View Full Version : Cà Phê Đen III
Ha ha, bị lừa rồi. Ông giỏi :) . Bấm like mà. Không biết phải hỏi. Giờ biết bị lừa. Kha kha kha.
roamingwind
24-10-2014, 09:26 PM
Đâu có ý lừa ông. Thật là tôi nghe giọng hát hình ảnh nổi lên trong đầu quá khêu gợi. Thấy sao nói vậy mà :)
Kiem_Nhat
24-10-2014, 09:52 PM
Đâu có ý lừa ông. Thật là tôi nghe giọng hát hình ảnh nổi lên trong đầu quá khêu gợi. Thấy sao nói vậy mà :)
Các anh hài ước vui vẻ quá! Không biết đến độ tuổi các anh, em có được như thế không? Em có chụp hình cái xe ngày hôm nay , mà em không tìm được cọng cáp nối vào máy tính, đầu đọc thẻ cũng không có.
Đọc lại thấy giá trị cái xe kia đắt quá, nếu quy ra , mua được 13 cái xe của em. Đúng là tình hình hiện nay, không cái nào rẻ mà tốt được!!!.
Kiem_Nhat
24-10-2014, 10:26 PM
không cần cab nhé cô Kiếm. Máy điện thoại chụp được hình chắc chắn có hỗ trợ bluetooth radios.
để chuyển sang máy tính vào star -> control panel -> vào Hard Ware and sound click vào add a dvice ý
nhưng trước đó cô phải bật bluetooth của điện thoại, khi bật add nó tự tiềm các sóng quanh đó
nếu nó tiềm ra thì nhập vào agree để nhập mã số mà windown thông báo.
khi đó điện thoại và mấy tính đã kết nối. cô cần files nào thì tranfer nhé.
khi có files ở máy tính thì up lên Web đã nhé, như thằng photobucket chẳng hạn, thằng này tôi hay up ảnh ở đó
bên đó sẽ có đường link copy mã ảnh chèn vào diễn đàn là xong
Cám ơn mợ Tôm nhiều!. Tôi chụp bằng máy ảnh số cũ. Cọng cáp chắc vương vãi đâu đấy! để tôi tìm đã. Ông như là thần đèn đấy. Hôm trước mụ Cá rán dạy tôi up hình rồi. Mà thời tiết ngoài đó đã lạnh chưa hả Tom. Hôm nào ghé TLKĐ chụp vài tấm hình nhé. Tôi nhớ khung cảnh ngoài đấy lắm. Nhưng vừa nhớ vừa sợ... thời tiết. Có đêm đi đánh HUB, mặc phong phanh quá, con gái phải cho mượn áo. Ông lục lại mà xem , ngượng muốn chết.
roamingwind
24-10-2014, 10:29 PM
Các anh hài ước vui vẻ quá! Không biết đến độ tuổi các anh, em có được như thế không?
ông Kiếm Nhật xem chử mà đoán hình dung đi :), như vậy nó thú vị hơn. Cho nó thêm ảo :).
PhiHuong
24-10-2014, 11:03 PM
bác Phi đừng dại mua con xe đó nha! không phải Tàu nó không sản xuất được xe chất lượng như xe Nhật nhưng nó ứ thèm
anh xem mua con xe như cô Kiếm ấy, hàng bãi Nhật xịn về mở máy, vá víu pít tông - xilen, rủa chế xăng, làm lại điện là như xe mới. nếu gặp thợ cao tay thì ngon phải biết. vào số bóp côn, phanh nhẹ như lông hồng.
Xe xịn mà còn ngon bây giờ ít lắm, cái thời xe côn của Nhật, của Đức đã qua rồi. Khoảng hai chục năm nay VN toàn nhập xe ga và xe số tự động, lên mạng cứ thấy xe côn nào ngon thì y như rằng đang bán ở Indo, Malai Ấn Độ mà giá cũng rẻ. VN đa số toàn xe TQ mà giá chót vót, còn đang lăn tăn vì những xe hầm hố quá thì không phù hợp.
Kiem_Nhat
24-10-2014, 11:14 PM
ông Kiếm Nhật xem chử mà đoán hình dung đi :), như vậy nó thú vị hơn. Cho nó thêm ảo :).
Anh gió thoảng biết không? Em hình dung ra 1 em cao ráo , bốc lửa , da màu , châu Mỹ la tinh , nhịp hơi dài.... giá có 1 buổi tối nào đấy , nằm trên thảo nguyên mênh mông ngắm sao... Ôi, thật là hoang dã , oh come on baby.
Em là dân mê cờ tướng nên nghiên cứu về cờ thôi anh à! Thực ra, thấy thơ phú , đạo phật , cây kiểng rôm rả , vẫn đọc đấy nhưng không dám lạm bàn hay đề cập đến. Cờ là cờ thôi anh à , em theo cả chính đạo và tà đạo (úp), em chế ra môn cân ngược, hơi phản khoa học một chút, nhưng vẫn xác định đúng tọa độ của con Xe (không dùng 14-16 , dầu xanh , hay Hỏa công chưởng pháp gì cả...). Môn này ở Saigon ngoài em còn 2 vị nữa, em không tiện nêu ra đây.
Chắc anh Gió thoảng không hứng thú lắm với cờ úp, phải không anh? Thôi thì anh em ta, mỗi người một môn, gặp nhau ở đây là vui rồi!!!
Dân cờ nhà ta, nên tránh xa các ngành nghề chuyên môn khác; Như mấy bữa vừa rồi , có một bạn nào đề cập đến cả pc45 rồi a68, như thế là không nên. Cờ là cờ thôi! pc45 là bên cảnh sát, a68 là Cục Bảo vệ chính trị nội bộ, văn phòng chính đóng tại Tổng Cục 1 , 15 Trần Bình Trọng , Hà nội (Cổng phụ 90 Trần Quốc Toản). Công việc của họ là việc khác. Chúng ta là dân yêu cờ , em chỉ tham gia được về cờ thôi.
Đấy! Em không tham gia giải , con bé nhà em cũng thế, hụt giải này. Nhưng từ hôm khai mạc, đêm nào em cũng có mặt 1, 2 giờ đồng hồ, ghiền quá, lên xem. Lên cũng chỉ là tụ họp thôi, hòa mình vào đám đông mà thôi , cảm xúc rất là phấn khích. Nhưng có xem được bàn cờ nào đâu, toàn ra xem bóng bàn, thể dục nhịp điệu ...không à. Cô căng tin thắc mắc hỏi sao cứ đúng giờ là có mặt thế , mà sao không tham gia. Em thích cờ mà.
Nói chung Cờ và phụ nữ đẹp rất hấp dẫn em! Thôi, em chào cả nhà, em thấy thế này đủ rồi.
(@vuithoinhe: em thấy em cũng hên, hôm trước tặng cái hộp quẹt 6k, bạn em có lộc ngay, ăn liền 4 phát:suyt, hôm sau em được 1 ly cà phê 10k, như vậy, em đi xem cờ mà cũng có lời đấy :D)
roamingwind
24-10-2014, 11:20 PM
ông Phi bị chê già rồi. :)
Đâu có ý lừa ông. Thật là tôi nghe giọng hát hình ảnh nổi lên trong đầu quá khêu gợi. Thấy sao nói vậy mà :)
Tôi đồng ý với ông Wind điều này. Bây giờ tôi vừa nhớ ra là đã có lần tôi nghe bài này nè:
http://www.youtube.com/watch?v=jmOCDc3xLCs
Trong 1 chương trình ca nhạc do MC Việt Thảo giới thiệu. Khi anh ta giới thiệu đến bài này thì tay anh ta cầm 1 con rối như là đang hát, với giọng 1 nữ ca sĩ đã thu âm. Giọng ca thắm thiết làm cho tôi nghĩ đến 1 ca sĩ đang ca với khuôn mặt thật buổn.
Các anh hài ước vui vẻ quá! Không biết đến độ tuổi các anh, em có được như thế không?.
Ông Kiem_Nhat thích hài thì sẽ thấy hài dù độ tuổi nào. Vui là chìa khóa cho trẻ, mà trẻ thì đương nhiên khoẻ rồi, ông nhỉ :)
ChienKhuD
25-10-2014, 12:34 AM
Vui là chìa khóa cho trẻ, mà trẻ thì đương nhiên khoẻ rồi, ông nhỉ :)
Ô hô. Chả trách sao hôm đi thăm ông Kiếm anh em vào quán lai rai con bé phục vụ chừng muời mấy tuổi cứ kêu ông Tý là anh, còn kêu tôi tới bằng chú làm lòng tôi đau quá cỡ...
Kiem_Nhat
25-10-2014, 12:38 AM
Tôi quý Tôm lắm, nhưng thực sự anh có giận tôi, tôi cũng phải nói: Đừng nói từ bậy bạ nữa. Còn nhiều anh chị em khác , các bạn đọc mới , ban ngành , đoàn thể khác vào đây nữa, đâu chỉ có anh em nhà ta. Như vậy kỳ lắm!. Còn cả các cháu bé nữa. Nếu con chúng ta vào đây đọc thì tôi thấy rất là ngại, không biết Tôm có hiểu tôi không. Cảm ơn Tôm nhiều, người bạn thẳng tính của tôi.
Kiem_Nhat
25-10-2014, 12:41 AM
Ô hô. Chả trách sao hôm đi thăm ông Kiếm anh em vào quán lai rai con bé phục vụ chừng muời mấy tuổi cứ kêu ông Tý là anh, còn kêu tôi tới bằng chú làm lòng tôi đau quá cỡ...
Xin lỗi ông D trước nhé! thực ra lúc đầu tôi cũng giống con bé vậy, tôi cũng nhầm :D. Hóa ra ngữ văn , văn cảnh không phản ánh đúng ngoại hình người viết.
PhiHuong
25-10-2014, 12:45 AM
ông Phi bị chê già rồi. :)
Có lẽ tráng chí còn hăng hái nên mới thế, khoảng chơi vơi như ông Tý cuốc đất trồng rau được thì chắc vẫn phóng xe vun vút được. Hai chiếc xe dưới đây cùng mức tiền và xuất xứ không biết cái nào hơn ?.
http://xecontay.com/image/cache/data/Ya%20125SP/8800303B3012081200500-800x600.jpg
http://xecontay.com/image/cache/data/fortune/_DLK9134-800x600.JPG
Khà khà. Ông D và ông Kiem_Nhat xúm lại bêu rêu tôi đây mà. Tôi hiểu, tôi hiểu. Cuối tuần mọi người vu vẻ nè ~o)
roamingwind
25-10-2014, 01:00 AM
Tôi nghĩ, nói chung chung, tuổi 40+ đến chừng 65 là tuổi sướng nhất. Tâm tánh chửng chạc hơn không phải cứ so đo với người như lúc nhỏ. Con cái cũng lớn không phải trông nom nhiều. Vợ chồng thì đã hiểu nhau đủ để không còn cải lộn tùm lum, tốt hơn nữa là niềm vui của nhau. Có thêm nhiều thời gian cho mình hưởng, và cơ thể còn đủ sức để vui chơi. Lớn hơn vậy thì đôi khi lực bất tòng tâm, trừ bác Lâm nhà ta.
Tôi biết một bác ngoài 60 cứ lo cho con cháu, mà đứa nào cũng ra trường hết rồi. Tôi nhìn ổng mà phát mệt.
Kiem_Nhat
25-10-2014, 01:12 AM
Khà khà. Ông D và ông Kiem_Nhat xúm lại bêu rêu tôi đây mà. Tôi hiểu, tôi hiểu. Cuối tuần mọi người vu vẻ nè ~o)
Cái này em không dám đâu anh Ty; Thực ra anh có trẻ hơn anh Phi một chút đấy. Anh Phi cũng đừng buồn nhé, vì em đã gặp cả 2 anh ở ngoài rồi.
Có lẽ tráng chí còn hăng hái nên mới thế, khoảng chơi vơi như ông Tý cuốc đất trồng rau được thì chắc vẫn phóng xe vun vút được. Hai chiếc xe dưới đây cùng mức tiền và xuất xứ không biết cái nào hơn ?.
Tôi thấy hình chiếc xe đầu tiên ông Phi đưa lên thì trong đầu tôi nổi lên ý niệm thèm được sống lại khoảnh khắc vi vu vơí em xe 2 bánh. Điều này tôi có thể thực hiện được dù thời gian chỉ vào muà hè. Nhưng phải chờ thêm thời gian nữa.
Tôi cảm giác chiếc xe màu đen hợp với ông về game màu. Tôi nghe nói của bền do người ông Phi há :)
Thợ Điện
25-10-2014, 03:27 AM
HÀ NỘI THU
Thơ Lão Hiệp
Hà Nội cái gì cũng đắt
Rẻ nhất lại là tình người
Hà nội cái gì cũng chật
Rộng nhất lại là vòng tay.
Hà Nội mùa thu nay
Heo may vàng hương cốm
Chút tình yêu lốm đốm
Như chuối chín trên cây.
Hà Nội hanh hao gầy
Những phố dài xao xác
Những mái đầu chớm bạc
Cuộc đời sáu mươi năm.
Người mãi đi xa xăm
Tình vương đầy lối mộng
Bầu trời thì vẫn rộng
Sao bên đời quạnh hiu.
Thôi thế là tình thiu
Thu không em buồn lắm
Hà Nội vương vãi nắng
Vàng ươm nỗi ru đời.
Thôi khép lại ngôn lời
Từ nay không hẹn nữa
Bởi nặng mùi hoa sữa
Nhức trọn một niềm đau.
Cầu mong thu phai mau...
Thợ Điện
25-10-2014, 04:53 AM
http://gdb.voanews.com/376BB25D-A070-4C5E-A954-39F5B5C2346B_w640_r1_s.jpg
Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.
Y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã xuất viện sau khi được chữa khỏi virus Ebola và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.
Ông Obama trao cho cô một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng Tổng thống không hề lo lắng về bất cứ nguy cơ nào khi ôm nữ y tá.
Nina Phạm là y tá tại một bệnh viện ở thành phố Dallas bang Texas, nơi điều trị bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ. Cô nói với báo giới và những người ủng hộ trong sáng thứ Sáu rằng cô biết ơn về sự phục hồi của mình.
http://a.abcnews.com/images/Health/ap_nina_pham_hug_jc_141024_16x9_992.jpg
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.
Bác sĩ Anthony Fauci thuộc NIH hôm thứ Sáu khẳng định nữ y tá gốc Việt đã được chữa khỏi Ebola. Ông cho biết cô không được cấp bất kỳ loại thuốc thử nghiệm nào trong khi điều trị tại NIH và nói chưa rõ vì sao một bệnh nhân Ebola lại hồi phục còn bệnh nhân kia thì chưa. Ông cho biết tuổi trẻ và sức khỏe tốt của cô có thể đã giúp cô đánh bại virus.
Giới chức y tế cho biết nữ y tá Amber Vinson, đồng nghiệp của Nina Phạm đang được điều trị Ebola, không còn virus ở mức có thể nhận biết được. Nhưng họ chưa định ngày để Vinson xuất viện ở Đại học Emory thành phố Atlanta.
Cũng trong ngày thứ Sáu, giới chức y tế thành phố New York cho hay nạn nhân Ebola thứ ba, bác sĩ Craig Spencer, đang trong tình trạng ổn định. Bác sĩ Spencer, vừa trở về Mỹ sau khi chữa trị bệnh nhân Ebola ở Guinea, trở thành người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus ở thành phố New York vào hôm thứ Năm.
Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ca nhiễm Ebola đầu tiên của Mali, được xác nhận vào ngày thứ Năm, đã tiếp xúc với nhiều người khi du hành khắp đất nước bằng xe buýt.
Trước đó trong ngày thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ có kế hoạch bào chế hàng trăm ngàn liều vắc-xin Ebola để có sẵn đến nửa đầu năm 2015.
ChienKhuD
25-10-2014, 10:07 AM
Tân Uyên, Lái Thiêu, Bến Cát... những nơi con tim từng thổn thức
https://www.youtube.com/watch?v=kWPTXnsB1e4
roamingwind
25-10-2014, 10:30 AM
q8wj747hX4w
Nhìn anh chơi guitar cứ tưởng như 1 dàn nhạc mà nhạc trưởng là cái miệng của anh ta và nhạc công chính là những ngón tay.
roamingwind
25-10-2014, 02:52 PM
Lúc xưa những năm đầu mới qua Mỹ có nghe những bản của ban tam ca "Peter, Paul, và Mary". Ban tam ca này nổi tiếng từ những năm 60s với những bài hợp ca dân gian (folk music). Lúc đó còn nhỏ nên thích bài về "con Rồng Thiên và đứa bé" (Puff the Magic Dragon), bài con ngựa biết uông rượu (Stewball), bài Cây Chanh (Lemon Tree), và vài bài khác.
Lâu quá rồi, hôm nay mới nghe lai ban tam ca này. Và gặp được bài này.
Y1fxGhh3Pzg
Không Danh Xưng Nào Khác
Biết em qua ngọn lửa đêm nay
Biết em nơi gường anh em đã nằm
Biết em, anh cũng có thể, nếu chỉ là một đêm
Anh sẽ không biết em bằng danh xưng nào khác
Có những cô gái đem anh tiền bạc
Có cô đưa anh áo đẹp ngày cưới
Có cô nói yêu anh
Có cô khuôn mặt gióng em
Có cô đem vàng cho anh cầm, con cho anh bế
Em chỉ đem anh niềm đau
Anh có thể biết em, tạm gọi là vậy, qua ngọn gió trên đồi
Anh sẽ không biết em bằng danh xưng nào khác.
Có những cô gái chết vì tiền
Có cô sẽ chết như lúc mới sanh
Có cô thề chết vì tình
Có cô chết mỗi sáng
Em sẽ chết một mình, xa quê hương
Không ai biết em đi đâu
Một viên đá trên đầu, nói là “em chết”
Nó biết em không bằng danh xưng gì khác
Nó biết em không bằng danh xưng gì khác
No Other Name
Know me by the light of a fire shinin' bright,
Know me by your bed where I've lain
Know me, and you might, if just for a night
You'll know me by no other name.
Some girls will bring you silver
Some will bring you fine Spanish lace
Some will say "I love you"
Some will have my face.
Some will bring you gold, babies to hold,
I'll bring you only pain.
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
Some girls will die for money,
Some will die as they're born,
Some will swear they'd die for love,
Some die ev'ry morn.
I'll die alone, away from my home
Nobody knows where I came.
The stone at my head will say I am dead,
It knows me by no other name.
It knows me by no other name
Hôm nay thấy ông Wind thức khuya nhỉ. Có canh hoa Quỳnh nờ không vậy ?
roamingwind
25-10-2014, 03:45 PM
hihi... thức cả đêm nghe nhạc. Lâu lâu rảnh chơi cho đã !!
Hoa Quỳnh chắc mai hơacj mốt nở tiếp.
Ái chà. Giờ mới thấy có người đổi chử ký rồi :)).
Tặng ông bài này, cứ từ từ mà thức nhé.
https://www.youtube.com/watch?v=t0yKyOV6Zu0
ChienKhuD
25-10-2014, 07:10 PM
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Nằm giữa hoa vàng mộng vó câu
Thanh gươm tráng sĩ gối ngang đầu
Ô hay! Tiếng sáo mê hồn quá
Cùng với tiếng đàn quyện quyện nhau
Rừng núi chập chùng quan ải xa
Tiếng đàn như tiếng động can qua
Biên cương một thuở hồn cung kiếm
Tiếng sáo lay lay bóng nguyệt tà
Đàn bỏ cung hồ sang cung thương
Năm cung rung chuyển cõi vô thường
Thâm sơn cùng cốc cuồng phong dậy
Thác đổ lưng đèo sấm cuối truông
Tiếng sáo lên cao rồi xuống trầm
Tiếng đàn chới với níu trời xanh
Mây bay gió lạc buồn man mác
Dìu dắt mơ hồ mãi vọng âm
Tiếng suối thì thầm dưới đáy khe
Tiếng đàn tiếng sáo tỏa sơn khê
Giai nhân đổ nước nghiêng thành hỡi
Có phải chăng nàng đang tỉ tê
Bỏ kiếm vứt cung nằm nghe đàn
Anh hùng há sợ lũ tà gian!
Ta tráng sĩ, hề, quên thế sự
Trong đôi mắt xanh, hề , hồng nhan!
Khinh bạc nhìn đời nửa tỉnh say
Rong chơi khắp cả núi sông này
Ngừng tiêu dừng trúc tri âm hỡi
Hãy uống cùng ta một bát đầy
Thành bại, thăng trầm cũng thế thôi
Tử sinh, vinh nhục chuyện luôn hồi!
Nốc rượu dốc bầu ha hả cười
Giang hồ tiếu ngạo thế nhân chơi!
Kệ loài ác điểu tanh mùi máu
Mặc lũ ma vương đội mặt người
Vác kiếm giắt cung thôi lên đường
Tóc bồng áo lộng gió nghìn phương
Cố nhân góc bể chân trời ấy
Đến cạn cùng ta một hồ trường.
---------------ST---------------------
Làm sáo vui ra phết. Tôi có thằng bạn là kỹ sư cơ khí bách khoa rất mê sáo. Gia đình hắn có truyền thống làm đồ gỗ mỹ nghệ nên từ nhỏ hắn đã ham đục đẽo. Kết hợp truyền thống gia đình với sở học của mình hắn áp dụng vào việc chế tạo sáo tiêu. Để làm ra được cây sáo tốt hắn cho rằng mình phải biết thổi sáo trước đã. Thế là hắn bỏ công học thổi sáo mấy năm trời công phu cũng kha khá hiện là quản trị của club tiêu sáo Bình Dương nổi tiếng.
Công thức làm sáo có đầy trên mạng, từ 6 lỗ đến 11 lỗ (có loại đến 16 lỗ), chiều dài thân ống, khoảng cách - kích thước các lỗ... đều có chuẩn sẵn.
Đầu tiên hắn chọn nứa, lồ ô là loại trúc có đốt dài. Mỗi cây sáo chỉ cần 1 đốt. Loại này làm sáo khá dễ và cho âm thanh tốt. Tuy nhiên dân chơi chính hiệu đâu chịu dừng lại ở việc đơn giản như vậy. Hắn bắt đầu tìm những cây trúc có đốt ngắn hơn để làm sáo. Với đồ nghề cơ khí chuyên dụng, việc thông lỗ cho các đốt rất dễ dàng. Cây sáo nhiều đốt ra đời.
http://www.binhguitar.com/UserFile/Product/634434250814982500/Image_634434250815451250.jpg
Nghề chơi cũng lắm công phu. Để chọn được cây sáo có thân hình đẹp hắn và tôi phải lặn lội khắp nơi tìm cho ra loại trúc có đốt ngắn và thành ống dày. Trúc Đà Lạt là một lựa chọn, trong đó trúc tím (hay trúc đen) là loại chúng tôi khoái nhất.
http://www.lewisbamboo.com/black33.jpg
Trúc tím Đà Lạt
Cây trúc tự nhiên vốn không thẳng nên phải dùng lứa uốn nó lại. Sau đó thông ống cho nó. Việc này máy móc làm được chỉ cần vài phút là xong. Khó khăn nhất là khoét lỗ. Đối với sáo 1 lóng (1 đốt) thì việc này rất dễ nhưng sáo nhiều đốt thì đây là việc rất khó đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm. Giai đoạn này phải làm hoàn toàn bằng tay. Hắn phải lựa chọn vị trí thích hợp sao cho lỗ sáo không được khoét vào vị trí mắt trúc (chỗ nối giữa 2 đốt). Tiếp theo, do thân trúc vốn không thẳng, việc uốn nắn chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi sáo cong lại đẹp hơn sáo thẳng, nên nếu áp dụng công thức làm sáo cứng ngắt vào sẽ hỏng bét. Hắn phải tự cân chỉnh độ nông - rộng của các lỗ để sáo cho ra âm thanh chính xác. Thế nên, có ngày hắn chỉ khoét được 2-3 lỗ. Hoa văn trang trí bên ngoài là công đoạn cuối cùng để hoàn thành cây sáo.
https://farm8.staticflickr.com/7391/12628464463_a4c70160fe_c.jpg
Tiêu làm từ trúc tím
Chơi thân với nhau khá lâu và có chung niềm đam mê âm nhạc, hắn thường dành tặng tôi tác phẩm đầu tay của hắn. Gọi là đầu tay cho oai chứ thật ra đó là những cây sáo bị lỗi. Hắn thừa biết tôi không biết chơi sáo nên mới gửi gắm tôi đứa con tinh thần của mình.
http://farm4.staticflickr.com/3776/12557402085_032a5cb489_c.jpg
Tiêu đầu rồng
Những ngày rãnh rỗi 2 thằng lại cùng nhau đi tìm sáo. Lang bạt, rượu chè khắp nơi tranh thủ giây phút tiếu ngạo giữa đời sống bận rộn này.
P/S: Kể từ khi lấy vợ cách đây 5 năm tôi đã bị loại khỏi cuộc chơi...
Thợ Điện
26-10-2014, 04:21 AM
Bài viết công phu quá ông D coi thật đã mắt .Xem xong lại ngẫm nghĩ ,bạn ông một ngày đục được 2,3 lỗ .Ông Tý ngày khoan có 1 lỗ mà đã ....đứt hơi .Trách sao được ! Trời cho mỗi người ít vốn liếng ông Tý thuở trẻ tiêu xài quá độ nay già rồi hụt hơi thiếu thốn cũng là lẽ thường tình .Bây giờ gặp ông ấy tôi phải
tay đưa ve Nhị Thiên Đường
sụt sùi anh dặn : "đi đường phòng thân"
ba chìm bảy nổi phù trầm
dầu khô còn đọng nỗi lòng anh đây
ChienKhuD
26-10-2014, 10:13 AM
Hì hì oan cho anh Tý quá bác Lâm. Xét về tuổi tác nội công của anh Tý ở đây là nhất rồi đấy. Bìm bịp, hải cẩu dùng hằng ngày ngoài ngũ thập mà đầm tây còn mê mệt đâu phải dễ.
Lần này tôi phải bênh ông Tý mắc công ông trách về nước dắt nó đi uống cafe ôm mà nó không chịu theo phe mình.
Đội bóng chuyền nào muốn trở thành vô địch thì mau mau nhờ bác Lâm và ông D làm huấn luyện viên. Hai ông mà truyền laị chiêu thức tung hứng đập kiểu này là thắng chắc :)) .
Ban đầu thấy ông D nói tôi oan tôi cũng hơi lo. Thiệt mà, ban sau thì lại nói kéo nhau đi uống café ôm. Đã dặn, đánh chết không khai ông D quên rồi sao ha ha.
Kiem_Nhat
26-10-2014, 09:05 PM
Ông hôm nay mới tự thú nha ông D! Tôi cũng khoái mà không nói vì gặp nhau lần đầu.
Kiem_Nhat
26-10-2014, 09:13 PM
Lướt Web thấy chiếc xe này giản dị và đẹp với phong cách cổ điển, mới rồi ra cửa hàng xem thực tế thì không đẹp bằng xem ảnh, các mối hàn khung pốt chưa được nuột nà. Xe sản xuất tại TQ với giá 1000$, giá tại VN 41 triệu. Cứ lăn tăn là hàng Tàu không biết khi đi có êm ái không ?.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/03/03/DSC-0115-JPG-2733-1393842146.jpg
Đây là con La già của em, còn xài tốt lắm!!!
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/10/26/21/09/3090374725_1582294708_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3090374725)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/10/26/21/09/3090374726_1507575278_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3090374726)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/10/26/21/09/3090374724_501330023_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3090374724)
có sự so sánh nào khập khiễn thì anh em thông cảm nhé.
Thợ Điện
27-10-2014, 01:53 AM
DÁNG ĐỨNG CHÂN CỤT
Em thắc mắc, sao không đứng thẳng
người cứ dùn xuống đất là sao?
mất mấy chục phân so ngày cù rũ
người ta đi vào cõi hồ đồ
ta cũng biết ta lùn trở lại
và mỗi ngày tiếp tục lùn thêm
trọng lượng tháng năm không lường được
không thấy chi mà nặng vô biên
dù thấp dù cao ta vẫn vậy
cũng một thời đã biết hiên ngang
sòng phẳng núi sông không ghi nợ
đất nước hiện nay chợt bàng hoàng
vẫn run run mỗi lần phải đứng
bất kỳ ai trong thế cụng vai
không phải tự ti nhưng cần vững
hào kiệt trong ta lén thở dài
cũng sắp xong đời lo chi nữa
thấp cao tồn đọng cũng rồi không
tội nghiệp em yêu thường hổ thẹn
và xót cho ta não cả lòng
dáng đứng ta chừ dáng chân cụt
cụt tình cụt thân thể lợi danh
tình có em nâng thân có đất
còn chút danh ư? khó có phần
thôi đă trót đến đây rồi, hăy rót
cho lòng nhau chút lệ ấm đi em
bàn chân trái ngày xưa em thường gối
giờ xin đời làm một ngọn huơng
hãy thắp sáng cho con em ngồi học
cho con tôi ngồi tập vẽ bản đồ
đừng có khóc, tôi đi đây, đừng có khóc
nạng gõ sầu lóc cóc đường khuya
trinhson
27-10-2014, 03:32 AM
Bữa nay mấy ông bạn cũ nổi hứng rủ ra quán xem trận ManU- Cheasea cho có không khí. Trước trận, chém gió với nhau về chính trị, xã hội nhân vụ đại gia ngân hàng bị bắt. Thấy phận con người sao mỏng manh, may rủi thế? Cỡ đại gia có các cụ chống lưng mà còn vậy huống hồ phận dân đen như mình. Chợt nhớ đến đoạn thơ này( có lẽ không chính xác câu chữ chăng? Và em cũng quên mất tác giả)
Ta là hòn đá bên đường bị người đời ném lên chơi trò may rủi
Rủi nhiều hơn may.
Ta nào biết chi sấp ngửa
Có lẽ nơi ta thất vọng nhất là quê hương
Nhưng thú thật- nơi ta đặt nhiều niềm tin, yêu, hy vọng nhất cũng là quê hương
Bí mật của quê hương trong đôi mắt từ bi của mẹ.
Giũ cho ta bao mệt nhọc trần gian.
ChienKhuD
27-10-2014, 09:10 AM
Vừa uống cafe vừa nghe album này đã quá.
https://www.youtube.com/watch?v=0gcu3GI3nA4
Alent_Tab
27-10-2014, 10:31 AM
nick tom là của mình, tự thấy có một số bài nói không đung thuần phong mỹ tục tự cung - giờ em cố comment chuẩn hơn.
nếu lặp lại anh Trung, mụ Gà anh Sáu cứ khóa cả nick này, không ai giận các thim cả
Thợ Điện
27-10-2014, 10:40 AM
Khi nghe nhạc Jazz mà thích tất nhiên ông đã già rồi ông D .Jazz hay ở chỗ ngẫu hứng ,giai điệu chỉ là cái cớ để phát triển thôi nhiều khi giai điệu chính nghe được có 2 hay 3 nốt rồi mất tiêu sau đó ngẫu hứng dẫn mình đi miên man .Jazz là một nền văn hoá lớn .Thích Jazz tất nhiên trong máu ông cũng có vài giọt của dân da đen rồi
Ông nghe Shearing ngẫu hứng tác phẩm .Bóng tối nụ cười (the shadow of your smile )Shearing một đời chơi Jazz ,một đời yêu đương nên Chúa chơi ác bắt ông đi vào ngày tình yêu
God be with you and Rest in Peace, George. Dear Mr. Shearing left us today, Valentiine's Day, February 14, 2011. Condolences to his family and fellow-fans.
Giọng người xướng ngôn viên CNN nghen ngào đọc bản tin thuơng tiếc người đã có gần một thế kỉ chơi nhạc cho thế giới nghe
xglZFKO_WnU
Tôi chơi bài này cũng da diết lắm ông D .Bài tủ mà .tuy nhiên không chơi thuần tuý Jazz mà pha tí Bossa nova như bài sau vì mình có máu Hispanic hehe
UEOiPGm4Z1E
ChienKhuD
27-10-2014, 12:22 PM
Bài Bóng tối Nụ cười hay quá bác Lâm. Không lẽ mình mau già đến thế sao? Mới đây vài năm tôi còn lên án nhạc gì không theo giai điệu đánh loạn xì ngầu mà giờ nghe sướng làm sao, cảm xúc cứ chảy theo dòng nhạc...
Hôm nay được nghe mấy bài nhạc này hay quá. Tự nhiên thấy đời bỗng trẻ đẹp làm sao. Cứ trẻ là đẹp rồi.
roamingwind
27-10-2014, 10:47 PM
Bác Lâm cho hỏi. Bác có dùng eReader không? Nếu có thì dùng loại nào ?
Tôi đang tính có nên mua cái Kindle đọc sách của tụi Amazon, nhưng cứ ngần ngừ.
roamingwind
27-10-2014, 10:51 PM
Mới đây vài năm tôi còn lên án nhạc gì không theo giai điệu đánh loạn xì ngầu mà giờ nghe sướng làm sao, cảm xúc cứ chảy theo dòng nhạc...
nếu tôi nhớ không lầm ông đã viết, hình như về nhạc cổ điển, đại loại như -- "mấy đám chảnh nghe nhạc như vậy mà cứ làm ra vẽ hay lắm" :).
ChienKhuD
27-10-2014, 11:31 PM
He he ông Gió bắt đầu chê tôi nhà quê ra vẽ rồi. Cái này phải trách bác Lâm mới đúng. Ông ấy bày tôi đi học đờn gần 2 năm lỗ tai nghe nhạc có khác. Tự nhiên bây giờ mấy bài nhạc sến quá nghe chịu không nổi mới ác.
Thợ Điện
27-10-2014, 11:44 PM
Hôm nay đọc bài Bố Già của ông Sáu ngoài kia .Nhớ anh Tú (Ngọc thứ Lang) quá sức .Anh Dịch Bố Già còn Phê hơn nguyên tác
Nhớ căn gác đường Bàn Cờ mình thì điếu đóm ông thì nằm hút ,thỉnh thoảng lại vớ bút ghi chép vài câu .Bố Già ra đời trong hoàn cảnh đó .Tôi mê tác phẩm này với lối dịch của ông đến độ dụng công học thuộc lòng nguyên tác và bản dịch ,sau đó mê thêm một số quyển nữa .Nay già rồi còn nhớ lõm bõm trích lại hầu chuyện các ông trong quán
“I'll make him an offer he can't refuse.”
― Mario Puzo, The Godfather
Tao sẽ nói chuyện phải quấy với nó
“Great men are not born great, they grow great . . .”
― Mario Puzo, The Godfather
Ai sinh ra mà ngon lành được mày ,phải từng trải ...
“Never hate your enemies. It affects your judgment.”
― Mario Puzo, The Godfather
Đừng bao giờ ghét kẻ thù ,ghét nó mày sẽ tính toán tùm lum hết
“Do you believe a man can truly love a woman and constantly betray her?Never mind physically but betray her in his mind,in the very "poetry of his soul".Well,it's not easy but men do it all the time.”
― Mario Puzo, Fools Die
Có thằng đàn ông nào thực sự yêu thuơng một em mà lại thường xuyên phản bội nó ,Ý tao không nói cái vụ kia ,nhưng ngoại tình tư tưởng trong lúc lãng mạn .Không dễ dàng gì nhưng ba cái chuyện đó tụi nó làm hà rầm
“Revenge is a dish that tastes best when served cold.”
― Mario Puzo, The Godfather
Trả thù là cái món ăn chỉ ngon lành khi dùng lạnh
“Love is like the little red toy wagon you get for your Christmas or your sixth birthday. It makes you deliriously happy and you just can't leave it alone. But sooner or later the wheels come off. Then you leave it in a corner and forget it. Falling in love is great. Being in love is a disaster”
― Mario Puzo, Fools Die
Tình yêu là cái xe lửa đỏ mày được cho vào dịp Giáng sinh hay lúc ông lên sáu .Quá sung sướng đi đâu cũng kè kè .Nhưng, mau thôi .Xe rồi sẽ tanh banh , sẽ bị quẳng vào góc không bao giờ được rớ tới nữa .Yêu đuơng thì quá đã nhưng sống với tình yêu đó lại là một thảm hoạ
“there was no greater natural advantage in life than having an enemy overestimate your faults, unless it was to have a friend underestimate your virtues.”
― Mario Puzo, The Godfather
Mình bảnh mười bạn bè cứ tưởng bảnh một , mình tệ một kẻ thù cứ tưởng tệ mười .Đời không còn gì sướng bằng
roamingwind
27-10-2014, 11:46 PM
Ai mà chê ông :). Tôi cũng thuộc loại thưc-bất-tri-kỳ-vị-lổ-tai-trâu đây mà.
Hôm qua tôi nấu cơm chiên, đang nêm nếm tôi có ý kiếm thêm hột óc-chó (walnut) dầm ra bỏ vào; tôi nghĩ đang nhai cơm mềm đụng miếng óc-chó cứng cứng chắc thú vị. Vợ nói tôi độ rài ăn uống khó chịu. Hồi xưa tôi ăn chay có ăn là hên rồi, sau này vợ hiền nấu ăn ngon quá cái lưởi tôi bây giờ mới bắt đầu biết thế nào là gia vị. Tuy nhiên cũng không bằng một người có tâm hồn ăn uống.
Thợ Điện
27-10-2014, 11:47 PM
Kindle tối hù à ông ơi .Tôi chỉ khoái sách giấy vì già rồi đọc ít
Ông D giờ quen cao lương mĩ vị hàng Tây rồi. Nhạc sến ba lá rô ... ông nghe sao nổi.
http://www.youtube.com/watch?v=ox3BqzDE2j8
roamingwind
28-10-2014, 01:43 AM
Sến hết ý. :)
Alent_Tab
28-10-2014, 06:25 AM
đọc sách giấy tin tưởng hơn đúng không bác Lâm. thỉnh thoảng vào Việt Nam thư quán đọc nhưng các bố gõ chữ nhiều khi hỏng cả câu văn hay người ta.
bố già hay, nhà mỗi người một tính, thằng con út là phi thường nhất, làng của bố già hơi hơi giống với làng quê Việt Nam nhỉ? em đọc cuốn này lâu cả nguyên tác tiếng Anh, nhưng chỉ biết năm ba chữ, nhưng chịu khó tra từ điển cả Anh - Anh, Anh Việt. mỏi mắt cũng thấy ý hay của tác giả.
Alent_Tab
28-10-2014, 06:29 AM
Sách hồi trước toàn của Nga là nhiều, như ngôi làng ở đáp tôi nhi e, chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm do nhà xuất bản cầu vồng. còn sách Mỹ, Anh , Pháp hồi đó cực hiếm. toàn cuốn giấy đen sì nếu sản xuất ở Việt Nam. may là hồi đó đọc được nhiều vì có thẻ thư viện.
roamingwind
28-10-2014, 06:51 AM
em đọc cuốn này lâu cả nguyên tác tiếng Anh, nhưng chỉ biết năm ba chữ, nhưng chịu khó tra từ điển cả Anh - Anh, Anh Việt. mỏi mắt cũng thấy ý hay của tác giả.
ông này siêng thật.
Ông ở bên VN, không dùng Anh ngữ nhiều đọc sách tra từ điển là thường tình; tôi bên này mấy chục năm đọc vẫn còn phải tra từ điển, dở thật. Có ý mua máy đọc sách vì mấy cái đó nó lấp luôn từ điển, chử nào không hiểu chỉ nhấn vào là nghĩa hiện ra. Vẫn còn chần chừ vì thật ra cũng còn thích cầm cuốn sách đọc. Đôi khi liện bừa trong nhà vài cuốn sách, bạ chổ nào cầm đại cuốn đó lên đọc.
ChienKhuD
28-10-2014, 07:18 AM
Xem báo mạng thấy có bài này có chút liên quan đến thói đọc sách. Trích lại vài tấm hình mấy ông xem chơi.
Những bức ảnh đăng tải đã thu hút sự tranh luận của cộng đồng mạng, nhiều ý kiến cho rằng những tấm ảnh phản ánh một phần sự khác biệt về văn hóa đọc giữa người phương Đông và phương Tây.
http://s.f16.img.vnecdn.net/2014/10/21/3-1413865305_660x0.jpg
http://s.f15.img.vnecdn.net/2014/10/21/4-1413865305_660x0.jpg
http://s.f16.img.vnecdn.net/2014/10/21/5-1413865305_660x0.jpg
http://s.f15.img.vnecdn.net/2014/10/21/8-1413865306_660x0.jpg
http://s.f16.img.vnecdn.net/2014/10/21/9-1413865306_660x0.jpg
Alent_Tab
28-10-2014, 07:51 AM
@Road: Hồi đó bọn tôi học tiếng Nga, từ lớp 1 đến lớp 10 mà chữ tác còn đọc thành chữ tộ, không bằng ông tôi hết tiểu học Pháp đã đi dạy bằng tiếng Pháp rồi.
Tiếng Anh tự học thôi bác, đọc trước bản dịch Việt Ngữ rồi, hồi đó còn ham học lấy nguyên tác đọc tiện học thêm nữa.
tiếng Anh tôi gà lắm đọc còn hiểu đôi chút chứ giao tiếp thì kém
bản ebook giờ thiếu gì , nhưng ai đọc sách rồi, đọc sách điện tử không nuốt được luôn. người ta lười gõ chữ bỏ sót vài ý hay tác giả, hoặc người gõ là người địa phương đưa cả tiếng vùng miền vào đọc không thấu được.
ở Châu á, người Nhật cũng ham đọc sách giấy lắm đó bác Chiến, mấy bức ảnh trên chắc nói chưa hết
Thợ Điện
28-10-2014, 07:59 AM
Cái thú đọc sách rất thích .Nhưng khi ông không còn mong đợi hay khám phá gì nữa sách cũng thành vô nghĩa .Xem sách tìm cảm giác, vốn dĩ thụ động nên cũng mau chán
Xem Kinh già rồi mới thấy hay vì nó không cho một đáp án nào hết .Những câu hỏi cứ lơ lửng bắt rễ trong đầu cho đến một ngày ...
Mà xem gì nữa bây giờ .Mõi guơng mặt người là một quyển sách vĩ đại .Nếu đọc được tất thấy bao nỗi thống khổ ,bao niềm hạnh phúc sờ sờ ra đó
Mà kì lắm trí tuệ và kiến văn lại là hai thứ khác biệt .Đọc nhiều cũng chưa chắc mang lại sự thông tuệ trái lại còn nặng tà kiến
Sách chép chuyện đã qua nhưng thực ra thì "Bản lai vô nhất vật".
"Từ xưa tới nay, chưa từng có một vật nào cả".
ChienKhuD
28-10-2014, 09:09 AM
Xem Kinh già rồi mới thấy hay vì nó không cho một đáp án nào hết .Những câu hỏi cứ lơ lửng bắt rễ trong đầu cho đến một ngày ...
Tạng thức sẽ đơm hoa. Các công án thường dùng để gieo nhân vào tạng thức. Câu hỏi cứ âm ỉ trong đầu mà ý thức không thể nào cho ra được đáp án. Cho đến một ngày bỗng dưng mọi thứ trở nên sáng tỏ tùy thuộc công phu mỗi người, có người vài năm, có người vài chục năm, vài kiếp...
Mà kì lắm trí tuệ và kiến văn lại là hai thứ khác biệt .Đọc nhiều cũng chưa chắc mang lại sự thông tuệ trái lại còn nặng tà kiến
Đường nào mà không qua cầu mạt-na. Kinh văn câu này choảng câu kia nếu cứ cứng nhắc đi theo một hướng, giữ mãi một quan điểm trách sao không kẹt. Giống như cái dây kéo (zipper) này vậy, khi đã kẹt mà cứ cố kéo lên thì sẽ hỏng mất. Lúc đó chỉ còn cách kéo xuống rồi kếo lên mới mong đi tiếp được.
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/Lady-Sexy-Zipper.jpg
Thợ Điện
28-10-2014, 09:26 AM
Lúc đó chỉ còn cách kéo xuống rồi kếo lên mới mong đi tiếp được.
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/Lady-Sexy-Zipper.jpg
Ông nói làm sao đó chứ .Qui trình đó sai về mặt cơ bản .Kéo xuống tụt ra rồi mới mới kéo lên lại .Kéo lên rồi muốn đi đâu thì đi
ChienKhuD
30-10-2014, 08:34 AM
KHÚC CỔ BỒN CA
Ngày trước ngồi uống rượu túm tụm cùng bạn bè, tuổi trẻ hay có những độc ác vô tình thấy gia đình thằng bạn nào tan vỡ vì li dị, hay thôi nhau, đã không chia buồn an ủi nó thì chớ lại càng khoái chí gõ vào ly mà hát khúc Cổ bồn ca. Hát rằng
Ruộng ta đã có người cầy
Ngựa ta người cưỡi tháng ngày ngông nghênh
Con ta có người dưng mắng chửi
Vợ ta có kẻ lạ nâng niu
Nó càng đau xót mình càng cười cợt .Nghĩ lại thật đúng là phường vô lại, nay chúng có đứa đã đi xa, có đứa tàn tạ, có đứa chết giữa mùa trăng .Nhớ bạn giữa ly rượu khuya sóng sánh........
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương sinh thời lúc 25 tuổi, thất tình nên có viết bài thơ Mười Hai Tháng Sáu, trong đó có các câu:
Ta gõ vào bia mười ngón rập,
Mười năm theo máu hận trào rơi.
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp,
Khúc Cổ Bồn Ca gõ hát chơi.
Thiên Chí Lạc, viết:
”Vợ Trang Tử mất, Huệ Thi đến điếu, thấy Trang Tử ngồi duỗi xoác hai chân vừa gõ bồn vừa ca. Huệ Tử hỏi:
-Cùng người ở tới già, có con lớn mà người chết lại không khóc, cũng là đã quá lắm rồi! Lại còn vỗ bồn mà ca, không quá lắm sao?
Trang Tử đáp:
-Không! Lúc nàng mới chết, tôi sao chẳng động lòng, nhưng nghỉ lại, hồi trước nàng vốn không sinh, chẳng những không sinh mà đó lại vốn không hình, chẳng những không hình mà đó vốn là không khí. Đó chẳng qua là tạp chất trong hư không biến ra mà có khí,khí biến ra mà có hình, hình biến ra mà có sinh, rồi lại biến ra nữa mà có tử. Khí,hình, sinh, tử, có khác nào xuân, hạ, thu, đông, bốn mùa vận hành. Vã lại, người ta đã nghỉ yên nơi Cự thất(nhà Lớn), mà tôi còn cứ than khóc, chẳng là tự tôi không thông Mệnh ư? nên tôi không khóc.”
BÀI HÁT CỔ BỒN
Ôi cuộc đời nổi trôi
Khác nào hoa nở, rụng
Vợ chết trước ta lo mai táng
Ta chết vợ sang ngang.
Ví bằng ta chết trước
Thật một trường đại hài hước
Ruộng ta người sẽ cày
Ngựa ta người sẽ cỡi
Vợ ta người sẽ thương
Con ta người mắng chửi.
Tình thế là như vậy
Nếu lệ ta chẳng rơi
Thế gian cười tớ vô tình
Tớ cười thiên hạ như bình lệ chan
Khóc mà đổi được tuần hoàn
Thì ta đã khóc muôn ngàn năm nay.
(st)
Thợ Điện
30-10-2014, 10:56 AM
Hai anh nhà giàu ngồi nói chuyện. Một anh nhà nghèo ngồi nghe như vịt nghe sấm, vì thế đâm ra chán chẳng buồn nghe nữa, bèn bảo với hai anh kia:
- Các vị toàn nói chuyện viển vông. Tôi nghe chẳng hiểu gì sất.
Hai anh nhà giàu nhìn nhau, lưỡng lự gây lát rồi một anh thò tay vào túi, móc ra một ngàn lượng, đưa cho anh nhà nghèo. Anh kia cũng làm theo y hệt. Thoắt cái, anh nhà nghèo có ngay trong tay hai ngàn lượng, lập tức cũng trở thành người giàu. Anh ta bỗng reo lên:
- Bây giờ thì tôi hiểu các vị vừa nói chuyện gì rồi. Té ra chẳng có gì là viển vông cả…
Đoạn trên vẫn trích lời “tựa” trong “Luận ngữ tân thư”. Sau đây, lại xin trích một đoạn trong bộ sách đó:
- Học trò có bao giờ hiểu sai lời dạy của Thánh nhân không?
- Thánh nhân đối với mỗi học trò, đều có những lời dạy khác nhau về cùng một việc, chính vì sợ có người hiểu sai lời mình vậy.
- Sai như thế nào?
- Tử Hâm (một học trò của Khổng Tử) cưới hết vợ này đến vợ khác, cứ được vài ngày lại bỏ. Khổng Tử lấy làm lạ, bèn hỏi:
- Sao trò thay vợ như thay y phục vậy. Những người đàn bà ấy có tội lỗi gì?
Tử Hâm thưa:
- Ấy là con theo đúng lời dạy của Phu Tử. Phu Tử bảo: “quân tử bất khí” (người quân tử không phải là một thứ dụng cụ). Nay mỗi khi gần đàn bà, con lại thấy mình hình như bị biến thành cái “dụng cụ”… gì ấy đối với họ. Điều đó trái với đạo của người quân tử. Vì thế con đành phải bỏ.
Khổng Tử nghe xong, thấy lời dạy của mình quả có chỗ hớ. Bèn bảo:
- Thế thì đối với những kẻ như trò, ta bổ sung thêm cho câu ấy thành ra như sau: “quân tử bất khí, ngoại tác phu” (người quân tử không phải là một thứ dụng cụ, trừ lúc làm chồng).
Tử Hâm được câu đó mới thấy yên tâm, từ bấy giờ không bỏ vợ nữa.
- Thánh nhân có giàu không?
- Thánh nhân có nhiều của cải hay không thì không biết. Nhưng kiến thức thì chắc chắn là giàu, cả thiên hạ dồn lại cũng không bằng được.
- Giời sinh Thánh nhân, có bao giờ lãng phí đến mức để hai Thánh nhân sinh cùng thời không?
- Có
- Thánh nhân cùng thời thì làm sao?
- Thì thường sinh ra những thứ trái khoáy. Ví dụ: Lão Tử đọc hết sách chứa trong kho nhà Chu, mà tuyệt không viết ra một chữ nào, cũng không bàn đến một lời nào. Người đời thấy thế cho là bí hiểm. Một đồn mười, mười đồn trăm… đồn đến tai Khổng Tử. Khổng Tử bèn dắt học trò tìm đến. Đến một lần rồi, lại đến lần nữa. Chung quy vẫn hỏi về Lễ. Hỏi: “Lễ dùng làm gì?” Lão Tử bảo: “chẳng để làm gì”. Lại hỏi tiếp: “dùng được không?”. Trả lời: “tuỳ!”. Hỏi tiếp: “ích gì không?”. Trả lời: “chẳng ích cho ông, chẳng ích cho ai”. Khổng Tử ngoảnh lại bảo học trò: “chép lấy, chép lấy”. Các học trò hí hoáy chép. Bỗng nghe phía sau nhà có tiếng cú rúc. Khổng Tử hỏi: “tiếng gì vậy?” Lão Tử bảo: “tiếng cú”. Lại hỏi: “con cú ở đây, hình thù nó như thế nào?” Lão Tử bèn dẫn Khổng Tử ra sau nhà, trỏ tay bảo: “nhìn thấy gì không?” Khổng Tử trả lời: “thấy bụi rậm”. Lão Tử bảo: “cú đấy!”.
Khổng Tử ra về, bảo với học trò rằng: “Nay ta thấy bụi rậm phát ra tiếng cú. Lại thấy Lão Tử như con rồng.”
Khổng Tử về rồi, người nhà mới hỏi Lão Tử: “Lễ – là cái gì vậy?” Lão Tử bảo: “là cái muốn mọi người theo ý mình”. Người nhà lại hỏi: “như thế hay hay dở?” Lão Tử bảo: “không bằng theo ý mọi người”.
Câu chuyện trên do Tử Hư, một học trò đi sau cùng của Khổng Tử chép lại theo kiểu “văng ngôn” (không đúng nguyên văn), chỉ cốt giữ lấy ý mà thôi. Khổng Tử tình cờ đọc thấy, bèn than rằng: “khi nào hết đạo của ta, thì đến đạo của Lão Tử chăng?”.
Rốt cuộc, các học trò vẫn không hiểu nổi cuộc trao đổi ấy giữa hai vị có ý nghĩa ra làm sao. Thế là dậy lên những thắc mắc, tranh luận chẳng đâu vào đâu. Khổng Tử bèn tập trung lại giảng:
- Suy cho đến cùng, đạo của ta với Lão Tử chẳng qua cũng là một mà thôi. Ví như tấm thẻ bài, mặt trước ghi tên tuổi, quan tước… còn mặt sau thì chẳng ghi gì. Phải chăng vì trời tối, nên mới phải soi đèn. Bởi chúng sinh vô lễ, nên mới phải dùng đến “lễ”. Thiên hạ bất nhân, mới phải bàn đến chữ “nhân’. Thế gian bất nghĩa, mới phải nêu ra điều “nghĩa”. Nhân nghĩa sở dĩ được đề cao, chính vì đời đầy bất nhân, bất nghĩa… Hình phạt sở dĩ đặt ra càng nhiều, chính vì có nhiều trộm cắp, bất lưng. Kẻ khao khát tự do, chính là kẻ đang mất tự do… Tóm lại chính vì đời vô đạo, nên mới sinh ra “đạo” kia vậy.
Đời sau có kẻ bình luận rằng bài giảng ấy của Khổng Tử chính là chỗ gặp nhau, giao nhau giữa “đạo” của Ngài và “đạo” của Lão Tử. Bởi Ngài chủ trưng: “Đạo vị nhân” (đạo sinh ra cốt vì người), cho nên mới phải đề cao Đạo. “Danh vị nhân” (danh sinh ra cốt vì người), nên mới phải chính Danh. Lời than trên của Ngài chứng tỏ trí tuệ Ngài đã thấu suốt cả lẽ huyền cơ nhân thế. Rằng đạo lý của Ngài trùm suốt cả thời “dân” có “chủ”, chúng sinh luôn có người cai quản, chăn dắt. Có lúc chia ra kẻ trên, người dưới rõ ràng, có lúc mập mờ, dơi, chuột khó phân. Mà cái “thời” ấy thì dài lắm, mấy nghìn năm rồi, dài như một đêm trường… Đến khi nào “dân” tự mình là “chủ”, chúng sinh tự bảo nhau cai quản lấy nhau… thì đến lượt đạo lý của Lão Tử kia chăng?…
Khổng Tử có nhiều học trò, tự mình lại chịu khó làm sách, soạn ra kinh, sử… đủ cả. Sách cốt để dạy đời, dạy làm người, làm quan, dạy cả những bậc đế vương… Lúc Ngài chết thân gửi về với Đất. Những lời nói của Ngài, về sau đều được các học trò chép lại, rồi dựa theo ý mà thêm thắt vào… thành ra nhiều vô kể, không có việc gì là không bàn đến, mà phải bàn đến tận cùng mới thôi. Đời sau không ai có thể đọc hết.
Lão Tử thì ngược lại, không có học trò. Về sau, Ngài vì nể người mà phá lệ, gượng làm đúng một bộ sách, chỉ vỏn vẹn già năm nghìn chữ. Năm nghìn chữ ấy, đọc mãi cũng không hết. Nhưng “đạo” mà “tán” ra đến chừng ấy, đối với Ngài kể cũng hơi dài. Ngài làm xong thì chép miệng bảo: “chẳng để làm gì”. Rồi bỏ đó mà đi. Nghe nói Ngài về Trời làm Thái Thượng Lão Quân. Chẳng biết thực hay hư, chỉ biết bặt tin đã lâu.
Alent_Tab
30-10-2014, 11:05 AM
con bé bác Chiến up nhìn xấu bỏ mẹ, được mét rưỡi lại mặc bò bó đi ủng, chân có dài đâu, khóa đó phải kéo hai lần đấy, có lần đi mới con bé kéo mãi chả được thấy nó kéo hai lần lại được thế mới hiểm
mà căng mắt nãy giờ chưa nhìn thấy bím đâu nhé, mặc bò muốn đẹp cái chỗ danh bất hư truyền đó phải có đường nét tí tí chứ
con bé bác Chiến up nhìn xấu bỏ mẹ, được mét rưỡi lại mặc bò bó đi ủng, chân có dài đâu, khóa đó phải kéo hai lần đấy, có lần đi mới con bé kéo mãi chả được thấy nó kéo hai lần lại được thế mới hiểm
mà căng mắt nãy giờ chưa nhìn thấy bím đâu nhé, mặc bò muốn đẹp cái chỗ danh bất hư truyền đó phải có đường nét tí tí chứ
Đấy ,bác Tab bình luận quả là danh bất hư truyền nhé:tea
PhiHuong
02-11-2014, 12:24 AM
Cuối tuần thư thái với quán chay ngon ở Hà Nội
Thưởng thức cơm chay trong không gian đậm chất nghệ thuật ở Trúc Lâm Trai hay nhẹ nhàng ở Hoa Linh là gợi ý hay cho bạn và những người thân.
Ăn chay lâu nay đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Hình thức này không chỉ giúp thanh sạch cơ thể mà còn tạo sự thư thái. Một ngày nào đó, khi cảm thấy chán ngán với các món ăn chế biến từ thịt, cá, bạn hãy đổi vị bằng đồ chay. Dưới đây là một số gợi ý tại Hà Nội bạn có thể ghé qua.
Cơm chay Hoa Linh
Nằm sâu trong ngõ 71 - phố Linh Lang là quán cơm chay nhỏ với tên gọi Hoa Linh. Ngay ngoài cửa là tấm biển hiệu nâu vàng, đơn giản nhưng ấm áp và tạo cảm giác dễ chịu cho thực khách. Từ vị trí này, bạn có thể ngắm bao quát nội thất và cách bài trí bên trong.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/10/31/Com-chay-2-5959-1414742912.jpg
Quán này có các phần cơm khác nhau dành cho cỡ ăn của từng người. Ảnh: Diệu Huyền.
Thực đơn cơm chay Hoa Linh khá phong phú. Dù chỉ sử dụng các nguyên liệu như rau, nấm, đậu..., các món ăn nơi đây được chế biến rất cầu kỳ. Nếu đi một mình, bạn có thể gọi phần cơm suất giá 30.000 đồng một đĩa. Còn tụ tập cùng bạn bè hay gia đình, một số món khác nhau như chả, đậu phụ lướt ván là gợi ý hay.
Cơm chay ở đây nấu vừa vặn và dễ chiều lòng cả người khó tính. Trong lúc chờ thức ăn, bạn còn được nghe những bản nhạc thiền hay chơi cùng chú chó trắng đáng yêu và thân thiện ở quán.
Cơm chay Khải Tường
Phố Kim Mã tập trung nhiều quán ăn ngon và một trong số đó là hàng cơm chay Khải Tường tại số 112. Vì nằm xen giữa những tiệm ăn Nhật và quán cà phê, phải thật tinh ý thực khách mới thấy biển hiệu nơi đây.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/10/31/Com-chay-1-7513-1414742912.jpg
Một phần cơm ở đây có giá khoảng 30.000 đồng. Ảnh: Diệu Huyền
Cơm chay Khải Tường chỉ có một tầng nhưng rộng rãi, thoáng mát, bao gồm 2 gian cho bạn lựa chọn. Gian ngoài bày bàn ghế gỗ cao còn gian trong lại ngồi nệm với bàn thấp. Hướng bài trí chung toàn bộ quán là tối giản nhưng tinh tế, tạo cảm giác thoải mái nhất cho thực khách. Vốn nổi tiếng với các món từ nấm, khi tới đây, bạn có thể nếm thử cháo nấm, lẩu nấm, súp nấm... Ngoài ra, thực đơn còn nhiều món khác như bún xào, phở măng, canh cải nấu gừng, cơm rang rong biển... để phục vụ mọi nhu cầu thực khách.
Trúc Lâm Trai
Không chỉ là quán chay thông thường, Trúc Lâm Trai còn là nơi tĩnh tâm, phù hợp những người muốn giấu mình trong không gian yên bình. Quán nhỏ nằm số 39 - Lê Ngọc Hân, Hà Nội.[/IMG]
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/10/31/Com-chay-3-5448-1414742912.jpg
Cơm chay ở Trúc Lâm Trai được chế biến cầu kỳ. Ảnh: Diệu Huyền
Thực đơn nơi đây được chọn lọc kỹ lưỡng và chế biến cầu kỳ. Từ khai vị đến món chính và tráng miệng, thực khách luôn có cảm giác ngon miệng, no bụng. Bạn có thể nếm thử súp thập cẩm đặc biệt để cảm nhận vị lạ từ các loại rau củ hay uống nước gạo lứt - được xem là đặc sản tại Trúc Lâm Trai.
Hẹn nhau vào tối cuối tuần và thư thái tận hưởng từng miếng ngon trong không gian đầy tính nghệ thuật của Phật giáo, bạn sẽ thấy nhiều cảm giác và trải nghiệm khác biệt.
Nàng Tấm
Nàng Tấm là quán cơm chay đầu tiên của Hà Nội, hiện nằm ở số 79A - Trần Hưng Đạo. Dù tọa lạc trên con phố sầm uất, nơi đây dường như không bị ảnh hưởng bởi sự ồn ào bên ngoài. Lý do chính có lẽ nhờ vị trí ẩn sâu trong ngõ nhỏ, thực khách tới phải gửi xe và đi bộ thêm một đoạn.
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/10/31/Nang-Tam-3674-1414742912.jpg
Mức giá tại cơm chay Nàng Tấm có thể cao hơn so với mặt bằng chung. Ảnh: nangtam
Ra đời từ khá sớm (năm 1995), nơi đây hầu như được rất nhiều người biết tới, đóng góp phần không nhỏ là khách quốc tế. Do vậy, bạn khó tìm sự bình yên như các quán cơm chay thường thấy.
Tuy nhiên, đừng để lý do này làm bạn bỏ ý định đặt chân tới quán bởi thực đơn của Nàng Tấm được đánh giá khá tốt. Cách chế biến, trang trí khéo léo dễ làm hài lòng số đông thực khách. Đây cũng được xem là điểm hẹn giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau do bạn có nhiều cơ hội trò chuyện cùng những vị khách ngoại quốc ngồi bên cạnh.
Homefood
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2014/11/01/quan-chay-1625-1414811163.jpg
Ngoài ăn uống, bạn có thể mua sắm thêm quà tại Homefood. Ảnh: Homefood
Màu sắc tươi tắn, không gian thoáng đãng và trẻ trung là cảm nhận của nhiều người khi tới Homefood ở 26 - Trần Bình Trọng. Đi theo phong cách hiện đại, nơi đây trở nên khác biệt so với những quán ăn mang hơi hướng nhẹ nhàng, yên bình khác. Vì lẽ này, Homefood chủ yếu được giới trẻ ưa chuộng.
Quán có thực đơn phong phú và đa dạng với cách lựa chọn nguyên liệu cầu kỳ. Nhiều người còn ví nơi đây như con thuyền chở đầy những món tươi ngon. Bạn có thể chọn một số món đặc trưng tại quán như chả chiên, nem chay và mua thêm trà gạo lứt, vừng đồi Hà Giang về làm quà.
Diệu Huyền (theo báo mạng)
Thợ Điện
02-11-2014, 04:57 AM
Nhạc Nam Mỹ phải có máu chơi mới ra .Từ xưa tôi đã thích bài này do Rabello chơi , tìm mãi bài chuyển soạn cho guitar nhưng chịu thua .Sau khổ sở nhờ thằng Brasil lo cho mới được .Tìm được rồi mà chơi lại không ra nét .Trình độ kĩ thuật để chơi bài này không khó lắm .Lúc này ông đã lang thang khắp quán rượu tay chân dính đất bụi bặm ,thế mà tiếng đàn trong sáng vô cùng dẫu rằng chơi trong cơn say Người ta đàn hay thế mà mình cứ loạng quạng .Chán thật !
SZUPPLDhGcY
Nhìn người nữ nhạc trưởng tài hoa của Japan điều khiển dàn nhạc dù rằng kiếm sĩ cũng không hơn .Thích nhất lúc cô nhướng mày điều khiển bằng ánh mắt cho người nhạc công .Chỉ loé lên 2 giây nhưng thật điệu nghệ
5tvjR0j5yEY
PhiHuong
02-11-2014, 02:55 PM
Chuyện không mới, nhưng ... thấy tấm hình cô thôn nữ xinh đẹp nên trích đoạn úp ảnh cho các bác xem.
Kéo đến nhà chủ tịch xã bắt đền vì ... để trai làng ế vợ!
Docbao.com.vn - Về xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng ngày nay nhiều người dân vẫn gọi đây là "mảnh đất xuất khẩu cô dâu" bởi một xã vỏn vẹn 12 ngàn nhân khẩu nhưng có tới 900 cô gái đi lấy chồng nước ngoài.Làn sóng xuất khẩu ồ ạt này dẫn đến hệ lụy trai làng rơi vào cảnh ế ẩm.
http://www.docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/02-11-2014/lang-e-vo.jpg
Cán bộ tư pháp xã Phả Lễ, Thủy Nguyên bên chồng hồ sơ các cô gái làm thủ tục lấy chồng nước ngoài.
Chính từ việc các thiếu nữ nô nức kéo nhau đi lấy chồng ngoại mà đã dẫn đến nhiều hệ lụy bất thường ở Đại Hợp, thậm chí còn cả hộ dân kéo nhau lên bắt đền chính quyền xã vì cậu con trai độc đinh đến 40 tuổi vẫn chưa có vợ.
Câu chuyện này xảy ra vào năm 2013, khi đó gia đình ông Nguyễn Văn Hiếu (ngụ thôn Quần Mục, xã Đại Hợp) đã lên trụ sở UBND xã “bắt đền” Chủ tịch vì cậu con trai độc đinh năm nay gần U40 mà vẩn ế vợ. Số là cậu này có một mối tình khá sâu đậm kéo dài 2 năm với một cô gái xinh đẹp trong làng. Cả hai bên gia đình ngày đêm khuyên nhủ con cái sớm làm đám cuới để sớm yên bề gia thất. Sau khoảng thời gian tìm hiểu nhau, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân và hai bên gia đình đã ấn định ngày dạm hỏi.
Ấy vậy mà chỉ cách đó có nửa tháng, cô gái kia quyết định xuất ngoại lấy chồng Hàn Quốc. Trong khi đó, cậu con trai ông Hiếu vẫn đang lênh đênh trên tàu những mong gom được món tiền lớn để chuẩn bị cưới vợ. Kết thúc chuyến đi, anh này vui như mở cờ trong bụng, về nhà chuẩn bị cưới. Vừa tới đầu làng, anh đã tá hỏa khi nghe tin người yêu mình đang chuẩn bị lên xe hoa với kẻ vừa gặp chưa nổi ba lần. Mối tình 2 năm trời sâu đậm giờ chỉ còn là những giọt nuớc mắt, kỷ niệm đau buồn và lời xin lỗi muộn màng. Quá đau xót, anh thành ra rầu rĩ cả thời gian dài và lại lao vào những chuyến đi biển dài ngày.
Thương con cộng với sự lo lắng cho dòng tộc không có người nối dõi, ông Hiếu bức xúc lên tận trụ sở UBND làm ầm ĩ lên. Lúc đó bà Nguyễn Thị Thuý chỉ biết giải thích việc cô gái trên lấy chồng Hàn Quốc hoàn toàn không trái quy định pháp luật bởi hôn nhân là quyền tự do của mọi người. Gia Đình ông Hiếu nên thu xếp, thúc giục con trai sớm lấy vợ thì hơn. Chứ về vấn đề kết hôn này, chính quyền xã cũng đành..bó tay!
http://www.docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/02-11-2014/lang-e-vo2.jpg
Quyết tâm bảo vệ gái làng mà gái làng vẫn lũ lượt kéo nhau lấy chồng Tây
http://www.docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/02-11-2014/lang-e-vo3.jpg
Số con gái chịu lấy chồng sau luỹ tre làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Minh họa
http://www.docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/02-11-2014/lang-e-vo1.jpg
Gái trẻ, gái đẹp thì cứ đủ tuổi là đua nhau đăng ký đi lấy chồng ngọai quốc. Ảnh minh họa
Thực hiện: Linh Thy / Nguồn: Pháp Luật & Cuộc Sống
Bài của ông Phi ... đẹp qúa :). Tôi mà nói không là trái với lòng.
PhiHuong
03-11-2014, 01:15 AM
Bài của ông Phi ... đẹp qúa :). Tôi mà nói không là trái với lòng.
Trái với lòng quá đi chứ ông Tý ? gái đẹp thì ông bảo bài đẹp. Mà sao ông ngắm nghía kỹ thế ?.
Thiệt khổ cho tôi. Thôi thì phải nói thế này ông Phi mới chịu nè.
" Trời ơi, người đâu mà đẹp thế?. Tôi nghĩ ông Phi chuyên sưu tầm hình gái đẹp như vậy thì có khi xin ông vài chục tấm còn nhanh hơn sưu tầm trên mạng. Email cuả tôi : aty_thichhinhgaidep@gmail.yahoo.hotmail.com "
Nhìn từ mái tóc xuống chiếc nón quai thao rồi đến đôi dép quai.. chữ T . Ngắm qua những nơi ..đẹp qúa, đẹp nỏn nà... như vậy thì ông cũng nên cho tôi lướt nhanh 5 - 10 phút lần 1 chứ. Hôm nay tôi lại lần 2 ngắm tiếp những gì .. chưa nhớ đây ông Phi. Hi hi, ông D còn copy luôn tấm hình về máy nữa đó sao không thấy ông Phi nói gì :suynghi1
PhiHuong
03-11-2014, 10:37 PM
Thiệt khổ cho tôi, người đâu mà đẹp thế?.
Nhìn từ mái tóc ... rồi đến đôi dép, đẹp nỏn nà... sao không thấy ông Phi nói gì :suynghi1
Ông đã mê đến thế mà không úp lên cho ông xem cũng tội ! xem báo thấy cô chân dài mà ông thích đây.
http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/07/15/yeu-1373881036_500x0.jpg
Kiem_Nhat
03-11-2014, 11:24 PM
Ông đã mê đến thế mà không úp lên cho ông xem cũng tội ! xem báo thấy cô chân dài mà ông thích đây.
http://l.f13.img.vnecdn.net/2013/07/15/yeu-1373881036_500x0.jpg
Vai cô áo nâu thon gầy hơn cô này một chút; Chắc hai người khác nhau.
Hình cô thứ 2 của ông Phi đây. :)
http://tnewsimg.rolo.vn:8080/5/3/rw16v83s.jpg
Thợ Điện
05-11-2014, 12:03 AM
Mấy hôm nay đi liên tục không gọi Trang được Mời ông nghe bài này cho khuây khoả , tôi book vé đăng kí ở Travel.state mà cứ bị khuyên chờ đến đầu năm 2015 có thuốc chích ngừa Ebola rồi hãy đi .Tôi cười khè khè -sống chết có số lo làm quái gì ,kì này tôi định bụng đi Hưng Yên ông ạ nên ông không phải lo .Nếu không gặp ông trong Sài gòn tôi cũng gặp ông ngoài ấy .đọc ông Mai Thảo thích quá dù rằng tôi ra Hà Nội bao lần nhưng chưa đi Hưng Yên bao giờ
MZ_5e4skSuQ
Thợ Điện
05-11-2014, 05:50 AM
https://ci5.googleusercontent.com/proxy/Ov2fOuRjYuEHvwqOoamGZkvUGtmvBs3goLBReVHG3GrTifizV9tc2Ky9kgGTNnKe2ay0kKhDr4P_Pxvl_s2W2VlRYb-Wt316JL9VbORDV6UuVBQmjhFbpKty5zQU92KxdTNcPfY21uC7pu6mkgmJRfEDTdsTMGFyqBJLFjMnPm8Bp1RB=s0-d-e1-ft#http://blog.yimg.com/1/6ojbIKh7s594Q.XgXRKECyNL6sXPNuyCh0mOelHT0an2jG43F3HOCg--/8/l/42FGTnHPKVMwPr.g8T.zKQ.jpg
Sinh 31-02
https://ci3.googleusercontent.com/proxy/rRrtS846ynd-0PLj4ioqhxSCqxdHwccPRK5kWTd6_sOMnga8dtSFU6RxcdHb0K6s65JXN6KY_WBXLUvZ_ysCCp50MDSXnipWbf_IjnOVWX3Bi-lLMlm8xuJTsH0=s0-d-e1-ft#http://media.xzone.vn:8083/Upload/167/Nam_2011/Thang_5/Ngay_30/la6.jpg
Đi cầu cũng có thơ
nhachoaloiviet
05-11-2014, 01:49 PM
Lão gia nhân sắp về VN chơi nữa hả hehe, lão có dám nhậu một trận tới số luôn với đồ đệ ko ? Hai chiếc ly bạc lão ban tặng nhachoa vẫn để trên bàn giấy nè, hihi có lúc bỏ cây bút vô luôn.
Tại sao khi học có lúc tiến bộ nhanh, có lúc lại chậm ?
Bạn hãy cố gắng hết mình ở giai đoạn "cao nguyên", rồi sẽ có lúc kiến thức của bạn nhảy vọt đột biến.
Mọi kỹ năng hay kiến thức mà chúng ta có được đều là do trải qua một quá trình tập luyện lâu dài. Chẳng hạn học ngoại ngữ hay đánh đàn. Nhưng sẽ có lúc bạn sẽ thấy đầu óc dường như ì ra, mãi chẳng tiến bộ, và cũng có lúc lại "lên tay” rất nhanh.
Nhiều nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm và vẽ đồ thị học tập. Ta hãy xem đồ thị trên đây, với một số quá trình chính sau.
1. Giai đoạn vọt tiến. Học viên bao giờ cũng tiến bộ rất nhanh, bởi vì lúc mới đầu ai cũng háo hức, tập trung cao. Mặc khác tiến bộ của kỹ năng chỉ là từ nông đến sâu, từ dễ đến khó, nên giai đoạn này được nâng cao rất nhanh.
2. Giai đoạn cao nguyên: Thành tích học tập khá bằng phẳng, ở mức cao. Trong quá trình học, khi đến một giai đoạn nào đó, tuy vẫn cố gắng nhưng bạn không thấy tiến bộ, thậm chí còn kém đi, gây ra cảm giác chán nản. Hiện tượng này là thời kỳ quá độ từ bậc thấp sang bậc cao. Mặc khác, động cơ học tập của bạn giảm xuống, không được hăng hái như lúc đầu, hoặc cũng có thể do phương pháp không thỏa đáng. Do đó cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp, không nên thối chí, bỏ học.
3. Đột biến: Cuối thời kỳ cao nguyên bao giờ cũng đến thời kỳ nhảy vọt rõ rệt. Thực tế là học viên sau một thời gian dài mò mẫm thử nghiệm, cuối cùng đạt đến giai đoạn thành thạo. Đây là kết quả của quá trình tập luyện lâu dài từ trước.
Như thế, cao nguyên không phải là giới hạn của tiến bộ, chỉ cần "nhấn ga" một chút, qua ngưỡng này là bạn sẽ đạt đến mức thành thạo. Khi thấy học hành mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Chỉ cần hăng say và chú trọng phương pháp khoa học, nhất định bạn sẽ lên đến đỉnh cao.
Sưu tầm
Thợ Điện
06-11-2014, 01:56 AM
http://3.bp.blogspot.com/-yfQW5_9qNOc/VFo_WpSHVTI/AAAAAAAAux0/ahS3PcVj6OA/s1600/index.jpg
Change we need” (Sự thay đổi chúng ta cần) không còn là khẩu hiệu của Barack Obama mà bây giờ là của cử tri Mỹ! Uy tín sút giảm nghiêm trọng của Obama đã không chỉ gây mất niềm tin đối với cá nhân ông mà còn ảnh hưởng đến đảng Dân chủ. Điều đó đã thể hiện ở cuộc bầu cử giữa kỳ với kết quả thành viên Dân chủ lần lượt bị hạ bởi Cộng hòa (bầu Thượng viện, Hạ viện lẫn Thống đốc).
Bầu cử giữa kỳ thường mang đến thay đổi cán cân quyền lực trong Quốc hội nhưng kết quả lần này là thất bại lớn đối với Dân chủ. Chưa lần nào kể từ 1980 mà phe Cộng hòa hạ gục hai thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm nhưng trong cuộc bầu cử 4-11-2014 họ đã đánh văng ít nhất ba người! Tại Hạ viện, Cộng hòa cũng một lần nữa giành chiến thắng và mở rộng cách biệt số ghế với tỉ lệ lớn nhất kể từ năm 1946! Cần nhắc lại, trong nhiệm kỳ một Obama, Dân chủ chiếm cả Thượng lẫn Hạ viện. Năm 2010, Dân chủ bắt đầu mất Hạ viện. Bây giờ, sau 8 năm, lần đầu tiên Cộng hòa kiểm soát hai viện.
Barack Obama vẫn ngồi trong Phòng bầu dục nhưng ông sẽ bị trói tay, một tổng thống “lame duck”. Tổng thống Mỹ vốn bị khống chế quyền lực bởi Quốc hội và sẽ càng mất uy thế khi Quốc hội nằm dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của đảng đối thủ. Nhiều nghị trình của tổng thống phải điều chỉnh bởi sự thay đổi quyền lực sau cuộc bầu cử giữa kỳ. George W. Bush đã phải thay (Bộ trưởng quốc phòng) Donald Rumsfeld sau khi phe Cộng hòa của ông mất quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2006 trong bối cảnh cử tri Mỹ bất đồng cuộc chiến Iraq. Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cũng thay nhiều viên chức cấp cao sau khi Dân chủ chiếm Thượng viện năm 1986 (Wall Street Journal).
Với Obama, kết quả bầu cử 4-11-2014 đã khiến ông mất một trong những đồng minh quan trọng nhất Thượng viện, người luôn ủng hộ nhiều chính sách của Nhà trắng: Harry Reid, khi vị này được thay bằng thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell ở vị trí thủ lĩnh phe đa số Thượng viện. Cách duy nhất mà các tổng thống lâm vào tình trạng tứ bề thọ địch như Obama là thỏa hiệp, đặc biệt các vấn đề đối nội. Có một phỏng đoán mang tính tích cực từ cuộc bầu cử 4-11-2014: chính sách đối ngoại của Obama có thể buộc phải thay đổi, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Phe Cộng hòa đã chẳng liên tục chỉ trích chính sách ngoại giao “mềm mỏng” của giáo sư luật Barack Obama là gì!
Chủ nhật 9-11, Obama thực hiện chuyến công du 8 ngày đến Trung Quốc, Myanmar và Úc. Những chi tiết kịch bản cho chuyến đi được sắp lịch này có khả năng thay đổi vào giờ chót không, bởi ảnh hưởng từ cuộc bầu cử 4-11-2014? Gần như chắc chắn là không, nhưng hai năm tiếp theo là giai đoạn mà Obama có thể chạy nước rút, nếu ông không muốn bị mang tiếng để lại một di sản ngoại giao đầy tiêu cực cho nước Mỹ.
Thợ Điện
06-11-2014, 11:12 PM
Lauro soạn hàng loạt Vals Criollo nổi tiếng .Tất cả các danh cầm đều có chơi qua .Nhất là Vals số 3 do Diaz chuyển soạn Nicholas là một trong những danh cầm thế giới .Coi ông chơi nghiêm trang quí tộc thật đáng ngưỡng mộ
gtnxThdVJz0
Nhưng hỡi ơi đặt bên cạnh Rabello thiên tài tuyệt tác một thiên thần trầm luân chẳng khác nào như chuột cống với phượng hoàng
Dân Nam Mỹ không hề có cái lối ra vẻ trịnh trọng như các ông Á châu hay âu châu .Họ chơi nhạc như hơi thở ,trong một hồi ức của bạn bè Rabello kể lại .Đêm ấy ông uống rượu say rồi ghé nhà bạn bè ở Sao Paolo chơi ,khu phố nghèo ,cây đàn rẻ tiền khoá lên dây kêu ken két như sắp gãy .Thế mà dưới bàn tay Rabello nó trở thành tuyệt diệu .Hàng chục danh tác đã được vang lên từ cây đàn này như một kỉ niệm trước ngày ông mất .Rất may họ còn ghi lại được vài bài
EOQF18z22oM
qa40u7JN4BM
roamingwind
07-11-2014, 11:16 AM
PHdU5sHigYQ
tT9Eh8wNMkw
Thợ Điện
07-11-2014, 11:03 PM
Trong thế giới khoa học, mới xuất hiện một "gã" rất đáng gờm: PubPeer. Thật ra, đó chỉ là cách nói ví von, vì PubPeer không phải là một cá nhân nào cả, mà là một trang web gần như là nặc danh: www.pubpeer.com. Ý tưởng của trang web là bình duyệt những bài báo khoa học SAU khi đã được công bố. Những nhận xét và phê bình của họ rất nghiêm chỉnh, và gây tác động khá lớn đến cộng đồng khoa học, vì nó phơi bày những công trình nghiên cứu thiếu nghiêm túc, những công trình mà phương pháp có vấn đề, nhưng lại được công bố. Dù những phê bình của họ là rất nghiêm chỉnh, nhưng họ nặc danh (phần lớn), và điều này gây đau đầu cho nhiều người.
PubPeer trở thành nổi tiếng vì một vụ kiện, hay đúng hơn là bị đe doạ kiện. Nguyên đơn là Fazlul Sarkar, một giáo sư về ung thư học có tiếng của ĐH Wayne State. Ông là một nhà khoa học thuộc vào hạng "highly cited", với 38 bài có trích dẫn trên 100 lần! Gs Sarkar được ĐH Mississippi bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng hơn, và ông đã bán nhà ở Detroit để chuyển về bang Mississippi.
Nhưng đùng một cái, PubPeer có bài bình luận về những bài báo của ông với những nhận xét tiêu cực. Họ nói rằng những nghiên cứu của ông là "sloppy", có thể hiểu là bất cẩn và lõng bõng. Họ tỏ vẻ nghi ngờ dữ liệu thí nghiệm của ông, và thách thức ông công bố dữ liệu cho cộng đồng khoa học xem. Chẳng hiểu vì lí do gì, những nhận xét thuần tuý khoa học này cũng được ai đó gửi cho các giới chức của ĐH Mississippi. Thế là ĐH Mississippi huỷ bỏ sự bổ nhiệm Gs Sarkar, làm cho ông chới với, mất việc ở cả hai trường đại học, và không có nơi "nương tựa". Gs Sarkar đệ đơn kiện PubPeer ra toà về tội defamation (phỉ báng?), và yêu cầu PubPeer phải tiết lộ danh tính của người viết bình luận bài báo của ông.
Câu chuyện chưa đến hồi kết, nhưng qua đó người ta mới chú ý đến PubPeer. Theo như họ tự nhận, PubPeer là trang web do một nhóm chủ yếu là postdoc (nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ) chủ trương. Họ còn trẻ, và rất bức xúc trước tình trạng chuẩn mực nghiên cứu khoa học càng ngày càng bị xuống cấp vì chạy theo phong trào "publish or perish" (công bố hay là chết). Họ là những người chứng kiến những gian lận trong nghiên cứu, vặn vẹo dữ liệu, sửa dữ liệu, v.v. nhưng vì ở vị trí thấp trong nấc thang khoa học, họ không dám nói. Mà, có nói thì cũng chẳng tập san nào công bố. Nhưng internet cho họ một phương tiện dân chủ. Chính vì thế mà họ lập ra trang web PubPeer để bình duyệt những bài báo có vấn đề mà họ [có thể] biết rất rõ.
Có thể xem đây là việc làm "post publication review" (bình duyệt sau công bố). Nó bổ sung cho những bình duyệt trước khi công bố. Vì có khi bình duyệt trước công bố không nhận ra hết các vấn đề, nên PubPeer làm cái việc mà chẳng ai làm trước đây. Đã có những bài báo nổi tiếng trên các tập san hàng đầu bị rút lại, phải chỉnh sửa, và đính chính, chỉ vì PubPeer chỉ ra những sai sót trong đó. Tôi có xem qua vài bình luận thì thấy phần lớn là có phẩm chất tốt. Họ chỉ ra những hình ảnh đáng nghi ngờ, những phân tích thống kê sai, những con số không ăn khớp, v.v. Nói chung là nghiêm chỉnh, chứ rất ít những bình luận linh tinh. Rất nhiều nhận xét liên quan đến thống kê và ứng dụng thống kê, và những nhận xét này nặng như "búa tạ" vì tác giả chỉ biết … nhận lỗi chứ không cãi được. Chẳng hạn như có nhận xét rất kĩ thuật như "There appears to be an error here. The authors compare a higher-order model with one higher-order factor and four first-order factors to a model with four correlated first-order factors and report that the higher-order model has significantly better fit," hay "Looks like at least one of the reported RMSEA values is wrong too. The chi-square, sample size, and degrees of freedom for the US sample suggest that RMSEA should be .08 and not .05 as they report," theo tôi phải là người am hiểu thống kê mới biết được sự tinh vi của vấn đề. Do đó, không ngạc nhiên khi họ nổi tiếng và bắt đầu có ảnh hưởng trong khoa học.
Tôi thấy PubPeer xuất hiện đúng lúc trong khi khoa học có quá nhiều phát hiện dương tính giả. Nó sẽ điểm mặt những tên lưu manh trong khoa học đang làm thấp khoa học. Và, PubPeer sẽ có tác dụng làm sạch khoa học trong tương lai.(Nguyen Tuan)
roamingwind
07-11-2014, 11:23 PM
Nghi ngờ lắm bác Lâm ơi. Một bài nghiên cứu khoa học được đưa ra chính thức là đã qua bao nhiêu peer review rồi. Dĩ nhiên một hệ thống nào cũng có sơ hở của nó. Bây giờ pubpeer đánh giá các bài nghiên cứu mà không cần phải đưa tên tuổi người viết ra -- nghi ngờ lắm. Làm việc như vậy lâu dài không được. Khi không cần ghi tên mình lên thì dể muốn-nói-gì-nói-lắm;
mặc dầu mấy cha nội đó chắc cũng là thứ dữ, viết cái tên chắc thêm vào ba bốn danh hiệu phía sau; tuy nhiên đánh giá công trình nghiên cứu của người khác phải để tên mình ra, và bài đánh giá phải qua peer review nữa.
Tôi lên đây tán dóc thì khác :).
Thợ Điện
08-11-2014, 12:07 AM
Rộng đường dư luận đó mà ông Gió . tính chính danh luôn luôn quan trọng ,danh không chính thì ngôn khó thuận ,khó thuận thì khó nghe
Nói gì công trình khoa học mà tán gái cũng phải lọt tai thì gái mới xiêu lòng ,mới Thiên thai chúng em xin dâng hai chàng trái đào tiên .nói linh tinh ai mà thèm dâng đào
Dave Brubeck khó nghe lắm .nhạc cứ như phòng trà ế khách ông phải có nền tảng Jazz vững lắm nghe mới thấm
mSD20fwQdkE
Trong cuộc sống chuyện gì cũng có thể. Đúng và không đúng sẽ chứng minh qua thời gian. Hãy nói rằng " tôi làm điều này đúng mà mọi người đồng ý đúng, hơn là mọi người làm điều đó tôi thấy chưa đúng" .
Ông Wind tán dóc cũng kinh nghiệm lắm chứ chẳng chơi :)
roamingwind
08-11-2014, 12:44 AM
Dave Brubeck khó nghe lắm .nhạc cứ như phòng trà ế khách ông phải có nền tảng Jazz vững lắm nghe mới thấm
Độ rài thích nghe Jazz. Dĩ nhiên là theo cái kiểu Mỹ ăn mắm Thái, chỉ biết cai và mặng; bao nhiêu gia vị khác không biết gì hết. Tuy nhiên cũng có hứng thú nghe. Nghe 3 vesions bản Take Five, cũng là bang của Brubeck chơi, hai cái đăng ở trên và một trong dĩa ở nhà. Cả ba versions chơi khác nhau hết. Họ muốn phăng lúc nào thì phăng.
Nghe dĩa nhà thì phê hơn vì nghe thêm được tiếng bass, âm thầm đi theo.
roamingwind
08-11-2014, 12:54 AM
Nói cay và mặn mới nhớ ớt ông Tý. Cay và cay !!
Tôi ăn hết một trái rồi; mỗi ngày ăn một ít, chỉ là cắn cái vỏ thôi không dám ăn hột, khoãn chừng một tuần mới hết trái ớt.
Vợ hiền tính làm loại salsa xoài (món Mễ Tây Cơ), và cho thêm ớt của ông vào.
Như vầy nè.
http://i349.photobucket.com/albums/q371/d-k-photos/mango-salsa-recipe6.jpg
Trái ớt của ông trồng ra có vẻ nặng kí quá mà, cả tuần 1 trái như vậy cũng hay lắm . Cây ớt của tôi tiêu rồi. Thiệt là tệ qúa đi. Tôi không có tay trồng ớt :(
Thợ Điện
08-11-2014, 03:00 AM
Bài này hay tặng cô Huyền
Lưu vong đâu phải chỉ là phiêu lưu vào một không gian xa lạ, ở ngoài nước mình. Lưu vong còn là phiêu lưu vào một văn hoá khác, một ngôn ngữ khác, một cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm không giống với những gì mình từng có. Nhưng đó là một cuộc phiêu lưu vô cùng ì ạch, vừa đi vừa ngoái lại, thậm chí có khi lùi lại vì người lưu vong nào cũng có một di sản vô cùng nặng nề. Hắn không thể vứt bỏ cái di sản ấy. Mà vứt bỏ cũng không được: di sản ấy là một phần của hắn, là chính bản thân hắn. Do đó, trừ một số ngoại lệ cực kỳ hiếm hoi, những cuộc phiêu lưu ấy bao giờ cũng dở dang để người lưu vong, mặc dù về phương diện pháp lý, đã được nhập tịch đàng hoàng, về phương diện văn hoá, vẫn chỉ là một kẻ “trú khách”, nói theo chữ người Việt thường dùng để gọi người Hoa ở nước mình. Những “trú khách” ấy không có cách gì cắt bỏ được quá khứ dằng dặc sau lưng. Xã hội công khai hoá cái gốc gác ấy bằng những danh xưng kiểu người Úc gốc Việt, người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt... Không bao giờ, ít nhất là cho đến hết thế hệ di dân thứ nhất, thậm chí, thứ hai, thứ ba, người lưu vong có thể là một người Úc, người Mỹ, người Pháp thuần tuý, không mang theo cái "gốc" nào cả.
Nhưng hắn cũng không thể là người Việt thuần tuý được nữa. Về nước, hắn lại sẽ là Việt kiều ở Úc, Việt kiều ở Mỹ, Việt kiều ở Pháp... Xã hội chung quanh biết điều đó, và chính bản thân hắn, tự trong lòng, cũng thừa biết điều đó. Trong quan hệ với quê hương cũ, bao giờ cũng có một khoảng cách âm thầm nhưng vô cùng chắc chắn không thể vượt qua được. Với khoảng cách ấy, lúc nào hắn cũng bị nhìn và tự nhìn như một kẻ lạ.
Bởi vậy, lưu vong, tự bản chất, là mất hẳn cảm giác thuộc về một cái gì: tự thâm tâm, người lưu vong biết vĩnh viễn hắn không thuộc về cái quốc gia hắn mới nhập cư, tuy nhiên, có điều kiện quay về cố hương, hắn cũng thấm thía nhận thấy cố hương ấy, dù thân thương đến mấy, đã không còn thuộc về hắn nữa. Có thể nói, một khi đã rời bỏ quê hương, người ta sẽ không bao giờ có được một quê hương nào cả. Quê hương mới: không; quê hương cũ: cũng không. Sống lưu vong là sống trong trạng thái vừa ở ngoài vừa ở trong các quốc gia và các nền văn hoá khác nhau. Hắn sống ở nơi giao thoa giữa các nền văn hoá, giữa quá khứ và hiện tại, giữa niềm tự hào và tự ti, giữa hạnh phúc và thống khổ, giữa có và không. Trong tiếng Anh, để gọi một người Úc gốc Việt chẳng hạn, người ta thường viết “Vietnamese-Australian”. Nên để ý đến dấu gạch nối: đâu đó, đã có khá nhiều người viết, chính cái gạch nối ấy mới là không gian của những người lưu vong, nơi hắn sống và chết. Ở giữa. Trên những biên giới.
Sống ở giữa không đơn giản là sống như một dấu cộng, cộng văn hoá nước người vào văn hoá nước mình, cộng cái mới vào cái cũ. Không đơn giản và dễ dàng như thế. Trên thực tế, cuộc đời lưu vong bao giờ cũng là một quá trình không ngừng trăn trở và chao đảo giữa hai lực: đồng hoá và dị hoá. Dưới áp lực của đời sống kinh tế, dù muốn hay không, người lưu vong nào cũng phải cố gắng hội nhập vào xã hội mới. Nhưng quá trình hội nhập và đồng hoá ấy lại gặp không ít trở ngại, chủ yếu xuất phát từ khuynh hướng dị hoá tự nhiên trong tâm lý của người lưu vong: với di sản văn hoá mang theo từ quê cũ, hắn nhìn văn hoá mới như một cái gì khác, một cái lạ. Chính khuynh hướng dị hoá ấy làm cho hắn vĩnh viễn không bao giờ có thể nhập làm một với nền văn hoá mới. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khuynh hướng dị hoá không phải chỉ xuất hiện trong quan hệ với nền văn hoá mới mà còn cả trong quan hệ với nền văn hoá gốc nữa. Để chống cự lại áp lực đồng hoá của nền văn hoá mới, người lưu vong phải bám vào nền văn hoá gốc. Nhưng hắn lại không thể tiếp tục tự đồng nhất hắn với nền văn hoá gốc ấy. Giữa hắn và nền văn hoá gốc ấy dần dần xuất hiện những khoảng cách nhất định. Đến một lúc nào đó, hắn nhìn văn hoá gốc của mình như một người ngoại cuộc. Lúc ấy, hắn thực sự đã là một cái gì khác. Khác, so với nền văn hoá mới nơi hắn định cư. Khác, so cả với nền văn hoá gốc hắn từng hít thở từ thuở vừa lọt lòng mẹ.
Điều đáng chú ý là khi trở thành một kẻ lạ với nền văn hoá gốc, người ta cũng đồng thời trở thành một kẻ xa lạ với chính mình. Lý do đơn giản là chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hoá, là nơi những giá trị văn hoá được thể hiện. Quá trình dị hoá với nền văn hoá gốc, do đó, cũng đồng nghĩa với quá trình tự phân thân. Nói cách khác, hậu quả cuối cùng của quá trình dị hoá là con người tự biến thành cái khác của một cái khác, một hiện hữu lạc lõng và cực kỳ cô đơn, ở đó, hắn không những không nhập được vào một nền văn hoá nào mà còn cảm thấy hoang mang về diện mạo của chính mình nữa.
Trong nỗi hoang mang ấy, ý thức về bản sắc trở thành một ám ảnh: hiếm có người lưu vong nào không bị khủng hoảng về vấn đề bản sắc, không loay hoay tự hỏi mình là ai, không khát khao tự định nghĩa lại mình. Lịch sử lưu vong, ở một góc độ nào đó, có thể nói là lịch sử của những cuộc tìm kiếm bản sắc. Lịch sử văn học lưu vong, từ đó, cũng là lịch sử của những cuộc hành trình tìm kiếm bản sắc liên tục.
Vài phút thư thả nhé mọi người :)
https://www.youtube.com/watch?v=_ifJapuqYiU
Thợ Điện
09-11-2014, 01:35 AM
Hè hè cà phê Starbucks ngon chứ các ông .Quán cà phê gần nhà tôi là một thiên đường nhỏ ,ngày nào cũng ngồi tán gẫu với bạn bè đủ mọi quốc tịch đủ mọi chủ đề cho đến 10 giờ mới tà tà ăn sáng .Những ngày mùa Đông tụi tôi ra đây từ 7 giờ trò chuyện, đi bơi ,thụt bi da ,xem phim xưa ,ngày nào cũng vậy mà không chán
Kim Megson
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/08/141108072002_1_624x351_afp.jpg
Starbucks dự kiến sẽ có thêm nhiều chi nhánh tại Việt Nam
Đã vài tháng kể từ khi Starbucks đặt chân đến Hà Nội trong sự chào đón nồng nhiệt và những đoàn người nối tiếp nhau xếp thành hàng dài.
Thương hiệu này hiện đã có ba chi nhánh đẹp lung linh ở thủ đô và độ thịnh hành của nó vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Chắc chắn sẽ có thêm các chi nhánh khác mọc lên trong tương lai, theo lẽ tự nhiên.
Thế nhưng bất chấp sự phấn khích trong giới trẻ yêu cà phê tại Việt Nam, tôi vẫn cảm thấy rất phiền muộn.
Tìm hiểu về thương hiệu
Starbucks là một trong những thương hiệu khổng lồ mới nhất có sự khởi đầu thành công tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây.
Từ sau Đổi Mới, Việt Nam đã mở rộng cánh tay chào đón nhiều thương hiệu lớn của Mỹ như KFC, Burger King, chuỗi cửa hàng bánh burger Lotteria của Hàn Quốc, và rất nhiều thương hiệu khác.
Những cửa hàng này, bao gồm các chi nhánh đầu tiên của McDonalds và Starbucks, từng tập trung chủ yếu ở trung tâm thương mại của TP.HCM. Nhưng Hà Nội giờ đây cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chơi.
Là một người nước ngoài sống ở thủ đô, tôi nhìn sự xuất hiện của những thương hiệu lớn từ nước ngoài với một chút lo lắng.
Tôi đã chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng Burger King và McDonalds mang lại dịch vụ thức ăn nhanh, vốn không dễ tìm thấy ở những nhà hàng khác tại Việt Nam. Nhưng việc có nhiều chi nhánh của Starbucks mọc lên như hiện nay là điều hoàn toàn không cần thiết.
Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì trên thế giới, Việt Nam có một văn hóa cà phê phong phú, với đủ thể loại và kích cỡ được bày bán ở mọi ngóc ngách, nẻo đường. Việc một đối thủ nước ngoài chào bán một sản phẩm giống hệt với giá cao gấp bốn lần là không cần thiết, đặc biệt với hãng có tiểu sử trốn thuế doanh nghiệp như Starbucks.
Điều này không khác nào Pizza Hut xuất hiện ở nước Ý.
Sự pha trộn tốt nhất
Với tôi, một trong những nét duyên dáng nhất trong đời sống thường nhật ở Việt Nam là việc thưởng thức cà phê mỗi ngày (nhiều người đã chán ngấy việc phải nghe tôi giải thích đi, giải thích lại cảm giác thích thú khi thưởng thức cà phê sữa đá vào mỗi sáng mùa hè).
Việc thiếu vắng sự khác biệt ảnh hưởng đến cả không gian xung quanh. Các cuộc hội thoại trở nên hời hợt hơn trong một không gian tẻ nhạt. Người ta đến đây dường như là để khoe khoang sự giàu có và sành điệu
Sự đa dạng, chất lượng đồng đều của hạt cà phê có lẽ là tốt hơn Starbucks, vốn dùng hạt Arabica thay vì hạt Robusta phổ biến và có vị đắng hơn.
Thế nhưng, điều kỳ lạ là tôi lại thích cảm giác không biết chính xác thức uống tôi vừa gọi sẽ có mùi vị thế nào, như là một trò chơi xổ số vậy.
Đôi khi cà phê dở một cách đáng thất vọng, nhưng đôi khi lại có hương vị rất tuyệt vời.
Hành trình tìm kiếm những quán cà phê ngon nhất ở Hà Nội, Huế hay thành phố Hồ Chí Minh dường như là vô tận.
Tôi cũng tin rằng lời hứa của Starbucks ở trên website về việc thừa nhận di sản cà phê Việt Nam ở các cửa hàng của họ là điều không tưởng.
Tập đoàn này không thể tái hiện lịch sử hoặc không gian tuyệt vời mà bạn có thế cảm nhận được ở một quán cà phê địa phương.
Các quán cà phê của Starbucks cũng chắc chắn sẽ không có gì giống với Café Đinh, một trong những nơi ưa thích nhất của tôi.
Nằm phía trên một tiệm bán ba lô ở Hoàn Kiếm, quán cà phê này đã phục vụ không biết bao nhiêu khách hàng suốt hơn 70 năm qua.
Để tới được đây, trước hết bạn phải lùng ra tiệm bán ba lô (chỉ riêng điều này đã là một thách thức) và sau đó đi qua những bậc cầu thang tối, ẩm ướt để vào một căn phòng nhỏ, đầy khói thuốc.
Những bức chân dung gia đình cũ kỹ lấp đầy các bức tường, tàn thuốc lá, hạt dưa vương vãi trên sàn nhà, nơi đặt đầy những chiếc ghế gỗ nhỏ.
Thức uống tại đây được pha chế và phục vụ bởi một người phụ nữ cao tuổi sống ở đây đã hàng chục năm.
Các khách hàng thường nhanh chân dành lấy chỗ ngồi tốt trên ban công nhìn ra hồ, nơi họ có thể tận hưởng không khí trong lành. Café Đinh thật là tuyệt vời.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/08/141108072335_1_624x351_afp.jpg
Starbucks được nhiều người trong giới trẻ Việt Nam ưa chuộng
Như tất cả mọi người đều biết, những quán cà phê ngon nằm rải rác ở khắp các thành phố tại Việt Nam, với nhiều dáng vẻ đa dạng.
Những năm qua, tôi đã nhấm nháp, thưởng thức cà phê bên cạnh những cảnh tượng kỳ lạ như một bộ giáp sắt, một cây hoa khổng lồ mọc trong nhà, bộ sưu tập những xe đạp cũ hay một căn phòng đầy ắp mèo.
Một trong những điểm ưa thích của tôi tại thành phố Huế, với tên gọi là Café Bee, có hình dáng giống như tổ ong.
Starbucks không bao giờ có thể có những sáng tạo đầy bản sắc và mang tính hài hước như thế.
Dù sao đi nữa, đây cũng là một tập đoàn tự tôn đến nỗi đi kiện một người bán cà phê ven đường ở Thái Lan vì sử dụng tên 'Starbung' và logo giống hãng này.
Những cửa hàng Starbucks của Hà Nội có tiêu chuẩn riêng và rất vệ sinh. Vâng, chúng rất thoải mái và được trang trí rất đẹp. Bạn hẳn là không thể tìm thấy những chiếc ghế nhựa nhỏ ở đây.
Có thể bạn sẽ nghĩ tôi phóng đại, nhưng thật khó để tìm ra cái gọi là 'tâm hồn' ở những nơi như thế.
Việc thiếu vắng sự khác biệt ảnh hưởng đến cả không gian xung quanh. Các cuộc hội thoại trở nên hời hợt hơn trong một không gian tẻ nhạt. Người ta đến đây dường như là để khoe khoang sự giàu có và sành điệu
Mỗi lần tới đây, tôi lại bị vây quanh bởi những con người ăn mặc thời thượng, trên tay cầm những chiếc điện thoại thông minh, ánh mắt dán chặt vào màn hình.
Tôi thừa nhận rằng thói nghiện chụp hình selfie hay trò Candy Crush không chỉ được thể hiện tại mỗi Starbucks, nhưng nó dường như hiện ra rõ hơn tại đây.
Tôi vẫn luôn được bảo rằng đó không phải là mục đích để thưởng thức cà phê tại Việt Nam.
Cốc cà phê là dịp để sẻ chia hy vọng, giải bày lo lắng, bàn bạc những hoài bão và tán chuyện với bạn bè. Đó là dịp để chia sẻ những câu nói đùa, nhưng đôi lúc, chỉ đơn thuần là cái cớ để lặng ngắm một ngày trôi qua.
Tôi không nghĩ những quán cà phê độc lập sẽ bị đe dọa, chúng có những khách hàng trung thành riêng cho mình.
Thế nhưng Starbucks đại diện cho sự chuyển mình trong nếp sống văn hóa mà những quán cà phê này phải thích nghi theo.
Một buổi sáng nọ, tôi uống cà phê với chủ cửa hàng Café Đinh, nơi đang gần ngày nâng cấp, tân trang.
Anh chủ kể cho tôi bằng giọng buồn rầu về áp lực phải thay đổi phong cách trang trí – vốn đã được để lại từ nhiều thế hệ trước trong gia đình – để làm chúng lịch sự và thu hút những khách hàng trẻ hơn.
“Tôi được nói là phải sơn tường màu trắng thay vì đủ thứ màu lộn xộn như hiện nay".
"Tôi không muốn làm điều đó chút nào, bởi lâu nay nó đã luôn như vậy".
"Mọi người không nên đến đây chỉ vì nó bắt mắt. Họ đã luôn đến đây để tìm cảm giác thoải mái và tán gẫu về mọi chủ đề trên đời”.
Tôi đã chia sẻ vấn đề này trên Facebook trước khi viết những dòng này, và đã nhận được khá nhiều những phản hồi trái chiều từ bạn bè.
Một số không đồng tình với những lập luận của tôi và ca ngợi sự tiện nghi, sự thoải mái mà Starbucks đem lại.
Một người viết: “Việc chọn nơi uống cà phê là tùy theo quyết định của từng người. Không ai giống nhau cả".
Tôi nghe rất nhiều người nói rằng “Starbucks chẳng phải là cà phê, Starbucks là đồ uống ngọt pha vị cà phê".
Người thì bảo: "Có cần phải bảo thủ như vậy không?".
Có lẽ lý do chính vẫn là: Khi trở lại Anh quốc, tôi bị vây hãm bởi hàng loạt những cái tên như Starbucks, Pret a Mangers, Costa Coffees and Café Neros; tất cả đều cung cấp những sản phẩm y hệt, với giá cả giống nhau.
Ngày nay, các chuỗi quán bar, nhà hàng, hay siêu thị đua nhau mọc lên ở Leeds, Leicester, Liverpool và London.
Tôi cũng đã chứng kiến điều tương tự đang xảy ra ở Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok, Manila, và cả TP.HCM.
Và nỗi lo sợ lớn hơn cả của tôi là Hà Nội, nơi chứa đựng những bản sắc không thể đánh mất, sẽ nối tiếp.
trung_cadan
09-11-2014, 02:49 AM
Các quán cà phê của Starbucks cũng chắc chắn sẽ không có gì giống với Café Đinh, một trong những nơi ưa thích nhất của tôi.
Nằm phía trên một tiệm bán ba lô ở Hoàn Kiếm, quán cà phê này đã phục vụ không biết bao nhiêu khách hàng suốt hơn 70 năm qua.
Để tới được đây, trước hết bạn phải lùng ra tiệm bán ba lô (chỉ riêng điều này đã là một thách thức) và sau đó đi qua những bậc cầu thang tối, ẩm ướt để vào một căn phòng nhỏ, đầy khói thuốc.
Những bức chân dung gia đình cũ kỹ lấp đầy các bức tường, tàn thuốc lá, hạt dưa vương vãi trên sàn nhà, nơi đặt đầy những chiếc ghế gỗ nhỏ.
Thức uống tại đây được pha chế và phục vụ bởi một người phụ nữ cao tuổi sống ở đây đã hàng chục năm.
Các khách hàng thường nhanh chân dành lấy chỗ ngồi tốt trên ban công nhìn ra hồ, nơi họ có thể tận hưởng không khí trong lành. Café Đinh thật là tuyệt vời.
Quán này là cafe chú Khoa , nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng , có một cái ban công nhìn ra hồ trên tầng 2 , vợ chú là cô Bích , con gái của nhà cafe Giảng nổi tiếng nằm ở Hàng Bông .
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/02/43/3094067874_1716422718_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/namkhoi2006/3094067874)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/02/42/3094067863_2029521098_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/namkhoi2006/3094067863)
[I]
Góc ngồi trứ danh đây :
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/02/42/3094067864_1222604613_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/namkhoi2006/3094067864)
Cafe Giảng có cafe trứng sữa cực lạ và ngon , đầu đông ngồi trong phòng nhỏ rít thuốc và ngắm đường , miệng chắt chiu từng giọt cafe thơm ngát , đó là một trong những sở thích lớn của em .
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/02/42/3094067865_41618366_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/namkhoi2006/3094067865)
Tiếc rằng nhà đó đã bán và chẳng biết cafe Giảng giờ ở đâu , chỗ cafe chú Khoa lâu lắm không lên rồi , hè thì có cả thức uống nhãn lồng hạt sen ngọt thanh và mát... Đưa người trong mộng của mình lên đấy mà nghe nhạc và nhẩn nha tỉ tê tán tỉnh thì cực thích ...
Rồi tất cả sẽ chỉ còn là hoài niệm mà thôi ...
Thợ Điện
09-11-2014, 03:33 AM
Ông qua đi rồi tôi dẫn đi trong những con hẻm thú vị thế này
http://uncouthreflections.files.wordpress.com/2013/01/img_1867.jpg
Hoặc mỏi chân chui vào rạp xi nê này coi cũng sướng chán
http://uncouthreflections.files.wordpress.com/2013/01/img_1892.jpg
roamingwind
09-11-2014, 05:01 AM
Với sự bành trướng của Starbucks, loại "Caffé Americano" mà Starbucks đặc chế, một phần cà phê đậm loại épresso bỏ thêm vào một đóng nước sôi, cũng theo thương hiệu mà có tiếng cầu. Tuy nhiên, cũng biết khẩu vị của giới thưởng thức các nước khác đậm đặc hơn loại cà phê loản kiểu Mỷ này, nên đi tới đâu Starbucks cũng quảng cáo là "vâng cà phê Americano tuy nhiên chúng tôi pha chế theo khẩu vị của quí quốc". Vì vây tên "cà phê Americano" cũng có mặt tại nhiều quốc gia.
Gần đây khi Crimea bỏ Ukrane hồi đầu Nga Sô, Mỹ ra mặt chống đối. Có vài tiệm cà phê tại Crimea dổi tên "Caffé Americano" thành "Caffé Russiano", hoặc "Caffé Crimea".
https://pbs.twimg.com/media/B1wnjGDCcAEA_rX.jpg:small
bản trên viết: "Lưu ý! Vì tình thế chính trị hiện tại chúng tôi không còn cà phê 'Americano'. Xin gọi cà phê Crimea",
Thợ Điện
09-11-2014, 06:33 AM
Đưa người trong mộng của mình lên đấy mà nghe nhạc và nhẩn nha tỉ tê tán tỉnh thì cực thích ...
Ông đưa con người ta lên đây đâu đã thích .Ông còn đi nữa mới thật cực thích ,tôi rất hiểu ý ông .Ông khôn ngoan lắm nói năng cứ ...lấp lửng
123456
09-11-2014, 06:43 AM
Tiếc rằng nhà đó đã bán và chẳng biết cafe Giảng giờ ở đâu , chỗ cafe chú Khoa lâu lắm không lên rồi , hè thì có cả thức uống nhãn lồng hạt sen ngọt thanh và mát... Đưa người trong mộng của mình lên đấy mà nghe nhạc và nhẩn nha tỉ tê tán tỉnh thì cực thích ...
Rồi tất cả sẽ chỉ còn là hoài niệm mà thôi ...
cafe Giảng giờ chuyển lên đường Yên Phụ,gần chân cầu Long Biên, đối diện cái trạm trung chuyển của xe bus ấy huynh.huynh đi từ dốc Hàng Than chỗ cây xăng đi lên,rẽ phải tầm 200m là thấy.
nói chung Giảng từ lúc bán nhà chuyển lên đê,cafe trứng vẫn ngon,nhưng uống ở đấy xô bồ mất hết cả sướng.
Kiem_Nhat
09-11-2014, 07:05 AM
Ông đưa con người ta lên đây đâu đã thích .Ông còn đi nữa mới thật cực thích ,tôi rất hiểu ý ông .Ông khôn ngoan lắm nói năng cứ ...lấp lửng
Chỗ này được đấy ,
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/06/57/3094079165_817545984_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3094079165)
Có cả bathtub để đánh xà bông tung lên ,
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/09/06/57/3094079172_1845948933_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3094079172)
Có ban công ngồi uống trà , nhìn ra sông Sài gòn...
yeulam_yeulai_laiyeulam
10-11-2014, 05:37 AM
Tiếc rằng nhà đó đã bán và chẳng biết cafe Giảng giờ ở đâu ,
cafe Giảng, cafe trứng hả, trung_cadan chở anh đi, anh chỉ chỗ cho!
yeulam_yeulai_laiyeulam
10-11-2014, 05:41 AM
Em mới thua đau quá, tìm về đây tâm sự được không bác Thợ?
Khi bạn lao vào trận đánh mà biết rõ mình sẽ thua, đến lúc bị thua thật, bạn thấy thế nào? dù thất bại có xảy đến chóng vánh như thế nào, chắc là bạn cũng không bất ngờ phải không? chắc là bạn có thể bình tĩnh chấp nhận phải không? bởi vì kết quả đó đã được báo trước một cách rõ ràng rồi kia mà!
Chỉ có kẻ khờ dại, mù quáng mới có cảm giác bất ngờ, cay đắng, xót xa khi đó.
Dường như tôi là một kẻ khờ như vậy!
Tôi thua mà vẫn xót xa như là tôi chưa được làm hết sức mình, chưa thể hiện được bản thân? Như là tôi cố tình không hiểu rằng tôi không thể thắng.
Nhưng xin hãy hiểu giùm điều này: Người ta vẫn thường nghĩ rằng: "thắng" tức là đoạt được điều gì, hơn được ai đó. Nhưng ở đây, "thắng lợi" mà tôi hy vọng, chỉ là giữ mãi được khoảng thời gian tôi cùng với Người ấy chia sẻ trận đánh này, bất chấp kết quả là gì, đau đớn hay thất bại, tôi đều cùng muốn chia sẻ với Người ấy. Tức là tôi thua, nhưng cho tôi thua lâu một chút nhé...!
Bởi vì tôi biết tôi tầm thường, tôi biết tôi đen đủi đã không được tham dự trận đánh vào thời điểm thích hợp hơn. Cho nên, "thắng lợi" cũng chỉ dám mơ tưởng đến vậy thôi.
Thế mà tôi vẫn thua nhanh, dù mục tiêu chỉ nhỏ nhoi như vậy, dù điều tôi mong ước chỉ vậy thôi.
Tôi thua, mà không biết kẻ đã thắng mình là ai?! Thôi cứ vậy đi, tôi luôn thất bại mà, kẻ nào là kẻ thắng cũng không cần thiết.
Dù sao, được tham dự cùng người một đoạn đường ngắn ngủi này, cũng đã là hạnh phúc tột cùng của đời tôi.
Dù trong trận đánh khác, tôi có thể chẳng còn được tham gia, Thậm chí tôi chẳng biết có thể làm cách nào để được dõi theo Người ấy trong những bước đi sau này. Tôi chỉ còn cách nguyện cầu - mà tôi ghét nguyện cầu, vì tôi chẳng tin vào thần thánh - nên tôi thầm mong ước Người ấy sẽ vững bước, sẽ hạnh phúc. Tôi vẫn mãi cảm ơn Người, cảm ơn số phận đã cho tôi cơ hội để thua này.
Tôi không khờ đâu nhỉ, tôi chỉ Yêu thôi...
trung_cadan
10-11-2014, 05:43 AM
cafe Giảng, cafe trứng hả, trung_cadan chở anh đi, anh chỉ chỗ cho!
Dạ chuẩn , hôm nào anh em mình đi !!!
@Kiếm Nhật : Chưa đạt yêu cầu :tlkdcuoi !!!
Thợ Điện
10-11-2014, 07:11 AM
Em mới thua đau quá, tìm về đây tâm sự được không bác Thợ?
Bác đã ghé thăm ,nhất định tôi phải bồi tiếp rồi .Sự thực đấu trường nào cũng có cái ma lực của nó ,vào một cuộc chiến phải còn nguyên vẹn nỗi hoang mang ,nó như rơi tòm xuống dòng sông mà mình chẳng biết sẽ bị trôi về đâu mới thú
Nhập cuộc mà chắc thắng hay chắc thua .Cuộc chiến sẽ trở thành vô nghĩa .Nhất là trong yêu đuơng ,nó lạ lắm bác ạ khi mình yêu giả thì còn làm dáng ,còn chứng tỏ một điều gì đó ,còn có đôi điều khuất lấp về nhau .Nhưng yêu thật với cả tâm tình ,chắc chắn mình sẽ lộ nguyên hình dấu diếm sao nổi .bao nhiêu khuyết điểm phải bị phô bày ra hết
Mà, thua hay thắng trong tình yêu nó rất buồn cười .Thua cái này lại thắng cái khác
Xưa ,thuở trai trẻ .Tôi cũng yêu một người phụ nữ ,yêu sống yêu chết thậm chí chỉ muốn khóc rú lên nếu không lấy được nhau
Tôi lại không làm động lòng gái ấy mà bạn tôi lại được .Rốt cuộc thua trắng tay ông ạ .đầu tư bao đêm thao thức ,bao ngày đưa đón chẳng được nước non gì
Họ sống với nhau có tiệm phở nhỏ bên đường ,chồng nấu nướng chặt xuơng ,vợ đứng bán ,trông cũng rất hạnh phúc ,nhưng nghĩ đến cái hạnh phúc ấy tôi lại rùng mình lẩm bẩm -Phước mà mình thua cuộc chứ không thôi một đời Tái nạm gầu gân thì thật chẳng ra làm sao .Hãi quá 1
yeulam_yeulai_laiyeulam
10-11-2014, 07:24 AM
Tình huống 2 bên thua Bác ạ, thực ra gặp nhau là đã biết thua rồi,
đoạn sau lược (hehe)
Bạ bụp ba bùm bạ bụp bà bum bạ bụp ba bùm bạ bụp bà bum...,
thế này không chê vào đâu được :)
https://www.youtube.com/watch?v=v-m9vt04b8Y
Tontu
11-11-2014, 06:05 AM
Suy Ngẫm
Xã hội hiện đại đều ủng hộ chế độ phúc lợi (Wellbeing), mục đích của nhà nước là làm cho xã hội đều cảm thấy hạnh phúc (Happiness). Gần một thế kỷ qua, dưới định hướng tư tưởng này, ở những nước phát triển thì tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) cùng mức bình quân sinh hoạt đều có tiến bộ nhảy vọt. Theo lý thuyết, mọi người sẽ hạnh phúc vui vẻ hơn so với ngày trước rất nhiều; tuy nhiên, rất nhiều cuộc điều tra xã hội đã phát hiện rằng ở Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản người dân không hề cho rằng cuộc sống của họ là hạnh phúc hơn những người ở thập niên 50 của thế kỷ 20.
Richard Layard, giáo sư tâm lý học nổi tiếng thuộc Trường Kinh tế London (London School of Economics) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này dưới quan điểm của xã hội học và kinh tế học (1,2). Ông phát hiện rằng mọi người không chú trọng đến giá trị tuyệt đối của tài sản và thu nhập, mà là quan tâm đến việc hơn thua trong mức thu nhập của mình so với mức thu nhập chung của các giai tầng trong xã hội. Có lẽ đây là lý do vì sao nhiều người giàu có (37%) cảm thấy vui vẻ hơn so với người nghèo (16%). Ông còn phát hiện, chỉ bằng vào của cải vật chất không thể mang đến hạnh phúc, cần phải có một khoảng thời gian hưu trí an nhàn nhất định mới có thể giúp mọi người cân bằng lại sinh hoạt. Bởi vậy, ông cho rằng GDP không thể đại biểu cho mức độ phúc lợi của một đất nước.
Trong xã hội đương đại, từ lãnh đạo quốc gia cho đến những người dân bình thường đều hy vọng được giàu có trong thời gian ngắn nhất, rất nhiều người vì điều này mà không ngại bất kỳ giá nào. Nhưng theo nghiên cứu của giáo sư Richard Layard cho thấy, một quốc gia giàu có không chỉ là GDP cao, và dân chúng hạnh phúc không chỉ do của cải vật chất mang lại. Một chế độ xã hội công bằng, bầu không khí xã hội phát triển lành mạnh, đời sống vật chất cơ bản được nâng cao, đó mới là hy vọng của người dân.
Khổng Tử từng miêu tả về xã hội đại đồng và xã hội tiểu khang như sau: “Đại Đạo lúc thi hành, thiên hạ là của chung. Tuyển hiền và tài, giảng chữ tín học hòa thuận, không chỉ thân người thân của mình, không chỉ coi con mình là con; khiến người già có chốn chung thân, người cường tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ vận dụng sở trường, người góa, độc thân, tàn tật đều được nuôi dưỡng. Nam có sự phân công, nữ có chỗ nương tựa. Hàng hóa, khi tràn ra đầy đất, không ai giữ cho riêng mình. Sức lực, khi không đến từ tự thân, không chỉ vì bản thân. Âm mưu bế tắc không thành, trôm cướp loạn tặc không xảy ra. Cho nên cửa nhà không cần đóng, đó gọi là đại đồng.” “Nay Đại Đạo đã ẩn, thiên hạ phân thành nhà. Chỉ thân người thân của mình, chỉ coi con mình là con, hàng hóa, sức lực chỉ vì mình. Quan trên dạy dân dùng lễ, thành quách sông ngòi vững chắc kiên cố. Lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, chấn chỉnh đạo vua tôi, để cha con một lòng, để anh em hòa thuận, để vợ chồng hòa ái. Lập ra quy định, phân chia ruộng đồng, chọn kẻ hiền dũng, của công thành riêng. Sử dụng mưu kế, chiến trận từ đó mà đến. Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành Vương, Chu Công vì vậy mà được chọn. Sáu bậc quân tử này, không ai không cẩn trọng lễ nghĩa. Lấy cái nghĩa của họ, học chữ tín của họ, học kinh nghiệm của họ, khoan dung với phạm nhân, với dân thường giảng nhân lễ nghĩa trí tín. Nếu không theo như vậy, đông lên thành xu thế, tất gây ra tai ương. Ấy là tiểu khang.” (3) Thánh hiền thời xưa đã miêu tả tình huống của xã hội khi thuận theo Thiên Đạo. Trung Quốc ngày nay làm trái với Đạo Trời, xã hội đã loạn đến mức làm người ta rùng mình kinh hãi.
Thực ra, người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí đã sớm chỉ ra phương thức trị quốc như sau: “Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức. Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.” (4) “Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị, ai ai cũng coi nhau như địch thì sống mà không hạnh phúc, sống mà không hạnh phúc ắt sẽ không sợ sống chết, Lão Tử nói: Dân không sợ chết, thì doạ chết được sao? Vậy sẽ là uy hiếp cực lớn. Thiên hạ thái bình là điều dân mong nguyện, bấy giờ nếu pháp luật sinh ra quá nhiều để cầu ổn định, thì ắt trái lại mà thành vụng về. Nếu muốn giải mối lo ấy, thì ắt phải khắp thiên hạ tu đức thì mới trị được tận gốc, quan chức nếu không ích kỷ thì quốc gia mới không hủ hoá, dân nếu lấy tu thân dưỡng đức là trọng, thì chính quyền và dân sẽ tự câu thúc cái tâm mình, thế mới có toàn quốc an định, lòng dân cùng hướng, giang sơn yên ổn, mà hiểm hoạ ngoại bang cũng tự e dè, thiên hạ thái bình, ấy là việc của thánh nhân.” (5)
Tác giả: Chính Nguyên
Tài liệu tham khảo:
1. “Happiness-Has Social Science a Clue?” Lionel Robbins Memorial Lectures 2003, Center for Economic Performance, London School of Economics.
2. The Economist. August 9th-15th, 2003. pp 62.
3. Lễ ký – Lễ vận
4. Lý Hồng Chí: "Tinh Tấn Yếu Chỉ" - Giàu mà có đức.
5. Lý Hồng Chí: "Tinh Tấn Yếu Chỉ" - Tu nội mà an ngoại.
Thợ Điện
12-11-2014, 08:04 AM
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/10/141110110830_hanoi_ancient_512x288_getty.jpg
Jason Gibbs
Theo truyền thông trong nước, gần đây một người ở Hà Nội tự nhận là tác giả ca khúc Nỗi lòng người đi, vốn lâu nay được biết đến với tác giả là nhạc sĩ Anh Bằng.
Ông Khúc Ngọc Chân, nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nói với báo trong nước rằng ông mới là tác giả bài hát.
Nhân tranh cãi này, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam, Jason Gibbs, có bài viết
Một tác phẩm nghệ thuật thuộc về quyền sở hữu của ai? Trả lại cho đơn giản là nó thuộc về tác giả.
Song cái đơn giản không hẳn là đúng. Các tác phẩm cũng phu thuộc vào một thời, một bối cảnh xã hội, một nước, một dân tộc. Các tác giả cũng nhờ vào các tác giả và tác phẩm đi trước, nhờ vào những hoàn cảnh nằm ở trong đời sống ngoài mình.
Một yếu tố quan trọng của quyền sở hữu là cái ý niệm về sự xác thực. Một mặt của sự xác thực là luật pháp. Trước bộ luật lệ ai được coi là người / nhóm người / công ty / tổ chức mà có tác quyền? Nghĩa là ai nộp giấy tờ chứng minh rằng mình đứng lên xác nhận mình là tác giả và sau đó sẽ hưởng lợi ích và chịu trách nghiệm về tác phẩm ấy.
Định nghĩa từ xác thực cho chính xác là "đúng với sự thật" (Từ điển tiếng Việt - Nxb Khoa học Xã hội - TT Từ điển học, 1994). Chữ "sự thật" thì phức tạp hơn. Sự thật có nghĩa như "điều phản ánh đúng hiện thực khách quan." Cái khách quan thì nhiều lần khó biết đến. Còn sự thật cũng có mặt chủ quan.
Giấy tờ
Nhìn bài ca "Nỗi lòng người đi" với con mắt của pháp luật thì pháp luật rất rõ. Nhạc sĩ Anh Bằng đã nộp giấy tờ kiểm duyệt cho bài ca "Nỗi lòng người đi" từ ngày 15 tháng 4 1967. Từ 25 tháng 8 năm 2012 Cục Nghệ thuật Biểu diễn ở Việt Nam cũng nhận ông là tác giả nữa.
Một sự thật khác là sự tiếp thu của bài hát này. "Nỗi lòng người đi" mới đến với thính giả từ năm 1967. Nếu có người nghe biết bài hát ấy trước năm đó thì chỉ là một số người rất ít. Một sự thật khác là nếu bài ca này đã được giới thiệu trong những năm 1954-1956 thì nó sẽ nổi như cồn. Song lúc đến với thính giả năm 1967 thì "Nỗi lòng người đi" cũng nổi lên.
Tại sao? Vì nó phù hợp với tâm trạng của bất cứ người Việt bắt phải đi xa người tình mình, và cụ thể hơn nó phù hợp với tâm trạng của hơn một triệu dân di cư vào miền Nam. Bài hát ấy đúng với sự thật khách quan - thuở ấy đã có người gốc Hà Nội không được sống ở miền quê thương yêu và bên cạnh người thân bởi vì người Việt đang đánh nhau. Nó cũng đúng với sự thật chủ quan là có nhiều con người có những thương tiếc nhớ riêng về một người khác nào đó.
Lúc mà hòa bình đến thì chiến tranh chưa thực sự hết. Người Việt vẫn coi những người Việt khác như kẻ thù. Và bài ca "Nỗi lòng người đi" triệt để bị cấm phổ biên trên đất Việt. Nhưng nó cũng đúng với sự thật của người tị nạn Việt ở hải ngoại và với những người bị giam mất tự do ở trong nước Việt.
'Bạc nhược, tuyệt vọng'
Tôi đã mới đến với bài ca "Nỗi lòng người đi" qua trí nhớ của Lộc Vàng. Nếu người đọc chưa biết đến Lộc Vàng, Nguyễn Văn Lộc là một người Hà Nội chính gốc sống ở Hà Nội bị tù từ 1968 đến 1976 vì nghe và hát nhạc tiền chiến và nhạc miền Nam. Ông và bạn bè của ông nghe trộm đài Sài Gòn rồi chép lời ca để hát với nhau. "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca mà ông và các bạn của ông hát với nhau.
Một chi tiết thú vị nữa là Lộc Vàng là ca sĩ đầu tiên hát bài ca này trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội. Ngày 12 tháng 9 1968 Đỗ Nhuận làm đại diện cho Hội Nhạc Sĩ Việt Nam mời Lộc Vàng, Toán Xồm và Thành Tai Voi hát và đàn cho khoảng 20 chuyên viên âm nhạc muốn tìm hiểu nhạc "màu vàng." "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca được hát tại Nhà Hát Lớn ngày đó. Nhờ vậy Đỗ Nhuận được đăng các nhận xét như sau:
Trong số những bài hát đó, cũng có bài nói đến tình yêu trai gái, như bài "Nỗi lòng người đi". Không cần bàn đến việc yêu đương đó, chúng ta chỉ nói đến một vài điểm trong toàn bộ nội dung bài hát. Từ đầu chí cuối, bài hát toát ra một bạc nhược hoàn toàn, một tâm tư cô độc, tuyệt vọng, ngơ ngác, sầu tủi, nghi ngờ của một thanh niên bạc nhược. Thực chất là một cách phản tuyên truyền của bọn tâm lý chiến, muốn gieo rắc sự bi quan ảm đạm vào lứa tuổi thanh niên, làm cho họ mất phương hướng nhắm mắt trước thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ("Tính chất phản động của nhạc vàng," Văn hóa Nghệ thuật số 6 năm 1972, 39).
Đỗ Nhuận chắc nói đúng là ca khúc "Nỗi lòng người đi" phù thuộc vào tâm lý chiến của miền Nam. Anh Bằng từng sáng tác nhiều bài ca có mục đích như thế. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng Đỗ Nhuận ngầm về hiệu quả của bài ca này. Nghe bài ca này người nghe vẫn được một niềm tin dâng lên tình cảm và tinh thần của người nghe.
Vì công của Lộc Vàng và bạn bè thì "Nỗi lòng người đi" cũng được thành phổ biên cho một thành phần xã hội ngầm kín ở miền Bắc trong thời chiến tranh. Tôi đã được nói chuyện với một người Hà Nội khác kể rằng ông và bạn bè từng hát bài "Nỗi lòng người đi" và một số ca khúc miền Nam khác để tiễn bạn đi bộ đội vào chiến trường ở miền Nam.
Như thế một sự thật khác là bài ca "Nỗi lòng người đi" cũng là một bài tiêu biểu cho những người đang sống ở Hà Nội cảm thấy như Hà Nội thành xa lạ với mình. Còn nữa đây cũng là một bài ca của những người lính Hà Nội vào chiến trường miền Nam.
Không công bằng
Nói đến sự xác thực của một tác phẩm nghệ thuật thì một điều nhất định là mình phải đề cập đến đời sống riêng của tác giả. Có lẽ tác phẩm ấy phản ánh những người thật, việc thật. Trong những năm gần đây thì chúng ta được biết đến chuyện đời của cặp người tình Hà Nội bị chia ly vì nước Việt bị chia cắt năm 1954 là Khúc Ngọc Chân và Nguyễn Thu Hằng. Câu chuyện này được kể đến trang của một số tờ báo Việt Nam. Tôi nghĩ rằng chưa có đủ tư liệu để chứng tỏ chuyện này có thật hay không.
Tuy nhiên, nếu sự thật là Khúc Ngọc Chân là tác giả sáng tác ca khúc này năm 1954 thì sự kiện lịch sử rất là không công bằng cho ông Chân. Nếu như thế thì bài ca của ông chỉ mới được phổ ở miền Nam từ năm 1967 (và cũng thành phổ biên ở phía bắc vĩ tuyến 17 nhờ những nghe trộm các đài Sài Gòn). Song, lúc bấy giờ ông Khúc Ngọc Chân đứng lên nhận mình là tác giả của bài hát này sẽ rất không tiện cho ông. Ông sẽ mất chức, có lẽ ông sẽ mất quyền tự do nữa. Nhưng Anh Bằng đứng lên nhận tác phẩm không có nghĩa là Anh Bằng không trả giá nào trong đời. Ông có điều kiện thực hiện ca khúc này cùng thời mà ông đã mất quyền sống ở miền quê của mình, phải di cư vào miền nam và lập lại một đời sống mới cho mình.
Một điều nữa là chúng ta (là những người thích bài ca "Nỗi lòng người đi" và cho rằng bài ca ấy có giá trị) phải công nhận rằng Anh Bằng rất có công. Ông có điều kiện cho bài ca này được phổ biến một cách rất lịch sự và trau chuốt từ nam chí bắc. Nhờ ông mà bài ca này được "để đời.
Giá như Khúc Ngọc Chân muốn được giới thiệu ca khúc này thì phải đợi đến những năm 1990. Một ca khúc của một tác giả vô danh độ 60 tuổi chắc đã không đến đâu trong thị trường âm nhạc, mặc dù bài hát ấy có phẩm chất nghệ thuật cao. Anh Bằng không xuất bản ca khúc này thì trái đất này đã thiếu ca khúc này.
Nếu Khúc Ngọc Chân được công nhận là cha đẻ, thì Anh Bằng vẫn là bố nuôi. Một người bố nuôi đàng hoàng như thế cũng phải có quyền theo pháp luật. Theo một cách nói khác Anh Bằng (và cộng đồng người Việt di cư, tị nạn) được một bài ca, nhưng mất Hà Nội. Khúc Ngọc Chân được Hà Nội, nhưng mất một bài ca. Thế nào là giá cao hơn?
tRSdCMsqJ5Q
Kiem_Nhat
12-11-2014, 06:47 PM
Em chuẩn bị hàng xong rồi, đã đóng gói , đây anh à: hotgirl Lâm Phương Khanh và cần máy (2pcs)- chỉ đợi anh Gà gọi lại thôi:
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/12/18/27/3095140389_1544148463_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3095140389)
Chủ quán em Hà và Cần máy Giải Ba: (hôm nay bọn em tập kết giải thưởng về quán sơm, để bữa đó đỡ cập rập)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/12/18/27/3095140306_1092502997_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3095140306)
Congaco_H1R5
12-11-2014, 07:24 PM
Cần ngon, người cầm cần còn ngon hơn :)
Kiem_Nhat
12-11-2014, 08:53 PM
Cần ngon, người cầm cần còn ngon hơn :)
Anh Gà thân, huynh vào đọc tin riêng dùm em cái nhé!!! Sáng nay, thấy anh ở Fantasy mà không cách nào báo tin được. Đây là quà sinh nhật của anh Thợ gởi đến anh (cần câu thôi anh nhé,...). Mong nhận được tin anh.
Thợ Điện
13-11-2014, 12:25 AM
Cần ngon, người cầm cần còn ngon hơn :)
Gửi ông một cặp cần câu Chú Kiếm sẽ chuyển lên Dran .Biết ông đã già chỉ còn đi câu cá thôi chứ không còn đi câu gái được nữa .Tôi cũng yên tâm
Lần đầu tiên nghe giọng ông Kiếm ,giọng ông chỉ vuốt ve nịnh gái là giỏi .Ông rất nhiệt tình tôi thật lòng cảm ơn ông đã lo giúp .Ông có ý định lo chỗ ở cho tôi khi về VN rất quí hoá ,nhưng tôi về đến nơi các mẹ đã chờ sẵn .Tuy già vẫn phải đi làm nghĩa vụ quân sự sau đó mới được ra quân về chè chén với bạn bè
Từ Chicago lạnh buốt chạy xuống Houston ấm áp quá đã dù mấy hôm nay vừa có bão rớt trời chỉ se se lạnh cho vừa lãng mạn .Tình yêu như cơn bão đi qua địa cầu mà mấy ông
Quán cà phê này là số 1 đi đâu chăng nữa bạn bè khắp nơi chỉ cần chạy vào đây nhắn là ra hết
Ông Gió ông D thích nhạc Jazz rồi rất khó nghe thứ khác Vì Jazz như thuốc lào đã phê làm sao quay về với thuốc lá được nữa .Hút vào nó long trời lở đất rúng động đến từng lỗ chân lông ,sơn hà đại địa rung chuyển dữ dội như làm tình với người da đen .Đến Bush và Putin còn mê .Không tin hả ,đây này
https://c1.staticflickr.com/1/94/226056231_5e59920048.jpg
trung_cadan
13-11-2014, 02:02 AM
Tháng 11 Hà Nội mưa và lạnh , có chút chia sẻ chém gió đến anh em trong quán cafe , viết trên face nên từ ngữ không được chuẩn chỉ , các bác thông cảm nhé ...
TÌNH YÊU XƯA NHƯ VẾT CỨA XÓT XA - KHIẾN ANH ÂM THẦM ĐAU ĐỚN ...
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10354225_584663205008328_1564171646569827808_n.jpg?oh=d7495829925169889fe28423e3a949d9&oe=54D9624D&__gda__=1424875253_d4aafdffaf000b2d893cb6c620471b8b
Nhớ khi xưa dập dìu đèo gái trên cầu Chương Dương , mưa vừa đủ để khổ chủ phải mặc áo , lại chưa đủ để con mặt giặc ngồi sau nó chui vào cùng ... đã mất công đầu tư cả tối với kha khá ngân lượng ngồi ban công Hồng Trà Hồ Tây hóng gió phương Bắc kết hợp nghe nhạc SẾN SẨM , ướt mợ hết cả người kèm lạnh run thì cho rằng thế mới là lãng mạn .. Đến phút quyết định ra đòn cầm tay vào lại rút tay ra , ngu vkl ra , lúc đấy nhẽ ra dừng xe lại mà vồ lấy cái thân thể diễm kiều đang run rẩy đấy mà ấp ngay siết ngay cho nó NÓNG , lại còn sĩ diện đần độn hỏi : EM CÓ YÊU ANH KHÔNG ??? Hỏi thế khác kẹc nào mở đường cho nó õng ẹo hoãn binh từ chối kiểu : chúng mình chỉ nên là Bạn ... có phỏng ???
Câu đấy bọn 7x chúng mình rõ là nghe quen vkl ra nhờ các bạn già , đoạn sau ngu lắm ý , ném con mẹ nó cả hoa hồng lẫn áo mưa xuống sông Hồng ,rồi giả vờ dỗi dằn ủ mưu về đến ngõ nhà NÓ để tiếp tục tỉnh tò , ai ngờ lúc gạt chân chống xe dựa vào hàng rào thì có hơi hơi ít chó một tí , khoảng mười mấy con nó thôi xồ ra khắp ngả nó sủa ầm lên ( dĩ nhiên là sau cái dãy hàng rào chó chết ý ) ... Thế thì còn nước non mẹ gì nữa ??? mình có Gào lên tiếp thì chắc chắn cũng không thể át dàn đồng ca đó được , hu hu ...
Số đông bọn ML hủ nho dở hơi vưỡn bảo : Mai là một ngày mới , ANH THÌ ANH THẤY ĐÔNG NÀY CHẢ KHÁC KẸC GÌ MƯỜI MẤY ĐÔNG QUA , vẫn mưa gió bẩn bỏ mẹ đi được , Hà Nội vẫn lạnh và lép nhép như vầy , và anh vẫn thiếu EM
Thôi thì ngồi nghe BÔNG HỒNG THỦY TINH cho nó đỡ LÝ MẠC SẦU vậy , chớ biết nàm thao ???
Chúc bé ngủ ngon , miễn sao đừng ngủ ngon bên cạnh cái thằng MẶT LỜ đấy là được , hô hô ...
j5Kn2EeZYug&list
P/s : Bố Thợ Điện check tin nhắn dùm em !!!
Thợ Điện
13-11-2014, 02:50 AM
Ông Tý cho tôi 50$ giúp đoàn phóng viên được không ông ? coi như khoan 1 mũi .Ông D cho tôi 500K đưa cho ông Trung ủng hộ đoàn một tí nhé
ChienKhuD
13-11-2014, 09:35 AM
Mùa đông sắp đến trong thành phố
Buổi chiều trời lạnh
Heo may từng cơn gió bước chân về căn gác nhỏ
Nhìn xuống công viên.
Ngồi xem lá úa trên đường vắng
Buổi chiều ngủ vùi
Cô đơn còn theo dấu những đêm dài nghe tiếng sầu
Thì thầm với nhaụ...
http://www.youtube.com/watch?v=ANJwod3VANk
ChienKhuD
13-11-2014, 11:28 AM
Ca sĩ Khánh Ly là một trong những trái tim của người con gái cất cao tiếng hát hết nghĩa, tận cùng âm nhạc họ Trịnh. Có lẽ thật đúng thời, để dòng nhạc của Trịnh Công Sơn có “người kể” câu chuyện tiếp theo. Huyền Trân cũng chưa phải là người kể… nhưng có thể người sẽ thay ông, thay “người con gái khác đạo” mang âm hưởng chân thật, ca từ Phật đi vào thần chú Bát Nhã: “Gate gate Paragate parasamgate bodhi svaha”.
http://www.youtube.com/watch?v=ibmVXlUlcMw
http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/anhminh/20140828/huyentran-trinhcongson-1.jpg
Các bác đã quen với giọng ca Khánh Ly trong dòng nhạc này sao không thử một lần nghe giọng hát 12 tuổi quy y cửa Phật...
Dạ được bác Lâm. Em đang xin stk để nhờ chuyển. Hôm trước em có nhưng hộp thơ đầy qúa nên bị xóa :( mất rồi.
Kiem_Nhat
13-11-2014, 09:52 PM
Mời ông CKD chiều 19/11 qua chơi bên Cỏ Xanh, gặp đoàn TLKĐ, vào đấu giải Tăng Nguyên Giai. Nhớ qua đấy!
Thợ Điện
13-11-2014, 09:57 PM
Maria Atanasov
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/11/141111150656_dog_640x360_thinkstock_nocredit.jpg
Dắt chó đi dạo có thể kiếm tới 96.000 USD/năm
Khi bạn trưởng thành thì cha mẹ thường động viên bạn trở thành bác sỹ hoặc luật sư, là những nghề có danh giá và thường là được trả lương rất cao. Tuy nhiên có những người chỉ mơ từ thời ấu thơ như được làm trong rạp hát hay điều khiển cần cẩu. Thế nhưng những nghề này có đồng lương cao cũng chẳng kém, thậm chí còn tốt hơn.
Chúng ta hay cùng nghiên cứu phần hỏi đáp tại trang tư vấn việc làm Quora.com để xem các công việc gì mà hầu hết chúng ta không nghĩ là sẽ được trả lương cao nhưng trên thực tế lại có thù lao rất hậu hĩnh.
‘Cánh gà sân khấu’
Theo ca sỹ hát opera David Leigh, một trong những nghề được trả lương cao nhất là thợ dựng sân khấu tại rạp hát Thành phố New York.
“Những thợ được trả lương thấp nhất tại nhà hát Carnegie Hall nhận lương 300.000 USD vào năm 2009, và thợ cả có lương hơn 400.000 USD,” Leigh viết.
“Tại nhà hát Metropolitan Opera, thợ cả lĩnh lương hơn 500.000 USD/năm, tức là có lương cao hơn sếp của tôi khoảng 20%.”
Trên thực tế, các vị trí được trả lương cao nhất là việc có hợp đồng và có tiếng nói can thiệp của công đoàn, David S Rose cho biết. “Người điều khiển thang máy nằm bên ngoài một công trường đang xây tại Thành phố New York được trả lương rất cao," Rose viết.
“Trong khi dường như anh ta chỉ làm mỗi việc bấm nút cho thang máy chạy lên và chạy xuống thì lương của anh ta cao nhất ở công trường (cao hơn cả đốc công và quản lý), và nhận mức lương vào khoảng hàng trăm ngàn đôla mỗi năm."
Tương tự vậy, người điều khiển cần cẩu cũng nhận lương cao, theo Nimish Pratha. “Nếu quí vị sống tại một thành phố có nhiều công trường xây dựng cao ốc như ở New York, thì lương người lái cần cẩu là khoảng 500.000 USD/năm."
Tuy nhiên Pratha nói rằng “Vận hành cần cẩu là việc căng thẳng và khó khăn hơn rất nhiều so với những gì ta tưởng."
Tuy nhiên có những việc được trả lương cao nhưng chẳng nguy hiểm và cũng không cần có tiếng nói công đoàn. Những công việc này được trả lương cao bởi có lẽ lấp được khoảng trống về dịch vụ cho thị trường ngách và chẳng hề đau đầu chút nào.
Làm sạch bể bơi
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/11/141111150204_poolcleaner.jpg
Một số người làm sạch bể bơi có thể kiếm 120.000 USD/năm
Một người dắt chó đi dạo chẳng hạn, có thể kiếm được thu nhập khá cao, theo Aaron Boodman. “Người đưa chó của cũng tôi đi dạo tính 25 USD/lần,” Boodman viết.
“Người này dắt cả thảy là tám con chó mỗi lần đi dạo hai lần trong ngày (tại thành phố nơi tôi sống thì sắp có văn bản giới hạn số lượng). Tức là hàng năm người này có thu nhập 96.000 USD và đa phần là thu nhập bằng tiền mặt mà tổng cộng số giờ làm việc trong mỗi ngày chỉ khoảng 6 giờ."
Một người muốn ẩn danh nói nhận được thu nhập hơn 60.000 USD, chưa kể tiền tip, trong sáu tháng làm công việc làm sạch bể bơi.
“Tôi tính phí cho khách hàng là 40 USD/tuần để giữ cho bể bơi sạch và giữ cân bằng tỉ lệ hóa chất trong bể. Thường mỗi lần đi tới nhà ai đó để làm công việc này mất khoảng 45 phút,” người này cho biết.
“Thường thì tôi tới mỗi bể bơi một lần trong tuần và có thể tới nhiều bể trong cả tuần. Trong 5 năm tôi làm dịch vụ này và có thể tới 10 bể bơi trong một ngày, làm 6 ngày trong tuần và chỉ làm trong 6 tháng của năm. Là người không học đại học thì tôi nghĩ rằng tôi kiếm khá tốt ở tuổi 18."
Nhiều công ty sẽ đào tạo nhân viên ngay trong lúc họ đang đi làm. Lucas Mund đã làm việc cho một tiệm bán bánh burger khi đi học đại học. “Sếp 19 tuổi của tôi có thu nhập là 35.000 USD/năm và có thêm cả thưởng nữa,” anh nói. “Và họ đào tạo cho mình miễn phí. Sếp của tôi nói cô đang sắp trở thành quản lý cấp vùng ở tuổi 30 và khi đó sẽ có thu nhập 100.000 USD/năm.”
Phấn đấu để lên được ghế quản lý của một cửa hàng sẽ mang lại thu nhập cao cho bạn, theo Murray Godfrey, quản lý một cửa hàng Wal-Mart.
Murray nói rằng “Ghế quản lý một cửa hàng cỡ vừa có thể cho bạn mức lương 200.000 USD/năm chưa kể tiền thưởng dựa vào mức bán hàng.”
Katie Nellis nói rằng người làm cương vị quản lý tại các tiệm bán thuốc Walgreen ở Hoa Kỳ “thường có thể về hưu ở tuổi ngoài 40.”
Làm đẹp
Và có những việc có thể thành công chỉ vì làm đẹp cho khách hàng… như là hớt tóc.
Tại Ấn Độ, thợ cắt tóc hay làm đầu có thể kiếm nhiều hơn nhân viên trong ngành phần mềm. Trong lần ghé tiệm làm đầu, Karteeka Gosukonda đã hỏi chuyện lương bổng một thợ ở đây.
“Anh ta nói rằng anh ta khó có thể hiểu nổi tại sao nhân viên làm việc trong ngành phần mềm mà lại kiếm ít hơn."
Karteeka viết: “Anh giải thích rằng là thợ cắt tóc tay nghề chưa cao, anh kiếm khoảng 90.000-100.000 rupee Ấn Độ mỗi tháng khá dễ dàng. Và vào ngày đông khách, anh có thể kiếm 30.000 rupee,” tương đương 500 USD/ngày.
Karteeka cho biết thêm: “Chúng tôi thực sự bị sốc khi nghĩ về ngành phần mềm với mức lương hiện tại của chúng tôi khi tới tiệm tóc này hôm đó!”
roamingwind
13-11-2014, 11:18 PM
Không nhớ rõ lắm, độ rài thích nhạc Jazz theo bác Lâm là dấu hiệu già rồi, có đọc một câu như là - "cẩn thận người bạn mời tới ăn cơm tối". Tuy nhiên có khi không mời không được, Tào Tháo phải mời Lưu Bị, tôi phải mời vợ thằng bạn khỉ của tôi, và ông Tập Cận Bình phải mời Putin ăn đại tiệc trong tuần họp thượng đỉnh APEC.
Và Putin đã làm gì?
http://www.foreignpolicy.com/files/imagecache/860x/images/458745562coatgate1.jpg
Ông Putin xem ra thấy trời hơi lạnh đứng dậy khoát cái áo cho đệ nhất phu nhân Trung Quốc. Bà Bành Lệ Viện xã giao cười chấp nhận thôi, vài giây sau bà đưa áo choàn cho người tiếp viên đổi một áo khác. Hay.
Thế là tấm hình này được loan truyền cả thế giới.
HsbPFmTyt_A
Bên Trung Quốc thì đã cấm không cho các website loan tin này. Chán thật.
Hôm qua đọc báo mạng mới biết chử APEC là viết tắt cho Asian People Exasperated With China (người châu Á quá chán Trung Quốc. nhưng chơi chử băng tiếng Anh).
Thợ Điện
14-11-2014, 12:31 AM
You can know me, if you will, by the wind on the hill
You'll know me by no other name.
(No Other Name - Peter, Paul and Mary)
Gió trên đồi hoang sẽ kể lại
Và chỉ có Gió .....và chẳng còn gì
Chủ từ đã biến mất chỉ còn lại kí ức vang vọng với thời gian .Dịch thế này không biết có đúng với ý tác giả không ?Vì lời đối thoại thoảng qua như một tạ từ ,như một nụ hôn gửi đến người thân đã khuất trong một giấc mộng
He he, ông này ga-lăng vậy làm tôi phục quá. Cử chỉ đó như là nói lên ông ta lịch sự với phái nữ he he .
Kiem_Nhat
14-11-2014, 12:35 AM
Ôi, mấy hôm nay, sáng về ngủ được mấy tiếng, chiều lên quán cô Hà chơi, nhiều lúc em cứ ngồi đơ ra như linh hồn tượng đá, tưởng tượng ra quán Cà phê đen ở đây. Ngồi trong góc nhà, gần cái ổ cắm điện để cái máy già cỗi của em khỏi đột tử (pin báo được 4h, ngồi chừng 30 phút thì tối thui, nhiều lúc làm việc ức chế lắm!).
Quán cô Hà khách quen nhiều!. Chủ yếu là các bạn trẻ làm ở những building xung quanh. Hầu hết là anh em có công việc tự chủ được về thời gian và cái chính là yêu cờ, thế thôi. Lâu lâu cũng thấy vài ba khuôn mặt quen thuộc ghé, nhưng đi ngay. Khách vãng lai thì ít; có nhiều người đi bộ qua, dòm dòm, nghe ngóng , xong đi mất hút.
Tự nhiên từ sau Tết đến giờ, cơ thể và tính tình bắt đầu thay đổi; người thì hay mệt mỏi, đầu óc hay lãng đãng nói trước quên sau, mất tập trung vào một vấn đề , có mỗi mê cờ thì chưa bỏ được. Thành thử ba cái chuyện lẻ tẻ bên ngoài cũng không màng tới nữa. Các bạn trẻ giờ thấy hay quá, bàn chuyện rôm rả về khai cuộc , rộn rã cả 2 , 3 tuần nay chưa hết nữa. Sao ở đâu mà lắm thế không biết. Mà cũng biết để làm quái gì? Giờ thu nạp được là bao đâu.
Ôi dào, trước đây nhìn lại thấy tự mình làm mệt mình mà thôi, nóng nảy như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, giờ tự nó điều chỉnh lại. Bỏ quách nó hết đi cho nó nhẹ nhõm thân mình.
Giờ cũng chán mấy cái cuộc Cao siêu huyền bí cuộc rồi. Đơn giản lắm như anh đóng Pháo đầu thì tôi đỡ Bình phong mã thôi. Công việc làm cũng vậy, cứ theo chuyên môn làm dịch vụ, cũng được. Gần Tết vừa rồi, ông Thợ có nói đừng bận tâm quá, cố gắng cũng không được, nhiều lúc làm chơi mà ăn thiệt, có lẽ đúng.
Thôi thì, làm được cái gì tốt cho anh em cờ thì vẫn làm (nó là đam mê, ăn vào máu rồi, không bỏ được). Làm được cái gì thì làm luôn, lòng vòng làm chi cho mệt. Miễn sao không ảnh hưởng đến bé con là được. Nó có váy đẹp mặc, ngoan ngoãn , học hành tấn tới là tôi thấy vui trong lòng rồi.
Ba cái ra rả ra rả cùi bắp nhức cả đầu!!!
Giờ em quan tâm đến vấn đề này thôi
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/14/01/14/3095494668_1026759176_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3095494668)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/14/01/14/3095494669_51630013_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3095494669)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/14/01/14/3095494670_2072718733_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3095494670)
Sáng mai, dậy sớm, quất một ly cà phê Trung Nguyên, nghe bản How deep is your love của Bee Gees cho thanh thản, yêu đời!!!
Chúc mọi người ngủ ngon!!!
roamingwind
14-11-2014, 12:56 AM
Chủ từ đã biến mất
một lần phố chợ
rồi hợp rồi tan
(tuy nhiên ... hihi ... đã/sẽ ra sau mà hợp/tan chủ từ?)
roamingwind
14-11-2014, 12:59 AM
He he, ông này ga-lăng vậy làm tôi phục quá. Cử chỉ đó như là nói lên ông ta lịch sự với phái nữ he he .
Chỉ là làm ông Tập Cận Bình xem ra không để ý tới vợ mình. Nên Trung Quốc muốn dấu nhẹm.
Thợ Điện
14-11-2014, 10:05 AM
Thân tặng cụ Go
Ông Trần ngọc Vượng, từng có thời gian giảng dạy tại đại học Bắc kinh và đang tổ chức nhiều hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa Trung quốc cho biết : Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng ( Tô tem sói), tác giả Khương Nhung của Trung quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh, thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, bình nguyên và cao nguyên. Người Trung quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ Tính chiến đấu, tinh thần Quật cường của đồng bào họ.
Chủ nghĩa quốc gia là thứ khát vọng mãnh liệt nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Nếu như trước đây hơn nửa thế kỉ, thanh niên Đức bị cuốn vào chủ nghĩa phát-xít của Hitler như bông bồ công anh cuốn theo chiều gió, thì giờ đây các thế hệ Trung quốc sẽ còn bị cuốn vào chủ nghĩa Đại Hán với một sức mạnh điên rồ trăm lần hơn nữa. Bởi vì, chủ nghĩa phát-xít Đức là khát vọng quốc gia mới tạo lập, còn chủ nghĩa Đại Hán là thứ cây cổ thụ, sau những năm tàn úa giờ đây xanh tươi trở lại, nguồn sống của nó được dung dưỡng thâm sâu gấp bội phần. Thêm nữa, Trung quốc là phương Đông, phương Đông muôn vàn bí hiểm với phương Tây. Vì thế, mới có câu : “ Thâm như Tầu”. Hoặc là “ Bụng người Tầu, còn lâu mới biết”. Nhớ lại thời cách đây vài thập kỉ, khi mỗi tuần, người ta giết hàng nghìn con trâu rồi mang móng sang bán bên kia biên giới, không ai hiểu vì sao. Dân chúng còn thì thào :” Người Tầu mua móng trâu làm thuốc chống ung thư” . Rồi sau đó vài tháng, lại có chiến dịch đào rễ hồi, rễ quế bán cho “ các thầy thuốc Tầu”. Ba năm sau, dân các vùng biên giới đói vàng mắt, miền xuôi phải đem gạo và ngô cứu tế, lúc ấy mới rõ người Tầu không chế thuốc men nào hết, họ chỉ có một mục đích là phá sạch kinh tế các tỉnh phía bắc Việt nam mà thôi.
Người Mỹ bắt một ông tổng thống ra trước tòa xin lỗi dân chúng, chỉ vì ông ta trót nhảy lên bụng một cô thư kí Nhà trắng rồi nói dối, nghĩa là các anh coi Sự trung thực là phẩm tính cốt yếu mà bắt buộc mọi người, trước hết là các nhà lãnh đạo phải có. Với tâm thế ấy, các anh làm sao hiểu được người Tầu, một dân tộc đã viết ra cuốn Phản kinh ?...
Để rõ chi tiết, tôi xin trích vài dòng của người đang dịch cuốn Phản kinh ra tiếng Việt, giáo sư Trần ngọc Vượng :
... “ Cuốn thứ hai tôi cũng đang dịch mang tiêu đề Phản kinh, tức là Cẩm nang, bí kíp của những thủ đoạn chính trị và người ta quảng cáo cuốn sách là : Lịch đại thống trị giả - Mật như bất ngôn- Dụng như bất tuyên kì ( Tạm dịch : Bộ kì thư mà kẻ thống trị ở tất cả các nơi phải giữ bí mật- Làm theo nhưng không nói ra, không công bố ). Bộ sách này được một nhân vật đỗ tiến sĩ đời Đường viết ra, sau đó tìm cách dâng cho vua rồi trốn biệt, về sau không ai biết ra làm sao. Ngay đến cái tên của tác giả cũng là điều kì bí. Tôi mua bộ sách này lần đầu vào năm 1998, lúc tôi dạy ở đại học Bắc kinh. Đọc tên tác giả, tôi hơi ngỡ ngàng vì chưa biết chữ ấy bao giờ. Nghĩ mình là người nước ngoài, học tiếng Hán có hạn chế, ai dè hỏi các giáo sư Trung quốc cũng không ai biết. Hai ba hôm sau, kỉ niệm 100 năm đại học Bắc kinh, gần 10 xe chở các chuyên gia đại học Bắc Kinh ra Đại lễ đường Nhân dân, giáo sư Phó thành Cật cầm chữ trên tay đi hỏi cũng không ai biết. Cuối cùng, ông về tra Trung quốc đại từ điển, ra tên này nằm ở phần đuôi của chữ ghép. Phiên âm Hán-Việt phải đọc là Nhuy. Cái tên này còn chưa có trong thư tịch Việt nam, chỉ đọc theo nguyên lý thôi. Thật lạ !
Bộ sách được cất trong kho chứa sách của triều đình, nhưng thi thoảng lại lọt một phần nào đó ra ngoài nên đời Minh, Thanh đều có chỉ dụ cấm tàng trữ, đọc cuốn sách đó. Mãi tới năm 1998, lần đầu tiên nó được in ra, mà lại in ở nhà xuất bản Nội Mông cổ, theo kiểu in để thăm dò. Nói vậy để biết đó cũng là loại bí kíp kì thư. Kiểu bí kíp ấy, Trung quốc rất có truyền thống nên tôi muốn giới thiệu để chúng ta, nhất là giới chính trị, hiểu họ hơn....”
( Trích cuộc phỏng vấn của báo Người Đô thị với giáo sư Trần ngọc Vượng)
Ông Trần ngọc Vượng đã gõ cửa một loạt các cơ quan nhà nước có chức năng và trách nhiệm nghiên cứu chính trị và văn hóa. Không nơi nào trợ cấp cho ông dịch cuốn cẩm nang quý báu này. May thay, hiện nay cuốn sách vẫn đang được dịch, nhờ tài trợ của một doanh nhân.
Cuốn Phản kinh là bằng chứng đầy thuyết phục cho tính cách độc đáo Trung hoa. Một hiện tượng cũng độc đáo tính Trung Hoa không kém là nhân vật Dịch Nha. Dịch Nha là đầy tớ của Tề Hoàn Công, một ông vua thời Đông Chu.
Một ngày, Tề Hoàn Công đùa bỡn Dịch Nha, nói rằng :
Ta đây, món ngon vật lạ trên rừng, dưới biển đều đã nếm đủ. Chỉ có mỗi thịt người là chưa biết đến mà thôi.
Ngay hôm sau, Dịch Nha dâng cho vua một mâm thịt ngào ngạt hương thơm. Tề Hoàn Công thưởng thức một cách khoái trá, sau đó hỏi :
Thịt gì mà ngon vậy ?
Dịch Nha đáp :
Thịt người.
Tề Hoàn Công hốt hoảng :
Lấy đâu ra ?
Dịch Nha đáp :
Bẩm chúa công, đó là thịt đứa con trai cả của thần, nó vừa đầy ba tuổi. Vì chúa công chưa bao giờ được dùng thịt người nên thần thịt nó cho chúa công xơi.
Quả nhiên, Dịch Nha trở thành sủng thần, cùng với Thụ Điêu và Khai Phương, khuynh loát triều đình sau khi Quản Trọng chết. Đây là lời của Tề Hoàn Công nói với Quản Trọng khi ông tể tướng này can vua chớ nên gần gũi bọn nịnh thần :
Dịch Nha làm thịt con cho tôi ăn, thế là yêu tôi hơn yêu con, còn nghi ngờ gì nữa ?
Một kẻ, vì cuộc đầu cơ chính trị, tự tay giết con đẻ của mình, lại tự tay xào nấu thành món ngon tuyệt vời để dâng vua nếm, kẻ đó là sản phẩm độc nhất vô nhị trên toàn cõi đất. Ngoài Trung quốc, không một dân tộc thứ hai nào trên hành tinh này có được. Thời xưa, các bộ tộc man di có tục ăn thịt người, và ngày nay, cũng có những Kẻ ăn thịt người do Hiện tượng Lại giống, hoặc bọn ăn thịt người do kích thích của ma túy, những kẻ còn duy trì bản năng dã thú ở mức độ quá cao. Nhưng đám người man dã này không thể so được với Dịch Nha vì Dịch Nha Chống lại Tính người không phải do bản năng dã thú mà do sự tính toán kĩ lưỡng. Vì Mưu lợi mà có thể Hủy diệt tính người, đó là đặc sản Trung quốc. Cũng như vì muốn tăng cường thể lực, họ có món óc khỉ sống của bà Thái hậu Từ hy. Cái đặc tính này bộc lộ trên nhiều phương diện. Ngay trên các địa bàn thuần túy tình cảm và đạo đức, người Trung hoa cũng có lối thể hiện độc đáo của họ. Ví dụ, có thể bàn về tình hiếu đễ. Dân Tầu vẫn tự hào được dạy dỗ bởi đức thánh Khổng và thường khoa trương các món hàng Truyền thống của họ. Tuy nhiên, chính ngay trên cái địa hạt đầy tinh thần đạo đức này, cũng có thứ gì đó khiến ta Dựng lông tóc, sởn da gà. Xin anh hãy đọc lại chuyện “Vì mẹ nguyện chôn con”, Nội dung được ca ngợi : Muốn có đủ thực phẩm nuôi mẹ, chồng yêu cầu vợ đào huyệt để chôn sống đứa con sáu tuổi để bớt đi một miệng ăn ! Hình mẫu này, được tuyên truyền, phổ biến như món Dầu cháo quẩy trong các quán bình dân.
Thế giới của các anh được định vị bằng các luật. Trung hoa chưa bao giờ sống theo luật, cho dù có cả một trường phái mang tên Hàn phi tử. Luật chỉ làm cho vua và vì thế, đổi thay theo một cái gật đầu hay vẫy tay của vua. Vả lại, từ hàng nghìn năm nay, nền văn hóa vĩ đại của Trung hoa vốn được nuôi dưỡng bằng nhân cách đúp : Người ta có những tư tưởng đẹp đẽ và cao siêu của Lão và Trang để mơ mộng và ngâm ngợi (để nhìn lên cung trăng) và giờ đây, để làm lóa mắt đám trí thức ngoài biên giới. Họ có một hệ thống đạo đức dưới nhãn hiệu Khổng Khâu lẫn Mạnh tử để rao giảng, dậy dỗ ( để rọi sáng đường đi dưới ánh mặt trời), và giờ đây, để chiêu dụ tâm lý những cư dân thuộc các nền văn minh khác. Nhưng cuộc sống thường hằng diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm lại được nuôi dưỡng bằng món Bánh bao chấm máu người, và vì là cuộc sống thường hằng nên con người cứ việc tuân theo mà không ai nói năng gì hết. Nhà văn Lỗ Tấn, một cách vô thức đã phản ánh trung thành tính cách dân tộc của ông. Lịch sử Trung hoa đã được nuôi dưỡng với món BÁNH BAO CHẤM MÁU đặc biệt ấy, và nó sẽ tiếp tục phát triển với cùng nguồn dinh dưỡng đậm đà bản tính dân tộc, cho dù hình thức biến thái đi.
Không có sự điên rồ nào được coi là điên rồ hoặc là đáng kinh ngạc với người Trung hoa, một thứ người đã thịt con đẻ của mình như thịt gà hay thỏ, hạng người ấy không gì không làm được.
Alent_Tab
14-11-2014, 10:20 AM
Cô Trung có bài mùa đông lạnh nhắc đến bài hát Bông hồng thủy tinh chị cũng thích lắm
Công nhận trai thế hệ 7x hồi đó gờ mờ thật, em ấy đã đi chơi đêm cùng mà còn hỏi có yêu anh không?
Hồi thập niên The Wall mới ra đời mình hay qua khu tam giác Bách Khoa, Xây Dựng, Kinh tế - bạn ở Bách Khoa nhiều, còn sang Kinh Tế xem bóng đá, hồi đó sân Kinh tế đá liên tục cả Bóng chuyền – gái các trường Sư Phạm, Văn Hóa, Sân Khấu điện ảnh sang cổ vũ nữa. Trần Lập vừa sáng tác music lại hát và phong cách chơi Hard Rock đậm nét Axi Rose, hai tay GuiTar Tuấn Hùng và Nguyễn Hoàng cũng tuyệt. ban Nhạc Quả dưa hấu với tiếng hát Bằng Kiều, Tuấn Hưng, Anh Tú cả MC Trịnh Long Vũ cũng hay biểu diễn , Sinh viên hồi thế hệ bộn mềnh lãnh mệnh thật.
Bên Kinh tế anh nào học ở đó những năm 94, 96 chắc biết thầy dạy nhảy ở trường đó, thầy bị Wifi nên thường hay mò lên ký túc xá nam tắm cùng tụi SV nam, vào phòng thay đồ thầy còn hay Sờ Chiêm chúng nó nữa
Đấy lại cô Trung với chị Tab nhá:cuoideu
Alent_Tab
14-11-2014, 09:38 PM
bạn nào vào học những năm dưới 9x biết khu đường đi qua ba trường còn hoang sơ lắm, lối ngách từ Xây dựng và Kinh tế sang Bách khoa là cái đường con con, phải chui qua cả rào và cỏ mọc xanh um, đường đó từ cổng B Kinh tế, chưa đến đầu đường Đại La, nó nằm cái ngõ con khu sát chợ Mơ ấy. vừa rồi về thăm lại chốn xưa nhà xây kín hến rồi, quán cô Chanh cô Thanh bên Bách Khoa quán cơm em Thủy quán chè chén chú Dương cũng đi đâu hết mẹ.
Bóng đá hồi đó canh tranh gay gắt giữa ba trường, các chú đá bóng một phần còn tăm tỉa gái Kinh tế nữa, có trận bóng còn xảy ra cả đánh nhau to giữa Kinh tế và Xây dựng nữa, bên Xây Dựng đầu gấu nhất bên đó là Tài xoăn, bên Kinh tế là Tiến phủi, giờ chả biết các bác ấy sao rồi.
Bách khoa thì hiền hơn, các chú toàn đánh chắn, nhưng mấy thằng bạn học cùng tôi cũng gấu phết, hôm rồi họp lớp kể nhiều chuyện mà phì cười
PhiHuong
15-11-2014, 01:03 AM
đường đó từ cổng B Kinh tế, chưa đến đầu đường Đại La, nó nằm cái ngõ con khu sát chợ Mơ ấy.
Đường ấy cách Chợ Mơ nửa cây số mà ông Alent bảo là gần sát.
Ông có cưỡi hai con ngựa sắt dưới đây cũng phải cạn chén trà mới tới.
http://static.chotot.com.vn/wm_images/72/7292485781.jpg
http://static.chotot.com.vn/small_thumbs/65/6574193334.jpg
Cái yên xe Hon Da là cục gạch được phủ lên bởi miếng bìa cát tông, nhưng có lẽ êm ái hơn đôi vành được gắn nan hoa bằng những thanh sắt phi 10 và lốp không săm của xe Cải Tiến.
Sao cái ảnh xe máy có đôi vành xe Ba Gác bé tý thế nhỉ ?.
Kiem_Nhat
15-11-2014, 01:25 AM
Như chiếc này, mà còn giấy tờ đầy đủ, bên em thâu lại từ 6 đến 10 chai, tùy bộ đồ lòng nữa. CLB giờ có khoảng chục chiếc rồi. Anh Hưởng thức khuya quá vậy anh?
rubytran
15-11-2014, 01:37 AM
Không tin được mất ngủ lại chui vào "cafe đen" đọc, tự nhiên thèm không nhẽ giờ này đi quán, pha ở nhà vợ nó đánh chết, lên cơn nghiện biết làm sao đây, ai cứu với...
Thợ Điện
15-11-2014, 02:26 AM
pha ở nhà vợ nó đánh chết, lên cơn nghiện biết làm sao đây, ai cứu với...
Tại vì nó sợ ông thức tơ tưởng con nào mới đánh chứ thức mà thi hành nghĩa vụ quân sự ai nỡ đánh
Alent_Tab
15-11-2014, 03:59 AM
]Đường ấy cách Chợ Mơ nửa cây số mà ông Alent bảo là gần sát.
Ông có cưỡi hai con ngựa sắt dưới đây cũng phải cạn chén trà mới tới.
đi thẳng từ cồng B là ra phố Đại La, vòng sang Bạch Mai rẽ Tạ Quang Bửu là sang Bách Khoa, bọn em toàn đi lối tắt, cái đường bé tý ấy, em gõ nhầm chợ Mơ he he! còn cả lối đi tắt vòng qua khu KTX Xây dựng nữa,
em có ngựa sắt lúc đầu con CD sau là Dream, nhưng toàn gửi ở quán anh Thanh lấy ít ngân lượng để tác chiến chắn, và thả mấy con lô - thua thì về xin ông già tiền học thêm tiếng Anh chuộc lại, nên toàn phải đi bộ anh ạh
Thợ Điện
15-11-2014, 07:02 AM
Sợ thật nếu phải sống trong tình trạng này .Thức còn đó ,thân cũng còn đó nhưng hoàn toàn bất lực .Thời gian lúc này là vô tận .Không biết nghiệp gì mà ghê quá .Các ông có chia xẻ gì không ?
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/14/141114053947_1_640x360_thinkstock_nocredit.jpg
Hàng nghìn bệnh nhân trên toàn cầu đang sống đời sống thực vật, kẹt giữa sự sống và cái chết. Ba nhà khoa học đang nỗ lực để giải phóng họ.
"Hãy tưởng tượng bạn tỉnh dậy và nhận ra mình bị khóa bên trong một cái hộp", Adrian Owen nói.
"Điều kỳ lạ là cái hộp này vừa khít với bạn đến từng ngón tay, ngón chân và bạn có thể nghe mọi thứ đang xảy ra xung quanh, tuy nhiên lại không ai nghe thấy tiếng nói của bạn".
"Cái hộp này vừa khít với khuôn mặt bạn đến nỗi môi bạn không thể cử động và không thể tạo ra tiếng động."
"Ban đầu, mọi thứ giống như một trò đùa. Nhưng sau đó bạn dần nhận ra thực tế".
"Bạn nhìn thấy gia đình than khóc về số phận của bạn. Bạn cảm thấy lạnh, rồi lại nóng. Bạn luôn luôn cảm thấy khát nước. Những đợt thăm viếng từ gia đình và bạn bè của bạn giảm dần. Người bạn đời của bạn đi bước nữa. Và bạn không thể làm gì để thay đổi điều đó".
Những người sống đời sống thực vật vẫn còn tỉnh, nhưng không nhận biết điều đó. Mắt của họ vẫn mở và thỉnh thoảng đảo quanh.
Họ có thể cười, nắm tay người khác, khóc, rên rỉ hay lẩm bẩm. Nhưng họ không phản ứng trước một cái vỗ tay, không thể nhìn thấy hay hiểu người khác đang nói gì.
Phản ứng của họ không phải là có chủ đích, mà là theo quán tính.
Tất cả ký ức, cảm xúc và mục đích sống - những yếu tố khiến chúng ta là những cá nhân - đều biến mất.
Thế nhưng khi nhìn thấy đôi mắt họ hé mở, chúng ta không khỏi tò mò tự hỏi rằng, liệu có còn một chút sự sống nào ở đó hay không.
Định nghĩa cái chết
Một thập kỷ trước, có lẽ câu trả lời bạn nhận được sẽ là không.
Tuy nhiên điều này không còn đúng nữa.
Sử dụng các phương pháp quét hoạt động của não, Owen nhận ra những người bị giam cầm trong thân xác mình vẫn có thể suy nghĩ ở một giới hạn nào đó.
Một trong các biện pháp được các nhà nghiên cứu tại Cambridge sử dụng, đó là quan sát quá trình trao đổi chất, ví dụ như oxy và đường, trong não.
Một biện pháp khác phát hiện ra các vùng vẫn còn hoạt động trong não bằng chuyển động của các mạch máu.
Nửa thế kỷ trước, nếu tim ngưng đập, bạn có thể bị cho là đã chết dù có thể bạn vẫn còn nhận thức được mọi thứ xung quanh ngay cả khi bác sỹ gửi bạn đến nhà xác.
Điều này có thể giải thích cho những câu chuyện kỳ bí về việc người chết "sống lại".
Hồi năm 2011, chính quyền tỉnh Malatya của Thổ Nhĩ Kỳ công bố việc xây một nhà xác với một hệ thống báo động và cửa làm lạnh có thể được mở từ bên trong.
Vấn đề ở đây là định nghĩa của giới khoa học về "cái chết" vẫn là điều chưa rõ ràng.
Sự sống không còn được gắn trực tiếp với nhịp đập của trái tim, Owen giải thích.
Nếu tôi có một trái tim nhân tạo, liệu có phải tôi đã chết? Nếu sự sống của tôi được duy trì bằng máy móc, liệu có phải tôi đã chết? Liệu một người mất khả năng tự duy trì sự sống có bị cho là đã chết?
Không, bởi vì nếu như thế thì tất cả chúng ta đều bị xem là đã "chết" suốt 9 tháng trong bụng mẹ
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/625/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/14/141114054018_1_624x351_thinkstock_nocredit.jpg
Một số bệnh nhân sống thực vật vẫn nhận thức một cách giới hạn về mọi thứ xung quanh
Phương phát quét não
Vào năm 1997, Kate Bainbridge, một giáo viên 26 tuổi, bị hôn mê sau khi mắc một căn bệnh có triệu chứng giống như cúm.
Não của cô cũng như toàn bộ thân não bị sưng tấy.
Vài tuần sau khi các khu vực nhiễm trùng đã khỏi, Kate tỉnh dậy từ hôn mê nhưng sau đó bị chẩn đoán là chỉ còn sống thực vật.
Bốn tháng sau đó, Kate trở thành bệnh nhân sống thực vật đầu tiên được nhóm các nhà khoa học tại Cambridge nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu, được công bố vào năm 1998, đã gây nhiều bất ngờ.
Không những Kate nhận ra các khuôn mặt mà não của cô còn phản xạ không khác gì những người khỏe mạnh.
Kết quả quét não của cô cho thấy nhiều đường màu đỏ, đánh dấu hoạt động ở vùng sau não, vốn giúp nhận diện các khuôn mặt.
Sáu tháng sau đó, Kate tỉnh giấc.
"Họ nói tôi không thể cảm thấy đau đớn. Họ hoàn toàn sai," Kate nói.
Đôi lúc cô đã muốn gào lên, nhưng các y tá lại tưởng đây chỉ là phản xạ theo quán tính.
Các y tá trong bệnh viện không biết được nỗi đau cô đã cảm nhận trong quá trình điều trị.
Đã có những lúc cô cảm thấy tuyệt vọng và muốn tự sát bằng việc nín thở.
"Tôi không thể ngăn mũi mình ngưng thở. Cơ thể tôi dường như không muốn chết," Kate nói.
Các nhà khoa học như Owen, Laureys và Schiff đã đề nghị xét lại một số trường hợp bị cho là sống thực vật.
Nhiều người trong số này vẫn hoàn toàn ý thức được mọi thứ xung quanh, nhưng lại bị giam lỏng trong chính thân xác mình.
Vào năm 2006, Owen và Laureys tìm cách đối thoại với các bệnh nhân đang sống thực vật.
Một trong số này là Gillian (tên đã được thay đổi), 23 tuổi, vốn đã sống thực vật sau khi bị tai nạn tông xe vào năm 2005.
Owen đã nghiên cứu phản xạ não của những người khỏe mạnh khi ông yêu cầu họ tưởng tượng đang chơi tennis hoặc đi quanh nhà.
Owen sau đó đã yêu cầu Gillian làm điều tương tự.
Điều bất ngờ là bộ não 'thực vật' của cô đã có những phản xạ theo đúng trình tự với những bộ não khỏe mạnh khác và Owen nhận ra ông có thể đọc được suy nghĩ của cô.
Ngày nay, hành trình từ sự sống đến cái chết thường phụ thuộc vào câu hỏi "não đang như thế nào", thay vì "tim đang như thế nào".
Não một bệnh nhân sống đời sống thực vật vẫn hoạt động và họ có thể hô hấp không cần trợ giúp.
Họ vẫn nhận thức được một phần nào đó về mọi thứ xung quanh và có hy vọng, dù là mong manh, có thể phục hồi.
PhiHuong
15-11-2014, 12:48 PM
Như chiếc này, mà còn giấy tờ đầy đủ, bên em thâu lại từ 6 đến 10 chai, tùy bộ đồ lòng nữa. CLB giờ có khoảng chục chiếc rồi.
Chợ xe trên mạng có đấy, trung bình khoảng (5) năm triệu một chiếc, mua chục xe một lúc cũng có.
đi thẳng từ cồng B là ra phố Đại La, vòng sang Bạch Mai rẽ Tạ Quang Bửu là sang Bách Khoa, bọn em toàn đi lối tắt, cái đường bé tý ấy, em gõ nhầm chợ Mơ he he!
Tưởng nhầm mới là nhầm, đi đường Bạch Mai thì đúng là qua Chợ Mơ, có điều Chợ Mơ bây giờ chỉ còn trong ký ức. "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo / Nền cũ lâu đài bóng tịch dương".
Alent_Tab
15-11-2014, 08:31 PM
em ăn ở đó ít nhất gần 3 năm, em học khu cầu giấy nhưng hay lên đó ăn cơm với ông già làm ở Bộ giáo dục chỗ đường Đại Cồ Việt, vào Bách khoa, Xây Dưng đánh chắn suốt, những ngõ ngách khu Đồng Tâm, bạch Mai em nhớ hết, nhưng đợt vừa rồi qua thấy bọn nó xây bịt kín hết
Thợ Điện
16-11-2014, 12:11 AM
Công việc ra sao rồi ông Kiếm ? Nguyên tắc cơ bản ông phải để lại một phản hồi dù việc lớn hay nhỏ cho người khác yên tâm chứ .Ông cứ yên lặng để người ta phải hỏi lại là không hay rồi .Mà tôi cũng không vội vã chỉ nhẹ nhàng chờ ông 4 ngày .Xong mới hỏi Agent để chắc chắc đã xong rồi mới hỏi ông .Việc bé bằng cái móng tay mà ông làm tôi mất công quá
Kiem_Nhat
16-11-2014, 02:00 AM
Công việc ra sao rồi ông Kiếm ? Nguyên tắc cơ bản ông phải để lại một phản hồi dù việc lớn hay nhỏ cho người khác yên tâm chứ .Ông cứ yên lặng để người ta phải hỏi lại là không hay rồi .Mà tôi cũng không vội vã chỉ nhẹ nhàng chờ ông 4 ngày .Xong mới hỏi Agent để chắc chắc đã xong rồi mới hỏi ông .Việc bé bằng cái móng tay mà ông làm tôi mất công quá
Em làm xong tối hôm thứ Năm rồi; Em đang đợi tin anh GÀ, cũng đã hai ngày rồi. Cảm ơn anh nhiều , Agent đến em chiều thứ Năm 13 tây, lúc 2.00 pm. Em xin lỗi không phản hồi kịp thời để anh bận tâm!!!.
ChienKhuD
16-11-2014, 02:11 AM
Vừa uống cafe vừa canh project. Người thì nhiều mà project thì ít nên phải canh và tranh hè hè. Không biết hộp thư mình có vấn đề gì không mà pm cho ông Thợ và ông Trung không thấy trả lời...
ChienKhuD
16-11-2014, 02:35 AM
Mời ông CKD chiều 19/11 qua chơi bên Cỏ Xanh, gặp đoàn TLKĐ, vào đấu giải Tăng Nguyên Giai. Nhớ qua đấy!
Cảm ơn ông Kiếm. Hẹn gặp ông và đoàn ở Cỏ Xanh.
Thợ Điện
16-11-2014, 03:19 AM
pm cho ông Thợ và ông Trung không thấy trả lời...
trả lời rồi ông ơi
Alent_Tab
16-11-2014, 03:36 AM
chả biết bác Hưởng có thích món đậu mơ, cà mơ không?
Giờ ở chợ nào cũng có bán nhưng nge nói họ làm bằng máy xay thay vì thủ công như trước, nhưng ăn vẫn ngon ra phết
"Đậu Mơ chấm với mắm tôm
Ăn xong buổi sáng đến hôm lại thèm
Tại sao anh lấy được em
Vì mê Mai Động, vì thèm đậu Mơ”.
Thợ Điện
16-11-2014, 04:18 AM
Định kì này về khuân cho ông D cây đàn .Nhớ thuở xưa lúc máy bay ngừng ở phi trường Narita Nhật 8 tiếng chờ đợi ,ăn udon rồi ngủ mãi cũng chán .Thức dậy đi loanh quanh một hồi chán quá bèn tìm một góc khuất lấy đàn ra chơi ,cái mũ da cũ để cạnh vì mình đi máy bay phải đội mũ không thôi đường dài cái máy lạnh phả xuống hay hắt hơi .Mình thì mải mê đàn có để ý gì đâu lát sau ngừng chơi thấy mũ đầy tiền thì ra người ngoại quốc tưởng mình chơi nhạc ăn xin .Sau này qua Louisiana cũng hay thấy nhiều người da đen chơi nhạc Jazz ở các góc phố ,khách bộ hành đi qua lại ai muốn cho thì cho nhưng không bao giờ xin
Về lại Gate của mình rủ cô bạn đi ăn ,lúc trả tiền cô thấy mình móc ra một đống tiền Nhật ngạc nhiên quá hỏi -Tiền đâu vậy ?
Mình cũng thành thật kể .Cô ấy cười phá lên bảo -Không ngờ đời mình lại có lúc cặp kè với gã ăn xin
huyenmapu
16-11-2014, 07:25 AM
Một nỗi nhớ nho nhỏ bác Lâm nhỉ. Phải gần tháng rồi cháu mới bị mất ngủ như hôm nay. Làm cốc cafe ban chiều, biết chắc đêm mất ngủ nhưng vẫn thích và uống bừa. Hôm nay trong lúc làm việc cháu nhớ đến buổi cuối cùng gặp bác tại Sài Gòn. Tại lúc đó nhìn một nhóm bạn ngồi ăn và ôm hôn nhau thân thiết quá, làm cháu thấy người Châu Á mình tính hay ngại ngùng. Có yêu quý nhau đến mấy cũng chỉ dám bắt tay. Cháu Lên đây chỉ là tâm sự vậy thôi ạ :chaochao .
Congaco_H1R5
16-11-2014, 08:27 AM
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/10392496_765255133511895_6717753372721084313_n.jpg?oh=f444713c03ef4defdadbd03358a6e2b2&oe=551D9FD4
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/535943_765255126845229_509132077318474963_n.jpg?oh=802702b2789970bb134f9fef0fd28867&oe=55162E12
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10408076_765255130178562_6225952774268004566_n.jpg?oh=f6beb7d9262d17d317eb1055c18b6137&oe=54D9C1A1
https://scontent-b-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10516741_765255190178556_384513471420080470_n.jpg?oh=757945d2aa2c906017090f5f218754c4&oe=54D9820F
Sau 3 ngay lưu lạc ở nhà xe vì trên địa chii chỉ để là "anh Gà H1R5", cái thằng nhà xe thì cũng lười gọi và đổ thừa không biết địa chị, sáng nay bực quá măng cho nó mấy mắng nên 1 tiếng đồng hồ sau quà đã tới tận nhà.
Cảm ơn anh Lâm và Kiem_Nhat rất nhiều.
Thợ Điện
16-11-2014, 08:39 AM
Thấy bác Gà vui tôi cũng vui lây,làm tôi sốt ruột trách oan thằng em Kiếm .Nhưng thôi là người nhà oan ức tí thì mai mốt về đi uống rượu .Chúng ta là anh em mà các bác ,có là anh em mới nghĩ sao nói vậy chứ
Chúc bác Gà mau mau khai cần thắng lợi lớn bắt hết cá hồ Đa nhim ,nhưng phải kín đáo không thôi ông Sáu lại gọi là ngư tặc hehe
Kiem_Nhat
16-11-2014, 11:06 AM
Thấy bác Gà vui tôi cũng vui lây,làm tôi sốt ruột trách oan thằng em Kiếm .Nhưng thôi là người nhà oan ức tí thì mai mốt về đi uống rượu .Chúng ta là anh em mà các bác ,có là anh em mới nghĩ sao nói vậy chứ
Chúc bác Gà mau mau khai cần thắng lợi lớn bắt hết cá hồ Đa nhim ,nhưng phải kín đáo không thôi ông Sáu lại gọi là ngư tặc hehe
Anh Gà nhận được, em mừng lắm!!! Vụ này em cũng xin rút kinh nghiệm, em làm đúng quy trình, nhưng thiếu báo cáo kịp thời lên cấp trên, và lơi lỏng trong khâu giám sát quá trình vận chuyển nên làm các bên đều lo lắng không đáng có, em xin tự kiểm điểm!!!
Alent_Tab
16-11-2014, 11:47 AM
bác Lâm Thao câu đi rồi chia sẽ kinh nghiệm câu với mọi người nhé, chờ mãi bài viết mà bác chả cho ra bài nào, câu máy em gà lắm cách móc mồi , sửa cần còn chưa biết đâu.
ông Kiếm ghi thế chuyển xe thì ai người ta biết nick trên thăng long kỳ đạo mà gừi, mụ ghi số điện thoại của mụ Gà, địa chỉ, trước khi gừi hàng hỏi thằng nhận bao giờ tời bến nào thì alo cho người đó nhận, chứ ai lại ghi nick nêm trên Thang long kỳ đạo bao giờ
Alent_Tab
16-11-2014, 11:55 AM
Gửi xe chả bao giờ mất hàng, kể cả gửi tiền, hàng hóa vài trăm triệu trước Tab làm thuê cho bọn Đức, hàng chuyển đến đại lý các tỉnh chỉ cần quan hệ với một nhà xe, hồi ý thường là nhà xe gia đình, nhưng lắm lúc nó chạy, khách hàng thì đòi chuyển ngay, nên bạ đâu chuyển đấy, ghi được mỗi cái số điện thoại, biển số xe ô tô, hàng vật liệu chuyến bét nhất cũng hơn trăm củ. mà chả bao giờ mất, đi cả trăm chuyến mới dám phát biều như vậy
Kiem_Nhat
16-11-2014, 12:06 PM
bác Lâm Thao câu đi rồi chia sẽ kinh nghiệm câu với mọi người nhé, chờ mãi bài viết mà bác chả cho ra bài nào, câu máy em gà lắm cách móc mồi , sửa cần còn chưa biết đâu.
ông Kiếm ghi thế chuyển xe thì ai người ta biết nick trên thăng long kỳ đạo mà gừi, mụ ghi số điện thoại của mụ Gà, địa chỉ, trước khi gừi hàng hỏi thằng nhận bao giờ tời bến nào thì alo cho người đó nhận, chứ ai lại ghi nick nêm trên Thang long kỳ đạo bao giờ
Ơ, cái mụ Tab này hay chửa? Nhà xe Minh Thành rất uy tín trên tuyến đó, tôi vừa điều tra nguyên nhân rõ rồi: thằng chả đến nhà tôi lấy hàng thay vì trùm nhẹ tờ A4 vào đầu cận là xong, đây thằng chả lấy nguyên con cuốn vào giữa cột, về trên đó rất sớm, nhưng làm mất số ĐT anh Gà nhà ta, nên không biết sao liên lạc. Xong rồi đi ngoáy tai , làm mặt , gội đầu gì đó, sướng quá, ngủ quên luôn, rồi quên bẵng đi. Thế tôi đố mụ biết: ngoáy taii thì cây bông sướng hay lỗ tai sướng; mụ trả lời đúng, tôi biếu một xị diệu!!!:D
Kiem_Nhat
16-11-2014, 12:10 PM
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/535943_765255126845229_509132077318474963_n.jpg?oh=802702b2789970bb134f9fef0fd28867&oe=55162E12
Sau 3 ngay lưu lạc ở nhà xe vì trên địa chii chỉ để là "anh Gà H1R5", cái thằng nhà xe thì cũng lười gọi và đổ thừa không biết địa chị, sáng nay bực quá măng cho nó mấy mắng nên 1 tiếng đồng hồ sau quà đã tới tận nhà.
Cảm ơn anh Lâm và Kiem_Nhat rất nhiều.
Anh Gà thấy chữ viết tay của em đẹp không anh? Có hơi run tay một chút thôi!
Alent_Tab
16-11-2014, 12:13 PM
à mà quên, đấy là hàng chuyển cá nhân, ít thứ chứ bạn nào a ma tơ chuyển hàng cho công ty không cầm vận đơn, giấy xuất kho, thuế giá trị gia tăng, đơn vận Nhập khẩu.. nếu gặp cớm thì ăn b... ngay thằng nhân viên khôn tý giả vờ móc điện thoại alo anh này anh kia không chịu ký vào - chuyển kho chờ giải quyết còn được, chứ không là mất mẹ chuyến hàng ngay, sau này có dù đem đủ giấy tờ đến thì hàng đã bốc hơi mẹ hết gùi, có kiện được khối, bọn HQ nó thanh lý hết hàng gùi, các bố đưa giấy tờ đầy đủ ra nhưng nó viện đủ thứ chẳng hạn như màu sắc, sản phẩm không đúng kích cỡ sai vv có kiên được con củ cải
Congaco_H1R5
16-11-2014, 12:14 PM
Anh Gà thấy chữ viết tay của em đẹp không anh? Có hơi run tay một chút thôi!
Quá đẹp luôn - hehehe
Kiem_Nhat
16-11-2014, 12:20 PM
Quá đẹp luôn - hehehe
Em có nhớ ông Thợ có một còm trước đây: Đọc hiểu hết trơn :D, thôi chúc anh cuối tuần vui vẻ, câu được nhiều cá!!!
Anh cần gì cứ phone cho em nhé!
Em Kiếm Nhật
Toàn dạy nhau hư :botay
Hôm nào dò la xem trên Đơn Dương có ai quen làm ở đập Đa Nhim không, ngổ méc :khicuoi
Kiem_Nhat
16-11-2014, 12:29 PM
https://scontent-a-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/535943_765255126845229_509132077318474963_n.jpg?oh=802702b2789970bb134f9fef0fd28867&oe=55162E12
Sau 3 ngay lưu lạc ở nhà xe vì trên địa chii chỉ để là "anh Gà H1R5", cái thằng nhà xe thì cũng lười gọi và đổ thừa không biết địa chị, sáng nay bực quá măng cho nó mấy mắng nên 1 tiếng đồng hồ sau quà đã tới tận nhà.
Cảm ơn anh Lâm và Kiem_Nhat rất nhiều.
Ơn giời, cậu đây rồi!!!
em còm nốt phát này thôi , rồi em biến :D
Sáng nay, ngồi cùng thím 6 ở Nhím , chả thấy ông Trung nhắn nhủ gì cả, nên em cũng về. Thôi đến 18 tây thì tùy cơ ứng biến vậy!!!
ChienKhuD
16-11-2014, 08:53 PM
Cô ấy cười phá lên bảo -Không ngờ đời mình lại có lúc cặp kè với gã ăn xin
Đâu phải ai đàn cũng có tiền đâu, phải tài hoa lắm mới vừa có tiền vừa có người đẹp. Lúc ấy bác Thợ đem đàn về dùng hay đem cho bạn vậy. Khuân cây đàn to như thế thật vất vả quá bác.
Hộp thư có thể bị lỗi hoặc full quá nên không nhận được thư mới của bác. Đã xóa gần hết thư cũ cũng không nhận được :).
Kiem_Nhat
16-11-2014, 09:25 PM
Đâu phải ai đàn cũng có tiền đâu, phải tài hoa lắm mới vừa có tiền vừa có người đẹp. Lúc ấy bác Thợ đem đàn về dùng hay đem cho bạn vậy. Khuân cây đàn to như thế thật vất vả quá bác.
Hộp thư có thể bị lỗi hoặc full quá nên không nhận được thư mới của bác. Đã xóa gần hết thư cũ cũng không nhận được :).
Vậy, bác Thợ là dân đàn , sáo cao thủ rồi!~
Thợ Điện
16-11-2014, 09:47 PM
. Lúc ấy bác Thợ đem đàn về dùng hay đem cho bạn vậy:).
Đem về cho bạn ông D .bạn mình có thể đàn hay ,có thể không ,nhưng miễn biết chơi và quí đàn là cũng đáng cho mình mang về rồi
Các ông bạn đưa mình ra phi trường thường hỏi -Sao ông không gửi bưu điện cho nó khoẻ mang vác làm gì khổ thân
Các ông ấy không biết ,phi trường đâu có cho gửi theo hành lí vì là đồ dễ vỡ mình phải xách tay thôi .Gửi bưu điện thì tốn 500$ shipping fees mắc thấy mồ ,tuỳ cái hoang phí thôi mà chắc gì đã an toàn
Xách tay là chắc ăn nhất .Tôi có nhiều đàn ,nhiều súng nhưng cũng bán từ từ hết .Vì già rồi ít chơi nên để cho những món đồ ấy tìm một ngôi nhà mới, hơn nữa cố giữ cũng vậy thôi đến ngày N giờ G cũng phải có một cuộc chia tay với chúng vậy
Đàn cũng như người .nhân vô thập toàn .Có cây nhìn thấy ngay khuyết điểm ,có cây phải chơi vài tháng ,có cây phải vài năm giống như nuôi con sau một thời gian dài nó lớn rồi mới trở chứng Ông đừng lo tôi vất vả ,đàn thì cho nhưng công mang thì không cho khi nào hết tiền tôi sẽ charge ông shipping cost
Giai nhân nào mà không có khuyết điểm chỉ là thô hay tế thôi ,có người chợt chán sau một lần gặp gỡ ,có người đôi ba tháng ,có người mình chót dại lấy về sống đôi ba năm rồi mới biết .Nói thế không phải là không có người toàn bích .Nhưng của báu trên đời dễ gì tới phần ông và tôi he he
Em nghĩ là bác Lâm ôm cây đàn te te lên máy bay, rồi nở 1 nụ cười tươi như hoa Quỳnh cuả ông Wind để hỏi nhờ em đẹp Tiếp Viên trên máy bay cất hộ cây đàn ( nhớ coi bản tên cô ấy và tốt nhất là hỏi luôn sdt di động :) ).
Thợ Điện
16-11-2014, 11:40 PM
tốt nhất là hỏi luôn sdt di động :) ).
Có hỏi ai mà thèm trả lời ông ơi ,mình đã qua cái thời có thể làm phụ nữ xao xuyến từ lâu rồi .Biết mình ở đâu trong lòng người đã là khởi đầu sự minh triết rồi ông ạ
Biết mình xem ra khó vì người ta hay ảo tưởng về mình ,về mọi thứ mình có kể cả những thứ mình không có mà cứ tưởng là có
Về cái khoản này tuơng đối tôi chính xác .Khốn khổ cho thân tôi ,sồn sồn cũng gọi mình bằng bác ,be bé thì gọi mình là ông .Nước non gì nữa mà ông trông chờ ?
roamingwind
17-11-2014, 08:24 AM
Sắp tới mùa lan đất rồi đó; ông Tý và cô Huyền có trồng Lan không?
Cây nhà mới ra búp.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20141116_125925_zps3d4588e1.jpg
Đám này hai năm năm nay tịt ngòi, năm nay mới bắt đầu ra bông lại. Số là chừng 2 năm trước chúng ra bông nhiều lăm. Như vầy nè.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_0492_zps7412a0ff.jpg
tôi thấy đã quá. Làm tài lanh, xé chúng ra làm hai chậu. Nghĩ là rộng chổ cho chúng lớn ai ngờ lúc đó tôi không biết lan đât thich chật chật mới ra bông. Chậu rộng tụi nó hoan man không biết làm gì. Im luôn hai
năm rồi. Thế mới rút kinh nghệm, một lần ra Hoa không phải là xong; phải xem xét rình rò mấy cái lỉnh kỉnh như đất, nước, thân cây ra sau. Nếu không năm sau chưa chăc.
Như cây lan này
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20141116_140812_zps2b6cb6f5.jpg
tôi lở tay làm nó chịu không nổi thăng luôn.
Ông Wind có hoa tay ghê :) . Tôi mới chuyển nhà nên chưa trồng nhiều hoa được. Bạn tôi có loại lan cũng đẹp kêu tôi bứng về trồng. Mùa hè tới chắc là phải xin vài nhánh.
Bên cờ vua đang xôm tụ ông Wind nhỉ. Kiện tướng nước tôi ( tôi đang ở nước của hắn mà ) thắng hên trận vừa rồi sau khi xuống cơ sót nước mà địch thủ không tận dụng. Tuy hắn thắng nhưng trả lời phỏng vấn với báo VG Na-Uy thì hắn nói không hài lòng với sai sót của hắn ở trận thi đấu vừa rồi. Nguyên ngày hôm qua hắn thư thả chơi bóng trong khi địch thủ đang miệt mài nghiên cưú để chuẩn bị cho trận ngày thứ hai tuần này.
Alent_Tab
17-11-2014, 11:36 AM
mụ Kiếm hỏi như cái xìn ấy, ngoáy tai thì cả bông và tai đều sướng nghe chửa, nhưng cài nào sướng nhất là tùy theo ngữ cảnh.
chị già rồi,, vào xem bình cờ thỉnh thoảng đi thổi kèn sắc sô thôi, vậy mới là tao nhã.
Có hỏi ai mà thèm trả lời ông ơi ,mình đã qua cái thời có thể làm phụ nữ xao xuyến từ lâu rồi .Biết mình ở đâu trong lòng người đã là khởi đầu sự minh triết rồi ông ạ
Biết mình xem ra khó vì người ta hay ảo tưởng về mình ,về mọi thứ mình có kể cả những thứ mình không có mà cứ tưởng là có
Về cái khoản này tuơng đối tôi chính xác .Khốn khổ cho thân tôi ,sồn sồn cũng gọi mình bằng bác ,be bé thì gọi mình là ông .Nước non gì nữa mà ông trông chờ ?
He he bác ơi, em đâu có nghĩ nước non gì khi hỏi sdt. Chỉ là hỏi cho có hỏi thôi. Thậm chí không cần nhớ. Nhưng chắc chắn người được hỏi sẽ nhớ là có người đã hỏi. Hỏi sdt chỉ là để nhớ ... cây đàn ..đã gởi người nào thôi :)
Kiem_Nhat
17-11-2014, 06:28 PM
Em còn niềm vui nhỏ đây, chẳng biết cờ quạt cao thấp làm sao?! Nhưng nhìn nó cũng đáng yêu đấy chứ các anh (2 kỳ thủ nhí : Con gái của Kiếm Nhật vs Con gái của Diễm Lộc_Kỳ hội quán)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/17/18/17/3096689736_1939361299_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3096689736)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/17/18/17/3096689762_1510308417_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3096689762)
Ván cờ căng thẳng quá!!!
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/17/18/17/3096689746_564761941_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3096689746)
Lớp măng này không biết bao giờ chín đây
roamingwind
17-11-2014, 08:36 PM
Ông Wind có hoa tay ghê :) . Tôi mới chuyển nhà nên chưa trồng nhiều hoa được. Bạn tôi có loại lan cũng đẹp kêu tôi bứng về trồng. Mùa hè tới chắc là phải xin vài nhánh.
vậy là, theo tục lệ Na-Uy ông đã kể, có ăn nhậu nữa phải không?
Bên cờ vua đang xôm tụ ông Wind nhỉ.
Tôi phải dậy 4, 5, giờ sáng để xem trực tuyến. Gà nhà ông sức trẻ, Anand chơi không lại. Thôi, lòng trời đã nghiên về phương Tây thì chịu thôi.
Ông Wind nói đúng rồi. Mấy người ăn nhậu như tôi ;) thì mê tín lắm lắm. Cứ có cái gì thay đổi dù nhỏ cũng phải bày tiệc. Nhiều khi cũng muốn ta đây không cổ hủ mê tín nữa, nhưng tới lúc đó thì dể gì he he.
Trận đấu đến phút này coi căng thẳng qúa. Hơn 11 phút rồi mà Carlsen cứ thay đổi kiểu ngồi rồi gải gải...
Kiem_Nhat
18-11-2014, 01:41 AM
Hai cha con đi uống cà phê tối nay, gặp quán này, ông chủ mê câu cá (không biết có mê cờ tướng không nữa). Em chụp tấm này tặng anh Gà
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/18/01/33/3096787333_1132454386_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3096787333)
Quanh quán toàn tranh ảnh về cần câu và cá
Alent_Tab
18-11-2014, 09:09 AM
bố Kiếm nhựa ngoài cho con gái học cờ, những cái tối thiểu như cắm nồi cơm, cùng bố nhặt rau chế biến món ăn cũng phải tập cho cháu
con gái tôi còn mua cả bộ đồ thêu cho nó về tập- giả sử sau này con thêu áo cho người yêu nó nữa.
học hành thì không quan trọng lắm, trung bình cũng được, nhưng nó phải là đứa biết dẫn dắt tụi bạn, thủ lĩnh về bắt cứ lĩnh vực gì,
nhóc tớ bằng tuổi con nhà Kiếm nhưng nó dà dặn lắm, biết ngồi bán cá vàng, cây cảnh với bố- nói tiếng Anh cũng rất tốt
Alent_Tab
18-11-2014, 09:18 AM
Có hỏi ai mà thèm trả lời ông ơi ,mình đã qua cái thời có thể làm phụ nữ xao xuyến từ lâu rồi .Biết mình ở đâu trong lòng người đã là khởi đầu sự minh triết rồi ông ạ
Biết mình xem ra khó vì người ta hay ảo tưởng về mình ,về mọi thứ mình có kể cả những thứ mình không có mà cứ tưởng là có
Về cái khoản này tuơng đối tôi chính xác .Khốn khổ cho thân tôi ,sồn sồn cũng gọi mình bằng bác ,be bé thì gọi mình là ông .Nước non gì nữa mà ông trông chờ ?
câu này hay quá bác Lâm, em cũng vậy ra đường toàn bị gọi bằng bác hoặc chú, trước đây mỗi tháng sắm vài cái áo, vài đôi giáy giờ toàn mặc đồ cũ, người toàn mùi cá lại gần bọn con gái nó đã sợ rồi, gõ Ipad cũng khoog được vì mắt kém
thôi cố để thằng con trai nó thay vậy vì nó nhìn hơi kháu trai, lại có tuổi trẻ nữa
Kiem_Nhat
18-11-2014, 10:32 AM
Tôi thấy anh chăm sóc được con cái như vậy, tôi quý anh lắm và mong được như anh; Nhưng cảnh tôi , anh em cũng thừa hiểu rồi; Vừa chiến đấu vừa nuôi con. Hổng cái hậu tuyến khổ lắm; Ai cũng có cái gánh nặng riêng. Nhiều lúc phải hy sinh mình đi để có điều kiện cho con ăn học và phát triển.
Ở tuổi này, tôi chỉ cần cháu tự biết chăm sóc bản thân và học thêm nữ công gia chánh thôi!!!. Tôi hy vọng ở nó nhưng không kỳ vọng nhiều đâu.
ChienKhuD
18-11-2014, 10:39 AM
Thì mấy đứa đó không phải bằng tuổi con cháu mấy ông sao? Ông nào cũng ngoài 50 còn gì. Chỉ trừ ông Tý ra thôi. Lần trước về đi nhậu chung con bé tiếp viên cứ anh anh em em với ổng còn với tôi thì cứ chú chú cháu cháu.
jayjay
18-11-2014, 11:11 AM
Đừng gọi anh bằng chú, a không thích thế đâu.
Mình chỉ cách xa nhau có một vài ba giáp.
Vào một hôm trời mát mình thử phát xem sao.
Nếu mà nó không vào, thì gọi anh bằng chú:))))
Alent_Tab
18-11-2014, 11:14 AM
cái quan trọng là cha mẹ phải biết hy sinh những thứ tầm thường để lo co con cái thôi, già rồi gái gú làm gì, chưa đươc 1 phút đã gọi chị ơi nghiêng bụng để em xuống.
kể cả những thứ mình ham mê cũng phải bỏ dần
ChienKhuD
18-11-2014, 11:26 AM
Đàn cũng như người .nhân vô thập toàn .Có cây nhìn thấy ngay khuyết điểm ,có cây phải chơi vài tháng ,có cây phải vài năm giống như nuôi con sau một thời gian dài nó lớn rồi mới trở chứng
Chắc phải chơi những bài khó thì mới lòi ra khuyết điểm đúng không bác Thợ. Có cậu nhạc viện nọ dùng cây đàn hơn 20 triệu đến học với thầy Dũng đánh không ra được mấy nốt trong tác phẩm nọ. Xét đàn cũng như xét người phải dùng phép của Khổng Minh. Bảo rằng tôi thanh liêm chưa hẳn đã đúng. Thử đặt tôi vào hoàn cảnh vợ bệnh con đau, gia cảnh khốn khó xem tôi có còn thanh liêm nữa hay không hè hè.
Bác mà ship cây đàn 2000$ về đây thì nó sẽ biến thành cây đàn 20$ mất. Bác nhớ bài tập làm văn của cô bé lớp 3 chứ tả rất chân thực về nghề nghiệp của bố mẹ nó. Thằng bạn tôi làm sáo gỗ, sáo đầu rồng ship sang Mỹ, ông khách nhận được thì chiếc hộp vỡ tan tành và còn in cả dấu giày trên ấy. Cái tội đóng hộp kỹ quá không thể gỡ ra xét được...
Thì mấy đứa đó không phải bằng tuổi con cháu mấy ông sao? Ông nào cũng ngoài 50 còn gì. Chỉ trừ ông Tý ra thôi. Lần trước về đi nhậu chung con bé tiếp viên cứ anh anh em em với ổng còn với tôi thì cứ chú chú cháu cháu.
Ông D này ác nhân. Ổng mà nhận thứ 2 thì không ai dám nhận thứ 1 :))
Ai đời chuyện đã bảo giấu giùm ông lại sơ ý huỵch toẹt ra thế này. Nhở mà cả làng biết được thì tôi phải ăn nói làm sao đây. Cũng may chưa ai biết nên tôi cũng yên lòng :venhvao
Kể nhỏ với ông D chuyện này. Và ông giử kín hộ tôi, không được kể chuyền cho người chưa quen nhé.
Số là ngày xưa ở Phi, tôi được ở chung với vài em độc thân chưa chồng.
Có 1 hôm tôi hỏi em tên Linh : Khuya rồi sao em chưa ngủ ?
Em trả lơì: em đang nhớ nhà .
Tôi : ok, vậy lát nữa đi ngủ nhớ gọi anh ngủ chung nhé.
Em : xí, ai cho anh ngủ chung?
Tôi: thì lâu nay mình vẫn ngủ chung đó mà.
Em : ......
Tôi : .....
Ai nghĩ sao không sao. Ý tôi là ngủ chung nhà đó mà, he he.
ChienKhuD
19-11-2014, 04:16 PM
Hôm này đến Cỏ Xanh hay tin ông Kiếm Nhật bị xuất huyết não phải nhập viện. Hiện không biết ông nằm bệnh viện nào sức khỏe ra sao. Ai có tin cho mọi người biết để giúp ông ấy trong lúc khó khăn...
Kiem_Nhat
19-11-2014, 05:05 PM
Hôm này đến Cỏ Xanh hay tin ông Kiếm Nhật bị xuất huyết não phải nhập viện. Hiện không biết ông nằm bệnh viện nào sức khỏe ra sao. Ai có tin cho mọi người biết để giúp ông ấy trong lúc khó khăn...
Tôi bị rối loạn Tuần hoàn não và chắc cảm nắng do hôm qua đi nắng nhiều quá!! Cám ơn ông D nhiều. Tôi mệt , sốt và đau nửa đầu sau thôi; May mà giải úp vẫn diễn ra tốt đẹp. Tôi nằm bẹp thêm một đêm chắc khỏi; Tôi nhờ mọi người ở nhà nấu ăn rồi; Mời ông tối ghé cùng ông Trung. Tôi thất lễ không đến đón tiếp được.
ChienKhuD
19-11-2014, 06:01 PM
Có gì đâu ông Kiếm thấy ông nói vậy tôi cũng đỡ lo. Chiều nghe em ông bảo thế tôi không biết tin tức làm sao. Thôi lần khác ông lên Bình Dương gặp nhau vậy.
Thợ Điện
20-11-2014, 07:24 AM
https://html1-f.scribdassets.com/3gjqo7myo03d06jd/images/1-77023b1d91.jpg
pr9mirFYuVE
Tzw8KIYRbBU
LfibwW-bQos
xZqWY6M1Ovg
Congaco_H1R5
20-11-2014, 07:34 AM
Tôi bị rối loạn Tuần hoàn não và chắc cảm nắng do hôm qua đi nắng nhiều quá!! Cám ơn ông D nhiều. Tôi mệt , sốt và đau nửa đầu sau thôi; May mà giải úp vẫn diễn ra tốt đẹp. Tôi nằm bẹp thêm một đêm chắc khỏi; Tôi nhờ mọi người ở nhà nấu ăn rồi; Mời ông tối ghé cùng ông Trung. Tôi thất lễ không đến đón tiếp được.
Tình hình hôm nay có khá hơn chưa hả Kiem_Nhat, bị cái chưng gì mà liên quan đến não nghe ngại quá!
Kiem_Nhat
20-11-2014, 04:43 PM
Tình hình hôm nay có khá hơn chưa hả Kiem_Nhat, bị cái chưng gì mà liên quan đến não nghe ngại quá!
Em khỏe rồi anh ạ! Hôm nay em hồi phục lại rồi. Em vẫn uống thuốc, nguyên một bọc to. Bắt đầu sống chung với lũ!!!
ChienKhuD
21-11-2014, 03:07 AM
http://quatructuyen.com/wp-content/uploads/thiep-mung-20-11.jpg
Dù đã ra trường nhưng chúng ta vẫn phải trả bài nên vẫn còn là học trò. Xin chúc mừng ngày 20/11 và gửi lời tri ân đến tất cả thầy cô.
Thợ Điện
21-11-2014, 06:42 AM
http://2.bp.blogspot.com/-uZAhjuni91M/Tg1DJr4UTGI/AAAAAAAAD_E/sZsh7yrE9WY/s1600/bad+teacher.png
Đã gọi là thầy (sư) thì không phân biệt cao thấp, cứ hơn một tí tẹo là có thể làm thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư). Chung quy chia làm hai hạng. Hạng tiên sư và hạng tục sư.
Hạng tiên sư vì người mà dạy cách làm người. Hạng tục sư vì tiền mà dạy cách làm tiền. Hạng tiên sư “lôi” kiến thức (vốn có sẵn) trong bụng học trò ra. Hạng tục sư “nhét” kiến thức từ ngoài vào. Vì vậy, tin theo tiên sư thì con người là tiểu vũ trụ. Tin theo tục sư thì con người là cái thùng chứa sách.
Hạng tiên sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ thiếu của mình. Hạng tục sư chỉ cho học trò thấy cái chỗ giỏi của mình. Thấy thiếu thì lo lắng, muốn được bổ sung, vì thế kiến thức tăng tiến. Thấy giỏi thì hung hăng, muốn được thi thố, vì thế kiến thức dừng lại. Hạng tiên sư nương theo con người mà hành đạo. Hạng tục sư nương theo chính trị mà hành nghề.
Nước có đạo lý thì tiên sư nhiều hơn tục sư. Nước vô đạo lý thì tục sư nhan nhản, có khi bói không ra một mống tiên sư nào. Chính trị đứng đắn chú trọng đến tiên sư. Chính trị lưu manh chú trọng đến tục sư. Bởi thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm người thì chính trị khó bịp, ngôi vua nguy như đèn ra trước gió, phải tử tế lắm mới mong giữ được. Thiên hạ ai cũng quan tâm đến việc làm tiền thì chính trị tha hồ bịp, ngôi vua chả cần tử tế vẫn có thể muối mặt mà cố đấm ăn xôi.
Giáo dục cốt làm thay đổi dân trí. Song không phải bao giờ cũng theo hướng nâng cao. Giáo dục vì dân nhằm vào cái chỗ sáng suốt của dân. Giáo dục lừa dân nhằm vào cái chỗ mê lú của dân. Huống chi cái việc học làm người kia lại vô cùng khó khăn. Bậc tiên sư dù cố đến mấy, rốt cuộc chỉ mang tiếng vẽ đường cho hươu chạy. Mấy ngàn năm càng vắng ngắt bóng người...
QuangHuy2009
21-11-2014, 09:29 AM
Bác Thợ Điện viết sâu sắc nhưng em không hiểu cái hình bad teacher minh họa cho bài viết có hợp lắm không nhỉ??!
Thợ Điện
21-11-2014, 09:53 AM
Tiên Sư - Good teacher
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR2OvPm2erPemO_V2891ZF-MGrDTkWBLVu_5uCQNuGiJfWh-PEF
Tục Sư -Bad Teacher
http://slopeofhope.com/wp-content/uploads/2014/06/cameron-diaz-bad-teacher-london-13.jpg
Đời bây giờ hiếm Tiên Sư chỉ còn Tục Sư thưa ông
Trong cuộc sồng đời thường thì không thiếu cái gì nói về đẹp và xấu. Như mặc định âm dương, cao thấp, trắng đen.... .
Quan trọng là lòng hướng thiện khi suy nghĩ hoặc làm 1 việc. Tuy có thể đẩy đưa do hoàn cảnh cho nên..., nhưng cứ nhìn về cái / điều tốt thì sẽ cho ra 1 sản phẩm tốt được công nhận.
yeulam_yeulai_laiyeulam
21-11-2014, 01:57 PM
Giáo dục cốt làm thay đổi dân trí. Song không phải bao giờ cũng theo hướng nâng cao. Giáo dục vì dân nhằm vào cái chỗ sáng suốt của dân. Giáo dục lừa dân nhằm vào cái chỗ mê lú của dân. Huống chi cái việc học làm người kia lại vô cùng khó khăn. Bậc tiên sư dù cố đến mấy, rốt cuộc chỉ mang tiếng vẽ đường cho hươu chạy. Mấy ngàn năm càng vắng ngắt bóng người...
Hay! em xin phép share.
Tontu
21-11-2014, 02:09 PM
Tha thứ có từ thiện niệm
“Tha thứ” có nghĩa là chịu đựng những sai trái của người khác, mà chỉ có những người có tâm trí sâu rộng mới làm được. Một người có tâm trí sâu rộng có thể hiểu những khó khăn của người khác và tha thứ những lỗi lầm của họ. Ví dụ như, nếu chúng ta làm điều gì sai trái, chắc chắn là chúng ta sẽ ân hận và hy vọng rằng người khác sẽ tha thứ cho chúng ta, để chúng ta có cơ hội sửa chữa lại và không bao giờ lầm lỗi như thế nữa. Nếu đặt chúng ta trong vị trí của những người khác, thì có ai không muốn được điều đó không? Nếu chúng ta có thể hiểu cảm nghĩ của người khác muốn được tha thứ, chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa và giá trị của “tha thứ”. Một người có tâm trí sâu rộng không những hiểu được tâm ý người khác, mà còn cho họ cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của họ.
Một lần, một bé gái đến nhà bạn cô ta để chơi. Cô ta lỡ làm bể cái bình mà mẹ của bạn cô ta rất quý. Cô ta sợ hãi và ân hận rất nhiều, vì cô ta biết rằng cái bình này là vật hồi môn của bà ngoại bạn cô ta để lại cho mẹ bạn. Cô ta vừa nói vừa khóc với mẹ của bạn cô ta “Cháu xin lỗi!”
Mẹ của bạn cô ta nói “Không sao đâu, không sao đâu. Đừng buồn, đừng buồn nữa”. Bé gái hỏi “Nhưng, đây là của hồi môn mà mẹ Bác để lại cho Bác phải không?” Mẹ của bạn cô ta trả lời “Cái bình đã bị vỡ, mặc dầu bác quý nó vô cùng, mẹ của Bác vẫn còn trong tâm Bác mãi mãi. Cái bình chỉ là vật kỷ niệm và nó có bị bể cũng không ảnh hưởng gì đến những kỷ niệm với mẹ của bác”.
Bé gái đó rất biết ơn về sự tha thứ mà bé có được. Từ câu chuyện này, bé gái học được, khi có việc xảy ra, một người không thể chỉ hiểu sự việc trên bề mặt, nhưng luôn luôn nhìn sự việc với tấm lòng và hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Từ đó, bé gái học được cái tính đối xử với người khác bằng sự nhẫn nhục, chịu đựng.
Một triết gia người Pháp nói “Sự khích lệ đóng góp từ 80 đến 90 phần trăm trong giáo dục. Giáo dục không phải chỉ là cho ăn, ngược lại nó nên được xem là sự kích thích, nuôi dưỡng trí tuệ”.
Những thiện ý sẽ mang lại một thế giới của Chân, Thiện, Nhẫn.
Tác giả: Pan Wenshan
ChienKhuD
21-11-2014, 06:47 PM
https://www.youtube.com/watch?v=QIqHCCCPmWM
There is a house in New Orleans
They call the Rising Sun
And it's been the ruin of many a poor boy
And God I know I'm one...
Thợ Điện
23-11-2014, 10:29 AM
Thuở ấy, bên cạnh Từ Hải, vị đại vương lừng lẫy oai danh, có một nhân vật kỳ tài, đáng liệt vào hàng “dị nhân”: họ Phàn, tên Cự, tự Bình Cung, ngay từ thời trẻ đã nổi tiếng tài hoa, cả một vùng Liêu Đông rộng lớn không ai là không biết tiếng. Cả Thanh Tâm Tài Nhân lẫn trong Truyện Kiều đều không thấy nhắc đến nhân vật này, có lẽ vì không liên quan nhiều lắm đến câu chuyện chính. Người viết những dòng này, nhân lần giở những thư tịch cổ, thấy những chuyện về nhân vật này thì giật mình kinh hãi, thầm tự nhủ: nếu không có Phàn kia thì chắc gì Từ đã thành Từ, ngay đến thành người còn khó, huống hồ… Nay xin chép ra đây để bạn đọc xem cho vui, và vì trong nguyên bản hơi văn cổ, ý tứ sâu xa, nên xin được phiên ra lời thường thời nay, để khỏi làm mệt trí bạn đọc.
Phàn, người thấp bé loằn choằn, dáng đi lật bật, trông hình dong chẳng có vẻ gì “tao nhân, mặc khách” cả. Tới ngoài hai mươi tuổi, thi thơ vạn quyển làu thông, không còn sách gì trong thiên hạ mà Phàn chưa từng đọc qua. Với Phàn, Khổng Mạnh – Trình – Chu – Lão – Trang chỉ như người quen biết cũ. Đỗ – Lý – Đào – Tô – Vương – Bạch… chỉ như bạn tâm giao thù tạc mà thôi. Cao ngạo, không màng danh lợi nhưng Phàn không giống các ẩn sĩ cứ phải chạy trốn lợi danh, xa lánh cõi tục; Phàn chỉ nhởn nhơ bầu rượu, túi thơ, cười cợt, đàn đúm với đủ hạng người trong thiên hạ. Sáng sớm cùng bọn vương tôn công tử cưỡi ngựa lên chơi trên non cao, hít thở hơi sương loãng, ngắm nhìn thế núi hình sông, chiều ngồi đánh cờ với vị thượng thư bị “biếm” về vùng này từ lâu, ấy thế nhưng đêm khuya còn thấy Phàn ngồi uống rượu, đánh bài với đám phu khiêng kiệu và chăn ngựa ở nhà dưới, rồi say sưa ôm vai mấy con người tục tằn, lầm lũi ấy, nghiêng ngả, lắc lư mà hát ô a những bài hát của kẻ trồng dâu, của người đánh cá. Có người bảo: giao du kiểu ấy, trong thiên hạ chỉ có thể là kẻ điên hay bậc chí thánh. Các bậc quyền quý trong vùng ngầm bảo nhau chớ dại mà động vào gã ấy, cái “hư danh’ của gã lớn lắm, mình dễ mất mặt như chơi. Quả vậy, đám người có danh tiếng đua nhau cầu cạnh làm thân với Phàn, trong khi những con người nghèo khổ thô kệch thường vẫn ngại ngùng, e dè mỗi khi được Phàn cư xử suồng sã. Số người tự nhận là học trò của Phàn rất đông tuy không thấy Phàn ngồi dạy học bao giờ. Có lẽ đám người này, nhân lúc giao du chơi bời, bái phục Phàn mà tôn làm thầy chăng?
Bữa kia có người họ Lương từ phương xa đến, vốn nghe danh Phàn đã lâu, muốn xin gặp mặt để đàm đạo văn chương. Hôm ấy trong nhà Phàn khách khứa đông, toàn những bậc “thức giả”, kẻ mới đến biện thuyết say sưa, rồi cao hứng đến gần kệ sách quơ tay rút hú họa một quyển, nhìn qua tên sách lật hú họa một trang, lấy ngón tay trỏ vào một chữ trong đó. Xong, ông ta đưa quyển sách cho mấy người đứng đó, còn mình nhắm mắt, khoanh tay đọc một hơi hơn một vạn chữ, mọi người dõi theo thấy không sai, không sót chữ nào, thảy đều lắc đầu lè lưỡi. Khách khoái chí định lặp lại trò đó với một quyển khác thì chủ nhân ngăn lại – “Hân hạnh, chúng tôi được thấy nhỡn tiền tài năng của tiên sinh, giờ xin mời quý khách cùng ra vườn sau, uống trà, thưởng hoa, rồi thong thả cùng nhau đàm đạo”. Phàn cho người nhà dẫn khách khứa ra vườn, còn mình xin lỗi ra sau. Một vườn cây um tùm chẳng có hoa, chẳng có bàn trà nào cả, bể nước, non bộ cũng không, chỉ thấy trên các cành treo rất nhiều lồng chim to nhỏ các cỡ, thảy đều sơn son thếp vàng. Khách đến gần xem chim, thì chỉ thấy một loài: vẹt, phải, mỗi lồng một con vẹt, bên lồng lại có tấm biển con đề chữ. Ghé mặt đọc những biển con ấy, khách giật nảy mình: “Khổng tử”, “Mạnh tử”, “Tuân tử”, “Chu Hy”, “Hàn Phi Tử” – Mỗi lồng chim gắn tên một bậc danh gia. Khách chưa hết hoảng hồn về trò chơi ngông của chủ nhân, thì bên tai đã vang lên “Luận ngữ”: con vẹt mang tên đức Khổng đang đọc thao thao. Từ cái cây đối diện cất lên rẽ rọt tiếng “Đạo Đức Kinh” là con vẹt mang danh Lão tử. Bên này, con “Mạnh tử” vừa cất tiếng thì hàng bên kia lại vang lên “Khư níp” từ cái lồng Trang tử, rồi “Cô phẫn”, “Thuyết nan” rõ là chú vẹt “Hàn Phi” rồi tất cả cùng cất lên một lúc, rào rào rất vui tai, nhưng không còn nghe rõ ra lời gì nữa. Mọi người đưa mắt nhìn Lương tiên sinh, nhưng không thấy ông ta đâu cả, bèn lục tục trở lại phòng khách vừa khi Phàn từ trên gác xuống đang đứng vươn vai: chủ nhân đã kịp làm một giấc ngon lành! “Chúng tôi qua đây chơi đã nhiều mà sao hôm nay mới được thấy kỳ quan của bác”. Khách hỏi – “Thì mãi đến hôm nay lũ vẹt của tôi mới gặp được địch thủ ngang tài, à mà vị khách quý của chúng ta đâu rồi!… Ôi, tôi thật là thất lễ. Mời các bác dùng trà”. Mọi người vui vẻ bàn tán về vị khách lạ lùng, ra đi lúc nào không ai hay, trong khi đó chủ nhân ngồi gục đầu ủ rũ:
“Tôi thương các bậc thánh nhân tiền bối, lao tâm khổ trí bao nhiêu để làm ra các học thuyết cao siêu – Phàn thở dài ảo não – để rồi các Bất Lương tiên sinh mang những ý cao lời sáng của các ngài ra làm phù phép hại đời. Lũ vẹt của tôi chẳng làm hại ai đâu các bác ạ. Như Bất Lương tiên sinh kia, nếu suốt đời không thành đạt thì cũng chỉ tốn cơm cha áo mẹ là cùng. Giá – áo – túi – cơm hay giá – thơ – túi – chữ cũng thế thôi, không hại đến ai. Nhưng ác thay, tài ba kiểu ấy bao giờ cũng là con đường tốt nhất dẫn đến quyền cao chức trọng, phú quý vinh hoa. Thương thay lũ trẻ, thương thay giống nòi, một khi những Bất Lương tiên sinh kia lên cầm quyền giáo hóa. Thương thay xã tắc, đau thay, đau thay!…”.
Phàn ôm ngực, mặt nhợt nhạt, lệ rơi lã chã. Các khách văn lặng lẽ nhìn nhaụ Thường những lời lẽ của Phàn, những buồn vui của Phàn ít người biết khi nào giả, khi nào thật, khi nào đứng đắn, khi nào bông lơn. Cái số ít người ấy, Phàn coi là gan ruột với mình. Nhưng hôm nay thì mọi người đều thấy rõ, tuy không ai bảo ai, rằng Phàn đang nói những lời từ máu huyết của mình. Và những phút thế này hiếm lắm.
Phàn thường đưa ra những câu hỏi oái oăm làm mọi người rối trí. Có lần Phàn hỏi: “Trong thánh nhân có kẻ ti tiện không?”. Mọi người xanh mặt. Phàn lại hỏi: “Trong kẻ ti tiện có thánh nhân không?”, Mọi người hoang mang chưa biết trả lời sao, thì Phàn tự trả lời: “Ta e rằng có tất!”, rồi trầm ngâm nói thêm: “nếu không thế sao gọi được là người”. Có lần khi luận về sách Mạnh Tử, Phàn bảo: “Người kia cậy tài, ta cậy cái ngu của ta. Kẻ kia cậy mạnh, ta cậy cái hèn của ta”. Có người rụt rè thắc mắc e trong nguyên bản không phải thế, xin được giải nghĩa lại cho rõ. Phàn chỉ cười, nói: “Được, được!” rồi thôi, không thấy nói thêm chi cả. Đại loại lời lẽ của Phàn là thế, thường lạ tai và ngược đời, có người cho là lời lẽ của kẻ cuồng, không đáng để tâm, nhưng cũng có người chịu khó suy ngẫm, rồi đem ra tranh cãi với nhau, mà khi tranh cãi thường mỗi người hiểu một cách.
Một hôm có người khách khác thường đến thăm Phàn. Người khách cao lớn, đẹp một cách hào hùng, vừa có cái oai phong của một dũng tướng, lại vừa mang cốt cách phong nhã hào hoa. Khách tên là Hải, họ Từ, một cái tên không xa lạ gì với dân chúng vùng này. Hai bên đàm đạo, từ chuyện thế sự nhiễu nhương đến binh pháp mưu lược cùng lấy làm tâm đắc. Những chuyến viếng thăm của Từ càng dày, tình giao hảo hai bên càng thân. Trong nhà Phàn, Từ đi đứng nằm ngồi thoải mái như ở nhà, còn Phàn tự cho phép mình nói năng với Từ bằng khẩu khí của người chăn ngựa. Đó là cách đặc biệt Phàn dùng để tỏ biệt nhỡn với bạn như kiểu Nguyễn Tịch xưa dùng mắt xanh tiếp khách tâm giao. Một ngày kia Từ đến giã biệt Phàn để ra đi. Đi đâu? Không cần biết – Bốn phương trời, vạn nẻo đường, những dấu chân vô định – Kẻ trượng phu phải tung hoành ngược xuôi cho phỉ chí, không gì đè nén được, không gì ràng buộc được, phải cho thiên hạ biết đến ta. Từ hăm hở nói – Chỉ có thể thôi ư? Phàn hỏi.
Từ muốn rủ Phàn cùng đi – chẳng lẽ một người ngang tàng như anh mà mãi chịu chôn vùi trong cảnh tù túng – Không, ta bao giờ cũng đến được nơi cần đến, ta tung hoành theo cách của ta, ẩn dật theo cách của ta, anh làm sao biết được? Thôi, anh đi, ta chỉ gửi theo anh ba chữ: Giữ lấy mình. Phàn vỗ vào bờm ngựa của Từ, quay gót trở về không ngoái lại.
Nửa năm sau, Từ đến thăm Phàn trên cỗ xe tam mã. Không phải chỉ có mình Từ, cùng đi còn có một người đàn bà đẹp như ngọc, nhưng trong vẻ duyên dáng yêu kiều vẫn hằn một nét buồn thẳm sâu. Vương Thúy Kiều, người kỹ nữ – bây giờ là Phu nhân – có số phận éo le này, Phàn đã biết. Nhan sắc của nàng quả bất hư truyền. Nhưng mà cái thiên hạ gọi là “tài” của nàng, thì chỉ là chuyện hão, vài trăm bài thơ ngâm vịnh – tùng, cúc, tuyết, sương, mây hoa, trăng, núi chẳng có gì ngoài sự khéo léo tầm thường, dăm bài nghe xé lòng, nhưng chỉ là tiếng kêu đau bột phát mà thôi.
Qua cách thù tiếp của chủ nhân, người đàn bà lịch lãm này hiểu ngay rằng ông ta không ưa mình: đôi mắt ông ta nhìn như xoáy vào tâm can, thế mà lời lẽ thì lại rất văn hoa kiểu cách. Về phần Từ, chàng chưng hửng khi thấy bạn không mấy tán thưởng văn tài của người vợ yêu mà chàng rất đỗi kiêu hãnh. Nhưng đó không phải là cái chính. Lúc chỉ có hai ngườị Từ đùa rằng đã không chỉ theo đúng lời khuyên của bạn (hãy giữ mình) mà còn làm được hơn thế nữa! Phàn chỉ nói: “Anh lầm!” nhưng trong bụng nghĩ “Than ôi, đem cái tâm của mình mà sánh với tâm của Kiều, Từ đã tự rút ngắn mình đi biết bao nhiêu. Giữ mình ư? Trọn vẹn làm sao được, một khi còn chưa tự hiểu mình?”.
Nhưng Từ đâu nghĩ được điều đó. Từ, lúc này không còn một mình một ngựa, mà trong tay đã có năm ngàn tinh binh, và cả một dải đất lớn kéo dài mấy huyện. Chàng muốn được có Phàn làm quân sư, nhưng Phàn từ chối, sau nể tình, cho một người trò yêu (vốn trước đây là người đánh xe) theo Từ làm mưu sĩ. Từ tha thiết xin nghe những lời chỉ giáo của Phàn về thế thuận nghịch, tiến lui trong bước đường sự nghiệp trước mắt. Phàn nói:
“Từ nay mọi hành vi, cử động của anh sẽ chạm đến vận mạng của nghìn vạn con người, muốn hay không, anh đã bước vào chính trị. Lẽ đời có vay có trả. Nếu chỉ với năm ngàn quân mã tung hoành trong mấy huyện miền núi này, thì tài ngang trời dọc đất của anh cũng chỉ làm đến lục lâm thảo khấu mà thôi. Không, tài của anh xứng với nghiệp vương bá. Đang lúc kỷ cương rối loạn, quan lại tham nhũng nhung nhúc như dòi bọ, dân tình khổ nhục như trâu chó, chỉ một tiếng “nghĩa” xướng lên, trong tay anh có ngay hàng chục vạn binh mã, ấy không phải là chuyện quá khó, và chắc ngôi vương bá sẽ đến trong tầm tay. Ta lo là lo điều khác cơ. Nói, anh đừng giận, kẻ ôm mộng bá vương, nếu trí không vượt khỏi tầm nghĩ của người đàn bà, thì sao khỏi mang mầm họa cho mình và cho đời. Ta sẵn sàng giúp anh, để vay binh quyền thế lực trong nỗi thống khổ của hàng vạn con người hèn kém, nhưng lại lo: khi nghiệp lớn đã thành, anh giúp ta trả lại sao đây?… Không, cứ để ta nói nốt. Ta hiểu lòng anh như ta hiểu chí anh: hoài bão của anh trong sạch và tốt đẹp, nhưng đời có cái lẽ khắc nghiệt của nó: cái gì trong rồi có lúc đục, đó cũng là lẽ thường. Sống quyền quý xa hoa mà mong mang cái “tâm” của người áo vải là chuyện nực cười. Nhưng ta muốn anh nhớ cho điều này: món nợ này lớn lắm. Núi xương sông máu đưa anh đến nghiệp bá vương thì không thể mong đền bồi, nhưng cũng còn vớt vát được trong muôn một, nếu kẻ cầm quyền còn biết nhớ đến ba điều ước mong ngàn đời của người dân đen, mà chưa đời nào có được:
-Ba điều ấy là gì?
-Tự do. Công lý. Yên bình.
Từ tạ ra đi trong lòng rưng rưng cảm khái, Từ tự thấy mình lớn đẹp lên ngàn lần. Trong tai chàng còn văng vẳng giọng của Phàn khi tiễn biệt: – “Hãy biết mình!”.
Phàn thực hiện lời hứa giúp Từ dấy nghiệp, bài hịch văn mà Phàn viết ngay đêm ấy quả là một áng “thiên cổ hùng văn”. Trên đường tiến quân của Từ, áng văn ấy đã lôi cuốn hàng vạn con người hăm hở đến với Từ trong khí thế long trời lở đất. Chỉ một năm sau, trong tay Từ đã tung hoành mười vạn tinh binh, tràn qua các kinh thành như nước vỡ bờ. Người học trò thao lược của Phàn, trước vốn là dân đánh xe ngựa, được Phàn gọi là “Khổng Minh thời nay” đi theo Từ làm quân sư, trên bước đường dong ruổi chinh chiến, vẫn thường lệ mỗi năm một lần về thăm thầy cũ. Lần về thăm ấy, Phàn hỏi tỉ mỉ về sự tình trong quân của Từ, nhất là cuộc báo ân báo oán vừa rồi, tiếng đồn vượt qua năm trăm dặm bay về tận đây. Thầy trò nhìn nhau, lắc đầu ngao ngán. Trong quân, mọi việc đều có sự can thiệp của người đẹp Thúy Kiều; con người mà lòng nhân hậu thì đã rõ ràng, nhưng vì quá thành công trong việc làm cho đấng phu quân tin vào cái “tài” của mình mà khiến cho mọi sự trở nên rối bét.
Đấy, để tóm cổ mấy con mụ chủ chứa, mấy thằng ma cô và một bà vợ cả hay ghen, đã điều một ngàn quân, chia làm hai ngả dưới quyền hai viên tướng, hai kẻ lúc thường trận mạc thì chui nhủi ở tận đâu, nay nhảy ra xung phong đi lập công đầu. Hai kẻ hèn nhát bất tài ấy bây giờ là tướng tâm phúc của phu nhân, và cùng với chúng, sự a dua xiểm nịnh đang được lên ngôi. Và trận máu đổ đầu rơi rùng rợn của lũ Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Ưng Khuyển, cô cháu nhà họ Bạc… đến giờ còn làm sởn gáy dân chúng quanh vùng. Thế mà, mọi thứ lầu xanh lầu đỏ nhan nhản trong vùng vẫn yên ổn hành nghề bán thịt buôn người, với hàng trăm Tú Bà các cỡ, hàng ngàn Mã, Sở các loại, bao đời hoa vẫn bị dập vùi tan nát mà nào một ai thèm đoái hoài? Dân trong các vùng có quân của đại vương tràn qua như thác lũ, được một giấc mơ đổi đời – những tưởng bão tố nổi lên quét sạch loài sói lang hung ác, loài dòi bọ thối tha – nào ngờ trời yên mây tạnh, ai lại về phận nấy!
Phàn trầm ngâm nói. Xưa nay không phải không có những người đàn bà kiệt xuất, nhưng chữ “bụng dạ đàn bà” vẫn là chỉ cái thói thường nhỏ nhen, làm hỏng việc lớn. Ác thay cái bụng dạ ấy không chỉ ở đàn bà. Đem binh mã đi bắt mấy mụ đàn bà về trả thù riêng thì quả là chỉ có bụng đàn bà mới nghĩ ra nổi. Ta tiếc thay cho Từ, không tự hiểu mình. Tài sức Từ lay thành nhổ núi, và cái kỳ vọng ta đặt vào Từ ngàn lần lớn hơn cái mộng bá vương của y. Buồn thay, ngay từ lúc này ta đã nhìn thấy trước cái kết cục không hay rồi. Nhưng thôi, dù hay dù dở, sự nghiệp của Từ chẳng còn đáng để ta bận tâm nữa rồi.
Và cũng từ đấy, người ta không thấy nói gì đến Phàn nữa.
Kiem_Nhat
23-11-2014, 03:21 PM
Sáng nay Chủ Nhật em nghỉ, đưa cháu đi mấy sòng cờ chơi. Lên em Hà nhưng kỳ đài vào buổi chiều 2h nên ngồi một chút rồi đi; ghé về thăm 3 con chốt: Ông Tuấn giờ bận bịu thế này, sao chơi cờ được nữa??
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/15/09/3098702150_204482942_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098702150)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/15/09/3098702165_935933200_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098702165)
Ông Tuấn chủ quán, kiêm pha chế
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/15/09/3098702210_1995883675_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098702210)
Địa chỉ mới của ông ấy đây; Anh em khu bồn nước hay F1 GV; F5 PN có thể ghé chơi, Cờ sáng hay Cờ úp đều có; Quán tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng có người chơi.
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/15/10/3098702234_1796352774_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098702234)
Ghé qua đường số 4 coi công tác chuẩn bị giải tới, thấy cũng ổn
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/14/58/3098696688_824847141_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098696688)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/14/58/3098696734_1397577520_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098696734)
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/23/14/58/3098696852_1406002185_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3098696852)
Kinh doanh thường nhật thế này cũng tốt!!!
roamingwind
24-11-2014, 12:34 AM
Người hùng của ông thắng rồi đó ông Tý. Cho ông cái hình lúc Anand đi 23. ... b5 !! mở đường máu phản công
http://en.chessbase.com/Portals/4/files/news/2014/events/worldchampionship/game11-03-magnus.jpg
không biết lúc đó Carlsen ngẩn đầu ra nghĩ gì -- "chết mẹ không thấy chiêu này," hay "ông già lọt bẩy của ta".
Thêm một ngày vui cho ông, phải rủ bạn bè ăn uống nhe. Cả xứ ông chắc mở hội hôm nay.
Hi hi, ông Wind hay thật. Tôi nghe nói trận chiến từ ban đầu đã diễn ra nhiều kịch tính như là để đánh lừa địch thủ. Cao thủ Carlsen làm được điều mà anh ta đã nói. Ý là sẽ thắng lần 2. . Tôi thì vừa coi trực tiếp, rồi nhìn lên % thắng thua của 2 bên, bên cạnh còn có nhiều comments, có khi thấy anh Anand đi xong thì nhìn Carlsen, rồi thì Carlsen nhíu mày ... làm cho tôi cũng sốt ruột.. hi hi.
Hôm nay Na Uy đưa tin Carlsen suốt. Báo VG tại Na Uy mở luôn mục chúc mừng cho Carlsen.
Kiem_Nhat
24-11-2014, 01:45 AM
Em không biết đây là trận chung kết hay trận nào của anh Carlsen; Nhưng tố chất của những nhà vô địch đôi lúc dị biệt !!!
Hôm nay, anh Minh, cháu bé và em coi bảng xếp hạng giải Cờ Tướng Tăng Nguyên Giai xong, buồn 20% và vui 80%. Lý do như thế này: buồn vì thứ hạng đó phản ánh đúng thực lực của chúng em, ai mà chả buồn; Vui vì thứ hạng 121,128,129 gần nhau, thế là cả nhà đi chung trên một con tàu (chung xuồng hay chung vụ), cười bể bụng cả buổi chiều. Anh Minh chỉ mong anh ấy khỏe năm sau còn đi chơi tiếp; Cháu bé thì em sẽ cân đối lại quỹ thời gian để đi tập lại tử tế, chỉnh chu; phần em sẽ làm thêm Tết này (không đi buôn bưởi và bán bông nữa) dành tiền, kiếm con máy xịn, kiếm con B_chess bản quyền về tập luyện cho giống ông Long âm tàn. Em chẳng mộng gì cả, chỉ mong sang năm cải thiện được thứ bậc (em phấn đấu từ hạng 80 đến 100); Đêm nay, máu lại bắt đầu chảy mạnh hơn rồi, dù gì đã từng đi đánh độ cờ sáng chấp người ta 4 , 5 tiên mà sao dạo này xuống sức quá. Nếu đã này cứ tiếp diễn, 5 năm nữa thôi, con bé nó cho em ở lại Cali,
roamingwind
24-11-2014, 02:23 AM
Bác Lâm, đang tính quay qua đọc Hemingway. Theo bác nên đọc cuốn nào trước nhất?
Thợ Điện
24-11-2014, 03:46 AM
Quá già để đọc Farewell to Arms nhưng cũng nên đọc để lấy hứng ,để thấy cơn mưa định mệnh não nề đã mang Catherine vào vô tận
Sau đó thì gặp Maria ở For Whom the Bell Tolls ngồi lại chân cầu với Robert Jordan
Rồi The Sun Also Rises ,The Complete Short Stories thế là xong
roamingwind
24-11-2014, 05:47 AM
ok. cám ơn bác Lâm. Đang có For Whom the Bell Tolls; sẽ mua Short Stories, và Sun Rises; rồi đọc theo thứ tự như bác bảo.
Giờ này mới đọc Hemingway thì đúng là quá trể, không biết tại sao hồi đại học ông giáo sư không bắt đọc Hemingway ?
Hôm qua và hôm nay hì hục làm buồn tắm, cầu tiêu. Cầu tiêu bị ra nước, kiếm hoài không được, tiện thể tháo ra mua đồ mới ghắn vào hết. Kể luôn bê cái bàn cầu ra bỏ sáp (wax) mới vào. Hồi xưa chán làm mấy cái này lắm, bây giờ thấy thú vị. Nhưng tay chân mình mà nếu phải sống bằng nghề này chắc chết đói.
Không biết chừng nào sẽ tới đợt gió-liện-sách-vào-thùng-rác hồi hai ?
Sao không đăng nhập bên cờ Vua được vậy chòy :buon
Bây giờ ngoài trời đang mưa, ghé quán ngồi 1 mình để nhớ về giọng ca thần tượng.
https://www.youtube.com/watch?v=uz3cKDzp4gc
Kiem_Nhat
25-11-2014, 09:35 PM
Em không biết gì về Cờ Vua nhiều , nên hôm trước có bình luận mấy câu về nhà vô địch... gì đấy! Không hiểu có ai hiểu nhầm ý em không.
Lúc nhỏ , em có nghe nói đến KAK POP và KA SƠ PA ROP , trên tạp chí SƠ PUT NHÍCH tiếng Việt (vào khoảng năm 84, 85 gì đó); Hình như họ đều đã từng vô địch. em có nhớ đại ý là: có những ván đấu , họ mời đích danh khán giả nào đó trong khán phòng (vì sợ bị thôi miên , hay tự kỷ ám thị gì đó) đi ra ngoài, nếu không ra họ sẽ ngừng ván đấu! em 10 tuổi lúc đó nên chắc nhớ không sai lệch mấy
đến giờ em hiểu họ là những nhà vô địch , nhưng ngay cả cái tên còn không speo lình được nữa; sau này em sẽ không bình luận gì về cái em không biết nữa; em xin lỗi đã làm phiền anh chị em trong quán.
đúng là mỗi người một nghề , một chuyên môn; _
Kiem_Nhat có gì mà coi bộ rầu quá vậy. Mình bình thì cứ bình chứ có gì đâu. Ai trong cuộc sống đã chắc đúng thì cũng chỉ 99% thôi. Tôi thì cứ bình loạn lên cả. Bình nhiều thì sai nhiều và cuối cùng sẽ.. học được nhiếu, he he. Chỉ có 1 điều tôi ít khi bình tuy trong lòng thích lắm lắm lận. Đó là... hì hì..... Ai đoán cũng đúng hết.
roamingwind
25-11-2014, 10:44 PM
sau này em sẽ không bình luận gì về cái em không biết nữa; em xin lỗi đã làm phiền anh chị em trong quán.
ủa tôi đâu thấy ông Kiếm nói gì sai quấy đâu. Ông nói đúng mà, những người vô địch thường có tố chất đặc biệt.
Thí dụ cái này mới xảy ra. Trận tranh ngôi vô địch cờ Vua kỳ này chơi 12 ván. Ván 1 hoà, ván 2 Carlsen chém được Anand đổ máu thắng trận đó. Ba của Carlsen mừng quá nói với phóng viên, đai loại như đây như là món quà Carlsen cho ông ta. Nên biết ba của Carlsen từ khi Carlsen còn nhỏ đã bỏ rất nhiều thời giờ của mình để giúp Carlsen phát triển tài năng. Luôn cả lái xe đưa Carlsen đi vòng Âu Châu để có cơ hội dự giải.
Trong lúc phỏng vấn sau ván hai phóng viên hỏi Carlsen nghĩ gì khi ba anh ta nói ván đó là một món quà anh ta tặng bố. Carlsen cười, nói rất thành thật: "Cả sự nghiệp tôi, tôi chơi cho tôi. Nhưng nếu ba tôi nghĩ vậy thì tốt cho ông (cười)."
Mới 23 tuổi mà hắn nhìn sự việc ngay thẳng chính xác như vậy.
Ui ông Wind ơi, coi cái này nhé.
http://www.vgtv.no/#!/live/104395/direkte-sjakk-vm-2014-avslutningsseremoni
Mau không thì hết.
Híc, coi lại đã hơn 1 giờ đồng hồ rồi.
roamingwind
25-11-2014, 11:03 PM
Cám ơn ông Tý. Đang xem.
roamingwind
25-11-2014, 11:13 PM
hah !!! trận VĐTG 2016 sẽ tại Mỹ !!!
Có nghe báo chí Na-Uy nói là Carlsen sẽ xuống ở trận 2016 đó . Không biết có phải là liều thuốc để làm đòn bẩy bắt buộc Carlsen phải thắng thêm 1 lần nữa hay không ?
roamingwind
26-11-2014, 12:01 AM
Có nghe báo chí Na-Uy nói là Carlsen sẽ xuống ở trận 2016 đó . Không biết có phải là liều thuốc để làm đòn bẩy bắt buộc Carlsen phải thắng thêm 1 lần nữa hay không ?
Hôm trước Carlsen vừa cương cựa nói trên twitter "xong hai, còn năm" (two down five to go), ý nói là hắn còn muốn giử chức vô địch 7 lần (kỷ lục của Kasparov). Chắc không sao đâu. Tuy nhiên kỳ sau Carlsen sẽ gặp những tay trẻ tuôi ngang cơ, và chưa lần nào được chức VĐTG (nên ham lắm). Cũng rất khó nuốt.
Ông Wind làm tôi ham môn cờ Vua này qúa. Thấy các bác nhà TLKD mình bên cờ Vua bàn tán sôi nổi qúa đi. Tôi thì sốt ruột từng nước đi chỉ với % thắng bại của 2 cao thủ. Mà công nhận 2 cao thủ đi cờ như các nước tính của máy vậy, ác thật. Ha ha, lâu lâu sống với sự hồi hộp không... mất mát gì ( ngoài thời gian đam mê ) cũng thấy thoải mái thật.
Tứ đổ tường môn nào cũng thích mới lạ :( .
roamingwind
26-11-2014, 12:20 AM
Cách đây chừng 4, 5, năm khi tôi trở lại cờ Vua, sau vài chục năm giải nghệ, tôi cũng nghĩ có thể chọn cờ Tướng. Môn nào cũng thú vị. Cuối cùng tôi chọn cờ Vua vì nó phổ biến toàn cầu hơn, dể có cơ hội xem cao thủ chơi hơn.
Thợ Điện
26-11-2014, 05:59 AM
Bài hay quá lại nhớ bài Kỳ tinh Tử tập gà cho vua ở Nam hoa Kinh
Kỷ Tỉnh Tử lãnh phần tập gà đá cho vua.
Được mười ngày, hỏi thăm, đã xong chưa?
Đáp: Chưa! Hãy còn kiêu khí.
Mười ngày nữa, lại hỏi thăm.
Đáp: Chưa! Còn đáp lại với vang và với bóng.
Mười ngày nữa, lại hỏi thăm.
Đáp: Chưa! Mắt nhìn còn hăng và khí còn thịnh lắm
Mười ngày nữa, lại hỏi thăm.
Đáp: Sắp được rồi. Nghe tiếng gà khác mà lòng nó không chao động. Nhìn nó như con gà bằng gỗ. Đức của nó đã toàn bị rồi. Gà lạ không con nào dám đối đầu với nó, trông thấy nó là đã quay đầu bỏ chạy!
Anh Hưng con nhà ông Bê ở ngõ nhà mình làm nghề chụp ảnh ở bờ Hồ. Dạo đó máy ảnh hiếm, chụp tráng phim, anh làm cũng khá tiền. Anh Hưng vui tính, mồm miệng hoạt bát, rất tếu táo. Lúc nào anh ngồi ở đâu là chỗ đó ầm ĩ tiếng anh, tuy rằng vóc dáng anh rất còi.
Ông Bê làm nghề sửa giày, đồn rằng ông là cao thủ đánh Chắn, ông đọc vanh vách cây bài nào đang ở trong nọc đến mức người ta thì thầm là ông chôn cây dưới nọc.
Anh Hưng không giỏi đánh chắn, anh đam mê chơi gà chọi.
Khi mình viết những dòng này, anh Hưng đã khuất phố phường vĩnh viễn, trước khi mất thì anh cũng lên chức ông từ chục năm rồi.
Câu chuyện này là cách đây 30 năm. Hồi đó mình mới mười mấy tuổi, ham xem đánh gà lắm, ngày nào cũng phải chầu hẫu chuồng gà nhà anh Hưng ngắm. Thích nhất là nghe anh ba hoa về gà.
Một lần anh về quê, mang ra một con gà ô chân chì. Con gà ô lông xỉn không bóng, đuôi như gà mái, chẳng phải loại gà đuôi tôm cong vút dũng mãnh. Cặp chân của nó đã màu chì thì chớ, lại bị hủi trắng, vảy chân dày cộp như sắp bong ra. Một con gà xấu mã đủ đường. Mình hỏi anh mua làm gì, anh bảo mua về làm gà phu
Gà phu là gà để gà khác tập luyện, như dạng võ sĩ quyền anh phải có bạn tập cùng. Gà phu để chạy hơi, chạy lồng với gà chiến. Thỉnh thoảng lại bị buộc mỏ để gà chiến đánh vài phút lấy gân.
Ở Lò Sũ có con gà tía mơ chân vàng rất đẹp, đợt đó cánh gà chọi quanh đó hay tụ tập ở quán nước trà của mẹ mình. Câu ra, cầu vào kích bác nhau là thành cuộc chọi gà. Chủ gà tía mơ chân vàng thách gà tía chân xanh chiến kê của anh Hưng đá. Nhưng con tía chân xanh lại đang bị xưng cục bàn. Anh Hưng khoác lác.
- Loại gà này chỉ đá với gà phu của tôi thôi.
Bên kia tức khí , bảo đánh thì cược tiền, anh Hưng bĩu môi.
- Gì chứ, tiền thằng này để trong tủ, mở ra là phải đứng né một bên , không tiền chả may nó đổ ra đè chết người.
Thế là cộp tiền, hai bên mang gà lên bờ đê sông Hồng chiến.
Con tía mơ chân vàng nổi tiếng về đánh mau, một lần nhấc chân nó có thể đánh tới hai ba cái đòn. Đã thế nó chí mỏ là đá được ngay. Nó ăn hai trận, chả trận nào quá bốn hồ. Trước khi thả gà, mọi người đều đặt cược về phe gà tía mơ. Bên gà ô chân chì đúng ông chủ của nó là anh Hưng cược lại với mọi người. Mình để ý hầu như anh Hưng mang gà ra đánh, toàn một mình một chiến tuyến.
Mình làm chân phục vụ chạy nước cho anh Hưng chữa gà. Mỗi hiệp đấu 15 phút, người ta cho gà nghỉ, xoa bóp, uống nước, ăn cơm, cà chua. Vì thời gian ngắn thế, nên việc phục vụ gà rất khẩn trương. Người chạy nước như một y tá mổ, người chữa gà hô kim chỉ là phải có kim chỉ xâu sẵn đưa ra, kêu nước sôi, cơm, khăn...gì đó là có ngay lập tức.
Hai gà thả vào đá giao nhau, gà tía mơ nhảy cao, chân tanh tách. Người ta chấp tám luôn. Lúc sau hết giao vào díu, gà tía mơ chồng trên hai mang đánh vùi dập gà ô chân chì trong tầm 4 phút. Người ta theo gà tía chấp ô xuống 6.
Lúc sau gà ô đánh mấy cái nhìn thấy nhẹ hều vào người gà tía. Hai con bắt đầu quần nhau, từ lúc này trở đi thấy con gà tía đánh thưa dần rồi chậm hẳn. Đến mấy hồ đấu sau thế trận thành bỉ bo, nhìn nhàm chán. Mỗi con đá đi đá lại vài cái rồi quần nhau, rồi lại đứng thở. Qua bốn hồ mà gà ô chân chì vẫn ngang cơ khiến bên gà tía mơ ngạc nhiên hoài nghi. Họ cho rằng con gà tía mơ có khi bị mất gân.
Mất gân là trường hợp chả may, thỉnh thoảng có gà đang đá tự nhiên hẫng hụt như mất hồn, lờ vờ không hăng hái chiến đấu mau lẹ như ngày thường.
Đến hồ thứ 9 thì tía mơ có vẻ không muốn đá nữa, nó đã nhìn ra ngoài. Nhìn tổng thế trận suốt 9 hồ chỉ có hồ đầu gà tía mơ đánh như vũ bão, sau đó thì tự nhiên hai con bằng đòn nhau, rồi cứ mỗi hồ gà tía mơ xuống sắc, tuy nhìn thì gà ô chân chì đánh nó không đau lắm. Cuối hồ 9 tía mơ dợm chân bước ra cót. Bên chủ tía mơ bưng gà lên xin thua.
Ai cũng nói gà anh Hưng gặp may, chứ nhìn phò thế, lẽ ra phải chạy kêu quang quác trong 3 hồ rồi. Anh Hưng chỉ cười hềnh hệch ngửa tay lấy tiền miệng nói.
- Đấy, các cụ bảo cờ bạc ăn nhau về sáng mà.
Con gà anh Hưng về cũng chả đau lắm, lẽ ra nó phải được nghỉ một tháng, sau đó vần hơi kiểm tra sức khoẻ, vần đòn kiểm tra chân đánh. Nhưng chỉ 20 ngày sau nó đã phải ra trận vì chủ của nó vốn là một kẻ bốc đồng, hay nói thánh tướng. Vảy đòn trận trước bong ra để lại vết sẹo trắng chưa lành. Ô chân chì lại phải đối đầu với một con bịp chân trắng.
Con bịp chân trắng đẹp như tranh, bịp mã mái lông mượt bóng, mắt trắng, mỏ trắng, móng trắng. Hai hàng vẩy đan nhau mỏng tang, rõ nét, hậu độ nổi tròn thẳng tắp đều như hạt cườm. Người ta nói nó có những đòn bất ngờ khiến gà khác vùng lên kêu quang quác, hoảng loạn thần kinh, hoặc mất mắt, mất mỏ. Bip chân trăng ăn bốn trận, trận nào nó cũng có những đòn độc địa như thế.
Hai bên thả gà, lại chấp tám, rồi chấp sáu, lại mỗi mình anh Hưng một cửa. Sang đến hồ thứ hai trở đi trận đấu lại thành chậm rãi, bỉ bo như mấy ông thợ xẻ. Cứ đều đều tà tà đưa đẩy lưỡi cưa. Mỗi con đánh một vài đòn rồi lại quấn, lại thở. Bên gà bịp chân trăng hồ nào cũng gào hét trông đợi đòn '' cáo '' khiến con ô ngu ngơ kia kêu quang quác. Nhưng cứ kẽo kẹt hồ này sang hồ khác chả thấy đòn đấy đâu. Gà bịp thở dốc, chân đánh đàn run lẩy bẩy. Đến hồ tám có lúc mỏi quá nằm bệt dưới đất. Nước da bip xám ngoét không đỏ au nữa. Còn con gà ô khi sắc nó vẫn nhợt nhạt như lúc đầu. Bên gà bịp lại trách nhau là nuôi nấng thế nào để gà bị ốm trong, gặp con gà '' phở '' mà không ăn được. Hồ thứ mười thì gà bịp mỏi quá xoã cánh chạm đất trước, sau đó từ từ nằm uỵnh xuống, mặc kệ con gà ô nó bới lông gà bịp như bới đất tìm thức ăn. Chốc bịp nhô đầu lên, gà ô lại mổ cho vài cái hoặc đá một cái.
Sang hồ 11 chạy chữa xong, mang vào sới, gà bịp nằm ệch luôn. Chủ gà bịp chán quá xin thua.
Mọi người ai cũng bực tức, nói con gà ô mã xấu, đánh thì chả có đòn nào ra hồn, cứ toàn gặp may lúc gà khác nó bị mất gân, ốm trong. Rồi lằng nhằng từ hồ này sang hồ khác, ăn được đoạn gà khác mất sức.
Anh Hưng vẫn cười hềnh hệch ngửa tay lấy tiền cược.
Từ đó anh đi hạ nhục đối thủ là chỉ cần gà phu của anh ấy cũng làm cho gà chiến người khác thất bại. Anh tả lại thì oanh liệt lắm, người ta nghe như hai con gà đấu nhau long trời lở đất, cuối cùng gà anh ấy dũng mãnh, tài hoa hơn đã khiến chủ gà khác sợ mà phải bê gà xin thua, trước khi gà chạy kêu như gà mái bị ngỗng sư tử hiếp. Anh tả trận thứ nhất gà anh đánh một đòn, con gà tía mơ rung phao câu, rụng luôn hai hòn **** nằm quay lơ. Chủ gà tía mơ mang về đến nhà thì gà chết, mổ ra làm thịt thấy hai hòn dái bên trong ( ngọc kê ) đã bị rời ra từ lúc nào. Trân thứ hai anh tả gà ô của anh đánh con bịp chân trắng một đòn kêu to như gõ trống vào mu lưng, đúng chỗ phổi. Ngay lập tức phổi tụ máu đông đặc, gà bịp sau trận về chết, mổ ra y như rằng phổi tụ máu đông lại như bát tiết canh.
Mình thì biết hai con gà tía mơ và bịp sau trận về nó chả sao, thậm chí trận sau này con bịp nó còn thắng phủ đầu gà khác bởi những đòn đặc trưng hiểm hóc của nó.
Con gà ô lại đấu tiếp trận thứ ba, nó vẫn thế, lông xỉn xơ xác, da dẻ nhợt nhạt, chân hủi. Mặt mũi buồn rười rượi khi thấy đối thủ. Lần này nó gặp con gà ô chân vàng khét tiếng. Gà ô mới đánh hai trận ăn cả hai. Trận thứ nhất nó đánh đòn mé rút gáy làm đối thủ xoè cánh giẫy đành đạch chết luôn tại hồ ba. Trận thứ hai nó buông đòn dọc gà đối thủ gãy cổ , mất kiểm soát chạy loăng quoăng đầu cứ vung vẩy như trẻ con cầm cái đoạn lốp cao su vẫy giả làm mình rắn, thần kinh tức thì ở hồ thứ tư. Anh Hưng cũng sợ tiếng gà ô chân vàng, nhưng trót nói phét, lại bị người ta muốn sửa cho anh ấy bài học về tôi ba hoa , nên họ hùa nhau khích bác.
- Tiền đè chết người mà phải sợ à?
- Gà đánh rụng **** vỡ phổi gà khác mà sợ à.?
- À, gà nó không sợ, nhưn chủ gà dái bé nên sợ, có khi hòn dái chủ gà bé hơn dái gà.
- Nói phét gặp thời, ai đánh thuế thằng nói phét, ăn may hai trận thôi.
- Trận này mà đá xong, thì úp mo vào mặt, bảo đảm thay lông ba vụ.
Anh Hưng nghe điên lên, thế là giao hẹn ngày đá, cộp tiền trước. Không đá là mất tiền.
Không ầm ĩ, gào hét hùng hổ như những người bên ngoài. Hai con gà chỉ được hiệp đầu, các hiệp sau lại chậm rãi, quần nhau, đòn đi, đòn lại mươi cái trong một hồ. Cũng chả thấy đòn gẫy cổ của gà ô chân vàng. Đến hồ mười thả vào là gà ô chân vàng đi ra khỏi sới, nó còn khoẻ đến mức nhảy cả qua cót. Bắt nó thả vào nó lại bỏ ra, không hề kêu, không hề có vẻ sợ, kiểu như nó chán chơi. Nó nhảy đến ba lần, anh Hưng bảo theo luật nhảy cót ba lần không đánh là thua. Bên kia kêu là gà mày phải đuổi, nó nhảy cót mới là thua. Gà mày có đuổi đâu. Hai bên ngừng lại bắt gà ra xoa, dỗ dành rồi đẩy sát vai nhau. Gà ô chân chì mổ cái, gà ô chân vàng quay đầu đi ra cót nhảy ra ngoài. Thế là bên ô chân vàng phải nhận thua trong tức tối. Họ bảo chắc đợt trước vần hơi sâu, gà họ mất hơi nên bỏ đá.
Con gà ô chân chì ăn hai trận nữa, những với gà xoàng. Nhưng dù là hai đối thủ sau này xoàng xoàng, gà ô cũng chả đánh đòn nào đẹp mắt hay hiểm độc, cứ loàng xoàng như nhau, gà ô chân chì nhỉnh hơn tí, rồi khuya hồ gà kia chạy.
Thế là nó ăn 5 trận, gài tà danh hay gà phò phạch nó đều chiến thắng. Chả chiến thắng nào thuyết phục, gà khác đỏ khoẻ cứ đá với nó một lúc là xuống sắc như bị bệnh sẵn trong người. Trận đấu cứ lê thê mười hồ đổ ra , gà tài danh hay bún phở đều thua như nhau. Thua trong thế trận mệt mỏi, chán chường.
Con gà ô ốm không cứu nổi, anh Hưng thịt làm món giả cầy, xào lăn với sả ớt. Anh chẳng hề tiếc nuối, có lẽ anh nghĩ nó quá may mắn trong cuộc đời chính chiến. Nhiều con gà chết đi, danh tiếng của nó vẫn nhắc đến với những trận đánh oai hùng, oanh liệt và hấp dẫn. Riêng gà ô chân chì chết trong lãng quên. Những trận nó đánh chả có ấn tượng gì ngoài sự nhàm chán.
Hơn hai mươi năm qua đi, tôi xem nhiều trận bóng đá của các đội đỉnh cao nhiều khi diễn ra trong nhàm chán vì tính chặt chẽ chiến thuật hết hiệp chính, hiệp phụ rồi đá luân lưu, hoặc những trận quyền anh của các võ sĩ từng có thành tích mười mấy trận nốc ao đối thủ, cũng diễn ra bỉ bo hết mười mấy hiệp rồi tính điểm. Cảm giác xem cũng thất vọng vì không có những pha bóng hào hoa, những cú đấm hiểm hóc.
Ngày nọ tôi gặp một ông cụ già chơi gà chọi, vui miêng kể câu chuyện con gà ô chân chì. Cụ già sững người rồi trầm ngâm nói.
- Đó là một con gà quỷ. Những con gà quỷ nó khiến gà khác hay đến đâu khi gặp nó cũng trở thành tầm thường. Những con gà hay nó chiến thắng đẹp, vì gà khác hay nó đánh hay hơn. Con gà quỷ nó không thế, nó khiến đối thủ trở nên tầm thường hơn nó để nó thắng. Những con gà hay thì dễ thấy. Còn con gà quỷ đã rất hiếm, mà có khi nó xuất hiện người ta cũng không biết, nhìn nó đánh đấy, chiến thắng đấy những vẫn nghĩ nó ăn may. Nói là quỷ, nhưng nó là thần kê đấy cháu ạ. Mắt thường không thấy nổi đâu. Chỉ có linh cảm mới hiểu được nó. Nó mã đã xấu, nhìn không thấy rồi, kể cả được xem nó đánh nữa cũng chả thấy hay gì, nên khó biết là phải.
Tôi về nghĩ mãi, có thể con gà ô chân chì không phải thần kê. Nhưng nó ăn năm trận kiểu như thế thì khó là may mắn, gà hay gà dở nó đều chiến thắng cách như vậy cả. Đó là điều tôi băn khoăn.
Trong cuộc đời mình, làm nhiều nghề khác nhau. Tự dưng tôi nhớ đến những người thợ lặng lẽ, cần cù. Chả thấy họ có gì nổi bật, nhưng phần việc nào họ nhận làm, họ làm cần mẫn, chăm chỉ và hoàn thành. Những việc tưởng khó khăn, trắc trở nhưng vào tay họ, mọi việc cứ trở thành dơn giản. Khiến nhiều khi tôi hoài nghi không phải việc khó khăn gì như mình tưởng, mà chẳng qua mình cảm giác là nó khó khăn thế thôi. Nhất là khi làm xong, thái độ họ dửng dưng, thản nhiên như không phải làm xong một việc khó khăn nữa.
Có lẽ bây giờ tôi phải nghĩ lại nhiều thứ đã chứng kiến, lúc tóc tôi đã rụng và bạc nhiều.
Kiem_Nhat
26-11-2014, 10:22 AM
Em vừa về vựa LAN trên cù Lao Biên Hòa, vườn nhà ông chú em; thực sự nó rộng và nhiều chủng loại khác nhau ,vô cùng phong phú. Em hỏi thăm làm sao chú làm hết , hay chăm sóc được vườn cây rộng lớn như vậy? Ông ấy chỉ tay ra một cụ lớn tuổi khác , đứng xa , tay cầm cây kéo tỉa: Đấy, ông cụ giúp chú tuần vài ba buổi , ông đạp xe từ Long Bình xuống, ăn cơm trưa xong, xế bóng, lại về. Em đi theo ông gần 4 chục phút để nghe về lan; Cuối buổi, trước khi về , ông chú cho em mấy giỏ Lan xách về thành phố. Ông dặn , chơi lan cứ phải nhẫn nại , cần mẫn; Lan này, nhìn thì không đẹp, xù xì chẳng khác gì đám xương rồng, cả năm cho bông đúng vào dịp Tết thôi, một năm một lần!!! Trong bụng xách 2 giỏ thôi, ai dè ông cho em 3 giỏ lựng.
Em chăm sóc kỹ 3 giỏ này: 2 giỏ lan sẽ biếu anh Thợ và anh Aty dịp Tết này (nó khỏe, có lẽ sẽ thích nghi được với khí hậu Mỹ và Bắc Âu ).
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/26/07/12/3099475031_1680706067_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3099475031)
Giỏ Lan còn lại, em tính gửi biếu bà cô trong xóm; Bà giúp em từ hôm qua, khi chúng về đây. Nhà cửa thì đi thuê mướn , làm gì mà có chỗ treo , nên em xin bà cô cho treo trên vách tường khu vườn nhà bà. Bà nói: cháu cứ treo đấy , hàng ngày cô phụ giúp tưới bón cho , bao giờ có hoa, xách về lúc nào cũng được. Em thấy ấm lòng lắm khi nghe câu nói ấy!!!
Lan thì vẫn được ngắm , thêm chỗ đi lạị , thăm hỏi nhau trong xóm, Tết đến sẽ xôm tụ hơn. Có lẽ ông chú em về , em đưa qua thăm, giới thiệu bà cô, họ đều đang rảnh rang, nên có lẽ sẽ dễ dàng làm bạn.
Mục đích của chuyến bay đêm Biên Hòa vừa rồi là em xách cần đi Câu Cá (nghỉ xả xì trét, ) ai dè lại hướng qua vụ lan này; Chưa biết chừng ông chú quen với bà cô thì cũng hay ! Hai tâm hồn đang cô đơn dễ tìm đến. Vì đi câu nên em không xách đồ nghề kia theo.
Mai em sẽ gửi hình vườn Lan và 3 giỏ Lan các anh nhé!!! Lại bay đêm thêm một chuyến nữa!!!
Thế quái nào mình lại trở thành bà mối. Đầu heo không có, cũng yêu cầu ông chú làm con cá tai tượng chiên xù , đánh chén.
Thôi, cả nhà đều vui : Em phải nói lời cảm ơn đến ông thợ làm vườn và bà cô trong xóm!!!
He he, nhìn cây Lan ông Kiem mà lòng tôi lại nổi lên cái tính tham rồi :) . Ước gì tôi ở gần đấy, sẽ nhấc ống phone lên quay rẹt rẹt ngay. Chỉ nhìn mà tiếc hùi hụi cho đỡ buồn vậy.
Thợ Điện
27-11-2014, 01:06 AM
lòng tôi lại nổi lên cái tính tham rồi :)
Ông làm gì có tính tham ông chỉ có cái tính ...ấy... thôi .Mà có tính ấy thì thích chơi những trò có mũi nhọn chứ thích gì ...lan
Ông Kiếm đừng cho ông ấy mất công ông ấy chỉ vờ thích cho ông vui thôi và ông cũng đừng cho tôi vì tôi đã quá già .Khi người con trai đã ở cái tuổi sấp xỉ 70 hắn không còn thích những điều lãng mạn và thời gian chờ đợi .Vì thời gian bây giờ đã trở nên cực kì quí báu ,vốn liếng chẳng còn bao nhiêu làm sao dám hoang phí
Tôi xin đa tạ tấm lòng của ông .Giờ nếu có chỉ xin ông bát canh để húp cho tiện .Thế là đủ !
ChienKhuD
27-11-2014, 11:09 AM
Tôi sắp có một buổi "soạn" nhạc hoành tráng với thầy của mình đó bác Thợ. Không biết có sự kiện gì mà thầy Dũng in/bày ra mấy ngàn bài nhạc soạn máy có, soạn tay có (từ mấy chục năm về trước) kêu tôi đến sửa soạn, sắp xếp lại theo tên tác giả. Hè hè bỏ đi chữ sửa chừa lại chữ soạn cho oai.
Mấy bác ở US giúp tôi vụ này. Mấy bác có thấy chỗ nào bán smartphone, tablet giảm giá hoặc hàng xài rồi mua giúp tôi. Vừa rồi thấy tụi nó bán cái Nexus 9 giảm 50% còn 200$ ở US thấy thích quá. Không phải mua để xài mà mua để làm việc nên không cần máy mới, chỉ cần còn tốt và giá rẻ để mau lấy lại vốn thôi. Mình càng có nhiều devices thì có nhiều projects càng có nhiều tiền hì hì...
Khi nào nhà chật quá rồi các bác cứ ới 1 tiếng, em xây cái mới cho thoáng mát nhé :lamdang
Thợ Điện
27-11-2014, 11:41 AM
Tôi sắp có một buổi "soạn" nhạc hoành tráng với thầy của mình đó bác Thợ. Không biết có sự kiện gì mà thầy Dũng in/bày ra mấy ngàn bài nhạc soạn máy có, soạn tay có (từ mấy chục năm về trước) kêu tôi đến sửa soạn, sắp xếp lại theo tên tác giả. Hè hè bỏ đi chữ sửa chừa lại chữ soạn cho oai.
..
Ông ấy biết mình sắp chết nên để nhạc cho ông đó ,sợ khi ông chết đi rồi ông tìm không ra nhạc chơi .Cái chết của ông Phú làm ông ấy nghĩ ngợi nhiều .Học trò thân cận cả trăm đứa mà chỉ kêu mình ông là vậy
Tôi thấy trên Craiglist có cái này ở thành phố kế bên chạy cũng hết 1 tiếng
Google Nexus 10 32GB WiFi Tablet Android 5.0! - $240 (Missouri city/Sugar land)
Nexus 9 mắc hơn
mua rồi cũng làm sao gửi
ChienKhuD
27-11-2014, 12:03 PM
Dạ Nexus 10 giá đó được bác Thợ. Chắc phải chờ tới đợt mấy bác về nước chơi kẹp về chứ ship mất phí mà sợ bị biến thành cục gạch.
Thợ Điện
27-11-2014, 10:26 PM
Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.
Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.
Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ , lươn khô, tim , bầu dục , óc....bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào là thành loại đấy.
Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.
Hàng cháo gà của bà Ý cuối ngõ Phất Lộc lúc nào cũng thơm lừng. Cháo mà thơm được là rất khó, bạn có thể thấy mùi thơm của nước phở chứ ít khi thấy mùi thơm từ hàng cháo gà toả ra. Chả hiểu sao bát cháo của bà Ý ngày trước thơm được như vậy. Thịt gà thái hạt lựu chứ không xé như bây giờ. Lòng, mề, gan cũng thái hạt lưụ , phi hành với mỡ gà xong cho lòng mề vào xào. Múc ra tô đựng, mấy thứ đó ngập trong nước mỡ gà vàng óng.
Hành hoa, tía tô thái nhỏ để đáy bát, rồi đến thịt gà thái hạt lựu. Múc cháo đổ lên rồi mới múc ít lòng mề cùng mỡ gà thả trên mặt bát cháo. Lúc này mỡ loang ra màu óng ả, bát cháo rắc thêm tí hạt tiêu dậy mùi thơm phức. Tối mùa đông lạnh, đi đâu về bụng đói có bát cháo như vậy thì thật sảng khoái.
Mà cháo thơm cũng phải thôi, con gà nuôi cả năm mới lớn. Luộc xong nước gà đã thơm sẵn. Hành, tía tô cũng mất vài tháng. Gạo trồng không có phân bón thúc, cứ tự nhiên nên tuy sản lượng không nhiều, nhưng tám thơm hay nếp hương thì khỏi nói về mùi vị.
Người ta cứ bảo bây giờ sẵn, không đói khổ như ngày xưa, ăn thấy thường không ngon. Cái đó chỉ đúng một phần, phần khác là bởi cách thức nuôi trồng của ngày xưa thuần nông nghiệp, không công nghiệp với hoá chất, thức ăn sẵn như bây giờ. Nên nói gì thì nói, người sành ăn vẫn phải công nhận đồ ăn ngày trước thơm ngon hơn là vậy.
Hàng cháo tim, bầu dục thì xa hơn. Ở tận cuối phố Lương Ngọc Quyến, giáp với Hàng Giầy. Cái lối vào của ngôi nhà to thời Pháp cũ, trong đó có nhiều căn hộ. Ở tầng 2 ban ngày có nhà bán cà phê phin. Còn tầng dưới, ngay cái hành lang đi vào rộng chừng mét rưỡi, một hộ khác bán cháo bầu dục, tim.
Chủ hàng có vẻ là một nhà trí thức, ông thường đọc cái gì đó trong lúc chưa có khách. Cái bàn là một miếng gỗ treo sát tường rộng chừng 30 phân. Khách ăn ngồi còn phải nhường lối đi cho các hộ khác bên trong. Khách không liên tục và nhiều, người bán hàng cũng tác phong rất chậm rãi. Mỗi khi có khách, ông múc cháo từ nồi to cho sang cái xoong nhỏ trên bếp điện. Rồi ông quay ra thái bầu dục, hay tim. Mỗi bát cháo chỉ nửa quả bầu dục. Nhìn cách ông thái miếng bầu dục như thợ kim hoàn, rất chi là trân trọng. Có vẻ ông cũng thèm ăn những lát bầu dục đó. Đấy là ấn tượng làm mình nhớ mãi, mấy người bán hàng ăn nào mà nhìn sản phẩm của mình với con mắt thèm thuồng như thế. Ngày nay người ta bốc thịt, bốc rau , múc cháo, chan nước dùng thậm chí chả thèm nhìn cái bát.
Chủ hàng múc cháo, thái rau, thái tim, bâù dục đều rất tỉ mỉ. Bê cháo đặt trước măt khách xong, ông hỏi cần gì nữa không. Nếu khách không cần gì, ông về chỗ ngồi nép sát tường đọc sách hay báo gì đó.
Bố hay cho mình ăn cháo bầu dục. Cái phố Lương Ngọc Quyến hút gió từ ngoài sông Hồng, mùa đông gió thổi cắt da thịt. Phố vắng teo, có hàng ngô nướng ở ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến lập loè ánh lửa. Giữa phố Lương Ngọc Quyến là rạp hát, cửa hàng lương thực, trường học một bên văng tanh. Còn bên kia cũng chả nhà dân nào mở cửa hàng , cửa hiệu gì cả. Thửo ấy nhà mặt phố không có giá trị gì vì ít người buôn bán. Đã thế lại còn hay mất điện, đèn đường đã tù mù thì chớ. Mình nắm tay bố dắt đi, bố mặc cái áo dạ gọi là Ba đờ xuy từ thời Pháp. Trong túi áo bố có một mẩu nhỏ cao hổ cốt. Khi đến hàng cháo, bố móc túi ra gói nilong lần dở mấy lượt ra miếng cao bằng hai đón ngón tay của mình. Bố đưa cho chú bán cháo, bảo cho vào bát của mình khi múc cháo đun. Miếng cao sẽ tan cùng với cháo trong cái xoong nhỏ.
Mình bị bệnh từ bé, bố có vẻ lo lắng căn bệnh của mình. Chắc bố biết được cao hổ cốt là vị thuốc có thể chữa được bênh cho mình, nhưng không dùng nhiều, cho nên một tháng bố dẫn đi ăn cháo như thế một lần. Nhà mình không khá giả gì, anh em lại đông, mỗi khi cho mình đi ăn như thế bố dẫn đi như giấu mọi người. Lúc mình ăn, bố ngồi nhìn, mắt cứ đau đáu. Một bát cháo như thế mà không có cao hổ cốt cũng đã bằng tiền mua thức ăn một ngày cho cả nhà. Vì nhà mình cũng như bao nhà khác thời đó , bữa cơm chỉ có rau muống, bắp cải xào cà chua, có mỡ xào đã là tốt. Nếu xông xênh sẽ đập hai quả trứng vịt vào nồi bắp cải xào đánh tan trứng ra. Mâm cơm chỉ có cơm và món bắp cải xào như vậy.
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.
Những đêm mùa đông thế này, bố hay dẫn mình đi ăn cháo. Và thường tỉnh dậy xem mình ngủ có tung chăn ra không. Mình thật lắm bệnh, bé tí đã bị gan, phổi, thận, mật. Bố rất hay cáu với mình, nhiều khi mình nghich gì là bị ăn đòn và mắng trong khi các anh hay em mình cũng thế lại không đến nỗi bị bố đánh mắng vậy. Lúc đó mình không hiểu, nhiều khi tủi thân lắm. Lúc mình chớm hai mươi tuổi, bố sắp mất. Bố gọi vào giường bệnh nói . Mình mới biết bố thấy mình tính khí khác các anh em trong nhà từ nhỏ nên bố dạy thế. Bảo sao lúc mình 15 tuổi, đi học võ, bị bố cấm. Bố bảo loại mày mà học võ vào thì thành giặc, đọc sách mới thành người thôi con ạ. Mình cũng hiểu tại sao nhà khó khăn mà chưa bao giờ bố từ chối mình khi xin tiền mua sách , truyện để đọc. Những khi mình đọc truyện, ánh mắt bố nhìn mình rất ấm áp, trìu mến.
Bây giờ đã vào mùa đông, 5 giờ chiều trời đã tôí mịt. Thế là mình đã ở đây sang mùa đông thứ hai. Đường phố ở đây cũng vắng và hun hút như khu phố nhà mình thửo xưa, cái lạnh cũng thế, có gió, có mưa phùn lất phất.
Và cũng có một bát cháo bầu dục, mình tự nấu theo đúng cách của chú bán hàng góc Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến.
Nhưng quê hương thì xa và bố thì mất lâu rồi.
Ông làm gì có tính tham ông chỉ có cái tính ...ấy... thôi .
.........
Nói chung đây là nhược điểm của em đó bác. Tham gì mà cái gì cũng tham. Cứ hể mà nghe ai cho cái gì là lòng thấy rộn ràng lên, con mắt láo liên, tim đập mạnh, đầu óc thôi thúc, nói chung là lòng tham có dịp bùng dậy khó kềm chế. Mà phải vậy mới được phải không bác ?
Em thường bị vợ nhằn nhò nhăn nhó cái tội tham. Mỗi khi đi bỏ rác ở trạm rác em thường đánh 1 vòng qua cái thùng đựng đồ sắt. Có bửa em lượm chiếc xe đạp con nít về, lau chuì dầu mỡ qua loa rồi cho đứa cháu bên vợ. Con bé cười toe toét leo lên đạp liền nhờ xe có 2 bánh phụ. Nhớ ngày xưa con em đi chợ trời, nó chộp được cái xe đạp cở đó mà nó ôm khư khư. Có lần khệ nệ em ôm cái lò hâm nóng về, làm sơ sơ lại xài được. Cái lò đó là trợ thủ nấu rượu của em. Nói chung là thấy cái gì cũng tham mang về dù chưa xài. Còn nhiều thứ nữa em kể cả ngày. Riêng cái thứ bác nói thì em xin giấu kỉ hi hi.
Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.
Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.
...........................
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.
..........................
Nhưng quê hương thì xa và bố thì mất lâu rồi.
Hạnh phúc lắm khi trong đời có được người Bố như bài của bác Lâm.
Nhưng nếu không có được thì sao nhỉ ? :suynghi1
Đây rồi.
Hạnh phúc lắm khi trong đời ta làm được người Bố như bài của bác Lâm.
PhiHuong
28-11-2014, 02:26 AM
Đồng tiền có lúc nhẹ như lông Hồng, nhưng có lúc nặng như núi Thái.
Theo lẽ thường người đã biết buôn bán đều hoạt bát khôn ngoan, nhưng ở hoàn cảnh hay thời điểm nào đó thì chưa hẳn vậy. Đầu thập niên 80 trở về trước mọi phương tiện rất hạn chế nên những người kém may mắn đều phải chọn việc buôn thúng, bán mẹt làm kế sinh nhai. Không bằng cấp, kém hiểu biết nhưng vì cuộc sống gia đình họ bươn chải, tằn tiện lâu dần thành quen chứ chẳng phải giỏi giang gì. Thật vậy, có những người gửi tiền vào Quỹ tiết kiệm nhưng sau khi xóa bỏ Bao cấp mọi thứ đều thay đổi mà bản thân cứ bù đầu với sinh kế, đến khi dùng đến thì chẳng biết rút tiền ở đâu ?. Ôi, lạc hậu, chất phác đành cam chịu !.
Xem chuyện dưới đây lại thương cho những kiếp người !.
Gửi tiết kiệm 30 năm lĩnh lãi và gốc 4.385 đồng
Số tiền tiết kiệm bà Thủy gửi năm 1983 trị giá tương đương gần hai chỉ vàng, nay đến tất toán bà được ngân hàng trả 4.385 đồng.
Báo Tuổi trẻ mới đây phản ánh trường hợp bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP HCM) có khoản tiền gửi 270 đồng (tương đương gần 2 chỉ vàng thời điểm gửi) tại Quỹ Tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1983. Đây là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng.
Sau 30 năm, tức vào đầu tháng 10 năm nay, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước quận Bình Thạnh để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định. Bà được biết kho bạc không còn có nghĩa vụ thanh toán mà phải qua Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) để giải quyết.
Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết, bà Thuỷ gửi tiền vào giai đoạn hệ thống ngân hàng chỉ có một cấp, nghĩa là chỉ có duy nhất Ngân hàng Nhà nước từ trung ương đến địa phương, không có ngân hàng thương mại như ngày nay.
Từ năm 1988 trở đi, khi ngân hàng chuyển đổi từ hệ thống một cấp sang hai cấp, thì ngân hàng thương mại được thành lập. Các hồ sơ của khách hàng ở những quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp quận thì được bàn giao sang Vietinbank, nếu khoản tiền gửi ở cấp huyện thì giao cho Agribank xử lý. "Khoản tiền gửi của bà Thuỷ thuộc quận nên được bàn giao sang Vietinbank", ông Minh nói.
Đại diện Vietinbank cho VnExpress biết sổ tiết kiệm của bà Thủy hiện được lưu trữ tại kho của nhà băng. Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng như Vietinbank trong từng thời kỳ, ngân hàng đã tính ra số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà đến ngày 30/11/2014 là 4.385 đồng.
Cũng theo đại diện VietinBank, tiền gốc của bà Thuỷ được đổi theo tỷ lệ quy định tại từng thời kỳ dựa trên Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước, còn tiền lãi (không kỳ hạn) được hưởng theo quy định từng giai đoạn của Nhà nước. Trong bảng tính lãi suất này, có thời kỳ lãi không kỳ hạn lên đến 9% (tháng 3 và 4/1989), còn mức thấp nhất là 0,1% vào năm 2000 và 2013.
http://m.f25.img.vnecdn.net/2014/11/27/a-nh-31-JPG-1627-1417058904.jpg
Một phần bảng tính lãi và vốn gốc cho sổ tiết kiệm của bà Thuỷ. Ảnh: Lệ Chi
Vietinbank thông tin thêm, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà Thuỷ trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm này.
Bà Thủy cho biết đã nhận được thông báo của Vietinbank về việc tất toán sổ tiết kiệm. Tuy số tiền quá ít nhưng bà vẫn sẽ đến ngân hàng làm thủ tục.
Chia sẻ về việc tiền gốc và lãi mà bà Thuỷ nhận được quá ít sau 30 năm gửi tiết kiệm, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho rằng, những khoản tiền gửi này quá lâu, và trải qua các kỳ đổi tiền nên để đảm bảo được giá trị đồng tiền huy động này tùy thuộc nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế của thế giới, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như chính sách lãi suất từng giai đoạn. Hơn nữa, ngân hàng huy động vốn bằng tiền gửi và không có ràng buộc bảo đảm bằng vàng hay thóc nên việc chi trả vẫn phải tính trên cơ sở lãi suất từng thời kỳ.
Vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin thêm, ngoài trường hơp bà Thuỷ, cơ quan này đã nhận được hai trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm với số tiền tương ứng là 50 đồng và 17 đồng nhờ giải quyết. "Ngân hàng Nhà nước đang tra soát lại dữ liệu để xử lý dứt điểm cho khách hàng", ông nói.
Ông Minh nhấn mạnh, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo tiền gửi của người dân qua hệ thống ngân hàng. Người gửi tiền sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi cho bất kỳ khoản tiền gửi nào, bất kỳ thời điểm nào. “Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”, ông khẳng định.
Thanh Lê (Theo Báo mạng)
QuangHuy2009
28-11-2014, 10:52 AM
“Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”
đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền - là như thế nào? THẬT KHÓ !
Mình mở sổ tiết kiệm bưu điện từ 2004-2005 sau nhiều lần gửi - rút còn để lại 100n, lúc đó 100n mừng được đám cưới; giờ thì 100n uống trà đá-cafe thôi; nên chẳng tất toán sổ làm gì, để lại làm kỷ niệm, 200 năm sau thành đồ cổ !
PhiHuong
28-11-2014, 10:42 PM
Tôi đọc báo thấy chiếc xe Hon Da đẹp quá úp lên để các bác chiêm ngưỡng.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoomh/500/uploaded/nguyendoa/2014_11_28/hondadinhdam1kienthuc_zhix.jpg
Phải ghi nhận những dòng xe máy cổ điển rất có phong cách. Lướt mạng mới thấy các Tỉnh miền trong vẫn nhiều xe máy xịn, ngoài HN toàn xe liên doanh và xe TQ. Xem ảnh mấy chiếc CB125T thì không còn hào hứng mua xe TQ nữa !.
Chiếc này đang rao bán với gía tương đương hơn 2000 usd chút đỉnh nè ông Phi. Nhìn chơi 1 chút nhé.
Link em nó:
http://www.finn.no/finn/mc/scooter/viewimage?finnkode=53306811
http://finncdn.no/mmo/2014/11/vertical-3/09/4/490/890/24_75949012_xl.jpg
PhiHuong
29-11-2014, 12:38 AM
http://finncdn.no/mmo/2014/11/vertical-3/09/4/490/890/24_75949012_xl.jpg
Ông Tý nhặt ở đâu ra chiếc xe của các Thiền sư thế, các vị ấy chắc chỉ thích cái Yên bé tẹo đỡ phải "đèo hàng".
Tôi thấy CM thì đẹp nhưng cao và nặng nề, khi U6 thì dắt cũng mệt, chỉ có loại dưới đây là vừa tầm, nhưng ngoài HN khó kiếm.
http://iii.vn/upload/2021912920_3941.jpg
Thợ Điện
29-11-2014, 01:17 AM
Cái này Honda 1966 loại Honda Nữ mà lại 90cc mới ngon chứ ông Phi có số leo núi .nó đang bày bán chắc khoảng 500 là mua được .Mọi đồ gin hết
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/rA8AAOSwD0lUc56n/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/ed0AAOSwg3FUc56t/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/-uIAAOSwiCRUc561/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/wAcAAOSwkNZUc57A/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/dsIAAOSwAL9Uc57M/$_57.JPG
Hồi trước mới qua tôi chạy chiếc này đi học ,ngon lắm ông loại CB 450 ,tăng tốc rất mau tôi dùng nó chạy xuyên bang cực khoái
http://i.ebayimg.com/00/s/NzIwWDk2MA==/z/fwYAAOSwibFUX6C0/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/NjQwWDExMzY=/z/nCMAAOSwzOxUX6DK/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/NjQwWDExMzY=/z/nIEAAOSwzOxUX6DN/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/NjQwWDExMzY=/z/bO0AAOSwdpxUX6DS/$_57.JPG
Chiếc Rebel này mới ra được 1 tháng thì bị tụi xe Harley kiện vì mẫu mã na ná . Honda sản xuất nó trong 2 năm 86,87 rồi ngưng sau khi đã bồi thường cho Harley 50 triệu đô tiền bị kiện .Chiếc này dùng để đua thì bứt Harley trong cự li ngắn nhưng đường dài thì thua xe Mỹ
http://i.ebayimg.com/00/s/ODM2WDEwNTA=/z/~soAAOSwR0JUM~cc/$_57.JPG
PhiHuong
29-11-2014, 01:53 AM
Ông Thợ úp chiếc Hon Da 90 đẹp quá ! xe xuất sang Châu Âu có khác, nhìn bộ máy đã thấy gớm rồi chứ xe 50 xi lanh đầu bò bé tẹo. Rebel HN cũng có nhưng đắt lắm, chiếc CB nhìn hầm hố ông đi xuyên bang bên Mỹ thì hợp quá rồi. Tôi định kiếm con xe chừng nửa trăm nhưng tầm cao thì khó với mà tầm dưới thì xe TQ, vừa rồi xem mấy chiếc CM custom 125 nhưng máy móc ướt nhèm, chỉ là đi côn tự đông lâu rồi nên muốn thay đổi để thi thoảng đi dạo thôi.
ChienKhuD
29-11-2014, 04:43 AM
Hồi trước mới qua tôi chạy chiếc này đi học ,ngon lắm ông loại CB 450 ,tăng tốc rất mau tôi dùng nó chạy xuyên bang cực khoái
http://i.ebayimg.com/00/s/NzIwWDk2MA==/z/fwYAAOSwibFUX6C0/$_57.JPG
Tôi còn trẻ nên khoái chiếc này. Nhìn là biết chạy ngon rồi. Nhưng phải to con như ông Thợ thì chạy mới hợp chứ bé xíu như tôi chạy khác nào châu chấu cỡi xe :). Dáng tôi rất kén xe chắc chỉ hợp với chiếc DD:
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/06/15/honda_cu_01.jpg
Alent_Tab
29-11-2014, 09:10 AM
mấy xe bác Lâm đẹp lắm, Honda cub 90 nhìn phiêu quá, dòng CB và Rebel một thời đã là đỉnh ở Hà Nội, cái Cub nữ hoàng bác Chiến hồi mới ra ai có mà đi như đi luxury bây giờ đấy.
cái xe bác Lâm bảo 500 đô ở Việt Nam con 50 phân khối cũng có giá như vậy nhưng như bác Hưởng nói nó là hàng cho thị trường châu á,, nếu cái 90 đó về Việt Nam cộng các loại thếu chắc hơn 1 ngàn chút.
chiếc này nó để ống xả như vậy, người ngồi chạm vào thì sao
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/ed0AAOSwg3FUc56t/$_57.JPG
PhiHuong
29-11-2014, 01:04 PM
Tôi còn trẻ nên khoái chiếc này. Nhìn là biết chạy ngon rồi. Nhưng phải to con như ông Thợ thì chạy mới hợp chứ bé xíu như tôi chạy khác nào châu chấu cỡi xe :). Dáng tôi rất kén xe chắc chỉ hợp với chiếc DD:
Tôi cũng có tâm lý này, vừa mới ngày nào xe cộ chỉ biết đi mà bây giờ cũng phải lăn tăn kén chọn ! Thích CM nhưng e rằng đến U6 dắt xe cũng đã thấy mệt. DD ngày xưa bằng căn nhà đẹp mặt phố đấy.
Hôm nọ tôi cũng xem vài chiếc Vespa px, họ quảng cáo trên mạng cái thì nguyên bản, cái thì mới dọn đẹp long lanh giá tầm 30tr. Đến nơi xem thấy con nào cũng như đái dầm chẳng thấy cái vẻ mốc khô nguyên zin nào cả.
mấy xe bác Lâm đẹp lắm, Honda cub 90 nhìn phiêu quá, ... chiếc này nó để ống xả như vậy, người ngồi chạm vào thì sao
Ông Tab chê thiết kế của người Nhật không hợp lý à ? Ống xả đã có tấm chắn nhiệt không sao đâu, trước tôi đi chiếc 72 'bô treo' rất thích, trời mưa đường ngập vẫn đi băng băng. Xe 90 này đời cổ khi đó chưa có Cub, nhìn đẹp và nguyên zin thế này chắc ở VN không có.
Thợ Điện
29-11-2014, 01:39 PM
Chiếc này do một tay dân chơi người Đức mua tất cả phụ tùng cần thay thế để làm lại .Mua chính gốc tận bên Ý hiện nay chiếc này đang đấu giá lên đến 10K ,còn cả giấy tờ nguyên gốc 1963 .Xem ra tụi nó chơi xe cũng dữ .Phục hồi phải nguyên trạng thế này bác Phi
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/xLAAAOSwg3FUcDZz/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/sQ0AAOSwuMFUcDZ7/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/sgAAAOSwuMFUcDaK/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/hLwAAOSwD0lUcDaQ/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/Fu0AAOSwofxUcDZ~/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTYwMFgxMDY2/z/1DoAAOSwkNZUcDaI/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/1sEAAOSwkNZUcDav/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/18YAAOSwkNZUcDbA/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTYwMFgxMDY2/z/vl0AAOSw7ThUcDbA/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTYwMFgxMTMx/z/uUwAAOSw7ThUcDZv/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/MTA2NlgxNjAw/z/uX4AAOSw2XFUcDbX/$_57.JPG
PhiHuong
29-11-2014, 03:37 PM
Chiếc này do một tay dân chơi người Đức mua tất cả phụ tùng cần thay thế để làm lại .Mua chính gốc tận bên Ý hiện nay chiếc này đang đấu giá lên đến 10K ,còn cả giấy tờ nguyên gốc 1963 .Xem ra tụi nó chơi xe cũng dữ .
Nghề chơi đến người Đức cũng phải cầu kỳ, phục hồi nguyên bản như thế thì bên Tây mới làm được. Xe cổ ở VN thường không có cốp mà bánh dự phòng hay để ở ngoài, có lẽ xe này là hàng xuất Châu Âu. Xe Vespa đằng sau có cái paga thì tiện cho việc dắt xe và dựng xe mà trông cũng đẹp hơn.
ChienKhuD
29-11-2014, 03:57 PM
Không biết vespa hồi đó chạy như thế nào mấy bác? Tôi chưa bao giờ có cơ hội thử loại xe này. Vespa giờ chạy không khác nào xe tay ga của honda.
Khoảng năm 1995 ông hàng xóm tôi chạy vespa bon bon ngoài đường cán phải cục sỏi nhỏ bằng ngón tay té lăn ra ngay lúc xe tải trườn tới cán chết tươi. Thằng con ổng bảo vespa đặt máy thế nào đó rất dễ mất thăng bằng.
Alent_Tab
29-11-2014, 04:11 PM
xe cổ chạy côn, nhiều chiếc còn thiết kế có cả ổ cắm nghe nhạc bác Chiến nhé, nhìn con Cub đẹp miên man thật, màu đỏ hơi chóe chút, nữ sinh Sài Gon xưa đi mấy cái xe này. bác Hưởng tinh thật em cũng biết có cái má giảm nhiệt bên ngoài, nhưng mục đích thiết kế để lội được nước bằng cách nâng ống xả thì em chịu thua bác
nguyenthao
29-11-2014, 04:27 PM
bác thợ điện viết hay quá . viết về gà cũng hay ,viết về cháo càng hay . mong bác viết tiếp những bài hay như vậy , cảm ơn bác .
PhiHuong
29-11-2014, 05:17 PM
Ông tab, xe đẹp là ở cái mẫu mã bên ngoài, nhưng người chơi xe thì nhìn cái ổ máy cũng thấy đẹp, chiếc xe Hon Da 90 là tuyệt phẩm đấy, màu nào cũng có vẻ đẹp riêng của nó.
Ông Dê, mấy loại Vespa Piaggio bây giờ như LX, GT, hay Fly ... đều là xe ga côn số tự động, cứ kéo ga lên là xe chạy và khi muốn dừng giảm ga rồi từ từ phanh lại rất dễ sử dụng.
Vespa cổ là xe côn số ở bên tay trái, muốn đi phải bóp côn vào số mới chuyển động được. Xe cổ máy một bên mà bánh dự phòng để ngoài nên khi đi xe hơi lệch, bây giờ thiết kế thay đổi bánh xe dự phòng để trong cốp bên trái cho trọng lực xe cân bằng và vẫn dùng côn số bên tay trái. Tuy nhiên đối với những tay lái vững vàng thì đi xe hơi lệch lại cảm nhận được cái khoái vì sự sành điệu của nó, xe đời mới có đề tiện dụng hơn nhưng đạp khởi động xe cổ đúng cách thì người vụng về không làm được.
Chiếc Vespa màu đen ông Thợ úp hình như có giảm xóc dầu thì phải, thật là một chiếc xe chất lượng.
Ông Tý thích cô áo xanh hay cô tóc vàng đây.
http://img2.news.zing.vn/2013/01/04/x7.gif
http://img2.news.zing.vn/2013/01/04/x14.gif
http://img2.news.zing.vn/2013/01/04/x10.gif
Ông Phi thiệt là, đánh trúng tâm lý của tôi rồi.
Áo xanh thơ ngây và tóc vàng chững chạc, cả 2 tôi đều thích. Tôi mà nói không là nói dối với lòng đấy :) .
Nhớ ngày xưa, khỏan 1982..., tôi không nhớ có chở ai trên chiếc xe đạp sườn ngang không? . Hình như là không. Vậy mà lúc tôi đi theo tám 1 em, ẻm nói thấy tôi đã có bồ rồi, vì hôm trước thấy tôi vi vu với 1 em ở đường Sài Gòn. Thanh minh thanh nga kiểu gì cũng không được, cuối cùng thì... . Hi hi, người Việt mình cứ mà thấy anh/chị ngồi chung xe với ai khác phái thì lập tức hô lên : thấy anh/chi đi chơi với bồ rồi đấy nhé. Hình như đến hôm nay vẫn còn. Bằng chứng là, ông D thấy em giới thiệu bia Philippine, San Miguel gì gì ấy, mời chào khách mới tới sau lưng tôi. Thế là ông D cứ nói em ấy gọi tôi bằng anh. Làm tôi nghe cũng khoái chí tử he he.
Cái xe này thì người mua sẽ tự thiết kế yên xe và.... Theo hình thì chủ nhân rao gía là khoản 60 usd. Người chủ sao không chở vào trạm rác bán sắt vụn nhỉ ?
http://finncdn.no/mmo/2014/10/vertical-6/19/9/526/995/39_1355104561.jpg
PhiHuong
29-11-2014, 07:15 PM
Ông Tý, đúng là ngày xưa xe đạp nam khi đèo nhau có thể ngồi ở cái gióng ngang phía trước, cái khung xe CD trong hình của ông mấy bà đồng nát thích lắm !
Chiếc Excell này mà làm xe ôm thì taxi ế khách hết nhỉ ?.
http://scooter99.com/sites/default/files/imagecache/product/DSC00047.JPG
Dòng Excell này giá mềm, nhìn giản dị dùng để thi thoảng dạo phố uống cà phê cũng tốt.
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/yg8AAOSwaNBUb03f/$_20.JPG
Ông Tý, đúng là ngày xưa xe đạp nam khi đèo nhau có thể ngồi ở cái gióng ngang phía trước, cái khung xe CD trong hình của ông mấy bà đồng nát thích lắm !
Tôi cũng đang tính gọi hỏi số phone của chủ nhân chiếc.... khung xe đó, hì.
Chiếc xe trên của ông Phi mà đèo nàng thì chỉ ngồi 1 bên, ôm eo, nhưng lại rất trang nhả khi tà áo dài nàng phất phơ phía sau.
Đang lui hui tìm nhạc cuối tuần. Lại gặp mấy tấm hình đẹp, loại tôi thích, tặng ông Phi.. xem, xin đừng chê bai... :)
https://www.youtube.com/watch?v=IgEq8Bj5kI4
Thợ Điện
29-11-2014, 11:48 PM
Ông Phi mua xe mô tô .tôi chỉ tặng ông cái ví cũ bằng da trâu nước của tụi chơi xe Harley hay dùng để bỏ túi không bị rớt ra vì có dây gài vào thắt lưng tiện thể chống móc túi luôn .Quí là chỗ nó làm ở USA thế kỉ trước bằng da trâu nước ,huy hiệu bằng bạc .giờ này ít ai còn tỉ mỉ thế
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/KlIAAOSwcF9UX4f9/$_57.JPG
http://i.ebayimg.com/00/s/OTY1WDE2MDA=/z/4gYAAOSw~1FUX4fx/$_57.JPG?rt=nc
http://i.ebayimg.com/00/s/MTIwMFgxNjAw/z/E5QAAOSwabhUX4f5/$_57.JPG?rt=nc
http://i.ebayimg.com/00/s/MTYwMFgxMjAw/z/J-sAAOSwcF9UX4fo/$_57.JPG?rt=nc
PhiHuong
30-11-2014, 12:40 AM
Cái ví của hãng Harlay danh tiếng bên Mỹ, Cảm ơn ông Thợ !.
Tôi muốn mua chiếc mô tô khoảng trên hai nghìn trở lại để thi thoảng đi dạo nhưng vẫn chưa tìm được, thích cả xe Nhật và xe Ý mới khó chứ.
roamingwind
30-11-2014, 01:00 AM
Mấy hôm nay bắt đầu đọc truyện Chuôn Gọi Hồn Ai (For Whom The Bell Tolls)[/i]. Bác Lâm bảo đọc cuốn Giả Từ Vũ Khí (Farewell To Arms) trước, nhưng sẵn có cuốn này và rãnh không làm gì lấy đọc luôn.
Đến đoạn Robert Joran gặp người đẹp Maria lần đầu tại chiến khu trong núi, Hemingway viết:
Nàng cười nói: "chào đồng chí," Robert Jordan nói, "chào cô, và cẩn thận để không nhìn chầm chầm và không nhìn đi chổ khác"
Tôi phá ra cười. Lúc xưa nhìn gái cũng thế ư ? nhớ chử ký của ông 6 -- "Điềm tĩnh trước gái xinh và không giật mình trước gái xấu". Đọc sách đôi khi thấy phản phất những người mình biết, thú vị. Đôi khi lại thấy mình.
Robert Jordan xem ra bị cú sét ái tình ngay lập tức, cảm thấy cuốn họng nghèn ngẹn. Im lặng ăn, cho đến khi chịu không nỏi phải nói:
"Cô khoẻ không ?" Pablo nhìn ngang qua khi nghe giọng của hắn. Rồi đứng lên bỏ đi."
Mê gái đến khi thốt lời ai cũng biết. Vậy chắc Pablo và Robert thế nào cũng là tình địch.
Ông Đ. Tôi có nhìn sơ sơ kiếm Nexus 9 cho ông, nhưng giá $200 thì chưa thấy.
PhiHuong
30-11-2014, 01:07 AM
(Thấy bài này trên báo tôi trích đoạn post lên để bác nào trong ấy thử sức xem sao)
Ăn hết tô phở, thưởng một triệu đồng!
Nếu ăn hết tô phở, thực khách không những không phải trả tiền mà còn được nhận thêm một triệu đồng tiền thưởng, nhưng nếu thua, sẽ phải thanh toán tiền tô phở trị giá hai trăm ngàn đồng.
…. Chiêu tiếp thị lạ và độc đáo này đang được hệ thống phở Ông Hùng triển khai từ hơn hai tuần nay tại bốn chi nhánh ở TP.HCM, thu hút khá nhiều thực khách tham gia.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/29/08/20141129081432-1-pho.jpg
Ngay sau khi giành chiến thắng, thực khách Dương Kỳ Nhật cho biết " chưa bao giờ em ....... sợ phở như lúc này !"
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/29/08/20141129081432-10--pho.jpg
Mô tả Tô phở khổng lồ, cạnh bên là tô phở bình thường
(Theo PNO)
Thợ Điện
30-11-2014, 07:25 AM
Trước khi đạo sư Milarepa thâu nhận những đệ tử của ngài, bổn tôn Vajrayogini hiện ra trong một linh ảnh và tiên đoán rằng trong tương lai gần đây, ngài sẽ thâu nhận một đệ tử tựa như mặt trời, một đệ tử tựa như mặt trăng, và nhiều đệ tử khác giống như những vì sao trên trời. Đệ tử tựa như mặt trời chính là Gampopa, người cũng được biết như vị Y Sĩ Vĩ Đại của Dagpo (Dvags-po lha-rje). Ngài trở thành một trong các đệ tử chính của Milarepa, cùng với Rechungpa (Ras-chung-pa rDo-rje grags-pa) (1084-1161) và nhiều vị khác.
Gampopa không phải là một người bình thường. Sự hiện diện của ngài trong thời kỳ này và thế giới này đã được tiên tri trong nhiều kinh điển, đặc biệt là Kinh Hoa Sen Trắng, trong đó có một sự tiên tri rõ ràng về sự xuất hiện của ngài như sau:
Một hôm, vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật quay sang đệ tử của ngài là ông A Nan và nói: “A Nan, sau khi ta nhập niết bàn, ở phương Bắc của bán cầu này có một vị đại tăng (fully ordained monk) sẽ được biết đến như Tỳ Kheo Y Sĩ.” Gampopa là một Tỳ Kheo, một y sĩ hoàn hảo có năng khiếu tự nhiên về y học. “Ngài là người đã trải qua nhiều kiếp hoàn toàn tận tụy với việc hành trì Pháp, và là người có nhiều vị thầy tâm linh.”
Đời Sống như một Gia Chủ
Gampopa sinh trong một ngôi làng nhỏ ở Tây Tạng, thuộc miền Nam của Dagpo (Dvags-po), gần biên giới Nepal. Cha ngài là một thầy thuốc lừng danh của làng đó. Cha mẹ ngài có hai con trai, và Gampopa là con trai cả. Khi còn là một đứa trẻ, Gampopa cực kỳ thông minh. Ngài học nghề của cha và cũng trở thành một thầy thuốc vĩ đại. Vào khoảng mười lăm tuổi, ngài nghiên cứu nhiều kinh điển của phái Nyingma và vì thế, đã có kiến thức rộng lớn về truyền thống này. Ngài theo đuổi nhiều nghiên cứu tâm linh và khi hai mươi hai tuổi, ngài kết hôn với Chogme (mChog-med), con gái của một gia đình rất giàu có ở làng bên cạnh. Sau cuộc hôn nhân, họ có một con trai và một con gái.
Vài năm sau, con trai ngài chết bất ngờ. Gampopa mang xác con tới nghĩa địa và làm những gì phải làm theo tục lệ của miền đó. Khi trở về nhà sau tang lễ, ngài thấy con gái ngài cũng đã chết. Không lâu sau cái chết của người con gái, vợ ngài suy sụp vì nhiều bệnh tật. Là một y sĩ, Gampopa cho vợ uống nhiều loại thuốc, hội ý với những thầy thuốc khác và nỗ lực làm các puja (lễ cúng dường) khác nhau để vợ được bình phục, nhưng không có phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt đẹp. Khi bệnh của vợ ngài càng lúc càng trở nặng, họ trở nên tuyệt vọng. Cuối cùng, Gampopa ngồi bên giường bệnh và đọc cho bà nghe một quyển kinh để chuẩn bị cho cái chết của bà. Nhưng vợ ngài không chết.
Gampopa lấy làm lạ vì sao vợ ngài không thể chết. Điều gì đã khiến bà không chết? Bà không thể từ bỏ điều gì trong cuộc đời này, một cuộc đời vô vọng, chỉ hứa hẹn nỗi đau đớn và khổ sở triền miên? Cảm thấy vô cùng thương xót người vợ phải nằm liệt giường vì bệnh tình trầm trọng, Gampopa dịu dàng hỏi bà: “Tôi đã làm mọi sự để chữa trị cho bà. Tôi đã thử nhiều y sĩ, thuốc men và mọi cách cầu nguyện và nghi lễ để bà được bình phục, nhưng tất cả đều thất bại. Những biện pháp đó không có hiệu quả vì những nghiệp trước đây của bà. Nghiệp lực và những lời cầu nguyện trong những đời trước của chúng ta đã kết hợp bà và tôi. Nhưng giờ đây, mặc dù tôi vô cùng thương yêu bà, tôi phải hỏi bà điều gì thật sự giữ bà ở lại đây? Nếu bất cứ tài sản nào chúng ta có trong nhà, hay bất cứ của cải vật chất nào mà chúng ta đã cùng nhau tích lũy đang giữ bà lại, hoặc nếu như bà vô cùng quyến luyến bất kỳ thứ nào trong đó thì tôi sẽ cho đi tất cả. Tôi sẽ bán chúng hay cúng dường cho tu viện, hoặc sẽ đem cho người nghèo. Tôi sẽ tống khứ tất cả những gì khiến bà không ra đi được. Tôi sẽ làm tất cả những gì bà muốn tôi làm.”
Chogmey trả lời: “Tôi không quyến luyến của cải hay bất kỳ thứ gì trong nhà. Đây không phải là điều đang giữ tôi lại. Mối bận tâm lớn nhất của tôi là tương lai của ông, chính vì điều này mà tôi không thể chết. Sau khi tôi chết, ông sẽ dễ dàng tái hôn và có nhiều con trai, con gái, nhiều hơn những đứa con mà chúng ta đã có với nhau nữa. Tuy nhiên, tôi thấy rằng lối sống này không có chút ý nghĩa nào đối với ông. Đó là lý do tại sao tôi hết sức bận tâm về ông. Nếu ông hứa với tôi là thay vì sống một cuộc đời như thế, ông sẽ trở thành một hành giả tận tụy với Pháp – đó là cách hữu hiệu nhất để thành tựu hạnh phúc của riêng ông và của tất cả chúng sinh, như thế thì tôi có thể yên lòng lìa bỏ cuộc đời này. Nếu không thì tôi sẽ ở trong tình trạng này trong một thời gian dài.”
Gampopa nói: “Nếu là như vậy thì tất nhiên, tôi sẽ hứa danh dự với bà là tôi sẽ trở thành một hành giả hết lòng với Pháp và từ bỏ lối sống này.”
Chogmey trả lời: “Mặc dù tôi tin ông, nhưng để tôi có thể hoàn toàn vui vẻ và yên tâm về lời hứa của ông, hãy đem một người làm chứng tới đây.”
Gampopa xin chú của ngài làm chứng cho lời thề của mình. Đứng trước người vợ thân yêu của ngài, có người chú làm nhân chứng, Gampopa phát nguyện hiến dâng đời mình cho Pháp. Điều này làm cho Chogmey rất sung sướng, và bà nói: “Ngay cả sau khi tôi chết, tôi vẫn sẽ chăm sóc ông.” Bà cầm tay ngài nói như thế, rơi lệ và từ giã cõi đời.
Ngài đã chuẩn bị một lễ hỏa thiêu thật công phu cho người vợ. Từ tro, xương và đất sét, ngài làm nhiều bài vị tạ ơn, cùng những bản in pho tượng của các Đấng Giác Ngộ. Ngài đã xây dựng bảo tháp (stupa) để tỏ lòng tôn kính bà, “Bảo Tháp Chogmey” (mChog-med mchod-rten), vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Tây Tạng.
Giờ đây, Gampopa còn lại một mình, ngài phân chia tất cả tài sản của mình thành hai phần bằng nhau. Ngài bán đi một phần, lấy tiền cúng dường Tam Bảo và bố thí cho người nghèo khó. Phần còn lại, ngài dùng để duy trì cuộc sống và thực hành Pháp. Một hôm, chú của ngài, người đã từng làm nhân chứng khi Gampopa thề với Chogmey, tới thăm Gampopa, nghĩ rằng ngài vô cùng tiếc thương người vợ yêu quý. Ông tới để khuyên bảo ngài, bảo ngài đừng lo lắng và an ủi ngài bằng cách giải thích hoàn cảnh của ngài bằng ánh sáng của định luật nghiệp quả.
Gampopa trả lời rằng ngài không lo lắng gì hết. Trái lại, ngài rất vui mừng là bà đã chết. Hết sức giận dữ khi nghe điều này, người chú nhặt một nắm đất ném vào mặt Gampopa. Ông la lên: “Ý anh muốn nói gì? Anh không thể tìm được một người vợ tốt hơn, một người xinh đẹp như thế đâu!”
Ngạc nhiên vì cơn giận của chú, Gampopa hỏi ông: “Chú là loại nhân chứng gì đây? Không phải là chú đã có mặt ở đó khi cháu thề là sẽ theo đuổi việc thực hành Pháp hay sao? Chú không nghe thấy sao?” Trước lời nói này, người chú hết sức ngượng ngùng và nói: “Điều này là sự thật. Mặc dù chú là một ông già, chú chẳng bao giờ nhớ đến việc thực hành Pháp, trong khi cháu còn rất trẻ mà lại can đảm như thế trong việc theo đuổi con đường tâm linh. Chú rất sung sướng nếu có thể giúp đỡ cháu bằng cách nào đó.”
Trở Thành Tăng Sĩ và Tu Học với các Đạo Sư Kadam
Một hôm, Gampopa sắp xếp nhiều thực phẩm và quần áo dự trữ, quyết định sống một cuộc đời cô tịch. Không một lời từ giã người thân hay bạn bè, ngài rời bỏ quê hương, đi đến vùng Penpo (‘Phan-po) để tìm một vị bổn sư (guru).
Không lâu sau đó, ngài gặp Shawa-lingpa (Sha-ba gling-pa), một vị thầy từ bi thuộc truyền thống Kadam và xin được thọ các giới Sa di và Tỳ kheo. Ngài nhận pháp danh xuất gia Sonam-rinchen (bSod-nams rin-chen). Là một nhà sư, ngài đã tu tập một cách sâu sắc với nhiều Kadampa Geshe, hành thiền và nghiên cứu với những đạo sư vĩ đại này. Ngài thường trải qua nhiều ngày không có thức ăn hay một giọt nước, miệt mài trong lạc thọ của thân và tâm trong thiền định viên mãn. Gampopa đã đạt được một mức độ thành tựu định lực khiến ngài có thể tĩnh tọa bảy ngày hoàn toàn an trú trong thiền định.
Vì thế, Gampopa đã có nhiều nội quán và sự xác tín trong việc thực hành Pháp trước khi bắt đầu tìm kiếm bổn sư của ngài là Milarepa. Ngài đã thông thạo toàn bộ giáo lý Kadam và có những giấc mơ lạ thường, chẳng hạn như ngài là một bồ tát thập địa. Ngài thường mơ thấy một hành giả du già (yogi) màu xanh với một cây tích trượng, đặt bàn tay phải trên đầu ngài và đôi khi phỉ nhổ ngài. Cho rằng giấc mơ kỳ lạ này là một dấu hiệu cho thấy một vong linh ác ý đang cố tạo sự ngăn trở và chướng ngại cho việc thực hành Pháp của mình, ngài đã thực hiện một kỳ nhập thất sâu sắc về Achala (Mi-g.yo-ba), Bậc Bất Động. Achala là một nhân vật có dáng vẻ phẫn nộ, được thiền quán đặc biệt trong truyền thống Kadam để giải trừ các chướng ngại trong việc tu tập. Tuy nhiên, sau kỳ nhập thất, giấc mơ tương tự vẫn thường xuất hiện mạnh mẽ hơn và sống động hơn bất kỳ lúc nào. Ngài không ngờ rằng giấc mộng này là một dấu hiệu cho thấy chẳng bao lâu nữa, ngài sẽ gặp vị thầy tương lai của mình là đại hành giả du già Milarepa.
Alent_Tab
30-11-2014, 08:59 AM
xe hồi trước em ham lắm, tất cả các dòng như 81 kim vàng, cd, dream ... em đổi xe như thay áo, hồi đó lúc cái xe đạp mọi người còn chưa có nhé, hồi đó ông bà già còn cày được nhiều xiền, trong khi mình không ngoan chơi chán lại bán rẻ mua cái khác
giá xe hồi đó tính bằng tờ là ông 100 đô đó, qiy ra vàng thấy đến giờ giá mấy con xe hàng đẹp vân không thay đổi mấy
đến bây giờ cũng thích, nhưng mỗi cái đếch có xiền he he - thèm lắm sợt các mẫu xe ngắm chút thôi
giaxeford123
30-11-2014, 11:57 AM
BẢNG GIÁ XE FORD RANGER (19/11/2014):
1. Ford Ranger WildTrak 3.2L 4×4 AT ( Ford Ranger 2 cầu số tự động phiên bản đầy đủ Full Options ): 838,000,000 VNĐ.
2. Ford Ranger Wildtrak 2.2L 4×4 AT: 804,000,000 VNĐ.
3. Ford Ranger WildTrak 2.2L 4×2 AT ( Ford Ranger 1 cầu số tự động phiên bản đầy đủ Full Options ): 760,000,000 VNĐ.
4. Ford Ranger XL 4×4 MT ( Ford Ranger 2 cầu số sàn): 593,000,000 VNĐ
5. Ford Ranger XLS 2.2L 4×2 MT ( Ford Ranger 1 cầu số sàn ): 604,000,000 VNĐ.
6. Ford Ranger XLS 2.2L 4×2 AT ( Ford Ranger 1 cầu số tự động ): 607,000,000 VNĐ.
7. Ford Ranger XLT 2.2L 4×4 MT ( Ford Ranger 2 cầu số sàn phiên bản đầy đủ Full Options ): 705,000,000 VNĐ.
8. Ford Ranger Base 4×4 MT (Ford ranger 2 cầu số sàn): 570,000,000 VNĐ
THẾ GIỚI XE 365
Địa chỉ: Tòa nhà CT3, Lô C1, Đ.Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Hotline: 0988.226.118 - Mr Tam
PhiHuong
30-11-2014, 12:07 PM
xe hồi trước em ham lắm, tất cả các dòng như 81 kim vàng, cd, dream ... em đổi xe như thay áo, hồi đó lúc cái xe đạp mọi người còn chưa có nhé, hồi đó ông bà già còn cày được nhiều xiền, trong khi mình không ngoan chơi chán lại bán rẻ mua cái khác
giá xe hồi đó tính bằng tờ là ông 100 đô đó, qiy ra vàng thấy đến giờ giá mấy con xe hàng đẹp vân không thay đổi mấy
đến bây giờ cũng thích, nhưng mỗi cái đếch có xiền he he - thèm lắm sợt các mẫu xe ngắm chút thôi
Đọc bài của ông Tab tôi hiểu và cảm nhận được, đã lâu lắm rồi phương tiện của tôi là chiếc xe đạp và cái uây tàu Thượng Hải, tuy xe tốt chưa thay một con ốc nhưng đôi lúc vẫn thấy nhàm chán vì sự dễ dàng của côn tự động.
Ông Tab đi xe máy nhiều có cảm thấy được nỗi cô đơn khi mà xung quanh xe đạp vẫn còn hạn chế ? bây giờ nói chuyện Vespa hay xe máy nam côn tay cũng cô đơn như vậy, cái gì không thuộc về số đông cũng thế cả. Khoa học ngày càng tân tiến nên rất nhiều thứ tự động, trên ti vi còn thấy quảng cáo ô tô không có vô lăng. Đợi đến khi nghệ thuật cũng tự động thì cung bậc cảm khoái chắc giảm đi nhiều !.
nguyenthao
30-11-2014, 12:39 PM
[QUOTE=Thợ Điện;488966]Mùa hè ăn cháo đậu xanh, cà pháo, đậu rán tẩm hành.
Mùa đông ăn cháo gà, cháo tim, bầu dục.
Hàng cháo gà không quá khó kiếm như cháo đậu xanh. Hàng cháo tim bầu dục thì hiếm hơn chút. Bây giờ thì nhiều nhan nhản rồi, một hàng ăn người ta làm nồi cháo chung. Thịt gà thái xé nhỏ , lươn khô, tim , bầu dục , óc....bày sẵn trên đĩa. Ai thích ăn gì thì múc cháo ra, bỏ thứ đó vào là thành loại đấy.
Nhưng hồi mình bé thì không thế, hàng cháo nào ra hàng cháo đó.
Hàng cháo gà của bà Ý cuối ngõ Phất Lộc lúc nào cũng thơm lừng. Cháo mà thơm được là rất khó, bạn có thể thấy mùi thơm của nước phở chứ ít khi thấy mùi thơm từ hàng cháo gà toả ra. Chả hiểu sao bát cháo của bà Ý ngày trước thơm được như vậy. Thịt gà thái hạt lựu chứ không xé như bây giờ. Lòng, mề, gan cũng thái hạt lưụ , phi hành với mỡ gà xong cho lòng mề vào xào. Múc ra tô đựng, mấy thứ đó ngập trong nước mỡ gà vàng óng.
Hành hoa, tía tô thái nhỏ để đáy bát, rồi đến thịt gà thái hạt lựu. Múc cháo đổ lên rồi mới múc ít lòng mề cùng mỡ gà thả trên mặt bát cháo. Lúc này mỡ loang ra màu óng ả, bát cháo rắc thêm tí hạt tiêu dậy mùi thơm phức. Tối mùa đông lạnh, đi đâu về bụng đói có bát cháo như vậy thì thật sảng khoái.
Mà cháo thơm cũng phải thôi, con gà nuôi cả năm mới lớn. Luộc xong nước gà đã thơm sẵn. Hành, tía tô cũng mất vài tháng. Gạo trồng không có phân bón thúc, cứ tự nhiên nên tuy sản lượng không nhiều, nhưng tám thơm hay nếp hương thì khỏi nói về mùi vị.
Người ta cứ bảo bây giờ sẵn, không đói khổ như ngày xưa, ăn thấy thường không ngon. Cái đó chỉ đúng một phần, phần khác là bởi cách thức nuôi trồng của ngày xưa thuần nông nghiệp, không công nghiệp với hoá chất, thức ăn sẵn như bây giờ. Nên nói gì thì nói, người sành ăn vẫn phải công nhận đồ ăn ngày trước thơm ngon hơn là vậy.
Hàng cháo tim, bầu dục thì xa hơn. Ở tận cuối phố Lương Ngọc Quyến, giáp với Hàng Giầy. Cái lối vào của ngôi nhà to thời Pháp cũ, trong đó có nhiều căn hộ. Ở tầng 2 ban ngày có nhà bán cà phê phin. Còn tầng dưới, ngay cái hành lang đi vào rộng chừng mét rưỡi, một hộ khác bán cháo bầu dục, tim.
Chủ hàng có vẻ là một nhà trí thức, ông thường đọc cái gì đó trong lúc chưa có khách. Cái bàn là một miếng gỗ treo sát tường rộng chừng 30 phân. Khách ăn ngồi còn phải nhường lối đi cho các hộ khác bên trong. Khách không liên tục và nhiều, người bán hàng cũng tác phong rất chậm rãi. Mỗi khi có khách, ông múc cháo từ nồi to cho sang cái xoong nhỏ trên bếp điện. Rồi ông quay ra thái bầu dục, hay tim. Mỗi bát cháo chỉ nửa quả bầu dục. Nhìn cách ông thái miếng bầu dục như thợ kim hoàn, rất chi là trân trọng. Có vẻ ông cũng thèm ăn những lát bầu dục đó. Đấy là ấn tượng làm mình nhớ mãi, mấy người bán hàng ăn nào mà nhìn sản phẩm của mình với con mắt thèm thuồng như thế. Ngày nay người ta bốc thịt, bốc rau , múc cháo, chan nước dùng thậm chí chả thèm nhìn cái bát.
Chủ hàng múc cháo, thái rau, thái tim, bâù dục đều rất tỉ mỉ. Bê cháo đặt trước măt khách xong, ông hỏi cần gì nữa không. Nếu khách không cần gì, ông về chỗ ngồi nép sát tường đọc sách hay báo gì đó.
Bố hay cho mình ăn cháo bầu dục. Cái phố Lương Ngọc Quyến hút gió từ ngoài sông Hồng, mùa đông gió thổi cắt da thịt. Phố vắng teo, có hàng ngô nướng ở ngã tư Mã Mây, Lương Ngọc Quyến lập loè ánh lửa. Giữa phố Lương Ngọc Quyến là rạp hát, cửa hàng lương thực, trường học một bên văng tanh. Còn bên kia cũng chả nhà dân nào mở cửa hàng , cửa hiệu gì cả. Thửo ấy nhà mặt phố không có giá trị gì vì ít người buôn bán. Đã thế lại còn hay mất điện, đèn đường đã tù mù thì chớ. Mình nắm tay bố dắt đi, bố mặc cái áo dạ gọi là Ba đờ xuy từ thời Pháp. Trong túi áo bố có một mẩu nhỏ cao hổ cốt. Khi đến hàng cháo, bố móc túi ra gói nilong lần dở mấy lượt ra miếng cao bằng hai đón ngón tay của mình. Bố đưa cho chú bán cháo, bảo cho vào bát của mình khi múc cháo đun. Miếng cao sẽ tan cùng với cháo trong cái xoong nhỏ.
Mình bị bệnh từ bé, bố có vẻ lo lắng căn bệnh của mình. Chắc bố biết được cao hổ cốt là vị thuốc có thể chữa được bênh cho mình, nhưng không dùng nhiều, cho nên một tháng bố dẫn đi ăn cháo như thế một lần. Nhà mình không khá giả gì, anh em lại đông, mỗi khi cho mình đi ăn như thế bố dẫn đi như giấu mọi người. Lúc mình ăn, bố ngồi nhìn, mắt cứ đau đáu. Một bát cháo như thế mà không có cao hổ cốt cũng đã bằng tiền mua thức ăn một ngày cho cả nhà. Vì nhà mình cũng như bao nhà khác thời đó , bữa cơm chỉ có rau muống, bắp cải xào cà chua, có mỡ xào đã là tốt. Nếu xông xênh sẽ đập hai quả trứng vịt vào nồi bắp cải xào đánh tan trứng ra. Mâm cơm chỉ có cơm và món bắp cải xào như vậy.
Mình vẫn day dứt khi ăn bát cháo tốn kém như vậy, cảm tưởng như ăn mất phần của anh chị em trong nhà, nhưng bố mình bảo đó là thuốc đấy con ạ. Con bị bệnh trong người, cố ăn đi con. Khi gần hết bát cháo, bố sẽ bê bát lên và tự vén sạch để đút cho mình.
Những đêm mùa đông thế này, bố hay dẫn mình đi ăn cháo. Và thường tỉnh dậy xem mình ngủ có tung chăn ra không. Mình thật lắm bệnh, bé tí đã bị gan, phổi, thận, mật. Bố rất hay cáu với mình, nhiều khi mình nghich gì là bị ăn đòn và mắng trong khi các anh hay em mình cũng thế lại không đến nỗi bị bố đánh mắng vậy. Lúc đó mình không hiểu, nhiều khi tủi thân lắm. Lúc mình chớm hai mươi tuổi, bố sắp mất. Bố gọi vào giường bệnh nói . Mình mới biết bố thấy mình tính khí khác các anh em trong nhà từ nhỏ nên bố dạy thế. Bảo sao lúc mình 15 tuổi, đi học võ, bị bố cấm. Bố bảo loại mày mà học võ vào thì thành giặc, đọc sách mới thành người thôi con ạ. Mình cũng hiểu tại sao nhà khó khăn mà chưa bao giờ bố từ chối mình khi xin tiền mua sách , truyện để đọc. Những khi mình đọc truyện, ánh mắt bố nhìn mình rất ấm áp, trìu mến.
Bây giờ đã vào mùa đông, 5 giờ chiều trời đã tôí mịt. Thế là mình đã ở đây sang mùa đông thứ hai. Đường phố ở đây cũng vắng và hun hút như khu phố nhà mình thửo xưa, cái lạnh cũng thế, có gió, có mưa phùn lất phất.
Và cũng có một bát cháo bầu dục, mình tự nấu theo đúng cách của chú bán hàng
nguyenthao
30-11-2014, 12:51 PM
Lang thang trên mạng thấy bài này và bài viết về con gà quỷ trước đó bác thợ điện đã mang lên diễn đàn đã được đăng trước đó trong blog yêu quê hương Việt Nam , thích uống trà mạn của tác giả Bùi Thanh Hiếu , sinh năm 1972 ,nhà ở ngõ Phất Lộc , Hà Nội . Bác Thợ Điện sao không ghi sưu tầm .
nguyenthao
30-11-2014, 02:06 PM
Sao không hỏi ông Lâm hoăc xem trang mạng đó .Tôi không dậy khôn ai cả . tôi có phải bảo ông Lâm không biết đâu.
Kiem_Nhat
30-11-2014, 08:47 PM
Em tranh thủ Chủ nhật đi thăm anh em suốt cả ngày hôm nay, có mấy tấm hình , gửi tặng anh em (quán cần câu bữa trước, có trà rất ngon)!!! Không ngờ là câu cá cũng có nhiều bác lớn tuổi yêu thích.
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/30/20/50/3101114396_1157231443_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3101114396)
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/30/20/50/3101114384_1061780639_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3101114384)
Ghé thăm anh em hàng xóm: Khu phố 2
http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2014/11/30/20/50/3101114429_1235563884_574_574.jpg (http://me.zing.vn/jpt/photodetail/daominhnhathanoi/3101114429)
Thợ Điện
30-11-2014, 10:59 PM
http://drikungvn.org/images/stories/HinhBaiViet/Karmapa_2007.jpg
Khi nghe tin Karmapa Tôn quý ( Rinpoche )có ý định trốn khỏi Tây Tạng sang Ấn độ,tôi rất lo, làm cách nào vượt biên? Nhưng thật tuyệt diệu khi tôi gặp Rinpoche. Chúng tôi bàn về lý do chánh cùng ý định vượt thoát Tây Tạng của Rinpoche trước hết. ' Với nguyện vọng và ước muốn có thể hoằng pháp lợi sanh cho dân Tây Tạng và đem Phật giáo Tây Tạng truyền bá, điều này không thể thực hiện được tại trong xứ Tây Tạng. Thúc đẩy bởi nguyện vọng này mà Rinpoche quyết định ra đi'. Đây là những gì mà Rinpoche cho tôi biết, điều này làm tôi rất vui mừng, tôi nói, tốt, tốt lắm”.
His Holiness The Dalai Lama
Đức Karmapa trốn khỏi Tây Tạng cùng một ít tuỳ tùng vào ngày 28-12-1999 đến Dharamsala ngày 5-Jan-2000. Đức Karmapa sanh ngày 26-June-1985 tại Kham với đầy đủ dấu hiệu cát tường có thể thấy của một vị thánh tăng khi tái sanh. Vào ngày ra đời, một cầu vòng ngũ sắc hiện ra trên nền trời trong vắt không chút mây, và tiếng loa ốc sa cừ nổi lên vang khắp làng đều nghe.
Đức Karmapa là vị tái sanh thứ 17 thuộc dòng truyền thừa Karmapa từ thế kỷ thứ 12. Vị thứ nhất là đệ tử của Ngài Gampopa. Rinpoche lên ngôi vị năm 1992 tại Tsurphu, cách hai tiếng lái xe từ thủ đô Lhasa. Tu Viện Tsurphu là nơi các vị Karmapa ngự.
Trong kinh điển đạo Phật cho biết người nào gặp đức Karmapa sẽ tịnh hóa được nghiệp xấu ác cả bảy đời, và nếu người đó một lòng tu tập thì bảy kiếp trong tương lai sẽ gặp nhiều thiện duyên.
“ Vào lúc 14 tuổi, Rinpoche đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của một vị Karmapa”, Giám đốc Ward Holmes, cũng là nhà sản xuất cuốn phim gần đây nhất về đức Karmapa thứ 16, “ The Lion Begins To Roar” được trình chiếu khi Rinpoche trốn thoát Tây Tạng. Ông Ward gặp đức Karmapa 16 vào năm 1971. “ Tôi đã từng làm tài xế và thủ quỷ cho Tu Viện ở Woodstock – NY, tôi một lòng giúp đở đức Karmapa. Được gần gũi với Ngài,Ngài giúp cho lòng tự mãn và cái ngã của tôi được quân bình. Làm việc qua lại với đồ hình Mandala cũng y như làm việc với đức Karmapa 16, nhưng cá tánh của đức Karmapa 17 lại rất khác”, tôi có cảm tưởng như thế. Ông Ward cũng là giám đốc của cơ sở Tu Viện Tsurphu, nơi đang thực hiện cuốn phim về cuộc đời Ngài Karmapa tại Ấn độ. Từ khi đến Ấn độ, đức Karmapa 17 ngụ tại Tu Viện Gyuto Tantric, cách Ganj 25 cây số, và đã tiếp khách viếng thăm. Rinpoche được phỏng vấn ba lần bởi Jason Shannon Clement và Michael Parry:
– Tại sao Ngài đến Ấn độ?
– Tôi đến Ấn độ để bảo vệ và giữ gìn văn hóa của tôi, thực hành Phật pháp, và truyền bá tâm bồ đề cho chúng sanh. Mặc dù tôi phải rời xa Tu Viện, cha mẹ, nhưng việc hoằng pháp lợi sanh vẫn cần thiết hơn. Tôi muốn giúp đở tất cả chúng sanh, sông núi, cây cỏ và muôn vật.
– Vai trò của vị Karmapa cùng những hoạt động của Ngài là gì?
– Vai trò không phải chỉ riêng cá nhân tôi mà cho tất cả các vị Karmapas. Đối với đạo Phật ở Tây Tạng thì sự đóng góp của các vị Karmapas vô giới hạn. Dòng truyền thừa này đã giúp vô số chúng sanh. Đây là bổn phận của tất cả các vị Karmapas giúp khai mở tâm từ bi và tình thương cho tất cả, đặc biệt đối với dân Tây Tạng và để giữ gìn văn hoá cùng tôn giáo Tây Tạng. Phật pháp trường tồn và phát triển do bởi rất nhiều vị thầy vĩ đại, đặc biệt là các vị Karmapas tiền bối.
– Có một sự tiên đoán bởi đức Phật Thích Ca rằng sau 2,500 năm sau giáo pháp của Ngài sẽ truyền bá sang Tây phương. Phận sự của Rinpoche trong việc tiên đoán này là gì? Rinpoche có ý định truyền bá Phật pháp cách nào?
– Lời Đức Phật Thích Ca tiên đoán sẽ thành sự thật. Không ai có thể phê phán điều này. Lẽ đương nhiên, sự tiên đoán sẽ xảy ra. Về phần tôi, tôi không thể nói. Riêng vị Karmapa không thể truyền bá Phật pháp một mình. Không phải chỉ đơn giản một danh từ ứng dụng vào một người. Dù sao, ý nghiã của chữ Karmapa có thể nói lên ý nghiã. Từ này theo Bắc Phạn là: Karma-ka, có nghiã là dòng chảy của nghiệp. Tạng ngữ dịch là Karmapa. Tôi là biểu thị các hành
động của tất cả chư Phật. Tôi truyền bá giáo pháp của Phật và chư bố tát trong mười phương. Tôi không thể nói giáo pháp sẽ đi về đâu. Hảy nhìn và tìm chung quanh.
– Người Tây phương chúng tôi rất thích thú về lời tiên đoán này. Chúng tôi có thể đóng góp đặc biệt những gì?
– Giáo pháp đức Phật dạy thì vô số. Tôi không thể nói những gì cá nhân có thể làm. Nói chung, bạn có thể thử phát tâm từ bi, giúp đở và đem tình thương đến cho tất cả chúng sanh. Có một động cơ trung thực và tu tập hành trì. Đây là cốt tủy giáo pháp Phật dạy.
– Chúng tôi rất thích nghe Ngài gồm chung cả núi sông, cây cỏ, muôn loài, trong lời phát nguyện của Ngài đối với chúng sanh. Ngài có lời gì chia sẻ với giới trẻ?
– Điều quan trọng chách là phải có sự giáo dục đúng. Giáo dục đúng lấy căn bản từ văn hoá, gìn giữ truyền thống, giáo dục sự hiểu biết. Tất cả những điều này có gốc từ thiền định. Giáo dục đúng cần sự chỉ dạy về những thói quen tốt. Rất quan trọng để học sinh được tự do. Các em cần tự do để bày tỏ cảm giác mình và để biết đưọc cách nào tốt nhất giúp ích tất cả chúng sanh.
Đức Karmapa 16 du hành tới Arizona năm 1974 để gặp các bô lão của dân Hopi Native American. Ngài hoàn thành lời tiên tri của họ, “ Khi người đội mũ đỏ tới Tây Phương sẽ xây dựng nhịp cầu trí tuệ giữa Đông phương và Tây phương”.
– Đức Karmapa 16 đã trao đổi sự liên hệ với dân Hopi Native American. Theo Ngài thì sự liên hệ này thế nào và Ngài có ý định tiếp tục không?
– Sự giao thiệp này thật tốt đối với đức Karmapa 16 vào thời đó. Bây giờ thì thật khó nói những gì có thể xẩy ra. Tôi quan tâm tới thời điểm đúng và nghiệp quả đúng. Nguyên nhân và hoàn cảnh phải hội đủ. Nếu như cần thiết và đúng thời cơ thì sẽ xảy ra. Nếu không, sẽ không xẩy đến.
PhiHuong
30-11-2014, 11:40 PM
Xem báo chí thấy một số dòng Đạo cuồng mê thái quá làm cho chúng sinh lầm than, thế giới hỗn loạn. Đạo Phật trung dung chỉ lấy giáo hóa để mở mang tính thiện chứ chẳng giàng buộc gì, sự quảng đại ấy rất có khả năng soi sáng khắp Địa cầu.
.............
Trên hòm thư điện tử của tôi hay thấy E Bay quảng cáo mua bán vật dụng bằng tiếng Anh, tôi dốt vi tính lại không biết ngoại ngữ nên cứ phải xóa đi. Ông nào hiểu biết thì giải thích cho tôi, và nếu mua bán trên E Bay thì cách thức giao dịch thế nào, có khả tín không ?.
..... mua bán trên E Bay thì cách thức giao dịch .. có khả tín không ?.
Nói chung mua bán trên Ebay thì tốt lắm. Số phần trăm rủi ro tuy có nhưng rất nhỏ, ông Phi yên tâm. Tôi cũng có mua vài món hàng ở Đức, họ gởi về nhưng có lần tôi bị đánh thuế hết mấy chục. Thằng bạn thì mua hàng của Mỹ gởi về rất ok.
roamingwind
01-12-2014, 12:22 AM
Xem báo chí thấy một số dòng Đạo cuồng mê thái quá làm cho chúng sinh lầm than, thế giới hỗn loạn. Đạo Phật trung dung chỉ lấy giáo hóa để mở mang tính thiện chứ chẳng giàng buộc gì, sự quảng đại ấy rất có khả năng soi sáng khắp Địa cầu.
Cũng không chắc được bác Phi ơi. Thí dụ như trong đệ nhị thế chiến, các tu sĩ Thiền Tông bên Nhật vẫn theo phong trào "yêu quốc" cổ vũ, hoặc bằng lòng, cho sự xâm lăn của quân đội Nhật trên các nước Á Châu.
Tôi thấy những cái gì khi bắt đầu trở nên thời thượng đông đảo người theo thì bắt đầu có dấu hiệu phai mòn. Con người mà :)
Trên hòm thư điện tử của tôi hay thấy E Bay quảng cáo mua bán vật dụng bằng tiếng Anh, tôi dốt vi tính lại không biết ngoại ngữ nên cứ phải xóa đi. Ông nào hiểu biết thì giải thích cho tôi, và nếu mua bán trên E Bay thì cách thức giao dịch thế nào, có khả tín không ?.
ebay thì có uy tính. Cái này bác Lâm rành. Tuy nhiên mua rồi làm sau gởi qua VN?
PhiHuong
01-12-2014, 12:27 AM
Nói chung mua bán trên Ebay thì tốt lắm. Số phần trăm rủi ro tuy có nhưng rất nhỏ, ông Phi yên tâm. Tôi cũng có mua vài món hàng ở Đức, họ gởi về nhưng có lần tôi bị đánh thuế hết mấy chục. Thằng bạn thì mua hàng của Mỹ gởi về rất ok.
Cảm ơn ông Tý về hai chữ "khả tín", trước các ông hay bảo tôi lạc hậu thì đấy chính là điều tôi muốn hỏi. Tức là cách thức giao dịch, thanh toán, nhận hàng và đóng thuế như thế nào, ví dụ mua xe máy thì có sang tên đổi chủ được không ?.
Tôi xem lại mấy tấm ảnh ông Thợ úp lên thì thấy chiếc xe Hon Da nữ 90cc hình như có côn tay thì phải, không lẽ xe Hon Da nữ lại có côn tay ? mà nếu có côn tay thì đúng là của độc và lạ !
Chiếc xe Vespa mầu đen không biết có đề không hay là phải dùng cần khởi động ? tôi vừa lang thang vào E Bay cũng thấy chiếc này nhưng vì không biết ngoại ngữ nên chẳng hiểu.
Thợ Điện
01-12-2014, 12:42 AM
Mua ở Ebay là ngon nhất vì khi mua xong người bán cũng không nhận được tiền ngay ,phải chờ ông hoàn toàn ưng ý không gửi trả lại rồi họ mới nhận được .Hệ thống tổ chức Ebay là nhất thế giới nhưng ông Phi mua xe thì người bán không chịu chuyển về VN đâu vì quá lâu và nhiều rủi ro
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.