PDA

View Full Version : Những Cung Đường Đèo Việt Nam



hung vi
31-10-2011, 12:53 PM
]Lãng du" Thiên hạ đệ nhất hùng quan"

http://ne6.upanh.com/b5.s12.d3/06fd47ef6d9feddb6ba6fe9a5a3385f4_37308246.201108101757381.jpg< Con đèo Hải Vân được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn hùng vĩ bạt ngàn lau lách


Gần 5 thế kỷ, con đèo thiên lý Hải Vân Quan đã hoàn thành sứ mệnh giao thông nối Bắc Nam.
Sau khi hầm Hải Vân hoàn thành, Hải Vân Quan đã bắt đầu 'vai trò' mới là địa điểm du lịch lý tưởng để khám phá hai bãi biển ở hai đầu con đèo được mệnh danh là những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và thế giới.

Trong lịch sử triều Nguyễn, vua Minh Mạng (1791-1840) là người thích ngoạn du, cho nên dấu ấn của ông để lại nhiều nơi

http://ne6.upanh.com/b6.s12.d4/e513e0ce9a9b9756ba2e264571f54528_37308456.201108101757382.jpg< Hàng ngày, có hàng chục chuyến tàu Bắc – Nam vượt Hải Vân gợi đến cảm giác hào hùng một thời trong bài hát 'Tầu anh qua núi' của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa.

Vào năm 1826 ông đã cho xây Hải Vân Quan, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo

http://ne5.upanh.com/b5.s17.d2/4e692ca12dd1825daf7a5709099e417c_37308595.201108101757383.jpg< Vẻ đẹp hoang sơ của biển Đà Nẵng nhìn từ lưng đèo Hải Vân
http://ne3.upanh.com/b4.s7.d4/36a63e417493517e8336f77f6bc27d19_37308713.201108101757385.jpg< Làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) đẹp như tranh vẽ
http://ne8.upanh.com/b4.s2.d3/e73236d0c9e420304d804f7894debc46_37308788.201108101757386.jpg< Trạm gác rêu phong được xây dựng từ thời vua Minh Mạng vẫn còn nguyên tấm bia đá đề chữ “Hải Vân Quan”. Còn tấm bia đá trắng ghi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” đã bị tàn phá cùng thời gian.
http://ne1.upanh.com/b2.s1.d4/2f323918a6f472f41dfbe31fdeb36e50_37308811.201108101757387.jpg
Phía trên cửa trạm gác quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn “Hải Vân Quan”, và phía quay về hướng nam là biển đá với sáu chữ Hán “Thiên hạ Đệ Nhất Hùng Quan”
http://ne2.upanh.com/b6.s12.d4/9c910288a9082c13b0ce5c7afc7ff12c_37308842.201108101757388.jpg< Một chiếc lô cốt từ thời Pháp thuộc nằm hoang vu giữa bạt ngàn lau lách trên đỉnh đèo cũng gợi nên một thời chinh chiến xa ngái
http://ne1.upanh.com/b6.s16.d2/b56eecd23be9b65c50bdefbc4c05ca45_37308861.201108101757389.jpg< Mừng mừng tủi tủi gặp nhau trên đỉnh đèo.
http://ne7.upanh.com/b3.s8.d2/865f49e955459318c4e7cf7756bd0fc7_37308887.2011081017573810.jpg< Hải Vân Quan được sách, báo của người nước ngoài lưu lại dấn ấn của như ký sự và thơ vịnh Hải Vân của Hoà thượng Thích Đại Sán trong tập Hải ngoại kỷ sự, hồi ký của người Pháp, người Anh đăng trên tập san Những người bạn cố đô Huế (Bulletin des Amis du vieux Huế)... đã như một cẩm nang để khách du lịch đến từ Pháp, Anh đến Việt Nam khám phá Thiên hạ đệ nhất hùng quan
http://ne2.upanh.com/b1.s12.d4/200f5f05b0f8712b371d88d07e63f039_37309042.2011081017573811.jpg< Một bãi đá gan gà nằm hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân
http://ne7.upanh.com/b5.s12.d3/a69b38de3a4d99a2be0625382776b512_37309117.2011081017573812.jpg
Con đèo với những lối cua khúc khuỷu đến rợi người, một bên là lau lách um tùm, một bên là tiếng sóng biển ầm ào có một sức hút kỳ lạ đối với những người ưu thích sự kỳ vĩ.
http://ne9.upanh.com/b1.s11.d1/e23aa1a412a751a59df3bd6f6014a6dc_37309199.2011081017573813.jpg
Hình dung Hải Vân Quan như một chiếc đòn gánh thì hai đầu con đèo như hai chiếc quang gánh, gánh hai bãi biển đẹp
http://ne3.upanh.com/b6.s8.d2/512511cbf61c51a3f226e2f1cb9cb29f_37309283.2011081017573814.jpg< Cuộc sống sinh hoạt thường nhật của cư dân Vịnh Lăng Cô như điểm xuyến thêm vào vẻ đẹp thơ mộng đã được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) tôn vinh.
http://ne0.upanh.com/b4.s7.d1/871fc97dc7dce6bfd1f4ee97af4ed004_37309330.2011081017573815.jpg< Vịnh Lăng Cô đẹp quyến rũ nhìn từ lưng đèo Hải Vân.


Tạp chí Mỹ Forbes đã bình chọn biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất thế giới và Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays Club) bình chọn cho vịnh Lăng Cô (Huế).

Chỉ cần 1 chiếc xe gắn máy, bạn hãy lên đường để thưởng thức cảm giác Thiên hạ đệ nhất hùng quan mà vua Minh Mạng đã từng ban tặng cho Hải Vân Quan

(THEO ViêtNamnet)

hung vi
31-10-2011, 01:07 PM
http://ne2.upanh.com/b1.s2.d1/3c346ae62a03ab2ff547dd05d486cb81_37309652.img6883.jpg

]T[/COLOR]ừ ngày 19.5.2011, cung đường ĐT 725 - trong đó có đèo Lộc Bắc đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là cung đường mới đường được nâng cấp - xây mới từ QL 725 cũ với tổng chiều dài khoảng 32,4km nối từ Lộc Bắc, Bảo Lâm đến huyện Đạ Tẻh để rồi xuôi về các ngả đường miền Đông Nam Bộ.

Tuyến đường sẽ phá thế độc đạo của tuyến quốc lộ 20 từ Bảo Lộc đi về 3 huyện phía Nam Lâm Đồng.

Công trình nâng cấp - xây mới tuyến đường ĐT 725 đèo Lộc Bắc do Công ty Quản lý Đường bộ 2 đảm trách việc thi công có chất lượng rất tốt, giúp đảm bảo an toàn giao thông một cách thông suốt cũng như phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân địa phương ngoài nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ việc vận chuyển sản phẩm alumin và vật tư của nhà máy alumin Tân Rai (huyện Bảo Lâm).
http://ne9.upanh.com/b1.s5.d1/8a31e7aa6adee87dc5ce0d01d84f708d_37309699.img6755.jpg< Trên đèo Lộc Bắc.

Với mức đầu gần 423 tỷ đồng, Sở Giao thông vận tải, hai huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh và đơn vị thi công – Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng 515, Công ty cổ phần Xây dựng và tư vấn đầu tư 18 đã tích cực triển khai thi công rút ngắn tiến độ sớm hơn 6 tháng theo hợp đồng xây dựng trong 24 tháng.

Cung đường ĐT 725 – đoạn Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm nối với xã Mỹ Đức, huyện Đạ Tẻh có chiều dài 32,3 km, quy mô xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với nền đường rộng 5,5 m bằng bê tông nhựa. Trên tuyến còn được xây 3 cầu thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông dự ứng lực, mỗi cầu dài 33 m, tải trọng là HL 93.
http://ne6.upanh.com/b2.s3.d3/9df0ca7b6dda593aba6fa1c66766bce1_37309726.img6721.jpg< Đoạn khởi đầu vào QL 725 từ Đạ Tẻh vào đèo hơi xấu một tý vì chưa được sửa.

Đường ĐT725 mở ra cơ hội phát triển kinh tế vùng sâu. Đây là một trong những công trình quan trọng không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng đối với hai huyện nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Theo những cán bộ từng chung vai đấu cật với bà con dân tộc thiểu số trong những năm kháng chiến thì con đường này ngoài việc tạo ra sự phát triển kinh tế còn mang một ý nghĩa quan trọng, đó là trả nghĩa căn cứ kháng chiến xưa.
http://ne2.upanh.com/b3.s3.d2/31d42f50ac49d750489f307769b4c299_37309772.img6758.jpg< Nhưng đến đèo rồi thì đường thênh thang, phẳng phiu.

Đoạn tuyến Lộc Bắc – Mỹ Đức là một mắt xích quan trọng cho toàn tuyến ĐT 725 nối Đà Lạt đến Đạ Tẻh, chạy song song với đường quốc lộ 20 tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa, lưu thông đi lại của người dân, kết nối với 3 huyện phía Nam của tỉnh. Đồng thời là tuyến đường chiến lược kết nối Lâm Đồng với các tỉnh Đắc Nông, Bình Phước.
http://ne8.upanh.com/b3.s8.d2/f7728d108ea7ae903e0f6fb71c22fa04_37309818.img6796.jpg< Cảnh nhìn từ trên đèo.

Du lịch, GO! đã vượt qua đoạn đường này ngày 14.8.2011 để quan sát thực tế (Xem chi tiết trong bài "Madagoui - Đạ Tẻh: hành trình tìm thác và đèo..."). Dù phần đường nối vào Đạ Tẻh có một đoạn khá xấu do ngoài dự án, phần còn lại thì tuyệt đẹp với khá nhiều con dốc 10° quanh co giữa núi. Nhiều đoan có tầm nhìn bao quát xuống đoạn đèo đã đi qua trông thơ mộng vô cùng, mùa lạnh phủ trong sương mù đúng nghĩa vùng cao nguyên
http://ne3.upanh.com/b2.s19.d1/a0df54a6bda15af0396bd7c2305c0b05_37309853.img6852.jpgỞ một đoạn khác giữa đèo có hai dòng thác nhỏ thôi nhưng khá đẹp. Do đèo mới mở nên thưa vắng xe, bạn có thể dừng ven đèo để thưởng ngoạn, chụp ảnh tùy thích.

Do các taluy có mới tinh tươm chưa phủ cây cỏ nên sau những cơn mưa có thể bị sạt lở. Tuy nhiên sau khi sạt được các nhà thầu khắc phục rất nhanh để giải phóng đường
http://ne2.upanh.com/b4.s11.d1/4de09cd98f01edca6f95d0c3f876b9ec_37309912.img6812.jpg< Nhìn từ đỉnh đèo, chỉ chụp được một phần vì máy mình không thể lấy nổi toàn cảnh
http://ne2.upanh.com/b2.s2.d4/c75418ef2e9b4bc2ed4fbd9553711cdb_37309992.img6883.jpgLúc bọn mình đi thì đèo Lộc Bắc vẫn chưa hề có tên, có sự hiện diện trên các bản đồ vệ tinh. Tuy nhiên: từ Đạ Tẻh, bạn cứ hỏi người địa phương "đường đi Lộc Bắc" là người ta sẽ chỉ ngay, hoàn toàn không khó.

Chúc bạn có chuyến du hành tuyệt vời qua con đèo thú vị này nhé - Nhớ xem lại thắng trước sau, nhớ đổ xăng trước khi vào đèo

(theo Điền Gia Dũng,dulichgo)

hung vi
31-10-2011, 01:17 PM
http://ne3.upanh.com/b1.s4.d2/028cd44ac9db887174e4ecc4a61abc04_37310233.deole.jpg

Từ ngã ba Hương An (Quế Sơn, Quảng Nam), theo hướng tây, qua thị trấn Đông Phú sẽ gặp đèo Le. Đèo Le nằm giữa hai xã Quế Long (Quế Sơn) và Quế Lộc (Nông Sơn), tỉnh Quảng Nam.

Bên kia đèo Le, những cái tên Đại Bình (hay Đại Bường), Trung Phước, Hòn Kẽm Đá Dừng, Dùi, Chiêng, Tí, Sé… bao giờ cũng gợi chút phiêu bồng trong khách lãng du. Nơi đây có phong cảnh sơn thủy hữu tình với suối Mát nước trong vắt, khung cảnh hoang sơ và đặc biệt là có món gà luộc ngon nổi tiếng.

Đèo Le đêm trăng vọng lời mẹ hát...
Câu hát ngàn năm mãi ru lòng tôi...

Ngay đỉnh đèo có một con suối nước trong xanh, mát lạnh. Mỗi khi ngồi nghỉ mệt tại đây khách bộ hành thường hay vốc làn nước trong xanh kia rửa mặt thấy mát lạnh vô cùng nên người ta đặt tên là suối Mát.
http://ne1.upanh.com/b1.s12.d2/e0c9e2877e88f464d0d460f00e73c2c9_37310311.sam0564.jpg
Còn tên đèo Le là do ngày xưa, đường sá khó khăn, người dân hai bên muốn thăm viếng nhau phải vạch rừng, lội bộ, leo lên đến đỉnh thì mết quá... le lưỡi thở phì phò nên đèo được đặt tên là đèo Le. Điều hấp dẫn nhất khi chọn đèo Le nghỉ dưỡng chính là khung cảnh thiên nhiên nơi đây còn khá hoang sơ.

Suối Mát nổi tiếng với nguồn nước trong lành, mát rượi nằm trên đỉnh đèo Le. Muốn sử dụng nguồn nước này, du khách không phải vất vả leo lên tận đỉnh đèo như trước đây bởi bây giờ đã có một quần thể dịch vụ du lịch gồm hồ tắm, phòng nghỉ dưỡng luôn sẵn sàng phục vụ. Sau này khi khách du lịch về nhiều con suối nhỏ ngày xưa không đủ cho khách đắm mình nên người ta đã xây 1 hồ bơi rộng giữa lưng chừng núi
http://ne3.upanh.com/b6.s12.d4/a619e6eafb934a41e5af6d006db554e6_37310343.sam0560.jpg
Cả hai hướng đèo Le đều có những quán ăn đề bản "Đặc sản gà tre đèo Le" nhưng quán nổi tiếng và đông khách nhất là quán ngay đỉnh. Quán được dựng sát bên cạnh con suối nước mát, bây giờ đã khang trang thoáng đãng hơn xưa nhiều với khách vào ra tấp nập

Du khách có thể tắm nơi đầu nguồn suối Mát hoặc bơi lặn trong hồ tắm rộng, xây lưng chừng đèo với nguồn nước được dẫn từ suối về. Được vẩy vùng trong làn nước mát nơi đèo cao trong khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, bao mệt mỏi và âu lo đời thường của du khách sẽ như tan biến
http://ne8.upanh.com/b6.s11.d3/348b2ee0bffa357269133717c636869e_37310418.hoboideole.jpg
Sau khi lội bộ, tắm mát, nghỉ ngơi, du khách sẽ thưởng thức những món ăn đặc sản, trong đó độc đáo hơn cả là món gà đèo Le. Gà luộc ở đây là những chú gà ta được chăn thả quanh đồi, sau khi làm sạch, gà được bỏ vào nồi nước đang sôi để luộc chín. Vớt gà ra, người ta nhanh tay đổ gạo, đậu xanh vào nồi nước luộc để có món cháo gà thơm ngon.

Thịt gà có thể xé nhỏ trộn với rau răm, muối tiêu, chanh..., hoặc để nguyên con cho thực khách tự tay xé nhâm nhi thưởng thức. Món cháo được múc ra sau cùng, vị thơm, ngọt của gà quyện với vị cay cay, nồng nồng của rau răm, của ớt rừng giữa một không gian mênh mông lộng gió mát mẻ, bên tai là dòng suối chảy róc rách càng làm cho bữa ăn thêm thi vị
http://ne4.upanh.com/b6.s8.d2/9e0cc3d8700f70a9d1cdb17f891d4dc1_37310474.le.jpg
Nhiều du khách ở đây thắc mắc tại sao gà đèo Le lại ngon đến vậy? Không ai lý giải được nhưng nhiều người tin rằng, chính nhờ nguồn nước của suối Mát nên thịt gà mới mềm và thơm như vậy, bởi nhiều người sau khi ăn xong còn mua gà sống về nhà nhưng khi luộc vẫn không thể ngon bằng ăn tại đèo Le. Tiếng lành đồn xa, món gà luộc đèo Le đã trở thành đặc sản nơi đây. Thương hiệu gà đèo Le đã vượt qua ranh giới huyện miền núi Quế Sơn, được nhiều nhà hàng vùng xuôi và thành phố lớn tìm mua, quảng bá, lôi cuốn thực khách.

Hãy đến với đèo Le nếu có dịp về Quảng Nam, ngoài việc thưởng thức món gà luộc "có một không hai" này các bạn sẽ có được những phút giây thư giãn giữa một không gian hoang sơ đầy thi vị của núi rừng xứ Quảng

(theo dulichgo,tổng hợp)

hung vi
31-10-2011, 01:27 PM
http://ne1.upanh.com/b6.s18.d2/5b13a92bcbb7868442350675fd36ac39_37310641.picture085resizezx2.jpg

Tà Sì Láng là một xã thuộc huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp xã Bản Mù, phía Tây giáp huyện Phù yên và Bắc yên - Sơn La, phía Đông và nam giáp huyện Văn Chấn. Dân cư ở đây 100% là người H'Mông, sinh sống bằng nghề làm nương và đi rừng hái củi. Từ Văn Chấn vào Tà Sì Láng khoảng 18km nhưng cũng phải đi hết 2h mới vào được trung tâm xã.
Với cung Hà Nội - Văn Chấn dài khoảng hơn 200km, thì việc lên Tà Sì Láng quả là một sự cố gắng và nỗ lực thực sự. Tuy vậy cung hiểm này vẫn là niềm đam mê của nhiều người đi phượt và du lịch bụi, du lịch khám phá.

Với đặc điểm địa hình hiểm trở trên độ cao gần 2000m, bị chia cắt bởi vực sâu, núi cao, vách đá dựng đứng... nên đường vào Tà Sì Láng cực kỳ khó khăn. Trước đây chỉ có đường mòn dân sinh, nay đã được mở rộng khoảng 4-5m, nhưng sạt lở thường xuyên khiến con đường vào Tà Sì Láng hay bị ách tắc, rất nhiều đoạn chỉ đi vừa bánh xe máy. Độ dốc của con đường này cũng thật khó tưởng tượng: 15 -20%
http://ne6.upanh.com/b4.s19.d1/16f0daf25a1401245ef438cf2eac36cf_37310696.img2936resize.jpg
Hơn 10 năm trước, các cánh rừng ở Trạm Tấu, ở Tà Si Láng bạt ngàn cây gỗ pơmu. Nhưng do địa thế hiểm trở chẳng bao giờ có người qua lại, cộng với sự khó khăn của người dân nơi đây nên bọn lâm tặc thả sức triệt hạ những cây gỗ pơmu quý giá. Bây giờ thì trên các triền núi, loài thông đuôi ngựa làm cho núi rừng có một màu xanh mới, mát mắt
http://ne0.upanh.com/b5.s11.d3/a7d056f97022a9c2318eb81e885118b1_37310770.img8920resize.jpg
Cuộc sống của người H'Mông ở Tà sì láng còn rất khó khăn, 1-2 tháng thiếu ăn lúc giáp hạt là điều vẫn xảy ra. Do độ dốc lớn nên việc canh tác khó khăn, mùa màng lúc được lúc mất, dân trí rất thấp nên đa phần trẻ em ở Tà Sì Láng thất học.

Mặc dù có trường ngay tại trung tâm xã nhưng để vận động được người đi học không phải chuyện dễ dàng. Trong 16 xã thuộc huyện Trạm tấu - Yên bái thì Tà sì láng và Bản Mù là 2 xã miền núi đặc biệt khó khăn.
http://ne9.upanh.com/b3.s13.d1/6bbb50dd7b1f95ab094e959a269f7bda_37310819.img8874resize.jpg
Đây là một cung đường hiểm nhưng với những dân phượt chuyên nghiệp, Tà Sì Láng chính là một điểm đến khám phá vô cùng thú vị.

Họ không chỉ đến một lần, coi như đã chinh phục được một nơi mới, mà vẻ đẹp cũng như sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây đã khiến cho nhiều người đến với Tà Sì Láng như một sự mời gọi khám phá cho đến kỳ̀ cùng của vùng đất. Có người đã đến đó tới lần thứ ba nhưng vẫn còn luyến tiếc vùng đất Tà Sì

(Theo Lukhach24, ảnh Fanwavegroup)

hung vi
31-10-2011, 01:46 PM
http://ne5.upanh.com/b6.s11.d3/a14e95ec014580ebbb1c9cca92dc3c33_37311405.0000234.jpg

Đèo Rù Rì (cũ) với cái tên nghe rất ấn tượng, là con đèo cuối cùng của miền Nam để vào trung tâm thành phố Nha Trang. Đèo cũ dù chỉ dài 3km nhưng khá nguy hiểm bắt đầu từ cuối thành phố Nha Trang đi ra Ninh Hòa và là đường một chiều.

Xung quanh đèo Rù Rì là vô vàn những bãi tha ma, rừng rậm. Trên đỉnh đèo còn có một tượng Đức mẹ Maria giơ tay ban phước cho vùng đất ngoại thành.

Thực ra, cái tên đèo Rù Rì là cái tên nói về một loài chim, ngày xưa sống rất nhiều ở quanh những ngọn đồi và những vườn cây xung quanh khu vực đèo. Chiều tà, tắt bóng dương, đi qua con đường mòn ở chân những quả đồi này, cứ thấy rờn rợn khiến lữ khách lại nhớ về những lời đồn thổi ma quái của dân địa phương.
http://ne3.upanh.com/b5.s12.d3/1340b093a0f7f0c396d2421c5884fbbb_37311563.cc.jpg< Đường ngoằn ngoèo là đèo Rù Rì cũ, đường đỏ là đèo mới - xanh là dự kiến sau này.

Từ tháng 9 năm 2010, đèo Rù Rì đã được khởi công cải tạo nâng cấp nhưng chính yếu là phần mở rộng đoạn QL1C phần qua đèo thuộc phía bắc TP Nha Trang. Dự án thực hiện hơn 2,6km trong đó sẽ xây dựng hơn 1.1km đồng thời hạ độ dốc đường đèo Rù Rì xuống gần một nửa so với đèo cũ. Mặt đường sẽ được mở rộng 16m gồm bốn làn xe và hoàn thành trong 24 tháng. Cung đường mới này khiến giao thông ra QL thuận tiện hơn, giảm sự nguy hiểm. Còn đoạn đèo Rù Rì cũ thì hiện nay vẫn còn đó, chỉ dành cho dân địa phương và kẻ du phượt.
http://ne9.upanh.com/b2.s12.d2/888002fd9a916360a1a671562a91941f_37311599.32473676295f673c9c0co.jpg
Leo đèo Rù Rì cũ...
http://ne4.upanh.com/b4.s15.d2/f29e207ace43d83721f9bcf88007ee81_37311674.1472653686deoruri1.jpg
Tạm biệt Nha Trang, TS hướng về quốc lộ 1 qua đèo Rù Rì, con đường đi mỗi lúc như một vắng thêm và mình có cảm tưởng như đường cũng nhỏ lại nữa! Điều này khiến cho người lữ hành có cảm giác là mình đang đi vào ngõ cụt vậy. Nhưng kia rồi một ngã ba: Một nũi tên chỉ rẽ trái với dòng chữ đèo Rù Rì 2 Km, đèo đây rồi!

Con đường từ thành phố Nha Trang ra đèo Rù Rì ngày ngay rất ít người đi lại trừ một số cư dân địa phương mà thôi. Do ngày nay con đường quốc lộ 1 đã không còn đi ngang qua thành phố Nha Trang nữa và cũng không qua đèo Rù Rì nữa. Người ta đã chỉnh QL1 đến một hẻm núi gần đó đồng thời cũng đã hạ thấp độ cao của hẻm núi chỉ còn lại là một con dốc thành ra đèo Rù Rì ngày nay đã đi vào dĩ vãng của những chuyến xe đò tốc hành Bắc Nam
http://ne2.upanh.com/b5.s9.d1/ba03c94185278ceb42d77bed1cce5558_37311732.11928992.jpg
Đèo Rù Rì là con đường tráng nhựa đủ cho một làn xe chạy ngược chiều có thể tránh nhau. Ts đã nhàn du tiến bước càng gần chân đèo càng hoang vắng ít người qua lại, không ai tu sữa đã bắt đầu trở thành hoang phế.

Với những đoạn đường không còn mặt đường nữa mà thay vào đó là những vũng nước khi trời mưa. Vào chân đèo không còn nghe tiếng ồn ào của phố thị mà thay dần vào đó là tiềng của rừng cây vách đá, tiếng gió thổi... đúng với tên gọi rù rì của nó
http://ne4.upanh.com/b1.s11.d1/b7c53238260411d477d18eb19afeb978_37311784.12751933.jpg
Vừa vào đèo là khách lữ hành đã có thể cảm nhận một cách tự nhiên âm thanh của tiếng gió thổi rì rào, rù rì, u u tịch tịch.

Tại chân đèo thấy có ghi độ dốc của đèo chỉ là 10% nhưng thật ra chỉ cần lên đèo chừng 50 mét là bạn không thể nào có thể ngồi trên yên xe đạp được nữa cho dù bạn có đứng hẳn người lên hai bàn đạp (pi-đanh) cũng đành thôi! Vậy là một mình đẩy xe trên đèo qua những đoạn quá dốc
http://ne2.upanh.com/b2.s18.d1/65fa166af6865fd784a07a7a7bfa458a_37311822.deoruri.jpg
TS đi vào đèo rù rì vào những năm 2000 mà cảm nhận như vào thế kỷ 19 vậy, đường đèo chỉ một mình Ts đi mà thôi. Con đường nầy ngày nay có lẽ ít người đi lại từ khi có con đường QL qua đèo mới!

Càng lên cao, vào sâu trong lòng đèo thì không khí hoang vắng cô tịch càng đậm nét rừng và tiếng của rừng. Ánh nắng của mặt trời ban mai chưa kịp vượt qua đỉnh núi, nó chỉ xen qua những tàng cây vem theo sườn. Hơi sương ban đêm cũng còn đọng lại đây đó !trên cành cây ngọn cỏ ven đèo. Đó đây một vài loại chim cũng vừa mới thức giấc kêu riu rít, chạy nhảy tung tăng. Mình không hiểu được tiếng chim, không hiểu được những hành động của chim. Nhưng tổng thể không cần phải suy nghĩ gì, chỉ bằng trực giác là chúng ta cũng đã hiểu rằng chim đang vui và hạnh phúc trong nhưng giây phút nầy.

Đèo Rù Rì ngày nay hầu như không còn là con đường chính trong nối liền hai miền Ninh Hòa và Nha Trang nữa. Sự giao thông gần như tất cả đã đi theo con đường QL1 mới. Thình thoảng mới có người leo đèo, có lẽ họ là những cư dân hai bên đèo và những người thích lãng du như TS này đây.

(Dulichgo - Tổng hợp từ internet, 360plus.yahoo Sotam26)

hung vi
31-10-2011, 01:57 PM
http://ne1.upanh.com/b1.s18.d2/3a7330f5ae4aeca879f4fbb4caef42ce_37312021.1295975640129588878833.jpg

Từ thành phố Lào Cai tới đèo Mã Pì Lèng, thuận tiện nhất là đi theo tuyến Quốc lộ 70 tới Phố Ràng (Bảo Yên) rồi rẽ trái theo Quốc lộ 279 tới địa phận huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) là gặp Quốc lộ số 2 từ Tuyên Quang đi Hà Giang ở Việt Quang. Tại ngã ba này, rẽ phải là xuôi qua Tuyên Quang về Hà Nội, còn rẽ trái sẽ tới thành phố Hà Giang, một thành phố vùng cao có những nét tương đồng với thành phố Lào Cai, tuy không có phường, xã nào có đường biên, mốc giới.

Từ Lào Cai, cũng có thể đi lên Bắc Hà, tới Lùng Phình rẽ phải qua huyện Xín Mần của Hà Giang là tới thành phố Hà Giang, nhưng đường rất xa, khó đi, qua địa bàn 18 xã, hiểm trở và hiện chưa được sửa chữa. Từ thành phố Hà Giang đi theo đường lên Đồng Văn với quãng đường gần 150 cây số, rồi từ Đồng Văn đi tiếp 10 cây số nữa lên Mèo Vạc, sẽ gặp đèo Mã Pì Lèng.
http://ne8.upanh.com/b1.s1.d3/a910482ff04ca323af7b811ea6cc8756_37312078.mpl193.jpg
Mã Pì Lèng là tên gọi theo ngôn ngữ vùng biên giới, là "sống mũi ngựa" theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi dốc cao đến mức ngựa đi qua phải bạt vía, lạc hơi
Đỉnh Mã Pì Lèng cũng là điểm phân giới ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái trong cao nguyên đá Đồng Văn, ngày nay là Công viên địa chất toàn cầu có độ cao trung bình 2.000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 430 triệu năm, trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo sơn gây ra
http://ne4.upanh.com/b3.s9.d4/1cd53b4044fc6fdfb415d1ffb6517f92_37312234.mpl2193.jpg
Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng và một bên là Săm Pun - nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc. Các học giả Pháp, từ cả trăm năm trước, đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng nói riêng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung là một "Tượng đài Địa chất" mang tầm quốc tế. Đi trên đèo Mã Pì Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ. Nhìn thế thôi, mà muốn xuống đến bờ sông, muốn vẫy vùng trong nước sông Nho Quế phải mất đến hơn một ngày đường.
http://ne6.upanh.com/b1.s7.d4/917f07da0e01a740d4973e0fc41fa935_37312266.13197448s.jpg
Trên địa hình chia cắt dữ dội, cung đường đèo Mã Pì Lèng rất hiểm trở, có độ dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, đây chính là cung trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối thành phố Hà Giang với Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng

http://ne7.upanh.com/b5.s9.d3/e4e65c9426ed4555b44d8b2a4cdf280d_37312297.img2193.jpg
Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng - với 9 khoanh uốn khúc bên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút - tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở ở vùng núi biên viễn phía Bắc, ngang ngửa với đèo Hoàng Liên Sơn phía Lào Cai - Lai Châu, tuy độ cao đỉnh đèo không bằng bên dãy Hoàng Liên. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau.

Cung đường Mã Pì Lèng đã trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam hay "Kim Tự Tháp" của người Mông cao nguyên Đồng Văn và các dân tộc anh em kết đoàn xuôi ngược. Trên đỉnh đèo được đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo. Đây cũng là nơi tưởng nhớ những người đã hy sinh, góp cả tính mạng mình làm nên con đường Hạnh Phúc
http://ne9.upanh.com/b4.s20.d1/521eaa6f2e1090ade826ac325e17ff52_37312349.12196521.jpg
Ngày 16 tháng 11 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp khu vực Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh quốc gia.

Theo đó, danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng bao gồm: đèo Mã Pì Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam
http://ne9.upanh.com/b1.s12.d4/f242dcfa035301553d383c9d3b048878_37312409.41607573738e81033ca4.jpg
Những người hay đi du lịch dã ngoại, giới nhiếp ảnh hoặc "dân" mỹ thuật, "dân" báo chí thường tự hào khoe với nhau mỗi khi tới được con đường Hạnh Phúc, lên đỉnh Mã Pì Lèng "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", ngắm hình sông, thế núi vời vợi chất ngất, cảm nhận vẻ đẹp vô cùng của đất nước mình: "Trừ đèo Hoàng Liên Sơn ra, thì có lẽ tất cả các cua và đèo dốc trên khắp nẻo đường bộ trong cả nước dồn lại cũng không bằng ở cung đường Hạnh Phúc này".

Lên đây, ngắm cảnh quan hùng vĩ, tìm hiểu thêm về những hy sinh, mồ hôi xương máu của thế hệ anh dũng làm nên kỳ tích Mã Pì Lèng, không ai không cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao biên giới đổi thay, con đường nâng bước cả cao nguyên xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện những người đã ngã xuống.

(theo báo Lào Cai

hung vi
31-10-2011, 02:09 PM
Đây là chuyện do bác trùm phượt Hoangbquang kể về các con đèo... và được các phượt gia khác bổ xung thêm trong nhiều chuyến đi rất độc trên forum Phuot.com - Mình sẽ thêm vào loạt bài này những chuyện hay hay liên quan đến chủ đề trên
http://ne8.upanh.com/b2.s20.d1/fbbc941386e570b0432c0994ee055a1b_37312728.eophnghoang.jpg< Đèo Phượng Hoàng

Đèo Phượng Hoàng - (trên Quốc lộ 26 từ Ninh Hoà đi Buôn Ma Thuột)

Đèo Phượng Hoàng hay gọi là đèo M''Drak là tên của huyện M''Drak thuộc ĐakLak nằm trên quốc lộ 26, tuyến đường huyết mạch lên Tây Nguyên.
Nằm song song với nó một cách tương đối bên các quốc lộ 19 - 27 - 28 - 25 và 24 là các con đèo Măng Giang - An Khê - Violăc - Măng Đen - Đèo Chuối - Ngoạn Mục - đèo Pren .... mỗi con đèo một vẻ đẹp, một sự hùng vĩ và một câu chuyện mang nhiều nét giai thoại và dân dã.
http://ne0.upanh.com/b6.s10.d4/2d38a07fa9edcc4dcab5a397d96c3a03_37312800.764675626fcff0a.jpg

Đèo Phượng Hoàng trước đây là một ổ Fulro (quân phỉ người Tây Nguyên) ... Những năm 1976 đến năm 1982 có lúc ở đèo Phượng Hoàng có cả một tiểu đoàn lính tinh nhuệ thuộc CSCĐ (Bộ Nội Vụ trước đây) ngày đêm tiểu phỉ.....

Năm 1979, dân các tỉnh phía Bắc được động viên vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới ở các huyện K''rong A Na, K''rong Pack, M;Drak... thuộc tỉnh ĐakLak... Khi đi qua đèo Phượng Hoàng đều có xe của quân đội đi kèm và bảo vệ, thỉnh thoảng trên đèo lại xảy ra vụ Fulro bắn cháy xe, cướp hàng hoặc trấn xe giữa chừng để lột hết của cải, đồ ăn của hành khách hoặc lái xe....
Đèo Phượng Hoàng dốc không cao và đường cũng không ngoằn nghèo lắm, nhưng khá nhiều tai nạn xảy ra trên đèo những năm trước, giờ đường mở rộng nên ít tai nạn....

Đèo Phượng Hoàng có khá nhiều giai thoại và những câu chuyện về dân cư sống quanh vùng đó, con đèo cũng để lại trong tôi một vài kỷ niệm khá sâu sắc về nó.

Những năm 1982 - 1983 ở ngay đầu con đèo Phượng Hoàng là Thị trấn M''Drăk có cái tên khác là Thị trấn Khánh Dương (Khánh Dương là tên thị trấn này thời chế độ cũ) có một Trạm kiểm soát liên ngành gồm Công An - Kiểm Lâm - Thuế Vụ chuyên bắt những người buôn Gỗ, Trầm hương, Cafe, Gạo, Đậu .... nói chung là thời đó gọi là "ngăn sông cấm chợ". Tại đây mỗi lần đi qua có nhiều câu chuyện hỉ nộ ái ố .. thôi thì đủ cả...

Trên những chuyến xe đò từ Buôn Ma Thuột về Nha Trang hoặc đi Sài Gòn ngày ấy, những người phụ nữ buôn nông sản bao giờ người cũng to bành... chỉ vì họ phải bó những túi cafe hạt vào người để mang qua trạm. Chưa hết, những người này còn gửi hành khách trên xe mỗi người một túi cafe hạt đã bỏ sẵn vào bịch nilon, mỗi túi khoảng 2kg cho phù hợp với quy định là mỗi người chỉ được mang theo hành lý không quá 2 kg cafe. Nông sản trồng tại Buôn Ma Thuột được quy định là phải bán lại cho các Cty nhà nước thu mua, họ thu mua hết với giá rẻ. Nếu đem bán ra ngoài mà bên Thuế túm được coi như bị tịch thu, và thế là mới xảy ra chuyện buôn lậu nông sản do chính dân mình trồng ra, trên chính mảnh đất quê hương mình.
http://ne5.upanh.com/b2.s6.d3/ae05554a428f793ca34358f0d855286a_37312875.14574482894b927eb1ff.jpg
Khi xe tới trạm Khánh Dương, tất cả hành khách phải xuống hết và cán bộ Thuế, Kiểm lâm, CA sẽ lên xe, dùng các cây xăm bằng sắt chọc vào từng bao bì, lục túi xách, xăm gầm xe để tìm hàng lậu. Vô phúc hôm nào các anh ấy vớ được một hai chị buôn Cafe hoặc Tiêu thì thôi rồi đó... Giằng co, xô dẩy, khóc lóc xin xỏ ai oán vô cùng....

Tôi đã từng chứng kiến những cảnh đó và từng được một người đàn ông nhờ mang hộ một túi du lịch.... Lúc đó cũng chẳng biết là cái túi ấy đựng gì, chỉ biết ông ta nhờ khoác vào vai và đi bộ qua Trạm. Sang tới bên kia Trạm, lên xe rồi, ông ấy rút xoẹt trong túi ra 3 tờ "Vịnh Hạ Long" giúi vào tay tôi và khen: Chú mày được đấy.... Lúc đó chẳng biết trong túi có gì nhưng giờ thì tôi đoán là hàng quý lắm. Có lẽ là Trầm Hương ?! Chứ Cafe hoặc Tiêu thì chỉ có mấy bà sồn sồn hay buôn bán thứ đó và cũng chỉ cám ơn "suông" thôi.
http://ne8.upanh.com/b4.s5.d3/1c97179ce5de507be04ac4a2e6747545_37312928.26762899.jpg

Trên đèo Phượng Hoàng lúc đó, đường quốc lộ 26 được làm rất mịn, mặc dù từ hồi chiến tranh chưa sửa sang gì. Đường không rộng như bây giờ và cây cối thì um tùm lắm.... Trên cái khúc đường vừa rồi tôi chụp lại và post lên (Màu vàng vàng, đường quanh co có chiếc xe ô tô đang đi) khi ấy là rừng xen lẫn cây gỗ to, cây Lồ Ô và Le le mọc khá dày.... Tôi nhớ tại khúc cua đó cuối năm 1982 đã xảy ra một vụ 3 chiếc xe ô tô Zil 130 biển TH (Tổng cục Hậu cần - BQP) chở đạn lên Tổng kho Mai Hắc Đế (Kho dự trữ quân khí đề phòng chiến tranh Tây Nam) đã đâm vào nhau ... Chiếc xe chở mấy trăm thùng đạn văng xuống ven đồi, thùng vỡ vãi ra cả hàng trăm, hàng ngàn băng đạn AK, đạn B40 vàng choé....

Chuyện Fulro luẩn quất trên rừng ven đèo Phượng Hoàng, trên Sông Hinh - Phú Yên, trên rừng M''Drăk đang đêm đột kích các làng của người Kinh đốt phá, cướp bóc, bắn giết xảy ra khá nhiều. Fulro chui lủi trong rừng từ đèo Phượng Hoàng, xuyên sang rừng Khánh Vĩnh thuộc Nha Trang và chạy qua Đơn Dương Lâm Đồng ... suốt một dải rừng già Nam Trung Bộ. Có làng của người Ê Đê 100% là đi Fulro... ban ngày vẫn đi làm nương rẫy, hiền lành và ngơ ngác, những ban đêm họ "biến" ngay thành những kẻ cướp phá, giết chóc, hãm hiếp những bản làng người Kinh, lấy đi lương thực, đồ ăn, thú vật nuôi để mang lên tiếp tế cho Fulro đang đóng trong rừng. Quân đội, Du kích, CSCĐ và chính quyền ra sức truy quét, ra sức tuyên truyền chính sách và vận động đầu thú, đầu hàng mãi đến những năm 1985 - 1986 mới tạm thời gọi là hết. Đến lúc bắt được ông bạn "Phó thủ tướng" chính quyền Đề Ga tên như Nga ngố : Nicolai và đưa đi học tập cải tạo tại trại Nam Hà thì Fulro ở khu vực đèo Phượng Hoàng mới gọi là hết hẳn.
http://ne6.upanh.com/b1.s16.d2/28f10c9608641a9e2655139a0a21d9bf_37312966.tlnga5.jpg
Chuỵện về đèo Phượng Hoàng thì nhiều, những câu chuyện lan man và nhuốm màu sắc rừng rú hoang dã, thêu dệt. Ví dụ như chuyện Hổ vồ người đi trên đèo những năm 63 - 64 thế kỷ trước, chuyện Ma lai của người Ê Đê rồi chuyện chiếc xe con chở theo 3 bộ xương Hổ, năm chiếc sừng tê giác, 3 bộ da Hổ và 1 con Hổ con bị thương chạy trốn kiểm lâm, bắn nhau, đuổi theo như trong phim hành động đến tận cuối con đèo hồi năm 1994....
Chuyện này tôi nghe anh Trạm trưởng Kiểm lâm hạt M'Drăk kể cho nghe:

Tháng 3 năm 1994, Trạm nhận được tin mật báo từ trên Buôn Ma Thuột báo về rằng: Có một nhóm buôn lậu đồ quý hiếm đi trên 1 chiếc xe Lancruise 7 chỗ biển 52 màu trắng đang chở theo 3 bộ xương Hổ, 3 bộ da Hổ và 5 chiếc sừng tê giác cùng với 1 con Hổ con bị thương.... nhóm buôn đồ quý hiếm này đã mua được tại Buôn Juê mãi tận Easup gần biên giới Cambodia và đang trên đường về Sài Gòn (lúc đó đường QL 14 về SG vẫn còn đang làm chưa xong, đi lại rất vất vả). Sẽ qua Khánh Dương lúc 21h.

Gần tối, trạm Kiểm lâm cùng với CA huyện đi mấy chiếc xe máy và một chiếc xe ô tô con mật phục tại đầu con đèo Phượng Hoàng. Khoảng 21h30' thoáng thấy có ánh đèn pha và khi tới gần, qua ánh đèn rọi thẳng, phát hiện chiếc xe Lancruise biển 52 đang chạy tới... Phát tín hiệu dừng kiểm tra, chiếc xe ngoan ngoãn dừng lại. Kiểm tra đồ đạc và giấy tờ 2 người đàn ông đi trên xe đều không thấy gì khả nghi, nhưng chừng 10' sau, một chiếc xe Lancruise khác bật đèn gầm mờ ảo, trờ tới, phóng vụt qua chốt. Lập tức gần nửa cán bộ KL và CA phóng xe đuổi theo.
http://ne3.upanh.com/b1.s11.d1/52bff7de85e26e21a9a3957933333d24_37313023.26762936.jpg
Chiếc xe Lancruis phóng vùn vụt, vào cua gấp như trong phim hành động, có lúc rê bánh đi sát vực nhưng nó không thèm giảm tốc độ. Mấy ông CB Kiểm lâm và CA huyện phi xe máy đuổi theo gần kịp liền rút súng ngắn bắn cảnh cáo mấy phát... Không ngờ trên xe Lancruise cũng nổ súng bắn trả làm 1 CB Kiểm lâm té ngã bị thương nặng... Liên tiếp ngắm bắn mấy phát nữa mục đích cho xẹp lốp chiếc xe nhưng không thành....Đến gần cuối con đèo Phượng Hoàng, thêm chiếc xe UZ của CA bị bắn vỡ kính và chiếc Lancruise kia chạy thoát xuống đèo.... Gọi điện báo CA Ninh Hoà chặn đầu nhưng chắc không kịp nên khi xuống tới Dục Mỹ, thấy chiếc xe Lancruise kia nằm đâm đầu vào ruộng mía, trên xe trống trơn...

Vụ đó giữ được chiếc Lancruse thứ nhất nhưng qua xét hỏi không có bằng chứng gì nên đành thả ra....
Nghe xong câu chuyện này, tôi cứ ngẩn ngơ tự hỏi: Chuyện có thật à ?

(theo Hoangbquang và nhiều người khác)

hung vi
31-10-2011, 02:21 PM
Câu chuyện tuyết rơi trên Đèo Mây (Ô Quy Hồ).
Năm 1986, lần đầu tiên tôi được lên Phong Thổ theo một đoàn làm Phim truyện. Khi đó xe ca chở đoàn làm fim đi trước, bọn tôi sinh viên năm 2 đi sau và đi bằng xe khách. Lần lên thứ nhất không có gì để nói nhưng lần quay lại thứ 2 thì chúng tôi gặp tuyết rơi
http://ne2.upanh.com/b5.s8.d4/aa81d856b28c05542cccb34c7223791d_37313242.oquyho19.jpg
Xe đi từ Phố Lu lên tới Sa Pa trong cái lạnh giá cắt da cắt thịt. Cửa sổ không kính nên càng rét hơn. Chúng tôi áo sùm sụp co cụm và ôm lấy nhau cho đỡ rét.

Tại ngã ba Sa Pa bây giờ, hồi ấy vẫn là ngã ba nhưng làm gì có nhiều hàng quán và sầm uất như bây giờ. Nếu nói chính xác thì chỗ ấy có khoảng 4 căn nhà và có 2 nhà chuyên nung vôi, lò vôi xây to tổ bố ngay cạnh đường. Hoa đào, mận nở trắng đồi núi. Sa Pa năm ấy có tuyết rơi. Tuyết rơi phủ kín mái nhà lợp gỗ. Tuyết rơi dày đến nỗi ngập cả đường
http://ne9.upanh.com/b2.s9.d3/3ec2316ce1b705161907d6995b8337a9_37313289.7528195613.jpg

Tôi còn nhớ lúc xe chúng tôi lên gần tới đỉnh đèo Mây, bác tài xế còn bắt 3 chú lơ xe xuống gạt tuyết, xúc tuyết cho xe đi. Đoạn đường có hơn chục km từ Sa Pa lên đỉnh đèo mà đi mất gần 2 h đồng hồ vì đường quá lồi lõm, tuyết rơi dày đặc.

Lúc xe xuống tới lưng chừng đèo (phía bên Lai Châu), tuyết đã hết, nhưng nước do tuyết tan chảy tràn trề mặt đường, đang vào cua, ông tài xế la lên: Bỏ mẹ tôi...

Chiếc xe cứ lao vùn vụt, trôi đi rồi chả hiểu sao nó quay ngang và đít xe va vào thành ta luy làm cái rầm. Sáu bảy người ngồi phía sau sợ xanh mặt..... Kính hậu của chiếc xe IFA W50 nhãn hiệu Ba Đình vỡ nát.. Hú vía cái thần hồn !!!
http://ne7.upanh.com/b6.s6.d2/fdce1d3fb1358bfdea2cd2ff35e07666_37313337.oquyho33.jpg

Trên con đèo Mây, có những khúc cua rất "kinh hoàng", đặc biệt đi vào ban đêm. Tôi đã từng lái xe đi đêm trên con đèo này không ít hơn 4 lần và đã từng suýt lộn cổ cả người lẫn xe xuống vực bởi ... sương mù, ngủ gật và tránh xe tải.

Mặt đường đèo phía Lai Châu bao giờ cũng rộng rãi, tráng nhựa phẳng phiu hơn mặt đường phía Lào Cai. Thế nhưng điều tai quái ở chỗ phần lớn những vụ tai nạn giao thông đều xảy ra phía đường đèo ở địa phận Lai Châu. Bên đoạn đèo này, con đường uốn lượn quanh co theo triền núi dốc của dãy Hoàng Liên. Thế núi ở đây giống như 4 dãy núi chập lại thành hình chữ X và đỉnh đèo là cái chỗ giao nhau của chữ X và con đường phía Lào Cai men theo cái chân chữ X phía dưới bên tay phải bạn, còn đường Lai Châu là theo cái chân chữ X bên phải phía trên . Sa Pa nằm ở gần giữa cái thung lũng là khoảng trống phái dưới giữa hai chân chữ X , Bình Lư nằm ở gần giữa khoảng trống chữ X phía trên
http://ne7.upanh.com/b6.s12.d3/9d12e48d68a7f1c59e22a0c8024f1513_37313367.oquyho10.jpg
Chính vì đường chạy theo thung lũng men dần lên nên bạn để ý sẽ thấy rằng mây, sương mù trôi từ phía đỉnh đèo trôi xuống rồi tan dần khi qua Sa Pa... Còn bên phía Lai Châu, mây mù dồn ứ lại bởi cái chỗ giao nhau chữ X cao tới 1945m nên đường bên này rất nhiều sương mù, có thời gian sương mù cả ngày lẫn đêm bao phủ, tầm nhìn rất hạn chế.

Con đèo Mây lại rất dài... Ngày trước nó được gọi tới mấy cái tên: Đèo Mây, đèo Ô Quy Hồ, đèo Sa Pa, đèo Hoàng Liên ... Giờ bên phía chân đèo thuộc địa phận Lai Châu, nó được gắn biển: Đèo Hoàng Liên. Nhưng bên Lào Cai không rõ có biển đề tên đèo không? Hình như không có thì đúng hơn
http://ne6.upanh.com/b6.s3.d4/79919608e015790047d8e71bcfef8372_37313386.oquyho13.jpg
Đèo Mây dài, đường gồ ghề, cua gắt và rất nhiều chỗ đường được làm không hợp lý nên cực kỳ dễ xảy ra tai nạn. Tôi lấy một ví dụ nhỏ:
Có một đoạn đường cua rất gắt, lẽ thông thường người ta phải làm đường nghiêng khoảng mấy độ gì đó để khi xe vào cua, ôm cua không bị trọng lực dồn đẩy xe mất lái... Thế mà người ta vô tư làm đường phẳng phiu đến không ngờ.. Khi vào cua, nếu không cẩn thận và giảm tốc tối đa có thể bạn sẽ ngã bất thình lình mà không biết tại sao mình lại ngã... Còn nếu bạn lái xe ô tô thì sẽ thấy chiếc xe của mình tự nhiên tròng chành và hơi chao đi một tý....

Đỉnh đèo Mây năm 1986 có một trạm Nha Khí tượng Thuỷ văn. Pháo TQ bắn sang làm sập tan nát... Giờ cái nền đó hình như vẫn còn thì phải..
http://ne5.upanh.com/b3.s3.d1/5f35d1a8496baaf98efb664c3e8bae86_37313425.487112.jpg
Cua dốc của đèo phía bên Lào Cai, chỗ bị sạt lở mất hẳn nền đường năm 2003 giờ đã được xây dựng lại và ta luy bằng xi măng rất hoành tráng...

Đứng ở đỉnh đèo, những hôm trời trong xanh, thời tiết thật đẹp bạn có thể trông rõ đỉnh Fanxipang, đỉnh 2900 m tròn ủng rất hoang dại và kỳ dị cùng với dãy Hoàng Liên xanh rì trập trùng chạy dài về phía bình nguyên Than Uyên, Tam Đường, Sa Pa...

Đèo Mây có độ dài ít đèo nào sánh kịp. Nó vắt từ Cốc San Lào Cai sang đến ngã ba Bình Lư Lai Châu và chỉ có 2 vệt lên xuống. Đỉnh đèo là nơi chia ranh giới địa phận hai tỉnh.

Con đường đèo đoạn gần đến Sa Pa (chỗ xã Trung Trải bây giờ) hai bên đường những cây Sa Mu cổ thụ, vỏ xù xì nâu sậm, thân thẳng tắp cao vút mọc chen nhau... Sa Mu cứ chen nhau mọc như thế lên tới tận Ô Quy Hồ... Giờ cái cây con cũng chỉ còn một ít... !!
http://ne8.upanh.com/b4.s19.d2/749c49e31eef260bb2c8861562af1c92_37313488.oquyho7.jpg
Tôi còn nhớ những buổi sáng sớm, sương mù dày đặc. Đèo Mây chìm trong một màu trắng đục nhưng lẫn trong màn sương mờ, thấp thoáng bóng những cô gái H''mong váy áo sặc sỡ, những chàng thanh niên H''mong quần áo chàm dắt ngựa đi chợ Sa Pa, tiếng vó ngựa lốp cốp trên đường sỏi đá và tiếng lục lạc kêu leng cheng, tiếng chào hỏi nhau í ới và lẫn đâu đó tiếng kêu ré đùa vui của bầy trẻ đi học ....

Những năm trước đây, đường đèo Mây bé tý và lổn nhổn đá sỏi. Ở đoạn giữa Ô Quy Hồ và Sa Pa có một xóm nhỏ dân kinh tế mới từ Thái Bình lên những năm 1960.... Đoạn này có một mỏ đá, và có một con đường mòn (giờ là tỉnh lộ) đi lên Mống Xoa, Lũng Pô và xuôi về Bát Xát. Đường nhỏ và ngược dốc nên rất khó nhận biết đó là ngã ba
http://ne5.upanh.com/b1.s11.d4/05750929502dd69b3b68c7b52e9043dd_37313515.oquyho22.jpg
Bản Ô Quy Hồ những năm trước đây có một quán ăn nổi tiếng với những lữ khách đường xa, đó là quán ăn Miền Tây. Cửa quán có hai cây đào rừng cổ thụ, tuyết trắng rơi phủ lên những bông hoa đào khiến màu hồng phai nhạt và chỉ còn thấp thoáng... Bên trên quán là vườn cải nở hoa vàng rực rỡ mỗi mùa đông về....

... Có câu chuyện về đèo Mây có lẽ rất nhiều người biết và đã từng đọc qua.. Đó là câu chuyện con Hổ thành tinh lần theo dấu vết gia đình một ông quan từ Dốc Xây Tam Điệp lên mãi Ô Quy Hồ mới ăn thịt cả nhà... Nghe chuyện này cũng kinh khiếp ! Nhưng nó chỉ là chuyện xưa xửa xừa xưa, và ít nhiều nhuốm màu "huyền thoại"...

Có cái điều thực tế hơn, cũng khá "rùng rợn" mà mỗi lần đi qua bất cứ một con đèo nào ai cũng nhìn thấy, đó là những am thờ....Những chiếc am thờ lẻ loi, hoang lạnh đứng "chồm chỗm" bên vệ đường mang đầy sự "thần bí" đến cho con đèo... Mỗi một am thờ là một câu chuyện đau thương về sự chết chóc tai nạn giao thông..
http://ne0.upanh.com/b4.s19.d1/7392a0dcbad0fac99fc1a12b4e7bbcff_37313530.oquyho11.jpg
Trên đèo Mây, cách đỉnh đèo khoảng 4 km có khúc cua đã "ăn thịt" hơn 20 mạng người. Sương mù và đường trơn đã khiến một chiếc xe khách lao thẳng xuống vực, bẹp dí..... Đêm đi qua đó, đèn sáng trong chiếc xe, bên cạnh bàn thờ khói hương đo đỏ nghi ngút cùng với hình nhân trắng toát xếp thành dãy ven thành ta luy ... khiến bất cứ tay lái xe cứng đến thế nào cũng chợt bủn rủn và lạnh sống lưng !!!

Rồi những câu chuyện ở đèo Ô Quy Hồ, những đêm sương mù, mưa phùn gió lạnh, đang đêm tiếng gõ cửa và những tiếng thở dài não nuột ai oán cứ dồn dập cửa lán của mấy bác kiểm lâm nghe cũng ...ghê rợn

(theo Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 02:42 PM
Chuyện về đèo Pha Đin

Đèo Pha Đin, con đèo dài và nguy hiểm vào loại đứng đầu trong số các con đèo nguy hiểm phía Tây Bắc. Năm 2001 tôi đi qua nó khi nó còn chưa được mở rộng và làm lại như bây giờ. Tôi đi qua nó cũng đã không dưới 4 lần, có lần đi xe khách, có lần đi xe tải và 2 lần qua nó bằng xe du lịch... chưa lần nào đi qua nó bằng xe máy. Nó đã để lại cho tôi một kỷ niệm thật kinh hoàng và có lẽ suốt cuộc đời ám ảnh không nguôi về cái sự may mắn ngẫu nhiên, may mắn đến không ngờ.....

Lần ấy chính là lần tôi leo Fanxipan lần thứ 2 , trong tuyết phủ trắng xoá núi rừng Hoàng Liên, phủ trắng những mái nhà lợp gỗ ở bản Sín Chải....chúng tôi đã may mắn khi tìm lại được một thành viên người CH Séc trong đoàn leo Fanxipan bị ngã núi, bị thương và đưa về Sa Pa an toàn. Tạm biệt Sa Pa khi trời đã trong, tuyết tan và mây trắng la đà trên đỉnh các ngọn núi xanh rì của dãy Hoàng Liên xa vời vợi, chúng tôi lên Dào San, lên Ma Lu Thàng rồi Lai Châu, Điện Biên
http://ne3.upanh.com/b4.s10.d3/e10f21acc04b23a85a588abf835faa0c_37314583.img0972.jpg

Đêm, trời lất phất mưa trở lại sau khi đã đổ cơn giông và những con mưa to lúc chiều. Đường QL279 quanh co, gập gềnh ổ gà tới tận ngã ba khi nhập vào đường QL 6 tại ngã ba Tuần Giáo. Đêm đã khuya, tối đen mù mịt và không khí lạnh giá..
http://ne2.upanh.com/b6.s12.d3/eee5229e90c2d4dd53f6e52f47de8af3_37314632.1.jpg
Chiếc xe tôi đi vào lần đó là chiếc M. Jolie đời 2001 (2.0). Xe được kiểm tra rất kỹ trước khi đi nên tôi không bao giờ nghĩ rằng chiếc xe lại giở chứng khi đang trên đường như lần ấy....

Cách đèo Pha Đin chừng 5 km, tôi dừng xe và bật ghế ngửa ra để chợp mắt một lúc... Hình như lúc đó tôi quá buồn ngủ và bị ấn tượng khi buổi chiều ở Tây Trang ngồi nghe mấy bác Biên Phòng kể chuyện đám ma người H''mong ở Lào nên ám ảnh ... Khoảng 15'' chợp mắt tôi nghe thấy loáng thoáng tiếng gõ cửa sổ xe "cộc cộc" mấy tiếng. Bật dậy ngó ra chả thấy gì, chỉ thấy ánh đèn pha xe tải loang loáng đằng sau. Chừng mấy phút sau lại có tiếng gõ cửa, nhưng lần này tiếng gõ to hơn và tôi suýt sặc.. Sởn da gà khi nhìn thấy một khuôn mặt phụ nữ ở ngay cửa xe.....
Định thần, tôi kêu lên một tiếng và bật cửa... Ngó ra chả thấy gì. Chiếc xe tải Hyundai nặng nề chạy ào qua bắn toé mấy giọt nước lên mặt khiến tôi tỉnh ngủ hẳn. Vội vã mở máy xe và chạy.....

Đèo Pha Đin dốc cao và vô khối những dốc cua tay áo, những đoạn đường cheo leo vực sâu mà không hề có ta luy hay vách ngăn. Miếu thờ bên đường nhan nhản... Những miếu thờ ảm đạm hoang phế ấy đa phần được xây nên để thờ những oan hồn bị tai nạn giao thông (Về những miếu thờ này, nếu ai để ý sẽ thấy rất nhiều trên các con đèo miền Trung, Tây Nguyên và có cả một seri những câu chuyện tai nạn kinh hoàng, những tục lệ thờ phụng của cánh lái xe đường dài).
http://ne4.upanh.com/b6.s5.d4/a2d099695b1efe7ca94e2e070bcd984f_37314754.23deophadin2.jpg

Lên tới đỉnh đèo Pha Đin, trời mù mịt sương, mưa nặng hạt hơn... Con đường lổn nhổn đá và ổ gà... quanh co men sườn núi. Tôi bỗng nghe tiếng máy xe nổ gắt lên, xe đang chạy bỗng chậm hẳn lại, ì ra mặc dù tôi đạp ga sâu hơn.... Cách một cái cua ngắn khoảng 200 m, nó bỗng ào một cái và tăng tốc...

Chiếc xe khi ấy máy nổ rất to, tốc độ thì ngược lại, trong khi tôi ấn cái chân ga sâu đến như thế ... và rồi bất ngờ nó "oà" một cái và tăng tốc... Tôi nhả chân ga, nhưng máy vẫn nổ to, gào lên và vẫn chạy nhanh, có lẽ ở khoảng 70km/h....Con đường thì nhỏ, cua gắt, ổ gà lồi lõm mà vực sâu.....
Thật sự lúc đó tôi mất bình tĩnh khi thấy tự dưng chiếc xe chạy như bị "ma đuổi" mà càng ấn "phanh" càng chạy nhanh hơn... Tôi cố lái xe sát lề ta luy bên phải để tránh vực và còi liên tục... Nhưng chỉ cố lèo lái được qua 2 cái cua .....

Tôi nhớ lúc đó sương mù quá dày, đèn pha xe không đủ tầm nhìn và rất may đoạn đường ấy không trơn ... Chỉ có điều cua quá gắt mà xe chạy nhanh, "phanh" không nổi. Giờ thì chỉ nhớ được có thế... Đến một khúc cua một bên là vách đồi, một bên là vực, không có ta luy xi măng hay rào chắn bằng sắt như các con đèo khác, tôi thoáng nhìn đằng trước xe hình như có hai bóng người đang đứng, tóc đen... Lúc này chiếc xe chạy nhanh đến mức tôi không thể ôm cua nổi, nó lao qua cái lạch nước ven bờ vực và hướng thẳng xuống .... đáy vực.
Thật bất ngờ, chân phải của tôi nghiêng qua một bên và đạp một cái, chiếc xe giảm tốc độ ngay. Nhưng theo quán tính nó vẫn còn đà chạy.
http://ne8.upanh.com/b1.s1.d3/80ac5cba080c5a816ce168b0b8d75ec8_37314798.download.jpg

Tôi hét lên khi xe tôi xẹt sát qua hai cái bóng người tóc đen xoã kia, chiếc xe nhảy chồm chồm qua đám đất, qua bụi cây, chúng tôi nảy tưng lên và đêm bỗng đen kịt trước mắt tôi.... tôi chỉ kịp nghĩ nhanh trong đầu: Thôi toi rồi... Mẹ ơi !

Tất cả diễn ra chừng có 30 giây. Trấn tĩnh lại, tôi thấy xe của mình rung rinh, rung rinh....máy xe đã tắt hẳn, đèn pha tắt. Chiếc xe hơi bềnh bồng và đằng trước vẫn tối đen như mực...
Ngực đau nhói vì dập vào vô lăng, tôi gượng mở cửa xe, sờ chân mãi vẫn không thấy đất. Lần mò trong túi quần tìm cái bật lửa và tôi tá hoả khi nhận ra đầu chiếc xe của tôi bị kẹp giữa hai thân cây bên bờ vực... Nó đang oằn xuống vì sức nặng của chiếc xe...

Tờ mờ sáng, sau khi được sự giúp đỡ cứu hộ của hai chiếc xe tải Hyundai cho mượn cáp và kéo vào vệ đường. Tôi nhận ra đêm qua tôi đã đứng trước ngưỡng cửa nhà thần chết. Một nửa chiếc xe của tôi đã lao qua mép vực nhưng bị kẹp lại giữa hai cái thân cây nên nó không rơi và bẹp dúm dó .... Ngay bên cạnh mép vực là hai tấm bảng gắn trên cột xi măng ghi độ cao và biển báo hiệu tốc độ, nó xỉn màu và cũ đen. Nó chính là hai bóng người tóc xoã đêm qua tôi đã nhìn thấy.... Đúng là nhìn Gà hoá Cuốc !!!

Chiếc xe của tôi, khi đưa về Sơn La kiểm tra, mấy "ông" chuyên gia xe cộ khẳng định xe tôi bị kẹt chân ga và trong lúc tôi quýnh quáng đã ấn nhầm chân ly hợp hoặc chân ga mà cứ tưởng chân phanh vì lúc kiểm tra, chân phanh vẫn bình thường...
http://ne2.upanh.com/b6.s11.d3/38b92920341ff4832903746ddd98da51_37314862.deophadin.jpg

Tôi cho rằng, tôi đã quá buồn ngủ và mệt mỏi sau 1 tuần lang thang Tây Bắc, lại thêm ấn tượng bởi câu chuyện đám ma H''mong nên bị ảo giác chuyên ma mồ, và trong lúc sợ hãi vì chiếc xe bị kẹt chân ga đã ấn nhầm con bà nó chân ga mà cứ tưởng là chân phanh....
Tôi gặp may và chắc là cao số nên mới thoát chết cái "quả" đó trên con đèo Pha Đin sương mù mịt cao ngất ngư phía Tây đất nước....

Vừa rồi, trở lại đèo Pha Đin sau mấy năm không đi, vẫn con đường cheo leo và gập gềnh nhưng giờ thì càng gập gềnh và bụi bặm mù mịt.... Trong cái đêm trăng sáng mờ mờ ảo ảo, núi rừng trầm mặc và say giấc khuya, chập chờn đâu đó những con đom đóm sáng leo lét và tiếng xe rì rầm leo dốc phía cuối đèo... Phía trước là cái cần cẩu giơ càng lên cao với hai sợi dây "thòng lọng" thít chặt lấy cái thân xác "vật vã" của chú Hyundai 4 chân nặng 45 ton đang giơ 12 cái chân lên trời sau cú ngã ngửa ở lưng chừng độ cao gần 1000 m so với mực nước biển...

Pha Đin ! Cái tên ấy đã trở nên thân quen với những kẻ lữ hành, với những "gã" lái xe đường dài bụi bặm và ngang ngạnh... Quá quen với những Phượt thủ.... Ấn tượng về nó hẳn không dễ phai nếu đã một lần đi qua....
Chuyến đi trong đêm, với chiếc Ford Ranger nặng nề vì chở theo gần 1 tấn sách và 4 kẻ lãng du đi đến nơi ngã ba biên giới, cực Tây của nước Việt... Chiếc xe chòng chành và gầm gừ leo dốc... Dốc Cun, Thung Khe mờ ảo trong sương, con đường như ngắn lại và hẹp hẳn đi vì tầm nhìn chẳng quá 5m với ánh đèn tôi tối của chiếc xe bán tải đời 2003

http://ne7.upanh.com/b4.s1.d2/8a0acde380008a59fc1bd7f96287a21b_37314917.deophadin7.jpg

Các con đèo nho nhỏ khác trên đường lữ hành lên A Pa Chải đều không mang lại cảm giác mạnh để nhớ, nhưng cũng chẳng dễ dàng để vượt qua.... Nhưng khi trở về, lại vượt Pha Đin trong đêm và đêm ấy, vẫn trăng sáng vằng vặc, vẫn bụi mù mịt, vẫn lổn nhổn đất đá nhưng có thêm một hình ảnh thật không dễ để chứng kiến: đó là cảnh chiếc xe tải 45 ton giơ 12 cái chân lên trời trong cái tư thế chỉ cần động nhẹ là lăn ào ào xuống cái vực sâu hút phía dưới....

Rồi lại Thung Khe, Dốc Cun... lại mờ ảo sương nhưng với sự mệt mỏi và buồn ngủ đến mức đã suýt chút nữa thì đâm nát cái cột cây số sơn đỏ ven đường và "lừ lừ" đấu đầu với một gã "khổng lồ" Container 40''''.... May mà tỉnh ngủ kịp....
Giờ vẫn giữ nguyên cái cảm giác thót tim khi chiếc xe lao sượt qua "thần chết".... Và có lẽ vì vậy mà ấn tượng về con đèo Pha Đin lại càng thêm ấn tượng.

(theo Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 02:48 PM
http://ne9.upanh.com/b6.s16.d2/df461f02f63a42ddcbc7bd97226b1ef5_37315049.5.jpg

Đèo Pha Đin, ấy là tên một đoạn đèo ở vùng Tây Bắc trên quốc lộ 6 nối giữa huyện Thuận Châu - Sơn La và huyện Tuần Giáo - Lai Châu.

Tôi công tác ở đây những năm 1994-1998. Đèo Pha Đin là một địa danh không lạ với những cư dân của Tỉnh Điện Biên hay các chiến sĩ bộ đội thuộc quân khu hai - Bộ quốc Phòng. Nhưng với nhiều người Đèo Pha Đin là tên gọi, hay địa danh xa xôi lắm...
Hôm trước có một cậu sĩ quan hỏi tôi: "Pha Đin giờ thế nào?". Thực ra từ năm 1998 đến giờ tôi không đi lên mạn ấy. Và như thế... Tôi lại nhớ đến đèo Pha Đin, nhớ các địa danh Pá khôm, Lai bay, Chiềng Pha, Quài tở, Tỏa Tình...

Nhớ những ruộng lúa nương và bản Mèo ngay giữa đèo, bỗng nhớ đến hạt giao thông vườn đào… nơi vào những ngày mờ sương mùa đông. Nếu có giặt giũ thì không thể phơi khô quần áo. Nói đến Đèo Pha Đin… tôi lại nhớ đến hai người phụ nữ tôi đã gặp ở nơi đó

http://ne8.upanh.com/b6.s19.d1/934ec7a4f8b55d2cf8e3b1aea1ba9dcb_37315138.duong6sangsomtrendeophadin1.jpg
Hai cuộc đời, hai số phận… buồn thiu...

1/ Năm 1994 trên đường từ thôn Mòn, huyện Thuận Châu đi Tuần Giáo, người ta thấy ở địa phận bản Chiềng Pha bên phía tay trái có một ngôi nhà nhỏ lợp tranh vách đất, có một cái giếng nước và vườn chè xung quanh. Trong nhà có một người phụ nữ người kinh, lấy chồng là người thái,v ợ chồng em sinh được ba người con.

Từ khi công nhân làm công trường ở đây, em xin làm một chân xúc đá, cát với giá một công lao động ngày ấy là 12000đ/ngày. Cứ sáng đến tối. Chuyện cũng chẳng có gì mà kể nếu không có mấy đứa công nhân người kinh xa vợ lâu ngày đến tán…

Cứ một lần "đi đò" mấy đứa công nhân ấy hứa trả em số tiền bằng một ngày công lao động. Em gật đầu. Cứ thế... Chồng và con em không biết. Có người ngoài cuộc biết chuyện nhưng bất lực không làm được gì cả... Ông chỉ biết đau..
http://ne0.upanh.com/b4.s15.d2/ab56a1c53fbbaf518ace6d2457ff4688_37315250.4.jpg

2/ Phía trên đèo Pha Đin cũng thời điểm ấy. Người ta thấy một người phụ nữ thường tha thẩn ở công trường xây dựng. Người phụ nữ này nhận lại phần việc đào đất của đội thi công. Em vào bản xa Quài Tở, Tỏa Tình thuê nhân công người dân tộc để đào đất với số tiền ít hơn số tiền em nhận.

Em tên D., nguyên là cấp dưỡng nấu cơm cho đội công nhân năm 1992 ở Thọ Xuân - Thanh Hóa. Qua manh mối của bạn bè, em lên tận đèo Pha Đin tìm việc, em không chồng không con. Những năm ấy đội công nhân thuê hai gian nhà của hạt giao thông vườn đào.
Mấy đứa công nhân kể, những hôm rét… Em đi làm về muộn, em chui vào giữa những đứa công nhân đang đắp chăn ngủ để tìm hơi ấm... Còn gì gì nữa thì không thấy mấy đứa công nhân kể lại.
Vì thế từ lâu tôi đã quên địa danh Pha Đin nơi năm 1954, bố tôi trong đoàn quân của Đại Đoàn 351 lên Điện Biên và sau đó trở về tiếp quản thủ đô. Sau đó 40 năm kể từ năm 1954, vào năm 1994 tôi làm công trình đưa điện lưới quốc gia lên Tây Bắc.

Đèo Pha Đin với nhiều người thật hùng vĩ và sâu lắng. Nhưng khi tôi nghĩ về Đèo Pha Đin tôi lại tự hỏi mình: "Hai người phụ nữ kia giờ ở đâu? Cuộc sống thế nào?"

(theo Xahoimang)

hung vi
31-10-2011, 02:57 PM
Chuyện về đèo Mã Phục
.
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất, tính tất cả các con đèo đi từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, trên trục đường QL 3 hoặc các đường tỉnh lộ được bắt đầu như cái xương cá chạy trên địa phận Cao Bằng.
http://ne8.upanh.com/b2.s12.d3/2f8b453f48659355ade07ab62f2ae804_37315738.35248380.jpg

Tên đèo Mã Phục (Mã là ngựa - Còn phục tức là... gục ngã - Em chả biết tiếng Hán hay Nôm nhưng cứ vải thưa che mắt thánh mà dịch nôm na ra thế có phải không các bác? ) gợi nhớ đến cái cảnh ngày xa xưa, thời ngựa thồ hàng hoá lên biên giới, đến con đèo này, ngựa khoẻ cũng phải chồn chân, gục ngã vì độ cao của đèo ? Không rõ có phải thế không? Nhưng xem ra chỉ đúng với ngày xưa, chứ hiện giờ xe máy ô tô chạy ầm ầm số 2 số 3 leo vun vút... Thế mới biết các cụ chúng ta ngày xưa khổ nhỉ?
Đèo chạy vòng vèo mấy tầng, đâu hình như 4 tầng tính tới đỉnh đèo nơi có tấm biển: Trùng Khánh kính chào quý khách. Đường đèo như một cái lò xo, đứng từ chân đèo nơi có cái bảng xi măng kẻ chữ to tướng: Đèo Mã Phục, đề phòng tai nạn... sẽ thấy con đèo cũng bình thường
http://ne8.upanh.com/b6.s13.d2/7d0642c77479780b3f076cc112f2a24b_37315858.7646756318c2a1a.jpg

Núi không cao, cây cối thấp lè tè, không xanh tốt, chỉ đôi khi một đám sương mù từ đâu lan toả khiến phong cảnh thêm phần thi vị, lãng mạn chứ tuyệt nhiên không hùng vĩ hoành tráng như Ô Quy Hồ, như Mã Pì Lèng, như Khau Phạ, Pha Đin.... Cũng không có miếu thờ, không hương khói nghi ngút đầy sự tâm linh và oan trái... Nó bình dị và đẹp một cách nên thơ.

Khi lên đèo, đầu tiên sẽ phải vượt qua liên tục mấy khúc cua tay áo. Dốc cũng không đến nỗi cao lắm như Pha Đin... Vượt qua 2 tầng đường và 3 khúc cua gắt, bắt đầu nhìn thấy quang cảnh ruộng nương, bản làng phía xa xa và bắt đầu cảm thấy cái đẹp của đèo Mã Phục ...
Đứng ở tầng đường thứ 3, chỗ đoạn nhô ra cao nhất và phong quang nhất, sẽ thấy toàn cảnh đèo và cái thung lũng bên dưới.

Núi đá mơ màng trong sương sớm mang nét chấm phá thủy mạc ...Ruộng bậc thang chảy tràn từ trên sườn núi xuống, lúc mờ lúc ảo, chỗ xanh xanh màu cỏ chỗ thâm thâm màu đất, xa xa nương ngô xanh ngát và bản làng thấp thoáng những mái ngói sẫm màu. Thỉnh thoảng một gốc cây cổ thụ cô độc mọc lên giữa đồng như một chứng nhân thời gian còn sót lại từ thủa hồng hoang....

Con đèo Mã Phục đẹp và nên thơ chính bởi cái thung lũng bên dưới nó. Cái thung lũng có những ngọn núi đá vôi bao xung quanh tạo ra một vòng cung hẹp, những nương ngô xanh ngát.....những thửa ruộng bậc thang mang màu thâm trầm của đất tràn trề từ triền núi đổ xuống thung lũng, thảng hoặc những làn sương mỏng mảnh "vắt" từ trên đỉnh núi chậm chạp bay qua ...
Chúng tôi đứng ở đỉnh đèo, ngắm nhìn khoảng không bao la ngút tầm mắt và bức tranh thiên nhiên đẹp hài hoà và thanh bình thật khó tả.
http://ne8.upanh.com/b1.s15.d2/eb7a4d246be6089acd1fd155aba1a081_37315948.35672672.jpg
Đường đèo Mã Phục không rộng và không nguy hiểm lắm, phía Nam con đèo đường vòng vèo lên dốc tới 4 tầng, nhưng khi lên tới đỉnh đèo thì phía Bắc chỉ có 2 cái dốc với một khúc cua, đổ dốc phía Bắc là vào địa phận huyện Trùng Khánh với một cánh đồng bao la, dãy núi đá vôi phía Tây như bức tường thành, có chỗ ngay cạnh đường là vô số những tảng đá vôi lô nhô, nhọn hoắt hoặc lúp xúp mọc tạo thành những sa bàn thạch đẹp kỳ vĩ....

Mùa chúng tôi đi, cả Trùng Khánh đầy những cánh đồng trồng loại cây có hoa màu trăng trắng, khi cắt ngọn, để trơ cái thân thì cả cánh đồng rực lên màu đỏ của rượu chát, đẹp vô cùng.... Chúng tôi ngừng lại hỏi một cô dân tộc Nùng đang lúi húi bên bờ ruộng thì cô trả lời bằng cái giọng lơ lớ: Ồ ! đây là cây Pắccooc đấy.... (Pắccooc chứ không phải cây Mắccooc cho quả ăn được)
Chả biết tôi nghe có đúng không?

Về đèo Mã Phục...

http://ne8.upanh.com/b5.s16.d2/1832b2b8aded02baa65764694f1a2b9f_37316088.35248346.jpg

Cách Cao Bằng 22 km là đèo Mã Phục. Đèo cao 620 m, du khách phải vượt qua 7 vòng cua dốc mới tới đỉnh. Đỉnh đèo là một bãi đất phẳng khá rộng, là nơi nghỉ chân của những khách bộ hành qua đèo.
Gọi là đèo Mã Phục vì ở hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi lớn, thành dốc đứng, chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đó là một nếp uốn đá vôi lớn mà đỉnh của nếp uốn đã bị phá hủy, hai cánh còn lại châu đầu vào nhau tựa như hai con ngựa. Lại có người nói, đèo Mã Phục còn được gọi là Ngựa Phục, Ngựa Quỳ, vì ngựa chạy lên đèo quá mệt mà quỵ xuống. Dưới chân đèo Mã Phục, những thửa ruộng bậc thang nhiều màu xếp từng bậc như nối đuôi nhau chạy.Nhiều bức mang nét chấm phá thủy mạc như cảnh đèo Mã Phục mờ trong sương.

Bài thơ Gió lạnh biên cương viết khi tác giả Vũ Thành Chung vượt đèo Mã Phục, nơi biên cương trước cổng thành nhà Mạc, ngậm ngùi cảm tác, mang lại một không gian thăm thẳm hun hút, ấn tượng cho người đọc.

Mã Phục khuất nẻo chơi vơi
Hồn người chấp chới, ma trơi nhập vào
Thành nhà Mạc - Lửa binh đao
Bao năm xương trắng máu đào sơn khê
Nấm mồ không biết lối về
Câu thơ đứt một não nề cỏ hoa

“Qua đèo Khau Liêu lên đèo Mã Phục, luồn qua rừng vầu, xuyên qua rừng trúc.. ” Cao Bằng là đèo Mã Phục, là đèo Khau Liêu với đường núi quanh co, s*ương mù trắng xoḠvực sâu thăm thẳm. *Đường xa dốc núi ngoằn ngèo mà ta không đoán được là sẽ đi lên hay đi xuống, rẽ trái hay rẽ phải. Ta muốn thu vào mắt mình tất cả những dãy núi những hàng cây...
Và thấy yêu Tổ quốc mình biết bao..

(theo Hoangbquang và nhiều người khác - Blog Nguoi Caobang)

hung vi
31-10-2011, 03:16 PM
Mã Pì Lèng, con đèo phải nói là HÙNG VĨ nhất trong tất cả những con đèo Việt Nam.
.
Mã Pì Lèng được bắt đầu xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 nghe nói hầu hết do công nhân người H''mong làm. Ban đầu, để đục đá nổ mìn, những người mở đường phải treo mình trên dây, cheo leo lưng chừng núi để thi công ... Đường mở ra ban đầu chỉ vừa cho ngựa thồ đi hoặc cho người đi bộ... mãi sau này chính quyền mới cho mở rộng thêm. Chỉ cách đây mấy năm, đường trên đèo Mã Pí Lèng chỉ có lổn nhổn đá hộc và không đủ rộng cho 2 chiếc xe ô tô tránh nhau...
ĐGD: Để biết người ta làm đường đèo như thế nào, bạn xem bài "Kỳ tích Mã Pí Lèng".

Cảnh sắc trên đèo Mã Pì Lèng phải nói rằng không ở nơi đâu trên đất Việt lại có vẻ hùng vĩ và hoang dại đến như thế. Nhìn về hướng bắc và đông bắc, hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám chì trùng trùng điệp điệp nối nhau tới tận chân trời, ngay bên cạnh đường là vực sâu hoắm, tận cùng bên dưới là con sông Nho Quế nước mát lạnh rì rầm chảy

http://ne4.upanh.com/b3.s17.d1/216cb06b2384bab62734ad1b36e67068_37316624.img2193.jpg

Trên con đèo Mã Pì Lèng thuộc địa phận cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc cây cối mang tính hình thức, chỉ có đá và đá và đá trơ gan cùng tuế nguyệt...
Lần đầu đến Mã Pì Lèng vào buổi sáng sớm. Trời lạnh giá. Cái lạnh hắt từ đá ra như muốn cắt da cắt thịt. Sương mù bảng lảng khiến những dãy núi đá cao vút cứ như thấp thoáng trên trời....
Người H''mong đi gùi đất từ xa cách đấy có khi cả vài km, họ mang về vốc đất cho vào từng kẽ đá, hốc đá và dùng đá con chèn lại cho nước mưa khỏi làm nó trôi, xong rồi bỏ hạt ngô vào đấy. Mùa mưa có nước tưới, cây ngô sống được, nhưng đến mùa khô thì chúng chết bằng sạch... Chỉ còn đá và cỏ hoang lẹt xẹt mặt đất thôi.

http://ne3.upanh.com/b1.s17.d2/e3a404a679c8c1d792da7fe3ac8a65d3_37316693.mpl2193.jpg

Đèo Mã Pì Lèng đã ăn sâu vào tâm trí tôi từ khi tôi được nghe bạn bè kể chuyện chợ tình Khau Vai, về Cao nguyên Đồng Văn và chuyện tiểu phỉ trên Mã Pì Lèng của du kích Hà Giang...

Rất nhiều lần định đi Hà Giang và lên Mã Pì Lèng, thế mà mãi đến dịp gần đây, cùng bạn bè đi chợ tình Khau Vai, tôi mới có dịp được đi trên con đường đầy gian khổ và "huyền thoại" đấy...

Ký ức và những câu chuyện, những cảm xúc về Đèo có quá nhiều khi "lượt phượt" trên các nẻo đường.... Tiếc rằng con đèo Mã Pì Lèng mới chỉ được đi "vội vã" qua nó một lần nên những "trải nghiệm" về nó quá ít....

Có lẽ xếp đèo Mã Pì Lèng vào loại NHẤT ở Việt Nam vì phong cảnh hùng vĩ, độ cao, dốc cao và "huyền thoại" gian khổ khi mở đường qua những dãy núi trập trùng, trập trùng vùng biên ải khô cằn sỏi đá vùng phía Bắc Việt Nam.
http://ne3.upanh.com/b5.s17.d1/c73011e1eaa67e7abc1ff47ffb915aa9_37316743.764675621c05225.jpg
Gần ngay con đèo Mã Pì Lèng còn có con dốc có thể gọi là đèo, đó là dốc lên cửa khẩu Săm Pun. Nó cao, cao ngất và đứng trên đỉnh dốc Săm Pun có thể nhìn bao quát hết cả con đèo Mã Pì Lèng cùng với cả dãy núi non hiểm trở....

Chuyện hứng nước trên đỉnh Mã Pì Lèng

Ai đã từng lên cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc (Hà Giang) vào mùa khô, hòa vào giữa thiên nhiên hùng vĩ nhưng khắc nghiệt ở nơi phên dậu của Tổ quốc, hẳn không còn lạ lẫm với hình ảnh những người dân đang chờ chực để lấy từng can nước nhỏ bên đường...

Trên đỉnh Mã Pì Lèng

http://ne6.upanh.com/b2.s4.d3/0f17140f60c787758f915c94cd4d4436_37317006.10041219150394391.jpg

Sau khi ra khỏi thị trấn Đồng Văn, xuyên qua những con đường ngoằn ngoèo, cheo leo, điệp trùng núi, chúng tôi dừng chân trên đỉnh Mã Pì Lèng huyền thoại, ngọn núi cao nhất (2.000m so với mực nước biển) của vùng đá Mèo Vạc. Dưới khe núi mờ xa, dòng Nho Quế như sợi chỉ xanh biếc uốn lượn trong sương. Một người dân ở đây cho biết, để lấy được nước sông Nho Quế thật khó khăn, vì phải đi xa đến nửa ngày đường từ trên núi cao xuống thung lũng dốc đứng đầy hiểm trở. Vả lại, vào mùa này thì dòng Nho Quế cũng đã sắp cạn trơ lòng.

Bên hốc đá ven con đường mang tên Hạnh Phúc, một bé gái người Dao ngồi vắt vẻo, tay giơ chiếc ca nhựa cũ kỹ hứng từng giọt nước trượt xuống từ mỏm đá. Cạnh đó, người phụ nữ Mông cẩn thận dùng chiếc muôi sắt to như chiếc bát canh, khéo léo gạn từng muôi trong vũng nước đầy sỏi và cát rộng bằng hai bàn tay đổ vào can nhựa. Xung quanh, nhiều người khác dáng vẻ sốt ruột ngồi đợi đến lượt mình. Từng giọt nước hiếm hoi, chậm rãi rỉ ra từ triền núi khô khốc, cao chót vót xuống như thử thách lòng kiên nhẫn của con người. Nước hiếm là vậy, thế mà khi chúng tôi ngỏ ý muốn uống thử xem nước ở đây như thế nào, người phụ nữ Mông đã không ngần ngại rót từ trong can ra một ca nước đầy với nụ cười hồn hậu.

Nỗi lo truyền kiếp
http://ne4.upanh.com/b1.s13.d1/d964175809d7337fe19bfddfe78a0415_37317094.4nhoc1631400.jpg
Có tận mắt chứng kiến mới thấu hiểu những nỗi lo thường nhật với nhiều khó khăn, thiếu thốn của người dân ở nơi đá nhiều hơn đất này. Ngoài nỗi lo cho cái ăn chống đói, cái mặc chống rét, họ còn phải đối mặt với một thứ tưởng như bình thường nhưng không thể thiếu cho cuộc sống: nước. Do địa hình, địa mạo đặc biệt, giếng là một khái niệm khá xa lạ với người dân vùng cao nguyên đá. Thế nên, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được trông chờ từ mưa. Trong vòng khoảng 5 - 6 tháng mùa khô thiếu mưa, nước được sử dụng một cách tiết kiệm đến dè sẻn. Nước chỉ được dùng cho những nhu cầu tối thiểu như để uống, nấu nướng. Còn nước dùng để rửa thức ăn, vo gạo, rửa chén bát… sẽ được tái sử dụng nhiều lần hoặc cho gia súc uống. Tắm đã trở thành việc làm xa xỉ không chỉ với đàn ông mà còn với phụ nữ và trẻ em. Trong suốt mùa khô, họ chỉ tắm một vài lần vào cuối năm cũ hoặc đầu năm mới…

Nhọc nhằn hứng từng giọt nước.

Người miền xuôi thiếu nước một ngày đã khó chịu. Vậy mà người dân nơi đây đã sống trong hoàn cảnh như vậy không chỉ một ngày, một tháng, một năm mà đã trở thành câu chuyện truyền kiếp từ đời này sang đời khác. Không chỉ người dân bản địa mới phải chịu cảnh thiếu nước mà bất kỳ ai "định cư" ở đây đều phải đối mặt với hoàn cảnh đó, từ giáo viên, Công an hay bộ đội. Thương nhất là những cô giáo miền xuôi lên đây dạy học, chân yếu tay mềm, lại bận chuyện trường lớp không có thời gian đi lấy nên câu chuyện về nước lại càng trở nên bức thiết. Ngoài những ngày nghỉ phải tự đi lấy hoặc nhờ người khác lấy hộ, đôi khi các thầy cô đã phải chấp nhận mua lại nước của người dân với số tiền từ 20 đến 50 ngàn đồng một can 20 lít… Đến đây mới thấy nước thật sự trở thành một thứ tài nguyên quý giá.

Bao giờ hết khát?
http://ne2.upanh.com/b2.s7.d4/e3d8f8eb486fef829f8e27dc8c79a7f4_37317282.100412191453933862.jpg

Tìm hiểu chúng tôi được biết, trong 4 huyện vùng cao núi đá của Hà Giang thì có khoảng 43% dân số thường xuyên đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Trong đó, 2 huyện thiếu nước trầm trọng nhất là Mèo Vạc và Đồng Văn. Huyện Mèo Vạc có 18 xã, thị trấn thì chỉ có 5 xã không phải lo chuyện thiếu nước. Huyện Đồng văn có 19 xã, thị trấn thì có đến 11 xã thiếu nước, trong đó có những xã thiếu nước gay gắt như: Hố Quang Phìn, Tả Lủng, Sủng Trái, Lủng Thầu…

Ngay như Lũng Phìn là xã đã được xây hồ chứa nước công cộng và bể nước cho một số hộ gia đình, người dân vẫn không khỏi than vãn về chuyện thiếu nước. Anh Sùng Chúng Nhù, 50 tuổi, người xã Lũng Phìn cho biết: "Nhà mình được Nhà nước xây cho cái bể lu hứng nước mưa nhưng chỉ dùng được 3 - 4 ngày là hết, sau đó hàng ngày phải đi lấy ở nơi khác cách xa 5 - 6 cây số". Bà Giàng Thị Mo, người cùng xã với anh Nhù than thở: "Nhà tôi xây được cái bể to để chứa nước mưa, nhưng chỉ dùng được vài tháng. Bây giờ lại phải đi xa cả buổi mới lấy được nước, khổ lắm. Mong Nhà nước xây nhiều bể chứa nước cho dân".

Quả thật, nỗi lo về nước không chỉ là câu chuyện của những người dân thiếu nước mà đã trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền và các nhà khoa học. Bằng chứng là từ nhiều năm nay, các cơ quan, ban, ngành của Trung ương và địa phương, các nhà khoa học đã đến nghiên cứu, đề xuất nhiều chương trình, giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nước cho đồng bào. Một đợt rét đậm nữa lại đến. Theo dự báo, vùng núi cao phía Bắc có khả năng xuất hiện băng tuyết. Tôi chợt mơ hồ lo lắng và nhớ đến hình ảnh những đứa trẻ người Mông, người Dao theo mẹ, anh chị đi lấy nước, đầu trần chân đất, chỉ mặc độc chiếc áo phong phanh, trên khuôn mặt đen nhẻm, mũi thò lò, trong cái lạnh co ro vẫn nở một nụ cười hồn nhiên và giơ bàn tay bé xíu vẫy chào chúng tôi - những người khách chưa hề quen biết
http://ne5.upanh.com/b5.s8.d2/f01b372a17f3a03991037e3b6035ce5c_37317405.100412191451948491.jpg
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng cho 4 huyện vùng cao Hà Giang 30 hồ treo chứa nước. Riêng huyện Đồng Văn được đầu tư xây dựng 10 hồ. Đến nay một số hồ treo đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các hồ còn lại đang được gấp rút thi công. Nhờ vậy, tình trạng khan hiếm nước đã dần dần được cải thiện. Chương trình "một mái nhà, một bể nước, một con bò" mà tỉnh Hà Giang phát động cũng đã và đang phát huy tác dụng. Đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao Hà Giang đã có nhiều khởi sắc.

Tuy nhiên, câu hỏi bao giờ người dân vùng cao hết nỗi lo thiếu nước thì dường như vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Bởi vì, sự cố gắng của Chính phủ hoặc của chính quyền địa phương cũng chỉ là điều kiện cần. Hồ treo cũng chỉ là vật chứa, còn điều kiện đủ là lấy nước ở đâu thì chỉ có… trời mới biết. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt. Và không phải khu vực nào cũng có thể và đủ điều kiện xây dựng được hồ treo. Xem ra, câu chuyện cứu khát cho đồng bào vùng cao cho đến nay vẫn chưa có hồi kết

(theo Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com, Báo Mới, Maivoo)

hung vi
31-10-2011, 03:30 PM
Tiếp chuyện về đèo Mã Pì Lèng...
Chitto: Nhân chuyện về các con đèo của bác Hoàng Sờ Choang, em cũng kể chuyện đi qua con đèo Ô Quý Hồ, có đến mấy bạn ở đây làm chứng...
http://ne2.upanh.com/b2.s15.d2/ecc58881fe7d813c39a0774005dc34b3_37317772.41607573738e81033ca41.jpg

Ấy là vào buổi chiều tối ngày mồng 6 Tết năm trước, có ba chiếc xe máy cặm cụi rời Phong Thổ để lên đèo Ô Quý Hồ, hay còn gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Sapa.
Mặt trời dần xuống phía dãy núi sau lưng. Ba chiếc xe về số leo lên những khúc quanh, trời đỏ ối in hằn bóng những đỉnh núi nhọn hoắt của dãy Hoàng Liên. Đâu đó phía xa kia có thể là đỉnh Fanxipan hùng vĩ. Sáu người dừng lại để ngắm ánh mặt trời cuối cùng tắt hẳn và vành trăng non mỏng mảnh, rồi lại tiếp tục tiến lên.

Hắn đèo mụ Virgo đi đầu, sương mù càng ngày càng dày đặc phủ dần xuống. Lúc đầu còn nhè nhẹ làm đường mờ dần đi, sau rồi tràn ngập mọi phía.

http://ne0.upanh.com/b5.s7.d2/ccb0fd63dcd1e492230b3e908ae79b82_37317840.5497441542a04b816f62.jpg
Tầm nhìn càng lúc càng ngắn lại, mà dốc thì càng cao lên, hơi lạnh cũng thấm hơn. Hắn và mụ Virgo đầu óc thì thích nghĩ đến chuyện dọa ma hai cô nường sau chiếc xe kia. Chúng nghĩ lại cảnh đêm hôm trước ở con đường lên cửa khẩu Tây Trang, dọa ma khiến hai đứa kia sợ rúm ró thế nào, rồi cười mà bảo: - Giờ dọa ma tiếp nhỉ....

Vừa nói câu đó, đường ngoặt sang trái. Hắn cua sát lề. Và sau vách núi, một cảnh tượng kì dị hiện ra:
Ngay sát bên đường, trong làn sương, một chiếc xe ôtô loại mười hai chỗ đứng đó. Đèn trong xe bật sáng. Nhưng không một bóng người. Phía trước xe là một nắm hương tỏa khói, phía sau xe cũng vậy.

Cảnh ấy thật kỳ quái với kẻ qua đường trong bóng đêm đã đổ xuống, trong màn sương mờ mờ trôi lằng lặng. Hắn và mụ Virgo vẫn chả hết tai quái, hắn định dừng lại chờ hai xe kia để dọa ma chơi, nhưng mụ Virgo bảo - Dọa chúng nó lại ngất ra đấy bây giờ !! Thế nên mới phóng tiếp trên con đường đèo sương đặc quánh.
http://ne8.upanh.com/b2.s19.d2/850be87206da3dc2b836dfd273d18b77_37317888.kdprg1300914543.jpg

Buổi sáng của ngày 6 Tết ấy, tại Điện Biên, hắn dậy sớm bật tivi, nghe thấy một tin trong chương trình ATGT: Một chiếc xe khách chở 12 người đã bị lật trên đèo Hoàng Liên, rơi xuống độ sâu 70 m. Năm người chết tại chỗ, bảy người bị thương rất nặng, đã chuyển về...
Đó chính là nơi có chiếc xe ma quái trong đêm kia. Và cũng vì thế nên hắn chả thấy có gì là ma quái.
Còn đám đi sau vì không xem tivi, nên cũng chả biết mà thản nhiên vượt qua.
Quả là con đèo đáng nhớ...

Zuji: ... lần đấy, nhóm mình chạy trước Chitto khoảng 3 tiếng, lúc họ mới đưa xác người từ dưới lên... nhìn cứ rờn rợn.
Sau này vẫn còn phải chạy qua Ô Quy Hồ vài lần nữa, có lần chạy đêm, có lần chạy ngay..nhưng cảm giác chạy qua con đào ấy cứ cô liêu và hoang vắng thế nào ấy, lần nào cũng nắm chặt tay lái, chân sẵn sàng phanh.. phiêu!
http://ne9.upanh.com/b3.s20.d1/380ff0f9787595eb17a8e4732084224f_37317949.60k7620.jpg
Hoangbquang: Úi giời ! Đấy là bác chitto với bác zuji chưa xem cái cảnh giữa đèo Dak Song, đêm khuya cuối tháng, sương mờ mờ và lạnh như cắt,gió mùa khô Tây nguyên ào ạt thổi.... Vừa đi qua khúc cua, trong ánh đèn pha 18 xác người nằm đắp chiếu hương khói nghi ngút, vài ba cái bóng người sống đi lởn vởn trong đêm bên cạnh một cái xe khách 24 chỗ bép dúm dó, máu vương vãi bắn lung tung cả....
Em tý lái xe lao vào vách đồi !!!

Eskimot09: Lại nhân tiện bác HBQuang với bác nói chuyện này, em cũng kể chuyện của em.

Chả là sau vụ lật xe trên đèo Hoàng Liên vài ngày, bọn em cũng làm một vòng nhỏ trên Tây Bắc, em đi Escape cùng Hoàn Kiếm và một bác nữa. Hôm từ Điện Biên phi lên Sapa, đoạn vượt Ô Quy Hồ, em để bác Hoàn Kiếm lái, thấy bác ấy vào cua trái toàn bám sớm lúc chưa lộ cua, em có nói rất khẽ khàng là cẩn thận bác ơi, một em 12 chỗ vừa lật quanh đâu đây mấy hôm trước vì đi ẩu đấy!
http://ne4.upanh.com/b2.s10.d3/155ba58685169c3115845fa76f274145_37318014.3253697459157d7f1e86.jpg
Nhưng hôm ấy lão Hoàn Kiếm tâm trạng vì cái CD Chiều Mưa Hà Nội do Hồ Quỳnh Hương hát nên độ chán sống dường như hơi cao. Sát đến đoạn hôm trước cái xe 12 chỗ rơi, lão ấy vào cua trái, đến cua thì gặp 1 em honda trên có 1 anh dân tộc lượn ra phi thẳng vào đầu xe, 2 xe đều phanh, honda thì loạng choạng lượn vào vách núi, escape thì lắc lắc lượn ra mép vực. Bọn em choáng nặng nhưng may quá không sao.

Qua đoạn đó thì đến chỗ tai nạn hôm trước, hương khói bãng lãng, em hơi rợn nên hét bộ đàm bảo xe trước đi qua thôi đừng dừng lại nhưng mấy ông xe trước đã dừng rồi. Bọn em xuống thắp hương và nghe thấy tiếng kẽo kẹt từ dưới vực vọng lên. Ra sát mép vực hét xuống: "ai làm gì dưới đấy đới", có tiếng hét trả lên: "bọn em đang cưa cái xe rơi hôm nọ lấy sắt vụn..."

Đêm đấy em không ở lại Sapa mà về HN luôn. Đã xác định là đi một mình thì tay Anhminh bị vợ quát nên cũng đòi theo em về sớm. Theo đường 70 về đến gần Yên Bái thì em lơ mơ, 2 lần nhìn nhầm vách núi là đường, đầu thì thắc mắc: "đường éo gì mà dốc thế" chân thì dí ga lên dốc May Escape phanh nó tốt Hôm đấy mà không có Anhminh đi cùng nhảy lên lái cho lúc ấy thì căng, vì dừng lại nằm 1 mình ở giữa cái vùng rừng núi éo có ma nào đấy thì em cũng ứ dám, mà đi tiếp thì... ghê quá!

---- Chuyện đèo Khau Phạ

Một con đèo dài, có phong cảnh đẹp nhất nhì trên Quốc lộ 32
http://ne9.upanh.com/b3.s8.d2/d99ce4c290ad848b59857de5e61049c7_37318159.khaupha.jpg

Khau Phạ, tên gọi của người Thái Đen, theo cách giải thích của họ có nghĩa là Sừng Trời, còn giải nghĩa nôm na tên đèo Khau Phạ gọi là đèo Cổng Trời .... đèo dài hơn 20 km, nó là con đèo dài nhất trên toàn tuyến quốc lộ 32. Đi qua Tú Lệ chừng vài chục km là đến chân đèo ....Đèo rất hiểm trở và thường xuyên lở đất đá vào mùa mưa lũ, gây ách tắc giao thông và tai nạn cho các phương tiện đi lại... Vào những hôm mù trời, trên đèo Khau Phạ mờ mịt sương mù, cực kỳ nguy hiểm.

Khau Phạ nằm ở vị trí tiếp giáp hai tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Nó có địa thế khá gần gũi với các vùng có phong cảnh nổi tiếng Phú Thọ và Tây Yên Bái như Tú Lệ, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Mù Cang Chải...

Khau Phạ là tên của người Thái. Nhưng có điều ở vùng Khau Phạ bây giờ rất ít người Thái, có thể nói là không có. Đa số là người H''mong, người H''mong ở dọc hai bên đường ... từ Văn Chấn, Tà Sì Láng, đến Tú Lệ đến tận La Pán Tẩn, Mù Cang Chải... Còn người Thái chỉ có nhiều ở vùng Than Uyên.... Mối băn khoăn tôi đã nhiều lần hỏi, xâu chuỗi vào có thể giải thích như này: Trước đây, vùng Khau Phạ thuộc Châu Than Uyên, vùng tự trị của người Thái... Liệu đó có phải lý do con đèo được đặt theo văn tự của người Thái?
http://ne9.upanh.com/b1.s16.d2/f5af3766dfe71dd3cc759d635a04ff80_37318239.img99501.jpg

Đèo Khau Phạ dài "nhũng nhẵng" trên 30 km, leo mấy tầng dốc. Tôi đo GPS thấy chỉ độ cao tại đỉnh hơn 1500 m... Đứng ở Cổng Trời vào hôm quang mây, lại đúng mùa lúa chín... Ruộng bậc thang ở bản Cao Phạ dưới chân đèo vàng rực tiếp nối nhau "chảy" tràn trề.... Buổi chiều, đứng ở con dốc đầu tiên của đèo, ngay trên đầu bản Cao Phạ, trong tiếng gió lao xao tiếng người nói chuyện, tiếng chó sủa râm ran, tiếng trẻ con í ới chơi đùa, tiếng trẻ con khóc, tiếng bổ củi và tiếng lợn kêu ủn ỉn... Một bài đồng ca làng quê thật ấn tượng và đầy sức sống.....

Trước đèo Cao Phạ, có một con đèo nhỏ, dân ở đây gọi là dốc 3 tầng. Nhìn bản đồ thấy ghi đó là đèo Chấu.. Con đèo này có mấy cái cua tay áo khá nguy hiểm.... Bên tay trái đèo Khau Phạ còn có ngọn núi cao 2088 m ..........
Mùa lúa chín, hãy đi đèo Khau Phạ và La Pán Tẩn để thấy Tây Bắc đẹp như nào !

(theo dulichgo,Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 03:43 PM
Chuyện về đèo Bụt (Hòn Gai - Cẩm Phả)
http://ne1.upanh.com/b3.s3.d3/82f9b7bd00d5841454e6f9023aea6579_37318511.img0047a.jpg

Nếu nói về đèo ở phía Bắc, thường người ta hay nói về đèo Mây, đèo Pha Đin, đèo Giàng, đèo Gió và Mã Pì Lèng... hoặc đèo Khau Phạ, cũng có thể là đèo Hồng Thu Mán, đèo Khế, đèo Lũng Lô, thậm chí đến con đèo "khỉ ho cò gáy" như đèo Khau Chiềng....
Nhưng có một con đèo ở Đông Bắc, con đèo có cái tên thật "hiền lành", chả mấy ai nhớ và cho rằng nó là con đèo, nhưng nó đã từng là cái tên đèo "ấn tượng" và khá sợ hãi cho cánh lái xe Đặc khu Đông Bắc .... Ấy là đèo Bụt !
Giờ cái đèo Bụt chỉ còn là cái dốc hơi hơi cao, ở lưng dốc phía Quang Hanh mọc lên một khu Du Lịch khá đẹp, còn dốc bên Hạ Long thì dân cư đã ở sát đỉnh đèo. Nếu câu chuyện này còn lưu lại sau 5 năm nữa, thế hệ 9X ở Quảng Ninh mà đọc được chắc có lẽ cho rằng cái "gã" viết bài này chắc thêm mắm thêm muối và chỉ giỏi tưởng tượng, mấy ai là nhân chứng thời đó còn lưu giữ ký ức "kinh hoàng" của đèo Bụt thời những năm bao cấp "chết dở sống dở" bo bo, củ mì và khoai hà lỗ chỗ..

Những năm 1978 và 1979, sau cuộc "biến động" về người Hoa ở Việt Nam và chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra. Dân Hoa Kiều "lũ lượt" kéo nhau về nước qua cửa khẩu Móng Cái. Trên Lào Cai xảy ra vụ "Cầu Kiều" ... Súng nổ ì oàng và 17/02/1979 chiến tranh nổ ra. Con đường quốc lộ 18A dọc miền duyên hải Đông Bắc đất đá lổn nhổn và bùn lầy nước đọng, đa phần chỉ có xe quân đội, thỉnh thoảng lắm mới có xe dân sự
http://ne9.upanh.com/b2.s7.d3/716940f9c37aad73676a964ad810cfa8_37318569.img0567.jpg

Từ Hòn Gai đến Mông Dương còn có dân ở, từ dốc Mông Dương trở ra Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái là quân đội, dân bám trụ rất ít.... Sau khi đình chiến, đến năm 1980, 1981 dân mới về đông....
Năm ấy ở Hòn Gai (chưa gọi là Hạ Long như bây giờ) xảy ra mấy vụ trấn lột, cướp của giết người trên đèo Bụt, những kẻ cướp toàn mặc áo bạt của Nga, giấu AK47 cưa báng, cưa nòng trong áo bạt, nửa đêm hoặc chập choạng tối xông ra trấn cướp các xe tải chở nhu yếu phẩm ra vùng Đông Bắc.....

Đèo Bụt lúc đó rất hoang vắng, dân ở gần nhất cách đó 3 km, phía đèo bên Quang Hanh chỉ toàn là nghĩa địa. Đường qua đèo hẹp có 6m, dốc quanh co, cao ngất.... Núi đá nhưng cây mọc um tùm, dứa dại từng bụi cao qua đầu người... Xe cộ ngày đó làm gì có Hyundai 3 chân, 4 chân hoặc Daewoo hạng nặng, hoặc International Hoa Kỳ như bây giờ, miền Bắc chỉ rặt xe XHCN nhãn hiệu Zil 130, Zil 157, Gaz.. của Liên Xô, Giải Phóng, Hồng Hà của Trung Quốc, IFA của Đức... Xe to tướng, ì ạch, phì phò leo dốc, uống xăng dầu như uống nước lã mà chở nặng nhất được có 5 ton.
http://ne8.upanh.com/b6.s2.d3/ce853074f150360ac08fb1dc770d091e_37318618.graveyardvi.jpg

Trên đèo Bụt lúc ấy xảy ra khá nhiều vụ tai nạn đổ xe, lật xe chết người vì dốc quá cao, xe cũ chất lượng lại thấp... Toàn mất phanh hoặc đâm nhau. Dọc đèo khá nhiều miếu thờ, ngày rằm nghi ngút hương khói.... đã thế lại còn xảy ra vài vụ trấn lột, cướp xe khách, xe tải, có vụ bắn chết người, điển hình như vụ anh em D "lợn" tổ chức cướp xe khách, giết người rồi bị truy đuổi phải trốn ra đảo ngoài Vịnh Hạ Long, tiếp tục cướp thuyền định vượt biên, lại bị truy lùng bởi cảnh sát đặc nhiệm và bộ đội đặc công, chúng trốn ra vùng sình lầy sú vẹt ở Hà Lam Quảng Yên... Kêu gọi đầu thú mãi không được, cuối cùng bị tiêu diệt cháy đen thui....

Cái thời ấy đã lùi vào dĩ vãng, đèo Bụt bây giờ được mở rộng, hạ thấp độ cao và hiện nay nó chỉ còn là con dốc quá bình thường, đi qua nó mà chưa từng biết đến nó trước đây, giờ đọc câu chuyện này có khi lại bảo: Ôi ! Chuyện như chuyện cổ tích ..

Tản mạn chuyện các ngôi miếu thờ trên đèo
http://ne8.upanh.com/b5.s5.d1/c02027711e089598f19cb3c289811369_37318678.img01001.jpg

Chuyện về những ngôi miếu thờ nghe được trên các chặng đường "lượt phượt" khi đi khắp các quốc lộ Việt Nam, thì nhiều lắm... Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh, dị đoan, nhiều khi biến tướng thành chuyện "ma quái" huyền hoặc không có thật. Những câu chuyện truyền miệng và rỉ tai nhau từ cánh lái xe đường dài, từ những bà buôn bán, từ dân địa phương, thậm chí từ những đứa trẻ chăn bò... cứ mỗi người lại thêm thắt một chút. Thế là cái miếu thờ trở nên "lung linh" và "linh thiêng" hẳn lên, suốt ngày hương khói nghi ngút, kẻ ra người vào vái xin bình an, may mắn.

Có địa phương đã "ra tay" san bằng ngôi miếu... nhưng không xuể... miếu lại mọc lên, vẫn hiện diện, vẫn hương khói nghi ngút và khiến những gã giang hồ "vặt" như tôi mỗi khi đi qua tò mò vào xem, nghe kể và ... chợt rùng mình mỗi khi lái xe chạy qua nó lúc đêm khuya..
http://ne3.upanh.com/b2.s7.d1/c3082a9ad63b9b3f489c8e7f2c01188e_37318763.img0467dfv.jpg

Con đường Quốc lộ 14 đoạn Đăkmil đi ĐăkrLap, khi chạy qua đoạn Rừng Lạnh, ĐăkSong có mấy khúc cua rất gắt.... Tầm nhìn hẹp, dốc như đèo...Đường rất đẹp, láng mịn. Lái xe chạy qua đó vào ban đêm mùa khô rất hay gặp sương mù.... Sương mù dày đặc, trôi cuồn cuộn, nhiều lúc sương mù cả ngày... Hai bên đường là đồi Cafe, thi thoảng có đoạn mọc toàn thông Đà Lạt....

Năm 1997, thời điểm tháng nào tôi không nhớ rõ lắm, chỉ nhớ rằng tại khúc cua ngay gần cổng đồn Biên Phòng ĐăkSong gần chỗ ngã ba đường 14A gặp đường 14C (đường HCM) xảy ra vụ tai nạn giao thông kinh hoàng. Một chiếc xe Hyundai 24 chỗ chở 26 người từ Sài Gòn lên BMT đâm chính diện vào chiếc Deawoo khách 54 chỗ chở hơn 50 người đang từ BMT về Sài Gòn ... Chiếc xe 24 chỗ chạy với tốc độ khoảng 70km/h chui gọn vào gầm chiếc 54 chỗ. Hậu quả là chiếc Hyundai bẹp lép, chùn cả "xương sống" xe, hơn 20 người chết tại chỗ. Xác người đặt dọc lề đường đắp chiếu thành hàng dài, vụ tai nạn này đã đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng suốt gần 1 tuần.
http://ne1.upanh.com/b2.s18.d2/36fa9366308fe3adf8bb1eadb1cdfb1c_37318811.xedap08resize.jpg

Khoảng thời gian sau, ngay bên lề đường nơi xảy ra tai nạn, người ta xây một ngôi miếu thờ nho nhỏ, từ ngoài đường vào miếu, người ta trồng hoa loa kèn màu đỏ tía và lấy những chiếc ghế đệm của xe 24 chỗ còn vương vết ố máu người đặt dọc lối đi. Xác chiếc xe 24 chỗ được kéo vào ngay cạnh miếu phủ bạt và mắc một bóng điện bên trong, đêm được thắp sáng bằng điện ắc quy. Bàn thờ luôn nghi ngút khói hương và lại được thắp sáng bằng hai ngọn điện đỏ lừ....

Tháng 11 năm 1998, tôi từ Buôn Ma Thuột lái xe về SG... Trong màn đêm sương giăng giăng hơi mờ mờ, mùa khô gió hun hút thổi và lạnh lẽo, vừa vượt qua khúc cua, nhìn ra đằng trước ... Chiếc xe bị tai nạn được thắp sáng bằng điện, hắt bóng ra là một hàng hình nhân mặc quần áo xanh đỏ dựa lưng vào thành xe, mâm hoa quả cúng nghi ngút khói hương đỏ lừ. Hôm ấy chắc là ngày dân họ cúng bái miếu thờ.
Cảm giác của tôi lúc ấy thấy rờn rợn và tự dưng muốn chạy thật nhanh qua đó. Chạy gần tới nơi tôi bỗng rùng mình vì thấy bó hương bỗng cháy bùng ... phần phật lửa
http://ne7.upanh.com/b2.s15.d2/dbd93769a30321e2d0d46a6ca0ba6903_37318867.4324ll012136.jpg

Nguyên tắc của lái xe đường QL 14 là bất cứ lúc nào chạy qua ngôi miếu thờ này đều phải bấm 3 tiếng còi như là một lời chào những oan hồn chết đường chết chợ đang ngồi trên những chiếc ghế đệm còn vương vết máu ngắm hoa loa kèn màu đỏ tía....

Ngôi miếu thờ trên đèo Cả gần chỗ khúc cua Đá Đen cũng có một giai thoại khá rùng rợn... Chuyển kể rằng cách đây nhiều năm, khu vực đèo Cả còn hoang vu, đường xuống Vũng Rô còn rậm rạp cây cối, dân cư thưa thớt... Chân đèo phía Tu Bông hoang vắng... Đại Lãnh thì đông đúc một chút. Tại nơi có ngôi miếu thờ xảy ra chuyện một ông dân làng vạn chài dưới Vũng Rô chở vợ đi đẻ ở Trạm xá Đại Lãnh bằng chiếc xe Honda 67....khi chở vợ đến khúc cua này thì va phải một chiếc xe tải Reo 13 chở gỗ... hậu quả vợ bị văng xuống đường... Người vợ chết kéo theo đứa hài nhi chưa ra đời..
http://ne0.upanh.com/b1.s5.d3/a3eb668ea2a6517cfe9718fb938d2407_37318930.11087757md3.jpg

Chuyện rùng rợn xảy ra khi cua Đá Đen còn chưa được mở rộng, khá hẹp. Hôm ấy trời tối đen, lắc rắc mưa bão, mây vần vũ trên những đỉnh núi đèo Cả... Chiếc xe IFA chở 5 ton hàng lặc lè leo dốc... Lái xe là một ông già có hơn 30 năm kinh nghiệm lái đường dài. Khoảng 21h, khi vừa chớm dốc Đá Đen, chỗ cua gắt, trong ánh đèn pha, ông lái xe chợt thấy một người mặc quần áo phụ nữ khoác áo mưa, đội nón sùm sụp đứng bên vệ đường, tay bà ta xách 1 chiếc làn đỏ có vẻ rất nặng nề. Bà ấy chạy ra giữa đường ngoắc xe lia lịa...

Bị chắn đột ngột nên ông tài xế bắt buộc phải dừng xe. Ông ta bực bội gắt lên nhưng bỗng ngừng ngay lại, tiếng gắt bị ngắc trong cổ họng trở nên ú ớ một cách rất sợ hãi. Gã trai phụ xe đang tỉnh tỉnh mê mê trong cabin nghe tiếng ông tài xế ú ớ ... liền ngồi dậy ngó ra, rồi cũng tái mặt thét lên... Ma!!! Người phụ nữ có khuôn mặt kỳ dị, đen ngòm, máu ri rỉ chảy ra từ hốc mắt, miệng và mũi... Cái làn bà ta xách, bên trong là thây một hài nhi mới mấy tháng tuổi, tím tái...

Chuyện này tôi nghe từ ông lái xe khách chạy tuyến BMT - Hà Nội. Khi chạy qua cái miếu thờ, ông ta dừng xe, rồi cùng 2 chú lơ xe xuống thắp hương một cách rất thành kính..... Tò mò tôi hỏi và ông ấy kể lại như thế..

(theo dulichgo.Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 04:02 PM
Đèo Hồng Thu Mán (Quốc lộ 4D - Phong Thổ Pa So)
http://ne4.upanh.com/b6.s12.d4/59bd6ff0ce26e244e7673c34467787b3_37319384.4cb5291374888cc6dscf2433.jpg

Có một con đèo có cái tên rất ngộ và lạ: đèo Hồng Thu Mán. Đèo Hồng Thu Mán nằm ở vị trí cách Thị xã Lai Châu mới khoảng 5 km về phía Phong Thổ Pa So ... Trước kia Hồng Thu Mán rất vắng vẻ nay ở chân đèo có một xí nghiệp khai thác đá và sản xuất gạch, trên lưng chừng đèo có vài nóc nhà dân H''Mong khiến con đèo mất đi sự hoang vắng của nó.....

Hồng Thu Mán từng là trận địa của quân đội VN đánh trả quân TQ hồi chiến tranh biên giới 1979. Năm đó (theo lời kể của anh Hải, là người bạn đi cùng tôi trong một chuyến đi mới đây) thì ở tại Hồng Thu Mán, trận chiến xảy ra khá khốc liệt vào trưa và chiều ngày 17/02/1979, lính TQ theo tuyến đường quốc lộ 4D đánh từ Dào San, Ma Lù Thàng, Pa Nậm Cúm đánh về tới TT Phong Thổ
http://ne1.upanh.com/b6.s4.d4/f6ba1c03912ab92774960794d715fb18_37319441.images.jpg
Trưa ngày hôm đó đánh tới Hồng Thu Mán thì bắt buộc phải ngừng lại vì gặp sự đánh trả quyết liệt của quân đội VN... Trận chiến nhùng nhằng kéo dài suốt gần 1 tháng sau thì quân TQ rút chạy... Xác lính TQ nằm trên đèo ngổn ngang, quân VN phải dùng máy ủi đào hố và gom xác chôn....

Đèo Hồng Thu Mán không cao, độ dài của nó có hơn 15 km và dốc không nhiều. Chỉ có phía đèo bên xuống Phong Thổ (Pa So) thì dốc quanh co, có mấy đoạn dốc cua tay áo rất nguy hiểm ... Phong cảnh của Hồng Thu Mán vào mùa xuân thì đẹp hơn với rất nhiều hoa đào rừng nở hồng phía bên dãy núi tay trái bạn nếu đi từ Tam Đường sang Phong Thổ.
http://ne3.upanh.com/b6.s10.d3/f7b3a56ee8882c6de06b8568946eebcb_37319503.image.jpg
Nằm giữa Hồng Thu Mán và dãy núi bên kia là một thung lũng, đến giờ vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ của nó. Dãy núi bên tay trái với cây cối khá rậm rạp nhưng chỉ là rừng tạp, cây lớn đã mất hết, đa phần cây nhỏ và dây leo quấn chằng chịt, nhìn chung phong cảnh dãy núi khá nghèo nàn nếu không muốn nói là không đẹp.

Điều đáng chú ý ở đây là Hồng Thu Mán rất hay xảy ra tai nạn, với các thể loại tai nạn, từ bé đến lớn... Cũng có thể do đường dốc của Hồng Thu Mán nhỏ hẹp, tầm nhìn mấy đoạn cua bên Phong Thổ rất ngắn và cua tay áo lại hiện ra đột ngột ở đoạn dốc cao, khó kiểm soát tay lái nếu không quen đường..
http://ne9.upanh.com/b4.s15.d2/64cac2de213bf5981d8e9c3aea4b8249_37319529.mongmanhcanhaomuadongchaobuoisan.jpg

Năm 2001, tôi đi Fanxipan về, rẽ qua Lai Châu - Điện Biên đã gặp vụ tai nạn rất hy hữu ở đèo Hồng Thu Mán: Một chiếc xe tải Daewoo 3 chân chở theo 18 ton hàng, vào lúc 12h đêm đã không ôm nổi cua tay áo bên phía Phong Thổ .. thế là lao như một mũi tên từ độ cao gần 30 m trên dốc xuống dưới đèo, nằm chồm lên cái bếp của một nhà dân. Điều hy hữu là 3 người trên xe ô tô không ai chết và bị thương, chủ nhà vừa ở dưới bếp đi ra thì chiếc xe rơi ập xuống. Người không chết nhưng xe ô tô thì gẫy làm ba, bẹp dí ... cái bếp sụm, mấy đôi thùng gánh nước bẹp, vỡ mấy cái chảo và chết 2 con lợn.....
Con đèo này rồi cũng đi vào dĩ vãng nếu tốc độ phát triển đô thị của tỉnh Lai Châu nhanh.

Đèo Măng Giang và đèo An Khê (Quốc lộ 19 - Gia Lai)
http://ne2.upanh.com/b1.s20.d1/3b0b1f729ae8dbde11d8a08d115ddd42_37319612.mangyang2.jpg< Đèo Măng Giang.

Đèo Măng Giang để lại cho tôi một ấn tượng khó phai mờ từ những năm 1990. Trong chuyến đi định mệnh của chiếc xe khách 54 chỗ ngồi xuất phát từ Buôn Ma Thuột về Thái Bình đầu xuân năm đó đã lấy đi 2 thành viên của gia đình tôi... Cũng có thể một phần do kỷ niệm đau buồn đó đã khiến tôi luôn tìm hiểu và thích chinh phục các con đèo, bằng cả xe máy lẫn xe ô tô, cả xe con lẫn xe tải, thậm chí bằng xe Container mỗi khi có dịp....

Đèo Măng Giang và đèo An Khê là hai con đèo lớn nhất trên Quốc Lộ 19 từ ngã ba Bà Di lên cửa khẩu Lệ Thanh huyện Đức Cơ Gia Lai. Theo kinh nghiệm của cánh lái xe Tây Nguyên, họ luôn đề phòng mỗi khi đi qua Đèo Măng Giang... mặc dù con đèo này về độ dài, độ dốc và độ cao không thể bằng đèo An Khê. Cái mà họ e ngại chính là "zớp" tai nạn của con đèo này. Các vụ tai nạn lớn sảy ra trên QL 19 hầu hết đều xảy ra trên con đèo Măng Giang
http://ne6.upanh.com/b4.s16.d2/5a5523c1187ff5e9d3b2c9fc04085f63_37319666.frgravesmy.jpg< Nghĩa trang quân đội Pháp trên đèo.

Đường đèo trước đây rất láng mịn. Hồi những năm 87 - 88 đi qua hai con đèo này, xe chạy ro ro và ôm cua cực "ngọt" vì đường quá tốt... Những năm chiến tranh cũng không làm nó hỏng nền cũng như mặt đường, mặc dù đường chưa rộng rãi như bây giờ. Cây cối trên đèo cũng không rậm rạp, thi thoảng còn có buôn làng của người M''nong, Xê đăng và Ba Na nằm cheo leo trên sườn đồi hoặc lọt thỏm giữa thung lũng bên dưới.... Đèo Măng Giang cách huyện lị khoảng 20 km và ngay đầu đèo có một cái biển xây bằng xi măng cực to có dòng chữ: "đèo Măng Giang - Cua gấp nguy hiểm, lái xe chú ý giảm tốc độ" thế nhưng điều nguy hiểm nhất thì vẫn sờ sờ ra đó...... Và chính cái quan trọng nhất và nguy hiểm nhất thì họ vẫn chưa chịu sửa..
http://ne7.upanh.com/b2.s7.d2/9041c8c7b63ac9a60f3c4c1a2b181b74_37319687.ankhe1.jpg< Đèo An Khê.

Số là thế này: Nếu bạn đi từ P''leiku về Quy Nhơn, con đường quốc lộ 19 êm ru chạy về phía Đông đến đầu đèo Măng Giang đều có độ dốc hơi bằng bằng rất dễ làm lái xe lơ là.... Đoạn cua thứ nhất ngay đầu đèo là một khúc cua gắt, nó khuất sau một vách đồi và quặt chéo về phía Nam ... Nếu nhìn từ xa, bạn chỉ thấy cái biển và tầm nhìn con đường cũng vẫn thấy thoáng đãng, bạn sẽ mất cảnh giác và chỉ nghĩ rằng đây mới bắt đầu vào đèo.

Con đường vẫn mịn màng và êm êm, bằng bằng... Thế nhưng khi bạn chưa kịp giảm tốc độ, vừa qua cái biển là cái cua gắt ấy đã hiện ngay ra trước mắt... Phía dưới là cái vực 3 tầng đồi sâu khoảng trên 50 m. Tiếp ngay khúc cua đầu tiên là 2 khúc cua liên tục, rất ngoắt nghéo... chính điều này đã làm cho các tay lái xe lạ địa hình dễ rơi vào tình trạng ôm cua không kịp và mất lái, lao luôn xe xuống vực giống như chiếc xe 54 chỗ đã mang theo 17 người năm 1990... Xe tai nạn vì lơ là cứ tưởng đường bằng..
http://ne1.upanh.com/b4.s16.d2/56e63ea08c9ca00c9c732fdee10d96e5_37319711.ankhe2.jpg

Năm đó, chiếc xe xuất phát từ BMT chở theo 63 hành khách về Thái Bình. Đến đèo Măng Giang đã tầm 23h đêm, trên xe hành khách đã ngủ say theo nhịp lắc lư của xe.... Bất ngờ, nghe tiếng la thảng thốt của lái xe và chỉ trong có mấy giây, chiếc xe lao như một mũi tên từ độ cao hơn 50 m trên đỉnh đèo rơi cắm đầu xuống bãi đất trống ở tầng vực thứ nhất..... Hậu quả trên xe chết 17 người và bị thương quá nửa.....

Đèo Măng Giang độ dài thua xa đèo An Khê, phong cảnh cũng không thể so đọ được với đèo An Khê. Từ trên đỉnh đèo An Khê bạn có thể phóng tầm mắt bao quát một phần tỉnh Bình Định với các huyện Tây Sơn, An Lão, Tuy An.
http://ne6.upanh.com/b1.s4.d3/d7763bffcc80cab5b43c87a8223cd13e_37319736.ankhe3.jpg< Đèo An Khê ngày nay.

Đèo An Khê cũng là nơi diễn ra bài học "kinh điển" của ngành vận tải siêu trường siêu trọng khi chở tổ máy tubin phát điện xây dựng nhà máy Thuỷ điện Yaly. Cả một chiếc Tubin nặng hơn 100 ton, đường kính hơn một chục mét được tàu biển đưa vào cặp bến Quy Nhơn rồi cẩu lên nằm "chềnh ềnh" trên sàn 2 chiếc rơmooc đặc chủng 32 lốp đấu đít vào nhau, ... 3 chiếc xe Ural hạng nặng được huy động vào việc kéo chiếc Tubin này lên Sê San. Hai chiếc nhận nhiệm vụ kéo, một chiếc đẩy đít.... 1 xe CA đi dẹp đường.

Chiếc Tubin choán hết cả mặt đường khiến cho việc di chuyển của chiếc xe cực kỳ khó khăn.... Khi lên đèo An Khê, có cả hai chiếc xe xúc ủi đi kèm theo đề phòng trục trặc. Có hơn 20 km qua đèo An Khê mà cuộc vận chuyển tổ máy phát điện này đi mất 3 ngày ròng rã

(theo dulichgo,Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 04:16 PM
Chuyện về đèo Lò Xo - Quảng Nam
Đèo Lò Xo dài 20 km thuộc địa phận xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm trên cung đường QL 14 từ Quảng Nam đi Kon Tum.
http://ne2.upanh.com/b2.s6.d3/bc1a3124e854e6bed8a6a58333e215ce_37319912.mg3402.jpg

Thời Pháp, đường 14 được mở ra nhằm khai thông công cuộc thực dân hoá vùng Bắc Tây Nguyên và cũng để phục vụ cho việc chuyển quân, đạn dược của quân đội Pháp đồn trú suốt một dải Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Cam Pu Chia, vận chuyển tài nguyên thuộc địa về mẫu quốc thông qua cảng Đà Nẵng. Gần khu vực đèo Lò Xo, Pháp cho xây nhà ngục Đăkley nổi tiếng một thời, nơi giam giữ ông Tố Hữu suốt bao nhiêu năm.

Đèo Lò Xo những năm 90 của thế kỷ trước còn hoang vắng vì lúc đó quốc lộ 14 chưa được sửa sang lại sau cuộc chiến tranh kháng Mỹ, nó gần như bị bỏ hoang từ 1975 đến lúc tôi tới đó lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1990. Đường chỉ còn nền và cỏ cây mọc um tùm, lổn nhổn đá hộc
http://ne2.upanh.com/b3.s4.d3/610d582f326cc2b193ebe13398884ad8_37319962.764689f96fca2e2.jpg

Khu vực quanh đèo Lò Xo là rừng già, thâm u. Rừng ở đây cực kỳ nhiều các loại gỗ quý hiếm và gỗ lớn. Đặc biệt, khu đèo Lò Xo chính là nơi dân đi Điệu miền Trung đã phát hiện ra rất nhiều Trầm Kỳ. Có rất nhiều câu chuyện bi kịch của dân tìm Trầm đã xảy ra ở đây. Và còn một điều nữa cũng cần phải nhắc đến là chuyện khai thác vàng sa khoáng ở khu vực quanh đèo Lò Xo
http://ne4.upanh.com/b4.s8.d3/50906348424e1a32392a30e6a1a6a3b8_37320054.mg3463.jpg

Năm đó (1990) tôi "lang bạt" vào tới Khâm Đức, khi tới chân đèo Lò Xo để tìm ông già tên Hai Dũng chuyên đầu nậu Trầm và vàng sa khoáng, đã được ông ấy mời món rượu ngâm bào thai Hổ với sâm Ngọc Linh, nhắm với thịt Cheo nướng than củi. Tôi nhớ như in cái bình rượu nước xanh xanh có những rễ sâm Ngọc Linh bằng ngón chân, ba con Hổ con, mỗi con chỉ nặng chừng 2 kg nằm ôm nhau, giương mắt lờ đờ nhìn khách....

Sợ nhất là chuyện cướp ở vùng này. Hồi sau giải phóng 1975 còn rất nhiều Fulro và chuyện đốt phá, cướp của bắn giết xảy ra liên miên. Bộ đội và Công an vũ trang dẹp mãi đến những năm 1990 thì Fulro người Thượng chẳng còn nhưng lại đến "Fulro" người Kinh. Đó là những nhóm giang hồ phiêu bạt, đi đãi vàng, đi tìm Trầm thất bại thì nảy ra đi cướp, chúng cướp thượng vàng hạ cám và chỉ nhè vào dân đi buôn, thường là phục kích ở rừng, có đứa theo dõi, báo hiệu là xông ra chặn đường. Có vụ chúng cướp cả xe tải quân sự.

Con đèo này sạt lở kinh hoàng, có thời điểm sạt mất cả nền đường cả khúc dài mấy trăm mét. Suối ở đây thường rất hiền hoà, nhưng khi mùa mưa tới thì nó ào ào như thác đổ và cuốn trôi đất đá cùng cây cối. Đoạn ở gần chân đèo, đi qua chỗ ngã 3 lối lên ngục Đak Gley có một cây cầu và khúc cua, đó là nơi tôi chứng kiến một cơn lũ đến bất thình lình và cuốn trôi một chiếc xe UAZ chở thực phẩm cho đồn biên phòng, chúng tôi bị lũ "phong toả" 3 ngày trời, nhịn đói nhịn khát gần 2 ngày ngồi yên trên đỉnh quả đồi không sao mà thoát được
http://ne7.upanh.com/b3.s2.d1/864302aee13f464ae4f4e3133584be59_37320117.76469cd5649f1d4.jpg< Đây là cây cầu nơi tôi và các bạn của tôi bị lũ rừng vây hãm....

Đèo Lò Xo từng nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp bởi cái nhà tù Đăklei và những người tù chính trị vượt ngục. Nhưng nổi tiếng hơn cả là những câu chuyện "đường rừng" với voi đi cả đàn, hổ báo chạy thậm thịch ngày đêm.

Gần đây, khu vực quanh đèo Lò Xo là điểm nóng của chuyện lâm tặc, đào đãi vàng. Đi quá Lò Xo chừng 10 km là bắt đầu đến khu vực bãi vàng và nơi tập kết gỗ của lâm tặc
http://ne6.upanh.com/b4.s11.d1/0751990d6ca0d3b72a1afa67c7dc2739_37320156.76469cd58ae91a5.jpg< Con suối này cực kỳ hung dữ mỗi khi lũ về...

Lần tôi đi qua mới đây, xe Reo chở gỗ tập kết từng đoàn chừng 20 chiếc. Gỗ lậu không thấy nhiều nhưng chắc chắn là phải có rất nhiều vì trên đường đi qua ĐăkTô chúng tôi gặp những chiếc xe đầu kéo Internatinonal lặc lè kéo theo những rơ mooc 40' ngất nghểu những cây gỗ to 2 - 3 người ôm. Có đoàn xe đầu kéo chừng 2 - 3 chiếc dừng lại giữa đường chờ thông đường mới đi.... Việc này làm tôi rất băn khoăn, chẳng lẽ Kiểm Lâm Kon Tum lại không biết sao? Xe chở gỗ đi thành từng đoàn, to vật vã thế kia, CSGT thì lượn lờ suốt?!

Đem câu chuyện này thắc mắc với anh bạn kinh doanh ở Tp Pleiku, hắn cười hô hố rồi bảo tôi: Gỗ này có bảo kê đấy ông ạ ! Nó có giấy phép "đốn" gỗ ở Lào, nhưng tập kết xe ở VN và nhân thể "khai thác" gỗ luôn tại quê hương cho nó gần
http://ne9.upanh.com/b6.s7.d1/34c731e2c5b578deebca2d47706a5a8e_37320189.mg3418.jpg

Bãi vàng gần đèo Lò Xo thì vô cùng phức tạp. Cái mỏ vàng Bồng Miêu cũng gần ngay đây. Buổi trưa, trời mưa rào ào ạt, gió thổi bão bùng và sấm sét đì đùng, chúng tôi ngừng lại ăn trưa ở một quán cơm cách thị trấn Khâm Đức chừng 8km, ngay dưới chân núi. Ông chủ quán cơm vẻ mặt từng trải, có cặp mắt rất sắc, tia mắt dữ tợn ra đưa thực đơn và hỏi chúng tôi đi đâu, có phải đi mua vàng đãi hay chỉ là đi qua đường? Sau khi biết chúng tôi đi du lịch Xuyên Việt về qua đậy, ông ta có vẻ vui vẻ và bắt chuyện trong lúc chờ thức ăn được đưa ra.

Ông ta kể: Trước đây bãi vàng "kinh hoàng" lắm, thời gian đó khoảng những năm 1996 - 1997... không ngày nào không xảy ra chuyện đánh nhau, cướp bóc, chém giết người. Lúc đó ông ta là chủ bưởng, quân trong bưởng có tới 200 người, một ngày làm thu hoạch không dưới 5 cây vàng cốm. Ông ta quê ở Khâm Đức Quảng Nam chính gốc 3 đời, thế mà vẫn bị băng nhóm khác vào cướp bãi, chém què mất 1 tay, ông ta mất mấy trăm cây vàng và đứa con rể lớn bị tàn tật vì sập hầm
http://ne5.upanh.com/b4.s2.d4/3ab4f2c74a410465e11e47b74b9f518c_37320225.mg3433.jpg

Tình hình phức tạp đến mức CA huyện không thể trị nổi phải xin quân của tỉnh. Cả tiểu đoàn CSCĐ được điều vào càn quét liên tục trong mấy tháng ròng thì tình hình mới tạm yên. Sau trận ấy, ông ta bỏ "nghề" đem theo mấy chục cây vàng còn giữ được về đây mở quán cơm. Làm ăn cũng khấm khá. Ông ta bảo ông là số may mới được vậy, có mấy thằng bạn đi vô bãi cùng đợt chết mất xác trong đợt sập hầm chết mấy chục người. Ông ta rủ tôi vào trong nhà khoe mấy con Báo Gấm, Gấu Ngựa và Chồn được nhồi bông đứng ngồi "lổn nhổn" giương mắt xanh lét nhìn khách

(theo dulichgo. Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 04:23 PM
Chuyện về đèo ĐăkSong (Còn gọi là ngã ba Rừng Lạnh
http://ne2.upanh.com/b3.s18.d1/f78090e59985e842365b9668f80bd9ea_37320482.ap20091012114234923.jpg

Đèo ĐăkSong ở vị trí giữa huyện DakMil và huyện Dakrlap thuộc tỉnh DakLak trước đây, giờ nó là huyện DakSong tỉnh DakNong và là ngã ba nơi quốc lộ 14A gặp đường mòn Hồ Chí Minh (giờ gọi là QL 14C). Con đèo này không có gì đặc biệt lắm bởi nó chỉ dài cỡ 7 - 8 km và dốc cũng không lấy gì làm ghê gớm cả. Nhưng nếu tìm hiểu kỹ, mới thấy con đèo này lắm huyền thoại, cả những chuyện chiến tranh bom đạn, chuyện chất độc màu da cam, chuyện các nữ anh hùng kháng chiến chống Mỹ đến chuyện tai nạn ma mồ, chuyện sương mù ảo ảnh, tiếng động hạ âm... Thôi thì đủ cả.

Từ thị trấn DakMil đi gần tới DakSong, cách khoảng 10km có một ngọn núi lửa đã tắt, giờ là một quả đồi tròn vo, giữa đỉnh đồi là cái miệng núi lửa, tắt bao nhiêu thế kỷ rồi không biết nhưng nó vẫn còn nguyên đó cái hũm rộng chừng 300m đường kính, sâu khoảng 30m cỏ mọc ngút ngàn..
Gần tới ngã ba DakSong, nơi quốc lộ 14A gặp quốc lộ 14C có một đồn biên phòng, tôi đã ở 3 ngày thăm đứa em đóng quân tại đây và được nghe mấy anh chỉ huy đi lính từ thời chống Mỹ, chống Khơ Me Đỏ rủ rỉ kể những câu chuyện thời đó bên bàn rượu cạnh bếp lửa đỏ hồng giữa đêm khuya mùa khô gió ào ạt thổi
http://ne0.upanh.com/b5.s15.d2/ab25d4ca962ed7c74cd4ee17f3c82145_37320550.ap20091012114519170.jpg

Những năm chiến tranh, khu vực này là khu vực chuyển vận lương thực đạn dược quan trọng cho chiến trường Miền Đông Nam Bộ và cho chiến khu R. Đường mòn HCM xuyên trong rừng già cách ngã ba DakSong chừng 30 km, sát biên giới Cambodia chứ không gặp QL 14 như bây giờ suốt ngày đêm từng đoàn quân giải phóng "âm thầm" luồn rừng hành quân về các mặt trận. Quân Mỹ cho máy bay B52 rải bom vào mùa mưa. Mùa khô thả chất độc da cam diệt cỏ và sau đó rải bom napan đốt cháy rừng, khu vực này có lúc "xơ xác" tiêu điều hoang vắng. Sức sống của rừng cộng với chất khoáng của đất đỏ Bazan khiến mầm sống lại tốt tươi chỉ sau vài năm ngừng chiến. Rừng lại xanh, cây cối rậm rạp, um tùm, chim muông thú rừng lại về, cho đến tận những năm hòa bình thì lác đác dân kinh tế mới từ Thái Bình, Nghệ Tĩnh vào đây xây dựng khai hoang.

Đèo DakSong cách đồn biên phòng chừng 3 km, có một con dốc nổi tiếng vì có nhiều giai thoại quanh nó, chuyện kể là trước đây có một tiểu đội nữ quân giải phóng Miền Nam giữ chốt khu vực này, sau đó bị B52 rải bom hy sinh hết. Những ngày trời sương mù, hoặc những đêm vắng trời trong xanh có trăng thì những chiếc xe vận tải đi qua đây rất hay gặp các "chị" hiện về. Lái xe thường nhìn thấy thấp thoáng trong ánh đèn pha là các chị đứng bên đường xõa tóc trêu đùa nhau, có hôm còn "nghịch ngợm" trèo hẳn lên bậc cửa cabin xe đu đưa, đu đưa...

Khu vực đèo DakSong rất nhiều sương mù, cung đường lại lắm cua gắt, tuy chỉ dốc thoai thoải nhưng tầm nhìn bị che chắn bởi cây cối. Hai đầu con đèo được phân định với khu vực khác là 2 khúc cua, dốc cũng tương đối cao, đường đi xẻ đôi ngọn đồi.
http://ne4.upanh.com/b1.s3.d1/6242ec4632583cb902f4e6ca6a70c4e6_37320604.ap20091012120902664.jpg

Giữa đèo có đoạn cua nổi tiếng bởi một vụ tai nạn kinh hoàng. Buổi chiều giữa mùa khô năm 1996, 2 chiếc xe khách loại 24 chỗ và 54 chỗ đấu đầu, "tử" tại trận hơn 40 mạng. Giờ chỗ đó thành cái dzớp, thi thoảng lại có vụ đâm nhau, hoặc đang chạy xe máy tự dưng ngã vật ra đường.

Có một chuyện giờ đây cũng chưa ai giải thích được, đó là ảo ảnh. Dân ở gần khu vực này kể rằng, trước đây rừng còn nhiều, mưa lớn, nhất là mưa kèm theo sấm sét, sau cơn mưa hơi nước bốc lên mù mịt, trong đám bụi mờ ngùn ngụt bay lên ấy, rất hay có những hình ảnh đám người đang đứng, thậm chí có hình ảnh cả một dãy phố. Còn dân lái xe đường dài tuyến quốc lộ 14 thì chuyền tai nhau câu chuyện kể, trong một đêm mưa sấm sét nổi đùng đùng, có ông lái xe tự nhiên thấy loằng ngoằng những vệt sáng xanh lét đằng trước mặt, rồi trong ánh chớp ấy, ông ta nhìn rõ hai bên đường là đoàn quân lính chiến, súng ống tua tủa đang hành quân.

Những câu chuyện đậm chất huyền hoặc ấy tôi được nghe trong một đêm mùa khô, từ những người lính biên phòng già, bên bếp lửa hồng rực than hoa có lùi những củ sắn thơm ngậy nhắm với rượu đế trong vắt cất từ ngô nếp, ngoài trời gió ào ạt thổi, cứ hun hút trên những tàng cây muồng hoa vàng trồng ken dày bên những lô cafe đang mùa nở hoa.

Đèo DakSong lượn lờ qua mấy quả đồi thoai thoải, xanh ngắt màu lá cafe. Mùa khô được tưới nước, cây cafe đơm hoa nở bung một màu trắng thơm ngát, đứng trên đỉnh dốc phóng tầm mắt ra xa, thấy cả một vùng đất cao nguyên bao la toàn một màu hoa trắng, điểm xuyết những khu đất màu xanh của rừng còn sót lại, những hồ nước long lanh, thấp thoáng những ngôi nhà gỗ mái ngói đỏ nâu xậm.... Cảnh đẹp ta chỉ thấy duy nhất có ở vùng đất Cao nguyên mênh mang này
http://ne4.upanh.com/b1.s1.d3/82e476c28e2d5a6909c054cbfb6ac053_37320734.41411478.jpg
Vừa rồi, chạy một phát Xuyên Việt có 54 giờ. Tranh thủ cũng chụp được khá nhiều ảnh của những con đèo mình định viết.
Đêm, khoảng 1h sáng, chạy qua đèo ĐakSong, giờ đèo dốc chả thấy rờn rợn nữa vì 2/3 con đèo này đã được lính công binh hạ độ cao và mở rộng đường, đường quốc lộ 14 chỗ này đã trở thành phố thị, và là thị trấn Đaksong.

Từ cung này chạy đến tít tận Plei Kần mới có con đèo, đó là Đèo Lò Xo. Giờ Lò Xo cũng đông đúc dân cư rồi. Qua Thạch Mỹ thì có 1 con đèo nữa gọi là đèo P'rao, "xiên" sang A Lưới thì còn có mấy đèo nữa, đèo A Roàng và đèo A Sầu. Cung Tây Trường Sơn thì cũng có mấy đèo: Đèo Sa Mù, đèo Khe Đăng, đèo U Bò, đèo Khe Cạc ....

Định bụng vậy nhưng cuối cùng tắc đường ở P'rao, nên mình dex chạy được mấy con đèo này. Vậy là quay xuống Đà Nắng và hôm sau đi chụp ảnh đèo Hải Vân

(theo dulichgo, Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 04:57 PM
http://ne0.upanh.com/b2.s15.d2/7f4961a2d3851a9fdb2aacf8d18c34a4_37321180.img2194copy1.jpg

Phongvu: Em xin phép các bác kể về mấy con đèo em gặp trong chuyến Tây Bắc.
Em kinh hãi nhất là đèo Làng Mô trên đường từ Sìn Hồ xuống Mường Lay (chả biết trí nhớ có đúng không), chạy buổi tối sương mù mờ mịt trời lạnh buốt. Tầm nhìn xa không quá 2m, không biết đằng trước mình có cái gì đang chờ, không biết khi nào sẽ hết con đèo quái quỷ đầy sương mù. Em có nói với anh Mì: Nếu ko có anh đi cùng em sẽ ngồi xuống khóc ngay tại đấy.

Hôm đấy tụi em đến Sìn Hồ khi trời vừa tối, chuyến đi với mục tiêu chinh phục A Pa Chải của hai anh em Vespa 1 SG 1 HN vào dịp tết con chuột vừa rồi. 2 anh em quyết định chạy cố về Mường Lay ngủ để hôm sau đi Mường Chà. Không ngờ, đi khỏi Sìn Hồ thì trời sụp tối và lác đác mưa. Hết mưa là sương mù mờ mịt, không thể nhìn thấy gì nhất là anh Mì lại còn đeo kính cận
http://ne2.upanh.com/b6.s17.d2/83d3c49debedc32a75f54194d1e78494_37321592.img2197copy.jpg
Em nhận nhiệm vụ đi trước để anh Mì canh theo xe em mà đi theo, không nhìn thấy bất cứ cái gì xa hơn 2m. Mà nhìn vào đêm sương mù thì quả thực là chói và nhức mắt, nhiều lúc em muốn tắt đèn xe đi cho đỡ chói nhưng không thể. Tắt đèn xe thì lập tức rơi vào đêm đen vô tận, mở đèn thì chói mắt nhưng ít nhất còn nhìn thấy mặt đường ngay... dưới chân. Em toàn phải căn các cột mốc bên đường mà đi (cảm ơn các cột mốc ko đc làm bởi pê em u 18), những lúc đường không có cột mốc thì quả thực là chả biết mình đang đi đâu cả.
Rút cuộc cũng hết đoạn đường đèo ma làm ấy, em chạy xe như chưa bao giờ được chạy xe cả (làm bác Mì tụt lại tít đằng xa). Thị xã chết đuối Mường Lay như một sự cứu rỗi..
http://ne7.upanh.com/b2.s8.d3/2be977bfd6eb174949c08a3a4cf23f05_37321667.2.jpg
Nếu đường từ Nậm Chiến sang Nậm Khắt mà gọi là đường đèo thì đây cũng là con đèo đáng nhớ, đường toàn bùn trơn trượt. May nhờ có 2 bạn Mông đồng hành nên cũng đỡ, rất cảm ơn 2 bạn ấy. Cho đến giờ em vẫn ngạc nhiên không hiểu sao 2 chiếc Vespa có thể đi qua được đoạn đường đáng sợ ấy.

Đường đất bé tí và trơn trượt sau mưa, xe dờ rim và guây còn phải quấn dây thừng vào bánh đi còn khó. Hầu hết mọi người ở Nậm Chiến khuyên là không nên đi, vậy mà tụi em vẫn đi qua được.
http://ne1.upanh.com/b3.s5.d3/93f041a8290cf2b64db6e2536d77f9f5_37321701.muongte410772resizejx9.jpg

Em nhớ đèo Khau Phạ vố buổi sáng 2 anh em trượt băng trên đỉnh đèo, những chiếc xe khách văng ngang đập vào thanh chắn. Sáng đấy 2 anh em xuất phát từ Mù Căng Chải, hí hửng vì có đến 80% gặp băng tuyết trên đỉnh đèo Khau Phạ. Gặp thật, nhưng niềm vui cũng chóng qua khi những chiếc xe không tuân theo sự điều khiển nữa trên đỉnh đèo bị đóng băng trơn trượt. Những ngọn cây, mái nhà đẹp như chuyện cổ tích và các bộ phim em đc xem trên TV.

Đây là lần đầu tiên em thấy băng tuyết ko phải trong tủ lạnh, háo hức và tò mò lắm. Gần đỉnh núi, tất cả mọi thứ bị đóng băn kể cả mặt đường. Bùn nhão bên đường cũng bị đóng băng cứng ngắc và mấp mô, những đống cứt trâu cứt bò đóng băng cứng đến mức đứng lên ko nát (em đứng thử).Cả 2 xe tự nhiên trượt đi mà không ai hiểu lý do vì sao, đến lúc đứng xuống thấy mình cũng trượt đi mới biết mặt đường đã đóng băng.

http://ne9.upanh.com/b3.s6.d2/6029f2c9caf5d14a9265ff460f9fbf8f_37321779.mauson.jpg

Anh Mì thấy những chiếc xe khách đi qua bị trượt quay ngang văng sang phía ta luy âm sợ đi tiếp sẽ nguy hiểm nên đề nghị chờ băng tan mới đi tiếp (bao giờ cho đến tháng 10?), sau thấy ko chờ đc nên cởi giày ra đi mỗi bít tất dắt xe qua đỉnh đèo đóng băng. Xe em bị đổ giữa đường mà ko thể nào dựng dậy đc (người đứng còn ko vững làm sao mà dựng xe dậy), đành phải đẩy xe theo phương song song mặt đất vào lề đường bùn cứng mấp mô. May mà mặc dù bùn đã đóng băng nhưng nhờ sợ mấp mô của nó mà em dựng được xe dậy và đi dọc xuống, lại bị ngã xe phát nữa may mà anh Mì quay lại giúp.
Em có may mắn qua mấy con đèo nữa nhưng những con đèo trên là ấn tượng nhất
http://ne1.upanh.com/b3.s1.d2/fee4d4150040b1d8171842a3b1985b5d_37321851.dsc002571.jpg

Hoangbquang: Trên trục đường Trường Sơn, đoạn từ ngã ba Đăk Tô đến cầu Dăk Rông có mấy con đèo rất dài: Đèo Lò Xo - Đèo A Roàng ... Đường Trường Sơn nhánh Tây, có 3 con đèo lớn rất hiểm trở và hay bị sạt lở: Đèo Sa Mù - Đèo Khe Đăng - Đèo U Bò. Chúng ta nói về từng đèo nhé
Đèo Lò Xo thì tôi đã viết ở những post trên, còn đèo A Roàng thì...

Những năm trước đây, theo một nguồn tin "không chính thống", phần đất từ những km gần đèo A Roàng đến hầm A Roàng 1 và A Roàng 2 không rõ ràng về ranh giới quốc gia. Đại loại thế ... Trục đường này quanh co và uốn lượn rắn bò kinh khủng. Nó chui sâu trong rừng già thâm u. Không có một căn nhà dân nào trên quãng đường dài 70km từ P'rao sang A Lưới. Hoàn toàn vắng lặng. Tôi đã đi qua con đèo này 2 lần
http://ne4.upanh.com/b1.s19.d2/2e69c1987d8047795781b5c5ade14d93_37321874.dsc002781.jpg

Lần 1, chạy qua đây lúc chiều tà. Trời mù mịt sương và lạnh như cắt. Rừng âm u không thể tả! Vắng! Vắng kinh hoàng... Bắt đầu từ ngoại vi thị tứ P'rao trở đi thì con đường rừng hoang lạnh này chỉ có mỗi chiếc xe của tôi. Chiều tối nhưng tôi mở đèn pha và bật nhạc ầm ĩ cho đỡ... sợ!
Chui qua căn hầm A Roàng 2, trời bắt đầu tối. Sương bớt mù mịt, đường vẫn hun hút. Gió ào ạt. Tôi chạy xe như "ma đuổi" lòng mong mỏi về A Lưới thật nhanh....

Bất chợt, nhìn qua gương chiếu hậu, tôi thấy 2 ngọn đèn mờ mờ ở phía sau xe. Tự dưng tóc gáy dựng cả lên, chợt nhớ câu chuyện dị đoan bà chủ quán ở Huyện Hiên kể rằng đường Trường Sơn này rất nhiều "ma lai", đêm nó "bay tà tà" theo người để hút máu. Mịe khỉ, thế là nhấn ga chạy ...

Giời ạ! Mình chạy nhanh cỡ nào thì 2 cái đèn mờ mờ kia nó cũng chạy nhanh, chạy chậm lại nó cũng chạy chậm lại. Mình cua gấp nó cũng cua gấp. Cứ cách nhau khoảng 10m, đuổi theo như hình với bóng.
Lúc này bắt đầu éo nghĩ đến Ma nữa, mà nghĩ đến cướp. Nhưng mà quái lạ, sao không thấy nó vượt lên nhỉ?! Thôi, có khi đúng là Ma rồi ... Đuổi theo nhau dễ đến hơn 30km rồi còn gì .
http://ne9.upanh.com/b1.s3.d1/e1b8fb69086ff6e7ed67ca792c2ae7d6_37321929.dsc03925.jpg

Vậy là bắt đầu "thần hồn nát thần tính". Chạy! Chạy bay tóc. Chạy mà không thèm nghĩ gì đến đèo dốc, vực sâu, cua gắt hoặc tai nạn. Cho đến khi mờ ảo phía trước là những ngọn đèn vàng vọt của 1 cái bản người Vân Kiều, chó chạy lao ra đường sủa ông ổng thì tôi giảm ga ... dừng lại.
Hai ngọn đèn mờ ảo kia sáng dần lên và ...cũng dừng lại. Kettttt! Một bóng người mở cửa xe lao xuống, tay lạnh ngắt cầm chặt tay tôi miệng hào hển run rẩy: Anh ơi ...đường vắng nhỉ, vắng nhiiiiiii...

Hóa ra một "ông" Camry biển 29, chở khách đi Thủy điện A Vương, tiện đường Trường Sơn chạy về. Khi đến P'Rao, thấy vắng quá nên định quay lại. Nghe ông bán xăng nói trước đó 20 phút có 1 chiếc Escape cũng biển ngoài nớ đang chạy ra, hắn quyết định đuổi theo xe tôi. Qua khỏi đèo A Roàng thì "hắn" bắt kịp xe mình, cứ thế chạy theo sau. Nhưng "hắn" bảo: Anh chạy nhanh quá, mà em thì lo bị anh bỏ rơi nên cố chạy bám theo ....Hóa ra, hai thằng đều "thần hồn nát thần tính" rượt nhau chạy tóe khói

Đêm đó, hai anh em "rồng rắn" nhau chạy về Lao Bảo uống rượu. 2h sáng lại tiếp tục chạy về Khe Sanh để hôm sau đi tiếp Tây Trường Sơn với những con đèo Sa Mù - Khe Đăng - U Bò nổi tiếng
http://ne4.upanh.com/b6.s9.d1/be886e5e147348ef2fa86a0096d88845_37321994.img0021.jpg
Sáng sớm ở Khe Sanh, trời xanh trong và nắng dịu, gió Lào khô khốc hiu hiu thổi. Con đường 9 phẳng lì gặp Tây Trường Sơn tại ngã ba Khe Sanh, nơi có một tượng đài kỷ niệm chiến thắng Đường 9 Nam Lào...
Tôi đi đổ xăng xe, bụng nghĩ, cung đường Tây Trường Sơn từ Khe Sanh sang Khe Cạc khoảng cách 235 km, chắc đổ đầy bình 60 lít là ổn. Thế rồi 7h sáng tôi rời Khe Sanh để vào cung đường "huyền thoại" nhất: Tây Trường Sơn với những con đèo Sa Mù - Khe Đăng và U Bò
http://ne6.upanh.com/b1.s10.d2/238143fc17f339930ec58139291a1e70_37322036.img0035.jpg

Đường Tây Trường Sơn được xây dựng dựa trên nền con đường Trường Sơn của đoàn 559 trước đây. Gần như toàn bộ 235 km từ Khe Sanh sang Khe Cạc là đổ bê tông chứ không rải nhựa đường. Đường hẹp, chỉ 6 m bề ngang. 253 km thì có đến 180 km là cua gấp, ngoằn nghèo, lên xuống, chui rúc sâu tít trong rừng rậm nhiệt đới. Không sóng di động, không trạm xăng, không hàng quán và không ... người!

Lúc này tôi vừa đi qua cái bản người Vân Kiều cuối cùng của huyện Hướng Hóa. Rừng đã âm u và mây đã bắt đầu xầm xì một màu xám
http://ne8.upanh.com/b3.s2.d4/984cd6c3b119639b0096abed4668965d_37322078.img0045.jpg< Đây là đoạn đường mà imim và anson khó khăn lắm mới đưa được em Daewoo đi qua ...

Khả năng trời đổ mưa ... Nếu mưa thì đúng là bỏ mịe chứ chẳng chơi. Cái khúc cua sạt lở mà tôi nhớ 2 đồng chí imim và anson đã không thể đi qua bằng chiếc xe Daewoo, may nhờ có dân bản giúp đỡ (Hình như bằng cách ...khiêng thì phải )

Màn dạo đầu của con đèo Sa Mù là một khúc cua và dốc bị sạt lở, thành ta luy dương đổ ập xuống khiến cho con đường đã hẹp lại càng hẹp, vừa đủ cho chiếc xe escape đi.
http://ne6.upanh.com/b1.s9.d1/b9b62eb3bf42a91425dbf19094a5549d_37322096.img0052.jpg< Và đây là con dốc đầu tiên để lên đèo Sa Mù...

Con đèo Sa Mù thường là rất nhiều sương mù (không phải luận ra từ cái tên đâu nhé)...

Lần đi qua đó tôi gặp may vì trời cũng không đến nỗi tệ. Nhưng phải nói thật là rất hãi chuyện sạt lở ... Nói dại chứ đang đi mà cả nửa quả đồi sạt xuống, chắc chỉ còn nước đi bộ quay ngược lại 50 km mới có cái ăn, mà thế là may chứ không may mà nó vùi cả xe thì chỉ có nước ....đứt. Chẳng có ma nào cứu kịp
http://ne1.upanh.com/b4.s17.d1/49791f0d1acb673f3ea8f5dc8bce6dd7_37322121.img0166.jpg

Tháng 8 hay là 9 năm 2006, lần đi cái chấm ở Anh Sơn, có GPS ở Quata về, CVN, Minh Cận, và anh minh ở Hà Nội nửa đêm mò vào, Hai Lúa, Ducko và một số anh em ở Sì Gềnh ra, có cả Lam chiều và tabalo cùng rất rất nhiều anh em nữa, chuyến đó Lam Chiều bảo: Em vừa đi Tây Trường Sơn, "hắn" tí tởn cho mình xem bộ ảnh "hắn" đi Tây Trường Sơn. Ô Hô... Hai "lão" Lam Chiều và Lý Toét đi cung này đã phải dùng rìu để chặt cây đổ giữa đường mới thoát được, hình như lại còn dùng xẻng đào đất nữa ... Anson và imim thì bày đồ ăn giữa đường trên đỉnh U Bò, vừa ăn vừa ngắm Đồng Hới phía xa xa ...Còn mình, may thế. Chuyến đó không gặp cái vụ sạt lở nào, nhưng gặp một vụ đưa người đi cấp cứu khá hồi hộp giữa rừng không mông quạnh ...
http://ne2.upanh.com/b6.s16.d2/64b3177ec8f052babd9b2d75455593e7_37322142.img0104.jpg
Dừng lại ăn trưa. Cả một quãng đường dài gần 100km chỉ có rừng già và hai đứa chúng tôi. Không dám bày ra giữa đường để "chén" nhưng mà cũng thích chí khi ngồi ăn trưa mà nghe tiếng nước chảy, tiếng vượn hú, tiếng chim hót véo von và tiếng rừng đại ngàn đang ..thở than!

Qua khỏi đèo Sa Mù chừng 40km thì chúng tôi dừng lại ăn trưa. Rừng thâm u kinh khủng. Vắng lặng. Gió xào xạc. Chỉ có thoang thoảng tiếng chim hót và tiếng vượn hú phía xa xa. Rì rầm tiếng nước chảy. Đại ngàn hoang vắng sẽ còn được bao lâu nữa, khi con đường này cứ đông đúc dần, dân cư sẽ lại bám đường sinh sống, chặt rừng để ...ăn !

Gần 13h chúng tôi đi qua đèo Khe Đăng (Khu Đăng). Con đèo này trước đó bị sạt lở mất một khoảng đường dài mấy trăm mét, bộ đội và công nhân làm đường tránh, đi vòng một khúc..
http://ne5.upanh.com/b2.s18.d1/2bd6debf917fdee926f92d42396f566e_37322165.img0110.jpg
Đèo Khu Đăng dài hơn 10 km. Vùng này là vùng đồi đất, cây cối thưa thớt. Nhìn trên GPS, con đường đèo vẫn gần với biên giới Lào.
Trước đó chừng 60km, có một ngã ba, tôi nhìn thấy một cái biển chỉ đường chỉ rằng: Biên giới Lào 5km. Gần sát sạt .... Giờ nhìn GPS vẫn rất gần Lào.

Con đường tránh đoạn sạt lở đang được làm lại. Chiếc xe của tôi bị một phát sạt gầm. Tự dưng hoảng lên vì nhó đến cái đận đi chấm Na Rì, bị phát sập gầm, may nhờ Lam Chiều (lại là "hắn") đi sau phát hiện ra bấm còi inh ỏi báo hiệu, may dừng lại kịp. Đáy cat đăng bị vỡ một miếng bằng lòng bàn tay, dầu chảy lênh láng. Cả đêm đó nằm chờ xe cứu hộ cùng với eskimo. May là gần sáng hoankiem quay lại cùng với xe cứu hộ ...
Thế là hoảng lên, dừng lại ngó nghiêng mãi. Từ lúc đó, khi vào ổ gà hoặc đi qua chỗ sạt lở, ngồi lái mà tự dưng cứ...kiễng mông lên

(theo dulichgo,Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 05:10 PM
Hoangbquang: Hai đứa tôi vượt qua đèo Khu Đăng. Trời ngả sang chiều mặc dù mới là 13h. Con đường vẫn hun hút quanh co, uốn lượn sâu tít trong bầu không khí oi nóng và âm u của rừng rậm trưa hè. Tiếng ve sầu kêu râm ran, tiếng chim thánh thót và tiếng cây rừng "vặn mình" kẽo kẹt ...
http://ne4.upanh.com/b2.s11.d4/d3cc06db22b66c81f96af1d66e7d5e0a_37322504.tst291.jpg
Vừa đi qua một khúc cua, chúng tôi chợt nhìn thấy một ngôi nhà 2 tầng màu sơn vàng, quốc kỳ tung bay phần phật. À, đấy là đồn biên phòng. Cổng đồn lặng phắc chẳng có ai. Chúng tôi phi xe vụt qua. Con đường bỗng thẳng tắp đằng trước mặt.

Từ phía xa, tôi phát hiện có một đám đông lố nhố. Một người mặc đồ sĩ quan chạy ra giữa đường "chặn" chúng tôi lại. Gần 10 đồng chí bộ đội biên phòng đang vây quanh một chị phụ nữ và một anh sĩ quan, trên tay anh bộ đội bồng một cháu nhỏ quấn chăn "tùm hụp".
http://ne6.upanh.com/b4.s4.d4/9a1313c7e4a4567dbe0f73bc7aba9f34_37322556.tst28.jpg

Anh bộ đội lớn tuổi nhất, có vẻ là chỉ huy đồn vì đeo lon trung tá thò đầu vào cabin xe:

- Này anh chị, nhờ anh chị chở giúp chúng tôi một cháu bé đi cấp cứu được không? Cháu nó đang bị sốt cao, phải đi cấp cứu ngay. Chúng tôi chờ ở đây suốt từ sáng đến giờ mới có 1 chiếc xe này đi qua ... Tình hình gay lắm. Anh chị cố giúp cho ....
- Cấp cứu ở đâu hả anh.
- Ở thành phố Đồng Hới....
- Ủa! Ở đây có đường về Đồng Hới không ạ?
- Có! Chính là ngã ba này, nhưng đường đang làm, xe không thể đi được, từ đây về Đồng Hới 60km. Còn nếu đi thẳng cách đây 30km, có xã Trường Sơn, gần đó có ngã ba có đường về Đồng Hới, đường rải đá dăm, xe này chạy tốt.
- Vâng, các anh chị đưa cháu lên xe đi.
....Thế là chúng tôi phi xe như điên để đưa cháu bé đi cấp cứu
http://ne0.upanh.com/b4.s7.d1/18ec78c8e3fdad9b14cb3cab70e768cb_37322620.tst31.jpg
Đúng là rừng Trường Sơn, rừng thiêng nước độc. Chị vợ anh bộ đội biên phòng là giáo viên ở vùng quê Hà Tĩnh, lấy nhau được 4 năm những không có con vì anh chồng đi xa suốt năm tháng. Vì muốn gần chồng, chị xung phong lên Trường Sơn cùng các chiến sĩ biên phòng lập lớp học xóa mù cho bà con dân tộc Vân Kiều, Mạ, Giẻ Triêng, Chứt... Hai vợ chồng được đồn biên phòng làm cho một căn nhà ở cổng đồn, hàng ngày chị đi dạy học cho bà con biết cãi chữ ....Năm sau chị có con với anh. Cháu bé mới được 10 tháng, hôm qua bỗng lên cơn sốt co giật. Y sĩ đồn biên phòng chẩn đoán cháu bị sốt vi rút và nhiễm trùng hô hấp....Đôi mắt nó lờ đờ dại hẳn đi nhìn chúng tôi, toàn thân quấn trong một chiếc chăn lính chỉ còn ló khuôn mặt như xám ngoẹt ... Trông thật tội nghiệp cho bé
http://ne2.upanh.com/b3.s4.d4/9636ae7d3c67498c1fe3c5a4972efdc6_37322652.tst37.jpg

Hơn 30 km từ đồn biên phòng về đến xã Trường Sơn nhanh chóng qua đi. Giữa rừng rậm Trường Sơn "bỗng" có một thung lũng bằng phẳng, một dòng sông xanh trong êm đềm chảy lững lờ và một xóm nhỏ với vài chục nóc nhà mái ngói. Cánh đồng bãi ven sông cỏ mượt mà với một đàn bò vàng, nâu, đen cả trăm con đang thủng thẳng gặm cỏ. Khung cảnh thật là trù phú, lạ cái là nó nằm lọt thỏm trong rừng đại ngàn, tách biệt ...

Cháu bé tự nhiên kêu rên, co giật rất mạnh. Người mẹ ôm chặt cháu, miệng mếu máo. Cũng may đứa bé chỉ co giật một chút rồi lại thiêm thiếp ... Hai vợ chồng thay nhau bế và xoa bóp. Tôi bắt đầu lo lắng, có vẻ hơi cuống khi tay lái không còn "chuẩn" nữa ...

Như đoán biết tâm lý, anh chồng kể chuyện như là 1 cách xóa tan không khí căng thẳng trên xe, anh kể: Đây là xã duy nhất có người Kinh định cư lâu đời trên con đường Trường Sơn này. Hồi xưa còn chiến tranh đã có người Kinh ở đây nhưng lèo tèo vài ba nóc nhà, bom Mỹ rải hàng trăm tấn napal đốt cháy rừng nhưng vẫn không "xua đuổi" được dân. Chẳng có đường bộ, chỉ có đường mòn xuyên rừng và đường sông Long Đại lên đây. Chỗ này chính là 1 địa điểm tập kết bộ đội Trường Sơn và tập kết vũ khí, quân nhu cho chiến trường B. Hòa bình lập lại, người ở dưới miền biển ngược sông Long Đại lên đây chặt gỗ, khai thác rừng, thấy vị trí đất bằng phẳng và lại ở ven sông tiện cho giao thông, thế là dần dần họ đưa gia đình lên đây định cư, làm ăn khấm khá do chăn nuôi, khai thác lâm sản... Giờ đã thành 1 xã với mấy trăm hộ gia đình. Tỉnh Quảng Bình mới đầu tư cho làm con đường tỉnh lộ nối nơi đây với Đồng Hới.
http://ne5.upanh.com/b3.s10.d3/8a2540039b3981470d3b8fce983abe79_37322715.tst30.jpg

Mình chợt nghĩ, chẳng biết chính quyền Quảng Bình cho làm con đường nối xã Trường Sơn với Đồng Hới có phải là sách lược tốt hơn không, chưa thấy gì tốt, chỉ thấy rừng đã bị khai thác tràn lan, gỗ to hàng người ôm nằm xếp "chỏng chơ" ven đường ...

Đến ngã ba, lối rẽ về Đồng Hới, có một chiếc xe khách 16 chỗ đang phi như bay, bụi mù mịt, chạy phía trước, hai vợ chồng đồng chí bộ đội liền bảo: Anh chạy nhanh giúp chúng tôi đuổi theo chiếc xe kia, chiếc xe này chúng tôi quen, chúng tôi sẽ đi chiếc xe đó về Đồng Hới, như thế sẽ tiện cho anh chị...

Vượt lên chiếc Toyota 16 chỗ, anh chồng thò đầu ra ngoắc ngoắc, chiếc xe dừng lại. Hai vợ chồng cuống quýt mở cửa xe. Ông lái xe 16 chỗ kêu ầm lên : Sao thế ... Sao thế? Chừng như đoán biết, ông ta bảo: Cấp cứu hả, lên nhanh đi, lẹ lên ....
Không kịp bắt tay cám ơn, anh bộ đội giơ tay chào chúng tôi và nói vọng sang: Cảm ơn anh chị nhé, hẹn gặp lại. Chiếc xe 16 chỗ rồ ga, phóng thẳng về phía Đồng Hới, bụi cuốn đỏ phía sau xe thành một làn sóng đặc quánh ....

Chia tay vợ chồng anh biên phòng và cháu bé. Chúng tôi bần thần dừng xe nhìn mãi đến khi chiếc 16 chỗ khuất hẳn. Từ chỗ này đến đèo U Bò còn khoảng hơn 20km. Con đèo U Bò nổi tiếng những năm chiến tranh, có cái đỉnh cao ngất, đứng ở đó thì có sóng di động và nếu gặp hôm trời quang mây, còn có thể nhìn rõ thành phố Đồng Hới nằm xa ngái cuối đường chân trời

http://ne1.upanh.com/b6.s3.d4/cae65ea709fe28133b8b521686dd2fb3_37322761.hamrong.jpg

Hoangbquang: Quay trở lại với một con đèo trên con đường Trường Sơn (Đoạn quốc lộ 14) mà tôi quên không nhắc đến ở đoạn trước. Đó là đèo Hàm Rồng, hay còn gọi là dốc (hoặc là đỉnh) Hàm Rồng - Hà Lam Krong Buk.

Hàm Rồng xưa kia chính là một đỉnh ngọn núi lửa đã tắt. Có hai đỉnh Hàm Rồng trên con đường quốc lộ 14A từ Pleiku đến Buôn Ma Thuột. Đỉnh Hàm Rồng Pleiku cũng là đỉnh của một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh Hàm Rồng Hà Lam cũng thế. Nhưng đỉnh Hàm Rồng Hà Lam khác với cái đỉnh kia là đường quốc lộ chạy qua đỉnh. Ở đó có một khu rừng thông ...ôi thôi là đẹp! Cực đẹp với những đêm trăng ...

Có những câu chuyện "nửa hư nửa thực" về cái đỉnh Hàm Rồng này. Câu chuyện đầu tiên là câu chuyền huyền thoại. Dân Ê đê kể ngày xưa trời mưa như trút, từ trên trời có một con Rồng mắc tội với Giàng nên bị Giàng đày xuống trần, nó bay và bay mãi, tức tối phun lửa gầm rú đốt cháy cả cỏ cây, thiêu cả đất nên từ đó đất có màu đỏ. Nó bay và bay mãi, đến khi gặp thảo nguyên Ban Mê mênh mang, nó dừng lại ở đấy và hóa thân thành núi - Cái đầu của nó là đỉnh Hàm Rồng và cái đuôi của nó là con đèo E'Hleo
http://ne5.upanh.com/b3.s12.d2/43b97155a4f675bd3f027524305f3060_37322855.pkghinhanh06.jpg
Rừng thông ở đỉnh Hàm Rồng là thứ thông Đà Lạt. Mọc rất đều, bãi cỏ xanh mượt như nhung vào mùa khô. Từ đỉnh Hàm Rồng nhìn về các hướng là mênh mang cao nguyên Buôn Ma Thuột với rừng cafe, cao su xanh tít tắp, lô nhô mái ngói đỏ nhà dân và những ngọn tháp chuông nhà thờ ....

Vậy mà ở trên cái đỉnh này, vào những năm 1979 - 1985, lúc đó dân cư thưa thớt và vắng, có thời gian chẳng ai dám đi ban đêm qua đây. Có một nhóm cướp khá táo tợn thường trấn lột và dùng súng AR15 chặn xe tải xe khách cướp hiếp. Chúng gây ra rất nhiều vụ cướp kinh hoàng làm dân Hà Lam, Buôn Hồ và Thị xã Buôn Ma Thuột không dám qua lại khi màn đêm buông. Cho đến khi bộ đội biên phòng phối hợp công an lập mưu truy quét mới hết.

Thế nhưng cứ thi thoảng trên đỉnh con đèo này lại xảy ra một vụ giết người vứt xác trong rừng thông. Lại có cả những đôi trai gái dắt nhau lên đây uống thuốc trừ sâu hoặc thắt cổ tự tử ... Thật sự ghê rợn. Cho đến khi chính quyền Đak Lak cho dân lên ở sát chân đèo, mở một cái nghĩa trang liệt sĩ, cho bộ đội thông tin xây cái tháp Viba và "ông" Viettel cũng xây một trạm phát sóng thì khu vực đỉnh đèo hết hoang lạnh và rùng rợn
http://ne3.upanh.com/b6.s10.d2/686a7c6d4fd60804f49ba0e4bf65c43d_37322893.img0102.jpg
Khu rừng thông này bây giờ không còn nhiều lắm vì bị dân chặt phá. Họ trồng lại bạch đàn nên đỉnh Hàm Rồng cũng bớt đi đến 70% cái phong cảnh thơ mộng lãng mạn của nó. Nhưng nếu ai đã từng ở Buôn Ma Thuột, vào mùa khô, khi rừng cafe bắt đầu nở hoa, vào đêm trăng sáng vằng vặc đứng trên đỉnh Hàm Rồng nhìn phóng tầm mắt ra phía Krong Pach, Buôn Hồ. Trong ánh trăng sáng, bầu trời xanh nao lòng và cái gió lạnh mùa khô lao xao, cả một vùng đất xa tít và mênh mang màu hoa trắng, chấm lẫn là những đốm sáng đèn vàng vọt của những căn nhà mờ ảo trong đêm, bầu không gian tràn ngập mùi thơm ngào ngạt của hương hoa cafe, rì rầm tiếng máy nổ bơm nước tưới cây và tiếng cô gái cười lanh lảnh thoảng bay trong gió đêm ....
Cái quang cảnh đó thật là kỳ ảo và lãng mạn của vùng đất Cao Nguyên Bazal

(theo dulichgo,Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 05:34 PM
Chuyện về Đèo U Bò.

Đèo U Bò nổi tiếng bởi cái vẻ "kỳ vĩ" của nó. Nếu ai đi đường quốc lộ 1 đoạn Lệ Thủy Quảng Bình, nằm ven sông Kiến Giang trong những ngày thời tiết vừa qua một trận mưa lớn, trời nắng ráo có thể nhìn thấy đỉnh U Bò với cái hình thù kỳ dị, quả núi u lên như cái vai con bò mộng. Nó vượt hẳn lên trên dãy núi Trường Sơn trập trùng nhấp nhô hùng vĩ chạy xa tít phía tây tổ quốc.
http://ne3.upanh.com/b3.s8.d3/277021772eb3e0f0e1ed4d236802a9ca_37323563.img0116.jpg
Những năm chiến tranh, Núi U Bò là căn cứ của quân đội, là nơi tập kết hàng vạn quân tinh nhuệ, những kho quân khí, quân nhu của bộ đội Trường Sơn, là nơi bộ chỉ huy 559 đã từng đóng. Từ đỉnh U Bò theo đường chim bay để về Cộn, thị tứ giáp với rừng Trường Sơn chỉ có khoảng 20 km. Con đường Đèo U Bò như rắn bò lên lên xuống xuống, quanh co gấp khúc cực kỳ nguy hiểm. Rừng ở khu vực này còn có vẻ hoang sơ, chưa bị bàn tay con người khai thác. Có những cây gỗ cao vút, thân nó to lớn dễ tới 2 - 3 người ôm. Ở khu vực đèo U Bò có rất nhiều cây gió, cho Trầm Hương loại 1
http://ne9.upanh.com/b5.s11.d4/1087930b18cf382ee6e6f6bf1472f053_37323639.duonglenubo.jpg

Hồi những năm 1985, tôi nghỉ hè vào chơi quê hương của ông chú rể, gốc Lệ Thủy. Ở cái làng quê ven sông Kiến Giang quê ông quá nửa đàn ông, thanh niên đi tìm Trầm, mà ở đó người ta thường gọi là đi Điệu. Từng toán 2 - 4 người lập đoàn đi "tăm Điệu". Có những chuyến trúng lớn, lén lút về quê lúc nhập nhoạng tối, đêm khuya vác ba lô ra quốc lộ 1 bắt xe vào Huế, Sài Gòn để bán "hàng". Khi về, mổ lợn, mổ bò cúng tạ thần rừng rồi ăn khao ầm ĩ vài ba ngày. Đổi đời nhanh chóng.

Cũng có người đi cả chục năm chưa bao giờ "đổi đời" mà chỉ nghèo đi và nợ như Chúa Chổm vì vay nóng sắm chuyến "tăm Điệu".
http://ne6.upanh.com/b4.s6.d4/df47086804fcb2dc33820ce9a47e085b_37323736.img0172.jpg
Trầm Kỳ là những câu chuyện "nóng giãy" lên bên những bàn trà, cuộc nhậu của làng quê này. Tôi cũng đã từng thấy ông chú rể, trước là lính Tăng thiết giáp, hòa bình về phục viên đi làm nghề Kiểm lâm, nhưng cũng nhanh chóng ra nhập đội quân "tăm Điệu", vác cả ba lô Trầm loại 2 - 3 có màu nâu nâu ra gọt giũa, tách bóc từng tý gỗ cặn. Sau đấy nửa đêm ông bắt xe khách đi Sài Gòn, tuần sau quay về mang theo cả bọc tiền nặng trịch, kêu anh em cùng nhóm đến chia. Chia tiền và cũng tạ, và nhậu. Nhậu ngày nhậu đêm, say quay lơ cả tháng. Hết rượu lại tiếp tục bàn chuyện sắm chuyến vào Trường Sơn, sang Lào tìm Trầm.

Những lúc đó, tôi đã "loáng thoáng" nghe đến các ông ấy nhắc đến địa danh đỉnh U Bò với sự thầm thì cực kỳ quan trọng. Nghe cứ như nó ở đâu xa tít mù tắp. Một địa danh mà lúc đó tôi không nghĩ nó lại chỉ cách Đồng Hới có hơn 20 km đường chim bay ....
Qua đèo U Bò, Trường Sơn vẫn trập trùng màu tím, hoang sơ và xa ngái
http://ne5.upanh.com/b2.s6.d4/e1613db0c6f1525ba0eb842ffa0d46a5_37323795.4830.jpg

Kế tiếp là đèo Sông Pha (K'Rong Pha) hay còn gọi là đèo Ngoạn Mục, hoặc đèo Đa Nhim.

Đèo Sông Pha tên cũ ngày xưa từ thời Pháp. Nó lấy tên của con sông Pha cũng là tên của cái làng Sông Pha ngay dưới chân đèo (bây giờ là xã Lâm Sơn) hay còn gọi là K'rong Pha (K'rong tiếng Ede và tiếng M'nong tức là con sông). Tên chính thức của nó thời chính quyền ông Thiệu và cho đến bây giờ là đèo Ngoạn Mục, dân ở đó có lúc còn gọi là đèo Đa Nhim vì ngay tại chân đèo là cái nhà máy Thủy điện Đa Nhim do người Nhật giúp "ông Thiệu" xây dựng nên. Nhà máy này hoàn thành năm nào tớ không rõ, chỉ biết là sau ngày giải phóng thì Nhà máy Thủy điện này được phục hồi và trên cái công trường phục hồi nhà máy đã có một bộ phim ra đời, bộ phim này có tên "Nơi gặp gỡ của tình yêu" nó có một bài hát khá hay, hình như do NS Xuân Hồng viết:
http://ne3.upanh.com/b1.s16.d2/6c634ed5a9da8f85562f70e988172068_37323853.4809.jpg
Nơi, anh gặp em, có hoa vàng rực rỡ
Có khung trời rộng mở
Bình minh xôn xao, triền miên sóng vỗ....
Đại loại thế.

Đèo Sông Pha có hai điểm đặc biệt mà không có con đèo nào có:
- Một là cái Nhà máy Thủy điện Đa Nhim với cái hồ chứa nước tít trên độ cao gần 1200m, nước hồ được dẫn xuống tua bin phát điện đặt dưới chân đèo bằng 2 đường ống nước sơn màu trắng bạc (đó là ngày trước, giờ màu gì thì ...tớ chịu. Lâu lắm không qua đó). Hai cái đường ống nước này to đến mức cái xe tải 5 tấn đi lọt trong đó
http://ne2.upanh.com/b4.s7.d3/6dbff7a0acb04bfe36247311316c3074_37323872.tauden.jpg
- Hai là đi qua đèo có một con đường xe lửa đặc biệt, giờ đã hoang phế. Đó là con đường xe lửa răng cưa. Trên thế giới chỉ có vài con đường xe lửa như thế, ở Thụy Sĩ có 2 cái, 1 ở Montevers và 1 cái ở Jung - fraujoch, ở Nam Mỹ thì có Bolivia (hay là Peru gì đó) có một cái, ở Tây Tạng trước đây có một cái và ở đèo Sông Pha có một.... Còn ở đâu nữa thì tớ chưa nghe nói.

Con đường xe lửa này do người Pháp thiết kế và xây dựng, nối liền Tháp Chàm (Phan Rang) lên Đà Lạt, được lập dự án vào năm 1900, đến 1908 bắt đầu thi công, riêng đoạn có cây cầu Dran được xây dựng năm 1919 rồi hoàn thành vào 1925, nghĩa là nó gắn liền với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt và con đường quốc lộ 21. Con đường sắt răng cưa này gắn liền với cái nhãn hiệu đầu máy xe lửa Fuka.
Từ khi ra đời con đường sắt răng cưa này vẫn hoạt động bình thường, chỉ gián đoạn vài tháng trước khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc
http://ne3.upanh.com/b1.s9.d3/9ee3ce9834cf3732909b0bab55fb09ff_37323903.duongsatrangcua.jpg
Sau 1975, dưới sự chủ trì duy trì hoạt động của ông Chế Đặng là Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, con đường sắt này vẫn còn thông suốt từ Đà Lạt đến Tân Mỹ (chỉ còn chừng trên 10km nữa là tới Phan Rang).
Để nó hoạt động lại, các nhà lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lẫn công nhân toa xe, cầu đường, gác ghi... gắn bó với con đường sắt này suốt nhiều tháng trời cật lực lao động trong cảnh thiếu đói, cơ cực của những năm tháng sau chiến tranh ác liệt.
Con đường hồi sinh, chạy vỏn vẹn được bảy chuyến lên xuống, Liên hiệp Đường sắt VN cho quân lên tháo dỡ ồ ạt, từ thanh ray đến tà vẹt của con đường... để làm đường sắt thống nhất dưới đồng bằng.

Tỉnh Lâm Đồng cố cứu con đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt bằng cách tung lực lượng đi khai thác hàng chục ngàn mét khối gỗ, cưa xẻ ra hàng chục vạn khúc tà vẹt gỗ để đổi lại cho họ làm đường sắt dưới xuôi... Thế mà vẫn chưa ổn.
http://ne8.upanh.com/b1.s4.d2/a810c9221eb024f4237c4170d08d49c6_37323938.09091211433933435.jpg

Đến năm 1988-1989, Liên hiệp Đường sắt VN lại “đổ quân” lên vét nốt hai chiếc đầu máy hơi nước hiệu Fuka (do Thụy Sĩ sản xuất - vào đầu thế kỷ 19, xưa nhất, mà lúc đó chính ở Thụy Sĩ cũng không còn thấy) còn lại ở Đà Lạt để bán cho nhóm người Thụy Sĩ theo kiểu phế liệu!
Và thế là 2 cái đầu máy hơi nước cổ này trở về Thụy Sĩ và được rao bán tới hơn... 2 triệu USD/chiếc, chúng được những người Thụy Sĩ trân trọng đến mức xây 1 cái nhà bảo tàng để bày. Hồ sơ của nó được các nhà khảo cổ tìm tòi và thông tin đầy đủ, in thành 2 cuốn dày cộp. Một cuốn đem tặng... Liên hiệp Đường sắt Việt Nam ngó chơi!

Đèo Sông Pha cũng gắn liền với tớ kỷ niệm những năm tháng sinh viên trường ĐHSKĐA, ngày đó đi "phượt" chủ yếu do tích cóp học bổng 30 đồng, tích cóp do bán vỏ chăn con công, bán xe đạp để ...phượt!
http://ne0.upanh.com/b6.s7.d1/570f4b10dc27920f1ba6c4349adcf8bb_37324000.41103536323bb800fedb.jpg

Lần ấy đi qua đèo Sông Pha, thấy nó sao mà cao thế, cao tít ... Xe ô tô thì thôi rồi nhá, những năm đó xăng dầu khan hiếm, người Việt Nam thì thông minh kiểu ...sáng tạo nhờ vào kẻ khác, xe DOGE của Mỹ (còn gọi là xe Bọ hung màu vàng) chạy dầu, các ông Việt Nam cho nó chạy bằng than củi. Thật. Không thể hiểu được sáng tạo thông minh cỡ nào, nhưng khi đi trên những chiếc xe bọ hung này, mũi và mắt cứ cay xè vì hít khói và nóng, nóng thôi rồi ... Nhất là những ai ngồi phía sau xe, vì đít xe phải đeo một cái bình than và bình đốt to cỡ cái bình oxy loại ngoại cỡ .... Thế mà nó chạy tít cũng cả 80km/h. Xe khách 10 chiếc thì cả 11 chiếc chạy bằng than, nhiều nhất là từ Nha Trang đổ vào tới Đồng Nai.

Đèo Sông Pha dài cỡ 18km. Quanh co và uốn lượn từ độ cao hơn 30m so với mực nước biển mà lên tới độ cao 1000m. Đứng ở trên đỉnh đèo nhìn xuống cả một thung lũng mênh mang. Một màu chói chang của cát vàng trên những ngọn đồi hoang, đây đó vằn vện cây cỏ trụi lủi ... Màu xanh của lúa và của những ruộng Nho chỉ xa tít mãi tận gần Phan Rang
http://ne7.upanh.com/b1.s16.d2/5b6e60cac0a902057aed1d2f8c4c3c54_37324077.4813.jpg
Mặt đường đèo nhẵn thín. Nhẵn không thể tưởng tượng nổi là tại sao qua 1 cuộc chiến tranh khốc liệt đến thế mà nó vẫn y nguyên như vừa mới làm xong (Giờ thì chắc là đã sửa sang nhiều lần, mà vẫn cứ lồi lõm). Rừng Thông gần đỉnh đèo xanh mượt mà. Những ngôi miếu hoang nằm rải rác trên con đèo thưa thớt xe cộ và người đi lại. Đường đèo có 2 đoạn chui qua gầm 2 cái đường ống nước "vĩ đại" của Thủy điện Đa Nhim. Đi lên gần đỉnh đèo sẽ gặp một cái dốc cao đến mức ngày đó cái xe DOGE không thể leo lên nổi, hành khách phải xuống xe và ..đẩy!

(theo dulichgo. Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 05:51 PM
Chuyện về đèo Rù Rì (Nha Trang)
.
Con đèo này có cái tên nghe rất chi ấn tượng. Cái tên Rù Rì làm người ta nghĩ đến cái dốc cao, xe ô tô và xe máy bò lên cứ rù rà rù rì .... Có phải vậy?
http://ne1.upanh.com/b2.s13.d4/bc971c350aaaee413c723b992f4d6b4e_37324361.12751933.jpg

Thực ra, cái tên đèo Rù Rì là cái tên nói về một loài chim, ngày xưa sống rất nhiều ở quanh những ngọn đồi và những vườn cây xung quanh khu vực đèo. Khi chiều tối, nó kêu rất "thảm thiết" và sau mỗi tiếng kêu là những tiếng rù dài trong "cổ họng"...

Chiều tà, tắt bóng dương, đi qua con đường mòn ở chân những quả đồi này, cứ thấy rờn rợn. Có người thì lại bảo, ở quanh khu vực đèo Rù Rì có quá nhiều bãi tha ma, nên oan hồn người chết "ám" vào những con chim đó .... Rợn người!!!
.
Your Ad Here
Đèo Rù Rì chỉ dài có 3km, từ cuối thành phố Nha Trang đi ra Ninh Hòa và là đường 1 chiều. Nếu đi theo đường quốc lộ 1 cũ từ bến xe ngoại tỉnh Nha Trang đi ra thì đi được, còn nếu đi từ Ninh Hòa vào Nha Trang thì chỉ đi dốc Rù Rì. Con dốc cao mới được làm và chỉ có 1 đường cua lên xuống dốc, chứ không vòng vèo như đèo Rù Rì cũ.

Xung quanh đèo Rù Rì là vô vàn những bãi tha ma. Từ bãi tha ma lính Cộng Hòa đến bãi tha ma người dân. Trên đỉnh đèo còn có 1 cái tượng Đức mẹ Maria giơ tay ban phước cho một vùng đất ngoại thành nghèo khổ. Ở con đèo này, có vô vàn những câu chuyện nên thơ có, đau thương có, cả mới lẫn xửa xừa xưa .
http://ne6.upanh.com/b4.s20.d1/54568ff53e58ea34f58a53e3db474464_37324406.127519331.jpg
Hải âu: Những con đèo Bác đã đi qua ,em cũng đã đi qua gần hết rồi ,vì lái xe là nghiệp của em mà !
Nhưng riêng đèo Rù rì này em có một lần chết hụt ở đó ! May mà số cô còn thương ,chuyện là như thế này :

Năm đó là vào năm 94 ,em đang chạy xe khách tuyến Nghệ An- Bảo Lộc Lâm đồng, hồi đó em chạy xe Khách loại IFAW50 do Đã nẵng đóng. Hôm ấy là sau tết, xuất bến trên xe đã gần 80 người cộng với 3 tấn nhíp ở trong xe cùng một nóc đầy hàng hóa và va ly của khách.

Mọi việc trên đường từ Vinh vào đèu thuận buồm xuôi gió - vào đến đèo Rù rì khoảng 11h30 .lên tới đỉnh. Theo thói quen em nhồi chân phanh để kiểm tra phanh, nhồi phát thứ nhát không sao. Bắt đầu đổ đèo thì đạp phanh thấy bụp một cái: mất phanh hoàn toàn! Lúc đó quá choáng, chỉ kịp bảo phụ xe đóng hết cửa lại (sợ khách nhảy ra ngoài thì toi) rồi xe cứ lao như điên xuống đèo. Phía bên Nha Trang rất dốc, xe oto toàn phải rù rì lên bằng số 1 nên gọi là đèo Rù rì .

Lúc xuống đến nửa đèo em đã định cho cả xe vào vách núi đá bên tay phải nhưng run rủi thế nào em quyết định cho nó lao tới đâu thì lao (Vì em quá quen đường biết rằng phía đèo bên nhà máy dệt này là thẳng). Tốc độ lúc đó em áng chừng lên khoảng 120km/h! Tránh được 5 cái xe đi ngược chiều - họ biết em mất phanh lao như điên lên đều phanh lại. Mỗi lần tránh xe là lốp trước lại nhấc lên khỏi mặt đường vì xe chở quá nặng
http://ne7.upanh.com/b6.s8.d2/0f4bc32ae7647352a4faeeb41e270dd3_37324477.5421968458cdaf3042c1.jpg
Trên xe ai cũng tái mét, một sự im lặng chết chóc khoảng 5 phút... thì hết đèo - Có một đống gạch ,em phi vào ầm phát ủi tan tành đống gạch thì xe mới dừng hẳn lại được còn em thì 15p sau mới hoàn hồn .
Đúng là ơn giời, nhà em phúc to bằng cột đình nên bây giờ em mới ngồi đây kể chuyện hầu các bác được Từ vụ ấy chuyến nào qua em cũng đỗ lại thắp hương ở cái miếu to trên đỉnh đèo.

Sau này mới thấy em may mắn nhiều cái :
- Đèo Rù rì tuy rất tức dốc nhưng ngắn và thẳng, hôm đó mà có nhiều đoạn cua là em các bác xanh cỏ rồi..
- Hôm đó chủ nhật Công nhân nhà máy dệt họ nghỉ hết ,chứ không thì đúng giờ tan ca - ủi đâu chẳng có người ...
-Quyết định xử lý sớm, lấy vách núi làm phanh thì 80 người khách công với 3 tấn nhíp thì hậu quả khôn lường - em các bác chắc chẳng ngồi đây gõ được bàn phím nữa ...
Đôi lúc thấy sự sống và cái chết gần nhau quá các Bác ạ ..


Báo CA TP HCM: Hiệp sĩ trên đèo Hải Vân

Cuối tháng 5, chúng tôi đang “phượt” trên đèo Hải Vân thì chiếc xe máy bỗng xẹp lốp. Xung quanh chỉ toàn đồi núi, vực sâu thăm thẳm, đèo dốc nguy hiểm, vắng người qua lại, không hề có quán sửa xe nào. Nhìn kỹ vào vách đá, cô bạn tôi thốt lên khi thấy số điện thoại của người sửa xe. Mọi lo lắng tan biến khi 20 phút sau, một người đàn ông chạy xe máy mang theo bộ đồ nghề sửa xe đến. Phút chốc, xe được thay ruột, chúng tôi cảm ơn và trả thêm tiền công cho anh nhưng anh chỉ nhận đúng số tiền thay ruột xe rồi mời chúng tôi lên cái lều gần giữa đỉnh đèo để nghỉ ngơi, uống nước. Anh tên Nguyễn Bừa, trú tổ 44 Kim Liên, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng - làm nghề sửa xe di động 11 năm qua trên đèo Hải Vân.
http://ne3.upanh.com/b4.s12.d2/5135de6f5d72ba0e8056538510018987_37324543.1303100851deohaivan1.jpg
Anh kể: “Năm 1988, tôi hết nghĩa vụ quân sự, về nhà lấy vợ rồi sinh con. Cuộc sống khó khăn lắm, đi biển mà không có tiền mua phương tiện nên không đủ ăn. Thấy mọi người ồ ạt đổ đi các bãi vàng ở Quảng Nam để kiếm ăn, tôi cũng đi theo. Sau bốn năm lăn lộn ở nhiều bãi vàng, tôi chỉ nuôi được cái thân chứ chẳng có tiền gửi về gia đình. Ở trong rừng thiêng nước độc nên bệnh tật hành hạ. Hơn nữa, nạn chích hút, đâm chém, trộm cướp diễn ra như cơm bữa nên tôi trở về nhà làm nghề đi biển. Đầu năm 1999, trong lúc đánh cá thì thuyền bị đánh chìm. Tôi và mọi người trôi dạt đến hải phận của Trung Quốc và được cứu sống đưa về quê nhà. Sau nhiều lần thoát chết ấy, tôi quyết định bỏ những nghề cũ và lên đèo Hải Vân làm nghề đốn củi. Thấy người đi đường bị hỏng xe, phải dắt bộ hàng chục cây số mới có chỗ sửa nên tôi quyết định sắm đồ nghề sửa xe và làm mãi cho đến hôm nay”.

Dù bất cứ thời gian nào, khi khách điện thoại là anh lên đường. Có lúc đêm khuya, dù đang ngủ ngon giấc anh cũng bật dậy đi giúp. Vợ con khuyên can vì trời tối, đường đèo nguy hiểm, nhưng anh nghĩ người bị nạn sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu suốt đêm phải ở trên đèo. Rồi anh tức tốc lấy xe máy đến vá xe cho người gặp nạn. “Nhiều lần, khách đưa thêm tiền để trả ơn nhưng tôi không nhận, chỉ lấy đúng số tiền vá xe là 15 nghìn đồng” - anh nói.
http://ne8.upanh.com/b3.s17.d2/05883944a095013592522d332f45f493_37324568.1303100851deohaivan2.jpg

Từ ngày hầm Hải Vân đi vào hoạt động (năm 2005), đã có trạm vận chuyển xe và người nên thu nhập từ sửa xe của anh cũng ít đi. Tuy nhiên, anh vẫn bám đèo ngày đêm vì vẫn có những người đi xe qua đèo, thích chinh phục con đèo “tử thần”, đầy nguy hiểm và cũng để ngắm cảnh đẹp ở đây.
Là người sửa xe duy nhất nơi này, nhưng anh không “chặt, chém” khách. Anh lý giải: “Làm việc gì cũng phải có lương tâm. Ác đến mấy cũng bị quả báo. Người khác bị nạn cũng giống như mình. Dù thu nhập ít ỏi nhưng mình thấy rất vui vì giúp mọi người bình an khi qua đèo”.

Không chỉ sửa xe, anh Bừa còn lo việc cứu nạn, cứu người trên đèo. Năm 2005, anh đã kịp thời cứu sống anh Phan Văn Chung (quê Nghệ An) bị tai nạn khi đang chạy xe máy từ Đà Nẵng ra Huế. Lúc gần tối, trời lạnh và sương mù dày đặc nên anh Chung bị hạn chế tầm nhìn, cả người và xe máy lao xuống cống thoát nước bên đường bất tỉnh. Nhận được điện thoại của một tài xế báo tin có người chết bên đường, anh Bừa đang cùng vợ con ăn cơm tối vội vàng lấy xe máy chạy lên đèo. Đến nơi lúc 21 giờ, thấy nạn nhân còn thở nên ôm lên đón xe đưa đi cấp cứu. Anh Chung qua cơn nguy kịch và sức khỏe ổn định, đã đi làm bình thường. Từ đó, anh Chung và gia đình xem anh Bừa là vị ân nhân.

Tháng 4-2010, anh nhận được điện thoại báo có vụ tai nạn ở ngã ba đi vào công trình đường du lịch bãi Chuối (thuộc địa phận huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Một lái xe và phụ xe thiệt mạng do rơi xuống vực cùng chiếc máy múc ở độ sâu hơn 450m. Anh liền cấp tốc xuyên rừng, buộc dây vào gốc cây rồi đu xuống vực để tìm kiếm nạn nhân. Trước mắt anh là cảnh tượng khủng khiếp, hai người đã tan xương nát thịt. Anh cẩn thận nhặt từng phần, gói kỹ rồi đưa lên chờ gia đình nạn nhân đến nhận
http://ne3.upanh.com/b3.s19.d2/739cc2c8221695a1030e5fbac1a8b116_37324643.haivan.jpg

Anh Bừa còn tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên đèo. Nhiều lần, anh báo cáo hoặc cùng với công an, bộ đội biên phòng, dân phòng của hai địa phương ngăn chặn, truy bắt các đối tượng phạm tội ở đèo hoặc khi đi qua đây. Sáng 16-9-2010, anh đến quét dọn một miếu thờ ở gần đỉnh đèo thì phát hiện một xe máy vô chủ nên báo cho các đồn biên phòng gần đó giải quyết, trả lại cho người mất.

Anh còn phụ trách việc hương khói cho các am thờ người chết vì tai nạn giao thông trên đèo. Ngày nào anh cũng lên đèo từ rất sớm, xách nước, lau chùi các am rồi thắp hương xong xuôi mới đi sửa xe. Những người bán hàng rong trên đỉnh đèo thấy hành động của anh nên chung tay đóng góp tiền mua hương, tham gia quét dọn am thờ. Anh tâm sự: “Đèo Hải Vân có rất nhiều người chết vì đây là “cung đường tử thần”. Tôi thắp hương, chăm sóc am thờ chỉ mong phần nào an ủi những linh hồn xấu số và hy vọng họ sẽ phù hộ cho những người đi đường được bình an”.

Rất nhiều người qua đường cũng dừng lại thắp hương. Một số người có tấm lòng đã cúng dường 10, 20, 30 nghìn đồng. Số tiền này, anh Bừa dùng để mua xi măng, cát đá xây mới hoặc sửa chữa am thờ và lo hương khói... Dù nắng mưa, gió bão, người đàn ông đầy nghĩa hiệp vẫn cần mẫn chăm lo cho linh hồn xấu số, tất bật sửa xe cho khách, tham gia cứu hộ cứu nạn cho người và xe trên đèo

http://ne7.upanh.com/b5.s2.d1/10c9f7cbe8a2560ecaf178cd77559ea4_37324767.32612061097994349e20o.jpg

Báo Phú Yên: Tiếng khóc trên đèo Cù Mông

Núi Cù Mông nằm ở phía bắc huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu. Nửa núi phía bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; Phía tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía đông có núi Hùng, phía bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục.

Kế cận với Cù Mông, đáng chú ý hơn cả là núi Chóp Vung nằm ở phía đông cao 676 mét, núi Ông Bai ở phía nam cao 381 mét, núi Hòn Khô ở tây-nam cao 806 mét. Gò Cà trên dãy Cù Mông có một ngôi miếu rất cổ xưa gọi là miếu Phò Giá Đại Vương, trong miếu lại có ba ngôi tháp lớn đựng đầy xương khô.

Truyền thuyết “tiếng khóc” dựa trên cuộc hành trình Nam tiến gian nan vất vả và nhiều nguy hiểm, được các cụ già ở Xuân Lộc (huyện Sông Cầu, Phú Yên) và Phú Tài (bên kia chân đèo Cù Mông thuộc địa phận Bình Định) kể lại như sau
http://ne6.upanh.com/b5.s19.d2/7c72e3fe0d0fed708095aef938821dda_37324836.nuichopvung.jpg

Thời bấy giờ, dãy Cù Mông cao và hiểm trở. Khi đoàn lưu dân đến bên này chân núi thì nhiều người trong đoàn đã kiệt sức (do cuộc hành trình quá dài), đặc biệt là phụ nữ. Đèo cao, dốc thẳm, suối sâu khiến nhiều người sợ hãi muốn quay trở lại nhưng không biết phải trở về đâu, đành nhắm mắt đưa chân tiến về phía trước. Một chiều nọ, đoàn người tiến sát đến ngọn núi dốc đứng, ngó lên “trật ót”, liền hạ trại, nấu cơm chiều. Ăn uống xong trời tối sầm. Chung quanh văng vẳng tiếng cọp gầm, vượn hú… thật thê lương. Sau nhiều ngày hạ trại vừa nghỉ dưỡng sức vừa tìm kiếm con đường ngắn và thấp nhất để vượt qua núi hiểm, đoàn người lại tiếp tục bám lấy nhau trèo đèo, vượt dốc, nhưng hầu hết phụ nữ đều không thể vượt qua, một số phải bỏ mạng giữa núi rừng thâm u…

Những nấm mồ chôn cất vội vã không đủ ấm lòng người nằm xuống. Qua thời gian, mưa bão xói mòn lớp đất che phủ, xương cốt theo triền dốc trôi xuống các khe lũng dưới chân đèo. Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, từ dưới khe sâu chân đèo vọng lên tiếng than khóc ai oán khiến khu vực này đã quạnh hiu vắng vẻ càng trở nên u tịch huyền bí hơn. Tiếng than khóc nương theo tiếng gió hú rít trên đỉnh càng bay xa, đến nỗi những người tiều phu không dám vào rừng như trước.
http://ne0.upanh.com/b2.s19.d1/2146a86e51943558caf1cfa27cb79e69_37324890.14.jpg
Để cho các linh hồn được siêu thoát, người dân bên kia đèo (phần đất Bình Định) cho xây một am thờ nhỏ gọi là am cô hồn. Mỗi năm cứ vào dịp Rằm tháng Giêng và tháng Bảy, các nhà sư đến tụng niệm cúng chay. Dần dà lâu sau đó, có lẽ các linh hồn cô độc đã siêu thoát, nên không còn nghe thấy tiếng khóc bi thương như trước nữa. Ngôi miếu thờ này tồn tại khá lâu, nhưng mưa nắng thời gian và chiến tranh đã xóa dần vết tích, không còn nữa

Như vậy với câu chuyện dân gian về “tiếng khóc” có hai chuyện được kể khác nhau về thời gian: Một là tiếng khóc trong thời điểm sau cuộc Nam tiến và một là trong cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và Chúa Nguyễn được ghi lại ở phần sau.
Vì là truyền thuyết, nên xin ghi lại ở đây như là những cứ liệu dân gian ở các thời kỳ khác nhau

(theo dulichgo,Hoangbquang và nhiều người khác - forum Phuot.com)

hung vi
31-10-2011, 06:05 PM
Có một con đèo gắn với thơ ca và nhạc họa, cùng với những kỷ niệm không thể nào quên về chiến dịch Điện Biên lịch sử. Đó là đèo Lũng Lô, nằm ở ranh giới giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Sơn La.
http://ne2.upanh.com/b2.s13.d2/db8d3429cfd91110f75cfb10c6fc1762_37325302.498331229266fe32af6az.jpg
Từ một nơi vô danh "đèo heo hút gió", từ câu thơ trong bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu: "Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ - Đèo Lũng Lô anh hò chị hát" và một số tác phẩm nghệ thuật mà con đèo này đã được biết đến nhiều. Lũng Lô chứa đựng huyền thoại về những đoàn quân ra mặt trận, những đoàn dân công hỏa tuyến, ngày nay là một điểm du lịch về nguồn và khám phá đầy hấp dẫn trong khu vực Tây Bắc.

Đèo Lũng Lô nằm trên Quốc lộ 37 (đường 379 cũ, nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32B) tại ranh giới hai huyện Văn Chấn (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La), nằm về phía Đông Bắc thị trấn Phù Yên, cách 33 km
http://ne6.upanh.com/b1.s4.d1/8c735500de9c8dd3f8737564b00f5450_37325346.nghialo10807235sv7.jpg
Đèo dài 15 km, từ km 349 đến km 364, độ dốc 10%. Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3 - 7/5/1954) qua đèo này.

Từ thành phố Yên Bái, theo đường đi Văn Chấn - Nghĩa Lộ, tới ngã ba Vực Tuần thì rẽ trái, sẽ tới xã Thượng Bằng La, đây là vùng cư trú của người Tày miền Tây Yên Bái. Thượng Bằng La cũng là xã tiếp giáp với huyện Phù Yên (Sơn La). Xưa đi trên tuyến đường này, xe khách từ bến xe Yên Bái phải bò chậm rì cả ngày mới tới Thượng Bằng La, bởi con đường từ Ba Khe vào toàn đất đá. Nay đường đã được trải nhựa, dễ đi hơn nhiều.

Bạn muốn đi từ Hà Nội lên thăm đèo Lũng Lô để trải nghiệm cảm giác khám phá Tây Bắc, lâng lâng trong không gian trong lành của miền núi, thì có thể theo lộ trình như sau: Từ Hà Nội đi Sơn Tây theo Quốc lộ 32B
http://ne5.upanh.com/b3.s7.d1/3955341b010403010f8ad22684266c9b_37325385.nghialo10807221zu8.jpg
Dịp trước có cơ hội đi xe máy từ Hà Nội về Lào Cai, chúng tôi quyết định đi theo tuyến này để có thể vượt đèo Lũng Lô, về nghỉ tại Yên Bái rồi mới về Lào Cai. Đi đường Láng - Hòa Lạc gặp QL21A ở khoảng km5. Đường đã được làm rất tốt, trải at-fan phẳng lì. Đến cầu Trung Hà là 12h trưa.

Cầu Trung Hà bắc qua con sông Đà đang chảy ngược lên phía bắc để hòa vào sông Hồng ở Tam Nông. Con sông Đà hung dữ trong ký sự của cụ Nguyễn Tuân về đến đây chỉ còn là một dòng chảy trong xanh, hiền hòa và êm ả. Chắc là cái dữ dội đã gửi cả lại miền núi cao rừng thẳm rồi. Tiếp tục đi, tới thị trấn Hưng Hóa rồi qua ngã tư Cổ Tiết
http://ne4.upanh.com/b5.s16.d2/0cf0abeaf357b5a2dce5144e0f5155cb_37325434.nghialo10807234gb1.jpg
Từ Cổ Tiết đến thị trấn huyện Thanh Sơn chỉ vài km, đường khá đẹp, nhưng nhiều dốc cao. Sau bữa trưa, chúng tôi tiếp tục lên đường tới Thu Cúc, địa danh được nhắc đến trên cột mốc của Quốc lộ 32 chỉ là một thị tứ nhỏ, nhưng lại là nơi giao nhau giữa đường từ Phù Yên - Sơn La (QL32B) và đường từ Văn Chấn - Yên Bái (QL32) sang nên khá sôi động với các quán ăn và nhà nghỉ.

Điểm đặc biệt là Thu Cúc có nhiều núi đá, không cao lắm nhưng chính vì thế tạo nên khung cảnh khá ấn tượng khi ở đây người ta làm nhà ở ngay dưới chân núi đá. Chính từ Thu Cúc này, có 2 đường đi sang Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, một đường vượt đèo Lũng Lô, còn một đường qua đèo Khế, giáp giới giữa Phú Thọ và Yên Bái (giống tên một con đèo bên Thái Nguyên - Tuyên Quang)
http://ne9.upanh.com/b2.s6.d4/d3e08cf9438c3b1252e145a7ea9285da_37325489.nghialo10807249gu6.jpg< Những hình ảnh sạt lở mất hẳn đường tại đèo Lũng Lô - phía Phù Yên Sơn La.

Người dân cho hay, đường đèo Lũng Lô đã bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão số 7 hồi năm 2008, nếu đi xe máy thì nhiều đoạn phải cài số 1 mà dắt, còn qua đèo Khế thì thuận tiện hơn. Nhưng chúng tôi quyết tâm vượt đèo Lũng Lô bởi biết rằng chẳng mấy khi có cơ hội được tham quan con đèo này, cho dù có phải dắt xe cài số 1. Thời điểm đó, đèo Lũng Lô bị nước lũ cuốn thẳng từ đỉnh đèo xuống và con đèo lịch sử bị cắt thành nhiều đoạn. Tuy nhiên, chúng tôi đã vượt đèo lên tới Thượng Bằng La. Thượng Bằng La có vị trí quan trọng, án ngữ hai con đường huyết mạch là Quốc lộ 13A (nay là đường 37A) về hướng Tây Bắc Tổ quốc và Quốc lộ 32 chạy qua phía đông xã
http://ne8.upanh.com/b4.s8.d3/1499097608619b75153e181654b0275c_37325508.060111hha22205415439.jpg< Bộ đội công binh Trung đoàn 151 phá đá trên đèo Lũng Lô, mở đường vào chiến dịch Điện Biên Phủ.

Với địa thế có vị trí chiến lược quan trọng nên trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, dân công hỏa tuyến theo Quốc lộ 13A qua Thượng Bằng La tiến vào giải phóng Tây Bắc, làm nên "chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu". Trong khí thế hào hùng ấy, năm 1953, nhạc sĩ Đỗ Nhuận, trong đội hình đại đội súng cối 267 thuộc Đoàn B08 hành quân từ Đại Từ lên miền Tây Bắc. Khi tới Thượng Bằng La, đại đội được lệnh dừng chân. Cấp trên phổ biến nhiệm vụ cho đơn vị là tham gia "Chiến dịch Trần Đình"
http://ne1.upanh.com/b4.s10.d1/a8f1467cb6a7581616e8fa12c616c444_37325561.deolunglo0.jpg
Trần Đình là địa danh nào trên bản đồ Tổ quốc? Không ai biết. Có anh đoán già, đoán non: "Có lẽ ta hành quân nghi binh, qua Nghĩa Lộ rồi lại quặt về đồng bằng", nhiều ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến dự đoán khác, sôi nổi hẳn lên. Bỗng trong đoàn hành quân có một chiến sĩ cất giọng nói to: "Thôi, dẹp thắc mắc nhé! Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận chộp lấy cuốn sổ tay và cẩn thận ghi nguyên câu nói của người chiến sĩ ấy. Bài hát được ra đời ngay trong bước hành quân lên Tây Bắc. "Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi", bài hát thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí quyết thắng của lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ
http://ne9.upanh.com/b6.s3.d2/4ca05b2867acf8029d21f9c5a2aed572_37325629.nghialo10807227aq1.jpg< Thác nước trên đèo Lũng Lô.

Lũng Lô cũng gắn với kỷ niệm của một họa sĩ nổi tiếng đã từng bán vàng để lấy tiền nuôi học sinh, đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân. Bức tranh "Qua đèo Lũng Lô" chính là bức họa cuối cùng của ông trước khi về cõi vĩnh hằng. Chuyện rằng, những năm tháng kháng chiến, họa sĩ Tô Ngọc Vân luôn tranh thủ thời gian để đi sáng tác. Họa sĩ đã hy sinh trong một trận ném bom của địch vào ngày 17/6/1954 tại chân đèo Lũng Lô. Bức họa cuối cùng của ông - "Qua đèo Lũng Lô" đã khép lại sự nghiệp hội họa đang đà phát triển, trong sự tiếc nuối của bao người mến mộ tài năng Tô Ngọc Vân - họa sĩ đầu đàn của nền mỹ thuật Việt Nam
http://ne5.upanh.com/b4.s2.d4/087428f0e68ebf7a7034dfbd5dbd193f_37325655.nghialo10807232uz5.jpg
Ngày nay, nếu xuất phát từ thành phố Yên Bái đi tham quan đèo Lũng Lô, bạn chỉ mất có một ngày vừa đi vừa về và có một bữa trưa thú vị ở Thượng Bằng La hoặc Mường Cơi với những món ẩm thực đặc sản. Tới đỉnh đèo lộng gió, bạn sẽ thu vào tầm mắt những thung lũng xanh tươi, những trang trại chăn nuôi đầy bò, dê của đồng bào quanh vùng Thượng Bằng La (Văn Chấn) và Mường Cơi (Phù Yên).

Nao nao nhớ những bước chân hào hùng một thuở, phong cảnh và lịch sử con đèo đã đi vào huyền thoại bằng bài hát "Hành quân xa", vào bài thơ "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", vào bức tranh "Qua đèo Lũng Lô"… làm nên huyền thoại bất tử. Lũng Lô xứng đáng là một địa chỉ du lịch về nguồn và khám phá trên vùng đất Tây Bắc đầy vẻ đẹp của tự nhiên và con người.
Đèo Lũng Lô được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hôm 7/5, nhân kỷ niệm 57 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2011).

(theo báo Lao Cai,ảnh ttvnol)

hung vi
31-10-2011, 06:15 PM
http://ne1.upanh.com/b6.s7.d4/6f8bcbb23b1f08fa765647d3cdc7e772_37325891.1.jpg

Ngày cuối năm, không chọn chiếc vé xe chất lượng cao về quê ăn tết như mọi khi, tôi một mình, một ngựa vượt đèo “sương thác” mà cư dân Đạ Nhim, Đạ Chais (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) thường gọi con đèo Hòn Giao.

Những ngọn thác được xem là ngọn nguồn của dòng sông Đồng Nai đổ ầm ầm xuống từ trên những vách đá sừng sững tạo nên một không cảnh hiếm thấy. Con đường nối “biển và hoa” đang vào xuân với những sắc thái riêng khó lẫn.

Tiếng hú từ thượng nguồn

Từ TP Đà Lạt, trong cái lạnh cắt da của những ngày cuối năm, chuẩn bị xong hành trang và đầy đủ phương tiện “phòng hộ” của dân đi bụi. Chúng tôi lên đường theo quốc lộ 723 thẳng hướng Nha Trang, con đường hiểm trở với những khúc cua khó tưởng và độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển
http://ne9.upanh.com/b4.s3.d2/38b748c77d9531d7949a873a0692c8a6_37325929.2.jpg
Trên con đường là cảnh sắc bồng lai với rừng thông ngút ngàn, mùa hoa đót mơn mởn lung lay trong gió, những buôn làng miền thượng của cư dân Cill và những con người “xứ núi” hiền hòa, phóng khoáng...

Dòng sông Đa Nhim bắt nguồn từ những con suối Hung Jau, Liêng Sú và Dưng T'Vó vẫn đêm ngày chảy mãi về xuôi làm nên dòng điện dâng đời. Đi qua nơi thượng nguồn này mà ngàn xưa cư dân ở đây vẫn phải sống trong u tịch, trong đêm trường gió hú.

Người Cill gọi buôn K'Lon K'Lăn (K’Long K’Lanh) của mình là thung lũng trăn. Sự tích về một thung lũng trăn được nhiều già làng kể lại trên xứ sở rừng già này. Ngày xưa trăn nơi này nhiều lắm, trăn sống trong các hang đá lạnh, bên các dòng suối. Những buổi đẹp trời, những con trăn trườn mình lên thảm cỏ phơi nắng, vảy trăn lấp lánh dưới mặt trời
http://ne5.upanh.com/b2.s8.d1/0c38c57decb09807b53d4e3054cb6dfd_37325965.3.jpg
Đất xưa lành, tổ tiên chọn, nay cháu con vẫn đậu. Nay! mảnh đất này đang là nơi nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội đang chờ. Trong đó những hồ cá nước lạnh nằm sâu trong rừng già là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách gần xa khi đi qua cung đường này.

Cứ như vậy, bên những ché rượu cần cùng sắc thắm mai anh đào rực rỡ. Những câu chuyện xuyên đêm trong tiếng hú của rừng già như mời gọi du khách, đặc biệt những chàng trai trẻ mê văn hóa Tây nguyên như tôi chinh phục và khám phá.

Vượt sương, ngắm thác

Rời xứ sở người Cill, chúng tôi tạc vào một tiệm tạp hóa hiếm hoi bên đường để hỏi thêm thông tin về đỉnh đèo mà chúng tôi chuẩn bị vượt qua. Chủ nhà, một cô gái trẻ nói “đoạn tới lạnh lắm, sương dày nữa, các anh nên mua thêm áo mưa kẻo ướt”. Sau một hồi hỏi thăm tình hình và mua thêm vài thứ quan trọng, chúng tôi quyết định “vượt sương” vào buổi trưa.
http://ne0.upanh.com/b5.s16.d2/10bf7cba212bdced4babee09130dc033_37326000.5.jpg
Đúng như dự kiến, hơn 10km đi qua eo đèo Hòn Giao, nơi được xem là “eo vương” của đường bộ phương Nam đang phủ một lớp sương dày mù mịt. Chính eo đường qua đỉnh Hòn Giao này được xem là cao nhất, gây trở ngại lớn cũng như nguyên do khiến con đường nối Nha Trang lên Đà Lạt này được xây dựng sau cùng so với các tuyến đường nối duyên hải với Tây nguyên còn lại.

Đã 11g trưa nhưng tầm nhìn trên tuyến đường chỉ khoảng 2m trở lại. Hai chiếc xe máy chúng tôi đi gần nhau mà không nhìn thấy nhau, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe khách chạy ngược chiều đi quét lên ánh đèn yếu ớt
http://ne7.upanh.com/b4.s6.d3/d7eda4640f1879c37a15fe31e94ccd10_37326047.imageview.jpg

Càng lên cao phía đỉnh Hòn Giao, trời càng lạnh buốt. Trên những vách đá bên đường, những ngọn thác không tên cao khoảng 7m cứ chảy xuống theo lèn đá tạo thành một vạt trắng trong sương tuyệt đẹp. Hòa cùng tiếng thác là tiếng gió vút lên từ dưới thung lũng, hơi thở của lòng núi như lạc vào xứ sở bồng lai nào đó.

Chúng tôi nghỉ chân trên một triền đá thoải gần con thác nhỏ. Những hố lỏm vừa, giống hệt bàn chân chứa nước trong vắt ấm đến lạ. Nước trên ngọn thác đổ xuống theo sườn đá đọng vào lòng núi như một hệ thống lọc nước thiên nhiên. Hơi ấm tỏa ra từ hồ nước ấm trên đỉnh đèo sương khiến mọi người thích thú.

Men theo con đường uốn lượn, đường cong quyến rũ hiện ra giữa chập chùng đồi núi, lau lách bạt ngàn như đang lướt nhẹ trên mây, chúng tôi dần dần đi xuống. Khi màn sương mờ dần đến khi ra khỏi về phía Khánh Vĩnh, Khánh Hòa cũng là lúc cơn mưa xuân ập đến...

Một số kinh nghiệm khi vượt eo đèo Hòn Giao

- Với đường đèo có độ cao lớn với nhiều khúc cua nên dùng xe số. Trước khi đi phải kiểm tra toàn bộ máy móc, thắng, đèn, còi và thay vỏ ruột mới.
- Những ngày cuối năm, đèo Hòn Giao rất lạnh nên cần mặc áo khoác dày, bao tay, khăn quàng cổ và đặc biệt là áo mưa.
- Khi chạy xe lên đèo nên cài số 2 để tránh xe bị ì máy. Phải bật đèn khi đi qua màn sương, liên tục bóp còi khi đi qua những khúc quanh vì tuyến đường có nhiều phương tiện lưu thông qua lại chạy ngược chiều

(theo dulich Tuổi trẻ)

hung vi
31-10-2011, 06:23 PM
http://ne2.upanh.com/b1.s7.d3/14671dc8890aa2ffb11da120ed6bd2e9_37326302.20100418075346302.jpg

Đỉnh đèo Violắc ở độ cao khoảng 1.300 mét so với mực nước biển. Đường qua đèo khá quanh co uốn lượn, nếu đứng từ Ba Tơ nhìn lên ta có cảm nhận như một Hải Vân thu nhỏ, còn những ai lần đầu qua đây không tránh sự hồi hộp, bởi những cung đường gấp khúc và vách núi dựng ngược.

Mùa nắng đến giữa buổi sáng sương mù vẫn chưa tan hết, đây đó còn ôm ấp lưng đèo; khi chiều về mây che phủ mặt đường, có thể ôm mây vào lòng để tận hưởng khí thiêng rừng núi.

Những ngày thời tiết tốt lúc nắng ngả về tây, đứng trên đỉnh nhìn xuống chân đèo ta bắt gặp dòng sông Re mảnh mai chìm dưới lòng vực, len lỏi qua những chân đồi, rồi bất ngờ chảy ra thung lũng hay những cánh đồng nhỏ màu xanh lá mạ. Xa xa là những bản làng của người Hrê với những nếp nhà sàn còn nguyên sơ
http://ne3.upanh.com/b6.s17.d2/a490aedce7b32a53ba5dbf7561eed8fd_37326323.32587554.jpg
Từ đỉnh đèo nhìn về phía tây, núi và núi, là Trường Sơn đại ngàn. Khoảng tháng sáu (âm lịch) đứng trên đỉnh đèo nhìn về phía đông thấy nắng vàng rực rỡ, còn nhìn về phía tây thì mây mù che phủ.

Hình ảnh nên thơ này đã từng lưu lại trong ký ức, trong cảm xúc của bao người từng năm tháng sống với Trường Sơn "đông nắng tây mưa".

Đèo Violắc đẹp với tiếng gió. Những ngày không mưa, nhất là vào mùa xuân, mùa hạ, khi xe lượn sườn non gió dào dạt thổi vào lưng núi, hay vi vút qua khung cửa tạo nên chuỗi âm thanh như khúc nhạc hoang dã
http://ne0.upanh.com/b1.s3.d3/f268e1909292b35c10fd8f351e6db81e_37326380.32587679.jpg
Còn nếu du khách đi bộ hay dừng lại nơi lưng chừng núi để nghe chim hót, thì độ xuân về tiếng chim ríu rít gọi đàn, còn vào hạ hay sang thu lại nghe loài chim lạ tiếng lảnh lót vang xa từ phía triền non. Và mùa xuân đến hoa rừng đua nở, đặc biệt sang tháng giêng, tháng hai hoa vẫn còn khoe sắc, có lẽ do lạnh nên rừng xuân thức giấc muộn.

Đèo Violắc đẹp với mây trời, nếu ngày nắng người qua đèo nhìn được vô số những đám mây từ biển bay về núi, hình dạng luôn thay đổi, nổi cộm trên nền trời xanh thẳm người ta thường gọi là phù vân. Còn khi chiều xuống hay ban mai, sương và mây bay là đà trước mặt, tạo nên cái cảm giác mát lạnh, ẩm ướt, hoang sơ.
http://ne7.upanh.com/b6.s19.d2/c16dd923a15810f45cbf1ae9314ac577_37326397.4929861.jpg
Những ngày mưa gió, đèo vắng người qua, con đường rải nhựa đen ánh như sợi chỉ luồn qua triền núi, rồi thì lưng đèo, đỉnh đèo mây mù che phủ dày đặc, một cảnh đẹp đối với những ai thích ngắm núi rừng khi mùa đông sang. Đèo Violắc mùa hè ấn tượng với tiếng chim, còn mùa mưa có âm thanh của suối. Tiếng những dòng chảy trầm đục nghe như tiếng xe chạy trong lòng đất tạo cho núi rừng thêm vẻ hùng thiêng.

Đỉnh đèo Violắc là điểm mốc ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi và Kontum. Và như thế khi du khách tạm biệt Ba Tơ sẽ vào huyện Komplong, mà các xã đầu tiên là Pơ-ê rồi đến xã Hiếu (theo tiếng địa phương gọi là Mơ-năm). Tiếng nói của người Mơ-năm và người Hrê có khác nhưng hiểu được nhau, sự giao hảo của hai dân tộc đã tạo nên nhiều đôi chồng vợ. Tình cảm con người hai phía đông và tây đèo từ bao đời đã gắn bó, chung lòng xây dựng quê hương vùng cao

(theo Quảng Ngãi Online)

hung vi
31-10-2011, 06:39 PM
Một trong những cái thú của cánh Phượt là được thoả mình trong đêm trăng trên những con đèo nghiêng ngả hay ngồi quây quần bên nhau cùng nhâm nhi chia sẻ tách cafe ấm nóng.

Đèo Mã Pì Lèng – Hà Giang
http://ne7.upanh.com/b1.s10.d1/16d5d6ff6561db7d36fee8d02b4d9529_37326687.192.jpg

Mã Pì Lèng có nghĩa là Sống mũi ngựa, nối Mèo Vạc với Đồng Văn, vốn là hai xã xa xôi nhất của tỉnh Hà Giang. Đèo được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ XX do công nhân chủ yếu là người dân tộc Mông phá đá, san đường mà nên.
Ban đầu chỉ là những con đường nhỏ cheo leo dành cho xe thồ và người đi bộ. Để đục đá mở đường, người ta phải treo mình trên dây, giữa lưng chừng những đá tai mèo mà thi công trong suốt 11 tháng.
Đèo dài khoảng 20km, chênh vênh giữa những lớp đá, lớp núi lô xô trùng trùng điệp điệp. Những ngọn núi màu xám chì, hùng vĩ nối nhau đến tận chân trời. Xa xa là dòng sông Nho Quế dịu dàng vắt mình như một tấm khăn choàng mỏng manh
http://ne2.upanh.com/b2.s6.d1/80f6fa5c9a64092242f7a1301db19882_37326722.12912552692hagiang2jpg.jpg
Đường xuống sông chạy gần như song song với với dòng sông cho đến khi gặp nhau ở bờ sông, màu đất đỏ quyện lấy bánh xe.

Đứng từ mặt bên này thấy toàn con đường dài phía bên như một con rắn trườn lượn mình vắt từ ngọn núi này sang ngọn núi khác
http://ne3.upanh.com/b1.s9.d3/6d60d2a652bbc00a34c0a0526b6f79f8_37326763.12912552693songnhoquenhintudeoma.jpg
Vùng núi đá không trồng được cây cối hay rau màu. Người Mông hàng ngày phải gùi đất từ rất xa mang về nhét vào từng hốc đá, dùng đá chèn lại để giữ cho nước mưa không trôi mất đất, rồi bỏ hạt ngô giống vào.
Những thân cây ngô xanh mọc lên vươn mình trong những lớp đá xám như cuộc sống vẫn trỗi dậy nơi mảnh đất cằn này mỗi ngày.

Đèo Mã Phục – Cao Bằng

Sở dĩ đèo có tên như vậy vì hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi, thành dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đèo cao 620m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, nơi có tấm biển: Trùng Khánh kính chào quý khách
http://ne2.upanh.com/b4.s2.d2/e486d36612f002201ecd3a93e3f0ddeb_37326842.12912552695maphuc2jpg.jpg
Núi vôi ở Cao Bằng không cao, cảnh sắc không hùng vĩ như các đèo khác, đường đèo cũng không quá nguy hiểm. Từ Mã Phục tỏa đến các nhánh chính của toàn tỉnh Cao Bằng. Ngay từ chân đèo rẽ trái đến với làng Tổng Cọt – nơi có cây đa già nổi tiếng và phiên chợ trâu ngày chủ nhật, ghé thăm làng cổ Nà Ngắn, đến với cửa khẩu Trà Lĩnh.

Vượt qua Quảng Uyên rẽ phải là đường đến cửa khẩu quốc tế Tà Lùng. Rẽ trái ngược lên đến với Trùng Khánh, xuyên qua những rừng cây dẻ rì rào, chạy tới thác Bản Giốc kì vĩ và cuối cùng là đường tới Hạ Lang, điểm kỳ cùng của tỉnh
http://ne1.upanh.com/b2.s2.d3/c5a55e445195899b10122bf46ac56b7e_37326861.12912552696deomaphuccaobangjpg.jpg
Con đèo rộng và đẹp. Những dãy núi thâm thấp nối tiếp nhau, phía bên này dốc trải dài những cánh đồng hoa tam giác mạch tim tím vào mùa xuân và những ruộng ngô xanh rì khi hè tới. Bóng chiều đang dần buông, nắng đã ngả trên những ngọn núi nhấp nhô

http://ne6.upanh.com/b6.s8.d1/80ae42016bcbb3d394b35586b46611cb_37326886.12912552697deooquyhonoilaocaival.jpg

Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai

Con đèo nổi tiếng này còn có tên đèo Hoàng Liên Sơn, nối giữa Lào Cai và Lai Châu với chiều dài kỉ lục tới hơn 40km. Đèo còn được mọi người gọi là đèo Mây vì độ cao quanh năm mây mù che phủ, ngay cả trong những ngày hè.

Điểm khác biệt lớn nhất là nhiệt độ giữa hai vùng, trong khi bên phía Lai Châu thời tiết mát mẻ, khô hanh thì vừa chuyển sang phía bên kia sườn Lào Cai sẽ nhận được ngay những cơn gió lạnh với cái rét cắt da cắt thịt
http://ne9.upanh.com/b5.s1.d2/3e833fb5237e784cdcb7667dad33778a_37326919.12912552698canhsaclaichaunhintud.jpg

Đèo Ô Quy Hồ chạy nhũng nhẵng quanh dãy Hoàng Liên, nơi có đỉnh cao nhất Đông Dương Fansipan. Con đường đi qua Công viên Hàm Rồng, Thác Bạc, Trạm Tôn, đều là những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh nên.

Cánh chạy xe lần nào lên cũng ghé lại đỉnh đèo ăn chút gì đó lót dạ. Đa phần là đồ nướng thơm phức với hạt dẻ, thịt xiên, trứng nướng hay cơm lam chấm muối vừng.

Xuýt xoa đôi bàn tay bên bếp lửa hồng, nụ cười bạn bè làm cái lạnh tan biến. Bất chợt cơn gió đem mây mù toả khắp vùng thung lũng khiến con đường ẩn hiện trong mây tuyệt đẹp
http://ne9.upanh.com/b2.s19.d1/fd223372af318c073bf65f52f7a68900_37326979.12912552699dsc4189jpg.jpg

Đèo Phạ Đin – Lai Châu

Nhiều người hay nhầm đèo Phạ Đin thành Pha Đin. Tuy nhiên, tên chính xách của con đèo này là Phạ Đin nghĩa là Trời và đất, với đỉnh cao nhất hơn 1600m.

Theo truyền thuyết kể lại do khi hai bên vùng núi tranh chấp, ngựa của Lai Châu và Sơn La cùng xuất phát, ngựa chạy đến đâu, phần đất thuộc về địa phận tỉnh đó cho đến khi gặp nhau. Kết quả là ngựa Lai Châu chạy nhanh hơn nên phần đất thuộc về Lai Châu rộng hơn.
Đèo Phạ Đin nổi tiếng đẹp và nguy hiểm. Con đường đèo liên tục những cua dốc dựng đứng và cua tay áo suốt 32km chiều dài. Từ Tuần Giáo đến Thuận Châu là đoạn đèo khó khăn nhất, đang được mở rộng và ăn sâu vào núi.

Có thời gian ghé lại bản ngay chân đèo, nhâm nhi tách trà đắng với quả đào non, chơi đùa với lũ trẻ trong làng để thấy được cái thú của cuộc đời tiêu dao.
Những ngày nắng, từ trên đèo thấy được toàn cảnh vùng đất Lai Châu rộng lớn, mênh mông những rặng núi nối tiếp. Vào mùa mưa con đường trở nên cực kỳ nguy hiểm với những cái bẫy chết người trên khắp đèo.
Tai nạn lật xe xảy ra thường xuyên trên đoạn đường này. Nhưng cho dù đã có sân bay Mường Thanh nối liền cả nước với Điện Biên Phủ, người ta vẫn muốn một lần được chinh phục Phạ Đin để biết về thêm về điểm gặp gỡ của Đất và Trời và để thi thoảng còn chạy vùng đất kháng chiến này ngắm hoa ban hoa mận mỗi dịp xuân về

(Theo Afamily)

hung vi
31-10-2011, 06:49 PM
Đèo Mang Yang là một đèo nằm ở huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai, trên quốc lộ 19, một tuyến quốc lộ nối Bình Định và Gia Lai.
http://ne3.upanh.com/b6.s11.d2/04a09c3dd5de8ca0d1d8768700102162_37327213.hungvideomangyanggialai.jpg

Đông giáp với huyện Kbang, huyện Đak Pơ và huyện Kông Chro. Tây giáp huyện Đak Đoa và huyện Chư Sê. Nam giáp huyện Chư Sê và huyện A Yun Pa. Bắc giáp huyện Đak Đoa và huyện Kbang. Diện tích huyện Mang Yang khoảng 1.126,2 km2 với dân số 38.400 người (2004)

Với địa hình cao nguyên có độ cao 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng, đoài thoải lượn sóng. Núi cao nhất trên 1000m. Sông Đăk Ayun qua huyện dài đkm. Quốc lộ 19 đi qua phía Bắc huyện, có đèo Mang Yang
http://ne0.upanh.com/b4.s19.d2/3b9026a7cc7e7f1bc6b0aa24a089ccf4_37327230.gl4.jpg
Mang Yang theo tiếng Jrai có nghĩa là Cổng trời. Đèo không dài nhưng quanh co, độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó.

Trong chiến tranh Việt Nam, đây là nơi diễn ra trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang, dẫn đến chiến thắng Đắk Pơ ngày 24 tháng 6 năm 1954 của Quân đội Nhân dân Việt Nam
http://ne0.upanh.com/b3.s18.d2/97fa276259eb43ace30754b54d08b469_37327260.gl3.jpg
Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước hai vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây.

Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi.

Đến Mang Yang du khách đừng bỏ qua làng Đê K’Tu, đến đây du khách sẽ thấy được những nét đẹp văn hoá truyền thống của bản làng nơi đây. Bên cạnh đó du khách còn có thể tham quan công trình thuỷ điện A Yun, thác Lồ Ô

(Tổng hợp từ internet
ĐGD)