Kết quả 21 đến 30 của 39
-
13-08-2009, 01:19 AM #21
Chữ Nôm thực chất là một sự lai căng của chữ Hán mà thôi, giống như bắt chước người ta nhưng modiphe đi cho có vẻ khác chứ thực sự làm gì có hệ thống ,làm gì có căn nguyên.Tiếng Hán tuy nhìn lằng nhằng nhưng khi biết mới thấy hệ thống logic rất rõ ràng.
Bạn nào nói các từ của mình chỉ điểm ra là chữ Nôm thật là hài hước.Bạn không hiểu chữ Nôm thực chất là một sản phẩm không ổn thỏa của chữ hán sao. Hãy tưởng tượng nếu bây giờ chúng ta vẫn đang sử dụng chữ nôm thay vì chữ quốc ngữ thì sẽ trì trệ thế nào. Ghi chép thế nào và sử dụng máy tính thế nào? thế mới biết ngôn ngữ ảnh hưởng ra sao đối với một dân tộcTrời cho bao năm để rong chơi...?
Đến khi gặp người, chân rã rời...!
-
13-08-2009, 09:37 AM #22
nếu vẫn dùng chữ nôm.thì ta sẽ dùng bàn phím của TQ thôi chứ sao
đã nói chữ nôm là biến tấu của chữ Hán mà ra.giờ cứ vớ 1 câu chữ Nôm nào,rồi dịch theo nghĩa Hán.bảo các ông dùng thế là sai,là đếch hiểu j.thì học tiếng Hán cho xong,nôm na là j cho mệt
-
13-08-2009, 11:33 AM #23
Chữ Nôm chủ yếu dùng để lưu nguyên văn tiếng ta lại trên văn bản nhằm truyền tải lại nguyên văn ý tứ tiếng Việt đến người khác. Ngoài giá trị này ra nó chẳng có thêm ý nghĩa nào tích cực khác. Bởi so với chữ Hán thì chữ Nôm vừa xấu vừa rườm rà, hình dáng không đẹp.
Nhiều người cứ hiểu lầm rằng nếu không có chữ Nôm thì... tiếng ta mất. Mất là mất thế nào được khi ngôn ngữ nói cứ lưu truyền hết đời này đến đời khác. Ngay cả khi có chữ Nôm thì "tiếng ta" vẫn bị mai một theo thời gian đó thôi (không dùng đến hoặc dùng theo một nghĩa khác hẳn nghĩa gốc)Thức đêm mới biết đêm dài,
Ngủ ngày mới biết ngày dài hơn đêm.
-
13-08-2009, 11:56 AM #24
Nói vậy cũng không phải đâu. Hồi xưa các vị có học ở VN vẫn dùng từ Hán Việt rất kỹ lưỡng, chính xác. Hiện tượng khoái dùng từ Hán Việt trong văn viết, văn nói không hiểu sao gần đây rộ lên rất nhiều. Song do căn bản học vấn không vững khá nhiều "học giả" thời này ưa hạ bút tầm bậy kiểu:
"Hai bà chạy ra đến sông Hát rồi nhảy xuống sông tự vẫn để khỏi sa vào tay giặc"
"Một mùa thu bàng bạc khắp cả miền Bắc"
v.v...
Cái này rõ là sự non kém kiến thức, học lực yếu mà ra. Nếu cứ tiếp tục "phát triển ngôn ngữ" theo đà này thì người sau mỗi khi đọc một bài viết xa xưa sẽ chau mày nhíu mắt không hiểu các cụ muốn nói gì => lười học văn => dần mất tiếng ta.
Còn "biến thể" theo kiểu mấy tờ báo mạng ưa dùng ít ra còn tạm chấp nhận được. Vd: Các quý ông có thói quen thích tự xử.
Dạng này thì Tây cũng bị như thường. Vd: bây giờ nói đến "penalty" là người ta nghĩ ngay đến cú sút 11m chứ không ai nghĩ đến nghĩa gốc của nó là hình phạt bao giờ.Thức đêm mới biết đêm dài,
Ngủ ngày mới biết ngày dài hơn đêm.
-
13-08-2009, 06:12 PM #25
Đường là do đi riết mà thành. Ngôn ngữ cũng do quá trình tiến hóa tự nhiên mà ra, chứ ngày xưa không có ông vua nào lệnh cho dân phải nói "cái nàn" thay vì "cái màn" cả.
Việc thay đổi nghĩa từ theo thời gian cũng là một phần bình thường trong quá trình đó. Không chỉ tiếng Việt, mà tiếng Anh và tất cả ngôn ngữ khác đều không phải ngoại lệ. Bạn nào biết tiếng Anh có thể đọc bài trên Wikipedia nói về hiện tượng này Semantic change - Wikipedia, the free encyclopedia.
Do đó nếu vì một lý do nào đó từ bị thay đổi nghĩa gốc, thậm chí trái ngược hẳn, thì theo quy luật phục tùng số đông, ta không nên quá câu nệ mà phải theo quy luật của tự nhiên: đường nào thấy nhiều người đi thì nên đi theo, từ nào nghe nhiều người nói thì tất đó là... từ đúng!
Ở những nước phát triển có những ủy ban chuyên nghiên cứu sự phát triển của ngữ nghĩa để soạn từ điển (ấy chết, thực ra nếu nói đúng theo Hán Việt phải là tự điển, thế mà tôi vẫn phải nói từ điển vì ai cũng nói thế!!). Có ai chỉ xuất bản một quyển từ điển rồi để đó không bao giờ cập nhật không? Chắc chắn chẳng có ai mua, vì chữ nghĩa không bao giờ nằm yên một chỗ. Ngoài ra, những người soạn từ điển có ai áp đặt nghĩa của từ này là phải thế, vì theo đúng từ nguyên và lịch sử nó phải thế không? Chẳng ai làm thế cả, họ đều định nghĩa từ theo cách dùng thông dụng trong đời sống, nếu không từ điển họ bán chẳng ai mua, vì nếu dùng nó để viết chữ thì viết một đằng người ta hiểu một nẻo.
Vì vậy ý kiến của riêng tôi là "ngôn ngữ là của nhân dân thì để nhân dân quyết định". Hãy tự đặt cho mình câu hỏi: nếu nghĩa thay đổi thì phải chăng vì một lý do nào đó (xuôi miệng, dễ đọc, vv...), chứ hàng triệu người không thể tự dưng nổi hứng bịa ra cho vui được. Mà dù lý do gì đi nữa, có hợp lý hay không, nếu nghĩa từ đã thay đổi đến mức khó đảo ngược (thói quen khó bỏ mà) thì tại sao không xem nó là một nghĩa mới phát sinh, hoặc là một nghĩa mới thay thế hoàn toàn, thay vì phải cố khản cả cổ bắt mọi người dùng theo nghĩa cũ mới là đúng?
-
13-08-2009, 06:22 PM #26
Dĩ nhiên, ngôn ngữ luôn vận động, ngôn ngữ là tài sản chung của quần chúng nhân dân mà. Nói viết sai hay lai căng nhưng đến lúc quá phổ biến rồi thì cũng được chấp nhận. Ý dân là ý trời, mặc cho các nhà ngôn ngữ học, từ điển học .v.v. gào thét.
-
13-08-2009, 07:04 PM #27
Khà khà, cần phải đính chính tí xíu nha. Thực ra người ta vẫn hay gọi "tự điển" chứ không phải chỉ gọi "từ điển" không đâu.
Và theo nghĩa chữ Hán thì "tự điển" và "từ điển" có sự khác nhau. Muốn tra về chữ thì có "tự điển", muốn tra về lời thì có "từ điển". Ví dụ như chữ "nhất" có nghĩa là "một", nhưng nghĩa của nó lại theo lời mà khác nhau, vd: "nhất nhân", "nhất định", "nhất thiết" v.v... Do đó "từ điển" gồm cả "tự điển" ở trong, còn "tự điển" là một phần gốc của "từ điển" trích ra vậy.
Do vậy gọi là "từ điển" mới là đúng nghĩa Hán của nó
Còn bạn bảo là "ngôn ngữ là của quần chúng thì để quần chúng quyết định" thì chưa hẳn vậy. Ngoại trừ văn nói thường thấy trong đời sống xã hội, quần chúng thường tìm hiểu "chữ nghĩa" qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng... Nhưng sự yếu kém của những người làm công tác này khi dùng chữ nghĩa đã khiến cho những người bình dân ít học tin theo sái cổ. Kết quả là ngôn ngữ lại xuất hiện thêm các từ quái lạ hoặc thay đổi đi nghĩa gốc, điều này gây cản trở rất nhiều cho lớp hậu bối muốn khi tìm hiểu các tài liệu văn học, lịch sử của tiền nhân.Lần sửa cuối bởi tieunhulai, ngày 19-08-2009 lúc 01:44 AM.
Thức đêm mới biết đêm dài,
Ngủ ngày mới biết ngày dài hơn đêm.
-
18-08-2009, 10:30 PM #28
Trời ạ !
Em những tưởng mình dùng từ rất đúng , đọc xong bài này mới biết còn phải học hỏi nhiều
Xin chân thành cảm ơn bác đã post bài nàyMai mai yeu Huong
-
19-08-2009, 09:23 AM #29
Chữ "đáo để" nghĩa là đến cuối cùng,mãi mãi,đến forever bạn à. Ví du: anh yêu em đáo để.Cảm ơn bạn Go đã phát hiện thêm !
Còn từ đề kháng :thì mình không phát hiện được nghĩa gốc Hán có gì khác nghĩa hiện tại chúng ta dùng.Ai biết xin mách bảo hihi
Công nhận chúng ta đào đường và làm đường rất bừa bãi phải không các bác hrehe.Có một từ nữa mà rất nhiều người hay lạm dụng đó là từ "bể dâu",hay "dâu bể".Đây là một từ Nôm xịn nên không lo dùng sai nghĩa gốc nhưng có lẽ sai về nghĩa thật,nghĩa đen thì nhiềuLần sửa cuối bởi nhachoaloiviet, ngày 19-08-2009 lúc 09:28 AM.
Trời cho bao năm để rong chơi...?
Đến khi gặp người, chân rã rời...!
-
27-08-2009, 12:00 AM #30
Chúng ta bàn cãi về sự đúng-sai của từ Hán Việt,trong khi đó lại dùng rất nhiều từ loại này-trong đó có cả từ nguyên gốc đúng nghĩa và cả những từ phát sinh ''được chấp nhận''.Ai dám khẳng định rằng mình không dùng những từ phát sinh do dùng quen mà có???
+Penalty thay cho quả phạt đền ở chấm 11m.
+Án tử hình thay cho bị kết tội bằng hình phạt '' bị giết chết''.
v.v...
Làm sao nói dài như vậy mà không nói ngắn gọn...?Dần dần các từ khác cũng xuất hiện theo cách tương tự,đôi khi không hẳn là Hán Việt mà là... ''được chấp nhận nó có nghĩa như thế''.
NGÔN NGỮ là bộ mặt của xã hội,nó KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN THEO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI.七星Xương Khúc Phượng Long Sinh Vượng Mộ聚会
Từ Hán Việt và Thuần Viêt : biết làm sao đây??
Đánh dấu