PDA

View Full Version : Đôi Mắt Rồng Cao Nguyên Đá_Hà Giang..



hung vi
12-10-2011, 12:43 PM
http://nd1.upanh.com/b6.s12.d3/540db241664c1be1aa7b1b381bdc53c8_36429611.ap20110615021326667.jpg

Giữa miền khô khát bậc nhất cực Bắc của Tổ quốc, từ bao đời nay người dân hai thôn Lô Lô Chải và Thèn Tả (Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang) đã chứng kiến hai hồ nước trong xanh, quanh năm không bao giờ cạn.
Hai hồ nước này từ lâu đã được coi như một biểu tượng của Cao nguyên đá, cũng từ đó đã có rất nhiều câu chuyện truyền thuyết kỳ lạ được truyền trong dân gian.

"Nơi rồng ở"

Nhắc đến Cao nguyên đá Đồng Văn ai cũng nghĩ ngay đến một vùng toàn đá. Nơi đây được nhiều người biết đến là địa danh khan hiếm nước nhất nước ta. Để có nước sinh hoạt cho bà con, hàng tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng khoảng 300 hồ treo trữ nước.

http://nd7.upanh.com/b6.s4.d3/0636bbc107bfd18baa6c54bee4956c71_36429667.images747562t10matrog4.jpg

Tuy nhiên, những hồ nước nhân tạo đó cũng không cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho bà con là bao, vì hằng năm vào mùa khô nhiều hồ vẫn trong tình trạng trơ đáy. Đó vẫn đang là bài toán chưa có lời giải của tỉnh Hà Giang và nhiều nhà khoa học tâm đắc.

Ấy vậy mà, từ bao đời nay, ngay dưới chân đỉnh núi Rồng đã xuất hiện hai hồ nước lớn được ví như đôi mắt rồng với diện tích mặt hồ lên đến hàng nghìn mét vuông, nước trong hồ quanh năm không bao giờ cạn. Đây cũng là nguồn nước chính cung cấp cho 86 hộ, 411 nhân khẩu đồng bào Lô Lô ở Làng văn hóa Lô Lô Chải, và gần 100 hộ dân thôn Thèn Tả. Điều đặc biệt hai hồ nước này cách nhau khoảng 200m ngay dưới chân đỉnh núi Rồng. Trên đỉnh núi Rồng là cột cờ Lũng Cú.
http://nd0.upanh.com/b3.s20.d1/c40a2806667e110eac4d252cb4aec544_36429710.images747560t10matrog6.jpg

Đứng trên cột cờ Lũng Cú du khách có thể "gói gọn" trong tầm mắt cả Làng văn hóa Lô Lô Chải và trung tâm xã Lũng Cú. Theo chị Đặng Thị Thanh, người dân làng văn hóa Lô Lô Chải, là hướng dẫn viên du lịch thì: "Lũng Cú là tên gọi theo tiếng Lô Lô còn gọi là "Long Cư", nghĩa là nơi rồng ở.

Chuyện kể rằng, xưa kia một con Rồng từ trên trời bay xuống và đậu trên ngọn núi cao nhất của khu vực hình chóp nón trên bản đồ Việt Nam. Rồng say sưa ngắm cảnh núi non hùng vĩ và rất hài lòng về điểm ngụ cư này. Song có điều làm Rồng động lòng trắc ẩn, đó là nơi đây rất thiếu nước sinh hoạt, bà con nhân dân vô cùng cực khổ.

http://nd9.upanh.com/b2.s12.d2/d35594cb5da50a5b76525d1a9ebf9207_36429759.images747557t10matrog.jpg

Vì vậy, trước khi về trời, Rồng đã để lại đôi mắt cho dân làng như một nguồn nước cho cuộc sống sinh sôi nảy nở. Cũng từ đó hai hồ nước này được dân gian gọi là hồ mắt rồng, ngọn núi cao nhất này được gọi là núi Rồng".

Hồ nước không bao giờ cạn

Điều khó tin nhất là tại sao ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển mà hai hồ nước không bao giờ cạn, trong khi đó nhiều hồ nước nhân tạo mới được xây dựng đến mùa khô lại cạn. Ngay cả con sông Nho Quế nước cuồn cuộn chảy cũng gần như cạn kiệt vào mùa khô.
http://nd6.upanh.com/b4.s3.d4/4f22babbc8de1105bf0958a7c16ea54a_36429816.img6829.jpg

Theo các cụ cao niên trong Làng văn hóa Lô Lô Chải và thôn Thèn Tả thì sở dĩ hai hồ nước không bao giờ cạn vì đây là đôi mắt của rồng tiên để lại, khi hồ nước vơi đi ít nhiều thì lại có những trận mưa cấp nước cho hồ.

Ở giữa hai hồ nước lớn là một quả núi nhỏ. Vì nó nằm ở giữa hai hồ nước nên nhiều người cho rằng đó chính là mũi của rồng. Trên núi là những ngôi nhà của người Lô Lô nhưng ít ai biết được trong lòng núi đó là hang nước. Đó là con suối nhỏ trong vắt, là nguồn nước uống chính của 411 người dân tộc Lô Lô và hàng trăm bà con dân tộc khác xung quanh. Nơi đây được bà con rất coi trọng, họ rất kiêng kỵ và gìn giữ, chính vậy mà bao đời nay hang nước này vẫn không hề có gì thay đổi.
http://nd6.upanh.com/b5.s19.d1/74d4f2fcaf5f9f12385cf327fe56a938_36429896.img3082.jpg

Ông Trình Dỉ Gai, trưởng bản Lô Lô Chải khi được hỏi về hai hồ nước được dân gian truyền rằng là hai mắt của rồng cũng không thể lý giải. Nhưng dù sao chăng nữa, nơi đây vẫn là nơi được người dân coi trọng nhất, đó là nguồn sống, là biểu tượng của cả vùng Cao nguyên đá bao gồm 4 huyện Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc khô khát.

Hồ mắt rồng được hình thành trên dải núi cao cấu tạo từ đá vôi cứng xen với các dải đá vôi mềm có lẫn đất sét. Loại đất đá này rất cổ, khác với loại đá vôi ở phía nam Đồng Văn và Mèo Vạc - đá vôi tương đối thuần, là ở các dải đá mềm ở Lũng Cú chứa nhiều lớp đá sét (trên Lũng Cú, nơi nào núi cao là đá vôi cứng. Nơi nào thấp thường là đá vôi lẫn sét mềm).
http://nd2.upanh.com/b1.s7.d4/17c13e731dc6d0d422738faacbf28cfa_36429952.images747557t10matrog.jpg

Mặt khác, khi phong hóa, đá này để lại lớp đất sét dày, rất thuận lợi cho cây cối phát triển và con người sinh sống. Lớp đất đá sét này chính là tác nhân chắn nước để hình thành nên hồ nước. Các trũng thấp thường là nơi giao nhau của các dải đá mềm, nơi mà đá vôi, do quá trình phong hóa đã hòa tan theo nước mưa thấm chảy qua hang hốc vào lòng đất, đất sét không hòa tan, còn lưu lại.


Ở một số trũng, mức độ hòa tan của đá vôi mạnh hơn, hạ thấp nhanh, tạo nên phễu thu nước từ các khu lân cận. Trong các đợt mưa lớn, nước chảy mạnh, có thể cuốn theo đất đá và cây cối, chẹn lấp một phần đường thoát, giữ nước lại trong phễu, hình thành dần nên hồ nước. Vì phễu nằm thấp, nên nước ngầm trong các đồi núi xung quanh thấm dần vào hồ, giữ cho hồ có nước gần như quanh năm.


Ngoài ra, có thể phễu hình thành do sập hang động, hoặc con người xưa kia đã lấy đất đá lấp hang động để giữ nước - song có lẽ ít khả năng hơn. Cái chính là khu vực này có đá vôi xen đá sét nên mới có điều kiện chắn nước và giữ nước lại

(theo Bee)

hung vi
12-10-2011, 12:52 PM
http://nd9.upanh.com/b2.s5.d3/73abd68751f5102df0f57785d2cb97df_36430219.b7842nmong4.jpg

Là người được đi khá nhiều nơi và được tắm suối khoáng ở nhiều địa danh khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên, nơi khiến tôi “nghiền” nhất vẫn là suối nước nóng bản Mòng, xã Hua La (Thành phố).
Bởi lẽ, nơi đây ngoài việc được đắm mình trong dòng suối khoáng, du khách còn được thưởng thức những món ăn dân tộc cùng những nét văn hóa đậm sắc Tây Bắc...

Không biết dòng suối khoáng bản Mòng có từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ ngày thành lập bản Mòng, người dân nơi đây đã biết sử dụng nguồn nước này trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Suối nước nóng bản Mòng là một trong điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nằm trong quần thể du lịch sinh thái, cách trung tâm Thành phố chừng 5 km
http://nd1.upanh.com/b1.s20.d1/3619405adbdd9e436da16eeb21d1ea32_36430301.dsc5489.jpg


Khu vực này bắt đầu được chính thức khai thác theo hình thức dịch vụ từ năm 1997, còn trước đó chỉ là tự phát do một số hộ đầu tư xây bể tắm công cộng phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn. Dòng suối khoáng có nhiệt độ 38 độ C, với các đặc tính lý hóa, thành phần khoáng chất tự nhiên mà theo các nhà khoa học có tác dụng chữa trị một số bệnh ngoài da, thấp khớp, thần kinh, tim mạch...

Giờ đây, với sự khai thác hợp lý theo quy định của Thành phố, khu vực này đã trở thành một điểm đến không chỉ du khách trong nước mà còn thu hút cả du khách nước ngoài. Trải dài hai bên con đường nhựa tại khu vực suối khoáng đã có 16 hộ kinh doanh dịch vụ tắm suối khoáng. Những ngôi nhà sàn mang đậm bản sắc của dân tộc Thái vùng Tây Bắc cùng những phòng tắm được thiết kế, trang trí hợp lý của các hộ kinh doanh dịch vụ nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách lui tới. Tại đây, họ còn được tham quan, thưởng thức những nét văn hóa Thái, mua sắm những đồ dệt thổ cẩm của người Thái vùng Tây Bắc hay được thưởng thức những điệu múa, lời khắp của các cô gái Thái “ngực câu, eo ong với bộ trang phục áo cóm, khăn piêu cùng tiếng xà tích kêu leng keng khi xòe” đẹp đến hút hồn..

http://nd4.upanh.com/b5.s3.d4/164b6f36a57878038a1f017aee38a995_36430344.32888671795565c3c99e.jpg

Nhiều người cho rằng cái thú của tắm suối khoáng bản Mòng là vì nhiệt độ nước của dòng suối khoáng nơi đây thay đổi thích hợp theo mùa. Cũng bởi, do cấu trúc địa tầng nơi đây thẩm thấu nước mưa tan hóa cùng dòng khoáng, nên vào mùa hè độ nóng dịu hơn. Mùa đông thì lại khác, nước nóng phù hợp, nghi ngút hơi nước tỏa lên khiến cho người tắm không còn cảm giác của mùa đông lạnh giá nữa... Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, điều thú vị nhất khi về đây tắm suối nước nóng chính là vì: nơi đây đã lồng ghép được những nét đẹp văn hóa dân tộc cùng phong cách phục vụ du khách tận tình, đậm chất vùng cao Tây Bắc. Chả vậy, nhiều du khách mỗi khi đặt chân tới đây luôn có trong mình cảm giác như được về nhà.

http://nd6.upanh.com/b2.s18.d2/d97c20f8d95ab2f84ea88363b61bf2e0_36430386.3288854513c83b5498f3.jpg

Sau cảm giác sảng khoái, tinh thần phấn chấn khi hòa mình trong dòng suối khoáng, du khách sẽ tiếp tục được cảm nhận những nét văn hóa đặc sắc của Tây Bắc khi hòa mình trong điệu xòe, lời Khắp Thái mượt mà bên ánh lửa bập bùng dưới những ngồi nhà sàn hay thưởng thức những món ăn của dân tộc Thái do chính những người phụ nữ Thái đảm đang nội trợ.

Đến với suối khoáng bản Mòng, không một du khách nào có thể quên được hình ảnh quây quần quanh chiếc mâm đan của dân tộc Thái làm từ mây, tre đan với món “cáy pỉnh” (gà nướng) vàng đượm - gà tơ bản ướp với các loại gia vị đặc trưng của người Thái, được nướng đều trên than củi rực hồng có một mùi thơm hấp dẫn, hòa trong làn gió chiều thổi về từ những cánh đồng lúa hay như mùi thơm của các loại gia vị, rau thơm, cùng vị cay cay của ớt trong món “pa pỉnh tộp” (cá nướng)

http://nd7.upanh.com/b4.s19.d2/55715220e603d0acbd80a2c2bb039762_36430427.329224077087a0383c79.jpg

Tiếp đến, du khách còn được thưởng thức món thịt hun khói, lòng khô, lòng nướng đậm đà cũng được ướp từ các loại gia vị đặc trưng của người Thái, làm từ thịt hoặc lòng phèo của trâu, bò hoặc lợn; rồi món rau rừng đồ, hoa ban xào măng chua, măng lay, canh bon đặc mùi Mắc khén rừng cùng chút ngầy ngậy của da bò, đuôi bò hòa trong bát canh. Cùng những món ăn đặc trưng trên, du khách còn được thưởng thức vị thơm dẻo của món cơm lam nướng trên than hồng hay món cơm nếp đồ được đựng trong những chiếc Ếp khẩu chỉ người Thái mới có...

Đi khắp vùng Tây Bắc, không ai không biết tới món chẩm chéo - một loại nước chấm được làm từ muối rang, ớt nướng, hạt mắc khén cùng với tỏi và các loại rau thơm được giã nhuyễn. Đây là món nước chấm đặc trưng duy nhất cũng chỉ của người Thái mới có. Điều đặc biệt, chỉ với món nước chấm đó nhưng lại phù hợp để làm đồ chấm cho các món ăn của người Thái Tây Bắc từ món gà, cá, măng hay xôi.

http://nd1.upanh.com/b2.s2.d4/e09cc1417135d6c70d11f782026c2547_36430461.3289697586d4e47ec340.jpg
Cũng bởi “nghiền” cái cảm giác đắm mình trong dòng suối khoáng bản Mòng cùng nét văn hóa Tây Bắc với những món ăn đậm sắc dân tộc, nên sau những ngày làm việc căng thẳng, giữa lòng thủ đô Hà Nội tôi thường bất chợt nhớ về dòng suối khoáng bản Mòng; nhớ những đêm trăng tròn, trăng khuyết bên ánh lửa bập bùng, hòa mình trong điệu xòe tình tứ với tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã; nhớ cảm giác thăng hoa trong những ngôi nhà sàn khi cùng nhau chụm đầu bên chum rượu vít cần hay cảm giác sảng khoái khi đắm mình trong dòng suối khoáng...

Những cảm giác, nỗi nhớ đó cứ vậy òa về với âm điệu của lời hát “Inh lả ơi, sao noong ời; khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời; mùa xuân đến ngàn hoa hé cười; inh lả ơi, sao noong ơi...

(theo báo Sơn La)

hung vi
12-10-2011, 01:06 PM
http://nd1.upanh.com/b3.s1.d1/24d1fe24dec64746ae8974dfbe4f0716_36430661.201105281929281.jpg

Là xã biên giới giáp Trung Quốc, nằm liền kề với xã Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, xã Nàn Sán cách trung tâm huyện lỵ Si Ma Cai khoảng 2km.

< Dưới ánh nắng chiều, Nàn Sán thật yên bình với những đứa trẻ dạo chơi trên lưng trâu.

Phía đông Nàn Sán giáp xã Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai. Phía nam giáp các xã Si Ma Cai và Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai. Phía tây giáp xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai và xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương (ranh giới tự nhiên là sông Chảy). Phía bắc giáp xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương và giáp với Trung Quốc (ranh giới tự nhiên là sông Chảy).

http://nd6.upanh.com/b4.s7.d3/bb68d59b2ba736c9ac2e11680a48578a_36430796.201105281929282.jpg
http://nd7.upanh.com/b1.s6.d1/b7253eabda7859c25a51687079a2fd73_36430797.201105281929283.jpg

< Một phụ nữ về nhà sau buổi cắt cỏ cho trâu.

Xã gồm các thôn: Sảng Chải 1, Sảng Chải 2, Sảng Chải 3, Sảng Chải 4, Sảng Chải 5, Hóa Chư Phùng, Lũng Choáng, Quan Thần Súng, thôn Đội 1, thôn Đội 2, thôn Đội 3, thôn Đội 4.

< Nhà ở Nàn Sán hầu hết là nhà trình tường đất.

http://nd8.upanh.com/b4.s8.d3/73ff29cf4ba72a8ed4275ee710ccd0b0_36430888.201105281929284.jpg
http://nd1.upanh.com/b2.s7.d3/391caf1c20905b12878a3556306697e9_36430891.201105281929285.jpg
http://nd3.upanh.com/b2.s8.d2/50057200474aac174af81edff6be2374_36430893.201105281929286.jpg
Nàn Sán có 614 hộ dân với 6 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Thu Lao, Mông và La Chí.

< Với địa hình miền núi, ngựa vẫn được người dân nơi đây dùng làm phương tiện đi lại, chuyên chở.

Người Nàn Sán với phong tục tập quán phong phú, mang bản sắc văn hóa riêng, là điểm sáng về xây dựng đời sống văn hoá ở vùng cao Si Ma Cai

http://nd7.upanh.com/b6.s8.d2/8a8ed0801de092361cf2472e559778e3_36430987.201105281929289.jpg
http://nd9.upanh.com/b4.s16.d2/e6eae21ade5d835f36dbdc4c727d8623_36430989.2011052819292810.jpg
http://nd2.upanh.com/b1.s2.d4/9e7622ca10c65f6f6e7daeb9275f86c5_36430992.201105281929287.jpg
< Người Nùng ở Nàn Sán ngoài làm nông nghiệp còn có nghề làm bánh tráng, đây là loại bánh đặc sản của người Nùng.

< Một căn bếp của người H’ Mông ở Nàn Sán.

< Những đứa trẻ ở Nàn Sán rất thân thiện.

http://nd0.upanh.com/b1.s8.d2/b4cb8a8dbaec4a436aa488589e0b0294_36431040.2011052819292811.jpg

< Con trâu không thể thiếu với mỗi gia đình ở Nàn Sán, cũng như người nông dân ở đồng bằng thời trước “con trâu là đầu cơ nghiệp” của người dân nơi đâ

http://nd4.upanh.com/b1.s20.d1/2584c05f1cf7579c7030104bab26c7bb_36431094.2011052819292813.jpg

< Chiều về, khói cơm chiều tỏa khắp các ngôi nhà trong các bản.


Người dân Nàn Sán có truyền thống làm nông nghiệp với các sản phẩm chính là rau, đậu tương, lúa gạo đặc biệt là chăn nuôi rất phát triển.Nhân dân đã được cấp nhiều giống cây trồng vật nuôi và được hướng dẫn kỹ thuật tỉ mỉ. Ở Nàn Sán có rất nhiều hộ gia đình nuôi tới 9-10 con trâu. Ở nơi đây, con trâu đúng nghĩa là đầu cơ nghiệp.
Nếu bạn muốn khám phá, còn chần chừ gì nữa, hãy chọn Nàn Sán ngay:

(theo ViệtNamNet)

hung vi
12-10-2011, 01:18 PM
http://nd7.upanh.com/b6.s1.d2/8c3cc7e1d66ef164cfde235be998c706_36431347.1.jpg

Tôi thật sự ấn tượng khi lần đầu tiên chứng kiến cách dựng cũng như chất liệu làm nên những ngôi nhà này vào năm 2004 khi 20 người thợ dân tộc Hà Nhì từ xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) về Hà Nội trình tường những ngôi nhà của dân tộc mình tại khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học.
^ Dịp cuối năm (nhất là tháng 12 âm lịch) đến Lao Chải sẽ chứng kiến nhiều gia đình trong thôn làm nhà mới để ăn tết và đón năm mới. Sau khi gia cố móng, người ta lấy khung gỗ làm khuôn, đổ đất và nện chặt làm tường nhà.

Sau gần hai tháng thi công, nhà ở và tổ hợp chuồng ngựa, chuồng trâu cùng các địa điểm thờ cúng làm theo nguyên mẫu từ thôn Lao Chải hiện là điểm nhấn cho bộ sưu tập nhà ở của đồng bào dân tộc ít người tại khuôn viên bảo tàng này
http://nd8.upanh.com/b5.s8.d2/9e39175624066ec579ce3d33a6c95e55_36431378.2.jpg

< Ngoài khuôn gỗ để định hình, công cụ trình tường đất còn lại chỉ là chày và vồ đều bằng gỗ. Đất trình tường không có gì đặc biệt, được lấy ngay cạnh nền nhà.

Đó là “vương quốc” của gần 100 căn nhà trình tường trông xa giống như những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi với độ cao trên 2.000m ở thôn Lao Chải, phía bắc huyện Bát Xát (Lào Cai). Đến đây, người ta như lạc vào thế giới trình tường của người Hà Nhì đen với những huyền thoại như "trâu bò húc vào tường không rung rinh, đạn AK bắn gần không thể thủng"

http://nd2.upanh.com/b5.s13.d4/984aed9de74963d62d4b0c5f4d6d6ee0_36431402.3.jpg
< Chiều ở vùng biên giới đầy hơi lạnh càng làm những ngôi nhà xinh xắn, thiết kế riêng biệt không lẫn vào đâu được nằm lưng chừng thung lũng mờ ảo đẹp và hư vô đến khó tin.

Quần cư trong một thung lũng vùng biên giới, những ngôi của người Hà Nhì trông cục mịch như những cây nấm mọc trên sườn núi, nơi thường được chọn để dựng nhà. Nếu nhà trình tường của người Dao, người Mông ở các nơi có hình chữ nhật thì nhà của người Hà Nhì gần như hình vuông với chiều rộng 4 sải tay, chiều dài 4,5 sải tay của gia chủ, cao chừng 5m.
http://nd7.upanh.com/b4.s1.d4/2e1485fc6428ed74195a808d991c9f3e_36431427.4.jpg

< Để làm móng cho tường nhà, người Hà Nhì phải chọn loại đá núi bằng phẳng ở các con suối, khe sâu. Móng được đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống lòng đất như ở dưới xuôi xây nhà, sau đó chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như ta đổ bêtông
http://nd6.upanh.com/b2.s13.d4/975dd927f472102cd4596f175b6f340b_36431446.5.jpg
< Nhà thường được kết cấu hình chữ nhật, có một cửa chính và cửa tò vò thông gió ở trên cao, không có cửa sổ.

Diện tích trung bình mỗi ngôi nhà dao động 65-80m2 với một cửa ra vào chiều cao không quá đầu người, rộng chừng 80cm, thêm một "cửa tò vò" thông gió ở trên cao. Tường nhà được nện bằng đất rất dày, 30-40cm. Mái nhà được lợp bằng gỗ hoặc cỏ tranh theo hình tròn hoặc hình chóp lợp cỏ, địa y mọc xanh rờn trên mái.

http://nd4.upanh.com/b5.s4.d2/764251f38eb98fcab782230430fb719f_36431514.6.jpg

< Bên trong nhà của người Hà Nhì, đồng bào còn làm thêm một bức tường phụ cũng bằng đất nện chạy song song tường chính cách cửa ra vào 1-2m. Sau bức tường phụ này là bếp và giường ngủ của người làm chủ gia đình.

Từ tháng 8 đến 12 âm lịch trong năm là mùa trình tường của người Hà Nhì để ăn tết và đón năm mới. Đây cũng là khoảng thời gian mùa vụ đã xong, lại làm nhà bởi tường trình bằng đất nên phù hợp mùa khô.

http://nd2.upanh.com/b6.s15.d2/6c33b31821e4840df2ff22f18978a440_36431552.7.jpg

< Ngôi nhà trình tường hai tầng duy nhất ở Lao Chải trước đây được dùng làm UBND xã Ý Tý bây giờ đang được Phân hiệu Lao Chải (Trường Tiểu học Ý Tý) sử dụng

http://nd5.upanh.com/b1.s13.d1/a77f05de2c426ef5343dcaf8d6a0d20b_36431585.8.jpg
< Nhưng chủ nhân tương lai của “vương quốc” trình tường.

Tường nhà được trình rất công phu, quan trọng nhất là làm khuôn thẳng, chuẩn. Đất được đổ vào khuôn và đầm bằng chày gỗ cho chặt và chắc làm sao khi rút khuôn ra đất thành hình vuông thành, sắc cạnh. Công đoạn tiếp theo người Hà Nhì dùng táp làm cho mặt tường phẳng và bóng

http://nd4.upanh.com/b6.s13.d3/2156dd27f03e9a027cc3029dfdaa344e_36431634.imageview.jpg

< Buổi trưa bên bậu cửa ngôi nhà trình tường của anh Sì Xe Phả. Cuộc sống thường nhật của những người dân tộc Hà Nhì đen như bố con anh Phả dễ bắt gặp khi lên thăm “vương quốc” trình tường Lao Chải.

Nếu là người ưa khám phá, thôn Lao Chải (Ý Tý) là điểm du lịch mới có thể ghé thăm từ Sa Pa qua những địa danh Tả Giàng Phìn, Pa Cheo, Bản Xèo, Mường Hum, Sáng Ma Sáo, Dền Sáng, Ngải Chồ... Cung đường với hơn 120km nép mình trong mây ngàn, thoắt ẩn thoắt hiện giữa lưng trời, chơi vơi quanh những dãy núi hùng vĩ đệ nhất địa đầu Tây Bắc

(theo Tuổi Trẻ dulich)

hung vi
12-10-2011, 01:28 PM
http://nd8.upanh.com/b4.s17.d2/9c5ee72d8e3956e83b0ff1545156e525_36431938.1009966.jpg
Những ngày hè nắng nóng, có một điểm du lịch gần Hà Nội được “dân phượt” gọi là “cái tủ lạnh của đồng bằng Bắc bộ” đáng để bạn cùng gia đình tìm đến dịp cuối tuần.

Tam Đảo nằm cách Hà Nội chừng 89 km, nếu đi từ 8 giờ sáng, khoảng hơn 10 giờ bạn đã có thể nghỉ chân ở thị xã Vĩnh Yên giữa những con phố cổ rợp bóng cây xanh trước khi “lên núi”.

Nhà nghỉ ở Tam Đảo có nhiều hạng, nếu đi ngày thường bạn không cần đặt phòng trước, cứ lên đó gặp chỗ nào trông ưng ý là hỏi (hỏi đúng chủ nhà để tránh gặp “cò”) và nhớ mặc cả, hiện giá phòng ở bình dân khoảng 300 - 400 ngàn đồng/tối.
http://nd5.upanh.com/b2.s18.d2/da860f0b1b351e8b1af4857f3e3a619e_36431985.img0085copyek0.jpg
Giá ngày cuối tuần thông thường sẽ đắt gấp đôi. Nếu chịu khó đi theo con đường nhựa lên đến điểm cao nhất, bạn có thể tìm thấy nhà nghỉ Tư Phương - một địa chỉ được “Tây ba lô” ưa thích và truyền tai nhau.

http://nd9.upanh.com/b5.s3.d4/c8048d97898369387d4871342fa1cb16_36432009.img0084copyvn0.jpg

Đây là một căn villa cũ xây lại, được tổ chức kiểu nhà trọ, có sân, vườn và sườn đồi thoai thoải phía sau. Từ chỗ này, có thể tận hưởng không gian yên tĩnh cách xa mọi ồn ào và nhìn được toàn cảnh Tam Đảo, cũng có thể đốt lửa trại khi đêm xuống.

Chủ nhà vốn dễ tính, nhiệt tình, sẵn sàng nấu cơm cho khách với thực phẩm tự chăn nuôi. Nếu cần chỗ nghỉ “sang” hơn, bạn có thể tham khảo và đặt phòng trước ở khách sạn Ánh Dương, một điểm được nhiều người đánh giá tốt.

http://nd3.upanh.com/b4.s15.d2/287951fff0475ea96743e1a98f4342f8_36432043.1009731.jpg

Đặc sản ở Tam Đảo chủ yếu là rau su su, bình dân nhất thì có thể đến quán xôi gà ở chợ trung tâm, gọi thêm món gì đơn giản, song tuyệt đối bạn không nên gọi thịt thú rừng, vì vừa không ngon vừa dễ gặp thịt... lợn nhà.

Điểm chơi ở Tam Đảo không có nhiều, ban ngày có thể đến vườn Quốc gia Tam Đảo, suối bạc, nhà thờ đá cổ, phế tích khách sạn Metropole hoặc lên chơi tháp truyền hình, cái duy nhất bạn cần chuẩn bị là... sức khỏe vượt qua những bậc thang dốc đá.

Buổi tối, khi nền nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể ngồi ăn khoai nướng, ngô, trứng nướng và lên “bến Hàn Quốc” ngắm thị xã Vĩnh Yên đẹp lung linh và lãng mạn.
(theo qangdai blog)

hung vi
12-10-2011, 01:40 PM
http://nd5.upanh.com/b3.s10.d1/b503b967426676866ad64a3d242c38a1_36432205.img5871.jpg

Chợ phiên, nét đặc trưng của các dân tộc miền núi phía Bắc. Với nhiều dân tộc, chợ không chỉ là nơi giao thương hàng hóa đơn thuần mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gìn giữ những di sản văn hóa của người dân tộc cho thế hệ sau.

< Cao nguyên đá Đồng Văn.

Chợ phiên ở huyện Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là một trong những phiên chợ đặc trưng nhất của Đồng Bào Mông và các dân tộc trên cao nguyên đá Đồng Văn.

Đồng Văn là một huyện của tỉnh Hà Giang, đồng thời cũng là huyện cực Bắc của Việt Nam, có diện tích 446,66 km² và dân số 57.715 người (2006), gồm 2 thị trấn và 17 xã. Huyện lỵ trước đây là thị trấn Phó Bảng, nay chuyển về khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, nay là thị trấn Đồng Văn.

http://nd0.upanh.com/b2.s4.d4/9b692b1cfff80d0efe24305d0ef253d0_36432240.201106070844532dongvan1.jpg
Rộn ràng phiên chợ

< Các cô gái vùng cao ở chợ phiên Đồng Văn.

Cách thủ đô gần 500km, Đồng Văn nằm bình yên giữa mênh mông, núi non hùng vĩ. Dãy phố cổ nằm tĩnh mịch dưới chân núi Đồn Cao, phố cổ Đồng Văn được hình thành từ đầu thế kỷ 20 do người Tày, người Mông và người Hoa sinh sống.
http://nd3.upanh.com/b6.s2.d2/4b93d90c1a541f1a659d0e58b2fe80b7_36432303.201106070844533dongvan7.jpg

< Theo mẹ xuống chợ.

Chợ phiên Đồng Văn họp mỗi tuần một lần vào chủ nhật tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Chợ không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi giao lưu văn hóa, tâm tình của rất nhiều đồng bào người Mông, Hán, Dao, Giáy, Tày..

http://nd5.upanh.com/b3.s10.d2/f3ab933283e1d983e5208ad659e61b82_36432355.201106070844534dongvan9.jpg
< Tấp nập chợ phiên.

Chợ nằm nép mình dưới chân núi Đồn Cao. Phiên chợ bắt đầu từ sớm. Mới tinh mơ đã nghe tiếng bò kêu, lợn, cùng tiếng hát xuống chợ, lọc cọc trên đường tiếng xe ngựa thồ hàng, tiếng người gọi nhau í ới
http://nd1.upanh.com/b2.s11.d4/89c9b34386cda1007b98369181aad328_36432391.best21313419926chodongvan3.jpg
< Chàng trai Mông cõng trên lưng những chú lợn ra chợ bán.

Các bà, các mẹ địu con, thanh niên nam, nữ xuống chợ mang theo những thứ thổ cẩm, sản vật của mình xuống chợ bán. Những thứ mang xuống chợ đôi khi chỉ là tấm vải rệt, chục trứng, lợn mán, chó con và không thể thiếu rượu…

Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn; trẻ em chơi chợ. Chợ còn là nơi mối lái tình duyên. Sau vài phiên chợ nhiều đôi trai gái đã nên vợ nên chồng.

http://nd0.upanh.com/b2.s19.d1/51e50cfd25af89f7af32ced90f5a5608_36432430.best21313419928chodongvan12.jpg
< Còn đàn ông đi chợ để uống rượu ngô và thổi khèn gọi bạn.

Chợ Đồng Văn cũng như chợ truyền thống cho người Mông, không bao giờ thay đổi cấu trúc. Đồng bào đã quen đến chợ là có chỗ buộc ngựa, phải có chỗ đặt quẩy tấu, có chỗ để chảo để nấu thắng cố, mèn mén, chợ bò... Đến Đồng Văn sẽ thấy đỏ lừ một màu thổ cẩm. Người Mông ở quanh vùng coi chợ phiên Đồng Văn là chợ rất quan trọng, chợ vui nhất của cả vùng

http://nd5.upanh.com/b6.s11.d3/f23e91ddce3dd401949fb62240bcee0e_36432525.21313419929chodongvan13.jpg
< Đàn bà đi chợ mua hàng.

Bất kể là ai đến ngày phiên chợ đều bỏ lại bể nước ngọt đã cạn khô ở nhà, những thửa ruộng còn lẫn trên cao nguyên đá, nơi mà ngô, lúa phải lựa từng chỗ, gạn từng giọt nước để nảy mầm… ra chợ để tìm đến bạn, để tâm tình.

Tình chợ

Người Mông có tính tự tôn dân tộc rất cao. Họ ghét kẻ nói dối. Sống với họ, phải hiểu và thông cảm thì mới sống được. Người Mông ở Đồng Văn, Hà Giang thì gần như một cánh rừng nguyên sinh, chưa hề bị tàn phá mai một, còn đầy ắp bản sắc

http://nd2.upanh.com/b3.s12.d3/92808b64095671176079dcdbfff30172_36432612.21313419925chodongvan2.jpg
ngày chợ phiên. Trong phiên chợ các đôi trai gái tự tình với nhau bằng tiếng khèn gọi bạn, các cô gái e ấp bên người mình yêu bằng điệu xòe ô đặc trưng. Tự tình với nhau bằng lời của núi, lời thật dành cho nhau:

"Tao có cái yếm bằng lưỡi cày
Tao không cho mày thì cho ai"

< Nụ cười rạng rỡ của cô gái miền sơn cước.

Đến phiên chợ, hầu như chàng trai nào cũng biết thổi khèn. Đến đứa trẻ nhỏ nhất cũng thổi được khèn! Không chỉ dân ca, dân vũ, cả nền văn hoá phi vật thể giàu bản sắc của người Mông đều được đem đến chợ.

http://nd6.upanh.com/b1.s15.d2/bcd1fc05efd632dd62f9163951d4c93a_36432656.21313419927chodongvan4.jpg

< Tiếng khèn của một chàng trai Mông trong phiên chợ.

Người Mông rất quan tâm giữ gìn bản sắc văn hoá. Các cặp vợ chồng người Mông gặp nhau trên chợ và khi cưới họ rất ít bỏ nhau. Đi chợ cũng phải có đôi, nếu chồng có quá chén say rượu nằm ven đường, vợ ngồi đợi, dây ngựa buộc vào chân, một tay quạt, một tay che ô, mặc nắng mặc mưa, đến khi chồng tỉnh mới về...

Họ tìm vợ ở chợ. Họ quan niệm: "lòng dạ có tốt thì ra chợ mới biết". Sang hơn người chính là sang hơn số lần xuống chợ,
Chợ tan, tiếng sáo, tiếng khèn lại vang lên cung bậc của lời hò hẹn làm ửng hồng những cặp má của những thiếu nữ miền sơn cước khi đã yêu thương nhớ nhung:

http://nd9.upanh.com/b6.s18.d2/0f64ec1c6df3c0885c9ca8f7cfece5fa_36432689.best213134199210chodongvan14.jpg

< Và cũng như bao nhiêu lần khác, khi chiều về, chợ tan, người vợ lại đưa chồng trở về nhà trong cơn say bằng cách quen thuộc như thế này.

"Chợ đã tan nhưng nỗi nhớ không tan
Anh vẫn đợi và em vẫn đợi
Ta đếm ngày mong phiên chợ tới
Ta đếm đêm mong ở bên nhau"

Đồng Văn không chỉ có chợ phiên mà còn nhiều di tích lịch sử khác như cột cờ Lũng Cú, di tích lịch sử Dinh nhà Vương, khu phố cổ Đồng Văn. Đồng Văn trước kia là lãnh thổ của vua Mèo Vương Chí Sình. năm 1945 ông này theo chính phủ Hồ Chí Minh, thành một đại biểu quốc hội khóa I

(theo Việt Báo)

hung vi
12-10-2011, 01:52 PM
http://nd3.upanh.com/b3.s17.d2/3662772de37f5c29f3939f832d3a0b24_36432853.download1.jpg

Với bất cứ ai yêu thích du lịch và có chút mạo hiểm thì cung đường đến với Hà Giang hùng vĩ và đầy huyền thoại luôn là sự thôi thúc mãnh liệt, không chỉ thế, đây còn là nơi địa đầu Cực Bắc Tổ quốc với điểm mốc là cột cờ Lũng Cú.

"Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa"
(Lê Anh Xuân)

Từ Hà Giang, chúng tôi đến với Lũng Cú sau một ngày ròng rã băng qua những cung đường gian nan, hiểm trở nhưng đầy đam mê huyền hoặc. Vẫn nhớ như in những cung đường ngoằn ngoèo dài hàng trăm cây số, hết những con dốc lên cao chênh vênh bám hờ bên sườn núi, lại đến những dốc thăm thẳm rớt xuống tận vực sâu. Mỗi khi qua những khúc ngoặt nguy hiểm, tim tôi như muốn bật ra ngoài, phải nín thở, tay gồng cứng, mắt nhìn căng, tập trung cao độ
http://nd3.upanh.com/b3.s18.d1/28574671dbd6ad2e5722793ddfd9f8c8_36432913.12010812105214lungcuduongvao.jpg

Thế nhưng, khi xe vượt qua con dốc chạm đến đỉnh, cảm xúc thật sự choáng ngợp trước không gian mênh mông hùng vĩ của núi rừng mở ra trong tầm mắt. Từ trên cao nhìn xuống, những dãy núi xanh ngắt chạy từ dưới thung sâu rồi vươn lên chất ngất đỉnh trời hòa cùng tơ mây dệt nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.

Mây trắng trời, mây lờ lững, chúng tôi một bên và mây một bên. Bên phải chúng tôi là những dãy núi cao ngất, sừng sững ẩn hiện trong sương, bên trái là những thung sâu hun hút, những bản làng nhỏ vây quanh là ruộng bậc thang uốn lượn, không ngôn từ nào có thể diễn tả hết được sự tuyệt mỹ mà thiên nhiên và con người nơi đây đã ban tặng.

http://nd4.upanh.com/b1.s20.d1/482fd3812887669649071516f60ff004_36432964.lungcu02.jpg

Chúng tôi không thể nhớ đã dừng xe bao nhiêu lần để ngắm nhìn. Hai kẻ lang thang trong cõi trần mà cứ như ngỡ mình say trong cõi mộng.

Đang còn ngất ngây trong bức tranh thêu tuyệt mỹ của thiên nhiên và con người thì mây lại về núi. Cả một vùng mây khổng lồ nương theo gió ào tới, chớp mắt đã che phủ cả bản làng. Thoảng đâu trong gió hương rượu ngô thơm nồng, men cay chưa nhắp nhưng hồn đã ngất ngây.

Nhớ khi chiều xuống mà chúng tôi vẫn còn lang thang giữa mênh mông núi rừng, mờ sau làn mây, tuốt tận trên cao, con đường như sợi chỉ nhỏ mà cô gái Mông nào đó để quên lại vắt ngang lưng chừng núi. Một cảm giác liêu trai đến tột cùng.

http://nd1.upanh.com/b6.s11.d4/b733fd24bfbcbe7b06a4c6837145c2c8_36433051.lungcu03.jpg

Từ Hà Giang đến Lũng Cú, chúng tôi đi qua nhiều điểm thú vị như đèo Pắc Sum với hàng chục góc cua xiết, núi đôi Quản Bạ nên thơ và hữu tình, cổng trời Quản Bạ mở ra không gian thiên nhiên mênh mông khoáng đạt, những rừng thông Yên Minh xanh mướt chạy dài tít tắp và còn rất nhiều nữa...

Nhưng trong đó tuyệt nhất có lẽ là Sũng Là (nơi quay bộ phim Chuyện của Pao), đây có thể xem là xã đẹp nhất của cao nguyên đá Đồng Văn, trải trên nền đen của vách đá tai mèo lởm chởm là mảng vàng đất của những ngôi nhà Trình Tường, vây quanh màu xanh của lúa non, hòa thêm chút vàng của đỗ tương vào mùa chín và những váy hoa sặc sỡ của các cô gái H'mông vẽ nên bức tranh tuyệt mỹ của thiên nhiên và con người

http://nd7.upanh.com/b4.s12.d3/339ef84cad36c6c5dc7f845e20e3fd3e_36433227.20.jpg

Đi mãi rồi cũng đến nơi, từ xa, cột cờ Lũng Cú hiện ra thật vững chãi, giữa mênh mông núi rừng hùng vĩ, trên đỉnh cao nhất của ngọn Long Sơn, cột cờ sừng sững, hiên ngang với màu cờ đỏ thắm.

Cột cờ Lũng Cú được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Lý Thường Kiệt (1075-1105) bằng cây gỗ sa mộc, năm 1887, thời Pháp thuộc có xây dựng lại. Đến năm 2002, cột cờ mới được dựng lại, cao khoảng 20m, nằm trên đỉnh Long Sơn cao hơn 1.700m so với mực nước biển, chân chạm khắc hoa văn trống đồng Đông Sơn

http://nd7.upanh.com/b1.s11.d2/86f00777a6b512c06a6028f9c7946ef4_36433317.lungcu05.jpg
Cột cờ dài tầm 9m, lá cờ dài 9m rộng 6m, có diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ngày 25/9/2010, Nhà nước đã cho xây dựng lại cột cờ này lần nữa.

Bao mệt mỏi của cả chặng đường dài vụt tan biến, chúng tôi để xe dưới chân núi và bắt đầu leo lên, đến khi chạm tay vào cột cờ mới cảm nhận hết được hồn thiêng sông núi đang ào ạt ùa về. Lá cờ phần phật tung bay giữa trời xanh quyện lấy nhiệt huyết tuổi trẻ chúng tôi, rồi hòa theo gió cuốn đi khắp nơi.

Tôi đứng lặng im để cho cảm xúc ào ạt đổ về. Những câu chuyện huyền sử con cháu Lạc Hồng, con rồng cháu tiên, những bài học lịch sử ngàn năm giữ nước trở về trong thước phim quay chậm của cảm xúc. Nước non này đã hàng nghìn năm gìn giữ, mảnh đất này bao xương tan máu đổ, để phút giây này, chúng tôi được đứng nơi đây với dạt dào lòng tự hào dân tộc.

(theo Trần Anh An)

hung vi
12-10-2011, 01:56 PM
http://nd1.upanh.com/b4.s12.d4/2856b2d9feb173422ac64cb497a4a26b_36433561.12010728161444mauson1.jpg

Từ đỉnh Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) cao 1.541m quanh năm mây phủ có con suối Khuổi Tẳng, tiếng địa phương mang nghĩa dòng suối dựng đứng.

Xuất phát từ xã Bằng Khánh (Lộc Bình – Lạng Sơn) qua những con đường nhựa rồi bêtông quanh co với những cánh đồng lúa xanh mượt, du khách sẽ bắt đầu cuộc hành trình khám phá dòng suối đầy thơ mộng này. Vừa đi du khách có thể nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng kêu ríu rít... ở hai bên bờ suối.

Nếu đến đây vào đầu mùa hè, du khách được chiêm ngưỡng dưới lòng suối là những tảng đá lúc phơi mình trên không, lúc ẩn mình trong làn nước trong veo. Cảnh tượng trên trời, dưới suối, hai bên bờ sắc tím hoa sim, hay vàng, đỏ của phong lan rừng.

http://nd5.upanh.com/b4.s16.d2/3d8b390af6b617723184d5fb133d0e49_36433645.93.jpg

Đến suối Khuổi Tẳng du khách nên ghé thăm những ngôi nhà của người Dao náu mình dưới tán cây xanh và nếu gặp may, du khách sẽ nghe cư dân nơi đây kể về truyền thuyết của dòng suối này. Chuyện xưa, các tiên nữ khi cưỡi mây dạo chơi bỗng nhìn thấy suối Khuổi Tẳng trong mát nên rủ nhau xuống tắm.

Các tiên nữ còn hoá phép tạo ra những tảng đá to, phẳng để nghỉ ngơi mà ngày nay người dân nơi đây gọi là Soong Cải. Nơi đây những ngọn thác đổ dài theo vách đá, vẽ vào không gian bức tranh thiên nhiên đẹp lạ kỳ

http://nd8.upanh.com/b3.s18.d2/792d2d1d8f116c1faa83cb6f1ec258e9_36433698.3.jpg

Càng lên cao, không gian suối Khuổi Tẳng cứ mở ra, mở ra đẹp một cách kỳ lạ. Những dòng thác nhỏ đổ xuống hang, hốc tạo thành hồ nước tự nhiên có độ sâu vừa phải, nơi tắm mát lý tưởng cho du khách.

Ngày hè nóng bức, được ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của suối Khuổi Tẳng tạo cảm giác thư thái, an bình. Nếu được đầu tư đúng mức thì trong tương lai không xa, nơi đây sẽ là một địa chỉ hấp dẫn, bởi danh thắng này nằm song song với khu du lịch Mẫu Sơn.

(theo SGTT)

hung vi
12-10-2011, 02:08 PM
http://nd7.upanh.com/b1.s7.d2/91003b911cbc32a63c879d274e30a028_36433987.puluong03.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa trù phú và bản làng êm ả. Những cánh rừng nguyên sinh tại Pù Luông còn được bảo quản khá tốt với những thảm thực vật phong phú, có rất nhiều cây cổ thụ to.

Đỉnh Pù Luông cao 1.700 mét vời vợi mây trời nằm trên xã Thành Sơn. Bên cạnh là rừng Kim Giao rộng lớn, sâu trong núi có loài vọoc quần đùi trắng sinh sống -một loại động vật có tên trong Sách Đỏ ở Việt Nam.

Ở Pù Luông, dù đi theo bất kỳ cung đường nào thì hình ảnh ấn tượng nhất luôn là những mảng màu rực rỡ của cánh đồng, ở giữa là những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo. Lúa chen với đá nhấp nhô trên sườn núi, nhà chen với cau cọ. Nếu đi Pù Luông đúng mùa gặt, sẽ vui lây với niềm vui kĩu kịt quang gánh đưa thóc về của bà con.

http://nd2.upanh.com/b5.s13.d1/35043d59152e8e9517226efe079e553c_36434062.puluong01.jpg

Lúa ở Pù luông không gieo trồng cùng một thời điểm nên con đường mang rất nhiều cung bậc, lúa vào đòng đang xanh thì con gái, lốm đốm vàng như buổi chiều nhạt nắng, óng ả chín vàng rực cả khoảng trời, lác đác có những thửa ruộng đã gặt chỉ còn trơ cuống rạ, lộ ra khoảng đất nâu ẩm ướt

http://nd4.upanh.com/b1.s19.d2/087a8ea6b699090cca17961d11afe02c_36434104.puluong02.jpg
- Các cung đường dành cho trekking bao gồm: đoạn Kho Mường – Phố Đoàn là cung đẹp nhất, dài khoảng 10km, đường mòn nhỏ quanh co men theo sườn núi, tầm nhìn hùng vĩ và hoang dã, thi thoảng lại có vài con suối cắt ngang đường. Buổi sớm, sương bay la đà trên các thung lũng, mặt trời lấp ló đỉnh núi, gió se se lạnh luồn qua các tán cây. Nếu đi đúng phiên chợ Phố Đoàn (họp vào thứ năm và chủ nhật) sẽ gặp người Thái, người Mường đi chợ phiên đông như mắc cửi, váy áo chen với nón tơi, giao thương tấp nập.

- Bạn cũng có thể đi theo cung đường khác là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ. Hoa nở ven cổng nhà, dọc bờ rào, đầy các lối đi, tràn căng sức sống.

- Có thể bắt đầu chuyến đi từ bản Đuổm, bản Hang, bản Eo Kến hoặc ngã ba Pà Khà, Kho Mường để tới các bản nằm sâu hơn trong núi cao. Những bản làng dựa lưng vào núi, dựa vào những đồi cọ xanh mướt và nhìn xuống thảm thung lũng lúa mượt như nhung ngay dưới chân nhà.

http://nd2.upanh.com/b4.s2.d3/37d35b80cf13d1a9a366fd434f8cf86b_36434152.puluong04.jpg
- Cũng có thêm một lựa chọn thú vị từ Phố Đoàn là đi trekking khoảng 8km để tới bản Eo Điếu thuộc xã Cổ Lũng. Đường đi vào Eo Điếu rất dốc, núi đá lô nhô, xuyên qua rừng luồng. Những cây cầu bằng tre mỏng tang bắc ngang dòng chông chênh lắt lẻo, đặc biệt có nhiều cọn nước nằm ven suối nom rất thanh bình và êm dịu. Bản nằm trên núi rất cao, nếu đi vào cuối thu sẽ gặp rất nhiều hoa trạng nguyên đỏ thắm.

- Từ bản Nủa nếu có nhiều thời gian, dân trekking sẽ tiếp tục đi sâu hơn đến bản Cao Hoong và bản Kít, là hai bản đẹp nhất ở Pù Luông với những mái nhà sàn nằm chênh vênh trên sườn núi, lẫn trong cau cọ, giữa núi rừng nguyên sơ và hoang dại. Từ Kho Mường cũng có đường tới bản Nủa mất độ hai giờ đồng hồ đi bộ

http://nd1.upanh.com/b5.s4.d2/d41fc9c56bd959d1d19400a4eb092bcf_36434201.puluong06.jpg

- Một cung đường khác hay được dân đi trekking truyền khẩu là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ.

Nhắc đến Pù Luông, với cả những người đã biết và chưa biết, chắc hẳn thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến sẽ là những thửa ruộng bậc thang, những cánh đồng lúa trải dài trên những con đường,

http://nd5.upanh.com/b3.s19.d2/84e828a6a325323b80d9ac6d1389639b_36434255.puluong05.jpg

Dọc khắp các bản làng, thôn xóm. Không thực sự tráng lệ như Mù Cang Chải hay Tú Lệ, không ngút ngàn tầm mắt như Y Tý hay Sapa…nhưng ruộng bậc thang Pù Luông vẫn toát lên vẻ đẹp đặc trưng vốn có của miền Tây Thanh Hóa.. đó là hình ảnh những thửa ruộng gắn với những con suối uốn lượn, những lũy tre, những cái đập tràn, những mái nhà sàn, những cây cầu tre lắc lẻo và cả những con quay nước…

Nhưng điều ấn tượng nhất của tôi về Pù Luông lại không fải là những thửa ruộng bậc thang. Hai năm, 2 lần đến Pù Luông, điều thực sự khiến tôi cảm thấy thích thú với Pù Luông, đơn giản chỉ là những con đường đất - cũng bởi, chỉ những con đường đất mới cho ta hình dáng thật sự của một làng quê. Và với tôi, theo định nghĩa đó, làng quê này đang dần bị mất đi..

(theo Tuaankid)

hung vi
12-10-2011, 02:20 PM
http://nd3.upanh.com/b6.s17.d1/8dc67cfa1f3f5ccc8494ce63d096b54a_36434453.suongsombaoloc01.jpg

Chỉ cách 180km (3 giờ ô tô) trên đường đến Đà Lạt, Bảo Lộc là đô thị cao nguyên gần Sài Gòn nhất. Bảo Lộc còn có nhiều cái "nhất" rất dễ nhìn thấy hoặc có thể nhận ra...

Hai chữ Bảo Lộc mới xuất hiện từ năm 1958, khi tỉnh Lâm Đồng thay tên Đồng Nai Thượng. Lúc đó tỉnh Lâm Đồng chỉ có hai huyện là Di Linh và Bảo Lộc. Trung tâm Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ. Địa giới của huyện kéo dài đến dưới chân đèo Chuối, bọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai.

Vùng đồi núi, sông suối và trảng cỏ chập chùng này nay chia ra đến 5 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm bao quanh nằm trên cao độ 800 - 900m có cái lạnh dễ chịu, còn ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên ở phía dưới chân đèo chỉ cao chừng 200 - 300m nên nắng mưa không khác miền Đông, ban đêm se lạnh, ban ngày oi bức..

http://nd0.upanh.com/b4.s2.d4/b2f797a22a6443674151935be6b3125a_36434480.blao.jpg
Ngày xưa chốn này là xứ B'Lao. Nay B'Lao chỉ là tên của một phường trong thị xã. Nhưng dẫu sao, âm nhẹ "b'lao" đã trở thành tên gọi của một xuất xứ thương hiệu, như trà B'Lao chẳng hạn.

Từng là kinh đô dâu tằm tơ

Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Lên đỉnh đèo B'Lao, mây trắng gần như lan vào trong ngực. Người Pháp thật tinh ý khi chọn vùng cao nguyên nhiệt đới này để thành lập Trường cao đẳng Nông lâm súc đầu tiên - tiền thân của Đại học Nông lâm hôm nay.
Nhờ đó Bảo Lộc trở thành nơi xuất phát của vùng chè, nghề nuôi ong, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa... Sau 1975, Bảo Lộc trở lại làm một huyện (tỉnh lỵ Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt), nhưng chính nhờ cây dâu, con tằm mà nhà tầng, phố sá đường nhựa mọc lên đông vui, đến năm 1994 lại trở thành thị xã

http://nd8.upanh.com/b4.s11.d3/13c71b8e609c79ffb5fc12382cf3d51e_36434518.suongsombaoloc03.jpg

Giám đốc Liên hiệp Dâu tằm tơ đóng tại Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn từng đảm nhận chức chủ tịch của Hiệp hội Tơ lụa thế giới nên những năm đầu thập kỷ 90 Bảo Lộc từng đón đủ khách năm châu bốn biển. Nhưng rồi do giá cả thị trường thế giới, tơ Việt Nam không cạnh tranh nổi, đồi dâu hẹp dần. Ông Văn về hưu, lập công ty tư nhân, liên doanh mở nhà máy gia công vô chai rượu vang, rượu mạnh cho hãng rượu Merlot của Đức.

Những dòng thác say lòng người

Ở Bảo Lộc còn có thác Đam B'Ri cao 60m nằm ở phía tây thị xã. Đam B'Ri - tiếng dân tộc Mạ có nghĩa "chờ đợi" - là thắng cảnh đẹp của Tây Nguyên. Sự tích thác đơn sơ và hiền hậu: có đôi trai gái yêu nhau nhưng bất ngờ chàng ra đi không về, nàng lên đỉnh núi chờ đợi, nước mắt hai hàng chảy xuống vực lâu ngày thành ngọn thác. Khu du lịch Đam B'Ri được quy hoạch rộng tới hàng trăm hecta. Cạnh thác chính còn có hồ nước và vườn thú hoang dã. Cách đó không xa, một trảng cỏ bằng phẳng xanh tươi mới được phát hiện. Đó là nơi thơ mộng để đôi tình nhân dắt nhau lên đồi

http://nd4.upanh.com/b1.s10.d3/9437f0ab77d2494315f8b91ceab5324d_36434584.thacdambri1.jpg

Ngoài các di tích thắng cảnh được công nhận, Bảo Lộc còn khá nhiều suối thác hoang vu. Vừa qua khỏi đèo Bảo Lộc là xã Đại Lào có một ngã ba vào núi hướng đông. Giữa thập niên 90, ông Lê Minh Ngọc, một tiến sĩ khoa học xã hội của Đại học Văn Lang từ Sài Gòn lên thám hiểm đã choáng ngợp trước ngọn suối bảy tầng nên đã quyết định làm đơn nhận hơn 50 ha đất bao quanh để làm trang trại, trồng cà phê và cây rừng gần ngọn thác chính.

Vị giảng viên đại học quê miền cố đô cao hứng đến mức đưa luôn một đoàn thợ mộc từ xứ Huế vào, cất một ngôi nhà rường kiểu cung đình hoàn toàn bằng gỗ quý ở trang trại giữa rừng. Ông không kinh doanh du lịch nhưng người từ các nơi nghe tiếng cũng băng đồi vào ghé thăm ngôi nhà rường và ngọn thác.

Những nhân vật ấn tượng

Đất Bảo Lộc tập trung khá nhiều người rất cá tính. Ngay giữa trung tâm phố chính trên đường quốc lộ là hãng trà Trâm Anh khá nổi tiếng vì mở đầu kiểu quảng bá bằng cách trưng bày bàn ghế sạch sẽ sang trọng bên showroom để mời khách đi đường vào uống trà, cà phê miễn phí. Chủ nhân hãng trà, ông Vũ Hùng Anh quê ở một vùng chè miền Bắc, từng học đến năm thứ 4 Đại học Y khoa trước 1975

http://nd3.upanh.com/b3.s12.d1/1f1faaab2124b1adc7ff1de28196a68b_36434643.trabaoloc.jpg

Có lẽ vì "nghiệp trà" nên ông đã tự bỏ học về quê hương thứ hai là xứ trà Bảo Lộc phụ gia đình kinh doanh. Ông thuộc làu các nền "văn hoá trà" cũng như cách pha trà, khách quen, đặc biệt liền được ông biểu diễn pha chế. Nhà nghề nói rằng trà Bảo Lộc luôn ngọt hậu và có vị thơm vì nhà chế biến đã sắc bỏ lớp nước chát đầu tiên của lá trà trước khi sấy. Rồi tẩm vào đó hoa sói là loại hoa rất hợp với thổ nhưỡng Bảo Lộc...
Tuyệt đối không dùng hương hoá học.

Lão ông Nguyễn Văn Toàn tuổi ngoài 60 có nhà vườn ở phường Lộc Phát khá nổi tiếng vì sưu tập để đầy nhà nhiều "hàng độc" là đồ dùng, nhạc khí của đồng bào dân tộc. Vài ba ngày ông lại đến sống nơi các buôn làng, cùng ở trần, đóng khố uống rượu ca múa với đồng bào dân tộc ít người

http://nd3.upanh.com/b1.s8.d2/92b7e407512a8760924ddcbda22c334e_36434673.sim1.jpg

Anh Võ Hà Lâm vốn là một thợ chụp ảnh ở xứ rừng nhưng khi ngoài tuổi 40 lại nổi máu thích sưu tầm vật lạ, từ khúc cây hoá thạch đến những gốc rễ hình thù quái dị. Nghe chỗ nào có vật lạ là ông mò tới. Năm 2000, có một thợ đá vùng Biên Hoà vô tình chẻ ra viên đá in hình con cá hoá thạch. Bảo tàng tỉnh rồi Đoàn địa chất khoáng sản đều đến tranh giành để "tịch biên" vì viện cớ đây là tài sản Nhà nước.

Người thợ đá kiên quyết không đưa, đem đá về nhà sau khi trả lời không có luật nào quy định viên đá chẻ vốn để dùng lót đường lại phải nộp cho Nhà nước. Báo chí đưa tin ì xèo, nhiều nhà sưu tập đến trả giá cao, anh vẫn không bán.

http://nd4.upanh.com/b1.s8.d4/b23ab1581e954b2758d1240175530fd5_36434694.bolcthxmsng001.jpg

Vậy mà cuối cùng hai mảnh đá lại vào tay anh Võ Hà Lâm từ miền Bảo Lộc xuống! Một bữa khác đi vào một buôn dân tộc ít người, Lâm tình cờ gặp viên đá tảng hình dáng con rùa lớn ba thước ngang, nặng cỡ 5 tấn. Nơi đây dân làng vẫn thường ra cúng tế mỗi khi vào mùa lễ hội.
Vậy mà không hiểu Lâm nói thế nào mà sau một lễ tiệc, dân cả buôn đồng ý cho mang viên đá rùa về đặt tại sân nhà anh là một quán cà phê ở thị xã Bảo Lộc!

"Mô Phật, mọi việc ở trần gian đều do nhân quả!". Cô ái nữ của hãng trà Đỗ Hữu có pháp danh là Phương Nghiêm thường nói với mọi người như vậy khi có vị tò mò hỏi về những sự việc khó giải thích trên đời. Phát tâm xuất gia lúc ngoài 30, nay ni cô đã qua hơn 10 năm kinh kệ. Tiếp chúng tôi là khách thân từ Sài Gòn lên, khi cao hứng, ni cô vẫn có thể hát lại những bài tình ca nổi tiếng một thời. Tịnh xá của ni cô ở ngay vòng cua đầu thuộc xã Đam B'Ri, trên đường vào thác

http://nd7.upanh.com/b5.s16.d2/233d0dca0f253d959f3ee149239148ae_36434727.suongsombaoloc02.jpg

Ni cô Phương Nghiêm giới thiệu nhiều căn biệt thự ẩn mình dưới vườn sầu riêng ven trung tâm thị xã. Nhiều Việt kiều ở châu Âu, châu Mỹ và một số văn nghệ sĩ từ Sài Gòn đã lặng lẽ về đây mua vườn, lập nhà và bố trí người thân ở trông vườn giúp. Vài ba tuần, vài tháng chủ nhân lại xuất hiện, như một cách tĩnh dưỡng.

Chắc không lâu nữa, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sẽ hình thành. Đường không qua đèo Bảo Lộc hiện tại mà qua hướng huyện Đạ Tẻh lên, chạy theo hướng phía tây trung tâm thị xã hiện nay. Đường rút ngắn nhiều thời gian và người muốn có thể sớm đẫm mình trong sương khói phù vân.

(theo blog dulich)

hung vi
12-10-2011, 02:31 PM
http://nd5.upanh.com/b4.s5.d2/f43f6827395e2a14f5bc2076d84bc3fd_36434895.muongtien02.jpg

Cách thị trấn Sapa 22 km, nơi chơi vơi vách núi thuộc xã Trung Chải - Sapa, Lào Cai được đồng bào quan niệm là đất thiêng và đặt tên là xứ Mường Tiên.

< Bản Mường Tiên trong bảng lảng mây bay.

Theo quan niệm dân gian, khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Theo truyền thuyết của người Mông, mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này

http://nd9.upanh.com/b6.s15.d2/e2164e062a98697e73b6638257a1bfbd_36434949.muongtien05.jpg

< Thung lũng Mường Tiên.

Mùa thu này ở Mường Tiên, ruộng bậc thang đang ngời xanh màu lúa bắt đầu ngậm đòng chạy từ chân núi lên tới tận đỉnh. Trời quang, những đám mây trắng bảng lảng trên những triền cao.

http://nd9.upanh.com/b6.s13.d2/94a2a356462f9850a1a27f52be73a8cf_36434969.muongtien06.jpg< Xuống đèo.

http://nd6.upanh.com/b5.s11.d3/4f8d6911e5f109ac5c3bb8e518211e95_36435026.muongtien07.jpg< Vê tròn tay lái

http://nd6.upanh.com/b1.s13.d5/9529a4f988d0fcfb647b1b46eecba7d2_36435076.muongtien03.jpg< Đi giữa ngàn xanh và gió núi

http://nd3.upanh.com/b3.s7.d4/8fb873bf88d2278219c085c09e450266_36435123.muongtien08.jpg< Sóng núi Mường Tiên

http://nd8.upanh.com/b6.s16.d2/965aff424ce470a6c7944cff2d60112a_36435168.muongtien09.jpg< Suối Mường Tiên được đồng bào đặt cái tên trìu mến là “Dòng suối dân ca”
http://nd0.upanh.com/b1.s15.d2/b29482cd896022fc2170ba67eb3cb58f_36435240.muongtien01.jpg< Bất chợt hoa mua rừng hoang dại

http://nd5.upanh.com/b5.s7.d4/b09df1f1e70ffcea04e19ea4f13bad43_36435295.muongtien04.jpg
< Vượt “Cua ba tầng” lên Sapa.

Đất này còn gắn với con đèo cực kỳ hiểm trở có cái tên nôm là “Cua ba tầng” vắt ngược lên hình chữ Z, vòng cua gấp khúc tay áo, nguy hiểm hơn bất cứ con đèo nào trong cả nước. Các bác tài xế qua đây luôn phải mắt căng tay ghì, bởi chỉ sơ sểnh chút là hậu quả không lường hết được.

(theo VCTV)

hung vi
12-10-2011, 02:42 PM
http://nd0.upanh.com/b6.s18.d1/2b28df7990985f92c61c74a1e555b8b0_36435450.11122010102907am.jpg

Gần 100 năm trước, người Pháp đã phát hiện ra Mẫu Sơn như một viên ngọc được giấu kín giữa rừng già và biến đỉnh núi linh thiêng này thành khu du lịch lý tưởng. Gọi chung là “Mẫu Sơn” nhưng kỳ thực, nơi đây là một quần thể núi vây quanh, gồm hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ.

Xuất phát từ TP.Lạng Sơn, đi 15km rẽ theo Quốc lộ 4B hướng Lạng Sơn - Lộc Bình đến ngã ba Mẫu Sơn, tiếp đến là đoạn đường lên núi dài 15km gian nan và khó khăn với những khúc cua lượn, gấp khúc liên tục, những tay lái cừ khôi nhất cũng chỉ dám chạy với tốc độ 15 - 20 km/h.

Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, thuộc địa phận của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Đỉnh Mẫu Sơn cao 1.541m, được bao bọc xung quanh bởi núi Cha và hơn 80 ngọn núi con, núi cháu to nhỏ sum vầy, nằm cách trung tâm TP.Lạng Sơn 30km.

http://nd3.upanh.com/b5.s4.d1/93f8b168913d77e942894757e39033bc_36435483.11122010103024am.jpg
Chuyện kể rằng: Có một gia đình nọ gồm người Cha khoẻ mạnh và dũng cảm, người mẹ khéo léo, chung thuỷ và đảm đang, hai người con tuy nhỏ tuổi nhưng ngoan ngoãn. Họ sống hoà thuận và no đủ trong một mái nhà trên vùng núi quanh năm mây phủ, có con sông Kỳ Cùng chảy vòng quanh.

Một ngày kia, có quân ngoại xâm đến xâm lược. Vâng mệnh nhà Vua, người Cha theo đoàn quân của nhà Vua ra trận chiến đấu bảo vệ bờ cõi biên cương. Ngày trở về, người cha nghe kẻ ghen ghét, đố kị vu oan cho người mẹ có tình ý với một chàng trai hoàn cảnh khó khăn tên là Chóp Chài mà ba mẹ con đã cưu mang giúp đỡ. Người cha giận quá mất khôn, không nén nổi nỗi bực tức và không bình tĩnh nghe lời can ngăn của bất cứ ai, người Cha rút gươm giết chết vợ mình.

http://nd6.upanh.com/b5.s18.d2/4d3ee38f3b59843d97fe3f9f3de7231b_36435586.11122010102846am.jpg

< Gọi chung là “Mẫu Sơn” nhưng kỳ thực nơi đây là một quần thể núi vây quanh, gồm hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ.

Sau cơn cuồng giận, người Cha chợt tỉnh ngộ, nhận ra sự nóng giận vô lý đã cướp mất người vợ yêu thương nhất mực thuỷ chung và đảm đang của mình. Người Cha tột cùng đau khổ, lập miếu thờ người vợ yêu quý của mình và đêm ngày gào thét cầu xin người vợ được sống lại.

Sau khi hồn lìa khỏi xác, người Mẹ tìm lên Trời, đòi gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế để kể về nỗi oan khuất và mong Người giải oan cho mình. Hiểu rõ oan tình, Ngọc Hoàng cho gia đình họ khi sống không được gần nhau, thì khi chết được ở bên nhau. Vì vậy sau khi chết, gia đình họ được chôn cất gần nhau, sau này những ngọn núi mọc cao lên, mang tên Núi Cha, Núi Mẫu, Núi Con, Núi Cháu. Cả khu vực cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ san sát những ngọn núi cao vòi vọi đó luôn xanh mát màu xanh cây lá, quanh năm khí hậu tốt lành.

Ngày nay, đến Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, bạn sẽ thấy những huyền thoại đó hiện hữu ở khắp mọi nơi. Đêm đêm, Mẫu Sơn ngày nay đã có ánh đèn điện sáng lung linh, song trong mờ mịt sương mù vẫn luôn được nghe nghe tiếng gào thét rền rĩ của gió, văng vẳng như những lời than vãn khóc gào bi ai của Người Cha sau khi giết nhầm người vợ yêu quý của mình. Càng về khuya, tiếng thét gào càng thảm thiết và ai oán, gợi trong lòng du khách- những người sống – gờn gợn những cảm nhận sâu sắc và đau xót về mối oan tình huyền thoại Mẫu Sơn

http://nd0.upanh.com/b6.s13.d4/a437b66d70658e7bc3e63431770c59d2_36435660.image0017.jpg


< Mùa đông, Mẫu Sơn còn có tuyết rơi, nhiệt độ có lúc dưới 0°C vào ban ngày và ban đêm hạ xuống chỉ còn -2°C đến -3°C.

Nhiệt độ trung bình ở Mẫu Sơn là 15,5°C. Mùa đông, nơi đây luôn có mây mù bao phủ, những ngày sương giá còn có tuyết rơi. Mùa hè, nắng vàng rực rỡ trong cái lạnh se se như dát mật. Còn mùa xuân, cả vùng Mẫu Sơn hồng rực trong sắc hoa đào. Không khí trong lành, nhẹ nhõm và thiên nhiên phóng khoáng, nguyên sơ nên Mẫu Sơn là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Hễ ai đã từng một lần đến Mẫu Sơn, thưởng rượu nơi đây thì mãi không thể quên được

http://nd4.upanh.com/b4.s3.d4/cc238459811b1188fae0114445759c6e_36435704.11122010104012am.jpg

Rượu Mẫu Sơn thơm ngon, trong vắt như nước suối, uống rất dịu, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi Xứ Lạng.

Rượu Mẫu Sơn do chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn(Lộc Bình-Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền tứ đời này qua đời khác.

Với rượu Mẫu Sơn chính gốc, lỡ khi quá chén không hề gây đau đầu... Theo những người sành rượu, rượu Mẫu Sơn có những nét riêng ít loại rượu nào có được. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến người ta giật mình, e ngại

http://nd5.upanh.com/b6.s3.d2/8f6e4ad6b412d1f76bed1896aebec1b6_36435745.anh2.jpg

Đào Mẫu Sơn có vị thơm đến lạ, để mấy hôm cả quần áo, đồ dùng trong nhà lúc nào cũng phảng phất mùi đào. Nói như Phúc Lỷ thì “đào Mẫu Sơn ăn không giấu ai được”, không ăn vụng được. Vì đào Mẫu Sơn quý như thế nên trên thị trường có không ít “đào nhái”. Nhưng những người sành đào Mẫu Sơn vẫn cứ nhận ra quả đào nơi khác chuyển đến to hơn, ăn thì cứ sồn sột mà ít vị.

Mùa đào chín là mùa đào chung của cư dân biên giới, đâu cũng đào, chỉ khác một loại được nuôi trồng dạng công nghiệp, còn một dạng được phơi giữa nắng gió Mẫu Sơn, vì thế mà quả đào ngọt, giòn, tròn và chắc hơn

http://nd9.upanh.com/b5.s17.d2/123263030ad17a18b236952ed964ee9c_36435779.11122010103859am.jpg

Khi nhắc đến người Dao ở Mẫu Sơn, không ai ở quanh vùng không biết đến tiếng kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống… qua những bản nhạc nổi tiếng khắp vùng. Những nhạc cụ này gắn bó với bao thế hệ của người Dao chúng tôi. Nó đã ăn vào máu, vào tâm can của dân làng, thiếu những nhạc cụ này như thiếu một phần của cuộc sống.

Các loại nhạc cụ này không ai biết và không ai nhớ rõ là nó có từ đời nào, thuở nào. Lớn lên đã thấy người lớn chơi những nhạc cụ này rồi. Chúng chỉ được sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, như hội cúng nhang, cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, Tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ".

Người dân trong bản quanh năm ở ngoài ruộng, ngoài nương. Khi tiếng kèn, chiêng, trống, thanh la cất lên và hòa quyện vào nhau, nam thanh nữ tú cùng hòa theo điệu nhảy làm "ngây ngất" đất trời. Họ cầm tay nhau, đứng bên nhau múa hát quên hết mọi mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Tiếng nhạc và con người hòa vào nhau, quyện với thiên nhiên cây cỏ, tạo nên nét đặc sắc của văn hóa người Dao Mẫu Sơn.

(theo Yeu dulich)

hung vi
25-10-2011, 11:59 PM
http://ne6.upanh.com/b6.s19.d2/5c67b17c8e5565ba25aeec8e3d1089e8_37061776.imageview.jpg

Tả Giàng Phình là tên một bản biên giới nằm trong dãy Phanxipăng, thuộc huyện Sa Pa. Dân tộc chủ yếu sống ở đây là người H’mông và một ít người Dao.

Mặc dù đã xem bộ phim Thung lũng hoang vắng đến ba lần, nhưng đến tận hôm nay tôi mới có dịp đến Tả Giàng Phình. Trước đó, tôi được đọc bài viết đầy cảm xúc của anh Lý Thái Dũng, cameraman của bộ phim về lần đầu đi tới Tả Giàng Phình: “Sương mù mịt, tầm nhìn dưới 20m, 7oC”. Cả đêm đó nằm trên tàu từ Hà Nội đi Lào Cai, tôi đã không khỏi tò mò và tưởng tượng về xã nhỏ từng được anh và đạo diễn Nhuệ Giang chọn làm địa điểm quay bộ phim bảy năm về trước.

Đi thăm Tả Giàng Phình ngoài vợ chồng đạo diễn Nhuệ Giang, quay phim Lý Thái Dũng còn có mười công dân Mỹ, họ là những người nghiên cứu, sinh viên yêu thích và quý mến bộ phim đến thăm lại ngôi trường được chọn làm bối cảnh trong phim và tặng quà cho bà con người H’mông. Cả thảy gồm 16 người vừa đủ chỗ trên bốn chiếc U-oát đời rất cũ, loại xe phù hợp nhất cho những chuyến trekking đường dài
http://ne4.upanh.com/b2.s12.d1/da5e78f1362d5607a6b8dae778ffd324_37062114.dsc01705.jpg
Đường xóc nảy lửa. Ngồi trên xe mà chúng tôi trải qua biết bao cảm giác, từ nín thở mỗi khi xe vượt qua những khúc cua ngoằn ngoèo, thót tim khi xe đi vào những ổ gà đầy bùn đất đến vui sướng khi thấy mình sống sót. Đường đến bản vắng lặng, thảng gặp ít người dân tộc qua lại; đâu đó bắt gặp một con thác nhỏ trong mùa nước cạn
http://ne5.upanh.com/b6.s16.d2/1dddffd2489e18fe824e81daaa6052c4_37062165.thunglunghoangvang1.jpg
Tả Giàng Phình là một xã nhỏ thuộc huyện Sa Pa, cách Sa Pa 28km thôi nhưng để đi được đoạn đường đó phải mất hơn ba tiếng đồng hồ. Khi đi được một nửa lộ trình, xe phải nghỉ một chút cho mát máy
http://ne7.upanh.com/b6.s4.d1/63850bc4c4e928c40a091a96fbe28d8a_37062377.saparuongbacthang1.jpg
Lúc này tôi mới có dịp được nhìn ngắm khung cảnh hùng vĩ của dãy núi Phanxipăng đã theo chúng tôi suốt chặng đường. Nắng chan hoà vàng rực cả những con đường ngoằn ngoèo phía xa và những thửa ruộng bậc thang trải dài bên sườn núi. Hiếm lắm mới nhìn thấy một ngôi nhà gỗ thấp thoáng
http://ne4.upanh.com/b6.s18.d1/8b1862cd8c842490d34813a09be93275_37062454.dsc0620.jpg
Đến Tả Giàng Phình lúc này đã gần trưa. Tả Giàng Phình hoang vắng, tĩnh lặng và bình yên, đúng như trên phim và đúng như tôi tưởng tượng. Bụi đường như ngừng bay, lòng người như dịu lại. Nơi đây hoàn toàn biệt lập, các dịch vụ du lịch hầu như không có, thích hợp cho những ai yêu thích du lịch khám phá.
http://ne1.upanh.com/b1.s19.d1/3970f1d397d0f316ea67a658c0becac1_37062481.taybac16.jpg
Lác đác vài ngôi nhà trong xã. Đón chúng tôi là những người H’mông xanh, dân tộc sinh sống ở đây. Họ hồn nhiên, mặt ai cũng ửng hồng dưới nắng trong những chiếc váy thêu tay đầy màu sắc.
http://ne1.upanh.com/b5.s1.d3/2cdd1b45d0461d6c4d3eddf0149abe5f_37062561.saparuongbacthang12.jpg
Chúng tôi đang ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Từ đây có thể nhìn thấy ngọn Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ như áp sát vào xã nhỏ heo hút này. Gọi là Ngũ Chỉ Sơn vì ngọn núi này nhấp nhô như những ngón tay dựng thẳng trên nền trời. Trông thì tưởng là ta đang đứng ngay gần nó thế này nhưng để đến được chân núi phải mất hơn năm giờ đi bộ.
http://ne3.upanh.com/b4.s12.d4/5fbe5eb5cf6abd55c0cc43dff8b747c8_37062643.nguchisonhainam.jpg
Chúng tôi đến thăm ngôi trường Móng Xoá là ngôi trường trong bộ phim. Trường đã được xây dựng lại, không còn lụp xụp như bảy năm trước. Đạo diễn Nhuệ Giang bồi hồi với lần trở lại này, chị vẫn còn nhớ như in tên của những em bé từng xuất hiện trong bộ phim. Giờ đây chúng đã lớn, có đứa còn bế theo cả con
http://ne6.upanh.com/b3.s19.d1/24093e16a036645306b2d5f4b62cf9e8_37062686.taybac22.jpg

Còn quay phim Lý Thái Dũng thì đây là lần thứ ba anh trở lại nơi này, mảnh đất đã rất gắn bó với anh, khiến anh lúc nào cũng nhớ về nó. Những người Mỹ cũng rất xúc động, không ngờ sau ngần ấy thời gian, những người thực hiện bộ phim vẫn còn giữ mối liên lạc với mảnh đất và con người nơi họ từng làm việc. Tất cả gặp nhau trong niềm vui của những người bạn lâu năm gặp lại, trong nỗi nhớ và cả nỗi xúc động. Lúc này, thung lũng đã không còn hoang vắng nữa.

Thuê xe U-oát tại các dịch vụ thuê xe ở Sa Pa lên Tả Giàng Phình mất khoảng 850.000đ/ngày.Tốt nhất nên mang theo đồ ăn vì các dịch vụ du lịch ở đây hầu như không có

(theo fdlserver)

hung vi
26-10-2011, 12:08 AM
http://ne3.upanh.com/b4.s19.d2/b58f544d591ac4691a54d67a67ebb490_37062853.chonui04.jpg

Những chiếc xe jeep chuyên dụng chạy vòng vèo từ chân núi lên đỉnh Lang Biang liên tục. Chưa bao giờ đến Đà Lạt tôi lại thấy người, xe đông nghẹt ở bãi xe chờ lên đỉnh đông như vậy. Xe du lịch của các công ty lữ hành cứ đậu thành hàng, dài mãi ra. Mấy cậu hướng dẫn viên cầm cờ hiệu tíu tít chạy từ phòng vé ra bãi xe. Tiếng loa từ phòng máy vang ra từng chập, từng chập để điều khiển, bố trí lượt xe lên núi.
Chả bù mấy năm trước, khách lên núi còn thưa thớt lắm; nay đường đã mở rộng, xe lên thuận tiện, hai bên đường uốn lượn dưới ngàn thông hiện ra cứ đẹp như một giấc mơ, du khách bị quyến rũ là phải thôi.

Đến đỉnh Lang Biang, khi cả buồng phổi căng ra đón từng luồng khí mát lạnh, trong lành thì cả một không gian kì ảo lung linh hiện ra trước mắt. Từ trên độ cao trên hai nghìn mét so với mặt biển, trải dài bên dưới là sương mù, là những cụm rừng, là thảm cỏ xanh, đồi đất đỏ ngút ngàn hòa quyện vào nhau tạo nên một Lang Biang hùng vĩ, thơ mộng
http://ne0.upanh.com/b2.s3.d3/c5b2766552f9a33f23b6ccd0e1329619_37062940.chonui01.jpg
Bao nhiêu lần lên núi rồi mà sao trong tôi vẫn dậy lên những cảm xúc tinh khôi như lần đầu. Đứng tựa vào rào chắn, nhìn xuống bên dưới, hít từng hơi thở thật dài, thật sâu, nghe cái mát lạnh, ngây ngây của sương mù gió núi len vào phổi để cảm nhận đến tận cùng sự trong lành của trời đất, của luồng không khí xanh hiếm hoi có được, hỏi sao lòng không bay bổng lâng lâng?

Có lẽ vì vậy mà từ khi đường lên núi được mở ra đẹp đẽ, khang trang, số khách du lịch mỗi năm mỗi đông đúc hơn chăng?

Thú vị của đỉnh Lang Biang đâu chỉ là cảnh quan, là không gian thoáng đãng đầy hấp dẫn khách nhàn du. Nếu câu chuyện tình yêu đẹp đẽ bi thương của đôi tình nhân Lang Biang một thời còn in dấu trên hai pho tượng đứng bên nhau tại chốn thơ mộng này vẫn còn gợi lên bao cảm hoài thì phiên chợ đầy sắc màu rực rỡ của đồng bào các dân tộc nơi đây lại có sức cuốn hút mãnh liệt với người lên núi. Thử đảo một vòng xem
http://ne5.upanh.com/b1.s18.d2/4b2e197069eaf3a9436c80f530080592_37062985.chonui02.jpg
Bao sắc màu rực rỡ của những sản phẩm từ bàn tay người tộc Chil, tộc Lạt sống dưới chân núi bày ra trước mắt. Những chiếc gùi đan lát công phu, những túi xách, bóp cầm tay lớn nhỏ đủ kiểu, những chiếc hộp đựng nữ trang, đồ trang điểm tinh xảo, mấy chiếc dây thổ cẩm làm vòng thắt trên tay. Và, một chiếc chiếu trải trên mặt đất, một chiếc dù che bên trên cho các gian hàng. Vậy là phiên chợ trên núi đã nhộn nhịp, tưng bừng vào mùa du lịch này rồi.

Tôi dừng bước ở chiếu hàng của một cô bé khoảng hơn mười tuổi đang cắm cúi đan sợi dây thổ cầm trên chiếc khung dài bằng cây đơn sơ. Mấy bạn đi chung đoàn cũng ngừng lại, nhìn say mê bàn tay thoăn thoắt của cô bé. Hỏi: Con mấy tuổi mà ngồi bán một mình vậy?
- Con 11 tuổi.
- Mấy thứ này ai làm cho con bán?
- Ba mẹ và mấy anh chị con làm.
-Mùa này con bán khá không? Ngày được bao nhiêu?
- Ngày bán được, ngày không. Hôm nào được nhiều từ ba đến năm trăm ngàn.

Ngồi trì bên cô bé mới biết tên bé là Jan, người Cơ Ho, bộ tộc Chil nhà ở chân núi, có năm anh em. Từ ba mẹ đến các anh chị đều dệt, đan mấy đồ thổ cẩm này từ tơ sợi mua ở chợ Đà Lạt. Jan thứ Út, năm nay vào lớp 6 trường Trung học cơ sở xã Lát tại đây

http://ne7.upanh.com/b6.s15.d2/abfe9987d7c3d826b61ee19c2500db22_37063007.chonui03.jpg
Nhìn vẻ lam lũ có nét già trước tuổi của cô bé người Chil rồi nhìn vẻ mặt hồn nhiên của mấy cô bé cùng tuổi Jan trong khung hình chụp cho các bé đột nhiên tôi thấy chạnh lòng. Những ngày nghỉ hè này với các bé kia thì là một chuyến du lịch thú vị, vui vẻ bên cha mẹ, còn với bé Jan thì… nắng gió, giá buốt ngày ngày trên đỉnh cao hơn hai ngàn thước, phơi mình từ sáng đến chiều phụ bán hàng cho gia đình. Lại nghĩ về con đường lên núi, xuống núi bằng đôi chân gầy guộc của cô bé mà bùi ngùi. Đúng là vẫn còn biết bao trẻ thơ trên đất nước này cùng tuổi mà không cùng phận như thế!

Dù sao, sáng nay chắc bé gặp hên nên nhiều người trong đoàn đã mua một số đồ thổ cẩm của Jan. Mấy chiếc túi xách, vài cái bóp nhỏ đựng điện thoại, đựng tiền, mấy sợi thổ cẩm đeo tay… Chưa hết, có bạn trong đoàn còn hứng chí ngồi bệt xuống chiếu giành lấy khung dệt đòi học dệt dây thổ cẩm khiến cả đoàn cười ngất.Nhìn những gian hàng trên đất nối tiếp nhau với những sản phẩm quen thuộc đan dệt từ những sợi tơ óng ánh sắc màu bên những bàn chân trần, những gương mặt đen sạm sùm sụp trong khăn trùm và chiếc nón vải mới nhận ra cuộc sống của các dân tộc vốn là chủ nhân vùng đất này vẫn còn nghèo khổ, nhọc nhằn biết mấy.
http://ne9.upanh.com/b1.s10.d4/7a72299789ca5f21f3715e7f0b561682_37063039.langbiang4.jpg
Những phiên chợ trên đỉnh núi cao trong những mùa du lịch dù góp thêm sắc màu rực rỡ phong phú cho sự thưởng ngoạn của bao khách tham quan nhưng đời sống của cư dân đất này liệu có khá hơn? Và nhiều cô bé trạc tuổi Jan đang ngồi bán hàng trên núi đây không biết sẽ đến trường tới lúc nào?

Theo xe trở xuống, Anh tài xế tên Hoàng, một người vui chuyện đã kể thêm vài điều về các bộ tộc thuộc dân tộc Cơ Ho tỉnh Lâm Đồng và chỉ cho tôi xóm nhà ở của bộ tộc Chil, bộ tộc Lạt phía bên phải con đường dưới chân núi. Trong khoảng xanh của những đồi cỏ, dãy nhà có màu đỏ, xám thấp thoáng trong nắng. Tôi lại nghĩ về cô bé Jan và khu chợ trên đỉnh núi, thầm mong một ngày gặp lại

(theo Nguyễn Ngọc Tuyết,TBKTSG)

hung vi
26-10-2011, 12:19 AM
http://ne1.upanh.com/b3.s7.d1/8b7efada97862b38367244665d11410c_37063221.800pxholak41550x412.jpg

Nếu đi đường bộ từ Đà Lạt rẽ ngược sang hướng nam theo quốc lộ 27, trên con đường còn gập ghềnh, du khách đã hưởng được cảm giác như giữa chốn núi rừng. Vượt qua 120 km đến một thung lũng bao la ở độ cao chỉ chừng 250m so với mực nước biển. Non nước hữu tình, đất trời hào phóng… Lak một vùng đất huyền thoại…

Truyền thuyết của người M'nông kể rằng: ngày xưa, mấy mùa rẫy liền trời không làm mưa. Buôn làng phải đi khắp nơi tìm nước. Có hai anh em mồ côi là Y Lắc và Y Liêng đi vào rừng sâu. Họ thấy một con lươn nhỏ trong một một hốc đá. Hai người đem lươn về nhà nuôi, lấy nước dây rừng cho lươn uống, đào hố cho lươn ở.

Lươn lớn nhanh như thổi, hai anh em phải đào hố rộng mãi ra. Kỳ lạ thay, hố càng rộng thì càng có nhiều nước. Dân làng tha hồ nước dùng. Lươn còn dùng cặp sừng của mình cùng mọi người đào hố
http://ne8.upanh.com/b4.s7.d4/02c419736d4b1584df6d97644852b001_37063278.holak1.jpg
Đào mãi, thành một cái hồ rộng, nước mênh mông, trong vắt. Có một con rồng bay qua, thấy vậy, định chiếm lấy hồ. Lươn và rồng đánh nhau ròng rã 7 ngày 7 đêm liền. Trời rung, đất chuyển, đá lở, rừmg cháy…Cuối cùng, với sự giúp sức của Y Lắk,Y Liêng, con rồng đã bị giết chết. Già làng bảo rằng, xác con rồng bị chém đứt ra nhiều khúc, giờ là những cù lao lớn nhỏ trong hồ. Còn tên của người anh cả được đặt cho hồ, gọi là hồ Lắk.
http://ne8.upanh.com/b1.s13.d3/f406ec3b1fa7ed0dc9a0551f272250ad_37063338.cd246ho2.jpg
< Đến với nơi đây, du khách có thể dùng voi để thăm thú cảnh quan...

Lak - vùng đất huyền thoại đã làm say lòng không biết bao nhiêu du khách. Lak còn được biết đến như là một vùng văn hóa đặc sắc với cây đàn đá cổ truyền của đồng bào Tây Nguyên.

Về bên hồ Lak, nghe kể chuyện xưa, du thuyền độc mộc trên hồ, hay đủng đỉnh cưỡi voi dạo quanh hồ, rồi một hòm ché rượu cần, nghe các chàng trai cô gái múa hát, người già kể khan, ăn cơm dẻo thơm, thưởng thức món chả cá đặc sản, món ốc hấp gừng cay thật thú vị. Nếu có thêm âm thanh của đàn đá chắc, có lẽ vùng đất huyền thoại này càng trở nên kỳ ảo
http://ne9.upanh.com/b4.s20.d1/550f690f1f0f8b39b4baba8e19e240ab_37063429.cd246ho4.jpg< ... và ở trong những ngôi nhà sàn cách điệu tiện nghi.

Lak- quê hương của những "đinh puốc pá", các điệu múa "công tua" trữ tình, các điệu khan, các bài "tăm pớt", quê hương của những câu chuyện cổ và nhiều truyền thuyết, huyền thoại của cư dân bản địa
http://ne3.upanh.com/b3.s19.d2/1e8f72b1c55c1973006b706635062fc1_37063493.u59.jpg
Chúng tôi ngược lên phía thượng nguồn. Chiếc xuồng độc mộc len lỏi vào những đầm lau sậy um tùm và hoang sơ. Từ chỗ này đã nghe được tiếng chim thú vọng ra xen với tiếng suối chảy mỗi lúc một gần. H'Dét bảo có nhiều bãi đầm lầy như thế này ở những điểm thượng nguồn (nơi nhiều suối đổ dồn vào hồ Lak). Và bao giờ các đầm này cũng là nơi chim thú tập trung về uống nước và tắm, đẫm
http://ne4.upanh.com/b6.s13.d3/af61fce57596ee38d2a3427084c19165_37063554.99746705.jpg

Giữa hồ nước mênh mông, ngược tầm mắt sang phía đông là rừng Nam Ca ngút ngàn, dõi lên phía đông bắc là hình chữ Yang Sing hùng vĩ. Đó là những vùng rừng còn nguyên sơ nhất ở Tây Nguyên, một cái kho đa dạng sinh học với nhiều bí ẩn về hệ động thực vật. Đưa mắt sang phía tây bắc dễ dàng nhìn thấy một ngọn núi từ lòng hồ đội lên cao vút. Trên đỉnh ngọn núi kia là một ngôi biệt thự hoang tàn nằm thách thức gió mưa mà trước đây cựu hoàng Bảo Đại xây lên để thưởng ngoạn và dừng chân sau mỗi chuyến đi săn.

Vua Bảo Đại đã chọn nơi đây là điểm săn bắt số một ở Tây Nguyên, cũng dễ hiểu vì theo các già làng M'nông kể lại, vùng hồ Lak ngày xưa từng là chốn hội tụ nhiều vô kể của các loài chim, thú…

(theo báo ảnh Đất Mũi,Đất Việt)

hung vi
26-10-2011, 12:35 AM
http://ne5.upanh.com/b3.s2.d1/025f7a0bfc645acae564c99bbc2a7beb_37064045.dulichrungbidoup.jpg

Nhiều cảm xúc và trải nghiệm “máu lửa” không thể nào quên khi chúng tôi tham gia tour đi bộ xuyên rừng 4 ngày 3 đêm với lộ trình 41km vắt qua 2 vườn quốc gia nằm cạnh nhau là Bidoup Núi Bà và Phước Bình tạo thành một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn và rất đa dạng sinh học...
“Mấu chốt” của nhiều điều thú vị là do sự chênh lệch địa hình giữa điểm cao nhất và thấp nhất lên đến 2.000m. Càng thú vị hơn khi đồng hành với những chuyên gia địa hình- địa mạo, hệ động- thực vật và hàng chục người dân tộc bản địa có nhiệm vụ cõng hàng và hướng dẫn viên “thổ địa”.

Chinh phục đỉnh núi cao chót vót, nghe những câu chuyện đường rừng thấm đẫm chất lãng mạn và binh lửa, băng qua lãnh địa của loài ếch ma cà rồng bay có răng nhanh nhọn hoắc, vào xứ sở của loài thông quí hiếm còn sót lại từ thời khủng long, lạc bước vào vương quốc của vô số loài hoa lan, ngắm hoa đỗ quyên nở tím cả một mảng rừng, nghe côn trùng “hòa tấu” đinh tai… Đó là những trải nghiệm ấn tượng nhất trong qua 2 ngày băng qua vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)

Ngày 1: Chinh phục đỉnh núi cao ngất

Lúc 9 giờ, chúng tôi xuất phát từ trạm kiểm lâm Klong Klanh cách Đà Lạt 50km theo tỉnh lộ 723. Bầu trời trong xanh. Mặt trời phủ nắng nhẹ xuống rừng núi hoang dã.
Thấy đỉnh cao Biduop cao ngất có mây phủ thâm u trước mặt ,nhưng người dẫn đường nói: “Thấy gần vậy đó, nhưng đi cả ngày mới đến nơi”.
http://ne2.upanh.com/b6.s13.d2/903af6daf71c29e1f4c52c8a4e72fbfb_37064112.2011062308522201.jpg< Tảng đá thần trên đỉnh núi.

Vừa đi được khoảng 500m đường mòn giữa rừng mát rượi, anh Sơn chuyên viên kỹ thuật Vườn quốc gia Biduop cho biết: “Tại khu vực này, Tiến sĩ Jodi Rowley người Australia đã phát hiện loài ếch sử dụng 2 bàn chân có màng để bay từ cây này qua cây kia. Lúc còn là nòng nọc, nó có những chiếc răng nanh dài nhọn rất kỳ lạ. Vì vậy nó có biệt danh là ếch ma cà rồng bay. Đây là lần đầu tiên khoa học thế giới tìm thấy loài ếch như thế”.

10h30. Khi đoàn người thực hiện một đoạn đường khoảng 2km trong rừng thường xanh á nhiệt đới ở độ cao 1930m, một người phát hiện ra đàn vọoc. Tuy nhiên, chúng “biến” rất nhanh vào những táng cây cao vút rậm rịt lá, khiến ai cũng tiếc nuối.

Khi băng qua những vạt rừng tạp xen với những vạt rừng toàn thông cổ thụ hàng trăm năm tuổi, Thạc sĩ địa lý Trương Hoàng Phương cho biết: “Rừng Bidoup- Núi Bà có loài thông hai lá dẹt rất quí hiếm. Trước đây, các nhà khoa học tưởng nó đã diệt vong. Nhưng cuối thế kỷ 19, nhà thực vật học người Đức M. Krempfii phát hiện loài thông này.

Đến năm 1921, nhà khoa học người Pháp H. Lecomte đã xác định đây chính là loài thông còn sót lại từ thời tiền sử. Phát hiện này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học. Đến thập niên 1940, hai nhà khoa học người Mỹ là Litenle và Krisphind đã kết luận: loài thông 2 lá dẹt chính là giống Ducanpopinus – “hoá thạch sống” của một loài thực vật cổ sinh xuất hiện cùng thời với khủng long”
http://ne2.upanh.com/b2.s20.d1/7e3900dc12f30691da84f64707eda74a_37064152.2011062308561204.jpg< Băng qua rừng Phước Bình.

Lúc 13h15. Khi chinh phục đoạn đường 4,5km, chúng tôi ăn trưa tại một khu đất khá bằng phẳng gần một con suối nhỏ. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Vinh đến từ Viện sinh học Nhiệt đới TP.HCM cho rằng “Chỗ này lý tưởng để ngủ qua đêm” rồi phân công một số người nấu bữa tối, số người còn lại tiếp tục chinh phục đỉnh Bidoup.
Đi được khoảng 700m, chúng tôi thấy cao nguyên Langbiang có vô số núi đồi trùng điệp trãi rộng ngút tầm mắt. Đó là khoảnh khắc hiếm hoi chúng tôi có tầm nhìn xa, vì suốt chặng đường hành trình qua Bidoup Núi Bà đều nằm giữa cây rậm rạp, tầm nhìn rất hạn chế.

Đi thêm một quãng ngắn nữa, chúng tôi thấy rất nhiều bụi lan bám trên cây rừng. Có những khóm nở hoa tuyệt đẹp. “Vườn quốc gia Bidoup có đến gần 300 loài hoa lan. Nhưng khu vực này nhiều nhất, có đến hơn 200 loài. Vì vậy, nhiều người đã đến đây săn lùng hoa lan để bán nên chúng tôi phải canh giữ rất vất vả”, một kiểm lâm cho biết.

Khu vực có nhiều hoa lan cũng có nhiều cây gỗ quí, trong đó ấn tượng nhất là nhiều cây Pơmu cao đến 30 -40m và 6-7 người ôm. Đặc biệt có một cây 9 người ôm cũng không xuể có tuổi hơn 1.300 năm.
Lúc đặt chân lên đỉnh núi có tên là đỉnh Bidoup 2, chúng tôi thấy nhiều cây đỗ quyên nở hoa tím gắt một mảng rừng trông tuyệt đẹp. Vì đặc điểm này mà Bidoup 2 có tên là đỉnh Đỗ Quyên
http://ne7.upanh.com/b4.s11.d4/5009bf5c0cf1bee8ee76512c9ff1900e_37064207.2011062308561202.jpg< Băng qua dòng suối Đạ Mây.

Khi cách đỉnh Bidoup khoảng 300m, chúng tôi tiếp cận một con dốc gần như đứng sững. Lúc này sức lực đã tàn khiến đôi chân của tôi như đeo thêm hàng chục ký. Tôi phải lê chân từng bước. Mặc dù không khí khá lạnh nhưng người tôi đã toát mồ hôi.

Lúc 16 giờ 40 phút, chúng tôi đặt chân lên đỉnh Bidoup. Mây và sương mơn man da thịt lạnh buốt. Dường như ai cũng xúc động.
“Nhiều lần tôi đã định bỏ cuộc vì quá mệt. Nhưng vì đam mê chinh phục tôi đã đứng dậy bước đi. Tôi đã chiến thắng chính bản thân mình. Đó là điều tuyệt vời nhất”, Hạnh- một trong 3 thành viên nữ xúc động nói.

Anh Phương thông báo: “Bidoup cao 2287m, có tọa độ N1205472 - E10839732, cách điểm xuất phát 7,8km". Mặc dù ở trên đỉnh núi cao chót vót nhưng do cây rừng vây quanh nên chúng tôi không hề thấy cảnh vật xung quanh. Nhưng khi nghe anh Vinh nói đây là một trong 3 đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Langbiang, chúng tôi hình dung xung quanh là vô số đồi núi nhấp nhô trùng điệp.

Thạc sĩ Duẩn cho biết: “Đỉnh Bidoup và vùng phụ cận là một trong số 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới. Bởi nơi đây không chỉ có nhiều loài chim cư trú mà còn có hàng chục loài chim đặc hữu có vùng phân bố hẹp nên rất quí hiếm, được ghi trong sách đỏ thế giới”.

Rời Bidoup, chúng tôi đi được 500m thì trời tối hẳn. Màn đêm của rừng núi cộng với sương mù dày đặc ngưng tụ dưới tán cây khiến không gian như quánh lại. Nhiều đèn pin bật lên. Nhiệt độ khoảng 100c. Hễ đi thi không thấy lạnh, nhưng chỉ cần đứng lại nghỉ 15 phút thì cơ thể tôi thấy rất lạnh.

19h30, về đến chỗ nghỉ đêm, chúng tôi ăn cơm bên đống lửa cháy ngùn ngụt soi rõ gương mặt từng người. Ăn xong, vì mệt nhừ và trời quá lạnh, ai nấy đều chui vào lều hoặc cuộn mình trong võng….
Ngày 2: Trên con đường “gạo-muối-tình”

6 giờ. Rừng già đông đặc sương lạnh giá vây quanh. Nhiều người ngồi co ro bên đống lửa vừa nấu bữa ăn sáng. Dường như ai cũng than khó ngủ vì quá lạnh. Điều đó nói lên rằng, nếu bạn muốn xuyên rừng Bidoup Núi Bà phải trang bị áo ấm, găng tay, tất, và mũ trùm đầu…
Nếu như quãng đường chinh phục ngày đầu, phần lớn là lên dốc thì quãng đường ngày thứ 2 liên tục lên- xuống dốc, băng qua kiểu rừng thường xanh á nhiệt đới trên núi
http://ne9.upanh.com/b5.s19.d2/57d8373a274f6af34e5ff6fc13167d6f_37064279.2011062308522203.jpg< Nghỉ trưa giữa rừng.

Đến 10h30, đoàn người tiếp cận khu vực có tên là Liên Ca Đá cách điểm nghỉ đêm 2km, nằm ở độ cao 2004m. Chúng tôi thấy nhiều dấu chân nai và heo rừng. “Khu vực này còn có các loài bò tót, nai, voọc chà vá… sinh sống”, anh Duẩn cho biết

Trưa hôm đó, chúng tôi ăn trưa ở ranh giới giữa 2 vườn quốc gia ở độ cao 1762m, rồi tiếp tục đi theo ranh giới chồng lấn giữa Bidoup và Phước Bình. Lúc trời vừa tối, đoàn hạ trại tại bờ suối thượng nguồn suối Đạ Đen.

Mãi đến 20h20, chúng tôi mới ăn tối xong, bên đống lửa nghi ngút khói do củi ướt, anh Duẩn say sưa kể về rừng Bidoup, rồi kết luận: “Là một trong những vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam, Bidoup Núi Bà là nơi đầu nguồn của nhiều dòng sông chảy qua Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam bộ. Khu rừng này cũng là nơi bảo tồn cội nguồn của nền văn hóa của nhiều dân tộc.
Hệ sinh thái của nó tiêu biểu cho kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới đặc trưng cho vùng cao nguyên của Việt Nam. Nên đây là một địa điểm lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học ở 3 cấp độ là: đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn gen”.

Tôi thắc mắc tại sao phần lớn lộ trình là rừng già nhưng luôn có đường mòn? “Ông nội tôi kể lại rằng ngày xưa trên con đường này người ta dùng ngựa chở gạo và muối từ Ninh Thuận lên Lâm Đồng đổi những sản vật rừng núi”, anh Bình Tô Hà Lung, người dân tộc Chu cho biết
http://ne2.upanh.com/b3.s18.d2/fa090ccf3295e49efbb324c36ca88745_37064322.img7977.jpg
“Không chỉ thế đâu. Trong 2 thời kỳ chiến tranh, người dân ở Ninh Thuận đã dùng con đường này để chuyển gạo và muối cho bộ đội. Ngày xưa người ta còn dùng con đường này để đi thăm bà con, bạn bè và tình nhân nữa. Bây giờ thỉnh thoảng vẫn có người dân tộc sử dụng con đường này”, anh Vinh bổ sung.

Khi những câu chuyện đường rừng kéo dài cho đến 23h. Trở lại thực tại đêm rừng tĩnh mịch, chúng nghe tiếng suối róc rách, tiếng ếch, nhái và vô số côn trùng hợp thành bản hòa tấu rất hoang dã …

Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà nằm ở cuối dãy Trường Sơn Nam, có diện tích 64.800 ha “phủ” qua 2 huyện Lạc Dương và Đam Rông của tỉnh Lâm Đồng; tọa độ địa lý từ 12000’00’’ đến 12052’00’’ vĩ độ Bắc và từ 108017’00’’ đến 108042’00’’ kinh độ Đông; địa hình chủ yếu là đồi núi cao nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới; hệ thực vật có đến 1.561 loài với 161 họ, 861 chi, trong đó có 74 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam; hệ động vật có 10 bộ, 24 họ, 258 loài; trong đó có 14 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong sách đỏ thế giới

(theo Vietnamnet)

hung vi
30-10-2011, 05:50 PM
Cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, với địa hình núi đá lởm chởm và những cung đường mạo hiểm.
http://ne3.upanh.com/b6.s20.d1/a28bd035c43ec77a84b34a5f5399d9aa_37275113.caonguyenda01.jpg< Những dãy núi đá nối liền nhau.

Một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Xa xa là những làn mây trắng trôi lững lờ theo các triền núi.
Đường đi của Đồng Văn nhỏ, hẹp, quanh co nhưng sạch và tĩnh lặng. Những người trẻ vốn quen nhịp sống xô bồ của thành thị, của những âm thanh tách tách trên bàn phím, giờ như mở tung tâm hồn, đón nhận sự mênh mang của đất trời, sự mạnh mẽ của núi đá.
http://ne3.upanh.com/b3.s11.d1/177abb313eecec13ec1e057eea9471c4_37275163.caonguyenda02.jpg< Thôn xóm, cây cối được bao bọc bởi những hòn đá to
http://ne8.upanh.com/b6.s12.d4/2bbf071e06645e53c3d90cb00b2a23e3_37275218.caonguyenda03.jpg< Núi và đá tại Đồng Văn
http://ne7.upanh.com/b4.s17.d1/df31489321917fd5fcec174139997256_37275297.caonguyenda04.jpg< Dòng sông uốn lượn giữa núi và đường
http://ne8.upanh.com/b3.s9.d3/69fc3299afc82d57d24cd83c4dab0af9_37275338.caonguyenda05.jpg
Cũng như những xứ sở Đông Bắc, Tây Bắc khác, dọc đường đi của cao nguyên đá, thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp gương mặt hồn nhiên của trẻ em người dân tộc, hoặc bóng dáng người thiếu nữ địu con đi làm. Đó cũng là điều làm nên sự mê hoặc của vùng cao phía Bắc Việt Nam
http://ne0.upanh.com/b4.s12.d2/03d7167d29bcc73d17d4d99263baac9e_37275400.caonguyenda06.jpg< Nhà ở trên cao nguyên đá
http://ne7.upanh.com/b5.s19.d2/bd45a15b776467262314f0650e833c4c_37275427.caonguyenda07.jpg< Thơ mộng và yên bình.

Với nhiều người trẻ, việc chiêm ngưỡng những ngôi nhà nhỏ nằm lẩn quất sau rặng cây xanh, bên ngoài là hàng rào đá cao là những chuyện thường thấy trên tranh ảnh, hay ti vi, đặc biệt là cảnh những ngôi nhà giàu có nằm trên núi ở Hàn Quốc, thì đi dọc cao nguyên Đồng Văn, bạn sẽ được "mục sở thị" điều này
http://ne3.upanh.com/b5.s16.d2/1dc8baf384f38ffc7594166e186d40ab_37275473.caonguyenda08.jpg< Một ngôi nhà nằm chênh vênh trên núi đá.

Đó là những ngôi nhà mái ngói đã cũ, nho nhỏ, xinh xinh, bốn bề được che chắn bởi hàng rào đá. Có những làng, các ngôi nhà nối liền nhau, khiến cho hàng rào đá này cũng vì thế mà tạo thành những hình zic zắc.
http://ne0.upanh.com/b6.s12.d3/4e6a9983ddc2bdd04ef0ca8120e84b5d_37275530.caonguyenda10.jpgCàng đi sâu vào núi, chúng ta lại thêm phần thích thú khi giữa lưng chừng đá là một ngôi nhà nằm tĩnh lặng sau hàng đào phai.

Thậm chí, khi bạn đã đặt chân đến thị trấn Mèo Vạc, ngắm nhìn những ngôi nhà theo kiến trúc người Hoa thì bạn cũng sẽ thấy chúng được nằm kiên cố dọc theo núi đá.


Đây cũng là nơi dừng chân nghỉ lại của hành trình chinh phục Đồng Văn. Tại thị trấn bé nhỏ này, ban đêm, những chiếc đèn lồng đỏ thắp sáng trước hiên nhà. Sáng sớm tinh mơ, chợ Mèo Vạc lao xao tiếng cười nói, mua bán của người dân tộc
http://ne4.upanh.com/b2.s16.d2/b9b29bdb5653d78ac6ce54df21f15276_37275604.caonguyenda11.jpgTại đây, du khách còn rất hứng thú với một quán cà phê mộc mạc mà cổ kính, nằm ngay con đường phía sau chợ. Đêm cao nguyên, bên chiếc đèn dầu léo lắt, du khách sẽ lắng hồn mình vào tiếng khèn, tiếng nhị của những nghệ nhân vùng cao. Thậm chí, nếu muốn nghỉ lại, ở đây cũng có dịch vụ cho bạn ngủ, với chăn ấm, đệm êm.

Vào ngày 1/12, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Công viên địa chất toàn cầu

(theo BDVN)

hung vi
30-10-2011, 06:21 PM
http://ne6.upanh.com/b2.s19.d2/f3f43a478a208d188e19406ba76c40c9_37275946.ap20100923115752414.jpg

Có một khúc đoạn Tây Bắc ít người biết đến, so với tuyến đường truyền thống mà bấy lâu nay khách lữ hành đã đi qua. Đó là hành trình bắt đầu từ Yên Bái, cửa ngõ vào miền Tây Bắc đồng thời là điểm nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

Với nhiều người, vòng cung Tây Bắc gợi nhớ biết bao điều kỳ thú: những con đường đèo ngoằn ngoèo, cheo leo bên bản làng người H’mông sống giữa mây mù và gió lạnh; những đồng cỏ, đồi chè xanh thẫm trải rộng ngút tầm mắt trên thảo nguyên Mộc Châu; những di tích lừng danh đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ huyền thoại..
http://ne6.upanh.com/b4.s19.d1/bd45ad6a7ec3c097b03c297dcd271282_37276006.20111024105150anh3.jpg< Đêm ở Mường Lò – Nghĩa Lộ không gì bằng đi múa xòe Thái.

Và còn nữa, thị xã Mường Lay nơi hội tụ của 3 con sông Nậm Lay, Đà Giang, Nâm Na mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng như bao lâu nay vẫn thế.

Thế nhưng, còn một khúc đoạn Tây Bắc ít người biết đến, so với tuyến đường truyền thống mà bấy lâu nay khách lữ hành đã đi qua. Đó là hành trình bắt đầu từ Yên Bái, cửa ngõ vào miền Tây Bắc đồng thời là điểm nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
http://ne6.upanh.com/b5.s4.d4/9d1515b63c29ccc855e354cd53b8659e_37276046.2947510514bb14ff8c9eo.jpg
http://ne0.upanh.com/b5.s6.d3/eab0f63ba80382e43fef5dbaadca8de9_37276180.tuleconnguoivacuocsongtin180.jpg
Xã Suối Giàng huyện Văn Chấn nằm lưng chừng trời, trên ngọn núi cùng tên thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở độ cao 1.371 mét so với mặt biển. Địa danh này còn nổi tiếng với giống chè Shan tuyết cổ thụ.

Phải chăng nhờ “trời cho” khí hậu bốn mùa se lạnh, thổ nhưỡng đặc biệt, mây mù giăng kín, mà hàng ngày chè được ngậm sương nên sau khi hái về, chế biến theo phương pháp thủ công lâu đời của người dân tộc H’mông, búp trắng xám như có một lớp lông tơ trắng (gọi là chè bám tuyết) đã cho hương vị chè khác biệt và ngon hơn hẳn loại chè nơi khác

http://ne9.upanh.com/b2.s9.d4/cdcbd6f088d7516c2b2066a8cf64dd23_37276289.463917480065746032e9oa.jpg
Người ta nói ngày xưa dân bản địa để cây chè phát triển tự nhiên, đến lúc thân cây quá cao, quá nguy hiểm, phải bỏ công huấn luyện khỉ thay người trèo hái lộc. Ngày nay, ngoài mục đích kìm hãm độ cao, người Mông còn kích thích cây chè cho nhiều búp non bằng cách dùng đá vôi cấy vào thân, hốc cây mới lớn. Theo thời gian, thân cây tách ra nhiều cành, nhiều nhánh thành tán lá rộng rãi
http://ne5.upanh.com/b1.s16.d2/069ad53edb7111c7bc79d4ed9b105f94_37276355.20111024105156anh7.jpg
Đến đây vào mùa thu có lẽ thú vị nhất là mỗi buổi sáng, được ngắm nhìn những đám mây chùng thấp la đà xuống vườn chè cố thụ xanh um, cũng là lúc từng nhóm phụ nữ H’mông xúng xính trong chiếc váy thổ cẩm leo trèo trên những cây chè xù xì, trắng mốc với vòng gốc to cả người ôm chưa kín như minh chứng cho sự già cỗi qua hàng trăm năm tuổi, rồi thoăn thoắt chuyền sang tán cây rậm rạp, đứng vắt vẻo hái từng búp lá còn đọng sương mai.
http://ne6.upanh.com/b3.s20.d1/2107ac71c69dd06b36a3bce216743e36_37276406.picture7804om.jpg
Buổi tối ở thị xã Nghĩa Lộ khá yên tĩnh và thời gian trôi đi bằng tiết tấu chậm chạp. Lúc này không gì bằng đi múa xòe Thái, một trong những nét sinh hoạt đặc sắc tại Mường Lò, vùng đất vốn được xem là ngọn nguồn của cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc
http://ne6.upanh.com/b5.s18.d2/f5b9c0e21abb94338e8ac1cb0d4255ba_37276496.20111024105150anh5.jpgThông thường, trong phần nghi thức đêm hội xòe, không thể thiếu tiết mục “Khăm khăn nơi lảu” do các cô thiếu nữ dân tộc Thái trẻ trung, duyên dáng vừa múa vừa nâng khăn mời rượu thể hiện lòng hiếu khách, với sự phụ họa của khèn, đàn tính tẩu, tiếng chiêng, tiếng trống nhịp nhàng, rộn rã
http://ne4.upanh.com/b5.s10.d3/0c1b395e9c9f17d859c09ce7e6144e45_37276544.tule19.jpg
Kế tiếp là những điệu xòe mô phỏng con người khai phá đất đai, làm nương và tình yêu đôi lứa... Bất ngờ tiếng chiêng nổi dồn dập, nhịp trống chuyển qua điệu “Khăm khen”.

Chỉ chờ có thế, mọi người không ai bảo ai, tay trong tay nhảy múa vòng tròn quanh đống lửa. “Khăm khen” là điệu múa mang tính tập thể nên động tác khá đơn giản, song biểu hiện tình cảm đoàn kết anh em giống như lời ca tha thiết mời gọi: “Xòe đi anh, cầm tay múa. Xòe cùng em, chén rượu thơm dâng đầy...”.

Rời Nghĩa Lộ, du khách theo quốc lộ 32 lần lượt lướt qua những cánh đồng thơm mùi nếp Tan Lả dưới thung lũng Tú Lệ rồi đèo Khau Phạ nổi tiếng là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” bởi chiều dài, mức độ hiểm trở xếp loại bậc nhất Việt Nam trước khi đến Mù Cang Chải - quê hương của ruộng bậc thang uốn khúc gối lên nhau từng lớp, rồi từng lớp nọ gối tiếp lớp kia tựa chiếc cầu thang nối trần gian với cõi thiên đình.

Nhiều người cho rằng Mù Cang Chải mùa nào cũng đẹp: vào mùa xuân lúa bắt đầu mướt xanh, mỗi lần gió núi thổi qua, nó dập dờn như sóng biển tràn lên sườn núi... Bước sang mùa thu, cả một vùng núi non trùng điệp đều rực rỡ trong sắc màu vàng ươm của lúa chín.
http://ne2.upanh.com/b1.s2.d2/066b4b499d859340e85f093e0059d3ad_37276602.motgocsh.jpg
Đường lên cao nguyên Sìn Hồ tỉnh Lai Châu đầy sắc màu sơn cước mạn Tây Bắc, có cánh rừng nguyên sinh đầy hoa rừng, có dãy núi đá vôi tạo hình kỳ dị và hang động Pu Sam Cát nổi tiếng, có cả những thác nước ven đường là nơi dừng chân của trai gái người H’mông, Mán tắm mát mỗi lần đi rừng về
http://ne8.upanh.com/b4.s9.d3/d5f4231503d340ef94b19ed1790dd8f6_37276638.khamphasinhotin180com001.jpg
Thị trấn Sìn Hồ, nơi cuối trời Tây Bắc hiện ra quá nhỏ bé, nó như bị cô lập giữa những cánh đồng lúa tỏa rộng đến tận dãy núi trùng điệp.

Theo tiếng dân tộc Dao, Sìn Hồ có nghĩa la nơi nhiều con suối. Trải qua nhiều cuộc bể dâu, ngày nay Sìn Hồ chỉ còn ba con suối lớn là Hồng Hồ, Hoàng Hồ và Sìn Hồ len lỏi dưới thung lũng
http://ne0.upanh.com/b6.s12.d2/c65ccbc19731a3fae68f295fd43a46ae_37276690.7888.jpg
Nằm trên độ cao trung bình 1.500m so với mặt biển nên thời tiết huyện lỵ Sìn Hồ luôn mát lạnh, tinh khiết chẳng khác vùng cao nguyên Sa Pa (Lào Cai) hay Đà Lạt ở Tây nguyên.

Sìn Hồ sở hữu nhiều cảnh đẹp hấp dẫn, ai cũng có thể cảm nhận. Từ những con đường ngoằn ngoèo trong thung lũng toàn ruộng bậc thang cho đến bản làng Tà Ghềnh, Hoàng Hồ, Tả Phìn, Phăng Xô Lin của người Mông, Dao yên bình mộc mạc bên vách núi.

Và nếu dành thời gian đi dạo, thăm viếng, sẽ khám phá nhiều điều kỳ lạ. Rồi cổng trời, núi Tiên Ông, núi Ô Đá gắn liền biết bao truyền thuyết lý thú
http://ne6.upanh.com/b4.s7.d3/9d1ebfc135a0ca997082bcdfc933914f_37276776.128840140531.jpg
Những bản người Dao, H’mông đỏ sống vây quanh thị trấn Sìn Hồ khá thưa thớt. Mỗi tuần vào ngày thứ bảy dân bản địa mang gà qué, nông sản, cây thuốc xuống chợ họp phiên.

Qua sáng chủ nhật chợ đông vui hơn bởi sự góp mặt của người H’mông, Hà Nhì vùng Chăn Lưa, làng Mô hay người Lự, Dao ở Phăng Xô Lin, người H’mông Hoa, Phú Lá tận xã Pu Sam Cát cách Sìn Hồ một ngày đường.

Tất cả tạo nên buổi chợ phiên xôn xao, tràn ngập làn sóng hoa văn thổ cẩm muôn màu

(theo ViêtNamnet)

hung vi
30-10-2011, 06:42 PM
Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng núi trung du Bắc bộ, địa hình thấp dần từ tây sang đông, với hai hệ thống sông lớn trải dọc trên địa giới tỉnh là sông Hồng và sông Chảy. Nếu có máu lãng du, bạn sẽ thấy những cung đường ở phía tây Yên Bái cũng có sức quyến rũ mê hồn...
http://ne9.upanh.com/b6.s20.d1/1bb6f2548d0a6668b2ec65100f46e654_37277099.1250731342untitled2.jpg
Từ Hà Nội, bạn có thể bắt đầu con đường thám hiểm theo quốc lộ 32 qua đèo Khế “trứ danh” dài hàng chục cây số. Do nằm trên một nền địa chất chưa ổn định nên đoạn đường 32 qua đèo Khế quanh năm sạt lở, nếu đi vào ngày mưa thì khá vất vả và mất nhiều thời gian do phải đợi máy ủi san đất thông đường. Tuy nhiên những khó khăn đó không làm dân du lịch “bụi” nao núng, vì sự mời gọi bí ẩn ở phía tây Yên Bái dường như không bao giờ cạn…
http://ne0.upanh.com/b6.s8.d1/ba5ff5d01ea62d587aa273ed5003ea6c_37277150.cimg5938234.jpgSuối khoáng bản Hốc
Tất cả những điểm đến thú vị được nói tới ở bài viết này đều nằm trên quốc lộ 32 và được nhắc đến theo thứ tự từ gần đến xa
Trung tâm huyện Văn Chấn cách Hà Nội 190km về phía tây tây bắc và thường là nơi dừng chân nghỉ đêm đầu tiên của chặng đường này. Bản Hốc cách Văn Chấn chừng 5km và gần như là nơi nghỉ dưỡng tự nhiên của cả thị trấn
http://ne3.upanh.com/b1.s18.d2/b2abbd1899ac066060d251403d48f4f3_37277183.tule05.jpg
Thiên nhiên tặng cho bản Hốc một mạch khoáng nóng tuôn trào quanh năm suốt tháng. Tại đây dân địa phương đã cho xây một khu tắm khoáng với chi phí rất rẻ 5.000đồng/lần. Cách đó không xa là một vài căn nhà sàn của người Thái vừa dùng để ở vừa phục vụ khách nghỉ qua đêm với giá 20.000đồng/người.

Nếu muốn tìm những cảm giác bay bổng giữa thiên nhiên thì bạn có thể ra giữa cánh đồng và ngâm mình xuống mạch nước nóng sôi lục bục, xung quanh hơi nước bốc lên mờ ảo như một làn sương mỏng.
http://ne2.upanh.com/b2.s1.d2/41e404347af4ccd10eebb13c0db8f9aa_37277232.emberadong.jpgBuổi sáng, bạn sẽ bị đánh thức bởi tiếng lục lạc của trâu bò, tiếng trẻ con í ới, tiếng những người phụ nữ Thái tay giỏ tay quai đi làm đồng. Bản Hốc nằm quanh một dòng suối lớn, bên lở là bên có mạch khoáng nóng, bên bồi là những nương ngô, nương lúa, nương rau xanh mướt.

Lòng suối khá rộng, vào mùa lũ nước lên cao có thể làm thay đổi cả dòng chảy. Mùa khô, bà con ở bên lở đều phải lội qua suối men theo một cây cầu đá cuội được xếp ngang dòng để sang bờ bên kia
http://ne4.upanh.com/b5.s4.d3/57247e2ead917c9d10cacbdc4cc79e47_37277264.cheshan.jpg

Vị ngọt chè tuyết Suối Giàng

Từ thị trấn Văn Chấn rẽ phải đi lên 15km là tới Suối Giàng. Con đường dốc rất dài và độ cao thay đổi đến chóng mặt do Suối Giàng nằm trên một dãy núi có mức cao trung bình trên 1.000 mét.

Con đường làm say mê du khách bởi những khúc quanh như thể cổng trời, những đáy vực sâu hút đầy bí ẩn, xa xa là màu xanh kỳ vỹ của núi rừng. Gió thổi ù ù bên tai, cảm giác đi giữa hoàng hôn, giữa đám cúc dại nở trắng ven đường thực sự ấn tượng và phiêu bồng
http://ne5.upanh.com/b4.s10.d3/31678eae56792564a50ebd41ad3fe1de_37277305.20110517151312duongdi4.jpg
Đến Suối Giàng là đến thăm quê hương xứ sở của loại chè tuyết san nổi tiếng khắp nước. Những gốc chè cổ thụ có dễ đến hàng trăm năm tuổi trải rộng trên sườn núi, chắt chiu những gì tinh túy nhất của đất trời, uống nước khe sâu, hít thở gió trời để dồn cả vị ngọt vào búp chè xanh nõn. Sang xuân độ hơn một tháng, đến Suối Giàng và vào sâu trong núi theo những con đường mòn sẽ gặp cảnh đồng bào Mông, Thái, Dao bắc thang đi hái chè rất đặc biệt.

Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, du khách đến Suối Giàng còn có cơ hội được khám phá những làng văn hóa của đồng bào dân tộc, tìm về những tiếng khèn, điệu múa, đàn môi đơn sơ mộc mạc hoặc thực hiện những chuyến trekking nhỏ tới các bản làng cách quan lộ nửa ngày đi bộ

http://ne8.upanh.com/b6.s7.d2/15d34b53932a3ded36d9d5cb2431bedf_37277368.20110517151312mucangchai5.jpg

Mắc khén ở Trạm Tấu

Từ Nghĩa Lộ vào Trạm Tấu mất khoảng 1giờ dù quãng đường không quá dài, chừng hơn 30km. Con đường uốn lượn ngoằn ngoèo men theo dòng Ngòi Thia, một bên là vách núi dựng đứng, bên kia suối là những nương lúa đẹp như tranh vẽ. Đằng sau chiếc cầu vòm Hát Lìu là phố núi Trạm Tấu với những lối mòn cheo leo lưng chừng trời dẫn vào những bản người Thái hoang sơ.
http://ne2.upanh.com/b6.s13.d4/e24e5bb549f415477ad780c72a6047c9_37277452.20110517151312nghialolenmucangch.jpg
Từ trung tâm huyện đi vào sâu hơn nữa trên con đường độc đạo bám vào vách đá là Bản Mù, Làng Nhì, Phình Hồ, Tà Sì Láng… những địa danh còn rất xa lạ với khách viễn du và là những cung đường hiểm trở đầy thách thức.

Đến Trạm Tấu, bạn đừng quên thưởng thức món măng ớt và thứ gia vị đầu bảng nổi tiếng nhưng không dễ kiếm của người Tây Bắc: mắc khén. Mắc khén là một loại quả giống như quả hồ tiêu ở phía nam, nhưng có vị ngai ngái và cay nồng, thường giã nhỏ và trộn vào muối làm gia vị chấm, hoặc pha tẩm ướp tạo vị khác biệt và độc đáo cho các món nướng, chiên, xào của miền sơn cước
http://ne9.upanh.com/b6.s19.d1/bb22f6fe9d3c5928287f8a25f3a5a703_37277529.20110517151312nghialolenmucangch.jpg

Nếp Tú Lệ - tẻ Mường Lò

Nằm cách thị trấn Nghĩa Lộ khoảng 40km, Tú Lệ là một thị trấn nhỏ thanh bình với những mái nhà lợp bằng gỗ pơmu nâu sậm màu thời gian. Thung lũng Tú Lệ được 3 dãy núi Khau Phạ, Khau Song và Khau Thán dang tay ôm trọn. Một dòng suối uốn lượn chảy giữa lòng thung lũng, hai bên là những cánh đồng trĩu hạt.

Phải đếnTú Lệ vào mùa lúa chín mới thấy hết được vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang. Những cánh đồng đẹp nhất của Tú Lệ, nơi dân chụp ảnh dù chuyên hay không chuyên đi qua đều dừng chân và thỏa sức sáng tạo là cánh đồng cách thị trấn 7km, thung lũng trung tâm Tú Lệ và bản Cao Phạ dưới chân đèo Khau Phạ, cách về phía trên khoảng 30km

http://ne8.upanh.com/b2.s17.d1/4ce8688967ed4761aa610cbafb990297_37277568.20110517151312trenruong2.jpg
Đến Tú Lệ mà không thưởng thức xôi nếp thì có thể coi như chưa đến Tú Lệ. Chọn một quán nhỏ nằm ngay chợ, bên lề quốc lộ, khách du lịch thường nhâm nhi ly rượu táo mèo - một loại rượu hoa quả nổi tiếng của Yên Bái, hay thưởng thức món cốm nếp thơm mát gói trong lá chuối rừng được người dân tộc Mông bán ngay trước cửa quán.

Câu ca dao nổi tiếng “nếp Tú Lệ” sẽ nhanh chóng khiến du khách phải tấm tắc bởi cái dẻo, thơm và vị ngọt của món xôi nếp, nhất là xôi nếp mới, ăn kèm với thịt lợn bản rang cháy cạnh, hay thịt gà rang gừng. Rời Tú Lệ, ai cũng mang dăm cân gạo nếp hay ghé chợ táo mèo dưới lòng thung lũng mua quà mang về cho người dưới xuôi
http://ne2.upanh.com/b6.s13.d5/7e18919dfa914f7e5900d3ddfae2831b_37277582.20110517151312mucangchai3.jpg

Mù Căng Chải: lúa chín tận trời xanh

Mù Căng Chải cách Tú Lệ chừng 60km bằng một con đường “lúa”. Con đường uốn lượn mềm như một dải lụa vắt ngang qua lưng chừng các ngọn núi. Bên trái là dòng Nậm Kim róc rách chảy, lúc gầm lên hung dữ, lúc êm dịu lững lờ trôi nhưng luôn bám chặt vào chân núi.
http://ne1.upanh.com/b2.s12.d4/d7369ca75db00b62a3f82ae1201d5255_37277601.untitled2copy9.jpgLúa Mù Căng Chải bát ngát, mênh mông đến choáng ngợp. Hai bên lưng núi, dưới lòng thung lũng, từ chân núi lên tận đỉnh trời, đâu đâu cũng thấy những biển lúa rào rạt gợn sóng trong gió chiều. Thấp thoáng những mái nhà diêm cũ kỹ nằm giữa màu xanh của lúa, những tấm áo vá nhiều màu áp mình vào lưng núi.

100km của quốc lộ 32 căng ngang địa phận huyện Mù Căng Chải lên đến tận Than Uyên là con đường đẹp nhất Tây Bắc vào tháng 9 âm lịch hàng năm, khi lúa bắt đầu ửng vàng, thứ màu vàng óng ả và mềm mại
http://ne7.upanh.com/b5.s17.d1/95bdc991876dbf34da16b0db8434b0b8_37277617.20110517151312nghialolenmucangch.jpg
Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đã từng chờ đợi ở La Pán Tẩn hàng tuần để chụp được những bức hình đẹp nhất, ưng ý nhất về mảnh đất sắc màu này.

Nhiều người đã đi Mù Căng Chải một lần, lại muốn quay lại nhiều lần nữa, bởi sau mỗi chuyến đi, những bí ẩn dường như mỗi ngày mỗi khác, không ngừng biến đổi khiến du khách ngỡ ngàng

(theo dulich, tuôi trẻ)

hung vi
30-10-2011, 06:52 PM
Tạm xa phố phường ồn ào, đắm mình vào không gian xanh êm đềm, thấp thoáng bóng áo cỏm của thiếu nữ Thái, ngắm những ngồi nhà sàn, đây đó lách cách tiếng thoi đưa.

http://ne8.upanh.com/b5.s15.d2/e61f890d1f211810b0dd6974ec15da47_37277788.dscf2384.jpg
Đặc biệt khi ngâm mình trong bồn nước khoáng nóng hổi ở suối bản Hốc xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn, bạn mới cảm nhận được sự kỳ diệu của đất và con người nơi miền Tây tỉnh Yên Bái.

Bản Hốc là một bản bình yên của người Thái cách huyện lị Văn Chấn khoảng 5 Km. Bản làng từ lâu được du khách yêu thích khám phá cung đường Tây Yên Bái chọn làm trạm dừng chân đầu tiên, nạp nguồn năng lượng mạnh mẽ cho những cung đường gay go kế tiếp
http://ne3.upanh.com/b4.s2.d1/29e3b24e39d484a79ff078c8f8027225_37277843.32564angleodevimg11619826432.jpg< Giặt đồ bên suối

Từ Hà Nội đi theo cung đường tây tây bắc của quốc lộ 32 khoảng 190 Km, du khách sẽ đến được bản. Tại đây có dòng suối Nhì bắt nguồn từ Thác Hoa ở Trạm Tấu chảy đổ xuống, qua đèo cao thung sâu mang đầy khí trời, hơi gió nên quanh năm mát mẻ.
Khi dòng Nhì chảy qua bản Hốc xã Sơn Thịnh thì sinh nguồn nước nóng. Nhiệt độ dòng suối trung bình từ 50°C - 60°C với độ khoáng khá tốt. Du khách có thể chọn hồ khoáng nóng do người dân bản xây với chi phí 7.000 - 10.000/ người, còn với những ai yêu thiên nhiên hoang sơ có thể ra đồng ngâm mình dưới lòng suối thỏa thích hít thở khí trời
http://ne4.upanh.com/b5.s4.d1/c099902858d79ad70df6cc0b9ba2e633_37277894.5323523666c9a87c3b5b.jpg< Tắm khoáng nóng giữa trời đất...

Riêng về khu nhà tắm khoáng: Cũng như người dân bản địa, sinh ra đã được tắm suối khoáng nóng, ông Lò Văn Chồm lấy làm tự hào về dòng suối nóng quê mình. Nhận thấy kiểu “tắm tiên” giữa trời lâu nay của đồng bào chưa đáp ứng được nhu cầu thăm thú và nghỉ dưỡng của khách du lịch và nhân dân qua lại địa bàn nên năm 2004, ông huy động vốn liếng từ anh em, bạn bè xây dựng lên khu tắm nóng này.

Hiện nay, khu tắm nóng của gia đình ông có 19 phòng tắm cho cả khách bình dân và khách du lịch hạng sang. Ông cũng là người bản địa đầu tiên và là người Văn Chấn tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch suối khoáng nóng ở Yên Bái.
http://ne8.upanh.com/b4.s5.d1/7d98b66652d0ad709112340fff135732_37277938.thunglaiss29oy8.jpg
Không ai nhớ suối Nhì có đã bao lâu, chỉ biết rằng giai thoại về sự tích suối nước nóng bản Hốc cho đến giờ còn được người già trong vùng truyền kể.

Chuyện kể rằng thuở xưa, Ma Long Vương vốn là một con thuồng luồng của đất mường Bảnh, tính nóng như lửa. Biết ngòi Nhì đoạn chảy qua bản Hốc lắm cá, tôm nên nảy sinh lòng tham chiếm giữ. Sau mấy ngày giao tranh dữ dội với Ma Long Vương ngòi Nhì, Ma Long Vương mường Bảnh thua trận, không kịp chạy về phải lặn sâu dưới đáy nước trốn biệt.
http://ne0.upanh.com/b1.s5.d1/60bb7000fc632a9bad1826c536188d85_37277990.img0337.jpg
Kể từ ấy, suối Nhì chảy qua bản Hốc nước nóng rát, sủi tăm sùng sục suốt ngày đêm. Người ta bảo rằng, đó là hơi thở dữ dội của kẻ bại trận. Thực hư truyền tích khiến cho suối nước nóng bản Hốc mang đậm màu sắc huyền hoặc, thần bí, cuốn hút du khách thập phương.

Buổi tối có thể ngủ nhà sàn với giá 20.000 - 30.000/người, thưởng thức các đặc sản của người Thái như rượu ong Bản Hóc, cơm lam với cá suối nướng, thịt én.. và tham gia những điệu múa truyền thống: múa xòe, múa sạp cùng các cô gái Thái. Ban ngày có thể dạo quanh làng bản ngắm nhìn những ngôi nhà sàn cổ, những cô gái Thái trong trang phục truyền thống thấp thoáng sau khung cửi.
http://ne3.upanh.com/b5.s15.d2/cf70799b7b9caa0f3502426dc3b22a2c_37278023.dscf2323.jpg
Xuân này về bản Hốc, về với truyền tích xưa của một vùng đất đẹp: du khách chẳng những tìm được cho mình những giây phút thư thái trong bồn nước khoáng nóng hay những bãi “tắm tiên” thơ mộng mà còn được tận hưởng cảch đẹp của núi rừng Tây Bắc, với những cô gái Thái thoải mái tắm trần trên dòng suối. Để rồi say mềm cùng em gái Thái trong chén rượu ngô thơm nồng, trong điệu Khắp, điệu Xoè xao xuyến lòng người; được mời nghỉ lại trong ngôi nhà sàn xinh xắn, cùng thưởng thức những món ăn dân dã của người Thái hiếu khách…

Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ gợi cho bạn, cho tôi ấn tượng về nét hoang sơ một thuở của suối khoáng nóng bản Hốc, nơi đang được chọn làm điểm đến thú vị của nhiều người

(theo dulichgo,Tổng hợp)

hung vi
02-11-2011, 05:30 PM
Bản Phố là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đến đây, du khách vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng vùng cao vừa được thưởng thức đặc sản Bản Phố, đặc biệt là rượu ngô Bản Phố.
Từ thị trấn Bắc Hà, theo con đường quanh co, uốn lượn ở sườn núi Hoàng Liên Sơn đi khoảng 4km là tới Bản Phố. Trên đường đi, du khách sẽ được thỏa mắt với ngô, lúc xanh ướt dưới thung lũng, với hoa mận trắng toát hay những vườn mận trĩu quả đang vào mùa ở hai bên đường.
http://ne4.upanh.com/b4.s3.d2/362cd495a0e268ebcc1d2020addcef4d_37421584.banpho03.jpg
http://ne2.upanh.com/b3.s11.d2/33db2beacf3b251c69fbcc55afaefecb_37421612.banpho01.jpg
Đến Bản Phố, khung cảnh càng trở nên quyến rũ như một bức tranh đẹp với màu xanh bạt ngàn của rừng núi, thấp thoáng trong đó là những nếp nhà xinh xắn của người Mông. Ở đây có khoảng hơn 500 hộ gia đình với trên 3.000 nhân khẩu. Theo tiếng Quan Hoả - thứ ngôn ngữ chung của một số dân tộc sống trên dải biên cương phía bắc, từ “Phố” dùng để chỉ nơi tập trung dân cư và có hàng quán
http://ne7.upanh.com/b6.s8.d1/7ac049324b5cff6708b655167abf3d9b_37421677.banpho04.jpg
Người Mông Bản Phố sống ở nhà trệt với cấu trúc theo lối xứ lạnh: Họ làm nhà ở trên cao, bám vào vách đá hay sườn núi, nền nhà của họ thường thấp hơn và kín gió, nguyên liệu làm nhà chủ yếu là bằng gỗ; trong nhà luôn có lò sưởi, có thịt sấy ăn quanh năm, có món "mèn mén", món "thắng cố" độc đáo.
Người Mông thích sử dụng nhiều loại nhạc cụ, đặc trưng nhất là khèn và đàn môi. Vào những dịp Tết hay những ngày chợ phiên, các nam thanh nữ tú người Mông thường thổi khèn gọi bạn và cất lên những câu hát giao duyên
http://ne0.upanh.com/b6.s19.d1/c1e26ad9bfca7ec4f4508123a618d781_37421760.banpho05.jpg
Nét chấm phá của bức tranh Bản Phố chính là những trang phục đặc sắc, rực rỡ sắc màu của những thiếu nữ người Mông. Trang phục được may bằng vải lanh tự dệt. Các cô gái mặc váy xoè rộng, áo xẻ ngực với những họa tiết hoa văn sinh động, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân.

Người Mông sống nhờ vào nghề làm nương rẫy du canh, trồng lúa nước trên những ô ruộng bậc thang, trồng lanh lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, người Mông Bản Phố còn sở hữu một loại sản phẩm thủ công đặc trưng, hiện nay đã nổi danh trong cả nước và thu hút nhiều du khách quốc tế, đó là sản phẩm rượu ngô Bản Phố.

Bước vào ngôi nhà của người Mông Bản Phố, du khách sẽ thấy ngay một gian bếp nằm ở đầu hồi; đây chính là nơi nấu rượu. Hương ngô, hương rượu thoang thoảng khắp không gian vùng cao, nhất là vào dịp chợ phiên Bắc Hà, Cán Cấu và những ngày giáp Tết
http://ne5.upanh.com/b4.s3.d1/721d8d6683893c33a6194d830f5e78fd_37421805.caynongruoungobanpho720e.jpg
Rượu Bản Phố làm không cần cầu kỳ, phức tạp; tuy nhiên, để có hương vị mang đặc trưng riêng của vùng Bản Phố, loại rượu này cần phải có bí quyết gia truyền mà nếu có đem công thức đến nơi khác làm cũng không tạo được hương vị như ở nơi đây.

Ngô được trồng và phát triển nhờ vào khí hậu nơi Bản Phố. Khi ngô được thu hoạch được ngâm với nước lấy từ dòng suối Hang Dể trong sương lạnh nơi Bản Phố. Men rượu là hạt Hồng my - loại hạt có hình thù giống hạt kê và có mùi thơm đặc biệt, được trồng xen kẽ trên các nương ngô. Dụng cụ dùng để nấu rượu là một chảo gang lớn, được quây xung quanh bằng chiếc thùng gỗ đóng đai rất kín, đặt trên lò đất đắp rộng chừng 3m² và lửa phải cháy liên tục, như vậy mới đảm bảo được chất lượng của rượu. Cứ 3kg ngô là làm được 1 lít rượu khoảng 40-45º, có nhà làm kỹ được loại rượu 60º, mỗi nhà mỗi phiên chợ thường nấu khoảng 20 lít.
http://ne4.upanh.com/b2.s4.d2/42ad16bb5114a0a20119946a17a7e5ba_37421844.caynongruoungobanpho311f.jpg
Điểm đặc biệt khi đến Bản Phố, khi du khách bước vào bếp của người Mông trong lúc họ đang nấu rượu, du khách sẽ thấy ở trên trần bếp treo lủng lẳng nhiều xâu thịt đủ loại: trâu, bò, dê, lợn... Đây là thứ thịt xông khói rượu có hương vị cực kỳ đặc biệt mà có lẽ không đâu có được. Không những thế, chủ nhà còn rất ân cần mời du khách thưởng thức ly rượu vừa mới cất xong vẫn còn hơi ấm với đồ nhắm là đĩa thịt hun khói rượu.

Cùng với mận Tam Hoa, lê, đào, rượu ngô Bản Phố đã theo chân du khách khắp mọi miền đất nước, dù chỉ uống một lần hẳn nhớ mãi không quên
http://ne4.upanh.com/b6.s16.d2/019b62a55c0619415cc32402a998eadd_37421884.banpho07.jpg

Men say Bản Phố.


Bắc Hà thứ bảy có chợ. Cũng như những phiên chợ vùng cao khác, đi chợ mua bán thì ít mà để gặp gỡ, giao lưu thì nhiều. Giờ ít thấy cảnh chồng say đến khật khưỡng để vợ vắt lên lưng ngựa cõng về. Đi chợ giờ có xe máy tàu, xe min khơ, có thiếu nữ H’Mông xúng xính váy áo chụp ảnh. Trước chợ Bắc Hà còn có Internet, có Karaoke, có những em bé dân tộc xì xồ mấy câu tiếng Anh với khách du lịch nước ngoài. Những mất còn như một quy luật thời mở cửa nhưng mãi mãi với những phiên chợ Bắc Hà vẫn là men rượu như một thứ hồn dân tộc xứ này. Lang thang ngoài chợ tôi bắt chuyện với Lềnh, Lềnh mang lồng gà đi bán nhưng mặt mày đã tưng bừng vì rượu bao giờ. Bán gà không là chuyện chính, Lềnh bảo: “ôi, chợ vui mà, ở đây ai cũng biết uống rượu, ai cũng nấu được rượu, nhưng rượu ngon thì chỉ có Bản Phố thôi”. Tôi rủ một cậu bạn du hý vào đại bản doanh của rượu Bắc Hà nếm cho biết mùi đặc sản chính gốc xứ này

Nghề...rượu cũng lắm công phu
http://ne0.upanh.com/b1.s8.d4/b1c15e1cc0192b3ce55ecf2198b01f1e_37421990.banpho02.jpg
Bác Sùng người H’Mông, tên đầy đủ là Lý Trần Sùng đã 50 tuổi là giáo viên trường tiểu học Bản Phố. Nhà lúc nào cũng sắp sẵn mấy can rượu 20 lít dẫu bây giờ bác Sùng không còn nấu rượu. Bản Phố có hai nghề truyền thống mà cả người già nhất bản cũng chẳng nhớ là nó có tự bao giờ, ấy là nấu rượu và rèn kim loại. Chỉ biết cái từ cái thời đi qua bao con rẫy, dấu chân người Mông in trên những nẻo núi rừng du canh thì đã có rượu và nghề làm dao làm cày.

Giờ người Mông không đốt rừng lang bạt nữa mà quây quần thành bản thành làng. Nghề nấu rượu vẫn giữ như một nét văn hoá riêng của người Mông Bản Phố. Bác Sùng bảo: “Như dưới xuôi thôi, miếng trầu là đầu câu chuyện, còn ở đây là rượu à, nhờ nhau hay cái gì cũng bắt đầu từ rượu mà, không có rượu không được đâu, gọi là ngoại giao đấy”.

Từ thủa còn bé Lý Trần Sùng đã thấy ông rồi đến bố nấu rượu, mà ông và bố cũng kể lại là từ ngày còn bé tẹo đã thấy cụ kỵ nấu rượu rồi. Người Mông ở Bắc Hà nhiều nhà nấu rượu nhưng rượu Bản Phố vẫn là số một bởi nhiều yếu tố tự nhiên cũng như kỹ thuật rất riêng mà trời ban cho xứ này. Nguồn nước Bản Phố không ở đâu có được nên rượu bao giờ cũng trong hơn, thơm ngọt nhưng uống vào đến đâu “sủi tăm” đến đấy.Nặng nhưng dịu và không đau đầu
http://ne5.upanh.com/b6.s6.d4/757b0cbf06ffc521f158b55979994fff_37422025.1274534381anhbanpho.jpg

Bác Sùng rót đầy chén rượu rồi tu ngọt như nước lọc nhắc khách: “ôi, uống đi, chén nhỏ không say, ở đây vui là uống bằng bát mà”. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe sự kỳ công của những người nấu rượu Bản Phố. Ngô phải là ngô vàng trồng ở Bắc Hà, men rượu từ cây kê tự ủ lấy. Nhưng quan trọng hơn là phải giữ vệ sinh cho các dụng cụ nấu rượu. Vòi thì dùng vòi gỗ, chảo gang không bao giờ được phép có rỉ rét và phải làm sạch thường xuyên. Kỹ thuật đánh chảo gang cũng độc đáo vô cùng. Bác Sùng kể: “Phải lấy phân trâu non quét quanh chảo rồi hơ nóng cho cho ra phân ra kéo theo chất rỉ rét rồi mới lấy mỡ gà quét vào chảo cho bóng sạch mới đi cất rượu được...”.

Từng lời kể là những ngụm rượu nhỏ được rót ra tư cái can nhựa 20 lít. Cháy cổ mà vẫn thấy ngòn ngọt nơi đầu lưỡi. Món mận hái sau vườn chấm muối hột cũng không làm tôi bớt chếch choáng trong hơi men Bản Phố. Rồi bác Sùng dẫn tôi qua ngôi nhà của một người thâm niên nấu rượu ở bên kia quả đồi. Tôi hụt hơi bước theo, bác Sùng phăm phăm như thanh niên trai trẻ. Chúng tôi đến nhà già Lý Seo Hồ mà dân bản vẫn quen gọi là nhà bác Hồ

http://ne9.upanh.com/b3.s17.d1/eff1d93947e59ff51e7514547e284ea3_37422109.1274534418ruoungobanpho.jpg

Cứ uống đi say tao cho ngựa chở về...

Lại rượu. Nhưng không phải là can. Già Lý Sèo Hồ quý khách xuôi đến chơi mà múc rượu trong chum để ở buồng cho khách uống. Già bảo: “Rượu Bản Phố ra khỏi bản thì không còn là rượu Bản Phố”. Lại làm vài ly tôi chếch choáng với cái cảm giác sắp say. Già Hồ cũng mới tiếp mấy đoàn, có cả khách Tây nên men rượu vẫn chưa hết tưng bừng. Tửu lượng kém không quan trọng, người Mông luôn quý cái tình. Già Lý Sèo Hồ lấy khèn thổi bài “Đón khách thăm nhà”.

Giọng khèn già trầm đục mà vẫn có cái gì đó hồn nhiên và chân thành như nét mến khách của người Mông. Thêm vài ly chếch choáng tôi sợ mình say, già bảo: “ôi, cứ uống đi, say tao cho ngựa chở về mà...”. Biết sức mình kém nhưng không uống cũng không đành.

Lý Seo Hồ cũng chẳng nhớ nghề rượu có tự bao giờ.Chỉ biết cả Bản Phố hầu như nhà nào cũng cất rượu. Rượu thay đổi diện mạo của một bản nghèo. Tôi hỏi già ai cũng nẫu rượu vậy say khướt cả ngày thì làm sao. Già cười mà rằng: “Không đâu, thanh niên cũng thế thôi không uống rượu say xỉn mà, chỉ khi có khách thôi. Giờ nấu rượu vừa để dành, vừa bán đi, lại lấy cái bã hèm nuôi lợn. Nấu vì vậy chứ không chỉ đẻ uống cả ngày đâu mà...”
http://ne5.upanh.com/b2.s1.d1/3ed001314f9c320058e71482681a7ade_37422225.caynongruoungobanpho3b34.jpg
Bản Phố nhiều nhà có ti vi, có xe máy, có đầy lợn trong chuồng cũng chính vì dân bản biết nấu rượu. Già Hồ nói: “Không có rượu thanh niên nó bỏ đi hết rồi”. Không phải vì nghiện ngập mà ở lại nhưnh rượu đã tạo nên nghề nuôi sống và giữ chân bao người Mông Bản Phố.

Cần một thương hiệu cho đặc sản xứ này.

Người Mông Bản Phố không sợ mai một làng nghề vì rượu là cuộc sống và văn hoá của họ. Nấu rượu không ngon, làm bừa làm ẩu là một cái gì đó xúc phạm đến chính cái nghề mà họ nâng niu. Cũng vậy mà ở Bản Phố rượu nhà ai cũng ngon như nhau, họ cũng chung một suối nguồn Bản Phố, chung một thứ bắp vàng và chung một niềm kiêu hãnh. Nhưng nhiều người buôn rượu cứ đến mua rồi hồn nhiên ra ngoai cổng bản pha chế bán đi khắp nơi nhưng vẫn đề là rượu đặc sản Bản Phố. Cũng vậy mà già Seo Hồ bảo ra khỏi cổng bản không còn là rượu xứ này
http://ne0.upanh.com/b3.s1.d2/2efe785f391d27ce97b2913cf557efeb_37422320.banpho08.jpg
Bà con không giấu bí quyết, bởi chính nguồn nước và một sự cầu kỳ, chắt chiu từ tấm lòng nên những giọt rượu xứ này mới có cài hồn cái vị mà không ở đâu trên đất Bắc Hà có được. Cũng đã có mấy đề tái nghiên cứu và sản xuất thừ theo “cồng nghệ” và kỹ thuật Bản Phố nhưng khi đem so sánh thì vẫn thua xa rượu đồng bào tự cất. Cái người dân xứ này cần là làm sa để nhiều người biết là thưởng thức được rượu sản xuất từ “chính hãng”. Tên rượu thì nhiều người biết, nhưng chất rượu đã phai phôi đi nhiều, Vậy nên dân bản sợ mang tiếng với những thứ rượu “mạo danh” bản mình.

Có lẽ để thương hiệu rượu Bản Phố đến được với những người biết và thích uống rượu cần phải có một sự quy tụ, tập hợp những người nầu rượu đất này. Khi có sản phẩm thì tiếp thị và giữ gìn uy tín của nó bằng cách để thị trường biết đến thứ rượu Bản Phố thứ thiệt. Làm được vậy chắc bà con sẽ mừng và sẽ có cơ hội làm giàu. Rượu đành rằng ngon, nhưng cứ nấu ra lẻ tẻ và cất vào chum chờ thời như vậy, biết bao giờ Bản Phố mới phất lên được nhờ chất men ngây ngất của mình.

( Theo DulichSapa, Yume và nhiều nguồn ảnh khác)

hung vi
02-11-2011, 05:38 PM
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km; núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng
http://ne0.upanh.com/b6.s13.d1/eb9d40e17a6f57b97f617d9e17e3d4ea_37422580.nuihamrngmuaxuan.jpg
Nơi đây gắn với một truyền thuyết về đôi vợ chồng rồng. Leo lên đỉnh núi Hàm Rồng, du khách có thể trò chuyện với rồng đá, cùng cỏ cây, mây trời và chiêm ngưỡng phong cảnh như ở chốn bồng lai.

Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp. Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Gặp hồng thủy, rồng nàng tuy hoá đá, nhưng bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng ở bên phía tây của Hoàng Liên. Con rồng cái hóa đá kia chính là núi Hàm Rồng ngày nay.

Đến đây, du khách có thể chống cây gậy trúc leo từng bậc tam cấp để lên núi Hàm Rồng. Trên đường lên đỉnh núi, hãy ghé thăm vườn lan trăm hình vạn sắc. Sau đó du khách sẽ bắt gặp một bình nguyên thu nhỏ rực màu hoa đào, hoa cỏ giữa tiết xuân. Đi nữa là rừng đá với cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh, mà người xưa đã khéo tưởng tượng đó là những móng vuốt, lông vây của rồng
http://ne9.upanh.com/b4.s10.d1/c39c4e3948c9ec97d77a9e97ed886abb_37422609.nuihamrng1.jpg
Trong cái hốc nơi vách đá kia như đang ẩn náu điều gì bí ẩn, bất chợt hiện ra qua ý tưởng của mỗi người. Lần theo vách đá là đường lên cổng trời một và hai, bạn sẽ đứng trên mỏm đá, ngất ngây trong cảm giác bay lượn và thoả thích ngắm toàn cảnh thành phố trong sương. Đây là nơi trời đất gặp gỡ, kia là chàng mây không giấu giấc mộng với nàng đá, dưới ánh sáng mờ ảo lung linh. Tới đây không những được tận hưởng cảnh sắc của đất trời, mà còn thưởng thức không khí trong lành của khí trời Sa Pa. Thế là bao ưu tư, phiền muộn trong lòng bỗng tan biến.

Ngước lên, sẽ thấy nàng rồng như còn hối tiếc điều gì. Tiếp tục leo lên, du khách có thể thì thầm to nhỏ với con rồng đá, trò chuyện cùng cỏ cây, mây trời mà lòng cảm thấy nhẹ tênh.

(Theo Vinabooking)

hung vi
02-11-2011, 05:52 PM
Hang động Tả Phìn nằm ở xã bản Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
http://ne7.upanh.com/b4.s8.d4/cdcce5d491ea542ffe7cca60a1706764_37422867.image00211.jpg< Hang động Tả Phìn nhìn từ xa.

Bản Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía bắc, nơi có hai dân tộc Dao và H'Mông cư trú. Cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía bắc có dãy núi đá vôi, là một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn.

Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao khoảng 5m, rộng khoảng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Đi khoảng hơn 30m trong tối tăm, gập ghềnh sẽ gặp một hang động
http://ne4.upanh.com/b2.s19.d1/75ca27ba77c7d2d83f1b5fcd249fdc7e_37423084.livaongtphin.jpgNhìn từ trong hang ra cửa hang
Từ đây động chia đi rất nhiều ngả chúc xuống lòng đất chỉ vừa một người chui lọt, nhiều đoạn cheo leo phải bám vào những tai đá, đu người mà lên xuống. Đi theo những vách nhỏ này càng tỏa ra nhiều lối, thậm chí có những ngách đi vòng vèo, rích rắc và cuối cùng vẫn trở về vị trí ban đầu.

Thạch nhủ trong hang
http://ne7.upanh.com/b3.s6.d3/521f74d5b679bf0b7468d71703ac10a2_37423227.3058198841ab62991e95b.jpg
http://ne9.upanh.com/b1.s13.d4/b35c8607ab2cd012dc39174a9fc7e91f_37423229.30581995317fa6794705b.jpg< Lối đi nhỏ hẹp.

Đi theo đường của vách lớn, ta có thể cảm giác như xuyên lên vách núi, đường đi ngoằn ngoèo, khi lên lúc xuống, chỗ phình to chỗ giống người thiếu phụ đang bồng con, chỗ giống các nàng tiên đang tắm, chỗ giống mâm xôi khổng lồ với những mảng nham thạch xù xì phớt trắng, hệt những mảng san hô bám viền xung quanh, có chỗ giống như những dãy cột nhà trắng mịn buông từ trên nóc xuống…
http://ne0.upanh.com/b5.s5.d4/a741982b081608a93364baa78ac076b3_37423300.3059034086589ac7dac5b.jpg
http://ne2.upanh.com/b6.s4.d4/f2902e4ca1e0e547f7b6309c201c40dc_37423332.dongtaphinsapa.jpg
Đặc biệt chỗ rộng nhất lòng động trên vòm cao khoảng 8m, các nhũ đá rủ xuống, đan thành dãy “đăng ten” uốn lượn, nhấp nhô, long lanh màu ngọc bích, những giọt nước từ đỉnh núi thấm dần rồi đọng lại nơi chóp của nhũ đá thánh thót nhỏ giọt, như điểm từng nhịp trong không gian hư ảo
http://ne3.upanh.com/b5.s6.d3/0aeec8fe81011ee8d70bdaefb3ff63e2_37423383.download1.jpg
Vào sâu ta gặp một tảng đá lớn nằm hơi nghiêng, trên nền đá in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải còn hằn lên những vệt lõm hệt như móng chân ngựa. Một vách đá đối diện, những dòng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng, cho đến ngày nay mặc dù bụi thời gian phủ lên ta vẫn còn đọc được.

Hang động Tả Phìn có rất nhiều bí ẩn với chúng ta. Đây là một nơi có nhiều giá trị nghiên cứu, khảo cổ và tham quan du lịch... cần được giữ gìn và bảo vệ

( Theo internet)

hung vi
09-11-2011, 12:00 PM
Nhìn trên bản đồ, Lai Châu như một chiếc sừng lớn với hai nhánh vươn cao, một ở huyện Phong Thổ, một ở Mường Tè. Con đường dẫn vào Sì Lờ Lầu, nơi mũi chóp của Phong Thổ, chạy theo hình chữ M, chỗ dựng đứng lưng chừng núi, đoạn lại đổ ngược xuống vực sâu, như cung bậc “12 tầng lầu” theo đúng nghĩa Sì Lờ Lầu của người dân tộc thiểu số
http://nf9.upanh.com/b4.s18.d1/7922b47871ee5bcdea504b8048896b35_37728859.4069617975633111.jpg
Hơn 400km đường nhựa từ Hà Nội qua Mù Căng Chải, Than Uyên rồi Tam Đường, Phong Thổ… đoàn xe cào cào nuốt trọn trong ngày đầu tiên của chuyến đi. Những con đường với đèo Gió, đèo Khau Phạ vốn là ác mộng cho cánh tài xế trên tuyến đường Hà Nội – thị xã Lai Châu mới nhưng với những chú ngựa sắt lâu ngày chỉ quanh quẩn phố phường, quả thực chưa bõ với những quãng thời gian nhàn hạ đã qua.
http://nf3.upanh.com/b4.s19.d1/7370e9080d1d896d2a9e9864d2b77ad7_37728923.201111050930191cho1.jpg< Một góc phiên chợ Sì Lờ Lầu.

Thử thách thực sự chỉ bắt đầu vào ngày hôm sau, nhìn trên bản đồ giao thông đường bộ, quãng đường gần 200 km cả đi lẫn về có vẻ không ăn nhằm gì với sức lực của những chú cào cào sắt quen leo trèo. Nào Tây An, bản Mứn, rồi thị tứ Mường So, bản Lang, Dền Thàng… những cái tên khó phát âm với người xuôi lần lượt trôi qua dưới bánh xe của cả đoàn.

Nhưng bắt đầu ra khỏi Dền Thàng, con đường trải nhựa bỗng biến đâu mất, đất đá lổn nhổn, dốc lên cả chục km trong cái xóc nảy tung người mà những bộ ProLink và giảm xóc upside down cũng không ăn nhằm gì…
http://nf7.upanh.com/b3.s11.d4/d5a55022d440e0b3b1976b063c2d8281_37728967.201111050930192cho2.jpg< Đường vượt gần 10 km đến chợ của hai bà cháu người Hà Nhì ở Ma Li Chải.

Đứng bên này núi, nhìn về phía xa xa, không ai ngờ những con đường mong manh như những sợi chỉ vắt qua các dãy núi đằng kia lại là những đoạn đường mà chúng tôi sắp phải tới. Cung đường lên Sì Lờ Lầu như một vành thúng khổng lồ, quấn quanh nhưng dãy núi trùng điệp, cho đúng đủ 12 tầng lên/xuống thì mới thỏa lòng mà dừng bước bên cây cầu tre đơn sơ nơi biên giới, nối liền với đất bạn Trung Hoa.
http://nf8.upanh.com/b6.s4.d1/52390e6e9ca5e684c55d5e8e31c72bc7_37729018.1320592829cho3.jpg< Các thầy cô đến chợ để lo thực phẩm cho cả tuần.

Những cung đường dài gần 200km như đường lên Sì Lờ Lầu này thực sự thử thách độ lì của những con ngựa sắt và cả chủ nhân của chúng. Đường xấu, dài, dốc lớn khiến máy của những chiếc cào cào nóng bỏng, trở nên ì ạch, ngay cả những chiếc Kawasaki với hai két nước làm mát.

Đường xóc cộng trời nắng nóng khiến con người như ngồi trong một cái lò xông hơi, cứ dừng lại một cái là phải cởi phăng bằng hết những bộ quần áo bảo vệ, dù có khi chỉ dừng lại để hỏi đường…

Cuối cùng thì cũng đấn Sì Lờ Lầu, xã chót cùng trong vòng cung 8 xã biên giới của huyện Phong Thổ. Tính ra đến được nơi đây phải ngửa mặt vượt qua 12 tầng dốc đứng
http://nf1.upanh.com/b3.s12.d4/098652e9c85f4f6363f081cf0c38e5da_37729091.1320592829cho4.jpg< Mặc cả bằng tay với những người dân Trung Quốc.

Sì Lờ Lầu có chợ phiên họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần, có lẽ nó quá xa xôi nên vẫn còn giữ được sắc màu ban sơ, mộc mạc của một phiên chợ vùng cao. Ở chợ Sì Lờ Lầu còn có cái thú là người dân Trung Quốc ở xã giáp biên, cơ bản cũng nghèo, sang giao lưu buôn bán trực tiếp.

Với người Hà Nhì ở Ma Li Chải, người Dao ở Sì Lờ Lầu, Vàng Ma Chải phiên chợ này luôn như ngày hội, nơi không chỉ bán mua mà còn để gặp gỡ giao lưu. Với giáo viên ở dải biên giới này, phiên chợ là nguồn cung cấp thực phẩm cho cả tuần.
http://nf9.upanh.com/b1.s3.d4/842d347b3c50397f9e0ddccb50aa6552_37729169.1320592829cho5.jpg< Kem, ai cũng thích kể cả giữa mùa lạnh.

Đặt được chân lên một “sừng” của Lai Châu, bên cạnh chiều cầu tre mộc mạc nối sang đất Trung Hoa, một hình ảnh thật là đơn sơ, quá đỗi bình thường với bao người, nhưng với chúng tôi, những kẻ “ấm đầu” nơi phố thị thì đây lại là một trải nghiệm thật đặc biệt. Đặc biệt bởi đã đi thêm một cung đường mới, biết thêm một địa danh mới, và có thêm một cơ hội đặt dấu chân của mình trên một địa danh trên dải đất hình chữ S tươi đẹp này

(theo Tổng hợp từ Otoxemay, Danviet)

hung vi
09-11-2011, 12:20 PM
Cảnh sắc Sapa ban ngày đã vô cùng rực rỡ, đến đêm lại càng trở nên lung linh huyền ảo. Những làn sương trắng theo gió phủ đầy những nóc nhà, con phố, tán cây...
http://nf0.upanh.com/b1.s18.d2/955793c4ae63fa3185917c1980d4c7c8_37729490.t581973.jpg< Nhìn từ xa, những căn nhà hiện lên với bao màu sắc huyền bí.

Dọc theo con đường dốc thoai thoải giữa thị trấn, trong ánh sáng lờ mờ của những chiếc đèn đường, làn hơi sương lan tỏa dịu dàng xua màn đêm sâu thăm thẳm. Càng về khuya “thị trấn trong mây” này lại càng lạnh giá và lạ lùng
http://nf6.upanh.com/b5.s13.d5/1f6c8f6c622f3cfb82c9ef85ad32da81_37729536.t580862.jpg< Nhà thờ đá tĩnh lặng trong màn đêm lạnh giá.

Những gian hàng nướng thơm lừng, nghi ngút khói đang vẫy gọi những thực khách đói bụng, muốn thưởng thức chút hương vị ẩm thực của núi rừng. Một số người phụ nữ dân tộc đang kiên trì ngồi bán nốt chút hàng thổ cẩm, rồi lại tất tả trở về bản làng trong đêm sương giá lạnh.
http://nf5.upanh.com/b5.s2.d1/270fce0d884fb386826cc383e4010f36_37729575.t580864.jpg< Các quán ăn là nhộn nhịp hơn cả với các du khách chơi đêm.

Đi xa một chút về phía đường Cầu Mây, người ta mới cảm nhận rõ vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Bên tai chỉ còn lại những tiếng gió thốc và hơi lạnh của sương
http://nf3.upanh.com/b3.s4.d2/06bd64a35a8c23046a7de9449916bc63_37729613.t580866.jpg< Đồ nướng bốc khói thơm lừng, mời gọi khách hàng
http://nf4.upanh.com/b1.s4.d2/3984521209c875ef584d1dfaa63b9f3f_37729614.t580869.jpg< Vịt nướng, trứng nướng là những thức ăn được ưa chuộng nhất về đêm ở Sapa
http://nf9.upanh.com/b3.s18.d2/e5a1e4da46b2194be408cb1f31bd3bed_37729669.t580870.jpg< Các đôi tình nhân đưa nhau đi ngắm cảnh Sapa về đêm.

Những đôi tình nhân đi du lịch trên đường chốc chốc lại đưa hai bàn tay chà xát thật mạnh rồi áp lên má. Dù đã mặc tới ba bốn lượt áo, nhưng nhiều người vẫn không thể xua tan đi cái giá lạnh nơi đây
http://nf6.upanh.com/b6.s11.d3/15821e74ff413537a831be1100c93729_37729706.t580876.jpg< Nhiều con phố lung linh ánh đèn.
http://nf1.upanh.com/b4.s10.d3/9fbe06b08ea63b7fe742b40b796a95ab_37729741.t580871.jpg< Một số người phụ nữ dân tộc đang cố bán nốt hàng thổ cẩm
http://nf4.upanh.com/b6.s7.d3/db19152d735c1147ac96d77a4870a78a_37729744.t580872.jpg< Tất tả trở về trong màn đêm lạnh giá.
http://nf8.upanh.com/b3.s6.d2/740c84b0f1fc839ab00dc0f49293bef7_37729808.t580873.jpg< Quán xá mờ ảo trong màn sương đêm bao phủ.
http://nf0.upanh.com/b4.s8.d2/0df064000c409b4ee0a124cf6f318159_37729810.t580874.jpg< Một chút huyền ảo của thị trấn trong mây

Nếu ai đã một lần đi Sapa chắc hẳn khó lòng quên được cảm giác khi được ngắm cảnh về đêm của thị trấn. Một vẻ đẹp đến nao lòng, làm ai khi ra về cũng phải luyến tiếc, để rồi thầm nghĩ “rồi ta sẽ lại lên Sapa”

(theo Zing)

hung vi
09-11-2011, 12:46 PM
Biết tôi đi nhiều nên bạn bè thường hỏi: “Ở VN nơi nào đẹp nhất?”. Và tôi không ngần ngại trả lời: “Với tôi, ấn tượng nhất là Hà Giang!”
http://nf7.upanh.com/b3.s8.d1/b087902c74a7e386345315211bd3480b_37730537.2109922870102193632s500x500q85.jpg
Ai đến Vân Nam, Trung Quốc, từng ghé Thạch Lâm thường trầm trồ trước vẻ đẹp lạ lùng của rừng đá - nơi bộ phim Tây du ký lấy làm bối cảnh. Thạch Lâm đẹp, oai phong nhưng chỉ rộng chưa đầy trăm cây số vuông. Còn Hà Giang của nước ta, dù khiêm tốn về vóc dáng, chiều cao nhưng rộng gấp 15 lần; cực kỳ phong phú về địa chất và hình dạng. Từ nhà ra đường, từ phố lên rẫy, từ sông đến núi, chỗ nào cũng đá là đá. Cứ như đá cả nước dồn về mở hội. Là nơi duy nhất ở VN được UNESCO công nhận “Công viên địa chất toàn cầu”, hình thành từ địa hình đá vôi, kiến tạo qua bao biến đổi cách đây hơn 400 triệu năm và rộng hơn 1.500 km2. Nhiều người gọi Hà Giang là cao nguyên đá, biển đá. Còn tôi thích gọi Hà Giang là đại ngàn đá
http://nf4.upanh.com/b2.s19.d2/b974e4dcc087aec552c7c3429422d199_37730594.2684121990102193632s500x500q85.jpg
Không ở đâu có những cung đường đẹp như Hà Giang với cảnh quan kỳ thú, hùng vĩ, chập chùng uốn lượn, lúc nắng lúc sương, khi ẩn khi hiện, nửa thực nửa hư. Một bên là vực sâu và những thung lũng đẹp mê hồn với các thửa ruộng bậc thang điệu đàng, ngút ngàn, rạo rực.

Một bên là vách núi sừng sững hút mắt hoặc thẳng đứng với vô vàn kiến trúc đá nhiều màu, đủ loại. Nhìn từ xa, trong sương mờ, đường quốc lộ như dải tơ lụa mong manh, thậm chí như sợi chỉ vắt ngang thung lũng hoặc hờ hững choàng qua mấy ngọn núi
http://nf1.upanh.com/b6.s15.d2/049b8f4787742a0de83ac27e76172310_37730631.2253711250102193632s500x500q85.jpg
Đi Hà Giang mà ngủ trên xe thì uổng bởi mỗi cung đường là một cảnh quan độc đáo. Đường Hà Giang hẹp và hiểm trở, xe 45 chỗ không chạy được. Gặp xe ngược chiều là một trong hai chiếc phải dừng lại nhường đường.

Có nhiều con đường nhỏ xen giữa đá, cheo leo sườn núi, len lỏi giữa rừng hay đỏng đảnh bùn lầy trơn trượt… dành cho dân “offroad”. Gặp mùa mưa, nhiều đoạn phải lấy xích quấn bánh xe mới vượt qua được. Bù lại là những cảnh đẹp trinh nguyên mà dân đi ô tô không có được
http://nf6.upanh.com/b5.s4.d4/55d336de47fd44e8373fbef2347d9b4e_37730646.2243904310102193632s500x500q851.jpg
Ở Hà Giang “sỏi đá cũng lên bông”. Rừng trên đá; bắp, lúa, khoai, đậu, rau và hoa đều mọc trên đá. Từ bếp lò đến hàng rào, chuồng ngựa, chuồng trâu… cũng làm bằng đá. Tất cả toát lên một ý chí giản dị mà phi thường, người miền xuôi khó mà hình dung nổi. Nhiều đứa bé sinh ra, lớn lên, cả đời chưa đi hết đại ngàn đá mênh mông quê mình. Trẻ con vùng này hồn nhiên, lam lũ, hiếu khách và đẹp như tranh. Gặp người lạ là ríu rít vẫy tay, mắt ngời rạng rỡ. Nghe tiếng động cơ là ào ra đường để xem xe, xem người. Hạnh phúc của lũ trẻ cũng mộc mạc như đá. Lần nào đến đây tôi cũng mang theo năm ba ký kẹo, loại kẹo cứng, càng ngọt càng tốt để gửi cho bọn trẻ chút tình miền xuôi. Chúng không thích các loại kẹo dẻo và chưa biết ăn chocolate.
http://nf9.upanh.com/b1.s1.d3/f941741248e2c8826e0e678eb4879673_37730679.2174551190102193632s500x500q85.jpg
Đến Hà Giang, xe khó lòng chạy suốt; phải dừng lại ngắm cảnh, chụp ảnh, bởi thiên nhiên thay đổi theo mùa, theo ngày, theo buổi. Đến Đồng Văn là trở lại Sa Pa 30 năm trước, trở về Đà Lạt cách đây 60 năm. Giữa gam màu xanh của thực vật, màu xám của đá và đất trời, ngũ sắc của các loài hoa, bỗng sống động những sắc màu ấm áp của con người. Từng tốp người ríu rít lao động hay đơn lẻ cày bừa, thảnh thơi nhổ cỏ. Tôi đã có dịp ào xuống ruộng, nhổ mạ và cấy lúa với các cô gái Dao nhí nhảnh ở bản Kuông. Các nàng có nhiều trang phục để chưng diện theo mùa. Mùa nào cũng rực rỡ kiêu sa với hương hoa đặc trưng không lẫn vào đâu được. Hình ảnh trâu bò cày bừa thong thả, có khi vừa làm vừa gặm cỏ hay chú bê con theo mẹ tập cày là những nét đẹp mà ở miền xuôi đã lùi vào quá khứ..
http://nf0.upanh.com/b2.s8.d1/d5067b8de5d9b8be923001c7b987919e_37730700.317864225383d617cf2eo.jpg
Ngoài đá, đặc sản văn hóa nổi bật nhất của Hà Giang là chợ. Có chợ phiên cuối tuần như: Mèo Vạc, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ… Có chợ lùi - một dạng chợ phiên hàng tuần, lần lượt lùi ngày họp chợ như Phố Cáo. Có chợ cả năm chỉ họp một lần như chợ Phong Lưu Khâu Vai, một trong vài chợ tình còn giữ nguyên chất mộc vốn có. Mọi người đến đây để gặp lại bạn bè, cả những người “có duyên mà không nợ” hay đi tìm một nửa của mình… Chỉ một ngày đêm duy nhất, từ tối 26 đến chiều 27 tháng 3 âm lịch hằng năm. Sau đó, ai về nhà nấy, trở lại với cuộc sống bình thường
http://nf5.upanh.com/b5.s20.d1/6ba6a48242c99eb09bc33a1535802585_37730785.2121226720102193632s500x500q85.jpg
Nhiều người, từ già đến trẻ, đi chợ Hà Giang chỉ để xem, để nghe, để ngửi và để gặp người quen. Thế cũng là hạnh phúc sau một tuần lam lũ. Có nhiều bộ cánh xinh đẹp, chân diện giày vớ mới. Có những bộ sờn vai, cũ kỹ với đôi giày há miệng hoặc đôi dép sứt quai. Có tiền thì đi xe ôm, không thì cuốc bộ vài chục cây số là chuyện bình thường. Ở chợ Hoàng Su Phì, tôi đã cõng thử gùi củi của cô gái Hmông. Phải hơn 40 ký, giá chỉ 25.000đ. “Nhà em bên kia sườn núi, cách chợ chừng 12 cây số”. Tôi xin mua 2 bó củi nhưng vì không mang về được nên nhờ em... bán giúp. Em cầm tiền mà cứ tưởng tôi đùa. Chợt đắng lòng khi hiểu ra, hai ngày công của vợ chồng em chỉ bằng ly cà phê ở Sài Gòn.
http://nf9.upanh.com/b6.s1.d4/d92a7e9d432eca368fe6dcd6a3951512_37730839.31795070005be653917fo.jpg
Ẩm thực Hà Giang cũng độc đáo và đa dạng. Cải ngồng thon thả như đọt măng tây, dưa “mèo” mũm mĩm tựa chuột bạch, các loại đậu và bắp non… xanh mượt. Tất cả đều là rau sạch, giòn ngọt lạ lùng. Lạp xưởng và thịt xông khói được chế biến cầu kỳ, mang hương vị đặc trưng vùng đá.

Các loại tôm, cá suối chiên, măng mai gói thịt, thịt kho quả trám, giò heo hầm ấu tẩu, rau đắng núi… ăn rất tốn cơm và lạ miệng. Gà vùng đá cực ngon - loại gà đen từ lông đến da, từ cẳng đến mào, từ xương đến thịt. Luộc, xào, nướng, nấu canh… đều không “đụng hàng”
http://nf0.upanh.com/b5.s17.d2/53d43604bda1d05c668086f32ed35485_37730880.2243904310102193632s500x500q851.jpg
Các món cháo nấu từ củ ấu tẩu, thắng cố; các loại bánh mèn mén, bánh bắp, bánh bột nướng thơm bùi. Xôi ngũ sắc, rượu Lũng Bá, trà Shan tuyết Lũng Vài; các loại khăn lanh của bà con dân tộc (coi chừng hàng Trung Quốc giả mạo)… là những thứ phải ăn thử và mua về làm quà.
http://nf5.upanh.com/b2.s1.d4/c8d7e480ffa5e223c23af14464a50564_37730895.img9285.jpg
Đạo diễn Lê Bảo Trung, thành viên của đoàn khách Lửa Việt, khoe với mọi người đôi giày bện bằng tay từ cỏ khô vừa mua được. “Tác giả là một ông cụ lãng tử mang dáng dấp Bùi Giáng. Cụ bảo: mỗi tuần tao chỉ đan được một đôi. Muốn mua thêm thì tuần sau trở lại…”. Ông nhận tiền rồi mua rượu uống tràn. Chợ nào cũng có khu uống rượu, nhộn nhịp hơn cả khu ăn. Già, trẻ, đàn ông, phụ nữ đều uống và hút “Bazoka” - loại điếu cày khổng lồ. Gần trưa là say liểng xiểng, nằm đâu ngủ đó. Cuộc sống luẩn quẩn kiếm tiền, uống rượu nên thể trạng người dân tộc cứ quắt lại và lùn hơn
http://nf7.upanh.com/b6.s5.d3/8d7fcbc142acb39bfc8c780b245b159a_37730917.2945959600102193632s500x500q85.jpg
Hà Giang có nhiều điểm tham quan kỳ thú như núi Đôi ở Quản Bạ; dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình ở Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, núi Cô Tiên, đèo Mã Pí Lèng, các thửa ruộng bậc thang, núi Tây Côn Lĩnh, phố cổ Đồng Văn... Đáng tiếc là khu phố cổ ngày càng biến dạng bởi các ngôi nhà mới lòe loẹt mà chẳng thấy ai cản ngăn, quy hoạch. Ngành du lịch Hà Giang đang khởi động cải tạo Khâu Vai thành “trung tâm du lịch văn hóa” của tỉnh, nâng cấp miếu Ông, miếu Bà; xây thêm nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, đón khách thập phương, từng bước “xóa bỏ” chợ tình, cũng như từng “xóa sổ” chợ tình Sa Pa và nhiều nơi khác. Nghĩ mà buồn cho kiểu tư duy du lịch “thằng Bờm”

( Theo Thanhnien, ảnh internet)

hung vi
09-11-2011, 01:00 PM
Ý Tý là xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, không chỉ đẹp bởi được mệnh danh là “vùng đất sương mù” và có những cánh rừng nguyên sinh độc đáo mà còn là một điểm du lịch quyến rũ mang đậm bản sắc của các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
http://nf7.upanh.com/b6.s20.d1/fa79eed4f1ee0db0c735259d566b90c6_37731117.62011to0116.jpg
Rời sân ga Lào Cai, du khách đi xe ô tô lên thị trấn Bát Xát rồi từ đó men theo các đường núi khoảng 70km là đến Ý Tý. Đó là một thung lũng nằm ở độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi Nhù Cù San, đỉnh núi cao tới 2.660m, gần như quanh năm mây phủ. Đi ô tô, bạn có thể nhìn thấy lưng chừng núi những con đường mòn ngoằn ngoèo rồi hút dần trong đám lá rừng, những ngôi nhà thấp thoáng trong mây. Ý Tý đẹp bởi mây, bởi núi và cũng rực rỡ với những thửa ruộng bậc thang trồng lúa. Xã Ý Tý có 15 bản với 4 dân tộc là Hà Nhì, Dao, Mông và người Kinh ở trung tâm thị trấn; trong đó nhiều nhất là người Hà Nhì
http://nf1.upanh.com/b4.s4.d2/510c9204364369bc0ef7fe20a4413728_37731181.62011to02157.jpg< Ngày mùa trên ruộng bậc thang vùng cao Ý Tý.

Đến Ý Tý, bạn sẽ rất thú vị khi gặp chợ phiên vào ngày thứ Bảy, nơi tập trung nhiều người dân tộc như Hà Nhì, Dao, Hán, Giáy, Mông… với bức tranh trang phục đủ các sắc màu. Người Mông mang trang phục váy xòe, người Hà Nhì với cặp ba lá và mái tóc giả tết bằng len quanh đỉnh đầu. Người Dao vấn chiếc khăn chim công trên đầu… với những nụ cười hồn nhiên, trong trẻo. Họ cùng nhau mua bán các sản vật địa phương và các sản phẩm thổ cẩm, thêu... của gia đình.
http://nf1.upanh.com/b2.s11.d3/b421edd99c6845daa4caa74274873a3d_37731211.62011to04422.jpg< Chú bé Hà Nhì ngủ say trên lưng mẹ.

Ở Ý Tý có một kiến trúc nhà ở đặc biệt, đó là nhà trình tường. Một kiểu nhà còn giữ được nét hoang sơ nguyên thủy theo lối kiến trúc truyền thống của người Hà Nhì. Nhà thường được kết cấu hình chữ nhật, có một cửa chính và cửa tò vò thông gió ở trên cao, không có cửa sổ, nhưng mùa đông rất ấm áp mà mùa hè lại mát mẻ.
http://nf0.upanh.com/b1.s18.d2/f2354cae42df7955bc592fad1b04465f_37731240.62011to11760.jpg< Chẻ tre làm nhà.

Tường nhà được nện bằng đất rất dày, từ 30 - 40cm. Mái nhà chủ yếu được lợp bằng gỗ. Tại đây, du khách sẽ bắt gặp các hộ gia đình người Hà Nhì sống trong những ngôi nhà trình tường ở trên núi, bên cạnh những con suối và những lối mòn quanh năm rụng đầy lá cây rừng.
http://nf5.upanh.com/b4.s8.d4/fc620d73e49327c19de172217a71d78a_37731275.62011to05531.jpg< Chợ phiên vùng cao Ý Tý.

Theo lời kể của bà con dân bản, cứ vào dịp đầu xuân, dân cư ở Ý Tý lại nô nức tổ chức lễ “cúng rừng” (tiếng địa phương gọi là lễ cúng “gà ma do”) để thể hiện lời hứa với thần rừng là không xâm hại đến rừng thiêng.
http://nf5.upanh.com/b3.s1.d3/51102ff6780b787759f7d19e6c476e55_37731305.62011to08890.jpg< Món xôi tím đặc trưng của vùng cao.

Lễ vật dâng cúng thần rừng gồm có một con lợn chừng 60kg, 6 con gà, 6 mâm xôi và 6 lít rượu. Mỗi nhà phải cử ít nhất một người ăn mặc theo trang phục cổ truyền của dân tộc để vào khu “rừng thiêng” của thôn để cúng. Đặc biệt, tất cả mọi người phải bỏ giày dép, đi chân đất. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như vậy mới thể hiện được sự tôn trọng đối với thần rừng.
http://nf8.upanh.com/b6.s13.d3/6611470040c76d371ddb5f8f31d5722b_37731328.62011to03282.jpg< Đàn ông người Dao dạy nhau cách học chữ Hán cổ.

Người Hà Nhì ở Ý Tý chiếm đến 60% dân số, họ cư trú gần nguồn nước để đảm bảo nước cho sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu. Trang phục của phụ nữ Hà Nhì là áo cổ tròn, phần cuối vạt trước và sau cắt lượn hình tam giác cân, nhưng có lẽ chiếc mũ là đẹp hơn cả bởi nó được trang trí bằng các đồng xu nhôm có gắn quả bông làm bằng loại chỉ màu có tua rua ở trên đầu.
http://nf6.upanh.com/b2.s4.d3/6910c10621e910527a42032e4e2fd29f_37731366.62011to09984.jpg< Cô gái người Hà Nhì đi gùi củi.

Người phụ nữ Hà Nhì rất chăm chỉ lao động. Đi đâu họ cũng đeo một chiếc gùi có quai tết bằng lông đuôi ngựa vừa để làm đẹp và vừa để trừ tà ma.
http://nf0.upanh.com/b3.s17.d2/ddb7627c3ce33bfc7fe0028d4b41c36c_37731380.62011to10109.jpg< Đặc sản thuốc lá tươi của Ý Tý.

Không chỉ là nơi gìn giữ những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc, là nơi có khí hậu, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, Ý Tý còn ẩn chứa nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Trong những khu rừng già nơi đây, cây thảo quả trở thành nguồn “vàng nâu” quý giá cho vùng đất này.
http://nf0.upanh.com/b3.s19.d1/033532b51ebd9bdf4c1533662883ed9f_37731400.62011to07781.jpg< Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh trên vùng cao Ý Tý.

Do nhiệt độ thường dưới 20°C, có những dòng suối với nguồn nước trong lành quanh năm nên Ý Tý còn là “vùng đất hứa” trong việc phát triển các giống cá nước lạnh có nguồn gốc từ châu Âu như cá hồi, cá tầm…

Hiện nay, đường lên Ý Tý đã tốt hơn trước rất nhiều, ôtô có thể chạy thẳng được vào bản nên thuận lợi cho du khách mỗi khi đến với bản làng. Nếu là người ưa khám phá, Ý Tý chắc chắn sẽ là điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi lên với vùng cao Tây Bắc Việt Nam.

(Theo Báo Ảnh VN)

hung vi
09-11-2011, 01:23 PM
Tháng Giêng, khi miền xuôi đang tràn ngập lễ hội, đó chính là lúc những thung lũng, những vạt đồi, sườn nương ở các huyện của Bắc Hà (Lào Cai) như Bản Phố 1, Bản Phố 2, Na Hối,… cây mận đang bung hoa rực rỡ
http://nf8.upanh.com/b3.s2.d4/b0be263e5ce6b30a93f66ed1ca68dd22_37732068.bacha.jpg
Cái tên Bắc Hà xuất phát từ cụm từ tiếng Tày “Pạc ha” nghĩa là “Trăm bó gianh”. Thời thuộc Pháp, người Pháp ghi lại âm Pạc ha bằng chữ cái latinh thành Pakha. Người Việt đọc trại thành Bắc Hà rồi trở thành tên gọi chính thức của vùng đất này. Nhưng bây giờ, nhiều người nhắc đến Bắc Hà là nhớ tới cái tên quyến rũ “cao nguyên trắng”. Tất cả có lẽ khởi xuất bởi đây là nơi trồng nhiều mận tam hoa nhất ở Việt Nam. Dù cho mận tam hoa đến Bắc Hà sau khi đã có thời gian “ở lại” với Quảng Ninh, nhưng xứ sở vùng cao với khí hậu mát mẻ quanh năm là mảnh đất lành để mận tam hoa ở lại, làm lên một thương hiệu gắn với đất và người nơi này
http://nf0.upanh.com/b2.s11.d2/86af6f0049483e76b7f2249721dd946d_37732070.bh.jpg
Trước Xuân Tân Mão, do thời tiết khắc nghiệt những vườn mận đã im lìm xám xịt. Nhưng sau Tết, những người trồng mận ở Bắc Hà có thể nở nụ cười khi thấy mận bung hoa rực rỡ, và chờ đợi đến tháng 5, 6 sẽ có mùa thu hoạch.

Nhưng Bắc Hà không chỉ có mận. Rượu ngô Bản Phố là một đặc sản dễ làm mềm lòng du khách. Ở Bản Phố dường như gia đình nào cũng biết nấu rượu ngô, và mỗi khi khách bước qua bậu cửa, chén rượu thường được dùng thay chén trà mời khách
http://nf1.upanh.com/b6.s9.d2/80e21acbbfe0438a6e300f85a6a66344_37732101.hoa5.jpg
Bắc Hà mùa Xuân không chỉ có mận trắng trời. Những cây đào của người Mông cũng đang khoe sắc hồng bằng vẻ đẹp quyến rũ rất riêng. Rồi những vạt cải vàng rực nơi hiên nhà và những cô gái váy áo rực rỡ sắc màu của 14 dân tộc như Mông, Tày, Nùng, Phù Lá… luôn tạo cho dân nhiếp ảnh những bất ngờ thú vị.

Vẫn chưa hết, Bắc Hà mùa này còn rất nhiều… sương. Mỗi lần đến Bắc Hà du khách đều thấy vùng đất này có nhiều thay đổi, duy chỉ có sương là vẫn thế… Và sương, cũng là một vẻ đẹp để làm nên “thương hiệu” Bắc Hà - Cao nguyên trắng

(Theo QuehuongOnline)