PDA

View Full Version : Truyền Thuyết, Phân Tâm Học, và Bản Sắc Việt



mtuan2
21-02-2011, 01:07 PM
I. Thánh Gióng (đời Hùng Vương Thứ 6)

Thánh Gióng là một trong tứ bất tử, tượng trưng cho tinh thần chống ngọai xâm của người Việt. Từ trẻ con đến người già, từ thế hệ này đến thế hệ kia, không ai là không thích hình ảnh Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà đánh thắng giặc Ân. Thế nhưng nếu sử dụng phân tâm học để giải nghĩa câu chuyện có tính anh hùng ca bất khuất này chúng ta rất có thể đi đến những kết luận khá bi quan.

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/9F/80/9F/2to.jpg

Đầu tiên là việc mẹ Gióng ra ruộng cà dẫm phải dấu chân đàn ông rồi về mang bầu và sinh ra Gióng. Hình ảnh ruộng cà và dấu chân đàn ông là phóng chiếu (projection) hiếm hoi còn sót lại của hình thức sinh họat quần hôn ngày xưa. Việc Gióng không có cha và chỉ sống dựa vào vòng tay của mẹ là hình ảnh không thể chối bỏ của xã hội mẫu hệ. Cho tới lúc đánh thắng giặc Ân và bay về giời, Gióng hoàn toàn là một chú bé, sống trong vòng tay của mẹ.

Quan hệ Gióng và Mẹ Gióng đã lặng lẽ đi vào tâm thức của người Việt không biết bao nhiêu ngàn năm. Có thể nó chính là căn nguyên của một thứ tạm gọi là mặc cảm Em Chã (dịch ra tiếng Anh là Mother Boy Complex hahahaha). Tây nó có mặc cảm Ơ Đíp (Eudipus Complex) thì mình cũng phải có cái mặc cảm em chã cho nó bằng Tây chứ. Chả lẽ mấy ngàn năm mà chả có cái mặc cảm nào cho bằng chị bằng em thì chết.

Những gì mà Gióng làm được sau khi được mẹ nuôi nấng ngần ấy năm, tốn cơm của cả làng, là nhổ tre đằng ngà oánh tan giặc Ân, rồi bay đi mất. Tại sao không phải là Thánh Gióng lớn lên đi xâm lược Trung Quốc, mang của cải và nô lệ về phục vụ dân làng, làm giàu cho xã hội, mà chỉ là đánh giặc Ân xong rồi té?!. Có phải là mặc cảm em chã nó chỉ cho phép chúng ta giới hạn ước mơ chỉ ở chỗ ai động đến mẹ tao thì tao đánh, chứ con việc kiếm ăn làm giàu là việc của mẹ tao rồi, tao chỉ đi học cho giỏi, ai động đến mẹ tao là tao chửi vỡ mặt, thế là hoàn thành trách nhiệm đàn ông hay không?! Chưa hết, toàn bộ anh hùng ca Thánh Gióng chỉ diễn ra trong một không gian rất hẹp, địa điểm xa nhất là nhổ bụi tre đầu làng để tỉn giặc, còn xa hơn tí nữa là phi ngựa ra cái núi gần đấy rồi bay mất. Đây chính là phóng chiếu đáng sợ nhất về tâm lý sợ phiêu lưu, chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, của dân tộc chúng ta.

http://d.violet.vn/uploads/resources/263/thumbnails2/Thanh_giong.jpg.jpg

Ngay cả hình ảnh đánh Giặc Ân ở đây cũng thể hiện tâm lý “phòng ngự phản công” kéo dài đến tận ngày nay. Trong lịch sử nước ta chưa có danh tướng nào ở vị thế cầm quân đi xâm lược nước khác mà hầu hết là danh tướng đánh đuổi ngọai xâm. Nhiều khi đọc về Alexander, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon chúng ta cứ thèm muốn trong lịch sử của mình phải có 1 danh tướng có khả năng triển khai quân đội tới các vùng xa lắc xa lư, cướp bóc tài nguyên, bắt nô lệ, mang về phục vụ người Việt. Thà có một danh tướng ‘hiếu chiến’ như thế để mà tự hào còn hơn là có một list các danh tướng yêu hòa bình suốt ngày chỉ đợi ngọai xâm đến đô hộ nhà mình xong mới đi đánh. Chán chết. Ngay cả hình ảnh hàng ngàn cổ động viên gào thét Việt Nam Vô Địch ngay cả khi chúng ta vừa thua Nhật với tỷ số 1-4 cũng là một hình ảnh có tính kéo dài của mặc cảm em chã chỉ muốn sống êm đềm trong vòng tay của mẹ.

II. Ba trong tứ bất tử còn lại

1) Tản Viên Sơn Thánh (đời Hùng Vương 18).

Tượng trưng cho tinh thần chống lại thiên tai, chinh phục thiên nhiên. Nhưng điều bất ngờ ở đây là từ xa xưa, các đấng nam nhi đại trượng phu đã có chủ trương lấy con gái đại gia (hay còn gọi là đầu tư vào trym). Đến Sơn Tinh oai hùng thế mà cũng cạnh tranh khốc liệt để lấy con gái vua Hùng. Cuộc cạnh tranh khốc liệt này dẫn đến câu ca dao “Được thì làm con rể vua/ Thua thì làm giặc”. Phóng chiếu ngược lại ta có thể thấy vai trò yếu kém của người đàn ông khi tất cả những gì hiển hách nhất trong cuộc đời anh ta chỉ là lấy được con gái đại gia. Còn vị con rể hụt kia, có tài đến mấy, cuối cùng cũng chỉ thành một icon cho tính Gato vĩ đại của người Việt (Gato là thuật ngữ của tathy, có nghĩa là ghen ăn tức ở). Thành tích lớn nhất của anh ta là ‘ko ăn thì cố mà đạp đổ’ cho dù việc đạp đổ này đều bất thành.

Người đầu tiên tung hô Sơn Tinh chính là Thục Phán. Sơn Tinh là con rể Hùng Duệ Vương còn Thục Phán là cháu rể. Thục Phán dấy quân đánh vua Hùng nhưng bị vua Hùng sai con rể ra tỉn tý chết. Ngôi vua về sau nhường cho con rể nhưng Sơn Tinh vì ích nước nên thuyết phục vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán để thống nhất Âu Việt và Lạc Việt. Sau khi có ngôi vua, Thục Phán phong thánh cho Sơn Tinh. Điều này đã trở thành tiền lệ và đến nay vẫn còn hiệu ứng khi các vị kế nhiệm luôn thần thánh hóa những người đã đưa họ lên chiếc ghế quyền lực. Nhìn từ góc độ tâm lý thì đây là sự phản kháng có tính dây chuyền từ thế hệ này qua thế hệ khác việc đề cao các nhân không phải là nam giới đưa ai đó vào chiếc ghế quyền lực.

Câu chuyện Thục Phán An Dương Vương còn có một connection khá đặc biệt nữa là kẻ phế truất Thục Phán chính là con rể của ông. “Kẻ thù ngồi sau lưng vua” có lẽ đây là phóng chiếu hiếm hoi của tâm lý trỗi dậy chống lại mặc cảm Em Chã. Tuy nhiên sự chống lại này khá là nhỏ nhoi khi nó chỉ giới hạn ở việc đổ lỗi cho một người phụ nữ. Nhưng dù sao cái hay ở đây là đã le lói thấy ý thức coi tâm lý em chã và vòng tay phụ nữ chính là kẻ thù gây ra mất nước. Suốt về sau này, nhiều lần mất nước, cũng chẳng qua nhà cầm quyền toàn là Chã và Siêu Chã. Sự lệ thuộc và gian nan của nước Việt trong lịch sử cận đại và hiện đại đều là do chính quyền đã chối bỏ mẹ đẻ để sống trong vòng tay mẹ-đỡ-đầu là đủ các lọai chủ nghĩa từ chủ nghĩa thực dân đến chủ nghĩa đế quốc.

Mặc cảm Em Chã do thời cuộc đã dịch chuyển (deplacement – 1 thuật ngữ của phân tâm học) qua Mặc cảm Em Chã Con Nuôi. Hay có thể gọi tắt là Mặc Cảm Nghĩa Chã. Dịch ra tiếng Tây là bị dịch chuyển từ Mother-Boy Complex qua GodMother-Boy Complex. Tuy nhiên như chúng ta thấy, hình như từ ngày chuyển qua mặc cảm Nghĩa Chã, chúng ta có điều kiện tiếp cận (tuy là thụ động) với các nền văn minh cao cấp hơn đến từ phương Tây.

2) Chử Đồng Tử (đời Hùng Vương thứ 3)

Tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc. Chử Đồng Tử là con thuyền chài ngèo kiết. Chẳng qua được cái khỏe mạnh nên gái nhà đại gia theo cho nên thành người. Nhờ vốn liếng và quan hệ của bố vợ, chàng đi buôn hơi bị thành công. Điểm thú vị ở đây là sau khi có tất cả rồi, chàng đột nhiên có máu phiêu lưu. Tuy nhiên mới chỉ ra đến cửa biển Đồ Sơn chàng đã gặp pháp sư Ấn độ, thụ giáo xong là quay về liền. Có thể interprete câu chuyện này: chưa bao giờ dân tộc chúng ta đủ ăn đủ tiêu đủ phè phỡn để mưu cầu đến các khát khao cao hơn (tầng mấy của tháp Maslow ấy nhỉ) như đi du lịch, đi khám phá các nền văn minh khác và có một tôn giáo tín ngưỡng cho riêng mình. Ở đây mặc cảm em chã lại một lần nữa xuất hiện: Chử Đồng Tử là dân sông nước, đổi đời nhờ lấy con vua, nhưng khát khao nâng mấy cái needs của anh lên tầng trên trong tháp Maslow cũng chỉ giới hạn ở cửa biển. Dù chỉ là phóng chiếu của tâm lý vào truyền thuyết, mà sao ước mơ vẫn bé nhỏ quá. Bé nhỏ quá.

3) Bà chúa Liễu Hạnh (Hậu Lê)

Tượng trưng cho kinh doanh, văn học nghệ thụât, quân sự. Đây là một tứ bất tử đặc biệt nhất, thú vị nhất và quan trọng nhất. Khác với 3 cụ ở trên, cụ này là gái, lại trẻ hơn ba cụ kia nhiều thế kỷ. Ba cụ kia có từ thời vua Hùng. Cụ Liễu Hạnh có từ thời Hậu Lê. Tại sao lại thế?

Tại vì:

Tính đến giữa thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ hai thì chỉ duy nhất có hai cuộc khởi nghĩa lớn và thành công. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là Hai Bà Trưng, cuộc thứ hai là Bà Triệu.

Ở thời Hai Bà Trưng người Việt vẫn chưa có họ. Họ của Hai Bà sau này có lẽ được các sử gia phong kiến tự đặt vào. Họ cũng gọi hai bà là Vua. Việc hai bà không có họ cũng cho thấy xã hội Việt lúc đó, tuy đã bị ảnh hưởng của bọn Tàu, nhưng vẫn là hình thái xã hội mẫu hệ. Và như hệ quả của nó, thủ lĩnh khởi nghĩa không phải là đàn ông. Lý do trả thù chồng là Thi Sách mà khởi nghĩa chẳng qua là sự phóng chiếu ngược của những sử gia đàn ông tự ti sau này. Họ viết lại lịch sử như thể Thi Sách và các thủ lĩnh hồi đó bị Mã Viện tàn sát hết nên power mới đến tay phụ nữ. Trong khi đó, nếu nhìn bằng con mắt của phân tâm học (phóng chiếu ngược) thì có thể hiểu quyền lực thực sự là của phụ nữ, việc các ông chồng bị sát hại chỉ là cái cớ để các bà dấy lên phong trào chống ngoại xâm.

Nhưng từ khi bọn Tàu nó đô hộ, đang từ xã hội thị tộc mẫu hệ chúng ta chuyển phắt một nhát qua xã hội phong kiến mà vai trò lãnh đạo là đàn ông. Không chỉ bị nô dịch mà chúng ta chưa đủ chín về tâm lý để thay đổi cho kịp thời cuộc. Chính vì thế mặc cảm em chã bị dồn nén xuống sâu nhất có thể. Mãi đến thời Hậu Lê nó mới có điều kiện trỗi dậy và từ đó chúng ta có Bà Chúa Liễu Hạnh (sinh năm 1557 ở Nam Định). Và cũng từ đó thờ Mẫu tự động trở thành một kênh tín ngưỡng cực kỳ quan trọng của dân tộc Việt. Quan trọng đến mức hình ảnh của bà chúa Liễu Hạnh cực kỳ đa dạng: vừa là con ngọc hoàng, thoắt cái thành người trần, vừa trêu ghẹo người đời, thoắt cái đã cầm quân đánh nhau với triều đình (phong kiến nam quyền), thoắt cái đang phù hộ đánh ngọai xâm lại quay qua trả thù Việt gian. Mặc dù cuộc đời của bà dừng lại khi mới chỉ 21 tuổi nhưng bà đã kịp làm vợ, làm mẹ, mà vẫn làm thần tiên.

Như vậy từ truyền thuyết Thánh Gióng thời Hùng Vương, tự nhiên đến thế kỷ 16 chúng ta đùng một phát có Bà Chúa Liễu Hạnh. Mặc cảm Em Chã dồn nén mấy ngàn năm ọach một cái phóng chiều vào một người phụ nữ trẻ. Người phụ nữ này làm được tất tần tật mọi thứ, chả thiếu thứ gì. Thế thì đàn ông cần gì làm nữa, chỉ lanh quanh đọc sách thánh hiền xong đi thi lấy dăm cái bằng PhD hay thi IMO là về nhà được mẹ xoa đầu khen giỏi, mua cho mấy bộ quần áo đẹp rồi kiếm vợ cho. Haha. Ngay cả sự bất công trong xã hội, Bà Chúa Liễu Hạnh cũng giải quyết láng bằng cách khen người tốt trừng phạt kẻ xấu.

Chính từ thời điểm này Mặc Cảm Chã chuyển dịch thành Mặc Cảm Siêu Chã (super-mother-boy complex) và gây ảnh hưởng sâu đậm đến tính cách của người Việt sau này. Mặc dù có thể list ra vô số các cái gọi là tính cách Việt nhưng nói chung đều gói gọn ở chỗ sống và phấn đấu chỉ vừa đủ để làm hài lòng Thánh Mẫu (SuperMother). Và một dân tộc như vậy có thể sẽ không bao giờ trở thành thành siêu dân tộc bởi vì không bao giờ có Siêu cá nhân (tại không có Super-Ego). Mọi sự sáng tạo vượt ngưỡng của mẹ đều không khả thi. Thậm chí còn không được phép, các cá nhân le lói một chút tài năng hơn người đều bị hãm hại (như Nguyễn Trãi, Vũ Như Tô) hoặc đa phần sẽ bị giới cai trị xoa đầu khen giỏi từ tấm bé khiến cho mãi mãi không thành người được (nhiều tiến sỹ Văn Miếu là như thế). Mọi khát vọng phiêu lưu đều chỉ dừng trong vòng tay của mẹ. Ngay cả sau này có Mẹ Đỡ Đầu hoành tráng thì cũng chỉ đi xa hơn được một tý. Nhưng một tý trong mấy trăm năm cận đại hóa ra rất nhiều so với vài ngàn năm trước đấy.

III. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Mấy cái này thì quá nhiều, rất nhiều cái trong đó có thể mang ra phân tích. Tuy nhiên có hai câu sau thuộc loại độc đáo nhất và cũng đau lòng nhất:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng …” và câu “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Bản chất của Mother-Boy là ích kỷ, hiếu thắng và hay ghen tỵ. Chúng rất hung hăng với người nhà và hèn nhát với người ngoài. Chính vì thế mà dân tộc có mặc cảm em chã không bao giờ có thể đoàn kết và hòa thụân được. Hai câu ca dao trên nó xuất phát từ tiềm thức thấu hiểu sự mất đoàn kết của dân tộc Việt. Đọc lên bề ngoài như một lời khuyên nhưng thực ra nó là phóng chiếu của nỗi đau mất đoàn kết. Các vùng miền (khác giống chung dàn) đấm đá nhau, cùng một tộc (gà cùng một mẹ) cũng cắn xé nhau. Từ đời này qua đời khác.

Đặc biệt là khi chuyển sang mặc cảm god-mother-boy thì sự cắn xé nhau quá ư là tàn khốc. Bao nhiêu máu người Việt đổ xuống để tàn phá chính quê hương mình. Thật là nồi da xáo thịt. Tuy nhiên ở đây lại có một cái hay là sau một thời gian huynh đệ tương tàn, chúng ta có vẻ như đang thấm nỗi đau tàn sát, đang ngộ ra một điều rằng cái giá mà chúng ta (vô thức) phải trả đã quá đắt. Có lẽ đã đến lúc phế bỏ tất cả các god-mother để trở về với mẹ đẻ. Để mẹ Việt Nam có thể yên tâm mà nói rằng: “Tao nuôi chúng mày mấy ngàn năm, cạn hết cả tài nguyên mà chỉ thấy chúng mày cắn xé nhau làm vừa lòng ngoại bang mà đau lòng mẹ. Nay chúng mày tỉnh ra rồi, đoàn kết lại mà làm giàu đê. Ngày xưa lịch sử giao cho chúng mày hết oánh pháp lại đánh mỹ đánh tàu, chúng mày ngoan ngoãn nghe lời. Nay chúng mày ngoan mà nghe lời mẹ, quên mấy con mụ god-mother lịch lãm mà thâm độc đi, đoàn kết lại mà làm giàu, có khìn mà phụng dưỡng mẹ già. Hichic.”

8sFOmBDl8lY

Kết luận (tạm):

+ Mặc cảm Em Chã (Mother-Boy Complex): từ thời Vua Hùng đến Hai Bà Trưng

+ Mặc cảm Em Chã bị dồn nén (Repressed Mother-Boy Complex): Hai Bà Trưng đến nhà Lê. (Repression là khái niệm dồn nén ẩn ức trong phân tâm học).

+ Mặc cảm Siêu Chã (Super-Mother-Boy Complex): Từ Hậu Lê đến thời Quang Trung. Chính ra đây là thời kỳ khí thế nhất của lịch sử VN. Bắt đầu bằng việc vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15) là vị vua – danh tướng đầu tiên mang quân đi chinh phạt về phía nam. Ông cũng là vị vua- danh tướng hiếm hoi của chúng ta thạo thủy quân và dám mang quân vượt biển đi chinh phạt. Ở entry này cũng đã nói đến việc chinh phạt của Lê Thánh Tông. Có khả năng Lê Thánh Tông thoát được mặc cảm Siêu Chã là do ông may mắn thoát khỏi cuộc chém giết giữa các hoàng tử cùng cha khác mẹ và may mắn được lên ngôi vua mặc dù là con thứ (mẹ ông cũng chỉ là thứ phi). Ông lên ngôi vua lại đúng lúc chín (18 tuổi).

+ Mặc cảm Nghĩa Chã (GodMother-Boy Complex): bắt đầu từ Gia Long. Thời kỳ Gia Long là thời kỳ mở rộng bờ cõi nhiều nhất (entry này cũng có nói đến). Nhưng bờ cõi mở rộng được chủ yếu là bằng các biện pháp phi quân sự. Nhưng quái lạ nhất là ông vua Gia Long mưu lược thế mà cuối cùng triều Nguyễn lại có vẻ như là triều đại chã nhất trong lịch sử VN. Vua quan suốt ngày làm thơ thẩn ba lăng nhăng, gái mú om xòm, lăng tẩm ầm ỉ. Chả làm được cái quái gì về quân sự, hành chính và kinh tế. Đã thế lại còn dời đô về một chỗ rất chán là Huế nữa. Rất là khó hiểu. Có lẽ lý do duy nhất chính là cái sự “uốn éo” của Gia Long lúc thì trốn sức mạnh của kẻ thù, lúc lại mượn tay ngoại bang để chén lại các thế lực trong nước đã dẫn đến một kết quả như thế.

Kết luận chính thức:

“Nói như rồng leo làm như mèo mửa”. Tức là chỉ giỏi bốc phét, còn làm thì như bốc kít. Chính là bản sắc cơ bản của chúng ta. Entry này và tác giả của nó chính là một ví dụ điển hình. Há Há Há.

Nói chung chúng ta phải cố gắng để upgrade lên bước tiếp theo là “Nói như rồng leo làm như rồng hột vịt”.

Nguồn: 5xu blog
Truyền Thuyết, Phân Tâm Học, và Bản Sắc Việt | Blog của 5xu (http://5xublog.wordpress.com/2007/11/06/truyenthuyet-phantamhoc-bansacviet/)

mtuan2
21-02-2011, 08:04 PM
T5EZORls6MQ