PDA

View Full Version : Một thời vác đá xây Trường Sa



hung vi
13-10-2011, 08:26 PM
http://nd0.upanh.com/b6.s10.d2/64549b767d80d6ef42449f02f182894d_36495600.buoisangtruongsa.jpg

Từ bao đời, các thế hệ người Việt đã nối tiếp vun bồi công sức, góp từng viên đá, mồ hôi và cả máu để xây dựng nên một Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc giữa trùng khơi.
Ngồi nói chuyện với chúng tôi ngay sau ngày xảy ra sự kiện tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp ở khu vực thềm lục địa VN, chính ủy đơn vị Công binh M31 hải quân, thượng tá Nguyễn Viết Nhất, khẳng định VN không bị bất ngờ trước tham vọng của nước ngoài về biển đảo.

Nhiệm vụ đặc biệt

Trong ký ức mình, ông Nhất còn nhớ như in đúng 21h30 tối 30 Tết Mậu Thìn (tức ngày 16/2/1988), đơn vị M31 nhận được lệnh khẩn của Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân phải điều gấp một phân đội từ Quảng Ninh vào Cam Ranh để nhận nhiệm vụ đặc biệt: tiếp tục xây dựng công trình tại Trường Sa!

http://nd0.upanh.com/b2.s16.d2/67218aa0b043a9ecca66e46cd88dd312_36495650.507743.jpg< Đoàn M31 hành quân đi xây đảo ở Trường Sa năm 1988.

Lính công binh quanh năm ở công trình, ngày tết mới được về quê. Nhưng chỉ một tiếng sau khi nhận được lệnh, đơn vị M31 đã triệu tập hội nghị cán bộ cốt cán và ngay đêm giao thừa, tất cả lãnh đạo đơn vị đang ứng trực tỏa xuống các gia đình cán bộ ở khu vực đóng quân tiếng là chúc tết, nhưng chủ yếu phổ biến nhiệm vụ, triệu tập cán bộ lên đường. Sáng mùng 1 Tết, xe M31 đến từng nhà đón cán bộ, chiến sĩ. Ngày 15/3, sau khi chuẩn bị xong phương tiện, vật tư, thiết kế, phân đội đầu tiên của đơn vị M31 hành quân thẳng tiến về Trường Sa.

Ông Nhất kể: “Thời đó mình chưa phải là lãnh đạo đơn vị, trước khi lên đường ra Trường Sa mình gộp hết tiền mua hai nồi áp suất, một tặng vợ, một tặng gia đình nhà vợ”. Lúc ấy 28 tuổi, con vừa sinh, ông Nhất nhớ lại cảm giác kỳ lạ của mình:“Cũng xác định trước có thể hi sinh, món quà trên có thể là món quà ân nghĩa cuối cùng với người ở lại”. Nhưng để giữ không khí Tết thanh bình, trước khi lên đường ông chỉ nói với vợ: “Anh đi công tác xa, cố gắng chăm con”.

http://nd1.upanh.com/b5.s9.d2/b4a5199100d39e7a68fcb36f762c3937_36495711.thai266972x726.jpg
Khởi hành

< Buổi chào cờ đầu tuần trên Đảo Thuyền Chài.

Đại tá Vũ Tiến Quỳnh, hiện là chỉ huy trưởng đơn vị Công binh hải quân M31, hóm hỉnh nhớ lại: “Hồi đó chúng tôi phải ngồi cỡ hai ngày đến một tuần trên cái “máng lợn” thì mới đến Trường Sa”. Ông Quỳnh giải thích: công binh thời đó hay ra đảo trên tàu há mồm LTU. Tàu này không có phòng, cả trung đoàn trưởng ra đảo cũng phải tự tìm chỗ trên boong mắc võng mà nằm. Nắng chói chang, sóng tạt, mưa ầm ầm cũng cứ ở boong chịu trận.
Sống giữa hai cái sườn tàu như máng lợn nên tàu LTU chết tên là “cái máng lợn”. Thượng tá Nhất cũng nhớ: “Tàu LTU thời đó chỉ bằng tàu cỡ 30-40 tấn ngày nay. Nó vừa cõng vật liệu, lại chở cán bộ chiến sĩ nên rất chật”

http://nd6.upanh.com/b2.s9.d1/8b9fe44bde8337304424b1e04da232f9_36495766.507744.jpg
< Làm móng xây nhà trên đảo Núi Le, Trường Sa năm 1988.

Đại tá Vũ Tiến Quỳnh nhớ lại nhiệm vụ đầu tiên của M31 là xây nhà kiên cố ở đảo Đá Lớn. Công binh được lệnh xây nhà cấp 3 bằng gỗ, lợp mái tôn. Ra đảo ai cũng biết khó khăn, nhưng với nhiều người lính, gian khó không ai nghĩ lại ghê gớm đến thế. Thượng tá Nhất nói khó nhất là khâu truyền tải. Ngày đó không có cơ giới, tất cả làm bằng tay. Đá, cát, sắt thép bê từ thuyền xuống xuồng quá truân chuyên. Có khi chiến sĩ dưới xuồng cầm được đá rồi, nhưng gặp sóng dữ cả người lẫn đá văng xuống biển

http://nd6.upanh.com/b3.s6.d3/035295ba2ca8ae6ffe34f92e8184a827_36495816.thai2881130x657.jpg


< Chiều trên đảo Núi Le.

“Ngày đó chúng tôi có loại dây nilông không chìm, khi chất xong vật liệu xuống xuồng phải lần theo dây này kéo xuồng vào đảo”. Đoạn đường này có khi dài vài cây số vì vướng bãi san hô, thuyền không thể vào sâu được. Nắng cháy, rồi cả ngày chiến đấu với nước, bàn tay người lính bạc thếch. Những chiếc dây nilông ghì kéo với sóng to gió lớn làm bàn tay họ tước cả thịt da. Điều kỳ lạ là chỉ trong 12 ngày, công binh Hải quân M31 đã dựng xong nhà cấp 3 ở Đá Lớn, bàn giao cho chiến sĩ canh giữ, thêm một lần nữa khẳng định dứt khoát chủ quyền VN ở Trường Sa.
http://nd5.upanh.com/b5.s15.d2/4e1c49c08d25bfa5b69b6c31fb6c9ffc_36495855.507903.jpg
< Công binh tập kết đá xây nhà cấp 1 trên đảo Len Đao, tháng 5/1989.

Căng thẳng nhất là thời điểm đổ bộ tái cắm mốc và xây nhà ở đảo Cô Lin và Len Đao năm 1989.
Để bắt đầu xây đảo, đơn vị M31 cử một tổ tiền trạm ra hai đảo. Tàu HQ 668 chở đoàn đi. Ngay khi vừa xuất phát, HQ 668 đã phải neo lại giàn khoan năm ngày vì sóng quá dữ. Dự kiến tàu sẽ đi một vòng, rồi từ đảo Sinh Tồn đổ bộ nhanh vào Cô Lin và Len Đao.

Nhưng do sóng to, tàu lại nhỏ, phương tiện cũ nên HQ 668 đã đi lạc vào đảo Chữ Thập. Đến 4g sáng cùng đêm đó, tàu lại lạc vào đảo Ga Ven. HQ 668 chuyển hướng, sáng sớm thì tới Nam Yết. Trong khi HQ 668 lênh đênh trên biển thì tàu chở vật liệu lại ở Sinh Tồn. Từ Nam Yết, HQ 668 đi vòng sang Cô Lin và Len Đao, đổ bộ để triển khai tiếp tục xây dựng các công trình.

http://nd5.upanh.com/b2.s9.d3/8bdb4795c5290363a613b7dd8b86f152_36495885.lenao2.jpg

< Và Len Đao bây giờ...

Nhiều sáng kiến đã được đưa ra, như vận chuyển bêtông ngầm dưới nước, làm giàn giáo dã chiến... để đẩy nhanh tiến độ. Có chiến sĩ đã làm cả những thanh gỗ, phủ bạt lên, trông như pháo để uy hiếp, giảm ý chí tấn công của nước ngoài. Chỉ sau ba tháng, những chiến sĩ công binh đã tự hào nối tiếp cha ông, họ đã xây nên công trình trên hai đảo Cô Lin và Len Đao.

Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên chỉ huy trưởng đơn vị công binh Hải quân T3, nguyên tư lệnh Binh chủng công binh, vẫn nhớ như in những ngày bắt đầu công tác tại Trường Sa: “Thời ấy đảo chưa trồng rau được, cán bộ chiến sĩ quanh năm ăn đồ hộp nên hầu hết bị bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh kiết.

Lúc mới ra tôi có mang theo ít măng khô, rau củ. Nhìn anh em nào yếu, tối tôi phải gọi riêng vào phòng cho củ su hào. Có khi chỉ một cọng rau không còn lá nhưng lính quý, chảy nước mắt

http://nd1.upanh.com/b3.s1.d3/35f0dd5347a3f1162c0fe1dfdaaf0c27_36495921.truongsavnn2.jpg

“Xây Loa thành trên biển”

Không chỉ lo sóng lớn, bão bùng, những ngày đẹp trời ở Trường Sa cũng là thử thách với những người xây đảo. “Nắng ở đảo chói chang, nên có một lần ra đảo, kỷ lục bốn lần tôi bị thay da” - đại tá Vũ Tiến Quỳnh, hiện là chỉ huy trưởng đơn vị công binh Hải quân M31, kể.

Do nắng rát, lại liên tục ngụp lặn, nhiều chiến sĩ đã tính vui thâm niên bằng những lần bong tróc, thay da. “Có khi da mới thay còn đang đỏ, sau một ngày làm lại bong ra thay lớp mới” - ông Quỳnh nói

http://nd6.upanh.com/b5.s8.d3/2ab0067db47a832d9687250b17ad5437_36495946.thai2511002x753.jpg

< Sửa sang công sự, sẵn sàng chiến đấu.

Thời tiết Trường Sa khắc nghiệt, những ngày làm đảo Đá Lớn, ông Kiền lần đầu tiên đưa xuồng máy ra chuyển tải, kéo thuyền vật liệu để bớt sức công binh. Nhưng cũng chỉ được một tháng là các máy đẩy lần lượt hỏng hệ thống điện, phải dừng lại. Chỉ còn một chiếc, chiến sĩ phải “áp đặt chế độ nghỉ dưỡng đặc biệt cho máy”, chỉ dùng khi cần cấp cứu, tình huống khẩn cấp. Nhưng người lính thì vẫn phải làm. Thủy triều xuống là tất cả lại lao ra công trường, bất kể ngày đêm.

Anh Nguyễn Văn Thống, nguyên tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn thuộc đơn vị công binh Hải quân T3, nhớ mãi những ngày hè xây đảo. Rồi mưa dông kéo đổ giàn giáo, tường vữa nhưng người chiến sĩ cứ làm và cuối cùng những ngôi nhà trên sóng dần hiện ra. “Chúng tôi như những người xây Loa thành trên biển” - anh Thống tự hào kể.

http://nd6.upanh.com/b2.s3.d3/d17edd8a4890fed3e38a41007004f672_36495956.thai268957x702.jpg
Phút giây sống chết

< Đảo Tốc Tan 1988.

Ngày 25/3/1990, tàu HQ 617 đưa một đại đội ra đảo Đá Lớn đào nền san hô cứng để tiếp tục mở luồng dài gần 1km vào một âu thuyền trú bão cho ngư dân. Tàu phải đậu ở xa, tránh va phải đá ngầm. Nếu đóng quân trên tàu, mỗi buổi thời gian đi về mất cả tiếng. Bộ đội quyết định “đóng quân” trên hai bãi nổi chỉ cỡ vài chục mét vuông.
“Doanh trại” của chiến sĩ bên trên chỉ có một tấm bạt, dưới chằng đủ nồi niêu, xoong, chảo. Khi thủy triều lên nó “phập phù trên mặt nước”, khi gió mạnh thì sóng tràn qua.

“Chiến đấu” với nắng gió được hơn một tuần thì xảy ra sự cố. Ông Hoàng Kiền vẫn nhớ như in đó là đêm 4/4/1990, khoảng 1h sáng, đang ngủ thì bỗng dông ầm ầm ập tới. Chiến sĩ gác vừa hô báo động thì gió đã thổi, sóng vỗ ào ào. Cả đơn vị giật mình. Không kịp buộc vật dụng sinh hoạt, tất cả từ sĩ quan đến chiến sĩ đứng dàn thành vòng tròn ôm chặt lấy nhau

http://nd8.upanh.com/b1.s8.d4/b4498d1cabd83dc209b4613316dd12b9_36495998.thai2861106x783.jpg
< Đảo Thuyền Chài tháng 5 năm 1988.

Gió càng lúc càng to, sóng trùm cả lên đầu. Cứ sóng ập vào là cả chục người lại bị bốc lên cao cỡ hơn 1m rồi ném xuống. Chỉ một người lỏng tay là cả nhóm bị cuốn ra biển. Lúc đó, đã có những người hét lên để át tiếng gió, dặn dò nhau ai sống thì về quê nhắn hộ mấy lời cho con... Có thể họ đang đối diện với những giờ phút cuối cùng.

Nhưng những cánh tay, bàn chân bám trụ của người lính đã chiến thắng. Dông qua đi, không ai ngủ tiếp. Nhiều người hát như vừa được sống lại dù biết cuộc sống sắp tới sẽ gian khó hơn do nồi, niêu, vật dụng cá nhân... đã bị trôi gần hết
http://nd7.upanh.com/b4.s9.d2/c7522d8e9aadbb23c0243efe96f3e9d2_36496027.thai2891029x762.jpg
< Đường vào đảo Đá Đông.

Sáng, cả đơn vị họp và quyết tâm... trụ lại ở bãi nổi thay vì rút lên tàu. Hai kỹ sư công trình Hoàng Đình Đạm và Võ Hồng Khanh được dịp trổ tài. Ông Hoàng Kiền quyết định tạm dừng thi công một ngày, tất cả đi vác đá, làm công sự chống sóng.

Bất thường nắng gió Trường Sa được đại tá Vũ Tiến Quỳnh kể lại: “Trời, nước ở Trường Sa rất lạ, bình thường thì biển lặng, đẹp như gương. Nhưng chỉ ầm ào vài phút là mây đen từ đâu kéo đến vây chặt lấy người. Gió có thể bốc người ra xa. Sóng lừng lững cả chục mét ập xuống

http://nd6.upanh.com/b5.s16.d2/82d93d18786f6f5a0457bf1e6a0de6f6_36496056.thai272990x744.jpg
< Xây dựng đảo Thuyền Chài.

Bão ở trên đất liền đã kinh khủng, bão giữa biển còn ghê gớm hơn. Nhiều đợt thi công, bộ đội công binh M31 phải đóng quân trên những pôngtông - một dạng phao nổi, có bạt ở trên, được neo bốn góc xuống đảo chìm, lúc nào cũng phập phềnh trên nước. Các chiến sĩ đơn vị M31 trên pôngtông vẫn còn nhớ trận bão năm 1994, dù trên phao nhưng có lúc pôngtông cuộn lại như hình tròn, rồi như một trái bóng bị ném văng theo ngọn sóng.

Trận bão năm 1994, một pôngtông của công binh M31 bị cuốn phăng ra biển. Những người ở lại tưởng đã phải vĩnh biệt đồng đội, nhưng cuối cùng pôngtông được một tàu cứu sống.

Những vụ nổ nhớ đời

Ông Hoàng Kiền còn nhớ vụ nổ mìn tạo luồng ở đảo Đá Lớn. Ông và cán bộ phải trực tiếp chứng kiến nổ. Lợi dụng tảng đá lớn án ngữ, công binh dùng đá, gỗ tạo một công sự vững chắc, có lỗ châu mai nhìn ra ngoài, cách điểm nổ 200m.

http://nd8.upanh.com/b3.s4.d1/234497e5f38b28c5b0d04be51d244434_36496078.datnuocnhintutruongsa.jpg

< Dãi cát hình chữ S ở Trường Sa.

“Lúc mới nổ mặt đất rung lên, tôi nhìn thấy cả một con kênh vừa được tạo, nước dạt ra, để lộ đáy cát trắng tinh trông tuyệt đẹp”. Quả nổ đó dù rải theo chiều dài luồng cần mở nhưng cũng rất mạnh. Ngay lập tức nước và sóng xung kích tràn đến.

Đất đá không phá được công sự nhưng nước thì tràn vào và khói thuốc nổ mịt mù. Không thở được, trời đất đen kịt. Ông Hoàng Kiền tưởng chết nhưng điều lạ kỳ chính ông cũng không hiểu sao mình vẫn sống. Ông quay lại nhìn những người lính đứng đằng xa, mặt ai cũng nhem nhuốc khói

http://nd2.upanh.com/b5.s12.d4/1421996ad8bb82abc411a72907dbc7a6_36496122.truongsavnn1.jpg

Một lần nữa trong năm 1990, sự kiện thoát chết với người lính công binh T3 có lẽ rất khó quên là quả nổ cuối cùng thông luồng vào Đá Lớn. Tàu vận tải đã vào bờ, chỉ có hai tàu LTU bảo vệ ứng trực. Bằng linh cảm lạ, chỉ huy tàu gặp lãnh đạo công binh đề nghị “phải tạo luồng nhanh thôi, không bão đến thì đắm tàu”. Ông Hoàng Kiền đồng ý với đề nghị khi có bão phải cho lính ông lên tàu. Rồi ông Kiền quyết định thực hiện quả nổ.

Tướng Kiền cho rằng: “Đó là một vụ nổ mang tính quyết định. Phải sơ tán bộ đội trong phạm vi 5km. Luồng vừa thông, tàu vừa vào hồ thì hôm sau bão dữ ập đến. Không làm nhanh có lẽ không chiến sĩ công binh nào sống sót với trận bão”
http://nd8.upanh.com/b2.s10.d3/891139e1db5cf2259c27737fae954c47_36496148.truongsa26201029.jpg

Phải tiếp tục “thần tốc”

Những ngày này đại tá Hoàng Duy Lập - nguyên chỉ huy trưởng đơn vị công binh Hải quân T3, đã nghỉ hưu tại thành phố Đà Nẵng - ngày nào cũng chạy ra phố mua một tờ báo Tuổi Trẻ, dõi theo chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Ông nói: “Hồi năm 1988, cả nước phát động phong trào vì Trường Sa, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho sáu tỉnh thành gồm: Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Vũng Tàu - Côn Đảo, TP.HCM, Phú Khánh, mỗi địa phương làm một nhà kiên cố cho một đảo. Những con tàu mang tên Quy Nhơn, Sông Côn, Ba Tơ... đã chở hàng trăm công nhân cưỡi sóng ra sát cánh cùng bộ đội “tôn nền Tổ quốc”. Nay ta cần mở rộng, vươn lên vững chãi hơn về phòng thủ nên việc xây “Loa thành trên biển” rất cần phải làm theo cách thần tốc mà công binh hải quân từng làm...

(theo tuôi trẻ HNT)

hung vi
13-10-2011, 08:43 PM
http://nd8.upanh.com/b6.s6.d3/b2edfe89c8d863b97151f827af0b6c0d_36496298.giailaotrencotmocrd8.jpg

Cách Trường Sa hàng ngàn kilômet nhưng tại làng Bình Gi, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, Nam Định, không ít người lại nắm rõ từng đảo, luồng lạch ở Trường Sa. Nhiều phụ nữ kể vanh vách đặc điểm thời tiết, hải sản ở đảo. Làng Bình Gi có tới hàng trăm người dân từng ra Trường Sa xây dựng.

Nông dân xây Trường Sa

Làng Bình Gi nằm cách bờ biển chỉ vài kilômet. Ngoài trồng lúa, nghề phụ duy nhất của làng là xây dựng. Trai tráng trong làng cứ ăn tết xong là kéo nhau lên thành phố, ra các vùng khác làm thợ xây. Nhưng một điều lạ là trong tủ kính gia đình nào ở Bình Gi hầu như cũng có một vài vỏ sò, vỏ ốc, những nhành san hô nho nhỏ. Đến nhà ông Lê Văn Biền, một trong những thợ xây giỏi nhất làng Bình Gi, quý lắm ông mới mở tủ cho chúng tôi xem “đồ quý” của mình. Ông “bật mí”: “Vỏ ốc Trường Sa đấy! Đây là báu vật của đời tôi, mang về từ những năm đi làm ngoài đảo

http://nd6.upanh.com/b6.s9.d1/7c7a526612627c6d53cebbcbb043df1e_36496366.luuluyentienduachiensidug1.jpg

< Chia tay người thân đi làm nhiệm vụ, xây dựng, bảo vệ bờ cõi quê hương.

Không riêng gì ông Biền, cả làng Bình Gi nhiều nhà cũng có những kỷ vật của Trường Sa. Có người tiếc rẻ: “Trước chúng tôi thấy cái vỏ sò to cả mét nhưng không đem về được”. Làng Bình Gi từng có tới hàng trăm người ra Trường Sa làm thợ. Không chỉ thợ xây, Bình Gi góp cả thợ sắt, thợ mạ, thợ mộc, công nhân phá đá... Người ít thì đi dăm ba tháng, người nhiều đi mấy năm trời, về quê một thời gian rồi đi tiếp. Hỏi chuyện ngày xưa, những người nông dân lam lũ da sạm màu nắng biển cứ vanh vách kể những địa danh: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Song Tử, Sinh Tồn, Đá Lớn...

Những câu hát về Trường Sa thi thoảng vẫn ngân lên đâu đó ở làng. Đây là làng duy nhất từng được huy động quy mô lớn thợ đi xây các đảo ở Trường Sa và nhiều người tròn tay nghề từ Trường Sa, đi làm thợ xong về cho con cháu gia nhập những công ty đang nổi tiếng xây đảo hiện nay. Vì vậy, làng Bình Gi được nhiều cán bộ hải quân gọi vui là “làng xây đảo”

http://nd6.upanh.com/b3.s3.d1/f277dfd91b95e2e257038cee7621350a_36496386.vanchuyenximangcotthepxcb7.jpg
< Các chiến sĩ vận chuyển bê tông cốt thép đi xây dựng đảo xa.

Câu chuyện cả làng đi xây đảo ở Trường Sa đến với những người thợ làng Bình Gi thật tình cờ. “Đó là một cơ duyên đặc biệt” - ông Đỗ Ngọc Kiên, nguyên đội trưởng đội mạ thép cho đoàn công binh T3, nói.

Hồi đó làng Bình Gi còn nghèo. Nhà ông Biền dăm bảy miệng ăn mà mỗi khẩu chưa được nổi một sào ruộng. Một ngày, cả làng xôn xao chuyện ông Hoàng Kiền, khi ấy là trung tá, chỉ huy trưởng một đơn vị công binh, về quê tuyển người ra Trường Sa. “Lúc đó, ông Kiền nói cần tuyển công nhân có tay nghề cao để tiếp tục việc tôn tạo và xây dựng Trường Sa. Bà con sẽ được trả lương cao gấp đôi ở đất liền, ăn uống không mất tiền. Cả hai bố con tôi xung phong ra Trường Sa xây đảo, vì mình, vì Tổ quốc” - ông Biền nói. Cả làng Bình Gi có rất nhiều người đăng ký nhưng đợt đầu ông Kiền chỉ tuyển chín người thợ giỏi nhất.

http://nd2.upanh.com/b4.s5.d2/d2a39104ec885a6ea7c6566d97c9af0d_36496452.tronbetongxaykekw4.jpg
Những kỷ niệm không bao giờ quên

< Những mẻ trộn bê tông đã làm nên đảo và giữ vững đảo khỏi giặc ngoài và biển cả.

Bàn tay chai sạn, sần sùi, nước da màu đồng hun, ông Đoàn Văn Tự ở Bình Gi nổi tiếng ở “làng xây Trường Sa” với thâm niên hai “cuộc đời” gắn bó với đảo. “Thuở thanh niên, tôi nhập ngũ, làm chiến sĩ ở Đoàn M71 Hải quân. Sau xuất ngũ, số phận thế nào, thấy tuyển thợ đi Trường Sa, tôi xung phong và được luôn” - ông Tự kể. Dạn dày sóng gió nên ông Tự được đi làm ở khá nhiều đảo, mùa biển động về đất liền, ông cũng được giao làm tổ trưởng tổ sản xuất đá phục vụ xây đảo. Thời đó sức vóc trai trẻ, vác cả tạ lúa.

http://nd2.upanh.com/b4.s15.d2/a687e5e6bd11d0a39e030f3314d6c22f_36496492.canbothaynhauvanchuyenvdq3.jpg

< Các chiến sĩ thay nhau vận chuyển vật liệu.

Ngày đó, cái ám ảnh nhất là thiếu nước và phải chiến đấu thường xuyên với nắng gió. “Thời đó chỉ có vài cây xanh, anh em căng bạt ra, cứ thấy nao nao chuẩn bị say nắng thì chạy vào nghỉ một chút, rồi lại ra làm” - ông Tự nói. Xây được một hàng gạch ở Trường Sa bằng xây cả bức tường ở đất liền, ông Lê Văn Biền hồi tưởng: “Vữa để xây ở đảo phải trộn bằng nước ngọt, nhiều lúc phải dành nước ăn để trộn. Đôi khi ximăng ở trong bao, nước biển không vào được nhưng khi anh em bê, mồ hôi quyện vào nhiều đến nỗi bị vón thành cục”.
Tuy nhiên, xây được rồi, đôi khi người thợ lại đứng... khóc vì mưa kéo đến, công sức cả ngày tự dưng biến mất.

“Những bờ tường mới xây che chỉ được một phần, phần còn lại mưa tróc hết vữa, có cơn dông mạnh thì giật đổ luôn tường - ông Biền kể - Anh em gặp cơn mưa ai cũng đứng giữa trời để được tắm thoải mái. Nhưng có đợt mưa to quá, vữa trôi hết, sợ không đủ vật liệu làm, anh em chiến sĩ, cán bộ chỉ huy và thợ cùng đứng ngây ra khóc. Tay anh nào cũng phải cầm bao nilông tranh thủ tích nước. Rồi tự nhiên tất cả cùng quăng ra, lao vào chống tường. Mãi đến khi thấy nguy hiểm, quân lệnh yêu cầu tất cả vào nhà, mọi người mới chịu vào. Mình nhiều lúc cũng cứ thấy mặn mặn ở môi khi những bức tường bị gió thổi bay”
http://nd2.upanh.com/b1.s13.d2/060fe0c0abc0fe42a9a7479588f7e820_36496532.tauhq503vanchuyenvatlieab5.jpg
< Chiếc tàu HQ503 là chiếc tàu lớn nhất VN lúc bấy giờ chuyên chở vật liệu ra Trường Sa.

Sức mạnh của thiên nhiên khó nơi nào thể hiện thường xuyên và mạnh mẽ như ở Trường Sa. Đi xây đảo ở Nam Yết, ông Tự nhớ lại có lần đang đứng thì trời tối tăm mù mịt, ông cùng anh em chỉ kịp chạy vội vào công sự gần đó trú ẩn. Sóng nổi lên được một lát thì bỗng thấy cả một bồn đựng đầy 25.000 lít xăng bị cuốn bay mất. “Tôi không tưởng tượng nổi, nếu nghe ai nói thì chắc chắn bảo nói dóc, nhưng thiên nhiên ở đảo quả ghê gớm”.

Còn anh em ông Đỗ Văn Phông và Đỗ Văn Đoàn, vốn là hai thợ mộc giỏi nhất làng, lại nhớ những ngày làm “quên ăn quên ngủ, làm đi làm lại” vì Trường Sa. Ra đảo làm bàn, ghế, giường, tủ, cửa, ông Đoàn kể: “Chúng tôi làm cẩn thận lắm. Về báo cáo đinh sắt đáng đóng một cái, chúng tôi đóng 2, đảm bảo chắc 10-20 năm”.
Nào ngờ lãnh đạo trung đoàn 83 bắt... tháo ra đóng lại hết. Thời đó chưa có đinh inox nhưng quân lệnh yêu cầu đi đặt, thay 100% đinh, ốc, bản lề sắt thành inox. Ai cũng ngạc nhiên bảo “chơi sang” nhưng sau này mới thấy đúng là đinh sắt chỉ vài năm là cửa... rời ra hết
http://nd2.upanh.com/b5.s10.d2/6408cfe340eb1741a3b55e4c1a585910_36496552.chiensicanhgaclv8.jpg

Tình Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Phông thì “lấy làm lạ” vì khả năng làm việc của mình thời đó. “Chúng tôi được tàu chở đi dọc các đảo Đá Đông, Đá Lát, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Đá Lớn... Say sóng nôn mật xanh mật vàng, vậy mà toàn bộ giường, tủ, bàn ghế mỗi đảo chỉ làm trong hai ngày là xong”. Tàu đã lên lịch, cứ đúng giờ nhổ neo, hơn nữa, ông Phông kể nhà ở đảo không cửa như nhà không nóc, mưa là ướt từ đầu đến chân. Nhìn đôi mắt những người lính ở đảo, ông Phông bảo “chả thấy mệt nữa, vì so với họ thì mình... sướng quá”.

Với ông Đoàn Văn Tự, câu chuyện tiếp tục đi xây Trường Sa là chuyện được kể để giáo dục con cháu. Mỗi đảo xây xong, tấm bia đá chủ quyền được làm mới lại, khắc tên nước, kinh độ, vĩ độ
http://nd0.upanh.com/b1.s17.d2/04420aa43510ca0347be158ac2966937_36496590.508113.jpg

< Nhà lắp ghép trên đảo chìm.

“Có lần tôi chứng kiến cảnh một anh tên Thống, cán bộ đơn vị T3, đưa tấm bia chủ quyền để tiếp tục làm mới cho công trình. Xuồng vào gần bờ thì sóng to quá bị lật. Anh Thống không biết bơi, hô ầm lên. Anh em tới cứu. Sóng đánh cao cả mét, chỉ nắm được tóc Thống, thi thoảng nhấc lên cho thở. Thế mà khi vào đến đảo, Thống vẫn... ôm khư khư cái bia chủ quyền nặng cả chục ký. Anh em chiến sĩ ấy đã khiến chúng tôi cảm phục để làm tốt hơn công việc của mình. Cái tình Tổ quốc ở Trường Sa lớn lắm” - ông Biền nói.

32 năm phục vụ trong đoàn công binh M31, 28 năm lênh đênh “vác đá xây đảo” khắp các công trường trên các đảo nổi đảo chìm ở Trường Sa, với thượng tá Trần Quốc Thống, nguyên trung đoàn phó đoàn M31, chuyện về Trường Sa không bao giờ cạn.
Những trang sổ công tác đã ố vàng, những tấm ảnh kỷ niệm đã mờ nhòa nhưng ký ức thì vẫn nóng rát như nắng Trường Sa, vẫn ào ạt như sóng gió đại dương và ấm nồng như những nụ cười, giọt nước mắt người lính.
Ký ức sâu đậm nhất gắn liền với đảo chìm có cái tên đẹp nhất: đảo Tiên Nữ, điểm cực đông của lãnh hải Việt Nam.

Sự cố bất ngờ

“Sau Tết Mậu Thìn (1988), trung đoàn M31 nhận nhiệm vụ ra Trường Sa. Vợ tôi đang mang thai đứa con thứ hai, ấy vậy mà khi nghe báo tin đi nhận nhiệm vụ ngoài đảo, cô ấy chỉ hỏi một câu nhẹ như bấc: “Khi nào anh đi?”. Sự sẵn sàng ấy của vợ đã tiếp sức cho tôi rất nhiều”, sau hơn 20 năm, ông Thống vẫn nhớ từng chi tiết...

Năm 1988 thời khó khăn, những chế độ, tiêu chuẩn ưu đãi cho người lính đảo gần như không có. Đúng là thật khó để ra khơi, nhưng các đơn vị đều sẵn sàng. Bộ khung phối hợp giữa cán bộ kỹ thuật và lính nghĩa vụ hình thành, tiểu đoàn 884 của đại úy Thống tập kết ở Nha Trang để sẵn sàng lên đường.

http://nd2.upanh.com/b4.s6.d4/612d8238b57b3acf7c21f89fa9d3095b_36496622.508252.jpg

dựng nhà trên đảo Tiên Nữ năm 1989.

Sau mấy tháng mồ hôi làm mặn thêm biển, căn nhà cấp 1 có bốn tầng kiên cố đầu tiên đã mọc lên giữa vành đai san hô tuyệt đẹp của đảo Tiên Nữ. Cả khung 75 người vẫn ở trên pôngtông (một loại bè nổi - NV) để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng trong lúc chờ tàu ra đón.

Năm 1988 nhiều biến cố, cả biển cũng động sớm hơn dự báo. Tàu Hạ Long 01 chưa ra tới đảo Tiên Nữ đã gặp sóng to gió lớn mắc cạn. Trên chiếc pôngtông bập bềnh, ông Thống giấu kín thông tin tàu mắc cạn, vẫn bình thản chỉ huy toàn khung tiếp tục công việc, gia cố thềm đảo và chờ. Sóng ngày một to hơn, thời gian cũng ngày một dài ra. Đã hai tuần kể từ ngày hẹn, tàu vẫn chưa tới.

“Hôm ấy nước dâng cao, sóng cuộn xoáy như muốn cuốn pôngtông ra biển. Công việc không tiếp tục được, tâm trạng sốt ruột, hoang mang bắt đầu lan ra. Giữa lúc đó, một con sóng giật đứt một đầu dây xích neo pôngtông. Chỉ còn có ba góc, cả cái pôngtông rộng hàng trăm mét vuông với 75 con người rung giật dữ dội và bắt đầu trôi đi...”.
Trên gương mặt ông Thống hôm nay, giây phút căng thẳng hai mươi mấy năm trước như quay về.

Sinh mạng của 75 con người đặt nặng lên vai ông, nhưng đó vẫn chưa phải là gánh nặng nhất. Pôngtông bị cuốn trôi đi còn có nguy cơ sẽ bị sóng đánh đập vào nhà cấp 1 vừa xây xong gây thêm thiệt hại. Tín hiệu cấp cứu gửi về bộ chỉ huy nhận được một lúc hai thư trả lời. Tư lệnh: “Bằng mọi giá phải cứu pôngtông”. Phó tư lệnh: “Bằng mọi giá cứu nhà cấp 1”. Cuộc họp ban chỉ huy ngay trên pôngtông đang giật, đang lắc, đang trôi quanh quẩn rơi vào thế bí.

http://nd6.upanh.com/b2.s16.d2/dc22b99ce7b4cceac248761424bc1cbd_36496676.508251.jpg
< Xây mới nhà cấp 1 trên đảo Tiên Nữ, tháng 3-1988.

Trung úy đảo trưởng đề xuất huy động tất cả mọi người, mọi phương tiện múc nước biển đổ vào các khoang của pôngtông để tăng sức nặng, hi vọng pôngtông ngừng trôi. Ông Thống gật đầu và cho triển khai ngay dù biết rằng các loại thùng, xô có thể múc nước đã hư hỏng gần hết sau mấy tháng thi công, dây thả xuống, nước múc lên cũng sẽ bị gió tạt hết sang hướng khác. “Tôi nói với anh em: Dù mỗi xô nước kéo lên chỉ đổ được một giọt vào khoang pôngtông thì một ngày chúng ta cũng đổ thêm được một tấn nước để tự cứu mình...”.

Tấm ảnh Bác Hồ

Trong lúc ấy thì ông đã tính đến một phương án khác. Chia người ra làm hai nhóm. Một: 50-60 người, đợi lúc pôngtông trôi gần nhà cấp 1 thì nhảy xuống biển bơi sang giữ nhà, giữ đảo, chờ tàu. Nhóm này xác định sẽ không mang theo thứ gì trên người để đảm bảo có thể sang được đến nơi, dù nhà cấp 1 khi ấy chỉ là nhà trống, không lương thực, không nước uống. Hai: những người còn lại ở lại với hi vọng cứu pôngtông và giữ không cho nó đâm vào nhà cấp 1. Trường hợp pôngtông bị cuốn ra biển thì khi trôi đến bờ bên kia của vành đai san hô phải cố bò lên các mô đá chờ tàu cứu

http://nd4.upanh.com/b4.s12.d3/6de17be03079ef88831bf904cd3d445f_36496714.mocvnccj5.jpg

“Phương án đứt ruột, nặng lòng chỉ huy nhưng không thể không tính. Thật may, anh em bằng lòng ngay và cậu Thuật, sĩ quan phụ trách hậu cần, đã xung phong chỉ huy nhóm ở lại pôngtông, đồng nghĩa với chấp nhận hi sinh. Anh em nhìn nhau không dám rơi nước mắt. Tôi lại phải nghĩ ra một cách nữa để động viên tinh thần chiến sĩ...”.

Ông Thống lấy tấm ảnh Bác Hồ ở bìa cuốn sổ công tác, bọc nilông, trao cho một chiến sĩ bơi giỏi nhất lao xuống biển bơi sang nhà cấp 1. Tấm ảnh được đặt lên ô cửa sổ của nhà, hướng ra phía pôngtông. “Bác đang nhìn chúng ta, sẽ phù hộ cho chúng ta” - ông nói với anh em như thế.

Khi trôi về phía nhà cấp 1, chính căn nhà cao sừng sững lại thành một tấm khiên chắn bớt gió, bớt sóng cho pôngtông. Thấy thời tiết bắt đầu dịu bớt, những người đã được chọn vào nhóm 1 lại nắm níu không muốn bơi vào nhà, kể cả ông Thống cũng ngần ngừ “đợi thêm lúc nữa xem sao”. Lúc nữa, lúc nữa, lại thêm mấy cái lúc nữa... Cuối cùng, phía chân trời hiện ra bóng tàu Hạ Long 01, cuộc chia tay sinh tử không phải xảy ra. Vậy là họ đã hai ngày đêm chiến đấu.

(Theo HNT)

hung vi
13-10-2011, 09:12 PM
http://nd3.upanh.com/b2.s9.d3/8e2d02ea22c79304a02ffdfa924303d5_36497223.435e.jpg
Niềm tự hào Tốc Tan
.
“Đây là niềm tự hào nhất của tôi”, thượng tá Trần Quốc Thống chỉ vào tấm ảnh chụp căn nhà cấp 1 ở đảo Tốc Tan năm 1990.

Nhà cấp 1 ngày đó còn thô phác như một cái lô cốt hình trụ, màu bêtông xám như muốn lẫn vào trời biển, mấy ô cửa sổ nhỏ hẹp hình chữ nhật như mấy con mắt. Ngón tay của ông chỉ lên nóc nhà, trên đó có một hình khối được đặt trên cột ximăng, mặt quay chính diện ra trước máy ảnh còn đọc được dòng chữ mờ nhòa màu đỏ: “CHXHCN VN - đảo Tốc Tan - kinh độ: 08o48’N; vĩ độ: 113o59’E”.

Thuốc thử bản lĩnh

Ông Thống kể ngày ấy Tốc Tan là đảo thứ ba mà ông đến xây dựng. Những tấm bia chủ quyền nối tiếp dựng lên như một kế tục quyền làm chủ biên cương trên biển từ bao thế hệ cha ông truyền lại. Bia hình khối hộp tam giác ba mặt, chữ đắp nổi bằng ximăng. Một mặt là quốc kỳ, mặt thứ hai là quốc hiệu, tên đảo và tọa độ, mặt thứ ba là tên đơn vị thi công

http://nd2.upanh.com/b1.s19.d2/8aa291993c44777f4997c44a2ec914a8_36497312.chhq505.jpg

Nghe chúng tôi kể chuyện được đến Trường Sa, được chơi bóng chuyền ở sân đảo nổi, được hóng gió trên lầu cao ở đảo chìm, ông Thống cười tự hào: “Công trình của công binh chúng tôi đó!”.

Niềm tự hào thật là to lớn của một người chỉ huy. Còn người làm quân y kiêm hậu cần của Đoàn M31 như trung tá Lê Văn Học thì có niềm tự hào về những bí quyết bảo quản thuốc men, rau củ, ngón nghề ủ giá, làm đậu phụ, nuôi heo, nuôi gà, vịt dưới hầm tàu để đảm bảo được bữa ăn cho anh em những ngày chưa có lấy một mặt phẳng làm chỗ trồng rau. Những người lính tự hào về những ngưỡng của thể lực, của lòng quyết tâm mà mình đã vượt qua. Chính trị viên Đoàn M31 như trung tá Lê Văn Hữu cứ nhắc mãi về tính đồng đội, tính trong sáng đến tuyệt đối của những con người ngoài biển khơi...

Niềm tự hào có cả trong câu chuyện về hai thùng nước ngọt 200 lít còn lại cho cả 80 con người mà tàu tiếp nước, tiếp hàng thì không biết bao giờ mới tới. Nát óc suy nghĩ, ông Thống ra lệnh pha thêm nước biển vào để nước ngọt biến thành nước lợ và chỉ sử dụng để nấu canh, nấu cơm, cắt hết phần nước uống của cả cấp chỉ huy. Những bữa ấy cơm nấu không chín, vị mặn ở khắp nơi nung cơn khát, anh em nhìn nhau không ai nói một lời, quay đi để giấu cái nhăn mặt
http://nd6.upanh.com/b1.s11.d2/460130b625221fc64ed66d5f4145972b_36497446.nam.jpg
< Tàu Vàm Cỏ 24 chở 2000 tấn cát đá xi măng ra để xây dựng ngôi nhà bát giác cho những người giữ đảo. đảo vào mùa xuân năm 1988.

Sau hai ngày thì tàu tới. “Tôi nghe nhẹ cả người vì đã có nước cho anh em, lại tiếc hai thùng nước ngọt đã biến thành bốn thùng nước lợ phải đổ bỏ. Nhưng rồi nghĩ thấy cũng hay, thỉnh thoảng lại có những tình huống như là liều thuốc thử cho bản lĩnh, cho tình cảm, cho sự gắn bó của đội mình. Cứ qua một lần như vậy lại thương nhau hơn...”.

Những liều thuốc thử ấy của đời công binh nhiều lắm, những câu chuyện cứ miên man trong ngày họp truyền thống của Đoàn M31 mỗi ngày 6-11 hằng năm.

“Trường Sa khổ mà vui...”

Trung tá Hữu cười khà khi bật mí: dưới thềm ximăng của đảo anh em thường dùng que vạch một câu ghi dấu: “Trường Sa khổ lắm nhưng mà thật vui”

http://nd2.upanh.com/b2.s1.d1/52868b2d14323bdf3d8eb760d95fcaca_36497502.508252.jpg

< Công binh vận chuyển vật liệu xây dựng nhà trên đảo Tiên Nữ năm 1989.

“Ở trong bờ không thể tưởng tượng được sự vất vả của công binh ngoài ấy, trong những ngày ấy” - ông Hữu chỉ nói vậy. Hàng ngàn tấn đá, cát, ximăng, sắt thép đi qua vai người lính công binh, cả thềm đảo, cả các công trình xây từ những bàn tay trần bợt bạt vì ngâm nước, trên không có mái che nắng lửa, dưới không có chỗ đặt chân khỏi mặt biển, sụp tối không có điện, vật liệu xây dựng mau chóng bị ăn mòn bởi nước mặn, áo quần, găng tay, giày vớ mau chóng bị mục nát vì ngấm muối, vì cọ xát... Chỉ có thịt da con người là vẫn còn và mồ hôi còn mặn hơn nước biển.

“Bệnh ngoài da hầu như ai cũng bị vì ngâm nước muối, tuột da tay, giập, đứt ngón tay cũng xảy ra thường xuyên trong giai đoạn kéo xuồng”, trung tá Học kể. Nhưng nguyên tắc của lính là không nghỉ ngơi, không rảnh rỗi nên những người bị bệnh, bị thương vẫn bình thản nhận những công việc phù hợp hơn, tiếp tục làm việc mỗi ngày trên 14 tiếng, tiếp tục chuyển hàng tấn vật liệu mỗi ngày và bệnh tật cũng trôi luôn xuống biển, ngấm xuống làm cứng hơn nền đảo
http://nd3.upanh.com/b2.s18.d2/36b57af20af79b865ed6f13e116338a1_36497553.thai266972x726.jpg
< Buổi chào cờ đầu tuần trên Đảo Thuyền Chài.

Đã có những hi sinh không tránh khỏi của anh em công binh. Ngày 9-5-1988, trong lúc giật mìn để tạo hố móng, anh Nguyễn Văn Vĩ (quê Nghệ An) bị sức ép của mìn, của sóng tạo ra từ vụ nổ, hi sinh. Ngày 20-6-1989, khi cẩu hàng xuống xuồng để kéo vào đảo, giữa những cơn sóng lắc, bốn người phải kéo căng dây chỉnh con xuồng chao đảo, bập bềnh, đỡ khối hàng xuống cho cân. Sóng gió tạt ngang, khối hàng chao nghiêng một bên đánh văng anh Nguyễn Duy Thiệu (quê Quảng Ninh) xuống biển. Khi anh em lặn xuống vớt được lên anh đã tắt thở. Cả hai cùng hi sinh ở đảo Đá Lớn ở độ tuổi 20.

Những người ở lại không một ai nản lòng. “Là chỉ huy, tôi rất cảm kích với sự chia sẻ của anh em. Hễ nước lên, bất kể ngày đêm các chàng trai của chúng tôi vẫn lao xuống biển kéo xuồng, có khi họ vừa kịp chợp mắt, có khi bộ quần áo vừa kịp khô, có khi lòng bàn tay chưa hết rỉ máu...”, ông Hữu bồi hồi nhắc

http://nd0.upanh.com/b1.s7.d2/7d500c8e31a67a643c3c54e84f9a4d4c_36497600.508431.jpg

< Điểm ném đá xây mới nhà cấp 1 bêtông cốt thép trên đảo Tốc Tan A tháng 3-1999.

Những ngày ấy, người sĩ quan đóng vai trò khung trưởng như ông luôn đứng ở đầu sóng ngọn gió với nghĩa sát thực nhất. Trong tấm ảnh chụp hiếm hoi ngày đặt viên đá xuống chân móng đảo Thuyền Chài, toàn thân ông Hữu ngập dưới nước, chỉ nhô lên cái đầu. Tàu vừa neo, ông đã là người đầu tiên lao xuống làn nước thăm thẳm xanh bơi vào đảo, tìm chỗ buộc dây kéo xuồng chở đá. Ông cười nụ cười sảng khoái sau mấy mươi năm “chỉ huy không đi trước thì làm sao điều động lính được”.

Những công trình ấy đã tiếp tục mọc lên nhanh không kém tốc độ xây dựng hiện đại hôm nay và “chất lượng thì chỉ có từ 100% trở lên mà thôi”, ông Hữu lại cười. Ông nói động lực thúc đẩy nhanh tiến độ, giám sát đòi hỏi chất lượng công trình cao nhất: thiên nhiên. Gần tới mùa gió bão là công trình buộc phải hoàn thành.

Chinh phục đại dương

http://nd1.upanh.com/b3.s4.d4/325265c8ef2ef9fb60446d35ef974dcc_36497781.507903.jpg
< Công binh tập kết đá xây nhà cấp 1 trên đảo Len Đao, tháng 5/1989.

Đi xây đảo từ năm 1989, cái thời chưa có xuồng máy để chuyển tải mà chỉ dùng tay kéo xuồng chở vật liệu từ tàu vào đảo, từ lúc chưa có máy trộn bêtông mà phải trộn bằng tay với những dụng cụ thô sơ... những ký ức về Trường Sa của trung tá Lã Ngọc Tuân - chủ nhiệm chính trị E83 - vẫn sống động sau gần 20 năm...
Tháng 6-2007, chính trị viên tiểu đoàn 885 Lã Ngọc Tuân được giao nhiệm vụ làm khung trưởng khi xây âu tàu ở đảo Song Tử Tây
http://nd5.upanh.com/b5.s7.d1/a45fe69c1c29582b99114b1caa22e46a_36497805.thai2891029x762.jpg

< Đường vào đảo Đá Đông.

“Thời gian thi công đúng vào lúc biển động - ông Tuân nhớ lại - ở quần đảo Trường Sa, về mức độ dữ dội của sóng gió thì đảo Song Tử Tây chỉ đứng sau đảo An Bang! Công binh vẫn đội mưa đội gió chuyển tải đá hộc vào đảo để tạo thành phần thân đê. Sóng quá to. Xuồng lắc, tròng trành dữ dội. Anh em trên xuồng bị say sóng, nôn ọe ngay lúc cúi xuống để bưng đá”.

Từng viên đá hộc được quăng vào những vị trí đã đánh dấu bằng hệ thống cọc tiêu để tạo thành khuôn hình của thân đê.

“Chúng tôi xác định: làm không chỉ cho khung mình mà còn cho đồng đội sau này đỡ vất vả. Đá hộc được xếp trong rọ và liên kết với nhau. Phần đầu của đê sóng gió đánh nhiều quá, rọ bị đứt, một số viên bị sóng cuốn ra xa. Chờ khi nước cạn, anh em lại đóng bè đi gom từng viên về xếp lại”
http://nd4.upanh.com/b1.s5.d3/15a388cf9c408bcd9dc1e264d350652b_36497994.508432.jpg

< Nhà thuộc hai thế hệ 1988 và 1999 trên đảo Tốc Tan A.

Cứ thế mất ba năm (từ tháng 7-2007 đến tháng 8-2009), hàng ngàn tấn đá hộc chuyển ra mới xếp thành khuôn hình kè chắn sóng âu tàu. Tính ra mỗi năm, suốt sáu tháng trời công binh mới làm được hơn 100m thân kè.

Khó khăn lớn nhất là chuyển tải đá hộc vào vị trí tập kết trên đảo. Anh em chuyển tải bằng xuồng cũ một đáy, bề ngang chỉ rộng hơn 2m, thành xuồng cao 1m, khi lấy đá ra rất vất vả và nguy hiểm bởi sóng luôn làm xuồng lắc lư, tròng trành. Đã vậy, xuồng một đáy rất hay bị thủng. Mỗi lần xuồng thủng, anh em công binh phải huy động 20 người đẩy xuồng lên nền san hô để hàn.

“Rồi bão, áp thấp nhiệt đới hoành hành. Có ngày chúng tôi chỉ chuyển được 10 tấn đá hộc. Trong khi những ngày biển êm, anh em chuyển được 100-150 tấn đá một ngày. Định mức bình thường của một chiến sĩ là 3-4 tấn hàng một ngày. Trong khi đó, thời gian cho anh em là trong 10 ngày phải chuyển hết 1.000 tấn hàng!”, trung tá Tuân khẽ chép miệng khi kể lại

http://nd7.upanh.com/b4.s9.d4/bd71328987cfc1c4e51b496784f83d4b_36498017.508612.jpg

< Công binh M31 xây kè chắn sóng ở đảo Song Tử Tây tháng 5-2008 - Ảnh: E131 cung cấp.

Trung tá Tống Văn Hóa - chủ nhiệm kỹ thuật của Trung đoàn E83 - đã sáng tạo loại xuồng... lật. Đó là loại xuồng rộng gấp đôi xuồng cũ, có hai khoang đặt hai máy bơm nước. Xuồng được đóng kín, thành xuồng không cố định và chỉ cao 30cm.

Gần tới vị trí đổ đá, máy bơm ở khoang 1 sẽ bơm nước vào làm đầy khoang. Còn máy bơm của khoang thứ hai sẽ bơm nước ra. Khi đó, trọng lượng một bên xuồng giảm 50% và nghiêng qua bên khoang đầy nước.

Anh em thấy xuồng nghiêng đến một độ an toàn để đá đủ sức trượt xuống biển thì rút chốt thành, đá tự động tuột xuống. “Trước, một xuồng cần 7-8 người quăng đá và phải mất 15-20 phút thì bây giờ chỉ cần hai người (một giữ neo, một sử dụng máy bơm) và mất 10 phút”, ông Tuân tự hào nói.

Sau này xuồng lật thế hệ thứ hai được cải tiến: chỉ cần một máy bơm. Máy bơm của bên khoang hút nước vào được thay bằng một van. Chỉ cần vặn van ở đáy xuồng là nước tự động chảy vào khoang.

http://nd1.upanh.com/b5.s9.d3/73d78fef1a52a5895aa9c3583a5f6320_36498051.508611.jpg


< Chuyển vật liệu cho công trình kè chắn sóng ở đảo Song Tử Tây năm 2008 Ảnh: E131 cung cấp.

Việc thi công trên đảo luôn gặp nhiều khó khăn. Công binh phải mở luồng để xuồng đi lại thuận lợi và phải dùng thuốc nổ phá một vùng san hô tạo luồng đá rộng 3m. Sau khi nổ, việc lấy và chuyển san hô đổ ra xa gặp rất nhiều khó khăn. Anh em phải vét sạch những cục san hô vụn ở độ sâu hơn 3m chuyển ra ngoài mép xanh (sâu 40-50m)!

Một nhóm 8-9 người chỉ có ống thở và kính lặn thông thường cả ngày lặn ngụp dưới đáy luồng gom san hô để đồng đội kéo lên xuồng. Lại ngốn một lượng lớn thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công binh E83 đã sáng tạo loại xuồng mở đáy. San hô tự rơi xuống biển chứ không phải ngốn sức bộ đội vứt từng cục san hô. Trước đây công việc cần 10-15 người/xuồng thì nay chỉ cần 4-5 người.

Ở lòng đại dương...

Nguyễn Văn Dương là một trong hai thợ lặn chuyên nghiệp giỏi nhất của E83. Quê Thanh Hóa, đi xây công trình ở Trường Sa từ năm 1994. Năm 2008 anh được giao nhiệm vụ ở lại trông coi công trình. Một đêm, khoảng 2g sáng, đang đi kiểm tra ván khuôn, một cú trượt chân làm anh bị thương 41%. Sau khi về trị vết thương một năm, nhớ đảo, Dương lại xin ra Trường Sa ở đến tận bây giờ
http://nd1.upanh.com/b1.s6.d2/9df5db9ef7e447a596428f5a15edcd99_36498081.ap20110409091117217.jpg

Trung úy Dương kể: “Anh em bị thương phần lớn là do sóng xô và gió thổi. Có người bị thương khi lao ra cứu vật liệu trong gió lốc; có người khi đang chỉ đạo kỹ thuật trên giàn giáo bị gió thổi rớt xuống đất; có người đang đứng chỉ huy trên kè, gió thổi bay từ độ cao 6m xuống...”.

Trung tá Lã Ngọc Tuân bùi ngùi khi kể về liệt sĩ Đặng Quang Chiểu, hi sinh năm 2003 khi đang làm nhiệm vụ tại đảo Nam Yết. Chiểu được phân công theo xuồng chuyển tải chở sắt, thép vào đảo. Sóng bất ngờ cuộn lên đánh ụp xuống xuồng. Chiếc xuồng tải trọng cả tấn trong tích tắc đã chìm nghỉm. Một đầu sắt móc vào áo Chiểu, kéo người chiến sĩ 19 tuổi xuống biển. Hai ngày sau anh em mới đưa được Chiểu về đất liền.

Một trường hợp khác, khi đang cẩu đá hộc xuống xuồng, sóng lớn, xuồng tròng trành liên tục, cần cẩu bất ngờ va vào cạnh xuồng. Một người chiến sĩ bị ngã, đầu đập vào thành tàu rồi rơi vào đáy đại dương trong sự bất lực của đồng đội. Sáng hôm sau, anh em lặn xuống chỉ tìm thấy một dây thắt lưng và một phần bộ đồ hải quân còn sót lại..

(Theo tuổi trẻ HTN)

hongphongf
13-10-2011, 09:22 PM
Tất cả vì Trường Sa thân yêu!
đọc bài viết chỉ biết nói những từ: Việt Nam - tự hào - yêu thương

hung vi
13-10-2011, 09:29 PM
http://nd0.upanh.com/b1.s19.d2/f2f641db9e0db25aef36f691609eb68b_36498330.2186113188f7625a6683o.jpg

Bơi về nơi đất Mẹ
“Khi thủy triều cạn nhất,
Hiện nguyên hình Thuyền Chài.
Chỉ có nắng và gió,
Với đảo và con trai”.

Đó là bốn câu thơ của đại tá Nguyễn Kiều Kinh, trưởng phòng chính sách - Cục Chính trị quân chủng Hải quân, viết trong những ngày làm nhiệm vụ trên đảo Thuyền Chài, đầu tháng 9-1988. Ấy là những chuỗi ngày còn đầy trong ký ức ông...

“Trường” và “Sa”

Cuối tháng 8-1988, lần thứ hai trong năm thượng úy Nguyễn Kiều Kinh xung phong ra đảo Thuyền Chài làm nhiệm vụ. Anh làm khung trưởng chỉ huy đội lắp dựng một nhà sắt ba tầng cho một trung đội ở. Khi đó vợ anh đang mang thai hai tháng. Trước khi đi, người sĩ quan chỉ huy dặn vợ: nếu sinh con trai đặt tên là Trường, còn con gái là Sa

http://nd2.upanh.com/b3.s1.d2/d97c33692f379808c1685c27677ea7b5_36498542.508804.jpg

< Những ngôi nhà thuộc thế hệ đầu tiên trên đảo Thuyền Chài B.

Đó là chuyến đi ngay mùa mưa bão, sóng gió. Sau khi chuyển hết nguyên vật liệu lên đảo chìm thì dông gió bất ngờ ập tới, tàu HQ614 bị mắc cạn trên đảo. Nước trên tàu không đủ, chưa biết chính xác ngày nào có tàu ra tiếp viện. Anh em phải tận dụng hứng lại từng gáo nước tắm để trộn ximăng.

Chỉ trong 20 ngày công trình hoàn thành, quá sớm so với hai tháng theo kế hoạch. Lúc này, tàu cứu hộ CB-28 của hải quân Nga đã có mặt để hỗ trợ. Đợi khi thủy triều lên cao nhất, lợi dụng những đợt sóng to, tàu CB-28 kéo đuôi tàu HQ614 lùi ra phía biển. Cùng lúc đó công binh cho nổ mìn phá đá mồ côi, đá san hô cản đường phía đuôi tàu. Mất gần năm tiếng, tàu HQ614 đã được giải cứu thành công. Khi kéo được tàu ra biển, anh em công binh lại phải lo chống chìm cho tàu ở những chỗ thủng, nứt.
http://nd3.upanh.com/b2.s20.d1/f9ad9bf3cb995f259f85b374e93c0412_36498623.508805.jpg

Lòng biển

< Đoàn công tác Bộ tư lệnh Công binh trên căn nhà thuộc thế hệ đầu ở đảo Thuyền Chài tháng 5-1988.

6g sáng 25-12-1988, khi chỉ còn cách đất liền 92 hải lý, tàu HQ614 bị thủng bốn lỗ lớn nhỏ ở đáy. Anh em huy động tất cả các loại máy bơm để hút nước. Nhưng sức người không thể nhanh hơn biển. Vết thủng ở đáy tàu mỗi phút lại vỡ ra rộng hơn. Rồi nước dâng ngập hơn nửa khoang, tàu bắt đầu nghiêng về mạn phải. Thuyền trưởng tàu HQ614 phải đưa ra một quyết định khó khăn: báo cho tàu cứu hộ cắt cáp, hi sinh tàu HQ614.

Anh em chiến sĩ được lệnh rời tàu với lời dặn: “Bơi về phía đất Mẹ!”. Từ tàu cứu hộ đến vị trí tàu HQ614 đang dần chìm dài hơn 200m. Sóng cấp 5, cấp 6. Trời chưa sáng rõ. Nước biển tê cóng. Gió lạnh. Mọi người bám theo dây cáp bơi về phía tàu cứu hộ CB-28. Áo phao không đủ, được ưu tiên cho những người không biết bơi. Còn lại anh em tận dụng tất cả những gì có thể nổi trên nước: can nhựa, thùng phuy, bàn gỗ... Cứ 2-3 người bơi giỏi thì kèm một người bơi yếu. Khung phó Đỗ Hữu Tiến - người bơi giỏi nhất - được giao nhiệm vụ bơi kèm người thương binh mù. Một sợi dây được buộc vào cổ tay người chiến sĩ và cổ tay anh Tiến. Anh giật hướng nào, người chiến sĩ bị thương bơi hướng đó.

http://nd4.upanh.com/b5.s3.d3/9c26f7b254b0cddc1eedde928cd40fa5_36498704.508431.jpg

Khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh và thuyền trưởng Ba Thành là hai người cuối cùng rời khỏi tàu. Thuyền trưởng HQ614 ngẩn ngơ đứng trong buồng lái, lặng người xúc động. Anh tìm cách về phòng kịp lấy khẩu súng ngắn và bình tĩnh quấn quốc kỳ lại, giắt vào người rồi nhảy xuống mặt biển lạnh cóng. Sóng đánh dạt anh em thành từng nhóm. “Nhiều lúc bơi ở gần đỉnh sóng, ngoái lại nhìn phía sau thấy anh em mình đang trồi sụp ở tận đáy sóng hun hút”, đại tá Nguyễn Kiều Kinh nhớ lại.

30 phút sau. Trực thăng của hải quân Nga bay ra hỗ trợ tàu cứu hộ CB-28 tìm kiếm. Trên trời, trực thăng bay rà sát mặt biển rất nhiều vòng tìm kiếm. Tàu cứu hộ CB-28 đảo đi đảo lại quanh khu vực anh em chiến sĩ bơi gần hai tiếng. Vớt được người nào bác sĩ phải cấp cứu, hô hấp nhân tạo và xử lý nước biển trong dạ dày ngay lúc đó. Tất cả đều tím tái và gần như lả đi vì lạnh, vì uống no nước biển
http://nd8.upanh.com/b3.s15.d2/99af71102f592ec9fd531c63ac833b58_36498748.images.jpg

< Đô đốc Giáp Văn Cương thăm đảo Thuyền Chài.

Lúc lên tàu, khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh giật thót mình: thiếu sáu chiến sĩ! Mọi người túa ra từng ngóc ngách trên tàu tìm. Một tiếng trôi nặng nề, căng thẳng. Vẫn không thấy. Kiều Kinh chạy lên tầng thượng của tàu tìm trong tuyệt vọng. “Tôi lặng người, chảy nước mắt khi thấy sáu anh em nằm gần như bất động quanh ống xả bọc thép. Có lẽ chịu lạnh lâu quá, anh em leo lên nằm cạnh ống xả cho ấm”, đại tá Nguyễn Kiều Kinh kể. Chiều tối tàu về đến Cam Ranh, kết thúc một hành trình quá nhiều sóng gió. Mỗi người chỉ còn lại độc nhất bộ quần áo lót. Sau 13 năm nhập ngũ, khung trưởng Nguyễn Kiều Kinh lại được cấp phát quân trang như lính mới!

Sau chuyến đi ấy, anh Nguyễn Kiều Kinh lại tiếp tục đi học ở Hà Đông. Vợ anh một nách hai con. Mẹ chồng phải lặn lội từ Tây Ninh ra Quảng Ninh đón đứa cháu nội thứ hai 10 tháng tuổi vào nuôi. Mãi đến năm 1992, kết thúc lớp học, anh và vợ mới vào Tây Ninh đón con về. Thằng bé lúc đó đã gần 4 tuổi. Nó khăng khăng không chịu gọi bố, mẹ. “Chào bố Kinh đi Trường. Đêm nào cô cũng kể về bố Kinh cho cháu nghe đấy”, nghe cô ruột nói, thằng bé cứ trân trân nhìn người đàn ông lạ lẫm trước mặt. Nó lạnh lùng gọi bố là “chú”

http://nd1.upanh.com/b1.s15.d2/61ccdeb1ace3c00ab8bb423b029ccb8f_36498811.123.jpg
< Đô đốc Giáp Văn Cương kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài.

Vợ anh ôm mặt khóc. Người sĩ quan hải quân lặng đi, nuốt cục nghẹn ở cổ, lòng dâng lên một thứ cảm giác lạ lẫm, ngổn ngang lẫn chua xót. Ba ngày chơi ở Sài Gòn, thằng bé vẫn nhất quyết không gọi một tiếng “bố”. Mãi đến khi xe lửa đi tới khu vực Tháp Chàm (Ninh Thuận), khát nước quá thằng bé mới buột miệng gọi “bố”. “Đến Đà Nẵng, nhìn thấy biển trải dài, tôi nghĩ tuy có những cơn giận dữ nhưng biển vốn dĩ hiền hòa và bao dung như chính lòng cha mẹ vậy!”. Người lính công binh còn rưng lòng khi nói lên cảm xúc trước biển...

"Có một nhà thơ đã gọi anh em công binh là “Những người kê cao Tổ quốc”. Lính công binh chúng tôi xưa đã góp phần kê cao thềm Tổ quốc bằng ý chí, trách nhiệm và tình yêu đất nước. Giờ, tôi thấy ý tưởng của chương trình “Góp đá xây Trường Sa” giản dị mà ý nghĩa. Góp đá, góp vật chất chỉ là một mặt giá trị, điều quan trọng nhất là đánh thức, khơi gợi tinh thần dân tộc, ý thức chủ quyền lãnh thổ và sự đoàn kết, sẻ chia trong toàn dân..."

Cuối tháng 4-1976, đại úy Lê Nhật Cát - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, E83 - có mặt trên tàu chở hàng Đại Khánh cùng gần 70 cán bộ, chiến sĩ công binh lên đường ra Trường Sa.

http://nd9.upanh.com/b5.s12.d2/3c3d362e2cce4d9463d3237d3f450e3a_36498849.223.jpg

Chuyến tàu tiên phong

< Đảo Đá Lát tháng 5/1988.

“Cuối năm 1975, khi đất nước thống nhất chưa được bao lâu, Bộ Quốc phòng đã muốn phát triển một đội công binh tinh nhuệ chuyên xây dựng công trình trên đảo. Trung đoàn 83 khi đó là một đơn vị chủ lực của Bộ tư lệnh công binh từng làm sân bay, làm đường, cầu cảng...” - ông Cát kể.

Thời đó đất nước khó khăn. Xăng dầu rất hiếm. Tàu ra đảo rất ít và là tàu nhỏ. Bộ đội ra đảo chỉ có ba loại tàu: trọng tải 400 tấn, 200 tấn và 75 tấn. Đây là ba loại tàu chở hàng cũ từ thời chiến tranh để lại, hễ sóng đánh là lắc và giật như ngồi trên xe khách gặp ổ gà.

Vật liệu ngày ấy chỉ có ít ximăng, thanh hầm bêtông và đá dăm. Khi đó Việt Nam rất ít thép, chủ yếu còn dựa vào lượng thép viện trợ còn sót lại sau chiến tranh.

http://nd9.upanh.com/b6.s18.d2/481cfd194ba6e095850534169c424961_36498899.dsc07897.jpg

< Khẩu đội 12 ly 7 trên đảo Sinh Tồn Đông luyện tập chiến đấu.

Đảo lúc đó còn rất hoang sơ. Nhiệt độ ở Trường Sa luôn cao hơn đất liền 1-2 độ. Nắng hoa mắt. Công binh phải đóng cọc, buộc dây dựng nhà bạt ở. Anh em ngày cũng như đêm chỉ quần đùi, áo lót. Ở quần đảo Trường Sa khi ấy chỉ hai đảo có nước ngọt: Trường Sa Lớn và Song Tử Tây. Trường Sa Lớn chỉ có một bể đựng nước rất nhỏ. Để hứng nước mưa, anh em phải lấy cống bằng kẽm hợp chất từ thời chính quyền cũ dùng để làm hầm ghép lại, trát ximăng làm đáy. Có đảo phải tận dụng cả giao thông hào trát ximăng làm téc hứng nước. Nước ngọt chỉ được dùng nấu cơm và uống. Công binh chỉ tắm biển hoặc nước lợ đào từ giếng trên đảo. Da dẻ vì thế mà cháy rát, dày và chai như có lớp sừng bọc ngoài!

Lúc đầu, tàu chưa chở cát vì thời gian đi quá gấp và mọi người cứ nghĩ cát có sẵn ngoài đảo. Có lúc hết nước ngọt, công binh phải lấy cả nước lợ trộn ximăng. Làm được 15 ngày thì hết nguyên vật liệu! Công binh nghĩ ra cách phá tầng san hô cứng lấy đá lót nền thay đá chẻ. Mãi đến năm 1978, tình trạng thiếu nguyên vật liệu mới chấm dứt. Trong hai năm chờ đợi ấy, kỹ sư của trung đoàn 83 đã thiết kế lại các cấu kiện để kịp tiến độ

http://nd6.upanh.com/b3.s12.d2/601b42580fc996100747a37b5898507f_36498946.184.jpg

Mỗi bữa cả một đại đội chỉ có 4-5 hộp thịt hộp đánh tan ra, hòa với nước mắm hoặc nước muối, ăn với cơm. Chỉ có 3-4 ngày đầu ra đảo còn có rau ăn. Anh em vì thế mà bị kiết lị, táo bón...

Sau gần một năm gắn với đảo, đại úy Lê Nhật Cát đã phát hiện trong nhiều bản vẽ thiết kế có những hạng mục nằm ngay trên mép đảo. Công trình sẽ không ổn định do cát hay bị xói lở (nhiều lô cốt xây trước đó chỉ sau hai năm đã bị nghiêng), phải thiết kế chống đỡ hoặc dời vị trí khác.

Năm 1977, anh em công binh làm thêm một nhiệm vụ rất mới: mở luồng để đưa xuồng cập vào tận mép đảo. Muốn đánh bộc phá san hô phải có hệ số độ cứng của tầng san hô. “Tôi và kỹ sư Nguyễn Văn Năng trong ban thi công đến Viện Hải dương học Nha Trang hỏi nhưng không có - ông Cát cho biết - Anh em nghĩ ra cách rất thủ công là đặt từng đợt bộc phá 100g, 200g, 1kg để xem sức công phá xuống tầng san hô sâu bao nhiêu. Cứ mày mò làm vài lần rồi lấy thông số chung mà tìm ra được hệ số của san hô”. Cuối cùng, công binh đã mở thành công hai luồng ở Trường Sa và Nam Yết

http://nd8.upanh.com/b4.s7.d1/8f1f81d070502baa0916f9ef7e952732_36499068.509073.jpg

Nắng, gió và...

< Đảo Trường Sa sau ngày giải phóng.

Tháng 11-1979, thiếu úy Hoàng Duy Lập với vai trò trợ lý tham mưu của trung đoàn 83 được giao nhiệm vụ đi kiểm tra và dựng nhà ở năm đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Đi trên tàu có năm đại đội, mỗi đại đội phụ trách xây một nhà ở một đảo. Vật liệu chở ra Trường Sa xây nhà khi ấy rất đơn giản: chỉ có ít cát vàng, thép, ximăng và đá dăm

http://nd5.upanh.com/b4.s15.d2/9a2ee68563ceb331b56084d8457088f0_36499125.103.jpg

< Đảo Tốc Tan 1988.

“Khi đó chưa có máy định vị, tàu đi từ Cam Ranh ra đảo Song Tử Tây mất 42-48 tiếng. Thuyền trưởng dựa vào kinh nghiệm là chính, kèm theo la bàn, nhìn đường chân trời và sao mà đoán hướng đi” - ông Lập cho biết. Hình ảnh về “nhà” đầu tiên hiện ra trong mắt người thiếu úy trẻ 32 năm trước là nhà tôn dành cho bộ đội giữ đảo kiểu “nửa chìm nửa nổi”: tức một nửa nhà âm dưới đất 1,5m. Một số đảo làm nhà vòm. Nhiệm vụ của công binh lần này là làm nhà nổi cho anh em giữ đảo ở. Mỗi căn nhà chỉ cao 2,8m, rộng 4,2- 4,5m và dài 9-10m.

“Hồi ấy một năm chỉ có vài chuyến tàu ra: một chuyến của đảo ra tăng cường lương thực trước tết và một chuyến của công binh dựng nhà! Khi tàu đến Song Tử Tây, chỉ huy của đảo tập trung tất cả bộ đội đứng chào và đón đồng đội từ đất liền ra trên vị trí “cầu cảng”, thật ra là đầu luồng nước! Chuyến xuồng đầu tiên chở thuyền phó và một chính trị viên cùng... thư vào đảo. Khi đó do đi lại khó khăn, nguy hiểm, chỉ có ba người trên tàu được phép vào đảo: thuyền trưởng, thuyền phó và chính trị viên. Anh em trên đảo ai cũng đen đúa, tóc xơ cháy vàng. Nhìn thấy đồng đội từ đất liền ra, ai cũng mừng. Nhiều người ôm chầm lấy anh em, rớt nước mắt” - ông Lập kể lại, giọng đầy xúc động

http://nd4.upanh.com/b1.s16.d2/14fc0eb5ee07ace047047f91f5422c09_36499184.dsc07932.jpg
Do tàu nhỏ lại ít chuyến ra Trường Sa nên ngày ấy cát vàng là một thứ xa xỉ ở đảo. Công binh xây nhà chủ yếu dùng cát san hô, rất mịn. Do ngấm nước biển nên loại cát đặc biệt này không đổ bêtông được, chỉ dùng để xây tường bao, tường chắn. Chỉ một ít cát vàng ưu tiên cho việc đổ các cột bêtông. Nước ngọt quá hiếm hoi, công binh phải lấy nước lợ từ giếng đào trên đảo lọc qua cát san hô rồi trộn xi-măng. Khi đó, hàm lượng ximăng phải tăng thêm 15% để chất lượng bêtông đảm bảo.

Chuyến đầu tiên ra xây nhà ở Trường Sa lần ấy chỉ kéo dài một tháng. Nhưng những chuyến sau đó cho tới năm 1984, tàu ít, công trình nhiều nên có những khung, công binh phải ở lại đảo từ 2-3 năm để xây các công trình tại những đảo khác.

“Chúng ta xin thề trước hương hồn tổ tiên, trước hương hồn cán bộ chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với thế hệ mai sau: quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”

(Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại lễ mittinh kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập hải quân nhân dân VN tại Trường Sa tháng 5-1988).

(Theo tuổi trẻ HTN)

hung vi
13-10-2011, 10:17 PM
http://ne9.upanh.com/b4.s1.d2/40fc5f8e8971323776be3d8a60b50167_36502049.colin.jpg

Cô Lin là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy là đảo nhỏ so với so với các đảo khác nhưng nằm ở vị trí chiến lược, đảo Cô Lin được coi như "mắt thần” của biển.

Nằm ở vị trí quan trọng, nhiều năm trước, ra Cô Lin người ta thấy thiếu thốn cam go đủ bề. Nhưng với sự quan tâm và đầu tư cũng như vượt lên khó khăn của người lính, để khẳng định chủ quyền biển, vị thế dân tộc Việt Nam trên biển, nay Cô Lin hiện ra bề thế, vững chãi trước biển. Là nơi bà con đi biển gửi gắm niềm tin, tìm đến neo đậu tránh trú bão, lấy thêm nước ngọt và lương thực cho mình.

Hoài niệm Cô Lin

Trên chuyến tàu ra đảo, thăm các chiến sỹ và tận mắt chứng kiến cuộc sống ngày một đổi thay của các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa, Nhà báo Nguyễn Trọng Thiết, đang công tác ở Báo Hải Quân, người luôn được mệnh danh là "sói biển” của giới báo chí đã dành cho tôi nhiều ưu ái. Vì là "người của biển”, lại thêm cái nghề làm báo, tính đến nay anh là nhà báo duy nhất đã ra công tác nhiều nhất trên hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Từ thời gian khó nhất cho đến những ngày vinh quang nhất, đầy đủ nhất như ngày nay qua lời kể của anh

http://ne9.upanh.com/b6.s4.d1/9d60a1ebf9f047ae8dfa06548c713a23_36502139.thai275945x714.jpg

< 13 giờ ngày 15-5-1988, tại tọa độ 112 độ 52 phút kinh đông - 8 độ 46 phút vĩ bắc, 2 tàu chiến TQ (Trong đó có một tàu mang số hiệu 677) xâm phạm và ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.

Hiểu biết của tôi về các đảo hình thành và tỏ tường dần qua những tối hai anh em ngồi cạn đêm trên boong tàu. Ấy là những tấm gương, sự hy sinh cao cả của những người lính, thế hệ đàn anh đã không tiếc máu xương ra với các đảo từ ngày các đảo này còn bộn bề khó khăn và thiếu thốn. Với lính hải quân, những ngày ấy, ra với đảo ai cũng biết khó khăn, có thể một đi không trở về vì bão gió, vì những sự bất ổn trên biển. Nhưng lạ thế, không một ai từ chối cả. Cứ có lệnh, ai nấy vui vẻ lên đường. Vì họ biết, sự ra đi của họ là góp sức cho sự vững chắc của chủ quyền trên biển. Và đồng nghĩa như vậy là sự bình yên của đất liền, tôn vinh thêm sức mạnh và tinh thần Việt.

Trong các câu chuyện anh kể về đảo, ấn tượng nhất với tôi là cuộc "hải chiến năm 1988” đã xảy ra tại đây. Biết Cô Lin có vị trí quan trọng, dù vẫn biết đảo này là của dân Việt, đất Việt nhưng "người ta” vẫn cố tình định đoạt nó. Vì ngày ấy cơ sở vật chất của đảo Cô Lin chưa được đầu tư, đảo chưa kiên cố và nổi hẳn lên mặt nước như bây giờ. Vào lúc triều cường, anh em trên đảo vẫn phải lội biển ngang bụng mà giữ đảo. Lợi dụng lúc ta khó khăn lại cậy sự "lớn mạnh” của mình, "người ta” đã ngang nhiên đưa tầu ra khiêu chiến. Với văn hóa Việt, những người lính chúng ta ngày ấy đã bình tĩnh giải thích và tôn trọng họ, ngay cả những lúc họ ngang ngược

http://ne0.upanh.com/b1.s20.d1/470f5129234c1ac50b3149b89c64e10c_36502190.chhq505.jpg
Thế rồi không dừng ở đấy, những "tàu lạ” kia đã lấn tới. Đảo và chủ quyền đảo của đất Việt lâm nguy. Nhận được chỉ đạo từ trên, không nề hà, những người lính của chúng ta đã có hành vi cao cả là "cho tàu ủi bãi”. Chính nhờ sự mưu trí và dũng cảm này, bên cạnh đau thương và mất mát, chúng ta đã làm chủ và giữ được đảo. Giữ bình yên và nguyên vẹn "con mắt thần” này cho đến ngày hôm nay.

Cũng theo anh Thiết, ngày những người lính hải quân của ta cho "tàu ủi bãi” - một cách bảo vệ đảo hết sức táo bạo và không ngờ tới này cũng như các năm tiếp theo - Cô Lin còn khó khắn lắm. Đảo chưa được xây cất hiện đại, mọi thứ đều không chủ động được. Rau thiếu, lương thực thiếu đến nước ngọt cũng thiếu. Vậy nên ca khúc "mưa, chúng tôi cần mưa” luôn là nỗi khát khao của các chiến sỹ và các đoàn công tác ra Cô Lin thời gian ấy.

Xanh thắm "mắt thần”

Những ngày gian khó, những đau thương thầm lặng ngày nào ở Cô Lin đã nhanh chóng lùi vào quá khứ. Ngày nay nhiều người chỉ còn hình dung và biết được qua những lời kể. Cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý, đảo Len Đao 7 hải lý và cách đảo Gạc Ma 4 hải lý, đảo Cô Lin là một đảo nằm trên một quần thể san hô khá rộng. Lướt trên những rặng san hô, chúng tôi nhẹ nhàng tiếp cận đảo, nước biển trong vắt, nhìn thấy cả những đàn cá tung tăng bơi lội.

http://ne0.upanh.com/b4.s10.d2/f0f2ab914acf9e734d9ff0be38181b92_36502270.ap20110213044600715.jpg

< Đảo Cô Lin - tháng 5/1988.

Đảo trưởng, Thượng úy Hoàng Thanh Sơn cùng anh em trên đảo chỉnh tề quân phục đứng đón những đoàn khách từ đất liền ra thăm. Trên khuôn mặt dạn dầy gió biển và mặn mòi vị muối của các anh, chúng tôi "đã đọc” được những niềm vui và sự an tâm của các anh về một cuộc sống ngày một hiện đại hóa ở đây. Sóng điện thoại, điện thắp sáng bằng các nguồn năng lượng sạch cùng sóng ti vi đã ngày một đưa các anh "về gần” với đất liền hơn.

Từ một đảo chìm, bằng sự gia cố và đầu tư, hiện nay Cô Lin đã "ngoi lên” mặt nước và trở thành một trong những đảo kiên cố. Đảo có thể chịu sóng gió tới bất kỳ cấp độ nào và sẵn sàng có thể ứng chiến về quân sự ở mức độ quyết liệt nhất. Cũng như các đảo khác, nước và rau xanh luôn là chủ đề muôn thuở và là thách đố của biển cả với con người mỗi khi họ có ý định ra đây sinh sống với nó. Nhưng nay, bằng việc đầu tư hệ thống bể chứa và trữ nước mưa và nước do các tầu vận tải chở ra nên Cô Lin đã hoàn toàn chủ động về nguồn nước. Nếu biển cả "trở mình”, không có nguồn cung ứng nước cơ học và có thể không có mưa trong thời gian dài thì hệ thống bể chứa ở đây vẫn có thể đáp ứng nước sinh hoạt cho anh

http://ne6.upanh.com/b4.s17.d1/1b9df3f18dca06d702cc6450b88777a5_36502386.colin2011.jpg
< Và Cô Lin ngày nay (2011).

Cái quan trọng, bằng sự tự thân vận động, sự cần cù chịu khó nên ngoài thời gian phải làm nghĩa vụ trong ngày của một người lính, anh em trên đảo Cô Lin đã dành quỹ thời gian của mình để cải tạo, đem lại mầu xanh cho đảo. Ngoài cây cảnh, thì mướt mát và thích thú nhất ở đây vẫn là mầu xanh của những vườn rau do những người lính tự trồng và chăm sóc nấy. Tôi quả quyết, nếu nhìn thấy những loại rau mà các chiến sỹ đã trồng bằng các loại đất được các tầu dày công chở ra từ đất liền trên các khay nhựa đặc chủng, bất kỳ một phụ nữ nào cũng phải thấy "chạnh lòng” trước sự khéo léo của lính đảo Cô Lin. Và ai trong họ cũng ước ao mình có những đôi bàn tay khéo léo như vậy.

Từ một đảo luôn luôn ngóng trông và phụ thuộc vào các loại thực phẩm được chở ra từ đất liền thì nay các chiến sỹ trên đảo Cô Lin đã chủ động được rất nhiều thứ. Nhìn bảng khẩu phần ăn trong ngày, trong tuần, trong tháng chúng tôi rất yên tâm về sức khỏe của lính nơi đây. Đại diện anh em, Đảo trưởng Hoàng Thanh Sơn vui vẻ cho biết: "Bằng sự tự tăng gia sản xuất của mình, tổng năm 2010 và hết quý 1 năm 2011, anh em ở đảo đã "làm thêm” được 865kg rau xanh, đánh bắt được 402kg cá các loại, chăn nuôi được 60kg thịt các loại

http://ne7.upanh.com/b2.s15.d2/c6a57b9aeca4273cac5c5f168f337658_36502467.ts3.jpg
Tổng số tiền làm ra này đã đem lại nguồn thu trên 21 triệu đồng để chi ăn thường xuyên và mua sắm vật chất cho anh em”. Có ra Cô Lin, trước khó khăn về thời tiết, bốn phía là biển chúng ta mới thấy nguồn thu này nó quý hiếm đến mức nào. Và con số này đã khẳng định thêm sự chắt chiu, cần cù, bám biển, bám sóng đến quên mình của anh em lính trên đảo.

Từ một đảo vốn dĩ phụ thuộc vào đất liền, nay với sự nắm tay chiu chắt, chiến đấu, lao động không mệt mỏi mà Cô Lin đã trở thành điểm tìm đến neo đậu của nhiều ngư dân Việt Nam. Ngoài việc tạo thu, tạo chi, nay Cô Lin đã có điều kiện quay lại giúp đỡ ngư dân, đền đáp cho đất liền phần nào.

Tổng kết trong thời gian qua, Đảo đã cung ứng cho ngư dân đến 2.000m3 nước ngọt. Bên cạnh nước ngọt, Đảo cũng là nơi tìm đến của của hơn 200 lượt tầu thuyền và là chỗ neo đậu cho nhiều bà con ngư dân ra đây khai thác thủy hải sản bằng các loại tầu thuyền như: tầu câu, tầu xiên lặn và tầu đánh lưới.

Ngoài vị trí "mắt thần”, ngoài nơi tìm đến neo đậu tránh trú bão của bà con, đảo Cô Lin còn đang được mệnh danh là Trạm y tế tiền phương trên biển. Với sự chủ động, ngoài việc khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, Đảo còn tạo điều kiện chữa trị bệnh cho 13 lượt bà con ngư dân, nhập đón và đưa bà con rời đảo đúng quy định, an toàn.

Cô Lin một thời ngày xưa để nhớ và Cô Lin xứng tầm là con "mắt thần” trước biển như ngày nay. Ấy là những ghi nhận, những nỗi nhớ mà chúng tôi có được trong hành trình đến và chia tay cùng các chiến sỹ ở đảo này!

(Theo báo QDND)

hung vi
13-10-2011, 10:44 PM
http://ne4.upanh.com/b5.s1.d3/e6df1a93f0d6770a91fb9c47ce1b13e7_36503104.hshinh04.jpg

Mặc dù quần đảo Hoàng Sa thân yêu, một phần máu thịt của tổ quốc Việt Nam đã bị cưỡng chiếm và đang nằm trong vòng quản lý của bọn xâm lược ngoại bang, nhưng trong trái tim, khối óc của người dân nước Việt, quần đảo đó vẫn hiện hữu, gần gũi , tha thiết đến vô cùng.
Trong tâm thức của người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa gần gũi tựa như cái sân liền với ngôi nhà là dải đất hình chữ S, chỉ bước chân ra là tới. Hoàng Sa ghi dấu trong ký ức bao thế hệ người Việt, là nơi thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt của người dân Việt kiên cường vượt lên đầu sóng ngọn gió để mưu sinh, và khi cần thiết người Việt cũng đã quyết tử để bảo vệ quần đảo - chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Hoàng Sa trong ký ức của người Việt thời xưa

Ký ức của người Việt Nam thời xưa còn được ghi lại rõ ràng trong sử sách có lẽ chính là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784)

Trong sách Phủ Biên Tạp Lục soạn năm 1776, Lê Quý Đôn cho biết: "Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển. Ngoài biển, về phía đông bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia đi hoặc một ngày, hoặc vài canh giờ thì đến. Trên núi có chỗ có nước ngọt.

Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy. Bên cạnh đảo có vô số yến sào. Các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh. Bên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi, to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục không như ngọc trai, vỏ ốc có thể đẽo thành tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà. Có ốc xà cừ để khảm đồ dùng. Lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là trắng bộng giống đồi mồi mà nhỏ, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, có thể muối ăn được. Có hải sâm, tục gọi là con đồn đột, bơi lội ở bên bãi. Lấy về, dùng vôi xát qua, bỏ ruột, phơi khô. Lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi; nấu với tôm và thịt lợn càng tốt.
http://ne1.upanh.com/b4.s4.d4/f7c04978dc487ed954f33c23590bdd9f_36503271.2011159122.jpg

< Đặc điểm nổi bật của quần đảo Hoàng Sa là những đảo san hô vào loại lớn. Toàn bộ quần đảo trải trên một diện tích khoảng 15.000 km vuông trên mặt biển.

Các thuyền ngoại phiên bị bão thường vào đậu ở đảo này. Trước, họ Nguyễn sai đặt đội Hoàng Sa lấy 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào. Cắt phiên, cứ mỗi năm tháng 2, nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng. Đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Lấy được hoá vật của tàu (đắm), như gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, cùng là kiếm lượm vỏ. Đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì về, vào Cửa Eo đến thành Phú Xuân nộp”.

Lý Văn Phức, một văn nhân nổi tiếng đời vua Minh Mạng, năm 1832 đi thuyền sang Philippines suýt nữa bị mắc cạn ở Hoàng Sa. Ông đã ghi cảm tưởng của mình khi tận mắt nhìn thấy bãi cát vàng mênh mông trên biển cả ấy trong bài tựa và bài thơ nhan đề "Vọng Kiến Vạn Lý Trường Sa Tác”. Bài tựa nói rằng: "Vạn Lý Trường Sa là một dãi cát từ bể nổi lên, phía tây tiếp dương phận trấn Quảng Ngãi, phía đông giáp dương phận nước Lữ Tống, phía bắc tiếp dương phận các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Dằng dặc kéo ngang, không thể lượng đo được. Ấy là chỗ rất hiểm đệ nhất có tiếng từ xưa đến nay. Tàu thuyền qua đó, thường thường kiêng dè sự không thấy nó. Ấy vì chân bãi cát ra rất xa.

http://ne1.upanh.com/b2.s9.d1/00da31eedc94a6708d41898e87eba5c4_36503471.vedepquandaohoangsatin180.jpg

Một khi lầm thì không thể trở lại. Ngày 14 tháng 5 năm Nhâm Thìn (1832), thuyền rời Quảng Ngãi, đã vào hải phận trấn Bình Định. Trù tính là không lầm, một đường thẳng vo, lấy hướng kim Mão-Ất (đông, hơi xế nam) mà tiến. Không dè gió trái, nước xiết, con thuyền không tiến. Thình lình trưa hôm sau, ngóng trông thấy nó. Sắc cát lờ mờ, khắp chân trời đều trắng. Tất cả người trên thuyền, trong lòng bừng bừng, nước mắt rưng rưng. Trên thuyền, ngoảnh hỏi người cầm lái là một tay lão luyện tây dương, nói rằng: lấy thước Đạc Thiên (lục phân) mà đo thì may thuyền chưa phạm vào chân bãi cát, còn chuyển buồm kịp. Bèn lấy hướng Kim Dậu (tây), nhằm Quảng Ngãi mà lùi. May nhờ phúc lớn của triều đình, về đến cửa bể Thái Cần mà tạm đỗ. Cuối cùng không việc gì”.

Trong lịch sử các gia tộc ở Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn chép khá đầy đủ hoạt động của tổ tiên dòng họ vâng lệnh triều đình hàng năm dẫn đội hùng binh ra các đảo Hoàng Sa. Từ thời các chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa. Đến đời vua Gia Long, chính sử còn ghi lại rất rõ năm 1815 vua sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa và tuyển các binh phu cùng đi ra Hoàng Sa và cả Trường Sa thám sát và đo đạc thủy trình.

Các tài liệu phổ hệ, sắc phong, linh vị...viết bằng chữ Hán Nôm trong nhà thờ hậu duệ của họ Phạm nói đến nhiều người trong họ tộc đi lính Hoàng Sa không trở về. Trong đó có Chánh suất thủy quân cai đội Phạm Hữu Nhật, người đã cùng với Phạm Quang Ảnh được Tổ quốc đặt tên cho hai hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh). Mới đây, dòng họ Đặng ở đảo Lý Sơn đã hiến tặng cho Nhà nước bản gốc duy nhất Sắc chỉ của vua Minh Mạng phái một đoàn thuyền với 24 lính thủy ra canh giữ quần đảo Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 15, tức năm Giáp Ngọ (1834)

http://ne0.upanh.com/b3.s1.d1/6c3ef04b3d3918cd9a2cb37407bf9e2c_36503530.lekhaolethe.jpg

Trong một tờ lệnh có đóng triện của hai vị quan bố chánh và án sát tỉnh Quảng Ngãi cùng năm Giáp Ngọ (1834) ghi rất rõ những tên tuổi tham gia hải đội Hoàng Sa đợt này như Đặng Văn Siểm, Dương Văn Định, Võ Văn Hùng, Phạm Quang Tình, Võ Văn Công, Võ Văn Hùng, Ao Văn Trâm, Trần Văn Kham...Lừng lẫy nhất là Phú Nhuận Hầu Võ Văn Phú kiêm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ và cai đội Hoàng Sa. Ông Võ Văn Phước hậu duệ đời thứ 16 hiện đang ở Lý Sơn còn ghi nhớ nhiều câu chuyện kể về cha ông mình can trường cưỡi lên đầu sóng ngọn gió ở Hoàng Sa bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Trên đảo Lý Sơn quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa ngày nay vẫn còn nhiều mộ gió do dân làng lập nên cho những đứa con của làng hy sinh ở Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước. Mỗi lần ra biển, họ đều đến thắp hương khấn vái và cầu mong linh hồn bất tử của những thủy binh hải đội Hoàng Sa tung hoành một thuở chở che cho họ vượt qua phong ba bão táp, gặp may mắn hanh thông trong những chuyến biển dài trên vùng biển mà máu xương của biết bao thế hệ người Việt Nam đã hòa vào biển cả hàng trăm năm qua.

Hoàng Sa trong ký ức của người Việt thời nay

Tập san Sử Địa số 29 xuất bản tại Sài Gòn đầu năm 1975 sau khi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm bằng vũ lực là một chuyên đề đặc biệt về Hoàng Sa của Việt Nam. Trong đó có bài của tác giả Trần Thế Đức, ghi chép lại một vài sự kiện liên quan tới quần đảo Hoàng Sa qua lời tường thuật của những người trong cuộc

http://ne3.upanh.com/b3.s17.d1/8991be0014633975931a6a89d5ea4120_36503613.2011159121.jpg
< Khai thác phốt phát trên đảo Hoàng Sa năm 1940.

Kể về hoạt động của Trạm Khí tượng Thủy văn Hoàng Sa, tác giả cho biết các nhân viên khí tượng ở đảo Hoàng Sa mỗi ngày có 8 lần quan trắc gọi về Sài Gòn qua hệ thống vô tuyến điện siêu tần số. Khi có bão, quan trắc phải làm và báo cáo hàng giờ. Nhờ đó, sức mạnh và hướng đi của trận bão được biết rõ và thông báo cho dân chúng, tàu bè, máy bay qua lại trong vùng. Từ Sài Gòn qua hệ thống viễn thông vùng Đông Nam Á, thế giới biết đến Hoàng Sa qua ám số 48860 (48 là vùng Đông Nam Á, 860 là Ty Khí tượng Hoàng Sa). Ty Khí tượng còn kiêm luôn cả Ty Bưu điện, đóng dấu gửi thư từ đảo về đất liền và ngược lại.

Phân phosphate trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là một nguồn lợi mà nhiều nhà kinh doanh chú ý. Năm 1956, ông Lê Văn Cang được chính quyền VNCH cho phép khai thác phosphate trên quần đảo Hoàng Sa. Năm 1961, Công ty Lê Văn Cang bắt đầu khai thác, Công ty Hữu Phước được hợp đồng chở phân bón về Sài Gòn. Từ năm 1960, có thêm Công ty Phân bón Việt Nam của ông Bùi Kiến Thành tham gia.

Sau năm 1970, thị trường phân bón mở rộng nên nhiều công ty khác cũng chú ý đến nguồn phosphate ở Hoàng Sa. Công ty Kỹ nghệ Phân bón Đại Nam (KYPHADACO) do ông Đào Nhật Tiến làm chủ, cho biết thành phần phosphate lấy từ các đảo Hoàng Sa có phẩm chất rất tốt. Ông Tiến còn khám phá ra một tài nguyên khác ở Hoàng Sa là cát và vỏ sò, vỏ ốc. Cát và vỏ sò, vỏ ốc Hoàng Sa xay thành bột nung ở nhiệt độ cao được sản phẩm gọi là "cát Hoàng Sa” có thể trị phèn trong ruộng và trộn với thức ăn gia súc.

Vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa là nơi lui tới của nhiều tàu lạ. Người Việt vốn quý khách. Khách tới, đi ca nô hay xuồng nhỏ vào đảo là được tiếp niềm nở. Nhất là những lúc khách gặp cơn hoạn nạn cần được cứu giúp. Chủ và khách đều vui vẻ. Khách chân thật không có gì đáng e ngại, vì khách thường tới từ các tàu cá, không có vũ khí, chủ nhà còn được xuống tàu khách tham quan. Khách có thể lên đảo nghỉ ngơi, tắm nước ngọt, phơi cá, phơi lưới trên đảo, trao đổi hàng hoá, nước ngọt, rau tươi...

Nghỉ ngơi xong, khách lại xuống tàu nhổ neo ra đi. Tuy nhiên, có một lần khoảng năm 1970, một bọn người không rõ quốc tịch lên đảo xin nghỉ ngơi, nói tàu đánh cá của họ bị bão. Chủ nhiệt tình giúp đỡ, cho họ vào tạm trú chân. Các anh lính bỗng chú ý vì họ mang theo một tấm giấy lớn, mở ra thì nhận ra ngay là bản đồ quần đảo Hoàng Sa (Paracels). Một anh lính thấy họ cầm bản đồ ngược, liền kêu lên. Người nọ giật mình, quay bản đồ lại. Thì ra họ biết tiếng Việt. Thế rồi sau này xảy ra chuyện ngày 19-1-1974.

Trong khi thực hiện loạt bài này, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến động viên, khích lệ của độc giả, trong đó có những ý kiến rất tâm huyết, trăn trở về việc thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Có độc giả đề nghị nên bắt đầu bằng việc vinh danh xứng đáng những người con đất Việt đã quên thân mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Mới đây, ông Nguyễn Thiện, tác giả chương trình "Dân ta biết sử ta”, đã gửi tới báo Đại Đoàn Kết bức thư tâm huyết đề nghị "cần vinh danh những người con đất Việt đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”. Vinh danh những người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa cũng là một cách để khắc ghi ký ức Hoàng Sa vào tâm thức dân tộc mãi mãi không phai mờ

http://ne5.upanh.com/b4.s16.d2/a10777dd29db719a2898bb77fdbf0ab7_36503745.2011159124.jpg

< Một nhân viên của Trạm Khí tượng Thủy văn Hoàng Sa trước năm 1974.

Nhìn nhận sự hy sinh của ông Ngụy Văn Thà – Hạm trưởng tàu Nhật Tảo (HQ10) cùng gần 60 đồng đội khác của ông trong trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa ngày 19-1-1974, ông Nguyễn Thiện bày tỏ: "Vinh danh những người con đất Việt hy sinh trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 là minh chứng sâu sắc rằng Tổ quốc là của mọi con dân nước Việt, là thể hiện sâu sắc sự công bằng với lịch sử, có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, là bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc.”.

Ký ức Hoàng Sa có lẽ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt với những con người gắn cả cuộc đời mình với vùng biển thân thuộc tiếp nối từ nhiều đời trong gia tộc như "sói biển” Mai Phụng Lưu, ngư dân đảo Lý Sơn, người 4 lần bị Trung Quốc bắt khi đang đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Sau một thời gian khánh kiệt không còn khả năng để sắm thuyền và ngư cụ ra khơi, nay ông vừa được một quỹ hỗ trợ ngư dân cho vay ưu đãi để giúp "sói biển” trở về ngư trường quen thuộc của cha ông như xưa.

Ông Lưu chia sẻ: "Không biết sao chứ cứ ra tới biển là trong đầu tui cứ nhớ đường tới Hoàng Sa. Có lần tui chạy về hướng Trường Sa được 180 hải lý rồi tự nhiên tay lái cứ bẻ lên Hoàng Sa”. Ông Võ Hiển Đạt, người trông coi Âm Linh Tự thờ cúng hương hồn các dân binh Hoàng Sa nói: "Đối với bà con Lý Sơn, Hoàng Sa y như cái đảo Bé ở đây. Chỉ bước chân ra là tới. Đó là nhà của dân Lý Sơn từ bao đời nay”. Có lẽ trong tâm thức của mọi người Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa cũng giống như sân nhà mình, chỉ bước chân ra là tới

(Theo daidoanket)

hung vi
13-10-2011, 11:01 PM
http://ne0.upanh.com/b3.s4.d1/f73b05f985720fba01d5b47e7ded3416_36504180.9541cc5200f72d0833e353dbf41aa095.jpg

Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo

http://ne7.upanh.com/b2.s16.d2/ed520d129c2b2fd7e74a91afd86e3415_36504287.hoangsa8to1.jpg

Huyện đảo Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng cách bờ biển 390km về phía đông, song với những ngưòi đã từng sống một thời trai trẻ từ Hoàng Sa như ông Phát, ông Dân, ông Miễn... thì Hoàng Sa thật gần, thật thân thương.


Đo gió, nhìn trời Hoàng Sa

< Ông Nguyễn Giáo, nhân viên Ty khí tượng Hoàng Sa đang đo nhiệt độ, độ ẩm tại lều máy trạm khí tượng Hoàng Sa.

Tháng 2-1958, ông Ngô Tấn Phát nhận nhiệm vụ đi công tác tại Hoàng Sa theo nhiệm kỳ ba tháng. Các đồng nghiệp của ông trong Nha Khí tượng Sài Gòn lúc đó cũng đã từng mỗi người ra đảo vài lần, cứ đến lượt là đi. Mới ngoài đôi mươi, vừa được nhận vào làm quan trắc viên, lại chưa biết gì về đảo Hoàng Sa nên ông Phát hăng hái đi ngay. Chàng thanh niên Sài Gòn khăn gói ra Đà Nẵng, rồi cùng các đồng nghiệp ở Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng tình nguyện lên thuyền ra đảo.

http://ne4.upanh.com/b2.s9.d3/1507a1cabec21f0e7c5a9db9d4a45350_36504384.hshinh04.jpg

< Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (trước 1974).

Nhóm khí tượng ra công tác tại Ty Khí tượng Hoàng Sa mỗi kỳ có bảy người: bốn quan trắc viên khí tượng, hai truyền tin và một người làm công tác tạp vụ. Lúc quyết định đi ông Phát chỉ nghĩ đơn giản rằng làm nghề đo gió, nhìn trời như ông thì có dịp ra đảo xa cũng hay, không ngờ chuyến đi đó đã gắn bó với ký ức của ông suốt phần đời còn lại.
“Người say sóng nằm liệt sau một đêm dài đi biển, còn tôi may mắn vẫn tỉnh. Chính vì vậy mà tôi có cơ hội nhìn thấy được biển đêm, chứng kiến cảnh tàu cập Hoàng Sa giữa bình minh đầu tiên ở quần đảo, mặt trời đỏ mọc lên từ biển xanh mênh mông đẹp không có bút nào tả nổi”, ông Phát nhớ lại.

http://ne5.upanh.com/b1.s16.d2/f1c410e470e9ee1abe34d8b9456e13b4_36504445.images31267710.png
Ở nơi đón đầu những cơn bão thường xuyên từ biển Đông ập vào VN như Hoàng Sa, công việc của quan trắc viên túi bụi suốt ngày. Trong khi những người lính giữ đảo thảng hoặc vẫn lấy thuyền cao su chèo sang các đảo nhỏ xung quanh để chơi thì làm quan trắc viên như ông Phát bận bịu suốt ngày với công việc đo gió, nhìn trời.

Ông nói những gì ông và các đồng nghiệp quan sát, truyền vào đất liền để trở thành những bản tin dự báo thời tiết nóng hổi có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đồng bào nên ông không thể lơi lỏng một giờ. Ông yêu công việc này, yêu quần đảo mà ông mới sống cùng nó ba tháng, cho nên khi hết nhiệm kỳ ông đăng ký ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa.
Về sau, ông quyết định xin về làm thám không ở Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng để có cơ hội được trở lại Hoàng Sa. Không ngờ chuyến đi công cán đáng nhớ của ông Phát ra Hoàng Sa năm đó đã làm ông gắn bó luôn với mảnh đất Đà Nẵng. Ông chuyển hẳn từ Sài Gòn về lập gia đình với một cô gái Đà Nẵng, sống luôn ở thành phố này cho đến nay đã ngoài 70 tuổi.

http://ne6.upanh.com/b4.s3.d2/e9554cc32e4055830e00566ab3d7430f_36504496.hs1a.jpg
< Quân đội Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

Đặc sản đảo xa

“18 lần ra làm việc tại Hoàng Sa là quãng đời đẹp nhất của tôi”, ông Võ Như Dân nói như vậy. Kỷ vật quí giá trong những ngày sống ở Hoàng Sa từ những năm 1960 mà ông còn gìn giữ đến bây giờ là cái vỏ ốc tai tượng to bằng quả bóng, ông mang từ Hoàng Sa về phơi khô, đẽo và vẽ thêm vài chi tiết, nối dây điện vào làm thành chiếc đèn trang trí độc đáo. Bao nhiêu năm qua ông đặt chiếc đèn vỏ ốc ấy trang trọng trong tủ kính ở phòng khách để hằng ngày nhớ về những ngày ở đảo
http://ne9.upanh.com/b3.s18.d1/dbd519b1c88d5df85e6f815bc1b0345b_36504599.hs1d.jpg

< Bia chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1930.

Ông có ý định tặng chiếc đèn ốc thú vị này cho gian trưng bày về Hoàng Sa của Bảo tàng Đà Nẵng, dù chiếc vỏ ốc này là cầu nối giữa ông với ký ức xa xăm bao năm mà ông đảm trách phần việc lao công ở Hoàng Sa để giúp những quan trắc viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
18 lần ra đảo làm lao công, một mình ông lo chuyện ăn uống cho cả bảy người của Ty Khí tượng Hoàng Sa. Ở đảo, ông tận dụng nước sinh hoạt ít ỏi để trồng bí đỏ, đu đủ, rau…. Hằng ngày ông còn tranh thủ đi đánh bắt cá để cải thiện bữa ăn.

Hoàng Sa vắng vẻ, ngư trường nhiều cá nhưng không ai đánh bắt, thế là ông tha hồ câu cá. Câu cá trở thành thú vui đặc biệt của ông, một thú vui mà đến bây giờ mỗi khi nhớ về những ngày ở quần đảo, ông đều nhớ những lần câu cá giữa biển trời mênh mông


http://ne4.upanh.com/b6.s6.d4/05bebc6ddbf10faddcf0700688b103df_36504684.hshinh01.jpg

< Ảnh quần đảo Hoàng Sa với những cơ sở quân sự, khí tượng của Việt Nam năm 1968.

Năm nào ông Dân cũng có mặt tại Hoàng Sa, mà lần nào cũng đúng mùa mưa bão. Có năm ông và cộng sự đón bảy trận bão ở Hoàng Sa, những cơn bão giật khiến những cơ sở được xây dựng kiên cố bằng bêtông ở đảo cũng rung rinh.

Những cơn bão giật dữ dội ở nơi đầu sóng ngọn gió ngày ấy đã giúp ông Dân thêm sức chịu đựng mà đến nay dù tuổi đã 70 ông vẫn không lo lắng gì mỗi lần có tin báo bão

http://ne0.upanh.com/b1.s7.d3/ac4dba76f1213addbf52475e5bd56ef2_36504780.hshinh03.jpg


Ông nhớ có những lần đón tết ở Hoàng Sa, anh em ngồi lại chia nhau ít bánh trái ngày tết. Ai cũng buồn buồn nhìn xa xăm vào hướng đất liền và cảm thấy hạnh phúc vì đang phục vụ đất liền. Hỏi ông ví như bây giờ được tiếp tục ra Hoàng Sa công tác thì ông có đi không, ông không chần chừ: sẵn sàng đi vì ông đã có cả quãng đời tuổi xuân ở đó.
Hằng năm, cứ vào ngày “truyền thống” của những người đã từng đi Hoàng Sa, ông Dân lại có dịp gặp những đồng nghiệp năm xưa, và đó cũng là lúc ông Dân cùng mọi người ôn lại những năm tháng mà họ gọi là đẹp nhất trong đời

http://ne7.upanh.com/b4.s1.d3/d7eb08c0c26c83a4e571c1e9f71d61e5_36504887.hoangsa5.jpg

18 năm ở Hoàng Sa

< Cơ sở hành chính của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa trước năm 1945.

Ông Năm Miễn (Phạm Văn Miễn) dù đã 82 tuổi cũng mong mỏi có dịp trở lại Hoàng Sa một chuyến để ông trở lại với những năm tháng làm việc ở đó. Sinh năm 1922, hiện luôn đau yếu vì đủ thứ bệnh tuổi già, nhưng ông luôn nói rằng ước mơ lớn nhất của ông là thật khỏe để có dịp lại ra Hoàng Sa. Bởi ông Miễn là người ra làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa: 18 năm!
Trong 18 năm (1956-1974) làm việc ở Trung tâm Khí tượng Đà Nẵng, năm nào ông Miễn cũng có mặt ở Hoàng Sa, có năm ra đôi ba đợt. Hoàng Sa nằm trên vùng biển rộng 15km2, gồm 40 đảo đá, cồn san hô và bãi đá ngầm, đảo lớn nhất dài 900m, rộng 700m, song với ông Miễn thì hầu như thuộc lòng quần đảo ấy.

http://ne1.upanh.com/b4.s6.d2/ea81fda198ef91d0e98d12e8b205846e_36504991.truongsawoodyisland.jpg

Ông Miễn có quá nhiều kỷ niệm về quần đảo mà ông đã từng gắn bó, kỷ niệm ấy được ông ghi thành nhật ký trong những ngày phục vụ ở đảo. Làm lao công ở đảo, ông trữ nước mưa, nuôi heo, trồng rau, đánh bắt cá… Chính vì có “nguồn thu” dồi dào này mà cứ mỗi lần thấy lính canh đảo ăn mắm vì thức ăn ở đất liền chưa chuyển ra kịp, ông đều mang thức ăn cho họ.

Hoàng Sa là nơi thường xuyên có tàu đánh cá của Trung Quốc và các nước ghé qua xin nước ngọt. Nước ngọt ở đảo là nước mưa được trữ trong những hồ xây lớn để dùng dần từ mùa này qua mùa khác, song khi thấy dân đánh cá các nước ghé lại xin nước trong ngặt nghèo, những người Việt đang làm nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa cũng sẵn lòng, bởi như lời ông Miễn nói, “cũng đều là người với nhau”.

Có lần mọi người ở đảo đào được một ché tiền với toàn là tiền thời Gia Long, ông nghĩ mai này nếu có điều kiện khai quật có lẽ sẽ còn phát hiện thêm nhiều hiện vật quí trên đất đảo. Rồi thấy cảnh tàu của chính quyền ra đảo để lấy phân chim, ông mơ ước mai này Hoàng Sa sẽ là mảnh đất tiềm năng kinh tế chứ không chỉ là quần đảo vắng bóng người. Đến bây giờ mơ ước ấy vẫn nguyên vẹn trong ông.

(Theo Quê Hương,Tuổi Trẻ,Đất Việt)

hung vi
13-10-2011, 11:10 PM
http://ne7.upanh.com/b2.s17.d2/6ff64ccbba30e38402f197ddea16167f_36505527.435ecz0.jpg

Tháng 4, biển trời Trường Sa trong veo, phẳng lặng. Sự đổi thay diệu kỳ của miền đất thiêng trên biển khởi nguồn từ một tinh-thần-Trường Sa, gieo mầm sống mãnh liệt trên những rẻo cát san hô nung bỏng chân trần.

Màn đêm chớm buông, Trường Sa sáng lung linh giữa đại dương
Màu xanh quê hương chen giữa phong ba đại dương
Đảo vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng dữ
Có sức người đảo bắt sóng vẽ hoa…

Lần đầu tiên trong đời tôi mới có cảm nhận đủ đầy sự rộng lớn, bao la của biển trời đất nước sau khi bước chân lên tàu HQ 996 của Quân chủng Hải quân trực chỉ quần đảo Trường Sa

http://ne9.upanh.com/b5.s18.d2/f930ec51648cf48d63d6abf195bec515_36505609.ap20110409090232530.jpg

Được tận mắt nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên hòn đảo Song Tử Tây xa xôi, bao mệt nhọc khi phải vượt qua hải trình gần 1.000 km trên biển suốt 3 ngày 2 đêm trước đó như vụt tan biến trong tất cả mỗi người.

Đảo xa

Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tạo thành một cánh cung kỳ vĩ bao bọc và chở che đất liền từ phía biển Đông, trong đó Song Tử Tây nằm ở cực bắc của quần đảo. Cũng như các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa…, Song Tử Tây rợp bóng cây xanh ngắt với những âu thuyền cho tàu cá ngư dân neo trú bão, chùa chiền, nhà dân, trường học kiên cố và khang trang. Quần đảo Trường Sa bây giờ như những thành phố trên biển. Đêm xuống, các đảo rực sáng ánh đèn điện. Cảm giác thật gần gũi khi ngắm nhìn. Không nơi nào còn cảnh đèn dầu bếp củi. Bước đi trên đảo mà như ngỡ mình đang ở đất liền thân thuộc.

http://ne2.upanh.com/b3.s10.d2/8b6d9b22bf009a532b1bb4c43788ac8f_36505652.binovitnam1.jpg

Sau khi tham gia giải phóng hoàn toàn miền Nam, thượng tá Trịnh Lương Vượng – Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 đã có mặt trên đất đảo từ tháng 6.1975, cùng cán bộ, chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từng làm đảo trưởng Trường Sa và Song Tử Tây, anh đã gắn bó gần cả đời mình với vùng đất thiêng trên biển. Anh bồi hồi nhớ lại những chuyến ra đảo công tác: “Ngày ấy hầu hết là đảo trần. Cây cối hoang tàn. Nhà cửa thưa thớt, nửa chìm nửa nổi, gọi là nhà hầm vì chỉ có mái nhô lên khỏi mặt đất. Đất đảo chỉ có hoa muống biển, lác đác vài cây phong ba, cây bão táp. Bóng mát trên đảo chủ yếu dựa vào… những đàn chim hải âu bay về dày đặc, tối đến kêu rền vang cả một khoảng trời, rúc vào giường… ngủ chung với bộ đội”.

Lần đầu tiên trở lại những hòn đảo thân thương sau khi chuyển ngành công tác, anh Trần Văn Thiết ngỡ ngàng khi thấy Trường Sa đang từng ngày bừng lên sức sống mới. Anh bất chợt nhớ lại những câu thơ mà đồng đội dành tặng nhau từ những năm thập niên 90 của thế kỷ trước ở trên đất đảo như một lời tri ân: Mai bạn về bãi bờ chào đón/Mai bạn về dẫu phố đông đèn sáng/Đừng quên những ngày bão giông/Những ngày nắng lửa/ Mai bạn về hãy nhớ rèn quân, rèn mình/Để mãi là điểm tựa nơi đảo xa

http://ne4.upanh.com/b2.s19.d1/5d7662cbb8c984ed2d724501fbb06154_36505684.ap20110409090832729.jpg
Đảo xa những năm ấy theo hồi ức của anh là khung cảnh buồn hiu hắt. Có khi đến 5 – 6 tháng mới có tàu từ đất liền ra đảo. Lính đảo “khát” thư là chuyện thường tình. Áo quần mặc chung. Thư nhà cũng đọc chung đến lúc rã từng con chữ. Khi nghe tiếng kẻng báo hiệu tàu từ đất liền chuẩn bị cập đảo là anh em chiến sĩ đã nhào ra bờ biển chờ đón với tâm trạng háo hức vô cùng. Mùa nắng các đảo thiếu nước ngọt, vì “mặt trời treo trên bầu trời mỗi ngày mười hai tiếng. Có khi nghe nước biển réo sùng sục như sôi”. Những ngọn gió thì “như đã héo mất rồi”. Mỗi khi mưa đến, tất cả anh em quăng mình trên sân bãi tắm gội, tận dụng bạt nylon căng ra gom nước để dành. Thông tin liên lạc thì rất hạn chế. Cả đảo chỉ có vài chiếc radio cũ. Viết thư gửi đất liền dưới ánh đèn dầu ống bơ leo lét. Viết xong ngoáy mũi lôi ra cả cục than đen xì

http://ne2.upanh.com/b4.s7.d1/5333902d86a9a7e56d405b6453e86a46_36505742.truongsavnn1.jpg

Đất đảo bây giờ

Sau “những ngày bão giông” là cuộc đổi thay diệu kỳ. Hoa đã tô thắm đất cằn sỏi cát thuở nào. Ở đảo Song Tử Tây, khi chứng kiến cảnh chị Trương Thị Liên (34 tuổi) và con gái Hồ Song Tất Minh (chào đời tại đảo vào ngày 16.5.2009) cùng chơi đu quay dưới bóng dương rợp mát, nhìn những đứa trẻ thong dong ngồi học bên những chiếc quạt máy mát rượi, chơi trò chơi điện tử trên máy vi tính, được sử dụng nước sạch đủ đầy quanh năm…, tôi mới thấm thía sự hy sinh thầm lặng, kiên cường bám trụ giữa muôn vàn gian khó của những người lính đảo năm xưa.

http://ne9.upanh.com/b6.s17.d1/15f90cc8551c2c9e5c1e479289d3dfaa_36505799.ap20110409091117217.jpg

Những con người từng gắn bó nơi này đều xem đất đảo như một phần máu thịt. Để dựng xây miền biên hải, tinh thần thép thôi thì không đủ bởi nó không thể nào đương đầu nổi với sóng gió khắc nghiệt – nơi có gần một nửa số ngày trong năm phải chịu bão giông. Sự đổi thay diệu kỳ khởi nguồn từ một tinh – thần – Trường Sa. Chính tinh thần thiêng liêng ấy đã làm cho sức người trở nên vô biên, chế ngự những con sóng bạc đầu dập dồn bất tận giữa trùng khơi, những tia nắng xuyên thấu thịt da, để gieo lên mầm sống mãnh liệt trên những rẻo cát san hô nung bỏng chân trần.

http://ne3.upanh.com/b6.s5.d2/e72dac0d48dc6dc48660f505c256a742_36505853.080920013747740337.jpg

Không khí hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử như sống lại trên gương mặt đầy vẻ tự hào của người dân Trường Sa. Nơi đầu sóng ngọn gió, họ sống quật cường như những hàng cây bão táp trải dài tít tắp. Mềm mại nhưng luôn vững chãi và mầm lộc xanh tươi trước lốc tố bão giông. Đứng bên cột mốc chủ quyền Trường Sa ở tọa độ 8038’30’’ độ vĩ Bắc – 111055’55’’ độ kinh Đông, chúng tôi trào dâng niềm tự hào về lãnh hải biên cương rộng dài ngút ngàn của Tổ quốc mình.

Nơi đây, tôi đã gặp một người đặc biệt. Anh đã “viết” nhật ký hình ảnh về Trường Sa bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết của mình

(Đình Phú Thanh Niên)

hung vi
13-10-2011, 11:26 PM
http://ne6.upanh.com/b6.s16.d2/a58d44b1d4ae576c647e19358104bfd1_36506276.52a1.jpg

Những ngày cuối tháng ba đầu tháng tư, trong tiết trời ấm áp, trời yên, biển lặng, những chuyến tàu từ đất liền lại hướng tới Trường Sa mang theo cả tấm lòng và tặng phẩm của quân và dân đất liền gửi đến quân và dân đang sinh sống và bảo vệ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.

< Trường Sa hôm nay rợp mát bóng cây xanh.

Nếu như Trường Sa xưa chủ yếu có cây phong ba, bàng vuông, xương rồng, phi lao, muống biển…thì nay được phủ lên một màu xanh của rất nhiều loài cây mới như dừa, nhàu, đu đủ, mù u… Đến bất cứ nơi đâu trên quần đảo Trường Sa thân yêu chúng tôi cũng đều nhận thấy sự đổi thay kỳ diệu
http://ne3.upanh.com/b2.s2.d4/e849e467bc5bfb1645cdf778fc06eb34_36506343.50a2.jpg

< Chùa Song Tử Tây uy nghiêm trên quần đảo Trường Sa.

Những tiếng gọi nhau í ới mỗi chiều về khi những chiếc tàu của người dân trên đảo cập bến đầy ắp cá, tôm... Sau buổi cơm tối, nhà nhà cùng xem các chương trình trên ti vi, tiếng bi bô đánh vần của trẻ nhỏ... tất cả đã tạo nên những hình ảnh, âm thanh rất đỗi quen thuộc, thân thương như bao làng chài đất Việt từ ngàn đời nay.

http://ne1.upanh.com/b4.s20.d1/877abeae3747dce927a2ea7e9eff962e_36506391.34a3.jpg< Những cư dân hạnh phúc trên đảo Trường Sa
http://ne8.upanh.com/b3.s8.d3/c2dc4e2f79076ea576161df1f77f7a0d_36506418.23a4.jpg< Lũ trẻ Trường Sa vui đùa bên cột mốc chủ quyền của Tổ quốc.

Trường Sa hôm nay đã có thêm những công trình mới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cũng như đời sống văn hoá tâm linh. Trường Sa đã được phủ sóng truyền hình, điện thoại. Điện Trường Sa đêm đêm toả sáng lung linh giữa biển khơi
http://ne6.upanh.com/b6.s19.d2/69c7c61eedc7e0671376fc97b5a40c19_36506506.15a5.jpg< Bên Nhà văn hóa đảo Trường Sa.

http://ne3.upanh.com/b5.s15.d2/0cf2a63051869c6d4e117b1dbf70d042_36506533.12a6.jpg< Những luống rau xanh trên đảo.

Có được sự thay đổi vượt bậc như vậy phải nói đến sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Có tận mắt chứng kiến sự thay đổi tuyệt vời của quân và dân trên các xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa ai nấy đều thấy thật sự phấn khởi, yên tâm, vui mừng trước cuộc sống của quân và dân nơi đây

http://ne3.upanh.com/b6.s8.d4/a7969aba18affc9a5f7250440d7ed087_36506593.9a7.jpg< Điện Trường Sa bừng sáng mỗi đêm về.

Tổ quốc và nhân dân cả nước bao giờ cũng hướng về biển, đảo. Với Hoàng Sa, Trường Sa từ ngày xưa và mãi mãi về sau là một phần máu thịt, là lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Và chỉ còn vài ngày nữa thôi, Trường Sa thân yêu sẽ đón mừng kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng (29/4/1975 - 29/4/2011). Sự kiện này sẽ thêm một lần nữa nhắc nhở lớp lớp cháu con người Việt luôn nhớ về mảnh đất thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc

(Theo báo Ảnh Việt Nam)

hung vi
13-10-2011, 11:45 PM
http://ne0.upanh.com/b2.s15.d2/f9cdeeb0903653e36e4c4bd58b3274d0_36506810.1.jpg

Đối với mỗi người lính đóng quân trên đảo Song Tử Tây trong quần đảo Trường Sa, đất mẹ như gần hơn với những hình ảnh thân quen của làng quê Việt Nam.

< Hơn hai ngày hai đêm HQ 996 độc hành, lênh đênh trên biển cả, xã đảo Song Tử Tây hiện ra như một khu rừng thu nhỏ giữa biển khơi. Ai nấy đều không kềm được xúc động, cảm giác giống như ở đất liền.

Nếu nhìn từ trên cao, đảo Song Tử Tây là cả một mảng xanh với đủ các sắc độ khác nhau. Xanh sẫm của biển, xanh dương vùng nước gần bãi cạn, màu xanh của thảm thực vật.

http://ne4.upanh.com/b6.s15.d2/d2a52c1be427214bad17a7215fec0d5e_36506854.7.jpg< Tàu HQ 996 như một nhà khách di động trên đại dương, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đoàn công tác hành quân đến huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

Song Tử Tây là một trong những đảo hiếm hoi trên quần đảo Trường Sa có nước ngầm (nước lợ). Tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất với các loại cây ăn quả như chuối, đu đủ… Đặc sản của đảo là cây sâm đất mà bộ đội ta vẫn lấy nước để uống.

http://ne9.upanh.com/b6.s5.d2/865c6d464cf39fa329b9fc1309ed88b0_36507019.cd29ts1.jpg< Sân vận động xã đảo Song Tử Tây.

Sân cỏ duy nhất trên quần đảo

Sự tồn tại của một sân cỏ là điều khiến những người lần đầu tới Song Tử Tây phải ngạc nhiên. Bởi dù là đảo cấp 1, được thiên nhiên ưu ái ban cho chút nước lợ, nhưng không vì thế mà bão tố với nắng cháy lại buông tha con người, cây cỏ trên mảnh đất này. Tất cả sự tươi đẹp mà đảo có được đều nhờ công sức lao động của cán bộ, chiến sĩ qua bao thế hệ. Trung tá Trịnh Xuân Tô, chính trị viên đảo Song Tử Tây cho biết, để biến bãi đất trống toàn cát và đá san hô thành một “tấm thảm tự nhiên” đẹp đến vậy, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ đã phải đổ biết bao đổ mồ hôi. Thế nhưng, để giữ gìn màu xanh cho sân cỏ cũng là một kỳ tích thật đáng khâm phục.

http://ne4.upanh.com/b2.s4.d3/b0c14e8423eebd5d4367aaedae800f36_36507094.4.jpg< Hải đăng Song Tử Tây cao 36 mét, mắt biển để định hướng hàng hải cho tàu thuyền xa bờ.

Để đảm bảo mặt cỏ đều tăm tắp, ngày nào người lính đảo Song Tử Tây cũng chia nhau chăm chút, xén tỉa. Mệt nhất là vào những tháng nắng cháy da cháy thịt. “Những khi nắng nóng kéo dài, nước ngầm trên đảo rút xuống, phần nước sinh hoạt dành cho cán bộ, chiến sĩ cũng giảm theo. Nhưng mọi người vẫn chắt chiu để có nước tưới cỏ. Vì thế, sân cỏ giữ được màu xanh”, trung tá Trịnh Xuân Tô chia sẻ

http://ne3.upanh.com/b4.s3.d3/06c8c2779883f3267fd76056efdaeccd_36507193.3.jpg< Âu tàu Song Tử Tây được xây dựng là nơi đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trú ẩn khi biển động và gió bão.

Nỗ lực duy trì một sân cỏ như vậy là để cán bộ, chiến sĩ có nơi sinh hoạt văn hóa, tập luyện thể thao rèn luyện sức khỏe sau những giờ luyện tập, trực chiến căng thẳng. Hơn thế nữa, sân cỏ còn hiện thân của tinh thần và quyết tâm vượt khó của người lính Cụ Hồ. Trong bất kỳ hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn nào, họ vẫn duy trì tác phong, nếp sống lành mạnh, mẫu mực. “Bằng công sức của mình, bộ đội trên đảo đã làm việc trên tinh thần tự giác để cảnh quan của đảo luôn xanh, sạch, đẹp”, trung tá Trịnh Xuân Tô nói.

http://ne7.upanh.com/b6.s13.d3/ebd7a03f8509cd145114424023af73ee_36507277.8.jpg< Cây phong ba, biểu tượng sức sống mãnh liệt của Trường Sa trước thiên nhiên khắc nghiệt trong gió bão đại dương.

Đàn bò thích ăn… giấy

Đến với Song Tử Tây, mọi người còn bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của một “gia đình” bò, tất thảy có 9 con. Trung tá Trịnh Xuân Tô cho biết, đây là một thử nghiệm mà cán bộ đảo Song Tử Tây đề xuất cách đây rất lâu, khoảng 17 năm, nhằm đánh giá khả năng chăn nuôi đại gia súc trong điều kiện tự nhiên và thời tiết của đảo

http://ne1.upanh.com/b2.s2.d2/5a00f5b83e3a35e7e43a964ded8a968e_36507331.5.jpg
Thật may mắn, kết quả là đàn bò phát triển tốt. Năm 2010, đảo còn vui mừng chào đón 4 chú bê non ra đời liền một lúc. Do điều kiện không cho phép, nên “dân số” của đàn bò chỉ được duy trì ở mức 7-10 con. Chiến sĩ đảo Song Tử Tây, binh nhất Phạm Quế Anh, quê ở Đông Anh, Hà Nội cho biết, ngoại trừ lúc sinh nở, việc nuôi bò trên đảo không có gì vất vả, hầu như không phải chăm sóc nhiều vì chúng rất ăn uống rất... tự giác.

http://ne1.upanh.com/b4.s19.d2/1a0985d0ad629d20409bf44e248faef2_36507381.chuasongtutay.jpg
< Chùa Song Tử Tây, một biểu tượng tâm linh gắn chặt hải đảo với đất liền mỗi khi chuông chùa gióng lên, ngân vang trên đại dương.

Liên hệ với sân cỏ, nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng, đã có cỏ thì nuôi bò chẳng khó. Thế nhưng, cỏ và bò nơi đây chẳng liên quan đến nhau mấy, có chăng sân cỏ chỉ là nơi bò tắm nắng. Không biết có phải sống ở trên đảo, xa đất liền hay không mà bò trên đảo Song Tử Tây không thích ăn cỏ. Cán bộ, chiến sĩ ở Song Tử Tây nuôi bò bằng phần thức ăn thừa của mình, giống như với các vật nuôi khác như lợn, gà

http://ne8.upanh.com/b4.s7.d3/f6dddbb972dadcb44c1e0eed5d1cb6ba_36507418.songtutay4.jpg
Món khoái khẩu của bò ở Song Tử Tây là… giấy. Từ sách, vở, bìa các tông tới bao xi măng, chúng không từ chối “món” nào. Vì vậy, mới xảy ra chuyện một đồng chí sĩ quan mất cả tháng trời soạn giáo án, lúc sắp hoàn thành thì bị bò mò vào phòng ăn mất. Tức nhưng chẳng ai lại đi “kỷ luật” bò, nên đồng chí kia phải hậm hực viết bài giảng lại từ đầu.

http://ne9.upanh.com/b6.s19.d2/9ffc2bf977c7933b8fb26edce26f116c_36507449.2.jpg
Câu chuyện này nhanh chóng lan khắp quần đảo Trường Sa, trở thành giai thoại vui về đàn bò trên đảo Song Tử Tây.

“Đúng là bò gây ra lắm chuyện cười ra nước mắt, nhưng cán bộ, chiến sĩ trên đảo quý đàn bò lắm, vì nó là một phần bản sắc của Song Tử Tây. Không chỉ vậy, hình ảnh đàn bò đủng đỉnh, thong dong đi lại trên đảo còn gợi nhớ hình ảnh ở đất liền, giúp lính đảo vơi đi nỗi nhớ quê hương”, binh nhất Phạm Quế Anh chia sẻ

(Theo Đất Việt,Văn Nghệ ĐồngTháp)

hung vi
13-10-2011, 11:56 PM
http://ne8.upanh.com/b5.s5.d4/02c5e9708b9cb8aa2bab00f2f6e38076_36507778.hoangsa.png

Khi chiếc tàu Cảnh sát biển (CSB) 6006 xé màn đêm lao vút vào ra Biển Đông trực chỉ vỹ tuyến 16, kinh tuyến 111, tôi gần như thức trắng đợi tiếng kẻng báo thức. Thật đơn giản, kẻng vang lên là lúc bình minh rọi chiếu xuống mạn tàu, chiếu xuống bầu trời trong veo như ngọc, Hoàng Sa...

1. “Ra Hoàng Sa!” - mới chỉ nghe đến thế cũng đủ để tối cuống cuồng phi thẳng ra cảng số 1 hải quân vùng 3 (Đà Nẵng) khi Thượng tá Lý Ngọc Minh – Phó tham mưu trưởng Cảnh sát biển vùng 2 thông báo: 17h chiều chủ nhật ngày 24/10/2010 tàu đi Hoảng Sa đón 9 ngư dân Lý Sơn. Cơ hội thật không dễ có

http://ne8.upanh.com/b2.s3.d4/83046f3bca90d03e074faa75ea0c2313_36507808.images6159191.jpg

< Phút gặp gỡ giữa Hoàng Sa trùng phùng. Ảnh: Tuổi trẻ.

Tàu rời phao số không, khi màn đêm ập xuống. Biển đen như mực, những ánh đèn lập lòe của ghe cá gần bờ bắt đầu mờ dần. Tôi không thể ngủ được bởi nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến cảnh được tận mắt thấy biển trời Hoàng Sa, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông đã gìn giữ bao đời. Đứng trên boong, hít mạnh từng cơn gió lạnh tê người căng tràn lồng ngực. Một bóng trắng lặng lẽ ra boong đứng bên tôi, chậm rãi châm thuốc mời. Đó là chuẩn úy Vũ Huy Nam, 21 tuổi.

Nam bảo: Đây là lần đầu tiên được ra Hoàng Sa. hồi hộp và xúc động ngủ không được anh ạ. Hóa ra, cũng như tôi. Cậu chuẩn úy trẻ măng mới vào nghề cảnh sát biển được 3 năm nhưng đã kịp đi khắp các vùng biển miền Nam. Cậu cũng kịp bổ sung vào hành trang nghề nghiệp, hành trang cuộc đời của mình bằng những lần đặt chân lên Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo và Trường Sa. Giữa tôi và Nam ngoài việc mừng vui là bởi đồng hương, cả hai còn bắt tay nhau thật chặt, bởi việc giống nhau trên hành trình đặt chân lên các đảo, và chưa một lần được tới Hoàng Sa.

Rít một hơi thuốc dài, Nam tâm sự: “Mấy ngày trước, em cũng mới đi nhiệm vụ trên tàu này, cũng đi tìm các ngư dân bị mất tích. Lần này dù mệt nhưng em nằng nặc xin đi. Làm sao có thể bỏ lỡ cơ hội này hả anh. Biển đêm lồng lộng, tất thảy đều cảm thấy bé nhỏ trước khối không gian đặc quánh, đen kịt. Chuẩn úy Nam chân thành: “Mơ ước của em là lính hải quân, mà phải là hải quân đi các đảo xa, như Trường Sa chẳng hạn. Nhưng bây giờ là chiến sĩ cảnh sát biển cũng đủ thỏa chí tang bồng”

http://ne8.upanh.com/b5.s18.d2/d4210c3caed98c2490e6149b94b0ca26_36507868.080925212135568503.jpg

Nam dẫn tôi về phòng, mân mê những lá thư chưa một lần gửi. Chàng chuẩn úy trẻ bẽn lẽn: “Đời lính biển cứ mải mê theo những chuyến tàu ra khơi, mong có một người yêu để thỉnh thoảng thư từ điện đóm mà không có anh ạ. Viết thư kết bạn theo địa chỉ trên báo mà thấy ngại quá, không dám gửi”. Đã 4h sáng, tiếng rì rào của sóng lại dẫn tôi và Nam ra boong.

Trên đài chỉ huy, kíp lái tàu vẫn đang căng mắt nhìn đại dương thăm thẳm. Thuyền trưởng tàu CSB 6006 Quản Ngọc Dũng không ngừng dõi theo màn hình rađa, cất giọng: Anh em ai cũng háo hức truơc chuyến đi này. Một vài người đã ra Hoàng Sa, đa số đi lần đầu, nhưng tâm trạng chung là hồi hộp. Thuyền trưởng Dũng tâm sự rằng, khi tàu lướt sóng, ở đâu biển cũng có một màu xanh, ở đâu cũng sóng vỗ, gió rít trùng khơi. Nhưng mỗi lần vào vùng biển Hoàng Sa, anh lại tràn trề cảm xúc.

2. Trắng đêm với kíp lái tàu, được các anh chỉ bảo tận tình về chuyến hải trình đặc biệt ra Hoàng Sa, và thật tuyệt vời khi cùng đón ánh bình minh Hoàng Sa bên cốc cà phê sữa thơm phức. Nếu ánh đèn chiếu xuống biển đêm khiến Hoàng Sa lung linh như dát bạc thì ánh bình minh chắc chắn là vàng ròng. Cả tàu thức dậy đón ngày mới, một ngày vô cùng ý nghĩa, bởi ở quê nhà, người thân của ngư dân ngóng chờ và hàng triệu trái tim Việt cùng dõi theo bước đi của tàu CBS 6006.

“Tôi cũng không hiểu vì sao và cảm xúc đó khó gọi thành tên. Nhưng nói chung lạ lắm. Có lẽ Hoàng Sa quá đỗi thiêng liêng” – Thuyền trưởng Quản Ngọc Dũng

http://ne3.upanh.com/b1.s11.d2/613100202d634ed6dc33d78534972adc_36507913.images6159201.jpg

< Lão ngư Nguyễn Đảng. Ảnh: Tuổi trẻ.

10h sáng, từ xa xa, chấm trắng càng lúc càng hiện rõ, thuyền trưởng Quản Ngọc Dũng trao ống nhóm cho tôi, xúc động: “Kia rồi, anh nhìn đi!”. Tàu ngư dân chính Trung Quốc đang kéo tàu ngư dân của mình. Khoảng cách hơn 1 hải lý, nhưng qua ống nhóm, thấy rõ mồn một 9 ngư dân đang ngồi trên tàu. Con tàu ngư chính Zhong Gouly Zheng 46013 không lớn như trong suy nghĩ của tôi. Công việc bàn giao ngư dân nhanh chóng hoàn tất. Thuyền trưởng tàu ngư chính Vương Chí Phú cam kết các ngư dân được bàn giao trong tình trạng khỏe mạnh, đã được ăn uống đầy đủ, đối xử tốt. Tôi gắng nán lại trên boong chỉ huy tàu ngư chính một vài phút, và thật ngạc nhiên khi người phóng viên Trung Quốc ngỏ ý muốn chụp chung một tấm hình. Anh ta nói đại ý rất vui bởi lần đầu tiên được gặp phóng viên Việt Nam ở Hoàng Sa và muốn có một tấm ảnh ký niệm.

Tàu QNg 66478 tháo dây khỏi tàu ngư chính, quay đầu trở về nhà, kết thúc 44 ngày phiêu bạt ở Hoàng Sa, kết thúc những ngày đói lạnh giữa biển, đối mặt với muôn vàn hiểm nguy. Lão ngư Nguyễn Đảng tóc bạc phơ, ánh mắt thẫn thờ: Không thể tin được chuyện xảy ra. 55 năm tung hoành trên biển Đông, với tất thảy ngư trường, sương gió trùng khơi giờ đã quyện vào mái tóc bạc trắng, màu da đồng hun của ngư phủ.

55 năm, chưa một ngày ông Đảng có ý nghĩ từ bỏ ngư trường Hoàng Sa. Bởi với ông và hàng vạn ngư phủ khác, vùng biển thiêng này quá đỗi thân thương, dù trong lòng nó sôi sục, chất chứa bao hiểm nguy khó lường. Tại đúng tọa độ mà Thượng tá Lý Ngọc Minh chỉ cho tôi trên boong chỉ huy (tức 16 độ 30/ Bắc – 111 độ 05/ Đông), vị trí này cách đảo Trụ Cẩu khoảng 35 hải lý. Có nghĩa, chỉ dẫn thêm một chút nữa thôi, chúng tôi sẽ được đặt chân lên đảo. Nghe có vẻ giản đơn, nhưng khoảng cách đó chưa dễ vượt qua. Chính ngọ, Hoàng Sa nắng gắt, trời không gợn mây, nhưng sóng biển đã cuồn cuộn như sắp có bão.

http://ne5.upanh.com/b1.s8.d2/8caed712e024239750c3c7a178092651_36507945.9541cc5200f72d0833e353dbf41aa095.jpg

Sói biển Mai Phụng Lưu kể rằng, với anh, đi vòng quanh Hoàng Sa là chuyện thường ngày. Cũng bởi thế, trong mấy năm liền, anh bị bắt đến 4 lần khiến cả nhà tán gia bại sản. “Đất trời Hoàng Sa ngấm vào máu rồi, không đi không được” – câu nói này khiến sói biển tâm sự với tôi đúng ngày đảo Lý Sơn thả hoa đăng, khao lề thế lính Hoàng Sa.

3. Tôi mang hơi thở nóng hổi từ biển trời Hoàng Sa về Đà Nẵng, vào căn phòng của vị Chủ tịch Hoàng Sa Đặng Công Ngữ.

Tôi hỏi ông Ngữ rằng, làm một vị Chủ tịch huyện không dân, anh có buồn không? Ông Ngữ bật lại ngay: “Hiểu như thế là không được. Sao Hoàng Sa lại không dân? Những ngư dân can trường hằng ngày bám biển Hoàng Sa, họ là người Hoàng Sa đấy. Từ xưa đã có dân Việt ở Hoàng Sa, nay và mai sau vẫn mãi mãi như vậy”.

Ông Nguyễn Văn Cúc – một người từng công tác ở Hoàng Sa vào năm 1973 trong đội quan trắc khí tượng thủy văn (Nha khí tượng Sài Gòn cũ) tâm sự: Tôi là người Đà Nẵng lớn lên bên biển nên từng làn gió đại dương thấm đẫm trong tâm hồn tôi. Cơ duyên cho tôi sống trọn ở Hoàng Sa trọn 1 năm. Tôi là một trong những người cuối cùng rời Hoàng Sa vào tháng 12/1973, để rồi một tháng sau, đau đớn nghe tin, Hoàng Sa đã bị chiếm.

Ông Đặng CôngNgữ cho tôi xem cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa với lời dặn: Chưa công bố, em chỉ xem thế cho biết thôi, lúc nào anh công bố rồi hẵng hay. Vâng! Tôi không dám trái lời anh, chỉ xin mượn một lời ngỏ của anh, thay cho lời kết bút ký này: “Hoàng Sa vẫn hằn trong từng người đã đặt chân lên Hoàng Sa làm nhiệm vụ giữ đảo”.

(theo Nam Cường,Báo Tiền Phong)

ntigger
14-10-2011, 12:21 AM
đọc xong bài viết này tự dưng thấy trong lòng nao nao. Niềm tự hào dân tộc và sự kính phục đối với cách chiến sĩ đã làm nên Trường Sa như ngày nay hiện lên thật rõ ràng. Cảm ơn về bài viết thật có ý nghĩa.

hung vi
14-10-2011, 12:22 AM
http://ne2.upanh.com/b1.s5.d4/a4693fd52f45d328bac75f13f6f99932_36508622.chuanbihoamaidontet.jpg

Đọc lại khởi thủy của những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa, ấn tượng đầu tiên với lính những năm đầu ra đây là đá san hô bỏng rát dưới nắng, không một bóng cây xanh và cơ man chim biển vỗ cánh ào ào, trứng chim nằm ngổn ngang trên đảo.

Và từng ngày từng ngày, bền bỉ như những chú ong thợ xây tổ, trên những đảo đá san hô giữa mênh mông đại dương. Vét chút mùn mục nát có được của một khúc gỗ nào đó trôi dạt về đây từ trăm năm trước, đào từng hốc nhỏ và gieo xuống những mầm xanh, nâng niu chăm bẳm từng ngày để rồi sau mấy chục năm màu xanh cây lá đã biến những hòn đảo đá thành những tín hiệu xanh tin cậy của Tổ quốc, thành điểm tựa cho bà con ngư dân ra khơi biết tìm vào khi gặp dông tố bão bùng, hết dầu, hết nước ngọt

http://ne6.upanh.com/b2.s8.d2/1e4232f2f94b21e27b6ac93091fcbcdf_36508666.ts2110105.jpg< Tượng đài Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn.

Đảo Trường Sa Lớn, nơi có thị trấn Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khác hẳn với sự tưởng tượng của chúng tôi về một hòn đảo toàn đá với san hô... Đảo Trường Sa Lớn không chỉ có tượng đài ghi công các anh hùng, liệt sĩ và bãi biển tuyệt đẹp, mà còn có Nhà tưởng niệm Bác Hồ và chùa. Trên đảo đã có điện phục vụ sinh hoạt thường ngày và cả internet

http://ne3.upanh.com/b1.s20.d1/b16f0cf12281f7b83ac454d3cfa2e166_36508713.350609.jpg

< Nhận quà từ đất liền chuyển lên đảo.

Trường Sa Đông chỉ là một hòn đảo nhỏ trong rất nhiều đảo nổi, đảo chìm ở quần đảo bão tố này nhưng không hiểu sao nhiều người có ấn tượng sâu sắc. Không chỉ vì tình cảm của mỗi người lính đã dành cho đoàn trong mười mấy giờ trên đảo. Không chỉ là hình ảnh tận tụy của các y bác sĩ trạm xá trên đảo nhiều lần cứu mạng bà con ngư dân gặp hoạn nạn trên biển khơi...

Tình cảm thân thương ấy có thể bắt đầu từ hình ảnh nấm mộ những người lính, dù hi sinh vẫn nằm bên chân sóng như muốn cùng đồng đội tiếp tục gìn giữ cõi bờ Tổ quốc.

http://ne7.upanh.com/b3.s4.d2/c028c2ecc52e131cf2fb90c49a99d1ec_36508747.350610.jpg< Để đảo đá cho trái ngọt thế này phải mất bao nhiêu năm chăm bẳm vun bồi đất đảo.

Cũng có thể hình ảnh cái mỏ neo trên cột mốc chủ quyền bị khuất chìm dưới đất đã thầm kể với mọi người câu chuyện đầy khái quát và biểu tượng về sự bền lòng để biến hòn đảo san hô ngập tràn sắc xanh bóng mát.

http://ne1.upanh.com/b5.s19.d1/35117e943b4e248e1026abd8ff2d950d_36508761.350616.jpg
Những ngày ở Trường Sa chúng tôi đã gặp nhiều người lính với một câu hỏi thật giản dị: “Cảm xúc của anh nếu một ngày kia rời đảo về lại đất liền?”. Tất cả đều rất chân thành nói rằng đó chính là nỗi nhớ tình đồng đội. Nếu ở đất liền thương nhau một thì ra đảo thương nhau gấp mười!
http://ne8.upanh.com/b6.s10.d1/e8ae65b6bfe0f96e8d23778ac17990bb_36508778.songtutay.jpg
Sau buổi tập luyện sẵn sàng chiến đấu, những người lính trẻ ở đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị... có những phút giây thư giãn bên những luống rau, chim Cu gáy và trang báo xuân.

Rộng 12ha, đảo Song Tử Tây (thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) là đảo lớn tại quần đảo Trường Sa. Đến thăm cán bộ, chiến sĩ Đoàn M46 (Vùng D Hải quân) đang làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị vào dịp mùa xuân đang về mới thấm thía những gian nan mà họ đang nếm trải.

http://ne1.upanh.com/b4.s19.d1/9064115023f58675b4081335169f71e6_36508811.songtutaytapluyen.jpg

Những người lính trẻ ngày đêm miệt mài huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ảnh, khẩu đội 12,7 mm của đảo Đá Nam đang luyện tập phương án chiến đấu tại chỗ.

http://ne9.upanh.com/b4.s4.d1/281629fa6af9d40b7386c17ea0d18908_36508869.songtutaydocbao.jpg< Sau giờ huấn luyện, các chiến sĩ trẻ đảo Đá Nam say sưa bên những trang báo gửi từ đất liền ra.
http://ne6.upanh.com/b5.s12.d1/abb078dd32f6aa10b48c8d6c96337485_36508906.songtutaychuyenhang.jpg< Để các chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị có một cái Tết vui vẻ, đầm ấm, đất liền cũng gửi ra đảo những mặt hàng nhu yếu phẩm, quà... và cả lợn để ăn tết.
http://ne3.upanh.com/b3.s13.d1/55a8c8c20bc2e57d12c1fb9e23fe179e_36508953.050111hha42211322258.jpg< Gói bánh
http://ne8.upanh.com/b2.s6.d1/229f0d03137f403b13083ba421b1e94e_36509008.050111hha36211257148.jpg

Xuân đang về, song trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi vẫn được chứng kiến cán bộ, chiến sĩ nơi đây tổ chức huấn luyện sôi nổi, canh trực với tinh thần cảnh giác cao độ, nhằm bảo vệ vững chắc vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Những hình ảnh được chứng kiến trên quần đảo Trường Sa làm chúng tôi thêm xúc động khi nghĩ về một cái Tết ấm cúng của những người lính đảo.

Đó cũng là một cái Tết an lành, hạnh phúc nơi đất mẹ, bởi ở phía trùng dương, đang có những người con ưu tú của dân tộc chắc tay súng để đất nước đón xuân sang…

(theo VnExpress,tuổi trẻ,báo mới,Phuyen)

hung vi
14-10-2011, 12:38 AM
http://ne7.upanh.com/b4.s17.d2/a4ff84dddd308a05c5beb4f3f9db01ea_36509257.857903434861da040af.jpg

Ra Trường Sa tiết tháng ba âm lịch thì yên tâm quá còn gì? Tháng ba bà già đi biển. Nằm trên tàu lớn nghe sóng nhồi lắc chao đảo đã khiếp nhưng những tưởng đến đảo nào đó của quần đảo Trường Sa là tàu cứ mà từ từ cập mạn.

Nhưng trật lấc cả. Mới có một đêm nhồi lắc mà sớm bửng tưng, có một đoạn lê dép suýt trượt mấy lần vì những bãi nôn dẫn lên mặt boong.

Quá 2 đêm một ngày, con tàu HQ-96 cứ rì rì tốc độ 17 cây số giờ cập đảo Đá Lát rồi Trường Sa lớn. Cách đảo vài cây số, những chiếc canô được lần lượt hạ xuống biển. Ngó xuống chiếc ca nô mỏng mảnh như chiếc lá luôn chao đảo trên sóng mà ngại! Nhảy sao đó để lọt thỏm vào lòng canô là cả một sự trù liệu khôn ngoan trong tích tắc đối với người nhảy lẫn người có kinh nghiệm đỡ dưới ca nô. Suốt chuyến hải trình, ghé mười mấy hòn đảo trong chuỗi đảo đều phải theo cách đó cả. Còn khi canô cập đảo? Mỗi đảo có một kiểu đổ bộ nhưng gian nan nhất vẫn là lần đoàn công tác đổ bộ lên đảo An Bang!

http://ne3.upanh.com/b2.s6.d2/53023d3aa555a4a4d6aabecf197169ab_36509343.chiatayldao.jpg
Có lẽ khi làm cái việc cấu thành thềm lục địa Việt Nam để đựng chuỗi đảo Hoàng Sa, ông Tạo hóa đã làm một cái việc bất cẩn khi đặt đảo An Bang lên cái nền lồi lõm khập khễnh? Chuyện đó sẽ nói sau. Nhưng đêm trên tàu lớn để ngày mai đổ bộ lên đảo, cán bộ của quân chủng đã phải họp đoàn công tác. Thành phần đoàn gồm cán bộ Quân chủng Hải quân có trách nhiệm đưa nhiều tấn hàng đất liền tặng đảo. Kế đó là văn công Quân khu 2 ra phục vụ cán bộ, chiến sĩ. Thứ nữa là cánh báo chí. Tất thảy được quán triệt, do thời tiết lẫn địa hình phức tạp nên việc đổ bộ lên đảo phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ huy chung.

Sóng quanh An Bang bất thường nên xuống canô (xuồng) có khó hơn (thì đã mười mấy lần lên xuống cũng chả ngại?). Tất cả tư trang cần thiết nhất là các thiết bị ghi hình của phóng viên đều phải cho vào 2 túi nilon (thì đã thực hành mãi rồi, một túi chứ hai thì có gì phức tạp?). Nếu ai sức khỏe không đảm bảo thì buộc ở trên tàu để tránh ảnh hưởng đến công việc chung,... Nghe quán triệt cũng hơi ơn ớn, nhưng hình như khi đó hầu hết đều ỷ vào chút kinh nghiệm mọn qua hơn 10 ngày lênh đênh trên biển đảo nên cuộc họp đã trở thành cuộc gặp chung rộ lên bao cung bậc nói cười đùa tếu vui vẻ

http://ne5.upanh.com/b6.s6.d1/f9cff31ff0272bbc3cdfd2b806148ccf_36509425.anbang.jpg

Không biết câu chuyện của một cán bộ kể lại như thế này lọt tai ai có gây hiệu ứng gì không? Lần ấy tàu tiếp tế từ đất liền ra đảo An Bang vào dịp tết. Con tàu cứ loay hoay mãi trước những ngọn sóng liên hồi tấp vô bờ đá đảo An Bang mà vẫn không tìm được cách cập xuồng. Đã ba ngày trôi qua... Một tình huống được quyết định nhưng oái oăm đã diễn ra. Hàng tết không cập đảo được nhưng có thứ vẫn đến với các chiến sĩ canh đảo. Ấy là tiếng hát của văn công.

Người ta tổ chức cho các cô văn công dàn hàng trên tàu cứ thế đứng hát. Dàn loa với công suất lớn được hướng vào đảo. Đầu tiên còn là những gương mặt hớn hở của cả hai bên nhưng rồi sau đó cả trên đảo lẫn trên tàu những khuôn mặt thoắt đẫm nước mắt. Các cô văn công vừa hát vừa khóc vì thương lính đảo. Những giọt nước mắt hiếm hoi của các chàng thủy thủ đảo An Bang thương văn công gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt

http://ne2.upanh.com/b3.s1.d1/395c8c4c1018231b219f7ef3ef5358a5_36509472.318717492710109c5719.jpg
Con tàu HQ-96 vẫn lừ lừ xé sóng. Gần đảo An Bang đã xế trưa vẫn chưa thấy triệu chứng gì của biển dữ. Có lẽ chúng tôi đã gặp may? Từ xa, đảo An Bang đã chình ình một vệt lam cuối đường chân trời rồi dần dần rõ. Toàn tàu được lệnh buông neo, cơm nước mặc dù ai cũng háo hức muốn được vào đảo ngay.
Cơm xong lại có lệnh mới... Cá nhân bộ phận nào cần thiết thì mới được vào đảo còn không phải ngủ lại trên tàu. Nghe mà dở cười dở mếu. Lênh đênh ngần ấy ngày, từng ấy cây số đường trời, đường bộ, đường biển, có mặt trên con tàu này thì ai cũng cần thiết cả! Nhưng quân lệnh như sơn, ưu tiên người đưa quà tặng, văn công cùng nhà báo!

Lời cảnh báo của chỉ huy đến lúc này mới có cơ phát tác. Không biết buổi sáng thì thế nào nhưng càng tầm chiều sóng quanh An Bang càng chồm lên trắng ngán! Quả sóng có dữ hơn những đảo chúng tôi từng qua và dẫu xuồng tròng trành chúng tôi vẫn lần lượt xuống an toàn hết. Ngó vào đảo lại thấy cánh lính huơ huơ những cánh tay lại càng tăng cảm giác muốn vào ngay, nhất là chị em văn công. Năm chiếc canô, thoạt đầu là nhấp nhô dập dềnh rồi chao đảo. Ụp, ào... Những con sóng mặn chát đầu tiên phủ trùm xuồng làm bật lên những tiếng kêu thất thanh nhưng có cả thích thú nữa!
http://ne6.upanh.com/b3.s12.d2/8e6a86b56693c9a1e869db52274363df_36509506.318717373742e416c02e.jpg
Ụp, ào... tiếp nữa. Tiếp nữa... Tôi tối tăm cả mặt mũi nhưng vẫn cố theo hiệu lệnh không được nhảy xuống nước mà phải bám chặt xuồng. Đằng sau tôi, một khuôn ngực sũng nước nhưng chắc nịch của một chiến sĩ hải quân trên xuồng làm ấm cả mảng lưng. Ngó bên mình một em văn công đang tái dại đờ đẫn, tôi vội dịch ra ngay nhường sự tin cậy ấm áp ấy cho em.

Cứ du đi du lại, xuồng vẫn không chạm được vào bờ cát. Những đợt sóng như quái ác như trêu ngươi cứ nhè mấy cái xuồng mà úp chụp mà đẩy ra ngoài biển chứ không chịu hất vào. Tôi bật lên tiếng kêu hoảng hốt vì chợt thấy mình đã buông tay vào miệng hai chiếc túi nilon lồng vào nhau. Nước mặn đâu như đã lọt vào miệng túi? Ôi chao, cơ mầu này chiếc máy Nikon chuyên dụng khéo mà đi đứt. Ân hận vì quá chủ quan không nghe lời nhắc là phải lấy dây cột chắc lại chứ không được túm. Mọi lần xuống xuồng vào các đảo, tôi vẫn có thói quen hớ hênh lấy tay túm hờ như thế

http://ne1.upanh.com/b4.s3.d4/f10bbf09f3055e7a34830e0363a2b1ce_36509541.31871743811fb8771aa2.jpg

Kia rồi, các chiến sĩ canh đảo, những chàng thủy quân, người thì trần trùng trục, người thì để nguyên quân phục ào xuống để kéo xuồng vào. Nhưng oái oăm, dẫu đã túm chặt xuồng rồi mà sóng vẫn bứt khỏi tay họ như không. Những khuôn mặt tím tái vì lạnh của anh em cứ chập chờn ẩn hiện... Những chiếc xuồng vẫn bị đảo ra khoảng nước sâu hoắm. Không biết nhao đảo như thế bao lần, nhưng may mắn một con sóng khá lớn như đảo chiều bất thần thúc ào cái! Ngay lập tức, mấy chiếc xuồng như có phép lạ chình ình ngay trên mớn cát.
Người trên tàu người trên đảo tất thảy ướt lướt thướt nhưng mừng hú cả lên. Điểm quân tất cả đều an toàn! Nhiều anh xoài luôn người trên bãi cát có lẽ do sợ nhiều hơn mệt.

Khi đã hoàn hồn, ập ngay đến là cảm giác áy náy lẫn lo ngại! Áy náy bởi khi nhác trên bờ xi măng những chậu nước ngọt cùng những bánh xà phòng thơm, lố khăn mặt trắng tinh mà anh em trên đảo đã chuẩn bị cho khách rửa tay rửa mặt (thủ tục quý khách như nhiều đảo khác). Việc tắm rửa ra sao? Ngần này nước ngọt thì thấm tháp gì? Quần áo khô lại đang để trên tàu... Áy náy bởi tự dưng mang ngần này thêm gánh nặng cho đảo trong khi nước ngọt ở đảo là của hiếm. Hơn thế, tại nhiều đảo, tôi đã thấy những dòng chữ viết bằng sơn hẳn hoi nước ngọt = máu của lính đảo. Hoạt động nghiệp vụ, báo chí có hỏi chi thì hỏi nhưng chớ đụng đến cơ số nước ngọt của các đảo. Đó là thứ bí mật gần tầm cấp quốc gia.

http://ne1.upanh.com/b4.s15.d2/13ec832fbe54a5fd4c489931553620af_36509591.31871731976b40dd6b51.jpg
Cái câu đi Trường Sa như ra trận bữa đi giờ trở nên sống động thế! Thôi thì mình hay cánh đàn ông đàn ang chịu ướt chịu mặn một đêm cũng chả sao nhưng kẹt cho đám văn công, chị em xoay xỏa ra sao nhỉ?

Nhưng loáng cái, sự chu đáo ân cần của anh em trên đảo đã kịp thời thu xếp mọi thứ chỉn chu. Chúng tôi được hướng dẫn, một nửa thì sang nhà đèn - hải đăng của đảo để tắm giặt. Số còn lại thì tắm tạm chỗ giếng nước lợ của đảo. May làm sao nhà đèn An Bang khi xây cất đã tính xa bằng một bể nước ngầm để chứa nước mưa. Lại còn một bể nổi vài khối đầy ăm ắp do cái may trận mưa đêm qua mang lại. Trong khi quân số của Trạm đèn bể này chỉ có 5 anh em. Ngần ấy lượng nước dự trữ quả là lý tưởng! Nhưng dội gáo nước mưa mát lạnh lên người, tôi cố ghìm cảm giác dội ào cái cho đã mà nhỏ giọt từ từ... Cảm giác những ngày mất nước Hà thành những năm xa thoắt trở lại. Vừa tắm kiểu nhỏ giọt như thế vừa tủm tỉm bởi nhớ lại ngày ấy có một xô nước mà tôi đã hoàn tất mấy công trình: rửa rau, nấu cơm và tắm!

http://ne6.upanh.com/b2.s6.d3/2cd9eb0af1de4858d4131c9915f15314_36509626.9dem10214001.jpg

Bữa cơm chiều, tiếng cười như nhiều hơn bởi ngó đội hình khác lạ so với lúc đổ bộ lên đảo. Anh thì bận đồ của anh em nhà đèn, anh thì súng sính trong bộ lính thuỷ mà anh em trên đảo chu đáo cho mượn. Riêng khối văn công thì mấy em ngó bảnh hơn trong bộ thủy quân...
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ... Câu thơ rừng rú của Quang Dũng thoắt sinh sắc ở chốn đảo biển tít mù khơi... Chao ôi cánh văn công kiếm đâu ra trang phục mà nhập vào vai diễn nhanh thế? Hóa ra ban nãy họ mượn và trưng bộ lính thủy ấy như thứ mốt lạ còn trang phục biểu diễn họ túm trong túi nilon nên ít bị ướt. Trước những người lính đảo, người nhà đèn tối nay họ lại tươi tắn như muôn thuở ăn ánh đèn sân khấu!

http://ne6.upanh.com/b2.s13.d5/4b207d2158851a702b19f8efc45968a1_36509656.9dem10214002.jpg

Trên tàu ra Trường Sa, có đêm trên boong, tôi nửa thức nửa ngủ trên một cái ghế gỗ... Nửa đêm chợt tỉnh nghe loáng thoáng câu chuyện ngay bên đầu mình... Chợt nhận ra mình nằm chỗ khuất trong đám phao, bên cạnh là chỗ các cô văn công ngồi hóng gió. Có tiếng thở dài của một cô rằng con gái cô đang sốt định xin nghỉ nhưng anh chồng động viên cứ đi... Cô nói đến đảo có sóng sẽ gọi điện thoại ngay về xem con đã đỡ sốt chưa! Tôi biết nhiều cô trong Đoàn nghệ thuật Quân khu 2 từng ra Trường Sa biểu diễn, có người đã ra đảo đến lần thứ hai. Hoàn cảnh nhiều người không ít khó khăn nhưng qua đảo nào, những người lính biển cũng đều chứng kiến những nụ cười tươi tắn hết cả!

Từng vô số đêm văn công văn nghệ liên hoan với hội diễn mọi tầm cấp này khác nhưng có lẽ khó mà có dư vị cùng cảm giác thiêng liêng lẫn thương mến của buổi văn nghệ đêm ấy với các chiến sĩ trên đảo An Bang?
... Cái ống kính chiếc Nikon có một vệt xước do lau vụng lần bị ngấm nước mặn đảo An Bang ấy luôn trĩu trên tay tôi như một lời nhắc tử tế.

(theo Xuân Ba ANTG)