Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Quan điểm về học bố cục cho trẻ nhỏ - Triệu Hâm Hâm (Người dịch: Nguyễn Đại Thắng)
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    17
    Post Thanks / Like

    Mặc định Quan điểm về học bố cục cho trẻ nhỏ - Triệu Hâm Hâm (Người dịch: Nguyễn Đại Thắng)

    Quan điểm về học bố cục cho trẻ nhỏ
    Nguyên tác: Kỳ Vương Trung Quốc - Triệu Hâm Hâm
    Nguồn: Blog Triệu Hâm Hâm
    Người dịch: Nguyễn Đại Thắng


    Hôm nay tôi muốn thuyết trình với mọi người một vài nhận thức của bản thân về việc học khai cục.
    Rất nhiều người hỏi tôi rằng học khai cục như thế nào cho tốt, thực ra về phương diện này tôi có nhận thức khá sâu sắc. Tôi nói vậy không phải bởi vì khai cục của tôi tốt, lúc còn nhỏ khai cục của tôi cũng không tốt, trái ngược hoàn toàn với bây giờ, nói hơi khó nghe một chút thì khai cục của tôi lúc đó rối tinh rối mù, tục ngữ có câu “ốm lâu thành thầy thuốc”. Thật kỳ lạ phải không? Câu hỏi này cũng là một vấn đề nhức nhối đối với đại đa số các em nhỏ học cờ và các bậc phụ huynh của họ, điều này cũng khiến cho tôi có một vài ưu phiền.

    Tôi nghĩ có một điều mà đáng để chúng ta nghiên cứu, thảo luận đó là khi trẻ mới bắt đầu học cờ thì nên học khai cục trước hay tàn cục trước? Theo ý kiến cá nhân tôi thì nên học tàn cục trước, bởi một vài lí do sau:
    Trước hết tôi cho rằng khi mới học cờ, trẻ nhỏ nhất định phải được dạy những gì chính xác tuyệt đối, ngược lại nó có thể gây ra những ảnh hưởng, những tác động không tốt khiến cho khó chỉnh sửa được, đây là điểm mà trước kia tôi đã từng nói qua, khi mới bắt đầu học thì nên tiếp nhận những vấn đề có ấn tượng sâu sắc. Vậy cái gì là sự chính xác tuyệt đối đây? Sự chính xác tuyệt đối ở đây đó chính là sát pháp cơ bản.
    Chúng ta dễ nhận ra các khóa học cơ bản vỡ lòng đều dạy sát pháp đầu tiên, ví dụ như thế nào là hai xe lệch, tiền mã hậu pháo...bởi vì đó là sự chính xác tuyệt đối, hơn nữa nó còn dễ dàng khơi dậy lòng hăng hái, tính tích cực học tập cho trẻ nhỏ, người học.

    Như vậy sau này có thể tiếp nhận cờ tàn một cách đơn giản, đặc biệt là một vài thế cờ tàn thực dụng, ví dụ như các hình cờ tàn tất thắng, cờ tàn hòa quy chuẩn.
    Giống như tôi hồi còn nhỏ khi bắt đầu học cờ, tôi học từ đơn mã thắng đơn sĩ, mã tốt đánh với sĩ tượng toàn...nên bây giờ tôi học cái gì đều có cơ bản khá vững chắc, điều này chính là kĩ năng cơ bản. Nhưng ngày nay có rất nhiều trẻ nhỏ học cờ trong thời gian khá lâu mà đến đơn mã đánh đơn sĩ cũng không biết, khai cục thì không đủ khả năng nắm bắt, mà lại đi học bố cục gì gì, đâu đâu không rõ, rồi học thuộc ván đấu của các kỳ thủ khác đấu với nhau, có tác dụng không? Thực tế là không có tác dụng, tại sao vậy? Bởi vì thực tế là trẻ nhỏ gặp phải những vấn đề khó khăn nhất định khi học khai cục, học khai cục quan trọng nhất không phải là đi như thế nào, cũng không phải là nhớ tất cả các biến hóa, càng không phải là nhớ ai với ai đã từng đánh qua khai cục này, mà quan trọng nhất là sự lí giải trong từng nước đi, biết được tại sao lại đi như vậy. Tôi vẫn còn nhớ hồi tôi còn nhỏ, phụ thân tôi đã đưa tôi đi mua rất nhiều sách cờ tướng, đến bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng sâu sắc về việc đó. Trong đó có một cuốn sách tựa đề là “Trung pháo đối bình phong mã bình pháo đổi xe”. Đây là một trong những cuốn sách chuyên sâu về bố cục, bao gồm cả những bố cục thịnh hành lúc đó, nó dày khoảng 200 trang. Tôi có được cuốn sách này thì tận tâm chuyên cần nghiên cứu, sắp lại các thế cờ trong sách ra bàn để học, và tự cho rằng đây là một cách học đúng đắn không sai, kết quả là tôi đánh 1 ván thì thua 1 ván, tại sao vậy? Câu trả lời chính là tôi đã không có sự lí giải căn bản về từng nước đi trong bố cục, sau bao vất vả công sức học hành, kết quả khiến cho người nhà tôi biến loạn không biết làm thế nào, bản thân tôi thì cũng không biết phải làm thế nào. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều kỳ lạ, bởi vì với lực cờ của tôi lúc đó thì cần phải có một sự lí giải rõ ràng trong bố cục, mà ở đây biến hóa lại rất nhiều, nếu không có sự lí giải rõ ràng thì không thể nhớ được. Học bố cục cũng giống như học từ đơn vậy, hôm nay sắp xếp rồi, hôm sau lại chớm quên, cái này cũng giống như trẻ nhỏ học toán cao cấp vậy, dù có học tốt đến đâu thì cũng chỉ là hiểu lơ mơ. Trên đây là ví dụ sâu sắc từ bài học của tôi về việc học bố cục, mong rằng các bạn nhỏ sẽ không đi vào con đường của tôi. Các bạn nhỏ cần phải hiểu sâu sắc sự sắp xếp của các nước đi trong từng bố cục khi đọc sách để tránh bị lãng phí về thời gian và công sức.

    Nói như vậy thì có phải trẻ nhỏ không cần học bố cục ư?
    Điều đó cũng không đúng, lúc tôi còn nhỏ có may mắn bắt gặp được cuốn sách viết về bố cục rất là tốt, bây giờ nhớ lại thấy rằng đây là một cuốn sách tuyệt vời, so với bất cứ cuốn sách nào thì nó vẫn là cuốn sách hay (tên sách: Bố cục định thức chiến lí), do tác giả Trương Cường và Diêm Văn Thanh viết. Đây là cuốn sách hay vì nó viết đủ đơn giản mà lại đủ ý, không giống bất cứ cuốn sách khác làm cho các biến hóa phức tạp kéo dài mãi khiến cho người học khó lòng nắm bắt được, nếu không có biến hóa thì cũng cố tìm ra biến hóa để mà viết vào. Cái gọi là định thức chính là một bộ khung cơ bản, là sự kết tinh tư duy của thế hệ đi trước, như một chu kì ngắn hơn, cho nên về cơ bản là nó đúng đắn không sai, cộng thêm một vài lí luận cơ bản do đó người học rất có hứng thú, cảm thấy nhẹ nhõm. Lúc đó, mỗi lần tham gia thi đấu tôi đều mang theo cuốn sách bên mình, khi rảnh rỗi tôi lại mở sách ra và tìm nước đi phản lại, giờ nhớ lại cảm thấy biết ơn sâu sắc đối với cuốn sách này. Cuốn sách “Bố cục định thức chiến lí” có từ rất lâu rồi, và tới bây giờ cuốn sách này được xếp vào hàng sách kinh điển của cờ tướng.

    Nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng, công nghệ thông tin phát triển cao độ cho phép nghiên cứu khai cục thâm sâu hơn, nó có thể giúp người học nghiên cứu ván cờ từ đầu khai cục cho tới tận tàn cục. Chính điều này là làm cho các giáo viên cờ, các huấn luyện viên phải dùng trăm phương nghìn kế để tìm kiếm một vài phi đao mới, chiến thuật mới, đôi khi họ còn hận chính bản thân không có cách nào làm cho học sinh nhanh nhanh chóng chóng thành kỳ tài, thực sự họ lúc nào cũng mong học sinh có thể thần tốc nhanh chóng đạt được thành tích trong học tập và đặc biệt là trong thi đấu. Tấm lòng của những giáo viên, huấn luyện viên rất đáng khen ngợi, có điều tôi không đồng tình với cách làm này.

    Dùng cách huấn luyện này dễ dẫn tới hậu quả khiến cho trẻ phụ thuộc vào khai cục một cách quá độ khi học, và dần mê muội đắm đuối khai cục, nghiện khai cục. Chúng ta quan sát ở các giải đấu cờ tướng dành cho thiếu niên bây giờ sẽ nhận thấy một điều như sau: thông thường trẻ nhỏ chơi cờ đều là “đầu hổ đuôi rắn”, các bạn nhỏ đi khai cục thực sự là rất giống với các ván của đặc cấp đại sư khi thi đấu, có một vài điều khiến cho chúng ta cảm thấy khó hiểu, các bạn nhỏ liệu có thể đi những nước tiếp theo như thế nào sau khi kết thúc khai cục?? Các huấn luyện viên, giáo viên liệu có thể đưa ra gợi ý những nước tiếp theo?! Và khi mà kết thúc giai đoạn khai cục, chuyển sang giai đoạn trung cục thì các bạn nhỏ đã thể hiện rõ sự rối tinh rối mù trong việc điều chuyển lực lượng, chính điều này khiến tôi cho có ít nhiều suy tư về việc làm thế nào để giúp đỡ các bạn nhỏ học khai cục cho đúng đắn.

    Tối hôm qua tôi có tình cờ xem bộ phim Tân Ỷ Thiên Đồ Long Kí, phiên bản do Đặng Siêu thủ vai Trương Vô Kị. Tôi cảm thấy phim truyền hình thông thường giống nhau, nhưng khi xem bộ phim này có vài cảnh đáng để cho tôi hồi tưởng lại: đó là sau đại hội Đồ Sư, Chu Chỉ Nhược hồi ức về di ngôn của Tuyệt Diệt Sư Thái (Tuyệt Diệt Sư Thái là sư phụ của Chu Chỉ Nhược), di ngôn này liên quan tới bí mật của Ỷ Thiên Đồ Long Đao. Có một đoạn hội thoại khiến tôi vô cùng hứng thú, đại khái ý nghĩa của lời nói đó về Cửu âm Bạch Cốt Trảo là một môn cực kì cao thâm của võ học, muốn học tốt môn võ này thì phải từng bước tu luyện trong mười mấy năm liên tục. Nhưng trong thời gian dài thời đó mọi người lại nôn nóng muốn có tuyệt kĩ đó ngay vì cho rằng có bao nhiêu thời gian để học chứ? Thế là Hoàng Dung đã nghiên cứu ra một bộ học cấp tốc cho phép người học có thể luyện thành trong thời gian ngắn, tuy nhiên uy lực của nó lại không được mạnh bằng cách học ban đầu và lại nghĩ ra cách học trong ngày rảnh rỗi không phải do nghiên cứu sâu nên hiệu quả không được cao.

    Đoạn hội thoại đã gợi ý lớn cho tôi, tôi tin rằng tất cả mọi người đều mong nhanh chóng đạt được thành quả khi luyện tập một môn gì đó, trước kia tôi muốn nâng cao kỳ nghệ nhưng cũng không tìm ra cách học cấp tốc nào cả, chỉ có thể tự nói với bản thân: khả năng là phải đi nghiên cứu những phi đao này, đây chính là tuyệt chiêu chứ đâu! Cho nên rất nhiều người có thể nhận ra các cao thủ qua các phi đao trong khai cục. Một khi học được sẽ cảm thấy ngây ngất, giống như là trình độ được nâng lên một bậc. Các bạn sẽ không dùng nó ư? Thật ra là có dùng, và có thời gian dài mọi người không hiểu cách đánh ở các thế cờ ít quân, không nắm rõ các sát pháp, cảm thấy mông lung rỗng tuếch.

    Quay trở lại bộ phim Tân Ỷ Thiên Đồ Long Kí, lại nói về Cửu âm Bạch Cốt Trảo, sau này khi Chu Chỉ Nhược nghênh chiến với 2 vị Võ Đang Thất Hiệp, tuy Chu đã dành chiến thắng, nhưng chỉ là dùng chiêu thức tà môn quỷ quyệt kì dị mà ra, khiến cho đối thủ trở tay không kịp. Thực tế mà nói thì với lực của Chu Chỉ Nhược không đánh lại 2 vị Võ Đang kia. Về sau Chu Chỉ Nhược có giao chiêu với Hoàng Sam cô nương, Chu Chỉ Nhược chỉ qua được mấy chiêu đã phân thắng bại, không phải là đối thủ của Hoàng Sam.

    Do đó việc học cấp tốc và từng bước luyện thành là hoàn toàn không giống nhau. Có khoảng thời gian chúng ta và các bạn nhỏ chơi cờ cũng giống như vậy, việc học cấp tốc trước hết nó ngăn cản sự phát triển, say này thì nó khiến người học rối tinh rối mù, thê thảm vô cùng, thê thảm tới mức không nhận ra. Trong cờ tướng thì trung tàn cục cũng giống như là nội lực trong võ công, nội lực mà không cao thì chiêu thức có tốt đến đâu cũng trở lên vô ích, không sài được.
    Tôi vẫn còn một quan điểm về học cờ mà nhiều khả năng là mọi người không tán đồng. Đó chính cái nhìn từ trẻ nhỏ khi học cờ, giai đoạn khai cục nếu như không thể lí giải thì đây chính là sự hiểu lơ mơ về bố cục, sự hiểu lơ mờ này còn không bằng cả việc là không hiểu. Tôi lúc còn nhỏ, khai cục chính là điểm yếu chết người khi thi đấu, nhưng bây giờ nhớ lại thì điều đó chưa hẳn là việc không tốt. Trung Quốc có câu tục ngữ sau: Muốn đánh được người khác thì trước tiên phải học cách chịu đòn. Khai cục kém, rồi dẫn tới cục diện không thuận, tuy nhiên cũng từ hoàn cảnh này mà công phu chịu đòn lại được xuất hiện, giống như ngọn cờ ngược gió vậy. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì nó có ý nghĩa bồi dưỡng ý chí, đem lại lợi ích to lớn đó là khi trẻ nhỏ mà khai cục kém thì thường lại có lối chơi kiên cường, bất khuất hơn những người khác, không đầu hàng, ít khi buông xuôi, bỏ cuộc giữa chừng, và cũng không tỏ vẻ chán chường thất vọng. Đây thực sự là của cải vô cùng quý báu, học cờ tướng đã đem lại cho tôi của cải này. Chúng ta thường chỉ nghe nói qua nghịch cảnh thì con người mới trưởng thành, chứ không nghe thấy qua thuận cảnh mà lại trở nên trưởng thành. Ngược lại trong cờ tướng, có một số khai cục lại rất tốt đối với trẻ nhỏ, khi mới bắt đầu học thì thành tích của trẻ đều rất tốt, những thắng lợi liên tiếp đến một cách thuận lợi không mấy khó khăn, làm cho mọi người kì vọng quá chừng, cảm thấy tương lai hứa hẹn. Nhưng tới khi giáp mặt với các cao thủ thì lập tức “tịt ngòi” không thể hiện được gì nhiều, giống như Chu Chỉ Nhược đối mặt với Hoàng Sam cô nương, cảm giác ra chiêu không có chút lực nào cả. Với các bạn nhỏ có những khoảng thời gian dài thắng cờ rất là nhẹ nhàng, điều đó khó tránh khỏi sự nóng lòng sốt ruột hưng phấn quá mức, đối với sự trưởng thành cũng là sự bất lợi. Việc quá thuận lợi lúc nhỏ không nhất định sẽ là việc tốt cho việc phát triển sau này.

    Ban đầu bản thân tôi chỉ định viết 1 số nội dung, nhưng về sau đột nhiên cảm thấy viết ra khá là nhiều, tôi có người bạn tốt đã phê bình góp ý với đề xuất của tôi như sau: Văn chương ban đầu khi viết lên đã thấy không có gì là vui vẻ, mà toàn là sầu não là nhiều, khiến cho người đọc một nửa là phát chán rồi. Tôi cũng cảm thấy điều anh ta nói là đúng, cho nên tôi đã tiếp thu ý kiến của anh ấy, do đó tôi nên dừng ở đây nhỉ!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2014
    Bài viết
    17
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    có một điều người lớn họ hay quên, khi đã học thì ai cũng là trẻ nhỏ
    nên nếu người lớn quan tâm đến học cờ mà bỏ qua bài "dành cho trẻ nhỏ" của thầy Nguyễn Đại Thắng thì hơi tiếc cho người lớn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2016
    Bài viết
    68
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    đúng rồi, cứ học từ dễ đến khó, học chi cao siêu

  4. Thích Nguay, TuongLong, ma_vinh, minhpmt, TuyenNinhBinh, hoccachhoc, hp007hp đã thích bài viết này
  5. #4
    Ngày tham gia
    Oct 2009
    Bài viết
    229
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Cảm ơn người dịch anh Nguyễn Đại Thắng!
    Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Mar 2016
    Bài viết
    151
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    "...Chúng ta thường chỉ nghe nói qua nghịch cảnh thì con người mới trưởng thành, chứ không nghe thấy qua thuận cảnh mà lại trở nên trưởng thành. Ngược lại trong cờ tướng, có một số khai cục lại rất tốt đối với trẻ nhỏ, khi mới bắt đầu học thì thành tích của trẻ đều rất tốt, những thắng lợi liên tiếp đến một cách thuận lợi không mấy khó khăn, làm cho mọi người kì vọng quá chừng, cảm thấy tương lai hứa hẹn. Nhưng tới khi giáp mặt với các cao thủ thì lập tức “tịt ngòi” không thể hiện được gì nhiều..."
    Đoạn này giống với trường hợp Lại Lý Huynh ở VN. Khai cục tốt, thắng dễ quá rồi nhiều người kỳ vọng. Nhưng các đối thủ giờ nghiên cứu bố cục nhiều, có cách đối phó, nhất là trung tàn của Huynh không mạnh, nên thành tích 2 năm gần đây của LLH ko tốt như mọi người mong đợi.

  7. Thích Tuanvh, Nguay, ma_vinh, minhpmt, TuyenNinhBinh, luongdangxuan, tuanngan, rufeng đã thích bài viết này
    Không thích thanhgianggas không thích bài viết này
  8. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    157
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi tuongquasong Xem bài viết
    "...Chúng ta thường chỉ nghe nói qua nghịch cảnh thì con người mới trưởng thành, chứ không nghe thấy qua thuận cảnh mà lại trở nên trưởng thành. Ngược lại trong cờ tướng, có một số khai cục lại rất tốt đối với trẻ nhỏ, khi mới bắt đầu học thì thành tích của trẻ đều rất tốt, những thắng lợi liên tiếp đến một cách thuận lợi không mấy khó khăn, làm cho mọi người kì vọng quá chừng, cảm thấy tương lai hứa hẹn. Nhưng tới khi giáp mặt với các cao thủ thì lập tức “tịt ngòi” không thể hiện được gì nhiều..."
    Đoạn này giống với trường hợp Lại Lý Huynh ở VN. Khai cục tốt, thắng dễ quá rồi nhiều người kỳ vọng. Nhưng các đối thủ giờ nghiên cứu bố cục nhiều, có cách đối phó, nhất là trung tàn của Huynh không mạnh, nên thành tích 2 năm gần đây của LLH ko tốt như mọi người mong đợi.
    Vậy có ai ở VN dám thách đấu với Lại Lý Huynh không? Nói tức cười quá!

  9. Thích Nguay, minhpmt, TuyenNinhBinh, tuanngan đã thích bài viết này
  10. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2016
    Đang ở
    Sát bên chùa Hòa Phước,thuộc tổ 3 Nhơn Thọ 2,Hòa Phước,Hòa Vang,Đà Nẵng
    Bài viết
    119
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tốc độ tư duy của Lại Lý Huynh quá nhanh , không biết việt nam ai vượt qua anh không ? , hồi tháng 5 năm ngoái giải đồng đội toàn quốc ở đà nẵng , thấy Lại Lý Huynh đánh , tính kinh khủng , suy nghĩ cách ứng biến quá hay! đánh cờ là nên chọn 1 trong hai cách : 1/chỉ chăm chăm bàn cờ mà đánh coi cảnh vật k tồn tại chỉ mình với bàn cờ (luyện ny đúng hơi khó nếu Lý Huynh luyện được thì bá luôn) ... 2/vừa đánh vừa mưu lược với đối thủ ... nếu gặp đối thủ mạnh tốt nhất chọn cách 1 , chả cần biết đối thủ là ai , k rãnh đọc suy nghĩ , chả cần biết k gian có gì , ta bàn cờ và bấm giờ thôi , chả cần nói chuyện gì cả ; với cách 2 quá khó nếu gặp đối thủ quá thông minh. Cách 1 thì trong đầu đặt câu hỏi rất nhiều thành ra có thể đoán nước đi của đối thủ tức bàn cờ... Tâm sự của ánh ạ
    Lần sửa cuối bởi nguyenvananh, ngày 02-12-2017 lúc 05:53 PM.

  11. Thích Nguay, minhpmt, tây môn kramnik đã thích bài viết này
  12. #8
    Ngày tham gia
    Sep 2016
    Đang ở
    Sát bên chùa Hòa Phước,thuộc tổ 3 Nhơn Thọ 2,Hòa Phước,Hòa Vang,Đà Nẵng
    Bài viết
    119
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Có một phát hiện thú vị chữ việt nam quốc ngữ làm người việt mình điềm và cử động cơ thể đàm đàm , làm suy nghĩ trong ván cờ nó hơi bị chậm ... nếu học thêm tiếng anh tự khắc tay và vai quơ quơ theo nói , tư duy sẽ nhanh hơn .... dân trung quốc với những người trung quốc đầu lập luận bằng chữ trung con người họ lanh và nhìn chung trong các giải cờ họ rất lanh suy nghĩ ... Phát hiện để ý này của ánh , không biết mọi người có đồng ý không , hay ánh nói sai vậy ạ ? xưa dân tây xem dân trung quốc iq cao như người da trắng , nhưng giờ do cntt phát triển đọc báo chí sách vở nhiều nên dân tộc việt nam giờ cũng không thua , có điều do ngôn ngữ mà có một số mặt , thể loại bị hạn chế , ánh nghĩ vậy! những giải cờ người việt nam gặp trung quốc về chiến thuật cách đánh đủ loại trang bị như nhau , nhưng do ngôn ngữ chữ việt làm người việt mình đàm đàm nên dân trung đọc ngôn ngữ hình thể quá tốt và ý đồ tuyển thủ mình bị bắt bài , nên vì thế không lại ... có lẽ do văn hóa ngôn ngữ lại là yếu điểm , ánh nói ry không biết đúng không , là một ý kiến cá nhân , có gì sai các bạn bỏ qua ạ ! Giải châu Á mở rộng - Trà Dương Bôi - Singapore 2017 trông sao các tuyển thủ việt nam mình khắc phục yếu điểm , nếu thấy nó đúng ạ.
    Lần sửa cuối bởi nguyenvananh, ngày 02-12-2017 lúc 09:16 PM.

  13. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    521
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Có "Bàn về giai đoạn trung cục" của kỳ vương Trung Quốc - Triệu Hâm Hâm không ad ?

  14. #10
    Ngày tham gia
    May 2012
    Bài viết
    15
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Bài dịch rất hay, cảm ơn ad rất nhiều

Quan điểm về học bố cục cho trẻ nhỏ - Triệu Hâm Hâm (Người dịch: Nguyễn Đại Thắng)

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68