PDA

View Full Version : Vài nét về giải ĐH TDTT toàn quốc môn Cờ Tướng



CXQ
04-10-2010, 06:33 PM
- Giải Đại Hội TDTT toàn quốc môn cờ tướng lần thứ nhất: được tổ chức vào năm 1995 tại Đà Nẵng. Số liệu CXQ chưa kịp thống kê được.
- Giải Đại Hội TDTT toàn quốc lần thứ hai: được tổ chức tại khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình - Sài Gòn, từ ngày 10-18/9/2002 2002.
Giải có 65 kỳ thủ nam và 28 kỳ thủ nữ của 18 đoàn gồm: Bắc Kạn, Bộ CA, BR-VT, Bình Định, Cà Mau, Đà Nẵng, Gia Lai, TP.HCM, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nghệ An, Ninh Thuận, Kiên Giang, Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long.
Kết quả như sau:
1. Cá nhân nam:
HCV: Trịnh A Sáng (TP.HCM)
HCB: Trương Á Minh (TP.HCM)
HCĐ: Trần Đình Thủy (BR-VT)
2. Cá nhân nữ:
HCV: Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo (TP.HCM)
HCB: Ngô Lan Hương (TP.HCM)
HCĐ: Châu Thị Ngọc Giao (Bình Định)
3. Đồng đội nam:
HCV: TP.HCM (Trịnh A Sáng, Trương Á Minh, Đào Quốc Hưng)
HCB: Đà Nẵng (Trần Văn Ninh, Võ Văn Hoàng Tùng, Tôn Thất Nhật Tân)
HCĐ: Hà Nội (Đặng Hùng Việt, Phạm Quốc Hương, Lại Việt Trường)
4. Đồng đội nữ:
HCV: TP.HCM (Ngô Lan Hương, Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo)
HCB: Bình Định (Châu Thị Ngọc Giao, Hồ Thanh Hồng)
HCĐ: Bộ CA (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Thành Xuân)

Được phong cấp sau khi kết thúc giải lần này có:
- Kiện tướng: Trịnh A sáng, Mai Thanh Minh, Trần Đình Thủy, Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo
- Dự bị kiện tướng: Đào Quốc Hưng, Võ Văn Hoàng Tùng, Ngô Lan Hương, Châu Thị Ngọc Giao.
Có 17 kỳ thủ nam và 3 kỳ thủ nữ được phong VĐV cấp I. Có 38 kỳ thủ nam và 20 kỳ thủ nữ được đánh giải hạng nhất quốc gia năm 2003
Có 14 đội có đủ đội hình đồng đội nam (mỗi đội 3 người).
Có 7 đội đủ đội hình đánh đồng đội nữ (mỗi đội 2 người).

- Giải Đại Hội TDTT toàn quốc lần thứ ba: Diễn ra từ ngày 15-25/8 năm 2006 tại khách sạn Đệ Nhất, quận Tân Bình, TP.HCM. Tham gia thi đấu tại giải có 16 đơn vị tỉnh thành, ngành với 73 kỳ thủ nam và 28 kỳ thủ nữ. Có 45 kỳ thủ nam và 20 nữ kỳ thủ được phong cấp từ kiện tướng tới VĐV cấp I.

Giải lần này, đội nam BR-VT đã thi đấu xuất sắc, tất cả các thành viên đều chơi hết mình để lọt vào những thứ hạng cao, trong số đó xuất sắc hơn cả phải kể đến Nguyễn Thành Bảo, Đào Cao Khoa, Uông Dương Bắc và lão tướng Trần Đình Thủy. Đội được đánh giá rất mạnh là TP.HCM lần này có vẻ bị chững lại, chỉ có Nguyễn Trần Đỗ Ninh và Mai Thanh Minh là tương đối thành công. Đội HN cũng gặp khó khăn khi chỉ có một mình Nguyễn Vũ Quân phong độ xuất sắc. Đặc biệt, đội Gia Lai đã gây ấn tượng mạnh khi vươn lên xếp hạng tư chung cuộc và đạt tấm HCĐ cá nhân của Trần Chánh Tâm. Đội Đà Nẵng thi đấu lần này không thành công như mong đợi vì "dàn hàng ngang" chứ chưa có mùi đột phá.

Về phía nữ, đội TP.HCM quá mạnh với một dàn nữ kỳ thủ 8 người khá sung sức, nổi bật là Ngô Lan Hương. Đội nữ Bộ CA đoạt tấm HCB nhờ những cố gắng vượt bậc ở những ván cuối của Hà Mai Hoa. Đội Bình Định cũng nhờ cố gắng hết mình vào giai đoạn cuối mà đoạt tấm HCĐ.

Kết quả như sau:
1. Cá nhân nam:
HCV: Nguyễn Thành Bảo (BR-VT)
HCB: Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội)
HCĐ: Trần Chánh Tâm (Gia Lai)
2. Cá nhân nữ:
HCV: Ngô Lan Hương (HCM)
HCB: Phạm Thu Hà (Hà Nội)
HCĐ: Hoàng Hải Bình (HCM)
3. Đồng đội nam:
HCV: BR-VT với Nguyễn Thành Bảo (1), Uông Dương Bắc (5), Đào Cao Khoa (7)
HCB: TP.HCM với Nguyễn Trần Đỗ Ninh (4), Mai Thanh Minh (6), Trịnh A Sáng (8)
HCĐ: Hà Nội với Nguyễn Vũ Quân (2), Vũ Huy Cường (14), Bùi Dương Trân (16)
4. Đồng đội nữ:
HCV: TP.HCM với Ngô Lan Hương (1), Hoàng Hải Bình (3), Lê Thị Hương (4)
HCB: Bộ CA với Hà Mai Hoa (5), Nguyễn Phi Liêm (7), Bùi Thúy Nga (24)
HCĐ: Hà Nội với Phạm Thu Hà (2), Nguyễn Hồng Nhung (21), Nguyễn Mỹ Linh (22).

- Giải Đại Hội TDTT toàn quốc lần thứ tư: diễn ra tại Số 1 Trấn Vũ - Quận Ba Đình, TP. Hà Nội, từ ngày 6-13 tháng10/2010. Giải năm nay tổ chức đúng vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Với ĐH TDTT chính thức là lần thứ VI nhưng với môn cờ tướng thì đây chỉ là lần 4. Chúng ta hãy cùng theo dõi xem đội nào sẽ là nhà Vô địch của giải lần này, và cá nhân nào sẽ chạm tay vào chiếc HCV danh giá!

CXQ
04-10-2010, 06:49 PM
CON ĐƯỜNG LÊN NGÔI VÔ ĐỊCH CỦA NGUYỄN THÀNH BẢO

(Bài viết nhân sự kiện Nguyễn Thành Bảo vô địch giải ĐH TDTT toàn quốc môn Cờ Tướng lần thứ V – 2006).

Mãi tới mùa thu năm ngoái, sau 5 nam vắng bóng, Nguyễn Thành Bảo mới trở lại kỳ đài quốc gia trong màu áo của đội Bà Rịa Vũng Tàu. Vì sao anh lại tiếp tục khoác áo BR-VT lần thứ hai? Đó là cả một câu chuyện dài. Nhưng như lời Thành Bảo trước câu phỏng vấn: “Nếu một đội khác trả lương cao hơn BR-VT, anh có chuyển sang thi đấu với họ không?”, Bảo nói: “Thật ra, tiền cũng cần cho cuộc sống, nhưng tôi sẽ không nhận lời bởi BR-VT đã tạo điều kiện cho tôi có được như ngày hôm nay”.

Ngày hôm nay, đó chính là ngày 24/8/2006, khi Thành Bảo bước lên bục cao nhất nhận 2 tấm huy chương vàng của giải cờ tướng ĐH TDTT toàn quốc, một giải rất danh giá, đánh dấu một mốc son rực rỡ trong kỳ nghiệp của anh, là một bước tiến vượt bậc cả về kỳ nghệ lẫn về phong cách và nhận thức của anh về cuộc đời, cuộc cờ. Thể thao BR-VT cũng rạng rỡ với 2 tấm HCV (đồng đội cá và cá nhân). Đó là cả một quá trình họ bền bỉ, kiên trì tập hợp, rèn luyện xây dựng đội ngũ, sử dụng con người. Đó là một nơi biết trân trọng cả lớp cao niên, lớp trung niên và tạo điều kiện cho lớp trẻ như Nguyễn Thành Bảo, Uông Dương Bắc..

Làng cờ VN biết đến tên Nguyễn Thành Bảo từ năm 1998 khi anh thi đấu tại giải cờ tướng châu Á tại Giang Tô, đoạt cúp vàng lứa tuổi U20 của giải này. Đến năm 2005, khi quay trở lại làng cờ anh đoạt luôn vị trí thứ nhất tại giải đồng đội cờ tướng Đà Nẵng. Đến giải Vô địch cá nhân toàn quốc năm 2006, anh đoạt ngôi Á quân sau khi vượt qua hàng loạt danh thủ nhưng lại để thua Trịnh A Sáng ở trận chung kết. Tuy nhiên làng cờ đều đánh giá anh là một ứng cử viên tiềm năng cho ngôi vô địch lần này. Và quả nhiên anh đã không phụ lòng tin của giới hâm mộ cờ.
http://svth.net/up/images/65561831928345418288.jpg
Danh thủ Nguyễn Thành Bảo - HCV cá nhân nam tại ĐH TDTT toàn quốc năm 2006

Xin trở lại những diễn biến cụ thể các ván cờ của Thành Bảo.
Sau 2 ván đầu thắng các đối thủ tương đối dễ dàng, sang ván thứ 3 Thành Bảo đã bị Bùi Dương Trân của HN đánh bại, đây là ván do Bảo vừa cố sức vừa nóng vội để thắng nên đã phạm sai lầm trước một Bùi Dương Trân khá dày dạn kinh nghiệm. Sang ván thứ tư, Bảo tháng tiếp tay cờ trẻ của Cà Mau là Lại Lý Huynh.

Ván thứ 5 gặp đấu thủ lạ của Bắc Ninh là Đỗ Mạnh Đông, mới đi thi đấu lần đầu, nhưng Bảo đã phải chiến đấu hết sức vất vả. Nếu Đỗ Mạnh Đông có kinh nghiệm và bản lĩnh hơn chút thì Bảo có nguy cơ mất điểm, bởi ở khai cuộc Bảo đã chủ quan và mắc sai sót để đối phương tận dụng được. Đến nước thứ 25 thì Bảo hết Xe trong lúc đối phương còn 1 Xe, nhưng bù lại Bảo còn Mã Pháo trong lúc đối phương còn Mã. Sau đó hai bên đối công, phá được Sĩ Tượng của nhau, Xe Mã của Đông vây hãm được cung Tướng của Bảo. Tuy nhiên, ở cờ tàn Bảo đã vận dụng rất nhanh và khôn khéo Mã của mình, nhảy liền mấy nước kết hợp với Pháo góc nên đã tới đích sớm hơn Đông có 1 nước mà thắng cờ.

Ván tiếp theo gặp Mai Thanh Minh, một danh thủ dày dạn kinh nghiệm, Bảo lại thắng tiếp. Ván thứ 7, Bảo gặp đồng đội là Trần Đình Thủy, tưởng là dễ chơi nào ngờ 2 bên đã đánh một ván quyết liệt, thời gian kéo khá dài cho tới cuối giờ, rốt cuộc thì Thành Bảo cũng thắng thêm một ván nữa. Ván thứ 8 gặp Đào Cao Khoa, Bảo cũng thắng nốt. Ván thứ 9 gặp Trương Á Minh hòa cờ để sang ván thứ 10 thì gặp địch thủ cũ là Trịnh A Sáng.
Còn nhớ tại giải Vô địch cá nhân trước đó nửa năm, A Sáng đã cho Thành Bảo thảm bại với tỉ số tuyệt đối 3-0 (1 ván ở vòng loại và 2 ván ở trận chung kết), cho nên lần này giới hâm mộ kéo tới rất đông, cả ở khu vực phía ngoài khách sạn có bảng cờ treo, có người bình luận cũng như bên trong phòng đấu. Nếu A Sáng thắng ván này thì tình hình có thể đảo ngược. Thật ra, A Sáng khởi đầu giải không được tốt lắm. Trong 5 ván đầu anh chỉ được có 2.5 điểm, nhưng ở 4 ván tiếp theo A Sáng đã toàn thắng, khiến số điểm của anh lúc này là 6.5, trong lúc Bảo đang 7.5. Nếu A Sáng thắng thì 2 người sẽ bằng điểm nhau, nhưng ở ván tiếp theo thì tâm lý của Sáng sẽ hơn hẳn. Ai cũng nghĩ ván đấu của hai kỳ phùng địch thủ sẽ rất quyết liệt và kéo dài. Tuy nhiên A Sáng chỉ còn một cửa là phải thắng nên anh đã phải chơi mạo hiểm từ đầu và phạm ngay sai lầm. Thành Bảo tận dụng ngay thời cơ, mau chóng hạ thủ đối phương chỉ trong 18 nước cờ, làm ai cũng sửng sốt. Sau ván này thì Bảo đã về nhất trước hẳn một vòng đấu. Thứ hạng đầu của anh đã giúp cho đội BR-VT vượt lên trước đối thủ cực mạnh là TP.HCM, chiếm luôn HCV đồng đội.

Tính chung trong giải nảy, Thành Bảo đã giành thắng lợi trước 2 ĐC.QTĐS (Nguyễn Vũ Quân và Trịnh A Sáng), thắng 4 QTĐS (Mông Nhi, Trần Đình Thủy, Mai Thanh Minh và Đào Cao Khoa) trong khi chính bản thân Bảo chưa có đẳng cấp quốc tế nào.

Tuy nhiên, đối với Thành Bảo việc được phong đẳng cấp này nọ có lẽ chưa phải là điều quan trọng nhất, bởi xét cho cùng kỳ nghệ thật sự của mỗi cá nhân mỗi là quan trọng, mới dảm bảo lâu dài. Muốn có được kỳ nghệ cao và bền vững thì trước tiên là phải có một ý chí nung nấu quyết thắng, một khát vọng tấn công dành thắng lợi, phải tỉnh táo biết mình biết người, thản nhiên khi thua chứ không bị ám ảnh lâu. Nhưng điều đó giờ đây đã hình thành ở Thành Bảo. Đó là điểm mạnh hơn hẳn so với các đấu thủ khác. Ở Thành Bảo có lối chơi biến hóa, táo bạo, gây bất ngờ và rất khó chịu đối với các đấu thủ.

Thế nhưng để lên đỉnh cao, để có thể đối diện với những đại cao thủ quốc tế, thắng được họ, anh còn nhiều thứ cần phải hoàn chỉnh. Trước tiên là việc nghiên cứu đào sâu lý thuyết, phải nghiền ngẫm những tài liệu mới, những phát hiện mới của các danh thủ quốc tế, phải thường xuyên được đối đầu với những tay cờ danh tiếng và phải khổ luyện để thuần thục nhiều phương án. Đó là chưa kể tới việc rèn luyện về mặt tâm lý, trầm tĩnh, phán đoán chiến lược cũng như tâm ký của đối thủ, nắm vững luật lệ, thể thức…Tóm lại là phải từng bước trở thành một đấu thủ lão luyện, vừa năng động phong cách, vừa cao tài nghệ.

Có như thế anh mới còn được những bước tiến vững chắc trong kỳ nghiệp của mình, khẳng định được là một trong số các kỳ thủ hàng đầu của VN hiện nay và cả những năm tiếp theo. Bởi không ít những kỳ thủ sáng lên được một lần như sao băng rồi lại vụt tắt!

(Trích bài viết của PV. Tùng Lâm – Tạp chí người chơi cờ 9/2006)

CXQ
04-10-2010, 06:51 PM
ĐH TDTT TOÀN QUỐC – CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG CỜ TƯỚNG VIỆT NAM
(Trích bài viết về ĐH TDTT toàn quốc môn Cờ Tướng năm 2006)


Xưa nay, cứ nói tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc là người ta nghĩ ngay tới những SVĐ đông nghịt khán giả, cờ hoa rợp trời, tiếp theo là những cuộc thi điền kinh rầm rộ trên đường đua hay những môn bóng cực kỳ hấp dẫn trên sân cỏ với tiếng reo hòa vang trời. Tuy nhiên, trong những kỳ Đại hội gần đây, tư duy của khán giả đã thay đổi: thể thao không chỉ còn là cuộc đua thể lực, sức mạnh mà còn là cuộc đua của trí tuệ, của óc thông minh.

Cờ tướng từ bao đời nay vốn chỉ được coi là thú chơi tao nhã, giải trí, nay đã nghiễm nhiên bước lên vũ đài thể thao quốc gia và vũ đài thể thao quốc tế với những chiến công vang dội, xác định thế mạnh của thể thao nước nhà trong nền thể thao khu vực, châu lục và thế giới. Trong khoảng 10 năm qua, có biết bao tên tuổi cờ tướng Việt Nam trở nên lừng lẫy trên đấu trường quốc tế như Mai Thanh Minh, Trịnh A Sáng, Trần Văn Ninh, Trương Á Minh, Diệp Khai Nguyên, Mông Nhi, Trần Đình Thủy, Lê Thị Hương, Châu Thị Ngọc Giao, Hoàng Hải Bình, Ngô Lan Hương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh..đã góp phần không nâng cao uy tính của thể thao nước nhà.

Cờ tướng từ năm 1992 đã có hẳn một hệ thống thi đấu ổn định cấp quốc gia gồm giải vô địch cá nhân, vô địch đồng đội và vô địch trẻ. Từ những giải như thế với sự tham giai của nhiều tỉnh thành đã hình thành một đội ngũ cờ tướng thể thao chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp, khiến cờ tướng nước nhà phát triển không ngừng trong quần chúng nhân dân, trở thành một món ăn tinh thần, một môn thể thao không thể thiếu được. Năm nay, kỷ niệm 10 năm giải Vô địch cờ tướng toàn quốc, trong không khi các tỉnh thành đăng nô nức chuẩn bị đội tuyển cờ tướng tham dự Thể thao toàn quốc, chúng ta hy vọng rằng số đơn vị tham gia sẽ đông đảo, chất lượng giải sẽ cao vì giải Đại hội chính là nơi hội tụ anh tài cờ tướng toàn quốc. Mỗi một huy chương của Đại hội sẽ là một nét son trong sự nghiệp phát triển cờ Tướng của mỗi địa phương. Đồng thời cũng là nguồn cung cấp những ván cờ hay cho những người yêu cờ trên toàn quốc.

Đại hội cũng là dịp khẳng định và tuyển chọn đội ngũ xứng đáng cho những giải đấu quốc tế sắp tới và cho sự phát triển lâu dài của cờ Tướng nước nhà. Đại hội là sự biểu dương hùng hồn sự lớn mạnh không ngừng của cờ Tướng nước nhà, của đội ngũ các huấn luyện viên, của các nghiên cứu, các nhà tổ chức đối với bộ môn thể thao này.

Chính vì tầm quan trong như vậy nên làng cờ Tướng Việt Nam cần chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, từng địa phương cần chú trọng hơn nữa công tác huấn luyện, mở rộng việc tuyển chọn để đưa được những tuyển thủ giỏi nhất, có quyết tâm cao nhất thi đấu ổn định nhất và tác phong đường hoàng nghiêm chỉnh nhất của mình tới đại hội.
Tin rằng môn cờ tướng của Đại hội sẽ có kết quả cao và thành công tốt đẹp.

Một vài hình ảnh đáng nhớ:


http://svth.net/up/images/46674581896276800423.jpg


http://svth.net/up/images/78660560052076808196.jpg


http://svth.net/up/images/90671625226790843505.jpg



http://svth.net/up/images/78057864777808980852.jpg

http://svth.net/up/images/05164037707941818602.jpg
Cố danh thủ Nguyễn Vũ Quân (HCB nam) - danh thủ Phạm Thu Hà (HCB nữ)



(Trích bài viết của PV. Phương Thanh - Tạp chí người chơi cờ, CXQ tổng hợp)

CXQ
04-10-2010, 07:36 PM
Theo như điều lệ ở các kỳ Đại hội mà CXQ biết được thì nhìn chung, giải sẽ tiến hành thi đấu cá nhân nam, cá nhân nữ; đồng đội nam, đồng đội nữ. Về cách thức thi đấu:
- Thi đấu theo hệ Thụy sĩ 11 ván. Xếp hạt giống lần lượt theo Kết quả giải hạng nhất toàn quốc trước đó, kết quả giải Vô địch đồng đội Cờ tướng toàn quốc năm trước đó, xếp theo vần tên (A, B, C..). Ở 02 ván cuối, các VĐV cùng địa phương không gặp nhau.
- Các đơn vị tỉnh thành, ngành được cử 05 VĐV nam và 04 VĐV nữ tham gia tranh giải. Ngoài ra, có thêm các suất của Vô địch đồng đội nam (03 VĐV), đồng đội nữ (02 VĐV) ở giải Đại hội trước đó.
+ Các đơn vị không đủ đội hình dự đồng đội được tham gia tranh giải cá nhân.
+ Đặc cách các VĐV xếp hạng từ 1-6 của Giải VĐ hạng nhất Cờ tướng toàn quốc mới nhất trước đó.
+ Đặc cách các VĐV xếp hạng Nhất, Nhì, Ba hạng 18 tuổi và Nhất, Nhì hạng 15 tuổi tại giải thanh thiếu niên và Nhi Đồng toàn quốc mới nhất trước đó.

heeeeeeeeee
04-10-2010, 10:22 PM
Cám ơn KHQ nhiều, loạt bài tổng hợp đầy đủ quá.<:-P<:-P<:-P<:-P

kynhan
05-10-2010, 08:59 AM
Hay quá, đọc bài này mới thấy hết ý nghĩa quan trọng và sự danh giá của chiếc HCV Cờ tướng tại Đại hội. Cảm ơn bạn KHQ rất nhiều!

MotMinh
05-10-2010, 09:49 AM
Vậy giải lần này khác với giải Vô địch đồng đội toàn quốc. Bạn nào có thể làm rõ Giải Đại Hội TDTT Toàn quốc môn Cờ Tướng và giải Vô địch đồng đội cờ tướng toàn quốc bao nhiêu lâu diễn ra một lần không? Hình như đợt này gộp chung 2 giải làm một?!

phanphuctruong
05-10-2010, 11:23 AM
Vậy giải lần này khác với giải Vô địch đồng đội toàn quốc. Bạn nào có thể làm rõ Giải Đại Hội TDTT Toàn quốc môn Cờ Tướng và giải Vô địch đồng đội cờ tướng toàn quốc bao nhiêu lâu diễn ra một lần không? Hình như đợt này gộp chung 2 giải làm một?!

Giải A2 toàn quốc hay người ta gọi là giải đồng đội toàn quốc diễn ra mỗi năm 1 lần vào tháng 10 hàng năm. Giải tuyển chọn vận động viên tham dự giải cá nhân toàn quốc vào tháng 3 năm sau cũng như tranh các huy chương đồng đội (lấy 3 người hạng cao nhất xếp hạng đồng đội).

Giải Đại hội TDTT toàn quốc tổ chức 4 năm một lần, diễn ra vào tháng 10, tranh huy chương cá nhân và đồng đội, những năm tổ chức giải đại hội thì giải A2 không tổ chức