Trích Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc (Dương Điển, Tần Nguyên)
Diệu trước đại sư Tang Như Ý
Phóng tác: Nguyễn Thanh Hiệp


Tang Như Ý - 臧如意 - (1939-2009) là một tượng kỳ đại sư nổi tiếng, sinh ở Hà Bắc. Thuở nhỏ tự học cờ nhiều lần tham gia các giải cờ của Bắc Kinh và đều có thành tích thượng thừa.Năm 1965 ông tham gia giải toàn quốc và đạt hạng 4, năm 1966 ông đạt giải á quân. Năm 1980 ông đại diện Bắc Kinh tham gia tranh tài ở Hương Cảng chiến tích bất bại, danh tiếng vang xa.Ông là thành viên chủ lực của đội Bắc Kinh chiến thắng trong thế vận hội năm 1979.
Phong cách đánh cờ của ông đã trở thành một trường phái riêng biệt, bố cục không bám vào một khuôn mẫu nào, thủ đoạn kỳ bí đột ngột, biến hóa đa đoan, kỳ thủ lần đầu giao phong với ông đều hết ức khó khăn để thích ứng.Trung cuộc lực công sát hùng hậu, công thủ xuất sắc, nhuần nhuyễn điêu luyện. Trên kỳ đàn được xưng là "Diệu trước đại sư". Ông là đồng tác giả các quyển "Thuận pháo trực xa đối hoãn khai xa", "Tượng kỳ đại sư tranh hùng phổ". Năm 1982 ông được tấn phong Tượng kỳ đại sư.


Trận chiến bên dưới lấy từ giải cá nhân toàn Trung Quốc năm 1966. Tại giải lần này Hồ Vinh Hoa đoạt giải quán quân với chiến tích 8 thắng, 1 hòa, 2 thua được 8,5 điểm. Tang như Ý được 6 thắng, 2 hòa, 3 thua được 7 điểm đoạt giải á quân. Trận này tại vòng thứ 10, Hồ Vinh Hoa hậu thủ dùng phản cung mã cổ điển tiến tốt 7, Tang như Ý phóng xe quá hà, cấp tấn trung tốt phát động tấn công nhanh nhiều lần bày trận bỏ xe đoạt thế, song phương xông vào quần thảo, chiến đấu kịch liệt. Cuối cùng Hồ vì ít quân nên thất bại, Tang giành được 1 điểm quý báu.
1.P2-5 M2.3 2.M2.3 C7.1
Tiến tốt 7 sau đó P8-6 là dạng Phản cung mã kiểu cũ, những năm 60 Hồ vinh Hoa rất hay dùng, sau này phát triển thành P8-6 rồi M8.7.
3.X1-2 P8-6
Nếu X9.2 hoặc P8-7 sẽ trở thành bố cục "Lãnh môn" (hiếm thấy) cũng là một loại lựa chọn cho bên đen.
4.X2.6 ...
Hiện đại người ta thường chơi X2.8.
... M8.7
5.X2-3 X9.2 6.C5.1 ...
Tiến tốt giữa tấn công, đơn giản nhưng mạnh mẽ.
... S4.5
Được đánh giá là nước mềm, nên đổi thành P6-5.
7.C5.1 P2.1 8.C5-6 C3.1
9.C6.1 M3.4 10.M8.7 P6.5
Đỏ nhảy chính mã dụ đỏ tiến pháo, bày trận khí tử đoạt công, tạo ra sóng gió, thể hiện rõ ràng phong cách công sát của Tang đại sư. Nếu đổi P6-5 thì thế trận hòa hoãn hơn.
11.M7.5 M4.6
Nếu như đổi M4.5 thì P8-4 M5.7; X9-8 Xl-2; P5-3 đỏ cũng ưu.
12.P8-4 ...
Mắt trong thấy nhưng vẫn lớn mật lấy xe đổi pháo, chiếm tiên đoạt thế.
... M6/7
13.X9-8 X1-2 14.C6-5 P2.3
15.C7.1 Mt.9 16.C1.1 C3.1
17.C5-4 Tg5-4
Đỏ biên tốt bắt chết mã đen, cục diện dần có lợi.
18.X8.2 C3-4
19.X8-6 P2-4 20.C1.1 X2.3
21.P4/1 X2-6 22.P4-6 X6-4
23.X6-7 T7.5 24.P5-6 Tg4-5
25.Ps.2 X4-8
Đổi thành X4-5 kiềm chế xe, mã bên đỏ đen còn khả năng ứng phó.
26.Ps.2 C9.1
27.Ps/2 X9.1 28.Ps-8 X8-3
Nếu đổi thành X8-2 thì M5.6 X2.1; M3.5 X2-3; P8.5 S5/4; X7-8 đỏ vẫn ưu.
29.P8.5 S5/4 30.M5.7 S6.5
31.M3.5 X3.1 32.X7-2 X3-2
33.P8-9 X2/4 34.X2.5 X2-1
Đổi quân là thất bại, nếu M7.5 thì M7.6 đen cũng khó đỡ.
35.X2-3 X1-2 36.X3-2 X2.4
37.P6-5 S5/6 38.X2/3 C9.1
39.X2-4 S4.5 40.X4-6 X2-3
41.X6.4 X9-6 42.M5.6 X6/1
43.M7.5 X6.1 44.M5.6 ...
Bỏ mã tạo thành cuộc quải giác mã, tinh diệu.
... X3-4
45.X6-5 Tg5-4 46.M6.8
Đỏ thắng.