PDA

View Full Version : Lịch sử của chiếc nhẫn cưới.



huyenmapu
25-09-2011, 10:16 PM
Bài này em dành tặng cho các bạn trẻ sắp bị nhốt vào chuồng nhé !!!! Cố lên bạn ơi >:)>:)>:)


Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời?

Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân

Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian. Nó cũng có một lịch sử lâu dài, từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây.

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.

Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.

Chiếc nhẫn không nhất thiết phải làm bằng vàng

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó vào, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái?

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.

Những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì đó là ngón mà với nó họ chỉ vào kinh Torah khi đọc.

Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm.

Tại sao nhẫn cưới được đeo trên ngón áp út của bàn tay trái?

Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng La Tinh - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim.

Trong nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Nhân danh cha, con và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh - ngón áp út của bàn tay trái.

Thói quen này, cuối cùng sau đó được nghi lễ hóa vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII viết cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

Đàn ông đeo nhẫn cưới

Việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

Đó là một hành động rất lãng mạn và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

(ST)

themgaidep
25-09-2011, 10:45 PM
Cũng may là lịch sử người ta trao nhẫn cưới, chứ nếu là vòng đeo tay, vòng cổ hay dây chuyền thì giờ anh em làm đám cưới sẽ méo mặt vì giá vàng cao quá rồi.:D:D:D

Minh Ngọc
25-09-2011, 10:51 PM
Bài này của Huyền có vẻ chưa chỉnh lắm.

Anh tóm tắt nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp (nếu nói đầy đủ thì dài lắm) như sau:

Thần Promete là vị thần đã tạo ra loài người, luôn luôn hết mực thương yêu, bảo vệ con người.

Thần Dớt , chúa tể của thánh thần, rất giận dữ vì con người vốn nhiều khi coi thường thần thánh. Ông đã giáng nhiều tai họa cho con nguời.

Ngược lại, thần Promete lại hóa giải hết các tai họa đó (Ví như cho con người lương thực, lấy cắp lửa cho loài người…..)

Không thể nhẫn nại hơn được nữa, Thần Dớt bèn xích ông lại trên đỉnh núi Olympia. Nhưng không vì thế mà cản trở được tình yêu vô bờ bến của ông với con người. Cuối cùng thì loài người vẫn tồn tại và phát triển như ngày nay.

Bởi thế hình tượng Thần Promete bị xích trên đỉnh Olypia có ý nghĩa rất lớn với con người đó là: Sự thủy chung như nhất, ý chí cũng như trí tuệ và nhiều điều nữa, mà quan trọng nhất là tình yêu con người vô hạn.

Vì thế cho nên biểu tượng chiếc nhẫn cưới là 1 tảng núi có 1 chiếc vòng gắn vào để xích con người. Cho nên mặt nhẫn cưới phải bằng đá và vòng nhẫn phải bằng kim loại. Lúc đầu mặt nhẫn rất to (vì là núi mà). Nhưng rồi sau này để cho thuận lợi khi sử dụng con người đa cách điệu đi, cho mặt nhẫn nhỏ hơn và vòng chỉ đủ để đeo vào ngón tay mà thôi.

Như vậy là chiếc nhẫn cưới đó sẽ luôn nhắc cho con người: phải thủy chung son sắt, hết lòng yêu thương con người, luôn gắn bó, sống chết với con người, không bao giờ phai nhạt.

hung_namdong
25-09-2011, 10:53 PM
Em thấy tại một số nơi con gái đến tuổi "cập kê" thì gia đình phải chuẩn bị một số của hồi môn khá lớn mới lấy được chồng.Giá mà tục lệ này cũng áp dũng tại Hà Nội thì...............! @-) @-) @-)

Minh Ngọc
25-09-2011, 10:58 PM
Theo truyền thuyết thì nhẫn cưới thì chỉ cần mặt bằng đá và vòng bằng kim loại chứ không nhất thiết phải bằng đá quý và kim loại quý.

Quan trọng là phải hiểu và làm được ý nghĩa của nó.