PDA

View Full Version : Đánh cờ người tại hội Làng Đại Yên - Hà Nội xưa kia



themgaidep
06-08-2009, 09:55 PM
Themgaiep xin gửi tới diễn đàn tư liệu quý và những bức ảnh cũng vô cùng quý giá về hội đánh cờ người đầu thế kỷ XX tại một làng quê Hà Nội -Tài liệu này Themgaidep sưu tầm từ một tác phẩm văn học cổ mà Themgaidep không rõ tác giả.




Khác với cờ bỏi mà quân là những cái biển mang tên, cắm ở vị trí quân cờ, quân của cờ người là người thực sự. Sau đây, tôi sơ lược lời của một tiền bối từng chứng kiến nhiều cuộc đấu cờ khoảng cuối thập niên 20, ở làng Ðại-yên, sát Ngọc-hà, vùng Hồ Tây, Hà-nội.

a - Bàn cờ:
Là sân đình, có làm một cái rạp mái lợp cót để che mưa nắng, bốn phía để trống. Bàn cờ không có vạch, chia từng ô, mỗi góc ô có cái lỗ để cắm biển. (Cũng có nơi dùng vôi trắng kẻ vạch, hay vạch sâu xuống đất).

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/22_banconguoiB.jpg
Bàn cờ chụp vào khoảng những năm 1930 tại làng Đại Yên, sát Ngọc Hà, Vùng Hồ Tây, Hà Nội ngày ấy.

b - Giải vũ:
Bên phải và bên trái của Ðình trung (nơi thờ Thành-hoàng) có hai dẫy giải vũ bằng gạch lợp ngói. Ngày thường là chỗ cất lọng, kiệu, đồ thờ, ngày làng vào đám dùng làm nơi cỗ bàn, ngày đấu cờ một giải vũ dành cho Tướng Ông, một dành cho Tướng Bà và các quân cờ sau khi bị loại ngồi nghỉ. Giải vũcó ba gian, trang hoàng, trần thiết như nhà riêng : vách treo y môn và trướng, giữa kê sập gụ trải chiếu hoa cạp điều, nệm nhiễu, gối xếp, sát tường bầy tủ chè, hai bên là tràng kỷ, án thư, có cả trầu nước để tiếp khách. Gian giữa, chỗ Tướng ngồi, thì treo mành.

c - Tế cờ:
Suốt thời gian 10, 15 ngày từ khi mở hội cho tới khi rã đám, sáng nào cũng có tục tế cờ trước khi ra quân. Mỗi sáng, sau khi ăn cỗ linh đình tại nhà Tướng cờ, cả đoàn trang điểm rồi kéo nhau ra đình làm lễ tế Thành-hoàng, gọi là Tế cờ. Bên nam tế trước, nữ tế sau. Ðứng đầu là Tướng, quân sắp hàng ba đứng sau, đi đến trước bàn thờ Ðình. Có người điều khiển cuộc tế theo nhịp bát âm, tiến, lui, quỳ, bái, dâng rượu, hoa, nhang. Lúc tế có đốt pháo. Tế rồi ra sân, ai vào vị trí nấy, theo sự cắt đặt từ trước của Tướng cờ. Xong xuôi, Tướng cờ lui vào trong giải vũ, chỗ Tướng ngồi ở bàn cờ ngoài sân chỉ có cái biển. Ai tò mò muốn xem mặt Tướng -đặc biệt là các chàng trai Hà-thành muốn xem mặt Tướng Bà- có thể đến cửa giải vũ, chỗ treo mành, ngó vào.

d - Tướng cờ:
Người được chọn làm Tướng là một vinh dự nhưng phải đăng cai, chịu tốn kém, đài thọ quân cờ ngày nào cũng cỗ bàn, ăn uống, người phục dịch, lại phải may sắm quần áo cho quân.

Bà Tướng mặc áo hồng, khăn vành giây vàng, đi giầy cườm hay vân hài bọc đoạn mầu, thêu rồng phượng, hoa lá, chỉ vàng chỉ bạc, ngồi trên sập trong giải vũ trông ra sân, trước sập có treo mành.

e - Quân cờ:
Quân là những thanh niên nam nữ do làng cắt cử, nhưng cũng có người tự nguyện. Thường thì người ta chọn thừa 4, 5 người để quân cờ có thể thay phiên nhau cho đỡ mệt vì phải ngồi trên ghế đẩu ở ngoài sân có khi cả 4, 5 tiếng. Quân cờ sợ nhất phải ngồi dai, bị điều khiển nhiều lần. Vất vả là những quân xe, pháo, mã, người ta thích làm quân tốt ba, dễ được giải ngũ sớm. Mỗi quân cầm một cái biển sơn son, chữ vàng, có cán dài độ một thước rưỡi tây, cắm xuống cái lỗ của vị trí mình

Các quân nữ vấn khăn nhung, áo mầu, có nơi thêu tên quân cờ ở giữa ngực và sau lưng.

Quân nam mặc áo the hoặc áo tấc xanh, quần trắng ống sớ, thắt giây lưng điều, chân đi giầy Gia-định.

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/22_quanco2A.jpg
Quân cờ chụp vào khoảng những năm 1930 tại làng Đại Yên, sát Ngọc Hà, Vùng Hồ Tây, Hà Nội ngày ấy

http://i975.photobucket.com/albums/ae236/Themgaidep/22_quanco1A.jpg
Quâncờ chụp vào khoảng những năm 1930 tại làng Đại Yên, sát Ngọc Hà, Vùng Hồ Tây, Hà Nội ngày ấý

f - Người đấu cờ:
Người đấu phải qua một lần khảo sát, đấu với người cầm trịch trên bàn cờ gỗ xem có "sạch nước cản" không, nghĩa là không đi quân lầm lỗi. Ðược chấm đậu mới rút thăm đấu vòng loại : đấu giải nhất thắng, rồi nhị thắng, tam thắng, tứ thắng, cứ loại dần cho tới khi chỉ còn hai người vào chung kết.

Mỗi người đấu có cây cờ lệnh (kiểu cờ đuôi nheo, hình tam giác, viền răng cưa) khi muốn đi nước nào thì lấy cờ phất một cái trên đầu quân cờ rồi tự tay cầm biển cờ cắm vào chỗ muốn đi, quân cờ sách ghế đi theo, ngồi xuống vị trí mới.

Người đấu phải quyết định tương đối nhanh, nghĩ nước lâu quá thì có người cầm trống khẩu kê bên mang tai mà gõ liên hồi để giục khiến cho tâm trí càng thêm rối loạn.

Cuộc đấu mà kéo dài đến đêm thì người ta đốt đèn đất (đèn khí đá, hydrocarbure) để tiếp tục cho đến khi phân thắng bại mới thôi.

(St)

themgaidep
07-08-2009, 01:47 PM
Bác nào biết chính xác địa chỉ làng Đại -yên cổ xưa thì bổ xung nhé, hiện giờ Themgaidep cũng không hình dung ra được khu vực này.:-o:-o:-o:-o:-o

themgaidep
07-08-2009, 02:00 PM
làng Đại Yên nằm sát làng Ngọc Hà, nhưng gần về phía Bưởi hơn, ranh giới phía Bắc giáp đường Hoàng Hoa Thám, phía Nam giáp đường Đội Cấn. phía Đông giáp làng Ngọc Hà, phía Tây giáp làng Vĩnh Phúc...
Ngày xưa, nhà mình ở Đội Cấn hay sang làng Đại Yên chơi cá chọi, vớt giun đỏ, bắt cá khổng tước... câu cá săn sắt.
Giờ chả còn hồ ao gì cả. Nhà xây san sát, mà mình cũng chuyển đi lâu rồi.

Cảm ơn bác Go, chắc là làng này có nhiều vị quan đỗ đạt thời phong kiến, thú chơi Cờ người rất tao nhã và cầu kỳ xuất hiện sớm thế cơ mà! :):):)

muoitam
27-08-2009, 11:58 AM
làng Đại Yên nằm sát làng Ngọc Hà, nhưng gần về phía Bưởi hơn, ranh giới phía Bắc giáp đường Hoàng Hoa Thám, phía Nam giáp đường Đội Cấn. phía Đông giáp làng Ngọc Hà, phía Tây giáp làng Vĩnh Phúc...
Ngày xưa, nhà mình ở Đội Cấn hay sang làng Đại Yên chơi cá chọi, vớt giun đỏ, bắt cá khổng tước... câu cá săn sắt.
Giờ chả còn hồ ao gì cả. Nhà xây san sát, mà mình cũng chuyển đi lâu rồi.

Hình như làng kéo dài từ dốc 70 đến gần dốc tam đa ( phía đường Hoàng Hoa Thám)- làng này chuyên bán lá xông, lá thuốc nam. bác nào có con nhỏ hoặc cần lá xông giải cảm, xông cho bà đẻ...cứ lên gần Nhà máy bia Hà Nội mà hỏi đường vào làng là được chỉ ngay.