PDA

View Full Version : Cà phê Đen II



Trang : [1] 2 3 4 5

kt22027
04-02-2014, 12:51 AM
https://imagizer.imageshack.us/v2/400x292q90/208/hdsn.jpg

Quán Cà phê Đen I http://cotuong.thanglongkydao.com/threads/36812-Ca-phe-Den.tlkd?p=459712#post459712

Xin chúc các bác và tất cả anh chị em TLKD một năm mới an khang thịnh vượng

Tontu
04-02-2014, 02:33 AM
Quán mới trông rộng rãi, khang trang, thoáng đãng nhỉ.

À! Tôi có một vài ý tưởng này, mấy ông xem coi sao...

1. Bác K, hoặc bác nào rảnh chọn một cái hình thật đẹp, up đầu trang để làm biểu tượng của Quán Cà Phê.

2. Là thành viên của Quán Cà Phê thì hội viên phải mặc uniform khi vào quán chơi. Thể thức mặc áo của quán là dùng chung một loại Avatar cố định. Phần này chúng ta design Avatar với nhiều màu sắc khác nhau, hoặc cùng màu gì cũng được. Quý bác, hoặc anh em nào thích màu nào thì tùy chọn cho hợp sở thích. Avatar có thể là một ly Coffee nóng hổi, hoặc một biểu tượng nào đó của Quán. Phần này chúng ta từ từ nghiên cứu xem, rồi up phiên bản Avatar lên để anh em cùng trao đổi ý kiến. Khi thống nhất rồi, anh em nào muốn làm thành viên của Quán thì phải mặc áo mỗi khi vào quán chơi. Và lẽ đương nhiên, bất cứ ai (không phải là member của quán) cũng có thể vào quán chơi mà không cần phải thay Avatar của họ. Việc dùng chung một biểu tượng Avatar của Quán là dành riêng cho những ai muốn làm thành viên của Quán Cà Phê mà thôi. Như vậy, ta tạo thêm một phong thái riêng dành cho Quán :).

3. Một vài nội quy nào đó nếu thấy cần thiết...

Ái chà! Cái khoản này coi bộ vui à, hehe.


Mấy ông ở chơi, tới giờ phải đi rồi.

kt22027
04-02-2014, 04:42 AM
Năm mới tôi cũng định đổi một nick mới, đang định lấy nick WindChopper (dịch thẳng từ chữ Chém Gió) nhưng sợ bác Gió hiểu nhầm tưởng tôi định chém bác ấy thì chết hehe

Luyện chém gió đến quán Cà phê Đen XII chắc tôi cũng sẽ chém khá đến mức này là cùng
950DL0qVvEU

Thợ Điện
04-02-2014, 04:57 AM
Hehe Bác Tôn có nhiều ý tưởng vui ghê nhưng tôi nghĩ Quán Cà Phê càng lung tung hổ lốn càng khoái ,Chúng ta xây quán ở Ngã Tư Quốc Tế để gặp gỡ bạn bè khắp nơi và trong nước .Nét độc đáo của quán là ở sự lộn xộn ,già trẻ lớn bé trai gái coi nhau như ngang hàng tuốt luốt .Có người ghé quán để chuyện trò ,có người ngồi nghe các ông chém gió ,có người lặng lẽ uống hết ly là đi không hề để lại danh tính .Nhưng tất cả đều được hoan nghênh và đón tiếp như nhau thân cũng như sơ

Chúng ta có thể khác nhau đôi chút trong đời sống .Tuy nhiên ,vẫn có điểm chung là sự cô đơn, vô cùng cô đơn,dù rằng đang sống với người thân ,dù rằng đang hạnh phúc .Nỗi cô đơn đó hình như chưa bao giờ chịu rời bỏ ,nó chỉ náu mình ẩn nấp đâu đó chờ đợi cơ hội để hồi sinh

Vậy thì, còn chờ gì nữa mà không ghé quán .Nơi đây có đủ ,chuyện trai gái ,chuyện đời, tuổi thơ ,tu hành tào lao .Tất cả mọi chuyện đều được nhìn dưới khía cạnh hài hước cho đời vơi bớt nỗi sầu

Em bé làm model trong này trông thơm quá

VTQplbH454E

ChienKhuD
04-02-2014, 08:41 AM
Mừng quán mới. Mấy ngày Tết này say quá, bạn bè cứ đòi đập hủ rượu ông Lâm, chắc phải đem chôn xuống đất như lời ông Tý dặn. Hôm nay tôi đi Châu Đốc kiếm khô Vũ Nữ Chân Dài để tháng 3 này ông Lâm về nhấm diệu.

http://images.danviet.vn/Images/Uploaded/Share/2014/01/28/_nh-141.JPG

cotuongsonghong.vn
04-02-2014, 09:20 AM
Đơn giản, tình cảm, ấm áp, thơm nồng mùi cafe, nếu có tí ca múa nhạc nữa thì đủ gia vị. Quán rộng, nóc nhà cao, trụ nhà vững thì ai cũng biết rồi! Anh em cứ thế mà làm, hi

Thợ Điện
04-02-2014, 09:49 AM
Cha mẹ tôi cũng chỉ là một trong hàng chục triệu các đấng sinh thành, suốt cả cuộc đời không một bữa no, không chiếc áo lành, đầu đội nón mê, tong tả đi bộ khắp chốn cùng quê, thế mà sinh ra và nuôi một thế hệ cứu đất nước này.

Kể từ lúc sinh ra và hiểu biết về cuộc đời, Tết năm nào tôi cũng có mẹ, dù ở gần hay rất xa, đôi khi là nửa vòng trái đất, nhưng vẫn cảm giác có bà bên cạnh.


“Mẹ ký”…

Những năm 1960 các con còn bé, đến Tết được mẹ mua quần áo mới. Bà sang chợ Hối hay chợ Trường Yên vào phiên tất niên, móc những hào cuối cùng để mua quần áo cho 08 đứa lít nhít. Có quần mới thì thôi áo, được áo thì dùng tạm quần cũ, hoặc thửa lại của anh chị.

Nhớ hai cô em gái quen mặc nâu sồng, mẹ mua áo hoa, bảo mặc thử, nhưng nhất định không vì sợ mầu mè. Mẹ tức, phát cho mấy cái vào mông, các cô phải nghe theo. Nhưng mặc vào rồi, bảo cởi ra sau ba ngày Tết để dành sang năm cho mới, các em lại khóc, không chịu bỏ áo mới.

Tôi là con thứ trong nhà, quần áo cho năm mới là của các anh lớn hơn để lại, mẹ không đủ tiền sắm cho gần chục đứa con đang tuổi lớn.

Vào lớp 05 thì người lớn rồi. Mẹ mua mảnh vải xanh công nhân, nhờ ông cậu may cái quần phăng, túi vải trắng. Đợi mãi tới chiều 30 Tết, cậu mới may xong, có những năm vì cậu bận, sau tết mới có quần mới. Lần đầu có cái quần có túi trước túi sau, sao mà hãnh diện, dù cái áo đã sờn, vá mấy miếng.

Tết quê thuở ấy là chiếc bánh dúm gói bằng lá chuối khô, ngoài là bột gạo nếp, trong là nhân tóp mỡ, chút đậu xanh. Là cái bánh chưng rùa cha gói cho mỗi đứa một cái gọi là quà năm mới. Là cái đuôi lợn cho năm anh em chỉ được mút. Là chút tóp mỡ mẹ rán, là bát cơm nguội rang có mỡ láng dưới đáy.

Không vì đói kém và lầm than mà các con của mẹ không thành người. Tôi may mắn được du học. Bảy năm liền xa nhà, trong trí nhớ vẫn là quần áo mới, miếng tóp mỡ. Sau 03 ngày Tết là bánh chưng lại gạo được đem rán lại vàng ươm.

Không biết viết, mẹ tôi thường đọc những gì muốn nói cho các anh các chị viết vào thư. Mẹ nhớ thương con đất khách quê người, ở bên đó chỉ có bánh mỳ, không có bánh chưng. Không có những thứ đó còn gì là năm mới nữa, dẫu rằng thời ở quê, mấy thứ đó chỉ thoáng qua. Rồi bà dặn, con nhớ học hành cho bằng chị bằng em, đừng ăn cắp, đừng làm hại ai, mà trời phạt.

Bà nghe đọc lại và run run viết ở dưới “Mẹ ký” bởi cụ học hết lớp 01 bổ túc. Một tháng sau, lũ sinh viên đón thư xuân, đọc to cho cả lũ cùng nghe, cùng cười và cùng khóc.

Xuân xa nhà vẫn có bánh chưng ảo mẹ kể, vẫn có miếng giò cha gói như thư mẹ viết, vẫn có hương vị quê hương, những bà mẹ tần tảo vẫn luôn ở bên các con. Dù rằng các cụ không cần may áo mới hay lo mỗi độ xuân về lấy gì cho các con ăn ba ngày Tết, dù biết rằng con đã sung sướng, nhưng vẫn không hết lo.

Tết của mẹ, của cha

Về Hà Nội công tác từ 1977, năm nào tôi cũng về ăn tết ở quê như bao đứa con bỏ quê đi làm xứ người. Thời dùng xe đạp phải 06 tiếng trên quốc lộ 01 mới về đến nhà. Chiều đi Ninh Bình dễ hơn vì gió mùa đông bắc thổi sau lưng, đạp nhanh hơn. Nhưng lúc ra ngược gió, đi cả ngày mới tới Hà Nội. Không mang xe đạp về thì đi chơi không có phương tiện đi lại, các cụ lại buồn, con không đủ tiền sắm cái xe đạp. Xe đạp ở quê ngang bằng cái Mercedes ở thành phố bây giờ.

Sau rồi xe cũng hỏng, chẳng dám đi xa, đành khoác cái bị về quê. Đi xe bus ở bến Kim Liên khai mù, xếp hàng từ 05 giờ sáng tới 10 giờ, vừa bán ba, bốn vé nhà hàng đã tuyên bố hết. Không ai nghĩ, sự lừa đảo bắt đầu từ thời đó. Đút lót cho lái xe mấy đồng lương còm cõi, được ngồi trên sàn, người ta nôn mửa ra đầy cũng chẳng sao, cốt về với mẹ là được rồi. Lúc ra, mẹ cho gạo, cho trứng gà, túi đầy hoa quả trong vườn.

Sau này có xe máy nhẹ nhàng hơn. Mẹ chỉ cần nghe tiếng máy nổ cũng biết, à, nó đang về rồi. Chiều 30 mà con chưa về, hai cụ đứng ngồi không yên, thở ngắn thở dài. Có lần về muộn, xe lại chết máy, tôi dắt xe từ cầu Gián Khẩu mãi tối mò mới về. Mẹ tôi cười rạng rỡ “Cha tiên bố nhà anh, cứ tưởng không về”. Vì nụ cười của mẹ, mà tôi chưa bỏ tết quê bao giờ.

Có một năm không về do bị ốm, ông già lầm bầm, chắc nó lý do lý trấu gì đây, lại không có tiền về quê. Tao có cần mấy đồng bạc đâu, thấy cái mặt nó về mấy ngày cho đỡ nhớ con thôi.

Tôi về là các cụ khoe khắp xóm: “Cháu nó mới ở Hà Nội về”, rồi mời bà con đến chơi để ăn kẹo, hút thuốc lá. Định đi Hà Nội, các cụ lại gàn, anh ở nhà vài ngày hết Tết rồi hãy đi.

Nhưng rồi với thời gian, những chuyến về quê ngắn dần, lý do thì đủ kiểu. Sau này có con cái khó hơn, ở được 02 ngày là tối đa. Mỗi lần cả nhà tôi ra Hà Nội, mẹ lại nước mắt ngắn dài.

Tôi có cháu nhỏ, mẹ ra ở luôn mấy năm liền. Nhưng đến Tết là cụ đòi cả nhà về theo. Năm 2005 gia đình sang Mỹ, bà mới về quê ở hẳn.

Lần nào về thăm, bà cũng giữ, rồi nói, con sống xa nhà, mẹ thương các con, các cháu lắm. Rồi bà khóc, không hiểu lần sau mẹ có nhìn được các cháu không. Chục năm qua, năm nào tôi cũng về vài lần, và lần nào cũng ở với bà vài ngày, có lần ăn Tết cả tuần.

Mẹ ơi, con đã về đây…

Cuối tháng 9-2013, nghe tin bà ốm nặng, dù sáng hôm sau đi công tác Á Châu, nhưng cả nhà vẫn kịp lo vé máy bay chuyến Washington DC – Seoul – Hà Nội. Tới Seoul ba mẹ con về Hà Nội, còn tôi tiếp tục chuyến đi Jakarta. Cuối tuần đó, biết mẹ ốm nặng hơn, khó qua, từ Jakarta tôi về Ninh Bình.

Dù nằm trên giường gần như bất động, nhưng nghe tiếng tôi “Mẹ ơi, con đã về đây”, bà nấc lên. Ở nhà kể, hôm ba mẹ con về, nghe các cháu chào, nước mắt bà cũng chảy hai bên gò má. Bà nghe được hết, nhưng không nói được.

Mọi sự như có sự sắp đặt của trời đất, rất may cả nhà về với bà đúng lúc, bà biết, bà nghe được hết. Có lẽ lúc cụ sống, tu nhân tích đức, nên về già được hưởng tất cả tình thương yêu của con cháu. Thế rồi mẹ lặng lẽ ra đi, về ở cùng bên cạnh cha.

Lúc sống cha tôi rất thích xem tivi. Mỗi lần ra Hà Nội, cụ sang nhà hàng xóm xem nhờ suốt cả tối vì con trai quá nghèo. Khi các con đủ tiền mua tivi thì cha bị tai nạn, hỏng mắt và nặng tai chẳng nghe thấy gì. Cụ còn khỏe, ăn được thì chẳng có gì ăn. Nhưng khi con cái có của ăn của để cụ nuốt không trôi. Cha ra đi trong sự nghèo khó suốt một đời.

Đến lượt mẹ có khá hơn chút. Nhưng cụ mong con cái về Tết lâu hơn thì đứa nào cũng bận bịu. Gia đình 08 đứa con ấy dần dần phiêu bạt phương xa, để lại nỗi buồn thương cho người ở lại.

Lúc mẹ tôi ra đi, các cụ trong xóm đến tiễn đưa, thường nhắc đến một bà cụ nuôi tám đứa con bằng tấm khăn vuông đen chít đầu mỏ quạ. Mang một rổ rau sang chợ, bán được con cá, con cua, bà đong một bơ gạo, cho vào tấm khăn, mang về cho các con đã khóc khản cổ vì đói.

Trong những cái lo của các bậc cha mẹ ở quê là lo cái tết cho các con được no, có quần áo lành lặn, và sau đó là tháng ba ngày tám, cái đói giáp hạt cận kề. Cha mẹ tôi cũng chỉ là một trong hàng chục triệu các đấng sinh thành, suốt cả cuộc đời không một bữa no, không chiếc áo lành, đầu đội nón mê, tong tả đi bộ khắp chốn cùng quê, thế mà sinh ra và nuôi một thế hệ cứu đất nước này.

Khi cuộc sống khá hơn, các cụ lại lo các con không về ăn tết. Có người thì con cái nằm lại chiến trường, sống trong khổ đau và nghèo khó đến tận cuối đời. Sự chờ đợi trở nên vô vọng.

Các cụ đi xa rồi mới thấy nỗi mong của cha mẹ thiêng liêng làm sao. Tự nhiên ước hai thân còn, tôi sẽ về quê trong những ngày này. Đợi cha hỏng mắt mới mua tivi và mẹ xa rồi mới thấy tiếc, thì mọi việc trở nên quá muộn.

Hôm trước xem lịch thấy sắp đến Tết. Tự nhiên thấy hụt hẫng khi biết năm nay không còn mẹ đợi con cháu về quầy quần như hơn nửa thế kỷ qua. Ngôi nhà đã sang tên cho chú em, mảnh vườn đã làm nhà thờ, dù có khang trang, nhưng không còn cha mẹ ngóng chờ trước cửa mỗi độ xuân về.

Những cái Tết của mẹ đã qua rồi.

Tontu
04-02-2014, 03:20 PM
Bác Lâm hôm nọ đi xa chắc là mệt lắm, nhưng người bạn nhỏ của bác thì vui phải không nè, hehe. Người bạn nhỏ mà được chở đi chơi khắp nơi thì thích lắm.

Thế là tôi lại nhớ hồi còn ở quê nhà, bà hàng xóm hay qua nhà mình chơi lắm. Bà ấy tuy không đẹp, nhưng được cái có duyên ngầm. Bà ấy mà trò chuyện với bên này thì mắt cứ tít lại, đôi khi cười không thấy tổ quốc đâu. Bà nhà tôi cứ vặn hỏi hoài tại sao bà ấy cứ tới thăm ông hoài, hehe. Cứ mỗi lần tới chơi thì bà ấy ngồi lâu lắm, kể hết chuyện nọ sang chuyện kia. Bà ấy có một con chó rất khôn. Ả mà thấy bà chủ đi lâu quá thể nào cũng chạy tới trước cửa nhà mình gõ cửa như người vậy. Thấy củi nhà ai phơi trước sân thể nào cô Ả cũng tha về nhà cho bằng sạch. Bà con chòm xóm mỗi lần phơi củi trước sân mà tự nhiên không cánh mà bay là biết ngay là con chó của bà hàng xóm. Con này rất khôn, nó không cắn thì thôi chứ cắn thì chỉ cắn cổ mà thôi, cắn cổ tới khi đối thủ chết mới chịu buông tha. Có đánh cỡ nào thì cỡ, Ả vẫn không chịu nhả đối thủ. Khi Ả buông đối thủ ra thì coi như con đó chui vào nồi là vừa. Ả không to lớn như mấy con chó khác, nhưng cắn rất ác. Con này mõm ngắn, bác ạ. Mấy con chó to trong xóm mà trông thấy Ả là chạy mất dép, hehe.

Thời gian sau này, tôi dọn nhà qua Quận 10, rồi đi vượt biên. Khi qua bên này có biên thơ cho bà ấy mấy lá, nhưng sau này không thấy bà ấy hồi âm nữa. Về sau có người trong xóm qua được bên này mới cho hay bà ấy mất vì ung thư tử cung. Nghĩ lại cũng thấy tội, chồng thì bị tâm thần, nhà thì khó khăn, con thì còn nhỏ...

Thời gian bác Lâm đi là xướng hơn mình đấy. Lúc mình tới Pulau Bidong là tháng 10 năm 1989. Đúng vào ngay ngày đóng cửa đảo Bidong. Thế là phải chịu cảnh "thanh lọc" rất khắc nghiệt. Bao nhiêu cảnh khổ, nào là mổ bụng tự sát, bất công, tệ nạn xã hội, etc. Ăn uống thì thiếu thốn đủ bề.

Thế là mình phải chịu cảnh thanh lọc. Gia đình tôi may mắn đậu thanh lọc. Mấy đứa cháu đi cùng cũng được ăn theo gia đình bên này vì những động cơ CT. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho "pass screening" theo diện Tị Nạn CT. Qua bên này xuất trình tờ Tị Nạn CT của Cao Ủy Tị Nạn LHQ cấp khi xuống phi trường LAX thế là được cấp Thẻ Xanh rất mau, khỏi phải chờ lâu.

Để hôm nào rảnh kể tiếp...

Tới giờ phải thăng rồi. Chúc quý bác và anh em một ngày vui vẻ và an tịnh trong tâm hồn.

Aty
04-02-2014, 05:08 PM
Ai trong mỗi một chúng ta hẳn cũng có rất nhiều kỹ niêm với Mẹ.
Tôi còn nhớ vào một ngày trời nước lụt ở xứ Huế, Mẹ đã ẳm tôi khi đón tôi tan học lớp.. mẫu giáo đường Nguyễn Hiệu. Rồi ngày đầu tiên tôi vào lớp 1 trường tiểu hoc Trần Quốc Toản, cũng Mẹ dẫn tôi đến trường. He he, nhưng kỹ niệm bị đánh đòn cũng nhiều lắm. Và còn nhiều thật nhiều nữa những kỹ niệm mà tôi còn ôm ấp.

Xin vài phút để ngẫm bài hát này.


http://www.youtube.com/watch?v=f2vRjhBkKiU


Hạnh phúc cho những ai vẫn còn được gọi lên được tiếng Mẹ.

Aty
04-02-2014, 05:21 PM
Bác Lúc mình tới Pulau Bidong là tháng 10 năm 1989. Đúng vào ngay ngày đóng cửa đảo Bidong. Thế là phải chịu cảnh "thanh lọc" rất khắc nghiệt. Bao nhiêu cảnh khổ, nào là mổ bụng tự sát, bất công, tệ nạn xã hội, etc. Ăn uống thì thiếu thốn đủ bề.

Thế là mình phải chịu cảnh thanh lọc. Gia đình tôi may mắn đậu thanh lọc. Mấy đứa cháu đi cùng cũng được ăn theo gia đình bên này vì những động cơ CT. Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho "pass screening" theo diện Tị Nạn CT. Qua bên này xuất trình tờ Tị Nạn CT của Cao Ủy Tị Nạn LHQ cấp khi xuống phi trường LAX thế là được cấp Thẻ Xanh rất mau, khỏi phải chờ lâu.

Để hôm nào rảnh kể tiếp...

Tới giờ phải thăng rồi. Chúc quý bác và anh em một ngày vui vẻ và an tịnh trong tâm hồn.

Bác Ton có gặp qua ông Trung Tá Râu Kẻm không?. Cái ông ngồi nói chuyện lại gát cái chân lên bàn đó. Nếu bác đến vùng 7 vào năm 1990 ( tới tháng 8 ) thì cái thằng đưa giấy information có thể là Aty đó :) .
Nhớ có lần đi đưa giấy cho 1 cô nàng như là ca sĩ Thanh Hà bây giờ. Bị cự cho 1 trận khi đưa giấy cho cô ta đi thi hoa hậu Bataan vào năm 1990. Lòng đang rầu rỉ vì người yêu đã xa rồi, bỗng bị cự nự khi mình chỉ vì công việc mà thôi. Bực bội nhe, nhưng mình lại cười cho qua mà rằng; tui đi đưa giấy thôi, nếu cô ta không đi thi thì tui không nghĩ ngợi gì.Cuối cùng thì cô ta cũng trở thành hoa hậu với tiền thưởng 200 usd.

huyenmapu
04-02-2014, 07:42 PM
Năm nay tết với cháu rất buồn và có nhiều suy nghĩ. Đúng sáng mùng 1 nghe tin mẹ của người bạn đang ở nước ngoài mất, bác ra đi rất nhẹ nhàng, chỉ kêu mệt rồi lên giường nặm nghỉ thế là bác ra đi không kip dặn con cháu câu nào. Bạn cháu về nước ngay lấp tức mà về đến cửa nhà là ngã quỵ luôn. 3 ngày tết là 3 ngày chia buồn cùng bạn, và 3 ngày ngập trong suy nghĩ về một nơi xa. Xa mẹ và gia đình để sau này khó có những giây phút như hiện tại. Cái gì cũng có giá của nó nhưng sao đắt quá chú Lâm ạ.

Aty
04-02-2014, 08:21 PM
Luyện chém gió đến quán Cà phê Đen XII chắc tôi cũng sẽ chém khá đến mức này là cùng


Luyện môn thần công chém gió này theo bí kíp là phải bắt đầu từ tầng thứ nhất. Tức là tầng chém trúng đó bác kt. Ai lén coi bác luyên công thì coi chừng :)) .

Thợ Điện
04-02-2014, 09:44 PM
Cái gì cũng có giá của nó nhưng sao đắt quá chú Lâm ạ.

Nói như bác Phi có những người sinh ra lớn lên ,đi học rồi thành đạt đi làm .Những người ấy không hề biết đến số phận là gì .Đó là nhận xét từng trải của người lão luyện sự đời
Nhưng chú thấy ai mà bị lôi vào quán cà phê này rồi đều có một số phận gay go vất vả , cháu đã khoái nơi này tất nhiên không là ngoại lệ
Cừ như chú Tôn đó cháu thấy không ,ông ấy ra bác sĩ ở VN rồi ,qua đây muộn vợ con đùm đề thế mà vẫn đi học lại từ đầu để lấy Tiến sĩ Y khoa thứ thiệt và thành đạt .Đoạn đường đó gian lao vô kể Tụi chú cũng là dân đi học nhưng nghe tới Y Khoa là rởn tóc gáy rồi .Quá dài và vất vả ,rồi những người con gái kia .Ai sẽ săn sóc bọn họ ? không thể để tuổi xuân họ trôi qua trong im vắng được .Thế nên phải bỏ học mà đi săn sóc là vậy

Cuộc đời là canh xì phé ,khi đã kết tẩy rồi thì đắt mấy cũng phải mua cháu ạ .Có thể thắng ,có thể thua ,nhưng thắng thua đều trong vinh quang bởi mình đã sống qua những giây phút quyết liệt và từng dám chơi .Còn thua vì bị tháu cáy thì tức lắm ,chẳng ra làm sao cả

Can đảm lên ,cháu có gì để mà mất ? ngoại trừ cái tuổi sồn sồn sắp ào tới còn mau không phóng nước rút chờ đợi gì nữa .
Cháu mà không dám leo lên tàu Titanic vượt biển thì thì chú chán cháu lắm

Aty
05-02-2014, 12:32 AM
Xa mẹ và gia đình để sau này khó có những giây phút như hiện tại.


Cô Huyền nên yên tâm mà nhìn về phía trước. Những giây phút hôm nay sẽ là qua khứ của ngày mai đó mà. Trong cuộc sống chuyện gì đến thì chắc chắn đến. Quan trọng là mình đã tính toán rồi trước một quyết định. Và không vì lưu luyến ( tiếc ) mà mất đi tính cương quyết.
Chúc cô năm mới với mọi điều an lành.

cuonghanh
05-02-2014, 12:28 PM
@Anh Aty: Anh kiểm tra hộp thư cá nhân nhé (xin lỗi các bác vì nhắn không liên quan)

roamingwind
05-02-2014, 12:53 PM
Thời trẻ con thật dễ thương. Một cái nắm tay hoặc bất chợt gặp ánh mắt nhau trong lớp học thôi cũng đủ làm người ta phải thao thức...

QhBohzfffhc

Aty
05-02-2014, 01:19 PM
Trẻ con mà thao thức chỉ vì cái ánh mắt trao nhau, ông Wind có lẻ đã từng sống với tâm trạng này rồi. He he

roamingwind
05-02-2014, 01:51 PM
Gía cở nào cô Huyền cũng phải đi thôi :) để sau này đọc câu Từ thưở mang gươm đi mở cỏi nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long mới thấm chứ.

roamingwind
05-02-2014, 01:57 PM
Trẻ con mà thao thức chỉ vì cái ánh mắt trao nhau, ông Wind có lẻ đã từng sống với tâm trạng này rồi. He he

hình như đã biết "yêu" từ hồi 13 tuổi :) hên quá tánh tôi trầm và nhút nhát, chứ như ông Lâm thì hihi ... vợ hiền cứ hỏi dọ hoài: anh nhớ kỷ xem có đứa nào rơi rớt ở đâu không?

Aty
05-02-2014, 03:21 PM
@Anh Aty: Anh kiểm tra hộp thư cá nhân nhé (xin lỗi các bác vì nhắn không liên quan)

Xin cám ơn cô Hanh nhiều.

Aty
05-02-2014, 03:39 PM
hình như đã biết "yêu" từ hồi 13 tuổi :) hên quá tánh tôi trầm và nhút nhát, chứ như ông Lâm thì hihi ... vợ hiền cứ hỏi dọ hoài: anh nhớ kỷ xem có đứa nào rơi rớt ở đâu không?

:)) vậy mới phải chứ. Ông Lâm thì đúng là sư phụ rồi. Mới có 15 tuổi mà đã nhảy Đầm rồi ai dám bì .

Thời @ kiếm người qua facebook cũng không khó mấy. Nếu ông Wind nhà mình không có tật thì tối ngủ ngáy rất ngon :)) .

Câu hỏi của bà nhà ông hình như tui cũng đã nghe qua được mấy lần. Phải chối thôi. Chối bay, chối biến, chối leo lẻo, chối quanh, chối dài, chối bán sống bán chết, chối không nháy mắt, chối bằng mọi giá. Có ai thấy qua rồi, có nghe người nói lại... vân vân.. cũng phải chối. Có bằng chứng DNA cũng chối tuốt. Rồi thì bị đánh đau cũng phải chối. Nghĩa là không nhận tội dù mình... hì hì.
Các chị em gái không nên ném đá tui, có gì thì hạnh phúc gia đình vẫn là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Như ông Wind từng tuyên bố là phải làm cho Vợ vui ( bằng mọi giá, cái này tui thêm chút tiêu hành thôi ).

Aty
06-02-2014, 12:30 AM
Vừa mới xin tấm hình của bạn trong ngày tết 2014 ở Na-uy . Nộp nhanh kẻo trể.
Văn nghệ tại chùa ở Moss. Một địa danh cách thủ đô Oslo chừng 55 km. Nơi đây có khoản chừng 2-3000 người Việt đang sinh sống.


https://scontent-a-fra.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/t1/550336_720788621288980_620777978_n.jpg



https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1/1780744_498529653599561_147983579_n.jpg


https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1/1560611_498530846932775_1327778002_n.jpg

bên trong chùa

Thợ Điện
06-02-2014, 01:03 AM
Cám ơn Văn Tý chùa đẹp quá ,tượng phật lớn thiệt .Tôi chỉ một lòng nhìn tượng qui y tam bảo không nhìn người dù rằng có thấy một lão mỹ nữ

Aty
06-02-2014, 02:35 AM
Cám ơn Văn Tý chùa đẹp quá ,tượng phật lớn thiệt .Tôi chỉ một lòng nhìn tượng qui y tam bảo không nhìn người dù rằng có thấy một lão mỹ nữ


Em cũng ráng kiếm hình không có người rồi bác, nhưng không có. Cho nên cuối cùng em phải nộp hình có người vậy. Em gái trong hình cũng có chút dây mơ với vợ chồng tụi em :D .

Thợ Điện
06-02-2014, 06:20 AM
Tết năm 1982, mình cả thằng An nhà Bính bị bắt vào đồn Hàng Buồm vì tội chơi pháo ném. Hai thằng dùng pháo ném tương nhau như đánh trận. Pháo ném là loại pháo bên trong có ít sỏi và thuốc pháo, bọc giấy bên ngoài. Ném cái chạm vào chỗ nào cứng , các viên sỏi chạm vào nhau làm thuốc pháo cháy gây nổ.

Nghe thế nhưng pháo ném không nguy hiểm, vì lượng thuốc pháo ít. Những cái loại pháo ném này nếu trúng tường thì cả khoảng tường ấy ám luôn vết khói. Hồi đó Tết người ta hay quét vôi lại nhà để đón năm mới. Hai thằng mải trốn, nấp ném nhau. Tương chi chít vết khói trên tường nhà người ta. Bị họ bắt đưa lên đồn.

Đồn nhốt hai thằng lại từ trưa cho đến chiều, người nhà lên xin không cho về. Hai thằng ngồi ở cái ghế phòng trực ban bên ngoài

Tết thì lắm chuyện, chuyện cờ bạc và chuyện đánh nhau thường hay xảy ra nhất.

Đầu tiên có người hớt hải chạy lên đồn báo là chỗ họ sắp có đánh nhau. Bọn nào đó đang vác dao kéo đến chỗ họ ở tìm nhà ai đó để đánh. Người đến đồn báo mặt xám ngoét vì sợ hãi, lắp ba lắp bắp, ríu lưỡi lại. Trực ban quát.

- Đã đánh nhau đâu mà cuống thế, bao giờ đánh nhau hẵng báo, sự việc chưa xảy ra làm sao chúng tôi đến được.

Người báo năn nỉ, bị trực ban quát.

- Đã bảo là đi về đi, rồi chúng tôi cho người xuống, tết thế này đâu có nhiều người ngay được.

Người báo sợ hãi, luống cuống ra về. Trực ban lẩm bẩm.

- Tết nhất rượu chè cho lắm vào rồi đánh nhau, cho chết bớt đi.

Trực ban cúi xuống đọc báo Xuân. Có người đến báo mất xe đạp. Trực ban báo họ viết tờ khai,mất ở đâu, lúc nào, xe thế nào...xong bảo họ về. Nếu tìm thấy sẽ gọi. Người kia khóc lóc , mếu máo nói mong các anh tìm giúp, xe em đi mượn của người ta, giờ không biết lấy gì ra mà đền. Trực ban đẩy ra cửa nói.

- Thì khai báo đây rồi, còn phải để chúng tôi đi tìm chứ. Cứ về đi có gì sẽ gọi. Có cái xe mà không biết giữ.


Người mất xe đi, trực ban cắm đầu đọc tiếp báo Xuân. Chừng hai tiếng yên ắng trôi qua, trong quãng thời gian ấy chỉ có một cảnh sát đi từ trên gác qua phòng trực ban ra ngoài. Hai thằng gọi khẽ chú ơi cho cháu về, trực ban quắc mắt.

- Không được, cho chúng mày về để chúng mày phá nhà người ta à. Ở yên đấy.

Một người đạp xe đến, dựng vội vã trước cửa đồn, ông ta vào nói gấp trong hơi thở.

- Đằng Nội Miếu có đám bạc to lắm, nhiều đứa đang chơi, đánh nhiều tiền lắm.

Trực ban bật dậy, hỏi sốt sắng.

- Chỗ nào, bên trong ngõ hay đầu ngõ.

- Ở ngay đầu ngõ, chỗ tổ phục vụ bán nước sôi, chúng nó chơi ở đấy.

Trực bạn gật đầu, nhanh nhẹn chạy lên vào trong hô.

- Anh em dậy thôi, khẩn trương, khẩn trương có vụ đánh bạc to.

Từ bên phía trong đồn và trên gác, lục tục đến 6 người công an đi ra, họ vội vã mặc quần áo, hối hả thúc nhau lấy xe, lấy còng. Một người chỉ huy hỏi vắn tắt địa điểm rồi phân công chia hai ngả từ Lương Ngọc Quyến xộc đến và ngả từ Hàng Giầy xộc đến. Còn ông thì sẽ vòng qua Hàng Đào bịt cái lối từ Nội Miếu thông sang. Thấy thiếu người, ông chỉ huy chỉ trực ban nói.

- cả mày cũng đi luôn, đi một tí , cần đéo gì trực.

Cả hội công an hăm hở kéo nhau đi, ra cửa trực ban quay đầu nói với hai thằng.

- Bọn ranh con ngồi đấy trông nhà cho chú, tí chú về thì chú cho chúng mày về, hồ sơ chúng mày tao ghi rồi, trốn tao về nhà bắt lên. Ở đó ngoan trông cho chú, ai hỏi bảo tí chú quay lại.

Công an đi hết, hai thằng nhảy bổ vào góc phòng trực ban, có mấy thứ đồ của quán nước nào bị thu, có lọ chè lam, kẹo lạc mà hai thằng tăm tia thèm rỏ dãi suốt. Bốc cho mồm nhai ngấu nghiến, bột ở lọ kéo dính đầy mép. Ăn được một lúc thấy lao xao, công an đang đưa đám bạc về nhốt hết vào trong. Cho từng người ra hỏi cung.

Hai người đầu tiên thì một người bảo đứng xem, một người thì bảo tết nhất đánh có một tí lấy vui, không có ý định cờ bạc. Công an khám người thu tiền, lập biên bản bắt ký , xong bảo hai người lên gác làm kiểm điểm, tường trình. Đến người thư ba có hàm râu mép, mặt mũi khôn ngoan, chú ấy bảo chả đánh bạc. Đang đứng chờ vợ con cạnh đám bạc thì bị bắt. Công an khám người chú ấy , móc ở túi quần chú ấy ra phải đến gần hai mươi đồng( cũng khá to hồi đó )Công an hỏi.

- Chờ vợ con mà tiền gì đây.

Chú kia lắc đầu thản nhiên.

- Này nhé, tiền của ông sao ông lại bảo tôi, tôi làm gì có đồng nào.

Công an sững người lại mấy chục giây, sau đó đút tiền vào ngăn bàn nói.

- Ừ không có tiền, đứng chờ vợ con à, thôi về đón vợ con đi không họ lo. Lần sau đứng tránh đám bạc ra nhớ.

Chú kia cảm ơn, rồi tỉnh bơ ra khỏi đồn. Nhìn chú ấy buồn cười quá, nên hai thằng bật cười, công an quát.

- Oắt con, cười gì, có đi về ngay không hay muốn nhốt trong kia cho muỗi đốt.

Hai thằng líu ríu chào chú, ba chân bốn cẳng chạy tót về nhà luôn.

Alent_Tab
06-02-2014, 10:10 AM
Tháng giêng là tháng ăn chơi, hết lễ hội, các chương trình gặp mặt họp mặt bạn cũ, mai dự tính đi một số nơi xa nên dành chút thời gian cho gia đình dắt mấy nhóc đi chơi

Thằng bé con nhà em nó ham ô tô tàu chiến và võ nghệ, sáng gọi anh ấy dậy đánh răng rủa mặt anh ấy đã nạt bố - sao sáng ngày ga đã làm kinh động giấc ngủ của ta, hay là ba muốn đấu võ với con phải không?
Nó đây

http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/DSCF0441_zps42bc4ff4.jpg

Con bé lớn nó ham nghệ thuật và nấu ăn, tiếng Anh rất khá, vì cô giáo đến giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh

http://i689.photobucket.com/albums/vv255/phanhoamai/DSCF0449_zps5a15151e.jpg

Thợ Điện
06-02-2014, 10:35 AM
Ông Tab có hai cháu dễ thương quá .Trông ông có vẻ thư sinh .Chúc ông và gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới

huyenmapu
06-02-2014, 11:39 AM
Cháu rất cám ơn các bác đã dành những lời động viên đến đứa em đứa cháu còn non dại. Ngẫm nghĩ lại cháu thấy bao người tha hương dù không phải ngoài nước nhưng vẫn là đất khách, vẫn sống vui vẻ dù con đường về nhà mỗi dịp tết cũng là chuyến tàu xe kéo dài 32 tiếng đi tàu hoặc 12 tiếng nằm xe. Họ có khi một năm đến hai năm mới về bên mẹ một lần có khác gì cháu bỏ xứ ra đi với 12 tiếng tàu bay. Họ vẫn vui cười vẫn an tâm và vẫn hạnh phúc. Những lời động viên tạo thêm sức mạnh.

roamingwind
06-02-2014, 12:14 PM
Đi tới đâu thì nhào vào chổ đó, họ nói tiếng gì mình nói tiếng đó lúc đầu nói không được thì tay chỉ tay chân chỉ chân dần hổi rồi quen, họ ăn cái gì mình ăn cái đó, ăn không được thì cứ nghĩ là sau họ ăn thấy ngon mà mình không thấy ngon. Như vậy thì vui nhiều hơn buồn, tạm ghát qua ý nghĩ mình là VN không làm vậy, không nói vậy, không ăn vậy.

Vài năm sau về lại với mẹ có lắm điều để kể, vui không? :)

Aty
06-02-2014, 01:08 PM
Ha ha, ông Wind dạy cách xử dụng động từ " to quơ " đây mà. Mà đúng vậy. Cứ làm theo bài của ông Wind là đi tới đâu bất kỳ cũng không thấy ngại. Phải dạn miệng nói nhiều. Không có gì phải e dè. Nhất là cố gắng nghe đài. Thời đại bây giờ học ngôn ngữ dể lắm. Cho cái lỗ tai nghe tin tức lúc nào có thể. Không cần hiểu nó nói gì. Nghe 1 thời gian 6 tháng. Chà, bắt đầu nghe được rồi nhỉ. Nhưng vẫn chưa hiểu. Kệ, nghe tiếp 6 tháng nữa. Hm, hiểu được chút xíu, nhưng cũng chưa là gì. Nghe thêm 12 tháng nữa. He he, bây giờ có tiến bộ nhiều rồi. Nghe thêm 24 tháng nữa. Giờ này tiếng ngoại quốc tự nhiên gần như tiếng mẹ đẻ vậy. Chịu khó một thời gian thì mọi chuyện đâu vào đấy. Cố gắng sẽ thành công.

Thợ Điện
06-02-2014, 01:40 PM
Nghĩ cho cùng người ta chỉ có một cuộc đời để sống thôi .Nếu có được một môi trường sống phù hợp với mình thì thật là đại phúc ,như tuổi của chú hay chú Tý ,chú Tôn nếu còn sống trong nước chắc người ta phải gọi cụ ,ngày tết con cháu lễ lạy sì sụp rồi có đâu được rong chơi thế này ,nhảy nhót ,rượu chè ca hát chit chát lia lịa ,vui chơi tới ngày nào sức khoẻ còn cho phép .Cháu phải nghi xa hơn nữa ,mấy mươi năm đời người rất nhanh .Già rồi mà còn phải đi kiếm sống nữa thì khổ lắm ,già làm việc vì niềm vui thôi .Chú Gió nói đúng đi xa sau này mới có nhiều chuyện để kể ,chứ ngày ngày ra quán ,kiểm tra quĩ Clb AE ra thông báo đòi tiền ai chưa đóng ,rồi những gương mặt đã quen thuộc ,những câu chuyện đều đặn buồn tẻ ,lâu lâu có giải cờ lại đu theo các ông anh đi tường thuật ,nhịp đời cứ thế trôi thoắt cái đã đêm đông chỉ còn ngồi rung đùi ngâm thơ

...Ôi ta đã làm chi đời ta ,ai đã làm chi đời ta
cho đời tàn tạ lòng khô héo
suơng mong manh quạnh quẽ thu già ....

Quán cà phê này là nơi dân tứ chiếng giang hồ gặp gỡ ,ông nào cũng lang thang đầu ghềnh cuối bãi .Số nước mà ông Tý ông Gió đã đi không dưới vài chục ,cơm giang hồ gặm đã mòn răng .Các ông ấy khuyên là đúng đấy

PhiHuong
06-02-2014, 05:03 PM
Bác Thợ đã từng lăn lộn nơi chốn cờ quạt nên nhận xét thật là chí lý !
Tôi nghỉ chơi cờ đã khá lâu, thi thoảng nhớ lại ra sới xem một lúc rồi về. Dù rằng ở nhà cũng chẳng làm được việc gì ghê gớm, nhưng khi ra sới thấy toàn những điệp khúc quen thuộc thì lại mất hết cả hứng, đấy là chưa kể những đối thủ một thời cứ vắng dần ! Bây giờ tạm nhàn cũng muốn đi đây đi đó, nhưng ... thời tráng niên đã qua. Có lẽ được đi nhiều cung 'thiên di' phải tốt chăng ?.

Aty
06-02-2014, 05:58 PM
Có lẽ được đi nhiều cung 'thiên di' phải tốt chăng ?.

Có lẻ em may mắn được cái cung này tốt bác Phi ạ. Phải chi cái cung đựng tiền nó tốt như vầy thì đỡ cho em quá.

Vừa lọt lòng chục ngày đã được đi tàu lửa mấy trăm cây số. Yên ổn được tới trung học đệ nhất cấp thì cái cung thiên di bắt đầu ứng nghiệm. Đổi trường học được 1 năm là bắt đầu cho những chuyến đi không tính toán. Từ phụ làm gạch ngói rồi phụ xây nhà, đến phụ đập đá cho nông trường thủy lợi. Rồi phụ làm đánh bóng đồ đồng vào mấy ngày tết chuyển qua phụ thợ xi bóng các ghi đông xe đạp. Được ít lâu lại xin làm phụ sữa xe đạp, xe honda. Không lâu sau đó lại xin làm phụ xe Ben chở đất cho nông trường thủy lợi. Nói chung cứ mỗi lần đổi công việc là 1 lần di chuyển. Chưa dừng chân đi xe Ben thì lại chuyển qua xe ủi rừng. Chà, cứ xe ủi chuyển từ rừng này qua rừng kia thì lại nhổ trại và dựng trại. Vui nhất là đánh tranh lợp nhà theo cách tranh người Miên cho nó mau lại ít tốn tranh. Lấy dây cây thuốc cá hay dây cây tai Voi mà buộc thì cũng ok lắm. Ngày kia thằng em nó phán như Thần rằng là lấy vợ khác quốc tịch. Lại phải chạy thêm 1 lần nũa. đến đây có lẻ cung thiên di cũng mệt mỏi rồi cho nên cũng tạm ổn. Hy vọng.

Thợ Điện
07-02-2014, 12:42 AM
Hội cờ chùa Vua đang rộn rã .Nhớ năm 98 danh thủ Bùi khác Hưởng đã bức tử quần hùng lên ngôi vô địch .Chơi thế mới gọi là chơi ,mới gọi là Thi kỳ song tuyệt chứ có vị khác thơ loàng xoàng cờ lè tè mà tự nhận mình cũng thuộc loại tuyệt, e rằng chưa hiểu ý nghĩa quẻ Khiêm trong Dịch vậy


http://www.blogphongthuy.com/wp-content/uploads/2012/10/que15diasonkhiem.png

Trời có đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở dưới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém (khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm). Đạo đất, đạo quỉ thần cũng vậy. Còn đạo người thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm). Hễ khiêm thì ở địa vị cao mà đạo càng sáng, ở địa vị thấp mà chẳng ai vượt mình được.

PhiHuong
07-02-2014, 02:25 AM
Vui xuân chơi cờ, tham gia các giải đấu mà đơn thương độc mã thì rất khó ! Phải may mắn, Thánh cho ăn lộc mới được.
Ông Thợ xem nhiều hiểu rộng, đã thấy quyển kinh Phật nào nói về tu tại gia chưa ? Hôm nọ tôi thoáng thấy một quyển ngự bút của vua Trần Nhân Tông nói về việc ấy thì phải.

Thợ Điện
07-02-2014, 02:58 AM
Các cụ bảo Buôn có chợ bán có phường Đấy việc thế gian mà còn phải qui củ rạch ròi thế thì tu hành là việc lớn chắc không thể ra ngoại lệ .Kinh Phật thuyết Kể từ đời Phật Oai âm vương trở về sau ai mà tuyên rằng mình giác ngộ chỉ là tà đạo .
Xem ra ấn chứng quan trọng biết chừng nào ,Phật cũng ngăn ngừa cái bệnh cứ tưởng bở của thế gian này một cách rốt ráo

Chơi trong bất kỳ món gì ,giải gì mà vô địch cũng không phải chuyện chơi ,ngoài tài năng còn phải có cái người ta gọi là tố chất nhà vô địch .Cái đó vô hình ẩn tàng ,không làm rõ ra được thôi thì hàm hồ gọi là trời sinh vậy

Thợ Điện
07-02-2014, 05:57 AM
Từ phụ làm gạch ngói rồi phụ xây nhà, đến phụ đập đá cho nông trường thủy lợi. Rồi phụ làm đánh bóng đồ đồng vào mấy ngày tết chuyển qua phụ thợ xi bóng các ghi đông xe đạp. Được ít lâu lại xin làm phụ sữa xe đạp, xe honda. Không lâu sau đó lại xin làm phụ xe Ben chở đất cho nông trường thủy lợi..

Quen cái thói phụ này rồi nên khi gặp gái ngoại quốc .Em mê quá bèn phụ luôn cái đám gái bán sinh tố ,hột vịt lộn lằng nhằng sau đuôi để đi lấy gái Bắc cực

roamingwind
07-02-2014, 06:27 AM
Bác Lâm có nghe tin ông soạn nhạc cổ điển (composer tiếng Việt là gì ?) có tiếng của Nhật, Samuragochi, vừa mới tự thú là bao nhiêu năm nay nhạc của ông là do người khác, một giáo sư âm nhạc tại Tokyo, soạn dùm không ? Và cũng có thể là ông không bị điếc như người ta tưởng.

http://www.nytimes.com/2014/02/07/arts/music/renowned-japanese-composer-mamoru-samuragochi-admits-fraud.html?_r=0

Thợ Điện
07-02-2014, 06:40 AM
Có nghe ông Gió nhưng tôi cũng phục sự can đảm thành thật của nhân vật này .Dù lầm lỗi nhưng họ vẫn là dân tộc thượng đẳng ,dám nói lên một sự thật dù biết rằng nó làm cho mình thân bại danh liệt .Chỉ có bực Thánh

Aty
07-02-2014, 12:24 PM
Quen cái thói phụ này rồi nên khi gặp gái ngoại quốc .Em mê quá bèn phụ luôn cái đám gái bán sinh tố ,hột vịt lộn lằng nhằng sau đuôi để đi lấy gái Bắc cực


Bác cứ làm như em quen cái thói phụ người phụ tình. :) hay sao ấy. Mới vô nghề thì phải làm phụ rồi từ từ sẽ được lên. Ai dè không có chổ nào em làm lâu. Như em đã thưa hồi trước là bàn chân em có 1 nốt ruồi nhỏ xíu nằm trên gót chân trái. Có thể vì vậy nên em có số gọi là số chân đi .
Gái ngoại quốc gặp mà không mê thì em không biết nói làm sao. Riêng em thì xin thưa thật với bác là em mê lắm chứ. Mấy em ở Na-uy có câu nói dành chung cho mọi người. Tụi nó nói là : "se men ikke rør". Tạm dịch là "dòm nhưng không được rờ mò táy máy". Tụi nó tự nhiên cho dòm thoải mái, đụng vô là ủ tờ ngay. Thường thì em đi chung với bà xã, cho nên nếu may mắn gặp những tình huống như vậy cũng chỉ hít thà thầm trong bụng mà thôi, và con mắt cứ phải nhìn thẳng đằng trước. Chỉ xử dụng đuôi mắt . Còn mà phê bình mùa này trái cây ( loại anh kiem_nhat bị lỗ vốn hồi tết ) được mùa là chiều về ăn mì gói ngay.

cotuongsonghong.vn
07-02-2014, 11:24 PM
Tôi đang làm phép tính
19140(bài viết)/365.6(năm)= 8,7 bài/ngày
4 tháng nay mình viết được 30 đã cảm thấy chăm rồi...
Đi xem giải đã mệt chứ chưa nói đến bài viết chất lượng!
Nhiều anh em khác cũng gần được thế, 6789 viết 8999 bài , reporter viết 6266 bài, bsx viết 6144 bài ...
Mình rất vui là Fan của diễn đàn!

roamingwind
07-02-2014, 11:54 PM
Nhắc mới nhớ, tôi phải làm sau qua mặt anh chàng alex_ferguson, từ từ tiếng lên. Làm sau van dội cả làng TLKĐ này. Tôi là sự đe doạ lớn nhất của ông Trung Cázán, hihi... ai theo dỏi tin tức box cờ Vua thì hiểu câu đùa trên.

Aty
08-02-2014, 12:01 AM
Nhắc mới nhớ, tôi phải làm sau qua mặt anh chàng alex_ferguson, từ từ tiếng lên. Làm sau van dội cả làng TLKĐ này. Tôi là sự đe doạ lớn nhất của ông Trung Cázán, hihi... ai theo dỏi tin tức box cờ Vua thì hiểu câu đùa trên.

Cờ Vua hình như đang nỗi sóng ha ông Wind ?

PhiHuong
08-02-2014, 12:06 AM
Xem ra ấn chứng quan trọng biết chừng nào ,Phật cũng ngăn ngừa cái bệnh cứ tưởng bở của thế gian này một cách rốt ráo

Đạt sự lý là rất hiếm. Truyện Kiều có câu: "một mình mình biết, một mình mình hay" hoặc "tài tình chi lắm cho trời đất ghen"!. Cái sự tinh quái đáng ghét là như vậy, tân toan và khoái chí cũng từ đó mà sinh ra.
Cái bệnh cứ tưởng bở không phải từ trong sinh ra, mà do mê lầm ở bên ngoài gán vào. Đạo cao thâm huyền bí đâu dễ thấy.

roamingwind
08-02-2014, 12:07 AM
Cờ Vua hình như đang nỗi sóng ha ông Wind ?


Thì họ kình với nhau. Nakamura tánh cường điệu, thích nổ. Nhưng như vậy cũng vui. Hiền như Anand riết cũng phát chán.

Các bác ngoại đạo xem thêm tin tức cờ Vua (nếu quá dư thời giờ):

http://covua.thanglongkydao.com/threads/86576-Giai-Gibraltar-va-Zurich-2014.html?p=459128#post459128

http://covua.thanglongkydao.com/threads/86576-Giai-Gibraltar-va-Zurich-2014.html?p=459129#post459129

Thợ Điện
08-02-2014, 12:28 AM
Tôi là sự đe doạ lớn nhất của ông Trung Cázán, .


Hình như chưa đúng lắm .Tôi mới là người làm khổ ông ấy nhiều nhất .Chán cho đến nỗi không muốn vào Quán nữa mà vẫn phải tạt qua chỉ sợ sảnh ra cha nội đó hứng lên post lăng nhăng cái gì thì còn kịp xoá .Nói không được vì cũng có chỗ giao tình ngại củi đậu nấu đậu mà im thì cũng không nên .Thôi thì thằng post cứ post thằng xoá cứ xoá .Cả hai đều hân hoan chẳng ai buồn tìm hiểu lí do .Cái đó trong Dịch gọi là

Ví như con cáo lội sang sông ướt cái đuôi ,không lỗi

Cả hai cùng lội đến ướt đuôi mệt phờ nhưng không lỗi

trung_cadan
08-02-2014, 12:54 AM
Hình như chưa đúng lắm .Tôi mới là người làm khổ ông ấy nhiều nhất .Chán cho đến nỗi không muốn vào Quán nữa mà vẫn phải tạt qua chỉ sợ sảnh ra cha nội đó hứng lên post lăng nhăng cái gì thì còn kịp xoá .Nói không được vì cũng có chỗ giao tình ngại củi đậu nấu đậu mà im thì cũng không nên .Thôi thì thằng post cứ post thằng xoá cứ xoá .Cả hai đều hân hoan chẳng ai buồn tìm hiểu lí do .Cái đó trong Dịch gọi là

Ví như con cáo lội sang sông ướt cái đuôi ,không lỗi

Cả hai cùng lội đến ướt đuôi mệt phờ nhưng không lỗi

Nghĩ mình phận hèn thơ văn thấp kém nên chỉ dám vào quán bấm cám ơn và thụ hưởng mà vẫn bị cái lão già này gây hấn ( gọi lão bởi tự em cảm thấy đủ thân để có chút láo xược :)) ) . Có những lúc TLKD ít bài , ngoài tin FTS chỉ hơn 20 anh em quan tâm thì cái Quán này là bảnh nhất rồi . Còn cái đoạn Ví như con cáo lội sang sông ướt cái đuôi ,không lỗi chuẩn không phải chỉnh :cuoihihi , lão hiểu em là được rồi , hẹn gặp lão vào tháng 3 Sài Gòn lộng gió , he he !!!

trung_cadan
08-02-2014, 12:58 AM
Tôi đang làm phép tính
19140(bài viết)/365.6(năm)= 8,7 bài/ngày
4 tháng nay mình viết được 30 đã cảm thấy chăm rồi...
Đi xem giải đã mệt chứ chưa nói đến bài viết chất lượng!
Nhiều anh em khác cũng gần được thế, 6789 viết 8999 bài , reporter viết 6266 bài, bsx viết 6144 bài ...
Mình rất vui là Fan của diễn đàn!

Ngày sinh của diễn đàn là ngày 08/06/2009 , đến nay mới được 4 năm rưỡi thôi em ạ , thêm mấy lần mất dữ liệu nên bài viết mất nhiều chứ con số thực thì lớn hơn , tuy nhiên cũng có một số bác post bài rất nhiều , nhưng có cỡ hơn chục nick nên không nổi lên bảng phong thần . Muốn sao thì sao nhưng tớ đồ là TLKD gây nghiện , ối ông ngày nào mà chả vào ra không ít lần , là admin diễn đàn mà thấy được điều đấy là sung sướng rồi , là phải hung hăng spam chém gió rồi , ha ha !!!

cotuongsonghong.vn
08-02-2014, 06:24 AM
Ngày sinh của diễn đàn là ngày 08/06/2009 , đến nay mới được 4 năm rưỡi thôi em ạ , thêm mấy lần mất dữ liệu nên bài viết mất nhiều chứ con số thực thì lớn hơn , tuy nhiên cũng có một số bác post bài rất nhiều , nhưng có cỡ hơn chục nick nên không nổi lên bảng phong thần . Muốn sao thì sao nhưng tớ đồ là TLKD gây nghiện , ối ông ngày nào mà chả vào ra không ít lần , là admin diễn đàn mà thấy được điều đấy là sung sướng rồi , là phải hung hăng spam chém gió rồi , ha ha !!!
Đơn giản hóa vấn đề như thế, không nâng cao một cái gì, tạo "tâm lý thoải mái" ... cũng là một trong hơn chục nguyên nhân gây nghiện diễn đàn TLKD !

cotuongsonghong.vn
08-02-2014, 06:46 AM
"Lại đi chơi cờ rồi" là câu nói hoặc ý nghĩ thường trực trong suy nghĩ của một bà vợ có chồng mê cờ, câu nói này vừa chê lại vừa khen. Chồng ngoan, chọn môn cờ làm thú vui mà không có tật xấu gì thì chắc chắn chơi cờ sẽ bị vợ bảo là mải chơi, tốn thời gian công việc. Tuy nhiên với chị em nào hay nghen hoặc vừa đi đánh ghen thậm chí đơn giản nhất là có chồng nghiện rượu, đánh bài bạc, sóc đĩa, tổ tôm, ba cây thì thấy có chồng chỉ thích chơi cờ là "Phúc tổ". "Anh chọn thứ gì thích thú cũng được, đừng mê con nào là phúc cho tôi lắm rồi", thế mới biết có rất nhiều người không biết chơi cờ nhưng lại rất quan tâm đến cờ. Anh em ta cần tuyên truyền đến phái nữ rằng "lại đi chơi cờ rồi" là lời khen đấy, haha.

Thợ Điện
08-02-2014, 09:20 AM
Thuở ấy rong chơi miền Quán Cóc .Bạn bè rất đông vui buồn đủ cả có những gương mặt ngày nào cũng gặp ,lại có những người năm thì mười hoạ mới nói đôi câu nhát gừng nhưng tất cả đều để lại ấn tượng sâu sắc trong mình .
Ông Trung thì bảo - Em chỉ thích bác nói chuyện gái thôi ,nó hay thế không biết
Ông 6789 thì than thở _ Em van bác ,người đã mệt tã ra mà ngày nào ông cũng giảng kinh Phật thật chối tỉ .Ai chịu cho nổi

Năm xưa vì đôi chút ngộ nhận lỡ tay đả thuơng tráng sĩ Go Player lòng ân hận khôn nguôi vì mất đi một còm sĩ sâu sắc hóm hỉnh ,kiến văn quảng bác .Tôi vẫn cảm thấy còn nợ ông một lời xin lỗi

Ông themgaidep lòng thì đầy khát vọng chuyện trai gái nhưng hơi bị nhát toàn là trăng hoa trong tư tưởng thôi hết giờ lại lui về nhà dùng cơm nên ông chỉ có thể làm người tử tế không thể nào làm kẻ đãng tử lưu lạc giang hồ ,

Chuyện trò có đôi ba lần ,không hiểu nhiều về nhau lắm nhưng vẫn cảm thấy có mạch ngầm chảy giữa hai con người .Tôi thích ông ở nét hào hoa lịch lãm .Thế nào rồi cũng phải gặp ông chủ quán TLKD một lần cho phỉ chí hoặc tôi ra Hà Nội hoặc ông vào Sài gòn .Cách nào cũng thế

Ngày ấy ông nhachoa hãy còn độc thân rảnh rỗi mở một chủ đề Tam Quốc anh em xúm vào bàn luận rất hăng hái .Nổi bật nhất có ông 123456 ,phe phản biện tôi rất khoái Gà Làng cờ .Đúng sai không kể nhưng ông ấy đã đưa ra được một cách nhìn mới ,lời lẽ thong dong sắc sảo .Khen ai rất bốc trời mà chê thì cũng đáo để chi li lắm .Bị ném đá tơi bời chỉ có riêng tôi về phe ông ấy ,từ mối duyên văn nghệ đó hình thành một tình bạn Thế rồi hốt nhiên ông lặng lẽ ra đi như khi mới đến .Lai như thu thuỷ thệ như vân .Chẳng biết nơi nao mà tìm

Hiệp sĩ culu rất độc đáo với những bài ký ngắn gọn thuở trung học .Phí công tử tài hoa xuất sắc đã lọt vào mắt xanh của ông Phi đâu phải kẻ tầm thường .Tiếc rằng cậu ấy tiên thiên bất túc ,rất yếu đuối lại mê gái miệt mài nên e rằng khó có thể đi đến đỉnh của bất cứ môn chơi nào

Trần Bình Tên thì cứng cỏi đầy nam tính thế nhưng thực ra lại là yểu điệu thục nữ .Tài hoa hết cỡ văn chương thi phú làu thông ,hán học uyên bác .Một buổi tối trời mưa ở Bình Phước người con gái ấy làm bài thơ Đêm mưa Bình Phước nức nở cho đến độ ông Songhuong hoạ lại cả ngàn bài cũng chưa thấy thoả .Bây giờ tiểu muội cũng xa như dĩ vãng rồi ....

Mùa Thu năm ngoái có cụ Xuân biệt hiệu là Lão Tầm Xuân .Già rồi nhưng tính tình cực kì nũng nịu .Không biết cụ dỗi ai nhưng cứ nằng nặc đòi chia tay diễn đàn .Ngày nào cũng chạy ra chạy vào đôi ba bận nói lời từ giã .Tôi thấy chướng quá mới quát lên -thì cụ cũng phải để thì giờ cho người ta thương nhớ nữa chứ ,từ giã kiểu gì mà ngày nào cũng thấy mặt xem ra cụ đùa với tình cảm anh em hơi quá đấy

Chỉ chờ có thế lập tức cụ vác ngay ra một rổ đá xanh ngồi trước quán ném lia lịa .Tôi hãi quá đóng cửa quán chui vào nhà trong để núp ,biết tôi cố thủ ném đàng trước đã đời cụ chạy lòn ra đàng sau .Quán nghèo lợp mái tôn vậy mà cụ pháo kích rầm rầm suốt ngày đêm chẳng buôn bán gì được
Hai ông sếp thấy thằng anh mình đã trốn chui trốn nhủi mà cụ ấy vẫn không tha .Tức mình nạt cho cụ một trận bảo có thôi ngay cái trò khỉ ấy đi không
Cụ dỗi bèn vỗ mông ra đi biền biệt từ dạo ấy ,nghe đâu đã sang tận Thiên Trúc ngồi giải cờ thế bên ấy

Năm nào cũng không nhớ ông 6789 mang đâu về một em bé hết sức kháu khỉnh gọi tên là Cáo ,xây cho một ngôi nhà .Thế là quần hùng đảo điên xúm nhau vào tán tỉnh .Có ông kiem nhat không dâng tặng em quả tim mà lại là bánh bèo nhật bản rồi đủ thứ món ăn .Ông này thế mà khôn nghĩ rằng tình yêu trước phải đi qua con đường bao tử .
Lại có ông gì làm y tế ở Thái nguyên chao ôi say đắm hết cỡ đêm nào cũng thức đến khuya trò chuyện

Ông nhachoa cũng bị hớp hồn xuống chơi một bận rồi về nhất định đòi bỏ vợ .Tôi phải can ngăn hết lời mới thôi

Nói chuyện với Cáo rất thú vị ,tinh quái lõi đời nhưng không làm dáng ,tí tuổi đầu mà yêu đương đã thuộc hàng đại sư
Năm ấy tôi đi mổ tim .Cáo nói ngập ngừng ..Anh ..em chờ
Tôi bật cười lên bảo em nói năng thế thì tượng đá cũng phải cúi đầu chứ lão già này thì ăn thua gì ....Thôi hôm nào điểm danh tiếp danh sách còn dài

nhachoaloiviet
08-02-2014, 01:16 PM
Hihi happy new year sư phụ và gia đình. Tết rồi e tiu tit wa, đi chơi với a e bạn bè cả cũ lâu ngày gặp cả mới vui wa.hy vọng gia đình mình ai cung zui hihi

Hi Lâm sư phục nói qúa quá, hồi đó nhachoa chỉ qúy e Cáo và em Búp thôi, có đòi bỏ vợ đâu hehe. Nhưng công nhận nội công của mấy e gái đó căng thẳng thật.chỉ cần đao pháp hơi non tay cái là phải trả giá ngay. Vừa rồi nhachoa vẫn gặp e ay trên fb, hình như kiếm dc cáo đực rui thì phải

Huy_Hp
08-02-2014, 08:31 PM
Em thì tìm mãi cái bài viết về anh 2 Lục công tử của bác Lâm mà ko thấy. Giờ chán chơi cờ lắm rồi, chỉ hóng hớt tin tức cho đỡ buồn thôi. Vào đọc mới thấy cái topic Cà phê đen 1 là hay nhất đấy :D.

PhiHuong
09-02-2014, 02:29 AM
Nhớ hồi Ku Trúc dứt áo ra đi, tuy bức xúc vì cuộc chơi bị gián đoạn nhưng tôi cũng không có ý kiến gì mà chỉ tặng một bài thơ. Bởi tôi biết tráng sĩ Go Player là người trung hậu có tâm huyết với diễn đàn.
Tôi thích cái sự tranh luận hơn kém của anh chàng Hoa Hâm, cả cái vụ bị ném đá tơi bời vì tôi bênh vực Lã Bố. Nhưng khoái nhất là được nghe CuLu thư sinh và Hoa Hâm đại nhân thủ thỉ với nhau về một đoạn văn thơ nào đó, cái cảm giác như đang nghe nén câu chuyện tâm tình thật là thú vụ ! hehe ... lại còn cả đại sư Cờ Ơm Cơm nữa chứ.

Thợ Điện
09-02-2014, 06:44 AM
Cứ khoảng vào mùa xuân, nhìn lên bầu trời cao, chúng ta dể dàng nhìn thấy những đàn chim trú đông bay về phương nam tránh đông. Chúng bay thành từng đàn, tạo nên một hình ãnh quen thuộc của tự nhiên trên bầu trời và đặc biệt chính cách thức chúng bay hay chính xác hơn là cách chúng hổ trợ nhau trong lúc bay, tưởng chừng là những điều bình thường nhưng đó lại là một bài học quý cho chúng ta
Khi bay, chim di trú thường bay hình chữ V, có nhiều người nói rằng loài chim di trú đã được thiên nhiên ban cho một năng khiếu nghệ thuật sắp xếp hoặc là một năng khiếu tổ chức bầy đàn vân vân. thế còn một câu chuyện khác nữa về loài chim di trú

http://4.bp.blogspot.com/_bBqysXGhPys/Sr9ARVHdNXI/AAAAAAAAAmc/HPYSsopLeFI/s320/migratory+birds+2.JPG

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại bay theo đàn hình chữ V ? đơn giản vì khi bay bằng cách ấy, lực vổ cánh của mỗi con chim sẽ tạo ra một khoảng chân không cho con chim bay sau nó .
* Khi sống trong một tập thể, đạt được thành quả dể dàng hơn và ít tốn công sức hơn.
Mỗi khi con chim đầu đàn cảm thấy đuối sức nó sẽ bay lùi về phía hai bên. Và một con chim khác sẽ tự động bay lên thay thế vị trí dẫn đầu .
* chúng ta không nên mãi dựa dẫm vào sự tiên phong của người khác mà phải thay phiên nhau đảm nhận vị trí khó khăn ấy .
Trong suốt chuyến bay đám chim kêu to để động viên con chim đầu đàn luôn giữ tốc độ bay của nó
*Trong bất kỳ việc gì, những lời động viên luôn tạo nên được sức mạnh.
Và khi một con chim vì quá mệt hay bị thương mà rơi xuống vài con chim khác sẽ cùng rơi khỏi đàn và bay xuống đất để bảo vệ bạn mình .Khi nào con chim kia khỏe lại , chúng sẽ cùng tiếp tục lên đường.
* Trong tình bạn điều đáng quý là phải cùng sát cánh bên nhau trong những lúc khó khăn nhất.

http://www.birdingisrael.com/birdNews/recentSightings/2004/fall2004/img/storks_landing.jpg

yshL6Hi4m5I

Tontu
09-02-2014, 03:02 PM
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan. Ông là Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ Tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi. Ông đã để lại một di thư giản dị, nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôn Vận Tuyền đã căn dặn cho các con như sau:


Các con thân mến,

Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

1. Nếu có người đối xử với con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đôi xử tốt với con cả, ngoại trừ Cha và Mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.

2. Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu ,bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.

3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phi thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi!. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mìmh ngay từ bây giờ.

4.Trên đời nầy chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Aí tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nều người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.

5.Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kỹ điều này!

6. Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng Cha trong nửa quãng đời còn lại của Cha sau này. Ngược lại, Cha cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc Cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau này các con có đi xe Bus công cộng hay đi Auto nhà, các con ăn soup vây cá hay ăn mi gói, đều là trách nhiệm của các con.

7. Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là nguời ta sẽ đối xử lại với mình như thế. Nếu không hiểu rõ được điều này, con sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.

8. Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều nầy chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này không có cái gì là miễn phí cả.

9. Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có), dù ta có thuơng hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.

cotuongsonghong.vn
09-02-2014, 07:18 PM
Hôm nay mình có tí việc, sang quán TLKD gặp anh em yêu cờ, anh Điệp cũng ở đó chơi cờ với anh gì chụp ảnh với anh Hương ôm chiếc mâm đồng rất đẹp ở lễ hội Ngũ Xã năm trước, mới vào nên cũng không biết tên anh ấy :chaochao , hôm nay anh em lên lễ hội Ngũ Xã chưa có tin tức gì, mình thấy thiếu thiếu gì đó, hay là nghiền diễn đàn rồi ? :hoa2

Thợ Điện
09-02-2014, 09:52 PM
Tục ngữ Việt Nam




Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên :
-“Em rót bia cho mấy anh nhé?”
Anh A liền tán :
-“Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
Cô cười dịu dàng:
-“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
Anh B vỗ đùi:
-“Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
-“Dạ . Cảm ơn quí anh”.
Anh C đon đả :
-“Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
-“Dạ”.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly :
-“Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.
Cô cười rất duyên :
-“Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà.Quí anh không thấy phiền chứ ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :
-“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
-“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui .
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn :
-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi.
Cô bình tĩnh giải thích:
-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
-“Úi trời! Đúng quá”
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm :
-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở :
-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái tiếp :
-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp :
-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
Cả bọn cười vang...

roamingwind
09-02-2014, 10:45 PM
http://media-cache-ec0.pinimg.com/736x/af/ab/7d/afab7dfb9763ba99c890461f432e6456.jpg


http://media-cache-ak0.pinimg.com/736x/44/a2/bc/44a2bcbfeed4ee1d4cb988da3117d2d9.jpg

bạn không mua được hạnh phúc nhưng bạn có thể mua cà phê, cũng không khác gì.

Aty
10-02-2014, 03:03 AM
Hạnh phúc là cái mình có thể trao, và cũng có thể nhận . Vì không ai bán cho nên mình không mua được. Có mua được chăng cũng chỉ là bản sao.

Thợ Điện
10-02-2014, 03:07 AM
http://haydanhthoigian.files.wordpress.com/2014/02/chiendichbiengioi.jpeg?w=450&h=246

Lá thư của một người lính gửi người yêu đề ngày 19/2/1979 đã được trao tận tay cho người bạn gái năm xưa ở Hải Hậu, Nam Định. Người lính ấy đã hy sinh chỉ hơn 2 tuần sau khi viết bức thư.

Tháng 2/1979, đơn vị của Chuẩn úy Nguyễn Thái Hòa được lệnh hành quân cấp tốc từ Nghệ An ra Bắc và lên biên giới Lạng Sơn giữ đất quê hương, chiến đấu chống quân xâm lược.

Lá thư của Chuẩn úy Hòa viết vội cho người yêu trong hoàn cảnh đó (19/2/1979) và cũng là lá thư cuối cùng bởi hơn 2 tuần sau đó, Chuẩn úy Nguyễn Thái Hòa đã anh dũng ngã xuống, trong mịt mù khói lửa Lạng Sơn.

Hơn 34 năm sau, lá thư đó mới được tiếp nhận bởi Người con gái trong thư mà Chuẩn úy Hòa nhắc tới, tên là Thúy, hiện là giáo viên dạy Toán đã nghỉ hưu tại quê hương ở xã Hải Hòa, huyện Hải Hậu, Nam Định.

http://haydanhthoigian.files.wordpress.com/2014/02/27.jpg?w=600

19/2/1979

Em thân yêu của anh!.

Thư em đến với anh giữa lúc anh cùng đơn vị chuẩn bị lên đường chiến đấu.

Lẽ ra anh không báo tin này cho em và gia đình biết, phần vì thời gian rất gấp và khẩn trương, phần vì anh không muốn em phải lo lắng nhiều vì anh.

Em thân yêu! Ở xa em có thể hiểu được tâm trạng của anh lúc này không em – bâng khuâng, buồn và nhớ da diết, anh bâng khuâng vì đêm nay là đêm cuối cùng ở vùng đất khu 4 này.

Ngày mai anh sẽ ra phương bắc để bước vào cuộc chiến mới.

Nơi đó cuộc ác chiến đã và đang diễn ra, nơi đó quân thù đang giày xéo biên cương của Tổ quốc.

Nơi đó đồng đội đang chờ anh.

Anh buồn vì những lúc này anh thấy mình cô đơn và buồn tẻ.

Anh nhớ em da diết bởi vì anh sẽ phải xa em nhiều năm nữa, chưa biết khi nào anh mới quay trở lại gặp em. Ôm em và hôn em thắm thiết.

Tình yêu của em và anh trong những ngày tháng qua đã để lại cho anh tình thương em, yêu em vô bờ bến. Có thể nói rằng mỗi bước đi, mỗi ngày sống anh đều có em…

Em ơi, ngày mai anh đi về phương bắc, anh không được gặp em để có đôi lời biệt ly!.

Ra đi mang nhiều nỗi nhớ thương, ai có thể thấu hiểu được lòng anh trong lúc này em nhỉ?.

Chỉ có anh thôi, anh đang sống trong giờ phút chia ly.

Bao lời anh nói em nhờ thư, nhờ gió mây gửi đến cho em.

Anh ra đi mang theo tình em, anh ra đi để được hiểu, được sống trong giờ phút có cảm nghĩ sâu sắc và tất nhiên sẽ hiểu hết các giá trị của Tình yêu.

Một tình yêu của anh với em không giới hạn. Một tình yêu vô cùng đẹp đẽ. Dù có nói vạn lần yêu em anh cảm thấy vẫn chưa đủ. Anh không biết nói gì hơn nữa để diễn tả nỗi nhớ tình thương và yêu em như lúc này.

Em yêu thương và nhớ mãi của anh! Chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa là anh tạm biệt nơi đây.

Có lẽ chiến thắng của quân dân ta ngày mai có thể có cả công anh. Nhớ theo dõi tin thắng trận và mừng cho anh em nhé.

Anh đã và đang chuẩn bị hành quân như em đã biết thư cho anh. Và đêm nay anh không ngủ để ghi mối trang thư trên mảnh đất này.

Ngày mai anh sẽ hành quân, anh sẽ không ngủ để nhớ em, không ngủ để diệt thù, không ngủ để nhìn em suốt canh thâu, không ngủ để gần em và luôn thấy em.

Nhận được thư này đừng nên lo lắng nhiều và buồn em nhé – tan giặc anh về, chờ đợi anh em nhé, chờ đợi anh.

Đêm 19/2.

Anh yêu của em


u3pwHHCdJeQ

ChienKhuD
10-02-2014, 07:07 PM
Mấy ông có mê thả diều không? Nhớ lúc còn bé thả diều ngoài đồng chạy chốc cả da chân. Thế mà vẫn mê đến lạ.

Thả diều đòi hỏi phải có chút kỹ thuật. Con bé 4 tuổi thả diều điệu nghệ chẳng khác gì bố. Đúng là cha nào con nấy:

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/Dieu/IMG_1425.JPG
Giật thẳng

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/Dieu/IMG_1470.JPG
Giật phải

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/Dieu/IMG_1473.JPG
Giật trái

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/Dieu/IMG_1465.JPG
Canh giữa (để không bị chéo dây với người khác)

Aty
10-02-2014, 09:10 PM
Hơ hơ, ông D cũng còn nhớ thả diều ha. Nhưng còn cách làm diều có nhớ không? Tui nhớ lúc nhỏ làm con diều Ú. He, con này làm từ 3 cây que, có hình vuông. Lên đứng thẳng và ít có đảo qua đảo lại. Rồi thì con diều có tên là Mát Tô Nô. Không biết tên từ đâu ra :). Nó giống như 1 chiếc thuyền có cột buồm và nhiều lá cờ. Con này mà không cân bằng thì nó lạng quạng lắm. Lại có con diều Ó, dể làm nhưng cột lèo 3 điểm không dể. Diều Bướm thì cầu kỳ quá. Còn thêm con diều L19. Giống chiếc máy bay Bà Già vậy. Còn con Rít dài thiệt dài. Mấy con này phải phải là nghệ nhân mới làm được. Bây giờ cứ chạy ra mua mấy con Mực làm sẳn cho mấy đứa nhỏ thì chúng nó thích ra mặt mà bố mẹ cũng vui lây.

Thợ Điện
11-02-2014, 12:51 AM
Từ quốc hiệu, anh Tầu vẫn tự xưng là trung tâm thế giới với giấc mơ làm bá chủ thiên hạ. gọi là "Trung Quốc mộng".

Người tỉnh táo thường biết mộng hay đi với mị, mà "mị" cũng có nghĩa là phỉnh phờ, phỉnh gạt. Nhưng, mị còn có nghĩa là... ma quỷ. Chả vậy mà sức mê hoặc của ma quỷ mới được gọi là "mị lực'"! Những gì đang xảy ra cho thấy họ cố dùng mị lực gồm thâu Đông Á về một mối.

Khốn nỗi, vừa ra tới ngõ Điếu Ngư đã thấy tấm bảng Tiêm Các của Nhật, gọi là Senkaku...

Nhật Bản thì khác.

Nằm ngoài rìa của cõi thiên hạ, ở vùng cực Đông của biển Đông, Nhật chỉ có thể kiêu hãnh là thấy mặt trời mọc trước thiên hạ. Họ tự xưng là con cháu Thái Dương Thần Nữ. Nhìn lá quốc kỳ có một vầng dương đỏ ối thì ai cũng hiểu chuyện ấy.

Nhưng người Trung Quốc giàu trí nhớ lại khó quên cái thời mà vầng ô lại toả ra 16 tia sáng. Đó quốc kỳ Nhật Bản thời Đế quốc. Lá cờ ghê rợn trong tâm tư của nhiều người hiện vẫn hiên ngang phất phới. Đó là quân kỳ của nước Nhật kể từ năm 1954. Hải quân Nhật vẫn giữ đủ 16 tia, một lá cờ "toàn phương vị". Lục quân thì chỉ cần bát phương tám hướng mà thôi!

Đúng 120 năm trước, cũng vào một năm Giáp Ngọ, Nhật cho các đấng con trời phủ phục xuống đất trong trận chiến Nhật-Hoa năm 1894. Ngẫu nhiên sao, Thủ tướng Nhật ngày nay là một tay Giáp Ngọ, sinh vào năm 1954 khi lá quốc kỳ tỏa sáng từ thời Minh Trị đến 1945 lại được hồi phục - trở thành quân kỳ của Nhật Bản cũng kể từ năm 1954.

Lịch sử tái diễn chăng? Nghi quá....

http://3.bp.blogspot.com/-AYqqUcch44I/UtjY5AaZLjI/AAAAAAAAB3c/sYuT1j7kbSo/s1600/2000_243_l.jpg



Khác với người Hoa hay người Mỹ, từ trong tiềm thức, dân Nhật vẫn tin vào cái phận bi hùng của mình.

Bi thảm vì họ sống trên một quần đảo hẻo lánh ngoài cõi hoang của Châu Á, lãnh thổ có bốn đảo lớn, và 6.800 đảo nhỏ, bốn bề là biển cả với sóng thần lâu lâu lại đổ lên đầu. Bên trong là núi lửa và những mạch địa chất của động đất. Địa chấn và sóng thần thường phối hợp tàn phá, lần mới nhất là vụ thiên tai Tohoku ở vùng Đông Bắc vào Tháng Ba năm 2011. Trước đó có trận động đất Kobe 1996....

Trên lãnh thổ ấy, diện tích có thể canh tác chỉ được 12%, tại ba bình nguyên lớn, lại chia cắt bởi núi rừng và nhiều con sông ngắn, ít thuận lợi cho vận chuyển. Là một quần đảo, nước Nhật thật ra chỉ có một số ốc đảo khả dĩ sống được giữa núi và nước. Mà sống khá chật vật vì thiếu tài nguyên thiên nhiên. Giữa các ốc đảo và biển cả, dân Nhật phải dùng thuyền bè và tự nhiên phải giỏi về nghề sông nước.

Được trời cho mảnh đất hẩm hiu này, họ tin rằng phải là siêu nhân thì mới tồn tại được. Dân Tầu có thể cho rằng mình là cái rốn của vũ trụ, là trung tâm văn hóa của thế giới. Hay dân Mỹ thường nghĩ là ai ai cũng muốn thành người Mỹ. Dân Nhật lại nói ngược: phải anh hùng lắm thì mới là người Nhật được.

Vì vậy, rau cháo có nhau, họ chia sẻ tinh thần liên đới hợp quần trong một xã hội khá thuần chủng và cho rằng việc bảo vệ lãnh thổ thống nhất là ưu tiên sinh tử. Đấy là chuyện bên trong.

http://1.bp.blogspot.com/-ZX1Ey1DZS_U/Utjba_w05iI/AAAAAAAAB3w/YDC9BH7vmBA/s1600/l-japan-jpg.jpg

Nhìn ra ngoài, nước Nhật nằm khá xa ngoài biển lạnh.

Thợ Điện
11-02-2014, 12:54 AM
Trong lịch sử, Nhật Bản đã hai lần bị tấn công, vào các năm 1274 và 1281 thời Nguyên Mông, từ bán đảo Triều Tiên và qua biển. Nhưng Trung Quốc đại bại và chỉ để lại ý nghĩa quyết tử trong chữ Thần Phong, kamikaze! (Nước Đại Việt thì chẳng có thần phong bảo vệ nhưng đã ba lần dập tắt ảo vọng bách chiến bách thắng của quân Mông Cổ, đấy là chuyện đáng nhớ khác).

Sống trên hải đảo, người Nhật có hai khuynh hướng trái ngược, nhưng đổi ý mà ít khi báo trước: báu gươm rút ra hay tra vào thì cũng đột ngột như tiếng sét. Hay một trận động đất!

Khuynh hướng thứ nhất là đóng cửa với bên ngoài để bảo vệ bản sắc bên trong, như từ thế kỷ thứ chín đến thể kỷ 12, hoặc từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 khi bị Phó Đề đốc Matthew Perry của Hải quân Mỹ gõ cửa bằng đại bác làm rung chuyển Mạc phủ Đức Xuyên (dòng Tokugawa).

Khuynh hướng thứ hai là bung ra ngoài để học hỏi và bắt chước mọi tinh hoa thế giới, là chuyện xảy ra giữa thế kỷ thứ sáu để du nhập Phật giáo và Khổng giáo từ Trung Hoa, hay trong thế kỷ 16 để học hỏi kỹ thuật của Hoà Lan và Bồ Đào Nha. Lần mở cửa dữ dội nhất chính là sau năm năm 1853, khi bị pháo hạm Mỹ uy hiếp.

Thời ấy Trung Quốc đang bị liệt cường sâu xé, Nhật cũng bế quan toả cảng để thủ thân. Nhưng Hoa Kỳ đòi mở cửa buôn bán nên nước Nhật phải chọn: có đóng cửa như nhà Đại Thanh thì vẫn là thuộc địa, chi bằng mở ra để canh tân đất nước. Cuộc Cách mạng thời Minh Trị từ năm 1868 không chỉ là việc duy tân mà còn là chọn lựa mới, từ hướng nội sang hướng ngoại.

Con cháu Thái Dương Thần nữ bèn bước ra ngoài, nhưng dụng võ hơn dụng văn. Trong cõi bi hùng hai ngả, họ lấy hùng hơn là bi.
Chuyện Giáp Ngọ là khi người Nhật rút gươm khỏi vỏ thì thế giới rùng mình.

Từ thời Minh Trị, Nhật Bản cho sứ giả và sinh viên đi học khắp nơi. Hàng hải của Anh, khoa học của Đức, hay kinh doanh và chính trị của Mỹ, v.v... họ đều học và hành rất nhanh. Nhưng họ canh tân không với ý chí là để khỏi bị thống trị mà để tranh đua với Tây phương. Những gì các nước Tây phương làm được, tại Ấn Độ hay Trung Quốc, Đông Dương, Nam Dương, thì Nhật cũng sẽ làm. Trước hết là ở các khu vực ngoại vi của lãnh thổ.

Vì vậy, Đài Loan được chiếu cố vào năm 1874 để mở rộng vùng trái độn cho quần đảo Ruykyu, (chư đảo Lưu Cầu), bên trong có cả mấy hòn đảo Senkaku bé xíu ngày nay. Sau đó, đến lượt Triều Tiên được chiếu cố: triều đình Cao Ly phải mở cửa làm ăn với Nhật! Trong gần hai chục năm, mâu thuẫn cứ tích lũy dần trên bán đảo, cho đến khi Cao Ly có loạn giữa hai ngả úp mở và hai phe thân Tầu và thân Nhật, thì Nhật Bản rút gươm.

Vì Cao Ly được Mãn Thanh coi là chư hầu và gửi quân vào dẹp loạn, nên trận chiến Nhật-Hoa chính thức bùng nổ, vào ngày một Tháng Tám năm 1894, là mùng một Tháng Bảy Giáp Ngọ!


Hải quân Trung Quốc vào thời Đại Thanh không thể là đối thủ của Nhật, Lục quân cũng vậy. Quân Nhật thừa thắng, từ Triều Tiên vượt sông Áp Lục đánh tới Mãn Châu, đất thang mộc của nhà Mãn Thanh. Ở ngoài biển thì chiếm luôn quần đảo Bành Hồ nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc và vượt sóng Trường Giang tiến sâu vào Hoa lục.

Ngày 17 Tháng Tư năm 1895, Trung Quốc đầu hàng qua "Hòa ước" Shimonoseki, xin công nhận nền độc lập của Cao Ly, nhượng cho Nhật nào Bán đảo Liêu Đông, nào Đài Loan và các đảo Bành Hồ, lẫn quyền buôn bán trên sông Dương Tử và tại nhiều thương cảng, kèm theo tiền... bồi thường chiến tranh. Sau này, tính tổng cộng thì trị giá 36 triệu lượng bạc, tương đương với 13 ngàn 600 tấn.

Dù Thanh triều phải ký hòa ước xin hàng, nhiều quan chức vẫn còn tử thủ tại Đài Loan và tuyên bố thành lập Đài Loan Dân Chủ Quốc (Republic of Formose). Chiến sự chỉ kết thúc váo Tháng Mười khi Đô đốc Monotori Kabayama đưa quân vào dẹp. "Tổng thống" Đài Loan phải giả làm cu li trốn vào một tầu buôn của Anh để bỏ chạy vào lục địa.

Chi tiết lý thú – mà đau lòng – là ông Tổng thống này chính là Lưu Vĩnh Phúc. Đấy là viên thủ lãnh Giặc cờ đen năm xưa đã được triều Tự Đức mời vào chống Pháp và đạt thành tích giết chết hai tư lệnh viễn chinh của Tây tại Ô Cầu Giấy của Hà Nội, là Đại úy Hải quân Francis Garnier năm 1873 và Đại tá Hải quân Henri Rivière vào năm 1883. Chi tiết ấy khiến ta nghĩ đến chuyện duy tân hụt, và nỗi buồn của những người xin triều đình cải cách, như Nguyễn Trường Tộ hay Nguyễn Lộ trạch....
http://2.bp.blogspot.com/-MVVVxM9-jsw/UtjdVy5KubI/AAAAAAAAB4Q/LFXqOI0DhDA/s1600/Liu_Yongfu.jpg

Lưu Vĩnh Phúc, thủ lãnh giặc Cờ Đen tại Việt Nam thời 1873-83, Tổng thống thứ hai của "Đài Loan Dân Quốc" thời 1895. Bị quân Nhật rượt đuổi trong trận Chiến tranh Hoa Nhật mà thoát chết khi giả làm cu li trốn trong một thương thuyền của Anh. Thương thuyền bị Hải quân Nhật Bản chặn lại khám xét mà nhờ nằm dưới đáy tầu, họ Lưu vẫn thoát vì người Nhật không biết mặt! Về sau, Lưu chết già bên Tầu, nhưng vẫn có tượng có tên ở thành phố cổ Đài Nam của "Republic of Formosa" trước khi Đài Loan rơi vào tay Nhật Bản từ 1895 đến 1945...

Thợ Điện
11-02-2014, 12:57 AM
Khốn nỗi, có một xứ ở xa đã nhân cuộc chiến Nhật-Hoa năm Ngọ mà nhảy vào ăn có. Đó là nước Nga.

Cùng Pháp và Đức, Nga gây áp lực để Nhật lấy thêm tiền bồi thường nhưng trả lại Bán đảo Liêu Đông (miền Nam tỉnh Liêu Ninh ngày nay) hầu Nhật không kiểm soát được hải cảng Lữ Thuận Khẩu (Port Arthur). Đế quốc Nga cũng muốn dây máu ăn phần tại Triều Tiên và Trung Quốc, đòi thuê Bán đảo Liêu Đông và mở mang cảng Lữ Thuận.

Họ gây hiềm khích với xứ Phù Tang mà chưa biết sợ.

Nhật Bản ghim lấy trong lòng, ký hiệp ước với Đế quốc Anh để bớt một đối thủ trên biển Thái Bình. Rồi 10 năm sau trận chiến Giáp Ngọ với nhà Mãn Thanh, nước Nhật lại rút gươm lần nữa, vào năm Giáp Thìn 1904. Lưỡi gươm sắc như nước chém Đế quốc Nga tựa ánh chớp. Chiến tranh Nhật-Nga bùng nổ.

Quân Nga đại bại, hai phần ba hạm đội viễn chinh phơi lườn tại eo Tsushima nằm giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Sau này, giới quân sử đánh giá trận hải chiến Tsushima là quan trọng và có ảnh hưởng nhất sau trận Trafalgar tại Âu Châu trước đó 100 năm, khi Hải quân Anh đánh bại Liên quân Pháp và Tây Ban Nha dưới sự lãnh đạo của Napoléon.

Ngẫu nhiên sao, Tsushima có nghĩa là Đối Mã. Cũng lại chuyện.... ngựa!

May ra chỉ còn người Nga là nhớ, rằng trong trận chiến Nhật-Nga, duy nhất có một chiến hạm Nga thoát tay Thủy thần là nhờ trốn vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Mối duyên tri ngộ của Liên Xô với Cam Ranh bắt đầu từ đó! Cũng từ đó, Nhật Bản rất thuộc địa hình địa vật của Cam Ranh, trước khi Hoa Kỳ biết tới cảng sâu này.

http://3.bp.blogspot.com/-DXnK8EnGi64/Utjh4tgcyxI/AAAAAAAAB40/dDGk3I-3CCE/s1600/tourist2.jpg

Chiến hạm Nga bốc cháy tại Eo biển Đối Mã


Vẫn chưa hết, vóc dáng lãnh đạo, hay Đế quốc, của Nhật Bản được minh chứng thêm một lần nữa, trên đầu Trung Quốc. Sau chiến tranh Nhật-Hoa năm 1894 rồi Nhật-Nga năm 1904, Nhật kiểm soát bán đảo Triều Tiên kể từ 1910 và từ đó vào chiếm Mãn Châu năm 1937. Nhật-Hoa Chiến tranh bùng nổ lần thứ nhì, lần này là giữa Nhật Bản với Trung Hoa Dân Quốc, và kéo dài đến 1941.

Được sự hỗ trợ của Đức, Liên Xô và cả Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn không thắng nổi, cho đến khi một Tổng thống Roosevelt khác của Mỹ đề ra một chánh sách khác: phong toả dầu khí nếu Nhật không rút khỏi các vùng chiếm đóng. Tối hậu thư của Hoa Kỳ là án tử hình kinh tế vì khi đó Mỹ cung cấp đến 80% nhu cầu dầu hỏa cho Nhật.

Kết quả là vụ Trân Châu cảng Pearl Harbor. Ngày bảy Tháng 12 năm 1941, Hải quân Nhật bất thần tấn công căn cứ Thái Bình dương của Mỹ. Từ đó, Chiến tranh Hoa-Nhật đổi ra Nhật-Mỹ chiến tranh, hòa chung vào Đệ nhị Thế chiến và chỉ kết thúc khi Nhật lãnh hai trái bom nguyên tử của Mỹ vào năm 1945. Chẳng lỡ cơ hội, Nhật Bản vừa đầu hàng Hoa Kỳ thì Liên Xô chiếm luôn bốn hòn đảo cực Bắc của Nhật.

Rồi bán đảo Triều Tiên lại là thời sự khi Liên Xô và Trung Quốc, lần này dưới chế độ Cộng sản, theo nhau yểm trợ Bắc Hàn Cộng sản tấn công Nam Hàn làm Chiến tranh Cao Ly bùng nổ năm 1950. Đến 1953 thì đôi bên mới tạm ngưng bắn ở vĩ tuyến 38. Bị Hoa Kỳ và Nam Hàn chặn đường tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc mới dồn lực lượng xuống yểm trợ Bắc Việt, với kết quả là vụ Điện Biên Phủ 1954 và Hiệp định Genève năm Giáp Ngọ!....
http://3.bp.blogspot.com/-t_DHTX5fx-k/UtjkOdyPxoI/AAAAAAAAB5I/rk803bdr5L0/s1600/1945_01_12_CV-14_Strikes_Saigon_1_4x3_1200x.jpg
Chiến hạm và tầu vận tải Nhật Bản bị Hoa Kỳ đánh đắm trên sông Sàigòn vào đầu năm 1945

kt22027
11-02-2014, 02:59 AM
Nhiều người nghĩ là mầm móng của đệ tam thế chiến sẽ được bắt đầu từ Trung Đông do sự bất hoà giữa Do Thái và khối Ả Rập, tôi lại nghĩ là nó sẽ đến từ phương Đông mà Trung Quốc, Nhật và Mỹ sẽ đóng vai chính trong trận này. Liên Xô và vài nước Trung Đông sẽ đứng vế phía TQ, toàn khu Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ đứng về phía Mỹ và Nhật. Các nước Âu Châu sẽ cố gắng không tham chiến.

Lịch sử cho thấy người TQ rất tôn trọng mặt mũi nhưng lại có một lịch sử cận đại khá mất mặt. TQ đã và đang tìm đủ mọi cách để lấy lại thể diện, mà một việc quan trọng nhất là phải phục hận vụ Nam Kinh.

TQ cũng đã bắt đầu chính sách giống Minh Trị, gửi sinh viên đi toàn thế giới học hỏi. Cái khác biệt là người người TQ không thuần chủng như người Nhật nên có rất nhiều học sinh đi mãi không về, đó chính là lý do TQ sẽ không bao giờ có mức thành công như Nhật. TQ thật ra cũng là một hợp chủng quốc như Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ hợp chủng bằng sự kết tụ của những người thích tự do và thích mạo hiểm, còn TQ thì hợp chủng bằng chiến chinh hết đời này qua đời khác. Khi đã đạt được mộng bá vương thì lập tức đăm ra lũng đoạn, tham nhũng, béo phì... thì chuyện gì đến lại phải đến, đó là chiến chinh, cách mạng, xây dựng, tiến bộ rồi lại béo phì. Ôi một vòng luẩn quẩn. Tiếc là nước mình có đất tốt nhưng cửa nhà lại gần những cuộc chiến chinh mà theo lịch sử thì hình như chưa bao giờ ngừng.

Thợ Điện
11-02-2014, 05:15 AM
Hơ hơ, ông D cũng còn nhớ thả diều ha. Nhưng còn cách làm diều có nhớ không?

Ông Tý khoe mình làm diều hay vậy chứ ông biết làm diều cánh cốc không ?

http://farm9.staticflickr.com/8485/8207983452_9980d3e4d7_b.jpg

Ngày xưa phù thuỷ người tầu tên Cao Biền cưỡi diều này đi yểm các long mạch nước Nam ta đó .Chẳng biết thực hư ra sao ,ngồi chênh vênh thế sao nó không bị lộn cổ nhỉ ?

roamingwind
11-02-2014, 05:20 AM
Lịch sử cho thấy người TQ rất tôn trọng mặt mũi nhưng lại có một lịch sử cận đại khá mất mặt. TQ đã và đang tìm đủ mọi cách để lấy lại thể diện, mà một việc quan trọng nhất là phải phục hận vụ Nam Kinh.

và cái nhục bị Âu Châu thôn tính -- Ngộ phải páo chù hihi...

Trung Quốc mà làm bá chủ thì đám Âu Châu khó sống.


TQ cũng đã bắt đầu chính sách giống Minh Trị, gửi sinh viên đi toàn thế giới học hỏi. Cái khác biệt là người người TQ không thuần chủng như người Nhật nên có rất nhiều học sinh đi mãi không về, đó chính là lý do TQ sẽ không bao giờ có mức thành công như Nhật. TQ thật ra cũng là một hợp chủng quốc như Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ hợp chủng bằng sự kết tụ của những người thích tự do và thích mạo hiểm, còn TQ thì hợp chủng bằng chiến chinh hết đời này qua đời khác. Khi đã đạt được mộng bá vương thì lập tức đăm ra lũng đoạn, tham nhũng, béo phì...

cho nên sẽ rất khó làm bá chủ, nội bộ lũng củng.



Tiếc là nước mình có đất tốt nhưng cửa nhà lại gần những cuộc chiến chinh mà theo lịch sử thì hình như chưa bao giờ ngừng.

nước mình thì ham đánh giặc, khổ là chổ đó.

roamingwind
11-02-2014, 08:45 AM
Đôi khi bác Phi bác Lâm có hứng đem đồ cổ ra chưng bày thì thằng tôi phải một phen tra google. Vài hôm trước bác Lâm nói gì con chồn chưa lội qua sông đã bị ướt đuôi nhưng khônc có lổi. Chả biết đường đâu mà rờ; cũng hên hồi xưa có ghé mắt qua kinh Dịch nên nhớ trong đó họ thích "lổi" và "không lổi" nên đoán ông này đem ở đâu trong kinh Dich ra đây. Lục google mới biết đây là quẽ cuối trong kinh Dịch, quẽ thứ 64. Đọc thêm thì thấy hay hay, cái nghĩa của nói là cuối nhưng không phải là kết thúc là hoàn tất vì vạn vật không có cái cuối.
Tự nhiên nhớ tới một biểu tượng trong tiền 1 đô la của Mỹ,

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1d/United_States_one_dollar_bill%2C_reverse.jpg/800px-United_States_one_dollar_bill%2C_reverse.jpg

Đây là mặt trái của tờ 1 đô la. Ngoài những hình khác chúng ta chú ý tới hình cái kim tự tháp không có đỉnh bên trái, đây là biểu tượng cho việc làm chưa xong. Chưa hoàn tất, vẫn còn tiếp tục.

Hiến pháp Mỹ mở đầu bằng câu "Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa" (a more perfect union). Chử "hơn nữa" cũng cho thấy là việc chưa xong, vẫn còn phải tiếp tục.

Tư tưởng lớn gặp nhau.

Thợ Điện
11-02-2014, 10:47 AM
Bài này hay đấy ông Gió .Con chồn khi lội đều cố gắng dơ đuôi lên cao ,lội cho tới ướt đuôi tức là đã sức cùng lực kiệt .Không lỗi nghĩa là khi đã cố gắng hết mình rồi thì dù nằm một mình nơi chỗ vắng cũng không thẹn với trời xanh .Ý nói ông cadan thẳng thắn làm hết mình anh em đều hiểu vì thế không lỗi
Ông cứ sống cứ phụ tình giai nhân nhưng chẳng có lỗi vì khi bên nhau đã tận tuỵ hết lòng .Các giai nhân Đại Lý đi qua đời Đoàn chính Thuần có ai trách ông đâu vì ông sẵn sàng chết cho cuộc tình ,chết cho người tình .Còn khi không yêu nữa lại là chuyện khác

Nhưng thôi ông Gió có thích chuyện trai gái đâu .Ông và ông Tý có chung một niềm sợ hãi .Cái đó gọi là phần số biết sao bây giờ

cotuongsonghong.vn
11-02-2014, 11:42 AM
Tập trung vào diễn đàn, các bác ơi, biển , đảo rộng lắm, viết về vấn đề chính trị... ta cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền!

FGYan
11-02-2014, 12:43 PM
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan. Ông là Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ Tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi. Ông đã để lại một di thư giản dị, nhưng thật chân tình và sâu sắc. Tôn Vận Tuyền đã căn dặn cho các con như sau:

Các con thân mến,
Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần , nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
3.Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.
Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

Những lời dạy đáng quý này đã được một tác giả phổ thơ giúp dễ đọc hơn với nội dung tương tự:


Chào các con thân mến.
Khi viết những dòng này,
Bố dựa trên nguyên tắc
Rằng ta sống hôm nay

Không một ai biết trước
Sống hoặc chết lúc nào.
Vậy có gì cứ nói.
Nói sớm cũng không sao.

Bố nói còn bởi lẽ,
Những điều này tâm tình
Không ai khác ngoài bố
Nói với các con mình.

Đó là những đúc kết
Bố chắt lọc xưa nay.
Thì bố cứ dặn trước.
Hãy nhớ những điều này.

*
Một, ai đó đối xử
Không tốt với các con,
Đừng để tâm nhiều quá,
Cũng không đáng để buồn.

Không ai có nghĩa vụ
Đối xử tốt với ta,
Ngoài những người thân nhất,
Như bố mẹ, ông bà.

Ai đó đối xử tốt,
Phải cảm ơn người này.
Nhưng cũng nên cẩn thận,
Vì người đời xưa nay

Làm việc luôn suy tính.
Thấy họ tốt, chí tình,
Cũng chưa kết luận vội
Họ là bạn của mình.


Hai, không ai bất biến,
Lại càng không có gì
Ta phải bám chặt mãi.
Cần đi thì cho đi.

Hiểu được chân lý ấy,
Nếu bạn đời các con
Vì lý do nào đó
Muốn chia tay, đừng buồn.

Ba, đời người ngắn ngủi.
Ta lãng phí thì giờ
Là lãng phí cuộc sống.
Vậy ngay từ bây giờ

Phải biết sống hữu ích.
Vì tuổi thọ con người
Đo bằng chính những việc
Ta làm được trong đời.


Bốn, nhiều người thành đạt
Không nhờ do học hành.
Tuy nhiên, không vì thế
Mà sao nhãng học hành.

Học để có kiến thức.
Kiến thức giúp thông minh.
Nó cũng là vũ khí
Trong cuộc đời mưu sinh.

Ta có thể lập nghiệp
Với hai bàn tay không.
Nhưng trong tay phải có
Tấc sắt hay tấc đồng.

Năm, bố không bắt buộc
Các con nuôi cha mình
Trong nửa đời con lại.
Phần các con, trưởng thành,


Các con tự xoay xở.
Phần bố đã làm tròn.
Hạnh phúc hay bất hạnh,
Sướng khổ, tùy các con.

Sáu, các con có thể
Bắt mình phải giữ lời,
Nhưng các con không thể
Bắt người khác giữ lời.

Các con có thể tốt,
Cư xử có nghĩa tình,
Nhưng khó bắt người khác
Cư xử tốt với mình.

Các con phải ghi nhớ
Chân lý này hiển nhiên.
Nếu không, sớm hoặc muộn
Sẽ cảm thấy buồn phiền.


Bảy, bố mua vé số
Trong ba mươi năm qua,
Nhưng không bao giờ trúng,
Vẫn nghèo khi về già.

Điều ấy cho ta thấy
Khi sống ở đời này,
Muốn giàu phải lao động,
Không trông chờ vận may.

Tám, vì do duyên phận,
Một khi là gia đình,
Thì phải sống hòa thuận
Với người thân của mình.

Rất có thể không có
Cái gọi là kiếp sau.
Vậy, kiếp này ta sống,
Phải luôn thương yêu nhau.

Thợ Điện
11-02-2014, 12:53 PM
Loại thơ năm chữ này dịch giả thi sĩ Thái bá Tân là số một không biết có phải ông phổ thơ bài này không FGyan

FGYan
11-02-2014, 01:32 PM
Loại thơ năm chữ này dịch giả thi sĩ Thái bá Tân là số một không biết có phải ông phổ thơ bài này không FGyan
Rất chuẩn bác à!

Aty
11-02-2014, 03:34 PM
Ông Tý khoe mình làm diều hay vậy chứ ông biết làm diều cánh cốc không ?

http://farm9.staticflickr.com/8485/8207983452_9980d3e4d7_b.jpg



Loại diều này thì em chưa có làm qua bác à, coi giống diều con Bướm, có khác 1 chút phần thân dưới. Loại này hồi trước em thấy người ta làm diều con Quạ giống lắm. Chỉ khác cái đuôi diều Quạ thì dài hơn 1 chút.





Nhưng thôi ông Gió có thích chuyện trai gái đâu .Ông và ông Tý có chung một niềm sợ hãi .Cái đó gọi là phần số biết sao bây giờ

Hic, niềm Sợ Hãi nầy đúng là cái số rồi đó bác ơi. Ai sợ vợ thì đó là cái số sợ vợ theo tướng. Có người có số Đào Hoa, và không ít người có số Hoa Đào ( mà người ta thường dí dỏm là mê gái :) ). Rồi cũng có người thì số Tình Duyên Lận Đận hay Nhiều Duyên Lận Lưng v.v.. . Mà đã là cái số chiếu mạng rồi thì chạy đâu cho khỏi nắng :( bây giờ.
Em xão biện chút bác thứ tội cho thằng em nhé.

nhachoaloiviet
11-02-2014, 03:45 PM
Lâm lão gia ơi những chư trên bông hoa của lão y nghĩa thế nào, lão giải thích nha

Alent_Tab
11-02-2014, 04:22 PM
@Nhacjhoa: cái Avatar Lâm Huynh hình như là biểu tượng của giáo phái Tây Tạng thì phải? nhà tôi có một số đĩa hồi ông cậu tôi còn làm việc ở ấn độ gửi về có mấy hình như vậy. Trước đây 1 năm tôi có gặp một anh bạn Kỹ sư cầu đường học ở Nga về có đứa con bị bệnh não ông ấy gặp được thầy, điều này do duyên cả, sau khi tu hành hơn 10 năm hiện nay đứa con anh ấy đã khỏi bệnh. anh ấy cũng gửi tôi một số đĩa hướng dẫn cách tu hành, nhưng hiện nay tôi vẫn chưa có duyên gặp được cao thủ.

Alent_Tab
11-02-2014, 05:58 PM
@cờ tướng sông Hồng: Mấy bác già nói chiện cho vui chứ Chánh trị Chánh em gì đâu bạn.
Bạn già tôi hay chơi với mấy người bạn thân nhất của ông già tôi, tôi hay gọi là bố nuôi, vì thường ra vào nhà của các bác ấy như con cái trong nhà vậy, Thỉnh thoảng lúc tôi có tiền biếu các bác ấy mấy đồng ăn sáng rồi vỗ vỗ vào đùi nói lốp vấn căng lắm. lạ cái là mấy thằng học cùng nhau bố mẹ đều biết nhay hết, thằng thì bố ở bên hội nhà văn, đứa bên xây dựng, thằng bên kiến trúc, khi anh em bọn tôi họp mặt nhậu say rồi mấy thằng rồ bàn nhau cho mấy ông già đi "tươi mát" tý, bọn nó đưa ra lý luận là hồi mình còn bé bố khổ quá, có được đồng nào thì đong gạo, mua lạng thịt về cho con biết "L.. lạ cá tươi ra nàm sao? Thằng Tùng voi nó ở khu tập thể với tôi trước nó hay rủ ông pa tôi đi "tươi mát" nhất

PhiHuong
11-02-2014, 06:20 PM
Nhưng thôi ông Gió có thích chuyện trai gái đâu .Ông và ông Tý có chung một niềm sợ hãi .Cái đó gọi là phần số biết sao bây giờ

Cái đó gọi là, "vua Đế Ất gả chồng em gái, vạt áo của vua nó không đẹp bằng vạt áo của ... vợ nó"
hì,.. ông Roa nhiều kinh nghiệm ghê ! Tôi mà post những câu văn sách cổ lên thì ông tra google mỏi tay cũng không thấy, học rộng biết nhiều như ông Thợ cũng phải ngán ngẩm nữa là ...

roamingwind
12-02-2014, 12:46 AM
Cái đó gọi là, "vua Đế Ất gả chồng em gái, vạt áo của vua nó không đẹp bằng vạt áo của ... vợ nó"

ok. cũng tạm hiểu (đại) là vợ mình thì hay nhất, hơn cả Vua. :) Vua phải nhún nhường dưới vợ mình.



hì,.. ông Roa nhiều kinh nghiệm ghê ! Tôi mà post những câu văn sách cổ lên thì ông tra google mỏi tay cũng không thấy, học rộng biết nhiều như ông Thợ cũng phải ngán ngẩm nữa là ...

Nhiều kinh nghiệm ý bác nói tôi cũng biết vài chử trong Kinh Dịch hả ?
hihi... hồi đó cũng cố ráng đọc. Nhưng phải bỏ qua thôi, quá nhiều phạm trù sâu sắc và biểu tượng chồng chất lên biểu tượng. Không có ai hướng dẫn mình. Mà thời đó không phải như bây giờ, đâu có google hoặc diễn đàn để lên hỏi. Sau này nghe nói cụ Nguyễn Mạnh Đức giãng quẻ Kiền thôi cũng hơn 6 tháng !! Cũng hên mình biết thân biết phận không quá cố gắng.

Thôi mỗi người có cái duyên riêng, mình không thể cưỡng cầu. Bây giờ chỉ cố tâm đọc cuốn sách phía trong mình. Đọc cuốn này mà không thấu mới là nguy to.

kt22027
12-02-2014, 01:27 AM
Bác Gió cũng thích Dịch à? Tôi thấy cái này phức tạp quá, tôi chỉ biết là nó có 64 quẻ thôi. Nhìn vào số 64 những người như bác CKD sẽ lập tức nghĩ đến hệ số nhị phân liền hehe. À thì ra các bác bên TQ đã biết dùng số nhị phân trước máy vi tính.

Lúc trước tôi có đọc một bài trong tạp chí Popular Science có một tay viết về lịch sử computer và ca ngợi các bác học dùng số nhị phân... có một đọc giả trả lời, ê mày có biết là người Polynesia đã dùng hệ số này hơn 500 năm trước không? hehe lúc đó tôi cũng định viết cho nó biết là Dịch đã dùng nhị phân lâu lắm rồi.

Tiện đây hỏi bác Lâm và bác PhiHuong, khi xem quẻ người xem lấy ra bao nhiêu quẻ vậy? vì nếu lấy có một quẻ thì chỉ là 1/64 nhưng bóc 2 quẻ tức là một cập thì số khác biệt bắt đầu tăng khá nhiều, lên đến 1/2016 lận.

Thợ Điện
12-02-2014, 01:35 AM
Sách trong lòng mình dễ gì đọc ra ông Gió .Trong một sát na đã ngàn vạn chuơng trôi qua vùn vụt .Qua lục thập rồi tôi mới hiểu Khổng Khâu xưa kia nói .Lục thập nhi nhĩ thuận .Tuổi sáu mươi nghe gì cũng lọt tai dẫu lời nghịch nhĩ ,thấy gì cũng vừa mắt dẫu chuyện bất công ,gái xấu gái đẹp cũng thế vì lòng hết động đậy nhờ thế mà đọc được sách ở trong lòng mình

Lời kẻ nước Lỗ ẩn tàng minh triết chứ chơi đâu ông

PhiHuong
12-02-2014, 02:21 AM
Ông Roa, nhiều kinh nghiệm nghĩa là ông sử dụng 'phím' tài tình ấy mà,
Tôi hình dung ra cách giảng quẻ Càn 6 tháng chưa xong rồi, ví dụ như sách Đông Y xem một chương hết vài chục phút, nhưng thày giảng nửa tháng mới xong.

Ông KT, Kinh Dịch có từ đời đầu tiên của Ngũ Đế, trải qua vài nghìn năm nên có nhiều trường phái xem Dịch khác nhau. Nguyên thuỷ xem Dịch chỉ có 1 quẻ, nhưng để tạo ra 1 quẻ ấy có cơ man nào xác xuất biến hoá ở trong, việc thì có một mà lý lẽ hình trạng lại vô cùng. Nếu có cảm nhận tốt thì đôi khi chưa gieo quẻ đã như thấy quẻ rồi, cái này là duyên chứ không hẳn do tu tập. Tức là khi định xem một việc gì đó mà chưa kịp gieo quẻ đã nhìn thấy xuất hiện hình tượng nào đó cho biết dấu hiệu đằng sau của việc ấy thì không cần phải xem nữa, cứ theo cái đã thấy mà quyết.

roamingwind
12-02-2014, 02:43 AM
@KT. Tôi nghĩ Kinh Dich đối với những người chuyên về kỹ thuật như bọn mình rất khó, vì mình không quen dùng biểu tượng. Kỹ thuật dựa vào toán học, toán học thì cái gì ra cái đó có định nghĩa hẳn hòi. Dầu cho một vật, một dữ kiện, nào có liên kết với các vật, các dữ kiện khác thì 'cái nó" (identity) vẫn không thay đổi. Mẹt, mấy cái quẻ/hào trong Kinh Dịch thì tùy cơ ứng biến, khi thì như vầy khi thì khác. Ít nhất tiểu khí tôi lúc đó không thể hiểu nổi, bât giờ lớn tuổi hơn thì họa may nhưng cũng chưa chắc. Ở đây sẵng có hai đại cao thủ Kinh Dịch, nếu ông có ý muốn đọc là có duyên rồi đó.


Khó cũng phải gặm thôi bác Lâm ơi. Nhưng không hiểu tại sao đến cuốn này thì tội gan dạ hẳn lên hết nhút nhát, tự tin là mình có thể làm được.

kt22027
12-02-2014, 05:41 AM
Như mọi đứa bé khác tôi nhớ rất rõ là mình thích nhất là kẹo cao su, sau đó là bánh tây, rồi mới đến các món bánh ta như bánh men, bánh in... Vì nhà nội tôi và gia đình tôi đều buôn bán tạp hoá, nên đối với những đứa trẻ khác tôi có khá đầy đủ. Vào những ngày rằm má tôi hay dùng đồ có sẵn có để nấu chè, dọn ra sân cúng, sau đó thì tụi tôi mặc sức mà ăn. Tôi nhớ là tôi hay tìm cách làm cho má tôi bận đến mức không nấu chè kịp để ba tôi ra chiêu cúng kiếng mà tôi thích. Đó là khui lon trái vải để cúng thế chè hehe. Tôi thích ăn trái cây chắc cũng tại cái trò cúng khẩn cấp này.

Ba má tôi có nhiều con, gái nhiều hơn trai, nên tôi rất được cưng chìu. Thời đó những đứa trẻ khác chỉ có cái lon thế bánh xe, và cây căm xe đạp thế trục, đẩy vòng vòng xóm thì tôi có xe đạp tý hon, xe ba bánh, ngựa lắc và còn nhiều thứ nữa. Vì ăn kẹo bánh suốt ngày nên đến giờ cho tôi ăn cơm là một cực hình cho chị giúp việc. Có khi chị cho tôi ăn mà năn nỉ tôi đến chị muốn khóc.

Bỗng một hôm trong lúc đang ngủ thì bị ba tôi đánh thức bồng tôi chạy ào ào xuống lầu. Nghe má tôi la inh ỏi, nhưng cái làm tôi sợ nhất là tiếng súng và pháo kích. Cả gia đình chui xuống dưới gầm cầu thang, tôi và chị tôi thì khóc quá trời. Sáng hôm sau, khi không còn nghe tiếng súng nữa thì ngoài đầu đường đã phất phới lá cờ lạ, cờ phần trên đỏ, giữa có sao vàng, phía dưới là màu xanh. Cờ giải phóng miền nam.

Sau ngày đó gia đình tôi làm ăn không khá như xưa nữa. Các nguồn đường, đậu hay hàng nhập cảng đều tắc nghẽn, buôn bán khó khăn ế ẩm. Kiểm kê và đổi tiền làm gia đình tôi gần phá sãn. Tuy còn nhỏ nhưng tôi bắt đầu biết buồn vì thấy rõ nét buồn bả trên mặt ba má tôi. Không biết từ bao giờ, nhưng tôi bắt đầu thấy nhớ chị Ba, chị giúp việc khi xưa năn nỉ tôi ăn cơm. Ước gì có chị ba đút cơm giờ này thì ngon biết mấy.

Nhưng mất cái này thì tôi được cái khác. Mất đi những cái có sẵn để tôi có dịp học hỏi tự làm cho mình những cái mới. Con diều được ba tôi mua tuy đẹp, nhưng không ngon bằng con diều do chính tôi học cách làm từ những đứa trẻ khác. Mất đi cái vòng ấm được người khác lo thì tôi lại được cơ hội rong chơi với những trẻ em khác, chia nhau từng quả chuối, sang sẻ từng phần cơm nguội...

Giờ nghĩ lại tôi thấy tôi thật may mắn. Có khá để khỏi phải thèm, và có nghèo để được thèm những cái mình đã có và từ đó biết quí những gì mình đang có. Đến bây giờ sau nhiều lần thành công rồi thất bại, thất bại rồi lại thành công, những cái có và cái không, cái đến rồi cái đi, từ từ nó làm mình chai đi, thì mình mới thấy được mọi thứ đều ảo ảo sao đó. Có lẽ bác Lâm từng trải, đã đi chặn đường xa hơn tôi nên thấy những cái hay của đời người, nên bác nói những câu rất chí lý. Yêu hết mình, sống hết mình, chơi hết mình. Mọi thứ khác đều là phù phiếm hehe.

@bác Aty
Lúc có giờ tôi sẽ tiếp chuyện làm diều. Thời bao cấp đúng ra diều cũng phải một giai cấp, nhưng thời đó có diều nhà giàu và diều nhà nghèo đó bác ;)

roamingwind
12-02-2014, 06:35 AM
Tôi nói bô bô cái miệng mà cũng không bằng ông KT này, người có căn cơ khác người tiểu khí thấy rỏ. Ông nhớ lời tôi đã nói lúc trước nhe ... mai mốt ông vào chùa nào tôi biết được tôi đến đó lôi ra đó (lôi ra không được goj ông Lâm tới phụ).

Thợ Điện
12-02-2014, 08:07 AM
Nếu có cảm nhận tốt thì đôi khi chưa gieo quẻ đã như thấy quẻ rồi, cái này là duyên chứ không hẳn do tu tập

Xem ra ông Phi quả lão luyện .Hiểu sâu xa Hệ từ thượng truyện ,lại lấy tượng quẻ Qui muội mà đưa tiễn người vào rừng .Ông thật tai quái !

Khi chưa có Quái, Hào, thì sự biến hoá của Quái, Hào còn nằm trong Trời đất. Khi đã vạch thành Quái, Hào, thì sự biến hóa của Trời đất, vạn vật đều nằm trong Quái, Hào.(Hệ từ thượng )

Ông K à sở dĩ tôi ham chơi tận cùng vì tâm lí sợ mất .Ông thì quá rành chuyện được mất nên không nói nữa nhưng trên đời cái mất đau xót nhất là mất thời gian .Mất là mất vĩnh viễn không bao giờ tìm lại được .Có những cái không làm bây giờ thì chẳng còn bao giờ nữa

@ Mr Wind
Cái đọc được hay không cũng chẳng ở chỗ tự tin hay nhút nhát ông Gió ,lắm khi nhút nhát lại hay hơn ,càng tự tin càng củng cố ngã tướng càng khó đọc .Chi bằng cứ dọn dẹp nhà cửa cho quang đãng chẳng mong gì đợi gì rồi một hôm hết ngày u ám ánh sáng tràn vào vậy thôi

Thời lai phong tống Đằng Vuơng Các .Gác Đằng vuơng là nơi các bực thế gia ,vuơng hầu ngồi đàm đạo .Ông là hàn sĩ đi lang bang dưới đường ai mời ông lên .Thế rồi chợt nhiên có cơn gió bốc ông thẳng tuốt bay lên gác ,phong tống mà lại .
ngồi chém gió một hồi mới hay mình chẳng khác gì các cha ấy

Thế mới là
Sơn cùng thuỷ tận nghi vô lộ
Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn



Cứ lăn lông lốc trên triền đá nghĩ bụng phen này chết chắc dưới vực sâu muôn trượng .Nào ngờ sự đời oái ăm lại lọt vào thôn cũ đầy hoa thơm cỏ lạ hội ngộ mộng ban đầu

ScZOibv1ENQ

roamingwind
12-02-2014, 11:02 AM
@ Mr Wind
Cái đọc được hay không cũng chẳng ở chỗ tự tin hay nhút nhát ông Gió ,lắm khi nhút nhát lại hay hơn ,càng tự tin càng củng cố ngã tướng càng khó đọc .Chi bằng cứ dọn dẹp nhà cửa cho quang đãng chẳng mong gì đợi gì rồi một hôm hết ngày u ám ánh sáng tràn vào vậy thôi

Hiền nhút nhát thì có cái kẹt của hiền. Tự tin thì có cái kẹt của tự tin. Thật ra thì đầu nào cũng chết thôi, hiền nhút nhát quá thì cũng là ôm chăc một ý niệm nào đó thôi (sợ sai. hihi... cái ngã vô cùng cao nên cứ sợ sai). Chỉ là hiền quá thì lấy cái bá đạo làm thuóc trị, cường điệu quá thì lấy cái khiêm cung làm thuốc chửa. Không lẽ ngồi đợi đến 60 mươi lòng hết động đậy mới mở sách? Ngay bây giờ nghe không lọt tai thì truy cứu vì sao không lọt, theo Gió thấy đó là đọc. Ngồi đây tán dóc xem ngã mạng của minh từ đâu ra là đọc. Cái đọc thế thì dễ thôi, vì không mong ý niệm sáng nào cả, ngay động đạy hàng ngày của mình mà nhìn cho ra. Còn nếu nhìn chưa ra thì cứ truy cứu tiếp thôi. Đọc để được một cái gì thì khó lắm, đọc sách của ông Phật ông Chúa ông Khổng thì khó lắm. Đọc sách của mình, để thấy cái ngu của mình thì cũng tương đối dễ -- vì thế mà có tự tin :)

huyenmapu
12-02-2014, 11:47 AM
Cháu hay đi xem tử vi của một ông thầy. cháu thắc mắc vì sao nhiều người xem được vì có giờ sinh đứng và không phải sinh theo sự trợ giúp của bác. còn nhiều người lại không xem đc vì bị sinh mổ. trong khi xem của thầy khác lại nói thế nào cũng xem được dù có sinh mổ hay không. Nhiều lúc xem tử vi cũng thấy hay khi biết trước được tương lai của mình như thế nào, nó không giống như xem bói vì nó dựa trên nghiên cứu từ thời xưa . Các bác các chú hiểu về kinh dịch có thể giải thích cho cháu được không ạ ???

Aty
12-02-2014, 12:54 PM
@bác KT
Nói về làm diều thì vì thích học hỏi với ham chơi mà tui cũng biết làm vài loại. Đến khi mấy đứa nhỏ bên này nó đòi chơi diều thì chịu thua vì không có cây tre để làm. Hôm nào có thời gian bác kể con diều nhà giàu ( làm bằng giấy màu kiếng chăng? ) cho tui nghe với.

kt22027
12-02-2014, 03:46 PM
@bác PhiHuong
Vậy thì Dịch còn khó hơn tôi tưởng vì nó bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ quá. Vậy mà tôi cứ tưởng nó khó là vì nó có quá nhiều cách để ra quẻ như là sổ số vậy. Như bác Gió nói, chắc tôi không có duyên với Dịch đâu vì trong tận đáy lòng tôi cũng không tin 100% bằng chứng là tôi vẫn cứ tìm lý giải theo kiẻu khoa học. Kỳ hé, số 64 phải có dính dán tới toán chứ hehe

@bác Gió
bác khiêm tốn quá thôi chứ cơ căn bác thế nào anh em trong đây biết mà. Tôi chỉ may mắn là lạc quan và vô tư nên ít bị buồn lâu. Nhưng vợ tôi hay chê tôi sao mà vô tư quá. Bác thấy chưa, được cái này mất cái kia bác ơi.

@bác Lâm
Đúng rồi bác, khoảng vài năm gần đây tôi cũng bắt đầu sợ hết giờ bác ơi. Tôi thường tính là về hưu sớm 15 năm để có giờ đi khắp mọi nơi, tôi đã làm gần được rồi, nhưng nó lại tuột khỏi tầm tay. Tuy tôi chưa ngán lắm, nhưng cũng bắt đầu sợ hết giờ vì bây giờ tôi mới biết nuôi một đứa con tốn giờ quá hehe

@bác Aty
Ở Na Uy tuy không có tre nhưng tôi chắc là bác sẽ tìm được các cây nhựa dẻo dùng làm sườn của mấy cái lều cắm trại, bác có thể dùng cái đó làm sườn diều.

Hồi nhỏ bọn tôi chỉ biết làm con diều loại này thôi
http://crafts.123peppy.com/pic/how-to-make-a-simple-kite.jpg

Diều này dễ làm nhất, giấy thì không khó kiếm cho lắm, nhưng con nhà nghèo làm xong diều lấy dây đâu mà thả? Thời bao cấp mọi thứ đều hiếm, dây nylon đều phải dùng làm dây câu kiếm sống, chỉ có con nhà khá khá mới dám dùng dây nylon thôi. Diều nhà nghèo thường thường là diều nhỏ xíu vì thả bằng chỉ may đồ, và cũng vì chỉ có hạn nên diều không bay cao được, nhưng niềm vui thì cũng không kém, vì cũng được thả diều như ai.

Thời đó tôi cũng không có dây nylon thả diều nhưng may là má của thiếm Tư tôi có tiệm bán lưới và tôi dụ được thằng Lễ em họ tôi chôm dây đi thả diều hehe. Sau vài lần thả tụi tôi bi mất hết dây vì bị mấy thắng lớn hơn nó dùng diều nó câu diều mình xuống. Lúc đó tôi và thằng Lễ chỉ muốn khóc thôi.

ChienKhuD
12-02-2014, 04:23 PM
Ngày xưa làm diều bằng giấy mỏng te, dây bằng chỉ may đồ chạy nhong nhong ngoài đồng. Chạy thì nó bay mà ngừng thì nó rớt hehe. Hồi đó tôi có con diều thứ thiệt nha. Con diều này làm bằng vải dù lính Mỹ. Hồi xưa cái này nhiều lắm, dân mình lượm về làm khăn, làm áo có người làm chăn đắp rất ấm. Lúc đó tôi chôm cái khăn trải bàn của bà nội cắt ra làm diều. Cả nhà không phát hiện được vì không ai thấy con diều của tôi. Tôi giấu nó ngoài chuồng trâu mỗi lần đi thả trâu là tôi mang theo chơi với đám bạn. Tội nghiệp lúc đó mấy cô tôi cứ nghĩ đi giặt đồ lỡ làm mất cái khăn duới sông.

PhiHuong
12-02-2014, 06:43 PM
Ônh Thợ, ông Roa, tính tôi tò mò nên tìm đọc để suy ngẫm về sự lý chút thôi. Kinh Dịch huyền bí vô cùng sao dám bảo là cao thâm, rốt ráo vẫn chỉ là ven bờ, Đạo còn xa lắm !.
“Khiết khẩn Bào Hy vị nhân ý – Du du thiên cổ hướng thuỳ luân”.

Ông Aty làm được vài loại diều là khéo tay rồi, thuở nhỏ tôi vót tre làm diều vụng lắm, cứ nặng trình trịch và liệng về một bên. Sau chán quá phải làm diều nòng nọc bằng giấy suông không tre trúc gì cả !

Cô Huyền, tự nhiên có cái lý của tự nhiên, biến đổi có cái lý của biến đổi. Mọi sự vật, sự việc trong vũ trụ luôn biến động không ngừng, thế thì những cái gọi là thay đổi ấy đã có sẵn trong tự nhiên.

Kinh Dịch được làm ra trước các sách mệnh lý hàng mấy nghìn năm.

Xem mệnh lý có nhiều cách, nhưng chủ yếu là Tử Bình và Tử Vi,
Tử Vi dựa vào sự huyền ảo mơ hồ của các tinh tượng được an trong lá số, những ngôi sao ấy ám chỉ nhiều điều cho đương số cũng khá chuẩn.
Tử Bình dựa vào vật chất của âm dương ngũ hành và khí hậu bốn mùa, có cái lý của Y học, Toán học nên khá rõ với những biến đổi của đương số.

ChienKhuD
12-02-2014, 08:02 PM
Thời sinh viên tôi cũng có "1 học kỳ" được làm quen với Kinh Dịch. Ấy là vì nó không phải là môn học chính của nhà trường mà là bà cô cố tình dạy. Lấy lý do giáo trình đã có sẵn trong sách về nhà tự học, lên lớp cô chỉ dạy toàn Kinh Dịch, ai muốn học thì học, ai không học thì ngủ hoặc đi về... Tôi thì hôm học hôm nghỉ vì không hứng thú lắm, với lại trình độ cũng không đủ để lãnh hội. Lúc đó cô dạy giống như một môn khoa học vậy. Có tính toán, hình học, y học, vật lý nữa. Ví dụ tính toán 4 hướng xoay vần như thế nào, làm sao chọn được hướng tốt, sao lại có tứ hành xung (nằm vuông góc trên đường tròn), sao lại có tam hợp (tam giác đều trên đường tròn)...

roamingwind
12-02-2014, 11:13 PM
Ngày xưa phù thuỷ người tầu tên Cao Biền cưỡi diều này đi yểm các long mạch nước Nam ta đó .Chẳng biết thực hư ra sao ,ngồi chênh vênh thế sao nó không bị lộn cổ nhỉ ?

Chắc ổng ngồi trên chiếc Paragliding như vầy

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20140208_151609_zps3d4b6756.jpg

mới chụp cách đây vài ngày. Hồi xưa có một thời khoái cái này nhưng chưa từng đi.

roamingwind
12-02-2014, 11:21 PM
Tôi hỏi vợ "cho học không?". KHÔNG !!. Tôi cường điệu nói, "xì, leo lên hơn 3000 mét còn không sao xá gì mấy cái này". Vợ tỉnh bơ phán "rớt 30 mét cũng chết như rớt 3000 mét" :)

Chắc bác Lâm nói cũng đúng ... con cá đang vẫy chết trong đóng nước ... hihi...

PhiHuong
12-02-2014, 11:33 PM
http://l1.yimg.com/bt/api/res/1.2/isQdATUpFeepjN5hiAtE8A--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9aW5zZXQ7aD00Njc7cT03NTt3PTYzMA--/http://l.yimg.com/os/publish-images/news/2014-02-10/57c13820-9226-11e3-aef6-01ceb732a81d_2_HERS-jpg.jpghttp://l2.yimg.com/bt/api/res/1.2/aQ8OXzosdv6vAif9CSRWbQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9aW5zZXQ7aD01MDA7cT03NTt3PTMwOQ--/http://l.yimg.com/os/publish-images/news/2014-02-10/59cc7170-9226-11e3-b110-f5b39e1c81d1_3_HLWB-jpg.jpg http://l3.yimg.com/bt/api/res/1.2/q..lcxUftt1TfDjoN..6TQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7Zmk9aW5zZXQ7aD01MDA7cT03NTt3PTI5OA--/http://l.yimg.com/os/publish-images/news/2014-02-10/59ef3bb0-9226-11e3-883c-c31a2b0d9737_6_EPVA-jpg.jpg

roamingwind
12-02-2014, 11:57 PM
@bác Lâm
Đúng rồi bác, khoảng vài năm gần đây tôi cũng bắt đầu sợ hết giờ bác ơi. Tôi thường tính là về hưu sớm 15 năm để có giờ đi khắp mọi nơi, tôi đã làm gần được rồi, nhưng nó lại tuột khỏi tầm tay. Tuy tôi chưa ngán lắm, nhưng cũng bắt đầu sợ hết giờ vì bây giờ tôi mới biết nuôi một đứa con tốn giờ quá hehe


Đừng lo !! thời gian còn dài, sức khoe đầy tràng. Xem ông già 64 tuổi này, mà bảy năm trước vừa bệnh vừa yếu với cái bụng phệ hơn nồi nấu phở.


umn3FPCFqic

Thợ Điện
13-02-2014, 12:42 AM
Ông D không nói rõ là lượm vải dù ở đâu ? Thời đó chiến cuộc sôi động ngày nào vùng Bến Cát cũng có đụng trận .Quân đội bắn trái sáng lên để soi rõ trận địa ,khi trái sáng được bắn lên sau đuôi nó bung ra một cái dù nhỏ để giữ cho trái sáng rớt chậm lại nhờ thế soi sáng lâu hơn một chút ,dù này nhỏ vì trái sáng không lớn .còn loại trái sáng được thả từ trên máy bay rất to dùng để soi lâu khoảng 20 phút mới tắt ,dù này to lắm làm chăn đắp được

Năm 68 tôi học ở Sài Gòn về nhà Bình Dương ăn Tết .Năm đó các chú ba tấn công thành quan vào mùng 2 tết .B40 ,AK nổ vang trời .Đêm đó tôi lại leo lên tuốt cái bồn nước ngủ (bây giờ vẫn còn) để ngắm sao ,bồn nước cao khoảng 50 mét mặt trên đường kính khoảng 4 mét rộng lắm ngủ không sợ lăn té xuống đất .Nửa đêm nghe tiếng súng rầm rầm hết hồn thức dậy thấy súng bắn tung toé .chết điếng vì tiến thoái lưỡng nan leo xuống thì sợ bị làm bia bắn sẻ ,nằm lại thì cũng sợ ,sau tôi liều nằm lại té ra đó là quyết định đúng .Ngồi trên đó thấy súng bắn từ hướng Gò Cầy rồi đạn pháo từ dốc cầu Ông Đành nã lên .tiếng rít chíu chíu của đạn , tiếng hú của pháo ú ú oành .Tiếng đạn thật nghe đanh và sợ lắm vì âm thanh có sát khí .Tôi nằm chịu trận từ 12 giờ đến sáng mới tạm yên ,sờ tay xuống quần đã ướt đẫm từ bao giờ .Thật đúng là sợ té đái ,lúc ấy hệ thần kinh không kiểm soát được mọi van trong cơ thể tự động mở ra hết vì thế mới có cảnh bẽ bàng .Thường ngày đọc truyện cứ tự cho mình là kẻ gan dạ nay đụng chuyện mới thấy quá ngượng

PhiHuong
13-02-2014, 01:32 AM
Ông Thợ tè ướt quần nên mê mất rồi, hồi đó ông Dê lượm dù ở tận cái nơi... vi vu ... xa lắm.

kt22027
13-02-2014, 02:25 AM
Nhớ bác Gió có nói về computer 30 năm về trước, vào thời đó trong các trường trung học chỉ có Apple thôi, máy không có GUI như bây giờ toàn là dùng command line vài năm sau mới có Windows. Tôi nhớ là phải viết đến 2 ngày mới có hình giống chiếc trực thăng chạy ngang màn hình, chong chóng thì như chữ L ngược, lật qua lật lại như đang quay. Chỉ có vậy thôi mà lúc đó ai cũng khoái.

Mới đó mà computer bây giờ tiến bộ quá, khá nhỏ và khá khôn. Hiện nay người ta đang bắt đầu dùng voice command nhờ máy làm việc trong nhà. Tuy những kỹ thuật này đã có lâu rồi, nhưng rất khó dùng. Bác nào đã thử qua thì biết, trong xe kêu nó mở nhạc nó đi mở máy lạnh. Làm hoài không được nên nhiều người dẹp luôn. Có người nói là tại mày nói có giọng, máy nó nghe không hiểu, nhưng tôi kêu thằng Mỹ chánh tông xài thử, kết quả cũng vậy. Nhưng gần đây speech recognition tiến bộ thật, trong video dưới đây, cái cô làm bếp nói tiếng Anh cũng khá nặng giọng, vậy mà nó hiểu. Tôi chắc là do nó vừa nghe vừa học để làm quen với giọng của người chủ.

Trong video, máy này đúng là có thể làm được rất nhiều thứ vì nó lên mạng được nên nó có thể vừa làm vừa học.
Tôi rất khoái mấy trò này, lúc trước tôi có tiệm bán đồ home automation nên cái nhà tôi khá khôn. Đèn máy cho nó tự động được, lúc đi chơi vắng nhà nó làm giống như nhà mình có người đang ở vậy kẽ trợm không dám vào.

Ở đây có bác nào thích artificial intelligence không? bác CKD có định thử viết sw cờ tướng không?

j8JFtjGHgiQ

@bác Lâm,
Tôi đã từng nằm nghe tiếng súng, đúng là nghe ghê hơn trong phim nhiều. Tôi biết 2 người đã từng bị trực thăng rượt và tưới đạn. Một người sợ đến mức bây giờ cũng còn sợ, nói chung bị khủng hoảng đến gần khùng luôn. Ông này nói chỉ còn nhớ là giống như chiêm bao vậy, ông này thoát chết là chui được vào bụi tre nếu bình thường thì không thể nào lọt vào được, nhưng hôm đó ông dùng tay bươi đến lọt vào trong, các ngón tay tróc đến xương, da thịch rách nát, còn đái hay không thì không biết vì đâu có còn quần nữa đâu. Khả năng muốn sinh tồn mạnh đến thế, vậy mà lại có người tự tử.

kt22027
13-02-2014, 04:49 AM
Thằng em út tôi cũng học ngành kỹ thuật, thằng này giỏi toán đến mức lúc nó ra high school thì được nhận dạy kèm ở UCSD, nó vừa học vừa dạy vừa chơi ở đó vậy mà nó cũng học xong. Tính thằng này không giống tôi chút nào, nhận việc đi làm lãnh lương thì nó nói là sống thế phí giờ quá!! Nó xin nghỉ việc long nhong chơi, kiếm tiền lây lất qua ngày bằng cách bán đồ trên internet (phần này thì nó giống tôi hehe) và đánh online poker! Ba má tôi buồn về thằng này lắm vì tin câu "cờ bạc là bác thằng bần" Mà cũng đúng thật, nó khá nghèo.

Tôi hỏi nó đánh poker thắng thua ra sao? nó nói thắng nhiều hơn thua vì đa số mấy người chơi trên đó là dân chơi nghiện đa số là giải trí chứ không phải cơm gạo. Cơm gạo là sao? nó nói chơi đúng sát suất, không hứng ẩu, từ từ vừa chơi vừa xem lối chơi của những người khác đến mức biết cách nó hay chơi ra sao. Nhưng chơi cơm gạo riết nó phát chán (hehe bây giờ nó mới biết ngồi đó chơi cơm gạo cũng giống hệt vào hãng lãnh lương). Thế là nó bỏ ra một năm viết software đánh giùm nó. Tôi nghĩ nó làm không được nhưng cuối cùng software của nó cũng thắng nhiều hơn thua. Nó có ý định cho nhiều bảng software chạy nhưng đùng một cái online poker bị chính phủ Mỹ dẹp. hehehe đúng là người tính không bằng... Uncle Sam tính.

Trong đáy lòng tôi, nếu không vì làm ba má tôi vui lòng, tôi cũng chọn con đường của nó. Nó sống cho niềm vui của nó, nó không để ai gò bó nó hết luôn cả ba má tôi. Nó nói mọi người lo là do mọi người, nó chưa từng đem hoạ hay tiếng xấu về thì hãy tin nó. Má tôi lo sợ nó không lấy vợ, nó nói vợ con lúc đến sẽ đến, không đến cũng không sao, nó vui và tin là nó sẽ không cô đơn dù nó có chọn con đường độc thân.

Trong gia đình tôi, tôi thương thằng này nhất. Tuy có khi tôi trách nó sao không biết nghe lời, nhưng tôi vẫn phục nó vì nó dám chơi và dám sống.

Thợ Điện
13-02-2014, 05:20 AM
http://4.bp.blogspot.com/-3aivoztKk9c/Uut4QBOkk7I/AAAAAAAAB9g/AtwnHbpKl88/s1600/eight-immortals3.jpg


Đấy là tám nhân vật bất tử theo tín ngưỡng Lão giáo của văn hóa Trung Hoa, có thể là tổ tiên của những ông Công ông Táo mà bà con ta vẫn o bế trong ngày Tết...

Họ có thể là nhân vật lịch sử. Tức là dù mơ hồ thì cũng có thật, như trường hợp Lã Động Tân, Hán Chung Li và Trương Quả Lão. Hay hoàn toàn hư cấu như năm người kia. Họ có thể là quan to như Tào Quốc Cữu, tướng giỏi như Hán Chung Li, thuật sĩ giang hồ như Trương Quả Lão hay văn nhân tú sĩ như Lã Động Tân hoặc ngát tiếng cầm ca như Hàn Tương Tử. Họ có thể là mỹ nhân diễm tuyệt như Hà Tiên Cô hay là tay anh chị - vừa anh vừa chị vì... ái nam ái nữ tùy cái hứng vẻ vời của đời sau - như cô/cậu Lam Thái Hoà. Lam Thái Hòa quả là nhân vật hiện đại!

Nhân vật kiệt xuất và "ấn tượng" nhất – chính là Lý Thiết Quải.

Trong tám người, đấy là người đầu tiên đã tu lên hàng trường sinh bất tử vì là môn đồ chân truyền của vị thủy tổ ở tận đầu nguồn, là Lão Tử.


Luận về văn học sử Trung Hoa thì truyền thuyết về một số nhân vật phi phàm đã lác đác xuất hiện từ thời Hán Đường, ứng vào thời Bắc thuộc của nước Nam. Rồi cô đọng dần và hệ thống hóa vào đời Tống, khi nước Nam ta giành lại nền độc lập. Bát tiên chỉ bắt đầu hiển lộ từ thời Kim vào đầu thế kỷ 12, rồi nói có sách mách có chứng về tích "quá hải" là từ thời Nguyên Mông - khi Hán tộc rơi vào ách cai trị Mông Cổ từ thế kỷ 13.... Qua đời Minh về sau thì hình ảnh bát tiên đã tràn ngập sân khấu và nghệ thuật rồi xuất hiện ở từng nhà. Kể cả nhà Nam của chúng ta.

Luận về văn hóa chính trị, hình ảnh rạng rỡ nhất của bát tiên khởi sự xuất hiện vào đời Tống.

Đời Tống cũng là khi văn hóa Trung Hoa tỏa sáng với rất nhiều phát minh kỹ thuật và khi cuộc sống người dân lại có vẻ dễ thở nhất nhờ sự suy yếu của triều đình trung ương. Yếu nhất trong cả ngàn năm lịch sử gần đây của Trung Quốc. Mà yếu quá thì gẫy! Kể từ đó Trung Quốc mới bị các dị tộc họ coi là man rợ ở chung quanh khuất phục, sau Liêu, Kim, Tây Hạ, Tây Tạng thì có Mông Cổ và Mãn Thanh cho đến năm 1911...

Khi nhớ lại xuất xứ bát tiên và Bồng Lai cảnh thì ta cũng nghĩ đến một tiền lệ là Trúc Lâm Thất hiền vào đời Tấn (năm 263) của con cháu Tư Mã Ý sau thời Tam Quốc.

Đời Tấn là khi ách độc tài lên tới đỉnh hắc ám nhất và một số trí thức bèn trốn vào rừng trúc. Thất hiền là tiêu biểu cho nền văn hóa ở ẩn mà thật ra là lánh nạn khi triều đình Khổng Nho được tái lập. Thế rồi trước sau, họ đều phải bỏ áo Lão khoác áo Khổng ra hợp tác với chính quyền cách mạng. Chỉ còn Kê Khang là chết thảm, một phần cũng vì tay các đồng đạo cũ trong vườn Trúc Lâm.

Một ngàn năm sau, khi đất nước Trung Hoa đã mất chủ quyền sau đời Tống thì bậc đại trí nghĩ xa hơn vườn trúc mà dựng nên đảo Bồng Lai và cõi bất tử, với tám người đã thành tiên. Trong số này, người bất tử đầu tiên và đúng là số một, không phải là Lã Động Tân mà là Lý Thiết Quải.

Nôm na là Lý Nạng Sắt...


Mỗi thời lại có một truyền thuyết về nhân vật này, nhưng tựu trung về bi kịch thì chỉ vì một tên đệ tử... có hiếu.

Chẳng biết là sinh vào đời Chu hay thời Tiên Tần, hoặc đời Tống, nhân vật Lý Huyền hay Lý Ngưng Dương, Lý Hồng Thủy, Lý Nguyên Trung, có tên lúc nhỏ khá tiền định là Quải Nhi và có tự là Lý Khổng Mục. Chỉ biết rằng ông học đạo với chính Lão Đam, hay hóa thân của vị sư tổ này là Thái Thượng Lão Quân, và lên tới bậc phi phàm. Ông coi chuyện hình tướng là vô dụng, tiền tài là dép rách.

Một ngày kia, Lý Huyền xuất hồn lên trời gặp thầy và dặn đệ tử là canh cái xác phàm của mình trong một tuần bảy ngày thì sẽ về. Đến ngày thứ sáu thì tên đệ tử nóng ruột vì có bà mẹ vừa mất. Chữ hiếu là quan trọng nhất. Quay về cư tang là chuyện phải đạo. Nhưng sợ cái xác phàm của thầy bị phạm nên trước khi đi lại đốt cháy thành than.

Cho nên khi hồn vía Lý Huyền trở về thì mất hộ khẩu.

Lang thang mãi nên đành gia nhập hàng ngũ quần chúng nhân dân lao động, là mượn cái xác của một người hành khất vừa chết. Quyết định sáng suốt mà thê thảm.

Người ăn mày chỉ có một chân, cái đầu gớm ghiếc, bộ mặt ghê hồn và tóc tai bù xù dơ bẩn. Ở trên kia, thầy Lão Tử thương người đệ tử không may mà phóng xuống một vòng vàng để cuốn tóc cho gọn, và một cái nạng bằng sắt để di chuyển cho nhanh. Từ đó Lý Huyền mới có dáng dị nhân và cái tên là Lý Nạng Sắt...

Việc đầu tiên của Lý Thiết Quải là thi triển thần thông. Trút thuốc trong bầu hồ lô cứu sống bà mẹ của tên đệ tử hiếu đễ mà lơ đãng này, rồi đi hành hiệp khắp bốn phương để cứu giúp người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức.

Ông xứng đáng là khuôn mặt của Trung Quốc... thời cách mạng. Mà thời thân mẫu nào của Trung Quốc chẳng là thời cách mạng.?


Ngày nay, nếu ai có sợ dáng vẻ dị hợm của Trung Quốc thì đã có người nói đến từ tâm của Lý Thiết Quải. Truyền thuyết phổ biến là họ Lý này hơi nóng nẩy thô bạo nhưng thật ra thì Trung Quốc cũng biết thương người. Với hình tượng của kẻ bần cùng nhất, đến độ phải đi ăn mày, Trung Quốc vẫn kết một cái kiềng vàng rực rỡ trên đầu. Có nghĩ đến cái vòng kim cô trên đầu kẻ sĩ làm quan thì cũng chẳng sai.

Và dù có cụt chân thì khi nổi giận nạng sắt đã thừa sức phang tới Đông hải...

Phép phân tâm học đời nay có thể nhìn ra nhiều ý nghĩa tiềm ẩn như vậy trong một nếp văn hóa tập thể. Sau mấy trăm năm lầm than nơi Bồng Lai không hề có, Trung Quốc ngày đang mơ ngày hái quả. Họ gọi đó là quá hải....

ChienKhuD
13-02-2014, 08:01 AM
Dạ hồi đó ở khu Tân Uyên bác Lâm. Ngoài vải dù còn có lon gi-gô, dao găm, nón cối... Mấy cái đồ lính tránh này xài bền lắm. Lúc nhỏ tụi nhóc thường cầm dao găm hát nghêu ngao: Nó có súng mình có dao găm - Nó bóp cò mình nhảy vô đâm.

@bác KT. Tôi chẳng biết gì về lập trình nhưng nếu lập trình game thì tôi sẽ viết game tầm cỡ như Flappy Bird mới được. Con chim lẻ loi nghĩ cũng tội không chịu được sóng gió nên bị bức tử dù mỗi ngày nó đẻ trứng vàng tới 1 tỷ đồng :)

Hồi xưa tôi mê đọc truyện nhưng ngồi trước màn hình CRT chịu không nổi đành phải kiếm phần mềm cho nó tự đọc. Chỉ cần copy/paste chữ vào là có giọng nữ ngọt ngào đọc nghe đã lắm. Có điều nó đọc không có cảm xúc cứ đều đều đều đều nên nghe lát là ngủ luôn. Phải mê lắm thì mới nghe hết được. Những âm thanh đều đều rất dễ ru ngủ nên trời mưa ngủ ngon là vậy, nhiều người vừa nghe kinh chừng 10 phút là lăn ra ngủ ngon lành.

kt22027
13-02-2014, 10:54 AM
bác CKD, tôi vừa google Flappy Bird mới biết game này nổi tiếng quá nhưng chưa hiểu tại sao phải bức tử vậy? đâu có ai bắt phải cho game này chết đâu. Tôi cũng không hiểu sao game đơn giản vậy mà lên được #1

ChienKhuD
13-02-2014, 11:34 AM
Đôi khi sự đơn giản lại làm nên sự khác biệt đó bác KT. Game này rất đơn giản từ đồ họa đến tính năng nhưng chơi cực kỳ khó. Những game truyền thống thường khá dễ khi mới bắt đầu và khó dần trở về sau, nhưng Flappy Bird đi ngược lại mindset đó: nó khó ngay từ màn đầu tiên. Người chơi sẽ "chết" chưa tới 1 giây. Hơn nhau dù chỉ 1 điểm cũng thể hiện đẳng cấp khác biệt. Game này làm người ta nghiện bởi nó đánh trúng vào tâm lý "game dễ chơi như vầy mà tại sao lại chết", đa phần người ta "nghiện" vì muốn vượt qua chính mình, chơi trong cảm giác gò bó khó chịu nhưng không dứt ra được.

Chuyện không có gì nếu cha đẻ (29 tuổi) của game không tiết lộ doanh thu của game hằng ngày là 50.000$. Thiên hạ hay ghen ăn tức ở có người dọa giết, kẻ khác dọa kiện vài triệu đô... làm chủ nhân khủng hoảng tin thần bức tử con yêu của mình luôn.

kt22027
13-02-2014, 12:16 PM
Hôm nay có hứng viết về technologies hehe. Gần đây con người tiến bộ rất lẹ trong lãnh vực vi tính + internet + cellular network + hằng loạt các loại sensors... có nhiều thứ rất dễ thực hành tuy nghe sơ sơ có nét khoa học giả tưởng.

Bây giờ người ta có thể đeo sensor để đo điện não, và dựa vào đó biết được người này có thích cái mình đang nhìn không. Thí dụ dựa vào kết quả người đi shopping, những thứ cô này thích sẽ được ghi nhận, máy tự động tìm thêm tin tức từ các món này, sao đó gửi cho cô này là nên mua thứ nào hợp cho cô hơn. Nói tới cùng có nhiều cách dùng lắm.

Một công ty Nhật đã cho ra hàng loại này rồi, cái video này cho thấy đồ đeo này khá thô, trên thực tế nó không cân to như vậy.

CDgkX-JY_wM

Khoảng một tuần trước có nghe tin một anh đi câu cá bị lạc ngoài biển gần 15 tháng! trôi từ Mễ qua đến Marshall Island. Anh sống bằng cách ăn cá và rùa sống. Uống máu rùa giải khác, và chui vào thùng đựng đá ngủ. Những vụ này khiến tôi hay nghĩ tới cách lấy nước uống từ nước biển. Hồi đó tới giờ người ta làm 2 cách. Nấu lấy hơi như nấu rượu, hoặc dùng reverse osmosis. Cả 2 cách đều tốn khá nhiều năng lượng. Tôi có nghe qua là có thể lấy muối ra khỏi nước bằng cách dùng hoá chất. Nếu làm cách này được người đi biển chỉ cần đem theo chất này rồi pha vào uống. Nhưng nó không đơn giản như vậy, chất này Methylenedianiline react với muối nhưng lại là chất độc. Ở đây có bác nào chuyên ngành hoá không? Tôi nghĩ nếu tìm thêm một chất nữa hoá chất độc này thì mình có thể dùng nó với nước muối hehehe what a long shot, but who knows!

kt22027
13-02-2014, 12:35 PM
Xem Bát Tiên của bác Lâm làm tôi nhớ tới thằng bạn. Thằng này có nhiều sách lắm, nhưng nó quí hơn vàng. Do tôi mê Tây Du Ký nên khi thấy nó có cuốn Bắc Du Chơn Võ tôi thèm quá trời. Năn nỉ cở nào cũng không cho mượn, cuối cùng tôi phải làm cái cần câu ngon thật là ngon cho nó nó mới cho mượn... 1 ngày. Mừng quá trời, đem về đọc ngấu nghiến. Nhưng thất vọng quá truyện không hay hehe. Sau đó nó đòi cho tôi mượn Đông Du Bát Tiên nhưng tôi không thèm nữa. Bác Lâm có đọc Nam Du, Đông Du chưa? Tôi có nên tìm đọc không?

@bác CKD
Nếu biết cái này chắc tôi cũng làm game loại này, kiếm 50k một ngày còn ngon hơn trúng số hehe. Nhưng bây giờ ở trên internet game loại này nhiều quá trời luôn, đúng là sức hút đồng tiền mạnh thật. Có đủ tứ tên hết, Tôi đang nghĩ cho ra lò cái game nghe hơi giống Flappy Bird, how about... Crappy Turd? ;)

ChienKhuD
13-02-2014, 12:47 PM
Tôi có đọc về anh Mễ này. Nghe đâu giờ anh ấy bị chứng thiếu nước trầm trọng vì chưa thích nghi được với cuộc sống bình thường. Cái này cũng giống như con cá chết ngộp trong nước vậy, do anh ta đã quen với việc sử dụng rất ít nước khi trôi dạt trên biển. Bản năng sinh tồn của con người ghê thật. Bác đọc truyện Tình yêu cuộc sống của Jack London chưa. Sau khi được cứu sống cứ mỗi bữa ăn anh lính bí mật đem giấu một phần thức ăn. Cái đói, cái khát đến xuýt chết mà anh đã trải qua để lại hệ lụy mãi về sau.

Bác KT mê về IT có nghe nói gì về bitcoin không? Trước đây nó rẻ như bèo giờ thì nó leo cao chót vót. Ở VN 1 đồng bitcoin giá hơn 20 triệu. Bây giờ tụi Tàu đầu tư PC khủng để đào bitcoin nghe nói làm ăn cũng được lắm. Tuy nhiên tôi nghĩ kẻ kiếm lợi nhiều nhất chính là mấy thằng bán ra máy đào bitcoin. Nó dùng CPU và card đồ họa chuyên dụng rất đắt tiền.

kt22027
13-02-2014, 12:54 PM
bác CKD, tôi biết bitcoin và cũng hay theo dõi cái này. Tôi chưa tin nó lắm vì nó hay được dùng vào việc rửa tiền. Hình như hôm qua có tin nó rớt nặng vì không cho rút tiền nữa bởi có activity hơi lạ. Chuyện đó tôi chưa đọc qua bác CKD

Aty
13-02-2014, 02:14 PM
@bác KT
Con diều của bác lúc bắt đầu chơi tui cũng đã làm. Có chế biến thêm 2 cái râu 2 bên, rồi lấy cái hình vuông cắt làm 2 dán ở cuối con diều. cón cái đuôi thì cắt giấy dán khoanh tròn dài ngắn tùy thích. Có khi thì làm con diều trụi lủi chỉ có hình vuông thôi. Nhưng phải làm cái đường cung sao cho nó mềm để nó uốn cong lên cho cân bằng.
Lúc tụi nhỏ đòi làm diều thì tui không có gì để làm bác KT ơi. Cũng tiếc, nhưng có lẻ mai mốt có cháu thì sẽ làm cho tụi cháu mấy con :)

@bác Phi
Thằng em ham chơi nên học đòi làm diều. Cũng bị chửi hoài nhưng vì cái đam mê con nít đó bác, hi hi.

Gởi các bác cái hình con diều tên là Mát-Tô-Nô giống như chiếc thuyền này.


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/condieu.jpg

Aty
13-02-2014, 03:24 PM
Chắc ổng ngồi trên chiếc Paragliding như vầy

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20140208_151609_zps3d4b6756.jpg



Hôm trước thăm Mũi Né cũng thấy người ta chơi con diều này đó bác Wind. Thấy họ bay lọt xuống biển, loay hoay 1 hồi lại thấy họ bay lên lại. Người chơi là em gái ngoại quốc. Không dám tả thêm đâu, sợ dính chưởng :)

Aty
13-02-2014, 03:41 PM
Tôi hỏi vợ "cho học không?". KHÔNG !!. Tôi ...

Bằng chứng hùng hồn quá. Tui phải lục lọi kí ức coi có được cái nào mang ra đua với bác Wind mới được, he he.

PhiHuong
13-02-2014, 04:34 PM
Nghe bác Dê và bác KT nói chuyện về công nghệ máy tính tôi chỉ hiểu lờ mờ thôi, không biết cái phần mềm đọc chuyện của bác Dê mà đem copy/paste Kinh Phật bằng chữ Hán cổ (phồn thể), thì nó có đọc cho mình nghe được không ?, hoặc nó có dịch ra chữ quốc ngữ Hán Việt được không ?.
Bởi tôi thấy có người không thạo Hán ngữ mà cũng dịch được Kỳ phổ, chẳng nhẽ họ đem tự điển ra để dịch từng chữ ư ?!.

ChienKhuD
13-02-2014, 06:15 PM
Dạ bác Phi xem bài viết này, không biết nó có dịch được chữ Hán cổ không:

http://cotuong.thanglongkydao.com/threads/42933-Kinh-nghiem-dich-thuat-Hoa-ngu.html

Mạo phép cho nó tự động dịch lại bài Khí Phụ, bác xem có ổn không?

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/App/Khi%20Phu.png

PhiHuong
13-02-2014, 08:53 PM
Bác Dê, bài viết rất công phu và chất lượng, hữu ích quá !
Tôi vừa vào bằng google không thấy hình gì cả, nên thử vào lại bằng Firefox thì mới thấy hình, xem kỹ bài viết tôi chỉ thấy giới thiệu hoa ngữ giản thể mà chưa thấy phồn thể (cổ tự).
Như vậy là muốn dịch sách thì phải chụp ảnh rồi đưa lên đây phải không ? chứ nếu chép từng chữ thì quá lâu công !.

ChienKhuD
13-02-2014, 08:59 PM
Cái tool này không biết có dịch được cổ tự không bác Phi. Bác thử post vài dòng hay vài đoạn văn tôi xem nó có dịch được hay không. Nếu là sách giấy thì mình có thể chụp hình từng trang hay từng đoạn văn, sau đó dùng công cụ tách chữ ra rồi dịch.

Nếu dịch được thì bác đưa tôi mấy cái hình đó tôi trích chữ ra cho bác. Nhưng cái công cụ đó chỉ tách ra được chính xác khoảng 70% chữ. Một số chữ nó k tách được hoặc tách sai bắt buộc bác phải nhập bằng tay.

PhiHuong
14-02-2014, 12:56 AM
Như bác Dê nói thì 30/% không dich được có thể là chữ không có trong tự điển, phải nhập bằng tay thì lâu lắm. Năm ngoái tôi chép lại mấy chục đôi câu đối chữ viết tay của gia tộc bằng máy tính cho đẹp để lưu lại, có nhiều chữ trong tự điển không có tôi phải cắt chữ ra rồi ghép cho đúng với bản gốc. Tự điển không những thiếu nhiều chữ mà thậm chí có chữ còn đọc sai, tra mấy quyển tự điển đều bị đọc sai như nhau thế mới ngán ! thời thịnh nho không còn thì tự điển dịch sai cũng là lẽ đương nhiên.
Chữ nhỏ như hạt gạo mà chụp bằng điện thoại thì không thể rõ được, dùng kính núp soi trang sách thì rõ ràng chứ nhìn hình đã chụp bằng điện thoại thì chẳng còn ra cái gì nữa.

Thợ Điện
14-02-2014, 04:31 AM
Có người nhờ chữ mà biết nghĩa ,có người tham khảo qua sách vở .Lại có người biết bằng kinh nghiệm bản thân ,như anh Tý nghĩa chữ thượng là ở trên , lên trên anh đều biết bằng kinh nghiệm bản thân vì đời hào hoa sóng nước của anh đã biết bao lần thượng mã .Cho nên cái chuyện leo lên trên anh không lạ gì

Hehe ,Tuy nhiên ,bản thân tôi rất mến và phục ông ấy .Không phục sao được khi biết rằng những thằng bạn già chẳng còn cơ hội nào làm diều hay thả diều long rong trên cánh đồng tuổi thơ nữa .Ông vẫn tỉ mỉ vẽ sơ đồ hướng dẫn cẩn thận .Việc chơi đã thế việc thật ông còn tỉ mỉ đến đâu .Tính cách đó cho thấy nhất định ông là kẻ thành đạt
Cũng mong ông đừng như ông Phi mà cho rằng tôi chỉ khen hão .Sắp đến tuổi cổ lai hy chỉ đứng từ xa hoặc nghe hơi gió cũng phải biết rằng con nào là kỳ nhông kỳ đà hay cắc ké chứ

Muốn tặng ông bản nhạc sợ ông khinh là sến nên không dám

Em ơi cho dù súng mình giờ đây lẻ loi........Cỏ hoa chất đầy thuyền về bến mộng trên vùng yêu thương kết nụ tầm xuân .Nhạc hay thế mà ông chê

VhnEmSXIpvE

Tontu
14-02-2014, 04:59 AM
Dạo này bận quá nên ít vào. Tranh thủ ít thời gian chạy vào chơi tí.

Nhìn loáng thoáng mấy trang có nhiều bài thú vị thật. Quý ông trò truyện rôm rả vui ghê. Quý bác như vậy là sướng hơn mình, ít ra không bị nặng đầu. Dạo này bận tới gần 9PM mới lọ mọ về. Ăn xong chén cơm chỉ muốn lăn đùng ra ngủ. Lại còn cái khoản dẫn bà nhà đi chơi nữa, mệt đứt hơi.

Quý bác ở chơi. Hôm nào rảnh lại chạy ào vào hóng bài quý ông. Ông Trung nói đúng! TLKD dễ làm người ta nghiện vì có nhiều chủ đề hay và thú vị.

Quý bác và quý anh em ở chơi.

Kiem_Nhat
14-02-2014, 12:45 PM
Em ơi cho dù súng mình giờ đây lẻ loi........Cỏ hoa chất đầy thuyền về bến mộng trên vùng yêu thương kết nụ tầm xuân .Nhạc hay thế mà ông chê

VhnEmSXIpvE

Sắp lên đường đi xa, nghe mấy bản này, em nhớ con quá.

cotuongsonghong.vn
14-02-2014, 03:46 PM
Mình lập 1 nick chơi cờ online, mình chỉ chơi thua nên điểm cứ thấp dần, đến mức đánh với các bạn gần như chỉ mới học hết nước cản. Ngay từ khi khai cuộc, mình thường để đối thủ hơn 1 mã hoặc pháo chống, tiếp theo mình đánh cẩn thận hơn, kết quả là có thể thắng, thua, hòa. Qua nghiên cứu hơn 50 ván đấu, công nhận anh em điểm thấp là do để phí quá nhiều cơ hội, chỉ cần tinh ý một tý, tính được 2 nuớc là có thể chiếu hết mà bạn chơi cứ loay hoay mãi, chuyện đi cho ăn không là chuyện thường. Các bạn thường rất yêu cờ, chơi đuợc vài năm mà không khá lên được! Cứ ở trình độ cao hơn là thấy bên trình thấp hơn chỉ đi loanh quanh, anh em có gì cho ý kiến bình luận sang nhiều lĩnh vực khác nhé!

PhiHuong
14-02-2014, 04:21 PM
Hì, Ông Thợ, hằng ngày thấy những cái hay ho nghiêm túc người ta đều lảng tránh, trai gái đi bên nhau toàn nói huyên thuyên, hão huyền mà vẫn thích nghe. Thế thì những cái hão huyền kể cũng có giá phết !.

Bác Dê, bài Khí Phụ dịch khá chuẩn, chỉ có chữ đa âm thì chọn chưa đúng.
Ví dụ chữ 上 Thượng, nghĩa là ở trên, chỗ này phải đọc là Thướng, có nghĩa là đi lên,
Hoặc chữ 當 Đương, nghĩa là đang khi, chỗ này phải đọc là Đáng, có nghĩa là đích đáng.
“bà mối phiền nhiễu kia đã đi xa, còn ai đích đáng hứng chịu để trút nỗi hờn nữa đây !”.

Aty
14-02-2014, 04:44 PM
.... có gì cho ý kiến bình luận sang nhiều lĩnh vực khác nhé!

Tuy chưa hiểu lắm về câu hỏi của bạn. Nhưng nếu muốn đánh cờ hay hơn thì chịu khó nghiên cứu. Sách vở ở đây nhiều lắm mà. Cứ chọn đại 1 khai cuộc nào thích rồi theo đó mà tập thì chắc chắn sẽ tiến bộ nhanh ( hơn khi trước ). Sau đó cứ đánh độ ( cà phê thôi nhé )nhiều trận, chắn chắn không cần nhiều năm sẽ thấy khác ngay. Chúc bạn thành công .

Aty
14-02-2014, 05:10 PM
......
Muốn tặng ông bản nhạc sợ ông khinh là sến nên không dám....
Nhạc hay thế mà ông chê


Hi hi, bác cũng thấy đó. Thằng em học hành không tới đâu cả. Mày mò rị mọ cho lắm cũng là thằng tệ nhất trong đám tệ. Đỗ lỗi cho cái số để cảm thấy yên lòng thôi bác ạ.

Cuộc đời may mà có 2 chữ may mắn. Bằng lòng với hiện tại khi mà không còn đường tính nào nữa. Để còn thời gian lo cho mùa hè tới là xách cần đi câu. Lúc đi câu em không nghĩ sẽ được bao nhiêu cá. Nhiều lần đi câu cá về không có con nào cũng thấy vui. Cái vui ở đây là mình đã làm được điều mình thích. He he. Sướng quá đi mà.

Em cũng là đệ tử của giòng nhạc bô lê rô, mà bác nói em chê chất giọng mùi của ca sỹ Trường Vũ sao được. Nhớ lần coi Trường Vũ song ca cùng Hoàng Lan tới câu .. thì thôi kỹ niệm mình khắc trong lòng... anh ta đưa cái tay lên như là rất dứt khoát, ai dè hát xong bài anh ta te te đi vô sân khấu 1 nước, trong khi Hoàng Lan vẫn còn đứng đó . Em với bà xã cười quá chừng.

Alent_Tab
14-02-2014, 06:12 PM
Em Aty có khỏe không, chị vừa đi hát quan họ về tiếc là không đem máy ảnh đi chụp mấy kiểu hầu ông anh Lâm

huyenmapu
14-02-2014, 08:17 PM
Em Aty có khỏe không, chị vừa đi hát quan họ về tiếc là không đem máy ảnh đi chụp mấy kiểu hầu ông anh Lâm

Anh Phong sầu lại say rồi ah.

Aty
14-02-2014, 08:54 PM
Em Aty có khỏe không, chị vừa đi hát quan họ về tiếc là không đem máy ảnh đi chụp mấy kiểu hầu ông anh Lâm

Hô hô ông Alent :)) bị hack rồi heng :)) .

Thợ Điện
14-02-2014, 11:32 PM
Ai cũng phải nhận Heidi Agan giống Kate Middleton như hai giọt nước. Cũng mái tóc ấy, nụ cười ấy, cái cằm, cái đồng tiền ấy...

http://www.genevieveng.com/wp-content/uploads/2013/10/heidi-agan-620jt092112.jpg

Duy chỉ có một chi tiết khiến hai người khác nhau là mầu mắt. Của Kate thì nâu. Của Heidi thì mầu xanh. Vì giống Kate nên Heidi đã được mời xuất hiện ở nhiều nơi và được trả thù lao đáng kể để có thể bỏ hẳn việc làm cũ để đóng vai Kate Middleton ở rất nhiều nơi, kể cả ở New York cách đây vài tháng. Không biết Heidi có tính mang cái bầu để cho giống Kate thêm nữa hay không.
Người có thể phân biệt Kate thật với Kate giả chắc chỉ có hoàng tử William. Kate chắc không phiền vì Heidi giống mình, Heidi cũng xinh đẹp và thực sự rất giống mình. Heidi được tiếp đón nồng nhiệt ở tất cả những nơi cô xuất hiện.
Ở Miên Dương thuộc tỉnh Tứ Xuyên có một phụ nữ với một khuôn mặt rất giống một nhân vật nổi tiếng khác. Có điều nhân vật rất nổi tiếng kia lại là một người đàn ông. Người đàn ông này lại không đẹp trai chút nào. Nhà văn Vũ Trọng Phụng mà còn sống chắc thế nào ông cũng hét lên là đã tìm được nhân vật chị Doãn của ông rồi. Vũ Trọng Phụng viết về nhân vật chị Doãn của ông như thế này: "Chị Doãn có vẻ đẹp của một người đàn ông không đẹp trai."

http://farm3.staticflickr.com/2832/11102468014_5b9d7d5c63_o.jpg

Người phụ nữ ở Tứ Xuyên tên là Chen Yan có một khuôn mặt không giống ai, mà lại giống hệt như Mao Trạch Đông từ những năm còn trẻ. Năm nay nàng 51 tuổi. Có thể nhan sắc cũng không còn bao nhiêu. Kỹ thuật bơm hút căng kéo chắc cũng chẳng thể cải thiện được tình hình, làm cho nàng giống ... sao Hàn được nên nàng chấp nhận chuyện mình càng ngày càng giống Mao Trạch Đông. Nàng không vùng vằng phản đối nữa mà đành chịu giống Mao Trạch Đông cho rồi. Thế là nàng cắt tóc cho ngắn đi, chải tóc ngược ra đằng sau, gắn thêm cái nốt ruồi dưới môi, đôi mắt nhìn xa vắng thế là biến thành cục cưng của Giang Thanh ngay.

http://farm3.staticflickr.com/2824/11102445416_e459be49ef_o.jpg

Chen Yan bỏ việc cũ, việc bán hàng để đóng vai Mao Trạch Đông toàn thời gian. Báo chí cho biết nàng đang kiếm được khá tiền qua việc xuất hiện tại các cơ sở thương mại để quảng cáo cho các cơ sở ấy. Mỗi lần nàng đi ra đường là bao nhiêu người xúm lại xin chụp ảnh kỷ niệm với bác Mao giả.
Nhưng ở nhà thì chồng của nàng rất khó chịu về chuyện vợ mình giống Mao Trạch Đông.

cotuongsonghong.vn
15-02-2014, 12:07 AM
Tuy chưa hiểu lắm về câu hỏi của bạn. Nhưng nếu muốn đánh cờ hay hơn thì chịu khó nghiên cứu. Sách vở ở đây nhiều lắm mà. Cứ chọn đại 1 khai cuộc nào thích rồi theo đó mà tập thì chắc chắn sẽ tiến bộ nhanh ( hơn khi trước ). Sau đó cứ đánh độ ( cà phê thôi nhé )nhiều trận, chắn chắn không cần nhiều năm sẽ thấy khác ngay. Chúc bạn thành công .
Có nhiều ý, trong đó có ý là cái gì cũng cần có bài bản, không biết sẽ biết, vừa tiết kiệm thời gian mà còn hiệu quả nhưng Trò tìm thầy hay đã khó, thầy tìm trò hay còn khó hơn...

cotuongsonghong.vn
15-02-2014, 12:08 AM
Tuy chưa hiểu lắm về câu hỏi của bạn. Nhưng nếu muốn đánh cờ hay hơn thì chịu khó nghiên cứu. Sách vở ở đây nhiều lắm mà. Cứ chọn đại 1 khai cuộc nào thích rồi theo đó mà tập thì chắc chắn sẽ tiến bộ nhanh ( hơn khi trước ). Sau đó cứ đánh độ ( cà phê thôi nhé )nhiều trận, chắn chắn không cần nhiều năm sẽ thấy khác ngay. Chúc bạn thành công .
Tối nay mình xem tivi, ubnd thành phố Hà Nội phê bình ban tổ chức lễ hội Chùa Hương, phê bình ubnd huyện Mỹ Đức, văn bản của ub không thừa chữ nào, điều gì cũng có căn cứ...chuẩn. Hết đường dân chợ buôn bán gian lận,truyền tai nhau lấn chiếm vỉa hè, không ai phạt đâu. Thế mới biết điều gì cũng có lý có tình, vấn đề là vị trí ở đâu, chức vụ gì thì trình độ tổng hợp tương phù hợp tương xứng..., giờ chỉ nên tin: chính quyền, công ty uy tín, chuyên gia uy tín, liên đoàn cờ, thanglongkydao.com , thông tin về cờ trên thăng long kỳ đạo rất nét, nhất là lịch thi đấu cờ, lễ hội không nhầm tí nào, nhiều người hay mở website này tìm lễ hội về cờ, đến địa điểm xem cờ là có, tuy chưa bao quát hết cũng đủ đi kín lịch luôn. Đợt này trên Hội Lim chưa có thông tin gì, xong tui thấy có quá nhiều lễn hội cùng lúc, lễ hội nào cũng có cờ!

Tontu
15-02-2014, 05:16 AM
http://1.bp.blogspot.com/-ULrlpBQgMeY/UQuXn4Yc2oI/AAAAAAAAAQk/dRhRq6j07JA/s400/happy-valentines-day.png


I wrote your name in the ocean.
But the wind blew it away.

I wrote your name in the sand.
But the waves washed it away.

I wrote your name in my heart.
And it will stay there forever.


Chúc toàn thể quý bác cùng anh em gần xa một Valentine's Day thật ấm cúng, và hạnh phúc bên người thương yêu.


Y1hcc1QvM2Q

Thợ Điện
15-02-2014, 07:03 AM
I wrote your name in my heart.
Anh it will stay there forever.[/I]


Hừ Bác đã viết không biết bao nhiêu tên người đẹp vào tim nhưng nó có ở đấy đâu

y3VJCuBqikY

Aty
15-02-2014, 01:11 PM
Bác Tôn đang nói về 1 tình yêu vừa chớm nở, với bao nhiêu lời văn có cánh.


Hôm qua chàng đánh xe đến nhà nàng, mời nàng đi chơi.
Nàng: anh chờ em tí.
Chàng mĩm cười: uhm em.

Chừng 45 phút sau, cả 2 cùng ra xe, chàng mở cửa mời nàng lên xe, không quên tặng nàng bó bông


http://www.thegiftofflowers.co.uk/media/gbu0/prodxl/Valentine%20Special.jpg


Bác Lâm diễn tả về đoạn cuối tình yêu.


Hôm nay sau một thời gian dài sống chung, chàng chuẩn bị chở nàng đi chợ.
Nàng: anh chờ em tí.
Chàng: bà không nhanh thì đi taxi nhé, lát tôi còn phải đi nhậu nữa đấy.




http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/079.jpg

nhachoaloiviet
15-02-2014, 01:30 PM
Nhân sau ngày Valentine e xin góp tý gió, nói về phái đẹp hi mong cả nhà đều vui

Hồi mới sang làm sinh viên Uc, e có cuốn cuộc đời và tác phẩm Picasso, cuốn sách khá to, vô số tranh ảnh. Trong đó có một bức tranh khá ngô. Tên là pissing woman-người phụ nữ đang tè. Bức tranh dc thể hiện trằn trụ, trực tiếp không cách điệu tượng trưng j sat. Hơn nữa người phụ nữ trong tranh Picasso đều là mông to như đít trâu, ngực thì bt chứ nào có chân dài như bây giờ. Lúc đó e tạm thời coi như đó là nghệ thuật cao siêu. ?.

Một thời gian sau, khi về Vn , e mua cuốn tập truyện ngắn Nam Mỹ. Trong đó có 1 truyện khá lạ, hình như tên là Mặt trăng và cầu vồng. Nhà văn kê? chuyện một chàng trai yêu thầm một cô thôn nữ trong vùng, và hay tìm cách để ngắm nhìn cô. Chàng ta hay lén đi theo cô mỗi lúc cô vào rừng, và mỗi khi cô gái bỗng dưng muốn khóc, khi cô vén váy ngồi xuống để lô. ra thì chàng trai nấp sau bụi cây say mê ngắm nhìn , với cảm xúc yêu đương dâng trào mãnh liệt. Tác giả miêu ta? hình ảnh cô gái lúc ngồi đái là đẹp nhất , đáng yêu nhất trong mắt chàng trai. Đúng là một truyện ngắn lạ và hay.

Nhưng mà hay ơ? chỗ nào? Có le hay là do bản tính của đàn ông con trai ai cũng tò mo muốn khám phá thân thể con gái. Hồi bé thằng nào cha? Từng tham gia vài phi vụ nhìn trộm con gái đi vs hay tắm. Nhìn như thế vô cùng thích thú. Hơn nữa dù dc nhìn tận mắt một cái rồi nhung5 vẫn muốn nhìn thêm nhiều cái khác nhau, cho dù biết nó về cơ bản chẳng có j khác

huyenmapu
15-02-2014, 09:46 PM
Các chú cứ nói thật hết những gì về tương lai sau khi kết hôn làm chúng cháu buồn quá ah :P . Dẫu sao sự thật vẫn cứ là sự thật, mà sự thật là các chú các bác luôn biết và chăm sóc chị em như xưa :cuoihihi .

Thợ Điện
16-02-2014, 05:42 AM
Ối hơi đâu mà tin cháu ơi ! mấy cha chém giớ đó .Đa số bị vợ bắt nạt không biết giải toả vào đâu .lên đây nói xấu nó một chút cho nguôi khuây đó mà

Các ông nhachoa , toan ,123456 còn trẻ nên khoái đi rình chứ già rồi thì lại khoái cái khác

Số là tôi có ông bạn được con nó giao cho nhiệm vụ bón cơm cho cháu .Mỗi ngày ông công kênh thằng bé ra trước nhà vừa búng chim thằng bé vừa bón cơm .Mồm xuýt xoa liên tục ..Ôi con chim đẹp quá ...măm măm ..giỏi giỏi
Có lần vô phúc cho ông có thằng cảnh sát đi ngang trông thấy .Nó bèn xuống xe làm cho ông một trận ,bảo là cấm quấy rối tình dục thằng bé .Nếu nó trông thấy lần nữa sẽ lôi ông ra toá
Ông sợ hết vía cúp tai cõng cháu phóng thẳng vào nhà .Tôi hỏi
-Rồi ông còn nghịch nữa không ?
Ông bảo -Vẫn nghịch nhưng mình ở trong nhà thôi ,thò đầu ra nó bắt bỏ mẹ

123456
16-02-2014, 11:20 AM
chỉ lẳng lặng vào bấm thank thôi mà cũng bị lão Thợ cà khịa.cay mũi quá :))

ChienKhuD
16-02-2014, 11:53 AM
..Ôi con chim đẹp quá ...măm măm ..giỏi giỏi
Có lần vô phúc cho ông có thằng cảnh sát đi ngang trông thấy .Nó bèn xuống xe làm cho ông một trận ,bảo là cấm quấy rối tình dục thằng bé .Nếu nó trông thấy lần nữa sẽ lôi ông ra toá
Ông sợ hết vía cúp tai cõng cháu phóng thẳng vào nhà .Tôi hỏi
-Rồi ông còn nghịch nữa không ?
Ông bảo -Vẫn nghịch nhưng mình ở trong nhà thôi ,thò đầu ra nó bắt bỏ mẹ

Con nít ở Mỹ sướng thật. Vừa rồi hay tin đứa con gái (khoảng 12 tuổi) của bà dì vợ bên Mỹ gọi điện kêu cảnh sát tới bắt mẹ nó. Nó đi chơi nhiều quá mẹ nó cản không được đánh nó một cái, ai ngờ nó kêu cảnh sát tới bắt mẹ nó luôn. Hết nói!

Bác Thợ thấy con cá này có đẹp không? Hàng xóm nhà tôi mới đem về đàn bà con gái nhìn vô cười khúc khích:

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/iPhone/IMG_1510.JPG

Hôm nay đi chợ Bình Dương tới bến đò chộp tấm hình cho bác Thợ. Không biết bến sông này ngày xưa có cậu bé nào kết bè chuối bơi sang bên kia chơi không? Xa xa là khu thành quan ngày ấy có cậu bé hay đứng đầu dốc chờ cha mỗi khi chiều về...

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/iPhone/IMG_1500.JPG

Thợ Điện
16-02-2014, 09:54 PM
Mùa này lục bình trôi nhiều quá bác D .Hôm qua đi khám bệnh bác sĩ nói cần thông bypass rồi mới tha hồ uống rượu được tôi nghe mà ngán ngẩm .Chán nhất đời là cảnh nằm viện

Ta quẩy ba lô đi thôi
Lục bình đợi đó hãy khoan trôi
Gặp ta thì nở bông tim tím
Rồi sẽ chào nhau theo nước xuôi

Tiếng đàn Kiều

Khúc đâu Tư mã Phượng cầu:
Dễ nhận ra đây là bài Phượng cầu hoàng mà danh cầm Tư Mã Tương Như đời Hán đã gảy đàn cho khách dự yến tiệc của Trác Vương Tôn thưởng thức, nhưng đồng thời có ý muốn tỏ tình với con gái của Trác Vương Tôn là nàng Trác Văn Quân, một quả phụ trẻ đẹp, tuy không có mặt trong tiệc rượu nhưng đã nấp trong phòng nghe trộm:
"Phượng hề, phượng hề qui cố hương / Du ngao tứ hải cầu kỳ hoàng / Hữu nhứt diễm nữ tại thử đường / Thất nhi nhân hà độc ngã trường / Hà do giao tiếp vi uyên ương".

Tạm dịch: "Chim phượng, chim phượng trở về chốn cũ / Đi ngao du bốn biển tìm chim hoàng / Có một người con gái đẹp ở tại nhà này / Phòng gần (nhưng) người xa lắm làm khô héo ruột gan ta / Làm sao gặp gỡ nhau để hẹn làm đôi uyên ương?".

Cảm tiếng đàn tài hoa, cảm lời ca tình tứ, ngay đêm ấy Văn Quân đã bỏ nhà đi theo Tương Như. (Cần nói rõ thêm là bài "Phượng cầu hoàng" của Trung Hoa khác xa với hai bản "Phụng hoàng" và "Phụng cầu" của nhạc tài tử miền Nam trong loạt bài Tứ oán).


Kê Khang này khúc Quảng Lăng:

Kê Khang là người nước Nguỵ sống vào thời Tam Quốc được tôn là một trong bảy người hiền của phái Trúc Lâm Thất hiền. Một đêm đến trọ ở Hoa Dương Đình vùng Lạc Tây, Kê Khang mang đàn ra gảy thì có người khách lạ tới xin gặp để luận bàn về âm nhạc và rồi hai người trở thành bạn tâm giao. Khách soạn ra khúc "Quảng Lăng tán" âm điệu tuyệt hay và truyền cho Kê Khang. Lúc cuối đời Kê Khang bị kẻ thù ám hại nên có giai đoạn bản này bị thất truyền. Gần đây các nhà nhạc học Trung Quốc đã lần tìm lại được và bản Quảng Lăng ngày nay vẫn được các danh cầm trình bày trong những buổi độc tấu cổ cầm tại Trung Quốc hay Đài Loan.


Quá quan này khúc Chiêu Quân:

Chiêu Quân, tên tự Vương Tường, có nhan sắc diễm lệ và tài nghệ xuất chúng nên được tuyển vào cung thời Hán Nguyên đế. Vì không chịu lo lót cho Mao Diên Thọ (người hoạ sĩ thừa lịnh vua vẽ chân dung các cung nữ để nhà vua nhìn mà tuyển chọn cho vào hầu) nên người này đã cố tình vẽ thêm nốt ruồi sát phu trong bức họa của nàng, do đó nàng chưa bao giờ được vua đoái hoài. Về sau Chiêu Quân bị triều đình chọn để gả cho chúa Thiền Vu của Hung Nô. Khi nàng vào bái biệt, sửng sốt trước vẻ đẹp lộng lẫy của Chiêu Quân nhà vua có ý muốn giữ lại nhưng việc đã rồi không thể nào thay đổi. Trên đường rời quê hương, khi qua cửa ải, Chiêu Quân ôm đàn tỳ bà gảy một khúc đàn nói lên nỗi lòng đau khổ của mình. Nhiều nhạc sĩ đã dựa theo câu chuyện này mà sáng tác ra các bản nhạc và có lẽ Thúy Kiều đã đàn bài "Quá quan", một trong những văn khúc đặt cho đàn tỳ bà. Đến đầu thế kỷ 20, danh ca Hồng Tuyến Nữ của Quảng Đông cũng từng nổi danh cả Trung Quốc với bài ca "Chiêu quân xuất tái".

Bản "Quá ngũ quan" của Triều Châu cũng rất được thông dụng ở Việt Nam, mà nghệ sĩ Bạch Tuyết trong bài vọng cổ đặt theo tích Dương Quí Phi trách An Lộc Sơn không về kịp để cứu mình cũng đã sử dụng bản này giữa hai đoạn vọng cổ.

Trong những lần khác, khi Thúy Kiều đàn cho Mã Giám sinh, rồi hai lần đàn ở lầu xanh, hay lúc đàn trước Hoạn Thư và Thúc Sinh, tác giả không hề nhắc đến tên các bài bản mà chỉ mô tả tiếng đàn của nàng tuy nỉ non thánh thót dễ say lòng người nhưng cũng thật thê lương: "Bốn dây như khóc như than, / Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng".

Bị Hồ Tôn Hiến ép gảy đàn giúp vui trong tiệc mừng chiến thắng, lần đầu tiên Thúy Kiều đã đàn khúc "Bạc mệnh" nàng soạn từ thuở xuân thì, mà tiếng đàn sầu thảm đã khiến một Hồ Tôn Hiến sắt đá cũng phải rơi lệ: "Hỏi rằng này khúc ở đâu, / Nghe ra muôn thảm nghìn sầu lắm thay!".

Chỉ đến khi tái ngộ với Kim Trọng sau 15 năm xa cách, tuy Thúy Kiều đồng ý đàn chỉ vì nể lòng người cũ vâng lời một phen, nhưng tiếng đàn ấy giờ đã êm hoà ấm áp chớ không não nùng như xưa: "Khúc đâu đầm ấm dương hoà / Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh / Khúc đâu êm ái xuân tình / Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên / Trong sao châu nhỏ duềnh quyên / Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông!".

Cả sáu câu này tác giả mượn ý trong bài thơ Cầm sắt của Lý Thương Ẩn đời Đường:
"Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp / Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên / Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ / Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên"

Tạm dịch: "Trang sinh trong giấc mộng buổi sáng tưởng mình hoá ra con bướm / Vua Thục chết rồi ký thác cho chim đỗ quyên tình yêu mùa Xuân / Trên biển rộng ánh trăng soi hạt ngọc long lanh như giọt nước mắt / Tại Lam Điền dưới ánh nắng mặt trời hạt ngọc bốc thành hơi".

Hồ điệp là con bướm còn Trang sinh là một người tên Trang Chu ở nước Lương thời Chiến quốc. Sách Trang tử có đoạn viết rằng một hôm Trang Chu nằm chiêm bao thấy mình hoá thành con bướm, khi thức giấc mơ màng tự hỏi không biết mình là bướm hay bướm là Trang Chu?

Thật ra trong cổ nhạc Trung Hoa chưa gặp bài nào có tên Hồ điệp. Âm nhạc truyền thống Huế thì lại có Hồ điệp là một bài rất gần với cổ bản theo hơi khách, nét nhạc vui tươi, có thể gần gũi với tâm trạng của Kiều khi tái ngộ người xưa.

Còn câu: Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên, nhắc tích vua nước Thục là Đỗ Vũ bị mất nước phải lên núi Tây Sơn ẩn cư, khi chết hoá thành chim đỗ quyên thường cất tiếng kêu "quốc quốc" ai oán như tỏ tấm lòng nhớ tiếc không nguôi. Do đó chúng tôi hơi ngạc nhiên khi cụ Nguyễn Du cho rằng đây là khúc đâu êm ái xuân tình. Hay có thể cụ ám chỉ tuy Thúy Kiều nể lòng người cũ nên đàn một bản êm ái xuân tình, nhưng trong lòng vẫn ai oán vì chưa dứt ra được nỗi sầu thân phận? Dẫu sao thì chúng ta cũng không biết nàng đã đàn bản gì trong lần cuối này. Thêm một điểm cần lưu ý, từ cái tựa đến nội dung bài thơ của Lý Thương Ẩn đều liên quan đến đàn cầm và đàn sắt chớ không phải tỳ bà. Có lẽ cụ Nguyễn Du chỉ dựa trên những ý đẹp đó mà diễn tả tiếng đàn của nàng Kiều, chẳng hạn như châu nhỏ duềnh quyên là mượn ý câu thơ "Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ" để tả tiếng đàn nghe thật trong.

PhiHuong
16-02-2014, 10:37 PM
Bác Dê, tôi kém về vi tính tuy đã xem kỹ cái phần mềm của bác mà vẫn chưa hiểu, vừa rồi gọi đứa cháu sang làm hộ nhưng nó cũng không đaoloat được.
Bác bảo post hình lên để bác tách chữ dùm, hì, đâu phải 1 - 2 tờ. Nay tôi post hình chụp bằng điện thoại để bác làm thử, chữ rất nhỏ không biết phần mềm có quét được không.

Bác hướng dẫn cách làm hoặc cho cái phần mềm khác dễ sử dụng hơn càng tốt.

3360

PhiHuong
16-02-2014, 11:04 PM
Còn câu: Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên, nhắc tích vua nước Thục là Đỗ Vũ bị mất nước phải lên núi Tây Sơn ẩn cư, khi chết hoá thành chim đỗ quyên thường cất tiếng kêu "quốc quốc" ai oán như tỏ tấm lòng nhớ tiếc không nguôi. Do đó chúng tôi hơi ngạc nhiên khi cụ Nguyễn Du cho rằng đây là khúc đâu êm ái xuân tình.

Ôi ! cái nỗi nhớ thương da diết như nung gan sắt như bào lòng son còn có chỗ để phân biệt ư ? nay tương phùng có khác gì Thục Đế thấy lại nơi cố quốc. Niềm hân hoan có khác gì nhau, sao lại đem cái tính khách quan đong đếm vào đây ?.

Thợ Điện
17-02-2014, 08:05 AM
Có những giai điệu mà khi chỉ thoáng nghe qua một lần, ta luôn nghĩ tới hình ảnh của một bộ phim. Đó là trường hợp của những bài hát chủ đề như Love Story, Titanic hay là Pretty Woman. Nhưng không có nhạc phim nào lại có đầy ma lực quyến rũ, sức cuốn hút liêu trai như giai điệu Unchained Melody.

Trong lịch sử âm nhạc, đây là tình khúc duy nhất có đến 5 phiên bản đứng đầu thị trường Anh Mỹ qua nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nhạc phẩm Unchained Melody ăn khách lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950. Nhưng giới trẻ chủ yếu mê mẫn say đắm với giai điệu này vào đầu những năm 1990 khi bài hát được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost (Hồn Ma) với cặp diễn viên Demi Moore và Patrick Swayze trong vai chính.

Trong nguyên tác, bài hát do tác giả Alex North soạn nhạc và Hy Zaret đặt lời. Hai người cùng viết bài này vào năm 1955 theo đơn đặt hàng cho một bộ phim mang tựa đề là Unchained. Cuộn phim kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị kết án tù giam một cách oan uổng. Trong ngục tối, anh thầm nhung nhớ người yêu, anh toan tính vượt ngục vì chỉ mơ đến ngày được tự do, tìm lại tình nhân để trọn đời hạnh phúc bên nhau.

Phiên bản vượt trội nguyên tác ban đầu

Do vậy trong ca từ mới có câu : hồn ta khao khát sự vuốt ve âu yếm trong chuỗi ngày cô đơn vô tận, nhưng không hiểu sao dòng thời gian lại trôi đi quá chậm. Rốt cuộc, Unchained Melody là Giai điệu của ước mơ được giải thoát nhưng đó lại là cách dịch thoát ý, vì bản nhạc ban đầu không có tựa, và chỉ được ghi là ca khúc chủ đề của bộ phim Unchained (có nghĩa là Cởi trói).

Trong vòng 2 năm liền, bản nhạc này bốn lần đứng đầu bản xếp hạng với nhiều phiên bản ghi âm với những giọng ca khác nhau (The Baxter, Al Hibbler, Roy Hamilton và nhất là Harry Belafonte). Harry Belafonte trình diễn bài này trực tiếp trên sân khấu nhân kỳ trao giải Oscar năm 1956. Nhưng mãi đến 10 năm sau, Unchained Melody mới thật sự trở thành một ca khúc kinh điển qua phần thể hiện tuyệt vời của ban song ca The Righteous Brothers, minh hoạ cho điều được gọi là phiên bản đến sau mà lại hay hơn nguyên tác.

ZoEwR9_Sy_M

Nét độc đáo của nhóm này là chất giọng của hai thành viên bổ túc cho nhau. Bill Medley có giọng bass trầm ấm mượt mà, ở những đoạn thấp nhất vẫn hát đầy hơi rõ chữ. Còn Bobby Hatfield thì lại có chất giọng tenor cao vút, làn hơi khỏe khoắn đầy đặn, ngoài cách luyến láy thật dài, anh còn thường hay nhảy nốt đến cuối câu. Nhờ vào tầm cữ âm vực sâu và rộng, mà mỗi ca sĩ đều có thể hát solo, song ca theo phân đoạn, tức là khác hẳn với những nhóm thịnh hành vào thời đó, chủ yếu gồm một ca sĩ chính kèm theo nhiều giọng hát phụ họa.

Bài ca khuôn mẫu, thi hát truyền hình

Bên cạnh chất giọng biểu cảm, cả hai thành viên của nhóm The Righteous Brothers còn hát với nhiều ngẫu hứng bất chợt, nên mới được các nhà phê bình mệnh danh là blue eyed soul, hàm ý rằng : trước kia, nhạc soul là sở trường của người Mỹ đa đen. Giờ đây, với ban nhạc The Righteous Brothers, nhạc soul cũng là sở trường của ca sĩ mắt xanh da trắng. Có lẽ cũng vì vậy mà tuy là người hát sau, nhưng nhóm này lại ghi đậm dấu ấn của mình trong ca khúc Unchained Melody.

Cũng từ đó mà Unchained Melody cũng như All by Myself trở thành những ca khúc tiêu chuẩn trong các cuộc thi hát truyền hình Âu Mỹ. Tính cho đến cuối thế kỷ 20, bài hát này có đến hơn 500 phiên bản khác biệt ghi âm trong hàng chục thứ tiếng. Nhưng khi bạn hỏi : bài này do ai hát ? Mọi người xung quanh đều trả lời rằng : Unchained Melody độc nhất vô nhị qua phần thể hiện của nhóm The Righteous Brothers.

Không phải ngẫu nhiên mà bản nhạc Unchained Melody được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost do đạo diễn Jerry Zucker thực hiện vào năm 1990. Số là diễn viên chính của phim này là Patrick Swayze. Anh từng nổi danh 3 năm về trước nhờ bộ phim ca nhạc Dirty Dancing. Ca khúc chính của bộ phim này là nhạc phẩm (I've Had) The Time Of My Life, do Jennifer Warnes song ca với Bill Medley, không ai nào khác ngoài thành viên của nhóm The Righteous Brothers. Vì vậy cho nên, khi bắt đầu quay cuộn phim Ghost, nam diễn viên người Mỹ mới thuyết phục đoàn làm phim chọn bài Unchained Melody thay vì chọn một sáng tác mới làm ca khúc chủ đề.

Nhờ vào sự thành công của bộ phim mà giai điệu Unchained Melody một lần nữa lại nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh Mỹ. Ban song ca The Righteous Brothers sau một thời gian vắng bóng, tìm lại một hơi thở thứ nhì vì hầy hết các ca khúc nổi tiếng của họ đều được tái bản nhân dịp này, trong đó có các bài hát tủ như Ebb Tide, You've Lost That Lovin' Feeling cũng như (You're My) Soul and Inspiration.

Giai điệu miên man, thần chú dịu dàng

Được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật, nhạc phẩm Unchained Melody đã đi vòng quanh thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng hát bài này : Tom Jones và Elvis Presley chuyên hát bài này trực tiếp trên sân khấu, các nhóm The Platters hay The Drifters phối theo điệu phúc âm gospel, Al Green hay Sam Cooke thì phá cách theo điệu soul, ban nhạc U2 hát theo điệu slow rock. Còn trong tiếng Việt, bài này từng được các ca sĩ như Khánh Hà hay Tuấn Ngọc trình bày.

Mỗi lần điệu nhạc trổi lên, người nghe lại thấy hiện về trong tâm trí hình ảnh của bộ phim Ghost (Hồn Ma). Diễn viên chính của bộ phim Patrick Swayze qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu năm 2009. Một trong hai tác giả của bản nhạc là Hy Zaret từ trần vào năm 2007. Trước đó vài năm, ca sĩ Bobby Hatfield đột ngột qua đời vì dùng thuốc quá liều tại bang Michigan (tháng 11 năm 2003) trong khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn với nhóm The Righteous Brothers.

EeOS6zMGZKA

Rốt cuộc, tất cả những gương mặt đã làm nên tên tuổi của bài hát đều cùng về bên kia thế giới. Những chuỗi ngày cô đơn hoang mang không còn bàng hoàng vô tận. Giai điệu miên man của bài Unchained Melody giải thoát linh hồn tựa như câu thần chú dịu dàng, để rồi nhẹ nhàng sống mãi với thời gian.

ChienKhuD
17-02-2014, 08:48 AM
Bác Phi: Vì lý do nào đó công cụ quét chữ bị gỡ bỏ khỏi server (có lẽ lâu quá tôi không đóng tiền cho nó :). Tôi đã sửa lại đường dẫn để bác download lại, bác xem lại bài viết nha. Hình bác chụp mờ quá nên chương trình quét trên máy tôi không được. Hiện tại tôi chưa biết chương trình nào dễ sử dụng hơn nó. À cái từ điển đó tôi thấy nó dịch được tiếng Trung giản thể và phồn thể đó bác.

cuoiconbo
17-02-2014, 12:13 PM
Bộ phim Ghost và bài hát Unchained Melody ám ảnh em mãi đến bây giờ. Những năm đầu thập niên 90 em còn là một chú nhóc 8,9 tuổi mà đã mê Demi Moore tít thò lò. Công nhận mình già trước tuổi. Cảm ơn bác Thợ Điện.

roamingwind
17-02-2014, 12:46 PM
Hôm nay ông Lâm thật được lộc. Tôi cũng vào đây cám ơn ông Lâm.

Những buổi sáng cuối tuần hai vợ chồng ngồi ăn sáng với nhau và nói đủ chuyện trên đời, đôi khi lôi youtube ra ngồi nghe nhạc chung, thường thì sau đó tôi đặt một thế cờ trên bàn cờ ra ngoài vườn làm vườn hoặc dọn dẹp nhà cửa. Vừa làm vừa lâu lâu vào nhìn ván cờ năm mười phút. Từ ngày được nhạc của ông Lâm tặng thì có thêm chương trình nhạc-ông-Lâm. Sáng nay ngồi nghe nhạc-ông-Lâm đã quá. Có những bửa nghe những bản cha-cha-cha đã quá ôm nhau nhảy đầm :).

Cám ơn bác Lâm.

Aty
17-02-2014, 02:16 PM
Có những bửa nghe những bản cha-cha-cha đã quá ôm nhau nhảy đầm :).

Cám ơn bác Lâm.

Sướng nhất là ông đây rồi. Về phần này thì tôi xin thua ông. Cha-cha-cha mà ông vừa nhảy vừa ôm thì đúng là cao thủ. Mà tôi nghĩ thường việc gì cả 2 cùng làm mới thú vị. Tôi rất thích câu cá. Cũng mấy lần 2 vợ chồng cùng đi câu. Kết quả không có 1 con. Cho dù câu ở sông hay ở biển. Thế là tui đành phải xách cần đi 1 mình. Ra sân trồng cây hay làm vườn. Bả hỏi có cần giúp không. He he, tôi nói cho tôi ly cà phê đá là tốt rồi. Lại lầm lủi làm 1 mình :( .

PhiHuong
17-02-2014, 09:26 PM
Bác Dê, tôi đã đaoloat về rồi, nhưng phần mềm dịch khi bấm vào chữ
neodict.pyw vẫn không mở được nghĩa là sao ?.

ChienKhuD
17-02-2014, 09:33 PM
Dạ bác Phi giải nén NeoDict_0_6.rar, cài đặt Python 2.5.2 cho máy tính bằng cách bấm đúp vào file Python 2.5.2.msi. Tiếp đó bác cài thêm font unicode cho Python bằng cách bấm đúp vào file wxPython2.8.exe. Cuối cùng la chạy file neodict.pyw để mở từ điển.

PhiHuong
17-02-2014, 09:53 PM
Hôm nào tôi thử dịch một đoạn truyện lịch sử nhé, đông chu hay là chiến quốc đây ? hehe ... Ông Thợ mê truyện Tàu khựa lắm.

roamingwind
19-02-2014, 09:19 AM
Mệt quá, mệt quá !! Chơi cho đã bây giờ làm việc hụt hơi. Sáng làm, tối làm, cuối tuần cũng làm.
sắp có giải cờ Vua lớn tháng 3 này, không biết có đủ thời giờ bình loạn không nữa đây.

Ông Lâm bửa trước đi khám bác sĩ không biết thế nào rồi. Bác sĩ bảo ổng phải mổ nữa.

Hồi cuối tuần đọc được hai bài này hay, tiếng Anh (xin lổi bà con)

http://informationarbitrage.com/post/698378380/the-dumbing-down-of-american-culture

http://news.stanford.edu/news/2007/june20/gradtrans-062007.html

Vài tháng nay từ hồi tháng 12 các bé sắp ra trường trung học và phải chọn đại học, học cái gì. NGồi nghe các cha mẹ bàn luận chuyện này làm tôi cứ nghĩ tới vấn đề học cái gì, sống thế nào, dạy cái gì ...

Tontu
19-02-2014, 01:45 PM
Hình như bác Lâm tính về VN vào tháng 3 này phải không bác Gió? Bệnh của bác ấy thế này thôi đành khất nợ lại vậy. Bác ấy phải cần thêm nhiều thời gian để tĩnh dưỡng và tái khám trở lại, để xem có bị complication sau khi mổ hay không? Bác ấy cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn nữa mới được. Cái vụ này tụi mình nhắc nhở bác ấy hoài, chẳng biết Lâm huynh có chịu...

Vụ về VN vào lúc này là không ổn đâu. Đợi khi nào bình phục và khỏe mạnh trở lại rồi hãy tính sau. Chúc bác Lâm mau chóng bình phục, và nhiều tốt lành.

P/S: Tôi sẽ nhớ tới bác Lâm trong giờ đọc kinh tối.

Thợ Điện
19-02-2014, 09:07 PM
Hehe Mấy hôm nay đi làm xét nghiệm lung tung thành ra ít vào ,lúc ngồi chờ cũng thường liên tục hỏi vé .Có phần chắc là sẽ về vì càng tính càng rụt chí .Ối mệnh ta tại trời có lo cũng chẳng được .Trước mình hay bay hãng Continental nay hãng này đã sáp nhập với United nhưng Mileages award vẫn giữ nguyên, khi check con bé recept phải kêu lên với gần 2 triệu miles thì ông đi về cả chục lần free first class cũng chưa hết .Thế thì tại sao không đi ,có mệt nhọc gì đâu chỉ nằm dài đọc truyện nghe nhạc thôi
Trước đây mình chẳng bao giờ đi first class vì là dân travel con nhà nghèo ,bụi bặm lăn lóc quen nết ,kẻ nào đã đi xe đò Ấn Độ rồi thì mọi phương tiện giao thông khác trên đời với hắn là thần tiên ,hai nữa đi luộm thuộm như thế hay gặp được bạn đồng hành trò chuyện thú vị .Nhưng, nay đã già ,ít trò chuyện sống lặng lẽ hơn và cũng có những mối ưu tư về cái xác phàm chẳng lẽ cứ bắt nó chịu đựng mãi

Nói gì thì nói ,rồi ngựa sẽ lại quen đường cũ , gái đĩ quen ánh đèn mầu .Sẽ lại phóng xe ầm ầm ,nốc bia tì tì .Chỉ một sát na ngại ngần mọi chuyện sẽ không thành hiện thực .Sáng nay lại phải đi test nữa ,kệ nó .làm cho có vậy thôi phải liều chứ không sau này lại ngồi hát

thôi rồi còn chi đâu anh ơi ,có còn lại chăng dư âm thôi là bỏ mẹ

ChienKhuD
19-02-2014, 09:25 PM
Ông Thợ phải luôn khỏe mạnh để lên đây tôi còn hỏi bài nữa. Mấy ngày nay trông ông quá. Tính ra tôi theo thầy cũng được 8 tháng. Hôm nay được học kỹ thuật hammer nhưng tay trái gõ vào chẳng giống cái búa gì hết, âm phát ra yếu quá. Phải gõ từ từ mới ra được âm đẹp hay có bí kíp gì chăng?

PhiHuong
19-02-2014, 09:53 PM
Dạ bác Phi giải nén NeoDict_0_6.rar, cài đặt Python 2.5.2 cho máy tính bằng cách bấm đúp vào file Python 2.5.2.msi. Tiếp đó bác cài thêm font unicode cho Python bằng cách bấm đúp vào file wxPython2.8.exe. Cuối cùng la chạy file neodict.pyw để mở từ điển.

Bác Dê, tôi đã làm theo hướng dẫn trên mà vẫn không mở được tự điển, không biết có phải máy tính thiếu cái gì đó không ?.
Cái phần mềm tách chữ cũng rất lạ. Hôm nay tôi dùng điện thoại chụp một trang kinh Phật rồi tách thử thì thấy sai hoàn toàn, không những chữ nhiều gấp đôi mà còn chẳng có chữ nào giống trong bản gốc cả. Nghĩ rằng cả trang thì có thể khó nên tôi tách thử hai chữ.
Chữ trong bản gốc là ( Độ pháp 度 法 ), chữ được tách ra là ( Đình trí 霆 置 ).
Lại nghĩ, bản gốc chữ viết theo chiều dọc nên mới sai, tôi liền thử tách một chữ xem sao.
Chữ trong bản gốc là ( Phật 佛 ), chữ được tách ra là ( Vũ ngôn 舞 言 ).
Bác Dê thử tách chữ trong hình hôm nọ tôi đưa lên xem có bị sai lung tung như thế không ?.

ChienKhuD
19-02-2014, 10:12 PM
Bác Phi: Ảnh chụp mờ quá chương không nhận dạng được (nến nó tách chữ không đúng). Bác có tấm ảnh nào rõ hơn không, ít ra phải đọc được bằng mắt thường. Không biết bác dùng Windows gì và có lỗi gì khi chạy từ điển. Bác có thể nhờ người thân cài Team viewer sau đó tôi vào kiểm tra giùm bác.

Aty
19-02-2014, 10:23 PM
Bác Tôn thì lời khuyên bác sỹ cho nên không muốn bác Lâm chơi bời trong lúc này.
Bác Lâm thì cứ y như rằng có hẹn với mợ sồn sồn nào rồi nên quyết chí khoát áo phong sương.
Thôi thì cụ bị các loại thuốc và bảo hiểm sức khỏe cẩn thận nhé bác.

PhiHuong
19-02-2014, 11:23 PM
Do chữ mờ nên máy không nhận dạng được như bác Dê nói thì khó rồi, sách giấy bản, giấy dó lâu ngày đã ngả màu, tôi lại chụp bằng điện thoại nên mới thế.

roamingwind
19-02-2014, 11:42 PM
Nếu là các sách quá củ chắc bác Phi hải dùng máy ảnh chụp chứ chụp bằng điện thoại không xong rồi. Mà chụp bằng máy ảnh cũng phải cần để độ ánh sáng để dể chụp hơn.

Nhà bác Phi chắc sách củ nhiều lắm, chắc cũng có những giử kiện liên quan đến lịch sữ.

roamingwind
19-02-2014, 11:47 PM
Lục google sơ sơ thấy ông này có đồ nghề như sau để chụp các sách/hìn quá củ

http://www.subchaser.org/files/Shooting.jpg

đèn gắng ở trên. trên bàn thì có tám carton trắng để hình/giấy dể nổi lên.

Hoặc như ông này

2M8cUi4x210

PhiHuong
20-02-2014, 12:10 AM
hì, Bác Roamingwind, tôi không có "thợ chụp ảnh" trong nhà như bác nên mới chụp bằng điện thoại. Ngán nhất là khi tách xong thấy chữ vừa tách khác hẳn chữ trong bản gốc !.
post tấm hình này lên xem bác Dê có rước Lã tiên sinh ra sông Vị Thuỷ câu cá được không.
3363

roamingwind
20-02-2014, 12:15 AM
http://th04.deviantart.net/fs70/PRE/f/2013/220/c/3/perfect_teaser__2__by_platen-d6h81wj.jpg

cho ông Lâm xem hình này để tự khám độ tim thế nào :).


http://fc04.deviantart.net/fs71/f/2013/220/2/7/perfect_teaser__4__by_platen-d6h82db.jpg

kt22027
20-02-2014, 12:24 AM
Chắc bác Lâm lúc trước phải bay nhiều vì việc làm chứ bay đi chơi mà lên đến 2 triệu miles thì đúng là dân chơi thứ dữ rồi! Tôi không biết sao bác lại để dành đến nhiều vậy bộ chứ nhiều người vừa đủ xài là xài liền. 2 triệu miles trị giá khoảng 20K USD, bác bay về Việt Nam được khoảng 15 lần! hehe thôi bác lo dưỡng sức, tránh ăn đồ biển. Nợ trần bác còn nhiều, chưa đi được đâu. Thôi bác tìm mợ sồn sồn gì đó mà... trả bài đi. Bác thích nhạc, thôi thì ta cứ hát "cho anh xin một đêm chăn gối..."

Aty
20-02-2014, 12:39 AM
cho ông Lâm xem hình này để tự khám độ tim thế nào :).



.
Đây là thuốc trợ tim ha ông Wind :))
Nhìn rất kỹ, không thấy gì. Mang luôn kiếng, cũng không luôn.

kt22027
20-02-2014, 12:42 AM
Hình mờ quá bác PhiHuong ơi, có 2 loại chữ lớn và nhỏ, những chữ nhỏ có nét phức tạp thì mắt người còn khó đoán huống chi software. Còn những dấu mực đỏ cũng sẽ làm cho software nó rối nữa. Nếu bác biết Hoa ngữ bác thử google hay post bài ở các diễn đàn Trung Quốc xem, tôi chắc là TQ cũng có rất nhiều người tìm hiểu sách cổ như là Kinh.

roamingwind
20-02-2014, 12:47 AM
.
Đây là thuốc trợ tim ha ông Wind :))
Nhìn rất kỹ, không thấy gì. Mang luôn kiếng, cũng không luôn.


phải cho cái đầu ông làm việc, tưởng tượng, một chút chứ !!!
xoè ra hết chưa chắc là phê.

Tôi biết một bác lớn tuổi rất sành nấu ăng, ông ấy nói bí quyết là đừng cho họ ăn đủ no, cho thiếu thiếu một chút để họ thèm

Aty
20-02-2014, 01:25 AM
Tôi biết một bác lớn tuổi rất sành nấu ăng, ông ấy nói bí quyết là đừng cho họ ăn đủ no, cho thiếu thiếu một chút để họ thèm

Mỗi khi được bác lớn tuổi này mời đi thử món theo tôi tốt nhất vẫn cứ mang theo bên mình 1 ổ bánh mì he he.

Thợ Điện
20-02-2014, 01:34 AM
Đúng rồi bác K bay làm việc thì mới nhiều vậy chứ ,bay chơi thì sơ sơ thôi .hình ông Gió chưng lên tôi coi mà nuốt nước bọt ừng ực nghe thành tiếng .Chưa về mà message ngày nào cũng réo ,các chị sồn sồn hỏi Về có ghé em không? Tôi cười cười nói Về dưỡng bệnh ghé em chỉ tổ nặng thêm chứ quí báu gì
chị hét lên .Thế thì muốn đi đâu tuỳ ông .Đây không thèm giữ tưởng báu lắm hả ?
Ông D chỉ có cách tập nhiều thôi .Nhưng kẹt cái là ông làm việc văn phòng ít giờ nên tôi mua cho ông một cái gọi là Shredneck không cần đàn tập chay .Hồi xưa tôi cũng có một cái ,ngồi đâu hay tập arpege ,stretch,coule

http://www.shredneck.com/disvir9.doc.sn7.sn12.slap.947q/wp-content/uploads/2008/03/Right-Way-r-copy.jpg

http://www.shredneck.com/disvir9.doc.sn7.sn12.slap.947q/wp-content/uploads/2008/03/Jimi-Tap-313-r.jpg

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRsSi98a6kknlbH64zA1Yzc09BTWB62zuWhCmhDGKJpfrRffvnc

trung_cadan
20-02-2014, 02:09 AM
Hehe Mấy hôm nay đi làm xét nghiệm lung tung thành ra ít vào ,lúc ngồi chờ cũng thường liên tục hỏi vé .Có phần chắc là sẽ về vì càng tính càng rụt chí .Ối mệnh ta tại trời có lo cũng chẳng được .Trước mình hay bay hãng Continental nay hãng này đã sáp nhập với United nhưng Mileages award vẫn giữ nguyên, khi check con bé recept phải kêu lên với gần 2 triệu miles thì ông đi về cả chục lần free first class cũng chưa hết .Thế thì tại sao không đi ,có mệt nhọc gì đâu chỉ nằm dài đọc truyện nghe nhạc thôi
Trước đây mình chẳng bao giờ đi first class vì là dân travel con nhà nghèo ,bụi bặm lăn lóc quen nết ,kẻ nào đã đi xe đò Ấn Độ rồi thì mọi phương tiện giao thông khác trên đời với hắn là thần tiên ,hai nữa đi luộm thuộm như thế hay gặp được bạn đồng hành trò chuyện thú vị .Nhưng, nay đã già ,ít trò chuyện sống lặng lẽ hơn và cũng có những mối ưu tư về cái xác phàm chẳng lẽ cứ bắt nó chịu đựng mãi

Nói gì thì nói ,rồi ngựa sẽ lại quen đường cũ , gái đĩ quen ánh đèn mầu .Sẽ lại phóng xe ầm ầm ,nốc bia tì tì .Chỉ một sát na ngại ngần mọi chuyện sẽ không thành hiện thực .Sáng nay lại phải đi test nữa ,kệ nó .làm cho có vậy thôi phải liều chứ không sau này lại ngồi hát

thôi rồi còn chi đâu anh ơi ,có còn lại chăng dư âm thôi là bỏ mẹ

Em khoái cái câu: Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên, đời là cái tời, thích là nhích, liều mới được ăn nhiều, huynh nhỉ.. He he.

Aty
20-02-2014, 02:49 AM
Em khoái cái câu: Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên, đời là cái tời, thích là nhích, liều mới được ăn nhiều, huynh nhỉ.. He he.

Cũng đã từng nghe ăn thua mình gan - ai gan mình thua hi hi..

Thợ Điện
20-02-2014, 07:46 AM
Cà phê và thuốc lá gắn bó với nhau như bóng với hình, một đằng là “nghiện” cafeine và một đằng là nicotine. Thực ra, chẳng có cái nào đáng được gọi là tốt đẹp nhưng suy cho cùng, “ghiền” cà phê vẫn còn đỡ hơn “nghiện” thuốc phiện,

Điều kỳ lạ là người nghiện cà phê cảm thấy như được sảng khoái hẳn lên khi chất cafeine được nạp vào cơ thể.

Theo một truyền thuyết, khoảng năm 1671, những người chăn dê ở Kaffa (phía tây Ethiopia ngày nay) phát hiện ra một số dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Họ bèn đem chuyện này kể với các thầy tu. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Như vậy có thể nói rằng nhờ đàn dê này mà con người đã biết đến cà phê!
http://3.bp.blogspot.com/-ax9eLXLEztM/Ur4_HqVegyI/AAAAAAAAGyg/YQ8iexDV7cs/s640/193+2+C%C3%A2y+cafe.jpg

Hương vị cà phê thế nào thì những người nghiện hay không nghiện cà phê đều đã có dịp trải qua. Nhưng mùi hoa cà phê chắc chỉ một số ít người được thưởng thức

Có điều, mùi hương thoảng theo gió rất dịu nhẹ nhưng đến gần mùi đó trở thành hăng hắc. Một số người có thể bị dị ứng với hoa cà phê khi đến gần

http://1.bp.blogspot.com/-3cILW_lL-dw/Ur4_ZyYNBJI/AAAAAAAAGyo/i00FKytLYfI/s640/193+3+Hoa+c%C3%A0+ph%C3%AA.jpg

Hoa cà phê
Chuyện dê phát hiện ra thứ nước uống “thần kỳ” thuộc về… thần thoại. Nhưng nhiều học giả vẫn quả quyết là tỉnh Kaffa của Ethiopia tận bên Phi châu là vùng đất trồng cây cà phê đầu tiên trên thế giới từ thế kỷ thứ 9. Đến thế kỷ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập nhưng tới thế kỷ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống.

Cách thức pha chế cà phê truyền thống của người Ethiopia dĩ nhiên là cách thức cổ xưa nhất. Họ để hạt cà phê vào một cái chảo sắt to và rang lên, sau đó được nghiền vụn hoặc cho vào cối giã thành bột cà phê. Chỗ hạt giã vụn đó được trộn với đường trong một cái bình gọi là “jebena” (một loại bình cổ thon có quai) và được nấu lên rồi đổ ra bát. Thế là đã có “bát” cà phê thơm ngon để thưởng thức.

Theo nhiều tài liệu, quán cà phê đầu tiên được mở ở Ba Tư, tức Iran ngày nay. Trong những quán nhỏ ở vùng Tiểu Á, Syria và Ai Cập người ta gặp nhau tại đây để thưởng thức loại thức uống kỳ lạ. Kể từ năm 1532, các quán cà phê này luôn đông nghịt khách.

Vào thế kỷ 17 cây cà phê được trồng phổ biến tại các thuộc địa của Hà Lan, đưa nước này lên vai trò thống trị ngành thương mại cà phê. Ở Constantinopolis (Istanbul ngày nay) cà phê được biết đến lần đầu tiên vào năm 1517. Đến năm 1645, quán cà phê đầu tiên của Ý được mở ở Venezia, tức thành phố sông nước hữu tình Venise.

Tại Anh, lần lượt xuất hiện các quán cà phê từ năm 1650 ở Oxford và năm 1652 ở London. Ở Pháp những quán đầu tiên được khai trương vào năm 1659 tại thành phố cảng Marseille và tiếp đó là Paris vào năm 1672.

Vào năm 1683, thành phố Wien (Viena), thủ đô của Áo, cũng có quán cà phê đầu tiên do một người Ba Lan làm chủ sau khi nước Áo giành thắng lợi trước Thổ Nhĩ Kỳ và tịch thu được… 500 bao cà phê “chiến lợi phẩm”. Wien sau đó trở thành một thành phố với những quán cà phê nổi tiếng nhất.

http://1.bp.blogspot.com/-EjmyYSWrp5I/Ur4_rMIebEI/AAAAAAAAGyw/OjsHXoVEGHU/s640/193+4+M%E1%BB%99t+qu%C3%A1n+c%C3%A0+ph%C3%AA+c%E1%BB%95+%E1%BB%9F+Palestine.jpg

Một quán cà phê cổ ở Palestine

Người Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa và họ cũng thiết lập tại đây những đồn điền trồng các loại cây mà sau này gọi là “cây công nghiệp”: cây cao su tại miền Nam từ năm 1879, cây cà phê năm 1888 tại miền Bắc và sau đó là cây chè (1924). Chính phủ bảo hộ lập đồn điền cà phê đầu tiên tại Kẻ Sở ở Tonkin (Bắc Kỳ) với giống cà phê Arabica, hay còn gọi là cà phê chè, được mang từ đảo Bourton sang. Sau khi thu hoạch cà phê được mang thương hiệu Arabica du Tonkin và xuất cảng sang Pháp.

Giống Arabica có năng suất thấp và chất lượng kém nên sau đó được du nhập thêm giống Robusta (gọi là cà phê vối) và giống Mitcharichia được gọi là cà phê mít kể từ năm 1908. Đồn điền cà phê được thành lập tại nhiều nơi ở Bắc kỳ như Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ, Thanh Hóa (1911), Nghĩa Đàn, Nghệ An (1915). Mãi đến năm 1925 mới được trồng ở vùng cao nguyên phía Nam như Ban Mê Thuột, Kontum và Di Linh.

Thuở ban đầu người Việt chỉ biết cắm cúi trồng và chăm sóc cây cà phê, đến khi ra trái người Pháp lại “xuất cảng” về chính quốc. Uống cà phê vào thời đó là một cái thú của các quan thuộc địa và một số ít người bản xứ “có máu mặt”. Công nhân các đồn điền cà phê chỉ biết “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, bán sức lao động để kiếm cơm.

Claude Bourrin, nhân viên sở thuế đã từng sống và làm việc ở Hà Nội, ông cũng là cây bút viết ký sự về Bắc kỳ xưa, đã ghi lại một số những quán “cà phê Tây” từ năm 1885 trên đường Pháp Quốc (sau đổi thành Paul Bert và nay là đường Tràng Tiền) như quán cà phê Thương Mại, Sĩ Quan, Hòa Bình,Paris, Quảng Trường...

Chủ quán cà phê Sĩ Quan là De Beire, người phụ nữ hiếm hoi có mặt rất sớm ở Hà Nội. Đây là nơi tụ họp của những người lính viễn chinh, họ đến quán để gặp bạn bè, đánh bài và giải khát. Đôi khi nước giải khát được thêm vào những cục đá lạnh được chở đến từ Hải Phòng.

Những quán cà phê Pháp ở Hà Nội là cả một xã hội thu nhỏ giữa cánh nhà binh phiêu bạt và giới cai trị đầy uy quyền của chính phủ bảo hộ. Claude Bourrin cũng mô tả thân phận người bản địa bên phố cà phê, đó là những đứa trẻ đói rách, giành giật nhau để được giữ ngựa cho khách.

http://4.bp.blogspot.com/-cALJdgjCKw8/Ur5AAQwN-LI/AAAAAAAAGy4/ovQtiSFEQLg/s640/193+5+BanTinThiTruongCafeNga8-4_1.jpg

Cối xay cà phê ngày xưa

Cây cà phê được trồng trước tiên tại miền Bắc nhưng những quán cà phê lại mọc lên như nấm tại miền Nam. Theo nhà văn Sơn Nam , tại Sài Gòn khoảng năm 1864, đã thấy xuất hiện hai tiệm cà phê do người Pháp làm chủ, đó là quán Lyonnais trên đường De Lagrandière (sau đổi thành đường Gia Long và nay là đường Lý Tự Trọng) và Café de Paris trên đường Catinat (sau đổi thành đường Tự Do và ngày nay là Đồng Khởi).

Khách sạn Continental bên cạnh Nhà hát Thành phố cũng có một khu vực cà phê lộ thiên, nói theo ngôn ngữ bình dân là “cà phê vỉa hè”, nhưng ngược lại, đây là nơi sang trọng dành cho khách Tây thuộc địa. Tại khu vực quận nhất, nhiều quán cà phê cũng nhanh chóng xuất hiện như Café de la Musique, Grand Café de la Terrasse, Café des Fleurs... để phục vụ lính viễn chinh lẫn người bản địa giàu có,

Thời chiến tranh Việt Nam cũng là lúc các quán cà phê mọc lên như nấm sau mưa. Edith Lederer, nhà báo lão thành của Associated Press, hồi tưởng lại chuyện các quán cà phê Sài Gòn: “Văn phòng của AP nằm trong tòa nhà Eden. Nhà báo chúng tôi ngồi ở Givral, Brodard và La Pagode nói đủ chuyện trên đời và nghe ngóng tin tức”.

Cái gọi là “Trục Cà Phê” La Pagode-Givral-Brodard đã từng một thời là trung tâm báo chí của chiến tranh Việt Nam, nơi quy tụ những phóng viên hàng đầu về báo chí như Peter Arnett, Larry Burrows... Từ đây những thông tin nóng hổi về cuộc chiến đến tay người đọc khắp thế giới.

http://1.bp.blogspot.com/-gQKusjQRlvE/Ur5AOYqGwjI/AAAAAAAAGzA/s6q4t5F1p7Q/s640/193+6+Sidewalk+coffee+at+Hotel+Continental.jpg

Cà phê “vỉa hè” tại Khách sạn Continental

ChienKhuD
20-02-2014, 09:19 AM
Bác Phi: Chương trình nhận dạng chữ viết dựa vào độ tương phản của bức ảnh nên những vết nhòe, nên những chữ mất nét, dính nhau, những chấm hồng chen vào nó sẽ nhận ra một chữ khác. Nếu có ảnh rõ nét thì họa may. Cho nó dò 1 cột bác xem chính xác được bao nhiêu % (theo tôi chắc chừng 20% :) ).
























Nếu bác nhận dạng được chữ trong bức ảnh và có bàn phím gõ tiếng Trung chắc sẽ nhanh nhỉ. Xem ra bức ảnh này có hơn trăm từ gõ chừng 5 phút là xong.

Hoặc có một cách nữa hơi tốn công tí là bác dùng 1 tờ giấy trắng viết lại các chữ này rồi chụp hình lại. Nếu đủ nét và rõ ràng software sẽ nhận dạng được chữ viết.

ChienKhuD
20-02-2014, 09:37 AM
Cái Shredneck này hay thật bác Thợ. Khi mình tập sẽ không phát ra tiếng làm phiền người khác và có thể tập khi đang xem phim, đọc báo...

kt22027
20-02-2014, 03:24 PM
Hình của bác PhiHuong cho vào Microsoft Office OneNote nó cho ra chữ phía dưới, chắc không ổn rồi bác PhiHuong ơi ;) Đa số phần mềm đều dùng OCR của Microsoft nên chắc nó cũng sẽ nhìn ra thế này thôi.

月仰制啊劉跚劇州朧閑磯尚叫
之口只雜義小”參兀次鰍玀”無煎嶼細痙界獷註
h}計,'、、,I-
入7孑,'邊.。
分7',女發
也•自•Lj開么唱唱,.屆•l
,―■l
自伊戶j『•■’.
!•州』
乏,'f
b.卜
自口『夕.』r。,鳥r,
口口.!口口口n卹自手!
口口口•,1•d口留『I自•
月自r
彥匹叮j『,
.‘•••
,'.,,


~
,亂,1

r'
,,,
:
材泵、一濺休壯州.

,-妒計入
,令怏.
·朱刈l’往疋州

i


:,,
耗.
i
,哺‘.
矗r
'
'.••自口
-二,l一
'〞連夕
^森
.
`盧j
.'憚
鳥r觔
,AT
T以'


`必
瞬f州
?為人外
下•
d輩-'
.口口口個,由臘可藝
jTL
l勺I'':么甲豳‘'d•h-
j'邊呈g!久•'l各Lrk么鰍
j『..'•。,唱―jj
個口口鳥一

PhiHuong
20-02-2014, 04:25 PM
hì hì, Ra hình như thế thì chỉ có ông Thợ vừa nhắm rượu vừa luận mới hiểu được.
Trong hai trang sách tôi đã post, một trang là truyện "Lã Vọng câu cá" bên sông Vị Thuỷ đời nhà Chu, một trang là sách "Đông Y" nói về các loại Sâm và tác dụng trị bệnh.
Thay vì chơi cờ định dùng thời gian rảnh rỗi dịch quyển sách Đông Y, nhưng thấy khó quá !.

Thợ Điện
20-02-2014, 09:10 PM
Các ông như ông Trung ông 123456 Huyền ú cũng là dân uống cà phê mà có cậu bán cà phê lí thú thế này lại không uống ủng hộ người ta .Tôi phạt các ông phải ăn chay 3 ngày Đọc bản tin này thấy thú vị và cảm động hơn Starbuck nhiều

Trên chiếc xe đạp cà tàng và chiếc biển giới thiệu “Cà phê arabica Đà Lạt nguyên chất & rang mộc, 15.000đ/ly” rong ruổi trên phố cổ Hà Nội, chàng trai Nguyễn Duy Biểu đang khiến dân mạng xôn xao, đầy thích thú…
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội (đặc biệt là facebook), hình ảnh một chàng trai xương xẩu, da ngăm đen có tên Nguyễn Duy Biểu, rong ruổi trên phố cổ Hà Nội bằng chiếc xe đạp cà tàng với thùng xốp và biển rao hàng mới lạ: “Cà phê arabica Đà Lạt nguyên chất & rang mộc, 15.000 đ/ly” khiến nhiều bạn trẻ vô cùng thích thú.

Chia sẻ về công việc của mình, chàng trai sinh năm 1987 tại Lâm Đồng này cho biết muốn góp phần truyền bá thói quen uống cà phê arabica Việt (bên cạnh robusta) và đặc biệt là thói quen dùng cà phê nguyên chất trong lúc nhiều loại cà phê “rởm” pha trộn cả ngô, đỗ tương, hóa chất đang dần xâm lấn và làm hỏng khẩu vị người Việt.

Và ngay khi tâm sự và cách làm cà phê arabica “nguyên chất & rang mộc” của Duy Biểu được đưa lên mạng, hàng nghìn bạn trẻ đã rất đồng lòng, hưởng ứng sẵn sàng đón chờ ly cà phê “chuẩn” của chàng trai có ý tưởng ấn tượng này.

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/08/quathong2807124-ceed2.jpg

Chiếc xe đạp bán dạo, “thương hiệu” Acafe và facebook

Khởi đầu bán được 10- 20 ly cà phê mỗi ngày, đến nay, với mức độ nổi tiếng đủ để bán số lượng lớn hơn rất nhiều lần, Duy Biểu vẫn cần mẫn bắt đầu ngày “bán cà phê dạo” bằng việc thông báo lộ trình của mình trên facebook để người nào có nhu cầu thưởng thức có thể nắm được lịch.

Sau đó, trên chiếc xe đạp của mình, anh rong ruổi theo đúng những khu phố cổ đã thông báo. Và “thương hiệu” Acafe gắn phía sau thùng xốp đựng cà phê dần trở nên quen thuộc với các bạn trẻ, được đón nhận nhiệt tình đến nỗi “khổ chủ” đôi khi phải thông báo “cháy hàng”:

“Xin thưa anh chị em! Quathong.. em (nickname Duy Biểu trên facebook) xin chia sẻ với anh chị một điều như sau ạ. Trước hết Quathongkho xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của đông đảo anh chị em. Mặc dù đã chuẩn bị lượng cafe đủ để bán trong ngày nhưng nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của anh chị em, mình đã bán được hết trong buổi sáng dù trời đôi lúc có mưa.

Vậy Quathong… thành thật xin lỗi tới những khách hàng đã ủng hộ nhưng mình chưa được đáp ứng ạ. Quathongkho xin thông báo nghỉ buối chiều để có thêm thời gian chuẩn bị và cải thiện tình trạng quá tải như hôm nay 06/08 ạ. Xin cảm ơn anh chị em ạ!”

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/08/quathong2807122-ceed2.jpg

Lịch trình hàng ngày được Biểu đưa lên facebook để ai muốn thưởng thức có thể liên lạc.

Được coi là “hiện tượng” về ý tưởng bán hàng, Nguyễn Duy Biểu nhanh chóng nhận được sự ngưỡng mộ và nể phục từ nhiều bạn trẻ.

Nếu như không ít bạn trẻ quanh khu vực phố cổ Hà Nội được thưởng thức hương vị “nguyên chất và rang mộc” của cốc Acafe thì rất nhiều bạn trẻ khác đang nóng lòng chờ đợi sự xuất hiện của Duy Biểu tại địa phương mình.

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/08/quathong2807123-ceed2.jpg

Vô số những lời khen cảm phục, ngưỡng mộ gửi tới chàng trai có cách làm mới mẻ này.

“Cố lên bạn, "có công mài sắt, có ngày nên kim..." Khi nào Acafe có mặt ở Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu hay TPHCM thì cho tụi mình biết với nhé...”, “Mình đang ở Đà Nẵng, hy vọng rằng trong một ngày gần nhất, mình sẽ được uống Acafe của bạn ngay tại vùng đất này. Chúc bạn sức khỏe và thành công”, “Hải Phòng chào đón Acafe”…là những thông điệp chờ đợi của cư dân mạng gửi tới Duy Biểu.

Và dĩ nhiên bên cạnh những lời chúc như “Hết sức độc đáo, mình cũng rất hay uống cafe mỗi ngày. Hy vọng có dịp thưởng thức Acafe của bạn, chúc thành công”, “Chào anh, em thật sự rất khoái cách làm của anh, phục anh ghê! Hi vọng sẽ có dịp được thưởng thức cafe sạch và thuần khiết của anh :) Chúc anh thành công ! Cố lên anh nhá!” hay “Chúc anh thành công, loại cafe anh làm không biết như thế nào nữa, muốn thử quá…Miền Nam nhớ anh”… thì không ít bạn còn tình nguyện hiến kể để Acafe thêm vững mạnh.

“Giờ thì em có đủ cả 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Biết bao nhiêu công ty, người có tiền thèm muốn sự "được nhiều người biết đến" như em mà không được. Bỏ lỡ cơ hội này là "rất đáng trách". Cuối tuần rảnh rỗi ko làm việc anh sẽ giúp em lên thử 1 plan để tận dụng cơ hội "trăm năm" này” hay gợi ý đăng ký thương hiệu nhanh khỏi bị “cướp, làm nhái” cũng như hợp tác kinh doanh, gợi ý nguồn cung cũng liên tiếp gửi tới chàng trai mà theo một cư dân mạng đánh giá “Ý tưởng của anh là tâm hồn và là văn hóa của người Việt. Thật sự em rất khâm phục anh. Em chúc anh thành công!”.

http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/08/quathong2807125-ceed2.jpg

Hiện tại với chiếc xe đạp cà tàng, chàng trai sinh 1987 này mới chỉ hoạt động quanh phố cổ HN


http://dantri4.vcmedia.vn/y0V2Vnsx49nhQPv7HdH/Image/2012/08/quathong2807126-ceed2.jpg

...và với mục tiêu giúp bạn trẻ Hà thành thưởng thức đúng loại cà phê "chuẩn".

roamingwind
20-02-2014, 10:28 PM
Không biết bên VN một ly cà phê bình dân nguyên chất như anh này bán, 15000, có nhiều hơn ly cà phê bình dân không-nguyên-chất bao nhiêu?

Có người quen đi VN về nói bây giờ bên VN quen uống cà phê pha-tùm-lum rồi uống cà phê nguyên chất không thấy ngon bằng. Không biết nhận xét đó có đúng không.

PhiHuong
21-02-2014, 12:23 AM
Không biết bên VN một ly cà phê bình dân nguyên chất như anh này bán, 15000, có nhiều hơn ly cà phê bình dân không-nguyên-chất bao nhiêu?

Có người quen đi VN về nói bây giờ bên VN quen uống cà phê pha-tùm-lum rồi uống cà phê nguyên chất không thấy ngon bằng. Không biết nhận xét đó có đúng không.

Bác Roamingwind chỉ thích 15000 đầy cốc thôi, bán mắc quá là không chiu !
Thời bao cấp ở phố Hàng Bài có hàng chuyên rang xay cà phê thuê, mỗi khi đi qua ngã tư Lê Văn Hưu lại thấy mùi thơm lừng. Bây giờ siêu thị toàn bán cà phê làm sẵn đựng trong những túi nhỏ để pha uống tùm lum cho tiện, chẳng khác gì ca cao.

Thợ Điện
21-02-2014, 02:36 AM
rồi uống cà phê nguyên chất không thấy ngon bằng. Không biết nhận xét đó có đúng không.

Cà phê nguyên chất nó có cái hậu ,cà phê pha giống trà sen ướp hoá chất ,nồng nặc như một gái lỡ thì lại son phấn quá cỡ chỉ thấy ghê ghê

Cà phê nguyên chất bác uống bao nhiêu ly cũng không nóng, cà phê pha tới ly thứ hai là thấy ớn rồi ,lỡ dại nốc vào sáng mặt mày nổi mụn như gái dậy thì ,mồm lở nhiệt phải dùng thuốc cao Hàng Bạc xoa vào mới hết


http://thumb1.shutterstock.com/display_pic_with_logo/140458/127604048/stock-photo-beautiful-lady-drinking-coffee-brunette-enjoy-cup-of-hot-chocolate-side-view-cute-girl-isolated-127604048.jpg




Sao cứ mời em một cốc cà phê đắng?
Những bông hồng tháng chín vẫn còn nguyên
Gió tháng ba bay từ bài thơ cũ
Kỷ niệm nào đã ai nhớ, ai quên.

Người không gặp mà sao mùa cứ nhắc
Gió xưa đâu bay nữa để nuông chiều
Nắng vỡ nợ trên những hàng cây biếc
Bước chân về từ lối rất cô liêu.

Chiều nay bỗng quen cà phê vị đắng
(Chẳng còn ai đây nữa để thêm đường)
Ta bỏ hết những ngọt ngào mời mọc
Gọi riêng mình một cốc đen xuông.

kt22027
21-02-2014, 02:37 AM
Tôi tò mò muốn biết giá internet ở VN và những nơi khác ra sao. Các bác giúp tôi chạy thử độ nhanh của internet mình và cho biết tốn bao nhiêu một tháng.

Ở Mỹ nhiều nơi bị tụi cable độc quyền, nó chém $60.00/tháng. Vào những chiều cuối tuần bandwidth bị chia nó chạy chậm phát bực mình. Tôi nghe nói châu Á cạnh tranh khốc liệt nên internet khá nhanh và rẻ không biết có đúng không. Tôi bỏ Cox cable rồi, hiện nay dùng internet từ cell phone phát sóng cho cả nhà. Chạy được khoảng 30 mbps down và 8 mbps up.

Các bác đến speedtest.net chạy thử rồi cho tôi biết kết quả.

Hôm này có tin Google đang định mở thêm thị trường cáp quang. 4 năm trước Google thử project này ở Kansas City. Tốc độ nhanh lắm 1000 mbps upload và 1000 mbps download. Ai không muốn trả tiền thì chỉ tốn có $300.00 tiền công đem dịch vụ đến, rồi sẽ có internet free ít nhất đến 7 năm! tốc độ là 5 mbps down và 1 mbps up. Nghe thèm quá 5mbps cũng khá nhanh, các bác ở Mỹ xem thành phố mình có được Google chiếu cố không?

http://en.wikipedia.org/wiki/Google_Fiber

roamingwind
21-02-2014, 02:54 AM
Tụi nó ăn gian lắm ông ơi, cho dù ông mua internet tốc độ cao, thời gian sau thử speedtest lại nó giảm xuống hổi nào mình không hay. Tôi thử của tôi vài tuần trước thấy giảm xuống. Sẽ phải mắt công gọi vào la lối, nhưng chưa gọi, tụi nó ăn gian những thằng lười biếng như tôi.

Nghe nói bên MỸ trả tiền cho internet cao nhất mà tốc độ thấp nhất. Thua Âu Châu và Á Châu.

ChienKhuD
21-02-2014, 06:14 AM
Kiểm tra bằng speedtest còn tùy thuộc vào server đích nữa. Nếu chọn server gần thì tốc độ sẽ cao hơn server xa. Tôi xài đường truyền thấp nhất về tốc độ lẫn giá cước ở đây, mỗi tháng chỉ tốn 165K (8USD) cho đầy đủ nhu cầu trong nhà.

Cà phê bây giờ khó có nguyên chất lắm. Mấy bác không biết chứ cà phê ở đây họ trộn đủ thứ "gia vị" nào là bột bắp, xà bông, bột ngọt... và cả nước mắm nữa. Không phải đùa đâu mấy người bạn bán cà phê của tôi nói bột ngọt, nước mắm là bí kíp để làm ra ly cà phê đặc biệt đó. Có điều uống xong thì hơi bị... choáng choáng thôi :)

huyenmapu
21-02-2014, 08:38 AM
Ấn tượng đầu tiên của cháu là cà phê Moka của bác hàng xóm bán ngay nhà bên cạnh, vừa rang xay nguyên hạt tại chỗ nên ko lẫn phụ gia. Nên ngay từ bé cháu thích cà phê đen đá có nhiều đường nhưng lại béo quá ạ :suyt . Nhưng ấn tượng thứ hai lại là cà phê tại biển Thanh Hóa người ta cho muối vào hay sao mà mặn chát luôn. Về sau cháu mới nghe người ta nói ca phê đc pha nhiều cách như bác Gió nào là cho nước mắm, bột ngô, bột bắp và gia vị. Nhưng cách pha ngon nhất cháu đc biết là khi đun nước sôi phải cho đường vào cho nước có độ sôi cao hơn bình thường. không biết có bác nào hay pha như vậy không ạ :tea

Aty
21-02-2014, 12:30 PM
Các bác đến speedtest.net ...


Tôi trả cho tốc độ internet là 25/25. Giá ở đây tính ra khoản chừng 75 usd/tháng. Hôm nay nghe lời bác KT test thử, ai dè nó tuột còn nhiêu đây.


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/SpeedTest_02.jpg

Sẽ điện lên công ty tụi nó hỏi mới đươc.

Aty
21-02-2014, 12:54 PM
Cà phê ở nước mình là thuôc loại hàng xuất khẩu nhiều về số lượng. Cách đây 3 hay 4 năm thì đoàn cà phê Việt Nam cũng có tổ chức giới thiệu sản phẩm ở Mỹ ( hình như tại tiểu bang Texas ). Chất lượng để bán hàng xuất khẩu thì không chê vào đâu được. Chỉ nhưng mà cà phê mình uống tại các quán thì rất khó nói.

Ông D nói cà phê có pha xà bông thì tôi cũng có nghe qua. Có thể mọi người ai cũng thích ly cà phê có một lớp bọt phía trên coi cho đẹp mắt. Cũng có thể cà phê đánh với đường lâu 1 chút thì mùi vị cà phê sẽ tốt hơn.

Với cái máy đánh cà phê này sẽ giúp ta làm cho ly cà phê có nhiều bọt và thơm mùi cà phê hơn.


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/Caphe.jpg

Các bác ghiền cà phê thử nghiên cứu nhé:
http://cheappay.vn/san-pham/may-danh-ca-phe-mini-cappucino-maker-386.html

Aty
21-02-2014, 01:03 PM
Nhưng cách pha ngon nhất cháu đc biết là khi đun nước sôi phải cho đường vào cho nước có độ sôi cao hơn bình thường. không biết có bác nào hay pha như vậy không ạ :tea

Đun nước pha cà phê mà có cho đường vào thì tui mới nghe nói lần đầu đây cô Huyền. Hôm trước bác Lâm tuy là cao thủ về thưởng thức cà phê nhưng nghe nói bác ấy cũng được một em CEO hay COC của quán cà phê Đakao lên lớp về cách pha chế cà phê rồi. Phải không bác Lâm.

P/s COC: Con Ông Chủ. :)

Tontu
21-02-2014, 01:26 PM
Nhân quý bác và anh em đang bàn về Coffee, mình xin gửi một bản tin ngắn dành cho quý ông, quý bà, anh chị em nào yêu thích Coffee.

Lợi ích của Coffee giúp chúng ta tỉnh táo, yêu đời, ngoài ra cũng giảm nguy cơ tự tử. Chất caffeine được xem như một chất kích thích. Chất này khóa lại những hiệu quả ức chế của adenosine trên dopamine ở trong óc chúng ta, qua đó làm giảm nguy cơ chán đời.

Có những thống kê mới đây cho biết rằng nếu chúng ta uống coffee thường xuyên cũng giúp ta ít bị ung thư gan, sạn túi mật, ung thư bọng đái. Ngoài ra, coffee còn giúp chúng ta trí nhớ được tốt hơn. Người ta làm thí nghiệm như sau: một nhóm cho uống coffee, một nhóm cho uống nước giả. Sau một thời gian quan sát và trắc nhiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người uống coffee thì có trí nhớ tốt hơn. Họ nhớ được chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Người ta đưa ra hàng loạt các hình và câu hỏi cho cả hai nhóm quan sát vào hôm trước, hôm sau họ đổi lại cho khác 1 tí xíu để xem người ta có nhận ra được sự khác biệt hay không? Quả thật những người được cho uống coffee họ nhanh trí hơn, nhận ra được sự thay đổi mau chóng hơn.

Nói tóm lại, chúng ta uống vừa vừa thì tốt, đừng uống nhiều quá. Lúc trước người ta sợ rằng uống coffee nhiều làm rối loạn nhịp tim, nhưng thống kê mới đây các nhà nghiên cứu thay đổi quan điểm này. Họ giải thích rằng khi ta lớn tuổi, Tâm Nhĩ bị chai cứng lại (atrial fibrosis), làm nguồn điện năng từ Tâm Nhĩ (Atria) chuyển xuống Tâm Thất (ventricles) bị ngăn trở làm tim bị thất nhịp. Khi ta uống coffee đều đặn, mỗi sáng sớm 1 ly coffee, sẽ làm atrial fibrosis giảm bớt đi, đỡ làm tim bị thất nhịp.

Mỗi sáng sớm trước khi đi làm, quý vị ăn một chút cho khỏi đói và làm 1 ly coffee thì rất tốt, thưa quý vị. Nếu quý vị cảm thấy tim mình đập nhanh bất thường thì không nên uống nhiều. Đương nhiên, cái gì cũng cần phải có sự điều độ và thường xuyên thì mới tốt.

ChienKhuD
21-02-2014, 01:31 PM
Về tiền thì mỗi tháng ông Tý đóng gấp 10 lần tôi. Xem tốc độ của đường truyền nhà nghèo của tôi nè

https://dl.dropboxusercontent.com/u/11290013/Funny/speed.png

Aty
21-02-2014, 01:53 PM
Về tiền thì mỗi tháng ông Tý đóng gấp 10 lần tôi.


Hic, ông D cứ như là tôi sang lắm. Giá này là rẻ nhất ở đây rồi. Còn mấy tốc độ cao nữa nhưng tôi không xài hết cho nên chỉ mua cái này thôi :)


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/Internet_Speed.jpg

kt22027
21-02-2014, 03:01 PM
@bác Gió
Nếu bác mua cable internet thì 100% là không bao giờ bác được tốc độ minh mua hết, nó quảng cáo là "up to 25 mbps" hehe. Hồi đó nó nói tôi mua là 15 nhưng nhiều khi chạy có 5 thôi.

Còn đây là T-mobile
https://imagizer.imageshack.us/v2/800x800q80/401/azh0.png

@bác Aty
Ở Na uy đắt đỏ hơn Mỹ đó bác, nhưng đúng rồi Na Uy có PPP còn cao hơn Mỹ. Người Na Uy sướng hơn người Mỹ nhiều, bác tái định cư đúng chỗ quá ;)

Vậy tính ra người ta nói đúng internet ở châu Á rẻ và nhanh thật. Bác D trả có $8.00/tháng mà được 3.79 mbps là rẻ quá. Thật ra nếu không dùng internet để stream media thì 3.79 cũng khá nhanh rồi, tôi không hiểu sao Google lại cho nhanh đến 1000 mbps mà tính có $70.00/tháng.

Thằng này có google fiber
bL7GBVgdEms


Hồi đó tôi xem bác hàng xóm rang cà phê hoài, bác dùng lò khè, cho cà phê và bắp vào vỏ bom, xong quay như heo quay vậy. Quay tới khét đem ra xay. Nói là cà phê chứ tôi thấy 90% hơn là bắp hehe

Các bác ở Mỹ chắc biết Cà Phê Du Monde ở New Orleans. Bác Lâm thì rành New Orleans quá rồi, bác có nhiểu kỷ niệm nơi đây. Cà phê này trộn chicory, củ chicory này dùng thế cà phê uống đỡ nghiền khi người ta không có cà phê uống chứ nó không có caffeine. Trộn riết người ta lại khoái mùi này nên nó lại cứ được dùng trong lon cà phê này
http://ii.worldmarket.com/fcgi-bin/iipsrv.fcgi?FIF=/images/worldmarket/source/15476_XXX_v1.tif&wid=2000&cvt=jpeg

Cà phê muối tôi nghe qua chứ cà phê mắm thì mới nghe bác CKD nói hehe. Nhưng tôi nghĩ không có gì là lạ, người mình nhiều khi hết muối dùng nước mắm thế vào, ai ngờ nó thơm mùi quen quen mà không biết mùi gì.

PhiHuong
21-02-2014, 10:00 PM
Bác Dê, dạo trước tôi hay đi chơi cờ lang thang, một bữa thấy trong quang gánh hàng đồng nát có vài quyển sách cũ nên ngó xem rồi chụp hai tấm hình. Gần đây đọc kinh Phật có nhiều chỗ chưa thông hiểu, nhân thấy bác và bác KT nói chuyện về phần mềm nên mới đưa ra để hỏi. Những tưởng phần mềm tách và dịch được chữ thì rất tiện cho việc học đạo.

ChienKhuD
22-02-2014, 12:03 AM
Bác Phi: Vậy là bác không cần đoạn văn trên tôi xin phép được xoá đi để tiết kiệm không gian cho quán :).

Bác KT: Nếu tốc độ mạng lý tưởng như google thì chúng ta ít cần tới ổ cứng nữa rồi. Bây giờ dịch vụ chia sẻ và lưu trữ trực tuyến khá phổ biến. Tôi vừa đăng ký free thành công 36T lưu trữ trưc tuyến đây.

Tontu
22-02-2014, 05:20 AM
Cuộc sống ở thành thị vốn nhiều màu sắc, cạnh tranh, và nhiều áp lực. Trong khi đời sống mộc mạc của người dân quê ấy lại có cái sướng về tinh thần. Bữa cơm tuy đạm bạc, nhưng lại lắm tình người. Không biết có phải tôi quá thiên kiến hay không? Tôi thích người dân miền quê hơn. Họ trông thật thà, chất phác, đời sống có phần đơn giản hơn so với người thành thị.

Cô gái miền quê có giọng nói ngọt ngào, truyền cảm, và dễ có cảm tình. Mấy ông ở Bình Dương cũng dễ mến lắm chứ. Họ có duyên ngầm, sống nhiều với nghĩa tình. Nói tới đây, lại nhớ ông D nhà ta, hehe. Tiện thể, gởi bác và anh em một đoạn ngắn trong phim ca nhạc "Người Đẹp Bình Dương".

Quý bác và anh em ở chơi.


Ye4r3BA1qwU

Thợ Điện
22-02-2014, 06:41 AM
Bác K còn nhớ bài The house of the rising sun .New Orleans bao nhiêu là kỉ niệm .Nó là một Paris giữa nước Mỹ ,những quán cà phê ,những người da đen đứng ở góc phố chơi nhạc Jazz bằng vĩ cầm hay Saxo .Thành phố không bao giờ ngủ luôn luôn chất đầy âm nhạc và rượu

Có người con gái Ăng Lê ngồi bán những bức tranh cũ góc đường
Exchange Place đôi mắt thật buồn khi nắng chiều đã úa

Kể sao cho hết ,thời thanh niên tôi sống ở đó hai năm .Khi ấy tóc tôi xanh mướt thế mà giờ đây .Hỡi ơi tuyết đã phủ đầy

kt22027
22-02-2014, 09:00 AM
Hôm nay thằng bạn rủ đi ăn trưa ở tiệm phở mới khai trương gần đây. Đi về ngồi làm tiếp thấy buồn buồn nghĩ một hồi mới ra mình buồn vì bị hai cô chạy bàn gọi bằng chú. Tóc chưa bạc nhưng do cái bụng phệ và càm đôi làm tôi có nét già đi, mất hết cái bệnh phong hồi thời ấy. ;) Hồi tết hứng ẩu tôi lôi dàn tạ ra... lau chùi, giờ lâu lâu được vợ nhắc "anh ơi tạ kìa... chùi tiếp đi". Đứa bé không biết nghe ở đâu hôm rồi lấy ngón tay làm chìa khoá ngoái rốn tôi "mở ra, mở ra, mở bụng ông địa ra" Tôi cười vì con bé nói nghe dễ thương quá, nhưng trong bụng thì lân địa múa cồn cào, bực bỏ mẹ, không phải bực con bé mà bực bản thân mình.

Người Mỹ có lệ là new year's resolution (năm mới làm một cuộc cách mạng bản thân) cứ đầu năm nhiều người hăng hái đi mua tạ về để lấy lại phong độ, khoảng 2 tháng sau thì trên Craigslist rao bán tạ đầy nhóc hehe. Tôi rất tin vào thuyết của Darwin, nhưng tại sao trời sinh mình ra mà lại cho mình thích nhiều cái hại sức quá vậy. Tôi thích hầu hết các thứ phê được, từ cà phê đến thuốc lá, từ gái đẹp tới rượu thơm. Không lẽ cái gene của tôi là loại thích chết sớm sao?

Bác Lâm nhắc House of the Rising Sun làm tôi cũng nhớ New Orleans và Shreveport vào những cuối tuần đi các sòng bài trên những chiếc tàu. Nhớ những cảnh đời phiêu bạc trên các vĩa hè, nhớ cái mùi hăn hắt từ ống cống trộn với mùi BBQ, nhớ những bài nhạc nghe não nùng muốn đứt ruột... Bây giờ có trở lại nơi đó cũng đã khác rồi, cảnh có thể không đổi nhưng người đã thay. Không còn là một thanh niên miệt mài chơi nữa, tàu cập bến cũ nhưng gỗ và sơn đã sờn sau những chuyến đi.

I'm going back to New Orleans, to wear my ball and chain...

Tạm dịch: Tôi trở về nhà, lôi tạ ra tập ;)

cuoiconbo
22-02-2014, 12:48 PM
Thời em học cấp I đã thích nghe Carpenters. Thuở ấy chỉ có 1 cuốn băng, nghe đi nghe lại đến nhão vẫn không biết chán. Bây giờ vào youtube, gõ Carpenters là ra biết bao nhiêu bài sao cứ trơ trơ không chút cảm xúc? Ai cho tôi quay lại tuổi thơ, cho tôi "Yesterday Once More"?

Aty
22-02-2014, 01:17 PM
Phải rồi đó cuoiconbo. Thời gian đi qua đã mang theo tất cả những kỉ niệm. Nhưng đôi khi mình sống lại với những kỉ niệm đó mà lòng cứ thấy bâng quơ. Tôi có cái may mắn là âm nhạc với tôi lại là niềm xúc cảm. Có hôm được nghe lại những bài nhạc mình thích, tự nhiên kỉ niệm theo đó mà lâng lâng. Vì mỗi bài nhạc ấy lại mang về trong tôi cái ngày xưa he he, cái thân tơi tả với niềm sống cuồn cuộn. Cho nên có dịp thì tôi vẫn cứ mua gói xôi, ổ bánh mì, ly nước mía, hay cơm hàng cháo chợ... . Và cứ thế mà ôn cố tri tân. Đúng như bác Lâm từng nói. Cái thằng tôi hoài niệm mà. Có lẻ tôi đã tìm thấy cái sướng khoái ở cuộc đời này trong tiềm thức.

Aty
22-02-2014, 01:24 PM
Ở Na uy đắt đỏ hơn Mỹ đó bác, nhưng đúng rồi Na Uy có PPP còn cao hơn Mỹ. Người Na Uy sướng hơn người Mỹ nhiều, ...



Hi hi, bác KT nói chỉ đúng 1 phần. Nauy thì giàu nhờ mỏ dầu, với lại dân số ít mà thuế cao, cho nên nhà nước còn dư nhiều tiền cho cho an sinh xã hội. Nhưng về nhiều thứ khác như học hành, trình độ cao kĩ... thì không bằng Mỹ được. Bởi vậy nhiều người ở đây họ phải đi Mỹ để học lấy cái bằng. Hàng hóa cũng vậy. Cái quần Jean Mỹ ( Made in USA ) thì ở đây bán mắc lắm. v.v...

Tontu
22-02-2014, 04:31 PM
Về hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia Bắc Âu sướng hơn bên Mỹ. Ngay cả nước láng giềng Canada cũng có hệ thống an sinh xã hội tốt hơn Mỹ. Ấy vậy mà bà con ta cứ thích đi Mỹ...

Đời sống bên Mỹ cũng khó khăn lắm bác Tý. Nếu mình trên răng dưới dép thì nhà nước còn giúp đỡ, chứ kiểu nửa nạc nửa mỡ, giàu chẳng giàu, nghèo không ra nghèo thì chít luôn, hehe. Nhà nước thấy ông có tí tóc, nắm một phát ông trọc đầu luôn. Bên này tầng lớp Trung lưu là khổ. Đau ốm nằm viện đôi ba ngày thôi khi trả bill cũng đủ chết cha rồi. Nếu nằm viện cả mấy tuần lễ thì trả tới mục mả cũng chưa hết nợ. Lương thấp thì trả tới bao giờ mới hết nợ...

Học càng cao thì nợ càng nhiều. Ra trường mà không có connection thì khổ lắm. Rốt cuộc cũng không có đất dụng võ. Học xong đâu có nghĩa là gấp sách lại đâu. Phải năng update kiến thức thường xuyên để phát triển tri thức lẫn ngành nghề cho riêng mình. Chứ cái kiểu đi làm rồi chờ tới ngày lãnh lương, không năng nổ, không phát triển tay nghề, không lo kiếm hàng, không update kiến thức gì cả...thì e là khó thọ được lâu. Nó mướn ba bảy hôm mốt ngày là cho cái check cuối, hehe.

Thuyền càng to thì sóng càng lớn. Thật chẳng có cái khổ nào giống hệt cái khổ nào, bác ạ. Bên này mà không có bằng cấp đi làm assembly thì lương ba cộc ba đồng. Tiền đâu lấy vợ? Tiền đâu mua nhà? Giá nhà ở tiểu bang California mắc kinh khủng. Một căn nhà 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm, mà mua ở Fountain Valley City cũng phải cỡ 500k-600k rồi. Với mức lương Assembly thì mục mả cũng chưa đủ sức mua nhà. Nếu muốn mua nhà thì hai vợ chồng phải có mức lương tương đối khá và ổn định. Sau khi trả hết tất cả tiền bill hàng tháng, bao gồm cả tiền nhà, mà còn dư lại 50% mức lương thì mới ok. Có nghĩa là ta chỉ chi ra 1 đầu lương, đầu lương còn lại để thủ. Chứ hai vợ chồng gồng mình lên trả thì khó thọ được lâu...

Số sướng thì ở đâu cũng sướng. Mình thấy bác Tý vậy là sướng hơn tụi này đấy, hehe. Nếu có qua Mỹ thì chỉ nghĩ tới tương lai cho lũ nhỏ thôi.

Bà con bên này phần đông là "bóp bụng" gởi tiền về quê nhà. Qua đây mới thấy những cái khổ mà người bên bển khó mà biết được tường tận.

Aty
22-02-2014, 07:45 PM
Hi hi, bác Tôn nói chí phải. Trong chăn mới biết con rận nó tròn hay méo :) . Chỉ nhưng mà rỏ ràng cơ hội ở nước Mỹ thì nhiều hơn rất nhiều nước trên thế giới. Cơ hội học hành, cơ hội làm giàu. Cơ hội phát triển v.v...
Mình đang nói về mặt tốt của cuộc sống.
Học hành nè: rất nhiều du học sinh vào Mỹ và không nhiều du học sinh người Mỹ ra nước ngoài học. Con bé nhà mình học lớp 10 bên này cũng theo bạn bè nộp đơn đi Mỹ học 1 năm lớp 11 ở Hawai rồi năm sau trở về đây học lại.
Ngành nghề nè: nhiều người trên thế giới có tay nghề cao thì lại đi Mỹ hành nghề. Ít người Mỹ có tay nghề cao đi nước ngoài làm.

..........

Nói chung thì ở bất kỳ nơi đâu cũng có cái sướng và cái khó của nó. Nói như bác Tôn cái số là vậy rồi, thì phải chịu thôi. Aty rất mê tín. He he, không biết có phải do trùng hợp hay chăng? mà có nhiều lúc mình cầu được ước thấy, và cứ vậy mà mê tín thêm phần mê tín. Vì sự mê tín có đoạn nói về trồng cây. Nếu mình trồng cây ớt thì sẽ được trái ớt hì.

Ở đây có những người trên răng dưới dép như bác Tôn nói, và họ cũng nhận sự giúp đở của nhà nước từ mấy chục năm nay. Điều khác thường là những người trên răng dưới dép này họ lại có nhà cho mướn :D , và người mướn nhà lại chính là ... người chủ nhà, he he. Chuyện khó tin nhưng có thật.

Thợ Điện
22-02-2014, 09:55 PM
Đớn đau chua xót dịu dàng, tiếng đàn tan nát ruột gan. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất mà lại trở thành một tình khúc muôn thuở. Bài hát Killing Me Softly (with his song), dịch sát có nghĩa là Giết ta bằng tiếng nhạc nhẹ nhàng, ra đời cách đây vừa đúng 40 năm, vượt qua bao năm tháng mà vẫn chưa mỏi cánh thời gian.
Killing Me Softly là một ca khúc do tác giả Charles Ira Fox soạn nhạc và do Norman Gimbel đặt lời. Phát hành vào năm 1973, tức cách đây đúng bốn thập niên, bản nhạc này đã giúp cho nữ ca sĩ Roberta Flack thành công rực rỡ, giành lấy ngôi vị quán quân trên thị trường Anh Mỹ, đồng thời chiếm hạng đầu tại 20 quốc gia khác. Bài hát sau đó đã được nhiều nghệ sĩ ghi âm lại, đáng chú ý nhất là phiên bản của Lauryn Hill với nhóm Fugees từng đoạt giải Grammy vào năm 1997 với tập nhạc The Score.

LQ2t5e7stVM



Có một lần ngồi trong một quán nhạc uống rượu giải sầu, ông tình cờ được nghe một tay đàn nhạc blues. Ngay vào cái khoảnh khắc đó, tiếng đàn piano lại nói lên được cái tâm trạng chán đời của bản thân ông. Một cách vô tình, tác giả thật sự có cảm tưởng một người khác đang nói thay cho mình. Trong quyển sổ tay, Norman Gimbel ghi chép, ma lực vô hình từ phím đàn cất tiếng nỉ non ai oán, hồn ta như thể bị giết dần, chết mòn. Bản nhạc Killing Me Softly (with his song) từ đó mà nẩy sinh. Tình khúc phôi thai từ giai thoại sẽ đi vào huyền thoại.

Trên trái đất này, mọi người đều biết tới bài Killing Me Softly qua tiếng hát của Roberta Flack. Nhưng trái với điều mà nhiều người thường nghĩ, đây không phải là bài hát chính gốc mà lại là một phiên bản ghi âm sau. Người đầu tiên thu thanh bản nhạc này là nữ ca sĩ Lori Lieberman, nhưng khi bài hát được phát hành vào đầu năm 1972, lại không gặp thành công.

Sông có khúc, người có lúc. Nữ ca sĩ Roberta Flack lần đầu tiên được nghe bài hát này là trên một chuyến bay từ Los Angeles đến thành phố New York. Theo lời kể của cô thì ca từ bản nhạc làm cho cô choáng váng như thể bị tát vào mặt. Khi máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường, Roberta Flack ngay lập tức gọi điện thoại cho nhạc sĩ Quincy Jones và nhờ ông giúp cô liên lạc với tác giả của bài hát. Vào năm 1973, Roberta Flack trình làng tập nhạc Killing Me Softly, chọn ca khúc mở đầu làm tựa đề cho album, và kết thúc với bản nhạc Suzanne của tác giả lừng danh Leonard Cohen.

AM1UH_n222A

Từ giai điệu đến ca từ, tất cả được giữ nguyên như cũ, nhưng lối hòa âm phối khí kết hợp đàn dây với bộ gõ giúp cho bài hát càng thêm sắc sảo, cấu trúc hợp âm phức điệu trở nên hoàn hảo. Nhịp điệu khoan thai gợi hứng rất nhiều từ trường phái Jamaica, chọn sự tương phản làm điểm nhấn, dùng sự bay bổng nhẹ nhàng để nói lên khổ đau chạm đáy, linh hồn càng chìm đắm giữa vực sâu, cung đàn tiếng nhạc càng thanh thoát dịu dàng. Giọng ca của Roberta Flack kết hợp độ rung thần cảm phúc âm (gospel) của Mahalia Jackson và luyến láy có hồn (soul jazz) của Gladys Knight để giúp cho Nỗi đau Dịu dàng chấp cánh vượt thời gian.

Sau khi chiếm hạng đầu thị trường quốc tế, Roberta Flack đoạt giải Grammy vào năm 1973 và 1974, trở thành gương mặt đầu tiên trong lịch sử âm nhạc giành lấy danh hiệu Ghi âm xuất sắc nhất (Record of the Year) trong hai năm liên tục. Sau cô chỉ có ban nhạc U2 mới lập được thành tích tương tự. Killing Me Softly sau đó đều được hai tạp chí chuyên ngành là Billboard và Rolling Stones xếp vào danh sách Những ca khúc hay nhất mọi thời đại.

Nhờ được chuyển lời hay đặt thêm ca từ mà giai điệu Killing Me Softly đã đi vòng quanh trái đất. Tính đến nay, đã có gần một ngàn phiên bản ghi âm trong khoảng 30 thứ tiếng khác nhau. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã ghi âm lại bài này trong đó có Frank Sinatra của Mỹ, Celine Dion người Canada, , Gilbert Montaigné từng hát bài này bằng tiếng Pháp, còn Amaury Vassili tuy là người Pháp nhưng lại hát (cover) bài này bằng tiếng Ý.
.

Được mở đầu với cách hát acapella, hầu như không có nhạc đệm, phiên bản của Roberta Flack từ chỗ mộc mạc đơn giản chuyển dần theo hướng hợp âm trưởng chứ không dùng điệu thứ. Từ một không gian thu gọn nội tâm, khúc hát lan tỏa lớn dần để đạt đến một tầm phổ quát. Tiếng đàn trong một quán nhỏ lại nức nở rung động, thổn thức vang vọng nhịp đập của muôn ngàn con tim. Vì có ai trong đời mà không một lần đớn đau trong nỗi tuyệt vọng dịu dàng, chỉ nghe một cung đàn mà thoi thóp nội tạng, chết đứng đến tận cùng tâm can.

VZcAgaKA018

Riêng tặng ông Tý phải có chất Jazz và tí gái ông mới chịu

fP_vuP3KLRw

Aty
23-02-2014, 12:00 AM
Riêng tặng ông Tý phải có chất Jazz và tí gái ông mới chịu


Dạ em xin cám ơn bác. Hi hi, bác làm em mắc cở .. tái mặt rồi đây. Hình nền bài này coi ép phê hơn hình ông Wind hôm trước nhiều nè.

Phải diễn tả cảm xúc thế nào nhỉ ?

Mái tóc, ôi tóc huyền của ai. Rồi thì chết người chưa khi anh được dù chỉ một lần ... nhìn thật sâu vào mắt em. Còn nữa, làn da của em cứ cho anh nghĩ đến xứ của cao thủ Huỳnh Linh đang gây sóng gió tại Vũng Tàu.

Và kia là cây đàn của ông D. Ông D đang hát bài Cây Đàn Bỏ Quên, không phải Đập Vở Cây Đàn nhé :D

Thợ Điện
23-02-2014, 12:50 AM
Mặc dù cũng sống ở đây nhưng tôi không khoái cách nhìn của ông Tôn ông Tý .Dẫu sao các ông cũng là kẻ thành đạt vậy ! Tại sao cứ nói đến những khó khăn cho người khác nản chí Cháu Huyền sắp đi mà hai ông cứ nói lung tung .Các ông không biết câu Thà sống với quân tử một đêm còn hơn ở với tiểu nhân ngàn đời hay sao
Tôi vẫn khoái cách nhìn lạc quan đầy sức sống của ông Gió và ông K hơn
Sưu tầm một bài tặng hai ông

Bao giờ cũng vậy, một sự việc luôn có 2 mặt của nó, như tế ông thất mã. Sau 30/4/1975, nếu nhìn ở mặt tiêu cực thi đây là lần di dân lớn nhất lịch sử nước Việt, Nhưng nếu nhìn ở mặt tích cực, thì đây là lần mà người Việt chứng tỏ với thế giới, dân tộc ta có mặt trên toàn cầu. Trong cuộc chơi đó, có nhiều nỗi vui, và niềm đau. Đó là những bất cập của cuộc đời.
Sau 1 tuần bươn trải ở 3 thành phố lớn: Los Angeles, San Diego và Las Vegas như con thoi, tôi xin trải lòng với các thế hệ tương lai trong loạt bài ký sự Hoa Kỳ, hòng có cái nhìn thực tế và chuẩn bị hành trang khi các bạn trẻ muốn trở thành công dân toàn cầu, và có một tương lai tốt, dù sống ở bất cứ nơi đâu trên quả đất này.

Thành công và thất bại
Tất cả những người tha phương cầu thực, cầu danh vọng ở Hoa Kỳ mà tôi gặp trực tiếp tâm sự, hoặc gián tiếp qua điện thoại đều có một mẫu số chung là: thành công dù ở bất cứ lứa tuổi nào đều hội nhập tốt với đất nước này. Những ai thất bại hay còn long đong đều có một mẫu số chung là khó hoặc không thể hội nhập vì còn mang trong đầu tư duy sĩ diện, cái tôi quá lớn do văn hóa làng xã, tiểu nong gắn chặt trong tâm thức của họ.

Có những kỹ sư, bác sỹ biết bỏ cái tôi, hoặc học lại từ đầu để làm việc, hoặc học một bằng cấp thấp hơn để làm việc. Tất cả họ đều có gia đình hạnh phúc, công ăn việc làm đảm bảo đời sống tốt và một tương lai tốt đẹp cho thế hệ thứ hai.

Song những trí thức nửa mùa, vì quá quan trọng quá khứ một thời, họ không chịu từ bỏ vinh quang của quá khứ, họ lặn ngụp với cuộc sống hằng ngày chật vật, dù có sự chở che của dòng họ, gia đình, thì bản thân họ đầy bất trắc, nhưng thế hệ thứ hai của họ cũng đầy vinh quang.

Dù thành công, hay thất bại thì có một điều chắc chắn với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ đều có một kết quả chung là, thế hệ thứ hai đều thành đạt ngoài mong muốn. Có hàng chục đến hàng trăm trẻ ngày nào ở Việt Nam đã từng khó khổ mà tôi biết được, không biết có thể bước vào đại học lớn của Việt Nam hay không, thì bây giờ, các cháu hiển nhiên lấy học bổng toàn phần ở Harvard hay Stanford một cách đàng hoàng, và tương lai một vài năm tới là bác sỹ, dược sỹ rất đỉnh đạt đường hoàng.

Tôi vô cùng xúc động khi tiếp xúc với một bà mẹ phải đi làm tiếp viên quán phở suốt 10 năm liền, để nuôi 5 đứa con ăn học, và ngày nay chúng đã thành bác sỹ, kỹ sư, mà ước mớ đó, người Mẹ tần tảo này, dù ngày xưa ở Việt Nam chị ta thuộc tầng lớp giàu có, vẫn không mơ được con mình sẽ vào đại học! chị tâm sự với tôi trong nước mắt của sung sướng và hạnh phúc rằng: “Giờ chị chết cũng mãn nguyện Hải ơi!”. Chị em cùng khóc trong hạnh phúc, dù hạnh phúc đó được trả giá bằng khổ cực ở xứ người.

Tùy hoàn cảnh, tùy tầng lớp lúc ra đi, và tùy tư thế, tâm thế khi đến Hoa Kỳ mà mỗi gia đình có một mức độ thành công khác nhau. Đặc biệt, thế hệ 1.5 ra đi nếu, không còn đường lùi và biết dẹp bỏ quá khứ giàu sang, danh vọng thì hầu hết thành công, có nhà cửa, vợ con đuề huề. Nhưng nếu, không biết dẹp bỏ quá khứ vinh quang thì tổ ấm gia đình hầu như tan vỡ.

Cái tự do của Hoa Kỳ như cái súng trao cho người phụ nữ Việt, mà ở đó, người phụ nữ Việt như một đứa bé chưa biết dùng súng. Họ bóp cò và vết thương gia đình rỉ máu, khi người đàn ông thế hệ 1.5 không sống với thực tế của cuộc đời, mà mãi ôm quá khứ mộng mơ. Nhưng miền đất mà thì giờ được tính bằng tiền bạc này lại không làm chết đi thế hệ thứ 2, mà tạo ra những thế hệ thành công ngoài sức mong đợi, dù thế hệ 1.5 có tan vỡ. Đó là điều khác biệt tốt đẹp cần ghi nhận.

Tình người
Dù ở đâu thì người Việt vẫn vậy. Đây là ghi nhận thấm thía mà tôi đã trải qua trong một tuần ở Hoa Kỳ. Nó làm đọng lại trong tôi những niềm yêu thương quý trọng và nỗi đau của văn hóa duy tình, mà người Việt chưa xóa bỏ được.

Có những người tiếng tăm lừng lẫy trong quá khứ cũng như hiện tại, họ có những lời hứa tốt đẹp, nhưng có cánh và biến mất khi tôi đến Hoa Kỳ, chỉ vì tiếng tăm đó không có thực khi họ đang ở Hoa Kỳ. Họ làm tôi buồn cho thân phận nhược tiểu với cái văn hóa duy tình!

Nhưng ngoài sự chăm lo hết mình của người trong gia đình, còn có những người bạn thầm lặng. Họ không tiếng tăm, họ đến Hoa Kỳ bằng đôi bàn tay trắng. Họ cật lực mưu sinh và họ trụ được ở Hoa Kỳ bằng sức của mình. Họ sống rất tình người ấm áp yêu thương và đùm bọc. Những con người này đã giúp tôi đến nỗi, tôi có một thời khóa biểu lấp đầy trong chỉ 7 ngày cưỡi ngựa xem hoa, nhưng ghi nhận được bản chất của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ. Những Henry Cao ngày nào là sinh viên y khoa bỏ dở ra đi, những Gavin Nguyễn đến đất Mỹ chật vật mưu sinh, những Khiêm Nguyễn cũng tần tảo để hôm nay, tất cả họ có gia đình, nhà cửa đàng hoàng bằng tiềm lực vô biên của chính mình, quả thật đáng yêu và đáng tự hào. Tôi kính trọng và yêu các bạn suốt cuộc đời này, vì các bạn đã làm tôi ấm lòng đến bất ngờ!

Kết
Dù thành công hay thất bại ở thế hệ 1.5, thì thế hệ 2.0 của người Việt đều thành công. Đó là điều đọng lại cho mỗi chúng ta cần suy nghĩ.
Muốn thành công ở Hoa Kỳ dù bất kỳ ai, già, trẻ, trai, gái đều phải vứt bỏ cái văn hóa duy tình, hội nhập với cuộc sống. Không thể ôm quá khứ oai hùng để tính chuyện đội đá vá trời.
Đến thăm UCLA – University of California, Los Angeles – đứng bên bức tường ghi tên những đóng góp cho trường của các thế hệ đã từng học ở đây, tôi mới nhận ra sự thành công của một thể chế xã hội như thế nào? Có 4 mức độ đánh giá sự thành công của một thể chế xã hội.
Ở mức thấp nhất, thì thể chế chỉ có thể ổn định chính trị, mà không lo được dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức trung bình, thể chế chính trị vừa lo được ổn định chính trị và lo cho dân có cơm ăn, áo mặc. Ở mức độ khá, thể chế chính trị lo được ổn định chính trị và người dân không còn lo chuyện cơm ăn, áo mặc, mà còn tính chuyện tiêu khiển ở cuộc đời đầy bất trắc. Hoa Kỳ là quốc gia đã đưa được người dân ở mức cao nhất, chẳng những ổn định chính trị mà còn cho người dân ngoài việc tiêu khiển, ăn chơi, còn làm được việc lớn cho cộng đồng.
Cho nên Hoa Kỳ mới có những Bill Gates, Steve Jobs, v.v… sau khi làm giàu, quay lại giúp trường đại học, giúp thế giới cùng khổ ở Phi Châu. Không chỉ một Bill Gates, mà Hoa Kỳ còn có nhiều những con người như Bill Gates, ít nhiều, và họ đã làm nên những đại học đứng đầu toàn cầu cũng từ sự thành công của thể chế xã hội mà họ đã tạo ra.

Biết đến khi nào đất nước Việt có được những thế hệ biết chăm lo cho cộng đồng bằng một tâm thế và nhân cách đáng kính trọng, là một câu hỏi lớn, mà mỗi chúng ta phải suy nghĩ. Vì chỉ có thế thì nước Việt mới hùng cường.

Tontu
23-02-2014, 12:57 AM
Nói về hệ thống giáo dục bên Mỹ cũng lắm điều để bàn lắm bác ạ. Bên này một cái "học bạ" chỉ có giá trị trong vòng 5 năm (dành cho các môn khoa học, ví dụ: Sinh Vật, Hóa Học, etc), 10 năm (dành cho các môn Toán, Vật Lý, etc). Nếu giả sử mình lấy tất cả các lớp trên 10 năm và đạt điểm "A" trên mỗi môn thì cái học bạ đó có thể có, hoặc cũng có thể không còn giá trị gì nữa cả. Thông thường, khi đã học qua lớp đó và đã pass thì không cho phép lấy lại nữa. Ngoại trừ mình FAIL cái lớp đó mới cho lấy lại. Đây là luật của BOARD. Tuy nhiên, có rất nhiều trường Đại Học chuyên ngành khuyên thí sinh phải lấy lại một số môn yêu cầu để tái xác định trở lại khả năng kiến thức và cập nhật những kiến thức mới. Điều này thường xảy ra ở các trường Professional Schools (i.e Dental, Medical, MPAS, etc). Họ không cần biết anh đạt điểm gì trong lớp đó, và học hành ra sao; họ nhìn vào thấy cái "học bạ" cũ mèm là nó không thích rồi. Một khi nó không thích là từ chối rất lẹ. Thế là phải học lại từ đầu. Khi lấy lại những lớp đó, họ chỉ tính điểm của lớp mới lấy mà thôi. Nếu lúc trước anh được điểm A trong lớp đó, nhưng vì buộc phải lấy lại, anh chỉ được điểm B thì coi như điểm chính thức của anh chỉ là điểm "B" mà thôi. Họ tính lại toàn bộ GPA trong cái học bạ đó. Điều này cũng tạo ra lắm nước mắt cho nhiều cô câu sinh viên lỡ thời. Những bộ môn như History, Philosophy, Arts, etc...thì không cần phải lấy lại.

Tontu
23-02-2014, 01:33 AM
Bài chia sẻ thật hữu ích và rất đồng tình bác Lâm ạ. Vấn đề thay đổi hệ thống giáo dục trong nước đòi hỏi sự cộng tác của toàn dân, phải biết bỏ đi cái "tôi" của chính mình và quyền lợi của đảng phái, mà nghĩ tới cái quyền lợi chung của dân tộc, trong đó nhà nước đóng một vai trò chính yếu. Vời luồng du nhập văn hóa từ phương Tây, các cô cậu được đi du học khắp nơi từ mọi lãnh vực, không ít thì nhiều cái tư tưởng cũng được thoáng hơn, rộng hơn. Thế hệ I rồi cũng phải qua đi, thế hệ sau này họ lên cũng sẽ tạo những cuộc cánh mạng canh tân lại đất nước theo một chiều hướng tích cực hơn. Riêng tôi thì vẫn tin rằng nước ta cũng sẽ có những cú "chuyển mình" tốt hơn trong tương lai, huynh ạ.

Gặp bác trên này tôi cũng thấy mừng vì có được một ông anh rất đáng quý của diễn đàn. Bác Lâm giữ gìn sức khỏe nhé.

Aty
23-02-2014, 02:57 AM
Mặc dù cũng sống ở đây nhưng tôi không khoái cách nhìn của ông Tôn ông Tý

Hi hi, em nhìn gái nhiều :) nên việc khác có khi nhìn không rỏ lắm. Đôi lúc hơi bi quan một chút.

huyenmapu
23-02-2014, 07:24 PM
Mặc dù cũng sống ở đây nhưng tôi không khoái cách nhìn của ông Tôn ông Tý .Dẫu sao các ông cũng là kẻ thành đạt vậy ! Tại sao cứ nói đến những khó khăn cho người khác nản chí Cháu Huyền sắp đi mà hai ông cứ nói lung tung .Các ông không biết câu Thà sống với quân tử một đêm còn hơn ở với tiểu nhân ngàn đời hay sao


Chú Lâm cso sợ cháu nhụt chí không, Thật sự cháu luôn nhìn mọi sự việc từ hai mặt của cuộc sống này. Chú và các bác với những hiểu biết nơi xứ người chia sẻ kinh nghiệm mất và còn, nếu nghĩ ngắn chỉ nghĩ đến cái được trc mắt, còn cái sẽ mất đi cháu tạm xếp vào kho để giải quyết dần :) . Canh bạc này cháu kết không phải hiện tại có những gì, mà quan trọng tương lai nhờ vào kiến thức cháu thu nhận được nơi đây là phải làm nó phát triển bền vững ra sao. Cháu cám ơn những kiến thức bổ ích này.

Thợ Điện
24-02-2014, 01:33 AM
Có hai người mong gặp ở chốn tha hương nhất là Huyền và ông nhachoa .Bước đầu nào chả bỡ ngỡ .chú tặng Huyền bài Le Premier Pas .Bài này những năm 73 tuần nào chú cũng ghé cà phê Hân để nghe ,mỗi tuần một lần thôi nghe nhiều sợ mình chán như cô bé ngồi quầy khi ấy cũng là một nhan sắc để ngắm chứ không phải để yêu .Nhạc ngoại quốc khác nhạc việt ở chỗ .Nhạc Việt hay là vì đa số nó gắn liền với một kỉ niệm ,còn nhạc ngoại quốc hay là hay ngay từ lần đầu chợt nghe Có những thứ nhan sắc gặp là hớp hồn mê ngay tại chỗ lại có thứ phải gần gũi lâu ngày mới khám phá ra là đẹp

ubD5dV4V-Os

huyenmapu
24-02-2014, 02:06 AM
Ngày hôm nay cháu rất muốn nghe một bài hát nào đó, nhưng tìm mãi cũng không biết mình đang muốn nghe cái gì, cả buổi ko tìm đc gì cháu quay ra xem phim hoạt hình :buon .Cháu tính viết một tn có ai tặng tui một bài hát nào đó không nhưng xấu hổ chả dám viết :cuoihihi . Cám ơn chú về bài hát :binglaklu .

Aty
24-02-2014, 03:15 AM
Hôm nay, vẫn như mọi hôm. Những nổi buồn vương vấn.
Điều mình cảm thấy làm được. Là kiếm tiền. He he, chưa làm đã không muốn làm. Vậy là không thể giàu rồi. Không sao, cái số nghèo thì cứ vui vẻ mà nghèo. Nhe :D ra mà cười cho cảm thấy mình đang hưởng thụ. Mỗi thời gian đang sống ngoài trừ lúc làm việc ra, còn lại là hưởng thụ thôi. Hưởng thụ tất cả những gì có thể. Khà, sướng thì thôi.
Hưởng thụ với tôi có lẻ chỉ với gói xôi, ly chè bán từ chiếc xe đẩy, cái bánh tiêu, bửa cơm hàng cháo chợ, he he, đi bộ qua con đường có lá me bay, ngồi quán cà phê coi hay đánh cờ với ly trà đá. Chà, cái thú tiêu khiển này có thời gian mà làm được quả không phí cuộc đời này.
Đà nẵng bây giờ đẹp quá, không biết còn bạn trẻ nào lặn xuống cảng sông Hàn bắt mấy con hào ăn không nhỉ ?. Ngon hết ý luôn. Những con cá kình hoặc cá dìa cá mú cá hanh của sông Hàn thì ngon lắm lắm. Dể câu nhất là cá sơn ăn cũng tạm. Giá gì còn thêm 1 lần nữa đi câu rà về đêm nơi giòng sông thơ mộng này.
Điện thoại reo, giật mình, nảy giờ đang mơ màng thôi. Hì.

roamingwind
24-02-2014, 11:07 PM
Cà Phê sáng thứ Hai với Bố Già

http://media-cache-ec0.pinimg.com/736x/af/7b/c1/af7bc1f69c308f2ea5784a22106e0290.jpg


http://www.adinnerguest.com/wp-content/uploads/the-godfather-marlon-brando1.jpg

Thợ Điện
25-02-2014, 12:04 AM
http://1.bp.blogspot.com/-yBkjv6OqKrc/Tt6nnHlAZnI/AAAAAAABIKw/hqrSpyzFLcQ/s1600/Annex%2B-%2BBrando%252C%2BMarlon%2B%2528A%2BStreetcar%2BNamed%2BDesire%2529_NRFPT_01.jpg

Tuyệt quá ông Gió lần đầu tôi xem Marlon là phim The street car named desired đóng với Vivien Leigh .Tuyệt vời !
Ông có bao giờ bước lên Chuyến tầu mang tên dục vọng chưa ?
Sau 75 Sài Gòn cũng có cà phê Bố Già đấy ông .Nằm ở góc Nguyễn thiện thuật và Hồng thập Tự đi bán sách về tôi hay ghé uống tới khuya ,đám văn nghệ sĩ như Thành Được ,Thanh Lan, bà Thái Thanh cũng hay ghé lắm khi đó Ý Lan mới lớn mà trông đã lẳng lơ đáo để ông ạ .Có chị em Quận Chúa ở cư xá ICCS cũng ghé đến ,cô chị Phuơng Anh học sau tôi vài lớp .Lúc ấy tan tác giai nhân thời loạn đẹp não nề

Quán này ăn cắp tên chứ không phải ông nhé

http://img.thichcafe.com/mypages/247.jpg

roamingwind
25-02-2014, 06:05 AM
Bước lên rồi vài chặn đường sau bước xuống, bác Lâm ơi. Trai tứ chiến phải gặp gái giang hồ, trai tứ chiến mà gặp gái hiền ngoan hoài không tứ chiến nổi. Ôm cái nợ tình cảm mang nặng quá. hihi ... xem ra mình cũng chả tứ chiến gì.

Thợ Điện
25-02-2014, 11:48 AM
QUÊN HẾT LẠI SƯỚNG


Một người tên là Hoa Tử ở đất Dương Lí nước Tống, khi đứng tuổi mắc bệnh quên, sáng lấy cái gì thì tối quên rồi, tối cho ai cái gì thì sáng đã quên rồi, đi đường thì quên mình định đi đâu, ở nhà thì quên ngồi, lúc này quên lúc trước, lúc sau quên lúc này. Cả nhà rầu rỉ lắm.

Nhờ thầy bói cho, quẻ không dạy gì cả; nhờ thầy pháp cúng cho, không hết; nhờ thầy lang trị cho, cũng trơ trơ.

Nước Lỗ có một nho sinh tự giới thiệu là có thể trị được. Vợ con Hoa tử hứa nếu trị được thì xin tặng nửa gia tài.

Nho sinh đó bảo:

- Bệnh đó vốn không thể bói mà biết được, không thể cúng mà hết được, không thể dùng thuốc mà trị được. Tôi thử sửa tâm tính ông ấy, đổi trí lự ông ấy, may ra đỡ được chăng.

Thế rồi nho sinh đó cởi hết áo của Hoa tử ra, thấy ông ta đòi mặc; bắt ông ta chịu đói, thấy ông ta đòi ăn; nhốt ông ta vào chỗ tối, thấy ông ta đòi ra chỗ sáng. Và nho sinh đó vui vẻ bảo con Hoa tử:

- Bệnh có thể chữa được đấy; nhưng phương của tôi bí truyền, không thể cho người khác biết được. Xin ngăn hết các người chung quanh, để tôi ở riêng với ông nhà bảy ngày.

Người nhà làm theo, không biết nho sinh đó trị cách nào mà căn bệnh đã mấy năm đó nhất đán khỏi hẳn.

Hoa tử khi đã tỉnh rồi, nổi giận đùng đùng, đuổi vợ, đánh con, vác cây mác đuổi nho sinh. Người Tống níu lại, hỏi tại sao, Hoa tử đáp:

- Trước kia tôi quên hết, thanh thản, không biết trời đất có hay không nữa. Nay bừng tỉnh, những gì xảy ra mấy chục năm nay, còn hay mất, thua hay được, vui buồn, yêu ghét, bời bời muôn mối trong lòng, tôi sợ những nỗi còn mất, thua được, vui buồn, yêu ghét lại sẽ làm rối loạn trong lòng tôi nữa; có muốn quên một lát, phỏng còn được nữa không?

Tử Cống nghe chuyện đó, lấy làm lạ, hỏi Khổng tử, Khổng tử bảo:

- Anh không hiểu được đâu.

Rồi quay lại bảo Nhan Hồi:

- Chép lại chuyện đó đi

Aty
25-02-2014, 01:59 PM
Ôm cái nợ tình cảm mang nặng quá. hihi ...

Chà, ông Wind tình cảm quá mà, cài nợ này không thể trả dứt được đâu. Duyên nợ là ở đây, he he lên vài tiếng và nhớ tuyệt nhiên đừng có nhíu mày. :D :D :D

roamingwind
25-02-2014, 02:20 PM
Hôm nay nhận được ớt của ông Tý rồi. Sau tốn tiền quá vậy, khi nào con gái qua đây gởi cũng được mà. Mai sẽ ăn xem ông quản cáo có đúng không :). Cũng đúng lúc mùa xuân gần tới tôi sẽ cho tụi nó vào chậu.

Đang nghe bản này:


jQcBwE6j09U

0ISBnBkivjk

Aty
25-02-2014, 03:13 PM
Hôm nay nhận được ớt của ông Tý rồi.


He he, vậy là tui mừng. Cứ sợ bị nhà post kiểm tra rồi quẳng mất không hà. Hôm trước gặp nó thấy có vẻ như là ngon ngon sao ấy nên tiện tay thôi, có gì đâu mà.
Ông ngâm mấy hạt vào nước trước mấy ngày chờ hạt nảy mầm rồi cho ra đất. Hy vọng có ngày ông up hình cây ớt này có trái cho tui thưỡng lãm với. Ở VN ông anh tui đã trồng lên cây con được 4 lá rồi. Không biết có cho ra trái không. Lần đầu ổng rải ngoài đất nhưng không thấy lên cây nào.
Tui ở đây xứ lạnh nên không thể trồng ớt được, hic. Phải chờ mùa hè thì trồng cải bẹ xanh, xà lách xon, rau tần ô. Nhớ lần đầu mua giống cây xà lách xon về trồng. 1 bọc lên được chừng 100 cây con. Mừng quá khoe với bà xã, he he, bả nói có thiệt là xà lách xon không? vì trông nó không giống cây gì hết. Ai dè mùa đầu tiên tui bán ra cũng được khá tiền. Vì ở đây cái thứ gì cũng đắt đỏ.

Thợ Điện
25-02-2014, 10:09 PM
Hehe con bé này đi ngoại tình về bị bắt gặp Mr Biggs quay dữ quá xong bị đuổi ra khỏi nhà ,mếu máo kêu lên -còn biết đi đâu -
Giọng hát chất soul của Biggs nghe đã thật .Ông Tý có ăn vụng phải cẩn thận không thôi có ngày phu nhân bắt được sẽ bị quát .Go upstair ,pack your bag ,while you're at it ,call the cab


PDKGDPSq03A

Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu. Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, rồi nói với Người: "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người ngẩng lên và nói: "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" Người đàn bà đáp: "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói: "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !"

Qua câu nói: "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi" Chúa Giê-su muốn hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại. Hơn nữa việc kết tội không thuộc quyền của con người mà là đặc quyền của Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thẩm quyền kết án con người. Khi con người kết án anh em mình là lúc họ đặt mình ngang quyền với Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng muôn vật.
Khi bàn về câu truyện này, thánh Augustinô dùng hai từ bằng tiếng La tinh là Miseria và misericordia (Khổ đau và lòng thương xót) bởi vì "Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Ngài mà được cứu độ" và theo nghị quyết của Công đồng Vatican II: “Người Ki Tô hữu có bổn phận nặng nề, phải hợp tác với tất cả những người khác trong việc xây dựng một thế giới xứng đáng với nhân phẩm con người hơn”

roamingwind
25-02-2014, 11:05 PM
Cho ông Tý xưng tội với Đức Mẹ

JwyBewTE8fA

Aty
26-02-2014, 12:41 AM
Hì, cám ơn bác Lâm đã có lời nhắc nhở em. Mỗi khi đi đâu quanh co là em nhớ ghé qua chợ mua nào là kem-bàn chải-xà bông, rồi thì khăn và quan trọng nhất là phải có 1 cuộn giấy chùi miệng với cây xin-gum. Trước khi về tới nhà em lại ghé ngang siêu thị vào hàng dầu thơm thử xịt lên áo quần vài loại dầu của đàn ông. Xong đâu đấy thì vào nhà với mấy bịch chè Thái, chè Khúc Bạch trên tay. Như vậy em tin tưởng sẽ ổn hết đó bác. Các ông nào đừng làm theo tui nhé. Càng dấu giếm tức là có tịch.

Ông Wind cho nghe bài này thì tôi lại nhớ về mùa noel 1980. Chà, tuổi biết yêu đó ông. Tôi tình cờ quen được một em xóm đạo. Mỗi khi đến thăm nàng đều được nghe những bài nhạc mùa giáng sinh. Rất tiếc nàng sớm theo nhà về xứ lạ :( .

Thợ Điện
26-02-2014, 10:38 AM
Mấy ông Gió K Tôn có thích fast food .Tôi thì khoái lắm ăn đủ loại thích nhất là Burger Louisiana ăn ở sòng bạc Harrah's

http://www.lagcc.cuny.edu/fastfoodnation/images/usa_modified2.gif

http://www.ttxva.net/wp-content/uploads/2014/02/McDonald1.jpg

Sự kiện cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên Mc Donald’s khai trương ở Việt Nam thu hút khá nhiều sự chú ý của người Sài Gòn. Tọa lạc ở vòng xoay Ðiện Biên Phủ-Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần cầu Sài Gòn cũ) là cửa hàng có sắc màu đỏ chói giữa khói bụi chen lấn đường của dòng xe đông nghẹt.

Chọn Sài Gòn để khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên, ông Nguyễn Bảo Hoàng , người đưa thương hiệu này vào Việt Nam không chỉ nhắm tới ký ức một thời làm quen với bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, uống coca của người dân thủ đô Sài Gòn mà còn muốn khai thác thị hiếu sính hàng hiệu Mỹ của giới trẻ ở thành phố lớn nhất

Chúng tôi có mặt tại cửa hàng này vào ngày khai trương thương hiệu này.

Từng chứng kiến cảnh xếp hàng dài dài trước cửa quán cà phê đầu tiên của thương hiệu Starbucks nên cảnh người chen chân nhau rồng rắn trước tiệm Mc Donald’s không còn khiến chúng tôi ngạc nhiên.

Hỏi chuyện một anh nhân viên bảo vệ đang điều hành trật tự xếp hàng của khách được anh cho biết, ba ngày trước ngày khai trương, Mac Donald’s mời khách ăn khỏi trả tiền, mỗi ngày xuất khoảng 1,500 phần ăn, khách miễn trả tiền là các quan chức, nhà báo và người thân của nhân viên Mc Donald’s.

Ở một thành phố có số lượng kiều hối lớn nhất nước cũng như có số người đi nước ngoài hàng đầu như ở Sài Gòn thì món thức ăn nhanh của Mỹ không có gì đặc biệt. Nhưng với hàng triệu người chỉ từng nghe qua hoặc thấy qua trên màn ảnh tivi món bánh mì kẹp thịt nổi tiếng này, nhất là giới trẻ, thì cũng đáng bỏ công xếp hàng hằng giờ để là người đầu tiên có chuyện kể về cái ổ bánh mì tròn tròn, mềm mềm như cái bánh tiêu của mấy ông Tàu Chợ Lớn.

Một tài xế taxi, đang chờ khách nói, “Tôi mới bỏ mấy người khách ở quận 5 xuống. Họ nói đi ăn ‘đô nồ’ có trời mới biết đó là cái gì, tới đây mới biết bánh mì. Bánh mì này ăn ra sao mà lúc còn trên xe, cô con gái đã hối mẹ trả tiền taxi trước để tranh chỗ xếp hàng mua.”

Trước ngày Mc Donald’s khai trương, không thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nào bán ế ở Sài Gòn. Từ gà rán Kentucky, Lotteria đến Pizza Hut… thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng có lẽ bánh mì kẹp thịt McDonald’s có một hấp lực “giấc mơ Mỹ” khác biệt.

Cầm cái tờ rơi quảng cáo của Mc Donald’s, chúng tôi thấy các loại thức ăn nhanh quen thuộc của thương hiệu này có giá cao kiểu bề trên so với các hiệu bánh mì thịt cao cấp ở Sài Gòn như Hà Nội, Như Lan…

Một cô gái tuổi teen, đang cùng nhóm bạn xếp hàng chờ ăn bánh mì kiểu Mỹ. Cô nói,” Sài Gòn mình bây giờ tuyệt hả chú, muốn ăn giống Mỹ là có, cứ cái gì của Mỹ là OK.”

Một cặp vợ chồng tuổi trung niên ngồi trên xe máy, chồng thì ngậm bánh mì kẹp thịt, vợ thì bóc khoai tây chiên.

Ông nói với chúng tôi, “Xếp hàng lâu lắm, chạy xe vô lấy phiếu, có bánh ăn nhanh hơn.”

Chúng tôi hỏi. Trước đây ông có ăn qua chưa, ông ăn thấy sao. Ông trả lời: “Ăn lần đầu thì phải thấy lạ miệng chớ sao, nhưng phí tiền, một phần bánh mì Big Mac đủ cả nhà tôi ba người đưa đi ra quán phở bình dân.”

Chúng tôi coi lại bảng giá, như món phổ biến Big Mac là 85,000VND. Còn món gọi là thức ăn tiết kiệm mỗi ngày một ổ bánh Chicken Burger, Pok Burger bé xíu cũng có giá 25,000 VND.

Ðược báo chí trong nước tung hô là trong tương lai thương hiệu Mc Donald’s sẽ phủ 100 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Dù tin hay nghi ngờ chuyện này thì dư luận cũng biết là những thương hiệu hàng đầu của “chủ nghĩa tư bản ” cũng sẽ đem lại ông chủ ở xứ ta triệu triệu đô la.

Thật là lớ ngớ, xa vời nếu cho rằng rồi cũng có ngày giới lao động Việt Nam có túi tiền vô tư để nhào vô tiệm Mc Donald’s mua liền – ăn nhanh cho kịp giờ làm. Nhưng có thể đoán rằng giới trẻ con quan hoặc con cháu các đại gia lại có thêm một thứ hàng hiệu để mà “khẳng định đẳng cấp.”

Tontu
26-02-2014, 03:33 PM
Úi! Lại là kẹp thịt à, hehe. Món này ăn cũng khoái đấy chứ. Có điều là một ngày chơi ba cữ chắc tôi chạy làng, hehe. Làm một cái burger + khoai tây chiên và 1 ly coke là no ú ụ. Lúc nào ớn, tôi làm một cái subway, bánh mì nâu, kèm ly nước cũng ok lắm.

Dân ta có tính hiếu kỳ, chưa ăn làm thử vài cái cho biết mùi Mẽo, hehe. Bán với giá đó dân lao động chắc cũng chỉ thỉnh thoảng mới ăn phải không bác? Dân có tiền, con cháu đại gia, con quan mới dám ăn mỗi ngày.

Như vậy bên bển cũng thưởng thức các món fast foods giống bên này rồi, thích nhỉ. Trong tương lai, mình tin là họ cũng sẽ thay đổi lề lối giáo dục sao cho phù hợp với đà cấp tiến như bên này tụi mình bác nhỉ. Mọi thứ rồi cũng sẽ thay đồi từ từ thôi. Mình có gặp một vài cậu sinh viên ở Việt Nam sang Mỹ du học, họ khoái lề lối giảng dạy bên này lắm. Ví dụ, học Hóa thì được làm thí nghiệm chẳng khác gì nhà khoa học. Học phần nào thì rõ phần ấy.

Tuổi còn trẻ nếu có cơ hội sang Mỹ, hoặc các quốc gia phương Tây thì nên đi, để phát triển ngành nghề và tương lai cho con em. Nhớ lại thời mình mới qua, trên răng dưới dép, một xu cũng chẳng có. Vì nghèo, nên chính phủ trợ cấp tiền học, chỉ đóng vài đồng lệ phí tượng trưng thôi. Khi leo lên Đại Học, chính phủ trợ giúp cho FA cho hết 4 năm Đại Học. Vì học lực không tồi, tôi xin thêm được cái học bổng đi kèm bác ạ. Ở bên này, người ta khuyến khích dân nên đi học. Mình có gặp một vài bác lớn tuổi cũng lấy một vài lớp Việt Ngữ ở các Community Colleges, học cho đỡ buồn, tiện thể có thêm tí tiền còm do FA cho, cộng thêm tiền già thế là vui rồi.

Khi bước vào tuổi Vàng thì nên tìm vui qua cách đọc sách, chơi cờ, hoặc chơi một vài game đòi hỏi sự nhanh trí. Điều này giúp cái óc của chúng ta tạo thêm nhiều synapses, làm cho bộ óc hoạt động tốt hơn, cũng làm chậm lại tiến trình bệnh Alzheimer. Ở các trung tâm người già, lâu lâu có tổ chức cuộc thi đấu cờ, cũng vui lắm.

Gặp quý bác và anh em trên này rất vui. Chúc quý bác và anh em một ngày thật nhiều niềm vui và bình an.

roamingwind
27-02-2014, 12:00 AM
Vài tuần nay làm việc nhiều quá, hôm qua làm từ sáng đến hơn 10 giờ tối. Sáng nay vợ thấy tội nghiệp quá làm cho mình một dĩa xôi gà lạp xưởng. Mở tủ lạnh đem ra ớt ông Tý cắt vài miếng bỏ vào, thế là đầu đủ màu sắc. Người ta đến với đồ ăn bàng lổ mủi trước tôi thì bằng mắt. Ớt này cắn vài cái đầu chưa thấy cay, chỉ có mùi thơm thơm, cắn vài miếng sau mới thấy cau độ nóng vừa phải. Nóng toả ra vừa đủ miệng lưởi mà không thông lên đầu. Được lắm. Cám ơn ông Tý. Sẽ đem hột bỏ vào ly nước đợ lên mầm rồi hạ thổ.

Thường thì bỏ vào ly nước bao lây mới lên mầm, ông Tý? Mấy cây ớt trước của tôi thì tôi cho hột vào đất hết. Tôi tính theo sắc xuất, cứ bỏ bừa xuống một đống thì cũng phải vài cây lên, trong vài cây đó cũng có một cây sống tới lớn cho mình ăn. Tôi trồng lan cũng vậy, tính theo sắc xuât mà trồng :), một đống lan cuối tuần tưới nước mệt nghĩ, thì đến mùa cũng phải có vài chậu ra bông. Lâu lâu còn đi xin lan nhà người quen đem về, ngày lễ Noel, Tết họ biếu nhau lan rồi vài tháng sau nó héo tôi thấy cây nào đẹp xin về để chăm sóc.

Ai qua Mỹ sau này thì có thể không cần thiết phải biết đến McDonald, nhất là ở những khu như San Jose, Quận Cam đầy đủ đồ VN ngon rẽ, qua những năm '75, '80 thì phải ăn McDonald để sống thôi, dưới một đô la đã được cái Big Mac. Thêm ly nước coke là chẳn một đồng. Đến sinh nhật những đứa con còn bắt cha mẹ dẫn đi ăn McDonald. Những thời đó là vàng son của fast food bên Mỹ, sau này ý thức về ăn-bổ-tốt-hơn-ăn-nhanh được truyền bá rộng lớn nên McDonald, Wendy, v.v... cũng từ từ xuống dốc. Nhờ vụ kinh tế suy sập những năm vừa rồi McDonald mới lên lại. Những năm sau này tôi thích In-and-Out hơn, mắc hơn McDonald một ít nhưng ngon hơn nhiều. Rồi cũng vụ kinh tế từ từ miếng thịt phía trong cũng mõng dần, tôi cũng ít ăn In-n-Out.

Không biết có ai viết sách về mấy chục năm tại Mỹ chưa há. Phải có tựa là Mang gươmg mở cỏi.

Thợ Điện
27-02-2014, 12:32 AM
Trong phiên bản chính gốc, bản nhạc này có tựa đề ban đầu là Adieu l'Émile (Vĩnh biệt bạn thân) rồi sau đó mới được đổi thành Le Moribond có nghĩa là Kẻ hấp hối. Bản nhạc do nam danh ca người Bỉ Jacques Brel sáng tác và ghi âm vào năm 1961, tức cách đây nửa thế kỷ. Lời tiếng Anh là của nhà thơ kiêm tác giả người Mỹ Rod McKuen. Ông nổi tiếng trong làng nhạc Anh Mỹ với hơn 1500 ca khúc được viết cho nhiều tên tuổi lớn, trong đó có Frank Sinatra, Johnny Cash, Ella Fitzgerald…

Vào đầu những năm 1960, tác giả Rod McKuen khám phá dòng nhạc của Jacques Brel trong thời gian ông sống tại Paris. Hai người trở thành bạn thân của nhau cho đến ngày Jacques Brel từ trần (1978) vì bạo bệnh. Hầu hết các bản nhạc của Brel đều do ông chuyển dịch, trong đó có những bài hát rất quen thuộc như If you go away (Ne me quitte pas trong tiếng Pháp), Port of Amsterdam (Bến cảng Amsterdam), The Far West (Le Plat Pays trong tiếng Pháp) và Seasons In The Sun, tựa tiếng Anh của nhạc phẩm Le Moribond.

Xdv83MFJd7U

Phiên bản tiếng Anh được ghi âm lần đầu tiên vào năm 1962, và trong vòng gần một thập niên, nhiều ca sĩ và ban nhạc đều có hát lại bài này, cho dù không tạo được tiếng vang trên thị trường quốc tế. Trong đó có phiên bản của nhóm The Kingston Trio - năm 1963, của ban nhạc The Fortunes - năm 1968, ban song ca John & Anne Ryder - năm 1969, nhóm Pearls Before Swine - năm 1970. Mãi đến năm 1974, nhạc phẩm Seasons In The Sun mới nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh Mỹ nhờ vào phiên bản tiếng Anh thứ nhì của Terry Jacks.

YG9otasNmxI

Sinh trưởng tại miền tây Canada, Terry Jacks cùng với vợ (Susan) đã sáng lập ban nhạc The Poppy Family, nhóm này chủ yếu ăn khách tại Canada trong giai đoạn từ 1964 đến năm 1967. Để chinh phục thị trường Hoa Kỳ, Terry Jacks ghi âm bài Seasons In The Sun, một ca khúc mà theo dự tính ban đầu được dành cho nhóm Beach Boys, một trong những ban nhạc nổi danh thời bấy giờ. Hai vợ chồng Susan và Terry Jacks đang chia tay nhau, cho nên dù vợ của anh có tham gia vào việc ghi âm ca khúc chủ yếu trong phần hát phụ họa, nhưng bài hát này lại được phát hành như một ca khúc solo của Terry Jacks.

Tử tù hấp hối, bài ca trăn trối

Nhạc phẩm Le Moribond (Kẻ hấp hối) của Jacques Brel là một bài hát mang đầy tính mĩa mai châm biếm, kể lại câu chuyện của một kẻ tử tù, chờ ngày lên máy chém. Nhân vật chính trong nguyên tác (Kẻ hấp hối) lãnh án tử hình vì do máu ghen tuông mà phạm tội giết người.

Trước khi bị hành quyết, người đàn ông đang chờ chết này, ngỏ câu trăn trối với người bạn thân, với một vị linh mục xưng tội, với người vợ không chung thủy, và với tình nhân của vợ mình (bốn đoạn lần lượt, mỗi đoạn gồm một nhân vật xếp theo tầm quan trọng). Còn trong phiên bản tiếng Anh của Tery Jacks chỉ gồm có ba đoạn, nhân vật chính tỏ lời nhắn nhủ cuối cùng với người bạn thân, người cha ruột và người vợ yêu quý. Dụng ý trong nguyên tác nói về sự vong ân bất nghĩa, tính phụ bạc bất nghìa của người vợ hoàn toàn biến mất.

Phiên bản sửa đổi, nguyên tác vượt trội

Ngoại trừ phiên bản tiếng Anh đầu tiên của Rod McKuen và bản dịch tiếng Ý của Roberto Vecchioni, hầu hết các lời chuyển dịch sau đó, đều chỉ gồm có 3 đoạn, do chủ yếu dựa vào ca khúc ăn khách Seasons In The Sun của Terry Jacks. Kể từ năm 1974 cho đến nay, bài hát này đã được bán hơn 10 triệu bản trên thế giới và cũng nhờ vậy mà có thêm trên dưới 500 phiên bản, kể cả tiếng Việt, tiếng Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Phần Lan, Đan Mạch... Nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng ghi âm ca khúc này như Françoise Hardy, Nana Mouskouri, Bobby Wright và các nhóm Beach Boys, Nirvana hay Indochine.

6Jl-R2NhUiI

Đến đầu những năm 2000, ban nhạc Westlife của Ai Len cho ra mắt một phiên bản mới của bài Seasons In The Sun. Cấu trúc và ca từ y hệt như phiên bản của Terry Jacks, nhưng phần dạo khúc mở đầu và phần nhạc chuyển tiếp lại thổi một chút hơi hướng dân ca trong cách sử dụng các nhạc khí cổ truyền của dòng nhạc celtic. Nhờ lối hòa âm phá cách này mà nhóm Westlife giúp cho bài hát Seasons In The Sun một lần nữa chiếm hạng đầu thị trường Anh Mỹ. Giới trẻ gắn liền ca khúc này với tên tuổi của nhóm nhạc người Ai Len, chứ không còn xem đó là ca khúc để đời duy nhất (one hit wonder) của ca sĩ Terry Jacks.

Dù muốn hay không, thành viên sáng lập nhóm The Poppy Family đã không lập ra được một thành tích nào khác ngoài phiên bản chỉnh sửa của bài Seasons In The Sun. Giới yêu nhạc chủ yếu giữ lại giai điệu trong sáng tuyệt đẹp của ca khúc mà chóng quên tính cay cú mĩa mai, nỗi ngậm ngùi chua xót của ca từ trong nguyên tác. Không ai muốn chết trong những mùa nắng ấm. Không ai muốn về chốn tuyền đài lúc hạ huyền xuân phong. Tiếng chim đang hót vang, tung bay trong trời hồng, phút chốc lại bềnh bồng nỗi tuyệt vọng mênh mông.

Aty
27-02-2014, 12:39 AM
Hi hi, may quá, sau thời gian dài mà trái ớt vẫn không hư làm cho tôi vui quá ông Wind ơi. Tôi cứ nghĩ khi ớt tới được Mỹ thì chỉ còn hạt vì thịt trái ớt đã chịu không nỗi thời gian.

Bác Wind lấy thử chục hạt bỏ giữa 2 tấm giấy lau miệng, giấy lau miệng để lên cái dĩa và châm nước vừa ướt. Chừng 3 ngày lật tấm giấy lên xem hạt ớt đã nẩy mầm chưa hay chờ thêm vài ngày nữa là xong. Bác cho vài hạt vào ly, châm chừng 1/2 ly nước , 3 tới 5 ngày sẽ thấy hạt nảy mầm. Còn lại bác cứ rải như kiểu bác thường làm. Nhiều cách thế nào cũng có lên vài hạt .

Hôm nào cháu nó đi tôi kiếm thêm một ít gởi bác . Hàng này không biết mấy tiệm Thổ ở đây nó nhập từ đâu. Có khi nó về hàng thì trái nhỏ xíu à, lại có màu vàng và màu xanh. Tôi chưa bao giờ ăn sống mà phải hấp hơi cho chín rồi giả nhuyển mới ăn. Một bửa ăn chừng 1/5 muổng cà phê là ngất ngây... con mắt luôn . He he.

Aty
27-02-2014, 01:20 AM
Phải chăng tình yêu là như vậy?


http://www.youtube.com/watch?v=_NY2Sa21C6s

kt22027
27-02-2014, 09:12 AM
Hồi nhỏ khi chị tôi hay nghe The Best of 20 Years Before tôi cũng rất thích nghe ké. Nghe tên là biết nhạc cũ rồi. Chắc bác Lâm rất quen với tất cả các bản này vì đây toàn là những nhạc hit. Có những bài như Rhythm of the Rain, Seasons in the Sun, Samson Run, Judy Judy Judy, Oh Carol... Không biết sao tôi lại thích nhất bài Judy Judy Judy tuy bài này người Việt mình thích không bằng những bài khác.

Tôi nghe danh nhóm West Life qua nhưng không chú tâm vì nghĩ cũng là một boy band, nhưng vừa xem nhóm này hát bài Seasons in the Sun nghe cũng hay quá.

Ngày nay nhạc không hay bằng hồi xưa, có lẽ là cũng vậy nhưng hồi đó mình không có cơ hội được nghe nhiều như bây giờ nên những bản mình được nghe là toàn thuộc loại đăc biệt (nếu không đặc biệt thì làm sao từ Pháp hay Mỹ sang Việt Nam được). Hầu hết những bài hay khi xưa được trình bày lại đều được thính giả thích.

ibjZpPNY2z4

Lâu lâu nghe lại nhạc cũ
KLaiJZdHB-Q

@bác Aty
Bài Tình này Khánh Hà hát cũng hay lắm đó bác

Thợ Điện
27-02-2014, 10:24 AM
Trong này ngoài bác K ra chắc Huyền rành nhạc xưa nhất nhiều khi tôi cũng không hiểu ,tuổi đời còn nhỏ lại ở một nơi xa với những loại nhạc này thế mà cô bé rành hết .Tôi đoán phải có bố hay chú là người rất mê nhạc
Tặng Huyền và bác bài này

7jPMXzxvdL8

roamingwind
27-02-2014, 10:53 AM
Đọc bác Lâm mới biết Season in the Sun là từ Jacques Brel. Cái này nhìn ổng diễn rất hài, khi diễn tả tâm tình của bản nhạc.


h02pNUKInBo

Aty
27-02-2014, 02:26 PM
@bác Aty
Bài Tình này Khánh Hà hát cũng hay lắm đó bác

Đúng rồi bác KT. Ca sĩ Khánh Hà thì tuyệt lắm. Riêng bài Tình thì tôi thích về hòa âm và đoạn nhạc đệm của ca sĩ Ý Lan nhất. Nghe nó cứ như vội vả hối hả, chen lấn 1 cách.. có trật tự. Cái đoạn từ phút 3:50 tới 4:42. Chà, nghe đi nghe lại nhiều lần chưa thấy chán. Có lẻ cuộc sống của tôi đã một thời hối hả ... hi hi.

huyenmapu
27-02-2014, 03:07 PM
Cháu không biết nhiều nhạc xưa như chú nói vậy đâu ạ. Cháu ngại chết được ạ :nono1 . Cháu chỉ thích nghe nhạc nhiều thể loại thôi mà chú :P .
Tặng chú Lâm bài này ạ " Les't Get It On "




r7aDBgUUs3A

Thợ Điện
28-02-2014, 12:34 AM
Danh cầm vĩ đại vừa qua đời .Rất hụt hẫng ,nghe ông từ khi ông 19 tuổi đã nổi tiếng là nghệ sĩ flamenco lừng lẫy nhất Spain .Hôm nay phải để lại các Đĩa 33 tour của ông bằng nhựa để còn nghe các tiếng guitar thùng đục đục gần gũi ,CD sau này lọc hết tiếng nghe quá thanh rất giả tạo

Và , uống cho bứt gân ,còn gì nữa để giữ gìn



Trong lĩnh vực văn hóa, các tờ báo Pháp đều dành nhiễu chỗ để nhìn lại sự nghiệp đồ sộ hơn 50 năm của nghệ sĩ ghi ta, Paco di Lucia. Ông vừa qua đời vì bệnh tim, thọ 66 tuổi. Như nhận xét của Libération, di Lucia là « nhạc sĩ tây bán cầm vĩ đại nhất mọi thời đại ». Ông cũng là người đã có công đưa dòng nhạc flamenco của Tây Ban Nha đến với thế giới bên ngoài. Hơn thế nữa, với ông, giai điệu flamenco không chỉ đơn thuần là một dòng nhạc giải trí, dễ nghe và dễ nhớ mà còn là một nghệ thuật sắc sảo, thâm thúy và tinh vi. Tờ báo trích lời những bậc thầy trong giới ghi ta so sánh : « Paco di Lucia có một vị trí như Picasso trong hội họa và Miles Davis ở thể loại nhạc jazz ». Về cái chết đột ngột của bậc thầy trong làng nhạc ghi ta, báo Le Figaro nói tới « vì sao sáng chói trên bầu trời flamenco » vừa tắt.

L'Humanité tóm tắt sự nghiệp của huyền thoại di Lucia như sau : Ông là người đã kết nối hai dòng nhạc jazz và flamenco mà không hề phản bội những gì tinh túy nhất trong sáng nhất trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống Tây Ban Nha. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, cả cuộc đời, ông chỉ làm bạn với cây đàn ghi ta. Thành công và danh vọng không đánh lạc hướng con người đầy nhiệt huyết như Paco di Lucia. Một nghệ sĩ nổi tiếng trong làng tây bán cầm khác là Carlos Santana đã từng nhận xét như sau về thiên tài ghi ta Paco di Lucia : « Ông không chỉ là một cây đại thụ của dòng nhạc flamenco mà còn là một bậc thầy của nghệ thuật âm nhạc. Tiếng đàn thánh thót thoát ra từ cây đàn dưới những ngón tay thần diệu của ông xuất phát từ trái tim tràn ngập tình yêu Paco di Lucia dành cho âm nhạc và cho nhân loại ».

HIXLC5SRC7w

w8LL1x6J2rU

nxYJNuwiNuA

trung_cadan
01-03-2014, 01:56 AM
Huynh Thợ Điện đã có lịch tại Sài Gòn chưa , nếu có cho em biết càng sớm càng tốt nhé , sắp tới em sẽ vô đó có công chuyện nên 1 công đôi việc là tuyệt nhất :) !!!

Thợ Điện
01-03-2014, 03:37 AM
Vào khoảng đầu tháng 4 Trung ơi sẽ mang cơm nắm muối vừng vào Sài Gòn .Nghe nói trong tháng 4 có giải ở Cần Thơ .Cách nào mình cũng gặp được

cotuongsonghong.vn
01-03-2014, 06:39 AM
Mấy ông Gió K Tôn có thích fast food .Tôi thì khoái lắm ăn đủ loại thích nhất là Burger Louisiana ăn ở sòng bạc Harrah's

http://www.lagcc.cuny.edu/fastfoodnation/images/usa_modified2.gif

http://www.ttxva.net/wp-content/uploads/2014/02/McDonald1.jpg

Sự kiện cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên Mc Donald’s khai trương ở Việt Nam thu hút khá nhiều sự chú ý của người Sài Gòn. Tọa lạc ở vòng xoay Ðiện Biên Phủ-Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần cầu Sài Gòn cũ) là cửa hàng có sắc màu đỏ chói giữa khói bụi chen lấn đường của dòng xe đông nghẹt.

Chọn Sài Gòn để khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên, ông Nguyễn Bảo Hoàng , người đưa thương hiệu này vào Việt Nam không chỉ nhắm tới ký ức một thời làm quen với bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, uống coca của người dân thủ đô Sài Gòn mà còn muốn khai thác thị hiếu sính hàng hiệu Mỹ của giới trẻ ở thành phố lớn nhất

Chúng tôi có mặt tại cửa hàng này vào ngày khai trương thương hiệu này.

Từng chứng kiến cảnh xếp hàng dài dài trước cửa quán cà phê đầu tiên của thương hiệu Starbucks nên cảnh người chen chân nhau rồng rắn trước tiệm Mc Donald’s không còn khiến chúng tôi ngạc nhiên.

Hỏi chuyện một anh nhân viên bảo vệ đang điều hành trật tự xếp hàng của khách được anh cho biết, ba ngày trước ngày khai trương, Mac Donald’s mời khách ăn khỏi trả tiền, mỗi ngày xuất khoảng 1,500 phần ăn, khách miễn trả tiền là các quan chức, nhà báo và người thân của nhân viên Mc Donald’s.

Ở một thành phố có số lượng kiều hối lớn nhất nước cũng như có số người đi nước ngoài hàng đầu như ở Sài Gòn thì món thức ăn nhanh của Mỹ không có gì đặc biệt. Nhưng với hàng triệu người chỉ từng nghe qua hoặc thấy qua trên màn ảnh tivi món bánh mì kẹp thịt nổi tiếng này, nhất là giới trẻ, thì cũng đáng bỏ công xếp hàng hằng giờ để là người đầu tiên có chuyện kể về cái ổ bánh mì tròn tròn, mềm mềm như cái bánh tiêu của mấy ông Tàu Chợ Lớn.

Một tài xế taxi, đang chờ khách nói, “Tôi mới bỏ mấy người khách ở quận 5 xuống. Họ nói đi ăn ‘đô nồ’ có trời mới biết đó là cái gì, tới đây mới biết bánh mì. Bánh mì này ăn ra sao mà lúc còn trên xe, cô con gái đã hối mẹ trả tiền taxi trước để tranh chỗ xếp hàng mua.”

Trước ngày Mc Donald’s khai trương, không thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nào bán ế ở Sài Gòn. Từ gà rán Kentucky, Lotteria đến Pizza Hut… thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng có lẽ bánh mì kẹp thịt McDonald’s có một hấp lực “giấc mơ Mỹ” khác biệt.

Cầm cái tờ rơi quảng cáo của Mc Donald’s, chúng tôi thấy các loại thức ăn nhanh quen thuộc của thương hiệu này có giá cao kiểu bề trên so với các hiệu bánh mì thịt cao cấp ở Sài Gòn như Hà Nội, Như Lan…

Một cô gái tuổi teen, đang cùng nhóm bạn xếp hàng chờ ăn bánh mì kiểu Mỹ. Cô nói,” Sài Gòn mình bây giờ tuyệt hả chú, muốn ăn giống Mỹ là có, cứ cái gì của Mỹ là OK.”

Một cặp vợ chồng tuổi trung niên ngồi trên xe máy, chồng thì ngậm bánh mì kẹp thịt, vợ thì bóc khoai tây chiên.

Ông nói với chúng tôi, “Xếp hàng lâu lắm, chạy xe vô lấy phiếu, có bánh ăn nhanh hơn.”

Chúng tôi hỏi. Trước đây ông có ăn qua chưa, ông ăn thấy sao. Ông trả lời: “Ăn lần đầu thì phải thấy lạ miệng chớ sao, nhưng phí tiền, một phần bánh mì Big Mac đủ cả nhà tôi ba người đưa đi ra quán phở bình dân.”

Chúng tôi coi lại bảng giá, như món phổ biến Big Mac là 85,000VND. Còn món gọi là thức ăn tiết kiệm mỗi ngày một ổ bánh Chicken Burger, Pok Burger bé xíu cũng có giá 25,000 VND.

Ðược báo chí trong nước tung hô là trong tương lai thương hiệu Mc Donald’s sẽ phủ 100 cửa hàng trên khắp Việt Nam. Dù tin hay nghi ngờ chuyện này thì dư luận cũng biết là những thương hiệu hàng đầu của “chủ nghĩa tư bản ” cũng sẽ đem lại ông chủ ở xứ ta triệu triệu đô la.

Thật là lớ ngớ, xa vời nếu cho rằng rồi cũng có ngày giới lao động Việt Nam có túi tiền vô tư để nhào vô tiệm Mc Donald’s mua liền – ăn nhanh cho kịp giờ làm. Nhưng có thể đoán rằng giới trẻ con quan hoặc con cháu các đại gia lại có thêm một thứ hàng hiệu để mà “khẳng định đẳng cấp.”
Họ quảng cáo tài lắm các bác ạ! em cũng đang tìm các quảng cáo cho sản phẩm của mình nhưng chưa nghĩ ra, chất lượng ngon, sạch, rẻ bằng sao nhà mình làm.

huyenmapu
01-03-2014, 10:59 AM
Vào khoảng đầu tháng 4 Trung ơi sẽ mang cơm nắm muối vừng vào Sài Gòn .Nghe nói trong tháng 4 có giải ở Cần Thơ .Cách nào mình cũng gặp được

Giải Dấu Thủ mạnh diễn ra vào trung tuần 19 tháng 4. Cháu cũng hi vọng gặp Chú Lâm vào dịp đó trong Vũng Tàu chú Lâm ơi. Cháu đang săn vé vào dịp này đây ạ : xoatay

Thợ Điện
01-03-2014, 11:59 AM
Thế nào cũng gặp cháu Huyền dù có bận đến mấy ,chưa chi mà bạn bè lôi kéo quá chắc chỉ uống được một li cà phê với ông D rồi biến cho tới ngày về mong ông thông cảm .Tụi nó hăm he khuya vừa tới phi trường là bắt xác luôn về nhậu nhưng thú thật bây giờ hơi nhát không dám uống nhiều ,mấy cái van tim bị rơ hết trơn rồi hehe Còn nhắn nhe ghé phi trường Narita xách vài chai whisky về làm nóng

Chat với thằng Trang nó bảo -Chú gọi cháu nhé -mình bảo gái nó gọi mày hết ngày giờ gặp tao làm chi

ZsXBGbTfeb8

Aty
01-03-2014, 03:42 PM
Nghe mọi người xôn xao hẹn hò tụ tập tự nhiên lòng cảm thấy nôn nao làm sao. Thời xưa ai cũng nói trái đất tròn có ngày gặp lại. Thời này chỉ cần phone 1 cái là thiên hạ tụ về ngay.

Quả thật cái lòng ham muốn của tui nó lớn thiệt. Nhưng mà chỉ ham cho có thôi, chứ muốn vui thì còn lâu lắm :(

ChienKhuD
01-03-2014, 05:15 PM
Thế nào cũng gặp cháu Huyền dù có bận đến mấy ,chưa chi mà bạn bè lôi kéo quá chắc chỉ uống được một li cà phê với ông D rồi biến cho tới ngày về mong ông thông cảm .Tụi nó hăm he khuya vừa tới phi trường là bắt xác luôn về nhậu nhưng thú thật bây giờ hơi nhát không dám uống nhiều ,mấy cái van tim bị rơ hết trơn rồi hehe Còn nhắn nhe ghé phi trường Narita xách vài chai whisky về làm nóng

Dạ hậu bối không dám giành với tiền bối. Bác Lâm cứ dành thời gian nhiều cho bạn bè trước ạ.

Thợ Điện
02-03-2014, 12:00 AM
Ông Gió ông K mấy hôm nay khoẻ không ,không biết sức nóng hầm hập từ Crimea thổi về có làm tan đi băng giá sau mùa đông .Ngày xưa đọc tác phẩm Taras Bulba của Gogol tôi vẫn không hình dung được người Tarta lại khổ đến thế này

Coi phim cũng rất tuyệt do tài tử trọc đầu Yul Bryner đóng


http://1.bp.blogspot.com/-8brZEt-u66o/UVxVxniGvCI/AAAAAAAAAx4/gn7stQKjOQw/s1600/taras+bulba.jpg


Nhìn từ Anh và Pháp, Chiến tranh Crimea (1853-1856) là cuộc chiến quốc tế lớn nhất giữa trận Waterloo (1815) và Đại chiến Thế giới thứ nhất (1914-1918).
Chiến tranh Crimea cũng có nhiều yếu tố như địa chính trị, nhu cầu thông thương hàng hải, tôn giáo và mô hình thể chế khá giống ngày nay và để lại nhiều vết thương sâu nặng cho các dân tộc nhỏ trong vùng.

Không chỉ địa chính trị

Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I khi thấy đế quốc Ottoman suy yếu đã quyết định tranh thủ cơ hội chiếm Moldova và Walachia trên sông Danube thuộc vùng châu Âu mà người Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ.
Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo muốn đảm bảo thông thương trên dòng Danube và khiến Anh và Pháp phản ứng mạnh hơn Nga tưởng.
Sang năm 1854, chừng 1 triệu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân cả thẩy khoảng 700 nghìn.
Các xung đột diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cận Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea thuộc đế chế Nga với trận Sevastopol nổi tiếng.
Phía liên quân đã gạt sang một bên khác biệt tôn giáo: Anh Quốc theo Tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/28/140228174928_nightingale_304x171_nightingale_nocredit.jpg


"Chiến tranh là sự mất nhân phẩm, hỗn loạn ở phía bị khuất phục, là sự cao ngạo, tàn độc, ích kỷ ở phía kẻ chiến thắng"

Nữ y tá Anh, Florence Nightingale

Theo cách nhìn từ Anh, binh đoàn Scotland của Anh hồi đó đã tấn công cú quyết định ở Balaklava ngày 24/10/1854, bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân Nga, dẫn tới Hòa ước Paris ký kết năm 1856, định lại một trật tự khu vực mới.
Lần đầu tiên, truyền thông Anh, nhờ đường dây cáp nối thẳng từ Crimea qua Biển Đen, đã đọc tin tức chiến sự hàng ngày trong một cuộc cách mạng về thông tin và nghề báo.
Các tin xấu từ chiến trường cũng khiến chính phủ của Lord Aberdeen ở London sụp đổ, đánh dấu tác động trực tiếp của báo chí vào chính trường Anh.
Các trận chiến hải quân và xung kích trên bộ vừa bằng súng, vừa bằng gươm giáo tại Chiến tranh Crimea cũng khiến ngành quân khí châu Âu và nhiều loại súng và pháo mới được cải thiện, có ảnh hưởng lớn tới cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865).
Điều thú vị là dù các huy chương Thập giá Victoria của Anh được đúc ra từ nòng pháo bằng đồng của quân Nga, trên thực tế đó là một khẩu pháo Nga lấy của nhà Thanh bên Trung Hoa.

Trượt dần vào chiến tranh

Nhưng tổn thất về nhân mạng quá lớn đa số do thương tật, bệnh dịch của các bên: chừng 1 triệu quân Nga, 25 nghìn quân Anh, 100 nghìn quân Pháp, không kể quân Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Áo...đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính nhân đạo và cách thi hành chiến tranh.

Anh Quốc ghi nhớ vai trò của nữ y tá chiến trường Florence Nightingale và trẻ con ở trường học Anh đến nay vẫn học tấm gương của ‘nữ anh hùng’ đã dẫn đầu các nhóm quân y cứu chữa cho thương binh ở Crimea.
Dù sau cuộc chiến, Anh Quốc có được chừng 30 năm mà các quyền lợi ở Cận Đông không bị Nga đe dọa, sự tham chiến của quân Anh vào một nơi xa xôi đã không đến từ tính toán chiến lược nào cả, mà chỉ do tình thế đưa đẩy và phản ứng thời đoạn của chính giới London, khiến người ta không khỏi lo ngại về sự can dự vào Ukraine ngày nay của châu Âu.


Nước Pháp của Hoàng đế Napoleon III, kẻ cho pháo thuyền đánh Việt Nam ngay sau đó (1858), đã giành vị thế thượng phong ở châu Âu sau trận chiến Crimea nhưng không lâu sau đã bị ngay quân Phổ thách thức.
Châu Âu học được bài học lớn về Chiến tranh Crimea rằng xung khắc đôi khi chỉ mang tính danh dự giữa các bậc vua chúa đã gây ra thương vong lớn cho quân sỹ, làm nhiều dân tộc lầm than, và châu Âu trở thành bất ổn trong nhiều thập niên.
Nga cũng biết tham vọng bành trướng lãnh thổ thường thất bại khi phải đối mặt với nhiều nước một lúc.
Trận Crimea chấm dứt thời lãnh đạo của Nga Hoàng Nicholas I (1796-1855) và dưới thời vị kế nhiệm Alexander II, các nỗ lực cải tổ quân đội và giải phóng nông nô phần nào thay đổi xã hội Nga nhưng nhiều vấn đề khác lại nảy sinh.
Nga không còn hạm đội Biển Đen, mất quyền kiểm soát đường biển xuống phía Nam và chuyển bạo lực vào nội địa.
Năm 1863, người Ba Lan khởi nghĩa đòi độc lập và bị Nga đàn áp đẫm máu.
Nga Hoàng Alexander II dù tăng quyền tự trị cho người Phần Lan ở phía Bắc đã thanh lọc chủng tộc tại vùng Caucasus với dân Hồi giáo, giết chết hàng trăm nghìn người, gồm cả dân Tatar ở Crimea, tính đến năm 1864.
Một hệ quả khác của Chiến tranh Crimea là cuộc chiến của các bộ tộc miền núi Chechnya chống lại Nga mà dư âm còn đến ngày nay.
Bản thân Alexander II bị ám sát chết năm 1881 trong làn sóng sôi sục vùng lên của các tầng lớp xã hội Nga.

Hai vị kế nhiệm, Alexander III và Nicholas II đều dựa vào mật vụ Okhrana để đàn áp nội bộ nhưng đến năm 1905 thì Nga nổ ra thời kỳ cách mạng liên tiếp tới tận năm 1917.

Crimea - một biểu tượng

Crimea trở thành biểu tượng của sự chia rẽ, các vết thương lịch sử chưa lành, những cuộc hòa đàm của đại cường định đoạn số phận của các dân tộc nhỏ hơn.
Crimea từ xa xưa luôn là vùng đất tranh chấp của nhiều giống người, từ người Hy Lạp cổ đại đến các nhóm dân Trung Đông, Nga và Cận Đông.

Người Tatar theo Hồi giáo từng có vương quốc ở đây trong nhiều thế kỷ – tên Crimea đến từ tiếng Tatar ‘Qirim’ chỉ các vách núi đâm thẳng xuống biển – nhưng thù hằn cũng đến từ lịch sử quân Tatar chuyên bắt người Nga và Ukraine làm nô lệ bán sang Trung Đông.

"Crimea trở thành biểu tượng của sự chia rẽ, các vết thương lịch sử chưa lành"

Trong Thế chiến II, phát-xít Đức chiếm Crimea của Liên Xô và lập ra chính quyền ủng hộ thiểu số Tatar, điều khiến họ bị Stalin trả thù sau này.
Sau Thế chiến, chính tại khu nghỉ mát Yalta ở Crimea, Joseph Stalin đã hội đàm với Winston Churchill và Franklin Roosevelt, hoạch định bàn cờ quốc tế từ Âu sang Á.
Với các dân tộc Đông Âu, Yalta là biểu tượng của sự chia cắt và mất mát: Ba Lan mất 1/3 lãnh thổ cho Liên Xô, Ukraine mất nhiều vùng đất cho Nga, Moldavia, còn Hungary mất quá nửa quốc gia cho các vùng Moscow tạo thành Tiệp Khắc, Romania, và Đức mất nhiều thành phố phía Đông cho nước Ba Lan cộng sản.
Sau Thế chiến, người Tatar chịu đau khổ nhất vì Stalin bắt toàn bộ dân tộc này đầy sang Trung Á và họ chỉ được trở về Crimea sau khi Liên Xô tan rã, nay chiếm chừng 12% dân số tổng số hơn 2 triệu người mà đa số là người Nga (58%), sau đến người Ukraine (25%).
Trong các cuộc đầy ải có tổ chức của Liên Xô, ước tính trên 600 nghìn người Tatar đã thiệt mạng.
Điều này giải thích vì sao hiện nay, người Tatar ủng hộ chính phủ Kiev và không muốn sự ảnh hưởng của Nga ở Crimea.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/28/140228141137_tatar_crimea_464x261_getty.jpg

Người Tatar ở Crimea tưởng niệm cuộc đầy ải làm chết quá nửa dân tộc họ

Bên cạnh đó, cuộc thảm sát hơn 2 triệu người Armenia theo Thiên Chúa Giáo bởi bàn tay của quân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915 vì trả thù họ theo người Nga góp phần làm nên bức tranh đầy máu và nước mắt trong vùng.

Chiến tranh nếu xảy ra sẽ có thể giải quyết được các quyền lợi địa chính trị, sắp đặt lại các vùng ảnh hưởng, nhưng nhìn từ góc độ con người, có thể trích lời Florence Nightingale về nỗi đau chiến tranh bà chứng kiến ở Crimea như sau:

"Điều khủng khiếp của chiến tranh là thứ không ai có thể hình dung ra. Đó không phải là vết thương chảy máu, là cơn sốt, cái nóng ngột ngạt hay đói rét mà là sự độc địa, tàn ác như cơn say, là sự mất nhân phẩm, hỗn loạn ở phía bị khuất phục, là sự cao ngạo, tàn độc, ích kỷ ở phía kẻ chiến thắng..."

roamingwind
02-03-2014, 01:11 PM
Ông ta ngồi lên, hất cả mền gối và muốn đứng dậy. Chúng tôi chận ông lại - Lyuba, vợ ông, tôi cùng vài người hàng xóm khoẻ mạnh. Ông ta hất chúng tôi, đứng lên khỏi giườn bước tới của sổ. Tại đó ông ta nắm song cửa hai mắt mở lớn nhìn rặng núi tuyết phía xa và cười, rồi tiếng cười chuyển thành một âm thanh vọng ra, như tiếng hí của ngựa rừng nhớ núi xưa. Và như thế, đứng vậy với hai tay nắm chặc khung cửa sổ chết đến với ông ta.

Cuối cùng là Zorba chết như vậy. Bao năm giang hồ phiêu lãng lúc cuối bên vợ bên con đứng nhìn về núi mà chết. Nghe nói có môt loại ngựa miền cao nguyên khi bị đem xuống đồng bằng mổi mùa đông gió lạnh thổi về chúng nhớ núi rừng hí lên. Con người có mấy người còn vọng ra được tiếng gì từ tâm thức?

Nhớ chuyện một thiền sư lúc biết chuyện mình đã làm xong hỏi học trò xưa nay có thấy ai
chết đứng không. Không. Ông ta bèn đứng ngay đó mà đi.

Đến lúc mình thì sẽ thế nào?

huyenmapu
02-03-2014, 03:01 PM
300,000+ Scovilles. Capsicum chinense. Một loại ớt hiếm đến từ Caribbe. Quả ớt đỏ, gấp nếp trông giống như con bọ cạp, nên có tên như vậy, và nổi tiếng vì độ cay cực mạnh. Khi lớn, ớt cần khoảng 80 ngày trở lên để chín hẳn, và rất dễ trồng trong bình hoặc trong hộp, và thậm chí trồng trong nhà. Chúng rất cay và khi chín chuyển từ xanh sang đỏ rực. Cây ớt có thân xanh, lá xanh, và hoa màu vàng kem.

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/03/02/14/34/1047134483_1157013971_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/yeutinhmapu/1047134483)

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/03/02/14/34/1047134589_273393108_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/yeutinhmapu/1047134589)

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/03/02/14/34/1047134633_1753564703_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/yeutinhmapu/1047134633)

Các bác có biết về giống ớt cay nhất thế giới này không ạ ??? Cháu và anh trai đang tìm nó mà không nơi nào bán tại VN. cách đây khá lâu có một bạn chia sẻ giống này có đc nhập về VN nhưng giờ không còn bán nữa. nên hai anh em cháu đang tìm mà không được.

Tontu
02-03-2014, 03:25 PM
Quý cô của diễn đàn TLKD có phong cách rất dễ mến! Tuy tôi chưa có dịp gặp mặt lần nào, nhưng nhìn vào cách viết bài, cách bày tỏ quan điểm, cách xưng hô, etc...cũng thể hiện được phần nào về phong cách của một người. Dạo này ít thấy cô Hạnh lên chơi. Nhìn qua hình tôi thấy quý cô diễn đàn ta thật khả ái.

Aty
02-03-2014, 03:54 PM
Quý cô của diễn đàn TLKD có phong cách rất dễ mến! Tuy tôi chưa có dịp gặp mặt lần nào, nhưng nhìn vào cách viết bài, cách bày tỏ quan điểm, cách xưng hô, etc...cũng thể hiện được phần nào về phong cách của một người. Dạo này ít thấy cô Hạnh lên chơi. Nhìn qua hình tôi thấy quý cô diễn đàn ta thật khả ái.

Bác Tôn ơi, hôm nào có thời gian làm chuyến du lịch Việt Nam đi. Bác Lâm mà vẫn còn thích nữa là. Hôm trước mình cũng gặp nhiều ..người.. dể mến lắm đó :) . Cái này nói lén ông Lâm thôi chứ ổng biết thế nào cũng này nọ cho mà coi, hì.

Aty
02-03-2014, 04:07 PM
300,000+ Scovilles. Capsicum chinense.

Thêm 1 người cũng thích thưởng thức vị cay của ớt. Cô Huyền pm cho tôi cái địa chỉ đi. Hôm nào có dịp gặp loại ớt ( tôi nghĩ là cay và ngon ) ở đây thì tôi sẽ gởi ít hạt về cô trồng thử nhe. Vì loại này nó bán ở tiệm cách xa nhà tôi mà tôi thì ít khi đi chợ.

huyenmapu
02-03-2014, 05:12 PM
Thêm 1 người cũng thích thưởng thức vị cay của ớt. Cô Huyền pm cho tôi cái địa chỉ đi. Hôm nào có dịp gặp loại ớt ( tôi nghĩ là cay và ngon ) ở đây thì tôi sẽ gởi ít hạt về cô trồng thử nhe. Vì loại này nó bán ở tiệm cách xa nhà tôi mà tôi thì ít khi đi chợ.

Cháu cám ơn :D

Thợ Điện
02-03-2014, 08:42 PM
@Huyền .Lát chú chạy ra chợ của tụi Nam Mỹ coi có loại ớt này không chú mang về cho cháu cả rổ .Ớt Mexico cũng cay lắm à nghe

http://ts1.mm.bing.net/th?id=HN.608008438205909011&pid=1.7

Thợ Điện
02-03-2014, 10:58 PM
Zorba chết đứng là vì đời còn khao khát những chuyến đi ,thường thì sống thế nào sẽ chết thế ấy .Ông Tý cả một đời miệt mài cưỡi ngựa nên có phần sẽ chết trên lưng ngựa là cái chắc

Cổ thi có câu:
Hồ mã tê Bắc phong,
Việt điểu sào Nam chi.
Nghĩa là:
Ngựa Hồ hí gió Bắc,
Chim Việt ở cành Nam.

Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu. Mỗi năm cứ đến buổi đầu thu, từng đàn chim Việt bay sang phương Bắc để kiếm ăn. Vì khi thu sang, phương Bắc có nhiều chỗ có giống lúa mới vừa chín, lại thêm có nhiều hoa quả. Trái lại ở phương nam vì mới giao mùa, lúa vừa đọng sữa, cây trái hiếm. Do đó, chim Việt phải đổ sang đấy kiếm ăn.

Tuy sang phương Bắc nhưng đàn chim Việt vẫn nhớ quê hương. Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng.
Chim Việt (Việt điểu) để chỉ chim nhớ quê hương cố quốc.
Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ. Nước này ở về phương bắc nước Tàu mà ngày xưa người Tàu thường cho là nước man rợ hay cũng gọi là Phiên quốc. Ngựa Hồ cao lớn, leo núi rất giỏi, chạy rất nhanh. Người Trung Quốc thường mua về làm ngựa chiến trận. Nước Hồ vốn là xứ lạnh. Khi đông về, gió bấc thổi, tuyết rơi lả tả, gió lạnh tê tái.
Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả nơi đất Trung nguyên thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

Có sách lại chép: nước Hồ đem ngựa cống vua Hán ở Trung nguyên. Ngựa được nhốt vào chuồng cho ăn uống thật ngon và được chăm sóc rất kỹ. Nhưng khi gió bấc thổi đến thì ngựa lại bỏ cả ăn uống, ngóng về phương bắc hí vang lên những tiếng bi thảm.
"Chim Việt ngựa Hồ" trở nên thành ngữ, có nghĩa bóng là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người.

P/S Ngựa Hồ Lâm sắp ra roi chạy về cố quốc uống rượu

roamingwind
03-03-2014, 12:11 AM
Vâng, đó là ngựa Hồ. Hình như lần đầu tiên nghe đến chử ngựa Hồ là trong một bản nhạc của Hoàng Quốc Bảo

Đôi lúc đường về quê mịt mù
Ngựa Hồ như đứng hí thiên thu


Y2IFGvItxTA

lâu lắm rồi. Bây giờ nghe nói ông ấy đi tu.