PDA

View Full Version : Cà Phê Đen III



Trang : 1 2 [3] 4 5 6

PhiHuong
02-09-2014, 02:19 AM
Tôi mong cho chậu cây của ông Tý nở thành hoa ... Thanh Long, hehe

Thợ Điện
02-09-2014, 02:36 AM
Ông cậu tôi giờ cỡ tuổi bác Lâm mà vẫn còn ấm ức vì chưa được nghe cây chuối hột rên lần nào :).


Lòng ham muốn của ông cậu nhà ông nhiều quá ,nghe người rên không cũng đã phát mệt rồi ,còn đòi nghe chuối rên nữa mới chịu sao ? Cậu nhà ông phải đem so sánh với ông Tý chứ ăn nhập gì tới tôi mà nói Lâm này Lâm kia

roamingwind
02-09-2014, 03:19 AM
nghe người rên không cũng đã phát mệt rồi ,còn đòi nghe chuối rên nữa mới chịu sao ?

haha ... không nhịn cười được :).

roamingwind
02-09-2014, 03:49 AM
Đây là lần đầu tôi trồng hoa Quỳnh, nghe nói có người trồng không cho hoa, làm tôi cũng hơi run. Ông truyền cho tôi kinh nghiệm nhé. Chỉ cần cho hoa là tôi sướng tê lên rồi :)

Tôi cũng đâu biết gì, cũng như ông đem lá về cho vào chậu. Tôi còn tệ hơn là không làm tươm tắng như ông. Tôi cứ để lá nằm dài ra. Sau mùa hoa này tôi kiếm cái kệ nâng chậu lên cao một chút.

Ông nhớ đừng cho phân hóa học, cho phân organic thôi. Loại này thuộc họ xương rồng nên cũng không cần nước nhiều. Tôi tưới một tuần một lần. Vậy thôi, còn lại là duyên phần hihi... ông muốn đổi duyên phần thì ráng nghe lời bác Lâm :). Ông ham sướng quá ... hihi... biết sau bây giờ.

À nhìn kỷ hơn thì hình như cái lá nhỏ nhất bên tay phải trong hình là lá Quỳnh trắng. Hay là ông đem lá đó ra chậu riêng đi.

Thợ Điện
02-09-2014, 04:20 AM
haha ... không nhịn cười được :).


Hehe Nói chuyện với bạn bè các ông sướng thiệt .Lời lẽ thì cao đạo .Nào là cái Kiến , cái Thấy ,rồi tâm thanh tịnh đủ thứ hết nửa chừng lại chuyển qua rình .Người ta thì mong thấy Đạo ,Kiến tánh ,mình thì chỉ mong rình để thấy cái thứ hà bá gì không he he .Ác cái là mượn hoa cúng Phật nhưng mình muốn gì các bố đều hiểu rốt ráo

Thế nên các cụ xưa mới nói Được ý phải quên lời là vậy

roamingwind
02-09-2014, 05:04 AM
DXCECkuTDow

Người vinh quang mơ ước địa đàng
Người gian nan mơ ước bình thường
Làm sao đến gần hy vọng cuộc vui chung
Đường hôm qua tôi thấy được rồi
Đường hôm nay tôi đã cùng ngồi có gì vui

Hôm nay ngày nghĩ lể bên này, có thời giờ ngồi nghe nhạc, giỡn chơi với vợ. Những bình thường trong cuọc sống. Cuối đời sau này có nhớ một ít gì là những nhỏ nhặt tầm thường đã có với nhau

ChienKhuD
02-09-2014, 07:39 AM
Ha ha sáng dậy đọc comment của mấy bác cười tỉnh cả ngủ. Quán cafe độc đáo ghê. Lần này đi chơi chẳng có gì vui bác Gió, chỉ có ăn, nhậu và... đi bộ. Có hôm đi bộ từ sáng tới tối nhức cả gót chân. Cảnh thì chỉ thấy sự tương phản nơi giàu nơi nghèo, nơi đông đúc nơi hẻo lánh mà thôi. Không còn nhớ gì hết.

Aty
02-09-2014, 11:26 AM
Tôi mong cho chậu cây của ông Tý nở thành hoa ... Thanh Long, hehe


Cứ cây cho hoa là tôi thích. Cám ơn bác Phi động viên. Nhìn kỉ thì cây tôi cũng có bà con với Thanh Long bác Phi á, hi hi.

Aty
02-09-2014, 11:36 AM
Tôi cũng đâu biết gì, cũng như ông đem lá về cho vào chậu. Tôi còn tệ hơn là không làm tươm tắng như ông. Tôi cứ để lá nằm dài ra. Sau mùa hoa này tôi kiếm cái kệ nâng chậu lên cao một chút.

Ông nhớ đừng cho phân hóa học, cho phân organic thôi. Loại này thuộc họ xương rồng nên cũng không cần nước nhiều. Tôi tưới một tuần một lần. Vậy thôi, còn lại là duyên phần hihi... ông muốn đổi duyên phần thì ráng nghe lời bác Lâm :). Ông ham sướng quá ... hihi... biết sau bây giờ.

À nhìn kỷ hơn thì hình như cái lá nhỏ nhất bên tay phải trong hình là lá Quỳnh trắng. Hay là ông đem lá đó ra chậu riêng đi.


Tôi phải nghe lời ông chuyến này, để mong có hoa, mà nếu cây cho luôn trái (như lời chúc của ông Phi) thì còn gì hơn, he he. Nhưng cái ý đổi duyên phần chắc là khó rồi đây. Cái ham đó mà, tôi chịu cái này lắm. Giờ ông kêu tôi bỏ, thiệt căng ghê . Thôi thì đành vào hang cọp để .. coi cọp vậy :)

Aty
02-09-2014, 11:43 AM
Ha ha sáng dậy đọc comment của mấy bác cười tỉnh cả ngủ. Quán cafe độc đáo ghê. Lần này đi chơi chẳng có gì vui bác Gió, chỉ có ăn, nhậu và... đi bộ. Có hôm đi bộ từ sáng tới tối nhức cả gót chân. Cảnh thì chỉ thấy sự tương phản nơi giàu nơi nghèo, nơi đông đúc nơi hẻo lánh mà thôi. Không còn nhớ gì hết.


Ông D sướng héng. Đi du lịch về không nhớ gì, cũng không sao. Quan trọng theo tôi là, ông treo vài tấm hình lên quán cà phê là được rồi. Treo vào chổ trời xanh ngày trắng nhé. Không thì ông Thợ lại nói là tôi rình xem người đẹp nữa.

roamingwind
02-09-2014, 09:25 PM
Cái ham đó mà, tôi chịu cái này lắm. Giờ ông kêu tôi bỏ, thiệt căng ghê .

cũng không cần phải bỏ. Khi nào ông suy nghiệm đời sống ông mà thấy nó có vấn đề thì từ đó tự nhiên ông tự đi thôi.

PhiHuong
03-09-2014, 02:35 AM
Tôi không sành về hoa, nếu ai chỉ hoa Thanh long bảo là hoa Quỳnh hoặc ngược lại thì tôi cũng tin. Trước đây nhà tôi có khoảng sân nhỏ ngoài trời, tôi khoét cái hố tròn đường kính khoảng 40cm nhưng chưa kịp trồng thì tự nhiên mọc lên một cây Sung, sau đó ít lâu lại mọc lên một cây Thanh long, cả hai cây mọc rất khỏe. Tôi phải bứng cây Sung lên cho vào chậu sành, còn cây Thanh Long thì bám vào tường rào ra hoa trắng rất to và đẹp nhưng không thấy quả. Khi sửa nhà tôi đem chậu sành ra đường để cho đỡ chật, được mấy hôm chẳng thấy đâu nữa, nhưng hơn hai năm sau lại thấy bên nhà hàng xóm !. Cây Thanh Long cũng chặt vì xây dựng chỉ còn vài nhánh bám tường leo lên mái nhà nhưng vẫn xanh tươi ra hoa và phát triển.

Thợ Điện
03-09-2014, 03:51 AM
Kể ra kẻ hàng xóm đạo chích ấy cũng biết thuơng hoa tiếc ngọc
Nó bê cả chậu sành đi mà bác vẫn tỉnh bơ .Nhưng nó cũng nói lên bản tính cô độc của bác ,dửng dưng trước sự mất còn

Hốt nhiên có cây Sung trời gieo hạt là quí lắm ,không quí sao bác cứ thong dong dạo chơi trong cõi Ta Bà này được

huyenmapu
03-09-2014, 04:01 AM
Cây Thanh Long chú nói, ngày xưa nhà cháu cũng có một cây có thể ra hoa màu trắng cả ban ngày chứ không riêng ban đêm. Nhưng cây nhà cháu cũng vậy không có quả bao giờ chỉ thấy nở hoa thôi ạ. Nhà cháu mọi người chỉ gọi là cây Xương Rồng chứ ko nói là Thanh Long. Cháu nghĩ chắc tại trồng ngoài bắc lúc nóng lúc lạnh nên cây không cho trái được.

PhiHuong
03-09-2014, 05:27 AM
hì,hì, Có lẽ họ tưởng tôi vứt đi, bởi tuy nói là trước cửa nhưng cách nhà gần chục mét (bờ sông Tô Lịch) để việc sửa sang đỡ vướng. Kể cũng lạ, cây Sung tự nhiên mọc giữa cái khoanh tròn đã để sẵn và lớn nhanh xum xuê thẳng tắp, nếu có vườn giữ lại chơi cũng thú vị.

Thợ Điện
03-09-2014, 08:13 AM
Ông Tý xem người ta sáng tạo chỗ trồng rồi về bắt chước mà làm

http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2014/02/Trongrau1-19a87.jpg

http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2014/02/Trongrau2-19a87.jpg

http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2014/02/Trongrau3-19a87.jpg

http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2014/02/Trongrau4-19a87.jpg

http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2014/02/Trongrau5-19a87.jpg

Aty
03-09-2014, 11:26 AM
Tấm hình cuối cùng em nghĩ là tận dụng. Mấy tấm phía trên em thấy sao sao ấy. Như là nhà đại gia trồng cây cảnh hả bác ?

huyenmapu
03-09-2014, 03:21 PM
Tấm hình cuối cùng em nghĩ là tận dụng. Mấy tấm phía trên em thấy sao sao ấy. Như là nhà đại gia trồng cây cảnh hả bác ?

Theo em những tấm trên cũng là tận dụng hết mà bác. Những vỏ chai Lavie em thấy làm như vậy đươc thích quá, vì bên này em thấy toàn uống Lavie xong là bỏ đi tái chế. Cái chảo cũ cũng có thể trồng mấy nhánh Hành, những đôi dép cũ chắc em không dám nhưng những can dầu ăn em sẽ thử xem sao :D .
Trước khi sang đây em mua một túi to hạt giống các loại rau củ của Việt Nam. Nhiều nhất là rau muống và rau cải cúc. Em chưa biết cách gieo trồng nhưng đang cố gắng học và rút kinh nghiệm dần dần. Nhìn bác Aty có vườn rộng vậy em hâm mộ lắm. Nhà em không có vườn để trồng rau, Chỉ có 1 khu vườn nuôi gà vịt và trồng cây ăn trái như Lê, Táo, Mận, Bồ Đào, Nho và Việt Quất. Vì vậy em rất thích những bức ảnh trên của bác Lâm, những cái tiện ích em có thể làm và thực hiện dễ dàng.

Thợ Điện
03-09-2014, 06:38 PM
Khổ bao nhiêu năm nhìn gái đã làm cho cái nhìn về sự vật của ông Tý bị lệch lạc rồi .Cám ơn lời giải thích của Huyền .bác tặng Huyền bài hát .Người ta đã tìm thấy tình yêu của mình ở Portofino .Khi xa xưa lúc còn bé tí bác được bố dẫn cho đi xem phim này rồi Ông cứ xuýt xoa còn mình thì chán ,lớn rồi mới biết nó hay như thế nào

uWP9Nv6DUsg

dangtrang90
03-09-2014, 10:10 PM
Tự nhiên lại có tâm hồn âm nhạc :D. Chú Lâm với mọi người nghe thử bài này xem ông bạn cháu hát có được không nhé ! :)

wPrKAOpBeus

Aty
04-09-2014, 01:56 AM
Em thấy những tấm trên cũng là tận dụng hết mà bác. Những vỏ chai Lavie em thấy làm như vậy đươc thích quá, vì bên này em thấy toàn uống Lavie xong là bỏ đi tái chế. Cái chảo cũ cũng có thể trồng mấy nhánh Hành, những đôi dép cũ chắc em không dám nhưng những can dầu ăn em sẽ thử xem sao :D .



Tôi nhìn tấm hình của bác Lâm nói là thấy không giống bình thường. Là tại vì cây trồng mà không thấy 1 hạt cát, hạt bụi, hạt nước rơi vãi nên hỏi bác Lâm, ông chủ vườn này qủa thật là cao thủ trồng cây. Ha ha, bị bác Lâm cho 1 cây rồi :(


Nhà cô như là nông trại rồi, còn gì. Bên này tôi chỉ trồng xà lách xon ( watergress )thôi. Vì trồng 1 lần mà ăn được cả mùa nắng luôn. Cây cải bẹ xanh thì năm nay tôi không để lại được cho nên hết rồi. Có năm bận quá thì tôi mua mấy cây xà lách ngoài chợ về ăn lá, để dành cái rể cắm ngoài vườn chờ ra lá non thì haí lá ăn cũng đỡ lắm.

Aty
04-09-2014, 02:00 AM
Khổ bao nhiêu năm nhìn gái đã làm cho cái nhìn về sự vật của ông Tý bị lệch lạc rồi .



Híc! Khổ cho em thiệt rồi bác. Hôm nay em sẽ không nhìn gái. Gặp gái là em sẽ quay mặt.

huyenmapu
04-09-2014, 03:09 AM
Tôi nhìn tấm hình của bác Lâm nói là thấy không giống bình thường. Là tại vì cây trồng mà không thấy 1 hạt cát, hạt bụi, hạt nước rơi vãi nên hỏi bác Lâm, ông chủ vườn này qủa thật là cao thủ trồng cây. Ha ha, bị bác Lâm cho 1 cây rồi :(


Nhà cô như là nông trại rồi, còn gì. Bên này tôi chỉ trồng xà lách xon ( watergress )thôi. Vì trồng 1 lần mà ăn được cả mùa nắng luôn. Cây cải bẹ xanh thì năm nay tôi không để lại được cho nên hết rồi. Có năm bận quá thì tôi mua mấy cây xà lách ngoài chợ về ăn lá, để dành cái rể cắm ngoài vườn chờ ra lá non thì haí lá ăn cũng đỡ lắm.

Nhà em có trồng đc vài cóng cây nhưng vì trồng trong nhà nên cũng phải làm những cái thau to đựng bên trong những hộp mì ăn liền, những cái hộp sữa chua và những hộp rau nấm bằng nhựa ăn xong là mang ra tiện ích hết ạ :D .
Nhưng cũng vì trồng trong nhà nên khá sạch sẽ, tưới nước sạch nên không bụi bặm gì ra nhà cả. Cái khó nhất bên này là không được phép làm dây nước ra bàn, ra sàn nên những chậu cây trồng trong nhà tuyệt đối phải có thau đựng bên ngoài hứng nước. hoặc như những bình dầu ăn to có thể không cần đục lỗ thoát nước, cứ tưới vừa đủ là ổn bác nhỉ.

Thợ Điện
04-09-2014, 04:42 AM
Ngày xưa khi vua chọn các cụ đi sứ đều rất thông minh, giỏi biện luận,rành ngoại ngữ ,khả năng tuỳ cơ ứng biến là tuyệt vời .Sử sách còn ghi lại nhiều giai thoại xuất chúng .Ngày nay các cụ đi sứ luôn có trong tay một xấp giấy để đọc .Đọc hết rồi về ,chẳng có biện luận ,thuyết phục ,tranh luận gì hết thì làm gì còn có cái phong thái Đi sứ mà không để nhục mệnh vua


Quan sát các vị đi sứ và các vị chính khách ở ta ra nước ngoài tôi có cảm tưởng họ thiếu một kĩ năng quan trọng mà tiếng Anh gọi là communication skills. Tôi chưa biết dịch chữ này sang tiếng Việt như thế nào, nhưng theo cách hiểu bằng tiếng Anh, “communication skills” không chỉ đơn giản là nói và viết mà còn kĩ năng biện luận. Các chính khách ta hình như thiếu kĩ năng tranh luận và hùng biện.

Thật ra, quan sát thì sẽ thấy các ngài đi sứ luôn có một sấp giấy để một bên ghế salon. Phải nói rằng trong cái bầu không khí khá thân mật, mà ông cầm tờ giấy đọc thì bầu không khí trở nên trang nghiêm. Ngay cả hành vi đọc tự nó làm cho khán giả nghĩ đến các sứ đọc sớ trước thiên tử là kẻ đang ngồi nghe. Nó làm cho người nghe không còn muốn tranh luận hay trao đổi cái gì, bởi vì người đang ngồi đối diện chỉ là người đọc những gì do ai viết ra chứ không phải của chính anh ta. Nếu thế thì mình nên nói chuyện với tác giả chứ đâu cần nói chuyện với người đưa tin. Nói gì thì nói, hành động đọc đó không đẹp chút nào.


Tôi không biết các bạn thì sao, chứ với tôi đi dự một hội nghị hay một buổi tiếp xúc mà “diễn viên chính” cứ cậm cụi đọc tờ giấy nó rất chán. Chẳng những chán mà còn khó chịu và xúc phạm. Khi người ta cầm tờ giấy đọc, người ta không chú ý đến mình là khán giả, và thế là gây ra một khoảng cách tinh thần giữa người đọc và người nghe. Hành vi đọc còn có thể diễn giải như là một cách xem thường khán giả vì người đó chẳng quan tâm đến truyền đạt thông tin nữa, và thế là khán giả cảm thấy mất thì giờ để tham dự buổi họp. Khi người cầm giấy đọc thì lúc đó anh chị ta đã tự biến mình thành một reader [người đọc] chứ không phải là một speaker [người thuyết trình], và như thế thì người đó đã đánh mất vai trò của mình.


Tôi nghĩ một phần khác có lẽ là do giáo dục. Chúng ta lớn lên với nền giáo dục nửa phong kiến, nửa hiện đại. Học trò không được khuyến khích có chính kiến riêng và không được học kĩ năng tranh luận. Rồi khi lớn lên một số bị cái guồng máy nhào nặn thành một con người khác chứ không phải là chính mình nữa. Ngược lại, một trong những kĩ năng quan trọng mà hệ thống giáo dục ở các nước phương Tây như Mĩ và Úc rất quan tâm là rèn luyện kĩ năng communication và khuyến khích có chính kiến riêng. Học trò tiểu học đã được khuyến khích tranh luận các vấn đề xã hội. Có trường sáng tạo bằng cách chia lớp học ra hai đảng, một đảng cầm quyền và một đảng đối lập, và học trò giả bộ làm đại biểu hai bên để tranh luận về một vấn đề thời sự. Đến khi lên trung học và đại học, các em đã quen với phát biểu chính kiến, và cảm thấy thoải mái với thói quen đó. Do đó, khi trưởng thành họ đã quá quen với văn hoá tranh luận.

Tôi nghĩ các chính khách ta rất cần kĩ năng communication, kể cả kĩ năng nói và thuyết phục đối tác. Họ cần phải học chứ không thể tự nhiên mà có được. Họ nên học kĩ năng communication từ các chuyên gia từ phương Tây, đặc biệt là Mĩ. Chỉ khi nào các chính khách xuất hiện trong hội họp nước ngoài không còn cầm tờ giấy thì lúc đó công chúng mới an tâm.

Aty
04-09-2014, 01:38 PM
Thế này mà quay lưng thì phí của giời, nhưng hứa là chấp nhận thôi. :saydm



https://www.youtube.com/watch?v=PKLvmhWShdY

Thợ Điện
05-09-2014, 01:32 AM
Sau khi Mông Cổ lập quốc, giới quý tộc Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đã không ngừng phát động những cuộc chiến tranh xâm lược, chủ yếu đem quân đánh xuống phía nam và sang phía tây, mục tiêu chủ yếu ở phía nam là Nam Tống và triều Kim, nửa thế kỷ 13, đem quân sang phía tây gây chiến chủ yếu là với Tây Á và Đông Âu. Mông Cổ đánh sang phía Tây tổng cộng 3 lần, lần thứ nhất vào năm 1218 ,1219 đến 1224 dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn, lần thứ hai từ 1235 đến 1242 do Bạt Đô chỉ huy, và lần thứ ba từ 1253 đến 1258 do Húc Liệt Ngột chỉ huy. Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa ông đã vô cùng dũng mãnh lập vũ công chinh phục các vùng đất Âu Á, khiến Mông Cổ trở thành trung tâm xây dựng nên Khâm Sát Hãn Quốc, Khâm Hợp Đài Hãn Quốc, Oa Khoát Đài Hãn Quốc, Y Lợi Hãn Quốc tập hợp thành một đế quốc rộng lớn trải dài trên lục địa Á Âu.

Cơn bão Tây chinh

Năm 1219 Thành Cát Tư Hãn đã quét sạch tàn dư của tộc Nãi Man, tiêu diệt Hoa Lạt Tử Mô, một cường quốc ở phía Tây, mượn tiếng Hoa Lạt Tử Mô giết thương nhân và sứ giả Mông Cổ, đem hai mươi vạn quân Tây chinh. Bốn người con của ông là Thuật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Đà Lôi và đại tướng Tốc Bất Đài, Triết Biệt cùng tiến quân. Sau khi quân Mông Cổ đánh thẳng vào Trung Á, năm 1220, đánh vào Tán Mã Nhĩ Can, thủ đô của Hoa Lạt Tử Mô, Quốc vương phải bỏ chạy, Thành Cát Tư Hãn lệnh cho Tố Bất Đài, Triết Biệt đuổi theo. Quân Mông Cổ vượt qua Cao Gia Tố tiến vào lưu vực sông Đốn Hà, tiến quân vào châu Âu. Năm 1223 xảy ra trận quyết chiến ở Gia Lặc Gia Hà, liên quân Đột Quyết và Nga La Tư đại bại, hầu như toàn bộ các vương công của Nga La Tư đều bị bắt giết. Thành Cát Tư Hãn lại đưa quân đuổi theo thái tử Trát Lan Đinh của Hoa Lạt Tử Mô tại lưu vực sông Ấn Độ, bị đánh bại, quân Mông Cổ tập hợp trở về.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất những cuộc Tây chinh của quân Mông Cổ không dừng lại. Năm 1234 Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài triệu tập hội nghị các chư vương đại thần, quyết định kế thừa sự nghiệp của Thành Cát Tư Hãn, tiếp tục Tây chinh. Oa Khoát Đài cử quân chia cắt rồi đánh Ba Tư (nay là I răng) và Khâm Sát, Bất Lý A Nhi, sau đó đã chinh phục được hoàn toàn Ba Tư.

Năm 1235 do quân tiến công vào Khâm Sát bị ngăn cản, Oa Khoát Đài quyết định phái đại quân tăng viện cho quân Tây Chinh, con của Thuật Xích là Bạt Đô, con của Sát Hợp Đài là Bái Đáp Nhi, con của Oa Khoát Đài là Quý Do, con của Đà Lôi là Mông Ca cùng các chư vương Na Nhan, con trưởng của công chúa phò mã cũng tham gia cuộc viễn chinh này, do Bạt Đô thống lĩnh chư quân, mang hiệu “Trưởng tử Tây chinh” . Năm sau, quân sĩ tập hợp Tây chinh, tiến công Bất Lý A Nhĩ ở trung du sông Phục Nhĩ Gia, đại tướng Tốc Bất Đài chinh phục được Bất Lý A Nhĩ. Năm 1237, quân Mông Cổ tiến công Khâm Sát, Mông Ca giết được đại tướng Xích Man, khu vực phía bắc Lý Hải đã bị quân Mông Cổ chiếm đóng. Bạt Đô mang quân đánh vào Nga La Tư, cuối năm 1237 đánh 14 thành trong đó Lương Tán, Mạc Tư Khoa, tháng 2 năm 1238, đánh Phất La Cơ Mễ Nhĩ, trong năm này đánh cả Cơ Phu. Năm 1240, quân Mông Cổ tiến công Bột Liệt Nhi ( nay là Ba Lan), Mã Trát Nhĩ (nay là Hung ga ri). Tháng 4 năm 1241, quân Mông Cổ lại đánh chiếm các thành La Khoa Phu, Lý Cách Nhĩ Sát bao gồm cả Ma La Duy Á. Bạt Đô thân chinh dẫn quân chia làm hai đường đánh bại quân Mã Trát Nhi, Quốc vương bỏ chạy, quân Mông Cổ đã đánh chiếm bờ đông biển Lý Á cho đến vùng đất Nam Âu. Cuối năm ấy, Oa Khoát Đài chết trong chiến đấu, Bạt Đô đem quân từ Ba Nhĩ Can trở về lưu vực sông Phục Nhãi Gia, đưa Tán Lai đến xây dựng Khâm Sát Hãn Quốc cạnh sông Phục Nhĩ Gia.

Năm 1253, con của Đà Lôi là Húc Liệt Ngột lần thứ ba viễn chinh, hướng chủ yếu của cuộc Tây chinh lần này là phía nam Tây Á, mục tiêu đầu tiên là tiêu diệt Mộc Lạt Di Quốc (nay là bắc I răng, nam biển Caxpi). Tháng 10, Húc Liệt Ngột đem quân xâm nhập phía tây I răng, tiến xuống lưu vực Lưỡng Hà, mục tiên chính là Mộc Lạt Di Quốc (nay là I răng). Húc Liệt Ngột mang theo nỏ đá và hoả khí, vượt qua A Lực Ma Lý, Tán Mã Nhĩ Hãn, đến thành Kiệt Thạch, Ba Tư, kêu gọi các vua Tây Á hiệp đồng tiêu diệt Mộc Lạt Di.

Năm 1256, Húc Liệt Ngột dẫn đại quân Mông Cổ vượt sông A Mỗ, tháng 6 đến Mộc Lạt Di. Tướng tiên phong Mông Cổ Khiếp Đích Bất Hoa đánh chiếm các lều trại ở bên ngoài Mộc Lạt Di, giáng cho chúng những đòn trầm trọng Lôc Khắc Na Đinh, thủ lĩnh Mộc Lạt Di trước tình thế bị quân Mông Cổ vây ép cử em là Sa Hâm Sa xin hoà. Húc Liệt Ngột yêu cầu Lỗ Khắc Na Đinh phải tự dẫn quân đầu hàng, nhưng Lỗ Khắc Na Đinh nghi ngờ nên không quyết định. Tháng 11,Húc Liệt Ngột ra lệnh cho quân Mông Cổ tiến công mãnh liệt. Lỗ Khắc Na Đinh buộc phải đầu hàng. Quân Mông Cổ chiếm được đô thành A Lạp Mô Thức Bảo (nay là nam Lý Hải). Đầu năm 1257 Lỗ Khắc Na Đinh bị quân Mông Cổ giết chết, người cùng tộc cũng bị giết, Mộc Lạt Di hoàn toàn thuộc về quân Mông Cổ.

Tháng 3 năm 1257, Húc Liệt Ngột tiếp tục Tây chinh tiến thẳng đến Ba Cách Đạt, thủ đô của Hắc Y Đại Thực. Lúc đó, vương triều A Ba Tư do Ca Lý Phát Mạc Tư Tháp Tân chấp chính, trực tiếp thống trị Hắc Y Đại Thực, lại quản lý toàn bộ thế giới đạo Ixlam, là một cường quốc trong lưu vực Lưỡng Hà. Cuối năm 1257, Húc Liệt Ngột, Bái Trú mang quân chia làm ba đường vây Ba Cách Đạt, đầu năm thứ hai, ba quân hợp vây, tổng tiến công vào Ba Cách Đạt, quân Mông Cổ dùng pháo đá bắn vào thành Ba Cách Đạt, , cửa thành bị pháo lửa phá huỷ. Tháng 2, Mạc Tư Tháp Tân Cáp đầu hàng, Húc Liệt Ngột công hãm Ba Cách Đạt, quân Mông Cổ trong thành đánh suốt 7 ngày, Mạc Tư Tháp Tân Cáp bị chết, vương triều A Ba Tư diệt vong. Húc Liệt Ngột tiếp tục đưa quân về phía tây.Từ Tây Á, tiến thẳng về Đại Mã Sĩ Cách, thế lực đã uy hiếp Tây nam Á. Ở đó, quân Mông Cổ bị quân Ai Cập đánh bại, Húc Liệt Ngột mới buộc phải dừng tiến về phía Tây, ở lại Thiếp Tất Lực Ân, xây dựng Y Lợi Hãn Quốc.

Tứ đại Hãn Quốc

Mông Cổ Tây chinh thắng lợi nguyên nhân chủ yếu là do chiến lược từ gần đến xa, sách lược liên tục chiếm lĩnh, lấy Mông Cổ làm trung tâm của sa mạc lớn, mở rộng không ngừng ra bên ngoài. Về chiến thuật, kỵ binh Mông cổ được gọi là là kỵ binh rất giàu sức tưởng tượng, họ có rất nhiều những phương pháp chiến đấu mới lạ, được coi là kỵ binh số 1 của thiên hạ, tiêu chuẩn trang bị của họ là giáp da trâu, cung tên, rìu ngắn và đơn cấu thương. Trong cuộc vây hãm liên quân Nhật Nhĩ Mãn và Ba Lan, Thiết Mộc Chân đều đã chỉ huy những trận đánh điển hình có tính chất kinh điển.

Nổi bật là những trận đánh ở thành Bội Tư, thủ đô Hung Gia Lợi, lúc đó ở châu Âu, người ta thích ra trận nhiều đội quân, trong tiếng chuông giáo đường , bộ binh và kỵ binh được trang bị đầy đủ nối đuôi nhau ra trận, người Mông Cổ có tác phong tiên tiến, khi gặp quân chủ lực của địch sẽ phân tán, dùng cung tên ngăn sự truy đuổi của địch. Quân Mông Cổ bắn cung giỏi, nhưng khi gặp kỵ binh của châu Âu có áo giáp tốt, không thể dùng cung tên thì họ đã dùng rìu ngắn để chém và câu thương để kéo, móc xuống ngựa, rồi sau đó giẫm đạp cho đến chết.
Quân đội Mông Cổ còn chú trọng học tập kỹ thuật quân sự của người Hán, dùng thợ người Hán để chế tạo pháo lớn, đề cao ưu thế chiến thuật, lúc Tây chinh, họ tập trung ưu thế binh lực, từ các chư vương đến con trưởng đều ra trận, như khi Bạt Đô Tây chinh toàn là các con trưởng . Oa Khoát Đài cho rằng “ con trưởng ra trận, người ngựa khắc nhiều, uy thế khắc mạnh”.

Gần một nửa thế kỷ từ năm 1219 đến năm 1258, đế quốc Mông Cổ qua 3 lần Tây chinh lần lượt đã chinh phục được cả một vùng đất rộng lớn, trên đó, họ xây đựng 4 Hãn Quốc, đó là Sát Hợp Đài Hãn Quốc, Oa Khoát Đài Hãn Quốc, Khâm Sát Hãn Quốc và Y Lợi Hãn Quốc., hình thành một đế quốc rộng lớn chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Bản chất Hãn của tứ đại hãn quốc là sự phân phong của đế quốc Mông Cổ cho 4 thủ lĩnh quân sự tối cao, có quan hệ bảo vệ và phiên thuộc của trung ương, trực tiếp phụ trách các Đại Hãn. Sau đó, các tập đoàn thống trị Mông Cổ để tranh giành ngôi Đại Hãn đã làm cho các mâu thuẩn trở nên gay gắt, làm gia tăng các thiếu sót vốn có và những quan hệ kinh tế có lợi giữa các Hãn Quốc, khiến cho nội bộ nước Mông Cổ ngày càng phức tạp, chính trị hỗn loạn đi tới chỗ tan rã.. Trong đó, hai hãn Quốc Khâm Sát và Y Lợi đã theo con đường phát triển độc lập. Oa Khoát Đài Hãn Quốc, do Oa Khoát Đài và con ông được chọn làm Đại Hãn, lãnh địa do trung ương quản lý, thực tế chưa hình thành một Hãn Quốc độc lập. Hãn đình của Sát Hợp Đài Hãn Quốc đặt tại sông Y Lê, vùng đất này cùng với cao nguyên Mông Cổ hợp thành một dải, về chính trị cũng cùng với vương triều trung ương có mối liên hệ mật thiết và phụ thuộc. Sau khi Mông Ca Đại Hãn lên ngôI, đặt Thượng thư tỉnh ở cách Sát Hợp Đài Hãn Quốc tám dặmm quản lý vùng đất từ Uý Ngột Nhi đến Hà Trung. Sau đó Sáy Hiợp Đài Hãn Quốc cũng nhận làm tay chân của vương triều trung ương. Tất nhiên, nó cũng giống như Oa Khát Đài Hãn Quốc là một bộ phận hợp thành lịch sử Trung Quốc.

Thợ Điện
05-09-2014, 09:38 PM
http://2.bp.blogspot.com/_x0GPDEWMZH4/SuUzsIK-kAI/AAAAAAAAARQ/AKFf2WuPctY/s400/Picture+001.jpg

Hiệp khách hành

Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh.
Ngân an chiếu bạch mã,
Táp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.

Bài ca về người hiệp khách

Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Kiếm Ngô Câu rực rỡ tuyết sương
Ngân yên bạch mã huy hoàng
Vó câu vun vút như ngàn sao bay
Cách mười bước giết người chẳng trật
Ngàn dặm xa vùng vẫy mà chi?
Việc xong rũ áo ra đi
Ẩn thân rừng núi kể gì tiếng tăm


Kiếm được coi là một trong những loại vũ khí lâu đời nhất thế giới. Trong 18 ban võ nghệ, kiếm đứng ở hàng quan trọng nhất. Những thanh bảo kiếm đã trở thành một phần lịch sử võ học Trung Hoa và được gắn với những thanh kiếm huyền thoại…


Một trong những thanh kiếm đầu tiên chính là Thái A bảo kiếm. Tương truyền thanh kiếm này được một thợ rèn ở Giang Tô đúc thành. Nước kiếm sắc ngọt, chém sắt như bùn. Thái A bảo kiếm sau đó được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng và sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc.

Tuy nhiên thanh kiếm nổi danh thời đó lại là Long Tuyền kiếm do Âu Dã Tử, một thợ rèn kiếm nổi tiếng Trung Hoa thời cổ làm ra. Trong lần ngao du, ông đã thấy mạch nước Long Tuyền trên núi Tần Khê (Chiết Giang) có ánh sắc kim khí. Biết nơi đây có quặng sắt quý, ông cho xẻ núi và lấy được một mảnh "thiết anh" (sắt tốt). Được Sở Vương giúp đỡ, ông đã dồn hết tinh lực luyện nên Long Tuyền kiếm dài ba thước sắc như nước dâng cho Sở Vương. Long Tuyền kiếm nổi tiếng đến mức sau này qua lăng kính văn học mọi thanh kiếm đều được gọi là Long Tuyền và cụm từ "tay vung ba thước Long Tuyền kiếm" đã trở thành một khẩu ngữ quen thuộc.

Nước Ngô và Việt thời Xuân Thu cũng là những nước có nhiều truyền thuyết về những thanh kiếm báu nhất. Vua Hạp Lư đã từng cho người rèn những thanh bảo kiếm như Ngư Trường, Chúc Lâu và Trạm Lư. Ba thanh kiếm này tương truyền cũng là do Âu Dã Tử rèn thành. Hiện nay ở Phúc Kiến vẫn còn chiếc ao tên là Âu Dã, đó là nơi Âu Dã Tử đã rèn nên bộ ba bảo kiếm trên.

Thanh Ngư Trường, Hạp Lư giao cho Chuyên Chư đâm chết Ngô Vương Liêu và trở thành vua nước Ngô. Sau đó Hạp Lư cho rằng thanh Ngư Trường luôn mang đến điềm gở nên cho người giấu đi.

Thanh Chúc Lâu sau này được con Hạp Lư là Ngô Phù Sai dùng trong một việc vô cùng ngu dại. Khi Tướng quốc nước Ngô là Ngũ Tử Tư cảnh báo Phù Sai về mối họa nước Việt, thì Phù Sai lúc đó đã bị sắc đẹp khuynh thành của Tây Thi và những mưu mẹo của hai mưu thần nước Việt là Phạm Lãi và Văn Chủng làm cho mê muội nên đã bắt Ngũ Tử Tư dùng thanh kiếm này mà tự vẫn. Sau này đúng như dự đoán của Ngũ Tử Tư, quân đội Việt đã tràn sang quét sạch nước Ngô. Việt Vương Câu Tiễn giết chết Phù Sai và chiếm được thanh bảo kiếm Trạm Lư và Chúc Lâu. Sau khi báo thù, Phạm Lãi sớm biết được bản chất của Câu Tiễn nên bỏ đi Ngũ Hồ, ông viết thư để lại cho Văn Chủng: "Vua Việt dáng môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi, tất có tai vạ". Quả nhiên sau đó Việt Vương Câu Tiễn vì ghen ghét tài năng xuất chúng của Văn Chủng, sợ bị cướp ngôi nên đã trao cho Văn Chủng thanh Chúc Lâu, Văn Chủng tự hiểu ý, cay đắng cầm bảo kiếm tự sát. Còn thanh Trạm Lư? Tương truyền khi chết, vì quá yêu thanh bảo kiếm này nên Câu Tiễn đã sai chôn theo mình.

Tuy nhiên bộ đôi kiếm thư hùng nổi tiếng nhất Trung Hoa và cũng có nguồn gốc ly kỳ nhất lại là song kiếm Can Tương-Mạc Tà Theo "Ngô Việt Xuân Thu" thì Can Tương là một người luyện kiếm tài danh người nước Ngô thời Xuân Thu. Sau ba mươi ngày trèo non lội suối, Can Tương đã tìm ra được một quặng sắt vô cùng quý giá và cho dựng lò luyện kiếm. Luyện trăm ngày mà quặng sắt chẳng chịu chảy ra, vợ ông là Mạc Tà thấy thế hỏi, Can Tương trả lời: "Kim loại này phải có nhân khí mới tan được". Nghe vậy Mạc Tà tắm gội sạch sẽ, rồi nhảy vào lò luyện kiếm, kim loại tan ra và Can Tương rèn được hai thanh bảo kiếm. Vua Hạp Lư đòi ông phải dâng kiếm báu, ông đưa cho nhà vua thanh Can Tương, nhưng sau đó Hạp Lư đòi nốt thanh Mạc Gia. Sau khi nước Ngô bị tiêu diệt, thanh Mạc Tà cũng biến mất.

600 năm sau, tể tướng nước Tần là Trương Hoa bỗng thấy ở huyện Phong Thành có ánh kiếm quang rực rỡ, ông sai nhà địa lý giỏi nhất là Lôi Hoàn đến tìm hiểu. Lần theo mạch đất, Lôi Hoàn tìm được một hộp đá, bên trong là hai thanh bảo kiếm ghi chữ Can Tương và Mạc Gia. Lôi Hoàn giấu đi thanh Can Tương, chỉ dâng lên Trương Hoa thanh Mạc Tà . Một hôm khi hai người đi thuyền trên sông, bỗng hai thanh kiếm đeo trên người rơi tuột xuống sông. Trương Hoa vội cho thợ lặn xuống tìm kiếm báu. Lặn qua tầng nước, thợ lặn hết hồn vì thấy dưới lòng sông có đôi rồng đang vểnh râu nhìn. Từ đó hai thanh Can Tương và Mạc Tà coi như mất tích.

Ngoài những thanh bảo kiếm đã biến mất, cũng có những thanh kiếm lưu lạc khắp nơi và tạo thành những truyền thuyết khác. Tương truyền Long Tuyền kiếm sau này đã lọt vào tay của Cao Biền (đời Đường). Khi đi cai trị Việt Nam, Cao Biền đã cho chôn Long Tuyền kiếm vào Long mạch nước Nam ở… làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho bây giờ. Sau này vào ngày 28/3 năm Canh Ngọ (1930), đức Hộ Pháp của đạo Cao Đài là Phạm Công Tắc đã mang bùa xuống nơi chôn Long Tuyền kiếm để ẩn trị thanh kiếm này, khai thông long mạch cho Việt Nam (hiện nay Hộ Pháp Phạm Công Tắc vẫn còn tượng thờ ở Toà Thánh Tây Ninh).

Năm 1965, tại Lã Vọng Sơn tỉnh Hồ Bắc, người ta tìm thấy mộ của Việt Vương Câu Tiễn và tìm thấy thanh Trạm Lư. Các nhà khoa học thấy thanh kiếm này đã được mạ crom (hợp chất chống gỉ) và theo kiểm tra phóng xạ thì thanh Trạm Lư có 9 nguyên tố hoá học khác nhau. Sau hơn 2.000 năm, thanh Trạm Lư vẫn sáng bóng và sắc như nước. Một thanh kiếm khác cũng được tìm thấy ở khu khảo cổ này là thanh Tê Lợi (tương truyền là do Mạc Gia đúc). Soi phóng xạ người ta thấy trong thanh kiếm này còn có chất wolfram, một chất hiếm mà mãi sau này người châu Âu mới tìm ra.

ChienKhuD
05-09-2014, 10:53 PM
Đúng là Kiếm-Cung đọc thấy sướng quá. Không biết thật bao nhiêu phần trăm nhưng xem mấy lần rồi vẫn mê.

Aty
06-09-2014, 12:09 AM
He he, tương truyền đó mà. Sự thật có lẻ cũng đôi ba phần.
Híc, ông chồng mua GÁI về, lấy bia cho ả tắm rồi quăng ả ta vào lò luyện kiếm : không được. Bà vợ của ổng vì thương chồng mà hy sinh nhảy vào lò luyện kiếm, đem ngay ông chồng bỏ vào lồng heo, đưa vào lò luyện kiếm càng sớm càng tốt. Đàn ông tầm bậy.

PhiHuong
06-09-2014, 01:47 AM
Bác Tý nhạy cảm thế nhỉ ? chỉ được mỗi cái thương hoa, tiếc ngọc là tài, giả dụ quăng cả bình Bìm Bịp vào lò luyện Kiếm cũng chưa chắc đã xót ruột như thế đâu.

Thợ Điện
06-09-2014, 03:48 AM
Híc, ông chồng mua GÁI về, lấy bia cho ả tắm rồi quăng ả ta vào lò luyện kiếm

Lò luyện kiếm của người ta luyện bằng lửa Tam muội chân hoả tinh khiết vô song vì hội đủ yếu tố thần khí mới thành báu vật mà cả đời người kiếm sĩ ao ước

Thứ gái ông mua về quí báu nỗi gì ? chi chuyên dùng để luyện mũi khoan cho ông thôi

6789
06-09-2014, 08:07 AM
@Thợ Điện: Khi nào huynh về Hà Nội nhớ ghé phố Tô Hiến Thành ăn bánh cuốn Thanh Trì bà Hoành nhé -bd, dù chưa biết nhiều quán ăn ngon của thủ đô nhưng theo em bánh cuốn ở đây rất là good đấy , Saigon bói cũng không ra nổi 1 hàng bánh cuốn ngon toàn biến tấu đi cho phù hợp với khẩu vị Nam, gần sân bay đúng bánh cuốn Hải Phòng nhưng dở ẹc :buon. Phở - miến gà ở Tôn Đức Thắng cũng hết ý, hôm rồi ở HN em bắt taxi đi ăn cho bằng được... còn quán lẩu ếch nữa cũng rất là good :yup, không nhớ tên đường nhưng hôm đó có Chiến quẩy đi cùng chắc nó nhớ được. (cái cụm từ rất là good bắt chước Thái Biên Hòa :tlkdcuoi).


http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/06/07/45/3075057721_1554933682_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hanchuot_chuothan/3075057721)
Bánh cuốn Thanh Trì, thèm quáaaaaaaa :tlhat

123456
06-09-2014, 08:14 AM
phở,miến gà Tôn Đức Thắng hàng nào thế bác ơi :tlkdcuoi

6789
06-09-2014, 08:18 AM
phở,miến gà Tôn Đức Thắng hàng nào thế bác ơi :tlkdcuoi

Cô có phải người Hà Nội không vậy? hình như gần ngõ Văn Chương thì phải :tlkdcuoi. Bán từ 5h chiều đến 10h tối là hết hàng

ChienKhuD
06-09-2014, 08:46 AM
He he, tương truyền đó mà. Sự thật có lẻ cũng đôi ba phần.
Híc, ông chồng mua GÁI về, lấy bia cho ả tắm rồi quăng ả ta vào lò luyện kiếm : không được. Bà vợ của ổng vì thương chồng mà hy sinh nhảy vào lò luyện kiếm, đem ngay ông chồng bỏ vào lồng heo, đưa vào lò luyện kiếm càng sớm càng tốt. Đàn ông tầm bậy.

Ông Tý có cái nhìn độc đáo thật. Đọc bài về kiếm báo mà ông nhìn ra được nào là gái, đàn bà, đàn ông và có cả heo nữa. Bái phục :).

Thợ Điện
06-09-2014, 08:55 AM
Tôi chắc Tết mới về .Giáng sinh nếu ông quí tử đi công tác ở Sing thì tôi nói nó ghé qua VN vài ngày chơi tôi gửi đồ cho ông và ông D .Ông vẫn còn ở Sài gòn hả ? Hehe cũng phải làm passport để về VN chơi ,làm được 2 tuần rồi chắc 2 tuần nữa có .Có cái chán nhất là lên toà đại sứ VN làm passport thông thường chỉ có 170 thôi nhưng các bố ấy bảo mình làm hư nên phạt thành 340 vì không chịu giữ gìn đó là tài sản quốc gia .Quái đản thật ! Tôi bèn nói -Thôi để tôi về VN làm có 100K tính ra có 5 đô thôi các bố

Ông post các món ăn tôi thèm quá ,thế nào rồi anh em mình cũng phải ngồi với nhau chè chén .Kì này tôi rủ ông lên thẳng trên phố uống bia Đức ,thằng chủ quán làm món bò steak Chateaubriand ,dầy cả nửa gang mà mềm dịu dịu đã lắm ông thích ăn hơi dai thì bảo nó làm well-done

Rất nhớ các ông chắc là có duyên từ tiền kiếp

Alent_Tab
06-09-2014, 12:41 PM
Quán thiếm Sáu chỉ giờ tôi mới nhớ - ăn nhẵn hàng ở đó lâu rồi, cấp 3 ông già làm việc ở 31 Đại Cồ Việt cổng chính vào khu Bách Khoa đó, trưa hay lên khu đó ăn với ông gà- từ Đại Cồ Việt phi sang nó nằm đoạn cắt phố Tô Hiến Thành và bà Triệu. lâu không thích ăn bánh cuốn vì không uống với diệu được nên không qua

Alent_Tab
06-09-2014, 12:42 PM
còn cái quàn phở gà tôi nhớ không nhầm là quán phở gà chặt- đoạn phố Đoàn Thị Điểm chếch lên tý thôi

123456
06-09-2014, 01:14 PM
Cô có phải người Hà Nội không vậy? hình như gần ngõ Văn Chương thì phải :tlkdcuoi. Bán từ 5h chiều đến 10h tối là hết hàng

chả ăn ở đó bao giờ :tlkdcuoi

trung_cadan
06-09-2014, 01:34 PM
Phở ở Tôn Đức Thắng anh Tuấn Anh thích ăn nó là phở Bản. Chuyên gà chặt ạ...

Còn 1 quán nữa buối sáng ở Yết Kiêu. Mấy lần huynh lên Hn đệ đều quên không mời huynh... :tlkdcuoi

Alent_Tab
06-09-2014, 01:44 PM
nói về phở lại nghĩ đến món gà- nó làm được được bao nhiêu món ăn cái gì ngon nhất?

người Trung Hoa thường nấu canh, lấy cái nước - pha các thứ thuốc bắc thành canh gà
đi ăn với mấy thằng tây nó chém mỗi cái lườn còn đùi, chân, cổ cánh lại không ăn
còn em thấy mỗi cái l... gà là ngon - chả hiểu sao con nào cái ấy thịt nó cũng mềm mềm ngọt ngọt như chè- mấy món pín em ăn không hạp vì giai, lại chả có vị đếch gì.
phao câu cũng ngon nhưng nhớ làm phải mổ thật kỹ rủa nước muối rồi mới ăn

Alent_Tab
06-09-2014, 01:56 PM
mâm cỗ tết kiểu gì cũng phải có món thịt gà, gà cúng ông bà tổ tiên là con gà mái gẹ chứ không phải con gà sống thiến ngậm quả ớt như các bố thầy trên mạng đâu nhé!

gà mái ghẹ là nó đã đẻ được vài lứa rồi- đến thời kỳ nó muốn trống thịt ăn là ngon nhất
Vớ được cái đùi, thit nó hơi sẫm màu chứ không trắng- với cái món trên em kể ăn thì tuyêt vời vì sao nó ngon- vì là sắp đẻ nó tích trữ protit để nuôi trừng nên thịt nó thơm
các cụ bảo nhât thủ nhì vĩ- gà nó không ăn được đuôi nên có mỗi cái thủ- mâm cỗ làng cái thủ phải chặt làm sao cho đủ mấy ông to nhất mỗi người một miếng đấy

Thợ Điện
06-09-2014, 07:15 PM
anh Tuấn Anh thích ăn nó là phở Bản. Chuyên gà chặt ạ...

:tlkdcuoi

Ông Trung -thịt gà chặt phải dao sắc miếng to mới ngon ,nhiều người chặt dao cùn xuơng bị vỡ vụn lẫn vào thịt ăn phải rất cáu
Ông Tab -tưởng ông dỗi rồi không ghé quán .Đấy ông cứ viết về thú ăn thú chơi thế này có phải hay không

Chú 6 chú xem phim cinema Paradiso chưa

Phim kể về thằng nhóc Toto 6 tuổi mê điện ảnh, lúc nào cũng quấn chân ông thợ chiếu phim tên Alfredo để được xem ông làm việc trong cái buồng tối hù 4 mét vuông, và để được nhìn thấy trên màn hình những chân trời khác mênh mông hơn cái thế giới nhỏ xíu của làng Giancaldo, nơi mọi người gặp nhau mỗi ngày ở tất tần tật các loại sinh hoạt, kể cả giải trí. Rạp xi-nê Paradiso tọa lạc ngay quảng trường. Dân chúng đủ mọi tuổi tác giới tính thành phần đều tụ tập ở đấy xem phim đen trắng vốn rất thường khi bị cắt đứt khúc vì vi phạm đạo đức, đại khái những cảnh hôn hít. Ngay trong rạp, đàn ông phì phèo thuốc lá, la ó, khạc nhổ, cụ già nhai nhồm nhoàm, phụ nữ vạch vú cho con bú, trẻ con huýt sáo kêu gọi viện binh khi người hùng trên màn ảnh lâm nguy. Nhan nhản quanh khu quảng trường, áp-phích Clark Gable, Vivien Leigh, John Wayne, Bette Davis làm tăng thêm màu sắc cho đời sống úa và buồn của ngôi làng nhỏ. Trở thành thanh niên, Toto thay Alfredo chiếu phim cho rạp, được một thời gian cũng bỏ làng đi. Chàng tuổi trẻ, do tình yêu điện ảnh có được từ Alfredo, về sau trở thành đạo diễn Salvatore Di Vita – Phim kết ở cảnh Salvatore sau mấy chục năm lang bạt kỳ hồ trở về làng dự đám tang ông già Alfredo, gặp lại những người quen của tuổi thơ ấu, nhăn nheo hơn lụm cụm hơn nhưng vẫn cứ tùm nụm trong bối cảnh cũ. Ở màn cuối, tất cả bọn họ cùng Salvatore đứng nhìn cái rạp ọp ẹp bị giật sập bằng chất nổ. Gạch đá sụm xuống, vôi vữa bay lên. Hết.

Thật ra là chưa



Ở vài ba phút còn lại của Cinema Paradiso, đạo diễn Salvarore Di Vita ngồi một mình trong phòng chiếu phim mini cực sang trọng với các dãy ghế bọc nhung đỏ. Trên màn hình là những cảnh hôn nhau, lần lượt, liên tục, bất tận. Vivien Leigh mãnh liệt với Clark Gable, John Wayne đắm đuối đôi môi mềm của Maureen O’Hara, Bette Davis quên hết trời đất trong vòng tay Humphrey Bogart… Đó là những cảnh phim đi ngược thuần phong mỹ tục mà lão Alfredo đã phải cắt bỏ theo yêu cầu của vị cha cố làng Giancaldo. Trước khi qua đời, ông già chiếu phim không quên gửi lại cho Toto cái kho tàng thuở bé thằng nhỏ luôn khi bức bối muốn khám phá. Những mẩu cắt lụn vụn ém đầy nhóc trong cái hộp tròn đựng phim 35 li quen thuộc của thập niên 50 đã được ráp nối lại. Người đàn ông tóc hoa râm ngồi đấy, các cánh cửa bí mật bị lãng quên của thời thơ ấu được mở dần ra theo từng nụ hôn trên màn ảnh. Mắt đẫm lệ, Toto Di Vita như đang làm hòa với quá khứ.

http://damau.org/wp-content/uploads/2013/09/Toto-Alfredo_thumb.jpg

http://damau.org/wp-content/uploads/2013/09/CinemaParadiso-poster_thumb.jpg

Nhạc trong phim thì rã rời hay tuyệt do YoYoma cây cello số một thế giới kéo

_d7yxvVmbbg

Alent_Tab
06-09-2014, 07:39 PM
mấy bác như bác thợ điện, bác phihuong toàn tuổi cha chú cả, vì ông già em lấy vợ sớm nên vẫn thua tuổi các bác

Tab còn học hỏi nhiều ở các bác chứ dỗi cái gì, được các bác mắng cho mới biết mình ngu ở cái gì chứ
chuân bị đi câu đây

6789
06-09-2014, 10:37 PM
Phở ở Tôn Đức Thắng anh Tuấn Anh thích ăn nó là phở Bản. Chuyên gà chặt ạ...

Còn 1 quán nữa buối sáng ở Yết Kiêu. Mấy lần huynh lên Hn đệ đều quên không mời huynh... :tlkdcuoi

Quên chắc không, mà lười thì mày có sẵn trong máu =>> Nói chung mày vừa lười vừa éo biết gì về ẩm thực :)) (nói thế chứ quán phở gà Tôn Đức Thắng này con cá nó dẫn em đi đấy các bác ạ ;))


chả ăn ở đó bao giờ :tlkdcuoi

Cô là dân Nhà Quê, không tính tiền :lolz




Chú 6 chú xem phim cinema Paradiso chưa

Em chưa xem phim này huynh ạ, nhưng sẽ xem trong thời gian gần nhất ;)

@Tab: Ông ít nói bậy cho anh em nhờ, đợt sắp tới này về HN ông không giới thiệu được quán nhậu nào đặc biệt chít với tôi :tlbc

roamingwind
06-09-2014, 10:47 PM
Ớt của ông ra đậu trái rồi nè ông Tý

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20140906_081720_zpsea8f4410.jpg

Ai chưa xem phim cinema paradiso nên xem.

kiem_go
07-09-2014, 12:23 AM
Phở ở Tôn Đức Thắng anh Tuấn Anh thích ăn nó là phở Bản. Chuyên gà chặt ạ...

Còn 1 quán nữa buối sáng ở Yết Kiêu. Mấy lần huynh lên Hn đệ đều quên không mời huynh... :tlkdcuoi
Tên này ko phải lười mà quá lười luôn, ở HN có món cave xào ngon nổi tiếng mà chẳng đãi khách bao h. Toàn bia hơi ngay ngõ, cafe tại nhà

Thợ Điện
07-09-2014, 05:00 AM
Buồn Đã Nhiều
Tác giả: Bùi Giáng

Buồn đã nhiều giờ xin vui nhiều nữa
Nhiều không xong thì ít cũng được rồi
Miễn tí chút long lanh là đủ lắm
Cạn ly này? nâng nhẹ nhẹ lên môi
Thử gắng gượng làm bài thơ chưa biết
Đã biết rồi? chưa biết , nói cho vui
Từ vạn thuở , trăm năm là bất diệt
Từ thiên thu , chỉ đón một đời người
Em chịu đón hay là không chịu đón'
Chịu đón thì đón rước cho tươi vui
Đừng mặc cả éo le là lẫn lộn
Lẫn lộn là hỗn độn lấp chôn vùi
Những từ đó về sau sẽ có lúc
Bất thình lình tuế nguyệt tới sau lưng
Không báo trước là giây hay là phút
Là giờ nào tất mệnh đóng kín bưng
Hai cánh cửa khóa chặt đời chưng hửng
Mặc tồn sinh gắng sức rúc chui ra
Và lúc đó còn đâu giờ để tưởng
Tới máu tim tiều tụy với ruột rà
Nằm im dưới đất thiết tha
Thương yêu đứt ruột lá hoa trên đời
Còn đâu nữa dịp phanh phơi
Tan hoang hào lũy dưới trời dửng dưng
Giận hờn đã lắm vô duyên
Còn đâu kỳ ngộ ngẫu nhiên ban đầu
Bài thơ có nói gì đâu
Bài thơ bắt buộc chậm mau hương mùa
Lúc khắng khít , lúc lưa thưa
Vì không một lúc nào ngừa mai sau
Nào ngờ có nghĩa gì đâu
Trăng thanh gió mát lần thâu đã nhiều
Đăm chiêu rất mực đến điều
Tử sinh liều giữa hoang liêu cuối cùng

huyenmapu
07-09-2014, 06:32 AM
Em ngỗi một hồi hơn hai tiếng đồng hồ, hì hục chèn ảnh bốc phét đủ điều vè những quán ăn định giới thiệu với các bác nếu có dịp ghé qua HN lần nữa. Vậy mà chỉ vì con chuột hết pin và chập chờn, nó đã làm bốc hơi bài của em mất rồi :cau3 . Không có cái thất vọng nào bằng cái thất vọng này :buon .

Em tiếc nhất là lỡ hẹn với Bác Lâm, tháng 9 chớm Thu bác về VN ra Bắc chơi tính đưa bác qua quán này nhưng không còn cơ hội. Các anh ở nhà chăm sóc Bác tốt hơn cháu rồi ạ .

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/07/04/11/3075464454_1704053689_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/yeutinhmapu/3075464454)

Quán mở hàng từ sang bán đến trưa. Nhưng nếu ăn các bác nên chọn ăn vào tầm 10h sẽ không phải đợi lâu quá, Vì quán này rất đông khách. Nhiều khi em qua ăn phải đợi gần một tiếng đồng hồ mới đến lượt. Đã ăn thử ở đây chắc chắn anh Sáu sẽ quên ngay quán Bà Hoành cho xem. Ở đây bán bánh cuốn nhân , nhưng nếu thích ăn bánh chay các bác cứ yêu cầu là được.

Còn một địa chỉ nữa bán Bún Riêu Cua cũng khá ngon nằm trên ngõ 149 đường Triệu Việt Vương. Quán này bán bún Riêu có vị truyền thống nhất tại HN. Em chỉ đến đây để ăn bún Riêu không có cho thêm gì khác, tại mọi người bây giờ thích ăn thêm đủ loại giờ bò đậu cho bổ béo và có cái nhai. Nhưng với em quan trọng là cái hương vị của nó còn giữ được khi ăn mộc mới thấy.

Cả hai quán này cực kì đông khách và chỗ ngồi thì khó vì quán nhỏ nên các bác cần lưu ý và cân nhắc trước khi đi ạ :there .

Thợ Điện
07-09-2014, 07:16 AM
Khổ tôi đang thèm ăn quá mà ông 6 với cháu Huyền cứ giơ ra các món thơm ngon .Tôi thật chịu không thấu .Ông mèo Tom này cũng sành ăn gớm

Aty
07-09-2014, 02:07 PM
Bác Tý nhạy cảm thế nhỉ ? chỉ được mỗi cái thương hoa, tiếc ngọc là tài, giả dụ quăng cả bình Bìm Bịp vào lò luyện Kiếm cũng chưa chắc đã xót ruột như thế đâu.

Hi hi bác Phi, phải xót chứ. Ai dè Hoa Như Ngọc vậy mà nở lòng sao phải không. Bình Bìm Bịp đặt hàng thì có ngay. Chứ cái đầu ấp tay gối mà hy sinh kiểu ấy tôi thà vứt bỏ công danh về ôm gối thôi hi.





Lò luyện kiếm của người ta luyện bằng lửa Tam muội chân hoả tinh khiết vô song vì hội đủ yếu tố thần khí mới thành báu vật mà cả đời người kiếm sĩ ao ước

Thứ gái ông mua về quí báu nỗi gì ? chi chuyên dùng để luyện mũi khoan cho ông thôi

Lửa Tam Muội Chân Hỏa để luyện kiếm này mượn được của Hồng Hài Nhi cho nên tinh khiết rồi. Sao phải cần mượn 1 xác phàm của bà Phu Nhân để tạo thêm oai lực. Có khi cầm cái quạt Thiết Phiến quạt thêm mấy cái thì không cần bà Phu Nhân nhảy vào lò. Tiếc cho 1 bâc nữ trung haò kiệt mắt phượng mày thanh, chao ơi.

Bác có sự phân biệt về GÁI và VỢ lớn qúa. GÁI ( bán nghệ không bán thân ) và bà Phu Nhân của ông thợ đúc kiếm ( đã có 8 mặt con ) cũng là phái nữ. Về giới tính thì họ giống nhau nhiều đó chứ.

6789
07-09-2014, 02:20 PM
Cả nhà xem từ ngày vào Saigon tự nấu nướng như này đây, em cũng "lí tưởng" ra phết chứ đùa à :

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/1607109_312026022315383_945331960791428125_n.jpg?oh=85bf54a807175accda320192a6024002&oe=548588C9&__gda__=1419788668_25d0bdeb3d457dfef0cc441cfcd33f61
Nước sốt cà chua chấm rau sống + thịt kho tiêu (mấy nhân vật ở TLKD đã được thưởng thức và đều dơ ngón cái...hihi)

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10624685_308039556047363_7169561748949653889_n.jpg?oh=434a940e95ef5f31e21a60079ae9c386&oe=54844963&__gda__=1417905855_07e1fa1b0daf940330fc3e085e45cd16
Ngâm ớt + tỏi, hỏi anh gu gồ rồi làm

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10525977_935758106451256_7849549996993201653_n.jpg?oh=e7c98013fe20ec37d2b52d58f3c8d4cf&oe=5483305C&__gda__=1418707428_d45de5749fea339a6caa6ca64994a21c
Đây là bữa cơm của thằng Tùng chim chích khi em đi vắng nó đạo diễn, nhìn đã mất cảm tình rồi xíiiiiiiiiiiiiiiiii :tlbuon

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/983749_291133511071301_1755315167565205972_n.jpg?oh=4a45c539d6713c674f50babf08dd88c0&oe=549F539D
Nấu nướng ăn 1 mình, khoai tây hầm bắp bò, cá sốt cà chua

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10301045_287455111439141_8873425634882478565_n.jpg?oh=ea81f175d7d0e90ba544d112dc4eca8e&oe=54A217A5&__gda__=1417832236_c030e050fd1805a7048813e0ee2d192c
Rất là đơn giản mà ngon, đàn ông hiện đại phải thế chứ cả nhà nhở

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10340125_263616800489639_846187737562092152_n.jpg?oh=1dc7c6ca889bfa822e025dfdd2539ef3&oe=54A0A4A9
Tôm sốt cà chua + canh bầu (hồi này vẫn còn ở bên Q7, con bé em không biết cho ngay hành lá vào có chết không cơ chứ :buon)

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/10374867_263151670536152_1569410581046763287_n.jpg?oh=d07cdd2e86c71380e99613084d7ed2e0&oe=5483E14D&__gda__=1419412263_ac7604b21cadee7f74be40f305edf968
Bắt chước người Nam nấu nui sườn, không gì dễ bằng

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10313819_255021634682489_1967291059917858373_n.jpg?oh=c7894c8095cc82b73757a4d6979d47db&oe=54A2B8C0&__gda__=1420241948_eb1d6fb31e5bcddfaa73a78d8dfb69f8
Mấy tấm hình này là hồi còn bên Q7, nấu dở tệ

https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/1512365_254922128025773_3042991990225882887_n.jpg?oh=bba342d541882e5c4b343e6f9ffb4fca&oe=54A02072
Nhưng còn hơn ra ngoài quán, vừa đắt vừa không ra gì

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10256887_253076214877031_1879045424382556754_n.jpg?oh=60760118b2ac25abc3cd7caabdf91a54&oe=5485164E&__gda__=1418771655_a2b2d2d85928f9a283de2b1b3f1aa766
Phè phỡn hôm đầu tiên ông nhachoa vào SG, gớm con chọi đấy không chịu nổi xóc xoáy được khoảng 1 tuần lại next về HP :lolz

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/1618448_229777793873540_393157045_n.jpg?oh=77ddef4e06f8429cc45283870124657c&oe=54A4E1D8&__gda__=1420320657_7b941191fa898485163c12c63fc33d21
Đi du xuân ĐL, thấy vườn dâu tây ngon quá ghé vào ăn cho thỏa thích. Đã thèm là phải ăn "không nên trì hoãn cái sự sung sướng" đúng không cả nhà?

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/1465259_207297072788279_163043928_n.jpg?oh=cc92b3bd2e7673e4bef62281638090ac&oe=5491BFC9&__gda__=1418506792_52b02a08779490f5e38edbc690cd623c
Này thì đàn guitar, ông D đã choáng chưa :cuoideu

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/v/t1.0-9/1002380_230375303813789_794856618_n.jpg?oh=2ecdb23f2e83b7659caed6591e0b04f6&oe=549274AA&__gda__=1418329467_7426341d0365f0797a3440b95bf68e6a
Không những thế mà còn lả lướt được cả với organ đấy nhé

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/1001909_166521660199154_1064527864_n.jpg?oh=6bd06df0694a8fed8c18e3a1dc37c9af&oe=5493AB96
Anh Thợ Điện về HN phải kêu thằng cá dán nó dẫn ra chỗ hồ Tây nhậu mới khoái, bia hơi HN + tôm, ốc hồ Tây -bd

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/1069909_166521696865817_187521277_n.jpg?oh=41cd6a76d53e09fbbb3076014b1f6d97&oe=54A465CC&__gda__=1422996559_e7bf78c90a0551e179df7d98e7ea081f

Aty
07-09-2014, 02:29 PM
Ông Tý có cái nhìn độc đáo thật. Đọc bài về kiếm báo mà ông nhìn ra được nào là gái, đàn bà, đàn ông và có cả heo nữa. Bái phục :).

Có lẻ tôi liên tưởng hơi nhiều :) đấy ông D.

Hôm qua đã nghe bác Lâm nói thứ gái tôi mua về để luyện mũi khoan tôi không nhịn cười được. Sau đó thì tôi chạy đi câu cá. Suốt quãng đường chạy xe tôi cứ nghĩ về GÁI và bà Phu Nhân.
He he, chợt nhớ về tấm hình ngày xưa ( hình như của bác Lâm đăng thì phải ) về 1 bà Phu Nhân đang nấu cơm trong bếp tóc bối aó bà ba và 1 em GÁI bán... phở trông rất...phở, hi hi.

Cơm và phở là từ gạo mà ra. Ông A có nhà đói bụng ăn phở ở nhà khen ngon nức nở. Ông B và ông C độc thân công nhân ở nhà trọ đói bụng rủ nhau đi ăn phở ở tiệm cũng khen ngon nức nở. Nhưng 2 ông B và C này bậy qúa. Đói bụng phải ăn cơm nguội, không được ăn phở :)


Tôi thích ăn ..cá này hơn



http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1911.jpg

Aty
07-09-2014, 02:48 PM
Ghớm, ông 6789 cứ quãng cáo mạnh thế. Phải công nhận hình những món ăn ông up lên coi rất ngon. Riêng tôi thì thích tấm hình của anh Tùng nhiều hơn 1 chút so với mấy tấm khác. Đơn giản và chắc chắn sẽ hiệu quả.

huyenmapu
07-09-2014, 04:08 PM
Nếu nói về món ăn chắc em rành về hai món Bún Riêu Cua và Bánh Cuốn nhất :D . Vì cả hai món ăn đó đều là nghề của nhà em đó ạ.
Tại ngôi nhà ở Khâm Thiên nơi 3 gia đình sống chung, bác cả nhà em có nghề bán bún Riêu cua. Bún Riêu ngày xưa bác em bán mở hàng từ 4h sáng đến 7h sáng mà ra muộn là hết. Cua được mua về rửa sạch, ngồi nhặt từng con nếu có con cua bấy nào là phải bỏ đi không nước cua sẽ bị khai. ngày đó phải giã cua bằng cối đá cho nhuyễn để thịt cua dẻo cùng với vỏ cua, chứ bây giò toàn xay cua bằng máy vỏ cua lổn nhổn thịt không dẻo được. Sau khi lọc giai đoạn nấu mới quan trọng, các bác phải cho vài thìa muối hột vào lúc đầu khi nấu sẽ làm thịt cua chắc gạch và đóng tảng. Ngày xưa thịt cua cứ để trong nồi mà bán dần từng bát, đến hết buổi ai ăn được mấy bát cuối nồi là đầy bát thịt cua luôn đó ạ..chẹp.chẹp..
Nếu các bác qua quán bún em nói, sẽ nhận thấy chỉ ở đó người ta chưng gạch cua cùng hành hoa thái nhỏ với mỡ lợn thơm lừng. riêng nhà em sẽ có chút đặc biệt hơn đó là chút tóp mỡ băm nhỏ khi chưng màu gạch cua , nó làm cho bát bún riêu phải gọi là tuyệt đỉnh luôn ạ. Ngoài những bí quyết trên còn phải kể đến giấm Bỗng hoa , mắm tôm lọc sạch sạn loại ngon. Rau sống ngoài hoa chuối còn có rau Muống chẻ với lá rau Riếp thái nhỏ mà bây giờ các hàng thay bằng rau xà lách. Em được thưởng thức món bún này theo mẹ em kể là từ khi mang bầu, ngày nào mẹ em cũng ăn một bát cho em trong bụng được chắc xương :P . Giờ bác em đã nghỉ bán cũng 10 năm nhưng khách vẫn nhớ lắm cứ nhắc suốt.

Món thứ hai em được làm quen đó là Bánh Cuốn của các cụ các bà bán trong hợp tác xã nơi cho bố em thuê một góc để sản xuất. Sau này có điều kiện mua lại khi thời kì xã hội đổi mới. Bánh cuốn tráng ngon ngoài gạo chọn theo từng thời gian của năm còn phải biết cách ủ bột chua, thêm chút hương vị lá nếp cho ngậy. Ăn kèm hành phi thái ngang củ đem rửa qua nước rồi đem phơi ráo mới chiên với mỡ lợn. Giờ các hàng ít người bán làm hành như vậy, họ chỉ mua sẵn nên không ngon. Em để ý có một hàng bánh cuốn gần nhà anh Trung cách mấy nhà có loại hành này. Kể ra mới thấy em cũng là chúa đi ăn vặt nên hay mò mẫm tìm tòi linh tinh.

Thợ Điện
07-09-2014, 07:31 PM
Các đồ ăn trông ngon mắt quá .Ông 6 nấu ăn khéo gớm ,ông Tùng mua đậu hũ nguyên miếng chiên sẵn chứ không mua đậu trắng về chiên nên không ngon là đúng
Kì này về ông 6 phải mời cơm tôi đấy ,đậu hũ trứng chiên là tôi thích lắm
- Nghe Huyền tả bún riêu ngon thật .Bún riêu đơn giản nhưng nấu ngon khó đấy .Bún gì tôi cũng thích nhất là bún thang .Chán nhất bún mắm và canh bún

Mong muốn nhiều quá nhưng chỉ mới If khi nào thành hiện thực mới khoái

fwyT1qoaB98

roamingwind
07-09-2014, 10:17 PM
Kể ra mới thấy em cũng là chúa đi ăn vặt nên hay mò mẫm tìm tòi linh tinh.

tội thật, vậy mà giờ phải ở cái làng chỉ có 25000 dân số thôi :)

roamingwind
07-09-2014, 10:26 PM
Bún gì tôi cũng thích nhất là bún thang .Chán nhất bún mắm và canh bún


bác Lâm ở trong Nam lâu vậy mà căn bản vẫn là người Bắc. Bún mắm và rau thơm như vậy mà không thích. Phòng làm việc trong sở tôi có sẵng bàn chảy đánh răng để khi nào trưa đi ăn bún mắm về thì phải đáng răng cho thật kỹ hihi... nếu không vào phòng họp bọn nó đạp lên nhau mà chạy ra cữa.

Cánh bún thì đồng ý là hơi ... là lạ, đó là món làng miền Nam, tự tôi những năm gần đây mới biết tới. Vợ hiền thì thích nên đôi khi tôi cũng phải ăn.

kiem_go
07-09-2014, 10:55 PM
Các Bác xem nhận xét này có đúng không?
Con gái công sở thời nay đa phần mắt long lanh mông ngoe nguẩy, lượn vô ra phòng sếp, thích đi công tác xa dài ngày với sép tối về mùi rượu bia phà vô mặt thằng đần ngồi nhà bế con chia phe chia cánh đàn bà trong công sở để nói xấu nhau.Muốn vợ chính cống của mình thì nên lấy con xấu thật xấu chỉ biết nuôi lợn làm ruộng may ra mới thật là vợ của mính.

huyenmapu
07-09-2014, 11:17 PM
tội thật, vậy mà giờ phải ở cái làng chỉ có 25000 dân số thôi :)

Bác nói câu này em cũng thấy mình tội thật :huhu . May cho em là làm phục vụ trong một nhà hàng bán đồ ăn Việt, nên các món cổ truyền từ Nam ra Bắc cũng gom được kha khá tại đây ạ.
Nhưng dù như thế nào muốn ăn ngon vẫn về VN là nhất vì ở mỗi đất nước có một thực phẩm riêng biệt. Không thể mang giấm bỗng hay mẻ chua sang Châu Âu được, làm sao có nồi cua đồng thơm phức.
Bánh cuốn là bột pha sẵn làm sao bằng gạo ngâm nở rồi mới đem xay bột nước. Người Bắc vào Nam thèm món Bắc, người Nam ra Bắc thèm món Nam.
Dẫu sao trong mỗi con người luôn có khẩu vị thời thơ ấu. Chuyến vào Sài Gòn trước khi đi Bỉ, em đã ăn được chiếc quẩy mà cái mùi vị đó từ khi 7 tuổi em đã không còn dịp thưởng thức vì người bán là người Hoa nghỉ. EM rất nhớ mùi vị đó và chỉ ao ước ăn lại đc một lần nữa :D . Hôm đó em ăn miếng đầu tiên mà em cảm thấy sung sướng vô cùng khi tìm lại được nó, hỏi ra mới biết đó đúng là quẩy do người Hoa tại khu chợ Lớn bán.
Ngoài bắc bán đầy quẩy kiểu hình dáng như vậy, nhưng cái bí quyết quan trọng nhất để ra được mùi vị gia truyền thì hoàn toàn không có. Lần sau có về VN ghé qua Sài Gòn nhất định em lại phải ra chợ Lớn và ăn quẩy đó lần nữa.

Aty
07-09-2014, 11:56 PM
Ớt của ông ra đậu trái rồi nè ông Tý




Thấy cây ớt ông ra trái đẹp thích quá. Cây của tôi vừa mới có bông lớn bằng hạt..cám. Hy vọng có vài trái cho đỡ tủi.



http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1913.jpg

Aty
08-09-2014, 12:24 AM
Bên này người ta vẫn trồng rau vào thùng xốp như vậy vào mùa nắng. Cô Huyền coi nó dể dàng chừng nào.



http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1905.jpg


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1907.jpg


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1908.jpg

6789
08-09-2014, 12:29 AM
Hình như ông tom là ông tab, cmt cứ phải ngắt mấy nhát mới chịu được. Khen thằng cá dán cởi trần có gu ăn mặc cá tính thì em chịu rồi :lolz

@Thợ Điện: Hôm nay em đã xem phim Rạp Chiếu Phim Thiên Đường, nhạc nền hay quá đúng bài em mê. Thích nhất đoạn nhạc Toto chờ Elena dưới cửa sổ, hóa ra nhạc trong phim "Người Nơi Biên Giới" của HK nhái nhạc phim này. Có điều không hiểu vì sao bác Alfedo lại nhất định khuyên Toto không được trở về quê nhà? Có đoạn bác Alfedo nói "ta chọn bạn qua vẻ bên ngoài, kẻ thù qua tài trí" từ chối làm bạn với Toto chỉ vì chú bé quá ranh mãnh làm buồn cười quá cơ ... hehe, lâu lắm rồi mới xem bộ phim hay vậy -bd

Thợ Điện
08-09-2014, 12:52 AM
Có điều không hiểu vì sao bác Alfedo lại nhất định khuyên Toto không được trở về quê nhà?

Như tôi cũng không khuyên ông trở lại HP .Vì đời sống mỗi lúc mỗi mới .Kỉ niệm và quá khứ phải để lại khi ông chót đã theo tầu há mồm vào Nam ,chót dấn thân vào cái vô định

Có bạn để ngồi uống rượu ,có bạn ăn uống ...v..v nhưng chắc xem phim phải mời ông xem cùng

roamingwind
08-09-2014, 02:29 AM
Bên này người ta vẫn trồng rau vào thùng xốp như vậy vào mùa nắng. Cô Huyền coi nó dể dàng chừng nào.


[center]http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1905.jpg


ông này trồng rau công nghiệp, cho cả tiểu đội ăn, cho nên hôm trước nhìn hình trồng rao thẩm mỹ của bác Lâm ổng chê cũng ohải rồi :)

Thợ Điện
08-09-2014, 04:01 AM
Ngày 12-12-1936, giữa lúc tình thế dân tộc Trung Hoa đang “ngàn cân treo sợi tóc”, hai Tướng Quốc dân đảng là Trương Học Lương và Dương Hổ Thành đã anh dũng phát động cuộc binh biến Tây An bắt giam Tưởng Giới Thạch gây chấn động thế giới.

Vị Thiếu soái lừng danh

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b1/Zhang_Xueliang.jpg/220px-Zhang_Xueliang.jpg

“Nhà tôi trên sông Tùng Hoa miền Đông Bắc, nơi ấy có nhiều rừng núi và mỏ than ...” - mỗi lần nghe khúc ca quen thuộc của người dân Đông Bắc Trung Hoa về những năm 30 thế kỷ 20, trong lòng ông lão người Hoa đã qua trăm tuổi đang định cư tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, lại bùng lên bao nỗi niềm thương nhớ cố hương mà ông đã phải xa rời từ thời trai trẻ, không bao giờ được quay trở về. Ông lão ấy chính là Thiếu soái Trương Học Lương lẫy lừng một thuở. Ngày 3-6-2000 là sinh nhật lần thứ 100 của ông, cuộc đời trăm năm với bao sóng gió cứ cuồn cuộn hiện về trong ký ức...

“Học theo Trương Lương”

Thân phụ Trương Học Lương là Trương Tác Lâm, một thủ lĩnh quân phiệt hùng mạnh chiếm cứ cả miền Đông Bắc rộng lớn của Trung Quốc. Ông từng kéo quân về khống chế Bắc Kinh, được tôn xưng là “Đông Bắc Vương”. Sau ông đem quân về thần phục triều Thanh để cùng hợp sức chống Nhật, nhưng vẫn giữ vị thế độc lập với lực lượng quân sự hùng mạnh.

Ngày 3-6-1901, chính thất phu nhân của Tác Lâm là Triệu thị sinh hạ một trai, đặt tên là Trương Học Lương, ý là học theo Trương Lương-vị mưu sĩ khai quốc công thần triều Hán, hiệu là Hán Khanh. Lương từ nhỏ thông minh, rất được phụ thân yêu thương. Tuổi thanh niên, Học Lương có phong độ tao nhã, cùng với Chu Ân Lai, Uông Tinh Vệ, Mai Lan Phương (nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng) được tôn xưng là “Tứ đại mỹ nam tử” thời Dân quốc.

Ngày 4-6-1928, Trương Tác Lâm bị quân Quan Đông của Nhật bắn chết khi đang thị sát khu đường sắt ngoại ô Thẩm Dương. Trương Học Lương thừa kế nghiệp cha trở thành người thống trị miền Đông Bắc.

Ông ra sức phát triển kinh tế vùng này, thực hiện cải cách quân sự, chính trị, khiến “quân Đông Bắc” trở nên một lực lượng quân sự đáng gờm trong tình thế “quần hùng cát cứ” ở Trung Quốc.

Vì sự thống nhất nước nhà, Trương Học Lương xuất phát từ đại cuộc, trong ngày nhậm chức ông gửi thông điện đến Tưởng Giới Thạch và các phe phái khác nêu rõ tôn chỉ của mình là yêu nước yêu dân, quyết không ngả theo Nhật. Và cũng chính vì thế, ngày 19-12-1928, Học Lương vẫn quyết định đem quân Đông Bắc phục tùng hiệu lệnh Chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch, tránh cho Trung Quốc rơi vào cuộc chiến nồi da xáo thịt khi đang ngả nghiêng trước hiểm họa bị Nhật Bản thôn tính.

Thiếu soái trẻ nhất Trung Hoa

Ngày 18-9-1930, cuội đại chiến ở Trung nguyên giữa Tưởng Giới Thạch với Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường bùng nổ. Trương Học Lương kéo quân về dập tắt cuộc nội chiến, giúp Tưởng thống nhất, lại giải tán các phe phái của Uông Tinh Vệ. Trương Học Lương được phong Thiếu soái, phó Tổng Tư lệnh Hải - Lục - Không quân Trung Hoa. Lúc ấy ông mới 29 tuổi.

Năm 1931, Nhật tấn công chiếm lĩnh Đông Bắc đưa Phổ Nghi lên lập nhà nước Mãn Châu. Nhật đưa ra yêu cầu đóng cửa công sở và triệt quân trấn thủ của Trung Quốc ở Hà Bắc cùng nhiều yêu sách khác. Sau đó, Nhật tấn công Thượng Hải, tiến tới chiếm lĩnh toàn Trung Quốc. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, dân tộc lâm nguy, Trung Quốc vẫn liên tục xảy ra nội chiến.

Tưởng Giới Thạch chủ trương thoái lui nhượng bộ quân Nhật, đề xuất phương sách thống nhất nội chiến bằng võ lực, “Muốn chống ngoài tất phải an trong”. Vì thế, ngày 18-9-1931, quân Nhật gây “Sự biến 18-9”, pháo kích vào đại bản doanh Thẩm Dương mà không bị chống trả nên đã dễ dàng chiếm lĩnh nơi đây. Cả miền Đông Bắc rộng 1,3 triệu km2, hơn 30 triệu đồng bào bị quân Quan Đông khống chế.
s

Tháng 10-1936, Hồng quân của Mao Trạch Đông thực hiện “Vạn lý trường chinh” tiến đến Thiểm Bắc. Tưởng gấp rút điều động Trương Học Lương chỉ huy quân Đông Bắc, Dương Hổ Thành chỉ huy quân Tây Bắc, Hồ Tông Nam chỉ huy quân Trung ương cùng tiến lên Thiểm Bắc thực hiện chiến dịch “Tây Bắc sào Cộng” đánh nhau với Hồng quân. Trương Học Lương cám cảnh nỗi nhục nước mất nhà tan, người trong nước xâu xé lẫn nhau nên tìm mọi cơ hội để khuyên can Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến, một lòng chống Nhật. Phía ĐCS cũng nhiều lần đề nghị hợp tác, nhưng đều bị Tưởng cự tuyệt...

Đầu tháng 12-1936, Tưởng Giới Thạch sau khi làm lễ mừng thọ lần thứ 50 thì về phân hiệu Trường Quân sự trung ương Quốc dân đảng ở cố đô Lạc Dương nghỉ ngơi. Tại đây, Tưởng tiến hành hội đàm quân sự bí mật, thôi thúc 3 cánh quân chủ lực tấn công trận cuối cùng với Hồng quân. Lúc này trùm mật vụ Đới Lạp vừa từ Nam Kinh đến, vội vàng trao cho Tưởng một tin tình báo quan trọng: Trương Học Lương đang bí mật tiếp xúc với một số yếu nhân của Hồng quân. Tưởng lập tức chỉ thị Đới Lạp làm rõ việc này.

Nhưng vì lúc này trong đầu Tưởng Giới Thạch tràn ngập những tin tình báo của đặc vụ về việc Trương Học Lương và Dương Hổ Thành “bất hòa”, “xung đột”, song Tưởng tin ở Học Lương là người trung nghĩa, quyết không làm phản Tưởng, do đó không để tâm đến tin báo thuộc loại “binh gián”của Đới Lạp.

Ngày 9-12-1936, tại Tây An hơn 10.000 học sinh sinh viên biểu tình thỉnh nguyện, yêu cầu đình chiến. Tưởng bèn cho quân đội vây phòng ở Lâm Đồng, lại lệnh cho Trương Học Lương và Dương Hổ Thành đem quân đàn áp. Học Lương thấy tình thế nguy cấp, một mặt ra sức khuyên can học sinh sinh viên, một mặt cùng Hổ Thành thuyết phục Tưởng một lần cuối cùng nhưng không thành...

Phát động binh biến, bắt cóc Tưởng Giới Thạch

Ngày 12-12-1936, mọi đường dây liên lạc giữa Tây An và Nam Kinh đột nhiên bị cắt đứt toàn bộ. Trên báo chí cũng không có bất cứ tin tức gì về ủy viên trưởng Tưởng Giới Thạch đang thị sát Tây An.

Đến 1h chiều, Đới Lạp bất ngờ nhận được báo cáo của Giang Hùng Phong cho biết Trương Học Lương, Dương Hổ Thành đã bất ngờ phát động binh biến, bao vây Hoa Thanh Trì, bắt Tưởng Giới Thạch đưa đại lâu Tân Thành.

Tiếp đó là thông điện của Trương Học Lương gửi toàn thể quốc dân, giải thích việc bắt cóc Tưởng Giới Thạch nhằm tạo áp lực để hai đảng thống nhất, kêu gọi toàn quốc đoàn kết một lòng chống Nhật, đề xuất 8 yêu cầu để đình chỉ nội chiến, tiến hành hội nghị cứu quốc... Đồng thời mời đoàn đại biểu của ĐCS Trung Quốc dẫn đầu là Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Tần Bang Hiến đến Tây An tham gia đàm phán giải pháp hòa bình.

Ngay lập tức, tất cả các ủy viên Trung ương tại Nam Kinh triệu tập hội nghị thường vụ khẩn cấp tại Dinh Tổng trưởng Hà Ứng Khâm. Do các tướng lĩnh ở Nam Kinh hầu hết là phe thân Nhật, Nhật không cho Nam Kinh thỏa hiệp với Trương Học Lương và hỗ trợ cho cuộc nội chiến. Hội nghị quyết định tạm thời đưa Phó Viện trưởng Khổng Tường Hy lên thay mặt Tưởng Giới Thạch, bổ sung Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ trưởng lục quân Hà Ứng Khâm làm Chỉ huy trưởng quân đội. Hội nghị cũng quyết định tước bỏ mọi chức vụ và truy bắt Trương Học Lương, chuẩn bị quân lực thảo phạt quân phiến loạn, ném bom Tây An... Nguy cơ một cuộc nội chiến dữ dội sắp bùng nổ.

Tống Mỹ Linh hành động

Giữa lúc ấy, Tưởng phu nhân Tống Mỹ Linh từ Thượng Hải bay đến Nam Kinh. Khi biết tình thế chủ chiến của bọn Hà Ứng Khâm, Mỹ Linh rất tức giận vì vừa lo nội chiến vừa sợ nguy hiểm đến tính mạng chồng mình.
Bà lập tức hành động theo kiểu gió lốc, phủ đầu bọn Hà Ứng Khâm là hồ đồ trong việc quyết định xử tội Trương Học Lương và động quân thảo phạt Tây An, truy cứu trách nhiệm của chúng nếu xảy ra nội chiến…

Không phải là người phụ nữ thiển cận, Tống Mỹ Linh biết rằng cuộc binh biến lần này không giống với những lần khác mà nó liên quan đến cả thế giới, nhất là các nước ngoại giao với chính phủ Quốc dân, đặc biệt là sự tài trợ rất lớn về kinh tài của Anh, Mỹ. Nếu để xảy ra nội chiến thì vàng đá tan nát, chính phủ chưa chắc đã còn mà Tưởng Giới Thạch thì hiển nhiên mất mạng.

Ngoại trừ Nhật Bản, các nước đều ủng hộ thái độ của Tống Mỹ Linh vì thấy rõ Nhật đang bức bách Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của họ. Lúc ấy Liên Xô đang tập trung đối phó với phát xít Đức, mong muốn chính phủ Tưởng liên quân với Đảng cộng sản chống Nhật để họ phỏi phải tác chiến hai chiến trường một lúc. Vì vậy Liên Xô yêu cầu Trương Học Lương thả Tưởng, chấm dứt nội chiến. Bên ĐCS Trung Quốc thì sẵn sàng hợp tác, cử Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu đến Tây An hỗ trợ Trương Học Lương giải quyết sự biến.

Vào hang cọp

Ngày 14-12, Tống Mỹ Linh nhờ Khổng Tường Hy liên lạc với Trương Học Lương để đưa cố vấn của Tưởng Giới Thạch là Đoan Nạp cùng Huỳnh Nhân Lâm đến Tây An thăm dò tình hình. Hai “sứ giả” cũng chuyển lời Tống Mỹ Linh khuyên Tương Giới Thạch “đình chỉ nội chiến, một lòng kháng Nhật”.

Tưởng Giới Thạch từ lúc biết mình bị bắt cóc thì tỏ thái độ bất hợp tác, không hội đàm với Trương Học Lương. Đến khi Đoan Nạp đến trình bày sự tình, đưa thư của Tống Mỹ Linh nói rõ âm mưu của phe thân Nhật Hà Ứng Khâm muốn mượn cơ hội này để diệt Tưởng, Tưởng mới thay đổi thái độ, nhưng vẫn không chịu hợp tác.

Do thái độ của Tưởng, ngày 16 -12, Tổng Tư lệnh Hà Ứng Khâm phát lệnh cho không quân thả bom xuống vùng gần Tây An, đưa mười mấy sư đoàn quân trung ương tiến về Tây An. Tình thế rất nghiêm trọng, nội chiến sắp bùng nổ. Lúc này Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Tần Bang Hiến đến Tây An hội đàm với Trương Học Lương, Dương Hổ Thành. Hồng quân cũng đồng thời phái Bành Đức Hoài thống lĩnh quân chủ lực đến đóng ở Diên An, Đồng Quan phối hợp chống quân Hà Ứng Khâm.

Nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn không chịu đàm phán, Tống Mỹ Linh vội cử Đoan Nạp đến Tây An lần nữa để báo cáo tình hình. Sợ nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng muốn tạo áp lực cho Trương, Dương sớm thả mình ra, Tưởng chỉ ra lệnh cho Hà Ứng Khâm đình chiến trong 3 ngày. Quân Nhật lúc này công khai viện trợ quân sự cho chính phủ Nam Kinh tấn công Trương, Dương. Vì thế Hà Ứng Khâm đành quyết tâm hành động quân sự quy mô.

Tống Mỹ Linh ra tay

Trước tình hình này, Tống Mỹ Linh biết chỉ có bà là người duy nhất có thể khuyên can Tưởng thay đổi thái độ, đồng ý đàm phán. Bà quyết định cùng Tống Tử Văn đến Tây An. Phe thân Nhật không ai đồng ý, ra sức ngăn cản, cho rằng chuyến đi này là vào hang hùm, quá mạo hiểm, chắc chắn sẽ bị Trương Học Lương bắt giam.

Trùm mật vụ Đới Lạp nghe tin Tưởng phu nhân quyết định đến Tây An thì vô cùng lo sợ, phần thì biết nhiệm vụ tình báo của mình không xong để Tưởng bị bắt cóc, phần thì lo chuyến đi này lành ít dữ nhiều. Tuy nhiên, vốn là con người nhạy bén, Đới vẫn đủ tỉnh táo phân tích và nhìn ra các yếu tố an toàn.

Một là Trương Học Lương, Dương Hổ Thành đồng ý cho anh em họ Tống đến Tây An thăm Tưởng là thể hiện có hy vọng giải quyết sự biến bằng hòa bình.

Hai là Trương Học Lương với Tống Tử Văn có quan hệ thân thiết. Phu nhân của Trương - Vu Phụng Chí là con gái nuôi của Tống lão phu nhân Nghê Quế Trân; cha con họ Trương có quan hệ mật thiết với anh em họ Tống. Hai tầng quan hệ như thế thì Trương sẽ không nỡ hạ thủ.

Ba là bản thân Đới Lạp với Trương Học Lương cũng là chỗ quen biết lúc xưa. Trương vốn trọng nghĩa khí, quý tình bạn, có phong thái của hiệp khách, dù thế nào cũng không thể giết Đới.

Ngày 22-12-1936, Tống Mỹ Linh, Tống Tử Văn, Đoan Nạp, Đới Lạp, đầu bếp và người hầu của Mỹ Linh cùng phi công, 7 người từ sân bay Nam Kinh lên 1 chiếc Focker bay thẳng đến Tây An.

Tưởng Giới Thạch vẫn còn nghi ngờ Trương Học Lương gây binh biến để hại mình cướp binh quyền nên suốt thời gian bị giam lỏng luôn tỏ thái độ bất hợp tác, không nói chuyện, thậm chí tuyệt thực. Vì vậy khi thấy Tống Mỹ Linh “liều lĩnh vào hang cọp” thăm mình thì thất kinh: “Sao phu nhân lại đến nơi này?”.

Nói rồi lắc đầu, sa nước mắt. Mỹ Linh vội trấn an, kể rõ tình thế của chính phủ Nam Kinh và âm mưu của phe thân Nhật muốn nhân dịp này để hại Tưởng, nói rõ mục đích của Trương Học Lương, Dương Hổ Thành và bên ĐCS là muốn cùng hợp tác chống Nhật chứ không có ý gì khác. Vấn đề hiện tại là phải giải quyết ổn thỏa sự biến, Mỹ Linh quyết định đại diện cho Tưởng Giới Thạch để hội kiến với bất cứ ai mà Tưởng không gặp.

Ngày 23-12-1936, Tống Tử Văn, Tống Mỹ Linh có cuộc đàm phán với phái đoàn đại biểu của ĐCS Trung Quốc, đứng đầu là Chu Ân Lai. Tiếp đó, ngày 24-12, Tưởng Giới Thạch, Trương Học Lương, Dương Hổ Thành hội đàm với ĐCS. Hai bên thống nhất quan điểm là chấm dứt nội chiến, cùng nhau chống Nhật. Tuy Tưởng Giới Thạch không ký vào hiệp nghị đàm phán nhưng hứa lấy “tư cách lãnh tụ” đảm bảo sẽ chấp hành hiệp nghị sau khi trở về Nam Kinh. Như vậy sự biến Tây An đã thành công.

Số phận bậc danh tướng

Trước đó, để quyết định vận mệnh của Tưởng Giới Thạch, Trương Học Lương đã chủ trì hội nghị các tướng lĩnh cao cấp quân Đông Bắc và lộ quân 17. Họ thảo luận rất nhiều lần về việc đưa Tưởng trở về Nam Kinh. Nhiều người lo rằng sau khi thả về Nam Kinh thì Tưởng sẽ không chấp hành “đình chỉ nội chiến, một lòng kháng Nhật”, vì thế không thống nhất ý kiến.

Trương Học Lương thấy sự việc càng kéo dài càng thêm rắc rối, nên nói: “... Tôi vì cái gì mà dám phạm tội đại nghịch, dám bắt Tưởng Giới Thạch giam ở Tây An? Mục đích là nhằm đi đến “đình chỉ nội chiến, một lòng chống Nhật”.

Nếu chúng ta cứ trù trừ không quyết, không nhanh chóng đưa Tưởng về Nam Kinh thì cuộc nội loạn ở Trung Quốc còn lớn hơn hiện nay rất nhiều. Nếu vì tôi làm cho quốc gia nội loạn thì tôi là thiên cổ tội nhân. Nếu vậy thì tôi sẽ tự sát, tạ tội với quốc dân”. Cả hội trường đều cảm kích tấm chân tình của Trương Thiếu soái, nhất trí đưa Tưởng trở lại Nam Kinh.

Chiều ngày 25-12-1936, gió tây bắc lạnh lùng cuốn cát vàng phủ kín cố đô Tây An. Trên sân bay Tây An, Tưởng Giới Thạch cùng anh em họ Tống lên máy bay an toàn trở về Nam Kinh. Dù rất nhiều người ngăn cản, trong đó có cả Chu Ân Lai ra đến sân bay khuyên ngăn, nhưng Trương Học Lương vẫn khẳng khái hộ tống Tưởng về Nam Kinh để bảo đảm uy tín cho lãnh tụ.

Hơn nửa thế kỷ bị cầm tù

Ngày 7-7-1937 xảy ra sự biến Lư Câu Kiều, Trung Quốc bước vào giai đoạn toàn quốc chống Nhật. Đây là ngày mong đợi của Trương Học Lương. Nhưng tiếc thay cũng ngày này Tưởng Giới Thạch trở mặt, ra lệnh bắt giam Trương Học Lương, mở tòa án quân sự xử Học Lương 10 năm tù khổ sai. Sau đó ông được Tưởng “đặc xá” nhưng lại giao cho quân ủy “quản thúc nghiêm ngặt”.

Do chiến cuộc biến đổi ác liệt, Trương Học Lương bị đưa đi khắp các nhà giam ở Nam Kinh, Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Hồ Nam, Quý Châu... Phu nhân ông là Vu Phụng Chí cũng theo chồng phiêu bạt khắp nơi. Năm 1940 Vu Phụng Chí bị ung thư vú không thể theo chồng được nữa, phải tìm cách sang Mỹ chữa trị và vĩnh viễn chia tay. Người bạn gái của Trương Học Lương là tiểu thư Triệu Tứ thay Vu phu nhân chăm sóc Trương.

Ngày 2-11-1946, Trương Học Lương bị giải đến Trùng Khánh rồi bí mật đưa sang Đài Loan giam ở Ôn Tuyền, sau chuyển sang Âm Dương Sơn gần Đài Bắc. Mùa xuân năm 1959, tuy đã hết hạn “quản thúc” như Tưởng Giới Thạch vẫn lấy lý do “bảo vệ” để tiếp tục giao cảnh sát giam lỏng trong một biệt thự ở bắc Đài Bắc.

Ngày 4-7-1963 Trương Học Lương (64 tuổi) kết hôn với tiểu thư Triệu Tứ (52 tuổi) sau 36 năm hoạn nạn bên nhau. Triệu Tứ tức Triệu Ỷ Hà, con gái của Thứ trưởng Bộ Giao thông của chính phủ Bắc Dương Triệu Khánh Hoa. Năm 16 tuổi cô bỏ nhà theo Học Lương gây xôn xao dư luận một thời, khiến Triệu Khánh Hoa phải tuyên bố từ con.

Năm 1961, trong kỷ niệm 25 năm “Sự biến Tây An”, khi người em thứ 4 của Trương Học Lương là Trương Học Tư - đang giữ chức Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc - đến kính rượu Thủ tướng Chu Ân Lai, Chu Thủ tướng chảy nước mắt nói: “Đã 25 năm rồi, Dương tiên sinh hy sinh cả nhà 4 người, còn Trương tiên sinh vẫn còn bị cầm tù ở Đài Loan, làm sao không khiến mọi người đau lòng vì họ chứ!”.

Anh hùng di hận...

Ngày 5-4-1975 Tưởng Giới Thạch qua đời. Khi sắp mất ông ta vẫn còn dặn con là Tưởng Kinh Quốc rằng: “Trương Học Lương là “hổ trong lưới”, không được thả về”. Nhưng Tưởng Kinh Quốc vốn trọng Học Lương nên để cho ông được sống tự do hơn. Ngày 20-10-1980, được Tưởng Kinh Quốc sắp xếp, Trương Học Lương lên chiếc chuyên cơ đến đảo Kim Môn tham quan. Đứng trên mỏm Cổ Ninh - nơi gần đại lục nhất, Trương Học Lương đứng trước kính viễn vọng nhìn về tổ quốc và khóc, chỉ nói được một câu:“Phong cảnh đẹp quá!”.

Ngày 1-6-1990, lễ thượng thọ 90 tuổi của Trương Học Lương được tổ chức long trọng tại nhà hàng Viên Sơn, Đài Bắc. Từ đây Trương Học Lương mới thật sự được tự do. Các hãng thông tấn các nước đua nhau đến phỏng vấn ông. Trả lời phỏng vấn của đài NHK Nhật Bản, Trương Học Lương nói rằng, ông biết là về Nam Kinh sẽ bị Tưởng cầm tù, nhưng vẫn quyết đi. “Tôi là một quân nhân, tôi làm và chịu trách nhiệm về sự biến Tây An, đồng thời tôi phản đối nội chiến, dù hy sinh cũng chẳng quản”.

Ông gởi lời nhắn đến thanh niên Nhật Bản rằng: “Tôi không muốn các bạn trẻ Nhật Bản phạm sai lầm như cha anh trước đây. Không nên dùng vũ lực, dùng vũ lực không giải quyết được bất cứ vấn đề gì, bài học này lịch sử đã dạy chúng ta”. Đánh giá về Chu Ân Lai, Trương Học Lương cho biết: “Tôi và Chu đều từng học ở Đại học Nam Khai, Thiên Tân. Trước đây có nghe tên của ông ấy. Trong “Sự biến Diên An” dù lần đầu tiên gặp mặt nhưng thân tình như bạn cũ, ý hợp tâm đầu. Chu là người phản ứng rất mau lẹ, hiểu vấn đề sâu sắc, nói một lời là thấu tận tâm can”.

Năm 1995, Trương Học Lương và phu nhân sang định cư ở Hawaii, Mỹ. Ông rất mong muốn được trở về quê cũ Đông Bắc một lần cuối nhưng không thể thực hiện. Ngày 28-5-2000 được chọn làm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Trương Học Lương và 88 năm ngày sinh của Triệu Tứ. Nhân dịp này, Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Giang Trạch Dân đã gởi điện và lẵng hoa chúc mừng.

Chủ tịch chính trị hiệp thương Trung Quốc Lý Thụy Hoàn cũng gởi thư và hoa chúc thọ. Nhưng đáng tiếc là 10 ngày sau đó bà Triệu Tứ bị ngã và lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trương Học Lương rất đau xót, thường ngồi xe lăn lặng lẽ không nói. Ngày 15-10-2001, Trương Học Lương từ giã cõi đời, chấm dứt 101 năm phong ba tại thế. Quỹ ngân hàng thế giới đã quyên 100 triệu USD để xây dựng Công viên tướng quân Trương Học Lương và Nhà văn hóa Trương Học Lương tại Honolulu. Ngày 23-10-2003, Tống Mỹ Linh cũng qua đời ở New York, thọ 106 tuổi. Hai con người này có thể nói là “phong vân nhân vật” nổi tiếng và sống thọ nhất trong lịch sử chính trị - quân sự Trung Quốc.

Aty
08-09-2014, 11:33 AM
ông này trồng rau công nghiệp, cho cả tiểu đội ăn, cho nên hôm trước nhìn hình trồng rao thẩm mỹ của bác Lâm ổng chê cũng ohải rồi :)


He he, tôi nào dám chê bai vườn rau của bác Lâm. May mà chưa có ý gì đã bị phết cho mấy cây :( . Mà cái số tôi là như vậy. Ra nắng không có ô dù nên cứ hể mà có mưa gió sương tuyết gì là nhắm ngay vào tôi. Lâu dần rồi cũng thấy quen :)

Ông cho cây ớt ăn gì mà chóng lớn vậy?

roamingwind
08-09-2014, 12:41 PM
Ông cho cây ớt ăn gì mà chóng lớn vậy?

sau khi mua đất về tôi thường trộn thêm phân của trùng đất (worm castings), chất này rất tốt cho tất cả loại cây và rau, và thêm rong biển (kelp). Sau đó mổi tháng tôi cho phân organic.

Còn cái này là bí mật nghề nghiệp .... tôi đôi khi nói chuyện với chúng :). Thường là nói cám ơn. Chấp hai tay nói cám ơn.

Aty
08-09-2014, 12:54 PM
He he, hôm nay ông thức khuya chắc là có nhậu nhẹt rồi. Uống ít mai còn làm nữa. Trồng cây như ông qủa là cây nhà giàu có khác, tôi không thể so bì được. Nhưng cũng phải học hỏi. Cái phần cuối cùng không khó. Tôi sẽ thực hiện nay mai :)

huyenmapu
08-09-2014, 01:44 PM
sau khi mua đất về tôi thường trộn thêm phân của trùng đất (worm castings), chất này rất tốt cho tất cả loại cây và rau, và thêm rong biển (kelp). Sau đó mổi tháng tôi cho phân organic.

Còn cái này là bí mật nghề nghiệp .... tôi đôi khi nói chuyện với chúng :). Thường là nói cám ơn. Chấp hai tay nói cám ơn.

Cách bí mật của bác Gió em cũng thực hiện đều đặn hàng ngày vậy mà giống cây của em cả tháng rồi mới cao được 20 phân với rau muống, còn rau cải mơ thì mới ra có 4-6 lá, nhìn sốt ruột chết đi được ạ. lúc nào ra tưới cây là thì thầm em lớn nhanh lên để chị còn có rau ăn, các em iêu ơi vậy mà tụi nó chả nghe :botay

Em cũng muốn hỏi thêm về các loại phân đạm để bón thêm cho cây, thấy có chị mách trộn phân bò cho tốt. Em đang tính sang bên cạnh nhà có nuôi chục con bò sữa để xin, nhưng thấy kì quá nên chưa dám :D .

@ anh 6 :Bác Tom nói chuyện đến câu thứ 2 là đã nhìn ra bác ý rồi anh ơi. Khách quen nơi đây mỗi người một vẻ thân quen từng câu chữ cách xưng hô ah.

@ Bác Aty ơi cứ thấy bác vẫn ghé quán chơi, bác Lâm thi thoảng trách mắng đùa vài câu bác lại xuề xòa anh mắng em lại nghe. Riết vậy quán mới đúng không khí đầm ấm một nhà bác nhỉ.

ChienKhuD
08-09-2014, 05:19 PM
Không biết thực hư thế nào người ta nói trồng cây cũng phải có tay. Chắc ông Gió mát tay hơn ông Tý và Huyền:). Tôi thấy những cây tôi trồng thường không có trái trong khi ông nội tôi trồng thì trái sum xuê(dù tôi dành thời gian chăm sóc nhiều hơn ông).

Aty
08-09-2014, 07:44 PM
@ Bác Aty ơi cứ thấy bác vẫn ghé quán chơi, bác Lâm thi thoảng trách mắng đùa vài câu bác lại xuề xòa anh mắng em lại nghe. Riết vậy quán mới đúng không khí đầm ấm một nhà bác nhỉ.


Tôi thuộc týp ghiền cà phê mà. Đương nhiên phải ghé quán mỗi ngày vài bận. Phần số lại thuộc cung bầm dập cho nên chuyện được mắng dài dài cũng là điều tự nhiên. Lại cứ mỗi lần bị mắng thì phải nghe chứ. Khéo mai mốt không có ai mắng thì tội này mang đến kiếp sau, hì.

Cô Huyền thì thầm đòi làm thịt cây thì làm sao cây lớn mau cho được. Tôi sẽ thì thầm với cây là: mau lớn đi, ra bông ra trái mau đi, nếu không tui xấu hổ với ông Wind lắm. Chấp hai tay nói luôn tiếng anh: pờ liz . Vậy thì tôi sẽ có hy vọng nhiều nhỉ.

Aty
08-09-2014, 07:49 PM
Không biết thực hư thế nào người ta nói trồng cây cũng phải có tay. Chắc ông Gió mát tay hơn ông Tý và Huyền:). Tôi thấy những cây tôi trồng thường không có trái trong khi ông nội tôi trồng thì trái sum xuê(dù tôi dành thời gian chăm sóc nhiều hơn ông).

Tôi có nghe là có tay sát cá chứ chưa nghe là có tay trồng cây. Nhưng tôi nghĩ có thể người sợ vợ thì trồng cây sẽ rất tốt.

Ông Wind xác nhận dùm tôi nhé. :)

Thợ Điện
08-09-2014, 08:43 PM
Ông Tý trồng cây chỉ là nguỵ trang thôi .Mục đích chính của ông là rèn mũi khoan để đi trồng người ,không tin thì các ông cứ về VN xuống Tiền Giang ,Sóc Trăng Rạch Giá với ông ấy .Sẽ được nghe con nít gọi ....Ba...Ba ..vang rân cả xóm

Trồng cây là cả một nghệ thuật ,lúc nào cần dụng công ,lúc nào để vô tâm cho trời đất lo phụ nữa chứ .Mình kiêm hết là sai Cháu Huyền không nghe một câu xa xưa sao ?

Cốt ý trồng hoa ,hoa chẳng nở
Vô tâm cắm liễu ,liễu xanh um

Cháu đừng tập nói năng chuyện trò với cây .Đó là lời lẽ của kẻ hết sức cô đơn ,lời thì thào mang tính triết học hư vô hố thẳm .Cháu cứ hỏi lại ông Gió mà coi

Ông mèo Tom .Tôi rất chán ông .Túm được chân rồi thì phải túm lấy cái khác .Giá phải tay ông Tý ông còn túm tới đâu nữa kìa
Ông nói thì hăng mà lại nhát quá ,lại còn đổ thừa cho Tử vi
Càng đọc càng bực .Ai đời túm được chân rồi lại dắt ra bờ hồ thơm chiếu lệ vài cái rồi về

roamingwind
08-09-2014, 10:44 PM
lúc nào ra tưới cây là thì thầm em lớn nhanh lên để chị còn có rau ăn, các em iêu ơi vậy mà tụi nó chả nghe :botay

trời đất !! Ai thì thầm như vậy với cô Huyền mỗi ngày cô Huyền dám lớn không? :) :). Bọn nó có chân chắc bỏ chạy về VN hết rồi.

Cứ hài hoà trong lòng nuôi cho chúng lớn, rồi chuyện ăn uống tính sau đi :).

Nói chung, tôi nghĩ cũng khó, khí hậu bên đó không hợp cho rau cải miền nhiệt đới nên trồng cũng phải khó khăn lắm. Chắc cô Huyền và ông Tý phải nghiên cứu nhiều mới được, chắc phải làm vườn kiến (green house), hoặc để đèn. Cho nên hôm trước tôi gợi ý ông Tý trồng cây cỏ miền Na-Uy cho dể hợp khí hậu. Tôi thì chỉ biết mua đất bón phân, chúng lớn tôi cám ơn.


Về phân bò có nghe nói là phải phơi khô vài ngày. Phân bò nghe nói nóng dùng nhiều có thể hư cây. Tôi có mớ lan, tôi dùng phân hoá học đôi khi lở tay cho nhiều quá là biết liền, vài ngày sau lá trở màu vàng khè là biết chúng bị trúng thực (quá nóng). Có đều lâu ngày chầy tháng thì cô Huyền cũng sẽ mát tay thôi. Cái gì cũng vậy, làm riết thì quen tay.

roamingwind
08-09-2014, 10:55 PM
lúc nào để vô tâm cho trời đất lo phụ nữa chứ .

lời thì thào mang tính triết học hư vô hố thẳm .Cháu cứ hỏi lại ông Gió mà coi


hỏi ông Gió thì ông Gió phán ông Thợ này tầm phào :)

Nếu cho thì thầm với cây là triết học hư vô thì
vô tâm cho trời đất lo là cái gì ? Không phải chuyện trên cỏi nào đó hả.

Aty
09-09-2014, 12:00 AM
Ông Tý trồng cây chỉ là nguỵ trang thôi .Mục đích chính của ông là rèn mũi khoan để đi trồng người ,không tin thì các ông cứ về VN xuống Tiền Giang ,Sóc Trăng Rạch Giá với ông ấy .Sẽ được nghe con nít gọi ....Ba...Ba ..vang rân cả xóm

Trồng cây là cả một nghệ thuật ,lúc nào cần dụng công ,lúc nào để vô tâm cho trời đất lo phụ nữa chứ .Mình kiêm hết là sai Cháu Huyền không nghe một câu xa xưa sao ?

Cốt ý trồng hoa ,hoa chẳng nở
Vô tâm cắm liễu ,liễu xanh um

Cháu đừng tập nói năng chuyện trò với cây .Đó là lời lẽ của kẻ hết sức cô đơn ,lời thì thào mang tính triết học hư vô hố thẳm .Cháu cứ hỏi lại ông Gió mà coi

Ông mèo Tom .Tôi rất chán ông .Túm được chân rồi thì phải túm lấy cái khác .Giá phải tay ông Tý ông còn túm tới đâu nữa kìa
Ông nói thì hăng mà lại nhát quá ,lại còn đổ thừa cho Tử vi
Càng đọc càng bực .Ai đời túm được chân rồi lại dắt ra bờ hồ thơm chiếu lệ vài cái rồi về

Ố là la, ai đời trồng cây là nguỵ trang. Phải giả vờ mua lò gas về đổ chì đi câu cá ( chì câu cá bên này bán đắt như quỷ mà câu bị mất lia chia )rồi len lén rèn mũi khoan mới có lý chứ bác :) . Cũng may mà thằng em chưa có lưu lạc miền tây xem sóng nước, chứ lở mồm dại miệng khai ngày xưa có ở qua Bạc Liêu Trà Vinh mấy tháng là "ăng như rì" bị bác bủa cho 1 mẻ. Con cá lòng tong chuyến này thoát nạn, hi hi..


He he, ông Wind bật mí cái này gặp bác Lâm vịn ngay. Nhưng ông Wind đang thay dầu mỡ xe nên tay chân bị trơn. Bác Lâm vịn hụt rồi, khè khè.


Ông tom khai báo rất thành thực. Hoan hô ông đó. Phải cứ như vậy mới được. Nhớ là, những chuyện khác đánh chết cũng không khai. Chối dài chối dài, càng chối càng dài. Ông thấy kia, may mà không phải tôi túm châm. Chứ nếu là tôi thì... , sao đây ta? Phải chờ đến khi chi nhánh quán cà phê số 4 mở tiệm tôi mới dám mò vào. Nghĩ lại ông túm chân thôi thì cũng tiếc thật. Nếu là bác Lâm thì không túm, chỉ bế thôi, phải không bác ?

LêMinhKhuê
09-09-2014, 12:00 AM
Trồng cây là cả một nghệ thuật ,lúc nào cần dụng công ,lúc nào để vô tâm cho trời đất lo phụ nữa chứ .Mình kiêm hết là sai Cháu Huyền không nghe một câu xa xưa sao ?
Cốt ý trồng hoa ,hoa chẳng nở
Vô tâm cắm liễu ,liễu xanh um
Cháu đừng tập nói năng chuyện trò với cây .Đó là lời lẽ của kẻ hết sức cô đơn ,lời thì thào mang tính triết học hư vô hố thẳm .Cháu cứ hỏi lại ông Gió mà coi

Không lo. không lo. Bác Thợ nói đúng 9 phần . Nhưng còn phần này nữa cơ: Nhà giàu trồng lau thành mía- Nhà nghèo trồng củ tía hóa củ nâu.
Nói vui thế thôi bác Thợ ạ. Huyền cứ yên tâm, Ơn trời mưa nắng phải thì. Cũng phải một vài tuần thì rau cỏ mới lớn được chứ

Thợ Điện
09-09-2014, 12:01 AM
Cụ Phi nhạc cụ nghe chán chưa ? Tôi làm một loạt nhạc Mỹ cổ điển cho cụ nghe cùng với Nhạc cổ điển Tây phương để cụ nghe nâng giấc đêm Hè
Làm xong gửi về cụ nhé

GWQhdZLZLU0


RS-ePn-E6FI

oze
09-09-2014, 01:08 AM
Ô hô hô voãi quá:suphu

Thợ Điện
09-09-2014, 01:27 AM
Nhưng còn phần này nữa cơ: Nhà giàu trồng lau thành mía- Nhà nghèo trồng củ tía hóa củ nâu.
[/I]

Đấy bác Khuê .Số phận nó thế ,Giàu thì làm chơi ăn thật ,nghèo thì mửa mật ra cũng không có cái ăn

Nếu đã là số phận rồi thì làm cho đúng với tính phận mình thôi bác ạ còn mặc dòng đời đẩy đưa .Tôi kính bác một chung rượu 100/100

pe7RbhUuYLc

roamingwind
09-09-2014, 05:10 AM
He he, ông Wind bật mí cái này gặp bác Lâm vịn ngay. Nhưng ông Wind đang thay dầu mỡ xe nên tay chân bị trơn. Bác Lâm vịn hụt rồi, khè khè.


ông cũng không nên cười nhiều.

Đó là chuyện nhân quả. Ông Thợ chọt tôi một cái, tôi thấy hứng ổng bị tôi chọt lại một cái. Cả hai đều chấp nhận chơi vậy. Tôi bị ổng chọt cũng vì cái nhân. Tôi lại triết học hư vô hố thẩm nữa rồi, thôi tôi phải im lặng hố thẩm đây. Cuối tuần tiếp tục.

À cô Huyền, hồi nãy nói "nhiều" phân bò là lượng phân bò nhiều so với lượng đất. Nếu dùng thì nên để lượng phân bò ít ít so với lượng đất trước, rồi tư từ quen tay thì tăng lên nếu thấy cần.

Thợ Điện
09-09-2014, 06:10 AM
vô tâm cho trời đất lo là cái gì ?


Thì nó là cái này




Cứ hài hoà trong lòng nuôi cho chúng lớn,

Cùng một gốc mà ông còn không nhận ra .Lúc này thương ông làm việc cực khổ nên tôi ngồi im cho ông ăn đó hehe

Thợ Điện
09-09-2014, 06:55 AM
Nói đến Tây Tạng thường chúng ta liên tưởng đến một đất nước phật giáo đầy bí ẩn được che giấu giữa những dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn. Đến đây, người ta còn tìm được cảm giác thư thái bình yên trong tiếng chuông chùa ngân vang. Đi qua những cánh đồng bạt ngàn của dân du mục, những dãy núi tuyết, người ta có cảm giác đi qua đủ mọi hỷ, nộ, ái, ố của cuộc đời để rồi thấy lòng mình như được gột rửa, trở nên thanh sạch và yên bình hơn.
Ở đất nước phật giáo đầy bí ẩn này, người ta còn truyền nhau những câu chuyện huyền bí về nhũng vị Đạt Lai Lạt ma, là hiện thân lòng từ của chư phật và Bồ Tát.

Đức Đạt Lai Lạt ma đầu tiên của Tây Tạng chính là Gendun Truppa (1391 - 1475). Ngài được sinh ra trong một gia đình thuộc thành phần chăn nuôi du mục. Họ đã di cư từ miền đông Tây Tạng đến những cao nguyên mênh mông nằm tận phía tây. Họ tạm định cư trên một cánh đồng nhỏ ở Shabtod, nằm trong thung lũng Srad gần Shigatse và cách chùa Sakya không xa lắm.


Theo sử ký‎ Tây Tạng thì cậu bé được sinh ra trong chuồng bò, nơi mà gia đình họ đang ẩn náu ở đó để tránh khỏi sự tấn công của bọn thổ phỉ. Nhưng sau khi cậu bé được sinh ra, cả gia đình cậu bé bị sự truy lùng của bọn thổ phỉ, nên đều bỏ trốn. Họ để lại hài nhi được giấu sau những tảng đá và quấn trong tấm chăn ấm áp.
Sáng hôm sau những người chăn cừu quay trở lại. Họ vô cùng kinh ngạc khi thấy hài nhi được bình yên vô sự và một con quạ thật to đang canh gác cho cậu bé khỏi sự đe dọa của những bầy quạ, kền kền và những con chó hoang dã khác. Các nhà tiên tri sau này cho rằng con quạ ấy chính là hiện thân của Mahakala, một dạng thần Hộ Pháp của đức Quan Thế Âm và vị thần Mahakala đã theo hộ trì cho cậu bé ấy suốt đời.
Khi còn là một đứa trẻ, cậu bé đã thể hiện khả năng về tôn giáo của mình qua nghệ thuật chạm khắc những câu mật chú và những lời cầu nguyện trên các tảng đá trong lúc đang chăn giữ gia súc. Năm lên bảy, lúc cha qua đời, người mẹ đã đưa ngài đến Nartang, một ngôi chùa của phái Kadampa để làm thị giả và học hành dưới sự giám hộ của người cậu tên là Geshe Chosey. Ngài được đặt tên mới là Padme Dorje (có nghĩ là hoa sen sấm sét), và được học hành với một số vị cao tăng.
Để thể hiện lời hứa của mình, vị viện trưởng Drubpa Sherab - một đạo sư nổi tiếng - đã nhanh chóng tạo mọi cơ hội cho ngài được học hành, dìu dắt, chở che và truyền trao nhiều giáo lý‎. Sau đó, ngài được xuất gia với pháp danh là Gendun Drub, thậm chí còn được thọ nhận những sự giúp đỡ về mặt vật chất vì gia đình ngài rất nghèo.

Trước năm hai mươi lăm tuổi, ngài đã hoàn tất việc thọ giới và trở thành một vị tăng thực thụ với pháp hiệu Gendun Drup hay Gendun Truppa (có nghĩa là sự hoàn hảo của đức hạnh) và được học hành dưới sự hướng dẫn từ bốn mươi đến năm mươi vị lạt ma.
Sau đó, Gedun Truppa đã rời khỏi Nartang và đến trung tâm Tây Tạng để theo đuổi việc học hành cao hơn ở một số trường đại học Phật giáo khác. Trong số hơn sáu mươi vị thầy mà ngài đã từng được học hỏi và thọ giáo, có ba người thầy đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc đời của ngài. Người thứ nhất là viện trưởng Drubpa Sherab, kế đến là ngài Tsongkhapa và cuối cùng là nhà hiền triết Sherab Sengge.

Trong lần ngài diện kiến với Tsongkhapa vào năm 1415, bậc thầy lãnh đạo tinh thần vĩ đại ấy đã xé một mảnh áo ca sa của mình đưa cho ngài và tiên đoán tương lai thành công của ngài. Nhờ sự giúp đỡ của Tsongkhapa và đệ tử sau này của ông là Khadrub, ngài đã được thọ nhận sự đào tạo cao cấp trong dòng dõi Kadam của bậc đạo sư Atisha và trở thành một trong những vị trưởng tử của đạo sư.

Trong suốt mười hai năm ở trung tâm Tây Tạng, Gedun Truppa đã nhập thất, thiền định và học hỏi không ngừng, cuối cùng đạt được chức vụ Viện trưởng ở Ganden và do đó ông đã đảm nhiệm vai trò lãnh đạo của phái Gelupa.
Một trong những tiểu sử của Tây Tạng về Gedun Truppa đã chép rằng ngài đã đặc biệt nổi tiếng nhờ vào sự duy trì cả ba cấp độ của giới luật. Ngài cũng thọ trì và tinh thông về các dòng Mật tông của Tara và Kalachakra. Nói chung, ngài đã thể hiện chính mình là một tăng sĩ mẫu mực: trước hết là học hành, nghiên cứu bằng quá trình văn - tư - tu của mình để đạt được sự giác ngộ và sau đó là cống hiến cả cuộc đời mình cho sự truyền bá đạo pháp, để lại những tác phẩm giá trị và xây dựng các trung tâm tâm linh cho hậu thế.
Gedun Truppa đã để lại cho hậu thế vô số các tác phẩm của mình, bao gồm bảy tập lớn với hàng trăm đề tài. Có một số tác phẩm như những chú giải của ngài về Giới và Luận dài đến hơn cả nghìn trang. Thêm vào đó là nhiều sáng tác về thơ văn - một trong những chủ đề hệ trọng của Tây Tạng, và nhiều tiểu luận đã trở thành một trong những di sản lớn nhất của ngài.

Do sự nổi tiếng của ngài và trên thực tế ngài là một tăng sĩ Kadampa nên những tác phẩm và sự truyền bá của ngài đã có ảnh hưởng hết sức sâu rộng. Thể loại văn viết của ngài rất cụ thể, cặn kẽ và hết sức rõ ràng trong việc biểu đạt những ý nghĩa cơ bản, tuy nhiên văn phong lại hết sức khiêm nhường.
Gedun Truppa còn được biết đến như là một nhà xây dựng rất nổi tiếng nhờ công trình xây dựng Tashi Lhunpo - ngôi chùa được mệnh danh là “đỉnh núi của sự phúc lành” ở Tsang gần Shigatse, như một tượng đài kỷ niệm đối với vị thầy đã quá cố của ngài – thầy Khasgrub. Ngôi chùa ấy đã trở thành một trong những trụ sở đồ sộ nhất của phái Gelupa và là tổ ấm cuối cùng của Panchen Lama - người duy nhất có uy thế toàn diện đứng thứ hai sau đức Đạt Lai Lạt ma.

Bắt đầu từ năm 1447, ngài đã đích thân giám sát toàn bộ công trình xây cất chùa Tashi Lhunpo, sau đó trở thành vị viện chủ đầu tiên của ngôi chùa ấy và duy trì vị trí chủ chốt này cho đến cuối đời. Ngài cũng đã nỗ lực quyên góp vật chất, tài chính và tìm kiếm những người thợ khéo léo lành nghề.
Ngài là người của thời kỳ phục hưng, thời kỳ làm sống lại nghệ thuật và văn học dựa trên những hình thức cổ điển. Thậm chí ngài còn tự mình điêu khắc một số hình tượng trong các ngôi chùa. Dường như ngài luôn góp sức vào các công trình xây dựng của các chùa chiền khác và thậm chí được tín nhiệm và giao phó cho quyền hành về công trình xây cất chùa Drepung.
Chuyện tái sinh kỳ lạ?
Gedun Truppa dường như vô cùng hoàn hảo về sức mạnh tuyệt đối của ý chí, nhân cách và lòng quyết tâm. Tiếng chuông như ám chỉ ngài đã trở thành một bậc tâm linh siêu phàm ngay từ thời còn thơ ấu, thực hiện những phương châm của chính mình, không cần quan tâm đến những gì thiên hạ bàn tán về mình.
Tiểu sử bằng tiếng Tây Tạng đã nhấn mạnh về ngài với những phẩm chất của một tâm hồn bình thản, cách xử sự điềm đạm, khiêm nhường, và hoàn toàn không có tâm ganh tỵ hay tranh đua, không hề tự khen mình hay chê người.

Người ta kể lại rằng, Gedun Truppa viên tịch vào năm 1475 trong tư thế mà ngài đã chọn. Khi ở độ tuổi 84 với sức khoẻ không được tốt, ngài đã nói với các đệ tử là ngài sắp sửa “ra đi” và đã truyền cho họ những lời huấn thị sau cùng. Sau khi căn dặn họ phải luôn luôn ghi nhớ và thiền định về giáo lý Phật đà, ngài đã nhập mật định bằng phương pháp “Yoga trong giai đoạn hoàn tất”.
Truyền thuyết kể lại rằng, thân thể của ngài bắt đầu chuyển dạng từ một người già nua trở nên trẻ trung và phát hào quang rực rỡ. Ngài giữ nguyên trạng thái như thế trong vòng 49 ngày, không thở và tim cũng không đập, Ngài ngồi trong tư thế tukdam, một trạng thái huyền bí giữa sống và chết, ý thức dần dần rời khỏi tim và cơ thể được duy trì nguyên vẹn nhờ năng lực của thiền định.

Các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng còn truyền rằng, vị Lạt ma này đã nguyện rằng sau khi chết sẽ tái sinh để cứu độ chúng sinh và hoàn tất những gì mình chưa làm xong. Theo đại sư Gedun Truppa thì khi hóa thân trở lại trần gian, ông sẽ đầu thai qua các vị Đạt Lai Lạt ma.
Để các đệ tử biết được mình sẽ hóa thân vào người nào, đại sư đã chỉ rõ một vài thứ đồ dùng hằng ngày của mình và viết một bài kệ đặc biệt, ngày sau cứ theo đó mà suy đoán. Sau khi đại sư Gedun Truppa viên tịch được hai năm, các đệ tử đã thăm dò, theo dõi, tìm kiếm khắp nơi những gì khả dĩ nói lên được sự tái sinh của ngài.
Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ ở một vùng kế cận thủ đô, có một bé trai mới hai tuổi, nhưng ăn nói và hiểu biết thông thạo như người lớn. Nghe được tin này, các đệ tử của đại sư đã tìm đến tiếp xúc. Họ thấy đứa bé trả lời những câu hỏi do họ đưa ra rất trôi chảy. Sau đó là cuộc thử thách, họ đặt những di vật của đại sư Gedun Truppa lẫn lộn với nhiều đồ vật của những vị sư khác trong tu viện trước mặt cậu bé, rồi hỏi những thứ nào người đã thường dùng ngày xưa?

Cậu bé nhìn tất cả các thứ, rồi lựa những di vật của đại sư Gedun Truppa để riêng ra một bên và nói: “Đây là những thứ tôi thường dùng ngày trước”. Các đệ tử vô cùng kinh ngạc, một người nhớ lại bài kệ liền đưa cho cậu bé đọc thử. Không ngờ vào tuổi nhỏ như vậy mà cậu bé lại đọc được cả bài kệ và còn giải thích luôn những đoạn khó hiểu cho mọi người nghe.
Sau khi đã chắc chắn đó là vị hóa thân của đại sư Gedun Truppa, các đệ tử đã rước cậu bé về tu viện và tôn lên làm sư trưởng với danh hiệu là Gedun Gyatso. Tại tu viện, cậu bé được huấn luyện rất kỹ về giáo lý, quy luật và mọi thứ dành cho một vị sư trưởng sau này. Câu chuyện về sự tái sinh của đại sư Gendun được lưu truyền cho tới ngày nay, nó mang đầy màu sắc huyền bí và càng làm cho vùng đất nổi tiếng với những dãy núi tuyết trở nên hấp dẫn hơn.

kysoai
09-09-2014, 09:53 AM
Ngày tuyệt vời nhất là được đọc bài viết về Tây Tạng của bác Lâm!
Cháu cảm giác như có gió ở bên tai. Thanh trong lạ lắm! Cảm ơn bác Lâm!

Thợ Điện
09-09-2014, 10:42 AM
Cháu cảm giác như có gió ở bên tai.

Nếu cháu có duyên nên tham khảo phật giáo Tây Tạng .Nhất là hệ phái mật tông Karmapa dòng Kagyu Cháu vào đây đọc thêm biết đâu ngày nào đó có duyên lành sẽ theo được

Aty
09-09-2014, 12:11 PM
ông cũng không nên cười nhiều.

Đó là chuyện nhân quả. Ông Thợ chọt tôi một cái, tôi thấy hứng ổng bị tôi chọt lại một cái. Cả hai đều chấp nhận chơi vậy. Tôi bị ổng chọt cũng vì cái nhân. Tôi lại triết học hư vô hố thẩm nữa rồi, thôi tôi phải im lặng hố thẩm đây. Cuối tuần tiếp tục.



He he, ông không cho tôi cười nhiều thì tôi bớt cười lại đây :( .
Chuyện nhân quả tôi cũng tin lắm. Trong cuộc sống tôi tâm niệm là : trồng cây gì thì ra trái đó. Tâm niệm là như vậy, cho nên thú thật là tôi cũng có lúc trồng cây. Nhưng tôi chỉ trồng thôi, cây cho trái hay không thì tuỳ duyên ông ạ. Đấy cũng là 1 trong những cái sướng mà theo tôi là không khó. Dể ợt hà, phải không?

Nói về bài bản triết học thì tôi xin đứng đây nghe ông và ông Thợ, vì tôi đã không bỏ ra thời gian nào để chiêm ngưỡng nó. Thiếu sót thật, nhưng biết sao hơn. Có lẻ trong quán này nói về triết học đông tây thì có 3 người lên tiếng. Những người khác còn đang mắc cở nên tôi chưa thấy.

Tôi có chút thắc mắc khi nghe nói hố thẳm. Không phải thắc mắc hố thẳm là gì, chỉ là tôi nghĩ đã nói về hố thẳm thì cũng nên nói về đỉnh cao chứ hả ông.

Chúc ông 1 tuần làm việc khoẻ khoắn. Mọi thứ cân bằng ông nhé :)

P/s: ông không cho tôi cười là đã tước đi của tôi 1 cái sướng rồi đó :)

Thợ Điện
09-09-2014, 10:02 PM
Chú Tom cũng thích Nokia 8800 à khi nó mới ra tôi phải mua 460$ chưa thuế .Lại càng mê nó khi xem phim private room do Jodie Foster đóng nàng để nó vào trong cradle charge pin coi đã lắm .Nhưng phải cẩn thận loại Siroco 8801 nhập vào Mỹ mới ngon vì vỏ bằng stainless steeel .Loại 8800 chỉ là nhôm bóng bỏ túi cấn chìa khoá xe hay bị móp .Có một phim nữa là The Island nhân vật chính cũng xài phone này nó la Luxury phone mà chú .Sau này china làm nhái không phân biệt kĩ dễ lầm phải của Finnland mới ngon

6789
09-09-2014, 10:33 PM
Dòng nokia 88 ở VN có slogan là "đẳng cấp là mãi mãi", em chỉ kết những đt không có nhiều tính năng tác dụng, đơn giản gọn nhẹ đẹp + sành điệu. Không muốn nói lại chuyện lúc trước chứ khi nokia dòng 88 nổi lên là em sở hữu những gì mới nhất vừa ra... đàn bà chết mê :)) (đến đàn ông cũng còn phải ghen tỵ nữa là.... ngày xưa ơi, đã xa còn đâu :(( ). Đến bây giờ nhìn nokia sapphire arte vẫn cứ ok, trừ những dòng đt đẳng cấp cao hơn nữa thì không dám so sánh.

PhiHuong
09-09-2014, 11:40 PM
Bà Tống Mỹ Linh đúng là nữ lưu hào kiệt khi thấy được sự nặng nhẹ của đại cục mà quyết đoán, vừa giúp chồng vừa giải nguy cho dân tộc khỏi suy vong.
Ông Trương Học Lương tài danh xuất chúng mà cuộc đời bị vùi dập cũng đáng tiếc ! Nhưng đường tình duyên của ông khá tốt khi được "hồng nhan tri kỷ" Triệu Tứ theo hầu, duyên phận đó đã dành từ kiếp trước chăng ? Sự nghiệp đã nghiêng đổ, thân tâm bị buộc giàng mà được thế mới thấu hiểu đạo lý “ … gia hữu bần tri hiền thê” của thánh nhân. Cái sự xu thời, nịnh thế mà bẻm mép đôi khi cũng được vậy, nhưng lại hay ngộ nhận tài ba chứ không phải may mắn.

Ông Thợ định gửi nhạc Tây, nhạc Mỹ cho tôi nghe thì hay quá ! nhưng nghe nói sắp tới ông về chơi thì đem theo có phải tiện hợn không ?. HN bây giờ có dịch vụ xe ô tô điện chạy thong dong quanh Tây Hồ cho khách du lịch ngắm cảnh và những quán cà phê gần hồ cũng không thiếu, đường ven hồ khá đẹp có thể đi máy hoặc đi bộ thoải mái.
Hì, nghe nhạc của ông có một số bài tôi như mường tượng ra người nhạc sĩ đang say sưa công phu với những ngón đàn tuyệt kỹ của mình. Hoặc như bài này cũng rất hay “Danza de “zorba, el Griego”.

Aty
09-09-2014, 11:54 PM
Nghe mọi người đang bàn tán về mấy cái di động ngày ấy thấy mê quá. Thập niên 1990, thời mà cái di động có thể chống cướp bây giờ không còn nữa. Sở thích mỗi người xữ dụng di động có khác nhau. Công ty Apple chuẩn bị ra hàng di động mới iP6 trong vòng 15 phút nữa. Hàng quãng cáo nghe hay lắm. Nhưng chỉ coi cho vui thôi, he he.



http://1.vgc.no/drpublish/images/article/2014/09/09/23291892/1/990/maxresdefault_956x538c.jpg

P/s: hình có thể là bản sao của iP6, bản chính có thể có chút khác biệt.Foto: Jonathan Morrison

Thợ Điện
10-09-2014, 12:06 AM
Post một bài lên có người chỉ ra chỗ hay thật là thống khoái .Tôi về HN thì ngồi sau xe ông chở hoặc tôi chở chứ đi xe điện làm gì .Tôi trưởng thành trong chốn giang hồ chứ có phải công tử gì đâu .Mà ông Phi ơi ngày xưa hồng nhan tri kỉ nhiều thế ngày nay thì thật chán quá toàn hồng nhan bia ôm

Cho dù có phóng khoáng mấy đi chăng nữa được hàn huyên người cùng thế hệ như uống rượu cổ .Khà một tiếng thấy được cả huơng quá khứ

Ông Trang có hỏi ý tôi về một bản nhạc bạn ông ấy hát . Có thể rất hay nhưng mình không cùng trong thế hệ đấy cũng khó trả lời .Mong ông tha lỗi cho sự vụng về của tôi khi không biết khen hão hehe

Thợ Điện
10-09-2014, 01:03 AM
ngày xưa ơi, đã xa còn đâu


Thôi cậu đừng buồn cuộc đời có những ngã rẽ .Có khúc cua gắt phải giảm ga .Những nỗi niềm đó làm vốn sống thêm phong phú

Vui hay buồn gì rồi sau này cũng là vô thường .Triêu như thanh ty mộ như tuyết.Sáng tóc hãy còn xanh biếc mà chiều đã như tuyết trắng

Không được cứu vãn những giấc mộng mà phải cứu vãn niềm tin rồi giấc mộng sẽ tự nó hồi sinh .Nghe rõ chưa ông Frederic

PhiHuong
10-09-2014, 02:48 AM
Ông tom nói Biện phu nhân dạy cung nữ đan len làm tôi nhớ đến lời dặn dò sau cùng của Tào Tháo và Lưu Bị, Tào Tháo nói những lời rất hữu ích và chân thực, còn Lưu Bị nói toàn điều sáo rỗng.
Tào Tháo là nhà quân sự tài ba nhưng đời sau cũng gọi ông là Đại văn hào. Ông yêu thơ, nên rất cố gắng khuấy động để lưu giữ thể thơ Tứ Ngôn cổ điển mà không được. Điển hình là bài Đoản Ca Hành

Đối tửu đương ca
Nhân sinh kỷ hà
Thí như triêu lộ
Khứ nhật khổ đa .....

Trước chén rượu ta nên ca hát,
Kiếp con người sống thác là bao ?
Ví như hạt móc sáng nào,
Ngày qua sầu khổ biết bao nhiêu lần.
Ta đứng dậy lòng thêm khảng khoái,
Lòng ưu sầu đeo mãi không phai,
Sầu kia sao được giãi bầy ?
Ta cam mượn rượu quên ngay đất giời !
Hỡi bọn trẻ ! áo người xanh lắm,
Lòng ta buồn ! thăm thẳm vương mây,
Vì chưng có bọn chúng bay,
Lòng ta buồn mãi hôm nay còn buồn .....


Ông Trang có hỏi ý tôi về một bản nhạc bạn ông ấy hát . Có thể rất hay nhưng mình không cùng trong thế hệ đấy cũng khó trả lời .Mong ông tha lỗi cho sự vụng về của tôi khi không biết khen hão hehe
Cái nhận thức này rất đúng. Gần đây mấy lần tôi lướt web vào trang xe máy để xem, xe ga thì không thích, còn xe côn tay thì nhìn rất hầm hố cứ như dùng để dọa ma, không đơn giản trang nhã như xe 67 và CD ngày xưa. Có chiếc nào ưng ý thì lại đang bán ở Indo, Thái lan, hoặc Ấn độ. Ngắm xe đang bán ở HN thì có mỗi cái Yamaha yb 125 sp, nhưng là xe China sản xuất ở Trùng Khánh, giá nội địa 1000 $ mà khi về VN giá đội lên thành 40 triệu. hehe, Ô tô thì chưa có nhu cầu nên vẫn sử dựng cái uây tầu đợi đến "mùng thất" hàng Châu Âu tràn vào thì mua vậy.


Công ty Apple chuẩn bị ra hàng di động mới iP6 trong vòng 15 phút nữa. Hàng quãng cáo nghe hay lắm. Nhưng chỉ coi cho vui thôi, he he.
Ông Tý khoe cái iphone6 chuyên dùng để gọi mấy bà bán rau, khéo thế nhỉ !.

Điện thoại Nokia thông dụng để nghe goi rất tốt còn hàng cảm ứng thì không hay lắm. Trước tôi dùng cái LG optimus lte2 xem báo lướt web rất thích, sau lần đao cái 'Lịch vạn niên có sẵn 24 tiết khí' không được rồi nghe nói hệ điều hành windo mới đao được, thế là thay đổi đi mua cái Lumia 820 mà không hỏi trước, hóa ra windo dt khác với windo máy tính. Lumia vào wi-fi phải vào cài đặt rồi quay ra mới vào web được chứ không như LG để sẵn ở ngoài, còn cái "danh bạ" lại đổi thành chữ "mọi người" nghe rất mơ hồ. Chợt nhớ tới một quyển sách nào đó viết "pháo 2 ngang 5, mã 8 lên 7", từ ngữ đã thông dụng mà sửa lại nghe rất ngô nghê.
Mới rồi định mua cái LG optimus lte 3 hàng sách tay thì đứa cháu nói "Bác cẩn thận kẻo mua phải hàng cũ dựng lại, hoặc mua phải hàng dởm của China". Điện thoại camera sau ở góc như LG lte2 mới đẹp, LG lte3 camera sau ở giữa tuy hơi xấu nhưng pin khỏe hơn.

PhiHuong
10-09-2014, 04:09 AM
Hì hì, hàng xách tay mình lại viết là 'sách tay', nhiều khi viết nhanh cũng sai chính tả.

Tào Thực yêu Chân Thị nhưng Tào Tháo lại gả cho Tào Phi nên Tào Thực thất luyến, khi Chung Thị mất Tào Thực nằm mộng thấy cùng nàng u hội ở bờ sông Lạc Thủy và nàng tặng ông chiếc gối, lúc tỉnh giấc ông làm bài 'Cảm Chân Phú' rất kỳ ảo, ỷ lệ. Về sau Ngụy Minh Đế sửa lại là 'Lạc Thần Phú'

Phiên nhược kinh hồng
Uyển nhược du long
Vinh diệu thu cúc
Hoa mậu xuân tùng
Phảng phất hề, nhược khinh vân chi tế nguyệt
Phiêu phiêu hề, nhược lưu phong chi hồi tuyết
Viễn nhi vọng chi, cảo nhược thái dương thăng triêu hà
Bách nhi sát chi, chước nhược phù dung xuất lục ba.

Dịch phú:

Nhẹ nhàng tựa cánh hồng
Uyển chuyển như phi long
Mặn mà như thu cúc
Xum xuê như xuân tùng
Phảng phất hề, như mây mờ che ánh nguyệt
Phiêu phiêu hề, như gió cuốn theo ngọn tuyết
Xa nhìn, rực rỡ như nắng soi mây lành
Đến gần, trong sáng như phù dung gợn sóng xanh !.

(Điện thoại ông Thợ tặng tôi vẫn giữ thi thoảng nghe nhạc những đêm khó ngủ, vì bàn phím chữ nhỏ nên cũng hạn chế dùng).

Thợ Điện
10-09-2014, 04:34 AM
Hehe ông Phi thông suốt cổ học nghe ông giải thích thật hết chỗ nghi ngờ .Ông Tom bảo Tào Phi tặng cho Tào Thực cái gối của người yêu dấu tôi nghe lấy làm kì kì .Vì nghĩ cái thằng đã bức bách em mình làm bài thơ thống thiết Củi đậu nấu đậu thì làm gì đủ tâm hồn nghệ sĩ để tặng cái gối

Gối chỉ có tình nhân tặng lẫn nhau thôi .Nay bác Phi tỏ tường là Tào Thực đã nhận nó từ trong một giấc mộng với người tri kỉ .Tuyệt hay!

Tôi phải uống rượu đêm nay cho đến Đáo bỉ ngạn mới thôi .Câu thơ này của ông Tháo có ý nghĩa gì thêm không bác Phi ,sao lại khổ vì bọn áo xanh nhỉ


Hỡi bọn trẻ ! áo người xanh lắm,
Lòng ta buồn ! thăm thẳm vương mây,
Vì chưng có bọn chúng bay,
Lòng ta buồn mãi hôm nay còn buồn ..

Thợ Điện
10-09-2014, 05:02 AM
nguyên tác Pity the Nation, tác giả là nhà thơ Kahlil Gibran, Từ Linh phỏng dịch.

Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn


Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm


Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng


Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng


Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ


Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá

Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác

Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời

Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước

Pity the Nation

"Pity the nation that is full of beliefs and empty of religion.
Pity the nation that wears a cloth it does not weave
and eats a bread it does not harvest.

Pity the nation that acclaims the bully as hero,
and that deems the glittering conqueror bountiful.

Pity a nation that despises a passion in its dream,
yet submits in its awakening.

Pity the nation that raises not its voice
save when it walks in a funeral,
boasts not except among its ruins,
and will rebel not save when its neck is laid
between the sword and the block.

Pity the nation whose statesman is a fox,
whose philosopher is a juggler,
and whose art is the art of patching and mimicking

Pity the nation that welcomes its new ruler with trumpeting,
and farewells him with hooting,
only to welcome another with trumpeting again.

Pity the nation whose sages are dumb with years
and whose strongmen are yet in the cradle.

Pity the nation divided into fragments,
each fragment deeming itself a nation."

Khalil Gibran (The Garden of the Prophet - 1934)

Aty
10-09-2014, 11:35 AM
Ông tom nói đúng rồi. Người lớn tuổi khi xử dụng di động thì cần chữ số lớn dể bấm. Gọi và nghe là đủ. Ngược lại thanh niên tuổi trẻ thì quan tâm với các loại di động hàng mới. Hôm qua trước giờ Apple chính thức ra mắt iP6 thì phóng viên truyền hình bên này cũng có làm 1 phỏng vấn ngắn với các học sinh trung học về iP. Chà, mấy cháu này nói chuyện về sự khác biệt của iP giỏi như người bán hàng.

Ông Phi lại gán cho tôi cái tội mèo chuột gì đây. Sao không nói là gọi cho mấy ông bán rau nhỉ. He he.

PhiHuong
10-09-2014, 06:58 PM
Ông Phi lại gán cho tôi cái tội mèo chuột gì đây. Sao không nói là gọi cho mấy ông bán rau nhỉ. He he.
Hì, tôi đã xem kỹ những bức ảnh khi ông đi dạo ở Sài Gòn, toàn thấy lân la quang gánh của các bà, các cô chứ có thấy ‘anh bán hàng rong’ nào đâu ?.


- Bài thơ nước ngoài của tác giả là nhà thơ Kahlil Gibran thật cay đắng ! người nghe chỉ biết trầm mặc suy ngẫm vì … quá đúng. Hằng ngày xem báo thấy thế giới thiên tai, tao loạn, những nơi nghĩa khí thì tương trợ, những nơi vô tâm thì bàng quan. tương trợ ắt hao mòn, bàng quan dễ mạnh thêm, đạo trời liệu có thế chăng ?. Thôi, mặc kệ thế sự ! cứ cờ quạt, thơ nhạc, cà phê cho vui.


Tôi phải uống rượu đêm nay cho đến Đáo bỉ ngạn mới thôi .Câu thơ này của ông Tháo có ý nghĩa gì thêm không bác Phi ,sao lại khổ vì bọn áo xanh nhỉ ?
Đấy là tâm sự của ông Tháo, có thể ông thương dân chúng trong đó có bọn học trò áo xanh, có thể là một hình bóng yêu kiều thời thơ ấu, có thể là Quách Phụng Hiếu tài danh bạc mệnh, nhưng cũng có thể là Lưu Bị ranh mãnh mà ông muốn thu phục. Đêm trước trận Xích Bích ông cao hứng tay cầm vò rượu, tay cầm kiếm múa và hát vang bài thơ này sau khi đã hạ gục một ‘gàn quan’.
Nguyên văn bài 'Đoản Ca Hành':

Đối tửu đương ca,
Nhân sinh kỷ hà,
Thí như triêu lộ,
Khứ nhật khổ đa.
Khái đương dĩ khảng,
Ưu tư nan vong,
Hà dĩ giải ưu ?
Duy hữu Đỗ Khang.
Thanh thanh tử câm,
Du du ngã tâm,
Đãn vi quân cố,
Trầm ngâm chí kim.
U u lộc minh,
Thực dã chi bình,
Ngã hữu gia tân,
Cổ sắt xuy sênh.
Minh minh như thủy,
Hà thời khả xuyết ?
Ưu tòng trung lai,
Bất khả đoạn tuyệt.
Việt mạch độ thiên,
Uổng dụng tương tồn,
Khiết khoát đàm yên,
Tâm niệm cự ân.
Nguyệt minh tinh hi,
Ô Thước nam phi,
Nhiễu thụ tam tạp,
Vô chi khả y.
Sơn bất yếm cao,
Thủy bất yếm thâm,
Chu Công thổ bộ,
Thiên hạ quy tâm.

Dịch thơ Đoản Ca Hành

Trước chén rượu ta nên ca hát,
Kiếp con người sống thác là bao ?
Ví như hạt móc sáng nào,
Ngày qua sầu khổ biết bao nhiêu lần.
Ta đứng dậy lòng thêm khảng khoái,
Lòng ưu sầu đeo mãi không phai,
Sầu kia sao được giãi bầy ?
Ta cam mượn rượu quên ngay đất giời !
Hỡi bọn trẻ ! áo người xanh lắm,
Lòng ta buồn ! thăm thẳm vương mây,
Vì chưng có bọn chúng bay,
Lòng ta buồn mãi hôm nay còn buồn.
Con hươu nọ còn buông tiếng gọi,
Kêu u – u ăn cỏ ngoài đồng,
Nhà ta khách quý thật đông,
Tiếng đàn tiếng sao tưng bừng vui ca.
Hình ảnh ấy như là trăng sáng,
Ta đón người xứng đáng hôm nao ?
Nỗi niềm tâm sự nói sao,
Lòng ôm ấp mãi lúc nào mới nguôi ?
Chân đã mỏi khắp nơi đồng ruộng,
An ủi người thật uổng công ta,
Nhớ khi gặp gỡ rời xa,
Chuyện trò yến ẩm ơn ta bao đành.
Sao thưa thớt bên vành trăng sáng,
Nhạn về nam lạc lõng bơ vơ,
Vòng cây bay đến bao giờ ?
Bao giờ tìm được một nơi yên lành ?
Cao hơn nữa, núi xanh không sợ,
Sâu hơn xưa, biển chứa mênh mông,
Chiêu hiền ta nhớ Chu Công,
Mong sao thiên hạ một lòng về đây !.

(Văn học sử Trung Quốc).

PhiHuong
11-09-2014, 12:35 AM
Bác nào dùng điện thoại pin ‘khủng’ thì xem tin này nhé.
Bây giờ dùng dt mà không có chữ Madein China rất khó.

(Dân trí) - Đang chạy xe trên đường, chiếc điện thoại “khủng” với các tính năng tiện ích như pin lâu hết, loa to…mà chị Tú Anh mua với giá 600.000 ngàn đồng đã bất ngờ phát nổ làm chiếc quần bị xé toạc, một vùng đùi của chị Tú Anh cũng bị cháy sém.

Điện thoại phát nổ…như pháo
http://dantri4.vcmedia.vn/OlRTd1upOguwZHvZpzsc/Image/2014/09/di2-0a2ba.jpg
"Chân dung" chiếc điện thoại phát nổ làm chị Tú Anh bị thương (trích: theo báo Dân Trí).

Aty
11-09-2014, 12:52 AM
Hì, tôi đã xem kỹ những bức ảnh khi ông đi dạo ở Sài Gòn, toàn thấy lân la quang gánh của các bà, các cô chứ có thấy ‘anh bán hàng rong’ nào đâu ?.


Có thể đây là thiếu sót của tôi đã không up mấy tấm này :)



http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_0261-1.jpg


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_9448.jpg

Khổ thật. Kiếm mấy anh này giờ cũng không nhiều đâu ông Phi ơi . Nhưng may quá, vẫn còn 1 ít, hi hi.

Thợ Điện
11-09-2014, 05:51 AM
Tiểu thư nhà Thái úy Hy Giám thời Đông Tấn tới tuổi cập kê (1), cô có sắc đẹp chẳng khác gì tiên nữ, Hy Giám yêu cô con gái như châu ngọc, bắt đầu suy nghĩ tới việc trăm năm cho con gái yêu.
Có người biết tâm tư của Hy Giám, bèn nói với ông ta:
- Nhà Vương Đạo có rất nhiều con trai, họ Vương lại là danh môn vọng tộc, sao không tới tìm rể hiền ở đó?
Lời khuyên lập tức được Hy Giám chú ý. Ông quyết định trước hết hãy cho người tới xem thử các chàng trai nhà họ Vương ra sao, rồi sẽ chọn một chàng trai vừa ý gả con gái cho anh ta.
Nhà họ Vương tiếp đãi người tới thăm rất trọng thị. Nghe nói mục đích cuộc thăm viếng, bèn gọi các chàng trai trong nhà, áo mũ chỉnh tề, tới căn phòng phía đông để nhà Hy Thái úy chọn người cho ái nữ.
Nghe nói để chọn người cho ái nữ nhà Hy Thái úy, anh nào cũng hào hứng, sao có thể bỏ lỡ cơ hội này? Ai cũng ăn mặc chải chuốt, dáng ngồi ngay ngắn chờ đợi mình gặp số đào hoa.
Duy có chàng trai tên Vương Hy Chi thờ ơ với việc này. Chàng không thay mũ thay áo, đến khuy áo cũng có cái chưa cài, lại còn nằm trên giường, hình như còn đang ăn cái gì đấy. Người của Hy Thái úy về nói với ông chuyện ấy. Hy Thái uý nghe rồi vội nói:
- Cái anh đang nằm trên giường ăn cái gì đó chính là rể hiền của ta đấy!
Đó là một trong rất nhiều câu chuyện về Thư thánh Vương Hy Chi.
Vương Hy Chi tự là Dật Thiếu, xuất thân trong gia đình đại quý tộc thời Đông Tấn. Năm 7 tuổi, ông đã theo học thư pháp Vệ phu nhân (2), một nhà thư pháp nổi tiếng khi ấy. Ông chăm chỉ luyện tập, thường quên ăn quên ngủ, nên tiến bộ rất nhanh, luôn được Vệ phu nhân khen ngợi. Nhưng Vương Hy Chi vẫn chưa vừa lòng, khát vọng vươn tới đỉnh cao luôn thôi thúc ông.
Một cơ hội ngẫu nhiên. Vương Hy Chi phát hiện cha có cuốn sách gối đầu bàn về thư pháp nổi tiếng “Bút thuyết”, bèn ngày ngày tìm cách đọc giấu cha. Người cha biết, hỏi ông vì sao đọc sách ấy, ông chỉ cười, không nói rõ lý do. Còn người mẹ, hiểu tâm tư của con, thường nói đỡ:
- Chắc con nó xem cách sử dụng bút chăng?
Người cha thấy Vương Hy Chi còn nhỏ, sợ học các kỹ xảo dùng bút sớm sẽ có hại, bèn nói:
- Đợi mai sau con lớn hơn, ta sẽ dạy con!
Vương Hy Chi quỳ xuống, xin cha:
- Con dù sao cũng đã đọc rồi! Đợi khi đã lớn sợ sẽ muộn mất!
Cha nghe con nói, thấy cũng hợp lý, rất vui vẻ, đưa sách cho con.
Sau một thời gian luyện rèn, quả nhiên thư pháp của Vương Hy Chi có tiến bộ vượt bậc. Vệ phu nhân đặt những chữ ông viết trước mặt, nói:
- Đứa trẻ này đã biết những kỹ xảo dùng bút rồi, tương lai nhất định sẽ hơn ta. Sợ rằng danh tiếng của ta rồi sẽ phai mờ thôi.
Một hôm, Vương Hy Chi vừa xong công việc, thay áo đi ra ngoài để tìm hiểu dân tình. Thấy bên đầu cầu có một quán trà, ông đi tới ngồi uống trà. Trên đường, người vẫn qua lại, chỉ thấy đầu phố có một ông cụ đang rao bán quạt, nhưng rao tới nửa ngày vẫn chẳng có ai mua.
Vương Hy Chi thấy rất lạ lùng, vì lúc này còn đang là mùa xuân. Ông mời ông lão tới bên bàn, mời uống trà rồi hỏi:
- Cụ ơi, bây giờ trời còn chưa nóng, sao cụ đã đi bán quạt?
Cụ già thở dài rồi than vãn:
- Ôi, đứa con lớn của tôi bị bắt đi làm lao dịch trên sông Tiền Đường, hai đứa con của nó để ở nhà nuôi, trong nhà còn bà lão đang ốm, cái ăn còn không có. Tôi đi bán mấy cái quạt này kiếm ít tiền, cũng là để kiếm miếng cơm thôi!
Nhìn ông lão áo quần rách rưới, tình cảnh thật đáng thương, lòng ông nặng trĩu khác thường. Ông hỏi:
- Một cái quạt này bán được bao nhiêu tiền?
- Năm đồng.
Vương Hy Chi mượn bút mực, viết trên mỗi cái quạt năm chữ. Viết xong, ông bảo cụ già:
- Giờ cụ nói chữ này do Vương Thạch Quân viết, mỗi cái cụ bán trăm đồng.
Nói xong, ông bỏ đi. Ông lão nửa tin nửa ngờ, đem bán thử, quả nhiên rất nhiều người tới mua quạt. Chẳng mấy chốc, số quạt đã hết nhẵn.
Hiện nay ở thành phố Thiệu Hưng, Chiết Giang còn có nơi đề “Phiến kiều”, tương truyền, đó là nơi Vương Hy Chi đã ngồi viết chữ trên quạt.
Về đến nhà, Vương Hy Chí khó có thể giữ được bình tĩnh, ông dâng một bức tấu chương lên Hoàng thượng, xin nhà vua giảm bớt những gánh nặng phu phen tạp dịch, giảm nhẹ những đóng góp của dân chúng. Tấm lòng lo cho đời, cho dân của ông không phải chỉ thể hiện trong câu chuyện này.
Cách thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang 12, 5 km có dãy núi Yên ngựa, tương truyền Việt vương Câu Tiễn đã từng trồng lan ở nơi đây, vì thế, nó được gọi là núi Lan Chử. Ở đây xanh ngắt một màu suối chảy róc rách, tùng trúc rậm rạp, vươn cao, cảnh như tranh vẽ, nơi mọi người thích tới nhất là Lan Đình, cũng là nơi các văn nhân nghệ sĩ thường tụ hội.
Một ngày mùa xuân, Vương Hy Chi cùng nhiều bạn nghệ sĩ tới Lan Đình dạo chơi. Mọi người ngồi hai bên dòng suối quanh co uốn khúc chơi trò “Khúc thủy lưu chương”. Vương Hy Chi cùng bè bạn thả một chén rượu trên dòng suối. Chén đựng đầy rượu từ từ trôi theo dòng nước, mỗi người phải làm một bài thơ trước khi chén rượu trôi qua trước mặt, ai viết không xong sẽ phải uống cạn chén rượu, đó chính là “phạt tửu nhất bôi”. Trò chơi vô cùng hứng thú.
Nào ngờ, chẳng mấy chốc, mặt trời đã khuất về phía tây. Cộng tất cả thơ đã viết được 37 bài. Có người đề nghị xếp 37 bài thơ ấy thành một tập, gọi là “Lan Đình tập”, lại cử Vương Hy Chi viết một bài tựa cho tập thơ này. Vương Hy Chi rất vui vẻ đồng ý. Ông lấy giấy tằm, sau một hồi suy nghĩ, dùng bút râu chuột viết thành. Đây chính là tác phẩm “Lan Đình tập tự” được lưu truyền từ xưa đến nay.
Văn phong của “Lan Đình tập tự linh diệu là một tác phẩm kiệt xuất trong tản văn thời cổ, về thư pháp, đó cũng là tác phẩm khó gì sánh được.
Lan Đình tập tự gồm 28 hành, 324 chữ, chữ thì khí phách hào hùng, chữ thì mềm mại uyển chuyển, trước đó và đương thời không ai sánh kịp, Hơn hai mơi chữ “chi”, mỗi chữ một kiểu, không chữ nào giống chữ nào. Về sau, khi người đời bình phẩm về thư pháp của tác phẩm này, đều cho rằng đây là đỉnh cao của lối hành thư, được coi là “Thiên hạ đệ nhất hành thư”.
Tuy không phải là tranh vẽ, nhưng nó có đầy đủ phẩm chất của hội họa. Từ hàng nghìn năm, thư pháp của “Lan Đình tập tự” đã ảnh hưởng tới các bậc thầy của thư pháp từ đời này qua đời khác, tới nay , người ta xem nó là mẫu mực cao nhất của thư pháp.

Chú thích

(1) Thời cổ, con gái thành niên có lễ thành niên, cài trâm trên tóc nên gọi “cập kê”. Lễ tổ chức trước khi thành hôn. Con gái 20 tuổi chưa thành hôn cũng làm lễ này.
(2) Vệ phu nhân: (272 – 349), người An Ấp Hà Đông (tây nam Lâm Bồn, Sơn Tây ngày nay) thời Đông Tấn, vợ của Thích sử Giang Châu.
(3) Lan Đình tập tự: Lưu truyền trong dân gian, cuối cùng được Đường Thái Tông lưu giữ, sau được tùy tang khi vua mất.

Thợ Điện
11-09-2014, 09:13 AM
Lâu lắm mới gặp tranbinh vào chơi quán .Bạn khoẻ không ?

Thợ Điện
12-09-2014, 07:10 AM
Ông Tý có số ông D không gọi cho ông ấy hỏi thăm .sao tôi có cảm giác bất an .Thường thì ông ấy hay dậy sớm công phu rồi vào đây chơi

Thợ Điện
12-09-2014, 07:15 AM
Truyện tình yêu của Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân nảy sinh ở thời Hán Vũ Đế. Lúc đó, tự do yêu đương là một việc kinh thiên động địa, cho nên câu chuyện của họ vô cùng hấp dẫn mọi người.

Trác Văn Quân là con gái út gia đình giàu có Trác Vương Tôn thời Hán Vũ Đế, nhà ở Lâm Cùng (Lâm Lai, Tứ Xuyên ngày nay). Nhà Trác Vương Tôn rất giàu có, nô bộc có tới hơn tám trăm người. Sinh trưởng trong một gia đình như thế, Trác Văn Quân từ nhỏ đã được học đủ mọi thứ, sau khi lớn lên, vừa thông minh, vừa xinh đẹp, mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông, đặc biệt là đàn cổ, cô rất được Trác Vương Tôn yêu quý. Đáng tiếc là Trác Văn Quân mới lấy chồng chưa lâu, chồng đã chết. Mới 17 tuổi, nàng đã trở thành góa phụ. Trác Văn Quân từ nhà chồng trở về nhà cha mẹ. Trong thời đại đó, góa phụ không thể tái giá. Nhưng Văn Quân tuổi trẻ, xinh đẹp, trong lòng còn tràn đầy khát vọng với tình yêu, không muốn sống mãi cuộc sống cô đơn.

Trong lúc buồn chán, nàng gảy đàn, xem một số tác phẩm của các văn nhân. Lúc đó, có một người là Tư Mã Tương Như rất nổi tiếng, phú của ông viết, các Hoàng đế đều thích. Đọc một số tác phẩm của Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân trong lòng ngầm mến mộ ông nhưng không có cơ hội gặp gỡ.

Đúng lúc đó, Tư Mã Tương Như đến Lâm Cùng. Quan hệ giữa ông và huyện lệnh Vương Cát rất thân mật. Nhân Trác Vương Tôn và một gia đình giàu có khác là Trình Quách muốn làm đẹp mặt huyện lệnh, chuẩn bị một bữa tiệc khoản đãi Tư Mã Tương Như. Hai người bàn bạc và quyết định mở tiệc ở nhà Trác Vương Tôn.
Hôm đó, khách khứa đều có mặt đông đủ, Vương Cát cũng đến từ sớm, nhưng không thấy Tư Mã Tương Như đâu nên Vương Cát phải đi tìm.

Vốn Tư Mã Tương Như ban đầu từ chối, sau thì đến muộn. Sức hấp dẫn của Tư Mã Tương Như qua tiếng tăm của ông khiến ai nấy đều như nghiêng ngả. Mọi người đang vui trong tiệc rượu, Vương Cát đứng lên nói:
- Tư Mã Tương Như gảy đàn rất hay, muốn ông đàn vài khúc góp vui.
Sau một hồi từ chối, Tư Mã Tương Như mới tới ngồi trước cây đàn, dạo vài khúc. Tiếng đàn du dương của ông đã làm động lòng Trác Văn Quân đang đứng sau tấm bình phong. Vốn nàng đã nghe nói Tư Mã Tương Như sẽ đến đã đứng đợi từ trước. Nghe tiếng đàn của Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân dường như vô cùng cảm thông và cảm thấy “dường như chàng cũng thích ta”. Ký thực Trác Văn Quân cũng đã biết, sau khi tới Lâm Cùng, Tư Mã Tương Như đã sớm nghe nói về quả phụ Trác Văn Quân xinh đẹp và thông tuệ, trong lòng đã nảy sinh lòng yêu mến. Ông và Vương Cát tham gia bữa tiệc rượu này cũng chính là để thăm dò thái độ của Trác Văn Quân.

Đến lúc này, thông qua tiếng đàn, hai người dường như đã hiểu rõ lòng nhau. Dời khỏi bữa tiệc, Tư Mã Tương Như còn gửi lại tiền cho người hầu của Trác Văn Quân. Biết điều đó, Trác Văn Quân vô cùng sung sướng nhưng nàng cũng hiểu cha mẹ nàng không bao giờ chấp nhận tình cảm này.

Nhưng không dễ gặp được tri âm, nàng sao có thể bỏ lỡ cơ hội. Nàng đã có một hành động vượt lẽ thường tình vào thời đại ấy. Nửa đêm, nàng tới nơi ở của Tư Mã Tương Như, hai người cùng nhau đến Thành Đô.
Trác Vương Tôn vừa giận vừa buồn, nhất là sau khi biết gia đình Tư Mã Tương Như rất nghèo. Thoát khỏi cuộc sống giàu sang đi theo tiếng gọi của tình yêu, nhưng Trác Văn Quân không chịu mổi cuộc sống nghèo khó. Nàng nói với chồng:
- Chúng ta về Lam Cùng đi, cho dù cha không cho chúng ta tiền, cũng có thể nhờ vào anh em qua ngày, sống như thế này khổ quá!

Hai người lại trở về Lâm Cùng, họ bán hết xe ngựa, mở một quán rượu nhỏ. Mỗi khi Trác Văn Quân ra ngoài mua rượu, Tư Mã Tương Như đều phải khoác tạp dề rửa bát, quét nhà trước mặt mọi người. Việc ấy khiến Trác Vương Tôn xấu hổ với những người xung quanh, không dám ra khỏi nhà.
Có người khuyên Trác Vương Tôn:
-Tư Mã Tương Như tuy không có tiền, nhưng anh ta có tài học, có nhân phẩm, nhất định sẽ có ngày làm nên.

Trác Vương Tôn vừa thương con gái, cũng không biết làm thế nào bèn chia cho họ hơn trăm người nô bộc, một trăm vạn quan tiền gọi là hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Có tiền bạc, Trác Văn Quân cùng Tư Mã Tương Như trở lại Thành Đô với cuộc sống giàu sang.
Rồi cuối cùng, Tư Mã Tương Như cũng làm quan, rất được sự yêu mến và tín nhiệm của nhà vua, không phụ niềm tin và tình yêu của Trác Văn Quân. Đến khi đó, Trác Vương Tôn nói với mọi người:
- Trác Văn Quân lấy Tư Mã Tương Như thế là quá muộn. Lẽ ra hai người phải đến với nhau sớm hơn.

Người ta nói, khi Tư Mã Tương Như cực kỳ giàu sang, muốn cưới nàng Mậu Lăng (3) làm thiếp. Trác Văn Quân biết, viết bài thơ “Bạch đầu ngâm” gửi cho chồng, ngoài việc biểu lộ tình yêu của mình, cũng kiên quyết thể hiện thái độ: nếu Tư Mã Tương Như muốn cưới thiếp, hai người sẽ chia tay.

Xem bài thơ, Tư Mã Tương Như rất cảm động, bỏ ý định ấy, hai người sống với nhau cho tới cuối đời.
Trác Văn Quân đi theo tiếng gọi của tình yêu và quyết tâm bảo vệ tình yêu ấy khiến người đời vô cùng cảm động.

Chú thích:
Cầm, kỳ, thi, họa là bốn kỹ năng cơ bản của văn nhân thời cổ, thông qua các kỹ năng này mà thể hiện là con người có giáo dục.
Phú: hình thức tản văn lưu hành từ đời Hán. Tư Mã Tương Như giỏi viết phú,lưu truyền đến nay còn có “Tử hư phú”, “Thượng lâm phú”.
Mậu Lăng; Lăng là tên huyện, một trong Ngũ Lăng thời Tây Hán.

Of9K-wxcPBM

tranbinh
12-09-2014, 09:01 AM
Lâu lắm mới gặp tranbinh vào chơi quán .Bạn khoẻ không ?

Cám ơn Bác !! Em vưỡn khỏe , Bác thế nào ?!

tranbinh
12-09-2014, 09:01 AM
Em mới tìm được bài hát này tặng Bác:

Cha đời cái áo rách này,
Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi
(Ca dao Việt Nam)

May mà áo rách tả tơi.
Chớ không dễ đã thảnh thơi được nào?
(Đan Trường đáp lại)


Moderato

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Chú bác anh em quen trong làng
Đều làm ngơ
Ngó mình qua
Cái áo the thâm từ ngày tàng
Có sức thiêng vui cho họ hàng
Lờ mình đi
Thân-thích ly
Hôm nay không ma nào
Rước tớ đi chơi
Nghe trong đôi câu chào
Thiếu tiếng ông tôi

Điệp khúc 1:

Hồi xưa áo the thâm còn lành
Dân làng quen đều ham đón mình
Người thân thích đâu ra nhiều thế
Không đấu đong anh em bà con!
Cái áo ơi !

Điệp khúc 2:

Hồi xưa áo the thâm còn cừ
Lo phiền luôn vì đâu cũng mời
Tìm phương tránh nhưng không đường thoát
Không phút giây yên thân trời ơi!

Cái áo the thâm từ ngày tàng
Chú bác anh em quen trong làng
Đều làm ngơ
Ngó mình qua
Cái áo the thâm từ ngày tàng
Có sức thiêng vui cho họ hàng
Lờ mình đi
Thân-thích ly
Ôi thú ghê !
Yên thân thăm nương đồi
Bước thấp bước cao
Lưu-linh tu dăm mồi
Chuếnh-choáng không sao
Cái áo the thâm từ ngày tàng
Thú thú ghê anh em họ hàng, để mình yên
Thú thần tiên
Vào rừng sâu hát vài câu
Cầm bình tu
Tu bình câm
Sày gì cân
Cần gì say

Thợ Điện
12-09-2014, 09:22 AM
Cám ơn tiểu muội hỏi thăm .Tôi vẫn thế ,vẫn già và tham ăn .Kì này ghé HN tiểu muội phải chiêu đãi ta của ngon vật lạ đấy

tranbinh
12-09-2014, 09:51 AM
Rất vui nếu Huynh đến , nhưng theo Muội thì lạ chưa chắc đã ngon và ngon thì ko lạ ..Hiii

Aty
12-09-2014, 11:15 AM
Ông Tý có số ông D không gọi cho ông ấy hỏi thăm .sao tôi có cảm giác bất an .Thường thì ông ấy hay dậy sớm công phu rồi vào đây chơi

Dạ em cũng thấy thời gian này ông D như thế nào ấy. Em đã gọi ( 11:04 VN 12.09.14 ) nhưng chỉ nghe tiếng tít tít như là máy bận. Hôm nay em sẽ gọi vài cuộc nữa bác.

Aty
12-09-2014, 11:33 AM
May quá, em đã liên lạc với ông D rồi bác ( 11:25 VN ). Bác yên tâm :) chưa ? Ông D có mấy cái dự án nên bận rộn chạy lui chạy tới đó bác ( theo lời ổng là có lẻ vài tháng ).

Chữ PHƯỚC trên khuôn mặt của 1 người không biết có ai thấy không nhỉ ? Câu hỏi dành cho ông Wind ông Phi đây. Tôi thấy đó, khà khà.

Aty
12-09-2014, 12:35 PM
He he, ông tom cũng trồng cây nữa ha? Nói thiệt là, trồng cây phải bỏ nhiều tâm tư lắm đó. Ông có theo nỗi không? Nhưng ông sẽ thích thú khi thấy cây nó trưởng thành. Nhớ là đừng như cô Huyền mỗi ngày kêu cây lớn mau để ông hái thì.. :) .

Aty
12-09-2014, 01:21 PM
Cấy lúa mò cua từ bé là ham vui hay cải thiện khác với bây giờ. Lớn rồi, trai gái cờ quạt chén tạc chén thù công ăn việc làm, trách nhiệm gia đình, bạn bè bù khú... nhiều cái quấn chân tay đấy ông tom. Nhưng tôi xin chúc ông tìm được cái thú vui về các loại cây ăn cây chơi nhé :) .

Thợ Điện
13-09-2014, 01:51 AM
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/thutt/2014_09_12/muon%20kieu%20canh%20bao%20la%20cua%20nguoi%20my/kieu_canh_bao_cua_nguoi_my1_iwln.jpg

Cấm vào
Vi phạm sẽ bị bắn
Bắn xong nếu còn sống sẽ bị bắn tiếp cho đến chết Chúa ban phước lành Texas

http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/thutt/2014_09_12/muon%20kieu%20canh%20bao%20la%20cua%20nguoi%20my/kieu_canh_bao_cua_nguoi_my14_trxe.jpg


Đây sẽ không buồn gọi cảnh sát

Aty
13-09-2014, 01:50 PM
Chà, dạ dày không ổn thì phải bỏ hẳn rượu chè ông tom nhỉ. Đồ chua và cay cũng nên kiêng khem nhiều vào. Tuy mất đi những cái sung sướng lúc phải kiêng khem, nhưng bù lại sức khỏe tốt thì cũng nên lắm. Chúc ông sức khoẻ và bình an.

ChienKhuD
14-09-2014, 10:52 AM
Cảm ơn mấy bác đã thăm hỏi. Dạo này tôi bận vắng quán có vài hôm lỡ mất nhiều chuyện hay. Tuần sau tôi sẽ mang ba lô vào Sài Gòn làm on-site cho công ty của Bỉ 3 tháng. Không thích bị trói buộc nên tôi không ký hợp đồng dài hạn với tụi nó. Phòng trọ xưa và cây đàn guitar vẫn luôn còn đó để buồn chân anh ghé chơi.... Lần tới ông Thợ về không biết có ghé SG hôm nào không hay ra thẳng HN? Nếu có ghé SG thì chắc sẽ được đi chơi với ông hì hì.

Thợ Điện
14-09-2014, 11:33 AM
Tôi có phone cho thầy Dũng hỏi thăm ông ,thầy nói ông vẫn đi học đều nên cũng yên tâm .Dù ra HN thì cũng phải về Sài Gòn chứ nhà mình ở đó mà .Ông có công việc mới là vui rồi ,Tặng ông bài này ,mỗi khuya khi tôi ngồi đọc sách ở Border Book hay được nghe bài này bây giờ tiệm sách giấy đã đóng cửa .khi đi ngang góc đường đó thấy buồn buồn

qGfVOdTiUEc

Aty
14-09-2014, 02:28 PM
Ông D có cơ hội đi tham quan công ty Mẹ ở Bỉ thì hay nhỉ.

Thợ Điện
14-09-2014, 08:24 PM
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/46/0/954/711/344/257/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/TB-wallpaper09.jpg

Tặng ông 6789

"Unbreak My Heart" tạm dịch là Đừng Làm Tim Vỡ là một tình khúc của diva người Mỹ Toni Braxton, trích từ tập nhạc thứ hai của cô, mang tựa đề Secrets (Những điều bí mật), được phát hành vào mùa hè 1996. Bài hát ban đầu không được viết cho Toni Braxton và suýt nữa, cô đã không ghi âm bài này do không thích cả giai điệu lẫn nhịp điệu của ca khúc.
Nhạc phẩm "Unbreak My Heart" do Diane Warren sáng tác và do David Foster sản xuất theo đơn đặt hàng, không phải cho Toni Braxton mà là cho diva nhạc nhẹ Celine Dion. Vào thời bấy giờ, Celine đang ghi âm album tiếng Anh thứ tư là Falling Into You (phát hành vào tháng Ba năm 1996). Nhóm sáng tác của Diane Warren và David Foster mới gửi cho Celine Dion nhiều tình khúc.

Sau khi nghe thử, Celine chỉ giữ lại có một ca khúc duy nhất là nhạc phẩm "Because You Loved Me". Các bài còn lại đều bị gạt bỏ, trong đó có "Unbreak My Heart". Giới chuyên nghiệp thường nói đùa rằng Celine Dion có cái tài biến ca khúc thành đĩa vàng (thuật ngữ chuyên ngành gọi là Midas Touch). Một khi ca khúc bị từ chối, hy vọng hốt thêm bạc triệu đối với nhóm sáng tác Warren-Foster coi như là đã tiêu tan.


DJNzmNB48no

Tuy hơi thất vọng sau khi ca khúc bị từ chối, nhưng tác giả Diane Warren vẫn không phật lòng nản chí. Bà gửi ca khúc "Unbreak My Heart" cho ông Clive Davis. Giám đốc hãng đĩa Arista thời bấy giờ cũng là người đã làm nên tên tuổi của các diva như Whitney Houston và Dionne Warwick.

Khi ông Clive Davis nghe bài này ông nghĩ rằng bài hát có thể được sử dụng cho album thứ nhì của Toni Braxton. Tuy chỉ mới xuất hiện trên vòm trời âm nhạc, nhưng ngôi sao sáng của làng nhạc R&B lại gặt hái được ba giải Grammy ngay từ cuộn album đầu tay.

Nhưng theo lời kể của tác giả Diane Warren, thì Toni Braxton không thích bài "Unbreak My Heart" và không chịu ghi âm, nhất là ca khúc được dự tính phát hành làm đĩa đơn quảng bá cho album. Giám đốc hãng đĩa Clive Davis mới trỗ tài thuyết phục cô ca sĩ trẻ. Nhọc nhằn lắm ông mới làm cho cô xiêu lòng bằng cách hứa nâng thêm các khoản thù lao từ việc bán đĩa.

Sau khi ghi âm bài hát, ca sĩ Toni Braxton mới giải thích vì sao cô không thích nhạc phẩm "Unbreak My Heart", một nhạc phẩm mà theo cô có giai điệu quá trầm, nhịp điệu quá chậm. Bài này có 55 nhịp đập mỗi phút tức là còn chậm hơn cả điệu bolero, từ 60 nhịp trở lên.

Về ý tứ ca từ, Toni Braxton cho biết không thích bài hát chỉ vì có cảm tưởng giới sản xuất bắt buộc cô ghi âm thêm những ca khúc nỉ non ai oán, đẫm lệ thở than. Trên cùng một tập nhạc, cô từng ghi âm tình khúc ướt át "How Could an Angel Break My Heart". Toni Braxton muốn xây dựng cho mình hình ảnh của một diva R&B, với phong cách tươi sáng trẻ trung, chứ không muốn hát nhạc tình dành cho “những người có tuổi” (Adult Contemporary Music).

Dưới góc nhìn của ông giám đốc hãng đĩa Clive Davis, thì mọi chuyện hoàn toàn khác hẳn. Thật ra thì Toni Braxton có thái độ làm nũng của các diva. Do được nuông chiều, nên đâm ra có cái thói đòi hỏi hơi nhiều. Điều mà trong thâm tâm, Toni Braxton không hề nói ra, chính là ca khúc "Unbreak My Heart" ban đầu lẽ ra phải được viết cho cô.

p2Rch6WvPJE

Trên danh sách A-List, Toni Braxton chỉ là người đứng hạng thứ nhì, do vậy mà cô mới quay lại bắt bẽ bắt bí ông giám đốc. Nhưng ông Clive Davis là một người có bản lãnh, chuyện diva làm nũng làm dáng, ông đã biết quá thừa. Kinh nghiệm thâm niên trong ngành sản xuất giúp ông có một tầm nhìn cao hơn và xa hơn. Tốt nhất là dĩ hoà vi quý, dỗ ngọt làm lành, nhường nhịn khi có phân tranh.

Mọi chuyện sau đó đã diễn ra ngoài sự dự đoán, còn cao hơn cả tất cả những gì mà mọi người trong nhóm sản xuất đang mong chờ. Tình khúc "Unbreak My Heart" do chi nhánh LaFace Records của hai nhà sản xuất L.A Reid và Babyface phát hành. Bài hát thành công trên toàn thế giới, chiếm ngôi vị quán quân trên thị trường Hoa Kỳ trong vòng mười một tuần lễ. Bài hát này cũng đứng đầu tại nhiều quốc gia châu Âu kể cả tại Áo, Bỉ, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Một khi được chuyển ngữ sang tiếng Tây Ban Nha, phiên bản "Regresa a Mi" lại thành công một lần nữa trên thị trường Nam Mỹ, với hàng loạt bản ghi âm phối theo nhiều thể điệu như bolero, merengue, salsa hay bachata. Giai điệu chơi với đàn ghi ta thùng biến ca khúc tiếng Tây Ban Nha thành một bài ca bất hủ của tủ nhạc La Tinh. Sau này, đến phiên các giọng ca tenor của làng nhạc bán cổ điển giúp cho bài hát chinh phục thêm nhiều đối tượng và nhờ vậy mà trở nên kinh điển.

Nhờ vào ca khúc "Unbreak My Heart" ghi âm trong cả hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, mà Toni Braxton lập kỷ lục số bán với album thứ nhì : 20 triệu album trên toàn thế giới, so với 12 triệu bản cho album đầu tay. Bài "Unbreak My Heart" cũng giúp cho cô đoạt giải Grammy dành cho giọng ca pop xuất sắc nhất trong năm (1997). Một thành tích mà Toni Braxton sẽ không bao giờ lặp lại.

Cái tính hay làm nũng, được voi vòi tiên cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô. Bất đồng giữa diva nhạc pop với nhóm sản xuất Babyface dẫn đến kiện tụng lôi thôi. Mãi đến bốn năm sau, tranh chấp hợp đồng mới được dàn xếp ổn thỏa, nhưng do chi phí trả tiền luật sư quá cao, cho nên Toni Braxton coi như là sạt nghiệp, buộc phải gầy dựng lại mọi chuyện từ đầu. Mãi đến năm 2013, Toni Braxton mới hợp tác trở lại với nhà sản xuất BabyFace.



Trước tính khí thất thường của cô ca sĩ, giới sản xuất bắt đầu tỏ thái độ lạnh nhạt thờ ơ. Điều đó có thể giải thích vì sao sự nghiệp của cô diva da màu lại bị lu mờ chưa đầy một thập niên (7 năm) sau ngày đăng quang rực rỡ. Bản nhạc "Unbreak My Heart" mà ban đầu Toni Braxton chê là quá dỡ rốt cuộc lại trở nên tình khúc gắn liền với tên tuổi của cô, giọng ca của những nhịp tim tan vỡ.

Aty
14-09-2014, 11:09 PM
Cứ tưởng đến hẹn lại lên. Nhưng hẹn cuối tuần thì không lên được. Lý do có lẻ ở chổ, bà nhà xin về thăm ngoại. Rồi thì ảnh lại cho phép ẻm và xung phong làm tài xế. Qua đến nhà ngoại, ông ngoại lâu nay mong anh rể về để hàn huyên. Gặp rồi thì nhiều chuyện mang ra bàn luận suốt. Còn thời gian đâu mà lên. :)

Phạt ông Wind 1 tấm hình có mấy trái ớt, đã đổi màu vàng hay đỏ chưa vậy ông ?

roamingwind
14-09-2014, 11:35 PM
Tại sao tôi không có một cô bồ như ông Tý lúc còn xuân hé, vừa nhõng nhẻo lên xuống vừa đua đồi cho tôi chán quá phải bỏ đi tu sớm. Chứ bây giờ lỡ làng rồi tu hú gì nữa.

Ớt của ông lớn hơn rồi nhưng chưa trở màu đỏ, khi nào qua màu đỏ tôi sẽ chụp thêm.

Hôm nay ông xem đở hình hoa thanh long mới chụp hôm qua. Năm ngoái tôi mất mùa thanh long, hoa ra nhiều lắm nhưng không đậu trái. Năm nay xem ra mấy con ông làm việc lại hiện giờ thấy được chừng năm sáu trái.

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20140913_085809_zps7ea580fb.jpg

Thợ Điện
15-09-2014, 12:27 AM
Tôi cũng ở trong đại học xá Minh Mạng chú Tom .Nói là ở trong đó để học chứ thật ra để đàn đúm ,thằng nào cũng có nhà cửa nhưng vào đại học xá cho tăng phần lãng mạn .Khi đó trai gái ở riêng .Gái thì ở tuốt đại học xá Trần quí Cáp .Ăn uống cũng rẻ nên chẳng phải nấu nướng gì ,nếu không có tiền thì ăn cơm từ thiện chẳng tốn xu nào hoặc vào chùa Xá Lợi ăn ,cơm chay ngon lắm lại hay có bánh trái no nê .Sinh viên đứa nào cũng đầy đủ vì đi dậy kèm .Tôi thì đi chở su su cho bà cô ở Đà Lạt về Sài gòn bỏ mối .tiền công bà trả tôi khá hậu hĩnh một tuần chở một lần mà luơng bằng thiếu uý mới ra trường .Tuy thế, bao gái thì bao nhiêu cho xuể ,tôi thường phải ăn cắp thêm hoặc ăn bớt tiền bạn hàng gửi trả bà bảo là cho gối đầu .Lâu lâu bà bảo tôi đi đòi tôi lại gạt đi trách bà không biết thương người nghèo he he

Thuở sinh viên lúc nào tôi cũng túng thiếu .Tiền có nhiều nhưng ham ăn chơi sĩ diện nên cứ phải xoay xoả đầu này đầu kia .Mẹ tôi thấy con mình vất vả thường chép miệng than -Tôi có để ông túng thiếu gì đâu mà ông cứ lăn như bống

trung_cadan
15-09-2014, 12:49 AM
Hôm nọ đi xem đá bóng với con trai nhiều xúc cảm quá , chia sẻ trong quán cafe với các huynh đệ :) :

NÓI VỚI CON MỘT CHÚT VỀ TÌNH YÊU :

Con ạ , tình yêu với mọi người thế nào ba không biết , tình yêu của ba chính là con , là mẹ con , là ông bà , các bác , anh chị Tý Bờm Bim Bít , là bạn bè huynh đệ , là Thanglongkydao , là bóng đá ... , hôm nay là lần đầu tiên ba đưa con đi ra sân vận động để xem những cầu thủ U19 khoác lên vai lá cờ của tổ quốc , ngày hôm nay chính họ là những người đã nỗ lực tột cùng bày tỏ tình yêu đối với tổ quốc , đem lại niềm vui vô bờ đến với hơn 40.000 khán giả cuồng nhiệt trên sân , và hàng chục triệu khán giả qua màn ảnh nhỏ ...

Cũng bởi vì yêu bóng đá , yêu đội tuyển , cách đây hàng chục năm ba đã phải đi làm phe vé ở sân Hàng Đẫy và sân Cột Cờ , với mục tiêu hàng đầu là kiếm đủ tiền để vào sân chứng kiến tận mắt những thần tượng bằng xương thịt , ba đã khóc vì vui sướng khi chúng ta đánh bại đối thủ Thái Lan 3 trắng với cú mu chính diện của bác Trương Việt Hoàng trong vòng vây của rất nhiều cầu thủ áo xanh , và ba cũng đã khóc trong đớn đau tột cùng khi cái vai của trung vệ Singapor cao kều Sasi Kuma đẩy quả bóng oan nghiệt vào lưới đội tuyển Việt Nam trong giải đấu lớn đầu tiên được tổ chức tại tổ quốc mình .

Thời đó ba đã gian khó biết bao khi dùng những đồng tiền ít ỏi mình có để xếp hàng từ 3h đêm mua vé vào sân , gian khó biết bao khi phải đối mặt với những đồng nghiệp cực kỳ chợ búa và hung hãn nhằm kiếm lấy một chỗ đứng vững vàng trong chợ phe hàng Đẫy , và thật buồn khi sau này ba biết được rằng , vì những đồng tiền nhơ bẩn , đội tuyển mà ba yêu đã bán đứng tổ quốc trong trận chung kết mà cả đất nước tin rằng cup Vàng sẽ ở lại ...

Ba chết lặng trên sân khi U23 Việt Nam với những Văn Quyến , Quốc Vượng thất bại bởi chính Thái Lan bằng bàn thắng vàng của họ trong hiệp phụ Sea Games 23 . Đã thầm buồn tủi với những cú sẩy chân liên tục của đội tuyển mình , và cũng đã nằm lăn ra khán đài gào thét vì sung sướng khi chúng ta giành ngôi vô địch bằng cú đánh đầu ngược không thể cản phá của chú Lê Công Vinh trong năm 2008 .

Ba cũng nhớ rằng khi mướt mải chạy dọc phố Hàng Đẫy để kiếm khách , khi tô màu cờ lên hàng trăm chiếc quạt nan để kinh doanh vào những ngày xa xưa , ba tự tưởng tượng với mình rằng , sau này chắc chắn ba sẽ cùng con trai ba đến SVD , để ba con mình cùng đặt tay lên ngực áo , hào khí ngút ngàn với biển người cùng hát ĐOÀN QUÂN VIỆT NAM ĐI - CHUNG LÒNG CỨU QUỐC - BƯỚC CHÂN DỒN VANG TRÊN ĐƯỜNG GẬP GHỀNH XA ... như ngày hôm nay chúng ta đã cùng làm được .

Trên tất cả , ba tin rằng , hôm nay con đã có được một tình yêu mới với bóng đá , với đội tuyển , con thật đáng yêu khi vung tay làm SÓNG, khi con hát QUỐC CA , hát NHƯ CÓ BÁC HỒ TRONG NGÀY VUI ĐẠI THẮNG , và khi ba con ta ôm chặt nhau nhảy múa mỗi lần đội tuyển của chúng ta ghi bàn thắng ngoạn mục ...

Ba hạnh phúc , bởi ba luôn có niềm tin vào về những gì ba yêu , hạnh phúc , vì ba có con , và ba cho rằng khi con khôn lớn , chắc chắn bên cạnh những thuận lợi con sẽ phải gặp nhiều khó khăn khi kiếm tìm tình yêu cho riêng mình , tuy ba có thể luôn bên cạnh con trong rất rất nhiều việc con cần , nhưng việc tìm kiếm một cô gái dễ thương chẳng hạn , thì ba e rằng khó có thể giúp con được , con trai của ba ạ .

KHI ĐÓ , CON LUÔN CẦN MỘT NIỀM TIN MÃNH LIỆT VÀ CẢ NHỮNG NỔ LỰC KHÔNG MỆT MỎI NHƯ BA NGÀY NÀO , CON NHỚ KỸ NHÉ ...

YÊU CON !!!

PhiHuong
15-09-2014, 02:33 AM
Cả đêm thao thức, gần sáng vừa chợp mắt được một lúc mới sáu rưỡi ông bạn đã gọi điện rủ đi Bắc Ninh chơi. Tính ngủ tiếp nhưng cái từ ‘chơi’ cuốn hút đành phải dậy ra quán cà phê nơi ông bạn đang chờ, đi xa bằng ô tô nhẹ nhàng êm ái thế mà còn định thay xe máy mới, thật là lạc hậu !, nhưng không có nhu cầu đi lại nhiều mà mua ô tô … để làm cảnh cũng phiền !.
Bắc Ninh bây giờ đẹp hơn xưa với nhiều đường phố mới thoáng rộng, vỉa hè cây xanh rợp bóng, lượn xe vài vòng ngắm thành phố rồi chúng tôi rẽ vào hội cờ và thăm hỏi những người quen cũ, giải cờ này cũng có một số cao thủ các tỉnh tham gia. Bình vài ván cờ rồi tôi đi dạo ra chợ xem có gì hay chụp vài pô ảnh để đem về đây đọ dáng cùng ông Tý, nhưng “anh bán hàng rong” hiếm quá !. Lần trước cô Huyền úp ảnh cho tôi chụp bằng LG lte2 mầu sắc không tươi tắn, hôm nay tôi thử úp ảnh chụp bằng Lumia 820 theo hướng dẫn của ông Wind xem thế nào.

Ông bạn vừa cầm đt giơ lên chụp thì Lão kỳ thủ Bắc Ninh ném “bụp” cái mũ phớt xuống cạnh gốc cây … hehe ... Cụ ông rất ham chơi và vui tính, giao du tình cảm mộc mạc chân thành nơi thôn dã thật quý !.
http://i936.photobucket.com/albums/ad201/PhiHuong/WP_20140911_16_04_36_Smart_zps7c1535f6.jpg

Thợ Điện
15-09-2014, 03:05 AM
Ông Phi rõ tay phong nhã công tử Hà Thành .Như ông cũng sướng ,thân mang tuyệt kỹ đi đâu bạn cờ cũng trọng vọng

Nghề chơi trọng nhau ở tài nghệ ngoài ra tất cả đều chẳng có ý nghĩa bao nhiêu

PhiHuong
15-09-2014, 06:46 AM
Tôi giản dị và lạc hậu lắm ông ơi, gia phong cũng thanh bạch theo thói thường chứ chẳng có công chức hay quan cách gì.

Thợ Điện
15-09-2014, 07:25 AM
chẳng có công chức hay quan cách gì.


Quan cách ở khí độ ,ở cái suy tư huân tập tri thức, ở chiều sâu trí tuệ ,gia cảnh sao làm được cái ấy .Gia cảnh chỉ tạo được đồ giả thôi ông ạ .Cái trong toả ra gọi phong độ cái ngoài đắp vào kêu bằng hàng mã .Lí ấy ông biết thừa lại còn định thử thách hay kiểm tra tôi đấy

roamingwind
15-09-2014, 09:51 AM
bác Phi Hưởng thuộc thế hệ người Hà Nội gốc, gần như sống rất thanh bạch nhưng kiêu kỳ

Phóng viên Ròm: bác Phi nghĩ gì về nhận xét trên :) ?

Aty
15-09-2014, 12:44 PM
Tại sao tôi không có một cô bồ như ông Tý lúc còn xuân hé, vừa nhõng nhẻo lên xuống vừa đua đồi cho tôi chán quá phải bỏ đi tu sớm. Chứ bây giờ lỡ làng rồi tu hú gì nữa. ...


Đó nè, ông thấy chưa. Chưyện " cô bồ nhỏng nhẻo lên xuống.. " theo lẻ ông phải hỏi bác Lâm. Chứ ông dòm tôi cũng không thấy gì đâu.

Chuyện trái Thanh Long tôi nhớ hồi trước có ai :) đăng bài nói về cách làm cho đậu trái mà. Bông của nó đẹp quá.

Tôi cũng có 2 trái Lê giới thiệu với mọi người chứ đâu có chịu thua phải không ông :) . Cả cây chỉ có 2 trái thôi, mỗi ngày đi ngắm ít cũng 1 lần. Ha ha, và luôn thì thầm với... lũ ..chim là " làm ơn đừng có đụng vào 2 trái này, nếu không sẽ phải ca bài cánh chim bay về cuối trời ngay ".


http://i1167.photobucket.com/albums/q636/aty_photo1/IMG_1902.jpg

cuonghanh
15-09-2014, 12:55 PM
https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10414477_704427746314036_92412149950908518_n.jpg?oh=136b51b479f9117d517c4e7fa38de0cc&oe=548A7856

Hoa Thanh Long đây bác. Trên em thấy trồng Thanh Long khá đơn giản, cứ tự lên rồi tự ra trái thôi, chẳng chăm sóc gì ráo :)

Hay do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nhỉ?

Aty
15-09-2014, 01:01 PM
Bình vài ván cờ rồi tôi đi dạo ra chợ xem có gì hay chụp vài pô ảnh để đem về đây đọ dáng cùng ông Tý, nhưng “anh bán hàng rong” hiếm quá !.

Hì, thế mà hôm trước có ai đó đòi cho được hình " anh bán hàng rong " bác Phi nhỉ :) .

Aty
15-09-2014, 02:30 PM
Hoa Thanh Long đây bác. Trên em thấy trồng Thanh Long khá đơn giản, cứ tự lên rồi tự ra trái thôi, chẳng chăm sóc gì ráo :)

Hay do hợp thổ nhưỡng, khí hậu nhỉ?

Vậy mà tôi cứ nghĩ là Thanh Long cần nhiều ánh sáng mới cho ra trái. Như coi phóng sự nói về Thanh Long, thì nhà vườn phải mở đèn cả đêm.

cuonghanh
15-09-2014, 03:05 PM
Vậy mà tôi cứ nghĩ là Thanh Long cần nhiều ánh sáng mới cho ra trái. Như coi phóng sự nói về Thanh Long, thì nhà vườn phải mở đèn cả đêm.

Em không rõ lắm nhưng nhà em cũng có 1 bụi Thanh Long. Đóng mỗi cái cọc cho nó tựa vào, chẳng chăm bẵm gì nhưng nó vẫn ra trái bình thường bác ạ. Có thể chăm đúng kỹ thuật thì sẽ ra nhiều hơn, to hơn, ngon hơn chăng?

PhiHuong
15-09-2014, 06:53 PM
Nghề chơi trọng nhau ở tài nghệ ngoài ra tất cả đều chẳng có ý nghĩa bao nhiêu
Chí lý ! nếu không phải là người tài hoa cộng với từng trải thì không hiểu được lẽ này.


đi xe bíp gặp mấy bà già khi đang ở ngã tư sở chẳng hạn hỏi đi đâu bào đi về Hà Nội hóa ra các bà ây nói khu phố cổ mới là Hà Nội - mấy thằng phụ xe trẻ quá không biết.
Các cụ ngày xưa khi có việc phải ra Hà Nội thường gọi là “lên tỉnh”, ông tom nhỉ ? Có lẽ Hà Nội chỉ loanh quanh với những tên phố bởi hình ảnh đặc trưng của tầu điện, xích lô và sự đỏng đảnh tân thời.


Phóng viên Ròm: bác Phi nghĩ gì về nhận xét trên ?
Có mỗi nhận xét của bác Wind khi bảo rằng tôi giống thủ lĩnh thế kỷ thứ 19 là câu nói hay nhất !


Vậy mà tôi cứ nghĩ là Thanh Long cần nhiều ánh sáng mới cho ra trái. Như coi phóng sự nói về Thanh Long, thì nhà vườn phải mở đèn cả đêm.
Cây Quỳnh của ông Tý đã nở ra hoa … Thanh Long chưa ? thanh long thuộc loài xương rồng nên mọc rất khỏe. chỉ cần một đoạn khi đã bám được vào tường nó liền chia nhánh leo lên xanh tốt và ra hoa rât đẹp.


" Tôi cũng có 2 trái Lê " giới thiệu với mọi người … …, mỗi ngày … ngắm ít cũng 1 lần … và luôn thì thầm với... lũ ...chim là " làm ơn đừng … bay về cuối trời … ".
Thế này thì phải chăm bẵm cẩn thận mới được !

Aty
15-09-2014, 07:12 PM
Cây Quỳnh của ông Tý đã nở ra hoa … Thanh Long chưa ? thanh long thuộc loài xương rồng nên mọc rất khỏe. chỉ cần một đoạn khi đã bám được vào tường nó liền chia nhánh leo lên xanh tốt và ra hoa rât đẹp....

Thế này thì phải chăm bẵm cẩn thận mới được !


Xin cám ơn ông Phi đã có lời hỏi thăm. Cây Quỳnh tôi chưa thấy ra lá nữa, chứ nói gì đến hoa. Lâu nay vẫn cứ thấy da nhăn nheo làm sao. Hy vọng có 1 ngày tôi có phim để trình cho ông Phi thưởng lãm :) .

Còn cái vụ gì "phải chăm bẵm cẩn thận", thì may qúa, tuy lê của tôi trồng ở xứ tuyết, cho nên cũng được gọi là lê tuyết. Ông lái xe đạp lạng lách đánh võng gớm nhỉ, he he.

ChienKhuD
15-09-2014, 07:42 PM
Chết cười với cây lê 2 quả của ông Tý và comment của bác Phi. Ông Tý toàn chơi những thứ độc nào là khoan, dùi, vòi nước, tên lửa, nay lại có 1 cây 2 quả ngày nào cũng ngắm vài lần sợ chim tha mất :).

Aty
15-09-2014, 11:23 PM
Chết cười với cây lê 2 quả của ông Tý và comment của bác Phi. Ông Tý toàn chơi những thứ độc nào là khoan, dùi, vòi nước, tên lửa, nay lại có 1 cây 2 quả ngày nào cũng ngắm vài lần sợ chim tha mất :).

Phải nói lên lời khâm phục các cụ " thông dịch viên ".

Có nghe thằng bé lớp 3 đang học về con Gà.
Cô giáo hỏi: Tèo, trứng Gà sau khi được ấp nở ra sẽ là cái gì ?
Tèo gải đầu tính toán 1 hồi : thưa Cô Gà ấp 1,2,3,4.... .Bò đẻ, đẻ, đẻ ...
Cô giáo: Trò nói nhanh đi, sao cứ ấp .. rồi Bò...
Tèo: thưa Cô trứng Gà ấp nở ra... vé máy bay du lịch...cho cả gia đình ạ.
Cô giáo: ???

Không thể tin được mấy người này. Ai nấy canh tôi không á. Tôi chỉ có canh 1 mình bác Lâm của tôi thôi :) . Hôm qua nghe nói ổng uống rượu. Vài cốc thôi nhé bác. Còn dành phần cho thằng em nữa chứ.

PhiHuong
16-09-2014, 12:07 AM
tôi đố các bác tìm được ông nào làm quan to người Hà Nội đấy, ... các triều đại ở Việt Nam mình toàn ở Thanh hoa quế, Nghệ An, Hà Tình, ...
Lấy ví dụ như cụ bà hỏi thăm đường ở Ngã Tư Sở chỉ tâm niệm 36 phố phường mới là Hà Nội thì khác, nhưng vào thời Hậu Lê có nhiều vị quận công, trong đó có hai vị (chức như tể tướng) mà quê quán cách kinh thành khoảng 03 km thì có được gọi là người Hà Nội không ?
Theo sử sách khi nói về các vị ấy thường viết rằng "nhà ở gần kinh thành Thăng Long".

oze
16-09-2014, 01:40 AM
Lão tom này chém kinh người giống lão Alen tap nhỉ:lanh

oze
16-09-2014, 01:41 AM
Cứ chém đi cho lão Thợ Điện thoát luôn nhá:angel

Thợ Điện
16-09-2014, 04:00 AM
Thì bác Phi nói đúng rồi ông Tý oan ức gì nữa .Tuyết Lê của ông thì ông ngắm chứ ai mà chen vào chỗ đó được .Tuy nhiên ông vẫn thiếu thành thật khi nói mỗi ngày chỉ ngắm một lần ,tính ông thế nào tôi biết thừa .mỡ kê miệng mèo mà còn làm ra vẻ không tham lam Chỉ một lần thôi .Vãi ông quá

Ông lại còn khéo lo bò trắng răng ,bảo rằng sợ chim ăn .Khổ ! chim nào vào đây mà ăn được cơ chứ .Lê nào chim nấy sách xưa còn chép rành rành

Thợ Điện
16-09-2014, 04:17 AM
http://onggiaolang.com/wp-content/uploads/2014/09/31-185x112.jpg

Cố Khải Chi (1) là một họa sĩ lớn thời Đông Tấn. Dưới bàn tay ông, chân dung con người, thú vật hay núi sông đều đẹp đẽ lạ lùng, chỉ tiếc là các bức tranh của Cố Khải Chi tới nay đều thất truyền, những bức tranh còn hiện nay đều do người đời sau vẽ lại như “Nữ sử châm đồ”, “Lạc thần phú đồ” và “Liệt nữ nhân tri đồ” (2). Dù thế, chúng cũng đã thể hiện đỉnh cao tài năng kiệt xuất của ông so với đương thời.
Chuyện về Cố Khải Chi nhiều vô cùng, bạn có biết chuyện ông vẽ chân dung người mẹ của mình? Câu chuyện như thế này:
Ngay từ nhỏ, Cố Khải Chi đã gặp chuyện không may mắn, mẹ ông mất sớm, ông lớn lên bằng dòng sữa của người khác. Còn nhỏ, ông đã được gọi bằng tên “Hổ đầu” vì có dáng vẻ như chú hổ con, trông rất đáng yêu. Sớm mất mẹ, tính cách Cố Khải Chi cũng có điều khác thường. Một hôm, chú bé cùng lũ bạn nhỏ chơi đùa, bỗng nghe tiếng một người bạn gọi “mẹ”, rồi sau đó chạy tới ôm lấy người mẹ của mình. Thấy thế, chú bé Cố Khải Chi nhìn theo cảm thấy cái ấm áp của tình mẹ. Chú bé rơm rớm nước mắt, chạy về nhà tìm cha.
Cha Cố Khải Chi là một viên quan ở triều đình nhưng ông xa lánh thế tục, ghét việc triều chính, không màng tới công danh, suốt ngày chỉ quẩn quanh ở nhà đọc sách làm thơ. Người cha thấy đứa con nhỏ vừa khóc vừa chạy về nhà, không rõ chuyện gì, vội hỏi:
- Hổ con! Có chuyện gì vậy?
Cố Khải Chi vừa khóc vừa nói:
- Con muốn mẹ, con muốn mẹ cơ!
Tiếng khóc và lời đứa con nhỏ như xuyên thấu tâm can người cha, sợ Cố Khải Chi quá thương xót mẹ, ông đành phải nói dối:
- Mẹ con… mẹ con … đi về ông bà ngoại mà!
- Bao giờ thì mẹ về ạ? Cố Khải Chi hỏi.
Cha ông đành nói cho qua:
- Chắc … chắc… khoảng tháng nữa thì về.
Người cha chỉ mong sau một tháng, đứa con sẽ quên đi chuyện này. Ai có ngờ, cứ mỗi ngày qua đi, chú bé đều đánh dấu. Sau 30 ngày, chú bé đứng ở cửa, mắt nhìn ra phía xa. Đến buổi trưa, vẫn chưa thấy hình bóng mẹ, chú bé bật tiếng khóc.
Nghe thấy tiếng con khóc, người cha hỏi:
- Hổ con, con đợi ai vậy? Sao lại khóc?
- Hôm nọ cha đã nói với con, một tháng nữa mẹ sẽ về. Hôm nay là một tháng rồi, sao không thấy mẹ đâu?
Lời của chú bé khiến người cha bất ngờ. Ông biết không thể lừa dối mãi đứa con được. Người cha lặng nhìn con mắt đang đầm đìa, nói:
- Khải Chi… cha phải nói chuyện này để con biết, con đừng khóc nữa.
Rồi người cha kể lại chuyện người mẹ đã mất ngay sau khi sinh Khải Chi. Chẳng ngờ, nghe chuyện thương tâm, Khải Chi bỗng ngất đi.
Từ đó, chú bé trở thành người trầm mặc, ít nói, thường ngồi một mình lặng lẽ, nhớ tới người mẹ. Sau đó, từ khi mê hội họa, chú rất thông minh, thấy gì cũng vẽ, vẽ gì cũng rất giống, gợi được cái hồn của cảnh hay người. Khải Chi thích vẽ người nhất, đặc biệt thích vẽ phụ nữ, ngọn bút vẽ phụ nữ của Khải Chi cũng rất tuyệt mỹ, dường như những con người đó phiêu lãng ở cõi tiên.
Suốt ngày đọc sách và vẽ tranh, Cố Khải Chi ngày càng trưởng thành, nhưng nỗi nhớ người mẹ không hề phai nhạt. Ông thường hỏi cha những chuyện liên quan tới mẹ: Trước đây mẹ là người như thế nào? Mẹ cao bằng chừng nào?, …Cha ông rất lạ, không biết Khải Chi nghĩ gì, lặng một chút, ông nói:
- Mẹ con có khuôn mặt trái xoan, cái miệng như bông hoa anh đào, đôi mắt phượng, làn mi cong cong như hàng liễu…Con hỏi thế để làm gì?
- Con chỉ hỏi thế thôi ạ. Khải Chi nói.
Đột nhiên trong lòng Khải Chi một ý định chợt hiện ra, ông dự định vẽ lại hình ảnh người mẹ của mình. Từ nhỏ, ông chưa hề thấy mẹ, lại muốn vẽ lại hình ảnh mẹ, liệu có làm nổi không?
Sau đó, ông suốt ngày bên cạnh cha, hỏi đi hỏi lại về mẹ: “Khuôn mặt trái xoan…, đôi mắt phượng…, làm mi cong…” Rồi ông thể hiện những tưởng tượng về mẹ trên giấy.
Một hôm, người cha bước vào thư phòng xem con đang làm gì. Ông thấy trên giấy chân dung một người phụ nữ, bèn hỏi Cố Khải Chi đó là ai. Khải Chi trả lời câu hỏi của cha với giọng đượm buồn:
- Cha ơi, con vẽ có giống mẹ không?
Cha ông lúc ấy mới biết, Cố Khải Chi đang cố vẽ lại hình ảnh người mẹ. Sợ con bị tổn thương, người cha không dám nói bức vẽ không giống mẹ, chỉ nói:
- Con ơi, con chưa thấy mẹ bao giờ, vậy làm sao con có thể vẽ lại hình ảnh mẹ được?
Cố Khải Chi biết rằng bức tranh không giống mẹ của mình, gật đầu, nói:
- Vẽ chưa giống, con sẽ vẽ lại, bao giờ giống mới thôi!
Cố Khải Chi lại hỏi cha về những đặc điểm của người mẹ trước đây, người cha cũng không tiếc thời gian nói về người mẹ rất chi tiết trước khi dời khỏi thư phòng.
Cố Khải Chi thể hiện những điều mình tưởng tượng về mẹ trên giấy, ông vẽ hết bức này tới bức khác, cho tới khi cảm thấy có bức tranh đã giống mẹ, ông mới nói với cha. Chỉ vào bức tranh của mình, ông hỏi cha:
- Lần này, tranh của con đã giống mẹ chưa?
Không cần suy nghĩ, người cha lắc đầu:
- Chưa giống, chỉ có đôi chân là giống.
Mất bao thời gian và công sức mà chỉ có đôi chân là giống, đó chính là lời phê phán nghiêm khắc. Nhưng Cố Khải Chi cảm thấy rất vui. Khi người cha bước ra khỏi phòng, ông lại tiếp tục vẽ…
Lại mấy hôm sau, người cha bước vào phòng Cố Khải Chi, nhìn bức tranh mới, ông nói:
- A, lần này, cái tay đã giống đấy!
Nghe cha nói, Khải Chi thấy trong lòng rất vui. Ông lại hỏi cha thêm về những đặc điểm trên ngũ quan của mẹ, rồi ông lại tiếp tục vẽ.
Lại qua nhiều ngày, lần thứ ba, cha của Khải Chi bước vào thư phòng của con, vừa nhìn thấy bức tranh trên giá, ông lập tức reo lên:
- A, bức tranh rất giống, chỉ có đôi mắt chưa truyền được cái thần đôi mắt của mẹ con.
Người cha đi khỏi, Cố Khải Chi lại tập trung vào bức vẽ. Ông đã vẽ được giống mẹ, nhưng đôi mắt thì chưa được. Ông để thời gian luyện tập cách vẽ đôi mắt. Vẽ, rồi vẽ nữa. Đôi mắt trong các bức vẽ của ông ngày càng có hồn. Tới khi cảm thấy đã hài lòng, ông mới trở lại vẽ đôi mắt của người mẹ.
Mấy hôm sau, lần thứ tư người cha bước vào thư phòng của Cố Khải Chi. Ông ngạc nhiên, trước mắt ông là một phu nhân rất mực đài các đoan trang. Đây chẳng phải là người vợ của ông hay sao? Ông chớp chớp mắt, nói với con:
- Con… con…
Đứng bên cha, Cố Khải Chi mỉm cười, hỏi:
- Cha ơi, con vẽ đã giống chưa?
Vốn là vừa thoạt nhìn người phụ nữ trong tranh, ông đã nhận ra người vợ của mình. Cố Khải Chi đã vẽ lại được những đường nét như khi sinh thời của bà, rất mực dịu dàng, hiền hậu. Người cha kêu lên:
- Vẽ giống lắm! Rất giống! Đôi mắt đẹp quá, vô cùng truyền cảm!
Có người nói, từ đó về sau, khi vẽ người, Cố Khải Chi không bao giờ dám tùy tiện khi vẽ đôi mắt. Ông hiểu chính đôi mắt đã thể hiện được cái linh hồn của nhân vật.
Tất nhiên, đây chỉ là truyền thuyết để nói lên những bức tranh của Cố Khải Chi siêu việt như thế nào, đạt tới trình độ cao ra sao.
Cuối cùng, Cố Khải Chi trở thành họa sĩ kiệt xuất được ngưỡng mộ trong các họa sĩ thời Đông Tấn. Ông được nhà vua phong Tán kỵ thường thị (3).

Chú thích:
(1) Cố Khải Chi (khoảng 345 – 406), người Vô Tích, Tấn Lăng, Đông Tấn (nay thuộc Giang Tô), giỏi nhiều môn nghệ thuật thi, phú, …đặc biệt là hội họa.
(2) Ba bức tranh nổi tiếng của Cố Khải Chi.
(3) Tán kỵ thường thị: có từ thời Tam Quốc, làm việc can gián, cố vấn. Từ thời Đông Tấn được tham gia bàn chuyện cơ mật.

Aty
16-09-2014, 11:26 AM
Thì bác Phi nói đúng rồi ông Tý oan ức gì nữa .Tuyết Lê của ông thì ông ngắm chứ ai mà chen vào chỗ đó được .Tuy nhiên ông vẫn thiếu thành thật khi nói mỗi ngày chỉ ngắm một lần ,tính ông thế nào tôi biết thừa .mỡ kê miệng mèo mà còn làm ra vẻ không tham lam Chỉ một lần thôi .Vãi ông quá

Ông lại còn khéo lo bò trắng răng ,bảo rằng sợ chim ăn .Khổ ! chim nào vào đây mà ăn được cơ chứ .Lê nào chim nấy sách xưa còn chép rành rành


Hi hi, thấy rồi, các bác các ông nhà mình đó. Up mỗi cái hình cây Lê của xứ Tuyết , ông Phi, ông D, bác Lâm, với ngòi bút sắc sảo đã vẽ lại làm cho tôi nhớ đến chuyện " đẹp nhất là bình sữa của thằng bé ". Cái này như người ta nói là: hình ngay mà ý cong. :)

PhiHuong
16-09-2014, 04:22 PM
Nước Việt ta khi xưa ai chẳng là nhà nông hoặc trồng dâu nuôi tằm, ngay cả nhà quan khanh cũng vậy, dân cư ven kinh thành vẫn gọi là làng xã với kênh ngòi chằng chịt ra đến sông Hồng. Theo những tư liệu hình ảnh cũ thì phố Cầu Gỗ còn thấy thuyền bè đi lại đánh cá, khu vục ub và Bưu điện thành phố bây giờ làm trên nền chùa xưa (hình như chùa Báo Ân), ngày nay còn mấy ngôi tháp trên vỉa hè cạnh hồ Gươm. Sau khi người Pháp sang mới cho xây dựng đường sá và hình thành nên phố thị với những phường buôn bán và trao đổi hàng hóa, như vậy 36 phố là nơi tập trung buôn bán của người thập phương quy tụ, những bậc công hầu quyền quý ở dinh thự hoặc nhà riêng chứ ra đấy ở làm gì ?.
Có công trình nghiên cứu cho rằng 36 phố phường mới là Hà Nội, thế hóa ra chỉ công nhận mỗi cái “chợ” còn cư dân ven kinh thành thì không !.

Vì bác tom cho rằng Hà Nội không có người đỗ cao nên tôi mới phải phân tích, những người dân ở ven thành Thăng Long rất nhiều vị đỗ đại khoa. Có những vị chức tước ngang với tể tướng, còn trạng nguyên, thám hoa, bảng nhãn, nói chung là tiến sĩ cũng không thiếu.
Ngày xưa khi tha phương lập nghiệp mà có ai hỏi nguyên quán người ta thường nói xuất thân từ đất thang mộc, cũng như khi thay tên đổi họ thường cải sang họ Nguyễn (họ vua) cho gần gũi với triều đình để được yên thân chứ vị tất đã phải thế.

PhiHuong
16-09-2014, 04:37 PM
Hi hi, thấy rồi,... Up mỗi cái hình cây Lê của xứ Tuyết,... Cái này như người ta nói là: hình ngay mà ý cong. :)
Ông thấy rồi đó, chẳng phải cây của ông lúc thì cong, lúc thì ngay là gì ?

Aty
16-09-2014, 05:44 PM
Ông thấy rồi đó, chẳng phải cây của ông lúc thì cong, lúc thì ngay là gì ?

He he, dịch sát nghĩa, có nghĩa là lúc này lúc khác. Có khi nào giống nhau đâu ông Phi.

huyenmapu
16-09-2014, 05:57 PM
Em gửi tặng bác Aty bài này, cứ gặp mấy cô xinh xinh bất kể khi nào bác cũng nói " Time to say goodbye " hết là không bị bác ấy trêu nữa ngay ah :D .


p3fRTEbhaJk

Aty
16-09-2014, 07:16 PM
Xin cám ơn cô Huyền nhiều. Bài hòa tấu hay quá. Hình phụ họa bài nhạc diễn tả cách chia ly mà nói không thích thì dối lòng, còn mà tôi nói thích thì không thể thoát khỏi nanh vuốt của mấy người lúc nào cũng chờ có cơ hội là thịt tôi ngay. Nhưng không sao, tôi cũng quen với sự ngược đãi này rồi. Cái số tôi là thế. Hì, cứ đổ cho cái số thì tôi lại toe toét :D .

Thợ Điện
16-09-2014, 07:48 PM
Duyên thật tình cờ gặp lại ông bạn thời vượt biên ,hai thằng mừng muốn chết .Tôi lôi ông ấy vào quán rượu khuya .Quán này chủ nhân người Nhật ,pha rượu rất ngon phong cách cầu kì .Đi một mình tôi thích các quán rượu Mễ có ca hát ,nhảy múa .Còn với bạn thường chọn quán này vì các bố ấy già rồi ,uống ít lại ăn kiêng .Vài lát sushi đôi chén sake là đủ

Chúng tôi xa nhau đã mấy mươi năm biết bao chuyện kể .Nhớ nhất những kỉ niệm vượt biên chạy thoát du kích về lại được Sài gòn nó lại rung đùi ngâm bài Thạch hào lại của Đỗ Phủ .Sau này vì hai thằng đi chung xui không thành công nên tách rời mỗi thằng một ngả cho hên .thoắt cái mà đầu đã bạc như hoa gáo

http://4.bp.blogspot.com/-t669Zcc_mnI/UhSkCdeDhlI/AAAAAAAAAWA/irlCHm6c2Es/s1600/462763888214.gif


Ngô Tất Tố: Dịch

Chiều hôm tới xóm Thạch Hào,
Đương đêm có lính lao xao bắt người.
Vượt tường ông lão trốn rồi,
Cửa ngoài mụ vợ một hai mời chào.
Lính gầm mới dữ làm sao!
Mụ kêu như tỏ biết bao khổ tình.
Lắng nghe lời mụ rành rành:
“Ba con đóng ở Nghiệp Thành cả ba,
Một con mới nhắn về nhà,
Rằng: hai con đã làm ma chiến trường!
Kẻ còn vất vưởng đau thương,
Nói chi kẻ dưới suối vàng thêm đau!
Trong nhà nào có ai đâu?
Có thằng cháu nhỏ dưới bầu sữa hoi.
Cháu còn mẹ nó chăn nuôi,
Ra vào quần áo tả tơi có gì?
Thân già gân sức dù suy,
Cũng xin theo lính cùng về đêm nay,
Hà Dương tới đó sau này,
Cơm canh hầu bữa sớm ngày, còn trôi”.
Đêm khuya tiếng nói im rồi,
Vẫn nghe nức nở tiếng người khóc thương.
Sáng mai khách bước lên đường,
Chỉ cùng ông lão bẽ bàng chia tay.

ChienKhuD
16-09-2014, 11:37 PM
Ngỡ rằng có mỗi mình thích làm thời vụ không ham gắn bó lâu dài thì công ty lại có 1 ông quái hơn nữa. Ông này mỗi năm chỉ làm đúng 6 tháng (cũng freelancer) 6 tháng còn lại ông sang Tây Tạng tu. Làm mình nhớ đến bác Lâm hồi xưa. Cơ duyên đưa ông ta sang bên ấy sau căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Trong lúc lan man trong bờ sanh tử ông thấy rõ hình ảnh mẹ mình đang cầu nguyện cùng chư Phật cho ông được sống. Sau khi tỉnh dậy ông khỏi hẳn bệnh và đi tu cho tới giờ. Đúng là lúc ông sắp chết mẹ ông có lên chùa cầu nguyện cho ông mấy ngày liền. Huyền bí thật.

PhiHuong
17-09-2014, 12:09 AM
hì hì, Lâu lắm không làm thơ, hôm nay đọc bài Thạch Hào lại của Đỗ Phủ do ông Thợ post làm cho tôi cao hứng tìm vào trang web thi ca. Lục lọi 'thơ Đường' rồi sang 'Việt cổ thi' tìm được một bài Bát cú của thi hào Nguyễn Du liền họa luôn, mất khoảng một tiếng nhưng làm được bài thơ cũng khoái !.

Bát Muộn
Nguyên tác: Nguyễn Du

撥悶
阮攸 (清軒詩集)

十載塵埃暗玉除
百年城府半荒墟
么麼虫鳥高飛盡
滓濊乾坤血戰餘
桑梓兵前千里淚
親朋燈下數行書
魚龍冷落閒秋夜
百種幽懷未一攄

- Phiên âm -

Bát muộn
Nguyễn Du (Thanh Hiên Thi Tập)

Thập tải trần ai ám ngọc trừ
Bách niên thành phủ bán hoang khư
Yêu ma trùng điểu cao phi tận
Chỉ uế càn khôn huyết chiến dư
Tang tử binh tiền thiên lý lệ
Thân bằng đăng hạ sổ hành thư
Ngư long lãnh lạc nhàn thu dạ
Bách chủng u hoài vị nhất sư


- Dịch nghĩa -

Xua Buồn

Bụi bặm mười năm che tối thềm ngọc
Thành phủ trăm năm một nửa thành gò hoang
Những côn trùng chim chóc nhỏ bé đều bay đi hết
Đất trời nhơ nhớp sau chiến tranh đổ máu
Nơi nghìn dặm nhỏ lệ cho cuộc binh đao ở quê hương
Người thân bạn bè là mấy hàng thư dưới đèn
Cá rồng lặng lẽ đêm thu vắng
Trăm mối u buồn chưa một lần được giải tỏa hả hê.

Dịch thơ: Bùi Khắc Hưởng
Bát Muộn

Thềm ngọc mười năm bụi phủ mờ
Thành giao trăm trận nét hoang sơ
Côn trùng chim chóc bay cao lánh
Chiến địa càn khôn xác vãi trơ
Rỏ lệ thương quê ngàn dặm cách
Chong đèn nhớ bạn mấy hàng thơ
Cá rồng lặng lẽ đêm thu vắng
Muôn mối buồn tênh cảnh hững hờ.

16/9/2014.

huyenmapu
17-09-2014, 04:08 AM
Em có một người bạn đi du học và hiện tại đang sống tại Thụy Sỹ. Cách đây 6 năm do cơ thể bị lỗi Gen nên nội tạng bị hỏng toàn bộ Gan và Thận, đã từng chết thập tử nhất sinh mấy lần do nhiễn trùng máu vì môi trường và thức ăn bị nhiễm khuẩn. Nghe bạn kể mà em cũng thấy sự huyền bí của miền đất Tây Tạng thật lạ lùng.
Bạn em sau hai năm mắc bệnh, một mình sống nơi sứ người vật vã với những cơn đau của nhiễm trùng máu. Nó nằm trên giường bệnh mà than : " Từ ngày con được sinh ra đến giờ, chứng kiến cha mẹ tan vỡ khiến trái tim con chưa bao giờ biết rung động với một ai. Cầu xin trời đất cho con biết đến tình yêu. Cho dù đó là trai hay gái, xin hãy cho con được ai đó yêu thương và chăm sóc "
Ít lâu sau cô bạn em gặp được một anh chàng quen qua một người bạn, anh chàng này thấy bạn em bệnh tật không ai chăm sóc và thương cảm nên thường qua nhà thăm nom. Dần rồi chuyển sang yêu bạn em. Còn cô ấy đến lúc đó lại suy nghĩ lại, nhất quyết đuổi đi vì bản thân bệnh tật như vậy còn không biết sống đến ngày mai hay không. Yêu vào rồi chỉ làm người ta khổ mà không có một tia hi vọng về tương lai gì hết .
Nhưng anh kia lại nhất quyết yêu bạn em rồi gọi điện thoại về cho gia đình bên NêPal, xin phép cha mẹ được ở lại đất nước Thụy Sỹ để yêu thương và chăm sóc một con người bệnh tật như vậy. Bà mẹ khóc lóc nói rằng " Nếu con đã chọn con đường như vậy, con phải chấp nhận sẽ nhận rất nhiều vất vả và đau khổ. Con phải luôn chăm sóc và yêu thương người con gái đó, vì cô gái đó đã phải chịu rất nhiều đau đớn trong cuộc đời này. Nhưng nếu một ngày nào đó con bỏ rơi người ta giữa cuộc đời gia đình sẽ từ bỏ con. "
Anh chàng này là con trưởng của một dòng tu tai đất nước NêPal, nếu anh yêu thương bạn em và kết hôn với cô ấy. Anh sẽ phải để lại toàn bộ tu viện của dòng họ cho người con trai kế. Từ ngày kết hôn với anh chàng đó, bạn em cũng tu theo Tịnh Tông và những điều may mắn tưởng như có phép lạ mang đến. Với một cơ thể nhỏ bé của người Châu Á sống trong cộng đồng Châu Âu, tưởng như không bao giờ có nội tạng phù hợp để thay thế. Sau 5 năm chờ đợi và vật vã với những đợt nhiễm trùng máu. Ca mổ đạt 96% thành công và bạn em đã được trở về Việt Nam sau ngần ấy năm bệnh tật phải chống trọi một mình. Nhưng giờ cô ấy đang có một gia đình hạnh phúc.

Phật pháp đã nghe thấy lời thỉnh cầu của bạn em đã đưa một người con của Phật tử mang trong mình bao yêu thương, sự rộng lượng, vị tha đến chăm sóc bảo vệ cô ấy. Đức tin mang lại sự thanh thản trong tâm hồn và hãy chọn người dẫn lối cho đức tin của bản thân.

Thợ Điện
17-09-2014, 05:50 AM
Chuyện của bạn Huyền hay quá .Nepal và Tây Tạng là xứ Phật mới có con người như thế .Cũng có xứ bắt đầu bằng chữ N đại khái như Na Uy nhưng xứ ấy theo thần thoại Hy Lạp lại là xứ của Thần Dê cháu ạ

Bác sưu tập một ít hình Tây tạng tặng cháu .Sau này có nhân duyên cháu nhất định phải lên đường nhé

http://38.media.tumblr.com/tumblr_mbpvllFnAz1rdor7yo1_1280.jpg

http://giacngo.vn/UserImages/2014/08/28/11/M%E1%BB%99t%20g%C3%B3c%20tu%20vi%E1%BB%87n%20Kumbum.jpg

Một góc tu viện Kumbum

Tu viện Kumbum, được xây dựng ở nơi sinh của Lạt ma Tông Khách Ba, người sáng lập tông phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng thuộc phía tây bắc Trung Quốc, thu hút hàng triệu người hành hương và khách du lịch mỗi năm.

http://33.media.tumblr.com/tumblr_mbmwacMJHo1r4p4ago1_1280.jpg

http://33.media.tumblr.com/tumblr_mblrramUOL1r4p4ago1_500.jpg

http://33.media.tumblr.com/tumblr_mbbo6jU6SS1r4p4ago1_1280.jpg

http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2012/quy2/Bitahai3_226307140.jpg

Phố cổ Shangrila nhỏ, trầm buồn, ảm đảm.

http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2012/quy4/417_224275707.jpg

http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2012/quy4/4151_781715655.jpg

http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2013/quy2/IMG_8975_863078983.jpg

http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2013/quy4/key_gompa__1255B6255D_900939238.jpg

Aty
17-09-2014, 01:11 PM
Bác đại khái hay thiệt. Em cũng phải hình dung đại khái cuộc sống để luôn nhìn thấy niềm vui nổi nhớ nơi mỗi ngày. Đại khái là gặp gì cũng :) hì hì.

PhiHuong
18-09-2014, 03:41 PM
Cái này hình như quay được thì phải ?
Một ngôi chùa ở Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh cũng có cái gần giống thế này gọi là Cửu phẩm Liên hoa, những ngày Lễ hội người ta lên tầng thượng đổ thóc vào trong đấy, dăm ba khách thập phương ở dưới xúm vào quay để gạo rơi xuống nhặt lấy cầu may.
http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2012/quy4/4151_781715655.jpg

Thợ Điện
18-09-2014, 11:07 PM
Cái đó nó gọi là Prayer wheel Cụ Phi trong đó gồm những cuộn giấy li ti viết câu chân ngôn Om mani pad me hum của Ngài Cherenzi chính là Bồ tát Quán thế âm .Trong phật giáo Tây Tạng ngài là Quan âm tứ thủ .Quan âm Thập nhất diện .Hàng triệu chân ngôn được bỏ trong đó mỗi lần xoay tụng những chân ngôn này rung lên hàng triệu lần theo gió vang vọng tới trú xứ của ngài

Thường các bánh xe này rất dễ xoay nhưng chỗ thầy tôi ở xứ Kham lại do các Lạt Ma đời trước đục đá mà thành .Đêm khuya công phu xoay chỉ nghe tiếng lịch kịch ...lịch kịch ..như tiếng bước chân của Hộ Pháp

Quan âm tứ thủ

http://www.thangka-center.de/Avalokiteshvara.jpg

Quan âm Thập nhất diện

http://hoavouu.com/images/file/VhWAbmYx0QgBAFEu/2009050514362814.jpg


- Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng: Ở vô lượng kiếp trước, với Tâm Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật 10 phương, Ngài phát nguyện rằng:” Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu Tình. Nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”
Thoạt tiên Ngài xuống cõi Địa Ngục, sau đó đến cõi Ngạ Quỷ và tiến dần đến cõi Trời. Tại đấy, Ngài nhìn xuống Thế Giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì Tâm Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa Ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm Ngài buồn rầu vô hạn. Trong một lúc, gần như Ngài đã mất niềm tin vào lời nguyền vĩ đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ 10 phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với Thần Lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa Trí Tuệ và phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật. Trong hình thức này, Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực lớn hơn để cứu giúp chúng sinh. Do vậy Ngài còn có tên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm.

PhiHuong
19-09-2014, 02:28 AM
bức họa Quan âm đẹp quá !
(Sưu tầm một số hình ảnh chùa Bút Tháp cho mọi người xem)
Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự 寧福寺) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp (tên cũ là Nhạn Tháp), xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTG5TdzRo3QXTMHy5qvQ2NWxM5dJmA-rPLIl8BGY9NFjPNa56AN
Đường vào chùa (gác chuông)

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTahZrqUccyySxYdl6WAdgJrYqybywUJe3X6zKxLUBB4XlzxSCA3g
Sân trước (tam quan)

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQri6m0evjDZDBaIJfYaeBmBt7kxfsxGWuSteUvKa-WpxWJ7RXCsw
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRMcSvrkwnrphavy_3Lo6AMD4CwP8XW4IOUJA3MBNADi1mdkaD4
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQnBE_wxse31zuaeGNYuB5IDkD0XPWfWHNsQJN_RpqIikbh4d_7eA
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQbeb8rsMMej0SFjZzCeu_uL3G1mr66qM-p8TwkkT4Hqjm7xKJW
Những góc chùa và hành lang hai bên.

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQtNjcK41xMm7g_aI8VX_Y9LbjW_gs6vVKBt_qvSut6c2mOimsz
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTQyxm-pbPXxeAQnxZk2iQ9Xa5tejVi8km66xrdVaYZNIJ1MHoOsA
Cửu phẩm Liên hoa.

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRnfgpkSilbpDQB6Zb8t4OoHB3EckKBFul33EAlM-wYxPQdw1JT3Q
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRkXgihY5Af0w6gXpOpoA1e5iwzJlaw8aB7G-7N1xff3nqtjA6j
Đức Quan âm thiên thủ thiên nhãn.

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTW6i0A3APaXB0iYDRCJLsqHNAxjUX34i3fPHgr8qjSC3ESIrWZ
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTntdjNeAvwL8KA6mfDwN1_TYMklA_mbOYWV9ix6c4bT1A4e7_v
Tháp Báo Nghiêm với rất nhiều phù điêu và đôi rồng quấn ở hai cột chính.

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSGX06X9WhvJMo_N_9ouy4wA3YRnSrQnx7jWOBBL3tVf97EN64HNg
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSyr0djL7C42ZLwUYBCqmYWrttQxnOY-YmJfLj6OdyFO-050c8c
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQBazI55pxbGGhdJB7UKCGcJzMssN6tsq_y45hW10gYSyCJRlS_
Cầu đá lên một gian thờ có hành lang đá bao quanh.

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTkyFwKRAoUhxSXL8CdMksxslRYIywH32HIKnCNn0VObjImqpo3eQ
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ7_DrcqTAcDEos9Nb3wfigSmgLOGyIq-LmTDDVeQDGpuXwPLHU
https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTbaT3zA0o9TkBpXH1mvd7VJtOoEe7zCufv9p9TDSI8lGPIsppuHQ
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ6ka8AnIKJqshR3zqOC2c0EopwqsmVowWvdYEujEsNMJ9c9onqNg
Những bóng hồng và khách thập phương.

Thợ Điện
19-09-2014, 05:22 AM
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Như vậy huyện Thuận thành có phải là Huyện Lang Tài khi trước không bác Phi ?

Thợ Điện
19-09-2014, 05:29 AM
Đào Uyên Minh (365 – 427), là nhà thơ nổi tiếng nhất thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều.
Ông sinh ra trong một danh gia vọng tộc ở huyện Sài Tang, quận Tầm Dương (tây nam Cửu Giang, Giang Tây ngày nay). Tổ phụ ông là Đào Khảm, một vị tướng nổi tiếng đầu đời Đông Tấn, Đô đốc 8 châu, trong tay nắm binh mã cả một vùng trung du sông Trường Giang, uy danh hiển hách một thời. Nhưng từ khi cha mất, gia đình Đào Uyên Minh trở nên sa sút.

Khi 29 tuổi, để phụng dưỡng cha mẹ, ông bắt đầu ra làm quan. Lúc đó, quyền thần của Đông Tấn là Lưu Dụ, người lập nên Lưu Tống đang giết hại công thần, chuẩn bị giành ngôi. Đào Uyên Minh cảm nhận cái gian nan của con đường làm quan nên từ quan trở về nhà, sống an nhàn qua ngày. Chỉ mới làm quan Huyện lệnh hơn tám mươi ngày, bị một đại nhân Đốc bưu tới kiểm tra, ông không vì năm thưng gạo mà chịu khom lưng uốn gối, vứt bỏ chức quan, đưa vợ về quê, làm một ẩn sĩ.

Không làm quan, Đào Uyên Minh không muốn lưu lại một chút bút tích nào, ông còn vui với cuộc sống tự do tự tại như con chim mới thoát khỏi cái lồng chật hẹp. Ông ở trong một căn nhà cỏ có tám, chin gian, cày ruộng hơn chục mẫu. Trước căn nhà tranh, có một vườn cây nhỏ, mùa xuân, hoa đào, hoa lê cùng nhau đua nở để con người thưởng lãm. Quanh nhà có nhiều cây tùng và liễu, che cái nắng gay gắt của ngày hè, khiến con người sống trong khung cảnh mát mẻ. Mở cánh cửa sổ, thấy dải núi xanh ẩn hiện trong sương mù, nghe tiếng cá quẫy trên mặt hồ lặng sóng.. Cảnh sắc thật như thơ như họa, khiến ông ngây ngất. Mỗi ngày, ông uống rượu, làm thơ, sống cuộc đời an nhiên tự tại.

Thoáng chốc đã ba năm, đến mùa hạ năm 408, cuộc sống của ông có một thay đổi lớn lao. Một trận hỏa hoạn đã thiêu cháy toàn bộ cơ nghiệp của ông, từ đó, gia cảnh không còn được như trước. Ruộng đất ít ỏi, không có tiền thuê mướn nhân công, cả nhà đành phải bỏ công tự lo việc canh tác. Để có đủ lương thực, gia đình thường phải khẩn hoang. Có lần, tới một vùng đất mới, chỉ thấy những cái giếng cũ còn sót lại, xương cốt rải đầy đất. Người con lớn hỏi cha:
- Cha ơi, đây là nơi nào vậy?
- Đây là chiến trường nơi Lưu Dụ và Hoàn Huyền giao tranh. Đào Uyên Minh đáp.
Người con lại hỏi:
- Đánh nhau như thế có chết nhiều người không? Rồi anh ta dùng cuốc đào vài chỗ, thấy xương cốt bị chôn vùi. Đứng bên cha, người con hỏi:
- Tại sao họ lại đánh nhau?

Điều người con hỏi, Đào Uyên Minh đã từng nhiều năm suy nghĩ. Tuy ông chưa có câu trả lời, nhưng trong lòng ông cũng đã hiểu ra phần nào. Thời thế bất an như hiện nay, xét đến cùng đều do tranh giành ngôi vua. Đó chính là nguồn gốc của chiến tranh. Ông thường nhìn trời ngắm đất ngẫm, nếu như có thể trở lại cái thời thượng cổ trong truyền thuyết, lương thực đầy đồng người thu hoạch không kịp, của rơi trên đường không có ai nhặt. Người người đều không ham lợi, tự làm tự ăn, ngày làm ngày nghỉ. Lúc đó, đời sống con người sẽ không còn phải như thế này. Ngẫm nghĩ mãi, trong óc Đào Uyên Minh hình thành bức tranh một xã hội hoàn mỹ.

Khi Đào Uyên Minh hơn năm mươi tuổi, cuối cùng sức tưởng tượng phong phú, ngọn bút viết nên những bài thơ vui cảnh điền viên ông đã tập hợp thành tập “Đào hoa nguyên ký”.

Trong “Đào hoa nguyên ký”, những con người trong xã hội được Đào Uyên Minh nói tới là nơi có cuộc sống an lạc, không có quan lại, không có tô thuế. Tất nhiên, đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng nó phản ánh mơ ước về cuộc sống bình đẳng với niềm tin an cư lạc nghiệp, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống gian khổ của nhân dân lao động, cho tới nay, vẫn còn có ý nghĩa.

Cuộc sống trong Đào hoa nguyên dù có tốt đẹp nhưng vẫn chỉ là cuộc sống trong mơ. Còn trong thực tế, gia đình nhà thơ phải chịu nhiều nghèo túng cay đắng.
Một hôm, trời vừa sáng, mặt trời ấm áp đang dần chiếu rọi khắp nơi, trước cửa nhà họ Đào xuất hiện một đám đông người ngựa. Hóa ra, quan Thích sử Giang Châu vừa tới nhậm chức tới thăm Đào Uyên Minh. Thích sử là thủ hạ của Lưu Dụ biết ông là nhà thơ, cháu nội của Tướng quân nổi tiếng hạ cố tới thăm. Thật là khó xử!

Qua hơn sáu mươi năm sống trong thiếu thốn, lại làm việc quá sức, ông đang ốm nặng phải nằm liệt giường. Dù không muốn ông cũng không thể ra cửa nghênh tiếp quan lớn. Nhờ đứa cháu dìu đỡ, ông miễn cưỡng ra gặp khách. Thích sử thấy căn nhà họ Đào tuềnh toàng, bốn phía trống huếch, không ngăn được lời than:
- Tiên sinh là nhà thơ nổi tiếng ở Giang Châu, không ngờ phải sống trong nghèo khó, nghe nói ông cày ruộng, trồng cây, việc gì cũng đã trải qua. Ta là quan phụ mẫu Giang Châu, không biết tới, thật là sơ xuất.
Đào Uyên Minh nghe nói, cười nhạt:
- Dân chúng Giang Châu liệu có mấy người được quan lớn tới thăm?
Thích sử chưa hiểu được cái hàm ý châm biếm của ông, vẫn cứ thao thao bất tuyệt. Vốn là quan lớn tới thăm với ý định mời ông ra làm quan. Đào Uyên Minh đã thẳng thừng cự tuyệt.

Sau khi nài ép nhiều lần vẫn không được, quan Thích sử không được vui vẻ. Thấy không thể làm gì hơn, quan lớn bảo người hầu mang rượu ngon, thịt béo tới:
- Có chút lễ mọn, kính mời tiên sinh nhận cho.
Lúc đó, cái cười nhạt trên miệng ông biến mất, ông làm sao có thể hợp tác với chính quyền Lưu Tống, làm sao có thể nhận được lễ vật của bọn tay sai Lưu Dụ? Ông chỉ tay ra cửa:
- Không được, các ông mang về đi!

Quan Thích sử cảm thấy vô cùng lúng túng, chưa bao giờ, hắn bị người ta miệt thị như thế. Nếu như bình thường, hắn đã nổi cơn thịnh nộ. Nhưng hôm nay, hắn tới vì muốn tỏ ra kính trọng Đào Uyên Minh, nếu sơ xuất trong cách cư xử, sẽ để lại tiếng xấu cho mình. Lặng đi một lát, quan Thích sử tự cáo lui:
- Tùy tiên sinh định liệu, bản quan cũng không ép. Ta về thôi!
- Tôi già cả, lại đang ốm, không thể tiễn xa. Đào Uyên Minh nói một câu chiếu lệ, rồi bảo đứa cháu dìu vào buồng trong.

Tháng 9 năm ấy, khi mùa thu tới, trong hương thanh cao của hoa cúc vàng, Đào Uyên Minh lặng lẽ từ giã cõi đời. “Thiên thu vạn thế hậu, Thùy tri vinh dư nhục?…” Đây là câu thơ cuối cùng ông đọc lên.
Theo di chúc của nhà thơ, tang lễ Đào Uyên Minh được tổ chức rất đơn giản, ông yên nghỉ trong mảnh vườn quen thuộc đã gắn bó bao năm.

Chú thích:
(1) Đào Khảm (259 – 334), Người Tầm Dương (nay là Cửu Giang, Giang Tây), từng làm Đốc bưu, Thái thú Vũ Xương, Thíc sử Quảng Châu.
(2) Lưu Dụ (363 – 422), người sáng lập Nam triều Tống, ở ngôi (420 – 422), người Bành Thành (Từ Châu, Giang Tô ngày nay).
(3) Đốc bưu: có từ thời Hán, quản việc thư tín, thay mặt Thái thú kiểm tra các huyện, truyền đạt giáo lệnh, …

huyenmapu
19-09-2014, 05:45 AM
Chuyện của bạn Huyền hay quá .Nepal và Tây Tạng là xứ Phật mới có con người như thế .

Bác sưu tập một ít hình Tây tạng tặng cháu .Sau này có nhân duyên cháu nhất định phải lên đường nhé


Cháu cám ơn về những bức hình tuyệt đẹp của bác. Cháu suy nghĩ mấy ngày nay về câu bác nói cuối cùng. " Nhân Duyên " có phải là người dẫn đường không ạ.

Thợ Điện
19-09-2014, 07:10 AM
Nhân Duyên là một sợi chỉ xuyên suốt nối kết những hành động của một đời người cháu ạ ,cái này nối kết cái kia trong một sự huyền bí mà không ai biết được căn nguyên .Cái sự cháu tha huơng cũng là khởi đầu của một nhân duyên lớn
Phật dậy Trùng trùng duyên khởi ,khi duyên đã khởi là số mệnh hình thành .Nhưng duyên cũng còn tuỳ vào sự muốn thiết tha nữa .Bác thuở bé đã mê Tây Tạng cái gì có Tây Tạng là khoái, thậm chí đánh cờ cũng thích Tây Tạng cuộc mặc dù đó không phải là một khai cuộc lí tưởng

Tây Tạng là một xứ sở lạ lùng đến đó là thấy lòng thanh sảng,trong một đời người dù là đi chơi thôi cũng nên đến một lần cháu ạ

ChienKhuD
19-09-2014, 10:00 AM
Hôm rồi đi học nghe thầy nói: "Ông ấy có gọi điện cho tôi. Cái ông này ngang tàn ngạo nghễ lắm không coi ai ra gì, không ai có thể gọi được ổng đâu. Chỉ có thích ai thì ổng mới gọi thôi. Vậy mới là ông Vũ... Khà khà". Classic càng tập càng mê không chịu nổi. Bài 36 Carulli chỉ có mấy đoạn mà dâu bể cuộc đời. Tối đi làm về tôi chẳng đi đâu chơi chỉ tập đánh đàn tập một mình trong phòng trọ.

Aty
19-09-2014, 11:32 AM
Hôm rồi đi học nghe thầy nói: "Ông ấy có gọi điện cho tôi. Cái ông này ngang tàn ngạo nghễ lắm không coi ai ra gì, không ai có thể gọi được ổng đâu. Chỉ có thích ai thì ổng mới gọi thôi. Vậy mới là ông Vũ... Khà khà". Classic càng tập càng mê không chịu nổi. Bài 36 Carulli chỉ có mấy đoạn mà dâu bể cuộc đời. Tối đi làm về tôi chẳng đi đâu chơi chỉ tập đánh đàn tập một mình trong phòng trọ.

Chúc mừng ông D đã có thêm 1 thành công ( dù chưa đủ lớn ) trong cái sở thích của mình. Sở thích, chắc chắn ai cũng có. Nhưng đạt được, xem ra cũng tùy duyên. Đương nhiên cố gắng sẽ mang lại thành công. Nhưng không có duyên với nó thì cũng khó. Có cái trong tay mình, tự nhiên không giữ được, ( nói đại khái chung chung thôi :) ). Hy vọng có 1 ngày ông D mang lên quán vài cờ-líp nhạc hay, do chính nhạc công CKD biểu diễn. Tôi đang chờ. Cũng như tôi đang chờ tấm hình ông Wind, he he.

ChienKhuD
19-09-2014, 12:15 PM
Lần này tôi đi làm là để chuẩn bị cho cái "duyên" mà ông Tý nói:

1. Thời gian tập guitar: có thời gian yên tĩnh và phòng riêng để tập

2. Làm và chơi chung một "tu sĩ" Tây Tạng: chuẩn bị những hành trình mới trong tương lai.

3. Ông Thợ và ông Tý có về thì sẵn sàng đi chơi tẹt ga vì ở SG dù sao cũng gần mấy ông hơn.

He he thấy mình cũng sướng thật.

roamingwind
19-09-2014, 02:08 PM
xem ra cũng tùy duyên.

tuỳ nhân


Đương nhiên cố gắng sẽ mang lại thành công. Nhưng không có duyên với nó thì cũng khó. Có cái trong tay mình, tự nhiên không giữ được

không có nhân với nó thì không thể có.

roamingwind
19-09-2014, 11:36 PM
Hôm qua đi ăn trưa với mấy đứa bạn, đang ngồi nói chuyện tào lao thiên hạ chợt nghĩ tới cô Huyền :), vì trong lúc tán dóc thấy tiếng Việt tiếng Mỹ được dùng loạn xà ngầu. Ngẫm nghỉ không biết cô Huyền đã bắt đầu nói tiếng Việt pha tiếng Pháp tiếng Bĩ chưa. Sự Việt-kiều-hoá bắt đầu chưa ? :)

Cô Huyền qua thành phố nhỏ từ một thủ đô nghìn năm văn vật, tuy là khác lạ nhưng cũng tốt đó, bị bắt buột phải dùng tiếng Pháp tiếng Bỉ. Cách đây vài tháng gặp một cô qua Mỹ được năm rưởi cô ấy ở quận Cam thủ đô tị nạn, cô ấy than mang tiếng ở Mỹ mà cả năm rồi không nói hơn 10 câu tiếng Mỹ. Siêu thị VN, nhà băng VN, cơ quan chánh phủ VN. Mỹ nó tản cư đi chổ khác hết rồi. Lo quá đà này làm sau học tiếng Mỹ. Tôi bảo khi nào đủ lông đủ cánh kiếm thành phố khác ở đi, cổ đồng ý.

Bây giờ mấy người này sướng quá, internet, yahoo chat, Apple facetime, điện thoại viber gọi miễn phí. Mở cái máy bóc cái phone lên là liên lạc được nhau. Hồi xưa là một đi không trở lại. Tôi còn nhớ bà già mua từng món đồ để từ từ đóng thùng gởi về, vừa đóng thingf vừa kiếm chổ dấu tiền hoặc đồ có giá trị, chứ không qua VN bị lấy hết. Rồi còn phải viết thư dùng mật nghữ tiền dấu tại đâu.

Đúng là một cuộc bể dâu.

Thợ Điện
20-09-2014, 12:21 AM
Rất vui khi đọc com của ông Gió với những nhận xét tinh tế .Thỉnh thoảng có bận lắm ông ghé vào đá vài dòng .Tiếng Anh đâu phải dễ ông .Tôi có nhiều ông bạn dạy sinh ngữ ở các trường cao đẳng VN qua đến đây là điếc đặc .xứ sở này phải người thật việc thật không lơ mơ được .Phải biết rõ ràng chứ có cảm giác mình biết là không được

Đó là lí do tôi vô cùng thích đối thoại về học thuật với ông Gió,ông K ông D ông Phi .Các ông có hiểu biết ,có trải nghiệm .Sợ nhất là nói chuyện với các ông chỉ thích nghe lỏm rồi thuật lại ,bản thân không hề có nội lực tư duy nhưng cứ thích làm trí thức .Ôi cái hư danh phù phiếm nó làm khổ người ta biết mấy !

Dù là thơ Dịch nhưng cụ Phi dụng công ghê gớm thật ! Khi đọc thơ cụ tôi có cái sướng là cảm được cái lao tâm khổ tứ .tôi quên mất cụ chỉ còn nhìn những con chữ cuồn cuộn trôi .Thỉnh thoảng rượu say tôi lại khề khà Pho tượng đầm Tây đứng ngóng trời cho các ông bạn nghe ,cha nào cũng khoái lối chơi chữ ảo diệu

Nói chuyện với tranbinh bao giờ tôi cũng kinh ngạc về sự thông minh của cô ấy .Người rất hiếm hoi độc đáo ,giỏi cờ ,thi phú ,võ nghệ Vịnh xuân quyền tinh tế .Ôi tiểu muội ! Ta mà trẻ lại vài chục tuổi tất đã phải lòng em rồi

Các ông ở quán không biết chứ ngày xưa có ông tên là jayjay mê tiểu muội tôi vô cùng ,ông ấy muốn tính chuyện trăm năm với tiểu muội nên về quê li dị bà vợ cả .Khuya ấy ông nghỉ lại làng quê ,loay hoay thế nào lại bị chuột cắn về đến thành phố mang bịnh dịch hạch qua đời

Tiểu muội tôi xót thuơng cho mối tình si vô hạn đó .Thường khi nhậu nhẹt với bạn bè hay ngâm

nhất phiến tình chu dĩ đáo ngạn,
bình trầm hoa chiết dĩ đa thời.

Thuyền tình vừa ghé đến nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ

Ngâm xong lại sa lệ cảm thuơng khôn xiết .Ông ấy mất đã hai năm kể từ cái buổi hội cờ ở chùa Vua năm Nhâm Tuất

PhiHuong
20-09-2014, 12:26 AM
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Như vậy huyện Thuận thành có phải là Huyện Lang Tài khi trước không bác Phi ?

Lang Tài nằm trong địa phận Thuận Thành (Lang Tài là huyện, Thuận Thành là phủ).
Còn gọi là Lương Tài, có sự nhầm lẫn vì Hán tự hai chữ Lương – Lang gần giống nhau.
Như vậy là: thôn Nhạn Tháp, xã Đình Tổ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Vì ngôi chùa có ngọn tháp trông như ngòi bút nên vua Tự Đức đổi Nhạn Tháp thành Bút Tháp.

Tôi rất thích những bài thơ dạng như trên, thể 'hát nói' đọc cũng được, hát cũng được, có lẽ phổ nhạc cũng dễ hơn thơ Đường luật.
hehe .., ông thích khai cục Tây Tạng quyền hả ? tôi cũng thích môn này, mặc dù chuyển quân hơi chậm nhưng sửa được điều đó thì lại rất mạnh.


huyenmaphu
" Nhân Duyên " có phải là người dẫn đường không ạ.
“Nhân” là mầm mống bắt đầu, nhân lành gặp quả ngọt, nhân ác gặp quả đắng.
Hoặc nói: nhân lành gặp điều tốt đẹp, nhân ác gặp sự khó khăn.
“Duyên” là kết nối vô hình, hay nói một cách khác chính là sự đưa đẩy tự nhiên giữa việc nọ với việc kia. Duyên là hệ quả của nhân, có nhân ấy mới có duyên ấy.
“Cơ duyên” là hình thức khác của “Nhân duyên”.
Cơ duyên nghĩa là sự đưa đẩy tự nhiên tạo ra cơ hội, nắm bắt hay không, quyết đoán hay nhu nhược, thành hay bại thì lại do “phận”.

PhiHuong
20-09-2014, 01:13 AM
Dù là thơ Dịch nhưng cụ Phi dụng công ghê gớm thật ! Khi đọc thơ cụ tôi có cái sướng là cảm được cái lao tâm khổ tứ .tôi quên mất cụ chỉ còn nhìn những con chữ cuồn cuộn trôi .Thỉnh thoảng rượu say tôi lại khề khà "Pho tượng đầm Tây đứng ngóng trời" cho các ông bạn nghe ,cha nào cũng khoái lối chơi chữ ảo diệu.
hì hì .., Ông khen tôi kiểu này cũng ... hay đấy nhỉ ? Ngóng là có ý trông đợi, Ngó nhiều nghĩa hơn.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì là: "Bức tượng đầm tây đứng ngó trời"
Trong bài "Bức Tượng Đầm Tây 2" ông chê chữ "hàng" trong câu "
"Xoặc cẳng phơi hàng đâu vẻ lạ"
Tôi đổi chữ Hàng thành chữ Trằm, (trằm nghĩa là cái vực, thuộc quẻ Đoài).
"Xoặc cẳng phơi trằm đâu vẻ lạ"

Khoảng 2 - 3 tháng trước tôi tặng ông bài Bát Cú dịch theo bài Thanh Minh của cụ Nguyễn Trãi, rất hợp với cái cảnh "tha hương" của ông.

Tôi cũng vừa sửa lại bài Bát Cú dich theo bài Bát Muộn của cụ Nguyễn Du ở trang bên.

Thợ Điện
20-09-2014, 01:30 AM
Ông tinh thật tôi cố ý sửa chữ ngóng vì ý nói mình hơ hơ thế này sao không thằng nào đến núp dưới Trằm .đấy là chỗ nuơng thân tốt nhất cho kẻ bơ vơ ,cái khe sâu hun hút muôn trượng đó là nơi Hoặc dực tại uyên cụ ạ

roamingwind
20-09-2014, 02:02 AM
“Nhân” là mầm mống bắt đầu, nhân lành gặp quả ngọt, nhân ác gặp quả đắng.

còn có câu thiện nhân gây ác quả nữa đó bác Phi :)


Tiếng Anh đâu phải dễ ông

Đúng rồi bác Thợ. Cho nên tôi thì dùng từ ngữ bình thường thôi, nhớ câu khôi hài tiếng Mỹ -- một bà điếm già nói với chàng trai "Không quan trọng là mày có nhiều hay ít, quan trọng là mày dùng ra sao".

PhiHuong
20-09-2014, 02:47 AM
còn có câu thiện nhân gây ác quả nữa đó bác Phi :)
Tôi cắt nghĩa chữ "Nhân" như trên là rất đúng, đấy chính là "nhân quả".
Bác đưa ra câu "thiện nhân gây ác quả" thuộc về nghiệp trái.
Cho nên ở trên tôi đã nói "nắm bắt hay không, quyết đoán hay nhu nhược, thành hay bại là do phận".

Aty
20-09-2014, 04:41 AM
Ha ha, bác học đa tài là chỗ này. Các bác mình phân tích về nhân-duyên thì rõ 10 phần rồi. Ghi lại để đó nhai từ từ. Đã lâu rồi không tự bồi bổ quả là thiếu sót.

Tưởng, phải rồi. Cứ tưởng là vậy, nhưng không phải vậy, cho nên cuộc sống không cần phải tưởng. Có nghe ai đó nói rằng, tưởng thật hoá ra....thật.
Bắt đầu bằng chữ nhân, coi lại tự điển tiếng Việt, thì ra có nhiều nhân lắm. Phải coi là chữ nhân đi kèm với chữ gì.
Thiện và ác. He he, người thiện tâm vẫn có khi gặp ác báo. Cho nên mới có câu : cứu vật, vật trả ơn.... Nói đâu cho xa. Ở Mỹ quốc, Na-uy cũng thấy có. Chuyện cứ mang bạn bè về chia phòng vì lòng tốt giúp thằng bạn , sẽ có ngày chia nhà, rồi sẽ chia nhiều thứ nữa. Cho nên cũng có câu: " ở hiền gặp mìn ".
Gieo nhiều nhân tốt để mong hái được trái ngọt ư? Tôi không nghĩ như vậy. Với tôi thì tôi cứ gieo, gieo thôi, không nghĩ gì cả. Gieo đưọc nhân tốt là cả 1 sự thống khoái rồi, sưóng rồi. Có ra được trái ngọt hay không? không cần phải nghĩ nhiều, cho nó nhẹ người. Có gặp được quả gì thì sẽ gặp.
Tôi đã có nghe được câu như thế này:

A: người như anh chắc là ít có ai gạt được.
B: có lẻ vì tôi chỉ cho ra mà không nghĩ thu laị. Ai gạt thì họ sẽ được cái tôi cho ra.

Hôm nay làm nhiều việc quá. Từ sáng tới giờ. May mà làm xong. Sướng thiệt, tự thưởng vài cốc cho ấm người. Phải hưởng thụ những gì mình có thể, vì đó là tâm huyết mà mình đã bỏ ra.

Aty
20-09-2014, 05:06 AM
tuỳ nhân
không có nhân với nó thì không thể có.

Có những quan niệm về nhân và duyên theo tôi là không giống nhau. Nhưng tôi nghĩ tất cả đều đúng. Vấn đề ở chỗ là, không xuất hiện câu : "tôi đúng, anh sai". Vì sao? Thói quen đã dẫn đến sự suy nghĩ 1 chiều. Nếu nhìn sự việc ( vật ) theo nhiều khía cạnh, có lẻ kết luận không giống nhau. Cho nên không nhất thiết nói là ai sai, mà chỉ nói là theo góc nhìn.
Quay lại chữ nhânvà duyên, tôi không nhìn thấy chữ nhân trong cụm từ duyên tri ngộ. Mỗi từ ngữ bản thân nó có nghĩa riêng cuả nó. Dịch theo góc độ cuả ông thì đúng lắm. Đương nhiên đúng với góc độ của ông thôi.

Thợ Điện
20-09-2014, 05:20 AM
Lý nhân duyên nhân quả ông Phi và ông Gió rất tỏ tường .Kiến giải rành mạch .Ông Tý cũng cắt nghĩa sâu xa .Nhưng dù ông ấy có nói gì đi chăng nữa tôi vẫn nghĩ ông ấy thích nhất là Nhân tình còn mấy cái nhân khác ông ấy không quan tâm đâu .nói là nói giúp vui anh em thôi .Tôi không bao giờ nói sai hay oan cho ông ấy .Các ông cứ hỏi vợ ông ấy là biết .Người ta ai chẳng thích Mỹ mà ông ấy ngược lại lao đi Na Uy vì nhân tình ( Lúc chưa thành vợ chồng gọi là nhân tình )

Sau khi lập gia đình chứng nào tật ấy ông Tý lại thêm cái nhân nữa gọi là nhân ngãi.Nói chung ông ấy là kẻ nhân tình nhân ngãi vậy hehe

roamingwind
20-09-2014, 08:10 AM
cười bể bụng

bà con phải qua đây xem cái này, tình huốn xảy ra trong một trận túc cầu Mỹ hôm thứ Năm

http://www.huffingtonpost.com/2014/09/19/woman-boyfriend-falcons-game_n_5849790.html

tôi nó với vợ hiền -- em làm gì thì làm nhưng làm ơn đừng để mặt anh lên báo toàn cầu như vầy. Vợ nói, nhưng họ vui vẽ mà. Tôi nói, có những niềm vui không cần phải cho cả thế giới thấy.

Thợ Điện
20-09-2014, 08:26 AM
Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 Phương Tây quyết định tiến hành một cuộc chiến tranh tổng thể chống Liên Xô trên tất cả các mặt trận. Nhà tư tưởng và cha đẻ của cuộc chiến tranh này chính là Zbigniew Kazimierz Brzeziński (gốc Ba Lan - sinh năm 1928) từ năm 1977 là Cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền J.Carter.

Chính ông này là tác giả của hệ tư tưởng khẳng định vai trò thống trị thế giới của Mỹ và là người có câu nói nổi tiếng “Liên Xô – người khổng lồ có đôi chân đất sét”. Ông ta cũng là tác giả của ý tưởng gây sức ép với Liên Xô thông qua việc thiết lập “vòng cung Hồi giáo gây mất ổn định” ở biên giới phía nam Liên Xô.

Và bắt đầu vào những năm 1978-1980. đã có một loạt thay đổi rất nhạy cảm đối với Liên Xô tại các nước láng giềng: tại Iran, những người Hồi giáo lên nắm quyền. Tại Afghanistan, chiến tranh bắt đầu với sự tham gia của binh sỹ Xô Viết, còn tại Ba Lan “công đoàn Đoàn kết” xuất hiện và bắt đầu hoạt động manh.

Cũng bắt đầu từ năm 1980, Liên Xô ngày càng phải dành nhiều hơn các nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu để chi cho việc bảo vệ biên giới với Iran tại các nước Cộng hòa Turmenistan và Uzbekistan, cho tiến hành chiến tranh ở Afghanistan và để hỗ trợ ngoại tệ cho đồng minh Ba Lan đang ở bờ vực của một cuộc bùng nổ chính trị-xã hội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 1981 Liên Xô phải chi cho cuộc chiến tranh tại Afghanistan từ 3,5 đến 5 tỷ đôla mỗi năm, cho hỗ trợ kinh tế Ba Lan (và sau này là Tiệp Khắc và các nước khối SEV bị khủng hoảng) – từ 2 đến 4 tỷ đôla mỗi năm.

Đầu năm 1981, tổng thống mới của Mỹ là R.Rigan nhậm chức với tuyên bố Liên Xô là “đế quốc tội ác” và cần phải bị tiêu diệt. Kế hoạch làm suy yếu Liên Xô được giao cho Giám đốc CIA W. Casey. W.Casey sau này đã nói về nhiệm vụ được giao như sau: “tiến hành một cuộc chiến tranh bí mật lớn làm phá sản Liên Bang Xô Viết”.

Mùa thu năm 1981, theo chỉ thị của W.Casey, các chuyên viên CIA đã lập một danh mục các trang thiết bị và công nghệ mà Liên Xô đang rất cần để cấm xuất khẩu những mặt hàng này. Ngay trong tháng 10, Cục Hải quan Mỹ đã bắt đầu chiến dịch đặc biệt Exodus (Cuộc ra đi hàng loạt) nhằm áp dụng các hạn chế trong trao đổi công nghệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

Trước đó, mùa xuân năm 1981, W.Cayce đề nghị (đúng hơn là yêu cầu) một loạt các doanh nghiệp lớn của Mỹ cam kết hợp tác với CIA (để chống Liên Xô) và bắt đầu cho loan tin đồn khắp Châu Âu về việc Ba Lan không có khả năng thanh toán, và như vậy, cần phải khẩn cấp “rút lại” các khoản tín dụng đã cấp cho Ba Lan trước đây.

Tháng 7/1981, Hội đồng các ngân hàng Mỹ dưới sự chủ trì của phó chủ tịch “The Chase Manhattan Bank” R.Robinson đã tiến hành thương thảo với 400 ngân hàng quốc tế. Các bên đã thống nhất đòi Ba Lan phải thanh toán ngay khoản nợ tín dụng của nước này là 2,7 tỷ đôla.

Moscow buộc phải có biện pháp hỗ trợ Ba Lan để nước này khỏi rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị không thể kiểm soát được. Mùa thu năm 1981, Liên Xô buộc phải cấp cho Ba Lan khoản hỗ trợ 4,5 tỷ đôla. Mặc dù vậy, khủng hoảng chính trị ở Ba Lan vẫn không hề có hy vọng được giải quyết: Ngày 13/12/1981, Chính phủ Ba Lan ban bố tình trạng thiết quân luật.

Mỹ cáo buộc là việc thiết quân luật ở Ba Lan là “do sức ép của Moscow”, và ngày 29/12/1981, R.Rigan tuyên bố Mỹ cấm các công ty Mỹ tham gia vào các dự án kinh tế Xô Viết.

Những biện pháp cấm vận này trước hết liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí Xô Viết tuyến Uranda- Pomara- Uzgorod chạy tới Tiệp Khắc và sau đó kết nối với mạng đường ống dẫn khí Châu Âu. Đường ống này nếu được đưa vào sử dụng sẽ làm tăng đáng kể lượng khí đốt của Liên Xô xuất khẩu sang Châu Âu (và dĩ nhiên là tăng nguồn thu ngoại tệ cho Liên Xô).

Các biện pháp cấm vận của Mỹ còn nhằm vào các dự án khai thác các mỏ khí đốt tại Sakhalin có sự tham gia của Nhật Bản: tại các mỏ này, có sử dụng các công nghệ và trang thiết bị của Tập đoàn Mỹ General Electric, Dresser Industries, Schlumberger và các tập đoàn khác.

Hướng của các đòn tấn công đã được Mỹ lựa chọn rất chính xác: hai tuyến đường ống đẫn khí đốt có thể tạo cho Liên Xô mức tăng trưởng ngoại thương khoảng 30 tỷ đôla, có nghĩa là tăng gần gấp đôi tổng số ngoại tệ thu được từ xuất khẩu của Liên Xô.

Còn một điều không kém phần quan trọng nữa là tăng sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt Xô Viết: sẽ là gần 60% tổng số khí đốt mà Châu Âu sử dụng. Dĩ nhiên, Mỹ không thể để điều này xảy ra.
Các chuyên gia của W.Casey được giao nhiệm vụ tìm các phương án cung cấp khí đốt khác cho Châu Âu để có thể thuyết phục các nước này khước từ tham gia vào các dự án xuất khẩu khí đốt của Liên Xô. Nhưng đối với Châu Âu, những dự án đường ống khí đốt mới này cũng cần thiết cho mình không kém gì Liên Xô: không chỉ vì cần khí đốt, mà còn vì khủng hoảng kinh tế và để giải quyết nạn thất nghiệp gia tăng.

Chính vì thế mà Châu Âu đã sẵn sàng cung cấp cho Liên Xô các khoản tín dụng ưu đãi, và quan trọng hơn là đảm bảo cung cấp trang thiết vị và vật liệu với điều kiện là Liên Xô sẽ trả sau một phần bằng khí đốt.

Các hợp đồng cung cấp trang thiết bị này không chỉ có tác động tích cực đến công nghiệp và thương mại mà còn tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho Châu Âu trong bối cảnh nạn thất nghiệp tràn làn. Vì những lợi ích của mình, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã không “tuân lệnh” Mỹ trong trường hợp này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO đầu năm 1982, ngoại trưởng các nước hàng đầu Châu Âu tuyên bố là họ sẽ không vi phạm các biện pháp trừng phạt của nước Mỹ nhưng vẫn tiếp tục tham gia vào các dự án khí đốt Xô Viết. Dòng khí đốt dù là màu “đỏ” nhưng đối với Châu Âu vẫn quan trọng hơn là cuộc đấu tranh với “đế chế tội ác”.

“Cuộc chiến tranh giữa các vì sao” và cuộc chiến tranh dầu mỏ lần thứ hai

Tháng 6/1982, Tổng thống R.Rigan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.

Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.

Nếu như vào cuối những năm 70 tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.

Một cuộc chiến tranh thương mại- công nghệ cao quy mô lớn giữa Mỹ và Liên Xô lại bắt đầu. Giới lãnh đạo Liên Xô cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp đáp trả như: mua các mẫu trang thiết bị và công nghệ cần thiết qua “các nước thứ ba”, sử dụng gián điệp công nghiệp để thu thập các thông tin công nghệ.

Các nhà khoa học Xô Viết bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học bí mật, dựa vào các mẫu và tài liệu công nghệ thu thập được tiến hành nghiên cứu nhanh chóng để chế tạo các loại trang thiết bị của Liên Xô có tính năng tương tự như các trang thiết bị- máy móc vật liệu của Phương Tây.
Mỹ đáp trả bằng cách tiến hành một chiến dịch cung cấp các thông tin giả bằng nhiều phương thức khác nhau mà đỉnh điểm chính là cho công bố “Sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) hay còn được gọi là “Chiến tranh giữa các vì sao” vào đầu năm 1983.

Mục đích của chương trình nói trên – theo các tuyên bố công khai là: thiết kế một hệ thống phòng thủ chống tên lửa toàn diện bố trí cả trên vũ trụ để có thể vô hiệu hóa tiềm lực tên lửa-hạt nhân của Liên Xô. Chương trình này, có thể nói ngay là hoang đường vào thời điểm đó: những phương hướng cơ bản của nó nếu như có thể thực hiện được về mặt nguyên tắc công nghệ thì cũng còn phải trong một tương lai rất xa nữa.

Tuy nhiên, Liên Xô đã tỏ ra cực kỳ quan ngại trước chương trình này của Mỹ. Giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải cắt giảm các khoản đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế để dành một nguồn lực rất lớn về tài chính, vật liệu, khoa học và công nghệ để tìm “biện pháp đáp trả cuộc chiến tranh giữa các vì sao”.
Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng đồng đôla Mỹ. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng đôla tới 25%.

Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.

Chính vào thời điểm “nhạy cảm” này Casey và “các đồng nghiệp” tiến hành “vòng thuyết phục” tiếp theo nhằm thuyết phục lãnh đạo các ngân hàng lớn nhất trên thế giới là kinh tế Xô Viết trước sau “sẽ sụp đổ” và việc cấp cho Liên Xô các khoản tín dụng dài hạn mới- là một quyết định chứa đựng nhiều rủi ro không thể biện minh được.

Tháng 3/1985, M.Gorbachev giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.

Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế: Liên Xô phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu ngũ cốc, bơ và thịt bắt đầu phải cấp theo tem phiếu, giá các mặt hàng tiêu dùng liên tục tăng.

Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.

Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 đôla/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ đôla.

Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ đôla tiền xuất khẩu vũ khí –lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.

Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực - thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.

Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài. Đây là thời điểm Liên Xô đã rơi vào cái “bẫy lương thực”.

Nước này ngập sâu vào nợ nần để trả các khoản nhập khẩu lương thực nhưng cũng không đủ thỏa mãn hoàn toàn các nhu cầu trong nước. Các quầy hàng trồng rỗng đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường và kết quả thì như mọi người đã biết.

Một cuộc chiến tranh thương mại nữa lại bắt đầu, nhưng lần này là giữa Nga và Mỹ.

Để kết thúc bài này, xin giới thiệu với bạn đọc một vài ý trong bài báo của V.Krashenhinnhikova, giám đốc Trung tâm báo chí và nghiên cứu Hãng thông tấn Moscow “Nước Nga ngày nay” với tiêu đề: “R.Rigan chống Liên Xô, B.Obama chống Nga: kế hoạch như nhau - còn kết quả?” ngày 13/8/2014:

“Chính quyền Rigan trong những năm 80 đã thực hiện một kế hoạch mật với mục tiêu là làm suy yếu đáng kể Liên Xô. Kết quả là Liên Xô đã biến mất trên bản đồ chính trị thế giới. Những biện pháp mà Chính quyền B.Obama hiện nay đang áp dụng đối với Nga có rất nhiều điểm trùng lặp với chiến lược của R.Rigan.

Nhưng mục tiêu chiến lược của Washington với Nga là không thay đổi: làm suy yếu nước Nga và nếu như có thể được, tiếp tục làm tan rã nước Nga. Việc giải quyết “vấn đề Nga” trong 2 năm trở lại đây càng trở nên cấp thiết đối với Phương Tây vì Nga đang lấy lại được sức mạnh và hành động hoàn toàn độc lập với Mỹ trong hàng loạt các vấn đề:

Syria, Iran, hạn chế khả năng của các nhóm thân Phương Tây ngay bên trong nước Nga, Crimea và Ukraine v.v . Và một điều quan trọng nữa theo quan điểm của Washington là Nga đã vượt quá giới hạn cho phép – thành lập các định chế quốc tế mới trong khuôn khổ BRICS.

Còn kết cục cuộc chiến mới như thế nào? Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết là ở bản thân nước Nga”.

Aty
20-09-2014, 03:23 PM
Lý nhân duyên nhân quả ông Phi và ông Gió rất tỏ tường .Kiến giải rành mạch .Ông Tý cũng cắt nghĩa sâu xa .Nhưng dù ông ấy có nói gì đi chăng nữa tôi vẫn nghĩ ông ấy thích nhất là Nhân tình còn mấy cái nhân khác ông ấy không quan tâm đâu .nói là nói giúp vui anh em thôi .Tôi không bao giờ nói sai hay oan cho ông ấy .Các ông cứ hỏi vợ ông ấy là biết .Người ta ai chẳng thích Mỹ mà ông ấy ngược lại lao đi Na Uy vì nhân tình ( Lúc chưa thành vợ chồng gọi là nhân tình )

Sau khi lập gia đình chứng nào tật ấy ông Tý lại thêm cái nhân nữa gọi là nhân ngãi.Nói chung ông ấy là kẻ nhân tình nhân ngãi vậy hehe


He he, đã lâu rồi không thấy ông Wind nâng tôi lên cho bác Lâm đập. Ông D tham gia, mũi khoan mũi hàn này nọ, bác Lâm chộp ngay cái dịp ra tay quất tôi vài cái hả hê. Nhưng rồi thì ông D cũng chưa tìm thêm cái.. gì của tôi cho bác Lâm. Hôm nay bác ấy nhân cơ hội chữ duyên của tôi biến thành chữ nhân của ông Wind, lại là lúc cao hứng đang chiêu vài hớp rượu. Còn không mau đưa thằng em lên rồi đập xuống vài đòn.

Nhân tình qua sự diễn tả cuả nhà thơ Nguyễn Bính, rồi phổ nhạc.... , hay dở tùy giám khảo.



https://www.youtube.com/watch?v=GpZPMely6DI

Tôi vẫn còn rất mù mờ về 2 chữ nhân tình theo đúng nghĩa của ..bác Lâm.
Nhân tình là tình yêu trong nhân gian ( hay dân gian )?
Nhân tình là người tình của người đã lập gia đình?
Nhân tình là tình yêu của 2 người thành niên mà cả 2 đang độc thân?
Nhân tình là tình yêu tuổi 18?
Nhân tình là tình yêu tuồi sau 18?
Nhân tình là hi hi, nhiều câu hỏi nữa.
Có điều tôi hiểu chắc chắn đúng, là nhân tình thì quan trọng nhất vẫn là tình
Nhiều nhạc sĩ sáng tác nhạc về "tình", và tôi thích bài này:
Tình là một chuyện muôn màu, tình là mình thành vui thật mau
Tình là một bài thơ sầu, tình là mình thầm nhớ thương nhau....
Tình thế này thì đẹp quá rồi.

Bắt đầu từ nhân tình để bước đến nhân ngãi thì không có khoản cách. Không đi cũng tới. Vì đã nhìn nhân tình theo góc độ nhân ngãi rồi.

oze
20-09-2014, 08:04 PM
bác Thợ với các bác không vào xem bikini á?:loaloa1

Thợ Điện
20-09-2014, 10:27 PM
Bác xich lô Sài Gòn (Phương xích lô)

Từ miền Nam anh ra thăm Huế
Gọi xích lô viếng lăng tẩm chùa chiền
Tính người Nam vốn thật thà cởi mở
“Đã từ lâu nghe danh đất thơ mộng
Trên báo đài, trong nghệ thuật văn chương
Sau bao năm chắt chiu dành dụm
Nay tôi thấy rồi núi Ngự sông Hương”

Đời đã từng trải qua nhiều nỗi khổ
Anh hiểu sâu về những giọt mồ hôi
Khi gặp dốc cao anh liền nhảy xuống
Chia sẻ cùng tôi chút nặng nhọc một thời
Đi nửa đường biết chân tôi đã mỏi
Anh thay tôi đạp một đoạn dài
Trong giây phút không còn ai khách chủ
Anh và tôi hòa nhập một con người.

Khi chia tay anh mời tôi đi nhậu
Nổi hứng lên tôi đọc tặng bài thơ
Đời có lúc không cần đeo mặt nạ
Anh bảo tôi:
“Ở Sài Gòn mình cũng đạp xích lô”.

Bác xích lô Hà Nội (Phương xích lô)

Đêm trăng ấy bác xích lô Hà Nội
Chở tôi thăm ba mươi sáu phố phường
Bác đâu ngờ khách cùng nghề như bác
Cũng đời xích lô dãi nắng dầm sương

Tuy bác ở cách tôi ngàn dặm
Nhưng gần nhau trong những nỗi trầm thăng
Bốn mùa chuyển nhịp cùng mưa nắng
Đời quay tròn theo ba bánh xe lăn

Có những lúc gác xe vào quán rượu
Mượn Lưu Linh đuổi hết nỗi nhọc nhằn
Rồi đón khách nơi đầu ga cuối phố
Ngày có, ngày không lặng lẽ qua dần

Bác tuy già nhưng sức còn dẻo dai
Còn chở khách vào ra năm cửa ô
Một mai đây khi tôi già như bác
Sẽ còn lại gì ngoài mấy trang thơ?

Những lúc về khuya còn ai thấy bác?
Người phu già lăn bóng dọc đường trăng
Bác chở tôi một lần rồi quên lãng
Nhưng riêng tôi chở bác suốt thời gian

http://talk.onevietnam.org/wp-content/uploads/2010/04/Xich-Lo.jpg

roamingwind
20-09-2014, 11:37 PM
Quay lại chữ nhânvà duyên, tôi không nhìn thấy chữ nhân trong cụm từ duyên tri ngộ.

không có nhân thì không có duyên tri ngộ.

người ta nói tuỳ duyên như một cách nói họ không có dính dáng và bất lực đối với việc xảy ra. Tôi nói tuỳ tuỳ nhân vì tôi có dính dáng với việc xảy ra, mặt dầu đôi khi tôi chưa thấy rõ dây dài liên hệ. Và vì tôi có dính dáng nên tôi có thể chuyển.


Mỗi từ ngữ bản thân nó có nghĩa riêng cuả nó. Dịch theo góc độ cuả ông thì đúng lắm. Đương nhiên đúng với góc độ của ông thôi.

vâng, cũng là một góc nhìn. Góc nhìn ngang như cua hihi...

Aty
21-09-2014, 03:13 AM
không có nhân thì không có duyên tri ngộ.


Cái gì cũng có thể, cũng như gượng ép để nói không cũng có thể nói được.




người ta nói tuỳ duyên như một cách nói họ không có dính dáng và bất lực đối với việc xảy ra. Tôi nói tuỳ tuỳ nhân vì tôi có dính dáng với việc xảy ra, mặt dầu đôi khi tôi chưa thấy rõ dây dài liên hệ. Và vì tôi có dính dáng nên tôi có thể chuyển.
...... Góc nhìn ngang như cua hihi...

Không phải mọi chuyện xảy ra ta đều có đủ lực để đảm đang, và bất lực đối với sự việc xãy ra không chỉ riêng dành cho ai. Cho dù ông có dính dáng thì chuyện ông có thể chuyển cũng chỉ là có thể. Có thể thì đại khái quá. Nếu ông nói rằng: " và vì tôi có dính dáng nên tôi chắn chắn chuyển ". Nói được như vậy sẽ mang tính thuyết phục hơn.

Ngang mà phải được công nhận mới là ngang. Khà khà.

Aty
21-09-2014, 03:26 AM
Hôm nay vừa mới gặp người cho Quỳnh. Ông Wind tinh mắt quá, khâm phục. Tôi hỏi Quỳnh màu gì? Người ta nói màu hồng.

Thợ Điện
21-09-2014, 04:52 AM
Bài thơ của Phuơng xích lô hay thế mà không thấy hai ông bàn lại đi vặn vẹo nhau cái chỗ tầm chuơng trích cú .Nay tôi tặng hai ông một cái thú của Kim thánh Thán

.Qua phố thấy có hai bác đồ gàn, cãi nhau về một chuyện... Cả hai đều đỏ mặt, tía tai, tưởng chừng không đội trời chung. Vậy mà còn chắp tay lên, khom lưng xuống, đầy mồm "chi, hổ, giả, dã"!
Câu chuyện còn kéo dài, có thể mấy năm không xong.
Bỗng có tay tráng sĩ vung tay đi lại, ra oai quát to một tiếng. Thế là nín thin thít.
Chẳng cũng sướng sao!

Thợ Điện
21-09-2014, 10:54 AM
http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/09/he1baa3i-phc3b2ng-xc6b0a.jpg?w=300&h=180

Hải Phòng xưa.

Bác Thanh, người Hải Phòng, sang Washington DC ở với con trai. Từng là Giám đốc một Xí nghiệp của thành phố cảng khá lâu nên bác biết nhiều người, nhiều chuyện, có tài nhớ và kể khá hay.

Xin hầu bạn đọc một chuyện bác kể cuối tuần qua.


Hồi mới tiếp quản Hải Phòng, ở gần khu phố bác ở, có một người tên là Lai. Bác Lai từng bị Pháp bắt đi lính, nhưng ở một thời gian, bác đã trốn (đào ngũ). Hòa bình lập lại, cứ nghĩ mọi việc sẽ ổn, chẳng thấy ai hỏi về gốc gác, bác lấy vợ và có 3 cô con gái nhỏ. Bác buôn bán, kiếm sống qua ngày. Mọi việc đều tốt đẹp, do biết làm ăn, ngày càng giầu có, bác mua nhà ba tầng mặt phố.

Nhưng Cải cách ruộng đất, rồi cải tạo tư thương cũng không tha người hiền lành chất phác như bác Lai, chủ nghĩa lý lịch đổ tai họa lên đầu bất kỳ ai. Không hiểu kẻ nào ghen ghét đã tố cáo với chính quyền về chuyện bác Lai từng phục vụ cho Pháp nhưng không khai báo, dù bác đã đào ngũ.

Từ một người chủ, bỗng trắng tay và bác vào tù cải tạo. Khỏi phải nói về quãng đời “một ngày trong tù, thiên thu tại ngoại”. Ông Hồ Chí Minh từng than như thế bên nhà tù Hương Cảng (Hong Kong) và nhiều nhà lãnh đạo VN từng bị bắt, giam cầm và tra tấn, nhưng không vì thế mà họ nhớ ra có bao nhiêu người dưới quyền từng ngàn ngày phía sau song sắt chỉ vì có ý kiến trái chiều.

Thời những năm 1960, người bên ngoài không có mà ăn, nói gì đến chuyện tù, nhất việt gian, phản động. Là một người chất phát, chịu thương chịu khó làm ăn, nghe theo quản giáo, vì bản thân bác biết chữ, lại quen với kỷ luật tây, nên vào một ngày đẹp trời, bác Lai được tha tù.

Suốt mấy năm trong tù, bác không hề nhận được đồ tiếp tế, thăm hỏi hay tin tức quê nhà, về vợ con, gia đình. Bước chân ra khỏi cổng trại giam, với cái bị cói có mấy bộ quần áo rách tơi tả, trong túi vẻn vẹn có 5 hào do trại giam cấp phí đi đường.

Từ trại về Hải Phòng, bác lê bước mấy chục km bằng đôi chân trần, nhưng trong lòng rất vui, vì nghĩ sẽ được gặp vợ con quây quần. Bác còn nghĩ, về buổi tối, nhìn qua hàng rào, thấy bốn mẹ con đang ăn bữa chiều trong ngôi nhà ba tầng ánh sáng điện lung linh. Ôi, hạnh phúc xiết bao.

Vừa đói vừa khát, nhưng bác vẫn cố đi vì thời đó làm gì có xe đạp, xe máy hay xe bus như bây giờ. Trại giam thường ở nơi hẻo lánh, tù trốn trại muốn đi xa cũng khó.

Cách Hải Phỏng khoảng 15km, bác ngồi nghỉ ở một quán nước bên đường quốc lộ giữa trưa nắng kinh người. Nhâm nhi chén nước vối đắng cho đỡ khát, dù bụng đói meo, nhưng bác quyết không ăn, để dành tiền mua quà cho các con.

Nhìn xa xa, thấy hai đứa con gái lít nhít đang bắt cua dù trời nóng như đổ lửa, đội nón mê chỏm đã rách, hở cả tóc phía trên. Chúng mò mẫm góc bờ, vợt từng con tép, cá lẹp bé tý, quần áo rách bươm, bùn đất bắn đầy mặt và khắp người đen nhẻm.

Bác Lai hỏi người chủ quán, con cái nhà ai mà khổ thân thế kia. Bác chủ quán thở dài. Đây là hai đứa bé của một người đàn bà ở Hải Phòng mang gửi họ hàng ở quê, nhờ trông giúp. Nhà ấy hình như vướng chuyện gì đó nên phải cho con đi. Người cưu mang cũng chẳng dư dật gì nên các cháu phải làm mới có ăn, phải ra đồng đi cấy, bắt cua cá, giúp gia đình. Cả làng ai cũng biết nhưng họ cũng khổ, nên đành chịu.

Bác Lai thở dài, cơ khổ, con trẻ bé tý mà khổ trần ai, cha mẹ nào để con thế này cũng là thất đức. Tự nhiên nước mắt muốn ứa ra. Hình như thời đó, nỗi khổ đau, nghèo đói không tha bất kỳ ai, từ người già còng lưng đến tuổi thơ, kể cả người muốn sống lương thiện.

Uống chén nước và ăn củ khoai hết 5 xu, còn lại 4 hào rưỡi, bác Lai đi tiếp. Về đến gần nhà, dân quanh phố thấy bác liền reo lên, ôi, anh Lai đã về đấy à, sao mà già và khổ thế. Ra tù rồi à.

Tuy nhiên, có vài người thân đã gọi bác Lai vào nhà và thì thầm, ngôi nhà cũ đã bán cho người khác rồi, vợ anh đi lấy chồng, hiện ở nơi khác cùng với đứa con gái út, hai đứa con gái lớn đem gửi ai đó ở quê rồi.

Sững người trước thảm cảnh người ra tù bơ vơ, không nhà cửa, vợ bỏ đi với người khác, con cái và của cải thất tán, mặt đất như sụp dưới chân của người cựu tù khổ sai.

Trước thực tế phũ phàng, nhưng không hiểu trời xui đất khiến, bác Lai không mất trí trong hoàn cảnh ấy. Bỗng linh tính nhắc bác về hai đứa bé đội nón mê cách Hải Phòng hơn chục km. Bụng đói meo, vừa đau đớn, vừa khóc thầm, bác quay lại quán nước bên đường, dò hỏi người nuôi hai đứa trẻ.

Tìm được, người chủ thật thà kể lại, mẹ của các cháu đi theo một kỹ sư học Bách Khoa, họ đã cưới nhau và có giấy đăng ký kết hôn đàng hoàng. Chồng của cô ta đi tù, hình như là lính ngụy (đi lính cho Pháp) nên chính quyền cho phép ly hôn mà không cần sự đồng ý của người chồng. Thời đó làm gì có chuyện tôn trọng nhân quyền.

Nhưng đôi ấy cũng chẳng làm ăn được gì, vợ già không thể có con thêm, dù tay kia trẻ hơn mấy tuổi. Họ chỉ đủ sức nuôi đứa bé nhất, còn hai đứa lớn họ gửi nhà này.

Biết chắc chắn hai đứa bé là con gái của mình, bác Lai móc túi lấy nốt 4,5 hào còn lại đưa cho người chủ và nói “Có người gửi tiền cho bác mua quà cho hai cháu, nhưng không tiện nói tên, đó là ai”. Người chủ nhà nhận tiền và hứa sẽ tiếp tục nuôi nấng hai bé.

Quay trở lại Hải Phòng, bác Lai tìm những người bạn hàng cũ ở chợ Sắt và xin làm thuê. Từ bưng bê, rửa bát, đến gò sắt, làm đủ mọi nghề để kiếm sống qua ngày. Thỉnh thoảng dành được chút tiền, bác lại về làng nơi hai con bé ở để gửi người chủ thêm chút tiền để nuôi các cháu ăn học.

Cứ thế qua năm tháng, vốn thông minh và nghị lực sẵn có, từ người làm thuê, bác Lai trở nên giầu có. Mua lại ngôi nhà ba tầng xưa với một cái giá rất cao, bác về quê đón hai con gái lúc đó đã 13 và 11 tuổi về ở cùng. Các cháu được người chủ ở quê cho ăn học nên khi về thành phố cũng hòa nhập nhanh.

Sau đó bác Lai đi tìm vợ cũ và ông chồng cùng đứa con gái để nói chuyện. Khỏi phải nói về sự hối hận của bà vợ. Nhưng người tù không có tội vẫn bình tĩnh giải quyết theo cách của một người đàn ông đàng hoàng. Bác bảo, về danh chính ngôn thuận, hai anh chị đã là vợ chồng, tuy nhiên ba đứa con vẫn là của mẹ nó và tôi. Chúng ta cần giải quyết chuyện này thỏa đáng để con cái có tương lai và hạnh phúc.

Không dừng ở chuyện gia đình, bác nhờ chính quyền địa phương chứng kiến. Biết chắc chắn, bác có thể làm ra tiền nhưng nuôi con thì khó bằng các bà mẹ. Mời bà con trong phố tới dự, bác tuyên bố, hai anh chị có thể ở nhà 3 tầng này, nhưng phải có trách nhiệm nuôi các con. Hoặc để lại ba đứa con cho bác nuôi, nhưng hai người phải ra khỏi đây.

Đôi kia cũng là người nghèo khổ vì lương ba cọc ba đồng, nay bỗng có người cho ngôi nhà ba tầng, làm sao mà từ chối. Họ ở đó và ba đứa con gái. Các cháu lớn lên, vào đại học và ai cũng thành đạt. Ít người biết rằng đó là tinh hoa của một người tù của chế độ.

Bác Lai mua một ngôi nhà gần đó, thỉnh thoảng sang thăm các con, chu cấp thêm, và cũng để giám sát việc nuôi nấng. Bác ở vậy đến cuối đời cho dù tiền bạc, danh vọng, đủ cho bác kiếm một chân dài khác.

Nếu hỏi về kinh nghiệm sống ra sao, có lẽ bác chẳng muốn nhắc đến chủ nghĩa lý lịch đẩy con người ta đến sự khốn cùng. Cũng có khi không muốn kể về 5 hào lẻ đã làm nên một cuộc đời khác cho chính bác và những đứa con mò cua bắt ốc giữa trưa hè.

http://hieuminh.files.wordpress.com/2014/09/bc3a1c-thanh-vc3a0-phu-nhc3a2n-hc6b0c6a1ng.jpg?w=700&h=448

Bác Thanh (người kể chuyện) và phu nhân Đoàn Hương. Ông này nhìn mặt chắc bé hơn tôi vài tuổiThời nay tìm người đàn ông có 5 hào lẻ để làm bạn đời ngang bằng mò kim đáy biển.

roamingwind
21-09-2014, 12:27 PM
Bài thơ của Phuơng xích lô hay thế mà không thấy hai ông bàn lại đi vặn vẹo nhau cái chỗ tầm chuơng trích cú .Nay tôi tặng hai ông một cái thú của Kim thánh Thán

Ủa bác Thợ được làm fashion police hồi nào vậy? Bây giờ lại có ông cảnh sát đi vòng vòng xem người ta ăn nói có đúng vần đúng điẹu đúng
đề, phải vô tâm], trùng trùng duyên khởi, núi tuyết huyền bí phái lận mấy cuốn kinh để liện vào đầu ngươi khác hehe...
Tôi thấy ông ở bên Texas riết chắc nhiễm tính cowboy bên đó. Nhiễm luôn cái tính khó chịu chỉ muốn người gióng mình.

Kiếm sĩ ơi, tội thật, thân mang bảo kiếm luyện tư lữa tam muội nên gặp bần cố nông văn què chử quặp như tôi chất chán ơi là chán.
Nhưng sao thấy ông than chán buồn hoài vậy? Có thấy mình không?

Aty
21-09-2014, 12:50 PM
He he, phải có người này người nọ, lúc này lúc kia ông Wind. Tôi nghĩ là tôi đã thấy chỗ dụng tâm của ông cảnh sát :D .
Có lẻ tôi nhìn cuộc sống này với tầm nhìn đại khái, cho nên đối với tôi đại khái là được rồi. Kén cá chọn canh tôi ít khi làm. Khen chê ngon dở lại là điều đại kị. Nhiều người quen biết, nói rằng tôi trông trẻ hơn tuổi, sao không nhuộm tóc để coi trẻ hẳn ra. Tôi chi cười, đại khái vuốt tóc với keo là trông tôi đẹp ra rồi, nhuộm tóc thì lệ thuộc với thuốc nhuộm quá.

Hoa Quỳnh cuả ông đã nở chưa ? Có chụp hình thì xin cho thêm tí ánh sáng ông nhé :)

Thợ Điện
21-09-2014, 12:55 PM
Hehe tôi chỉ muốn quán mở cửa ra chúng ta bàn ít ít cái riêng thôi còn phần lớn nên hướng đến cái chung .Đó là sự đóng góp cho cộng đồng .Ví dụ cụ Phi sau lý giải thường có một bài thơ hay vài hình ảnh giúp mọi người thêm hiểu biết và thư giãn thật lí thú .Chứ cứ nghe hai bác tâm sự lý luận với nhau mãi sợ khách mất hứng .Lắm khi nên quên cái riêng tí chút được không hai bác ? Các bác đóng góp một mẩu tin khoa học , một cảnh tượng trong cuộc đời ,một vài ý tưởng lí thú ,hay câu chuyện kể về cảnh đời đang sống .Vườn rau ông Tý ,nụ hoa của ông Gió trồng,một bản nhạc hay .Biết bao thứ nên thơ tốt đẹp trong cuộc đời này

Các bác có cơ hội sống ở nước ngoài tiếp cận biết bao thông tin ,thế mà chẳng chịu khó chia sẻ cùng anh em cứ loanh quanh lẩn quẩn triết học đường phố mãi .Tôi thật tình cũng ớn quá hà

Aty
21-09-2014, 01:05 PM
Ông Kt lâu nay sao rồi ? Lâu quá không thấy ông tôi nhớ ông, thiệt đấy.

Và ông Tôn nữa, dành ra vài phút trong 1 tuần ghé quán nhâm nhi. Ai sao thì sao, nhưng với tôi đại khái là không sao. Cứ như đêm 30 vậy :)


http://www.youtube.com/watch?v=B0buxRlN5GE

Nhớ về người yêu năm xưa qúa, cũng bài nay đây.

Aty
21-09-2014, 01:11 PM
.............
Các bác có cơ hội sống ở nước ngoài tiếp cận biết bao thông tin ,thế mà chẳng chịu khó chia sẻ cùng anh em cứ loanh quanh lẩn quẩn triết học đường phố mãi .Tôi thật tình cũng ớn quá hà

Hi hi, bác của em hơi nóng rồi. Thường thì em cứ làm vài dòng qua lại gởi trước. Sau đó thì...., có ngay bác ạ, hi hi.

PhiHuong
21-09-2014, 04:25 PM
Hai số phận, hai còn đường đi khác nhau, nhà thơ Phương vì giới văn nghệ sĩ nên ủy mị yêu đuồi dẫn đến kết cục đau buồn, bác Lại cón bản lĩnh không lùi bước trước khó khăn nên cuộc đời được rộng mở.
cám ơn anh Lâm về hai bài rất hay- giúp người có nghị lực hơn trong cuộc sống này
Hai số phận, hai còn đường đi khác nhau, Câu này đúng còn bảo bản lĩnh hay ủy mị thì chưa chắc, bác Phương xích lô chăm chỉ nhưng không biết kinh doanh, bác Lại cần mẫn nghề buôn bán thành thạo. Cả hai bác đều có nỗi buồn, nhưng cái buồn nội tại sinh ra và cái buồn khách quan mang lại khác nhau, bởi vậy chán đời buông thả hay hận đời quyết chí cũng khác nhau. Tuy giàu sang có số và bách nghệ đều có cơ hội như nhau, nhưng còn có câu: "phi thương bất phú".
Mỗi bài viết mà có vài câu bình luận rất thú vị, nhưng người viết có thể phóng túng còn người bình luận thì ... chưa chắc.


Ông này nhìn mặt chắc bé hơn tôi vài tuổi.
Thời nay tìm người đàn ông có 5 hào lẻ để làm bạn đời ngang bằng mò kim đáy biển.
hehe, Tôi nghĩ ông này cao hơn bác vài phân mới đúng.
Thời nay sưu tầm tiền hào còn khó mà bác còn muốn tìm người tiêu tiền hào nữa ư ?.

Aty
21-09-2014, 05:05 PM
Bác Lâm trách cũng đúng quá. Ai dè vô quán mà cứ bàn chuyện nhân quả nợ duyên. Chỉ tại văn, học thì ít. Chữ, lại không vần, mon men ( comment ) lơ mơ không đúng ý với tác giả chỉ còn cách bỏ xứ biền biệt. Hời hợt đại khái như cái phao cứu hộ làm sao có chiều sâu. Không dám mon men là cách tốt tạm thời vậy. :D

Kiem_Nhat
21-09-2014, 07:23 PM
Chào anh em, đây là sinh nhật con trai em, chau vua tron 3 tuoi. Ban be ba xa em da den chung vui, rat dong. Em nhớ nó quá, mà không về thăm được.

Cháu bắt đầu tập đánh cờ úp rồi

Em rất vui


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213032_816908493_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213032)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213039_577634596_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213039)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213052_1203677983_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213052)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213059_702015431_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213059)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213077_848982058_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213077)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213006_601634380_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213006)


http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213012_1948104273_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213012)

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213014_1793275938_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213014)

http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/19/03/3080213019_592793913_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3080213019)


Anh yêu em và rất nhớ con. Anh sẽ về

Aty
21-09-2014, 08:38 PM
Không thấy hình Kiem_Nhat ơi. Zing Me nói đây là: quyền riêng tư.

roamingwind
21-09-2014, 08:58 PM
Tôi thật tình cũng ớn quá hà

ông không ớn (bắt chước bôi đậm :) ) mới là người nước Mỹ nói tiếng Anh chứ !! xứ sở này phải người thật việc thật không lơ mơ được.

huyenmapu
21-09-2014, 09:12 PM
Em vẫn nhìn thấy được, không biết mạng có sao ko bác Aty.

Đêm qua em ngồi viết trắng đêm được vài dòng đến khi em gửi đi chả hiểu thế nào lại mất chả thấy bài đâu. Em lại nản không viết được nữa.

Viết về bác Lâm với người dẫn đường đến Phật Giáo Tây Tạng.
Viết về bác Gió với ngôn ngữ mẹ đẻ không thể để lộn xộn được dù mỗi nơi em sử dụng một kiểu tiếng khác nhau. em đi học tiếng Pháp thì nói tiếng Pháp, về nhà nói tiếng Anh, còn đi làm nói tiếng Việt và tiếng Pháp. nhiều khi tiếng pháp trộn cùng tiếng Anh trong một câu mà không hay. Em chẳng nói được tiếng gì ra hồn ngoài tiếng Việt cả :buon . . Các cô chú sống bên này lâu quá rồi mà sang đây từ khi đi du học nên nhiều thứ không biết tiếng Việt là gì mới thi thoảng bị nói lẫn câu. Thật quá may đã được các bác trên này chỉ dẫn em nghe tiếng từ ở Việt Nam nên sang đây dễ nghe hơn trước nhiều. Em thì không thể tốt được nhưng giờ cứ cố học được câu nào là học, nhớ được câu nào là nhớ. Dù học vậy mà em cũng chưa khá được chút nào hơn trước. Một hành trình gian nan về ngôn ngữ các bác ạ.

roamingwind
21-09-2014, 09:17 PM
Hoa Quỳnh cuả ông đã nở chưa ? Có chụp hình thì xin cho thêm tí ánh sáng ông nhé :)

Xong hết rồi ông. Cái chót vừa tối vài hôm trước. Tôi chỉ sợ để hình vườn mình lên bị trách -- cái gì mà cứ khoe vườn mình hoài -- nên thôi.

Aty
21-09-2014, 09:42 PM
Em vẫn nhìn thấy được, không biết mạng có sao ko bác Aty.
.....
Một hành trình gian nan về ngôn ngữ các bác ạ.

Tôi chỉ thấy mấy cái ô vuông thôi cô Huyền ạ. Đôi khi bên tôi cũng bị như vậy. Có lẻ bị sự cố về mạng rồi.

Vấn đề ngôn ngữ thường là khó cho người có tuổi ( trên 20 ) mà phải theo học. Tiếng na-uy tôi học cũng lắm gian nan. Tôi đi học trường nghề 18 tháng đầu, cứ như người câm. Ngồi tra tự điển từng chữ và về nhà học như con vẹt. Học 100 chữ thì nhớ được 5. Không sao, học là trách nhiệm mà. 18 tháng lần 2, lúc này tôi hiểu được kha khá, bập bẹ phang tới cùng. Xong rồi xin đi làm. Vô làm cũng tình trạng thiếu từ ngữ để giao tiếp. Lại bắt mấy thằng bạn làm chung dạy thêm. Lại cứ nghe radio suốt. Nhất là tin tức. Không hiểu cũng nghe. Sau 1 thời gian dài thì tự nhiên mình nghe và hiểu nhiều ra. Chặng đường đó tôi mất đi ít cũng 15 năm. He he, phải ráng thôi. Lúc ban đầu học tiếng ngoại quốc tôi đã mơ tới ngày này. Sớm muộn cũng phải được. Cô cứ yên tâm mà đi tới.

Aty
21-09-2014, 09:52 PM
Xong hết rồi ông. Cái chót vừa tối vài hôm trước. Tôi chỉ sợ để hình vườn mình lên bị trách -- cái gì mà cứ khoe vườn mình hoài -- nên thôi.

He he, nói vậy là tôi không có hình hoa Quỳnh của ông để chiêm ngưỡng sao? . Đây là quán cà phê. Vào quán này cũng như nhiều người đi shop vậy. Ông thấy người ta đi shop " sô " hàng ngần nào. Ai đời có hàng xịn mà giấu kỹ sợ bị trầy? Chia sẽ hình ảnh đẹp mà cũng sợ này nọ. Tôi không tin. Nhưng nếu ông không cho tôi coi, thì tôi coi mấy tâm hình củ cuả ông :( .

roamingwind
21-09-2014, 10:20 PM
Chia sẽ hình ảnh đẹp mà cũng sợ này nọ. Tôi không tin.

ông nói hay quá. Xem ra tôi cũng không là người nước Mỹ nói tiếng Anh :)

Aty
21-09-2014, 10:27 PM
ông nói hay quá. Xem ra tôi cũng không là người nước Mỹ nói tiếng Anh :)

Hic, ông làm cho tôi phải đi soi kiếng lại :( rồi đây. Theo tôi thì ông ngoài sợ bà chị ra, còn sợ thêm cái gì nữa nhỉ :suynghi1 he he.

huyenmapu
21-09-2014, 10:27 PM
Quán cafe luôn có các bác đàm đạo bàn tán mới rộn ràng vui vẻ vậy. Em là cứ vào đây hàng ngày để đọc và học tiếng Việt đấy ạ :D .
Lời thì thầm của em bắt đầu có hiệu nghiệm hơn một chút với các chậu rau rồi đây ạ ;)


http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/21/51/3080265421_24048551_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hotboytuankiet/3080265421)


http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/21/51/3080265437_42492995_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hotboytuankiet/3080265437)


http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/21/52/3080265575_1403927951_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hotboytuankiet/3080265575)


http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/21/52/3080265599_1922195244_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hotboytuankiet/3080265599)


nghe bác Aty em mua một cây rau này về có rễ nên trồng luôn sau một tuần thu đc vài lá mới để ăn đấy ạ :P

http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/09/21/21/52/3080265637_769392416_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/hotboytuankiet/3080265637)

Thợ Điện
21-09-2014, 10:35 PM
Ông Tý .ông chớ giở giọng hờn dỗi .Tôi có hốt mấy thang thuốc cũng để trị bệnh cho các ông thôi .Ông Gió công phu còn yếu nên phản công ai oán,ngã tướng vùng lên rầm rầm ,tuy nhiên bịnh cũng dễ chữa vì còn ở bì phu .Riêng ông ngã tướng nấp sâu hơn bịnh đã chạy vào nội tạng xem ra rất nguy hiểm .Phải phối hợp Đông Tây trong uống ngoài xoa mới mong thuyên giảm .Ông còn vào đây tất còn bị ăn gậy ,có lỗi cũng ăn gậy ,không lỗi cũng ăn gậy .Ngạn ngữ Thiền tông gọi là

Ông không có gậy ta cho ông một gậy ,ông có gậy rồi ta liền đoạt mất gậy của ông

Kể cũng ức thật đang trình bày kiến giải sở học lại bị một kẻ sổ toẹt hết lại còn dẫn chứng người xưa cũng từng khoái như vậy .Ai mà chịu nổi hehe .Nhưng không dùng đòn hiểm làm sao thấy được chỗ dụng công của các ông .Như Khổng Minh còn bày ra 7 cách xét người .tôi chỉ có một cách duy nhất là dùng gậy thôi .Các ông cũng sẽ chưa được yên đâu

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh.
Cho đến tận bây giờ, sau gần 2.000 năm, những triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.
Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng phí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành.
“Tri nhân, trị diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó.

Hãy học cách nhìn người của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi “nhìn người” và “dùng người”.
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.

roamingwind
21-09-2014, 10:36 PM
Quán cafe luôn có các bác đàm đạo bàn tán mới rộn ràng vui vẻ vậy. Em là cứ vào đây hàng ngày để đọc và học tiếng Việt đấy ạ :D .

chắc chắn là học từ bác Phi bác Thợ, chư không từ tôi với ông Aty rồi.



Lời thì thầm của em bắt đầu có hiệu nghiệm hơn một chút với các chậu rau rồi đây ạ ;)

chắc tôi phải tin vào phép lạ rồi !! Bọn này gan thật, mỗi ngày phóng thanh báo lớn là bị đớp mà vẫn anh dũng lớn. :)

roamingwind
21-09-2014, 10:38 PM
ngã tướng vùng lên rầm rầm

không ngã bác Thợ sống được không?

roamingwind
21-09-2014, 10:41 PM
Cái lạ là hồi xưa ông bắt vài cái hay lắm, sao bây giờ trật quớt vậy ???

Thợ Điện
21-09-2014, 10:51 PM
Ông Kiếm .Cám ơn ông đã up hình sinh nhật cháu bé .Nó có vầng trán rông quá khổ .Ông phải hướng cháu vào chuyện học hành nhiều hơn
@ Huyền

Sinh ngữ nên học rộng trước sâu sau cháu à ,nên học nhiều chủ đề ,đi chợ , bệnh viện ,khách sạn ....mỗi trường hợp 5 hay 7 câu thôi cùng với vài chữ quan trọng .Như thế có lợi là trường hợp nào mình cũng nói được dù ít và hiểu được người ta đang nói gì .Điều này rất quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như tạo thành nền tảng sau này vì sinh ngữ dựa trên kí ức và liên tưởng .Mình lớn tuổi phải học kiểu khác ,trẻ con kiểu khác .với lại ngôn ngữ thứ 2 khó khăn hơn ngôn ngữ đầu tiên rất nhiều

Có vốn liếng rồi mới phát triển lên từ từ ,chứ bây giờ vốn ít từ ít xem TV hay nghe radio chẳng có lợi gì đâu .Như kẻ học cờ phải biết đòn phối hợp cơ bản ,rồi sát cục, chuyển quân ,dần dần mới nghiên cứu các ván cờ của đại kiện tướng ,mới thấm thía cái hay khi bó quân mà chỉ được tiên chút chút rồi khuyếch đại ưu thế dần dần đến chiến thắng

huyenmapu
21-09-2014, 10:52 PM
chắc chắn là học từ bác Phi bác Thợ, chư không từ tôi với ông Aty rồi.

chắc tôi phải tin vào phép lạ rồi !! Bọn này gan thật, mỗi ngày phóng thanh báo lớn là bị đớp mà vẫn anh dũng lớn. :)

Mỗi khách của quán đều có nét đẹp riêng để em phải học chứ bác Gió. Bác Lâm luôn đăng bài mới nhưng thật sự nhiều lúc em đọc đến 4-5 lần vẫn chưa thể hiểu được hết những ý trong 1 bài khó . Bác Phi và Bác Gió luôn bàn luận từng câu chữ theo nhiều hướng khác nhau. Bác Aty lại xuề xòa như em vậy cứ vào đây gặp các bác hàng ngày là vui rồi. Chỉ sợ các bác đến hồi bận không tham gia đàm đạo được như bác KT và bác Tontu . Quán vắng đìu hiu em và bác Aty lại buồn.

Thợ Điện
21-09-2014, 10:58 PM
Cái lạ là hồi xưa ông bắt vài cái hay lắm, sao bây giờ trật quớt vậy ???

Thế mới gọi là vô thường ,mới biết cái đúng cái sai vốn không giềng mối chỉ nhân duyên mà tuơng tác .Mà thôi ông phải về học lại cơ bản từ Tứ diệu đế đến Bát chánh đạo chứ cứ nói mãi rồi sa đà vào vụn vặt

PhiHuong
21-09-2014, 10:58 PM
Bác tom nói đúng rồi đó, tôi cũng nghe các cụ xưa kể, học trò vào thi khi xướng tên dọc phách chuận bị làm bài thì quan trường gióng trống bố cáo với quỷ thần và các vong hồn, đại loại như “hôm nay là ngày tháng, năm, kỳ thi.,tại trường.,nay cho phép các vong hồn, quỷ thần, ma mãnh được vào, ai có ân trả ân, ai có oán trả oán”.
Học tài thi phận, có những người học lực rất giỏi nhưng khi đọc đầu bài thì chỗ đáng nhớ quên sạch mà chỗ chẳng đáng nhớ thì nhớ. Có người học lực tầm thường thì tự nhiên hôm ấy lại sáng dạ thông minh đột xuất, không biết có phải nghiệp quả ân, oán của các vong hồn hay tại cái danh phận nó xui nên thế.

Bác tom quan tâm tới thần chú Tây tạng thì hiệu sách có đấy, trước tôi thấy nên tò mò mua một quyển để chỉ xem cho biết., tôi nghĩ thần chú, ấn quyết không phải chuyện chơi nên chưa dám thực hành theo.

Người ta sống ở đời mấy ai trốn khỏi tật bệnh, chỉ ít nhiều nặng nhẹ khác nhau thôi, sám hối cầu nguyện có khỏi, có không, cũng như chữa bệnh có gặp thầy, gặp thuốc mát tay hay không là do sự dầy mỏng của Phúc. Nhưng tôi tin chắc một điều, bất kể ai khi đang bị bệnh mà nằm mộng thấy được chữa bệnh hoặc tương tự thế ắt sẽ khỏi.

roamingwind
21-09-2014, 11:03 PM
.Ông còn vào đây tất còn bị ăn gậy ,có lỗi cũng ăn gậy ,không lỗi cũng ăn gậy .Ngạn ngữ Thiền tông gọi là

Ông không có gậy ta cho ông một gậy ,ông có gậy rồi ta liền đoạt mất gậy của ông

Xin lỗi bác Thợ cho phép bất đồng ý kiến. Câu trên nếu tôi hiểu đúng là nói về ông Tý.

Thiền tông cho gậy là thầy với trò. Người cầu học, có tâm cầu đạo người thầy vì lòng cầu đó mà chỉ. Đánh mắng là để gây nghi trong lòng người học. Từ nghi đến ngộ. Có nghi nên mới có ngộ. Có câu hỏi mới có câu trả lời

Ông Tý có cầu đạo nơi Bác Thợ không? Người ta không cầu ông đem gậy ra làm gì ????

Người không cầu mình có lòng muốn giúp tôi thì làm sao cho cho họ tự đặc lên câu hỏi, gây nghi. Khi có nghi thì họ sẽ mần mò con đường tự họ. Gọi là tự thắp đèn mà đi.

Ông có thấy ông làm cái gì không?

Thợ Điện
21-09-2014, 11:12 PM
Bác tom quan tâm tới thần chú Tây tạng thì hiệu sách có đấy, trước tôi thấy nên tò mò mua một quyển để chỉ xem cho biết., tôi nghĩ thần chú, ấn quyết không phải chuyện chơi nên chưa dám thực hành theo.
.
Trong Mật Tông Tây Tạng thần chú phải khẩu truyền bác ạ .Tức là vị đạo sư phải truyền trực tiếp cái đấy .Vì khi truyền như thế chân ngôn từ đạo sư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến A lại da thức mới có sự chuyển hoá .Nếu chưa có cơ duyên chỉ nên niệm hồng danh Phật thôi cũng đã rất nhiều lợi lạc

Phật giáo Tây Tạng sở dĩ lan truyền và có uy lực khắp thế giới vì có dòng truyền thừa liên tục không gián đoạn .Phật giáo Trung hoa hay Nhật bản không có cái ấy nên chỉ một đời đạo sư là xong .vì thế sau đời Lục Tổ Huệ Năng các tông phái chia năm xẻ bảy rồi tản mác hết không còn dấu vết .Trong khi Tây Tạng dòng truyền thừa suốt từ khi phật Thích Ca đến nay không hề gián đoạn

Thợ Điện
21-09-2014, 11:19 PM
Khổ tôi đã nói đến thế rồi mà ông cứ lẩm cẩm Ông Gió ơi .Thôi đi ,ông phải nghe tôi .Ông còn quờ quạng lắm cứ đi loanh quanh trong tam đoạn luận xưa cũ hoài mà chẳng chịu thức tỉnh

PhiHuong
21-09-2014, 11:36 PM
Quá tin vào tâm linh là mê muội, quá phản bác tâm linh cũng mê muội. Ông Tý luôn tự tin cái kiến thức mấy mươi năm của mình cộng thêm sở học trong sách vở thì ngần ấy thời gian vẫn đếm được, nhưng lấy cái nhận biết hữu hạn để phủ nhận những cái nhận biết dài lâu liệu có đúng chăng ?.
Ông Thợ thấy ông Tý lanh lợi không tin vào nhân quả nên cho gậy là để đánh thức, ông Tý hay quan tâm tới mấy cô hàng rong nên cũng cần phải đánh thức để dạo phố chứ.

roamingwind
21-09-2014, 11:38 PM
vì thế sau đời Lục Tổ Huệ Năng các tông phái chia năm xẻ bảy rồi tản mác hết không còn dấu vết.

Cái này cũng xin phép bất đồng ý kiến.

Nhưng thôi nói vậy cũng đủ rồi :)

Aty
21-09-2014, 11:44 PM
Híc, có lúc ngồi cả giờ đồng hồ không thấy tăm hơi. Vừa quay lưng đi tưới nước rồi giăng mùng cho cây xà lách, ngắm trái 2 trái Lê ( trái cây nghiêm chỉnh :) ) quay vào thì có nhiều bài đọc đã luôn. Ha ha, vậy mới ngộ ra thêm cái nữa. Mục đích của trông đợi là trông chờ cái mình muốn, nhưng phải gạt bỏ sự nóng lòng. Cầm cái chờ lên và bỏ cái nôn nóng xuống, he he.

Aty
21-09-2014, 11:46 PM
Hi hi, phải bắt đầu từ bài trước tiên cái đả.

roamingwind
21-09-2014, 11:50 PM
Quá tin vào tâm linh là mê muội, quá phản bác tâm linh cũng mê muội. Ông Tý luôn tự tin cái kiến thức mấy mươi năm của mình cộng thêm sở học trong sách vở thì ngần ấy thời gian vẫn đếm được, nhưng lấy cái nhận biết hữu hạn để phủ nhận những cái nhận biết dài lâu liệu có đúng chăng ?.
Ông Thợ thấy ông Tý lanh lợi không tin vào nhân quả nên cho gậy là để đánh thức, ông Tý hay quan tâm tới mấy cô hàng rong nên cũng cần phải đánh thức để dạo phố chứ.

Người xưa (và nay) họ "cho gậy" (tạm dùng chử các ông thich dùng) không hề lộ tông tích. Người bị gậy ôm mối nghi, khi nào vớ thì mới biết "mưu cơ", công khó của thầy (tạm gọi là thầy, Phật Pháp truyền Pháp chứ không có thầy trò -- y pháp bất y nhân. Chuyện thầy trò là hình tướng).

Ông Thợ "cho gậy" xong rồi kể lể "tôi phải làm vầy làm kia để thử công phu các ông", còn đem luôn một trang sách Khổng Minh ra để thêm bề thế việc làm của mình.

Khác nhau xa lắm lắm !!

Aty
22-09-2014, 12:03 AM
Có vốn liếng rồi mới phát triển lên từ từ ,chứ bây giờ vốn ít từ ít xem TV hay nghe radio chẳng có lợi gì đâu .Như kẻ học cờ phải biết đòn phối hợp cơ bản ,rồi sát cục, chuyển quân ,dần dần mới nghiên cứu các ván cờ của đại kiện tướng ,mới thấm thía cái hay khi bó quân mà chỉ được tiên chút chút rồi khuyếch đại ưu thế dần dần đến chiến thắng

Cái này thằng em bị sơ sót rồi. Tức là nghe radio đang nói tin tức. Nên nghe radio trong lúc làm việc mới có công dụng. Thế này nhé, nghe radio nhưng tai mắt tay chân miệng vẫn cứ làm việc bình thường. Âm thanh vặn nhỏ nhất. Phải nghe được người ta đang nói lén sau lưng mình. Chà, đi làm 8 giờ nghe đúng 8 giờ. Câu hỏi là nghe được những gì trong 8 giờ? Xin trả lời là nghe được chứ. Ai nói không nghe được là sai. Câu hỏi là hiểu được gì không? Xin trả lời là không hiểu gì hết. Kết qủa không phải là hôm nay mà có được. Nhưng chắc chắn nghe chừng 1 năm như vậy, thì kết qủa bây giờ sẽ khác hẳn với lúc cách đây 1 năm.
Bác Lâm mang cách học cờ tướng căn bản từng bước ( như bài nói về ông Hứa Ngân Xuyên ) để làm khung cho việc học ngôn ngữ của người có tuổi có gia đình, em nghĩ có khi không phù hợp lắm.

Aty
22-09-2014, 12:08 AM
nghe bác Aty em mua một cây rau này về có rễ nên trồng luôn sau một tuần thu đc vài lá mới để ăn đấy ạ :P



Cô Huyền cứ hái lá gìa để lại lá non là có xà lách dài dài. Nếu cô tính mỗi cây hái 2-3 lá sẽ có đủ bữa xà lách trộn dấm thịt bò thì trồng vài cây là mỗi tuần có 1 lần thu hoạch. Bên này tôi vẫn làm như vậy.

PhiHuong
22-09-2014, 12:13 AM
Ông Thợ "cho gậy" còn đem luôn một trang sách Khổng Minh ra để thêm bề thế.

Khác nhau xa lắm lắm !!
hì hì, Tôi hiểu theo hướng khác, chỉ là dẫn chuyện khi thấy các ông bận bịu ngắm hoa, trồng rau, tưới cây lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi có mẩu chuyện ngắn dời xưa mà xem cũng thú vị.

Ông Tý post bài tại sao cứ phải mở ngoặc đính chính thế này ?

ngắm 2 trái Lê ( trái cây nghiêm chỉnh )

Aty
22-09-2014, 12:16 AM
Ông Tý .ông chớ giở giọng hờn dỗi .Tôi có hốt mấy thang thuốc cũng để trị bệnh cho các ông thôi .Ông Gió công phu còn yếu nên phản công ai oán,ngã tướng vùng lên rầm rầm ,tuy nhiên bịnh cũng dễ chữa vì còn ở bì phu .Riêng ông ngã tướng nấp sâu hơn bịnh đã chạy vào nội tạng xem ra rất nguy hiểm .Phải phối hợp Đông Tây trong uống ngoài xoa mới mong thuyên giảm .Ông còn vào đây tất còn bị ăn gậy ,có lỗi cũng ăn gậy ,không lỗi cũng ăn gậy .Ngạn ngữ Thiền tông gọi là

Ông không có gậy ta cho ông một gậy ,ông có gậy rồi ta liền đoạt mất gậy của ông
...


Dạ em chưa có dám 1 lần hờn dỗi bác ơi. Nếu có thì em đã không cố chịu đấm ăn đòn trong bấy lâu nay. Cám ơn bác lâu nay vẫn cứ cho em uống thuốc. Thuốc đắng dã tật đó mà. :)

Aty
22-09-2014, 12:46 AM
Quá tin vào tâm linh là mê muội, quá phản bác tâm linh cũng mê muội.


Là con người thì phải có những lúc mê muội chứ ông Phi. Đã mấy ai không 1 lần mê muội trong khoản thời gian sống.


Ông Tý luôn tự tin cái kiến thức mấy mươi năm của mình cộng thêm sở học trong sách vở thì ngần ấy thời gian vẫn đếm được, nhưng lấy cái nhận biết hữu hạn để phủ nhận những cái nhận biết dài lâu liệu có đúng chăng ?.

Ông nói tôi tự tin vào kiến thức tôi có từ mấy mươi năm trong cuộc sống của tôi thì tôi xin nhận. Tôi có. Nhưng tôi xữ dụng nó để phủ nhận những điều khác ? Tôi không nhớ ra là tôi đã nói hay làm hồi nào. Ông thấy thì xin ông cứ chỉ ra cho tôi biết để tránh. Tôi hứa sẽ không có tự ái tự ti gì, ông đừng ngại nhé.




Ông Thợ thấy ông Tý lanh lợi không tin vào nhân quả nên cho gậy là để đánh thức, ông Tý hay quan tâm tới mấy cô hàng rong nên cũng cần phải đánh thức để dạo phố chứ.

Hi hi, nhân qủa báo ứng tôi đã gặp qua rồi. Gặp rồi còn không tin sao? Cũng may là qủa báo đến với tôi tạm gọi là điểm cộng +.

Chuyện bác Lâm thường xuyên cho tôi ăn gậy, tôi đã hiểu ngay từ điểm xuất phát.
Thông thường mọi sự việc xãy ra, đều phải có điểm xuất phát. Hiểu được điểm xuất phát, thì mọi việc sáng tỏ.
Tôi không dám chắc điểm xuất phát mà tôi đang đề cập ở trên có phải là căn nguyên, cội nguồn hay không? Nhưng có lẻ cũng gần gần.

Aty
22-09-2014, 01:01 AM
hì hì, Tôi hiểu theo hướng khác, chỉ là dẫn chuyện khi thấy các ông bận bịu ngắm hoa, trồng rau, tưới cây lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi có mẩu chuyện ngắn dời xưa mà xem cũng thú vị.

Đúng là có rất nhiều hướng để hiểu. Và mỗi hướng thì ngã rẽ thường khác nhau :)




Ông Tý post bài tại sao cứ phải mở ngoặc đính chính thế này ?

Thì ông Phi còn nhớ hôm trước cây Lê Tuyết có 2 trái cuả tôi được ông D dịch là cây 2 trái và bác Lâm nói là Tuyết Lê ấy. Tôi mà xớ rớ thì ốm đòn ngay. Phải thủ, phải thủ, như tôi vẫn thích khai cuộc "bình phong mã" vậy.

roamingwind
22-09-2014, 02:01 AM
hì hì, Tôi hiểu theo hướng khác, chỉ là dẫn chuyện khi thấy các ông bận bịu ngắm hoa, trồng rau, tưới cây lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi có mẩu chuyện ngắn dời xưa mà xem cũng thú vị.

Như ông Tý hay nói cái đó cúng tùy theo "góc nhìn" :). Bác Phi nói vậy thì tôi cũng không nói gì. Ông Thợ nếu nói vậy thì tôi cũng đã
không nói gì, hoặc ít nhất nói về cái khác.

Chỉ là như vậy không có dính dáng gì đến Thiền Tông hết. Thiền Tông hành xử ra sau chắc bác Phi cũng biết it nhiều thông tin.
Không bao giờ đem công án ra giải, nhất là dùng nó làm lý lẽ cho hành động của mình. Công án là đương cơ. Thành ra đừng vinh vào một hai câu từ sách mà mói là Thiền Tông. Là mình cầm gậy đi phan. Bộ Thiền Tông đơn giãn chỉ có gậy với hét thôi hả ?? Ra ngoài đươngg thằng du côn cũng gậy cũng hét được mà. Lầm to rồi. Khổng Minh với Thiền Tông nó xa hơn từ địa ngục lên chín tần trời.
Cái này cũng như các bác hay than về người Nam -- ăn phở cho thêm một nối rau.

Nghề chơi chổ này phải khó chịu, cũng như bác Phi nghe họ bình cờ Tướng đôi lúc cũng phải cau mài khó chịu -- "cờ gì đây không phải cờ Tướng rồi".

Thợ Điện
22-09-2014, 02:01 AM
Bác Lâm mang cách học cờ tướng căn bản từng bước ( như bài nói về ông Hứa Ngân Xuyên ) để làm khung cho việc học ngôn ngữ của người có tuổi có gia đình, em nghĩ có khi không phù hợp lắm.

Tôi cũng không biết có phù hợp không vì mình không phải là nhà ngôn ngữ học ,chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân thôi .Nhưng tôi nghĩ cứ nghe ý thức không cần hiểu để cho vô thức tự động xâm nhập .Điều này các trung tâm ngôn ngữ đã thử nghiệm qua nhưng không hiệu quả mấy .Vì nghe , hiểu có nhiều tầng .Nói chi ngoại ngữ ngay cả tiếng mẹ đẻ mà người ta nói về chuyên môn mình còn mù tịt nữa là

Ai dám nói mình nghe hiểu về thi ca ,về truyện Kiều ? Cũng phải có học hành cẩn thận chứ bác .Bác không thấy ông Gió nói sao .Ở ngay nước Mỹ cả năm rồi chỉ nói được 5 hay 6 câu thì mong gì hiểu được talk show ,news .....Những chuơng trình đó họ làm cho dân bản xứ coi hoặc nghe mà

Tôi có thể hiểu được tiếng Anh khi người Mỹ nói chuyện với tôi .Nhưng coi chừng, khi họ quay qua nói chuyện với nhau là mình lại điếc nếu không học hành cẩn thận

Trước khi qua Mỹ tôi đã có bằng Proficiency của London School bằng này còn khó hơn TOEFL Thế mà nghe tụi học sinh trò chuyện với nhau đôi khi còn bị ú ớ .Lại phải kiên nhẫn học lại hết mọi level Anh văn high school của dân bản xứ mới tạm gọi là biết sơ sơ .Tiếng Anh mà người bản xứ còn học suốt từ thơ ấu đến khi ra trường đại học tất nhiên không phải là dễ dàng rồi .Họ còn tổ chức hàng năm thi đánh vần,từ ngữ , văn phạm ,làm luận nữa bác ạ .Kinh Phật có nói dưới toà thuyết pháp của ngài có con Đế thính tức là Vua nghe .Không Pháp nào không biết vì nghe quá nhiều Ngài Anan phải gọi nó là huynh ,thế mà sau này cũng phải thực hành Pháp mới giải thoát thân Thiềm thừ .Tôi sợ bác có bà con gì với ông đế thính này hehe

Vài kiến giải ngô nghê đáy giếng ngọn cỏ lau mong bác chỉ dẫn thêm tôi thật mang ơn

PhiHuong
22-09-2014, 02:02 AM
Hi hi, nhân qủa báo ứng tôi đã gặp qua rồi. Gặp rồi còn không tin sao? Cũng may là qủa báo đến với tôi tạm gọi là điểm cộng +.
Tôi xem ảnh thấy ông dạo phố, trồng cây và nâng niu ... 2 trái Lê là biết ông giản dị hành xử hợp với lẽ tự nhiên, không phải vô cớ tôi và ông Thợ khen ông lanh lợi đâu. Nay ông bảo tin nhân quả tôi cũng nghĩ ông nói thật, nhưng chỉ ghét cái tội cứ giả vờ không tin nên tôi mới chọc để ông nói ra.
Cái điểm cộng + là chuyển vận, nhiều khi tự tạo duyên cớ để sang trang mới. Đấy là duyên lành đưa đẩy chứ không phải do tài giỏi mà xoay chuyển được đâu.

Thợ Điện
22-09-2014, 02:09 AM
Ông Gió tâm không bình khí không hoà rồi lại sừng lên giống như lúc trước lí luận vô sở trụ với ông Phi .Ông Phi vốn dân nho nhã nên lặng lẽ tránh xa .Còn tôi cứ ngồi đây cứ rung đùi xem nhẹ kiến giải của ông cho ông phải uất ức lên mới khoái .Mà tôi giao trước không được khóc đó .Nói gì cũng được ,thoá mạ cũng được nhưng cấm khóc

roamingwind
22-09-2014, 02:12 AM
không ngã ông sống được không ?

PhiHuong
22-09-2014, 02:25 AM
Công án là đương cơ.
Trước tôi có xem một quyển nói về Thiền tông Nhật Bản, tuy công án ngắn gọn nhưng khó hiểu vô cùng !
Nghe tin ông A là người đạt đạo ông B liền đến xin học, ông A không nhận nên đẩy ra và đóng cửa lại, ông B không chịu nên hai bên giằng co cánh cửa. Chẳng ngờ trượt tay cánh cửa sập vào chân ông B, sau khi kêu lên một tiếng đau đớn ông B reo lên "ta hiểu đạo rồi" rồi vui vẻ ra về mở chùa thu nạp đệ tử.

Thợ Điện
22-09-2014, 02:26 AM
không ngã ông sống được không ?



Hỏi đáp là cả một nghệ thuật tôi thấy ông Gió cũng có nhiều cố gắng nhưng khổ thay người hỏi lại không biết cách đặt câu hỏi .
Ông về xem lại Trường a hàm .Phẩm tiểu không có nói hết đấy .Ông phải tự mình tìm tòi ,cái gì kẹt mới hỏi chứ bạ đâu hỏi đấy là không được .tôi không thể nuông chiều ông quá .sau khi xem xong 2 tuần nữa mới được hỏi tiếp đấy

roamingwind
22-09-2014, 02:32 AM
Đơn giản lắm ông ơi.... không có nghệ thuật mẹ gì hết ... không ngã ông sống được không?

roamingwind
22-09-2014, 02:40 AM
Trước tôi có xem một quyển nói về Thiền tông Nhật Bản, tuy công án ngắn gọn nhưng khó hiểu vô cùng !
Nghe tin ông A là người đạt đạo ông B liền đến xin học, ông A không nhận nên đẩy ra và đóng cửa lại, ông B không chịu nên hai bên giằng co cánh cửa. Chẳng ngờ trượt tay cánh cửa sập vào chân ông B, sau khi kêu lên một tiếng đau đớn ông B reo lên "ta hiểu đạo rồi" rồi vui vẻ ra về mở chùa thu nạp đệ tử.

Ờ đơn giãn vậy thôi. Ông Thợ đam mê nghệ thuật, cổ học tinh hoa, nên cũng lầm lẫn đem Khổng Minh bê vào Thiền Tông.

PhiHuong
22-09-2014, 02:42 AM
Người ta khi nắng khi mưa như thời tiết, lúc mưa thì ướt át, lúc nắng thì oi ả. Đến khi đẹp trời bình tâm nghĩ lại tự nhiên cười một mình, lúc đó chợt nhận ra nắng cũng hay mà mưa cũng hay ! Trong đời người nhàn hạ hay cơ cực, buồn hay vui cũng thế, khi dư dật thanh nhàn ngồi nhâm nhi cà phê hồi tưởng lại những lúc bực mình chẳng khoái lắm sao ?.
Người ta vui rất khoái, nhưng khi biết được lẽ bực mình cũng khoái thì khoái hơn nhiều.

Thợ Điện
22-09-2014, 02:48 AM
... không có nghệ thuật mẹ gì hết ...

Hì hì Tức quá rồi khẩu khí có phần thô lỗ .Tôi ghi ông bị một điểm hạnh kiểm xấu nghe
Đi học phải cố gắng phải ráng hết sức làm bài sau vẫn không ra mới xem bài giải .Như thế sức học ngày càng lên mới ngang bằng chúng bạn .Ông đã không chịu khó lại thêm hạnh kiểm xấu nữa thì còn trông mong gì .Học hành thì ấm vào thân ông sau này ông nhờ chứ tôi có được gì đâu .sao lại oán tôi ?

roamingwind
22-09-2014, 02:54 AM
Biết ông Thợ là người có công phu đâu dẽ gì ông bực mình, ông có chủ ý nên rung đùi ngồi chơi.
Nhưng lầm vẫn lầm. Nghê-thuật/mẹ-gì ... hihi...

roamingwind
22-09-2014, 03:01 AM
Thôi tôi phải đi, hôm nay đàm đạo được với các ông tôi thấy được thêm những ngỏ nghách của mình.
Cám ơn nhiều.

Thợ Điện
22-09-2014, 04:37 AM
Thôi hôm nay đùa giỡn vui quá chọc ghẹo mọi người ,phá phách như trẻ thơ ,dễ gì từng tuổi này mà có được cái sướng như vậy .Một cuối tuần thú vị ,đi uống tí bia xong rồi tối về xem ông Trang đánh đấm làm sao .chẳng biết có nên cơm nên cháo gì không mà mình vẫn lo .Khổ thế đấy ,mình vẫn còn ham xem thắng thua quá ,Ối mà có thế mới vui gò bó làm chi ,thời gian trôi qua là mất hút ,buồn lắm

Thợ Điện
22-09-2014, 06:45 AM
Trong ba anh em Lưu Quan Trương, ngoại trừ Lưu Bị rất thân cận với Khổng Minh, trong hai người còn lại Trương Phi là kẻ lỗ mãng, ít suy nghĩ sâu xa còn Quan Vũ luôn tỏ ra thâm trầm. Xét theo lý, một kẻ trí giả như Khổng Minh ắt phải thân cận và trọng dụng Quan Vũ hơn Trương Phi. Nhưng thực tế thì Khổng Minh lại rất trọng dụng thân mật với Trương Phi mà xa rời thậm chí là nghi kị với Quan Vũ. Vì sao như vậy? Điều này có lẽ phải xuất phát từ chính đặc điểm xuất thân của từng người mới mong lý giải được.

Tam Quốc chí khi nhận xét về Trương Phi, Quan Vũ nói: “Vũ trọng sĩ tốt mà nghi kị sĩ đại phu, Phi yêu kính kẻ quân tử mà phớt lờ kẻ tiểu nhân”.

http://i395.photobucket.com/albums/pp35/ll3lack0takl_lte/khongminh2.jpg


Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ luôn cố gắng giữ một mối quan hệ rất khách khí, tốt đẹp. Bởi vì Quan Vũ không hoàn toàn phục vị quân sư này. Phương kế liên kết với Ngô của Khổng Minh, Quan Vũ có thực hiện nhưng không hề cố gắng, đó là một minh chứng rất rõ. Thậm chí, Quan Vũ trong nhiều trường hợp còn cố gắng đi ngược lại với phương hướng này. Tuy Quan Vũ ở Kinh Châu xa xôi nhưng người này trước nay vẫn lấy địa vị cao hơn những người khác trong tập đoàn quân Thục của mình để ra oai. Sau khi Mã Siêu đầu quân cho Thục nhờ giải quyết vấn đề Ích Châu mà lập được công lao, nhận được vinh dự lớn. Quan Vũ không phục, muốn bỏ Kinh Châu đến Tứ Xuyên để so tài cao thấp với Mã Siêu. Gia Cát Lượng vội gửi cho ông ta một bức thư vỗ về, nịnh ông ta hết lời mới làm ông ta nguôi ngoai. Sau khi Lưu Bị làm Hán Trung Vương, muốn dùng Hoàng Trung làm hậu tướng quân. Gia Cát Lượng nói: “Danh vọng của Trung, vốn không thể so được với Quan Vũ, Mã Siêu mà nay để họ đứng ngang hàng. Mã Siêu và Trương Phi ở gần, tự mình nhìn thấy công trạng của Hoàng Trung còn có thể chỉ rõ được. Như Quan Vũ ở xa, sợ tất là không vui, e rằng không được”. Câu nói này có thể thấy được thái độ của Gia Cát Lượng đối với Quan Vũ như thế nào.

Trương Phi thì không như vậy, chỉ cần Gia Cát Lượng nhắc đến tên ông ta là ông ta dốc hết lòng mà làm. Đồng thời, nhiều lần cũng phát huy tính sáng tạo lập nên kỳ công. Vì thế giữa Gia Cát Lượng và vị tướng lỗ mãng Trương Phi hình thành một mối quan hề ngầm không nói mà vẫn hiểu nhau. Khi có tin tức báo về doanh trại, nói gần đây Phi uống rượu say, Gia Cát Lượng không những không tăng thêm tội còn phái người mang rượu đến cho Trương Phi. Điều này cho thấy giữa họ có một sự thấu hiểu và cảm thông không nói thành lời.

http://i395.photobucket.com/albums/pp35/ll3lack0takl_lte/khongminh1.jpg


Ban đầu khi Lưu Quan Trương khởi sự, theo địa vị kinh tế, xã hội, Trương Phi là người giàu có nhất, “sống ở quận Trạch, có trang điền”, là một chủ trang viên có tài sản và tiền của. Còn Lưu Bị chẳng qua chỉ là một kẻ “bán giày đan chiếu”, mặc dù tự xưng là hậu duệ của hoàng thất nhưng đã bị suy tàn từ lâu. Nếu như cứ mãi đem hai chữ hậu duệ hoàng thất trưng ra thì so với câu nói của AQ “bố mày trước kia cũng giàu có” chẳng khác là bao. Sau đó Hán Hiến đế Lưu Hiệp có gọi ông ta một tiếng “Hoàng thúc”, nhưng là do nhu cầu chính trị mà thôi. Các Hoàng đế trong lịch sử để lung lạc nhân tâm vẫn thường có thói quen ban thưởng họ của vua vì thế đừng có tưởng thật. Ai có phấn mà chẳng đem đắp lên mặt? Lưu Bị chẳng qua chỉ là một người thuộc tầng lớp tiểu thủ công. Còn Quan Vũ thực ra chỉ là một người chuyên đẩy xe hàng mà thôi. Theo quan niệm ngày nay, ông ta thuộc tầng lớp lao động không có tài sản.

Từ đó mà suy luận thì mối quan hệ giữa Gia Cát Lượng và ba anh em Lưu Quan Trương sợ là do tầng lớp xuất thân bất đồng mà thái độ đối đãi với phần tử trí thức không tránh được sự khác biệt. Điều này có lẽ cần được thảo luận một cách kỹ lưỡng hơn.

Khi khởi sự Lưu Bị đã là một người thuộc tầng lớp thủ công nghiệp kiêm tiểu thương nhưng trước đó ông ta thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, chí ít vẫn còn có chỗ đứng nhất định. Lưu Bị từng bái Lư Thực làm thầy, rõ ràng trình độ văn hóa của ông ta cao hơn hẳn so với Quan Vũ và Trương Phi. Như thế Lưu Bị không những giống với Khổng Minh về mặt chính trị mà về mặt văn hóa cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Trương Phi là chủ điền viên, gia đình giàu có. Có thể tụ tập hơn ba trăm người ở vườn đào thì dù cho không phải là sĩ tộc tầng lớp trên cũng là một thân hào có của. Vì thế Trương Phi so với Khổng Minh, người có gia trang ở Nam Dương về nền tảng kinh tế không khác nhau nhiều nên cũng dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung. Còn Quan Vân Trường là một người không có tài sản, tự sống bằng sức lao động của mình. Nghề đẩy xe chở hàng của ông ta không cần dựa vào phường hội, rất độc lập nên dễ sản sinh ra cách nhìn thiên lệch giai cấp. Đồng thời bản thân ông ta cũng chỉ biết vài chữ nên không phục văn hóa và tầng lớp sĩ đại phu. Vì vậy mối quan hệ giữa ông ta với Gia Cát Lượng không được như hai vị anh em của mình là điều không khó giải thích.

http://i395.photobucket.com/albums/pp35/ll3lack0takl_lte/khongminh3.jpg


Lại thêm Quan Vũ kiêu ngạo tự mãn, cố chấp, luôn tự cho mình là đúng. Đặc biệt là từ sau khi ông ta được phong làm Hán đình hầu thì cảm giác tự tôn tự ngã của ông ta càng tăng thêm. Đến khi một mình lãnh tránh nhiệm lớn bảo vệ Kinh Châu thì ông ta càng trở thành kẻ mà “mục hạ vô nhân” (trong mắt không có ai). Đây là việc khiến người khác chê cười nhưng đối với Quan Vũ thì rất đáng tiếc. Nếu như Quan Vũ có một chút tỉnh ngộ thì đã không chạy đến Mạch Thành để đến nỗi đầu thân mỗi thứ một nơi như vậy.

Gia Cát Lượng tới Tân Dã, Quan Trương kết hợp cùng nhau ngăn cản vị quân sư này nhưng người trách mắng là Trương Phi còn Quan Vũ là một người thích tỏ ra thâm trầm, ngồi ở phía sau xui khiến Trương Phi. Từ sau “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ không hề tin vào năng lực của Gia Cát Lượng. Ông ta vốn xưa nay không hề có cảm tình với tầng lớp trí thức và điều này khó bề thay đổi được. Quan Vũ từ đẩy xe trên đường Sơn Tây, những vị quan lại triều Hán đã áp bức ông ta, lừa dối ông ta khiến ông ta luôn có ý thức nghi kỵ và phản kháng. Trong tâm ông ta luôn nói, có gì giỏi giang lắm đâu, toàn là một lũ tởm lợm, giá áo túi cơm. Khi thấy Lưu Bị nhọc lòng “ba lần đến lều tranh”, Quan Vũ nói với Lưu Bị rằng: “Huynh trưởng hai lần đích thân đến bái kiến, cái lễ đó là quá lắm rồi. Nghĩ rằng Gia Cát Lượng chỉ có hư danh mà không có thực học nên mới cố tránh mặt mà không gặp. Sao huynh lại bị mê hoặc bởi con người này như vậy!”. Chữ “mê hoặc” là câu nói từ trong lòng của Quan Vũ. Bởi vì một khi Khổng Minh trợ giúp Lưu Bị thì địa vị trợ thủ lâu nay của ông ta sẽ bị lung lay. Từ đó trở đi giữa ông ta và Lưu Bị không thể có sự thân cận như trước được nữa.

Khi Lưu Bị sang Đông Ngô cầu thân, Gia Cát Lượng phái Triệu Vân đi theo bảo vệ mà không dám trao túi gấm diệu kế cho Quan Vũ sợ Quan Vũ làm loạn chủ trương của mình. Sau khi mượn gió Đông cho Chu Du, làm nên trận Xích Bích nổi tiếng, Gia Cát Lượng cũng sắp xếp Triệu Vân đến đón ông ta trở về chứ không dám làm phiền đến Quan lão gia, sợ ông ta chưa chắc đã theo hẹn mà tới, sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình. Chiến dịch Xích Bích, Gia Cát Lượng lần lữa không để ý đến Quan Vũ. Nhiều người nói là do Gia Cát Lượng cố ý dùng kế khích tướng đối với Quan Vũ. Nhưng thực tế xét trong mối quan hệ giữa hai người thì rõ là vị quân sư này vẫn còn có chỗ khó xử. Vì sử sách cũng không có ghi chép gì, đành phải tin bừa như vậy. Nhưng cuối cùng Gia Cát Lượng mới sắp xếp Quan Vũ chặn ở đường Hoa Dung có thể thấy là đối với vị tướng kiêu ngạo này không thể không cân nhắc, rõ ràng còn có chỗ lo lắng khó xử.

Quan Vũ thấy mình không được xếp đặt ở vị trí quan trọng, khi đó đã trách hỏi Gia Cát Lượng: “Quan mỗ đã theo huynh trưởng chinh chiến đã rất nhiều năm chưa từng ở lại phía sau. Nay gặp đại địch, quân sư lại không giao trọng trách như vậy là có ý gì?”. Nghe khẩu khí của Quan Vũ không biết là Gia Cát Lượng chỉ huy Quan Vũ hay là Quan Vũ chỉ huy Gia Cát Lượng? Quan Vũ lấy việc mình là anh em kết nghĩa với Lưu Bị mà tự cho mình đặc quyền ngang với quân sư. Đợi tới khi không bắt được Tào Tháo ở Hoa Dung, phạm phải quân lệnh vẫn còn có Lưu Bị đứng ra nói đỡ. Kỳ thực chính vì ông ta biết kết quả tất là như thế mới dám tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung.

Nếu như Khổng Minh chấp pháp như sơn, từ việc ông ta tha cho Tào Tháo ở Hoa Dung mà trừng phạt nghiêm khắc thì sau này khi ông ta làm chủ mọi việc ở Kinh Châu có lẽ đã không dám tự mình quyết định mọi việc mà chẳng biết trời cao đất dày là gì. Chính vì sự bao che của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cũng không thể không nhân nhượng, vì thế không thể trách mình, càng không thể trách người.

Xem ra, Gia Cát Lượng là một phần tử trí thức cũng có chỗ nhu nhược không thuốc nào chữa được. Gia Cát Lượng đối với vị tướng quân quyền cao hơn người, lại có hậu đài chắc chắn, trong lòng không hề phục mình cũng là một vị Hán đình hầu xuất thân từ tầng lớp lao động ngoại từ việc cho mình có thể thay đổi đại cục, làm việc vô nguyên tắc vẫn nghĩ rằng ông ta vẫn có thể làm được điều gì đó chăng?

Chỗ khó xử của loại vô nguyên tắc này từ cổ chí kim há chẳng phải là chỉ có một mình Gia Cát Lượng hay sao? Nhưng mà sự vô nguyên tắc nào cũng không thể tồn tại được lâu. Cuối cùng Quan Vũ đại bại tại Kinh Châu chẳng phải chính là hậu quả từ việc Khổng Minh cả nể, qua loa không triệt để trong quân lệnh hay sao?

Tấm gương lịch sử còn sáng mãi, hậu bối chúng ta ngày nay trong việc dùng người cần phải cẩn trọng, dùng người đúng việc. Như Khổng Minh tài thao lược nhưng cuối cùng vì cả nể nên bỏ đi một tướng tài. Quan Vũ anh hùng cái thế nhưng vì áp lực thành kiến nên cuốicùng đại bại. Ngày nay, trong việc kinh doanh chúng ta có thể quá xem trọng chiến hữu mà làm cho người tài không thể dốc hết sức vì chúng ta . Lưu Bang lên ngôi Hàn Tín phải chết, Minh Thái Tổ vững vàng thì Lưu Bá Ôn phải về trời đạo lí này ngàn xưa còn mãi . Hậu thế có thể trách Hán Cao Tổ vong ân nhưng không như thế thì làm sao có thể tồn tại được vương triều nhà Hán thịnh trị mấy trăm năm.

Aty
22-09-2014, 11:59 AM
Tôi cũng không biết có phù hợp không vì mình không phải là nhà ngôn ngữ học ,chỉ dựa trên kinh nghiệm bản thân thôi .Nhưng tôi nghĩ cứ nghe ý thức không cần hiểu để cho vô thức tự động xâm nhập .Điều này các trung tâm ngôn ngữ đã thử nghiệm qua nhưng không hiệu quả mấy .Vì nghe , hiểu có nhiều tầng .Nói chi ngoại ngữ ngay cả tiếng mẹ đẻ mà người ta nói về chuyên môn mình còn mù tịt nữa là

Bác nói là bác dựa vào kinh nghiệm bản thân của bác. Em không phủ nhận. Nhưng bác cứ coi lại bản thân xuất thân của bác đi. Có phải là con đường traỉ đá hoa cương không ? Bác trưởng thành trong điều kiện tốt nhất rồi. Bác vào trường bằng xe Honda, khi cô Huyền vừa học vừa lo mọi thứ cho cuộc sống.
Em xin nói đến các trung tâm ngôn ngữ. Trách nhiệm của họ không giống như trách nhiệm của cô Huyền. Khác nhau là: trách nhiệm họ là trong thời gian ngắn nhất, dựa theo giáo lý bài bản từ A-Z sao cho học sinh theo đó mà học được và cho ra kết qủa tốt nhất. Ai vào đấy không học thì ráng chịu. Còn với điều kiện cô Huyền thì cô có trách nhiệm làm thế nào trong điều kiện không có đủ thời gian mà vẫn có thể học được ngôn ngữ thứ 2 này.
Trong cuộc sống không có gì là không thể. Để có được thì phải bắt đầu, trong bất kỳ mọi hòan cảnh.



Ai dám nói mình nghe hiểu về thi ca ,về truyện Kiều ? Cũng phải có học hành cẩn thận chứ bác .Bác không thấy ông Gió nói sao .Ở ngay nước Mỹ cả năm rồi chỉ nói được 5 hay 6 câu thì mong gì hiểu được talk show ,news .....Những chuơng trình đó họ làm cho dân bản xứ coi hoặc nghe mà
Tôi có thể hiểu được tiếng Anh khi người Mỹ nói chuyện với tôi .Nhưng coi chừng, khi họ quay qua nói chuyện với nhau là mình lại điếc nếu không học hành cẩn thận

Bác nói như vậy thì đúng trăm phần rồi. Nhưng xin bác cũng cho em nói ý của em nhé.
Nói về truyện Kiều. Bây giờ bác với em không ai biết qua truyện Kiều. Bắt đầu học để biết. Sau 8 giờ vô hãng làm việc, bác về nhà trừ đi khỏan thời gian cá nhân, bác mở cuốn truyện ra học 1 thời gian. Em cũng làm y như vậy. Chỉ khác bác 1 chút, là trong hãng trong 8 tiếng đồng hồ em gắn cái head phone vào tai nghe bài đọc truyện Kiều. Em đang xử dụng vô thức để nghe. Bác thấy có khác chút nào về kết qủa không?, em lấy ví dụ là 1 tháng.



Trước khi qua Mỹ tôi đã có bằng Proficiency của London School bằng này còn khó hơn TOEFL Thế mà nghe tụi học sinh trò chuyện với nhau đôi khi còn bị ú ớ .Lại phải kiên nhẫn học lại hết mọi level Anh văn high school của dân bản xứ mới tạm gọi là biết sơ sơ .Tiếng Anh mà người bản xứ còn học suốt từ thơ ấu đến khi ra trường đại học tất nhiên không phải là dễ dàng rồi .Họ còn tổ chức hàng năm thi đánh vần,từ ngữ , văn phạm ,làm luận nữa bác ạ


Bác thấy rồi đó. Làm thế nào và mất bao nhiêu thời gian để bác có tấm bằng trên, trong khi người khác chắc gì đã có được diễm phúc đó. Ít ra bác có xuất thân tốt hơn bao nhiêu người rồi.
Bác nói như vậy thì đúng qúa rồi. Cũng như bước đầu nghe radio vậy. Trong các chương trình tin tức người ta xữ dụng có lẻ không quá 10.000 từ ngữ ( từ ngữ mới lạ cho mình, không tính từ ngữ mình đã biết ). Sau 1 thời gian nghe quen rồi thì bắt đầu nói được. Ban đầu nói ngôn ngữ lạ, chỉ có cách ráp từ. Một thời gian sẽ mở miệng là nói được ngay. Nhưng lúc đó sẽ có sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ mẹ đẻ chen vô. Sau thêm thời gian nữa, lúc này sẽ thấy sự thành công của cố gắng bao lâu mình bỏ ra.



Vài kiến giải ngô nghê đáy giếng ngọn cỏ lau mong bác chỉ dẫn thêm tôi thật mang ơn

Câu này trăm ngàn lần em không dám.

Bác cũng thấy là em chưa bao giờ nói người khác sai. Em chỉ bảo vệ ý kiến cuả em thôi.
Giải quyết 1 vấn đề không chỉ có 1 cách. Theo hoàn cảnh thực tế để chọn ra phương án tốt nhất vẫn là hiệu qủa.

Aty
22-09-2014, 12:08 PM
Người ta khi nắng khi mưa như thời tiết, lúc mưa thì ướt át, lúc nắng thì oi ả. Đến khi đẹp trời bình tâm nghĩ lại tự nhiên cười một mình, lúc đó chợt nhận ra nắng cũng hay mà mưa cũng hay ! Trong đời người nhàn hạ hay cơ cực, buồn hay vui cũng thế,

Đúng quá đúng quá rồi. Cứ nghe cái gì không vừa ý mà không nóng lên mới lạ. Nóng mất ngon đó mà. Nắng và mưa nhìn sao cũng đẹp mới nhìn.



khi dư dật thanh nhàn ngồi nhâm nhi cà phê hồi tưởng lại những lúc bực mình chẳng khoái lắm sao ?.
Người ta vui rất khoái, nhưng khi biết được lẽ bực mình cũng khoái thì khoái hơn nhiều.

Cái sướng khoái là tự mình thấy ra. Cho dù trong mọi hoàn cảnh. :)

Aty
22-09-2014, 12:15 PM
Thôi tôi phải đi, hôm nay đàm đạo được với các ông tôi thấy được thêm những ngỏ nghách của mình.
Cám ơn nhiều.

He he, ông lo công chuyện xong rồi vào chơi nhé. Nếu lâu qúa không thấy ông thì tôi không biết nói sao luôn :)

Aty
22-09-2014, 01:14 PM
Nay ông bảo tin nhân quả tôi cũng nghĩ ông nói thật, nhưng chỉ ghét cái tội cứ giả vờ không tin nên tôi mới chọc để ông nói ra...


He he, thì ra tôi bị ghét rồi. Như vậy cũng tốt. Xin cám ơn ông Phi đã ghét tôi . Mà hình như giữa thương và ghét không có ranh giới rỏ ràng ông Phi nhỉ :) . Tôi thì đại khái lắm. Nói chung cứ luôn nghĩ là có còn hơn không đó mà.


https://www.youtube.com/watch?v=6rbwi1eF6lA

roamingwind
22-09-2014, 09:02 PM
Người ta vui rất khoái, nhưng khi biết được lẽ bực mình cũng khoái thì khoái hơn nhiều.

Cái này hay à. Ông Phi thấy được lẽ bực mình của ông chưa?

roamingwind
22-09-2014, 09:03 PM
Nếu lâu qúa không thấy ông thì tôi không biết nói sao luôn :)

thật ra tôi ở đây đã hơn một năm tôi dự tính.

roamingwind
22-09-2014, 09:20 PM
Cái sướng khoái là tự mình thấy ra. Cho dù trong mọi hoàn cảnh. :)

ông mà thật sự làm được cái này trong mọi hoàn cảnh tôi thật .... sướng.
:)

Aty
22-09-2014, 09:46 PM
thật ra tôi ở đây đã hơn một năm tôi dự tính.

Ha ha, tính từ ngày ấy hả ông ? Ông cũng đã nói cái gì như là chơi cũng lắm công phu đó mà.


ông mà thật sự làm được cái này trong mọi hoàn cảnh tôi thật .... sướng.
:)

He he, tôi cầm cái chờ đợi lên và bỏ cái lo lắng xuống. Như vậy cũng cảm thấy yên tâm phần nào đó ông :) .

roamingwind
22-09-2014, 10:28 PM
Có cái này tiếu lâm. Hôm qua nói vợ "anh và ông Tý bị ông Thợ rủa quá". Cổ chau mày nói ông Tý có làm gì đâu ổng gởi đồ ăn cho mình mà :). Con người rất thực tiển, chồng mình bị rủa thì không thấy nói năng ai cho mình đồ ăn thì bảo vệ liền .... hihi...

Aty
22-09-2014, 11:36 PM
Ông Wind ơi là ông Wind, ông làm cho tôi không viết được rồi. Tôi cười sặc sụa đó. May mà tôi không có gì trong miệng chứ nếu có thì chắc chắn văng ra hết. Hai vế của ông đưa ra thiệt là ăn nhập hết sức vậy :) .

Lúc nảy tôi đi tưới nước rau như thường lệ, rồi cắt cỏ trước mùa đông. Gió hiu hiu mát ...lạnh, đã hơn 17 giờ rồi. Tôi nhìn bầu trời vào thu cuả na-uy mà thấy xao xuyến. Mới ngày nào mùa hè hí hửng cho xong công việc để xem WC. Bây giờ đang chuẩn bị vào đông. Thời gian đi nhanh hơn mình tuởng. Ha ha, lại nghĩ nay mai chắc là làm vài tấm hình lá vàng vào quán khoe chơi. Hy vọng không ai nở quở trách. Tự sướng đôi khi cũng... sướng ông héng, hì .

Thợ Điện
23-09-2014, 12:07 AM
Thôi cũng phải nhỏ nhẹ phân trần với anh Tý không thôi ông Gió lại bảo Quen thói du côn cao bồi ,ai nói khác ý mình là la lên không chịu .Hehe có một mình tôi làm lỗi mà cả tiểu bang bị mắng tôi ân hận quá

Ta không đi sâu vào các lập luận của anh Tý vì nó có khá nhiều sơ hở .Xin vắn tắt .Chúng ta là những người nghe nhạc ,dù cho những bản thích mấy cũng chỉ nghe khoảng 1 tiếng là mệt rồi .Đằng này nghe cái mình không biết rất chối tai mà anh Tý dạy mỗi ngày nghe 8 tiếng bằng earphone .Tôi không biết có ai làm được không .Riêng tôi đành chịu vì căn cơ yếu không theo được ,dù rằng có thể rất hay

Nhưng tôi thấy cũng may .Ông Tý mà được số phận giao cho dẫn dắt một dân tộc thì chết .Ông sẽ lôi cả đám vào chỗ tù mù để thử nghiệm

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm lí thuyết .Hôm nào sang Na Uy tôi sẽ nhờ thầy kiểm tra vốn liếng ngoại ngữ của ông ,nếu ông lờ mờ thì tôi nhất định sẽ cho rằng thuở bé đi học ông toàn ngồi bàn chót thuộc xóm nhà lá Không bao giờ được thầy kêu lên bảng hehe

Tháng 5 năm 465, Văn Thành Đế của Bắc Ngụy mất. Bắc Ngụy là triều đình của họ Thác Bạc, tộc Tiên Ty kiến lập ở phương bắc, theo các phong tục tập quán của người Tiên Ty, sau ba ngày, người chết sẽ được làm nghi thức hỏa táng. Hôm đó, văn võ bá quan trong tiếng nhạc thương xót cùng nhau tới nơi làm lễ, người ta đưa thi thể nhà vua cùng các đồ dùng lên đài cao, sau đó đốt lửa.
Ngọn lửa cháy ngày càng lớn, khi thi thể của Văn Thành Đế còn chưa cháy hết, người ta đột nhiên thấy một người đàn bà chừng hai mươi tuổi, tóc xõa chạy tới cùng với tiếng khóc thảm thương hướng về phía đài lửa xem như muốn chết theo.
Những người xung quang vô cùng bất ngờ trước sự việc này. Thì ra đó là Phùng Hoàng hậu. Đang quỳ phía sau, các cung nữ không còn giữ được nghi lễ, vội cùng nhay chạy tới giữ Hoàng hậu lại, không để cho chạy tới gần đài lửa. Một số tôn thất, và văn võ đại thần cũng theo sau, khuyên Hoàng hậu coi xã tắc làm trọng, không thể coi thường mạng sống để chăm lo những người sẽ nốt gót bậc quân vương.
Nhưng Phùng Hoàng hậu vẫn như muốn liều mạng, vừa khóc vừa giãy giụa, hết lần này tới lần khác tìm cách thoát ra sự ngăn cản của mọi người, nhào về phía trước. Cuối cùng, tới khi trước mắt Hoàng hậu chỉ còn ngọn lửa leo lét cháy, thi thể của nhà vua cũng không còn, một cơn đau ghê gớm khiến bà mất hết cảm giác, ngất đi.
Hoàng hậu còn trẻ tuổi mà nhà vua đã tạ thế chính là người sau này đã vươn tới đỉnh cao quyền lực, là nhà chính trị dân tộc thiểu số nổi tiếng trong lịch sử, Phùng Thái hậu.
Lúc đó, nguy cơ của xã hội Bắc Ngụy đã vô cùng nghiêm trọng, thuế thu ngày càng ít đi, quốc khố ngày càng cạn kiệt, những cuộc đấu tranh phản kháng ở các nơi không ngớt bùng phát. Phùng Thái hậu quyết tâm cải cách, xoay chuyển cục diện bất lợi của đất nước.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên tình trạng này là do thế lực của đại địa chủ ở các địa phương ngày càng bành trướng, họ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, cưỡng bức nông dân trở thành người phụ thuộc để tha hồ bóc lột, lại tìm cách trốn tránh việc nộp thuế cho triều đình. Để giải quyết tình trạng này, đại thần Lý Xung đã đề nghị thực hành “tam trường chế” (1). Trên thực tế, việc thực hành “Tô dung điền” đảm bảo quyền khống chế của quốc gia cho nông dân tự canh tác và bảo đảm thu nhập về tài chính.
Phùng Thái hậu triệu tập các đại thần thảo luận ý tưởng này. Có người thể hiện thái độ phản đối, nói sợ dân chúng không tán thành. Lý Xung nói:
- Chỉ cần dân chúng thực hành cho tốt “tam trường chế”, làm lao dịch đều đặn, tô thuế sẽ giảm nhẹ, họ nhất định sẽ ủng hộ.
Lại có người đe dọa, thay đổi thói quen cũ không phải việc dễ dàng, nếu ép buộc thay đổi e sợ có loạn.
Phùng Thái hậu sau một hồi trầm ngâm, dứt khoát kết luận:
- Thói quen cũ tại sao lại không thể thay đổi? Khư khư bảo thủ chỉ làm cho quốc khố trống rỗng, quốc gia suy yếu. Thực hành “tam trường chế”, thu tô thuế có tiêu chuẩn, sẽ có thể kiểm tra được người trốn thuế. Như vậy dân chúng và quốc gia đều có lợi, ta thấy cần phải thực hiện.
Không lâu sau, dưới sự chủ trì của Phùng Thái hậu, Bắc Ngụy lại thực hành “quân điền chế”, đem đất hoang do chính phủ nắm giữ chia cho nông dân cày cấy. Thực hiện hai chế độ này, chế độ chính trị Trung Quốc sau mấy trăm năm đã có cơ sở vững chắc.
Năm 490, Phùng Thái hậu mất, tình hình đất nước đã ổn định, cháu của bà là Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoằng tự nắm đại quyền triều chính, tiếp tục thực hiện các cải cách sâu sắc hơn.
Được sự giáo dục của bà nội, Hiếu Văn Đế đọc nhiều sách, có sự hiểu biết khá sâu sắc với văn hóa Hán. Ông cho rằng , người Tiên Ty muốn đặt chân ổn định ở Trung Nguyên, cần phải vứt bỏ những thiên kiến dân tộc tiếp thụ văn hóa tiên tiến của dân tộc Hán. Lúc đó, kinh đô của Bắc Ngụy ở Bình Thành (2), ở đây khí hậu khắc nghiệt, vị trí địa lý cũng quá gần phía bắc, không có lợi để Bắc Ngụy thống trị khu vực Trung Nguyên, càng không lợi cho việc phát triển về phía nam, thống nhất Trung Quốc.
Việc Hiếu Văn Đế quyết định dời đô về Lạc Dương là một sự kiện lớn, quan hệ rất nhiều tới lợi ích của giới quý tộc Tiên Ty. Phái quý tộc thủ cựu cho rằng đất đai và cuộc sống của họ gắn liền với kinh đô cũ, sợ dời đô, cuộc sống sẽ có nhiều thay đổi, kịch liệt phản đối. Để dời đô, Hiếu Văn Đế đã phải thực hiện một diệu kế.
Mùa thu năm 493, Hiếu Văn Đế đích thân mang ba mươi vạn bộ binh và kỵ binh xuống phía nam chinh phạt nước Tề. Toàn quân đã tới Lạc Dương, đang trong những cơn mưa không dứt của mùa thu, văn võ đại thần đi theo đang nhớ tới thất bại của Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo trong cuộc nam chinh đánh Lưu Tống còn chưa ai quên. Họ sợ lần ra quân này sẽ chẳng khác gì lần trước, chỉ tốn người hại của mà chẳng kết quả gì.
Đang trong lúc các đại thần lo lắng, Hiếu Văn Đế bỗng ra lệnh xuất phát tiến về phía nam. Văn võ đại thần thấy quyết định của Hiếu Văn Đế, tất cả kêu lên một tiếng rồi cùng quỳ xuống, cúi đầu xin nhà vua dừng việc nam tiến.
Lão vương gia, một vị đức cao vọng trọng thay mặt mọi người nói với Hiếu Văn Đế những nguy hại khi nam tiến. Hiếu Văn Đế thấy mục đích đã đạt được, bèn nói:
- Chúng ta nam chinh lần này, huy động toàn quân, thanh thế rất lớn, dù thành công hay thất bại, quyết không thể tay không trở về. Nay các ngươi lại không muốn ra trận, vậy hãy nghe lời ta, dời đô từ Bình Thành tới đây. Đợi tương lai, khi có cơ hội, sẽ tiêu diệt nước Tề, thống nhất cả nước.
Các đại thần nghe nói, vui mừng khôn xiết, đồng thanh nói:
- Chỉ cần bệ hạ dừng việc nam tiến, chúng thần nhất định tán thành việc dời đô.
Không lâu sau, tin dừng nam tiến lan truyền khắp toàn quân, mọi người đều hô vang “vạn tuế”. Việc dời đô về Lạc Dương thành công nhờ diệu kế này của Hiếu Văn Đế.
Sau khi dời đô, Hiếu Văn Đế thực hiện chính sách Hán hóa một cách toàn diện, việc làm của ông hiếm thấy trong lịch sử. Ông ra lệnh cấm mặc quần áo kiểu người Hồ, cấm nói tiếng Tiên Ty, thay đổi họ Tiên Ty toàn bộ thành họ Hán đơn âm. Đổi tên Thác Bạt thành Nguyên, đổi họ của mình thành Nguyên Hoằng. Ông còn ủng hộ các gia đình quý tộc Tiên Ty thông gia với các gia đình quý tộc Hán, bản thân mình cũng chọn một cô gái Hán tộc làm phi, để năm người em trai lấy các cô gáo Hán làm vợ. Công chúa cũng kết hôn với một chàng trai nhà quý tộc Hán.
Nhưng những cái cách của Hiếu Văn Đế chỉ là khúc vĩ thanh cho những việc làm ở Trung Quốc của dân tộc Tiên Ty Thác Bạt. Vì không lâu sau, Bắc Ngụy đã phân chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, sau lại trở thành Bắc Tề, Bắc Chu. Trong lịch sử, Thác Bạt, Tiên Ty hầu như không còn để lại dấu vết. Nhưng xét theo quan điểm lịch sử, những cải cách khi ấy về một phương diện nào đó đã khiến tộc Tiên Ty và các dân tộc thiểu số khác dần hòa hợp với tộc Hán, mặt khác, nó làm cơ sở cho sự tái thống nhất của Trung Quốc, tránh được sự hỗn loạn không có lợi trong lịch sử.

Chú thích:
(1) Tam trường chế: 5 nhà hợp thành một lân, 5 lân hợp thành một lý, 5 lý hợp thành một đảng. Lân có lân trưởng, lý có lý trưởng, đảng có đảng trưởng. Các trưởng phụ trách kiểm tra hộ khẩu, thu tô thuế và trưng tập lao dịch.
(2) Bình Thành: đông bắc Đại Đồng, Sơn Tây ngày nay, là nơi sáng nghiệp sớm nhất của người Thác Bạt, tộc Tiên Ty.
(3) Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo (408 – 452), ở ngôi 423 – 452, con trưởng của Minh Nguyên đế. Năm 439 thống nhất phương bắc, năm 450 cất quân xuống phái nam đánh Tống nhưng thất bại.