PDA

View Full Version : Giới thiệu bộ truyện " Tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung



dohuuthuc
07-08-2009, 01:11 PM
Có thể nói đây là một đường lối luyện tập riêng biệt.... mang tính "tà môn ngoại đạo "

Bộ truyện chưởng này tôi đã mê từ hồi còn là học sinh cấp 3 trước năm 1975 cho đến bây giờ. Mỗi lần đọc lại là một cảm xúc khác nhau hoàn toàn dù rằng cốt triuyện này gần như thuộc như cháo.

Đường link của truyện :
Tiếu Ngạo Giang Hồ, Phước Oai Tiêu Cục Oai To Phước Lớn - VN thu quan (http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nqnnn31n343tq83a3q3m3237nvn)

p/s : Khi nào đọc xong các bạn vào đây đàm đạo kiếm pháp nhé ! rất là thú vị.

ldtk
07-08-2009, 01:15 PM
Tiếu Ngạo Giang Hồ, Ỷ Thiên Đồ Long ký và Thiên Long Bát Bộ là 3 tác phẩm của Kim Dung mà tôi thích nhất. Chắc phải gọi là "siêu phẩm" mới đúng :))

nhachoaloiviet
07-08-2009, 03:04 PM
Đây cũng là một bộ Kiếm Hiệp hay của Kim Dung.Cái tôi thích nhất là cái tên quá hay và bản nhạc của 2 lão kiếm khách Lưu Chính Phong và Khúc Dương. Nhân Vật Lệnh Hồ Xung thì tôi cảm thấy hắn quá nhu nhược không phải bậc đại anh hùng.
Tác phẩm mê say hơn cả là Thiên Long Bát Bộ.Một tác phẩm thấm được tư tưởng tiến bộ của nhà văn và triết lý phật giáo sâu sắc.Vì quá mê tác phẩm nên tôi đã xăm một trong 8 bộ quỷ thần trong truyện = tiếng Phạn.Đó là gandharva bán quỷ nhạc thần chỉ sống bằng hương thơm và âm nhạc. Kiều Phong forever!!!!!

123456
07-08-2009, 04:10 PM
truyện này mà ko đọc thì kể cũng là đáng tiếc (nếu là người thích đọc truyện kiếm hiệp) :D

dohuuthuc
07-08-2009, 09:05 PM
truyện này mà ko đọc thì kể cũng là đáng tiếc (nếu là người thích đọc truyện kiếm hiệp) :D

các bạn đọc xong rồi thuê film ( hoặc tải trên mạng )về coi mới thấy thấm thía cái hồn của ngòi bút tuyệt tác Kim Dung.

chesskiller
08-08-2009, 12:24 AM
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có hồi nói về võ công của phái Hoa Sơn chia làm Kiếm Tông và Khí Công cũng giống như trong cờ tướng, Khí Tông nói về dân cờ giang hồ, Kiếm Tông là cờ trường lớp, đoạn đó viết rất hay, mình nghĩ nếu đọc và suy ngẫm bạn sẽ hiểu sâu hơn về cờ tướng đó!

nhachoaloiviet
08-08-2009, 12:39 AM
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ có hồi nói về võ công của phái Hoa Sơn chia làm Kiếm Tông và Khí Công cũng giống như trong cờ tướng, Khí Tông nói về dân cờ giang hồ, Kiếm Tông là cờ trường lớp, đoạn đó viết rất hay, mình nghĩ nếu đọc và suy ngẫm bạn sẽ hiểu sâu hơn về cờ tướng đó!

Mình không nghĩ như bạn.Theo tác giả nói thì Hoa Sơn phái chia làm 2 đường luyện kiếm là Kiếm Tông và Khí Tông hiểu nôm na là một bên thiên về luyện nội công ,kiếm chỉ là cái thứ yếu giống như là cái dùi cui điện -tuy là dùi cui nhưng điện mới là cái quyết định để hạ đối phương.Còn Kiếm Tông là sử dụng kiếm pháp làm chủ đạo,lấy kiếm làm gốc tức là dùi cui cao su đập đối phương gây sát thương vật lý. Không hề liên hệ Tông nào là giang hồ hay cơ bản đâu bạn ơi.Gốc của Hoa Sơn là lấy kiếm làm gốc,Thằng Nhặt Mất Quần nó bệnh hoạn cả vú lấp miệng em để cho Lệnh Hồ Xung không quan tâm gì đến những xác ướp trên hang núi mà thôi vì nó đang luyện cắt cu thần công đó.Tôi ghét nhất thằng đó trong tất cả các nhân vật Kim Dung.Vợ nó mới là anh hùng!

tieunhulai
08-08-2009, 01:10 AM
Các tác phẩm của Kim Dung:

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên.

tieunhulai
08-08-2009, 01:24 AM
sau đoạn viết tắt trên, tieunhulai làm ơn chú thích đầy đủ tên gọi các tác phẩm giùm mình.
mình đang mò mẫm tìm đọc Kim Dung để lúc nào đó có thể hóng chuyện của anh em.

Phi hồ ngoại truyện
Tuyết Sơn phi hồ
Liên thành quyết
Thiên Long bát bộ
Xạ điêu anh hùng truyện
Bạch mã khiêu tây phong
Lộc đỉnh ký
Tiếu ngạo giang hồ
Thư kiếm ân cừu lục
Thần điêu hiệp lữ
Hiệp khách hành
Ỷ Thiên Đồ Long ký
Bích huyết kiếm
Uyên ương đao

nhachoaloiviet
08-08-2009, 02:11 AM
Kim Dung chắc chắn có nhiều chuyện để chém nhau lắm anh em nhỉ.Các bạn thích nhân vật nào nhất và bộ nào nhất vậy làm tí tranh luận cho vui cửa vui nhà nào

dohuuthuc
08-08-2009, 08:15 AM
Tiếu ngạo giang hồ (Phồn thể: 笑傲江湖, Giản thể: 笑傲江湖; Bính âm: xiào ào jiāng hú, tiếng Anh: The Smiling, Proud Wanderer, hoặc State of Divinity) là một tiểu thuyết kiếm hiệp lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo vào năm 1967 của nhà văn Trung Quốc Kim Dung. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của Kim Dung

Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa (ví dụ như Anh hùng xạ điêu vào thời Nam Tống, Thiên long bát bộ vào thời Bắc Tống, Ỷ thiên đồ long ký vào thời Nguyên - Minh...), tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, ta có thể suy đoán diễn biến câu chuyện xảy ra dưới triều đại nhà Minh, sau thời đại của Trương Tam Phong, sau khi các phái Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân đã ra đời và nổi danh trên giang hồ.


Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm
Mọi tranh chấp trong Tiếu ngạo giang hồ đều bắt nguồn từ những huyền thoại về Tịch Tà kiếm pháp của họ Lâm (Lâm Viễn Đồ). Trong quá khứ, Lâm Viễn Đồ ban đầu là một nhà sư pháp danh Ðộ Nguyên thiền sư và cũng là đệ tử của Hồng Diệp thiền sư, sau đó vô tình nhận được một phần bí kíp Quỳ hoa bảo điển ở phái Hoa Sơn từ Mẫn Túc và Chu Tử Phong, đã hoàn tục, rời chùa Thiếu Lâm, lập gia đình, lập ra Phước Oai tiêu cục. Ông trở thành một cao thủ kiếm thuật, sử dụng 72 đường kiếm gọi là Tịch Tà kiếm pháp đánh bại nhiều cao thủ (trong đó có đệ nhất kiếm thuật Trương Thanh Tử thuộc phái Thanh Thành) và bí kíp Tịch tà kiếm pháp đã khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm muốn. Tuy nhiên, Lâm Viễn Đồ hiểu tác hại của Tịch tà kiếm pháp nên đã không cho con cháu mình luyện tập. Đến đời cháu của Lâm Viễn Đồ là Lâm Chấn Nam làm chủ Phước Oai tiêu cục, phái Thanh Thành mà lúc đó đứng đầu là Dư Thương Hải đã tàn sát cả Phước Oai tiêu cục (lấy cớ báo thù cho tiền nhân phái Thanh Thành và cho con trai y), bắt cóc hai vợ chồng Lâm Chấn Nam nhằm chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ. Con trai của Lâm Chấn Nam là Lâm Bình Chi đã lưu lạc giang hồ để báo thù và vô tình gia nhập phái Hoa Sơn, một môn phái trong liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái (thực ra là dưới vở kịch được dàn dựng của Nhạc Bất Quần, chưởng môn phái Hoa Sơn).


Khúc Tiếu ngạo giang hồ
Tiếu ngạo giang hồ là tên bản nhạc cầm tiêu hợp tấu do hai người là Lưu Chính Phong phái Hành Sơn (cao thủ thổi tiêu) và Khúc Dương của Nhật Nguyệt thần giáo (cao thủ chơi thất huyền cầm) cùng nhau sáng tác. Hai người kết bạn tri kỷ, Lưu Chính Phong định ở ẩn để cùng Khúc Dương tiêu dao nhưng đã bị phái Tung Sơn ngăn trở, giết chết cả gia đình và đánh cả hai trọng thương. Trước khi chết, cả hai đã cùng nhau chơi lần cuối bản nhạc này, sau đó khẩn cầu Lệnh Hồ Xung lưu truyền hậu thế bản nhạc này, rồi cùng nhau chết ở núi Hành Sơn. Cũng đồng thời, ở núi Hành Sơn, vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết đã nhờ Lệnh Hồ Xung căn dặn Lâm Bình Chi không luyện tập bí kíp Tịch tà kiếm pháp mà tổ tiên đã truyền lại.


Độc cô cửu kiếm
Lệnh Hồ Xung là nhân vật chính của tiểu thuyết. Khi xuống thành Hành Dương, đã cứu Nghi Lâm, ni cô phái Hằng Sơn khỏi tay Điền Bá Quang, được truyền lại khúc Tiếu ngạo giang hồ, trở về núi Hoa Sơn đã bị sư phụ mình là Nhạc Bất Quần phạt trên núi xám hối. Ở đó, Lệnh Hồ Xung đã có duyên được thái sư thúc tổ của mình là Phong Thanh Dương truyền thụ Độc cô cửu kiếm, bí kíp kiếm thuật tối thượng, từ đây, Lệnh Hồ Xung trở thành cao thủ đệ nhất kiếm thuật, đánh bại mọi cao thủ bằng kiếm thuật. Lệnh Hồ Xung vô tình bị Đào cốc lục tiên gây trọng thương mất hết nội lực, kiệt sức gần chết, phải lưu lạc giang hồ.


Tranh đoạt Tịch tà kiếm phổ
Lệnh Hồ Xung bị đồng môn hiểu lầm là chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ, tư thông với Nhật Nguyệt thần giáo (bị giới chính giáo gọi là Ma giáo) và bị đuổi khỏi phái Hoa Sơn. Trên đường lang thang giang hồ, chàng đã trở nên nổi tiếng nhờ dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại nhiều cao thủ, kết bạn với nhiều kỳ nhân dị sĩ trên giang hồ và đặc biệt là yêu Nhậm Doanh Doanh, con gái của giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành, vô tình bị rơi vào những âm mưu tranh đoạt Tịch tà kiếm phổ của các môn phái.


Vang khúc Tiếu ngạo giang hồ
Cuối cùng, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh đã trở thành những truyền nhân thực sự của khúc Tiếu Ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung sử dụng đàn cầm, Doanh Doanh thổi tiêu, cùng nhau hợp tấu. Cả hai đã vượt qua nhiều sóng gió giang hồ, phá những âm mưu đen tối của nhiều nhân vật, đem lại hòa bình cho giang hồ. Đoạn kết, cả hai cùng nhau ngao du sông núi, cùng nhau tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ.



(nguồn wiki)

123456
08-08-2009, 10:04 AM
Kim Dung nổi nhất là Xạ Điêu tam bộ khúc,Thiên Long Bát Bộ và Tiếu Ngạo Giang Hồ. sau này tác phẩm Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm cuối cùng.nhưng người ta lại đánh giá là bộ Đôn-ki-hô-tê của Châu Á.vì là truyện "kiếm hiệp phi kiếm hiệp"

1 yếu tố cuốn hút trong tác phẩm của Kim Dung, đó là sự liên quan chặt chẽ giữa lịch sử và truyện kiếm hiệp.các nhân vật trong mỗi bộ truyện,đều có liên quan,và ảnh hưởng lớn tới thời kỳ lịch sử đó


Thiên Long Bát Bộ là bộ truyện lớn nhất của Kim Dung,tuyến nhân vật rộng.miêu tả thời kỳ xảy ra tranh chấp Tống Liêu.bộ chia làm 3 phần,nói về 3 nhân vật chính Đoàn Dự-Kiều(Tiêu) Phong-Hư Trúc.mỗi người tuỳ duyên phận,đều có được sở học riêng.nắm giữ những quyền lực nhất định.góp công lớn cho sự bình ổn thời kỳ này.truyện kết thúc bởi cái chết của người anh hùng Tiêu Phong,đã đẩy lùi được mưu đồ thôn tính của Liêu Quốc,kéo dài thời kỳ hoà bình thêm vài chục năm

Quách Tĩnh-Kim Đao Phò Mã(Xạ Điêu anh hùng truyện) của Thành Cát Tư Hãn.tham gia +chứng kiến thời kỳ chinh chiến oanh liệt của vị Vương Hãn Mông Cổ.truyện kết thúc khi Thành Cát Tư Hãn qua đời

Dương Quá-Quách Tinh-Hoàng Dung ( Thần Điêu hiệp lữ)-thời kỳ nhà Tống suy tàn- lãnh đạo giang hồ nhân sĩ thủ thành Tương Dương.truyện kết thúc khi Tương Dương thủ thành công

Trương Vô Kị-giáo chủ Minh Giáo (Ỷ Thiên Đồ Long ký),thời kỳ tiền lập nhà Minh.Minh Giáo vốn là giáo phái lớn nhất bấy giờ.cũng là lực lượng chính chống nhà Nguyên.Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) là 1 người trong Minh Giáo.truyện kết thúc khi Chu Nguyên Chương lên làm vua

Vi Tiểu Bảo(Lộc Đỉnh Ký)-đóng vai trò lớn trong thời niên thiếu của Khang Hy.liên quan mật thiết tới sự lớn mạnh và hưng thịnh của nhà Thanh dưới thời Khang Hy.truyện kết thúc khi nhà Thanh trở nên thực sự yên bình.Khang Hy đã trưởng thành,thành 1 vị vua nổi tiếng đến tận ngày nay

duy chỉ có Tiếu Ngạo Giang Hồ là không liên quan tới lịch sử,nhưng nó lại có sự cuốn hút riêng.nhân vật Lệnh Hồ Xung ôm ấp ước mơ được cùng người tri âm vứt bỏ ân oán giang hồ,ca lên khúc Tiếu Ngạo.sau bao sóng gió,khi đang có uy tín và danh tiếng rất lớn.nhưng anh vẫn vứt bỏ để theo đuổi giấc mơ bình dị của mình.thử hỏi mấy ai làm được vậy


các bộ còn lại đều là bộ ngắn,không đồ sộ bằng

nhachoaloiviet
08-08-2009, 12:40 PM
Đố các bạn Kim Dung yêu nhân vật nữ nào nhất.Hóa thân của Kim Dung là nhân vật nào.Ai là người bị Kim Dung đối xử nặng tay nhất

dohuuthuc
08-08-2009, 10:14 PM
Đố các bạn Kim Dung yêu nhân vật nữ nào nhất.Hóa thân của Kim Dung là nhân vật nào.Ai là người bị Kim Dung đối xử nặng tay nhất

Cho đến nay thì các võ lâm "hậu bối " tranh cãi nhiều nhất mà vẫn chưa xong .Đó là trong các bộ truyện của Nhà văn lớn Kim Dung thì mỹ nhân nào là đẹp nhất ,hoàn hảo nhất ? Mời các bạn tham gia.

123456
08-08-2009, 11:01 PM
theo 1 bài phỏng vấn của Kim Dung (không nhớ năm nào,khoang 199x :D) ông từng nói về các nhân vật như sau:

.Kim Dung, trong cuộc phỏng vấn hồi năm 94 của một tờ báo Hồng Kông, khi được hỏi ai võ công cao nhất, ông đã trả lời ngay : Trương Tam Phong. Thật vậy, theo ông trả lời thì võ công của Trương Chân Nhân "... cao lắm, cao không thể tả được.

hình như gần đây,ông đính chính lại.Vô Danh Tăng (TLBB) mới là người mạnh nhất :-/

trong các nhân vật chính,theo tôi người giỏi võ nhất là Trương Vô Kị,Kiều Phong chắc chỉ kém hơn chút chút

nhân vật chính có ngộ tính cao nhất,chắc là ku Đoàn Dự rồi.kẻ khổ luyện ít nhất,nhưng lại cho hiệu quả cao nhất

còn về nhân vật nữ.thì nhớ không nhầm.Kim Dung từng nói.nhân vật đẹp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là Vương Ngữ Yên (Thần Tiên Tỷ Tỷ-2 bà cháu giống nhau mà :D) ông cũng từng nói,vẻ đẹp ấy không thể tả nổi (:-/)-so với tiên cơ mà

nhân vật nữ ông yêu nhất có lẽ là Tiểu Long Nữ.thấy ông từng nói,khi viết đoạn Tiểu Long Nữ từ biệt Dương Quá 16 năm,ông đã khóc

hoá thân của Kim Dung thì không rõ lắm :D

người bị Kim Dung đối xử nặng tay nhất thì chắc ko phải bàn nhiều,chính là Kiều (Tiêu) Phong rồi :( cả cuộc đời,từ khi sinh ra,đến khi hy sinh là 1 tấn bi kịch.có thể nói là bi kịch đan xen bi kịch :(

tieunhulai
09-08-2009, 12:14 AM
Thực ra đọc KD với tôi vẫn chỉ là một thú giải trí thuần túy hồi sinh viên. Buông sách xuống tự nhiên không đọng lại gì.

Ngày đó nếu có ai hỏi tôi thích ai nhất trong các nhân vật của Kim Dung thì tôi sẽ trả lời:"Nhạc Bất Quần, Chu Chỉ Nhược và Cô Tô Mộ Dung"

Magicking
09-08-2009, 01:19 AM
Thực ra đọc KD với tôi vẫn chỉ là một thú giải trí thuần túy hồi sinh viên. Buông sách xuống tự nhiên không đọng lại gì.

Ngày đó nếu có ai hỏi tôi thích ai nhất trong các nhân vật của Kim Dung thì tôi sẽ trả lời:"Nhạc Bất Quần, Chu Chỉ Nhược và Cô Tô Mộ Dung"

Em giống anh 1 điểm, nhân vật nam e thích nhất là Cô Tô Mộ Dung, con nữ là tiểu đông tà Hoàng Dung

dohuuthuc
09-08-2009, 09:37 AM
Các bạn cứ bày tỏ quan điểm của mình ! vài bữa nữa tôi sẽ post lên tại sao tôi lại thích thánh cô Nhậm Doanh Doanh.

nhachoaloiviet
09-08-2009, 01:25 PM
Tôi ghét nhất Kô Tô Mộ Dung và Nhặt Mất Quần.
Thích nhất Kiều Phong ,Điền Bá Quang,Hoàng Dược Sư

ldtk
09-08-2009, 01:26 PM
Tớ là fan hâm mộ của Điền Bá Quang đây >:)

Mecolam
09-08-2009, 02:50 PM
xem chuyện Tiếu ngạo giang hồ và cô gái Đồ long ; Đố mọi người Lệnh Hồ Xung và Trương Vô Kị ai nhiều tuổi hơn ?

Congaco_H1R5
09-08-2009, 02:56 PM
Lệnh Hồ Xùng là hàng hậu bối đối với Xung Hư đạo trưởng phái Võ Đang . Còn thời Trương Vô Kỵ thì Trương Tam Phong chân nhân làm chưởng môn đồng thời là tổ sư của Võ Đang , hiện nhiên Lệnh Hồ so với Trương Vô Kỵ chỉ là hàng cháu chắt:)):))=))

nhachoaloiviet
09-08-2009, 08:42 PM
Đố các bạn Kim Dung phải lòng người con gái nào trong các tác phẩm của mình.Và ông là nhân vật nào của mình (hiện thân)

dohuuthuc
09-08-2009, 11:04 PM
Đố các bạn Kim Dung phải lòng người con gái nào trong các tác phẩm của mình.Và ông là nhân vật nào của mình (hiện thân)


Trich tu bao tien phong :

TPCN - Ít ai ngờ một người thành tựu huy hoàng trên văn đàn như nhà văn Kim Dung lại từng là người thất bại ê chề trên tình trường.


Ông từng não nề cảm thán “Dù dòng nước có tình thì nó vẫn luôn chảy về Đông…”Một người lạc quan, yêu đời như Kim Dung mà cũng có những lúc khổ về tình như thế…

Năm 1955 ông bắt đầu đăng bộ tiểu thuyết kiếm hiệp đầu tiên “Thư kiếm ân cừu lục” trên “Tân vãn báo”, cho đến tháng 9/1972 thì việc đăng tải dài kỳ cuốn “Lộc đỉnh ký” kết thúc.

Như thế là trong vòng 20 năm, Kim Dung đã hoàn tất 14 bộ tiểu thuyết được đặt tên theo hai câu thơ: “Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên”. Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung đã tạo nên một kỳ tích trong lịch sử văn học Trung Quốc, ông được gọi là “Văn đàn hiệp thánh”.

Năm 1957, Kim Dung gia nhập Công ty điện ảnh Trường Thành Hồng Kông vừa được thành lập với trung tâm là đại minh tinh Hạ Mộng. Kim Dung là đại tài tử nổi danh khắp đất Hồng Kông sao lại phải khuất thân về làm chân biên kịch tép riu trong một hãng phim mới thành lập như thế? Té ra, “Tuý ông chi ý bất tại tửu” – Kim Dung về đây là để được tiếp cận người đẹp Hạ Mộng.

Trong mắt Kim Dung, Hạ Mộng trong sáng, đẹp đẽ, thánh thiện, thuần thiết, thoát tục, khiến người ta “khả vọng bất khả cập”. Giai nhân có cặp mắt đen láy và dung mạo của một tiên nữ đó luôn khắc sâu trong tim Kim Dung, giày vò ông, khiến ông mất ăn mất ngủ.

Đau khổ vì nỗi ngày thường không gặp được Hạ Mộng nên Kim Dung quyết định gia nhập Trường Thành. Ông từng nói đùa: “Khi xưa Đường Ba Hổ yêu một con a hoàn là Thu Hương, để được ở gần người đẹp đã phải tự bán mình làm nô lệ cho nhà nàng. Tôi còn kém xa ông ấy!”.

Sau khi vào Trường Thành, Kim Dung lấy nghệ danh là Lâm Hoan. Để được lòng người đẹp Hạ Mộng, Kim Dung rất chăm chỉ làm việc. Chỉ trong vòng 3 năm ông đã cho ra đời một loạt kịch bản phim như “Tuyệt đại giai nhân”, “Lan Hoa Hoa”, “Đừng rời xa em”, “Tam luyến”, “Cô gái Bồ câu”, “Tiếng đàn giữa đêm khuya”…

Sau đó ông lại học làm đạo diễn. Vừa có tài lại chăm chỉ nên chỉ sau thời gian ngắn ông đã hợp tác với người khác để làm đạo diễn các phim “Cô gái hoài xuân”, “Vương lão ngũ cướp dâu”. Những thành tựu trong sự nghiệp ấy đã được Hạ Mộng ca ngợi.

Hạ Mộng kém Kinh Dung 9 tuổi là nữ diễn viên được ưu ái nhất ở Trường Thành, cùng với Trần Tư Tư và Thạch Huệ tạo thành “Trường Thành tam công chúa”, Hạ Mộng lớn nhất nên là “đại công chúa”.

Hạ Mộng xinh đẹp mà dịu dàng, lại thêm thân hình cao 1m70 nên được gọi là “Kiệt tác của Thượng Đế”, “Tây Thi của Hồng Kông”. Hạ Mộng tên thật là Dương Mông, người Tô Châu, thời thiếu nữ sống ở Thượng Hải, xuất thân trong gia đình trí thức, từ nhỏ đã được giáo dục đầy đủ.

Năm 1947, cô theo gia đình sang Hồng Kông, vào học tiếng Anh ở trường Saint Marino. Năm 17 tuổi cô trở thành diễn viên của hãng Trường Thành, do đẹp người, có học nên nhanh chóng trở thành ngôi sao màn bạc Hạ Mộng hát kinh kịch, đóng phim cổ trang, phim hiện đại đều rất nổi, chính vì vậy Kim Dung mới mê mẩn nàng đến vậy.



Người đẹp trong mộng Hạ Mộng

Ông từng nói: “Hạ Mộng trong đời thường rất đẹp. Hào quang vẻ đẹp toát ra từ cô ấy khiến tôi chóng mặt.

Hạ Mộng trên màn hình càng đẹp, phong thái của cô ấy khiến tim tôi đập nhanh, hồn tôi đã bị cô ấy bắt mất!”.

Nhưng điều khiến Kim Dung đau khổ là, tình yêu của ông với Hạ Mộng chỉ là “vọng bất khả cập”, ông tuy si tình, yêu khổ yêu sở nhưng không thể thực hiện được nguyện vọng, nguyên nhân căn bản là Hạ Mộng “hoa đã có chủ”. Năm 21 tuổi, Hạ Mộng đã kết hôn với Lâm Bảo Thành, một thương gia rất yêu nghệ thuật, Lâm mê điện ảnh và mê luôn các vai do Hạ Mộng đóng!

Nhưng rồi, Kim Dung cũng hẹn hò được với Hạ Mộng một lần. Ông là người chủ động, còn nàng thì cũng nhận lời. Đó là một buổi tối trong quán cà-phê dưới ánh nến và trong tiếng nhạc. Hai người ngồi đối diện, bốn mắt nhìn nhau, chốc chốc lại đưa ly lên môi.

Bầu không khí nên thơ và lãng mạn đó khiến người ta càng thêm chìm đắm trong chiều sâu tình cảm. Kim Dung không kìm chế được tình cảm trong lòng, bèn mượn men rượu để thổ lộ tình cảm ái mộ nàng bấy nay phải kìm nén. Hạ Mộng nghe vậy rất cảm động.

Mắt đẫm lệ, nàng nói, nàng rất kính trọng nhân phẩm, hâm mộ tài năng của Kim Dung, chỉ tiếc là Thần tình ái đã đưa ông đến chậm một bước nên chỉ biết than “sao không gặp khi em chưa xuất giá”.

Nàng cũng nói, với phẩm cách của mình, nàng không thể phản bội chồng, mong ông hãy tha lỗi. Cuối cùng nàng nói “Đời này kiếp này không thoả nguyện, thôi để đời sau kiếp sau sẽ có cơ hội”. Từ đó Kim Dung đành khép cửa lòng mình, khổ sở coi Hạ Mộng là người tình trong mộng.

Năm 1959, mang theo nỗi buồn vì “tình trường thất ý”, Kim Dung đã rời bỏ Trường Thành để đi sáng lập “Minh báo” và chuyên tâm cho việc viết tiểu thuyết võ hiệp.

Nỗi lòng “ngó đứt tơ vương” của Kim Dung còn được thể hiện trong các tiểu thuyết võ hiệp của ông. Ông gửi gắm trong đó tình yêu sâu nặng của mình với Hạ Mộng. Những độc giả nhạy cảm đều có thể nhận ra hình bóng của Hạ Mộng qua các nhân vật của ông.

Đó là người đẹp “băng thanh ngọc khiết” Tiểu Long Nữ trong “Thần điêu hiệp lữ”, Hoàng Dung trong “Xạ điêu anh hùng truyện”, Vương Ngữ Yên - Thần tiên tỷ tỷ trong “Thiên Long bát bộ”…Kim Dung đã gửi gắm nỗi lòng của mình với người trong mộng vào trong tác phẩm, làm cho Hạ Mộng sống mãi trong tác phẩm nghệ thuật.

Nhà văn đã quá cố Tam Mao của Đài Loan từng nói: “Điểm đặc biệt nhất trong tác phẩm của Kim Dung là đã viết nên được chữ “tình” không ai nắm bắt được , nó có thể đưa người ta lên thiên đường cũng có thể khiến ta sa xuống địa ngục.

Nếu chưa hiểu về giai thoại tình yêu giữa Kim Dung với Hạ Mộng thì không thể hiểu được sự miêu tả về “tình duyên” trong tiểu thuyết của Kim Dung!”.

Năm 1976, Hạ Mộng từ giã cuộc sống nghệ thuật điện ảnh kéo dài 26 năm. Trong 26 năm ấy, bà đã đóng 42 phim. Hình ảnh đẹp đẽ của bà còn sống mãi trong các thước phim. Bà từ biệt Hồng Kông, từ biệt những người yêu mình để sang Canada sinh sống.

Sự kiện này đã khiến lòng Kim Dung nổi sóng. Việc người yêu bỏ cố hương ra đi đã khiến Kim Dung phá lệ bằng cách mấy số báo liền đưa tin này trên cột đầu của trang nhất với khổ chữ lớn.

Không chỉ có vậy, Kim Dung còn viết một bài xã luận “Giấc mộng xuân của Hạ Mộng” để chúc phúc cho “người phụ nữ chân thiện mỹ” ấy. Việc “Minh báo” đề cập một cách ầm ĩ đến việc một nữ diễn viên di cư ra nước ngoài như thế quả là điều chưa từng có.

Những người không hiểu nội tình đều cảm thấy kinh ngạc, chỉ có những ai hiểu chuyện mới thấu hiểu được tình yêu và sự ái mộ không bình thường của ông chủ báo Kim Dung đối với người đẹp Hạ Mộng.

Giai nhân đi rồi, Kim Dung yêu khổ yêu sở bao năm mà vẫn không “tu thành chính quả”, nhưng cuối cùng cũng để lại cho ông giấc mộng hoài niệm cả đời.

Ngoài mối tình nên thơ đeo đẳng suốt đời ấy, cuộc sống hôn nhân của Kim Dung cũng chả mấy suôn sẻ. Ông cả thảy kết hôn ba lần. Người vợ đầu tiên là Đỗ Trị Phần, đã rời bỏ ông vì ngoại tình. Người thứ hai là Chu Văn, Kim Dung đã bỏ bà.

Người vợ hiện nay của ông là Lâm Lạc Di (còn gọi là A May). Khi quen biết Kim Dung bà mới 16 tuổi, kém ông hơn 20 tuổi. Hai người quen nhau rất tình cờ: Kim Dung cãi nhau với bà vợ Chu Văn rồi bỏ đi uống rượu.

Tại quán, ông đã gặp cô bé bồi bàn Lâm Lạc Di. Bốn mắt nhìn nhau, họ cảm nhau ngay…Cho đến nay, A May vẫn theo Kim Dung đi mọi nơi, khi thì du ngoạn, khi thì đi giảng dạy, nói chuyện.

tieunhulai
10-08-2009, 12:28 AM
Lệnh Hồ Xùng là hàng hậu bối đối với Xung Hư đạo trưởng phái Võ Đang . Còn thời Trương Vô Kỵ thì Trương Tam Phong chân nhân làm chưởng môn đồng thời là tổ sư của Võ Đang , hiện nhiên Lệnh Hồ so với Trương Vô Kỵ chỉ là hàng cháu chắt:)):))=))

Kakaka, Lịnh Hồ Xung sống vào đời Mạt Tống, còn Trương Vô Kị sống đời Mạt Nguyên vậy thì Lịnh Hồ phải là ông cố tổ tổ của họ Trương chứ :-"

tieunhulai
10-08-2009, 12:33 AM
Nói chung KD viết truyện khá tùy tiện, rất nhiều nhân vật xây dựng để rồi... bỏ xó. Cách miêu tả không hay, cái gì cũng..."khôn tả" (đẹp khôn tả, độc khôn tả, ác khôn tả...), vấp váp sai lầm về thời gian, tính cách nhân vật đôi khi chỉ được áp đặt lên chứ còn sự thể hiện của nhân vật nhiều lúc không nêu bật được tính cách ấy... Chưa kể còn có vụ "cầm nhầm" các tác phẩm văn thơ đem vào truyện nữa.

Truyện KD có tính giải trí là chính.

xiangqi_newbie
10-08-2009, 07:41 AM
Nói chung KD viết truyện khá tùy tiện, rất nhiều nhân vật xây dựng để rồi... bỏ xó. Cách miêu tả không hay, cái gì cũng..."khôn tả" (đẹp khôn tả, độc khôn tả, ác khôn tả...), vấp váp sai lầm về thời gian, tính cách nhân vật đôi khi chỉ được áp đặt lên chứ còn sự thể hiện của nhân vật nhiều lúc không nêu bật được tính cách ấy... Chưa kể còn có vụ "cầm nhầm" các tác phẩm văn thơ đem vào truyện nữa.

Truyện KD có tính giải trí là chính.

... 'mua vui cũng được một vài trống canh' mà bác, độc giả khắt khe quá nên từ sau thời Kim Dung, chẳng có cuốn võ hiệp nào coi cho được được :-s

trannhien
10-08-2009, 08:16 AM
... 'mua vui cũng được một vài trống canh' mà bác, độc giả khắt khe quá nên từ sau thời Kim Dung, chẳng có cuốn võ hiệp nào coi cho được được :-s

Tru Tiên đọc cũng được chứ Bác !

123456
10-08-2009, 09:03 AM
"Liệp Diễm Giang Hồ Mộng" mới là đỉnh cao của truyện Kiếm Hiệp thời hậu Kim Dung,Cổ Long :))

nhachoaloiviet
10-08-2009, 09:22 AM
Bác lai hơi khắt khe với Kim Dung mặc dù đúng là như vậy.Tuy nhiên đôi lúc một vài tác phẩm hay đoạn tác phẩm cũng mang giá trị văn học đấy chứ.Bơm thổi nhân vật quá đáng cũng thật khó tránh khỏi trong xây dựng.Cũng giống như chụp kình túm ngạc giữa ngàn khơi - hihi làm gì có đại bàng nào tóm được cá mập cá sấu phải không bác.
Tuy là tác phẩm võ hiệp giải trí nhưng Kim Dung vẫn là nhà văn tôn trọng lịch sử và văn hóa bậc nhất đấy chứ.Tất nhiên là truyện dài kỳ đăng báo nên không thể không mắc phải nhiều lỗi và ông cũng phải chỉnh sửa nhiều tác phẩm.Rất nhiều tác phẩm của ông bèo nhèo không ra gì nhưng những tác phẩm hay thì không nên phủ nhận. Bằng chứng lag các nhân vật của ông rất nhiều đã thành danh ,trở thành nick name khắp các nước hihi

Congaco_H1R5
10-08-2009, 10:54 AM
Kakaka, Lịnh Hồ Xung sống vào đời Mạt Tống, còn Trương Vô Kị sống đời Mạt Nguyên vậy thì Lịnh Hồ phải là ông cố tổ tổ của họ Trương chứ :-"

Nêu như vậy thì lý luận của Congaco_H1R5 và tieunhulai đều không sai , chỉ có người sai là Kim Dung mà thôi ~X(~X(~X(

tieunhulai
10-08-2009, 11:23 AM
Bác lai hơi khắt khe với Kim Dung mặc dù đúng là như vậy.Tuy nhiên đôi lúc một vài tác phẩm hay đoạn tác phẩm cũng mang giá trị văn học đấy chứ.Bơm thổi nhân vật quá đáng cũng thật khó tránh khỏi trong xây dựng.Cũng giống như chụp kình túm ngạc giữa ngàn khơi - hihi làm gì có đại bàng nào tóm được cá mập cá sấu phải không bác.
Tuy là tác phẩm võ hiệp giải trí nhưng Kim Dung vẫn là nhà văn tôn trọng lịch sử và văn hóa bậc nhất đấy chứ.Tất nhiên là truyện dài kỳ đăng báo nên không thể không mắc phải nhiều lỗi và ông cũng phải chỉnh sửa nhiều tác phẩm.Rất nhiều tác phẩm của ông bèo nhèo không ra gì nhưng những tác phẩm hay thì không nên phủ nhận. Bằng chứng lag các nhân vật của ông rất nhiều đã thành danh ,trở thành nick name khắp các nước hihi

Trong văn thơ việc "bơm thổi" là điều tự nhiên có thể chấp nhận, thậm chí nhờ những cái "bơm thổi" đó mới gây nên sự khác biệt của lĩnh vực này với các lĩnh vực khác. Trong kiếm hiệp sự "bơm thổi" là phi thân, chưởng ra rồng ra phụng, ngón tay kẹp gươm kẹp đao v.v... những điều ấy hình thành ra phong cách đặc thù của kiếm hiệp gây thích thú cho độc giả.

Thực ra việc mắc lỗi trong xây dựng cốt truyện, nhân vật đôi khi cũng không ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm. Bản thân KD ban đầu cũng chỉ có ý định viết truyện dài kỳ đăng báo mà thôi. Độc giả nhận ra sự thú vị, lãng mạn trong tác phẩm của ông (thực sự là như thế) và nhất là từ khi hãng TVB của Hongkong bắt đầu đưa truyện KD lên màn ảnh thì các thập niên 80, 90 ông càng trở nên nổi tiếng, song sự nổi tiếng này có vẻ hơi quá đà khi có nhiều người bắt đầu ca ngợi KD như một đại văn hào tầm cỡ... Leon Tolstoi, Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông có giá trị to lớn này nọ v.v... đặc biệt ở VN mình còn thấy có ông Vũ Đức Sao Biển tự nhận mình là nhà Kim Dung học và tán tụng tác phẩm của ông ta a,b,c này nọ rất quá đà.

Tư tưởng trong truyện KD thực chất không có gì mới mẻ (vẫn là bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn, cứu khốn phò nguy, trong chính có tà trong tà có chính, phóng khoáng thoát bỏ tư tưởng gò bó, hi sinh bản thân mưu cầu bình yên cho bá tính hai nước v.v...), người ta tìm thấy sự thú vị ở KD so với các tác phẩm võ hiệp khác là sự lãng mạn bay bổng. Khác với Cổ Long, các nhân vật khi xuất hiện đều đã trở thành "cờ độ giang hồ" và "đặc cấp đại sư" cứ thế đi điều tra vụ án, "óanh độ ăn tiền". Còn Kim Dung thì khác các nhân vật cái thế đều phải trải qua một quá trình gian nan khổ luyện và "đi óanh độ" mới thành danh, suốt quá trình đó nảy nở tình yêu (toàn quen gái đẹp hoặc con nhà giàu), tình bạn.... Đọc tác phẩm của ông người ta dễ tìm thấy mình trong đó. Một anh chàng học ngu nhất lớp vẫn tự an ủi rằng mình là một Quách Tĩnh chưa gặp thầy, một người tàn tật sẽ thấy vui hơn khi liên tưởng mình với Dương Quá, một bợm nhậu bê tha sẽ thấy mình có nét giống Lịnh Hồ, các "máy bay bà già" cứ yên tâm đừng mặc cảm bởi vì... Tiểu Long Nữ cũng vậy v.v... Rồi vô số các vụ giảng kinh giảng kệ nghe phê phê cho các bác tuổi đôi mươi kiểu "sắc tức là không, không tức là sắc", "phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật"... các vụ ăn nhậu cầu kỳ (ly nào uống rượu nào), các nhân vật lập dị (Hoàng Dược Sư, Chu Bá Thông...) có lối sinh hoạt không giống ai v.v... Những cái đó hình thành nên sự khác biệt của truyện KD và các tác phẩm võ hiệp khác, song nó không đủ để nâng KD lên tầm văn hào.

Thực ra làm gì có vụ "khắp các nước". Những nơi thích KD chỉ giới hạn quanh quẩn Tàu, Việt, Đài, Hongkong, Sing, Mã (cộng đồng người Hoa) thôi.

Mình vẫn cho rằng truyện KD đọc lôi cuốn (với ai thích thể loại kiếm hiệp giải trí) nhưng phải nêu ra những lỗi trên của ông để cho thấy rằng việc ca ngợi KD quá đà là điều sai lầm rất không nên có.

dohuuthuc
10-08-2009, 12:34 PM
Mình vẫn cho rằng truyện KD đọc lôi cuốn (với ai thích thể loại kiếm hiệp giải trí) nhưng phải nêu ra những lỗi trên của ông để cho thấy rằng việc ca ngợi KD quá đà là điều sai lầm rất không nên có.

Vậy bạn đọc bộ : " Thất giới truyền thuyết " có lẽ sẽ phù hợp . truyện rất lôi cuốn ,tình tiết nhiều hơn ,hợp lý hơn và nhất là rất dài.Riêng tôi thì chỉ mê bộ TNGH.

xiangqi_newbie
10-08-2009, 01:16 PM
"Liệp Diễm Giang Hồ Mộng" mới là đỉnh cao của truyện Kiếm Hiệp thời hậu Kim Dung,Cổ Long :))

Hehehehe mình chưa đọc cuốn này nhưng hình như lá cải cấp 3 kiểu như Kim Bình Mai với nhiều hồi nói về 'phu thê giao đấu' phải kg bác? :D

123456
10-08-2009, 02:03 PM
hì hì!! cái đấy hình như là trào lưu mới nổi.gần đây (khoảng 1 năm đổ lại thì phải :-/) thấy ra khá nhiều.xếp chung vào thể loại "sắc hiệp" ;))

nhachoaloiviet
10-08-2009, 04:27 PM
Chính xác là Kim Dung không phải là đại văn hào và cũng chẳng có gì để nghiên cứu ở các tác phẩm của ông hết. Minh cũng không phải là fan của ông nhưng mình rất thích một số nhân vật và tác phẩm đặc sắc thôi. CÓ những bộ của ông đọc xong trôi hẳn như là bộ Tuyết Sơn Phi Hồ chẳng hạn.quá tầm thường.
Nếu xét về tổng thể thì bộ Thiên Long 8 Bộ có lẽ là hoàn hảo hơn cả về xây dựng nhân vật,dẫn dắt tình tiết và giáo lý.Tuy có một vài chỗ vẫn rất chuối ở những chi tiết như con rơi con vãi,ân ái lằng nhằng đọc không khoái lắm. Chuyện tình trong tất cả có lẽ đẹp nhất là chuyện tình của Kiều Phong và A Châu.