Warning: Illegal string offset 'name' in [path]/includes/functions.php on line 6845
Lối tư duy phương Tây và phương Đông qua cờ vưa và cờ tướng
Close
Login to Your Account
Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    499
    Post Thanks / Like

    Mặc định Lối tư duy phương Tây và phương Đông qua cờ vưa và cờ tướng

    LỐI TƯ DUY PHƯƠNG ĐÔNG & PHƯƠNG TÂY QUA CỜ TƯỚNG & CỜ VUA

    Cờ vua và cờ tướng đều có 32 quân cờ, chia làm 2 phe. Cờ tướng đại diện cho văn hóa phương Đông, cờ vua đại diện cho văn hóa phương Tây. Đâu là sự khác nhau?

    THỨ NHẤT LÀ TƯ DUY LÃNH ĐẠO:
    Vua trong cờ tướng chỉ đi lại loanh quanh trong một khoảng không gian hẹp, luôn phải có hai con sĩ bảo vệ hai bên. Đây là đại diện cho hình ảnh loại lãnh đạo hèn nhát, quan liêu và vô dụng, ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón.

    Vua trong cờ vua đại diện cho hình ảnh leader, luôn có thể chủ động trong mọi việc, tự mình đi khắp bàn cờ, tham gia chiến đấu mà không đòi hỏi có vệ sĩ kế bên.

    THỨ HAI LÀ TƯ DUY DÙNG NGƯỜI:
    Con tốt trong cả cờ vua và cờ tướng đều là quân cờ đại diện cho vị trí thấp nhất trong xã hội, đi trước chết trước, làm bia đỡ đạn cho lãnh đạo phía sau.

    Tuy nhiên, con tốt trong cờ tướng khi vượt qua nguy hiểm, sang sông giết địch, tiến lên đi đến cuối bàn cờ thì nó thành vô dụng, không còn khả năng gì nữa. Thể hiện lối tư duy vắt chanh bỏ vỏ, thí mạng cấp dưới để đạt được mục đích cuối cùng của lãnh đạo.

    Bởi thế mới có nhiều trường hợp lãnh đạo có lỗi nhưng lại đem nhân viên ra đỡ đạn (lỗi do thằng đánh máy, lỗi do đứa phát ngôn hay gần đây nhất là lỗi do đứa… cầm dù).

    Trong khi đó, con tốt trong cờ vua sau khi đã phấn đấu tích cực, liều mình xông pha đi đến tận cùng đẩt địch thì được tôn vinh công trạng và đãi ngộ xứng đáng, có quyền biến thành bất kỳ quân cờ nào có đẳng cấp cao hơn, trừ vua.

    Hình ảnh này thường được thấy trong các công ty, tập đoàn có tinh thần nhân văn, coi trọng con người. Lãnh đạo thường là nhân viên đi từ bậc thấp nhất đi lên, có quá trình phấn đấu, chứng minh năng lực, lăn xả bám trụ cùng công ty và được công ty ghi nhận.

    THỨ BA LÀ TƯ DUY CHỦ ĐỘNG:
    Trong cờ tướng, tượng không thể qua sông, pháo thì cần ngòi mới ăn được đối phương, mã cũng bị cản trong một số trường hợp nhất định, thể hiện hình ảnh nhân viên dù muốn đạt được mục tiêu đến mấy, cố gắng đến mấy thì cuối cùng vẫn bị bó buộc bởi những rào cản, quy chế và tư duy hạn hẹp của người lãnh đạo.

    Trong cờ vua, các quân mã không bị cản, quân tượng đi khắp bàn cờ, quân xe và quân hậu tung hoành ngang dọc. Rõ ràng là trong cờ vua, các quân cờ có khả năng linh hoạt, chủ động và tự do hơn, ít bị gò bó như trong cờ tướng.

    THỨ TƯ LÀ TƯ DUY HỖ TRỢ:
    Trong cờ tướng, chỉ có 2 con tốt may mắn đứng trước con xe là có sự bảo vệ của cấp lãnh đạo ngay từ đầu, các con tốt còn lại đều phải nằm trong vùng nguy hiểm, không được bảo vệ bởi những quân tướng lãnh phía sau.

    Trong cờ vua, tất cả các con tốt đều được bảo vệ và hỗ trợ phía sau bởi các quân tướng lãnh, không con nào bị nguy hiểm hơn con nào, thể hiện sự công bằng trong đãi ngộ.

    Nhờ đó con tốt trong cờ vua có thể tự tin tiến lên phía trước không chỉ 1 mà 2 ô vì luôn tin rằng khi mình xông pha vì mục tiêu chung thì phía sau luôn có cấp trên ủng hộ.

    THỨ NĂM LÀ TƯ DUY BÌNH ĐẲNG - TÔN TRỌNG NGƯỜI TÀI:
    Trong cờ tướng, đứng cạnh vua là 2 con sĩ, cực phế chỉ biết loanh quanh con tướng để bảo vệ, đại diện cho hình ảnh loại người xum xoe xu nịnh lãnh đạo, không có thực tài nhưng lại được lãnh đạo cất nhắc cho ở gần bên cạnh (liên tưởng tới hình ảnh thời xưa cạnh các vị hoàng đế là thái giám, công công).

    Còn trong cờ vua, đứng cạnh quân vua là con Hậu, quân cờ có sức mạnh to lớn nhất bàn cờ, đi dọc đi ngang, đi chéo đều được. Điều đó thể hiện sự trân trọng thực lực, đánh giá đúng vai trò và tài năng của người tài trong tập thể. Và người có khả năng cao nhất thì được ở gần lãnh đạo nhất.

    THỨ SÁU LÀ TƯ DUY TRAO QUYỀN:
    Đặc biệt, những người tìm hiểu cờ vua sẽ biết về luật "Nhập thành". Khi nhập thành, quân vua sẽ rời khỏi vị trí của mình và di chuyển qua 2 ô về phía quân xe tham gia nhập thành, và sau đó di chuyển quân xe tới ô mà quân vua vừa di chuyển qua sao cho nó nằm ngay bên cạnh quân vua.

    Điều này thể hiện tư duy trao quyền, tin tưởng giao trọng trách cho cấp dưới mình cùng chung tay gánh vác.

    CUỐI CÙNG, ĐẶC BIỆT LÀ TƯ DUY TÔN TRỌNG NỮ QUYỀN:
    Chỉ trong cờ vua mới có quân Hậu, là quân đại diện cho phái nữ duy nhất trên bàn cờ, và cũng là quân có năng lực mạnh nhất.

    Điều này thể hiện sự tôn trọng khả năng của người phụ nữ, khi có thực tài thì vẫn có thể đảm nhiệm được trọng trách quan trọng trong xã hội.


    (Sưu tầm)

  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2012
    Bài viết
    890
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Xin phép tham gia đàm luận về vấn đề này, mình chỉ đồng ý 1 phần ý kiến của tác giả ở 2 mục đầu, còn lại thấy khá tào lao mà người viết này chắc hâm mộ cờ vua hơn cờ tướng.

    Với người hâm mộ cờ tướng như mình, việc các quân cờ vua đi lại loạn xạ trên bàn cờ cũng thể hiện cho xã hội phương Tây tuy cởi mở những cũng ko nề nếp, ko tôn ti trật tự. Vua trong cờ vua phải chạy lăng quăng chiến đấu thì cuối cùng vai trò cũng chẳng khác các quân còn lại là mấy. Hậu trong cờ vua là quân mạng nhất bàn cờ, nó thể hiện sự vô lý cùng cực trong chiến đấu, thử hỏi trong cuộc chiến từ xưa đến nay được bao nhiêu chiến tướng là nữ có vai trò quyết định cuộc chiến như con Hậu trong cờ vua?

    Điều tôi bất bình nhất là tác giả bảo 2 con sỹ cực phế trong cờ tướng, xin lỗi nhưng câu này ngu bỏ mịa. Ông nào viết câu này chắc mới vừa sạch nước cản nên ko biết vai trò con sỹ như thế nào.

    Tóm lại ai cũng có quyền khen chê nhưng tác giả bài này chỉ đang mượn cờ vua và cờ tướng để chửi đời nên quá thiệt thòi cho cờ tướng, nếu có thời gian tôi có thể phản biện lại tất cả những luận điểm của tác giả bằng cách lấy cái hay cờ tướng so với cái dở cờ vua nhu tác giả đã dùng.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Oct 2016
    Bài viết
    499
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Trích dẫn Gửi bởi onlylovenh Xem bài viết
    Xin phép tham gia đàm luận về vấn đề này, mình chỉ đồng ý 1 phần ý kiến của tác giả ở 2 mục đầu, còn lại thấy khá tào lao mà người viết này chắc hâm mộ cờ vua hơn cờ tướng.

    Với người hâm mộ cờ tướng như mình, việc các quân cờ vua đi lại loạn xạ trên bàn cờ cũng thể hiện cho xã hội phương Tây tuy cởi mở những cũng ko nề nếp, ko tôn ti trật tự. Vua trong cờ vua phải chạy lăng quăng chiến đấu thì cuối cùng vai trò cũng chẳng khác các quân còn lại là mấy. Hậu trong cờ vua là quân mạng nhất bàn cờ, nó thể hiện sự vô lý cùng cực trong chiến đấu, thử hỏi trong cuộc chiến từ xưa đến nay được bao nhiêu chiến tướng là nữ có vai trò quyết định cuộc chiến như con Hậu trong cờ vua?

    Điều tôi bất bình nhất là tác giả bảo 2 con sỹ cực phế trong cờ tướng, xin lỗi nhưng câu này ngu bỏ mịa. Ông nào viết câu này chắc mới vừa sạch nước cản nên ko biết vai trò con sỹ như thế nào.

    Tóm lại ai cũng có quyền khen chê nhưng tác giả bài này chỉ đang mượn cờ vua và cờ tướng để chửi đời nên quá thiệt thòi cho cờ tướng, nếu có thời gian tôi có thể phản biện lại tất cả những luận điểm của tác giả bằng cách lấy cái hay cờ tướng so với cái dở cờ vua nhu tác giả đã dùng.
    Đọc cho vui thôi. Tác giả muốn mượn cờ để nói về khác biệt văn hóa phương Tây và phương Đông. Bản chất môn cờ Tướng chúng ta chơi thì ko ảnh hưởng gì đâu. Cờ Tướng thậm chí hay hơn cờ vua (theo quan điểm cá nhân), và thích hợp với người Việt chúng ta. Một chừng mực nào đó đọc thì thấy đa số quan điểm đều có phần đúng. Khi được sáng tạo từ hồi xa xưa, rõ ràng cờ vua không bị bó buộc bởi cung điện, hay phải có quân bảo vệ vua chuyên dụng như sĩ tượng bên cờ tướng... Tư tưởng phương Tây thoáng nên môn cờ ít có ràng buộc, đi loạn xà ngầu trên bàn cờ. Còn cờ tướng thì có tôn ti trật tự hơn, các quân vai trò rõ ràng hơn (mạnh yếu rõ ràng).

  4. Thích luongdangxuan, thixcotuong, chezz, trung_cadan đã thích bài viết này
  5. #4
    Ngày tham gia
    Apr 2010
    Bài viết
    122
    Post Thanks / Like

    Cool

    Đọc bài này tôi nhớ lại có vài đợt làng cờ tranh luận với nhau nhiều rằng cờ Tướng và cờ Vua cờ nào hay hơn. Hai bên cãi nhau khá hăng, ra sức chỉ ra các điểm vô lý hay buồn cười của bên kia. Ví dụ (đây là quan điểm thiên bên cờ Tướng - vì bài này đã là quan điểm thiên bên cờ Vua) người thích cờ Vua khen rằng phong cấp hay, bên cờ Tướng phản bác sao lại phong (được) nam thàng nữ, Vua chắc cũng... gay vì ngoài bà vợ chính ra thì 8 bà mới đều là các anh lính. Bên cờ Vua có Hoàng hậu biểu trưng cho nữ quyền, bên cờ Tướng chê có tới tận 9 bà thì nữ quyền bình quyền gì? Sao ra trận đàn ông lại toàn nấp sau lưng phụ nữ? Thân gái đơn độc lăn xả vào tận bên trong đồn địch thì... có gì hay ho? Sĩ Tượng cờ Tướng sao không tấn công mà ngồi nhà thì Tượng cờ Vua (Bishop) tu hành gì mà giết người kinh thế? Pháo cờ Tướng có bước nhảy "vô lý" thì thì lính của cờ Vua chắc mắt hiếng cả, anh ở ngay trước mặt không đâm mà toàn đâm anh ở chéo... Nước hở mặt Tướng rất khó hiểu thì cơ Vua phút cuối cùng sao 2 Vua không lao vào giết nhau đi trả thù cho vợ con binh lính mà lại bắt tay hoà?

    Về sau mọi người thường chấp nhận quan điểm thế này:
    - Cả hai loại cờ đều có nguồn gốc xuất phát từ cờ Chaturanga, Ấn Độ, mô phỏng chiến tranh. Do vậy việc gán cho chúng các tư tưởng Đông - Tây cũng hơi quá
    - Cờ Vua thực chất là cờ... Tướng, mô phỏng một trận chiến, trong đó người Soái có thể di chuyển khắp nơi và tự mình đánh Soái đối phương
    - Cờ Tướng thực chất là cờ Vua, mô phỏng một cuộc chiến tranh giữa hai nước, Soái (là Vua) ngồi ở thành nhà với các quân bảo vệ
    - Tên gọi các quân, chức năng, luật đi... đều là mô phỏng cả nên bàn chúng có lý hay không hay cái nào hay hơn... cũng thừa

    Tốt nhất là nên chấp nhận những gì chúng có và để tâm thưởng thức các ván cờ. Cũng có thể bàn cho vui nhưng đừng đi quá xa và đừng đến mức công kích nóng mặt với nhau.

  6. #5
    Ngày tham gia
    Oct 2018
    Bài viết
    508
    Post Thanks / Like

    Mặc định

    Tuy thích cờ vua hơn cờ tướng, và cả văn học lẫn triết học mình đều thích đọc tây hơn đông nhưng vẫn phải nói bài này chống tàu và me tây một cách vụng về. (Tác giả bài là tay Steve Đặng gì đó)

    Môn cờ phần nào giống các danh nhân: người đời tôn thờ nhưng hiếm ai hiểu, nên rất hay bị dùng làm phương tiện để lừa mị theo kiểu trí thức giả trá.

    ___________

    Nếu chỉ nhìn hiện tượng mà suy ra bản chất thì cũng bằng chính các hiện tượng trong bài mình suy ngược lại cũng được.

    Lần lượt:

    1. THỨ NHẤT LÀ TƯ DUY LÃNH ĐẠO
    - Cờ tướng phân chia vị trí tốt hơn khi mỗi người làm đúng việc của mình, được bảo vệ và nước đi đúng với nhiệm vụ của nó.
    - Vua trong cờ vua vốn không có khả năng chiến đấu cao hơn tướng trong cờ tướng, khả năng đi lại của nó không hề "xông pha trận mạc" mà chỉ để... trốn.
    Hầu hết người chơi giúp nó trốn ngay từ khai cuộc bằng nước đi "nhập thành".

    2. TƯ DUY DÙNG NGƯỜI
    - Con tốt cờ tướng thể hiện sự tự do (khi được đi ngang) và sự kỉ luật (khi mãi mãi đi ngang và tiến dù chuyện gì xảy ra).
    - Con tốt cờ vua thể hiện sự cầm tù (khi bị quân đối phương chắn trước là không đi được), và sự chộp giật (khi "bắt tốt qua đường" được và chỉ được kích hoạt ngay sau nước tốt nhảy).

    3. THỨ BA LÀ TƯ DUY CHỦ ĐỘNG
    - Một kiểu nhìn khác, đây là sự thực tế, trong thực chiến lính nào cũng có thể bị cản chứ không thể nhảy qua đầu lính khác như mã ở cờ vua, phi thực tế đến mức nhảy qua được cả một cái tháp canh! (rook - tiếng Việt là quân xe).

    4. TƯ DUY HỖ TRỢ
    - Còn tôi nhìn thấy tư duy thí mạng. Hiếm trận nào tàn cuộc giữ được cả 8 tốt. Nhưng nếu tốt đã được bảo vệ kĩ tại sao vẫn chết? Vì bị thí mạng chứ sao!
    Vậy, giữa việc không thể bảo vệ được, và bảo vệ được nhưng tao vẫn thí cho mày chết, đằng nào tồi tệ hơn?

    5. TƯ DUY TÔN TRỌNG NGƯỜI TÀI
    - Người khác nhìn thấy đây là tư duy khai thác đúng sở trường từng người, sĩ là quan văn, vốn không thể ra trận.
    - Còn người đó có thể thấy cờ vua là một chiến trường ai ai cũng bị đẩy vào chỗ chết, kể cả nữ giới (quân hậu).

    6. TƯ DUY TRAO QUYỀN
    - Nhập thành: giấu vua vào góc bàn phòng thủ, đưa xe ra trung tâm bàn trực chiến. Đây không gọi là trao quyền (quyền gì ở đây, cho xe lên làm vua hả, hahaha), đây chính là sự trốn chạy của vua và đẩy xe ra chỗ chết.

    7. TƯ DUY TÔN TRỌNG PHÁI NỮ
    - Một góc nhìn khác có thể thấy cờ tướng nâng niu phụ nữ mà để họ ở nhà, chiến trường là nơi ai cũng có tỉ lệ chết đàn do ông tự nguyện gánh lấy.

    (Sưu tầm)

  7. Thích Hải Bình Đà, onlylovenh, imagination đã thích bài viết này
Lối tư duy phương Tây và phương Đông qua cờ vưa và cờ tướng

Đánh dấu

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •  
.::Thăng Long Kỳ Đạo::.
  • Liên hệ quảng cáo: trung_cadan@yahoo.com - DĐ: 098 989 66 68