Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc - Hầu Ngọc Sơn
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    1,473
    Post Thanks / Like

    Mặc định Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc - Hầu Ngọc Sơn

    Trích: Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc (Dương Điển, Tần Nguyên)
    Hầu Ngọc Sơn

    Hầu Ngọc Sơn sinh năm 1911 sống ở Bắc Kinh, thời trẻ lang bạc nam bắc, khổ đấu kỳ đàn. Thời niên thiếu đã dương danh kỳ đàn được xưng là "Bắc Bình tứ tiểu" chi chủ. Những năm đầu thập niên 50 cùng Na Kiện Đình, Trương Đức Khôi được gọi là "Tam bảo phật". Đối với sự phát triển của kỳ đàn Hoa Bắc có sự cống hiến rất lớn.
    Năm 1956 ông đoạt chức quán quân thành phố Bắc Kinh, đại biểu cho Bắc Kinh tham gia giải cờ tướng toàn quốc và đứng thứ 5. Ông có lối đánh cương nhu hòa hợp, bố cục thành thạo, tiên thủ dùng phi tượng, trung pháo, hậu thủ dùng bình phong mã am hiểu sâu rộng. Trung tàn công phu thâm hậu, khi công kích thường xuyên có những đòn công sát đặc sắc. Cuối thập niên 50 lánh bóng kỳ đàn, tận sức cho việc bồi dưỡng kỳ thủ trẻ cùng hợp tác với Tạ Hiểu Nhiên.
    Ông cũng đảm nhiệm vai trò huấn luyện đội cờ cho Trường Thể thao nghiệp dư Bắc Kinh. Tượng kỳ đại sư Tang Như Ý, Lưu Văn Triết, Phó Quang Minh, Hà Liên Sinh cùng danh thủ Tôn Diệu Tiên đều được ông chỉ dạy.
    Năm 1985 được phong danh hiệu Tượng kỳ đại sư, đảm nhiệm chức vụ ủy viên thường trực Hội cờ thành phố Bắc Kinh. Ông mất tháng 8/1993 vì bệnh.


    Ván đấu bên dưới năm 1956 trong giải cờ tướng toàn Trung Quốc lần thứ nhất. Hầu Ngọc Sơn hậu thủ nghênh chiến Hồ Bắc "Tiểu thần đồng" Lý Nghĩa Đình. Trong trận này Lý Nghĩa Đình bố cục không thỏa đáng, nóng lòng đoạt công bị Hầu Ngọc Sơn nắm bắt sơ hở, khí tử đoạt công, lăng lệ công sát, dũng mãnh thắng cuộc.

    1.P2-5 M8.7 2.M2.3 C3.1
    3.X1-2 X9-8 4.M8.9 ...
    Tả mã lên biên là biện pháp ổn định. Nếu đổi thành X2.4 M2.3; C7.1 (cũng có thể M8.9) C3.1; X2-7 P2/1; P8-7 P2-3; X7-3 (hiện đại có thể đi X7-8 hoặc X7-6) C7.l ; X3.1 T3.5 rất dễ trở thành "khí mã hãm xa cục". Nhìn cục diện có thể đoán đỏ không muốn xảy ra việc này.
    ... M2.3
    5.P8-7 ...
    Hình thành bố cục ngũ thất pháo đối bình phong mã tiến 3. Nếu đỏ X2.4 thì đen có thể P8-9, T3.5 hoặc C7.1.
    ... M3.2 6.X2.6 ...
    Quá hà xa là công pháp lưu hành đương thời. Hiện tại thường đi C3.1 thì đen có thể C1.1, M2.1 hoặc V7.5.
    ... T3.5
    7.C5.1 ...
    Xông trung tốt hơi vội, nên X9.1 tốt hơn.
    ... S4.5 8.C5.1 C5.1
    9.X2-3 C5.1
    Đen xông trung tốt, chuẩn bị khí tử đoạt công, có can đảm có tính toán, suy nghĩ sâu xa mở màn trung cuộc.
    10.P7/1 ...
    Như đổi thành X3-8 tróc đôi thì M2.1, đen lạc quan hơn
    ... X1-4
    11.C3.1 X4.8 12.C3.1 P8.4
    Tiến pháo phục P8-7 hoặc P8-1 đều là nước hung hãn.
    13.X3-8 P2-4
    Bỏ mã bình pháo, tình hình căng thẳng.
    14.S6.5 P8-7
    15.T3.1 X8.8 16.X8/1 X8-7
    17.X8.4 P4/2 18.P7.1 P7-8
    19.S5.4 ...
    Nếu đổi đi X9-8 (hoặc C3.1) thì P8-3 đỏ khó có thể ứng phó.
    .. C5.1 20.M3.4 P8.3
    21.S4.5 X7.1 22.S5/4 X7/5
    23.S4.5 C5.1 24.M4/5 X7.5
    25.S5/4 X7/2 26.S4.5 X7-9
    27.M5.4 X9.2 28.M4/3 P8/2
    29.S5/4 X4-6 Đến đây, đỏ đại thế đã mất, đẩy bàn nhận thua.



    Lần sửa cuối bởi tinhlahan702, ngày 20-10-2017 lúc 12:56 PM.

Tượng kỳ đại sư thành danh cuộc - Hầu Ngọc Sơn

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68