View Full Version : Cà Phê Đen V
Thợ Điện
21-09-2015, 05:17 PM
Huyền về VN chơi khi trở qua tâm tư thế nào ? trước hay nghe cháu kể chuyện bây giờ ít thấy ,hay bắt đầu mệt mỏi vì đời sống công nghiệp rồi .Ở đây là vậy đó ,được cái này phải mất cái kia thôi ,sẽ ít có những ngày tháng rong chơi nhưng có cả nghìn thứ khác bù vào nếu mình biết tận hưởng
Các ông tuổi bác thì chỉ ngồi đó chờ chết nhưng bác thức dậy là lo lắng .Lo nhất không có đủ thì giờ để chơi thôi còn ngoài ra thì chẳng quan tâm gì hết
Sau tháng 4 năm ấy khi mà mọi cánh cửa đóng lại ,bác khổ nhất là không biết tình hình nhạc bên ngoài thế nào dĩ nhiên nhạc ngoại quốc còn nhạc việt thì ít nghe ,nghe nhạc cũ mãi cũng buồn nên khi sổng chuồng là kiếm lại hết nhạc những năm mình bị thiếu
Làm ngày làm đêm bao nhiêu băng đĩa mua hết không cần biết hay dở ,cuối tuần nằm dài trong phòng nghe miệt mài .Có một bài này nghe xong mới biết chẳng phải chỉ có mình mới cô đơn mà ai cũng thế dù rằng ở bất cứ vùng trời nào .Bên ngoài mưa đã rơi hình như chẳng bao giờ dứt .Em hãy ngừng khóc ,giấc mơ sẽ đem chúng ta đến trùng duơng nghìn đời gió lộng Cháu nghe nhé
OvNdPewuXAQ
huyenmapu
22-09-2015, 12:01 AM
Không chỉ anh D copy lại đoạn này, cháu cũng buồn khi đọc đến đây, một lời chào tiễn biệt. Mấy nay cháu cứ nghĩ đến vấn đề này, cuộc sống đâu biết trước người đi người ở. Mặc dù ở cái tuổi cháu nghĩ đến đó cũng xa vời thật nhưng những khoảng thời gian nhẹ nhàng này cứ nghĩ đến vậy, bác có mắng cháu dở không. Bác biết đó chuyện yêu đương không thể nói bằng lời được phải không ạ.
Khi em về mắt nâu người khép kín
gối chăn xưa bày bán giữa chợ đời
trăng thơ mộng vỡ tan trên thềm cũ
chuông giáo đường rộn rã gọi hồn ai”
Thực ra từ ngày cháu trở lại Bỉ cũng hơi bận do hai vợ chồng sửa nhà và chuyển đồ. Tình hình bên khu vực Châu Âu này cũng có nhiều biến đổi đáng kể từ khi di dân Siria vượt biên sang nhiều hơn, lớp học của cháu chật kín người từ các nước xung quanh. Những thay đổi này sẽ ra sao cũng chưa biết được ạ.
Cháu trở lại đây luôn nhớ lời bác " Một nỗi nhớ nhà và đúng ngôi nhà thứ hai của mình ' . Ra đi vậy đó mà sau một năm trở về lại nhớ nó là sao, đến giờ cháu cũng không hiểu. Cháu cho rằng mình thích nghi quá nhanh để mình có thể nhớ nó đến vậy, nhịp sống nơi đây không hối hả, không nhộn nhịp, không vội vã.
Cháu cám ơn bác bài hác, món quà cho đầu tuần vui cho dù We're All Alone.
roamingwind
22-09-2015, 03:30 AM
Đang nghe đến câu "and making love was just for fun" (làm tình chỉ cho vui thôi) nghĩ đến bác Lâm :)
ORHaY5CTzJg
trinhson
22-09-2015, 03:42 AM
Bài thơ là nỗi buồn sâu thăm, là mất mát, chia ly vĩnh viễn nhưng ngôn từ rất nhẹ nhàng, chừng mực. Đối với những tâm hồn dễ tổn thương( xin lỗi bác D, cô H em không hề có ý chụp mũ ạ) bài thơ như một khúc nhạc đau buồn về tình yêu mông ảo. Nhưng có lẽ ẩn chứa trong những từ ngữ rất tinh túy đó có thông điệp chứa chan tình yêu cuộc sống của tác giả. Hãy yêu thương nhau thật nhiều khi còn có thể. Cám ơn bác Thợ!
Thợ Điện
23-09-2015, 09:43 PM
Lần nào đọc lại đoản văn của người nghệ sĩ tài hoa cũng thấy buồn ,vừa đẹp lại vừa buồn
Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình ...
Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước. Một buổi sáng cách đây bốn năm, lúc tôi đang ngồi uống rượu với bạn, mẹ tôi bảo: "Mạ đi chơi chút nghe". Thế rồi một giờ sau tôi được điện thoại báo tin mẹ tôi đã mất tại nhà người bạn.
Càng yêu ta càng thấy: có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết đâu cái thời gian mình được yêu thì một người khác cũng đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn và cũng dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề.
Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.
Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.
Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...
QtMnbrCKH1k
trinhson
24-09-2015, 03:12 AM
Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi.
Khi em về người người tình xưa vẫn đợi
Mình bên nhau cầu nguyện góc giáo đường
Ôi lạy Chúa tình yêu là trái ngọt
Ta cắn chia nhau từng múi yêu thương :D
huyenmapu
01-10-2015, 03:00 PM
Thực phẩm giúp làm giảm hình thành ung thư và những nghiên cứu mang đến lựa chọn cho chế độ ăn hàng ngày. Bác Tôn Tử và các bác đã xem qua clip này chưa ạ.
zijxTWKKUrY&app=desktop
roamingwind
01-10-2015, 04:48 PM
Cứ sống thoải mái, vui tươi; không giận hờn buồn phiền, không chất chứa ưu sầu uất ức, đè nén, trong người thì ung thư khó lòng bén mảng tới, Huyền ơi.
Nói "không" với khổ !!
Thợ Điện
01-10-2015, 05:31 PM
Ông Gió nói đúng đấy Huyền ,cứ vô tư thong thả bệnh nào tới được
Người trẻ thì rất cần giữ gìn sức khoẻ ,không phải để sống lâu điều này ấu trĩ lắm .Lâu mau còn tuỳ vào số mệnh
Gọi là để giữ cho tuổi già .Già rồi bớt lo toan ,quỹ thời gian rảnh nhiều ,điều kiện cũng tương đối mà không ăn chơi được thì buồn lắm .Rất buồn ! ăn gì cũng sợ cholesterol ,chơi thì sợ huyết áp ,làm gì cũng nhẹ nhẹ chậm chậm rất chán
Càng ham chơi lại càng phải giữ gìn sức khoẻ để sẵn sàng làm những cuộc đi ,trước khi làm cuộc hành trình cuối cùng về địa chỉ mới như bài thơ sau Trong bài thơ có những câu rất buồn và đẹp như câu này cháu ạ Đến một lúc nào đó có thể chúng ta sẽ quên hẳn nhau
làm sao mà giữ mãi được một liên hệ không còn hiện hữu nữa.
Anh đi à
Ừ đi
Anh đi thật à
Ừ đi thật
Sao anh hay đi thế
Đâu có hay đi từ năm 1982 đến nay anh vẫn ở đây
Không em nói từ năm 1954 cơ từ khi dọn vào trong Nam
anh dời đổi biết bao nhiêu chỗ khác nhau rồi
Lần này thì khác chỗ này là chỗ cuối
Có xa không anh
Cũng chưa biết rõ nữa
Chưa biết rõ sao lại đến
Thì cũng phải đến chứ chỗ cuối mà xa gần gì
mình cũng đến được
Em tiễn anh một quãng được không
Được nhưng khi nào anh rẽ ở khúc quành em chỉ nên đứng nhìn theo
đừng gọi với để anh đi khỏi bận lòng
Anh có chắc là về chỗ ở mới anh vui hơn ở đây không
Anh không biết rõ sẽ hỏi những người bạn đã dọn đến trước anh
Thế liệu anh có nhớ những người bạn còn ở địa chỉ cũ không
Đến một lúc nào đó có thể chúng ta sẽ quên hẳn nhau
làm sao mà giữ mãi được một liên hệ không còn hiện hữu nữa.
Anh nói nghe buồn quá!
Em biết rồi mà người ta chỉ giữ được những vật cổ ở trong BảoTàng Viện
không giữ được tình cảm ở trong một cái hộp kín rồi đem cất vào đó
Tình cảm như hơi nước theo thời gian sẽ bốc hơi và bay đi
Thế người ta có cất văn chương vào Bảo Tàng Viện không
Có sau khi đã gạn đục khơi trong
Người ta chỉ cất đi những viên ngọc chứ không ai giữ những hòn sạn
Anh à chỗ anh sắp đến có rộng hơn căn phố một buồng của anh bây giờ không
Có bao giờ anh cần một chỗ rộng hơn đâu
Có vườn cỏ non không anh
Tháng Giêng thì bao giờ cũng ở ngay trong tâm mình
Ở đó có rượu cho anh uống không
Bạn bè chắc sẽ thỉnh thoảng rưới lên anh
Anh à
Thôi em đừng hỏi nữa anh đi đây
anh sẽ rẽ ở khúc quành đằng kia
Và em không được gọi anh quay lại phải không
Khá lắm! Thôi anh đi nghe
Vâng, anh đi em sẽ không gọi với
theo anh.
Người đàn ông quay lưng lại đi về phía trước dáng ông cao thẳng
hai tay buông xuôi
Ông đi thung dung về một địa chỉ mới.
ChienKhuD
01-10-2015, 05:44 PM
Dạo này không biết Tý ca ca thế nào mà chỉ lặng lẽ vào bấm Thích. Nghe đâu anh bận kiếm tiền quá không có thời gian uống cà phê. Life is short - Play more :)
https://www.youtube.com/watch?v=j1OpQaJiPeM
Xin chào bác Lâm , chào các anh chị bạn bè trong quán cà phê :) . Híc, lâu nay Aty bận bịu quá. Nói chung là mùa hè năm nay quá nhiều việc, tới nổi không cầm cây cần câu được 1 lần. Vào thu thì cặp sách tò te vào trường học. Hehe, giờ này đi học mới thấy ngày xưa thời học sinh sao mà thoải mái sung sướng đến thế. Chỉ mỗi tội là chử nhièu quá đọc muốn xụi lơ. Đành phải trôi theo giòng nước. Sống trong phước thì phải hưởng phước :D .
Aty xin cám ơn thăm hỏi của bác Lâm, Tab, CKD :) . Xin chúc mọi người sức khỏe dồi dào, luôn vui vẻ.
Đã đọc bài ung thư của cô Huyền, nhưng chưa kịp coi đoạn clip. Nghe nói cà chua ngăn ngừa được ung thư, và không biết thiệt hư thế nào mà tôi đã uống cà chua mổi ngày 1 ly nhỏ liên tục trong khoản 5-6 năm nay. Hy vong sống lâu 1 chút, hi hi, để trả cho hết nợ .
CKD đệ đệ, hi hi, năm nay Aty mất lương khoản 20%, nhưng cũng may là không đến nổi lắm lắm, thôi thì lo học hành cho hết thời gian này, kiếm cái i giấy lận lưng. He he.
Alent_Tab
03-10-2015, 05:48 AM
bác Aty vẫn vui công việc triển vọng em cũng mừng cho bác, thực ra làm điện ở đó bác có thể giỏi nhưng các nước có mức sống cao nó vẫn yêu cầu li xăng từ công việc nhẹ nhất như là quần áo nói cho đến đấu dây, thiết lập hệ thống điện nhà ở như anh Tý.
bác Tý thành đạt nhưng vẫn cố gắng để cuộc sống tốt đẹp hơn, em rất khâm phục, mình làm gì bây giờ cũng phải cố gắng hết sức dù tuổi đã già, con cái nó nhìn vào phấn đấu, chứ uể oải quá là bọn nó không thông đâu, sợ nhất là bọn trẻ học cái tính lười biếng của mình.
Thợ Điện
04-10-2015, 07:44 PM
3qiukIfmrYk&feature
Tặng Huyền
Đường về nhà cháu có dài và ngoằn ngoèo không ?
h1fsyicQXl0&index=28&list=RDkG4XqMZButI
huyenmapu
05-10-2015, 11:08 PM
Con đường của cháu từ hơn một năm nay dài và ngoằn nghèo quá bác :tlkhocloc . Bài thơ một lời vĩnh biệt ở hai thế giới, với tuổi còn trẻ cháu hiểu sao hết được ý trong đó đây ạ.
roamingwind
09-10-2015, 04:24 PM
Người dân Paris có tiếng là chảnh, xất, và bề ngoài; nên có nhiều clip hài diểu.
KBRrToUcGQU
ALlDZIQeNyo
roamingwind
11-10-2015, 05:58 PM
T2H5D58kAd0
Thợ Điện
11-10-2015, 06:07 PM
Có ông bạn sáng nay gọi điện bảo -Lâu, sao ông không gọi cho tôi hay ghé xuống tôi chơi ,chỗ tôi đâu có cách xa ông là mấy
Cười khè khè mắng cho một trận -Đến chừng này tuổi rồi mà ông vẫn không hiểu đời sao ? Cảm giác nào rồi chẳng phai tàn ,có cái gì mãi được đâu kể cả khi ông sống với một giai nhân .Rồi sẽ đến lúc ông chán cô ấy hoặc cô ấy chán ông ,chán như cơm nếp ,đằng nào cũng thế .Mong muốn một điều vĩnh cửu xem ra quá ngờ nghệch
Tôi cho rằng ông phải đi học lại dù đã lớn tuổi
Ông ấy vẫn còn tiếc rẻ hỏi thêm- Thế có cái gì mãi mà không chán ? -Muốn không chán phải sáng tạo ,sáng tạo trong cuộc chơi ,trong tình cảm ,trong cái nhìn sự vật .Cái gì cũng mới toanh như thuở ban đầu .Nhưng thôi, cái này thuộc phạm trù triết học rồi ,nói được chứ chắc gì làm được
Mà cái chán cũng rất cần thiết trong đời sống ,có chán chường mới có tìm kiếm .Mối tình đến sau phải vạn ngàn lần mê đắm hơn mối tình trước ,có thế mới quên được cái đìu hiu của cuộc sống này
Nghe thế các ông đã bắt đầu chán người vợ của mình chưa .Tôi nghĩ đều chán hết rồi .Cái ràng buộc bây giờ là ở một điều khác ,cái đó tuỳ người , tuỳ hoàn cảnh .Mà ít ai chịu nói thật lắm
GnKyoqBHV2A
2_PfVlYTg_w
roamingwind
12-10-2015, 04:56 PM
bác Lâm ơi. Vợ mới đặt vé nghe piano tại Carnegie Hall. hihi... lần đầu tiên được vào Carnegie Hall nghe nhạc.
Hôm qua mẹ già lại nói ... tụi bây đi chơi nữa hả ?
Chỉ biết nhe răng cười.
Có hai cặp vợ chồng quen, có lần thằng chồng nói năm đó hai vợ chồng lấy vài ngày nghĩ tính cùng nhau lái xe chạy ven biển từ Nam California đến Bắc California. Lái chừng 3 tiếng phải quây về -- hai vợ chồng ngồi trong xe không biết làm gì nói gì với nhau. Tôi ngồi nghe, rồi im; kiếm chuyện khác nói.
trinhson
12-10-2015, 05:24 PM
Trong trận động đất ở Nhật Bản năm 2011, có câu chuyện cảm động làm nức nở trái tim hàng triệu người về người mẹ đã lấy thân mình che chở cho đứa con mới vài tháng tuổi. Cô xoay người để trần nhà đổ sập trên lưng mình và ôm trọn em bé vào lòng. Khi đội cứu hộ đến, người mẹ đã chết, kì diệu thay là cháu nhỏ vẫn còn sống. Trong tin nhắn cuối cùng, người mẹ đó đã viết" nếu như con có cơ hội sống sót, hãy nhớ rằng mẹ rất yêu con".
Mấy hôm vừa rồi, trên mạng tràn ngập hình ảnh bà mẹ già gầy gò, khắc khổ với nỗi đau tột cùng khi đứa con trai 17 tuổi của mình chết trong trại tạm giam của công an. Khóe mắt nhăn nheo đó có lẽ sắp cạn nước mắt rồi. Tối hôm qua cháy tầng hầm chung cư Xa La ở Hà Đông, lại chợt nhìn thấy khuôn mặt nhem nhuốc nhưng ánh mắt đầy vui sướng, hạnh phúc của một bà mẹ trẻ với đứa con nhỏ vài tháng tuổi trong lòng khi hai mẹ con được cứu hộ đưa xuống đất an toàn.
BA BÀI HÁT
Trên đời này chỉ có ba bài hát
Đủ nói hết buồn vui thế giới tâm hồn.
Hay hơn cả là bài ca thứ nhất
Bà mẹ dịu dàng khẽ hát ru con.
Bài thứ hai cũng là bài của mẹ.
Khi con trai mẹ chết, cánh tay già,
ôm xác con, hát một mình lặng lẽ...
Những bài hát trên đời là bài hát thứ ba.
Raxun Gamzatov.
Thợ Điện
12-10-2015, 06:34 PM
hai vợ chồng ngồi trong xe không biết làm gì nói gì với nhau. Tôi ngồi nghe, rồi im; kiếm chuyện khác nói.
Tôi đây ông Gió ,như vậy là ông lại phải lôi Tuxedo ra mặc rồi .Pianist là ai vậy ông ? chương trình hay không ? Tôi ngán nhất trường phái Nga trong đó chỉ có Rachmaninov là nghe biểu diễn còn được ,sợ nhất các bố Shostakovich hay Stravinski
Tôi đến đó hai lần ,một xem Martha Argerich lần hai coi Yoyo Ma .Cả hai lần đều để lại ấn tượng sâu đậm .Chừng nào đi Cuba đây ông ? tiếng Spanish của ông giờ chắc khá lắm rồi
Khi đã chán nhau chỉ còn mỗi bổn phận ràng buộc thì còn biết nói gì nữa ? như vợ chồng ông hợp nhau là vì cùng một level văn hoá cũng như nghệ thuật ,nếu đi xa vậy cả trăm chuyện để nói đấy chứ .Thuơng cho bạn ông quá bảo ông ấy để bài này trên xe thay cho lời tỏ tình
TMub1Xch7m4
Khúc dạo đầu của bài hát này nhạc công đã ăn cắp trong khúc Celebre Valse nổi tiếng của Johanes Brahm ,nhắc chơi vậy thôi chứ ông thì quá rành .Tôi để bài hát đó Phạm Duy dịch lời cho ông nghe nhé .Lời hay quá đại khái thế này
Yêu người là không nguôi
Trầm mình trong thú đau thương người ơi
Cuộc tình duyên cũ, dù thời gian qua
Mà lòng thương nhớ vẫn chưa hoen mờ.
Chiều buồn không đâu
Ngậm ngùi thương nhau
Ðời vì trôi mau mà đành quên sao
Trở về cho hoa không phai mầu
1KwNzTOPR74]
roamingwind
12-10-2015, 07:30 PM
Bác Lâm, buổi trình diễn sẽ do Sir András Schiff chơi.
Chương trình là:
HAYDN Piano Sonata in E-flat Major, Hob. XVI: 52
BEETHOVEN Piano Sonata No. 32 in C Minor, Op. 111
MOZART Piano Sonata in D Major, K. 576
SCHUBERT Piano Sonata in B-flat Major, D. 960
nghe thử trên youtube cũng lọt lổ tai :).
Tôi bề ngoài lắm bác Lâm ơi. Mình chỉ là gà mờ âm nhạc mà. Hôm qua vợ hỏi nên chọn Sir András Schiff hay một chương trình khác vào ngày khác, tôi nói "ông này là Sir (Ngài) thì chắc được hơn, dầu gì cũng là người nước Anh lấy làm hãnh diện" hihi...
Phải tuxedo hả bác Lâm, đang tính mang bộ suite + tie qua đó thôi. Không chơi bow tie nhe :). Bác Lâm xem được không ?
Hôm trình diễn sẽ vào thứ sáu, vậy là sẽ dẫn vợ đi date luôn ... hihi.
Bác Lâm có biết chổ nào đặc biệt phải vào ăn (hoặc uống) khi ở New York không ? Không cần phải là nổi tiếng, có thể chỉ là một góc nào đó có cái khía cạnh nào đó thú vị.
Cái xứ gì đâu mắc thì thôi. Nếu không có ở free hotel, dùng points của credit card, chắc khỏi đi luôn. Sẽ ở ngay Times Square. Quá đã, nhưng cái phòng rộng đủ cái giường thôi ... hihi....
Chuyện này vợ hiền kể về Carnegie Hall. Năm nào đó, không nhớ, Carnegie Hall phải được xữa và tu bổ lại. Sau đó dân đi nghe nhạc tại nhạc viện đó phàn nàn là đám thợ tu bổ nhạc viện đã làm gì đó mà hư âm thanh rồi. Bên thầu tu bổ nhạc viện cải lại là họ không làm gì khác hơn đã định và âm thanh không bị hư gì cả. Sau này người ta mới khám phá ra, không biết lý do gì, có một miếng xi măng bị để quên bên dưới sàng chổ người trình diễn. Họ lấy miếng xi măng ra, và từ đó đám lổ-tai-vàng nhà nghề đi nghe hết càm ràm.
Thợ Điện
12-10-2015, 08:15 PM
Quá tuyệt ông Gió đó là một trong những Pianist mà tôi yêu thích .Tôi có hầu hết CD của ông .Schiff chơi rất đặc sắc và chơi hay đủ thể loại .Tôi vẫn thích trường phái đông Âu như Schiff ,Pogorelich ,Zimmerman .Nhờ vào tầm mức quốc tế mà ông vượt thoát khỏi Budapest năm 79 .Ông ghé thử Campagnola ăn món Italia
cay cay rất đã bắt đầu mùa lạnh rồi ,không có ăn trưa chỉ có ăn tối thôi thức ăn rẻ mà ngon không khí nhộn nhịp vui lắm .Nó ở quãng 1300 First Ave
ChienKhuD
12-10-2015, 11:48 PM
Mùa thu bên ấy sao rồi mấy bác? Bên này cứ mưa mãi.
roamingwind
13-10-2015, 05:22 AM
Bên California trời còn nóng lắm ông Đ. Cuối tuần vừa rồi lên đến 37 độ C.
Thứ sáu tuần trước mấy đứa bạn trong sở hỏi tôi bộ đi phỏng vấn kiếm việc mới sao mà bận đồ chảnh quá vậy. Quần tây, áo tay dày, dầy đen. Chỉ thiếu áo khoác ngoài và cà vạt thôi. Tôi bảo chúng là vài ngày trước tôi đi đám tang nên phải bận đồ lớn; rồi tôi nhìn mấy bộ đồ đi khách này thấy uổng quá. Đồ đẹp tốt mà chỉ năm khi mười hoạ bận đi đám cưới đám tan. Từ đây tôi sẽ bận đồi tây thường hơn.
Dân kỷ thuật như tôi và ông Đ chỉ bận đồ tàn tàn thôi. Đám này tự hảnh diện cho là mình không cần bề ngoài; cả mùa hè tôi chỉ bận áo thung, quần short, lết đôi dép lẹp xẹp đi làm. Nhưng bây giờ sẽ bận đồ đẹp nhiều hơn.
Tại quận Cam có một nhà quàng có tiếng, Peek Funeral Home, mà những người trên 40 tuổi vài lần phải vào -- đám tan cha ông của gia đình hoặc bè bạn. Thứ Tư tuần trước tôi đi đám tan bên vợ tại đây. Những năm trước khi cơn sốt nhà cửa trên độ cao có thằng bạn ngồi uống cà phê bảo tôi về chuyện đầu tư -- 'họ bán chổ trước, mình có tiền mua nhiều vào, rồi sao này bán lại lấy lời cho các gia đình có tang." Rồi lắc đầu nói tiếp "mình không thể làm tiền như vầy được."
Thấy tôi lúc xưa mất cũng thiêu tại đây, mỗi lần vào là nhớ đến ông. Nhớ hai lần gặp mặt cuối, một lần ông đang đứng nói chuyện với đám đông, nhưng đưa mắt nhìn chầm chập tới tôi, đứng ở xa, như soi cái gì. Lần sau, trước khi mất, nằm trên giường tôi vào phòng, người huynh đệ bảo ông tôi tới, ông nhìn qua phía tôi. đôi mắt hiền lành như gửi gấm căn dặn.
ChienKhuD
13-10-2015, 06:01 AM
Thì ra văn hóa bên đây cũng giống bên ấy. Hôm nào vào công ty ăn mặc đàng hoàng tí là được hỏi ngay: Phỏng vấn thế nào rồi?. Dân kỹ thuật (IT) bên đây đi làm mặc quần lửng, trong túi xách có cây vợt bóng bàn... để ăn ngủ trong cty cho dễ. Tụi nó biết bóc lột lắm. Trong cty toàn đồ chơi, bóng bàn, bi da, nhà ăn, nhà tắm... nên có mấy thằng đi làm 2-3 ngày mới chịu về.
roamingwind
13-10-2015, 04:51 PM
Mật ngọt chết ruồi, ông Đ ơi. Còn độc thân thì nghĩ là đã lắm, cứ ăn uống ngủ chơi trong công ty. Tuy nhiên, nói chung chung, những công ty có đài thọ cho nhân viên như vậy là tốt. Những năm trước công ty của tôi chơi đẹp với nhân viên lắm, sau sập tiệm. Công ty hiện tại kẹo kéo thì thôi, nhưng được cái là tôi muốn tới sở thì tới, ở nhà bận xà lỏn làm việc thì ở nhà. miễn sau xong việc thì thôi.
Tontu
13-10-2015, 07:02 PM
Chào cả nhà,
@ Bác Lâm: Tiếc là mùa Cherry đã qua, chứ trái này ăn rất tốt. Nước cốt của "Black Cherry Juice" rất tốt bác ạ. Nó cũng giúp cho những người bị Gout đỡ đau đi nhiều. Mình có thể tìm mua ở các chợ Mỹ. Có nhiều bệnh nhân của tôi đã uống và có kết quả khá tốt. Những người này không thích uống thuốc Tây bác ạ! Bác thử xem nhé! Thực ra nó giúp đào thải lượng uric acid ra ngoài cơ thể, giúp cho thận được tốt hơn. Cái chính là mình bớt ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều purine,và rượu.
Cứ tới mùa là cả gia đình kéo xuống trang trại của họ để mua, giá rẻ hơn bán ở thị trường. Thích một cái là khi vào cửa, ta muốn ăn free bao nhiêu cũng được. Lúc về ta mua một ít, giá cũng rẻ hơn mua ngoài thị trường. Trái này mà ở Việt Nam thì mắc phải biết. Về thăm quê nhà mà mang nó theo làm quà thì chắc thích lắm bác nhỉ :)
@ cô Huyền: Cô Huyền xem tin nhắn nhé!
Bên Cali thời tiết nóng kinh khủng ông D ơi! Vừa rồi ở quận Cam có lúc nóng tới 105 độ F. Bây giờ cũng vần còn nóng. Tối ngủ cứ phải mở máy điều hòa mới ngủ được. Cái nóng của California thì không bị rin rít như ở Việt Nam.
Thợ Điện
14-10-2015, 12:33 AM
Cám ơn ông Tôn ,tôi vẫn khoẻ ,mùa lạnh thì tôi chạy từ Chicago về Houston còn lạnh nữa thì chạy về VN .Nói thế chứ cũng quen vì không có mùa Đông nào khắc nghiệt như ở Tây Tạng .Bây giờ phải tạ ơn Thượng đế vì các ông cũng như tôi có bao giờ phải chịu đựng cái gì đâu ,máy lạnh máy sưởi chạy suốt ngày đêm ,lên xe cũng thế ,rồi vào sở làm rồi đi chợ ,thư viện đâu đâu cũng cùng một hệ thống
Những người ở Tây tạng mới khổ nhà cửa bằng đất đá làm sao giữ nhiệt ,quần áo thì sơ sài .Có thế người ta mới tu được ,hoàn cảnh bắt buộc mới luyện thành công phu nội hoả Tumo để chống chỏi với giá rét, giữ thân để tu hành còn các ông và tôi chỉ tu hú thôi
điệu nhảy của Mahakala người bảo vệ giáo pháp
TBuBj5zhVlE
dangtrang90
14-10-2015, 04:34 AM
Tu hú là môn gì vậy chú Lâm? Nghe hấp dẫn vậy, chú Lâm có thể chỉ cho cháu được không? :D
ChienKhuD
14-10-2015, 03:29 PM
Điệu nhảy này phải xem trực tiếp thì mới đã hả bác Thợ? Không biết ông này có diễn tả đúng sự phẫn nộ hay không chứ tôi thấy khuôn mặt ấy vừa giận mà vừa... buồn.
roamingwind
14-10-2015, 03:31 PM
Tu hú cũng dể lắm ông TRang ơi. Tối ngày cứ tưng tửng cừoi vui suốt ngày. Ông muốn học không ? Tôi nhà nghề môn này :).
hihi... không còn đam mê những môn luyện thân nữa bác Lâm ơi. Tu hú vui hơn.
Thợ Điện
14-10-2015, 05:36 PM
Tu hú là rong chơi như Trang đấy .Các ông coi trong khi anh em chiến đấu thì ông mãnh rong chơi lại còn hẹn hò cho em qua thăm một chiều mưa. Nhìn hình tuổi trẻ của nó tôi buồn quá ông bà ạ .Lòng mình đầy ham muốn thế mà phải già đi ,tôi chỉ muốn bật khóc thôi
Có hay lúc em về gót chân bước reo âm thầm trên đường
Một mình ngoài mưa, mưa như mưa trong lòng anh
Lòng bồi hồi nhìn theo chân em chìm trong ngàn xanh
Ta ước mơ một chiều theo nắng
Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên đường về
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01601_zps5hdxaxpa.jpg
Tặng Trang bài này nhé
0jkBxfxIIP4
roamingwind
14-10-2015, 09:59 PM
mới đọc câu nầy tiếu lâm. Cho bác Lâm, bác Tôn, và những ai có theo dỏi chính trị bên Mỹ.
Friends don’t let friends run for Speaker of the House of Representatives
(bạn không để bạn ứng cử chức Chủ Tịch Hạ Viện)
Đảng Công Hòa đang nắm đa số trong Hạ Viện bên Mỹ, nhưng khôn ai dám đứng ra làm Chủ Tịch Hạ Viện
(thường thì chức Chủ Tịch Hạ Viện do đảng có đa số dân biểu bổ nhiệm).
Khi được hỏi nếu ông có muốn ứng cử Chủ Tịch Hạ Viên, Dân Biểu đảng Cộng Hòa MacThornberry (tiểu ban của bác Lâm, xứ nuôi bò Texas) đáp: "Tôi thà ăn chay".
dangtrang90
15-10-2015, 05:12 AM
Tu hú cũng dể lắm ông TRang ơi. Tối ngày cứ tưng tửng cừoi vui suốt ngày. Ông muốn học không ? Tôi nhà nghề môn này :).
hihi... không còn đam mê những môn luyện thân nữa bác Lâm ơi. Tu hú vui hơn.
Oh vậy mà trước giờ em cứ nghĩ tu là khổ, là khó lắm, thì ra có cái môn tu hú cũng dễ luyện ghê vậy ạ? Hihi
dangtrang90
15-10-2015, 05:13 AM
Cháu cảm ơn chú Lâm nhé ! Bài hát hay quá ! Hehe
roamingwind
16-10-2015, 03:30 PM
ji3RreXZgzo
Có một lần tôi gặp một cha này, mở miệng ra là biết tu hành chăm chỉ; luyên thuyên bất tuyệt về kinh này kinh kia. Ông Phật cả ngàn năm trước làm gì nghĩ gì cha này biết ý hết. Tôi người Nam hiền lành lễ độ cũng ngồi đẩy đưa câu chuyện. Một lúc sau, chắc trong tâm thức thấy đủ rồi, tôi buộc miệng nói "nảy giờ không thấy anh cười, tu gì kỳ vậy ?".
Nhiều chuyện nó đơn giản khi mình đang giởn.
Ông Trang, nếu có, chắc cũng còn vài thập niên nữa mới nghĩ đến tu hú hành tỏi, nhưng tôi nhắc trước ông nhớ -- tu phải vui, tu mà khổ tu làm gì cho mệt.
Tontu
16-10-2015, 06:00 PM
Bác Gió nói trúng ý mình quá! Người tu hành phải trông hiền hòa, và bao dung. Nét mặt lúc nào cũng thấy nụ cười thì mới đặng.:)
Thợ Điện
16-10-2015, 06:40 PM
Ông Trang đừng nghe ông Gió ,tu hành cũng như yêu đuơng phải thích mới được .Thích thì không ngại gian khổ ,còn không thì nhấc cái tay cũng thấy ngại
Ngoài ra có một quan niệm rất sai là cứ già rồi mới nghĩ chuyện tu .Có nhiều việc người ta phải bắt đầu từ khi còn rất trẻ ,tu hành là việc khó ngay lúc thân tâm còn mạnh khoẻ ,dũng mãnh mới hi vọng thâm nhập vào cái sâu xa
Già rồi ngồi tí đã đau lưng ,tâm thì chán chường ,làm được cái gì ? chỉ ngồi chờ chết ,đọc kinh gõ mõ sơ sơ nước non gì
Ông coi clip sau người kéo violon tập từ khi lên 6 ,người trượt băng tập từ lúc lên 3 nên bằng tuổi ông đã vô địch thế giới cả chục lần .Cú nhảy xoay người ba vòng đã đi vào huyền thoại
Tôi biết ông Trang cũng thích nhảy múa nhưng nhảy kiểu khác ,nhảy như ông chỉ tổ đau lưng thôi
FO8ZvIf3rKg
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/09/10/20/35/3183496857_142462301_574_574.jpg
Ông đi bơi cũng có một chị béo bơi theo yểm trợ .Ông còn chối nữa không
roamingwind
16-10-2015, 06:59 PM
đã dùng từ "nếu có", và "chắc cũng", mà bác Lâm :). Khi nào trong ông Trang "nếu có" ra "có" thì có thôi :).
Mà ra có hay không, khi nào có, thì không do "thích", nhưng đến đây tôi nên im ... hihi...
ChienKhuD
16-10-2015, 10:07 PM
Còn trẻ cũng có nhiều cái khổ ông Thợ ơi. Vừa rồi tôi mới bị bảo là khùng khùng cũng tại cái vụ tu hú này. Mấy hôm nay bị ốm tối hơi khó ngủ, đang mộng mị bỗng nghe tiếng chuông gõ boong bên tai miệng bật ra phật hiệu thật lớn tỉnh giấc tức thì. Chuyện không có gì nếu cả nhà cũng không tỉnh giấc và nhìn mình ngơ ngác.
Thợ Điện
16-10-2015, 10:24 PM
chứ tôi thấy khuôn mặt ấy vừa giận mà vừa... buồn.
Thì gái bỏ ai chả giận chả buồn ông D .Lúc này ông luyện đàn tới đâu rồi .Hôm nọ thầy ông hỏi tôi là sao hồi ông mới học đàn không chịu học thầy Đoàn .Tôi nói -Thì biết thằng Đoàn giỏi rồi đoạt bao nhiêu giải quốc tế ,nhưng ông phải nhớ là hắn chơi với tôi đuơng nhiên dù thằng Đoàn có bốn mấy năm chục thì cũng chỉ là hạng con cháu thôi .Thầy ông cũng lắc đầu than -Ai mà đàng hoàng lâu ngày chơi với ông cũng thành hư hỏng ,bạn tôi nhiều đứa ghét ông lắm vì nói ông có vẻ khinh họ .Tôi cười hô hố -Cái ngữ bạn ông thì tôi khinh ra mặt chứ có vẻ gì
Mấy ông châu Á nhạc cổ điển kể cả tụi Nhật hay Hàn không thể nào chuyển soạn cho guitar mà hay được .Lí do vì các bố ấy đệm đàn rất dở ,nghe rất thối vì cứ nghĩ nhạc cổ điển thì cao quí khinh thường đệm đàn .Có biết đâu các danh cầm Nam Mỹ đều là những người đệm đàn cực hay có thế họ chuyển soạn cho guitar mới hay được .Giai điệu chính thì có sẵn rồi phần mình chỉ có đệm và thêm thắt thôi .Ông coi thử Rabello và Dominguez đều là danh cầm độc tấu Nam Mỹ thế mà họ đệm cho ca sĩ hát tuyệt vời thế này.Lúc guitar và saxo duet thiệt là đã ,có da đen bụng bự áo trắng nhún nhảy coi sướng quá
XZj3Dx6kcqY
Còn khi chơi độc tấu thì quá thốn tim
aOItF_cEkM4
roamingwind
17-10-2015, 01:18 AM
Còn trẻ cũng có nhiều cái khổ ông Thợ ơi.
Ôi, nhiều chuyện tiếu lăm lắm ông Đ. Bác Lâm lâu quá rồi nên quên, ca ngợi tuổi trẻ; chứ ông nghĩ xem lúc đó tôi nghĩ cũng như ông Tôn nghĩ: "Người tu hành phải trông hiền hòa, và bao dung". ông biết lúc đó tôi luyện thân kỷ lắm. Mà luyện thân kỷ thì gặp tính nử nào cũng muốn đè ra chứ hiền hoà bao dung gì hihi...
ôi, nhưng già trẻ gì. Vui, vui mãi là đươc rồi.
roamingwind
17-10-2015, 06:41 PM
Nguy to các ông ơi. Có chuyện, mà nếu tôi không khéo, sẽ cản trở con đường tu-hú-vui-vui-mãi của tôi -- máy cà phê espresso hôm nay bị hư. 10 năm rồi mới hư thì cũng không phàn nàn gì được nó. Nhưng tôi phải làm cà phê phin. Đở ghiền.
Thế kỷ 21 rồi mà phải lấy nước sôi làm nóng ly, đổ một ít nước trước cho cà phê nở, rồi ngồi đợi cà phê từng giọt.
gian khổ thật !!
Ngồi một hồi đợi cà phê tôi đói bụng, cầm smart phone text cho vợ một câu việt-mỹ -- "breakfast cho chồng". Vợ trên lầu đang ngủ nướng text lại "ok". Nhưng tôi biết là sẽ phải đợi chừng một tiếng nữa mới có ăn. Nhiều sự đe doạ cản trở niềm vui của tôi thật.
Ông Tý lâu nay lo bận học hành không thấy ghé vào. Nhìn ra vườn thấy chậu ớt mà ông ấy gởi hạt giống cho cách đây hơn năm vẫn xanh tươi với vài trái đỏ. Đào hoa y cựu.
Phải mua máy espresso mới rổi. Tốn tiền. Nhưng lâu dài vẫn rẽ hơn uống ở ngoài nhiều. Một ly cà phê cappuccino ở ngoài trung bình chừng $3.00/ly. Vậy thì 3 x 2 x 365 = $2190/năm cho hai vợ chồng. Máy espresso loại xịn chừng 2000 đô. Xài được 10 năm nữa. Quá rẽ !!
Thợ Điện
17-10-2015, 11:09 PM
Ông Gió Bên này hư là vứt thôi nhưng cái máy của ông bị hư gì đó .Nếu không xài nữa phải gửi qua đây cho tôi vì nó là đồ cổ nhìn sần sùi khoái mắt, giờ không có cái loại thô như vậy đâu .Tôi xí phần rồi đó
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/09/17/150917105919_coffee_640x360_thinkstock_nocredit.jpg
Melbourne, Úc
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015121914_3-640.gif
Thành phố lớn thứ 2 có tiếng là thân thiện hơn Sydney và Perth, và có rất nhiều hoạt động nhưng không náo nhiệt như nhiều thành phố lớn khác. “Chúng tôi không cười hơ hớ chào nhau nhưng cũng không ngại nhìn vào mắt nhau,” Lou Pardi giải thích, ông viết cho tạp chí Melbourne.
Thành phố này được chia thành các vùng gọi là “làng”, từng làng có nét riêng của nó. “Làng Fitzroy thì sắc sảo, làng Richmond có tính Việt Nam và Hy Lạp, làng Coburg thì tính Li Băng và Thổ Nhĩ Kỳ, làng Brunswick là thủ đô của hippy.” Mike Dundon nói, ông là chủ quán Seven Seeds Coffee ở làng Carlton.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015121914_4-640.gif
Dù sống ở đâu bạn cũng dễ dàng tìm được café ngon. Pardi khuyên bạn tới Sonido, một quán phong cách Nam Mỹ ở làng Fitzroy, nơi có tiếp viên lành nghề. Nhà tại Fitzroy có cấu trúc kỳ cục, gồm đủ thứ từ nhà nhỏ kiểu thời Victoria cho tới nhà hiện đại cơi nới nóc để làm chỗ sử dụng. Collingwood là một trong những khu cổ nhất của Melbourne với nhiều tòa nhà từ thế kỷ 19 hiện vẫn dùng để bán hàng hoặc để ở. Làng này có cả nhà hát dưới hầm Collingwood được cải tạo từ một hầm đỗ xe hơi.
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015122647_5-640.gif
Thành phố thủ đô Cuba đang ở giai đoạn chuyển đổi kinh tế gây đảo lộn với việc phát triển doanh nghiệp tư nhân và bùng nổ du khách quốc tế. Người dân tự hào về bản sắc Cuba và thích chia sẻ văn hoá của họ với du khách nước ngoài.
Phần lớn sức sống tại đây có lẽ lấy từ “cubana cà phê”, một loại cà phê espresso đậm đặc có đường, thường được dùng khi ăn. “Rất dễ để tìm thấy quán cà phê ngon ở Havana. Phần lớn các nhà hàng đều sành sỏi với dịch vụ cà phê,” Malia Evrette nói, bà là người thành lập hàng lữ hành Altruvistas và làm việc ở Havana và California. Nếu bạn có dịp ở lại một khách sạn một vài ngày, bà khuyên du khách nên tìm đến quán cà phê espresso mà phần lớn khách sạn đều có ở phía sau thay vì uống cà phê kiểu Mỹ loãng đi kèm với món ăn sáng.
Những người nghiện cà phê nên tìm đến ở các căn hộ ở khu Havana cổ, dọc theo các tòa nhà lịch sử nhất của đất nước. Nằm ở rìa phía đông của thành phố, khu này có rất nhiều tòa nhà thời thuộc địa ở dọc theo các trung tâm mua bán và công viên.
Mặc dù tên như vậy nhưng vùng này sôi động năng lượng trẻ. Với nhiều quán giải khát và câu lạc bộ, đặc biệt dọc phố chính Calle Obispo, cuộc sống về đêm kéo dài tới gần sáng và đôi khi màn khiêu vũ tràn cả ra cả ngoài phố.
Vienna, Áo
http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015122648_7-640.gif
Là một trong những thành phố nhỏ của Châu Âu, Vienna có cái hay của cả hai thế giới: sự nhã nhặn văn hoá của một thủ đô lớn và những nơi ở trau chuốt với giá rẻ của một thành phố nhỏ. Môi trường này cũng đưa đến một bầu không khí độc lập và nhẹ nhàng. Tuy người dân kín đáo nhưng họ rất thân thiện với du khách và thường tán thưởng quan điểm của họ về văn hoá và các sự kiện thời sự.
Những quán cà phê là nơi lý tưởng cho những loại câu chuyện như vậy. “Người dân Vienna đề cao giá trị của việc gặp gỡ các du khách, kể cả các nhạc sĩ, các người tới dự hội nghị và những người làm việc ở Liên Hiệp Quốc,” Eugene Quinn nói, ông là người London và hàng tháng tổ chức các cuộc mạn đàm cà phê ở Vienna.
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/10/15/151015122648_8-640.gif
Những quán café lớn và cổ (như Cafe Central, Landtmann, Griensteindl và Demel) là nơi thu hút du khách, nhưng người địa phương thì thích tụ tập ở những quán bình dân hơn như Cafe Frauenhuber, Braunerhof hoặc Sperlhof. “It nhất một nửa số khách là khách quen,” Christina Pritz nói, bà sống ở gần công viên Augarten.
Cả Pritz và Quinn nói rằng họ thích Quán Phil ở Quận 6 ở trung tâm của Vienna, ở đó có rất nhiều sách để bán hoặc cho thuê và có các buổi hòa nhạc của các ban với nhạc cụ truyền thống hoặc chơi nhạc DJ vào buổi tối. Họ cũng nói về quán Hawelka ở Quận 1, ở đó chật chội nên người ta phải ngồi sát nhau và rồi thì làm quen.
Đối với những người muốn sống ngay gần các quán cà phê, cửa hàng, quán ăn và quán bar thì Pritz khuyên nên ở các Quận 5, 6, 7 hoặc 8. “Những khu vực này có nhiều gia đình cùng trẻ em, sinh viên và các cặp vợ chồng,” Pritz nói. Những gia đình thích đi nghỉ ở những nơi yên tĩnh hơn có thể sử dụng mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp với giá rẻ của thành phố.
dqZE35usJwI
ChienKhuD
18-10-2015, 03:17 AM
Lúc này ông luyện đàn tới đâu rồi
Tôi vẫn đang học kỹ thuật căn bản và đệm hát thể loại dễ nhất là slow rock ông Thợ. Sự vụn về + khát khao lúc ban đầu có cái đẹp riêng của nó. Nhiều khi lại là cái đẹp nhất trong một quá trình.
Dạo này tôi cũng mê chơi bóng bàn. Có một club thường xuyên tổ chức đánh độ ăn nhậu. Hì hì còn trẻ mà phải tranh thủ chơi tí. Mấy game tập thể/đối kháng này chơi không được lâu. Bạn mình bỏ cuộc chơi thì mình cũng chẳng buồn cầm đến cây vợt. Chơi đàn một mình vậy mà có thể chơi hoài.
roamingwind
18-10-2015, 04:00 AM
Vâng bác Lâm. Nếu không dùng nữa sẽ gởi qua bên bác. Nhưng báo trước cái này cũng không phải đồ cổ gì. Bác xem lại hình.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20140414_080027_zpsef8d46f6.jpg
ngày mai sẽ mở ra xem vấn đề gì phía trong. Bệnh nhìn qua là nó mất pressure để đẩy nước nóng xuống. Tôi nghĩ chắc là lâu ngày dây nhợ trong bị hư. Vài ngày trước nó đã có triệu chứng, đến hôm nay mớt tịt ngồi luôn. Mua đã 10 năm rồi, nên hơn năm nay hai vợ chồng cứ nghĩ không biết có nên bỏ tiền mua cái mới không.
Bài cà phê bác đăng có nói về Cuba, chắc cũng phải đi một chuyến. Nhưng chưa biết khi nào. hihi... vẫn chưa học Spanish bác ơi.
Thợ Điện
18-10-2015, 05:23 PM
Thích gì làm cái đó ông D ,tuổi trẻ chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn .Mỗi một thời đại ,mỗi một thế hệ có một đam mê khác nhau ,cũng chẳng cần thiết lấy cái sướng người khác làm cái sướng của mình .Đó là biết sống
Tôi thời gian trước khá áy náy vì có người phụ nữ trẻ nẩy mầm với mình ,dù gì cũng đã già nên tôi hơi ái ngại nhưng cô ấy lại gửi cho mình một pho tượng .Xem xong pho tượng tôi chợt ngộ
Đến nay pho tượng đã mười mấy năm nhưng lúc nào cũng ở trên bàn viết mình .Còn người phụ nữ đã xuôi dòng kỉ niệm ,nhắc lại vẫn bồi hồi .Kì lạ sao tôi chỉ phục và tôn trọng những người phụ nữ thôi .Họ dạy bảo mình biết bao điều
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01661_zpsuwnfhbhs.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01651_zpsxxdzxgfu.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01641_zpssk9qevel.jpg
roamingwind
18-10-2015, 05:32 PM
Không nhịn cười được !!
LOL !!
ChienKhuD
19-10-2015, 12:14 PM
Ha ha nghe ông Thợ nói đã quá. Mà phải công nhận bức tượng nhìn đẹp thiệt, từ mọi góc nhìn :)
Xin chào bác Lâm, ông Wind, ông Tôn, CKD, cô Huyền và mọi người thân thương trong quán.
Aty chuyến này lu bu quá, bài vở không chuẩn bị gì nên chạy vào đọc xong rồi bấm like 1 cái xong chạy ra. Mong cả quán thứ tội cho Aty :) .
trinhson
19-10-2015, 06:10 PM
Nhìn mãi bức tượng của bác Thợ mà em chẳng ngộ được ra được điều gì. Một ông già có vẻ "tả tơi" trên chiếc cân ạ( hay em nghĩ sai từ chỗ này rồi)? Bàn tay trái để trên tim nhưng ngón trỏ trên má mình của người đang e thẹn. Ngắm thẳng, ông như đang cố dướn mắt để nhìn xuống nhưng bức chụp ngang khuôn mặt lại lộ vẻ kinh ngạc? Hình như khi thấy dòng chữ ở dưới ông chợt nghĩ" chỉ có con người thay đổi thôi, còn tình yêu là vĩnh cửu"?
ChienKhuD
19-10-2015, 07:56 PM
Hình như khi thấy dòng chữ ở dưới ông chợt nghĩ" chỉ có con người thay đổi thôi, còn tình yêu là vĩnh cửu"?
Tôi thì nghĩ ông ấy chỉ thấy... 230 pounds thôi ông Sơn à :-)
Có lần đạp xe chở mẹ đi chợ. Lên dốc mệt quá la làng bị mẹ mắng:
- Chở mẹ thì than. Hôm nọ thấy chở con HT (p/s bồ cũ) chạy vèo vèo hớn hở!!
Cũng may nhanh trí nhớ đọc đâu đó liền trả lời:
- Thì mẹ cũng biết, bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn mà.
Thợ Điện
19-10-2015, 07:56 PM
@ A Tý .Đi học là sướng nhất chú Tý ơi ,chú vừa đi học vừa có tiền ,sau đó lại thăng tiến trong công việc .Đầu óc không bị lão hoá .Nhiều cái lợi quá còn kêu gì
@ Trinh son .Cái gì có ý nghĩa đa tầng đều làm mình khoái .đời ông có bao giờ yêu một người phụ nữ phức tạp chưa ? Thích lắm .Sách mà đọc một lần đã hiểu còn chi là thú vị !
Một quyển sách hay ,một bức hoạ độc đáo ,nó phải dầy vò mình chịu được sự mài mòn của thời gian .Đó là độc đáo !
Bên nhau sà sã cả ngày
vừa đi một bước đã đầy nhớ thương .
Có bài thơ này do một người nữ làm về cà phê cũng hay các ông
Buổi Sáng
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn Đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
lạ
quen!
ChienKhuD
19-10-2015, 08:11 PM
Mấy hôm nay tôi cũng ngẫm bài này. Thấy 2 bà ấy vẫn đang còn lùm xùm chuyện bản quyền. Thôi kệ, thơ ai người đó biết. Mình thấy hay thì thưởng thức thôi.
Thợ Điện
19-10-2015, 08:17 PM
Bài này thật bài kia giả ông D nhưng thật giả cũng không màng .Đau cái là những người chấm để trao giải lại trao cho đồ dổm .Hehe kiến văn thế mà cũng ngồi làm thầy thiên hạ Hạng tục sư giờ nhiều tiên sư ít ông à
roamingwind
19-10-2015, 11:16 PM
Nghe ông Thợ và ông Đ nói chuyện tôi mới lục google chuyện này. Ý kiên của tôi là bài Buổi Sáng nòng nặt mùi cà phê hơn nên tôi thích; đọc vài hàng lại đuợc nhắc tới cà phê. Bài kia thì ... loãng.
Thợ Điện
19-10-2015, 11:40 PM
Ông D bớt bịnh chưa những bức tượng này tôi mang về từ Tibet và Nepal ông thấy cái chuông singing bowl của một vị đạo sư dòng Ningma cho tôi trước khi ngài nhập thất lần cuối cùng và không bao giờ trở ra
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01681_zps9ofzuy7p.jpg
Tu hành tụng kinh cũng không quên đàn địch
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01671_zpsrfnz8twq.jpg
Ngài Jambala trông rất phẫn nộ nhưng đạo tâm thì vô biên
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01691_zpsn07mtqzq.jpg
Ông thấy cái lồng kính trong góc không trong đó có một ít xá lợi của ngài Milarepa
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01701_zpsrushezp2.jpg
Vui xuân nhưng cũng không quên cờ bạc .Vừa chạy moto đi Louisiana đánh bạc về mệt phờ phạc nhưng khoái vì ăn 4K .Ông coi dung nhan lão già đã 70 nhưng còn sung lắm phát đôm đốp vào mông các em rót bia khiến chúng phải kêu lên oai oái Ông phải làm sao tới tuổi tôi mà vẫn sung mãn đầy ham hố mới được
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01731_zpsfsugd8dv.jpg
Đang tập bài này mê quá ông ơi ông nghe thử Beyonce hát
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01721_zpsatw3kmar.jpg
H8_3DZpym-0
Alent_Tab
20-10-2015, 02:59 AM
Ngày này là ngày gì chả biết các em gái trên đây nhiều người nhớ không? chúc Huyền Mập ú luôn hạnh phúc mạnh khỏe, tràn đầy hạnh phúc và niềm tin phơi phới, cả em Mai koi và Dơn nữa. nay là ngày nịnh bà cụ, Vợ chị em gái các bác chịu khó ra ngoài siêu thị mua cành hồng trong túi nếu dư dả tý thì sắm vài thì đồ về tặng vợ nhé, chả đi đâu mà thiệt, đội vợ lên đầu sống lâu trăm tuổi.
em Tab gần 70 tuổi rồi mà vẫn được mẹ hoặc vợ mắc màn cho đi ngủ đó là thứ vô giá không phải ai cũng có được.
ChienKhuD
20-10-2015, 03:35 PM
Ôi những món bảo vật của ông Thợ, nhà chùa ở đây thèm chảy nước miếng!! Tôi hết bệnh rồi ông ạ. Mấy cái nội tiết này lâu lâu nó hành mình. Hì hì nghe ông nói làm nhớ ông nội tôi quá. Hôm bữa cúng tổ, ông bảo đám đệ tử: "Tụi bây làm sao sống đến tuổi của tao phải hơn hoặc bằng tao mới được". Mấy ông đó ngồi lè luỡi: "Sao mà sống gần trăm mà thoăn thoắt khỏe mạnh như thầy được".
Lần này tôi xí cái nón của ông Thợ. Ông xem kết hợp với cái túi và chiếc xe này được không?
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/IMG_1106%5B1%5D.JPG
Thợ Điện
20-10-2015, 07:48 PM
Hé hé ông khôn lắm , nón đó đặc trưng của dân Harley rất dày ,may bằng một miếng da duy nhất .Tuổi nó lớn hơn tôi ,làm ở Alaska do một ông bạn cho mình
Cha đó người da đỏ dân chơi mô tô ,vừa chơi xe vừa sửa xe ,nhà ông ấy lấy cái garage làm chỗ sửa xe .Ông ấy kể mới lớn lên khoảng 5 tuổi đã thấy ông già đội nón đó ,ông già chết ông ấy đội ,rồi ông ấy thích tôi bèn cho tôi ,nó làm bắng da con Ram do tụi Harley Davidson đặt hàng bây giờ không làm nữa .Ngừng xe là tôi cho vào cốp khoá lại vì sợ bị mất ,giữ được mấy chục năm rồi giờ xin biếu ông
Tưởng ông thích nón cao bồi nên để sẵn một cái .Tôi khoái nón da phải không line vải ở trong ,trần trụi da không mới đã ,coi nó hoang sơ đặc trưng của những người du mục lưu lạc khắp nơi để mưu sinh
Ngó 2 cái này chịu đèn chưa ,mấy cái món này càng xài càng lì mặt chứ biết bao giờ cho hư .Tôi khoái ở Mỹ những món hàng chơi đều bảo hành 100 năm hết mới đã .Ông đội hết đời ông cũng còn ngon lành
Mấy người không biết sống cứ nói già rồi ở Mỹ buồn lắm không biết làm gì ,ngồi đuổi ruồi .Nghĩ cũng tội cho họ vì không biết ngôn ngữ, không thâm nhập được văn hoá .Già nào chứ già như tụi tôi ông Gió ông K chỉ lo không có thời gian chơi thôi
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01741_zps3sn8lx35.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01751_zpslioyonvt.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01771_zpspukb43r7.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_01781_zpsuxjvcxco.jpg
roamingwind
20-10-2015, 10:16 PM
Tôi quen hai người, một già một trẻ. Người già ở Mỹ vài chục năm rồi, nhưng tiếng Anh kém lắm. Tôi khuyến khich học tiếng Anh, có lớp dạy cho người lơn tuổi; ông ấy bảo già quá rồi. Người trẽ mới qua Mỹ vài năm, làm nail. Tôi cũng khuyến khích học tiếng Anh; cô ấy bảo khó, không đủ thời giờ. Tư tưởng cản trở họ.
Hôm nay thằng Mễ tới làm cái patio sau nhà tôi (patio dịch tiếng Việt sao há ?). Thằng này làm được việc, đã làm cho tôi vài năm trước; lúc đó nó dẫn hai thằng con đến làm với nó, nói với tôi là để tụi nhỏ thấy không đi học lớn lên ra sao. Hôm nay nó dẫn đứa con lớn đến, tôi hỏi thằng nhỏ mày vào đại học rồi phải không. Nó nói ừ, nhưng năm nay phải nghỉ một năm đi làm. Tôi hiểu tình cảnh, nhưng rất hy vọng là nó không nghĩ luôn.
Nghĩ đến ông Đ. Quả là người có tài có chí mới vươn lên trong hoàn cảnh cơ cực lúc nhỏ. Nhớ câu "Hàn lu trục khối, sư tử gião nhơn", hèn gì một đống đồ ông ấy chỉ ngay cái nón của bác Lâm :).
Thợ Điện
20-10-2015, 10:31 PM
Nhắc đến lão da đỏ cho nón lại hứng thú viết đôi dòng về quan niệm bạn bè .Trong đời sống có nhiều loại bạn bè .Có bạn chung một đam mê một sở thích ,bạn bè kiểu này gặp nhau rất thường nhưng không thể gọi là thân ,cùng một thú chơi xe ,cùng nhau đi chơi bài ,câu cá ,uống rượu .Những cuộc vui này không thể thiếu họ nhưng lạ cái là cuộc vui vừa chấm hết là tức khắc chia tay không hề lưu luyến ,quên nhau rất mau cho đến lần sau
Đấy là chơi có cái chung ,còn chơi mà không có cái chung thì phải từ nhỏ .Lắm khi rất chán mà không sao bỏ nhau được ,giống như lấy vợ vậy ,ngán ngẩm mà vẫn phải buộc đời vào nhau
Lại có loại bạn khi nào gặp sự cố gì mình mới nhớ đến nó .Họ như một chỗ tựa âm thầm chẳng đòi hỏi gì hết .Tình cảm chỉ trôi đi một chiều không có chiều ngược lại .tình cảm loại này khá bất công họ đối với mình mười mình chẳng đáp được một .Có lẽ là một thứ duyên nợ nào đó như trong nhà Phật nói chăng ? thật là bí hiểm
Kinh nghiệm tôi thấy có một loại người mà mình đặc biệt bị thu hút ,gần lâu không thấy chán .Họ có cái mẫu số chung là cực kì thành thật .Nói như đức Khổng là Chí thành quỉ thần kinh .Ma quỷ còn phải cảm động huống hồ là người
Có người thu hút lại cũng có người vô duyên .Loại này thì trai hay gái cũng ngán đến tận cổ .Cũng có mẫu số chung ngược lại là cực kì giả dối ,sĩ diện .Thấy mặt là ngán ,ngán thư ăn thịt mỡ .Loại này không nên mất thì giờ cũng không nên tế nhị thấy mặt là phải quẹo vào hẻm chờ nó đi qua mới dám đi tiếp
Xưa Nguyễn Tịch trong nhóm Trúc Lâm thất hiền có cái tài rất lạ .Mở cửa ra tiếp khách gặp người ông thích là mắt biến thành xanh ,gặp người chán là mắt lờ đờ trắng dã .Tôi khoái ông này lắm khoái rượu đến độ xin vào làm trong quân đội chỉ để nấu rượu uống cho đã .Trích sơ sơ tiểu sử
Ông Nguyễn Tịch ,làm quan đời nhà Tấn rồi cáo bệnh về ở ẩn . Ông thích đánh đàn và uống rượu nên đã từng xin vào làm việc nấu rượu trong quân đội . Có lần ông uống say bí tỉ trong vòng sáu mươi ngày, gọi là "cuồng Túy" . Tròng mắt ông có thể đổi màu . Thích ai thì ông nhìn với con mắt màu xanh, ghét ai thì ông nhìn với lòng mắt màu trắng . Thành ngữ "mắt xanh" có từ điển tích này đây
Thợ Điện
21-10-2015, 01:04 AM
Nhớ câu "Hàn lu trục khối, sư tử gião nhơn", :).
Ông Gió này độc địa thật ,người ta khoái có cái nón mà ông lại dùng ngạn ngữ thiền tông để ví ông D là sư tử vồ người ta .Hé hé nhưng ngôn ngữ ngoắt ngoéo vậy mới đã chứ .Mới là Trực chỉ chân tâm ,thấy nón thành Phật
ChienKhuD
21-10-2015, 08:17 AM
He he cảm ơn ông Thợ. Nhìn cái nón ông đội có miếng da trần trụi phía trước chắc là đã phong suơng lâu lắm rồi, nên phải xin liền khi nào ông cho cũng được :). Tôi mê đồ da. Có thứ gì đó rất khó cưỡng có khi sờ vào thôi cũng đã rồi. Mỗi lần vào tiệm thuộc da nghe mùi là thấy hứng nhưng mắc quá không dám mua.
Thấy khoái thì phải vồ liền chứ sao ông Gió :)
Thợ Điện
21-10-2015, 05:24 PM
nhưng mắc quá không dám mua.
Thấy khoái thì phải vồ liền chứ sao ông Gió :)
Ông chỉ nói vậy cho vui thôi chứ tôi biết tính ông .Mắc cũng được nhưng phải khoái .Nghề chơi mà tốn bao nhiêu thì tốn chứ !
Tôi có lần có cây đàn thật ngon nhưng cứ loay hoay đi tìm cái thùng đàn cho cân xứng .Loại tốt nhất là Hiscox họ bảo đảm đặt 500kg lên thùng đàn vẫn không hề suy suyển
http://i.ebayimg.com/images/g/PewAAOSwAYtWGtOO/s-l1600.jpg
http://www.hiscoxcases.com/images/index_group.jpg
Giá khoảng 579$ thuế má vào khoảng hơn 600$ shipping từ England qua cũng khoảng 100$ tròm trèm hơn 700$ .Nhưng tôi vẫn chưa thật khoái ,bền chắc thì ok rồi nhưng chỉ chừng đó thôi thì mua Gator case của Mỹ cũng ngon vậy giá chỉ hơn 100 thôi .Cái thiếu của nó ở đây là thiếu độc đáo
Lang thang tìm mãi cho đến hôm gặp được cái thùng bằng gỗ ,chẳng biết gỗ gì mà thơm nức nở ,bên trong da cừu bên ngoài da gấu .Họ đòi 3000 .Tôi cứ đứng tần ngần mãi .Thùng đàn độc đáo thật nhưng 3K thì quá cỡ .Nếu mà là đàn quí thì 30K cũng vẫn rẻ đàng này chỉ có cái thùng ,mà mình cũng đâu giàu có gì
Đứng gần 2 tiếng rồi quyết định đi về không mua ,về nhà tối nằm cứ trằn trọc mãi ,nằm suốt hai đêm bất chợt một ý nghĩ loé lên -Sao mình ngu quá để bọc được cái thùng đàn đó thì phải nguyên bộ da con gấu chứ đâu phải chơi ,nguyên bộ da con gấu rừng đâu có rẻ
Thế là mong trời mau sáng ,dậy lái xe gần 300 miles để đến nơi đó mua ,chuẩn bị tiền cash sẵn sàng không xài thể credit card
không để một sơ sót nào khiến mình vồ hụt
Than ôi lên đến nơi thì nó đã bị bán mất rồi ,chủ tiệm kể có một gã đến mua không buồn trả giá xách đi ngay .Suốt đời tôi không bao giờ tha thứ cho mình về cái quyết định đó
Sau này cứ phải tự an ủi mình mãi để nguôi ngoai - Quí vật tìm quí nhân -mình có phải quí nhân đếch đâu chỉ là phàm phu ham chơi đồ .Thôi thì hài lòng với thân phận phàm phu vậy
huyenmapu
21-10-2015, 07:18 PM
Nghe bác Lâm kể chuyện mà cháu ngấm lắm, có những thứ không lựa chọn ngay lúc đấy sau hối tiếc hùi hụi. Cháu đọc mà cũng thấy tiếc ạ :D
Thợ Điện
23-10-2015, 05:34 PM
Tôi quen hai người, một già một trẻ. Người già ở Mỹ vài chục năm rồi, nhưng tiếng Anh kém lắm. Tôi khuyến khich học tiếng Anh, có lớp dạy cho người lơn tuổi; ông ấy bảo già quá rồi. Người trẽ mới qua Mỹ vài năm, làm nail. Tôi cũng khuyến khích học tiếng Anh; cô ấy bảo khó, không đủ thời giờ. Tư tưởng cản trở họ.
:).
Ông Gió hỏi thì tôi cũng chịu không biết dịch patio ra tiếng Việt là gì vì cái đó ở VN không có .ở VN chỉ có sân sau tức là một loại như backyard để thả gà vịt hay đào giếng ,đào ao
Ở Mỹ sân sau thường để cỏ xanh mướt ,rồi người ta làm mái ,lót gỗ một khoảng để chiều chiều ra đó nướng BBQ uống bia với bạn bè
gọi là patio
http://www.outdooradditionsllc.com/wp-content/fancygallery/Patios/patios/1363190669_patio6.jpg
English đương nhiên là khó rồi ông Gió ,cái kiểu chào hỏi năm ba câu như ESL thì nói làm gì .Thâm nhập văn hoá ý tôi nói đây là phải ngồi coi Hillary chiến đấu 11 tiếng với các cuộc chất vấn của tụi Cộng Hoà ,enjoy talk show ,ra toà fight ticket phải đủ sức trình bày cho ông judge hiểu cái case của mình và ,thuyết phục ông ấy police đã sai trong vụ này
Mấy thứ đó phải ở đây từ nhỏ như ông ,học từ bé tới lớn .Ông thấy English là cái món học từ kindergarten cho đến khi ra trường đại học chứ đâu phải chơi .Biết luớ quớ làm sao thâm nhập các sự kiện xã hội mà có chủ đề chém gió với bạn bè
Người Mỹ lịch sự nhưng họ cũng rất ít khi bắt chuyện với người dân tộc khác ,trừ phi ông nói chuyện lưu loát và hấp dẫn .Ông thì thấy bình thường nhưng người khác muốn được như ông cũng phải cắp sách tới trường vài ba chục năm sinh hoạt chơi đùa với dân bản xứ ,người ta ngán là phải
trung_cadan
23-10-2015, 05:43 PM
EM bây giờ mới thấm cái sự dốt tiếng Anh , dự định 2016 học cả Anh và Trung , sao cho nghe nói tạm tạm là ổn , chứ dự tính sẽ đi nước ngoài để làm cờ nếu mà không biết cái gì thì dở lắm ạ :) !!!
Thợ Điện
23-10-2015, 05:53 PM
Không biết là lãnh đủ đấy Ông Trung ,chỉ riêng về lĩnh vực cờ thì không khó ,nhưng nó khó ở chỗ ông bình luận rồi lại chém vi vút như ở TLKD thì phải dụng công ghê lắm
trung_cadan
23-10-2015, 06:03 PM
Không biết là lãnh đủ đấy Ông Trung ,chỉ riêng về lĩnh vực cờ thì không khó ,nhưng nó khó ở chỗ ông bình luận rồi lại chém vi vút như ở TLKD thì phải dụng công ghê lắm
Em chỉ cần giao tiếp cơ bản làm sao để người ngoại quốc người ta hiểu và tôn trọng mình thôi , chắc thế là tạm đủ chứ dụng công đẩy đẳng cấp lên cao thì môn nào chả khó , hí hí !!!
roamingwind
23-10-2015, 08:16 PM
Hôm nay tôi cúp cua ngày thứ Sáu. Cả tuần rồi uống cà phê không ngon, cũng có thể là tôi không biết làm cà phê phin. Sáng nhớ cà phê quá lái xe đến tiệm cà phê tôi thích, vẫn thường mua hạt cà phê rang tại đây về nhà dùng, gọi một ly cappuccino, $3.25, cộng thêm một bánh croissant. Tổng cộng $5.70. Ngon thật ngon.
Tôi thì có tiền dư dã, nhưng nếu phải trả 3 đô mỗi ngày cho ly cappuccino thì chắc tôi phải nhịn. Mấy hôm nay vợ hiền phải uống cà phê loảng, loại Americano của Starbucks, vì rẽ hơn mà cũng 2 đô rồi. Cho nên phải kiếm máy mà mua.
Môn chơi nào cũng có một số từ ngữ riêng của nó. Trong giới cà phê, khi họ muốn nói "để tôi làm anh một ly (cà phê)" thì dùng câu "let me pull you a cup". Lúc đầu tôi nghe nói, hiểu ý họ nói gì, nhưng vẫn lạ là dùng từ "pull", nghĩa là "kéo". Để tôi kéo anh một ly. Là lạ.
Cho tới vài ngày trước tôi thấy trên web máy cà phê này, tôi mới biết tại sau họ dùng từ "kéo".
https://m2tacticaldesign.files.wordpress.com/2011/01/elektra-micro-a-leva-lever-coffee-machine.jpg
Loại máy này phỏng theo kiểu máy người Ý chế ra cả trăm năm trước. Người dùng phải kéo cái cần để tạo sức ép cho nước nóng vào cà phê, và đứng đợi từng giọt nhỏ xuống. Hồi xưa làm spresso phải kéo cần.
b4MuSbtChHw
TS5wtcsuuN4
Hồi vợ hiền mới chỉ tôi máy này, tôi diễu "tại sao phải trả 1500 đô cho một cái cà phê phin vậy ?"
Bác Lâm thích đồ cổ có thể mua cái này :). 1500 đô, rẽ hơn cái thùnd đờn kia nhiều. Mà còn đem lại nhiều niềm sướng hơn. Để tôi liệt ra:
- có cà phê ngon uống mỗi ngày. Sướng nơi lưởi, miệng.
- Cà phê thơm để hưởi mỗi ngày. Sướng nơi mũi.
- Máy đẹp. cà phê đẹp. Sướng nơi mắt.
- Bác đổ nước, kéo cái cần. Tự tay mình làm ly cà phê ngon, không phải chỉ đưa ngón tay bấm nút như tụi nhỏ thế kỷ 21 này. Sướng nơi ý.
Trong 6 căn, 4 căn được sướng rồi. Mà sướng mỗi ngày. Không đã sao ?
Cái thùng đờn bác mua 3000 đô không lẽ mỗi ngày bác lấy ra để hửi. hihi...
Khi nào bác mua, đưa tụi nó tên tôi để tụi nó trả tiền hoa hồng.
Thợ Điện
23-10-2015, 08:55 PM
Nói tới ngôn ngữ da đen .hôm qua đi chợ Target lúc gặp con bé da đen tính tiền ,nó khá xinh lại đeo cái dây chuyền vàng to tổ bố trên cổ .Tôi khen nó cái bling-bling của mày đẹp quá đọc giọng đen là bleng bleng .Nó khoái chí quá cứ cười sằng sặc vì có người nói đúng cái ngôn ngữ của tụi nó
Chuyện đen cười chết được như truyện sau
How do you know Adam and Eve were not black?
You ever try to take a rib from a nigger?
Làm sao mày biết được Adam với Eve không phải da đen
Thì mày có bao giờ thử lấy xương sườn của thằng đen nào không ?
Why are chimps always frowning?
They know in a million years they are going to turn into niggers.
Sao khỉ đột luôn luôn nhăn mày ?
Vì nó biết rằng phải đầu thai làm mỹ đen
Why are so many niggers moving to Detroit?
They heard there were no jobs there.
Sao nhiều tụi đen dọn đến Detroit vây ?
Nó nghe ở đó không có việc
What do a nigger and an apple have in common?
They both look good hanging from a tree.
Có cái gì chung giữa thằng đen và quả táo không ?
Coi chúng đều tuyệt vời khi treo trên cây
Né mau
http://niggermania.com/nigger%20jokes%20page%202/more%20nigger%20jokes.jpg
Thợ Điện
24-10-2015, 09:55 PM
ông Tý hay uống nước dừa biết cụ Đạo Dừa không ?
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2015/06/15/h1DKIP.jpg
Ông sinh khoảng đầu thế kỷ 20. Gia đình giàu có, du học Pháp có bằng kỹ sư hoá chất. Ông về lại VN lập gia đình…Thời gian sau, ông bỗng từ bỏ tất cả quyết tâm tu đạo, tự gọi mình là Thích Hoà Bình…
Thời 1954 di cư vào nam, nghe đồn ông về Cồn Phụng tu đạo, đệ tử theo ông khá đông gọi ông là Cậu Hai. Ông khoác áo vàng hở một bên ngực, đầu bện tóc trông rất quái dị. Nhiều ký giả nước ngoài đến phỏng vấn, ông tịnh khẩu và bút đàm bằng tiếng Pháp…Ông cho biết ông chỉ ăn dừa, uống nước dừa và ngồi trên…cây dừa nên gọi là ông Đạo Dừa. Hàng năm chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản…
Khoảng năm 1971,72…Ông về Sài Gòn cùng với các đệ tử mặc áo nâu. Ông ngồi trên chiếc xe truck nhỏ sơn son thiếp vàng. Tôi đứng gần xe nên trông rất rõ: Ông nhỏ bé, gầy dơ xương, giọng nói nhỏ, trong, âm sắc kỳ lạ…Ông nói về kế hoạch Bất chiến tự nhiên thành…
– Đặc biệt khuôn mặt nhỏ, râu lưa thưa nhưng đôi mắt rất sáng. Khuôn mặt vui thanh thoát hầu như không có gì vướng mắc trong con người này…
Tôi chẳng hiểu gì về đạo lý của ông…Sau năm 1975, hình như ông bị bắt về tội “gây rối an ninh”…vài năm sau, ông qua đời
https://hieuminh.files.wordpress.com/2015/10/clinton.png?w=884&h=498
Trong lúc cuộc đua vào Nhà Trắng đang bắt đầu từ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ rất căng thẳng thì bỗng nhiên Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa dẫn đầu đã “bỏ phiếu” ủng hộ bà thông qua cuộc điều trần kéo dài suốt từ 10 giờ sáng tới 21 giờ tối tại đồi Capitol Hill.
Bà Clinton phải điều trần về vụ tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya, ngày 11-9-2012 giết chết đại sứ Christopher Stevens và 3 người Mỹ khác khi bà là Ngoại trưởng.
Dân chúng bắt đầu chán ngán vì đảng Cộng hòa đang lợi dụng vụ việc này để phá hình ảnh của bà Hillary Clinton đang tranh cử Tổng thống. Thăm dò dư luận do CNN thực hiện cho hay, tới 65% người được hỏi cho rằng việc này nhắm vào bà Clinton hơn là số phận của 4 người Mỹ chết Benghazi.
Trước cuộc điều trần, bà Clinton được hai lá phiếu quan trọng. Đó là nghị sỹ Kevin McCarthy, lãnh đạo khối đa số của Hạ Viện, lên tivi Fox buột mồm nói, kể từ khi các thành viên đảng Cộng Hòa của Hạ Viện lập nên ủy ban đặc biệt để điều tra các vụ tấn công đó, mức ủng hộ cho bà Clinton đã sụt giảm.
Lá phiếu thứ hai từ ông cụ già Sanders và cũng là đối thủ của bà Clinton trong đảng Dân chủ khi tranh luận trên truyền hình tuần trước đã nói “hãy quên những email khốn kiếp đi, hãy tập trung vào những gì quốc gia này cần”.
Hôm nay thử nghe cuộc điều trần . Bà Clinton tỏ ra rất bản lĩnh, trả lời mấy trăm chất vấn, đôi lúc phản bác lại đối thủ một cách nhẹ nhàng nhưng đau.
Thích nhất là hai American Ladies tranh luận. Bà nghị sỹ Martha Roby quay Clinton như chong chóng khi hỏi đêm xảy ra vụ khủng bố ở Benghazi, Ngoại trưởng ở đâu. Clinton nói hôm đó bà về nhà rất muộn. Nhưng Roby hỏi tiếp, ở nhà à? Vâng, ở nhà một mình. Cả đêm? Vâng, cả đêm. Và Clinton cười làm mụ Roby tức điên.
Thực ra Roby muốn hỏi trách nhiệm của Clinton sao không ở lại văn phòng đêm đó vì hầu hết nhân viên ở lại. Nhưng vì hỏi một câu hớ ngủ cả đêm à… Đêm đó có Bill Clinton ngủ cùng thì sao? Bà cười vào mũi Martha Roby.
Roby quay tiếp Clinton có nói chuyện với TT Obama không. Có nói. Hai người nói gì. Clinton độp luôn, tôi không thể nói những gì giữa ngoại trưởng và Tổng thống.
Các thành viên đảng Cộng hòa tấn công Clinton suốt 11 tiếng liền, thỉnh thoảng mới nghỉ một lúc. Phía đảng Dân chủ thấy bên Cộng hòa hớ liền tấn công. Nghị sỹ Cumming (da đen) nói cực hay, đưa ra mấy điều mà tay Trey Gowdy, Chủ tịch Ủy ban trẻ, đầu bốc, mặt chuột, tai chuột, rất bẩn tướng, nói sai. Trước giờ nghỉ ăn trưa (13:00), hai ông này còn quát vào mặt nhau.
https://hieuminh.files.wordpress.com/2015/10/gowdy.png?w=884&h=576
Tay Gowdy cú quá, không ăn trưa, ngồi một mình trong phòng họp, nghiên cứu tài liệu nhằm hạ bệ Clinton.
Các câu hỏi liên tục được đưa ra về tại sao lại để xảy ra tấn công, bà đã làm gì ngày hôm đó, bà có biết nguy hiểm không. Tại sao lại dùng email riêng.
Gần đến cuối, bà Clinton bị khô cổ và ho, phải dùng thuốc trợ giọng. Đúng lúc đó có cụ Cumming câu giờ, toàn khen Clinton. Ông còn nhắc trên tivi, các gia đình của những người thiệt mạng ở Benghazi yêu cầu ủy ban 3 điều: đừng chính trị hóa cuộc điều tra, tìm ra các sự kiện, và bảo đảm là loại sự cố như thế này đừng xảy ra một lần nữa.
Biết đối thủ đang khản giọng và thấm mệt, đảng Cộng hòa tiếp tục tấn công dữ dội. Trey Gowdy còn giễu, tôi biết bà Ngoại trưởng có đội ngũ luật sư giỏi giúp việc. Clinton độp luôn, vâng họ rất giỏi nhưng ngài hãy nhìn đồng hồ đang tích tắc, ý nói giờ luật sư đắt lắm. Hội trường cười.
Điều trần marathon chỉ có bên Mỹ và lần đầu tiên một ngoại trưởng bị quay như thế. Làm nghề chính trị ở quốc gia ngày luôn ngồi trên đống lửa và bất kỳ sai sót nào đều bị đưa lên công luận. Chỉ có người có bản lĩnh, thông minh, đủ tầm mới đứng vững.
Dù có chồng là Bill Clinton, nhưng đứng trước Ủy ban diều hâu như thế này, Hillary Clinton phải là người đàn bà thép mới chịu nổi cuộc điều trần kéo từ sáng đến tối. Muốn theo nghề của cha mẹ, con gái của ông bà là cô Chelsea phải học hành tới nơi tới chốn, không có đảng viên Dân chủ hay Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ chỉ vì đó là con nhà Tổng thống hay Bộ trưởng.
Nhìn bà Clinton trả lời các câu hỏi, có lẽ dân chúng Mỹ biết Tổng thống tương lai của họ là ai rồi. Qua 11 tiếng thay vì hạ đo ván ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ bà Clinton vào Nhà Trắng nhiệm kỳ 2016-2020.
Hillary Clinton, gương mặt quá quen của nước Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nhận xét chung của người Mỹ: Đây là một phụ nữ đam mê chính trị, đầy khát vọng quyền lực trong lịch sử Mỹ …Những danh hiệu Đệ Nhất Phu Nhân, Th. Nghị Sĩ Liên bang cũng như Bộ trưởng Ngoại giao vẫn không ngăn cản nổi ý định trờ thành Nữ TT đầu tiên của nước Mỹ…
Ngay từ thời học luật ở Yale Uni., bà gia nhập tổ chức Republic Youth…Khi trở thành luật sư, bà ngả sang dân chủ và ở trong nhóm luật sư truy tố TT Nixon trong vụ Water Gate…Hillary chứng tỏ tài hùng biện của một luật sư tầm vóc…
Trong suốt cuộc đời, bà luôn chứng tỏ bản lãnh của một con người can đảm vượt thử thách ( Nothing can make Hillary Sweat!!)
– Năm 2008 bà ra ứng cử TT ( Presidential candidate)…Ai cũng nghĩ bà sẽ thắng. Nào ngờ, bà đã bị một luật sư, một Thượng Nghị Sĩ da đen chưa hề nhiều kinh nghiệm chính trường đánh bại…
– Thua cay đắng, bà chấp nhận làm Bộ trưởng Ngoại Giao…Nhân vật quyền lực thứ tư trong chính trường…
* Bây giờ, bà vẫn quyết tâm thực hiện khát vọng. Bà ghi danh ứng cử trước 18 tháng, một thời gian khá dài đủ để vượt qua thử thách từ đảng CH: Làm cách nào biện minh cho biến cố xẩy ra tháng 9/2012 tại Benghazi làm chết Đại sứ Mỹ Christopher và 3 nhân viên khác?? Làm sao giải thích việc bà dùng email công tư lẫn lộn…
– Thời gian đầu, nhiều người Mỹ vẫn nghĩ bà thiếu thành thật ( least honest). Cử tri Mỹ đặt rất nặng yếu tố thành thật của ƯCV…Tuy nhiên bà vẫn dẫn đầu vì các ứng viên Dân Chủ khác chưa xứng tầm với bà…
* Rất may cho bà, đảng CH đang trải qua cơn khủng hoảng chia rẽ nội bộ. House Speaker Boehner phải từ chức…Dân không còn tin tưởng ở các chính trị gia ( Political). Do vậy trong các cuộc thăm dò, ba ứng viên hàng đầu lại là Tỷ phú ồn ào Donald Trump, Bác sĩ Ben Carson và bà Fiorina ( cựu Tổng Quản Trị CEO đại công ty điện tử HP)…Họ là OUTSIDER Những người không phải giới chính trị chuyên nghiệp….Cỡ Jeb Bush, dù sinh ra trong gia đình quyền lực nhất nước Mỹ hiện nay cũng chỉ được 5% ủng hộ…
– Điều nghịch lý: Đảng CH rất lo ngại nếu Trump được đề cử??? Có thể CH không thể có được chìa khoá mở cửa W.House…
* Qua cuộc điều trần, Hillary chứng tỏ bản lãnh lão luyện, sức chịu đựng phi thường suốt 11 giờ đảo ngược thế cờ…Bà kết thúc khôn ngoan: “…I’m hoping that we can move forward together. I’m hoping that we can start working together. I’m hoping that we can start listening eachother”…
Điều may mắn mới nhất: cụ Phó Biden tuyên bố không ra tranh cử…Hillary gặp may, nhưng thời gian còn dài…Chưa thể kết luận vội vã…
Dạ em có nghe qua bác Lâm. Em có dịp ghé 1 lần thăm chùa của ông. Thấy công trình xây cất rất khang trang.
Thợ Điện
27-10-2015, 02:59 AM
http://72.167.204.223/storage/image_library/cordoba_images/cordoba_artists/vahagni/vahagni_smal.jpg
Ông Tý là thích lối chơi ngẫu hứng này lắm đây .Tôi chơi cổ điển mà nghe thằng Tây này đánh còn bị hớp hồn nữa là ông
U3C69Gs0CuQ
w2JIEx7tHWo
Tontu
27-10-2015, 07:00 PM
Đúng như bác Lâm đã nói, bác Tý là sướng nhất đó! Bác Tý đi học được chính phủ cho tiền, có thêm cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, lại còn giúp cho trí óc minh mẫn nữa. Sướng quá còn gì! :)
Tôi có mấy người quen cũng cỡ tuổi bác Lâm, họ chịu khó lắm! Mùa nào cũng lấy 2 hoặc 3 lớp cho đỡ buồn. Con cái đi suốt cả ngày, chẳng mấy khi chúng dẫn đi đâu chơi; tối ngày chỉ nhìn quanh bốn bước tường. Họ cảm thấy tù túng nên quyết tâm đi học cho có bạn hữu tâm sự. Hỏi ra mới biết mấy ông đó trước 75 là Đại Úy cho tới hàng Tá không...Cái hay ở chỗ là họ biết chôn đi cái quá khứ huy hoàng mà chịu ngồi học chung với hàng hậu bối. :)
***
Quý anh em nào ở Việt Nam đã tốt nghiệp Đại học, thậm chí đã đi dạy ở các trường Đại học mà sắp được đi định cư tại Hoa Kỳ thì cần phải biết những điều sau đây:
Đa số những anh em đã tốt nghiệp Đại học mà tuổi còn trẻ thì hầu hết qua bên này đều đi học lại. Khi anh em xin tiền Financial Aid của chính phủ, sẽ có một vài cột trong tờ đơn họ hỏi những chứng chỉ mà anh em đã tốt nghiệp Đại học. Có một số anh em đã rút học bạ ở Việt Nam, và gửi kèm theo văn bằng tốt nghiệp Đại học cho Financial Aid Office, dẫn tới hậu quả là nhà trường "từ chối" hỗ trợ tài chính cho việc học vì lý do đã tốt nghiệp.
Tại sao vậy?
Khi quý anh em gửi bằng tốt nghiệp Đại học, kèm theo học bạ, nhà trường sẽ đổi sang một loại chứng chỉ "tương đương" với bên này, nhưng giấy chứng chỉ này không có giá trị gì cả. Khi anh em mang tờ giấy này đi xin việc cũng chẳng có nơi nào công nhận. Có một vài người đã dính phải trường hợp này rồi. Vì thế quý anh em phải rút kinh nghiệm nhé! Đừng dại dột bước vào vết xe của người đi trước.
Một người đã tốt nghiệp bác sĩ Y khoa ở Việt Nam khi qua bên này họ sẽ đổi cho một văn bằng tương đương với Bachelor Degree bên này, nhưng chứng chỉ này không có giá trị bằng một người tốt nghiệp Bachelor Degree tại Mỹ. Đương nhiên, họ sẽ phải học lại từ đầu.
Tại sao một số vị lại đổi sang chứng chỉ tương đương?
Khi bước vào Professional School, các sĩ tử phải tốt nghiệp Đại học với văn bằng tối thiểu là Bachelor Degree, và phải lấy đầy đủ các lớp quy định thì mới được xét đơn. Chính điều này mà một số international students đã dùng chứng chỉ tương đương để nộp đơn. Mặc dù nhà trường nhận đơn của international students, nhưng chứng chỉ tương đương có giá trị rất kém; nó không đủ sức cạnh tranh với các sĩ tử đã tốt nghiệp tại Mỹ, thành ra đều bị từ chối. Lẽ dĩ nhiên, họ vẫn nhận đơn của international students, nhưng Admission Office sẽ không nhận international students vào trường của họ. Vì lẽ này mà khi qua bên đây họ buộc phải học lại từ đầu là thế.
Nói tóm lại khi anh em xin tiền Financial Aid của chính phủ thì không nên gửi văn bằng tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam nhé! Cái gì đã thuộc về quá khứ thì cho nó đi luôn. Ta còn trẻ, còn sức lực, còn cơ hội, thì cứ tuần tự tiệm tiến mà xông lên.
Tôi chia sẻ với quý anh em chỉ thuần túy là ý tốt thôi. Chúc quý anh em mọi sự hanh thông!
[QUOTE=Thợ Điện;520858]
Ông Tý là thích lối chơi ngẫu hứng này lắm đây .Tôi chơi cổ điển mà nghe thằng Tây này đánh còn bị hớp hồn nữa là ông
Dạ hay quá bác ơi, cám ơn bác nhiều. Em đưa vào máy nghe ngay. Tập được như anh này chắc là cũng được, ..trước khi ...em....buông ..đàn bác nhỉ .. :D
Hi hi, hay không bằng hên bác Tôn ơi :) . Tôi có nhiều khi được tự nhiên mới lạ. Không muốn cũng không tránh được. Cho nên tôi rút kinh..hoàng :D là cứ Được là NHẬN, hi hi. Tuổi này đi học mà nói không chán thì cũng khó, vì trở ngại ngôn ngữ làm cho mình thấy chán ngán. Nhưng mà với tôi cứ nghĩ cuối niên học rồi cũng đâu vào đấy, hi hi, thế là tự nhiên cảm thấy hớn hở mổi ngày đi học. He he, mà cái số cả, tránh không khỏi thì cứ nhào vô luôn đi chứ mắc cở chi phải không bác tôn :).
Thấy ông Wind rất công phu về món cà phê, tôi có hình của ly cà phê thuần túy cái nồi ngồi trên cái cốc :D , mà cà phê vẫn ngon rất ngon. Cuối tuần trìng ông Wind cho ông xì.........ì cái chơi ;)
Thợ Điện
27-10-2015, 09:21 PM
Ông Tý đi học có lí do thầm kín là muốn làm Người yêu lý tưởng của bà nhà .Chứ ông học làm gì bây giờ ,sự nghiệp ổn định , con cái lớn hết ,tiền đi du lịch xài không hết cần gì nữa
Tôi thì khác người quen của ông Tôn ,già rồi chỉ có chơi thôi không thích học ,thấy trường học là tá hoả quay đầu chạy lui ,tâm sự thì thích người nữ không thích người nam ,chẳng bao giờ thấy cô đơn
hIpxnNv1N7k
ChienKhuD
28-10-2015, 02:22 AM
He he tôi chưa già mà đã không thích học rồi nè. Có học thì cũng học để chơi thôi. Ông Thợ thì khỏi nói. Thầy Dũng bảo rằng trong đám bạn ông Thợ là lười nhất, nhưng trí nhớ lại thuộc dạng siêu nhất.
Ông Tý đi học có lí do thầm kín là muốn làm Người yêu lý tưởng của bà nhà .Chứ ông học làm gì bây giờ ,sự nghiệp ổn định , con cái lớn hết ,tiền đi du lịch xài không hết cần gì nữa
Hi hi bác Lâm. Em có lí do thầm văn kín vậy mà bác lạl huỵch văn toẹt ra :D . Em nhìn vào bàn tay em thấy chỉ tay về đường học nó đứt ra cả chục ... đoạn. Cho nên em cứ phải đi học. Mà đi học cũng vui lắm bác. Em cứ vui trong mọi hoàn cảnh :) . Không thể nói không thì nhe :D ra hì hì mà nhận.
Nhớ hôm trước đọc bài cô Huyền viết về con đường mới đi có hơn 1 năm mà thấy như là ghập ghềnh khó đi.... .
Thực ra bất kì con đường nào ( ý là bất kì việc gì ) cũng sẽ dẫn đến đoạn cuối. Quan trọng là bản thân mình đã làm hết sức của mình là được rồi.
Nhớ ngày xưa tôi tính con đường vào trường DH_ Kế Toán cho.. 10 năm, nếu là học sinh thường mất chỉ 4 năm. Rất tiếc nữa đường ... thì chuyển.... Ý tôi nói là mình tính và làm, và nên nghĩ đến ngày mình có được kết quả. Chính cái kết quả đó là động lực cho mình quên đi sự mệt mỏi khi mình đang sống trong hiện tại.
Trong cuộc sống ai cũng phải có thời gian khó khăn. Hãy vui vẻ lên để rồi sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc của cuộc sống đang ngày một đến gần, cũng như con đường ghập ghềnh kia ngày một ngắn lại.
Chúc cô vượt qua mọi chướng ngại.
Thợ Điện
30-10-2015, 10:16 PM
Mỗi con người nó có cái lạ lắm ông Tý .Khi còn trẻ tôi nhận thấy có những hiện tượng gọi là đam mê mà không sao hiểu được ,chỉ ngạc nhiên sao có người ngồi đánh bạc suốt vài đêm không ngủ ,những danh cầm tập đàn ngày tám chín tiếng cả vài chục năm ,những người làm xiếc một động tác phải mất bảy năm mới hoàn thành .Năng lực đâu để họ chống với mệt mỏi ,nhàm chán ,ngày này qua ngày khác
Qua đến bên này lao vào nghiên cứu bộ não trung khu thần kinh mới hiểu ra đôi điều ,thì ra khi phù hợp làm một điều gì ngoài cái thích thú về tâm lí ra bộ não cũng tiết ra chất kích thích tố làm sung sướng về mặt sinh lí nữa .Ví dụ như ông Tôn chỉ thấy khoái lạc trong nghiên cứu hay học hành ,ông chỉ hứng thú khi đề cập đến chuyện ấy
Còn như ông ,tôi hay ông D chỉ có gái mới làm mình linh động vui tươi ,nghe thấy gái như lân thấy pháo ,những việc khác chán ngấy
Những khuynh hướng đó tuỳ thuộc vào gene di truyền ,hoàn cảnh ,môi trường ,những lực đẩy huyền bí đó tạo thành số mệnh
Bởi thế có nhiều cái muốn cũng không được .Phận mình là gái giang hồ nên cứ say mê ánh đèn mầu ,có người quân tử chuộc tiền về cho hoàn luơng cũng không chịu ,năm bảy bữa rồi lại lên đường
KX9RW2zs8MY
roamingwind
31-10-2015, 02:30 AM
Đang ở Carnegy Hall, bác Lâm.
Mới xong phần đầu.
Làm sau nghe lại CD đây ?
Thợ Điện
31-10-2015, 03:51 AM
Ra xong nhớ đi ăn Mì Ý ,sáng mai về hay ở chơi tới chiều Chủ nhật
roamingwind
31-10-2015, 06:06 AM
Trình diễn xong đã là 11 giờ. Đói quá hai đứa kiếm được một tiệm mì ramen ở cái hốc bà tó khu Times Square; vậy mà cả đống người chờ ở ngoài trời lạnh.
Vợ hiền nói lúc tại Carnegie Hall, khi piano của Schiff bắt đầu chơi vợ hiền như muốn ứa nước mắt - lần đầu tiên thấm được câu "music fills the room". Hai đứa ngồi trên lầu hai phía góc bên mặt mà không một nốt nhạt nào nghe không rõ.
Chủ Nhật bay về, bác Lâm.
vuminh999999
31-10-2015, 06:24 AM
Trình diễn xong đã là 11 giờ. Đói quá hai đứa kiếm được một tiệm mì ramen ở cái hốc bà tó khu Times Square; vậy mà cả đống người chờ ở ngoài trời lạnh.
Vợ hiền nói lúc tại Carnegie Hall, khi piano của Schiff bắt đầu chơi vợ hiền như muốn ứa nước mắt - lần đầu tiên thấm được câu "music fills the room". Hai đứa ngồi trên lầu hai phía góc bên mặt mà không một nốt nhạt nào nghe không rõ.
Chủ Nhật bay về, bác Lâm.
Ngưỡng mộ cặp đôi này quá , không khác gì một cặp tình nhân ! Ở Việt Nam đa phần tình yêu và hôn nhân sau vài năm đã khác lắm rồi.
Thợ Điện
31-10-2015, 03:28 PM
Ngưỡng mộ cặp đôi này quá , không khác gì một cặp tình nhân ! Ở Việt Nam đa phần tình yêu và hôn nhân sau vài năm đã khác lắm rồi.
Tình yêu là cái gì rất lạ lùng ,chẳng ai dám bạo mồm là đã hiểu .Có người chỉ trải qua một lần là hiểu hết trọn vẹn như ông Gió ông Tý ,lại có người tí tuổi mà ong bướm ngất trời như ông Trang chắc gì đã hiểu tình yêu .Còn tìm kiếm tức còn chưa hiểu !
Sau 30 năm hôn nhân mà thấy ông đi đâu vẫn còn chải chuốt đỏm dáng tức là tình yêu thuở ban đầu của ông đã có chút khác .Phải không ạ !
Đàn thu tay ngọc
Đinh Hùng
Ôi phím đàn ngọc lan ngón tay
Mưa nhòa cung bậc trắng mây bay
Em ban hạnh phúc trầm giai điệu
Khi gió nghiêng mình đến ngủ say.
Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ
Một cung bạch ngọc náo trường canh
Tay run điệu múa hương rừng thắm
Biển vọng hồi âm ngẩn mắt xanh.
Bát ngát không gian ngọc nối lòng
Chập chùng nhạc uốn nét mi cong
Xin em thắp ngón hương kỳ ảo
Ve vuốt từng hơi thở mặn nồng.
Anh nắm bàn tay nhạt sương chìm
Bàn tay dạ nhạc mướt nhung êm
Tiếng vang tiềm thức dài âm hưởng
Cánh mộng hồn anh nhập bóng em.
Ngào ngạt hương tay một vĩ đàn
Bàn tay hoa nở trắng không gian
Bước chân người tám thu hò hẹn
Ôi đóa hồn say phím ngọc lan.
Xin em đưa nhạc lên trời xanh
Ý đẹp tay thơm kết mộng lành
Anh gục đầu lên trang sách ước
Chờ nghe máu chuyển một dư thanh.
Tình yêu là cái gì rất lạ lùng ,chẳng ai dám bạo mồm là đã hiểu .Có người chỉ trải qua một lần là hiểu hết trọn vẹn như ông Gió ông Tý ,lại có người tí tuổi mà ong bướm ngất trời như ông Trang chắc gì đã hiểu tình yêu .Còn tìm kiếm tức còn chưa hiểu !
Dạ bác. Tình yêu đó, em may mắn hi hi.. , chứ nhìn ông Wind thì em xin thua .. vài ... chút :D
Thợ Điện
01-11-2015, 02:38 PM
Hấp dẫn quá ông Dũng sĩ này
"Chúng tôi muốn có người giỏi nhất", Philippines tuyên bố như vậy khi tìm kiếm luật sư cho vụ kiện "đường lưỡi bò", và họ đã chọn một người được mệnh danh là dũng sĩ diệt người khổng lồ, vì ông thường đại diện cho nước nhỏ đấu lại nước lớn.
http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/07/29/paul-reichler-itlos-20131204-1-9300-7752-1438145865.jpg
Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện yêu sách "đường lưỡi bò"
Luật sư Mỹ Paul Reichler tháng 8/1986 đã đánh bại chính quê hương mình trong một vụ kiện mang tính biểu tượng, minh chứng cho việc các nước lớn không thể phớt lờ luật pháp quốc tế. Reichler đã giúp Nicaragua, một nước nghèo ở châu Mỹ Latinh thắng Mỹ trong vụ kiện về việc tài trợ phiến quân chống lại chính quyền cánh tả.
Gần ba thập kỷ sau, ông đại diện một nước nhỏ khác khởi kiện một siêu cường đang lên, hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này. Được ví như "dũng sỹ diệt người khổng lồ", Reichler là trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện lịch sử với Trung Quốc về "đường lưỡi bò" trước toà trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan. Ngày 7/7 - 13/7, tòa đã nghe phiên điều trần đầu tiên của Philippines và sẽ ra quyết định tòa có thẩm quyền thụ lý hay không trong năm nay.
"Toàn bộ đoàn luật sư của Philippines đều tin rằng Philippines có những luận điệu chắc chắn, cả về mặt thẩm quyền thụ lý và khả năng chiến thắng", Reichler nói.
Chiến thắng lịch sử
Năm 1986, Nicaragua cáo buộc Mỹ tài trợ cho phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền đảng Sandinista. Nước này còn cho rằng Mỹ đã đặt bom mìn tại các cảng và vùng biển của họ. Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đứng về phía Nicaragua trong vụ kiện vì Mỹ đã vi phạm nhiều nguyên tắc, trong đó có "nguyên tắc cấm dùng vũ lực". Toà án yêu cầu Mỹ trả cho Nicaragua 370,2 triệu USD nhưng Washington từ chối tuân theo phán quyết này.
Thẩm phán cấp cao của Toà án Tối cao Philippines, Antonio Carpio, cho biết Nicaragua đã kiến nghị lên Liên Hợp Quốc (UN), yêu cầu Mỹ phải tuân thủ phán quyết của ICJ, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhiều quốc gia khác. Sự việc tiến xa đến mức "Mỹ phải trả giá rất đắt về mặt danh tiếng", Carpio nói.
"Mỹ cho mình là quốc gia tiêu biểu, là bên ủng hộ mạnh mẽ pháp trị, nhưng lại vi phạm luật quốc tế quá rõ ràng. Vào thời điểm đó, thế giới đã nói với Mỹ rằng 'các anh vi phạm luật quốc tế'", Carpio nói.
Mỹ cuối cùng trao cho Nicaragua gói viện trợ kinh tế 500 triệu USD. Tổng thống Nicaragua đề nghị quốc hội nước này bãi bỏ điều luật yêu cầu Mỹ bồi thường thiệt hại. "Cuối cùng giữa hai bên cũng có sự đồng thuận, theo cách giữ thể diện cho Mỹ", Carpio nói. Và tác giả của kết quả này chính là Reichler.
Vai trò của ông trong vụ kiện này đã được truyền thông tán dương. Tháng 12/1984, Washington Post viết rằng ông Reichler chính là người làm nên một trong những chiến thắng đầu tiên của Nicaragua, khi ICJ khẳng định có thẩm quyền thụ lý vụ kiện. "Chiến thắng sơ bộ của Nicaragua trước Mỹ ở Toà Quốc tế được dẫn dắt bởi một luật sư không mấy tên tuổi ở Washington, người từng bỏ việc tại hai công ty luật danh giá, khi ông kiên quyết đại diện cho chính quyền Sandinista", tờ này viết.
New York Times tháng 2/1988 viết rằng Reichler là "luật sư cho Nicaragua ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền đảng Sandinista". Tháng 6/1988, tờ này tiếp tục có bài viết rằng: "Trong vòng 9 năm kể từ khi đảng Sandinista lên lãnh đạo ở Nicaragua, rất nhiều người Mỹ đã ủng hộ họ. Nhưng chưa ai có thể giành được sự tin tưởng tuyệt đối từ chính quyền này như Reichler, luật sư 40 tuổi, tốt nghiệp Đại học Luật Harvard".
Giải thích lý do đại diện cho nước khác kiện chính nước mình, ông Reichler nói rằng vấn đề là Mỹ đã tài trợ và chỉ đạo phiến quân chống lại chính quyền Nicaragua. "Với tư cách là nguười Mỹ, cuộc chiến này phải chấm dứt. Nó phi pháp, phi nhân đạo, và đi ngược lại với lợi ích của nước tôi", ông nói.
"Việc chính quyền tổng thống Reagan vi phạm luật pháp quốc tế với điều họ làm ở Nicaragua không chỉ là hành động sai trái mà còn đi ngược lại lợi ích quốc gia. Nó ảnh hưởng đến uy quyền của Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Nó làm suy yếu hệ thống luật pháp quốc tế, từ đó dung túng các quốc gia khác coi thường pháp luật mà không phải chịu trừng phạt", ông Reichler nói thêm.
Dũng sĩ diệt người khổng lồ
Từ đó, Reichler được biết đến là người "đại diện cho nước nhỏ đấu lại cường quốc". "Trước tòa án hoặc trước hội đồng trọng tài, nước nhỏ, dẫu yếu thế hơn về quân sự, tài chính, thương mại vẫn có cơ hội đấu lại các quốc gia lớn mạnh hơn nhiều", Reichler nói về vụ kiện của Manila với Bắc Kinh.
Paul Reichler trở thành trưởng đoàn luật sư cho Philippines sau khi chính quyền Manila tổ chức một cuộc "tìm kiếm toàn cầu". "Chúng tôi muốn người giỏi nhất", một quan chức Philippines cấp cao nói với WSJ. Tạp chí luật American Lawyer gọi Reichler là "Ngài Toà án Thế giới", vì ông góp mặt với tư cách luật sư tại 6 trong 15 vụ kiện chưa xử ở tòa này. Vụ kiện "đường lưỡi bò" của Philippines "khắc sâu thêm hình ảnh dũng sỹ diệt người khổng lồ độc đáo trong nền luật pháp quốc tế", tạp chí này viết.
WSJ năm 2013 hỏi Reichler liệu công ty của ông có "lo lắng vì gây gấn với Trung Quốc" khi đại diện cho Philippines không. Reichler đã nhắc lại những vụ kiện trước đây và nói "tôi và các đồng nghiệp ở FoleyHoag chỉ có một sự lựa chọn: chiến đấu vì công lý hoặc tránh đối đầu với những quốc gia giàu có và hùng mạnh, những nước chúng tôi đáng nhẽ nên làm thân thay vì kiện họ, vì họ sẽ trở thành những khách hàng vô cùng tiềm năng".
"Nhưng chúng tôi trở thành luật sư để chiến đấu cho công lý, chúng tôi chưa bao giờ chần chừ khi ra quyết định này", ông Reichler nói.
roamingwind
02-11-2015, 04:10 PM
Sáng dậy quây qua vợ nói "dậy đi làm em, hết đi bộ rồi."
Cả tuần lễ đi bộ lòng vòng thành phố New York; bên Nepal thì ngắm núi tuyết chót vót, bên New York ngắm những toà nhà chọc trời sừng sững.
Các ông xem vài hình những toà nhà tại New York.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_0004_2_zps5cmico8s.jpg
toà nhà cao nhất trong hình trên là toà Freedom Tower (Toà Tự Do). Đây là toà nhà tưởng niệm 9/11, được hoàn tất năm 2013. Toà nhà cao 1776 feet (514 mét) -- năm độc lập của Mỹ.
Xem hình gần hơn.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2480_zpshwvpfxsz.jpg
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2649_zpsbhimpdcn.jpg
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2484_zps41pfqvzo.jpg
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2470_zpsiyr5p9st.jpg
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_0101_zps4b2n40sz.jpg
roamingwind
02-11-2015, 04:54 PM
ông VuMinh, bác Lâm, ông Tý
TÌnh yêu ?? Là một công trình nghệ thuật mà nhiều khi phải gải đầu, không hiểu nổi.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2553_zps2x6a77cf.jpg
Đôi khi thấm được sự cuồn cuộn cao tần của nó thì phê lắm
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2564_zpslzysq9q7.jpg
Đi mòn đôi giầy vẫn còn muốn thêm
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2787_zpsjd7ha4fc.jpg
hihi....
roamingwind
03-11-2015, 06:05 AM
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/photo%203_zpsifchjtlr.jpg
Thành phố lớn thì có những người nghèo khổ, về đêm họ bài đồ ra để ngủ. Chuyện bình thường.
Tôi chú ý cô nhỏ này vì từ xa đi lại tôi thấy cô ấy ngồi co người chúi đầu vào cuốn sách mà đọc không hề nhìn lên; cô ấy ngồi trước một tiêm sách có tiếng bên Mỹ, Barnes & Nobles. Trời lúc đó đã lạnh rồi. Tôi vào tiệm sách một hồi, đi ra vẫn thấy cô ấy chúi đầu đọc sách. Cuốn sách dầy, bìa cứng. Tôi bước tới bỏ vào chén xin tiền vài đồng, cô ấy ngước đôi mắt lên nói "cám ơn". Nói cho có lệ mà thôi, để còn đọc sách tiếp. Tôi cười nói "cứ tiếp tục đọc."
Tôi đi lòng vòng hơn một tiếng đồng hố sau quay lại, đi ngược lại về phòng ngủ, thấy cô ấy giọn qua cách chổ củ một con đường; chắc bị cảnh sát hoặc tiêm sách đuổi đi. Chổ mới ít đèn hơn, nhưng vẫn tư thế đó -- co người chúi đầu đọc sách.
Thợ Điện
03-11-2015, 06:24 AM
Ông Gió có những góc nhìn độc đáo thật ,cái hình ảnh cô gái ăn xin đọc sách trên vỉa hè không để ý những người qua lại nó nói lên văn hoá Mỹ ,lúc nào cũng đọc ,liên tục đọc .bất cứ nơi đâu bất cứ chốn nào
Cô gái đó chỉ cần ngày vài đồng mua Burger ăn để an ủi cái bao tử trong những ngày giá rét ,thời gian còn lại cô theo đuổi những giấc mơ của mình
Tôi hiểu tại sao nước Mỹ mạnh ,dù chỉ là người ăn xin cũng sống hết lòng cho cái đam mê cháy bỏng của mình .Cám ơn ông chỉ một bức ảnh kèm vài ba lời chú thích vậy mà nó dậy mình biết bao điều
roamingwind
03-11-2015, 08:15 AM
Mèo khen mèo dài đuôi một chút :)
Nước Mỹ mạnh không phải chỉ vì có tiền, nhưng vì đã lâu rồi có nhiều người có những tư tưởng rât mới và cấp tiến -- bảo vệ và nâng cấp quần chúng.
Thí dụ như bảo tàn viện Metropolitan Museum of Art (gọi tắc là Met) bên New York. Đây là viện bảo tàn hàng đầu trên thế giới, với bao nhiêu cổ vật văn hoá từ Á Châu, Phi Châu, v.v... ngay cả Islam. Vậy mà mỗi lần vào người đi xem tuỳ hỉ cúng dường. Một đô cũng được vào, và được quyền lợi ngang hàng với người bỏ ra 25 đô (số tiền cúng dường cao nhất cho mổi lần vào). Vì khi viên bảo tàn được thành lập vào năm 1870, những sáng lập viên đã quyến định lấy tiền vào cửa càng ít càng tốt -- để nâng cao văn hoá và nghệ thuật cho dân chúng.
Nói mới nhớ. Cho bác Lâm và ông Đ. Đây là cây đàn guitar của Segovia do Hermann Hauser làm cho. Chưng trong collection đàn của Met. Nghe nói là Hauser đem nhiều đàn đến cho Segovia thử trong vòng 12 năm, Segovia chỉ chịu có cây này.
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2805_zpsenzucwld.jpg
cây Sax này phê
http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/IMG_2797_zpsxoot9tpg.jpg
Tontu
03-11-2015, 06:10 PM
Xem mấy bức ảnh ông Gió chụp mà thích quá! Nó thể hiện được phần nào văn hóa của người Mỹ.
Bức ảnh chụp một người đàn ông đứng gãi đầu ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật đã làm cho người xem phải suy nghĩ...Tôi đoán có thể nào là hình ảnh của một gia đình mà trong đó hai vợ chồng đang dắt tay đứa con yêu của mình không nhỉ? Hai bên có hai cái chân trông giống như hai người, ở giữa có hai mảnh gỗ nối hai bên trông giống như hai bàn tay của đứa bé, tạo thành hình ảnh hai vợ chồng đang dắt tay con cùng đi dạo vậy?! Đoán như thế, tôi tin chắc rằng bác Lâm, ông Gió, ông Vũ Minh, ông D và ông Tý cười cha Tôn này chít luôn...vì khéo tưởng tượng :)
Tình yêu là một tác phẩm nghệ thuật mà trong đó cả hai vợ chồng là diễn viên chính. Những cử chỉ quan tâm nhỏ nhặt của mình mà đôi khi lại quý giá hơn cả kim cương, và mộc dược...
Trước khi đi làm, và sau khi đi làm về, mình dành một vài khoảng khắc ôm hôn vợ yêu, cộng với cử chỉ vuốt ve thăm hỏi, quan tâm ân cần và phụ việc nhà thế là ổn. Chúng được ví như những viên kim cương gắn vào trái tim của nàng ấy! Đàn ông yêu bằng con mắt, phụ nữ yêu bằng lỗ tai. Bởi lẽ người ta thường đi chợ với những nén bạc nhỏ, chứ chẳng ai đi chợ bằng những thỏi vàng lớn bao giờ...
Tới giờ phải đi rồi...Quý bác và anh em ở chơi.
Thợ Điện
04-11-2015, 12:03 AM
Trước khi đi làm, và sau khi đi làm về, mình dành một vài khoảng khắc ôm hôn vợ yêu, .
Bác khuyên thì đúng rồi nhưng khuyên sai chi tiết .Trong này có một ông Jay jay hay ông Trang đi làm về cũng ôm hôn nhưng không phải ôm vợ mà hôn gái .Hôn vợ chán chết ,bác khuyên kiểu thế đời nào các ông ấy nghe
Nhìn cây Hauser đó khao khát quá .Tôi có nhiều đàn nhưng chưa bao giờ sờ tay được vào đàn hiệu đó .Những lúc có tiền thì không còn ai bán ,lúc gặp được thì không đủ tiền .đàn đó đâu có rẻ ,loại thường thường cung 50 ,60K rồi .Ông bạn Columbia có lần hỏi tôi -Khi sờ vào cây đàn mới ông có cảm giác gì không ? Tôi nói-thì tò mò muốn biết âm thanh nó ra sao -Ông ấy phà khói thuốc mịt mù bảo-Chạm tay vào cây dàn lạ giống như ngủ với người đàn bà khác mầu da ,hoang mang ngỡ ngàng chẳng biết thế nào
Thấy tôi đỏ mặt (dù gì mình cũng người Á đông ) ông ấy cười hô hố
Em bé này đàn điệu quá nhưng dễ thuơng .Tôi bảo đảm ông D thấy máu Tề Tuyên của ông sẽ nổi lên ào ào ,
06GVrYP6NKs
XtvHoSzMiLI
Năm 319 trước CN, ở bên Tàu có Điền Tích Cường lên ngôi vương nước Tề, gọi là Tề Tuyên Vương. Vua này đa dâm, ham mê tửu sắc bèn xây cái Tuyết cung, lập vườn Liệp uyển, thỏa sức rượu gái. Chung quanh Tuyên vương vây phủ bầy quốc sắc thiên hương cung tần mỹ nữ, rồi cùng với đám nịnh thần, suốt ngày chè chén say sưa, đêm thác loạn khoái lạc, sung sướng cùng tận.
Có thầy Mạnh Tử tìm đến gặp nhà vua, giảng đạo đức học, bày vẻ chánh trị này nọ, rồi sau lộ thiên hạ biết, Tề vương thực bụng nói với thầy "Quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc", một câu trứ danh vua mê gái :
"Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn
Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng..."
Có điều bệnh tửu sắc vậy, Tuyên Vương lại chọn bà Chung Ly Xuân người đất Vô Diệm, xấu xí già ế bốn mươi, cho làm chánh cung hoàng hậu - lý do bà ta giỏi.
Còn theo Tấn thư, vua Tấn Vũ Đế tuyển cung phi mỹ nữ nhiều quá, đêm nằm không biết ngủ với ai, chọn mỹ nhân này sợ mất lòng người đẹp khác. Vua bèn sáng kiến ngồi xe dê đực kéo đi. Dê đực dừng lại trước phòng cô nào, thời vua vô ngủ với cô đó, hết sợ đám vợ vua trẻ trung trằn trọc kiện cáo.
Mấy bà vợ Tấn vua ngâm cứu thấy dê thích ăn lá dâu, bèn tranh nhau hái lá dâu rắc đầy trước cửa, dụ dỗ dê đực đứng lại. Dê thấy lá dâu đầy đặc, lấy làm sướng lắm, kéo xe chạy quanh cả đêm, báo hại vua nằm chèo queo tội nghiệp.
"Phải duyên hương lửa cùng nhau,
Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào..."
Thần rượu nho Dionysus có bộ hạ là thần Pan đầu dê, râu tóc bờm xờm, mê sắc dục, tính thô lỗ. Thần Pan vốn con trai của vị thần sứ giả Hermes và tiên nữ Driope. Mẹ thần Pan lúc sanh ra, thấy con mình nửa dê nửa người bèn hoảng sợ bỏ chạy. Thần Hermes đưa Pan lên đỉnh Olymper nuôi nấng, rồi cho xuống trần thế làm thần Mục đồng, bảo vệ người chăn thả đám gia súc ngựa, cừu, dê...
Ngày nọ, thần tình ái Eros bắn một mũi tên trúng ngay tim thần Pan. Thần Pan sống trong chốn đồng xanh hoang dã liền yêu thầm trộm nhớ tiên nữ Syrinx.
Tiên nương Syrinx là tay chân nữ thần săn bắn Artemis, chỉ thích đi săn trên đồng cỏ. Nên nàng Syrinx dẫu xinh đẹp, lại quá kiêu kỳ, không chấp nhận bất cứ lời tỏ tình nào của các thần nam giới. Nàng đang đi trong rừng, gặp phải thần Pan dê đeo bám rủ rê dâm dục.
Quá sợ hãi hình dạng nửa thú nửa người của vị thần mục đồng, Syrinx quay đầu bỏ chạy nhưng Pan quyết đuổi cho bằng được. Đang chạy, Syrinx gặp một con sông chặn ngang trước mặt, tiên nữ bèn quỳ xuống cầu xin thần sông giúp đỡ. Thần sông chấp nhận, biến nàng thành một cây sậy mọc ven bờ.
"Khi thần Pan lao vào Syrinx, tưởng chừng như ôm được trọn vẹn nàng vào lòng thì cũng là lúc Syrinx chỉ là một bụi sậy mềm mại trong gió. Buồn bả và thất vọng, thần Pan cắt cây sậy làm ống sáo mà thổi. Cũng từ đó trở đi, những mục đồng thường được nghe tiếng sáo khi nỉ non, khi rộn rã, khi rầu rỉ trên mấy chốn đồng không mông quạnh, ấy là tiếng sáo của thần Pan."
http://1.bp.blogspot.com/-RSqAzSDWD30/TugdCdXBVnI/AAAAAAAACn4/lPMEJy6Ozag/s400/cd3.jpg
Thợ Điện
05-11-2015, 03:31 AM
Ông Tab còm này có nét trí thức ,tiếp tục phát triển để quán cà phê là một nơi yên tĩnh và sáng sủa nói như Hemingway
Một nơi sạch sẽ và sáng sủa trong truyện Hemingway là quán cà phê, mỗi khuya sẽ là chốn nương náu của những linh hồn tuyệt vọng bởi hư vô – nada (chữ của Hemingway), như ông già vừa tự tử hụt tuần trước và anh bồi lớn tuổi. Không phải những quán rượu mở thâu đêm hay những quán bar tuy có ánh sáng rực rỡ và dễ chịu nhưng không sạch, cái họ cần là một quán cà phê sạch sẽ. “Lão sợ gì? Không phải nỗi dằn vặt hay mối đe dọa. Đấy chính là hư vô, lão biết quá rõ. Tất thảy đều hư vô, cả con người cũng hư vô nốt. Chỉ có nhận thức ấy cùng với ánh sáng và sự ngăn nắp sạch sẽ nào đó là thực sự cần thiết”. Cần thiết để chống chọi lại nó – cái hư vô, để không đánh mất cái tư thế làm người, như ông già vẫn giữ được phong cách và sự lịch thiệp của mình trong niềm tuyệt vọng.
Nhưng trước mắt tôi bây giờ là nghĩa trang trong vùng Limousin, miền Trung nước Pháp. Trên mảnh đất nhỏ nhoi này, hư vô đã toàn chiếm vẻ vang, lịch sử của nhiều kiếp người đã khép lại, cả niềm tuyệt vọng cũng không còn nữa. Một nơi như thế này đây, tôi tự nhủ, tôi sẽ bằng lòng giao phó mình cho nó một ngày nào đó, mà không cảm thấy quá hãi hùng, bi thương.
Gabriel García Márquez – người tự nhận là học trò của Ernest Hemingway, kể lại đã từng nhiều lần tới ngồi ở quán cà phê nằm trên quảng trường Saint Michel, Paris, nơi Hemingway trước đây thích ngồi viết, “bởi quán cà phê ấy ấm áp, sạch sẽ và dễ chịu, khiến ông có cảm tình”. Trong tập truyện ngắn nhan đề Mười hai truyện phiêu dạt, bản tiếng Việt do dịch giả Nguyễn Trung Đức dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha, đã nhiều lần để cho nhân vật của mình trực diện cận kề cái chết. Mặc dù cho đến phút chót, các nhân vật của ông mới là người chiến thắng chứ không phải tử thần, thì ở đó tôi cũng kịp nắm bắt những ưu tư, những khiếp hãi và nỗi u buồn về sự chết. Một ngài tổng thống lưu vong, một mụ gái điếm về già, những thân phận cô đơn bi đát, nhiều phen bị rơi vào những suy tư triền miên về cái chết cô đơn của chính mình như trong cơn ác mộng trầm lắng mà không có ai lay tỉnh.
María Dos Prazeres , tên truyện ngắn đồng thời là tên nhân vật chính, bà điếm già, đã mở đầu bằng bằng linh cảm rằng bà sẽ chết trước lễ Giáng sinh sắp tới và bấy giờ tuy mới là mùa xuân nhưng bà phải gấp rút tiến hành ngay cuộc mua bán với nhân viên nhà táng để có được một phần mộ ưng ý ở nghĩa trang trên đồi Montjuich, tiếp theo đó là thu xếp nốt những công việc cuối cùng của cuộc sống đơn chiếc. Đối với bà, một phần mộ dành cho mình trên đồi là điều tối hệ trọng xuất phát từ nỗi ám ảnh về trận lụt lội xa xưa ở vùng sông Amazon từng phơi bày cho bà thấy chân tướng hãi hùng của cái chết. Đó là những cái chết không được an nghỉ, hoặc phải lênh đênh trong lụt lội bởi thiên tai, hay như tin đồn lan truyền rằng để tiết kiệm đất, người ta chôn đứng quan tài người quá cố, và sau mỗi năm năm theo hạn định người chết sẽ bị lôi lên khỏi đất để “ném vào bãi rác” (cách nói của María Dos Prazeres). Kỳ lạ thay María Dos Prazeres, người đã chịu đựng một cách oanh liệt cuộc đời cô đơn của mình nhưng lại lo sợ phần mộ của mình phải chịu cô đơn, bất trắc. Còn gì se thắt trái tim hơn hình ảnh con chó Noi được huấn luyện phải khóc những giọt nước mắt của con người để rồi đây nó sẽ khóc bên phần mộ đơn côi của María Dos Prazeres.
Tại vì María Dos Prazeres không chấp nhận hư vô (kiểu Hemingway) hay tại vì Márquez muốn cực tả nỗi cô đơn giữa một cuộc đời tàn bạo, thiếu vắng tình yêu?
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRl88zlI2z5OnQo8k1U19N3fhmSo_RwnxvD-1UWdMSg07W0xgnV
http://www.damau.org/wp-content/uploads/2015/11/LeninCutDau-MandalayBay_thumb.jpg
toan2324
05-11-2015, 03:08 PM
Đời nhiều khi cũng oái oăm, cái thằng có thể ngồi chơi chém gióió được thì cứ động thấy nó làm gì là mình ngứa mắt còn cái thằng làm cái gì mình cũng ưng thí chẳng thể nào chơi được :).
Thợ Điện
05-11-2015, 07:36 PM
Hê hê lâu lắm mới thấy ông Râu phát lời bi phẫn .Có mâu thuẫn thế mới là đời .Ông còn đau lưng không ?
Cái gì cũng không qua được duyên ông ạ .Các cụ dậy Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định ,ông thấy không cơm ăn nước uống là chuyện hàng ngày mà còn phải đủ duyên mới được
Bạn bè cũng khó nói ,có người nồng ấm ban đầu nhưng càng chơi càng chán ,có người sơ kiến thì lạt lẽo nhưng chơi lâu lại thấy tâm đắc .Khổ nhất là cái dạng như một cặp đôi không thể xa cách nhưng cũng không thể sống với nhau được
Nghe ông than tôi cũng buồn lây cái cảnh đời thiếu tri kỉ ,nhưng đừng sợ ông ạ thiếu tri kỉ thì chơi với thằng thường thường có sao đâu .Sợ nhất là thiếu hồng nhan tri kỉ mới là uổng phí một đời
roamingwind
05-11-2015, 09:30 PM
Ông Toàn nên như chính phủ Trung Quốc. Bè bạn lâu năm, nay chán nhau quá nhưng cũng phải đi thăm; chứ sau này nó ký hiệp ước Trans-Pacific Partnership với thằng khác, làm ăn giàu có là bỏ ông luôn. Lẽ loi một mình thì chán lắm. hihi...
toan2324
06-11-2015, 09:08 AM
@Thợ điện Hehe, đi miết nên thi thoảng dừng lại tí ngẫm nghĩ sự đời thấy nó hơi buồn cười bác ạ. Mãi mà vẫn cứ thấy ta với ta một mình thành ra chẳng nói chuyện được với ai ngoài vợ :)). Cám ơn bác hỏi thăm, em vẫn bị đau bác ạ nên giờ không ngồi khuya được mấy.
@bác Gió Trước em cũng hay đi thăm thú bạn bè lắm nhưng giờ người ta thường chỉ nhớ đến nhau những lúc nhậu thôi nên em cũng hạn chế dần. Giờ cứ vào đây ngồi uống cafe là vui nhất :).
Thợ Điện
06-11-2015, 02:39 PM
Hai Trăm Năm Trước
Cuối thế kỷ 18, Đế quốc Anh vừa khởi sự cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, tìm cách giao thương với bốn phương sau khi chinh phục Ấn Độ, lập nhiều thương điếm từ vùng biển Caribbe tới Trung Đông.
Năm 1793, giữa những tao loạn tại Âu Châu từ cuộc Cách mạng Pháp, Đại sứ George Macartney gõ cửa Bắc Kinh với nhiều quà cáp để xin mở rộng giao thương. Hoàng đế Càn Long hoan hỉ nhận quà như một hình thức triều cống của bọn Hồng mao ở phương xa, nhưng lắc đầu nguầy nguậy. Phái bộ Macartney chối từ việc qùy gối khấu đầu trước Thanh triều và mang nhục rồi ra về tay trắng. Vì nhà Đại Thanh khi ấy còn ngồi trên đỉnh, nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt nên chưa thấy ra sự lụn bại của mình.
Bước qua thế kỷ 19, hai chiều hướng trái ngược cứ tiếp tục vận hành.
Nước Anh ngày càng hùng mạnh thấy khó chịu với nhà Đại Thanh ù lỳ trì trệ. Trung Quốc có nhiều thương phẩm thơm tho, cả những cánh trà pha nước mà dân Anh đã khóai và nghiện, nhưng lại coi rẻ các sản phẩm tiêu dùng như áo quần dệt sợi của Anh, chỉ nhận thanh toán bằng bạc. Dự trữ bạc của Anh vì vậy hao hụt, nhưng người Anh cũng thấy dân Tầu lại ghiền một sản phẩm còn thơm hơn trà. Đó là thuốc phiện!
Họ phát minh ra cái… tam giác vàng: trồng thuốc phiện bên Ấn, chở qua Tầu đổi chác rồi đem trà về nước, với mối lợi là đồng bạc trắng phau. Dù có dốt, Thanh triều chẳng phải là ngu, họ thấy kho bạc hao hụt dần trong khi dân ghiền thì nằm bẹp như gián.
Đấy là lúc Tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) Lâm Tắc Từ được Hoàng đế Đạo Quang chuẩn tấu đề nghị, bổ vào chức Khâm sai Đại thần để thi hành chánh sách “cấm phiện”. Họ Lâm là một đại thần tài kiêm văn võ, đầu năm 1839 ban lệnh cấm hút thuốc phiện, tịch thu nha phiến và còn đốt kho thuốc phiện trong các thương điếm Anh. Ông cẩn thận gửi thư lên Nữ hoàng Victoria của Anh để phân bày phải trái về đạo lý và công yết lá thư tại khắp nơi ở Quảng Châu.
Chẳng biết tấu thư có lọt mắt Nữ hoàng hay không, nhưng Lâm Tắc Từ được Đế quốc Anh hồi đáp bằng pháo hạm và Hải quân của nhà Đại Thanh đại bại. Vì thế mới có “Hòa ước Nam Kinh” năm 1842: Đế quốc Anh nhận lấy thương cảng thơm phức là Hương Cảng, họ gọi là Hong Kong, và được rộng quyền giao thương.
Tức là nửa thế kỷ sau khi Đại sứ Macartney thất bại, Đế quốc Anh đã toại nguyện và Trung Quốc mang nhục. Nhưng chưa hết!
Tứ Bề Thọ Địch
Trăm năm sau đó, sự lớn mạnh của Đế quốc Anh là trào lưu tất yếu nhưng chưa mạnh bằng sự lụn bại của Đế quốc Trung Hoa.
Trong khi Anh quốc mở rộng đế chế khắp nơi, kể cả trên lục địa Phi Châu, thì Trung Quốc bạc nhược nhìn các cường quốc Âu Châu khác bước vào gõ cửa, và đòi chia phần tô giới.
Nhục hơn thế, nước Nhật ở bên kia Hoàng hải đã sớm tỉnh thức khi bị pháo hạm Mỹ của Đề đốc Matthew Perry gõ cửa vào năm 1853. Họ mở cửa đón nhận học thuật của Tây phương và canh tân đất nước dưới triều đại mới của Minh Trị Thiên hoàng kể từ năm 1868. Nhật giải quyết bài toán cũ-mới bằng một trận nội chiến ngắn ngủi năm Mậu Thìn và bước theo con dường Duy Tân.
Vài chục năm sau, Nhật trở thành cường quốc, và còn dữ dội hơn các nước Âu Châu trong trận chiến 1894-1895 khiến nhà Đại Thanh không thể ngóc đầu dậy. Đến năm 1911 thì đi vào tan rã. Năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc ra đời trên một xứ sở lụn bại tanh bành. Trung Quốc phải học Nhật Bản và bị Nhật cho nhiều bài học thấm đến xương tủy: bị Nhật tấn công và chiếm đóng.
Bên trời Âu, Đế quốc Anh lại gặp sự thách đố của một cường quốc mới nổi là nước Đức. Chiến tranh bùng nổ thành Đại chiến Âu Châu, rồi Thế chiến 1914-1918, với sự tham gia của Hoa Kỳ và các nước Âu Châu. Đấy là lúc Trung Quốc nhập cuộc bên phe Đồng Minh chống Đức, với hy vọng sẽ được chia phần sau này. Nhưng mà công cốc.
Khi nước Đức bại trận và bị các nước Đồng Minh xẻ thịt với Hiệp ước Versailles ngày 28 Tháng Sáu năm 1919 thì phái bộ Trung Hoa Dân Quốc có mặt trong hội nghị chia phần. Nhưng sức nặng lại nghiêng về một cường quốc Đồng Minh khác là nước Nhật. Tỉnh Sơn Đông do Đức chiếm đóng không hồi quy cố quốc mà được trao cho Nhật! Sĩ phu và thanh niên trí thức Tầu mới nổi điên về sự bạc nhược của Chính quyền Dân Quốc. Cuộc Vận động Ngũ Tứ (ngày bốn Tháng Năm) bùng nổ, chuyển mục tiêu từ chống Hiệp ước Versaiiles sang mục tiêu chống Chính quyền Dân Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Hoa xuất hiện từ đấy, Tháng Bảy năm 1921, nhưng chưa ai kịp thấy vì năm 1931, Trung Quốc lại bị Nhật Bản xâm lăng. Trung Quốc tứ bề thọ địch, bên trong còn bị nội loạn.
Thế Chiến Hai Và Di Sản
Khi Thế chiến II bùng nổ vào năm 1939, một lần nữa Đế quốc Anh và Đế quốc già lão Trung Hoa lại đứng cùng chiến tuyến, lần này là để chống cái trục Đức-Nhật.
Lần này, Trung Quốc cũng lại ở vào phe chiến thắng nhờ quân lực Hoa Kỳ. Phái bộ của Dân Quốc có mặt trong những dàn xếp quốc tế của thời Hậu chiến, như Liên hiệp quốc hay kiến trúc tài chánh toàn cầu tại Hội nghị Bretton Wood. Nhưng bên trong lãnh thổ thì cuộc chiến Quốc cộng manh nha từ 1937 đã đi vào ngã ngũ khi phe Dân Quốc bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Năm 1949 thì Mao Trạch Đông thắng tại Hoa lục, Dân Quốc lưu vong qua Đài Loan và bức màn sắt đã khép xuống trong 30 năm kinh hoàng, từ 1949 đến 1979. Cho tới khi Đặng Tiểu Bình nắm lại quyền bính và tiến hành chánh sách mở cửa.
Đấy là một ấn bản mới, với màu sắc Trung Hoa Cộng sản, của công cuộc Duy Tân thời Minh Trị Thiên hoàng 90 năm về trước. Sau đó, Trung Hoa Dân Quốc bị Hoa Kỳ đạp ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để nhường ghế cho Trung Hoa Cộng Sản. Bên trong, họ Đặng ngồi vào tay lái của Mao để dẫn quốc gia qua hướng khác.
Như mọi nước đi sau trong cuộc cách mạng công nghiệp, Trung Quốc không mất hai thế kỷ như Đế quốc Anh mà chỉ mất hai thập niên. Đến năm 1997 thì đòi lại được Hong Kong rồi Macao và trong khi Đế quốc Anh mắc bệnh lão hóa và suy sụp dần thì Đế quốc Trung Hoa tái xuất hiện dưới lá cờ đỏ, trở thành cường quốc có sản lượng kinh tế đứng hạng nhì thế giới. Hai Đế quốc cừu thù vừa thay bậc đổi ngôi. Tuần này cả Hoàng gia già trẻ, từ Nữ hoàng đến Hoàng tử lẫn chính phủ Anh đang trải thảm đỏ đón mừng Tập Cận Bình để xin chút cháo là hợp đồng đầu tư trị giá 30 tỷ Anh kim!
Nhưng vì sao mà một đại trí thức là chiến lược gia Steve Hilton, hiện là giáo sư và doanh gia tại Mỹ, lại đả kích quyết định của Chính quyền Cameron? Chỉ vì hai Đế quốc chuyển dịch theo hai hướng trái ngược.
Khác với nhà Đại Thanh từ giữa thế kỷ 19, sau Thế chiến II, Đế quốc Anh ý thức được sự suy sụp của mình từ năm 1957 - khi phải triệt thoái khỏi miền Đông Kênh đào Suewz - và mở cửa làm ăn theo hướng khác. Văn minh, hiếu hòa và tôn trọng quy củ của thế giới để phần nào gìn giữ được ưu thế của London như một trung tâm tài chánh lớn của thế giới. Còn lại, quyền lợi kinh tế là cái gì đó có thể thương thuyết được. Theo kiểu con buôn không xài súng.
Đế quốc Trung Cộng thì khác. Trò bá đạo truyền thống được cải tạo và trở thành quốc đạo. Bên trong, lãnh đạo vẫn coi dân như cỏ rác, dân quyền là dép rách. Bên ngoài thì học nghề con buôn bằng mua chuộc – kể cả tách nước Anh ra khỏi quỹ đạo Hoa Kỳ, và áp dụng chính sách ngoại giao bằng pháo hạm của các nước vào thế kỷ 19. Trung Quốc đưa nguyên thế kỷ 19 vào thế kỷ 21, trở thành một mối nguy cho các nước.
Nhờ vậy, ngày nay phái bộ Trung Quốc được nước Anh đối xử tử tế hơn phái bộ Anh của Macartney. Vinh hiển có thừa. Nhưng Di Sản từ Thế chiến II có thể là Thế chiến III!
Kết luận
Đế quốc Anh đã để lại nhiều tai họa cho các dân tộc khác trong và sau thời thống trị của mình. Nếu ngày nay, họ có mang nhục cầm bát xin ăn cũng chẳng ai thương.
ChienKhuD
06-11-2015, 03:58 PM
Ông Toàn nên tập thái cực quyền chắc sẽ đỡ. Tôi được thầy vừa dạy đàn vừa dạy thái quyễn đã lắm. Hì hì nhưng thầy lại bảo chớ nói ông Thợ, ông ấy ghét mấy cái vụ này lắm :).
Thợ Điện
06-11-2015, 05:07 PM
Hì hì nhưng thầy lại bảo chớ nói ông Thợ, ông ấy ghét mấy cái vụ này lắm :).
Ông yên tâm cái gì liên quan đến ông là tôi phải giữ kín .Học được món đó là tuyệt rồi .Ông Toàn nên tập, môn đó trị bá bệnh
Thầy ông thương ông lắm mới dạy ông .Còn tôi hay chọc ông ấy nên ông ấy sợ lắm vì mình hay chọc đúng chỗ yếu .thường ngày tôi hay dè bỉu -Võ anh chỉ dùng để đánh vợ là tài .Ông ấy tức lắm vì chẳng bao giờ mình nói chuyện tập luyện mà vẫn khoẻ phây phây ,có lần thấy tôi già rồi mà hai tay xách mỗi bên 40kg đi lên cái cầu thang gỗ ọp ẹp ông ấy hãi lắm
Ông ấy đang ngồi chơi với bạn thấy tôi đến là đuổi bạn về hết vì sợ tôi phang bất tử thì rất ngượng hô hô
ChienKhuD
06-11-2015, 05:32 PM
“Nhóc con đã cắn con rắn ở ngay gần cổ, nhờ vậy mới khiến nó bất động nên không thể cắn lại cậu bé. Lorenzo đã rất run, tôi nghĩ đó là một hành động tự vệ theo bản năng, hoặc cậu bé nghĩ con rắn chỉ là một món đồ chơi”
https://dantri4.vcmedia.vn/k:dc3c111339/2015/11/05/cs0s4kgwcaqnv0n-1446693994553/be-17-thang-tuoi-can-chet-ran-doc.jpg
Thằng nhỏ này hay quá. Mới 1,5 tuổi mà nó thịt con rắn chết tươi. Người trưởng thành phải dụng công dữ dội mới giết được rắn độc bằng tay không. Chắc con rắn này mất cảnh giác với đứa trẻ vô hại rồi.
http://www.thesun.co.uk/sol/homepage/news/6724037/Boy-bites-snake-and-kills-it.html
Hồi còn bé tôi cũng có lần dùng tay không bắt rắn cạp nong. Hễ đưa tay tới thì nó cắn tôi giật lại, mấy lần như vậy mà nó đều cắn hụt tới khi đốt đèn dầu lên mới hết hồn. Quả là sống chết có số.
roamingwind
06-11-2015, 05:52 PM
Học được món đó là tuyệt rồi .Ông Toàn nên tập, môn đó trị bá bệnh
các ông để ý bác Lâm dùng chử rất chính xác -- cái này dùng trị bệnh thì rất tốt.
thường ngày tôi hay dè bỉu -Võ anh chỉ dùng để đánh vợ là tài
mà võ thuật thì ... không phải ... :)
Giởn chứ ... bác Lâm được chân truyền từ nhỏ nên tiêu chuẩn ổng cao lắm.
roamingwind
06-11-2015, 08:20 PM
Ông Đ, bên VN nhân công rẽ ông mướn họ xây cái này trong phòng làm việc của ông đi
j7FioTdZaEk&feature=youtu.be
roamingwind
07-11-2015, 12:52 AM
Các ông bên VN có biêt truyện hình cậu bé Charlie Brown không ?
http://canyouactually.com/wp-content/uploads/charlie-snoopy.jpg
Lần đầu tôi đọc về Charlie Brown rất lâu lắm hồi còn ở VN; lúc đó đoc truyện hình Charlie Brown và cô bé tóc đỏ (khoái con nhỏ đó lắm mà không hề dám nói gì cho đến kho caon hỏ dọn nhà đi). Sau này qua Mỹ, những buổi trưa sau khi đi học về thường nằm dài trước tv xem các phim hoạt họa, trong đó đôi khi có phim về Charlie Brown. Hai ngày lể lớn tại Mỹ, Lể Tạ Ơn và Noel, đài truyền hình thường có chương trình đặc biệt chiếu phim Charlie Brown.
Charlie Brown có nhiều bạn trom xóm, trong đó có cô bé tên là Lucy. Lucy là khắc tinh của Charlie Brown; luôn là chị hai tay trên và ăn hiếp Charlie Brown. Một trong những trò chơi ác mà Lucy dụ Charlie Brown chơi hoài là Lucy giử trái banh football và dụ Charlie Brown chạy tới đá; khi Charlie Brown chạy tới đá thì nó lấy banh đi. Charlie Brown đá hụt, cả người văng lên trời la oải oải, tẽ xuống đất.
055wFyO6gag
Khổ là bao nhiêu năm rồi Charlie Brown cứ cả tin Lucy, và cứ bị Lucy dụ khụ đá hụt trái banh. Charlie Brown cứ nữa tin ữa ngờ Lucy, nhưng lần nào cũng nhàu tới đá trái banh -- và rồi văng cả người lên trời.
Cả hai chục năm rồi tôi không xem phim, hoặc đọc, Charlie Brown. Hôm nay đọc tin thấy Tập Cận Bình kêu gọi VN cùng tin tưởng nhau, tôi nhớ truyện Lucy, Charlie Brown, và trái banh football.
http://photos1.blogger.com/img/5/2980/200/football-2.jpg
trong hình Lucy cầm trái football mà la làng "mày không tin tao !!"
Thợ Điện
08-11-2015, 12:12 AM
http://hieuminh.files.wordpress.com/2013/11/hai-ve1bba3-che1bb93ng-kennedy.jpg?w=950
Mộ phần của hai vợ chồng Kennedy.
Du khách thăm Washington DC trên xe bus hai tầng mui trần, thường được đi một vòng quanh thủ đô vuông 10 miles x 10 miles của Hoa Kỳ. Nào là National Mall, nhà Quốc hội, Nhà Trắng, tượng đài chiến tranh VN và nhiều điểm khác.
Một nơi khó thể thiếu là nghĩa trang quốc gia Arlington, nơi chôn cất hơn 290.000 binh lính, sĩ quan hoặc cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ, kể cả nhiều nghị sỹ và tổng thống. Rất nhiều lính chết trận trong chiến tranh Việt Nam được an nghỉ tại đây.
Mộ phần được thăm nhiều nhất vẫn là quả đồi cao nhất mà dưới chân có khu mộ dành riêng cho dòng họ Kennedy. Một mảnh đất nhỏ có hai tấm biển đề tên Jacqueline và John Kennedy, nơi có ngọn lửa lúc nào cũng cháy. Có lẽ di sản của gia đình cựu Tổng thống để lại không nhỏ.
Dallas 22-11-1963, 12:29 trưa định mệnh
Sáng đó Dallas mưa nhỏ lâm thâm và theo dự báo, sau đó sẽ sáng dần lên. Tại sân bay Vode Love Field nơi máy bay của Kennedy sẽ hạ cánh, một nhà báo Times Herald hỏi nhỏ nhân viên an ninh, liệu thời tiết đẹp thì mui xe X100 chở Tổng thống có mở ra không. Anh này nói, thời tiết đẹp và có thể đoàn xe dùng mui trần.
Vào sáng đó, muộn hơn thường lệ ở khách sạn Texas, mọi người chờ đợi hai ông bà Tổng thống xuống chào khách và ăn sáng. Nhưng chỉ có Kenndy chồng xuất hiện. Ông phải vỗ về đám đông, Jackie (tên ngắn của Jacqueline mà dân Mỹ thường gọi) sẽ xuống sau. Cuối cùng, bà xuất hiện trong bộ véc và váy hồng (pink) quý phái và cái mũ phớt cùng mầu. Đây là chuyến đi đầu tiên từ tháng 8 sau cái chết của đứa con trai mới sinh.
Chuyến đi ấy, ngay cả tổng thống cũng không biết được dân Dallas đón chào hay không, bởi báo chí đã chạy những tít dài “Cơn giông bão đang đến vì chuyến thăm của Kennedy”. Cùng lúc ấy, gia đình Phó TT Lyndon Johnson, Thống đốc bang Texas John B. Connally và vợ lên một chiếc xe khác. Trời đẹp và nắng, mui xe được lệnh mở ra
Dân chúng đứng nghẹt hai bên đường, giơ tay vẫy chào đoàn xe đi qua. Vợ chồng Kennedy đứng trên xe mui trần cố không nói chuyện với nhau mà dành thời gian vẫy tay với dân hai bên đường.
12:29 phút. Phu nhân của John Connally, thống đốc Texas, Nellie Connally đứng cạnh đã đùa với Kennedy “Thưa ngài TT, ngài không thể nói là Dallas không yêu quí ngài”. Đám đông reo hò, Jackie trong bộ véc hồng cười và vẫy chào. Đúng lúc đó phát đạn đầu tiên bay ra, trúng vào cổ Kennedy, xuyên qua và găm vào lưng của Thống đốc John Connally.
Là người đi săn, nghe tiếng nổ vang lên từ phía sau, John Connally hiểu ngay đó là đạn súng trường. Ông kêu lên “Trời ơi, không thể, chúng giết hết chúng ta”.
Viên đạn thứ hai trúng vào sọ của Kennedy. Một tay quay phim nghiệp dư tên là Abraham Zapruder, người Nga di cư và chuyên may quần áo cho nữ giới, đã chộp được lúc sọ Kennedy tung lên với mầu hồng và đỏ.
Bà vợ Thống đốc Connally đỡ chồng nằm xuống, nghe thấy tay nhân viên an ninh ra lệnh phóng xe thật nhanh chở tổng tống đi bệnh viện. Bà còn nhớ cả lúc Jackie ngồi bên nhắc đi nhắc lại “Họ đã giết chồng tôi rồi. Trong tay tôi có cả óc của ông ấy đây này”.
Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát TT Kennedy bằng ba phát súng trường, cũng bị bắn chết ngay sau đó bởi một tay chủ quán bar ngay trước mắt khán giả xem truyền hình. Lịch sử cố tìm động cơ nào đã khiến hung thủ hành động. Oswald là một cựu binh Thủy quân Lục chiến Mỹ đào ngũ chạy sang Liên Xô năm 1959, và sau đó trở về Hoa Kỳ vào năm 1962, do thất vọng với CNCS.
12 giờ 29 phút trưa ngày 22-11-1963 đã biến đổi nước Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh theo chiều hướng khác. Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị thủ tiêu trước đó hai tuần trong một cuộc đảo chính do chính Kenndey giật dây, không thể nghĩ rằng, ông lại được gặp John Kennedy sớm thế. Mình còn nhớ báo miền Bắc đã đăng ảnh châm biếm hai người bắt tay nhau dưới âm phủ.
Nếu hôm đó trời mưa và mui trần của chiếc xe X100 không mở thì có lẽ lịch sử thế giới đã khác và cả Việt Nam cũng thế. Nhưng không ai thay đổi được những khoảnh khắc định mệnh.
http://hieuminh.files.wordpress.com/2013/11/ve1bba3-che1bb91ng-kennedy-trc6b0e1bb9bc-gie1bb9d-thc483m-dallas-c491e1bb8bnh-me1bb87nh.jpg?w=437&h=426
Cách xử sự của Jacqueline Kennedy
Có tấm ảnh lịch sử chụp hai ông bà tươi cười trước đó 50 phút, bà Jackie trong bộ mầu hồng sang trọng, tay ôm bó hoa hồng đỏ thắm, đón chào dân chúng. Khi súng nổ, máu đã lênh láng trong xe, cánh hoa bay khắp nơi, Jackie chết lặng.
Nhưng bà vẫn định thần và bình tĩnh xử lý. Không thể để chồng trong trạng thái bị bắn vỡ sọ cho công chúng xem, Jackie đã bảo nhân viên an ninh Clint Hill lấy áo khoác trùm lên thân thể bất động của Kennedy.
Khi xe chở TT Kennedy tới bệnh viện, Jackie nhất định đòi vào phòng cấp cứu. Máu phủ hết bộ váy và vét mầu hồng, cả tất chân và găng tay. Có người bảo Jackie thay quần áo nhưng bà không chịu. Có người còn thấy bà giữ gì đó trong tay, đó là một mảnh óc của chồng văng ra.
Nhiều người đề nghị lấy khăn lau máu trên quần áo, trên mặt, nhưng bà bảo, hãy để cho mọi người biết là những kẻ kia đã làm gì.
Theo Hiến pháp Mỹ, khi Tổng thống không tồn tại, Phó TT phải tuyên thệ nhậm chức ngay. Lẽ ra Johnson phải bay về Nhà Trắng để tuyên thệ, nhưng họ đã quyết định làm ngay trên chiếc máy bay Air Force One – chuyên cơ Tổng thống.
Kinh hoàng nhất là Jackie trong bộ vét đẫm máu trong khi Johnson đọc 35 từ với giọng đứt quãng “I do solemnly swear that I will faithfully execute the Office of President of the United States, and will to the best of my ability, preserve, protect and defend the Constitution of the United States”. Tối đó khi bay về sân bay quân sự Andrews, Jackie vẫn mặc bộ đồ thấm máu của chồng.
Sau đó bà đứng ra tổ chức lo liệu tang lễ, theo như lễ nghi Lincoln vì TT này cũng bị ám sát. Trong lễ tang, có một bức ảnh nổi tiếng, con trai ba tuổi John Kennedy Junior giơ tay kiểu nhà binh chào linh cữu của cha đi qua. Đó là do Jackie đã huấn luyện con hành xử trước công chúng.
Đám tang John Kennedy với 300 ngàn người xếp hàng vào viếng, khóc thương cho số phận nghiệt ngã của dòng họ nổi tiếng ở Boston (Massachusetts). Nếu thời đó có Facebook hay blog như bây giờ thì không ít người lại nói, nước Mỹ cũng “lên đồng tập thể”.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, người Mỹ luôn nhớ về hình ảnh mạnh mẽ của Jackie sau cái chết của chồng. Bộ quần áo đó đã được gói lại và theo đề nghị của cố phu nhân Tổng thống, chỉ được mở sau một trăm năm. Như vậy tới năm 2063, công chúng Mỹ sẽ được xem tại bảo tàng Smithsonian.
Là người từng làm phóng viên, quay phim chụp ảnh, cho tờ Washington Times Herald nên bà hiểu rất rõ vai trò của truyền thông. Vì thế bà biết kiểm soát các hình ảnh của mình, của gia đình, ngay cả khi chồng mất trên tay bà.
Bà được nhiều người Mỹ ngưỡng mộ vì tầm văn hóa cao, nhất là sau vụ ám sát làm đảo lộn thế giới.
Nước Mỹ tự do và nhiều điều lạ
Sau này, khi bà Jacqueline gặp tỷ phú Aristotle Onassis, người Hy Lạp, và cưới làm chồng, thì sự ngưỡng mộ của công chúng đã giảm đi rất nhiều. Người ta thấy bà mặc váy ngắn, tóc tai lạ kiểu, gây nên sự thất vọng.
Vài người đã viết, bà đã làm hỏng hình ảnh mất bao công gây dựng, bà là bức tượng đài đã đổ vỡ, sao lại chuyển ra đảo và cưới một tay cướp biển (Onassis). Phần đông người Mỹ cho rằng bà có thể hành xử tốt hơn. Không phải thiếu tiền nhưng tại sao lại đi cưới một kẻ tỷ phú đáng ngờ làm gì.
Rất có thể vì thế mà lần rồi đi qua đó, tôi thấy hoa tươi khá nhiều trên mộ chồng, vài bông trên mộ của hai đứa con, của người em Robert Kennedy, nhưng mộ bà Jackie không có bông nào.
Nhiều năm sau tâm sự với báo chí, bà nói muốn xa rời nước Mỹ, nhất là sau vụ ám sát Robert Kennedy năm 1968, em trai của John Kennedy, muốn sống thầm lặng bởi “họ đã giết chồng tôi, em trai chồng, thì có thể giết các con tôi.” Onassis giầu có nên có đủ khả năng tài chính bảo vệ bà. Tỷ phú Onassis chết năm 1975, Jackie Kennedy về New York sống trên đại lộ số 5 cho đến cuối đời và mất năm 1994.
http://hieuminh.files.wordpress.com/2013/11/gia-c491c3acnh-john-vc3a0-jackie-kennedy.jpg?w=950
Khu mộ của hai vợ chồng và hai con nhỏ của Kennedy.
Rất nhiều thế hệ trẻ coi Tổng thống John Kennedy là nguồn cảm hứng trong cuộc đời. Những phụ nữ Mỹ mạnh mẽ cũng bị ảnh hưởng bởi cách sống của Jackie.
Người Mỹ dễ quên và hay tha thứ. Jacqueline, dù đã tái giá, được chôn ngay cạnh chồng John Kennedy quá cố cách đó 31 năm trong vòng tay đầy máu của chính bà. Bên cạnh là hai con nhỏ một trai một gái chưa biết cuộc đời là gì. Ngọn lửa trong khu mộ không bao giờ tắt như di sản của họ. Trên bia mộ Jackie ghi tên của bà bao gồm tên của cả hai người chồng quá cố: Jacqueline Bouvier Kennedy-Onassis (1929-1994).
Nước Mỹ tự do và có những điều lạ ngay cả trên bia mộ.
Bốn thuyết âm mưu về thủ phạm ám sát Tổng thống Kennedy
50 năm sau vụ ám sát cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1917 – 1963), nhiều người vẫn không tin rằng Lee Harvey Oswald là kẻ duy nhất hạ sát ông Kennedy vào ngày 22.11.1963. Có ít nhất bốn thuyết âm mưu về câu hỏi dai dẳng: Ai là hung thủ thực sự?
Vào ngày 22.11.1963, Tổng thống Kennedy bị bắn chết khi đang di chuyển trên một chiếc limousine mui trần cùng phu nhân Jacqueline Kennedy, tại thành phố Dallas, bang Texas (Mỹ).
Lee Harvey Oswald là nghi can duy nhất, nhưng chưa từng bị buộc tội ám sát ông Kennedy. Oswald từng là một lính thủy quân lục chiến Mỹ đào tẩu sang Liên Xô cũ rồi trở về Mỹ.
Jack Ruby (1911 – 1967), một người quản lý hộp đêm ở thành phố Dallas, đã bắn chết Oswald ngay tại đồn cảnh sát ở Dallas vào ngày 24.11.1963.
Cho đến nay, đã xuất hiện hàng loạt những thuyết âm mưu về vụ ám sát Tổng thống Kennedy, trong đó có bốn thuyết âm mưu phổ biến nhất về “hung thủ thực sự”.
1. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA)
CIA đứng sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy, và nguyên nhân là từ sự kiện Vịnh Con Lợn (Bay of Pigs, Cuba) hồi năm 1961, theo trang tin USA Today (Mỹ).
Khi đó, CIA đã huấn luyện một lực lượng những người Cuba lưu vong, với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, tiến hành đổ bộ vào Cuba, nhằm lật độ chính phủ Cuba.
Kế hoạch này được tiến hành vào tháng 4.1961, chưa đầy ba tháng kể từ khi ông Kennedy nhậm chức tổng thống Mỹ.
Ban đầu CIA lên kế hoạch xâm nhập bằng tàu vào thành cổ Trinidad, cách thủ đô La Habana của Cuba khoảng 270 km về phía đông nam. Sau đó, chính quyền ông Kennedy đã quyết định chuyển sang phương án đổ bộ vào Vịnh Con Lợn.
Quân đội Cuba đã nhanh chóng đánh bại đội quân lưu vong chỉ trong vòng ba ngày (17.4 – 19.4.1961).
Theo USA Today, CIA “bức xúc” trước việc Tổng thống Kennedy sa thải những nhân viên CIA bất đồng chính kiến với ông trong vụ Vịnh Con Lợn. Thuyết âm mưu này cho rằng CIA đã thuê một sát thủ chuyên nghiệp để ám sát ông Kennedy.
Nhà sử học Mỹ Patrick Nolan, trong một quyển sách viết về CIA, khẳng định rằng bốn nhân viên cấp cao CIA đã lên kế hoạch bắn ông Kennedy. Ba trong số bốn người này đã bắn bốn phát súng giết chết ông Kennedy.
2. Mafia
Mafia có nhiều động cơ để ám sát ông Kennedy. Tổ chức tội phạm này giận dữ trước chiến dịch càn quét mafia trước đó ở Mỹ của anh trai Tổng thống Kennedy là ông Robert Kennedy, cố Bộ trưởng Tư pháp Mỹ. Ông Robert Kennedy sau đó cũng bị ám sát vào năm 1968, theo USA Today.
Sirhan Sirhan, một người Jordan, đã bắn chết ông Robert, ứng cử viên Tổng thống Mỹ sáng giá lúc bấy giờ, vào năm 1968. Ông Robert nổi tiếng với chiến dịch càn quét tội phạm có tổ chức ở Mỹ
Thuyết âm mưu này cho rằng mafia bị nghi cấu kết với những nhóm người Cuba sống lưu vong để ám sát ông Kennedy, truy cùng giết tận dòng họ Kennedy và rửa mối hận với ông Robert.
3. Cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson
Hồi tháng 5 năm nay, cựu chính trị gia đảng Cộng hòa, ông Roger Stone (61 tuổi), từng là cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon, tuyên bố sẽ xuất bản cuốn sách tựa đề The Man Who Killed Kennedy (tạm dịch: Kẻ giết Tổng thống Kennedy) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ông Kennedy bị ám sát, theo AFP.
Trong quyển sách này, ông Stone tiết lộ các bằng chứng cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã chủ mưu vụ ám sát ông Kennedy.
Stone hé lộ rằng chính Johnson đã lên kế hoạch cho chuyến đi của Kennedy đến Dallas để Oswald dễ dàng ngắm bắn và Ruby, kẻ giết chết Oswald, có quan hệ với Johnson cùng Nixon.
Ủy hội Warren (do ông Johnson lập ra để điều tra vụ ám sát) và Ủy ban Hạ viện Mỹ điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm và hành động một mình.
Thuyết âm mưu này cho rằng ông Johnson lúc bấy giờ dính líu vào các vụ bê bối tài chính và muốn trở thành Tổng thống Mỹ nên có động cơ giết chết ông Kennedy. Sự thật là sau cái chết của ông Kennedy, ông Johnson giữ chức Tổng thống Mỹ từ năm 1963 – 1969.
4. Mật vụ Mỹ
Tờ Herald Sun (Úc) ngày 29.7 dẫn lời một cựu điều tra viên người Mỹ Colin McLaren cho rằng một nhân viên mật vụ Mỹ đã bắn một phát súng vào cố Tổng thống Kennedy vào thời điểm ông bị ám sát.
Nhiều tài liệu cho rằng ông Kennedy bị bắn trúng cổ họng, lưng, và viên đạn bắn vào đầu đã cướp đi sinh mạng của ông. Ông McLaren cho rằng trong số những phát súng trúng ông Kennedy có một phát của nhân viên mật vụ George Hickey.
Hickey, đã qua đời hồi tháng 6.2012, ngồi trong chiếc xe hơi chạy phía sau xe chở ông Kennedy, theo ông McLaren. Tuy nhiên, vẫn còn những thuyết âm mưu cho rằng vẫn còn có một tay súng khác bắn ông Kennedy.
Thợ Điện
08-11-2015, 05:56 PM
Sáng nay thức dậy có hai niềm vui .nhận được post card ông Gió từ New York với hình ảnh đôi giầy tả tơi tàn tạ của một lãng tử giang hồ
Đang thiu thiu nghe mess ông Trang nhắn tíu tít ông ấy đang du đấu ở Phúc Kiến China ,thấy khoái quá định hỏi -Đi thi đấu có được mang gái theo không hả mày ,nhưng sợ nó bảo không nghiêm túc đành thôi .Hê hê cờ bạc mà dính vào cái đó xui lắm không khéo lại mang cả rổ trứng về
Mà thằng này cứ một hai nói tết về phải ra Hội An ,mình đoán là nó thuơng em nào ngoài ấy .Dặn -bố mẹ mà không cho lấy thì tao đi hỏi cho mày ,cứ bảo tình cờ gặp lại ông chú lưu lạc sau ba mươi năm giải phóng
Đời một kì thủ sướng nhất là khi đi đi xa thi đấu ,vừa có cảm giác rong chơi vừa làm việc .Cứ dặn nó tuổi trẻ rất chóng qua phải chơi cho đã
roamingwind
08-11-2015, 06:59 PM
Cái post card gởi hồi chủ nhật tuần trước tại thùng thơ của hotel, giờ mới tới. Chắc tụi hotel không đưa qua bưu điện liền.
Hôm qua mới đọc xong cuốn The Man In The High Castle, truyện khoa học giả tưởng. Bác Lâm đọc cuốn này chưa ? Nói về paralell universe mà trong truyện nước Mỹ thua đệ nhị thế chiến, bị Nhật và Đức chiếm. Thú vị là trong truyện các nhân vật dùng Kinh Dịch gieo quẻ để biết cách hành xử khi khó khăn. Đoạn cuối quẽ Dịch nói có một parallel universe mà Mỹ thắng trận, và nói đó là sự thật. Thú vị.
Thợ Điện
08-11-2015, 07:09 PM
chưa đọc ông Gió ơi
Thợ Điện
09-11-2015, 01:48 AM
http://www.damau.org/wp-content/uploads/2015/11/dino-valls-vortex.jpg
Vortex (Lốc Xoáy)-sơn dầu- Dino Valls (sinh năm 1959)
roamingwind
09-11-2015, 05:17 PM
Dọc internet trong khi chờ ly cà phê của tôi nhiểu từng giọt.
Tụi này quay chậm quá trình cà phê bi ép ra từ máy làm espresso; thường thì vài giây là ra xong hết rồi.
XEo3lf0-nxY
cái máy đó là máy cho tiệm, 17 đến 21 ngàn đô :)
huyenmapu
09-11-2015, 07:48 PM
Nhìn máy ép cafe ra mà như kem sữa vậy bác nhỉ, nhiều tiệm người ta làm một cốc Cappuccino trông đẹp tuyệt ấy ạ.
roamingwind
09-11-2015, 10:02 PM
Chất màu vàng, mà thường gọi là crema (sữa), là từ chất dầu trong trái cà phê pha với carbon, Co2, còn lại trong hạt cà phê sau khi rang, mà ra. Thường thì ly cà phê ngon có lớp crema này; nhưng có crema không hẳn cà phê ngon :).
Màu tốt tôi thích giống màu chocolat, và có một lớp crema ở trên.
Ở trên tôi viết "thường thì vài giây là ra xong hết rồi." Cái đó không chính xác, chừng hơn 10 giây đến 20 giây.
Thợ Điện
10-11-2015, 04:22 AM
nhưng em không thích kiểu triết lý rẻ tiền của ông này.
Ông Tab nhận xét thế e rằng quá đáng .Văn ông Thiệp và tư tưởng trong đó không thể nói là rẻ tiền được .Trước và sau ông chẳng có ma nào viết được như thế .Thế thì ai theo ông là đắt tiền ông kể ra thử
Nếu ông chê ông Thiệp ở điểm nào xin dẫn chứng .Ông Nguyễn Khải là người tôi yêu thích mà cũng còn nể nang ông Thiệp nữa là
Nếu ông dẫn chứng được tôi sẽ phục ông và sẵn sàng nghe ông giảng ,nếu nói vu vơ không căn cứ sẽ bị kỉ luật
http://gdb.voanews.com/92EE379D-FEBC-4065-A38B-BAD69D82FBDB_w268_r1_cx6_cy19_cw83.jpg
Những nhà văn khác chiến tuyến
Trong hai năm 1979 và 1980, tôi có dịp gặp Chế Lan Viên (1920-1989) vài lần tại Sài Gòn. Có lần, tôi nghe ông kể chuyện Võ Phiến từ Mỹ viết thư về cho con, trích hai câu Kiều: “Thôi thôi còn nói chi con / Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người” và khen tuỳ bút, và đặc biệt phiếm luận, của Võ Phiến xuất sắc, “nhất Việt Nam”, hiếm có người địch lại được. Năm 1985, vượt biên thoát và sang Pháp định cư, trong một bài viết đăng trên Quê Mẹ, tôi có nhắc lại chuyện ấy. Võ Phiến thích và dùng ngay lời khen ấy để quảng cáo cho các tập Tuỳ bút và Tạp luận mới được nhà Văn Nghệ tái bản tại Mỹ.
Sau này, giao thiệp với Võ Phiến nhiều, tôi biết ông thích không phải chỉ vì nội dung của lời khen mà vì lời khen ấy xuất phát từ một người có nhiều ân nghĩa với ông từ trước năm 1945, lúc ông chỉ là một học sinh trung học ở Qui Nhơn, được học với Chế Lan Viên trong vài tháng và được Chế Lan Viên khuyến khích đi vào con đường viết lách. Sau đó, khi ra Huế học, Võ Phiến được gặp Chế Lan Viên nhiều lần và tiếp tục được Chế Lan Viên động viên.
Đó là về tình riêng. Đứng về phương diện văn học, Võ Phiến rất thích Chế Lan Viên không những trong thơ mà còn cả trong văn xuôi. Võ Phiến kể với tôi là từ nhỏ, ông đã thuộc lòng nhiều trang trong tập Vàng sao (1942) của Chế Lan Viên. Bao giờ ông cũng nhắc đến Chế Lan Viên một cách trân trọng. Ngay cả khi ông mất trí nhớ, khi ông quên tên tuổi của nhiều bạn bè chung quanh ông, ông vẫn hỏi thăm tôi về Chế Lan Viên như tôi đã kể trong bài “Võ Phiến, những lần gặp sau cùng”.
Sự ngưỡng mộ giữa Võ Phiến và Chế Lan Viên với nhau có thể được giải thích bằng quan hệ ngoài đời của họ. Về phương diện này, sự ngưỡng mộ giữa Võ Phiến (1925-2015) và Nguyễn Khải (1930-2008) đáng nói hơn.
Giữa Võ Phiến và Nguyễn Khải có vài điểm giống nhau. Giống, trước hết, ở tài năng: Võ Phiến được xem là một trong những nhà văn xuất sắc nhất ở miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại sau 1975; Nguyễn Khải cũng được xem là một trong những nhà văn xuất sắc nhất ở miền Bắc trước 1975 và trong cả nước sau 1975. Giống, còn ở phong cách: Cả hai đều thích và đều có năng khiếu trong việc phân tích tâm lý nhân vật một cách tỉ mỉ và hết sức tinh tế. Nhưng giữa hai người cũng có những khác biệt to lớn, trong đó, sự khác biệt quan trọng nhất là về chính trị: Võ Phiến được xem là một nhà văn chống Cộng, sau năm 1975, tất cả các tác phẩm của ông đều nằm ở hàng đầu trong danh sách sách bị cấm; Nguyễn Khải, ngược lại, là đảng viên Cộng sản, một đại tá trong quân đội, người được xem là một trong những đứa con cưng của chế độ. Có thể nói hai người ở hai vị trí đối nghịch hẳn với nhau. Tuy nhiên, điều đáng để ý là họ lại vẫn thích nhau.
Trong những cuộc chuyện trò với Võ Phiến, tôi biết ông thích ba nhà văn nổi bật trong phong trào đổi mới tại Việt Nam: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài và Bảo Ninh. Với các nhà văn thời tiền-đổi mới (trước năm 1986), có vẻ ông thích Nguyễn Khải nhất. Ông đọc Nguyễn Khải khá nhiều và thỉnh thoảng khen ngợi Nguyễn Khải là một cây bút tài hoa, thông minh và sắc sảo.
Còn phía Nguyễn Khải thì sao? Tôi chưa hề gặp và cũng chưa bao giờ chuyện trò với Nguyễn Khải nên không biết ông đánh giá thế nào về Võ Phiến. Chỉ nghe Võ Phiến kể là năm 1989, Nguyễn Khải sang Mỹ có điện thoại cho Võ Phiến và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Võ Phiến. Sau lần nói chuyện ngắn ngủi ấy, Nguyễn Khải gửi tặng Võ Phiến chiếc đồng hồ ông đang mang kèm theo một bức thư như sau:
New York 12/8/89
Anh Võ Phiến thân mến,
Được nói chuyện với anh vài phút, Khải vui quá, chẳng biết có cơ hội nào gặp lại, xin kính tặng anh cái đồng hồ đeo tay cũ kĩ, Khải đã dùng từ nhiều năm nay, mong được anh nhìn vật mà nhớ đến Khải.
Một lần nữa, Khải xin kính chúc anh chị và toàn gia luôn luôn vui mạnh.
Kính
Nguyễn Khải
Trong lần ghé thăm Võ Phiến vào đầu năm 2007, Võ Phiến tặng lại tôi chiếc đồng hồ và bức thư ấy để làm kỷ niệm. Lúc ấy chiếc đồng hồ đã hết pin, không còn chạy được nữa.
Mỗi lần nhìn chiếc đồng hồ và đọc lại bức thư của Nguyễn Khải, tôi đều nghĩ đến quan hệ giữa giới cầm bút với nhau. Một cách chính thức, trên các trang viết, do nhiều lý do và với nhiều lực đẩy khác nhau, người ta có thể phê phán nhau, công kích nhau, nhưng ở chỗ riêng tư, họ vẫn đọc nhau và, tự thâm tâm, họ vẫn có thể nể phục nhau. Văn học có những biên giới khác với chính trị. Nếu có điều kiện, tìm hiểu sâu hơn, với nhiều tài liệu và chứng cứ hơn, về vấn đề này, chắc cũng thú vị lắm. ( Ông Quốc )
Thợ Điện
10-11-2015, 04:31 AM
Ông là dân sư phạm toán lại là cao thủ IT phải có chính kiến của mình chứ hơi đâu nghe ai ,mình có thể đúng có thể sai nhưng luôn luôn thẳng thắn trung thực trong cách nhìn nhận đánh giá sự vật .Mến ông mới nói
ChienKhuD
10-11-2015, 07:03 AM
Sáng nay ra trường Châu Văn Liêm uống cafe thấy có một ông nhìn y chang ông Thợ. Giật mình tưởng đâu ông về Lái Thiêu làm vườn rồi. Thú vị quá. Định lấy máy ra chụp một bô nhưng thôi.
Hôm trước nghe ông Thợ kể tưởng đâu ông Trang đợt này khó thoát, nào ngờ ông ấy còn dắt gái sang Trung Hoa du hí tài thật.
ChienKhuD
10-11-2015, 11:20 AM
Ông Đ, bên VN nhân công rẽ ông mướn họ xây cái này trong phòng làm việc của ông đi
Cái này nhìn hay nhưng mà đứng làm hoài chắc đuối quá ông Gió. Mấy bữa nay tôi gặp xui khi lũ kiến chui vào laptop, pc, ổ cứng làm hư hết mớ đồ nghề. Mùa đông đang đến tụi nó dời nhà tìm nơi ấm hơn.
roamingwind
10-11-2015, 05:08 PM
Chúc mừng ông Tý. Theo bản thống kê này, http://www.prosperity.com/#!/ranking,
mà tôi thấy các báo internet có nhắc tới, xứ Na Uy của ông được xem là xứ thịnh vượn nhất thế giới; 7 năm liên tiếp được hạng nhất rồi đó. Thịnh vượn ở đây được đo dùng nhiều chất tố (tiền bạc, học vấn, y tế, an toàn, v.v...), chứ không phải chỉ có giàu.
Nước Mỹ của bác Lâm, ông Tôn, và tôi ở mãi tận thứ 11. Cả một đống dân khác chủng tộc chen trộn vào mà sống, cái gì trên thế giới cũng muốn xăng tay áo lên giải quyết, cũng có cái giá của nó.
Báo Quê Mẹ còn xuất bản không bác Lâm ? Ông chủ bút báo đó (ông Ái ??) có viết một cuốn về Nguyễn Trải mà hồi đó tôi rất thích. Báo đó sau này hình như có vẽ hơi quá khích. Bên Pháp cũng còn tờ báo khác rất hay, quên tên rồi, có ông bình văn học ngang ngữa như ông Quốc. Tôi thích tờ này hơn Quê Mẹ.
Thợ Điện
10-11-2015, 05:58 PM
Báo đó vẫn còn xuất bản ông Gió .Bên Pháp chắc ý ông muốn nhác đến bà Thuỵ Khuê bình văn học cho RFI hay các đám Khánh Trường ,Trần Vũ với tờ Hợp Lưu .Trần Vũ trẻ nhưng khá sắc sảo ,mụ Thuỵ Khuê già rồi nhưng lãng mạn thắm thiết , bình văn học mà vẫn nghe mụ rít lên từng cơn
Tuy nhiên họ không thể nào bằng Quốc được ,ông ấy thừa hưởng cái gene sắc bén của người Quảng và dí dỏm của người Bắc .Người Quảng tôi phục nhất Võ Phiến .Tôi mời ông đọc truyện ngắn của Trần Vũ nói ngắn chứ cũng hơi dài .Ông pha cà phê chưa ? truyện này nhâm nhi khá thú vị Tôi chia thành vài đoạn Ông đọc từ từ cho vui
Cái Chết Sau Quá Khứ
Ngày xưa, những cơn mưa đầu thu về qua đất Thuận Hoá tuyệt dữ dội. Lão Chu là người thường rũ tôi đi ngắm mưa. Lão đứng hàng giờ ở phá, ngẩng cổ, ngửa mặt thách thức cơn giận dỗi của trời đất. Mưa chúi xuống đất, mưa tắm lên đầu, mưa cắm đầy miệng lão, song lão Chu vẫn trơ trẻn cướp giật thức uống với thượng đế. Lão phá ra cười; tiếng cười sằng sặc lăn lộn trên sóng. Lão Chu nuôi tôi bằng tiếng cười khật khùng điên dại của lão. Nhưng dạo đó tôi còn trẻ, chưa khùng, cũng chưa dại. Tôi chỉ mới bắt đầu biết say mưa. Mà mưa ở phá đẹp kỳ ảo. Cả một vùng trắng ngần, trắng lịm, những tảng nước trắng xóa lồng lộn sa sầm xuống mặt đầm rồi tung bắn lên quẩy với hơi sương, giăng giăng mờ mờ, chạy chạy đường võng trên không. Mưa ở phá rầm rập, ào ạt mạnh mẽ. Bầu trời trắng lòa lòa những nước là nước.
Từ khi biết say mưa, tôi đâm biết say Ngự. Những lần theo lão Chu ra phá, Ngự đẹp man dã. Vải áo mớ ba chảy dán, bó rịt người, thân thể Ngự nổi lửng như một nhành lúa trổ vươn trên mặt ruộng lụt nước. Ngự xõa tóc xổ tung rã rượi, chân dầm trong nước, mắt dầm trong mưa. Ngự xòe hai cánh tay mở lòng đón mưa. Những hột mưa nhỏ mà tròn mọng. Ngự bảo là đốt tay Phật, vỡ vào đâu, phúc đến ấy. Phật tắm phúc lên người Ngự. Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn phúc của Thượng Đế vỡ hoa trên da thịt Ngự. Lão Chu lại rống tiếng cười sang sảng, thỏa mãn đã uống hết cơn bão mùa vào bụng. Lão trỏ ngón tay lóng nhọn chỉ lên trời, rồi chỉ vào bụng hỏi: Cuộc đời muốn cái chi? Lần nào cũng như lần ấy, trăm lần như một, lão Chu tự giải đáp một mình. Lão gọi Ngự, vít lấy đầu cổ ướt nhẹp của Ngự, cắn vào rái tai Ngự, rồi run run trả lời: Ngự là cuộc đời! Ngự là cuộc đời! Lão Chu lại ré lên cười the thé sung sướng. Mỗi lẫn lão Chu làm những cử chỉ khật khùng đáng ghét đó, thay vì bực tức, Ngự lại phát tiếng cười con gái đương thì ròn tan. Giọng cười của Ngự cũng như của lão Chu bắn theo mưa, châm chích, rã rích, làm tay chân tôi bủn rủn. Vì không hẳn chỉ đơn thuần là giọng cười mà là tiếng kêu khát vọng của một loài sinh vật thèm khát thiên nhiên lẫn hạnh phúc của sự sống. Lão Chu ngắm Ngự, rồi nhìn tôi kiêu hãnh. Bão đã đong đầy bụng lão, bão ngập trong ruột, bão làm căng lòng dạ khác thường của lão Chu. Lão tiến lại gần hỏi: Mi hiểu không? Tôi trả lời: Tôi hiểu, tôi hiểu... Mưa ở Thuận Hóa cực kỳ huyền ảo.
*
Trời vần vần nước. Chúng tôi ở phá suốt buổi, đến khi chiều chạng vạng mới về làng. Cơn giận của thượng đế lắng dần, những cái quẩy thét sau cùng biến thành làn chớp lóe, chưa kịp xé trời đã mất hút. Dọc đường về lão Chu lừng khừng ít nói, lão mất hẳn cái nét xuất thần ngoài phá. Chỉ còn Ngự rủ tôi rình nghe những váng mưa đương vẩy qua đình, nghe giống đấu gạo huyền trân các mụ ưa vãi ra sân kêu lanh tanh, lách tách. Về tới nhà, lão Chu vụt đống quần áo ướt vào góc, xà ngay vào bếp khợi tro lửa. Lửa té tát lên mặt, lửa đỏ kè đôi con mắt lão, lửa phà cả vào mồm miệng bắt lấy hơi rượu cay lão đương tợp lấy tợp để, tu uống ừng ực như con vắt thèm máu. Nền nhà bằng đất, âm ẩm lạnh. Ngự thay áo trở ra than đói. Lão Chu vụt ngay bình rượu, nhào vào bắt siêu đun nước. Lão sàng sàng gạo như người làm xiếc. Lão Chu làm tất. Ngự muốn phụ lão, nhưng lão Chu đã lồng lên dằn lấy con dao trong tay Ngự. Giọng lão bực tức: Mi là cuộc đời!
Phải, Ngự chính là cuộc đời của lão Chu. Và lão chẳng muốn ai đụng đến cuộc đời của mình, chỉ muốn cuộc đời của lão sung sướng. Ngự và tôi đành ngồi im thin thít nhìn khúc cá bơi lội thoăn thoắt giữa bàn tay lão Chu. Thớt cá bóng mú, lão Chu đem cắt khía, bằm xả bỏ vào tượng kho. Cá chín, nước kho sánh mỡ, cặp mắt lão Chu sánh niềm vui. Lão ngửng lên ngó Ngự cười ngây ngô. Nét mặt lão giống y vẻ mặt của những đứa trẻ chóng già, mắt có đuôi nheo mà tròng mắt thì dại khờ. Lão Chu kỳ quặc như vậy mà Ngự lại nói Ngự yêu lão. Tôi thù Ngự mỗi khi nghe Ngự nói yêu lão Chu.
Mưa đêm nhả nước nhay nhắt từng nhịp. Tiếng mưa khuya nghe như tiếng mõ cầu siêu cho ai văng vẳng buốt vào từng thớ thịt. Tiếng mõ là tiếng kinh kệ, nghe mà thấy buốt là bởi tâm không sạch, Ngự diễn giảng lúc kéo tôi đi nằm. Lão Chu ngó theo chằm chằm, hai con ngươi lão chăm chắp rình mò, nghi kỵ, như thể lão biết hết. Mà lão Chu tinh như quỷ. Lão đe bọn trai làng: Thằng mô để con Ngự ốm nghén, tau giết! Tau xẻ hắn làm đôi, lóc nứa máng cho voi giầy! Lão nói là lão làm. Lão hung ác đến độ vác rựa rượt thằng Hiểm chạy băng đồng, năm ngày không dám về làng. Mẹ thằng Hiểm đang đi cầm bò trên núi phải vội vàng về lạy lão Chu ba lạy, lão mới tha. Mà có gì đâu, thằng Hiểm chỉ mới chòng ghẹo Ngự chưa quá hai câu.
Tôi len lén thả tay, chuồi mình dưới lớp chăn đay, cho bàn tay hoá con trăn trườn lên bụng Ngự. Thịt da Ngự lạnh ngắt. Hơi thở Ngự rùng mình bấu nghiếng lấy đùi tôi không cho cử động tiếp. Trong bóng tối, hai con mắt Ngự, hai mắt tôi, bốn con mắt ẩn trốn cặp mắt rình rập của lão Chu. Đôi mắt lão chăm bẳm lục lọi. Lão Chu nhìn tôi nằm chung với Ngự khó chịu. Ánh mắt lão đầy trăn trở, ánh mắt của một kẻ điên biết đang xảy ra điều ám muội mà lý trí không giải quyết. Ý nghĩ lão biết tôi ăn nằm với Ngự đem mổ bụng dồn trấu thả trôi sông làm tôi run lẩy bẩy. Ngự cũng sợ, ghì lấy nan giường mây, thứ mây quý lão Chu vào tận rừng sâu đốn về uốn làm chỗ ngủ cho Ngự. Càng sợ, hơi thở của tôi càng níu lấy hơi thở của Ngự. Trong bóng tối lão Chu d đốt củi suốt đêm, cháy lòe lòe khắp nhà như thể sợ đêm tối có ai vào đánh cắp mất cuộc đời của lão. Lão Chu chỉ mở hé một liếp cửa duy nhất, cho sao đêm ở Thuận Hóa những khuya dứt mưa lấp lánh, chiếu tắt, nhảy nhót động đạy giữa cái nền tím lặng mà sâu hút, đẹp không thua chi đôi mắt Ngự, tưởng chừng là nhúm ngọc trai ai vớt ở dưới đáy biển sâu đem gắn trên trời. Ngự thì thầm hạt sao đêm là mắt Phật. Tôi uống tiếng à ơi và nuốt con mắt Phật bà từ ái dưới mí mắt Ngự.
Lửa cháy lồng lộn, như lòng dạ hung dữ của lão Chu, tưởng sôi sục suốt đêm vậy mà cũng nguôi. Tôi đợi cho lửa tắt dần, tắt nhúm trên khuôn mặt lão, chỉ còn soi một đốm hồng cuối cùng mới dám cắn môi Ngự. Miếng lửa bỏng rát ở đầu lưỡi chảy lan vào người tôi những hột mưa châm chích, những váng mưa đã hắt qua mái đình còn nhiểu giọt tâm tích từ những trận nước tinh chất vỡ suốt trên cánh đồng bạt ngàn gió chướng kết lại trong tôi. Mãi sau này nhớ lại, tôi vẫn còn thấy đầy những cơn mưa tầm thu, bay trĩu trĩu qua vai, làm ướt áo lão Chu và ướt tóc Ngự.
Thợ Điện
10-11-2015, 06:00 PM
Thuở đó, ai có sống ở làng Sình mới nghe danh lão Chu Khỏe. Lão Chu không khỏe việc đồng án, nhưng lại khỏe vẽ tranh. Mà lão Chu vẽ cực đẹp. Người ta nói lão có hoa tay. Nhìn lão miên man phóng bút khai họa, rồng bay phụng múa, voi quỳ hổ lạy, Phật bà, tố nữ, núi biển sông đồi, chim lồng cá chậu... tôi cứ ngẩn ngơ. Lão Chu vẽ cực lẹ. Lão vẽ tuyệt nhanh, nhanh như người ta đi tưới trên giấy. Chịch: một bức hình. Rồi chịch: bức nữa. Lại “chịch“, “chịch“, cứ thế lão ’’đi tả“ một lúc mười mấy bức, mà bức nào cũng sắc, đường nét vun vút như roi quất. Chẳng thế mà tranh Sình của lão Chu bán chạy. Lão vẽ trên giấy mộc, rồi đem khắc in lên thếp gỗ mút. Người ta mua tranh Sình của lão để thờ, cúng bổn mạng, cúng gia tiên, cúng sao, tế lễ trời đất, lễ tạ mùa màng. Mấy năm liền ở đất Thuận Hóa được mùa, lúa cấy phơi phới trên ruộng vàng rức mắt. Nhà nông tranh nhau mua tranh Sình, thóc đổ vào túi lão Chu. Người ta càng trọng lão, trọng cái thiêng liêng của tranh Sình. Được tiếng hóa cuồng. Lão Chu rủng rỉnh tiền bạc, mặc nhiên tự xem mình như một thứ thần linh. Lão nhận càn là tổ họa của làng Sình, tên chữ là Lại-Ân. Danh tiếng càng cao, lão Chu càng khó ở. Hễ ai nói động đến, dù chỉ nói khóe, nói cạnh xa xa, tức thì lão nhảy cỡn lên rủa xã bằng cái giọng dấm đặc ợ hơi khế chua; chửi bới người này, xỉa xói kẻ nọ. Lão Chu quá quắt đến độ trong làng bắt đầu ghét lão. Những người xấu miệng thì bảo Lòng dạ hắn dơ dáy như rươi, vẽ tranh Sình Phật mô có chứng, thôi không mua nữa. Những kẻ độc mồm thì trù ếm Lão không biết nhân nghĩa, thị phi phép tắc, bữa mô trời phạt, cho sét đánh hộc máu. Người ta muốn lão Chu chết, nhưng lão không chết, vẫn trơ trơ ra phá, đứng phơi gan thách thức thượng đế. Lão là thần linh, lão có sợ chi. Lão Chu cười rung cả người, mỗi bận ở phá về, ướt nhẹp đầu cổ, lão lại kiếm chuyện để chửi bới, kiếm người để đay nghiến. Những khi ấy, hai con ngươi lão chạy sòng sọc, mùi rượu tanh nồng nặc ở mồm miệng nhớm nhúa ộc ra. Vậy mà Ngự yêu lão. Mà ở làng Sình cũng chỉ có mỗi mình Ngự là thương lão, cho nên lão Chu càng thích gọi Ngự là cuộc đời. Một hôm hứng chí, lão Chu quyết định vẽ lại cuộc đời mình. Lão nắn nót vẻ truyền thần cho Ngự một bức bán thân. Ngự mặc áo Mã-Tiên màu đỏ nghệ, ai cũng trầm trồ khen đẹp. Có người xin hỏi mua, lão Chu nghe được, trợn mắt, thè lưỡi: Mi dám mua cuộc đời của thần linh, tau vẽ mi ra con bòi! Lão Chu ném chai lọ, rác rưởi đuổi khách. Ngự buồn lắm. Tôi xin Ngự bức vẽ, song Ngự không cho. Ngự nói: Ngự muốn giữ giùm cuộc đời cho lão. Tự trong thâm tâm, tôi biết Ngự rất yêu bức vẽ truyền thần đó. Còn tôi? Tôi yêu Ngự. Tôi si tình Ngự, mà sao không ai biết?
Tháng Giêng, triều đình làm lễ tế đàn Nam Giao. Không hiểu vì cớ chi? Lão Chu nằng nặc đòi lên kinh thành Huế. Lão sắm sửa cho Ngự, mướn thuyền, thâu tóm tiền bạc, quyết định làm một chuyến thưởng ngoạn kinh kỳ. Trời tờ mờ sáng, những hàng cây ngô đồng dọc ven làng Sình còn chưa thức, lão Chu đã dắt díu tôi với Ngự xuống thuyền, bơi ngược khúc sông Bồ lên Bao-Vinh. Tôi với lão dầm mái chèo khoắn nước. Mặt sông trong như mặt kính, lai láng, sáng lưỡng, từ từ rạn vỡ lúc xuồng rẽ nước xa bờ. Lão Chu xăng xái, chèo lấy chèo để, mặt sông dậy sóng, sóng đánh tràn khoang. Ngự la hốt hoảng, nhưng lão Chu cứ bơi dầm cười nắc nẻ. Không phải chỉ có một mình lão Chu kích động, cả tôi lẫn Ngự đều háo hức. Nắng lên ối mui thuyền. Thếp nắng rạng đông, đỏ bừng, dọi vào những đám mây còn đọng ở đáy sông. Ngự hò tiếp sức tôi với lão Chu. Giọng hò Nam Ai của Ngự lẳng lơ, vọng tới cồn, váng trong lau lách. Lão Chu đắc chí cười khanh khách. Cười chán lão vỗ đùi làm nhịp, hai vai oằn xuống, hai chân xoạc, tay vươn tới, khủy kéo về, lão đẩy mái chèo khua thuyền trôi băng băng. Ngự hò một lúc rồi lôi truyện Tàu “Tuyết Hồng Lệ Sử’’ của Từ Trẫm Á đọc cho tôi và lão Chu nghe. Tôi nghe truyện kể thì ít mà say giọng đọc của Ngự thì nhiều. Tôi uống từng câu, nuốt từng chữ, ngậm từng cái ngắt hơi của Ngự.
Thuyền qua Thanh Hà, qua Bao Mỹ, đến Bao Vinh, mà giọng kể của Ngự hãy còn chạy trong máu tôi rần rần. Lão Chu cắm nọc, giam thuyền. Mặt lão bỡ ngỡ nhìn mái tường thành, đang ngã bóng đồ sộ, vĩ đại, đè lên người lão. Thân thể lão Chu bẹp dí, như bị tường thành nghiến nát. Lão vụt trở nên nóng nảy giục giả tôi với Ngự nhập vào đám người đi rước Hoàng Thượng ngự đạo. Tôi nắm tay Ngự, chen trong thác người khổng lồ đi dọc sông Hương, ngang chùa Diệu Ðế, ngang cổng Thượng Tứ, qua cầu phao, đổ dốc Nam Giao. Hoàng Thượng từ điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành ngự giá lên Trai Cung, lính hầu đánh chuông thét: Thiên tử thọ mệnh ư thiên! Cả giòng thác người cúi rạp đầu khiếp hãi! Lúc Thiên Tử đã đi qua, tôi ngửng lên còn trông thấy hai tròng mắt lão Chu thất đảm, hồn phi phách tán. Kiệu Rồng đi đến đâu, mây cuộn nước dạt, trăm họ vái lạy: Thiên tử vạn niên, Vạn thọ vô cương, Quần phương tập khánh, Vạn bảo trình tường! Lão Chu run lẩy bẩy, cái chức vị “thần linh” của lão xem ra nhỏ mọn, không sánh nổi với Thiên tử. Tranh Sình của lão vẽ trên giấy mộc bản thì có ra gì, so với cờ quạt, trướng liễn, tàn lọng, chiêng trống, voi ngựa, long đình, ngự liễn, hoành phi, lân cầu, bảo kiếm, chung đỉnh, đĩa chạm? Người lão Chu cứ co rúm lại từng chốc, lão đã thật sự gặp thượng đế!
Tiếng trống lùng thùng chiêu hô, tiếng chuông xướng họa, phường bát âm tấu nhạc cho đám vũ Bát Dật múa tế giao. Các ngón đàn tỳ, nhị, nguyệt, sáo, uốn éo vây lấy tôi và Ngự. Mặt lão Chu đang xám hóa đỏ bầm như gấc, tôi biết lão sắp lên cơn. Mà lão lên cơn thật. Một hai lão nhảy qua khuôn thành, đòi lên Viên Ðàn, chỗ lập án thờ, nhưng quan lính đuổi lão. Lão Chu lại đòi vô Phương Ðàn xem tế khí và tế phẩm, cũng không được. Mặt lão hầm hầm, cơn giận xé ruột, cơn giận xé gan, cơn giận bức bối trong óc lão. Song lão Chu cũng biết sợ. Thượng đế ở đàn Nam Giao, không chỉ làm mưa như ở phá, mà có quyền tế sống lão. Giữa rừng người đi xem tế giao, lão Chu lôi ngược tôi với Ngự. Lão xua tôi như xua tà, lão bắt Ngự về. Tội nghiệp Ngự khóc hết nước mắt, lão cứ lầm bầm chửi rủa: Trời sinh vua, sao còn sinh lão? Lão muốn thọ mệnh ư thiên, quần phương tập khánh, muốn mặc áo đại triều, đi guốc cẩn, uống rượu trong chén sứ cẩn tam khí, hút thuốc trong bình điếu bằng ngà, lão muốn tất. Ngự khóc ròng rã, lão Chu quầy quầy xô đuổi. Lần đầu tiên tôi thấy lão Chu xua đuổi cuộc đời của chính lão.
Thợ Điện
10-11-2015, 06:01 PM
Những ngày sống ở Thuận hóa, chỉ có mối tình của tôi với Ngự là đẹp. Mưa xuân trắng mờ mịt cánh đồng. Cả một láng mưa bay vút qua mặt ruộng điểm sương, trổ mai trắng, mọc rưng rứt đến ngút ngàn. Ngự chạy băng đồng, ném chiếc nón Phú Cam xoáy tròn trong không khí. Vải áo lụa mỡ gà của Ngự tất tả, bén nước, nhễu rây trên đất. Tôi theo vết nước tìm bắt Ngự. Hai đứa chạy ra bờ ao, xem sen nở. Màu sen cánh phấn, chao chao, mặt ao chao sóng, những cánh sen dập dình nổi lửng trên cái nền rêu thẳm. Ngự hay cởi áo cho tôi cắn lưng để rụt cổ rùng mình. Tôi thích mơn trớn Ngự dưới gốc đại, nhìn lá đại rụng xuống bụng Ngự, phập phồng lên xuống theo hơi thở Ngự. Mà thịt da Ngự thẩm thấu lạ. Mỗi bận mưa giông, cả một láng mưa, nhọn hoắt, buốt như kim quất qua mái chùa trước khi đâm xuống mặt hồ xanh ngọc, vậy mà khi gieo xuống mình Ngự, những kim mưa tan biến không để lại dấu vết. Tôi săm soi tìm dấu tích của trận bão, chỉ thấy dấu vết con gái thâm sâu giữa bụng Ngự. Tôi mê mùi hương trầm thắp trong chùa đọng ở tóc Ngự. Tôi tưởng tôi sẽ sống với Ngự suốt đời, ai ngờ lão Chu đã nghĩ khác.
Từ khi viếng kinh thành Huế trở về, lão Chu đâm khó chịu. Lão dở người cả với Ngự và tôi. Lão giống kẻ thất chí, công không thành, danh không toại. Gặp ai lão cũng lải nhải: Cuộc đời phải cao sang quyền quý? Tôi chán lão, còn Ngự thương lão. Mưa Thuận Hóa vẫn trắng mị mờ những ruộng lúa, hương trầm tiếp tục nồng nàn trên da thịt Ngự. Chỉ có lão Chu là đổi khác.
Một sáng tôi đang ngủ với Ngự trên giường mây, thì lão Chu xồng xộc xông vào. Lão ném bắn tôi xuống giường, lôi Ngự dậy. Lão Chu loan cái tin động trời: Tau đem con Ngự tiến cung! Tôi thét: Lão không có quyền! Tôi thề không để lão bắt Ngự đi ở Nội. Nhưng lão Chu đã lồng lên như con báo đói mồi, lão gầm: Mi muốn cái chi? Lão vung tay tát tôi. Lão nện tôi như người ta nện chó hoang. Lão Chu đánh tôi giống lúc lão vẽ tranh Sình. Chịch; một thọi. Chịch; thọi nữa. Rồi chịch; chịch; cứù thế lão thọi. Ngự khóc oà, lão Chu xoay mình xáng Ngự một bạt tai ngã chúi vào góc nhà. Tôi cố chụp thanh củi, nhưng lão Chu đã nhanh tay lấy đòn gánh phang vào đầu tôi đổ máu. Lão đánh tôi ngất lịm ngay trên nền đất. Lúc tôi tỉnh dậy, nhà đầy tiếng khóc. Tiếng khóc của Ngự mang mang, thê thiết tủi hờn. Lão Chu đã trói nghiến tôi lại, lão buộc chân tay tôi quanh cột nhà, mình mẩy tôi còn tắm máu trận đòn ban sáng. Lão Chu thuê các mụ đến trang điểm cho Ngự, rẽ tóc giữa, đội khăn, bắt mặc áo mớ năm, đi hài, đeo kiềng. Ngự nhìn tôi ai oán, tiếng khóc Ngự tức tưởi, đặc khản, sầu thảm. Lão Chu cho mổ heo, mổ bò, giết trâu thết làng. Lão trịch thượng ra vào, trịch thượng độc thoại: Cuộc đời muốn cái chi? – Phú quý! Lão Chu ré lên cười thỏa mãn, giọng cười khé khắt hăng hắc như nước sôi quá độ, tiếng cười luộc bỏng tim gan tôi. Lão Chu vỗ đùi trỏ Ngự kêu: Mi ráng hầu hạ Ngài, Ngài thương cho làm quý phi thì tau được làm Quốc Công! Lão lại ré lên. Mọi người im thin thít, không ai dám phản đối. Người ta sợ lão lên chức Quốc Công thật, vì Ngự đẹp, xứng làm quý phi cho Hoàng thượng. Triều đình đưa kiệu tới đón, phường kèn trống so dây, trổi nhạc. Tiếng Sên Tiền, Tám Âm, đàn Sến, đàn Cầm, mõ Song Lan đệm nhịp ò e. Ngự không ngớt khóc thảm. Tôi lồng lộn chửi mắng lão Chu, đào bới ba họ nhà lão, song lão Chu hung dữ dị thường, lão lấy dẻ tộng vào miệng tôi, rồi lại đánh tôi chết ngất. Hôm Ngự bị mang tiến cung, tôi với Ngự không nói được với nhau một câu vĩnh quyết.
Mấy ngày sau, được các mụ cởi trói, tôi vác dao rượt lão Chu. Tôi đã thề giết lão là tôi giết lão. Tôi bửa lão làm đôi, tôi chém lão làm năm, tôi băm lão làm tám. Tôi cắt gân, chọc ruột, moi phèo lão Chu. Trời mưa bẩn xối nước, ruộng ngập sình, tôi vác dao lội sình đuổi lão Chu. Nước sình bắn lên mặt, cỏ lau cứa người, lão Chu chạy như gió, lão phóng mình như cáo nhảy chuồng gà, tôi lụi dao vào lưng lão. Nhưng lão Chu né tài tình, uốn người thót bụng cong lưng tránh những mũi dao tôi không ngớt lia tới. Lão rít kìn kịt: A! Mi giỏi! Mi đòi chém Quốc Công? Tau thưa triều đình cùm mi! Lão Chu vươn hai tay dài khẳng khiu chận lưỡi dao nhọn trong tay tôi, lão nắm chặt bản dao không cho tôi giật lại. Ðất sình dính bê bết lên người, tôi vòng tay lấy hết sức bình sinh rút con dao phai dắt ở hông, chém bổ xuống đầu lão Chu, thớt dao xé mưa phạt xuống. Lão Chu nhanh như sét oằn người tránh, làm lưỡi dao trợt trúng vai tóe máu. Tiếng rống lão Chu nứt trời đất. Lão rú lên trong lúc máu phụt có vòi, xịt trây vào mặt mũi tôi tối tăm đỏ kè. A! Mi giết Quốc Công! Lão Chu ngoác mồm trợn mắt, lão không chết, cũng không ngã, máu lênh láng tuôn ròng ròng tắm đẫm châu thân lão, máu chảy theo mưa xuống nước ruộng loang loáng đỏ ngầu, nhưng lão Chu chẳng có vẻ gì là hề hấn, lão chỉ ngạc nhiên vì chức Quốc Công không bảo vệ được lão. Tôi gồng tay, xĩa dao vào mặt lão, con dao nhọn tôi cắm vào mắt, con dao phai tôi chặt ngang bụng. Lão Chu phải chết, lão phải đền mạng cho Ngự dù mười cái mạng lão cũng không bằng một đốt ngón chân Ngự. Lão Chu vùng bỏ chạy. Lão chạy nhanh như cắt, hai đầu gối cất lên khỏi mặt ruộng phóng nước kiệu, chỉ có máu rớt lại đằng sau từng dúm, từng bệt lớn như có ai nhổ trầu. Tôi lao theo lão, mưa giăng kín trời đất, bóng lão hiện, bóng lão mất, mưa cứng như đá, mưa dầy như thép, tôi vụt mặt vào bức tường mưa rượt lão Chu. Tôi đã thề giết lão là tôi giết lão, có ba đầu sáu tay lão cũng không thoát. Tôi sẽ bằm lão ra cám. Ai bảo lão dạy tôi điên, ai bảo lão bắt tôi khùng? Lão đem Ngự tiến cung, tôi biết yêu ai? Tôi biết ngủ với ai nữa? Thịt da Ngự, thân thể Ngự, mắt môi mũi miệng tóc chân mày rái tai Ngự lão đem cho Hoàng Thượng thưởng nguyệt, tôi thù lão. Rừng mía lấp loáng, những đọt mía ròn tan hôm nào tôi cùng cắn với Ngự. Lão đã bẻ mía đứng đợi tôi ở bìa rừng. Mắt lão gườm gườm, môi lão thâm, miệng lão mím, chân lão xoạc xuống tấn, hai tay khuỳnh khuỳnh thủ thế. Mi giỏi, mi đến đây, mi ăn nằm với con Ngự mi tưởng tau khôn biết? Con Ngự mất trinh, tau đem gã cho vua, mi còn muốn chi? Mi muốn chi? – Tôi muốn bới mả con mụ lão, sanh nhằm giờ chi mà độc địa, lòng dạ dơ dáy muối biển cũng khôn rửa được! Tôi lao vào chém lão Chu, lão hươi quyền đỡ. Lão lấy cây mía gạt những mũi dao tôi lụi tới, lão nhảy qua, xạt lại, tiến lui tài tình, không cách chi tôi đâm được lão. Chém một lúc, tôi đuối sức, người vả mồ hôi, nhịp thở hổn hển, mất hết sức lực, lão Chu biết tôi tàn lực, cười khe khé: Răng mi không chém tau nữa? Mi thua rồi ư? Chừ tau độp mi cho mi biết! Lão Chu bất ngờ nhảy bổng lên khỏi mặt đất, quật gốc mía vào đầu tôi tới tấp, lão đánh văng hai con dao trên tay tôi, đè ngửa tôi ra ruộng. Tôi vùng vẫy, lão Chu nhúng đầu tôi xuống nước ruộng, tôi ngạt thở há mồm uống từng bụng nước thum thủm sền sệt đất sình, lão Chu nhấc đầu tôi lên cho thở một giây rồi lại dộng xuống mặt sình, lão la chói lói, tôi thét dẫy dụa cố vùng ra mà không được. Sình chui vào mắt, vào tai, vào lỗ mũi, tôi uống sình căng đầy ruột, mấy ngón tay lão Chu siết ở cần cổ tôi như kềm người ta siết cổ tội hình. Tôi ú ớ, lão Chu bẻ quặt tôi lên, hai tròng mắt lão trắng dã, to như hai cái thúng. Lão Chu ghé sát miệng vào mặt tôi gằn từng chữ: Con Ngự là cuộc đời tau, tau đem hiến vua để nó được quyền quý, sung sướng. Cuộc đời tau được ở trong cung, vàng châu, gấm lụa, một bước có người hầu, hai bước có kiệu khiêng, Ngài thương cho nó làm nhất giai phi, thì nó thành bậc mẫu nghi thiên hạ. Còn mi? Mi có chi cho nó? Răng tau nói khôn đúng ư? Mi là cái thớ chi trong trời đất?
Lão Chu buông tôi ra, cái bóng lão dọi lên giữa rừng mưa, cái bóng thấm đẫm máu lúc lão bước đi, tan biến vào hơi nước. Tôi nằm vật ra trên mặt ruộng, thân thể đau dần bãi hoãi, song cái đau thể xác cũng chưa bằng nỗi đau linh hồn bức từng sợi gân trong người tôi. Mỗi sợi thần kinh bức làm tôi quẫy mình trào nước mắt. Lão Chu đã nói ra sự thật, tôi có gì cho Ngự? Tôi nằm cho mưa nổ xuống mình, đốp chát từng hạt thù hận. Thượng đế là ai? Khóc cho tôi hay khóc giùm Ngự? Chừng nào thì lão Chu mới biết khóc?
Mưa ở đâu xót xa cho bằng mưa ở Thuận Hóa? Mưa ở đâu?
Thợ Điện
10-11-2015, 06:01 PM
Những cơn mưa tầm thu trở về qua đất Thuận Hóa lạnh tăm tăm từ sau khi Ngự đi ở Nội. Váng mưa không còn trong mà đục. Hột mưa nặng như có huyết, nhễu xuống da buốt thấu xương tủy. Thời gian bỗng ngừng lại ở làng Sình, dài thậm thượt lê thê... Mỗi khắc mưa là một niên kỷ, đợi cho hạt mưa bám ở mái rỏ xuống sân, mất từng canh. Mỗi giọt nước là một khối chờ đợi, thai nghén, thành hình, dâng tròn rồi căng cứng mạch máu đầu óc đến lúc vỡ tung vào hư không vắng lặng. Tất cả tẻ nhạt, trầm buồn, u uất. Tất cả theo Ngự đằng đẳng mất biệt âm tín. Tất cả theo lão Chu đằng đẳng mõi mòn đợi chờ chiếu chỉ triều đình ban xuống tấn phong Quốc Công. Chiếu không đến, chỉ không về, lão Chu chỉ còn biết sống với nỗi điên khùng tạo tợn. Nhưng lão già đi trông thấy, người lão teo tộp lại chẳng khác trái ớt mất mùa, vừa dú lên, đã nhăn nheo như da mụ già. Lão giống một hình nộm cũ, Thượng Ðế lôi ở đáy rương mang ra giật dây, cho cử động, bắt ăn uống và cho nheo mắt ngủ gà ngủ gật những trưa thoi thóp tàn tạ. Lão Chu tuyệt vọng đợi một tờ chiếu có đóng ấn ngà.
Vết thương tôi chém vào vai lão Chu khép miệng liền da, thì viên mụt nhọt thâm sâu giữa bụng lão lở lói. Lão Chu đau căn bệnh cuộc đời. Lão cũng đoán lờ mờ là Ngự bị thất sủng. Nhưng lão Chu chỉ đoán, còn các mụ ở làng Sình thì bém xém sau lưng lão. A! Con Ngự mắt phụng mày ngài, mặt trái soan, vú non da hồng... Con nớ đi ở mô trong Nội, biệt tăm rồi, chắc là không biết cách giao hoan nên Ngài không thỏa mãn, răng cho làm nhứt giai phi! Một mụ nói, bốn mụ cười hăng hắc, tôi tránh ra đình những buổi chợ phiên. Chợ phiên ở làng Sình không giống chợ Gia Lạc trên kinh thành Huế, đông vui như ngày hội. Lúc xưa Ngự chỉ đợi phiên chợ họp để rủ tôi ra đình đánh bài thai, chơi bài ghế, đậu bài chòi... Giờ Ngự ở cung Ðoan Hòa, còn tôi trốn ở nhà, sợ hãi từng giọt mưa bay. Những sáng không có mưa thì thằng Hiểm dẫn con vợ mới cưới đi qua nhà lão Chu. Thằng Hiểm cay lão vác rựa rượt nó lúc xưa, bây giờ thấy lão mất Ngự thân tàn ma dại, nó lấy làm hả hê. Lúc vợ chồng thằng Hiểm đi ngang, lão Chu còn ngủ. Chỉ có tôi đứng dựa cửa. Con vợ thằng Hiểm vác bụng bầu chửa vượt mặt, đi thè lè nói lớn tiếng: Tưởng ăn nằm với con nớ, dạy hắn kiểu cách, ai ngờ cũng có biết chi tề! – Bậy! Hắn có dạy con nớ đó ri, răng khôn dạy sao con nớ vú tưng bụng ỏng? Thứ chi mờ hắn khôn dạy, nhưng dạy thét Hoàng thượng biết con nớ hết trinh, Ngài giận! Thằng Hiểm oang oang trả lời con vợ hắn nham nhở. Tôi nóng bừng mặt, trời đánh thánh đâm vợ chồng thằng Hiểm! Tôi bứt dây lạc lão Chu cột ở cửa, mười ngón tay tôi co giật run bắn muốn chém thằng Hiểm, nhưng thằng mất nết lực lưỡng như trâu, sô vai hắn nổi từng bện, thằng Hiểm quá tuổi dậy thì ngực nở chướng phình như cái trống, tôi có muốn chém hắn cũng khó. Ngự đâu biết sáng đó tôi cắn dập môi trong mình vì giận, vì bất lực?
Còn nhiều chuyện nữa mà Ngự không biết. Lão Chu sau này ít nói, hay nằm liệt ở một góc nhà cho đến lúc nắng đổ lửa vào đầu lão mới tỉnh dậy. Những lúc thức giấc, lão Chu như đứa trẻ sơ sinh, lão bặp bặp môi, mắt đảo loanh quanh, ngây thơ tìm kiếm... Ðến lúc nhận ra Ngự không còn nằm ở chiếc giường mây, lão mới khom lưng oằn mình cho cái lỗ miệng móm mém khạc đờm. Nắng rơi đầy vại nước, soi phơ phất mấy hàng tranh lão Chu tết trước nhà. Lập đông, nắng ở Thuận Hóa ui ui khô đét, xương xẩy theo lão Chu bước dần ra phá. Nhưng nắng không đủ ấm, chỉ chảy nhớt, bỡn cợt xuồng xả cắm loe hoe trên trán lão Chu đã gần rụng hết tóc. Tôi theo lão Chu ra phá đứng nghe tiếng thở mệt nhọc của đất. Cả một mặt đầm óc ách, nhấp nhô ruớn mình thở. Tôi lắng nghe, nhưng không tài nào phân biệt được đâu là hơi thở hổn hển của lão Chu, đâu là tiếng thở hì hục của phá. Chỉ thấy ở những kẽ nứt, hơi nước toát ra, tung phụt lên tỏa mờ trên không. Cái khối trắng ngần, trắng lịm, trắng mờ, trắng lòa lòa vẫn còn đó, vẫn còn giăng giăng quẩy mình cựa quậy, song lão Chu không còn gì để thách thức. Lão đã đem cuộc đời của lão tiến cung, lão không còn gì trong túi để dám ngửa mặt thách đố cơn giận dỗi của Thượng Ðế. Lão Chu đứng lặng trước mắt đầm. Ðến lúc tôi kêu lão về, lão Chu nghe tiêùng gọi quay lại, thì nước mắt đã giàn đầy ra má. Lần đầu tiên tôi chứng kiến lão Chu khóc.
Tin Ngự được tấn phong cửu giai Tài Nhân đưa về làng Sình như sét đánh. Lão Chu chạy bổ từ phá về làng, phủ phục trước sân thềm để nghe chiếu chỉ. Lão vỡ òa tiếng khóc như trẻ nít. Lão khóc vì mất chức Quốc Công. Trong triều đình, có cửu phẩm cho các quan, thì cũng có cửu giai cho các mệ. Ngự được phong giai áp chót, chỉ trên bọn cung nga thế nữ. Giọng khóc nấc của lão Chu đau đớn tủi hèn, lão khóc ngất hơn bọ chết mạ chết, lão dập đầu tóe máu, gục mặt nhận chỉ. Quỳ bên cạnh lão Chu, hai bàn tay tôi bảo dậy, vật vả trăm nghìn phen vì thương Ngự. Tiếng chuông chùa ai đánh gõ loong koong... Mỗi đêm lão Chu rên rỉ lảm nhảm độc thoại: Nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tân, tứ giai tân, ngũ giai tiếp dư, lục giai tiếp dư, thất giai mỹ nhân, bát giai quý nhân, cửu giai tài nhân... Ðến chữ tài nhân thì lão chết lịm đi, tròng mắt đứng lại, trong bóng tối lão thở hắt rồi há hốc mồm, quai hàm cứng lại như chết rồi, cho tới lúc lão từ từ hồi lại, nằm xụi lơ như cái xác sống. Cái buổi sáng mà thằng mõ đi gõ rao trong làng bản tin rùng rợn: Hoàng thượng băng hà! Lão Chu mới thật sự hóa cuồng. Tiếng rống khủng khiếp của lão Chu chạy khắp làng gào thảm thiết. Lão như một con quái vật trúng tên, lồng lộn tìm chỗ chết. Lão Chu tự cắt gân, rạch mặt, khợi cho máu phun, người ta phải buộc lão lại, kềm tay, giữ chân, đánh cho lão ngất, để lão đừng tự vẫn. Mùa mưa năm đó, cả kinh thành Huế để tang Hoàng Thượng, khắp lành Sình trắng khăn sô. Mình Rồng được khâm liệm để lên trướng chở qua sông Hương đi vào núi an nghỉ. Các mệ phi âm thầm, lẳng lặng lên ở Khiêm Lăng để suốt đời lo việc hương khói. Tôi trông thấy bóng Ngự đi theo các mệ lên Khiêm Lăng. Mặt Ngự tái nhờn nhợt, màu trắng của sợ hãi, màu trắng của những giọt mưa bay. Màu trắng của thần trùng. Những trận mưa trắng ngần trắng lịm khăn tang, màu trắng của vải sô bay phần phật trên khói hương thắp nghi ngút không đứt. Bao nhiêu bó nhang đốt đời Ngự? Lão Chu đã thật sự đánh mất cuộc đời.
Cuộc đời lão Chu đi khuất thì gió Lào nườm nượp thổi về đất Thần Kinh. Sức nóng dữ dội chui hút vào dãi đất nằm kề bên dãy Trường Sơn, giống con rắn hổ chui vào hũ tĩnh, bị đóng nắp, sùng sục tháo bẫy. Cái đuôi rắn quất lửa xuống những cánh đồng cháy oằn oại. Cái đầu rắn hổ mổ chan chát vào lưng vại sành chẳng khác chi tiếng chày các mụ nện lên cối đá. Hơi nóng tát lên mặt, hơi nóng bỏng rát làm đỏ dộp mình mẩy. Cả một biển lửa vàng thau cháy lan lan đến tận rừng chuối. Tôi tắm ở ao, thấy lửa xém vào gốc chuối, tức thì thân cây chuối teo xộp lại chẳng khác bị vắt hết nước. Những tàu lá chuối mới xanh non nõn rờn rờn phe phất, chạm phải nắng cứ khô ròn, khô ròn rồi vàng ỏng rụng dần, cho đến khi cả một rừng chuối mật chỉ còn là một bãi đất cằn đá. Buồng chuối nào thoát chết, thì đỏ toét màu máu, người ta gọi là chuối lửa. Ðất Thuận Hóa trở thành nứt nẻ. Ðất như thiêu, nung hừng hực. Buổi trưa ít khi nào có tiếng động, một cánh ruồi bay cũng nghe, từng tiếng chắc luỡi của thạch thùng nhấp môi giữa cái nóng ran người. Làng Sình vắng danh, vắng ngắt. Họ đổ hết ra sông, xuống biển, xuống đầm, phá. Lão Chu hồi sinh bởi cái sức nóng kinh khiếp của Thuận Hóa. Mà lão lấy lại sức lực nhanh không ngờ. Không ai có thể ngờ. Sét đánh lão không chết. Rạch mặt, cắt gân, cứa cổ tự vẫn lão cũng không chết. Lão Chu nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của một sinh vật bất tử. Mà chính lão Chu cũng tin rằng lão bất tử, sống mãi. Sống - nên lão sùng sục - xục xạo đi tìm lại cuộc đời. Thịt da lão đã mọc trở lại. Thịt mọc trên xương, mỡ bao lấy thịt, da bao lấy mỡ, lão Chu cường tráng như cũ. Trưa dập lửa xuống mình lão Chu. Gió đưa hơi nóng dộp lên trên tấm thớt lưng của lão, song lão Chu vẫn khởi công đi kiếm cuộc đời. Cuộc đời thứ nhì thay cho cái cuộc đời thứ nhất là Ngự lão đã vụng dại đánh mất. Cuộc đời ở mô? Mi biết cuộc đời ở mô? Lão Chu thè chiếc lưỡi dài đụng mặt tôi hỏi. Ðầu lưỡi lão nhọn hoắc, nháùm nhạp, trây vào đâu làm tôi nổi gai ốc tới đó. Cuộc đời ở mô? Tôi trả lời: Không biết, không biết... Lão Chu cởi trần trùng trục, ngâm mình xuống biển. Mồ hôi võng trên mặt lão nhễu xuống biển. Nước biển cũng hóa thành mồ hôi lão Chu mặn chát. Lão Chu chọn chỗ vắng, khúc biển cuối bãi Thuận An nối liền đầm Thanh Lam xanh ngời ngợi nước. Cả một mặt bể lõng trồi sụt, sóng té tạt vào bờ lôi rong rêu tràn ra đất. Rong bấu trên cát, rong quấn mình lão Chu, rong đu trên vai lão. Lão Chu bắt tôi xuống đứng nước cùng với lão, phơi mắt hứng ánh mặt trời bắn xuyên qua da từng nhát như lao phóng chọc bị. Cái khối lửa chói lọi, chói lòa, chói lòe làm tôi nhức mắt, nhưng lão Chu nhất định không cho tôi đội mũ, nhắm mắt, hay lấy tay che mặt. Lão bắt tôi nhìn trừng trừng vào đường chân trời đang cong oằn theo eo biển sẫm đậm, sẫm rịt. Mi thấy chi? Răng tau hỏi sao mi khôn trả lời? Cái ri ở ngoài nớ? Cái ri kia? Lão Chu xoắn tóc tôi nắm cứng bắt nhìn mặt biển. Giọng lão chắc nịch: Cuộc đời! Cuộc đời ở bên kia biển! Tiếng nói lão Chu tan trên mặt sóng dâng hân hoan bất thần. Thoắt cái lão buông tay cho tôi té vục mặt xuống nước, lão đã phóng mình bơi, hai đầu gối đạp nước, cần cổ lão bạnh ra như mang cá. Nước cản thân, nước ghịt lưng, nước lột vai, nước ngán chân, song lão Chu cứ rẽ sóng bơi vùn vụt . Lão bơi mau lắm, xa tít tắp, chừng muốn vượt đại dương để đến với cuộc đời ở bên kia biển. Nhưng sức lão Chu có hạn, hà bá lùa lão vào bờ, ném lão vật ra đất. Lão Chu thở hổn hển: Tau biết cuộc đời ở bên kia biển! Cuộc đời của tau ở bên kia biển, sống chết tau cũng qua, bão tố tau cũng đi, hải tặc cá kình chi tau khôn ngán! Lão Chu ngồi trở dậy, lão hỏi tôi : Mi thấy không? Thấy không? Tôi trả lời: Tôi thấy, tôi thấy... mặt biển giàn ra vĩ đại. Một sự vĩ đại mà lão Chu không thấy.
Thời gian đó, vợ thằng Hiểm sanh khó, làm băng suốt một đêm rồi đi khuất. Hài nhi lẫn sản phụ chết tức tưởi. Cái mặt thằng Hiểm trơ tráo, nham nhở hôm đi qua nhà tôi nói xấu Ngự, vậy mà lúc bốc từng vụm đất ném xuống áo quan cho vợ trông cũng thật thương tâm. Tôi thắp ba nén nhang cắm trong cái bát sành đặt trước linh sàn vợ thằng Hiểm gọi là xá vong, xin nó đừng về quấy rầy tôi với Ngọc Trản. Ngọc Trản chỉ mới mười lăm, không đẹp bằng Ngự, song nước da đã ngó sen, cổ tay tròn bầu bĩnh, và khóe mắt lẫy tình rớp hồn tôi. Tôi yêu Ngọc Trản không giống như say Ngự, với Ngự tôi đong từng nụ cười, hít chậm chạp mùi hương, quý từng phân xương thịt, ân ái dịu dàng, ôm ấp nhẹ nhàng, khẽ từng vuốt ve, nâng niu âu yếm, hứng đón cẩn trọng. Còn với Ngọc Trản, Ngọc Trản bắt tôi yêu khác thường. Chôn vợ rồi thằng Hiểm bỏ làng đi biệt tích. Ngọc Trản nói với tôi rằng bọ mạ Ngọc Trản nói thằng Hiểm đi theo phái Văn Thân. Hai chữ Văn Thân làm tôi rùng mình. Tôi cắn ghì lấy môi Ngọc Trản không cho kể tiếp. Mùi nắng dậy ở đầu lưỡi Ngọc Trản, tôi cắn vào nghe gió Lào thổi từng luồng phừng phựt. Rơm ở chỗ nằm đâm vào người tôi với Ngọc Trản như kim chích. Tóc vướng rơm, ngực vươn trái sữa, thân mình Ngọc Trản nhỏ bằng bàn tay, vết thương con gái còn bọc da non, đỏ hồng. Tôi lấy móng tay cào cho lưng Ngọc Trản chảy máu, để được uống những giọt máu son của Ngọc Trản vừa chảy vào đời mình. Gió Lào tát hơi lửa lên mình Ngọc Trản, cháy lan lan, hai cườm tay quỷ quái của Ngọc Trản đưa lên siết cổ tôi mạnh y hệt như hôm nào lão Chu ghịt đầu tôi nhúng xuống sình. Ngọc Trản khác Ngự ở phong cách, Ngự ngây thơ, Ngọc Trản tinh nghịch, không bao giờ chịu nằm yên lúc giao hoan. Qua kẻ rạ, tôi trông thấy bước chân chú tiểu cầm dùi dộng vào mặt trống đồng. Tiếng trống chùa hắt dội vào ngực Ngọc Trản nẩy lên cằm tôi tiếng nấc bật kêu lạc phúc. Lạc phúc? Cuộc đời ? Lão Chu thét: Tau đã tìm ra cuộc đời! Mi coi tau tìm ra cuộc đời! Lão Chu chồm vào trong đống rạ chỗ tôi đang nằm truy hoan với Ngọc Trản. Lão dí đầu, thè lưỡi, đặt một con mắt lão lên bụng Ngọc Trản, thả nốt con mắt còn lại vào mặt tôi. Tôi tưởng lão lại sắp hóa cuồng vì thấy tôi trần truồng bên cạnh Ngọc Trản, nhưng lão Chu chỉ cười khe khé, dáng điệu ở trên tột đỉnh của sung sướng mãn nguyện. Lão Chu rút đầu ra, lao vun vút về làng Sình, lão vừa chạy vừa cất tiếng hét: «Giô án nà! Giô án nà!» Tiếng hét của lão Chu mau lắm, nắng đuổi không kịp, rơi rớt lại tràn lên mình Ngọc Trản. Tôi bở ngỡ với cái thứ âm thanh lạ lùng, nửa kỳ quặc, nửa chói tai mà lão Chu vừa phát âm. Lão Chu học ở đâu thứ âm thanh kỳ lạ đó? Lão đã thật sự tìm thấy cuộc đời ở bên kia biển chăng? Hai bàn chân Phật, mười ngón chân bồ tát hiện ra trước đống rơm. Tia mắt sư ông trợn ngược trên thân thể Ngọc Trản, tia mắt đám sãi đuối lờ đờ khát vọng. Tôi quờ cào quần áo, kéo Ngọc Trản nhảy ùm xuống ao, bơi cắm mạng sang bên kia bờ. Những cuống sen xanh mát rượi, những lá sen mượt mà trải rộng như những lát chiếu hoa điều đỏ nắng, che chở cho tôi với Ngọc Trản trốn Phật Thích Ca. Nước hồ lạnh mát. Trong vắt. Ngọc Trản lặn thât sâu, tóc bềnh bồng như vi cá. Lúc tôi với Ngọc Trản trồi lên giữa những đài sen nhụy vàng óng ánh, sư ông và các sãi đã về chùa, chỉ còn âm vang của tiếng hét lão Chu «Giô án nà!» váng âm rơi vỡ rợp trên những tàu sen chật mặt nước. Cả một đầm sen xanh ngắt, run rẩy lay động. Các cuống sen cong búp, như thể tiếng kêu của lão Chu làm chúng sợ hãi. Từng hột nước, từng hột nước chảy lăn trên mình Ngọc Trản. Tôi cuối xuống vết thương giữa bụng Ngọc Trản còn nở ngát, hai đứa nắm tay nhau chạy bổ về làng, từ đầu lũy tre, người ta đã xì xầm bàn tán tin lão Chu gặp gỡ kẻ lạ.
Thợ Điện
10-11-2015, 06:02 PM
Lão Chu kể oang oang, dưới nắng chan chan lão nói với mọi người là lão đã tìm lại được «cuộc đời». Những kẻ lạ đến từ bên kia biển lớn cho lão biết: Rằng bên kia đại dương có một người con gái mắt xanh hơn ngọc, tóc vàng hơn tơ, da trắng hơn tuyết, bằng lòng lấy lão làm ông giôn. Hỏi lão có thuận hay không? Lão thuận hay không? Lão Chu mừng quýnh! Lão té tát tươi tả trả lời: Lão thuận! Lão thuận! Lão Chu quýnh quáng lấy tiền dành dụm, những đồng Thông Bảo quý giá mà lão nâng niu, chắt chiu, bỏ trong rương, bỏ trong ruột, chôn dưới đất. Lão đào lên, đào lên, những đồng Thông Bảo nặng chịch sức lao động của mấy trăm, mấy nghìn bức họa mà lão Chu đã vẽ bán cho mọi người, lão đào lên trả công cho kẻ lạ đã đưa tin đến. Vợ lão tên chữ Giô-an-na, nhưng lão Chu thích gọi lãnh lót yêu thương là Giô-án-nà. Giô-án-nà có mái tóc vàng kim óng ả, mắt xanh màu lục lấp lánh ngọc quý và da trắng mịn hơn tuyết phủ trên đỉnh những ngọn núi ở bên Tàu. Lão Chu không ngớt nhắc đi, nhắc lại các chi tiết ấy. Lão hãnh diện vô ngần. «Cuộc đời» bên kia biển của lão cực kỳ đẹp đẽ. Cuộc đời bên kia biển tuyệt lộng lẫy, mà gặp ai lão Chu cũng khoe khoang kể lể. Lão chỉ không nghe thấy những tiếng xầm xì, rì rầm sau lưng lão.
Lão Chu bắt đầu nhảy múa trên những đường mương quanh mặt ruộng. Lão say ngất ngưỡng, một tay hồ rượu, một tay đánh quạt, lão phe phẩy điệu múa thỏa mãn. Giọng lão Chu nghêu ngao đầy khoái lạc: «Giôôáánnàà!». Cái bóng lão Chu tắt, cái bóng lão Chu hiện, chiếc bóng lão vờn vờn thoắt thoắt tắt hiện đi tìm kẻ lạ. Ngọc Trản tinh như quỷ, rủ tôi đi rình lão Chu. Nắng hầm hầm oi oi, nhễ nhại lửa cháy ngoằn ngoèo mặt biển lấm tấm đầy dấu chân lão Chu dẫm trên cát. Nắng thêu khắp rừng dương, đổ xuống chỗ tôi với Ngọc Trản núp. Nắng dữ dội vậy mà tay chân Ngọc Trản lạnh tướp mồ hôi vì hồi hộp. Trống cũng đánh trong bụng tôi quặn ruột, tiếng trống ngực dội kinh hơn tiếng trống cửa Ngọ môn. Từ biển lớn, ngược nắng chói lòa, vọng tiếng khoắn nước của mái dầm to bản bơi rẽ vào bờ. Kẻ lạ đến từ một khối nổi sừng sửng mọc nhú lên giữa biển cả. Gót giày của kẻ lạ lún bì bạch trên mặt cát. Bỗng chốc tôi hiểu tất cả! Những chiếc nón rộng vành to như cái mâm, những đôi ủng cao tới háng, muốn liếm bẹn: Thì ra chính là bọn lái Bồ Ðào! Những tấm áo choàng của bọn lái buôn Bồ Ðào Nha bay phập phùng uốn éo trên sóng biển, rồi rũ đứng trước mặt lão Chu. Gió đưa câu chuyện trọ trẹ giữa lão Chu với kẻ lạ mất, còn: «Vợ ngươi đã hạ sinh được một bé gái đặt tên cho nó là Ô-rô-ra! Ô-rô-ra, ánh mặt trời bình minh!» Tiếng hú lão Chu re ré vang lừng biển lớn. Tiếng lão cúi đầu lạy tạ, mở túi tiền, trút những đồng Thông Bảo chót cùng của đời lão trả cho bọn lái Bồ. Tiếng đồng thau chạm vào nhau loẻng xoẻng, tiếng kêu thương bát ngàn rừng dương của lão Chu. «Ô rô ra! Ô rô ra!» Lão Chu chết lịm đi vì hạnh phúc của đứa con gái mới sanh bên kia biển. Bọn lái Bồ Ðào căng áo choàng gói tiền Thông Bảo của lão Chu lại, chúng trở ra khơi, hẹn lần đưa tin khác. Trên bãi cát chỉ còn lại một mình lão Chu đơn độc nhảy múa, và một cái bóng nữa, cao lớn dị thường. Chiếc bóng lạ của kẻ lạ đứng im lìm từ nãy chờ đợi. Ngọc Trản đeo cứng lấy tôi: «Ai mờ dị rứa? Ai mờ dị rứa? Răng lão Chu khôn về đi, lão còn muốn cái chi?» Tôi lắc đầu chịu, không biết. Giải lụa đỏ buột quanh bụng kẻ lạ bay phất phới, tung giật, thướt tha cùng với thân vải đen phủ chùm kín đôi chân. Nếp vải chùng cứ gợn lên, trôi bập bềnh dọc theo mặt biển lưa thưa gió. Tôi với Ngọc Trản nhìn say mê kẻ lạ. Mà lão Chu cũng bất động. Ánh sáng ngời ngời từ mặt trời giăng sau lưng kẻ lạ làm sáng lừng bãi cát. Ngọc Trản nén tiếng kêu, tôi nén tiếng thở, kẻ lạ thong thả, từ tốn, chậm rãi trao cho lão Chu một cuốn sách và một vòng tràng, rồi răn dạy: «Hãy tạ ơn Thượng Ðế đã ban ân phước cho ngươi là tôi tớ của Ngài! Ta là đường đi, lẻ thật và sự sống, chẳng bởi ta, chẳng có sự sống đời đời!» Lão Chu phủ phục ngay xuống. Kẻ lạ chậm rải vốc từng vụm nước biển rưới lên đầu lão Chu. Từng vốc nước rơi thánh thót, nhễu bay. Tôi vụt hiểu. Tôi đã chứng kiến cảnh tượng này ở Hải Phố: Kẻ lạ chính là một giáo sĩ! Lão Chu đang chịu phép bí tích! Người tôi run lên, những thớ gân co giật liên hồi làm tứ chi lẩy bẩy không sao điều khiển được nữa. Những giáo sĩ đang bị triều đình truy nã, ai quan hệ thì lụy vào thân. Tôi kéo Ngọc Trản vùng chạy. Mây rượt trên đầu, nắng đuổi sau lưng, gió cản mặt, cát xiềng chân, những bài kinh La ngữ của giáo sĩ réo gọi. Ngọc Trản cuống cuồng ngã ngồi, tôi lôi dậy bắt chạy cho xa, thật xa tai họa. Biển gầm ở phía sau, sóng đập vào óc não tôi tê rần vì sợ, chân vấp đá, gối va vào cây, vai cứa gai, lá chém mặt. Trong nỗi sợ hãi bừng bừng, tôi với Ngọc Trản ngã lăn xuống triền đồi cát lún, cả một khoảng trời lõm trong ngần mây trắng đương tụ lại ở động cát. Ngọc Trản thở hào hển, mồ hôi ứa ở màn tang, tuôn xuống mắt mũi miệng cằm bắp tay bắp chân đùi ngực bụng trây vàng cát. Lẫn trong những bụm cát vàng ngập miệng, ngập trí não, tôi cũng còn đủ tỉnh táo để hiểu lão Chu đã đem vào làng Sình một Thượng Ðế mới.
*
Lão Chu ba lần lên hầu quan. Quan bắt lão giải thích quan hệ với giáo sĩ. Lão Chu nhận. Quan bắt lão bỏ đạo, lão Chu từ chối. Ba lần quan sai lính nọc lão ra đánh. Lính đánh đòn thù, gậy táng vào mặt, roi quất xối xả vào người, kềm bẻ ngón tay, búa đập dập chân, nhưng cả ba lần lão Chu đều không chết. Lão Chu không thể chết, thân thể lão có sức kháng cự phi thường. Lão Chu đã bất tử. Mùa hè đỏ rộ nắng Lào đi qua, lão Chu được thả về, lão cười ré lên hãnh diện: Tau khôn có tội, ngôi thứ ba chứng giám cho tau! Lão Chu cười ha hả. Người lão tàn dại, tay chân bầm dập, mắt mũi tan nát, xương sườn chằng chịt thẹo, song lão Chu bừng bừng sức sống. Người ta bu quanh lão. Một kẻ hỏi: Ngôi thứ ba là cái chi? Răng ngôi thứ nhất, thứ nhị ở mô? Lão Chu nghe hỏi, ngửng phắt lên, lấy ngón trỏ chỉ lên trời: Ngôi thứ nhất là Thượng Ðế của lão. Ngôi thứ hai là con Ngài đã xuống thế gian chịu chết thay cho lão, và ngôi chót là ngôi thứ ba giữ mình cho lão! Cái giọng ụa hơi khế chua, mắt sắc như thép nạo, móng tay nhọn như lưỡi câu của lão Chu làm người ta sợ. Mọi người dạt lối cho lão đi, song mọi người cũng khâm phục lão. Lão Chu là cái thứ chi mà Thượng Ðế phải cử con Ngài xuống chết thay cho lão? Lão đóng đến chức chi ở trên trời? Lão Chu cười khè khè: Giô án nà! Giô án nà! Lão đã về đây! Ô rô ra! Ô rô ra! Bọ đã về đây!
Lão Chu xộc vào nhà, dắt vợ con dạo chơi. Người lão Chu như mọc cánh, bay là là lướt trên những lẫm lúa khô, từng cọng lúa nặng trĩu hạt, mọc vươn muốn níu chân lão. Mọi người đổ dồn chạy theo xem lão Chu tung tăn lượn trên mặt ruộng. Hơi nắng rươm dầm dề quanh người, phông nắng chín vàng càng làm nổi bật tấm thân thương tích của lão chờn vờn, ngả nghiêng, xiêu vẹo. Lão Chu giang tay như thể đang dắt tay vợ con lão thật. Mỗi bận gần chạm một ngọn cỏ lau cao hút đầu, lão lại giật giật khuỷu tay như nhấc đứa trẻ lên tránh khỏi bị tranh cắt. Lão Chu cứ tiếp tục cái điệp khúc : Ô rô ra! Giô án nà! «cuộc đời» của lão.
Triều đình thôi không còn dám bắt lão Chu nữa, mà để yên cho lão an hưởng hạnh phúc, không phải nể vì Thượng Ðế của lão, nhưng vì những thế lực bên kia biển mỗi ngày một mạnh. Chiếu dụ cấm đạo thôi còn hiệu lực.
Dạo đó lão Chu đã quên hẳn mất Ngự. Lão quên sự hiện diện của tôi trong cuộc sống lão. Tôi làm gì? Yêu ai? Muốn ngủ với Ngọc Trản lúc nào, ở đâu, trước mặt hay sau lưng, lão Chu cũng mặc. Lão chỉ biết đòi lại chiếc giường mây của Ngự, để dành cho Ô rô ra và Giô án nà của lão từ bên kia biển trở về ngủ. Lão Chu trải nệm hồng thúy thơm tho mùi xạ, nhưng mặt giường mây thì cứ trống ngắt. Ngọc Trản trổ mã với cơn mưa tầm thu trở lại đất Thuận Hóa. Cái khối nước trắng mờ ngày xưa giăng trên tóc Ngự, kéo về gieo xuống rưới lên mình Ngọc Trản, mỗi bận Ngọc Trản tắm mưa, da thịt nẩy nở giống cuống hoa dú mình bung cánh đẹp lạ thường. Tôi bảo lão Chu lấy Ngọc Trản làm lẻ, song lão không ưng thuận, lão còn biết gì nữa ngoài mối tình vượt đại dương? Ðêm đêm tôi nằm với Ngọc Trản, nghe lão Chu ngâm khe khẽ: ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng, đêm năm canh tiếng lắng chuông rền... Lão Chu chờ cái ngày Giô án nà đưa Ô rô ra về thăm lão. Lão Chu đợi và tôi cũng đợi.
*
Phong trào Văn Thân có một năm phừng lên mãnh liệt. Nhắc đến Văn Thân là người ta nhắc đến ái quốc, mà cũng nhắc đến đầu rơi, máu đổ, tương tàn. Ai ở làng Sình nghe hai chữ Văn Thân cũng sợ. Chỉ có lão Chu là không sợ. Lão nói con thượng đế đã chết thay cho lão, lão không chết nữa. Ngôi thứ ba giữ mình cho lão, thì lão sợ thứ chi? Lão sợ chi? Lão Chu cười hăng hắc, xối xả. Tiếng cười khật khùng, điên dại của lão Chu trêu ghẹo Văn Thân đang tàn lụi dần, yếu ớt hẳn đi trước ảnh hưởng vũ bão, mỗi ngày một lan rộng của Tây phương. Lão Chu tin mình đã theo đúng chiều mạnh của lịch sử.
Nhưng cái đêm mà thằng Hiểm trở về làng, trán thích hai chữ Văn Thân, ngực xăm hình trống đồng Ðông Sơn, thằng Hiểm không có vẻ gì là yếu ớt. Nửa đêm trăng sáng, thằng Hiểm đạp tung cửa, rạch mùng, vác mã tấu chém đôi mình lão Chu. Ðôi cánh tay thằng Hiểm cuồn cuộn bắp thịt, ngực nó nở, sô vai nó dầy, thằng Hiểm điểm mặt lão Chu thét: Việt gian! đền tội! Rồi nó bổ phập xuống. Thằng Hiểm chém xuống, chém tới đâu lạc đứt, cột gẫy, mái đổ. Bản thém sáng lạnh trên tay thằng Hiểm giống trận cuồng phong quét ngang mình lão Chu, tưởng đứt làm đôi, tưởng nát thịt, tan xương. Gió đêm rào rào qua mái, gió thổi thốc vào nhà, gió đưa hơi thép của thanh mã tấu rờn rợn buốt thấu tủy. Tiếng gió giống tiếng gào của Thượng Ðế ở đất Thuận Hóa nổi giận sai thằng Hiểm trừng trị lão Chu. Song lão Chu cũng có Thượng Ðế của lão. Tấm thân ngỡ tàn phế của lão coi vậy mà nhanh như cắt, lão lăn xuống đất tránh thanh mã chặt bửa đôi chiếc giường tre. Thằng Hiểm lại hươi mã, hai bắp đùi lão Chu búng phắt lên, bẩy thân mình lão bỗng mềm dẻo giống thân báo nhảy thót lên mặt bàn. Thằng Hiểm trở đà dao chém nát mặt bàn, làm lão Chu té ngửa ra bếp. Ngọc Trản rú lên sợ hãi, còn tứ chi tôi tê liệt nằm chết cứng ở ổ rạ. Khuôn mặt thằng Hiểm lầm lì, dễ sợ, nó quát: Việt gian! Trả nợ máu! Rồi lại chém xuống nữa. Hai bàn tay thằng Hiểm cầm chắc cán mã, đừng tưởng thằng Hiểm chậm, nó nhanh kinh hồn, lão Chu vừa chụp lấy nan thép khợi lửa, nó đã chém bay tạt đi. Lão Chu túng thế giật thanh củi đương cháy dở chích vào giữa mặt thằng Hiểm mong lửa làm nó lóa mắt. Nhưng thanh mã tấu của thằng Hiểm đã chém vỡ vụn đầu củi, tàn lửa văng tung tóe, những đốm than hồng cháy xòe đôi con ngươi thằng Hiểm đỏ dừ. Lão Chu lồng lên, lão thét: A! Mi giỏi! Mi dám giết chiên của Ngài! Quỷ bắt mi đi! Lão Chu chưa kịp thốt gọi tên Thượng Ðế của lão thì thằng Hiểm đã chém phụp tới, bản thép sáng lóe phạt ngang bụng lão Chu, từ cái đường cắt mỏng thịt da lão Chu bỗng vỡ ào đổ ra, máu phụt thành vòi lia tia phun tứ phía. Ngọc Trản kêu rú lên úp mặt vào lòng tôi kinh hãi, tôi cũng kinh hãi, nhưng không sao xoay được đầu đi chỗ khác. Hai cánh tay lão Chu cào cấu, bơi cuống cuồng trong không khí, cằm lão bạnh ra, mắt trợn ngược thất thần không hiểu vì sao ngôi thứ ba không giữ mình cho lão? Lão Chu ngã ngồi xuống đất, mười ngón tay cố đỡ chùm ruột đương lòi ra, song lão kiệt lực ngã gục mặt vào đống máu bất động. Thằng Hiểm từ từ quay lại nhìn tôi với Ngọc Trản. Sắc mặt nó lạnh như lưỡi thép biếc ngời vết máu. Chúng tôi khiếp đảm vái lạy thằng Hiểm. Tôi với Ngọc Trản chắp tay xá không ngừng, như hôm đi đưa ma con vợ thằng Hiểm, tôi cũng chắp tay xá vong. Có lẽ thằng Hiểm bắt gặp lại hình ảnh đó, nhớ lúc hạ quan tôi cùng phụ với nó lắp đất cho người khuất mặt, nên chùn tay do dự. Lão Chu đã ngồi dậy, mắt lão đầy tròng trắng, thằng Hiểm không thấy, lão đứng sau lưng với cây đòn gánh, hươi cao, rồi quất xuống thật mạnh, lão Chu quất liền tay xối xả tàn bạo, man rợ vào sọ thằng Hiểm. Lão Chu quật tới tấp điên dại, không kịp thở cho tới lúc thằng Hiểm chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy dẫy giụa. Ngọc Trản rú lên từng hồi, tiếng gió rít giữa đêm khuya khoắt lẫn vào với tiếng sấm làm mưa kinh hoàng.
Lão Chu bắt tôi với Ngọc Trản lôi xác thằng Hiểm ra bờ sông, buộc đá thả xuống. Mưa ướt mặt, sình bết chân, tôi với Ngọc Trản khó khăn lôi thằng Hiểm. Xác nó như các trâu nặng chịch. Ngọc Trản vừa kéo vừa khóc, tâm thần tôi chết đi sống lại, bị khủng bố bởi cảnh người Thuận Hoá giết người Thuận Hoá. Nhưng thằng Hiểm không chết, nước sông đêm mát lạnh làm nó tỉnh dậy, vùng vẫy tháo dây bơi tìm sự sống. Thân thể thằng Hiểm quẫy sóng chìm vào tâm tích của mặt sông. Thằng Hiểm không chết, Văn Thân không chết, chỉ tan vào lòng đất Thần Kinh mai ẩn rình rập.
Lúc tôi với Ngọc Trản ôm nhau ở bờ sông về, lão Chu đã tự nhét ruột gan vào bụng, và tự khâu vết thương lại. Lão nằm trên chiếc giường mây của Ngự, mắt nhắm nghiền, miệng lảm nhảm đọc những bài kinh La ngữ. Trong cái đêm rùng rợn đó, tôi đã tin lão Chu không bao giờ có thể chết. Lão đã biến thành một sinh vật bất tử, bởi niềm tin vào cuộc đời.
Vậy mà lão Chu chết. Lão Chu chết ba tháng sau khi thằng Hiểm chém lão, khi vết thương ở bụng đã lành, đã kéo da non, lão đã đi đứng được. Lão Chu chết giữa mùa đông, mưa trắng trời, trắng đất. Tôi khóc hết nước mắt, Ngọc Trản khóc khô giọng, đám ma lão Chu chỉ có mỗi mình tôi và Ngọc trản với giáo sĩ đi đưa. Lão Chu yên nghỉ ở ngoài làng Sình, trên đường đi Vĩnh Lại. Có ai ngờ lão Chu chết? Tôi chém lão không chết, sét đánh lão không chết. Vậy mà cái hôm bọn lái Bồ Ðào trở lại đưa tin: Vợ con lão ở bên kia biển, Giô án nà và Ô rô ra đã lâm trọng bệnh chết rồi, lão hãy để tang đi! Lão Chu khóc rống lên, thổ huyết ồng ộc, máu vãi ra đất, máu đẫm trên cát, máu nhuộm biển, máu đặc sánh một mặt đại dương đen thẫm. Và lão Chu chết. Suốt đời, chưa khi nào tôi chứng kiến một cái chết kinh khủng như vậy. Mưa bay nghiêng linh cữu hôm động quan. Giáo sĩ không cho thắp nhang, chỉ cho đốt đèn cầy, nên đám tang ảm đạm lạnh lẽo. Tôi với Ngọc Trản oằn vai gánh quan tài ra tới huyệt mộ. Giáo sĩ đi trước, chốc chốc vẫy vào hai bên mặt ruộng những giọt nước phép. Nước phép nhễu vào đâu thấm loang loang đến đó, như dấu ấn của vị Thượng Ðế mới ấn vào đất Thuận Hóa.
Ở làng Sình, cái chết của lão Chu gây ấn tượng rất mạnh. Các mụ kháo nhau rằng lão chết bởi chứng lạ, song tôi, tôi biết lão chết vì bệnh khát vọng. Tôi chờ giáo sĩ đi khuất, vập đầu khấn: Lão Chu sống khôn, thác thiêng, đừng về quấy rầy tôi với Ngọc Trản, đừng bắt ai phải chết giống lão. Nhưng lão Chu sống không khôn, thác không thiêng, lão không chịu nghe lời khấn của tôi. Hết mùa mưa, Ngọc Trản bỏ tôi lên sống trên kinh thành Huế. Mai trắng ở Huế, mọc quanh hồ Xung Khiêm Tạ có đẹp bằng mai trắng mọc rưng rức quanh làng Sình hay không? Hở Ngọc Trản? Sao bỏ tôi đi? Tình yêu tôi không đủ thắm hay Ngọc Trản cũng đi tìm quyền quý như lão Chu đã khát vọng? Mà lão có tìm được đâu? Mà người ta sau này chết giống lão?
Những cái chết sau quá khứ về sau vẫn tiếp tục tiếp diễn mãi cho đến tận bây giờ. Những cái chết trên biển, bên kia biển, và bên này đất liền. Tôi mãn tang chồng, mãn tang lão Chu, rồi tiến thêm bước nữa. Lập gia đình hạ sanh thêm một đứa con gái. Tôi sống sót bằng cách hạ sanh một đứa con. Ðứa con gái không đẹp bằng Ngự, song tôi cũng say nó như ngày xưa tôi say Ngự. Mưa ở Thuận Hóa vẫn trắng trời, trắng đất và kéo dài mãi cho tới tận bây giờ. Những cơn mưa của khát vọng vỡ trong suốt trên những cánh đồng bạt ngàn gió chướng.
@ Tab: chắc là cờ tôi xuống lắm rồi. Đã lâu tôi vì bận quá nên không đụng đến con cờ. Hy vọng năm sau thoải mái thì sẽ dợt lại :)
Chúc mừng ông Tý. Theo bản thống kê này, http://www.prosperity.com/#!/ranking,
mà tôi thấy các báo internet có nhắc tới, xứ Na Uy của ông được xem là xứ thịnh vượn nhất thế giới; 7 năm liên tiếp được hạng nhất rồi đó. Thịnh vượn ở đây được đo dùng nhiều chất tố (tiền bạc, học vấn, y tế, an toàn, v.v...), chứ không phải chỉ có giàu.
Nước Mỹ của bác Lâm, ông Tôn, và tôi ở mãi tận thứ 11. Cả một đống dân khác chủng tộc chen trộn vào mà sống, cái gì trên thế giới cũng muốn xăng tay áo lên giải quyết, cũng có cái giá của nó.
Hi hi ông Wind, mấy người ngồi làm cái so sánh của nước này và nước khác thì họ dựa theo thống kê. Cho dù nước nào đứng đầu trong danh sách thì tôi vẫn thấy ( và không chỉ mính tôi :) ) cơ hội phát triển con người từ trẻ em đi học cho đến người già không có nước nào qua được nước Mỹ. Ông có quyền không đồng ý với tôi :) .
ChienKhuD
11-11-2015, 05:42 AM
Cảm ơn ông Tab. Nhà tôi có trẻ con nên lũ kiến rất khoái :).
Truyện ông Thợ đưa lên tôi không thể đọc vội được. Phải từ từ nghiền ngẫm mới đã. Nỗi ám ảnh hư vô, thầm lặng nhưng dữ dội vô cùng. Người ta mới chạy trốn. Nhưng khổ cái bạn thân nhất của con người lại là hư vô mới ác, trốn đâu cho thoát. Chơi chung với nhau từ thuở nào rồi.
Thợ Điện
11-11-2015, 06:48 AM
Truyện này không phải tả chân ông Tab ,mọi nhân vật chỉ là cái cớ để nói cái đìu hiu của kiếp người .Ma người có trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn khắc Trường rất hay
roamingwind
11-11-2015, 04:27 PM
Không hiểu luôn bác Lâm ơi. Nhiều biểu tượng quá. Sự đi tìm kiếm từ cái này qua cái khác ? Chiến tranh VN ? Nhức đầu thật :). Không hiêu nên không thích :), mà nếu hiểu chắc cũng không thích. Như ông Thiệp, muốn nói cái gì thì lòng vào một nhân vật, cốt truyện, tôi thích hơn.
Cũng vậy mà hồi đó trong đại học bị làm bày bình luận A Clean, Well Lighted Place (Một CHổ Sạch và Sáng) của Hemingway tôi bí lù luôn. Cái gì cũng trả lời Nada (Không), tôi chả hiểu gì hết.
Thợ Điện
11-11-2015, 09:55 PM
http://d.f21.photo.zdn.vn/upload/original/2015/11/11/01/15/3191889954_292032446_574_574.jpg
Xem hình ảnh ông Đi trong đam mê này ,con cái chẳng chịu ở nhà lo dạy chúng học dồn hết cho vợ còn mình tha hồ rong chơi ,nằm ngủ chèo queo giữa chợ đời ..Nhưng cũng phải khen ngủ mà rất cảnh giác .Dép có thể mất nhưng túi bửu bối phải ôm khư khư vào lòng
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
http://2.bp.blogspot.com/-vVuCH3ieudA/UWckIc_34UI/AAAAAAAAH5c/nP0QkEHOtno/s1600/HinhAnh2.jpg
Em nằm ngó cội thu xanh
Môi ươm đào lý một nhành đôi mươi
Về em vàng phố mây trời
Tay đơm nụ hạ hoa dời gót xuân
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
vũ mạnh trường
12-11-2015, 03:07 AM
Có bạn nào ở tam hiệp đồng nai ko tôi muốn chơi vài ván cờ úp mà ko biết chỗ có bạn nào biết cho tôi địa chỉ xin cảm ơn ..... sđt của tôi 0904267257/// cảm ơn các bạn nhiều
Thợ Điện
12-11-2015, 03:36 AM
Cũng không rõ lắm anh Trường anh nhờ ông Trung hỏi anh Thái ở Biên hoà coi sao
Thợ Điện
13-11-2015, 02:55 PM
Đố các ông tìm ra ông Trang xạ thủ gái đang trốn ở đâu
http://www.wired.com/wp-content/uploads/images_blogs/rawfile/2014/03/SimonMennerCamouflage001-660x495.jpg
ông ấy đang rình một phụ nữ khoả thân vậy cô ấy đâu
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2015/11/10/14/2E4B684A00000578-0-image-a-29_1447167393295.jpg
ChienKhuD
13-11-2015, 05:09 PM
Ông Trang này núp kỹ quá nhìn không ra ông Thợ ơi. Chỉ có cô gái đang dựa gốc cây nhìn vào thấy liền. Đúng là mắt nhìn gái có khác.
thanghong
13-11-2015, 06:26 PM
Ô xạ thủ này đệ thấy như thân tùng thân bách ấy cao ngạo vô cùng ! đúng ko huynh Lâm?
Thợ Điện
13-11-2015, 06:27 PM
Ông Trang này núp kỹ quá nhìn không ra ông Thợ ơi. Chỉ có cô gái đang dựa gốc cây nhìn vào thấy liền. Đúng là mắt nhìn gái có khác.
Tôi biết ngay mà tênh hênh ra đấy chạy đâu cho thoát mắt ông .Sở dĩ ông Trang phải núp kĩ ông tìm không ra vì hắn đang rình gái ,rình sơ sẩy gái thấy là chết hết xem
Thợ Điện
13-11-2015, 06:29 PM
Nó trốn đây nè Long ơi
http://www.wired.com/wp-content/uploads/images_blogs/rawfile/2014/03/SimonMennerCamouflage001-2-660x495.jpg
Thợ Điện
13-11-2015, 06:33 PM
Lần này để lâu tí Long nhé Nó trốn kinh lắm ở đèo núi Hội An đấy
http://www.wired.com/wp-content/uploads/images_blogs/rawfile/2014/03/SimonMennerCamouflage004-660x495.jpg
Thợ Điện
13-11-2015, 07:26 PM
Một xạ thủ chuyên nghiệp cần phải hết sức thiện nghệ hai điều
1-Bắn súng trường chính xác
2_ Nguỵ trang khéo léo ẩn mình phù hợp với môi trường xung quanh và để không ai biết mục tiêu mình đang nhắm
Nghệ sĩ người Đức Simon khám phá ra rằng những xạ thủ quân đội đều có một khả năng nguỵ trang kinh người đến mức có chỉ ra chỗ đó bạn cũng không thấy
Ông đã được phép chụp ảnh những xạ thủ Đức đang núp dưới nhiều góc cạnh .Xạ thủ đã gần như biến mình thành vô hình dù rằng ngay cả ban ngày
Trong nhiều trường hợp khám phá người xạ thủ dường như bất khả ,điều bạn nhìn thấy chỉ là họng súng nhô ra từ kẽ đá ,bụi cây .Muốn tới gần xem cho rõ cũng được nhưng e rằng quá muộn ,cách xa một dặm đầu bạn đã vỡ toang
Những bức ảnh sau chụp chỗ núp xạ thủ đã được định vị nhưng cũng chẳng giúp được nhiều trong việc khám phá
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8BF4F000000578-141_964x734.jpg
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8F23DD00000578-145_964x731.jpg
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8BF39600000578-521_964x769.jpg
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8F23FC00000578-271_964x759.jpg
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8BF3C800000578-447_964x769.jpg
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2014/02/18/article-0-1B8F244000000578-702_964x759.jpg
4I9YsUhCQ_g
bắn toàn đạn hơi ngay sọ trong một buổi huấn luyện
8AvjppsfnRE
Thợ Điện
14-11-2015, 04:44 PM
Kiếm xạ thủ khó quá vì họ nguỵ trang ,bây giờ tìm một con thú trong những hình này ,dĩ nhiên không nói thú gì .Các ông thử kiếm coi nhé .cái này chỉ cần nhìn thật kĩ là ra nó chình ình ngay đó
http://sliptalk.s3-us-west-2.amazonaws.com/wp-content/uploads/2014/10/13231644/1.jpg
http://sliptalk.s3-us-west-2.amazonaws.com/wp-content/uploads/2014/10/13231646/2.jpg
http://sliptalk.s3-us-west-2.amazonaws.com/wp-content/uploads/2014/10/13231648/3.jpg
roamingwind
14-11-2015, 04:54 PM
Nhũng cái chết ngày hôm nay
Những người đi xem văn nghệ tại Bataclan bên Paris đổ chạy ra ngoài cửa sau; có người bu cửa sổ
qzxZqoRLjTM
Thợ Điện
14-11-2015, 04:58 PM
DI LĂNG: TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH
Mùa hạ năm CN 221, vừa lên ngôi hoàng đế, Lưu Bị nôn nóng muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm này, để rửa mối thù cho Quan Vũ, vị tướng yêu quý nhất của Lưu Bị bị quân Đông Ngô sát hại; ông tuyên bố tuyệt giao với Đông Ngô, dồn mọi nỗ lực cho cuộc chiến báo thù và đích thân mang 75.000 quân sang đánh Đông Ngô.
Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược “Liên minh chống Tào” của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng ở cương vị Thừa tướng, ông không can ngăn được Lưu Bị nên đã dẫn đến kết quả thua trận Di Lăng, Khiếu Đình (gọi tắt: trận chiến Di Lăng).Vài ngày trước khi Lưu Bị cất quân, một vị tướng yêu quý khác của Lưu Bị là Trương Phi bị tùy tướng của mình sát hại rồi cắt lấy thủ cấp chạy sang hàng Đông Ngô. Hai sự kiện quá đau lòng khiến ông mất hết tự chủ và quyết tâm hơn khi quyết định mang đại quân tiến đánh Đông Ngô. Tất cả các tướng lãnh và binh lính của nhà Thục được động viên cho cuộc chiến báo thù, ngoại trừ Gia Cát Lượng và Triệu Vân (33) cùng những người phản đối cuộc chiến đều bị Lưu Bị ra lệnh bỏ lại hậu phương.
Tôn Quyền thấy Lưu Bị ra quân lần này thế lực rất mạnh, nên ông cử sứ giả sang gặp Lưu Bị xin hòa nhưng Lưu Bị thẳng thừng cự tuyệt (CN năm 222). Tôn Quyền biết không còn hy vọng giảng hoà, liền cử tướng trẻ Lục Tốn làm Đại đô đốc thống lãnh 50.000 quân chống lại quân Thục.
Chỉ sau mấy tháng ra quân, Lưu Bị đã tiến sâu vào lãnh thổ của Đông Ngô. Trong khi Đại đô đốc Lục Tốn ra lệnh toàn quân lùi sâu về phía sau, nhường hàng mấy trăm dặm sườn núi cao ngất cho Lưu Bị. Từ Tỉ Qui, Lưu Bị tiếp tục đánh gấp về hướng đông. Biên tướng quânHoàng Quyền vội can Lưu Bị: “Quân Đông Ngô xưa nay chiến đấu rất dũng mãnh, xin hoàng thượng chớ coi thường chúng. Quân ta thuận dòng sông, tiến quân dễ nhưng lui quân rất khó. Vậy xin để tiểu tướng đi trước mở đường, hoàng thượng ở phía sau tiếp ứng. Như vậy cuộc hành quân sẽ thuận lợi và an toàn hơn.” Lưu Bị nhất định không chịu nghe theo đề nghị của Hoàng Quyền. Ông ra lệnh Hoàng Quyền đóng quân giữ Giang Bắc để phòng quân Tào; còn mình dẫn quân dọc theo bờ nam, vượt suối băng rừng tiến đến Khiếu Đình (Tam Quốc Chí – Hoàng Quyền truyện). Đến đây bị phòng tuyến vững chắc của quân Đông Ngô ngăn chặn, Lưu Bị không tiến quân được nữa. Suốt trong nhiều tháng trời, quân Thục không có cơ hội giao chiến với quân Đông Ngô. Thêm vào đó, đường vận chuyển lương thực khó khăn, lại thêm thời tiết nóng bức, quân sĩ mệt mỏi, thiếu lương thực; do vậy tinh thần chiến đấu của quân Thục ngày càng sa sút… Lúc bấy giờ Lục Tốn mới hạ lệnh phản công. Biết Lưu Bị không có kinh nghiệm dùng binh: thay vì cho thủy quân và lục quân cùng tiến đánh, ông bỏ qua điều kiện thuận lợi này, lại cho đóng quân nơi tử địa (Lưu Bị cho thủy quân lên bờ lập vô số những doanh trại san sát bên nhau hàng bảy trăm dặm xuyên qua rừng núi từ huyện Vu đến Di Lăng), nên Lục Tốn dùng chiến thuật hỏa công thiêu rụi hơn bốn mươi doanh trại của Lưu Bị. Không kịp ứng phó trước tình thế bất lợi của quân Thục, Lưu Bị cùng quân sĩ tháo chạy lên núi Mã Yên. Lục Tốn ra lệnh các cánh quân Đông Ngô áp sát từ bốn phía rồi xông lên tấn công mãnh liệt. Quân Thục “như băng tan, núi lở, quân chết hàng mấy vạn”(34). Dưới đồng bằng và trên mặt sông, thi thể quân lính nằm la liệt và trôi nổi thật khủng khiếp. Đến đêm, Lưu Bị dẫn tàn binh bại tướng mở đường máu, phá vòng vây chạy về phía tây. Quân Đông Ngô đuổi sát phía sau. Nhờ các kho trạm dọc đường, quân Thục đem hết xe cộ, khôi giáp ra làm vật cản đường truy kích của quân Đông Ngô, Lưu Bị và bại tướng mới chạy thoát được về huyện Vu, sau đó chạy về thành Bạch Đế (Tam Quốc Chí – Lục Tốn truyện).
Trận chiến này, quân Thục gần như bị quân Đông Ngô tiêu diệt hoàn toàn. Toàn bộ thuyền bè, vật tư, quân trang quân dụng phút chốc rơi vào tay quân Đông Ngô.
Sau thất bại thảm hại tại mặt trận Di Lăng, tháng tư năm sau (CN năm 223), Lưu Bị bị bệnh và qua đời tại cung Vĩnh An, thành Bạch Đế (phía đông Phụng Tiết, Trùng Khánh ngày nay), hưởng thọ 62 tuổi. Ông được truy tôn: Hán Chiêu Liệt Hoàng Đế. Thế tử Lưu Thiện nối ngôi năm 16 tuổi (Hán Hậu Chủ); Thừa tướng Gia Cát Lượng phụ chính, Thượng thư lệnh Lý Nghiêm làm phó.
“Vì sao Lưu Bị phải đông chinh? Một số người nói vì muốn báo thù cho Quan Vũ. Tam Quốc Chí – Pháp Chính truyện cũng nói “Rửa nhục cho Quan Vũ” hoặc vì tức giận. Nói vậy là không đúng. Tam Quốc sử thoại của ngài Lã Tư Miễn nói: “Báo thù thay cho nghĩa đệ” rõ ràng là nói đùa và “đoàn quân Lưu Bị là đoàn quân phẫn nộ”. Cũng chưa hẳn là vậy. Tôi (tác giả PHẨM TAM QUỐC) thấy ngài Lã nói có lý. Vì sao?
1.- Con người kiên định, khó lay chuyển như Lưu Bị sẽ không làm việc theo cảm tính.
2.- Sau khi Quan Vũ bị hại, Lưu Bị không tỏ ra đau đớn lắm hoặc đập bàn tức giận mà đang mãi mê với việc xưng đế của mình, cũng không kịp phong hầu cho Quan Vũ. Năm Cảnh Diệu thứ III (năm 260), Hậu chủ Lưu Thiền mới truy phong Quan Vũ là Tráng Mâu Hầu.
3.- Lúc Lưu Bị ra quân chừng nửa năm sau khi Quan Vũ mất, như vậy đâu phải là sự rung động của tình cảm? Chỉ có thể nói là ông đã hành động theo phương châm đã định” (PHẨM TAM QUỐC của Dịch Trung Thiên Tập 2, sách dẫn tr.197 – 198 ).
Quan Vũ tự ý mang quân đánh Tương Phàn, Lưu Bị chinh phạt Đông Ngô; cả hai trận chiến đều không theo quy hoạch chiến lược (Long Trung đối) của Gia Cát Lượng nhưng tại sao ông không nói một lời nào? Theo Dịch Trung Thiên:“Có thể Gia Cát Lượng không muốn mất Kinh Châu hoặc mang tâm lý may rủi trong trận chiến Khiếu Đình. Nhưng cũng không thể loại bỏ một khả năng nữa: biết nhưng không nói vì có nói cũng chẳng có tác dụng gì, chi bằng không nói” (Dịch Trung Thiên, sách dẫn tr. 223).
Thực vậy, theo Tam Quốc Chí – Pháp Chính truyện: Sau khi Lưu Bị bại trận ở Di Lăng, Gia Cát Lượng thở dài nói:” Nếu Pháp Chính còn, chắc chắn ông sẽ ngăn được hoàng thượng đông chinh…” Điều đó chứng tỏ rằng Lưu Bị chỉ nghe theo lời Pháp Chính (cả hai phương diện: mưu trí và tình cảm); cho nên nếu Gia Cát Lượng có khuyên cũng vô ích.
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Lưu Bị là một vị vua nhân từ, tính tình điềm đạm ít nói; luôn lấy nhân nghĩa làm trọng. Mọi công việc liên quan đến quân sự, phần lớn tùy thuộc vào các tướng thân cận quyết định. Nhưng thực ra, qua bao nhiêu trận đánh giành thắng lợi(thắng ít, bại nhiều) đều do Lưu Bị quyết đoán và tự ông cầm quân ra chiến trường giao tranh với địch. Mặc dầu có nhiều quân sư đại tài như Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính bày mưu tính kế nhưng ông mới là người quyết định sau cùng. Ông không vội vã chấp thuận một sách lược nào cho dù sách lược đó mang lại cho ông kết quả tốt nhưng trái với đạo đức và lương tâm. Đó là bản chất cố hữu của Lưu Bị mà chính Tào Tháo cũng phải nễ phục.
Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Bị theo chính sử, ta thấy ông là nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan sáng suốt. Tào Tháo là người có nhận xét về ông rất chính xác:” Nay anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này!” Câu nói trên đã được ghi vào sử sách.
Quách Gia, mưu sĩ xuất sắc nhất của Tào Tháo và là một thiên tài quân sự (lúc làm quân sư cho Tào Tháo, ông mới 27 tuổi và đã giúp Tào Tháo thống nhất Miền Bắc Trung Quốc). Ông hết mực trung thành, tận tụy phục vụ cho Tào Tháo đến cuối cuộc đời (chết năm 37 tuổi). Quách Gia xuất sắc nhìn người không chỉ nhìn rõ kẻ thù mà ông còn nhìn rõ người mà mình phục vụ nữa. Với Lưu Bị trong thời gian sống bên Tào Tháo, dù có che đậy khéo đến đâu cũng không thể qua mặt được Quách Gia. Thực vậy, Ngụy thư viết: Có người thưa với Tào Tháo:“Lưu Bị có chí anh hùng, nên sớm giết đi để trừ hậu họa.” Tào Tháo hỏi ý kiến Quách Gia, ông nói ngay:“Nay minh công cầm bảo kiếm khởi nghĩa để trừ bạo yên dân, tất nhiên minh công phải nhờ vào sự trung thành và tín nghĩa. Được như vậy vẫn còn sợ không mời được anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đến với chúng ta. Lúc này Lưu Bị là anh hùng trong thiên hạ hết đường lui, đến nhờ minh công lại bị minh công giết. Vậy còn ai muốn theo minh công để bình định thiên hạ nữa đây? Giết một người để mất hết hy vọng của bốn biển, điều đó nên suy nghĩ kỷ.” Nói tóm lại, Quách Gia chủ trương không nên giết Lưu Bị. Không lâu sau đó, Tào Tháo cử Lưu Bị cùng với Quan Vũ và Trương Phi mang 1.000 quân chặn đánh Viên Thuật ở Từ Châu. Ông cùng Trình Dục đi tìm Tào Tháo để ngăn chặn không cho Lưu Bị ra quân bởi ông biết Lưu Bị lần này ra đi không bao giờ trở lại. Ý của Quách Gia là Tào Tháo phải giam lỏng Lưu Bị nhưng không hiểu vì lý do gì, Tào Tháo lại không hiểu ý Quách Gia. Có thể đây là vấn đề quá nhạy cảm nên Quách Gia không nói rõ ý của mình. Đến khi biết Lưu Bị công khai phản bội, Tào Tháo mới nói:“Hận là ta đã không nghe theo lời khuyên của Quách Gia!”
Lưu Bị còn là nhà lãnh đạo quân sự tầm cỡ. Tài cầm quân của ông tuy không xuất sắc bằng Tào Tháo nhưng cũng đủ làm cho đối phương phải kiêng dè; hơn nữa chính ông đã trực tiếp chỉ huy ngoài mặt trận nên có nhiều trải nghiệm về trận mạc. Lưu Bị đã tập hợp được nhiều tướng tài ba cùng với sự cống hiến không mệt mỏi của hai vị quân sư lừng danh Gia Cát Lượng, Bàng Thống và nhà chính khách tài danh Pháp Chính đã giúp ông chiếm được Kinh Châu và vùng đất rộng lớn Ích Châu (Ba Thục) để có một vị thế khá vững chắc vào thời đại Tam Quốc. Lưu Bị còn là nhà chính trị nhạy cảm, biết phân biệt đâu là chiến lược đúng phải theo đuổi để hoàn thành hoài bão mà ông đã ấp ủ từ thời còn trẻ (Chiến lược do KhổngMinh Gia Cát Lượng đề nghị ở Long Trung) và đâu là chiến thuật cần phải tránh cho dùchiến thuật đó nhanh chóng mang đến cho ông nhiều điều lợi (từ chối giết Lưu Chương và tập kích Ích Châu theo đề nghị của Pháp Chính và Bàng Thống).
Với tài chinh phục lòng người, Lưu Bị đã thu nạp nhiều người tài giỏi: Quan Vũ, Trương Phi, Khổng Minh Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính, rồi sau này có Khương Duy, học trò của Gia Cát Lượng và những người này đã trung thành, tận tụy và hết lòng sống vì ông cho cho đến cuối cuộc đời. Ngược lại nhà Tào Ngụy hiếm có những trung thần như vậy và thay vào đó là những người chống đối (Khổng Dung, Tuân Úc, Thôi Diễm, Dương Tu…), những cuộc bạo loạn xảy ra sau khi Tào Tháo qua đời; tiêu biểu là cuộc nổi loạn của cha con Tư Mã Ý giết vua Ngụy tiếm ngôi.
Nhiều ý kiến cho rằng Lưu Bị là nhà lãnh đạo biết nắm lấy thời cơ để hoàn thành tham vọng của mình cho dù nhiều sự kiện ông đã hành xử không thích hợp với thái độ của một nhà lãnh đạo gương mẫu.
Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo đánh đuổi, ông chạy qua nương nhờ Lưu Bị và được Lưu Bị cử Lã Bố đóng quân ở Tiểu Bái. Không lâu sau đó, Lã Bố đánh úp Từ Châu, Lưu Bị chống trả không nổi phải bỏ Từ Châu chạy về Quảng Lăng lại bị Viên Thiệu truy kích; cùng đường Lưu Bị phải quay lại Từ Châu đầu hàng Lã Bố. Lưu Bị được Lã Bố dung nạp và cứu mạng ít nhất một lần nhưng khi Lã Bố ở bước đường cùng, Lưu Bị lại đứng về phe Tào Tháo và dùng lời trái với đạo đức và lẽ phải (vì Lã Bố đã xin đầu hàng) để giết chết ân nhân mình (!) hay đó chỉ là lời của một vị lãnh đạo vương quyền muốn trừ mối họa về sau? Có thể đúng, vì tất cả chính quyền dưới thời Tam Quốc đều là chính quyền chuyên chế mà chính quyền chuyên chế thì không kể đến đạo lý. Lịch sử đã chứng minh điều đó; cho nên yếu tố an toàn cho chế độ vẫn phải được tính trước.
Về sau, Lưu Bị ly khai Tào Tháo theo Viên Thiệu rồi lại bỏ Viên Thiệu đầu quân Lưu Biểu. Sau trận đại thắng ở mặt trận Xích Bích, nắm lấy cơ hội, Lưu Bị bất ngờ đánh chiếm Kinh Châu rồi phong Lưu Kỳ làm Thứ sử bù nhìn Kinh Châu. Ông còn quay lưng với Lưu Chương, đánh chiếm khu vực rộng lớn Ích Châu (Ba Thục) rồi tự xưng đế và lập ra nhà Thục Hán. Những hành động đó đâu phải người tài trí nào cũng làm được mà phải công nhận rằng Lưu Bị là một chính trị gia có thực tài và ông đã xây dựng một vương quốc độc lập từ hai bàn tay trắng.
Nhưng xét cho cùng về đức độ, Lưu Bị cũng không hơn Tào Tháo bởi cả hai đều là những nhân vật cường quyền, không muốn người khác đưa ra những ý kiến ngăn cản chính sách, đường lối chính trị, cương lĩnh chính trị của mình cho dù cách thực hiện các sách lược đó không đưa đến kết quả tốt. Nhiều sự kiện lịch sử sau khi Lưu Bị lên ngôi đã chứng minh nhận định đó: Chiến dịch Đông chinh do ông phát động bị Triệu Vân và Tần Mật phản đối, việcxưng đế của Lưu Bị cũng có nhiều người không tán thành như Phí Thi, Ung Mậu, Lưu Ba. Hậu quả: Đại tướng Triệu Vân không còn được Lưu Bị tín nhiệm nữa (Triệu Vân không được tham gia chiến dịch Đông chinh), Tần Mật bị nhốt vào ngục (về sau được tha), Phí Thi bị giáng chức, Ung Mậu bị giết. Riêng Thượng thư lệnh Lưu Ba sợ bị nghi ngờ, ông luôn giữ thái độ im lặng, không dám gặp riêng ai hoặc nói điều gì nếu không phải việc công.
Lại có thức giả cho rằng:” Lưu Bị lấy nhân nghĩa làm trọng chỉ là chiêu bài mị dân và qua thân phận của người em kết nghĩa Quan Vũ, hậu thế thấy rõ ngọn cờ giả nhân giả nghĩa của Lưu Bị và nhất là sau khi lên ngôi, ông có thực lòng còn coi Quan Vũ là người em kết nghĩa ngày nào nữa không?”
Đây là một cuộc khủng hoảng thầm lặng. Lý do chủ yếu là vì nền chính trị cổ đại Trung Quốc không để lại đầy đủ hoặc cố tình che giấu những sự kiện lịch sử cơ bản đã xảy ra dưới vương triều Thục Hán, bởi vậy hậu thế không thể căn cứ vào đó để nhận xét vấn đề một cách chuẩn xác và công bằng mà chỉ suy đoán cho dù những suy đoán có sức thuyết phục nhất cũng khó thuyết phục được nhiều người chấp nhận. Do đó đã gây ra những xung đột ngấm ngầm hay ít nữa cũng tiềm ẩn trong tư tưởng của mỗi người khi đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, nhất là những mẫu chuyện hư cấu không có trong chính sử, đôi lúc còn làm người đọc hiểu sai về chính sử. Do vậy vào những dịp cuối tuần nhàn rỗi, ta thử phân tích nhận xét trên có quá nghiêm khắc lắm không?
Thợ Điện
16-11-2015, 01:10 AM
Mai đi làm rồi chán không ông Gió ,nhưng tôi quên ông là Boss muốn đến hay ở nhà là tuỳ ,mà ông có bao giờ phải chụp hình trong những tư thế này không
https://c2.staticflickr.com/6/5747/22422292894_bb0af6abca_c.jpg
Bài Hát Mùa Thu
Hôm nay có phải là thu ?
Mây năm xưa đã phiêu du trở về .
Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Ai về xa mãi cô thôn,
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà ?
Ngày em mới bước chân ra,
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu .
Nắng trôi vàng chẩy về đâu ?
Hôm nay mới thực bắt đầu vào thu .
Chiều xanh trắng bóng mây xưa,
Mây năm xưa đã phiêu du trở về .
Rung lòng dưới bước em đi,
Lá vàng lại gợi phân ly mất rồi!
Trời hồng, chắc má em tươi,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.
Em đi hoài cảm một mình.
Hai lòng riêng để mối tình cô đơn.
Hôm nay tưởng mắt em buồn:
Đã trông thấp thoáng ngọn cồn, bóng sương.
Lạnh lùng chăng, gió tha hương?
Em về bên ấy, ai thương em cùng?
ChienKhuD
16-11-2015, 10:09 AM
Kiếm xạ thủ khó quá vì họ nguỵ trang ,bây giờ tìm một con thú trong những hình này ,dĩ nhiên không nói thú gì .Các ông thử kiếm coi nhé .cái này chỉ cần nhìn thật kĩ là ra nó chình ình ngay đó
Cái này thì dễ quá ông Thợ. Bồ câu, hưu và sói nhìn thấy liền. Tụi xạ thủ ngụy trang khéo quá chỉ có thể phán đoán thôi chứ không chắc chắn được. Tôi đoán hắn trùm mền ở đây không biết có đúng không:
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/SimonMennerCamouflage004-660x495.jpg
Thợ Điện
17-11-2015, 02:14 AM
Ông kiếm không ra bị nó bắn chết rồi .Nó đây nè có họng súng thò ra đó
http://www.wired.com/wp-content/uploads/images_blogs/rawfile/2014/03/SimonMennerCamouflage004-2-660x495.jpg
ChienKhuD
17-11-2015, 05:17 PM
Hè hè may mà sinh vào thời bình. Ông Thợ là dân lính tráng nhìn cái là nhận ra ngay hay thật. Dạo này chơi đàn sướng quá ông Thợ. Kỹ thuật cơ bản coi như tạm ổn thầy chỉ dạy cách tập, cách đánh sao cho hay. Những buổi đến lớp thường không đụng tới đàn, chỉ ngồi nghe giảng mà thôi. Mới đó mà đã 3 năm nhanh thật.
roamingwind
17-11-2015, 05:32 PM
Chủ hay tớ gì cũng phải đi làm kiếm tiền để sống, bác Lâm ơi. Chỉ có làm chủ thì vui hơn thôi, dù cũng chỉ là làm bao nhiêu đó chuyện ... hihi. Đâu cần gì đợi đến thứ Hai, 2 giờ trưa chủ nhật đã phải mở máy lên làm việc rồi.
Những hình tôi đăng lên đại đa số là do vợ hiền chụp, có những hình tôi làm đạo diễn bảo chụp theo một góc cạnh nào đó; hình cô gái nghèo ngồi đọc sách bên New York, ông ăn mày lạc lõng chơ vơ giữa chốn đông người bên Kathmandu lúc trước là tôi bảo vợ chụp. Vợ ngại chụp những hình như vậy, nói là "they are people, not object (họ là người, không phải là đồ vật)." Tôi thì nói mình chụp tôn trọng họ. Đôi khi vợ muốn chụp người ta trong trạng thái của họ, vợ để cánh tay thẳng xuống, như chỉ là cầm máy thôi, rồi nhấm đại hướng muốn chụp; không muốn người ta biết đang bị chụp.
Cả thế giới đang lên cơn đồi làm giử với ISIS và những người tị nạn Syria; bác Lâm có xem cuộc họp báo của Obama hôm nay không ? Giử được đường lối mình đã chọn, không lên cơn khi cả thế giới lên cơn. Hay thật. Không biết sao này bà Clinton có làm vậy được không.
Thợ Điện
17-11-2015, 08:36 PM
Đọc bài thơ và lời bình hay quá .Chợt nhớ ông Tý cũng người Đà Nẵng nên post tặng ông .Ông vẫn còn Ngày hai buổi cắp sách đến trường để vui lòng vợ .Thuơng ông lắm
Leipzig ngày 12-11-2015
Đỗ Trường
(Chúng ta hãy đọc lại bài thơ NẾU MAI MỐT TÔI VỀ của Trần Trung Đạo và bài tôi đã viết về nó)
NẾU MAI MỐT TÔI VỀ
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi thành phố cũ
Những mái ngói xanh rêu
Bức tường vôi loang lổ
Bài thơ xưa ghi dấu một phần đời.
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi mơ ước tuổi hai mươi
Bờ bến cũ, ngậm ngùi thân sỏi đá
Tôi về đây, sông xưa, dòng nước lạ
Ngó mây trời mà khóc tuổi hoa niên.
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi cây đa cũ trong sân
Nơi tôi đứng những chiều thu lá đổ
Đừng hát nữa đa ơi, bài ca buồn vạn cổ
Tấm thân gầy đau nhức nhối trong đêm.
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi những giọt cà-phê đen
Ly rượu đắng cho môi đời bớt nhạt
Khói thuốc bay như mây trời phiêu bạt
Trên con đường nay đã đổi thay tên.
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi bè bạn anh em
Ai còn sống và ai đã chết
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn quay về.
Có còn nhận ra tôi không
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi thời mưa nắng
Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình.
Có còn nhận ra tôi không
Hay tại chính tôi quên.
Trần Trung Đạo (2000)
MỘT BÀI THƠ HAY CỦA TRẦN TRUNG ĐẠO
Đã lâu lắm rồi, tôi mới được đọc một bài thơ hay đến như vậy. Báo Viên Giác (Đức Quốc) tháng 4 có bài: Hãy Ngủ Yên Đà Nẵng Của Tôi Ơi của Trần Trung Đạo. Tác giả có trích dẫn một bài thơ của mình (Trần trung Đạo- nhưng không ghi tựa tên bài thơ ). Tôi bị cuốn hút ngay từ khổ thơ đầu. Và tôi đọc nghiến ngấu hết bài, rồi đọc đi đọc lại. Chợt thấy mình, dường như đã lâu lắm rồi, không được thưởng thức một món ăn ngon, hợp khẩu vị đến như vậy. Có lẽ, anh đã giải tỏa không riêng những gì trong tôi, mà còn cho tất cả người Việt xa quê.
Mọi người chúng ta, ai mà chẳng có tuổi thơ, Trần Trung Đạo cũng vậy. Tuổi thơ của anh gắn với những dòng sông, bãi biển êm đềm. Dòng sông ấy đã tưới mát hồn thơ của anh. Tiếng chuông chùa xa, gốc đa già nghiêng nghiêng mái đổ là nguồn thực phẩm vô tận nuôi dưỡng tâm hồn anh. Để hôm nay, qua bao ngày dồn nén, một phút xuất thần nào đó, cảm hứng cho anh viết một bài thơ hay như vậy.
Thật vậy! Bao quát cả bài thơ là giấc mơ, một giấc mơ buồn và thường trực trong anh. Trong cái chập chờn ấy, anh đã thoảng thốt gọi Đà Nẵng quê anh. Lời thơ nghẹn ngào, dằn vặt. Chúng ta bắt gặp một loạt câu hỏi tu từ: Có còn nhận ra tôi không? Có còn nhận ra tôi không?..Nó như mũi khoan xoáy vào lòng người đọc. Đối tượng hỏi của anh là ai? Hay anh hỏi chính lòng mình:
“ Còn nhận ra tôi không?
Hỡi thành phố cũ
Những mái ngói xanh rêu
Bức tường vôi loang lổ
Bài thơ xưa ghi đến một phần đời“
Anh lớn lên trong chiến tranh, thành phố quê anh cũng quặn mình trong bom đạn. Tuổi thơ của anh gắn liền với từng viên gạch đổ, những bức tường vôi loang lổ. Thành phố đã đi qua tuổi thơ vất vưởng của anh. Và đã bao năm xa quê, nhưng thời gian, không gian cũng không thể bào mòn nỗi nhớ, tình yêu ấy. Trong giấc mơ chập chờn, anh đã trở về thành phố. Anh hỏi thành phố còn nhớ anh không? Anh hỏi, mà như không hỏi, thật sự anh đi tìm tuổi thơ, tìm lại dĩ vãng :
“ Có nhận ra tôi không?
Hỡi ước mơ tuổi hai mươi
Bờ bến cũ, ngậm ngùi thân sỏi đá
Ngó mây trời mà khóc tuổi hoa niên“
Anh đã khóc, anh khóc cho thân phận, hay anh khóc cho quê hương anh. Tất cả đã đổi thay xa lạ. Giấc mơ tuổi thơ và ngày đầu hò hẹn đã mất từ ngày anh ra đi. Để rồi hôm nay, anh trở về, bến cũ còn đây, con đò đã sang ngang. Dòng sông xưa đã đổi dòng nước lạ. Thời thế, cảnh vật, con người đều xa lạ, lạnh lùng đến se sắt….
Anh đã trở về ngôi chùa cũ, nơi đã nuôi dưỡng, che chở tuổi thơ cho anh. Và dường như tôi cũng được cùng anh, nghe đâu đây tiếng vọng về của chuông chùa thuở ấy:
“Có nhận ra tôi không?
Hỡi cây đa cũ trong sân
Nơi tôi đứng những chiều thu lá đổ
Đừng hát nữa đa ơi! bài ca buồn vạn cổ
Tấm thân gầy đau nhứt nhối trong đêm”
Anh đứng lại nơi anh thường đứng, nơi có những chiều lá đổ. Anh vẫn nghe thấy tiếng kêu xé lòng của cây đa già thuở ấy. Anh bảo đa đừng hát nữa, buồn lắm, nhưng trong lòng anh hát mãi không thôi. Trong đêm tối ấy, anh đã nhìn thấy tấm thân gầy của quê hương đang oằn mình dưới phong ba, bão tố. Đường phố đã ngỡ ngàng thay tên, nơi đây một thời anh đã cùng bạn bè nhấp từng giọt cafe đen, từng ly rượu đắng. Anh đã về, nhưng thấy xung quanh đều trống vắng, tất cả bay mất như khói thuốc vô hình. Có hẹn ngày về đâu mà anh mong gặp:
“Có nhận ra tôi không
Hỡi bạn bè anh em
Ai còn sống và ai đã chết?
Ai ở lại lao đao, ai phương trời biền biệt
Giờ chia tay sao chẳng hẹn ngày về “
Cả khổ thơ là khung cảnh mù mịt của sự chia ly. Ai còn, ai mất? Người ở lại sống trong lầm than tủi nhục. Người ra đi mang trong lòng niềm nhớ thương và cả một trời kỷ niệm, quặn quại xót xa, ngày về còn xa lắm:
“ Có nhận ra tôi không?
Hỡi ghế đá công viên
Những mái lá che tôi, thời mưa nắng
Từ nơi đó trong đêm dài yên lặng
Tôi ngồi nghe sông núi gọi tên mình”
Anh muốn vùng dậy, để quét đi những đêm tối bão bùng trên quê anh, nhưng dường như anh bất lực?
Ngồi nghe văng vẳng tiếng gọi của núi sông, nơi đã chở che cho anh những ngày dài mưa nắng, gập ghềnh của tuổi thơ.
“ Có còn nhận ra tôi không
Hay tại chính tôi quên? “
Hai câu cuối chính là câu kết của toàn bài. Tôi và những sự vật, con người xung quanh, tôi và hay chính tôi. Nó là những sợi dây vô hình quán xuyến ràng buộc toàn bài lại, làm cho bài thơ có bố cục chặt chẽ hơn. Anh tự trách, tự dằn vặt mình. Anh bất lực chăng? Không! Cái khắc khoải, cái dằn vặt đó, chính là lúc anh dồn nén nỗi đau, nỗi nhớ nhất trong tâm khảm mình. Lúc anh quên, chính là lúc anh nhớ nhất, có phải thế không anh Trần trung Đạo?
Leipzig tháng 4-2008
Đỗ Trường
Tontu
19-11-2015, 08:28 AM
Bác Lâm chích ngừa cúm chưa? Đi chích đi Huynh! Mình chích để khởi động sức đề kháng của cơ thể bác ạ! Chỉ sợ con đó đánh vào phổi, làm sưng phổi thì lôi thôi lắm...vì dù sao mình cũng lớn tuổi rồi. :)
***
Thật là một sự mất mát lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam khi phải tiễn biệt nhạc sĩ Anh Bằng. Ông mất hôm 12 tháng 11 năm 2015, tại quận Cam, hưởng dương 89 tuổi, sau một thời gian dài chống chọi ung thư gan.
Ông để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm bất hủ, ăn sâu vào cõi lòng của những ai yêu "Nhạc vàng". Những tác phẩm của ông sáng tác thật êm ái, ngọt ngào, mang tính nhân văn. Mỗi khi nói lên thân phận phù du của kiếp người đi về bên kia thế giới, thì chắc hẳn chẳng ai quên được tác phẩm “Khúc thụy du”.
6_Y5qBn54Qw
Nhạc sỉ Anh Bằng là người miền Bắc. Ông di cư vào Nam, mang theo bao kỉ niệm cùng nỗi nhớ nhung khi nhắc về chốn cũ. Sự hụt hẫng về tinh thần khi phải di cư vào Nam đã tạo nguồn cảm hứng cho ra đời tác phẩm bất hủ “Nỗi lòng người đi”.
“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu.
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều.
Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai ven hồ.
Khua nước trong như ngày xưa...”
BYifSJgBTI8
Chúng ta hãy cùng thưởng thức thêm một ca khúc nữa mà ông phổ từ thơ của Thái Can, như là một lời tiễn chân ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Cầu nguyện cho ông sớm về hưởng nhan thánh Chúa. @};-
XsGAaKVgY6k
ChienKhuD
20-11-2015, 05:50 PM
Mừng 20-11.
http://3.bp.blogspot.com/-3hVOiKCDwxQ/VGxV348VuDI/AAAAAAAAGnY/qT8pcUgZ_GM/s1600/thiep-20-11-y-nghia-3.jpg
Vừa rồi tổ chức họp mặt với thầy cô, bạn bè cùng khối. Khác quá nhiều đứa chẳng nhận ra nhau. Gặp người yêu cũ định ôm cây đàn hát bài 10 năm tình cũ nhưng khổ cái đã 20 năm rồi nên thôi. Vậy mà vẫn bịn rịn như thường :)
Thợ Điện
20-11-2015, 06:56 PM
Dạo này chơi đàn sướng quá ông Thợ. Kỹ thuật cơ bản coi như tạm ổn thầy chỉ dạy cách tập, cách đánh sao cho hay.
Thầy ông chỉ là người đàn giỏi thôi chứ không phải đàn hay ,vài chục năm qua chẳng bao giờ tôi yêu cầu ông ấy đàn cho mình nghe .Ngược lại với Analia thì khác lần nào nói chuyện qua phone xong tôi cũng năn nỉ -Đàn cho tao nghe một bài đi
Ông kĩ thuật vững rồi thì lấy đống nhạc tôi đưa ra mà nghịch ngợm ,thích bài nào chơi bài đó
Học cứ học nhưng luôn có sự tìm tòi riêng mình ,chê thầy ông sợ ông buồn nhưng nói sao bây giờ .Nghệ thuật phải thành thật ,khen hão chiều lòng nhau thì đâu phải là mình
Có những sự thật không tiện nói ra ,cách sư phạm của thầy ông chỉ tạo ra được những học sinh giỏi đoạt giải nhưng không thể tạo ra nghệ sĩ ,thằng Đoàn con Kim Chung ,thằng Quang ,thằng Toàn đứa nào cũng đoạt giải quốc tế hết nhưng tôi thấy chẳng đứa nào là nghệ sĩ .Vậy mới kì!
Tôi lại rất khâm phục Cheng Zhi người trung quốc .Cha đó không phải dân cổ điển thuần tuý dậy đủ thứ nhưng học trò nó toàn nghệ sĩ biểu diễn đứa nào đàn cũng hay mới độc chứ
Ông nghe Rego đánh để ý bàn tay phải có những cú ngắt âm staccato nghe thiệt đã
ZqIqNMTAc9I
Nghe Yang chơi hay không nốt nhạc cứ long lanh lấp lánh
5Tj9T9BFaJc
TYI6HvgWyVE
Bác Lâm còn nhớ em ở Đà Nẵng là hay thiệt. Em ở Đà Nẵng được 11 năm bác ạ. Hi hi, trong 11 năm đó em cũng đi khá nhiều. Đà Nẵng thì từ Hòa Khánh qua Thanh Khê Cẩm Lệ, rồi tới biển Mỹ Khê sạch đẹp và biển Thanh Bình thì nước lúc cạn ngang đầu gối. Đà nẵng với con đường Hùng Vương, Bâch Dằng, Phan Chu Trinh, Triệu Nữ Vương ... . Bác làm cho em nhớ lại cái thời 1979-1985. Mỗi đêm về thời ấy thì các thanh thiếu niên dập dìu tà tà người xe đạp người thì honda dạo vòng vòng các con đường chính của thành phố, chạy mệt rồi thì bạn bè co người vào quán chè đậu đỏ hoặc cà phê ngồi cho dến lúc quán đóng cửa mới chịu về. Lại có lúc em đi làm ở tận Tiên Phước Trà My, hi hi, Duy Xuyên Điện Bàn em cũng tới 1 thời. Cái số em nằm trong cung Lục Bình bác ha. :)
Nhạc hay qua bác .
ChienKhuD
21-11-2015, 03:25 AM
Rego đánh hay thật quá ông Thợ ạ. Nghe sướng làm sao. Chắc chắn bà là phụ nữ chơi tango hay nhất đương đại rồi.
Đống nhạc ông Thợ cho là mớ thuốc phiện, càng chơi càng khoái. Nhiều bài vừa có solo vừa có hợp âm đệm hát rất mê. Nhiều theme nổi tiếng không biết kiếm đâu ra mà ông có hết hay quá. Vừa rồi ổ cứng của tôi bị hư nhưng là dân pro nên tui có backup lại hết không thiếu bài nào.
Thợ Điện
23-11-2015, 12:24 AM
Cái điều tôi thích ở Rego là cô ấy rất bình dân ,lịch biểu diễn kín hết cho đến năm sau ,chưa kể thời gian giảng dạy ở nhạc viện Buenos Aires vào mùa Hè .Vậy mà vẫn la cà với bạn bè ,sinh nhật cà phê ,ai thích đàn yêu cầu là đàn ngay ,rất hồn nhiên không có cái vẻ khệ nệ như mình là danh cầm ,giáo sư nhạc viện thì không thèm đàn các chỗ không đáng
Tôi thì chẳng ngại mang tiếng dốt ,cái gì không biết là hỏi cho đến kì biết mới thôi .Vì thế dễ gần nhau ,chẳng bao giờ thèm làm dáng hay sĩ diện hê hê hồn nhiên tự tại rong chơi suốt bốn mùa lá rụng .
Khi Rego đến Austin trình diễn .Cô ấy mang theo hai cây đàn .Một chơi trên sân khấu và một để tập .Tôi cũng hay đến chỗ cô ấy tập ngồi chơi .Khi thấy cô ấy lôi cây Ramirez 4R ra tập tôi cũng hờ hũng không quan tâm lắm ,cây này ngoài thị trường cũng khoảng 4K chưa phải top ,mà mình đã từng chơi cây 1A rồi .Cây tôi chơi có giá khoảng 15K ,nhưng khi cô ấy tập tôi mới hết hồn vì âm thanh hay quá hay hơn cả cây 1A hay hơn cây Robert Ruck của mình luôn
Tôi ngạc nhiên quá khi cô ấy chơi xong mình mới rụt rè hỏi -Vẫn biết Ramirez là huyền thoại gắn liền với Segovia tôi đã từng chơi hiệu này rồi kể cả thứ Grand Concert cũng thua xa cây của Rego .Vậy Rego kể xuất xứ cây này được không
Vì tôi biết danh cầm quốc tế như Rego thì đâu có bao giờ phải mua đàn .Các hãng còn bu lại xin cô được tặng không để quảng cáo
Rego cười quá trời nói -Cây này là hãng Ramirez làm đặc biệt cho tôi vì sợ mất nên bảo hãng gắn cái label đó cho mọi người khỏi để ý ,tưởng nó cũng thường thôi .Mẹ cha ơi thảo nào ! Từ đó tôi cứ ngẩn ngơ chẳng thiết ăn uống ,cứ vật vờ như cái xác không hồn
Lúc cô ấy trình diễn xong tối đó đi ăn nhà hàng bình dân Mexico Taco Cabana .Biết rằng hỏi như thế là bất lịch sự vô cùng ,có thể sau câu hỏi chưa chắc tình bạn đã như cũ .Nhưng bấn quá rồi như là thấy một em mà mình chịu đèn sắp đi về mà chẳng có cách nào gặp lại .Tôi thà chịu nhục hình còn hơn mất bóng giai nhân
.Tôi chọn cách vào đầu theo kiểu làm luận tức là lung khởi
-Đàn quí không phải làm bằng loại chất liệu thượng hạng nó quí vì đã sống lâu năm với danh cầm .Rego tôi sẵn sàng trả bất cứ cái giá nào bạn muốn để được cây đàn này
Rego uống hớp rượu rồi hít một hơi thuốc nhả khói mờ mịt vào mặt tôi nói -Đàn đắt mấy cũng mua được nhưng còn mười năm đã tập hàng ngày trên nó .Tất cả sớ gỗ đã open hết .Cái đó vô giá
Tưởng Rego từ chối tôi đã muốn oà lên khóc vì ngượng và thất vọng nhưng cô ấy nói -Adolfo (tên tiếng Spain của tôi) bạn đối với tôi rất tốt ,bạn muốn sao tuỳ bạn
Rất khó ,trả thế nào đây ? nhiều quá thì mình thấy cũng không tiện ,mà tượng trưng thì sao đây .Trong một sát na tuệ tâm bừng mở tôi nói
-Hãy cho tôi trả bằng cái giá cây Ramirez cùng model R4 nhưng tôi xin Rego cái mười năm tập luyện trên đó
Những chuyện thế này chẳng bao giờ tôi kể cho thầy ông nghe sợ ông ấy mặc cảm .Ông ấy vẫn thiếu đôi chút nghệ sĩ tính thực thụ để chia xẻ
Tôi chụp hình cây Ramirez và cây Cordoba mà thầy ông cứ xin tôi hoài nhưng tôi không cho .Có thể đôi khi mình sẽ cho một người sơ kiến mà thấy hợp ,sự thân thích hay năm tháng chả có ý nghĩa gì mấy
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02561_zpsjrgsqhfz.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02571_zps6qqtp5ba.jpg
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02581_zpsk5lhjag5.jpg
Khoái nhất bộ khoá Fustero này vặn êm ru bộ này ở ngoài đã bằng giá cây Takamie của ông trái cây rồi Giá nó khoảng 650$
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02591_zpsrgodynqp.jpg
Thầy ông xin tôi cây Cordoba này hoài mà tôi từ chối
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02352_zpsqt0fwn9i.jpg
Alent_Tab
23-11-2015, 07:34 AM
Nhìn khóa từ con ốc đến chân chuyển động biết là anh Lâm chơi toàn hàng xịn rồi. cái này vặn ra vặn vào liên tục để chỉnh chứ có phải cố định đâu nhỉ mà bao nhiêu năm vẫn tốt vậy? em chỉ khoái đồng hồ cơ cổ lắm con cũ rích tự tay mình lau dầu lại chạy tanh tách mà thích. Guitar em chỉ biết chơi mấy điệu xòn xòn xòn đô xòn, xòn xòn xòn đô rê, chứ không chuyên sâu được như các hạ!
ChienKhuD
24-11-2015, 11:17 PM
Wow... thế mà ông Thợ lại hụt mất cái hộp đàn da gấu. Nhưng cũng tùy duyên có thể cây đàn này chỉ thích ở trong cái hộp nguyên thủy của nó. Thầy Dũng cũng có nhắc tới việc ông Thợ cho thầy vài cây đàn xịn. Hì hì vậy nên ông sai thầy mới nhận chứ không giờ này tôi còn nằm ở xó nào.
Người ta bảo đàn cũng như gươm, gần gũi với chủ nhân lâu năm sẽ cộng hưởng với tính cách của người chủ. Do đó nhiều người thường tìm cách mua lại cây đàn của thầy mình, hoặc của danh cầm nào đó thay vì mua cây mới. Cái này ông Thợ thấy có đúng không?
thanghong
25-11-2015, 01:52 AM
https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtf1/v/t1.0-9/12246795_219994568332386_440378190955768513_n.jpg?oh=3a1f8b8e818baa691eb80aeffcfa5b44&oe=56E55B93
CÂY ĐÀN này của ATLQ cũng được gần 30 tuổi rồi Lâm Huynh ơi! tự nhiên đệ thấy giống cái đàn quý của Huynh !
Nhớ những năm 8x Đệ toàn tròn xoe mắt nghe đàn trộm của các anh tại xóm bật bông thôi mà thèm, sau đó thỉnh thoảng mượn về để lén tự tập nhưng toàn bị đòi ngay, đến ngày luyện thi Đại Học do có bắt đầu chạy sô đi làm thêm( trưa sơn chân bả chân máy khâu, tối đi nhào bột..) lấy tiền trang trải học phí và các phí khác , ngay tháng lương đầu tiên ở môn ( Nhào bột cho hiệu bánh rán từ 5h chiều đến 10 h chiều tối) = 30000 đồng/ 30 buổi , Đệ đã đàng hoàng lên Hàng Bông vào hiệu đàn ( cạnh nhà cầu thủ Hồng Sơn..) mua luôn vào năm 1987.
Về tự chơi thế mà cũng đốn ngã ko biết bao nhiêu "mỹ nhân" tuổi trăng tròn(em ko được học kỹ thuật cơ bản hay nhạc lý...vv nói chung toàn tư học , Đệ chưa có sư phụ (cũng như cờ tướng vậy)).
Hồi này thỉnh thoảng lại chơi sau một thời gian dài bỏ bẵng nó mốc meo...cho đến năm ngoái thì khi vui buồn lại chơi sau khi Đệ tự đánh "véc -ni" lại với màu cánh dán và hàn vá gắn những chỗ nứt vỡ - Đệ thấy nó thân thương lắm!
Thợ Điện
25-11-2015, 02:08 AM
Long đệ phong trần quá ,nhìn qua tôi biết Long đệ chơi khá vì có kẹp Capo để tăng cao độ ,dân chơi thường thường không biết cái đó dùng làm gì .Chỉ khi nào gặp mới hàn huyên được nhiều .Long đệ PM cho tôi địa chỉ số phone và tên .Tôi gửi đệ vài món đồ dùng đã theo tôi từ lâu .chắc Long đệ thích
roamingwind
25-11-2015, 02:54 AM
Bác Lâm vẫn ở chổ củ mùa Đông này phải không ? Có đi đâu chơi làm ơn cho biết; trong vài tuần tới, sau Thanksgiving, sẽ đống thùng máy espresso củ gởi qua bên bác. Nếu có đi chơi cho biết đêt tui đợi lúc bác về, hoặc make sure có người ở nhà nhận đồ.
Đã chọn máy cà phê mới rồi. hihi... và và con tim đã vui trở lại
Hạ Viện Mỹ làm thất vọng quá ... ra luật làm khó không cho dân di cư Syrian vào Mỹ. Thượng Viện mà thông qua luật này tôi sẽ lên cơn. Thằng cha khỉ dân biểu thành phố tôi bỏ phiếu cho dự luật đó. Kỳ sau nó phải xuống thôi. Để tên nó vào sổ đen của tôi rồi.
Bác có đọc cuốn The Sympathizer của Nguyễn Việt Thanh chưa ? Mẹ già quãng cáo hồi cuối tuần, nhìn qua nhìn lại internet thấy họ khen quá.
Thợ Điện
25-11-2015, 06:30 AM
Quyển đó hay lắm ông Lễ ông có về thăm cụ không
Việt Chù
25-11-2015, 06:39 AM
Diễn đàn có mục này khá hay, thỉnh thoảng vô đọc nhưng không hiểu các bác nói về vấn đề gì. He
Thợ Điện
25-11-2015, 11:46 AM
Cám ơn ông Vietchu đã ghé qua chơi thật hân hạnh cho chúng tôi quá .Quán này cũng như quán cóc lề đường thôi ông ạ ,chuyên nói chuyện tầm phào giữa bạn bè và khách
Nói lung tung chẳng có chủ đề gì hết nhưng vẫn hiểu nhau ,chuyện riêng tư cũng bầy tênh hênh ra mà chém gió .Vui lắm
roamingwind
25-11-2015, 01:38 PM
Lể Thanksgiving này về bên vợ, bác Lâm. Noel thì sẽ về mẹ già. Bên tình bên hiếu phải làm cho trọn :)
Cuối tuần trong lúc ngồi nói chuyện với mẹ già có người bạn của mẹ đứa con chở tới thăm. Hai bà ngồi nói chuyện, tôi ngồi kế bên hầu trà. Nói chuyện hồi mới qua Mỹ, chuyện con dâu, v.v... khi ra về hai bà nắm tay ra cửa. Mẹ già tiển ra và đứng nhin cho đến khi xe chạy khuất. Không biết họ còn bao nhiêu cơ hội để gặp nhau nữa. Lớn tuổi quá rồi. Mẹ già còn lái xe chầm chậm đi đây đi đó được, chứ bà kia là không lái rồi.
Bác Lâm lể này sẽ kéo một đám bạn đến phá nhà tiếp ?
Thợ Điện
25-11-2015, 09:33 PM
Ông Gió thân
Ông Quốc mới xuất bản hai cuốn này về Võ Phiến đoc rất thú vị .Nó khai mở ra nhiều điều xưa nay mình vẫn tưởng hiểu rồi .Chúc ông một lễ Tạ ơn ấm áp ,cho tôi gửi lời thăm đến người phụ nữ đã đi cùng ông trong buổi hoà nhạc của Schiff
http://3.bp.blogspot.com/-oowFUPx4cII/VlUIMCI_76I/AAAAAAAADrI/wkGFZr5Dp50/s400/S%25C3%25A1ch%2BV%25C3%25B5%2BPhi%25E1%25BA%25BFn.jpg
Thợ Điện
26-11-2015, 02:28 AM
Văn của cuộc đời
Đó là một chốn rất lạ. Lạ từ phong cảnh lạ đi. Ở đó, nước có nơi trong veo, có nơi đen kịt, cây có khi xanh tươi, lại có khi trơ cành, trụi lá. Chia ra ngày và đêm, nhưng ngày thì mù lòa mà đêm thì tối như hũ nút. Những con vật sinh ra tất nhiên cũng lạ. Chẳng hạn loài chuột lúc nào cũng chứng tỏ một khả năng chui rúc (rất kinh), lũ chó hay sủa để khoe cái mõm (rất xấu), giống mèo suốt đời lo bị người ta nhìn thấy bãi cứt (rất chua) của mình…
Con người càng lạ lùng hơn nữa. Cũng chia ra đàn ông, đàn bà, cũng có người già, người trẻ… nhưng có người được nói, lại có rất nhiều người phải câm. Kẻ được nói, nói bao giờ cũng đúng(!), nói xong không cần giữ lời. Người phải câm suốt đời chỉ việc nghe(!), không bao giờ được mở miệng (nói).
Lại cũng chia ra trên, dưới. Nhưng trên thì tưởng lầm dưới là chó rơm, còn dưới lại nghĩ trên là… đầy tớ.
Mỗi người ở đó đều có hai tai, nhưng có cặp tai nghe được, có cặp tai chẳng nghe lọt bất cứ điều gì.
Người ta vừa biết chào nhau, lại vừa biết chửi nhau, vừa biết đánh trống, lại vừa biết ăn cướp, vừa biết yêu nhau, nhưng đồng thời lại rất thạo lừa nhau…
Nơi ấy có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm. Song thứ mà người ta sợ nhất chính là… sự thật. Bởi sự thật có thể làm đổ vỡ tất cả, kể cả sự khốn nạn.
Nơi ấy cũng có “kinh“. Nhưng chỉ bám lấy duy nhất một thứ “kinh“ mà thiên hạ đã bỏ đi từ lâu.
Nơi ấy cũng có “sử“. Nhưng chỉ có “tiểu sử“ mà thôi. Từ lâu, “tiểu sử“ đã thay thế cho “đại sử“.
Nơi ấy cũng có cái gọi là “pháp luật“. Nhưng nó là thứ luôn biến hóa , tùy theo ý muốn của kẻ bề trên. Và trong mọi trường hợp, nó không bao giờ được áp dụng cho kẻ bề trên.
Nơi ấy không thiếu gì những đỉnh núi. Nhưng vẫn không làm nên một dãy núi nào.
Nơi ấy, trẻ chán ngấy những thứ thờ cúng của già (ví dụ những oanh… liệt trong quá khứ, những món tư tưởng, văn chương nhồi sọ…). Già rất e ngại những đam mê của trẻ (ví dụ những khát vọng tự do, những “nọc độc“ văn hóa , những sự thật đến từ… bốn phương tám hướng…).
Nơi ấy, ai ai cũng sở hữu riêng một cái đầu để nghĩ. Nhưng tốt nhất là đừng bao giờ dùng tới nếu muốn yên thân. Bởi đã có kẻ làm cái việc nghĩ sẵn cho mọi người.
Nơi ấy được xem là rất yên ổn. Song là sự yên ổn của một bầy cừu. Một bầy cừu ăn cỏ, nhưng tất cả đã được học thuộc lòng những bài ca và giáo lý của loài chuyên ăn thịt.
Nơi ấy vẫn có những hạng gọi là “kẻ sĩ“. Tuy nhiên, đó là một loài chẳng quí, cũng chẳng hiếm.
Nơi ấy… vân vân và… vân vân…
Ở đâu ra cái chốn lạ lùng như vậy? Kẻ sĩ đã mấy đời thử lạm bàn nguyên nhân của những sự lạ đó. Có người ngờ rằng do trời đất tạo nên. Có kẻ lại bảo tất cả nguồn cơn là từ “văn“ mà ra cả. Cái “lý sự“ ấy vừa rắc rối, lại vừa đơn giản, vừa bí hiểm, lại vừa hiện rõ ràng giữa thanh thiên bạch nhật. Nôm na như sau:
“Văn“ ở đây là kiến thức thuộc về con người, là làm người (“nhân“). Làm người để biết người. Biết người để biết mình. Biết mình để… quên mình. Kiến thức đó gồm cả “kinh“ lẫn “sử“, gồm cả thiện lẫn ác, gồm cả thực lẫn hư, gồm… cho đến tận cái “đạo“ làm người. Đạo làm người của bậc thánh nhân là một kiến thức trùm lên cả trí khôn nhân loại. Xin đừng trộn chung với vô số những kiểu “làm“ khác như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm… Bởi tất cả những thứ đó chỉ là những ứng dụng cụ thể của “trí khôn“ mà thôi. Trước tiên, hẵng cứ “làm người“ cái đã, chính cái phần “làm người“ kia, mới thực là quan trọng?
Ông Mục công người đất Kinh từng dẫn một câu nói của Thánh nhân, đại ý: “kẻ vô nhân cùng khốn mãi cũng không được, khoái lạc mãi lại càng không được. Cùng khốn mãi thì nó làm bậy, khoái lạc mãi thì nó làm loạn…“, rồi bình luận: “Thánh nhân nói thế là có ý răn, rằng để cho kẻ vô nhân lâm vào cảnh khốn cùng thì là bi kịch của một nhà. Song nếu để cho kẻ vô nhân được đắc chí mãi thì đó sẽ là bi kịch của cả một nước, thậm chí của toàn thiên hạ. Tóm lại câu ấy không chỉ đúng cho một nhà, một nước, mà đúng cho toàn thiên hạ“.
Xem suốt lịch sử một thế kỉ với bao nhiêu cuộc chiến tranh, khủng bố lớn nhỏ, kèm theo đó là vô số những tuyên ngôn, khẩu hiệu… rốt cuộc chỉ thấy toàn bịp bợm, càng về sau càng bịp bợm hơn.
Xem suốt những gương mặt từng ôm mộng cái thế, lúc ở vào cảnh khó khăn còn ra chiều tử tế. Đến khi được ngự trên đỉnh vinh quang thì lại muốn bắt chước những cái đểu giả trong lịch sử mà chính họ đã từng chửi rủa, càng về sau càng lộ rõ điều ấy.
Thì ra khoảng cách từ anh hùng đến đạo tặc cũng mỏng manh như nửa đường tơ kia vậy. Tất cả đều không ra khỏi câu nói ấy của bậc Thánh nhân.
Bậc Thánh nhân còn bảo: “Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn…“. . Sở dĩ không giải thích thứ “văn“ dùng trong thời bình ấy là “văn“ gì, bởi “văn“, vốn dĩ chỉ có nghĩa là “văn trị“ mà thôi, tuyệt đối không thể là “văn loạn“.
Chẳng biết từ bao giờ, “Văn“ được chia ra thành “văn trị“ và “văn loạn“.
Cũng ông Mục công ấy còn than một câu rằng: “Những kẻ vô nhân cứ được đắc chí mãi, thì “Văn“ của thiên hạ dẫu có bị biến thành “văn loạn“, cũng không có gì lạ“.
Thánh nhân phân biệt “văn trị“ với “văn loạn“ như thế nào?
“Văn trị“, là thứ “văn“ cốt nâng cao phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “sáng dân“.
“Văn loạn“ thì ngược lại. “Văn loạn“ cốt làm ngu cái phần kiến thức làm người. Nôm na gọi là “ngu dân“.
“Sáng dân“ là tự do tư tưởng, là không ai nghĩ thay cho ai, là công khai mọi thật giả. Vì thế dân đích thực là ông chủ.
“Ngu dân“ là cấm tự do tư tưởng, là một người nghĩ thay cho muôn người, là bưng bít mọi sự thật. Vì thế dân thực chất là giun dế.
“Sáng dân“ thuộc phạm trù đạo lý, vì thế chỉ có một. “Ngu dân“ thuộc phạm trù vô đạo lý, vì thế có trăm phương ngàn cách. Song tựu trung chia làm hai kiểu:
Thứ nhất là kiểu ngu “thô thiển“. Ngu “thô thiển“ là làm “ngu“ tuốt tuột, cái gì cũng phải làm cho “ngu“ hết, càng “ngu“ càng… thái bình thiên hạ.
Thứ hai là kiểu ngu “tinh vi“. Ngu “tinh vi“ là chỉ làm “ngu“ mỗi cái phần kiến thức làm người. Còn các phần ứng dụng cụ thể khác của trí khôn (như làm tiền, làm giàu, làm quan, làm điếm, v.v…) thì cứ việc tha hồ… càng giỏi càng tốt.
Phàm những kẻ cai trị có tham vọng vạn tuế (muôn năm), muốn độc quyền sự đắc chí của mình, thì đều phải vận dụng một trong hai kiểu ngu dân ấy.
Kiểu “thô thiển“ vì quá lộ liễu, cho nên đã từ lâu, hầu như không còn nơi nào dùng tới. Kiểu “tinh vi“ vì khó nhận ra, cho nên ở một số nơi, nó đang là… Quốc sách Giáo dục.
Quốc sách này bắt đầu bằng việc phải tạo cho được một nền… “văn loạn“. “Văn“ càng loạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Một nền văn hiến phải mất hàng nghìn năm mới làm nên một nền “văn trị“. Nhưng để xóa sạch cái nền “văn trị“ ấy, biến nó thành “văn loạn“, thì chỉ cần vài chục năm là… quá đủ. Thực tế đã (và đang) chứng minh điều ấy.
Vậy “văn trị“ là gì?
“Văn trị“ là văn của người quân tử, “văn“ của muôn đời. Là văn của mọi nhà cùng đem ra cống hiến cho thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho mọi người, vì mọi người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là thấu hết mọi nhân tình thế thái, cho nên nó mở cửa cho mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn trị“, dạy và học theo “văn trị“. .. chính là để phục vụ văn minh, phục vụ cho cuộc sống ngày càng tử tế hơn của mọi con người.
“Văn trị“ là kính trên, nhường dưới, là phân biệt rõ ràng, người ít chữ tin phục người nhiều chữ, người nhiều chữ nâng đỡ, dìu dắt người ít chữ…
“Văn trị“ hướng tới sự minh bạch, thật giả rõ ràng. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị đứng đắn. Chính trị đứng đắn vừa là mục tiêu, vừa là hệ quả của “văn trị“.
Thế “văn trị“, thì… sẽ ra sao?
“Văn trị“ cốt làm cho con người được trở nên sáng suốt, anh minh.
Đời “văn trị“ đề cao Chân, Thiện, Mĩ mà xem nhẹ danh, lợi. Vì thế sinh ra các “văn nhân“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn trị“ luôn luôn muốn “sửa“ mình cho hợp với thiên hạ.
Kẻ làm thầy đời “văn trị“ luôn luôn vì người mà dạy cách làm người.
Kẻ làm quan đời “văn trị“ vì thiên hạ mà quên cả thân mình. Lúc nào cũng thấu hết cái sướng, cái khổ của kẻ làm dân.
Kẻ làm dân đời “văn trị“, sẽ thấu hết cái hay, cái dở của kẻ làm quan. Khó ai có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu chung của cả thiên hạ. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở nơi rừng thẳm thì vẫn cứ hiểu thời thế như hiểu lòng bàn tay của mình.
Kết quả là trong đời “văn trị“, kẻ làm quan khó lừa được dân, kẻ làm dân không cần ngờ quan (mà cũng chẳng lo thiệt thòi).
“Văn trị“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ không thiếu gì kẻ có khả năng làm quan (tử tế), còn lại ai cũng sẵn sàng làm dân (đàng hoàng). Không nhà nào “độc quyền“ làm quan đến muôn năm, cũng chẳng nhà nào “độc quyền“ làm dân được mãi.
Thế thì làm quan đời “văn trị“ dễ mà khó. Dễ, bởi dân có “văn“, nói ra điều gì cũng có nhiều người hiểu. Khó, cũng bởi dân có “văn“, làm việc gì cũng bị soi thấu hết ruột gan mình.
Còn “văn loạn“ là gì?
“Văn loạn“ là văn của hạng tiểu nhân, “văn“ của một thời. Là văn của một nhà, song lại đem ra nhét vào đầu cả thiên hạ. “Văn“ ấy phục vụ cho một số ít người, vì một số ít người mà làm ra “văn“. Mục đích của thứ văn ấy là càng thiển cận, càng bịp bợm càng… tốt, cho nên nó trói buộc mọi tư duy sáng tạo. Làm ra “văn loạn“, dạy và học theo “văn loạn“. .. chỉ cốt phục vụ cho sự cai trị (hoặc lưu manh) của một số rất ít người… mà thôi.
“Văn loạn“ là cá mè một lứa, là không phân biệt nhiều chữ hay ít chữ, là cả thiên hạ không ai phục ai, từ kẻ sĩ đến thứ dân… lúc nào cũng sẵn sàng chửi nhau như hàng tôm hàng cá…
“Văn loạn“ hướng tới sự bịp bợm, tráo trở, thật giả khó phân. Vì thế nó chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị lưu manh. Chính trị lưu manh vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của “văn loạn“.
Vậy “văn loạn“, thì… sẽ ra sao?
“Văn loạn“ cốt làm cho con người phải lầm lẫn, u mê.
Đời “văn loạn“ đề cao việc sùng bái lãnh tụ, sùng bái danh, lợi. Vì thế đẻ ra những “văn nô“…
Chính trị cũng như kẻ sĩ đời “văn loạn“ luôn luôn muốn “sửa“ cả thiên hạ cho… hợp với mình.
Kẻ làm thầy đời “văn loạn“ luôn luôn vì tiền mà dạy cách làm tiền.
Kẻ làm quan đời “văn loạn“ vì mình mà sẵn sàng quên cả thiên hạ. Không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến những kẻ làm dân.
Kẻ làm dân đời “văn loạn“, sẽ chẳng bao giờ biết được bộ mặt thật của kẻ làm quan. Ai cũng có thể bị lừa dối, mê hoặc. Sự thật là sở hữu riêng của một nhóm người. Vì thế, dẫu cho kẻ sống ở giữa nơi đô thị, thì vẫn cứ mờ mịt lòng người, mờ mịt thời thế, u tối đến nỗi không hiểu thiên hạ đang trôi theo hướng nào.
Kết quả là trong đời “văn loạn“, kẻ làm quan tha hồ lừa dân, kẻ làm dân cứ việc ngờ quan (mà vẫn chẳng được tích sự gì).
“Văn loạn“ nếu được đề cao, được phổ cập… thì thiên hạ ai làm quan, cứ yên chí cha truyền con nối mà làm quan. Ai làm dân, đừng bao giờ mơ đến việc làm quan. Nhà nào làm quan, cứ việc “độc quyền“ cái “mả“ quan. Nhà nào làm dân, cứ việc “độc quyền“ cái “kiếp“ dân đen mãi mãi, chẳng bao giờ lo bị ai tranh cạnh…
Thế thì làm quan đời “văn loạn“ khó mà dễ. Khó bởi dân không có “văn“, nói ra điều gì cũng ít người hiểu. Dễ cũng bởi dân không có “văn“, dẫu suốt đời làm những việc thất đức cũng không lo bị ai biết.
Tóm lại khi đã là “văn loạn“, thì bao giờ cũng ngược lại với “văn trị“. Thế nhưng bởi “văn loạn“ nên mới sinh ra những “sự lạ“ trên kia? Hay chính những “sự lạ“ ấy mới sinh ra “văn loạn“? Đó là điều mà thiên hạ… không thể biết được.
Thợ Điện
27-11-2015, 11:13 AM
wHnj-GqUEM4
ChienKhuD
27-11-2015, 11:50 AM
Bài này nghe nhiều rồi nhưng sao Roland đánh quá ông Thợ à. Nghe héo tim muốn khóc đi được.
Bác Lâm ơi, bác có nghe qua 1 loại nấm tên là chaga ?
Em tính gởi bác ít uống thử nhé.
Thợ Điện
30-11-2015, 08:25 AM
Em tính gởi bác ít uống thử nhé.
Cám ơn ông Tý nhưng ông tính coi .Tôi đã ngần này tuổi chỉ còn qua loa dẫu ham muốn , ông cho những cái thứ cường duơng bổ thận .uống vào chỉ tổ tôi lại chạy lồng lên thì thật khó coi quá !
Ông D dù có tốn kém cũng phải tìm một cây đàn thật tuyệt vào .Mới đầu tôi nghĩ cũng tuỳ hoàn cảnh ,sức tới đâu chơi tới đó .Nhưng sau gặp thiện tri thức chỉ bảo cho lối vào mới biết phải chơi thế nào .Ông ấy mắng tôi -Ông ngu lắm mua thứ đệ nhất dẫu tốn nhưng mình chỉ khóc có một lần vì xót tiền ,mua những thứ lăng nhăng cộng lại còn tốn hơn và rồi ông sẽ phải khóc rất nhiều lần trong đời vì không được như ý
Ông ấy đã đi xa tít mù ,ngồi viết những giòng này mà thương nhớ quá
3U4yDkvRjvs
Dạ bác Lâm. Bác không thích thì .. hi hi . Dạ em xin nghe lời bác.
kiem_go
06-12-2015, 11:36 PM
các bác đoán xem em dân tộc này là ai nhé? nhìn chỉ muốn.....
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/t31.0-8/892658_616834501740028_1144233383_o.jpg
Thợ Điện
07-12-2015, 02:08 AM
các bác đoán xem em dân tộc này là ai nhé? nhìn chỉ muốn.....
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/t31.0-8/892658_616834501740028_1144233383_o.jpg
Bé Huyền lên tây nguyên chơi năm nào chứ gì ,nhìn cái tai to phúc lộc của nó là tôi biết ngay .Khổ! vợ ông ngồi sờ sờ ra đó mà không giữ mồm giữ miệng
Ông D nhìn mấy cây đàn quí của tôi thèm không ? mớ này bán hết cũng 100K ,đang bán từ từ .Già rồi không chơi nữa ,bán xong là lên đường ngao du qua thăm con bé Huyền và ông Tý ,gặp lại Châu Âu với những năm tháng đẹp nhất đời mình
Lúc này mùa Đông nên lười quá ít vào quán ,chắc các ông cũng vậy
Mùa này chỉ nghĩ đến chơi thôi , chơi miệt mài .Lúc nào người yếu mới thích vào quán ,còn khoẻ thì sáng dậy là muốn vùng lên chạy chơi khắp nơi .Chốc nữa đi Austin những ngày này gần như lễ hội liên miên .Nó cũng leo dốc leo đồi như Đà Lạt mình vậy sướng lắm .Có những ngôi chùa Tây Tạng ở đây đẹp đến nao lòng người chỉ thiếu chất hoang sơ thôi
http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/s-l1600_zps5092lwpr.jpg
trung_cadan
07-12-2015, 02:10 AM
Em gái con Ú chứ ko phải nó huynh ơi !!!
kiem_go
07-12-2015, 03:12 PM
Ai nhầm chứ chú Lâm nhầm là không thể chấp nhận được rồi. Có cái ảnh nữa để chú so sánh lại he he
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xft1/t31.0-8/1913214_616834945073317_549613147_o.jpg
P/s: ảnh này chụp ở tây bắc chứ không phải tây nguyên mọi nguời nhé
Thợ Điện
07-12-2015, 08:43 PM
Đấy ông Kiếm thấy không ,bộp chộp thì già khú đế cũng vẫn thế có thay đổi chín chắn được chút nào đâu .Tôi chỉ có mỗi cái ngờ ngợ
khi đoán là tại sao mắt con bé Huyền vui thế hoá ra em nó
Mắt con Ú nhìn kĩ các ông là bạn bè nó chắc biết nó cứ ẩn chứa cái đau khổ thế nào đấy dù rằng thoáng qua
Nay tôi tạ tội với ông Kiếm bài hát của Tân Nhân ,bà này mắt lẳng lơ quá chắc ông thích
zCehog36X4A
ChienKhuD
08-12-2015, 01:20 AM
Thèm chứ ông Thợ. Nhìn hoa văn trên vành tròn thôi đã thấy quá công phu rồi. Ông là bậc tài hoa mới có được dàn đàn quý như thế. Mỗi cây đàn đều gắn với một kỉ niệm. Cũng như giai nhân có khi phải chấp nhận thương đau để đến với nhau. Giờ ông bán hết tôi cũng mừng vì cuộc sống chỉ thú vị khi mình kiếm ra tiền để làm những việc mình thích.
Ông D dù có tốn kém cũng phải tìm một cây đàn thật tuyệt vào
Tôi cần chi tìm nữa ông Thợ. Trong đám cung tần mỹ nữ của ông chẳng phải chánh cung hoàng hậu đã đi theo tôi rồi sao, he he.
huyenmapu
08-12-2015, 06:18 AM
Hai chị em cháu rất giống nhau, ngày còn đi học tụi bạn hai đứa cũng hay bị nhầm dù hai đứa cháu không phải sinh đôi. Có lần bạn em cháu gặp cháu ở một cửa hàng tạp hóa, nhầm sang cháu nên cứ đứng hỏi han cuộc sống giờ ra sao mà cháu không biết đó là ai, nói một hồi xong đi cháu mới ngẫm bạn đó chắc nhầm em cháu.
Sắp đến Noel rồi, nơi cháu ở không khí cũng rộn ràng hơn từ ngày họ đưa cây thông đến bày biện ở quảng trường. Đường phố cũng treo vòng kết hoa khắp nơi, mọi người cũng đi mua sắm nhiều. Bác Lâm thì khỏe hơn nên đi chơi nhiều, còn các chú các anh cũng bận rộn với công việc cuối năm nhiều hơn chứ ạ.
Anh Kiếm Gỗ sau thời gian dài im hơi sao tự nhiên đăng ảnh làm em nhớ chuyến đi Điện Biên, chuyến đi chơi xa lần đầu tiên thú vị và cực kì vui của hai chị em.
Thợ Điện
09-12-2015, 10:04 AM
http://1.bp.blogspot.com/-_f22rYb2EVc/U57_ooTDzhI/AAAAAAAAAZM/hDUrOUjraB0/s1600/Guy+on+a+buffalo+label.jpg
Kẻ chăn trâu người nước Vệ là Ninh Thích khoác áo tơi, đội nón lá, đi chân đất, chỉ cần gõ vào sừng trâu mà hát, cũng động được đến tai tể tướng nước Tề là bậc đại tài Quản Trọng. Để rồi Quản Trọng tiến cử lên vua Tề Hoàn Công. Hoàn Công đọc lá thư tiến cử, đang đêm sai thắp đèn lên để tìm mũ áo. Cận thần là Thụ Điêu hỏi tìm mũ áo để làm gì? Hoàn Công bảo để phong chức cho Ninh Thích. Thụ Điêu bảo:
"Từ đây sang nước Vệ cũng chả bao xa. Sao chúa công không đợi sai người sang đó thẩm định rõ học vị, tư cách... của Ninh Thích đã, nếu quả có bằng tiến sĩ, bấy giờ hãy phong cũng chưa muộn..."
Hoàn công bảo:
"Người này đã có tiến cử của Trọng Phụ (trỏ Quản Trọng), thì hẳn là 1 bậc đại tài. Ví thử trước kia ở nước Vệ, cũng xảy ra vài điều lầm lỗi, bấy giờ chẳng lẽ ta cứ phong hay sao? mà không phong thì phí mất một người tài."
Nói rồi ngay trong đêm ấy, phong Ninh Thích làm quan Đại phu.
Nhời bàn:
Ngày xưa chẳng có thông tin như bây giờ, thế mà Ninh Thích gõ sừng trâu cũng còn tác dụng hơn khối mạng internet. Ấy là còn có kẻ quân tử biết nghe, kẻ quân tử ấy là Quản Trọng. Lại có ông vua biết nghĩ, ông vua ấy là Hoàn Công. Mặc dù vẫn có kẻ tiểu nhân biết gièm. Kẻ tiểu nhân ấy là Thụ Điêu.
Nay dẫu thông tin bời bời, trong khoảnh khắc cả thiên hạ lập tức thấu suốt. Vậy mà tuyệt không kẻ sĩ nào gặp may như Ninh Thích. Ấy là bởi đã tuyệt không có kẻ quân tử biết nghe, không có vua biết nghĩ, lại nhan nhản kẻ tiểu nhân biết gièm vậy.
xSsL3TZKvkQ
Nay dẫu thông tin bời bời, trong khoảnh khắc cả thiên hạ lập tức thấu suốt. Vậy mà tuyệt không kẻ sĩ nào gặp may như Ninh Thích. Ấy là bởi đã tuyệt không có kẻ quân tử biết nghe, không có vua biết nghĩ, lại nhan nhản kẻ tiểu nhân biết gièm vậy.
Theo em thì vế: "k c V b n" là quan trọng nhất. Em nhớ không nhầm (chắc là KHÔNG rùi hehehee...) thì Tề Hoàn Công từng bị Quản Trọng bắn trọng thương, vậy mà... Thế mới hay... hehehehee
Thợ Điện
10-12-2015, 12:35 AM
Sáng vừa ngồi uống cà phê vừa nói chuyện với ông Trang .Nói chuyện với ông ấy hay với cái Huyền lúc nào cũng hết sức thú vị ,vừa có cái thân tình gần gũi như nói chuyện với tụi nhỏ nhà mình vừa có cái cực sướng là không phải giữ kẽ ,thoải mái như nói chuyện với bạn bè
Mình trách ông ấy -Mày chơi cờ hay nhưng thiếu quyết tâm
Ông ấy nói -Dạ quyết tâm sao ạ
-Tao cũng không biết quyết tâm ra sao nữa nhưng thôi ví dụ thế này ,khi mày quen với gái thì quyết tâm lớn nhất là gì ?
-Dạ tụt quần
-Đấy đấy mang cái quyết tâm ấy vào cờ mày sẽ không có đối thủ
Vấn đáp thế đã ngộ ra chỗ yếu chỉ chưa ?
Ông ấy cười bẽn lẽn -Ngộ rồi ,giải miền Đông nam bộ tới đây vào ngày 11 cháu tụt hết không chừa một ai
ChienKhuD
10-12-2015, 01:22 AM
Bác Thợ tôi đang in bộ Best of Pop Rock For Classical Guitar vừa có solo vừa có đệm hát với hợp âm độc quá. Thầy cũng có dạy đệm nhưng phải nhìn bài nhạc có nốt, phân tích nhịp ra rồi chọn điệu cần đệm ráp lại sao cho khớp. Như vậy thì máy móc mình chỉ đệm cho mình hát được mà thôi vì ở ngoài người ta hát tá lả biết đâu mà theo. Hay do tôi tập ít nên đệm khó trúng chứ thấy mấy thằng bạn đệm chẳng bài bản gì hết mà vô ngon lành.
ChienKhuD
10-12-2015, 02:40 PM
http://s.f14.img.vnecdn.net/2015/01/29/5-1422530841_660x0.jpg
Tôi là tín đồ của phụ nữ béo. Những cô nàng mình dây chân dài chẳng thể hấp dẫn được tôi bằng một cô nàng ụt ịch. Đến tuổi cập kê bao phen mất ăn mất ngủ suy tư về những cô nàng ú. Mà mấy ông có công nhận nàng ú cười bao giờ cũng đẹp hơn nàng ốm (mốm!!) không? Khi thấy nàng béo cười là tôi quên hết cả trời đất. Đôi mắt híp lại, đôi má phùng phình ôi đẹp làm sao. Khi ấy chỉ muốn lao vào chụt chụt vài chục cái cho đã.
Gần nàng béo sướng lắm. Mùa đông không sợ lạnh, mùa hè không sợ nóng. Gần nàng béo không sợ đói. Nàng bao giờ cũng có sẵn thức ăn từ xuân tới hạ. Bạn đến nhà không lo thiếu mồi (chỉ sợ thiếu bia). Do đó lấy được nàng béo càng không lo mất mặt với chiến hữu. Bạn bè chén chú chén anh nàng cũng tự nhiên chén cô chén thím. Chán nhất những cô nàng eo thon dưỡng da dưỡng dáng ăn gì cũng không dám báo hại mình phải vụng trộm đi ăn một mình.
Đi bên nàng béo tôi rất tự tin. Ai cũng bảo mình chăm ghệ chu đáo. Thế nào sau này cũng là người chồng, nguời cha tốt. Ngược lại, nàng béo rất biết chăm chút cho người tình vì bản thân nàng không còn chỗ nào để chăm cả. Tặng quà cho nàng béo cũng dễ. Nàng vốn không thích những món xa xỉ dành cho minh tinh màn bạc (vì không hợp), lại không thích những thứ cao siêu triết lý. Đa số nàng béo chỉ thích những thứ thực dụng ăn được liền, dùng được liền do đó khi tặng quà xong đôi khi tôi được chia phần.
https://dantri4.vcmedia.vn/k:2015/img20151209162658357/con-gai-sao-phim-bo-gia-nong-bong-voi-noi-y.jpg
trinhson
10-12-2015, 11:56 PM
Chàng trai nào đã đến trước tôi? Dìu em ra khỏi ngôi nhà. Dăt em đi và thì thầm diu ngọt... Tôi đến ngôi nhà chỉ cánh cửa xòe tay Có phải tôi đến muộn không em? Gió thổi mãi qua ngôi nhà bỏ trống.
thanghong
13-12-2015, 10:20 PM
Sáng nay ( 13/12/2015) Long Đệ Đã nhận được đủ quà của Lâm Huynh , Vui mừng không kể đâu cho xiết! Những món đồ đã theo huynh thật sự rất vừa, rất thiết thực với Long Đệ!và phải nói là Đệ rất thích!
https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xtp1/v/t1.0-9/12345507_227383770926799_6676366591293718876_n.jpg?oh=67da8fb60374714fd4d70d37e79a4fe8&oe=571373C7
https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/12342417_227384120926764_4370851128564497032_n.jpg?oh=c867e9bcbbdb67d8e37d0762796f0b2c&oe=5714699E
Mong một ngày gần nhất được Đối ẩm ,đàm đạo với Lâm Huynh!
Cảm ơn Huynh rất rất nhiều!
Thợ Điện
13-12-2015, 11:06 PM
Cám ơn Long đệ đã vui với quà mọn ,thích thì huynh gửi tiếp nữa như những cái ba lô da trâu nước của thổ dân Kenya ,Mũ Borsalino mà Belmondo đội trong phim ấy và nhiều nữa ,mỗi món gắn liền với những quãng đời lang bạt .Với người khác chắc không giá trị nhưng với huynh đó là quá khứ ,đó là kỉ niệm .Mình không còn có cơ hội đi nữa thì nó phải theo bạn mình lên đường cho đến ngày tàn tạ .Đó là số phận chúng nó ,chúng được tạo nên không phải để nằm trong xó
Những ngày này Hà Nội cũng bắt đầu chớm Đông ,nằm đọc lại những chuyện xa xưa như Đêm giã từ Hà Nội ,những địa danh một thời nghe bố kể thuở bé như Chùa Bút Tháp ,huyện Lang Tài ,Kinh Bắc ,nghe thật thuơng nhớ
thanghong
14-12-2015, 06:26 AM
...Chùa Bút Tháp ...Đệ đã cùng với Trạng cờ Qúy Tỵ (Hương ngỗng) VÀO NGÀY XUÂN đến thi đấu tranh giải nên có biết Huynh à - thời gian trùng với giải Lệ mật (làng có các món về rắn ...nổi tiếng!)nên gọi là "chạy sô...".Hiện Nay Trụ Trì , QUẢN LÝ chùa Bút Tháp CHÍNH là Cao thủ cờ tướng - Họa sỹ- nhà Hán nôm học :PHAN CẨM THƯỢNG (Chắc nhiều người biết!)
Đông Hà Nội đã về nên Áo Của HUYNH được diện ngay ! Nó hay ở chỗ trưa nắng lên mà thấy mát dù nó rất dày...!
ChienKhuD
14-12-2015, 06:59 AM
Ông cậu mới đi được vài tuần bà mợ cũng đi theo. Vợ chồng sống chung mấy mươi năm không rời giờ xa nhau không đặng. Hồi trước ông ăn chơi dữ lắm có được chức quan nho nhỏ trong ngành cứu hỏa Biên Hòa, xe cộ, em út đầy rẫy. Bà cũng nổi tiếng đanh đá, ức hiếp nguời nhà. Bà nội khi ấy làm ở sân bay phải ở nhờ nhà ông cậu. Ông nội thích phiêu bạt không ở chung với gia đình. Ông đi miền miệt và lâu lâu lại dắt con riêng đem về cho bà nội nuôi. Bà nội nuôi tất, từ con chung con riêng đến vợ bé của chồng. Mỗi lần cậu hai say là ba và mấy cô tôi phải chui xuống giường chạy trốn, không kịp thì bị cậu nện cho một trận. Thời thế thay đổi, giải phóng mọi người về quê làm nông sinh sống cho tới cuối đời.
Thế hệ ấy giờ đi cả chỉ còn mỗi ông nội. Bây giờ ông còn buồn một nỗi chưa tìm được đứa con gái (riêng) thất lạc ở Mỹ. Bà này hiện làm doctor tôi phải gọi là cô vì có chút máu mủ. Hồi đó hai mẹ con bà ở chung với bà nội mấy năm trời. Thông tin, hình ảnh ông còn giữ cả nhờ tôi tìm nhưng tôi chẳng bao giờ làm. Vì mẹ bà ấy còn ở VN và mẹ con vẫn liên lạc với nhau. Họ không nhìn thì tội tình gì mình phải nhận. Cố gượng ép chỉ sinh thêm phiền phức.
Thợ Điện
23-12-2015, 11:59 AM
Chúc các ông một Giáng Sinh tuyệt vời ,khuya nay thấy nhớ các ông quá không đi chơi bài ngồi nhà uống rượu ,hai mùa giáng sinh rồi năm nay có khác năm ngoái không Huyền ,ông Gió chắc về nhà mẹ ,ông Tý học xong chưa ? ông D còn tập đàn không .Xin tặng các ông vài bài của Tommy chơi .Lão già này chơi hay gấp trăm lần tụi cổ điển
Tôi dạo này ít vào quán bởi vì ở dưới Galveston ,mới xây lại cái nhà gỗ trên cái nền bị bão Katrina cuốn đi hồi 2005 .Mười năm rồi mới sống lại cái thành phố nhỏ miền biển này ,thấy đã quá sức .Ngày rong chơi thành phố cổ khuya về ngủ trong căn nhà gỗ trên bờ biển sóng vỗ rì rào .Những quán Bar lặng lẽ không như Houston, chơi toàn nhạc country .Nhà tôi gần khu này
http://www.texasexplorer.com/galvstewart.jpg
BoeuXk1j01c
S33tWZqXhnk&list=RDS33tWZqXhnk#t=17
Hai cha bạn già hoà bài How deep is your love của BG nghe tình thiệt
MHeHypLZm_c&index=18&list=RDS33tWZqXhnk
ChienKhuD
24-12-2015, 11:25 PM
Cảm ơn ông Thợ. Tôi vẫn đi học đều. Ông Tommy đánh hay quá trông hạnh phúc vô cùng. Chơi dây sắt như vậy gọi là finger style đúng không ông. Hôm nọ mơ màng thấy mình chơi thử cây đàn của ông Thợ. Đàn hiệu gì không nhớ nỗi chỉ nhớ dây bass 6 đánh nặng khủng khiếp nhưng âm thanh cực hay dày đến não lòng. Giật mình tỉnh dậy thấy may quá, mình đàn dở mà cũng ít tiếp xúc với nhiều loại đàn nên đỡ phải thao thức mơ mộng.
Mấy hôm nay tôi vẫn nghĩ ông Thợ đi chơi đâu đó không ngờ đúng thật. Mùa này lạnh quá mà. Bãi biển ông ở chắc đẹp lắm. Bầu trời có êm đềm mát trong như ngôi nhà ngày xưa ở Cam Ranh không?
Hai năm trước noel ông Tý về đây dịp lễ. Anh em ngồi chơi tới gần 1 giờ sáng mới về. Giờ ông bận học chắc vài năm nữa mới có dịp ngồi đệm bolero cho ông hát.
Thôi noel đến rồi. Chúc các ông, các anh, các chị, các em Giáng Sinh vui vẻ.
Thợ Điện
25-12-2015, 12:03 AM
Cám ơn ông D đã hỏi thăm ,mấy hôm nay phải về nhà các cháu vui Giáng Sinh với con cháu .Tính tôi không thích ồn ào nhưng cũng phải chịu đựng chút xíu rồi chuồn
Quãng thời gian tôi ở Cam Ranh là năm 69 ,thời gian đó quá hạnh phúc vì mình còn trẻ mà đã được hưởng thụ .Bây giờ nhiều điều kiện hơn nhưng độ sung sướng đã giảm theo tuổi tác ,theo đam mê
Tuy nhiên, tuổi nào cũng có cái sướng riêng ,cái sướng bây giờ là không phải trách nhiệm với bất cứ điều gì nữa
Năm nay ông có mướn santa tới chơi với cháu nhỏ ở nhà không ? Thiệp Noel ở VN sao hay vẽ có 8 chú tuần lộc chở ông già Santa trong khi thực tế phải có 9 chú vì một chú dẫn đường
Qua Noel với các cháu xong ngày 26 lại có ông bạn với gia đình từ Pháp sang chơi .Tụi con ông ấy đời countdown năm mới ở Las Vegas mà lại đòi mình chạy xe để trên đường đi ghé thăm những thành phố ma từ thời Lucky Luke hãy còn bỏ hoang,từ quán rượu, giếng nước ,khách sạn cho dân đào vàng tất cả hãy còn nguyên si chỉ có lớp bụi thời gian phủ lên thôi
Ông bạn không chịu vì sợ mình lái xe gần 20 tiếng mệt lắm nhưng không sao .Ngu gì lái ,mướn một thằng Mexico cho nó lo chuyện xe cộ ,mình phải để thời gian tán dóc với bạn bè chứ
Mướn luôn chiếc SUV tổ bố đi cho sướng .Ông bạn áy náy chỉ sợ mình tốn kém .Tôi cười hô hố -Xuống tới sòng bạc tôi gỡ ,ăn thua gì
Trẻ em khắp thế giới chờ đón ông già Noel
http://gdb.voanews.com/C091EB8B-8384-41C0-919E-0CE6CADE8355_w640_r1_s.jpg
Các nhân viên NORAD và Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ, Thiếu tướng Charles Luckey, cùng các tình nguyện viên trả lời điện thoại của trẻ em trên khắp thế giới hỏi về đường đi của ông già Noel tại Căn cứ Không quân Peterson, ở Colorado, ngày 24/12/2014.
Giờ phút được trông chờ nhất trong năm đối với nhiều trẻ nhỏ là lúc ông già Noel đến. Giờ phút ấy là vào một đêm huy hoàng khi 9 con nai phóng qua bầu trời Bắc cực kéo theo một chiếc xe chở đầy đồ chơi đi khắp thế giới, ngừng lại ở mỗi nhà, nơi ông già Noel sẽ tụt xuống ống khói với một món quà dành cho mỗi bé trai và bé gái ngoan.
Sự hồi hộp chờ đợi suốt năm tăng thêm sau khi trời tối. Các bậc cha mẹ giục các em nhỏ đi ngủ để các em mơ giấc mộng đẹp về Giáng sinh, nếu khi ông già Noel đến thấy các em còn thức là sẽ phóng qua nhà khác mà không ngừng lại.
Nhưng trẻ em không thể gạt được ra khỏi đầu óc câu hỏi: Khi nào thì ông già Noel sẽ đến?
Đó chính là lúc Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ, còn gọi là NORAD giúp đem lại câu trả lời. Nhân viên tại căn cứ Không quân Peterson ở bang Colorado miền tây Hoa Kỳ đang trả lời các cú điện thoại của trẻ em trên khắp thế giới với tin tức mới nhất về địa điểm cuộc hành trình của ông Già Noel và cho biết dự báo khi nào ông sẽ đến thành phố của các em.
Một số em nhỏ sẽ được một vị khách đặc biệt trả lời điện thoại, đó là Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, tình nguyện mỗi năm tham gia công tác của NORAD theo dõi đường đi của ông già Noel.
Chương trình này đang bước vào năm thứ 60, và ngoài việc phục vụ các em nhỏ bằng điện thoại, còn có một trang web cho thấy vị trí của Ông già Noel cùng với những số liệu thống kê mới nhất về chuyến đi của ông.
Cũng có một tài khoản trên các trang Twitter và Facebook, cùng với các ứng dụng cho các thiết bị di động của Windows, Android và Apple có thông tin theo dõi tương tự, và các trò chơi trên trang web này. Có thể định các ứng dụng bằng 9 ngôn ngữ khác nhau là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Hoa.
Nhiệm vụ rà soát bầu trời Bắc Mỹ của NORAD rất thích hợp với công tác theo dõi ông Già Noel nhưng toàn bộ sáng kiến này khởi đầu một các bất ngờ.
Năm 1955, hệ thống cửa hàng bách hóa Sears Roebuck của Mỹ đã đưa một mục quảng cáo lên một tờ báo ở Colorado Springs với một số điện thoại để trẻ em gọi nói chuyện với ông già Noel. Nhưng số này lại bị in sai, và lạc vào một cơ quan tiền thân của NORAD là Bộ Chỉ huy Phòng không Lục địa.
Thực là may mắn cho các em nhỏ, ban nhân viên làm việc vào mùa Giáng Sinh năm đó đã hành động cấp thời và đưa thiết bị radar vào hoạt động theo dõi ông già vui vẻ mặc bộ quần áo màu đỏ rộng thùng thình.
Có 2 tỷ 800 triệu người trên khắp thế giới vào năm 1955. Nnay con số đó tăng lên gấp hơn 2 lần rưỡi. Như thế Ông già Noel và những người theo dõi sẽ vất vả hơn để hoàn tất trong sứ mạng 1 ngày đến giây phút chót trước khi trở về nhà để chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh năm sau.
ACJJi5re5NU
ChienKhuD
25-12-2015, 12:12 AM
Năm nay không có thuê ông già noel ông Thợ. Phần vì con bé cũng đã lớn nên nó bớt mê santa, phần vì bên đây santa rất nghiệp dư, đi tằng quà gì mà quần áo lếch thếch, râu ria rớt tới rớt lui. Thấy bên Mỹ họ làm chuyên nghiệp quá. Có hẳn trường đại học đào tạo ông già noel luôn.
http://img.v3.news.zdn.vn/w1024/Uploaded/neg_rtlzofn/2015_12_12/noel.jpg
http://img.v3.news.zdn.vn/w1024/Uploaded/neg_rtlzofn/2015_12_12/noel9.jpg
Xin chúc các anh chị em quán mình mùa giáng sinh 2015 và năm mới 2016 an lành hạnh phúc.
@ CKD
Có dịp tôi sẽ hát với ông nhé. Hy vọng không phải mất mấy năm lâu như vậy :D
Xin cám ơn Tab nhiều. Chúc Tab và gia đình giang sinh an lành và năm mới nhiều thắng lợi nhé.
ChienKhuD
30-12-2015, 10:21 AM
Ai cũng nghỉ lễ chỉ mình uống cà phê...
Tôi từng gọi quán cà phê xưa Sài Gòn của mình là quán thời gian. Tình đầu đã xa, quán cà phê xưa đã thành ký ức thời đầu xanh tuổi trẻ.
Tôi vào quán hôm nay, khuấy ly cà phê sữa đá, bỗng nhớ ngày xa hoa tím, gương mặt em mắt long lanh xoe tròn như giọt cà phê đen ngày ấy rơi qua phin xuống đáy ly thủy tinh… Hương cà phê xưa, đã gây mùi nhớ đến bây giờ…
Mời em vào quán thời gian… (*)
Mỗi sớm mai thức dậy thế giới sẽ uống gì? Câu trả lời quá dễ: Cà phê!
Thức uống gì không chỉ để uống? Câu trả lời cũng quá dễ: Cà phê!
Thức uống gì dễ gây… mùi nhớ nhất? Tôi không nghĩ câu trả lời là của riêng tôi, gã trai Sài Gòn tóc đã muối tiêu: cà phê sữa đá Sài Gòn chính hiệu!
Đúng thế, cà phê không chỉ để uống, mà còn để thưởng thức. Có trăm loại cà phê để thưởng thức, nhưng phải tìm một vị đậm ngon, một mùi thơm ngậy cho sở thích riêng, để đạt đến mức cuối cùng là chất tinh tế trong “sự uống” cà phê.
Khuấy ly ký ức…
Sự tinh tế chạm ngưỡng sẽ biến thành văn hóa. Cà phê là một thức uống có dấu ấn văn hóa đi cùng.
Người Pháp sáng chế ra cái filter và người Việt khi biết uống cà phê phi pha phin kiểu Việt, rồi nâng tầm lên thành văn hóa Việt như thêm sữa đặc thành món cà phê sữa bất hủ đến tận hôm nay. Có kẻ nhờ “cái nồi trên cái cốc…” mà phát hiện rằng khi cái phin bị nghẹt, cà phê không chảy. Đừng mở ra, đừng dùng đuôi muỗng cà phê mà “khơi dòng” nó. Hãy dùng lưng thìa chấm chút đường xoa nhẹ vào đáy phin; đường sẽ hút cà phê xuống ly nhanh và… điệu nghệ. Dân chơi uống cà phê phải có ngón nghề vậy mới thứ thiệt dân chơi.
Thì vậy, dân Sài Gòn trẻ già đều mê một món riêng cho cả hai mùa mưa nắng phương Nam - cà phê sữa đá. Và từ đó cất cánh văn hóa lên một nét riêng của chất Sài Gòn trong ly cà phê sữa đá. Bọn thi sĩ giời đày như chúng tôi ở Sài Gòn có thể suốt ngày lang thang cà phê sữa đá, nhất là loại cà phê nguyên chất Buôn Mê Thuột thơm thuần túy cà phê cao nguyên Việt, lấy nước cốt đặc, rồi nêm thêm sữa ông Thọ chẳng hạn. Vị thơm ngon đúng chất vừa giữ nguyên vị cà phê gốc, vừa hòa trộn cả vị đắng đót, nhung nhớ ngọt bùi, hệt như hương vị một cuộc tình đã xa không thể nào quên…
Cứ thế, chúng tôi chuyện trò nở như cơm gạo vàng, thổ lộ, trưng trổ cái văn hóa riêng biệt Sài Gòn uống cà phê sữa đá. Anh bạn Hà Nội ngồi uống với tôi một chiều Sài Gòn cả gió, đã thốt lên thán phục: cà phê sữa đá của ông mời tôi thật… chất lừ. Anh chàng nhà báo ấy đã dùng tiếng lóng Hà Nội để chỉ sự đậm ngon của sữa trong cà phê và cà phê hòa cùng sữa cứ tan trong ly chứa đầy đá bào trắng lạnh, chỉ uống tại Sài Gòn, cạnh thi sĩ bạn hiền họ Đỗ là tôi, mới thú đến thế. Kể ra thì cũng chả quá lời, người ta uống cà phê sữa đá Sài Gòn có khi là uống cả một Sài Gòn nắng gió phương Nam.
Cà phê… ký ức… không gian
Cà phê và những “quán thời gian” ở Sài Gòn có liên quan gì đến thời đại Internet? Có đấy, theo cách ít ai ngờ. Một ngày nào đó, khi ta đang yên vị tại gia, thư thái bên ly cà phê sữa đã tự pha, mở Facebook của mình, bỗng nhận được một tin nhắn: “Còn nhớ em, người ngày xưa từng ngồi cùng anh ở cái ghế mây hoa tím ấy? Nó còn không? Anh có thường ngồi đấy? Anh còn nhớ tên em không?”.
Thế là ly ký ức được khuấy lên, thời gian lùi lại như cuộn phim đen trắng trở ngược rất nhanh. Ghế mây hoa tím của ngày xưa, một gương mặt hiện ra với tách cà nâu trong trẻo… Khung cảnh hoa tím xưa còn, nỗi bâng khuâng khẽ trở về, niềm xúc động quay lại rưng rưng… và dòng trả lời dịu dàng hệt như xưa “Em đấy phải không? Anh còn nhớ chứ, sao không…”. Từng có ly cà phê sữa đá Sài Gòn làm chứng cho nỗi bồi hồi vụng dại một thời, làm sao không nhớ!
Tôi nghĩ hôm nay người trẻ Sài Gòn yêu nhau đâu khác ngày xưa. Giữa đôi mái đầu xanh là hai ly cà phê sữa đá Sài Gòn chất lừ, nghĩa là được giữ nguyên hương vị căn cơ của cà phê phin tình cũ của tôi, hòa tan trong vị ngọt ngào của sữa đặc, thành ly cà phê sữa đá, khuấy lên từ chất cà phê thứ thiệt. Sài Gòn cà phê sữa đá, béo ngọt, đắng nhẹ, đá lanh canh, từng ngụm mát lạnh, rôm rả chuyện trò quên nắng nóng…
Mời em vào quán thời gian…
Gọi một ly cà phê (đúng chất Sài Gòn cà phê sữa đá) - uống một chỗ ngồi. Và khuấy ly ký ức - uống làn hương xưa… Hay chứ nhỉ?
Đỗ Trung Quân
QuangHuy2009
30-12-2015, 04:57 PM
"Và khuấy ly ký ức - uống làn hương xưa…"
Thật tuyệt !
trung_cadan
30-12-2015, 07:10 PM
Nọ em thích uống cafe ĐEN lắm , và bịa ra câu :
Cafe màu đen đặc , hạnh phúc nguấy bằng thìa , he he ...
Cám ơn CKD nhiều nhe. Mọi người đã nhận được rồi :) .
Thợ Điện
12-01-2016, 02:28 AM
Ông Tý cho ai cái gì đó sao không cho tôi ? Ông phải gửi cá tuna Na Uy cho tôi uống rượu ,tuna ở đây thì nhiều nhưng tuna Na uy thì hiếm .Ông nghe em bé này chơi mà không rạo rực thì thôi .Khoái quá ông ơi ,em này mà yêu ai chắc rất dữ dội ,tính cách thể hiện qua tiếng đàn Coi em rung đùi đàn thiệt tình chịu không nổi
B2AXJBHvkH0
Đúng là phần số hôm nọ thằng Mỹ hồi gửi đàn cho ông D về VN .Tôi nghĩ là nó để ở bên đó rồi khi nào mình về ghé lấy cho ông D ,không ngờ nó về VN lần nữa tiện tay lại khuân qua .Đàn địch cũng có số phiêu lưu .Nó kể chuyện mà tôi buồn cười quá nên mới gọi ông D không ngờ ông lại đi ăn cưới với phu nhân .Ông mà thích thì tôi bảo nó ship về VN ông trả nó shipping fees tôi đang ở Galveston không về Houston nên không làm được ,đàn trung bình thôi nhưng tiếng lại very bold chất nam tính nhiều nghe cũng đã lắm .Còn sau này đàn quí cho ông thì tôi phải về chứ ai dám gửi nhỡ hư hại thì sao
Khi mới lớn yêu thích những bài cổ điển như thế này ông D ,lúc đó mình còn trong trắng hê hê .
wwFNkWgrtS4
Sau này già rồi nguyệt hoa đã từng ,tôi lại không thích cổ điển mà lại hết sức phục tụi Mỹ với fingerstyle ông coi bài này làm sao soạn cho guitar vậy mà nó làm được mới hay chứ Da đen Jamaica hát rất xuất sắc
Hát rằng
Sunny, yesterday my life was filled with rain.
Sunny, you smiled at me and really eased the pain.
The dark days are gone, and the bright days are here,
Đời ông bữa nọ mắc mưa
Gái cười một phát buồn xưa đã tàn
Những ngày tăm tối trôi mau
Hôm nay rực rỡ một màu xiêm y
S-u6qdeaPoE
Bill Piburn làm qua guitar chơi đã quá cái món này các bố cổ điển làm sao được
fJIIQeXZNZk
Người Argentina chơi đàn như đang nhảy Tango Cô này học trò Rego nhưng thật tình mà nói chơi bài này ăn đứt sư phụ .Rego chỉ hay hơn ở bài chậm thôi
nem7lDiIVxM
Tôi có ông bạn rất thích bài này nhưng lại mắc bệnh Alzheimer hôm nọ tôi đến thăm ông ấy vợ ông ấy gọi ríu rít -Anh ơi có bạn đến thăm này
Tôi vào nhà vợ ông mừng lắm dắt tay tôi ra hỏi -Anh biết ai đây không ? ông nhìn nhìn tôi một hồi rồi bảo -Đéo biết mày
Lâu lâu ghé qua chơi hàn huyên .Chúc các ông vui vẻ
ChienKhuD
13-01-2016, 12:38 AM
Công nhận nhìn em đánh bài Hotel California rung đùi chịu không nổi. Giờ thì biết 2 chỗ cong trên dưới của cây đàn dùng để làm gì :).
Ông bạn Mỹ của bác Thợ chân thành quá. Khuân cây đàn qua phi trường mệt chết mồ, phải là bạn thân hoặc tín nhiệm nhau lắm mới làm vậy. Ship về không biết có an toàn không ông Thợ. Thằng bạn tôi ship sáo sang Mỹ còn bị nó đập vỡ để kiểm tra. Cây sáo không tiếc chứ đàn mà vỡ thì tiếc lắm.
Thợ Điện
13-01-2016, 02:23 AM
Ship thì an toàn thôi mình gởi chuyển phát mau Air Cargo, miễn mình phải đóng thùng cho tốt .Vào Mỹ khó vì kiểm tra nghiêm ngặt
ra khỏi Mỹ thì dễ hơn giống như nhà băng cho vào bao nhiêu cũng không quan tâm vậy chứ rút ra là phải đủ thủ tục
Có điều mình ship door to door thì hơi đắt vì oversize cái thùng đàn cho vào cái thùng carton đặc biệt để móp trong to tổ bố cho khỏi hư 50x20x8 lại đi tỉnh giao tận nhà .Nếu nó ship an toàn cứ 1 hay 2 năm tôi lại cho ông 1 cây ship về Biếu đàn thôi còn shipping fees phải tự lo cho nó công bằng he he
Tôi có PM cho ông chi tiết tuỳ ông quyết
Người đồng nát và tay chơi bạc.
Tôi quen với T, một gã cờ bạc đủ các kiểu. Gã dạy tôi cách chia bài thế nào để bài có được hai phỏm. Đánh dấu cây bài làm sao để chỉ duy nhất mình nhìn thấy được. Cả cách làm vị quân xóc đĩa gắn nam châm thế nào. Chôn quân chẵn dưới nọc và bốc làm sao để về cửa mình muốn.
Tính tôi hiếu kỳ, cái gì cũng thích tò mò học, tôi học cũng nhanh.
Cái trò bạc bịp, trước tiên là phải nhìn người. Có khi lúc đầu phải đánh sanh chín để kiểm tra đối thủ, nếu cảm thấy giở mánh khoé được chắc chắn mới giở. Không thì giết nhau như chơi.
Tuy rằng giỏi các tiểu xảo, mánh khoé nhưng không phải lúc nào cũng gặp '' gà '' để chăn. Mà cái trò cờ bạc thì dễ nghiện, nên có những lúc không gặp được '' gà '', T cũng chấp nhận chơi sanh chín, sòng phẳng để giải cơn nghiện. Trông chờ may rủi, như thế có lúc thua bét nhè là chuyện thường.
Nói chung thì T thuộc loại cờ bạc bịp vặt vãnh vỉa hè, bữa đói, bữa lo chứ chẳng phong lưu gì. Cờ bạc nhỏ thì dẫu được cũng chẳng đáng là bao. Tôi hỏi T những tay bạc lớn họ chơi có bịp không.? T lắc đầu bảo, những tay cờ bạc lớn đều rành nghề cả, họ chơi bằng tâm lý và nắm được vận. Chơi gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, được thua không làm tâm lý mình dao động.
Tôi thích chơi gà chọi , cờ tướng ăn tiền hơn là đánh bài. Đấy là những món mà tất cả bày ra rành rẽ trước mắt, ăn thua ở đầu óc phân tích, phán đoán. Bài bạc không trông vào bịp bợp thì cũng trông vào may rủi. Hai cái món tôi thích thì tỷ lệ may rủi thấp, có những trận gà con gà sắp chạy bỗng nhiên chiến thắng vì con gà kia đứt hơi bỏ chạy trước. Nhưng hiếm có trận như thế, gà con nào tài hơn con đó thắng, mà đã ở thế thượng phong rồi thì khó mà có thể lật ngược được.
Một hôm, lúc khoảng 10 giờ đêm, chúng tôi tan canh chắn cạ, kéo nhau đi ăn phở rồi ra hồ Gươm uống nước trà. Đêm mùa đông, tháng 12 , mưa phùn, gió lạnh. Cả hai chúng tôi co ro rụt đầu để xuýt xoa nhấp ngụm nước trà nóng. Một người đàn ông rách rưới ngồi xuống quán gọi cốc nước trà. Quán trà chỉ có một cái làn và dăm cái ghế, trong cái làn đựng phích nước mấy bao thuốc và chén cùng bọc trà. Trà được pha vào một cái ấm tích ủ trong giỏ. Bà chủ quán hỏi người đàn ông rách rưới mới vào.
- Hôm nay kiếm được không.?
Người đàn ông vê điếu thuốc lào tra vào nõ, anh ta đáp giọng rất đỉnh đương.
- Ban chiều gặp cái công ty cuối năm nó dọn dẹp, được chục cân giáy và báo. Buổi tối vừa xong lại vớ được ít nhôm đầu Đinh Liệt. May là mình vừa đến thấy họ vất ra, không thì mấy bà xe rác cũng đơm mất trước.
Anh ta nở nụ cười mỉm như mãn nguyện.
Tôi nhìn cái bao tải bên cạnh anh, và cái móc sắt nhận ra anh ta là người nhặt rác.
Cái cách trả lời đủng đỉnh của anh ta làm tôi tò mò, tính tôi vẫn thế. Bố mẹ tôi đặt tên tôi là Hiếu chắc mong sau này tôi báo đáp. Nhưng tôi chỉ thấy mình hiếu kỳ chứ chả có hiếu nghĩa tí nào. Bố tôi mất trong lúc tôi vô công, rồi nghề. Việc nhỏ chê không làm, việc lớn thì chả đến lượt vì tài không, hiểu biết, quan hệ, vốn liếng không. Nhưng cứ mơ, thật tình thì ở cái tuổi đôi mươi thì ai mà chả mơ mộng mình sẽ làm gì đó thật oách. Lúc đó trong đầu tôi nghĩ, mẹ làm nghề nhặt rác mà thái độ như ông buôn ngoại tệ không bằng.
Tôi hỏi anh làm nghề này lâu chưa.
Người đàn ông nhìn tôi, chắc anh ta thấy cái khinh miệt trong cái nhìn và giọng của tôi. Anh ta cười độ lượng. Tôi nghĩ anh ta cười đểu hoặc anh ta thuộc loại dở hơi đang cao ngạo về cái nghề nhặt rác. Anh ta trả lời làm được hai năm. Bà bán nước đế thêm vào.
- Ông này ở quê làm ăn lớn đấy, bị cháy nhà, phá sản mới lên đây làm nghề này.
T đứng dậy trả tiền, bảo về . Tôi bảo T về trước, tôi về sau. Tôi ngồi lại và được nghe câu chuyện về cuộc đời người đàn ông nhặt rác.
Anh ta có nghề làm vàng mã ở quê, hàng bán lên Hà Nội. Nghề vàng mã chạy nhất vào cuối năm, giữa năm người làm vàng mã đi thu mua giấy khắp nơi về tích để làm. Nhà anh ta mua hàng chục tấn giấy vụn mỗi năm. Giấy vụn từ các công ty, nhà in thải ra. Có khi là từ cửa hàng bán lịch treo tường, những tờ lịch quá hạn bị ế làm bằng loại giấy nặng. Ba năm trước nhà anh bị cháy, cả kho giấy gần chục tấn thành tro bụi. Cái khi xưởng bằng khung sắt, lợp tôn rộng hai trăm mét bị lửa thiêu thành sắt vụn cong queo. Đã thế lại có hai người làm bị bỏng nặng. Tiền vốn mất, lại tiền chữa bệnh cho người làm, anh ta lầm vào cảnh khánh kiệt.
Tôi ngậm ngùi, hoá ra anh ta từng như vậy. Tôi hỏi sao anh đi làm nghề này. Anh nói, cũng là mình có duyên đấy em ạ. Mình làm nghề vàng mã, thu mua nhiều lần giấy vụn của mấy người đồng nát. Gặp lúc thất thế rồi, cứ tiện đó mà theo thôi. Trong cái người ta bỏ đi rồi, mình góp nhặt được ra những cái cần cho mình. Cuộc đời lúc nào cũng có trang mới đâu em, có những lúc mình đứng ở vị trí không thể làm mới được, mình làm từ cái cũ đã bỏ đi. Nghề này ngẫm ra nó cũng có tính hay của nó em à.
Trời lất phất mưa, mưa tháng 12 như những tia đá bắn vào mặt lạnh nhói. Tôi đứng dậy đi về.
Hơn tháng sau là Tết âm lịch. Mùa làm ăn của T. Gã kéo tôi đi các hội làng, đó là những nơi dễ kiếm tiền nhất. Đồ nghề T mang theo là bộ xóc tôm cua bầu cá, cái món này nếu khách đặt đều 6 cửa thì chỉ có hoà và được. Tôi đi theo cầm bao thuốc Vina , bao thuốc đã được làm hàng, tức bọn tôi đã lột bao thuốc ra, bóc lớp giấy giữa vỏ bao thuốc để cho mạt sắt vào. Rồi dán dán bao thuộc lại như mới. Khi trò bầu cua cá đến độ nào đó mà các tay chơi nhạt, tôi sẽ vất bao thuôc ra gợi ý cắt vị tiện bát đĩa bầu cua đánh xóc đĩa luôn. Chúng tôi kiếm một chút kha khá rồi chuồn, dù có thể kiếm nhiều cũng không vì dẫn đến nhiều bất trắc , nghi ngờ.
T làm cái bầu cua cá, đến quá trưa kiểm tiền thấy khá, gã thôi.Vất lại bộ tôm cua cá cho hội trai làng chơi tiếp. Chúng tôi sà vào đám gà chọi xem.
Giữa sới gà, con gà tía chân trắng đang ở thế sắp thua, nó gần như đứng chịu đòn, thỉnh thoảng mới đá lại được dăm cái nhạt nhẽo. Tiếng hò reo cổ vũ cho con gà tía chân vàng ầm ĩ. T bảo.
- Trận này xong rồi, xem làm gì. Kiếm trận mới bắt đầu đi.
Tôi bảo quá trưa rồi, làm gì có trận mới. Gà chọi người ta đá từ sáng, vì đến tối gà không nhìn gì thấy đá nữa. 6 giờ chiều không con nào thắng là hoà. Xem chơi thôi chả cá độ gì.
Phe gà chân vàng nhìn thấy chiến thắng đến gần, họ hò reo và đưa ra những giá cá cược đầy thách đố. Mười ăn một. Chẳng ai bắt độ, cái thế gà chân trắng thua đã nhìn thấy rõ. Sự im lặng, né tránh khôn ai dám cược gà chân vàng khiến cho phe chân trắng càng phấn khích, họ hăng máu hơn.
Tôi nhìn những khuôn mặt hừng hực khi thế của bên gà chân vàng, quay ra bảo T.
- Mình đánh gà chân trắng đi.
T trừng mắt.
- Mày hâm à, trận này chỉ chờ gà chân trắng chạy, theo gì mà theo.
Tôi bảo.
- Chạy thì tất chạy rồi, nhưng mà chạy thế nào mình có kiếm được ra tiền không mới là vấn đề. Bọn kia giờ đang nghĩ thắng rồi, đó mới là cái tâm lý mình kiếm tiền. Ở Hà Nội dân chơi kể cả sắp chạy nó còn độ bao giờ chạy. Cái bọn này ở đây nó chỉ nhìn thấy thắng thôi nên say máu.
T bảo.
- Cờ bạc phải theo thằng vận đỏ, tránh thằng vận đen.
Tôi bảo.
- Ông chả bảo còn phải đánh theo tâm lý còn gì, cứ để tôi.
Tôi đứng dậy nói to giữa đám gà chọi.
- 200 nghìn hồ sau gà chân trắng chưa chạy.
Cả đám đông ồ lên, hai kẻ hăng máu nhảy đến bắt tay tôi nhận độ.
Cuối hồ sau, gà chân trắng như miếng giẻ rách, cánh rũ chạm đất, đầu bê bết máu, ngóc đầu không nổi. Nhưng hết hồ đó nó vẫn chưa chạy. Tôi có 400 ngàn.
Vào hồ tiếp, bên gà chân vàng nhiều người tức lắm. Họ thét vào mặt tôi.
- Hồ này phải chạy.
Tôi đã được 400 ngàn. Những mỗi hồ qua đi, giờ phút gà chân trắng chạy càng gần hơn, nên giá độ phải khác. Tôi phát giá.
- 500 ăn 1 triệu hồ này chưa chạy.
Người bên kia mặc cả.
- 1 triệu ăn 800 hồ này phải chạy.
Tôi nói.
- 600 ăn 1 triệu hồ này chưa chạy.
Người khác bên phe chân vàng tức tối chỉ tay vào mặt tôi.
- 1 triệu ăn 700 hồ này phải chạy.
Tôi nhận lời. Hết hồ, gà chân trắng vài lần nằm xoã dưới đất không dứng dậy, nhưng nó vẫn chưa chạy.
Hồ tới chuẩn bị bắt đầu, cơn phấn khích của phe chân vàng khi trước đã trở thành cơn cuồng nộ. Họ xúm quanh tôi, gào hét vào tai tôi.
- 1 triệu ăn 500 hồ này phải chạy, bướng thế đéo nào được, gan bằng trời.
Tôi nhìn chủ gà chân trắng đang chữa chạy cho gà mình, tôi đưa cho anh ta 400 ngàn nói.
- Tôi đỡ anh ít , nếu cố được hồ này trụ được thì tốt. Gà mình sẽ chạy thôi, nhưng cố để chúng nó biết ăn mình cũng phải trả giá, không dễ dàng được. Bọn này ngông cuồng, khinh người quá. Anh đừng bê lên xin thua.
Chủ gà chân trắng mím môi, gật đầu.
Tôi đã thắng 1 triệu ở trận gà mà tưởng như chỉ đợi kết cục. T kéo tôi.
- Thôi, ăn may thế đủ rồi.
Tôi gạt tay T.
- Mỡ nó rán nó.
Hết giờ nghỉ chữa trị, hai con gà được bê vào sới. Bên kia gào dữ dội thách giá. Tôi đợi chừng vài phút ra vẻ đắn đo, sợ sệt không dám cược. Những tiếng hét cứ chĩa về phía tôi, bất chợt tôi đứng dậy phát giá như vẻ cóc cần cái gì nữa.
- 400 ăn 1 triệu hồ này chưa chạy.
Một đám lao vào tôi nhận độ, tôi chỉ nhận 3 người. Tức 1,2 triệu của tôi ăn 3 triệu của họ.
Một trận gà như tra tấn, gà chân trắng nằm phủ phục còn bị gà chân vàng dùng mỏ gắp đầu lên đá bồi những nhát chí chát. Máu loang khắp sới. Từng giây trôi đi, đám đông đã giãn ra như mở lối để cho gà chân trắng chạy.
Hết hồ.
Tiếng trọng tài báo giờ vang lên, tất cả sới gà lặng ngắt.
Người chủ gà chân trắng nhìn tôi mìm cười, quay sang tôi thấy T mặt bạc phếch.
Giờ nghỉ tiếp theo, tôi nói với chủ gà chân trắng.
- Anh bê gà xin thua đi, trước sau nó cũng chạy thôi. Nó chịu đựng được từng đấy hồ là quá can trường, gà gan lỳ như vậy nên giữ nuôi để còn đánh trận sau. Tôi biếu anh 1 triệu nữa tiền thuốc thang cho nó.
Người chủ gà nheo mắt nhìn tôi, anh bảo.
- Tôi cốp bao có 2 triệu, giờ theo luật bưng 5 phân, chạy 7 phân. Bưng lúc này chỉ mất 1 triệu. Tôi nghe anh, con gà này tưởng bất tài nhưng lại được cái gan cứu chủ. Gà thua mà mình chẳng thua tiền.
Tôi và T rời khỏi hội làng. T trên đường về hỏi.
- Mày học đâu kiểu gạn bạc tàn như thế đấy.
Tôi đáp.
- Của cái ông đồng nát đêm hôm mình gặp ở ngoài bờ Hồ ý, trong cái người ta bỏ đi mình cố tìm cái còn dùng được. Cộng thêm anh bảo em, cờ bạc còn tận dụng tâm lý. Bọn kia nó chỉ nghĩ đến thắng mà mờ mắt quên là chiến thắng sẽ diễn ra bao lâu. Trai làng mà, cứ nghĩ đến thắng thôi nên mình chăn được. Mà con gà đó nó cũng gan.
T chửi.
- Đm, chẳng qua may, gặp con gà nó đéo chạy ngay.
Tôi cười.
- Ừ, thì cờ bạc may rủi mà. Nhưng cá nữa hồ sau là chạy đấy.
T thắc mắc.
- Cái bọn gà lạ nhỉ, trước sau cũng thua mà đéo chạy đi đỡ bị đòn đau.
Tôi nói.
- Gà chọi mà chạy rồi, chỉ có nước thịt. Nếu con gà nó nghĩ như anh, thì hôm nay nó sẽ được vào nồi giả cầy, xáo măng. Nó cứ chịu đòn như thế biết đâu còn cơ hội.
T cười.
- Đm, đời đúng là chưa ba mươi chưa phải là Tết. Wind
Ông Tý cho ai cái gì đó sao không cho tôi ? Ông phải gửi cá tuna Na Uy cho tôi uống rượu ,tuna ở đây thì nhiều nhưng tuna Na uy thì hiếm ...
Dạ em chưa...cho ai gì bác Lâm, là của CKD chia sẽ đó. Hi hi, dạ bác kêu em thì em chạy liền chớ em có dám hi hi .. đâu. Bác cho em xin cái hi hi là em chạy .. nhanh ...hơn đi đón cô bồ..nhí ...nữa :D .
Mấy bài nhạc của bác phải nói là TUYỆT .
ChienKhuD
13-01-2016, 01:55 PM
Đã nhận được message của ông Thợ. Còn vài tuần nữa là tết nhiều việc phải làm ông cho tôi gửi cây đàn bên ấy. Khi nào nhàn hạ tôi sẽ nhờ ông ship về chơi cho đã. Cảm ơn ông.
huyenmapu
14-01-2016, 06:30 AM
Cho cháu gủi lời chúc năm mới muộn màng này đến bác Lâm, bác Gió, bác Tontu, anh Aty và anh ChienKhuD và rất nhiều khách quán.
Cuối năm vừa rồi sau Noel gia đình cháu chuyển nhà sang nhà mới, mạng Internet lại hỏng, gọi thợ đến sửa thì thợ kêu sau 3 tuần mới có thợ. Mọi thứ đồ đạc rối tung cùng với không Internet, mà các bác biết đấy ở đây đường truyền Internet gắn liền với đường truyền Tivi, nên thành ra cả gia đình sống trong cảnh không tin tức thời sự, không Tivi gì hết cuối ngày làm việc cứ 7 giờ tối chọn một bộ phim xem trên thẻ nhớ đến 9h cả nhà đi ngủ. cuộc sống không Internet nó như quay về cái thời cả gia đình sau bữa ăn, tụ tập bên màn hình nhỏ xem một bộ phim truyền hình và thảo luận về nó. Còn bây giờ khi có Internet về nhà rồi mỗi người lại ngồi một góc nhìn vào chiếc điện thoại cầm tay, chiếc máy tính bàn hay máy tính bảng và chơi với nó. đường truyền mạng dần giết đi không gian chung của gia đình bạn bè và người thân, nhưng nó lại kết nối con người trên toàn cầu.
đến ngày hôm qua nhà có thợ đến sửa, hôm nay mỗi người trong nhà ngồi ôm cái máy tính riêng, chả ai muốn phải ngồi xem cùng nhau một bộ phim nào đó cả, cháu muốn quay lại 3 tuần trước .
Cháu quen với bên này rồi ạ, nó nhẹ nhàng và thôn quê đồng rộng lắm, cháu thích như vậy. Cuộc sống không còn ồn ào náo nhiệt nữa, nhưng nó không tẻ nhạt mà diễn ra trong vui vẻ hạnh phúc.
Thợ Điện
14-01-2016, 10:33 AM
Cám ơn Huyền ,quen được với đời sống này rồi cháu sẽ thấy rất thú vị ,dần dần mình trở nên thích ứng như một quê hương thứ hai .Quê nhà chỉ còn đôi chút chạnh lòng khi nhớ về bởi vì vẫn còn người thân, bạn bè nơi ấy
Con người vốn dễ mau quên vì đó là bản năng sinh tồn chứ ai mà cứ còn quay quắt với mối tình đầu mãi thì sống sao nổi
Huyền dọn nhà bác cũng dọn nhà .Nơi chốn mới thú vị quá khiến quay về nhà cũ cứ ngần ngại làm biếng trừ phi có việc quan trọng mới về .Gọi là nhà mới ,nhưng thật ra cũng là cũ vì bác xây lại trên cái nền bị bão cuốn cách đây vài năm .Chỗ này cách chỗ nhà cũ 45 phút lái xe
Sống gần biển thích hơn sống gần rừng ,nơi này có con đập kéo dài ra giữa biển ,khuya khoắt cũng có vài người thả câu .Già rồi câu cho vui đó mà cháu ,giật cá lên gỡ câu xong lại ném xuống biển .Hôm nay vé số ở Mỹ lớn quá đến 1 tỉ rưỡi bạn bè cứ hỏi có mua chưa ,bác chẳng mua vì hạnh phúc nới như Charlie Chaplin chỉ cấn ít tiền và lãng mạn .Thế là đủ !Bác để bản Limelight cho cháu nghe nhé .Cháu xem phim này chưa ? nếu chưa tức là cháu đã chết mất một nửa đời
Bác chúc gia đình cháu mọi sự tốt đẹp
isoNZnAFbvY
k-zYJc5Xm7g
Tontu
15-01-2016, 03:42 PM
Hễ khi rảnh mình sẽ tạt vào đây chơi với quý bác và anh em.
Cả tháng nay không chỉ ở Hoa Kỳ, mà cả thế giới đều lên cơn sốt vé số ở Mỹ với số tiền lên tới 1.5B. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới mới có số tiền trúng giải cao đến như thế.
Những người ở Việt Nam có thân nhân bên này cũng nhờ người thân mua hộ. Biết đâu chừng thần tài gọi tên mình thì sao... :)
Rất nhiều người tôi thấy bỏ cả trăm đồng mua vé số. Riêng tôi cũng chỉ bỏ 2 đồng ra chơi cho vui.
Người trúng giải phải sử dụng số tiền ấy phù hợp với Thiên Đạo thì mới bền, chứ bằng không chỉ mang Họa.
ChienKhuD
03-02-2016, 09:43 PM
Còn mấy hôm nữa là tết? Vừa uống cà phê vừa xem belly dance.
https://www.youtube.com/watch?v=Yd0q08-cpJU
huyenmapu
03-02-2016, 10:32 PM
Quán mấy nay vắng quá bác D ạ . Ở Việt Nam giờ chắc nhà nhà ai ai cũng bận rộn với tết cả, bên này không khí chỉ cảm nhận được qua tin tức ở bên đó thôi ạ. Khách quán các bác cũng bận quá chả thấy ai vào, Bác Gió từ Tết dương lịch đến giờ cũng không thấy bác vào chơi.
Quán mấy nay vắng quá bác D ạ . Ở Việt Nam giờ chắc nhà nhà ai ai cũng bận rộn với tết cả, bên này không khí chỉ cảm nhận được qua tin tức ở bên đó thôi ạ. Khách quán các bác cũng bận quá chả thấy ai vào, Bác Gió từ Tết dương lịch đến giờ cũng không thấy bác vào chơi.
Tại cô Huyền không biết thôi, chứ mấy tuần trước đây ở VN có “diễn hài” vui lắm. Vui ở chỗ: vở “diễn hài” ai ai cũng biết kết quả rùi mà các “diễn dziên” vẫn “vô tư” diễn… cười đau, đau đau hết cả… (sau Tết vài "théng" mới biết... heheheee. Để đó mai....)
Cuối năm: CHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý! heheee Ông “cadan” giữ gìn sức khỏe để nơi đây ngày càng đông dzui hơn.
P/s: Bác Thợ ham dzui wá, bỏ bê… quán không vắng mới lạ heheheee
Alent_Tab
05-02-2016, 12:15 PM
cuối năm không còn thì gian, em vừa đi Nhật về hôm qua vì tết cổ truyền, mệt với mấy bố trong họ!
kysoai
13-02-2016, 12:52 AM
Cháu là con bé vẫn thỉnh thoảng đọc trộm bài của các bác đây ạ. Họ nói người thông minh thì thường biết tạo niềm vui khi buồn. Chắc cháu không thông minh nên chẳng biết làm gì những lúc như thế! Hôm nay cháu buồn lắm! 4140
Alent_Tab
15-02-2016, 01:21 PM
Đi tập thể thao hoặc học thêm một ngoại ngữ chuyên tâm vào em Dơn. Quan hệ thì tìm bạn mà chơi! cơ hội sẽ đến. anh Ngữ kiều gì cũng phải giao tiếp thạo. học thêm tiếng Nhật nữa là ok
Thợ Điện
17-02-2016, 11:31 AM
Hôm nay cháu buồn lắm! 4140
Tưởng cháu là người đã Hành thâm Bát Nhã BaLa Mật Đa rồi mà vẫn còn buồn sao ? Đùa cháu chút cho vui ,bác lúc này sức khoẻ có vấn đề nên ít vào đây ,cũng tại mình thôi ,suốt từ Giáng Sinh tới Tết cứ thức đêm rồi lại uống quá thành thử bị bỏng võng mạc nhìn hình ảnh cứ bị méo mó (distorted vision) chừng 5 phút là chịu không nổi .Áp lực nhãn cầu tăng phải nghỉ ngơi thôi vì không có thuốc chữa
Trong không khí quánh đặc khói thuốc của Club Vanguard ở New York Bác tình cờ nghe được bài này ,vừa nghe là sửng sốt ngay nhất tay chơi trống quá hay nõ gõ syncopation thật tuyệt ,nghe chừng 1/3 mới biết là bài quen do Bob Dylan sáng tác năm 1968 nhưng vì Francesco hát theo điệu Blues nên mình thấy lạ
Hồi đó Bob Dylan và Joan Baez là cặp du ca nổi tiếng nước Mỹ cũng như Trịnh và Khánh Ly mình vậy ,khi ấy bác không thích bài này lắm nhưng sau này nghe chơi lại theo Blues lại quá mê đủ biết trình độ hoà âm và phối khí bây giờ đã tiến quá xa
Ca từ có chỗ bí hiểm có chỗ giang hồ đại khái như .Quanh ta biết bao người có ai cảm rằng đời chỉ là trò đùa .nhưng chúng ta đã từng trải nghiêm điều đó
"There are many here among us
Who feel that life is but a joke
But you and I we've been through that
Thôi cháu nghe nhạc nhé mắt bác khó chịu rồi khi nào khoẻ nói chuyện nhiều
z7m5maj5Vxo
ChienKhuD
19-02-2016, 06:12 PM
Ông Thợ khỏe chưa. Tôi mới kiểm được Album jazz này nghe đã quá ông ạ. Càng nghe càng hay không thấy chán lạ thật.
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/front.jpg
https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/rear.jpg
roamingwind
20-02-2016, 03:12 AM
Ta nhớ người xa cách núi sông
Vài tháng nay đôi khi nhớ các ông các bà, cô Huyền gọi là bà chắc cũng được :) , câu thơ của Tú Xương nhảy vào đầu. Câu đầu hiện lên thì câu kế cũng vừa tới:
Người xa, xa lắm, nhớ ta không?
đến đây tôi khựng lại mĩm cười. Đúng là con người, dầu cho là người thiên tài Tú Xương -- đưa ra cái gì thì cũng muốn được đáp ứng lại. Nhưng thôi, cũng không phàn nàn người xưa.
Nói chuyện bây giờ.
Vài tuần trước tôi đoc lại cuốn To Kill a Mockingbird của bà Harper Lee. Lần đầu đọc cuốn này hồi trong trung học; lúc đó, cũng như rất nhiều học sinh đọc cuốn này, tôi rất thích câu truyện. Thích kiểu như truyện anh hùng giúp người thế cô. Bây giờ, ở cái tuổi không cần thiết phải tự nhòi sọ khô cứng đầu mình với những dữ kiện, những hiểu biết, để tụ hào về mình -- cái tuổi này không có số nhất định; có thể là tuổi 20 30, cho những người gọi là thiên tài, hoặc tuổi 40 50 cho những người thường thường bật trung cở tôi, hoặc hoa-nở-muộn-ngoài-60 -- tôi mới nhận ra tại sao cuốn này sách này luôn được chọn vào mục những sách tiêu biểu văn chương Hoa Kỳ (Great American Novel).
Tò mò tra google, thấy cuốn này được dich ra tiếng Việt với tựa là "Giết Con Chim Nhại"; tôi ngẫm nghĩ làm sao mà dịch cuốn này ra tiếng khác được ? Cũng như làm sao dich Số Đỏ, Chí Phèo ra tiếng Anh. Những thổ ngữ, như "yessum" ("dạ bà"), "yonder" (ngoài xa đó); hoặc "hoover cart" thời Đại Khũng Hoản (Great Depression) bên Mỹ (thập niên 30 thế kỷ trước). Hoover-cart là cái này nè:
http://www.mtfca.com/discus/messages/257047/277507.jpg
tại Việt Nam thì nó tương tự như vầy:
http://static9.nguyentandung.biz/files/2013/01/hinh-anh-hai-huoc-viet-nam-8.jpg
Đến tuổi này, khi kinh nghiệm sống có đủ thời gian thấm lọc, thấm thía hơn những cái nhìn mà Harper Lee bỏ vào đàu của con nhỏ 12 tuổi Scout, nhân vật kể truyện. Như khi tôi phá ra cười khi đọc câu: "Atticus told me to delete the adjectives and I'd have the facts." (ba tôi, Atticus, bảo tôi bỏ hết tĩnh từ thì còn lại dữ kiện). Nhớ có một lần nói chuyện với ông thầy, tôi hỏi (về một nhân vật thứ ba) "cái cô có con mắt đẹp, phải không ?" ông thầy trả lời "Ờ, cô cón con mắt tròn." Thường-thường-bậc-trung-tôi học bài học đó hơi trể.
Đoạn cuối, cô bé Scout 12 tuổi đứng trên thềm nhà của người đàn ông sống ẩn dật, mà hai anh em nó và đứa bạn Dill đã từng tinh ngịch chọc phá, người đàn ông mà trước đó trong đêm đã cứu sống hai anh em. Scout nhìn từ thềm nhà đó ra ngược lại khu phố của mình, ngược lại thời gian 3 năm trong câu truyện, Scout cãm thấy già, nói một câu hóm hĩnh "i thought jem and i would get grown but there wasnt much else left for us except possibly algebra" (Tôi cảm thấy tôi và anh Jem đã trưởng thành, không còn gì nữa ngoài đại số học). Mười hai tuổi đã thấy già. Bình thường bậc trung tôi gần 40 mới thấy già.
Hôm nay đọc tin buổi sáng thấy bà Harper Lee vừa qua đời, 89 tuổi. Ta nhớ người xa cách núi sông.
roamingwind
20-02-2016, 10:12 AM
Thấy trong album jazz của ông Đ có bản Take Five của Dave Brubeck, để lên nghe
tT9Eh8wNMkw
nghe trong nhạc jazz trong youtube nhiều khi mất phê, vì thường tiếng bass không nghe đươc; nó bị piano, sax, trống, áp hết. Cái bùm bụp bum bum ... bùm bụp ... như nhịp tim luôn có đó. Tôi thich nghe tiếng bass, nên nghe jazz trong youtube không thích nhiều. Phải dùng blue tooth chuyển qua cái loa tốt hơn phía ngoài mới được hơn. Tốt nhất là nghe dĩa như lúc xưa.
Năm ngoái hai vọ chồng đi New York cũng có đến quán Village Vanguard, bác Lâm. Ngồi luôn hai xuất nghe cổ thụ Jimmy Heath ngoài 80 tuổi vẫn phùng má thổi sax tuyệt vời
http://media.npr.org/assets/img/2011/07/06/heathbroslive_wide-29c77ec5148012cd2044029ac1e68ee4a3b7065b-s1500-c85.jpg
đằng sao lưng có anh chàng Tàu con David Wong, ra trường Julliard nhạc cổ điển, không biết thân phận ra sao lại đi vào đường jazz, chơi bass cho Heath.
ChienKhuD
21-02-2016, 10:20 AM
Bên ông Gió dễ kiếm dĩa xịn chứ bên đây toàn dĩa dỏm. Mấy ổng lên internet down vể rồi burn ra đĩa, dán nhãn đẹp vào đem bán vài trăm ngàn mà chất lượng rất tồi. Nhưng mất cái này được cái khác. Bên đay có vài ông có tiền mua dĩa xịn rip thành lossless đem chia cho anh em nghe. Cái vụ này bên ông Gió có bị phạt không ta, vi phạm bản quyền...
roamingwind
22-02-2016, 12:34 AM
Rip cd mình mua để cho bạn bè, ừ thì vi phạm bản quyền, nhưng cũng chả ai bỏ công đi truy tố đâu. Khi nào đem bán thì mới có vấn đề.
Nhưng ý tôi nói dĩa là dĩa 33 tour như lúc xưa đó. Bên Mỹ những người gọi là audiophile (người mê âm nhạc) họ thích chơi dĩa 33 tour. Cái máy quây dĩa, cặp loa, hai cục power supply cho cặp loa, thêm cái máy filter (lọc) âm thanh; toàn đồ analog, dùng ống tube thời cổ lỏ sĩ, không chơi digital. Nghe rất là phê. Âm thanh không nghe ra từ hai cặp loa, mà Cứ như ban nhạc, hoặc người hát, đứng trên sân khấu ngay trước mình. Có thể định vị được từng nhạc cựu, người hát, tại đâu trên cái sân khấu "tưởng" đó. Rất là độc đáo.
Ông Tý có tin gì mới lạ không ông ? Chắc ông cũng nghe tin bên Mỹ đang vào mùa tranh cữ tônghr thống. Đêm qua nói chuyện với vợ hiền, có nói nếu Trump thắnh cử tổng thống chắc hai vợ chồng phải dọn đi. Tản cư nữa. Chắc dọn qua Đan Mạch, hoặc Norway của ông. Hai xứ mà ứng cử viên đãng Dân Chủ Bernie Sanders công bố là tuyệt vời, nước Mỹ nên noi gương theo.
Bác Lâm ơi, cái xứ Texas phong thuỷ ra sao mà tạo ra được Ted Cruz vậy ?
Trump hoặc Cruz, ai lên tôi cũng phải bỏ chạy. :) Bỏ của chạy lấy người bác Lâm ơi.
Họ nói bậy rồi đó cô Kysoai -- người thông minh nhận ra nguồn gốc của buồn.
ChienKhuD
22-02-2016, 01:57 AM
Nhạc số giờ cũng khá rồi ông Gió. Mấy CD Audiophile chất lượng khá cao 24bit/96Khz nghe cũng rất đã. Tất nhiên phải có DAC, AMP, loa xịn tí. Tôi làm phần mềm nên rất khoái mấy chương trình play nhạc, trong đó có Bug Head (http://oryaaaaa.world.coocan.jp/bughead/). Tác giả là một ông người Nhật khá to con, nặng 100kg.
Analog giờ chỉ có tỉ phú mới chơi nổi.
roamingwind
23-02-2016, 12:02 AM
Hôm nay tôi làm việc mới; không phải đổi hãng nhưng đổi qua một chi nhánh khác. Lâu lâu tôi đổi. Một là để học cái mới, hai là để xem mình ứng phó với người mới hoàn cảnh mới thế nào. Ông Đ vẫn còn làm ở nhà hả ? Ớn chưa ? :). Tôi làm nhà một thời gian thấy yên tịnh quá tôi phải vào sở làm. Làm nhà thời gian cứ như mình đi ẩn dật. Ông Đ xông sáo lên :), vậy nhân đại phú mới có cơ hội nẩy mầm, rồi lúc đó ông cho tôi đến nhà nghe giàn nhạc analog nhe :)
ChienKhuD
23-02-2016, 12:18 AM
Hì hì ông Gió làm sếp lớn muốn đi đâu không được. Tôi hơi bết từ hồi thằng Ralph Lauren thay sếp. Mà kể cũng lạ, tôi làm cho hãng nào là hãng đó phá sản hoặc thay sếp. Khi mới tốt nghiệp đi làm cho thằng Nortel được đâu 2 năm nó sập tiệm. Tiếp là thằng Movial Finland bị Broadsoft US mua lại nó không chơi outsource. Giờ tới RL thay sếp. Chắc vài hôm phải nộp đơn vào hãng ông Gió mới được :).
roamingwind
23-02-2016, 12:32 AM
hihi... cái này ông Đ có bí kiếp luyện bao nhiêu năm rồi tại không chịu đem ra ứng dụng. Thử xem tâm và cảnh liên hệ thế nào ?
Tontu
23-02-2016, 02:10 AM
Bác Thợ:
Con mắt của Huynh đang có vấn đề làm tôi nghĩ tới một tình trạng phổ biến thường xảy ra ở người già đó là Age-related Macula Degeneration (AMD). Thời gian gần đây tôi thấy bác để phông chữ nổi, khác với thời gian trước. Tôi đoán rằng mắt của bác có thể nhìn không rõ, hay thậm chí bị nhức mắt khi phải tập trung nhìn lâu...có thể vì lý do này chăng?!
Macula Degeneration thường xảy ra ở người già. Tuy nhiên, AMD cũng mang tính di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị thì những người thân cũng có nguy cơ. Ngoài ra những người hút thuốc lá nhiều, có tiền sử cao máu, thì đều có nguy cơ mắc phải khi về già. Nói đến chuyện khuyên bỏ thuốc lá thì nhiều vị chẳng thà chấp nhận như thế chứ nhất quyết không muốn bỏ. Mà thôi kệ, mỗi người mỗi thú riêng, bác ạ! :)
AMD có 2 loại: loại khô và ướt. Bác sĩ của Huynh chắc có nói sơ qua cho Huynh rồi, thành ra tôi cũng không cần nói chi tiết về nó nữa, chỉ nói thêm một tí thôi nhé!
AMD xảy ra khi một phần trung tâm của võng mạc bị thoái hóa. Bệnh thường phát triển khi ta có tuổi. Có nhiều vị bị AMD mà chính họ cũng không hay biết. Một điều đáng mừng là người bệnh không bao giờ bị "bl..." ...thành ra bác cũng đừng có lo. Đây mới là mục đích chính mà tôi vào đây chia sẻ với bác một tí.
Khi ánh sáng đi vào võng mạc, chúng được chuyển đổi thành những tín hiệu và được truyền đi qua giây thần kinh sọ số II lên óc của mình, mà chuyển đổi thành hình ảnh để cho ta thấy.
Khi mắt của chúng ta bị các thành phần lipid protein đóng trong đáy mắt "Dry form", hoặc các mạch máu phát triển bất thường ở dưới đáy mắt "Wet form" sẽ làm ảnh hưởng tới thị giác của mình. Tình trạng của bác có lẽ bị "Dry form" vì nó phổ biến hơn "Wet form". Người bệnh nhìn vào vật có cảm giác lờ mờ, hoặc "distorted vision" nhất là khi đọc.
Mặc dù hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu để chữa, nhưng ta vẫn có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để nó phát triển chậm đi. Mình cứ ăn nhiều rau xanh, và ăn cá vì chúng có nhiều omega-3-fatty acids...rất có lợi cho mắt. Các thành phần chất béo cũng nên kiêng bác ạ, vì chúng dễ đọng lại trong máu và các mạch máu ở trong mắt. Khi ra đường nhớ mang theo kiếng râm. Bác cần phải để ý huyết áp của mình nhé! Nếu thấy nó không ổn thì đi khám ngay.
Vài hàng gởi đến bác. Chúc bác luôn vui và an bình!
Thợ Điện
23-02-2016, 04:33 AM
Cám ơn bác Tôn đúng như tình trạng bác nói .Nó gây khó chịu thật
Ông Gió ông D lúc này tôi cũng ít vào vì chắc cũng chán ,thầy ông tôi cũng không buồn gọi điện .Có những lúc mình thấy hạnh phúc ở sự quyến luyến lại có khi thấy dửng dưng ,mà như thế mới đúng là cuộc đời ,luôn luôn thay đổi có gì đứng yên mãi đâu
Có khi phụ tình chẳng vì lầm lỗi nơi đâu mà chỉ vì hốt nhiên chợt chán .Chán rồi là mau chóng tẩu thoát lắm lúc vội vẫ quá chỉ kịp mang theo cái bàn chải đánh răng
roamingwind
23-02-2016, 11:43 AM
Bác Lâm cứ nghĩ mệt. Ai cũng có lúc chán, ít người kiếm ra lý do mình chán :).
Ông Đ, ông có PM đó.
ChienKhuD
23-02-2016, 12:16 PM
Đã PM lại ông Gió. Chưa kịp nộp đơn mà ông đã nhận rồi gấp quá chạy không kịp :).
roamingwind
23-02-2016, 01:06 PM
Mưu sự tại tôi, thành sự tại ông :)
ChienKhuD
23-02-2016, 02:58 PM
Ông Gió bên ấy biết trạm xe này không. Tôi nhìn thấy khoái quá. Muốn mang ba lô lên đi phượt "bus".
https://dantri4.vcmedia.vn/k:2016/1-1455856745-tram-xe-bus-chuyen-la-1456202384720/chiem-nguong-7-tram-xe-bus-doc-dao-nhat-the-gioi.jpg
Trạm xe hình chữ "Bus" ở bang Maryland, Mỹ
123456
23-02-2016, 04:29 PM
mấy hôm nay tự dưng nhớ lại từng rất ham học ngoại ngữ.nhớ ra từng dc bác Lâm (ngày đó còn lấy tên là Lão Khoai ) share cho trang web rất hay - cách đây đã 4-5 năm,1 thời gian học rất khí thế,nhưng dần dà lại nản vì ít có dịp sử dụng.giờ nghiệm lại thấy khả năng của mình vẫn dậm chân tại chỗ,tự nhiên cảm thấy xấu hổ với bác quá...
huyenmapu
23-02-2016, 08:19 PM
Em từ tết ra đến giờ mới thấy bác Gió rảnh vào đây chơi, em xin bác ít nhánh Quỳnh từ đợt cuối tháng 8. Nhưng do đợt đó nhà em bán nhà cũ, sửa nhà và chuyển sang nhà mới đến tận tết dương mới hòm hòm xong, không biết đến giờ cây Quỳnh nhà bác thế nào ? bác cho em xin hai nhánh ạ .
Bác Lâm : cháu không thấy bác lâu lâu lại nghĩ sao lâu vậy ? hay có chuyện gì ? Cứ thi thoảng nhìn thấy các bác các chú vào hỏi mọi người xem tình hình ra sao, hiện giờ thế nào và mong bình an đến mọi người.
Các bác có ai tin những đường chỉ kẻ trên tay không ạ ?
ChienKhuD
23-02-2016, 11:43 PM
Có những lúc mình thấy hạnh phúc ở sự quyến luyến lại có khi thấy dửng dưng ,mà như thế mới đúng là cuộc đời ,luôn luôn thay đổi có gì đứng yên mãi đâu
Thế mới hay đời là phù du mà có nhà thi hào nọ nói rằng cuộc sống này chẳng còn có ý nghĩa nếu mình không còn chạy theo những điều phù du, ảo tưởng. Nhiều khi chán muốn chết đi được mà vẫn phải sống hì hì...
Giá mà được chết đi một lúc
Chắc bình yên hơn một giấc ngủ dài
Nếu được xuống địa ngục thì càng tốt
Lên thiên đường sợ chả gặp ai
Ông Thợ nghỉ ngơi vài hôm chừng nào hết chán thì vào quá nhá. Tôi định xin ông vài đĩa Blues xịn cái này ở đây khó kiếm quá.
roamingwind
24-02-2016, 12:08 AM
Cây Quỳnh mùa Đông này không biết chuyện gì sảy ra bị ủng hết một mớ tôi phải bỏ giục. Mới chiếc ra hai nhánh vào chậu khác. Nhưng không sao, sẽ gữi cho cô Huyền hai nhánh; cô Huyền đợi một lúc sang Xuân (tháng 4) được không ? Để xem có xanh lên thêm không. PM cho tôi địa chỉ.
Cô Huyền đừng để tâm vào đường chỉ tay. Thường người ta muốn biết tương lai vì hiện tại có sự lo sợ, phiền khổ, bấp bênh. Cô Huyền biết tương lai, rồi khi tương lai đến cô Huyền cũng lo âu chuyện khác :). Cũng như vài năm trước cô Huyền khi còn tại Việt Namlo buồn chuyện gì đó đi kiếm người bói tương lai, bây giờ qua Bĩ (tương lai của vài năm trước đang là hiện tại :) ) thì lo buồn chuyện khác. Nó không hết. Tìm kiếm tại sao mình phiền khổ lo sợ, đó là người thông minh. Thâý được tại sao phiền khổ thì cứ vui mãi thôi. Mọi sự đều có lý do của nó ngay từ trong mình mà ra. Con người lạ, sống chỉ có vài chục năm mà cứ lo âu hoài, không chịu giải quyết vấn đề trước mắt đó. Người ta muốn đạt được nhiều thứ: gia đình, tiền bạc, mái cà phê (đó là tôi :) ), v.v... nhưng người ta không nhận ra là đạt được những cái đó chỉ để mình vui thôi. Vậy thì ngay bây giờ cứ vui đi !!
roamingwind
24-02-2016, 01:02 AM
Ông Đ. Lại có PM cho ông. Tôi im lìm vài tháng nay nên bây giờ nói cho đã mồm !! :)
huyenmapu
25-02-2016, 12:16 AM
Bác Gió cứ để cây mọc lại đẻ nhánh tốt lên chút rồi em hãy lấy cũng chưa muộn bác ạ. Nhà em đây, vừa rồi có cây đào trắng mang ở VN sang chăm chút thế nào, đến gần tết ra được mấy lá xanh xanh. Em nghe lời ông anh chuyển sang chậu to hơn, tại em ko để ý cái chậu em để ko có chỗ thoát nước nên cây cũng chết vì úng nước. Em tiếc đến giờ vẫn để cây đó chưa bỏ. Vì vậy bác cứ để cho cây qua hè khỏe lên đã rồi hãy chiết cành cho em cũng được ạ.
Năm nay nhà em lại về hè VN tiếp ạ, có giống quỳnh ở VN đẹp đẹp em cũng nhờ anh trai lấy hộ, khi mang sang em cũng tính gửi bác vài nhánh trồng chơi.
Em đúng là đi xem bói thế thôi, chứ có mấy khi tin đâu ạ. xem hôm nay mai là quên :D , có cái chỉ tay là em nhìn thấy nó hàng ngày. Từ hồi còn trẻ các cụ đã hay khen chỉ tay nó rõ quá nhỉ, em thì để ý cái đường học của em, cái đường học thì ngắn nhưng bị tách ra làm hai. Cái nhánh tách đó kéo dài song song với đường đời đến tận cuối bàn tay. Giờ em mới nhận ra đến 33 tuổi rồi mới đi học lại cái chữ O..A... Thấy nó vậy nên em suy vậy bác ạ.
roamingwind
25-02-2016, 09:45 AM
Ờ, học đến tận đời như cô Huyền mới đã đó. 33 tuổi học lại cũng không có gì. Con nít sức học học giữ lắm, thật ra nói khám phá thì đúng hơn; nó mò nó sờ, nó nhìn nó nhai, nó nghe nó ngữi nó liếm. Nó dùng cả cơ thể để học, để khám phá. Lớn lên chúng ta quên hết khám phá rồi, chỉ còn học trong đầu. Lớn lên thêm nữa học trong cái đầu cũng ngừng luôn.
SNAJDAN (L) #narliza
27-02-2016, 02:51 PM
Sẵn có bác roamingwind và một số bác Việt Kiều ở đây cho em hỏi câu này nhé (link gốc ở đây: http://www.dailymail.co.uk/sport/football/article-2604647/ANDREA-PIRLO-EXCLUSIVE-I-quit-losing-Liverpool-Champions-League-final.html)
Trong bài này, Pirlo nói về Park Ji-sung như sau: "They'd programmed him to stop me. His devotion to the task was almost touching. Even though he was a famous player, he consented to being used as a guard dog."
Không rõ từ "guard dog" ở đây có ý sỉ nhục không, và nếu có thì có nặng không? :)
Dân tình mê bóng đá ở VN cũng tranh cãi không ngớt về vụ này: https://www.facebook.com/SirAlexViDai/posts/756124031077062
Hehe, vậy nên em muốn hỏi các bác cho rõ ràng. Xin lỗi nếu câu hỏi không ăn nhập gì với nội dung các bác đang thảo luận :)
roamingwind
28-02-2016, 01:41 AM
Chà ôgn SNA cứ thấy lâu lâu vào bấm like; lần này mới lên tiến. Chắc mê bóng đá lắm hihi...
Cũng như bên VN, bên Mỹ chó sống chung với người lâu nên những cụm từ về chó cũng có nhiều loại. Loại chung chung như "a dog's chance", nghĩa là sắc xuất, hoặc cơ hội, ít lắm. Ngược lại "lucky dog" thường được dùng để tả ai đó có may măn. Tuy nhiên, thông thường thí, cũng như bên VN, dùng để sĩ nhục. Câu của SNA dẫn chứng là trong dạng sĩ nhục, mặc dầu cũng có thể bàn cải mức độ sĩ nhục đến đâu. Một bên là nâng lên, người có tài, để rồi dèm xuống -- mà đi làm chó canh.
Nếu muốn so sánh chung chung thì đã có thê nói "he followed me like a shadow" (nó theo tôi như hình với bóng), hoặc "he watched me like a hawk" (nó dò tôi như chim ưng)
SNAJDAN (L) #narliza
28-02-2016, 11:21 AM
Em cũng không mê bóng đá lắm bác roam ơi, chỉ là vì thấy vụ này xì xào tranh cãi quá nên muốn hỏi cho ra lẽ. Về cơ bản anh chàng Pirlo này là một cầu thủ rất giỏi, nhưng trầm lặng, ít nói, nên nhiều thanh niên mê Pirlo nghĩ rằng anh ấy không nói xấu ai bao giờ. Và sau đó lại còn cho rằng ví một người với "guard dog" là hoàn toàn bình thường ở Tây. Em thì thấy lập luận kiểu đó là nghe không ổn rồi. Ai lại đi ví người với "dog" mà bảo là bình thường. Nhưng bản thân em cũng thấy chưa chắc chắn lắm nên đem đi hỏi, hehe.
Thợ Điện
28-02-2016, 11:36 AM
Hỏi ai chứ hỏi ông Gió là chính xác .Thuở nhỏ ông ấy dân trường Tây lớn chút nữa thì sống ở Mỹ .Ông ấy học tiếng Việt có vài tháng thôi mà nói và viết được vậy là quá giỏi Tôi phụ ông Gió trả lời phần tiếng Việt ,không phải vì quan tâm đến bóng đá hay gì hết mà chỉ vì thương chó .Cái gi có chó là xen vào dù mệt cách mấy .Tôi có 10 con chó ,cư xử tế nhị với chúng như người chỉ sợ mình hurt feeling của nó
Các loại chó guard dog (chó canh) Mỹ gọi là watch dog đa số thuộc giống Shepherd hay Doberman của Đức cũng như attack dog loại Bulldog ,Pitbull
các loại này được huấn luyện để nghe theo mệnh lệnh mà làm .Chỉ số thông minh trung bình chỉ số thông minh cao hơn được theo học medic dog chuyên cứu thương mặt trận hay cứu người trên tuyết ,loại này đòi hỏi sức phán đoán cao
Trong 10 con của tôi chỉ có con loại Corgi là theo học lớp này
Trở về câu hỏi của ông S muốn hiểu câu này nên đặt nó vào ngữ cảnh toàn bài .Ông để ý chữ programmed ,famous player
Vì là dân có văn hoá nên chê trách nhau cũng lịch sự không liên quan gì đến chó mèo cả Ý bài này nói một cầu thủ nổi tiếng lẽ ra phải chơi theo đúng phẩm chất của mình ,sao lại chọn cách tầm thường ai chỉ đâu đánh đó như robot vậy
Tác giả không tức vì bị chơi xấu mà chán vì một cầu thủ lớn mà làm vậy .Sự coi thường thuộc nhân cách .Tuy nhẹ nhàng nhưng đau
Có hai giọng hát khàn mà tôi rất yêu thích mời các ông
nPOy7TPjfkE
2nGKqH26xlg
Alent_Tab
28-02-2016, 02:50 PM
Ngoại ngữ em hoc ngu lắm, dân chuyên toán bao giờ cũng nhìn vấn đề gì có tính logic và chính xác. học tiếng Anh và tiếng Nhật đủ trả lời í mèo đọc tài liệu. ở công ty thì bắt buộc phải giao tiếp bằng tiếng Anh. tra từ cũng chỉ dùng từ điển Anh- Anh chứ anh việt kho từ rất ít. khoảng đầu tháng tư bay sang Nhật làm kiếp osin rồi.
Alent_Tab
28-02-2016, 02:57 PM
Tầm tuổi tôi đáng nhẽ ngồi nghe chim hót, uống tách trà vào mỗi buồi sáng khi hừng đông vừa nổi lên, tối bóng hằng nga thì tổ chức party tiệc rượu nhưng nhà có mấy cái tàu hà mồm em nằm xuống phát là cả nhà lêu tiêu.
về nghỉ Holyday cũng chả ngày nào được yên ổn, hôm qua thức đến 3h sáng để hoàn thành dự án cho thằng bạn.
ChienKhuD
28-02-2016, 03:20 PM
Trong ngành điện tử tôi cũng có từ "chó canh". Nó là Watchdog timer rất hữu hiệu. Ví dụ vi xử lý bị lỗi nào đó, nếu không có chó canh nó sẽ treo mãi mãi. Khi có chó canh chạy cùng, trong khoảng thời gian nào đó không được cho ăn, con chó sẽ sủa lên đánh thức vi xử lý (kích hoạt lệnh reset).
Giọng ca khàn khàn, nghẹt nghẹt nghe rất thích. Mà mấy ông ca sĩ có giọng "nghẹt mũi" rất được phụ nữ ái mộ :).
ChienKhuD
01-03-2016, 12:52 AM
Dạo này xem tin thấy bên ấy nhiều người phản đối Donald Trump quá. Ngay cả quân đội cũng đòi kháng lệnh nêus DT lên ngôi. Ông Gió đi làm chỗ mới thế nào rồi. Dạo này không thấy ông online.
roamingwind
01-03-2016, 11:58 PM
Chuyện bóng đá. Hôm qua xem tin tức thấy Mesi đá cú này kinh hoàng.
zmmxRFy7Hvs
Bác Lâm nguyên cứu chữ ngĩa bao nhiêu năm nay thì cái vi tế của ngôn ngữ tôi thật không bằng -- tiếng Việt tiếng Anh, tiếng gì gì đó cũng vậy. Tuy nhiên cái vụ chó mèo này tôi chưa thấy thuyết phục, vì tôi nghĩ người văn hoá tế nhị đã không dùng chử dog để xo sánh, ít nhất nếu là tôi thì đã không vậy, nếu thật sự không muốn đai nghiến một ít. Dầu cho là watch dog thích hợp trong câu nói, hoặc mình không có ý, người nghe đa phần là sẽ nổi gai. Có nhiều cách khác để nói.
Ông Đ, hôm trước tôi đã la làng Donald Trump hoặc Ted Cruz mà đắc cử tổng thống kỳ này chắc tôi sẽ phải kiếm chổ dọn đi; làm hàng xóm với ông Tý. Tôi với bác Lâm thường hay tuyên dương những cái hay cái đẹp của nước Mỹ người Mỹ; nhưng con người mà chổ nào cũng có một đám người cực kỳ bảo thủ. Những người cầm đầu đãng Cộng Hoà bên này cũng đang không biết làm gì với Trump. Cùng một đãng đó, mà nếu Trump được đề cử chắc họ sẽ không đi bầu tổng thống kỳ này hoặc bỏ cho bà Clinton bên đãng Dân Chủ. Họ cũng ghét cai ghét đắng bà Clinton, nhưng dầu gì có một người mình có thể khẳn định là thù địch để chống đối ra mặt còn hơn một người "đồng chí" mà mình phải ứa gan nghe lời; lại còn bị mang tiếng lây sau này. Tự tôi thì người như ông McCain của đảng Cộng Hoà được hơn nhiều; dù đường lối chánh sách khác tôi không thích, tôi cũng chịu vì ít nhất ông này là người chính trực. Năm 2008 ông ấy thua Obama tôi cũng có một ít tiếc nuối cho ổng.
Nói vậy, tuy nhiên cũng phải công nhận là ông Trump hay. Ổng quay đầu báo chí, gom về bên mình những tâm thức phẩn nộ của nhóm người bảo thủ. Đơn thương độc mã náo động chính trường. Có nhiều cái đáng được chú ý.
Cô Huyền, ok sẽ gữi lá Quỳnh cho cô khi tụi nó xanh tươi lại.
Thợ Điện
02-03-2016, 12:53 AM
Thôi hai thằng mình bàn luận chữ nghĩa chút xíu .Chỉ có ông mới làm tôi bật ra khỏi cái vỏ u sầu
Dog thì đúng như ông Gió nói hàm ý xấu như Hong Kong dog chỉ bệnh bị tào Tháo rượt ,tuy nhiên Dog trong ý nghĩa Idiom nhiều khi lại khác hẳn .Như khi Hillary tranh cử với Obama .Bà bị thua cuộc vì thế báo chí gọi bà là underdog (người hoặc một đội bị thua trong một cuộc đua )
Hoặc đang ở vai phụ đang cố gắng vuơn lên vai chính
As a lawyer, she consistently represented the underdog
Trong trích dẫn trên Dog không hề có ý xấu chỉ là một cách nói
Ông có coi trao giải Oscar không ông Gió .Chris Rock làm MC thật tuyệt vời .Kì này không có bộ phim hay tài tử da mầu nào được đề cử .Chris hài hước .Họ quá bận vì bị hiếp dâm hay bị chém giết rồi thì giờ đâu mà quan tâm tới phim ảnh nữa .Tôi cười bò .Hôm nay tôi cao hứng quá mới nhận được email của Maximo Pujol kèm theo bản nhạc ông viết tay mà mình mơ ước từ lâu Los Mareados được viết bằng một ngôn ngữ thơ ,sáng nay lau dây ,chạy game ,dãn ngón bắt đầu tập .Tôi hạnh phúc quá các ông ơi .Khi nào rảnh sẽ kể tại sao có dây liên hệ giữa mình và một trong hai trụ cột âm nhạc vĩ đại nhất Argentina
7rpG8BBuSjw
ChienKhuD
02-03-2016, 09:41 PM
Hay quá ông Thợ. Bè cao và bè trầm hòa quyện nghe như hai cây guitar đang hòa tấu.
Tôi đang học đệm bài Proud Mary. Nhìn quan chức nước họ xem nhạc sao dễ thương quá.
https://www.youtube.com/watch?v=0mFVBmzfTog
roamingwind
03-03-2016, 01:10 AM
Trump lại thắng ngày Super Tuesday hôm qua rồi. Đãng Cộng Hoà nội bộ khẩn cấp không biết phải làm sao đây.
Hôm nay đang thăm người quen không có thơid giờ tán dóc cùng bác Lâm, và các ông.
Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.