống cuồng lắp bắp:
- Xin thề là em vô tội.Xin thề trên đầu mấy đứa con là em không có tội tình gì,anh Maicon.Đừng,em van anh...đừng làm thế,anh Maicon.
Maicon thản nhiên nói:
- Bardini chết rồi.Philip Tagtalia cũng thế.Hôm nay tao muốn bao nhiêu ân oán trả hết 1 lần.Vì thế đừng nói là mày không biết.Mày chịu nhận tội thì còn may ra..
Haghen và Lampone đưa mắt nhìn nhau ngạc nhiên.Ra Maicon không dứt khoát thẳng tay bằng Bố Già.Hèn hạ như Carlo Ritdi thì bắt nhận tội làm quái gì?Bất trung,bất tín rành rành ra rồi! Hay Maicon còn e ngại giết oan người vô tội,phải đợi chính mồm nạn nhân thú nhận mới chịu tin? Maicon ôn tồn an ủi:
- Mày sợ cái gì cơ chứ? Mày nghĩ xem,chẳng nhẽ tao lại để con em ruột tao thành bà góa hay sao? để mấy đứa cháu ruột tao thành mồ côi hay sao? gì thì gì,tao cũng là cha đỡ đầu của 1 đứa chứ có phải không đâu.Không,mày sẽ bị trừng phạt kiểu khác. Từ nay về sau mày sẽ không còn quyền lợi gì trong gia đình này nữa.Lát nữa chúng nó đưa mày ra máy bay,cho mày về Las Vegas với vợ con rồi ở luôn dưới đó.Tao sẽ gửi trợ cấp cho Connie.Thế thôi,có điều rằng mày đừng thề thốt với tao rằng mày vô tội-nói thế hóa ra mày bảo tao ngu,tao mà cáu lên thì đừng có trách.Nào,đứa nào gạ gẫm mày?Tagtalia hay Bardini?
Nhức nhối bởi hi vọng được sống sót,nhẹ cả mình vì không bị giết,Carlo lẩm bẩm:
-Bardini.
-Có thế chứ-Maicon nói nhỏ.Anh phẩy tay,tiếp:- Còn bây giờ thì đi đi,chúng nó sẽ đưa mày ra máy bay.
Carlo ra trước,ba đứa kia bám theo luôn.Trời đã tối,nhưng khoảng sân sáng rực ánh đèn pha như mọi ngày.Một chiếc xe chạy đến-xe của Carlo,hắn nhận ra ngay.Nhưng hắn không nhận ra thằng lái.Trong góc xe lại còn 1 đứa nào đó nữa.Lampone mở cửa trước cho Carlo ngồi cạnh thằng lái.Chiếc áo somi lụa của hắn ướt đẫm mồ hôi.Maico còn dặn theo:-Tao sẽ gọi điện báo cho vợ mày biết tối nay mày đến.
Xe chuyển bánh chạy ra cổng và tăng tốc độ.Carlo ngoái lại xem ai ngồi ghế sau thì đúng lúc đó,bằng một động tác rất thiện nghệ,rất khéo léo,như 1 em bé thắt nơ cho mèo,Clemenxa đã quấn dải băng lụa quanh cổ hắn.Carlo dẫy lên và sợi băng mềm mại thít chặt cổ,chìm sâu vào lớp da,mỗi lúc 1 xiết chặt thêm.Bỗng thân hình Carlo mềm oặt ra-mùi xú uế xộc lên nồng nặc.Vậy là toi đời Carlo Ritdi.Nhưng để cho chắc ăn,Clemenxa tiếp tục giữ chặt 2 đầu dây 1 lúc nữa mới buông ra.Thân xác Carlo ngã chúi vào cửa xe.Clemenxa ngồi lại cho thoải mái và cuốn dải lụa đút vào túi.Nhưng việc cần thiết lúc này là phải quay kính xuống cho đỡ thối cái đã...

Fansifan
01-09-2010, 02:00 AM
Cám ơn bác ,cái đoạn tiếp theo cũng buồn cười lúc Conie phát hiện ra anh mình Michael đã giết Carlo .Nó gào lên - Thằng khốn nạn tao biết bố chết rồi là thế nào mày cũng rình cơ hội để giết nó mà .Trời ơi là trời hu hu mày giết nó đi rồi thì những đêm thanh vắng làm sao tao ngủ được đây hả trời ?

Fansifan
01-09-2010, 02:25 AM
Hai phần trên là cái chết xiết cổ ,cái cần được ngửi .....đã ngửi thấy ! Giờ là cái cần được thấy phải thấy rõ là óc của kẻ bị thanh toán bằng súng .Hôm nay là ngày Michael đi thịt thằng Turk thằng Đường Thổ tức Sollozo


Ba người ngồi ở chiếc bàn tròn độc nhất chính giữa quán, Sollozzo không chịu vô những bàn có ngăn kín. Cả quán còn có hai người khách, không biết có phải người của nó bố trí không? Mà bố trí cũng chẳng đỡ kịp!
Mc Closkey hỏi quán này có gì hấp dẫn không thì Sollozzo đề nghị: “Thử gọi món bê con coi? Số một Nữu-Ước!” Gã bồi duy nhất trong quán xách lại chai rượu chát, mở nút. Nó chậm rãi rót ra 3 ly đầy nhưng lạ quá, Mc Closkey không uống. Lão phân bua: “Có lẽ dân Ái-Nhĩ-Lan chỉ mình thằng tôi chê rượu! Tôi sợ rượu thì đúng hơn. Bao nhiêu người chỉ vì nhậu mà chết cả cuộc đời!”
Sollozzo quay sang Mc Closkey giải thích:
- Xin lỗi Đại úy trước nghe. Câu chuyện giữa anh bạn Michael và tôi tối nay… tụi tôi xài tiếng Ý. Chẳng phải có gì quan trọng muốn giấu giếm mà chỉ vì có những danh từ làm ăn nói tiếng Anh không trôi vậy thôi. Tôi chỉ muốn thuyết phục anh bạn dàn xếp nội đêm nay cho xong mọi chuyện lộn xộn bất lợi cho tất cả mọi người mà? Đại úy đồng ý chớ?
- Ô, có gì đâu! Hai người muốn nói với nhau cái gì thì nói. Tôi chỉ “nói” với cái đĩa bí-tếtspaghetti này!
Thế là Sollozzo giở thổ ngữ Sicily ra nói:
- Xin anh bạn hiểu cho những gì đã xảy ra giữa Ông già và tôi hoàn toàn chỉ do vụ làm ăn mà ra. Ông Trùm là người tôi hằng ngưỡng mộ và chỉ mong có ngày được ổng sai bảo. Đó là một sự thật. Có điều ổng cổ quá, ổng không chịu làm ăn theo thời thế, ổng không chịu đi vào ngành ma túy, dù ai cũng phải thừa nhận rằng chẳng có thứ gì sinh lợi lớn bằng, le bằng! Ông Trùm nhất định không làm và bảo tôi: “Tôi không thể làm ăn với ông được nhưng phần ông cứ làm đi chớ?”
Ổng nói vậy… nhưng sự thực đâu có giản dị thế? Tôi phải hiểu “cứ làm đi chớ” thế nào được, mình dân giang hồ mà? Không lẽ ổng nói ngay “Anh không làm chuyện đó được” đó thôi.
Xin nói thực tôi kính mến và e ngại thế lớn của Ông Già thiệt… nhưng không thểvì ổng không muốn mà phải bỏ dở một công cuộc làm ăn sinh lợi, đó là lẽ tự nhiên. Do đó mới xảy ra chuyện đáng tiếc… Chắc anh bạn không lạ gì các cánh Nữu-Ước ủng hộ tôi, dù họ chưa công bố. Nhưng cánh Tattaglia thì đi hẳn với tôi, cùng ăn cùng chịu. Bây giờ không hoà giải gấp thì thế nào cũng có đụng độ lớn: Cánh Corleone sẽ phải chống tất cả mọi phe nhóm khác. Nếu Ông Trùm còn mạnh thì có thể chống được đấy. Nhưng giờ đây cỡ Sonny thay thế sao nổi vàconsigliori Hagen sức mấy mà được như Genco Abbandando ngày nào?
Đó là lý do tôi đề nghị tạm hoà, tạm ngưng chống đối nhau chờ Ông Trùm bình phục đặng đích thân ổng thương nghị sau. Tôi đã thuyết phục cánh Tattaglia đồng ý bỏ qua vụ Bruno để tránh đổ máu nữa. Trong thời gian này tôi vẫn phải có ít việc làm ăn kiếm sống, trong ngành của tôi. Tôi không đề nghị cánh Corleone hợp tác làm ăn mà chỉ xin mấy ông đừng phá. Có vậy thôi, rồi ra sau này chuyện gì chẳng giải quyết được? Đề nghị của tôi có bấy nhiêu, tôi chắc anh bạn đủ thẩm quyền đại diện cánh Corleone để ta nghị hoà với nhau chớ?
- Xin cho biết thêm về đề nghị khởi sự làm ăn của quý ông. Nghĩa là trong công cuộc làm ăn đó, gia đình tôi giữ vai trò gì… và được hưởng những gì đã chớ?
- Nghĩa là anh bạn muốn biết chi tiết đề nghị của tôi?
- Quan trọng nhất là điểm tôi muốn có những đảm bảo chắc chắn rằng sinh mạng Ông Già tôi khỏi bị đe doạ nữa…
Sollozzo đưa cả hai tay lên than:
- Trời đất! Tôi mà đảm bảo gì được? Trái lại mạng tôi đang bị săn đuổi là khác. Tôi đã bị hụt giò… mà anh bạn còn đề cao quá đáng! Tôi đâu ghê gớm đến vậy!
Chỉ cần nghe đến đây là Michael cầm chắc Sollozzo chỉ cần gặp mặt lần này để cố tình kéo dài thời gian vài ba bữa nữa. Nó rình thịt Ông Già và nhất định làm bằng được. Có điều khoái nhất là cho đến bây giờ thằngđường Thổ vẫn liệt nó vào hạng chết nhát! Một khoái cảm nhè nhẹ dâng trong người, nó thấy gây gấy sướng lạ. Michael làm bộ bần thần để Sollozzo cất tiếng hỏi: “Coi, sao thế?”
Nó ấp úng, lúng túng mãi mới trả lời: “Tôi uống rượu không quen… Mới bấy nhiêu đó đã mắc tiểu tiện… Xin phép, tôi vô đi tiểu chút… được chớ?”
Sollozzo ngó ngay mặt nó: “Mắc đái hả?”. Rồi nửa đùa nửa thực đưa tay sang rà rà chỗ bụng dưới Michael. Nó bèn làm bộ bực mình nhưng Mc Closkey trấn an: “Khỏi mò! Nó không có gì đâu, củ soát rồi. Kinh nghiệm quá mà?”
Sollozzo rõ ràng không khoái những vụ đi tiểu tiện này. Không hiểu tại sao… nhưng không yên tâm. Nó đưa mắt nhìn gã ngồi bàn bên, cặp lông mày nhướng lên hướng về phía phòng vệ sinh. Lập tức thằng đó sẽ gật đầu ý hắn đã coi qua rồi, trong đó không có ai. Biết vậy Sollozzo cũng chấp nhận một cách miễn cưỡng: “Đi lẹ lên nghe!” Rõ ràng nó ngửi thấy một cái gì khác lạ…
Michael đứng lên, đi về phía phòng vệ sinh. Vô trong là lại bồn tiểu xả lẹ lẹ một bãi cho đỡ tức bụng rồi thong thả bước tới cầu tiêu, đưa tay mò phía sau bồn nước xả cầu. Có ngay! Khẩu 22 nòng cụt, nằm ngoan ngoãn nhờ lớp băng keo. Nó giựt ra, nhét vô cạp quần, cài nút áo lại. Clemenza biểu xài súng khỏi sợ dấu tay nhưng sau khi ra la-va-bô rửa tay, vuốt tóc nó lấy khăn tay chùi kỹ chỗ vòi nước…
Mở cửa bước ra đi trở lại bàn, nó thấy ánh mắt Sollozzo nhìn trừng trừng. Michael tươi cười: “Giờ muốn nói gì thì nói ”. Mc Closkey lúi húi đớp đĩa bí-tếtspaghetti vừa mang ra. Gã ngồi bàn bên nãy giờ hồi hộp đã thở ra khoan khoái.
Michael ra ngồi bàn. Nó nhớ Clemenza dặn đi ra là nổ liền nhưng không hiểu vì có linh tính hay vì chết nhát mà chưa dám. Rõ ràng nó có cảm giác bây giờ mà có một cử động khác lạ là bị quất sụm ngay. Ngồi xuống yên chí hơn nhiều, ít ra không đến nỗi chân run run đứng hết nổi.
Sollozzo vươn người tới nói. Nhờ khuất cái mặt bàn, Michael khẽ mở nút áo, ngồi nghe ngoan ngoãn nhưng thực sự có biết nó nói gì? Mạch máu chạy quá mạnh, nghe chỉ thấy ù ù…
Bàn tay mặt ở dưới bàn từ từ rút khẩu súng nhét cạp quần ra cầm tay. Đúng lúc đó gã bồi bước tới, đứng bên chờ và Sollozzo quay mặt ra kêu thức ăn Michael lập tức đứng lên tay trái hất bàn, tay mặt đưa khẩu súng kê sát đầu thằngđường Thổ . Phản ứng của nó đã lẹ. Michael vùng đứng lên thì nó đã né. Không kịp. Làm sao chơi lại tuổi trẻ?
Michael nhấn cò. Viên đạn đi ngay màng tang và lúc chui ra phía bên kia đã phá một lỗ toang hoác. Máu, óc, xương sọ nó văng tùm lum đầy áo gã bồi. Khỏi cần phát thứ hai. Đầu Sollozzo nghẹo một bên, ánh mắt nó là ánh mắt người chết, rõ ràng nhìn đời lần cuối.
Một giây đồng hồ sau, mũi súng hướng về Mc Closkey. Lão kinh ngạc ngó Sollozzo gục, không ngờ có chuyện. Làm như lão không dính dấp gì tới, không tin bản thân lão cũng lâm nguy. Mắt lão giương lên ngó Michael, cái nĩa xiên miếng bí-tết còn cầm tay. Dường như lão có vẻ bực bội… tại sao nó dám làm ngay trước mặt mình và không hiểu tại sao còn chưa vùng chạy hoặc nạp súng đầu hàng cho rồi.
Michael mỉm cười nhìn lão và xiết cò. Viên đạn đặt đúng chỗ cổ họng bự như cổ trâu nhưng chưa đủ sức kết thúc Mc Closkey. Lão thở ằng ặc làm như mắc nghẹn miếng bí-tết quá lớn rồi hộc lên phun phè phè những tia máu li ti. Rất tỉnh táo, Michael thản nhiên đẩy tới phát nữa, nhằm giữa cái đỉnh đầu có mớ tóc bạc phất phơ.
Đột nhiên chỗ nào cũng thấy máu. Michael quay phắt sang thằng ngồi dựa vách. Nó ngồi một đống, ngồi chết điếng không hó hé cục cựa mà quay nhìn chỗ khác, hai tay đặt ngay ngắn trên mặt bàn. Gã bồi ôm đầu chạy vô bếp, mặt trắng nhợt, mắt thất thần, hoảng hốt. Rất tự nhiên. Michael đưa mắt quan sát: thằng Sollozzo ngồi chết gục đầu trên bàn nhưng cả cái thân xác nặng nề của Mc Closkey đã nằm vật ra sàn nhà.
Michael nhẹ nhàng buông súng, cho nó rớt trên mình Mc Closkey, lăn xuống sàn không tiếng động. Cả hai thằng có mặt trong phòng có thấy nó thảy lúc nào? Nó mau chân đi ra, đẩy cửa. Xe thằng Sollozzo còn đậu đây nhưng không thấy dạng tài xế. Nó quẹo tay trái tới góc đường quẹo nữa… và choá mắt vì pha đèn sáng rực của một chiếc xe cà tàng đang phóng tới, cửa xe mở toang. Nó nhảy lên, sập cửa là cả chiếc xe vọt cấp kỳ. Tessio ôm vô-lăng, mặt lạnh như tiền.
- Mày làm xong Sollozzo chưa?
“Làm xong chưa”! Làm như “làm” xong một con nào vậy. Lão hỏi kỳ cục quá. Michael lạnh lùng:
- Cả hai thằng.
- Chắc không đấy?
- Óc tụi nó văng tùm lum.
Trên băng xe đầy đủ quần áo thay. Xe lao vun vút. Cỡ 20 phút sau Michael tà tà ngồi trong ca-bin một chiếc tàu hàng sửa soạn nhổ neo sang Ý. Cỡ hai giờ sau tàu hướng mũi ra biển cả, bỏ lại phía sau cả một đô thị Nữu-Ước sáng rực ánh đèn hoả ngục…