PDA

View Full Version : Thắng Cảnh Tâm Linh(2)



hung vi
11-10-2011, 06:22 PM
Chùa Long Sơn Cùng Tượng Phật Lớn Nhất..

http://nd1.upanh.com/b2.s18.d1/69929811bb4010b09831dbcb9eb7e83b_36399261.nhatrangbuddha.jpg

Tượng Kim thân Phật Tổ quy mô hoành tráng đã đưa chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, vào danh sách những kỷ lục Guiness Việt Nam: “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Chùa Long Sơn (Long Sơn Tự) còn gọi là chùa Phật Trắng, tọa lạc dưới chân đồi Trại Thủy - số 22, đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP Nha Trang. Ngôi chùa được xây dựng cách đây 125 năm, trải qua nhiều lần trùng tu và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Khánh Hòa.
Chùa Long Sơn do nhà sư Ngộ Chí - pháp danh Phổ Trí, lập vào năm 1886 với tên gọi Đằng Long tự. Chùa ban đầu chỉ đơn sơ là căn nhà gianh nằm trên đỉnh đồi Trại Thủy. Năm 1900, Chùa bị sập sau một cơn bão, nên nhà sư quyết định dời Chùa xuống chân đồi và đổi tên thành Long Sơn Tự
http://nd3.upanh.com/b6.s17.d1/2959e982e83005cde4b899cfeb190f8e_36399323.123.jpg
Kiến trúc của chùa Long Sơn như hiện nay là kết quả của hai lần đại trùng tu vào năm 1941 và 1971. Chùa có Tam quan được làm theo kiểu tứ trụ. Ngôi chùa được cất trên một nền đất cao, thoáng mát, cây cối xanh tươi, gần kề ngay đường giao thông và khu phố đông đúc mà vẫn giữ được vẻ thâm u, tĩnh mịch và uy nghiêm nơi cửa Phật.

Mái chùa lợp ngói âm dương, trên nóc có bánh xe “luân hồi” và cặp rồng đối xứng nhau về hai phía. Chùa có hai mái chồng nhau, giữa hai mái là những bình phong hình chữ nhật có vẽ nhiều bức tranh về chuyện của Nhà Phật…

Vào năm 1936, chùa Long Sơn được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa. Năm Bảo Đại thứ 14 (1938), Chùa đã được phong "Sắc tứ Long Sơn tự". Ngày nay, Chùa vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa.

http://nd5.upanh.com/b5.s4.d4/4d6f564ced9f857838e7c8215de842c0_36399355.800pxbuddhastatuenhatrang.jpg

Từ góc sân Chùa, muốn lên đến đỉnh Trại Thủy phải lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Nằm (Phật Thích Ca nhập Niết bàn) dài 17m, cao 5m, được xây dựng năm 2003. Lên thêm chút nữa là Tháp Chuông với quả Đại hồng chung nặng 1,5 tấn do phật tử tại Huế tặng năm 2002…

Trên đỉnh Trại Thủy ấn tượng nhất là bức tượng Kim thân Phật Tổ (còn được gọi là tượng Phật Trắng) đang ngồi thuyết pháp. Kim thân Phật Tổ với dáng ngồi uy nghiêm thư thái giữa nền trời xanh mây trắng và đỉnh đồi lộng gió, với nét mặt từ hòa và nụ cười thanh thoát điểm nhẹ trên môi… Tượng Phật Tổ có chiều cao 24 m, ngự trên đài sen trắng và bệ bát giác cao 7m, đường kính 10m.
http://nd8.upanh.com/b6.s2.d2/9666af8cbffde9ac1e6f5f8cfb491f08_36399368.260811quenhachua2.jpg
Xung quanh đài sen là chân dung chạm khắc của bảy vị sư thầy và sư cô tử vì đạo (tự thiêu) trong cuộc đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963. Từ đỉnh Trại Thủy có thể nhìn được toàn cảnh Nha Trang với những cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy của thành phố biển.

Tượng Phật Tổ trên đỉnh Trại Thủy là một tác phẩm nổi tiếng được dựng từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử khắp vùng lân cận. Chính bức tượng Kim thân Phật Tổ quy mô hoành tráng này đã đưa chùa Long Sơn vào danh sách những kỷ lục Guiness Việt Nam: “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

(theo Dân Việt)

hung vi
11-10-2011, 06:42 PM
http://nd5.upanh.com/b1.s18.d1/0dc6246912145052f07a851c8627da17_36399655.hoalu3.jpg

Sau khi đã là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo. Hiện, dấu ấn của nó còn hiển hiện trong hàng chục ngôi chùa cổ tại đây đặc biệt với nhiều chùa được xây dựng trong các hang núi đá vôi, dựa vào núi đá hoặc tận dụng hẳn núi đá mà thành các động chùa độc đáo.

Các động chùa tiêu biểu ở ở kinh kỳ cổ này bao gồm: Hoa Sơn, Thiên Tôn, Bích Động, Địch Lộng, Bái Đính, Linh cốc


Chùa Hoa Sơn

Hoa Sơn động nằm ở Áng Ngũ, xã Ninh Hòa, ở độ cao gần 70 m. Tương truyền động Hoa Sơn là nơi nuôi Ấu chúa thời vua Đinh. Tên trước của động là chùa Bà Đẻ, sau vua Tự Đức đến thăm đã đặt lại tên động là Hoa Sơn

http://nd1.upanh.com/b2.s7.d4/dce96f8f9d977d2ed813f92b4f090dbc_36399911.hoalu.jpg
Trước cửa động, ở bên phải có hai pho tượng bằng đá được đánh bóng nhẵn thờ hai ông bà có công tu sửa chùa, tên là Nguyễn Hữu Non và Lê Thị Sánh. Văn bia khắc ở vách núi phía bên trái cho biết ông bà sửa chùa năm 1815.

Vào thời Nguyễn, vua Tự Ðức trong chuyến tuần du ra Bắc Hà, nghe đồn ở đây có "chùa" đẹp đã ghé thăm. Nhà vua vào động lễ Phật, thấy động kỳ ảo nên đã đổi tên động thành "Hoa Sơn Ðộng". Từ đấy động được gọi là "Ðộng Hoa Sơn" hay "Chùa Hoa Sơn". Nhà vua còn lệnh cho quan sở tại tập hợp lại các ngôi mộ thuộc Hoàng tộc nhà Ðinh và những người có công với triều Ðinh, cho xây lăng Nghĩa Chủng ở khu đất rộng chừng 3 mẫu. Hiện nay, lăng Nghĩa Chủng xây bằng đá vẫn còn, nằm ở phía đông nam, cách động Hoa Sơn chừng 150m. Nhà vua cũng truyền cho quan sở tại cấp 2 mẫu ruộng ở phía đông bắc động, giao cho nhân dân địa phương trồng cấy hằng năm, lấy lương thực để cúng tế trong chùa, gọi là ruộng Phù Tự.

Cửa động Hoa Sơn có mây vờn, sương phủ linh thiêng, nước rơi tí tách quanh năm từ các nhũ đá. Cửa tiền của động, chiều ngang 12m, chiều cao khoảng 20m, có cây Ða Bà rễ thả trước cửa động. Bên trái cửa tiền có chiếc khánh đá to, gõ vào nghe trầm bổng âm u như tiếng chiêng. Chiều dài của động bằng chiều ngang của núi, khoảng 100m, xuyên qua núi, có ba hang liền nhau, tam cấp, từ thấp lên cao là: Hang Hạ, hang Trung và hang Thượng

http://nd3.upanh.com/b5.s19.d2/a7c05ed6619bc432e1caa3d771b5c56c_36399943.hoalu1.jpg

Chùa Linh Cốc

Chùa Linh Cốc thuộc thôn Gôi Khê, xã Ninh hải, cách chùa Bích Động khoảng 500m về phía Đông Nam, nằm trong núi chùa Móc (nay gọi là chùa Linh Cốc). Chùa quay hướng Tây, phía trước là một cánh đồng nước, nơi đây đúng là cảnh cao sơn lưu thuỷ khoáng đạt linh thiêng....

Chùa có từ năm Mậu Ngọ, triều vua Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long thứ nhất, tức là năm 1258. Đến triều Lê Anh Tông, niên hiệu chính trị năm thứ 9, tức là năm 1556 chùa được tôn tạo. Năm 1996, nhân dân thôn Gôi Khê tu sửa lại.

Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên sân có nhà thờ tổ. 3 gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người Ấn Độ. Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam. Điện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ “ Tam” (Hán tự). Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.Lên chùa Linh Cốc du khách phải qua hồi hướng nam của Điện Mẫu, leo lên 83 bậc đá ở sườn núi mới tới.

Chùa ở lưng chừng núi, cao hơn so với sân gạch khoảng 30 mét.Con người đã lấy động núi làm chùa. Buồng ngoài cao đến 20 mét, nền bằng phẳng và rộng, dùng làm Tìên đường của chùa, đặt hai tượng Hộ Pháp, vách đá bên tay phải có treo một quả chuông. Buồng trong thấp là một động nhỏ ăn sâu vào núi ôm lấy thượng điện của chùa

http://nd3.upanh.com/b3.s11.d3/cd2a8056bc3f046d24a368084bd0c75f_36399993.hoalu2.jpg

Chùa Thiên Tôn

Chùa - động Thiên Tôn là di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lư. Chùa nằm ở thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình, Việt Nam. Nếu như núi chùa Bái Đính thờ thần Cao Sơn là vị thần núi trấn ngự ở cửa ngõ phía tây vào thành trong, hang động Tràng An thờ thần Quý Minh là vị thổ thần trấn ngự ở cửa ngõ phía Nam vào thành nam thì động chùa Thiên Tôn là di tích thờ thần Thiên Tôn, là vị thiên thần trấn ngự ở cửa ngõ phía đông vào thành ngoài của khu di tích cố đô Hoa Lư.

Động thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở kinh đô Hoa Lư thế kỷ 10 Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng Đế đóng đô ở Hoa Lư, ông đã cho xây cất nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô.

http://nd6.upanh.com/b5.s19.d1/9b5873fd2a6648ee192d3b1cd8eba05a_36400046.hoalu31.jpg

Chùa Bích Động

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Đây là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu du lịch quốc gia là Tam Cốc - Bích Động. Chùa nguyên có tên "Bạch Ngọc Thanh Sơn Đồng"- ngôi chùa bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn thâm sơn cùng cốc. Đây là một kiểu động làm chùa phổ biến ở Ninh Bình, động Bích Động là một trong những thắng cảnh nổi tiếng được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động", có nghĩa là động đẹp thứ nhì của trời Nam sau động Hương Tích.

Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bạch ngọc thanh sơn động.

Chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam" Hán tự, ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng. Điều độc đáo của chùa Bích Động là núi, động và chùa bổ sung cho nhau, lại ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoại mục. Toàn cảnh như một bức tranh núi rừng hùng tráng, dát lên một phù điêu gồm 3 ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong, có đủ 8 cảnh đẹp mà người xưa đã gọi là Bích sơn bát cảnh, ba chùa lại được xây trên sườn núi cao, dưới gầm lại có động Xuyên Thuỷ

http://nd2.upanh.com/b4.s4.d4/a9c19b7698b74f28c0644d88d3e4c775_36400082.hoalu4.jpg


Chùa Bái Đính

Chùa là một quần thể chùa gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng năm 2003. Đây là một siêu chùa nằm trên núi Bái Đính, thuộc huyện Gia Viễn. Chùa nhận bằng “Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa” năm 1997. Chùa nằm cách khu di tích Cố đô Hoa Lư 5km về phía tây. Đây là ngôi chùa gắn với nhiều danh nhân Việt Nam như Lý Quốc Sư, Đinh Bộ Lĩnh và Quang Trung.

Chùa Bái Đính cổ nằm cách Điện tam thế của khu chùa mới khoảng 800m. Lên thăm hang động ở núi Bái Đính, bước trên 300 bậc đá, hết dốc là tới ngã ba: bên phải là động thờ Phật, bên trái là động thờ Tiên. Phía trên cửa động Phật có 4 chữ đại tự khắc trên đá có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”. Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng.

Tương truyền rằng nơi đây, Ông Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc đã phát hiện ra hang động này đã dựng chùa thờ phật. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối động sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới Động Tiên (Hang Tối). Động Tiên lớn hơn động Phật nhiều lần, gồm 7 “buồng” tức là 7 hang, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hoá ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng... Bà Chúa Thượng Ngàn được đặt thờ giữa hang chính với các tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng

http://nd8.upanh.com/b5.s2.d2/d3710fcaeb2a5fadcc10a16e9521d568_36400178.hoalu5.jpg

Chùa Địch Lộng

Chùa nằm trên núi Kẽm Trống, thuộc xã Gia Thanh, Gia Viễn. Chùa ở lưng chừng núi Địch Lộng, có độ cao so với chân núi khoảng 80m.

Trước cửa chùa có các khối đá giống hình voi chầu, hổ phục, sư tử chầu như đang canh giữ bảo vệ cửa Phật. Ở đây còn có rất nhiều nhũ đá đẹp lấp lánh như cái dù che, rủ xuống như chuông treo. Trong chùa có bầy nhiều tượng Phật, các pho tượng phật uy nghiêm, nhân từ do con người tạo dựng hoà nhập với các nhũ đá của thiên nhiên. Tất cả hiện lên linh nghiêm trong ánh đuốc bập bùng và những loé đỏ của hương trầm phảng phất mùi thơm cõi thiền.

Hang Tối nằm ở phía trái, vào hang du khách sẽ thấy ngay khối nhũ đá to, tròn, nhẵn lì mọc từ nền hang nhô lên. Đó là bầu sữa mẹ của tạo hoá, có nhiều nhũ đá từ trên nóc động chẩy xuống trông giống như những cột chống trời. Mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, những nét trạm khắc tuyệt vời của thiên nhiên, đạt đến mức tinh xảo. Đi hết hang Tối là đến hang Sáng, vì ở trên cao cửa hang Sáng thắt hẹp lại, có khoảng lộ thiên, khi có gió thổi mạn vào trong động phát ra âm thanh của đá nghe như tiếng sáo. Vì vậy động mang tên là Địch Lộng (Địch nghĩa là sáo, Lộng nghĩa là gió).

Điều độc đáo ở hang Tối và Hang Sáng là các thạch nhũ, lấy đá gõ vào thì lanh lảnh như tiếng chuông. Đó là những thạch cầm của thiên nhiên. Đặc biệt hơn nữa là những rải nhũ đá trong hang lấp lánh bảy sắc cầu vồng và mầu sắc thay đổi theo ánh sáng mặt trời. Chùa Địch Lộng hàng năm đều tổ chức lễ hội vào thời gian từ ngày 6 đến 10 tháng giêng Âm lịch, kéo dài đến hết tháng 3
(theo Đât Việt)

hung vi
11-10-2011, 06:51 PM
Chùa Giồng Thành còn có tên chữ là Long Hưng tự, thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, nhiều cây cối tươi tốt, cách hữu ngạn sông Cái Vừng khoảng 300 m, cách thị trấn Tân Châu 3 km, trên đường tỉnh 942, từ Phú Tân đi Tân Châu. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào năm 1986.

Chùa được cất theo chữ "Song Hỉ" có 3 gian: chánh điện, nhà giảng, hậu tổ. Giữa chánh điện và hậu tổ có 2 nhà cầu và song hành. Chùa lợp ngói, trên cột chánh điện có vẽ rồng. Trên nóc chùa có tháp 2 tầng hình phễu. Gian chánh điện thờ Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng và 2 ông Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ Phật Mẫu: gian hậu tổ thờ hòa thượng Trần Minh Lý, Chôn Nhơ và hòa thượng Nguyễn Văn Điền. Xung quanh chùa cây cối xanh tốt làm tăng thêm vẻ cổ kính, trang nghiêm.
http://nd2.upanh.com/b6.s17.d1/9a8ac1b4422bfa0b89a2838d224aa013_36400512.chuagingthanh.jpg

Hằng năm, vào các ngày rằm lớn như ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Mười, thiện nam tín nữ địa phương và các nơi khác đến dâng hương rất đông. Ngày 19-05 được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hoá truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sở dĩ gọi là Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao, vốn là thành lũy vào thời Nguyễn. Vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), khi Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở Trà Vinh, thì quân Xiêm lại đem binh thuyền sang đánh phá đất Việt. Vua bèn sai Nguyễn Tấn Lâm và Nguyễn Tri Phương giữ mặt Tiền Giang, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Nhàn giữ mặt Hậu Giang, và cử thêm Lê Văn Đức đem binh phối hợp. Các vị tướng này chia thành ba mũi cùng tiến công, khiến quân Xiêm bị thua to, rút chạy về nước…
http://nd8.upanh.com/b1.s17.d2/50bd682214cfb379c8cacb265a11c07f_36400568.1.jpg

Để bảo vệ bờ cõi lâu dài, vua nhà Nguyễn ban lệnh cho tướng sĩ đến vùng đất gần tiếp giáp biên giới, tức Tân Châu Đạo, chọn địa điểm đào (nơi đào lấy đất biến thành hào) và đắp thành một gò đất cao, xa trông như cái "giồng", để xây dựng một thành lũy. Thời Pháp thuộc, thành lũy bị sụp đổ, giồng đất trở nên hoang vu.

Năm 1875, hoà thượng Trần Minh Lý đứng ra dựng chùa bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Sau có người phát tâm hiến đất và gạch ngói để trùng tu và mở rộng chùa. Đến năm 1927, hoà thượng Chánh Hườn - tục gọi hoà thượng Điền - đứng ra xin nhà cầm quyền Pháp cho đi quyên góp những người mộ đạo, để xây cất lại ngôi chùa. Năm 1970, hoà thượng Chôn Nhơ cho trùng tu lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ, khiến chùa có diện mạo như ngày nay.

Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã tập họp thu hút người yêu nước chống Pháp. Chùa cũng là nơi mà cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã sinh sống một thời gian trước khi về Cao Lãnh. Trong thời kỳ 1954 - 1975, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của tỉnh ủy Châu Đốc, huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho các nhân vật lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt.
http://nd9.upanh.com/b6.s17.d1/f2e6e335a88357739aea565f47590c08_36400609.429mattien.jpg

Chùa Giồng Thành nằm nép mình dưới những hàng cây cao tạo cho du khách một cảm giác yên bình khi bước vào khuôn viên. Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã. Chùa có lối kiến trúc tổng thể theo hình chữ Hỷ - 喜 với 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ. Hiện nay, chùa còn giữ được một hiện vật là giường ngủ của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và đã xây dựng nhà trưng bày những di tích lịch sử trong đó có một số hình ảnh liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
http://nd8.upanh.com/b6.s4.d2/916dce27c0df2960f9c038ea34713339_36400668.429chualonghung.jpg

(theo Vieetgle)

hung vi
11-10-2011, 07:04 PM
http://nd8.upanh.com/b5.s16.d2/f27d6456339582a6499a4cd720184abf_36400918.y4.jpg

Mỗi độ Xuân về, du khách, tăng ni, Phật tử, tín đồ đạo hữu trong và ngoài nước lại hành hương về non thiêng Yên Tử lễ Phật, vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Yên Tử.

Trăm năm tích đức tu hành
Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu

Trải dài gần 20km trong cánh cung Đông Triều vùng Đông Bắc tổ quốc, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử thuộc địa bàn hai xã Phương Đông và Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hầu hết các chùa, am, tháp nằm trong 2.686 ha rừng đặc dụng Yên Tử, có hệ sinh thái đa dạng phong phú của rừng Nhiệt đới và Á nhiệt đới. Trên những triền núi đá còn dấu tích của những vỏ sò, vỏ ốc là minh chứng của một thời kỳ kiến tạo địa chất lâu dài.
http://nd3.upanh.com/b3.s10.d1/c81c0237125874363f8b13ef19b1fd7a_36401023.yentubosung18.jpg
Núi Yên Tử còn được gọi là Bạch Vân Sơn hay Phù Vân Sơn, gắn liền với cuộc đời sự nghiệp của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông thắng lợi đã rời bỏ ngai vàng và xuất gia về Yên Tử tu hành (1299) lấy pháp hiệu Trúc Lâm Đại Đầu Đà, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Từ đây, Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo của Quốc gia Đại Việt. Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm và Huyền Quang Lý Đạo Tái vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Với tinh thần nhập thế và yêu nước, giáo lý Thiền phái Trúc Lâm trở thành nền tảng tư tưởng dựng nước và giữ nước thời Trần, có ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo Việt Nam sau này

http://nd0.upanh.com/b4.s8.d3/500cbf5ee83b6200a47f776d3f856e79_36401060.yentu.jpg
Hành trình tới đỉnh non thiêng bắt đầu từ suối Giải Oan với cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Tục truyền, khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật, rất nhiều cung tần và mỹ nữ đã đi theo để khuyên ông trở về cung cấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho lập một ngôi chùa để siêu độ giải oan cho họ, từ đó con suối cũng mang tên chùa: Giải Oan. Xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.

http://nd3.upanh.com/b6.s18.d1/02ab50e087bd417e39259872b95f8334_36401153.dsc0049.jpg

Tiếp đó tới chùa Hoa Yên còn được gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên; nằm ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Đây là ngôi chùa chính, quan trọng và đẹp nhất trong hệ thống chùa ở Yên Tử. Nhìn theo thế núi, chùa Hoa Yên tọa lạc nơi đầu rồng. Đôi mắt rồng ở ngôi tháp Tổ, hai dãy núi đông, tây vươn về phía nam ôm lấy con đường hành hương dưới chân núi Giải Oan như đôi cánh tay rồng. Sách xưa ghi lại: chùa Hoa Yên ngoài tiền đường, thượng điện để thờ Phật, tả hữu còn có viện Phù đồ, có lầu trống, lầu chuông, nhà dưỡng tăng, nhà khách nghỉ… tạo thành một quần thể kiến trúc rộng lớn

http://nd4.upanh.com/b3.s6.d2/a38edc1897309c0f9847b66cb6cad81c_36401224.yentubosung07.jpgPhía trước chùa Hoa Yên là Tháp Tổ (Huệ Quang Kim tháp) nằm trong Lăng Quy Đức, được xây dựng năm 1309 sau khi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, là nơi giữ xá lị của Ngài. Trong tháp thờ tượng Trần Nhân Tông ở tư thế ngồi thiền. Đế tháp trang trí hoa văn sóng nước và đài sen cách điệu tinh tế. Xung quanh chùa Hoa Yên, Tháp Tổ có rất nhiều cây tùng, cây đại cổ thụ, tuổi đời đến 700 năm, tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên núi tu hành. Ngoài những tượng, bia, tháp cổ, chùa Hoa Yên còn lưu giữ nhiều di vật quí giá: gạch hoa cúc, ngói mũi hài kép thời Trần, phù điêu chạm trên đá hình đầu rồng, sư tử…

Phía trên độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu ẩn hiện trong làn mây mù bên triền núi cùng nhiều di tích danh thắng nổi tiếng khác như chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá An Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên…

Nằm cách không xa non thiêng là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam, được xây trên nền dấu tích của chùa Lân có tên chữ Long Động tự. Vua Trần Nhân Tông đã dừng chân tại đây trước khi lên núi tu hành. Năm Kỷ Hợi (1293) ngài đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang lộng lẫy, chùa Lân trở thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng. Trong hệ thống chùa tháp ở Yên Tử, chùa Lân là ngôi chùa quan trọng chỉ đứng sau chùa Hoa Yên, nơi có nhiều vị cao tăng đã trụ trì, thuyết pháp, trong đó vua Trần Nhân Tông đã từng giảng đạo tại đây

http://nd0.upanh.com/b2.s19.d2/8e5e19ffc2cfe394b36a547f16b79a88_36401310.yentu10.jpgChùa Lân- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Danh tiếng và sự nguy nga của chùa Lân còn được lưu truyền trong dân gian qua câu ca: Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh. Những dấu tích xưa, ngõ dài rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà sư vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Nhưng độc đáo và linh thiêng nhất trong hệ thống những ngôi chùa ở Yên Tử là chùa Đồng tên chữ là Thiên Phúc Tự được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê, tọa lạc trên đỉnh non thiêng cao 1.068 m so với mặt nước biển. Mấy trăm năm trước, Tam tổ Trúc Lâm và các Thiền sư thường ngồi thiền để “Thân hoà đồng trụ, giới hoà đồng tu”. Nơi đây, không gian thiên nhiên bao la, quanh năm mây trắng sương mờ bao phủ. Đứng trên đỉnh núi những lúc trời quang, mây tạnh, phóng tầm mắt ra xa là một bức tranh thiên nhiên vùng Đông Bắc rộng lớn kỳ vĩ với sông Bạch Đằng lịch sử, những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long

http://nd3.upanh.com/b6.s12.d3/846cc401c6fe7d553506e08ea8301dfb_36401393.yentu7.jpgNăm 2007, chùa được trùng tu, đúc mới bằng đồng nguyên chất nặng 70 tấn, chiều dài 4,6 m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m, hình dáng chùa như một đài sen, trong Chùa thờ Đức Phật Thích ca Mâu Ni và Tam tổ Trúc Lâm. Có người nói, chữ Đồng trong tên chùa không chỉ là tên vật liệu đã làm nên 5000 chi tiết chạm khắc, trang trí ngôi chùa mà đấy là chốn thiêng liêng nhất của Yên Tử, nơi đất trời và con người hòa đồng, đắm mình trong một không gian thiên nhiên hùng vĩ; dưới chân ta là đất Phật còn ngay trên đầu ta đã là cổng trời.

Để lên đến chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, du khách có thể hành hương vượt chặng đường dài khoảng 6000m, qua hàng ngàn bậc đá, đi giữa đường tùng xanh mát, ngắm mai vàng rực rỡ khoe sắc mỗi độ xuân về hoặc chọn cho mình hành trình ngắn hơn bằng phương tiện cáp treo. Ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao, một màu xanh tươi của cây rừng xen lẫn đá núi chắc hẳn sẽ đem đến cho những du khách những cảm nhận mới lạ đầy thú vị.

Trải hơn 700 năm, qua sự biến động của lịch sử, tác động của thiên nhiên, có những chùa am của Yên Tử trở thành phế tích, có những công trình được trùng tu, tôn tạo lại. Song những giá trị lịch sử văn hoá, tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm vẫn trường tồn cùng non sông đất nước Việt Nam. Năm 1974, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử đã được Nhà nước xếp hạng là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia

http://nd6.upanh.com/b2.s17.d1/624eb8c3631111de8d7e22ca7d64353e_36401456.khoidong.jpgNon thiêng Yên Tử bốn mùa mây bay khói tỏa, bốn mùa trầm mặc và linh thiêng đón khách hành hương nhưng đông vui nhất vẫn là vào dịp hội Xuân diễn ra từ ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Sự uy nghi của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của những ngôi chùa, tháp tạo nên vẻ đẹp có một không hai. Hành hương trên những con đường đá mòn, rợp mát bóng tùng, thông, trúc, mai, lắng nghe tiếng róc rách của những con suối nhỏ trong mát, hít thật sâu bầu không khí trong lành, du khách thập phương bỗng quên nỗi mệt nhọc của đường dốc cheo leo. Ấy là lúc khách trần lạc chốn bồng lai, mọi ưu phiền cũng chợt tan biến như lời câu hát “Mênh mênh mang mang Phù Vân Yên Tử, vi vi vu vu Trúc Lâm thiền tự. Thổn thức nỗi lòng ai kẻ tình si, giữa chốn thiền không tìm người trong mộng”.

Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương, mùa của những lễ hội, những chuyến du xuân, thăm thú cảnh đẹp đất nước. Và những người con đất Việt từ mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài lại bắt đầu những chuyến hành hương về với non thiêng Yên Tử, vùng đất Tổ của Phật giáo Việt Nam, để cùng nhau tìm hiểu, bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp truyền thống của ông cha

(theo dulich Quảng Ninh)

hung vi
11-10-2011, 07:18 PM
http://nd4.upanh.com/b3.s6.d2/81d23f340fb334866a8e4958e29033cc_36401764.27.jpgNhắc đến tên gọi Vĩnh Nghiêm, người dân TP.HCM đều nhớ đến ngôi chùa lớn toạ lạc tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, nhưng ít ai biết, chùa Vĩnh Nghiêm ở TP.HCM được xây dựng theo nguyên mẫu chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang

"Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”.

Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm - hay có tên gọi khác là chùa Đức La, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, là trường đào tạo tăng ni, Phật tử đầu tiên ở Việt Nam.

Ngôi chùa cổ Vĩnh Nghiêm nằm tại ngã ba sông Phượng Nhỡn, nơi gặp gỡ của 2 con sông lớn (sông Thương và sông Lục Nam), nơi phù sa hội tụ trước khi đổ ra biển. Từ chùa nhìn về bên kia sông, có thể trông rất rõ đền Kiếp Bạc - nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
http://nd1.upanh.com/b6.s10.d3/8bb2cd77d594b5bb7d06afb06c39f3b6_36401871.user39pic431235456734.jpgKề bên Kiếp Bạc là dãy Côn Sơn - nơi nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ lỗi lạc Nguyễn Trãi về mai danh ẩn tích. Xa hơn chút nữa là danh lam thắng tích Yên Tử - vùng đất thánh của thiền phái Trúc Lâm.

Du khách hành hương về Vĩnh Nghiêm sẽ được nghe sự tích vua Trần chọn đất xây chùa. Chuyện xưa kể, sau chiến thắng quân Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã đi du ngoạn khắp nơi, ngắm nhìn giang sơn cẩm tú để chọn đất dựng chùa. Khi ngài tới nơi này, con ngựa chiến từng xông pha trận mạc cùng ngài bỗng lồng lên dẫm nát hoa màu. Dân làng kéo nhau đến xem và quỳ xuống lạy thì con ngựa dừng lại. Vua hỏi dân làng, được biết đây là vùng đất thiêng nên cho dựng ở đây một ngôi chùa lớn đặt tên là Vĩnh Nghiêm.

http://nd2.upanh.com/b4.s8.d3/197e097e7f2526a3a249145df3e4373f_36401902.user39pic411235456734.jpg

Vĩnh Nghiêm dần trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng dưới thời Trần, là nơi đào tạo tăng đồ. Vĩnh Nghiêm cũng là nơi tu hành của 3 nhân vật sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm gồm: vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa thiền sư Đồng Kiên Cương và Huyền Quang đại sư Lý Đạo Toái.

Chùa Vĩnh Nghiêm có kiến trúc bề thế, khuôn viên chùa rộng và đẹp gồm tam quan, tam bảo, nhà tổ đệ nhất, nhà tổ đệ nhị, gác chuông, khách đường, hành lang tả hữu, vườn tháp... được bố trí hài hoà theo bố cục kiến trúc ‘‘nội vương, ngoại quốc”.

http://nd0.upanh.com/b2.s5.d1/14bb291d6270d0fde04597391f7c080d_36401940.vinhnghiem.jpg

Ngoài những giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Vĩnh Nghiêm còn được xem như một bảo tàng văn hoá Phật giáo Đại thừa tiêu biểu ở miền Bắc Việt Nam. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật quý như: hệ thống tượng thờ, đồ thờ, các bức phù điêu, chạm khắc, hệ thống văn bia, hoa văn trên kiến trúc...

Đặc biệt, chùa có kho mộc thư với những bộ ván in kinh như: Hoa Nghiêm sớ, Di Đà sớ, Yên Tử nhật trình, Bản Nguyện chân kinh, Tỳ Khâu Ni giới kinh, Thần Du phương ký… Tổng cộng, chùa còn giữ được 34 đầu sách với hơn 3000 bản khắc, mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt có 2 trang sách khắc ngược bằng chữ Hán. Đây là một trong những di sản văn hoá đặc biệt quý mà hiếm nơi nào trên đất nước ta còn lưu giữ được

http://nd1.upanh.com/b4.s19.d2/89d026cd1b7c0df1f846ebf592d9f71a_36402011.user39pic421235456734.jpgChùa Vĩnh Nghiêm còn có tấm bia đá cổ 6 mặt đặt trên bệ sen, thân bia cao 1,18m, mỗi mặt rộng 0,32m, 5 mặt được chạm trổ ‘‘lưỡng long chầu nguyệt”. Bia dựng năm Hoằng Định 1606, nội dung bia ghi lại việc trùng tu chùa năm đó.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra vào ngày 14 tháng 2 Âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc xưa và Bắc Giang nay. Hơn 700 năm đã trôi qua, với những giá trị văn hoá lớn lao, chốn tổ Vĩnh Nghiêm vẫn là đích đến của nhiều đoàn khách hành hương tìm về nguồn cội, về cái thiện, về sự thanh thản trong tâm hồn
(theo Báo Phụ Nữ)

hung vi
11-10-2011, 07:28 PM
http://nd2.upanh.com/b1.s6.d1/4e58cf24958fbc6f89b230921462536b_36402222.chuavn3.jpg

Hà Thành là nơi tập trung nhiều ngôi chùa có cả ngàn năm tuổi. Chùa Vạn Niên - giống như cái tên của nó, đã trường tồn cùng với Thăng Long một nghìn năm nay. Nhưng với vẻ khiêm tốn của mình và trải qua thời gian đằng đẵng, không còn nhiều người biết đến ngôi chùa này.

< Cổng sau chùa Vạn Niên nhìn ra Hồ Tây.

Trong cuộc sống hối hả, người ta tìm đến vãn cảnh chùa chiền vừa để thấy lòng mình thanh thản hơn, vừa cầu bình an sức khỏe cho người thân. Hà Nội có khá nhiều ngôi chùa như thế, không chỉ có cảnh vật hữu tình mà kiến trúc cổ kính có giá trị. Nằm ngay trên đường Lạc Long Quân khang trang sạch sẽ, chùa Vạn Niên không tấp nập người khói hương mà cảnh vật thanh bình cây cối xanh mát. Bức tượng Phật khá lớn đặt giữa trời, trước đài phun nước, những bông sen bông súng nở hoa tạo nên khung cảnh thanh tịnh khoáng đạt
http://nd0.upanh.com/b4.s2.d4/51fb4fff2729b5070d1f038d552b2d51_36402500.12815331462chua3.jpeg

Ngày thường, chùa vắng lặng chỉ có những người trong chùa trông coi hương khói, đến ngày rằm và ngày lễ, người dân đến đây thắp hương rất đông. Không giống như các ngôi chùa khác người ta đến xin cầu tài làm ăn, chùa Vạn Niên mang hơi hướng cầu bình an, tránh tà, cầu xin sức khỏe cho gia đình, con cháu. Cảnh chùa không còn rộng lớn nhưng đổi lại là không gian xanh mát khiến cho khách vãng lai muốn dừng chân nghỉ lại. Cho dù chỉ ngồi dưới chân tượng phật mà ngẫm nghĩ và để cho lòng mình được tự tại thanh nhàn.
http://nd4.upanh.com/b4.s18.d2/96aa92e19982129b521330424edad48c_36402354.sotaydulichdocmiendatnuocchuavan.jpg< Cổng chính chùa Vạn Niên.

Cổng chùa Vạn Niên Chùa Vạn Niên nằm ở bờ phía tây của Hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc Xuân La, quận Tây Hồ. Hiện nay trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” nhưng tên cũ của chùa là Vạn Tuế. Chùa có gốc tích từ rấy lâu đời, tường truyền, đời nhà Lý năm Giáp Dần, niên hiêụ Thuận Thiên thứ Năm (1014)., Thạch Nhai tăng thống tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới. Vua xuống chiếu ban cho. Nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo được từng trị vì ở đây. Đến thời Lý, chùa đã trở thành chốn tùng lâm thị giới cho các tăng đồ.

http://nd5.upanh.com/b1.s3.d3/7f04dccc64e56e5312f3bc130e7678ce_36402385.sfrfds.jpg
Như vậy, ngay từ thời kỳ này, đây đã phải là một ngôi chùa có quy mô lớn. Hiện nay, chùa Vạn Niên thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Suốt hơn 1.000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần trùng tu. Đến nay, chùa Vạn Niên có phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Mặt bằng chùa bao gồm: tam quan, chùa chính và điện mẫu, ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ và in bóng xuống hồ Tây. Bộ di vật của chùa gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn được đánh giá là lớn và có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao được lưu giữ tại chùa

http://nd8.upanh.com/b1.s15.d2/ec0c3d03addea6671523158cb018ecc8_36402428.chuavn2.jpg
Một góc cảnh chùa với hoa sen đang nở Hiện tại, chùa Vạn Niên nằm khiêm tốn nép mình dưới những rặng cây cổ thụ um tùm. Chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Những ngày rằm và mùng 1 hàng tháng chùa làm cơm chay để các Phật tử đi lễ chùa dùng cơm chay cùng nhà chùa. Nhà chùa làm cơm chay rất nhiều món và rất ngon.

Thông thường để dự cơm chay thì các Phật tử báo với nhà chùa để nhà chùa chuẩn bị và tịnh tài thì các Phật tử tuỳ hỷ. Bài ký trên chuông đồng "Vạn Niên Tự Chung" đúc vào đời Gia Long cho biết: "Chùa Vạn Niên là một di tích cổ có qui mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía tây kinh đô Thăng Long". Từ đó về sau, ngôi chùa được trùng tu nhiều lần. Ngôi cổ tự này cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách đến thưởng ngoạn cụm di tích phủ - đền - chùa Hồ Tây của Thủ đô ngàn năm tuổi

http://nd4.upanh.com/b4.s10.d3/067e7e1e2a41d32a7453582c73d39925_36402444.12815331463chua2.jpeg
Ngôi cổ tự Vạn Niên là nơi dừng chân của nhiều du khách đến thưởng ngoạn cụm di tích phủ - đền- chùa Hồ Tây của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chùa đã được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1996. Nhiều năm nay, di tích này luôn được chính quyền và nhân dân Thủ đô cùng du khách thập phương trân trọng, gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn. Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chùa Vạn Niên không chỉ giữ mãi nét đẹp truyền thống, cổ kính cho không gian của Thủ đô mà còn giữ lại cả nét độc đáo về văn hóa kiến trúc cho con cháu mai sau

(Theo Người HN VOV)

hung vi
11-10-2011, 07:42 PM
http://nd1.upanh.com/b1.s2.d4/587c8e367ef4ad85b8dbe720dd031413_36402651.chuaphattich9.jpg
Chùa Phật Tích nằm trên sườn nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên) thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên, xã Phật Tích đã nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước (trung tâm Dâu - Luy Lâu). Và nhà sư Ấn Độ Khâu-đà-la đã về đây dựng chùa và truyền đạo. Nhưng phải đến đời Lý (1010-1225) thì chùa Phật Tích mới được xây dựng với qui mô lớn. Chùa Phật Tích được triều Lý ưu ái đặc biệt bởi nó nằm trong vùng văn hóa lâu đời của xứ Kinh Bắc, quê hương của vua Lý.

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao
http://nd8.upanh.com/b5.s11.d4/86e0afa4f1e5070152adc63be6f93853_36402698.chinhdienchuaphattich.jpg

Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, làng đổi tên là Phật Tích và dời cả lên trên sườn núi.

Vì Phật Tích là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng và là nơi cảnh quan tươi đẹp lại gắn với hàng loạt những câu chuyện huyền thoại, nên các vua Lý và sau này là các vua Trần thường xuyên lui tới thăm viếng.

Năm 1071, Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 mét, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích, bà Ỷ Lan có vai trò đặc biệt quan trọng. Để ghi nhận công lao của bà, ở thôn Vĩnh Phú lập đền thờ bà gọi là đền bà Tấm.
http://nd7.upanh.com/b1.s5.d1/1026d0fbd2fbd90d7a9eb552687413de_36402737.linhhvat.jpg
Sang thời Trần, Phật Tích vẫn là ngôi chùa lớn, một đại danh thắng. Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ). Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.

Trải qua thời gian, chùa Phật Tích bị tàn phá nặng nề. Vào thời Lê, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn và đổi tên là Vạn Phúc tự. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, đầu rồng và tay rồng với tới trời sao".

http://nd5.upanh.com/b2.s16.d2/fb41a68c07f96da989a62bb1d511b1b5_36402765.2525tuongphatnhinganjpg.jpg
Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này. Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền. Phía sau chùa là khu vườn tháp gồm 39 ngọn xây bằng gạch và bằng đá (nay còn 34 ngọn)

http://nd3.upanh.com/b6.s4.d3/9b076841f0b49ff76d867f81cce05db5_36402803.2523duonglenchuajpg.jpg
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá, hư hỏng nhiều. Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A di đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, Nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử - văn hóa. Sau đó nhân dân trồng phía sau chùa một khu rừng với trên một vạn cây thông và cây bạch đàn, và trồng ở trước cửa chùa vườn cây ăn quả. Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, 8 gian nhà Tổ, và 7 gian nhà thờ Mẫu
http://nd4.upanh.com/b6.s6.d3/1b937844055fcda2f06fa73a66fa2941_36402884.2538download.jpgChùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá. Bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87 m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Tượng người chim đánh trống, một nhân vật thần thoại, thể hiện ước mơ thoát tục và khát vọng vươn tới của con người. Đặc biệt, phía trước chùa Phật Tích có một hàng thú 10 con: tê giác, trâu, voi, sư tử, ngựa... to lớn. Tất cả các di vật cổ bằng đá nói trên đều là những tác phẩm nghệ thuật tài hoa của các nghệ nhân dựng chùa buổi đầu tiên với những nét rất đặc trưng cho thời Lý.

Nằm trên sườn núi, xung quanh là rừng thông và vườn cây trái, chùa Phật Tích mang những nét huyền bí và thật thơ mộng. Chùa lại là một trung tâm Phật giáo thịnh vượng, là công trình văn hóa quý quá và đặc biệt là nằm trong vùng văn hiến Kinh Bắc lâu đời nên chùa Phật Tích đã thu hút được bà con trong vùng và du khách thập phương.

(theo báo Thái Nguyên)

hung vi
11-10-2011, 07:54 PM
http://nd9.upanh.com/b3.s2.d1/fcd0582c3be549234478a7685516ce22_36403139.lu2.jpg

Cách Hà Nội khoảng hơn 20km về phía Đông, vùng đất cổ tích Dâu – Thành Luy Lâu mang trong lòng biết bao câu truyện cổ. Và chắc hẳn bất kỳ ai cũng đã ít nhất một lần được nghe những câu ca dao nói về miền đất thiêng này: “Dù ai đi đâu về đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu".
Hội chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 - 4 (Âm lịch), cũng là ngày Phật đản theo truyền thống cổ, nhưng lễ hội được tổ chức kéo dài từ mấy ngày trước đó. Vào ngày hội, kiệu của các Nữ thần Pháp Vũ từ chùa Đậu, tượng Pháp Lôi từ chùa Tướng, tượng Pháp Điện từ chùa Dàn tụ về chùa Dâu, rồi cùng kiệu Pháp Vân đi đến chùa Tổ thăm mẹ Man Nương.

Theo ghi chép trong sách sử, bia đá, chùa Dâu là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu còn có tên là chùa Diên Ứng, thờ nữ thần Pháp Vân nên còn gọi là chùa Pháp Vân, và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

http://nd7.upanh.com/b3.s4.d1/4d9d53192ae9237a04c3b3d884f74b86_36403187.1.jpg
Lịch sử chùa Dâu gắn liền với huyền thoại Man Nương, người trinh nữ làng Mãn Xá bên sông Đuống từ lúc 12 tuổi đã bỏ từ bờ Nam sang bờ Bắc để học đạo với Thiền sư Khâu-đà-la người Thiên Trúc (Ấn Độ) ở chùa Linh Quang (xã Phật Tích, Tiên Sơn). Khâu-đà-la là một Thiền sư đã kết hợp việc truyền giảng Phật giáo Mật Tông với tín ngưỡng dân gian, nên có ảnh hưởng rộng lớn trong cư dân Luy Lâu. Nhưng con đường học đạo của Man Nương bị dở dang vì một hôm, lúc nàng đang ngủ, Khâu-đà-la sau giờ hành lễ đã bước qua người nàng khiến nàng thụ thai.

Một năm hai tháng sau, nhằm ngày 8-4 (âm lịch), Man Nương sinh một bé gái và mang trả cho Thiền sư, Khâu-đà-la bồng đứa bé đến một cây đa cổ thụ ven sông, niệm thần chú. Khi nhà sư dùng thiền trượng gõ vào, gốc cây nứt ra đứa bé được đặt vào, vết nứt liền khép lại và một mùi hương thơm ngát tỏa ra. Kỷ vật cuối cùng mà Thiền sư trao cho Man Nương là cây thiền trượng. Theo lời dặn của Khâu-đà-la, mỗi khi trời hạn hán, đất đai khô nẻ, mùa màng thất bát, Man Nương cắm cây thiền trượng xuống đất cất lời cầu nguyện, thì phép màu lại hiện ra: trời đổ mưa.

Một đêm mưa to gió lớn, cây đa cổ thụ nơi gửi xác đứa con gái của Man Nương bỗng đổ xuống sông và xuôi theo dòng nước trôi về làng Dâu. Dân làng không ai khiêng nổi cây, may có Man Nương dùng dải yếm đào kéo được cây lên bờ. Đêm ấy dân làng được thần nhân báo mộng khuyên nên đem cây tạc tượng thờ. Từ đó ra đời 4 pho tượng thờ 4 vị nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp: Pháp Vân (tức bà Dâu, thờ ở chùa Thiền Định), Pháp Vũ (tức bà Đậu), thờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi (tức bà Tướng, thờ ở chùa Phi Tướng), Pháp Điện (tức bà Dàn, thờ ở chùa Phương Quang).
http://nd9.upanh.com/b1.s8.d4/f13fcee4132b8e00b49a611e29caefab_36403239.4chua2.jpg

Từ câu truyện cổ đó, đã tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, thờ người Mẹ Việt, lấy tượng Nữ thần làm trung tâm chứ không phải là tượng Phật. Phật và Nữ thần hòa quyện, bà mẹ của các Nữ thần cũng được tôn là Phật Mẫu Man Nương.

Nghi thức ngày hội

Huyền thoại Man Nương, người mẹ đồng trinh trở thành Phật Mẫu sinh ra Tứ Pháp đã khiến hàng năm vào ngày 8-4 (âm lịch), các vị sư tăng và khách thập phương về chùa Dâu mở hội như câu thơ trên đã nói. Hội chùa Dâu không chỉ là dịp để các Phật tử hành hương về nơi cửa Phật mà còn để tham dự những nghi thức văn hóa của cư dân nông nghiệp. Hội diễn ra khắp cả tổng với đám rước tưng bừng (gồm rước chào, rước đón, rước đưa) thỉnh các tượng bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn về quy tụ với chị cả là bà Dâu ở chùa Diên Ứng. Trong bốn chị em, Pháp Điện trẻ nhất lại ở xa nhất, vì vậy bao giờ cũng phải đi sớm hơn, nhưng bao giờ cũng đến chùa Dâu trước tiên. Còn khi đã gặp chị cả Pháp Vân ở chùa Dâu, thì phải theo thứ tự mà về thăm mẹ. Vì vậy xưa kia sân phía trước chùa rất rộng mới đủ chỗ cho các cỗ kiệu và nghi trượng, tam quan ở tận bến sông Dâu.

Ban ngày rước Tứ Pháp về chùa Dâu “công đồng” là hội tụ các yếu tố Mây, Sấm, Chớp, Mưa. Ban đêm rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” một vòng khép kín từ đông sang tây là mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa. Nghi thức “Múa gậy” trong ngày hội không chỉ để dẹp đám, mà nghi thức đó còn là hình thức tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh

http://nd5.upanh.com/b5.s9.d2/12eabc9b3b0ca6cc2413a9232251e683_36403355.1.jpg

Hội Dâu còn có một sự kiện đặc biệt mà không nơi nào có, đó là cuộc thi “Cướp nước”. Đây là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Người ta bói xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu là bà Mưa thì năm ấy được mùa. Nếu là bà Sấm thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở.

Tương truyền thời xưa các vị vua triều Lý ngày xưa thường rước Phật Pháp Vân về Kinh đô Thăng Long làm lễ “cầu đảo”. Sau lễ múc nước, dâng nước và múa gậy, đám rước lại thỉnh 4 tượng về bái vọng Phật Mẫu Man Nương ở chùa Tổ Mãn Xá. Trước kia, mỗi khi Hội Dâu rước phật vào ngày hội, trên bãi chùa Dâu người ta có thể xem múa sư tử, múa hóa trang rùa và hạc, múa trống, đấu vật, đánh cờ người.

Kiến trúc độc đáo

Vốn là một ngôi đền mang tên Pháp Vân, chùa Dâu đã được sửa chữa và trùng tu nhiều lần: giữa thế kỷ XIII vào đời Lý, cuối thế kỷ XIII và thế kỷ XIV vào đời Trần, thế kỷ XVIII vào đời Lê, cuối thế kỷ XIX vào đời Nguyễn. Ngôi chùa ngày nay còn mang nhiều dấu ấn của kiến trúc thời Hậu Lê. Ông Mạc Đĩnh Chi đã đứng ra tổ chức trùng tu lớn ngôi chùa vào năm 1313 như Đại Nam Nhất Thống Chí đã ghi lại: “Đời Trần, Mạc Đĩnh Chi dựng chùa trăm gian, tháp 9 tầng và cầu 9 nhịp, nền cũ nay vẫn còn”. Chùa làm theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Từ tiền đường, đi qua một sân gạch có tháp Hòa Phong ở giữa, sẽ đến Đại bái đường và Phật điện, sau lưng là Hậu đường. Tất cả nằm giữa bốn dãy nhà dài vây quanh theo hình chữ “Quốc”. Trong Phật điện, tượng bà Pháp Vân thờ ở gian giữa cao gần 2m ngồi trên tòa sen. Đặt liền hai bên tượng bà Pháp Vân là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ cao 1,57m mang đặc trưng phong cách nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVII - XVIII.

http://nd4.upanh.com/b6.s19.d1/a556ee28573d4673eda99c651b80cf88_36403494.1611081703.jpg

Bao quanh tòa điện chính chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Chính giữa sân chùa trước bái đường, được Thiền sư Pháp Hiền xây dựng vào cuối thế kỷ VI để giữ gìn các di tích xá lợi, tháp Hòa Phong vốn có 9 tầng. Nay tháp chỉ còn 3 tầng, tháp cao 17m, tầng chân tháp hình vuông mỗi cạnh 7m, tường dày, trổ 4 cửa vòm cuốn. Hai cửa chính nhìn ra hướng Đông và hướng Tây có bậc cấp lên xuống. Hai bên bậc cấp là hai con sóc đá trong tư thế nằm dài từ thềm xuống sân mang phong cách rất gần với điêu khắc cổ Chăm-pa và điêu khắc thú tượng trưng trong kiến trúc lăng mộ đời nhà Tùy. Tháp Hòa Phong được trùng tu năm 1737 vào đời Lê. Trong tháp có chuông lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh và khánh lớn bằng đồng đúc năm 1837 dưới triều Minh Mạng.

Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần mộc to bản, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ. Tháp Hòa Phong được xây cao với vai trò như một thạch trụ chặn cản luồng gió nghiệp chướng từ cõi vô minh thổi tới.

http://nd9.upanh.com/b2.s5.d1/a625314e4a4bdaa8e2762f84bc18769b_36403599.24347b50b0509eca.jpg

Dưới chân tháp Hòa Phong có một bức tượng cổ hình một con cừu đá nằm quỳ hai chân trước, được tạc từ gần 2.000 năm trước. Chính điện chùa Dâu là pho tượng lớn và đẹp nhất là bà Dâu - nữ thần mây Pháp Vân. Pho tượng màu gụ, được ngồi trên tòa sen như tượng Phật, nét mặt như một người mẹ hiền từ nhìn xuống, bàn tay phải đưa ra như vỗ về an ủi, tay trái đặt trong lòng. Bốn phía tòa sen có các vòng sắt để có thể di chuyển tượng trong ngày lễ hội. Tượng được phủ lớp áo vàng, ngày hội khi làm lễ tắm tượng mới thay áo. Phía trước là nơi đặt Thạch Quang Phật, bàn thờ trước nữa là người em hai Pháp Vũ. Nguyên chùa Đậu bị phá thời Pháp, người dân đem tượng Pháp Vũ về thờ chung với chị tại chùa Dâu.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng chùa Dâu trên đất Luy Lâu với những tích cổ và tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vẫn tồn tại như một minh chứng cho một vết tích nền nông nghiệp hết sức phát triển ở khu vực hạ lưu sông Hồng. Mặt khác đây còn là nét đặc sắc trong tín ngưỡng thờ thần của người Việt, là minh chứng cho những giai đoạn hoàng kim của Phật giáo tại Việt Nam

(theo báo Đại Đoàn Kết)

hung vi
11-10-2011, 08:06 PM
http://nd0.upanh.com/b6.s16.d2/bad62129395430e46e453ac351354a6d_36403930.baidinhchuaqn7.jpg

Chùa Bái Đính là tên ngôi chùa nằm trên núi Bái Đính ở Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành 6km, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km.

Đây là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục trong nước và khu vực Đông Nam Á.

Chùa Bái Đính là một công trình Phật giáo được xây dựng do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm và từ thiện đống góp. Nơi đây không chỉ là một khu chùa thờ Phật tổ, thờ thần núi và chúa thượng ngàn mà còn gắn với lễ tế cờ khi vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh. Ngôi chùa được phát hiện do đức thánh Nguyễn Minh Không (1065 – 1141) là người đã biến các hang động thành chùa khi đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hoá hổ cho vua Lý Thần Tông.

http://nd0.upanh.com/b6.s17.d1/bb90cfbb9ec1d4dc7d129b757711bdea_36403960.2.jpg

< Cổng Tam quan.

Đây là công trình lớn nhất Việt Nam được xây dựng và dự kiến hoàn thành vào năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trong lịch sử vùng đất Ninh Bình, từ thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã rất quan tâm đến Phật giáo và cho xây dựng nhiều ngôi chùa. Do đó việc xây dựng một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ở Ninh Bình có ý nghĩa rất lớn.

Chùa Bái Đính mới gồm các hạng mục chính: tam quan nội, hành lang La Hán, Tháp chuông, chùa Pháp chủ, Điện tam thế và khu chùa cũ

http://nd2.upanh.com/b3.s3.d4/9e0040ebb28d3e62a34b56660a1b2c5a_36403972.51036088222c543bd769.jpg
Bước vào chùa là cổng tam quan, đây là lối kiến trúc thường thấy trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Tam quan nội của chùa Bái Đính là công trình được xây dựng bằng gỗ tứ thiết, có 4 cột lớn nặng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong, lợp men Bát Tràng, màu nâu sẫm. Trong tam quan có 10 tượng hộ pháp lớn bằng đồng, trong đó nổi bật là 2 tượng lớn cao 5,5m, nặng 12 tấn.

Qua tam quan, dọc theo con đường vào tháp chuông là hành lang La Hán. Trong dày hàng lang đặt 500 vị La Hán bằng đá, mỗi tượng có một tư thế và hình dáng khác nhau, được đúc bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao khoảng 2,4m, nặng khoảng 4 tấn do bàn tay các nghệ nhân làng đá xã Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình chế tác. Chùa Bái Đính là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam.

http://nd9.upanh.com/b2.s4.d3/44b9bb1bbba85e0b67bc44766497526b_36403999.oip1270695776.jpg

Từ hành lang La Hán là đến tháp chuông. Tháp có kiến trúc cổ, hình bát giác, cao 3 tầng, mái cong gồm 24 mái đao vút lên ở tám phía với các đầu đao. Trong tháp có treo một quả chuông năng 36 tấn được coi là quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Điện pháp chủ uy nghiêm, đồ sộ được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ với 2 tầng mái cong có 8 mái ở 4 phía. Điện có 5 gian, gian giữa đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối cao 10m, nặng 100 tấn. Pho tượng đã được công nhận “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam.

http://nd7.upanh.com/b6.s18.d1/a7ea1d196e384233b99b1b81d05e8e03_36404027.1251963122chua19050810.jpg

Tọa lạc trên ngọn đồi cao là Điện Tam Thế. Điện có 3 tầng mái cong với 12 mái ở 4 phía, cao 34m dài 59,1m, rộng 40m, diện tích trong nhà khoảng 3000m2. Bốn phía nền của điện Tam Thế đều xây các tường đá tam cấp theo độ dốc của đồi với nhiều bậc đá đi lên tạo một không gian rộng, nghiêm trang và linh thiêng khi bước lên Điện.

Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng tam thế bằng đồng đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai, mỗi tượng nặng 50 tấn. Đây là bộ tượng tam thế lớn nhất Việt Nam mới chi có ở chùa Bái Đính

http://nd5.upanh.com/b6.s19.d2/e8b149160ff475bf3239e655278009f8_36404085.trangan5.jpg
Đối lập với vẻ uy nghi, đồ sộ của khu chùa mới, từ Điện Tam Thế đi qua bên núi là chùa Bái Đính cũ vẫn tĩnh mịch, trầm mặc và hoang sơ. Bước đến bậc đá đến chùa cũ, du khách nhớ lại câu chuyện thiền sư Nguyễn Minh Không vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông bị hóa hổ. Thiền sư đã phát hiện động Tối, động Sáng, Thung Thuốc trên núi nên đã biến động thành chùa thờ Phật. Bên động Tối, động Sáng gồm nhiều hang nhỏ thông nhau và trong động thờ Mẫu Thượng Ngàn.

Cách chùa Bái Đính không xa là hang động Tràng An. Từ khu du lịch tâm linh, đi tiếp hành trình đến khu du lịch sinh thái sẽ thấy thư thái khi thả hồn mình trên dòng sông thơ mộng. Tại đây, du khách ngồi trên thuyền, đi dạo một vòng quanh hang động sẽ như thấy mình lạc vào cõi tiên, bỏ lại những lo toan, vướng bận của cuộc sống thường ngày

http://nd2.upanh.com/b2.s5.d1/e3dc664e1ada13ceb229e8ef3da3ffd1_36404142.trangan.jpg


Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Khu du lịch sinh thái Tràng An có khoảng hơn 310 loại thực vật bậc cao, nhiều loại rêu tảo và nấm. Trong đó, một số loài gỗ thuộc diện quý hiếm như: sưa, lát, nghiến cùng nhiều loài cây có giá trị cao được sử dụng làm thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh như: hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, … Ngoài ra, còn có khoảng 30 loài thú, hơn 50 loài chim, hàng chục loài bò sát, có một số loài thú quý hiếm như: sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng…

Tràng An có gần 50 hang động dài từ vài chục mét đến hàng trăm mét. Các hang động được nối với nhau bởi gần 30 thung, mỗi thung là một bức tranh thủy mặc. Các thung đều thông nhau bởi các động xuyên thủy khiến núi non gắn bó, làm nên một dáng vẻ sống động. Những nhũ đá lấp lánh, được tạo hóa khéo sắp đặt, muôn hình vạn trạng trên vách hang, tạo nên những kỳ quan sinh động, để du khách phát huy trí tưởng tượng đặt tên cho các nhũ đá.
http://nd9.upanh.com/b1.s17.d1/13a167ac1b3922bc3d5d02c49ab71b0b_36404209.dongtrangan.jpgGiống như những cái tên hang, động của Vịnh Hạ Long, Tràng An có những cái tên lạ mà khơi dậy chí tưởng tượng và sự tò mò của du khách như: hang Seo lớn, hang Si, hang Ao Trai, hang Sính, hang Nấu Rượu, hang Địa Linh, hang Ba Giọt, hang Sáng, hang Tối, thung Láng, thung Mây, thung Trần, thung Khống, núi Vua, núi Chúa, núi Ông Trạng... Với những dải đá vôi, thung lũng và hệ thống sông ngầm đan xen tạo một không gian huyền ảo,thơ mộng, sơn thủy hữu tình như níu kéo bước chân du khách trên mảnh đất này!

Đến thăm chùa Bái Đính, du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ hùng vĩ của núi rừng, sự linh thiêng của đất Phật và sự kỳ vĩ của những tuyệt tác kiến trúc mà con người tạo dựng nên nơi đây.
(Theo lên đường)

hung vi
24-10-2011, 01:17 AM
http://ne1.upanh.com/b2.s17.d1/0362b7dbc44d32d3ce24b83170b47d20_36961301.13736904.jpg

Danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc là hai di tích gắn bó với nhau thuộc huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương).

Đường đến Côn Sơn – Kiếp Bạc khá đơn giản, bởi giao thông thuận tiện. Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn liền với các anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, các danh nhân Trần Nguyên Đán, Lê Thánh Tông…

Địa linh nơi đây được tạo hoá ban cho đủ cả tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Là sự quần tụ hiếm có của đất trời và cảnh vật. Chả thế mà Nguyễn Trãi đã về đây dựng nhà làm thơ, lắng nghe chim hót, rồi lên đỉnh núi cao nhất chơi ở bàn cờ tiên
http://ne0.upanh.com/b5.s19.d2/766e20fa0b032b2d1a65c26c715595bf_36961330.nglenbanctien.jpg< Đường lên Bàn cờ Tiên.

Đến Côn Sơn nhiều nhất và thường xuyên nhất có lẽ chính là những người thích ngồi thiền, tập khí công. Do được tạo hoá ưu đãi cùng với sự tu luyện lâu đời của thiền phái Trúc Lâm, Côn Sơn được đánh giá là nơi rất thích hợp cho những người tập khí công tu luyện.

Tứ linh tại Côn Sơn gồm đủ 4 đỉnh núi long, ly, quy, phượng. Nếu ngồi tại đồi trung tâm sẽ thấy đủ cả tứ linh quần tụ xung quanh.

Người ta thường đến Côn Sơn ngồi thiền, tập khí công tại đồi trung tâm, hoặc lên Long Đình trên núi Ngũ Nhạc Linh Từ, hoặc luyện chân hỏa tại Thạch Bàn (phiến đá lớn ven suối rất đặc biệt). Mệt mỏi có thể ra giếng Ngọc múc nước uống.
http://ne9.upanh.com/b4.s4.d4/fd7fcdbbe79c0809b7bb42d5c04d75fd_36961369.conson2jpg091700.jpg

Khi ngồi ở đồi trung tâm hoặc núi Ngũ Nhạc Linh Từ, người tập khí công ngồi kiết già hoặc bán già, nhắm mắt, thẳng lưng, miệng khép, lưỡi đặt hàm trên, đầu hơi ngửa. Để cho tinh thần thật thoải mái, hơi thở sâu, đều, chậm rồi từ từ cho “khí” thiêng từ những cơn gió, từ mặt trời đỏ, từ hồ nước Côn Sơn, từ cây cối, từ dưới địa cung xoáy vào cơ thể cho bản thể được hòa với vũ trụ. Hoặc để cho “tứ linh khí” đi vào cơ thể triệt tiêu bệnh tật, khí huyết, kinh mạch lưu thông. Tất cả cùng tĩnh tâm để đến khi mở mắt ra bỗng thấy sảng khoái trong cơ thể mà thấy yêu đời, yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống.
http://ne9.upanh.com/b4.s19.d1/41a7fd5462d2d1d080facd3db4e2135f_36961409.conson11.jpg

Lễ hội Côn Sơn diễn ra vào tháng 8 âm lịch, là ngày kỵ Đức thánh Trần Hưng Đạo - tháng tám giỗ cha. Người dân các nơi lại tụ về dự lễ hội, dâng hương, leo núi vãn cảnh.

Nhưng thời gian này cũng là lúc mùa nấm thông rộ sau những cơn mưa mùa hạ. Vốn dĩ, núi Côn Sơn nhiều thông, tán thông khép, lá thông rụng xuống phủ kín mặt đất khiến cho cỏ không thể mọc được. Lá thông khô gặp mưa rồi khi nắng lên là lúc nấm thông rộ tràn lan trên mặt đất

http://ne5.upanh.com/b2.s15.d2/4a221a3ceb55da6e3b66b0ba1400dde0_36961435.cs7.jpg

Nấm thông màu vàng sẫm. Sau cơn mưa khoảng hai ngày, khi nắng lên, nấm thông bắt đầu mọc và đó là lúc hái nấm thú vị nhất. Gạt nhẹ đám lá thông trên mặt đất, những đám nấm lộ ra, cấu nhẹ gốc, chỉ hái phần cuống thân và mũ nấm. Chú ý tránh không để nấm bị giập dù và cuống nấm. Nấm thông hái về có thể chế biến ăn ngay hoặc phơi khô để dành. Nấm thông chỉ cao khoảng 3 – 5cm, dù mở nhỏ như đồng xu. Có thể hái nấm thông khi đã bung dù hoặc khi nấm mới nhú cao. Nên chọn nấm ở những nơi chỉ có lá thông mà không có bất cứ loài cây nào khác mọc chen. Điều này có thể giữ cho nấm khỏi bị nhiễm độc và giữ cho nấm thông không bị lẫn mùi.

http://ne1.upanh.com/b6.s8.d1/5cfcf822ddc03249dd87f3a432beb6a7_36961451.conson3jpg091700.jpg

Khi chế biến nấm thông, cần nhặt kỹ, bấm cho hết gốc dính đất hoặc mùn lá thông. Nhặt riêng cuống và dù nấm. Rửa sạch và vẩy cho ráo nước. Xào cuống nấm trước cho chín mềm rồi cho dù nấm vào đảo đều. Khi ăn thấy nấm mềm, giòn, cuống nấm không bị dai có vị thơm thoang thoảng của nhựa thông, nấm có màu vàng nhạt của ráng mỡ gà là được. Nhớ xin chai nước giếng Ngọc về nấu với nấm thông.

Đến với Côn Sơn để tưởng nhớ về những anh hùng dân tộc, được nhắm mắt ngồi thiền cho linh khí đất trời nơi đây tụ vào đan điền cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái; được hưởng cái mát ngọt của nước giếng Ngọc và được thưởng thức nấm thông với mùi vị không một thứ nấm nào có được. Hãy một lần thưởng thức nấm thông Côn Sơn để không bao giờ quên được.

(theo lao dong)

hung vi
24-10-2011, 01:28 AM
http://ne2.upanh.com/b6.s16.d2/cb4b60896dd5ddc9a6f8ecb9932fc641_36961542.55369461.jpg

Trên đường thiên lý Bắc-Nam, ngang qua thành phố Đồng Hới-Quảng Bình, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng Quảng Bình Quan trầm mặc uy nghi như chứng nhân lịch sử của vùng đất “chang chang cồn cát, nắng trưa Quảng Bình...".

Quảng Bình Quan được xây dựng từ hơn 400 năm trước, nằm trong hệ thống Lũy Thầy, bao gồm Lũy Trường Dục, Lũy Trấn Ninh, Lũy Nhật Lệ, Lũy Trường Sa kéo dài hơn 30 km.

Hệ thống Lũy Thầy do Quân sư chúa Nguyễn là Đào Duy Từ (1572-1634) thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng từ năm 1631-1634, nhằm giúp Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống lại các đợt tấn công của Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

http://ne9.upanh.com/b5.s11.d1/a8d4d88fe7cc57fce80359a0559c3dec_36961589.quangbinhquan.jpg
Theo sách “Trịnh-Nguyễn diễn chí” của Nguyễn Khoa Chiêm viết từ hơn 200 năm trước đã mô tả hết sức tỷ mỉ công cuộc xây dựng Luỹ Thầy.

“...Năm Tân Mùi, niên hiệu Đức Long thứ 3(1631), Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ vâng mệnh Chúa Nguyễn ra phủ Quảng Bình hạ lệnh cho dân đắp luỹ ở cửa Biển Nhật Lệ...Địa thế luỹ này tựa núi gần khe rất chắc chắn, ngăn cách với đất Bắc, hiểm trở chẳng khác gì đang đi vào đất Thục...”.

http://ne3.upanh.com/b3.s5.d1/3693f4ddad8aef3bd4084fb3ef3a6c12_36961623.quangbinhquan1.jpg

Là trung tâm của hệ thống Lũy Thầy, Quảng Bình Quan được xây dựng theo một mô hình kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố, vừa là chiến luỹ phòng ngự chiến đấu kiên cố vững chắc, vừa là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Nằm trấn giữ con đường huyết mạch Bắc-Nam và đường thuỷ từ cửa biển Nhật Lệ vào, nhờ vậy mà hơn 7 lần quân của Chúa Trịnh vượt Sông Gianh vào Nam đều bị chặn đứng ở cửa ải này
http://ne9.upanh.com/b1.s8.d2/78973dc983903d40df409c44fc718940_36961689.img2565.jpg
Tuy là chứng tích đau thương của một thời phân tranh đất nước, nhưng Quảng Bình quan cũng như hệ thống Luỹ Thầy đã thể hiện sự phát triển cao của nghệ thuật kiến trúc thành luỹ quân sự Việt Nam, là địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu kiến trúc và quân sự sau nay.

Có lẽ cũng nhờ Quảng Bình Quan và hệ thống Lũy Thầy mà chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã ung dung thực hiện lời sấm của Trạng Trình-Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân...”
http://ne2.upanh.com/b3.s15.d2/da34c979684beb2b5cefdee5100b9a12_36961702.dongthoi1.jpg
Vì vậy, năm 1825, vua Minh Mạng đã cho trung tu Quảng Bình Quan và nâng cao thêm tầng tháp canh bằng loại gạch nung kiên cố. Sau khi khánh thành nhà vua đã xếp Quảng Bình Quan là một trong những công trình văn hoá lịch sử đặc sắc của đất nước, cho đúc nổi hình ảnh Quảng Bình Quan vào Nghi Đỉnh đặt trước Thế Miếu trong Tử Cấm Thành
http://ne5.upanh.com/b1.s20.d1/a2c6321d30e57e307b9c7ba45c4c9e02_36961745.qungbinhquan1.jpg

Hơn 400 năm nay, với biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, cũng như sự khắc nghiệt của miền đất nắng lửa gió Lào, Quảng Bình Quan xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt năm 1947 sau khi trở lại cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã biến Quảng Bình Quan thành giá treo cổ những chiến sỹ du kích địa phương và năm 1954 trước khi rút chạy bọn chúng còn cho đặt mìn đánh sập từng trên của tháp canh.

Mãi đến năm 1961 nhân dân Quảng Bình mới trùng tu lại được nguyên vẹn, nhưng không lâu sau đó, năm 1966 không quân Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, Quảng Bình nơi đầu tuyến lửa phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn, Quảng Bình Quan cũng như Thị xã Đồng Hới chỉ còn lại là đóng tro tàn gạch đổ. Thế nhưng trong suốt hành trình lịch sử của người dân Quảng Bình, Quảng Bình Quan đã trở thành chứng tích đau thương, thành biểu tượng bất khuất của quê hương
http://ne3.upanh.com/b5.s10.d1/aad7f467d64c33823b57913becacec33_36961813.congbinhquan.jpg

Năm 1992, Quảng Bình Quan được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử- văn hoá cấp quốc gia. Sau hơn hai năm trùng tu xây dựng năm 1995, Quảng Bình Quan đã hồi sinh nguyên vẹn như xưa.

Ngày nay, Quảng Bình Quan đang trở thành một điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Cùng với Bàu Tró, biển Nhật Lệ và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng tạo nên cụm du lịch văn hóa lịch sử, thiên nhiên hấp dẫn ở Quảng Bình

(theo dulich )

hung vi
24-10-2011, 01:37 AM
http://ne0.upanh.com/b5.s7.d1/cb8e7ce28b0c421b659fce3d64011d85_36962000.9772131s.jpg

Đền Dọc thuộc thôn Lạc Dục, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ) là một ngôi đền cổ thờ bà Vũ Thị Đức, người đã có công giúp vua Lê đánh giặc. Đền đã được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hoá từ năm 2005.

Theo cuốn Thần tích do Nguyễn Bính phụng soạn vào mùa xuân năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và các tài liệu còn lưu giữ tại chùa, đền Dọc được xây dựng vào thời Hậu Lê, thờ thánh mẫu Vũ Thị Đức, người có công nuôi 2 con "tâm nhân mình xà", hiệu là Hắc Long Quân và Bạch Long Quân, tương truyền đã hiển linh phù vua Lê đánh giặc cuối thế kỷ 15
http://ne6.upanh.com/b4.s10.d1/6eb79ec9c7d688e9205f67f2adbaf694_36962016.lehoiruockieuthanh.jpg

Trong kháng chiến chống Pháp, đền Dọc là nơi trú quân của du kích và bộ đội địa phương đánh giặc trên đường 391, điển hình là trận đánh ngày 10/12/1948 đã gây cho địch nhiều tổn thất. Để ngăn chặn lực lượng du kích và bộ đội của ta, địch đã đốt và san phẳng ngôi đền. Suốt một thời gian dài đền trở thành khu hoang tàn, nhân dân không nơi thờ cúng.

Hầu hết các sắc phong của Thánh Mẫu đều bị thất lạc, chỉ còn lưu giữ được 3 sắc phong của triều đại Lê - Nguyễn, đó là: năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767), Duy Tân năm thứ 3 (1090), Khải Định năm thứ 9 (1924). Đến năm 1989, nhân dân trong thôn đã quyên góp tiền của, vật liệu dựng được 3 gian hậu cung, 5 gian tiền tế, 5 gian nhà khách. Mặt bằng đền có kiến trúc hình chữ Đinh (T); mái tiền tế bao gồm hệ thống hoành, rui bằng gỗ lim chắc chắn, lợp ngói mũi truyền thống, bờ nóc, bờ cánh mềm mại; trên mái đắp lưỡng long trầu nguyệt và lạc long; xung quanh khu di tích vẫn giữ được 2 ao như xưa kia, có cây xanh, cảnh quan khá đẹp
http://ne1.upanh.com/b2.s11.d4/38e70cf8a5e84cef83ac2db08a4d6b42_36962021.lehoxemhoi.jpg

Tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Mẫu, hằng năm nhân dân trong thôn thường tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 11 đến ngày 13 tháng giêng (âm lịch). Trong đó, ngày 11 rước kiệu Đức Thánh Mẫu, Đức Thánh Ông và hai Đức Thánh Tử từ đền về đình làng, ngày 13 rước ngược trở lại. Trong lễ hội, thôn còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Với bề dày lịch sử, năm 2005, đền Dọc được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hoá.

Những năm gần đây, cán bộ và nhân dân trong thôn Lạc Dục luôn quan tâm đến việc bảo tồn đền Dọc. Nhân dân trong thôn đã công đức trên 1,3 tỷ đồng xây dựng và tu bổ đền Dọc với kết cấu nhà tiền bái 5 gian, 8 mái và hậu cung. Toàn bộ công trình đền Dọc đã được khánh thành vào cuối năm 2009, đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ và nhân dân.

(theo TCDL)

hung vi
24-10-2011, 01:54 AM
http://ne0.upanh.com/b4.s8.d4/02bcd6f18ae500ccfef77495a774d26a_36962110.2201h.jpg

Những cái tên Vương Chí Sình, Hoàng A Tưởng, Đèo Văn Long... "vua" bản mường một thời lừng lẫy dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, những ông "vua" này không còn nhưng những dinh thự của họ vẫn còn đó.


Dinh thự nhà họ Vương

Ai đã từng đặt chân lên Đồng Văn (Hà Giang), nơi cực Bắc của Tổ quốc đều muốn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương nằm dưới thung lũng Sà Phìn. Dinh thự được xây dựng từ thời Vương Chính Đức, một quan Bang tá do chính quyền bảo hộ dựng lên để cai quản vùng đất biên ải hiểm yếu bậc nhất Việt Nam.

Nằm trên con đường buôn bán thuốc phiện từ vùng Tây Nam Trung Quốc tới Miến Điện vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đồng Văn có độ cao trung bình trên một ngàn mét so với mặt nước biển, lại là vùng núi đá rất phù hợp với việc trồng cây thuốc phiện.
http://ne9.upanh.com/b3.s17.d2/5d7b10e79e833831d118e32d181862b1_36962119.2203h.jpg< Cửa vào tiền dinh.

Vương Chính Đức trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán nha phiến, ông bỗng chốc trở nên giàu có và đầy quyền uy, tự phong là “vua” xứ Mèo Hà Giang.

Dinh thự nhà họ Vương được xây dựng cuối thế kỷ 19 do hơn 300 thợ dân tộc Hồi (Trung Quốc) xây dựng trên một gò đất hình mai rùa nằm giữa thung lũng Sà Phìn, do thầy địa lý Trung Quốc chọn. Nhà tựa vào lưng núi, mặt quay ra phía thung lũng xoải dài, phù hợp với thuyết phong thuỷ của người Tàu.
http://ne9.upanh.com/b5.s4.d4/b39ed45755e26406db1d20039714bf19_36962129.37396541.jpg< Toàn cảnh nhà vua Mèo.

Kiến trúc của khu nhà mang đậm phong cách kiến trúc phong kiến Trung Hoa, bao gồm: Tiền đinh, trung đinh và hậu đinh. Nối ba lớp nhà hai tầng bằng gỗ, tường đất nện (kiến trúc của dân tộc Mông Dao, Pa Dí, Hà Nhì… vùng núi cao) là khoảng sân lát đá. Nơi ở của “vua” là ngôi nhà phía trong cùng tường xây bằng đá, phía sau có một đường hầm thoát hiểm. Các ngôi nhà đều lợp ngói âm dương, một số hoạ tiết trang trí là những bông hoa thuốc phiện, nhờ những bông hoa ấy mà Vương Chính Đức mới trở thành “vua Mèo” nơi vùng biên viễn. Xung quanh dinh thự là một lớp tường đá dày 0,8m có nhiều lỗ châu mai và chòi canh gác
http://ne9.upanh.com/b6.s4.d1/4d3dac3fe5861d7c62aa8065ee278763_36962139.cd17dinh1.jpg< Dinh thự nhà họ Vương trước khi trùng tu.

Về mặt quân sự, đây vừa là dinh thự nhưng cũng là pháo đài kiên cố khi có biến. Bởi khu dinh thự nằm dưới thung lũng mà xung quanh là núi đá, nếu những kẻ bên ngoài muốn tấn công, trước tiên phải vượt qua dãy núi đá tai mèo hiểm trở, từ dưới thung lũng lại dễ dàng quan sát được, nên mọi động tĩnh từ phía bên ngoài đều có thể phát hiện ra ngay. Do đó, mọi biến động bên ngoài, quân lính của nhà họ Vương kịp thời nắm bắt để báo cho ông chủ ứng phó
http://ne6.upanh.com/b1.s9.d4/25427471e0e2e0ad6970065b8638c872_36962146.2204h.jpg< Mặt tiền dinh giữa.

Khi Vương Chính Đức mất trao lại quyền cho người con thứ tên là Vương Chí Sình. Cách mạng Tháng 8/1945 bùng nổ, quân của Vương Chí Sình đã phối hợp với quân của Mặt trận Việt Minh đánh đuổi quân Pháp chạy khỏi Hà Giang. Sau ngày Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chí Sình tham gia Quốc hội khoá I và kết nghĩa làm anh em, đổi tên cho ông là Vương Chí Thành, tặng ông thanh bảo kiếm, ngoài vỏ khắc 8 chữ: "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ"

http://ne3.upanh.com/b5.s2.d4/53413b080b3cdcadf1d54c5e9d83e71f_36962153.184089.jpg

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trên đường lên Si Ma Cai. Hoàng A Tưởng là người Tày nhưng cai trị ở địa phương có trên 80% dân số là dân tộc Mông, nên được mệnh danh là “vua Mèo”. Hoàng A Tưởng là con Hoàng Yến Chao - Thổ ty vùng cao nguyên Bắc Hà. Trước ngày Lào Cai được giải phóng (11/1950), Bắc Hà không chỉ là con đường tơ lụa nối với Vân Nam qua vùng Trung Á, mà Bắc Hà còn là nơi trung chuyển thuốc phiện từ Trung Á qua Đông Dương xuống khu vực Nam Á và ngược lại. Cao nguyên Bắc Hà trước đây nổi tiếng là vùng cây thuốc phiện, thuế bổ xuống đầu dân bằng thuốc phiện. Sử sách còn ghi, mỗi năm Bắc Hà thu thuế từ 1,8-2,25 tấn thuốc phiện, riêng Hoàng A Tưởng mỗi năm thu không của dân 500 kg thuốc phiện, ép dân bán rẻ 500 kg, đứng đầu đường dây buôn bán thuốc phiện và hàng hoá xuyên Á qua ngả Bắc Hà

http://ne8.upanh.com/b1.s16.d2/49acaa414ebf92f26f4f2baaec2cdad5_36962188.cd17danh2.jpg

Dinh thự Hoàng A Tưởng quay hướng đông nam, lưng tựa vào núi Cô Tiên, đúng theo thuyết phong thuỷ của người Tàu “Tựa sơn đạp thuỷ”, thế rất vững chãi. Kiến trúc của khu dinh thự kết hợp giữa lối kiến trúc cổ của Pháp thế kỷ 17-18 với kiến trúc nhà sàn của người Tày, rất hài hoà nổi lên giữa vùng núi non hùng vĩ. Cửa nhà vòm cuốn, đắp nổi nhiều hoạ tiết dây lá nho, tường gạch nung, móng đá, mái lợp ngói âm dương. Cầu thang đi phía sau nhà, dưới cầu thang là bể hứng nước mưa, trong các phòng đều có lò sưởi

http://ne3.upanh.com/b3.s2.d1/05cab5e1b136d17ee1fa5664cc8f64a7_36962213.184092.jpg

Chính giữa là ngôi nhà lớn hai tầng, sàn gỗ, gian chính diện là phòng làm việc, tiếp khách, kế bên là nơi ở của vợ chồng, con cái Hoàng A Tưởng, hai dãy nhà ngang tả-hữu cũng là nhà hai tầng nhưng thấp hơn, đó là nơi ở của các gia nô, binh lính và người giúp việc. Hai ngôi nhà ngang được nối với ngôi nhà chính bằng một hành lang hẹp, các cửa đều quay ra cái sân rộng, nơi Hoàng A Tưởng thường tổ chức múa xoè khi tiếp các quan Pháp, hoặc những nhà buôn và khi lễ Tết.

Xung quanh dinh thự là tường đá bao quanh có lỗ châu mai, mặt tiền là cầu thang hình vòng cung đi lên từ hai phía, trước khi bước vào dinh thự, khách phải dừng chân ở phòng chờ có lính canh gác trước một cánh cửa gỗ nặng trịch dày gần một gang tay

http://ne2.upanh.com/b5.s6.d2/c207a83342d97a3994ca4a298b299225_36962222.184090.jpg

Trên tường mặt tiền đắt nổi những khẩu pháo, nhằm phô trương sức mạnh và thị uy những ai khi bước chân vào dinh thự. Dinh thự của Hoàng A Tưởng xây dựng trong vòng 8 năm trời (1914-1921), vật liệu bao gồm: Đá, vôi, cát, mật mía khai thác tại địa phương còn xi măng, sắt thép thì được chở bằng máy bay và ngựa thồ từ Hà Nội và Lào Cai lên.

Sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979, tôi đã nhiều lần ngủ trong khu dinh thự này, những cây hoa mộc sau nhà thơm thoảng, nhiều đêm thức giấc nhìn ra ngoài trời sương đêm bảng lảng, tôi có cảm giác những oan hồn mà cha con Hoàng A Tưởng giết hại vẫn lẩn khuất đâu đây

Dinh thự Đèo Văn Long
http://ne3.upanh.com/b2.s10.d2/3f9fb1cd96d81d005273953cf254818a_36962243.mg6896.jpg

Dinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, thị xã Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Theo các tài liệu, Đèo Văn Long là con của Đèo Văn Trị, cai quản mười hai xứ Thái (Sipsong Chuthai). Cuối thế kỷ 19, Đèo Văn Trị hưởng ứng Hịch Cần Vương, lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu nổi dậy chống Pháp. Sau bị dụ dỗ, Đèo Văn Trị đầu hàng Pháp, mở đường cho chúng tiến vào Mường Thanh, được Pháp khôi phục quyền cai trị vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, cho phép cha truyền con nối.
http://ne4.upanh.com/b1.s16.d2/779ebe4398910f3e83d71b317857d8e5_36962254.deovanlong.jpg

Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long lên nắm quyền cai trị thay cha, ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hoá, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.

Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng tại nơi 3 con sông gặp nhau, một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hoà Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích

http://ne7.upanh.com/b5.s7.d4/9db183d4066ed63820b8175c123daef4_36962267.deovanlong1.jpg< Một phần dinh thự Đèo Văn Long ngày nay được làm trường học.

Những gì còn sót lại cho thấy kiến trúc của khu nhà là kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, xung quanh ngôi nhà chính là những khu nhà nhỏ dành cho người ở và binh lính, xung quanh là tường bao xây bằng gạch và đá dày trên 40cm, có nhiều lỗ châu mai, cao trên 3m. Trước khu nhà có sân rộng để múa xoè khi tổ chức tiệc tùng. Mái lợp ngói tách ra từ những phiến đá, người dân gọi là đá giấy, lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá trở nên cứng như sành.

Trước đây, tỉnh Lai Châu có dự kiến trùng tu dinh thự Đèo Văn Long, nhưng khi triển khai công trình thuỷ điện Sơn La, thì toàn bộ khu dinh thự Đèo Văn Long sẽ bị ngập dưới lòng hồ. Sau tháng 10/2010, khi nước hồ Sơn La dâng thì toàn bộ khu dinh thự của ông “vua Thái” đều nằm dưới thủy cung

(theo Nông Nghiêp VN)