PDA

View Full Version : Thăng Long Nhân Kiệt



bsx
02-06-2011, 03:31 PM
Thăng Long nhân kiệt là chương trình phim tài liệu truyền hình mini nhiều tập, với thời lượng 5 phút/tập. Thông qua những câu chuyện nhỏ về các danh nhân, khán giả truyền hình sẽ thêm hiểu về những người đã góp phần làm nên cốt cách Thăng Long - Hà Nội. Mỗi nhân vật sẽ mở ra một câu chuyện hấp dẫn có thực về quá trình định đô - xây dựng - phát triển của Thăng Long - Hà Nội, hay những câu chuyện văn hóa về phong tục, tập quán, lối sống của người Thăng Long - Kẻ Chợ… Chương trình sẽ gồm những câu chuyện lịch sử lý thú về các danh nhân qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn và Cận đại như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh…

Phim được thực hiện bởi các đạo diễn xuất sắc trong lĩnh vực phim tài liệu truyền hình như: Hoàng Lâm, Trương Công Tú… Chương trình sử dụng kết hợp giữa những cảnh quay sống động và các đoạn phim đồ họa 3D hoành tráng, hiện đại, nhằm phục dựng các hình ảnh lịch sử.

(Theo vietpictures.net)

Xin được giới thiệu đến các bạn.

bsx
02-06-2011, 03:40 PM
Năm 1010, Lý Thái Tổ viết chiếu và quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La, mở ra một trang lịch sử đầy tự hào cho mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Tuy nhiên, lịch sử Thăng Long cần được viết sớm hơn mốc thời gian đó, bắt đầu tại một ngôi chùa nhỏ trên núi Tiêu Sơn. Những giả thuyết xoay quanh nguồn gốc cùng những ghi chép của lịch sử về tuổi thơ của Lý Công Uẩn cho thấy khí chất đế vương toát ra từ một cậu bé chưa đầy mười tuổi, người hứa hẹn khi trưởng thành sẽ trở thành bậc minh quân, giải nguy gỡ rối cho thiên hạ.

hrLm_H1N1q4&rel=1


(Theo vietpictures.net)

bsx
02-06-2011, 03:43 PM
Câu chuyện của những giai thoại, những truyền thuyết, những dấu tích lịch sử về tuổi thơ lớn lên trong chùa của Lý Công Uẩn và những gắn bó từ nhỏ của cậu bé với nhà chùa cùng hai vị thiền sư nổi tiếng Khánh Văn, Vạn Hạnh. Tuổi thơ lớn lên trong chùa của Lý Công Uẩn đã tạo những nền tảng đầu tiên cho tư tưởng Phật Giáo và khí chất đế vương của vị minh chúa tương lai. Cậu bé chưa đầy mười tuổi gánh trên vai niềm hi vọng của Phật Giáo, niềm hi vọng của cả một quốc gia.

sgqWs8jmqro&rel=1

(Theo vietpictures.net)

bsx
02-06-2011, 05:30 PM
Gốc cây thăm thẳm
Ngọn cây xanh xanh
Cây hòa đao rụng
Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất
Cây khác lại sinh
Đông mặt trời mọc
Tây sao náu hình
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình.

(Bài sấm cây gạo bị sét đánh)

Năm 1009, Lê Long Đĩnh tự hủy hoại thanh danh và uy thế của vương triều mình, làm cho dân chúng mất niềm tin nơi triều đình. Đây là giao điểm hết sức quan trọng. Cũng chính lúc này, Thiền sư Vạn Hạnh, người đã tận tâm tận lực cho sự nghiệp dân tộc qua các triều đại Đinh, Lê đã cùng Đào Cam Mộc khéo léo làm cuộc đảo chính “đổi triều thay vị” từ Lê sang Lý.

Y6TtkHRWYI0

(Theo vietpictures.net)

bsx
02-06-2011, 05:31 PM
Năm 1010, chiếu dời đô ra đời. Việc xuất hiện của bài chiếu có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử, là áng văn cho bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam. Những ý tứ sâu sắc và tầm nhìn thời đại dựa trên tinh thần dân chủ mang đậm dấu ấn Phật Giáo của Lý Thái Tổ đã chi phối toàn bài chiếu. Hơn 1000 năm kể từ ngày ấy, Thăng Long vẫn được coi là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn thuở”.


lDDSjnIL4fM&rel=1

(Theo vietpictures.net)

bsx
03-06-2011, 11:33 AM
Những câu chuyện xoay quanh một cái mốc lịch sử có ý nghĩa lớn lao với dân tộc Việt Nam, dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Việt dời đô và định đô của Lý Thái Tổ gắn với những câu chuyện có những yếu tố hoang đường nhưng đều có cơ sở nếu nhìn dưới góc độ văn hóa.


Mu-TEmEWrUA&rel=1

(Theo vietpictures.net)

bsx
03-06-2011, 07:36 PM
Tiếp nối câu chuyện về việc dời đô của Lý Thái Tổ, sau nghi lễ cầu mưa, cầu mùa gắn với con rồng, nghi lễ trấn điểm kinh thành mới gắn với con chó thì công việc kinh thành Thăng Long gắn với con ngựa trắng, những vua quan sống cuộc sống trần tục nhà Lý đã qui hoạch kinh thành Thăng Long nhưng lại qui công cho thần linh bằng những câu chuyện nửa thực nửa hư. Mỗi bước đi của triều đình thời Lý Thái Tổ dường như đều gắn với vai trò quan trọng nhất định của Quốc Sư Vạn Hạnh, người cùng Lý Thái Tổ tạo thành cặp đôi tài giỏi, ăn ý bậc nhất trong lịch sử giữ nước.


NWyPYhTb3hM

(Theo vietpictures.net)

bsx
03-06-2011, 07:37 PM
Đất Thăng Long đời nào cũng có những anh hùng hào kiệt tâm đức vẹn toàn, dù là người tính mưu tính kế chống lại thế lực phản động hay những người xông pha trận mạc, thì người anh hùng đó vẫn chính là người tháo gỡ cái nút rối ren của một đất nước. Đất Thăng Long khi Lý Thái Tổ băng hà năm 1028 đã gặp phải một kiếp nạn khủng khiếp - nạn tam vương và một trong những người cứu cánh cho tình thế hỗn loạn ấy không ai khác, chính là võ vệ tướng quân Lê Phúc Hiểu.


b5huEzMjD2A

(Theo vietpictures.net)

bsx
03-06-2011, 07:38 PM
Cũng là một người góp công rất lớn dẹp nạn tam vương khi Lý Thái Tổ băng hà, người bạn từ thuở nhỏ với Lý Thái Tổ, đã nhiều lần cứu bạn thoát chết đến ngày trở thành bậc đế vương, giờ lại là bậc trung thần đã cưu mang đất nước khỏi tang tóc, đổ vỡ, ông là Lý Nhân Nghĩa - bậc khai quốc công thần góp phần mở mang xây dựng vương triều Lý từ những ngày đầu sơ khai non yếu.

YwbJVRzmw5I

(Theo vietpictures.net)

bsx
04-06-2011, 11:20 AM
Đền Đồng Cổ ven Hồ Tây được xây dựng năm 1028, thời Lý. Ngôi đền thờ thần Trống Đồng rất hiển linh, gắn liền với hội thề "Trung hiếu" với đạo lý sâu sắc, bắt đầu từ đời vua Lý Thái Tông; về sau lễ hội thề này vẫn được duy trì ở thời Trần và Lê. Ngày nay, lễ hội đền Đồng Cổ ở Hà Nội được tổ chức vào ngày 4 tháng Tư âm lịch, đã mô phỏng lại hội thề lịch sử năm xưa...

m1MqFIJ_Lys

(Theo vietpictures.net)

dangtrang90
04-06-2011, 12:26 PM
Hay quá! Nhưng có mấy cái bị lỗi kìa anh ơi. :D.

bsx
04-06-2011, 12:34 PM
Hay quá! Nhưng có mấy cái bị lỗi kìa anh ơi. :D.

Hoàn toàn bình thường em :D. Em xem có phải tại máy của em ko nhé :P

bsx
05-06-2011, 04:27 PM
Có thể coi nhà Lý là vương triều khởi nghiệp từ trong chùa mà nên, bởi thế chẳng có gì là ngạc nhiên khi các vị vua nhà Lý tôn sùng đạo Phật, nhất nhất hướng tâm về Phật pháp. Hàng năm, vua Lê Thánh Tông cùng các nhà sư và nhân dân thành Thăng Long tổ chức nghi lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư tại chùa Một Cột. Tắm Phật để gột rửa nội tâm, tìm lại cái thanh tịnh, trong sáng của tâm hồn.

0YdNsX4_IY8

(Theo vietpictures.net)

bsx
06-06-2011, 09:05 AM
Sự ra đời của một bộ luật thành văn có ý nghĩa rất quan trọng đối với một quốc gia, một đất nước muốn phát triển về văn hóa, kinh tế, xã hội thì tất cả các mặt đó phải được xây dựng trên cơ sở bảo vệ của luật. Năm 1042 là năm đánh dấu một mốc phát triển quan trọng của nước Đại Cồ Việt, đó là sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên mang tên Hình thư, cũng là sự đóng góp quan trọng bậc nhất của Lý Thái Tông trong việc cai trị đất nước, đưa nhà nước phong kiến Đại Cồ Việt lên một tầm cao mới về chính trị, xã hội, góp phần chăm lo và ổn định xã tắc hơn cuộc sống của nhân dân.

Z9EdA_8lA6Q

(Theo vietpictures.net)

bsx
07-06-2011, 04:22 AM
55 tuổi đời, 27 năm trị vì, đó là quãng thời gian Lý Thái Tông cống hiến cho đời và cho đất nước. Là một người thấm nhuần tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật, lại coi trọng nông nghiệp, xã tắc, luôn đặt sự no ấm của nhân dân trăm họ lên hàng đầu…công đức cai trị của Lý Thái Tông đã khắc trong lòng nhân dân hình tượng sáng ngời về một tấm gương của vị vua tài đức, đấng vương hào kiệt cho giang sơn xã tắc nước nhà.

lQ_dd3IEY3k

(Theo vietpictures.net)

bsx
23-06-2011, 02:18 PM
Nước Đại Cổ Việt được đổi tên thành Đại Việt với mong ước về một đất nước lớn mạnh, cũng là một quyết tâm xây dựng nước nhà thái bình thịnh trị, thời điểm đánh dấu bước phát triển về ý thức đưa tổ chức nhà nước, lễ nghi triều đình lên một tầm cao mới tương ứng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trên mảnh đất rồng bay, tiếp nối những tư tưởng từ bi bác ái của đạo phật…những mốc lịch sử ấy gắn liền với sự lên ngôi, trị vì của vị vua sớm nhận được sự yêu mến, ủng hộ của nhân dân trăm họ - Lý Thánh Tông.

57rq08dXcCQ

(Theo vietpictures.net)