Tượng kỳ đại sư thành danh cục - Lưu Văn Triết
Song thương tướng Lưu Văn Triết




Biên tập: Nguyễn Thanh Hiệp
Lưu Văn Triết (刘文哲), một tượng kỳ đại sư nổi tiếng, được xưng là "Song thương tướng" sinh năm 1941, người Bắc Kinh. Sư phụ là danh kỳ Bắc Kinh Tạ Tiểu Nhiên. Năm 1956 quán quân giải thanh niên học sinh tám thành phố lớn lần 2. Năm 1957 á quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh. Năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ), đại diện thành phố Bắc Kinh tham giai giải toàn quốc và đứng thứ 6. Năm 1963 chuyển sang chơi cờ vua. Lần lượt các năm 1978, 1980, 1982 ba lần đoạt chức quán quân. Năm 1985 được phong Tượng kỳ đại sư. Năm 1982 được phong Quốc tế tượng kỳ (cờ vua) quốc tế đại sư. Năm 1988 được tấn phong Quốc tế tượng kỳ đặc cấp đại sư.
Lưu Văn Triết năm 1961 tốt nghiệp trung học, năm 1962 đoạt giải quán quân giải cờ tướng thành phố Bắc Kinh với chiến tích toàn thắng (giáp tổ) sau đó tham gia giải toàn quốc. Lưu Văn Triết lần đầu tham tham gia, một đường quá quan trảm tướng chiến thắng Thượng Hải Chu Kiếm Thu, Tứ Xuyên Lưu Kiếm Thanh, Trần Tân Toàn, Chiết Giang Lưu Ức Từ, Quảng Đông Trần Bách Tường, Thái Phúc Như, Dương Quan Lân,...hơn 10 vị danh tướng đoạt được vị trí thứ 6.
Lưu Văn Triết kỳ phong dứt khoát hẳn hoi, chiêu thức thanh thoát, sát pháp lợi hại, có can đảm trong mạo hiểm mưu cầu thắng lợi, đối với Cổ phổ tàn cục rất có nghiên cứu, là một vị kỳ thủ ưu tú hiếm có.
Ông mất vì bệnh ngày 20/9/2011.


Cục này diễn ra ở vòng 5, Lưu Văn Triết hậu thủ ứng chiến Toàn quốc á quân Vương Gia Lương. Cục này Vương dùng chiến thuật hiếm thấy thời đó là "Pháo đả trung tốt" khơi mào chiến sự, Lưu ăn miếng trả miếng, lập tức vung pháo đánh tốt bắn tượng, bắt lại một nước tượng sơ hở của Vương, nhanh chóng phản kích, cướp đoạt thắng lợi.
Hắc Long Giang Vương Gia Lương (đỏ trước thua) Bắc Kinh Lưu Văn Triết
Giải cờ tướng toàn trung quốc năm 1962.
Ngày 08/11/1962
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 C7.1
3. X1-2 X9-8 4. C7.1 M2.3
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. M8.7 ...

Trung pháo quá hà xe đối với bình phong mã bình pháo đổi xe bố cục đã xuất hiện ở thập niên 60. Thời đó thất lộ mã là cách chơi tương đối hiếm thấy, thông thường người ta đi M8.9 hoặc C5.1. Vào tháng 6 Vương, Lưu có một trận đấu biểu diễn tại Cung văn hóa nhân dân lao động Bắc Kinh, Vương đã đi M8.9 kết quả tiến công không thích đáng mà thất lợi. Lần này Vương đi M8.7 để cầu xuất kỳ bất ý, đánh úp.
... S4.5 8. P8-9 P9-7
9. X3-4 M7.8 10. X9-8 X1-2
11. P5.4 M3.5 12. X4-5 P7.5
Pháo đánh tốt 3 là biến chính. Thập niên 70 xuất hiện thêm nước C7.1 thì C3.1 M8.6; M3.4 P7.8; S4.5 P7-9 hoặc P2.6 đỏ hơn quân nhưng đen có thế công.
13. T7.5 ...
Thuận tay phi tả tượng, vô tình hữu tượng hứng chịu hỏa lực của pháo đen.Nên đổi thành V3.5 hoặc M3.5.
... C7.1 14. M7.6 M8.6
15. M6.4 ...
(?) Cản chân ngựa là nước thất bại, gián đoạn tốc độ tấn công. Nên đổi thành X5/2 còn có cơ hội đối kháng.
... X8.4 16. X8.5 C3.1
17. X5/1 (hình)...




... P7.3
(!) Chiêu thức tinh xảo. Hiện tại đen bỏ pháo đánh tượng phục ngọa tào mã công sát, nhanh chóng phản kích, chiêu thức gọn gàng, chiếm được ưu thế.
18. T5/3 M6.4
19. X5-6 X8-6
Phục mã ngọa tào, phía sau còn có bài bình pháo đánh xe.
20. X8.2 X2.2
21. X6-4 M4.3 22. Tg5.1 M3/1
23. X4-6 C7.1 24. X6/3 ...
Như đổi thành M3/2 X4-8; M2.1 X8.6; Tg5.1 M1.3; Tg5-6 C7-6 đen cũng thắng.
... X2.6
25. Tg5/1 M1.3 26. X6/1 C7.1
27. C7.1 X2-1 28. C7-8 M3/2
29. X6.2 X1-2 30. S4.5 C7.1
31. Tg5-4 M2.1 32. C8-7 X2/2
33. X6-8 M1/2
Đen thắng.