PDA

View Full Version : 'Người Hà Nội thứ thiệt không nói thế' Vương Trí Nhàn



Fansifan
20-09-2010, 09:41 PM
Nhà phê bình cho rằng người Hà Nội thực sự không cần thiết phải 'tự khoe' về bản thân.

Hai chữ Tràng An (có lúc đọc Trường Yên) thời Đinh Tiên Hoàng, theo chú thích ở sách Đại Việt sử ký toàn thư, vốn là tên một xã, và cũng nhiều khi được dùng để chỉ cả vùng thủ phủ Hoa Lư. Nhưng nó đã vĩnh viễn thuộc về Thăng Long Hà Nội nhờ câu ca dao:

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

"Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An."

Lắng nghe lòng mình, tôi tự thấy khi nhắc đến cái tên dịu dàng ấy, lòng cũng rưng rưng cảm động. Nhưng lý trí buộc tôi có chút phân vân.

Hai chữ Tràng An ở đây gắn với một thói xấu mà tôi tạm gọi là tính khoe mẽ, nên lại càng không thể lưu luyến mãi

Tràng An vốn là tên gọi của Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, mảnh đất tối cổ của văn hóa Hoa Hạ. (Người Trung Quốc hay nói với khách du lịch ”Muốn biết Trung Quốc một trăm năm đến Thượng Hải; muốn biết Trung Quốc một ngàn năm đến Bắc Kinh, muốn biết Trung Quốc năm ngàn năm đến Tây An).

Những cái hay cái đẹp ngoài ta, bao giờ cũng gợi ý muốn chiếm đoạt, nhưng nếu thích quá mà vơ vào mình bằng được, thì lại là một việc nhảm. Người xưa có thể làm như thế. Nhưng người xưa cũng đã tỉnh ra một phần, nên chỉ dùng Tràng An nơi cửa miệng, chứ không đưa nó vào ngôn từ chính thức. Ngày nay chúng ta càng phải tỉnh hơn.

Nhất là hai chữ Tràng An ở đây gắn với một thói xấu mà tôi tạm gọi là tính khoe mẽ, nên lại càng không thể lưu luyến mãi.

Đâu là giá trị thật ?

Trong câu ca trên, người tự nhận là dân Hà Nội không cần giấu giếm mà bộc lộ công khai một cách hiểu cao ngạo về bản thân. Đó là niềm tự hào trước cái phẩm chất riêng mà con người ở một vùng đất sang trọng tự xác định để phân biệt với người nơi khác. Người ta gọi nó là thanh lịch, bao hàm cả tinh tế, thanh nhã, lịch sự… Ít nhất có mấy điều phải bàn :

1/ Chẳng lẽ phẩm chất chính của người dân một thủ đô chỉ thế là đủ? Đã đáng khoe chưa?

2/ Khi không có cái phẩm chất đó, mà cũng tự khoe, khoe lấy được, thì có nên không?

3/ Tại sao người ta chỉ khoe được có thế?

Dù dễ dãi đến đâu cũng phải nhận với nhau rằng khi nói về người dân Thủ đô mà chỉ nói tới thanh lịch, thì còn là quá ít, là dừng lại ở lối xem xét con người qua vẻ bề ngoài.

Làm gì có cái gì gọi là chất hoa nhài khi không còn mùi thơm? Làm gì còn chất Thủ đô khi không còn thanh lịch?

Về phần mình, khi bàn về người Hà Nội chuẩn, nếu chỉ nói đến một phẩm chất thôi, tôi muốn nói đến một cái gì giống như tổng hợp của hiểu biết, lịch lãm, thích ứng cao, một thứ từng trải ở tầm trí tuệ, xa lạ với mọi thói tỉnh lẻ xoàng xĩnh. Đó cũng là sự xử thế có được nhờ ở tầm rộng của hiểu biết và năng lực trau dồi cho mình một phẩm giá cao quý, vượt lên trên mọi sự tầm thường.

Tôi phải xin lỗi, vì diễn tả còn dài dòng, chưa tìm được một chữ cô đúc. Nhưng theo tôi, một cái gì chưng cất từ sự dài dòng nói trên mới là cái phẩm chất hàng đầu mà người Hà Nội chân chính thầm hiểu rằng mình nên có, phải có, nếu chưa có ngay thì phải phấn đấu theo hướng đó, và chỉ nên tự đánh giá bằng cách so sánh mình với cái tiêu chuẩn khó đạt tới này.

Trong thực tế, tôi đã bắt gặp nó phảng phất ở những người lớn lên trong các gia đình Hà Nội tạm gọi là chính hiệu. Nhờ có cái phẩm chất chắc thiệt như vậy, nên mặc dầu bị hoàn cảnh xô đẩy, chung quanh níu kéo, thậm chí hùa vào tàn phá, song họ vẫn đứng vững với thời gian và vẫn có cái gì đó mà người ta phải nhớ tới, không lẫn với các nơi khác.

Hóa ra là chuyện “hộ khẩu”!

Theo tác giả, Hà Nội luôn chịu nhiều xáo trộn từ nhiều thế kỷ.

Nếu xem hai chữ thanh lịch như một giả thiết làm việc, ừ thì có thể tạm thời chấp nhận được.

Thế nhưng khi đặt vấn đề có thể không thanh lịch cũng được, cứ là dân Thủ đô (như ngày nay gọi là “hộ khẩu Hà thành”) là đã có quyền tự hào, thì là cả một sự ngụy biện.

Hoa nhài vốn không được coi là loại hoa của sự linh thiêng thành kính, mà thường chỉ tượng trưng cho sự quyến rũ dân gian. Mùi thơm là hồn là cốt, màu trắng bên ngoài chỉ là một chút đưa duyên, rất dễ nhòa nhạt.

Làm gì có cái gì gọi là chất hoa nhài khi không còn mùi thơm? Làm gì còn chất Thủ đô khi không còn thanh lịch?

Vậy mà người ta vẫn khoe! Toát ra từ hai câu ca dao là một lối nói lấy được có pha một chút trơ tráo. Nó là sản phẩm của một kiểu suy nghĩ rất kỳ cục của những người nông nổi, đành hanh, kiêu căng vô lối. Lại cũng có thể bảo là một thứ nhận vơ, tưởng cứ sống ở mảnh đất nào là mặc nhiên có được tất cả phẩm chất tốt đẹp của vùng đất ấy, và cũng mặc nhiên có quyền vênh váo với thiên hạ.

Có như không, không vẫn có

Khi thì người ta buồn vì thấy nó phai tàn dần. Khi thoáng vui vì nó không bao giờ chết hẳn

Sự khoe mẽ nói ở đây vốn bắt nguồn từ một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nhiều thế kỷ qua, Hà Nội luôn luôn bị xáo trộn. Cái lõi của nó mỏng, mà những lớp đắp điếm thêm lại quá nhiều. Chính lớp người nhập cư mới đến Thủ đô sau những xáo trộn lịch sử lại dễ mắc cái bệnh tự hào hão huyền.

Họ lấy sự may mắn được sống trên đất thánh để làm giá với người cùng quê và dân các vùng xa.

Còn người Hà Nội chính cống không nghĩ thế. Trong thâm tâm, lớp dân Hà thành “xịn” này tự nhủ rằng danh hiệu Hà Nội là quá cao quý, mà không phải cái đem khoe, hoặc mang ra dọa nạt thiên hạ.

Phải nhận là hiện thời cái rởm này lại đang phổ biến và bị những người dễ tính đầu cơ. Câu ca Chẳng thơm… còn đang được lưu truyền theo cái nghĩa không hay của nó, chưa biết bao giờ mới thôi.

Còn chất Hà Nội thứ thiệt thì sao? Cùng lúc nó để lại nhiều cảm tưởng khác nhau. Khi thì người ta buồn vì thấy nó phai tàn dần. Khi thoáng vui vì nó không bao giờ chết hẳn và vẫn đang được bộ phận ưu tú nhất trong những lớp người mới nhập cư tài bồi thêm.

Dù đã cố nén lòng, song thông thường, một nỗi bùi ngùi nhớ thương buồn vui lẫn lộn cứ trào lên trong tâm tưởng, mỗi khi nghĩ đến nó.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội.

koleloi
20-09-2010, 11:03 PM
Bài viết thật sự quá chủ quan. Không hiểu tác giả của bài viết này nghĩ gì mà viết: "Chính lớp người nhập cư mới đến Thủ đô sau những xáo trộn lịch sử lại dễ mắc cái bệnh tự hào hão huyền.

Họ lấy sự may mắn được sống trên đất thánh để làm giá với người cùng quê và dân các vùng xa."

"Còn người Hà Nội chính cống không nghĩ thế. Trong thâm tâm, lớp dân Hà thành “xịn” này tự nhủ rằng danh hiệu Hà Nội là quá cao quý, mà không phải cái đem khoe, hoặc mang ra dọa nạt thiên hạ."

Từ lâu koleloi đọc trong tài liệu đã được biết địa danh Tràng An không hề liên quan gì đến Hà Nội và ngay cả câu thơ trên cũng thế. Sống ở thủ đô mấy năm nay, thực sự Koleloi thấy rất ít người biết về điều đó. Nhưng xem tivi, đọc sách báo, luôn thấy những người này người nọ, chủ yếu tự nhận là dân Thủ đô chính gốc nhắc đến câu thơ đó, gần như một câu rất đỗi quen thuộc để nhắc đến một cái gì đó chỉ riêng của Hà Nội, vượt trội và cao quí hơn so với mọi nơi khác.

Tại sao trong suy nghĩ của rất nhiều người thường có một quan điểm là nếp sống, văn hóa cư xử, ... của người Hà Nội có cái rất riêng - vượt trội và "chất" hơn các nơi khác???

Mỗi vùng mỗi khác, vùng nào cũng có nét riêng, nét độc đáo của riêng vùng đó. Đó là một điều dễ hiểu. Nhưng trong khi chưa thấy các vùng khác có tâm lí hão huyền, khoe mẽ gì thì ngược lại luôn thấy rất nhiều người suốt ngày nhắc đến những cụm từ như "Người Hà Nội gốc" "người Hà Nội chính cống, xịn" "người Tràng an thanh lịch"... nhiều đến phát chán. Phải chăng vì Hà Nội là thủ đô nên những người gốc ở đây có cái suy nghĩ như thế, rằng người thủ đô gốc có gì đó ưu việt, thanh lịch, văn minh hơn người nơi khác???

Đề tài này mình đã từng nói chuyện, tranh luận nhiều với bạn bè. Thật may hôm nay mới được đọc được 1 bài viết dám nhìn thẳng vào sự thật về ý nghĩ và cách dùng câu ca dao trên. Nửa đầu rất thẳng thắng, tác giả dám nói thật suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên nửa sau bài viết làm người đọc như mình không thấy thuyết phục. Cảm giác duy nhất đọng lại đó là tác giả Vương Trí Nhàn, một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng, đang biện hộ, chữa đớ cho những người "Hà Nội gốc", và ông đã thực hiện điều đó 1 cách không thể nực cười hơn: gán mọi sự nhầm lẫn, khoe mẽ, rởm đời ... sang những người nhập cư, những người từ nơi khác đến sống ở Hà Nội.

Trước đây qua loạt bài "Thói hư tật xấu của người Việt" mình đã có sự khâm phục nhất định dành cho tác giả Vương Trí Nhàn. Tuy nhiên sau khi đọc bài này thật sự thấy không còn gì để ngưỡng mộ học giả này nữa. Đáng buồn thay.

Vài lời chủ quan, có gì sai sót mọi người cứ chia sẻ.

Fansifan
20-09-2010, 11:12 PM
Xin các bạn luận bàn nói lên vẻ đẹp Hà Nội ,người Hà Nội ,cũ cũng như mới ,để tôi được biết thêm vì -Tôi xa Hà nội năm em mười sáu khi vừa biết yêu ....chỉ còn ký ức mờ mờ khói sương

Minh Ngọc
21-09-2010, 12:00 AM
Vừa về đến nhà, bật mày lên, đọc bài bác fan mà giật mình.
Phải chăng mình là người quá cổ??

Tràng An là kinh đô cổ của Trung Hoa hùng mạnh. Mỗi khi nói Tràng An ai cũng hiểu đó là kinh đô, thủ đô một nước.

Câu thơ: " Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" có nghĩa là dù thế nào đi nữa thì đã là người Thủ đô thì phải thanh lịch. Khi đã là người thủ đô thì gắng sống sao cho xứng là người thủ đô.

Cái việc phân biệt rồi đổ lỗi.... có lẽ cần xem lại.

Địa Linh dễ sinh Nhân kiệt: do môi trường tốt tạo ra những người tài hoa.
Nhân Kiệt tạo nên Địa Linh: nhờ có những người tài hoa hội tụ mà thành mảnh đất Địa Linh. Giống như một vườn hoa đẹp. Đất tốt mới nuôi trồng được hoa đẹp, nhưng nếu không có những bông hoa đó thì đất ấy cũng chỉ là đất hoang mà thôi.

Như vậy có thể nói là: dù ai đi nữa nếu sống tốt, đem lại nhiều nét đẹp cho Hà Thành thì nó sẽ làm Hà Thành đẹp hơn, và ngược lại ai cũng làm những điều xấu thì mảnh đất này sẽ không còn là địa linh nữa.

Câu ca dao đó hiện nay nên hiểu là: Chúng ta giờ đã là người Kinh đô rồi, hãy sống thật Thanh lịch, để Kinh đô này mãi là Thủ đô Thanh lịch.

123456
21-09-2010, 12:11 AM
về cá nhân tôi thấy bài viết này rất đúng :)

Fansifan
21-09-2010, 12:38 AM
@MinhNgoc Cám ơn bác đã có một phản hồi lý thú .Hoàn toàn đồng ý với bác trên quan điểm hai vế Địa Linh và Nhân Kiệt giao hoán ,bổ túc lẫn nhau ,Tuy nhiên có một số ít cũng ở trên Địa Linh mà lại sinh Nhân Quệ thì là do con người ,chứ võ đoán hay đổ riệt cho một nguyên nhân nào đó thì quả là khá khiên cuỡng

Minh Ngọc
21-09-2010, 01:25 AM
@MinhNgoc Cám ơn bác đã có một phản hồi lý thú .Hoàn toàn đồng ý với bác trên quan điểm hai vế Địa Linh và Nhân Kiệt giao hoán ,bổ túc lẫn nhau ,Tuy nhiên có một số ít cũng ở trên Địa Linh mà lại sinh Nhân Quệ thì là do con người ,chứ võ đoán hay đổ riệt cho một nguyên nhân nào đó thì quả là khá khiên cuỡng

Quả thực cách hiểu câu thơ trên thật kỳ lạ?
Hoa nhài vốn tỏa hưong khá lặng lẽ âm thầm, một vẻ đẹp thanh cao mà khiêm nhường. Rất tế nhị khi nói Tràng An thay vì nói Hà Nội. Ý muốn nói: Chẳng qua người thủ đô nên cố sao cho đẹp thủ đô thôi.

Ấy thế mà cũng có người xuyên tạc thành khoe mẽ, ngạo mạn thì thật chẳng có gì để nói. Người xưa dùng Tràng An là ám chỉ đất Kinh Kỳ chứ đâu phải ám chỉ cái xấu?

Con người xấu hay đẹp là do bản chất của họ chứ đâu phải chỗ họ đứng ở đó.
Mình đẹp thì chỗ mình đứng sẽ đẹp và ngược lại.

Fansifan
21-09-2010, 01:45 AM
Cùng một vẻ đẹp, mà cách yêu khác nhau , nó nói lên tính phong phú của đất ngàn năm văn vật .Chúng ta có Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường ,Vũ Bằng yêu Hà Nội tha thiết trong Thương nhớ mười hai ,Nguyễn Tuân yêu Hà Nội say đắm trong Tùy Bút .Khó mà có thể nói ai yêu Hà Nội hơn ai !Cũng không thể nói chỉ những người cũ mới biết yêu Hà Nội .Khe khắt như Đỗ Phủ - Thương cho bầy con trẻ ,Chưa biết nhớ Tràng An - có lẽ xuất phát từ một nỗi niềm hoài cổ khôn nguôi .Chúng ta yêu Hà Nội kiểu khác .Thế nhưng chẳng thể nói rằng tình yêu đó không sâu xa mãnh liệt

PhiHuong
21-09-2010, 03:58 AM
Xem xong bài viết, tôi thấy tác giả thật võ đoán khi chưa hiểu rõ ý nghĩa của câu ca dao mà đã ngạo mạn, hàm hồ đưa ra những nhân xét chủ quan của mình. tôi xin nêu mấy điểm sau :
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lich cũng người Tràng An
-Đây là câu ca dao của bàn dân thiên hạ, nhận xét chung về phẩm chất bên trong của người Hà Nội. Tác giả lại hiểu thành vẻ bề ngoài, rồi gán cho người Hà Nội tự xác nhận để khoe mẽ vô lối về mình.
Hoa nhài đâu có quá thơm mà bảo rằng khoe mẽ ?, nó chỉ quí vì giữ được sự trung dung thôi (thoang thoảng hoa nhài).
(Dẫu không thanh lịch) có nói hay đâu mà khoe mẽ ? (cũng người Tràng An) từ Tràng An là ám chỉ đất Kinh Kỳ văn hiến thôi.
tác giả hiểu sai lại đổ lỗi cho người xưa làm ra câu ca dao mang ý nghĩa xấu, nhảm, đã thế còn võ đoán cho rằng người xưa cũng biết là nhảm nên chỉ nói nơi cửa miệng. Thật phí phạm cho một câu thơ hay bởi nhận thức lệch lạc !!!.
Tôi nghĩ rằng :chẳng thơm cũng thể hoa nhài -dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An = là nói những người ở đất Kinh Kỳ được tiếp xúc với nền văn minh, nên dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được sự thanh nhã, cao khiết, không bon chen xô bồ.

Final_Fantasy
21-09-2010, 08:01 AM
Câu này cũng có ý tự hào có gì đó 1 chút hơi kiêu ngạo về người Tràng An còn gì ? Nhưng bảo là khoe mẽ thì hơi quá lời thật .

laototphilao
21-09-2010, 12:21 PM
Tràng An là kinh đô nhà Hán rất sầm uất và nhộn nhịp, câu thơ trên ví von Hà Nội sánh với Tràng An thôi, hình thành lên các khu phố cổ Hà Nội là những người thợ khéo của các làng nghề Bắc Ninh, Sơn Tây, Nam Định vưn vưn, khu phố Tây thời Pháp, các nhà buôn Việt hoặc Hoa ... Ở đâu cũng vậy có người nọ người kia chơi được thì chơi o thì nghỉ , suy nghĩ theo địa phương cục bộ là hông thức thời, dù ông ở kinh đô ánh sáng nhưng khi ăn đưa chân lên bàn, nhổ bã trầu ngoài phố thì cỉ là danh hão

vampirelord
21-09-2010, 12:47 PM
Tôi nghĩ rằng :chẳng thơm cũng thể hoa nhài -dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An = là nói những người ở đất Kinh Kỳ được tiếp xúc với nền văn minh, nên dù trong hoàn cảnh nào cũng giữ được sự thanh nhã, cao khiết, không bon chen xô bồ.

Quan điểm này mới là đúng nè =D>

quangthanhtv
28-06-2011, 12:09 PM
Bài viết thật sự quá chủ quan. Không hiểu tác giả của bài viết này nghĩ gì mà viết: "Chính lớp người nhập cư mới đến Thủ đô sau những xáo trộn lịch sử lại dễ mắc cái bệnh tự hào hão huyền.

Họ lấy sự may mắn được sống trên đất thánh để làm giá với người cùng quê và dân các vùng xa."

"Còn người Hà Nội chính cống không nghĩ thế. Trong thâm tâm, lớp dân Hà thành “xịn” này tự nhủ rằng danh hiệu Hà Nội là quá cao quý, mà không phải cái đem khoe, hoặc mang ra dọa nạt thiên hạ."

Từ lâu koleloi đọc trong tài liệu đã được biết địa danh Tràng An không hề liên quan gì đến Hà Nội và ngay cả câu thơ trên cũng thế. Sống ở thủ đô mấy năm nay, thực sự Koleloi thấy rất ít người biết về điều đó. Nhưng xem tivi, đọc sách báo, luôn thấy những người này người nọ, chủ yếu tự nhận là dân Thủ đô chính gốc nhắc đến câu thơ đó, gần như một câu rất đỗi quen thuộc để nhắc đến một cái gì đó chỉ riêng của Hà Nội, vượt trội và cao quí hơn so với mọi nơi khác.

Tại sao trong suy nghĩ của rất nhiều người thường có một quan điểm là nếp sống, văn hóa cư xử, ... của người Hà Nội có cái rất riêng - vượt trội và "chất" hơn các nơi khác???

Mỗi vùng mỗi khác, vùng nào cũng có nét riêng, nét độc đáo của riêng vùng đó. Đó là một điều dễ hiểu. Nhưng trong khi chưa thấy các vùng khác có tâm lí hão huyền, khoe mẽ gì thì ngược lại luôn thấy rất nhiều người suốt ngày nhắc đến những cụm từ như "Người Hà Nội gốc" "người Hà Nội chính cống, xịn" "người Tràng an thanh lịch"... nhiều đến phát chán. Phải chăng vì Hà Nội là thủ đô nên những người gốc ở đây có cái suy nghĩ như thế, rằng người thủ đô gốc có gì đó ưu việt, thanh lịch, văn minh hơn người nơi khác???

Đề tài này mình đã từng nói chuyện, tranh luận nhiều với bạn bè. Thật may hôm nay mới được đọc được 1 bài viết dám nhìn thẳng vào sự thật về ý nghĩ và cách dùng câu ca dao trên. Nửa đầu rất thẳng thắng, tác giả dám nói thật suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên nửa sau bài viết làm người đọc như mình không thấy thuyết phục. Cảm giác duy nhất đọng lại đó là tác giả Vương Trí Nhàn, một nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng, đang biện hộ, chữa đớ cho những người "Hà Nội gốc", và ông đã thực hiện điều đó 1 cách không thể nực cười hơn: gán mọi sự nhầm lẫn, khoe mẽ, rởm đời ... sang những người nhập cư, những người từ nơi khác đến sống ở Hà Nội.

Trước đây qua loạt bài "Thói hư tật xấu của người Việt" mình đã có sự khâm phục nhất định dành cho tác giả Vương Trí Nhàn. Tuy nhiên sau khi đọc bài này thật sự thấy không còn gì để ngưỡng mộ học giả này nữa. Đáng buồn thay.

Vài lời chủ quan, có gì sai sót mọi người cứ chia sẻ.

Lâu nay thấy nick koleloi trên diễn đàn khá nhiều, tham gia rất nhiều mục, trong đó có trương mục của CLB A&E Thanh Hóa.

Hôm nay, đọc về bài viết của koleloi mới biết là người Thanh Hóa quê choa.
Cảm giác văn phong nhẹ nhàng, lịch sự, trong lĩnh vực chuyên môn cờ Tướng cũng tham gia những bài viết đọc thấy thú vị.

Nếu có thời gian rãnh rỗi, bác có thể vào diễn đàn của CLB để giao lưu, nói chuyện.

FGYan
28-06-2011, 01:02 PM
Mình cho rằng quan điểm của bác PhiHuong và MinhNgọc là rất đúng, mỗi người sống ở đất thủ đô nên tự kiểm điểm xem mình đã làm được gì, sống thế nào thì sẽ tốt hơn mà không nên quan trọng hóa thái quá vấn đề "người Hà Nội gốc" hay "Người Hà Nội nhập cư". Cứ ai đóng góp được nhiều cho thủ đô thì sẽ được đánh giá cao và mọi người tôn trọng thôi.
P/s: Trong thực tế thì những lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hà Nội (chắc phải có đóng góp nhiều) phần lớn là người Hà Nội nhập cư, hiện tại như bí thư Phạm Quang Nghị (người Thanh Hóa), chủ tịch Nguyễn Thế Thảo (Bắc Ninh), các cựu chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu (Bắc Ninh), Hoàng Văn Nghiên (Nam Định) .v.v.

So_Cau
28-06-2011, 08:17 PM
tôi cũng là người tràng an sao tôi ko thanh lịch ko thơm như hoa nhài.bác nào thông thái văn hay chữ dốt giải thích giùm cho cái

trung_cadan
28-06-2011, 08:21 PM
tôi cũng là người tràng an sao tôi ko thanh lịch ko thơm như hoa nhài.bác nào thông thái văn hay chữ dốt giải thích giùm cho cái

Bác không thanh lịch hoặc không thơm thì bọn em có biết bác là ai đâu mà giải thích dùm bác được ạ :D !!!

kymoc
28-06-2011, 08:55 PM
tôi cũng là người tràng an sao tôi ko thanh lịch ko thơm như hoa nhài.bác nào thông thái văn hay chữ dốt giải thích giùm cho cái

Bác muốn thơm như Hoa nhài thì mua hoa nhài về một nửa rắc lên giường rồi nằm úp xuống,nửa còn lại thì rắc lên lưng và ngủ đến sáng.Đảm bảo Bác thơm hơn cả hoa nhài, nhưng đi ra đường chẳng ai biết Bác là người "tràng an" đâu...:))