PDA

View Full Version : Cái Lưỡi



Hư Trúc
07-11-2010, 11:28 PM
Thân mến tặng tráng sĩ

Quốc văn giáo khoa thư

CÁI LƯỠI

Một hôm, người chủ bảo người đầy tớ rằng: “Mày ra bắt con lợn đem làm thịt, và xem cái gì ngon hơn cả thì đem về đây cho tao”.

Tên đầy tớ vâng lời, bắt lợn giết và lấy cái lưỡi đem vào hầu chủ.

Mấy hôm sau, người chủ muốn thử tên đầy tớ, lại bảo nó đi làm thịt con lợn khác và dặn rằng: “Xem cái gì không ngon hơn cả thì đem vào”.

Tên đầy tớ làm lợn xong, lại đem cái lưỡi vào cho chủ.

Người chủ hỏi: “Thằng này láo! Sao lần này mày lại đem cái lưỡi vào cho ta như lần trước?”

- “Thưa ông, cũng một cái lưỡi, khi tử tế ra thì không có gì tốt cho bằng, nhưng khi độc ác, thì lại không có gì xấu bằng”.


Giải nghĩa: Đầy tớ: người ở, kẻ hầu hạ trong nhà. Lợn: (tiếng quen dùng miền Bắc) tức con heo. Thử: tìm cách nào đó để dò biết một sự thật. Láo: ở đây là tiếng mắng của người trên để nói về sự vô lễ, sự bất kính của kẻ dưới.

Đại Ý .Làm người phải biết giữ lời hứa ,không được quanh co như cái lưỡi


http://www.mekongnet.ru/uploads/spaw/news/1279716584.nv.jpg

hongquang1973
08-11-2010, 01:19 AM
Truyện cái lưỡi chính là của Ê Dốp. Một thiên tài nhưng bị làm nô lệ.
Sau này Ê Dốp nhờ tài trí mà được chủ giải phóng và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Do đó sau này khi nhắc tới ông ít ai gọi là tên nô lệ cả. Mà gọi tôn trọng hơn.
Không hiểu sao QVGKT lại gọi ông thế chứ?

Hư Trúc
08-11-2010, 01:33 AM
Ông Ê Dốp là người dân tộc Ê Đê đúng không ?

hongquang1973
08-11-2010, 02:07 AM
Ê Dốp (Aesop) là tác giả của rất nhiều câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng trên thế giới cổ đại. Ông là một người nô lệ, sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên ở Hy Lạp cổ đại. Theo một số tài liệu thì Ê Dốp là nô lệ cho Xanthus, sống tại đảo Samos. Ê Dốp sau đó đã được trả tự do, ông đã thực hiện cuộc tranh đấu bảo vệ dân chúng chống lại một thủ lĩnh mị dân tại Samos .

Ê Dốp đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.


Truyện ngụ ngôn Ê Dốp được truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ và nhiều nền văn hóa. Trong quá trình lưu truyền đó, một số truyện đã bị mất đi nhưng cũng có một số truyện được thêm vào từ các nền văn hóa khác nhau, thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân loại đối với trí tuệ sâu sắc của ông. Mỗi câu chuyện của Ê Dốp là một bài học vẫn còn nguyên giá trị giáo dục cho cuộc sống hôm nay, giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thế giới, về xã hội, giúp chúng ta hiểu biết hơn và cư xử với nhau tốt hơn trong cuộc sống.

Hư Trúc
08-11-2010, 02:50 AM
Cám ơn bạn hongquang nhé vậy mà tôi cứ ngỡ ....hôm nay kiến văn được mở rộng .Ơn lắm !