PDA

View Full Version : Ván Cờ Độc Đáo



Fansifan
30-08-2010, 01:03 AM
Đây là chương 20 của cuốn tiểu thuyết lừng danh If tomrrow comes của
Sidney Sheldon ( người dịch - không biết - và cũng không quan trọng miễn bạn đọc thấy khoái là ok )
Sidney Sheldon là một khuôn mặt lớn trong thể loại tiểu thuyết hình sự như John Grisham,Arthur Hailey ... ông có một cách kết cấu truyện tài tình ,hư cấu độc đáo ,sáng tạo tuyệt vời .Ông được nhà văn Dale Brown ( người viết cuốn Da Vinci Code =Mật mã Da vinci) cực kỳ ngưỡng mộ và coi như một mẫu mực để noi theo .Chương 20 có liên quan tới cờ nên tạm hàm hồ đặt tên là Ván cờ độc đáo



Chương 20


Đã đến lúc bắt đầu một cuộc sống mới, Tracy quyết định. Nhưng sống thế nào đây? Mình đã từ một nạn nhân thành một ... gì nhỉ? Một kẻ trộm cắp - đúng vậy. Nàng nghĩ về Joe Romano, Anthony Orsatti, Perry Pope, và thẩm phán Lawrence. Không, mình chỉ là một kẻ báo thù. Vậy thôi. Hoặc giả lìa một kẻ phiêu lưu. Nàng đã vượt mặt cảnh sát, hai kẻ lừa gạt chuyên nghiệp, và một lão chủ kim hoàn lá mặt lá trái. Nàng nghĩ về Emestine với Amy, và cảm thấy ray rứt. Rồi vì một sự thôi thức từ đáy lòng, Tracy đi tới cửa hàng Schwarz và mua một bộ đồ chơi gồm nguyên một nhà hát kịch bằng búp bê, với khoảng nửa ta nhân vật, gửi cho Amy bằng đường bưu điện. Tấm thiếp đính kèm ghi dòng chữ MỘT VÀI NGƯỜI BẠN MỚI CHO CHÁU, NHỚ CHÁU NHIỀU. THÂN ÁI, TRACY.
Tiếp đó nàng tới một cửa hàng bán đồ da, lông thú ở đại lộ Madison và mua một cái khăn quàng bằng lông cáo xanh cho Ernestine và gửi bưu điện cùng với một ngân phiếu hai trăm đô la. Tấm bưu thiếp đính kèm ghi một dòng đơn giản:
CÁM ƠN, ERNESTINE. TRACY.
Nợ nần giờ trả xong. Tracy nghĩ. Và đó là một cảm giác thanh thản. Tữ nay nàng hoàn toàn tự do, đi đâu, làm gì tùy thích.
Nàng đã chào mừng sự độc lập của mình bằng việc thuê một căn hộ hạng nhất, trong khách sạn Helmsley Palace. Từ phòng khách của căn hộ trên tầng thứ 47 này, nàng có thể nhìn xuống nhà thờ lớn mang tên thánh Patrich và thấy cả cây cầu mang tên George Washington ở đằng xa. Chỉ cách đó vài dặm, theo một hướng khác, là cái nơi khủng khiếp mà nàng đã ở thời gian qua. Không bao giờ nữa, Tracy nhủ thầm.
Nàng mở chai sâm banh mà bộ phận quản lý gửi tặng rồi ngồi nhấm nháp từng ngụm nhỏ, ngắm mặt trời lặn trên những tòa nhà chọc trời của Manhattan.
Cho tới lúc trăng lên thì Tracy cũng đã có quyết định trong đầu:
Sẽ đi London.
Nàng đã sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống có thể mang lại.
Mình đã hoàn thành nghĩa vụ. Tracy nghĩ. Mình xứng đáng được hưởng một chút hạnh phúc nào đó.
Tracy nằm dài trên giường và bật ti vi xem bản tin muộn trong ngày. Hai người đàn ông đang được phỏng vấn. Boris Melinikov có vóc dáng thấp, đậm, mặc bộ complê màu nâu chẳng vừa vặn chút nào, và Pietr Negulesco ngồi đối diện thì cao, gầy, vẻ hào hoa. Tracy không thể hình dung hai người đàn ông này có thể có điểm gì tương đồng được.
“Trận đấu cờ này sẽ được tổ chức ở đâu vậy?” Người phóng viên truyền hình hỏi.
“Ở Sochi, bên bờ biển Đen tuyệt vời”, Mel1nikov đáp.
“Cả hai anh đều là đại kiện tướng quốc tế, và trận đấu này đã thu hút sự chú ý rất lớn. Trong các trận đấu trước, các anh đã người này giành lại dành lại vô địch từ người kia, và trận cuối cùng mới đây thì ... hòa. Thưa anh Neguleso, hiện nay anh Melinikov đang giữ danh hiệu vô địch. Anh có nghĩ rằng sẽ có thể đoạt lại nó từ tãy anh ấy không?”.
“Chắc chắn là thế” Negulesco trả lời.
“Anh ta sẽ chẳng có cơ hội đó”. Mel1nikov phản ứng.
Tracy không hề biết gì về môn cờ vua, thế nhưng ở cả hai người đàn ông kia có một vẻ tự phụ mà nàng cảm thấy khó chịu. Nàng bấm điều khiển từ xa để tắt ti vi, rồi ngủ.
Sáng hôm sau, Tracy dừng lại trước quầy vé và đặt một phòng hạng nhất trên con tàu Elizabeth II. Hồi hộp như một đứa trẻ trước chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên, nàng dùng cả ba ngày tiếp theo vào việc mua sắm quần áo, hành lý.
Buổi sáng hôm ra khơi, Tracy thuê một chiếc xe hơi sang trọng đưa nàng ra cảng. Khi tới bến số 3, nơi giao nhau của đại lộ 55 Tây và đại lộ 12, bến đỗ mà tàu Nữ hoàng Elizabeth II đang buông neo, cả khu vực này đông nghẹt các phóng viên, và trong giây lát, Tracy co rúm người vì sợ hãi. Rồi nàng nhận ra là họ đang phỏng vấn hai người đàn ông đứng ngay dưới chân cầu tàu - Melinikov và Negulesco, hai đại kiện tướng cờ vua. Tracy đi ngang qua chỗ họ, chìa vé và hộ chiếu cho một sĩ quan đứng ở chân cầu tàu, rồi đi theo cẩu thang dẫn lên tàu.
Một người phục vụ xem vé của Tracy và hướng dẫn cô tới phòng của nàng.
Đó là một nơi tuyệt vời. Giá vé để có nó đắt kinh khủng, thế nhưng Tracy nghĩ rằng nó sẽ đáng với đồng tiền.
Nàng sắp xếp hành lý đâu vào đấy rồi lang thang ra bên ngoài. Gần như ở mọi chỗ trên tàu đều có những cuộc chia tay, với những tiếng cười, những câu chuyện và với sâm banh. Không có ai ra tiễn nàng cả, không có ai để nàng quan tâm tới và cũng không có ai quan tâm tới nàng.
Tracy lững thững lên boong trên và không hề nhận thấy những cái nhìn ngưỡng mộ của đám đàn ông và những cái lườm nguýt ghen tị của đám đàn bà đang theo sát từng bước chân nàng.
Tracy nghe thấy tiếng còi trầm trầm cất lên và những lời yêu cầu vang vang.
“Tất cả người đi tiễn xin mời lên bờ” và đột nhiên thấy hết sức hồi hộp. Nàng đang khởi hành tới một tương lai hoàn toàn chưa biết ra sao.
Con tàu khổng lồ rùng mình, những chiếc tàu kéo bắt đầu lôi nó ra khỏi cảng, và cùng với những hành khách khác, Tracy đứng nhìn bức tượng Thần Tự Do đang xa dần. Sau đó nàng đi vớ vẩn ngó nghiêng con tàu.
Nữ hoàng El1zabeth II là cả một thành phố nổi, dài hơn ba trăm mét và cao mười hai tầng. Nó có bốn phòng ăn lớn, sáu tiệm rượu, hai phòng khiêu vũ và hai hộp đêm. Trên tàu còn có cả tá cửa hiệu nhỏ, bốn bể bơi, một phòng tập thể dục, một sân chơi gôn và một đường chạy.
Tracy thấy choáng ngợp, nàng nghĩ - cứ ở mãi trên tàu này cũng được.
Nàng đã đặt sẵn một bàn trong phòng ăn Công Chúa ở tầng trên, hẹp hơn nhưng trang nhã hơn so với phòng ăn chính:
Nàng vừa ngơi xuống bàn thì một giọng nói quen thuộc cất lên. “Ồ, xin chào!”.
Tracy giật mình nhìn lên và thấy Tom Bower.- kẻ mạo nhận FBI hôm nào, đang đứng đó. Ôi, không thể. Sao lại thế này cơ chứ, nàng thầm than vãn.
“Thật là một sự bất ngờ dễ chịu. Cô có bằng lòng cho tôi ngồi cùng không”.
“Rất sẵn sàng”.
Anh ta nhẹ nhàng ngồi xuống ghế đối diện và mỉm cười thân mật. “Chúng ta cớ thể là bạn nhau được đấy. Ít nhất thì cũng đều có mặt ở đây vì cùng một lý do, phải không nào?”.
Tracy không hiểu anh ta đang nói về cái gì. “Này ông Bower”.
“Stevens”, giọng anh ta thật thoải mái. “Jeff Stevens”.
“Gì thì cũng vậy thôi”. Tracy nhỏm dậy.
“Đợi đã nào. Tôi muốn phân trần về dịp gặp lần trước giữa chúng ta”.
“Không có gì phải giải thích cả”, Tracy quả quyết.
“Một đứa trẻ ngớ ngẩn cũng đã có thể đoán ra và đã đoán ra”.
“Tôi nợ Conrad Morgan một chút ân huệ”, anh ta mỉm cười ngượng nghịu.
“Tôi sợ rằng ông ta đã không hài lòng gì với tôi”.
Cũng vẫn cái phong cách thơải mái và vẻ quyến rũ ngây thơ đã từng lừa gạt nàng. Lạy Chúa, Dennis, chẳng cần phải khóa tay cô ta làm gì. Cô ta sẽ không chạy trốn đi đâu Anh ta từng đóng kịch.
Nàng hằn học đáp. “Tôi cũng chẳng hài lòng gì với ông. Ông định sẽ làm gì trên con tàu này vậy? Chẳng lẽ ông lại không nên có mặt trên một con tàu chạy đường sông thì hơn à?”.
Anh ta cười lớn. “Với Maximilian Pierpont trên tàu, đây chính là cơn tàu chạy đường sông đấy”.
“Ai cơ?”.
Anh ta ngạc nhiên. “Nào, thôi đi. Quả thực cô không biết à?”.
“Biết cái gì?”.
“Max Pierpont là một trong những người giàu nhất thế giới. Thói quen của ông ta là buộc các công ty cạnh tranh phải phá sản. Ông ta yêu những con ngựa chậm chạp và những phụ nữ nhanh nhẹn, và cả hai thứ đó ông ta đều có rất nhiều. Đó là kẻ tiêu xài lớn cuối cùng đấy”.
“Và ông định giúp Pierpont tiêu thụ bớt chỗ của cải dư thừa của ông ta chăng?”.
“Quả là đúng thế đấy”. Anh ta nhìn nàng vẻ dò xét. “Cô có biết tôi và cô cần phải làm gì không?”.
“Chắc chắn là tôi biết, thưa ông Stenens. Chúng ta nên nói lời tạm biệt”.
Và anh ngồi đó nhìn khi Tracy đứng dậy đi ra khỏi phòng ăn.
Nàng ăn chiều ngay trong phòng riêng. Và băn khoăn không hiểu số mệnh run rủi thế nào mà lại đặt Jeff chắn trên đường đi của nàng nữa thế. Nàng chỉ muốn quên đi nỗi sợ hãi đã cảm thấy trên chuyến tàu ấy. Hừ mình sẽ không để cho hắn làm hỏng chuyến đi này. Đơn giản là sẽ phớt lờ hắn đi.
Sau bữa ăn chiều, Tracy đi lên trên boong. Một bầu trời đêm huyền dịu với những vì tinh tú được gắn trên nền trời mượt như nhung vậy. Nàng đứng đó trong ánh trắng, ngắm nhìn những làn sóng biển lấp lánh và lặng nghe từng làn gió ào ào. Trong lúc đó, anh đã đến bên nàng.
“Cô không biết là đứng đây trông cô đẹp đến thế nào đâu. Cô có tin vào những chuyện tình trên boong tàu không”.
“Chính ông là người mà tôi không tin. Vậy đấy”. Nói rồi nàng định bỏ đi.
“Đợi dã. Tôi có tin tức cho cô đây. Tôi mới phát hiện ra rằng Max Pierpont không có trên tàu, thế đấy Tới phút cuối cùng thì ông ta hủy bỏ chuyến đi”.
“Ồ, thật là xấu hổ. Vậy là ông chịu uổng cái vé”.
“Không hẳn”, anh nhìn nàng dò xét. “Cô có muốn kiếm một tài sản nho nhỏ nhân chuyến đi này không”.
Gã đàn ông này là không thể tin được, nàng nghĩ. “Trừ khi ông có một chiếc tàu ngầm hoặc một máy bay lên thẳng bỏ túi, còn thì tôi cho rằng ông sẽ không thể trốn đi đâu được với những thứ ông cướp của bất kỳ ai đó trên con tàu này”.
“Có ai nói về chuyện cướp bóc đâu nào:
Cô có bao giờ nghe về Boris Meinikov hay Pietr Negulesco chưa?”.
“Có thì sao?”.
“Cả hai đang trên đường đi Nga để thi đấu trận vô địch cờ vua. Nếu như tôi dàn xếp để cô có thể chơi với hai người bọn họ”, Jeff nói hào hứng, “thì chúng ta sẽ kiếm được cả đống tiền. Một cái bẫy hoàn hảo đấy”.
Tracy nhìn anh ta đầy nghi ngờ. “Nếu như ông dàn xếp để tôi có thể chơi với hai người bọn họ? Đó là một cái bẫy hoàn hảo của ông à?”.
“Chứ sao. Cô thấy thế nào?”.
“Tôi thấy thích:
Chỉ có chút vướng mắc nhỏ thôi”.
“Cái gì vậy?”.
“Tôi không biết chơi món này”.
Anh ta mỉm cười, vẻ hiền lành. “Không sao. Tôi sẽ dạy cô”.
“Ông điên rồi. Nếu cần một lời khuyên thì tôi xin nói là ông nên tìm cho mình một bác sĩ tâm thần. Chúc ngủ ngon”.
Sáng hôm sau, trời đất run rủi thế nào mà Tracy thực sự đã va chạm với Milnikov. Anh ta đang chạy buổi sáng trên boong tàu, và khi Tracy đi tới chỗ góc sân thì bị anh ta đâm sầm vào, nàng ngã xuống.
“Không có mắt à”, anh ta quát lên. Và rồi tiếp tục chạy như thường.
Tracy ngồi trên sàn boong tàu, nhìn theo. “Thật là thô bỉ?” Nàng đứng dậy và phủi bụi trên người.
Một nhân viên phục vụ lại gần. “Cô có bị đau không”.
Tôi thấy anh ta ...”.
“Không, tôi không sao, cảm ơn anh”.
Không kẻ nào có thể làm hỏng chuyến đi này, nàng nghĩ.
Khi trở lại ca bin, có sáu lời nhắn là hãy gọi cho ông Jeff Stevens. Nàng lờ chúng đi. Buổi chiều, nàng đi bơi, rồi đọc sách, và cho tới tối khi nàng đi tới một quầy nhỏ để làm một ly trước bữa ăn tối, hoàn toàn thấy khoan khoái, dễ chịu. Song sự hưng phấn chẳng được mấy chốc. Pietr Nugulesco đang ngồi uống trong quán. Nhìn thấy Tracy, anh ta đứng dậy. “Cho phép tôi được mời cô một ly, tiểu thư xinh đẹp?”.
Tracy lưỡng lự, rồi mỉm cười. “Ồ, vâng, cảm ơn ông”.
“Cô uống gì?”.
“Xin ông một ly vodka”.
Nugulesco gọi người phục vụ rồi quay sang Tracy. “Tôi là Pietr Nugulesco”.
“Tôi biết”.
“Lẽ tất nhiên. Mọi người đều biết tôi. Bởi tôi là người chơi cờ vĩ đại nhất thế giới. Còn ở tổ quốc, tôi là một anh hùng dân tộc”. Anh ta ghé sát bên Tracy, đặt một tay lên đầu gối nàng. “Tôi cũng còn là người chơi rất tuyệt trên giường nữa”.
Tracy nghĩ là đã nghe nhầm. “Cái gì cơ?”.
“Tôi là người chơi rất tuyệt trên giường”.
Nàng muốn hắt ly rượu vào mặt anh ta, nhưng đã kịp kìm chế. Và xử sự nhẹ nhàng hơn. “Xin phép”, nàng nói, “Tôi cần gặp một người bạn”.
Nàng đi tìm Jeff Stevens, và thấy anh trong phòng ăn Công Chúa, thế nhưng khi vừa định tiến lại, nàng nhận ra anh ta đang ngồi ăn với một phụ nữ có mái tóc vàng mặt non dễ thương. Nàng quay người lập tức đi ra hành lang. Một giây sau, Jeffđã ở bên cạnh.
Tracy ... Cô muốn gặp tới à?”.
“Tôi không muốn kéo ông khỏi ... bữa ăn”.
“Đó chỉ là thứ tráng miệng, Jeff nói nhẹ nhàng. “Tôi có thể giúp gì cô?”.
“Về chuyện Mel1nikov và Nugulesco, ông nghiêm túc đấy chứ?”.
“Dứt khoát là thế. Sao nào?”.
“Tôi nghĩ rằng cả hai người bọn họ đều cần một bài học về lễ độ”.
“Tôi cũng vậy. Và chúng ta kiếm ra tiền trong khi dạy bảo họ đấy”.
“Tốt. Kế hoạch của ông thế nào?”.
“Cô sẽ đánh bại họ trên bàn cờ ạ”.
“Tôi không đùa với ông đâu”.
“Tôi cũng vậy”.
“Tôi đã nói với ông là tôi không biết chơi cờ. Tôi không biết đâu là quân tốt và đâu là quân vua. Tôi ...”.
“Đừng lo, Jeff quả quyết. Tôi dạy cô đôi chút và cô sẽ giết chết cả hai gã”.
“Cả hai?”.
“Ồ, tôi chưa nói với cô à? Cô sẽ chơi đồng thời cả hai gã”.
Jeff đang ngồi bên Boris Melinikov trong quán Plano trên boong tàu:
“Người phụ nữ này là một tay chơi cờ kỳ lạ”, Jeff rỉ tai Melinikov, “đang trên một chuyến vi hành”.
Boris làu bàu. “Phụ nữ thì biết gì về cờ. Họ không suy nghĩ được”.
Cô này thì khác đấy. Cô ta nói rằng có thể thắng ông dễ dàng.
Boris Melinikov cười vang lên. “Không ai có thể thắng tôi, dù là dễ dàng hay không”.
“Cô ta sẵn sàng cá mười ngàn đô la, rằng cô ta có thể chơi cùng lúc với cả ông và Pietr Nugulesco và hỏa với ít nhất là một trong hai người”.
Boris Melinikov suýt nữa thì bị sặc. “Trời! Thật là ... thật là nực cười. Cùng lúc đấu với cả hai chúng tôi? Cái ... cái cô gái nghiệp dư này á?”.
“Đúng thế. Cá mười ngàn đô la với mỗi người”.
“Tôi sẽ chỉ chơi để dạy cho kẻ ngu ngốc đó một bài học thôi”.
“Nếu ông thắng, khoản tiền đó sẽ được gửi ở bất kỳ ngân hàng nào mà ông chọn”.
Vẻ thèm khát thoáng hiện trên khuôn mặt Boris. “Tôi chưa bao giờ nghe tên người này. Và đấu với cả hai chúng tôi? Trời, cô ta chắc là điên”.
“Cô ta có hai mươi ngàn đô la tiền mặt đấy”.
“Quốc tịch gì?”.
Mỹ”.
“A, đó là lời giải thích. Tất cả những người Mỹ giàu có đều điên khùng, đặc biệt là đám phụ nữ”.
Jeff nhổm dậy. “Tôi cho rằng vậy là cô ta chỉ phải đấu với một mình Nugulescoi.
“Nugulesco sẽ đấu với cô ta à?”.
“Vâng, tôi chưa nói với ông sao? Cô ấy muốn đấu với cả hai nhưng nếu ông sợ ....”.
“Sợ? Boris Melinikov mà sợ” Anh ta gầm lên. “Tôi sẽ giết cô ta như giết con rệp. Khi nào thì trận đánh nực cười này diễn ra vậy?”.
“Cô ấy định vào tối thứ sáu. Tối cuối cùng trên biển khơi”.
Boris Melinikov ngẫm nghĩ. “Tốt nhất là chơi ba ván, ai thắng hai là thần”.
“Không. Một trận thôi”.
“Và được mười ngàn đô la”.
“Đúng thế”.
Boris thở dài. “Tôi không có sẵn ngần ấy tiền mặt”.
“Không sao”, Jeff cam đoan với anh ta. “Tất cả điều mà cô Wihitney muốn là niềm vinh hạnh được đấu với Boris Melinikov lừng danh. Nếu thua, ông tặng cô ấy tấm chân dung của mình. Nếu thắng, ông được mười ngàn đô la”.
“Ai giữ tiền đặt?”:
Vẻ nghi ngờ hiện rõ trên giọng nói anh ta.
“Thủ quỹ con tàu này”.
“Rất tốt”, Melinikov quyết tâm. “Tối thứ sáu. Chính xác là ta sẽ bắt đầu lúc giờ”.
“Cô ấy sẽ hài lòng về điều đó”, Jeff khẳng định.
Sáng hôm sau, Jeff nói chuyện với Nugulesco trong phòng tập thể dục.
“Cô ta là người Mỹ à?” Pietr Nugulesco nói. “Tôi phải biết mới phải. Tất cả người Mỹ đều là những con chim cu cả”.
“Cô ta là một người chơi cờ giỏi”.
Pietr Nugulesco khoát tay ra vẻ khinh thị. “Giỏi thì chưa đủ giải nhất mới đáng nói. Và tôi là người giỏi nhất”.
“Chính vì vậy nên cô ta mới háo hức muốn được đấu với ông. Nếu thua, ông tặng cô ấy một tấm chân dung của mình. Nếu thắng, ông được mười ngàn đô la tiền mặt ...”.
“Nugulesco không đấu với những kẻ nghiệp dư”.
“Gửi vào bất kỳ ngân hàng nào mà ông thích”.
“Tôi không bàn chuyện đó nữa”.
“Ồ, vậy thì tôi chắc là cô ta sẽ phải đấu với mình Boris Melinikov thôi”.
“Gì cơ” Ông nói Melinikov đã đồng ý dấu với người phụ nữ này?”.
“Tất nhiên. Nhưng cô ta hy vọng là được dấu cùng lúc với hai ông”.
“Tôi chưa bao giờ nghe một chuyện mà ... mà ...”.
Nugulesco lắp bắp, lúng túng tìm từ. “Ngạo mạn! Cô ta là ai mà dám nghĩ rằng có thể đánh bại hai đại kiện tướng cờ vua mạnh nhất thế giới hả? Cô ta mới trên trời rơi xuống chăng?”.
“Tâm tính cô ta kể cũng hơi thất thường”, Jeff thừa nhận, “nhưng tiền của cô ta thì quá được. Toàn tiền mặt”.
Ông nói là đánh bại cô ta thì được mười ngàn đô la?”.
“Đúng vậy”.
“Và Boris Melinikov cũng được ngần ấy?”.
“Nếu như ông ta thắng cô ta?”.
Pietr Nugulesco cười. “Ồ, anh ta sẽ thắng, và tôi cũng vậy”.
“Giữa chúng ta thì nói thật, tôi chẳng hề ngạc nhiên về điều đó cả”.
“Ai sẽ giữ tiền đặt?”.
“Thủ quỹ của con tàu này”.
Tại sao lại để Melinikov là người duy nhất mới được tiền ở người phụ nữ này nhỉ? Pietr Nugulesco nghĩ.
“Ông bạn của tôi này, ông và tôi thế là đã thỏa thuận, vậy ở đâu và khi nào?”.
“Tối thứ sáu. 22 giờ. Phòng Nữ hoàng”.
Pietr Nugulesco nở một nụ cười đầy tham lam. “Tôi sẽ có mặt ở đó”.
“Anh nói là họ đã đồng ý phải không”“ Tracy kêu lên.
“Đúng thế”.
“Tôi thấy chóng mặt quá”.
“Tôi sẽ kiếm cái khăn ướt cho cô ngay”.
Jeff lao vào buồng tắm của Tracy, đưa một cái khăn mặt xuống vòi nước ạnh, rồi mang trở lại. Nàng đang nằm duỗi dài trên đi văng. Anh ấp chiếc khăn lên trán nàng. “Cô có thấy dễ chịu hơn không?”.
“Thật khủng khiếp tôi cho rằng tôi mắc chứng đau nửa đầu”.
“Cô đã bị thế này bao giờ chưa?”.
“Chưa”.
“Vậy thì không phải đâu. Tracy, hãy nghe tôi, trước một việc như thế này thì cảm giác lo lắng là hoàn toàn tự nhiên thôi”.
Nàng chồm dậy và quăng cái khăn mặt ướt đi. “Một việc như thế này?
Khơng bao giờ có một việc như thế này cả. Tôi phải đấu với hai đại kiện tướng cờ vua quốc tế mà chỉ với một bài học về cờ do anh dạy và ...”.
“Hai chứ”, Jeff chữa lại. “Cô có một tài năng trời phú về môn cờ đấy”.
“Lạy Chúa, sao tôi để anh lôi vào chuyện này nhỉ?”.
“Bởi vì chúng ta sắp kiếm một đống tiền”.
“Tôi không muốn kiếm tiền nhiều như thế làm gì”, Tracy thét lên. “Tôi muốn con tàu này chìm đi cho rảnh nợ”.
“Nào, hãy bình tĩnh”, Jeffnói giọng vỗ về. “Chuyện sẽ ...”.
“Chuyện sẽ trở thành một thảm họa. Mọi người trên tàu đều sẽ theo dõi tấn kịch này cho mà xem”.
“Đó mới là vấn đề đấy, phải không nào?” Jeff cười.
Jeff đã thu xếp mọi chuyện cần thiết với người thủ quỹ trên tàu. Anh giao cho ông ta giữ số tiền đặt cọc - 20 ngàn đô la và yêu cầu chuẩn bị cho hai bàn cờ vào tối thứ sáu. Chuyện lan đi khắp tàu, và đám hành khách hên tục tìm tới Jeff để hỏi xem có thực là hai trận đấu sẽ cùng xảy ra không.
“Chắc chắn thế”, Jeff cam đoan với họ. “Thật không thể tin được. Tội nghiệp cô Wihitney, cô ta tin là mình có thể thắng. Cô ta lại còn cá cược nữa chứ”.
“Tôi muốn biết”, một hành khách hỏi, “liệu tôi có thể đặt một chút tiền cá không.
“Chắn chắn dược. Bao nhiêu tiền tùy thích. Cô Wihitney sẵn sàng cá mười ăn một đấy”.
Nếu mà là một triệu ăn một thì phải biết lúc khoản tiền cược đầu tiên được đặt, tất cả tàu trở nên báo động. Dường như tất cả ai nấy, từ đôi thợ máy đến các sĩ quan hàng hải đều muốn tham dự. Người ta đặt từ 5 đô la đến 5 ngàn đô la và tất cả đều ném vào cửa Boris và Pietr.
Người thủ quỹ đa nghi đã đến gặp thuyền trưởng, “Thưa ngài, tôi chưa bao giờ thấy có chuyện như thế này. Một sự hoảng loạn. Gần như tất cả hành khách đều đặt tiền cá độ. Tôi đàng giữ phải tới hai trăm ngàn đô la dấy”.
Viên thuyền trưởng ngẫm nghĩ, “Anh nói là cô Wihitney sẽ đồng thời đấu cả với Melinikov và Nugulesco à”.
“Thưa thuyền trưởng, vâng”.
“Anh đã kiểm tra xem hai người đàn ông đó có đúng là Pietr Nugulesco và Boris Melinikov không?”.
“Ồ, chắc chắn là đúng, thưa ngài”.
“Không có khả năng là họ cố tình để thua trận này chứ?”.
“Không có chuyện đó. Tôi nghĩ là họ thà chết còn hơn.
Và nếu họ thua người phụ nữ này thì quả là họ có thể chết khi về đến nước họ”.
Viên thuyền trưởng dùng mấy ngón tay vuốt vuốt tóc, vẻ mặt thoáng lúng túng. “Anh có biết gì về cô Wihitney hoặc ông Stevens này không?”.
“Thưa ngài, không. Tôi chỉ biết chắc chắn rằng họ là hai người khách đi riêng rẽ”.
Viên thuyền trưởng quyết định. “ở đây sặc mùi lừa gạt đấy, và bình thường ra tôi sẽ ngăn chặn nó. Tuy nhiên, tôi biết đôi chút về môn cờ này, và nếu có thứ gì mà tôi có thể mang mạng sống của tôi ra mà đánh cược thì chính là việc không thể lừa gạt trên bàn cờ. Hãy cứ để trận đấu diễn ra”. Ông ta đi lại bên bàn làm việc của mình, lấy ra một cái ví màu đen, “Đặt cho tôi năm mươi bảng. Về cửa mấy tay đại kiện tướng kia”.
Vào lúc 21 giờ tối thứ Sáu phòng Nữ hoàng đã đông nghẹt hành khách đi vé hạng nhất và cả các hành khách đi vé hạng hai, hạng ba, cùng các sĩ quan và thủy thủ đang không phải làm nhiệm vụ. Thể theo yêu cầu của Jeff, hai căn phòng đã được chuẩn bị cho cuộc đấu này. Một bàn chính giữa căn phòng Nữ hoàng, còn bàn kia thì được đặt ở phòng tiếp tân kế bên. Giữa hai phòng có rèm che để tạo nên sự ngăn cách.
“Làm vậy để các đối thủ khỏi bị phân tán suy nghĩ Jeff giải thích. “Và chúng tôi muốn rằng người xem không đi lại từ phòng này sang phòng kia trong khi trận đấu đang diễn ra”.
Những sợi dây thừng bện bằng nhung đã được chăng chung quanh hai chiếc bàn để ngăn người xem lại quá gần. Với hành khách trên tàu, họ cảm thấy đang được chứng kiến một sự kiện không bao giờ còn có thể thấy lại một lần nữa. Họ không biết gì về cô gái Mỹ xinh đẹp kia, trừ điều duy nhất là cô ta không thể - mà bất kỳ ai khác cũng vậy - đấu cùng lúc với cả Nugulesco và Melinikov lừng lẫy và ít nhất cũng hòa một trận.
Jeff giới thiệu Tracy với hai tay đại kiện tướng chỉ ít phút trước khi trận đấu bắt đầu. Trông nàng cứ như trong một bức họa Grecian. Chiếc váy dài bằng lụa mỏng dính màu xanh, để lộ một bên vai. Cặp mắt dường như to ra trên gương mặt trắng xanh.
Pietr Nugulesco nhìn Tracy chăm chú. Cô đã giành thắng lợi trong tất cả các giải quốc gia từng tham dự ư?
Anh ta hỏi vậy.
“Vâng”. Tracy đáp, vẻ thành thật.
Anh ta nhún vai, “Tôi chưa bao giờ nghe nói về cô cả”.
Boris Melinikov cũng thô thiển chẳng kém gì. “Người Mỹ các cô không còn biết dùng tiền vào việc gì”, anh ta nói, “tôi muốn được cảm ơn cô trước. Thắng lợi này sẽ làm gia đình tôi hài lòng”.
Cặp mắt Tracy chuyển sang màu xanh sẫm, “Ông chưa thắng mà, ông Melinikov”.
Melinikov cười vang cả phòng, “Cô tiểu thư quý mến, tôi không biết cô là ai, nhưng tôi biết tôi chứ. Tôi là Boris Melinikov lừng danh tên tuổi.
Vào lúc 22 giờ, Jeff nhìn quanh và thấy cả hai phòng đã đông chật người xem. Anh nói lớn, “Đã đến lúc trận đấu bắt đầu”.
Tracy ngồi xuống bàn, trước mặt là Melinikov và một lần nữa - lần thứ một trăm - nàng dằn vặt mình vì đã để bị lôi cuốn vào chuyện này.
“Chẳng có gì đáng kể hết trong chuyện này”, Jeff đã cam đoan. “Hãy tin ở tôi”.
Và nàng đã tin anh ta như một con mụ ngu ngốc. Mình điên thật rồi, Tracy nghĩ. Nàng sắp đấu với hai kiện tướng cờ vua mà nàng thì không hề biết gì về môn cờ này, trừ có bốn giờ học với Jeff. Và việc phải đến đã bắt đầu đến ...
Melinikov thì quay sang dám đông đang hồi hộp, mỉm cười với họ. Anh ta huýt gió gọi người phục vụ. “Cho một ly Napoleon”.
Để công bằng với tất cả, Jeff đã nói trước với Melinikov, “Tôi đề nghị ông chơi quân trắng và đi trước còn trong trận gặp ông Nugulesco, cô Wihitney sẽ chơi quân trắng và sẽ đi trước”.
Cả hai đại kiện tướng đều đồng ý.
Lúc này, khi đám khán giả đứng im phăng phắc theo dõi cuộc đấu, Boris Melinikov đi nước mở đầu, đưa quân tốt trước mặt quân hậu tiến lên hai ô.
Mình không chỉ đơn giản đánh bại người phụ nữ này, mà là sẽ nghiền nát cô ta.
Anh ta ngước nhìn Tracy. Nàng nhìn bàn cờ, gật đầu, và đứng dậy, chưa động đến một quân nào. Một người phục vụ rẽ đám đông để Tracy đi sang phòng bên, nơi Pietr Nugulesco đang ngồi chờ. Trong gian phòng này ít nhất cũng phải có tới trăm người xem. Tracy ngồi xuống ghế đối diện với Nugulesco.
“A, con bồ câu nhỏ của tôi. Cô đã đánh bại Boris chưa?” Anh ta cười ồ lên với lời đùa đó.
“Tôi đang làm thế đấy, ông Nugulesco”, Tracy thản nhiên đáp.
Nàng với tay và tiến quân tốt trước mặt quân hậu trắng lên hai ô, Nugulesco nhìn và cười nhạo. Anh ta đã hẹn tới phòng xoa bóp trong vòng một giờ tới, nhưng lúc này anh ta còn muốn kết thúc cuộc cờ sớm hơn nữa, bên đi quân tốt trước quân hậu đen của mình lên hai ô. Tracy nhìn bàn cờ trong giây lát và đứng dậy. Người phục vụ hộ tống nàng trở lại bàn của Bons Melinikov.
Tracy ngồi xuống và đi quân tốt trước quân hậu đen của mình lên hai ô, và thoáng thấy cái gật đầu tán thưởng của Jeff.
Không một giây lưỡng lự, Boris Melinikov tiến quân tốt đứng trước quân tượng hậu lên hai ô.
Hai phút sau đó, tại bàn của Nugulesco, Tracy tiến quân tốt đứng trước quân tượng hậu lên hai ô.
Nugulesco đi quân tốt đứng trước quân vua.
Tracy đứng dậy đi sang phòng bên, nơi Boris Melinikov đang chờ, lặp lại nước đi của Nugulesco.
Ra thế! Cô ta không hoàn toàn là một kẻ nghiệp dư đâu, Melinikov thầm nghĩ, để xem cô ta xử nước này thế nào. Anh ta đi quân mã hậu tới chỗ quân tượng 3.
Tracy nhìn nước đi của anh ta, gật đầu, và trở lại trước Nugulesco, nàng cóp lại nước cờ của Melinikov.
Nugulesco dịch quân tốt trước quân tượng hậu lên hai ô, và Tracy sang phòng Melinikov, lặp lại nước cờ đó của Nugulesco.
Với sự ngạc nhiên mỗi lúc một tăng, hai nhà đại kiện tướng đi tới chỗ nhận ra rằng họ đang đứng trước một đối thủ tài năng. Dù những nước cờ của họ thông minh đến thế nào đi chăng nữa, kẻ nghiệp dư này vẫn có thể chống đỡ được.
Bởi vì mỗi người mỗi nơi nên Boris Melinikov và Pietr Nugulesco không hề hay biết rằng, trên thực tế, họ đang đấu với nhau. Tracy lại Nugulesco từng nước cờ của Melinikov. Và khi Nugulesco phản công thì Tracy lại dùng nước đi đó để chống lại Melinikov.
Tới chừng giữa cuộc cờ thì cả hai nhà đại kiện tướng không còn dám tự phụ gì nữa. Thựe sự là họ đang phải đánh vật để giữ lấy tiếng tăm của mình. Họ đi đi lại lại trong lúc cân nhắc tính toán các nước cờ và hút thuốc rất nhiều. Tracy tỏ ra là người duy nhất giữ được vẻ bình thản.
Lúc đầu, để kết thúc trận đấu nhanh chóng. Melinikov đã thí một quân mã mở đường cho quân tượng trắng của anh ta uy hiếp quân vua đen. Tracy đã mang nước cờ này sang chơi ở bàn của Nugulesco và đã khiến anh ta phải xem xét nó một cách thận trọng, rồi đập lại bằng cách che sườn bị hở, và khi Nugulesco bỏ tượng để đưa quân xe lên hàng thứ bảy phía bên trắng. Melinikov đã chống đỡ trước khi quân xe đen cớ thể làm rối loạn hàng tất phòng ngự.
Tracy đi lại giữa hai gian phòng. Trận đấu đã diễn ra suốt bốn giờ đồng hồ, và không một ai trong đám khán giả nhúc nhích gì hết.
Mỗi đại kiện tướng đều mang trong đầu hàng trăm trận đấu với các đại kiện tướng khác. Bởi vậy, khi trận đấu đặc biệt này đang đi vào giai đoạn cuối, thì cả Melinikov và Nugulesco đều nhận ra dấu ấn của nhau.
Đồ lợn, Meiinikov thầm nghĩ. Cô ta đã học với Nugulesco. Hắn truyền nghề cho cô ta.
Còn Nugulesco thì nghĩ cô ta là kẻ được Melinikov bảo trợ. Thằng cha khốn kiếp đã dạy cô ta hết cả.
Càng cố đấu với Tracy bao nhiêu, họ càng đi tới chỗ nhận ra rằng quả là không có cách nào đánh bại nàng được. Trận đấu đang đi đến chỗ phải hòa.
Đến giờ thứ sáu của trận đấu, 4 giờ sáng, khi các đấu thủ đã đi vào thế cờ tàn, mỗi bên chỉ còn lại ba quân tốt, một quân xe và một quân vua. Không còn khả năng giành phần thắng cho bất kỳ bên nào nữa. Melinikov xem xét bàn cờ hồi lâu, rồi thở dài nghẹn ngào và nói, “Tôi đề nghị hòa”.
Giữa những tiếng ồn ào nổi lên, Tracy đáp. “Tôi chấp thuận”.
Đám đông trở nên náo nhiệt.
Tracy đứng dậy, len qua đám đông sang phòng bên. Khi cô vừa định ngồi xuống ghế, Nugưlesco, bằng giọng nói nghẹn lại, lên tiếng, “Tôi đề nghị hòa”.
Đám đông lại ồn cả lên. Họ không thể nào tin được cái điều họ vừa chứng kiến. Một phụ nữ không tên tuổi gì mà lại đồng thời thủ hòa dược với cả hai đại kiện tướng lừng danh thế giới.
Jeff xuất hiện bền cạnh Tracy. “Nào”, anh mỉm cười, “cả hai chúng ta đều cần uống một chút”.
Khi họ đi rồi, Boris Melinlkov và Pietr Nugulesco vẫn ngồi chết lặng trên ghế, đờ đẫn nhìn lên bàn cờ trước mặt.
Tracy và Jeff ngồi trong một tiệm rượu ở boong trên.
“Cô thật tuyệt vời”, Jeff cười lớn. “Cô không để ý vẻ mặt của Melinikov à?
Tôi đã nghĩ rằng hắn ta sắp bị một cơn đau tim đấy”.
“Tôi sắp bị một cơn đau tim thì đúng hơn”, Tracy nói, “chúng ta được bao nhiêu?”.
“Khoảng hai trăm ngàn đô la. Chúng ta sẽ nhận ở tay thủ quỹ vào sáng mai, khi tàu cập bến Southamton. Tôi sẽ đợi cô ở phòng ăn vào giờ sáng”.
“Tốt”.
“Tôi nghĩ là tôi phải đi ngủ đây. Cho phép tôi được đưa cô trở về phòng”.
“Tôi chưa thể ngủ được, anh Jeff ạ. Tôi vẫn còn hồi hộp quá. Anh cứ về ngủ trước đi thôi”.
“Cô đã là một nhà vô địch”. Jeff nói và cúi người hôn nhẹ lên má nàng “Chúc cô ngủ ngon, Tracy”.
“Chúc ngủ ngon, Jeff.”.
Nàng nhìn theo anh ta. Đi ngủ ư? Chẳng nên tí nào!
Đây là một trong những đêm kỳ diệu nhất trong đời nàng. Hai gã kia đã quá tự phụ và ngạo mạn. Jeff thì nói “Hãy tin ở tôi” và nàng đã nghe theo. Nàng không hề có ảo tưởng gì về Jeff. Anh ta là một kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Anh ta có vẻ khôi ngô, hóm hỉnh, thông minh và phong cách thoải mái. Song dĩ nhiên, Tracy sẽ không thực sự để tâm đến anh ta làm gì.
Jeff đang về phòng thì gặp một sĩ quan của tàu.
“Ông Stevens này, trận đấu thật tuyệt diệu. Tin tức về nó đã bay theo sóng vô tuyến rồi đấy. Tôi đang hình dung ra cảnh giới báo chí sẽ đón chào hai vị ở Southamton. Ông là bầu của cô Wihitney à?”.
“Không, chúng tôi vừa mới quen nhau trên tàu thôi”.
Jeff trả lời nhẹ nhàng song đầu thì căng lên. Nếu như người ta liên hệ anh ta với Tracy lại, chuyện sẽ mang vẻ một vụ lừa đảo. Thậm chí sẽ có thể có cả một cuộc điều tra. Anh quyết định phải thu tiền trước khi bất kỳ một sự nghi ngờ nào nảy sinh.
Jeff viết cho Tracy một mẩu giấy. ĐÃ LẤY TIỀN, VÀ SẼ GẶP CÔ TRONG BỮA ĂN SÁNG MỪNG THẮNG LỢI TẠI KHÁCH SẠN SAVOY.
CÔ THẬT LÀ TUYỆT VỜI. JEFF. Anh cho mẩu giấy vào phong bì dán lại và đưa cho người phục vụ.
“Làm ơn chuyển giúp tôi cho cô Wihitney ngay khi vừa sáng”.
“Thưa ngài, vâng”.
Jeff rảo bước về phòng làm việc của người thủ quỹ.
“Xin lỗi vì làm phiền ông, nhưng mà chỉ còn vài giờ nữa là chúng ta cập bến và tôi biết là lúc đó ông sẽ rất bận, bởi vậy tôi muốn biết liệu ông có thể trao lại tiền cho tôi ngay bây giờ không?”.
“Không có gì khó khăn cả”. Người thủ quỹ nở một nụ cười. Cô tiểu thư của ông quả là một phù thủy đấy, phải không nào?”.
“Quả có thế”.
“Xin phép cho tôi hỏi, ông Stevens, cô ta học chơi cờ ở đâu vậy?”.
Jeff ghé lại, nói nhỏ. “Tôi nghe nói cô ta học với Bobby Fischer” Người thủ quỹ lấy ra khỏi két sắt hai phong bì khổ lớn. “Mang ngần này tiền mặt thì quá nhiều đấy. Ông có muốn tôi đổi sang cho ông thành một ngân phiếu không?”.
“Thôi, khỏi phiền ông. Tiền mặt cũng tết rồi”, Jeff quả quyết “Tôi đang băn khoăn không biết liệu ông có thể làm ơn giúp tôi một chút việc được không?
Chiếc tàu chở thư và bưu phẩm sẽ ra cặp mạn tàu này trước khi ta cập bến, phải không ạ?”.
“Thưa ông, đúng thế. Hai tàu sẽ cặp mạn lúc 6 giờ”.
Tôi sẽ rất biết ơn nếu ông có thể thu xếp để tôi vào bờ trên chiếc tàu bưu điện đó. Bà mẹ tôi đang ốm rất nặng, và tôi muốn được gặp bà trước khi ...”.
giọng anh trầm xuống ... “trước khi quá muộn”.
“Ô, ông Stevens, tôi xin chia buồn. Tất nhiên là tôi có thể giải quyết chuyện đó cho ông. Tôi sẽ dàn xếp trước với bên hải quan”.
Vào lúc 6 giờ 15, với hai chiếc phong bì lớn nhét cẩn thận dưới đáy va li, Jeff Stevens trèo dọc theo chiếc thang xuống con tàu chở thư tín bưu phẩm. Anh ngoảnh lại nhìn lần cuối con tàu lớn - với những hành khách còn đang ngủ say.
Jeff sẽ vào bờ trước tàu Nữ hoàng Elilabeth rất nhiều, “Một chuyến đi thứ vị”.
Jeff nới với một thủy thử của chiếc tàu thư.
“Quả là thế đấy!” Một giọng nói cất lên đồng tính Jeff quay lại. Tracy đang ngồi trên đống dây chào, những sợi tóe lòa xòa trên mặt.
“Tracy. Cô làm gì ở đây thế?”.
“Anh nghĩ là tôi đang làm gì nào?”.
Anh thấy rõ vẻ mặt nàng. “Đợi một phút? Cô không nghĩ là tôi đang lẩn đi chứ?”.
“Tại sao tôi lại phải nghĩ thế nhỉ.” Giọng nàng cay nghiệt.
“Tracy, tôi có viết giấy nhắn lại cho cô. Tôi dự định gặp cô ở khách sạn Savoy và ...”.
“Tời biết rồi”, nàng cắt ngang. “Ông sẽ không bao giờ từ bỏ cái kiểu đó, phải không”.
Anh nhìn nàng, không còn gì để nói nữa.
Trong phòng của Tracy ở khách sạn Savoy, nàng chăm chú nhìn Jeff đếm tiền. “Phần của cô là một trăm lẻ một ngàn đô la”.
“Cám ơn ông.” Giọng nàng lạnh băng.
Jeff nôi. “Cô phải biết là cô đã nghĩ sai về tôi đấy Tracy. Tôi mong rằng cô cho tôi cơ hội để phân trần. Cô có bằng lòng ăn cơm tối cùng tôi hôm nay không?”.
Tracy lưỡng lự rồi gật đầu. “Được thôi”.
“Tốt. Tôi sẽ đón cô lúc 20 giờ nhé”.
Tối, hôm đó, khi Jeff đến và xin gặp Tracy, người nhân viên khách sạn đáp.
“Rất tiếc, thưa ngài. Cô Wihitney đã trả buồng hồi chiều. Cô ấy không để lại địa chỉ sẽ tới”.

phat25810
30-08-2010, 09:18 AM
Cám ơn ban .Bài viết rấ hay.

AIIIIG
30-08-2010, 12:30 PM
Đoạn này trong tác phẩm "Nếu còn có ngày mai", một cuốn tiểu thuyết hay tuyệt, mình đọc đi đọc lại cả chục lần mà vẫn chưa chán!!! Ván cờ độc đáo này do Jeff Steven sắp đặt, độc đáo đến không ngờ! Thanks bác Fansifan!!!

PhiHuong
30-08-2010, 04:07 PM
Ông bạn Fansifan này post bài nào cũng dài lê thê, chỉ thoáng nhìn đã thấy ngán rồi !. Nội dung phải hay lắm mới xem được, nếu không thì khác gì tra tấn !.

Fansifan
30-08-2010, 09:57 PM
Ông bạn Fansifan này post bài nào cũng dài lê thê, chỉ thoáng nhìn đã thấy ngán rồi !. Nội dung phải hay lắm mới xem được, nếu không thì khác gì tra tấn !.

Bác nói đúng quá ,ngày trước em có thói quen rất ngán chơi cờ với những người đi tiên mà ho. cứ dí tốt,lên tượng ,hay nhẩy mã thấy là ngao ngán rồi .Mình nhào vào công ngay thì không lủng ,mà cứ riu riu thi đấu nội lực thì ván cờ tẻ ngắt ,kéo tới kéo lui ,đổi quân dần dần ,chả có gì thú vị .Nhưng sau nghiên cứu vào sâu rồi mới thấy trong chỗ tẻ nhạt có cái cực kì lí thú .cái đẹp của cờ thì bất tận .có cái đẹp của đòn phối hợp sát thủ lại có cái đẹp của thế trận liên hoàn tỉ mỉ khít khao nước tạt vào không lọt .Bài của em post là còn ngắn đó bác ơi .Nếu có dịp bác đọc văn học cổ điển Nga như Dostoievski hay Tolstoy còn chán khiếp cứ rề rà lòng vòng mà không đi vào điểm chính ,nhưng mà khi ( chịu ) rồi thì thiệt là ..dứt không ra

Fansifan
30-08-2010, 10:09 PM
Bác Fansifan nếu có thể thì chép cho anh em xem truyện Ván cờ kỳ lạ của Stefan Zweig, thì chắc là ai đọc xong cũng không chê dài chút nào. (mặc dù cũng hơi dài phải không bác nhỉ?)

Ôi chao! đó là tuyệt tác bác điểm trúng huyệt tôi rồi .Stefan Zweig là nhà văn mà tôi mê chết đi được .Truyện vừa đó thật không còn chỗ hở nào cho ai còn chen vào được nữa .Tôi sẽ cố tìm nếu không tìm được bản dịch thì đánh vật với quyển tự điển giúp vui anh em vậy nhé

PhiHuong
31-08-2010, 02:37 AM
Bác nói đúng quá ,ngày trước em có thói quen rất ngán chơi cờ với những người đi tiên mà ho. cứ dí tốt,lên tượng ,hay nhẩy mã thấy là ngao ngán rồi .Mình nhào vào công ngay thì không lủng ,mà cứ riu riu thi đấu nội lực thì ván cờ tẻ ngắt ,kéo tới kéo lui ,đổi quân dần dần ,chả có gì thú vị .Nhưng sau nghiên cứu vào sâu rồi mới thấy trong chỗ tẻ nhạt có cái cực kì lí thú .cái đẹp của cờ thì bất tận .có cái đẹp của đòn phối hợp sát thủ lại có cái đẹp của thế trận liên hoàn tỉ mỉ khít khao nước tạt vào không lọt .Bài của em post là còn ngắn đó bác ơi .Nếu có dịp bác đọc văn học cổ điển Nga như Dostoievski hay Tolstoy còn chán khiếp cứ rề rà lòng vòng mà không đi vào điểm chính ,nhưng mà khi ( chịu ) rồi thì thiệt là ..dứt không ra

Đánh những ván cờ tỉ mẩn, chau chuốt, thi đấu nội lực, nương thế lựa đúng thời cơ ra đòn. Hoặc ngồi vắt vẻo trên ghế tựa xem sách xem truyện đó là thú vui ai mà không thích, nhưng xem bài trên mạng mà dài quá thì khác gì leo lên đỉnh Fasifan !.

saiyan1
31-08-2010, 09:31 AM
đọc cái này lòi cả mắt mà chẳng hiểu chi cả

nhachoaloiviet
31-08-2010, 12:37 PM
Ông già mình thì thích đọc sách của Sheldon,còn mình lại ko thích lắm.Đoạn trích thì hay thật,thank bạn

koleloi
31-08-2010, 12:56 PM
Cá nhân tôi thấy cái tình tiết ván cờ trong cuốn "Nếu còn có ngày mai" của Sidney Sheldon là một đoạn khá dở của tác phẩm, nếu không muốn nói là rất lạc lõng giữa những tình tiết gay cấn, phức tạp khác. Tình tiết đơn giản, sắp đặt gượng ép, rất thiếu tính thực tế vvv. Chi tiết này nếu ở trong 1 truyện dành cho thiếu nhi thì có vẻ lôi cuốn hơn.

Không phủ nhận tác phẩm này cũng rất hay dù tôi chưa đọc hết nó. Chỉ ít lâu sau khi đọc qua phần "ván cờ" này thì tôi đã dừng lại và không bao giờ còn muốn tiếp tục đọc cuốn truyện này nữa.

Chỉ là cảm nhận của cá nhân. Có gì không phải mọi người bỏ quá cho.

hoa_thuong
31-08-2010, 01:33 PM
Bác Fansifan nếu có thể thì chép cho anh em xem truyện Ván cờ kỳ lạ của Stefan Zweig, thì chắc là ai đọc xong cũng không chê dài chút nào. (mặc dù cũng hơi dài phải không bác nhỉ?)

Truyện này VN đã dịch rồi mà, nhưng không thấy trên mạng có.
Em có lần đọc ở nhà thằng bạn, nhưng sau đó không gặp nó nữa, không được đọc lại.

Fansifan
01-09-2010, 08:14 AM
Cá nhân tôi thấy cái tình tiết ván cờ trong cuốn "Nếu còn có ngày mai" của Sidney Sheldon là một đoạn khá dở của tác phẩm, nếu không muốn nói là rất lạc lõng giữa những tình tiết gay cấn, phức tạp khác. Tình tiết đơn giản, sắp đặt gượng ép, rất thiếu tính thực tế vvv. Chi tiết này nếu ở trong 1 truyện dành cho thiếu nhi thì có vẻ lôi cuốn hơn.

Không phủ nhận tác phẩm này cũng rất hay dù tôi chưa đọc hết nó. Chỉ ít lâu sau khi đọc qua phần "ván cờ" này thì tôi đã dừng lại và không bao giờ còn muốn tiếp tục đọc cuốn truyện này nữa.

Chỉ là cảm nhận của cá nhân. Có gì không phải mọi người bỏ quá cho.

Vui thôi bác à ,tiểu thuyết hư cấu là nhiều đọc nó mình phải để người hơi mê mê mụ mụ một tí mới khoái chứ bác ! bác có đọc được gì hay hay post lên chia sẻ với anh em cho vui nhé

Fansifan
17-11-2010, 01:10 AM
Cám ơn bác đã nhắc ,đang tổng hợp tài liệu để dịch về các danh thủ cờ vua như Paul Morphy,Capblanca ,Alekhine .. vì cũng muốn đóng góp tí xíu cho mảnh đất cờ vua vốn đã quá hiu hắt .Truyện Stefan Zweig đang làm khá dài hơn 100 trang ,nhưng xong rồi chắc chỉ có anh em mình đọc ,ít ai thích thưởng thức cách viết theo lối kiến trúc Gothic đồ sộ và trí tuệ ,không hề có các tình tiết giật gân .Nó giống như thưởng thức âm nhạc Beethoven đòi hỏi một chiều sâu nào đó .Ok sẽ ráng cho mau để bạn bè coi chơi

trannhien
18-11-2010, 10:31 AM
Ôi chao! đó là tuyệt tác bác điểm trúng huyệt tôi rồi .Stefan Zweig là nhà văn mà tôi mê chết đi được .Truyện vừa đó thật không còn chỗ hở nào cho ai còn chen vào được nữa .Tôi sẽ cố tìm nếu không tìm được bản dịch thì đánh vật với quyển tự điển giúp vui anh em vậy nhé

Em tìm nát mấy hiệu sách rồi mà tìm không có quyển này (Kỳ thủ của Stefan Zweig). Bác cố tìm post lên nhé, cũng giống như bác GO, em trăm sự nhờ Bác.
Moi trên mạng chỉ tìm có phần 1 thôi. Bác nào chưa đọc thì đọc đỡ vậy.



KỲ THỦ

Lời dẫn

Cách nay lâu lắm rồi, khi lần đầu tiên đọc sách của Stefan Zweig, tôi đã thấy run sợ. Nhà văn người Áo này như nhìn thấu suốt người đời. Kiêu hãnh và ám thị. Ðam mê và bạc nhược. Những rung động khó tả, sâu lắng trong những thang bậc thầm kín nhất của tâm hồn. Zweig là nhà phân tích tâm lý bậc thầy với óc quan sát cực kỳ sắc bén. Ông có thể lột trần những cảm xúc tột cùng chỉ qua vài động tác, vài cử chỉ… Với Zweig, người đọc cảm thấy như bị chụp lean đầu chiếc vòng kim cô, có đi đến đâu cũng quanh quẩn trong vòng khống chế và bị thôi miên bởi những thou vô thức phía sau những mạch văn của ông.

“Kỳ thủ’ là moat truyện ngắn của Zweig mà tôi thích nhất. Ðây là một câu chuyện xuất thần, một bức tranh tương phản đến mức chóa mắt, sự phi thực được dàn doing khéo đến mức trở nên “có thể” : một gã cục mịch, gần như đần độn, lại thống lãnh thế giới của những người trí thức. Một gã trí thức đạt đến những khả năng siêu phàm chỉ thuần túy do… nghịch cảnh. Và hai con người đó đối mặt nhau trong một cuộc đọ sức trí tuệ – tâm lý hồi hộp và khốc liệt ở trên một con tàu bồng bềnh giữa đại dương.

Trong tác phẩm này, bạn sẽ thấy tất cả dồn nén lại, cô đặc : long tham lam, sự đố kỵ, sự ngông cuồng, sự vô nghĩa, sự hiếu kỳ, khát vọng tự do, nỗi cô đơn…

Zweig tự vận. Tôi nghĩ rằng ông sống đủ và đau khổ cũng đủ. Có lẽ trái tim ông không chịu nổi sự trần tục của cuộc đờ, những đau khổ và bất công trong thời đại ông sống. Cảm ơn Zweig vì những gì ông để lại.

Nhà báo Trang Anh

--------------------------------------------------------------------------------


Phần 1

Vào những khoảng khắc cuối cùng lúc nửa đêm, chiếc tàu khách lớn chuẩn bị rời New York đi Buenos-Aires bỗng trở nên nhộn nhịp. Mỗi hành khách lên tàu đều có một đám bạn bè đưa tiễn. Các nhân viên điện tín, nón ngập sâu trên vành tai, lanh lảnh xướng những cái tên vang vọng khắp phòng đợi. Người ta khuân hòm rương và ôm lên những bó hoa. Ðám trẻ nghịch ngợm xoành xoạch rượt đuổi nhau. Trên cầu tàu, dàn nhạc vẫn thản nhiên hoà điệu theo cái sân khấu chộn rộn ấy.

Ở hành lang dạo mát, hơi tách khỏi các chuyển động tấp nập, câu chuyện của tôi với một người bạn đã bị ngắt quãng bởi ba chớp sáng lóe lên ngay gần đó. Hẳn là đám phóng viên đang phỏng vấn và chụp ảnh một nhân vật nổi tiếng trước giờ lên đường. Anh bạn tôi ngoái đầu nhìn về hướng đó rồi mỉm cười. “Sẽ có một quái nhân lên tàu với bọn mình. Anh biết ai không? Czentovic!”. Thấy vẻ ngù ngờ của tôi, anh ta giải thích thêm : “Mirko Czenkovic, vô địch cờ vua thế giới đó mà! Hắn vừa đi dọc suốt nước Mỹ, hết từ Ðông sang Tây, chiến thắng tất cả các giải cờ. Giờ đây, hắn mò đến Achentina để hái thêm những vòng nguyệt quế mới”.

Tôi chợt nhớ ra vài điều về nhà vô địch trẻ tuổi này và sự nghiệp lừng lẫy của hắn. Anh bạn tôi, vốn theo dõi báo chí khá kỹ, đã cung cấp một số chuyện vui, bổ sung cho những hiểu biết của tôi về Czenkovic.

Cách đây khoảng một năm, Czentovic đã bất thần nổi lên, sánh ngang cùng các bậc thầy nổi danh nhất trong làng cờ vua như Aljechin, Capablanca, Tartakower, Lasker hay Bogoljubow. Kể từ năm 1922, khi thần đồng bẩy tuổi Rzecewski lên ngôi trong giải cờ vua New York, chưa từng có một nhân vật nào của làng cờ vừa bí hiểm vừa thu hút nhiều sự quan tâm như hắn. Bởi lẽ khả năng trí tuệ của Czenkovic lẽ ra không thể mở ra cho hắn bất cứ triển vọng tương lai nào. Ðầu tiên người ta còn giữ kín, nhưng rồi tin đồn cứ lan dần ra mãi rằng gã vô địch này không có khả năng viết nổi một câu không sót lỗi chính tả, cho dù là bằng tiếng mẹ đẻ. Người ta còn kể rằng một đối thủ của hắn đã nổi giận, “xiả” một câu rằng: “Sự vô văn hóa của hắn bao quát tất cả mọi lĩnh vực”.

Czentovic là con một người lái đò Xlavơ nghèo trên sông Danube. Chiếc đò bé tẹo của ông này đã bị đắm trong một đêm no,ï do đụng phải một tàu hơi nước chở lúa. Người cha bị chết, đứa con, khi ấy mới mười hai tuổi, đã được vị cha xứ của làng đem về nuôi. Vị cha xứ đôn hậu đã cố gắng dậy dỗ cho cậu bé có vầng trán rộng, trầm lặng và bẳn tính này những kiến thức mà nó đã không được học ở nhà trường. Nhưng tất cả mọi nỗ lực của ông đều vô ích. Trước những câu chữ được cắt nghĩa hàng trăm lần, Mirko vẫn trơ trơ nhìn bằng ánh mắt trống rỗng. Dù có cố gắng vận động cách mấy, bộ não của nó vẫn hoàn toàn bất lực trong việc tiếp thu những khái niệm cơ bản nhất. Mười bốn tuổi, nó còn dùng ngón tay để đếm. Và vài năm sau, nó vẫn phải cố gắng tột bực mới đọc được sách báo. Tuy vậy, không ai có thể chê trách nó là ngoan cố hay cứng đầu. Nó cung cúc làm tất cả những điều người ta sai bảo : xách nước, chẻ củi. làm ruộng, lau chùi nhà bếp. Nói tóm lại, nó ngoan ngoãn thực hiện tất cả mọi mệnh lệnh, và làm một cách chậm chạp đến phát ngốt. Nhưng điều khiến vị cha xứ rầu rĩ nhất chính lại là cái vẻ trơ khấc, thờ ơ của đứa giúp việc kỳ dị. Nó không bao giờ cãi lại ông, cũng chẳng bao giờ đặt câu hỏi. Nó không chơi với những đứa trẻ cùng lứa, và cũng chẳng màng bày chuyện này chuyện nọ khi không ai sai khiến. Xong việc là nó ngồi ru rú trong một góc nào đó với vẻ thờ thẫn và xa vắng của những con cừu ở bãi chăn. Mirko không quan tâm đến bất cứ chuyện gì xẩy ra xung quanh nó. Buổi tối, vị cha xứ châm chiếc tẩu dài nhà quê, chơi ba ván cờ mỗi ngày với viên đội xếp. Gã thiếu niên lẳng lặng ghé sát mái tóc vàng rối bù lại chiếc bàn. Dưới đôi lông mày nặng chiũ, hắn đăm đăm nhìn bàn cờ bằng đôi mắt tưởng như thờ ơ hay ngủ quên.

Một tối mùa đông, khi hai đối thủ đang mê mải với ván cờ, thì từ xa vọng lại tiếng chuông ngày một gần của một chiếc xe kéo đang lướt nhanh. Một người nông dân, chiếc nón ngập tuyết, hấp tấp bước vào, yêu cầu vị cha xứ đến rửa tội cho mẹ già của anh đang trong cơn hấp hối. Vị cha xứ lập tức lên đường. Viên đội xếp khi đó đang dang dở ly bia. Ông bèn châm một tẩu thuốc cuối cùng rồi bắt đầu xỏ chân vào đôi ủng nặng chịch để chuẩn bị ra đi. Bất chợt, ông bắt gặp đôi mắt của Mirko như bị cuốn vào ván cờ vừa khởi đầu.

“Muốn chơi nốt ván cờ này không, chú bé?”, viên đội nói bằng giọng diễu cợt vì tin chắc rằng gã thiếu niên khù khờ này thậm chí không biết cách di chuyển một con chốt. Mirka rụt rè ngẩng đầu lên, ra hiệu đồng ý, và ngồi vào chỗ vị cha xứ. Sau mười bốn nước, thế là viên đội xếp bị hạ đo ván. Hơn nữa, ông buộc phải thừa nhận rằng thất bại của ông hoàn toàn không phải do chủ quan. Ván cờ thứ hai có cùng kết cuộc.


“Ðúng là con lừa của Balaam!”, vị tu sĩ bàng hoàng thốt lên khi ông trở về nhà. Ông giải thích với viên đội, vốn kém hiểu biết hơn ông về Kinh thánh, rằng hai nghìn năm trước đây đã từng diễn ra một phép lạ khi một kẻ câm đột ngột phát ra những lời lẽ khôn ngoan. Mặc dù đã khuya, vị cha xứ vẫn không thể nhịn được ý muốn đọ tài với thằng nhỏ giúp việc của ông. Mirko cũng hạ đo ván ông một cách dễ dàng. Nó có một lối chơi chậm chạp, dai dẳng, không suy xuyển. Trong suốt ván đấu, nó cúi gằm đầu xuống bàn cờ, không một lần ngước lên vầng trán rộng. Nhưng rõ ràng là nó có một chiến thuật rất chắc chắn. Những ngày sau đó, cả vị cha xứ lẫn viên đội đều không tài nào gỡ nổi lấy một ván. Vị cha xứ vốn biết rõ hơn ai hết về sự chậm lụt của Mirko trong các lĩnh vực khác, trở nên cực kỳ tò mò muốn biết cái tài năng thiên bẩm này liệu có được thể hiện trước các đối thủ mạnh hơn hay không. Ông bèn đưa Mirko đến ông thợ hớt tóc của làng, nhờ tiả lại mái tóc bờm xớm màu vàng rơm của nó để thằng bé trông ra hồn ra dáng hơn. Sau đó, ông cho nó lên chiếc xe kéo, đưa ra thị trấn nhỏ ở kế bên. Tại đây, ông có quen vài tay cờ mạnh hơn ông, vốn thường tụ tập nhau trong một quán cà phê ở quãng trường lớn. Khi vị cha xứ bước vào, đẩy ở phiá trước cậu bé mười lăm tuổi có mái tóc vàng, đôi má hây đỏ, đôi bờ vai mịn mang, súng sính trong đôi ủng quá khổ và nặng chịch, thì những người ở đó đều trợn tròn mắt ngạc nhiên. Mirko đứng như trời trồng, đôi mắt rụt rè cúi thấp, cho đến khi người ta gọi nó ngồi vào một trong các bàn cờ. Nó thua ván đầu tiên vì chưa bao giờ thấy người giám hộ tuyệt vời của nó sử dụng cái gọi là “Khai cuộc Sicille”. Ván thứ hai, nó đã hòa với tay cờ khá nhất trong đám, và kể từ ván thứ ba, nó liên tục hạ đo ván hết người này đến người khác.

Thế là một thị trấn nhỏ bé của Nam Tư đã trở thành sân khấu cho một trong những sự kiện giật gân nhất. Những vị thân hào, những vị máu mặt của thị trấn đã được dịp chứng kiến sự khởi đầu đầy ấn tượng của một nhà vô địch. Mọi người đồng loạt quyết định giữ thiên tài trẻ tuổi này ở lại thị trấn đến ngày hôm sau để thông báo về sự hiện diện của nó với các thành viên khác của câu lạc bộ, và nhất là để báo tin đến lâu đài của vị bá tước già Simczic, người nổi tiếng mê cờ vua. Vị cha xứ bắt đầu nhìn thằng nhỏ giúp việc của mình bằng một sự hãnh diện hoàn toàn mới. Mặc dù rất vui sướng trước phát hiện này, nhưng ông vẫn không quên những bổn phận của mình. Ông tuyên bố sẵn sàng giao Mirko lại cho các vị ở đó để nó có dịp tỏ rõ hơn các khả năng của nó.

Czentovic được đem đến một khách sạn, chi phí do các tay cờ đài thọ. Buổi tối hôm đó là lần đầu tiên trong đời nó nhìn thấy một phòng vệ sinh có bồn dội nước… Chiều chủ nhật hôm sau, trong một căn phòng đầy nghẹt người, Mirko ngồi bất động suốt bốn tiếng đồng hồ trước bàn cờ, không hé răng nói một lời, thậm chí không ngước cặp mắt lên. Nó đã quật đổ tất cả các đối thủ. Có ai đó lên tiếng đề nghị nó chơi cùng lúc với nhiều người. Người ta đến phải khốn khổ mới giải thích được cho gã thiếu niên cục mịch này thế nào là chơi một mình chống lại nhiều người. Nhưng khi Mirko hiểu ra, nó thực hiện ngay. Khua đôi giầy nặng chịch, nó đi từng bước chậm chạp hết từ bàn này đến bàn khác, và cuối cùng đã kết thúc bằng bẩy ván thắng trên tám.

Thế là bắt đầu những cuộc thảo luận dài đăng đẳng. Mặc dù nhà tân vô địch không phải là người thị trấn, nhưng óc địa phương cục bộ vẫn ào ào trỗi dậy. Biết đâu cái thị trấn bé tí tẹo này lại chẳng nổi lên trên bản đồ nhờ sản sinh cho thế giới một nhân vật danh tiếng? Một ông bầu tên là Keller, xưa nay vẫn thường cung cấp các ca khúc và ca sĩ cho quán rượu của trại lính, bỗng xướng lên rằng ông ta sẽ đưa “hiện tượng trẻ” này lên Vienna, đến chỗ một kiện tướng lừng danh mà, theo lời ông, có để giúp Mirko “hoàn thiện nghệ thuật cờ vua”. Chỉ có điều là ai đó phải gánh vác giùm cái chi phí một năm ăn ở của cậu bé ở thủ đô. Bá tước Simczic, vốn chơi cờ hàng ngày từ suốt sáu mươi năm nay và chưa từng gặp một đối thủ nào cứng cựa như vậy, ngay tức khắc ký vào một tấm séc. Và thế là bắt đầu cái sự nghiệp phi thường của đứa con ông lái đò.

Trong sáu tháng, Mirko đã học xong tất cả những bí quyết của môn cờ vua. Kiến thức của hắn tuy vậy vẫn cực kỳ hạn hẹp, và điều này đã biến hắn thành đề tài diễu cợt tại tất cả các nơi chốn mà hắn lai vãng. Bởi lẽ Czentovic không cách nào chơi nổi một ván cờ trưù tượng hay, nói theo thuật ngữ của giới, là một “ván cờ mù”. Hắn hoàn toàn bất lực, không sao hình dung nổi trong không gian một chiếc bàn cờ. Hắn cần phải thấy ngay trước mắt, cụ thể và hiển hiện, sáu mươi bốn chiếc ô đen và trắng cùng với ba mươi hai quân cờ. Ngay cả khi đã nổi tiếng khắp thế giới, hắn vẫn kè kè theo mình chiếc bàn cờ bỏ túi để dễ hình dung hơn vị trí các quân khi cần giải một thế cờ hay nghiên cứu một ván cờ hay. Khiếm khuyết này, tuy là chẳng đáng kể, cũng cho thấy sự thiếu vắng óc tưởng tượng của Czentovic. Trong giới, người ta bàn tán sôi nổi về điều đó, giống như các nhạc công xì xầm về một nhạc trưởng tài ba nhưng không cách nào điều khiển nổi dàn nhạc nếu không có bản dàn bè lù lù trước mặt. Nhưng đặc điểm này của Czenkovic chẳng hề ngăn trở sự tiến bộ đáng kinh ngạc của hắn. Mười bẩy tuổi, hắn đã thắng một chục giải cờ vua. Mười tám tuổi, hắn trở thành vô địch nước Hung. Và, cuối cùng, lúc hai mươi tuổi, hắn trở thành vô địch thế giới. Những tay cờ tài năng nhất, những kẻ mà trí thông minh và óc tưởng tượng vượt xa lắc Czentovic, không sao kháng cự nổi cái thứ lôgich lạnh lùng và không sơ xẩy của hắn. Cũng giống như Napoléon bất lực trước viên tướng Kutusov cục mịch, Annibal trước Fabius Cunctator, kẻ mà Tite-Live kể rằng thời niên thiếu cũng từng lộ rõ những dấu hiệu thờ ơ và khờ khạo.

Cho đến lúc đó, bảng danh sách những kỳ thủ lừng lẫy nhất cũng chỉ thấy bao gồm những nhân vật cực kỳ thông minh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học, toán học … Họ là những người giàu óc tưởng tượng, thường là những nhà sáng tạo, nhà phát minh. Lần đầu tiên, một kẻ lạ đã đột nhập vào thế giới của trí tuệ dưới hình thù một gã khờ cục mịch và bẳn tính, kẻ mà ngay cả những phóng viên khôn khéo nhất cũng không moi nổi một câu nào để lôi lên mặt báo. Quả thật đã có rất nhiều chuyện tếu lâm được thêu dệt lên xung quanh con người của Czentovic. Bởi lẽ, nếu như Czentovic là bậc thầy không thể chối cãi khi ngồi trước bàn cờ, thì chỉ cần đứng dậy là hắn đã lập tức chuyển thành một con rối thô thiển, bất chấp bộ trang phục màu đen trịnh trọng và viên ngọc giắt cà vạt đầy phô trương. Bàn tay được chăm sóc kỹ với các móng mài dũa công phu, thế nhưng hắn vẫn giữa cái tác phong và điệu bộ của một anh nông dân đặc sệt, mới hồi nào còn quét phòng cho ông thầy tu làng. Với vẻ trơ trẽn đến lộ liễu và xấc xược (vốn liên tục gây ra sự thú vị lẫn những bàn tán ầm ĩ nơi các đồng nghiệp), hắn chỉ nghĩ đến chuyện làm sao moi được nhiều tiền nhất từ tài năng và tên tuổi của mình. Lòng tham khiến hắn không lùi bước trước bất cứ tính toán bủn xỉn nào, dù là nhỏ nhặt nhất. Hắn đi du lịch nhiều, nhưng bao giờ cũng mò đến những khách sạn loại ba. Hắn sẵn sàng chơi trong các câu lạc bộ ít tiếng tăm nhất, miễn là hắn được trả tiền. Người ta thấy ảnh hắn trên một tấm bích chương quảng cáo xà-bông. Và, chẳng hề đoái hoài đến những lời nhạo báng của các đối thủ, vốn biết rõ hắn không viết nổi ba câu cho ra hồn, hắn đã bán tên tuổi của mình cho một nhà xuất bản. Cuốn “Triết lý cờ vua” của nhà xuất bản này thật ra là do ông giám đốc nhà xuất bản giàu óc kinh doanh thuê một sinh viên trường Galicie viết dưới tên Czentovic. Như tất cả những gã ương dở, hắn không hề có ý niệm thế nào là lố bịch. Từ khi trở thành vô địch thế giới, hắn tự cho mình là nhân vật quan trọng nhất trần gian. Ý thức về sự chiến thắng trước những kẻ thông minh, những học giả - hay nói đúng hơn là cái thực tế hiển hiện và cụ thể rằng hắn kiếm được nhiều tiền hơn trong chính lĩnh vực của họ – đã biến sự rụt rè bẩm sinh nơi Czentovic thành một sự kiêu ngạo lạnh lùng mà hắn thường đem phô ra một cách lộ liễu.

“Thành công chớp nhoáng như vậy thì hỏi sao một bộ óc rỗng tuếch như hắn không chuếnh choáng?”, bạn tôi kết luận sau khi thuật lại một số trò hợm hĩnh trẻ con của Czentovic. “Một gã nông dân hai mươi mốt tuổi vùng Banat chợt nhận ra rằng chỉ cần một tuần ngồi di chuyển các con cờ trên một tấm ván là đủ kiếm ra bằng toàn bộ dân chúng làng mình cày bừa sụm lưng suốt cả năm. Thử hỏi sao mà không ngạo mạn? Với lại, đâu có khó gì tự cho mình là vĩ đại nếu như không hề hay biết rằng trên đời này còn tồn tại một Rembrandt, một Beethoven, một Dante hay một Napoléon? Gã Czentovic đó chỉ biết có một điều duy nhất là từ nhiều tháng nay hắn chưa hề thua một ván cờ nào. Vì hắn tin chắc rằng trên đời này không có gì là giá trị ngoài cờ vua và tiền, nên hắn tự hào về mình cũng hoàn toàn hợp lý thôi.

Câu chuyện của anh bạn khiến tôi đâm tò mò. Những kẻ thao cuồng đơn ý, những kẻ bị ám thị bởi một ý niệm duy nhất luôn khiến tôi đặc biệt chú ý, bởi lẽ tư duy càng bị hạn chế thì nó càng đi xa. Những kẻ như vậy, có vẻ thu mình trong lớp vỏ cô độc, nhưng thật ra lại giống như những con mối, túc tắc dựng lên cả một thế giới thu nhỏ hoàn toàn độc đáo bằng những vật liệu đặc biệt của chính họ. Tôi bèn nói ra ý định muốn quan sát gần hơn cái mẫu hình đặc biệt của sự phát triển trí tuệ đơn điệu này để tiêu khiển trong suốt cuộc hành trình mười hai ngày của chúng tôi đến Rio (có thể tác giả lầm, vì tàu chạy đến Buenos Aires? ND).

“Anh không dễ làm chuyện đó đâu”, bạn tôi cảnh cáo. “Tôi chưa từng biết ai moi nổi một điều gì về cấu trúc tâm lý của Czentovic. Ðằng sau vẻ xuẩn ngốc khó hiểu của hắn, gã cục mịch đó đủ khôn lanh để tự phòng thủ. Ðơn giản thôi : hắn tránh né mọi giao tiếp, chỉ gặp gỡ những người đồng hương cùng tỉnh trong các quán trọ rẻ tiền mà hắn thường lui tới. Khi đánh hơi thấy có người tò mò muốn tìm hiểu là hắn rút ngay vào cái vỏ sò. Chẳng ai dám khoe từng nghe hắn nói một câu ngu ngốc nào. Cũng chẳng ai biết rõ về mức độ vô văn hóa mà người ta nói là toàn diện của hắn”.

Thực tế cho thấy anh bạn tôi nói đúng. Trong những ngày đầu tiên của cuộc hành trình, tôi buộc phải thừa nhận rằng tiếp cận với Czenkovic là vô phương, trừ phi dò xét hắn một cách thô thiển. Mà điều này lại hoàn toàn không phù hợp với thói quen lẫn con người tôi. Hắn thỉnh thoảng vẫn đi dạo trên cầu tàu, nhưng lúc nào cũng với cái vẻ bận bịu suy tư, không muốn ai làm phiền, hai tay chắp sau lưng giống y như cung cách của Napoléon trong một bức họa nổi tiếng. Hơn nữa, sau những cuộc dạo chơi nhát gừng, hắn thường rời đi một cách đột ngột và vội vã đến mức muốn bắt chuyện với hắn có lẽ phải chạy theo hộc hơi. Hắn không bao giờ ló đầu vào quầy rượu hay phòng hút thuốc. Cậu phục vụ rỉ tai với tôi rằng phần lớn thời gian hắn rúc trong cabin của hắn, ngồi trước một bàn cờ lớn để tập luyện hay ôn lại các ván đấu.

Ba ngày đủ để thuyết phục tôi rằng chiến lược phòng thủ của hắn còn khéo léo hơn cả ý muốn tiếp cận của tôi. Tôi cảm thấy rất bực bội. Chưa bao giờ tôi có dịp làm quen với một nhà vô địch cờ vua. Giờ đây càng cố gắng đạt điều đó thì tôi càng thất bại. Làm cách nào biết được sự vận hành của một bộ óc mà suốt cuộc đời chỉ độc nhất quan tâm đến một diện tích gồm sáu mươi bốn ô vuông, đen và trắng? Dĩ nhiên, qua kinh nghiệm, tôi hiểu cái hấp lực bí ẩn của cái môn được gọi là cờ “vua” này. Ðó là trò chơi duy nhất do con người phát minh hoàn toàn thoát khỏi sự thống trị nghiệt ngã của ngẫu nhiên. Ðó là trò chơi duy nhất mà người ta chỉ có thể chiến thắng bằng trí tuệ, hay nói đúng hơn là một dạng trí tuệ đặc biệt nào đó. Liệu có phải là hạ thấp quá không nếu ta gọi nó là “trò chơi”? Phải chăng nó là một khoa học, một nghệ thuật, hay nó là cỗ áo quan của đấng tiên tri Mohamet, nằm lủng lẳng giữa đất và trời? Khó tin nổi trong cờ vua lại có nhiều mâu thuẫn như thế. Nó xuất phát từ ngàn xưa nhưng lúc nào cũng mới mẻ. Nó bị giới hạn chặt chẽ trong một không gian hình học cố định, thế nhưng các đòn phối hợp của nó thì vô tận. Nó liên tục phát triển nhưng lại vô sinh : đó là một dạng tư duy không dẫn đến kết luận nào, một dạng toán học không xác lập được quy luật nào, một dạng nghệ thuật không để lại tác phẩm nào, một dạng kiến trúc không sử dụng vật liệu nào. Thế mà nó đã chứng tỏ còn tồn tại - theo cách của nó - lâu hơn cả các cổ thư, các tượng đài. Trò chơi độc đáo này thuộc về tất cả mọi dân tộc và tất cả mọi thời đại, do đó mà chẳng ai biết vị chúa nào đã ban nó cho con người để tiêu diệt nỗi nhàm chán, mài dũa tư duy, và giúp tâm hồn khởi sắc. Nó bắt đầu ở đâu? Nó kết thúc ở đâu? Một đứa bé hỉ mũi chưa sạch cũng học được các luật lệ chơi cờ đầu tiên. Một kẻ dốt nát cũng có thể chơi và đạt đến, trong giới hạn vuông vức của chiếc bàn cờ, một độ tinh hoa theo nghĩa riêng, miễn là hắn có một năng khiếu đặc biệt. Hắn thậm chí có khả năng đi tới những phát hiện như người ta đã làm trong toán học, trong thi ca, trong âm nhạc … có lẽ chỉ bằng cách đơn giản là liên kết sự vật theo một lối khác. Thuở xưa, niềm đam mê môn tướng mạo học có lẽ đã khiến Gall tiến hành phẫu thuật phân tích não bộ của các nhà vô địch cờ vua để xem chất xám của các thiên tài này có những nếp đặc biệt nào khác với người thường, kiểu như một dạng “cơ hay bướu cờ vua”. Ông ta hẳn sẽ rất quan tâm trường hợp của Czentovic, kẻ mà năng khiếu thiên bẩm đi đôi với sự biếng nhác trí tuệ tuyệt đối, tựa như sợi chỉ vàng chạy xuyên suốt một tảng đá lớn đặc sệt. Tôi hiểu rằng, về nguyên tắc, trong trò chơi độc đáo và tuyệt diệu này có thể xuất hiện những quái nhân. Nhưng tôi không tài nào hiểu nổi vì sao người ta có thể dồn cả một cuộc sống trí tuệ vào những nước đi chật hẹp, chỉ quan tâm duy nhất một điều là tấn tới hay thoái lui ba mươi hai quân cờ trên các ô đen và trắng, và tìm kiếm trong các nước đi qua lại này toàn bộ vinh quang của cuộc đời. Làm sao có thể hình dung một người cho rằng việc khai cuộc bằng con mã, thay vì con tốt, là một phát hiện có thể giúp cái phần bất tử nhỏ nhoi của hắn đi vào một góc trong một cuốn cẩm nang cờ vua? Làm sao hình dung được một người, một kẻ thông minh, lại có thể không nổi điên lên, và trong suốt mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm, luôn cố gắng bằng mọi sinh lực tư duy đi đến một mục đích lố bịch là dồn cho bằng được một ông vua bằng gỗ vào một góc của tấm ván?

Giờ đây, một hiện tượng như thế, một thiên tài độc đáo như thế, một gã điên khó hiểu như thế lần đầu tiên trong đời đang ở ngay sát cạnh tôi, trên cùng một chiếc tàu, cách tôi đúng sáu cabin. Thế mà tôi - cái thằng tôi đã xúi quẩy bị tạo hóa ban cho tính hiếu kỳ, sự đam mê trước tất cả mọi hoạt động trí tuệ - lại thấy mình bị khước từ mọi cơ hội để tiếp cận hắn. Tôi bắt đầu vắt óc suy tính những mưu mẹo phi lý nhất : Nếu như tôi xin phỏng vấn hắn, nói đại là nhân danh một tờ báo lớn nào đó, vấn đề là phải khéo tâng bốc hắn lên? Hay là tôi đề nghị với hắn một giải cờ béo bở ở Xcốtlen, dụ khị hắn bằng mối lợi tiền bạc? Cuối cùng, tôi sực nhớ ra một trong các phương pháp hiệu quả nhất của người đi săn : dụ con gà gô bằng cách nhại theo tiếng gáy của nó vào mùa tình yêu. Chơi cờ vua hẳn phải là phương cách chắc chắn nhất để thu hút sự quan tâm của một tay cờ. Không đúng vậy sao?

Nói trắng ra, tôi chưa bao giờ là một nghệ nhân thực thụ trong lĩnh vực này vì tôi chỉ chơi để giải trí mà thôi. Tôi ngồi vào bàn cờ, bỏ ra một giờ, thì cũng chỉ cốt để thư giãn đầu óc, chẳng cố gắng động não làm gì. Tôi “chơi” theo đúng nghĩa đen của từ này, chứ không phải như những kỳ thủ thực sự. Họ “thực hành nghiêm túc”, nếu cho phép tôi được táo tợn dùng thuật ngữ mới sáng chế này.

Trong cờ vua, cũng như trong tình yêu, cần phải có đối tác. Mà tôi lại không biết trên tàu này có những tay nghiệp dư nào giống mình hay không. Ðể lôi họ ra ánh sáng, tôi giăng một cái bẫy đơn giản nhất : giống như người bẫy chim, tôi an tọa trong phòng hút thuốc trước chiếc bàn cờ. Ðối thủ là vợ tôi, một tay cờ thậm chí còn tệ hại hơn tôi. Chơi chưa được sáu nước thì một người đi dạo, rồi thêm một người nữa, dừng lại bên bàn cờ, xin phép được cho xem. Ðúng như ý muốn, một lúc sau có người xin được đánh với tôi một ván cờ. Ông này là một kỹ sư người Xcốtlen, tên MacConnor. Nghe đâu ông ta đã vớ bẩm nhờ khoan dầu ở California. Béo lùn, hàm vuông, răng chắc, có lẽ khuôn mặt đỏ ững của ông có phần liên quan đến mùi whiskey nồng nặc. Ðôi vai rộng khác thường tạo cho ông dáng dấp một lực sĩ, và điều này đã thể hiện ngay trong các ván cờ. MacConnor là loại người thành công và kiêu hãnh về mình đến độ bất cứ thất bại nào cũng bị ông coi là một nỗi nhục cá nhân phải thanh toán, cho dù đó là một ván cờ vô hại. Quen lối bề trên và được nuông chiều bởi những thành công liên tiếpï, gã selfmade man (tạm dịch là kẻ tay trắng làm nên, ND) đô con này ý thức rõ sự ưu việt của mình đến mức tất cả sự đối kháng nào cũng đều bị ông xem là làm loạn, hay gần như là sự phỉ báng. Thua ván đầu tiên, MacConnor nhăn nhó, khó chịu ra mặt. Bằng một giọng hơi tẽn nhưng đầy uy lực, ông thanh minh rằng thất bại của ông là do một phút xao lãng. Thua đến ván thứ ba, ông đổ lỗi cho tiếng ồn ở phòng kế bên. Lần nào thua ông ta cũng đòi gỡ. Thoạt đầu, lòng tự ái dữ dội này khiến tôi thấy thích thú. Nhưng sau đó, tôi chỉ xem nó như chuyện phụ, không tác động gì đến kế hoạch của tôi : lôi kéo nhà vô địch thế giới lại bàn cờ.

Ngày thứ ba, mưu kế của tôi đã thành công … nhưng chỉ một nửa. Trong lúc đi dạo, Czentovic có thể đã nhìn qua cửa sổ và thấy chúng tôi chơi cờ. Cũng có thể hắn muốn đem lại vinh dự cho phòng hút thuốc bằng sự hiện diện của mình, có trời biết được! Hắn tiến vài bước về phiá chúng tôi và, từ khá xa, ném một ánh mắt am hiểu lên bàn cờ, nơi chúng tôi đang cả gan thực hành môn nghệ thuật của hắn. Ðúng lúc đó, MacConnor dí con chốt. Buồn thay! Chỉ một nước đi đó cũng đủ để Czentovic nhận ra rằng các nỗ lực cùng cực của chúng tôi không xứng đáng chút nào với sự quan tâm cao thượng của hắn (nguyên văn : sự quan tâm hoàng gia, ND). Với động tác của một người gạt sang bên cuốn tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền trên giá sách mà chăûng màng lật ra xem, hắn từ từ lui khỏi bàn và rời phòng hút thuốc. “Cân rồi, thấy quá nhẹ ký chứ gì!”, tôi tự nhủ mà lòng chua xót trước cái nhìn lạnh lùng và khinh bỉ đó. Không nén được bực bội, tôi nói với MacConnor :

“Nước cờ của ông coi bộ sư phụ không ưng lắm”

- Sư phụ nào?

Tôi giải thích rằng cái gã vừa lại gần bàn ném cái nhìn coi thường chính là Czentovic, vô địch cờ vua thế giới. “Thế đấy!, tôi nói thêm, cả hai ta đành phải chấp nhận nỗi tủi nhục này và ráng mà chịu đựng sự khinh bỉ lặng lẽ của hắn. Nhãi nhép thôi thì chớ đòi múa rìu qua mắt thợ”. Những lời lẽ này tôi chỉ nói bâng quơ nhưng rõ ràng đã tác động mãnh liệt lên MacConnor. Ông tỏ ra bị kích động rất mạnh, thậm chí quên cả ván cờ vừa khởi đầu. Tự ái khiến hai vầng thái dương ông căng lên. Ông tuyên bố rằng không hề biết Czentovic có mặt trên tàu, rằng nhất định ông phải chơi một ván với hắn, rằng ông chưa từng được chơi với một nhà vô địch cỡ đó, trừ một lần cùng với bốn mươi người khác chống lại một tay như thế, và trong ván cờ rất sôi nổi của mình, ông đã “xém chút nữa là chiến thắng”. MacConnor hỏi tôi có quen biết cái nhân vật nổi tiếng đó hay không. Nghe tôi nói không quen, ông ta bèn xui tôi làm thân với hắn và yêu cầu hắn chơi vài ván với chúng tôi. Tôi liền từ chối, giải thích rằng, theo chỗ tôi biết, Czentovic không thích có những quan hệ mới. Vả lại, một ván cờ giữa nhà vô địch thế giới với mấy tay cờ hạng ba như chúng tôi thì có gì là hay ho?

Có lẽ tôi không nên dùng cụm từ “tay cờ hạng ba” trước một người giàu lòng tự ái như MacConnor. Ông bật người ra phiá sau, tuyên bố lạnh lùng rằng, về phần ông, ông không tin Czentovic có thể từ chối lời mời lịch sự của một gentleman (tạm dịch là người quân tử, ND) và đích thân ông sẽ lo giải quyết vụ này. Theo yêu cầu của ông, tôi mô tả lại vắn tắt những nét chính về nhà vô địch này. Nghe xong, ông hăng hái lao ngay vào cuộc tìm kiếm trên cầu tàu, thản nhiên bỏ lại ván cờ đang dang dơ.û Một lần nữa, tôi nhận ra rằng không có cách chi ngăn cản nổi chủ nhân ông của đôi bờ vai lực lưỡng đó một khi trong đầu ông ta đã dự định điều gì.

Tôi chờ đợi, hơi sốt ruột. Khoảng mười phút sau MacConnor trở lại. Và tôi thấy ông ta chẳng nguôi ngoai được là bao.

“Thế nào?”, tôi hỏi.

- Ông có lý - MacConnor đáp, vẻ phật ý - Cái gã đó đúng là khó chịu. Tôi đã rất khiêm tốn tự giới thiệu về mình. Thế mà hắn thậm chí chẳng thèm chìa tay cho tôi bắt. Tôi cố gắng trình bày với hắn rằng tất cả mọi người trên tàu sẽ rất vui sướng nếu hắn đồng ý chơi một ván tập thể với chúng ta.Vậy mà hắn vẫn trơ như khấc. Hắn nói là hắn rất tiếc vì hắn dứt khoát phải tuân thủ hợp đồng, theo đó, trong suốt vòng thi đấu hắn không thể chơi cờ nếu như không được trả tiền. Do đó, hắn tự thấy bắt buộc phải yêu cầu tối thiểu hai trăm năm mươi đôla cho mỗi ván cờ.

Tôi phì cười, nói : “Thật tôi chưa từng nghĩ việc đưa đẩy các con cờ trên những ô đen và trắng lại là một phi vụ làm ăn béo bở như thế. Hẳn là ông đã lịch sự rút lại lời mời đầy nhã ý đó?”.

Nhưng MacConnor vẫn giữ bộ mặt nghiêm túc. “Ván cờ sẽ bắt đầu chiều mai, trong phòng hút thuốc. Tôi hy vọng chúng ta sẽ không để hắn hạ trắng tay một cách dễ dàng”.

- Sao? Ông chấp nhận các điều kiện của hắn? Tôi ngạc nhiên thốt lên.

- Tại sao không? Ðó là nghề của hắn mà. Giả dụ tôi bị đau răng và trên tàu này có một ông nha sĩ thì tôi sẽ không yêu cầu ông ta khám răng miễn phí. Czentovic nói thẳng tuột ra như vậy cũng có lý của hắn. Bất kể trong lĩnh vực nào, những kẻ có tài thực sự bao giờ cũng biết làm ăn. Phần tôi, tôi cho rằng thà cứ ngã giá sòng phẳng như thế mà lại hay. Tôi thà là trả bằng tiền mặt còn hơn là hưởng sự chiếu cố của “ngài” Czentovic, và cuối cùng lại còn cái khổ là phải cám ơn hắn nữa chứ. Dẫu sao thì trong câu lạc bộ của tôi, tôi đã từng mất nhiều hơn hai trăm năm mươi đôla trong một đêm, mà nào đã được hưởng cái hân hạnh chơi cờ với một nhà vô địch thế giới. Ðối với một “tay cờ hạng ba” thì đâu có gì nhục nhã nếu như bị Czentovic hạ gục”.

Tôi thích thú thấy lòng tự ái của MacConnor bị tổn thương trầm trọng như thế nào trước cái cụm từ vô hại “tay cờ hạng ba”. Nhưng vì ông ta đã quyết định trang trải mọi chi phí cho cái hân hạnh đắt tiền đó, tôi thấy chẳng việc gì phải phản đối lòng tự ái khá lố bịch này, bởi lẽ rốt cuộc thì nó cũng đã giúp tôi tiếp cận với cái nhân vật độc đáo mà tôi rất tò mò muốn biết. Chúng tôi vội vã thông báo sự kiện này cho bốn năm tay cờ mới quen trên tàu. Ðể không bị quấy rầy bởi đám đông hiếu kỳ, chúng tôi bao trả tiền luôn các bàn bên cạnh.

tamthaplucke
18-11-2010, 11:32 AM
Cám ơn TranNhien, đọc quá hay, không thể ngừng được :-))

giolong
20-11-2010, 04:06 PM
Đây là quyển "Nếu còn có ngày mai"(2 tập) ngoài nhà sách có đó.bạn nào quan tâm đến truyện trinh tham thì nên đọc 2 quyển này!truyện khá hay!

cuonghanh
20-11-2010, 09:01 PM
hic, các bác chơi cờ nhiều nên k có thời gian đọc truyện nữa hay sao ý. Tất cả các bộ truyện của Sidney Sheldon đều hay cả, nhưng hay nhất là tiểu thuyết "nếu còn có ngày mai" và "phía bên kia nửa đêm". Em đọc truyện nhiều, nhưng cảm thấy có 3 cuốn đọc đi đọc lại vẫn thấy hay là "Ca dăng", "nếu còn có ngày mai" và "bố già". Các bác tìm đọc mà xem, em tin ai cũng thích!

zzz
23-12-2010, 06:10 PM
Tên của bác Go_player đang xuất hiện tại các diễn đàn ebook vì có công chụp tác phẩm "Ván cờ kỳ lạ", tác phẩm này đã được chuyển thành text, các bác sang các diễn đàn đó đọc cho đỡ mỏi mắt.