PDA

View Full Version : Đào Cao Khoa 1998 - người thắng bốn quốc tế đại sư



CXQ
13-02-2011, 09:27 PM
Những ngày cuối năm 1998 đã khép lại một trang vẻ vang của cờ tướng Việt Nam. Tin vui của đoàn cờ tướng Việt Nam tham dự giải châu Á giành huy bương bạc còn chưa hết dư âm thì tại thành phố Hồ Chí Minh, hai đội tuyển Việt Nam lại đoạt hết vị trí hàng đầu của giải Đông Nam Á.Có một VĐV trẻ đội tuyển Bộ CA vụt sáng chói trên kỳ đài: kiện tướng Đào Cao Khoa.

Đào Cao Khoa sinh năm 1972. Anh là em ruột của Đào Cao Khôi, một danh thủ Hà Nội có tiếng tăm từ những năm 80. Anh làm quen với cờ tướng chính từ người anh của mình. Khoa chịu học lý thuyết và chăm đối luyện nên tiến bộ khá nhanh. Ngay từ năm 1993, danh thủ Đào Thành Huy đã nhận xét: tương lai của cờ tướng phía Bắc nằm ở những người như Khoa. Năm 1995, anh tham dự giải toàn quốc. Anh có những ván cờ xuất sắc được dư luận bạn hâm mộ cờ khen ngợi. Tuy nhiên do tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, một phần còn lo học tập, chưa chuyên tâm với cờ tướng nên năm 1996 thành tích của anh sút kém. Sau khi về thi đấu cho Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) anh được HLV Phạm Trường Lâm chú ý hỗ trợ trong chuyên môn. Anh trưởng thành khá nhanh, thi đấu với phong độ tốt. HLV Phạm Trường Lâm dành cho anh những bài tập đặc biệt và dìu dắt anh từng bước chiếm lĩnh vị thế trong làng cờ. Liên tiếp trong hai mùa giải 1997-1998 anh giành giải đồng đội và giải ba cá nhân. Lặng lẽ không ồn ào, anh lần lượt đánh bại các kiện tướng đội tuyển thành phố Hồ Chi Minh: Trương A Minh, Diệp Khai Nguyên, Mông Nhi trong các giải toàn quốc. Tháng 11-1998 thành phố Hồ Chí Minh đăng cai giải Đông Nam Á lần thứ 11. HLV Phạm Trường Lâm được giao trách nhiệm lập đội tuyển Việt Nam II đã quyết định chọn anh và kiện tướng quốc tế đại sư Trần Văn Ninh. Đội tuyển Việt Nam I có kiện tướng quốc tế đại sư Trịnh A Sáng, Tương A Minh do ông Lê Thiên Vị làm HLV. Giải này có 9 quốc tế đại sư tham gia.


Dư luận ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đội VN I sẽ vô địch đồng đội. Tuy nhiên HLV Phạm Trường Lâm lại khẳng định đội VN II sẽ đoạt ngôi vô địch. Quyết tâm lớn của HLV Phạm Trường Lâm dựa trên phong độ rất ổn định của Đào Cao Khoa và Trần Văn Ninh suốt hai mùa giải gần đây. Quyết tâm của HLV đã truyền thêm ý chí quyết thắng cho VĐV Đao Cao Khoa lập nên nó kỷ lục của cờ tướng nước ta: qua 7 trận anh đạt 6,5 điểm: điểm cao nhất cá nhân trong giải. Lần lượt 4 quốc tế đại sư bị anh đánh bại. Thêm một kiện tướng, quốc tế đại sư Trịnh A Sáng của thành phố Hồ Chí Minh nghe đội hình Việt Nam I trở thành bại tướng dưới tay anh. Thế là chỉ sau mấy mùa giải thành phố HCM có năm kiện tướng quốc tế đại sư thì bốn người đã phải chịu thất bại trước kiện tướng trẻ Đào Cao Khoa trong những trận đấu rất sòng phẳng ở giải trong nước và quốc tế.


Các bạn hâm mộ cờ nồng nhiệt chúc mừng anh. Báo chí liên tiếp biểu dương anh. Anh vụng về khi gặp bạn bè và các nhà báo. Và anh vẫn cùng với HLV Phạm Trường Lâm lặng lẽ chuẩn bị cho những mùa giải mới, cho những thành tích mới.




Đặng Kỳ Ái
Nguồn: QĐND

CXQ
13-02-2011, 09:27 PM
Đào Cao Khoa - Đột phát đỉnh cao 1999

Giải cờ tướng hạng nhất toàn quốc 1999 ở Bà Rịa - Vũng Tàu đánh dấu một mốc son của Cờ tướng đội CA. Kiện tướng trẻ Đào Cao Khoa, chưa đầy 30 tuổi, VĐV Bộ CA đoạt cúp vô địch.Đào Cao Khoa là em út của một gia đình có năm anh em. Ông Đào Kỳ, bố của Khoa là người thầy dạy cờ đầu tiên của hai anh em Đào Cao Khôi và Đào Cao Khoa. Khoa hiếu động, nghịch ngợm nên ông Kỳ dạy con chơi cờ để Khoa bớt nghịch. Vào những năm 80 Đào Cao Khôi bắt đầu tiếp xúc với các danh thủ hàng đầu Hà Nội. Mỗi khi bạn anh Khôi đến nhà chơi cờ, Khoa lại tranh lấy phần bày quân. Chú ngồi chầu rìa xem các anh chơi không biết chán. Những lúc anh Khôi ở nhà, Khoa lại nằng nặc đòi anh chơi cờ với minh. Ban đầu Khôi chấp Khoa một bên (Xe, Pháo, Mã), song khoảng cách cứ rút ngắn dần. Thấy Khoa có tư duy cờ tốt, Khôi đưa sách cho em đọc. Danh thủ Nguyễn Tiến kể lại: thoạt đầu anh chấp Khoa một Mã. Sau hơn một năm Khoa đã chấp lại anh một tiên (cho đi trước một nước). Trong các VĐV cờ tướng tại Hà Nội, Khoa là một trong những kỳ thủ tiến bộ nhanh nhất.Năm 1995 lần đầu tiên Khoa tham gia giải Cờ tướng toàn quốc. Anh đem đến cho giải những ván đấu xuất sắc và được báo chí TpHCM biểu dương. Tuy nhiên anh chưa đạt đến độ chín cần thiết. Năm 1996 thành tích của anh rất kém. Điều đó cũng còn do anh phải lo học tập. Sau khi học xong Cao đẳng, Khoa mới có thể tập trung ý chí cho Cờ tướng. Anh bắt đầu thi đấu cho đội tuyển Bộ CA và ngày càng thu được thành tích cao hơn.

Từ năm 1992, nước ta tổ chức thi đấu giải Cờ tướng toàn quốc hàng năm. Trong bẩy năm liền từ 1992-1998 các danh thủ tpHCM luôn luôn dẫn đầu giải. Hầu như không có ai giành được vị trí hàng đầu với họ. Việc vươn lên tranh chấp với các danh thủ TpHCM là mục tiêu lớn của nhiều đội tham dự giải toàn quốc. HLV Phạm Trường Lâm của đội tuyển Bộ CA cũng ấp ủ mong muốn ấy. Anh tìm thấy ở Đào Cao Khoa những "tố chất" cần thiết để vươn lên đỉnh cao. Suốt mùa giải 1997-1998 anh rèn luyện và dẫn dắt Đào Cao Khoa chiếm lĩnh vị trí cao trong làng cờ. Cuối năm 1998 Việt Nam đăng cai giải Vô địch Cờ tướng đồng đội Đông Nam Á. HLV Phạm Trường Lâm được giao trách nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam II. Đội tuyển Việt Nam I do HLV Lê Thiên Vị lãnh đạo có hai kiện tướng quốc tế đại sư Trịnh A Sáng, Trương Á Minh. Đội Việt Nam II có kiện tướng quốc tế đại sư Trần Văn Ninh và kiện tướng trẻ Đào Cao Khoa. Theo đánh giá chung Đào Cao Khoa là VĐV yếu nhất. Song HLV Phạm Trường Lâm có cách nhìn ngược lại. Dựa vào phong độ rất ổn định của Đào Cao Khoa trong hai mùa giải gần đây trong khi các kiện tướng của TpHCM thi đấu thất thường, anh tin rằng đội Việt Nam II nhiều khả năng vô địch. Song dù rất tin tưởng anh vẫn tìm cách thử thách "chú em út" của đội tuyển. Một hôm anh đề nghị Khoa đến CLB "đánh độ". Khoa gặp một kỳ thủ lớn tuổi. Bình thường kỳ thủ này bị Khoa chấp Mã, song hôm đó anh đề nghị chơi bằng phân. Tất nhiên Khoa thắng. Hôm sau kỳ thủ lớn tuổi lại đề nghị chơi tiếp. Anh nói: "Hôm qua anh về xem lại sách rồi, nếu hôm nay em chơi như cuộc hôm qua thì chắc chắn em thua". Trận đó Khoa thay đổi phương án chơi và HLV Phạm Trường Lâm rất hài lòng. Khoa không hề chủ quan cho dù biết đối phương còn dưới mình. HLV Phạm Trường Lâm truyền niềm tin của mình cho Khoa và anh không phụ niềm tin ấy. Trong giải Đông Nam Á, Khoa thi đấu tốt, đạt 6.5 điểm / 7 ván đấu, đạt thứ hạng cá nhân cao nhất, góp phần quan trọng giành Cúp vô địch về cho đội Việt Nam II. Cần chú ý rằng giải này có 9 quốc tế đại sư tham dự thì mới thấy thành tích của Khoa thật lớn.

Sau giải Đông Nam Á, HLV Phạm Trường Lâm tích cực chuẩn bị cho Khoa tiến vào giải Cờ tướng hạng nhất toàn quốc 1999. Sự chuẩn bị công phu đem đến kết quả tốt đẹp. Khoa liên tục dẫn đầu giải. Cho đến vòng đấu thứ 9 anh chưa hề biết đến thất bại. Song anh cũng phạm một sơ suất nhỏ. Trong bữa ăn mừng thắng lợi anh uống rượu hơi nhiều phải vào bệnh viện. Các bạn hâm mộ hết sức lo lắng vì ngày hôm sau anh phải đấu với KTQTĐS Trương A Minh. Khoa cố gắng đến thi đấu và bị Trương A Minh đánh bại. Đấy là ván thua duy nhất của anh trong giải. Hai ván sau anh gặp Mong Nhi và Trương Lê Hoàng. Khoa thắng cả hai và đứng đầu giai đoạn I. Bước sang giai đoạn II Khoa thắng KTQTĐS Trịnh A Sáng bằng hai ván cờ đầy sức thuyết phục, đoạt ngôi quán quân. Đây là lần đầu tiên một VĐV trưởng thành từ trung tâm cờ Hà Nội giành được ngôi vị ấy.


Đặng Kỳ Ái
Nguồn: TT&VH

CXQ
13-02-2011, 09:28 PM
Đào Cao Khoa - Nhà vô địch cờ Tướng quốc gia 1999 - Từ thế biến trong bố cục “Tả Tượng hoành xa”

Giải vô địch cờ tướng hạng nhất năm 1999 ghi tên một nhà vô địch mới: Đào Cao Khoa. Tiếp nối ào chiến công vang đội của mùa giải 1997-1998, đây là cuộc thay đổi ngoạn mục mà Đào Cao Khoa mang đến cho mùa thi đấu năm 1999.Sau nhiều năm ngôi vô địch hoàn toàn thuộc về trung tâm cờ tướng TpHCM, đây là lần đầu tiên một kỳ thủ ở trung tâm cờ tướng Hà Nội đoạt được ngôi vị này.Con đường đến với cúp vô địch của Khoa không đơn giản, dễ đàng. Bắt đầu thi đấu giải toàn quốc từ năm 1995 anh đã chịu đủ nỗi thăng trầm, tự vượt qua chính luôm để đạt đến đỉnh cao. Anh tham dự giải cờ tướng toàn quốc 95 và đã cống hiến cho bạn hâm mộ cờ cả nước nhiều ván đấu xuất sắc. Năm 1996 đó còn lo học tập thành tích của anh sút kém. Từ khi về thi đấu cho Bộ Công an anh được HLV Phạm Trường Lâm chú ý giúp đỡ. HLV Phạm Trường tâm cùng với kiện tướng Đinh Trường Sơn thường xuyên thu thập các ván thi đấu ở giải trong và ngoài nước để nghiên cứu và thẩm định lại với "cậu em lần Của đội tuyển". Trong 2 năm 1997-1998 Đào Cao Khoa lần lượt thắng các kiện tướng thành phố Hồ Chí Minh Diệp Khai Nguyên, Trương Á Minh, Mông Nhi. Tuy nhiên, trước sau anh vẫn coi các kiện tướng thành phố Hồ Chí Minh là bậc thầy để học tập. Ở giải toàn quốc 98 một vận động viên phía Nam có một thế biến nhỏ: trong bố cục "Tả Tượng Hoành ra" anh thực hiện nước xe hoành trước khi lên Tượng. Thế biến này khá hay và lập tức được HLV Phạm Trương Lâm đưa ra thảo luận trong các buổi tập. Những bài tập gian khổ được trả giá: chính vì nước xe hoành sáng tạo trong ván đấu với Đào Cao Khoa mà quốc tế đại sư Trịnh A Sáng phải chịu nhường cúp vô địch đồng đội Đông Nam Á cho đội tuyển Việt Nam II.
Sau một loạt giải nhất ở các lễ hội đầu xuân, Đào Cao Khoa đến với giải vô địch cờ tướng hạng nhất 99 với sự tự tin hơn trước. Theo quy định mới, các VĐV thi đấu hai giải đoạn. Giai đoạn I thi đấu hệ Thụy Sỹ 11 ván tính hệ số lũy tiến. Nhất, nhì giai đoạn I gặp nhau ở giai đoạn II đấu trực tiếp tranh huy chương vàng. Ba, tư đấu trực tiếp tranh huy chương đồng. Thể thức này làm các VĐV phải thi đấu đến phút chót, không thể nhường nhịn nhau được.

Vào giải Đào Cao Khoa thi đấu xuất sắc, liên tục dẫn đầu giải. Các VĐV trường thành từ nôi cờ Hà Nội lần này thi đấu khá tốt, hỗ trợ cho anh tiến sâu và giải. Khác với các giải trước, giải này số VĐV của trung tâm cờ thành phố Hồ Chí Minh đông đảo, có sức mạnh hùng hậu. Tuy nhiên, mấy năm qua trình độ VĐV cờ tướng các địa phương có bước tiến rõ nét nên nhiều kỳ thủ thành phố Hồ Minh bị cầm chân. Kiện tướng quốc tế đại sư Mai Thanh Minh lận đận mãi ở tốp thứ 3. Đến ván 7 anh gặp Phạm Quốc Hương (Hà Nội). Nếu anh thắng thì ván sau anh gặp Đào Cao Khoa và đấy sẽ là trận thư hùng kịch tính nhất giải. Song Phạm Quốc Hương đã cầm hòa trước quốc tế đại sư dạn dày kinh nhiệm ấy làm cuộc chạm mặt không xảy ra. Ván thứ 8 Mai Thanh Minh găp Trương Á Minh của đội nhà và người ta lo ngại một sự nhường nhịn nào đó giữa hai đấu thủ cùng địa phương song cả hai đều ứng xử rất "Fair-play", thế trận giằng co và ván đấu kết cục hòa. Song Đào Cao Khoa lại thua Trương Á Minh tạo cơ hội cho 4 VĐV thành phố Hồ Chí Minh vượt lên tốp đầu với anh. Hai ván cuối anh Khoa lấy lại tự tin, thắng Mông Nhi và Trương Lê Hoàng, giành vị trí thứ nhất ở giai đoạn I. Vào giai đoạn II anh đấu trực tiếp với Trịnh A Sáng và giành cúp vô địch trên tay kiện tướng quốc tế đại sư nổi tiếng này.
Thành công của kiện tướng trẻ Đào Cao Khoa báo hiệu sự vươn lên mạnh mẽ của các VĐV trẻ Hà Nội. Có thể kể tên họ: Trương Lê Hoàng, Đặng Hồng Vlệt, Nguyễn Anh Quân, Tồn Thất Nhật Tân, nhất là Phạm Quốc Hương, người đã thắng VĐV Nguyễn Văn Xuân, vua "đánh độ" ứng cử viên sáng giá ngôi vị quán quân.

Đặng Kỳ Ái
Nguồn: QĐND

Minh Ngọc
13-02-2011, 09:34 PM
Bây giờ mới để ý.
Anh Khanh quan tâm tới Đào Cao Khoa thật.
Viết bài hay quá.

hung_namdong
13-02-2011, 09:43 PM
Thật xứng danh cánh chim đầu đàn Đào Cao Khoa!

tienlien
11-11-2011, 05:36 PM
Tại sao khi lên đến đỉnh cao rồi người ta lại khó giữ nổi nó thế nhỉ? ít ra cũng phải đứng thì 2, thứ 3,...

tienlien
11-11-2011, 05:39 PM
40 tuổi học đánh cờ đã muộn chưa ta?

Nguyen Ngoc Tung
11-11-2011, 07:12 PM
Thật buồn khi Hà Nội có ít người làm được như anh Đào Cao Khoa!

Sau này chỉ có Nguyễn Vũ Quân vượt qua thành tích của anh Khoa mà thôi.

reporter
11-11-2011, 08:04 PM
Tưởng Trương Lê Hoàng là kỳ thủ của TPHCM còn Tôn Thất Nhật Tân của Đà Nẵng chứ nhỉ? Sao tác giả lại kể hết vào nhóm "tài năng trẻ Hà Nội"...

themgaidep
12-11-2011, 09:04 AM
Các kỳ thủ trẻ triển vọng nêu trên là triển vọng tại giải đấu đó, chắc do câu văn đó diễn đạt không hết ý nên dễ hiểu lầm.

Trần Tổng Đài Chủ
12-11-2011, 12:09 PM
Năm 1998 và 1999 là thời kỳ vàng son chói lọi của Đại Bàng tướng quân Đào Cao Khoa mở ra thời kỳ chiến quốc tranh hùng cho cờ tướng Việt Nam . Năm 2004 Đại Bàng Tướng quân cũng chơi rất xuất sắc lọt vào trận chung kết và thất thủ trước Tinh Tú Lão Quái Nguyễn Vũ Quân một kỳ tài của cờ tướng Việt Nam.
Năm 1998 Mông Cổ Tướng Quân Phạm Quốc Hương còn là một thiếu niên anh tuấn tuy nhiên cảnh giới của THiết Mộc Hương tiên sinh lúc đó cũng đã thâm hậu lắm rồi xuất sắc cầm hòa một lúc 4 quốc tế đại sư