PDA

View Full Version : Cây Ngọc Am ở Hà Giang(1)



hung vi
23-10-2011, 11:28 AM
http://ne7.upanh.com/b4.s9.d2/9c0781f8670406f358af62d458fb4a86_36920037.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg

Vỏ cây ngọc am màu trắng, sần sùi. Bóc lớp vỏ ra thì thấy phần thịt màu đỏ thẫm. Đứng ở gốc cây, thấy mùi đặc trưng của ngọc am tỏa ra thơm ngát. Thế hệ các lãnh đạo, quan lại, người có của ở Hoàng Su Phì đều mong ước có được một cỗ quan tài quý khi về với lòng đất. Nhưng Ngọc Am có còn hiện diện trên đất Hà Giang hay đã tuyệt chủng? Phóng sự nhiều kỳ từ VTC.
.
Huyền thoại về loại gỗ dùng để ướp xác người

Ngôi mộ ở vườn đào Nhật Tân, khi mở nắp áo quan, xác ướp nổi lềnh phềnh lên, nhưng không ai ấy sợ, bởi không phải thứ mùi đặc trưng, ngai ngái của xác chết bay lên, mà là một thứ mùi vừa đậm đà, vừa thoang thoảng rất dễ chịu lan tỏa khắp không gian
http://ne6.upanh.com/b6.s8.d1/4c0747cf0c9925cea137c976d760323d_36920126.dsc01880.jpg< Mộ xác ướp với quan tài bằng ngọc am và tinh dầu ngọc am ở cánh đồng Nhật Tân.

Cách đây vài trăm năm, cuộc săn lùng loại gỗ đặc biệt có tên ngọc am rộ lên ở quanh dãy Tây Côn Lĩnh. Những cây ngọc am nhiều trăm năm tuổi bị đốn hạ hoàn toàn. Loài ngọc am tưởng như đã tuyệt chủng, mất hẳn khỏi ký ức người dân. Nhắc đến ngọc am, chỉ những người già ở vùng này còn biết đến. Ở vùng khác, kể cả những người đi rừng nhiều, cũng không biết ngọc am là thứ gỗ gì.

http://ne2.upanh.com/b6.s9.d2/c2fede985216280d02880a2e1b009010_36920152.dsc019351.jpg< Trải mấy trăm năm, xác ướp ở cánh đồng Nhật Tân vẫn còn nguyên vẹn.

Tuy nhiên, giờ đây, cơn sốt ngọc am lại rộ lên. Nhưng còn đâu cây ngọc am để mà đốn hạ.
Người ta chỉ còn cách vào rừng đào bới, moi móc tìm những gốc rễ còn sót lại trong cuộc chặt phá từ cả trăm năm trước. May mắn lắm thì kiếm được những mảnh ngọc am vụn vặt chìm trong lòng đất.

http://ne9.upanh.com/b1.s9.d2/6af67e9f3cffaa984ad8179933fe7683_36920179.dsc01893.jpg< Mấy trăm năm, chiếc áo vẫn nguyên.

Ngọc am là thứ gỗ gì, dùng để làm gì, vẫn còn là điều cực kỳ bí ẩn. Nhưng với những nhà khảo cổ học về lĩnh vực mộ xác ướp, thì ngọc am là thứ họ biết qua.

Người thường xuyên nhắc đến hai chữ ngọc am là nhà khảo cổ, PGS-TS. Nguyễn Lân Cường. Ông là người ít khi vắng mặt trong những cuộc đào bới mộ xác ướp. Tuy nhiên, có lẽ, PGS-TS. Nguyễn Lân Cường cũng chỉ biết đến mùi tinh dầu ngọc am và những chiếc quan tài, chứ chưa thể nhìn thấy cây ngọc am còn đang sống. Trong ký ức của các nhà khoa học, loài ngọc am đã tuyệt chủng

http://ne7.upanh.com/b6.s1.d4/ae250922567bdd8c6a5bea7aa2a9d9d7_36920197.dsc00381.jpg< Những dải vải còn nguyên vẹn trong mộ xác ướp ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Dù đã quật mộ cả tháng rồi, nhưng mùi hương ở vải vóc lấy từ ngôi mộ vẫn thơm phức mùi ngọc am.

Giới buôn bán ngọc am đồn rằng, ngọc am là thứ chỉ giành cho vua chúa, chỉ những bậc đế vương mới được dùng ngọc am.

Anh Trần Đức Thuấn, Giám đốc công ty TNHH Công thương Hưng Long (Lạc Long Quân, Hà Nội) là người mê ngọc am đến độ mất cả hồn vía. Anh có thể ngồi nói cả ngày về ngọc am, có thể ngồi ngắm một mảnh rễ cây ngọc am bằng nắm tay cả ngày không chán. Anh truyền không biết bao nhiêu cảm hứng sáng tạo, biến những mẩu gốc, rễ vô tri thành những tác phẩm đầy tính nghệ thuật. Tại trụ sở công ty và xưởng mộc của anh, lúc nào cũng chất ngất những gốc rễ ngọc am

http://ne4.upanh.com/b2.s15.d2/596c3f00affd1154ed7f6a7fa3ed523c_36920234.dsc06368.jpg< Một phần bộ sưu tập lũa ngọc am của anh Trần Đức Thuấn.

Theo anh Thuấn, sở dĩ ngọc am quý là vì nó là thứ của vua chúa dùng. Người Trung Quốc đã biết đến sản phẩm này từ hàng ngàn năm trước và nó là “ngọc” của rừng núi. Theo sử sách Trung Quốc, chỉ có các bậc đế vương, cung tần mỹ nữ là được dùng loại gỗ này. Nó cũng giống như ở Việt Nam, chỉ có vua chúa được mặc nhung lụa thêu rồng phượng.

Trong các hoàng cung, gỗ sưa đỏ được dùng để đóng các vật dụng như giường tủ, bàn ghế. Gỗ sưa cứng như thép, có hoa văn đẹp. Nhưng ngọc am lại có mùi thơm quyến rũ, là linh hồn của của cung vua phủ chúa. Riêng các gian phòng của cung tần mỹ nữ, có rất nhiều vật dụng bằng gỗ ngọc am

http://ne0.upanh.com/b4.s17.d1/6c2f557da9a52efa89df38d8b6a7c443_36920260.dsc00594.jpg< Những tác phẩm ngọc am trong triển lãm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đến từ Hà Giang, được định giá tiền tỷ.

Từ gỗ ốp quanh nhà, các vật trang trí, giường, ghế, chậu tắm, chậu rửa mặt, chậu xách nước… đều bằng ngọc am. Thậm chí, mỗi khi cung tần mỹ nữ tắm, đều được nhỏ vài giọt ngọc am vào bồn nước. Người đẹp sống giữa không gian đặc quánh của mùi hương ngọc am, nên thân thể lúc nào cũng thơm. Mùi ngọc am ám vào cơ thể, rồi toát ra từ da thịt người đẹp, khiến các bậc đế vương ngây ngất.

Từ khi hiểu về ngọc am, biết nó là thứ tinh túy nhất của núi rừng đất Việt, trong khi người Việt lại không hiểu gì, anh Thuấn liền sang Trung Quốc để nghiên cứu về ngọc am. Anh Thuấn nhận thấy rằng, người dân thường cũng không biết gì về loại gỗ đặc biệt này, nhưng dòng dõi quan chức, vua chúa, người giàu thì đều biết đến nó và săn lùng rất ráo riết

http://ne4.upanh.com/b1.s20.d1/90055b5820048de8347e3f2e83822374_36920304.dsc00377.jpg< Ván thiên bằng ngọc am từ ngôi mộ ở Trung Hưng (Yên Mỹ, Hưng Yên).

Khi nghe anh Thuấn kể về ngọc am, các đại gia Trung Quốc đều rất sốt sắng và họ sẵn sàng bỏ số tiền lớn để sở hữu ngọc am, dù là những mẩu gỗ nhỏ, những gốc rễ đã chìm dưới lòng đất từ hàng trăm năm trước. Với các đại gia Trung Quốc, ngọc am biểu thị cho sự thịnh vượng, phú quý, xua đuổi ám khí, tà ma. Một đại gia mà trong nhà, trong phòng làm việc không có mẩu ngọc am hoặc không có vật dụng gì bằng gỗ sưa thì chưa thực sự sành điệu, đẳng cấp. Đại gia, quan chức Trung Quốc thường thích tiếp khách ở nhà hoặc nơi làm việc, và việc đầu tiên khi đón tiếp khách là giới thiệu một vật dụng nào đó được làm từ hai thứ gỗ này, nó giống như con buôn ở chợ, dù nợ nần chồng chất vẫn cứ phải đeo thòng lõng đầy vàng trên người.

http://ne9.upanh.com/b6.s3.d2/13532b7cd106dd8455796ef7100c9570_36920339.dsc01451.jpg< Đại ngàn Tây Côn Lĩnh từng là vương quốc của ngọc am.

Theo anh Trần Đức Thuấn, xưa kia, vua chúa ở Việt Nam cũng rất chuộng ngọc am. Khi vua chết, loại gỗ duy nhất được dùng làm quan tài là ngọc am. Triều đình lúc nào cũng có sẵn gỗ ngọc am để phục vụ vua chúa. Khi chôn bằng quan tài ngọc am, thì chỉ chôn một lần, không cải táng. Các bậc quan lại thời phong kiến thường chỉ được dùng gỗ vàng tâm. Khi cải táng lấy xương cốt, thì mới được cho vào tiểu nhỏ bằng ngọc am mà thôi.

Cách đây mấy chục năm, các nhà khảo cổ đã khai quật mộ vua Trần Dụ Tông và xác ướp vua còn nguyên vẹn. Quan tài vua được làm bằng gỗ ngọc am, xác vua đặt trong bể tinh dầu ngọc am đặc sánh. Thứ tinh dầu đặc biệt này đã giữ xác mấy trăm năm không phân hủy. Công nghệ ướp xác của Việt Nam cực kỳ đơn giản mà hiệu quả lại vô cùng tốt. Với tinh dầu ngọc am, toàn bộ xác có thể giữ được cả vạn năm nếu không có sự tác động, phá hoại của con người. Công nghệ ướp xác này khác với các nền văn minh khác, phải moi bỏ nội tạng và dùng nhiều phương pháp phức tạp

http://ne1.upanh.com/b5.s15.d2/4ddfa4ed41e53cdb3e14f2f965c42f12_36920361.dsc01470.jpg< Gốc cây ngọc am đã chết cả trăm năm trước.

Theo tìm hiểu của tôi, không hẳn chỉ có vua chúa được dùng quan tài ngọc am, mà quan lớn, người giàu thời phong kiến cũng dùng gỗ này làm quan tài. Ngọc am được dùng trong các mộ xác ướp, hay còn gọi là mộ hợp chất. 100% các mộ hợp chất khai quật được ở Việt Nam đều làm bằng gỗ ngọc am.

Tôi đã từng theo chân PGS-TS. Nguyễn Lân Cường đi khai quật một số ngôi mộ hợp chất. Ngôi mộ ở vườn đào Nhật Tân, khi mở nắp áo quan, xác ướp nổi lềnh phềnh lên, nhưng không ai ấy sợ, bởi không phải thứ mùi đặc trưng, ngai ngái của xác chết bay lên, mà là một thứ mùi vừa đậm đà, vừa thoang thoảng rất dễ chịu lan tỏa khắp không gian. Mùi thơm đến nỗi, làng mạc cách ngôi mộ vài trăm mét vẫn ngửi thấy mùi hương ngọc am.

Sau khi ngôi mộ hợp chất ở Nhật Tân bật nắp, trời mưa tầm tã, nước xối khiến xác lẫn với đất cát, tinh dầu, song suốt mấy ngày trời, xác vẫn không phân hủy, mùi tinh dầu ngọc am vẫn lan tỏa trên một không gian rộng cả km vuông

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
23-10-2011, 11:40 AM
http://ne4.upanh.com/b5.s2.d4/ca2e7c8a32fd8a2a773148830c9bc42a_36920594.dsc019161.jpg

Truyền thuyết ngọc am và những ngôi mộ không phân hủy.
Thế hệ các lãnh đạo, quan lại, người có của ở Hoàng Su Phì đều mong ước có được một cỗ quan tài quý khi về với lòng đất.

< Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường làm lễ để mở nắp quan tài ngọc am.

Theo truyền thuyết, ở Trung Quốc, ngọc am được dùng để chế tác đồ cung đình và áo quan cho các bậc đế vương. Có thời kỳ những quan lại cao cấp cũng được dùng đồ ngọc am. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thời phong kiến, ngọc am được dùng phổ biến hơn. Qua tìm hiểu từ các cuộc khai quật mộ hợp chất, tôi thấy rằng, ở Việt Nam, giới vua chúa chắc chắn phải dùng quan tài bằng ngọc am, nhưng tầng lớp quan lại, người giàu cũng có thể dùng quan tài ngọc am và tinh dầu ngọc am để ướp xác

http://ne7.upanh.com/b4.s19.d1/3548740b9e690f64c2880aa546b898a5_36920667.dsc01904.jpg< Xác ướp được bảo quản rất tốt trong tinh dầu và quan tài gọc am.

Những ngôi mộ hợp chất sử dụng quan tài và tinh dầu ngọc am được phát hiện ở khắp cả nước. Nơi phát hiện khá nhiều mộ hợp chất bằng ngọc am là vùng Hưng Yên, Hải Dương. Những ngôi mộ này có từ thời Hậu Lê, kéo dài đến tận thời Nguyễn. Thời hiện đại chưa từng phát hiện ngôi mộ hợp chất nào cả. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, có lẽ phong tục táng bằng mộ hợp chất, hoặc sử dụng ngọc am làm quan tài không còn nữa. Lý do có thể là không còn gỗ ngọc am.

Để tìm hiểu về thứ gỗ đặc biệt này, tôi đã tìm lên Hoàng Su Phì (Hà Giang), nơi từng được mệnh danh và vương quốc ngọc am. Không rõ trên thế giới có nhiều ngọc am không, nhưng dãy núi Tây Côn Lĩnh kéo dài từ một phần huyện Vị Xuyên vắt ngang Hoàng Su Phì từng có những cánh rừng ngọc am mênh mông. Ở Việt Nam, chưa từng phát hiện ở đâu có ngọc am ngoài dải Tây Côn Lĩnh. Mặc dù nhiều vùng núi lân cận có độ cao và khí hậu tương đương, song lại không có ngọc am, đó cũng là một chuyện rất lạ.

http://ne4.upanh.com/b5.s17.d2/e88b315cf498dd47604fa5413060279b_36920714.dsc07368.jpg< Quan tài ngọc am khai quật từ mộ Nguyễn Bá Khanh ở Hưng Yên. Ông là quan thị, giữ chức cận thị nội giám, Tư lễ giám, Tổng nội giám, Đô đốc phủ, Tả tưởng quân, Thái tể đại tử đồ, Tước trực trung hầu.

Điều bất ngờ mà tôi nhận ra là tại Hoàng Su Phì, từ xưa đến nay, người giàu có, quan chức thường dùng ngọc am làm quan tài. Những người giàu có thường sắm cho mình chiếc quan tài ngọc am từ lúc còn sống, thậm chí lúc còn trẻ, với mong ước thân xác sẽ được giữ lâu trong lòng đất.

http://ne7.upanh.com/b5.s19.d2/3fe0e4612384b81d6340908cb2011c8e_36920727.33.jpg< Tác phẩm lửa ngọc am.

Ngồi trên chiếc xe khách lọc xọc như xe chở gà trên đường vào thị trấn Vinh Quang, khi tôi khơi chuyện ngọc am, như chọc vào chỗ ngứa, anh tài xế Nguyễn Văn Bình hót như khướu. Cả huyện có 2-3 cái xe chở khách lẫn chở hàng ra vào huyện, nên mọi chuyện trên trời dưới bể ở cái huyện miền Tây heo hút của Hà Giang này đều lọt vào lỗ tai của Bình. Riêng về ngọc am, ông nào vớ được khúc ngọc am dưới lòng đất, đại gia nào săn được gốc ngọc am bạc tỷ, Bình đều nắm được. Trước xe khách của Bình chở ngọc am rầm rầm rời cổng trời về xuôi, nhưng giờ cấm rừng nghiêm ngặt, nên chẳng tài xế nào dám chở ngọc am nữa. Hễ khách lên xe, vác theo ba lô, bao tải, Bình đều kiểm tra kỹ xem có mẩu gốc rễ, thanh gỗ ngọc am nào không. Nếu để hành khách vác ngọc am lên xe, nhẹ bị phạt hành chính, nặng thì bị tịch thu xe

http://ne5.upanh.com/b2.s18.d2/bb36ca10fe50463c7e942d2e6d0c4eb2_36920745.15.jpg< Bộ bàn ghế ngọc am của anh Trần Đức Thuấn có giá nhiều trăm triệu đồng.

Trong câu chuyện về ngọc am với Bình trên suốt chặng đường gần 100km, Bình bảo rằng, muốn tìm hiểu về ngọc am thì phải gặp cụ Hoàng Ngọc Trương. Theo Bình, cụ Trương là người rất am hiểu về ngọc am, vả lại, cụ đã tự đóng cho mình chiếc quan tài từ mấy năm trước bằng gỗ ngọc am. Sở dĩ Bình biết chuyện này, là vì Bình đã chở mấy ông khách vào huyện Hoàng Su Phì để mua lại chiếc quan tài ngọc am của ông Trương. Tuy nhiên, những vị khách kia đều về không, mặc dù đã mang theo cả trăm triệu đồng.
Thị trấn Vinh Quang nhỏ như bàn tay, nên hỏi ông Trương ai cũng biết. Có lẽ, cả huyện cũng đã biết chuyện ông sắm cho hai vợ chồng ông cặp quan tài bằng ngọc am.

Ông Trương sống trong một căn nhà gỗ nhỏ chênh vênh bên bờ suối. Ông Trương năm nay 76 tuổi, râu dài trắng phau, dáng người gầy còm nhưng khỏe khoắn. Ông nói về ngọc am như một chuyên gia, rất hiểu biết. Có lẽ, tìm được người hiểu về ngọc am như ông ở Việt Nam rất hiếm

http://ne5.upanh.com/b2.s2.d4/c5581c1ccff5df59d0a8c772fc75d3bc_36920805.dsc05660.jpg< Ông Hoàng Ngọc Trương là người rất hiểu biết về ngọc am.

Ông Hoàng Ngọc Trương từng là Chủ tịch UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì). Ông vốn là người Kinh, quê gốc ở Chèm (Hà Nội). 4 đời trước, tức cụ nội ông đã theo nghĩa quân Phan Bội Châu di cư lên Hoàng Su Phì kháng Pháp. Chiến đấu ở vùng này, rồi sống ở bản Cậy (xã Tụ Nhân), không về Hà Nội nữa. Sống giữa bản người Tày, nên cha ông đã đổi họ, khai là dân tộc Tày.
Theo ông Trương, truyền thuyết người Tày kể rằng, ngọc am vốn đã tuyệt chủng từ thời Đại hồng thủy nhiều ngàn năm trước. Nước ngập tận đỉnh núi đã cuốn hết cây cối vùi xuống lòng đất. Các loại gỗ khác đã tan vào đất, chỉ có ngọc am là còn đến ngày nay. Vậy nên, tên gọi ngọc am mới có nghĩa: Ngọc là quý, am là ngâm dưới lòng đất.

Thời xưa, quan lại trong vùng mới có ngọc am để dùng. Khi đến tuổi già, họ sai quân lính vào rừng đào đất tìm kiếm ngọc am để làm quan tài. Trong nhà các bậc quan lại, quyền quý đều dự trữ ngọc am dành cho hậu sự

http://ne1.upanh.com/b2.s17.d1/acafc765c83bba826add638342b79e78_36920841.dsc05621.jpg
< Ngọc am cất giấu trong nhà dân ở Hoàng Su Phì.

Có ngôi mộ mà ông Trương ấn tượng nhất, là mộ bà Riêm, cụ tổ của Vàng Cồ Pao, đã mất cách nay trên 200 năm. Vàng Cồ Pao là bố của Vương Văn Đường (họ Vàng và họ Vương là một). Vương Văn Đường vốn là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hoàng Su Phì. Năm 1947, Pháp tái chiếm Hoàng Su Phì, ông Đường làm quan cho Pháp. Năm 1950 Pháp chạy, ông Đường theo xuống Hà Nội, rồi vào Nam biệt tích. Vì bà cụ Riêm là dòng dõi quan lại, nên được táng bằng quan tài ngọc am.

Khoảng những năm 1950, gia đình họ Vương lụn bại, nên dòng họ đã đi xem bói. Thầy bói phán do chôn bà cụ Riêm ở Cán Chê Dền, không đẹp phong thủy, nên dòng họ không phát được nữa. Muốn dòng họ được làm quan mãi mãi, thì phải khai quật mộ cụ đưa về bản Cậy, nơi bà từng sinh ra và lớn lên. Thầy cúng đến tận nơi để cùng gia đình quật mộ, lựa đất để chuyển mộ bà Riêm

http://ne1.upanh.com/b1.s4.d4/8352949068e758a0fc2adfb4cc536747_36920861.dsc05689.jpg
< Người dân Hoàng Su Phì đẽo ngọc am thành con rùa cho trẻ con chơi.

Họ Vương đã chuẩn bị một cái tiểu bằng ngọc am, hy vọng sẽ còn chút xương cốt để cải táng, nếu không thì mẩu đất cũng được. Thế nhưng, một chuyện lạ đã xảy ra: Khi bật nắp ván thiên, mọi người ngỡ ngàng khi thấy xác bà cụ Riêm vẫn còn nguyên vẹn. Da thịt chỉ hơi đổi màu, áo lụa vẫn còn mới nguyên. Riêng những tấm ván thiên thì vẫn như mới, tỏa mùi thơm ngào ngạt. Thầy cúng và đại gia đình họ Vương sợ quá, liền đậy nắm quan tài, khiêng cả quan tài lẫn xác bà cụ Riêm về bản Cậy để chôn. Từ đó đến nay, dòng họ này không cải táng cụ tổ nữa.

Sống ở vùng Hoàng Su Phì cả cuộc đời, nên ông Trương được chứng kiến nhiều vụ xác ướp thần kỳ liên quan đến quan tài ngọc am. Ông đã tận mắt nhiều vụ khai quật những ngôi mộ không rõ từ đời nào, có thể nhiều trăm năm, song xác và những tấm ván thiên vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi mộ nào bị thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt hủy hoại nhiều nhất, thì cũng vẫn còn nguyên xương cốt trong những tấm ván thiên vẫn còn thơm nức mùi ngọc am
http://ne9.upanh.com/b5.s5.d4/21ce29497f3b456e66382b4bdebe8270_36920889.dsc05692.jpg
< Ngọc am cháy rất mạnh và khói có mùi thơm nức mũi.

Chứng kiến những câu chuyện kỳ diệu như vậy, nên thế hệ các lãnh đạo, quan lại, người có của ở Hoàng Su Phì đều mong ước có được một cỗ quan tài quý khi về với lòng đất.

Anh Trần Đức Thuấn, đại gia ngọc am cho biết: Chuyện xưa kể, vua Tự Đức từng biếm chức viên quan Án sát tỉnh Quảng Bình là Nguyễn Khắc Nguyên vì vị này dám lén dùng tinh dầu ngọc am để ướp xác cho mẹ. Nghĩa là, các triều đại phong kiến Việt Nam quy định rất chặt chẽ việc hạng người nào mới được gìn giữ thi thể lâu dài bằng cách dùng quan tài ngọc am, ướp tinh dầu ngọc am. Bên cạnh đó, với chi phí đặc biệt đắt đỏ và sự kỳ công của việc tẩm liệm, mai táng, không phải gia đình thường thường bậc trung nào cũng có thể làm được

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
23-10-2011, 11:51 AM
http://ne5.upanh.com/b3.s13.d2/de31e8a512d1cd82f75728a06a7a4a62_36921065.dsc05712.jpg

Người Hán đã tàn sát đại ngàn ngọc am như thế nào?

< Người Hán đã khai thác hết ngọc am ở dãy Tây Côn Lĩnh từ hàng trăm năm trước.

Ông Hoàng Ngọc Trương, nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang) kể rằng, suốt mấy thế kỷ, người Hán, thậm chí quân đội nhà Thanh kéo sang khu vực Tây Côn Lĩnh khai thác gỗ ngọc am rất nhiều. Họ hạ những cây ngọc am lớn, chôn xuống lòng đất và đánh dấu địa điểm. Khi nào cần dùng đến thì họ sang đào lên chở ngọc am về

http://ne6.upanh.com/b4.s18.d2/1e1d21ddf7b51913ff5b9a71b8ebb738_36921136.dsc005971.jpg< Những tác phẩm ngọc am có giá bạc tỷ.

Ngọc am là họ nhà thông, nên cây ngọc am rất giống thông, gỗ cũng tương tự. Ngọc am mới hạ, xẻ ra, mùi thơm rất ít, kém giá trị, chỉ được gọi là gỗ ngọc am. Tuy nhiên, khi chôn xuống lòng đất nhiều năm (càng lâu càng tốt), phần gỗ bên ngoài tan rã, tinh dầu tụ vào lõi, sẽ cho ra ngọc am tốt. Ngọc là quý, am là dưới lòng đất, nên mới có tên gọi ngọc am. Gỗ ngọc am thì bình thường, giá trị sử dụng chỉ ngang gỗ thông, nhưng ngọc am thì lại cực quý

http://ne9.upanh.com/b3.s17.d1/7adc07353bb0fe4f54adef60e1bd8bb5_36921199.dsc05663.jpg< Ông Hoàng Ngọc Trương là người tìm hiểu về ngọc am rất kỹ.

Bị nhà Thanh khai thác nhiều, nên cây ngọc am coi như đã bị tuyệt chủng ở nước ta từ hơn 100 năm trước. Tuy nhiên, dưới lòng đất trong những cánh rừng dọc dải Tây Côn Lĩnh thì vẫn còn ngọc am. Cả triệu năm qua, hàng vạn cây ngọc am già chết, bị chôn vùi dưới lòng đất, tích tụ thành ngọc am. Rồi người Trung Quốc sang khai phá, đốn cây, nhưng gốc, rễ ngọc am vẫn vĩnh cửu dưới lòng đất. Những cây ngọc am mà người Trung Quốc chôn dấu dưới lòng đất chưa được đào lên, hoặc họ quên địa điểm cất dấu. Trải qua biến động địa chất, ngọc am chìm sâu dưới lòng đất cả chục mét. Vậy nên, mới có chuyện, anh bạn tôi nhận thầu đập một thủy điện tư nhân ở chân Tây Côn Lĩnh phía Vị Xuyên, khi máy xúc đào sâu vào lòng núi đến 10m, vẫn phát hiện ngọc am. Thứ ngọc am nằm sâu trong lòng đất thế này phải có độ tuổi cả vạn năm và tinh dầu tích tụ trong lõi cực kỳ đậm đặc

http://ne4.upanh.com/b5.s5.d4/4318ca34706072839c56b9fef4e54a25_36921274.8.jpgThời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại Tây Côn Lĩnh lại rộ lên phong trào săn ngọc am. Những người Hán trắng trẻo, cao to lực lưỡng mở đường mòn, dắt trâu mộng vào rừng Hoàng Su Phì đào bới truy tìm ngọc am. Họ mang theo những chiếc thuốn thép dài vài mét. Họ cứ chọc xuống lòng đất, nếu chạm gỗ thì nhấc lên ngửi, có mùi thơm nơi đầu thuốn, thì chắc chắn đó là ngọc am.

Trong câu chuyện với ông Giàng Seo Man, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tả Sử Choóng (Hoàng Su Phì), chúng tôi cũng ghi nhận được những thông tin về việc khai thác ngọc am triệt để ở Tây Côn Lĩnh của người phương Bắc. Trên địa bàn xã Tả Sử Choóng, người Hán đã đắp chặn cả con suối, bắt nước chảy theo hướng khác, mài mòn đất núi để lộ ra ngọc am. Khi lớp đất bề mặt bị cuốn trôi, ngọc am lộ ra khỏi mặt đất, họ chỉ việc xẻ ra mang về

http://ne3.upanh.com/b5.s1.d2/0f1661b886ce7937fe1848367a190a1a_36921303.42.jpg
Những người Hán này đã xin thực dân Pháp cho khai thác ngọc am ở Việt Nam. Khi đó, người Pháp cũng không hiểu giá trị của ngọc am, chẳng biết họ lấy về làm gì, nên cũng không ngăn cản. Từng đoàn trâu bò kéo ngọc am rồng rắn từ những cánh rừng Hoàng Su Phì sang bên kia biên giới. Những người Hán cao to, khỏe mạnh, họ địu hoặc gánh vài súc gỗ trên vai. Họ vô tư khai thác, chặt phá, đào bới như chỗ không người.

Cũng đã có không ít người Hán bỏ mạng ở núi rừng Tây Côn Lĩnh vì lam sơn chướng khí, bị cây đè, rắn cắn. Người dân nhiều xã như Túng Sán, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Bản Máy, Pờ Ly Ngài, Hồ Thầu thi thoảng phá núi làm ruộng bậc thang, đã đào ra những chiếc quan tài bằng ngọc am, bên trong có thể còn nguyên xác hoặc chỉ còn hài cốt. Nhìn những đồ tùy táng, những bộ xương to lớn, biết ngay đó là người Hán, bỏ mạng tại Việt Nam trong quá trình đi khai thác ngọc am từ cả trăm năm trước
http://ne5.upanh.com/b4.s4.d4/9d3a11ed964d9a374d65fb9ef72ae34b_36921345.dsc01196.jpg< Ngọc am dùng làm chậu đựng nước ở bản Chúng Phùng (Túng Sán, Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Học tập người Hán, nên quan lại, tri châu ở vùng Hoàng Su Phì cũng dùng ngọc am để làm quan tài. Trước đây, bác ruột của ông Trương làm lý trưởng, nên lúc nào cũng có ngọc am trong nhà. Hễ ở đâu có tin lấy được ngọc am, ông lý trưởng sẵn sàng bỏ tiền ra mua và sai người đem ngựa đi thồ về. Để mang được một lượng gỗ làm đủ 1 chiếc quan tài, cần cả chục lính với 4 con ngựa khỏe để thồ. Do đó, phải là quan hoặc người nhiều tiền mới có thể sắm được quan tài ngọc am.

Người cuối cùng ở Hoàng Su Phì được táng bằng ngọc am là ông Vàng Dỉn Du, là một thương nhân lớn của đất Hoàng Su Phì, buôn bán thuốc phiện thời Pháp thuộc và rất giàu có. Ông này chết năm 1951. Từ đó đến nay, ở Hoàng Su Phì, không thấy ai có điều kiện để sắm quan tài ngọc am nữa. May ra có trường hợp người Mông xã ở Túng Sán là chôn cất bằng ngọc am, vì họ sống giữa rừng già, gần đỉnh Tây Côn Lĩnh, giữa nơi từng là vương quốc ngọc am. Người Mông ở vùng này dễ dàng tìm được ngọc am trong rừng. Tuy nhiên, do đường sá hiểm trở, phải đi bộ luồn lách mấy chục km mới ra được huyện, nên không thể mang được ngọc am ra.

http://ne6.upanh.com/b3.s4.d4/60cc0d948301f6f7aaed6e1560bc1e72_36921376.dsc05792.jpg< Ngọc Am vứt trước nhà dân ở xã Tả Sử Choóng (Hoàng Su Phì).

Những câu chuyện huyễn hoặc về ngọc am khiến ông Hoàng Ngọc Trương say mê thứ gỗ này từ nhỏ. Người Tày cũng như các dân tộc ở vùng cao thường sắm cho mình cỗ quan tài khi về già. Tuy nhiên, ngay từ lúc còn đang công tác, ông Trương đã ráo riết đi tìm ngọc am, với mong ước được nằm trong chiếc quan tài, mà ở Trung Quốc, chỉ có bậc đế vương, quan lớn mới được dùng.

Ông Trương dẫn tôi ra phía sau ngôi nhà gỗ nhỏ bé, bình yên. Sau nhà ông, là một túp lều lợp phi-brô-ximăng. Ông dựng riêng một gian nhà chỉ để cất giữ chiếc quan tài của mình. Ông bảo, người Tày có tục kiêng cho người khác xem quan tài, nên ở thị trấn này, ai cũng biết ông có quan tài ngọc am, song lại chưa ai được nhìn thấy. Tuy nhiên, do nể nang nhà báo, vất vả từ Hà Nội lên, nên ông thắp nhang khấn vái tổ tiên, rồi cho chúng tôi xem.

http://ne8.upanh.com/b1.s15.d2/5b361e107220a97050d217b6ffacee85_36921408.dsc05680.jpg
< Ngọc am chứa trong tầng hầm nhà ông Tỉn (thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì).

Ông Trương tháo dây, kéo chiếc bạt lên. Một thứ mùi thơm đậm đặc lan tỏa. Đúng là thứ mùi mà tôi thường ngửi thấy mỗi lần theo chân nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đi khai quật những ngôi mộ hợp chất.

Tinh dầu ngọc am có khả năng sát khuẩn cực kỳ cao và giữ xác ở trạng thái cực tốt. Thế nên, Nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật từng vô tư nếm chất nước đọng dưới đáy quan tài có ướp xác của một mộ hợp chất cổ. Trong khi ông gật gù khen chất lỏng này rất thơm, ngon, thì người chứng kiến sợ xanh mắt. Nhà khảo cổ này biết rằng, bất cứ vật gì ướp trong tinh dầu ngọc am, thì đều không thể tan rã, hòa lẫn vào ngọc am được. Cho nên, dù ngâm xác người vài trăm năm, thì tinh dầu ngọc am vẫn sạch sẽ tuyệt đối. Thậm chí những miếng trầu cau chôn theo người chết hàng trăm năm còn xanh tươi và vẫn có thể ăn được

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
23-10-2011, 11:58 PM
http://ne7.upanh.com/b1.s12.d4/44c12894138be47331cfd2a9e6b217da_36957207.dsc05623.jpg

Những người kỳ công đóng quan tài ướp xác ở Hà Giang

Từ khi còn đương chức Chủ tịch UBND thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang), ông Hoàng Ngọc Trương đã có mong ước sắm cho mình một bộ quan tài ngọc am. Ông thường dặn dò người thân ở các xã báo cho khi phát hiện có ngọc am, hoặc nhắn cấp dưới để ý khi đi công tác về bản. Thế nhưng, bao năm đương chức, cho đến khi về hưu cả chục năm, duyên trời mới đến, ông mới kiếm cho mình một “ngôi nhà sang trọng” ở thế giới khác.

Đứng bên hai chiếc áo quan có chữ “Phúc - Thọ” viết bằng chữ Nho, ông Trương tự hào lắm. Ông bảo: “Tôi phải công phu lắm mới kiếm được bộ áo quan này đấy. Hiện tại, không những ở Hoàng Su Phì, mà có lẽ cả Hà Giang, cả Việt Nam này, chỉ có vợ chồng tôi và vợ chồng ông Hoàng Ngọc Lâm là có cặp áo quan bằng ngọc am thôi”

http://ne2.upanh.com/b4.s5.d2/22112e51afa57026f26b64d5b51c2f5f_36957612.dsc05626.jpg< Ông Trương còn quý chiếc áo quan hơn cả ngôi nhà đang ở của mình.

Để có được bộ quan tài này, ông Trương và ông Lâm đã phải rất vất vả, mất nhiều tháng trời đi về Hà Giang – Hoàng Su Phì, trên đoạn đường núi non 100 km để làm thủ tục.

Hồi đầu năm 2008, một người dân ở bản Chúng Phùng đi đào dúi, khi đào sâu vào lòng đất chừng 2m thì chạm vào rễ ngọc am. Trúng ngọc am, anh này quên luôn chuyện đào dúi. Cứ lần theo rễ ngọc am đào, đến gốc, rồi lộ ra một thân cây ngọc am lớn. Cây ngọc am này có thể có tuổi nhiều trăm năm, đã chết và bị đất cát chôn vùi thêm hàng ngàn năm nữa. Cành lá, phần vỏ ngoài đã mục ruỗng, chỉ còn lại cái lõi đậm đặc các túi dầu ngọc am. Phần gỗ này vừa thơm, lại có độ bền vĩnh cửu. Quan tài mà làm bằng miếng gỗ này, thì cả trăm năm xác không phân hủy.

Sau mấy ngày đào bới, khúc gỗ lộ ra, anh chàng người Mông đã tìm về thị trấn thông báo cho ông Hoàng Ngọc Lâm, nguyên Bí thư huyện ủy Hoàng Su Phì. Ông Lâm năm nay 82 tuổi và đã có hàng chục năm cùng ông Trương săn tìm gỗ ngọc am để làm quan tài cho mình. Sở dĩ anh chàng người Mông này báo cho ông Lâm, vì ông đã nhắn rất nhiều người trong xã Túng Sán cũng như khắp vùng Hoàng Su Phì, rằng nếu trúng gỗ ngọc am, thì bán lại cho ông

http://ne1.upanh.com/b2.s5.d2/503268b5b7637f5f18d9aea85e621c4c_36957651.dsc05643.jpg< Quan tài viết chữ Phúc- Thọ.

Ngay lập tức, ông Lâm và ông Trương lên đường vào Chúng Phùng. Con đường vào bản nằm lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh này cực kỳ gian khổ. Tuy nhiên, với niềm đam mê rất lớn, hai ông cũng vào được đến nơi. Xác định đúng là ngọc am rồi, hai ông trả tiền cho anh chàng đào dúi và khối ngọc am đó đã thuộc sở hữu của hai ông.

Với đám lâm tặc thì chuyện xẻ gỗ chở ra đóng quan tài quá đơn giản. Họ có thể vận chuyển vào ban đêm bằng cả vác bộ, trâu bò kéo, lẫn xe máy, thậm chí cắt rừng đi, chẳng có kiểm lâm nào kiểm soát nổi. Hoặc cách đơn giản hơn là mua chuộc chính quyền. Nếu ngại thì thuê các nhóm sơn tràng, họ sẽ đưa gỗ về tận nhà cho. Đem gỗ ra khỏi tỉnh còn được, huống chi là vận chuyển trong huyện. Tuy nhiên, hai ông là cán bộ, là người mẫu mực, nên không làm trò đó được.
http://ne2.upanh.com/b6.s20.d1/25a2abca3a5a48d6bf0b46f556b81a79_36957682.dsc05640.jpg
Ông Lâm và ông Trương đã làm đơn gửi kiểm lâm huyện, nhưng kiểm lâm bảo không giải quyết được. Ông chuyển đơn sang UBND huyện, huyện cũng từ chối. Hai ông tiếp tục đem đơn ra Cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, nhưng kiểm lâm tỉnh cũng lắc đầu. Cuối cùng, sau 1 năm đi lại, đơn từ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Đình Châm phê duyệt, hai ông mới xong khoản thủ tục. Để có được tấm giấy khai thác khúc gỗ chìm trong lòng đất cả ngàn năm, hai ông mất đúng 1 năm trời. Công sức, tiền bạc đi lại còn tốn hơn cả tiền mua gỗ

http://ne7.upanh.com/b5.s11.d1/83356123099e10c6335e0442faa59556_36957747.dsc056441.jpg< Có người trả giá cả trăm triệu cho bộ áo quan, song ông Trương nhất định không bán.

Có giấy phép khai thác rồi, hai ông cùng với kiểm lâm vào bản Chúng Phùng thuê người đào khúc gỗ lên. Kiểm lâm đóng dấu vào khúc gỗ, thợ rừng xẻ khúc gỗ thành tấm, rồi vận chuyển ra sân trụ sở UBND huyện Hoàng Su Phì. Bữa ấy người dân cả huyện kéo lên xem hai ông già tha khúc ngọc am quý về huyện. Tại đây, còn một đống thủ tục rắc rối nữa, hai ông mới đem được gỗ về đóng quan tài. Khúc ngọc am lớn đó đóng được 3 bộ quan tài. Ông Lâm lấy 2 bộ, ông Trương lấy 1 bộ
http://ne8.upanh.com/b4.s1.d2/c8b999ca65af5884fb8de02fb6b3f2e9_36957808.dsc05707.jpg< Quan tài ngọc am của ông Hoàng Ngọc Lâm.

Có được chiếc quan tài ngọc am cho mình, ông Trương đâm ra day dứt. Bản thân ông thì có “ngôi nhà” bằng gỗ quý, còn vợ không thì không có. Thế là, ông lại quan tâm tìm kiếm.

Đầu năm 2010, người con trai của ông là bác sĩ ở Bệnh viện Hà Giang, khi đi công tác ở xã Lao Chải (Vị Xuyên), xã nằm trên dãy Tây Côn Lĩnh, giáp Hoàng Su Phì, đã phát hiện một gia đình người Mông sở hữu 4 tấm ngọc am. Theo gia đình này, năm 1980, họ đã nhờ bộ đội ta hạ và xẻ một cây ngọc am để lấy gỗ. Gia đình người Mông này ngâm 4 tấm ngọc am dưới ao từ đó đến nay

http://ne9.upanh.com/b6.s17.d1/d0ddde60a762ef01886476a6d18d8636_36957829.khledutong.jpg< Vua Lê Dụ Tông đã được hoàn táng bằng quan tài ngọc am.

Vì xẻ gỗ lúc còn tươi, lại ngâm dưới nước mới được 30 năm, nên ngọc am chưa thơm lắm, giá trị không so được với khối ngọc am mà ông và ông Lâm mua được ở Túng Sán. Tuy nhiên, ông Lâm vẫn mua về và đã dùng số gỗ đó đóng quan tài “tặng” người vợ đầu ấp tay gối mấy chục năm nay. Giờ đây, hai ông bà còn quý “ngôi nhà cõi âm” này hơn cả ngôi nhà mình đang sống. Đó mới là ngôi nhà mà ông bà gắn bó lâu dài, vĩnh cửu
http://ne9.upanh.com/b3.s13.d1/6187e40d26d19bd1933e203ac74229cb_36957859.m33.jpg< Thớ dọc của gỗ ngọc am.

Từ ngày ông Trương sở hữu bộ quan tài ngọc am, ông bỗng nổi tiếng khắp tỉnh. Rất nhiều người là đại gia, thậm chí chủ tịch huyện kế bên, rồi từ Tuyên Quang, Hà Nội... tìm lên đòi mua chiếc quan tài của ông. Người trả giá 40 triệu, người trả 60 triệu, người trả 80 triệu, thậm chí trả 100 triệu đồng, nhưng ông chỉ lắc đầu. Với con người bình dị như ông, tiền bạc chẳng có giá trị gì lớn
http://ne1.upanh.com/b5.s4.d3/7e972448865050dedd16b98764c489d7_36957881.m22.jpg< Cấu trúc gỗ ngọc am dưới kính hiển vi.

Tôi tìm đến nhà ông Hoàng Ngọc Lâm, cách nhà ông Trương không xa, người hiện sở hữu 2 chiếc quan tài ngọc am. Tuy nhiên, ông Lâm đã về quê, xã Nam Sơn để tự xây mộ mình. Được biết, ông đã xây một bể bêtông dưới lòng đất, giống như mộ hợp chất. Sau này, khi tạ thế, con cháu sẽ táng ông vào quan tài ngọc am và đặt vào cái bể này, rồi trát kín lại, tạo sự yếm khí. Nếu bể xây kín, không khí không vào được, thì xác ông có thể sẽ được bảo quản rất lâu. Vợ ông Lâm, bà Bế Thị Theo đã mất năm ngoái. Bà Theo đã được táng vĩnh viễn vào lòng đất bằng quan tài ngọc am.

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
24-10-2011, 12:12 AM
http://ne7.upanh.com/b3.s6.d1/afdce6696caf2e88fef08c1d445527c7_36958027.dsc05676.jpg

Phát hiện bất ngờ: Hà Giang vẫn còn cây ngọc am.

Thông tin vẫn còn một cây ngọc am do ông Tỉn cung cấp khiến tôi không thể không lên đường vào rừng để tận mắt chứng kiến...

< Ông Tỉn và 2 bộ quan tài bằng gỗ ngọc am cất giấu dưới tầng hầm.

Tôi tìm đến nhà ông Lù Sào Tỉn vì nghe đồn ông cũng sở hữu một đôi quan tài bằng ngọc am. Nhà ông Lù Sào Tỉn khang trang, nằm ngay chợ huyện. Ông Tỉn năm nay 63 tuổi, người cao, gầy, lòng khòng, trông như ông lão 80. Ông Tỉn vốn là lái xe, về hưu thì hành nghề thầy cúng, chuyên đi làm ma cho gia đình có người chết. Hỏi về cặp quan tài ngọc am, ông Tỉn trở nên rất hào hứng. Ông thắp nhang khấn vái tổ tiên, rồi dẫn chúng tôi xuống tầng hầm xem bộ áo quan của ông. Ông mở bạt, hai chiếc quan tài rất đẹp hiện ra. Tuy nhiên, tôi khá ngạc nhiên vì mùi hương không bốc lên đậm đặc như bộ quan tài của ông Trương và ông Lâm.
http://ne1.upanh.com/b2.s4.d2/c9d560432e3a40469db968bf5b97fa4f_36958051.dsc05665.jpg< Quan tài của ông Tỉn không thơm vì được làm bằng gỗ ngọc am tươi.

Theo như lời giải thích của ông Tỉn, thì bộ quan tài của vợ chồng ông được làm bằng gỗ ngọc am, chứ không phải ngọc am. Ngọc am là gỗ ngọc am nằm trong lòng đất hàng trăm, hàng ngàn năm tạo thành, còn quan tài của ông làm từ cây ngọc am mới chặt hạ, chưa thành ngọc am, nên không thơm. Chính vì thế, tác dụng ướp xác của bộ áo quan này cũng kém hơn so với quan tài của ông Trương và ông Lâm.

Ông Lù Sào Tỉn kể, năm 1988, ông nghe tin ông Tang ở xã Tả Sử Choóng chặt hạ cây ngọc am trong vườn rừng nhà mình, lập tức ông tìm lên để hỏi mua. Tuy nhiên, ông Tang không bán, ông bảo để gia đình dùng dần
http://ne8.upanh.com/b3.s2.d3/7e1bd493d952c93036f54d22d9994650_36958088.dsc05678.jpg< Rễ ngọc am trong tầng hầm nhà ông Tỉn.

Ông Tỉn không nản chí, nhiều lần vào xã thuyết phục, và vào năm 1989, ông Tỉn cũng mua được 9 tấm, đủ đóng 2 chiếc áo quan, cho hai vợ chồng ông. Ngày đó, kiểm lâm chưa quan tâm, cũng chẳng ai biết cây ngọc am là gì, nó cũng không có tên sách đỏ, do đó, ông mua và vận chuyển dễ dàng về nhà.

Cách đây 5 năm, sức khỏe ông Tỉn kém hẳn. Là thầy cúng, nên ông đoán mình sẽ chết vào năm 59 tuổi. Thế là, ông đem 9 tấm gỗ đóng làm 2 chiếc áo quan, một cho ông và một cho vợ. Tuy nhiên, quan tài đóng xong, ông lại khỏe ra. Giờ đã 63 tuổi, dù gầy còm, song ông cảm thấy rất khỏe.

Trong suy nghĩ của tôi cũng như của các nhà khoa học, thì cây ngọc am đã tuyệt chủng từ cả trăm năm trước ở nước ta. Tuy nhiên, ông Tỉn đã cung cấp cho tôi một thông tin thú vị: Hiện ở Tả Sử Chóng vẫn còn 1 cây ngọc am nữa, rất lớn. Hồi vào Tả Sử Choóng mua mấy tấm gỗ, ông Tỉn đã trực tiếp nhìn thấy nó và nó to đến nỗi 3 người ôm mới xuể.
http://ne6.upanh.com/b4.s7.d3/f6ec1b7c66217b89a0fbe77517118d37_36958126.dsc00669.jpg< Đỉnh Tây Côn Lĩnh ẩn hiện trong mây mờ, nơi từng là vương quốc ngọc am.

Mặc dù chẳng ai nhìn thấy cây ngọc am, song tôi vẫn mang niềm tin rằng, vẫn còn loại cây này, ít ra thì nó cũng nằm ở một nơi khuất lấp, chênh vênh trong đại ngàn Tây Côn Lĩnh. Dãy Tây Côn Lĩnh cao vời vợi, hiểm trở, mù sương, đâu phải chỗ nào con người cũng đã đặt chân được đến.

Chợt nhớ lại chuyến leo đỉnh Tây Côn Lĩnh vào cuối năm 2010 cùng hai thầy thuốc Trần Ngọc Lâm và Phạm Văn Thanh, tôi đã mang theo mình khát vọng một lần trong đời được thấy cây ngọc am.

Trong cuộc xuống núi, Vàng Seo Vần và Vàng Dìn Lênh, hai anh chàng dẫn đường cho tôi, nhà ở bản Chúng Phùng (Túng Sán) đã dẫn chúng tôi đi theo đường khác. Con đường ấy đầy nguy hiểm, bởi phải qua hàng loạt bãi mìn nằm dưới chân núi mà bộ đội hai bên cài trong cuộc xung đột biên giới
http://ne0.upanh.com/b4.s3.d1/4cc5c74f9d93b11370bd132f38fce537_36958210.dsc01474.jpg
Nhiều đoạn không dám đi vào rừng, mà cứ đi dọc con suối cạn trơ đáy. Vào mùa mưa, con suối chảy như lũ, nhưng mùa khô thì lại chẳng có giọt nước nào. Con suối này bắt nguồn từ gần đỉnh Tây Côn Lĩnh, đổ thẳng xuống suối Túng Quá Lìn.

Chúng tôi đi theo hướng con suối cạn nứt nẻ, nghỉ chân ăn trưa giữa khu rừng trúc bạt ngàn, xanh biếc. Do suối chảy mạnh vào mùa lũ, nên làm trơ ra những khúc gỗ, những gốc cây nửa chìm, nửa nổi trong đất.

Tôi ngồi trên tảng đá lắng tai nghe tiếng chim ríu rít. Ông Trần Ngọc Lâm và anh Phạm Văn Thanh vạch những bụi cỏ ven suối tìm thuốc quý. Anh chàng Vần rút chiếc dao đi rừng chém phầp phập vào một gốc lũa nhô lên khỏi lòng suối. Vần chặt chém một lát thì được một bó củi ném trước mặt tôi. Vần lấy củi này để nấu nướng

http://ne7.upanh.com/b4.s9.d4/691b099b9efddd7a0985fd847ddcb9c9_36958267.dsc01475.jpg
< Ngọc am ẩn hiện ven suối và dưới lòng con suối bắt nguồn từ đỉnh Tây Côn Lĩnh.

Vần lấy bao diêm quẹt lửa, châm ngọn lửa leo lét vào đống củi. Thật lạ, đống củi bùng cháy như tẩm xăng, bốc mùi thơm ngào ngạt, mùi đậm hơn cả trầm hương. Tôi thấy mùi hương rất quen.

Tôi nhặt một thanh củi đưa lên mũi, bỗng chột dạ, nhận ra đây là mùi hương tôi đã nhiều lần ngửi thấy trong những bận theo chân PGS. TS. Nguyễn Lân Cường khai quật những ngôi mộ hợp chất. Mùi của loại gỗ này chính xác là mùi của tinh dầu ngọc am trong các ngôi mộ hợp chất. TS. Nguyễn Lân Cường bảo rằng, ngọc am đã tuyệt chủng ở Việt Nam, không còn thấy loài cây này xuất hiện ở đâu nữa.

Những thân ngọc am chết từ nhiều trăm năm trước, gốc chìm xuống lòng đất, phần vỏ mục ruỗng, để lại phần lõi vĩnh cửu với thời gian. Gió mưa, lở núi, xói mòn, những gốc ngọc am lộ ra khỏi lòng đất. Chính vì thế, chỉ những người có duyên lớn lắm mới gặp được
http://ne9.upanh.com/b4.s7.d4/e16ce919b6d1e959c2c00cda35a5f289_36958319.dsc01470.jpg
< Thầy thuốc Phạm Văn Thanh bên một gốc ngọc am đã chết từ hàng trăm năm trước.

Nhưng không ngờ, trước mắt tôi, dưới lòng con suối cạn trơ đáy, hiện ra lổn nhổn những gốc ngọc am. Nếu đào lòng suối này lên, có thể thu được hàng ngàn gốc ngọc am quý hiếm. Cả cánh rừng ngọc am đã tuyệt chủng, những gốc cây lặn xuống lòng đất, rồi nước chảy xói mòn, tạo thành con suối, cuốn trôi lớp đất cát, những gốc cây này lộ ra. Cũng có thể do quá trình lở núi, lũ quét, những gốc ngọc am bị cuốn xuống suối và bị bùn đất nhấn chìm, lấp ló thò lên khỏi đáy suối. Chuyến đi đó, tôi đã lạc vào vương quốc của loài cây cực kỳ quý hiếm, nhưng đã bị coi là tuyệt chủng ở Việt Nam.

Thú thực, khi đó, tôi và lương y Phạm Văn Thanh hoa mắt với những gốc cây đặc biệt quý hiếm mà ở Hà Nội các đại gia sở hữu nó đều khoe tỷ nọ tỷ kia. Tôi và anh Thanh ra sức dùng dao đào bới. Anh chàng Vần trông thấy cười toe toét: “Nhà báo bê làm sao được xuống núi. Mà có đem được xuống núi cũng không mang về được đâu. Kiểm lâm và công an bắt đi tù đấy”. Nghe Vần nói thế, tôi và anh Thanh cụt hứng. Mặc dù cây ngọc am coi như đã tuyệt chủng, song chính quyền vẫn cấm khai thác, buôn bán, vận chuyển dù là mẩu gốc rễ.

Chuyến leo đỉnh Tây Côn Lĩnh ấy, điều ấn tượng nhất với tôi là “bí mật” của Lênh. Lúc xuống bản Chúng Phùng, Lênh nói nhỏ vào tai tôi: “Vẫn còn một cây ngọc am đấy, nhưng xa lắm, phải đi bộ 2 ngày mới tới. Nếu thích đi xem thì hôm nào trả tiền thuê ta, ta sẽ dẫn đi xem. Nhưng đừng kể với kiểm lâm là ta nói nhé, không ta bị đi tù đấy!”.
http://ne0.upanh.com/b6.s10.d2/2b73efd307566289b178d7cc32ca4d2a_36958440.dsc01521.jpg< Anh Lênh và những hạt giống ngọc am.

Lênh nói với vẻ rất nghiêm trọng, rồi anh dẫn tôi ra giá phơi ngô trước nhà, chỉ vào đống quả đầy gai, trông như quả thông. Theo lời Lênh, đây là quả ngọc am mà Lênh mới hái từ cây ngọc am trong khe núi.

Về thị trấn Vinh Quang, tôi dò hỏi chuyện cây ngọc am, song hầu hết mọi người đều cười bảo: “Làm gì còn cây ngọc am nữa, tuyệt chủng rồi!”. Có người thì nói: “Trong rừng Tây Côn Lĩnh vẫn còn một cây ngọc am, nhưng được các lực lượng chức năng bảo vệ nghiêm ngặt. Chính quyền đang bảo vệ cây ngọc am này như báu vật để nhân giống”. Tôi hỏi một đồng chí kiểm lâm, thì các đồng chí cũng lắc đầu bảo không biết cây ngọc am có còn hay không. Sau này, tôi mới biết, có lẽ kiểm lâm giấu, không muốn công bố sự tồn tại của ngọc am.

Thông tin vẫn còn một cây ngọc am do ông Tỉn cung cấp khiến tôi không thể không lên đường vào rừng để tận mắt…

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
24-10-2011, 12:27 AM
http://ne6.upanh.com/b5.s12.d2/69436d2c8c421f4765bea7c619301d6b_36958716.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg

Ngỡ ngàng chứng kiến cây ngọc am 3 người ôm ở Hà Giang!.

Vỏ cây ngọc am màu trắng, sần sùi. Bóc lớp vỏ ra thì thấy phần thịt màu đỏ thẫm. Đứng ở gốc cây, thấy mùi đặc trưng của ngọc am tỏa ra thơm ngát.

Theo thông tin ông Lù Sào Tỉn (thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, Hà Giang) kể, thì ông mua mấy tấm gỗ ngọc am từ ông Lù Seo Pao vào năm 1989, cách nay đã 12 năm. Thời điểm đó, trong vườn rừng nhà ông Tỉn vẫn còn một cây ngọc am nữa. Đường vào Tả Sử Choóng xa xôi, cách trở, nên ông Tỉn chưa quay lại đó lần nào, không rõ ông Pao còn sống hay đã chết, cây ngọc am còn lại trong vườn nhà ông Tỉn đã bị đốn hạ hay chưa.
Có thông tin mong manh ấy, tôi quyết tâm lên đường vào Tả Sử Choóng. Đường vào Tả Sử Choóng đúng là đường lên mây, gập ghềnh, quanh co, khúc khuỷu bên miệng vực

http://ne0.upanh.com/b6.s15.d2/3f395ace3cc5ff8d1a0b1d6efbf04ab7_36958850.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Hơn tấn ngọc am bị chính quyền xã Tả Sử Choóng thu giữ.

Tả Sử Choóng nằm trên lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh. Trung tâm xã ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Đỉnh núi cao nhất của xã gần 2.000m, tên là Tả Bá Phùng là đỉnh “râu ria” của đỉnh Tây Côn Lĩnh. Trên đỉnh Tả Bá Phùng vẫn còn cột cờ của Pháp. Đứng trên đó vào ngày quang mây nhìn rõ thành phố Hà Giang.
Chủ tịch kiêm bí thư xã Giàng Seo Man là người bản địa, nên anh rất am hiểu về ngọc am. Anh kể rất nhiều chuyện kỳ thú về loại gỗ này và các thời kỳ săn lùng ngọc am của người Hán
http://ne5.upanh.com/b3.s19.d1/0f7b8a7b0f391d46471f8acc599365b9_36958925.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Ngọn cây ngọc am cao vượt hẳn tán rừng.

Theo anh Man, mấy năm gần đây, giới săn lùng, buôn bán ngọc am tìm lên Tả Sử Choóng rất đông. Trực tiếp vào rừng săn lùng ngọc am không được, vì người lạ ra vào rừng không phải chuyện dễ dàng, nên họ đặt tiền người dân để thu mua ngọc am. Giới buôn bán ngọc am trả giá 50 ngàn/kg ngọc am vụn vặt, còn những gốc, rễ đẹp, thì có giá nhiều triệu đồng. Một cái gốc cây nhỏ, mẩu gỗ có hình thù đẹp đổi được cả chiếc xe máy mới. Vì thế, có thời kỳ, cả xã rộ lên phong trào đi đào bới ngọc am. Người Mông trong xã bỏ bê ruộng nương, đào nát các cánh rừng để bới ngọc am. Mỗi nhà sắm một cái thuốn thép phi 18, dài 4-5m, chọc vào lòng đất để tìm kiếm ngọc am.

Hồi năm ngoái, cả xã Tả Sử Choóng rộ lên cuộc săn tìm cây ngọc am khổng lồ trong lòng đất. Chẳng là, cách đây 30 năm, ông Giàng Seo Leng đã vác dao, cưa vào rừng và hì hục suốt 4 tháng trời để hạ một cây ngọc am khổng lồ. Theo lời kể của ông thì cây này phải 6 người ôm, đường kính phải 2,5m, ngọn cao vọt lên khỏi tán rừng, ngẩng nhìn mỏi cổ.
Ông Leng đã hạ cây, xẻ ra thành từng đoạn rồi chôn xuống lòng đất. Ý định của ông Leng là vài chục năm sau, khi những khúc ngọc am đặc quánh tinh dầu, sẽ bới lên đem về làm quan tài cho cả gia đình dùng.

http://ne2.upanh.com/b6.s12.d2/c4c8cdf125df08384fdce5dc2c129b39_36958992.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg
< Phải đứng từ rất xa mới thu hết được cây ngọc am vào ống kính máy ảnh.

Thế nhưng, đầu năm ngoái, ông này lâm trọng bệnh nằm liệt. Trước khi chết, ông dặn con cháu vào rừng lôi cây ngọc am về. Tuy nhiên, con cháu ông tìm mãi mà không thấy. Chuyện lộ ra, cả trăm người ở Tả Sử Choóng kéo nhau vào rừng săn tìm. Với một cây ngọc am khổng lồ như thế, gỗ thẳng và đẹp, thì nó có giá lên tới cả tỷ bạc. Tuy nhiên, đến nay, người dân Tả Sử Choóng vẫn chưa tìm thấy chỗ ông Leng chôn cây ngọc am.

Theo thống kê của anh Man, chỉ trong vòng 3-4 năm nay, người dân ở Tả Sử Choóng đã khai thác được khoảng 100 tấn ngọc am để nấu tinh dầu và bán về xuôi. Từ tháng 8-2010, xã nhận được công văn của tỉnh, cấm tuyệt đối việc khai thác, vận chuyển, buôn bán ngọc am, nên xã mới vào cuộc ráo riết.

Mặc dù việc khai thác ngọc am diễn ra rất nhiều, song xã mới chỉ tịch thu được chừng 1 mét khối, khoảng 1,1 tấn ngọc am. Số ngọc am này chất trong kho của UBND xã. Anh Man đã dẫn tôi đi xem đống ngọc am này. Khi cửa phòng bật mở, mùi ngọc am bốc lên thơm nức mũi

http://ne9.upanh.com/b3.s2.d1/e3dfc64ac667acc4cdb26dee2ede7860_36959029.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Cây ngọc am chia làm 2 thân, trông xa như 2 cây mọc cạnh nhau.

Tả Sử Choóng vốn là vùng đất đầy rẫy ngọc am. Dạo người Hán sang khai thác ngọc am ở đây gọi Tả Sử Choóng là Chúng Quá Sử. Theo các cục già, thì Chúng Quá Sử có nghĩa là “rừng ngọc am”.

Cái tên Tả Sử Choóng thì có nghĩa là “gốc cây to”. Dọc dải Tây Côn Lĩnh này, hai xã Túng Sán và Tả Sử Choóng nằm ngay chân đỉnh Tây Côn Lĩnh là có nhiều ngọc am nhất.

Hỏi chuyện ông Lù Seo Pao, người từng đốn hạ cây ngọc am khổng lồ và bán 9 tấm gỗ cho ông Tỉn, anh Man nhớ ra ngay. Tuy nhiên, ông Pao đã chết mấy năm nay rồi và ông cũng là người duy nhất từ thời Pháp thuộc đến nay ở Tả Sử Choóng được an táng bằng quan tài ngọc am.

Theo anh Man, hiện tại, trong vườn rừng thuộc sở hữu của hai anh em ruột Lù Seo Lèng và Lù Seo Hồ (con trai ông Lù Seo Pao) vẫn còn một cây ngọc am nữa. Anh Man đã cử Phó Trưởng Công an xã Lù Văn Tuấn dẫn tôi đi.
Ngôi nhà hai anh em Lèng và Hồ ở nằm chênh vênh sườn núi và khóa cửa. Người dân trong bản bảo hai anh em Lèng và Hồ lên nương từ hôm qua, vài hôm nữa mới về
http://ne5.upanh.com/b5.s19.d1/69f6517852120fb5403bcd62ba8c412f_36959075.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Gốc cây phải 3 người ôm mới xuể.

Trưởng Công an Lù Văn Tuấn gọi một người trong bản dẫn chúng tôi đi tìm cây ngọc am trong vườn rừng nhà Lèng và Hồ. Leo dốc một lát thì cây ngọc am hiện ra, cao lừng lững, vọt khỏi tán rừng. Gốc cây ngọc am này rất lớn, 3 người ôm mới hết. Tuy nhiên, lên độ cao chừng 3m thì thân tách làm đôi, trông như hai cây riêng biệt.

Vỏ cây ngọc am màu trắng, sần sùi, tuy nhiên, bóc lớp vỏ ra thì thấy phần thịt màu đỏ thẫm. Đứng ở gốc cây, cạnh chỗ có vết chém, thấy mùi đặc trưng của ngọc am tỏa ra thơm ngát. Thân cây ngọc am thẳng tắp, mang đặc trưng của họ nhà sa mộc. Tôi ước chừng, cây ngọc am này phải cao cỡ 40m.
http://ne0.upanh.com/b1.s1.d4/bcbadb5c5c076bc99d1951f474a42bec_36959110.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Bóc lớp vỏ ngoài thấy thịt cây màu đỏ sẫm, tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Theo lời anh Tuấn, kiểm lâm đã đóng dấu búa vào gốc cây. Tuy nhiên, tìm mãi không thấy dấu búa đâu cả. Người đàn ông trong bản bảo trẻ con đùng dao đẽo mất dấu búa rồi.

Anh Giàng Seo Man đã tìm hiểu về cây ngọc am này, song không ai biết nó đã bao nhiêu tuổi. Các cụ già nhất trong bản kể rằng, từ khi còn nhỏ, đã thấy nó to như bây giờ. Tuổi của cây ngọc am này phải tính bằng hàng trăm năm.

Hồi năm ngoái, hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, anh em Lèng và Hồ đã rao bán cây ngọc am này. Một đại gia buôn gỗ người Bắc Quang đã gạ gẫm đổi 2 chiếc xe win 100 xịn của Thái cùng với một món tiền. Hai anh em Lèng đã đồng ý. Vị đại gia này đã đặt cọc 4 triệu đồng cho Lèng. Tuy nhiên, đại gia này chạy chọt suốt một năm trời không làm được thủ tục để khai thác, đành mất 4 triệu tiền đặt cọc.
http://ne9.upanh.com/b4.s17.d1/e78555eb148d70bc4e1ddf708f102c8c_36959139.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Trẻ con nghịch ngợm chém nham nhở ở gốc, rễ, làm mất cả dấu búa của kiểm lâm.

Biết tin Lèng và Hồ có ý định bán cây ngọc am, kiểm lâm huyện đã tìm vào đóng dấu búa, xã giải thích cây ngọc am là tài sản vô giá của cả nước và quản lý chặt chẽ. Cây ngọc am nằm trong vườn nhà mình, mà không được chặt bán, anh em Lèng và Hồ rất buồn!

Theo anh Man, hiện tại, ở địa bàn xã Tả Sử Choóng có 3 cây ngọc am. Ở nơi khác có ngọc am hay không thì anh Man không biết và anh cũng không nghe nói ở nơi nào có thêm một cây nữa. Một cây ở vườn nhà anh em Lèng và Hồ, một cây nhỏ, có đường kính 40cm, tuổi khoảng 30 năm, trong vườn nhà ông Vàng Seo Sấn (bản Hóa Chéo Phìn) và một cây khổng lồ nằm gần đỉnh Gió Chéo Phìn, trong rừng già, thuộc sự quản lý của xã.

Anh Man cho biết, cây ngọc am này phải 6 người ôm, to gấp đôi cây trong vườn nhà Lèng và Hồ và cao chừng 100m! Sau khi ở xã ra, tôi gặp một tay buôn lũa ngọc am từ Tả Sử Choóng về thị trấn và anh này cũng bảo đã tận mắt cây ngọc am đó và đúng là nó phải cao đến 100m. Tuy nhiên, tôi thực sự không tin lại có cây ngọc am cao đến vậy. Nếu to và cao lắm, có lẽ chừng 50-60m là hợp lý
http://ne4.upanh.com/b6.s10.d1/b8f901dc3f3679fbcc9f64e599156897_36959164.ngongangchungkiencayngocam3nguoi.jpg< Tán cây ngọc am.

Để tận mắt cây ngọc am mọc hoang dã gần đỉnh Gió Chéo Phìn, phải đi bộ leo dốc liên tục 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, chỉ đến mùa khô mới leo lên được Gió Chéo Phìn. Mùa này, mưa nắng bất chợt, núi đá đốc ngược, rất trơn, không thể đi được. Cách duy nhất leo lên đỉnh này là đi bộ dọc suối. Đi vào mùa mưa, nếu gặp mưa lớn, lũ ập về, mất mạng như chơi. Rất tiếc, tôi đã không có cơ hội được tận mắt cây ngọc am khổng lồ, to gấp đôi cây ngọc am 3 người ôm ở vườn nhà Lèng và Hồ - loài cây mà trong ký ức người dân, đã tuyệt chủng từ cả trăm năm trước

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)

hung vi
24-10-2011, 12:40 AM
http://ne9.upanh.com/b6.s8.d2/2d99bdc60bf9509337e34d79abff0ee1_36959319.dsc05838.jpg

Trưởng công an xã có ngọc am, muốn bán cũng chả được.

< Thèn Văn Đức bên mộ cụ Chẩn - người trồng 2 cây ngọc am.

Anh Thèn Văn Tân, Trưởng Công an xã Bản Nhùng muốn bán cây ngọc am thuộc sở hữu của mình vì hoàn cảnh gia đình đang rất khó khăn. Hiện 3 cậu con trai của anh không có xe máy, nên anh cần số tiền lớn để mua cho mỗi cậu một cái xe máy ngon. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng...

Trên đường từ Tả Sử Choóng về Thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang), tôi dừng chân ở một quán nhỏ cạnh trường tiểu học xã Bản Nhùng. Hỏi chuyện về tình trạng buôn bán ngọc am, anh chủ quán hỏi: “Thế các chú đi mua ngọc am à? Các chú thích mua cây tươi không? Cây to hai người ôm, tha hồ mà đóng đồ. Quan tài thì phải đóng được vài chục cái”

http://ne6.upanh.com/b3.s3.d1/4acf215d5baf846388a1eedbf55fc6fa_36959396.dsc05840.jpg< Cây ngọc am 30 tuổi trong vườn nhà anh Tân.

Nghe anh chủ quán nói, tôi thực sự ngỡ ngàng. Cuối năm 2010, tôi từng đi khắp huyện Hoàng Su Phì, vào rừng già, trèo lên tận đỉnh Tây Côn Lĩnh tìm cây ngọc am, để một lần được tận mắt mà không thấy. Chuyến đi này, được chiêm ngưỡng một cây ngọc am đã là quý lắm, nào ngờ, lại phát hiện thêm cây nữa. Thế là tôi nhờ anh chủ quán dẫn đường.

Đường vào bản Ma Lù Súng (của xã Bản Nhùng) đúng là đường lên mây, khó đi khủng khiếp, toàn đá hộc lởm chởm. Đi xe máy được nửa đường thì gặp lở núi, lũ lớn ngập suối, đành phải bỏ xe, cuốc bộ chừng 1 giờ mới đến nơi. Đứng trên sườn núi, nhìn thấy bản người Nùng bên vách núi và cây ngọc am cao vọt lên khỏi tán rừng. Cây ngọc am này có lẽ phải cao đến 40 hoặc 50m.

Hóa ra, chủ của cây ngọc am này là anh Thèn Văn Tân, Trưởng Công an xã Bản Nhùng. Hôm chúng tôi đến, ông Thèn Thấy Mây (bố anh Tân) mải đi đuổi trâu, nên không tiếp, anh Tân và cậu con trai Thèn Văn Đức dẫn tôi đi ngắm hai cây ngọc am mà ông cụ Thèn Lao Chẩn (bố của ông Mây, ông nội của anh Tân) trồng ở 2 vách núi, thuộc khu vườn nhà mình.

Theo anh Tân, hiện cả xã Bản Nhùng chỉ có 2 cây ngọc am, thuộc sở hữu của gia đình anh. Bản thân anh Tân cũng chưa từng nhìn thấy cây ngọc am nào khác ngoài 2 cây nhà anh.
http://ne5.upanh.com/b6.s11.d3/a59ae82cfffc8d4464c27e701453bd0a_36959445.dsc05818.jpgAnh Tân kể rằng, cây ngọc am này do ông nội anh là cụ Thèn Lao Chẩn trồng năm cụ 21 tuổi. Cụ Chẩn đã mất lâu rồi. Nếu cụ còn sống, thì nay đã 90 tuổi. Tính ra, cây ngọc am lớn cụ trồng đã 70 năm.

< Cây ngọc am này mới được 30 năm, song đã khá lớn.

Ngày đó, có một người dân tộc Mông đi qua xã Bản Nhùng, mệt quá, vào nhà ông Chẩn nghỉ nhờ. Khi đó, ông Chẩn đang ngồi đẽo cày. Thấy anh này mang cây giống, mỗi cây cao chừng gang tay, bọng rễ gói lá, ông Chẩn hỏi cây gì, thì người Mông bảo cây ngọc am. Ông Chẩn mời người Mông vào nhà uống nước, ăn cơm. Ăn xong, người Mông bảo: “Tôi sang Trung Quốc thường xuyên, thấy người Trung Quốc quý cây này lắm. Ông cho tôi ăn cơm, thì tôi tặng ông 2 cây này làm kỷ niệm. Nếu cây sống, bóp lá thấy mềm, không dính, thì là ngọc am”.

Ông Chẩn trồng 2 cây ngọc am đó ở vườn, nhưng chết mất một cây, còn một cây thì lớn như thổi. Hiện giờ, cây to 2 người ôm, cao vọt khỏi tán rừng. Nhiều người bảo cây này là sa mộc trắng, nhưng người Mông thì khẳng định là ngọc am. Vì cây còn non, nên giống hệt sa mộc, màu thân chưa đỏ sẫm.

Cách đây 30 năm, ông Dùng (cùng bản Ma Lù Súng) đi trồng thuốc phiện ở trên núi, được người Cờ Lao ở Túng Sán tặng cho mấy cây ngọc am giống, ông Dùng tặng ông Chẩn một cây, còn mấy cây đem về trồng. Cây ông Chẩn trồng thì sống, nay đã to một người ôm. Mấy cây ông Dùng trồng, cây thì chết, cây bị gió quật gẫy, cây lở núi vùi mất.

http://ne1.upanh.com/b1.s18.d1/e48d805832e76329384f6ee6d9532f0f_36959491.dsc05824.jpg< Lá ngọc am rất mềm, còn lá các loại sa mộc khác thì cứng.

Quan sát hai cây ngọc am trong vườn nhà anh Tân thì tôi nhận thấy cây không đậu quả. Hai câu ngọc am này có ra hoa, nhưng hoa bị thối. Những người am hiểu về ngọc am trong vùng bảo rằng, do 2 cây ngọc am này là cây đực, nên không sinh sản được.

Tôi hỏi rằng, đã có lãnh đạo nào lên xem 2 cây ngọc am chưa, thì anh Tân bảo, mới có mỗi ông Lù Tờ Lìn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì ghé vào xem khi đi trao quà cho người già. Ông Lìn bảo cây này quý lắm và khuyên gia đình bảo vệ cẩn thận. Chưa thấy kiểm lâm lên xem xét 2 cây ngọc am trong vườn nhà anh Tân. Hiện 2 cây ngọc am này vẫn chưa có dấu búa của kiểm lâm.
http://ne7.upanh.com/b4.s18.d1/88b569336b397a8ca162fca1c81e88ee_36959557.dsc05814.jpg

Theo lời anh Tân, năm 2006, ông Trà, chủ quán ăn lớn ở Vinh Quang đã tìm lên xem cây và đòi mua. Ông Mây, bố anh Tân đòi 70 triệu đồng và ông Trà đã đồng ý mua. Tuy nhiên, chạy thủ tục mãi không được, tỉnh không cho phép khai thác, nên ông Trà đành bỏ cuộc. Giờ ông Trà mắc bệnh, nằm liệt, nên không quan tâm mua bán nữa.

Năm ngoái, lại có một người ở Bắc Quang vào xem cây và đòi mua. Ông Mây đòi 100 triệu, nhưng ông này chỉ trả 70 triệu đồng. Bí tiền quá, nên ông Mây cũng đồng ý bán. Tuy nhiên, ông này cũng chạy chọt suốt một năm mà không xin được chữ ký cho khai thác của Chủ tịch tỉnh, nên cũng bỏ cuộc.

Tôi hỏi anh Tân rằng, giờ anh có muốn bán cây ngọc am này không, anh Tân bảo rất muốn bán. Anh bảo rằng, cây ngọc am là do ông nội anh trồng trong vườn nhà anh, trong khi đó, anh lại không bán được, nên thấy khá là bức xúc!

Mặc dù kiểm lâm chưa đóng dấu búa vào cây, nhưng lại không ai dám mua. Dù anh chặt hạ cây xuống, xẻ lấy gỗ, nhưng cũng không thể vận chuyển đi bán được. Xẻ ra, làm quan tài thì phí lắm
http://ne2.upanh.com/b6.s11.d1/d8136a4cd7d270bc4803af7d0a77df86_36959632.dsc05803.jpg< Gỗ quý được lâm tặc tập kết ở Bản Nhùng để chuẩn bị chở về xuôi. Nếu các cơ quan không vào cuộc quản lý, thì cây ngọc am này có thể thành các tấm gỗ bất cứ lúc nào.

Ông trưởng công an xã này mong ước được bán cây, hoặc ít ra Nhà nước bỏ tiền ra mua, rồi cây thuộc sở hữu của Nhà nước, trong khi vẫn để nó mọc ở vườn nhà anh và anh sẽ bảo vệ giúp! Anh Tân muốn bán cây ngọc am này là vì hoàn cảnh gia đình đang rất khó khăn. Hiện 3 cậu con trai của anh không có xe máy, nên anh cần số tiền lớn để mua cho mỗi cậu một cái xe máy ngon!

Quả thực cây ngọc am 2 người ôm trong vườn nhà anh Tân đang đứng trước nguy cơ bị đốn hạ bất cứ lúc nào. Nếu lâm tặc vào cuộc, lại được sự tiếp tay của gia chủ, thì số phận cây ngọc am này thật khó nói trước. Thực tế, gốc rễ ngọc am vẫn hàng ngày tuồn từ Tả Sử Choóng, Bản Phùng, Túng Sán về huyện rồi về xuôi, thì những tấm gỗ mỏng manh cũng không khó khăn gì với lâm tặc trong việc vận chuyển.

http://ne2.upanh.com/b2.s12.d1/ce0473ba898bcd551012fab82cf0b12c_36959742.dsc05847.jpg< Cây ngọc am 2 người ôm này được trả 70 triệu đồng.

Mong rằng, chính quyền địa phương ra tay kịp thời, có cách quản lý hợp tình, hợp lý, để giữ lấy cây ngọc am quý, mà ông Trưởng Công an xã Bản Nhùng đang rao bán này.

Anh Trần Đức Thuấn, Giám đốc Công ty gỗ Hưng Long, đại gia chơi ngọc am Hà Nội cho biết: Ngọc am (hoàng đàn rủ – thuộc họ hoàng đàn) là loại gỗ quí thuộc nhóm 1A, đã tuyệt chủng vì bị khai thác cạn kiệt từ thời phong kiến và Pháp thuộc để chế tác đồ dùng cung đình và làm áo quan cho vua chúa và quan lại cấp cao.

Ngọc am mọc chủ yếu trên dãy Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang. Là loại cây có tinh dầu vì vậy có mùi thơm rất dễ chịu. Gỗ lũa ngọc am được khai thác từ những gốc cây đã chặt cách đây nhiều trăm năm còn sót lại. Do vậy tuổi cũng những gốc cây này có thể lên tới hàng ngàn năm nên hầu như đều ẩn chứa năng lượng của trời đất (Các nhà cảm xạ đo được chỉ số Bo vis của gỗ khá cao). Lũa ngọc am chính là phần lõi chứa tinh dầu nên rất bền chắc và có vân rất đẹp. Ngọc am để trong nhà rất tốt cho phong thủy và có lợi cho sức khỏe.
http://ne1.upanh.com/b2.s3.d3/fc1ca652395e22a44769162b32f01e1e_36959811.dsc05858.jpg< Trưởng Công an xã Thèn Văn Tân rất muốn bán cây ngọc am do mình sở hữu.

Theo quan niệm xưa nó có thể xua đuổi tà ma. Tinh dầu ngọc am có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, đuổi côn trùng, giúp cơ thể sảng khoái, làm đẹp da, chữa các bệnh về xương khớp. Đặc biệt ngọc am cùng với hoàng đàn là hai loại cây duy nhất có khả năng tạo tuyết pha lê vào những ngày nhất định trong năm, do điều kiện thời tiết đặc biệt. Nếu dùng đèn pin soi vào tuyết sẽ lóng lánh màu của cầu vồng, vì vậy những sản phẩm tâm linh như: Tượng Phật, La Hán, Quan Công… được chế tác từ loại gỗ này khi có tuyết sẽ tạo cảm giác linh thiêng hơn rất nhiều so với tượng làm bằng các chất liệu khác

(theo Phạm Ngọc Dương VTC)