PDA

View Full Version : Trịnh Duy Đồng - Tôi thích thành phố Quảng Châu này!!!



Tây Phương Thất Bại
15-07-2016, 05:37 PM
Trịnh Duy Đồng - Tôi thích thành phố Quảng Châu này



https://c3.staticflickr.com/9/8834/27704405234_3a1c232fc2_c.jpg

Năm 12 tuổi là nhà vô địch giải thiếu niên toàn quốc, 15 tuổi xuất chinh tham gia tượng giáp, năm 20 tuổi giành vòng nguyệt quế và được tấn thăng tượng kỳ đặc cấp đại sư, là kỳ vương thứ 18 của kỳ đàn Trung Quốc và cũng là kỳ vương trẻ tuổi nhất hiện nay.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Trịnh Duy Đồng chính là nhân vật nổi bật nhất trong kỳ đàn Trung Quốc hiện này, không ai ngờ vị kỳ vương 2 lần liên tiếp lại có thể gia nhập đội cờ trong mơ – Quảng Đông Bích Quế Viên. Trong mùa giải Giáp cấp mới, phong độ của Trịnh vẫn rất tốt với 5 thắng 3 hòa sau 8 vòng đấu, là kỳ thủ kiếm được nhiều điểm nhất của đội Quảng Đông, cũng là kỳ thủ có tỉ lệ phần trăm thắng cao nhất của tượng giáp cho đến lúc này.

Khi chấp nhận cuộc phỏng vấn với phóng viên thời báo, Trịnh Duy Đồng nói: “đến với Quảng Châu là vì Trịnh thích cái văn hóa nồng hậu của thành phố này, hơn nữa nơi đây còn có 2 vị tiền bối mà Trịnh rất ngưỡng mộ, là đồng đội của họ tôi cảm thấy rất lạ lùng, kỳ quặc”.

Quảng Châu đẹp như vậy, tôi muốn đến thăm thú xem sao:

Trịnh chuyển về đội Quảng Đông có thể nói là chủ đề khiến cho người hâm mộ bàn tán rất nhiều trong thời gian qua, nhưng câu trả lời của Trịnh rất đơn giản và đầy chất “thơ”: “Quảng Châu đẹp như vậy, tôi muốn đến thăm thú xem sao”.

Sinh ra tại Thành Đô, thành danh cũng tại Thành Đô, tuy danh tiếng sớm đã vang danh ra bên ngoài, nhưng Trịnh vẫn chưa 1 lần thực sự rời xa mảnh đất này, lý do môi trường sống và sự trưởng thành khiến cho Trịnh “muốn đến thăm thú”, hơn nữa Quảng Châu lại là thánh địa của cờ tướng Trung Quốc, đây cũng chính là lý do Trịnh muốn đến Quảng Châu.

“Tôi vô cùng yêu thích thầy Lữ Khâm và thầy Hứa Ngân Xuyên, mấy năm nay khi giao thủ với 2 người họ khiến cho tôi có mong muốn cùng nghiên cứu cờ tướng với họ.

Thực ra, duyên phận của tiểu Trinh và Quảng Châu đã nảy mầm từ 2 năm về trước, năm đó đội Thành Đô chỉ kém 0,5đ so với Quảng Đông và đành chấp nhận về nhì, nhiều lần giao thủ tại giải năm đó khiến cho tiểu Trịnh rất hiếu kỳ về đội ngũ hùng hậu, mạnh mẽ mà truyền thống đó. Có lẽ tiểu Trịnh cũng không ngờ rằng, 2 năm sau, ước mơ “muốn đến thăm thú” lại trở thành hiện thực. Tháng 6 năm nay, tiểu Trịnh rời xa quê hương, từ Thành Đô đi đến Quảng Châu, chính thức gia nhập “đội cờ trong mơ” – Quảng Đông Bích Quế Viên.

Phồn hoa náo nhiệt, nhịp sống gấp gáp chính là ấn tượng sâu sắc nhất của Trịnh đối với Quảng Châu, nhưng lần đầu tiên xa nhà, đối diện với sự khác biệt về khí hậu, phong tục tập quán, thậm chí cả về văn hóa ẩm thực tại 1 thành phố xa lạ, tiểu Trịnh không khỏi lo lắng: “kỳ thực lúc đầu cảm thấy lo lắng rất nhiều, lo về việc tôi là người nơi khác đến khó tiếp xúc với mọi người, lo về việc bất đồng ngôn ngữ...”.

Nhưng dưới sự giúp đỡ của mọi người những lo lắng ấy đã hoàn toàn biến mất, hơn nữa, được hàng ngày tiếp xúc với thầy Lữ Khâm và thầy Hứa Ngân Xuyên khiến cho tiểu Trịnh thấy mình còn phải nỗ lực rất nhiều. “Thực sự sau khi tiếp xúc với họ, thấy họ dồn tâm trí vào cờ tướng không hề thua kém bất kỳ người trẻ tuổi nào, hầu như ngày nào họ cũng mổ xẻ và nghiên cứu kỳ phổ”.

Mà đối với kỳ thủ thuộc thế hệ sau như Trịnh, “Dương Thành Thiếu Soái” cũng để lại đánh giá cực cao, “Trịnh là nhân tài rất hiếm gặp, thiên bẩm cực cao, trình độ cũng rất cao, có thể nói Trịnh là ngôi sao mới trong giới cờ tướng”.

Quãng thời gian đẹp nhất là cho cờ tướng:

Thân là “học bá” (học giỏi) nhưng lại vì nghiệp cờ mà bỏ lỡ nghiệp học, đối với người ngoài có một chút gì đó đáng tiếc, nhưng tiểu Trịnh từng nói, đợi khi nào không chơi cờ nữa vẫn có thể đi học được, “hơn 20 tuổi là quãng thời gian đẹp nhất của đời người, cũng là thời hoàng kim nhất của kỳ thủ, tôi muốn quãng thời gian đẹp nhất này là để chơi cờ. Nếu không còn là kỳ thủ chuyên nghiệp nữa, tôi sẽ lựa chọn đi học tài chính, tôi rất có hứng thú với môn này, bình thường tôi cũng thường xuyên xem sách và tin tức về chính trị và kinh tế”.

Vì tiểu học học lớp “hứng thú ban” (sở thích môn gì học môn đó) mà Trịnh kết duyên với cờ tướng đã được hơn 10 năm, hồi tưởng lại lúc lựa chọn giữa cờ tướng và học tập, Trịnh mỉm cười nói: “thật không đơn giản”. Từ nhỏ sống trong gia đình vô cùng nghiêm khắc, luôn luôn là 1 trong những học sinh giỏi nhất trong lớp, Trịnh cũng từng nghĩ mình cũng giống bao đứa trẻ khác, cũng có cuộc sống bình thường đó là học tập và vui chơi.

Bước ngoặt của vận mệnh xảy ra vào năm 12 tuổi, năm mà Trịnh giành chức quán quân giải thiếu niên toàn quốc, từ trước đến nay, “cá và tay gấu” không thể chọn cả 2, tiểu Trịnh cuối cùng đã chọn cờ tướng, “lúc đó chỉ nghĩ sẽ ngừng học 1 năm, chuyên tâm chơi cờ, không ngờ đã 10 năm rồi”.

là 1 vị tượng kỳ đặc cấp đại sư, Trịnh thường xuyên suy nghĩ làm sao quảng bá và phát huy hơn nữa văn hóa cờ tướng, tiểu Trịnh xem cờ tướng có rất nhiều ưu điểm, ví dụ có thể bồi dưỡng năng lực quyết định sách lược, có thể giúp cho sức tập trung của trẻ nhỏ càng tập trung hơn, khiến cho người ta có thể trầm tĩnh chín chắn hơn...quan trọng nhất cờ tướng có thể nâng cao sức chịu đựng áp lực của trẻ nhỏ.

“Hiện nay có rất nhiều đứa trẻ là con một, rất được cưng chiều, vì vậy mà rất thiếu kinh nghiệm từ những thất bại, thua cờ là 1 loại giáo dục từ những thất bại, thua cờ có thể cho bọn trẻ nhận những thất bại, khiến cho nội tâm của chúng mạnh mẽ lên”.

Chủ soái Lữ Khâm: Mời Trịnh gia nhập đội là để giành chức vô địch:

Là 1 lão kỳ thủ trong giới cờ tướng, đội Quảng Đông đã đào tạo ra vô số tượng kỳ đại sư, trong lịch sử của Quảng Đông, mời “ngoại binh” là việc chưa từng có. Chủ soái của Quảng Đông, tượng kỳ quốc tế đặc cấp đại sư Lữ Khâm không hề giấu giếm: “Quảng Đông mời ‘ngoại binh’ chính là để cạnh tranh cho chức vô địch, vì tôi bây giờ đảm nhiệm rất nhiều chức vụ hành chính, 2 năm nay rất ít khi xuất chiến, hơn nữa tuổi cũng đã cao, trình độ đã không còn như ngày trước. Nhưng Quảng Đông rất cần chức quán quân, nền cờ tướng Quảng Đông vẫn còn phải tiếp tục phát triển hơn nữa, vì vậy chúng tôi liền nghĩ tới việc mời kỳ thủ ngoài tỉnh”.

Trong con mắt Lữ Khâm, các kỳ thủ người bản địa không đủ đáp ứng yêu cầu của đội, sau khi để tuột mất chức vô địch Giáp cấp năm 2015, Quảng Đông cần 1 mãnh tướng để có thể làm nên chuyện tại Giáp cấp năm 2016, những kỳ thủ mới của Quảng Đông tuy có nhưng trình độ không cao, vì vậy chúng tôi đã gửi 1 lời đề nghị đến Thành Đô, nhưng không ngờ các thầy giáo của Trịnh cũng rất muốn cho Trịnh ra bên ngoài để cọ sát và học hỏi nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, tìm kiếm không gian phát triển lớn hơn, có Trịnh rồi, cơ hội sẽ lớn hơn”.

Đối với chức vô địch, Trịnh cũng có khát vọng giống thầy Lữ: “chức vô địch cá nhân đã có nhiều rồi, nhưng chưa từng vô địch Giáp cấp liên tái, Quảng Đông là 1 đội có thực lực rất mạnh, tôi hi vọng có thể cùng với mọi người giành chức vô địch”.


-Lược dịch: http://gdchess.com/

redtn2002
15-07-2016, 08:17 PM
Mơ ước cũng chỉ là mơ ước, cuối cùng chức vô địch vẫn về tay Hàng Châu hoàn cảnh tập đoàn. :))

tangquangdao
16-07-2016, 09:51 AM
Trang gdchess.com toàn tiếng Trung, bấm vào đâu để ra tiếng anh vậy anh Tây Phương Thất Bại?


Trịnh Duy Đồng - Tôi thích thành phố Quảng Châu này




Năm 12 tuổi là nhà vô địch giải thiếu niên toàn quốc, 15 tuổi xuất chinh tham gia tượng giáp, năm 20 tuổi giành vòng nguyệt quế và được tấn thăng tượng kỳ đặc cấp đại sư, là kỳ vương thứ 18 của kỳ đàn Trung Quốc và cũng là kỳ vương trẻ tuổi nhất hiện nay.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Trịnh Duy Đồng chính là nhân vật nổi bật nhất trong kỳ đàn Trung Quốc hiện này, không ai ngờ vị kỳ vương 2 lần liên tiếp lại có thể gia nhập đội cờ trong mơ – Quảng Đông Bích Quế Viên. Trong mùa giải Giáp cấp mới, phong độ của Trịnh vẫn rất tốt với 5 thắng 3 hòa sau 8 vòng đấu, là kỳ thủ kiếm được nhiều điểm nhất của đội Quảng Đông, cũng là kỳ thủ có tỉ lệ phần trăm thắng cao nhất của tượng giáp cho đến lúc này.

Khi chấp nhận cuộc phỏng vấn với phóng viên thời báo, Trịnh Duy Đồng nói: “đến với Quảng Châu là vì Trịnh thích cái văn hóa nồng hậu của thành phố này, hơn nữa nơi đây còn có 2 vị tiền bối mà Trịnh rất ngưỡng mộ, là đồng đội của họ tôi cảm thấy rất lạ lùng, kỳ quặc”.

Quảng Châu đẹp như vậy, tôi muốn đến thăm thú xem sao:

Trịnh chuyển về đội Quảng Đông có thể nói là chủ đề khiến cho người hâm mộ bàn tán rất nhiều trong thời gian qua, nhưng câu trả lời của Trịnh rất đơn giản và đầy chất “thơ”: “Quảng Châu đẹp như vậy, tôi muốn đến thăm thú xem sao”.

Sinh ra tại Thành Đô, thành danh cũng tại Thành Đô, tuy danh tiếng sớm đã vang danh ra bên ngoài, nhưng Trịnh vẫn chưa 1 lần thực sự rời xa mảnh đất này, lý do môi trường sống và sự trưởng thành khiến cho Trịnh “muốn đến thăm thú”, hơn nữa Quảng Châu lại là thánh địa của cờ tướng Trung Quốc, đây cũng chính là lý do Trịnh muốn đến Quảng Châu.

“Tôi vô cùng yêu thích thầy Lữ Khâm và thầy Hứa Ngân Xuyên, mấy năm nay khi giao thủ với 2 người họ khiến cho tôi có mong muốn cùng nghiên cứu cờ tướng với họ.

Thực ra, duyên phận của tiểu Trinh và Quảng Châu đã nảy mầm từ 2 năm về trước, năm đó đội Thành Đô chỉ kém 0,5đ so với Quảng Đông và đành chấp nhận về nhì, nhiều lần giao thủ tại giải năm đó khiến cho tiểu Trịnh rất hiếu kỳ về đội ngũ hùng hậu, mạnh mẽ mà truyền thống đó. Có lẽ tiểu Trịnh cũng không ngờ rằng, 2 năm sau, ước mơ “muốn đến thăm thú” lại trở thành hiện thực. Tháng 6 năm nay, tiểu Trịnh rời xa quê hương, từ Thành Đô đi đến Quảng Châu, chính thức gia nhập “đội cờ trong mơ” – Quảng Đông Bích Quế Viên.

Phồn hoa náo nhiệt, nhịp sống gấp gáp chính là ấn tượng sâu sắc nhất của Trịnh đối với Quảng Châu, nhưng lần đầu tiên xa nhà, đối diện với sự khác biệt về khí hậu, phong tục tập quán, thậm chí cả về văn hóa ẩm thực tại 1 thành phố xa lạ, tiểu Trịnh không khỏi lo lắng: “kỳ thực lúc đầu cảm thấy lo lắng rất nhiều, lo về việc tôi là người nơi khác đến khó tiếp xúc với mọi người, lo về việc bất đồng ngôn ngữ...”.

Nhưng dưới sự giúp đỡ của mọi người những lo lắng ấy đã hoàn toàn biến mất, hơn nữa, được hàng ngày tiếp xúc với thầy Lữ Khâm và thầy Hứa Ngân Xuyên khiến cho tiểu Trịnh thấy mình còn phải nỗ lực rất nhiều. “Thực sự sau khi tiếp xúc với họ, thấy họ dồn tâm trí vào cờ tướng không hề thua kém bất kỳ người trẻ tuổi nào, hầu như ngày nào họ cũng mổ xẻ và nghiên cứu kỳ phổ”.

Mà đối với kỳ thủ thuộc thế hệ sau như Trịnh, “Dương Thành Thiếu Soái” cũng để lại đánh giá cực cao, “Trịnh là nhân tài rất hiếm gặp, thiên bẩm cực cao, trình độ cũng rất cao, có thể nói Trịnh là ngôi sao mới trong giới cờ tướng”.

Quãng thời gian đẹp nhất là cho cờ tướng:

Thân là “học bá” (học giỏi) nhưng lại vì nghiệp cờ mà bỏ lỡ nghiệp học, đối với người ngoài có một chút gì đó đáng tiếc, nhưng tiểu Trịnh từng nói, đợi khi nào không chơi cờ nữa vẫn có thể đi học được, “hơn 20 tuổi là quãng thời gian đẹp nhất của đời người, cũng là thời hoàng kim nhất của kỳ thủ, tôi muốn quãng thời gian đẹp nhất này là để chơi cờ. Nếu không còn là kỳ thủ chuyên nghiệp nữa, tôi sẽ lựa chọn đi học tài chính, tôi rất có hứng thú với môn này, bình thường tôi cũng thường xuyên xem sách và tin tức về chính trị và kinh tế”.

Vì tiểu học học lớp “hứng thú ban” (sở thích môn gì học môn đó) mà Trịnh kết duyên với cờ tướng đã được hơn 10 năm, hồi tưởng lại lúc lựa chọn giữa cờ tướng và học tập, Trịnh mỉm cười nói: “thật không đơn giản”. Từ nhỏ sống trong gia đình vô cùng nghiêm khắc, luôn luôn là 1 trong những học sinh giỏi nhất trong lớp, Trịnh cũng từng nghĩ mình cũng giống bao đứa trẻ khác, cũng có cuộc sống bình thường đó là học tập và vui chơi.

Bước ngoặt của vận mệnh xảy ra vào năm 12 tuổi, năm mà Trịnh giành chức quán quân giải thiếu niên toàn quốc, từ trước đến nay, “cá và tay gấu” không thể chọn cả 2, tiểu Trịnh cuối cùng đã chọn cờ tướng, “lúc đó chỉ nghĩ sẽ ngừng học 1 năm, chuyên tâm chơi cờ, không ngờ đã 10 năm rồi”.

là 1 vị tượng kỳ đặc cấp đại sư, Trịnh thường xuyên suy nghĩ làm sao quảng bá và phát huy hơn nữa văn hóa cờ tướng, tiểu Trịnh xem cờ tướng có rất nhiều ưu điểm, ví dụ có thể bồi dưỡng năng lực quyết định sách lược, có thể giúp cho sức tập trung của trẻ nhỏ càng tập trung hơn, khiến cho người ta có thể trầm tĩnh chín chắn hơn...quan trọng nhất cờ tướng có thể nâng cao sức chịu đựng áp lực của trẻ nhỏ.

“Hiện nay có rất nhiều đứa trẻ là con một, rất được cưng chiều, vì vậy mà rất thiếu kinh nghiệm từ những thất bại, thua cờ là 1 loại giáo dục từ những thất bại, thua cờ có thể cho bọn trẻ nhận những thất bại, khiến cho nội tâm của chúng mạnh mẽ lên”.

Chủ soái Lữ Khâm: Mời Trịnh gia nhập đội là để giành chức vô địch:

Là 1 lão kỳ thủ trong giới cờ tướng, đội Quảng Đông đã đào tạo ra vô số tượng kỳ đại sư, trong lịch sử của Quảng Đông, mời “ngoại binh” là việc chưa từng có. Chủ soái của Quảng Đông, tượng kỳ quốc tế đặc cấp đại sư Lữ Khâm không hề giấu giếm: “Quảng Đông mời ‘ngoại binh’ chính là để cạnh tranh cho chức vô địch, vì tôi bây giờ đảm nhiệm rất nhiều chức vụ hành chính, 2 năm nay rất ít khi xuất chiến, hơn nữa tuổi cũng đã cao, trình độ đã không còn như ngày trước. Nhưng Quảng Đông rất cần chức quán quân, nền cờ tướng Quảng Đông vẫn còn phải tiếp tục phát triển hơn nữa, vì vậy chúng tôi liền nghĩ tới việc mời kỳ thủ ngoài tỉnh”.

Trong con mắt Lữ Khâm, các kỳ thủ người bản địa không đủ đáp ứng yêu cầu của đội, sau khi để tuột mất chức vô địch Giáp cấp năm 2015, Quảng Đông cần 1 mãnh tướng để có thể làm nên chuyện tại Giáp cấp năm 2016, những kỳ thủ mới của Quảng Đông tuy có nhưng trình độ không cao, vì vậy chúng tôi đã gửi 1 lời đề nghị đến Thành Đô, nhưng không ngờ các thầy giáo của Trịnh cũng rất muốn cho Trịnh ra bên ngoài để cọ sát và học hỏi nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, tìm kiếm không gian phát triển lớn hơn, có Trịnh rồi, cơ hội sẽ lớn hơn”.

Đối với chức vô địch, Trịnh cũng có khát vọng giống thầy Lữ: “chức vô địch cá nhân đã có nhiều rồi, nhưng chưa từng vô địch Giáp cấp liên tái, Quảng Đông là 1 đội có thực lực rất mạnh, tôi hi vọng có thể cùng với mọi người giành chức vô địch”.


-Lược dịch: http://gdchess.com/

thisicom
16-07-2016, 10:43 AM
Trang gdchess.com toàn tiếng Trung, bấm vào đâu để ra tiếng anh vậy anh Tây Phương Thất Bại?
Bạn có thể chuột phải và chọn "Dịch sang Tiếng Việt" tuy nhiên chỉ hiểu qua qua nội dung vì nó dịch nhiều khi rất buồn cười. Kiểu như hội chụp ảnh của bọn tôi hay có khái niệm "khử Noise" thì nó sẽ dịch cho bạn là "giảm tiếng ồn"...

dinhhoang_208
16-07-2016, 12:44 PM
Trang gdchess.com toàn tiếng Trung, bấm vào đâu để ra tiếng anh vậy anh Tây Phương Thất Bại?

Anh Việt đã từng đi học tại Trung Quốc , có khả năng dịch thuật chứ bấm ra tiếng Anh thế nào được :D !!!

tientungtt
16-07-2016, 01:15 PM
Trịnh Duy Đồng - Tôi thích thành phố Quảng Châu này
Không biết chủ thớt có nhầm không chứ Trịnh Duy Đồng gia nhập Quảng Đông mà!

Tây Phương Thất Bại
16-07-2016, 04:47 PM
Trịnh Duy Đồng - Tôi thích thành phố Quảng Châu này
Không biết chủ thớt có nhầm không chứ Trịnh Duy Đồng gia nhập Quảng Đông mà!

Quảng Châu là 1 thành phố của tỉnh Quảng Đông, có lẽ đội Quảng Đông có trụ sở nằm tại thành phố Quảng Châu, cái này mình cũng không tìm hiểu kỹ.

trung_cadan
17-07-2016, 11:58 PM
Xuyên thục thiếu hiệp dễ thương và hiền lành lắm , mình đã được gặp tại Quảng Đông năm 2014 tại giải Dương Quan Lân bôi , ấn tượng về cậu này là cực tốt .

Vương Thiên Nhất hơi kiêu ngạo , còn Dịch lâm đệ nhất cao thủ Hứa Ngân Xuyên thì quá tuyệt vời luôn , vừa gần gũi vừa giản dị ...

Thợ Điện
18-07-2016, 12:42 AM
Xuyên thục thiếu hiệp dễ thương và hiền lành lắm , mình đã được gặp tại Quảng Đông năm 2014 tại giải Dương Quan Lân bôi , ấn tượng về cậu này là cực tốt .

Vương Thiên Nhất hơi kiêu ngạo , còn Dịch lâm đệ nhất cao thủ Hứa Ngân Xuyên thì quá tuyệt vời luôn , vừa gần gũi vừa giản dị ...

Thế còn hồng nhan tri kỉ Thời cô nuơng thì sao ? Anh cũng gặp rồi mà không nghe nhắc

OKACHA
18-07-2016, 01:48 AM
Thế còn hồng nhan tri kỉ Thời cô nuơng thì sao ? Anh cũng gặp rồi mà không nghe nhắc

Ấy,lão Thợ Điện lại đánh vào nỗi đau của anh Trung :suynghi1