PDA

View Full Version : Hỏi về luật cờ?



evolnuk
06-05-2016, 02:44 AM
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?

chienxahanoi
06-05-2016, 02:49 AM
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?

Chào bạn, theo như luật mà mình biết thì tróc xe thế này bên tróc bị xử thua!!!

evolnuk
06-05-2016, 02:53 AM
Chào bạn, theo như luật mà mình biết thì tróc xe thế này bên tróc bị xử thua!!!

Xin chào!

Xin hỏi thêm 1 tình huống nữa. Vì đôi khi đánh cờ nhiều tình huống rất khó xử lý nếu k nắm rõ luật.

Vẫn là tình huống ở trên nhưng nếu bên bị tróc xe có thể dùng quân cản ( pháo cản xe) chẳng hạn, mà k dùng. Bởi đi vậy bị lép. Tức là 2 bên cứ tróc rồi chạy xe, k thay đổi nước đi. Như vậy là hòa theo luật có đúng k?

chienxahanoi
06-05-2016, 03:08 AM
Xin chào!

Xin hỏi thêm 1 tình huống nữa. Vì đôi khi đánh cờ nhiều tình huống rất khó xử lý nếu k nắm rõ luật.

Vẫn là tình huống ở trên nhưng nếu bên bị tróc xe có thể dùng quân cản ( pháo cản xe) chẳng hạn, mà k dùng. Bởi đi vậy bị lép. Tức là 2 bên cứ tróc rồi chạy xe, k thay đổi nước đi. Như vậy là hòa theo luật có đúng k?

có quân cản hay không có quân cản không ảnh hưởng gì cả, bên tróc xe vẫn bị xử thua !

evolnuk
06-05-2016, 03:12 AM
có quân cản hay không có quân cản không ảnh hưởng gì cả, bên tróc xe vẫn bị xử thua !

ồ. Hay nhỉ!

Như vầy thì hạn chế được ván hòa rồi.

Cảm ơn bạn rất nhiều.

haohoa
06-05-2016, 11:41 AM
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?

Ồ, tình huống này cũng có thể hòa chứ? Vì Xe được quyền mời đấu Xe mà (theo Luật cờ Tướng, quân ngang nhau mời đổi, thì hòa). Mà Xe ở đây khi họ mời đấu, ăn xong cũng chưa thua ngay được phải một nước pháo nổ ăn Tượng nữa thì mới thua (trường hợp này cũng giống như trường hợp 1 nước chiếu 1 nước dọa hết vậy, cũng xử hòa). Trường hợp này, theo tôi hiểu, là hòa thôi.

Con Xe giữ Tượng này hoàn toàn có thể ăn Xe đối phương, vì ăn xong thì k hết ngay, phải một nước nữa mới hết. Không giống như trường hợp ví dụ như Xe đang ở giữa Pháo đối phương và sĩ và Tướng của mình, nếu con Xe ở giữa này bị tróc thì không ăn được, vì ăn xong Pháo đối phương ăn Tướng luôn, đây là con Xe có căn giả, nếu đối phương tróc mãi thì đối phương bị xử thua. Còn Trường hợp như bạn nói, thì ăn Xe xong vẫn chưa thua ngay lập tức mà phải Pháo nổ Tượng chiếu Tướng xong mới thua (cách 1 nước), Trường hợp này tôi hiểu là hòa, cũng na ná như Trường hợp nhất cách nhất chiếu, hay một nước chiếu 1 nước dọa hết vậy.

Nếu bạn còn mông lung thì cứ down sách Luật Cờ tướng về nghiên cứu, đều có những ví dụ rất cụ thể, hoặc hỏi trực tiếp danh thủ đã thi đấu nhiều năm hoặc trọng tài có kinh nghiệm sẽ rõ hơn.

Xin chia sẻ với bạn vài lời.

evolnuk
06-05-2016, 02:49 PM
Ồ, tình huống này cũng có thể hòa chứ? Vì Xe được quyền mời đấu Xe mà (theo Luật cờ Tướng, quân ngang nhau mời đổi, thì hòa). Mà Xe ở đây khi họ mời đấu, ăn xong cũng chưa thua ngay được phải một nước pháo nổ ăn Tượng nữa thì mới thua (trường hợp này cũng giống như trường hợp 1 nước chiếu 1 nước dọa hết vậy, cũng xử hòa). Trường hợp này, theo tôi hiểu, là hòa thôi.

Con Xe giữ Tượng này hoàn toàn có thể ăn Xe đối phương, vì ăn xong thì k hết ngay, phải một nước nữa mới hết. Không giống như trường hợp ví dụ như Xe đang ở giữa Pháo đối phương và sĩ và Tướng của mình, nếu con Xe ở giữa này bị tróc thì không ăn được, vì ăn xong Pháo đối phương ăn Tướng luôn, đây là con Xe có căn giả, nếu đối phương tróc mãi thì đối phương bị xử thua. Còn Trường hợp như bạn nói, thì ăn Xe xong vẫn chưa thua ngay lập tức mà phải Pháo nổ Tượng chiếu Tướng xong mới thua (cách 1 nước), Trường hợp này tôi hiểu là hòa, cũng na ná như Trường hợp nhất cách nhất chiếu, hay một nước chiếu 1 nước dọa hết vậy.

Nếu bạn còn mông lung thì cứ down sách Luật Cờ tướng về nghiên cứu, đều có những ví dụ rất cụ thể, hoặc hỏi trực tiếp danh thủ đã thi đấu nhiều năm hoặc trọng tài có kinh nghiệm sẽ rõ hơn.

Xin chia sẻ với bạn vài lời.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

Mình có đọc văn bản luật rút gọn. Nhưng còn mông lung. Bởi thế mới hỏi cho ra nhẽ.

Như trường hợp bạn phân tích, nếu ăn xe thì pháo vật chiếu cục.

Tất nhiên chưa ăn được tướng, nhưng bên kia lại k có nước đi hợp lệ.

Vậy là k được phép chứ nhỉ?

haohoa
06-05-2016, 03:25 PM
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

Mình có đọc văn bản luật rút gọn. Nhưng còn mông lung. Bởi thế mới hỏi cho ra nhẽ.

Như trường hợp bạn phân tích, nếu ăn xe thì pháo vật chiếu cục.

Tất nhiên chưa ăn được tướng, nhưng bên kia lại k có nước đi hợp lệ.

Vậy là k được phép chứ nhỉ?
Nếu như ăn xe xong mà Tướng mình bị ăn ngay thì người đuổi không được phép. Nhưng ăn xe xong phải thêm 1 nước pháo ăn tượng mới cục được thì mình nghĩ là được phép.

Còn trường hợp xe mời đấu xe là được phép. Quân ngang nhau được quyền mời đổi, hai bên không thay đổi nước đi là hòa. Nhưng nếu như bên kia không dùng Xe mời đổi xe để chiếu hết cờ mà dùng Pháo hoặc Mã (quân kém chất hơn) bắt Xe thì không được phép.

Trong Trường hợp này, giả như bên kia không dùng xe mời đổi xe mà dùng Pháo hoặc Mã bắt xe thì bên đuổi mãi bị xử thua.

evolnuk
06-05-2016, 03:33 PM
Nếu như ăn xe xong mà Tướng mình bị ăn ngay thì người đuổi không được phép. Nhưng ăn xe xong phải thêm 1 nước pháo ăn tượng mới cục được thì mình nghĩ là được phép.

Còn trường hợp xe mời đấu xe là được phép. Quân ngang nhau được quyền mời đổi, hai bên không thay đổi nước đi là hòa. Nhưng nếu như bên kia không dùng Xe mời đổi xe để chiếu hết cờ mà dùng Pháo hoặc Mã (quân kém chất hơn) bắt Xe thì không được phép.

Trong Trường hợp này, giả như bên kia không dùng xe mời đổi xe mà dùng Pháo hoặc Mã bắt xe thì bên đuổi mãi bị xử thua.

Cái vụ quân k đồng chất mình chỉ nghe ng ngoài nói chứ k đọc thấy trong văn bản.

Theo mình thì quân nào đuổi cũng như nhau.

Vấn đề ở chỗ nếu đổi quân thì bị cục. Cục k có nc đi hợp lệ. Như vậy là hòa hay k được phép.

Lại rối rồi.

haohoa
06-05-2016, 03:45 PM
Cái vụ quân k đồng chất mình chỉ nghe ng ngoài nói chứ k đọc thấy trong văn bản.

Theo mình thì quân nào đuổi cũng như nhau.

Vấn đề ở chỗ nếu đổi quân thì bị cục. Cục k có nc đi hợp lệ. Như vậy là hòa hay k được phép.

Lại rối rồi.

Trong Luật Cờ Tướng nếu quân đồng chất mời đổi thì hợp lệ. Xe với Xe ngang nhau là hợp lệ.
Còn vấn đề ở đây chỉ là 2 bên không thay đổi nước đi nên hòa mà thôi. Còn cục ở đây là phải một nước nữa chứ không phải là cục ngay nên họ đuổi quân, thí xe là hoàn toàn được phép. Trường hợp mà ăn xe xong Pháo họ chém thẳng vào Tướng ngay thì việc đuổi xe đó mới không được phép. Còn họ chỉ chém vào Tượng, cách 1 nước nữa mới cục thì cũng chả ảnh hưởng gì (không phạm luật), nên xử hòa thôi.

evolnuk
06-05-2016, 03:50 PM
Trong Luật Cờ Tướng nếu quân đồng chất mời đổi thì hợp lệ. Xe với Xe ngang nhau là hợp lệ.
Còn vấn đề ở đây chỉ là 2 bên không thay đổi nước đi nên hòa mà thôi. Còn cục ở đây là phải một nước nữa chứ không phải là cục ngay nên họ đuổi quân, thí xe là hoàn toàn được phép. Trường hợp mà ăn xe xong Pháo họ chém thẳng vào Tướng ngay thì việc đuổi xe đó mới không được phép. Còn họ chỉ chém vào Tượng, cách 1 nước nữa mới cục thì cũng chả ảnh hưởng gì (không phạm luật), nên xử hòa thôi.

Vậy là có 2 ý kiến trái chiều rồi.

Nói thật là k biết ai đúng. Haha

haohoa
06-05-2016, 04:39 PM
Vậy là có 2 ý kiến trái chiều rồi.

Nói thật là k biết ai đúng. Haha

Có một nguyên tắc ở đây đó là không được bỏ Tướng. Nếu trường hợp ăn xe xong bị pháo chém thẳng vào Tướng ngay thì không được. Nhưng ở đây là họ chém vào tượng cơ mà. Đúng là chém vào tượng là cục nếu họ nhìn ra, nhưng giả sử họ không chém tượng thì sao. Trong thực tế thi đấu nhiều cái cục to đùng mà không nhìn ra, người chơi có cục mà cũng chả biết đánh cục là chuyện rất thường tình.

Vấn đề là người ta có ăn xe xong mà bên kia phải đi nước chính xác là chém tượng mới thắng, còn họ vô tư đi nước nào khác thì sao. Nên việc thí xe hay đổi xe là hoàn toàn được phép, còn bên kia không ăn thì chạy đi coi như là hai bên không thay đổi nước đi. Xử hòa.

evolnuk
06-05-2016, 04:54 PM
Có một nguyên tắc ở đây đó là không được bỏ Tướng. Nếu trường hợp ăn xe xong bị pháo chém thẳng vào Tướng ngay thì không được. Nhưng ở đây là họ chém vào tượng cơ mà. Đúng là chém vào tượng là cục nếu họ nhìn ra, nhưng giả sử họ không chém tượng thì sao. Trong thực tế thi đấu nhiều cái cục to đùng mà không nhìn ra, người chơi có cục mà cũng chả biết đánh cục là chuyện rất thường tình.

Vấn đề là người ta có ăn xe xong mà bên kia phải đi nước chính xác là chém tượng mới thắng, còn họ vô tư đi nước nào khác thì sao. Nên việc thí xe hay đổi xe là hoàn toàn được phép, còn bên kia không ăn thì chạy đi coi như là hai bên không thay đổi nước đi. Xử hòa.

Uhm. Nghe có vẻ hợp lý.

Cho mình hỏi tiếp (tham quá ): Nếu đuổi quân ( xe đuổi mã chẳng hạn ) mà 2 bên k thay đổi nước đi, trong khi con mã có thể nhảy sang vị khác để tránh bị đuổi thì có hòa theo luật? Hay bên cầm xe thua do sai luật?

haohoa
06-05-2016, 07:19 PM
Uhm. Nghe có vẻ hợp lý.

Cho mình hỏi tiếp (tham quá ): Nếu đuổi quân ( xe đuổi mã chẳng hạn ) mà 2 bên k thay đổi nước đi, trong khi con mã có thể nhảy sang vị khác để tránh bị đuổi thì có hòa theo luật? Hay bên cầm xe thua do sai luật?
Nếu đuổi quân mãi mà quân bị đuổi không có căn thì xử thua. Còn trường hợp 2 quân mà đuổi nhau, ví dụ xe đuổi mã, mã chạy nhưng đuổi lại xe, thì xử hòa (Theo Luật Cờ tướng VN, hai bên cùng phạm một lỗi sai thì xử hòa, ở đây lỗi sai là phạm luật bắt mãi).

Trong trường hợp của bạn, xe đuổi mã thì mã chạy đi đâu không cần biết, nhưng xe không được bắt mãi (quá 3 hay 6 lần gì đó, thì bị xử thua). Chỉ trừ trường hợp xe đuổi mã mã lại đuổi xe thì mới hòa (vì hai bên cùng sai luật), trong các trường hợp khác nếu đuổi bắt mãi 1 quân không có căn là thua.

nick_name
06-05-2016, 08:57 PM
http://www.fshare.vn/file/KQSIUFB2ZNXG
Đây là Luật cờ tướng Việt Nam. Hi vọng giúp ích được cho chủ thớt ^^

SH.hjc
06-05-2016, 10:02 PM
Cái vụ quân k đồng chất mình chỉ nghe ng ngoài nói chứ k đọc thấy trong văn bản.

Theo mình thì quân nào đuổi cũng như nhau.

Vấn đề ở chỗ nếu đổi quân thì bị cục. Cục k có nc đi hợp lệ. Như vậy là hòa hay k được phép.

Lại rối rồi.

Down luật cờ tướng trên mạng bạn nhé, trên đó quy định rất nhiều thứ liên quan ! Chào bạn !

viet_tu_kbc
08-05-2016, 10:36 AM
Nếu xe của mình bị tróc liên tục mà k thể ăn lại ( ví dụ tình huống xe đáy giữ voi tránh pháo vật chiếu cục, bị xe đối phương tróc liên tục ) thì có đúng luật hay k?

Theo mình biết ở Việt Nam thì cho phép, còn Trung Quốc thì không.

evolnuk
08-05-2016, 10:47 AM
Theo mình biết ở Việt Nam thì cho phép, còn Trung Quốc thì không.

Lại còn thế nữa!

Vậy ở Khựa k thích hòa rồi.

evolnuk
02-03-2017, 03:38 AM
Lâu lâu lại Post câu hỏi lên cho xôm.

Theo hình này, nếu pháo thoái 5, xe tấn 5, rồi pháo tấn 5, xe lại thoái 5. K thay đổi nước đi thì có hòa k?

Xe tróc pháo, nhưng pháo lại dọa ăn tốt.

http://www.upsieutoc.com/image/YMggrM

convit
02-03-2017, 11:38 AM
Hình như không được bác, Pháo yếu mà.

evolnuk
02-03-2017, 08:30 PM
Hình như không được bác, Pháo yếu mà.

sao lại hình như. Phải chắc cú chứ?

Được hay k được? Theo luật China thì xử đen thua. Còn luat VN, quốc tế thì k biết.

evolnuk
30-07-2017, 03:01 PM
Trong hình cờ này đỏ đi x6/1 s4.5, x6.1 s4/5. Liên tục như vậy theo luật VN là hòa hay xử bên nào thua?

Theo mình biết thì luật Châu Á xử hòa, luật TQ xử đỏ thua. Còn VN thì chưa biết.
http://sv1.upsieutoc.com/2017/07/30/Untitleddc2c9.png

Tuong Quan
30-07-2017, 09:53 PM
Trong Luật Cờ Tướng nếu quân đồng chất mời đổi thì hợp lệ. Xe với Xe ngang nhau là hợp lệ.
Còn vấn đề ở đây chỉ là 2 bên không thay đổi nước đi nên hòa mà thôi. Còn cục ở đây là phải một nước nữa chứ không phải là cục ngay nên họ đuổi quân, thí xe là hoàn toàn được phép. Trường hợp mà ăn xe xong Pháo họ chém thẳng vào Tướng ngay thì việc đuổi xe đó mới không được phép. Còn họ chỉ chém vào Tượng, cách 1 nước nữa mới cục thì cũng chả ảnh hưởng gì (không phạm luật), nên xử hòa thôi.

Nước cờ này có bị xử Hòa không ?



https://www.youtube.com/watch?v=5yu6VuaqCJs

evolnuk
02-03-2019, 02:01 AM
Về vấn đề hòa cờ

www_dpxq_com
500,350
7299693949592927314787866546260670622030404142221021750324436383
Thang Long Ky Dao (Ko Hỗ Trợ FireFox v22)
7262757162614150616350416361415061625041626141506162
http%3A//thanglongkydao.com/%0D%0Ahttp%3A//thanglongkydao.com/newreply.php%3Fdo%3Dpostreply%26t%3D93057
www.dpxq.com


Nếu không thay đổi nước đi. Thì theo luật Việt Nam hoặc Châu á sẽ xử như thế nào?

clbcoq2
02-03-2019, 06:42 PM
Về vấn đề hòa cờ

www_dpxq_com
500,350
7299693949592927314787866546260670622030404142221021750324436383
Thang Long Ky Dao (Ko Hỗ Trợ FireFox v22)
7262757162614150616350416361415061625041626141506162
http%3A//thanglongkydao.com/%0D%0Ahttp%3A//thanglongkydao.com/newreply.php%3Fdo%3Dpostreply%26t%3D93057
www.dpxq.com


Nếu không thay đổi nước đi. Thì theo luật Việt Nam hoặc Châu á sẽ xử như thế nào?
Đen phạm luật tróc mãi, phải đổi nước, nếu không sẽ bị xử thua

caovannhamyt
03-03-2019, 01:29 PM
Thí mãi xử hòa nhé

evolnuk
03-03-2019, 05:53 PM
Đen phạm luật tróc mãi, phải đổi nước, nếu không sẽ bị xử thua

Đỏ cũng tróc lại con Pháo 3 của đen mà

evolnuk
03-03-2019, 05:53 PM
Thí mãi xử hòa nhé

Đây là pháo tróc xe, xe tróc lại pháo mà

libra2781
04-03-2019, 11:20 AM
Đen phạm luật tróc mãi, phải đổi nước, nếu không sẽ bị xử thua

Một bắt, một bắt lại >>> xử hòa bạn nhé

libra2781
04-03-2019, 11:21 AM
Đen phạm luật tróc mãi, phải đổi nước, nếu không sẽ bị xử thua

Một bắt, một bắt lại >>> xử hòa bạn nhé

evolnuk
04-03-2019, 11:42 AM
Một bắt, một bắt lại >>> xử hòa bạn nhé

Nếu bạn quăng nó vào gui Binghe áp dụng luật Châu Á 2003 thì nó xử đen thua đấy.

K hiểu kiểu gì.

evolnuk
04-03-2019, 11:43 AM
Một bắt, một bắt lại >>> xử hòa bạn nhé

Nếu bạn quăng nó vào gui Binghe áp dụng luật Châu Á 2003 thì nó xử đen thua đấy.

K hiểu kiểu gì.

chezz
04-03-2019, 07:41 PM
Về vấn đề hòa cờ

www_dpxq_com
500,350
7299693949592927314787866546260670622030404142221021750324436383
Thang Long Ky Dao (Ko Hỗ Trợ FireFox v22)
7262757162614150616350416361415061625041626141506162
http%3A//thanglongkydao.com/%0D%0Ahttp%3A//thanglongkydao.com/newreply.php%3Fdo%3Dpostreply%26t%3D93057
www.dpxq.com


Nếu không thay đổi nước đi. Thì theo luật Việt Nam hoặc Châu á sẽ xử như thế nào?


Cờ Tướng có luật “khủng khiếp” nhất trong các loại cờ, tính theo độ dài và độ khó. Riêng việc xử các trường hợp như thế nào quyển Luật cờ Tướng của Liên đoàn cờ Tướng Châu Á (AXF) cần đến 21 trang với tổng cộng 107 ván cờ minh họa kèm giải thích, chủ yếu xoay quanh vấn đề đi lặp / trường chiếu và trường tróc. Ngược lại, nhiều loại cờ khác lại xử rất đơn giản. Ví dụ cờ Vua chỉ cần vài từ cho trường hợp đi lặp: xử hoà.

Do dài và khó hiểu nên có rất ít phần mềm, server cờ “dám” tuyên bố họ đảm bảo xử đúng luật của AXF. Nếu họ “xử” thì chưa chắc đã đúng theo luật.

Ngoài việc khá dài và khó hiểu, có một số điều luật lại “kênh” nhau. Nói cách khác là có nhập nhằng. Năm ngoái tôi có viết một báo cáo khoa học về vấn đề này. Vì nó là luật nên cần AXF xem xét và hi vọng có sửa đổi.

Điều không may là trường hợp bạn hỏi lại rơi vào chính trường hợp "khó" nói ở trên (nhập nhằng).

Nếu khớp với minh họa luật thì nó rất giống với ván cờ cuối cùng (ván 107). Hình dưới đây là từ quyển Luật cờ Tướng của VN, xử hoà và không có giải thích.


https://i.imgur.com/2JHbO4y.jpg


Phần xử của Luật CT Vn thực chất là copy nguyên xi từ quyển CT châu Á (có rút bớt giải thích). Do vậy nếu tham khảo thì có thêm phần giải thích, dịch như sau:

Sau mỗi nước đi của một Xe đỏ (như X4/2, X4.2) thì Xe đỏ khác liên tục tróc cùng một Pháo đen. Sau mỗi nước đi của đen (S4.5, S5/4) thì Pháo đen trên cột 9 lại liên tục tróc Xe đỏ trên cột 6. Cả hai bên cùng vi phạm cùng điều luật, ván cờ xử hoà nếu không bên nảo đổi nước đi.

https://i.imgur.com/1hvsC3P.jpg



Tuy vậy trường hợp này lại rất giống một số trường hợp khác, cùng kiểu truy nhau nhưng lại xử khác. Ví dụ ván 61 cùng khiểu nhưng bên Pháo bị xử thua.

https://i.imgur.com/JztFhCP.jpg


Do đây là trường hợp nhập nhằng (xử hoà cúng đúng mà xử bên Pháo thua cũng... đúng) nên các bạn tuỳ trường hợp mà "cãi". Ví dụ chơi trên mạng, chơi qua GUI thì chấp nhận cho nhanh. Còn nếu đấu thực tế (có trọng tài) mà cờ giống hệt vị dụ 107 (2 Xe 2 Pháo) thì cứ mang quyển luật cờ Vn / châu Á đòi hoà. Nhưng khác một chút thôi thì bên Pháo bị xử thua.

evolnuk
04-03-2019, 10:26 PM
Cờ Tướng có luật “khủng khiếp” nhất trong các loại cờ, tính theo độ dài và độ khó. Riêng việc xử các trường hợp như thế nào quyển Luật cờ Tướng của Liên đoàn cờ Tướng Châu Á (AXF) cần đến 21 trang với tổng cộng 107 ván cờ minh họa kèm giải thích, chủ yếu xoay quanh vấn đề đi lặp / trường chiếu và trường tróc. Ngược lại, nhiều loại cờ khác lại xử rất đơn giản. Ví dụ cờ Vua chỉ cần vài từ cho trường hợp đi lặp: xử hoà.

Do dài và khó hiểu nên có rất ít phần mềm, server cờ “dám” tuyên bố họ đảm bảo xử đúng luật của AXF. Nếu họ “xử” thì chưa chắc đã đúng theo luật.

Ngoài việc khá dài và khó hiểu, có một số điều luật lại “kênh” nhau. Nói cách khác là có nhập nhằng. Năm ngoái tôi có viết một báo cáo khoa học về vấn đề này. Vì nó là luật nên cần AXF xem xét và hi vọng có sửa đổi.

Điều không may là trường hợp bạn hỏi lại rơi vào chính trường hợp "khó" nói ở trên (nhập nhằng).

Nếu khớp với minh họa luật thì nó rất giống với ván cờ cuối cùng (ván 107). Hình dưới đây là từ quyển Luật cờ Tướng của VN, xử hoà và không có giải thích.


https://i.imgur.com/2JHbO4y.jpg


Phần xử của Luật CT Vn thực chất là copy nguyên xi từ quyển CT châu Á (có rút bớt giải thích). Do vậy nếu tham khảo thì có thêm phần giải thích, dịch như sau:

Sau mỗi nước đi của một Xe đỏ (như X4/2, X4.2) thì Xe đỏ khác liên tục tróc cùng một Pháo đen. Sau mỗi nước đi của đen (S4.5, S5/4) thì Pháo đen trên cột 9 lại liên tục tróc Xe đỏ trên cột 6. Cả hai bên cùng vi phạm cùng điều luật, ván cờ xử hoà nếu không bên nảo đổi nước đi.

https://i.imgur.com/1hvsC3P.jpg



Tuy vậy trường hợp này lại rất giống một số trường hợp khác, cùng kiểu truy nhau nhưng lại xử khác. Ví dụ ván 61 cùng khiểu nhưng bên Pháo bị xử thua.

https://i.imgur.com/JztFhCP.jpg


Do đây là trường hợp nhập nhằng (xử hoà cúng đúng mà xử bên Pháo thua cũng... đúng) nên các bạn tuỳ trường hợp mà "cãi". Ví dụ chơi trên mạng, chơi qua GUI thì chấp nhận cho nhanh. Còn nếu đấu thực tế (có trọng tài) mà cờ giống hệt vị dụ 107 (2 Xe 2 Pháo) thì cứ mang quyển luật cờ Vn / châu Á đòi hoà. Nhưng khác một chút thôi thì bên Pháo bị xử thua.

Ví dụ của mình có khác 1 chút đấy. 1 con pháo có căn. Còn trong ví dụ bạn đăng thì 2 pháo vô căn. Nếu vô căn thì sw nó cũng báo hòa. Nhưng trường hợp tôi đăng lên thì sw bắt đen đổi biến.

Bongbon
05-03-2019, 09:13 PM
Cho mình hỏi xong xe truy sát xe đối phương mời đổi có phạm luật ko ?

evolnuk
06-03-2019, 12:01 AM
Cho mình hỏi xong xe truy sát xe đối phương mời đổi có phạm luật ko ?

Không phạm luật. Đây là mời đổi ngang chất. Khi cờ kém, vẫn hay dùng đòn này để cầu hòa mà.