PDA

View Full Version : Vương Phi Ỷ Lan



Fansifan
06-09-2010, 01:47 AM
Nhà thơ lớn Hoàng Cầm của dân tộc có bài thơ Mưa Thuận Thành cực hay ,trong đó ông có nhắc đến Vương Phi Ỷ Lan người đã giúp vua Lý Thánh Tông trị nước .Cuộc đời bà là một huyền thoại

Nhớ mưa Thuận Thành
Long lanh mắt ướt
Là mưa ái phi........

Giọt mưa chưa đậu
Vai trần Ỷ lan

Mưa còn khép nép
Nhẹ rung tơ đàn........




Bấy giờ, Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, Nhà vua và triều đình rất buồn phiền thường đi cầu tự ở các đền chùa trong nước.
Một hôm, trăm quan rước xe vua Lý Thánh Tông đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Hà Bắc). Nhân dân các làng ven đường, gái trai già trẻ đều đổ ra xem. Riêng cô gái nghèo làng Sủi thì lại khác thường. Lòng cô dửng dưng trước đám rước vua. Xa xa, nghe tiếng chiêng trống khua vang, tiếng quân lính hò thét, tiếng nhân dân hò reo, cô vẫn không ngừng tay hái lá, vẫn miệt mài trong chốn nương dâu. Tới khi xe vua đến gần chị em bạn bỏ chạy ra đường xem đám rước, cô mới tạm ngừng tay trong giây lái. Nhưng cô cũng không rời nương dâu, chỉ đứng tựa gốc cây, mắt lơ đãng nhìn xa …. Thấy bóng cô thôn nữ một mình thấp thoáng trong ngàn dâu xanh ngắt, Lý Thánh Tông lấy làm lạ, sai quân lính đòi cô đến trước xe hỏi chuyện. Thôn nữ bước tới xe vua, quì tâu :
- Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm việc đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng mẹ cha, không dám mong đi xem rước và nhìn mặt rồng.
Thấy cô gái xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, ông vua hiếm con liền truyền đưa cô về kinh (Thăng Long).
Vua sai xây một cung riêng cho cô ở (tương truyền sau này là chùa Kim Cổ, nay là số nhà 73 - phố Ðường Thành - Hà Nội), đặt là cung Ỷ Lan và gọi cô là Ỷ Lan Cung phi. Cái tên Ỷ Lan (dựa gốc Lan) đặt ra để ghi lại sự tích nhà vua gặp người đẹp đứng tựa gốc cây ngày nào bên quê Bắc.
Ít lâu sau, Ỷ Lan sinh con trai (sau là Lý Nhân Tông). Lý Thánh Tông càng yêu quí nàng gấp bội. Nàng được tôn làm Ỷ Lan nguyên phi (đứng đầu các phi, sau hoàng hậu) ; con trai nàng được phong thái tử.
Năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt cất quân đi đánh giặc ở phương xa. Ỷ Lan được thay vua cầm quyền trị nước. Sử cũ chép rằng : bà nguyên phi Ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến dân tâm hòa hiệp, cõi nước thanh bình. Dân gian sùng đạo Phật, tôn bà là “Quan Âm nữ” (Con gái đức Bồ Tát Quan Âm)
Lý Thánh Tông đánh giặc lâu ngày không thắng quay trở về. Ðến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng), vua hỏi thăm nhân dân, thấy nhân dân hết lời ca ngợi tài trị nước của Ỷ Lan. Vua thở than : “Kẻ kia là đàn bà còn giỏi như vậy. Ta là đàn ông, lại tầm thường thế hay sao?” . Lại quay đi đánh giặc, và lần này thắng to.
Hai lần chống xâm lược Tống (1075-1077), vua Lý Nhân Tông còn bé (lên 10 tuổi). Lý Thường Kiệt điều binh khiển tướng ngoài chiến trường. Bà Ỷ Lan cùng thái phó Lý Ðạo Thành dốc sức lo việc triều đình, việc hậu phương.
Ỷ Lan rất hiểu nổi đau khổ của nông dân. Khi Lý Thánh Tông mất, con bà lên ngôi, bà đã làm được một số việc có ích cho dân. Ở nông thôn bấy giờ có nhiều phụ nữ vì nghèo mà phải bán mình (hoặc bị mẹ cha buộc lòng phải đem bán), đem thân thế nợ, không thể lấy chồng được, bà Ỷ Lan đã lấy tiền bạc trong kho nhà nước chuộc những người ấy và đứng ra dựng vợ gả chồng cho họ.
Ỷ Lan rất hiểu rằng đối với người dân cày “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Cho nên bà đã nhiều lần nhắc nhở vua phạt tội nặng những kẻ ăn trộm trâu và giết trâu. Tháng hai năm Ðinh Dậu (1117), năm tháng trước khi bà mất, bà còn nhắc nhở vua một lần nữa : “Gần đây, người kinh thành và làng ấp có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước”. Lời khuyên vua trên đây chứng tỏ tuy Ỷ Lan sống trong cung điện triều Lý, bà vẫn quan tâm theo dõi và lo lắng đến đời sống nông dân. Vâng lời mẹ, Lý Nhân Tông hạ lệnh lùng bắt và trừng trị bọn chuyên nghề ăn trộm trâu. Không những thế việc giết trâu ăn thịt những ngày giỗ đám cũng bị hạn chế. Chính quyền Lý qui định ở Thăng Long cũng như tại các địa phương trong cả nước cứ ba nhà lập một “bảo” kiểm soát lẫn nhau và cùng liên đới chịu trách nhiệm về tội lạm giết trâu bò.
Giỏi giang chính trị, chăm sóc kinh tế và đời sống nhân dân, Ỷ Lan còn học hỏi rộng, hiểu biết nhiều. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai quốc (tức sau này là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long), thết các sư. Tiệc xong bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật trên thế giới và ở nước ta. Bà có óc phán đoán, đòi hỏi các sư “nói có sách, mách có chứng”. Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền đạo Phật vào nước ta.
Nhiều ngôi chùa tháp có qui mô to lớn bề thế với những dáng hình cấu trúc phong phú, bền vững, có bố cục đăng đối, có trang trí đẹp mắt đã được xây dựng lên trong “thời đại Ỷ Lan” này : chùa Giạm (Quế Võ, Hà Bắc) 1086, chùa Một mái ở động Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây)1099, chùa Phật Tích (Tiên Sơn, Hà Bắc) 1100, chùa Bảo Ân (Ðông Sơn, Thanh Hóa) 1100, tháp Chương Sơn (Ý Yên, Nam Hà) 1108, chùa Bà Tấm hay còn gọi là Linh nhân từ phúc, tức tên hiệu của Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) 1105, vẫn hay đó căn bản là do công sức và tài khéo của nhân dân, song không khỏi có sự cổ vũ và việc giúp công giúp của của Ỷ Lan, của con bà là Lý Nhân Tông, của Lý Thường Kiệt. Sử chép rằng riêng Hoàng thái hậu Ỷ Lan đã xây dựng trước sau hơn 100 ngôi chùa mà chỉ có một số ít ỏi di tích như vừa kể trên là ngày nay vẫn thấy.
Mùa thu, tháng bảy, năm Ðinh Dậu (08-1117), Ỷ Lan qua đời. Thi hài của bà được hỏa táng theo tục lệ nhà Phật. Cho đến nay, dân gian xứ Bắc còn truyền tụng nhiều câu chuyện về Ỷ Lan mà người ta thường gọi là “Bà Tấm của xứ Bắc”

Minh Ngọc
06-09-2010, 01:17 PM
Nhà Lý có Ỷ Lan chẳng khác gì TLKD có tranbinh vậy.!!;)

Fansifan
06-09-2010, 01:27 PM
Nhà Lý có Ỷ Lan chẳng khác gì TLKD có tranbinh vậy.!!;)
Chăng còn hình tượng nào ví von tuyệt hơn Dr Zhivago ạ

Minh Ngọc
06-09-2010, 01:34 PM
Bài này hình như bạn Fansifan lấy từ bài cùng tên trên VNThuquan thì phải.
VNTQ đăng từ 2005. Vậy trước đây bạn đăng bài trên đó giờ đăng lại ở đây hay bạn quên ghi nguồn?

Một số tài liệu cho rằng Vương Phi vốn tên thật là Lê Thị Yến, có 1 số khác lại nói là Lê Thị Yến Loan. Không biết ai đúng.

Đa số ca ngợi bà ở đức thông minh, hiểu biết rộng, phụ nữ mà lại có tài kinh bang tế thế.
Có lẽ việc đó không còn gì để bàn nữa. Qua việc bà chấp chính thành công nó đã nói lên tất cả.

Bà cũng được ca ngợi về đức độ: yêu nước, thương dân, chăm lo phát triển nông nghiệp... cứu đói, trừ gian diệt ác...

Tuy nhiên bà cũng có chỗ bị các sử gia chê trách khi quá nhẫn tâm, sát hại, gây chia rẽ, trong nội cung và tranh giành quyền lực khá đẫm máu. Tuy nhiên một số sử gia khác thì lại cho rằng đó là việc thường của triều đại Phong Kiến chứ không có lỗi gì của bà.

Tóm lại Vương Phi Ỷ Lan vẫn là bậc kỳ tài, tài sắc vẹn toàn, luôn được người đời sau tôn thờ, ca ngợi.

Minh Ngọc
06-09-2010, 05:30 PM
@Dr Zhivago thú thực với bạn ,bên này báo chí copy linh tinh cả lên chẳng có ghi nguồn gì cả ,mình phải lọc cọc gõ lại thôi , báo biếu không đó mà bác , thành thử họ làm việc không cẩn trọng là mấy .Bác cho biết thêm nhiều chi tiết về Vương phi Ỷ lan hay quá

OK. Bạn có sai gì đâu. Tôi bình luận thôi chứ đâu có nói bạn sai.
Bạn có quyền trích dẫn mà. Mấy cái tôi nói với bạn tôi cũng đâu có nghĩ ra được.

Mong là bạn tiếp tục phát huy đê anh em cùng thưởng thức.

Minh Ngọc
06-09-2010, 05:34 PM
Điểm duy nhất tôi không tán thành ở bài viết này là việc so sánh Vương Phi với cô Tấm.
Tôi đang có ý định đề xuất với Bộ GD - ĐT loại truyện Tấm Cám ra khỏi chương trình dạy học sinh.

anhvu79
06-09-2010, 05:54 PM
Các anh cứ thần tượng Vương Phi, em là em thần tượng ông Lý Thánh Tông, giữa rừng người chọn ngay được bà. 40 tuổi chưa có con, mang bà về có ngay ông con trai nối dõi tông đường, còn bà thì giúp được bao nhiêu là việc. Vua yên tâm đi đánh giặc với Lý Thường Kiệt suốt
Làm lãnh đạo là nó phải thế, chọn được người tài trong quần chúng, bồi dưỡng, đặt niềm tin vào nó, giao việc cho nó xong rồi tha hồ làm việc mình thích, thỉnh thoảng đảo qua kiểm tra 1 tý, cho vài cái định hướng xong lại lên đường.
Chứ như nhiều ông lãnh đạo, cứ ầm ĩ hết cả lên mà công việc chẳng chạy gì cả

anhvu79
06-09-2010, 05:57 PM
Điểm duy nhất tôi không tán thành ở bài viết này là việc so sánh Vương Phi với cô Tấm.
Tôi đang có ý định đề xuất với Bộ GD - ĐT loại truyện Tấm Cám ra khỏi chương trình dạy học sinh.

Em cũng nhất trí, trong truyện có nhiều tình tiết bạo lực quá. Nguyễn Đức Nghĩa thời nay cũng chưa ghê gớm bằng

Minh Ngọc
06-09-2010, 06:17 PM
Em cũng nhất trí, trong truyện có nhiều tình tiết bạo lực quá. Nguyễn Đức Nghĩa thời nay cũng chưa ghê gớm bằng

Không chỉ đơn thuần là bạo lực. Mà đó là tư duy vô đạo đức, phi nhân tính.
Mâu thuẫn giữa các chị em trong cùng một gia đình, chỉ là mâu thuẫn nhỏ. Cái tình thân máu mủ mới là trọng. Kể cả có không là ruột thịt đi nữa thì cũng là "bầu bí một giàn" không thể không thương yêu nhau được.

Ngược lại trong truyện, mâu thuẫn từ nhỏ sau đó lấy oán báo oán, ngày càng thâm độc ngày càng hiểm ác. Đó là cách ứng xử của ruột thịt đáng ca ngợi sao???

TQ cũng có truyện tương tự là sự tích con Tượng (Voi). Trong đó Tượng đối xử không tốt với người anh em cùng cha khác mẹ. Ngược lại ông này vẫn độ lượng đối xử tốt với Tượng. Cuối cùng cả 2 anh em đều giàu sang phú quý. Tượng nghĩ đến sự độ lượng của anh bèn nguyện biến thành voi để cả đời phục vụ trả ân anh.

Còn Tấm thì sao? Có điểm gì tốt? Vẻ bề ngoài đẹp? Khéo tay?.... chỉ là bề ngoài.
Còn trong lòng thì sao? Cha mẹ mất sớm cô ta có lần nào nghĩ tới? Khi làm Hoàng Hậu có phong hiệu cho cha mẹ hay xây cất lại mồ mả?? Truyện không nói. Có bao giờ Tấm nhớ tới những người có ân với mình như ông bụt, bà lão...? Không!! Cô ta chỉ nhớ tới trả thù thôi.

anhvu79
06-10-2010, 12:22 PM
Còn Tấm thì sao? Có điểm gì tốt? Vẻ bề ngoài đẹp? Khéo tay?.... chỉ là bề ngoài.
Còn trong lòng thì sao? Cha mẹ mất sớm cô ta có lần nào nghĩ tới? Khi làm Hoàng Hậu có phong hiệu cho cha mẹ hay xây cất lại mồ mả?? Truyện không nói. Có bao giờ Tấm nhớ tới những người có ân với mình như ông bụt, bà lão...? Không!! Cô ta chỉ nhớ tới trả thù thôi.[/QUOTE]

Từ những tình tiết của anh Trí đưa ra, Tấm không quan tâm đến cha mẹ khi đã thành đạt là bất hiếu. Không báo ân ông bụt, bà lão là bất ân (em không biết dùng từ). Lúc nào cũng nghĩ đến trả thù trong khi người quân từ trả thù 10 năm cũng chưa muộn --> không phải quân tử --> là kẻ tiểu nhân (em là em cứ suy luận).
Vậy ngoài vẻ đẹp ra, bị mẹ ghẻ đối xử bất công, em gái bắt nạt 1 chút Tấm đã trở thành 1 người như vậy. Tấm chỉ đáng thương, cần được giúp đỡ thôi chứ không thể làm tấm gương cho các em học tập được. Nhất trí với anh Trí, loại tấm ra khỏi SGK thôi.

zzz
06-10-2010, 12:34 PM
TQ cũng có truyện tương tự là sự tích con Tượng (Voi). Trong đó Tượng đối xử không tốt với người anh em cùng cha khác mẹ. Ngược lại ông này vẫn độ lượng đối xử tốt với Tượng. Cuối cùng cả 2 anh em đều giàu sang phú quý. Tượng nghĩ đến sự độ lượng của anh bèn nguyện biến thành voi để cả đời phục vụ trả ân anh.


Hồi xưa đọc Truyện cổ Trung Quốc, nếu nhớ không nhầm thì người anh khác mẹ của Tượng là Thuấn, nhưng trong truyện về Thuấn thì có thấy nói Tượng biến thành voi đâu nhỉ?

Về Ỷ Lan thì khi làm thái hậu diệt cả một bà hoàng hậu trước (mà có một truyện ngắn trên báo Văn nghệ lấy theo tích này, mô tả cảnh bà hoàng hậu kia bị giam ngục tối vs các cung nữ thế nào, lúc chết tức tưởi ra sao, oán bà Ỷ Lan thế nào), tuy nhiên theo tôi đó do hoàn cảnh lịch sử, thế nước lúc đó cần ổn định, nếu tranh đoạt quyền bính thì cần phải ra tay, làm chính trị ta sống mày chết chứ ko thể cùng sống được, có thể xét là ác trên góc độ con người nhưng góc độ chính trị thì có thể chấp nhận.

mtuan2
06-10-2010, 01:21 PM
Tấm Cám đều từ gạo mà ra. Nếu Cám ác như vậy thì Tấm cũng ác không kém tê giác là bao.

Dì ghẻ trong truyện chính là cái sàng, cái rây gạo. Hoàng Tử thì là người đóng bao ở chỗ xay xát.

Tấm và Cám thì lọt qua sàng và đánh nhau để được Hoàng tử đóng bao mang đi. Còn Gạo là bố chung của cả Tấm và Cám - ông ta đã chết rồi.

123456
07-10-2010, 02:59 AM
Còn Tấm thì sao? Có điểm gì tốt? Vẻ bề ngoài đẹp? Khéo tay?.... chỉ là bề ngoài.
Còn trong lòng thì sao? Cha mẹ mất sớm cô ta có lần nào nghĩ tới? Khi làm Hoàng Hậu có phong hiệu cho cha mẹ hay xây cất lại mồ mả?? Truyện không nói. Có bao giờ Tấm nhớ tới những người có ân với mình như ông bụt, bà lão...? Không!! Cô ta chỉ nhớ tới trả thù thôi.

bác nói thế e là hơi quá.truyện Tấm-Cám là truyện cổ tích dân gian,chủ yếu là truyền miệng.nên ko thể chỉn chu và chặt chẽ được.làm sao mà tác giả dân gian nghĩ đến việc phong hiệu cho cha mẹ của Tấm được? và dù chuyện có thật,thì Tấm lên Hoàng Hậu thì vẫn chưa đủ quyền để phong hiệu cho cha mẹ mình được.nếu Tấm được cỡ bà Ỷ Lan thì may ra

còn về truyện Tấm-Cám thì theo tôi nó rất xứng đáng được đưa vào SGK,tuy có phần cuối (Tấm trả thù) nếu được cải biên lại 1 chút thì hay hơn.vì đây là dạy các em tiêu học

chắc mọi người cũng biết,có sự tương đồng đến kỳ lạ giữa Tấm-Cám của VN và truyện "Lọ Lem" của Châu Âu.mà câu chuyện về nàng "Lọ Lem" thì đã quá nổi tiếng.về cơ bản,nội dung câu truyện là rất tốt,nó đã được công nhận rộng rãi.vì vậy,theo tôi truyện Tấm-Cám rất đáng được tôn trọng :)

Minh Ngọc
07-10-2010, 08:49 AM
@123456: Vấn đề là dạy cách tư duy cho trẻ. Không nên dạy cho chúng lòng thù hận, nhất là đối với ruột thịt. Không thể khuyến khích bạo lực được.
Cách giải quyết các mâu thuẫn nhỏ trong gia đình không thể làm như vậy được.
Nếu con các bạn bắt chứoc Tấm Cám. Bạn nghĩ sao?

laototphilao
07-10-2010, 06:33 PM
Bà Nguyên phi Ỷ Lan so với Trần Thị Dung dời Trần về cộgn trạng về đức so với Từ Dũ Thái Hậu mẹ vua Tự Đức, xem về công lao Hoàng thái hậu Ỷ Lan có vẻ toàn vẹn và cuộc đới cũng có hậu phúc nhất, khi làm vợ vua được cưng chiều coi trọng, khi con trai là Lý Nhân tông lên làm vua cũng là bậc vua anh minh trải qua sóng gió đánh nhau với quân Tống vẫn giữu được nước và là thời thịnh trị của nhà Lý, đúng là bậc mẫu nghi thiên hạ!

hyh
07-10-2010, 06:47 PM
Đứng về góc độ Y học có nhiều cái phải suy nghĩ. Vua Lý Thanh Tôn bao nhiêu vợ, phi mà không có con trai, đùng một cái lấy bà Lan lại sinh ra con trai.
Em nghi lắm

123456
07-10-2010, 10:08 PM
@123456: Vấn đề là dạy cách tư duy cho trẻ. Không nên dạy cho chúng lòng thù hận, nhất là đối với ruột thịt. Không thể khuyến khích bạo lực được.
Cách giải quyết các mâu thuẫn nhỏ trong gia đình không thể làm như vậy được.
Nếu con các bạn bắt chứoc Tấm Cám. Bạn nghĩ sao?

thế nên em mới nói,nếu thay đổi phần kết 1 chút,thì mọi việc sẽ ok mà bác :)

Fansifan
08-10-2010, 07:23 AM
Mời các ông xem chuyện cổ tích
* * *
Có thuyết cho rằng Tấm Cám là nhân vật có thực ở ngoài đời, sinh vào thời triều Lý, cùng một thời với Lý Thường Kiệt, vị danh tướng đã đại phá quân nhà Tống. Đền thờ Tấm Cám gần đây còn dấu vết tại làng Dương Xá thuộc huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Cứ theo khẩu truyền của bô lão cùng dân trong làng và văn cứ vào ngọc phả thần tích tại đền thờ Đức Bà (Tấm Cám) và đền thờ tướng quân Lê Thiệ, là dòng dõi Tấm Cám ở làng nói trên, thì câu chuyện khác với sự tích ta thường nghe kể cùng chuyện Tấm Cám bằng văn vần.
Tục truyền rằng phụ thân Tấm Cám tên húy là Lê Đại, mẫu thân là Vũ Thị Tĩnh, kế mẫu tức gì ghẻ cô Cám (chứ không phải cô Tấm) là người họ Chu. Cô Cám còn có tên chữ là Khiết Nương. Năm Cám lên ba thì mồ côi mẹ, 12 tuổi thì mồ côi cha. Em gái Cám do Chu Thị sinh ra tên là Tấm.
Sử chép rằng vua Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con, đi cầu tự qua làng Thổ Lợi (sau đổi là Dương Xá) thuộc Bắc Ninh, người đi xem đầy đường. Có một cô gái đẹp đi hái dâu, thấy xa giá nhà vua đi qua, cứ đứng tựa khóm lan chớ không ra xem. Vua để ý đến người đẹp, truyền gọi vào cung, tuyển làm nàng phi, đặt tên là Ỷ Lan.
Trong lúc vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành vắng, Ỷ Lan ở nhà có mang, Dương Hoàng Hậu không có con nên sinh ghen ghét, sợ nàng sinh được hoàng nam thì sẽ được vua sủng ái cất nhắc lên hơn mình. Dương Hậu mới biên thư tâu man với vua rằng mình có thai rồi độn bụng cho mỗi ngày một lớn thêm. Đến khi Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử, Dương Hậu liền sai người bế trộm về nuôi, và giam Ỷ Lan lại, rồi gởi giấy báo tin cho vua đang ở đất Chiêm hay là mình sinh được hoàng nam, còn Ỷ Lan thì đẻ ra quái thai, chiếu tội cung nữ đã bắt giam vào lãnh cung.
Dương Hậu muốn ngầm giết Ỷ Lan nên trong khi giam cầm ở lãnhcung, năm ngày liền bắt nàng nhịn cơm để cho chết. Ỷ Lan nhờ người thân lượm trái thị chín rụng ở gần đó trao cho ăn mà sống được cho đến khi vua Thánh Tông trở về triều.
Thái Tử con Ỷ Lan bị Dương Hậu nhận làm con mình, vua Thánh Tông cũng tin thật, đặt tên là Càn Đức. Đến khi Càn Đức lên ngôi vua, tức là Lý Nhân Tông, mẹ đẻ là Ỷ Lan vẫn bị giam cầm ở lãnh cung mà không biết. Nhờ sư cụ Đại Điên mách bảo, mấy tháng sau khi lên ngôi vua, Nhân Tông mới biết chuyện, bèn bắt tội Dương Thái Hậu và cung nữ đã gạt tiên đế mà làm tội oan Ỷ Lan Thái Hậu (Cám).
Trước đó, em Cám là Tấm vào cung thăm chị, vua thấy nhan sắc liền nạp cung. Dương Hậu thấy hai chị em Ỷ Lan được vua sủng ái thì ghen ghét, rồi thừa lúc vua đi đánh giặc vắng, Dương Hậu độn bụng giả có thai, sợ lộ chuyện sau này, mới ngấm ngầm sai giết Tấm đồng thời giam Cám (Ỷ Lan) vào lãnh cung rồi định bỏ cho chết. Chu Thị được tin con mình là Tấm bị hại và con ghẻ là Cám bị giam cầm thì buồn rầu ốm mà chết. Sau khi được con là vua Nhân Tông gỡ hàm oan, Ỷ Lan được phong làm Hoàng Thái Hậu. Ỷ Lan vốn là người mộ đạo Phật, đi lễ vái khắp các đền chùa, và cuối cùng mất ở một ngôi chùa thuộc hạt Gia Lâm ngày nay.
Chuyện Tấm Cám của ta một phần lớn đã phỏng theo câu chuyện của Chiêm Thành, cùng là do chuyện lịch sử trên đây mà thêu dệt thêm theo tình cảm của dân tộc, qua bao nhiêu đời vẫn tồn tại trên cửa miệng người Việt Nam.

zzz
08-10-2010, 11:01 AM
Năm 1063, Vua Lý Thánh Tông đã ngoài 40 tuổi mà không có con trai, đi chùa Dâu để cầu tự. Dọc đường, ngang làng Thổ Lỗi (nay là làng Siêu Loại, Gia Lâm, Hà Nội) đã gặp người con gái đẹp hái dâu, đứng tựa gốc lan, vua thấy lạ rước về cung, và gọi là Ỷ Lan để ngụ ý đứng tựa gốc lan. Tuy nhiên Ỷ Lan không được vào hoàng cung ngay mà phải bên ngoài, sát hoàng cung, chỗ chùa Kim Cổ bây giờ.

Ba năm sau, 1066, Ỷ Lan phu nhân sinh con trai, nên được phong làm Thần Phi, rồi Nguyên phi, đưa vào hoàng cung. Con trai bà đặt tên là Lý Càn Đức (cái đức của Trời), chưa được 1 tuổi đã phong làm Thái tử. Sau đó bà còn sinh một con trai nữa được phong là Sùng Hiền Hầu. Dù xuất thân dân dã nhưng bà tích cực học hỏi chính sự, tỏ rõ tài năng trong việc quản lý quốc gia.

Khi Càn Đức 3 tuổi, Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành (1069). Thường vua đi chinh chiến thì giao Thái tử giám quốc, nhưng Càn Đức còn nhỏ, mà Ỷ Lan lại có tài, nên vua giao cho bà làm Nhiếp chính, chứ không tin cậy vào hoàng hậu, khi đó bà mới khoảng 25 tuổi. Lần nhiếp chính này của Ỷ Lan thành công đến nỗi vua đánh không thắng, chán nản kéo quân về, thì nghe dân gian ca ngợi Nguyên phi Nhiếp chính là Phật bà Quan Âm. Thấy thế vua xấu hổ quyết tâm quay lại. Trận ấy thắng Chiêm Thành, bắt Chế Củ, cướp về của cải nô lệ rất nhiều, lại càng sủng ái Ỷ Lan.

Ba năm sau nữa, 1072, Lý Thánh Tông mất, khi đó Ỷ Lan 28 tuổi, làm Hoàng thái phi. Càn Đức lên ngôi, bà hoàng hậu vợ chính trở thành Thượng Dương hoàng thái hậu, liên kết với thái sư Lý Đạo Thành buông rèm nhiếp chính. Nhưng Ỷ Lan cao tay hơn, liên kết với Lý Thường Kiệt, và lại có con trai làm vua mới có 7 tuổi, nên đã lật ngược lại thế cục. Trước hết bà được phong Linh Nhân hoàng thái hậu, sau đó bắt giam Thượng Dương hoàng thái hậu, rồi bỏ chết đói cùng hơn 70 cung nữ (hoặc bắt tự tử để chôn theo Thánh Tông).

Sau khi loại bỏ Thượng Dương một cách khá tàn nhẫn, Ỷ Lan nhiếp chính lần thứ hai cho đến khi con trai đủ lớn để nắm quyền, thì lui về tìm hiểu Phật giáo. Cuối đời bà sám hối vì tội lỗi giết hoàng hậu trước kia, cho xây dựng hơn trăm ngôi chùa khắp nơi và thường xuyên tu ở chùa.

Ỷ Lan được coi là người phụ nữ không chỉ có sắc đẹp mà còn có tài và uyên bác bậc nhất của nước Việt, xuất thân bình dân nên khi ở ngôi cao cực phẩm vẫn hiểu dân chúng. Tuy có thủ đoạn trong chính trị nhưng công vẫn gấp hơn nhiều lần.

(search trên mạng)

Như vậy theo như cái đoạn bôi đậm kia thì có thể là phần nào lý do Ỷ Lan chưa được đặt tên phố ở HN.

Fansifan
09-10-2010, 12:16 AM
@Minh Ngoc .Bác cho tôi hỏi chút xíu hơi lạc đề Tại sao sự kiện thể thao lớn này ở Hà Nội mà tôi không thấy hình ảnh hay tường thuật từ Tranbinh .Bạn ấy có đau ốm gì không .Cám ơn bác

trung_cadan
09-10-2010, 01:06 AM
@Minh Ngoc .Bác cho tôi hỏi chút xíu hơi lạc đề Tại sao sự kiện thể thao lớn này ở Hà Nội mà tôi không thấy hình ảnh hay tường thuật từ Tranbinh .Bạn ấy có đau ốm gì không .Cám ơn bác


Bác tranbinh bị đau mắt đỏ về thành dưỡng thương khoảng 2 tuần ( giang hồ đồn thế ) anh fansipan ạ :D !!!

Fansifan
09-10-2010, 01:22 AM
Bác tranbinh bị đau mắt đỏ về thành dưỡng thương khoảng 2 tuần ( giang hồ đồn thế ) anh fansipan ạ :D !!!

Cám ơn Trung ,đau mắt dễ chữa Trung ạ , đau lòng mới khó

Minh Ngọc
09-10-2010, 01:24 AM
Bác tranbinh bị đau mắt đỏ về thành dưỡng thương khoảng 2 tuần ( giang hồ đồn thế ) anh fansipan ạ :D !!!

Mặc dù phải dùng "Hộ Nhãn Kính" Nhưng TranBinh của chúng ta vẫn luôn có mặt trên từng nẻo đường của Cờ Hà Nội ạ.


http://img1-photo.apps.zing.vn/upload/original/2010/10/06/19/22/1286367746791048028_574_0.jpg (http://photo.apps.zing.vn/gmquangchau/apps/photo/album/photo-detail/id/383774295)